Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH

*** Môn: Ngữ Văn 9


ĐỀ SỐ 6 Thời gian làm bài: 120 phút

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)


Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ vững chãi để
làm chủ hết bản thân, nhất là khi có những biến động bất ngờ. Trong những lúc tâm tư rối
bời hoảng loạn hay chán chường lạc lõng, ta luôn ước ao có một người thân bên cạnh để
được chia sẻ. Dù người ấy chẳng giúp ta giải quyết được vấn đề, thậm chí chẳng khuyên
được một điều gì bổ ích, nhưng chỉ cần thái độ lắng nghe hết lòng cũng đủ khiến ta vơi đi
rất nhiều phiền muộn rồi. Cho nên, được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con
người. Thế nhưng, điều nghịch lý là ai cũng muốn người khác lắng nghe mình, còn mình lại
không chịu lắng nghe ai cả.
(….) Nếu ta thực sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đau đang đè
nặng trong lòng, thì việc trước tiên là ta phải biết lắng nghe họ. Cũng như vị thầy thuốc
trước khi chẩn mạch kê toa thì phải luôn quan sát thần sắc của bệnh nhân. Sau đó, lắng
nghe thật kĩ càng những báo cáo hay những lời than thở về bệnh trạng. Khi ta quyết định
lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ.
Dù ta không phải nhà tâm lý trị liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng
đắn, chắc chắn ta sẽ giúp được người kia ít nhiều. Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng
nghe, ta phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa?
(Theo Minh Niệm, Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.160-
162)

Câu 1(0.5). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2(0.5). Theo tác giả, khi chúng ta lắng nghe cần có thái độ như thế nào?
Câu 3(1.0). Theo em vì sao tác giả cho rằng: “khi ta quyết định lắng nghe một người đang
khổ, tức là tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ”?
Câu 4(1.0). Từ đoạn trích trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn với nhan đề « Lắng nghe để thấu hiểu »
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhan sắc của hai chị em Thuý Kiều qua đoạn thơ sau:
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
(Ngữ văn 9 tập 1, NXBGD)
PHÒNG GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM
Đề số 6 ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH
Môn: Ngữ văn 9
MÔN: NGỮ VĂN

Phần Câu Đáp án Điểm


Câu 1 Phương thức nghị luận 0.5

Câu 2 Khi lắng nghe người khác ta cần lắng nghe với thái độ chân 0,5
thành
Câu 3 Tác giả cho rằng: « khi ta quyết định lắng nghe một người đang 1.0
Phần điểm
khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ»
I
vì chỉ khi đóng vai của người thầy thuốc lắng nghe “bệnh nhân”
(3
của mình chúng ta mới có thể tìm được những giải pháp “điều
điểm
trị” tốt nhất. Mới có thể hiểu và đưa ra lời khuyên tốt nhất cho
)
họ. Khi được lắng nghe, người đang khổ sẽ cảm thấy được đồng
điệu, được cảm thông, được san sẻ. Lúc ấy tâm trạng của họ sẽ
khá hơn và như thế người lắng nghe cũng giống như một thầy
thuốc đang chưa bệnh.
Câu 4 - Ngừng trò chuyện, hãy lắng nghe mọi người, đừng làm phiền, 1.0
đừng cắt ngang câu chuyện của họ.
– Hãy cổ vũ cho người nói để họ được tự nhiên, thoải mái bày tỏ
nổi niềm.
– Hãy lắng nghe một cách chân thành và cảm thông với điều
người khác chia sẻ
Phần Câu 1 a.Yêu cầu về kĩ năng:
II - Biết viết đoạn văn đúng quy cách 0.25
(2 - Diễn đạt mạch lạc, các câu liên kết chặt chẽ
(7 điểm) - Biết sử dụng các thao tác nghị luận như phân tích, tổng hợp
điểm để làm sáng tỏ vấn đề
) b. Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng
cần tập trung làm rõ các ý sau:
*Mở đoạn: Nhan đề + Giới thiệu chủ đề “Lắng nghe để thấu 0.25
hiểu”.
*Thân đoạn: 1
-Giải thích: Lắng nghe: là sự tập trung vào nội dung của người
nói, hiểu được những gì họ nói và đưa ra lời khuyên, lời đáp lại
cho người đối diện
- Lắng nghe để thấu hiểu:
+ Lắng nghe để thấu hiểu nỗi đau, nỗi bất hạnh của người
khác. Nỗi đau nếu được ai đó lắng nghe nó sẽ vơi đi phần nào,
nỗi thống khổ nếu được người khác sẻ chia nó sẽ cũng sẽ phần
nào được xoa dịu. Biết lắng nghe, chúng ta sẽ giúp mọi người
bước qua những ngày tháng vất vả. Biết sẻ chia ta sẽ giúp giúp
những người xung quanh vượt qua tháng ngày gian nan.
- Lắng nghe để thấu hiểu những lời hay, lẽ phải. Một người
biết lắng nghe chúng ta không chỉ nghe được những điều hay, lẽ
phải từ người khác mà còn lắng nghe được chính mình. Chúng
ta sẽ nhận ra những hạn chế, khuyết điểm của mình để từ đó
phấn đấu vươn lên và sẽ không ngừng tiến bộ. Một người người
biết lắng nghe và thấu hiểu thì cơ hội thành công trong cuộc
sống sẽ cao hơn. 0.25
- Lắng nghe người khác sẽ hiểu thêm về chính cuộc đời của
mình. Lắng nghe nỗi khổ đau của người ta mới thấy cuộc đời
mình còn quá nhiều may mắn. Lắng nghe người khác chia sẻ
những thành công của họ, ta sẽ hiểu rằng mình cần phải cố gắng
nhiều hơn.
- Dẫn chứng: Thế giới này chắc sẽ không có ánh sáng để vơi
bớt tối tăm trong đêm đen nếu không có những người như bà 0.25
Nancy, mẹ của Edison. Bà đã luôn lắng nghe, động viên và chia
sẻ với Edison trong cuộc sống. Trong tiểu sử của Edison có kể
lại giai thoại: “Một hôm, khi nhân viên thanh tra vào kiểm tra
lớp học, thầy giáo của Edison chỉ vào cậu bé và nói: Học trò này
điên khùng, không đáng ngồi học lâu hơn. Edison rất căm giận
hai chữ “điên khùng” và mang chuyện về kể với mẹ”. Và mẹ của
Edison đã lắng nghe với tất cả tấm lòng cùng sự cảm thông chia
sẻ, nhằm giúp đỡ Edison vượt qua mọi khó khăn. Sự lắng nghe
ấy đã góp phần làm nên một Edison vĩ đại sau này.
*Kết đoạn:
- Ngừng trò chuyện, hãy lắng nghe, đừng làm phiền, đừng cắt
ngang câu chuyện của họ.
– Hãy cổ vũ cho người nói để họ được tự nhiên, thoải mái bày tỏ
nổi niềm.
– Hãy lắng nghe một cách chân thành và cảm thông với điều
người khác chia sẻ
Câu 2 a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh có kĩ năng làm bài nghị luận về nhân vật trong đoạn
(5 thơ
điểm) - Lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu hợp lí, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch
lạc.
b. Yêu cầu về nội dung:
Bài viết có thể trình bày nhiều cách song cần đảm bảo các ý
sau:
A.Mở bài: 0.5
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nhan sắc của Thúy Vân và
Thúy Kiều qua đoạn thơ, trích đoạn thơ
B.Thân bài
1. Khái quát đoạn trích
- Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” gồm hai mươi tư câu
thơ lục bát, nằm ở phần một “Gặp gỡ và đính ước” của tác 0.5
phẩm “Truyện Kiều”.
- Trong đoạn trích này, Nguyễn Du tập trung miêu tả vẻ đẹp
của chị em thúy Kiều để từ đó ca ngợi vẻ đẹp, đức hạnh và
tài năng của những những người phụ nữ trong xã hội phong
kiến.
- Sức hấp dẫn của đoạn trích được tạo nên từ thể thơ lục bát
truyền thống mềm mại tinh tế, bút pháp ước lệ tượng trưng,
giọng điệu ngợi ca và những hình ảnh ước lệ tượng trưng
giàu ý nhĩa
0.25
2. 2.Vẻ đẹp nhan sắc của hai chị em Thúy Kiều
* Thúy Vân mang vẻ đẹp đoan trang, quý phái, tươi
tắn, phúc hậu. 0.25
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
0.5
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
- Tác giả miêu tả từ khái quát đến cụ thể, ông chỉ “xem”
tức là chỉ quan sát để miêu tả ngoại hình.
- Tả vân, tác giả khằng định: “Vân xem trang trọng khác
vời”. “Trang trọng” ở đây có nghĩa là quý phái, đoan
trang, lịch sự. 0.25
- Điều làm nên nét trạng trọng cho nhân vật chính là một
khuôn mặt đầy đặn, sáng đẹp như trăng rằm, một đôi lông
mày cong cong đậm nét, một nụ cười tươi như hoa, một 0.25
giọng nói trong như ngọc.
-Vẻ đẹp của nàng đã khiến cho thiên nhiên phải nghiêng
0.25
mình thán phục.
“Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
+ “Thua, nhường” là chấp nhận chịu kém hơn và trong đó
có cả sự cảm phục. 0.25

+ Phép nhân hóa có tính chất cường điệu đã cho người


đọc hình dung được vẻ đẹp tuyệt mĩ của nàng.
+ Qua phân tích ta thấy vẻ đẹp của Thuý Vân có sự hoà hợp 0.25
với thiên nhiên, như ngầm dự báo trước tương lai êm ấm,
bình lặng trong cuộc đời nàng.
* Thúy Kiều mang vẻ đẹp sắc sảo mặn mà, so với Thúy 0.25
Vân, nàng đẹp hơn cả về tài và sắc.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.

+ Tác giả miêu tả Thúy Kiều bằng mười hai câu thơ lục bát
0.25
=> cho thấy sự ưu ái của nhà thơ đối với nàng
+ Tác giả sử dụng thủ pháp đòn bẩy để miêu tả Thúy Kiều
để khẳng định Vân đã đẹp Kiều còn đẹp hơn đồng thời
miêu tả như thế cũng là để vẻ đẹp của Thúy Vân không
bị lu mờ trước vẻ đẹp của Thúy Kiều. Điểm này Nguyễn 0.25
Du thật tinh tế.
+ Thúy Kiều mang vẻ đẹp “mặn mà, sắc sảo” tức là ở
nàng vừa có cả sự đằm thắm dịu dàng, vừa có cả sự tinh 0.25
anh về trí tuệ. Vẻ đẹp ấy được Nguyễn Du miêu tả ở cả hai
phương diện là tài và sắc.
*Về nhan sắc Kiều mang vẻ đẹp của một tuyệt thế giai 0.25
nhân
“Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoag hen thua thắm liễu hờn kém
xanh 0.25
Một hai nghiêng ngước nghiêng
thành”
+ Nếu như tả Thúy Vân, Nguyễn Du miêu tả rất chi tiết cụ 0.25
thể, từ khuôn mặt đến đôi lông mày, từ giọng nói, nụ cười
đến làn da, mái tóc thì khi tả Kiều tác giả chỉ tập trung
miêu tả đôi mắt. Có lẽ bởi đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn,
nhìn vào đôi mắt, người ta có thể đoán biết được tâm tư,
tình cảm.
+ Tả đôi mắt của Kiều, nhà thơ sử dụng bút pháp ước lệ
tượng trưng (làn thu thủy nét xuân sơn). => qua đó cho
thấy nàng có một đôi mắt trong như làn nước mùa thu,
đẹp như dáng núi mùa xuân- một đôi mắt biết nói, biết
cười, biết yêu thương hờn giận, đôi mắt chứa đựng cả tình
đời, tình người mênh mông. Đôi mắt ấy đã khiến cho bao
đấng nam nhi phải mê say đắm đuối.
+ Kiều đẹp đến mức hoa phải ghen vì thua sắc thắm, liễu
phải hờn vì kém sắc xanh. Phép nhân hóa có tính chất
cường điệu “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” như
một lời khẳng định vẻ đẹp của Thúy Kiều đã vượt hơn hẳn
vẻ đẹp của thiên nhiên, khiến cho thiên nhiên phải ghen
hờn, đố kị. => Nhưng trong vẻ đẹp của Kiều đã ẩn chứa
những mầm tai hoạ.

+ Nghệ thuật Việt hóa điển tích: Người Trung Quốc có


điển tích “khuynh quốc khuynh thành” để nói về những cô
gái đẹp. Dùng điển tích ấy để miêu tả vẻ đẹp của Thúy
Kiều là Nguyễn Du muốn khẳng định vẻ đẹp của nàng
cũng chẳng thua kém gì các mĩ nhân thủa trước.
=>Như vậy chỉ với một vài câu thơ lục bát, bằng bút pháp
ước lệ tượng trưng, biện pháp tu từ nhân hóa, nghệ thuật
đòn bẩy và các từ ngữ chọn lọc, Nguyễn Du đã vẽ ra bức
chân dung một tuyệt thế giai nhân, có một không hai trong
lịch sử văn học.
3. Đánh giá về nội dung và nghệ thuật
- Bằng giọng điệu ngợi ca, thể thơ lục bát truyền thống
mềm mại tinh tế, bút pháp ước lệ tượng trưng, các biện
pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, nghệ thuật đòn bẩy cùng các từ
ngữ hìn ảnh chọn lọc, đoạn thơ trên đã khắc họa thành công
hai bức chân dung tuyệt đẹp. Đó là bức chân dung tươi tắn,
quý phái, rạng rỡ của Thúy Vân, là bức chân dung quyến rũ,
tuyệt sắc của Thúy Kiều.
- Song không những thành công trong việc khắc họa chân
dung nhân vật mà thông qua đó nhà thơ còn dự cảm về số
phận của Thúy Vân, Thúy Kiều.
- Qua đoạn trích, người đọc thấy được tấm lòng yêu mến,
trân trọng của tác giả Nguyễn Du dành cho hai nhân vật của
mình, cho những người phụ nữ trong xã hội xưa.
* Mở rộng nâng cao vấn đề, liên hệ thực tiễn, rút ra bài
học:
- Trong xã hội hiện đại, người phụ nữ ngày càng có vị thế.
Họ ngày càng trở nên xinh đẹp, không chỉ giỏi việc nước
mà đảm cả việc nhà. Và dù ở thời đại nào thì họ vẫn xứng
đáng để chúng ta yêu thương và trân trọng.
C.Kết bài
- Đánh giá chung về đoạn thơ
- Đoạn thơ khơi gợi trong em những tình cảm gì?
- Em học được bài học gì?
-------- HẾT --------

You might also like