Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

MỞ ĐẦU:

Trong bối cảnh biến động toàn cầu và những thách thức nội tại, việc thúc
đẩy nền kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 đòi hỏi sự nhìn nhận sâu sắc về
những cơ hội và thách thức. Năm 2024 là cơ hội để Việt Nam tập trung vào việc
xây dựng một nền kinh tế chịu được biến động tốt hơn, dựa trên nền tảng của sự đổi
mới và sức mạnh của cộng đồng. Dựa vào kiến thức của kinh tế vĩ mô nhóm em sẽ
đi sâu vào phân tích các tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm
2024, đồng thời đề xuất những định hướng cho tương lai thịnh vượng.
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc
tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân
trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.
Khác với phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế xét về sự gia tăng quy mô tập
trung vào sự thay đổi về lượng.
1.2 Các giai đoạn tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế: là giai đoạn nền kinh tế được phát triển. Khi đó, người
dân sẽ có thêm việc làm, mức thu nhập toàn dân ổn định, các hoạt động sản xuất
công nghiệp, bán hàng diễn ra sôi nổi. Doanh số bán hàng tăng và chỉ số GDP,
GNP tăng nhanh chóng.
Đỉnh: Tại đây, sự thịnh vượng của nền kinh tế đạt đến đỉnh và bắt đầu có sự
chững lại, đời sống toàn dân ổn định.
Suy thoái kinh tế: Sự suy thoái kinh tế là hệ quả tất yếu của việc tăng trưởng
kinh tế. Khi này, tất cả các yếu tố như việc làm, mức thu nhập, mở rộng của nền
kinh tế đều sẽ có dấu hiệu không phát triển, thậm chí là suy giảm.
Đáy: Sự suy thoái của nền kinh tế khu vực chạm đến mức thấp nhất. Tại đây,
sự tăng trưởng kinh tế sẽ bắt đầu hình thành.
Một chu kỳ kinh tế thực tế sẽ được xác định từ đỉnh đến đỉnh, hoặc từ đáy đến
đáy, với các khoảng thời gian thường không đều nhau.
1.3 Chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng
1.3.1 Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
Để đo lường tăng trưởng kinh tế người ta sử dụng chỉ tiêu GDP thực tế bình
quân đầu người (per capita).

1.3.2 Tổng sản phẩm quốc gia (GNP)


GNP được tính bằng tổng giá trị theo tiền của các sản phẩm/dịch vụ cuối cùng
do công dân của đất nước đó làm ra trong một khoảng thời gian nhất định. Mức độ
tăng trưởng GNP sẽ cho thấy sự phát triển và năng lực kinh tế của một đất nước;
giúp đất nước xác định vị thế kinh tế, khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
1.4 Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước:
- Là yếu tố để giải quyết hàng loạt vấn đề như thu nhập, việc làm, phúc lợi
xã hội….
- Tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, chế độ chính trị, tăng
uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội.
- Là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn xa hơn về kinh tế
của các nước đang phát triển so với các nước đã phát triển.
Tuy nhiên, việc tăng trưởng kinh tế không hợp lý sẽ dẫn đến trì trệ hoặc tăng
trưởng theo kiểu “chăn thả” sẽ gây ra các ảnh hưởng xấu như: hiện tượng cạn kiệt
nguồn tài nguyên, vấn đề ô nhiễm môi trường, gia tăng sự bất bình xã hội, khoảng
cách giàu nghèo,… Nếu không có chính sách kiểm soát tốt các vấn đề này, sự tăng
trưởng kinh tế sẽ gây ra nhiều tác hại hơn là lợi ích cho quốc gia đó.
1.5 Các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
*Các yếu tố kinh tế:
- Nguồn vốn: Khi đầu tư tăng lên có nghĩa là nhu cầu về chi tiêu để mua sắm
máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng tăng lên. Sự thay đổi này
làm cho tổng cầu dịch chuyển.
Đầu tư sẽ dẫn đến tăng vốn sản xuất, có nghĩa là có thêm các nhà máy thiết bị,
phương tiện vận tải... được đưa vào sản xuất làm tăng khả năng sản xuất của nền
kinh tế. Sự thay đổi này tác động đến tổng mức cung.
- Lao động ( L): Chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và
kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế.
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên (R): Là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất do
thiên nhiên mang lại, nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng đóng góp vào sự tăng
trưởng kinh tế. Nguồn tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để phát triển kinh tế nông
nghiệp, công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến từ đó thúc đẩy sản xuất phát
triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Khoa học kỹ thuật: Cách mạng khoa học kỹ thuật làm thay đổi sâu sắc phương
thức lao động của con người nhằm tạo ra sản lượng cao hơn, cải tiến hơn với cùng
một lượng đầu vào.
*Các yếu tố phi kinh tế: Văn hóa - Xã hội; Thể chế chính trị;Dân tộc - tôn
giáo; Cộng đồng; Nhà nước và khung phổ pháp lý…
1.6 Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhà nước đã áp dụng trong
những năm trước đây.
1.6.1. Chính sách tài khóa:
Nhằm đối phó với tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, chính sách thu
ngân sách nhà nước giai đoạn từ năm 2020 đến nay tập trung vào các giải pháp
nhằm phục hồi, tăng trưởng kinh tế bằng nhiều giải pháp khác nhau:
- Về chính sách thu ngân sách nhà nước
Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 116/2020/QH14 về giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự
nghiệp và tổ chức khác. Tiếp đến, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15
về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế -
xã hội. Sang năm 2023, do tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục khó khăn, Quốc hội đã
ban hành Nghị quyết số 101/2023/QH15, trong đó có nội dung miễn, giảm, gia hạn
thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng. Nhằm tiếp
tục hỗ trợ nền kinh tế, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 110/2023/QH15, trong
đó có nội dung tiếp tục giảm thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2024.
- Về chính sách chi ngân sách nhà nước
Việt Nam đã có nhiều chính sách đặc thù, vừa cấp bách và mang tính chất dài
hạn nhằm thực hiện có hiệu quả đối với chi ngân sách phục vụ cho chi đầu tư phát
triển. Điều đó thể hiện ở các giải pháp chính sách như: Nghị quyết số
29/2021/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 -
2025, Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương
trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Quyết định số 59/QĐ-TTg và số 1535/QĐ-TTg giao kế hoạch đầu tư
công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025.
1.6.2. Chính sách tiền tệ
- Đối với công cụ lãi suất
Để phù hợp với diễn biến điều hành của các ngân hàng trung ương trên thế giới,
đồng thời đảm bảo mục tiêu lạm phát ở mức cho phép, Ngân hàng Nhà nước đã
điều chỉnh lãi suất điều hành theo hướng tăng.
Sang đến năm 2023, do tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục khó khăn, Ngân hàng
Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất tái cấp vốn 50 điểm (0,5%) xuống 5,5%, hiệu lực từ
thứ hai (ngày 3/4/2023) nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Đối với tỷ giá hối đoái
Giai đoạn vừa qua, nhằm thích ứng với diễn biến của thị trường quốc tế, đặc
biệt là việc tăng lãi suất đồng USD của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) và các
ngân hàng trung ương trên thế giới, năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh
biên độ tỷ giá theo hướng tăng biên độ ±3% lên ±5%; đồng thời, đã tăng giá bán
USD/VND.
Sang năm 2023, tỷ giá trong nước được hỗ trợ bởi áp lực lạm phát thấp, nguồn
cung ngoại tệ dồi dào hơn, dẫn đến tỷ giá trong nước cũng từng bước giảm nhiệt,
điều đó tạo điều kiện cho việc tiếp tục mở rộng chính sách tiền tệ để hỗ trợ phục
hồi tăng trưởng kinh tế.
- Đối với chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng của nước ta thời gian qua đã góp phần thúc đẩy phát triển
các lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế, như: nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp
nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông sản
sạch,…
II. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM 2024
2.1. Tình hình tăng trưởng giai đoạn trước và dự đoán tình hình tăng trưởng
kinh tế Việt Nam
Trong giai đoạn 2020-2023, tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến
động phức tạp, cùng với đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tăng trưởng kinh tế của tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Song, với sự
nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, kinh tế nước ta vẫn có nhiều điểm tích cực so với
nhiều nền kinh tế trên thế giới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê:
Năm 2020 GDP đạt 2,91%, với quy mô 268,4 tỷ USD. Đây là mức tăng thấp
nhất trong vòng 10 năm 2011-2020, song thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất trên thế
giới.
Năm 2021, kinh tế Việt Nam đã cán đích với mức tăng trưởng GDP là 2,58%,
thấp hơn 0,33% so với năm 2021.
Năm 2022, cùng với cả thế giới, kinh tế Việt Nam phải đối đầu với những biến
động khó lường. Song, do Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách phù hợp, đặc
biệt là thực hiện khẩu hiệu “vừa chống dịch vừa phục hồi sản xuất, kinh doanh,
thực hiện mục tiêu kép”, kinh tế đã có bước phục hồi tích cực; kinh tế vĩ mô ổn
định, lạm phát được kiểm soát; GDP tăng ở mức 8,02% so với năm 2021, cao nhất
trong 10 năm qua; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2022 đạt 95,6
triệu đồng/người, tăng 393 USD so với năm 2021; năng suất lao động của toàn nền
kinh tế năm 2022 theo giá hiện hành đạt 188,1 triệu đồng/lao động, tăng 622 USD
so với năm 2021.
Năm 2023, nhìn chung đã đạt được những mục tiêu lớn cơ bản; kinh tế vĩ mô
tiếp tục ổn định, lạm phát ở mức 4,16%, thị trường tiền tệ và tỷ giá hối đoái cơ bản
ổn định; các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo. Theo Tổng cục Thống kê,
GDP năm 2023 tăng 5,05% so với năm 2022, cao hơn tốc độ tăng của năm 2020 và
2021.
Đến thời điểm tháng 3/2024, các tổ chức quốc tế đều dự báo tăng trưởng của
Việt Nam năm 2024 tăng so với năm 2023. Cụ thể, WB dự báo tăng trưởng của
Việt Nam đạt 5,5% trong năm 2024, cao hơn mức dự báo 4,7% của năm 2023; UN
và AMRO đều nhận định tăng trưởng năm 2024 của Việt Nam đạt 6,0%, cao hơn
mức dự báo 4,7% và 5,1% của năm 2023.
2.2 Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024
2.2.1. Động lực thúc đẩy kinh tế ngắn hạn
(1) Hưởng lợi từ đầu tư công
Duy trì mặt bằng lãi suất thấp, cụ thể là lãi suất tiền gửi ở mức hiện nay và giảm
tiếp lãi suất cho vay.
Tiếp tục thúc đẩy giải ngân đầu tư công (gồm cả vốn ODA) như là một giải pháp để
hỗ trợ nền kinh tế: Nhận xét về tình hình giải ngân kế hoạch vốn, Bộ Tài chính cho
biết, tỷ lệ ước giải ngân 02 tháng kế hoạch năm 2024 đạt 8,7% tổng kế hoạch. Nếu
so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỷ lệ giải ngân đạt 9,13%, tăng so
với cùng kỳ năm 2023 (6,55% tổng kế hoạch và 6,97% kế hoạch Thủ tướng Chính
phủ giao)1.
(2). Nối liền dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI)
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã là một động lực chính cho sự phát triển kinh tế
và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Giai đoạn gần đây dòng vốn FDI và
lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam luôn tăng mạnh theo từng năm. Chính sách mở
cửa cho FDI và thương mại của Việt Nam cho tới nay rõ ràng đã giúp đầy mạnh
việc Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, tham gia vào mạng lưới sản xuất
khu vực và đa dạng hóa xuất khẩu. Đồng thời, chính sách này đã tạo ra số lượng
lớn việc làm cho một lực lượng dân số trẻ và đang gia tăng, từ đó cải thiện được
nguồn thu của Nhà nước và cán cân thanh toán quốc gia. Ngoài những lợi ích trực
1
https://baochinhphu.vn/giai-ngan-von-dau-tu-cong-02-thang-ke-hoach-nam-2024-uoc-dat-87-
102240301153343391.htm
tiếp, thực tế cũng cho thấy vốn FDI đã bắt đầu tạo ra những lợi ích gián tiếp đáng
kể nhờ tạo hiệu ứng lan tỏa sang những lĩnh vực khác của nền kinh tế, như giới
thiệu các công nghệ, bí quyết kinh doanh mới, các chuẩn mực quốc về sản xuất và
dịch vụ, phát triển kỹ năng cho lực lượng lao động.
Theo Liên hợp quốc, tăng trưởng đầu tư ở cả các nền kinh tế phát triển và đang
phát triển chậm lại đáng kể do bất ổn kinh tế, gánh nặng nợ cao và lãi suất tăng.
Trong khi, thương mại quốc tế đang mất dần vai trò là động lực tăng trưởng, với
tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu chỉ phục hồi lên 2,4% vào năm 2024.
Trong bối cảnh đó, dòng vốn FDI vẫn chảy mạnh mẽ vào Việt Nam. Ngay đầu năm
2024, hoạt động thu hút FDI của nước ta đã rất sôi động với những dự án trăm triệu
USD.
Số liệu thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy,
trong tháng I/2024, Việt Nam đã thu hút vốn FDI đạt hơn 2,3 tỷ USD, tăng 40,2%
so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có nhiều dự án lớn, đơn cử, Trina Solar - tập
đoàn lớn trong lĩnh vực pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc, đã đầu tư dự án
sản xuất, với tổng vốn đầu tư 454,4 triệu USD. Dự kiến, dự án này sẽ chính thức
hoạt động vào tháng 3/20252.
(3) Sự ổn định kinh tế vĩ mô
Động lực làm cho kinh tế tăng trưởng khả quan như vậy là sự ổn định vĩ mô. Điều
này vô cùng quan trọng bởi ổn định được kinh tế vĩ mô thì tăng thêm lòng tin của
các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Chính phủ đã thực hiện hàng loạt những cải cách,
cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Cụ thể hơn, khu vực kinh tế tư nhân đã khởi sắc. Đầu tư của khu vực kinh tế tư
nhân liên tục gia tăng, tốc độ tăng đầu tư tư nhân cao gấp nhiều lần so với đầu tư
của doanh nghiệp FDI và của Nhà nước.
Chi tiêu chính phủ và giải ngân đầu tư công: năm 2024 chính sách hỗ trợ tăng
trưởng thông qua việc nới lỏng tiền tệ và giải ngân khối lượng lớn cùng với việc
mở cửa trở lại của thị trường Trung Quốc sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế
của Việt Nam.
(4) Xuất khẩu khởi sắc
Nhu cầu tiêu dùng trong nước kết hợp với lượng hàng hóa xuất khẩu tăng
khá nhiều đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định.
Trong quý I/2024, cùng với sự phục hồi của thị trường thế giới, các đơn
hàng xuất khẩu gia tăng nên hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đã có những khởi
sắc. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 3/2024 ước đạt 65,09 tỷ USD,
tăng 35,6% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó,
xuất khẩu ước đạt 34,01 tỷ USD, tăng tới 37,8% so với tháng trước và tăng 14,2%
so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 14,3%). Nhập khẩu ước đạt
31,08 tỷ USD, tăng 33,4% so với tháng trước và tăng 9,7% so với cùng kỳ năm
trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 13,1%).
Tính chung quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá ước đạt
178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó xuất khẩu tăng
17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

2
https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM303831
Nhà nước đã khai thác có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã
có, đẩy nhanh đàm phán, ký kết các FTA, liên kết kinh tế mới để đa dạng hóa thị
trường, chuỗi cung ứng và đẩy mạnh xuất khẩu. Hiện nay, ngoài 16 FTA, còn có 3
FTA Việt Nam đang đàm phán, đó là FTA giữa Việt Nam và Khối EFTA (bao gồm
4 nước Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein); tham gia khuôn khổ đàm phán
FTA giữa ASEAN và Canada; FTA giữa Việt Nam và UAE hiện cũng đang trong
giai đoạn nỗ lực kết thúc đàm phán sớm3.
(5) Phục hồi sức mua thị trường trong nước
Một trong những băn khoăn nhất, thách thức nhất của doanh nghiệp hiện nay
là kinh doanh không thể thực sự khởi sắc, nếu sức mua của thị trường nội địa vẫn
yếu. Chuyển đổi số đã là động lực rất lớn để doanh nghiệp thích ứng với loại hình
mua sắm mới. Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cũng phải ở trạng thái hỗ
trợ tăng trưởng để phục hồi sức mua trên thị trường trong nước.
Thực tế thì sức mua của nền kinh tế ở thời điểm này vẫn tăng, với tổng mức
bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2 tháng đầu năm 2024 tăng 8,1% so
với cùng kỳ năm trước. Cùng kỳ năm ngoái, tổng mức bán lẻ tăng tới 14,7%, kể cả
loại trừ yếu tố giá cả cũng vẫn còn tăng ở mức 2 con số (10,9%). Trong khi đó, 2
tháng đầu năm nay, nếu loại trừ yếu tố giá cả, thì mức tăng chỉ còn 5% 4. Sức mua
thị trường trong nước năm 2024 vẫn là một động lực tuy nhiên không phải là động
lực lớn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sức mua yếu sẽ ảnh hưởng đến động lực
sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khu vực thương mại, dịch
vụ và qua đó sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh cầu thị
trường thế giới chưa có nhiều cải thiện, mà cầu thị trường trong nước vẫn tiếp tục
yếu, thì đó sẽ là những yếu tố cản trở sự phục hồi của nền kinh tế.
2.2.2. Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn
(1) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nông nghiệp: Khai thác lợi thế cạnh tranh nhờ ký kết hiệp định thương mại
quốc tế và chính sách, chương trình hỗ trợ của chính phủ có thể giúp ngành nông
nghiệp 2024 trở thành điểm sáng và là nhân tố có tác động lớn đến sự tăng trưởng
của nền kinh tế Việt Nam. Với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU đã và
đang mở ra cánh cửa lớn cho nông sản Việt thâm nhập sâu vào thị trường EU. Theo
đó vào năm 2024, các đối tác thương mại lớn như Mỹ và EU phục hồi tốt thì sẽ trở
thành cầu tiêu dùng cho xuất khẩu việt nam tăng trưởng tốt hơn.
Công nghiệp: nhờ vào sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, cùng
sự phối hợp của các bộ, ngành và địa phương nên sản xuất công nghiệp diễn biến
theo xu hướng tích cực. Những tháng đầu năm 2024, giá trị tăng thêm toàn ngành
công nghiệp quý I/2024 ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước.
Dịch vụ: Việc mở cửa trở lại và lượng khách quốc tế phục hồi giúp tăng
cường doanh thu từ du lịch của nhiều nền kinh tế trong khu vực Đông Á, góp phần
vào tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ - điểm sáng để thúc đẩy kinh tế.
Môi trường – xã hội: Môi trường lành mạnh, ổn định an sinh xã hội sẽ thúc
đẩy kinh tế phát triển.
(2) Khu vực tư nhân
3
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2024/04/xuat-khau-tang-truong-manh-tao-da-but-pha-
ca-nam/
4
https://amp.baodautu.vn/suc-mua-yeu---noi-lo-lon-cua-nen-kinh-te-d210306.html
Ngày 31/3/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 45/NQ-CP Về phát triển kinh
tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Trong các giai đoạn trước, khu vực kinh tế ngoài nhà nước (bao gồm kinh tế tư
nhân và kinh tế tập thể) luôn chiếm tỷ trọng trên 50% GDP cả nước. Kể từ năm
2017 đến nay, tỷ trọng đóng góp vào ngân sách nhà nước của khu vực kinh tế tư
nhân đã vượt khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực DN FDI.
Đầu tư của kinh tế tư nhân không ngừng tăng, tỷ trọng của kinh tế tư nhân trong
tổng vốn đầu tư toàn xã hội luôn vượt kinh tế nhà nước và kinh tế FDI. Tuy đầu tư
công được điều chỉnh giảm, nhưng tổng đầu tư kết cấu hạ tầng vẫn tăng. Đặc biệt,
trong giai đoạn 2010 - 2022, một loạt công trình hạ tầng lớn do khu vực kinh tế tư
nhân đảm nhận, đã được khởi công, hoàn thành và đưa vào vận hành. Có thể kể tới
như: Đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và Vân Đồn - Móng Cái, cảng hàng
không quốc tế Vân Đồn, sân bay Cam Ranh - Khánh Hòa, đường Vành đai 2 trên
cao Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở, hầm Đèo Cả...
Ngoài ra, khu vực tư nhân góp phần rất quan trọng không chỉ về kinh tế, mà cả về
xã hội - đó là giải quyết lao động, việc làm. Khu vực này đã giải quyết việc làm
cho hơn 80% lao động của nền kinh tế5.
(3) Ổn định thể chế
Nhà nước luôn nỗ lực trong việc

III. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ


3.1 Các giải pháp ngắn hạn:
3.1.1. Kích cầu tiêu dùng
Để kích cầu tiêu dùng, Chính phủ, Bộ, ngành và địa phương cần thực hiện đồng
bộ các giải pháp như: Giảm giá hàng tiêu dùng; điều chỉnh tăng lương; tăng cho
vay tiêu dùng,… Thực hiện chính sách giảm thuế VAT để kích thích người tiêu
dùng mua sắm nhiều hơn, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ quay vòng vốn
tốt hơn.
Đẩy mạnh sức mua trong nước, thực hiện có hiệu quả các Chương trình xúc tiến
thương mại thị trường trong nước, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số,
thương mại điện tử để mở rộng tiêu dùng nội địa; vận động người Việt Nam ưu tiên
dùng hàng Việt Nam.
3.1.2. Kích cầu đầu tư
Chính phủ cần ưu tiên kích cầu đầu tư vào các dự án sắp hoàn thành, nhanh đưa
vào sử dụng các dự án có tiềm năng, góp phần trực tiếp duy trì và mở rộng năng lực
sản xuất–kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Cần thực hiện tốt hơn việc công khai danh mục đầu tư, thúc đẩy mạnh và hiệu
quả các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại.
Triển khai quyết liệt các chương trình đầu tư quy mô lớn để tạo tác động lan tỏa,
tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.
3.1.3. Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm
soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

5
https://tapchicongsan.org.vn/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/mot-so-van-de-ly-luan-
thuc-tien-ve-phat-trien-kinh-te-tu-nhan-o-viet-nam
Theo đó, Chính phủ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời,
hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp
lý và các chính sách khác. Đẩy mạnh các động lực tăng trưởng truyền thống đồng
thời thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.
3.1.4.Đẩy mạnh thực hiện quyết liệt, đồng bộ, thực chất, hiệu quả các đột
phá chiến lược.
Các biện pháp được đưa ra như: cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy
định kinh doanh, phấn đấu năm 2024 cắt giảm ít nhất 10% chi phí tuân thủ thủ tục
hành chính; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông trọng điểm.
3.1.5.Phát triển mạnh các lĩnh vực văn hoá, xã hội, bảo đảm an sinh xã
hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội
nghị Văn hóa toàn quốc và Kết luận của Bộ Chính trị. Triển khai quyết liệt, hiệu
quả Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1.000.000 căn hộ nhà ở xã hội; trong đó phấn
đấu năm 2024 hoàn thành ít nhất 130.000 căn.
3.1.6.Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường
Trong đó, ưu tiên bố trí nguồn lực cho phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên
tai, ứng phó biến đổi khí hậu.
3.1.7.Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã
hội; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Theo dõi sát diễn biến tình hình, chủ động có biện pháp kịp thời về quốc phòng,
an ninh; không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
3.2. Các giải pháp dài hại
3.2.1. Mở cửa nền kinh tế: Hội nhập kinh tế quốc tế
Việc hội nhập quốc tế là điều tất yếu chính vì vậy Nhà nước cần coi hội nhập
kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội
nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng. Chú
trọng việc tham gia xây dựng Cộng đồng ASEAN, phát huy vai trò của Việt Nam
trong ASEAN.
3.2.2. Thu hút đầu tư nước ngoài
Kinh tế Việt Nam phát triển trên nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa với mục tiêu vươn xa hơn thì nguồn vốn và nguồn lực trong nước còn hạn
hẹp, chưa thể đáp ứng đủ nên vốn đầu tư nước ngoài hiện nay là cấp thiết.
3.2.3. Vốn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Nguồn nhân lực trở thành một đòn bẩy kinh tế quan trọng hơn bao giờ hết. Nhà
nước chú trọng đến việc đào tạo nhân tài, cần đẩy mạnh hơn các chính sách: Bảo
đảm chất lượng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của các cơ sở; có các
chính sách đặc thù thu hút người tài…
3.2.4. Giải pháp giải quyết vấn đề thất nghiệp
Nhà nước sử dụng vai trò điều tiết phân phối lại thu nhập xã hội để hỗ trợ những
người bị thất nghiệp (Qũy bảo hiểm xã hội, Qũy hỗ trợ thất nghiệp...); có chính
sách tái đào tạo nghề nghiệp giúp người lao động bị mất việc có thể chuyển sang
nghề khác.
3.2.5. Nghiên cứu và triển khai công nghệ mới
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ từ đó nâng
cao năng lực nội sinh, xây dựng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của
nước nhà; tập trung ở các ngành kinh tế trọng điểm như công nghệ thông tin, bưu
chính -viễn thông, khai thác và chế biến dầu khí, giao thông vận tải,…
3.2.6. Kiểm soát tăng dân số
Dân số và sự phát triển kinh tế xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Chính vì
vậy, Nhà nước ta đã có các chính sách về dân số và kế hoạch hóa gia đình nhằm tập
trung vào chất lượng hơn là số lượng. Nhất là việc Việt Nam đã chuẩn bị bước vào
thời kỳ già hoá dân số, do vậy nhà nước cần tiến hành triển khai các biện pháp đầu
tư, hỗ trợ kinh tế cho phát triển dân số.
KẾT LUẬN
Việc phân tích các động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong năm
2024 là một bước quan trọng để hiểu rõ hơn về hướng phát triển của quốc gia và
những cơ hội, thách thức mà nó phải đối diện. Là cơ sở để tạo ra các chiến lược
phát triển hiệu quả và bền vững, từ đó giúp nước ta tiếp tục vươn lên trong bối cảnh
biến động và thách thức của thế giới ngày nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.GS. Vũ Đình Bách (12/10/2008), Tăng trưởng kinh tế và phân phối công
bằng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Tuyên truyền – Tạp chí của
Ban Tuyên giáo Trung Ương, https://tuyengiao.vn/tang-truong-kinh-te-va-phan-
phoi-cong-bang-trong-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xhcn2360#:~:text=T
%C4%83ng%20tr%C6%B0%E1%BB%9Fng%20kinh%20t%E1%BA%BF%20c
%C3%B3,cho%20nh%E1%BB%AFng%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20lao
%20%C4%91%E1%BB%99ng.
2. Nguyễn Hương ( 08/02/2024), Tăng trưởng kinh tế là gì? Vai trò của tăng
trưởng kinh tế, Báo LuatVietnam, https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/tang-
truong-kinh-te-la-gi-883-96812-article.html
3. Khánh Vy (05/01/2024), 9 giải pháp để kinh tế Việt Nam bứt phá trong
năm 2024, https://vneconomy.vn/9-giai-phap-de-kinh-te-viet-nam-but-pha-trong-
nam-2024.htm
4.TS. Nguyễn Thị Hương Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê
(19/09/2023), Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2023,
Tổng cục thống kê, https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-thong-ke/2023/09/giai-phap-
thuc-day-tang-truong-kinh-te-nhung-thang-cuoi-nam-2023/
5. Đinh Thị Bích Liên (30/01/2023), Các nhiệm vụ giải pháp thúc đẩy kinh
tế Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, Bộ Công thương Viện Nghiên cứu chiến
lược, chính sách công thương, https://vioit.org.vn/vn/tin-hoat-dong-nganh/cac-
nhiem-vu-giai-phap-thuc-day-kinh-te-viet-nam-phat-trien-nhanh--ben-vung-
5049.4056.html
6. PGS.TS Nguyễn Chí Hải ( 15/02/2024), Kinh tế Việt Nam năm 2024: 8
động lực cho tăng trưởng, Báo Chính phủ,https://baochinhphu.vn/kinh-te-viet-nam-
nam-2024-8-dong-luc-cho-tangtruong102240209095848043.htm?
fbclid=IwAR3hU0cHFHyFvfbV9bGteUW7HbjR_dKmMl0Ktl6wQape3olbyONh
AeUazk_aem_Adk_AEh7KN4pZy9F2CGgN_Xoel8lGKcXhWio_m3kGka0TYQl
MrQcqFlIvSQfPFrNirKqud3Kv4bGip9HaDnJC

You might also like