Bài Làm

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

BÀI CHỊ DẬU

Trong giai đoạn 1930-1945, đất nước ta rơi vào cảnh chiến tranh nhưng cũng không vì thế
mà nên văn học suy sụp, hơn nữa ta còn có những nhà văn, nhà thơ lỗi lạc như Nam Cao,
Nguyên Hồng và một số nữa không thể kể hết thì nhà văn Ngô Tất Tố cũng là một trong
những nhà vân nổi tiếng trong văn học hiện thực phê phán giai đoạn này. Một trong những
tác phẩm đã làm nên tên tuổi của ông đó là “Tắt đèn” một tác phẩm nổi bật nhất của Ngô
Tất Tố. Trong tác phẩm ấy, chị Dậu được tác giả xây dựng là một hình tượng người phụ nữ
bị áp bức, nhưng đâu đó trong trái tim sâu thẵm vẫn cháy lên tinh thần đấu tranh mãnh liệt.
“Tức nước vỡ bờ” là đoạn trích thể hiện rõ nhất tinh thần đấu tranh ấy của chị.

Chị Dậu được biết đến là một người phụ nữ nông dân nghèo, gia đình chị được mọi người
coi là thuộc hạng “Nhất nhì cùng đinh” trong làng đến nỗi chị phải bán khoai và đứt ruột bán
đưa con gái lên 7 tuổi cho vợ chồng Nghị Quế mới đủ nộp suất sưu cho chồng. Nhưng, xui
thây anh Dậu vẫn bị trói ở sân đình vì còn thiếu một suất sưu nữa của người em chồng đã
chết từ năm ngoái. Do nợ nầng mà anh Dậu lại bị trói liên miên ngoài sân và bị đánh đập
không thương tiếc bởi bộn cường hào, bọn tay sai đến khi anh trở bệnh ốm nặng vẫn không
tha. Từ ấy mà đau khổ, tai họa chồng chất đè nặng lên tâm hồn người đàn bà tội nghiệp nhỏ
bé.
Tuy anh Dậu phải chịu những hình phạt khổ cực, nhưng khi được trả về chị không ngừng
tìm cách cứu chữa, những người hàng xóm cũng đã vây đến an ủi hỏi thăm, và còn có
người cho vay gạo nấu cháo. Ngay sau đó, chị đã liền nấu ra một bát cháo loãng tuy không
thơm ngon và đầy thịt nhưng giàu tình yêu và lòng chân thành, chị bưng ra và quạt đến mỏi
tay để cháo nhanh nguội để anh Dậu ăn, chốc lát chị bước rón rén bưng cháo đến bên
chồng, ngồi chực chờ xem anh ăn có ngon không. Cái hành động đấy của chị thể hiện chị
quả là một người đảm đang, ân cần dịu dàng, đằm thắm tình cảm và hết lòng yêu thương
chồng, tình cảm ấy là nguồn đồng lực lớn để giúp anh Dậu tiếp tục sống tiếp. Chưa kịp tỉnh
lại bọn cai lệ và người nhà ông Lý Trưởng đã “sầm sập” ập vào với tay song và thước kẻ,
miệng thét trói kẻ thiếu sưu, chị Dậu đã nhẫn nhục chịu đựng với sự tôn trọng và lòng dũng
cảm để bảo vệ chồng, khi cai lệ xông vào muốn bắt anh Dậu, chị Dậu đã anh dũng đứng ra
van xin với lời lẽ nhẫn nhục, cách xưng hô khiêm nhường “ông-con”, chị đã không ngần
ngại mà hạ thấp thân phận của mình để bảo vệ anh chồng. Nhưng, tên cai lệ không thương
tiếc mà còn mắng chửi chị thậm tệ, một tên cai lệ còn chạy sầm sập tới cầm dây thừng đến
chỗ anh Dậu, tính mạng người chồng đang trong lúc nguy kịch chị nhanh nhẹn chay tới đỡ
tay hắn vẫn cố van xin thảm thiết "Cháu van ông! Nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ông
tha cho". Nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, chị Dậu thấy tên cai lệ càng
được nước làm tới, hắn mỗi lúc lại xông lên, lúc thì "bịch luôn vào nhưng chị mấy
bịch "rồi" tát vào mặt chị một cái đánh bốp" và nhảy vào trói anh Dậu. Chị cảm thấy
bản thân đã vụt mất giới hạn và vùng lên đấu tranh, có thể thấy rõ nhất từ lời lẽ đã
thay đổi “ông-cháu” thành “ông-tôi” chị sử dụng những lí lẻ "chồng tôi đau ốm, các
ông không được phép hành hạ", lời nói đanh thép của người phụ nữ cho thấy sự
cứng rắn của chị như một lời cảnh cáo. Quả thật rất rõ là những đạo lí làm người
đấy khó lòng mà để cảm hóa được những loại người độc ác, lúc này chị đã thực sự
BÀI CHỊ DẬU

tức giận, tên cai lệ thoạt tay tát vào mặt chị cái bốp rồi lao đến cạnh anh Dậu, chị
nhanh chóng đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt: chị nghiến hai hàm răng "mày
trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Một cách xưng hô hết sức đanh đá của
người phụ nữ bình dân thể hiện một tư thế "đứng trên đối thủ, sẵn sàng đè bẹp đối
phương". Rồi chị "túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa... lẳng người nhà lí trưởng ngã
nhào ra thềm". Qua đó, thể hiện lên tình yêu thương đối với chồng, với gia đình
với quê hương trong chị Dậu dâng lên cùng với nỗi căm thù giặc sâu sắc đã dẫn
đến hành động của chị.
Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, tính mạng bị đe
dọa, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Nhà văn Nguyên Tuân đã có một
nhận xét rất thú vị "Trên cái tối trời, tối đất của cái xã hội ngày xưa, hiện lên một
chân dung lạc quan của chị Dậu... bản chất của chị Dậu rất khoẻ, cứ thấy lăn xả vào
bóng tối mà phá ra...". Ngô Tất Tố rất hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và
người nhà lí trưởng một bài học thích đáng. Ông đã chỉ ra một quy luật trong xã hội
"Có áp bức, có đấu tranh"

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là đoạn thể hiện được sự đấu tranh quyết liệt hết sức
ngoan cường của chị Dậu, đại diện cho người phụ nữ và người nông dân Việt Nam
trong xã hội xưa. Chị Dậu được miêu tả rất chân thực, sống động và có sức truyền
cảm. Tính cách của chị hiện lên nhất quán với diễn biến tâm lí thật sinh động. Chị
Dậu mộc mạc, hiền dịu đầy vị tha, giàu tình yêu thương, sống khiêm nhường biết
nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hoàn toàn yếu đuối, chỉ biết sợ hãi mà trái lại, chị
vẫn có một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng.

You might also like