Trần Thị Kiều Trang - 725301171

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA SINH HỌC


----------------

BÁO CÁO THỰC TẬP THIÊN NHIÊN

Họ và tên: Trần Thị Kiều Trang Chữ kí:


Lớp: 72CLC Khóa: K72
Mã sinh viên: 725301171
Thời gian thực tập: từ 22/5/2024 đến 30/5/2024
Địa điểm: Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng

HÀ NỘI - 2024
Mục lục
I. Mở đầu ............................................................................................................... 3

1. Giới thiệu về vườn Quốc gia Cát Bà ........................................................ 3


2. Giới thiệu tổng quan về chuyến đi............................................................ 4

II. Phương pháp quan sát .................................................................................. 5


III. Kết quả thực tập ............................................................................................ 5

1. Tuyến Ao lươn – Ao ếch ............................................................................ 6


2. Tuyến Kim Giao – Ngự Lâm .................................................................... 8
3. Tuyến rừng ngập mặn và chợ ................................................................. 10
4. Tuyến Động Trung Trang ....................................................................... 13

IV. Kết luận ........................................................................................................ 16

Họ và tên: Trần Thị Kiều Trang – Lớp: K72CLC


I. Mở đầu
1. Giới thiệu về vườn Quốc gia Cát Bà
Vườn quốc gia Cát Bà, thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng được thành lập
vào tháng 3 năm 1986, là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng của Việt
Nam. Với hệ sinh thái đa dạng bao gồm rừng ngập mặn, rừng nguyên sinh, và các hệ thống
động thực vật phong phú, Vườn quốc gia Cát Bà không chỉ là điểm đến du lịch nổi tiếng
mà còn là nơi lý tưởng cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và thực tập sinh thái. Báo
cáo này tóm tắt quá trình và kết quả thực tập của chúng tôi tại Vườn quốc gia Cát Bà, nhằm
nghiên cứu và ghi nhận các đặc điểm hệ sinh thái, thực vật, động vật, cùng hướng thích
nghi của các sinh vật tại đây.
Về vị trí địa lý:
Vườn Quốc gia Cát Bà có tọa độ địa lý từ 2044’ đến 2052’ vĩ độ Bắc; từ 10659’
đến 10706’ kinh độ Đông.
Vườn quốc gia Cát bà với tổng diện tích tự nhiên là 16.196,8 ha, được chia làm 3
phân khu chức năng bao gồm:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 4.914,6 ha;
- Phân khu phục hồi sinh thái: 11.198,1 ha;
- Phân khu hành chính dịch vụ: 93,1 ha.
Vườn quốc gia Cát Bà nằm trên đảo lớn nhất của quần đảo Cát Bà, là trung tâm đa
dạng sinh học, địa chất, cảnh quan thiên nhiên, trung tâm du lịch của thành phố Hải Phòng.
Về địa hình, địa thế:
Đảo Cát bà có độ cao trung bình 100m, cao nhất là đỉnh Vọng (322 m), các đảo nhỏ
khác có đầy đủ các dạng địa hình của một miền Karst bị ngập trong nước biển.
Vườn quốc gia cát bà có các dạng đại hình chính như:
- Kiểu địa hình núi đá vôi
- Kiểu địa hình đồi núi đá phiến
- Kiểu địa dình thung lũng giữa núi
- Kiểu địa hình bồi tích ven biển

Họ và tên: Trần Thị Kiều Trang – Lớp: K72CLC


Về khí hậu, thủy văn:
Vườn quốc gia Cát bà thuộc chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng
trực tiếp khí hậu đại dương. Tuy nhiên trong vườn quốc gia cát bà cũng có sự khác nhau
về khi hậu trong phạm vi của vườn. Điều này xảy ra là do ảnh hưởng của các yếu tố như:
Độ cao, hướng phơi, thảm thực vật rừng,...
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23’C, lượng mua bình quân cả năm là 1.500-2.000
mm/năm. Độ ẩm không khí trung bình cả năm 86%
Vì có những đặc điểm địa lý, địa hình, khia hậu,.. nên Vườn quốc gia Cát bà cũng
rất đa dạng về các hệ sinh thái:
- Rừng tự nhiên mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi
- Rừng thứ sinh nghèo thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đa vôi
- Rừng ngập mặn ven biển
- Các dạng hồ nước mặn giữa núi
- Các bài triều xung quanh đảo
...
Đa dạng sinh học của vườn quốc gia
Về thực vật: xác định được 1588 loài thực vật bậc cao thuộc 842 chi, 186 họ thực
vật khác nhau. Trong đó có đến 58 loài nằm trong sách đỏ của Việt nam, và có 29 loài
trong sách đỏ thế giới (IUCN, 2004), nhóm cây làm thuốc 1061 loài.
Về động vật: có 343 loài động vật trên cạn bao gômg: 58 loài thú; 205 loài chim;
55 loài bò sát và 25 loài, trong đó có 26 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam, 34 loài quý hiếm
theo nghị định 32/CP/2006.
Vườn Quốc gia Cát Bà không chỉ mang ý nghĩa to lớn về mặt bảo tồn sinh học mà
còn có giá trị kinh tế về mảng dịch vụ du lịch cực kì lớn, thu hút nhiều lượng khác du lịch
trong nước và quốc tế hằng năm.
2. Giới thiệu tổng quan về chuyến đi
- Diễn ra từ 22/05/2024 – 26/05/2024
- Lĩnh vực nghiên cứu: Đảo Cát Bà.

Họ và tên: Trần Thị Kiều Trang – Lớp: K72CLC


- Dụng cụ:
+ Vợt bắt cá và vợt côn trùng
+ Action bắt rắn
+ Pin đèn
+ Một số mẫu lưu trữ
- Môi trường khảo sát:
+ Tuyến 1: Nghiên cứu hệ sinh thái tuyến đường đi ao lươn-ao ếch và sinh
cảnh xung quanh vườn quốc gia Cát Bà.
+ Tuyến 2: Nghiên cứu hệ sinh thái tuyến đường đi rừng Kim Giao-Ngự
Lâm
+ Tuyến 3: Nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn và tham quan chợ Cát

+ Tuyến 4: Nghiên cứu đặc điểm hệ động và thực vật tuyến đường đi Động
Trung Trang

II. Phương pháp quan sát


Sử dụng các phương pháp quan sát khác nhau ở các tuyến khác nhau, với các động
thực vật khác nhau. Áp dụng phương pháp quan sát trực tiếp và ghi chép tại chỗ kết hợp
với phương pháp định tính để thu thập dữ liệu. Cụ thể:
- Phương pháp thu lượm, phương pháp dùng vợt bắt, phương pháp thu mẫu,…
- Tham gia các tuyến đi thực địa để quan sát hệ sinh thái và ghi nhận các loài thực
vật, động vật gặp trên đường.
- Sử dụng máy ảnh và máy quay phim để chụp ảnh, quay video làm tư liệu.
- Phỏng vấn các chuyên gia và người dân địa phương để thu thập thông tin bổ

III. Kết quả thực tập


- Quan sát được tất cả 58 mẫu. Trong đó gồm: 24 thực vật và 34 động vật.
- Mỗi tuyến có những sự tương đồng về loài sinh vật, tuy nhiên mỗi vùng khác
nhau sẽ có những đặc điểm riêng đặc biệt về từng vùng, từ đó sẽ có sự khác biệt
các loài, độ đa dạng, mật độ loài.

Họ và tên: Trần Thị Kiều Trang – Lớp: K72CLC


1. Tuyến Ao lươn – Ao ếch
1.1. Tổng quan về sinh cảnh
- Ngày 23/05/2024
- Thời gian: 7h20 – 11h
- Buổi: Sáng
- Thông tin về vị trí địa lý, khí hậu:
+ Nằm trong khu vực Vườn Quốc gia Cát Bà
+ Độ cao từ khoảng 60 – 100m
+ Nhiệt độ: 26 - 29 độ C
+ Độ ẩm: khoảng 75%
+ Thời tiết: Vừa mưa xong, nắng nhẹ

Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện rõ rệt ở từng đoạn đường. Hệ sinh thái có sự
nối tiếp nhau. Ở đoạn thứ nhất trên tuyến đi, quan sát được thú là sóc, các loài côn trùng,
động vật chân mềm trên các tán lá, dưới đất có nhiều lá rụng có các côn trùng, cuốn chiếu,..
Ở đoạn thứ 2 chủ yếu là đá vôi, do trời mưa nên bắt gặp được ít loài, nhất là lưỡng cư vì
nếu nắng chúng sẽ ra tắm nắng, đặc điểm sinh vật của khu vực này so với đoạn thứ nhất
thí ít đa dạng hơn một chút. Ở đoạn thứ 3, vào sâu trong rừng hơn, sự đa dạng và mật độ
sinh vật cũng cao hơn. Quan sát được nhiều loài động thực vật đa dạng hơn. Ở đoạn thứ 4
cũng có sự tương đương với đoạn thứ 3.
- Quan sát được 20 loài. Trong đó gồm 10 loài thực vật và 10 loài động vật
1.2. Thực vật

Họ và tên: Trần Thị Kiều Trang – Lớp: K72CLC


Như đã trình bày ngắn gọn ở trên, thực vật ở từng đoạn đường có sự đa dạng khác
nhau nhưng không quá nhiều, có sự trùng lặp về các loài giữa các đoạn, ví dụ như các cây
thân thảo, cây bụi. Thực vật tuyến đi này đa dạng, mật độ so với tuyến đi khác cũng cao
hơn. Thực vật ở đây nhiều loài và thuộc nhiều họ khác nhau như: Dâu tằm, Sim, Cà phê,
Cúc, Cam,...
1.3. Động vật

Giống như thực vật, động vật ở khu vực này cũng khá đa dạng, động vật ở đây chủ
yếu là các loài thân mềm, chân khớp, lưỡng cư, bò sát và thú. Bắt gặp một số loài như: Sóc,
ốc sên, cuốn chiếu, bọ que, ô rô, ếch cây, chim,…
Họ và tên: Trần Thị Kiều Trang – Lớp: K72CLC
2. Tuyến Kim Giao – Ngự Lâm
2.1. Tổng quan về sinh cảnh
- Ngày 23/05/2024
- Bắt đầu: 14h40 – 17h15
- Buổi: Chiều
- Thông tin về vị trí địa lý, khí hậu:
+ Nằm trong khu vực Vườn Quốc gia Cát Bà
+ Độ cao từ khoảng 40 – 225m
+ Nhiệt độ: khoảng 29 độ C
+ Độ ẩm: khoảng 77%
+ Thời tiết: Nắng
- Đất màu mỡ giàu chất hữu cơ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các
loài thực vật đa dạng, từ đó hỗ trợ nhiều loại động vật ăn cỏ và động vật ăn
thịt. Sự thay đổi về độ cao tạo ra vi khí hậu và môi trường sống đa dạng, dẫn
đến các quần xã thực vật và động vật khác nhau ở các độ cao khác nhau. Yếu
tố độ dốc và hướng: Những yếu tố này ảnh hưởng đến khả năng tiếp xúc với
ánh sáng mặt trời và khả năng thoát nước, ảnh hưởng đến các loại thực vật có
thể phát triển và các loài động vật sinh sống ở những khu vực này.
- Quan sát được 10 loài. Trong đó gồm 5 loài thực vật và 5 loài động vật
2.2. Thực vật
Khí hậu cận nhiệt đới với nhiệt độ tương đối ổn định thúc đẩy sự phát triển của các
loài thực vật đa dạng và duy trì các quần thể động vật khác nhau. Lượng mưa hàng năm
cao đảm bảo môi trường ẩm ướt, hỗ trợ một khu rừng rậm rạp, tươi tốt với tính đa dạng
sinh học cao.
Tuyến rừng Kim Giao nằm trên đảo Cát Bà bắt đầu từ Vườn quốc gia Cát Bà và kết
thúc tại đỉnh Ngự Lâm. Con đường mòn uốn lượn qua những tán cây xanh mát, với hệ sinh
thái đa dạng của khu vực. Dọc theo tuyến đường bắt gặp nhiều loài thực vật quý hiếm,

Họ và tên: Trần Thị Kiều Trang – Lớp: K72CLC


trong đó có cây kim giao. Cây kim giao là loài đặc trưng của Vương quốc gia Cát Bà, nó
tồn tại chủ yếu ở tuyến Kim Giao và Ngự Lâm.

Cây kim giao (tên khoa học: Nageia fleuryi) là một loài thực vật quý hiếm, được xếp
vào nhóm II trong Sách Đỏ Việt Nam. Loài cây này có thân gỗ nhỡ, cao từ 15-25m, tán
hình trụ. Lá kim giao dày, hình trái xoan ngọn giáo hoặc trứng, đầu nhọn dần đuôi nêm,
mép nguyên. Vỏ thân cây màu nâu xám và thường bong mảng.
Cây kim giao không chỉ có giá trị về mặt thẩm mỹ mà còn mang lại nhiều lợi ích cho
con người. Gỗ kim giao nhẹ, thớ mịn, vân đẹp, được sử dụng để làm đồ mỹ nghệ, đũa, và
xuất khẩu. Lá cây có thể sắc uống để chữa ho ra máu, sưng cuống phổi, và giải độc.
Sau khi chinh phục tuyến rừng Kim Giao, ta đến đỉnh Ngự Lâm, nơi có độ cao khoảng
hơn 225m so với mực nước biển. Ở đây quan sát được độ che phủ của núi rừng xung quanh,
ở độ cao này còn quan sát được ở tầng vượt tán có cây Cọ Hạ Long – một loài cây đặc hữu
của Việt Nam.
2.3. Động vật
Động vật ở rừng tuyến Kim Giao – Ngự Lâm đa dạng, trong quá trình quan sát, em
quan sát được các loài thuộc các ngành khác nhau: thân mềm, chân khớp, không xương
sống, có xương sống. Ví dụ:

Họ và tên: Trần Thị Kiều Trang – Lớp: K72CLC


+ Bọ cánh cứng: Tuyến Ngự Lâm - Kim Giao có nhiều loài bọ cánh cứng với
màu sắc và hình dạng đa dạng.
+ Bướm bướm:Bướm bướm là một trong những điểm nhấn của hệ sinh thái tại
Vườn quốc gia Cát Bà. Du khách có thể bắt gặp nhiều loài bướm với màu
sắc rực rỡ bay lượn trong khu rừng.
+ Rắn mối: Rắn mối là loài động vật ăn thịt có vai trò quan trọng trong việc
cân bằng hệ sinh thái.
+ Ngoài ra, tuyến Ngự Lâm - Kim Giao còn có nhiều loài động vật khác như:
ếch nhái, thằn lằn, chim chóc,...
+ Bọ que: Bọ que là loài côn trùng có khả năng ngụy trang tài tình, giúp chúng
hòa mình vào môi trường xung quanh.

Sự đa dạng của động vật tại tuyến Ngự Lâm - Kim Giao là một minh chứng cho hệ
sinh thái phong phú và nguyên vẹn của Vườn quốc gia Cát Bà. Việc bảo vệ và phát triển
du lịch sinh thái tại đây cần được quan tâm để gìn giữ và phát huy giá trị của khu vực này.
3. Tuyến rừng ngập mặn và chợ
3.1. Tổng quan về sinh cảnh
- Ngày 24/05/2024
- Bắt đầu: 7h20 – 11h
Họ và tên: Trần Thị Kiều Trang – Lớp: K72CLC
- Buổi: Sáng
- Thông tin về vị trí địa lý, khí hậu:
+ Nhiệt độ: 26 - 29 độ C
+ Độ ẩm: khoảng 75%
+ Thời tiết: Nắng nhẹ
- Quan sát được 17 loài. Trong đó gồm 5 loài thực vật và 12 loài động vật
3.2. Thực vật
Do đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn; chủ yếu là bùn lầy, độ mặn cao, chịu
tác động của thủy chiều lên xuống, nhiệt độ cao,.. nên ở rừng ngập mặn chỉ có một vài loài
thích ứng được với nó mới phát triển được. Trong quá trình quan sát, em thấy chủ yếu là
các cây chi mắm( Avicennia), sau đó đến Đước. Cây mắm là một nhóm các loài cây rừng
ngập mặn thuộc họ Mã đề (Verbenaceae).
- Cây mắm mọc thành cây bụi cao từ 2-3m. Thân cây mọc thẳng, có nhiều cành
nhánh, phân bố thành nhiều tầng tán. Phiến lá dày, màu xanh đậm, mặt trên bóng, mặt dưới
có nhiều lông tơ. Hoa mắm nhỏ, màu vàng hoặc trắng, mọc thành chùm ở đầu cành. Cây
mắm có các đặc điểm thích nghi như: rễ cọc của cây mắm phát triển mạnh, giúp cây bám
chặt vào lòng đất bùn và hút nước, dinh dưỡng; rễ thở của cây mắm mọc nhô lên khỏi mặt
bùn, giúp cây hô hấp trong điều kiện nước ngập. Lá cây mắm có lớp sáp dày trên bề mặt,
giúp hạn chế sự thoát nước và ngăn chặn sự xâm nhập của muối.

Họ và tên: Trần Thị Kiều Trang – Lớp: K72CLC


- Cây đước tên khoa học là Rhizophora spp. Thuộc họ Rhizophoraceae. Là cây thân
gỗ lớn, cao 2-3m. Thân tròn, mọc thẳng, vỏ dày màu nâu xám đến nâu đen. Trên thân có
nhiều vết nứt dạng ô vuông. Rễ cây đước là rễ chống, dài, mọc nhô ra khỏi mặt bùn, giúp
cây bám vào đất và lấy oxy. Quả đước dạng hình trụ dài, khi già sẽ tự rụng cắm thẳng
xuống lớp bùn rồi nhanh chóng mọc rễ và nảy mầm. Lá cây có lớp sáp dày giúp hạn chế
sự thoát nước và điều tiết lượng muối trong cây. Quả đước có khả năng nảy mầm ngay cả
khi chìm trong nước. Ven bờ rừng ngập mặn có một vài loài cỏ dại chủ yếu thuộc họ cúc
và một vài cây gỗ lớn.

- Trên bờ cũng có độ mặn nhất định, vì thế các cây sống trên bờ cũng có khả năng
chịu mặn nhất định. Em quan sát được một số cây như: Phượng đỏ, Hoa ngũ sắc.
3.3. Động vật
Động vật ở khu vực rừng ngặp mặn cũng có những đặc điểm thích nghi với đặc
trưng ở đây. Trong quá trình thực địa em quan sát được các loài như: Cá thòi lòi, các loại
ốc, tôm, cua, chim làm tổ trên cây mắm,.. Các loài ở đây có một số đặc điểm để thích nghi
như: khả năng bài tiết muối, các sinh vật phân giải lá cây rụng, nguồn khác thành mùn bã
hữu cơ để lấy chất dinh dưỡng, da và vảy của các loài có lớp phủ đặc biệt giúp ngăn chặn
sự thẩm thấu của muối ở trong nước. Chim thì chọn nơi trên cao ở rừng ngập mặn làm nơi
trú ngụ, linh hoạt trong việc di chuyển khi thủy triều lên xuống. Các loài hô hấp cả trên cạn
và dưới nước, qua các cơ quan hô hấp như phổi da để thích ứng với sự thay đổi mực nước

Họ và tên: Trần Thị Kiều Trang – Lớp: K72CLC


ở đây. Lối sống của các loài cũng có ảnh hưởng đến khả năng thích nghi, như cua, cá, tôm
sống trong các hang…

Trong các tuyến đi thực địa, rừng ngập mặn là tuyến đi đặc biệt khác so với 3 tuyến
đi còn lại. Đây là khu vực dưới nước, có nhiều đặc trưng riêng như bùn lầy, độ mặn cao,
dẫn đến việc sẽ kém đa dạng loài hơn so với các khu vực khác vì nguồn thức ăn ở đây
không phong phú để thu hút nhiều loài, cũng như sự thích nghi được cũng là một điều khó
khăn. Tuy nhiên theo quan sát và định lượng qua, em nhận thấy mật độ các loài sinh vật ở
rừng ngập mặn nhiều hơn so với các tuyến khác, nhưng độ đa dạng loài thì lại kém hơn.
4. Tuyến Động Trung Trang
- Ngày 24/05/2024
- Bắt đầu: 14h – 17h15
- Buổi: Chiều
- Thông tin về vị trí địa lý, khí hậu:

Họ và tên: Trần Thị Kiều Trang – Lớp: K72CLC


+ Có độ dài khoảng 300m, nằm trong thung lũng Trung Trang
+ Nhiệt độ: 27 - 29 độ C
+ Độ ẩm: khoảng 70%
+ Thời tiết: Nắng nhẹ, không quá gắt
- Do các yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,… mà sinh vật ngoài động có sự đa
dạng rõ rệt so với bên trong động.
- Quan sát được 22 loài ở cả trong và ngoài động. Trong đó gồm 12 thực vật và 10
động vật
4.1. Thực vật
- Bên ngoài động có nhiều loại cây thân gỗ, thân thảo, cây bụi, các loại cây
thân leo cuốn với mật độ khá dày, tạo nên sự “kín tán” cho khu vực bên ngoài động. Một
số loài thực vật như: Bướm bạc, Mẫu đơn trắng, Tre, một số loài thân leo, Rẻ quạt, Thảo
đậu khấu,…

- Bên trong động như phân tích ở trên, do các yếu tố vô sinh tác động làm cho
sự đa dạng của sinh vật trong đây kém đa dạng hơn ở ngoài. Theo quan sát chỉ thấy xuất
hiện một số loài thực chủ yếu là dương xỉ, rêu, một vài cây khác chưa định loại được. Các
thực vật này mọc theo vùng, chỉ ở những nơi có ánh sáng từ đèn do con người đặt vào. Nơi
nào gần sát nguồn sáng nhất thì thực vật sẽ phát triển mạnh mẽ hơn so với vùng ảnh hưởng
ít ánh sáng, những nơi không có ánh sáng thì sẽ không có thực vật sinh sống.

Họ và tên: Trần Thị Kiều Trang – Lớp: K72CLC


4.2. Động vật
Giống như thực vật, động vật ở khu vực động Trung Trang cũng có sự khác biệt rõ
rệt ở bên trong và bên ngoài. Theo quan sát, em thấy bên ngoài động có sự đa dạng hơn
nhiều so với bên trong:
- Bên ngoài động bắt gặp những loài chân khớp, bò sát, thân mềm, thú, lưỡng cư như:
sóc, chim sáo, cóc, cuốn chiếu, bọ que, thằn lằn bóng đuôi dài, cua, cá nhỏ, ốc.
- Bên trong động chỉ thấy Dơi và một số con vật rất nhỏ sống ở trong các khu vực có
thực vật phát triển.

Họ và tên: Trần Thị Kiều Trang – Lớp: K72CLC


Trên dọc đường đi đến động Trung Trang cũng đa dạng các loại thực vật khác nhau.
Một số cây do tự nhiên, cũng có một cây có thể do người dân trồng, chủ yếu là các cây
thân gỗ, cây bụi và một số loại cây khác thuộc các họ như Dâu tằm, Đậu, Cam,…
So sánh với các tuyến đi trước, có thể thấy khu vực động Trung Trang kém đa dạng
hơn rất nhiều, do đặc điểm khu vực hang động thường thiếu các nguồn năng lượng như ánh
sáng, nhiệt độ, độ ẩm. Chỉ có một số loài thích nghi được với đặc điểm khu vực này. Có
thể có một số loài động vật sẽ vào trong hang để trú ngụ chứ không sinh sống hẳn ở đây.

IV. Kết luận


Qua chuyến đi thực địa tại Vườn Quốc gia Cát Bà, em nhận thấy sự đa dạng hệ sinh
thái ở đây. Như đã trình bày ở trên, sự đa dạng của các loài sinh vật theo mọi chiều, điều
kiện khí hậu, thổ nhưỡng,… ở mỗi tuyến khác nhau dẫn đến sự khác nhau ở mỗi tuyến. Và
sự khác biệt rõ nhất thể hiện ở tuyến rừng ngập mặn so với các tuyến còn lại.
Vườn Quốc gia Cát Bà là nơi hội tụ đầy đủ các tiêu chí nghiêm ngặt của du lịch sinh
thái. Ở đây vừa có đầy đủ vẻ đẹp hoang sơ của hện sinh thái, sự hùng vĩ của thiên nhiên
cùng với sự độc đáo chỉ nơi đây mới có. Vườn Quốc gia Cát Bà có giá trị cao về đa dạng
sinh học còn nhiều hang động, núi rừng hùng vĩ góp phần tạo nguồn kinh tế từ dịch vụ du
lịch, thu hút lượng lớn khách trong nước và nước ngoài.

Họ và tên: Trần Thị Kiều Trang – Lớp: K72CLC


Với những vai trò quan trọng đó, được học và tìm hiểu về Vườn Quốc gia Cát Bà,
em nhận thấy sinh viên khoa Sinh học nói riêng cũng như toàn thể mọi người nói chung
cần có ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, học tập và nghiên
cứu đưa ra những biện pháp bảo tồn mang tính lâu dài, thiết thực.

Họ và tên: Trần Thị Kiều Trang – Lớp: K72CLC

You might also like