Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 39

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG




KỊCH BẢN PHÂN CẢNH


MÔN: QUAY VÀ DỰNG PHIM
TVC
“VẦNG TRĂNG ĐOÀN VIÊN”

Họ và tên: Nguyễn Phương Diễm Kiều


MSSV: 2273201080713
Lớp: 233_71FILM40423_10
I. TỔNG QUAN
 Thể loại: TVC
 Đề tài: TVC KINH ĐÔ. Tuổi thơ miền quê, tình làng nghĩa xóm
 Thông điệp:
Những bài học từ cuộc sống giúp trẻ em trưởng thành và hiểu hơn về bản thân cũng như thế giới xung quanh
Trân trọng những kỷ niệm và trải nghiệm trong sáng, hồn nhiên của tuổi thơ.
 Thời lượng: 3 phút
 Nhân vật:
- Nhân vật chính: Đăng 35 tuổi, đứa con bận rộn với công việc đã lâu chưa về thăm gia đình, quê hương
- Nhân vật Đăng lúc 9 tuổi
- Nhân vật phụ: Ông Cứ một thợ cắt tóc dạo trong làng
Tí đứa trẻ suýt bị chết đuối
Anh Trí biên kịch lớn của HTV, cũng là người bạn thân anh Đăng
Trí lúc nhỏ
Và các dàn diễn viên phụ khác góp mặt trong những phân cảnh của phim
II. KỊCH BẢN VĂN HỌC
Câu chuyện kể về một câu bé tên Đăng tại một xóm nghèo nhỏ ở Tam Sơn. Tại nơi đây là nơi nuôi dưỡng cậu bé từ bên trong
tâm hồn lẫn bên ngoài cậu nên người. Mở đầu câu chuyện là nhân vật tên Đăng ở tuổi 35, cũng là nhân vật chính trong truyện
nhận được lời đề nghị của một người bạn thân – Trí, tri kỉ của cậu từ lúc cả 2 được sinh ra tới giờ. Trí bây giờ là một Biên tập
nổi tiếng chuyên về các chương trình nổi tiếng tại HTV. Trí đưa ra đề nghị nhờ Đăng kể về những kỉ niệm lúc Đăng còn ở
thôn Tam Sơn lúc nó chưa được nâng cấp thành thị trấn như bây giờ để Trí làm một chương trình thực tế dài về nơi đây. Lúc
bây giờ Đăng mới bồi hồi nhớ lại khoảng thời gian 25 năm về trước của mình lúc còn nhỏ. Ở khoảng thời gian 10 tuổi, cái
tuổi hồn nhiên không còn nhưng lo âu, áp lực công việc, tài chính như bây giờ. Đăng sống ở Tam Sơn từ lúc lọt lòng cho đến
năm mười bảy tuổi. Trong lúc mọi người ôn luyện thi Đại học thì Đăng chuyển lên thành phố và bắt đầu ôn luyện sinh sống
và học tập tại Sài Gòn – một thành phố hoàn toàn xa lạ. Viết về Tam Sơn thì có cả tỷ thứ để viết, vì đây là thị trấn tuổi thơ,
nơi đã nuôi dưỡng Đăng nên người; biết bao kỷ niệm của Đăng gắn về nơi đây. Nhưng để bắt đầu kể về kỉ niệm Đăng không
biết bắt đầu từ đâu. Nhưng có một câu chuyện mà cho đến lớn hễ nhắc lại Đăng vẫn còn thấy buồn cười vì không nghĩ lúc
nhỏ mình lại sợ người đàn ông đó đến vậy. Người đàn ông ấy tên là Cứ, một thợ hớt tóc dạo trong làng, nỗi kinh hoàng của
tuổi thơ Đăng cũng như những đứa trẻ trong xóm Tam Sơn lúc đó. Ông Cứ trạc năm mươi tuổi nhưng đã rụng mất hai răng
cửa, ông lại thích nhai trầu, miệng lúc nào cũng đỏ lườm như máu. Ông thích hả họng để hù dọa bọn trẻ con. Mỗi lần như thế
bọn tôi lúc mười tuổi đứa nào cũng sợ chết khiếp, có đứa còn òa khóc. Nói chung, trẻ con trong xóm không đứa nào là không
sợ ông mà còn cả ghét ông vô hạn. Hễ nhấc thấy ông từ xa đứa nào cũng tìm cách nấp kỹ, cố đừng để ông chộp được. Nhưng
con nít vốn ham chơi, cứ mỗi khi lơ đễnh là bị ông tóm lấy. Các bậc phụ huynh chẳng rõ có ai biết về cái trò nghịch ngợm
quái gở đó của ông không mà chẳng thấy ai trách móc ông. Đến sau này Đăng mới biết mọi người trong xóm đều rất quý ông
và rất buồn cười vì trò đùa của ông mỗi khi ông hù bọn trẻ. Mùa hè năm 9 tuổi là mùa hè tuyệt vời nhất của Đăng, vì có lẻ
đây là lúc Đăng nhận ra rằng nơi mình được sinh ra và lớn lên là một nơi tuyệt vời và đáng trân quý như thế nào. Hè năm 9
tuổi bọn trẻ trong xóm nghịch ngợm vô cùng mặc dù không có lúc nào là chúng không nghịch. Cứ hễ đến giờ nghỉ trưa của
người trong xóm là chúng lại rủ nhau ra ngoài suối tắm lội nô đùa, mặc dù trong cả bọn chẳng có đứa nào là biết bơi đàng
hoàng hẳn hoi. Thế nên chuyện gì đến rồi cũng sẽ đến thằng Tí một đứa trong đám bị chuột rút và chơi vơi dưới nước. Cả
đám hoảng hốt, quýnh quáng cả lên không biết nên làm gì, có đứa thì khóc có đứa thì chạy đi tìm người đến cứu Tí. Đăng là
một trong số những đứa đó chạy tán loạn đi kiếm người cứu nhưng giữa trưa là giờ nghỉ trưa của cả làng nên thật khó để kiếm
ai đi ra đường ngoài giờ này. Rồi cả đám thấy ông Cứ đi từ xa trên tay cầm cây kéo, mặc dù trong tình huống khẩn cấp nhưng
thấy ông Cứ là bản thân Đăng lại rất sợ khi lại gần ông. Đã hết cách cả bọn cuốn cuồng chạy lại phía ông Cứ la làng lên về
thằng Tí bị chuột rút dưới nước. Trong một giây đầu cả lũ như thấy có một cơn gió vụt qua, ông Cứ vứt luôn cả cây kéo làm
nghề mà ông yêu quý chạy thục mạng về phía con suối. Lũ của Đăng chạy phía sau ông, đến nơi đã thấy ông Cứ nhảy xuống
suối bơi về phía thằng Tí để kéo nó về bờ. Thằng Tí ngất đi vì bị sặc nước, ông Cứ dốc ngược nó qua vai để nước trong bụng
hộc ra, sau đó ông cõng nó chạy về phía trạm xá trong xóm. Cả đám được một phen thót tim, chuyến này về nhà chắc “mềm
xương” với gia đình, nặng hơn nữa là cả đám bọn tôi bị nhốt trong nhà bắt ngủ trưa không cho đi chơi nữa. Cả nhà thằng Tí
biết ơn ông Cứ vô cùng, chiều hôm đó ba mẹ nó bắt nó qua nhà ông để cảm ơn ông và gửi quà cho ông rất nhiều. Ở thời đó,
xóm Tam Sơn chẳng có ai giàu, có của ăn của để. Mấy món đồ quý giá nhất chắc là mấy loại như ngô, khoai sắn có lẻ đã là
thứ quý nhất mà các gia đình trữ lại. Mẹ vs ba thằng tí tay xách nào thúng khoai, rỗ ngô qua nhà ông. Đêm hôm đó mọi người
trong xóm Đăng tụ họp bên nha thằng Tí rất nhiều để hỏi thăm nó cũng như dặn bọn trẻ là không được như vậy nữa nếu không
có người lớn đi cùng. Cũng nhờ vụ việc xảy ra trưa hôm đó, cả đám trẻ trong làng tôi ngày nào cũng bị bắt ra ngoài sông để
tập cho biết bơi bằng được. Hôm đó là ngày đầu tiên từ lúc Đăng được chào đời đến bây giờ cảm thấy thứ tình làng nghĩa
xóm ở chính cái nơi mà Đăng “chôn nhau cắt rốn” nó mãnh liệt và ấm áp đến nhường nào, mặc dù trước đây nó vẫn luôn tồn
tại nhưng có lẻ do còn nhỏ nên chẳng mấy để tâm. Kết thúc chuỗi suy nghĩ hồi ức của quá khứ, Đăng quay trở lại với hiện
tại, anh chợt nhận ra còn 1 tháng nữa là đến tết Trung Thu, tết của đoàn viên. Cũng hơn một năm nay anh bận rộn với công
việc nên không còn sắp xếp được thời gian để về quê thăm mọi người. Anh gửi cho Trí bạn thân của mình tài liệu về Tam
Sơn, những kỉ niệm khó quên, những địa điểm, món ăn nên thử trải nghiệm khi đến nơi đây. Sau hai tuần bàn giao lại công
việc, anh Đăng đã tranh thủ sắp xếp thời gian để có thể về thăm gia đình và thị trấn nơi anh từng sinh sống. Anh đã ghé qua
siêu thị mua rất nhiều quà bánh trung thu của Kinh Đô để đem về biếu bà con nơi ngôi xóm nhỏ đó của anh.
Ngày anh chở về thăm gia đình thăm quê hương, ánh chiều tà dịu dàng phủ lên cánh cổng làng bên cánh đồng lúa xanh ngắt,
nơi những đứa trẻ nối tiếp thế hệ đang vui đùa tung tăng dưới gốc cây cổ thụ. Tiếng gió lùa qua những tán cây, hòa cùng tiếng
chim chiều ríu rít, tạo nên một bản nhạc đồng quê êm đềm và yên bình. Trong khung cảnh yên ả đó, Đăng bước chầm chậm
trên con đường mòn, đôi mắt rạng ngời niềm vui và sự xúc động. Từng bước chân của anh như mang theo cả những kỷ niệm
tuổi thơ, những ngày xa xưa khi chiều nào anh cũng chạy ra đồng để đón ba mẹ đi làm về hay có những hôm trên men lúa
đầy ấp tiếng cười của lũ trẻ. Khi chỉ còn vài bước nữa là tới ngưỡng cửa, anh dừng lại, hít một hơi thật sâu để cảm nhận mùi
hương quen thuộc của quê nhà – mùi cỏ non, mùi đất trời và mùi bếp lửa nồng ấm. Người mẹ từ từ tiến lại gần, đôi mắt đã
đẫm lệ hạnh phúc. Bà giang rộng vòng tay, ôm chặt đứa con trong niềm vui đoàn tụ. Cả hai ôm nhau thật lâu, trong không
gian đầy ắp tình yêu thương và sự bình yên. Tiếng gió nhẹ nhàng thổi qua, mang theo những lời thì thầm của đất trời, của
niềm vui đoàn tụ. Trong lòng đứa con, một cảm giác an yên tràn ngập, như thể mọi lo toan, mọi gian truân nơi phương xa đều
tan biến.
Tối hôm đó anh đem quà bánh biếu cho bà con hàng xóm xung quanh nhà, có lẻ đã lâu rồi anh Đăng mới có được cảm giác
ăn một cái tết trung thu trọn vẹn và hạnh phúc sum vầy như thế này.
Cuộc đời có lẽ vẫn sẽ đầy rẫy những thử thách, nhưng giây phút này, khi được ở trong vòng tay của mẹ, đứa con biết rằng
mình đã tìm lại được nguồn cội, nơi chứa đựng tình yêu vô điều kiện và sự ấm áp của gia đình. Và trong tim nó, một niềm tin
mãnh liệt trỗi dậy rằng, dù có đi xa đến đâu, ngôi nhà nhỏ và người mẹ hiền từ này sẽ luôn là điểm tựa vững chắc, là chốn
bình yên để trở về.

III. DIỄN BIẾN HÀNH ĐỘNG KỊCH

1. NỘI – NHÀ ĐĂNG– 19H TỐI


Sau khi kết thúc công việc tại công ty Đăng trở về tới nhà lúc 18g30 tối, sau khi ăn tối xong anh nhận được một cuộc điện
thoại từ người bạn đã lâu rồi chưa liên lạc lại được là Trí, người bạn thân nối khố của anh. Sau khi trưởng thành cả hai quá
bận rộn với công việc nên tần suất liên lạc có thể đã giảm lại rất nhiều nhưng không có nghĩa là cả hai không còn thân như
trước nữa. Ở giữa họ vẫn tồn tại một tình bạn đẹp. Cuộc điện tthoaij reo đến hồi chung thứ ba thì được anh Đăng nhấc máy.

Đăng
Lâu ngày không điện tao, hôm nay điện tao là có vấn đề gì đây?

Trí
Bạn bè lâu ngày không thấy, nay điện hỏi thăm mà mày cũng khó khăn nữa hả?

Đăng
Nhờ vả gì tao thì nói luôn, tao còn lạ gì mày nữa?
Trí cười rõ tươi, đến đầu dây bên kia điện thoại Đăng còn nghe rõ giọng thằng bạn thân mình cười tươi như thế nào, có lẻ
hôm nay Trí có việc gì đó vui muốn điện tâm sự với anh hoặc là có việc cần nhờ anh giúp thật.

Trí
Đúng là bạn tao, không có gì của tao mà mày không hiểu

Đăng
Nhờ việc gì mày nói luôn đi

Trí
Nay sao mày vội thế, lâu ngày không điện, không muốn nói chuyện hỏi thăm tao à

Đúng là bạn thân mình, chưa bao giờ Đăng thấy Trí nói nhiều như hôm nay, Trí cứ vừa nói vừa cười, làm anh tò mò chết đi
được việc Trí sắp nhờ mình làm, Đăng đi lại tủ lạnh lấy một ly nước vừa uống vừa nhìn ra ngoài bancol cửa sổ, đã khá lâu rồi
anh mới có thời gian về nhà sớm và tận hưởng một buổi tối ở nhà như thế này nhưng có lẻ nó không còn trọn vẹn nữa do bị
thằng bạn thân mình quấy rầy. Trí thấy đầu dây bên kia im lặng, anh tiếp lời
Trí
Bao lâu rồi mày chưa về thăm lại Tam Sơn vậy?

Đăng
Hình như hơn hai năm rồi tao chưa trở về
Đột nhiên Trí hỏi làm trong lòng Đăng dâng lên một cảm xúc khó tả, bấy lâu nay anh quá bận để có thể sắp xếp thời gian về
thăm quê gia đình, anh chỉ hỏi thăm mẹ và ba qua vài cuộc điện thoại ngắn gọn để biết ba mẹ của mình vẫn khỏe mạnh thế
nào. Không kịp để Đăng mãi chìm vào dòng suy nghĩ của mình, Trí nói tiếp.

Trí
Tao được duyệt làm một chương trình thực tế về xóm mình rồi, Tam Sơn á, tao tính là nhờ mày có bao nhiêu kỉ niệm đẹp về
Tam Sơn hay đặc sản, địa điểm gì thì mày kể hết ra với tao, để tao đưa vô kịch bản

Đăng
Đột ngột mày hỏi vậy tao cũng chả nhớ, hai ba ngày sao tao gửi lại cho mày được không?

Trí
Không gấp, mày cứ từ từ, trong 1 tuần gáng xong giúp tao là được.

Sau câu nói của Trí, Đăng im lặng. Anh im lặng không phải vì không chấp nhận yêu cầu của người bạn mà là anh đang bồi
hồi nhớ lại những khoảng khắc ở xóm Tam Sơn năm ấy. Năm đó cái gì cũng hiếm, chả có tivi hay mạng xã hội như bây giờ,
nên kỉ niệm đẹp đáng nhớ hay nhớ đề của bọn trẻ con trong xóm lúc đó có thể nói là không đếm xuể. Thấy Đăng im lặng quá
lâu Trí tiếp tục.

Trí
Thôi mày cứ nghĩ xem, tao có việc họp với phòng bàn, hôm nào rảnh anh em mình đi cà phê.
Đăng bị câu nói của Trí kéo về thực tại.

Đăng
Oke mày, mày làm đi, để tao suy nghĩ ra những kỉ niệm đẹp rồi gửi mày.

Cuộc nói chuyện của anh em Đăng và Trí nhanh chóng kết thúc, khi vừa đặt máy xuống bàn, Đăng ngay lập tức ngồi vào bàn
làm việc, mở laptop lên. Có lẻ mở máy tính lên chỉ là một phần phụ, cái chính ở đây là Đăng dần hồi tưởng nhiều hơn về quá
khứ năm xưa của bọn nó khi ở xóm Tam Sơn. Bỗng nhiên một kỉ niệm ùa về trong tâm trí Đăng làm chính anh cũng cảm thấy
buồn cười vì điều đó. Đăng nhìn xa xăm về phía cửa sổ, kí ức bắt đầu hiện về.

(HỒI TƯỞNG)

2. NGOẠI – CÂY ĐA TRƯỚC XÓM TAM SƠN – 9G SÁNG

Lũ trẻ đang chơi đùa dưới tán cây, trò nào cũng có đủ, nào là kéo co, lò co, hay cả ô ăn quan của các bạn nữ. Bỗng nhiên
Đăng chỉ tay về phía trước rồi tán loạn la lên.

Đăng
Ông Cứ kìa bây ơi, chạy lẹ đi ổng bắt bây giờ.
Chưa nghe hết câu, chỉ mới nghe thấy tên Cứ là lũ trẻ trong xóm đã quýnh quáng cả lên chạy trốn. Ông Cứ với gương mặt
hơi lớn tuổi hàm răng nhuộm màu trầu đỏ mà còn rơi mất 2 chiếc răng cửa dần dần xuất hiện, tay ông cầm cây kéo đi lê thê
lại gần lũ bọn trẻ.

3. NỘI – NHÀ ĐĂNG Ở XÓM TAM SƠN – 11G

Mẹ Đăng
Thằng này có ăn hết cơm không thì bảo?

Mẹ đăng vừa quét nhà vừa mắng Đăng, tiếng mẹ mắng vang hết cả nhà

Đăng
Con no rồi mẹ ơi, con không ăn nổi

Đăng vừa nói vừa nhìn xa xăm về phía cửa với ước muốn được trốn ngủ trưa trèo ra chơi với tụi nó. Thấy đăng mất tâp trung
mẹ đăng vỗ nhẹ vào lưng con bảo.

Mẹ
Mày không ăn hết chén cơm, lát tao kêu ông Cứ vào đấy nhé!

Nghe tới 2 chữ ông Cứ cũng làm Đăng rùng mình, giờ có nhét không hết Đăng cũng cố gắng để ăn.
4. NGOẠI – ĐƯỜNG LÀNG TAM SƠN – 16G

Ăn hết chén cơm ở nhà, ngủ đủ một giấc của trẻ em, vừa hết cả bọn phóng như gió lại cuối con đường làng để dành nhau chỗ
đẹp thả diều.
Đăng
Tao chán ngấy trò này rồi, mai tụi mày có muốn đi bơi không


Dạ được ạ, em chịu, em thích đi tắm lắm

Thằng tí có vẻ phấn khịch, nó cứ liền tục bảo là muốn được đi, không để cả bọn mừng rỡ Trí có vẻ lo xa hơn ngắt mạch vui
vẻ của tụi nó
Trí
Cả đám không biết bơi mà sao lại đòi đi tắm suối, tao sợ lắm

Đăng
Mày nhát quá thì ở nhà đi, con suối kế bên xóm mình chứ có đâu xa đâu, lúc trước cũng tắm quài mà

Lúc này Trí mới ngẫm lại, thấy thằng bạn mình nói cũng đúng. Mấy hôm trước lâu lâu cả bọn cũng hay trốn ra con suối này
nô đùa, có điều khi bị gia đình phát hiện là đứa nào cũng mềm xương thôi.
Trí
Ờ ha, vậy mai đi tắm suối đi bây

Bỏ qua cơn lo âu lúc nãy, có lẻ thằng Trí còn phấn khích hơn cả lũ. Mùa hè là mùa nòng nhất, cái thời tiết oi ức này thật sự
làm đứa nào cũng bực bội muốn được đi tắm. Thế là cả bọn chốt với nhau là đi tắm suối vào trưa ngày mai. Cả đám đứa nào
cũng háo hức.

5. NỘI – NHÀ ĐĂNG – 11G30

Đăng lăng qua lại trên chiếc giường gỗ, mỗi lần nó trở mình là cái giường kêu kót két, có lẻ giường nó đã quá cũ đến lúc ba
mẹ nó nên thay một cái giường mới rồi. Thấy ba nằm cái võng trước nhà mình có vẻ đã chìm sâu vào giấc ngủ trưa. Thằng
Đăng từ từ lồm cồm ngồi dậy, nó còn chả thèm mang dép hai kẹp nách hai chiếc dép rồi lon ta lon ton chạy đi ra bờ suối.

6. NGOẠI – BỜ SUỐI – 11G45

Đăng chạy tới thì cả bọn đã tụ hợp lại đây đầy đủ, chỉ còn thiêú thằng cu Tí, hôm qua nó mong chờ nhất sao hôm nay đến giờ
vẫn chưa thấy. Chưa kịp mở miệng hỏi là đã thấy nhóc ấy chạy từ xa đến. Nó thở hì hục không dừng được. Thấy đã đông đủ
anh em, thế là cả bọn bắt đầu táy máy tay chân, khua chân tay lia lịa, loạn xá tứ tung cả lên ào xuống nước. Chúng nô đùa
dưới nước, người đứa nào cũng ướt nhẹp như chuột, thế mà đứa nào cũng cười toe toét cả lên.
Bỗng nhiên cả bọn nghe tiếng la thất thanh của thằng Tí.


Áaa
Cả đám quay về nhìn hướng thằng tí thì thấy nó đang chơi vơi ở dưới nước, lúc trồi lên, lúc sụt xuống chả đứng yên. Cả
đám thấy có gì lạ lạ. Lúc này thằng Trí mới la lên
Trí
Thằng Tí bị chết đuối rồi, cứu nó lẹ lên.

Nhưng có lẻ cái gì xui xẻo điều ập đến cùng một lúc, dòng chảy của suối mạnh đã kéo nó ra xa bờ hơn, nên cả bọn không đứa
nào dám nhảy xuống cứu thằng Tí. Tụi tui đứa nào đứa nấy sợ đến xanh cả mặt, có đứa còn khóc. Thằng Đăng kéo tay Trí

Đăng
Tao với mày đi kiếm người cứu nó, lẹ đi

Chưa dứt câu thằng Đăng đã chạy thục mạng đi kiếm người, Trí cuống cuồng chạy theo sau. Cả hai mới chạy được vài bước
đã thấy ông Cứ đi từ xa. Tới đây chân Trí bỗng khựng lại

Trí
Mày ơi ông Cứ kìa, ổng sẽ đánh mình mất, hay kiếm người khác

Đăng
Mày khùng hả, kêu ổng cứu thằng Tí trước đi.
Không thèm đợi Trí, Đăng chạy lại trước mặt ông Cứ, thở mạnh không ngừng được vừa chỉ tay về phía bờ suối vừa nói

Đăng
Ông Cứ…đằng kia…. Thằng Tí…nó bị rớt xuống nước rồi ông

Vừa dứt lời cả hai thấy như có một cơn gió vụt qua, cây kéo rơi dưới chân hai đứa nó. Thì ra là ông Cứ vứt luôn cả cây kéo
bỏ luôn cả đôi dép lào ông hai mang chạy như gió về phía bờ suối. Thằng Đăng và Trí chạy theo sau.
Hai đứa đến nơi thì đã thấy ông Cứ lao thẳng về phía suối, đang cô gắng lôi thằng Tí vào bờ. Thấy ông kéo thằng Tí gần vào
bờ bọn tôi ào xuống phụ ông kéo nó lên. Thằng Tí ngất đi vì bị sặc nước, ông Cứ dốc ngược nó qua vai để nước trong bụng
hộc ra, sau đó ông cõng nó chạy về phía trạm xá trong xóm.

7. NGOẠI – CỔNG XÓM – 17G CHIỀU

Ánh chiều tà ở miền quê dần len lỏi qua từng khe lá, tạo nên l khung cảnh thơ mộng và yên bình. Mặt trời dần khuất sau
những rặng núi, thả xuống mặt đất những tia nắng cuối cùng ấm áp và dịu dàng. Bầu trời chuyển màu từ xanh ngọc bích sang
hồng cam, rồi dần dần tắt lịm trong màn đêm. Những cánh đồng lúa vàng óng ánh, cây cối rì rào trong gió nhẹ, và tiếng côn
trùng rả rích vang lên, tạo nên một bức tranh thanh bình và êm đềm.
8. NGOẠI – TRƯỚC CỔNG NHÀ ÔNG CỨ - 17G30

Chiều hôm đó gia đình thằng Tí nào là Ngô là Khoai tay xách nách mang đem cả thúng qua cho ông Cứ, xem như là quà cảm
ơn. Cả gia đình thằng Tí biết ơn ông vô cùng, vì không có ông đi giữa trưa hôm đó thì gia đình thằng Tí cũng không dám
tưởng tưởng chuyện gì xảy ra với gia đình mình.

Mẹ Tí
Tụi con cám ơn ông nhiều ạ, không có ông con của con không biết phải làm sai


Dạ con cám ơn ông nhiều vì đã cứu con ạ

Ông Cứ mỉm cười

Ông Cứ
Người trong cùng một xóm thấy hoạn nạn không lẻ không giúp, bây đừng có mang ơn tao quá. Lo về mà cho thằng Tí đi
học bơi đi nghe chưa

Gia đình Tí ngồi trò truyện với ông một lát đến trời sập tối thì cũng tạm biệt ông để về.
9. NỘI – NHÀ TÍ – 18G

Hôm nay chẳng phải đám tiệc gì nhưng nhà thằng Tí lại đông đúc hơn cả ngày thường, bà con hàng xóm kéo qua thăm nó,
trong đó có cả đám bọn tôi cũng chực chờ trước cửa để xem nó đã ổn chưa.

10. NGOẠI – NHÀ TÍ – TỐI

Mặt trời dần biến mất, đám bọn thằng Đăng mỉm cười thật tươi nhìn khung cảnh người lớn trong nhà vui vẻ nói chuyện rôm
rả cả một ngôi nhà thằng Tí.

(TRỞ VỀ HIỆN TẠI)

11. NỘI – NHÀ ĐĂNG – 9G SÁNG

Đăng gác hết mọi công việc, anh thay đồ ra siêu thị ghé vào Kinh Đô để mua bánh đem về biếu bà con, về thăm ba mẹ. Cũng
đã lâu rồi anh chưa về quê thăm gia đình, thăm mọi người.

12. NỘI – SIÊU THỊ - 10G SÁNG

Anh Đăng dừng trước quầy của Kinh Đô lựa bánh Trung Thu mang về biếu mọi người, nhân viên tư vấn anh để anh lựa được
những loại tốt nhất.
13. NGOẠI – CỔNG XÓM TAM SƠN – 17G CHIỀU

Ánh chiều tà dịu dàng phủ lên cánh cổng làng bên cánh đồng lúa xanh ngắt, nơi những đứa trẻ nối tiếp thế hệ đang vui đùa
tung tăng dưới gốc cây cổ thụ. Tiếng gió lùa qua những tán cây, hòa cùng tiếng chim chiều ríu rít, tạo nên một bản nhạc đồng
quê êm đềm và yên bình. Trong khung cảnh yên ả đó, Đăng bước chầm chậm trên con đường mòn, đôi mắt rạng ngời niềm
vui và sự xúc động. Từng bước chân của anh như mang theo cả những kỷ niệm tuổi thơ, những ngày xa xưa khi chiều nào
anh cũng chạy ra đồng để đón ba mẹ đi làm về hay có những hôm trên men lúa đầy ấp tiếng cười của lũ trẻ. Khi chỉ còn vài
bước nữa là tới ngưỡng cửa, anh dừng lại, hít một hơi thật sâu để cảm nhận mùi hương quen thuộc của quê nhà – mùi cỏ non,
mùi đất trời và mùi bếp lửa nồng ấm. Người mẹ từ từ tiến lại gần, đôi mắt đã đẫm lệ hạnh phúc. Bà giang rộng vòng tay, ôm
chặt đứa con trong niềm vui đoàn tụ. Cả hai ôm nhau thật lâu, trong không gian đầy ắp tình yêu thương và sự bình yên. Tiếng
gió nhẹ nhàng thổi qua, mang theo những lời thì thầm của đất trời, của niềm vui đoàn tụ. Trong lòng đứa con, một cảm giác
an yên tràn ngập, như thể mọi lo toan, mọi gian truân nơi phương xa đều tan biến.

14. NGOẠI – TRƯỚC CỬA NHÀ ĐẰN – 19G TỐI

Tối hôm đó anh đem quà bánh biếu cho bà con hàng xóm xung quanh nhà, có lẻ đã lâu rồi anh Đăng mới có được cảm giác
ăn một cái tết trung thu trọn vẹn và hạnh phúc sum vầy như thế này. Mọi người tụ họp dưới hiên nhà Đăng để ăn bánh trung
thu trò chuyện cùng gia đình. Khung cảnh thật ấm áp làm sao.
(Giọng thuyết minh)

"Trong vòng tay yêu thương của tình làng nghĩa xóm, gia đình không chỉ là nơi ta lớn lên, mà còn là nơi chúng ta luôn được
che chở và sẻ chia."
"Với Kinh Đô, mỗi chiếc bánh đều chứa đựng hương vị của tình làng nghĩa xóm, gia đình, nơi mà yêu thương và sẻ chia luôn
đong đầy." “Cùng kinh đô đoán một cái tết trung thu thật ý nghĩa bên người thân. “

IV. KỊCH BẢN PHÂN CẢNH


STT CỠ CẢNH THỜI LƯỢNG MÁY QUAY HÌNH ẢNH & ÂM THANH GHI CHÚ

BỐI CẢNH 1: NỘI – NHÀ ĐĂNG– 19H TỐI

Tiếng đồng hồ tic tắc trôi qua, cảnh vật


1.1 Toàn Zoom in đang chìm vào bóng đêm, ngôi nhà dần
dần hiện ra.
Iphone 15, màn hình
Quay cái điện thoại đặt trên bàn đang nền của Apple, tiếng
1.2 Đặc tả Cố định
có tiếng chuông reo chuông điện thoại
reo
Anh nhấc máy điện thoại lên, áp vào
Cố định chính diện mặt tai, gương mặt mệt mỏi vì một ngày
1.3 Cận
Đăng làm việc, nhưng trong ánh mắt áng lên
sự vui vẻ

Thoại của anh Đăng: "Lâu ngày không


1.4 Đặc tả Cố định điện tao, hôm nay điện tao là có vấn đề
gì đây?"

Thoại của Trí: "Bạn bè lâu ngày không Chia thành 2 khung,
thấy, nay điện hỏi thăm mà mày cũng để người xem thấy
Góc máy song song giữa
1.5 Trung khó khăn nữa hả?" Đến thoại của Đăng: được cả 2 nhân vật
2 người
"Nhờ vả gì tao thì nói luôn, tao còn lạ nói chuyện điện
gì mày nữa?" thoại
Thoại của Trí: “Đúng là bạn tao, không
có gì của là mà mày không hiểu”. Tiếp
1.6 Trung Cố định khung hình
đến thoại của Đăng: “Nhờ việc gì mày
nói luôn đi".

Thoại của Trí: "Nay sao mày vội thế,


Cố định góc nghiêng Bỏ khung, chỉ còn
1.7 Cận lâu ngày không điện, không muốn nói
mặt Trí lại cảnh quay Trí
chuyện hỏi thăm tao à"

Gương mặt của Đăng hiện lên nét cười,


Anh Đăng mặc áo
anh đi về phía tủ lạnh mở tủ ra rồi lấy
1.8 Trung Mỹ Handheld thun trắng, tay đeo
chai nước. Sau đó anh đi về phía cửa sổ
đồng hồ.
nhìn xa xăm.

Trí đang ngồi xoay


Góc 3/4 hướng mặt của
Lời thoại của Trí: "Bao lâu rồi mày ghế trong phòng làm
1.9 Cận Trí, tay phải Trí cầm
chưa về thăm lại Tam Sơn vậy". việc, với tư thế thoải
điện thoại
mái.
Song song mặt Đăng với Gương mặt anh thoáng qua nét buồn,
Cửa sổ nhìn từ tầng
1.10 Cận cửa sổ, phản chiếu hình anh đưa ly nước lên uống 1 ngụm rồi
trên cao xuống
ảnh. tiếp tục nhin xa xăm.

Quay ở phòng làm việc của Trí, tiếp đó


là lời thoại của Trí: "Tao được duyệt
làm một chương trình thực tế về xóm
Trên bàn làm việc
1.11 Trung Dolly Zoom mình rồi, Tam Sơn á, tao tính là nhờ
của Trí khá bừa bộn
mày có bao nhiêu kỉ niệm đẹp về Tam
Sơn hay đặc sản, địa điểm gì thì mày kể
hết ra với tao, để tao đưa vô kịch bản"

Đăng quay trở lại ghế sofa ngồi, thoại


Góc nghiêng của Đăng của Đăng: "Đột ngột mày hỏi vậy tao
1.12 Cận Cảnh ở phòng Đăng.
hướng về phía cửa sổ. cũng chả nhớ, hai ba ngày sao tao gửi
lại cho mày được không?"
Quay góc thấp từ màn Tay anh chống cằm, thoại của anh:
Màn hình máy tính
1.13 Cận hình máy tính hướng lên "Không gấp, mày cứ từ từ, trong 1 tuần
đang sáng
gương mặt Trí gáng xong giúp tao là được."

Anh tựa người ra phía sau ghế, mắt


Cố định theo góc chính
1.14 Trung nhắm nghiền, gương mặt mệt mỏi. Tay
diện Đăng đang ngồi ghế
vẫn con cầm điện thoại áp sát vào tai.

Góc nghiêng theo tỉ lệ Thoại của Trí:"Thôi mày cứ nghĩ xem,


1.15 Cận bố cục 1/3 gương mặt tao có việc họp với phòng bàn, hôm nào
Trí rảnh anh em mình đi cà phê."

Thoại của Đăng:"Oke mày, mày làm đi,


1.16 Cận Cố định để tao suy nghĩ ra những kỉ niệm đẹp
rồi gửi mày."

Đăng mở cửa bước vào phòng, lại Trong phòng có


Handheld đi theo Đăng
1.17 Trung thẳng bàn làm việc, kéo ghế ra ngồi và giường, bàn làm
vào phòng
mở máy tính lên. việc, tủ quần áo.
Zoom vào màn hình máy Khi zoom vào máy tính dần dần những
1.18 Đặc tả Tiếng nhạc đồng quê
tính kí ức về tuổi thơ hiện về

BỐI CẢNH 2: NGOẠI – CÂY ĐA TRƯỚC XÓM TAM SƠN – 9G SÁNG – (HỒI TƯỞNG)

Quay toàn cảnh xóm Tam Sơn từ từ


2.1 Toàn Dolly Zoom Tiếng nhạc đồng quê
zoom về phía cổng

Tiếng nhạc giảm


CỐ định góc chính Bọn trẻ con đang chơi lò cò, ô ăn quan dần, tiếng âm thanh
2.2 Trung My
diện ở dưới gốc cây cười nói chuyện của
lũ trẻ dần lớn.

Tay Đăng chỉ về phía trước rồi hét lên,


Góc 1/3 Đăng lúc
2.3 Cận thoại của Đăng: "Ông Cứ kìa bây ơi,
nhỏ
chạy lẹ đi ổng bắt bây giờ".

Handheld khi các


2.4 Toàn nhân vật con nít Cảnh bọn trẻ chạy tán loạn lên
chạy
Ông Cứ đang đi đến, trên tay cầm cây
Doôly lùi dần khi
kéo, gương mặt hơi lớn tuổi hàm răng Nhạc rùng rợn, thêm
2.5 Trung Mỹ nhân vật tiến về
nhuộm màu trầu đỏ mà còn rơi mất 2 màu tối,
phía trước
chiếc răng cửa dần dần xuất hiện
BỐI CẢNH 3: NỘI – NHÀ ĐĂNG Ở XÓM TAM SƠN – 11G

Trên mâm cơm có tô


canh, cá chiên và rau
Mẹ đăng gắp một món cá bỏ vào chén,
luộc, bữa ăn đạm
Quay góc cố định chuẩn bị ăn thì nhìn qua thấy chén cơm
bạc. Ngôi nhà được
3.1 Trung thấy mẹ Đăng, Đăng của Đăng vẫn còn nhiều bà liền
bố trí theo bộ bàn
và mâm cơm quát:"Thằng này có ăn hết cơm không
ghế gỗ dạng tròn,
thì bảo?"
đối diện là cái ti vi
đã cũ
Đăng cầm muỗng dọc dọc cơm, nhưng
Cố định gương mặt không đưa vào miệng. Đăng thoại:"Con
3.2 Cận
Đăng no rồi mẹ ơi, con không ăn nổi". Đăng
vừa nói vừa nhìn xa xăm
Bà đặt chén cơm xuống vơ tay đánh
Lia máy qua mẹ nhẹ một cái vào vai đăng, thoại: "Mày
3.3 Cận
Đăng không ăn hết chén cơm, lát tao kêu ông
Cứ vào đấy nhé!"

Tay chân nó khua lịa lịa cố gắng nuốt


3.4 Trung Cố định
trôi cơm

BỐI CẢNH 4: NGOẠI – ĐƯỜNG LÀNG TAM SƠN – 16G


Lia máy quay xung Cảnh buổi xế chiều, những đàn chim Tiếng chim hót, gió
4.1 Toàn
quanh bay về tổ, ặmt trời dần lặng xuống thổi nhẹ

Lấy thấy chân bọn


Bọn trẻ đang ngồi dưới gốc cây, chân Có tổng cộng 6 đứa
4.2 Trung Mỹ trẻ đang ngồi dưới
vắt lại trẻ
đất

Đăng chống tay lên cằm, tay phải cầm


cây vẽ vời dưới đất. Thoại của
4.3 Cận Cố định
Đăng:"Tao chán ngấy trò này rồi, mai
tụi mày có muốn đi bơi không"

Tií nhảy cẩng lên, hí ha hí hửng. Thoại


Lia máy qua Thằng
4.4 Trung Tí:"Dạ được ạ, em chịu, em thích đi Tí nhảy lên

tắm lắm"
Trí nhìn đăm chiêu, gương mặt của nó
Bắt cận gương mặt lo lắng, Trí thoại: "Cả đám không biết
4.5 Cận
góc nghiêng của Trí bơi mà sao lại đòi đi tắm suối, tao sợ
lắm"

Đăng chề mồi, nhìn qua hướng thằng


Trí. Đăng thoại: :"Mày nhát quá thì ở Đăng ngồi giữa, làm
Cố định góc tụi con
4.6 Toàn nhà đi, con suối kế bên xóm mình chứ trung tâm khung
nít đang ngồi
có đâu xa đâu, lúc trước cũng tắm quài hình
mà"

Trí ra vẻ đưa tay lên cằm xoa, xong rồi


Quay chính diện gớc mới ngẫm một lát, lại gật đầu như vẻ đã
4.7 Cận
mặt của Trí tìm được cách. Thoại của Trí:"Ờ ha,
vậy mai đi tắm suối đi bây"

Quay cảnh trên trời


4.8 Toàn Tua nhanh cảnh mặt trời dần lặn xuống Tiếng chim hót
buổi xề chiều
BỐI CẢNH 5: NỘI – NHÀ ĐĂNG – 11G30

Góc cao, từ trên Đăng nằm trên giường lăn lộn mấy Tiếng giường kêu
5.1 Trung
quay xuống vòng kót két

Võng cột ngang qua


Trước cửa nhà ba nó đang nằm ngủ trên
5.2 Cận Handheld giữa 2 cây cột trước
võng
nhà

Đăng ngồi bật dậy, nó cúi người xuống


5.3 Cận Handheld xách đôi dép lon ton chạy đi ra khỏi Đôi dép lào
nhà
BỐI CẢNH 6: NGOẠI – BỜ SUỐI – 11G45

Đăng miệng cười thật tươi, chạy lại chỗ


Lia máy chạy theo
6.1 Trung Mỹ bên bờ suối, tới nơi cậu chống tay lên Tóc tai bù xù
Đăng
đùi thở hổn hển

Đăng ngước mặt lên nhìn, vừa ngước


Lia cam qua gương Chân không mang
6.2 Toàn mặt lên đã thấy thằng Tí đang chạy lại
mặt từng đứa trẻ dép
từ xa.

Bọn trẻ nhào xuống nước lũ lượt từng


đứa, đứa thì tạt nước, đứa thì vũng vẫy
6.3 Toàn Dolly Zoom
ngụp lên ngụp xuống. Đám chúng nó
đứa nào cũng vui cười đến mang tai.
Dòng nước đang trôi, máy quay bắt
Cố định, máy quay được gương mặt của Trí đang nhìn
6.4 Đặc tả
thụp lên thụp xuống chằm chằm vào camera. Giọng của
thằng tí thất thanh: ÁAAAAA

Trí nhìn chầm chầm vào cam, bỗng cậu


Zoom in vào gương
6.5 Cận la toáng lên: "Thằng Tí bị chết đuối rồi,
mặt Trí
cứu nó lẹ lên."

6.6 Toàn Cố định Cả đám quay về phía thằng Tí Nghe tiếng la

Tí đang chìm xuống rồi lại nổi lên, tay


5 gương mặt hồi
6.7 Cận Quay góc cao nó quơ loạn xạ trong không trung, dần
hợp của bọn trẻ
dẫn xa bờ
Đăng kéo tay Trí chạy lên bờ, cả hai
6.8 Trung Mỹ Cố định, đi
chạy đi tìm người giúp kéo Tí lên

Cố định góc 1/3.


Cả hai chạy về phía trước để tìm người
6.9 Cận Nhân vật Đăng chạy Nhạc hồi hợp
có thể cứu Tí
trước, Trí chạy sau.

Camera chạy theo 2 Hai đứa nhóc chạy về phía trước, phía
6.10 Toàn
đứa nhóc trước là Ông Cứ đang từ từ tiến lại gần

Thấy ông Cứ từ xa Trí dừng lại. Thoại


6.11 Trung Cố định Trí:"Mày ơi ông Cứ kìa, ổng sẽ đánh
mình mất, hay kiếm người khác"
Quay 1/3 gương Mặt
Thoại của Đăng:"Mày khùng hả, kêu
6.12 Cận góc nghiêng của
ổng cứu thằng Tí trước đi."
Đăng

Cả 2 đứa chạy lại dừng trước mặt ông


Cứ, thoại của Đăng: "Ông Cứ…đằng
6.13 Trung Handheld
kia…. Thằng Tí…nó bị rớt xuống nước
rồi ông" Đăng vừa nói vừa thở mạnh

Quay Phía trước mặt


Chỉ mới nghe hai đứa nhỏ nói dứt câu,
ông Cứ, ông cứ chạy
ông Cứ vứt luôn cây kéo của mình chạy
6.14 Toàn vụt qua, quay phim
về phía bờ suối. Còn hai đứa nhỏ vội vã
zoom vào mặt 2 đửa
chạy theo.
trẻ

Ông Cứ chạy về phía bờ sông, tới nơi


ông nhảy xuống lôi thằng Tí vào bờ.
Doôly lùi dần khi
Thằng Tí ngất đi vì bị sặc nước, ông Cứ Người ướt hết, tóc
6.15 Trung nhân vật tiến về
dốc ngược nó qua vai để nước trong tai ướt
phía trước
bụng hộc ra, sau đó ông cõng nó chạy
về phía trạm xá trong xóm.
BỐI CẢNH 7: NGOẠI – CỔNG XÓM – 17G CHIỀU

Quay chiếc lá, mặt trời dần khuất sau


những rặng núi, thả xuống mặt đất
những tia nắng cuối cùng ấm áp và dịu
dàng. Bầu trời chuyển màu từ xanh
ngọc bích sang hồng cam, rồi dần dần
7.1 Đặc tả Cố định Nhạc đồng quê
tắt lịm trong màn đêm. Những cánh
đồng lúa vàng óng ánh, cây cối rì rào
trong gió nhẹ, và tiếng côn trùng rả rích
vang lên, tạo nên một bức tranh thanh
bình và êm đềm.

BỐI CẢNH 8: NGOẠI – TRƯỚC CỔNG NHÀ ÔNG CỨ - 17G30

8.1 Toàn cố định Quay toàn cảnh ngôi nhà Ông Cứ


Quya góc thấp từ Bàn tròn đặt giữa
8.2 Trung Ông Cứ đang ngồi nhìn vào bàn cờ
dưới đất lên sân nhà

Lia máy về phía Gia đình thằng Tí đến tay xách đủ thứ Mẹ Tí xách hai
8.3 Trung
cổng nhà ông Cứ quà bánh tặng cho ông thùng khoai

Bà để quà lên bà, thái độ chân thành.


Trên bàn có bộ cờ
Cố định chính diện Thoại của bà:"Tụi con cám ơn ông
8.4 Cận với quà gia đình
mặt mẹ Tí nhiều ạ, không có ông con của con
đem qua
không biết phải làm sai"

Máy quay từ góc Gương mặt cậu vẫn còn nét sợ hãi và
8.5 Cận trên xuống gương hối lỗi, Tí thì thào: "Dạ con cám ơn ông
mặt của Tí nhiều vì đã cứu con ạ"
Ông Cứ mỉm cười, sau đó ông cầm
chén trà lên uống, rồi ông
Thoại:"Người trong cùng một xóm thấy
hoạn nạn không lẻ không giúp, bây
Zoom in vào gương
8.6 Cận đừng có mang ơn tao quá. Lo về mà
mặt ông Cứ
cho thằng Tí đi học bơi đi nghe
chưaGương mặt cậu vẫn còn nét sợ hãi
và hối lỗi, Tí thì thào: "Dạ con cám ơn
ông nhiều vì đã cứu con ạ"

Cả gia đình Tí và ông cứ ngồi nói


Máy quay từ thấp Cảnh trời lúc này đã
8.7 Trung Mỹ chuyện với nhau, sau đó má quay từ từ
nâng lên cao tối
quay lên bầu trời

BỐI CẢNH 9: NỘI – NHÀ TÍ – 18G

Tua nhanh để thấy


Cảnh nhà thằng Tí người người tấp nập
9.1 Toàn Cố đinh được nhiều người
kéo vào
đến
BỐI CẢNH 10: NGOẠI – NHÀ TÍ – TỐI

Cố đinh, zoom chậm


Có một chiếc bàn
về phía chỗ bọn trẻ Đám trẻ tay lấy bánh trên bàn ăn, lâu
10.1 Trung Mỹ giữa nhà, trên bàn có
đang ngồi, lia nhẹ lâu lại ngó vào trong nhà
bánh trái
góc qua ngôi nhà Tí

BỐI CẢNH 11: NỘI – NHÀ ĐĂNG – 9G SÁNG (TRỞ VỀ HIỆN TẠI)

Lia nhẹ máy từ đồng


Đăng đang soi gương để chỉnh trang lại Gương đối diện
11.1 Trung hồ qua Đăng, bóng
trang phục ra ngoài đi mua sắm giường
lưng của đăng
BỐI CẢNH 12: NỘI – SIÊU THỊ - 10G SÁNG

Lấy góc sau lưng Trên quầy chưng các


Anh ngắm nhìn quầy bánh, sau đó đưa
12.1 Trung Đăng quay thẳng về bánh đặc biệt của
tay lên cầm 1 hộp xem xét
kệ bánh Kinh Đô Kinh Đô

Lấy góc 1/3 bên trái


anh, nhân viên tư Nhân viên tư vấn đang tư vấn các loại
12.2 Cận
vấn chiếm góc bên bánh ngon của Kinh Đô
phải

BỐI CẢNH 13: NGOẠI – CỔNG XÓM TAM SƠN – 17G CHIỀU
Lia máy xung quanh
13.1 Toàn Những đứa trẻ chơi đùa dưới cây cổ thụ Cây cổ thụ to
Tam Sơn

Đăng bước chầm chậm trên con đường


Trên vai anh đeo
mòn, đôi mắt rạng ngời niềm vui và sự
Quay phía sau lưng bao, tay anh cầm
13.2 Trung xúc động. Từng bước chân của anh như
anh quà bánh của Kinh
mang theo cả những kỷ niệm tuổi thơ,
Đô
dần dần tăng tốc.

Mẹ Đăng đứng bên góc trái, đăng từng


bước tiến lại gần. Mẹ dần dang tay ra,
13.3 Toàn Cố định Nhạc xúc động
ôm Đăng vào lòng. Bà buông anh ra
ngắm gương mặt đứa con trai của mình

BỐI CẢNH 14: NGOẠI – TRƯỚC CỬA NHÀ ĐẰN – 19G TỐI
Anh cầm quà biếu cho từng người, mọi
Cố định lia nhẹ lên
14.1 Trung người vỗ vai anh, ai nấy đều vui vẻ. Nhạc yên bình
bàn ăn giữa sân
Tận hưởng bánh Trung Thu Kinh Đô

Giọng người thuyết minh: ""Trong


vòng tay yêu thương của tình làng
nghĩa xóm, gia đình không chỉ là nơi ta Chạy chữ trên màn
lớn lên, mà còn là nơi chúng ta luôn hình: "Cùng kinh đô
Lia nhẹ qua từng được che chở và sẻ chia." đoán một cái tết
14.2 Toàn người rồi zoom out "Với Kinh Đô, mỗi chiếc bánh đều trung thu thật ý
ra. Làm mờ chứa đựng hương vị của tình làng nghĩa nghĩa bên người
xóm, gia đình, nơi mà yêu thương và sẻ thân". Logo Kinh
chia luôn đong đầy". “Cùng kinh đô Đô
đoán một cái tết trung thu thật ý nghĩa
bên người thân".

You might also like