Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Câu 11: Trình bày tóm tắt về thuyết quang chu kì?

Câu 12:
1. Có hai khóm lúa A và B, khi chín người ta cắt hết bông lúa của khóm A, sau hai tuần người ta
thấy khóm A các lá dưới bông vẫn xanh. Còn khóm B mặc dù không cắt bông nhưng các lá dưới
bông đều vàng hết. Hãy giải thích?
2. Một nhà khoa học thực vật nghiên cứu tế bào để thực hiện nuôi cấy 1 loại tế bào để kích thích
phát triển thành cây. Ông ta đã dùng tế bào nội nhũ sơ cấp của một phôi mới được hình thành ở
một loại cây giao phấn, rồi cho phát triển thành cây. Cây thu được có bộ nhiễm sắc thể như thế
nào? Nhà khoa học muốn tạo giống từ cây đó thì ông phải sử dụng hình thức nào sinh sản? Tại
sao?
Câu 13: Quan sát hình vẽ sau về quang chu kì của thực vật:

A: cây ngày.... B: cây ngày….

- Hãy chú thích cây A, B theo quang chu kì của nó.


- Phân tích điều kiện quang chu kì để cây A, B ra hoa.
Câu 14:
1. Trong đêm dài, ánh sáng đỏ và ánh sáng đỏ xa (hồng ngoại) có tác dụng như thế nào với cây
ngày dài và cây ngày ngắn? Giải thích.
2. Một cây ngày dài ra hoa trong quang chu kỳ tiêu chuẩn 14 giờ sáng- 10 giờ tối. Nên hiểu thế
nào về giá trị 10 giờ tối nói trên? Cây đó sẽ ra hoa trong các quang chu kỳ (QCK) nào sau đây?
- QCK1: 15 giờ sáng – 9 giờ tối.
- QCK2: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – chiếu ánh sáng đỏ- 7 giờ tối
- QCK3: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – chiếu ánh sáng đỏ xa- 7 giờ tối
- QCK4: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – đỏ - đỏ xa - 7 giờ tối
- QCK5: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – đỏ xa – đỏ - 7 giờ tối
- QCK6: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – đỏ xa- đỏ - đỏ xa- 7 giờ tối
- QCK7: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – đỏ- đỏ xa – đỏ - 7 giờ tối
Câu 15: Cho 2 cây đu đủ con 30 ngày tuổi có các đặc điểm sau:
- Cây A: có rễ chính phát triển, số lá trên thân nhiều hơn (có 7 lá), gốc và thân to khỏe.
-Cây B: có nhiều rễ phụ (rễ chính phân nhánh sớm, số lá trên thân ít hơn (có 5 lá) gốc và thân
bình thường.
Nếu đem trồng, cây nào sẽ có khả năng trở thành cây cái hay cây đực? Vì sao?
( Cho rằng điều kiện nước, dinh dưỡng, nhiệt độ thích hợp như nhau)
Câu 16:
1. Giải thích vì sao tán lá cây lại có cấu trúc hình tháp?
2. Giải thích vì sao có những cây nở hoa vào mùa hè, có những cây nở hoa vào mùa đông và có
những cây nở hoa quanh năm?
Câu 17: Trong điều kiện thí nghiệm, bạn có cách nào để kéo dài tuổi thọ của cây một năm hay
không?
Câu 18: Sơn vừa nhận 1 việc mới là chăm sóc hoa vào ban đêm. Ông chủ bảo anh ta rằng căn
phòng trồng hoa cúc (một cây ngày ngắn) sắp trổ hoa để đem bán trong thời gian sắp tới. Trong
khi chăm sóc các phòng còn lại anh đã vô tình mở cửa vào phòng hoa cúc và bật đèn sáng một
thời gian khá dài vào quãng nửa đêm. Điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự ra hoa của cây
hoa cúc? Bạn khuyên Sơn phải làm gì để sửa chữa khuyết điểm của mình?
Câu 19: Làm thế nào để cây ngày dài ra hoa trong điều kiện ngày ngắn và ngược lại.
Câu 20:
1. Nếu một cây ra hoa trong phòng thí nghiệm với chu kỳ ngày khoảng 10 giờ sáng và 14 giờ tối
thì nó có phải là cây ngày ngắn không? Giải thích.
2. Bằng thực nghiệm người ta thu được kết quả sau: Gieo trồng từng cây trong điều kiện ngày
ngắn, cây ngày ngắn sẽ ra hoa còn cây ngày dài không ra hoa. Song cả 2 cây này sẽ ra hoa nếu
được ghép cùng nhau và để trong điều kiện ngày ngắn. Từ kết quả này rút ra kết luận gì?
Câu 21:
1. Các cây của loài Xanthium strunarium chỉ ra hoa khi được chiếu sáng tối đa là 16 giờ/ngày.
Trong một thí nghiệm, người ta chiếu sáng các cây này mỗi ngày liên tục 16 giờ và để trong tối 8
giờ. Tuy nhiên, mỗi đêm lại được ngắt quãng bằng cách chiếu ánh sáng trắng kéo dài một vài
phút. Hãy cho biết các cây được trồng trong điều kiện thí nghiệm như vậy có ra hoa không? Giải
thích.
2. Người ta thấy có hiện tượng 1 cây ngày dài và 1 cây ngày ngắn ra hoa trong cùng một ngày,
cùng 1 nơi trong 1 năm. Hãy giải thích hiện tượng này?
Câu 22: Hãy chỉ ra các cách phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của hạt để hạt có thể nảy mầm?
Câu 23:
1. Cần hiểu độ dài đêm tới hạn để 1 cây ra hoa như thế nào? Điều kiện để 1 cây ngày ngắn và 1
cây ngày dài cùng ra hoa vào 1 thời điểm? Nếu một cây ra hoa trong phòng điều hòa với chu kỳ
ngày khoảng 10h sáng và 14h tối thì nó có phải là cây ngày ngắn hay không? Giải thích?
2. Có 1 loại hoocmon thực vật được tạo thành chủ yếu ở lá non, nhưng được vận chuyển đi khắp
cơ thể, hoocmon này có nhiều trong củ và hạt đang nảy mầm. hãy cho biết:
- Tên loại hoocmon đó.
- Phương thức vận chuyển trong cây.
- Tác động sinh lý
- Ứng dụng trong thực tế

You might also like