Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Câu 23:

1. Cần hiểu độ dài đêm tới hạn để 1 cây ra hoa như thế
nào? Điều kiện để 1 cây ngày ngắn và 1 cây ngày dài
cùng ra hoa vào 1 thời điểm? Nếu một cây ra hoa trong
phòng điều hòa với chu kỳ ngày khoảng 10h sáng và 14h
tối thì nó có phải là cây ngày ngắn hay không? Giải thích?
2. Có 1 loại hoocmon thực vật được tạo thành chủ yếu ở
lá non, nhưng được vận chuyển đi khắp cơ thể, hoocmon
này có nhiều trong củ và hạt đang nảy mầm. hãy cho biết:
- Tên loại hoocmon đó.
- Phương thức vận chuyển trong cây.
- Tác động sinh lý
- Ứng dụng trong thực tế
Câu 24:
1. Tỉ lệ auxin/xitokinin ảnh hưởng trong nuôi cấy mô tế
bào như thế nào?
2. Tại sao ở cây đơn tính nếu nuôi cây non có lá nhưng
thiếu rễ thì có đến 90% là cây đực còn nếu có xuất hiện rễ
và thiếu lá thì đa phần là cây cái? Điều gì sẽ xảy ra nếu
cây có cả rễ và lá?
Câu 25:
1. Có các hoocmon thực vật sau: AIA, GA, xitokinin,
êtilen, ABA và các tác dụng sinh lí như sau: làm trương
dãn tế bào; ức chế sự nảy mầm của hạt; ảnh hưởng tới
tính hướng động; kích thích ra hoa và tạo quả trái vụ;
kích thích sự nảy mầm của hạt, củ, chồi; làm chậm quá
trình già của tế bào. Hãy sắp xếp các hoocmon thực vật
phù hợp với tác động sinh lí của nó.
2. Ở những nơi trồng quất để bán vào dịp tết, trước tết
khoảng 1 – 2 tháng, họ thường nhổ cây quất lên để không
(không có đất và nước) một thời gian, sau đó đem trồng
trở lại.
Họ làm như vậy với mục đích gì? Giải thích cơ sở sinh
học của hiện tượng đó.
Câu 26:
1. Trình bày tác động thuận nghịch của ánh sáng đỏ và
ánh sáng đỏ xa lên đáp ứng quang chu kì?
2. Ở điều kiện ngày dài đêm ngắn, một chớp đơn ánh sáng
toàn phần sẽ tác động lên mỗi nhóm thực vật như thế nào?
Giải thích.
Câu 27:
1. Một người làm vườn gieo hạt một loài cây 2 lá mầm và
thu được các cây con cùng kích thước và độ tuổi. Sau đó,
trồng các cây con này vào 5 cốc thí nghiệm chứa dung
dịch dinh dưỡng khoáng cơ bản và đánh dấu tương ứng 1,
2, 3, 4 và 5. Lần lượt bổ sung hoocmôn A vào cốc 1,
hoocmôn B vào cốc 2, hoocmôn C vào cốc 3, hoocmôn D
vào cốc 4, cốc 5 không bổ sung hoocmôn (đối chứng). So
với cốc 5, kết quả thí nghiệm thu được sau 14 ngày như
sau:
Cốc 1: Cây phân nhánh nhiều hơn, rễ ít phát triển
hơn.
Cốc 2: Kích thước cây gần như không có sự khác
biệt.
Cốc 3: Chiều cao của cây tăng nhanh hơn, ít phân
nhánh hơn.
Cốc 4: Chiều cao cây tăng nhanh hơn, không phân
nhánh, nhiều rễ.
Hãy cho biết A, B, C và D là hoocmôn gì?
2. Kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài đã hình thành
nên nhiều đặc điểm thích nghi ở hạt giúp hạt của các loài
thực vật hạt kín duy trì sự ngủ. Tuy nhiên, các đặc điểm
thích nghi của hạt về cơ bản có thể chia thành ba nhóm
dựa trên 3 nguyên lý chung duy trì sự ngủ của hạt ở hầu
hết các loài thực vật hạt kín.
- Nêu 3 nguyên lý chung duy trì sự ngủ của hạt.
- Nêu và giải thích các đặc điểm cấu tạo và thành
phần hoá học của hạt phù hợp với 3 nguyên lý chung duy
trì sự ngủ của nhiều loại hạt.
Câu 28: Thí nghiệm nghiên cứu về hoocmôn thực vật:
Trồng các lô của một loài thực vật trong điều kiện giống
nhau hoàn toàn, chỉ khác ở việc mỗi lô được phun một
trong ba loại hoocmôn thực vật tổng hợp Auxin, Giberelin
và Etylen với nồng độ khác nhau. Sau 10 ngày, đo và tính
chiều cao trung bình (cm) của mỗi lô và thu được bảng số
liệu sau:
1.10 2.10 4.10 8.10 1.10 2.10 3.10
Nồng độ 0 -7 -7 -7 -7 -3 -3 -3

Hoocmô
11 9,6 8,1 7,5 7,1 5,5 5,1 4,7
nA
Hoocmô 11,
11,7 12,3 15,6 14,8 17,9 18,7 19,6
nB 2
Hoocmô 10,
11,4 11,9 12,8 13,9 8,4 7,3 6,4
nC 8
1. Cho biết A, B và C là loại hoocmon nào? Giải thích.
2. Ảnh hưởng của mỗi loại hoocmon đến chiều cao thân
có ý nghĩa gì đến sự phát triển của thực vật?
Câu 29: Loài thực vật B ra hoa vào mùa hè và không ra
hoa vào mùa đông. Khi làm phép thử nhằm giúp cây ra
hoa vào mùa đông, người ta đã xử lý cây từ giai đoạn còn
non bằng cách ngắt quãng đêm dài nhờ chớp ánh sáng đỏ,
chia 1 đêm dài thành 2 đêm ngắn nhưng cây vẫn không ra
hoa.
1. Hãy đưa ra 2 giả thuyết cho hiện tượng không ra hoa ở
loài thực vật B.

You might also like