Trắc Nghiệm Chương 6

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 88

Trắc nghiệm chương 6

Câu 1: Hàng tồn kho bao gồm:


1. Hàng trong kho
2. Hàng gửi đi bán (hàng đang chuyển)
3. Hàng ký gửi
4. Hàng mua đang đi đường (hàng đang chuyển)
Câu 2: Hàng tồn kho bao gồm?
1. Vật liệu
2. Hàng hoá
3. Thành phẩm
4.Sản phẩm dở dang
Câu 3: Hàng tồn kho được hoạch toán theo:
1. Giá trị hợp lý
2. Giá gốc
Câu 4: Giá gốc bao gồm:
Giá mua + chi phí vận chuyển hàng mua
Câu 5: Phương pháp giá đích danh yêu cầu ghi nhận:
1. Hàng được xác định rõ ràng từ khi mua đến khi bán
2. Khi công ty bán số lượng hạn chế các mặt hàng với giá cao
3. Giá gốc của từng mặt hàng riêng biệt
Câu 6: Phương pháp nhập trước – xuất trước giả định
1. Hàng mua sau là hàng được bán sau
2. Hàng mua trước là hàng được bán đầu tiên
Câu 7: Các công ty sử dụng các phương pháp dòng giá trị hàng tồn kho khác nhau là do:
1. Muốn tạo ảnh hưởng báo cáo Thuế
2. Muốn tạo ảnh hưởng báo cáo tình hình Tài Chính
3. Muốn tạo ảnh hưởng báo cáo kết quả hoạt động
Câu 8: Khi hàng tồn kho đầu kỳ bị ghi nhận thấp hơn giá trị thực thì:
1. Giá vốn hàng bán ghi nhận thấp và lợi thuận thuần được ghi nhận cao
Câu 9: Khi hàng tồn kho cuối kỳ bị ghi nhận cao hơn giá trị thực thì:
1. Giá vốn hàng bán được ghi nhận thấp và lợi nhuận thuần được ghi nhận cao
Câu hỏi trắc nghiệm chương 5:
Câu 1. Nguồn thu nhập chính đối với một công ty thương mại là kết quả của việc thực hiện
các dịch vụ cho khách hàng.
Sai
Câu 2. Chu kỳ hoạt động của một công ty dịch vụ thường ngắn hơn so với công ty thương
mai.
Đúng
Câu 3. Doanh thu bán hàng trữ giá vốn hàng bán bằng lợi nhuận gộp.
Đúng
Câu 4. Hàng tồn kho đầu kỳ cộng Giá trị hàng mua bằng hàng chờ bán
Đúng
Câu 5. Lợi nhuận thuần + Chí phí hoạt động = Lợi nhuận gộp
Đúng
Câu 6. Chí phí hoạt động + Lợi nhuận gộp = Lợi nhuận thuần
Sai
Câu 7. Lợi nhuận gộp + Giá vốn hàng bán = Doanh thu bán hàng
Đúng
Câu 8. Tồn đần kỳ + Nhập trong kỳ - Xuất trong kỳ = Tồn cuối kỳ là công thức sử dụng trong
hệ thống kê khai thường xuyên.
Đúng
Câu 9. Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ - Tồn cuối kỳ = Xuất trong kỳ là công thức sử dụng trong
hệ thống kiểm kê định kỳ.
Đúng
Câu 10 Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ = Tồn cuối kỳ + Xuất trong kỳ
Đúng
Câu 11. Theo hệ thống kê khai thường xuyên, khi hàng hoá được mua nhập kho để bán lại
bởi công ty:
Ghi nợ TK hàng tồn kho
Câu 12: Chi phí vận chuyển hàng mua được ghi:
Nợ TK hàng tồn kho
Câu 13: Trong hệ thống kê khai thường xuyên Hàng mua trả lại được ghi:
Nợ Phải trả người bán
Câu 14: Trong hệ thống kê khai thường xuyên, Giảm giá hàng mua được ghi:
Có Hàng tồn kho
Câu 15: Nếu hàng tồn kho đầu kì là 200, tồn kho cuối kỳ là 100. Giá vốn hàng bán 1000 thì
Hàng mua trong kì là:
900
Câu 16: Bán hàng chịu (chưa thu tiền) 7500 Đài tệ được thực hiện vào ngày 13 tháng 6, điều
kiện 3/10, n/30. Khoản hoàn trả 500 Đài tệ được cấp vào ngày 16/6. Số tiền nhận được khi
thanh toán đầy đủ vào ngày 23 tháng 6 là:
NT$7.000
Câu 17: Bán hàng được thực hiện theo phương thức
Thu tiền hoặc trả chậm
Câu 18: Bằng chứng để ghi nhận phải thu khách hàng khi bán hàng là:
Phiếu thu
Câu 19: Để ghi nhận giao dịch bán hàng, kế toán ghi:
Có Doanh thu; Nợ giá vốn hàng hoá
Câu 20: Chiết khấu bán hàng sẽ:
Làm giảm doanh thu
Câu 21: Nếu số kiểm kê hàng tồn kho thực tế có chênh lệch với sổ sách thì kế toán phải sử
dụng:
Bút toán điều chỉnh
Câu 22: Bút toán khoá sổ trong công ty thương mại có điểm khác với công ty dịch vụ:
Giá vốn hàng bán
Câu 23: Báo cáo kết quả hoạt động của công ty thương mại trình bày từng mục sau, ngoại trừ:
Phần hoạt động đầu tư
Câu 24: Các bước trong chu kỳ kế toán cho công ty thương mại tương tự cho công ty dịch vụ
ngoại trừ:
Công ty thương mại cần có bút toán nhật ký điều chỉnh bổ sung cho hàng tồn kho
Câu 25: Nếu doanh thu thuần là 500.000, giá vốn bán hàng là 310.000 và chi phí hoạt động là
60.000, lợi nhuận gộp là:
30.000
Trắc nghiệm chương 4
Câu 1: Kết cấu của tài khoản “Xác định kết quả kinh doanh” là:
Bên Nợ: chi phí, kết chuyển lời. Bên có: doanh thu; kết chuyển lỗ; Không có số dư cuối
kỳ sau khi khoá sổ
Câu 2: Một tài khoản có số dư bằng không sau khi các bút toán khoá sổ đã được ghi nhật ký
và được chuyển vào tài khoản là:
Doanh thu dịch vụ
Câu 3: Quá trình khoá sổ liên quan đến các bút toán riêng rẽ để khoá (1) các chi phí; (2) cổ
tức, (3) các doanh thu, (4) xác định kết quả kinh doanh. Thứ tự đúng của các bút toán là:
(3); (1); (4); (2)
Câu 4: Khi một khoản lỗ thuần đã phát sinh, tài khoản. Xác định kết quả kinh doanh được
Ghi có và Lợi nhuận giữ lại được ghi nợ
Câu 5: Loại tài khoản nào sẽ xuất hiện trong bảng cân đối thử sau khoá sổ:
Các tài khoản Thường xuyên (Thực)
Câu 6: Thứ tự đúng của các bước sau đây trong chu trình kế toán là
Ghi nhật ký các giao dịch , chuyển vào tài khoản, lập bảng cân đối thử chưa điều chỉnh,
ghi nhật ký và chuyển vào tài khoản các bút toán điều chỉnh
Câu 7: Tất cả những phần sau đây là các bước bắt buộc trong chu trình kế toán, ngoại trừ:
Lập bảng tính nháp
Câu 8: Một công ty đã mua một lô đất. Công ty sẽ xây một xưởng sản xuất trên đất trong
khoảng 5 năm. Trong 5 năm trước khi xây dựng, đất sẽ bị bỏ hoang , Đất sẽ bị báo cáo là:
Một khoản đầu tư dài hạn
Câu 9: Trong một báo cáo tình hình tài chính được phân loại, tài sản và nợ phải trả thường
được trình bày theo thứ tự sau:
Tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ ngắn hạn
Câu 10: Thứ tự đúng của phần trình bày trong một báo cáo tình hình tài chính được phân loại
cho các tài sản ngắn hạn sau đây là:
Bảo hiểm trả trước, hàng tồn kho, phải thu khách hàng, tiền
Câu trắc nghiệm chương 2
Câu 1: Thứ tự Quy trình ghi chép
Phân tích giao dịch -> Nhập giao dịch vào sổ -> Chuyển sổ
Câu 2: Căn cứ vào cơ sở nào để phân tích giao dịch
Chứng từ
Câu 3: Loại nào dưới đây là chứng từ:
Hoá đơn; Biên lai thu tiền
Câu 4: Nhập dữ liệu giao dịch vào sổ nhật ký được thực hiện thông qua:
Lập bút toán
Câu 5: Chuyển thông tin vào sổ tài khoản là
Căn cứ bút toán trong sổ nhật ký để ghi vào tài khoản
Câu 6: Sổ nhật ký là gì?
Sổ ghi các bút toán; Sổ ghi chép giao dịch theo thứ tự thời gian
Câu 7: Sổ tài khoản là gì?
Nhóm các tài khoản công ty sử dụng; Sổ chứa các tài khoản
Câu 8: Bảng cân đối thử là gì?
Bảng kê tài khoản và số dư của chúng tại 1 thời điểm
Câu 9: Bảng cân đối thử dùng để làm gì?
Kiểm tra việc ghi sổ kép
Câu 10: Nội dung nào là hạn chế của bảng cân đối thử:
1. Tài khoản sử dụng không đúng
2. Một bút toán nhật ký được chuyển 2 lần
3. Một bút toán nhật ký không được chuyển sổ
Câu 11: Nếu số sai chia hết cho 9 thì đó là TH:
Ghi sai cột
Trắc nghiệm Quizz
Chương 1:
Câu 1: Số dư cuối kỳ của khoản mục vốn chủ sở hữu được thể hiện:
Báo cáo tình hình tài chính
Câu 2: Để xác định đúng đắn kết quả kinh doanh của kỳ kế toán thì phải tuân thủ nguyên tắc
Phù hợp
Câu 3: Báo cáo kết quả hoạt động phản ánh:
Tình hình doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong 1 kỳ kế toán
Câu 4: Có các khoản: tiền 200, tài sản cố định 1000, nhận ứng trước của khách hàng 100 và
vốn chủ sở hữu. Sau đó có giao dịch kinh tế: vay ngân hàng 500. Vậy tài sản và vốn chủ sở
hữu lúc này là
1.700 và 1.100
Câu 5: Kế toán ra đời khi xuất hiện tiền tệ
Sai
Câu 6: Ngày 30/12/20x7, công ty K ký hợp đồng trị giá 150 triệu để cung cấp dịch vụ kế toán
cho một khách hàng vào năm 20x8. Thời điểm cuối năm của K là ngày 31/12. Nguyên tắc/
giải định kế toán nào yêu cầu K phải ghi nhânh doanh thu vào năm 20x8 chứ không phải
20x7?
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Câu 7: Câu phát biểu nào là không chính xác với nguyên tắc thận trọng
Không đánh giá thấp hơn giá trị các khoán nợ phải trả
Câu 8: Ghi nhận một khoản vay có thể liên quan đến việc ghi nhận khoản nào say đây, ngoại
trừ
Rút vốn của chủ sở hữu
Câu 9: Báo cáo tình hình tài chính là
Báo cáo tổng quát về tình hình tài sản và nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của DN tại một
thời điểm
Câu 10: Mua tài sản đưa vào sử dụng ngay sẽ làm cho phương trình kế toán bị mất cân đối
Sai

Chương 2:
Câu 1: Chuyển sổ:
Chuyển các bút toán nhật ký vào tài khoản sổ cái
Câu 2: Phát biểu nào sau đây về tài khoản là đúng?
Tài khoản là một ghi chép kế toán riêng biệt các khoản tăng, giảm của tưng khoản mục tài
sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cụ thể
Câu 3: Sổ tài khoản:
Là một tập hợp của toàn bộ nhóm tài khoản được công ty sử dụng
Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải là một phần của quá trình ghi chép?
Lập báo cáo kết quả hoạt động
Câu 5: Bảng cân đối thử:
Là một bảng kê các tài khoản với số dư của chúng tại một thời điểm nhất định
Câu 6: Việc mua vật dụng trả chậm sẽ dẫn đến
ghi nợ TK Vật dụng và ghi có TK phải trả người bán
Câu 7: Tài khoản doanh thu:
Được ghi tăng bởi tài khoản ghi có
Câu 8: Khoản ghi nợ:
tăng tài sản và giảm nợ phải trả
Câu 9: Lợi nhuận thuần trên báo cáo kết quả hoạt động là căn cứ ghi vào:
Báo cáo lợi nhuận giữ lại
Câu 10: Tài khoản thường có số dư nợ là:
Tài sản, cổ tức và chi phí
Câu 11: Phát biểu nào sau đây về nhật ký là sai?
Nó không phải là sổ của bút toán gốc
Câu 12: Bút toán phức tạp là bút toán liên quan:
3 tài khoản trở lên
Câu 13: Lợi nhuận giữ lại cuối kỳ trên báo cáo lợi nhuận giữ lại căn cứ ghi vào:
Báo cáo tình hình tài chính
Câu 14: Một bút toán:
Liên quan ít nhất 2 tài khoản trở lên
Câu 15: Thứ tự của các tài khoản trong sổ cái là
tài sản, nợ phải trả, vốn cổ phần – phổ thông, cổ tức, doanh thu, chi phí
Câu 16. Bảng cân đối thử của Công ty Joeng có các tài khoản với số dư bình thường như sau:
Tiền $5,000, Doanh thu dịch vụ $85,000, Tiền lương và tiền lương phải trả $4,000, Chi phí
Lương và tiền công $40,000, Chi phí. Thuê $10,000, Vốn cổ phần – Phổ thông, $42,000, Cổ
tức $15,000 và Thiết bị $61,000. Khi lập bảng cân đối thử, số tổng cộng cột ghi nợ là:
$131,000
Câu 17: Bút toán giản đơn là bút toán liên quan
2 tài khoản trở lên
Câu 18: Bảng cân đối thử sẽ không cân bằng nếu:
cổ tức £ 100 được ghi nợ TK Cổ tức £ 1,000 và được ghi có TK Tiền £ 100.
Câu 19: Trước khi chuyển sổ khoản thanh toán €5,000, TK Phải trả người bán của Green
Grocers có số dư bình thường là €16,000. Số dư sau khi chuyển giao dịch này là:
€11,000
Câu 20: Phương trình kế toán mở rộng là:
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn cổ phần + Lợi nhuận giữ lại + Doanh thu - Chi phí - Cổ
tức.
Chương 3:
Câu 1: Bút toán điều chỉnh là?
a. Bút toán dùng để ghi nhận dồn tích
b.Bút toán dùng để sửa chữa
c.Bút toán dùng để phân bổ
d.Bút toán dùng để sửa sai
Đáp án: a,c
Câu 2: Bút toán chỉnh được thực hiện vào lúc nào?
a.Đầu kì
b.Bất cứ khi nào cần
c.cuối kỳ
d.Trong kỳ
Đáp án: c
Câu 3: Bút toán điều chỉnh dựa trên các nền tảng sau:
a. Nguyên tắc phù hợp
b. Nguyên tắc kế toán tiền
c. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
d. Nguyên tắc kế toán dồn tích
e. Giả định kỳ kế toán
f. Nguyên tắc ghi nhận chi phí
Đáp án: a,e,d
Câu 4: Nguyên tắc kế toán trên cơ sở tiền quy định:
a. Giao dịch được ghi nhận khi tiền chưa chi
b. Giao dịch được ghi nhận khi tiền đã thu
c. Giao dịch được ghi nhận khi tiền chưa thu
d. Giao dịch được ghi nhận khi tiền đã chi
Đáp án: b,d
Câu 5: nguyên tắc kế toán dồn tích quy định:
a. Giao dịch phát sinh kỳ này có thể chuyển kỳ sau ghi.
b. Giao dịch được ghi nhận trong kỳ phát sinh.
c. Cho phép kế toán viên tùy chọn thời điểm ghi.
d. Cho phép kế toán viên tùy chọn số tiền ghi.
Đáp án:b
Câu 6: Nguyên tắc ghi nhận doanh thu quy định
a. Doanh thu của 1 kỳ có thể phân bổ nhiều kỳ
b. Doanh thu có thể được ghi nhận trong kỳ sau kỳ phát sinh
c.Chỉ ghi doanh thu thu bằng tiền
d. Doanh thu cần được ghi nhận trong kỳ phát sinh
Đáp án: d
Câu 7: Nguyên tác ghi nhận chi phí quy định:
a. Chi phí cần được ghi nhận trong kỳ phát sinh
b. Chi phí có thể chuyển sang kỳ sau
c. Chi phí chưa thanh toán không được ghi
d. Chi phí bằng tiền mới được ghi sổ kế toán
Đáp án: a
Câu 8: Nguyên tắc phù hợp yêu cầu:
a. Chi phí ghi nhận cho 1 kỳ phải là chi phí đã trả bằng tiền.
b. Chi phí ghi nhận cho 1 kỳ phải là chi phí tạo ra doanh thu kỳ đó.
c. Chi phí ghi nhận cho 1 kỳ phải tương xứng với doanh thu kỳ đó
d. Chi phí ghi nhận cho 1 kỳ phải là chi phí tạo ra tiền
Đáp án: c
Câu 9: Bút toán điều chỉnh được lập để đảm bảo:
a. Chi phí được ghi nhận trong kỳ mà chúng phát sinh
b. Các tài khoản thuộc báo cáo kết quả hoạt động và thuộc báo cáo tình hình tài chính có số
dư chính xác
c. Các tài khoản thuộc báo cáo lưu chuyển tiền có số dư chính xác
d. Doanh thu được ghi nhận trong kỳ mà chúng được thực hiện
Đáp án: a,d
Câu 10: Khoản điều chỉnh để ghi nhận doanh thu dốn tích sẽ làm
a. Doanh thu tăng và tiền giảm
b. Doanh thu tăng và Phải thu khách hàng tăng
c. Doanh thu tăng và Phải thu khách hàng giảm
d. Doanh thu tăng và tiền tăng
Đáp án: b
Chương 4
Câu 1: Trên tài khoản xác định kết quả kinh doanh có dữ liệu: Số phát sinh bên nợ: 10,000;
Số phát sinh bên có 9,000 kế toán sẽ xử lý dữ liệu như thế nào trong các lựa chọn dưới đây?
a. Lập bút toán khoá sổ nợ XDKQKD 1,000/ Có vốn chủ sở hũu 1,000
b. Lập bút toán khoá sổ nợ LN giữ lại 1,000/ Có XDKQKD 1,000
c. Xác định số dư cuối kỳ Tài khoản xác định kết quả kinh doanh
d. Lập bút toán khoá sổ Nợ XDKQKD 1,000/ Có Lợi nhuận giữ lại 1,000
e. Lập bút toán khoá sổ Nợ Vốn chủ sở hữu 1,000/ Có XDKQKD 1,000
Đáp án: d
Câu 2: Bảng cân đối thử sau khoá sổ dùng để:
a. Kiểm tra việc ghi sổ kép các bút toán điều chỉnh
b. Kiểm tra việc ghi sổ kép các bút toán khoá sổ
c. Kiểm tra việc ghi các giao dịch kinh tế
d. Làm căn cứ lập báo cáo tài chính
Đáp án:c
Câu 3 Bút toán khoá sổ cần được?
a. Chỉ ghi nhật ký
b. Ghi sổ cái
c. Chỉ ghi sổ cái là đủ
d. Ghi vào sổ nhật ký
e. Ghi vào bảng cân đối thử sau điều chỉnh
Đáp án: a
Câu 4: Những tài khoản nào dưới đây là TK tạm thời
a. Chi phí quảng cáo
b. Thu nhập khác
c. Chi phí lương
d. Doanh thu dịch vụ
e. Doanh thu dịch vụ sửa chữa
Đáp án:a,b,d,e
Chương 5:
Câu 1: Công ty sẽ bị lỗ gộp nếu?
a. Doanh thu bán hàng thuần nhỏ hơn giá vốn hàng bán
b. Chi phí hoạt động lớn hơn doanh thu hàng bán
c. Giá vốn hàng bán lớn hơn doanh thu bán hàng thuần
d. Doanh thu bán hàng nhỏ hơn chi phí hoạt động
e. Giá vốn hàng bán lớn hơn chi phí hoạt động
Đáp án:a,c
Câu 2 Khi công ty bán hàng theo điều kiện FOB điểm đến thì:
a. Bên bán chịu chi phí vận chuyển cho đến khi giao hàng cho bên mua
b. Bên mua chịu toàn bộ chi phí vận chuyển
c. Bên bán mất quyền sở hữu hàng hoá
d. Bên mua nhận quyền sở hữu hàng hoá ngay khi bên bán xuất hàng
Đáp án: a
Câu 3: Khi bán chịu hàng hoá cho khách hàng, kế toán lập bút toán
a. Ghi nợ TK Phải thu khách hàng/ Ghi có TK Hàng tồn kho
b. Ghi Nợ TK giá vốn hàng bán/ Ghi có TK Hàng tồn kho
c. Ghi nợ TK Phải thu khách hàng/ Ghi có TK Doanh thu bán hàng
d. Ghi Nợ TK Phải thu khách hàng/ Ghi có TK giá vốn hàng bán
Đáp án: c
Câu 4: Tài khoản nào dưới đây sẽ xuất hiện trong sổ cái của công ty TM áp dụng hệ thống kê
khai thường xuyên?
a. Hàng mua trả lại
b. Doanh thu bán hang
c. Chiết khấu mua hàng
d. Hàng tồn kho
e. Giá vốn bán hàng
Đáp án: b,e,a,c
Câu 5: Trong hệ thống kê khai thường xuyên, người mua trả lại hàng hoá bị lỗi bằng cách ghi
có:
a. Mua hàng
b. Lợi nhuận mua hàng
c. Phụ cấp mua hàng
d. Hàng tồn kho
Đáp án:d
Câu 6: Giá vốn hàng bán được xác định và ghi chép mỗi lần bán hàng và phát sinh trong:
a. hệ thống kiểm kê định kỳ
b. Hệ thống kê khai thương xuyên
c. cả hệ thống kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên.
d. không phải hệ thống kê kiểm kê định kỳ mà cũng không phải kê khai thường xuyên
Chương 6
Câu 1: Hàng mua đang đi đường bao gồm trong HTK của người mua khi:
a. Bên Vận tải nhận được hàng hoá từ người bán.
b. Hàng hoá giao đến người mua
c. Điều khoản bán hàng là FOB destination (điểm đến)
d. Điều khoản bán hàng là FOB shipping point (điểm đi)
Đáp án:b
Câu 2: Nhà nhập khẩu Deng hoàn thành việc kiểm kê hàng tồn kho. Tổng giá trị của nó là
¥200,000. Bạn được cung cấp thông tin liệt kê bên dưới. Thảo luận các thông tin này ảnh
hưởng như thế nào đến hàng tồn kho được báo cáo.
1. Hàng hóa tồn kho của Deng bao gồm cả hàng hóa công ty Falls gửi bán, giá trị lô hàng là
15,000 yên.
2. Công ty không ghi nhận số hàng hóa đã mua với giá trị là 10.000 yên, số hàng này đang đi
trên đường (Điều khoản: FOB shipping point).
3. Công ty không ghi nhận số hàng hóa đã bán với giá trị là 12.000 yên, số hàng này đang đi
trên đường (Điều khoản: FOB shipping point).
Đáp án:
1. Hàng hoá giá trị 15,000 yên được giữ do ký gửi – số lượng hàng tồn kho
2. Hàng hoá giá tị 10,000 yên mua theo FOB shipping point + số lượng hàng tồn kho
3. Trường hợp này xử lý đúng
Hàng tồn kho là 195,000 yên (200,000 – 15,000 + 10,000)
Câu 3: Phương pháp dòng giá trị thường tương đương với giá trị thực tế của hàng hóa:
a. Phương pháp FIFO
b. Phương pháp LIFO
c. Phương pháp giá bình quân
d. Phương pháp lợi nhuận gộp
Đáp án: a
Câu 4: HTK cuối kỳ ghi nhận thấp hơn sẽ ghi nhận cao hơn:
a. Tài sản
b. Giá vốn hàng bán
c. Lợi nhuận thuần
d. Vốn chủ sở hữu
Đáp án:b
Quizz
Câu 1: Muốn quản lý hàng tồn kho cần phải
a. Phân loại hàng tồn kho theo tính chất
b. Phân loại hàng tồn kho theo trạng thái và địa điểm
c. Lựa chọn hệ thống kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ
d. Lập danh mục hàng tồn kho
Câu 2: Danh mục hàng tồn kho bao gồm
a. Đơn giá
b. Tên hàng
c. Số thứ tự
d. Tên thủ kho
e. Đơn vị tính
Câu 3: Trong hệ thống kê khai thường xuyên, hàng tồn khi được xác định bằng cách:
a. Hàng tồn kho ck= Hàng tồn kho đk + Hàng nhập trong kỳ - Hàng xuất trong kỳ
b. Hàng xuất trong kỳ = Hàng tồn đk + Hàng nhập trong kỳ - Hàng tồn cuối kỳ (kiểm kê)
c. Kiểm kê
d. Đối chiếu tồn cuối kỳ theo sổ kế toán với tồn cuối kỳ theo kiểm kê thực tế để xác định thừa
thiếu hàng.
Câu 4: Phương pháp đích danh sử dụng trong trường hợp:
a. Doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng cồng kềnh có giá trị cao
b. DN kinh doanh nhiều chủng loại có giá trị thấp
c. DN kinh doanh mặt hàng quý hiếm có giá trị cao
d. DN kinh doanh mặt hàng quý hiếm có giá trị thấp
Câu 5. Phương pháp nhập trước xuất trước sử dụng trung trường hợp:
a. Vì mục tiêu lợi nhuận thấp, giá có xu hướng giảm
b. Vì mục tiêu lợi nhuận cao, giá có xu hướng tăng
c. DN kinh doanh hàng hiệu
d. Vì mục tiêu nộp thuế TNDN ít, giá có xu hướng giảm
Câu 6: Phương pháp bình quân gia quyền được sử dụng trong trường hợp
a. Vì mục tiêu LN cao, giá có xu hướng giảm
b. Vì mục tiêu LN thấp, giá có xu hướng tăng
c. Vì mục tiêu giá vốn thấp, giá có xu hướng giảm
d. Vì mục tiêu nộp thuế TNDN ít, giá có xu hướng tăng
Câu 7: Để tránh hàng quá thừa hoặc quá thiếu, kế toán cần:
a. Liên hệ với người bán
b. Liên hệ với nguời mua
c. Phân tích hàng tồn kho
d. Kiêm kê hàng hằng ngày
Câu 8: Kiểm kê hàng tồn là hoạt động gồm:
a. Có ban kiểm kê
b. Lập biên bản
c. Đo, đếm
d. Cân, đong
Câu 9: Hàng tồn kho được trình bày trên báo cáo tài chính với tên gọi:
a. Giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả hoạt động
b. Hàng tồn kho trên báo cáo tình hình tài chính
c. Hàng tồn kho trên báo cáo KQHĐ
d. Hàng tồn kho trên báo cáo lưu chuyển tiền
Câu 10: Công ty sử dụng nhập trước xuất trước có tình hình:
- Tốn 1/1: 10kg ×5
- Nhập 2/1: 10kg ×6
- Xuất 5/1: 15kg
Trị giá hàng xuất khi là
Đáp án: 80

Mid-term test
Câu 1: Thực hiện dịch vụ chưa thu tiền sẽ làm:
1. Tăng nợ phải trả, tăng vốn chủ
2. Tăng tài sản, tăng nợ phải trả
3. Tăng tài sản, giảm vốn chủ
4. Tăng tài sản, tăng vốn chủ
Câu 2: Công ty K có tình hình ngày 31/12/2019 Tài sản: 400,000; nợ phải trả 260,000. Biết
ngày 1/1/2019 có khoản vốn chủ 100,000; Chi cổ tức 10,000. Vậy lợi nhuận hoặc lỗ sẽ là:
1. 140,000
2. 50,000
3. -40,000
4. 40,000
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng:
1. Ghi nhâth ký rồi mới lập báo cáo
2. Tài khoản chữ T được sử dụng phổ biến ở doanh nghiệp
3. Căn cứ vào sổ nhật ký lập bảng cân đối thử
4. Ghi Nợ một tài khoản phải ghi nợ một tài khoản liên quan
5. Tài khoản chuẩn có 3 cột
Câu 4: Dịch vụ đã thực hiện nhưng chưa lập hoá đơn đòi tiền 4,000 sẽ lập bút toán như sau:
1. Nợ phải trả người bán/ Có doanh thu dịch vụ
2. Nợ Tiền/ Có Doanh thu dịch vụ
3. Nợ phải thu khách hàng/ Có doanh thu dịch vụ
4. Nợ Tiền/ Có doanh thu bán hàng
Câu 5: Căn cứ lập báo cáo tài chính là:
1. Bảng cân đối thử sau khoá sổ
2. Nhật ký chung
3. Bảng cân đối thử
4. Bảng cân đối thử sau điều chỉnh
Câu 6: Tài khoản nào có số dư bằng không sau khoá sổ:
a. Chi phí
b. Xác định kết quả
c. Doanh thu
d. Lợi nhuận giữ lại
e. Cổ tức
Câu 7: Khi mua hàng trả chậm nhập kho, điều kiện FOB điểm đi. Nội dung nào dưới đây là
đúng:
a. Có Phải trả người bán
b. Có Phải thu khách hàng
c. Nợ hàng tồn kho chi phí vận chuyển
e. Nợ Phải thu khách hàng
Câu 8: Tồn đầu kỳ: 10kg, đơn giá 5đ/kg. Mua trong kỳ 50kg, đơn giá 6đ/kg. Xuất trong kỳ
20kg. Vậy giá trị hàng xuất theo PP nhập trước xuất trước là:
1. 140
2. 110
3. 100
4. 120
Câu 9: Trong giai đoạn giá tăng, PP bình quân gia quyền sẽ cho kết quả lợi nhuận là:
1. Bằng đích danh
2. Băng FIFO
3. Cao hơn so với FIFO
4. Thấp hơn FIFO
Câu 10: Công ty thương mại X áp dụng chế độ kế toán VN có giao dịch:
1. Mua hàng hoá A nhập kho chưa trả giá 200,000đ, thuế GIGT 10%.
2. Bán toàn bộ số hàng trên giá bán 300,000đ, thuế GIGT 10%
Nội dung nào dưới đây đúng
a. Phải trả người bán 220,000
b. Sau khi bán Thuế GIGT còn phải nộp 10,000
c. Phải trả người bán 200,000
d. Phải thu khách hàng 330,000
e. Phải thu khách hàng 300,000
Câu 11: Muốn làm kế toán tại các DN Việt Nam, nhân viên kế toán cần có:
a. Chế độ kế toán
b. Luật kế toán 2015
c. Thông tư chính phủ
d. Nghị định chính phủ
e. Luật kế toán 2003
f. Chuẩn mực kế toán
Câu 12: Luật kế toán quy định
a. Tổ chức công tác kế toán
b. Kỹ thuật kế toán
c. Hành vi kế toán
d. Khen thưởng, kỷ luật
Câu 13: Chuẩn mực kế toán Việt Nam bao gồm:
a. 30 chuẩn mực
b. 26 chuẩn mực
c. 24 chuẩn mực
d. 28 chuẩn mực
Câu 14. Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành bao gồm:
a. Chế độ theo thông tư 33
b. Chế độ theo thông tư 2015
c. Chế độ theo thông tư 200
d. Chế độ theo thông tư 133
Câu 15: Nếu chế độ kế toán không quy địh kế toán các vấn đề phát sinh mới tronh DN thì kế
toán phải căn cứ vào….để làm kế toán
a. Tư vấn của chuyên gia kế toán
b. Tư vấn của chuyên gia kế toán nước ngoài
c. Chuẩn mực kế toán Việt Nam
d. Chuẩn mực kế toán quốc tế
Câu 16: Tại Việt Nam, tổ chức nào thiết lập hế thống tài khoản
a. Hội kế toán
b. Văn phòng chính Phủ
c. Hội kiểm toán
d. Bộ tài chính
Câu 17: Hiện nay kế toán doanh nghiệp VN đang sử dụng:
a. Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
b. Chuẩn mực kế toán quốc tế
c. Chế độ kế toán quốc tế
d. Chuẩn mực kế toán VN
Câu 18:
Mua 100.000đ hàng A, thuế GTGT 10%
Bán số hàng trên 120,000đ, thuế GTGT 10%
Kế toán có thông tin sau:
a. Thuế GTGT đầu vào 10,000
b. Thuế GTGT phải nộp 12,000
c. Lãi gộp 20,000
d. Lãi thuần 20,000
Câu 19:
Mua 100.000đ hàng A, thuế GTGT 10%
Bán số hàng trên 120,000đ, thuế GTGT 10%
Kế toán sẽ có thông tin sau:
a. Thuế GTGT phải nộp 12,000
b. Thuế GTGT còn phải nộp 12,000
c. Thuế GTGT phải nộp 10,000
d. Thuế GTGT được khấu trừ 10,000
Câu 20
Mua 100.000đ hàng A, thuế GTGT 10%
Bán số hàng trên 120.000đ, thuế GTGT 10%
Kế toán sẽ có thông tin sau:
a. Thuế GTGT còn phải nộp 2,000
b. Thuế GTGT phải nộp cho nhà nước qua người bán 10,000
c. Thuế GTGT phải nộp khi kinh doanh mặt hàng 12,000
d. Tổng số thuế GTGT phải nộp cho nhà nước 22,000
Đề cương:
CHƯƠNG 6 HÀNG TỒN KHO
MỤC TIÊU HỌC TẬP 1
I. Phân loại hàng tồn kho:
a) Trong công ty thương mại:
- Hàng tồn kho: có nhiều mặt hàng
Những mặt hàng này có hai đặc điểm:
(1) Chúng thuộc sở hữu của công ty
(2) Chúng ở dạng sẵn sàng để bán cho khách hàng trong quá trình kinh doanh thông thường
- Công ty thương mại chỉ có loại hàng tồn kho - để mô tả nhiều mặt hàng khác nhau tạo nên
tổng hàng tồn kho
b) Công ty sản xuất
- Hàng tồn kho có 3 loại:
+ Thành phẩm: là mặt hàng sản xuất đã hoàn thành và sẳn sàng để bán
+ Sản phẩm dở dang: là một phần của hàng tồn kho được đua vào quá trình sản xuất nhưng
chưa hoàn thành
+ Nguyên vật liệu: là hàng cơ bản sẽ được sử dụng trong sản xuất nhưng chưa được đưa vào
để sản xuất
Việc quan sát các mức độ và thay đổi về mức độ của ba loại hàng tồn kho này, người sử dụng
báo cáo tài chính sẽ hiểu rõ hơn về kế hoạch sản xuất
 Thành phần hàng tồn kho:
- Thành phẩm, bao gồm cả các phần đã hoàn thành giữ để bán
- Sản phẩm dở dang
- Nguyên vật liệu và vật tư

 Mức độ thấp của nguyên liệu và mức độ cao của thành phẩm => nhà quản lý tin rằng
công ty có đủ hàng tồn kho và việc sản xuất sẽ chậm lại- dự đoán của một cuộc suy
thoái
 Mức độ cao của nguyên liệu và mức độ thấp của thành phần có thể báo hiệu rằng nhà
quản lý đang có kế hoạch đẩy mạnh sản xuất

Hệ thống hàng tồn kho vừa đúng lúc: nhằm giảm đáng kể mức tồn kho và chi phí bằng.
Các công ty sản xuất và mua hàng hoá chỉ khi cần
Gợi ý hữu ích: Bất kể phân loại theo cách nào, công ty báo cáo tất cả các hàng tồn kho trong
tài sản ngắn hạn trên báo cáo tình hình tài chính.

II. Xác định số lượng hàng tồn kho


Bất kể các công ty đang sử dụng hệ thống kiểm kê định kỳ hay kê khai thường xuyên, tất cả
các công ty cần xác định số lượng hàng tồn kho vào cuối kỳ kế toán
a) Hệ thống kê khai thường xuyên:
Các công ty kiểm kê hàng tồn kho vì 2 lý do:
- Kiểm tra tính chính xác việc ghi nhận hàng tồn kho kê khai thường xuyên của công ty
- Để xác định số lượng hàng tồn kho bị mất do lãng phí nguyên vật liệu, mất trộm trong cửa
hàng hoặc nhân viên trộm cắp
b) Hệ thống kiểm kê định kỳ
Kiểm kê hàng tồn kho với hai mục đích
- Để xác định hàng tồn kho tại ngày báo cáo tình hình tài chính
- Để xác định giá vốn hàng bán (GVHB) trong kỳ
* Xác định số lượng hàng tồn kho liên quan đến 2 bước:
(1) Kiểm kê hàng tồn kho
(2) Xác định quyền sở hữu của hàng hoá

III. Kiểm kê hàng tồn kho:


- Kiểm kê hàng tồn kho vào cuối kỳ kế toán
- Kiểm kê hàng tồn kho liên quan đến việc đếm thực tế, cân hoặc đo lường từng loại hàng tồn
kho cuối kỳ
- Kiểm kê hàng tồn kho nói chung chính xác hơn khi hàng hoá không được bán ra hoặc nhận
vào quá trình kiểm đếm.
- Kiểm kê hàng tồn kho khi doanh nghiệp đóng cửa hoặc khi kinh doanh chậm lại, khi hàng
tồn kho ở mức thấp nhất

IV. Xác định quyền sở hữu của hàng


Hàng đang đi đường
- Mua hàng nhưng chưa nhận được
- Bán hàng nhưng chưa được giao
Hàng đang chuyển nên được đưa vào hàng tồn kho của công ty vì công ty có quyền sở hữu
hợp pháp với hàng hoá.
(1) Khi các điều khoản là FOB điểm đi, quyền sở hữu hàng được chuyển giao cho người mua
khi người vận chuyển công cộng nhận hàng từ người bán
(2) Khi các điều khoản là FOB điểm đến, quyền sở hữu hàng vẫn thuộc về người bán cho đến
khi hàng đến tay người mua.

* Nếu hàng đang chuyển tại ngày báo cáo bị bỏ qua, số lượng hàng tồn kho có thể bị tính
toán sai nghiêm trọng
* Số lượng hàng tồn kho không chính xác: không chỉ ảnh hưởng đến tổng số hàng tồn kho thể
hiện trên báo cáo tài chính; ảnh hưởng đến tính toán gía vốn hàng bán trên báo cáo kết quả
hoạt động.

V. Hàng ký gửi (Hàng gửi đi bán)


Định nghĩa: Trong một số ngành nghề kinh doanh, công ty thường giữ hàng của các bên khác
và cố gắng bán hàng cho họ với một khoản phí, nhưng không có quyền sở hữu hàng

VD: bạn muốn bán xe. Bán đưa xe cho đại lý nhờ họ bán hộ và họ sẽ hưởng hoa hồng từ đó
như vậy đại lý sẽ không sở hữu chiếc xe và nó vẫn thuộc về bạn. Nếu kiểm kê hàng tồn kho,
chiếc xe sẽ không bao gồm trong kho hàng của đại lý vì các đại lý không sở hữu nó.

Nhiều người lựa chọn bán hàng ký gửi để giảm chi phí hàng tồn kho của họ và tránh rủi ro
khi mua mặt hàng họ không thể bán

MỤC TIÊU HỌC TẬP 2


Phương pháp hàng tồn kho và ảnh hưởng tài chính
- Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc.
- Giá gốc bao gồm tất cả chi phí cần thiết để mua hàng và đặt chúng vào điều kiện sẵn sàng
để bán.
- Đơn giá được áp dụng để xác định tổng giá trị của hàng tồn kho và giá vốn hàng bán theo
các phương pháp dòng giá trị như sau:
+ Thực tế đích danh (Specific identification)
+ Giả định dòng giá trị: Nhập trước xuất trước ( First -in first out) và Giá bình quân
(Average-cost)
I. Giá đích danh:
- Công ty xác định những đơn vị hàng cụ thể mà nó vẫn còn trong hàng tồn kho cuối kỳ, thì
nó có thể sử dụng phương pháp giá đích danh đối với tính giá hàng tồn kho.
- Phương pháp tính trong đó các mặt hàng vẫn còn trong kho được tính giá cụ thể để xác định
tổng giá trị hàng tồn kho cuối kỳ.

* Sử dụng phương pháp này, các công ty có thể xác định chính xác hàng tồn kho cuối kỳ và
giá vốn hàng bán.

- Phương pháp này yêu cầu các công ty ghi nhận giá gốc của từng mặt hàng tồn kho riêng lẻ.
Trong lịch sử phương pháp này áp dụng để bán những mặt hàng có số lượng hạn chế, các đơn
hàng có giá cao và xác định rõ được thời gian mua và thời gian bán.

- Ngày này, về mặt lý thuyết nhờ vào mã vạch, mã sản phẩm điện tử và nhận dạng vô tuyến -
> có thể sử dụng phương pháp này với mọi loại sản phẩm.

- Thực tế tương đối hiếm


- Hầu hết các công ty đưa ra các giả định (giả định dòng giá trị) về đơn vị nào đã được bán.

II. Giả định dòng giá trị:


Vì phương pháp giá đích danh không thực tế nên các phương pháp khác được áp dụng. Các
phương pháp này khác biệt ở chỗ là chúng là giả định các dòng giá trị có thể không liên quan
đến dòng vật chất của hàng hoá.
Có hai phương pháp dòng giá trị được giả định:
- Nhập trước xuất trước (FIFO)
- Giá bình quân

* Không có yêu cầu kế toán giả định rằng dòng giá trị phải nhất quán với sự chuyển động vật
chất của hàng hoá.
Dòng giá trị không cần phải phù hợp với sự biến động vật lý của hàng hoá.
-> Nhà quản lý công ty sẽ chọn phương pháp dòng giá trị phù hợp

- Để chứng minh hai phương pháp dòng giá trị, ta sử dụng hệ thống tồn kho kiểm kê định kỳ.
- Rất ít công các công ty sử dụng FIFO hoặc giá bình quân kê khai thường xuyên để tính giá
hàng tồn kho hay giá hàng vốn liên quan
- Các công ty sử dụng hệ thống giá kê khai thường xuyên thường sử dụng giá giả định (gọi là
giá tiêu chuẩn) để ghi giá vốn hàng bán tại thời điểm bán hàng.
- Sau đó, họ tính toán lại giá vốn hàng bán bằng cách sử dụng FIFO hoặc giá bình quân định
kỳ -> điều chỉnh gía vốn hàng bán.

Công thức tính giá vốn hàng bán trong hệ thống tồn kho kiểm kê định kỳ là:
(Hàng tồn đầu kỳ + Mua hàng) – Hàng tồn cuối kỳ = Giá vốn hàng bán

* Có n đơn vị có sẳn để bán trong kỳ (hàng tồn đầu kỳ + hàng mua)


Tổng giá trị của n đơn vị được goi là giá trị hàng có sẳn để bán
Giá trị được xác định cho hàng tồn kho cuối kỳ sẽ phụ thuộc vào phương pháp dòng giá
trị mà chúng ta sử dụng
i. Nhập trước, xuất trước
- Phương pháo nhập trước, xuất trước (FIFO) giả định rằng hàng được mua trước nhất là
hàng được bán đầu tiên.
- FIFO tương đương với dòng vật chất thực tế của hàng hoá. Nói chung là kinh doanh hiệu
quả là bán các hàng cũ đầu tiên
- Theo phương pháp FIFO, giá của hàng hoá mua trước sẽ được ghi nhận vào giá vốn của
hàng bán trước.
- Không nhất thiết là các đơn vị cũ nhất được bán trước, nhưng giá của đơn vị cũ nhất được
ghi nhận đầu tiên
- Phân bổ giá trị - phương pháp FIFO
+ Lập bảng “Giá trị hàng có sẳn để bán” bao gồm hàng tồn kho đầu kỳ, mua hàng
+ Trình từ phân bổ: (1) tính toán hàng tồn kho cuối kỳ và (2) xác định giá vốn hàng bán

- Theo FIFO, các công ty tính được giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ bằng cách lấy đơn giá
của lần mua gần đây nhất và thực hiện lùi dần cho đến khi tất cả các đơn vị hàng tồn kho đã
được tính giá

* Phụ lục:
- Theo FIFO trong hệ thống kê khai thường xuyên, công ty tính giá vốn hàng bán theo giá trị
hàng hoá nhập sớm nhất trong mỗi lần bán
- Hệ thống kê khai FIFO bao gồm: giá vốn hàng bán, hàng tồn cuối kỳ
- Kết quả theo FIFO trong hệ thống kê khai thường xuyên giống như trong hệ thống kiểm
kê định kỳ. Bất kể hệ thống nào, giá trị đầu tiên là giá trị được tính vào giá vốn hàng bán.

ii. Giá bình quần


- Phương pháp giá bình quân phân bổ giá trị của hàng có sẵn để bán dựa trên cơ sở đơn giá
bình quân gia quyền phát sinh.
- Phương pháp giá bình quân giả định rằng hàng có bản chất tương tự nhau
Công thức:
Giá trị hàng có sẳn để bán ÷ tổng số lượng có sẳn để bán = đơn giá bình quân gia quyền

- Chúng ta có thể xác định giá vốn hàng bán theo phương pháp này bằng cách nhân số đơn vị
bán các lần với đơn giá bình quân gia quyền
- Phương pháp này không sử dụng bình quân của đơn gia.
- Phương pháp giá bình quân sử dụng bình quân gia quyền theo số lượng mua từng đơn giá.
Đây là phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)

* Phụ lục:
- Phương pháp giá bình quân trong hệ thống kê khai thường xuyên được gọi là phương pháp
bình quân quyền di động
- Công ty tính giá bình quân mới sau mỗi lần mua bằng cách chia giá trị hàng hoá có sẵn để
bán cho số lượng hàng trong kho.
- Giá bình quân sau đó được áp dụng cho:
(1) lượng hàng đã bán, để xác định giá vốn hàng bán
(2) lượng hàng tồn kho, để xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ

II. Báo cáo tài chính và ảnh hưởng của thuế của các phương pháp dòng giá trị.
Cả hai giả định dòng giá trị đều được chấp nhận sử dụng
- Lenovo (CHN) sử dụng phương pháp giá bình quân
- Yingli Solar (CHN) sử dụng giá bình quân đối với một số nguyên liệu chính và FIFO đối
với hàng tồn kho còn lại.

*Lý do dể các công ty áp dụng các phương pháp dòng giá trị hàng tồn kho rất khác nhau
nhưng chúng thường bao gồm 3 yếu tố:
(1) ảnh hưởng báo cáo kết quả hoạt động
(2) ảnh hưởng báo cáo tình hình tài chính
(3) ảnh hưởng thuế

i. Ảnh hưởng báo cáo kết quả hoạt động:


- Giá trị hàng có sẳn để bán là như nhau theo cả FIFO và giá bình quân.
- Hàng tồn kho cuối kỳ và giá vốn hàng bán thì khác nhau. Sự khác nhau là do đơn giá mà
công ty phân bổ cho giá vốn hàng bán và hàng tồn kho cuối kỳ

Trong thời kỳ giá cả thay đổi, giả định dòng giá trị có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và những
đánh giá dựa trên lợi nhuận, chẳng hạn như:
1. Trong thời kỳ lạm phát, FIFO tạo ra lợi nhuận thuần cao hơn vì đơn giá thấp hơn của các
đơn vị được mua đầu tiên phù hợp với doanh thu.
2. Trong giai đoạn giá tăng, FIFO báo cáo lợi nhuận thuần cao hơn so với giá bình quân
3. Nếu giá giảm, kết quả sử dụng FIFO và giá bình quân sẽ bị đảo ngược. FIFO sẽ báo cáo lợi
nhuận thuần thấp hơn và giá bình quân cao hơn.

Đối với nhà quản lý, lợi nhuận thuần cao hơn là một lợi thế. Nó khiến người sử dụng bên
ngoài xem công ty thuận lợi hơn.

ii. Ảnh hưởng báo cáo tình hình tài chính:

- Ưu điểm chính trong phương pháp FIFO: là trong thời kỳ lạm phát, giá trị được phân bổ cho
HTK cuối kỳ sẽ xấp xỉ giá hiện hành
- Một hạn chế của phương pháp giá bình quân là trong thời kỳ lạm phát, giá trị được phân bổ
cho HTK cuối kỳ có thể sẽ thấp hơn giá hiện hành

iii. Ảnh hưởng đến thuế


- Cả HTK và lợi nhuận thuần cao hơn khi công ty sử dụng FIFO trong thời kỳ lạm phát
- Giá bình quân thì kết quả thuế thu nhập thấp hơn (bởi vì lợi nhuận thuần thấp hơn) trong
thời gian giá tăng.

III. Sử dụng nhất quán phương pháp dòng giá trị hàng tồn kho
- Bất kể công ty chọn phương pháp dòng giá trị nào thì nên sử dụng nó nhất quán từ kỳ này
sang kỳ khác
- Khái niệm nhất quán là công ty sử dụng các nguyên tắc và phương pháp kế toán tương tự từ
năm này sang năm khác
- Áp dụng phương pháp nhất quán giúp tăng cường khả năng so sánh được báo cáo tài chính
trong các khoảng thời gian liên tiếp
- Công ty vẫn có thể áp dụng phương pháp khác, công ty nên công bố trong báo cáo tài chính
về sự thay đổi và ảnh hưởng của nó đến lợi nhuận thuần.

MỤC TIÊU HỌC TẬP 3


Ảnh hưởng của sai sót hàng tồn kho
• Không kiểm kê hoặc giá HTK không chính xác
• Không ghi nhận đúng việc chuyển giao quyền sở hữu
đối với hàng đang chuyển
• Những sai sót ảnh hưởng đến cả báo cáo kết quả
hoạt động và báo cáo tình hình tài chính
I. Ảnh hưởng báo cáo kết quả hoạt động:
- Hàng tồn kho cuối kỳ của một kỳ tự động trở thành hàng tồn kho đầu kỳ của kỳ tiếp theo
- Sai sót hàng tồn kho ảnh hưởng đến việc tính gía vốn hàng bán và lợi nhuận thuần trong hai
kỳ.
- Các ảnh hưởng giá vốn hàng bán có thể do trước hết nhập dữ liệu sai vào công thức và sau
đó thế dữ liệu đúng

Hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng mua – Hàng tồn cuối kỳ = Giá vốn hàng bán

- Nếu hàng tồn kho đầu kỳ ghi nhận thấp hơn thì giá vốn hàng bán sẽ bị ghi nhận thấp hơn.
- Nếu hàng tồn kho cuối kỳ ghi nhận thấp hơn thì giá vốn hàng bán sẽ bị ghi nhận thấp hơn.

Khi sai sót HTK: Giá vốn hàng bán là: Lợi nhuận thuần là:
HTK đầu kỳ g/nhận thấp hơn. g/nhận thấp hơn. g/nhận cao hơn
HTK đầu kỳ g/nhận cao hơn. g/nhận cao hơn. g/nhận thấp hơn
HTK cuối kỳ g/nhận thấp hơn. g/nhận cao hơn. g/nhận thấp hơn
HTK cuối kỳ g/nhận cao hơn. g/nhận thấp hơn g/nhận cao hơn

- Ảnh hưởng của sai sót hàng tồn kho đến báo cáo kết quả hoạt động hiện hành
- Lợi nhuận kết hợp trong thời gian 2 năm là chính xác

Những sai sót của HTK ảnh hưởng đến việc tính toán giá vốn hàng bán và lợi nhuận thuần
trong 2 kỳ.
• Một sai sót HTK cuối kỳ của kỳ này sẽ có ảnh huởng ngược chiều đến lợi nhuận thuần của
kỳ kế toán sau
• Trong hai năm, tổng lợi nhuận thuần là chính xác vì các lỗi bù trừ cho nhau
• Hàng tồn kho cuối kỳ phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ chính xác của việc lấy và tính giá
hàng tồn kho

II. Ảnh hưởng váo cáo tình hình tài chính:


Ảnh hưởng của các sai sót HTK đến báo cáo tình hình tài chính được xác định thông qua
phương trình cơ bản của kế toán:
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu.
Sai sót HTK cuối kỳ ảnh hưởng như sau.
Sai sót HTK cuối kỳ Tài sản. Nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu
Ghi nhận cao hơn. Ghi nhận cao hơn. Không ảnh hưởng. Ghi nhận cao hơn
Ghi nhận thấp hơn. Ghi nhận thấp hơn. Không ảnh hưởng. Ghi nhận thấp hơn

MỤC TIÊU HỌC TẬP 4


Giải thích việc trình bày BCTC và phân tích hàng tồn kho
I. Trình bày
- Báo cáo tình hình tài chính – HTK được phân loại là tài sản ngắn hạn
- Income Statement (báo cáo kết quả hoạt động kiểu nhiều bước) – Giá vốn hàng bán được
trừ vào doanh thu
* Cũng cần phải công bố:
1. Phân loại HTK chính
2. Cơ sở kế toán (giá gốc hoặc giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện
được)
3. Phương pháp tính giá (FIFO, hay giá bình quân)

II. Giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện:
Khi giá trị của HTK thấp hơn giá gốc
• Công ty phải “ghi giảm” HTK xuống giá trị thuần của nó. Cách đánh giá hàng tồn kho theo
giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện (LNNRV) trong giai đoạn giảm
giá.
• Giá trị thuần có thể thực hiện được: Tổng giá trị công ty kỳ vọng thu được (nhận được từ
bán HTK)
• Ví dụ về nguyên tắc thận trọng của kế toán – sự lựa chọn tốt nhất trong số các lựa chọn
thay thế là phương pháp ít có khả năng ghi nhận cao hơn giá trị tài sản và lợi nhuận thuần.

Giá trị thuần có thể thực hiện đc= giá bán ước tính-chi phí ước tính

III. Phân tích


Nhà quản lý muốn có nhiều loại hàng để khách hàng lựa chọn và các mặt hàng luồn đầy kho
Quản lý hàng tồn kho là con dao hai lưỡi
1. Mức tồn kho cao - có thể phải chịu chi phí dự trữ cao(ví dụ: đầu tư, lưu trữ, bảo hiểm, lỗi
thời và thiệt hại)
2. Mức tồn kho thấp - có thể dẫn đến hết hàng tồn kho và mất doanh số

- Vòng quay HTK bằng số lần bình quân HTK được bán trong một thời kỳ.
Giá vốn hàng bán
Vòng quay HTK =
HTK bình quân
- Số ngày tồn kho bằng số ngày bình quân HTK được nắm giữ.
Số ngày trong năm(365)
Số ngày tồn kho =
Vòng quay HTK
Đề cương chương 5
Mục tiêu học tập 1
Mô tả hoạt động thương mại và hệ thống hàng tồn kho
- Công ty thương mại là công ty mua và bán hàng hoá thay vì thực hiện các dịch vụ làm
nguồn doanh thu chính của họ.
- Các công ty thương mại mua và bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng được gọi là bán lẻ.
- Nguồn doanh thu chính của của các công ty thương mại là từ bán hàng hoá, thường được
gọi là doanh thu bán hàng hoặc bán hàng.
- Công ty thương mại có hai loại chi phí: giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động.

* Giá vốn hàng bán: là tổng giá trị hàng đã bán trong kỳ
Chi phí này liên quan trực tiếp doanh thu được ghi nhận từ việc hàng hoá.

I. Chu kỳ hoạt động kinh doanh


- Chu kỳ hoạt động kinh doanh của công ty thương mại thường kéo dài hơn so với công ty
dịch vụ
- Từ khi mua hàng đến khi bán số hàng cuối cùng là thời gian của chu kỳ.
Lưu ý rằng:
- Tài khoản tài sản được bổ sung trong một công ty thương mại là tài khoản Hàng tồn kho
- Công ty báo cáo hàng tồn kho như một loại tài sản ngắn hạn trên báo cáo tài chính.
II. Dòng giá trị
- Hàng tồn kho đầu kì + giá trị hàng mua = giá trị hàng có sẳn để bán
- Khi hàng hoá được bán, chúng được tính vào giá vốn hàng bán
- Những hàng hoá chưa được bán vào cuối kỳ kế toán biểu thị cho hàng tồn kho cuối kỳ.

- Các công ty sử dụng một trong hai hệ thống hàng tồn kho
+ Hệ thống tồn kho kê khai thường xuyên
+ Hệ thống tồn kho kiểm kê định kỳ
1. Hệ thống tồn kho kê khai thường xuyên
- Các công ty lưu giữ sổ sách tồn kho chi tiết về giá trị của mỗi lần mua và bán hàng tồn kho.
Gợi ý hữu ích: Ngay cả trong các hệ thống kê khai thường xuyên, các công ty cũng thực hiện
kiểm kê hàng tồn kho. Điều này được thực hiện như một thủ tục kiểm soát để xác định mức
tồn khi, nhằm phát hiện hành trộm cắp hoặc hao hụt
- Công ty xác định giá vốn hàng bán mỗi lần bán hàng phát sinh
- Hồ sơ liên tục hiển thị mỗi loại hàng tồn kho nắm giữ
2. Hệ thống kiểm kê định kỳ
- Công ty không lưu giữ sổ sách tồn kho chi tiết của hàng hoá trong kì
- Công ty chỉ xác định giá vốn hàng bán vào cuối kỳ kế toán (theo kỳ). Tại thời điểm đó,
công ty tiến hành kiểm kê để xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ.

Để xác định giá vốn hàng bán theo hệ thống kiểm kê định kỳ, cần thực hiện các bước sau:
- Xác định giá trị hàng tồn đầu kỳ kế toán
- Cộng (+) giá trị hàng mua
- Trừ (-) giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, được xác định qua kiểm kê vào cuối kỳ kế toán.

So sánh các hoạt động và thời gian tính giá vốn hàng bán theo hai hệ thống kê toán hàng tồn
kho.

Mua hàng Bán hàng Cuối kỳ


Thường xuyên Ghi chép việc mua Ghi nhận doanh thu Không có bút toán
hàng và tính toán và ghi
nhận giá vốn hàng
bán.
Định kỳ Ghi chép việc mua Chỉ ghi nhận doanh tính toán và ghi
hàng thu nhận giá vốn hàng
bán.

3. Ưu điểm của Hệ thống kê khai thường xuyên


- Các công ty bán hàng có giá trị cao như ô tô, đồ nội thất và các thiết bị gia dụng chủ yếu –
thường sử dụng hệ thống kê khai thường xuyên.
- Việc sử dụng máy tính hoặc máy quét điện tử ngày càng tăng đã cho phép nhiều công ty
thiết lập hệ thống kê khai thương xuyên.
- Hệ thống được đặt tên như vậ vì sổ sách kế toán cho thấy số lượng và giá trị hàng tồn kho
nắm giữ bất cứ lúc nào.
- Cung cấp khả năng kiểm soát hàng tồn kho tốt hơn so với hệ thống kiểm kê định kỳ.
- Công ty có thể đếm hàng hoá bất cứ lúc nào để xem số lượng hàng tồn kho thực tế có giống
hàng tồn kho trên sổ sách hay không. Nếu thiếu hụt có thể điều tra ngay lập tức.
-Mặc dù hệ thống cần thêm công việc ghi chép và chi phí đeer duy trì sổ sách chi tiết- có thể
dùng máy tính
- Thay vì nhờ sự hỗ trợ của máy tính các công ty nhỏ sử dụng phần mềm hỗ trợ.
Mục tiêu học tập 2
Ghi chép hàng mua theo hệ thống thường xuyên.

- Công ty mua hàng tồn kho bằng tiền hoặc mua chịu (trả chậm).
- Thông thường công ty ghi chép giao dịch khi hàng được nhận từ người bán
- Mỗi giao dịch mua hàng phải có các chứng từ kinh doanh, cung cấp bằng chứng bằng văn
bản về giao dịch.
- Mỗi lần mua bằng tiền phải có séc được thanh toán hoặc phiếu thu tiền để biết các mặt hàng
đã mua hoặc số tiền đã trả.
- Ghi chép giao dịch mua hàng bằng tiền bằng cách ghi tăng Hàng Tồn Kho và ghi giảm
Tiền.
- Mỗi lần mua hàng trả chậm, càn có hoá đơn mua chịu. (Hoá đơn mua hàng sẽ xác nhận mỗi
nghiệp vụ mua chịu)
- Hoá đơn này cho biết tổng giá mua và các thông tin hữu ích khác
- Người mua sử dụng bản sao của hoá đơn mua hàng do người bán gửi đến để làm hoá đơn
mua hàng.

-Hoá đơn này gồm các mục như sau:


(1) Người bán
(2) Ngày lập hoá đơn
(3) Người mua
(4) Nhân viên bán hàng
(5) Điều khoản trả chậm (mua chịu)
(6) Điều khoản vẩn chuyển
(7) Hàng đã bán: số catslog, diễn giải, số lượng, đơn giá
(8) Tổng số tiền trên hoá đơn.

- Bút toán ghi tăng (ghi nợ) tài khoản Hàng Tồn Kho và ghi tăng (ghi có) tài khoản Phải Trả
Người Bán. (Mua hàng để bán)
- Các công ty mua hàng để sử dụng và không có bán: ghi tăng tài khoản tài sản riêng biệt mở
cho từng loại.
VD: để ghi chép việc mua vật tư được sử dụng để làm bảng hiệu, Carre-four sẽ tăng (ghi nợ)
tài khoản Vật tư

I. Chi phí vận chuyển:


- Hợp đồng bán hàng sẽ chỉ ra ai – người bán hay người mua – là người trả tiền vận chuyển
hàng đến địa điểm kinh doanh của người mua.
- Hàng vận tải thông thường phải có hoá đơn vận chuyển theo hợp đồng bán hàng.
- Điều khoản vận chuyển được thể hiện là FOB điểm đi hay FOB điểm đến.
- Chữ FOB (Free On Boad) có nghĩa là giao qua lan can tàu
+ Fob điểm đi: hàng bạn mua xong người bán họ bỏ xe vận chuyển tới nơi người mua thì lúc
này bạn là người mua phải trả tiền ship đó
+ Fob diểm đến: hàng bạn mua được người bán bỏ vào xe và họ trực tiếp lai xe giao hàng
cho bạn thì người mua sẽ chịu tiền ship. Do có hàng đó đắt tiền và bạn đc chiết khấu.

1. Chi phí vận chuyển phát sinh bởi người mua


- Khi người mua chịu chi phí vận chuyển , các chi phí này được coi là một phần của chi phí
hàng tồn kho.
- Người mua ghi nợ (tăng) tài khoản Hàng tồn kho

- Bất kỳ chi phí vận chuyển phát sinh bởi người mua là một phần giá trị của hàng mua
Lý do: Giá trị của hàng tồn kho nên bao gồm tất cả các chi phí để có được mua hàng tồn kho,
bao gồm cả chi phí vận chuyển cần thiết để giao hàng cho người mua.
- Các công ty ghi nhận các chi phí này là giá vốn hàng bán khi hàng tồn kho được bán.
2. Chi phí vận chuyển phát sinh bởi người bán
- Chi phí vận chuyển phát sinh bởi người bán đối với hàng hoá xuất bản là chi phí hoạt động
đối với người bán.
- Chi phí này làm tăng tài khoản Chi Phí Vận Chuyển Hàng Bán (chi phí giao hàng)

Khi người bán thanh toán phí vận chuyển, người bán thường sẽ ấn định giá hoá đơn cao hơn
cho hàng hoá bán ra để trang trải chi phí vận chuyển.

II. Hàng mua trả lại và giảm giá


- Nếu hàng hoá hư hỏng và bị lỗi thì người mua có thể trả lại hàng hoá cho người bán và
được giảm khoản nợ nếu việc bán hàng được thực hiện bằng hình thức trả chậm, hoặc được
hoàn lại tiền nếu mua hàng bằng tiền – giao dịch này được gọi là hàng mua trả lại.
- Người mua có thể lựa chọn là giữ hàng hoá nếu người bán đồng ý giảm trừ giá mua hàng –
giao dịch này được gọi là giảm giá hàng mua.

- Vì Sauk Stereo đã ghi tăng Hàng Tồn Kho khi nhận được hàng, Hàng Tồn Kho bị giảm đi
khi Sauk Stereo trả lại hàng (hoặc khi được giảm giá).
- Nếu họ chọn giữ lại hàng và được giảm giá $50. Nó sẽ ghi giảm (ghi nợ) tk Phải trả người
bán và ghi giảm (ghi có) tk Hàng Tồn Kho $50.

III. Chiết khấu mua hàng


- Là điều khoản trả chậm (điều khoản cho nợ) của giao dịch mua trả chậm có thể cho phép
người mua được quyền chiết khấu bằng tiền khi thanh toán trước hạn.
Thuận lợi:
+ Người mua tiết kiệm tiền
+ Người bán rút ngắn chu trình hoạt động bằng cách chuyển đổi khoản phải thu thành tiền
sớm hơn.
VD: Điều khoản mua chịu có thể đọc là 2/10, n30
- Điều khoản mua chịu (điều khoản trả chậm): chỉ rõ số tiền chiết khấu và kỳ hạn mà nó cho
chiết khấu. Nó cũng chỉ ra kỳ hạn mà người mua dự kiến sẽ trả đầy đủ theo hoá đơn.
- Giải thích các điều khoản trả chậm
+ 2/10, n30
Chiết khấu 2% nếu trả trong vòng 10 ngày, nếu trả trong 30 ngày thì sẽ không được giảm giá.
+ 1/10 EOM
Chiết khấu 1% nếu trả trong vòng 10 ngày đầu của tháng tiếp theo.
- Khi người mua thanh toán hoá đơn trong kỳ chiết khấu , số tiền chiết khấu sẽ làm giảm giá
trị Hàng tồn kho vì các công ty ghi chép hàng tồn kho theo giá gốc và bằng cách thanh toán
trong kỳ hạn chiết khấu, người mua đã giảm được chi phí.

Một công ty thương mại thì nên thường xuyên hưởng các khoản chiết khấu. Bỏ lỡ chiết khấu
được hưởng được xem là khoảng trả lãi cho việc sử dụng tiền
Việc bỏ lỡ khoản chiết khấu do PW Audio Supply cho hưởng sẽ tương đương với việc Sauk
Stereo phải trả lãi suất 2% cho việc sử dụng $3500 trong 20 ngày. Điều này tương đương với
lãi suất hàng năm là 36,5% (2%*365/20). Sẽ tốt hơn cho Sauk Stereo khi vay với lãi suất hiện
tại của ngân hàng là 6% và 10% so với việc mất đi chiết khấu.
=> Khi mình bỏ lỡ cái chiết khấu 2% thì khoản lãi mà công ty phải trả là 36,5% thì nó lớn
hơn rất nhiều so với lãi phải trả trong ngân hàng.
IV. Tóm tắt các giao dịch mua hàng

Mục tiêu học tập 3


Ghi chép nghiệp vụ bán hàng theo hệ thống kê khai thường xuyên
- Theo nguyên tắc doanh thu, các công ty ghi nhận doanh thu bán hàng khi hàng hóa được
chuyển từ người bán đến người mua, lúc này giao dịch bán hàng hoàn thành và giá được ấn
định.
- Bán hàng có thể được thực hiện bằng bán chịu (bán trả chậm) hoặc là bán thu tiền
-Chứng từ kinh doanh cần lập cho mọi giao dịch bán hàng, để cung cấp bằng chứng bằng
văn bản về việc bán hàng.
- Chứng từ máy tính tiền cung cấp bằng chứng về doanh thu bán hàng thu tiền
- Hoá đơn bán hàng sẽ xác nhận mỗi nghiệp vụ bán chịu
- Bản sao của hoá đơn gốc được gửi cho khách hàng và người bán giưx một bản sao trong
việc ghi chép việc bán hàng.
- Hoá đơn sẽ hiện thị ngày bán, tên khách hàng, tổng giá bán và các thông tin hữu ích khác.
- Người bán phải thực hiện hai bút toán mỗi lần bán hàng.
+ Bút toán đầu tiên ghi chép doanh thu bán hàng: Người bán ghi tăng (ghi Nợ) tài khoản
Tiền (hoặc tài khoản Phải thu khách hàng, nếu bán trả chậm) và cũng ghi tăng (ghi có) tài
khoản Doanh Thu Bán Hàng.

+ Bút toán đầu tiên ghi chép giá vốn hàng bán: Người bán ghi tăng (ghi nợ) tài khoản Giá
vốn hàng bán, và cũng ghi giảm (ghi có) tài khoản Hàng Tồn Kho theo giá trị của hàng hoá
đó. Kết quả, tk Hàng Tồn Kho sẽ hiển thị giá trị hàng tồn kho mội lúc

- Nhằm mục tiêu ra các quyết định bên trong, các công thương mại sẽ có 1 tài khoản doanh
thu riêng cho mỗi mặt hàng nhằm giám sát sự phát triển của công ty -> đưa ra chiến lược phát
triển cho công ty.
- Nhằm mục tiêu các quyết định bên ngoài, chỉ công bố tài khoản doanh thu tổng hợp vì để
tránh kéo dài việc xem xét báo cáo kết quả hoạt động của công ty và vì họ không muốn đối
thủ biết quá chi tiết kết quả hoạt động của họ.
- Tuy nhiên, một số công ty sẽ công bố 3-5 tài khoản để người bên ngoài đánh giá được sự
tăng trưởng khách quan và kinh doanh Internet của công ty.
I. Bán hàng bị trả lại và giảm giá
- “Mặt trái” của hàng mua trả lại và giảm giá, mà người bán ghi chép lại là hàng bán bị trả
lịa và giảm giá.
- Những giao dịch mà người bán hoặc người nhận lại hàng từ người mua (trả lại) hoặc giảm
trừ giá mua (giảm giá) để người mua sẽ giữ lại hàng.
- Tài khoản điều chỉnh giảm cho TK doanh thu bán hàng (Bên nợ)
- Doanh thu không ghi giảm (Bên nợ) vì:
+ Sẽ che mờ tầm quan trọng của Trả lại và giảm giá hàng bán theo tỉ lệ % trên doanh thu
+ Có thể bóp méo sự so sánh
- Các bút toán ghi chép khoản giảm nợ đối với hàng bán bị trả lại bao gồm:
(1) ghi tăng (ghi nợ) tài khoản Hàng Bán Bị Trả Lại và Giảm Giá (tài khoản điều chỉnh giảm
Doanh Thu Bán Hàng) và ghi giảm (ghi có) tài khoản Phải Thu Khách Hàng.
(2) ghi tăng (ghi nợ) tài khoản hàng tồn kho và ghi giảm (ghi có) tài khoản Giá Vốn Hàng
Bán

- Nếu hàng hoá được giảm giá một khoản trừ vào giá mua: ghi nợ Hàng bán bị trả lại và giảm
giá và ghi có tài khoản phải thu khách hàng theo khoản giảm giá hàng bán – khoản thì không
ảnh hưởng đến hai tk trên.
- Hàng Bán Bị Trả Lại và Giảm Giá là tài khoản điều chỉnh giảm doanh thu đối với doanh
thu bán hàng.
- Hàng Bán Bị Trả Lại và Giảm Giá được trừ vào doanh thu bán hàng trên báo kết quả hoạt
động, số dư của nó là số dư nợ.
- Công ty sử tk này thay cho tk Doanh thu bán hàng nhằm công khai số hàng bị trả lại và
giảm giá – việc này là quan trọng cho việc đánh chất lượng, và quy trình giao nhận hàng hoá.
- Vào cuối kỳ kế toán, nếu như hàng bán bị trả lại là trọng yế như các công ty sách, tạp chí thì
công ty cần lập bút toán điều chỉnh để ước tính hàng bán bị trả.
II. Chiết khấu bán hàng
- Đề nghị cho khách hàng để thúc đẩy thanh toán kịp thời số dư nợ đến hạn
- Chiết khấu bán hàng dựa trên giá hoá đơn – hàng bán bị trả lại và giảm gía (nếu có)
- Chiết khấu bán hàng là tài khoản điều chỉnh doanh tu cho Doanh thu bán hàng. Số dư của
nó là số dư nợ.
- Tài khoản điều chỉnh giảm doanh thu (ghi nợ) cho TK doanh thu bán hàng
- Vào cuối kỳ kế toán, nếu số tiền chiết khấu tiềm ẩn trở thành trọng yếu , công ty cần lập bút
toán điều chỉnh để ước tính mức chiết khấu.
- Tài khoản chữ T sau đây tóm tắt ba giao dịch liên quan đến doanh thu bán hàng và chỉ ra sự
kết hợp của chúng ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng thuần.

Mục tiêu học tập 4


Chu trình kế toán trong công ty thương mại
I. Bút toán điều chỉnh
- Công ty thương mại có bút toán điều chỉnh giống công ty dịch vụ
- Công ty tm có sử dụng hệ thống kê khai thường xuyên sẽ yêu cầu 1 điều chỉnh bổ sung để
làm cho số tồn kho sổ sách phù hợp với hàng tồn kho thực tế.
- Điều này liên quan đến việc điều chỉnh tài khoản Hàng tồn kho và tài khoản Giá vốn hàng
bán.
II. Bút toán khoá sổ
- Sẽ khoá sổ -> tk Xác định kết quả kinh doanh tất cả các tk có ảnh hưởng đến lợi nhuận
thuần
- Trong bút toán nhật ký, ghi Có all tk tạm thời có số dư nợ và ghi Nợ all tk tạm thời có số dư
có.
* Các bút toán khoá sổ

III. Tóm tắt các bút toán thương mại (sgk)


Mục tiêu học tập 5
Lập báo cáo tài chính cho công ty thương mại
I. Báo cáo kết quả hoạt động
- Nguồn thông tin chính để đánh giá thành quả (hiệu suất) chính của một công ty
-Mẫu được thiết kể để phân biệt và đánh giá sự khác nhau giữa nhiều nguồn thu nhập và chi
phí.
1. Trình bày Báo cáo kết quả hoạt động về doanh thu bán hàng
- Báo cáo KQHĐ bắt đầu bằng việc trình bày doanh thu bán hàng
- Trình bày này công bố dữ liệu cơ bản về các hoạt động doanh thu của công ty
2. Lợi nhuận gộp (lợi nhuận biên)
- Doanh thu bán hàng thuần là tổng doanh thu bán hàng

- Tỷ lệ cho thấy mối quan có ý nghĩa (định tính) giữa doanh bán hàng thuần và lợi nhuận gộp
- Tỷ lệ lợi nhuận gộp nói lên mỗi đồng Ẻuro doanh thu bán hàng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận gộp.
- Lợi nhuận gộp đại diện cho lợi nhuận thương mại của một công ty.
- Không phải thước đo của toàn bộ lợi nhuận, vì chi phí hoạt động chưa đc trừ ra
- Các nhà quản lý xem xét số liệu rất kỹ vì nó cung cấp thông tin về sự hiểu quả chức năng
mua hàng của một công ty và sự hợp lý của chính sách về giá cả.
3. Chi phí hoạt động
- Các chi phí phát sinh trong quá trình tạo ra doanh thu
-Theo IFRES có hai loại: trình bày theo bản chất và trình bày theo chức năng
+ Trình bày theo bản chất: trình bày một cách chi tiết tất cả các chi phí phát sinh
+ Trình bày theo chức năng: tổng hợp tất cả các chi phí theo chức năng của công ty
- Kết hợp cả hai hình thức này để trình bày chi phí hoạt động hiện hành:
4. Thu nhập khác và chi phí khác

Báo cáo các khoản này ngay sau các hoạt động chính của công ty
5. Chi phí lãi
- Chi phí lãi thuộc chi phí khác của doanh nghiệp
- Khi đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp cần chú ý đến chí phí lãi vay của doanh
nghiệp đó trong báo cáo kết quả hoạt động.
4. Thu nhập toàn diện (thu nhập toàn bộ)

- Các mục trong báo cáo thu nhập toàn diện; được báo cáo trong bản báo cáo kết hợp lợi
nhuận thuần và thu nhập toàn diện; bảng liệt kê riêng biệt trong báo thu nhập toàn diện
IV. Báo cáo tình hỉnh tài chính được phân loại
- Báo cáo hàng tồn kho như tài sản ngắn hạn ngay trước phải thu khách hàng
- Hàng tồn kho có tính chuyển đổi thấp hơn tiền (tính thanh khoản) do phải bán hàng thì mới
có tiền
Mục tiêu học tập 6:
Chuẩn bị một bảng tính nháp cho công ty thương mai
A. Bảng tính nháp cho một công ty thương mại

Mục tiêu học tập 7:


Ghi nhận mua và bán hàng tồn kho theo hệ thông kiểm kê định kỳ
B. Hệ thống kiểm kê định kỳ
Xác định giá vốn hàng bán theo hệ thống kiểm kê định kỳ
- Hàng tồn kho cuối kỳ được xác định bằng cách kiểm kê
- Giá vốn hàng bán không được xác định cho đến khi kết thúc kỳ kế toán
I. Hệ thống kiểm kê định kỳ

II. Ghi nhận các giao dịch thương mại


- Ghi nhận doanh thu khi bán hàng
- Không ghi nhận giá vốn hàng bán vào ngày bán
- Giá trị hàng tồn kho được xác định
+ Giá trị hàng hoá đang nắm giữ
+ Giá trị hàng bán ra trong kỳ
- Ghi nhận chi phí mua hàng trong tài khoản hàng mua
- Trả lại hàng mua và chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng mua, và chi phí vận chuyển được
ghi nhận trong các tài khoản riêng.

Nợ Có
Ghi nhận mua hàng Hàng mua Khoản phải trả
Chi phí vận chuyển Chi phí vận chuyển (chi phí Tiền mặt
vận chuyển mua hàng)
Hàng mua trả lại và chiết Khoản phải trả Hàng mua trả lại và chiết
khấu mua hàng khấu mua hàng
Giám giá hàng mua Khoản phải trả Giảm giá hàng mua
Tiền mặt
Ghi nhận doanh thu Khoản phải thu Doanh thu bán hàng
Hàng bán bị trả lại và chiết Hàng bán bị trả lại và chiết Khoản phải thu
khấu bán hàng khấu bán hàng
Giám giá hàng bán Tiền mặt Khoản phải thu
Giảm giá hàng bán
* So sánh bút toán khoá sổ giữa hệ thống kê khai thường xuyên với hệ thống kiểm kê định kỳ

III. Các bút toán khoá sổ


- Mọi tài khoản ảnh hưởng tới sự xác định lợi nhuận thuần đều được ghi vào thu nhập
- Trong ghi chép, mọi tài khoản trong cột ghi nợ được ghi có, và mọi khoản trong cột ghi có
được ghi nợ
- Bắt đầu của số dư hàng tồn kho được ghi nợ trong thu nhập, và ghi có trong hàng tồn kho
- Kết thức của số dư hàng tồn kho được ghi nợ trong hàng tồn khi, và ghi có trong thu nhập.

CHƯƠNG 4: BẢNG TÍNH NHÁP


Mục tiêu học tập 1:
Lập bảng tính nháp
- Bảng tinh nháp là một biểu mẫu gồm có nhiều cột, được sử dụng trong quá trình điều
chỉnh và lập báo cáo tài chính. Đây là một công cụ làm việc
- Nó không phải là một ghi chép kế toán thường xuyên, không là một sổ nhật ký, không là
một sổ cái
- Việc dụng bảng tính nháp là tuỳ chọn
I. Các bước lập bảng tính nháp
B1 Lập cột cân đối thử trên bảng tính nháp
B2 Nhập các điều chỉnh vào cột điều chỉnh
B3 Nhập các số dư đã điều chỉnh và cột cân đối thử đã điều chỉnh
B4 Chuyển các số tiền từ cột cân đối thử đã điều chỉnh sang các cột báo cáo tài chính thích
hợp
B5 Tổng cộng các cột báo cáo, tính lợi nhuận thuần (hoặc lỗ thuần), và hoàn tất bảng tính
nháp
II. Lập các bút toán tài chính từ một bảng tính nháp
- Khi công ty hoàn thành việc lập bảng tính nháp thì công ty đã có lập các báo cáo tài chính
- Báo cáo kết quả hoạt động được lập từ cột báo cáo kết quả hoạt động
- Báo cáo lợi nhuận giữ lại và báo cáo tình hình tài chính được lập từ cột báo cáo tình hình tài
chính
- Bảng tính nháp hoàn chỉnh không phải là một bảng thay thế cho các báo cáo tài chính
- Bảng tính nháp là một công cụ quan trọng cho kế toán
III. Lập các bút toán điều chỉnh từ bảng tính nháp
- Bảng tính nháp không phải là một sổ nhật ký, và nó không thể được sử dụng như là một căn
cứ cho việc sử dụng các sổ cái tài khoản
- Các bút toán điều chỉnh được lập từ các cột điều chỉnh của bảng tính nháp.
- Bút toán điều chỉnh lập sau khi lập các báo tài chính
Mục tiêu học tập 2
Lập các bút toán khoá sổ và bảng cân đối thử sau khoá sổ
Chu trình kế toán trong doanh nghiệp
- Cuối kỳ kế toán, công ty làm cho các tài khoản sẵn sàng cho kỳ kế toán tiếp theo, đây được
gọi là “Khoá sổ”.
- Khi khoá sổ, công ty phân biệt giữa tài khoản tạm thời và tài khoản thường xuyên.
+ Các tài khoản thường xuyên: liên quan đến chỉ một kỳ kế toán nhất định. Bao gồm tất cả
tài khoản thuộc báo cáo kết quả hoạt động và tài khoản Cổ Tức. Công ty khoá số tất cả tài
khoản tạm thời vào cuối của kỳ
+ Các tài khoản thường xuyên liên quan đến một hay nhiều kỳ kế toán tương lai bao gồm tất
cả tài khoản vốn chủ sở hữu. Các tài khoản thường xuyên không được khoá sổ từ kỳ này
sang kỳ khác.
I. Lập cấc bút toán khoá sổ
- Cuối kỳ kế toán, cty chuyển số dư các tài khoản tạm thời sang tài khoản thường xuyên
thuộc vốn chủ sở hữu, Lợi Nhuận Giữ Lại , bằng các bút toán khoá sổ.
- Chuyển Lợi nhuận thuần (lỗ thuần) và Cổ tức sang Lợi nhuận giữ lại – Báo cáo lợi nhuận
giữ lại
- Các bút toán khoá sổ cũng làm cho mỗi tài khoản tạm thời có số dư bằng không. Các
tk tạm thời khi đó sẽ sẳn sàng để thu thập dữ liệu trong kỳ kế toán tiếp theo, tách bạch dữ liệu
với kỳ trước.
- Các tài khoản thường xuyên không bị khoá sổ
- Ghi nhật ký và chuyển vào tài khoản các bút toán khoá sổ là một bước bắt buộc trong
chu trình kế toán.
- Bút toán khoá số thực hiện sau khi lập báo cáo tài chính
- Ghi nhật ký và chuyển vào tài khoản các bút toán khoá sổ chỉ vào cuối kỳ kế toán năm.
Tất cả tk tạm thời sẽ chứa dữ liệu cho cả kỳ kế toán.
- Các công ty khoá sổ các tài khoản doanh thu và chi phí sang một tài khoản tạm thời khác là
Xác Định Kết Quả Kinh Doanh, và sau đó chuyển kết quả là lợi nhuận thuần hay lỗ thuần
từ tk này sang Lợi Nhuận Giữ Lại.
- Ghi chép các bút toán khoá sổ trong sổ nhật ký chung
- Đoạn ghi chú bút toán khoá sổ chừa vào giữa “bút toán điều chỉnh cuối cùng” và “bút toán
khoá sổ đầu tiên”.
4 bút toán sau đây sẽ đạt được kết quả mong muốn hiệu quả hơn
(1). Ghi nợ mỗi tài khoản doanh thu số dư của nó, và ghi có Xác Định Kết Quả Kinh Doanh
tổng doanh thu.

(2). Ghi nợ Xác Định Kết Quả Kinh Doanh tổng chi phí, và ghi có mỗi tài khoản chi phí số
dư của nó
(3). Ghi nợ Xác Định Kết Quả Kinh Doanh và ghi có Lợi Nhuận Giữ Lại số tiền của lợi
nhuần thuần

(4). Ghi nợ Lợi Nhuận Giữ Lại số dư của tài khoản Cổ tức, và có Cổ tức với cùng một số tiền
Lưu ý:
Nếu có một khoản lỗ thuần (bởi vì chi phí vượt qua doanh thu) bút toán 3 sẽ bị đảo ngược lại:
ghi có Xác định kết quả kinh doanh và ghi nợ Lợi nhuận giữ lại

Minh hoạ các bút khoá sổ


- Số tiền cho Xác định kết quả kinh doanh trong các bút toán (1) và (2) là tổng cộng của các
cột có và cột nợ báo cáo kết quả hoạt động tương ứng trong bảng tính nháp.
- Hai lưu ý khi lập bút toán khoá sổ:
(1) Tránh vô tình nhân đôi số dư của doanh thu và số dư của chi phí thay vì làm cho chúng
bằng không.
(2) Không khoá sổ Cổ tức sang tài khoản Xác Định Kết Quả Kinh Doanh. Cổ Tức không
phải là một khoản chi phí, và nó không phải là một yếu tố trong việc xác định lợi nhuận
thuần
II. Chuyển sổ các Bút Toán Khoá Sổ
- Số dư trong Lợi Nhuận Giữ Lại dại diện cho khoản lợi nhuận tích luỹ chưa được phân phối
của công ty vào cuối kỳ kế toán.
- Tài khoản Xác Định Kết Quả Kinh Doanh chỉ trong khi khoá sổ
Gợi ý hữu ích:
Số dư trong Xác Định Kết Quả Kinh Doanh trước khi nó được khoá sổ phải cân bằng lợi
nhuận thuần hay lỗ thuần.
- Gạch đơn bên dưới tài khoản thường xuyên – số dư được mang chio kỳ tiếp theo.
III. Lập bảng cân đối thử sau khoá sổ
Mục tiêu học tập 3
Tóm tắt chu trình kế toán
- Có 2 bước tuỳ chọn trong chu trình kế toán: bảng tính nháp và bút toán đảo
I. Bút toán đảo – Một bước tuỳ chọn
- Đảo ngược một số bút toán điều chỉnh bằng cách lập bút toán đảo bằng việc lập một bút
toán đảo vào kỳ kế toán tiếp theo,
- Một bút toán đảo chính là bút toán ghi ngược lại của bút toán điều chỉnh đã lập trong kỳ
trước.
- Đây là một bước tuỳ chọn, không bắt buộc
II. Các bút toán sửa sai – một bước có thể tránh được
So sánh bút toán sửa sai và bút toán điều chỉnh
Bút toán điều chỉnh
- Phần không thể thiếu trong chu trình kế toán
- Chỉ vào cuối kỳ kế toán
- Luôn ảnh hưởng ít nhất một tài khoản thuộc báo cáo tình hình tài chính và báo cáo kết quả
hoạt
Bút toán sửa sai
- Không cần thiết nếu các ghi chép không có lỗi
- Lập bút toán bất cứ khi nào họ phát hiện ra lỗi sai
Ghi chú về đạo đức
Khi các công ty tìm ra lỗi sai trong các báo cáo kết quả hoạt động đã phát hành trước đó,
họcong bố lại các số liệ này
- Có thể liên quan bất cứ sự kết hợp nào của các tài khoản cần phải sửa sai

Các bút toán sửa sai cần phải cần phải được chuyển vào trước các bút toán khoá sổ

Mục tiêu học tập 4


Xác định các phần của báo cáo tình hình tài chính được phân loại
Những nhóm này giúp người đọc báo cáo tài chính xác định được những thứ này
(1) công ty có đủ tài sản để thanh toán tài sản các khoản nợ của nó khí đên hạn hay không
(2) quyền của các chủ nợ ngắn hạn và dài hạn đối với tổng tài sản của công ty

Chương 3
Điều chỉnh các tài khoản
Mục tiêu học tập 1
Giải thích kế toán cơ sở dồn tích và vì sao cần lập bút toán điều chỉnh
- Hầu hết các công ty cũng cần được biết họ đang hoạt động tốt trong một khoảng thời gian
nhất định
- Giả định kỳ kế toán: kế toán chia đời sống kinh tế của một doanh nghiệp thành các thời kỳ
giả định. Giả định này được gọi là giả định thời kỳ - định kỳ
- Nhiều giao dịch kinh tế ảnh hưởng đến nhiều hơn một kỳ kế toán
I. Năm tài chính và năm dương lịch

II. Kế toán cơ sở dồn tích và kế toán cơ sở tiền


- Kế toán cơ sở tiền hấp dẫn vì sự đơn gian nhưng thường đưa ra các báo cáo tài chính sai
lệch
- Kết quả là kế toán cơ sở tiền không ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán đã hoàn thành
nghĩa vụ phải thực hiện dịch vụ
- Các công ty vừa và lớn dùng kế toán cơ sở dồn tích
- Các công ty cá nhân và nhỏ dùng kế toán cơ sở tiền
III. Ghi nhận doanh thu và chi phí

- Trong nguyên tắc ghi nhận doanh thu:


Một công ty thoả mãn nghĩa vụ phải thực hiện bằng việc thực hiện một dịch vụ hoặc cung cấp
sản phẩm tới khách hàng.
- Trong nguyên tắc ghi nhận chi phí:
Để cho chi phí đi theo doanh thu
IV. Sự cần thiết của các bút toán điều chỉnh

Các bút toán điều chỉnh là cân thiết vì cân đối thử - bảng tập hợn dữ liệu giao dich ban đầu –
có thể bao gồm dữ liệu cập nhật đầy đủ và hoàn chỉnh.
V. Các loại bút toán điều chỉnh
Mục tiêu học tập 2
Lập bút toán điều chỉnh đối với các tài khoản chờ phân bổ

I. Bút toán điều chỉnh chi phí trả trước


- Các khoản thanh toán chi phí phục vụ cho các công ty trong hơn một kỳ kế toán gọi lá chi
phí trả trước or khoản trả trước.
- Các chi phí này không cần được ghi nhận hàng ngày
1. Vật tư
Sau điều chỉnh, tài khoản tài sản Vật tư biểu thị số dư 11,000 bằng với giá trị vật tư sẳn có tại
ngày báo cáo. Ngoài ra, Chi phí vật tư biểu thị số dư 11,500 bằng với chi phí vật tư sử dụng
trong tháng 10.

Nếu Yazici không lập bút toán điều chỉnh chí phí tháng 10 bị ghi nhận thấp hơn và lợi
nhuận thuần bị tính cao hơn 11,500. Hơn nữa, cả tài sản và vốn chủ sở hữu bị tính cao
hơn 11,500 trên báo cáo tình hình tài chính.

2. Bảo hiểm
Nếu Yazici không điều chỉnh, chi phí tháng 10 bị ghi nhận thấp hơn $50 và lợi nhuận thuần
bị tính cao hơn $50. Hơn nữa, cả tài sản và vốn chủ sở hữu sẽ bị tính cao hơn %50 trên báo
cáo tình hình tài chính ngày 31/10.
3. Khấu hao
- Một công ty thường sở hữu nhiều tài sản có tuổi thọ cao, như nhà cửa, thiết bị và xe cơ giới.
Thời gian sử dụng tài sản còn gọi là thời gian hữu dụng của tài sản. Được ghi theo nguyên
tắc giá gốc
- Khấu hao luỹ kế còn được gọi là tài khoản điều chỉnh giảm tài sản. Tài khoản khấu hao
luỹ kế- thiết bị theo dõi tổng giá trị chi phí khấu hao trong đời sống của tài sản
TRÌNH BÀY BÁO CÁO
- Việc sử dụng tài khoản điều chỉnh giảm được ưa chuộng hơn vì trình bày được cá giá gốc
của thiết bị và tổng giá trị đã tính vào chí phí đến thời điểm báo cáo.

- Mục đích của khấu hao không phải là đánh giá giá trị tài sản mà là việc phân bổ giá gốc.
- Phương trình kế toán cho biết nếu không có bút toán điều chỉnh này, tổng tài sản, tổng vốn
chủ sở hữu và lợi nhuận thuần bị cao hơn $40 và chi phí khấu hao bị phản ảnh thấp hơn $40
II. Doanh thu chưa thực hiện

- Công ty có nghĩa vụ thực hiện (nợ phải trả). Các khoản mục như tiên thuê , tiền tạp chí dài
hạn, và tiền khách hàng trả trước cho dịch vụ cung cấp tương lai có thể phát sinh doanh thu
chưa thực hiện.
- Doanh thu chưa thực hiện ngược với chi phí trả trước. Doanh thu chưa thực hiện trên sổ
sách của công ty này là chi phí trả trước trên sổ sách của công ty kia.
- Thông thường, trc khi điều chỉnh, nợ phải trả bị ghi chép cao hơn và doanh thu bị ghi nhận
thấp hơn. Vì thế, bút toán điều chỉnh cho doanh thu chưa thực hiện dẫn tới giảm (ghi nợ)
tài khoản nợ phải trả và tăng (ghi có) tài khoản doanh thu.
Nếu không có điểu chỉnh này, doanh thu và lợi nhuận bị ghi chép thấp hơn $400 trong
báo cáo kết quả hoạt động. Ngoài ra, nợ phải trả cao hơn và vốn chủ sở hữu bị thấp hơn
$400 trên báo cáo tình hình tài chính 31/10.
Mục tiêu học tập 3
Lập bút toán điều chỉnh đối với các khoản dồn tích
- Trước một khoản điều chỉnh dồn tích, tk doanh thu và tk chi phí bị xác định thấp hơn. Do
đó, bút toán điều chỉnh cho các khoản dồn tích sẽ tăng cả số liệu của tài khoản trên báo cáo
tình hình tài chính và tài khoản trên báo cáo kết quả hoạt động.

I. Doanh thu dồn tích


- Các loại doanh thu dồn tích như doanh thu tiền lãi, hoa hồng hay phí dịch vụ - thực hiện
nhưng chưa được xuất hoá đơn hay chưa thu được
- Nếu không có bút toán điều chỉnh, tài sản và vốn chủ sở hữu trên báo cáo tình hình tài
chính và doanh thu cũng như lợi nhuận thuần trên báo cáo kết quả hoạt động sẽ bị
phản ánh thấp hơn
II. Chi phí dồn tích

Một bút toán điều chỉnh cho chi phí dồn tích dẫn tới tăng. (ghi nợ) tài khoản chi phí và tăng
(ghi có) tài khoản nợ phải trả
1. Lãi dồn tích
- Lãi Phải Trả biểu thị giá trị của tiền lãi mà công ty nợ ngày lập báo cáo. Yazici sẽ không
thanh toán tiền lãi cho tới khi thương phiếu đáo hạn ở cuối kỳ bạn ba tháng.
- Nếu không có bút toán điều chỉnh này thì nợ phải trả và chi phí lãi bị ghi nhận thấp hơn, và
lợi nhuận thuần cũng như vốn chủ sở hữu bị ghi nhận cao hơn.
2. Lương và tiền công dồn tích
Nếu không có sự điều chỉnh số tiền $1,200 cho khoản lương và tiền công, thì chi phí của
Yazici bị ghi nhận thấp hơn $1,200 và nợ phải trả cũng bị ghi nhận thấp hơn $1,200
II. Tổng hợp các mối quan hệ có bản

Sổ nhật ký chung
(1) Bút toán điều chỉnh không liên quan đến ghi nợ và ghi có
(2) Đánh giá xem sự điều chỉnh và có ý nghĩa hay không. Ví dụ, điều chỉnh để ghi nhận việc
sử dụng vật tư để tăng chi phí vật tư
(3) Kiểm tra kỹ lại tất cả các tính toán
(4) Mỗi bút toán điều chỉnh đều ảnh hưởng đển một tài khoản của báo cáo tài chính và một
tài khoản của báo cáo kết quả hoạt động

* Sổ cái tài khoản sau điều chỉnh (SGK)


Mục tiêu học tập 4
Mô tả bản chất và mục đích của một bảng cân đối thử đã điều chỉnh

I. Lập bảng cân đối thử đã điều chỉnh


Các khoản mục bị ảnh hưởng bởi các bút toán điều chỉnh được tô màu đỏ
II. Lập báo cáo tài chính
Các công ty có thể lập báo cáo tài chính trực tiếp từ bảng cân đối thử đã điều chỉnh
- Các công ty lập báo cáo kết quả hoạt động từ tài khoản doanh thu và chi phí
- Tài khoản Lợi nhuận giữ lại và cổ tức; khoản lợi nhuận thuần và lỗ thuần (từ báo cáo kết
quả hoạt động để lập báo cáo lợi nhuận giữ lại)
Phụ lục đọc trong Slide
Chương 2
Quy trinh ghi chép
Mục tiêu học tập 1
Mô tả về tài khoản, khoản ghi nợ, khoản ghi có được sử dụng để ghi chép các giao dịch
kinh doanh
I. Tài khoản

Vì tài khoản giống với chữ T nên ta gọi là tài khoản chữ T
2. Khoản ghi nợ và khoản ghi có
- Thuật ngữ bên nợ dùng để chỉ bên trái của tài khoản và bên có để chỉ bên phải tài khoản.
- Chúng ta thường viết tắt là N cho bên nợ và C cho bên có
- Chúng không có nghĩa là tăng hoặc giảm theo cách nghĩ thông thường. Chúng ta sử dụng
các thuật ngữ nợ và có trong quá trình ghi chép để mô tả nơi các bút toán được thực hiện
trong tài khoản.
- VD: Hành động nhập số tiền ở bên trái tài khoản được gọi là ghi nợ tài khoản. Thực hiện
một ghi chép bên phải là ghi có tài khoản.
- Tài khoản số dư nợ nếu tổng số tiền ghi nợ lớn hơn số ghi có và ngược lại.

- Mỗi mục số tiền dương (+) thể hiện khoản thu; mỗi mục số tiền ấm (-) thể hiện khoản chi
- Lưu ý rằng trong hình thức tài khoản, chúng tôi ghi chép khoản tiền xẳng là khoản ghi
nợ và tiền giảm là khoản ghi có.
- Việc có khoản tăng lên ở một bên và khoản giảm đi ở bên kia giúp giảm lỗi ghi chép và
giúp xác định tổng số của mỗi bên của tài khoản cũng như số dư tài khoản

1. Phương pháp ghi nợ, ghi có


- Sự bằng nhau của khoản ghi nợ và khoản ghi có cung cấp có sở cho hệ thống kế toán kép
để ghi chép mỗi giao dịch.

- Theo hệ thống kế toán kép, ảnh hưởng kép (hai mặt) của mỗi giao dịch được ghi vào các tài
khoản thích hợp. Hệ thống cung cấp 1 phương pháp logic để ghi chép, đảm bảo tính chính
xác và tránh sai sót.
- Nếu mọi giao dịch khoản ghi nợ và ghi có bằng nhau, thì tổng tất cả các khoản ghi nợ =
tổng tất cả các khoản ghi có
- Xác định tính cân bằng của phương trình kế toán hiệu quả hơn phương pháp công trừ.
2. Phương pháp ghi nợ, ghi có đối với tài sản và nợ phải trả
- Số dư bình thường của tk có thể giúp bạn tìm ra sai sót
- Tuy nhiên, số dư bất thường cũng có thể vẫn là đúng
2. Phương pháp ghi nợ/ có đối với Vốn chủ sở hữu
Trong hệ thống kế toán kép, các công ty duy trì các tài khoản cho mỗi giao dịch này: vốn cổ
phần – phổ thông, lợi nhuận giữ lại, cổ tức, doanh thu và chi phí
1. Vốn cổ phần. – Phổ thông
2. Lợi nhuận thuần
Đại diện cho phần vốn chủ sở hữu mà công ty đã tích luỹ thông qua hoạt động kinh doanh có
thể mang lại lợi nuận cho doanh nghiệp
3. Cổ tức
4. Doanh thu và chi phí

- Vì chi phí làm giảm lợi nhuận thuần giảm lợi nhuận thuần; còn doanh thu thì ngược lại. Nên
bên tăng và giảm của tk chi phí ngược lại với tk doanh thu => Tk chi phí đc ghi tăng lên = tk
ghi nợ, và ghi giảm = tk ghi có.
II. Mối quan hệ với vốn chủ sở hữu

III. Tóm tắt Quy Tắc Ghi Nợ/ Ghi Có


Mục tiêu học tập 2
Cho biết sổ nhật ký được sử dụng như thế nào trong quá trình ghi chép
I. Quy trình ghi chép

II. Sổ nhật ký
- Các công ty có thể có các sổ nhật ký khác nhau, nhung mọi công ty đều sử dụng sổ nhật ký
cơ bản nhất, là sổ nhật ký chúng.
- Sổ nhật ký chúng có chỗ ghi ngày, tên tài khoản và diễn giải, tham chiếu và hai cột số tiền
1. Ghi sổ nhật ký
- Nhập dữ liệu giao dịch vào sổ nhật ký được gọi là ghi nhật ký
- Các công ty thực hiện các bút toán nhật ký riêng biệt cho mỗi giao dịch bao gồm (1) ngày
giao dịch; (2) tài khoản và số tiền được ghi nợ và ghi có; (3) giải thích ngắn gọn về giao dịch

- Điều quan trọng là sử dụng đúng và riêng biệt tên tk khi ghi vào nhật ký
2. Bút toán giản đơn và bút toán phức tạp

Mục tiêu học tập 3


Sổ tài khoản và chuyển sổ
I. Sổ tài khoản
- Sổ cái tài khoản chứa tắt cả các loại tk tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Hình thức chuẩn của tài khoản


Hình thức tk chữ T đởn giản, đc dùng để minh hoạ. Trong thực tế hình thức tk đc sử dụng
trong sổ cái có cấu trúc khác hơn

II, Chuyển sổ
Thủ tục chuyển các bút toán nhật ký vào sổ tk đc gọi là chuyển sổ
- Chuyển sổ được thực hiện theo thứ tự thời gian. Công ty nên chuyển sổ tất cả tk của một bút
toán nhật ký trc khi chuyển sổ cho bút toán nhật ký tiếp theo.
- Việc chuyển sổ nên kịp thời để đảm bảo sổ cái được cập nhật
- Cột tham chiếu của sổ cái cho bt trang nhật ký mà giao dịch đc chuyển
III. Hệ thống tài khoản
- Số lượng tk của mỗi cty là khác nhau, nó phụ thuộc vào số liệu chi tiết mà nhà quản lý
mong muốn
- Hệ thống tk riêng liệt kê các tk và số hiệu tk để xác định vị trí của chúng trong sổ cái

- Tk 101-199: tk tài sản


- Tk 200-299: tk nợ phải trả
- Tk 301-350: tk vốn chủ sở hữu
- Tk 400-499: tk doanh thu
- Tk 601-799: tk chi phí
- Tk 800-899: tk doanh thu khác
- Tk 900-999: tk chi phí khác
IV. Minh hoạ quy trình ghi chép

- Mục đích của phân tích giao dịch trc hết là để xđ loại tk có liên quan và sau đó để xđ tk đc
ghi nợ và ghi có
Minh hoạ (SGK)
V. Tóm tắt minh hoạ ghi nhật ký và chuyển sổ (SGK)
Mục tiêu học tập 4
Bảng cân đối thử
- Lập bảng cân đối thủe vào cuối kỳ kế toán
- Bảng cân đối thử chứng minh sự cân bằng toán học của các khoản ghi nợ, ghi có sau khi
chuyển sổ
- Bảng cân đối thử có thể ko bao quát hết hết các lỗi trong việc ghi nhật ký và chuyển sổ
- Bảng cân đối thử hữu ích trong việc lập BCTC

Bảng cân đối thử là một công cụ kiểm tra cần thiết để phát hiện ra lỗi sai nhất định
I. Hạn chế của bảng cân đối thử
II. Tìm sai sót

III. Ký hiệu tiền tệ và kẻ đường biên


Chương 1
Các hoạt động kế toán và người sử dụng
Mục tiêu học tập 1
Xác định các hoạt động và người sử dụng có liên quan đến kế toán
- Kế toán ba hoạt động cơ bản , đó là xác định, ghi chép và cung cấp thông tin về các sự
kiện kinh tế của một tổ chức tới những người sử dụng có liên quan đến tổ chức đó.
I. Ba hoạt động
- Bước đầu tiên cho quá trình kế toán ở một công ty là xác định các sử kiện kinh tế liên
quan đến hoạt động kinh doanh của mình.
- Xác định được các sự kiện kinh tế, công ty sẽ ghi chép lại các sự kiện đó để có được lịch sử
hoạt động tài chính của công ty.
- Ghi chép bao gồm việc duy trì một cuốn nhật ký cí tính hệ thống theo thời gian của các
sự kiện, được ghi chép bằng một đơn vị tiền tệ.
- Cuối cùng, công ty cung cấp thông tin thu thập được cho người sử dụng có quan tâm đến
công ty bằng các báo cáo kế toán.
- Cuối cùng, công ty cung cấp thông tin thu thập được cho người sử dụng có quan tấm đến
công ty bằng báo cáo tài chính. Để thông tin trên báo cáo có ý nghĩa, công ty ghi chép các
dữ liệu cần báo cáo theo một tiêu chuẩn nhất định – tập hợp các giao dịch kinh tế cùng loại.
- Dữ liệu này được báo cáo một cách tổng quát
- Giao dịch kinh tế trở nên đơn giản, thông tin các loại hoạt động trở nên dễ hiểu và có ý
nghĩa
- Một yếu tố quan trọng trong việc cung cấp thông tin các sự kiện kinh tế là kế toán có thể
phân tích và thuyết minh.
+ Phân tích: sử dụng hệ số, tỷ lệ phần trăm, đồ thị và biểu đồ để làm nổi bật các xu hướng và
các mối quan hệ tài chính quan trọng
+ Thuyết minh liên quan đến việc giải thích việc sử dụng, ý nghĩa và hạn chế của dữ liệu
được báo cáo.
- Quy trình kế toán bao gồm cả sổ kết toán. Sổ kế toán thường chỉ liên quan đến việc ghi
chép các sự kiện kinh tế - là một phần của quy trình kế toán
- Kế toán là quá trình xác định, ghi chép, và cung cấp thông tin về các sự kiện kinh tế.
II. Ai sử dụng dữ liệu kế toán?
Thông tin tài chính cụ thể mà người sử dụng cần. phụ thuộc vào loại quyết định mà họ đưa ra
1. Người sử dụng bên trong
-Người sử dụng thông tin kế toán bên trong là những nhà quản lý; người lập kế hoạch; tổ
chức điều hành doanh nghiệp. Gồm các nhà quản lý tiếp thị, giám sát sản xuất, giám đốc tài
chính và những quản lý khác của công ty.
- Họ trả lời các câu hỏi như

- Để trả lời những câu hỏi khác, người sử dụng bên trong cần các thông tin ngay lập tức và
kịp thời. Kế toán quản trị cung cấp báo cáo quản trị để giúp người sử dụng đưa ra quyết định
về công ty của họ.
2. Người sử dụng bên ngoài
- Người sử dụng bên ngoài là các cá nhân và tổ chức bên ngoài một công ty muốn có thông
tin tài chính về công ty.
- Hai nhóm người phổ biến là nhà đầu tư và chủ nợ
+ Nhà đầu tư (chủ sở hữu) sử dụng thông tin kế toán để đưa ra quyết định mua, nắm giữ hoặc
bán cổ phần sở hữu của một công ty.
+ Chủ nợ ( nhà cung cấp và ngân hàng) đánh giá rủi ro về việc cấp tín dụng và cho vay.

Kế toán tài chính trả lời những câu hỏi này. Cung cấp thông tin kinh tế và tài chính cho người
sử dụng bên ngoài.
Mục tiêu học tập 2
Nền tảng cơ bản của kế toán
I. Đạo đức trong báo cáo tài chính
Đạo đức nghề nghiệp là thông qua các chuẩn mực mà theo đó một hành động của một người
được đánh giá là đúng hay sai, trung thực hay không, công bằng hoặc không công bằng.
II. Chuẩn mực kinh tế
II. Nguyên tắc đo lường

- Sự thích hợp có nghĩa là thông tin tài chính có khả năng tạo ra sự khác biệt trong một quyết
định.
- Trình bày trung thực có nghĩa là các con số và mô tả phù hợp với những gì thực sự tồn tại
hoặc đã xảy ra – số liệu thực tế.
1. Nguyên tắc giá lịch sử (nguyên tắc giá gốc)
Các công ty ghi chép tài sản bằng chi phi của họ bỏ ra (lúc mua tài sản đó). Điều này đúng
không chỉ tại thời điểm tài sản đc mua mà còn trong thời gian giữ tài sản.
2. Nguyên tắc giá trị hợp lý
Tài sản và nợ phải trả được báo cáo theo giá trị hợp lý (giá nhận được khi bán tài sản hoặc
thanh toán một khoản nợ).

Khi xác định nguyên tắc đo lường nào phù hợp thì cân nhắc đến bản chất thực tế của giá gốc
và giá trị hợp lý
- IFRS cho phép công ty đánh giá tài sản, nhà máy, xí nghiệp, và các loại tài sản dài hạn khác
theo giá trị hợp lý, nhưng hầu hết họ sự dụng giá gốc. Tuy nhiên, các tài sản dễ mua bán như
chứng khoán đầu tư họ sử dụng giá trị hợp lý.
III. Giả định
Cung cấp một nền tảng cơ bản cho quy trình kế toán
1. Giả định đơn vị tiền tệ
- Các công ty chỉ ghi chép

You might also like