Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 6

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH

TẠO Môn: Ngữ văn 9


*** Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề
ĐỀ SỐ 10 (Đề thi gồm: 01 trang)

Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)


Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:

Ngày mai mình sẽ dậy sớm tập thể dục, ngày mai mình sẽ học tiếng Anh… ngày mai
và ngày mai nhưng không biết là ngày mai nào. Đấy là “căn bệnh” khó chữa của nhiều
người trẻ hiện nay.

Trao đổi về vấn đề này, anh Lê Đình Hiếu (tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH
California, Los Angeles UCLA; Forbes Under 30 năm 2016) cho rằng với cá nhân từng
người trẻ Việt Nam trong thời kỳ 4.0, “căn bệnh” này thực sự nguy hiểm và ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tương lai của các bạn. “Vì sao? Vì thời đại mà các bạn đang sống là thời
đại của sự năng động, cập nhật liên tục, nên nếu chậm tay thì cơ hội sẽ vụt mất ngay (…),
anh Hiếu chỉ ra.

Theo anh Hiếu sinh viên Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để hiện thực hóa ý tưởng
của các bạn, tuy nhiên cái cách mà các bạn triển khai ý tưởng lại khiến người ta lo lắng.

Anh Hiếu cũng cho rằng để chữa bất kỳ căn bệnh nào đều cần hai yếu tố là thuốc
hoặc phương pháp tác động từ bên ngoài và ý chí tinh thần từ cá nhân bên trong.

Xét về góc độ giáo dục, các bạn trẻ đang thiếu những kỹ năng sắp xếp công việc,
quản lý thời gian,… việc không quản lý quỹ thời gian mình đúng cách cũng là một nguyên
nhân khiến các bạn lúc nào cảm giác mình không đủ thời gian thực hiện tất cả mọi việc
trong một ngày mà cứ chần chừ ngày này sang ngày khác. (…)Nhưng về bản chất vẫn là ý
chí và tinh thần của chính bản thân.(…)

Nếu như không muốn tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá thì ngay
từ bây giờ các bạn có sẵn sàng nghiêm túc với bản thân và thôi nuông chiều cảm xúc? Và
hôm nay bạn đã làm hết được những điều mà ngày hôm qua mình hứa sẽ làm?

(Lần lữa “căn bệnh” khó chữa của người trẻ – Hoa Nữ-Báo Thanh Niên – 12/10/2018)
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định nội dung chính của văn bản
Câu 2 (1 điểm): Theo bài viết, nguyên nhân chủ yếu nào đã khiến giới trẻ nảy sinh “căn
bệnh” lần lữa rất khó chữa?

Câu 3 (0,5 điểm): Tìm các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau : Nếu như không
muốn tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá thì ngay từ bây giờ các bạn có
sẵn sàng nghiêm túc với bản thân và thôi nuông chiều cảm xúc? Và hôm nay bạn đã làm hết
được những điều mà ngày hôm qua mình hứa sẽ làm?

Câu 4(1 điểm). Em rút ra được bài học gì sau khi đọc bài viết trên.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Hiện nay ở không ít các bạn trẻ vẫn đang tồn tại những thói quen xấu
như ngủ nướng, lười tập thể dục, lười đọc sách, hay lề mề, hay thất hứa...Em hãy viết một
đoạn văn bàn về tác hại của một trong những thói quen trên để khuyên bạn em từ bỏ thói
quen xấu đó.
Câu 2 (5,0 điểm):
“Quê hương anh nước măn đồng chua
Làng tôi ngheo đất cầy lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹ quen nhau,
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!
(Ngữ văn 9, tập I, tr.128-129, NXB Giáo dục 2016)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM


*** ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH Năm
Môn: Ngữ văn 9

Câu Nội dung Điểm

Nội dung chính của bài viết : Bài viết bàn về tác hại của thói 0.25 điểm
1 quan lần lữa để từ đó nhắc nhở chúng ta phải làm việc theo đúng 0.25 điểm
kế hoạch mà mình đã đặt ra.
2 Nguyên nhân chủ khiến giới trẻ nảy sinh “căn bệnh” lần lữa
rất khó chữa:
+ Ý chí và tinh thần của chính bản thân họ chưa đủ mạnh mẽ; 0,5 điểm
+ họ chưa thật sự nghiêm túc với bản thân và còn nuông chiều 0,5 điểm
cảm xúc của mình.

3 Phép liên kết trong câu: Nếu như không muốn tự làm hại bản
thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá thì ngay từ bây giờ các bạn
có sẵn sàng nghiêm túc với bản thân và thôi nuông chiều cảm
xúc? Và hôm nay bạn đã làm hết được những điều mà ngày hôm
qua mình hứa sẽ làm?
+ Phép lặp: bạn 0,25 điểm
+ Phép nối: và 0,25điểm
4
Bài học rút ra: 1 điểm
+ Cần phải hiểu rằng bệnh lần lữa sẽ gây ra rất nhiều tác hại.
+ Cần làm việc theo đúng kế hoạch mình đã đặt ra, đừng “lần
lữa” mãi.
+ Đây là những bài học quý giá mà văn bản đem đến cho người
đọc bởi nếu chúng ta làm việc gì mà cũng để đến “ngày mai” thì
rất có thể chúng ta sẽ tự đánh mất những cơ hội của mình và sẽ
chẳng bao giờ ta thành công được.

PHẦN TỰ LUẬN (7.0 điểm)


CÂU YÊU CẦU ĐIỂM
1 Chọn thói quen lề mề
(2,0
điểm)
1. Về kĩ năng: 0,25 điểm
+ Đảm bảo đúng hình thức là một đoạn văn nghị luận xã hội.
+ Bài làm cần có cách lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phù
hợp; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau
nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
*Mở đoạn: Giới thiệu bệnh lề mề và tác hại 0.25
*Thân đoạn:
- Giải thích: 1điểm
- Tác hại của bệnh lề mề:
- Tạo cho người ta một thói quen xấu là thiếu ý thức kỉ luật, không
có nề nếp, quy tắc và dần dần dẫn đến lối sống tự do thái quá, vô tổ
chức, vô kỉ luật.

- Ảnh hưởng đến công việc, mối quan hệ của chính người mắc
bệnh lề mề: đến gặp khách hàng trễ nên không kí được hợp đồng;
bạn bè, người thân chờ đợi lâu khiến mối quan hệ ngày càng đi
xuống,…

- Làm mất thời gian, gây khó chịu cho những người chấp hành tốt
giờ giấc vì phải đợi chờ.

- Gây ra những thiệt hại rất lớn về mặt kinh tế bởi với khoảng thời
gian lề mề vô ích ấy, con người ta có thể làm được rất nhiều việc
cho cơ quan, gia đình, xã hội. 0.25

- Dẫn chứng: Nhiều học sinh tham gia kì thi THPT quốc gia, vì lề
mề mà chậm mất 15 phút nên đã không kịp vào phòng thi và cơ
hội phải đợi thêm 1 năm nữa mới đến. 0,25 điểm

*Kết đoạn: Khái quát lại tác hại của bệnh lề mề đồng thời rút ra
bài học cho bản thân mình.
Câu 2 1. Về kĩ năng:
- Đảm bảo đúng hình thức là một bài văn nghị luận về một đoạn 0,5 điểm
thơ
- Xác định đúng vấn đề nghị luận.
- Triển khai được các luận điểm thể hiện được suy nghĩ, cảm nhận
của người viết thông qua các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ
giữa lí lẽ và dẫn chứng.

2. Về kiến thức: Học sinh cảm nhận, trình bày hiểu biết về một
đoạn thơ cụ thể bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo
những nội dung cơ bản sau:
A.MỞ BÀI:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 0.25 điểm
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: những cơ sở hình thành tình
đồng chí
- Trích tắt đoạn thơ
B.THÂN BÀI:
1. Khái quát và dẫn vào đoạn thơ 0,25 điểm
- Bài thơ “ĐỒng chí” của Chính Hữu được sáng tác vào đầu
năm 1948 khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra vô
cùng ác liệt.
- Sau khi cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch
Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn
của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc, Chính Hữu bị ốm nặng
được đưa về trạm quân y điều trị. Đơn vị cử một người đồng
đội ở lại để chăm sóc ông. Cảm kích trước tấm lòng của người
đồng đội ấy, ông đã sáng tác bài thơ này.
- Bài thơ đã giúp người đọc hiểu thêm về một tình cảm cao
đẹp- tình đồng chí và vẻ đẹp tâm hồn của những người lính bộ
đội cụ Hồ.
- Sức hấp dẫn của bài thơ được tạo bởi những lời thơ giản dị
nhưng dồn nén cảm xúc và vô cùng sâu lắng.

2.Cảm nhận đoạn thơ:


a) Cơ sở thứ nhất: Lòng đồng cảm giai cấp 1.5 điểm
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá”
+ Giọng điệu trong hai câu thơ này rất đỗi mộc mạc, giản
dị. Lời thơ như một lời thủ thỉ, tâm sự, giãi bày.
+ Tác giả sử dụng nghệ thuật đối để tư đó gợi lên sự đăng
đối, sự tương đồng về cảnh ngộ của những người lính.
+ Chính Hữu đã mượn thành ngữ “nước mặn đồng chua”
và hình ảnh “đất cày lên sỏi đá” để nói về xuất thân của họ.
+ Lời thơ giúp người đọc hình dung được về quê hương của
những người lính. Đó là những vùng quê nghèo lam lũ. Ở
đó những người nông dân đã cởi bỏ áo nâu ruộng đồng để
khoác lên mình màu xanh áo lính. Giữa họ là lòng đồng cảm
giai cấp, là cùng chung cảnh ngộ Chính sự tương đồng về
cảnh ngộ, sự đồng cảm về giai cấp là sợi dây tình cảm đã
nối họ lại với nhau, từ đây họ đã trở thành những người
đồng chí, đồng đội.

b, Cở sở thứ hai: Cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ và lòng


yêu nước.
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau 1,5 điểm
Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
+Trước khi nhập ngũ, họ là những người hoàn toàn xa lạ.
Nghe theo tiếng gọi của tổ quốc họ lên đường. Nhưng khi
vừa gặp nhau giữa họ đã có một sự gắn kết đến kì lạ.
+ “Đôi người” khác với “hai người” bởi trong “đôi người” có
một cái gì đó gắn bó khăng khít lắm.
+ Hình ảnh thơ “súng bên súng, đầu sát bên đầu” mang ý
nghĩa tượng trưng sâu sắc đã diễn tả một cách đầy đủ và trọn
vẹn sự gắn bó của những người lính trong quân ngũ. “Súng
bên súng” là cách nói giàu hình tượng để diễn tả về những
người lính cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ chiến đấu còn
“Đầu sát bên đầu” là cách nói hoán dụ, tượng trưng cho ý
chí, quyết tâm chiến đấu của những người lính trong cuộc
kháng chiến trường kì.
+ Biện pháp tu từ điệp ngữ với các từ “sung, đầu” được nhắc
lại hai lần đã làm cho câu thơ trở nên chắc khỏe, nhấn mạnh
sự gắn kết, cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ của những người
lính.
=>Có thể nói rằng lí tưởng và mục đích chiến đấu chính là
điểm chung lớn nhất, là cơ sở để những con người vốn xa
lạ gắn kết với nhau, trở thành đồng chí, đồng đội của
nhau.
0,5 điểm
c, Cơ sở thứ ba: Tình đồng chí còn được nảy nở từ trong
những gian lao vất vả.

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.


+Câu thơ mặc dù nói đến cái rét nhưng lại gợi cho người
đọc một cảm giác ấm cúng của tình đồng đội, nghĩa đồng
bào.
+ Nhà thơ đã đem “đêm rét chung chăn” vào bài thơ, sưởi
ấm mối tình đồng chí lên thành mức độ tri kỉ.
+ Những người lính đến với nhau nhẹ nhàng, bình dị, vừa có
cái chung của lí tưởng lớn, vừa có cái riêng của một đôi bạn
ý hợp tâm đầu. Và cứ giản dị như thế, những con người
cùng chung gian khó ấy trở thành đồng chí của nhau:
d. Khổ thơ được kết thúc bằng một câu thơ hết sức đăc
biệt
Đồng chí!
+ Câu thơ chỉ có hai tiếng và kết thúc bằng dấu chấm than
tạo một nốt nhấn, vang lên như một sự phát hiện, lời khẳng
định.
+ Nó như một chiếc bản lề khép mở sự lí giải cội nguồn của
tình đồng chí ở sáu câu thơ trước với những biểu hiện, sức
mạnh của tình đồng chí trong những câu thơ tiếp theo của
bài thơ.
+ Nếu coi bài thơ như một cơ thể sống thì hai tiếng “Đồng
chí” như một trái tim hồng nuôi sống cả bài thơ.
+ Và khi họ gọi nhau bằng tiếng “đồng chí” họ không chỉ còn
là người nông dân nghèo đói lam lũ, mà họ đã trở thành anh
em trong cả một cộng đồng với một lý tưởng cao cả vì đất
nước quên thân để tạo nên sự hồi sinh cho quê hương, cho dân
tộc.
+ Câu thơ vẻn vẹn có hai chữ như chất chứa, dồn nén bao cảm
xúc sâu xa từ sáu câu thơ trước và khởi đầu cho những suy
nghĩ tiếp theo. Câu thơ như một nút nhấn nổi bật trong bản
nhạc, là sự thăng hoa và kết tinh của mọi cảm xúc, mọi tình
cảm. Quả thật ngôn từ Chính Hữu thật là hàm súc.

3.Đánh giá
+ Bằng những ngôn từ giản dị, mộc mạc,chân thực, tự nhiên
mà hàm súc, cô đọng, nhiều phép tu từ đặc sắc, đoạn thơ đã
làm nổi bật những cơ sở hình thành tình đồng chí.
+ Tình đồng chí là một tình cảm cao đẹp. Nó được hình thành
từ long đồng cảm giai cấp, từ sự đồng điệu về nhiệm vụ, lí
tưởng và hơn cả là được nảy nở từ trong những gian lao vất
vả.
+Thông qua đoạn thơ, chúng ta nhận ra ở nhà thơ Chính Hữu
là một sự trân trọng đặc biệt dành cho tình cảm cao đẹp ấy và
cũng là dành cho những người lính bộ đội cụ Hồ.

C. KẾT BÀI:
-Nhận định chung về đoạn thơ 0,5 điểm
- Đoạnthơ khơi gợi trong em những tình cảm gì?
- Qua đoạn thơ em rút ra được bài học gì?

(Hướng dẫn Câu 2, khuyến khích những bài viết sáng tạo. Bài viết có thể có
những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.)

You might also like