Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ KIỂM TRA LỚP TĂNG TỐC 2024 LẦN 2

Môn: SINH HỌC


Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 28/04/2024
Đề thi gồm 06 trang, 10 câu

Câu 1 (1,5 điểm)


1.1. Người ta đã phát hiện ra ở vi khuẩn có 2 loại
nucleotit mới có khả năng bắt cặp bổ sung với
nhau là d5SICS (X) và dNaM (Y) thể hiện ở
Hình 1 ngoài các nuclêôtit A, T, G, C.
a) Theo lý thuyết, ở vi khuẩn có tối đa bao nhiêu
codon từ các loại nuclêôtit này? Nêu cách
tính.
b) Tại sao trong thực tế, người ta thấy số codon
tối đa lại ít hơn so với ý a?
1.2. Nghiên cứu tác động của 2 chất ức chế
lizôzim, hai bạn học sinh làm thí nghiệm và Hình 1
đưa ra các kết luận như sau:
Học
Tiến hành Kết quả Kết luận
sinh
Giữ nguyên nồng độ enzim và chất Kết quả như nhau đối với cả Cả hai chất ức
ức chế, tăng dần nồng độ cơ chất từ hai chất ức chế: lượng sản chế đều là chất
(A)
0.1 đến 5 µM, đo lượng sản phẩm phẩm tăng dần theo sự tăng ức chế cạnh
tạo thành. nồng độ cơ chất. tranh
Giữ nguyên nồng độ enzim và chất Kết quả như nhau đối với cả Cả hai chất ức
ức chế, tăng dần nồng độ cơ chất từ hai chất ức chế: lượng sản chế đều là chất
(B)
150 đến 200 µM, đo lượng sản phẩm không tăng theo sự tăng ức chế không
phẩm tạo thành. nồng độ cơ chất. cạnh tranh
Kết quả của học sinh nào là đúng? Giải thích.
Câu 2 (2,5 điểm)
Hoạt động của chuỗi vận chuyển điện tử bắt đầu khi chất cho electron đầu tiên (NADH hay
FADH2) nhường điện tử cho một phức hợp protein rồi theo thứ tự electron tiếp tục được vận
chuyển đến các phức hợp khác nhờ chất vận chuyển trung gian (được kí hiệu là E) và cuối cùng
đến chất nhận electron cuối cùng.
Chuỗi vận chuyển điện tử của một loài động vật có vú cấu tạo gồm 7 phức hợp protein được kí
hiệu từ E1 đến E6. Để tìm hiểu cơ chế hoạt đông của chuỗi vận chuyển điện tử, các nhà khoa học
đã thêm riêng rẽ các chất ức chế đặc hiệu một bước trong chuỗi chuyển electron (A-G). kết quả
mô tả trạng thái oxy hoá – khử của NADH, FADH2 và các phức hệ sau khi thêm từng chất ức chế
được ghi nhận ở Bảng 2. Trong đó, + trạng thái oxi hóa, - trạng thái khử, ? chưa biết trạng thái.
Chất Phức hệ protein/ Các chất trung gian
ức chế NADH FADH2 E1 E2 E3 E4 E5 E6
A - ? - ? ? + ? -
B - ? + ? ? ? ? ?
C ? ? ? + ? ? - +

1/6
D - + ? - - ? - +
E + - ? ? ? ? ? ?
F ? ? ? ? - + + ?
G - - + - ? ? ? -
Bảng 2
a) Hãy viết sơ đồ chuỗi vận chuyển điện tử bắt đầu từ NADH và FADH 2 đến chất nhận điện tử
cuối cùng và sử dụng các dấu mũi tên “→” để mô tả chiều vận chuyển của điện tử giữa các
phức hợp protein. Giải thích cách vẽ.
b) Chất ức chế nào (A-G) khi bổ sung vào tế bào sẽ ức chế quá trình đường phân mạnh hơn so với
các tế bào còn lại? Giải thích.
Câu 3 (2,0 điểm)
Bệnh Krabbe là một bệnh rối loạn chuyển
hoá có thể di truyền do sự thiếu hụt một loại
enzyme dẫn tới sự tích luỹ chất Psychosine trong
tế bào não. Psychosine có thể liên kết với một
loại thụ thể kết cặp protein G chỉ được biểu hiện
trong một số loại tế bào. Để kiểm tra xem sự có
mặt của thụ thể có cần thiết cho tác động của
Psychosine đối với tế bào hay không, bạn cho
biểu hiện thụ thể của Psychosine trong các tế
bào thường không có thụ thể này và phân tích
tác động của Psychosine như thể hiện Hình 3.
a) Sự có mặt của thụ thể có cần thiết cho tác
động của Psychosine hay không? Giải thích.
b) Phân tích kết quả thí nghiệm và nêu ra hai giả
thuyết về kết quả thí nghiệm có mặt của Hình 3
Psychosine và thụ thể của nó. Nêu cách để phân biệt hai giả thuyết này.
c) Trong chu kỳ tế bào bình thường, tỷ lệ hàm lượng cohesin/codesin trên nhiễm sắc thể từ đầu
pha G2 tới kỳ giữa thay đổi như thế nào? Giải thích.

Câu 4 (2,0 điểm)


Sự trưởng thành của noãn được đặc trưng bởi 2 hiện tượng: sự biến mất của nhân và sự hình
thành thoi phân bào. Noãn của ếch trưởng thành thành trứng trong điều kiện được ủ với
hoocmone X. Nghiên cứu cho thấy sự trưởng thành của noãn liên quan đến MPF – protein kích
thích nguyên phân của chu kì tế bào. Người ta thực hiện 2 nhóm thí nghiệm như sau:
- Nhóm 1: Ủ các tế bào noãn với hoocmone X.
- Nhóm 2: Tiêm 50 nL dung dịch tế bào chất
Lô A – Không Lô B –
của trứng đã trưởng thành vào tế bào chất của
bổ sung Bổ sung
noãn chưa trưởng thành (thể tích 1000nL).
cycloheximide cycloheximide
2 nhóm được chia thành 2 lô có hoặc không
bổ sung cycloheximide (ức chế quá trình dịch Nhóm 1 + -
mã). Sau đó theo dõi sự có hay không quá Nhóm 2 + +
trình trưởng thành của noãn. Bảng 4
Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 4. ( Chú thích: + trưởng thành thành trứng,
a) Giải thích vì sao việc tiêm dung dịch tế bào - không trưởng thành thành trứng)

2/6
chất của trứng đã trưởng thành vào tế bào chất của noãn chưa trưởng thành cũng gây ra quá trình
trưởng thành bình thường của noãn?
b) Hoocmone X và các phân tử trong dung dịch tế bào chất của trứng đã trưởng thành bắt đầu tác
động tới giai đoạn nào của quá trình truyền tín hiệu kích thích trưởng thành của noãn? Thụ thể
của chúng khả năng cao nằm ở vị trí nào của tế bào? Giải thích.
c) Để nghiên cứu rõ hơn tác động của các phân tử trong dung dịch tế bào chất của trứng đã
trưởng thành, người ta thực hiện lấy 50 nL dung dịch tế bào chất của tế bào trứng trưởng
thành ở nhóm 2 tiêm vào tế bào noãn khác. Cứ tiếp tục như vậy 10 lần nữa thì thấy rằng các tế
bào noãn đều trưởng thành với thời gian và biểu hiện bình thường như nhau.
- Hệ số pha loãng dung dịch tế bào chất của trứng đã trưởng thành đầu tiên ở nhóm 2 cho đến
noãn cuối cùng là bao nhiêu? Giải thích.
- Đưa ra giả thuyết giải thích tại sao hiệu quả kích thích trưởng thành noãn không giảm dù
dung dịch bị pha loãng.
Câu 5 (2,0 điểm)
Quá trình sao chép ADN ở vi khuẩn có sự tham
gia của rất nhiều thành phần xuất hiện ở 1 chạc sao
chép được thể hiện ở Hình 5.1. Các thành phần
được kí hiệu từ A-E là các protein cần thiết tham
gia vào quá trình tái bản ADN. Hãy cho biết:
a) Thành phần nào (A-E) có hoạt tính exonuclease
5’→3’? Giải thích.
b) Nguyên nhân nào của quá trình sao chép dẫn đến Hình 5.1
cần sự có mặt của thành phần (E)? Giải thích.
c) Người ta thực hiện thí nghiệm bổ sung đầy đủ các Ống Lớp Lớp Lớp
thành phần cần thiết cho sao chép ADN vào ống nghiệm trên giữa dưới
nghiệm đối chứng trong đó tất cả các nucleotit Đối chứng - + +
nguyên liệu cũng như nucleotit của ADN mạch (1) - - +
khuôn đều được đánh dấu huỳnh quang. Tuy (2) + - -
nhiên các ống nghiệm còn lại, người ta không Bảng 5.2
bổ sung 1 thành phần trên Hình 5.1. Sau 1 thời gian ngắn quá trình sao chép diễn ra, người ta
thu mẫu sau đó làm biến tính các sợi ADN, rồi li tâm phân tách thành 3 lớp khác nhau dựa
trên khối lượng và quan sát sự có mặt hay không tín hiệu huỳnh quang ở các lớp của ống
nghiệm. Kết quả thể hiện ở Bảng 5.2. Trong đó +: có tín hiệu, -: không tín hiệu. Cho biết mỗi
ống nghiệm (1) và (2) thiếu thành phần nào? Giải thích.
Câu 6 (2,0 điểm) Tên hợp Đặc điểm
Thay đổi cấu trúc hoá học của bazơ nitơ là chất
một trong các nguyên nhân chính dẫn tới đột Có thể tạo liên kết bổ sung với
biến gen. Bảng 6.1 cho biết tên và đặc điểm 5-BU ađênin (ở dạng xeton) hoặc guanin
của một số tác nhân đột biến thường gặp. (ở dạng enol)
Bảng 6.2 mô tả ba loại đột biến gen khác Etyl hoá guanin (hoặc timin) làm
nhau (1–4) có thể gây ra (+) hoặc không ( ̶ ) EMS chúng có thể bổ sung với timin
bởi tác động của các tác nhân đột biến bao (hoặc guanin)
gồm: 5- brômuraxin (5-BU), etylmetyl- HA
Hydroxyl hoá xitôzin làm chúng có
sunfonat (EMS), hydroxylamin (HA) và thể tạo liên kết bổ sung với ađênin
acridin. Bảng 6.1

3/6
a) Các tác nhân ở bảng 6.1 gây đột biến chủ yếu Tác nhân Có thể gây ra bởi
thông qua quá trình nào? Mỗi tác nhân đó tạo 5-
EMS HA Acridin
ra dạng đột biến cụ thể nào? Giải thích. Đột biến BU
b) Có thể kết luận gì về đặc điểm của mỗi đột 1 + + ̶ ̶
biến 1 – 3 được nêu ở bảng 6.2? Giải thích. 2 + + + ̶
3 ̶ ̶ ̶ +
Bảng 6.2
Câu 7 (1,5 điểm)
Người ta tiến hành thí nghiệm nghiên TN Kiểu hình Vị trí Số bản phiên mã
cứu sự điều hòa biểu hiện gen BRF1 ở chuột chuột nuclêôxôm mARN của gen
do 2 gen được nghi ngờ là BRF2 và HHF.
BRF1
Từ giả thiết cho rằng nuclêôxôm có thể liên
quan đến sự biểu hiện của gen BRF1 nên 1 BRF2+ HHF+ xác định 1
người ta tiến hành tìm hiểu vị trí của 2 BRF2– HHF+ ngẫu nhiên 100
nuclêôxôm trên hộp TATA của gen BRF1 ở 3 BRF2+ HHF– ngẫu nhiên 1
chuột bình thường và ở các con chuột hoặc
4 BRF2– HHF– ngẫu nhiên 100
thiếu protein BRF2 (BRF2-) hoặc thiếu một
đoạn peptit của histôn H4 (HHF–) (protein Bảng 7
histôn H4 được mã hóa bởi gen HHF). Kết quả nghiên cứu thu được ở Bảng 7 (trong đó kiểu hình
bình thường được ký hiệu bằng dấu "+").
a) Gen BRF2 hay HHF có vai trò chính trong sự điều hòa biểu hiện gen BRF1? Giải thích.
b) Vị trí nuclêôxôm ảnh hưởng tới sự biểu hiện gen BRF1 hay ngược lại? Giải thích.
c) Dựa vào kết quả thí nghiệm, trình bày cơ chế điều hòa biểu hiện gen BRF1. Từ đó giải thích
kết quá thí nghiệm 3.
Câu 8 (2,5 điểm)
Ở nấm men, gen Ade2 có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa sắc tố nằm cách xa vùng
đầu mút nhiễm sắc thể (telomere). Một thể đột biến làm thay đổi vị trí gen Ade2 trên NST được
thể hiện ở Hình 8.1. Hình 8.2 minh họa khuẩn lạc của hai chủng nấm men kiểu dại và đột biến.
Khi quan sát kĩ khuẩn lạc sẫm màu, người ta quan sát thấy sự xuất hiện các vùng màu trắng hình
quạt với đáy quạt hướng tâm quanh rìa khuẩn lạc. Khi phân tích kiểu nhân của các tế bào nấm men
ở 2 vùng màu sẫm và màu trắng ở khuẩn lạc đột biến, người ta thấy rằng gen Ade2 có vị trí giống
nhau. Sau đó, với 2 loại tế bào gồm: tế bào màu
trắng kiểu dại và tế bào màu sẫm đột biến, thực
hiện 2 kĩ thuật di truyền là PCR và RT-PCR có
mẫu dò đặc hiệu với gen Ade2 rồi đem điện di và
thực hiện lai với mẫu dò ADN huỳnh quang đặc
hiệu của gen Ade2. Kết quả chụp phóng xạ điện di
thu được ở Hình 8.3. Hãy cho biết:

Hình 8.1

4/6
a) Mẫu ADN (1) và (2) ở Hình 8.3 tương ứng với loại tế bào nào? Giải thích.

Hình 8.3
b) Trình bày ít nhất 3 trường hợp đột biến cấu
trúc NST làm thay đổi biểu hiện gen đối lập với
sự thay đổi biểu hiện gen Ade2 nói trên.
c) Giải thích sự xuất hiện vùng hình quạt màu
trắng ở các khuẩn lạc đột biến sẫm màu ở Hình
Hình 8.2 8.1?
d) Các kết quả (A) và (B) tương ứng với kĩ thuật di truyền nào đã thực hiện? Giải thích.
e) Đưa ra ít nhất 2 giả thuyết cho sự khác nhau về độ đậm của 2 băng điện di ở kết quả (A) ở
Hình 8.3? Giải thích.
Câu 9 (2,0 điểm)
9.1. Thai trứng là sự phát triển không bình thường của các mô chưa biệt hóa trong tử cung khi
người mẹ mang thai dị tật tạo thành khối u. Khối u này có nguồn gốc từ các tế bào lưỡng bội XX
và một số trường hợp là các tế bào lưỡng bội XY. Hầu hết các khối u này đều lành tính nhưng có
thể phát triển thành ung thư nên thường được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khi phát hiện.
a) Các nhà khoa học cho rằng hiện tượng trên xảy ra do in vết gen. Hãy cho biết các gen liên
quan đến sự hình thành khối u là gen in vết dòng bố hay dòng mẹ? Cần thực hiện thí nghiệm
nào để chứng minh giả thuyết trên? Giải thích.
b) Đưa ra 2 giả thuyết cho việc hình thành khối u của thai trứng.
9.2. Prôtêin kháng tripsin là prôtêin có khả năng ức chế một số loai prôtêaza. Prôtêin này do tế
bào gan sản sinh và được tiết vào máu. Một đột biến sảy ra trong gen mã hóa prôtêin kháng tripsin
làm thay thế một axit amin, dẫn đến trong máu người bệnh không có prôtêin kháng tripsin và người
bệnh suy giảm khả năng kiểm soát tripsin. Tuy nhiên, khi tiến hành thử nghiệm hoạt tính của
prôtêin đột biến trong điều kiện in vitro (ngoài cơ thể) thì prôtêin này có khả năng ức chế prôtêaza.
a) Giải thích cơ chế gây bệnh suy giảm khả năng kiểm soát tripsin của người mang đột biến này
b) Hãy thiết kế thí nghiệm để chứng minh cơ chế gây đột biến trên.
Câu 10 (2,0 điểm)
Hình 10 thể hiện một phả hệ theo dõi sự di
truyền của bệnh ung thư võng mạc cùng
với kết quả điện di cắt giới hạn alen Rb1 là
một gen đột biến gây ra ung thư võng mạc.
Kết quả cắt giới hạn của alen Rb1 gồm ba
băng có kích thước khác nhau (kí hiệu là a,
b và c từ trên xuống dưới). Những cá thể ở
thế hệ I và II đủ trưởng thành để biểu hiện
bệnh ung thư võng mạc nếu mang alen
Rb1 tuy nhiên các cá thể ở thế hệ III còn
quá trẻ để bệnh ung thư võng mạc biểu
Hình 8
5/6
hiện ra kiểu hình. Các ô màu trắng là các cá thể không bị bệnh hoặc chưa biểu hiện bệnh, các ô
màu xám là các cá thể bị bệnhung thư võng mạc đã biểu hiện. Số thứ tự của 20 cá thể trong phả
hệ được thể hiện bên dưới ở Hình 10.
a) Các cá thể nào ở thế hệ III nhiều khả năng sẽ biểu hiện bệnh ung thư võng mạc và các cá thể
nào không biểu hiện bệnh khi đủ trưởng thành? Giải thích.
b) Nêu ít nhất 3 giả thuyết giải thích vì sao cần đạt đến một độ tuổi nhất định thì bệnh ung thư
võng mạc do alen Rb1 mới biểu hiện ra kiểu hình.
c) Vì sao ở bệnh ung thư võng mạc nói riêng và các bệnh ung thư nói chung khác thì phần lớn
gen ung thư di truyền là gen ức chế khối u, ngược lại phần lớn gen gây ung thư là gen do đột
biến xôma ?

-------------------HẾT------------------
 Thí sinh KHÔNG được sử dụng tài liệu.
 Cán bộ coi thi KHÔNG giải thích gì thêm.

6/6

You might also like