Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Bí ẩn về giấc mơ

dưới góc nhìn tâm lý học

Họ và tên: Phạm Mai Trang


Lớp: 11 Văn - Trường: THPT chuyên Trần Phú
Mục lục:

A) Mở đầu

1, Lựa chọn đề tài……………………………………………………...2


2, Mục đích nghiên cứu………………………………………………..3
3, Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….3
4, Phạm vy nghiên cứu
B) Nội dung
C) Kết luận
D) Phụ lục
A. Mở đầu

1. Lựa chọn đề tài

Trong suốt cuộc đời, chúng ta dành khoảng 229 961 giờ, tương đương với 26 năm, gần
một phần ba cuộc đời cho việc ngủ, và giấc mơ thường chiếm một phần tư thời gian đó.
Giấc mơ thường được nhắc tới như một cánh cổng đưa ta vào vùng đất của tiềm thức, nơi
những kỷ niệm và ký ức bị chôn giấu hay bỏ quên. Vì lý do đó, sự hứng thú lâu đời của
con người đối với giấc mơ cũng được trải dài từ những vùng đất màu mỡ của nền văn
minh Lưỡng Hà cách đây hàng ngàn năm, cho tới nước Áo xinh đẹp, quê hương của nhà
Phân tâm học Sigmund Freud, đến tận bên trong những chiếc máy chụp và nghiên cứu
não bộ hiện đại và tân tiến nhất của thế kỉ XXI. Vậy, có bao giờ bạn thắc mắc giấc mơ là
gì và chúng đang nói với ta điều gì?
Bài nghiên cứu này sẽ là những thông tin hữu ích về ngành khoa học giải mã giấc mơ.
Giấc mơ không chỉ là những điều vô vị, hay những điều mê tín dị đoan, mà nó còn ẩn
chứa vô vàn những ý nghĩa thú vị và hay ho. Dưới góc nhìn tâm lý học, giấc mơ xuất
hiện gắn với nhu cầu mãnh liệt thầm kín từ tận sâu đáy lòng mỗi người. Thông qua phân
tích, chúng ta có thể chứng minh được rằng một giấc mơ thoạt nhìn có vẻ là một ảo cảnh
kỳ lạ, vô lý và đứt quãng. Tuy nhiên những suy nghĩ vô thức hình thành nên nó được sắp
xếp theo một trật tự hợp lý có mục đích nhất định, cụ thể nhất là để bảo vệ sức khỏe tinh
thần của chủ thể giấc mơ. Do đó giấc mơ là biểu tượng của một số hoạt động nhất định
của trí óc và như sẽ được trình bày ở phần sau, nó tượng trưng cho việc hoàn thành một
ước nguyện có thể đã nằm im trong vô thức hàng năm trời. Vì chủ đề phân tích giấc mơ
vẫn tồn tại những khó khăn, bài nghiên cứu này chỉ đưa ra những nguyên tắc cơ bản. Các
chi tiết chuyên sâu hơn sẽ được để lại cho các chuyên luận và các nhà khoa học làm việc
trong lĩnh vực này.
Khoa học nghiên cứu về giấc mơ - somnologia - là một trong những ngành khoa học trẻ
tuổi nhất. Tuy chỉ mới được coi là một lĩnh vực kiến thức riêng biệt từ những năm 60 của
thế kỷ trước, nhưng tại Mỹ hiện nay đã ghi nhận tới hơn 600 trung tâm nghiên cứu về
giấc mơ. Nghiên cứu về giấc mơ cũng là một cách để theo kịp xu thế thời đại, thích nghi
với sự ra đời của các ngành khoa học mới.

2. Mục đích nghiên cứu


Mục đích của bài nghiên cứu nhằm thỏa mãn trí tò mò cũng như sự đam mê về những
điều bí ẩn của tác giả nghiên cứu. Đồng thời, đây cũng có thể coi như một bài tiểu luận
nhỏ giúp độc giả thấu hiểu và quan tâm đến thế giới nội tâm bên trong con người. Sự vận
hành trong tiềm thức, những khát khao cháy bỏng đã bị kìm nén ẩn sâu trong đáy lòng
dần dần được sáng tỏ khi ta khám phá giấc mơ của chính mình. Nếu bạn tin mỗi con
người có LINH HỒN và THỂ XÁC, bạn sẽ hiểu chúng ta có hai hành trình ở cuộc đời
này: hành trình của đôi chân và hành trình của trái tim. Hành trình của thể xác là đi đến
những vùng đất mới, nếm những món ăn khác nhau, tiếp xúc với những con người có
duyên gặp mặt. Nhiều người đã trải nghiệm hành trình thể xác rất đặc sắc, có rất nhiều
trải nghiệm ăn ngon đi du lịch năm châu bốn biển quen biết rất nhiều người. Nhưng
không nhiều người quan tâm đến hành trình trở về bên trong , không đủ lặng yên để
khám phá góc cạnh trong tâm hồn mình. Thế giới bên ngoài rất rộng lớn và tươi đẹp trên
thế giới bên trong không kém phần sâu sắc hoặc rực rỡ. Khám phá giấc mơ cũng là cách
để trở về thế giới bên trong muôn màu muôn vẻ, để lắng nghe nhịp đập con tim nóng hổi.

3. Phương pháp nghiên cứu


 Tập hợp và thu thập tài liệu từ các nguồn tin cậy, các trang báo nước ngoài nổi
tiếng như New York Times, The Guardian, Sleep doctor,....cũng như tham khảo
một số nghiên cứu tâm lý học giấc mơ của Sigmund Freud.
 Phương pháp phân loại để chia các tác phẩm cùng một đề tài vào một lĩnh vực,
giúp rút ngắn thời gian tuyển chọn nội dung.
 Dùng phương pháp so sánh đối chiếu giữa các sách báo nghiên cứu trước đó và
hiện nay, về sự xuất hiện của ngành khoa học giấc mơ.
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, dùng chính giấc mơ của bản thân để đưa ra
những kết luận phù hợp nhất.

4. Phạm vi nghiên cứu

You might also like