TK HDC Ngày 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

Ngày 2- HDC

Câu 1 (2,0 điểm)


1.1. Enzyme DNA polymerase I ở E. coli có hai hoạt tính quan trọng là hoạt tính polymerase và hoạt tính
exonuclease. Enzyme làm tăng tốc độ đột biến gọi là mutator, enzyme hạn chế tốc độ đột biến gọi là
antimutator. Mutator và antimutator thường được tạo ra do sự thay đổi tương quan giữa hoạt tính polymerase
và hoạt tính exonuclease.
a) Các enzyme polymerase có thể làm tăng hoặc hạn chế tốc độ đột biến theo cơ chế nào?
b) Các loài vi khuẩn sống trong điều kiện khắc nghiệt thì hoạt tính của mutator hay hoạt tính của antimutator
mạnh hơn? Điều này có ý nghĩa gì đối với các loài vi khuẩn sống trong điều kiện như vậy?
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
1.1a) - Hoạt tính polymerase giúp enzyme tổng hợp mạch mới. Tuy nhiên, trong quá trình tổng 0,25
hợp luôn có sự sai sót dẫn đến đột biến. Tần số sai sót tỉ lệ thuận với tốc độ polymer hóa.
- Hoạt tính exonuclease giúp enzyme có thể cắt các nucleotide lắp ráp sai, sau đó nhờ hoạt
tính polymerase để lắp ráp lại các nucleotide cho đúng, làm giảm tần số đột biến.
(Giải thích được 01 ý được 0,15 điểm, giải thích được cả 02 ý được 0,25 điểm)
- Ở các mutator, hoạt tính polymerase mạnh nhưng hoạt tính exonuclease yếu, do đó làm 0,25
tăng tốc độ đột biến.
- Ở các antimutator, hoạt tính polymerase bình thường nhưng hoạt tính exonuclease
mạnh, do đó, quá trình sửa chữa trong sao chép diễn ra mạnh hơn, hạn chế tốc độ đột
biến.
(Giải thích được 01 ý được 0,15 điểm, giải thích được cả 02 ý được 0,25 điểm)
1.1b) Vi khuẩn sống trong điều kiện khắc nghiệt có hoạt tính mutator tăng do hoạt động sửa 0,25
chữa bị hạn chế, hoạt tính antimutator giảm. Điều này sẽ làm tăng tần số đột biến ở vi
khuẩn.
Ý nghĩa: Tạo nguyên liệu cho quá trình thích nghi của vi khuẩn trong điều kiện đó.
1.2. EL222 là một yếu tố phiên mã nhạy cảm với ánh sáng xanh. Trong điều kiện có ánh sáng xanh, EL222
sẽ chuyển từ dạng bất hoạt sang dạng hoạt động và bám vào DNA. Căn cứ vào vị trí vùng bám của EL222,
các nhà khoa học đã phát triển được 2 promoter, trong đó, sự bám của EL222 vào EL222a sẽ hoạt hóa phiên
mã, còn bám vào EL222i sẽ ức chế phiên mã. Một học sinh biến nạp plasmid mang Cấu trúc 1 ( Hình 1) vào
E. coli với mong muốn điều khiển sự tổng hợp protein X dựa vào ánh sáng xanh – một dạng “công tắc di
truyền” phụ thuộc vào ánh sáng. Một nhà khoa học đề xuất tăng hiệu quả của công tắc bằng cách biến đổi
Cấu trúc 1 thành Cấu trúc 2 hoặc Cấu trúc 3. Ở cấu trúc 2, el222 là gene mã hóa yếu tố phiên mã EL222. Ở
Cấu trúc 3, lacO và lacI tương ứng là operator và gene mã hóa protein ức chế LacI của operon lac. Mọi yếu
tố phiên mã sẽ bị phân giải sau một thời gian hoạt động.

Hình 1
a) Để tạo ra các promoter điều khiển bởi EL222, các nhà khoa học chèn vùng bám của EL222 vào giữa vị trí
-35 và -10 hoặc vào vị trí ngược dòng (trước -35) của promoter ban đầu. Theo em, cách nào sẽ tạo ra
promoter EL222a, cách nào sẽ tạo ra promoter EL222i? Giải thích.
b) Vì sao Cấu trúc 2 và Cấu trúc 3 giúp tăng hiệu quả chức năng “công tắc di truyền” của Cấu trúc 1?
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
1.2a) Chèn vùng bám của EL222 vào giữa vị trí -35 và -10 tạo ra promoter EL222i. 0,25
SH2 1
Giải thích: Vị trí giữa -35 và -10 (hộp TATA) là vị trí nhận biết của yếu tố σ (sigma).
Nếu EL222 bám vào giữa 2 vùng này, yếu tố σ không thể nhận biết và bám vào promoter,
nên phiên mã không thể xảy ra. Do đó, chèn vùng bám của EL222 vào vị trí này tạo ra
promoter EL222i.
Chèn vào vị trí ngược dòng của promoter ban đầu sẽ tạo ra EL222a. 0,25
Giải thích: Nếu EL222 bám vào trước vùng -35 → EL222 sẽ thu hút RNA polymerase
→ tăng cường phiên mã.
1.2b) Ở cấu trúc 2, sự bổ sung gene el222 giúp tăng số lượng protein EL222 khi có ánh sáng 0,25
xanh. Lượng protein EL222 này lại tiếp tục tăng cường phiên mã gene X cùng gene
EL222. Đây là một ví dụ về hiệu ứng tự kích hoạt (điều hòa ngược dương tính), giúp tăng
phiên mã rất nhanh khi có kích hoạt từ ánh sáng xanh.
Ở cấu trúc 3, khi không có ánh sáng xanh, promoter EL222i không bị ức chế (promoter 0,25
EL222i ở dạng hoạt động), tạo ra protein LacI bám vào vùng lacO → ức chế phiên mã
gene X.
Khi có ánh sáng xanh, promoter EL222i bị bất hoạt, lượng protein LacI tạo ra trước đó bị 0,25
phân giải dần, dẫn đến sự phiên mã của gene X. Vì vậy, cấu trúc 3 giúp giảm thiểu mức
phiên mã (giảm “rò rỉ”) khi không có ánh sáng xanh.

Câu 2 (1,25 điểm)


Ở người, bất thường ở gene Dystrophin gây bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne. Để nghiên cứu di truyền ở một
gia đình có người mắc bệnh, người ta sử dụng phương pháp phân tích đa hình độ dài đoạn giới hạn (RFLP),
trong đó tiến hành với hai tổ hợp mồi trong quá trình khuếch đại bằng PCR. Hỗn hợp DNA sau dó được xử
lý với enzyme giới hạn và điện di trên gel agarose. Vị trí hai tổ hợp mồi và kết quả phân tích một đoạn exon
được minh họa ở Hình 2.

Hình 2
a) Biết rằng exon nghiên cứu có độ dài không quá 1 kb (1000 bp). Hãy xác định điểm khác biệt giữa allele
kiểu dại và allele đột biến, từ đó vẽ bản đồ thể hiện vị trí tương đối của mỗi loại mồi. Giải thích.
b) Biết rằng không có đột biến mới xảy ra, hãy xác định cơ chế di truyền của bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne.
Giải thích.
c) Giả sử cặp bố mẹ (hình 2) sinh ra một đứa con gái bình thường. Đứa con gái này lấy chồng bình thường,
xác suất cặp vợ chồng người con gái sinh 2 con, trong đó có một đứa con bình thường và một đứa con bị
bệnh là bao nhiêu?
Hướng dẫn chấm

Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm

SH2 2
2a) Kết quả điện di ở mẹ (bình thường) và con (bị loạn dưỡng cơ) với tổ hợp mồi 1a + 2 thu 0,25
được băng có kích thước 1000 bp → băng thu được từ allele đột biến do mất vị trí của
enzyme cắt giới hạn.
Khi sử dụng cả hai tổ hợp mồi đều thu được đoạn 700 bp → vị trí cắt cách vị trí gắn mồi 0,25
2 700 bp.
Tổng kích thước thu được khi dùng mồi 1 (700 + 300 = 1000) lớn hơn khi dùng mồi 2
100 bp (700 + 200 = 900) → mồi 1 nằm trước mồi 2 100 bp.
Ta có bản đồ như sau: 0,25

2b) - Bệnh di truyền lặn vì mẹ có kiểu gene dị hợp nhưng biểu hiện kiểu hình bình thường. 0,25
- Gene Dystrophin nằm trên NST X (di truyền liên kết NST X) vì bố có kiểu hình bình
thường, không mang allele gây bệnh nhưng con không nhận allele bình thường từ bố →
con là con trai và chỉ nhận duy nhất một allele gây bệnh từ mẹ.
2c) Xác suất = 1/2  1/2 1/2  2C1 = 1/8 0,25

Câu 3 (1,0 điểm)


Để tách dòng một đoạn của gene X mã hóa
protein ở tế bào cơ của chuột, các nhà
nghiên cứu đã tạo cDNA dựa trên mRNA
trưởng thành được phiên mã từ gene X
kiểu dại sử dụng mồi oligo-dT. Hình 3.1
thể hiện sơ đồ gene X gồm promoter P1 và
vị trí nhận biết của các enzyme giới hạn
(M, N, P và Q). Hình 3.2 thể hiện cấu trúc
của vector pR02023 dùng để nhân dòng và
biểu hiện cDNA của gene X. Trình tự nhận
biết của các enzyme giới hạn được mô tả ở
Hình 3.3. Sau khi gắn cDNA gene X với
vector pR02023, người ta tiến hành biến
nạp sản phẩm vào vi khuẩn E. coli DH5α
và nuôi chúng trên đĩa môi trường 1 có
chứa kháng sinh tetracycline. Sau đó,
chuyển toàn bộ các khuẩn lạc từ đĩa 1 sang
đĩa 2 có chứa tetracycline và ampicilin
bằng kỹ thuật đóng dấu. Kết quả thu được
các khuẩn lạc như Hình 3.4. Kết quả biểu
hiện gene X từ plasmid tái tổ hợp cho thấy
một dòng plasmid tái tổ hợp chứa gene X
tạo protein mất chức năng. Kết quả giải
trình tự gene X từ dòng plasmid này sử
dụng mồi ps2 (Hình 3.1) đã xác định một
đột biến điểm so với kiểu dại. Vị trí đột biến thuộc đoạn trình tự biểu diễn trên gel giải trình tự theo phương
pháp dideoxy tương ứng với các amino acid 16-18 (Hình 3.5).
Ghi chú: UTR: vùng không dịch mã; AmpR: gene kháng ampicilin; TetR: gene kháng tetracycline
a) Xác định các enzyme giới hạn phù hợp để có thể nhân dòng và biểu hiện đoạn gene đích sử dụng vector
pR02023. Cho rằng mRNA trưởng thành có chứa toàn bộ các exon và vùng UTR theo thứ tự ban đầu.
b) Hãy xác định các khuẩn lạc nhiều khả năng có chứa plasmid tái tổ hợp mang đoạn gene đích. Giải thích.
c) Hãy viết trình tự của đoạn mRNA tương ứng với các amino acid 16-18 của gene X đột biến. Protein kiểu
dại có trình tự amino acid N-met 16-trp17-met18-C. Cho biết các bộ ba AUG, UGG và UAG lần lượt mã hóa

SH2 3
Met, Trp và mã kết thúc. Hãy xác định vị trí nucleotide trên trình tự của gene X bị đột biến và loại đột biến
đã xảy ra.
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
3a) Sử dụng cặp enzyme M-P để cắt cDNA của gene X. 0,25
Sử dụng cặp enzyme N-Q để cắt vector plasmid.
Giải thích: Do M và N, P và Q tạo các đầu dính bổ sung. 0,25
Sử dụng cặp M-P cắt gene, cặp N-Q để cắt plasmid để đảm bảo chiều của promoter
cùng chiều với gene.
3b) Các khuẩn lạc số 3, 7, 10. 0,25
Do sự chèn đoạn gene làm mất chức năng gene kháng ampicilin. Nên vi khuẩn mang
plasmid tái tổ hợp chỉ có khả năng sống trên môi trường có tetracilin. Trong khi các
vi khuẩn mang plasmid “rỗng” sống được trên môi trường có cả 2 loại kháng sinh.
3c) Trình tự mạch làm khuôn phiên mã: 5’ CAT.CTA.CAT 3’ 0,25
Trình tự của đoạn mRNA gene X đột biến: 5’ AUG.UAG.AUG 3’ (Vị trí đột biến tại
nucleotide thứ hai của bộ ba UGG mã hóa Trp (UGG => UAG).
Đột biến vô nghĩa.

Câu 4 (1,5 điểm)


Operon M ở một chủng vi khuẩn mã hóa 3 enzyme là E1, E2 và E3. Có 5 trình tự A, B, C, D và G chưa biết
rõ chức năng. Operon này được điều hòa bởi chất X. Để làm sáng tỏ chức năng của các trình tự, người ta đã
theo dõi sự ảnh hưởng của đột biến ở các trình tự từ A đến G dựa trên sự tổng hợp các enzyme được đánh
giá thông qua sự có mặt và sự vắng mặt của chất X. Kết quả được thể hiện ở Bảng 4.
Bảng 4
Có mặt X Vắng mặt X
E1 E2 E3 E1 E2 E3
Không có đột biến +++ +++ +++ + + +
Đột biến ở A + + + + + +
Đột biến ở B +++ +++ - + + -
Đột biến ở C +++ - +++ + - +
Đột biến ở D - +++ +++ - + +
Đột biến ở G - - - - - -
Chú thích: -: không có sản phẩm; +: ít sản phẩm; +++: nhiều sản phẩm
Trong hoạt động của operon M, hãy cho biết:
a) Chức năng của chất X là gì? Giải thích.
b) Các trình tự A, B, C, D và G là trình tự nào trong số các trình tự sau đây: (i) promoter của operon M, (ii)
vùng liên kết đặc hiệu của chất cảm ứng X, (iii) gene mã hóa enzyme E1, (iv) gene mã hóa enzyme E2 và
(v) gene mã hóa enzyme E3? Giải thích.
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
4a) X là chất hoạt hoá hoạt động phiên mã của operon M. 0,25
Giải thích: Ở dạng không đột biến, khi vắng mặt X thì cả 3 enzyme đều được tạo ra ở
mức thấp, khi có mặt chất X thì cả 3 enzyme đều được tạo ra ở mức cao.
4b) A là (ii) vùng liên kết đặc hiệu của chất cảm ứng X. 0,25
Giải thích: Ở đột biến A, các enzyme luôn được tổng hợp ở mức độ trung bình → A là
vùng liên kết đặc hiệu của chất cảm ứng X
B là (v) gene mã hóa enzyme E3. 0,25
Giải thích: Ở đột biến B, enzyme E3 không được tổng hợp → B là gene mã hóa enzyme
E3.
C là (iv) gene mã hóa enzyme E2. 0,25
Giải thích: Ở đột biến C, enzyme E2 không được tổng hợp → C là gene mã hóa enzyme

SH2 4
E2.
D là (iii) gene mã hóa enzyme E1. 0,25
Giải thích: Ở đột biến D, enzyme E1 không được tổng hợp → D là gene mã hóa enzyme
E1.
G là (i) promoter của operon M 0,25
Giải thích: Ở đột biến G, tất cả các enzyme đều không được tổng hợp → G là promoter
của operon M

Câu 5 (0,75 điểm)


Bổ sung 5-bromouracil (5BU) vào dịch nuôi vi khuẩn E. coli kiểu dại đang phân chia nhanh ở môi trường
lỏng chứa nhiều loại chất dinh dưỡng, bao gồm cả arginine. Sau một lần phân bào, các tế bào được rửa để
loại bỏ 5BU và được hòa trong nước cất rồi cấy trải lên các đĩa gốc chứa môi trường tối thiểu có bổ sung
arginine. Các đĩa thu được có các khuẩn lạc tách biệt rõ ràng, sao cho mỗi khuẩn lạc có nguồn gốc từ chỉ
một tế bào tiền thân. Sau đó, các khuẩn lạc được sao từ các đĩa gốc lên các đĩa chứa môi trường tối thiểu
bằng kỹ thuật cấy bằng con dấu. Chọn các khuẩn lạc chỉ mọc trên môi trường bổ sung arginine mà không
mọc trên môi trường tối thiểu, hòa mỗi khuẩn lạc trong nước cất rồi lấy một số tế bào từ mỗi dịch vi khuẩn
này đưa vào mỗi một ống (trong số 20 ống) chứa môi trường tối thiểu có bổ sung arginine; giả sử chủng đột
biến khuyết dưỡng với arginine đã bị đột biến điểm thay thế G-C → A-T. Sau khi 20 dịch nuôi đạt tới mật
độ 108 tế bào/mL, lấy 0,1 mL từ mỗi dịch nuôi cấy trải lên các đĩa chứa môi trường tối thiểu. Bảng 5 cho
biết số lượng khuẩn lạc mọc trên mỗi đĩa.
Bảng 5
Đĩa Số lượng Đĩ Số lượng Đĩa Số lượng Đĩa Số lượng Đĩ Số lượng
số khuẩn lạc a khuẩn lạc số khuẩn lạc số khuẩn lạc a khuẩn lạc
số số
1 1 5 15 9 160 13 130 17 7
2 0 6 116 10 0 14 1 18 9
3 4 7 1 11 3 15 0 19 320
4 0 8 45 12 1 16 0 20 0
a) Giải thích vì sao mặc dù tất cả 20 dịch nuôi đều có nguồn gốc từ khuẩn lạc không mọc được trên môi
trường tối thiểu và được xử lý giống nhau, chúng đã tạo ra số lượng các khuẩn lạc khác nhau khi được nuôi
cấy.
b) Giả sử rằng 5BU được bổ sung vào môi trường trong 20 ống, việc cấy trải 20 dịch khuẩn thu được kết
quả như thế nào so với kết quả ở Bảng 5 (số lượng khuẩn lạc tăng, giảm hay không thay đổi)? Giải thích.
c) MMS là tác nhân alkyl hóa chỉ gây đột biến G-C → A-T. Giả sử rằng MMS được bổ sung vào môi trường
trong 20 ống, việc cấy trải 20 dịch khuẩn thu được kết quả như thế nào so với kết quả ở Bảng 5 (số lượng
khuẩn lạc tăng, giảm hay không thay đổi)? Giải thích.
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
5a) 20 môi trường tạo ra số lượng khuẩn lạc khác nhau khi được nuôi cấy là do đột biến arg → 0,25
arg+ xảy ra ở các thời điểm khác nhau trong quá trình phát triển của các quần thể vi
khuẩn trong môi trường ở các ống.
Môi trường có tế bào vi khuẩn bị đột biến sớm hơn → tạo ra nhiều tế bào vi khuẩn đời
con là arg+ hơn → nhiều khuẩn lạc xuất hiện hơn khi được nuôi cấy trên môi trường tối
thiểu.
5b) Số lượng khuẩn lạc tăng. 0,25
Giải thích: 5BU là tác nhân gây đột biến đồng hoán 2 chiều G-C ↔ A-T, do đó, nếu bổ
sung 5BU vào môi trường trong 20 ống → khôi phục lại các đột biến do 5BU ở lần xử lý
trước gây ra → làm tăng tần số đột biến nghịch hơn so với thí nghiệm (đột biến nghịch
xảy ra trong các ống trong thí nghiệm trên là đột biến tự phát).
5c) Số lượng khuẩn lạc giảm. 0,25
Giải thích: MMS là tác nhân alkyl hóa gây đột biến G-C → A-T, do đó, nếu bổ sung
SH2 5
MMS vào môi trường trong 20 ống, nó sẽ không làm tăng tốc độ “đảo ngược” các đột
biến do 5BU gây ra (không khôi phục lại các đột biến do 5BU ở lần xử lý trước gây ra).
Mặt khác, nó có thể làm giảm tần số đột biến nghịch arg → arg+ bằng cách gây ra thêm
các đột biến ở gene arg.

Câu 6 (2,5 điểm)


6.1. Ở người, ba locus STR A, B và C cùng nằm trên cánh dài của nhiễm sắc thể X theo thứ tự tâm động – A
– B – C – đầu mút. A cách B 0,36 Mb (triệu cặp base), B cách C 0,64 Mb. Trong phả hệ ở Hình 6.1, các
allele của các locus STR của mỗi người được viết bên dưới tương ứng.

Hình 6.1
a) Phân tích sự di truyền của các allele STR và trả lời các câu hỏi sau:
(1) Các allele STR nào nằm trên mỗi NST X của cá thể II-1?
(2) Các NST X của II-1 có phải là các NST tái tổ hợp không? Giải thích.
(3) Các cá thể nào ở thế hệ III có các NST X tái tổ hợp hình thành từ các trao đổi chéo trong giảm phân giữa
các locus STR ở cá thể II-1? Giải thích.
b) Tần số tái tổ hợp trung bình (tính theo cM/Mb) trong một khoảng 1 Mb giữa các locus STR A và C là bao
nhiêu?
c) Vẽ bản đồ thể hiện khoảng cách di truyền giữa ba locus STR.
d) Bản đồ di truyền (vẽ ở ý b) có chính xác không? Làm thế nào có thể tăng tính chính xác của bản đồ di
truyền dựa vào phả hệ?
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
4 9 2 6 7 1
6.1a) (1) A B C /A B C 0,25
4 9 2
(2) NST X có nguồn gốc từ bố (I-2) có A B C là NST không tái tổ hợp vì con đực chỉ có 0,25
một NST X.
Không thể xác định được nhiễm sắc thể X có nguồn gốc từ mẹ (I-1) có A6B7C1 có phải là
NST tái tổ hợp hay không, bởi vì không biết bố mẹ của I-1 đã cho I-1 những tổ hợp allele
nào.
(Giải thích được 01 ý được 0,15 điểm, giải thích được cả 02 ý được 0,25 điểm)
(3) III-2 và III-11 0,25
(II-1) x (II-2): A B C /A B C  A B C /Y
4 9 2 6 7 1 6 8 1

Cá thể III-2 (A6B7C2) được tạo ra do trao đổi chéo giữa B và C.


Cá thể III-11 (A6B8C1/A4B7C1): NST có nguồn gốc từ mẹ được tạo ra do trao đổi chéo giữa
locus A và B.
6.1b) Tần số tái tổ hợp trung bình = [(2/11)  100] cM / 1 Mb = 18,8 cM/Mb. 0,25
6.1c) 0,25

Bản đồ di truyền vẽ ở ý b không thật sự chính xác. Giải thích: Do kích thước mẫu nhỏ 0,25
6.1d) Để tăng tính chính xác của bản đồ di truyền dựa vào phả hệ: tăng kích thước mẫu
bằng cách nghiên cứu sự di truyền của ba locus STR này ở nhiều phả hệ khác nhau.
6.2. Phả hệ dưới đây gồm 4 thế hệ (F0, F1, F2, F3) cho thấy kiểu di truyền của một bệnh di truyền hiếm gặp
(do allele trội nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định) trong một gia đình. Locus quy định bệnh chưa được
biết. Một nhà tư vấn di truyền muốn biết liệu sự di truyền của bệnh này có liên kết với một dấu chuẩn di

SH2 6
truyền nhất định (microsatellite) nằm trên nhiễm sắc thể số 5 ở người hay không. Microsatellite này có hai
dạng allele chính: allele 1 và allele 2. Phả hệ Hình 6.2 cho thấy sự di truyền của bệnh (màu đen chỉ những
người mắc bệnh) và dấu chuẩn microsatellite đi kèm ở mỗi người.

Hình 6.2
a) Ở thế hệ F2 và F3, những đứa trẻ nào có NST tái tổ hợp từ bố của cô/cậu bé ấy? Giải thích cơ chế di
truyền.
b) Từ thế hệ thứ 3 và thứ 4, có thể kết luận tần số tái tổ hợp giữa gene quy định bệnh với dấu chuẩn
microsatellite là bao nhiêu?
c) Xác suất để N có kiểu gene giống mẹ bằng bao nhiêu? Biết rằng bố của N có cùng kiểu gene với người
đàn ông ở thế hệ F1.
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
6.2a) Ở thế hệ thứ 4 chỉ có 1 đứa trẻ có NST tái tổ hợp từ bố, đó là cá thể F3-(8). 0,5
Giải thích:
- Từ phả hệ trên, ta thấy có thể gene quy định bệnh này nằm trên NST số 5.
- F0-(1)  F0-(2) → F1-(1) mang allele 1 liên kết với gene bệnh từ mẹ, allele 2 không liên
kết với gene bệnh từ bố.
- F1-(1)  F1-(2) → F2-(8) có mang allele 1 không liên kết với gene bệnh từ mẹ, allele 2
có liên kết với gene bệnh do trao đổi chéo ở bố.
- F2-(8)  F2-(9) → F3-(1) có mang allele 2 từ mẹ không liên kết với gene bệnh và allele 2
không liên kết với gene bệnh do trao đổi chéo từ bố.
6.2b) Như đã giải thích ở ý 6.2a) thì ở mỗi thế hệ chỉ xảy ra trao đổi chéo một lần 0,25
→ Tần số tái tổ hợp là 2/16 = 1/8.
6.2c) Xác suất cần tìm: 2  7/16  7/16 = 49/128 0,25

Câu 7 (1,75 điểm)


Ở mèo, tính trạng lông trắng do ba gene phân ly độc lập với nhau quy định. Thứ nhất, allele trội W ngăn cản
quá trình sản sinh các tế bào tạo melanin (tế bào melanocyte); allele này không ngăn cản sự hình thành sắc
tố, do đó mèo có kiểu gene W– có lông trắng hoàn toàn và mắt màu xanh. Thứ hai, allele trội S cản trở sự di
cư của các tế bào melanocyte trong quá trình phát triển và những vùng thiếu các tế bào melanocyte sẽ xuất
hiện dưới dạng các đốm trắng. Kiểu hình đồng hợp tử ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với kiểu hình dị hợp
tử, do đó kiểu gene SS sẽ cho ra kiểu hình gần như trắng hoàn toàn: ngoại trừ một ít lông có sắc tố, chúng
thường tạo ra các đốm trắng lớn. Thứ ba, allele lặn c ở locus albino ngăn cản hoàn toàn sự biểu hiện sắc tố,
do đó mèo cc có lông trắng và mắt đỏ.
a) Một con mèo cái màu trắng ngoại trừ một đám lông nhỏ có màu ở xung quanh mắt trái. Mắt này có màu
nâu, trong khi mắt bên phải của nó có màu xanh. Hãy xác định kiểu gene của con mèo này tương ứng với 3
locus W/w, S/s và C/c. Giải thích. Vì sao con mèo này có mắt với hai màu khác nhau?
b) Có thể thu được mèo con có lông có màu từ phép lai giữa hai mèo trắng hoàn toàn, một con có mắt xanh
và một con có mắt đỏ không? Nếu có, hãy viết sơ đồ lai chứng minh.

SH2 7
c) Có thể thu được mèo con có lông có màu từ phép lai giữa hai mèo mắt xanh, một con hoàn toàn lông
trắng và một con có lông trắng với một ít lông xám phía sau tai không? Nếu có, hãy viết sơ đồ lai chứng
minh.
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
7a) wwC-SS 0,25
- Ở locus W/w: con mèo này phải là ww vì con mèo có một mảng lông nhỏ có màu ở xung 0,25
quanh mắt trái, chứng tỏ nó có thể sản sinh một số tế bào melanocyte.
- Ở locus C/c: con mèo này phải là C– vì mắt của con mèo có sắc tố (có thể tạo ra sắc tố)
→ không thể là cc.
- Ở locus S/s: con mèo này phải là SS vì con mèo này có màu trắng ngoại trừ một mảng 0,25
lông nhỏ có màu ở xung quanh mắt trái.
- Con mèo có một mắt nâu và một mắt xanh vì mắt nâu nằm trong vùng các tế bào
melanocyte được tạo thành, còn mắt xanh thì không.
7b) (1) Có thể thu được mèo có lông có màu. 0,25
P: WwCC (lông trắng - mắt xanh)  wwcc (lông trắng - mắt đỏ) 0,25
 F1: ½ wwCc (lông có màu) : ½ WwCc (lông trắng – mắt xanh)
7c) (2) Có thể thu được mèo có lông có màu. 0,25
P: Wwss (lông trắng hoàn toàn)  wwSS (màu trắng với một vài sợi lông xám), 0,25
 F1: ½ wwSs (lông có màu – có đốm trắng) : ½ WwSs (lông trắng hoàn toàn).

Câu 8 (1,5 điểm)


Để xác định tần số các allele của locus A nằm trên NST thường ở một loài thú, người ta đã tiến hành thu
mẫu DNA của 15 cá thể ngẫu nhiên trong quần thể, chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm có 5 cá thể. Mẫu DNA của
mỗi cá thể được xử lý với enzyme cắt giới hạn để cắt locus A ra khỏi hệ gene, sau đó khuếch đại bằng
phương pháp PCR. Các sản phẩm PCR được tinh sạch (chỉ còn các bản sao của locus A) và tiến hành phân
tích bằng phương pháp điện di. Kết quả điện di được mô tả ở Hình 8. Biết rằng allele 1 là allele kiểu dại,
quy định kiểu hình lông đen, các allele 2, 3 đều là các allele đột biến, quy định kiểu hình lông xám và lặn so
với allele 1, kiểu gene không chứa allele 1 đều cho kiểu hình lông xám.

Hình 8
a) Hãy dự đoán cấu trúc di truyền và tần số các allele của locus A trong quần thể.
b) Giả sử quá trình giao phối chỉ xảy ra giữa các cá thể có cùng màu lông, hãy xác định tỉ lệ kiểu gene và tỉ
lệ kiểu hình trong quần thể ở thế hệ F1.
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
8a) Quy ước allele 1 là A1, allele 2 là A2, allele 3 là A3 0,25
Từ kết quả điện di, ta thống kê được kiểu gen của các cá thể như sau:
Kiểu gene A1A1 A1A2 A1A3 A2A2 A2A3 A3A3
Số cá thể 2 2 3 2 3 3
Tỉ lệ 2/15 2/15 3/15 2/15 3/15 3/15
 Cấu trúc di truyền của quần thể:
2/15 A1A1 : 2/15 A1A2 : 3/15 A1A3 : 2/15 A2A2 : 3/15 A2A3 : 3/15 A3A3
Tần số các allele: 0,25
A1 = 2/15 + 1/15 + 3/30 = 0,3; A2 = 2/15 + 1/15 + 3/30 = 0,3;
SH2 8
A3 = 3/30 + 3/30 + 3/15 = 0,4.
8b) Do quá trình giao phối có chọn lọc, quần thể sẽ chia thành hai nhóm giao phối: Một 0,25
nhóm có kiểu hình lông đen và một nhóm có kiểu hình lông xám.
Nhóm lông đen chiếm tỉ lệ 7/15 số cá thể của quần thể, có tỉ lệ các kiểu gene là 2/7
A1A1 : 2/7 A1A2 : 3/7 A1A3.
Nhóm lông xám chiếm tỉ lệ 8/15 số cá thể của quần thể, có tỉ lệ các kiểu gen là 2/8
A2A2 : 3/8 A2A3 : 3/8 A3A3.
Xét nhóm cá thể lông đen, tần số các allele trong nhóm là: 0,25
A1 = 9/14; A2 = 2/14; A3 = 3/14
- Quá trình giao phối giữa các cá thể trong nhóm sẽ tạo ra thế hệ F1 có tỉ lệ kiểu gene là:
81/196 A1A1 : 36/196 A1A2 : 4/196 A2A2 : 12/196 A2A3 : 9/196 A3A3 : 54/196 A1A3
Xét nhóm cá thể lông xám, tần số các alen trong nhóm là: A2 = 7/16; A3 = 9/16 0,25
Quá trình giao phối giữa các cá thể trong nhóm sẽ tạo ra thế hệ F1 có tỉ lệ kiểu gen là:
49/256 A2A2 : 126/256 A2A3 : 81/256 A3A3
Tỉ lệ các loại kiểu gen trong quần thể: 0,25
A1A1 = 7/15  81/196 = 27/140 = 0,19
A1A2 = 7/15  36/196 = 3/35 = 0,09
A1A3 = 7/15  54/196 = 9/70 = 0,13
A2A2 = 7/15  4/196 + 8/15  49/256 = 25/224 = 0,11
A2A3 = 7/15  12/196 + 8/15  126/256 = 163/560 = 0,29
A3A4 = 7/15  9/196 + 8/15  81/256 = 213/1120 = 0,19
Tỉ lệ kiểu hình: 0,41 lông đen : 0,59 lông xám
(Thí sinh trình bày cách khác, kết quả ra đúng vẫn đạt điểm tối đa)

Câu 9 (2,25 điểm)


9.1. Ở ruồi giấm Drosophila, các hợp chất hydrocarbon
trên lớp cutin khác nhau đáng kể về nồng độ giữa các
loài và chính sự khác biệt này làm ruồi cái ưa thích giao
phối với con đực cùng loài hơn so với các con đực thuộc
quần thể loài khác. Hai loài ruồi D. serrata và D. birchii
tuy phân bố ở hai vùng địa lý khác nhau nhưng hai vùng
này chồng lấn tương đối lớn nên thường xảy ra giao
phối khác loài, mặc dù con lai tạo ra có sức sống rất
thấp. Một thí nghiệm đã được tiến hành trong đó nồng
độ một loại hydrocarbon được lấy mẫu từ quần thể D.
serrata ở trung tâm vùng phân bố của chúng (quần thể
A), quần thể D. serrata ở trung tâm vùng phân bố của
D. birchii (quần thể B) và quần thể D. birchii ở trung
tâm vùng phân bố của chúng (quần thể C). Kết quả được Hình 9
thể hiện ở Hình 9.
a) Sự cách ly sinh sản giữa hai loài D. serrata và D. birchii xảy ra ở giai đoạn trước hợp tử hay sau hợp tử?
Giải thích.
b) Trong tương lai, giữa hai loài D. serrata và D. birchii có thể xảy ra cách ly sinh sản trước hợp tử được
không? Giải thích. Điều này có ý nghĩa gì đối với quá trình tiến hóa của cả hai loài này?
c) Kết quả thí nghiệm có sự tương đồng cao nhất với đồ thị 1, 2 hay 3? Giải thích.
d) Giả sử quần thể A và C được đem về phòng thí nghiệm và nuôi chung với nhau qua nhiều thế hệ. Hãy dự
đoán tần suất giao phối khác loài và nồng độ hydrocarbon ở quần thể A sẽ thay đổi như thế nào so với ban
đầu? Giải thích. Biết rằng, chọn lọc nhân tạo trong phòng thí nghiệm xảy ra giống với chọn lọc tự nhiên ở
vùng phân bố của các quần thể.
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
9.1a) Cách ly sinh sản giữa hai loài D. serrata và D. birchii xảy ra ở giai đoạn sau hợp tử. 0,25
SH2 9
Giải thích: Hai loài này vẫn có thể giao phối nhưng con lai sinh ra bị giảm sức sống và
khả năng sinh sản.
9.1b) Trong tương lai, giữa hai loài D. serrata và D. birchii có thể xảy ra cách ly sinh sản trước 0,25
hợp tử.
Giải thích:
- Vì con lai giữa 2 loài kém thích nghi nên chọn lọc tự nhiên sẽ ưu tiên giữ lại những cá
thể của 2 loài có khả năng nhận diện tốt và giao phối cá thể cùng loài (đời con sức sống
tốt → giá trị thích nghi cao), đồng thời đào thải những cá thể có xu hướng giao phối khác
loài (đời con sức sống kém → giá trị thích nghi thấp).
- Dần dần, mức độ giao phối khác loài giảm (thu hẹp vùng lai) → vốn gene của 2 loài 0,25
tách biệt đủ lớn → hình thành thêm nhiều đặc điểm khác biệt giữa 2 loài khiến chúng
không giao phối với nhau (khác biệt về tập tính, thời gian sinh sản…) → cách ly trước
hợp tử.
Chọn lọc tự nhiên tăng mức độ trở ngại sinh sản từ cách ly sau hợp tử đến cách ly trước 0,25
hợp tử → giúp 2 loài tránh lãng phí năng lượng vào việc sinh sản khác loài tạo ra đời con
kém thích nghi.
9.1c) Đồ thị 2. 0,25
Giải thích: Do áp lực chọn lọc ngăn cản 2 loài D. serrata và D. birchii giao phối xảy ra
mạnh nhất ở vùng mà 2 loài này phân bố chung với nhau (cùng khu địa lý) → mức độ
khác biệt về nồng độ hydrocarbon (tín hiệu giúp nhận diện và giao phối cùng loài) giữa
quần thể B và C lớn hơn so với giữa A với B hay A với C.
9.1d) Tần suất giao phối khác loài giảm, nồng độ hydrocarbon giảm 0,25
Giải thích: Vì chọn lọc nhân tạo (giống chọn lọc tự nhiên) sẽ ngăn cản sự giao phối khác
loài (giữ lại những cá thể có xu hướng giao phối cùng loài, đào thải những cá thể có xu
hướng giao phối khác loài) → diễn biến tiến hóa giống với đồ thị 2.

9.2. Để nghiên cứu một gene tiến hoá nhanh


hay chậm, các nhà khoa học có thể dùng Gene mã Số amino Tốc độ đột biến thay thế
phương pháp so sánh một số gene từ hai hoá protein acid Sai nghĩa Đồng nghĩa
loài gần nhau, ví dụ như người và chuột Histone H3 135 0.0 4.5
như được minh hoạ ở Bảng 9. Kết quả đo Hemoglobin α 141 0.6 4.4
tốc độ thay thế nucleotide đồng nghĩa và sai Interferon γ 136 3.1 5.5
nghĩa được trình bày trong Bảng. Biết rằng, Bảng 9
tốc độ được xác định bằng cách so sánh trình
tự gene chuột và người, thể hiện qua những nucleotide thay thế tại mỗi vị trí trong 10 9 năm; tỷ lệ thay thế sai
nghĩa trung bình ở đa số các gene của chuột và người vào khoảng 0,8.
a) Tại sao lại có sự khác biệt giữa tốc độ thay thế đồng nghĩa và tốc độ thay thế sai nghĩa?
b) Cho rằng tốc độ thay thế đồng nghĩa giống nhau ở cả ba gene, tại sao các gene histone H 3 “chống lại” sự
thay thế sai nghĩa rất hiệu quả?
c) Về nguyên tắc, một loại protein có thể được bảo tồn ở mức cao vì gene mã hoá nó tồn tại ở một vị trí “đặc
quyền” trong hệ gene làm cho tỉ lệ đột biến rất của chúng rất thấp. Protein histone H 3 có phải là protein được
bảo tồn ở mức cao theo cách trên hay không? Giải thích.
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
9.2a) - Vì đột biến thay thế đồng nghĩa không làm thay đổi trình tự amino acid của chuỗi 0,25
polypeptide nên chúng thường không ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của
cá thể và do đó không bị chọn lọc tự nhiên chống lại.
- Ngược lại, những đột biến thay thế sai nghĩa làm thay đổi amino acid có thể thay đổi
chức năng của protein được mã hoá và gây ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản
của sinh vật. Vì hầu hết amino acid bị thay thế làm mất chức năng của protein, gây hại
SH2 10
cho cơ thể nên chúng có xu hướng bị chọn lọc tự nhiên chống lại.
(Nêu được 01 ý được 0,15 điểm, nêu được cả 02 ý được 0,25 điểm)
9.2b) Hầu như tất cả các amino acid bị thay thế trong protein histon H 3 đều làm mất chức năng 0,25
và gây hại cho cơ thể, vì vậy chúng chịu áp lực của chọn lọc tự nhiên rất lớn. Tính bảo
thủ rất cao của protein histon H 3 chứng tỏ chức năng của protein này bị hạn chế ở mức
cao, có lẽ do phổ tương tác rộng với các protein khác và với DNA, vì vậy bất kỳ thay đổi
nào trong gene đều có thể dẫn đến sai hỏng biểu hiện gene, sự tạo thành cấu trúc nhiễm
sắc không hoàn chỉnh…
9.2c) Không, vì chúng có tốc độ đột biến đồng nghĩa giống với các gene khác. Điều này chứng 0,25
tỏ tốc độ bị đột biến của chúng cũng tương tự các gene bình thường. Nếu chúng là gene
được bảo tồn cao do chúng tồn tại ở một vị trí “đặc quyền” trong hệ gene làm cho tỉ lệ đột
biến của chúng rất thấp thì tốc độ đột biến cả đồng nghĩa và sai nghĩa đều phải thấp hơn
hẳn so với các gene còn lại.

Câu 10 (1,5 điểm)


Người ta nghiên cứu chuỗi thức ăn ở một vùng ven
biển, nơi mà rừng tự nhiên bị thay thế bởi việc trồng
dừa. Biểu đồ Hình 10 biểu diễn sự thay đổi số lượng
một số loài động thực vật và hàm lượng nitrogen trong
các môi trường trước và sau khi trồng dừa.
a) Giải thích tác động của việc trồng dừa đối với sinh
khối động vật phù du.
b) Vì sao rừng tự nhiên có đóng góp tích cực đối với
các loài động vật biển như cá đuối?
c) Hãy đề xuất một nguyên nhân giải thích sự suy
giảm số lượng chim sau khi cây dừa thay thế rừng cây
tự nhiên, biết rằng chim chủ yếu kiếm ăn trên biển.
d) Nêu ít nhất 03 nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm
hàm lượng nitrogen trong đất sau khi dừa thay thế cho Hình 10
rừng tự nhiên.
e) Giải thích vai trò của chim biển đối với chu trình nitrogen trong khu vực.
f) Mô hình kiểm soát trong nghiên cứu này là gì? Giải thích.
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
10a) Việc trồng dừa làm giảm sinh khối động vật phù du. 0,25
Giải thích: sau khi trồng dừa, lượng nitrogen chảy ra biển giảm mạnh (Hình 11) → thiếu
hụt lượng dinh dưỡng nitrogen cho các sinh vật là thức ăn của động vật phù du (chẳng
hạn như các loài thực vật phù du) → giảm sinh khối động vật phù du.
10b) Số lượng cá đuối giảm mạnh ở nơi rừng tự nhiên bị thay thế bởi việc trồng dừa do nguồn 0,25
thức ăn của cá đuối bị giảm sút.
Rừng tự nhiên cung cấp nitrogen và dinh dưỡng khoáng cho hệ sinh thái dưới nước ở
vùng biển này → thúc đẩy sự tăng trưởng của thực vật phù du và các loài thực vật dưới
nước, từ đó làm tăng sinh khối động vật phù du và những loài động vật biển khác, chẳng
hạn như cá đuối.
10c) Rừng tự nhiên cung cấp nơi làm tổ cho các loài chim. 0,5
10d) - Rừng tự nhiên có lượng xác động vật, thực vật nhiều hơn so với rừng dừa → hàm lượng
nitrogen trong đất cao hơn.
- Rừng tự nhiên có số loài động vật nhiều → rừng tự nhiên là nơi chứa đựng nhiều sản
phẩm bài tiết của động vật → hàm lượng nitrogen trong đất cao hơn.
- Rừng tự nhiên có độ đa dạng cao nên có các loài thuộc họ Đậu, có vi khuẩn cố định đạm
sống cộng sinh → tăng lượng nitrogen dễ tiêu → hàm lượng nitrogen trong đất cao hơn.

SH2 11
- Rừng tự nhiên có các loài thực vật đa số phân cành, khối lượng nhỏ → lượng rơi của
chúng nhiều → phân giải cung cấp nhiều nitrogen → hàm lượng nitrogen trong đất cao
hơn. Dừa không phân nhánh, không có cành thân rụng, lá tiến hóa theo hướng lá lớn, thời
gian tồn tại dài (chiến lược K); lượng rơi từ cơ quan sinh sản rất thấp; số lượng loài sử
dụng các bộ phận cây dừa làm thức ăn không nhiều.
(Nêu được 01 ý được 0,1 điểm, nêu được 02 ý được 0,2 điểm, nêu được từ 03 ý trở lên
được 0,4 điểm)
10e) Nitrogen chảy từ trên cạn xuống biển → giảm lượng nitrogen trên cạn, tăng lượng 0,25
nitrogen dưới biển. Chim biển giúp nitrogen quay trở về từ biển vào cạn, giúp khép kín
chu trình nitrogen trong khu vực.
10f) Mô hình kiểm soát từ dưới lên. 0,25
Hàm lượng nitrogen chảy ra biển kiểm soát sinh khối của thực vật phù du → kiểm soát
sinh khối của động vật phù du → kiểm soát sinh khối của các động vật khác.

Câu 11 (2,0 điểm)


11.1. Charles Crisafulli và cộng sự tiến hành nghiên cứu về các quá trình sinh thái kế tiếp nhau trên núi lửa
St. Helens sau vụ phun trào năm 1980. Họ Tỉ lệ cá thể phát hiện
nghiên cứu khả năng phục hồi các loài động Loài
A B C D
vật có vú nhỏ ở các quần xã khác nhau bị xáo Peromyscus maniculatus 1 0.2 0.25 0.1
trộn bởi vụ phun trào theo mức độ giảm dần: Tamias amoenus 0 0.4 0 0
đồng cỏ Pumice (A) trải qua sự hủy diệt hoàn Spermophilus saturatus 0 0.05 0 0
toàn tất cả các sinh vật sống; khu đập nước Microtus oregoni 0 0.1 0 0
(B) có cây bị đổ và đất bị bao phủ trong bùn Neurotrichus gibbsi 0 0.05 0 0
nhưng một số loài vẫn sống được ở trong Sorex trowbridgi 0 0.1 0 0.05
lòng đất; khu vực bụi núi lửa (C) còn nguyên Sorex monticolus 0 0.1 0.15 0.1
vẹn rừng và đồng cỏ, nhưng bị bao phủ dưới Clethrionomys gapper 0 0 0.45 0.65
lớp bụi núi lửa. Một khu vực không bị xáo Tamias townsendi
0 0 0.05 0
trộn cách ngọn núi lửa 21 km được sử dụng Mustela erminea
0 0 0.05 0
làm đối chứng (D). Dữ liệu thu thập năm
Glaucomys sabrinus 0 0 0.05 0
2000 về thành phần loài (chỉ xét động vật có
Sorex vagrans 0 0 0 0.05
vú nhỏ) và độ phong phú (theo tỉ lệ) của bốn
Sorex palustris 0 0 0 0.05
quần xã khác nhau sau vụ phun trào được thể
hiện trong Bảng 11. Bảng 11
a) Quần xã nào có độ đa dạng loài thấp nhất,
quần xã nào có độ đa dạng loài cao nhất? Giải thích.
b) Vẽ biểu đồ so sánh mức độ đa dạng loài ở các quần xã theo thứ tự mức độ xáo trộn. Kết quả thu được có
phù hợp với giả thuyết nhiễu loạn trung bình không? Giải thích.
c) So sánh độ giàu loài ở các khu vực (B), (C) và (D). Tại sao thành phần loài lại có sự khác nhau ở các
vùng khác nhau?
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
11.1a) Đồng cỏ Pumice (A) có độ đa dạng loài thấp nhất và khu đập nước (B) có độ đa dạng loài cao 0,25
nhất.
Giải thích: tính độ đa dạng loài theo chỉ số đa dạng Shannon: H = - ∑ [(pi)× ln(pi)].
Chỉ số đa dạng của từng quần xã (A-D) lần lượt là: 0, 1.68, 1.44 và 1.19.

SH2 12
Độ đa dạng loài (chỉ số
11.1b) 2 0,25
1.5

Shannon)
1
0.5
0
Đối Bụi núi Khu đập Đồng cỏ
chứng lửa nước Pumice

Mức độ nhiễu loạn


Thí sinh vẽ đồ thị đúng, chú thích đầy đủ được 0,25 điểm (chỉ biểu đồ điểm/đường được
chấp nhận)
Biểu đồ phù hợp với giả thuyết nhiễu loạn trung bình. 0,25
+ Giả thuyết nhiễu loạn ớ mức trung bình cho rằng đa dạng loài của quần xã tăng khi xáo
trộn ở mức trung bình. Nhiễu loạn ở mức thấp hay mức cao đều làm đa dạng loài suy
giảm.
+ Độ đa dạng loài của quần xã tăng lên khi mức độ xáo trộn tương ứng của bốn quần xã 0,25
tăng.
+ Tuy nhiên, đa đạng loài chỉ tăng lên đến một điểm nhất định (khu đập nước). Độ đa
dạng loài sau đó giảm dưới điều kiện khắc nghiệt ở đồng cỏ Pumice (nhiễu loạn mức
cao).
11.1c) Khu đập nước, bụi núi lửa và khu vực tham khảo đều có độ giàu loài gần tương tự nhau 0,25
(7, 6, và 6 loài theo thứ tự).
Có sự khác biệt này là do mỗi quần xã đại diện bởi một giai đoạn diễn thế sinh thái, với
đặc điểm thảm thực vật (ở giai đoạn giữa và giai đoạn cuối) và một số điều kiện của môi
trường khác nhau, dẫn đến thành phần loài động vật có thể sống được cũng không giống
nhau, từ đó phản ánh sự khác biệt về thành phần loài.
11.2. Để nghiên cứu ảnh hưởng của bức
xạ đối với hai loài lưỡng cư (Crinia
signifera và Litoria verreauxii) trong
một khu vực, thí nghiệm được thực
hiện như sau: Ba bể nhân tạo giống hệt
nhau được thành lập ở 2 độ cao (1365
mét và 1600 mét), trong mỗi bể có 6
khay. Cho vào mỗi khay số lượng phôi
bằng nhau của một trong hai loài ếch.
Trong mỗi bể, 2 khay nhận được ánh
sáng mặt trời không lọc; 2 khay nhận
được ánh sáng mặt trời được lọc loại bỏ
UV-B và 2 khay nhận được ánh sáng
mặt trời được lọc cho phép truyền tia
UV-B. Số lượng cá thể sống sót được Hình 11
đếm ba lần một tuần, đếm trong 4 tuần.
Kết quả của thí nghiệm được thể hiện dưới dạng đồ thị ở Hình 11.
a) Mỗi nhận định dưới đây là ĐÚNG hay SAI? Giải thích.
(1) Cả Crinia signifera và Litoria verreauxii đều nhạy cảm nhất với UV-B trong mọi điều kiện.
(2) UV-B có thể dẫn đến giảm nhiều hơn quần thể Crinia signifera ở độ cao cao hơn.
b) Ánh sáng UV-B ảnh hưởng như thế nào đến loài Litoria verreauxii?
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
11.2a) (1) Sai 0,25
Giải thích: Vì Litoria verreauxii nhạy cảm nhất với UV-B trong điều kiện độ cao 1600 m
(2) Sai 0,25
SH2 13
Giải thích: Vì ở độ cao cao hơn 1600m (trường hợp ánh sáng lọc, không bỏ UV-B) quần
thể Crinia signifera có tỷ lệ chết không thay đổi
11.2b) - UV-B làm quần thể Litoria verreauxii tăng tỷ lệ chết (so sánh ánh sáng lọc bỏ UV-B và 0,25
không bỏ UV-B)
- UV-B có thể dẫn đến giảm nhiều hơn quần thể Litoria verreauxii ở độ cao cao hơn

Câu 12 (2 điểm)
12.1. Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) là loài ngoại lai có nguồn gốc từ Nam Mĩ được du nhập tới Đài
Loan và phát triển mạnh ra khắp Đông Nam Á. Hình 12.1 thể hiện sự biến động mức độ che phủ của một số
loài điển hình và hàm lượng dinh dưỡng trong nước ở ruộng nước ngọt trước và sau khi có mặt ốc bươu
vàng (vào ngày 0). Hình 12.2 thể hiện mối quan hệ giữa độ giàu loài trong quần xã với số lượng ốc bươu
vàng.

Hình 12.1 Hình 12.2


a) Hầu hết các loài ốc nước ngọt thích ăn bèo và tảo. Ốc bươu vàng có đặc điểm này không? Giải thích.
b) Sinh khối thực vật phù du thay đổi như thế nào sau khi có mặt ốc bươu vàng trong quần xã? Giải thích.
c) Ốc bươu vàng thuộc nhóm loài nào trong quần xã ruộng nước ngọt? Giải thích.
d) Ốc bươu vàng gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp cũng như môi trường sinh thái bản địa. Để
giảm thiểu thiệt hại, nên thường xuyên đánh bắt và giết ốc với quy mô lớn hay bổ sung loài ăn thịt đặc hiệu
sẽ hiệu quả hơn? Giải thích.
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
12.1a) Ốc bươu vàng không có đặc điểm này. 0,25
Giải thích: theo đồ thị Hình 12.1, ngay sau khi du nhập, số lượng khoai và lúa nước
ngay lập tức giảm mạnh → khoai và lúa nước là thức ăn ưa thích của ốc bươu vàng,
chỉ khi ăn hết chúng mới chuyển sang ăn bèo và tảo ngọt.
12.1b) Sinh khối thực vật phù du tăng. 0,25
Giải thích: Sự phát triển của thực vật phù du tương quan với hàm lượng dinh dưỡng
trong nước. Theo đồ thị Hình 12.1, hàm lượng dinh dưỡng ở ruộng nước ngọt tăng dần
sau khi có mặt ốc → thực vật phù du phát triển mạnh và tăng sinh khối
12.1c) Ốc bươu vàng là loài ưu thế 0,25
Giải thích: Ốc bươu vàng phát triển càng mạnh, có số lượng càng lớn càng chiếm ưu
thế, có khả năng hoạt động và cạnh tranh mạnh lấn át các loài khác (các loài khoai nước
và lúa nước, bèo tây và tảo ngọt – Hình 12.1; các cây thủy sinh và bán thủy sinh, các loài
thân mềm khác – Hình 12.2), làm giảm đa dạng loài.
12.1d) - Bổ sung loài ăn thịt (loài chủ chốt) sẽ có hiệu quả hơn do các loài ăn thịt sẽ kiểm soát 0,25
con mồi (ốc bươu vàng) luôn dao động ở mức thấp → hạn chế tác động gây hại.
- Đánh bắt và giết ốc chỉ làm giảm kích thước quần thể tạm thời, trong khi nguồn sống
không thay đổi → quần thể ốc bươu vàng sẽ tự điều chỉnh tăng tỉ lệ sinh → nhanh chóng
phục hồi về kích thước ban đầu.
(Giải thích được 01 ý được 0,15 điểm, giải thích được cả 02 ý được 0,25 điểm)

SH2 14
12.2. Phương án thí nghiệm. Trong một thí nghiệm sinh thái trên thực địa, một học sinh tiến hành loại bỏ
một loài động vật ra khỏi khu vực thí nghiệm rồi đánh giá sự thay đổi số lượng loài thực vật trong quần xã.
Sau một số năm, bạn học sinh quay lại đánh giá số lượng loài thực vật trong khu vực thí nghiệm và nhận
thấy số lượng loài đã giảm đi nhiều so với trước khi tiến hành thí nghiệm.
a) Mục đích thí nghiệm này là gì? Kết quả có đáp ứng được mục tiêu thí nghiệm đã đề ra hay không? Giải
thích.
b) Đưa ra ít nhất hai giả thuyết giải thích sự suy giảm số lượng loài trong thí nghiệm trên và mô tả thí
nghiệm chứng minh một giả thuyết, trong đó mô tả các lô thí nghiệm và các chỉ tiêu cần theo dõi.
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
12.2a) Mục đích của thí nghiệm là kiểm tra vai trò sinh thái của loài động vật này đối với quần xã sinh 0,25
vật/sự đa dạng của thảm thực vật – kiểm tra xem loài này có phải là loài chủ chốt hay không.
Kết quả thí nghiệm không đáp ứng được mục tiêu thí nghiệm đã đề ra do bạn học sinh 0,25
không thiết kế lô đối chứng.
12.2b) Các giả thuyết: 0,25
- Giả thuyết 1: Sự suy giảm số lượng loài trong thí nghiệm trên là do mất đi loài chủ chốt
(loài động vật đã bị loại bỏ). Loài này sử dụng loài thực vật ưu thế trong vùng làm thức ăn
→ khi mất loài chủ chốt, loài thực vật này không còn tác nhân kiểm soát số lượng nữa →
phát triển bùng nổ, lấn át loài khác làm giảm đa dạng thảm thực vật.
- Giả thuyết 2: Sự suy giảm số lượng loài trong thí nghiệm trên là do mất đi loài chủ chốt
(loài động vật đã bị loại bỏ). Loài này săn các động vật ăn cỏ. Khi loại bỏ nó → đồng vật
ăn cỏ phát triển mạnh → khai thác quá mức thảm thực vật → đa dạng trong quần xã thực
vật giảm.
Thí nghiệm chứng minh giả thuyết 1: 0,25
- Lô đối chứng: bố trí như thí nghiệm của bạn học sinh
- Lô thí nghiệm: nhập ngược trở lại loài động vật đã bị loại bỏ
- Chỉ tiêu cần theo dõi: sự thay đổi về số lượng loài thực vật trong quần xã. Nếu số
lượng loài thực vật tăng → giả thuyết đúng. Nếu số lượng loài thực vật giữ
nguyên hoặc giảm → giả thuyết sai.
Thí nghiệm chứng minh giả thuyết 2:
- Lô đối chứng: bố trí như thí nghiệm của bạn học sinh
- Lô thí nghiệm: nhập ngược trở lại loài động vật đã bị loại bỏ
- Chỉ tiêu cần theo dõi: sự thay đổi về số lượng loài thực vật và số lượng động vật
ăn cỏ. Nếu số lượng loài thực vật trong quần xã tăng, còn số lượng động vật ăn cỏ
giảm → giả thuyết đúng.
(Nêu được cách bố trí thí nghiệm bao gồm lô đối chứng và lô thí nghiệm được 0,15 điểm.
Nêu được thêm các chỉ tiêu cần theo dõi được 0,25 điểm).
Thí sinh có cách bố trí thí nghiệm /các chỉ tiêu cần theo dõi khác, nếu hợp lý vẫn được điểm tối đa

- HẾT -

SH2 15

You might also like