VLTBNK Nhóm 1 Sáng TH 2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 47

CÂY DÒ

NHA
CHU
Nhóm 2
Nội dung thuyết trình
Khái niệm

Đặc điểm chung

Các thế hệ cây dò

Tác dụng của cây dò

Cách sử dụng
KHÁI NIỆM

CÂY DÒ NHA CHU


CÂY DÒ
NHA CHU
- Cây dò nha chu: là một loại cây dò
có chia vạch dùng để đo độ sâu và xác
định đặc điểm hình thể của túi nha
chu. (Bảng chú giải thuật ngữ nha
chu, 2001)
- Tên gọi trong tiếng Việt:
Cây dò nha chu
Sonde nha chu
Thước đo nha chu
Thám châm nha chu
Cây đo túi lợi
ĐẶC ĐIỂM THIẾT KẾ
CÂY DÒ NHA CHU
Đặc điểm thiết kế

Đầu dò Thân/ Tay cầm

Cổ
Đặc điểm thiết kế
Đầu làm việc của cây dò nha chu thường
tù, kém nhọn hơn thám trâm thông
thường. Hình dáng đầu làm việc khác
nhau:
+ Đầu làm việc dạng trụ thuôn (Đa số
các loại cây dò: William, UNC, Đại học
Michigan…),
+ Đầu làm việc có bi đường kính 0.5
mm (cây dò của WHO),
+ Đầu làm việc loại dẹt, phẳng, hình
dáng giống gậy chơi khúc côn cầu
(Goldman Fox)
+ Đầu dò dạng cong (Cây dò của
Naber)
Đặc điểm thiết kế
- Đầu dò được làm bằng vật liệu
thép không gỉ hoặc nhựa.
- Đầu làm việc được đánh dấu
bằng
+ Vạch millimet: Đầu làm việc của
cây dò nha chu được đánh dấu, chia
vạch theo đơn vị milimét.
+ Dãy màu: vạch màu đậm, lớn
thường là màu đen gồm một số
milimét.
Các thế hệ sau
- Ngoài ra các thế hệ sau còn có sự
cải tiến về thiết kế:

+ Thế thệ 2 có bộ phận đo áp lực


thăm dò

+ Thế hệ 3, 4 có kết nối với máy


tính và lưu dữ liệu

+ Thế hệ 5: đầu dò siêu âm.


PHÂN LOẠI

CÂY DÒ NHA CHU


Cây dò qua từng thế hệ
Thế hệ 1 Thế hệ cây dò thủ công phổ biến nhất

Thế hệ 2 Được gắn bộ phận nhạy cảm với lực hoặc áp suất

Thế hệ 3 Được kết nối với máy tính

Thế hệ 4 Có thể thăm khám 3 chiều

Thế hệ 5 Thăm khám nha chu không xâm lấn


CÂY DÒ NHA CHU

THẾ HỆ ĐẦU TIÊN


Thế hệ đầu tiên

- Cây dò nha chu cầm tay thủ công,


đơn giản, phổ biến nhất.

- Nó chưa được thêm vào khả


năng chuyên biệt của các thế hệ
sau như: kiểm soát lực, áp suất
của cây thăm dò, chưa có tính
năng thu thập dữ liệu nha chu.
Thế hệ đầu tiên – Cây dò Williams
- Được phát triển và công bố bởi C.H.M
Williams năm 1936, đây là cây thăm dò đầu
tiên được sử dụng để đánh giá độ sâu thăm
dò của túi lợi.
- Đầu thám châm bằng thép không gỉ, dài,
mảnh, đầu tù, đầu thám châm và phần tay
cầm tạo góc 130 độ.
- Đường kính đầu dò là 1 mm.
- Thân của đầu dò có các đường vạch thứ
tự lần lượt là 1, 2, 3.5, 7, 8, 9 và 10mm.
- Do kích thước, khoảng cách giữa các vạch
rất nhỏ nên không có vạch 4 và 6mm để
tránh nhầm lẫn trong quá trình đọc.
Thế hệ đầu tiên –Cây dòcủa đại học Bắc Carolina (UNC-15)
- Các vạch đánh dấu lần lượt là 1, 2,
3, 4.5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14
và 15 mm.
- Đầu thám châm có màu ở vạch
thứ 5 (4-5), thứ 10 (9-10) và thứ 15
(14-15).
- Đầu thám châm mỏng giúp đi vào
được những kẽ xơ chặt chẽ.
Thế hệ đầu tiên - Cây dò nha chu của WHO/ CPITN
- Được mô tả và được khuyến nghị
sử dụng bởi WHO và FDI vào năm
1978 nhằm sàng lọc và giám sát các
bệnh nhân bằng cách sử dụng chỉ số
CPITN
- Điểm khác biệt của đầu dò này
trước hết nằm ở đầu bi 0.5 mm giúp
phát hiện cấu trúc nhám ở chân
răng như cao răng. Phần đầu thám
châm tạo với phần thân góc 90°, có
phần thân nhỏ gọn và nhẹ (5 gam).
Thế hệ đầu tiên - Cây dò nha chu của WHO/ CPITN
- Mục đích sử dụng của cây dò nha
chu WHO: Đo độ sâu túi lợi; Phát
hiện cao răng dưới lợi
- Cây dò này được chia nhỏ thành 2
loại:
+ Cây dò CPITN-e có cách vạch
3.5mm và 5.5mm
+ Cây dò CPITN-c có đánh dấu
3.5mm, 5.5mm, 8.5mm và 11.5mm,
vạch đen giữa 3.5 mm và 5.5 mm,
cũng như vạch đen ở 8.5 mm và
11.5 mm.
Thế hệ đầu tiên – Cây dò nha chu của Michigan ‘O’
- Đầu dò nha chu này được cố gắng làm
cho mảnh nhất có thể, điều này giúp bác
sĩ có một góc linh hoạt nhất để thăm dò
tổng quát các túi nha chu.
- Có các vạch ở vị trí: 3, 6 and 8 mm.
- Ưu điểm: Đầu thám châm mỏng giúp đi
vào được những kẽ xơ chặt chẽ.
- Nhược điểm: không được sử dụng để
đo túi sâu vì các vạch kết thúc ở 8 mm
Thế hệ đầu tiên - Cây dò của đại học Michigan
- Có các vạch đánh dấu giống đầu
dò Williams: 1, 2, 3, 5, 7, 8, 9, 10
mm, không có vạch 4 và 6 mm.
- Đầu dò nha chu này được thiết kế
mỏng hơn đầu dò của William, giúp
đầu dò có khả năng đi vào được
những kẽ xơ chặt chẽ.
Thế hệ đầu tiên - Cây dò nha chu của Marquis
Đây là đầu dò có cách vạch đánh
dấu theo từng 3mm một.
Cụ thể: Vạch sẽ ở giữa 3mm và
6mm, 9 mm và 12mm.
Có nhiều màu vạch:
+ Đen

+ Trắng

+ Vàng

+ Xanh
Thế hệ đầu tiên - Cây dò nha chu Goldman Fox
- Đây là một đầu dò đặc biệt, đầu
dò được thiết kế phẳng và dẹt chứ
không phải dạng thuôn
- Đánh số giống của William: 1 2 3 5
7 8 9 10.
Thế hệ đầu tiên - Cây dò chẽ chân răng của Naber
- Đầu dò nha chu của Naber được
sửa đổi dựa trên cây dò nha chu
Marquis: thay vì có đầu thẳng như
Marquis, Naber có đầu cong để có
thể tiếp cận được vào chẽ chân
răng.
- Chỉ định: xác định mức độ chẽ các
chân răng ở răng nhiều chân, đánh
giá các trường hợp lâm sàng phức
tạp, bao gồm cả những trường hợp
được điều trị phục hồi.
- Phương pháp đánh dấu giống của
Marquis: đánh dấu theo từng 3mm
một, vạch đen sẽ ở giữa 3mm với
6mm và giữa 9 mm với 12mm.
Thế hệ đầu tiên - Cây dò nha chu thế hệ 1 rất
khó có thể kiểm soát được lực
Phân tích thăm dò
- Có thể làm bệnh nhân bị đau
ưu-nhược trong quá trình thăm khám vì
chúng ta không biết được áp

điểm lực thăm dò như thế nào là


phù hợp.
CÂY DÒ NHA CHU

THẾ HỆ THỨ HAI


Thế hệ thứ hai

1971 1994

Gabathuler và Hassell đã phát Hunter đã chế tạo ra cây


minh ra đầu dò nha chu nhạy thăm dò nha chu áp suất
cảm với áp suất thực đầu tiên, thực (TPS) và là nguyên
sử dụng một áp điện nhỏ được mẫu cho các cây dò thế hệ
coi là cảm biến áp suất, gắn vào thứ hai. Đường kính 0,5
cuối đầu thăm dò. mm. Việc kiểm soát áp suất
Đầu dò nha chu có đường kính thăm dò là 20N/ mm2 luôn
khoảng 0.65mm, có vạch ở các được áp dụng.
vị trí 3,6 và 9 mm.
Lực thăm dò của dụng cụ là:
0.25 +_ 0.09 N
Thế hệ thứ hai – Phân tích ưu-nhược điểm
Ưu điểm Nhược điểm
- Kiểm soát được lực khi thực - Quá trình đo vẫn được thực
hiện thăm dò hiện một cách thủ công
- Giảm sự đau đớn, giúp bệnh → Vẫn còn sai sót khi đo và
nhân cảm thấy dễ chịu khi đọc số liệu
thăm khám - Không có máy tính lưu trữ
dữ liệu
- Chưa đo được mức độ kết
dính của lợi.
CÂY DÒ NHA CHU

THẾ HỆ THỨ BA
Thế hệ thứ ba
- Thế hệ này không chỉ có khả năng
kiểm soát được lực thăm dò như
thế hệ 2 mà còn khả năng tự động
đọc kết quả số liệu và lưu trữ dữ
liệu trực tiếp dưới sự hỗ trợ của
máy tính.
- Sự tiến bộ này giúp giảm sự chủ
quan của người đo, tăng độ chính
xác của đầu dò mà còn phục vụ cho
quá trình điều trị và nghiên cứu
khoa học nhờ khả năng lưu trữ dữ
liệu bệnh nhân.
Thế hệ thứ ba - Cây dò Foster Miller
- Năm 1986, thám châm Foster-
Miller được phát minh ra bởi
Jeffcoat và cộng sự. Nó là nguyên
mẫu của các thám châm thế hệ thứ
3.
- Đầu dò Foster Miller ngoài khả
năng kiểm soát lực thăm khám rất
tốt còn có thể tự động phát hiện ra
đường nối men – cement (CEJ).
-Nhược điểm của cây dò này là
nhiều khi nó có thể “nhận diện
nhầm” là độ nhám của chân răng
hoặc các bất thường bề mặt chân
răng là đường nối Men - cement.
Thế hệ thứ ba - Cây dò Florida
Cây thăm dò nha chu Florida được
phát triển bởi Gibbset vào năm
1988
Thiết kế của cây dò Florida khá đặc
biệt: gồm tay khoan thăm dò, bàn
đạp điều khiển (pedal), màn hình kỹ
thuật số và máy tính.
Đầu thăm dò hình trụ thuôn, đường
kính 0,4mm, đỉnh đầu thăm dò khá
tròn, các vạch đo được đánh dấu
giống như đầu thăm dò của đại học
Michigan.
Thế hệ thứ ba - Cây dò Florida
Cây dò Florida có khả năng kiểm
soát lực dò luôn ở 1.99N/mm2, sai
số 0.25
Cây dò Florida có hai phiên bản: sử
dụng đầu dò Stent và đầu dò đĩa để
đánh giá mức độ bám dính.
Đầu dò stent một stent làm bằng
chất liệu acrylic để dễ dàng hơn
trong thao tác đo.
Đầu dò đĩa sử dụng 1 đĩa kim loại
nhỏ được gắn vào tay cầm. Điểm
tham chiếu là mặt nhai hoặc rìa cắn
của răng của răng.
Thế hệ thứ ba - Cây dò Florida

• Đầu dò này được phát triển tại Đại học Toronto thông qua các nghiên cứu của
Birek vào năm 1987.

• Đầu dò bao gồm một máy đo chiều dài kỹ thuật số được kết nối với dây Ni-Ti
đường kính 0,5mm và được bọc trong một tấm polyetylen.

• Năm 1990, đầu dò đã được cải tiến, giờ đây, đường kính đầu dò chỉ còn
0,18mm.

• Có thể nói, đây là đầu dò cho ra kết quả chính xác nhất hiện nay.
CÂY DÒ NHA CHU

THẾ HỆ THỨ TƯ
Thế hệ thứ tư

- Với tiền đề là các thế hệ trước, với cây dò nha chu thế hệ thứ 4 chúng ta có
thể thăm khám 3 chiều, lần lượt đo các vị trí vùng quanh răng.

- Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa tìm ra được bất kỳ sản phẩm
đến từ nhà sản xuất nào trên thi trường có cây dò nha chu thế hệ thứ 4. Loại
đầu dò này vẫn được các hãng nghiên cứu và tìm hiểu.
CÂY DÒ NHA CHU

THẾ HỆ THỨ NĂM


Thế hệ thứ năm
• Đây là một sự tiến bộ vượt bậc, sự khác biệt lớn so với 4 thế hệ trước nhờ kỹ
thuật thăm khám nha chu không xâm lấn, không gây đau đớn và sang trấn
cho các mô nha chu vì đầu dò không xâm lấn vào biểu mô kết nối nối.
• Nhờ sử dụng sóng siêu âm, chúng ta có thể nhận diện hình ảnh và thiết lập
bản đồ ranh giới trên của dây chằng nha chu dưới dạng hình ảnh 3D, sau đó
toàn bộ dữ liệu sẽ được lưu trữ trên máy tính.
• Tưởng chừng thế hệ thứ 5 sẽ không còn nhược điểm gì, nhưng để sử dụng
được đầu dò thứ 5 bản thân nha sĩ sử dụng phải có khả năng điều khiển được
phần mềm thăm dò, đọc các thông số. Mặt khác thiết bị này còn rất đắt đỏ,
kể cả ở các đất nước phát triển về Y học việc sử dụng cây dò nha chu sóng
siêu âm này chưa phổ biến, hầu như chỉ sử dụng trong các Viện hàn lâm với
mục đích nghiên cứu khoa học.
CÔNG DỤNG

CÂY DÒ NHA CHU


Công dụng của cây dò nha chu
Nhìn chung sử dụng đầu dò để thăm khám nha chu là một trong những
phương pháp phổ biến được sử dụng trong việc chẩn đoán các bệnh lý vùng
nha chu. Cụ thể dụng cụ này có vai trò:
- Đo độ sâu của rãnh lợi (gingival sulcus)

- Đo độ rộng của lợi dính

- Đo mức độ bám dính trên lâm sàng

- Đánh giá tình trạng chảy máu, sự có mặt của dịch tiết có mủ.

- Đánh giá vị trí, độ sâu, hình thể của túi nha chu (Periodontal Pocket).

- Đánh giá độ chẽ của chân các răng nhiều chân (với cây thăm dò Naber)
PHƯƠNG PHÁP ĐO BẰNG

CÂY DÒ NHA CHU


Phương pháp đo bằng cây dò nha chu
- Nhắc lại một số khái niệm giải phẫu.
+ Lợi tự do
+ Rãnh lợi
+ Túi nha chu/ túi quanh răng
- Kỹ thuật đo.
+ Phương pháp bước bộ
+ Kỹ thuật dùng cho mặt tiếp xúc của hai răng kế cận
- Cách đọc số liệu.
Nhắc lại một số khái niệm giải phẫu.
Lợi tự do: Rãnh lợi Túinhachu/Túiquanhrăng

- Lợi tự do là phần không - Rãnh lợi là khoảng - Túi nha chu là rãnh lợi
bị dính của lợi bao quanh không gian giữa lợi tự do sâu bất thường do bênh
răng trong vùng nối men- và bề mặt răng, có dạng lý.
cement. chữ V,
- Trong túi nha chu, tận
- Mô lợi của lợi tự do vừa - Nguồn gốc của rãnh lợi
sát quanh cổ răng nhưng là được hình thành từ cùng của dầu dò nha chu
không dính chặt vào răng. biểu mô kết nối – là một chạm vào biểu mô kết nối
tại vị trí ở phần chân răng,
→ Mô lợi có thể được kéo biểu mô đặc biệt có thể
ra khỏi bề mặt răng với gắn với bề mặt răng. dưới đường nối men -
thước đo nha chu. cement/
Kỹ thuật đo- Phương pháp bước bộ
Phương pháp bước bộ là sự di
chuyển đầu dò nha chu xung
quanh chu vi của đáy rãnh lợi hoặc
túi nha chu. Phương pháp này có
thể ước lượng toàn bộ chiều sâu
của đáy túi nha chu vì biểu mô kết
nối không phải lúc nào cũng ở mức
độ đồng đều ở quanh răng. Trong
lâm sàng, sự khác nhau giữa chiều
sâu của đáy túi ở hai vị trí gần nhau
của răng là bình thường.
Phương pháp bước bộ là sự tập hợp
của các thao tác đưa đầu dò lên
xuống với biên độ nhỏ bên trong
rãnh lợi hoặc túi nha chu.
Kỹ thuật đo- Phương pháp bước bộ
Kỹ thuật khám:
+ Đưa thám trâm vào cho đến khi đầu
của thám trâm tiếp xúc với biểu mô
kết nối, đó là đáy của rãnh lợi. Biểu mô
kết nối mềm và có sự đàn hồi khi tiếp
xúc với đầu dò.
+ Di chuyển thám trâm lên xuống
trong giới hạn nhỏ từ 1-2mm đồng
thời di chuyển về phía trước 1mm. Với
mỗi lần đi xuống, thám trâm lại chạm
vào biểu mô kết nối. Thám trâm sẽ
không rời khỏi rãnh lợi trong quá trình
lên xuống nhằm giảm thiểu tổn
thương mô lợi.
+ Lực tác động của đầu của thám trâm
với biểu mô kết nối nên từ 10-20g.
Kỹ thuật đo
Phương pháp bước bộ

LƯU Ý:
+ Trong suốt quá tình thăm khám,
một cạnh của đầu dò cần duy trì
tiếp xúc với bề mặt
răng.
+ Vị trí của đầu dò cần song song
với trục dọc thân răng nhiều nhất
có thể
+ Đo độ sâu rãnh lợi hoặc túi nha
chu của 6 mặt của mỗi răng: (1) mặt
ngoài xa, (2) mặt ngoài, (3) mặt gần
ngoài, (4) mặt xa trong, (5) mặt
trong và (6) mặt gần trong.
Kỹ thuật dùng cho mặt tiếp xúc của hai răng kế cận.
Khi hai răng liền kề nhau, một kỹ thuật đặc biệt sẽ được dùng để thăm dò khu
vực bên dưới diện tiếp xúc.
Có 2 bước được sử dụng:
Bước 1: Đặt đầu làm việc của cây dò nha chu tiếp xúc với mặt bên của răng.
Trong khi duy trì đầu thám trâm tiếp xúc với bề mặt răng, di chuyển nó giữa hai
răng đến khi chạm vào phần diện ttiếp xúc giữa hai răng (phần hẹp nhất không
thể nhích thêm nữa). Đầu dò lúc này to hơn khoảng cách diện tiếp xúc giữa hai
răng kế cận, nên vùng rãnh lợi ở dưới đó không thể thăm khám trực tiếp được.
Bước 2: Nghiêng đầu thám trâm một chút sao cho phần đỉnh thám trâm chạm
đến phần dưới của diện tích tiếp xúc trong khi đó phần trên của đầu thám
trâm chạm vào phần diện tích tiếp xúc. Với đầu thám trâm trong vị trí này,
chúng ta chỉ cần nhẹ nhàng ấn xuống để chạm vào biểu mô kết nối.
Kỹ thuật dùng cho mặt tiếp xúc của hai răng kế cận.
Cách đọc số liệu
- Cách đọc mỗi mặt: Đọc từng mặt rồi ghi lại độ sâu của rãnh lợi hoặc túi nha
chu mặt đó. Nếu độ sâu khác nhau trong mỗi mặt, thì lấy điểm có độ sâu sâu
nhất.
Ví dụ, nếu độ sâu của mặt ngoài là từ 2 đến 6 mm, thì sẽ ghi 6mm vào bảng kết
quả, theo hình thì sẽ lấy độ sâu tại điểm C để ghi vào biểu đồ
- Kết quả ghi sẽ được làm tròn lên. Ví dụ, kết quả đọc được là 3.5 mm thì sẽ
làm tròn lên 4mm để ghi vào biểu đồ, tương tự với 5.5 mm sẽ được làm tròn
lên 6mm.

You might also like