Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA DƯỢC

BỘ MÔN: SINH LÍ BỆNH - MIỄN DỊCH

CHUYÊN ĐỀ: CÁC LỚP KHÁNG THỂ


Giảng viên: Ths.BS Lý Khánh Vân
Lớp: D22B
Nhóm 8

TP. HỒ CHÍ MINH 3/2024


MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM...................................................................................2


NỘI DUNG...............................................................................................................................3
1. GIỚI THIỆU.....................................................................................................................3
2. CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA KHÁNG THỂ...................................................................3
2.1. Chuỗi nhẹ (Ký hiệu L - light)..................................................................................4
2.2. Chuỗi nặng (Ký hiệu H - heavy).............................................................................4
2.3. Cầu nối disulfur........................................................................................................4
2.4. Domain......................................................................................................................5
2.5. Vùng bản lề...............................................................................................................5
3. CHỨC NĂNG CHUNG CỦA KHÁNG THỂ................................................................5
3.1. Liên kết với các kháng nguyên................................................................................5
3.2. Hoạt hóa bổ thể.........................................................................................................5
3.3. Bám vào các loại tế bào khác nhau.........................................................................5
4. CÁC LỚP KHÁNG THỂ................................................................................................6
4.1. Globulin miễn dịch G hoặc IgG..............................................................................6
4.1.1. Cấu trúc phân tử IgG.........................................................................................6
4.1.2. Chức năng sinh học của IgG:............................................................................7
4.2. Globulin miễn dịch A hoặc IgA...............................................................................8
4.2.1. Cấu trúc phân tử IgA..........................................................................................8
4.2.2. Chức năng sinh học của IgA..............................................................................9
4.3. Globulin miễn dịch M hoặc IgM.............................................................................9
4.3.1. Cấu trúc phân tử IgM.........................................................................................9
4.3.2. Chức năng sinh học của IgM...........................................................................10
4.4. Globulin miễn dịch E hoặc IgE.............................................................................11
4.4.1. Cấu trúc phân tử IgE:......................................................................................11
4.4.2. Chức năng sinh học của IgE............................................................................11
4.5. Globulin miễn dịch D hoặc IgD.............................................................................12
4.5.1. Cấu trúc phân tử IgD.......................................................................................12
4.5.2. Chức năng sinh học của IgD............................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................13

1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
ST
Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Tiến độ
T
Đinh Thị Hoàng Ngọc Cấu trúc chung của các lớp kháng
1 511226295 100%
(trưởng nhóm) thể

2 Nguyễn Ngọc Thảo Nghi 511226289 Cấu trúc của IgG 100%

3 Trần Lê Xuân Nghi 511226290 Cấu trúc của IgD 100%

Chức năng chung của các lớp


4 Lâm Văn Minh Nghĩa 511226291 100%
kháng thể và IgD, IgE

5 Vương Vĩ Nghiệp 511226293 Chức năng của IgM 100%

Cấu trúc chung của các lớp kháng


6 Cao Thị Yến Ngọc 511226294 100%
thể

7 Dương Tiểu Ngọc 511226296 Chức năng của IgG 100%

8 Hoàng Như Ngọc 511226297 Cấu trúc của IgA 100%

9 Huỳnh Lê Mỹ Ngọc 511226298 Tổng hợp nội dung 100%

10 Huỳnh Sơn Ngọc 511226299 Chức năng của IgA 100%

Cấu trúc chung của các lớp kháng


11 La Bảo Ngọc 511226300 100%
thể

12 Nguyễn Bích Ngọc 511226302 Cấu trúc của IgM 100%

Nguyễn Hoàng Bảo


13 511226303 Cấu trúc của IgE 100%
Ngọc

2
NỘI DUNG
1. GIỚI THIỆU

Kháng thể (antibody) là thành phần duy nhất của yếu tố dịch thể trong đáp ứng miễn
dịch thích nghi. Bản chất là các globulin miễn dịch (immunoglobulin), có khả năng kết hợp
đặc hiệu với kháng nguyên, được tìm thấy trong huyết tương, thể dịch và trên các lympho
B. Kháng thể có thể được tạo ra do kích thích của kháng nguyên hoặc được tạo ra độc lập
với kháng nguyên.

2. CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA KHÁNG THỂ

Kháng thể là các glycoprotein khá nặng (~150 - 900 kDa), có kích thước khoảng
10nm. Để xác định cấu trúc của kháng thể, trước đây, người ta xử lý cụ thể như sau:

Với papain: Thu được ba mảnh:


- Hai mảnh Fab (antigen binding fragment), gọi thế vì khi bị cắt ra khỏi phân tử kháng
thể nó vẫn còn khả năng kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên. Tuy nhiên, các mảnh này
chỉ có 1 hóa trị nên không thể gây ra hiện tượng kết tủa kháng nguyên.
- Một mảnh Fc (crystallizable fragment), kết tinh được trong dung dịch, có trọng
lượng phân tử 60 kDa, có khả năng gắn lên bề mặt một số tế bào, mang các thuộc tính
sinh học của phân tử kháng thể. Giữ vai trò nhất định trong việc hoạt hóa bổ thể và thực
bào.
Với pepsin: Thu được hai mảnh:
- Mảnh lớn có trọng lượng phân tử 100 kDa, gọi là mảnh F(ab’) 2. Có hai hóa trị cho
nên có hoạt tính như một kháng thể hoàn toàn, do đó tạo được phản ứng kết tủa và
ngưng tụ kháng nguyên.
- Mảnh nhỏ còn lại Fc' có trọng lượng phân tử khoảng 56 kDa, nhanh chóng bị phá
hủy.

Hình 1: Các mảnh kháng thể khi xử lý với


papain (bên trái) và pepsin (bên phải).

Với mercaptoethanol: cắt các cầu nối disulfur, tạo thành bốn chuỗi, giống nhau từng
đôi, một đôi có phân tử lượng lớn nên gọi là chuỗi nặng (H), một đôi có phân tử lượng
nhỏ hơn nên gọi là chuỗi nhẹ (L).

Ngày nay, bằng thiết bị, máy móc hiện đại, người ta đã có các bằng chứng trực tiếp
cho thấy các cấu trúc trên là chính xác. Do đó, ta mô tả cấu trúc cơ bản của kháng thể
như sau:

3
- Mỗi phân tử kháng thể gồm một hay nhiều đơn vị cơ bản, mỗi đơn vị có bốn chuỗi
polypeptid: hai chuỗi nhẹ giống nhau, hai chuỗi nặng giống nhau. Mỗi chuỗi nhẹ được
gắn vào một chuỗi nặng và hai chuỗi nặng thì liên kết với nhau bằng cầu nối disulfur (S-
S), tạo thành phân tử kháng thể có hình dạng giống chữ Y.[3]

4
Hình 2: Cấu trúc cơ bản của kháng thể

2.1. Chuỗi nhẹ (Ký hiệu L - light)

Chuỗi nhẹ có trọng lượng phân tử khoảng 23 kDa, gồm 211 - 221 acid amin. Có hai
loại: chuỗi nhẹ κ (kappa) và chuỗi nhẹ λ (lambda). Ở người tỷ lệ mang chuỗi nhẹ κ và λ
của các kháng thể là 2:1 (riêng IgD thì đa số là λ). Một phân tử kháng thể chỉ chứa một
loại chuỗi nhẹ, không khi nào mang cả hai loại đồng thời.

2.2. Chuỗi nặng (Ký hiệu H - heavy)

Chuỗi nặng có trọng lượng phân tử 50 kDa - 70 kDa, có khoảng 440 acid amin. Chia
thành năm lớp: γ, α, δ, ε, μ và làm cho các lớp kháng thể khác nhau về thuộc tính sinh
học. Các chuỗi nặng có tính đặc hiệu riêng và quyết định kháng thể thuộc lớp nào. Tương
ứng với mỗi lớp chuỗi nặng là một kháng thể, còn chuỗi nhẹ có thể là κ hoặc λ; do vậy
người ta chia kháng thể thành năm lớp (hay còn gọi là isotype):

IgA: hai chuỗi nặng lớp α → α 2𝜅2 hay α 2𝜆2

IgG: hai chuỗi nặng lớp γ → 𝛾2𝜅2 hay 𝛾2𝜆2

IgM: hai chuỗi nặng lớp μ → μ2𝜅2 hay μ2𝜆2

IgE: hai chuỗi nặng lớp ε → ε 2𝜅2 hay ε 2𝜆2

IgD: hai chuỗi nặng lớp δ → δ 2𝜅2 hay δ 2𝜆2

2.3. Cầu nối disulfur

Hình thành giữa các gốc cystein của chuỗi polypeptide, trong đó nhóm SH liên kết
nhau (sau khi loại bỏ hydro) để tạo thành -S-S-. Gồm 2 loại:

- Cầu nối disulfur liên chuỗi: Các chuỗi nhẹ và chuỗi nặng hoặc giữa hai chuỗi nặng
của kháng thể liên kết với nhau bởi các cầu nối disulfur liên chuỗi và tương tác không
cộng hóa trị. Số lượng các cầu disulfur liên chuỗi khác nhau tùy thuộc vào loại kháng thể
khác nhau.
- Cầu nối disulfur nội chuỗi: Trong mỗi chuỗi polypeptide cũng có cầu nối disulfur.

2.4. Domain

Các cầu nối disulfur nội chuỗi phân bố cách nhau tương đối đều (khoảng 100 - 110
acid amin) làm cho chuỗi polypeptide cuộn lại thành các búi (loops), gọi là các domain.
Mỗi domain có một cầu nối disulfur nội chuỗi. Domain có tần suất thay đổi trình tự các
acid amin cao sẽ được gọi là vùng biến đổi V (Variable) và nếu có trình tự acid amin
hằng định sẽ được gọi là vùng hằng định C (Constant). Domain thuộc về chuỗi nhẹ sẽ

5
được ký hiệu kèm theo chữ L và thuộc về chuỗi nặng ký hiệu kèm theo chữ H. Tính từ
đầu tận cùng NH2 ta có các domain của các chuỗi theo thứ tự:

- Chuỗi nhẹ có hai domain: VL và CL.


- Chuỗi nặng có bốn domain: VH và CH1, CH2, CH3 (IgM và IgE có thêm CH4).

Vị trí kết hợp kháng nguyên của kháng thể (paratope) được cấu thành bởi 2 domain
VH và VL. Sự khác nhau về thành phần acid amin ở vùng biến đổi V giữa các loại kháng
thể giúp cho các kháng thể nhận biết được nhiều loại tác nhân (kháng nguyên) gây bệnh
khác nhau.[2]

2.5. Vùng bản lề

Trong chuỗi nặng có khoảng một chục acid amin nằm giữa domain C H1 và CH2 được
gọi là vùng bản lề, mang những cầu nối disulfur giữa các chuỗi nặng. Do có nhiều proline
nên vùng này hoạt động như một miếng đệm mềm dẻo, giúp cho hai cánh của phân tử
kháng thể di động được (mở ra, khép vào từ 0 - 180 ०). Nhờ đó mà nó dễ dàng kết hợp với
các epitope trên phân tử kháng nguyên kích thước lớn.[2]

3. CHỨC NĂNG CHUNG CỦA KHÁNG THỂ


3.1. Liên kết với các kháng nguyên

Các globulin miễn dịch mang chức năng nhận diện, gắn với một kháng nguyên tương
ứng nhờ vào các vùng biến đổi. Trong phản ứng của cơ thể chống độc tố vi khuẩn, mỗi
kháng thể kết hợp với một quyết định kháng nguyên đặc hiệu. Kháng thể kết hợp với
kháng nguyên là chức năng đầu tiên của các kháng thể và do đó cơ thể được bảo vệ. [1,4]

3.2. Hoạt hóa bổ thể

Hoạt hóa bổ thể là một trong những cơ chế giúp bảo vệ cơ thể người. Điều này dẫn
đến sự ly giải các tế bào và giải phóng các phân tử có hoạt tính sinh học.[4]

3.3. Bám vào các loại tế bào khác nhau

Các tế bào thực bào, lympho, tiểu cầu, các tế bào mast, và bạch cầu ái kiềm có các
thụ thể để kháng thể bám vào làm hoạt hóa các tế bào, thực hiện một số chức năng. Một
số kháng thể cũng liên kết với thụ thể trên bề mặt nguyên bào nuôi của nhau thai, dẫn đến
kháng thể được vận chuyển qua nhau thai. Kết quả là, người mẹ cung cấp các kháng thể
miễn dịch cho thai nhi và trẻ sơ sinh. [4]

4. CÁC LỚP KHÁNG THỂ


4.1. Globulin miễn dịch G hoặc IgG
4.1.1. Cấu trúc phân tử IgG

IgG là kháng thể dồi dào nhất trong huyết thanh (chiếm khoảng 75-80% [5]), phân bố
cả trong lòng mạch và dịch gian bào. Phân tử IgG là một monomer bao gồm hai chuỗi

6
nặng chuỗi gamma (𝛾) kết hợp với hai chuỗi nhẹ kappa (𝜅) hoặc hai chuỗi nhẹ lambda (𝜆)
giống nhau để tạo ra một phân tử gần như đối xứng[6]. (Hình 3.a)

Mỗi chuỗi nặng bao gồm năm chuỗi peptit có quan hệ cấu trúc được mã hóa bởi các
đoạn gen hoặc exon khác nhau (Hình 3.b). 110 acid amin đầu tận cùng N tạo thành vùng
biến đổi (Fab), kết hợp với vùng biến đổi của chuỗi nhẹ, tạo ra vị trí liên kết đặc hiệu với
kháng nguyên. Phần còn lại của chuỗi nặng là chuỗi acid amin cố định cho các phân tử
cùng loại.
[6]

Hình 3: a. Trình tự sắp xếp các gen chuỗi nặng trên nhiễm sắc thể số 14 ở người.
b. Hình ảnh phóng đại locus chuỗi nặng của IgG3 thể hiện trình tự exon -
intron.
Phân tử lượng của chuỗi 𝛾 là khoảng 58 kDa và chuỗi nhẹ (𝜅 và 𝜆) là khoảng 22kDa.
Các chuỗi được gắn với nhau nhờ cầu nối disulfur tạo thành phân tử IgG có phân tử lượng
khoảng 150kDa và có hệ số lắng là 7s. Trên điện di, lớp IgG di chuyển chậm nhất trong
các protein huyết thanh về phía cực âm của điện trường tức là vùng 𝛾 globulin hay
globulin miễn dịch 7s.[1]

Có bốn dưới lớp kháng nguyên khác nhau của IgG: IgG1 là phân lớp chính (67%
tổng số IgG), tiếp theo là IgG2 (22%), IgG3 (7%) và IgG4 (4%) [7]. Các phân lớp con
được phân biệt bởi sự khác nhau về trình tự acid amin trong vùng hằng định (Fc) của
chuỗi nặng 𝛾. Bên cạnh đó, một vài sự khác biệt khác về cấu trúc cũng góp phần phân
biệt các dưới lớp này với nhau, bao gồm:

- Độ dài của vùng bản lề.

- Số lượng liên kết disulfur liên chuỗi giữa các chuỗi nặng. Thông thường, IgG1 có hai
liên kết disulfur liên chuỗi; IgG2 và IgG4 có bốn liên kết disulfur liên chuỗi, trong khi
IgG3 có tới 11 liên kết disulfur liên chuỗi.[5] (Hình 4.b)

7
Hình 4: Đặc điểm cấu trúc của IgG và các phân lớp con.
a. Cấu trúc IgG. b. Sự khác nhau về số lượng cầu nối disulfur giữa các dưới lớp IgG.
4.1.2. Chức năng sinh học của IgG:

IgG có thời gian bán hủy là 23 ngày (trừ lớp dưới IgG3 là 7 ngày) vì vậy IgG là lớp
globulin miễn dịch thuận lợi nhất để truyền miễn dịch dịch thể thụ động. IgG cung cấp
phần lớn khả năng miễn dịch dựa trên kháng thể chống lại mầm bệnh xâm nhập và cũng
là loại opsonin tốt nhất trong bất kỳ loại kháng thể nào.[1]

Phản ứng ngưng kết và kết tủa

IgG có khả năng ngưng kết kháng nguyên đa hoá trị dưới dạng hạt hoặc gây kết tủa
kháng nguyên ở dạng hòa tan. Nhờ khả năng kết tủa, IgG giúp cho thực bào loại bỏ được
kháng nguyên hòa tan hữu hiệu. [1]

Vận chuyển qua nhau thai

Lớp IgG là lớp globulin miễn dịch duy nhất đi qua được nhau thai, nhờ đó mẹ truyền
thụ khả năng miễn dịch cho bào thai. Sau khi sinh 3-4 tháng, trẻ mới bắt đầu tự tổng hợp
IgG của chính bản thân. Người ta đã chứng minh cơ chế vận chuyển IgG qua nhau là nhờ
phần Fc vì trên thực nghiệm các mảnh F(ab’)2 và Fab không qua được nhau thai.

Cũng chính do sự vận chuyển IgG qua nhau thai nên khi mẹ đã mẫn cảm tạo kháng
thể chống Rh trong lần mang thai trước sẽ gây bệnh tiểu huyết sơ sinh ở thai như Rh+
trong lần mang thai sau. [1]

Sự opsonin hóa

Phân tử kháng thể thuộc lớp IgG khi liên kết với êpitôp ở phần Fab thì phần Fc sẽ có
khả năng opsonin và gắn vào cũng thụ thể Fc (FcR) có trên bề mặt đơn nhân thực bào,
bạch cầu trung tính và nhờ đó các kháng nguyên bị thực bào hiệu quả hơn. [1]

Gây độc tế bào phụ thuộc kháng thể (ADCC - antibody dependent cell mediated
cytotoxicity)

8
Là lớp có vai trò quan trọng trong cơ chế ADCC. Trong trường hợp các vi sinh vật
hay tế bào ung thư có êpitôp đặc hiệu với kháng thể lớp IgG sẽ được phần Fab nhận
điện, phần Fc sẽ được các tế bào NK cho tín hiệu gây hủy diệt vi sinh vật hay tế bào ung
thư. Khác với hiện tượng opsonin hóa, trong cơ chế ADCC không xảy ra hiện tượng thực
bào.[1]

Hoạt hóa bổ thể

Kháng thể lớp IgG sau lúc kết hợp với kháng nguyên đặc hiệu sẽ có khả năng hoạt
hóa bổ thể (trừ dưới lớp IgG4). Có các hoạt tính sinh học sau: opsonin hóa, gây thủng
màng, các chất có tính hóa hướng động, các phản vệ tố ...[1]

Trung hòa độc tố

Có khả năng tốt nhất trong việc trung hòa một số độc tố như độc tố uốn ván, bạch
hầu, botulis kể cả nọc rắn, nọc bọ cạp. Cơ chế là phong tỏa vị trí hoạt động gây bất hoạt
và độc tố sẽ trở nên vô hại. Do lớp IgG có số lượng lớn, thời gian bán hủy dài nhất nên
đây là lớp kháng thể chủ yếu dùng trong miễn dịch thụ động chống lại các độc tố và nọc
độc.[1]

Bất động vi khuẩn và trung hoà siêu vi

Có khả năng bất động đối với nhiều vi khuẩn di động do kháng thể đặc hiệu đối với
roi hay lông của các vi khuẩn khiến chúng mất khả năng di chuyển. Với siêu vi khuẩn và
một số vi khuẩn, kháng thể lớp IgG có thể phong tỏa việc bám của siêu vi lên các thụ thể
đặc hiệu hoặc hạn chế sự xâm nhập và tràn lan của chúng. Kết quả là hạn chế sự lan tràn
đi xa của vi khuẩn, đồng thời tạo điều kiện tiêu diệt vi khuẩn bằng các cơ chế khác. [1]

4.2. Globulin miễn dịch A hoặc IgA


4.2.1. Cấu trúc phân tử IgA

IgA được sản xuất bởi các tế bào B nằm trong màng nhầy (chẳng hạn ống tiêu hoá và
đường hô hấp) của cơ thể. Chuỗi nặng của IgA là chuỗi . Phân tử lượng của đơn phân tử
IgA là 165 kDa, hệ số lắng là 7s. Hai phân tử IgA được nối với nhau và liên kết với một
loại protein đặc biệt cho phép phân tử IgA mới hình thành được tiết ra khắp các tế bào
biểu mô lót ống dẫn và cơ quan khác nhau.[1]

Ở trong dịch tiết IgA ở dạng kép (dimer) nhờ sự nối kết của chuỗi J và còn có thêm
mảnh S hay cấu tử tiết (secretory component). Mảnh S có phân tử lượng 70 kDa được sản
xuất từ các tế bào niêm mạc, đóng vai trò trong việc giữ cho hai đơn vị IgA liên kết chặt
nhau, tạo ra dạng IgA kép và bảo vệ IgA tránh bị phân hủy trong môi trường mô cơ thể,
cung cấp khả năng liên kết với các tế bào và chất lạ khác.[1]

IgA được chia làm 2 dưới lớp là IgA1 (chiếm 93%) và IgA2 (chiếm 7%) [1], phân biệt
bởi sự khác biệt về trình tự acid amin trong vùng cố định của chuỗi nặng α. Khác với
IgA1, các chuỗi nặng và nhẹ của IgA2 không nối với nhau bằng các cầu disulfur mà bằng

9
liên kết không đồng hóa trị. IgA2 có ít
trong huyết thanh, nhiều trong các dịch
tiết. (Hình 5)

Hình 5: Cấu trúc IgA1 và IgA2

4.2.2. Chức năng sinh học của IgA

Lớp IgA có thời gian bán hủy khoảng 5,5 ngày. Hoạt tính chủ yếu là các IgA có
trong các dịch tiết, trên niêm mạc. Vai trò của IgA trong huyết tương chưa được hiểu rõ. [1]

Bảo vệ màng niêm mạc

IgA tồn tại ở dạng dimer (hai đơn vị IgA kết nối bằng mảnh S), làm cho IgA đặt biệt
hiệu quả trong việc bảo vệ màng niêm mạc bằng các cách: ngăn chặn xâm nhập của vi
khuẩn và virus, ngăn chặn giao thoa màng niêm mạc, kích thích tiết mủ và nước tiểu,
tham gia cơ chế miễn dịch cục bộ.

Khả năng diệt khuẩn

Lớp IgA không hoạt hóa bổ thể nhưng người ta nhận thấy kháng thể lớp IgA với sự
có mặt của lysozyme có thể diệt một số vi khuẩn gram âm. Chúng ta cũng biết rằng
lysozyme có nhiều trong các dịch tiết.[1]

Hoạt tính kháng siêu vi

Kháng thể lớp IgA có thể ngăn cản sự xâm nhập của siêu vi vào các tế bào đích cũng
như có khả năng ngưng kết siêu vi khuẩn xâm nhập qua đường niêm mạc.[1]

Tương tác với hệ thống miễn dịch

Có khả năng tương tác với hệ thống miễn dịch và các kháng thể khác, kích thích
miễn dịch mạnh mẽ.

Tồn tại trong nhiều dạng

Không chỉ ở dạng dimer mà còn có dạng monomer, tetramer và polymeric. Giúp
thích ứng trong nhiều môi trường khác nhau, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh và duy
trì cân bằng miễn dịch.

10
4.3. Globulin miễn dịch M hoặc IgM
4.3.1. Cấu trúc phân tử IgM

IgM là các globulin miễn dịch vĩ mô pentameric hoặc hexameric, được bảo tồn cao
trong quá trình tiến hóa. Ban đầu được biểu hiện trong quá trình tạo tế bào B và là kháng
thể đầu tiên được tiết ra sau khi tiếp xúc với các kháng nguyên lạ. Ngoài ra, đây là loại
globulin miễn dịch đầu tiên được tổng hợp bởi trẻ sơ sinh.[4]

IgM có mười miền liên kết kháng nguyên (pentamer) hoặc mười hai (hexamer) bao
gồm các chuỗi nặng µ ghép đôi với bốn miền cố định, mỗi miền có một miền biến đổi
duy nhất, được ghép nối với hai chuỗi nhẹ κ hoặc hai chuỗi nhẹ tương ứng.[5,8]

Là một monome, IgM hiện diện trên bề mặt tế bào B. Do đó, IgM đơn phân được gọi
là IgM gắn màng, được ký hiệu là mIgM. Ngược lại, IgM do tế bào plasma tiết ra ở dạng
ngũ giác. Dạng pentameric của IgM có trong máu và dịch tiết của cơ thể.

Pentamer IgM chứa một polypeptide liên kết với Fc bổ sung được gọi là chuỗi nối
được chỉ định là chuỗi J, giúp ổn định cấu trúc pentameric cho phép liên kết với một số
thụ thể và được thêm vào ngay trước khi tiết pentamer.

Hình 6: (a) IgM monome


(b) IgM pentamer

4.3.2. Chức năng sinh học của IgM

IgM có thời gian bán hủy là khoảng 5 ngày. Ngoài dạng dịch thể (dạng năm phân
tử), IgM còn có trên bề mặt tế bào B (ở dạng đơn phân tử) đóng vai trò thụ thể của kháng
nguyên.

Kháng thể thuộc lớp IgM được sản xuất bởi kháng nguyên không lệ thuộc tuyến ức.
Với các kháng nguyên lệ thuộc tuyến ức thì IgM là lớp globulin được sản xuất sớm nhất
sau sơ nhiễm, bởi vậy IgM đặc hiệu tăng cao là một chỉ dẫn mới tiếp xúc với kháng
nguyên gần đây. Ngoài ra còn có thể chẩn đoán nhiễm khuẩn bào thai như
Toxoplasmosis, giang mai, rubella, nhiễm cytomegalovirus và nhiễm HIV. [1]

Ngưng kết

IgM có khả năng ngưng kết mạnh nhất bởi vì có nhiều hóa trị cho phép tạo nên các
cầu nối giữa các epitope ở xa nhau và thuộc các phân tử hay các kháng nguyên dạng hạt
khác nhau cũng như các kháng nguyên có cấu tạo epitope lặp đi lặp lại (các
polysaccharide).[1]

11
IgM chủ yếu chịu trách nhiệm cho việc kết tụ hoặc kết dính các tế bào hồng cầu nếu
người được truyền máu nhận được máu không tương thích với nhóm máu của họ.[1]

Hoạt hóa bổ thể

IgM là kháng thể hiệu quả nhất trong việc kích hoạt hệ thống bổ thể. Do hoạt hóa bổ
thể cần ít nhất hai vùng Fc ở gần nhau nên cấu trúc ngũ giác của một phân tử IgM đáp
ứng yêu cầu này. Mặc dù ái lực liên kết kháng nguyên của kháng thể IgM thường thấp
hơn IgG, nhưng tính đa trị của chúng cho phép liên kết ái lực cao và gắn kết hiệu quả với
bổ thể để tạo ra sự ly giải tế bào phụ thuộc bổ thể.

Cùng với sự sản xuất sớm nhất trong đáp ứng miễn dịch, khả năng ly giải cao do hoạt
hóa bổ thể của IgM đã làm cho lớp kháng thể này có vai trò quan trọng trong bảo vệ sớm
các nhiễm khuẩn trong lòng mạch. Tuy nhiên các khả năng trung hòa độc tố, phong toả vi
khuẩn và siêu vi khuẩn của IgM không mấy hữu hiệu.[1]

4.4. Globulin miễn dịch E hoặc IgE


4.4.1. Cấu trúc phân tử IgE:

IgE là một glycoprotein có trọng lượng 190 kDa, tồn tại dưới dạng monome và là
kiểu kháng thể ít phổ biến nhất trong huyết tương (dưới 1%).

IgE là một monome gồm hai chuỗi nặng ε và hai chuỗi nhẹ κ hoặc hai chuỗi nhẹ l
được liên kết bởi nhiều liên kết disulfur[4]. Chuỗi nặng có năm vùng, một vùng biến đổi và
năm vùng hằng định. Vùng đầu C của chuỗi nặng ε được tạo thành từ bốn vùng Cε, mỗi
miền được mã hóa bởi một trong các exon Cε1 đến Cε4. Chuỗi nhẹ có hai miền, một
miền biến đổi và một miền hằng định. Vùng CH4 duy nhất hạn chế sự liên kết của IgE với
các thụ thể có ái lực cao (Fcε-RI) trên bề mặt của bạch cầu ái kiềm và tế bào mast, chứa
các hạt heparin và histamine được tạo hình sẵn. Vùng bản lề không có trong cấu trúc của
IgE.[9]

Kháng thể IgE được tổng hợp bởi các


tế bào plasma. Sau khi tổng hợp ra IgM sẽ
là "sự chuyển đổi isotype" để sản xuất ra
IgE phù hợp với các đặc tính kháng nguyên
trong tế bào. Quá trình này đòi hỏi sự tương
tác trên bề mặt tế bào giữa các tế bào
lympho B và lympho T, cũng như các yếu
tố hòa tan từ các loại tế bào khác nhau.
Trong quá trình chuyển đổi isotype, DNA
bộ gen của tế bào plasma được cắt ghép nối
từ lớp IgM thành lớp IgE.[9]
Hình 7: Cấu trúc của IgE

4.4.2. Chức năng sinh học của IgE

12
Phòng vệ chống lại giun ký sinh

Các tế bào trợ giúp T sẽ tiết ra các cytokine như IL-4 và kích thích tế bào B tiết ra
kháng thể IgE. Sau đó kháng thể IgE phủ lên bề mặt của giun ký sinh bằng cách liên kết
với các kháng nguyên bề mặt của nó. Các kháng thể IgE liên kết này sau đó được nhận
biết thụ thể Fcε có trên bạch cầu ái toan, chúng liên kết với vùng Fc của IgE liên kết với
giun.[4,9]

Điều hòa các phản ứng dị ứng

Khi tiếp xúc với chất gây dị ứng lần đầu tiên, tế bào B sẽ được kích hoạt và biến đổi
thành tế bào plasma sản xuất IgE, sau đó liên kết với các thụ thể Fc trên tế bào ưa bazơ và
dưỡng bào. Vì vậy trong lần tiếp xúc sau các kháng thể IgE liên kết chéo, kích hoạt giải
phóng chất trung gian hoạt động (histamine, heparin). Những chất trung gian này ảnh
hưởng đến mắt, mũi, họng, phổi, da và đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như chảy
nước mắt, ngứa, hắt hơi, sổ mũi, phát ban và nhịp tim bất thường. Nồng độ IgE tăng cao
trong cơ thể có thể cho thấy khả năng xảy ra phản ứng dị ứng hoặc nhiễm ký sinh trùng.

4.5. Globulin miễn dịch D hoặc IgD


4.5.1. Cấu trúc phân tử IgD

IgD được tìm thấy ở nồng độ thấp trong huyết thanh (chiếm 0.25%). Với khối lượng
phân tử tương đối là 185 kDa[11] và tương đồng với một globulin miễn dịch khác, IgE [11].

Trong màng sinh chất của tế bào lympho B chưa trưởng thành, IgD chiếm khoảng
1% tổng số protein hiện tại. Nó thường được biểu hiện cùng với một loại kháng thể bề
mặt khác là IgM. Sự đồng biểu hiện này xảy ra ở phần lớn các tế bào B, IgD và IgM đều
đặc hiệu với cùng một kháng nguyên, có thể quan sát thấy khi các tế bào B trưởng thành
và chuyển từ tủy xương đến các mô bạch huyết ngoại vi [13].

Cấu trúc của IgD gần giống với cấu trúc của globulin miễn dịch khác. IgD dịch tiết
được đặc trưng bởi cấu trúc đơn phân (monomer) của nó, bao gồm hai chuỗi nặng thuộc
lớp delta (δ), hai chuỗi nhẹ Ig, có hệ số lắng đọng xấp xỉ 7S, và có thể bị phân mảnh
thành các đoạn Fab và Fc.

Cấu trúc này có hai vùng liên kết kháng nguyên giống
hệt nhau và có hóa trị bằng 2. Vùng thay đổi của cả hai
chuỗi nằm ở đầu N của chúng. IgD trên bề mặt tế bào B có
thêm acid amin ở đầu C để neo vào màng [14] cũng như liên
kết với chuỗi  và β.[15] Hình 8: Cấu trúc của
IgD

Phân tử IgD có một vùng “bản lề” dài (giữa Fab và Fc) làm cho phân tử này dễ bị
phân hủy do phân giải protein khi tạo ra các đoạn Fab và Fc và cũng làm cho phân tử trở nên
linh hoạt, tăng cường liên kết kháng nguyên [16].

13
4.5.2. Chức năng sinh học của IgD

Vai trò của IgD bề mặt tế bào lympho B là thụ thể kháng nguyên. Thời gian bán hủy
của IgD chỉ khoảng 2,8 ngày và hàm lượng trong dịch thể thấp nên trong chống nhiễm
khuẩn không đáng kể và chưa được chứng minh. IgD cũng không có khả năng hoạt hóa
bổ thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Phạm Hoàng Phiệt. (2006). Miễn dịch - Sinh lý bệnh. Nhà xuất bản y học TP
HCM.

[2] Văn Đình Hoa, Nguyễn Ngọc Lanh. (2011). Sinh lý bệnh và miễn dịch. Nhà xuất
bản y học Hà Nội.

[3] Võ Ngọc Quốc Minh, Phạm Lê Huy. (2023). Miễn dịch đại cương. Nhà xuất bản
y học TP HCM.

[4] Gene Mayer. (2017). Immunology - Chapter 4: Immunoglobulins - structure and


function. In: Microbiology and Immunology On-line, Hunt, R.C. editor.

[5] Roohi Bansal. (2021). Antibodies and their role in therapeutics.

[6] Farouk Shakib (1990). The Human Igg Subclasses: Molecular Analysis of
Structure, Function and Regulation. England: Pergamon Press plc.

[7] Steward, M.W. (1984). Antibodies: Their structures and function. London:
Chapman and Hall.

[8] Bruce A. Keyt, Ramesh Baliga, Angus M. Sinclair, Stephen F. Carroll and
Marvin S. Peterson. (2020). Structure, Function, and Therapeutic Use of IgM
Antibodies. doi: 10.3390/antib9040053

[9] Sargar Aryal. (2024).Immunoglobulin E (IgE) – Properties, Structure and


Functions. Online Micribiology Notes

[10] Nguyễn Nghiêm Luật. (2020). Vai trò của IgE toàn phần huyết thanh (TIgE)
trong sàng lọc dị ứng.

[11] Rogentine, G. N., Rowe, D. S., Bradley, J. A., Waldmann, T. A., & Fahey, J. L.
(1966). Metabolism of human immunoglobulin D (IgD). The Journal of clinical
investigation, 45(9), 1467-1478.

14
[12] Waldmann, T. A., Iio, A., Ogawa, M., McIntyre, O. R., & Strober, W. (1976).
The metabolism of IgE: studies in normal individuals and in a patient with IgE
myeloma. The Journal of Immunology, 117(4), 1139-1144.

[13] Liu, Y. J., de Bouteiller, O., Arpin, C., Brière, F., Galibert, L., Ho, S., ... &
Lebecque, S. (1996). Normal human IgD+ IgM− germinal center B cells can express
up to 80 mutations in the variable region of their IgD transcripts. Immunity, 4(6),
603-613.

[14] Takahashi, N., Tetaert, D., Debuire, B., Lin, L. C., & Putnam, F. W. (1982).
Complete amino acid sequence of the delta heavy chain of human immunoglobulin D.
Proceedings of the National Academy of Sciences, 79(9), 2850-2854.

[15] Spiegelberg, H. L. (1977). The structure and biology of human IgD.


Immunological reviews, 37(1), 3-24.

[16] Putnam, F. W., Takahashi, N., Tetaert, D., Debuire, B., & Lin, L. C. (1981).
Amino acid sequence of the first constant region domain and the hinge region of the
delta heavy chain of human IgD. Proceedings of the national academy of sciences,
78(10), 6168-6172.

15

You might also like