Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

HÃY NÊU CÁC MỤC QUAN TRỌNG TRONG PHẦN TUYỂN CHỌN, THEO

MỤC LỤC. GIẢI THÍCH VÀ CHO VÍ DỤ TỪNG PHẦN

 Nghiên cứu về tuyển chọn ứng viên: Mục này nhằm giúp chúng ta hiểu được
làm sao để chọn được phương pháp tuyển chọn phù hợp, giúp các doanh nghiệp
thu hút và tuyển dụng được những ứng viên phù hợp nhất, giảm thiểu chi phí
tuyển dụng.

 Mẫu đơn đăng ký: Mẫu đơn đăng ký sẽ bao gồm các thông tin cơ bản về ứng
viên , trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc trước đó, kĩ năng có liên quan đến
công việc ứng tuyển, tham chiếu, ... đó để nhà tuyển dụng có được thông tin ban
đầu trước cũng như là một phần quan trọng trong quá trình tuyển chọn vì đây là
nơi mà thể hiện năng lực, cá tính cũng như giá trị của từng ứng viên sẽ thể hiện
thông qua CV

Ví dụ: nhà tuyển dụng có đặt một câu hỏi về việc bạn đã từng làm ở vị trí Sales ít
nhất 2 năm, thì trong đơn đăng ký, ứng viên phải kèm theo câu trả lời về câu hỏi
này để nhà tuyển dụng có thông tin từ đó.

 Danh sách ứng viên đã sàng lọc: Danh sách ứng viên đã sàng lọc dựa trên các
tiêu chí được rút ra từ đặc tính cá nhân. Sau khi đăng tuyển và thu thập CV, nhà
tuyển dụng sẽ sàng lọc sơ bộ toàn bộ CV và lựa chọn ra các CV có thể đáp ứng
các yêu cầu trong JD

-> Sàng lọc CV theo CNTT: sử dụng các phần mềm ứng dụng để quét các Key
word mà nhà tuyển dụng đã lên sẵn

Ví dụ: công ty cần tuyển một nhân viên Marketing thế hệ Gen Z, có thể nhanh
chóng bắt trend và có năm sinh từ năm 2000. Lúc này nhà tuyển dụng sẽ nhìn sơ
qua CV và nhìn vào năm sinh trước, những người sinh trước năm 2000 chẳng hạn
1998 sẽ bị loại đầu tiên. Từ tiêu chí này, nhà tuyển dụng có được một danh sách
ứng viên đã sàng lọc dựa trên tiêu chí năm sinh.

 Sàng lọc điện tử: Sau khi đã có danh sách ứng viên đã được sàng lọc, Nhà tuyển
dụng tiếp tục sàng lọc bằng các bài kiểm tra ví dụ như test tính cách, năng lực tính
toán, test con số để biết được năng lực của ứng viên và đối chiếu với tiêu chí nhà
tuyển dụng đặt ra để chọn ứng viên phù hợp

 Các vấn đề với việc phỏng vấn

 Sự tồn tại của phỏng vấn truyền thống: Các phương pháp phỏng vấn truyền
thống vẫn còn tồn tại dù cho hiện nay đã xuất hiện nhiều phương pháp phỏng vấn
mới như là phỏng vấn từ xa, ....

Nguyên nhân:

Chi phí thấp và dễ dàng thực hiện các cuộc phỏng vấn 1&1

 Các loại hình thức phỏng vấn:

- Phỏng vấn 1&1: Một người phỏng vấn sẽ lần lượt đặt câu hỏi phỏng vấn 1 ứng viên

- Phỏng vấn hội đồng: Nhiều người phỏng vấn sẽ tiến hành đặt câu hỏi cho 1 ứng viên

- Phỏng vấn nhóm: 1 người phỏng vấn sẽ tiến hành đặt câu hỏi lần lượt cho nhiều ứng
viên

 Các loại câu hỏi phỏng vấn:

- Câu hỏi giả định: Người phỏng vấn tiến hành đưa ra một tình huống giả định và yêu
cầu ứng viên trả lời tình huống giả định đó -> Qua đó quan sát và đánh giá hành vi,
thái độ, cách ứng xử của ứng viên để đánh giá
- Câu hỏi đánh giá hành vi/ nền tảng năng lực: Đưa ra những câu hỏi có liên quan đến
các sự kiện, kinh nghiệm của ứng viên trong quá khứ -> KT hành vi, năng lực của
ứng viên

- Câu hỏi căng thẳng: Hỏi 1 lúc nhiều câu hỏi trong cùng một thời điểm nhất định.

 Cấu trúc các cuộc phỏng vấn:

 Phỏng vấn từ xa: Tiến hành phỏng vấn thông qua điện thoại hoặc video trên các
nền tảng công nghệ hiện nay nhưu như zoom, teams, meet,...

Ưu điểm:

- Ít tốn kém chi phí

- Ứng viên cũng như người phỏng vấn tập trung vào chuyên môn hơn là quan tâm đến
quần áo, cách ăn mặc,...

- Hạn chế được sự phân biệt và không công bằng

Nhược điểm:

- Tín hiệu, đường truyền kết nối, chất lượng hình ảnh, âm thanh không ổn định -> quá
trình phỏng vấn không hiệu quả

- Hiệu ứng First-impress làm cho người phỏng vấn sẽ có thể có những cái định kiến
với ứng viên

- Người phỏng vấn sẽ thiên vị đối với những người phỏng vấn trực tiếp hơn
 Ví dụ bạn phỏng vấn một ứng viên ở nước ngoài, bạn có thể tuyển dụng qua zoom
để có thông tin từ họ cũng như xem cách họ phản ứng, trả lời.

 Giới thiệu việc làm

 Kiểm tra lý lịch pháp lý

You might also like