De 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Câu 1: Ở Việt Nam, giai cấp nào đã ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ

nhất của thực dân Pháp?


A. Giai cấp nông dân và công nhân
B. Giai cấp tư sản
C. Giai cấp nông dân
D. Giai cấp công nhân
Câu 2: Tháng 3/1938, Đảng quyết định thành lập tổ chức nào để tập hợp rộng rãi lực lượng đông đảo nhân dân
chống phátxít và tay sai phản động?
A. Mặt trận Thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương
B. Mặt trận Liên Việt
C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương
D. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương
Câu 3: Cách mạng giành chính quyền ở Hà Nội trong Cách mạng Tháng Tám nổ ra vào thời gian nào?
A. 25/8/1945
B. 23/8/1945
C. 19/8/1945
D. 18/8/1945
Câu 4: Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược (1858), xã hội Việt Nam có những giai cấp cơ bản nào?
A. Nông dân và tri thức
B. Công nhân và nông dân
C. Địa chủ phong kiến và nông dân
D. Địa chủ phong kiến và công nhân
Câu 5: Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của VI.Lênin được công
bố tại Đại hội lần thứ mấy của Quốc tế Cộng sản?
A. Đại hội III của Quốc tế Cộng sản
B. Đại hội II của Quốc tế Cộng sản
C. Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản
D. Đại hội I của Quốc tế Cộng sản
Câu 6: Ngày 16/8/1945, Đại hội quốc dân họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) đã quyết định thành lập tổ chức
nào?
A. Mặt trận Việt Minh
B. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc
C. Mặt trận Nhân dân Đông Dương
D. Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam
Câu 7: Đảng đã xác định thời cơ “ngàn năm có một” của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 tồn tại trong khoảng
thời gian nào?
A. Từ sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương đến trước khi quân Nhật đầu hàng Đồng minh
B. Từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào
Đông Dương
C. Từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến khi quân Đồng minh vào Đông
Dương
D. Từ trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương
Câu 8: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời vào thời gian nào?
A. 15/10/1930
B. 27/11/1954
C. 30/12/1940
D. 22/12/1944
Câu 9: Cách mạng Tháng Mười Nga đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào nào?
A. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản ở các nước thuộc và phong trào giải phóng dân tộc ở ở các nước xã
hội chủ nghĩa
B. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản ở các nước tư bản và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước
thuộc địa
C. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản ở các nước tư bản và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước xã
hội chủ nghĩa
D. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản ở các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc ở các
nước thuộc địa
Câu 10: Đại biểu không chính thức trong Hội nghị thành lập Đảng năm 1930 là:
A. Châu Văn Liêm
B. Nguyễn Thiệu
C. Nguyễn Đức Cảnh
D. Lê Hồng Sơn
Câu 11: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng đã xác định giai
cấp nào là lực lượng lãnh đạo cách mạng?
A. Giai cấp tư sản
B. Giai cấp công nhân
C. Giai cấp địa chủ
D. Giai cấp nông dân
Câu 12: Nội dung không thể hiện ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là:
A. Có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đấu tranh giai cấp vô sản ở các nước chủ nghĩa đế quốc
B. Có tác động sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa
C. Có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đấu tranh giai cấp vô sản ở các nước tư bản
D. Có tác động sâu sắc đến cuộc khai thác thuộc địa của Pháp
Câu 13:Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất vào giai đoạn nào?
A. 1886 - 1913
B. 1897 - 1914
C. 1884 - 1811
D. 1897 - 1900
Câu 14: Triều đình nhà Nguyễn đã ký Hiệp ước Patơnốt đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp thời gian nào?
A. 06/06/1883
B. 06/06/1874
C. 06/06/1962
D. 06/06/1884
Câu 15: Với thắng lợi của cuộc cách mạng nào đã làm cho chủ nghĩa Mác -Lênin từ lý luận đã trở thành hiện
thực?
A. Cách mạng giải phóng dân tộc
B. Cách mạng Tháng Mười Nga
C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng giải phóng dân tộc
Câu 16: Từ khi ra đời cho đến nay Đảng ta có bao nhiêu cương lĩnh?
A. 5
B. 4
C. 2
D. 3
Câu 17: Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - từ người
yêu nước trở thành người cộng sản?
A. Ra đi tìm đường cứu nước
B. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng
Cộng sản Pháp
C. Gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Véc-xây
D. Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa của Lênin
Câu 18: Quốc tế cộng sản lãnh đạo cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới
B. Cách mạng vô sản ở các nước sau chủ nghĩa các nước thuộc địa phụ thuộc
C. Cách mạng ở những nước thuộc địa và phụ thuộc
D. Cách mạng vô sản ở các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa
Câu 19: Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương vào thời gian nào?
A. 3/9/1945
B. 3/9/1944
C. 9/3/1945
D. 9/3/1944
Câu 20: Thực dân Pháp đã sử dụng chính sách ngu dân và khuyến khích nhiều tệ nạn thể hiện chính sách cai trị
của thực dân Pháp ở An Nam về mặt nào?
A. Kinh tế - chính trị - xã hội
B. Văn hóa - xã hội
C. Chính trị
D. Kinh tế
Câu 21: Ai là người tiêu biểu cho phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?
A. Hàm Nghi
B. Phan Châu Trinh
C. Đề Thám
D. Phan Bội Châu
Câu 22: Để làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng 8/1945, chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động
của chúng ta” đã đề ra chủ trương nào dưới đây?
A. Phát động khởi nghĩa từng phần
B. Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước
C. Phát động phong trào kháng chiến kiến quốc
D. Phát động tổng khởi nghĩa
Câu 23: Việc đưa hội viên vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để rèn luyện lập trường, quan điểm giai cấp công
nhân, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào cách mạng Việt Nam là chủ trương của phong trào nào?
A. Vô sản hóa
B. Chống sưu thuế
C. Nông dân Yên Thế
D. Cần Vương
Câu 24: Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã xác định kẻ thù cụ thể trước mắt của
nhân dân Đông Dương là:
A. Quân Nhật
B. Quân Đức
C. Quân Tưởng
D. Quân Pháp
Câu 25: Nội dung không thể hiện mưu đồ của thực dân Pháp đối với Việt Nam và Đông Dương là:
A. Ra sức vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động
B. Thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của “chính quốc”
C. Nhiều hình thức thuế khóa nặng nề
D. Khai hóa văn minh
Câu 26: Văn kiện nào của Đảng nêu ra phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là “làm tư sản dân
quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”?
A. Chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh (18/11/1930)
B. Luận cương chính trị (10/1930)
C. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930)
D. Chung quanh vấn đề chiến sách mới của Đảng (10/1936)
Câu 27: Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai vào giai đoạn nào?
A. 1917 - 1925
B. 1920 - 1930
C. 1919 - 1929
D. 1918 - 1926
Câu 28: Lần đầu tiên Đảng ta khẳng định quyền bình đẳng nam nữ, giáo dục phổ thông trong văn kiện nào?
A. Chính cương của Đảng lao động Việt Nam 2/1951
B. Luận cương chính trị 10/1930
C. Tuyên ngôn độc lập 9/1945
D. Cương lĩnh chính trị 2/1930
Câu 29: Phương pháp đấu tranh cơ bản trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là:
A. Kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh ngoại giao
B. Kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị
C. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh báo chí
D. Kết hợp đấu tranh ngoại giao với đấu tranh chính trị
Câu 30: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì diễn ra ở đâu?
A. Bắc Cạn
B. Tuyên Quang
C. Cao Bằng
D. Hà Nội
Câu 31: Đại biểu các tổ chức cộng sản nào đã tham dự Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930?
A. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng
B. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn
C. Đông Dương Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn
D. An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn
Câu 32: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua mấy văn kiện?
A. 6 Văn kiện
B. 3 Văn kiện
C. 4 Văn kiện
D. 5 Văn kiện
Câu 33: Trong các nhà yêu nước tiêu biểu cho phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ai là người
đại biểu cho xu hướng cải cách?
A. Phan Bội Châu
B. Hàm Nghi
C. Phan Châu Trinh
D. Đề Thám
Câu 34: Nội dung nào không phải là hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh trong giai đoạn 1936 - 1939 của
Đảng Cộng sản Đông Dương?
A. Nửa công khai, nửa hợp pháp
B. Công khai, hợp pháp
C. Bí mật, bất hợp pháp
D. Tuyên truyền và giáo dục
Câu 35: Mặt trận Việt Minh ra Tuyên ngôn về sự ra đời của Mặt trận vào thời gian nào?
A. Tháng 5/1941
B. Tháng 11/1941
C. Tháng 6/1941
D. Tháng 10/1941
Câu 36: Tháng 1945, Đại hội quốc dân họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) đã quyết định thành lập tổ chức n 10/1936, nhận
thức mới của Đảng về mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ được thể hiện trong văn kiện nào?
A. Chung quanh vấn đề chiến sách mới
B. Luận cương Cách mạng tư sản dân quyền
C. Tác phẩm Tự chỉ trích của Nguyễn Văn Cừ
D. Chương trình hành động của Đảng cộng sản Đông Dương
Câu 37: Hoạt động nào dưới đây của Nguyễn Ái Quốc thể hiện sự chuẩn bị về mặt tổ chức cho việc thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920)
B. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925)
C. Mở các lớp huấn luyện chính trị nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam
(từ năm 1925 -1927)
D. Chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (2/1930)
Câu 38: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua mấy văn kiện? nào?
A. Tân Việt Cách mạng Đảng
B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên
C. Việt Nam Cách mạng Đồng Chí Hội
D. Cả A và B đều đúng
Câu 39: Hội Nghị Trung ương 6 (11/1939) họp ở đâu?
A. Đình Bảng (Bắc Ninh)
B. Thái Nguyên
C. Tân trào (Tuyên Quang)
D. Bà Điểm (Gia Định)
Câu 40: Trong Hội nghị thành lập Đảng ở Hương Cảng, Nguyễn Ái Quốc là đại biểu của tổ chức nào?
A. An Nam Cộng sản Đảng
B. Đông Dương Cộng sản Đảng
C. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
D. Quốc tế Cộng sản

You might also like