Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 7

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 2

NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2023–2024


Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: Sinh học
(Thời gian làm bài: 50 phút)
ĐỀMÃ
CHÍNH THỨC
ĐỀ: 402
Đề thi gồm 06 trang.
Họ và tên học sinh:………………………………………Số báo danh:………….……………………
Câu 81. Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,25AA : 0,25Aa : 0,5aa. B. 0,3AA : 0,4Aa : 0,3aa.
C. 0,5AA : 0,5aa. D. 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa.
Câu 82. Giả sử trong một hồ tự nhiên, tảo là thức ăn của giáp xác; cá mương sử dụng giáp xác làm thức ăn
đồng thời là thức ăn cho cá quả. Cá quả tích lũy được 1152. 103 kcal, tương đương 10% năng lượng tích lũy
ở bậc dinh dưỡng liền kề với nó. Cá mương tích lũy được một lượng năng lượng tương đương với 8% năng
lượng tích lũy ở giáp xác. Tảo tích lũy được 12. 108 kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 và
bậc dinh dưỡng cấp 1 là
A. 15%. B. 12%. C. 6%. D. 10%.
Câu 83. Phép lai nào dưới đây có thể minh họa cho hiện tượng tự thụ phấn ở thực vật?
A. AaBbCc x AaBBc. B. AABbCc x AabbCc. C. AaBbDd x aabbcc. D. Aabbcc x Aabbcc.
Câu 84. Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là
A. tim → động mạch → mao mạch → động mạch → tim.
B. tim → mao mạch → động mạch → tĩnh mạch → tim.
C. tim → động mạch → tĩnh mạch → mao mạch → tim.
D. tim → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim.
Câu 85. Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,6°C - 42°C. Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Nhiệt độ 5,6°C gọi là giới hạn trên, 42°C gọi là giới hạn dưới.
B. Nhiệt độ <5,6°C gọi là giới hạn dưới, 42°C gọi là giới hạn trên.
C. Nhiệt độ 5,6°C gọi là giới hạn dưới, >42°C gọi là giới hạn trên.
D. Nhiệt độ 5,6°C gọi là giới hạn dưới, 42°C gọi là giới hạn trên.
Câu 86. Cho các nhóm cá thể sau đây:
(I) Đàn cá diếc trong ao; (II) Cá rô phi đơn tính trong hồ;
(III) Các cây bèo trên mặt ao; (IV) Các cây ven hồ;
(V) Các cây trong hồ; (VI) Các cây Sim trên đồi.
Các nhóm cá thể nào được gọi là quần thể?
A. III, VI. B. I, VI. C. I, V. D. II, IV.
Câu 87. Quang hợp không có vai trò nào sau đây?
A. Cân bằng nhiệt độ của môi trường. B. Điều hòa không khí.
C. Tích lũy năng lượng. D. Tạo chất hữu cơ.
Câu 88. Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, mức co xoắn nào có đường kính 30 nm?
A. Sợi siêu xoắn. B. Sợi cơ bản.
C. Sợi chất nhiễm sắc. D. Crômatit.
Câu 89. Đặc điểm nào sau đây không đúng với mã di truyền?
A. Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là một bộ ba mã hóa cho nhiều axit amin.
B. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin .
C. Mã di truyền là mã bộ ba.
D. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền trừ một
vài ngoại lệ.
Câu 90. Một đầm nước mới xây dựng, sau một thời gian có nhiều loài thủy sinh ở các tầng nước khác nhau.
Sau đó các tầng đất quanh đầm lầy bị sói mòn, thành phần sinh vật bị thay đổi. Tiếp đó đầm nước nông biến
thành vùng đất trũng, cỏ và cây bụi dần đến sống và cuối cùng hình thành rừng cây bụi và cây gỗ. Mô tả trên
là quá trình
A. diễn thế thứ sinh. B. diễn thế nguyên sinh.
C. sự phát triển của quần thể. D. sự phát triển của quần xã.
Câu 91. Đặc trưng không có ở quần xã là
A. loài đặc trưng và loài ưu thế. B. độ phong phú của loài.
Trang 1/6 – Mã đề 402
C. tỷ lệ giới tính. D. sự phân bố cá thể trong không gian.
Câu 92. Phân tử nào sau đây được cấu tạo bởi các đơn phân là axit amin?
A. ADN. B. Lipit. C. ARN. D. Prôtêin.
Câu 93. Một quần thể thực vật có cấu trúc di truyền 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Xác định cấu trúc di truyền
của quần thể sau 3 thế hệ tự thụ phấn.
A. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa. B. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.
C. 0,57AA : 0,06Aa : 0,37aa. D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
Câu 94. Trong cấu trúc của opêron Lac, vùng P là nơi
A. ARN pôlymerza bám vào và khởi đầu quá trình phiên mã.
B. mang thông tin quy định cấu trúc prôtein ức chế.
C. protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
D. chứa thông tin mã hóa các axit amin.
Câu 95. Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân bình thường tạo ra giao tử Ab chiếm tỉ lệ
A. 25%. B. 12,5%. C. 50%. D. 75%.
Câu 96. Chuỗi thức ăn nào sau đây không đúng?
A. Cây xanh → chuột → rắn → diều hâu. B. Cây xanh → chuột → mèo → diều hâu.
C. Cây xanh → chuột → cú → diều hâu. D. Cây xanh → rắn → chim sẻ → diều hâu.
Câu 97. Hiện tượng nào sau đây thể hiện mối quan hệ cộng sinh?
A. Cỏ dại cạnh tranh nhau chất dinh dưỡng, ánh sáng với cây trồng.
B. Hổ ăn thịt hươu.
C. Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn nhờ đó ăn thịt được trâu rừng có kích thước lớn hơn.
D. Trùng roi sống trong ruột mối.
Câu 98. Để nhân giống các loại thực vật người ta dùng 2 phương pháp (như hình vẽ). Nhận định nào sau đây
về đặc điểm di truyền của các cây A, B, C, D là đúng?

A. Kiểu gen của cây B và C có thể khác nhau.


B. Kiểu gen của cây D và E là khác nhau.
C. Kiểu gen của 4 cây A, B, C, D là giống nhau.
D. Phương pháp 1 tạo nên một quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen.
Câu 99. Tiến hóa hóa học là quá trình hình thành nên
A. các chất hữu cơ. B. các cá loài sinh vật.
C. các tế bào sơ khai. D. tế bào sống đầu tiên.
Câu 100. Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng.Theo lí thuyết,
phép lai nào sau đây cho đời con có tỷ lệ kiểu hình 100% mắt đỏ?
A. . B. . C. . D. .
Câu 101. Khi điều tra mức độ cạnh tranh của cỏ lồng vực trên đồng ruộng người ta thấy có 5 cây cỏ/m2. Số
liệu này biểu thị đặc trưng nào của quần thể?
A. Kích thước quần thể. B. Phân bố của quần thể.
C. Độ đa dạng. D. Mật độ quần thể.
Câu 102. Cơ quan nào sau đây tương đồng với chi trước của mèo?
A. Cánh côn trùng. B. Cánh bướm.
C. Cánh chim. D. Vây trước cá chép.
Câu 103. Trình tự nucleôtit trên một đoạn của phân tử mARN là: 3’ AGUGUXXUAUA 5’. Trình tự
nucleôtit đoạn tương ứng trên mạch bổ sung của gen là
A. 3’ UXAXAGGAUAU 5’. B. 3’ AGTGTXXTATA 5’.
C. 5’ TGAXAGGAUTA 3’. D. 5’ TXAXAGGATAT 3’.
Trang 2/6 – Mã đề 402
Câu 104. Côdon nào sau đây không xuất hiện mã kết thúc khi xảy ra đột biến thay thế một nucleôtit ở vị trí
bất kì?
A. 3’UXX5'. B. 3’GXU5'. C. 3’AAA5'. D. 3’AUU5’.
Câu 105. Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, nhân tố có vai trò tạo alen mới là
A. chọn lọc tự nhiên. B. các yếu tố ngẫu nhiên.
C. giao phối không ngẫu nhiên. D. đột biến.
Câu 106. Từ 4 loại nucleotit (A, T, G, X), có bao nhiêu bộ ba không chứa nucleotit loại G?
A. 27. B. 61. C. 64. D. 37.
Câu 107. Hiện tượng nào sau đây minh họa cơ chế cách li trước hợp tử?
A. Cừu và dê giao phối với nhau, có thụ tinh nhưng hợp tử bị chết mà không phát triển thành cơ thể.
B. Chim sẻ và chim gõ kiến không giao phối được với nhau do tập tính ve vãn khác nhau.
C. Trứng nhái thụ tinh bằng tinh trùng cóc thì hợp tử không phát triển.
D. Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
Câu 108. Trong ba hồ cá tự nhiên, xét 3 quần thể của cùng một loài, số lượng cá thể của các nhóm tuổi ở mỗi
quần thể như sau:
Quần thể Tuổi trước sinh sản Tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản
Số I 130 130 100
Số II 250 70 20
Số III 50 120 125
Theo lý thuyết, trong các kết luận sau có bao nhiêu kết luận đúng?
(I) Quần thể I có dạng tháp tuổi ổn định, số lượng cá thể của quần thể 1 sẽ không thay đổi.
(II) Quần thể II có dạng tháp tuổi phát triển, số lượng cá thể của quần thể tiếp tục tăng lên.
(III) Quần thể III có dạng tháp tuổi suy thoái, số lượng cá thể của quần thể sẽ tiếp tục giảm xuống.
(IV) Quần thể II đang bị khai thác quá mạnh.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 109. Một loài động vật, xét 4 cặp gen Aa, Bb, Dd và Ee nằm trên 4 cặp NST tương đồng khác nhau.
Trong các cơ thể sau đây, có bao nhiêu thể một?
I. AaaBbDdEe. II. ABbDdEe. III. AaBBbDdEe.
IV. AaBbDEe. V. AaBbDdEEe. VI. AaBbDddEe.
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 110. Ở động vật có ống tiêu hoá, chất dinh dưỡng được hấp thụ chủ yếu ở
A. ruột già. B. dạ dày. C. ruột non. D. manh tràng.
Câu 111. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ
A. CO2 và giải phóng O2 trong bóng tối. B. CO2 và giải phóng O2 ngoài sáng.
C. O2 và giải phóng CO2 ngoài sáng. D. O2 và giải phóng CO2 trong bóng tối.
Câu 112. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen . Khi tế bào giảm phân xảy ra hoán vị gen. Theo lý
thuyết, tế bào trên tạo ra
A. 2 loại giao tử với tỉ lệ khác nhau. B. 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
C. 4 loại giao tử với tỉ lệ khác nhau. D. 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
Câu 113. Quan sát tính trạng màu sắc hoa ở một loài thực vật, màu tím được tạo thành do trộn lẫn hai sắc tố
đỏ và xanh lam, màu xanh lam trộn với màu vàng cho màu xanh lục. Con đường sinh hóa tổng hợp các sắc tố
theo sơ đồ dưới đây:

Trang 3/6 – Mã đề 402


Con đường thứ 3 nếu chất trắng 3 tích tụ ở nồng độ cao, nó có thể được chuyển thành chất màu vàng. Các
chữ cái A, B, C, D, E là các enzim do các gen trội mã hóa. Các gen lặn làm mất chức năng của các enzim
tương ứng. Các gen này phân li độc lập với nhau. Theo lý thuyết, có bao nhiêu kết luận dưới đây đúng?
I. Cho 2 cơ thể có kiểu gen AaBBCCDDEe giao phấn, đời con sẽ cho tỉ lệ kiểu hình 9 tím : 3 đỏ : 3 xanh lam : 1 trắng.
II. Cho cơ thể có kiểu gen aaBbCCddEe giao phấn với 1 cây có cùng kiểu gen, đời con sẽ cho 4 loại kiểu hình.
III. Các kiểu gen aabbC-D-E-, aabbC-ddE- cho kiểu hình màu xanh lục.
IV. Kiểu gen aaB-C-ddee cho kiểu hình màu đỏ.
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
HDC
I. AaBBCCDDEe x AaBBCCDDEe
F1: 9 A-BBCCDDE- : màu tím
3 A-BBCCDDee: màu đỏ
3 aaBBCCDDE-: màu xanh lam
1 aaBBCCDDee: màu trắng
II. aaBbCCddEe x aaBbCCddEe
F1: 9 aaB-CCddE- : màu tím (do dd ko chuyển hóa chất trắng 3 nên chất trắng 3 tích tụ chuyển hóa thành
chất vàng), nên mặc dù ko có A- nhưng vẫn có phản ứng chuyển vàng thành đỏ.
3 aaB-CCddee: đỏ
3 aaB-CCddE-: màu lục
1 aabbCCddee: màu trắng
III. aabbC-D-E- màu lam/ aabbC-ddE- màu lục
IV. aaB-C-ddee cho màu đỏ.
Câu 114. Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen (A,a và B,b) phân li độc lập cùng quy định màu hoa. Khi trong
kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A thì cho kiểu
hình hoa vàng, khi chỉ có alen trội B thì cho kiểu hình hoa hồng, khi chỉ có các alen lặn thì cho kiểu hình hoa
trắng. Người ta tiến hành lai một cây đỏ T với một cây khác
I. cây hoa vàng thuần chủng.
II. cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp về hai cặp gen.
III. cây hoa hồng thuần chủng.
IV. cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp tử.
Theo lí thuyết, trong số các phép lai trên có bao nhiêu phép lai có thể xác định chính xác kiểu gen của cây đỏ
T?
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
HDC: Cây hoa đỏ T có thể có 4 KG (AABB/AaBB/AABb/AaBb) khi lai với cây đỏ dị hợp 2 cặp gen (AaBb)
hoặc cây vàng dị hợp (Aabb) thì mỗi trường hợp có 4 phép lai cho kết quả khác nhau.
Câu 115. Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) là loài ngoại lai có nguồn gốc từ Nam Mĩ được du nhập tới
Đài Loan và phát triển mạnh ra khắp Đông Nam Á. Hình A thể hiện sự biến động mức độ che phủ của một
số loài điển hình và hàm lượng dinh dưỡng trong nước ở ruộng nước ngọt trước và sau khi có mặt ốc bươu
vàng (vào ngày 0). Hình B thể hiện mối quan hệ giữa độ giàu loài trong quần xã với số lượng ốc bươu vàng.

Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng?
I. Thức ăn ưa thích của ốc bươu vàng là bèo tây và tảo.
II. Sinh khối thực vật phù du tăng sau khi có mặt ốc bươu vàng trong quần xã.
III. Ốc bươu làm tăng độ đa dạng loài trong quần xã ruộng nước ngọt.

Trang 4/6 – Mã đề 402


IV. Do tốc độ tăng trưởng của quần thể ốc bươu vàng nhanh, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp
cũng như môi trường sinh thái bản địa, để giảm thiểu thiệt hại, nên thường xuyên đánh bắt và giết ốc với quy
mô lớn sẽ hiệu quả hơn việc bổ sung loài ăn thịt đặc hiệu.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
HDC
I. Sai, vì sau khi du nhập số lượng khoai và lúa nước ngay lâp tức bị giảm mạnh → khoai và lúa nước là thức
ăn ưa thích của ốc bươu vàng, chỉ khi ăn hết chúng mới chuyển sang ăn bèo tây và tảo ngọt.
II. Đúng, vì hàm lượng dinh dưỡng trong nước tăng dần sau khi có mặt ốc → thực vật phù du phát triển
mạnh → tăng sinh khối.
III. Sai, vì ốc bươu vàng có số lượng càng lớn thì độ giàu loài càng thấp → khả năng hoạt động và cạnh tranh
mạnh lấn át các loài khác →giảm đa dạng loài.
IV. Sai, vì bổ sung loài ăn thịt sẽ cho hiệu quả hơn vì chúng kiểm soát con mồi luôn dao động ở mức thấp →
hạn chế tác động gây hại. Đánh bắt và giết ốc chỉ làm giảm kích thước quần thể tạm thời nhưng không thay
đổi nguồn sống → quần thể tự điều chỉnh tăng tỉ lệ sinh, nhanh chóng phục hồi về số lượng ban đầu.
Câu 116. Có một nhóm cá thể của quần thể A sống trong đất liền, di cư đến một hòn đảo (chưa bao giờ có
loài này sinh sống) cách ly hoàn toàn với quần thể ban đầu hình thành nên một quần thể mới gọi là quần thể
B. Sau một thời gian sinh trưởng, kích thước của quần thể B tương đương với quần thể A nhưng tần số alen
X của quần thể B lại rất khác với tần số alen X (vốn rất thấp) ở quần thể A. Có bao nhiêu giả thuyết sau là
nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về tần số alen X giữa hai quần thể A và B?
I. Nhóm cá thể này ngẫu nhiên mang theo nhiều alen X vốn không đặc trưng của quần thể gốc nhưng đặc
trưng cho nhóm cá thể di cư đó.
II. Điều kiện tự nhiên ở đảo khác với đất liền nên chọn lọc tự nhiên tác động theo hướng giữ lại các cá thể có
kiểu hình do alen X quy định.
III. Yếu tố ngẫu nhiên tác động lên quần thể A hoặc quần thể B có thể làm cho tần số alen X ở hai quần thể
này thay đổi theo hướng tăng lên hoặc giảm đi.
IV. Hiện tượng nhập cư số lượng lớn cá thể vào quần thể A làm thay đổi tần số alen trong quần thể so với
ban đầu.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 117. Kiến lửa (Solenopsis geminata) là một loài diệt khuẩn hiệu quả và đã trở nên xâm lấn trong một số
hệ sinh thái. Đôi khi, những nỗ lực để loại bỏ loài này đã có tác động bất ngờ đến cấu trúc của quần xã.
Người ta cho rằng S. geminata có thể có lợi trong việc trồng ngô. Biểu đồ cho thấy sự hiện diện của S.
geminata có thể ảnh hưởng đến sự đa dạng của côn trùng ở các khu vực trồng ngô. Trong các nhận định sau,
có bao nhiêu nhận định đúng?

I. S. geminata làm giảm số lượng loài côn trùng.


II. S. geminata có thể được sử dụng như một biện pháp kiểm soát sinh học.
III. Việc loại bỏ loài S. geminata có thể gây mất cân bằng trong quần xã.
IV. Sự có mặt của loài S. geminate có thể giúp con người giảm sử dụng thuốc trừ sâu.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
I. Đúng, S. geminata làm giảm số lượng loài côn trùng.
- Khi có S. geminata, số lượng các loài côn trùng giảm  làm giảm sự đa dạng của côn trùng
II. Đúng, S. geminata có thể được sử dụng như một biện pháp kiểm soát sinh học do S. geminate đóng một
vai trò là loài thiên địch trong việc trồng ngô.
- S. geminata ảnh hưởng tích cực đến việc sản xuất ngô
Trang 5/6 – Mã đề 402
 Do côn trùng phá hoại các cây ngô, S.geminata làm giảm số lượng các loài côn trùng  Sản xuất ngô
tăng lên
III. Việc loại bỏ loài S. geminata có thể gây mất cân bằng trong quần xã.
- Đúng. Do S. geminata kiểm soát số lượng và sự đa dạng của các loài trong quần xã
IV. Sự có mặt của loài S. geminate có thể giúp con người giảm sử dụng thuốc trừ sâu.
Đúng
Câu 118. Phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do 1 trong 2 alen của một gen quy định:

Biết rằng người số (6) và người số (7) đều đến từ một quần thể đang cân bằng di truyền có tỉ lệ người bị bệnh
là 1%; quá trình sống không phát sinh đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
I. Bệnh này có thể do gen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy định.
9
II. Xác suất người số (6) có kiểu gen đồng hợp là .
11
III. Xác định được chính xác 5 người trong phả hệ có kiểu gen dị hợp.
11
IV. Xác suất cặp vợ chồng (10)- (11) sinh con bị bệnh là .
84
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
HDC
Bố mẹ bình thường nhưng sinh con gái bị bệnh Bệnh do gen lặn trên NST thường gây ra.
Quy ước: A- bình thường, a- bị bệnh.
Người số (6) và người số (7) đều đến từ một quần thể đang cân bằng di truyền có tỉ lệ người bị bệnh là 1% aa
= 1% tần số alen a = 0,1 A=0,9
cấu trúc di truyền của quần thể này là 0,81AA:0,18Aa:0,01aa
người 6,7 có kiểu gen: 0,81AA:0,18Aa 9AA:2Aa
Xét các phát biểu
I sai, bệnh do gen trên NST thường quy định.

II đúng, xác suất người số (6) có kiểu gen đồng hợp là .

III đúng, xác định được kiểu gen của 5 người có kiểu gen dị hợp : 1,2, 8,9,10.
IV đúng,
Người 10: Aa
Người 11: có bố (7) (9/11AA : 2/11Aa) x mẹ (8) Aa người 11: (10/21AA : 11/21Aa)
Xét cặp vợ chồng 10 - 11: Aa (10/21AA : 11/21Aa) XS họ sinh con bị bệnh là: 11/42 x 1/2 = 11/84
Câu 119. Đoạn trình tự dưới đây là một phần của phân tử mARN được tổng hợp nhân tạo.

Do không có tín hiệu ở đầu 5’ để ribôxôm có thể liên kết và định vị chính xác điểm khởi đầu dịch mã, nên
với đoạn trình tự mARN như trên thì ribôxôm có thể dịch mã bắt đầu từ AUG hoặc UGX hoặc GXA. Một
đột biến thay thế nucleôtit đã xảy ra và làm thay đổi trình tự đoạn mARN trên, dẫn đến ngăn cản sự tổng hợp
chuỗi pôlipeptit. Trình tự đoạn mARN đột biến được biểu diễn dưới đây:
5’ – AUGXAUAXXUAUGUGAXXXUUGGA – 3’

Trang 6/6 – Mã đề 402


Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng?
I. Có 3 chuỗi pôlipeptit khác nhau có thể được hình thành từ đoạn mARN chưa đột biến.
II. Phân tử mARN đột biến có thể tổng hợp được 2 chuỗi pôlipeptit.
III. Có 2 chuỗi pôlipeptit được dịch mã từ đoạn mARN chưa bị đột biến có chứa axit amin Mêtiônin.
IV. Nếu đột biến mất 1 cặp nucleôtit ở vị trí thứ 25 thì mARN đột biến có thể tổng hợp được 2 chuỗi
pôlipeptit giống như mARN ban đầu.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
HDC:
I. Sai, có 2 chuỗi polipeptit, 1 chuỗi xuất hiện bộ ba mã kết thúc sớm.
II. Đúng, do đột biến xuất hiện bộ ba mã kết thúc sớm ở mARN đột biến nhưng lại làm mất bộ ba mã kết
thúc ở mARN chưa đột biến.
III. Đúng.
IV. Sai, trong 3 cách đọc bộ ba mới thì có 1 chuỗi giống với chuỗi chưa đột biến , 1 chuỗi xuất hiện bộ ba kết
thúc sớm, 1 chuỗi bị sai kể từ điểm đột biến.
Câu 120. Hình vẽ dưới đây mô tả quá trình tổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit trong tế bào của một loài sinh vật. Có
bao nhiêu nhận xét dưới đây đúng?

I. Cấu trúc X đóng vai trò như “người phiên dịch” tham gia vào quá trình dịch mã.
II. Liên kết Z là liên kết peptit.
III. mARN mã hóa cho chuỗi polipeptit gồm 9 axit amin.
IV. Các côđôn XXG và GGG đều mã hóa cho axit amin Pro.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

----------HẾT---------

Trang 7/6 – Mã đề 402

You might also like