Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

CHƯƠNG 3

CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI TIẾN


HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG
Tóm tắt nội dung chính cần nghiên cứu:
- Hiểu khái niệm, quy định của pháp luật về cơ quan tiến hành tố tụng.
- Hiểu khái niệm, quy định của pháp luật về người tiến hành tố tụng.
- Nắm được quy định của pháp luật về từ chối, thay đổi người tiến hành tố
tụng.
- Xác định được tư cách tố tụng của đương sự và những người tham gia tố tụng
khác trong vụ án hành chính
- Nắm được quy định của pháp luật về kế thừa trong tố tụng hành chính.
Yêu cầu sinh viên:
- Đọc Luật TTHC, các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Đọc Giáo trình Luật TTHC năm 2019 (Chương cơ quan tiến hành tố tụng và
Chương người giam gia tố tụng)
- Đọc slide bài giảng
- Làm bài tập và trả lời các câu hỏi nhận định đúng sai.
- Đọc thêm các tài liệu tham khảo trong Danh mục tài liệu tham khảo.
Hướng dẫn chi tiết:
Khi học bài này sinh viên cần nắm các nội dung sau:
1. Cơ quan tiến hành tố tụng hành chính
1.1. Khái niệm
Cơ quan tiến hành tố tụng hành chính là cơ quan nhà nước mà theo quy định của
pháp luật có những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định trong việc giải quyết vụ án hành chính
và kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính.
1.2. Các cơ quan tiến hành tố tụng hành chính
- Tòa án nhân dân
-Viện Kiểm sát nhân dân
1.2.1. Tòa án nhân dân
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và Luật TTHC quy định thẩm quyến xét xử của các
cấp Tòa án: xét xử sơ thẩm vụ án hành chính thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp huyện
và Tòa án nhân dân cấp tỉnh; xét xử phúc thẩm thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp
tỉnh và Tòa án nhân dân cấp cao; giám đốc thẩm, tái thẩm thuộc thẩm quyền của Ủy ban
thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao và Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
1.2.2. Viện Kiểm sát nhân dân
Trong tố tụng hành chính, Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát
việc tuân theo pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng
pháp luật.
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát các vụ án hành chính từ khi thụ lý đến khi kết thúc
việc giải quyết vụ án; tham gia các phiên toà, phiên họp của Toà án; kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong công tác thi hành bản án, quyết định của Toà án; thực hiện các quyền yêu
cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền, lợi ích hợp
pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, nếu họ không có người
khởi kiện thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau
đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi người đó cư trú cử người giám hộ đứng ra
khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người đó.
2. Người tiến hành tố tụng
2.1 Chánh án Tòa án
Chánh án là người đứng đầu, lãnh đạo, điều hành hoạt động của Tòa án. Với tư cách
là người tiến hành tố tụng, Chánh án Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại
Điều 38 LTTHC.
2.2. Thẩm phán
Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử
và giải quyết các việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán được quy định tại Điều 39 Luật TTHC
2.3. Hội thẩm nhân dân
Hội thẩm nhân dân là người được bầu theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ
xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án
Trong tố tụng hành chính, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân được quy
định tại Điều 40 Luật TTHC.
2.4 Thẩm tra viên
Thẩm tra viên là công chức chuyên môn của Tòa án đã làm Thư ký Tòa án từ 05
năm trở lên, được đào tạo nghiệp vụ Thẩm tra viên và bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên.
Trong tố tụng hành chính, Thẩm tra viên có các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại
Điều 41 LTTHC.
2.5. Thư ký Tòa án
Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng,
được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.
Trong tố tụng hành chính, Thư ký Tòa án có các nhiệm vụ, quyền hạn được quy
định tại Điều 42 LTTHC.
2.6. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân là người lãnh đạo Viện Kiểm sát và chịu trách
nhiệm về việc thực hiện các nhiệm vụ của Viện Kiểm sát
Nhiệm vụ, quyền hạn chung của Viện trưởng VKSND được quy định tại các Điều
63, 65, 66, 67 của Luật Tổ chức VKSND 2014.
Luật TTHC quy định quyền hạn, nhiệm vụ của Viện trưởng VKSND tại Điều 39.
2.7 Kiểm sát viên
Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ
thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp (Điều 1 Pháp lệnh
KSVVKSND).
Theo quy định của Luật TTHC, Kiểm sát viên việc tham gia phiên tòa đối với mọi
vụ án hành chính. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên được quy định tại Điều 43 Luật
TTHC.
2.8 Kiểm tra viên
Kiểm tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Kiểm sát
viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền
hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
Trong tố tụng hành chính, Kiểm tra viên có các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định
tại Điều 44 Luật TTHC
* Từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng
- Mục đích, ý nghĩa của từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng
- Các trường hợp phải từ chối hoặc bị thay đổi đối với tất cả những người tiến
hành tố tụng (Điều 45, 46, 47, 50 Luật TTHC)
- Quyền đề nghị thay đổi và thẩm quyền quyết định việc thay đổi người tiến
hành tố tụng. (Điều 48 51, 52 Luật TTHC)
3. Người tham gia tố tụng
3.3.1 Người khởi kiện
* Khái niệm: Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án
hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc
thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc
lập danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng
nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân (sau đây gọi chung là danh sách cử tri).
* Dấu hiệu
- Người khởi kiện có thể là cá nhân, có thể là các tổ chức.
- Người khởi kiện phải là chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm trực
tiếp các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, danh
sách cử tri, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
- Người khởi kiện phải có năng lực tố tụng hành chính, bao gồm: Năng lực
pháp luật tố tụng hành chính và năng lực hành vi tố tụng hành chính. Trường hợp đương
sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính, trừ người
mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.
Trường hợp đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thực
hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo
pháp luật. Trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng hành
chính thông qua người đại diện theo pháp luật.
* Quyền và nghĩa vụ của người khởi kiện (Điều 56)
3.3.2. Người bị kiện
* Khái niệm: Người bị kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định
hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, danh sách cử tri,
quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khởi kiện
* Dấu hiệu
- Có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức
- Là người có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật
buộc thôi việc, danh sách cử tri, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh bị khởi kiện.
Trường hợp người bị kiện là người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thì đó
phải là những cá nhân có chức vụ, chức danh cụ thể, có thẩm quyền ra quyết định hành
chính hoặc có hành vi hành chính.
Trường hợp người bị kiện là cơ quan nhà nước, tổ chức thì đó là những cơ quan, tổ
chức đã ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính bị khiếu kiện.
Người bị kiện là tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng
thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc thông qua người khác theo uỷ quyền.
* Quyền, nghĩa vụ của người bị kiện (Điều 57 Luật TTHC)
3.3.3. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
* Khái niệm: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức,
cá nhân tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính
có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề
nghị và được Toà án chấp nhận hoặc được Toà án đưa vào tham gia tố tụng với tư
cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
* Dấu hiệu
- Có thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân
- Không khởi kiện, không bị kiện
- Việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của
họ
- Họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận hoặc
được Toà án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan bao gồm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có yêu cầu độc lập và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc
lập.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là những người tham
gia tố tụng sau khi vụ án đã phát sinh; quyền và lợi ích của họ độc lập với cả quyền và lợi
ích của người khởi kiện và người bị kiện do đó họ có thể đưa ra yêu cầu chống lại cả người
khởi kiện lẫn người bị kiện.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập là những người
tham gia tố tụng sau khi vụ án đã phát sinh; quyền và nghĩa vụ của họ gắn liền và phụ thuộc
vào một phía người khởi kiện hoặc người bị kiện; họ không có quyền đưa ra yêu cầu độc
lập trong vụ án.
Năng lực chủ thể của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: giống như năng lực
của người khởi kiện, người bị kiện.
* Quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (Điều 58 Luật
TTHC)
* Kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính (Điều 59 Luật TTHC)
1. Trường hợp người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của người
đó được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng.
2. Trường hợp người khởi kiện là cơ quan, tổ chức bị hợp nhất, sáp nhập, chia,
tách, giải thể thì cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ
chức cũ thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó.
3. Trường hợp người bị kiện là người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức mà
cơ quan, tổ chức đó hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể thì người tiếp nhận quyền, nghĩa
vụ của người đó tham gia tố tụng.
Trường hợp người bị kiện là người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức mà chức danh đó
không còn thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó thực hiện quyền, nghĩa vụ của người bị
kiện.
4. Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức bị hợp nhất, sáp nhập, chia,
tách thì cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức cũ thực hiện quyền,
nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó.
Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức đã giải thể mà không có người kế thừa quyền,
nghĩa vụ thì cơ quan, tổ chức cấp trên thực hiện quyền, nghĩa vụ của người bị kiện.
5. Trường hợp sáp nhập, chia, tách, giải thể, điều chỉnh địa giới hành chính
trong một đơn vị hành chính mà đối tượng của quyết định hành chính có sự thay đổi thì cơ
quan, tổ chức, cá nhân đã ra quyết định hành chính có trách nhiệm tham gia tố tụng với tư
cách là người bị kiện tại Tòa án nơi cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính bị
kiện. Cơ quan tiếp nhận đối tượng của quyết định hành chính bị kiện phải tham gia tố tụng
với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
6. Việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng có thể được Tòa án chấp nhận ở bất cứ
giai đoạn nào trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.
3.4. Người đại diện cho đương sự (Điều 60)
Sinh viên tham khảo giáo trình
3.5 Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
(Điều 61)
Sinh viên tham khảo giáo trình
3.6. Người làm chứng
Sinh viên tham khảo giáo trình
3.7. Người giám định
Sinh viên tham khảo giáo trình
3.8. Người phiên dịch
Sinh viên tham khảo giáo trình
Yêu cầu: Sinh viên nghiên cứu kỹ các nội dung được định hướng trên và giải
các bài tập tình huống tại chương 3 trong file bài tập đính kèm.

You might also like