Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 33

GIẢI PHẪU MẠCH MÁU

VÙNG HÀM MẶT

Bs Nguyễn Việt Anh


Bộ môn bệnh lý và phẫu thuật miệng – hàm mặt
Động mạch vùng hàm mặt

Động mạch cấp máu vùng hàm mặt


chủ yếu từ các nhánh của động mạch
cảnh ngoài (màu đỏ), ngoại trừ một
phần hốc mũi và phần trên của mặt do
các nhánh của động mạch cảnh trong
cấp máu (màu đen)
Động mạch cảnh ngoài
• Nguyên ủy: xuất phát từ đm cảnh
chung ở ngang mức bờ trên sụn
giáp
• Đường đi: lên trên, ra trước dọc
theo bờ trước cơ ức đòn chũm,
tiếp tục đi lên đến bờ dưới bụng
sau cơ nhị thân và cơ trâm móng,
rồi vào vùng hố sau hàm. Tại đây,
đm chuyển hướng đi thẳng lên
trên vào trong nhu mô tuyến mang
tai, song song với bờ sau ngành
lên xương hàm dưới, đến sau cổ
lồi cầu, động mạch chia 2 nhánh
tận là đm hàm trên và đm thái
dương nông
Động mạch cảnh ngoài
• Liên quan: trong tuyến
mang tai, đm liên quan
với tk VII và tm sau hàm
dưới: động mạch nằm
trong, thần kinh VII nằm
ngoài, tĩnh mạch nằm
giữa
• 6 Nhánh bên:
+ Động mạch giáp trên
+ Động mạch lưỡi
+ Động mạch mặt
+ Động mạch chẩm
+ Động mạch tai sau
+ Động mạch hầu lên
Động mạch mặt
Nguyên ủy: từ động mạch cảnh ngoài trong tam
giác cảnh phía trên động mạch lưỡi hoặc từ 1 thân
chung với động mạch lưỡi (thân lưỡi mặt)
Động mạch mặt

Đường đi: ĐM được che bởi ngành lên xương hàm dưới, đi vòng
lên trên vào rãnh ở mặt sau tuyến dưới hàm. Động mạch đi vòng lên
trên qua thân xương hàm dưới tại bờ trước của cơ cắn; đi ra trước
và lên trên qua má đến góc miệng, sau đó đi lên dọc theo cạnh mũi,
và kết thúc tại góc mắt trong đổi tên là động mạch góc, thông với
nhánh mắt của động mạch cảnh trong.
Đường đi của động mạch mặt khá ngoằn nghoèo, nhằm để thích
hợp cho các động tác của cổ và hầu họng khi nuốt; và các cử động
của các cơ quan như XHD, môi và má
Động mạch mặt
Liên quan:
- Ở vùng cổ: tại chỗ xuất phát,
động mạch nằm nông, được che
phủ bởi da, cơ bám da cổ, và cân;
sau đó đi bên dưới cơ nhị
thân và cơ trâm móng và một
phần tuyến dưới hàm, nhưng nằm
trên thần kinh hạ thiệt.
- Ở mặt: khi đi qua thân xương
hàm dưới, động mạch nằm
tương đối nông, ngay bên dưới
các cơ của miệng và trên cơ
mút và cơ nâng góc miệng
- Tĩnh mạch mặt trước đi kèm
động mạch
Động mạch mặt
Nhánh bên: 2 nhóm các nhánh cổ
và các nhánh mặt
- Các nhánh cổ:
• Động mạch khẩu cái lên
• Động mạch dưới cằm
• Nhánh amidan của động mạch
mặt
• Nhánh tuyến của động mạch
mặt
- Các nhánh mặt:
• Động mạch môi trên.
• Động mạch môi dưới.
Vòng ĐM quanh môi
Động mạch lưỡi

• Nguyên ủy: động mạch lưỡi xuất phát từ mặt trước động
mạch cảnh ngoài, ngang mức hoặc ngay trên xương
móng.
Động mạch lưỡi

• Đường đi và liên quan : chạy ra trước  bờ sau cơ móng lưỡi, sau đó


uốn lên trên và ra trước ở mặt trong cơ này  động mạch quặt lên
trên đến khoảng giữa cơ cằm lưỡi và cơ dọc dưới của lưỡi lại uốn
cong một lần nữa chạy theo hướng ngang ngoằn ngoèo giữa cơ cằm
lưỡi và cơ dọc dưới của lưỡi đến đầu lưỡi. Trong lưỡi, động mạch
chạy ngoằn ngoèo để thích nghi với các vận động của lưỡi.
• Thần kinh XII bắt chéo phía ngoài động mạch lưỡi ở bên dưới gân
bụng sau cơ nhị thân trong tam giác cổ, sau đó chạy ra trước bắt chéo
động mạch lưỡi lần thứ hai trong vùng dưới hàm.
Động mạch lưỡi

• Nhánh bên: gồm động mạch trên móng, động mạch lưng lưỡi và động
mạch dưới lưỡi.
• Động mạch lưỡi sau khi cho nhánh động mạch dưới lưỡi tiếp tục đi
vào thân lưỡi, đổi tên thành động mạch lưỡi sâu chạy ra phía trước
nằm sát niêm mạc bụng lưỡi, cấp máu cho thân lưỡi và đầu lưỡi. Cuối
cùng động mạch lưỡi sâu phân chia thành những nhánh tận thông nối
với các nhánh của động mạch lưỡi sâu bên đối diện tạo thành cung
động mạch lưỡi sâu.
Động mạch hàm

• Nguyên ủy, đường đi: động mạch hàm là nhánh lớn trong hai nhánh
tận của động mạch cảnh ngoài, xuất phát từ sau cổ lồi cầu xương
hàm dưới, và đi vào mô tuyến mang tai; động mạch đi ra phía trước
giữa ngành lên xương hàm dưới và dây chằng bướm hàm, sau đó
động mạch đi qua mặt ngoài hoặc mặt trong cơ chân bướm ngoài,
đến hố chân bướm khẩu cái.
• Động mạch cấp máu cho các cấu trúc sâu của mặt
Động mạch hàm
Có thể chia thành 4 đoạn
theo sự phân bố mạch máu
đến các cơ quan:
• Hàm dưới
• Cơ
• Hàm trên
• Chân bướm hàm
Động mạch hàm
Đoạn hàm dưới cấp máu
cho hàm dưới
Các nhánh bao gồm:
• Động mạch xương ổ dưới
• Động mạch màng não giữa
• Động mạch tai sâu
• Động mạch nhĩ trước
• Động mạch màng não phụ
Động mạch hàm đoạn hàm dưới
Đm xương ổ dưới (còn gọi là đm huyệt răng
dưới)
• Là nhánh bên lớn nhất ở đoạn hàm dưới.
• Từ vị trí xuất phát, đm đi xuống dưới đến lỗ
gai spix  ống xương ổ dưới. Trước khi chui
vào ống xương ổ dưới, đm cho nhánh hàm
móng đi cùng thần kinh hàm móng đến cơ
hàm móng. Trong ống xương ổ dưới, đm phân
nhánh vào tủy xương, răng và XOR.
• Đm xương ổ dưới tận hết bởi hai nhánh tận là
đm cằm và đm răng cửa
• đm cằm: chui ra qua lỗ cằm, cấp máu cho mô
mềm vùng cằm và thông nối với đm môi dưới
• Nhánh răng cửa tiếp tục đi trong xương hàm
dưới đến đường giữa, cấp máu cho các răng
trước và thông nối với nhánh răng cửa bên đối
diện.
• Các nhánh lên cấp máu cho răng và XOR
Động mạch hàm

Đoạn cơ: là đoạn dài nhất


tương ứng vị trí bắt ngang cơ
chân bướm ngoài. Đoạn này
cấp máu cho tất cả các cơ nhai
và cơ mút.
Các nhánh bên:
• Động mạch thái dương sâu
trước và sau: cấp máu cho cơ
thái dương
• Động mạch cắn: cấp máu cho
cơ cắn và bao khớp thái
dương hàm
• Các nhánh chân bướm: cấp
máu cho cơ chân bướm ngoài
và trong
• Động mạch má: cấp máu cho
cơ mút và niêm mạc má
Động mạch hàm

Đoạn hàm trên


• Là đoạn thứ ba của động mạch hàm, sau khi bắt ngang cơ
chân bướm ngoài,mặt sau xương hàm trên. Sau khi tách
hai nhánh bên là động mạch xương ổ trên sau và động
mạch dưới ổ mắt,động mạch hàm chui qua khe chân
bướm hàm vào hố chân bướm khẩu cái
Động mạch hàm

Đoạn chân bướm khẩu cái


• Rất ngắn, nằm trong hố chân bướm khẩu cái
• Động mạch hàm chia thành các nhánh tận ngay sau khi
chui qua khe chân bướm hàm
Động mạch hàm đoạn chân bướm khẩu cái

Các nhánh:
• Đm khẩu cái xuống:
o ĐM khẩu cái lớn
o ĐM khẩu cái bé
o Các nhánh mũi.
• Đm ống chân bướm
• Đm bướm khẩu cái
Động mạch thái dương nông
- Tiếp tục đường đi của động mạch
cảnh ngoài ở hố sau hàm, đi thẳng lên
trên qua mỏm gò má xương thái
dương ngay trước bình tai , rất nông,
ngay dưới lớp da và mạc nông.
Nhánh bên:
- Trong tuyến mang tai
• Các nhánh mang tai
• Các nhánh loa tai trước
• Động mạch ngang mặt
- Trên cung gò má:
• Động mạch gò má - ổ mắt
• Động mạch thái dương giữa
Nhánh tận:
o Động mạch trán
o Động mạch đỉnh.
Hệ thống tĩnh mạch vùng đầu mặt
- là hệ thống tĩnh mạch phức tạp nhất trong cơ thể.
- Gồm hai hệ thống với những đặc điểm khác nhau:
• Hệ thống tĩnh mạch ngoại sọ
• Hệ thống tĩnh mạch nội sọ.
- Các tĩnh mạch thông nối với
cho phép máu có thể lưu thông theo nhiều hướng khác
nhau, ngăn cản sự gia tăng áp lực nội sọ khi có tình trạng
chèn ép tĩnh mạch cảnh trong.
Tuy nhiên, nó cũng làm gia tăng nguy cơ lan rộng của
nhiễm trùng, một nhiễm trùng từ vùng hàm mặt có thể
lan vào trong sọ.
Tĩnh mạch mặt
• Tĩnh mạch mặt dẫn lưu các vùng
cấp máu bởi động mạch mặt.
• Tĩnh mạch mặt bắt đầu từ tĩnh
mạch góc
• Tĩnh mạch chạy xuống qua mặt, ở
sau động mạch mặt, tới bờ dưới
thân xương hàm dưới. Tiếp đó nó
bắt chéo mặt nông của tuyến dưới
hàm và tiếp nhận nhánh trước của
tĩnh mạch sau hàm dưới ở ngang
góc hàm dưới. Cuối cùng, nó đổ
vào tĩnh mạch cảnh trong ở ngang
mức sừng lớn xương móng.
• Tĩnh mạch mặt là con đường lan
truyền nhiễm trùng từ vùng mặt
vào xoang tĩnh mạch sọ vì tính
mạch trên ổ mắt nối với tĩnh mạch
mắt trên đổ vào xoang tĩnh mạch
hang và giữa 2 hệ thống này
không có van.
Tĩnh mạch lưỡi

• Tĩnh mạch lưỡi dẫn lưu máu thân lưỡi và đáy lưỡi.
• Các nhánh chính của tĩnh mạch lưỡi bao gồm tĩnh mạch lưng
lưỡi, tĩnh mạch lưỡi sâu và tĩnh mạch dưới lưỡi. Hầu hết các
tĩnh mạch đều đi theo động mạch cùng tên.
• Trong đa số trường hợp, tĩnh mạch lưỡi đổ vào tĩnh mạch mặt
chung (thân chung của các tĩnh mạch mặt, sau hàm và lưỡi)
Tĩnh mạch sau hàm
• Tĩnh mạch sau hàm dẫn lưu
máu ở những vùng do động
mạch hàm và động mạch thái
dương nông cấp máu.
• Tĩnh mạch sau hàm do tĩnh
mạch thái dương nông và các
tĩnh mạch hàm hợp lưu trong
mô tuyến mang tai, nó đi xuống
tới góc hàm thì chia thành 2
nhánh:
• Nhánh trước đổ vào tĩnh mạch
mặt
• Nhánh sau: cùng tĩnh mạch tai
sau tạo nên tĩnh mạch cảnh
ngoài ở sau góc hàm
Tĩnh mạch mặt chung
• Tĩnh mạch mặt chung
bắt đầu từ dưới góc hàm
do tĩnh mạch mặt và tĩnh
mặt sau hàm hợp lưu.
• Tĩnh mạch đi xuống dưới
và ra sau, xuyên qua
mạc cổ đổ vào tĩnh mạch
cảnh trong ở ngang mức
xương móng.
Ứng dụng
Hiểu biết về giải phẫu mạch máu, giúp ngăn ngừa các tai
biến chảy máu động mạch có thể xảy ra trong các can
thiệp nha khoa: nhổ răng, phẫu thuật nang, cắt phanh
lưỡi…và trong các phẫu thuật hàm mặt.
Các động mạch có thể bị tổn thương:
- Động mạch mặt
- Động mạch khẩu cái lớn
- Động mạch dưới lưỡi
- Bó mạch thần kinh xương ổ răng dưới
- Bó mạch thần kinh cằm
Ứng dụng
1. Tổn thương động mạch mặt
Đm mặt bắt chéo ngách tiền đình hàm dưới ở khoảng răng
hàm lớn thứ nhất.
Tổn thương đm mặt có thể gặp trong 1 số điều trị:
- Trích rạch áp xe vùng răng hàm nhỏ - răng hàm lớn hàm
dưới.
- Phẫu thuật cắt tuyến dưới hàm
- KHX hàm dưới cành ngang
- Cắt u vùng dưới hàm
Ứng dụng
2. Tổn thương động mạch dưỡi lưỡi
Có thể gặp trong các thủ thuật can thiệp ở sàn miệng hoặc
vùng răng hàm nhỏ, hoặc hàm lớn hàm dưới:
- Phẫu thuật nang ở sàn miệng
- Nhổ răng ngầm lệch sát bản trong
- Cấy ghép implant nha khoa
- Cắt phanh lưỡi
Ứng dụng
3. Động mạch khẩu cái lớn
- Đm khẩu cái lớn đi vào khoang miệng qua lỗ khẩu cái lớn,
ở vị trí chuyển tiếp mặt trong xương ổ răng số 8 (phần
đứng) và trần vòm miệng (phần ngang), đm chạy ra trước
cho nhiều nhánh bên cấp máu cho niêm mạc vòm miệng.
- Các can thiệp có thể gây tổn thương đm khẩu cái lớn:
- Lấy mô liên kết ở vòm miệng
- Tạo vạt vá lỗ thông miệng – xoang hàm
- Tạo hình vòm
- Trích rạch áp xe
Ứng dụng
4. Bó mạch thần kinh xương ổ răng dưới
- Cấy ghép implant vùng răng hàm lớn hàm dưới
- Nhổ răng và nạo viêm ở những răng có tổn thương viêm
quanh cuống rộng, tiêu xương nhiều
- Phẫu thuật răng ngầm vùng răng hàm nhỏ và răng hàm
lớn.
Ứng dụng
5. Bó mạch thần kinh cằm
- Kết hợp xương: gãy xương hàm dưới qua lỗ cằm
- Cấy ghép implant nha khoa, đặc biệt ở những bệnh nhân
mất răng toàn bộ lâu ngày, tiêu xương ổ răng nhiều.
- Phẫu thuật vùng răng nanh, răng hàm nhỏ có tạo vạt phía
tiền đình.
Tài liệu tham khảo
1. Trần Ngọc Quảng Phi (2019). Giải phẫu miệng – hàm
mặt ứng dụng. Nhà xuất bản Y học
2. Bộ môn Giải phẫu Trường đại học Y Hà Nội (2006). Giải
phẫu người (dùng cho sinh viên hệ bác sỹ đa khoa). Nhà
xuất bản Y học
3. Frank H. Netter (2016). Atlas giải phẫu người. Nhà xuất
bản Y học.
4.https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Facial_a
rtery.PNG
Xin chân thành cảm ơn!

You might also like