Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

ĐỀ 1:

1. Hoạt động thương mại quốc tế có sự liên kết chặt chẽ với các sự kiện chính trị
trên thế giới.

Đúng => Vì chính trị trên thế giới tác động mạnh mẽ tới hoạt động XNK của các quốc
gia.

Ví dụ: cuộc chiến tranh Nga-Ukraine khiến cho các hh XNK của 2 nước bị hạn chế.

2. Tổ chức lớn nhất điều tiết hoạt động thương mại trên thế giới là APEC.

Sai => WTO

3. Trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, hoạt động thương
mại quốc tế luôn tác động thuận chiều trong cả hai trường hợp thặng dư và
thâm hụt thương mại.

Sai => TH thặng dư: cung > cầu, thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu => TMQT có
tác động thuận chiều

TH thâm hụt: cầu > cung, thúc đẩy nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu => TMQT có
tác động ngược chiều

4. Lý thuyết thương mại quốc tế là lý thuyết do chính phủ đưa ra, giải thích cơ sở
khoa học hình thành thương mại quốc tế và lợi ích đạt được của các chủ thể
giam gia quá trình này.

Sai => Lý thuyết này do các nhà nghiên cứu kinh tế, giáo sư kinh tế đưa ra.

5. MRS là tỷ lệ thay thế không đổi của sản phẩm X cho sản phẩm Y.

Sai => MRS là tỷ lệ thay thế biên của số lượng sản phẩm Y phải hy sinh để sản xuất
sản phẩm X. MRS tăng khi sản xuất sản phẩm X tăng.

6. Lý thuyết vòng đời sản phẩm ra đời trên cơ sở thực tiễn tại các nước có nhiều
tài nguyên khoáng sản như châu Phi

Sai => Lý thuyết vòng đời sản phẩm được phát triển bởi Raymond Vernon, một nhà
kinh tế người Mỹ, dựa trên quan sát thực tế về sự phát triển của các sản phẩm mới tại
Hoa Kỳ trong thế kỷ 20.

7. Theo lý thuyết vòng đời sản phẩm, sau khi rơi vào giai đoạn bão hòa và
thoái trào ở nước phát minh, sản phẩm đó lập tức bị đưa ra khỏi lưu thông
trên thị trường toàn cầu.

Sai => Vì sp đó vẫn sẽ được sản xuất và xuất khẩu tại các quốc gia đang phát triển
và nước phát triển khác.
8. Thuế quan bảo hộ là thuế quan phân loại theo tiêu chí đối tượng đóng
thuế.

Sai => phân loại theo mục đích

9. Thuế quan nhập khẩu được quy định bởi hiệp hội các doanh nghiệp.

Sai => quy định bởi Nhà nước

10. Giá để tính giá trị tính thuế đối với hàng xuất khẩu là giá CIF

Sai => FOB


ĐỀ 2.

Câu 1. Tất cả các quốc gia trên thế giới muốn tham gia vào hđ TMQT thì phải là
tv WHO

⇒ Sai. Tất cả các quốc gia đều được tham gia tự do vào các hoạt động TMQT mà
kh nhất thiết phải là tv của tổ chức nào

Câu 2. Trong mqh với tăng trưởng kinh tế của 1 quốc gia, hoạt động TMQT có
tác động thuận chiều khi có thâm hụt thương mại

⇒ Sai. Thặng dư

Câu 3. Các quốc gia thuộc khu vực Bắc Phi trở thành TTKT của thế giới

⇒ Sai. Châu Á – TBD

Câu 4. Theo lý thuyết TMHĐ, CIC(đường bàng quan đại chúng) là đường tuyến
tính hướng về gốc tọa độ

⇒ Sai. Đường cong lồi hướng về gốc tọa độ

Câu 5. Theo lý thuyết H-O, các quốc gia nên xk mặt hàng giá trị cao

⇒ Sai. Các quốc gia nên XK mặt hàng sử dụng các yếu tố dư thừa và rẻ tương
đối, NK các mặt hàng sử dụng yếu tố khan hiếm và đắt tương đối

Câu 6. Lý thuyết vòng đời sp ra đời trên cơ sở thực tiễn tại các nước có ngành
NN phát triển như châu Á

⇒ Sai. CN phát triển như Mỹ

Câu 7. Theo lý thuyết vòng đời sản phẩm, các sp được XK trở lại nước phát
minh ở giai đoạn giới thiệu sp

⇒ Sai. giai đoạn thứ 3 - tiêu chuẩn hoá sp, sản phẩm đã được NTD đón nhận

Câu 8. Xếp loại theo mức độ ưu đãi giảm dần của thuế suất: FTA, MFN,
Thông thường

⇒ Đúng. Thuế quan ưu đãi đặc biệt (FTA) > Thuế ưu đãi (MFN) > Thuế quan
thông thường

Câu 9. Trong trường hợp áp dụng thuế quan NK, tại nước nhỏ, so với khi
chưa có thuế, lợi ích của NSX giảm và lợi ích của NTD tăng lên

⇒ Sai, lợi ích NSX tăng, lợi ích NTD giảm


Câu 10. Thuế quan có vai trò định hướng đầu tư

⇒ Đúng. Vì thuế quan của mỗi mặt hàng ở từng nước là khác nhau, mặt hàng có
mức thuế thấp hơn sẽ được các quốc gia khác định hướng đầu tư nhiều hơn so với
các mặt hàng có thuế quan cao.

ĐỀ 3

Câu 1. Hoạt động TMQT không chịu ảnh hưởng của các sự kiện kinh tế -
chính trị - xã hội.

Sai => Một loạt rủi ro địa chính trị trầm trọng như cuộc xung đột Nga - Ukraine và
xung đột Israel - Hamas… => gián đoạn trong chuỗi cung ứng và vận chuyển hàng
hóa quốc tế => hoạt động thương mại toàn cầu bị kìm hãm

Câu 2. Tổ chức lớn nhất điều tiết hoạt động thương mại trên thế giới là UN

Sai =>... là WTO

Câu 3. Trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, hoạt
động TMQT không có tác động tới tăng trưởng kinh tế.

Sai => Trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.hoạt động
TMQT có tác động thuận chiều khi có thặng dư thương mại; ngược chiều khi có
thâm hụt thương mại

Câu 4. Theo lý thuyết thương mại hiện đại, đường PPF là đường tuyến tính
hướng về gốc tọa độ.

Sai => đường PPF là đường cong lõm hướng về gốc tọa độ

Câu 5. Theo lý thuyết chuẩn về TMQT, trong điều kiện chi phí cơ hội gia
tăng, các quốc gia nên sản xuất tối đa 50% và nhập khẩu phần còn lại.

Câu 6. Theo lý thuyết về vòng đời sản phẩm, quá trình sản xuất các sản phẩm
sẽ được dịch chuyển từ Anh sang các nước thuộc địa.

Sai => Theo lý thuyết về vòng đời sản phẩm, quá trình sản xuất các sản phẩm sẽ
được dịch chuyển từ Hoa Kỳ sang các nước đang phát triển, các quốc gia có ủy
quyền công nghệ hoặc bắt chước công nghệ, các quốc gia có chi phí sản xuất thấp
hơn

Câu 7. Tại nước phát minh, theo lý thuyết vòng đời sản phẩm, nhập khẩu sẽ
diễn ra khi sản phẩm bước vào giai đoạn chín muồi.

Sai => … xuất khẩu sẽ diễn ra ….

Câu 8. Thuế quan bảo hộ là thuế quan phân loại theo tiêu chí phương pháp
tính thuế.
Sai => … phân loại theo mục đích đánh thuế

Câu 9. Thuế quan nhập khẩu được quy định bởi doanh nghiệp có thị phần
lớn nhất.

Sai => … quy định bởi cơ quan Chính phủ

Câu 10. Giá để tính giá trị tính thuế đối với hàng xuất khẩu là giá EXW

Sai => … là giá FOB

ĐỀ 4.
Câu 1. Tất cả các quốc gia trên thế giới muốn tham gia vào hđ TMQT thì phải là
tv WTO

⇒ Sai. Tất cả các quốc gia trên thế giới muốn tham gia vào các hđ TMQT không
nhất thiết phải là tv của tổ chức WTO, các quốc gia đó có thể tham gia hđ TMQT
qua các hiệp định thương mại tự do, hiệp định song phương và đa phương….

Câu 2. Trong mối quan hệ tăng trưởng kinh tế của 1 quốc gia, hoạt động
TMQT có tác dụng ngược chiều khi có thặng dư thương mại

⇒ Sai. Vì trong MQH… có tác dụng thuận chiều với thặng dư TM.

Câu 3. Các quốc gia thuộc khu vực Bắc Mỹ trở thành trung tâm phát triển
kinh tế mới của thế giới.

⇒ Sai. Châu Á-TBD

Câu 4: MRS là tỷ lệ thay thế tối đa của sản phẩm X thay cho sản phẩm Y.

=> Sai. MRS là tỷ lệ thay thế biên của số lượng sản phẩm Y phải hy sinh để sản
xuất sản phẩm X.

Câu 5: Theo lý thuyết H-O, các quốc gia nên XK mặt hàng đang có tốc độ tiêu
thụ cao.

=> Sai. Vì theo thuyết H-O, các QG nên XK mặt hàng có yếu tố SX dư thừa và rẻ
tương đối.

Câu 6: Tại nước phát minh, theo lý thuyết vòng đời sản phẩm, ở giai đoạn
chín muồi, số lượng sản phẩm SX luôn thấp hơn số lượng tiêu dùng trong
nước.
=> Sai. Vì số lượng sản phẩm SX lớn hơn số lượng tiêu dùng trong nước, nước
phát minh còn có hoạt động xuất khẩu sang nước khác.

Câu 7: Xếp loại theo mức độ ưu đãi tăng dần của thuế quan: thuế MFN, thuế
quan thông thường, thuế FTA.

=> Sai. Xếp loại mức độ ưu đãi tăng dần: thuế quan thông thường, thuế MFN, thuế
FTA.

Câu 8: Trong TH áp dụng thuế quan NK, tại nước nhỏ, so với khi chưa có
thuế, lợi ích của người SX và lợi ích người tiêu dùng đều tăng lên.

=> Sai. Vì lợi ích của người SX tăng và lợi ích của người tiêu dùng giảm.

Câu 9: Giá để thuế đối với hàng nhập khẩu là giá EXW.

=> Sai. Giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu là giá CIF

Câu 10: Thuế quan có vai trò định hướng người tiêu dùng.

=> Đúng. Vì thuế quan cấu thành trong giá cả hàng hóa, mặt hàng nào bị đánh thuế
cao, làm tăng giá hàng hóa đó=> người tiêu dùng sẽ mua ít hơn hoặc tìm mặt hàng
khác thay thế…

ĐỀ ĐẶC BIỆT

Câu 2: Tại quốc gia A, chi phí lao động để sản xuất hàng hóa X là 12 lao động, để sản
xuất hàng hóa Y là 10 lao động. Mức giá tương quan giữa 2 sản phẩm này tại quốc gia
A là X=5/6Y; Y=6/5X
Sai => Ngược lại: X=6/5 Y ; Y =5/6 X
Câu 3: Tại quốc gia A, để sản xuất hàng hóa X cần 12 lao động, để sx hàng hóa Y cần
9 lao động. Tại quốc gia B, để sx hàng hóa X cần 6 lao động, Y cần 15 lao động. Như
vậy, quốc gia A có lợi thế tuyệt đối trong sx hàng hóa X. Quốc gia B có lợi thế tuyệt
đối trong sản xuất hàng hóa Y
Sai => quốc gia A có lợi thế tuyệt đối trong sx HH Y, quốc gia B có lợi thế tuyệt đối
trong sx HH X
Câu 5: Theo lý thuyết về lợi thế so sánh, công nghệ là yếu tố đầu vào duy nhất, có thể
tự do di chuyển giữa các ngành trong cùng một quốc gia nhưng không thể di chuyển
giữa các quốc gia.
Sai => lao động là yếu tố sản xuất duy nhất, lợi thế so sánh xuất phát từ những khác
biệt về năng suất lao động
Câu 6: Đồng tiền sử dụng trong thương mại quốc tế bắt buộc là đồng EUR
Sai => còn nhiều đồng tiền khác có chức năng chuyển đổi như USD, yên Nhật, bảng
Anh
Câu 7: Tổ chức lớn nhất điều tiết hoạt động thương mại trên thế giới là UN
Sai => WTO
Câu 8: Trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, hoạt động thương
mại quốc tế không có tác động tới tăng trưởng kinh tế
Sai => Trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.hoạt động TMQT
có tác động thuận chiều khi có thặng dư thương mại; ngược chiều khi có thâm hụt
thương mại
Câu 9: Tỷ trọng tham gia vào hoạt động thương mại toàn cầu của các DN địa phương
lớn nhất và có xu hướng tiếp tục tăng
Sai => Các doanh nghiệp đa quốc gia
Câu 10: Các quốc gia thuộc khu vực châu Âu trở thành trung tâm phát triển kinh tế
mới của thế giới
Sai => các quốc gia khu vực châu Á – TBD trở thành trung tâm phát triển kinh tế mới
của thế giới
Câu 11: Lý thuyết thương mại quốc tế là lý thuyết do các chính trị gia đưa ra, giải
thích cơ sở khoa học hình thành TMQT và lợi ích đạt được của các chủ thể tham gia
quá trình này
Sai: do các nhà kinh tế học
Câu 12: Theo lý thuyết thương mại hiện đại, PPF là đường tuyến tính hướng về gốc
tọa độ..
Sai, đường giới hạn khả năng sản xuất PPF là đường cong lõm hướng về gốc tọa độ
Câu 13: Theo lý thuyết chuẩn về TMQT, trong điều kiện chi phí cơ hội gia tăng, các
quốc gia nên sản xuất tối đa 50% và nhập khẩu phần còn lại
Sai: chuyên môn hóa không hoàn toàn (tập trung sx mặt hàng có lợi thế so sánh nhưng
cũng vẫn sx mặt hàng không có lơi thế so sánh để không bị phụ thuộc vào nước khác)

Câu 14: Theo lý thuyết H – O, các quốc gia nên xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế
tuyệt đối
Sai: Xuất khẩu các mặt hàng có yếu tố đầu vào dồi dào
Nhập khẩu các mặt hàng có yếu tố đầu vào khan hiếm
Câu 15: Hai trong số những giá trị quan trọng của lý thuyết H – O là mô hình 2x2x2
và sự thâm dụng các yếu tố đầu ra trong quá trình sản xuất
Sai: các yếu tố đầu vào ( lao động, đất đai, công nghệ,…)
Câu 16: Theo lý thuyết về vòng đời sản phẩm, quá trình sản xuất các sản phẩm sẽ
được dịch chuyển từ Anh sang các nước thuộc địa
Sai: Các sản phẩm sẽ được dịch chuyển từ Mỹ sang các quốc gia khác.
Câu 17: Xếp loại theo mức độ ưu đãi tăng dần của thuế suất: thuế quan thông thường,
thuế quan FTA, thuế quan MFN
Sai: Thuế quan thông thường, thuế quan ưu đãi, thuế quan đặc biệt ưu đãi
Câu 18: Trong trường hợp áp dụng thuế quan nhập khẩu, tại nước nhỏ, so với khi chưa
có thuế, lợi ích của cả NXS và NTD đều giảm đi
Sai: lợi ích NSX tăng, lợi ích NTD giảm
Câu 19: Thuế quan nhập khẩu được quy định bởi doanh nghiệp có thị phần lớn hơn
Sai: được quy định bởi nhà nước
Câu 20: Các loại thuế đối với hàng hóa nhập khẩu bị kết luận bán phá giá được ap
dụng theo thứ tự: thuế chống bán phá giá, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng.
Sai: nhập khẩu, bán phá giá, GTGT

You might also like