TIỂU LUẬN KNĐP

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 57

1

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, Nhóm MBA xin gửi đến Thầy Châu Thế Hữu - Giảng viên bộ môn
Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh, lớp học phần 231KN0601, lời chúc sức khoẻ và sự
biết ơn sâu sắc nhất về quá trình hướng dẫn và hỗ trợ không ngừng mà Thầy đã dành cho
chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua.

Dưới đây là toàn bộ nội dung mà nhóm chúng em đã nghiên cứu, thực hiện để
phục vụ cho bài tập của môn học Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh do Thầy giảng
dạy. Từ những buổi học hiệu quả cùng những kiến thức bổ ích mà Thầy mang đến đã
giúp cho nhóm chúng em có nền tảng kiến thức vững vàng để thực hiện đề tài này.

Trong quá trình thực hiện đề tài, do là môn học mới nên nhóm chúng em có thể
tìm kiếm thiếu thông tin hay gặp một vài vấn đề quá khó mà các thành viên chưa đủ kiến
thức để giải quyết trong quá trình làm bài nên sẽ không thể tránh khỏi việc bài nghiên
cứu của nhóm có những điểm chưa hợp lý, thậm chí là sai sót. Chúng em rất mong nhận
được sự góp ý, sửa đổi bổ sung của Thầy và các bạn để bài nghiên cứu của chúng em
được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, chúng em xin gửi đến Thầy một lời cảm ơn chân thành nhất. Nhóm
xin chúc Thầy luôn có thật nhiều sức khoẻ để có thể tiếp tục cống hiến sức mình cho sự
nghiệp giáo dục.

Nhóm MBA
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
………….…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM MBA

Phân công Mức độ


STT Họ và tên MSSV
công việc hoàn thành

- Lời mở đầu
- Kết luận
01 Nguyễn Bảo Hương Giang K214100674 - Thiết kế slide 100%
- Tổng hợp tiểu luận
- Nội dung Chương 3

- Nội dung Chương 2


02 Nguyễn Ngọc Vân Anh K214100668 100%
- Nội dung Chương 3

03 Đào Lê Đình Quyền K214100713 - Nội dung Chương 3 100%

- Nội dung Chương 1


04 Lê Nguyễn Trúc Quỳnh K214100714 - Thiết kế slide 100%
- Tổng hợp tiểu luận

- Nội dung Chương 1


05 Huỳnh Thị Minh Diệp K214101300 100%
- Nội dung Chương 2
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUỐC GIA................................................................. 2
1.1 Lịch sử hình thành....................................................................................................2
1.2 Vị trí địa lý............................................................................................................... 3
1.3 Điều kiện tự nhiên.................................................................................................... 5
1.3.1 Địa hình........................................................................................................... 5
1.3.2 Khí hậu.............................................................................................................5
1.3.3 Tài nguyên thiên nhiên.....................................................................................5
1.4 Nhân khẩu học..........................................................................................................6
1.4.1 Dân số và dân tộc............................................................................................ 6
1.4.2 Ngôn ngữ..........................................................................................................6
1.4.3 Tôn giáo........................................................................................................... 6
1.4.4 Giáo dục...........................................................................................................7
1.5 Chính trị....................................................................................................................8
1.5.1 Hệ thống chính trị............................................................................................ 8
1.5.2 Tổ chức hành chính..........................................................................................8
1.6 Điều kiện kinh tế...................................................................................................... 9
1.7 Văn hoá và con người.............................................................................................12
CHƯƠNG 2: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA ÚC VỚI VIỆT NAM TRONG 3
NĂM GẦN ĐẦY.............................................................................................................. 16
2.1 Tổng quan về thương mại giữa 2 nước.................................................................. 16
2.2 Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Úc trong 3 năm gần đây.......................... 17
2.3 Tăng cường sự hợp tác, quan hệ thương mại giữa hai nước.................................. 23
2.4 Phối hợp hợp tác, phát triển bền vững....................................................................24
2.4.1 Về các chính sách thương mại của Việt Nam................................................ 24
2.4.2 Các chính sách thương mại của Úc...............................................................26
CHƯƠNG 3: PHONG CÁCH ĐÀM PHÁN CỦA THƯƠNG NHÂN ĐẾN TỪ
QUỐC GIA ĐÓ................................................................................................................29
3.1 Các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến phong cách đàm phán của người Úc..............29
3.1.1 Dimension 1: How we relate to nature (Quan hệ con người với tự nhiên)... 30
3.1.2 Dimension 2: Uncertainty avoidance (Tránh sự bất định)............................ 30
3.1.3 Dimension 3: Assumption about human nature (Quan niệm về bản chất con
người)......................................................................................................................31
3.1.4 Dimension 4: Assumption about human relationships (Quan niệm về mối
quan hệ giữa người với người)............................................................................... 31
3.1.5 Dimension 5: Assumption about the nature of reality and truth (Quan niệm
ẩn về bản chất của sự thật và chân lý)................................................................... 37
3.1.6 Dimension 6: Assumption about time (Quan niệm ẩn về thời gian)..............37
3.1.7 Dimension 7: Assumption about space (Quan niệm ẩn về không gian)........ 38
3.2 Phong cách đàm phán của thương nhân Úc........................................................... 38
3.2.1 Mối quan hệ và niềm tin trong đàm phán...................................................... 38
3.2.2 Thái độ và phong cách đàm phán..................................................................39
3.2.3 Chiến thuật đàm phán....................................................................................40
3.2.4 Chia sẻ thông tin trong đàm phán..................................................................40
3.2.5 Tốc độ đàm phán........................................................................................... 41
3.2.6 Mặc cả trong đàm phán................................................................................. 41
3.2.7 Ra quyết định sau đàm phán..........................................................................42
3.2.8 Thoả thuận và hợp đồng................................................................................ 42
3.2.9 Phụ nữ trong kinh doanh............................................................................... 43
3.2.10 Một số yếu tố quan trọng khác khi đàm phán..............................................43
3.3 Kiến nghị cho doanh nghiệp khi đàm phán với thương nhân Úc...........................43
3.3.1 Chuẩn bị đàm phán........................................................................................43
3.3.2 Trong đàm phán............................................................................................. 45
3.3.3 Kết thúc đàm phán......................................................................................... 47
KẾT LUẬN.......................................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................50
LỜI MỞ ĐẦU

Văn hóa là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của con người, và có ảnh hưởng
đáng kể đến tư duy, hành động, cũng như cách chúng ta tương tác với nhau. Đặc biệt, khi
ta nói về đàm phán, văn hóa đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định cách tiếp
cận và thực hiện quá trình đàm phán. Đối với nhiều người, đàm phán không chỉ là việc
thỏa thuận về các vấn đề quan trọng mà còn là cách thể hiện, cách họ bảo vệ giá trị, sự
tôn trọng, và niềm tin.

Văn hóa Úc có những đặc điểm riêng biệt, giá trị, và quy tắc ứng xử mà chúng ta
cần xem xét từ nhiều góc cạnh để hiểu rõ hơn cách mà người Úc tiếp cận và thực hiện
đàm phán. Điều này sẽ giúp đưa ra cái nhìn sâu hơn về việc văn hóa ảnh hưởng đến quá
trình đàm phán như thế nào, dựa vào đó mà có thể cung cấp cơ sở nhằm nắm bắt cơ hội
và đối mặt với thách thức có trong quá trình đàm phán.

Bài nghiên cứu sẽ bắt đầu bằng việc khám phá và đánh giá các đặc điểm quan
trọng của văn hóa Úc, sau đó xem xét cách chúng ảnh hưởng đến quá trình đàm phán và
cuối cùng, đề xuất các chiến lược hiệu quả để thích nghi và tận dụng những đặc điểm này
trong việc đàm phán với đối tác người Úc.

Bằng việc hiểu rõ hơn sự ảnh hưởng của văn hóa lên đàm phán, chúng ta có thể
nâng cao hiểu biết và tăng hiệu suất trong quá trình đàm phán, nhờ đó mà có thể xây
dựng và phát triển mối quan hệ với đối tác Úc.

1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUỐC GIA

1.1 Lịch sử hình thành

- Trước Thế Kỷ 20:

Người dân Úc có nguồn gốc từ thổ dân Indonesia và vượt biển tới Úc từ khoảng
70.000 năm trước. Thế kỷ 16, người châu Âu khám phá các lục địa mới, có sự xuất hiện
của một số nhà hàng hải Bồ Đào Nha cùng với các nhà thám hiểm Hà Lan.

Vào năm 1770, thuyền trưởng James Cook lái thuyền dọc toàn bộ bờ biển phía
đông Úc Châu và ghé vào vịnh Botany. Ngay sau đó, thuyền trưởng tuyên bố vùng lục
địa này thuộc chủ quyền của Anh Quốc và đặt tên là New South Wales.

Mấy thập niên sau, Úc Châu trở thành nơi hấp dẫn những người định cư tự do.
Cho đến khi phát hiện mỏ vàng lớn tại đây, những người đến định cư đã xua đuổi toàn bộ
những thổ dân và chiếm đoạt đất đai để khai thác.

Cho tới 1891, Đảng lao động Úc cầm quyền và tham gia chiến tranh Nam Phi vào
những năm 1899 – 1900.

- Thế Kỷ 20:

Sau khi trải qua chiến tranh Nam Phi, Úc trở thành quốc gia độc lập vào
01/01/1901 và sở hữu quân đội riêng cùng với các thuộc địa riêng của mình. Nền kinh tế
Úc bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Năm 1931, gần 1/3 lực
lượng lao động của Úc lâm vào tình trạng thất nghiệp và nạn nghèo khó lan rộng khắp
nơi.

Sau 2 năm, kinh tế của Úc dần trở lại đến khi thế chiến thứ 2 bùng nổ. Lực lượng
quân đội Úc lần nữa sát cánh cùng lực lượng quân đội Anh chiến đấu ở Châu u, được
Hoa Kỳ giúp đỡ trong cuộc tiến công của Nhật bằng chiến thắng trên Biển San Hô.

2
Năm 1965 quân đội Úc trợ giúp Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Việt Nam gây ra
sự bất ổn ở xã hội và dẫn đến việc Đảng lao động cầm quyền năm 1972. Lúc này thủ
tướng Whitlam đã thu hồi lực lượng ở Việt Nam.

Trong vài năm tiếp theo, có sự xung đột nội bộ ở Úc dẫn tới giải tán quốc hội và
thành lập nhiều thế lực đấu tranh lẫn nhau để giành quyền thống trị. Cuối cùng, Đảng Lao
động đã trở thành quyền lãnh đạo chính vào năm 1983 dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ công
đoàn Bob Hawke.

- Ngày nay:

Sau khi trải qua nhiều biến cố trong lịch sử, nước Úc hiện nay đã trở thành một
quốc gia độc lập, không còn nằm trong sự quản lý của Anh quốc và tự thành lập cho
mình hệ thống chính phủ lưỡng viện.

Nước Úc có một hệ thống chính phủ với lưỡng viện quốc hội dựa theo hệ thống
Westminster của Anh Quốc. Có ba cấp chính phủ: liên bang, tiểu bang và địa phương.
Quốc hội liên bang gồm có hai viện: Thượng Viện và Hạ Viện. Đảng chính trị nắm đa số
ghế tại Hạ Viện có quyền thành lập chính phủ.

1.2 Vị trí địa lý

Úc hay còn được gọi là Australia, tên chính thức là Thịnh vượng chung Úc là một
quốc gia bao gồm đại lục châu Úc, đảo Tasmania, và nhiều đảo nhỏ.

Nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, đất nước này có khoảng cách 4.000
km từ Đông sang Tây và 3.200 km từ Bắc xuống Nam, với đường bờ biển dài 34.218 km.

Tọa lạc trên mảng Ấn - Úc, bao quanh là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, tách
biệt với châu Á qua các biển và biển San hô. Úc là lục địa nhỏ nhất thế giới nhưng là
quốc gia lớn thứ 6 về tổng diện tích với diện tích lên đến khoảng 7.7 triệu km2, do kích
thước lớn và biệt lập nên Úc còn được gán cho tên "lục địa đảo".

3
Úc có tất cả sáu bang và hai lãnh thổ, sáu bang gồm: New South Wales,
Queensland, Nam Úc, Tasmania, Victoria, Tây Úc và hai lãnh thổ đại lục là Lãnh thổ Thủ
đô Úc và Lãnh thổ phương Bắc. Bên cạnh đó, Úc còn bao gồm một số đảo và quần đảo:
Ashmore và Cartier, Christmas, Cocos, Biển San hô, Heard, Mac Donnell, Norfolk và
Macquarie. Thủ đô của Úc là Canberra và Canberra nằm cách hai thành phố lớn nhất
Melbourne và Sydney.

(Nguồn ảnh: Google hình ảnh)

4
1.3 Điều kiện tự nhiên

1.3.1 Địa hình

Diện tích nước Úc rất rộng lớn nên có nhiều dạng địa hình khác nhau như rừng
nhiệt đới phía Đông Bắc, đồi núi chập chùng ở phía Đông, phía Nam, Tây - Nam. Còn
khu vực trung tâm nước này là hoang mạc khô cằn.

Nhìn chung, địa hình nước Úc có thể chia làm 4 khu vực sau:

- Vùng cao nguyên rộng lớn với các sa mạc và cồn cát ở phía Tây nước Úc.

- Phía Đông là các dãy núi xen lẫn cao nguyên bazan.

- Ở giữa vùng cao nguyên phía Tây và các dãy núi cao phía Đông là vùng đất trũng
rộng lớn.

- Nam Úc là các dãy núi cao hàng nghìn mét với tuyết phủ trắng xóa.

1.3.2 Khí hậu

Nước Úc có khí hậu ôn đới ở phía Nam và nhiệt đới ở phía Bắc. Trong khi khí hậu
ở các vùng ven biển phía nam là khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới. Vào khoảng tháng 1 - 3
là khí hậu ẩm và khô. Đặc biệt, mùa đông nước này bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào
tháng 2, còn mùa hè là từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.

Đa số lượng mưa chủ yếu tập trung vùng ven biển, vào mùa đông nhiệt độ ở một
số khu vực phía Nam có thể giảm xuống dưới 0 độ C. Tuyết thường xuất hiện trên những
ngọn núi cao như Snowy Mountain ở New South Wales, Mt Buller ở Victoria, Mt Paw
Paw và Mt Wellington ở Tasmania.

1.3.3 Tài nguyên thiên nhiên

Thiên nhiên Úc với hệ sinh thái vô cùng phong phú và độc đáo nên tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp và chăn nuôi.

5
Mặc dù phần lớn lãnh thổ của Úc thuộc loại hoang mạc hoặc bán hoang mạc
nhưng vẫn có nhiều loại tài nguyên khoáng sản phong phú. Tài nguyên thiên nhiên chủ
yếu là vàng, kim cương, bauxite, đồng, sắt, kẽm, than, uranium, dầu khí và thiếc.

1.4 Nhân khẩu học

1.4.1 Dân số và dân tộc

Dân số: Dân số hiện tại của Úc là 26.432.119 người vào tháng 10/2023 theo số
liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Úc hiện chiếm 0,33% dân số thế giới và đứng
thứ 55 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.

Dân tộc: Người da trắng (94%), người Châu Á (2%), thổ dân (1%) và các chủng
tộc khác (3%).

1.4.2 Ngôn ngữ

Nước Úc không có ngôn ngữ chính thức, nhưng phần lớn người dân nước này sử
dụng tiếng Anh như ngôn ngữ đầu tiên. Ngoài ta, các ngôn ngữ khác được nói ở Úc bao
gồm: Tiếng Quan thoại, tiếng Ả Rập, tiếng Ý, tiếng Hy Lạp và tiếng Quảng Đông.

1.4.3 Tôn giáo

Theo số liệu thống kê thống kê, khoảng 64% dân số Úc theo đạo Kitô giáo, 8%
không theo bất kỳ tôn giáo nào và gần 31% dân số tự xem mình là không tôn giáo.

Úc là một quốc gia đa tôn giáo với nhiều tôn giáo khác nhau tồn tại và được tôn
trọng từ lâu đời, người dân được tự do tín ngưỡng. Điều này được thể hiện qua việc chính
phủ Úc ủng hộ quyền tự do tôn giáo và luôn hỗ trợ tổ chức các lễ hội tôn giáo. Cùng từ
sự tự do tôn giáo và đa dạng tôn giáo đã tạo nên một môi trường sống hòa hợp và tôn
trọng lẫn nhau tại Úc.

6
1.4.4 Giáo dục

Úc là một điểm đến du học hàng đầu thế giới với chất lượng giáo dục hàng đầu, sự
đa dạng của các chương trình học và môi trường sống lý tưởng với các điểm nổi bật như:
Chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới (7/100 trường đại học hàng đầu trên toàn cầu, hơn
22.000 khóa học được cung cấp bởi 1.100 tổ chức…); Thành tích đáng nể trong các lĩnh
vực khoa học tự nhiên; Hệ thống giáo dục hiệu quả đã đào tạo ra những người có trí tuệ
hàng đầu trên toàn cầu; Cam kết hỗ trợ tối đa cho học sinh và sinh viên quốc tế du học ở
Úc từ chính phủ;...

Tổng quan hệ thống giáo dục Úc:

(Nguồn ảnh: Google hình ảnh)

7
1.5 Chính trị

1.5.1 Hệ thống chính trị

Úc là một nước theo thể chế quân chủ lập hiến, với quyền lực nhà nước được phân
chia giữa Nữ hoàng Elizabeth II, Quốc hội và hệ thống tư pháp. Nữ hoàng Elizabeth II là
nguyên thủ quốc gia của Úc, nhưng vai trò của bà chỉ mang tính nghi thức.

Nước Úc có một hệ thống chính phủ với lưỡng viện hội dựa theo hệ thống
Westminster của Anh Quốc. Có ba cấp chính phủ: liên bang, tiểu bang và địa phương.
Quốc hội liên bang gồm có hai viện: Thượng viện và Hạ viện (Viện dân biểu). Hạ viện là
viện quan trọng nhất, và người lãnh đạo của đảng chiếm đa số ở Hạ viện sẽ trở thành Thủ
tướng (người đứng đầu chính phủ của Úc, và chịu trách nhiệm trước Quốc hội.)

Nền chính trị Úc tuân theo hệ thống “tam quyền phân lập”, tức là hệ thống lãnh
đạo được đảm trách bởi 3 quyền lực vừa riêng biệt, vừa trực tiếp liên hệ lẫn nhau:

- Lập pháp: Quốc hội Liên bang – thiết lập pháp luật, giám sát hoạt động của hai hệ
thống còn lại để thay đổi pháp luật khi thích hợp.

- Hành pháp: Hội đồng Hành pháp (Toàn quyền, Thủ tướng và các Bộ trưởng) -
thực thi và cưỡng chế pháp luật.

- Tư pháp: Tòa án Tối cao Úc và các tòa án liên bang - diễn giải luật pháp. Hành
pháp và lập pháp không thể ảnh hưởng lên tư pháp.

1.5.2 Tổ chức hành chính

Về tổng quan, Úc là một quốc gia theo thể chế liên bang với 6 bang và 2 vùng lãnh
thổ, hiện tại có 769 đơn vị chính quyền địa phương. Hệ thống chính quyền địa phương ở
Úc không được đề cập chính thức trong Hiến pháp, do đó tùy thuộc vào từng bang mà
việc thành lập chính quyền địa phương có những quy định riêng. Việc phân loại chính
quyền địa phương dựa trên hai tiêu chí: theo khu vực (nông thôn và thành thị) và theo
quy mô dân số (nhỏ, trung bình, lớn, rất lớn).

8
Cơ cấu tổ chức chính quyền đô thị của Úc được tổ chức theo mô hình hội đồng
mạnh với sự có mặt của cả người đứng đầu hành pháp và nhà quản lý. Hội đồng thành
phố do cử tri bầu ra theo nguyên tắc trực tiếp. Hội đồng bao gồm nhiều ủy ban, số lượng
tùy thuộc vào quy mô của chính quyền đô thị (về dân số và diện tích). Người đứng đầu
chính quyền đô thị có thể do nhân dân trực tiếp bầu.

Chính quyền đô thị thực hiện cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau và toàn bộ
các bộ phận cung cấp dịch vụ đặt dưới sự chỉ đạo của người đứng đầu hành pháp. Hoạt
động của chính quyền đô thị ở Úc được thực hiện thông qua luật của các bang và do đó
có thể được trao quyền nhiều hay ít.

1.6 Điều kiện kinh tế

Nền kinh tế Úc là một nền kinh tế thị trường hỗn hợp, xếp thứ 12 thế giới về GDP
danh nghĩa và thứ 20 về GDP theo PPP, đồng thời là nước xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 22
và nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 24. Theo dự báo, tăng trưởng GDP của Úc dự kiến đạt
1,9% vào năm 2023 và 1,8% vào năm 2024. Sự thịnh vượng kinh tế của Úc được xây
dựng trên nền tảng vững chắc, bao gồm nền dân chủ ổn định, tự do, nguồn tài nguyên
thiên nhiên dồi dào và hội nhập kinh tế mạnh mẽ. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại các thách
thức như: Lạm phát ở Úc đang ở mức cao nhất trong 20 năm qua, do giá năng lượng và
lương tăng và Quan hệ thương mại giữa Úc và Trung Quốc đã xấu đi trong những năm
gần đây, gây ra những thách thức đối với xuất khẩu của Úc.

Những đặc điểm nổi bật có thể kể đến như:

- Nền kinh tế Australia nằm trong top đầu của thế giới

Mặc dù Úc chỉ chiếm 0,3% dân số thế giới, nhưng GDP danh nghĩa của Úc ước
tính khoảng 1,5 nghìn tỷ đô la Mỹ (gần 2 nghìn tỷ đô la Úc) và chiếm 1,7% nền kinh tế
toàn cầu. Năm 1999, tổng giá trị sản xuất của Úc là 411 tỷ đô la Mỹ, nghĩa là nó đã tăng
hơn gấp ba lần trong hai thập kỷ. Úc cũng là một trong những quốc gia dễ dàng nhất trên

9
thế giới để thành lập và điều hành một doanh nghiệp, nằm trong top 20 trong số 190 nền
kinh tế.

(Nguồn ảnh: Odin Land - odinland.vn)

- Đạt kỷ lục 28 năm liền tăng trưởng về kinh tế

Úc đã bước vào năm thứ 28 tăng trưởng kinh tế hàng năm không bị gián đoạn,
tăng trung bình hơn ba phần trăm mỗi năm kể từ năm 1992. Úc là nền kinh tế phát triển
lớn duy nhất không ghi nhận suy thoái hàng năm từ năm 1992 đến năm 2018.

10
(Nguồn ảnh: Odin Land - odinland.vn)

- Nền kinh tế Úc có mức tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế phát triển

Đây là nền kinh tế lớn thứ 14 thế giới, xếp hạng AAA với triển vọng ổn định bởi
cả ba cơ quan xếp hạng toàn cầu, dự kiến ​sẽ đạt mức tăng trưởng GDP thực tế trung bình
hàng năm là 2,7% trong 5 năm tới, mức cao nhất trong số các nền kinh tế tiên tiến lớn.
Nền kinh tế Úc được đặc trưng bởi các ngành dịch vụ và công nghệ đa dạng và nợ chính
phủ thấp và được đánh giá là một trong những nền kinh tế thân thiện với doanh nghiệp
nhất và có một trong những môi trường pháp lý mạnh mẽ nhất thế giới.

11
(Nguồn ảnh: Odin Land - odinland.vn)

1.7 Văn hoá và con người

Úc là một đất nước nổi tiếng với sự hội tụ tinh hoa từ tự do tôn giáo, con người,
ngôn ngữ và ẩm thực. Văn hóa Úc là một sự pha trộn từ nền văn hóa phương Tây và bản
địa, mang đến cho du khách một trải nghiệm tuyệt vời khi ghé thăm nơi đây.

- Văn hoá giao tiếp hướng tới sự cởi mở, chân thành:

Người Úc nổi tiếng là những người cởi mở, thân thiện và thoải mái. Họ thường sử
dụng những lời chào đơn giản và thân mật khi gặp gỡ lần đầu hay sử dụng tên riêng khi
gọi tên người khác. Tuy nhiên, cũng có một số điều cần lưu ý khi giao tiếp với người Úc.
Tôn giáo và chính trị là những chủ đề nhạy cảm nên tránh đề cập đến trong các cuộc trò

12
chuyện. Ngoài ra, người Úc thường không thích những lời khen quá mức, vì họ coi điều
này là giả tạo.

- Nền ẩm thực phong phú và đa dạng từ khắp nơi trên thế giới:

Văn hoá ẩm thực tại Úc phản ánh sự đa dạng về sắc tộc, tôn giáo và văn hóa. Úc
cũng được biết đến là một đất nước sản xuất rượu vang nổi tiếng. Thương hiệu rượu vang
Úc như Hardys, Penfolds, Yellow Tail,… đã khẳng định vị thế của Úc trong ngành công
nghiệp rượu vang thế giới.

(Nguồn ảnh: Google hình ảnh)

- Phong cách thời trang đầy thẩm mỹ và tinh tế:

Người Úc có tự do trong việc lựa chọn trang phục dựa trên sở thích, tài chính và
địa điểm mà họ đến. Có sự đa dạng trong trang phục từ công việc đến các hoạt động giải

13
trí. Người Úc có thể tự do biểu đạt cá nhân hóa thông qua cách ăn mặc của mình, từ sự
lịch lãm và trang nhã cho đến sự thoải mái và tự do.

- Nhiều lễ hội văn hoá đặc sắc:

Khám phá những lễ hội độc đáo và phong phú là một phần không thể thiếu trong
trải nghiệm văn hoá Úc. Mỗi năm, nước này tổ chức hàng loạt lễ hội đa dạng thuộc nhiều
lĩnh vực khác nhau, từ văn hoá, ẩm thực, nghệ thuật cho đến nông nghiệp và ánh sáng.

- Nghệ thuật và kiến trúc độc đáo:

Nước Úc không chỉ nổi tiếng với thiên nhiên hoang sơ và đa dạng sinh học, mà
còn sở hữu sự phong phú và đa dạng của văn hóa nghệ thuật trên khắp lãnh thổ. Bên cạnh
đó kiến trúc Úc cũng nổi bật với những công trình kiến trúc mang phong cách hiện đại và
đồng thời mang trong mình những nét đặc trưng của dân tộc Úc.

(Nguồn ảnh: Vietjet Air - vietjetair.com)

14
- Văn hoá công sở chuyên nghiệp và chỉn chu:

Người Úc trong công việc đề cao tính chuyên nghiệp, tôn trọng và sự tận tụy. Người Úc
đã xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả và hỗ trợ sự phát triển cá nhân, đồng thời
cũng thể hiện sự đa dạng và sự kết nối giữa các thành viên trong công ty, tạo nên một
cộng đồng làm việc đoàn kết và thú vị.

- Văn hoá giao thông an toàn và nghiêm ngặt:

Văn hoá giao thông tại Úc mang tính đa dạng và tuân thủ nghiêm ngặt các quy
định và luật lệ. Hệ thống giao thông tại đây được tổ chức một cách hiệu quả, với việc
phân chia rõ ràng các làn đường và sự giám sát thường xuyên của cảnh sát giao thông, từ
đó đảm bảo mức độ an toàn cao và giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

15
CHƯƠNG 2: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA ÚC VỚI VIỆT NAM TRONG 3
NĂM GẦN ĐẦY

2.1 Tổng quan về thương mại giữa 2 nước

Sau Hiệp định Paris năm 1973, Australia là một trong số những quốc gia phương
Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Trong suốt 50 năm qua, quan hệ
Việt Nam - Australia từng bước phát triển mạnh mẽ, đi vào chiều sâu, bền vững và thiết
thực bằng việc gia tăng lòng tin chiến lược, chia sẻ lợi ích trong một trật tự quốc tế dựa
trên luật pháp quốc tế, quan hệ kinh tế ngày càng phát triển và giao lưu nhân dân bền
chặt. Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Úc đã đi qua những cột mốc và những hiệp
định nổi bật dưới đây:

- Tháng 2/1973: Việt Nam và Úc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.

- Tháng 6/1990: Hiệp định Thương mại và Hợp tác kinh tế.

- Tháng 3/1991: Hiệp định Khuyến khích và Bảo đảm đầu tư lẫn nhau.

- Tháng 4/1992: Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế
đối với các loại thuế đánh vào thu nhập (được bổ sung, sửa đổi tháng 11/1996).

- Năm 2009: Đánh dấu bởi cột mốc Việt Nam và Úc xác định mối quan hệ là Đối
tác Toàn diện và Hiệp định thành lập Khu vực Thương mại Tự do ASEAN -
Australia - New Zealand (AANZFTA) (2/2009).

- Tháng 3/2015: Tăng cường quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Úc.

- Tháng 3/2018: Hai nước quyết định nâng cấp quan hệ song phương lên tầm Đối
tác Chiến lược ➝ Mở ra một chương mới trong quan hệ song phương giữa hai
nước.

16
- Tháng 8/2019: Hai nước nhất trí thực hiện Chương trình hành động đối tác chiến
lược 2020 - 2023 và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP).

- Tháng 11/2021: Việt Nam và Úc khởi động Chiến lược tăng cường hợp tác kinh tế
Việt Nam - Úc (EEES) nhằm đạt mục tiêu trở thành Top 10 đối tác thương mại
hàng đầu và Tăng gấp đôi đầu tư hai chiều.

- Năm 2023: Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Về quan hệ thương mại giữa hai nước, theo Bộ Công Thương, Australia hiện là 1
trong 7 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khi Việt Nam là đối tác thương
mại lớn thứ 10 của Australia. Việt Nam và Australia có chung rất nhiều khuôn khổ hợp
tác kinh tế; là thành viên chung của ít nhất 3 hiệp định thương mại tự do (FTA), bao gồm
FTA ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA), Hiệp định CPTPP và mới đây nhất là
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Cơ cấu thương mại giữa Australia và Việt Nam là sự bổ sung mạnh mẽ, mang lại
cơ hội hợp tác thương mại sâu sắc. Qua thời gian, Việt Nam đã sản xuất đa dạng hoá các
sản phẩm với số lượng ngày càng lớn hơn, khiến Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn và hấp
dẫn hơn đối với khách hàng Australia. Và khi nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục phát
triển và mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, thì nhu cầu về năng lượng,
nguyên liệu thô, thực phẩm và giáo dục cũng tăng lên. Cả hai nước đều được hưởng lợi từ
tăng trưởng kinh tế, với thế mạnh của mỗi quốc gia giúp đáp ứng nhu cầu của nhau.

Trên nền tảng 3 hiệp định mậu dịch tự do đa phương mà hai nước đều là thành
viên (AANZFTA, CP TPP và RCEP), lần đầu tiên hai bên thống nhất và công bố Kế
hoạch triển khai EEES với các biện pháp cụ thể, có thời hạn rõ ràng đến năm 2025.

2.2 Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Úc trong 3 năm gần đây

Về đầu tư, tính đến hết tháng 2/2023, Australia có 595 dự án đầu tư tại Việt Nam
với tổng số vốn đạt khoảng 2 tỷ USD. Trong khi đó, Việt Nam đầu tư sang Australia 90

17
dự án với tổng vốn đầu tư là 594 triệu USD. Ngoài ra, đây còn là quốc gia có vốn đầu tư
nước ngoài (FDI) lớn thứ 19 tại Việt Nam, đứng sau các nước chưa có hiệp định thương
mại tự do (FTA) với Việt Nam như Đài Loan (Trung Quốc), Hoa Kỳ và Thụy Sỹ.

(Nguồn ảnh: Tạp chí VnEconomy - vneconomy.vn)

Thương mại là lĩnh vực phát triển nhất trong quan hệ hợp tác kinh tế -thương mại
giữa hai nước. Hiện Việt Nam và Úc đã trở thành đối tác thương mại quan trọng của

18
nhau. Thương mại hàng hóa giữa hai nước tăng trưởng vượt bậc, từ 8,3 tỷ USD năm 2020
lên 12,4 tỷ USD năm 2021 (tăng 49,40% so với 2020) và 15,7 tỷ USD năm 2022 (tăng
26,61% so với 2021), đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 38%, vào loại cao nhất
trong các đối tác thương mại của Việt Nam.

(Nguồn ảnh: Báo Việt Nam Plus - vietnamplus.vn)

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt - Úc tăng không ngừng trong giai đoạn
2020-2023 với nhập khẩu hàng hóa từ Úc về Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng trung bình
48,59%, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Úc đạt tốc độ tăng trưởng trung bình
23,28%. Tính đến thời điểm này, Úc hiện là thị trường nhập siêu của Việt Nam với năm
2020 nhập siêu 1,07 tỷ USD, năm 2021 nhập siêu 3,97 tỷ USD và năm 2022 nhập siêu
4,59 tỷ USD.

Chỉ so sánh trong năm 2022 với cùng kỳ năm 2021, quy mô thương mại song
phương năm 2022 đã tăng 26,9% so với năm 2021; trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam sang thị trường Australia đạt 5,55 tỷ USD, tăng 26,2% và kim ngạch
nhập khẩu hàng hóa từ Australia đạt 10,14 tỷ USD, tăng 27,3%.

Trong 6 tháng đầu năm 2023:

19
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Úc (Australia)

(Số liệu tổng hợp theo Tổng cục Hải quan)

Mặt hàng chủ yếu ĐVT Tháng 6 năm 2023 6 tháng đầu năm 2023
Lượng Trị giá (USD) Lượng Trị giá (USD)
ÚC 877,320,612 4,309,082,824
Sữa và sản phẩm sữa USD 5,727,996 28,438,632
Hàng rau quả USD 11,364,869 74,846,691
Lúa mì Tấn 416,369 138,476,259 1,796,594 628,171,033
Dầu mỡ động thực vật USD 658,171 5,324,516
Chế phẩm thực phẩm khác USD 948,774 7,939,831
Thức ăn gia súc và nguyên liệu USD 3,900,599 30,121,644
Quặng và khoáng sản khác Tấn 746,534 79,634,197 4,156,281 473,981,886
Than các loại Tấn 2,697,826 432,834,510 10,839,480 1,894,753,703
Sản phẩm khác từ dầu mỏ USD 1,461,875 7,098,765
Hóa chất USD 67,393 413,286
Sản phẩm hóa chất USD 2,162,789 15,156,735
Dược phẩm USD 2,410,189 16,827,728
Chất dẻo nguyên liệu Tấn 254 381,276 1,817 2,729,620
Gỗ và sản phẩm gỗ USD 1,345,202 4,186,629
Bông các loại Tấn 17,678 37,626,176 125,15 294,905,164
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày USD 1,127,772 8,074,535
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm USD 1,363,546 7,625,574
Phế liệu sắt thép Tấn 1,26 630,382 117,293 50,824,853
Sắt thép các loại Tấn 6,184 3,359,760 33,67 19,699,459
Sản phẩm từ sắt thép USD 150,229 3,847,432
Kim loại thường khác Tấn 14,283 42,708,496 69,984 229,467,388
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng
khác USD 4,087,306 13,638,658
Hàng hóa khác USD 104,892,848 491,009,063

20
Kim ngạch nhập khẩu từ Úc (Australia) về Việt Nam:

(Số liệu tổng hợp theo Tổng cục Hải quan)

Mặt hàng chủ yếu ĐVT Tháng 6 năm 2023 6 tháng đầu năm 2023
Lượng Trị giá (USD) Lượng Trị giá (USD)
ÚC 461,091,577 2,444,029,718
Hàng thủy sản USD 27,471,787 144,184,792
Hàng rau quả USD 6,081,566 36,418,373
Hạt điều Tấn 1,543 8,499,810 6,765 37,287,689
Cà phê Tấn 1,802 5,092,275 6,99 18,443,174
Hạt tiêu Tấn 295 1,195,978 1,007 4,332,522
Gạo Tấn 3,228 2,354,412 14,722 10,661,595
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc USD 3,853,494 16,617,511
Clanhke và xi măng Tấn 48,672 2,410,338 251,193 12,386,107
Dầu thô Tấn 124,69 81,546,455 500,689 336,318,752
Sản phẩm hóa chất USD 3,866,759 19,736,267
Chất dẻo nguyên liệu Tấn 1,004 1,275,374 3,904 5,593,792
Sản phẩm từ chất dẻo USD 7,119,258 39,404,109
Sản phẩm từ cao su USD 2,127,398 8,779,514
Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù USD 5,950,300 26,150,414
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm USD 1,367,711 6,497,298
Gỗ và sản phẩm gỗ USD 12,062,099 58,378,914
Giấy và các sản phẩm từ giấy USD 7,069,380 34,473,841
Hàng dệt, may USD 48,966,954 222,694,703
Giày dép các loại USD 36,096,483 190,989,322
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày USD 1,422,936 5,190,418
Sản phẩm gốm, sứ USD 1,280,904 6,246,391
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm USD 1,466,737 7,996,497
Sắt thép các loại Tấn 22,122 18,288,093 75,027 60,673,447
Sản phẩm từ sắt thép USD 17,590,731 74,597,528
Kim loại thường khác và sản phẩm USD 3,634,643 17,958,562
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh USD 34,392,568 231,140,924

21
kiện
Điện thoại các loại và linh kiện USD 30,986,256 320,751,226
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện USD 2,272,594 15,011,885
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng
khác USD 37,772,098 220,802,962
Dây điện và dây cáp điện USD 1,495,412 11,577,895
Phương tiện vận tải và phụ tùng USD 7,089,247 38,275,579
Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ USD 2,222,186 12,306,371
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận USD 6,542,651 30,095,714
Hàng hóa khác USD 30,226,691 162,055,631

Việt Nam nhập nhiều nguyên, nhiên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất như than
các loại, lúa mì, bông các loại, phế liệu sắt thép, sắt thép các loại..., đặc biệt là than đá.
Australia đã mở cửa cho quả vải, xoài, thanh long, nhãn, tôm đông lạnh của Việt Nam.
Việt Nam đang thúc đẩy Australia cho phép nhập khẩu chanh leo, chôm chôm, vú sữa,
dừa tươi, sầu riêng, tôm tươi nguyên con. Australia thúc đẩy Việt Nam mở cửa nhập khẩu
thịt hươu, thịt kangaroo, mật ong, quả đào và xuân đào.

Với những con số ấn tượng trên, Úc trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của
Việt Nam và theo chiều ngược lại Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn thứ 10 của
Úc. Kết quả này đạt được nhờ hai Chính phủ đều quan tâm, coi kinh tế-thương mại là
một trong ba trụ cột và là trụ cột số 1 trong Chương trình hành động đối tác chiến lược
giai đoạn 2020-2023.

Bên cạnh đó, trong vòng 50 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, tổng ODA
mà Australia viện trợ cho Việt Nam đạt 3 tỷ AUD (khoảng 47.000 tỷ đồng). Với khoản
viện trợ phát triển của nước ngoài (ODA) trị giá 78,9 triệu đô trong năm 2020-2021 và
128,1 triệu đô trong năm 2021-2022, Australia là một đối tác quan trọng trong việc hỗ trợ
chương trình hội nhập và cải cách kinh tế của Việt Nam.

22
(Nguồn ảnh: Tạp chí VnEconomy - vneconomy.vn)

2.3 Tăng cường sự hợp tác, quan hệ thương mại giữa hai nước

Hợp tác kinh tế - thương mại trở thành điểm sáng trong quan hệ hai nước với kim
ngạch thương mại hai chiều. Để thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại
giữa Việt Nam và Úc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc chia
sẻ: “Hai bên cần tiếp tục phát huy vai trò và hiệu quả của Hội nghị Bộ trưởng Đối tác
Kinh tế Việt Nam – Úc, đây là một kênh quan trọng để trao đổi, hợp tác kinh tế giữa hai
nước, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai bên hoạt động kinh doanh hiệu quả;
đồng thời hai bên cần tiếp tục nghiên cứu, phát triển và triển khai các hoạt động hợp tác
nhằm thúc đẩy thực hiện có hiệu quả Thỏa thuận Chiến lược Tăng cường Hợp tác Kinh tế
Việt Nam và Úc.”

(Nguồn ảnh: Google hình ảnh)

23
Hai nước cần đẩy mạnh triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược tăng cường hợp
tác kinh tế Việt Nam - Úc giai đoạn 2021 - 2025. Việt Nam là thị trường rộng lớn với gần
100 triệu dân và nằm trong số các nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất ở châu Á và
trên thế giới. Trong khi đó, Úc đang có nhu cầu đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Đây là
điều kiện để đưa kim ngạch thương mại hai chiều sớm đạt 20 tỷ USD trong thời gian tới
và tăng gấp đôi mức đầu tư hai chiều hiện nay. Tăng cường kết nối giữa hai nền kinh tế,
trong đó có các kết nối cứng về giao thông, các kết nối mềm như tài chính, ngân hàng,
thương mại điện tử; khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp hai nước tăng cường đầu tư
tại mỗi nước. Bên cạnh đó để cân bằng thương mại, Úc tiếp tục tạo điều kiện cho các mặt
hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường Úc.

Đồng thời, Úc là một thị trường khó tính, do vậy Việt Nam cần có các chiến lược
thúc đẩy và khuyến khích sản xuất, xuất khẩu hàng có chất lượng cao. Điều này giúp Việt
Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam có thể cải thiện hình ảnh và định vị
thương hiệu nông sản của mình tại Úc. Chính phủ cần khuyến khích các doanh nghiệp
thay đổi chiến lược từ sản xuất và xuất khẩu theo số lượng và tốc độ cao sang phát triển
theo hướng nâng cao chất lượng, tận dụng lợi thế so sánh của quốc gia. Bên cạnh đó, các
cơ quan nhà nước cũng cần quản lý chặt chẽ các công đoạn nuôi trồng, chế biến, bảo
quản hàng nông sản, thực phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn tại thị trường Úc. Việc này
một mặt giúp đảm bảo hàng hóa xuất khẩu không bị hoàn trả sau khi đã xuất khẩu sang
Úc, mặt khác giúp nâng cao uy tín hàng Việt Nam không chỉ tại Úc mà còn tại các quốc
gia đối tác khác của Việt Nam.

2.4 Phối hợp hợp tác, phát triển bền vững

2.4.1 Về các chính sách thương mại của Việt Nam

Phó Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Văn Chung
khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm thu hút đầu tư
nước ngoài, trong đó có đầu tư của Úc một cách hiệu quả, bao gồm: ổn định kinh tế vĩ
mô; đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng, tác động lan tỏa đến các khu

24
vực khác; tiếp tục phòng chống hiệu quả dịch COVID-19, tạo môi trường đầu tư kinh
doanh an toàn, ổn định; hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, lao động, giải quyết khó khăn,
vướng mắc; kiềm chế lạm phát: bình ổn giá xăng dầu, lương thực; đầu tư kết cấu hạ tầng
trọng yếu; tiếp tục cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đổi mới tư
duy, nâng cao và thống nhất nhận thức, hành động về đầu tư nước ngoài.

Cũng theo ông Vũ Văn Chung, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường ổn định kinh tế vĩ
mô, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và
sức cạnh tranh của nền kinh tế; hoàn thiện thể chế và chính sách về đầu tư nước ngoài;
đẩy mạnh triển khai 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực; thúc đẩy phát
triển dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; đổi mới mô hình và phương thức
xúc tiến đầu tư; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài…

Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Úc từ ngày 3 - 4/6/2023, Thủ tướng
Phạm Minh Chính khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Úc đầu tư
vào Việt Nam trong các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, viễn thông, tài chính-ngân
hàng, giáo dục, nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, xây dựng
dữ liệu dân cư.

(Nguồn ảnh: Google hình ảnh)

25
Hai bên cùng phối hợp, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, trong đó giao
các đơn vị đầu mối xúc tiến thương mại của hai nước thúc đẩy các hoạt động trao đổi
đoàn, tham dự các sự kiện xúc tiến thương mại tại Việt Nam và Úc, cùng nhau đẩy mạnh
hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp – năng lượng. Để đảm bảo quyền, lợi ích của các đối
tác tham gia các dự án, chương trình hợp tác năng lượng này, Việt Nam có kế hoạch tới
năm 2025 sẽ hoàn thiện các văn bản luật, pháp lệnh liên quan nhằm hỗ trợ tối đa cho nhà
đầu tư trong quá trình chuyển đổi từ năng lượng sử dụng nguyên liệu hóa thạch (nhiệt
điện) sang năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện hidrogen…).

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang thúc đẩy Úc cho phép nhập khẩu mặt hàng
nông thủy hải sản như: chanh leo, chôm chôm, vú sữa, dừa tươi, sầu riêng, tôm tươi
nguyên con. Từ đó làm giảm nhập siêu của Việt Nam từ Úc, thúc đẩy hợp tác hơn nữa tại
các diễn đàn trong khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương.

2.4.2 Các chính sách thương mại của Úc

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 3/2023, các nhà đầu tư
Australia có 593 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 1,99 tỷ USD, chiếm 0,4% tổng
vốn FDI đăng ký và đứng thứ 20/143 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.
Các tập đoàn, công ty lớn của Úc như Telstra, RMIT, ANZ, Bluescope Steel, Allens và
BHP đã thực hiện các khoản đầu tư chiến lược, góp phần vào sự phát triển cơ sở hạ tầng
và kinh tế của Việt Nam.

Trong nhiều năm qua, quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam- Úc tiếp tục có những
bước phát triển mạnh mẽ. Úc là một trong các nhà tài trợ vốn ODA không hoàn lại lớn
cho Việt Nam. Theo thông báo của Đại sứ quán Úc, giai đoạn 2022-2023, Úc tăng thêm
18% vốn ODA dành cho Việt Nam, từ 78,9 triệu AUD lên 92,8 triệu AUD. ODA của
Chính phủ Úc dành cho Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực: đổi mới sáng tạo; hỗ trợ sự
phát triển và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động có tay nghề cao; tăng cường việc
trao quyền kinh tế cho nữ giới, bao gồm đồng bào dân tộc thiểu số; ứng phó với đại dịch

26
Covid-19; tạo điều kiện thuận lợi và thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân trong phát
triển kinh tế - xã hội.

Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Úc - Anthony Albanese thăm chính
thức vào ngày 3 - 4/6/2023, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao,
trên cả kênh Đảng, Quốc hội và Chính phủ, tăng cường giao lưu nhân dân; triển khai xây
dựng Chương trình Hành động giai đoạn mới; tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương
mại, đầu tư, theo đó triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chiến lược Tăng cường Hợp
tác Kinh tế (EEES) giữa hai nước giai đoạn 2021-2025; tăng cường kết nối giữa hai nền
kinh tế; đẩy mạnh hợp tác quốc phòng, an ninh, tư pháp và các lĩnh vực quan trọng khác
như ODA, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, lao động, giao thông vận tải, du lịch,
ứng phó biến đổi khí hậu và chuyển đổi số. Trên tinh thần đó, hai bên nhất trí thúc đẩy
nâng cấp quan hệ lên tầm mức mới trong tương lai.

(Nguồn ảnh: Google hình ảnh)

Đặc biệt, Thủ tướng Anthony Albanese công bố khoản hỗ trợ 105 triệu đô la Úc
cho Việt Nam dành cho hợp tác về cơ sở hạ tầng, ứng phó biến đổi khí hậu và chuyển đổi
năng lượng. Các tổ chức phi chính phủ Úc, thông qua các dự án viện trợ trải rộng trên các

27
lĩnh vực kinh tế, y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giáo dục... đã góp phần giảm nghèo,
phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam và quan hệ hữu nghị
hợp tác giữa nhân dân hai nước.

Úc tiếp tục tạo điều kiện cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường
Úc để cân bằng thương mại: mở cửa cho quả vải, xoài, thanh long, nhãn, tôm đông lạnh
của Việt Nam. Đồng thời, Úc cũng thúc đẩy Việt Nam mở cửa nhập khẩu thịt hươu, thịt
kangaroo, mật ong, quả đào và xuân đào. Tính đến hết tháng 2/2023, Úc có 590 dự án
đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đạt khoảng 2 tỷ USD.

Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác và phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn
đa phương, nhất là Liên hợp quốc, ASEAN, APEC…. Thủ tướng Anthony Albanese
khẳng định Úc coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Úc - ASEAN và luôn ủng
hộ vai trò trung tâm của ASEAN; sẽ đưa Việt Nam thành trọng tâm trong Chiến lược
Kinh tế Đông Nam Á đến năm 2040 mà phía Úc đang xây dựng; cũng như sẽ tiếp tục đẩy
mạnh hợp tác tiểu vùng Mê Công.

28
CHƯƠNG 3: PHONG CÁCH ĐÀM PHÁN CỦA THƯƠNG NHÂN ĐẾN TỪ
QUỐC GIA ĐÓ

3.1 Các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến phong cách đàm phán của người Úc

Kết quả cuối cùng mà mỗi doanh nghiệp đều mong muốn trong đàm phán là ký kết
hợp đồng với đối tác của mình. Tuy nhiên điều mà nhiều người không lưu ý đến là văn
hóa của đối tượng họ đang trực tiếp đàm phán. Văn hóa đóng góp một phần nhỏ để đàm
phán thành công. Mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp đều có văn hóa khác nhau và tạo nên
điều riêng biệt trong cách ứng xử, suy nghĩ của họ. Hiểu rõ về văn hóa của đối tác cũng là
một phần thông tin mà các doanh nghiệp phải tìm kiếm. Đó là một lợi thế trong đàm phán
mà ít ai chú ý.

Theo Lý thuyết các chiều văn hóa của Hofstede, kết quả phân tích các khía cạnh
cần phân tích của các giá trị văn hóa được thể hiện như sau:

(Biểu đồ: Các giá trị văn hóa của Úc theo Lý thuyết các chiều văn hóa của Hofstede (2023))

Để hiểu rõ hơn về văn hóa Úc và cách mà họ đàm phán trong kinh doanh, hãy
điểm qua một số quan niệm ẩn dựa trên cơ sở văn hóa của nước này.

29
3.1.1 Dimension 1: How we relate to nature (Quan hệ con người với tự nhiên)

Kể từ năm 1788, vì chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây, Úc không
có một nền văn hóa dân tộc thống nhất, xuyên suốt chiều dài lịch sử. Những người Úc
bản địa đã sinh sống tại lãnh thổ Úc cách đây ít nhất là vào khoảng 40.000 năm, trước khi
người Anh tới định cư lần đầu tiên vào thế kỷ XVIII, người Úc bản địa nói nhiều ngôn
ngữ khác nhau và ngày nay chúng được nhóm lại thành khoảng 250 nhóm. Khi người
châu Âu tiến hành định cư vào cuối thế kỷ XVIII, hầu hết thổ dân Úc là những người săn
bắn - hái lượm, có một văn hóa truyền khẩu phức tạp và các giá trị tinh thần dựa trên
sùng kính thổ địa và tin tưởng vào thời mộng ảo. Sau Thế chiến thứ hai, các cộng đồng
châu Âu, châu Á và châu Phi cũng bắt đầu chuyển đến Úc. Chính vì sự nhập cư từ các
châu lục khác nhau đã tạo nên một đất nước Úc với đa dạng nền văn hóa, hòa quyện
nhiều nét văn hoa của nhiều quốc gia khác nhau. Nhờ vậy mà khi đến với quốc gia này,
mọi người sẽ cảm thấy thoải mái và hòa nhập dễ dàng hơn với mọi thứ ở đây.

Úc có xu hướng muốn kiểm soát và bảo vệ môi trường xung quanh nhằm đạt được
mục tiêu của mình, tương tự như các đất nước phương Tây. Xã hội Úc được cho là có xu
hướng chú trọng việc kiểm soát tự nhiên và môi trường xung quanh để đảm bảo phục vụ
cho mục đích của họ. Người Úc thường có thái độ quyết đoán đối với môi trường và tập
trung vào sự hoạt động và tổ chức của chính mình. Họ không thoải mái khi môi trường
trông có vẻ không được kiểm soát hoặc thay đổi. Chính phủ Úc thực hiện những chính
sách quyết liệt trong việc bảo vệ môi trường, do đó, sự hợp tác giữa chính phủ và doanh
nghiệp trong việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng là ưu tiên hàng đầu. Vì vậy,
văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp Úc được đánh giá cao.

3.1.2 Dimension 2: Uncertainty avoidance (Tránh sự bất định)

Khía cạnh Tránh sự bất định liên quan đến cách xã hội đối mặt với thực tế là
không bao giờ có thể biết trước được tương lai: chúng ta nên cố gắng kiểm soát tương lai
hay cứ để nó xảy ra? Sự mơ hồ này mang đến sự lo lắng và các nền văn hóa khác nhau đã
học cách đối phó với sự lo lắng này theo những cách khác nhau. Mức độ mà các thành

30
viên của một nền văn hóa cảm thấy bị đe dọa bởi những tình huống mơ hồ hoặc không
xác định và đã tạo ra những niềm tin và thể chế nhằm cố gắng tránh những điều này được
phản ánh trong điểm về Tránh sự bất định. Một quốc gia có điểm số cao về Tránh sự bất
định sẽ không sẵn sàng chấp nhận những điều mới lạ, những thay đổi mà họ chưa từng
trải nghiệm. Một quốc gia có điểm số thấp về Tránh sự bất định sẽ không quan tâm lắm
đến rủi ro và những điều không lường trước được. Họ sẵn sàng chấp nhận thay đổi và thử
nghiệm.

Úc đạt điểm rất trung bình là 51 ở khía cạnh này. Điểm số này cho thấy người Úc
có xu hướng trung lập đối với sự không chắc chắn và rủi ro. Họ muốn giữ mọi thứ trong
quyền kiểm soát của mình và không muốn vượt quá giới hạn ban đầu. Họ cũng sẵn lòng
chấp nhận những thay đổi nhỏ không đem lại nhiều lợi ích so với lợi ích ban đầu, miễn là
những thay đổi đó vẫn trong phạm vi của họ có thể chấp nhận được.

3.1.3 Dimension 3: Assumption about human nature (Quan niệm về bản chất con
người)

Ở Úc, quan niệm về bản chất con người thường được coi là đa dạng và đơn giản
hơn so với những nước khác. Người Úc thường được cho là thân thiện, cởi mở, và không
phân biệt đối xử dựa trên tôn giáo, chủng tộc hay nguồn gốc dân tộc.

Một trong những đặc trưng quan trọng về bản chất con người Úc là tình yêu tự do
và tôn trọng độc lập cá nhân. Các nguyên tắc này đã phản ánh trong cách sống và tổ chức
xã hội ở Úc, nơi mà quyền lợi của mỗi người được coi trọng và được bảo vệ.

Người Úc cũng được cho là có tư tưởng tiến bộ và cởi mở với những quan điểm
mới. Đây là nền văn hóa đa quốc gia, nơi mà người ta chấp nhận và tôn trọng những ý
kiến, giá trị và niềm tin khác nhau.

3.1.4 Dimension 4: Assumption about human relationships (Quan niệm về mối quan
hệ giữa người với người)

a. Power distance (Khoảng cách quyền lực)

31
Người dân Úc thường tin rằng tất cả mọi người đều xứng đáng được tôn trọng và
bình đẳng. Điều này cũng được thể hiện rõ trong các chính sách công bằng về giáo dục, y
tế và phúc lợi mà chính phủ Úc đã thiết lập. Với việc Úc là một quốc gia đa văn hóa, hiện
nay có hơn 20% dân số là người nhập cư và hơn 40% có nguồn gốc từ nhiều nền văn hóa
khác nhau, ngôn ngữ được sử dụng cũng đa dạng với khoảng 226 ngôn ngữ và đa số tôn
giáo. Người Úc thường không chú trọng đến sự phân biệt giai cấp, xuất thân và tạo mối
quan hệ gần gũi, thể hiện tính thân thiện của mình. Do đó, sự khoảng cách về quyền lực
dường như không tồn tại.

Khía cạnh này đề cập đến thực tế là tất cả các cá nhân trong xã hội đều không bình
đẳng - nó thể hiện thái độ của nền văn hóa đối với những bất bình đẳng này giữa chúng
ta. Khoảng cách quyền lực được định nghĩa là mức độ mà các thành viên ít quyền lực hơn
trong các thể chế và tổ chức trong một quốc gia mong đợi và chấp nhận rằng quyền lực
được phân bổ không đồng đều.

Úc đạt điểm thấp ở khía cạnh này (38), so với mức trung bình của thế giới là 55.
Trong các tổ chức của Úc, hệ thống phân cấp được thiết lập để thuận tiện, cấp trên luôn
có thể tiếp cận được và các nhà quản lý dựa vào chuyên môn của từng nhân viên và
nhóm. Những người ở cấp trên sẽ cố gắng làm giảm khoảng cách giữa họ với nhân viên
bằng việc trở nên thân thiện, khuyến khích lắng nghe và phản biện từ nhân viên. Ngoài
ra, các sếp rất lắng nghe tiếng nói của nhân viên mình vì văn hóa Úc trong kinh doanh đề
cao sự phối hợp. Các nhà lãnh đạo thường tham khảo ý kiến của cấp dưới trước khi đưa
ra các quyết định quan trọng. Đồng thời, giao tiếp là không chính thức, trực tiếp và có sự
tham gia.

b. Individualism (Trọng cá nhân)

Vấn đề cơ bản được giải quyết theo khía cạnh này là mức độ phụ thuộc lẫn nhau
mà một xã hội duy trì giữa các thành viên của nó. Nó liên quan đến việc hình ảnh bản
thân của mọi người được định nghĩa theo "tôi" hay "chúng tôi". Trong các xã hội theo
Chủ nghĩa Cá nhân, mọi người chỉ được phép chăm sóc bản thân và gia đình trực hệ của

32
mình. Trong các xã hội theo Chủ nghĩa Tập thể, mọi người thuộc về 'những nhóm' chăm
sóc họ để đổi lấy lòng trung thành.

Mặc dù sống trong một nền văn hóa đa dạng, người Úc lại trọng chủ nghĩa cá nhân
với số điểm 73 ở khía cạnh này trong cuộc khảo sát của Hofstede, một con số khá cao.
Điều này cho thấy họ sẽ quan tâm đến bản thân, gia đình và bạn bè. Ở Úc, các quán ăn và
trung tâm thương mại thường đóng cửa sớm, ngoại trừ những ngày lễ đặc biệt. Họ dành
thời gian buổi tối để ở bên gia đình, người thân và bạn bè. Còn trong kinh doanh, tất cả
nhân viên đều được kỳ vọng có khả năng tự chủ và thể hiện sáng kiến. Hơn nữa, trong
một môi trường công việc dựa trên trao đổi, quyết định tuyển dụng và thăng chức đều
được đưa ra dựa trên thành tích hoặc bằng chứng về những thành công mà một cá nhân
đã đạt được hoặc khả năng mà họ có thể đạt được.

Các tiêu chuẩn cao của Úc về hệ thống quan hệ lao động và doanh nghiệp đạt
được thông qua các quy định chặt chẽ từ cấp liên bang và đặc biệt là quyền của người lao
động tại cấp doanh nghiệp. Sự khuyến khích người lao động tham gia vào quyết định và
xem xét các quyết định của doanh nghiệp cũng chứng tỏ sự mạnh mẽ của chủ nghĩa cá
nhân trong doanh nghiệp.

c. Masculinity (Dương tính)

Điểm cao trong khía cạnh này cho thấy xã hội được thúc đẩy bởi cạnh tranh, thành
tích và thành công, trong đó thành công được định nghĩa bởi người chiến thắng hoặc
người giỏi nhất trong lĩnh vực đó. Hệ thống giá trị này bắt đầu từ trường học và kéo dài
suốt cuộc sống của một cá nhân hay tổ chức. Ngược lại, điểm thấp trong khía cạnh này có
nghĩa là các giá trị quan trọng trong xã hội là quan tâm đến người khác và chất lượng
cuộc sống. Một xã hội hướng tới sự đồng thuận là một xã hội mà chất lượng cuộc sống là
chỉ số của thành công và việc nổi bật trong đám đông không được xem là mục tiêu đáng
ngưỡng mộ. Vấn đề cốt lõi ở đây là động lực là gì: liệu mọi người muốn trở thành người
giỏi nhất hay họ thích công việc mình đang làm.

33
Ở mặt này, Úc được đánh giá là 61 điểm, có nghiêng về phần dương tính hơn và
được coi là một xã hội hướng đến việc cạnh tranh. Cuộc sống của người Úc được thể hiện
qua sự nghiêm túc và cạnh tranh, họ quan tâm rất nhiều đến năng suất và kết quả trong
công việc. Hệ thống giáo dục đòi hỏi khắt khe và môi trường cạnh tranh khác cũng tương
tự. Hành vi ở trường, nơi làm việc và vui chơi đều dựa trên các giá trị chung mà mọi
người nên “cố gắng trở thành người giỏi nhất có thể” và “kẻ chiến thắng sẽ có tất cả”.

Người Úc tự hào về những thành công và thành tựu đạt được trong cuộc sống,
đồng thời điều đó tạo cơ sở cho các quyết định tuyển dụng và thăng tiến tại nơi làm việc.
Người Úc hiện thẳng thắn, quyết đoán và có khả năng đưa ra quyết định một cách mạnh
mẽ. Họ đánh giá cao bản thân thông qua việc hoàn thành công việc của mình. Việc nói
thẳng là điều bình thường, chấp nhận được cho dù nó có thể gây ra tranh cãi hay một
cuộc chiến, họ hướng về các giá trị như tham vọng, cạnh tranh, thành đạt. Xung đột được
giải quyết ở cấp độ cá nhân và mục tiêu là giành chiến thắng.

d. Deal-focus (Trọng deal)

Nền văn hóa ở Úc có xu hướng trọng deal hơn là trọng quan hệ. Người Úc thường
thiên về việc thẳng thắn, trực tiếp khi đàm phán, thể hiện ý kiến rõ ràng và mong muốn
đạt được kết quả tốt cho bản thân. Họ thường đặt nhiều tầm quan trọng vào việc thực hiện
các giao dịch và thỏa thuận. Trong lĩnh vực kinh doanh, người Úc có xu hướng rất thẳng
thắn và trực tiếp, thay vì vòng vo như người Việt. Một điều khác biệt so với văn hóa Việt
Nam nữa là người Úc không cần thiết phải xây dựng mối quan hệ thân thiết với đối tác
trước khi bắt đầu kinh doanh. Chỉ cần chúng ta thể hiện sự khiêm tốn, thực tế và thân
thiện trong quá trình gặp gỡ, ta sẽ được đánh giá cao bởi họ.

Văn hóa trọng deal của Úc sẽ giống như trong các nền văn hóa trọng deal ở Bắc
Mỹ và Bắc Âu, các doanh nhân Úc thường đề cao sự linh hoạt trong việc đặt lịch hẹn, kể
cả với những người chưa quen biết. Để đàm phán với người Úc, nên tiếp xúc trực tiếp mà
không thông qua trung gian, gửi email hoặc fax và cung cấp thông tin cần thiết trước, sau
đó gọi trực tiếp để đặt cuộc họp.

34
e. Specific (Tách bạch)

Người úc thích tách bạch công việc và cuộc sống cá nhân và xem hai khía cạnh
này là hoàn toàn riêng biệt. Họ đặt mục tiêu làm việc hiệu quả trong giờ làm việc và rõ
ràng xác định thời gian và không gian cho gia đình, bạn bè và các hoạt động cá nhân
khác. Người dân úc thường đề cao chế độ làm việc linh hoạt, cho phép họ có thời gian tự
do và sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Chính vì điều này, người Úc có những
cách ứng xử khác nhau tùy vào hoàn cảnh. Ví dụ, ở công việc, cách ứng xử của họ khác
với cuộc sống hàng ngày. Người Úc ứng xử với đồng nghiệp và đối tác khác với cách mà
họ ứng xử với bạn bè và người thân. Một số người Úc có thể thậm chí còn trực tiếp hơn
người Đức, Hà Lan và Mỹ. Họ thẳng thắn và bộc trực, và đôi khi không nhận ra rằng
cách ứng xử như vậy có thể xúc phạm du khách Đông Á và Đông Nam Á.

f. Affective (Lộ cảm)

Người Úc thường được coi là những người dễ biểu đạt cảm xúc và thẳng thắn. Họ
thường không ngại thể hiện cảm xúc của mình một cách rõ ràng và trực tiếp, điều này thể
hiện qua cách giao tiếp và hành động hàng ngày. Tuy nhiên, người Úc cũng có xu hướng
kín đáo và tôn trọng quyền riêng tư của người khác. Họ có thể giữ cho mình những cảm
xúc sâu bên trong và không muốn công khai chúng trước mặt người khác, nhất là trong
những tình huống nhạy cảm hay cá nhân. Từ đó, người Úc thường biết cách duy trì sự
cân bằng giữa việc biểu đạt cảm xúc và sự kín đáo.

g. Low-context communication (Giao tiếp trong bối cảnh thấp)

Người Úc có xu hướng giao tiếp một cách trực tiếp và thẳng thắn. Họ thích sử
dụng các từ ngữ rõ ràng và không dùng quá nhiều biểu cảm hay từ lóng trong giao tiếp.
Ngoài ra, việc sử dụng các biểu hiện cơ thể và khuôn mặt là một phần quan trọng trong
giao tiếp người Úc. Họ thường sử dụng cử chỉ tay, nhìn vào mắt và di chuyển cơ thể để
tạo sự tương tác và tương tác. Trong các buổi họp mặt công việc, người Úc thường thể
hiện sự chuyên nghiệp và thường trưng dụng tiếng Anh thông qua việc sử dụng ngôn ngữ
chính xác và truyền đạt ý kiến một cách mạch lạc.

35
Người Úc cho rằng nhiều người Mỹ quá quan tâm đến sự phân biệt xã hội dựa trên
bằng cấp, tài chính và vị trí trong hệ thống công ty. Do đó, không nên cố gắng gây ấn
tượng với người Úc bằng danh hiệu và thành tích. Bất cứ sự tự mãn và khoe khoang nào
đều tạo ấn tượng tiêu cực. Những người khoe khoang và phô trương thành công của mình
được xem là không đáng được mến mộ.

h. Universalistic (Trọng giá trị chung)

Các nền văn hóa có quan điểm universalistic cao nhìn nhận một thực tế và tập
trung vào các quy tắc hình thức. Các cuộc họp kinh doanh được đặc trưng bởi những lập
luận hợp lý, chuyên nghiệp với thái độ "bắt tay vào công việc". Họ sẽ không quan tâm
nhiều đến việc xây dựng mối quan hệ. Ở Úc, có thể nói rằng quan điểm universalistic
chiếm ưu thế. Điều này có nghĩa là người dân Úc thường coi trọng việc áp dụng quy tắc
và nguyên tắc công bằng, công lý cho tất cả mọi người trong xã hội. Họ tin rằng mọi
người nên được đối xử bình đẳng và không phân biệt đối xử dựa trên nhóm tôn giáo,
chủng tộc hay tầng lớp xã hội.

i. Achievement (doing) (Quyền thế do tự tạo)

Trong xã hội quyền thế do tự tạo, quyền thế và địa vị có được là do thành quả của
cá nhân từ năng lực, kinh nghiệm, do sự cống hiến cho tổ chức, mọi người có cơ hội bình
đẳng đối với quyền thế và vị thế. Cơ sở để xác định bản sắc con người là việc làm và
hành động. Nước Úc đi theo quan điểm này, điều đó có nghĩa là mọi người được đánh giá
cao dựa trên việc họ thực hiện tốt chức năng của mình như thế nào, dựa trên năng lực và
sự cống hiến của bản thân. Khác với xã hội quyền thế do ban tặng, quyền thế và địa vị ở
xã hội này là do dựa trên các mối quan hệ hay dùng xuất thân của mình để dành lấy
những điều không phải năng lực của mình.

36
3.1.5 Dimension 5: Assumption about the nature of reality and truth (Quan niệm ẩn về
bản chất của sự thật và chân lý)

Người Úc thường có quan niệm rất cao về sự thật và chân lý. Họ coi đây là những
giá trị quan trọng và dễ nhận ra trong cuộc sống hàng ngày. Người Úc có xu hướng trung
thực, thẳng thắn và minh bạch trong giao tiếp. Họ tin rằng sự thật là nền tảng cốt lõi của
một xã hội tốt đẹp và cũng là một nguyên tắc cần phải tuân thủ trong các quan hệ cá nhân
và xã hội.

Bên cạnh việc coi trọng sự thật, người Úc cũng coi trọng chân lý được xây dựng
dựa trên các hiểu biết có căn cứ và chứng minh được. Họ không chỉ đánh giá một tình
huống dựa trên cảm xúc cá nhân mà tìm kiếm và đánh giá các dữ kiện và chứng cứ để
đưa ra quyết định đúng đắn và công bằng. Điều này liên quan đến tinh thần khoa học và
logic của người Úc, và nó cũng phản ánh trong phong cách sống và làm việc của họ.

3.1.6 Dimension 6: Assumption about time (Quan niệm ẩn về thời gian)

Người Úc thường có một quan niệm khác về thời gian so với nhiều quốc gia khác.
Họ có xu hướng rất coi trọng thời gian và đặt nhiều sự chú trọng vào việc tuân thủ lịch
trình. Điều này thể hiện trong cuộc sống hàng ngày, công việc và các cuộc hẹn. Người Úc
thường rất chính xác và thích sắp xếp thời gian hợp lý, đến trễ được coi là bất lịch sự và
không tôn trọng người khác. Bên cạnh đó, người Úc cũng có xu hướng làm việc hiệu quả
và tận dụng tối đa thời gian có sẵn. Họ thường sử dụng công nghệ và các công cụ để quản
lý thời gian một cách hiệu quả, để đảm bảo rằng họ có thể hoàn thành công việc và dành
thời gian cho gia đình và các hoạt động cá nhân. Ngoài ra, người Úc cũng rất chú trọng
đến công việc - gia đình cân bằng. Họ không chỉ quan tâm đến việc làm mà còn trân
trọng thời gian để dành cho gia đình, bạn bè và sở thích cá nhân. Điều này có thể thể hiện
qua việc sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, du lịch và tham gia các hoạt động giải trí.

37
3.1.7 Dimension 7: Assumption about space (Quan niệm ẩn về không gian)

Người Úc có một quan niệm về không gian rất đặc trưng, đó là sự yêu thích và đề
cao không gian tự nhiên. Với cảnh quan tuyệt đẹp, xa xôi và hoang sơ, người Úc có xu
hướng kết nối mạnh mẽ với thiên nhiên và không gian xung quanh mình. Đối với người
Úc, không gian không chỉ là một địa điểm vật lý mà còn là một phần quan trọng của cuộc
sống và nhận thức của họ. Điều này phản ánh qua việc họ dành rất nhiều thời gian cho
các hoạt động ngoài trời, như picnic, cắm trại, leo núi, lướt sóng hoặc tham gia vào các
hoạt động thể thao ngoài trời.

Người Úc cũng có một ý thức mạnh mẽ về việc bảo vệ và duy trì không gian xanh.
Với lượng tiểu ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu và thảm họa thiên nhiên, người Úc hiểu
rằng việc bảo vệ không gian tự nhiên là cần thiết để bảo vệ cuộc sống của họ cũng như
các thế hệ sau. Ngoài ra, không gian cũng có ý nghĩa xã hội quan trọng trong văn hóa
người Úc. Người dân Úc thường có những không gian cộng đồng, như công viên, bãi
biển hay quảng trường, nơi họ có thể gặp gỡ, giao lưu và tận hưởng thời gian bên nhau.
Không gian cộng đồng này giúp tạo ra một không khí thân thiện và gắn kết trong cộng
đồng Úc.

3.2 Phong cách đàm phán của thương nhân Úc

Nhờ vị trí địa lý của mình cùng với lịch sử văn hóa lâu đời, doanh nhân Úc thường
có kinh nghiệm trong việc tương tác và kinh doanh với nhiều nền văn hóa khác nhau.
Mặc dù phần lớn họ thường giao thương với người Châu Á, nhưng người Úc với nhiều
giá trị chia sẻ tương đồng với người Mỹ, Canada và Anh thì họ vẫn có giao thương qua
lại với các quốc gia này. Nhìn chung, nền văn hóa của Úc có sự đồng nhất. Hãy cùng
điểm qua một số đặc điểm nổi bật trong phong cách đàm phán của người Úc.

3.2.1 Mối quan hệ và niềm tin trong đàm phán

Đối với người Úc, mối quan hệ kinh doanh thường chỉ có mức độ quan trọng vừa
phải và không yêu cầu các mối quan hệ kinh doanh trước đó để bắt đầu một cuộc làm ăn

38
mới. Tuy nhiên, niềm tin vẫn là điều quan trọng. Nếu các bên không tin tưởng lẫn nhau,
sẽ khó khăn để đạt được thỏa thuận hoặc đạt được kết quả tốt nhất. Niềm tin giúp mọi
người hiểu rằng các bên đang hành động có trung thực và đáng tin cậy. Chính vì vậy,
thương nhân Úc mong muốn hiểu rõ hơn về đối tác và thích những đối tác có thể hiện các
khía cạnh cá nhân khác nhau của mình, ví dụ như sự khiêm tốn, giản dị, chân thật và
khiếu hài hước thân thiện. Để xây dựng niềm tin, hoạt động kinh doanh có thể được tiến
hành thường xuyên giữa các bên chưa từng thiết lập mối quan hệ cá nhân trước đó.

Mối quan hệ kinh doanh khi được thiết lập sẽ đại diện cho mối quan hệ giữa các
công ty cũng như giữa các cá nhân trong quá trình đàm phán. Nếu có sự thay đổi người
đàm phán trước đó và thay thế bằng một người khác cho cuộc đàm phán sắp tới, thì
thương nhân Úc không khó để chấp nhận người thay thế và coi anh ta là một đối tác kinh
doanh hợp lệ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người Úc không quan tâm đến việc
họ đang giao dịch với ai. Sự chính trực và đáng tin cậy của một cá nhân là yếu tố quan
trọng để có được lòng tin của họ.

3.2.2 Thái độ và phong cách đàm phán

Người Úc có một thái độ đàm phán tích cực và hòa nhã. Mặc dù trong công việc
người Úc có thể rất nghiêm khắc, nhưng họ thường đặt sự thoải mái và tôn trọng tại hàng
đầu khi tham gia vào các cuộc đàm phán. Việc thể hiện sự nhiệt tình quá đà hay trang
trọng quá mức có thể gây trở ngại và khiến cho cuộc đàm phán bị thất bại vì người Úc
đặc biệt coi trọng sự nghiêm túc và đòi hỏi một mức độ nghiêm túc nhất định.

Ngoài ra, có một nét văn hóa đáng chú ý của người Úc đó chính là tính khiêm tốn
và thích tạo không khí nhẹ nhàng, cởi mở. Họ luôn coi trọng các chính sách và quy định
chung của doanh nghiệp, hướng tới giải quyết vấn đề và đưa ra quyết sách dựa trên tình
hình thực tế, không để dựa vào cảm xúc cá nhân. Tuy nhiên, quá trình đưa ra quyết định
thường mất nhiều thời gian vì thông thường cấp trên sẽ tham khảo ý kiến của cấp dưới
trước khi ra quyết định. Đây là một phương pháp làm việc tập thể cao và đặc trưng trong
văn hoá kinh doanh của người Úc, vì vậy sự vội vàng của bạn là không cần thiết.

39
3.2.3 Chiến thuật đàm phán

Khi bắt đầu, người Úc thường rất trực tiếp và thẳng thắn trong việc truyền đạt ý
kiến và mong muốn của mình. Họ không làm tròn và không trình bày quá nhiều thông tin
không liên quan, mà thường chỉ nói những điều cần thiết. Điều này tạo ra một môi trường
đàm phán rõ ràng và tập trung vào các vấn đề chính. Họ mong muốn cả họ và người đối
diện trình bày càng ngắn gọn, đơn giản nêu bật được vấn đề càng tốt.

Doanh nhân Úc thường áp dụng chiến thuật “đặt điều kiện giới hạn khống chế” để
tạo lợi thế cho chính mình. Trong khi các cuộc đàm phán thường được thực hiện ở những
giai đoạn đầu, người Úc lại đưa thỏa thuận mà họ cho công bằng và họ mong muốn bạn
cũng làm như vậy. Nếu một mức giá được đưa ra là quá thấp hoặc quá cao, họ sẽ có xu
hướng khước từ hơn là đàm phán vì đơn giản họ không thích điều này.

3.2.4 Chia sẻ thông tin trong đàm phán

Do thương nhân Úc yêu thích sự thẳng thắn nên trong quá trình thương lượng cần
phải trình bày một cách trung thực, cung cấp thông tin rõ ràng và nhấn mạnh kết quả cả
hai mặt tích cực và tiêu cực. Thêm vào đó, người Úc thường đưa ra quyết định dựa trên
lý trí, vì vậy khi thương lượng với các đối tác Úc, cần tránh việc phóng đại sự thật, không
nêu lên cuộc sống cá nhân và hạn chế để tình cảm cá nhân tác động vào công việc chung.

Các nhà đàm phán Úc tin rằng việc chia sẻ và trao đổi thông tin là một cách để xây
dựng lòng tin, tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ sẽ dễ dàng tiết lộ mọi thứ mà đối
tác muốn biết trong quá trình đàm phán. Việc đàm phán có thể trở nên khó khăn nếu một
bên che giấu thông tin với bên kia.

Người Úc tuân theo nguyên tắc "khiêm tốn là chính sách tốt nhất", đặc biệt khi
thuyết trình bán hàng trước khách hàng. Họ cũng học được cách không ca ngợi quá mức
sản phẩm của công ty mình. Thay vào đó, các nhà đàm phán Úc thường thể hiện và quan
tâm đến lợi ích và ưu điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ kinh doanh. Họ cũng

40
thường sử dụng tài liệu, báo cáo hoặc lời chứng thực từ một bên khác để thuyết phục đối
tác.

3.2.5 Tốc độ đàm phán

Như đã phân tích ở trên, người Úc thường được coi là người trực tiếp, thẳng thắn
và quyết đoán trong đàm phán. Họ thường đưa ra quan điểm của mình một cách rõ ràng
và có khả năng thích nghi nhanh chóng với thay đổi. Chính vì vậy mà khi đàm phán, họ
cũng mong muốn đi thẳng trực tiếp vào vấn đề để đi đến sự nhất trí và đạt được thỏa
thuận một cách nhanh nhất. Nên có thể nói, tốc độ đàm phán của người Úc khá là nhanh.
Nếu khi trình bày hoặc đàm phán, người đối diện lại nói vòng vo, dài dàng, quá chi tiết
các vấn đề có thể khiến cho người Úc sẽ cảm thấy khó chịu.

3.2.6 Mặc cả trong đàm phán

Dù có nhiều chiến thuật mặc cả trong đàm phán, thương nhân Úc không thích việc
áp dụng quá nhiều. Mức giá thương thảo cuối cùng hiếm khi biến động quá 20-30% so
với giá ban đầu. Những sự nhượng bộ đáng kể có thể tạo ra sự nghi ngowg của người Úc
về việc bị lừa dối. Các công ty Úc thường tuân thủ chính sách giá nghiêm ngặt, đặc biệt
là đối với các công ty lớn, do đó không nên yêu cầu nhượng bộ ngược lại chính sách này.

Vì người Úc không quá thích việc mặc cả nên để có một cuộc đàm phán tốt nhất,
các nhà đàm phán nên đưa ra mức giá thương lượng từ ban đầu một cách hợp lý nhất,
như vậy cuộc đàm phán có thể dễ dàng đi đến một thỏa thuận cuối cùng. Tuy nhiên, cũng
không nên đưa ra những đề nghị tốt nhất ngay từ ban đầu mà nên đưa ra sau một vài thỏa
thuận khác trước đó vì người Úc có thể cảm thấy bị tổn thương lòng tự trọng.

Người Úc hầu hết ưa thích sử dụng phong cách thẳng thắn và trung thực trong các
cuộc đàm phán. Họ hiếm khi dùng các chiêu thức gian dối như nói dối, giả vờ không
quan tâm đến thỏa thuận hoặc nói sai giá trị của một sản phẩm, vì đơn giản là họ không
thích điều đó và cũng không muốn gặp phải trường hợp như vậy.

41
3.2.7 Ra quyết định sau đàm phán

Ngoại trừ những trường hợp liên quan đến các tập đoàn lớn, người Úc nói chung
luôn hướng đến kết quả. Họ thích đưa ra quyết định nhanh và mau chóng thực hiện quyết
định của họ. Quá trình đưa ra quyết định được phản ánh thông qua tính cách khá bảo thủ
của người Úc. Thương lượng và mặc cả không phải là một phần văn hóa kinh doanh của
Úc. Còn với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, có thể chỉ cần một người đưa ra quyết
định cho toàn công ty. Trong khi đàm phán, nếu một đề xuất chứa các điều khoản mới và
lạ, thường họ sẽ cần thêm thời gian để xem xét trước khi đi đến cam kết thỏa thuận.

Trước khi đưa ra quyết định, các nhà đàm phán Úc thường hỏi ý kiến và xem xét
cẩn thận nhận định của những người khác, đặc biệt là giám đốc điều hành cấp cao, ngay
cả khi họ không tham gia trực tiếp vào quá trình đàm phán. Điều này có thể làm trì hoãn
quy trình ra quyết định và dồn sức để đạt được sự đồng thuận từ cấp trên. Quyết định
cuối cùng được đưa ra dựa trên bằng chứng thực nghiệm và sự kiện khách quan thay vì
dựa trên cảm xúc hay kinh nghiệm cá nhân, mặc dù tất cả các yếu tố này đều được xem
xét. Người Úc có xu hướng chấp nhận rủi ro cao.

3.2.8 Thoả thuận và hợp đồng

Việc tóm tắt lại các đề nghị đã được thỏa thuận trong cuộc đàm phán cuối cùng là
một cách hiệu quả để các nhà đàm phán Úc xác nhận xem các bên đã hiểu và cam kết
những gì đã được đề ra hay không. Mặc dù các thỏa thuận tạm thời trong quá trình đàm
phán được lưu giữ, nhưng chúng không có tính chất ràng buộc cuối cùng. Đối với thương
nhân Úc, chỉ khi có một hợp đồng cuối cùng được ký kết bởi cả hai bên thì mới tạo nên
một thỏa thuận ràng buộc.

Hợp đồng thường có nội dung dài và trong đó được trình bày các điều khoản và
điều kiện cụ thể cho các thỏa thuận chính và các trường hợp khác nhau. Việc ký kết hợp
đồng không chỉ quan trọng về pháp lý mà còn là một sự cam kết mạnh mẽ về phía các
bên. Hợp đồng được coi là đáng tin cậy và các điều khoản đã đồng ý được xem như là
ràng buộc. Yêu cầu thay đổi chi tiết trong hợp đồng sau khi đã ký kết có thể được coi là

42
thiếu thiện chí và sẽ đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ phía nhà đàm phán Úc. Một
điều quan trọng nữa là phải giao hàng đúng hẹn theo như những gì được ký kết trong hợp
đồng.

3.2.9 Phụ nữ trong kinh doanh

Với một quốc gia được đánh giá là an toàn cho nữ giới như Úc thì các vấn đề liên
quan đến phụ nữ trong kinh doanh hiển nhiên sẽ được quan tâm nhiều. Dù cho nữ giới ở
Úc vẫn đang phải vật lộn để đạt được các vị trí có thu nhập và quyền hạn tương tự như
nam giới nhưng hiện nay, đã có rất nhiều người nắm giữ vị trí kinh doanh có ảnh hưởng
trong công ty. Có thể kể đến như bà Michele Bullock - người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo
Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA- ngân hàng Trung ương). Vì vậy, khi đàm phán với
các thương nhân Úc, hãy chắc chắn đối xử bình đẳng, tôn trọng thương nhân nữ ở đây,
không nên kì thị hay có những thái độ không tốt đối với họ.

3.2.10 Một số yếu tố quan trọng khác khi đàm phán

Vì người Úc không thích xen lẫn công việc và niềm vui, vì vậy mặc dù dùng bữa
ăn tối để đàm phán là khá phổ biến, nhưng ở Úc có thể có rất ít hoặc không có cuộc đàm
phán nào đạt được kết quả kinh doanh thực tế như vậy.

Khác với người Nhật hay người Hàn thì tặng quà không phải là nét văn hóa phổ
biến của người Úc, việc tặng quà trong kinh doanh là rất hiếm. Tốt nhất là không nên
mang quà đến buổi gặp mặt lần đầu tiêu với thương nhân Úc để tránh gây nghi ngờ về
động cơ. Tham nhũng và hối lộ rất hiếm ở Úc, nên người Úc tránh tặng những món quà
có giá trị lớn hoặc đưa ra lời đề nghị giống như là hối lộ.

3.3 Kiến nghị cho doanh nghiệp khi đàm phán với thương nhân Úc

3.3.1 Chuẩn bị đàm phán

Trước khi đàm phán cần chuẩn bị những các văn bản, thông tin, số liệu thực tế
chính xác liên quan đến nội dung đàm phán. Đồng thời xem xét cả các yếu tố về con

43
người, văn hóa của Úc, về môi trường kinh doanh. Điển hình như: Đa phần người Úc đều
thích đàm phán thương lượng tại các phòng họp, phỏng đàm phán văn phòng. Do đó nên
chuẩn bị các địa điểm chuyên nghiệp, trang trọng cho việc đàm phán.

Bên cạnh đó cần có thông dịch viên Tiếng Anh có trình độ chuyên môn cao nhằm
đáp ứng mọi tình huống cần thiết. Các chuyên gia kỹ thuật cũng rất cần thiết vì người Úc
thật sự rất quan tâm đến các thông tin, tài liệu thực tế, còn vấn đề về tuổi tác, hay chức vụ
thường không được người Úc quá quan trọng.

a. Về thời gian

Nếu cần tổ chức một buổi gặp gỡ với các đối tác là người Úc, thì nên thông báo,
hẹn trước buổi gặp mặt từ nửa tháng đến một tháng. Do thời gian chuẩn bị buổi gặp mặt
khá dài nên các đối tác phía Việt Nam cần chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh đi muộn, đây được
xem là thái độ thiếu tôn trọng và thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp trong phong cách làm
việc. Việc này có thể ảnh hưởng nhiều đến buổi gặp mặt vì khác với một số quốc gia khác
trên thế giới, với người Úc, người luôn trễ hẹn thường được coi là người không đáng tin
cậy

b. Về trang phục

Úc nằm trong vùng nhiệt đới, nhưng khí hậu lại có sự khác biệt lớn giữa các vùng
ởmiền Nam nước này, mùa đông se lạnh và mùa hè ấm áp. Trang phục phù hợp với nam
giới là comple và cà vạt, phụ nữ phù hợp với những bộ váy vét, bộ vét dài, váy và áo kiểu
hoặc đầm kết hợp với áo vét. Độ dài trang phục có thể từ trên đầu gối xuống đến gần mắt
cá chân.

Tuy nhiên, cà vạt và những bộ trang phục vét thường không phù hợp khi giao
thiệp với các doanh nghiệp nhỏ hoặc ở các vùng nông thôn. Trong trường hợp đó, trang
phục tối thiểu là một chiếc áo khoác và quần tây hoặc váy, áo sơ mi (thiết kế đơn giản) và
đôi giày. Tránh những trang phục nổi bật hoặc đeo quá nhiều phụ kiện, trang sức vì việc
phô trương sự giàu có không phải là vấn đề người Úc quan tâm.

44
c. Về tài liệu

Tài liệu dành cho buổi thuyết trình, đàm phán cần được chuẩn bị trước, với hình
ảnh đẹp, các thông tin, số liệu rõ ràng và chính xác; sử dụng từ ngữ đơn giản và rõ nghĩa,
tránh gây nhầm lẫn cho người xem; đồng thời tránh phô trương, hoa mỹ. Một bài thuyết
trình với nhiều chi tiết cường điệu sẽ khiến đối tác Úc nghi ngờ. Bên cạnh đó, cần chọn
lọc những thông tin quan trọng để trình bày trong buổi đàm phán vì việc đưa ra quá nhiều
thông tin không cần thiết cũng có thể khiến người Úc khó tiếp nhận khi lắng nghe.

3.3.2 Trong đàm phán

Trước tiên cần chọn trang phục sang trọng, phù hợp với môi trường công sở. Khi
gặp mặt đối tác, thực hiện việc bắt tay - một kiểu chào hỏi phổ biến nhất trước khi đàm
phán. Sau đó trao danh thiếp của bản thân một cách cẩn thận. Bên cạnh đó, cần tạo bầu
không khí thoải mái với vài phút trò chuyện. Tuy nhiên, ta chỉ nên đề cập đến các chủ đề
như: thời tiết, kinh doanh tránh xâm phạm vào cuộc sống riêng tư của người khác.

Khi trình bày nội dung đàm phán phải ngắn gọn đơn giản, nổi bật vấn đề cái gì có
lợi cái gì có hại cho hai bên. Đồng thời, ta cần thể hiện sự khiêm tốn, nhẹ nhàng, cởi mở
và không nên mặc cả.

a. Lúc mở đầu cuộc đàm phán

Khi chào hỏi đối tác, nhà đàm phán Việt Nam nên kèm theo các từ “Mr”, Mrs”,
“Ms”hoặc “Sir”, “Madam” vào trước họ để thể hiện thái độ tôn trọng và không nên gọi
tên của đối tác người Úc trước khi họ tự giới thiệu nó. Khi gọi tên, người Úc có xu hướng
chuyển nhanh sang tên thánh, tuy nhiên chỉ nên gọi tên thánh của họ khi được cho phép.

Ngược lại, khi tự giới thiệu, người đại diện doanh nghiệp Việt Nam không nên
giới thiệu chức danh trừ khi được yêu cầu, hoặc chỉ giới thiệu sơ qua vì việc nói quá kỹ
về chức danh có thể bị coi là khoe khoang. Người thích sự khiêm tốn và không có thiện
cảm và sự tin tưởng với những ai nói nhiều về thành tích của mình. Thay vào đó, người

45
đại diện doanh nghiệp Việt Nam có thể đưa danh thiếp của mình trước khi bắt đầu cuộc
đàm phán

Ta nên bắt tay với đối tác Úc khi mở đầu cuộc đàm phán để tạo không khí thân
thiện. Cuộc đàm phán thường nên được bắt đầu với một số cuộc trò chuyện nhỏ nhằm
thiết lập mối quan hệ cá nhân. Do đó, chủ đề trò chuyện cần thể hiện một chút hài hước
tuy nhiên không nên lạm dụng nó vì ở một khía cạnh khác, sự hài hước đôi khi được
người Úc sử dụng để mỉa mai. Trọng tâm chính của cuộc trò chuyện mở đầu nên về các
chủ đề kinh doanh và tránh nhắc đến cuộc sống riêng tư.

b. Ngôn ngữ

Tiếng Anh là ngôn ngữ cần thiết và phải thông thạo khi đàm phán của đối tác là
người Úc. Khi nói chuyện nên dùng những từ ngữ đơn giản, thông dụng, nhanh gọn dễ
hiểu tránh việc sử dụng quá nhiều từ những hoa mỹ, dài dòng và phức tạp. Đặc biệt,
người đại diện cũng cần chú ý tiếng Anh Úc có một số từ và cách diễn đạt khác tiếng
Anh Mỹ hay Anh Anh để tránh gây khó hiểu hay hiểu lầm.

c. Chiến lược khi đàm phán

Trước hết, nhà đàm phán Việt Nam cần xác định được mục tiêu đàm phán phía
bên mình là gì (ký kết hợp đồng hay xây dựng mối quan hệ) và vị thế của doanh nghiệp
Việt Nam với đối tác Úc như thế nào? Sau đó có thể cân nhắc lựa chọn chiến lược đàm
phán kiểu hợp tác (nếu muốn ký kết được hợp đồng) hoặc kiểu mềm (nếu muốn xây dựng
mối quan hệ kinh doanh lâu dài). Việc lựa chọn chiến lược phù hợp sẽ giúp cuộc đàm
phán được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và thành công.

d. Thái độ khi đàm phán

Trong quá trình đàm phán, đại diện doanh nghiệp Việt Nam nên giữ thái độ tích
cực, thể hiện tinh thần sẵn sàng làm việc với đối tác trong nỗ lực đạt được thỏa thuận mà
đôi bên cùng có lợi, kể cả khi có xung đột về lợi ích hoặc phía bên nhà đàm phán Úc
đang giận giữ.

46
e. Phương pháp tiếp cận đàm phán

Tuỳ thuộc vào mục tiêu và chiến lược đàm phán, người đại diện của doanh nghiệp
Việt Nam có thể linh hoạt sử dụng các phương pháp tiếp cận phù hợp như nhượng bộ,
cộng tác, thỏa hiệp; đặc biệt nên tránh phương pháp tiếp cận kiểu cạnh tranh.

f. Chiến thuật cần tránh lạm dụng khi đàm phán

Bên cạnh việc áp dụng những kỹ năng đàm phán như trên, người đại diện doanh
nghiệp cũng không nên lạm dụng một số chiến thuật tâm lý cụ thể như sau:

- Chiến thuật "Good cop, bad cop" (còn gọi là chiến thuật hai mặt) không được
khuyến khích vì chiến thuật này có thể khiến phía Úc đặt câu hỏi về mức độ đáng
tin cậy của bạn.

- Không nên sử dụng chiến thuật nhượng bộ quá nhiều vì những nhượng bộ đáng kể
có thể làm dấy lên nghi ngờ của người Úc về việc bị “lừa gạt”.

g. Hợp đồng đàm phán

Hợp đồng trong đàm phán cần chuyên gia pháp lý địa phương kiểm tra, tham
chiếu trước khi ký hợp đồng. Bên cạnh đó, không nên yêu cầu thay đổi chi tiết hợp đồng
sau khi đã ký kết vì người Úc coi đó là hành động xấu trong đàm phán và có thể kháng cự
mạnh mẽ.

3.3.3 Kết thúc đàm phán

Đối với người Úc việc tiếp xúc với khách hàng bên ngoài thường không phổ biến.
Việc duy trì quan hệ với người Úc sau đàm phán chỉ duy trì ở mức như bạn bè, không nên
xem đó là lợi thế cho các cuộc đàm phán trong tương lai.

Sau khi kết thúc đàm phán, người đại diện doanh nghiệp nên bắt tay với đối tác
Úc. Sau đó, có thể tặng những món quà lưu niệm, mang giá trị tinh thần, gắn liền với
quốc gia. Tuy nhiên, tránh mang và tặng các món quà giá trị từ đầu cuộc đàm phán vì đối

47
tác có thể nghi ngờ về động cơ của hành động đó. Bên cạnh đó, việc tặng quà trong các
cuộc đàm phán rất hiếm khi xảy ra trong văn hoá Úc.

48
KẾT LUẬN

Kết quả của nghiên cứu không chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu rõ văn
hóa Úc, mà còn đưa ra nhiều góc độ nhìn nhận được rút ra từ đề tài này.

Đầu tiên, việc thấu hiểu văn hóa Úc không chỉ áp dụng cho người nước ngoài đang
đàm phán với người Úc mà xét bên một khía cạnh nào đó, nó còn có thể giúp cho văn hoá
Úc được hiểu một cách tường tận hơn. Việc nhận biết và tôn trọng văn hóa của đối tác
quốc tế sẽ tạo nên một sự kết nối mạnh mẽ và giúp xây dựng mối quan hệ hợp tác một
cách tích cực.

Ngoài ra, văn hóa giờ đây không còn là một khái niệm tĩnh lẻ. Văn hoá luôn thay
đổi và tiến hóa theo thời gian. Do đó, việc nghiên cứu và thực hiện các chiến lược để đối
phó với sự đa dạng văn hóa trong quá trình đàm phán không phải là công việc một lần mà
cần liên tục điều chỉnh và cập nhật. Trong môi trường kinh doanh và quan hệ quốc tế
ngày nay, sự nhạy bén về văn hóa chính là chìa khóa để dẫn đến thành công.

Cuối cùng, với bài nghiên cứu của nhóm, hy vọng rằng đã cung cấp kiến thức cơ
bản và hướng dẫn một cách khả thi các biện pháp đàm phán để mọi người hiểu và thích
nghi với văn hóa Úc trong lĩnh vực này. Việc xây dựng mối quan hệ đối tác bền vững và
tạo ra sự tương tác hiệu quả trong đàm phán là trọng tâm của mỗi nghiên cứu cũng như là
trách nhiệm của các doanh nghiệp. Với sự hiểu biết và sẵn sàng thích nghi, chúng ta có
thể tạo ra những cơ hội tốt hơn và thúc đẩy hợp tác chặt chẽ với đối tác Úc nói riêng và
các đối tác trên toàn thế giới nói chung.

49
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Tổ chức bộ máy chính quyền đô thị tại một số quốc gia phát triển”, Tạp chí Tổ
chức nhà nước, (08/10/2016).

2. “Khám phá nền kinh tế Úc với sự phát triển đầy tiềm năng”, newoceanimmi.com,
(24/03/2023).

3. “Tổng quan về điều kiện tự nhiên và diện tích nước Úc”, bridgeblue.com.vn,
(9/3/2023).

4. “Dân số Úc”, danso.org, (5/11/2023).

5. “Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Australia lên tầm cao mới”, Báo điện tử
Đảng Cộng sản Việt Nam, (07/06/2023).

6. “Thúc đẩy thương mại và đầu tư hai chiều Australia - Việt Nam”, Báo điện tử
Đảng Cộng sản Việt Nam, (17/04/2023).

7. “Việt Nam là trung tâm trong quá trình xây dựng chiến lược quan hệ của Australia
với Đông Nam Á”, Báo điện tử Chính phủ, (04/06/2023).

8. “Quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam và Australia”, vietnamplus.vn,


(03/04/2023).

9. “Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Australia đạt kỷ lục”,
vietnamplus.vn, (17/01/2023).

50

You might also like