Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM

BÀI THẢO LUẬN BUỔI 4


MÔN: TỐ TỤNG DÂN SỰ
LỚP: 137.2 TMQT
NHÓM 12

Họ và Tên MSSV Ghi chú


Phạm Thị Hồng Nhung 2153801090084 Nhóm trưởng
Chiêm Lê Thảo Nhi 2153801090080
Nguyễn Hà Phương 2153801090087
Nguyễn Thị Kim Tuyết 2153801090114

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 03 năm 2023


MỤC LỤC
BÀI THẢO LUẬN TỐ TỤNG DÂN SỰ

ÁN PHÍ, TẠM ỨNG LỆ PHÍ

Phần 1. Nhận định (Trả lời đúng, sai về các nhận định và nêu cơ sở pháp lý)......................1
1. Mọi chi phí tố tụng đều do bị đơn chịu..................................................................1
3. Kê biên tài sản đang tranh chấp chỉ được áp dụng khi người giữ tài sản có dấu
hiệu thực hiện hành vi tẩu tán tài sản..............................................................................1
4. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể bị kháng cáo theo thủ
tục phúc thẩm.................................................................................................................. 2
5. Đương sự không phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ được Tòa án chấp
nhận. 2
Phần 2: Tình huống...............................................................................................................2
1. Xác định nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, nghĩa vụ chịu tiền án phí sơ
thẩm................................................................................................................................. 3
2. Ngày 10 tháng 12 năm 2021, bị đơn ông Đỗ Cao T kháng cáo toàn bộ bản án dân sự
sơ thẩm. Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 35/2022/DSPT ngày 6 tháng 5 năm 2022 của
TAND tỉnh Phú Yên đã quyết định sửa bản án sơ thẩm, buộc bị đơn anh Đỗ Cao T trả số
tiền vay 450.000.000đ (năm trăm triệu đồng) và tiền lãi tính từ ngày 05/9/2016 đến
ngày 05/9/2022 với lãi suất 20%/năm. Xác định nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí phúc
thẩm, nghĩa vụ chịu tiền án phí phúc thẩm, nghĩa vụ chịu tiền án phí sơ thẩm...............3
Phần 3: Phân tích bản án..........................................................................................................4
2. Nhận xét của anh, chị về việc Tòa án xác định nghĩa vụ chịu án phí cấp dưỡng thuộc
về người không trực tiếp nuôi con khi họ tự nguyện thực hiện việc cấp dưỡng? (nêu rõ
luận cứ cho các nhận xét).................................................................................................5
3. Từ các vấn đề nêu trên, tóm tắt vấn đề pháp lý trong vụ án..................................5
BÀI THẢO LUẬN TỐ TỤNG DÂN SỰ

THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN

Phần 1. Nhận định (Trả lời đúng, sai về các nhận định và nêu cơ sở pháp lý)
1. Mọi chi phí tố tụng đều do bị đơn chịu.

- Nhận định sai.

- CSPL: Điều 147 BLTTDS 2015, Điều 26 326/2016/UBTVQH14.


- Ngoài ra, còn có các chi phí TT khác (Điều 151 – 168)
- Nghĩa vụ chịu chi phí làm chứng: Điều 167
- Chi phí cho người giám định: Điều 160

- Đối với từng loại phí, sẽ có từng chủ thể riêng biệt có nghĩa vụ chi trả. Lấy ví dụ về
nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm theo khoản 1 Điều 147 BLTTDS 2015, Điều 26
326/2016/UBTVQH14 thì đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ
không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án
phí sơ thẩm. Đương sự bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ
liên quan. Căn cứ theo khoản 2 Điều 26 326/2016/UBTVQH14 thì bị đơn chỉ phải
chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm khi toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa
chấp nhận, nếu như toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được chấp nhận thì chủ
thể nộp tiền án phí sơ thẩm sẽ là nguyên đơn, không phảibị đơn.
- Do vậy, không phải mọi chi phí tố tụng đều do bị đơn chịu.

2. Tòa án chỉ quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi đã thụ
lý đơn khởi kiện.

- Nhận định sai.


- CSPL: Điều 111 BLTTDS 2015.
- Tòa án quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời cả sau khi thụ lý đơn khởi
kiện và trước khi thụ lý, cụ thể là khi người khởi kiện nộp đơn yêu cầu Tòa án ra
quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này đồng thời với đơn khởi kiện.
Điều này nhằm mục đích ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản, hủy hoại chứng cứ, ngăn
chặn hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án và thi hành án sau
này, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

3. Kê biên tài sản đang tranh chấp chỉ được áp dụng khi người giữ tài sản có
dấu hiệu thực hiện hành vi tẩu tán tài sản.

-Nhận định sai.


- CSPL: khoản 1 Điều 120 BLTTDS 2015, Điều 7 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP.
-Theo Điều 7 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản đang tranh chấp khi thỏa 2 điều kiện: (i) tài sản
đang tranh chấp là đối tượng của quan hệ tranh chấp mà Tòa án đang thụ lý giải
quyết, (ii) có tài liệu, chứng cứ chứng minh người giữ tài sản đang tranh chấp có
hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản đó. Ngoài trường hợp có dấu hiệu cho thấy có căn
cứ người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán tài sản, Tòa án còn ra quyết
1
định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản đang tranh chấp khi người
đó có hành vi hủy hoại tài sản. Ví dụ: Có vi bằng của Thừa phát lại xác định việc
người giữ tài sản có hành vi đập phá tài sản đang tranh chấp. Và tài sản có dấu hiệu
bị tẩu tán, hủy hoại phải là đối tượng trong quan hệ tranh chấp mà Tòa đó đang thụ
lý..

4. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể bị kháng cáo theo thủ
tục phúc thẩm.

- Nhận định sai.

- Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 03/2012 có quy định: “Đương sự là
người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc
không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;”

- Như vậy, đương sự là người nước ngoài không định cư ở Việt Nam không nhất thiết
phải có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa thụ lý vụ án mới được xem là đương sự
ở nước ngoài.

5. Đương sự không phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ được Tòa án chấp
nhận.

- Nhận định sai.


- CSPL: khoản 4 Điều 147 BLTTDS 2015.
- Đối với vụ án ly hôn thì nguyên đơn luôn là chủ thể phải chịu án phí sơ thẩm, cho dù
Tòa án có chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn hay không. Việc đặt ra án phí sơ thẩm
trong vụ án ly hôn Luật quy định như vậy để các bên có sự suy nghĩ, cân nhắc có
nên nộp đơn yêu cầu ly hôn hay để các bên có sự thoả thuận lại với nhau cùng với
đó là nhằm tránh sự yêu cầu tuỳ tiện không có căn cứ.

Phần 2: Tình huống

2
1. Xác định nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, nghĩa vụ chịu tiền án phí
sơ thẩm.

- Chủ thể có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm trong tình huống trên là nguyên
đơn, tức là bà Nguyễn Thị G, theo quy định tại khoản 1 Điều 146 BLTTDS 2015:
“Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án
phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí
phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.”

- Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm trong trường hợp này là bị đơn - anh Đỗ Cao T. Vì yêu
cầu của bà G đã được Tòa án chấp nhận và anh Đỗ Cao T không thuộc trường hợp
được miễn, không phải chịu án phí sơ thẩm nên căn cứ theo khoản 1 Điều 147
BLTTDS 2015 quy định: “Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ
không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án
phí sơ thẩm.”

2. Ngày 10 tháng 12 năm 2021, bị đơn ông Đỗ Cao T kháng cáo toàn bộ bản án
dân sự sơ thẩm. Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 35/2022/DSPT ngày 6 tháng 5
năm 2022 của TAND tỉnh Phú Yên đã quyết định sửa bản án sơ thẩm, buộc bị
đơn anh Đỗ Cao T trả số tiền vay 450.000.000đ (năm trăm triệu đồng) và tiền lãi
tính từ ngày 05/9/2016 đến ngày 05/9/2022 với lãi suất 20%/năm. Xác định nghĩa
vụ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, nghĩa vụ chịu tiền án phí phúc thẩm,
nghĩa vụ chịu tiền án phí sơ thẩm.

 Đây là vụ án dân sự, do có sự tranh chấp hợp đồng vay giữa bà Nguyễn Thị G
và ông Đỗ Cao T vì ông T đã vay bà G với số tiền 500.000.000 đồng nhưng
ông T đã không trả tiền đúng hạn cho bà G theo như các bên thỏa thuận, dẫn
đến sự tranh chấp giữa các bên.

 Loại tranh chấp: Đây là tranh chấp về hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền giải
quyết của Toà án căn cứ theo khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015.

- Thứ nhất, đối với nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm:

 Căn cứ theo Điều 28 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định: “Người


kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc
thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp
tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này”. Trong tình huống trên,
ông T là người kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm. Bản án cũng không
đề cập đến việc ông T thuộc trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí
hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định. Cho nên, căn cứ vào
quy định trên ông T có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.

- Thứ hai, đối với nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm:

3
 Căn cứ vào khoản 2 Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định:
“Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng
cáo thì đương sự kháng cáo liên quan đến phần bản án, quyết định phải sửa
không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định
lại nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật
tố tụng dân sự và Điều 26, Điều 27 của Nghị quyết này.”

Theo như tình huống, Toà án phúc thẩm đã sửa tại Bản án dân sự phúc thẩm số
35/2022/DSPT ngày 6 tháng 5 năm 2022 của TAND tỉnh Phú Yên đã quyết
định sửa bản án sơ thẩm, buộc bị đơn ông Đỗ Cao T trả số tiền vay
450.000.000đ và tiền lãi tính từ ngày 05/9/2016 đến ngày 05/9/2022 với lãi suất
20%/năm.

Vì thế, căn cứ quy định trên, đương sự kháng cáo là ông T (bị đơn) cũng là
người liên quan đến phần bản án, quyết định phải sửa, cụ thể là Toà án sơ thẩm
đã buộc ông T trả lại cho bà G số tiền vay là 500.000.000 đồng. Nhưng ông T
(bị đơn) đã kháng cáo và Toà phúc thẩm chỉ buộc ông T trả 450.000.000 đồng.
Do đó, ông T không chịu án phí dân sự phúc thẩm. Vì vậy, Toà án cấp phúc
thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quy định như
trên.

- Thứ ba, nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm:

 Ở đây, Toà án cấp phúc thẩm đã sửa lại bản án dân sự sơ thẩm nên chúng ta
cần phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm.

 Ở bản án sơ thẩm Toà đã buộc ông T trả cho bà G số tiền ông đã vay là
500.000.000 đồng kèm tiền lãi tính từ ngày 05/9/2016 đến ngày 05/9/2022 với
lãi suất 20%/năm.

 Căn cứ theo khoản 5 Điều 26 Nghị quyết 326/2016: “Bị đơn có yêu cầu phản
tố phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu phản tố không được
Tòa án chấp nhận. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu
cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận.”

 Vì Toà phúc thẩm chỉ chấp nhận yêu cầu ông T trả bà G số tiền 450.000.000
đồng chứ không phải 500.000.000 đồng theo như yêu cầu của bà G.
 Vậy nên, bà G phải chịu mức án phí sơ thẩm đối với 50.000.000 đồng - phần
yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Còn phía ông T đã kháng cáo toàn bộ
bản án sơ thẩm nhưng phần Tòa cấp phúc thẩm khi xem xét lại thì yêu cầu ông
T phải trả cho bà G 450.000.000 đồng nên Toà phúc thẩm chỉ không chấp nhận
phần yêu cầu 50.000.000 đồng mà bà G yêu cầu ông T phải trả.

4
Phần 3: Phân tích bản án

1. Nhận xét về việc Tòa án xác định án phí sơ thẩm và nghĩa vụ chịu án phí sơ
thẩm?

 Vụ án trên là tranh chấp về hôn nhân gia đình không có giá ngạch. Căn cứ
khoản 1 Điều 6 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định: “1. Mức án phí,
lệ phí Tòa án được quy định tại Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm
theo Nghị quyết này.” Theo đó, mức án phí của tranh chấp này là 300.000
đồng.

 Căn cứ khoản 4 Điều 147 BLTTDS 2015 quy định: “4. Trong vụ án ly hôn thì
nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp
nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận
tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.” Bản án
trên không nằm trong trường hợp cả hai thuận tình ly hôn nên chị K - nguyên
đơn có nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm và phải nộp mức án phí là 300.000 đồng.

 Vì vậy, Việc Tòa án xác định án phí sơ thẩm và nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm là
hợp lý.

2. Nhận xét của anh, chị về việc Tòa án xác định nghĩa vụ chịu án phí cấp dưỡng
thuộc về người không trực tiếp nuôi con khi họ tự nguyện thực hiện việc cấp
dưỡng? (nêu rõ luận cứ cho các nhận xét).

 Việc Tòa án xác định nghĩa vụ chịu án phí cấp dưỡng thuộc về người không
trực tiếp nuôi con khi họ tự nguyện thực hiện việc cấp dưỡng là phù hợp. Bởi
lẽ, việc này nhằm bù đắp phần chi phí mà Nhà nước đã sử dụng cho hoạt động
chung của Tòa án và hoạt động xét xử từng vụ án; góp phần bảo đảm thực hiện
tốt và hợp lý về chính sách tài chính Nhà nước. Ngoài ra, án phí cấp dưỡng
cũng được xem như một biệt pháp chế tài về vật chất nhằm ngăn ngừa những
hạn chế việc cấp dưỡng không được thực hiện từ việc tự nguyện của họ. Mặc
dù không trực tiếp nuôi con nhưng lại tự nguyện thực hiện việc cấp dưỡng, do
đó việc chịu án phí như một căn cứ để chứng minh nghĩa vụ việc cấp dưỡng
phải được thực hiện.

 Về mức án phí cấp dưỡng anh P phải nộp: Căn cứ điểm b khoản 6 Điều 27
Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ
thẩm đối với vụ án liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng như sau: “b)Trường hợp
các đương sự thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng và phương thức cấp
dưỡng trước khi mở phiên tòa nhưng có yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án,
quyết định thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu 50% mức án phí dân sự
sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch; trường hợp
tại phiên tòa mới thỏa thuận được với nhau thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng
phải chịu mức án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự
5
không có giá ngạch”. Theo quy định tại điểm này thì anh P - người thực hiện
việc cấp dưỡng có nghĩa vụ bắt buộc phải đóng án phí dân sự sơ thẩm. Tuy
nhiên, mức án phí cấp dưỡng sẽ tùy thuộc vào thời điểm thỏa thuận của chị K
và anh P về nghĩa vụ thực hiện cấp dưỡng diễn ra trước hay tại phiên tòa.

3. Từ các vấn đề nêu trên, tóm tắt vấn đề pháp lý trong vụ án.

 Vấn đề pháp lý: Xác định mức án phí dân sự sơ thẩm và nghĩa vụ đóng
án phí.
 Tóm tắt vấn đề pháp lý trong vụ án:
 Nguyên đơn: Lê K.
 Bị đơn: Thái P.
 Nội dung vụ án: Anh P và chị K kết hôn năm 2003 được UBND xã P,
huyện B , TP. HCM cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Nguyên
nhân ly hôn là mâu thuẫn do bất đồng quan điểm sống. Anh P thường
hay uống rượu về nhà đập phá tài sản gia đình. Về nuôi con chung, chị
K có nhu cầu nuôi con và không yêu cầu cấp dưỡng nhưng anh P tự
nguyện cấp dưỡng nuôi con là 1.000.000 tháng cho đến khi con 18 tuổi.
Về tài sản chung, nợ chung, ghi nhận đương sự không yêu cầu giải
quyết.
 Quyết định của Tòa án: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị K, chấp
nhận cho ly hôn giữa K và P. Giao con chung H cho K trực tiếp nuôi
dưỡng và anh P cấp dưỡng 1.000.000 đồng/ tháng.
 Án phí sơ thẩm: chị K chịu án phí ly hôn là 300.000 đồng, anh P chịu án
phí cấp dưỡng nuôi con là 300.000 đồng.

You might also like