Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT HÌNH SỰ

Kiểm tra
Môn học: Lý luận và Kỹ năng định tội
Lớp: HS46B2
Nhóm 4

ST
Họ và tên MSSV
T

1 Trần Nguyễn Thanh Thảo 2153801013243

2 Nguyễn Diễm Thùy 2153801013248

3 Trần Nguyễn Anh Thư 2153801013260

4 Phan Nguyễn Minh Thy 2153801013262

5 Nguyễn Hà Trang 2153801013266

6 Trần Nguyễn Ngọc Huyền Trân 2153801013275

7 Trương Thị Tố Trinh 2153801013277

8 Trần Lập Thanh Trúc 2153801013280

9 Dương Ngọc Hà Vi 2153801013289

10 Đỗ Ngọc Thảo Vy 2153801013293

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 11 năm 2023.


BÀI TẬP 1:
1. Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội?
Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội trong vụ án trên là:
Tình tiết 1:
- Chủ thể: Người có chức vụ quyền hạn.
- Hành vi: Nhóm CSGT lợi dụng quyền hạn tắt màn hình hiển thị kết quả bên ngoài
nhằm giữ lại biển số đẹp. Yêu cầu người dân bấm lại biển nếu bấm được biển số
đẹp. Nhóm cán bộ dùng tài khoản quyền lãnh đạo trên phần mềm (do cấp trên là
ông Q đưa), chuyển biển số đẹp vào "kho" ở trạng thái "chưa hoàn thành". Khi cần
cấp biển số đẹp cho chủ xe nào thì CSGT sẽ can thiệp, lấy từ "kho" ra.
- Công cụ: quyền hạn đối với hệ thống bấm biển số; quyền lãnh đạo trên phần mềm.
- Hậu quả: Lượng lớn biển số đẹp bị nhóm CSGT lấy để thực hiện mục đích cá
nhân.
Tình tiết 2:
- Chủ thể: Người có quyền hạn hành vi
- Hành vi: Ông Q, anh A và K có nhận tiền từ anh B để cấp biển số đẹp cho một số
người có nhu cầu, số tiền mỗi trường hợp 10 triệu đến 20 triệu đồng tuỳ biển số.
- Công cụ: Những biển số đẹp mà nhóm CSGT lấy được trong khi làm nhiệm vụ
bấm biển.
- Hậu quả: Thu lợi bất chính qua trao đổi số biển số đẹp cho những người có nhu
cầu.
Tình tiết 3:
- Chủ thể: chủ thể thường
- Hành vị: Anh B môi giới cho những người có nhu cầu biết đến ông Q để xin được
biển số đẹp.
- Hậu quả: Thu lợi bất chính từ việc môi giới thành công những người cần biển số
đẹp cho Ông Q, anh A và K
2. Nêu những cấu thành tội phạm (với các tội danh cụ thể) mà người tiến hành tố
tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với hành vi của Q, A, K,
L, E trong vụ án này.
Tội lạm quyền chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355)
- Khách thể: xâm phạm hoạt động đúng đắn của Nhà nước, tài sản của cơ quan, tổ
chức cá nhân
- Chủ thể: chủ thể đặc biệt (là người có chức vụ quyền hạn)
- Mặt khách quan:
Hành vi: sử dụng chức vụ quyền hạn của mình để lấy các biển số đẹp vì động cơ
cá nhân
+ Hậu quả: gây thiệt hại cho người dân
+ Mối quan hệ nhân quả: đơn trực tiếp
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý. Động cơ của Q, A, K, L, E là vì vụ lợi

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356)
- Khách thể: xâm phạm hoạt động đúng đắn của Nhà nước, tài sản của cơ quan, tổ
chức cá nhân
- Chủ thể: chủ thể đặc biệt
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: sử dụng chức vụ quyền hạn của mình để lấy các biển số đẹp vì động
cơ cá nhân
+ Hậu quả: Gây thiệt hại khác cho quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân
khác trong xã hội
Mối quan hệ nhân quả: đơn trực tiếp
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý. Động cơ của Q, A, K, L, E là vì động cơ cá nhân khác.

Tội nhận hối lộ (Điều 354):


- Khách thể: hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức ngoài
nhà nước.
- Mặt khách quan: Hành vi: lợi dụng chức vụ quyền hạn làm việc vì lợi ích của
người đưa hối lộ là tiền
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp + Động cơ vụ lợi
- Chủ thể: tội nhận hối lộ có chủ thể đặc biệt, người có năng lực trách nhiệm hình
sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, là người có chức vụ quyền hạn và lợi
dụng chức vụ, quyền hạn để nhận hối lộ
Tội tham ô tài sản (Điều 353):
- Khách thể: hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước, tổ chức trong lĩnh vực
quản lý tài sản + quan hệ sở hữu
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản được giao để chiếm đoạt tài
sản mình đang quản lý
+ Hậu quả: gây thiệt hại về tài sản từ 2 triệu đồng trở lên
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp + Động cơ vụ lợi
- Chủ thể: tội tham ô tài sản có chủ thể đặc biệt, là người có năng lực trách nhiệm
hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, là người có chức vụ quyền hạn và lợi
dụng chức vụ, quyền hạn để nhận hối lộ.
3. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của Q, A, K, L, E trong vụ án. Giải thích?
- Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355): hành vi vượt
ra khỏi phạm vi quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản thực hiện dưới 3 hình
thức: cưỡng đoạt, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm. Tuy nhiên trong trường hợp này Q,
A, K, L, E thực hiện hành vi trong phạm vi quyền hạn của mình (cấp biển số xe)
chứ không thực hiện hành vi khác ngoài quyền hạn của mình → không đủ dấu
hiệu cấu thành tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355).
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356): nhóm
CSGT (Q, A, K, L, E) đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình làm trái
công vụ, tức là người phạm tội sử dụng quyền hạn trong phạm vi công tác của
mình làm trái với chức năng, nhiệm vụ được giao, vi phạm hoạt động đúng đắn
của phòng cảnh sát giao thông tỉnh AG: nếu người dân bấm được biển số đẹp thì
tắt màn hình, yêu cầu bấm lại chuyển biển số đẹp vào “kho”. Khi cần biển đẹp thì
can thiệp lấy từ “kho” ra → Đủ dấu hiệu cấu thành tội lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trong khi thi hành công vụ.
- Tội nhận hối lộ (Điều 354): Q, A, K đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn
qua trung gian nhận tiền (10 triệu đến 20 triệu đồng) cho chính bản thân họ để làm
việc vì lợi ích theo yêu cầu người đưa hối lộ. Cụ thể, ông Q, A, K có nhận tiền từ
anh B để cấp biển số đẹp cho một số người có nhu cầu, số tiền mỗi trường hợp 10
triệu đến 20 triệu đồng tuỳ biển số. → Đủ dấu hiệu cấu thành tội nhận hối lộ.
- Tội tham ô tài sản (Điều 353): hành vi khách quan của tội này là hành vi chiếm
đoạt tài sản người phạm tội phải lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản được giao để
chiếm đoạt tài sản mình đang quản lý, biến tài sản được giao quản lý thành tài sản
cá nhân. Tài sản bị chiếm đoạt phải là tài sản của nhà nước. Tuy nhiên căn cứ theo
Điều 54 Luật giao thông đường bộ năm 2008, biển số xe là công cụ hữu hiệu để
nhà nước quản lý đối với các phương tiện giao thông xe cơ giới, đồng thời xác
định quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân đối với phương tiện xe cơ giới (là tài sản
của cá nhân, tổ chức, cụ thể là thông qua việc chi trả với số tiền từ 10 triệu đến 50
triệu đồng).
→ không đủ dấu hiệu cấu thành tội tham ô tài sản (Điều 353)
- Q, A, K, L, E phạm Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công
vụ (Điều 356)
+ Khách thể: xâm phạm hoạt động đúng đắn của Nhà nước, tài sản của cơ quan, tổ
chức cá nhân
+ Chủ thể: Chủ thể đặc biệt ( Q, A, K, L, E là có đầy đủ NLTNHS, đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự và có chức vụ quyền hạn)
+ Mặt khách quan:
Hành vi: Q, A, K, L, E đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình
vì vụ lợi và động cơ cá nhân để lấy biển số đẹp theo ý muốn. Cụ thể: Để giữ lại
biển số đẹp nhóm CSGT đã tắt màn hình hiển thị kết quả bên ngoài. Yêu cầu
người dân bấm lại biển nếu bấm được biển số đẹp. Nhóm cán bộ dùng tài khoản
quyền lãnh đạo trên phần mềm (do cấp trên là ông Q đưa), chuyển biển số đẹp vào
"kho" ở trạng thái "chưa hoàn thành". Khi cần cấp biển số đẹp cho chủ xe nào thì
CSGT sẽ can thiệp, lấy từ "kho" ra. Trong đó, Ông Q giữ lại khoảng 50 biển số
đẹp. Ông A xin cấp trên cấp 20 biển số ôtô đẹp. Anh L và anh E là cán bộ trực tiếp
thực hiện việc cấp biển số xe cho người dân và đã thực hiện hành vi chuyển các
biển số đẹp vào kho cho ông Q, Anh A và anh K lấy cho người quen khi họ đến
đăng ký xe.
Hậu quả: Gây thiệt hại cho uy tín của Nhà nước, gây thiệt hại khác cho
quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân khác trong xã hội
+ Mặt chủ quan: Lỗi cố ý. Người phạm tội vì động cơ cá nhân khác mà thực hiện
hành vi của mình, thấy được hậu quả của hành vi và mong muốn cho hậu quả xảy ra

- Q, A, K phạm Tội nhận hối lộ (Điều 354):


+ Khách thể: Quan hệ về quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân, những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa
+ Mặt khách quan: Q, A, K đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn qua trung
gian nhận tiền (10 triệu đến 20 triệu đồng) cho chính bản thân họ để làm việc vì lợi ích
theo yêu cầu người đưa hối lộ. Cụ thể, ông Q, A, K có nhận tiền từ anh B để cấp biển số
đẹp cho một số người có nhu cầu, số tiền mỗi trường hợp 10 triệu đến 20 triệu đồng tuỳ
biển số, đây là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm.
+ Chủ thể: Chủ thể đặc biệt (người có chức vụ quyền hạn)
+ Mặt chủ quan: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội, thấy được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra (lỗi cố ý trực tiếp)
BÀI TẬP 2:
1. Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội?
- Chủ thể: chủ thể thường (B đã đủ tuổi chịu TNHS và có năng lực TNHS đầy đủ
theo quy định của BLHS 2015).
- Hành vi: B chuẩn bị một số xấp tiền (mỗi xấp tiền B để một tờ tiền thật phía
trên, một tờ tiền thật phía dưới, ở giữa để tiền âm phủ). Khi đến gặp anh A để nhận
hàng, B lấy những xấp tiền được chuẩn bị từ trong túi xách đeo chéo ra để cho anh A
thấy nhằm tạo lòng tin rồi cất xấp tiền lại vào trong túi. Sau khi kiểm tra hàng xong, B
để gói hàng xuống chỗ để chân của xe gắn máy rồi lấy xấp tiền do mình chuẩn bị từ
trong túi ra đưa cho anh A. Khi anh A đang tháo dây thun kiếm tiền thì B tăng ga điều
khiển xe bỏ chạy.
- Thời gian: ngày 02/03/2023.
- Công cụ: tiền thật, tiền âm phủ.
- Phương tiện: chiếc xe gắn máy
- Hậu quả: chiếc iphone 13 bị lấy đi, không còn nằm trong sự quản lý của chủ sở
hữu là A nữa.
2. Nêu những cấu thành tội phạm (với các tội danh cụ thể) mà người tiến hành
tố tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với hành vi của
B trong vụ án này.
Cơ sở pháp lý:
- Điều 171, Điều 174, Điều 175 BLHS 2015
- Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2013 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, tiền
giả là những loại tiền làm giống như tiền Việt Nam nhưng không phải do Ngân hàng Nhà
Nước tổ chức in, đúc, phát hành → Do đó, tiền âm phủ không phải là tiền giả
● Tội cướp giật tài sản (Điều 171)
- Khách thể: quyền sở hữu taì sản
- Chủ thể: chủ thể thường
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: Có hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai và nhanh chóng.
Được hiểu là người phạm tội không cần che giấu hành vi chiếm đoạt tài sản của người
khác mà thực hiện trước mặt mọi người một cách táo bạo bất ngờ và dứt khoát trong một
thời gian rất ngắn, và người thực hiện hành vi phạm tội không dùng vũ lực.
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: lỗi cố ý trực tiếp
+ Mục đích: chiếm đoạt tài sản
● Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174)
- Khách thể: quyền sở hữu tài sản
- Chủ thể: chủ thể thường
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối đưa ra thông tin sai lệch mà người
phạm tội biết rõ là không đúng sự thật là cho người khác tin tưởng và tự nguyên giao
tài sản.
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: cố ý trực tiếp
+ Mục đích: mong muốn chiếm đoạt được tài sản thuộc sở hữu của người bị hại.
● Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175)
- Khách thể: quyền sở hữu tài sản.
- Chủ thể: chủ thể thường
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: Người phạm tội không thực hiện những gì đã cam kết với người bị hại
mà dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại
tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.
+ Hậu quả: Người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản của người bị hại có giá trị
từ 4.000.000 đồng trở lên hoặc theo trường hợp luật định.
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: cố ý trực tiếp
+ Mục đích: nhằm chiếm đoạt tài sản
3. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của B trong vụ án. Giải thích?
*Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS 2015)
Do đề bài không đề cập đến độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự của B nên
quy ước B đủ tuổi chịu trách nhiệm và có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Qua
các tình tiết thực tế có giá trị định tội như trên thì B phạm lỗi cố ý trực tiếp. Đối tượng tác
động là chiếc điện thoại Iphone 13 (trị giá 15 triệu đồng). Tuy nhiên, mặc dù B có hành
vi dùng sim điện thoại khuyến mãi để đặt hàng và chuẩn bị số lượng tiền âm phủ để đến
cửa hàng của A nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản là chiếc Iphone 13 (trị giá 15 triệu
đồng) nhưng B chưa thỏa mãn các cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Mặc dù B có hành vi gian dối là lấy tiền âm phủ ra để tạo lòng tin cho anh A; tuy nhiên,
sau khi thực hiện hành vi gian dối thì tài sản là chiếc điện thoại Iphone 13 vẫn chưa hoàn
tất việc chuyển giao quyền sở hữu sang B do lúc đó A chỉ đang tháo dây thun kiểm tiền
mà chưa thực hiện bất kỳ hành động gì để chứng tỏ chiếc điện thoại đã thuộc về B (thực
hiện các giấy tờ như phiếu giao hàng, phiếu bảo hành,...). Vì thế chiếc điện thoại vẫn còn
nằm trong sự quản lý của A. Bên cạnh đó, trong trường hợp này thì B đang lợi dụng sơ
hở của B là đang kiểm tiền để thực hiện việc chiếm đoạt chiếc điện thoại chứ A không
phải vì tin tưởng vào số tiền mà B chuẩn bị mà tự nguyện giao tài sản cho B. Do đó, B
không phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS 2015).

*Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS 2015)
 Khách thể: Quyền sở hữu chiếc điện thoại của A. Đối tượng tác động: Chiếc điện
thoại Iphone 13 trị giá 15 triệu đồng.
 Chủ thể: Chủ thể thường. B đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đủ năng lực
trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS 2015.
 Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. B mong muốn chiếm đoạt bằng được chiếc điện
thoại của A.
 Mặt khách quan:
Hành vi: Xét về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 BLHS
2015, hành vi thực hiện khách quan của B không cấu thành tội này.
Về mặt khách quan của Tội lạm dụng tín nhiệm tài sản yêu cầu người thực hiện
phải vi phải vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người
khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài
sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng không cố
tình trả. Khi đến gặp A để nhận hàng, B lấy những xấp tiền đã được chuẩn bị trước ra để
cho anh A thấy nhằm tạo lòng tin. Sau khi được giao chiếc điện thoại, B để hàng xuống
chỗ để chân của xe gắn máy rồi lấy xấp tiền đưa cho A để A kiểm tra, lợi dụng việc A
đang kiểm tra tiền, B phóng xe chạy mất.
Có thể thấy, hành vi của B không thỏa mãn điều kiện về hành vi cấu thành Tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175. B tiến hành đặt chiếc điện thoại Iphone
13 qua mạng và được hẹn để đến địa điểm để nhận hàng và giao tiền, giao dịch trên vốn
dĩ là nhằm giao chiếc điện thoại mà B đã đặt mua. Mục đích của hành vi là nhằm mua
chiếc điện thoại trên, chứ không phải là nhằm mục đích vay, mượn, thuê tài sản của A
hay nhận được tài sản của A bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ
trốn để chiếm đoạt tài sản.

*Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS 2015)


A phạm tội cướp giật theo khoản 1 Điều 171 BLHS 2015.
 Khách thể: Xâm phạm quyền sở hữu tài sản. Đối tượng tác động: Chiếc điện thoại
Iphone 13 trị giá 15 triệu đồng.
 Chủ thể của tội phạm: Chủ thể thường (B đã đủ tuổi chịu TNHS và có năng lực
TNHS đầy đủ theo quy định của BLHS 2015).
 Mặt chủ quan: lỗi: cố ý trực tiếp. B mong muốn chiếm đoạt chiếc điện thoại của A
và B thực hiện hành vi đến cùng.
 Mặt khách quan:
+ Hành vi: B đã chiếm đoạt được chiếc điện thoại Iphone một cách công khai và
nhanh chóng, thông qua thủ đoạn kẹp tiền thật bên ngoài và tiền âm phủ bên trong nhằm
tạo dựng lòng tin với A. B không che giấu hành vi của mình đối với A, A biết B đang
cầm chiếc điện thoại của mình trong tay để kiểm tra hàng, A cũng không nghi ngờ gì đối
với B mà cầm tiền B đưa. Sau khi B đưa xấp tiền cho A, lợi dụng sự sơ hở A đang đếm
tiền thì B tăng ga bỏ chạy nhanh chóng cùng với chiếc điện thoại di động.
+ Hậu quả: A bị mất chiếc điện thoại.
+ Mối quan hệ nhân quả: B thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là chiếc điện thoại
trị giá 15 triệu đồng.

You might also like