Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 6

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH

*** Môn: Ngữ văn 9


ĐỀ SỐ 9 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề
(Đề thi gồm: 01 trang)

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)


Cánh cò cõng nắng qua sông
Chở luôn nước mắt cay nồng của cha
Cha là một dải ngân hà
Con là giọt nước sinh ra từ nguồn.

Quê nghèo mưa nắng trào tuôn


Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm
Thương con cha ráng sức ngâm
Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa.

Lúa xanh, xanh mướt đồng xa


Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy
Cánh diều con lướt trời mây
Chở câu lục bát hao gầy tình cha.
(“Lục bát về cha” - Thích Nhuận Hạnh)
Câu 1(0.5). Xác định thể thơ và những phương thứcc biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ
Câu 2(0.5). Em hiểu gì về ý nghĩa của từ « hao gầy » trong bài thơ?
Câu 3(1.0). Tác dụng của phép tu từ nổi bật trong 2 câu thơ :
Cha là một dải ngân hà
Con là giọt nước sinh ra từ nguồn.

Câu 4 (1.0). Đoạn thơ thể hiện tình cảm của tác giả như thế nào?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm).
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ văn bản ở phần đọc hiểu em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình
về ý nghĩa của tình phụ tử
Câu 2( 5,0 điểm)
Đề 3: Những nét đặc sắc về bút pháp tả cảnh ngụ tình qua 8 câu thơ cuối của đoạn
trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Buồn trong ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dàu dàu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Ngữ văn 9 , tập 1, NXBGD)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO HƯỚNG DẪN CHẤM


TẠO ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH
*** Môn: Ngữ văn 9

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu Nội dung Điểm


1(0,5 điểm) Thể thơ lục bát 0,25 điểm
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả 0.25 điểm

2(0,5 điểm) “Hao gầy”: miêu tả hình ảnh cha với vóc dáng gầy gò, 0,5
cho thấy đức hi sinh của cha…. điểm
3(1điểm) + Phép tu từ so sánh đặc sắc: cha - dải ngân hà; con -
giọt nước sinh ra từ nguồn. 0,5 điểm
+ Tác dụng:
- Làm cho thời thơ thêm sinh động, hấp dẫn, gợi
cảm 0,5 điểm
- Ca ngợi tình cha đẹp đẽ, tinh túy, bao la, vĩ đại.
Con là giọt nước nhỏ bé mà tinh khiết sinh ra từ
nguồn cội sáng đẹp ấy.
- Bộc lộ niềm tự hào, hạnh phúc vì là con của cha.

4(1điểm) Đoạn thơ thể hiện tình cảm yêu thương, lòng biết ơn, kính 1 điểm
trọng của tác giả dành cho người cha của mình.
+ Tình cảm ấy dù không được bộc lộ trực tiếp nhưng được
thể hiện một cách gián tiếp qua những lời thơ giản dị.
+ Thể thơ lục bát gợi cảm cùng với giọng điệu trầm ấm dịu
dàng cũng đã phần nào cho thấy tình cảm của tác giả dành
cho cah
+ Hình ảnh người cha là hình anh xuyên suốt bài thơ, được
nhà thơ gợi lên qua những phép so sánh
+ Bài thơ gợi lên hình ảnh một người cha tảo tần, lo lắng cho
gia đình, cho con cái.

Phần II. Làm văn (7,0 điểm).

Câu Nội dung Điểm


1(2 điểm) Học sinh phải đảm bảo những yêu cầu về:
1. Cấu trúc đoạn văn. 0.25
2. Đúng vấn đề nghị luận.
3. Nội dung nghị luận:
*Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề: Ý nghĩa của tình phụ tử 0.25
*Thân đoạn: 1
- Giải thích: Tình phụ tử là tình cảm cha con, thường
được dùng để nói về tình cảm của người cha dành cho con
- Nêu ý nghĩa của tình phụ tử:Trong cuộc đời có nhiều
tình cảm cao đẹp nhưng thiêng liêng và cao cả hơn cả
chính là tình phụ tử
+ Cha cùng với mẹ là người đã sinh ra con, để cho con có
hình hài, dáng đứng.
+ Cha không quản bao vất vả, nắng mưa đã nuôi dưỡng,
chăm sóc con thành người. Mỗi bước trưởng thành của con
cha thêm vất vả, gian nan.
+ Cha chính là người thầy, người cô đầu tiên trong cuộc
đời con, cha dạy bảo con bài học làm người, uốn nắn con
từng lời ăn tiếng nói, chỉ bảo con từng điều hay, lẽ phải.
+ Ngay cả trên bước đường đời con có vấp ngã, thất bại,
buồn đau thì không ai khác cha chính là điểm tựa bình yên
nhất, là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho con.
- Thử hình dung, nếu một ngày không còn cha trên đường
đời, chắc chắn đó sẽ là ngày buồn thảm nhất, chắc chắn đứa
con sẽ là người bất hạnh nhất bởi sẽ không còn cha để được
lo lắng, yêu thương, dạy bảo, chăm sóc.

* D/C: Nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà
văn Nam Cao là điển hình cho người cha hết mực yêu con. Vì 0.25
yêu con nên lão đã chọn cái chết quằn quại, đau đớn là tự tử
bằng bả chó để giữ lại mảnh vườn cho con. Đó là minh chứng
cho câu nói “Bạn không cần đắn đo phân tích cha chúng ta
là người như thế nào vì lúc nào cha cũng vĩ đại”.
*Kết đoạn
- Khẳng định laij ý nghĩa của tình phụ tử
- Bài học: Hiếu kính với cha mẹ, sông cho thật tốt để cha mẹ
vui lòng. 0.25
2(5 điểm) Yêu cầu: Bài làm cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
* Về hình thức: Làm đúng kiểu bài nghị luận về đoạn thơ 0.25
(bài thơ), bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ .
*Về nội dung: Đảm bảo bố cục sau:
A. Mở bài: 0,25
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: nét đặc sắc trong bút
0.25
pháp tả cảnh ngụ tình ở tám câu thơ cuối
- Trích tắt đoạn thơ
B. Thân bài:
1. Khái quát và dẫn vào đoạn thơ
- Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” gồm hai mươi
hai câu thơ lục bát, nằm ở phần hai “Gia biến và lưu
lạc” trong tác phẩm “ Truyện Kiều”.
- Trong đoạn trích này, Nguyễn Du đã miêu tả một cách
rõ nét tâm trạng của Thúy Kiều trong những tháng ngày
bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích để từ đó làm nổi bật nỗi
bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa.
- Đoạn trích hấp dẫn người đọc bởi bút pháp tả cảnh ngụ
tình, bởi các từ ngữ, hình ảnh chọn lọc và bởi chính tình
cảm của nhà thơ dành cho nhân vật của mình
2. Nét đặc sắc trong bút pháp tả cảnh ngụ tình ở 8 0.25
câu thơ cuối
2.1. Giải thích thế nào là tả cảnh ngụ tình
Tả cảnh ngụ tình là bút pháp nghệ thuật thông qua việc
miêu tả cảnh vật thiên nhiên để khắc họa tâm trạng, cảm
xúc, suy nghĩ của nhân vật trữ tình. Đây là bút pháp
thường thấy trong thơ ca trung đại.
2.2. Bút pháp tả cảnh ngụ tình trong 8 câu thơ cuối
*Bức tranh thứ nhất: hình ảnh một con thuyền lênh 2.0
đênh nơi cửa bể:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”
+ Không gian mênh mông và thời gian khi chiều tà muôn
thuở gợi buồn. Giữa khung cảnh ấy chỉ có một con
thuyền vô định và hiện hữu với cánh buồm thấp
thoáng xa xa như một ảo ảnh.
+ Đồng thời “cánh buồm” nhỏ bé kia gợi cho ta liên
tưởng đến phận bé nhỏ, lẻ loi của nàng Kiều

+ Cảnh đã gợi trong lòng người tha thương nỗi buồn, nỗi
nhớ về cha mẹ, về quê nhà xa cách, nỗi cô đơn và khát
khao sum họp.
*Bức tranh thứ 2: Cảnh một con thác từ trên cao
đang ào ào đổ xuống
“Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu”
+ Ngọn nước mới sa” là dòng thác từ trên cao ào ào đổ
xuống. Nó gợi ra một khung cảnh dữ dội, hãi hùng.
+ Trên dòng nước ấy có một hình ảnh một cánh hoa
mỏng manh, man mác trôi trong vô định.
+ Từ láy “man mác” mà Nguyễn Du sử dụng thật độc
đáo. “Man mác” vốn là một từ láy được dùng để nói về
tâm trạng của con người, nó thường gợi một nỗi buồn
không tên, khó tả. Nhưng ở đây, Nguyễn Du lại mượn
1.5
cái tà ấy để miêu tả một cánh hoa trôi trên dòng nước =>
làm cho cảnh vật như mang cả tâm trạng con người, cũng
buồn vương man mác.
+ Cảnh hoa làm ta nhớ đến cuộc đời của Kiều. Cuộc đời
nàng cũng có khác nào cánh hoa kia, lênh đênh, phiêu
dạt.
*Bức tranh thứ ba: Hình ảnh một một nội cỏ trải dài
từ chân mây tới mặt đất:
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
+ “Rầu rầu” là một từ láy giàu giá trị gợi tả, nó gợi cho
ta về sự tàn tạ, héo úa, thê lương.
+ Nội cỏ “rầu rầu” nhuốm màu đau thương trải rộng nơi
“chân mây mặt đất” gợi cuộc sống úa tàn, bi thương, vô
vọng kéo dài không biết đến bao giờ.
+ Tác giả tả màu xanh của cỏ nối tiếp nhau đến tận chân
trời, nhưng màu xanh ấy không sắc nét mà nhòe mờ, pha
lẫn vào nhau, có phần đơn điệu. Màu cỏ héo úa như sắp
tàn lụi như sắp từ biệt vũ trụ, kết thúc cuộc đời ngắn
ngủi. Màu cỏ hay cũng chính là tâm hồn của Thúy
Kiều đang héo úa, heo hắt, rệu rã trước cuộc đời. Phải
chăng trong dòng nước mắt cô đơn và tủi cực mà cái
nhìn của nàng nhìn đâu cũng thấy vô vọng.
+ Nàng cũng đang ở độ tuổi xuân thì – cái tuổi được coi
là đẹp nhất của cuộc đời con người với những ước mơ,
những hoài bão dự định. Thế nhưng tuổi xuân của nàng
giờ đây lại phải sống trong cảnh bị giam lỏng ở đây, giữa
lầu Ngưng Bích chơ vơ nơi sườn núi, trải qua những
tháng ngày vô vị và tẻ nhạt. Với một người con gái
không chỉ xinh đẹp mà còn tài hoa như nàng thì sống
như thế chẳng khác nào đã chết, đau khổ đến tột
cùng.
*Bức tranh cuối cùng: Cảnh gió cuốn mặt duềnh
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
0.25
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
+ “Gió cuốn” là gió trong ngày dông bão. Nó là ẩn dụ
cho những dông gió, tai ương của cuộc đời. Nó như báo
trước sóng gió dữ dội của cuộc đời hay cũng là tiếng kêu
đau đớn của Kiều đồng vọng với thiên nhiên.
+ Mọi sóng gió dường như chỉ trực chờ để đổ ập xuống
cuộc đời của người con gái tài hoa nhưng bạc phận. Nghĩ
đến điều đó, Kiều không khỏi lo sợ bởi dù gì nàng cũng
chỉ là một cô gái chưa có nhiều trải nghiệm của cuộc đời, 0.25
khó có thể chống lại được những tai ương của định
mệnh.
+ Với những nét vẽ này, Nguyễn Du khác họa đậm nét
sự hoảng loạn, mất phương hướng trong tinh thần của
Kiều. Nàng hoàng toàn tuyệt vọng trước dòng đời
khắc nghiệt.
3. Đánh giá
*Đánh giá về nội dung và nghệ thuật
+ Điệp từ “buồn trông” được nhắc lại nhiều lần và được
đặt ở đầu các câu thơ. Điều đó như càng nhấn mạnh,
xoáy sâu vào nỗi buồn của Thúy Kiều. Nó khiến cho tám
câu thơ cuối giống như một đoạn điệp khúc trong bài ca
sầu buồn ảo não.
+ Hàng loạt các câu hỏi tu từ, các từ láy giàu giá trị biểu
cảm, gợi tả được Nguyễn Du sử dụng để miêu tả thành
công bốn bức tranh thiên nhiên.
+ Thiên nhiên được miêu tả từ xa đến gần, từ tĩnh đến
động, từ nhạt đến đậm để diễn tả nỗi buồn từ man mác,
mông lung đến lo âu kinh sợ.
=>Tả cảnh mà gợi tâm trạng. Đoạn thơ đã cho thấy cái
tài của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
* Mở rộng nâng cao vấn đề, liên hệ thực tiễn, rút ra
bài học:
- Trong xã hội hiện đại, người phụ nữ đã khẳng định vị
thế nhưng vẫn còn phải chịu nhiều bất công, thiệt thòi (bị
bạo hành, bóc lột, lạm dụng...). Để hạnh phúc, người
phụ nữ phải luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, độc lập, 1,5 điểm
tự chủ và nỗ lực đấu tranh đạt đến sự bình đẳng.Và dù ở
thời đại nào thì họ vẫn xứng đáng để chúng ta yêu
thương và trân trọng.

C) Kết bài:
-Nhận xét chung về đoạn thơ
- Đoạn thơ khơi gợi tình cảm gì 0,5 điểm
- Em rút ra được bài học gì từ đoạnthơ

You might also like