TK HDC Ngày 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

HDC ngày 1

Câu 1 (1,5 điểm)


Trong một thí nghiệm được tiến hành để
tìm hiểu về quá trình tổng hợp ATP ở ti thể,
người ta đã chuẩn bị các môi trường thí
nghiệm (1, 2 và 3) giống bào tương của tế
bào nhưng chỉ có succinate là nguồn cung
cấp điện tử duy nhất cho chuỗi vận chuyển
điện tử ở màng trong ti thể. Họ tiến hành
thêm ba trong số các thành phần (từ A đến Hình 1
E) vào mỗi môi trường, thời điểm thêm mỗi thành phần được kí hiệu bởi dấu mũi tên ở Hình 1. Biết rằng:
chất 1 làm tăng tính thấm của màng trong ty thể với proton (H +); chất 2 ức chế hấp thu succinate vào trong
ti thể; chất 3 bám và bất hoạt đặc hiệu enzyme ATP synthase và chất 4 ức chế phức hệ cytochrome c
oxidase. Lượng O2 trong mỗi môi trường được đo liên tục suốt thời gian thực hiện thí nghiệm và được mô tả
trong Hình 1.
a) Mỗi kí hiệu A, B, C, D và E là thành phần nào sau đây: ADP, ti thể được phân lập từ tế bào cơ, các chất từ
1 đến 4? Giải thích.
b) Hãy cho biết nếu tiếp tục thêm riêng rẽ từng chất C hoặc D vào môi trường thí nghiệm 3 (ở Hình 1) sau
thời điểm thêm E thì lượng O2 trong môi trường sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.
c) Tại sao nếu chuyển ti thể từ môi trường có pH 8 vào môi trường mới có pH 6 thì nồng độ ATP ở chất nền
tăng lên mặc dù không có mặt của O2 hay chất cho điện tử?
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
1a) A là ti thể vì khi thêm ti thể, O2 trong môi trường bắt đầu giảm. 0,25
B là ADP vì khi thêm ADP, O2 trong môi trường giảm nhanh hơn.
C là chất 2 hoặc chất 4 vì khi thêm chất 2, succinate không được vận chuyển vào
trong ti thể nên mất nguồn cung cấp điện tử (chuỗi hô hấp không hoạt động); khi thêm
chất 4, điện tử không được vận chuyển qua cytochrome c oxidase nên chuỗi hô hấp
cũng bị ngừng lại.
(Nêu được 2 ý cho 0,15 điểm; nêu được cả 3 ý cho 0,25 điểm; còn lại cho 0 điểm)
D là chất 3 vì khi thêm chất 3, ATP synthase bị ức chế → ức chế vận chuyển điện tử 0,25
qua chuỗi vận chuyển điện tử (hiện tượng kết cặp giữa vận chuyển điện tử và tổng hợp
ATP).
E là chất 1 vì khi thêm chất 1, H+ thấm trở lại vào chất nền → mất sự chênh lệch H+ 0,25
hai bên màng trong ti thể → H+ không đi qua ATP synthase để tổng hợp ATP → tế bào
thiếu hụt ATP → tăng tốc độ dòng electron qua chuỗi vận chuyển điện tử đến O2.
1b) Sau khi thêm chất E, nếu thêm chất C thì lượng O2 trong môi trường không bị giảm 0,25
thêm nữa.
Bởi vì C ức chế chuỗi vận chuyển điện tử, ngăn cản vận chuyển điện tử đến O 2 nên O2
không bị tiêu thụ.
(Không giải thích sẽ không cho điểm)
Sau khi thêm chất E, nếu thêm chất D thì lượng O2 trong môi trường vẫn tiếp tục giảm 0,25
nhanh như trước khi thêm D.
Bởi vì E đã làm mất sự kết cặp giữa chuỗi vận chuyển điện tử với quá trình
phosphoryl hóa ADP → khi thêm D sẽ không tạo ra bất kỳ thay đổi nào đối với lượng O 2
tiêu thụ.
(Không giải thích sẽ không cho điểm)
1c) Ban đầu ti thể trong môi trường có pH 8 làm chất nền ti thể có nồng độ H + thấp; khi 0,25
chuyển ti thể vào môi trường có pH 6 làm xoang gian màng ti thể có nồng độ H+ cao.
SH1 1
Sự chênh lệch về nồng độ H + này cho phép H+ khuếch tán qua ATP synthase ở màng
trong ti thể → tạo điều kiện cho việc tổng hợp ATP mà không cần đến sự có mặt của O 2
hay chất cho điện tử.

Câu 2 (1,5 điểm)


Các nhà khoa học nhận ra một loại protein T cấu tạo gồm hai tiểu đơn vị (T1 và T2) có liên quan đến sự tăng
tiết dịch ruột ở động vật. Để tìm hiểu về cơ chế xâm nhập của protein T vào tế bào ruột, họ đã tiến hành hai
thí nghiệm.
- Thí nghiệm 1: Các tế bào ruột được nuôi giống nhau và chia làm hai lô: lô đối chứng không bổ sung bất
kỳ chất nào và lô thí nghiệm được bổ sung protein T; mỗi lô lại được chia làm ba nhóm mà môi trường của
mỗi nhóm có hoặc không có mặt của chất ức chế: chất I1 ngăn cản sự nhập bào phụ thuộc protein bao; chất
I2 cản trở sự nhập bào không phụ thuộc protein bao.
- Thí nghiệm 2: Các tế bào ruột được chia làm bốn lô: lô đối chứng không bổ sung bất kỳ chất nào, lô 1
được thêm tiểu đơn vị T1, lô 2 được thêm tiểu đơn vị T2, lô 3 được thêm protein T nguyên vẹn; các tiểu đơn
vị hay độc tố được thêm vào mỗi lô ở môi trường ngoại bào hoặc đưa vào bào tương bằng micropipette.
Mức hoạt động tương đối của adenylate cyclase ở màng tế bào ruột được xác định, số liệu thu được ở thí
nghiệm 1 và 2 lần lượt được mô tả trong Bảng 2.1 và Bảng 2.2.
Bảng 2.1 Bảng 2.2
Mức hoạt động của Chất ức chế nhập bào Mức hoạt động của Điều kiện
adenylate cyclase adenylate cyclase Lô Lô
Không có I1 I2 Đối chứng Lô 3
(đơn vị tương đối) (đơn vị tương đối) 1 2
Lô đối chứng 5 5 5 Thêm ở ngoại bào 5 5 5 200
Lô thí nghiệm 200 200 5 Đưa vào bào tương 200 200 5 200

a) Biết rằng kênh ion Cl- ở tế bào ruột được hoạt hóa khi nó ở trạng thái phosphoryl hóa. Hãy cho biết bằng
cách nào protein T có thể dẫn đến sự tăng tiết dịch ruột? Giải thích.
b) Hãy cho biết protein T xâm nhập vào các tế bào ruột theo cơ chế nhập bào phụ thuộc protein bao hay
không phụ thuộc protein bao? Giải thích.
c) Hãy cho biết mỗi tiểu đơn vị T1 và T2 của protein T có chức năng như thế nào trong cơ chế tác dụng làm
tăng tiết dịch ruột ở động vật? Giải thích.
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
2a) Mức hoạt động của adenylate cyclase ở lô thí nghiệm không được xử lý chất ức chế nhập bào 0,25
là cao hơn so với lô đối chứng → nồng độ cAMP trong tế bào này tăng cao → hoạt hóa
protein kinase → phosphoryl hóa các kênh ion Cl-.
Điều này dẫn đến sự hoạt hóa của các kênh ion Cl- ở tế bào ruột → tăng tiết ion Cl- vào 0,25
dịch ruột → tăng áp suất thẩm thấu ở lòng ruột → kéo nước vào lòng ruột → tăng tiết
dịch ruột.
2b) Protein T xâm nhập vào tế bào ruột theo cơ chế xâm nhập không phụ thuộc protein bao. 0,25
Ở lô thí nghiệm được xử lý với chất I2 là chất ức chế sự nhập bào không phụ thuộc
protein bao, mức hoạt động của adenylate cyclase ở mức thấp hơn (tương đương so với
lô đối chứng) → chất I2 làm ngăn cản protein T xâm nhập và hoạt hóa kênh ion Cl - trên
các tế bào ruột.
- Ở lô thí nghiệm được xử lý với chất I1 là chất ức chế sự nhập bào phụ thuộc protein 0,25
bao, mức hoạt động của adenylate cyclase vẫn duy trì ở mức cao (tương đương so với
lô thí nghiệm không có chất I1) → chất I1 không làm cản trở sự xâm nhập và thể hiện tác
dụng của protein T lên kênh ion Cl- ở các tế bào ruột.
2c) Tiểu đơn vị T1 hoạt hóa trực tiếp adenylate cyclase ở trong tế bào 0,25
Giải thích: Tiểu đơn vị T1 nếu tiêm vào bào tương làm tăng mức hoạt động của
adenylate cyclase nhưng không làm tăng mức hoạt động của enzyme này khi nó được

SH1 2
thêm ở ngoài tế bào.
Tiểu đơn vị T2 không có tác dụng hoạt hóa enzyme adenylate cyclase của tế bào ruột, 0,25
nhưng có vai trò hỗ trợ sự vận chuyển quá trình nhập bào của tiểu đơn vị T1.
Giải thích:
- Tiểu đơn vị T2 cho dù tiêm ở bào tương hay thêm ở ngoại bào đều không làm thay đổi
mức hoạt động của adenylate cyclase → tiểu đơn vị T2 không có tác dụng hoạt hóa
enzyme adenylate cyclase của tế bào ruột.
- Khi có mặt của cả tiểu đơn vị T1 và tiểu đơn vị T2 (protein T) thì tiêm ở ngoại bào,
chúng có thể làm tăng mức hoạt động của adenylate cyclase của tế bào → tiểu đơn vị T2
có vai trò hỗ trợ sự vận chuyển quá trình nhập bào của tiểu đơn vị T1.
Câu 3 (1,5 điểm)
Sự điều hòa chu kì tế bào ở pha M (pha phân bào) có liên quan đến các
loại protein A, B, C; p-A và p-C là trạng thái phosphoryl hóa của các
protein tương ứng. Để tìm hiểu vai trò của mỗi loại protein trong điều
hòa chu kì tế bào ở pha M, các nhà khoa học tiến hành đồng bộ hóa toàn
bộ tế bào ở mô phân chia về pha G1 (thời điểm 0 giờ) rồi khởi phát lại
tiến trình của chu kì tế bào. Biết rằng thời gian diễn ra của pha G1 và
pha S lần lượt là 1 giờ 15 phút, và 45 phút. Số lượng protein A, B, C nội
bào có thể được phân tích nhờ phương pháp Western blot, kết quả thí
nghiệm được thể hiện ở Hình 3. Kích thước các băng điện di tương
quan với hàm lượng protein tương ứng trong tế bào.
a) Hãy cho biết mỗi loại protein A, B và C nói trên là cyclin, protein
kinase phụ thuộc cyclin (Cdk) hay protein đáp ứng của phức hệ cyclin-
Cdk? Giải thích. Hình 3
b) Ở mỗi thời điểm 1,5 giờ; 2,5 giờ; 3 giờ và 3,5 giờ, các tế bào đang ở pha nào (G1, S, G2, M) của chu kì tế
bào? Giải thích.
c) Hãy cho biết enzyme phosphatase có vai trò như thế nào (hoạt hóa, ức chế, không làm thay đổi hoạt tính)
đối với cyclin điều hòa pha M? Giải thích.
d) Chất Y có khả năng bất hoạt sự biểu hiện của gene mã hóa cyclin điều hòa pha M ở nhân tế bào. Hãy cho
biết khi xử lý tinh hoàn của một cá thể chuột đực với chất Y thì khả năng tạo tinh trùng của cá thể chuột này
sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
3a) C là cyclin vì trong ba loại protein A, B và C, chỉ có lượng cyclin là thay đổi theo chu kỳ 0,25
tế bào, cyclin được bắt đầu tổng hợp ở cuối pha S, đạt đỉnh ở giữa pha M, sau đó bị thoái
hóa.
B là protein kinase phụ thuộc cyclin → lượng Cdk là không thay đổi theo chu kỳ.
A là protein đáp ứng với phức hệ cyclin-Cdk. 0,25
Giải thích: Khi lượng C tăng dần thì p-A xuất hiện và khi C mất đi thì p-A cũng giảm →
A là protein đáp ứng, được hoạt hóa (bằng phosphoryl hóa) bởi phức hệ cyclin-Cdk.
3b) Ở thời điểm 0 giờ, các tế bào đều được đồng bộ hóa về pha G1. Như vậy: 0,25
- Ở thời điểm 1,5 giờ, tế bào đang ở pha S.
- Ở thời điểm 2,5 giờ, tế bào đang ở pha G2.
- Ở thời điểm 3 giờ, tế bào ở pha M vì nồng độ cyclin điều hòa pha M đạt cao nhất. 0,25
- Ở thời điểm 3,5 giờ, tế bào quay trở lại pha G1 vì cyclin điều hòa pha M bị phân hủy.
3c) Enzyme phosphatase có chức năng hoạt hóa cyclin điều hòa chu kỳ tế bào ở pha M. 0,25
Giải thích:
- Dạng không phosphoryl hóa của cyclin (C) là dạng hoạt động, do nó đạt cao nhất ở pha
M (thời điểm 3 giờ ở ý 3b).
- Enzyme phosphatase chuyển protein cyclin ở trạng thái bất hoạt (p-C) sang protein
SH1 3
cyclin ở trạng thái hoạt hóa (C).
3d) Giảm/Không tạo ra tinh trùng 0,25
Giải thích: Chất Y bất hoạt sự biểu hiện của gene mã hóa cyclin điều hòa pha M, ức chế
pha M của các tế bào sinh dục sơ khai → giảm hoặc không tạo ra tinh trùng.
Câu 4 (2,0 điểm) Phương án thực hành
Một loài vi khuẩn X giả định gây bệnh ở người và động vật gồm hai chủng: một chủng gây bệnh ngoại bào
nhờ tiết ngoại độc tố, tạo khuẩn lạc trơn nhẵn khi nuôi cấy trên đĩa thạch (chủng X1), chủng còn lại chỉ có
thể gây bệnh khi xâm nhập vào bên trong tế bào, không tiết độc tố, tạo khuẩn lạc nhăn nheo đặc trưng khi
nuôi cấy trên đĩa thạch (chủng X2). Khuẩn lạc của loài vi khuẩn này có thể được phân biệt dễ dàng với
khuẩn lạc của các loài vi khuẩn khác khi nuôi cấy trên môi trường thạch có bổ sung chất R; loài này chứa
enzyme biến đổi chất R (không màu) trong môi trường thành một chất có màu đỏ, làm cho các khuẩn lạc của
chúng có màu đỏ trên đĩa thạch. Gần đây, các nhà khoa học phát hiện sự kháng kháng sinh của vi khuẩn X có
liên quan đến hình thức sống của vi khuẩn trong cơ thể chủ. Các nhà khoa học muốn tìm hiểu về mức độ
nhạy cảm của hai chủng vi khuẩn X nói trên khi ở trong cơ thể chủ (các con chuột thí nghiệm) với
vancomycin (là một loại kháng sinh tiêu diệt các loài vi khuẩn Gram dương) ở liều lượng 6 mg. Biết rằng,
chủng X2 có thể thiết lập một quần thể vi khuẩn ổn định trong tế bào chủ (các tế bào biểu mô thận) sau 8 giờ
kể từ khi bắt đầu gây nhiễm. Kết quả nghiên cứu được thu sau 48 giờ kể từ khi bắt đầu gây nhiễm.
a) Em hãy thiết kế thí nghiệm để kiểm tra mức độ nhạy cảm của hai chủng vi khuẩn X nói trên với
vancomycin theo mong muốn của các nhà khoa học, trong đó mô tả cách thức tiến hành thí nghiệm và các
chỉ tiêu cần theo dõi hoặc các phép tính toán cần thực hiện.
b) Kết quả thí nghiệm như thế nào sẽ ủng hộ cho giả thuyết: “Chủng vi khuẩn X sống nội bào đề kháng tốt
hơn với vancomycin so với chủng vi khuẩn X sống ngoại bào”?
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
4a) Cách thức tiến hành thí nghiệm: 0,25
- Chuẩn bị:
o Phân lập các chủng vi khuẩn sử dụng để nghiên cứu.
o Chuẩn bị 4 lô chuột thí nghiệm có số lượng cá thể và khối lượng của mỗi cá thể
là tương đương nhau.
- Tiến hành thí nghiệm: 0,5
o Lô thí nghiệm 1: Các con chuột được gây nhiễm chủng vi khuẩn X1 và được
tiêm giả dược.
o Lô thí nghiệm 2: Các con chuột được gây nhiễm chủng vi khuẩn X1 và được
tiêm vancomycin ở liều lượng 6 mg.
o Lô thí nghiệm 3: Các con chuột được gây nhiễm chủng vi khuẩn X2 và được
tiêm giả dược.
o Lô thí nghiệm 4: Các con chuột được gây nhiễm chủng vi khuẩn X2 và được
tiêm vancomycin ở liều lượng 6 mg.
- Các điều kiện thí nghiệm khác là giống nhau giữa các nhóm. 0,25
- Sau 48 giờ, tách hai thận của mỗi mẫu chuột để định lượng số khuẩn lạc mọc trên môi
trường thạch có bổ sung chất R (dựa trên hình thái và màu sắc khuẩn lạc đặc trưng trên
đĩa thạch để xác định các khuẩn lạc của các chủng vi khuẩn X1, X2).
Các chỉ tiêu cần theo dõi: 0,75
- Tỷ lệ vi khuẩn X1 sống sót sau khi xử lý với vancomycin so với khi không có
vancomycin = số khuẩn lạc thu được từ mẫu ở lô thí nghiệm 2 / số khuẩn lạc thu
được từ mẫu ở lô thí nghiệm 1 (1).
- Tỷ lệ vi khuẩn X2 sống sót sau khi xử lý với vancomycin so với khi không có
vancomycin = số khuẩn lạc thu được từ mẫu ở lô thí nghiệm 4 / số khuẩn lạc thu
được từ mẫu ở lô thí nghiệm 3 (2).
- Tỷ lệ sống sót của chủng vi khuẩn nội bào (X2) so với chủng vi khuẩn ngoại bào
(X1) sau khi xử lý với vancomycin = (2) / (1) (*)
4b) Kết quả ủng hộ cho giả thuyết: 0,25
- Kết quả tính được ở phép tính (*) (nêu ở ý 4a) có giá trị lớn hơn 1.
SH1 4
Thí sinh có cách bố trí thí nghiệm/các chỉ tiêu cần theo dõi khác, nếu hợp lý vẫn được điểm tối đa
Câu 5 (1,5 điểm)
5.1. Một nhà khoa học tiến hành cấy chuyển vi khuẩn từ khuẩn lạc trên đĩa petri vào bình nuôi cấy chứa
lactose là nguồn carbon duy nhất và ủ trong 22 giờ. Sau đó, thực
hiện đo mật độ quang ở bước sóng 600 nm (OD 600) để khảo sát sự Thời gian (giờ) Giá trị OD600
phát triển của vi khuẩn trong bình nuôi cấy, mỗi lần đo cách nhau 2 0 0,01
giờ trong 10 giờ đầu tiên rồi cách nhau mỗi 4 giờ ở các lần tiếp 2 0,01
theo; kết quả được thể hiện ở Bảng 5. 4 0,05
a) Vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi giá trị OD 600 đo được ở bình nuôi 6 0,10
cấy trong khoảng thời gian thí nghiệm. 8 0,40
b) Tại sao giá trị OD600 đo được ở bình nuôi cấy trong thí nghiệm 10 0,80
không thay đổi trong khoảng thời gian từ 0 - 2 giờ và từ 18 - 22 14 0,90
giờ? 18 0,95
c) Hãy cho biết vi khuẩn ở bình nuôi cấy có tốc độ tăng trưởng 22 0,95
riêng cao nhất vào khoảng thời gian nào của quá trình thí nghiệm và
đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mức tăng trưởng tối đa của vi khuẩn trong khoảng thời gian này? Giải
Bảng 5
thích.
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
5.1a) 0,25

5.1b) - Từ 0 đến 2 giờ: pha tiềm phát, là giai đoạn vi khuẩn thích nghi với môi trường mới, vi 0,25
khuẩn tổng hợp enzyme mới để phân giải cơ chất trong môi trường → vi khuẩn chưa sinh
sản nên mật độ vi khuẩn không tăng, giá trị OD600 thu được không thay đổi.
- Từ 18 đến 22 giờ: pha cân bằng, là giai đoạn mà số lượng vi khuẩn sinh ra bằng với số
lượng vi khuẩn chết đi do lượng chất thải tăng, lượng chất dinh dưỡng giảm → mật độ vi
khuẩn không thay đổi, giá trị OD600 thu được cũng không thay đổi.
5.1c) Vi khuẩn tăng trưởng nhanh nhất ở thời điểm từ 8 đến 10 giờ vì giá trị OD600 tăng 0,4 0,25
(đơn vị) là cao hơn so với các giai đoạn khác.
- Do nguồn sống của môi trường vẫn còn nhiều, lượng chất thải chưa tích lũy → vi khuẩn
tận dung tối đa nguồn sống để sinh sản; trong khi đó, số lượng vi khuẩn ở thời điểm 8 giờ
là tối ưu (kích thước quần thể phù hợp với nguồn sống) → vi khuẩn sinh sản nhanh nhất
trong giai đoạn này.
5.2. Ciprofloxacin (CPFX) là loại kháng sinh được sử dụng trong điều trị các tình trạng nhiễm trùng nặng do
CPFX có khả năng liên kết và ức chế hoạt động của enzyme topoisomerase type 2 (Top2) ở vi khuẩn.
a) Hãy cho biết CPFX can thiệp vào quá trình sinh học nào diễn ra ở vi khuẩn? Giải thích.
b) Hãy cho biết có thể sử dụng CPFX để điều trị tình trạng nhiễm trùng do tác nhân gây bệnh là vi khuẩn
Gram dương hay vi khuẩn Gram âm? Giải thích.
c) Do thực trạng lạm dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm trùng hiện nay, các nhà khoa học đã ghi nhận các
dòng E. coli kháng với CPFX. Trong số các cơ chế sau đây: (i) tạo các bơm vận chuyển CPFX ra khỏi tế
bào; (ii) vi khuẩn đề kháng không cần đến hoạt động của Top2; (iii) đột biến làm thay đổi cấu hình (từ đó
làm thay đổi chức năng) của Top2; (iv) tạo các protein không có chức năng sinh học nhưng có thể liên kết
SH1 5
với CPFX. Hãy cho biết những cơ chế nào thích hợp để giải thích về khả năng kháng CPFX của các dòng E.
coli nói trên?
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
5.2a) Ciprofloxacin (CPFX) ức chế quá trình nhân đôi của vi khuẩn. 0,25
Giải thích: enzyme topoisomerase type 2 (Top2) cần thiết cho quá trình dãn xoắn của DNA vi
khuẩn trong giai đoạn khởi đầu của quá trình tái bản → CPFX ức chế sự dãn xoắn của DNA →
ngăn cản sự tiếp cận của các enzyme khác tham gia vào quá trình nhân đôi của vi khuẩn → ức
chế quá trình nhân đôi của vi khuẩn.
(Mỗi ý cho 0,125 điểm)
5.2b) CPFX có thể được sử dụng để điều trị cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương. 0,25
Giải thích: CPFX ức chế quá trình nhân đôi DNA là quá trình sinh học quan trọng xảy ra
ở cả hai nhóm vi khuẩn.
(Mỗi ý cho 0,125 điểm)
5.2c) Cơ chế thích hợp để giải thích sự đề kháng của vi khuẩn với CPFX: 0,25
- (i): Tạo các bơm vận chuyển CPFX ra khỏi tế bào → giảm lượng CPFX nội bào và giảm
tác động ức chế của nó lên Top2 → vi khuẩn có thể nhân đôi và sinh sản được.
- (iv): Các protein không có chức năng nhưng liên kết với CPFX → ngăn cản CPFX gắn
với Top2 → giảm tác động ức chế của CPFX → vi khuẩn có thể sinh sản được.
- (ii) và (iii) không phải là cơ chế thích hợp do vi khuẩn cần có sự có mặt của Top2 có
hoạt động bình thường để dãn xoắn DNA và nhân lên.
(Nêu được 2 trong 3 ý cho 0,25 điểm)
Câu 6 (2,5 điểm)
6.1. Chất A là một loại phytohormone ở thực vật. Để tìm hiểu sự ảnh
hưởng của chất A đến quá trình kéo dài kích thước của bao mầm ở cây
đậu, người ta tiến hành 2 thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1 (kết quả mô tả ở Hình 6.1): Chuyển bao mầm ở cây đậu
từ môi trường có pH 7 vào môi trường có pH 3 khi bắt đầu thí nghiệm
(thời điểm 0 phút). Sau 10 phút (ở dấu mũi tên thứ nhất), chuyển bao
mầm trở lại môi trường có pH 7; sau 20 phút (ở dấu mũi tên thứ hai), bổ
sung chất A vào môi trường. Kích thước bao mầm được theo dõi trong
suốt thời gian thực hiện thí nghiệm.
- Thí nghiệm 2 (kết quả mô tả ở Hình 6.2): Chia các bao mầm ở cây đậu Hình 6.1
thành 3 lô; cả ba lô đều được bổ sung cùng một lượng chất A nhưng lô 2
được thêm cyanide (CN-) là chất ức chế cytochrome c oxidase ở thời
điểm đánh dấu mũi tên và lô 3 được thêm CN- ngay khi bắt đầu thí
nghiệm. Kích thước bao mầm được theo dõi trong suốt thời gian thực
hiện thí nghiệm.
a) Hãy cho biết chất A là loại phytohormone nào? Giải thích.
b) Giải thích tác động của pH môi trường đối với quá trình kéo dài kích
thước bao mầm của cây đậu trong Thí nghiệm 1?
c) Tại sao trong Thí nghiệm 1, khi bổ sung chất A ở thời điểm 30 phút
Hình 6.2
(dấu mũi tên thứ hai ở Hình 6.1) nhưng phải 10 phút sau mới có sự thay
đổi kích thước của bao mầm?
d) Hãy cho biết CN- có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả tác dụng của chất A đối với sự kéo dài kích
thước của bao mầm? Giải thích.
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
6.1a) Chất A là hormone auxin. 0,25
Giải thích: auxin là hormone kích thích sự sinh trưởng kéo dài tế bào. Khi có mặt chất A

SH1 6
(auxin), kích thước bao mầm được kéo dài ở môi trường có pH 7.
6.1b) - Khi môi trường có pH 3, enzyme expansin ở vách tế bào thực vật được hoạt hóa, dẫn 0,25
đến sự cắt đứt các liên kết giữa các vi sợi cellulose với nhau → nới lỏng và làm giảm sức
căng của vách tế bào, tạo điều kiện cho tế bào trương nước dễ dàng → kích thước bao
mầm được kéo dài.
- Khi môi trường có pH 7, enzyme expansin nằm ở vách tế bào bị bất hoạt bởi pH, vách tế
bào không được nới lỏng, sức căng của vách tế bào chống chịu được sự trương nước của
không bào bên trong → kích thước của bao mầm không thay đổi đáng kể khi môi trường
có pH 7.
(Mỗi ý cho 0,125 điểm)
6.1c) Sau khi auxin được thêm vào môi trường, auxin gắn đặc hiệu trên thụ thể tương ứng trong 0,25
tế bào → khởi phát con đường truyền tín hiệu nội bào → tổng hợp những loại protein cần
thiết cho quá trình sinh trưởng giãn của tế bào, hoạt hóa bơm proton trên màng tế bào và
enzyme expansin ở vách tế bào → quá trình này phải mất một khoảng thời gian trước khi
các tác động của auxin có thể quan sát thấy.
6.1d) Cyanide (CN-) có tác dụng ức chế chuỗi vận chuyển điện tử trong hô hấp → giảm mức 0,25
tổng hợp ATP của tế bào → giảm mức độ hoạt động của bơm proton trên màng sinh chất
→ giảm acid hóa vi môi trường ở vách tế bào → enzyme expansin không được hoạt hóa
→ vách tế bào không được nới lỏng → giảm khả năng kéo dài kích thước của bao mầm.
6.2. Thực vật CAM có một số đặc điểm thích nghi với điều kiện khô
hạn và cố định CO2 theo các giai đoạn khác nhau trong ngày. Hình 6.3
biểu thị nồng độ malate và tinh bột trong lá cũng như tốc độ cố định
CO2 ở lá trong bốn pha khác nhau (kí hiệu từ 1 đến 4) được biểu diễn
theo các đường cong kí hiệu I, II và III.
a) Hãy cho biết quá trình cố định CO2 diễn ra ở Pha 1 và Pha 2 ở Hình
6.3 được thực hiện chủ yếu bởi loại enzyme cố định CO 2 nào? Giải
thích.
b) Hãy cho biết pH của mô thịt lá ở thực vật CAM đạt thấp nhất vào
pha nào trong các Pha từ 1 đến 4 ở Hình 6.3? Giải thích.
c) Giải thích chiều hướng biến đổi của các đường cong I, II và III ở pha 3 trong Hình 6.3?
d) Dựa vào đặc điểm của các đường cong I, II và III ở pha 4 trong Hình 6.3, hãy cho biết thực vật CAM
đang khảo sát được trồng ở điều kiện khô hạn hay điều kiện đầy đủ nước? Giải thích.
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
6.2a) Pha 1 diễn ra vào ban đêm, khí khổng mở, CO2 được khuếch tán vào và được cố định ngay bởi 0,25
PEP carboxylase tạo thành malate.
Pha 2 diễn ra vào buổi sáng sớm, cường độ ánh sáng không quá mạnh và cây cân bằng nước tốt
→ khí khổng mở, CO2 khuếch tán vào và được cố định bởi enzyme rubisco. Tốc độ cố định
CO2 của rubisco cao hơn PEP carboxylase vì CO2 trong lá có nồng độ cao.
(Mỗi ý cho 0,125 điểm)
6.2b) pH ở mô thịt lá thấp nhất ở Pha 2. 0,25
Giải thích: Ở Pha 1, tế bào thực hiện cố định CO 2 nhờ enzyme PEP carboxylase tạo
thành malate và dự trữ trong không bào → ở cuối Pha 1 (đầu Pha 2), malate có nồng
độ cao nhất → pH ở mô thịt lá là thấp nhất ở pha này.
(Mỗi ý cho 0,125 điểm)
6.2c) Đường II biểu thị nồng độ malate trong lá. 0,25
Giải thích: Ở Pha 3, PEP carboxylase bị bất hoạt (malate không tạo thêm) và malate tách
thành CO2 và pyruvate → nồng độ malate giảm dần.
(Mỗi ý cho 0,125 điểm)
SH1 7
Đường III biểu thị nồng độ tinh bột trong lá. 0,25
Giải thích: Ở Pha 3, malate tách thành CO 2 và pyruvate, pyruvate được sử dụng để tổng
hợp tinh bột → nồng độ tinh bột tăng dần.
(Mỗi ý cho 0,125 điểm)
Đường I biểu thị tốc độ cố định CO2 từ môi trường. 0,25
Giải thích: Ở Pha 3, khí khổng đóng, CO2 không đi vào lá → tốc độ cố định CO 2 của lá
gần như bằng 0.
(Mỗi ý cho 0,125 điểm)
6.2d) Cây đang sống ở điều kiện tưới đầy đủ nước. 0,25
Giải thích: Từ 2 đến 6 giờ chiều, cây vẫn xảy ra sự cố định CO 2 → trong điều kiện đủ
nước, cây không tổng hợp nhiều acid abscisic vào thời điểm này → không làm đóng khí
khổng → khí khổng mở và xảy ra sự cố định CO2.
(Mỗi ý cho 0,125 điểm)
Câu 7 (1,5 điểm)
Sucrose là sản phẩm của quá trình quang hợp được tạo ra
từ tế bào thịt lá (M) và được vận chuyển đến tế bào mạch
rây (ST) theo con đường vô bào hoặc hợp bào. Đa số
thực vật vận chuyển theo cả hai con đường nhưng một số
loài thực vật chỉ vận chuyển sucrose theo một trong hai
con đường. Hình 7 thể hiện con đường vận chuyển
sucrose chủ yếu từ tế bào thịt lá qua tế bào bao bó mạch
(BS), tế bào mô mềm mạch rây (PP), tế bào kèm (CC)
đến tế bào mạch rây ở cây tía tô và cây cải; áp suất thẩm
thấu của mỗi tế bào được mô tả bởi màu sắc khác nhau
và chiều hướng vận chuyển của sucrose được biểu thị bởi
dấu mũi tên như chú thích trong hình.
a) Hãy cho biết cây tía tô và cây cải vận chuyển sucrose
chủ yếu theo con đường vô bào hay hợp bào? Trình bày
con đường vận chuyển của sucrose ở mỗi loài thực vật
nói trên. Hình 7.
b) Tại sao tế bào mạch rây không có các bào quan nội bào như nhân tế bào, ti thể nhưng protein và ATP ở tế
bào này luôn được đổi mới? Hãy cho biết ý nghĩa của sự tiêu giảm các bào quan trong tế bào mạch rây.
c) Khi khảo sát dịch bào tương của tế bào kèm và tế bào mạch rây ở mỗi loài thực vật, các nhà khoa học
thấy rằng thành phần chủ yếu trong dịch bào tương ở cây tía tô là stachyose (một tetrasaccharide được tổng
hợp từ sucrose) và ở cây cải là sucrose. Hãy cho biết mỗi phát biểu dưới đây là ĐÚNG hay SAI? Giải thích.
(1) Áp suất thẩm thấu cao ở tế bào kèm của cây tía tô cản trở quá trình vận chuyển của sucrose từ tế bào mô
mềm mạch rây.
(2) Sự có mặt của chất ức chế chuỗi vận chuyển điện tử trong hô hấp có ảnh hưởng lớn đến áp suất thẩm
thấu của tế bào kèm ở cây cải.
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
7a) Cây tía tô vận chuyển sucrose chủ yếu theo con đường hợp bào. Sucrose được tổng hợp ở tế 0,25
bào thịt lá rồi vận chuyển qua cầu sinh chất đến tế bào bao bó mạch, tế bào mô mềm mạch rây,
tế bào kèm và cuối cùng đến tế bào mạch rây.
Cây cải vận chuyển sucrose theo cả con đường hợp bào và vô bào. Sucrose được tổng hợp ở tế 0,25
bào thịt lá rồi vận chuyển qua cầu sinh chất đến tế bào bao bó mạch, tế bào mô mềm mạch rây
→ đi vào con đường vô bào nhờ protein vận chuyển sucrose ra khỏi tế bào → đến tế bào kèm,
nó được vận chuyển trở lại vào con đường hợp bào, cuối cùng đến tế bào mạch rây.
7b) Tế bào kèm có đầy đủ các bào quan cần thiết để tổng hợp protein và ATP cung cấp cho tế 0,25
bào mạch rây.

SH1 8
- Ý nghĩa của sự tiêu giảm bào quan của tế bào mạch rây: 0,25
+ Không tiêu thụ sucrose khi nó được vận chuyển trong mạch rây.
+ Không ngăn cản dòng vận chuyển liên tục trong mạch rây.
(Mỗi ý cho 0,125 điểm)
7c) (1) Sai 0,25
Áp suất thẩm thấu ở tế bào kèm của cây tía tô là do stachyose tạo ra; sucrose vẫn di
chuyển từ tế bào mô mềm mạch rây vào tế bào kèm qua con đường hợp bào xuôi gradient
nồng độ.
(2) Đúng 0,25
Khi có chất ức chế chuỗi vận chuyển điện tử trong hô hấp → ATP không được tổng hợp
→ ức chế hoạt động vận chuyển sucrose từ con đường vô bào vào tế bào. Do: sucrose
đồng vận chuyển với ion H+ được bơm nhờ bơm H+-ATPase trên màng tế bào kèm.
Câu 8 (2,0 điểm)
8.1. Tiếng tim, thể tích máu, áp lực máu trong buồng tim và hệ mạch là những chỉ số quan trọng trong
nghiên cứu hoạt động tim mạch. Các chỉ số này có tính lặp lại theo chu kì tương ứng với hoạt động của tim.
Hình 8.1 biểu thị sự thay đổi về tiếng tim, thể tích máu tâm thất trong một chu kì tim của một người trưởng
thành bình thường và tiếng tim trong một chu kì tim của hai bệnh nhân A và B, mỗi người mắc một dị tật về
van tim. Hình 8.2 biểu thị sự thay đổi áp lực máu ở tĩnh mạch phổi của một người trưởng thành bình thường
trong một chu kì tim. Hình 8.3 biểu thị sự thay đổi áp lực trong tâm nhĩ trái, tâm thất trái và động mạch chủ
của chu kì hoạt động tim ở một người trưởng thành bình thường lúc nghỉ ngơi. Hình 8.4 và Hình 8.5 biểu
thị sự thay đổi này ở người mắc dị tật về van tim.

Biết rằng, một chu kì tim gồm 5 pha: tâm nhĩ co, tâm thất co đẳng tích, tâm thất có tống máu, giãn đẳng tích
và giãn lấy máu.
Hãy cho biết:
a) Giai đoạn (iii) ở Hình 8.2 là tương ứng với giai đoạn nào ở Hình 8.3 (1, 2, 3, 4, 5)? Giải thích.
b) Bệnh nhân A và B mắc dị tật về van tim nào? Giải thích.
c) Đồ thị nào (Hình 8.4 hay Hình 8.5) là đồ thị mô tả sự thay đổi áp lực trong tâm nhĩ trái, tâm thất trái và
động mạch chủ của chu kì hoạt động tim ở bệnh nhân A? Giải thích.
d) Bệnh nhân B có sự chênh lệch áp lực tĩnh mạch phổi giữa điểm đầu và điểm cuối pha (i) thay đổi như thế
nào (tăng, giảm hay không đổi) so với người bình thường khỏe mạnh? Giải thích.

Hướng dẫn chấm


Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
8.1a) (iii) – (1): pha tâm nhĩ co 0,25
+ Khi tâm nhĩ co → tăng áp lực tâm nhĩ → cản trở dòng máu chảy từ tĩnh mạch phổi về
SH1 9
tâm nhĩ trái → tăng áp lực ở tĩnh mạch phổi → ở giai đoạn nhĩ co áp lực tĩnh mạch phổi
đạt giá trị cao nhất (tương ứng pha (iii)).
+ Tâm nhĩ co → áp lực tâm nhĩ tăng cao hơn tâm thất → máu được đẩy xuống tâm thất
→ ở giai đoạn nhĩ co có áp lực tâm nhĩ và tâm thất đều tăng (tương ứng pha (1)).
(Chỉ cần 1 trong 2 ý của giải thích, không giải thích sẽ không cho điểm)
8.1b) Bệnh nhân A: hẹp van động mạch chủ 0,25
+ Hẹp van động mạch chủ → ở giai đoạn tâm thất co tống máu, lượng máu lên động mạch
chủ giảm → lượng máu ứ đọng ở tâm thất trái tăng → tăng áp lực lên van nhĩ thất đã
đóng → tiếng S1 có cường độ mạnh hơn và thời gian dài hơn.
Bệnh nhân B: hở van nhĩ thất trái 0,25
+ Hở van nhĩ thất trái → ở giai đoạn tâm thất co tống máu, dòng máu trào ngược từ thất
trái về nhĩ trái → tiếng thổi tâm thu.
8.1c) Đồ thị Hình 8.5. 0,25
+ Bệnh nhân A bị hẹp van động mạch chủ (giải thích ở ý 8b).
+ Đồ thị Hình 8.5: Áp lực tâm thất tối đa là 170mmHg, áp lực động mạch chủ tối đa là
120mmHg → thể hiện dị tật hẹp van động mạch chủ. Vì khi van động mạch chủ hẹp → ở
pha tâm thất co tống máu, do van động mạch chủ không mở rộng nên lượng máu từ tâm
thất lên động mạch chủ giảm → lượng máu ứ động ở tâm thất trái nhiều → áp lực tối đa
tâm thất tăng, áp lực máu tối đa động mạch chủ giảm. Lượng máu đi nuôi cơ thể giảm →
kích thích hoạt động giao cảm là tăng lực co tim → áp lực ở tâm thất tăng → chênh lệch
giữa áp lực tối đa động mạch chủ và áp lực tối đa ở tâm thất lớn (bình thường sự chênh
lệch này là nhỏ).
8.1d) Giảm 0,25
+ Bệnh nhân B bị hở van nhĩ thất trái (giải thích ở ý 8b).
+ Vì pha (iii) là pha nhĩ co (giải thích ở ý 8a) → pha (i) tương ứng pha giãn đ ẳng tích
(van nhĩ thất đóng); pha (v) tương ứng pha thất co tống máu.
+ Van nhĩ thất trái hở → ở pha (v) (pha thất co tống máu) có một lượng máu chảy từ thất
trái lên nhĩ trái → tăng áp lực nhĩ trái → tăng áp lực tĩnh mạch phổi ở điểm cuối pha (v)
tức điểm đầu pha (i).
+ Van nhĩ thất trái hở → ở pha (i) (pha giãn đẳng tích) có một lượng máu chảy từ tâm nhĩ 0,25
trái xuống tâm thất trái → giảm áp lực tâm nhĩ → hút máu từ tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ
trái → giảm áp lực tĩnh mạch phổi ở điểm cuối pha (i).
+ Do đó chênh lệch áp lực tĩnh mạch phổi giữa điểm đầu và điểm cuối pha (i) giảm.
8.2. Sơ đồ Hình 8.6 thể hiện tuần hoàn máu ở phôi người ngay trước khi sinh. Các
giá trị trong các vòng tròn thể hiện dòng máu (mL/phút/kg khối lượng cơ thể) của
phôi. Biết rằng trong trường hợp này dòng máu ở động mạch phổi có giá trị cao
hơn nhiều so với động mạch chủ. Dòng máu ở động mạch chủ phần nhiều được
chuyển đến cơ quan trao đổi khí.
a) Hãy cho biết chữ cái nào trong các ô tương ứng ở trên là thể hiện của nhau
thai? Giải thích.
b) Hãy tính tỉ lệ dòng máu qua phổi ngay trước khi sinh và ngay sau khi vừa mới
sinh vài ngày. Giả sử tổng lượng máu rời tim ở hai thời điểm là bằng nhau. Nêu
cách tính.
Hướng dẫn chấm Hình 8.6

Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm


8.2a) G. 0,25
- Dòng máu ở động mạch phổi có giá trị cao hơn nhiều so với động mạch chủ → Dòng

SH1 10
máu ở động mạch phổi là (230), dòng máu ở động mạch chủ là (120). Sau đó, phần lớn
máu ở động mạch phổi qua ống thông động mạch → động mạch chủ, chỉ có một lượng
nhỏ máu (25) theo động mạch phổi lên phổi để nuôi phổi → Dòng máu ở động mạch chủ
là (250).
- Dòng máu ở động mạch chủ phần nhiều được chuyển đến cơ quan trao đổi khí. Dòng
máu từ động mạch (250) → (75) và (175) → dòng máu đến cơ quan trao đổi khí là (175).
Cơ quan trao đổi khí trước sinh là nhau thai → nhau thai là G.
8.2b) 1/7. 0,25
- Trước và sau khi sinh, lượng máu được sử dụng để trao đổi khí là bằng nhau → lượng
máu dùng để trao đổi khí là 175.
- Trước khi sinh, lượng máu lên phổi là 25 (dùng để nuôi mô phổi). Sau khi sinh, phổi là
cơ quan trao đổi khí → lượng máu lên phổi là 175.
Vì vậy, tỷ lệ (dòng máu qua phổi trước khi sinh) / (dòng máu qua phổi sau khi sinh) =
25/175 = 1/7.
Câu 9 (1,0 điểm)
Một người khỏe mạnh được tiến hành đánh giá chức năng
thông khí bằng phế dung kế (spirometer, máy đo chức
năng hô hấp). Người này được cho hít thở trong một ống
thổi nối với hệ thống kín được trang bị sẵn vôi xút để loại
bỏ CO2 trong khí thở. Hình 9 mô tả sự thay đổi thể tích
khí còn lại trong ống thổi của phế dung kế khi cho người
này đo chức năng thông khí trong 2 phút. Hãy cho biết:
a) Ở thời điểm 0 phút (bắt đầu đo chức năng thông khí),
người này đang hít vào hay thở ra? Giải thích.
b) Nếu người này có khoảng chết giải phẫu là 150 mL thì Hình 9
thể tích thông khí phút và thể tích thông khí phế nang của người này là bao nhiêu? Nêu cách tính.
c) Nếu loại bỏ vôi xút ra khỏi hệ thống ống thổi của phế dung ký thì nhịp thở của người này sẽ thay đổi như
thế nào theo thời gian (tăng, giảm, không đổi)? Giải thích.
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
9a) Ở thời điểm 0 phút, người này đang thở ra. 0,25
Giải thích: thể tích khí trong ống thổi tăng lên → nhận không khí từ phổi của người này.
9b) Nhịp thở trung bình của người này là 12 nhịp/phút. Thể tích khí lưu thông là 0,5 L. 0,25
Thể tích thông khí phút = Thể tích khí lưu thông  Nhịp thở = 0,5 L/nhịp  12 nhịp/phút
= 6 L/phút.
Thể tích thông khí phế nang = (Thể tích khí lưu thông – khoảng chết giải phẫu)  Nhịp
thở = (0,5 L - 0,15 L)  12 nhịp/phút = 4,2 L/phút.
(Tính được 01 chỉ số được 0,1 điểm; tính được cả 02 chỉ số được 0,25 điểm)
9c) Nhịp thở của người này tăng. 0,25
Khi loại bỏ vôi xút, nồng độ CO2 của không khí trong ống thổi tăng → tăng lượng CO 2
máu → tăng phản ứng CO2 + H2O → H2CO3 → H+ + HCO3- → tăng H+ → Giảm pH máu
→ kích thích thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh → tăng
hoạt động giao cảm → tăng nhịp thở.
CO2 tăng khuếch tán vào dịch não tủy → tăng phản ứng CO 2 + H2O → H2CO3 → H+ + 0,25
HCO3- trong dịch não tủy → tăng H + dịch não tủy → Giảm pH dịch não tủy → kích thích
thụ thể hóa học ở hành não → tăng hoạt động giao cảm → tăng nhịp thở.

Câu 10 (1,5 điểm)

SH1 11
10.1. Các inulin là những polysacaccharide trong máu không
thể xuyên qua màng tế bào vào cơ thể, nhưng được dễ dàng
lọc qua ở nang Bowman. Inulin được truyền vào một tĩnh
mạch của người với tốc độ không đổi là 0,2 mol/phút. Ngay
sau khi truyền xong, tổng số 25 mol inulin đã được thu nhận ở
nước tiểu. Hình 10 thể hiện nồng độ inulin huyết tương từ
thời điểm bắt đầu truyền cho đến khi inulin được thải hoàn
toàn qua nước tiểu.
Hãy cho biết:
a) Nếu có một chất X dễ dàng đi qua các loại màng tế bào, thì
tốc độ thải qua nước tiểu của X là nhanh hay chậm hơn so với
inulin, khi ở cùng nồng độ trong máu? Giải thích. Hình 10
b) Hãy tính thể tích của huyết tương (theo đơn vị lít) mà thận lọc trong một phút. Nêu cách tính.
c) Hãy tính tổng thể tích huyết tương lọc qua thận của người này (theo đơn vị lít) từ khi bắt đầu truyền đến
khi truyền xong. Nêu cách tính.
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
10.1a) Chậm hơn. 0,25
Do chất X dễ dàng đi qua các loại màng tế bào → X dễ dàng được tái hấp thu → tốc độ
thải qua nước tiểu chậm hơn so với inulin.
10.1b) 0,125 lít. 0,25
- Do inulin không được tái hấp thu, nên:
+ Theo đồ thị: thận thải 1,6 mol inulin khi lọc 1 L máu (ở trạng thái bão hòa).
+ Tốc độ lọc ở thận = tốc độ truyền inulin vào tĩnh mạch = 0,2 mol/phút.
→ Thể tích huyết tương mà thận lọc trong một phút = 0,2 / 1,6 = 0,125 lít.
(Không nêu cách tính mà chỉ ghi đáp án sẽ không cho điểm)
10.1c) 15,625 lít. 0,25
Tổng thể tích huyết tương lọc qua thận = tổng lượng inulin thu được ở nước tiểu / nồng
độ inulin huyết tương (ở trạng thái bão hòa) = 25 / 1,6 = 15,625 (lít)
HS có thể tính như sau vẫn cho điểm tối đa:
- Để thu được 25 mol inulin, thận cần lọc trong: 25 / 0,2 = 125 (phút)
- Tổng thể tích huyết tương lọc qua thận của người này từ khi bắt đầu truyền đến khi
truyền xong = 125 x 0,125 = 15,625 (lít)
(Không nêu cách tính mà chỉ ghi đáp án sẽ không cho điểm)
10.2. So với người khỏe mạnh bình thường có cùng chế độ ăn, hãy cho biết:
a) Người có tế bào tiết gastrin ở dạ dày bị giảm nhạy cảm với secretin có pH của máu trở về từ dạ dày và
lượng HCO3- được tiết vào tá tràng thay đổi như thế nào (tăng, giảm hay không đổi)? Giải thích.
b) Người sử dụng thuốc phong bế thụ thể của acetylcholine ở tế bào cơ trơn thành dạ dày có thời gian lưu
giữ thức ăn ở dạ dày thay đổi như thế nào (tăng, giảm hay không đổi)? Giải thích. Biết rằng acetylcholine có
tác dụng làm co thắt cơ trơn.
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
10.2a) pH của máu trở về từ dạ dày tăng. 0,25
- Secretin ức chế sự tiết gastrin.
- Người có tế bào tiết gastrin ở dạ dày bị giảm nhạy cảm với secretin → giảm hiệu quả ức
chế của secretin → tăng tiết gastrin. Khi tiết nhiều gastrin → tăng tiết dịch vị → tăng tiết
H+ vào dạ dày → tăng tiết HCO3- vào máu → pH của máu trở về từ dạ dày tăng.
Lượng HCO3- được tiết vào tá tràng tăng. 0,25
+
Tăng tiết H vào dạ dày (giải thích ở ý trên) → giảm pH của nhũ chấp → giảm pH tá
tràng → tăng tiết secretin → secretin kích thích túi mật tiết HCO 3- vào tá tràng → lượng
SH1 12
HCO3- được tiết vào tá tràng tăng.
10.2b) Thời gian lưu giữ thức ăn ở dạ dày tăng. 0,25
Acetylcholine có tác dụng làm co thắt cơ trơn → thuốc phong bế thụ thể của acetylcholine
ở tế bào cơ trơn thành dạ dày sẽ làm giảm co thắt cơ trơn → dạ dày giảm co bóp → thời
gian lưu trữ thức ăn lâu hơn.
Câu 11 (1,5 điểm)
GABA (γ-aminobutyric acid) là một chất truyền tin thần kinh nếu gắn với thụ thể đặc hiệu ở màng sau
synapse làm mở kênh ion Cl -. Hình 11 mô tả quá trình dẫn
truyền tín hiệu thần kinh ở synapse với GABA là chất
truyền tin. GABA được tái thu hồi trở về neuron trước
synapse hoặc được biến đổi trở thành glutamine ở tế bào
hình sao nhờ GABA transaminase (GABA-T) sau đó tái
tạo lại GABA dưới xúc tác của glutamic acid
decarboxylase (GAD).
Điện thế cấp độ trên màng sau synapse có mức độ và thời
gian tăng phân cực thay đổi tương ứng lần lượt với số
lượng và thời gian mở kênh ion Cl-. Bốn chất hóa học A,
B, C và D có các tác động đặc trưng lên sự truyền tin qua
synapse như sau:
- Chất A cạnh tranh với GABA gắn vào trung tâm hoạt
động của GABA-T.
- Chất B tăng cường mức hoạt động của protein mang
GABA. Hình 11
2+
- Chất C tăng cường hoạt hóa kênh ion Ca ở neuron
trước synapse.
- Chất D kéo dài thời gian bất hoạt kênh ion Na+ trên sợi trục của neuron trước synapse.
Biết rằng điện thế màng ở màng sau synapse là -65 mV. Nếu sử dụng điện cực kích thích đủ ngưỡng vào
neuron trước synapse thì điện thế màng ở màng sau có biên độ thay đổi là 10 mV, thời gian biến đổi là 10 ms
trong điều kiện không bổ sung các chất A, B, C và D.
Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi điện thế màng ở màng sau synapse trong trường hợp bổ sung riêng lẻ
từng chất A, B, C và D so với đối chứng (không được bổ sung chất nào) khi kích thích neuron trước synapse
với cường độ và tần số bằng nhau. Giải thích.
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
11) 0,5

Vẽ đúng mỗi đồ thị được 0,125 điểm


- Chất A cạnh tranh với GABA gắn vào trung tâm hoạt động của enzyme GABA-T → 0,25
giảm tốc độ chuyển hóa GABA thành glutamine trong tế bào hình sao → giảm nguyên
liệu tái tổng hợp GABA ở neuron trước synapse → giảm số lượng GABA giải phóng →
giảm mức độ thay đổi biên độ điện thế màng.
- Chất B tăng cường mức hoạt động của protein mang GABA → giảm thời gian GABA 0,25
giữ trong khe synapse → giảm thời gian tác động của GABA → giảm thời gian thay đổi
SH1 13
điện thế màng.
- Chất C tăng cường hoạt hóa kênh ion Ca 2+ ở neuron trước synapse → tăng giải phóng 0,25
nhiều GABA → tăng mức thay đổi biên độ điện thế màng.
- Chất D kéo dài thời gian bất hoạt kênh ion Na + trên sợi trục của neuron trước synapse → 0,25
kéo dài thời gian trơ của sợi trục → giảm số lượng xung thần kinh truyền đến tận cùng
synapse → giảm số lượng GABA giải phóng → giảm mức độ thay đổi biên độ điện thế
màng.
Câu 12 (2,0 điểm)
12.1. Hormone thyroxin do tuyến giáp tiết ra có vai trò tăng mức
chuyển hóa cơ bản và hoạt hóa thần kinh giao cảm. Dựa trên sự thay
đổi về thân nhiệt, chiều rộng tuyến giáp và nồng độ TRH huyết tương
có thể khảo sát được chức năng của hệ trục vùng dưới đồi - tuyến yên
- tuyến giáp. Hình 12.1 biểu thị mối tương quan giữa thân nhiệt, chiều
rộng tuyến giáp và nồng độ TRH huyết tương ở người bình thường
(BT) và các bệnh nhân khác nhau (A, B, C, D). Biết rằng, người bình
thường có thân nhiệt từ 36,5 đến 37,5 oC; chiều rộng tuyến giáp từ 4
đến 8 cm và nồng độ TRH huyết tương từ 2 đến 4 pg/mL.
Hãy cho biết mỗi bệnh nhân từ (1) đến (4) dưới đây dẫn đến những
thay đổi tương ứng với mỗi trường hợp A, B, C, D nào ở Hình 12.1?
Giải thích.
(1) Bệnh nhân ăn không đủ iod trong khẩu phần ăn. Hình 12.1
(2) Bệnh nhân có thụ thể với thyroxin ở tuyến yên bị giảm nhạy cảm.
(3) Bệnh nhân có các thụ thể cảm giác nóng ở da bị giảm nhạy cảm với nhiệt độ của môi trường.
(4) Bệnh nhân có thụ thể với TSH ở tuyến giáp bị giảm nhạy cảm.
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
12.1) (1) – A 0,25
Bệnh nhân ăn không đủ iod trong khẩu phần ăn → tuyến giáp giảm tổng hợp và tiết
thyroxin (giảm thân nhiệt) → giảm ức chế ngược âm tính lên vùng dưới đồi và tuyến yên
→ tăng TRH và TSH huyết tương → kích thích tuyến giáp tiết thyroxin làm tăng chiều
rộng tuyến giáp → A.
(2) – B 0,25
Bệnh nhân có thụ thể với thyroxin ở tuyến yên bị giảm nhạy cảm → giảm tác dụng ức chế
ngược của thyroxin lên tuyến yên → TSH tăng (kích thích làm tăng chiều rộng tuyến
giáp) và thyroxin tăng (làm tăng thân nhiệt) → tăng ức chế ngược lên vùng dưới đồi →
giảm TRH → B.
(3) – không tương ứng với trường hợp nào 0,25
Giảm nhạy cảm thụ thể cảm giác nóng ở da → giảm sự tiếp nhận kích thích về cảm giác
nóng ở môi trường (cơ thể cảm thấy lạnh) → vùng dưới đồi tăng tiết TRH, tuyến yên
tăng tiết TSH → kích thích tuyến giáp hoạt động mạnh làm tăng chiều rộng tuyến giáp
→ tăng tiết thyroxin (tăng thân nhiệt) → không tương ứng với trường hợp nào trong các
trường hợp A, B, C, D.
(4) – C 0,25
Bệnh nhân có thụ thể với TSH ở tuyến giáp bị giảm nhạy cảm → tuyến giáp giảm tiết
thyroxin (giảm chiều rộng tuyến giáp, giảm thân nhiệt) → giảm ức chế ngược lên vùng
dưới đồi → tăng TRH huyết tương → C.
12.2. Hình 12.2 biểu thị sự thay đổi mức tiết tương
đối của hormone X và Y từ các cấu trúc khác nhau ở
buồng trứng, nồng độ tương đối của hormone Z và

SH1 14
W trong máu của một phụ nữ bị trễ kinh 2 tuần (kể từ ngày 28 ở Hình 12.2). Hãy cho biết mỗi nhận định
dưới đây là ĐÚNG hay SAI? Giải thích.
a) X và Y đều có thể là estrogen.
b) Z kích thích các tế bào nang trứng phát triển nhưng không làm tăng tiết estrogen.
c) X được tiết ra từ các tế bào nang trứng và làm Hình 12.2
tăng mật độ thụ thể của W trên các tế bào chế tiết ra
nó.
d) Nếu sử dụng thuốc ức chế thụ thể của W vào ngày 14 thì nồng độ của Y trong máu ở mức rất thấp.
e) Hợp tử được tạo thành ở người này nhưng không thể phát triển do mức tiết của X bị giảm đáng kể.
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Hướng dẫn nội dung chấm Điểm
12.2a) Đúng. 0,2
Giải thích: X là estrogen tiết ra từ nang trứng; Y có thể là estrogen tiết ra từ thể vàng.
12.2b) Sai. 0,2
Giải thích: Z là FSH, kích thích nang trứng phát triển và kích thích tiết estrogen.
12.2c) Đúng. 0,2
Giải thích: X là estrogen tiết ra từ nang trứng, kích thích làm tăng mật độ thụ thể của W
(LH) trên tế bào nang trứng, thúc đẩy sự rụng trứng ở giữa chu kỳ.
12.2d) Đúng. 0,2
Giải thích: W là LH có vai trò phát triển và duy trì thể vàng trong nửa sau chu kỳ buồng
trứng (pha thể vàng), thể vàng là cơ quan chế tiết của Y (estrogen hoặc progesterone) →
ức chế thụ thể của W (LH), thể vàng không phát triển được → Y không được tiết ra.
12.2e) Sai. 0,2
Giải thích: Hợp tử được tạo thành ở phụ nữ này do hCG của phôi duy trì thể vàng →
progesterone tiếp tục tăng cao sau ngày 21; X là estrogen tiết ra từ nang trứng, thể vàng
mới là nguồn tiết estrogen và progesterone ở giai đoạn phát triển phôi → X ở nồng độ
thấp không ảnh hưởng đến sự phát triển của hợp tử.

- HẾT -

SH1 15

You might also like