Tư Tư NG HCM

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH MÔN:


TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

GIẢNG VIÊN: Th.S. NGUYỄN THỊ VÓC

LỚP ONLINE : 19DVY1A

Danh sách các thành viên trong nhóm


Đánh
STT Mã SV Họ và chữ lót Tên Lớp giá % Ghi chú+SĐT
tích cực

Nhóm Trưởng –
1 1911547901 Nguyễn Nguyệt Uyên 19DDS2A 100%
0866790129

Nguyễn Thị
2 1911547054 Trân 19DDS1D 100% 0888347523
Quế

3 1911547306 Trần Đặng Trang 19DDS1D 100% 0941293954


2
Thùy

4 1800005250 Đinh Thị Hồng Nhung 18DDS4B 100% 0337367949

Nguyễn Nữ
5 1911547627 Trang 19DDS2A 100% 0332396621
Quỳnh

CÂU HỎI BÀI THU HOẠCH

1. Anh chị hiểu gì về thuật ngữ “Thời đại Hồ Chí Minh”. Theo các anh chị, trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày hôm nay, Đảng và nhân dân ta
tiếp thu được những gì từ di sản mà Người để lại.

Bài làm:

 Thuật ngữ “Thời đại Hồ Chí Minh”:


Theo tôi, thời đại rực rỡ trong lịch sử nước nhà dưới sự dẫn dắt của Hồ Chí Minh - Người
đã để lại cho chúng ta và các thế hệ mai sau cả một gia tài đồ sộ, một di sản vô cùng quý giá.
Là thời đại mà nước ta quá độ lên CNXH, nhà nước của dân, do dân, vì dân, tư tưởng chiến
lược về con người đã được khai sáng. Gói gọn lại đó là thời đại Hồ Chí Minh - thời đại rực
rỡ nhất, vinh quang nhất trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Tất cả những
thành tựu đạt được đều trải qua công lao gian khổ của Người, từ việc hình thành tư tưởng
từng bước đến hoàn thiện, phát triển nước nhà.
1. Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước:
Hồ Chí Minh sinh ngày 19/05/1890 trong một gia đình yêu nước. Thân sinh là cụ Phó
Bảng Nguyễn Sinh Sắc - một nhà Nho cấp tiến. Tình cảm nhân ái của bà Hoàng Thị Loan
thân mẫu của Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng sâu sắc đến đức tính nhân hậu của người. Chị cả
Nguyễn Thị Thanh và anh Nguyễn Tất Đạt đều là những người giàu lòng yêu nước thương
nòi. Khi thuở thiếu thời, người đã chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức bóc lột đến
cùng cực của đồng bào mình. Với lòng quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Hồ Chí Minh đã
định ra cho mình một định hướng đi mới đó là phải tìm hiểu cho rõ bản chất của những từ: tự
do, bình đẳng, bác ái của nước Cộng hòa Pháp, phải đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các
nước khác họ làm ăn như thế nào để trờ về giúp đồng bào mình.

Chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh


2. Tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc:
3
Năm 1911, Hồ Chí Minh rời tổ quốc sang phương Tây tìm đường cứu nước. Người đã
thực hiện một cuộc hành trình đến nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc, tư bản, đế quốc. Cuộc
hành trình của người trải qua năm châu bốn biển đã hình thành nên được ở Hồ Chí Minh tình
cảm và ý thức đoàn kết giữa các dân tộc bị áp bức đồng thời còn rèn luyện ở người một công
nhân có đầy đủ phẩm chất, tư tưởng, tâm lý của giai cấp vô sản. Sau 10 năm bôn ba tìm
đường cứu nước, người đã tiếp cận với luận cương của Lênin, Hồ Chí Minh đã có được giải
đáp cho mình chỉ có giành độc lập và tự do cho đồng bào, độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội.
3. Hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam:
Năm 1930, Hồ Chí Minh đã sáng lập nên Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng, đường lối cách mạng Việt Nam đã cơ bản được hình thành, con
đường cứu nước của Việt Nam cơ bản được xác định. Nhờ vào sự đúng đắn ngay từ đầu của
tư tưởng, đường lối cách mạng Việt Nam do Hồ Chí Minh vạch ra đã được thực tiễn chứng
minh và khẳng định và cũng chính trong quá trình vận động của cách mạng, tư tưởng, đường
lối đó ngày càng được bổ sung, phát triển và hoàn thiện dần, trở thành ngọn cờ soi đường cho
cách mạng Việt Nam.
4. Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng:
Vào ngày 03/02/1930, Hồ Chí Minh đã tổ chức hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt nam
thành Đảng Cộng sản Việt Nam và đưa ra Chánh cương vắn tắt, Sách lượt vắn tắt, Điều lệ
tóm tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người dã dựa trên cơ sở xác định đúng con đường cần
phải đi của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã liên trì bảo vệ quan điểm của mình về vấn
đề dân tộc và vấn đề giai cấp, về cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa và cách mạng vô
sản. Hồ Chí Minh đã đọc tuyên ngôn độc lập và khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa vào ngày 02/09/1945. Người đã nhấn mạnh rằng các quyền cơ bản của các dân tộc trên
thế giới, trong đó có Việt Nam.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hoàn thiện:
Sau khi giành lại được chính quyền chưa được bao lâu thì thực dân Pháp quay lại xâm
lược nước ta. Thấy được dân tộc đang đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Hồ Chí
Minh đã ra sức chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua các thác ghềnh tới bến bờ
thắng lợi. Vào ngày 19/12/1946, Hồ Chí Minh đã phát động toàn quân, toàn dân cùng hưởng
ứng cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Kể từ đó, người đã trở thành linh hồn của các
cuộc kháng chiến giành lại chính quyền cho dân tộc. Người không nhừng đề ra các đường lối
vừa kháng chiến vừa kiến quốc, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực
cánh sinh. Không dừng lại ở đó, Người còn đặc biệt chăm lo xây dựng Đảng, xây dựng đội
ngũ cán bộ, đấu tranh chống tệ quan liêu, mệnh lệnh, xây dựng đạo đức cách mạng cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phát động phong trào thi đua ái quốc. Năm 1954, dưới sự
lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được
nhân dân ta kết thúc trong sự thắng lợi. Từ đó cho thấy được sự thắng lợi dưới sự lãnh đạo
của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh; là sự thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân
nhân; thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh: vừa kháng chiến, vừa xây dựng chế độ dân chủ
nhân dân; kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, vừa gây dựng
mầm móng cho chủ nghĩa xã hội. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhiều vấn đề đã tiếp tục được bổ sung và phát triển, đã hợp thành một
hệ thống những quan điểm lý luận về cách mạng Việt Nam. Đó là các tư tưởng và chiến lượt
về con người; tư tưởng về Đảng Cộng sản và xây dựng Đảng với tư cách là Đảng cầm
quyền,...

4
Từ những cống hiến to lớn ấy, Người được ví như là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi lãnh
đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam liên kết một lòng cùng vượt qua muôn vàn khó
khăn gian khổ, anh dũng đấu tranh, dám đứng dậy đấu tranh giành lại quyền dân tộc cho
nhân dân, không ngừng giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những kì tích vẻ
vang cho nước nhà. Người đã đưa chúng ta đến thời kỳ huy hoàng nhất từ trước đến nay, viết
nên một trang sử mới, xoay mình thành một đất nước độc lập tự do, vì lợi ích của dân, do dân
và vì dân, thời đại ấy mang tên “Thời đại Hồ Chí Minh”.

 Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày hôm nay, Đảng và nhân dân
ta tiếp thu được những gì từ di sản mà Người để lại?

Theo tôi, trong những năm tháng đấu tranh gian lao ấy, tinh thần yêu nước, ý chí độc lập,
tự chủ, tự cường của mọi người dân Việt Nam đã tiếp thu cao độ lòng yêu nước, tạo nên sức
mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm nổi bật tinh thần, ý chí và trí tuệ con người
Việt Nam. Qua đó cho chúng ta thấy rằng, sức mạnh của lòng yêu nước được đun húc suốt
hàng ngàn năm lịch sử; không chỉ được bồi đắp mà còn phát triển lên một tâm cao mới, gắn
liền với tinh thần quốc tế trong sáng. Đó cũng chính là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước
chân chính hòa quyện với chủ nghĩa quốc tế cao cả trên tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, ủng hộ
lẫn nhau trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội; đồng thời nó còn thể hiện
được lòng nồng nàn yêu nước của dân tộc ta gắn với sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của các
đồng chí, bạn bè và nhân dân lao động các nước; là tinh thần phát huy sứ c mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại đấu tranh để “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được
hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” trong thời đại
Hồ Chí Minh lịch sử.
Thời gian vừa qua, tuy điều kiện kinh tế đất nước còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế về
cơ sở vật chất kỹ thuật y tế còn nhiều hạn chế, chúng ta đã phát huy được sức mạnh ưu việt
của hệ thống chính trị và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đạt được thành công bước đầu rất
quan trọng , đối phó hiệu quả với Covid 19, nhân dân đồng tình, ủng hộ và cộng đồng quốc
tế đánh giá cao. Đây là minh chứng tiêu biểu, cho sự tiếp thu về tinh thần lãnh đạo của Đảng,
về sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ đó, giúp chúng ta có thêm động lực,
niềm tin và khát vọng đổi mới, phát triển đất nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập,
dân chủ và giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí
Minh hằng mong muốn.

2. Có một nhận định như sau: Trong con người Hồ Chí Minh có tâm từ bi của nhà
Phật, có sự bao dung của Chúa Giê-su, có đầu óc thiết thực của Tôn Trung Sơn, có trí
tuệ của Mác và Lênin, lại có tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du. Trên thực
tế, Hồ Chí Minh là hình ảnh tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam. Anh (Chị) hãy phân
tích và nêu ý kiến về nhận định này.
Bài làm:

Những trang vàng lịch sử Việt Nam ghi dấu lớp lớp người nối tiếp lên nhau. Trong
những trang sử vàng chói lọi ấy, ghi hình những con người kiệt xuất – những con người anh
hùng vĩ đại nhất và những trang sử Người để lại là vẻ vang nhất. Cuộc đời và sự nghiệp của
Người là bản hùng ca luôn ngân vang cháy bỏng trong trái tim của mỗi con người Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng người về chủ nghĩa yêu nước - trung với
Đảng, hiếu với dân, trọn đời phấn đấu, hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng

5
giai cấp, giải phóng con người và toàn nhân loại, về trí tuệ uyên bác, đạo đức cách mạng
trong sáng, là nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Chính những điều tốt đẹp
của Người đã có nhận định rằng: Trong con người Hồ Chí Minh có tâm từ bi của nhà Phật,
có sự bao dung của Chúa Giê su, có đầu óc thiết thực của Tôn Trung Sơn, có trí tuệ của Mác
và Lenin, lại có tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du. Trên thực tế, Hồ Chí Minh là
hình ảnh tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam.
Người sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động của đất nước - giai
đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX khi bao cuộc khởi nghĩa đấu tranh anh dũng, bất khuất
giành độc lập và thống nhất Tổ quốc đều lần lượt thất bại. Phong trào cứu nước của nhân dân
Việt Nam đứng trước một cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối. Ngay từ thuở thiếu thời,
Người đã chọn cho mình con đường suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người. Trên con đường cách mạng ấy, Người đã chấp nhận
mọi sự hy sinh, không quản gian nguy, luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội, sáng suốt vạch ra con đường cách mạng đúng đắn để giải phóng và phát
triển dân tộc Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu ấy, Người đã cùng với Đảng ta đề ra đường
lối chiến lược, sách lược đúng đắn để lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân ta tiến hành cuộc Cách
mạng Tháng Tám, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và sau đó tiến hành thắng lợi
hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành sự nghiệp
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước quá độ đi lên Chủ
nghĩa xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói trong bức thư gửi Trần Tam Tỉnh rằng: “Mục đích của
Chính phủ ta theo đuổi là chiến đấu vì nền độc lập và đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Song
để đạt tới hạnh phúc đó cho mọi người cần phải xây dựng CNXH. Nếu Đức Giêsu sinh ra
vào thời đại chúng ta và phải đặt mình vào nỗi khổ đau của người đương thời, chắc ngài sẽ là
một người XHCN đi tìm đường cứu khổ loài người”. Người cũng nêu rõ những giá trị đạo
đức và văn hóa nhất định của tôn giáo, và tìm thấy trong đó điểm chung của các vị hiền nhân
là mưu cầu hạnh phúc cho loài người.
Có lẽ chính những năm tháng đầy gian khổ hi sinh ấy đã giúp chúng ta nhìn thấy rõ nét
một con người có tâm từ bi của nhà Phật – Bác Hồ. Người đã gạn lọc, kế thừa những giá trị
cốt lõi về triết lý nhân sinh quan, thế giới quan, trung tâm là con người hướng đến cái “chân,
thiện, mỹ”, “từ, bi, hỷ, xả”, “vô thường, vô ngã vị tha”, cứu khổ cứu nạn, để sống tốt đời đẹp
đạo mà hạt nhân tư tưởng của Phật giáo là một trong những tư tưởng văn hóa ảnh hưởng
nhiều đến quá trình hình thành tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh. Đượm nỗi đau dân tộc
và xã hội loài người, xuất phát từ tấm lòng từ bi, hỷ xả, quên mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
mang lại niềm vui, luôn kêu gọi chúng sinh đoàn kết, Người viết Tuyên Ngôn Độc Lập - một
áng hùng văn tuyệt bút hiếm hoi trong hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc.
Người luôn chân thành, muốn hòa hợp với tất cả, kể cả kẻ thù của đất nước. Thấm đượm lời
6
dạy của Đức Phật, Người không ghét bỏ, hãm hại mà tìm mọi cách thu phục nhân tâm, mời
vào vị trí lãnh đạo cao để giúp dân, phụng sự Tổ quốc. Bác đối xử với tù binh giặc ngoại xâm
rất tốt, bị thương thì Bác chữa trị, về nước được Bác chu cấp lương thực, tiền bạc để trở về
quê hương. Bác đã đối xử rất tốt với chính kẻ thù của mình, trong khi các binh sĩ của ta trong
tay kẻ thù bị đối xử rất tàn nhẫn, tra tấn đánh đập dã man. Người làm theo lòng đại từ, đại bi
của Đức Phật, không phân biệt kẻ bị áp bức và người đi áp bức, chia các thành phần giai cấp
mà tiêu diệt xóa bỏ lẫn nhau, gieo rắc hận thù, Người đau lòng đến da diết: “Than ôi, trước
lòng bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu, người Pháp hay người Việt cũng
đều là Người... vì lẽ gì... mà đem máu quí báu của thanh niên Pháp đổ trên non nước Việt
Nam... cần phải bắt tay nhau... gây dựng hạnh phúc chung”. Trước khi đi vào cõi vĩnh hằng,
Bác đã căn dặn chúng ta phải sống có tình có nghĩa “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn
nhau”. Tâm từ bi của Bác như Đức Phật có dạy: “Lấy ân trả oán, tăng ân giảm oán - Lấy oán
trả oán, oán oán chất chồng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhiều lần chủ động gặp gỡ, viết
thư gửi Tổng thống, lãnh đạo cao cấp, tướng lĩnh, binh sĩ và tù binh hai nước Pháp, Mỹ tỏ
lòng thiện cảm, ứng xử văn hóa, không hằn thù, oán hận, mong muốn các dân tộc cùng
hưởng độc lập, tự do và bình đẳng, giúp đỡ nhau trao đổi kinh tế, văn hoá như những người
anh em. Người mở lòng: “Vì trong bốn biển đều là anh em”. Người luôn ấp ủ trong lòng với
những giá trị cao đẹp: “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ là một
ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”; điều này giống với “Hạnh vô ngã” của Đạo Phật,
không nghĩ đến bản thân mình, luôn quên mình vì mọi người. Khi ở cương vị là Chủ tịch
Nước, Hồ Chí Minh luôn dành nhiều thời gian đi thăm nhiều chùa, nhiều cơ sở Phật giáo,
tiếp xúc với nhiều tăng ni, phật tử. Với một giác quan chính trị nhạy bén và sự mẫn cảm kiệt
xuất, Hồ Chí Minh sớm nhìn thấy Phật giáo là một điểm tựa vững chắc cho quần chúng nhân
dân, họ sẽ tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đấu tranh giải phóng dân tộc, đem lại
cuộc sống ấm no hạnh phúc cho con người. Hồ Chí Minh đã đến với giáo lý nhà Phật không
chỉ là nhu cầu tinh thần của nhân dân, mà Người còn tiếp thu giáo lý Phật giáo với tính cách
là những giá trị đạo đức của nhân loại. Người cũng nhìn thấy ở Phật giáo những giá trị tốt
đẹp phù hợp với đạo đức con người mới và phục vụ cho sự phát triển của thời đại, của đất
nước.
Trong giáo lý Thiên Chúa giáo, Người có sự bao dung của Chúa Giê-su. Chúa Giê-su
dạy: “Đạo đức là bác ái” mà Người đã phát hiện ra những giá trị đạo đức văn hóa nhất định
của tôn giáo. Trong khi đó, để đối phó với tội nhân, Thiên Chúa không muốn trừng phạt mà
chỉ muốn giúp tội nhân ăn năn hối cải quay về đường lành. Từ ngàn xưa, Thiên Chúa phán
qua miệng ngôn sứ Ê-dê-kiên: “Ta không muốn kẻ gian ác phải chết nhưng muốn nó ăn năn
sám hối mà được sống”. Đối với Ngài, mỗi một người đều có giá trị rất cao nên cần phải
được trân trọng và yêu thương. Dù con người có đắm chìm trong lầm lạc và tội lỗi, Ngài
không bỏ rơi, không hủy diệt họ, nhưng tìm mọi cách đưa họ trở về đàng lành. Và ở Chủ tịch
Hồ Chí Minh nơi Người sự bao dung ấy là tràn ngập là phủ đầy bởi trong tâm Người vì tình
yêu thương dân tộc Tổ Quốc, không phải lấy sự thù hận làm đầu để đánh bại kẻ thù mà là
một sự bao dung sự bao dung ấy là một sức mạnh một tinh thần vĩ đại vượt trên tất cả những
nhỏ nhen ích kỉ của bản thân, của một con người. Người biết được điều gì là quan trọng điều
gì là sức mạnh cốt lõi nơi Người. Hồ Chí Minh đã tìm ra nơi tận sâu trong con người mình
tiềm tàng của sức mạnh tình yêu thương, sự bao dung và chính sự bao dung lớn lao và cao
đẹp ấy đã giúp Người sẵn sàng chiến đấu vì Tổ Quốc nhưng chiến đấu trong sự thật trong
niềm tin đích thực trong con đường đúng đắn bảo vệ Tổ Quốc và với tất cả khát khao tột
cùng Người đã làm được. Sự bao dung của Người đã lan tỏa khắp thế giới này là cảm hứng
của biết bao con người thế hệ trẻ giờ đây. Trong thời chiến Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến

7
đồng bào tôn giáo, tôn trọng quyền tự do tôn giáo của các giáo dân và thực hiện đoàn kết tôn
giáo. Trong tư tưởng của Người, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có đoàn kết
với đồng bào thiên chúa giáo là vấn đề sống còn, là một trong những nhân tố quyết định sự
thành bại của sự nghiệp cách mạng, quyết định sự tồn vong của dân tộc. Sinh ra và lớn lên
trên mảnh đất Việt Nam - nơi có nhiều cộng đồng cư dân cùng sinh sống, nơi tín ngưỡng
giữa đạo và đời luôn đồng hành ngự trị trong đời sống tâm linh của người dân, Hồ Chí Minh
đã sớm nhìn thấy và biết gạn lọc những tinh hoa trong kho tàng giá trị của đạo Thiên chúa
những điều cần thiết cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Và cũng chính Người đã không chỉ
giương cao ngọn cờ độc lập, tự do, thực hiện sự tôn trọng tự do tôn giáo, mà còn luôn thực
hiện đoàn kết với đồng bào đồng bào Thiên chúa giáo trong hành trình đấu tranh giải phóng
dân tộc, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh.
Là lãnh tụ của cách mạng, hơn ai hết Hồ Chí Minh hiểu rằng: đoàn kết thì sống, chia rẽ thì
chết, nên muốn huy động sức mạnh toàn dân đoàn kết, muốn toàn thể đồng bào ta đồng tâm,
hiệp lực chống kẻ thù chung thì không thể không quan tâm đến vai trò của đồng bào Thiên
Chúa giáo. Ngay từ những năm lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền, Hồ Chí
Minh đã luôn quan tâm đến Thiên chúa giáo, đến các giáo dân và động viên họ góp sức mình
vào sự nghiệp giải phóng. Vượt không gian và thời gian, tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
với đồng bào Thiên chúa giáo như càng sâu đậm hơn, bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa,
song những bức thư Người chúc mừng các giáo dân nhân dịp Lễ Thiên chúa Giáng sinh
trong suốt 24 năm ở cương vị Chủ tịch nước vẫn có ý nghĩa tinh thần to lớn đối với các con
chiên của Chúa. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói trong bức thư gửi Trần Tam Tỉnh rằng:
“Mục đích của Chính phủ ta theo đuổi là chiến đấu vì nền độc lập và đem lại hạnh phúc cho
nhân dân. Song để đạt tới hạnh phúc đó cho mọi người cần phải xây dựng CNXH. Nếu đức
Giêsu sinh ra vào thời đại chúng ta và phải đặt mình vào nỗi khổ đau của người đương thời,
chắc ngài sẽ là một người XHCN đi tìm đường cứu khổ loài người”. Người cũng nêu rõ
những giá trị đạo đức và văn hóa nhất định của tôn giáo, và tìm thấy trong đó điểm chung
của các vị hiền nhân là mưu cầu hạnh phúc cho loài người.
Ở chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn, Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm là ba
nguyên tắc: “Dân tộc độc lập; Dân quyền tự do; Dân sinh hạnh phúc” và chính sách “thân
Nga, liên Cộng, phù trợ công nông”. Những tư tưởng tiến bộ, tích cực và có thể vận dụng
vào cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh đã tìm thấy và kế thừa ở Tôn Trung Sơn nhiều tư
tưởng tiến bộ phù hợp với điều kiện cách mạng nước ta, nhưng đây là một sự tiếp biến đặc
biệt, sự tiếp biến vượt gộp để tạo ra một giá trị tư tưởng độc đáo, mới mẻ, cách mạng. Nghĩa
là, không dừng lại ở những chủ trương của Quốc dân Đảng mà Hồ Chí Minh đã phát triển
khái niệm “Độc lập-Tự do-Hạnh phúc” lên một trình độ mới, mang tính giai cấp, tính nhân
dân, tính dân tộc và tính cách mạng sâu sắc, triệt để của một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng.
Toàn thế giới công nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo xuất sắc của cách mạng
giải phóng dân tộc. Trong suốt thế kỷ XX, cách mạng và kháng chiến Việt Nam là cuộc
chiến tranh giải phóng bi hùng nhất, là chiến thắng vang dội nhất, một cuộc cách mạng và
kháng chiến đã góp phần lớn vào sự tan rã của các đế quốc thực dân, vào sự nghiệp giải
phóng các dân tộc bị áp bức. Cụ Hồ Chí Minh là người tổ chức thắng lợi đó. Cụ là nhà cách
mạng đặc biệt tài năng.
Phần đóng góp quan trọng của Bác vào chủ nghĩa Mác - Lênin là ở vấn đề dân tộc và
thuộc địa. Về vấn đề dân tộc thì Lênin có nhiều tác phẩm lý luận, về vấn đề thuộc địa thì
Quốc tế Cộng sản đã có nhiều văn kiện, đặc biệt là Luận cương về vấn đề thuộc địa của Đại
hội lần thứ VI Quốc tế Cộng sản. Bản Luận cương chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản

8
Đông Dương tháng 10 năm 1930, căn bản là tóm lược ứng dụng Luận cương về thuộc địa
của Quốc tế Cộng sản năm 1928. Tư tưởng đặc sắc của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và
thuộc địa là ở chỗ khác. Chỗ nào là chính? Ngay trong mối tương quan giữa cách mạng tại
xứ đế quốc thực dân và cách mạng ở thuộc địa của đế quốc ấy. Nguyễn Ái Quốc quan niệm
đế quốc chủ nghĩa như một con đỉa có hai vòi hút máu của vô sản chính quốc và của dân tộc
thuộc địa, phải cùng lúc cắt cả hai vòi thì nó mới chết, cầm bằng nó còn một vòi thì vòi kia
sẽ mọc lại. Hình tượng chính xác nói lên tương quan gắn bó giữa hai bên. Sâu sắc hơn nữa,
Người nhận định rằng trong nhiều điều kiện cụ thể cách mạng ở thuộc địa có thể thành công
trước cách mạng ở chính quốc và như thế góp phần đẩy cách mạng ở chính quốc lên. Thế là
Nguyễn Ái Quốc cho cách mạng thuộc địa một thứ độc lập tính và cho đảng cách mạng ở
thuộc địa một thế chủ động rộng lớn, một trách nhiệm quốc gia và quốc tế lớn hơn trước. Nói
thì hóa ra bất kính, chứ lối nhìn của Nguyễn Ái Quôc đúng hơn lối nhìn của cả Xtalin. Xtalin
xem vấn đề thuộc địa như là phụ thuộc vào cách mạng vô sản. Điều ấy không đúng lắm và nó
có thể có tác dụng tiêu cực là hạn chế sự hoạt động độc lập của lực lượng cách mạng ở xứ
thuộc địa. Xtalin cũng cho rằng vấn đề dân tộc chủ yếu là vấn đề nông dân, điều ấy cũng
không đúng lắm, vấn đề nông dân rất quan trọng, nhưng không dễ đơn giản hóa vấn đề dân
tộc, vấn đề dân tộc phức tạp hơn vấn đề nông dân rất nhiều. Tư tưởng lêninnít của Nguyễn
Ái Quốc dẫn đến việc Người vận động độc lập Đảng Cộng sản Việt Nam thành phân bộ độc
lập của Quốc tế Cộng sản mà không phải trải qua thời kỳ thuộc Đảng Cộng sản Pháp như hầu
hết các tổ chức cộng sản khác ở châu Phi thuộc Pháp trước đây. Trên cơ sở tư tưởng (mới mẻ
so với tư tưởng đã thấm nhuần nghị quyết Đại hội Quốc tế Cộng sản) vừa trình bày, qua đầu
những năm 40, Đảng Cộng sản Việt Nam đã biết tạm thời rút lui khẩu hiệu cách mạng điền
địa, không đặt vấn đề liên bang Đông Dương. Nhờ đó, Đảng tập hợp được xung quanh cái
trục công nông liên minh một lực lượng đoàn kết dân tộc Việt Nam và đoàn kết các dân tộc
Dông Dương ngày càng lớn mạnh, cô lập được các thế lực phản động các loại, tiêu diệt được
các đế quốc thực dân. Nếu đó không phải là lý luận cách mạng thì là gì? Đó là một ngọn đèn
pha soi rọi đường giải phóng, đó là một bước phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề
dân tộc và thuộc địa. Đó là sự nhìn xa, trông rộng của Người, biểu hiện sự vận dụng sáng tạo
chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.
Một sáng tạo lớn khác của Bác đã có tác dụng quyết định đến thắng lợi của cách mạng
Việt Nam thuộc về vấn đề Đảng. Ai cũng biết, vấn đề Đảng là một bộ phận trọng yếu trong
chủ nghĩa Mác - Lênin. Không có Đảng cách mạng thì học thuyết nào cũng là chuyện để nói
cho sướng miệng, vui tai. Về vấn đề xây dựng Đảng thì Lênin và Quốc tế Cộng sản trình bày
rõ các nguyên lý cơ bản rồi, đã dạy phải làm tất cả những gì để bảo đảm tính chất tiên phong,
tính chất giai cấp, tính chất quần chúng cho một đảng cộng sản có đủ sức làm bộ tham mưu
đắc lực của cách mạng. Vậy thì, ở Việt Nam, Hồ Chí Minh còn có những chỗ nào để mà sáng
tạo?
Các Đảng cộng sản tự định nghĩa là đội tiên phong của giai cấp công nhân; giai cấp công
nhân được nhận định là động lực đóng vai lãnh đạo ngay cả trong cách mạng 'tư sản dân
chủ", tức phản đế và phản phong. Thế nhưng, cho tới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở
Việt Nam, giai cấp công nhân chỉ chiếm vài phần trăm trong toàn dân, vả lại chưa có truyền
thống đấu tranh dài. Trong điều kiện đó, làm sao để có một đảng cách mạng tiên phong của
giai cấp công nhân? Phải quan niệm đội tiên phong cách mạng đó như thế nào để hòng xây
dựng nó? Nếu quan niệm một cách giáo điều, nếu tập trung nghị lực chú tâm vào xưởng máy
hơn hết, thì sẽ có môt đảng trong đó số đông là công nhân, nhưng sẽ là một đảng rất nhỏ, bất
lực, cô lập, đảng như thế để làm gì? Có thể làm gì? Còn nếu hoạt động rộng khắp thì Đảng sẽ
gồm đại đa số là tiểu tư sản trí thức, nông dân, có nguy cơ trượt dài trên đường băng chủ

9
nghĩa quốc gia hẹp hòi, xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ nghĩa Mác - Lênin còn là cả một
triết học về sự xây dựng con người. Cho nên, những năm 1928. 1929, 1930, hàng trăm, thậm
chí hàng ngàn thanh niên trí thức, nhà có ăn, dư để rời ghế nhà trường, công sở, rời gia đình
đầm ấm, rời cuộc sống lắm phong lưu, lăn lộn vào chỗ khốn cùng, nước độc, gọi là đi "vô
sản hóa” nghãi là đi vào quần chúng lao động, vô sản gây cơ sở cách mạng, phát động phong
trào đấu tranh, bị bắt, bị tù đày, nhưng hết tù rồi lại đi hoạt động nữa, không mệt mỏi. Cũng
có không ít người bỏ gánh giữa dường, càng ít người "ôm cầm thuyền khác”. Đủ biết, quan
niệm của Hồ Chí Minh về việc giáo dục đảng viên bằng lý luận và bằng công tác là quan
trọng nhường nào. Năm 1936, 1937, hàng ngàn đảng viên Quốc dân Đảng cùng gốc tiểu tư
sản trí thức được ân xá, trở về nhà, hầu hết họ bỏ cuộc, còn đảng viên Đảng Cụ Hồ hầu hết
tiếp tục hoạt động đến khởi nghĩa. Người quả là bậc thầy sáng tạo lương tri, không phải bất
cứ thời nào, ở đâu, người ta dễ tìm một bộ óc, một tâm hồn, một chủ trương như vậy.
Hồ Chí Minh, nhà cách mạng cũng là một nhà giáo dục, chẳng những chăm lo đào tạo
cán bộ mà còn chăm lo xây dựng con người. Khi Hồ Chí Minh lúc còn là Nguyễn Sinh Cung
ở làng Sen, tỉnh Nghệ An đã bắt đầu 10 năm đèn sách bằng bài vỡ lòng "Nhân chi sơ tính bản
thiện”. Thuyết "tính thiện" này, Nguyễn Ái Quốc sẽ gặp mãi trong các sách Nho và ở các
thầy Nho. Nói cho đúng, cũng có phái Nho chủ trương "tính ác", họ không được xem là
chính thống. Chính thống theo mạch Khổng Mạnh là người sinh ra tính vốn lành: tính thiện
là thiên phú, Nho gia Việt Nam không ai nói khác.
Nhưng ở sách Nhật ký trong tù, Cụ Hồ có bài tu tuyệt "Dạ bán", trong đó tác giả viết
rằng: lúc ngủ mọi người trông rất lương thiện, lúc tỉnh dậy mới phản biệt người thiện, người
ác, thiện ác vốn không phải là bản tính, phần nhiều là do giáo dục mà nên.
Ở bài thơ triết lý này, Người nói lên cái chỗ đứng của mình trong cuộc tranh luận ngàn
năm về tính ác, tính thiện ở Trung Quốc và Việt Nam và không chỉ ở đó. Trong bài thơ, ta
chú ý đến chữ "đa do" và chữ "giáo dục". Phải chăng là khi dùng chữ "đa do", Người muốn
nói rằng không phải giáo dục quyết định tất cả tính tình người ta, còn có những yếu tố quan
trọng khác can thiệp vào mà quả có do tự nhiên hay ngẫu nhiên phức tạp làm ra: còn chữ
"giáo dục" ở đây là sự cảm hóa về hướng tốt hay hướng không tốt, hoặc tốt xấu lẫn lộn của
giáo dục gia đình khi tuổi thơ, của môi trường xã hội hoặc là sự giáo dục có ý thức của thầy,
cha, bạn bè hay sách vở, kể cả các việc làm của mình, dần đã góp phần làm ra con người của
mình.
Người đòi hỏi mỗi người dân, mỗi cán bộ phải siêng học. Học thì phải có định hướng;
cán bộ học để làm công bộc giỏi cho dân: dân học để làm công dân tốt của nước: tất cả đều
học thành nhân. Học không chỉ khi còn trẻ mà già cũng còn phải học. Với cán bộ tỉnh Nghệ
An, Cụ nói: Tôi năm nay 71 tuổi mà vẫn phải học mỗi ngày. Học không biết mỏi. Học phải
có mục đích, như một người thợ làm nhà, trước khi làm đã biết cái nhà sẽ ra sao, không phải
như con ong, làm tổ theo thói quen bản nhiên. Mục đích của sự học là thành nhân, là chỉnh
tâm, là trau dồi lý trí. Người cán bộ trước phải biết chỉnh mình, sau mới chính người khác,
mình không chỉnh thì còn mong chỉnh ai? Đã trau dồi lý thuyết, còn phải trau dồi tình cảm
nữa, phải lo xây dựng nhân cách của mình, phải biết ăn ở xử thế có tình, có nghĩa, tình nghĩa
giữa người và người, tình nghĩa đồng bào đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà.
Như thế Chủ tịch Hồ Chí Minh không có tham vọng làm một nhà lý luận, sáng tạo tư tưởng,
sáng tạo lương tri, nhưng thực tế Cụ đã góp phần đáng kể vào việc làm phong phú thêm học
thuyết Mác-Lênin trong khi vận dụng được thành công xuất sắc chủ nghĩa Mác-Lênin vào
cuộc cách mạng và kháng chiến Việt Nam.
Đến nay dân tộc Việt Nam có ba nhân vật lịch sử được UNESCO vinh danh là danh nhân
văn hóa vĩ đại đó là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và Hồ Chí Minh. Nguyễn Trãi cùng Hồ Chí

10
Minh được tri ân Anh hùng dân tộc và Nguyễn Du được người Việt kính trọng tôn xưng là
Đại thi hào dân tộc.
Ta nhìn thấy được điểm chung ở cả ba danh nhân đó là đều có những đóng góp lớn lao
cho nền văn hóa nhân loại. Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và Hồ Chí Minh cùng gặp
gỡ ở một điểm chung đó là trong cuộc đời và sự nghiệp của mình, họ đều đề cao cái Tâm.
Tuy ba danh nhân sống ở những không gian và thời gian khác nhau, có những biểu hiện cụ
thể khác nhau trong hành động, việc làm nhưng cái cốt lõi của mỗi hành động, việc làm của
họ đều là cái Tâm - là tấm lòng, gốc của đạo đức. Và, điều thú vị là cả ba danh nhân văn hóa
trong những hoàn cảnh nhất định, đã đặt sự so sánh giữa Tài và Đức, để rồi cả ba đều đề cao
Đức, tức là đề cao cái Tâm và họ cùng lập ngôn về điều đó.
Với Nguyễn Trãi, ông là một anh hùng dân tộc vĩ đại, là nhà chính trị lỗi lạc, nhà chiến
lược thiên tài, nhà ngoại giao kiệt xuất, đồng thời là một nhà văn, nhà thơ lớn, nhà sử học,
nhà địa lý học, nhà làm luật pháp và âm nhạc xuất sắc. Nguyễn Trãi là một người tài năng
nhưng ông lại là người đề cao cái Tâm, tất cả các sự nghiệp của Nguyễn Trãi đều dựa trên cơ
sở gốc là đề cao cái Tâm. Cái Tâm đối với đất nước, đối với nhân dân xuyên suốt trong cuộc
đời, sự nghiệp Nguyễn Trãi, và luôn bàng bạc trong thơ ông. Chính Nguyễn Trãi đã hơn một
lần đề cập đến trong thơ khi đối sánh giữa Tài và Đức, lúc thì ông nói:
Tài Đức thì cho lại có nhân
Tài thì kém Đức một hai phần.
(Bảo kính cảnh giới, bài LVII)
Cách Nguyễn Trãi gần 500 năm, Nguyễn Du – Đại thi hào dân tộc, cũng trưởng thành từ
cửa Khổng sân Trình, thấm nhuần tâm nhân nghĩa của thời đại. Cái Tâm của Nguyễn Du còn
được kết tinh từ nhân dân, cả cái Tâm của Lão – Trang và đặc biệt là cái Tâm Phật giáo.
Trong cuộc đời của một con người xuất thân từ gia đình “đại thế gia”, Nguyễn Du đã được
học hành, được thừa hưởng từ gia đình những điều kiện nhất định. Tài năng của Nguyễn Du
được nảy nở và chí hướng theo gia đình, nhập thế lập công danh đã thôi thúc chàng trai trẻ
Nguyễn Du cùng với những con người khác trong thời đại muốn trổ tài kinh bang tế thế. Thế
nhưng công không thành, danh không toại, lý tưởng không đạt, tài năng không có chỗ dùng,
một đời thông minh thiệt thòi, ngắm thanh gươm bên mình mà thẹn phận trai không ích gì
cho nước. Nguyễn Du đến với văn chương, ý thức được tài năng văn chương của mình. Thế
nhưng văn chương là biểu hiện của tài năng cũng chẳng mang lại gì cho chính nhà thơ.
Nguyễn Du là người từng phải nếm trải cảnh “mười năm gió bụi”, phải trôi nổi trong cuộc
đời như ngọn cỏ bồng trốc gốc, thấm thía nỗi đau của bản thân, trở về dưới chân núi Hồng,
tâm trạng của nhà thơ u uất, chán nản. Cuộc đời bất hạnh đã đưa nhà thơ trở về gần gũi với
cuộc sống gian khổ của nhân dân và chứng kiến những biến chuyển, thay đổi của thời đại,
suy ngẫm về câu chuyện của cuộc đời mình, để Nguyễn Du có sự thấu hiểu, xót thương và
đồng cảm sâu sắc với những khốn khổ của kiếp người, những kiếp người dưới đáy xã hội,
với sự nghèo đói, khổ sở của họ, tìm ra nguyên nhân, chỉ trích, phê phán thói phung phí, xa
hoa của quan lại. Và, đặc biệt, trong những kiếp người đau khổ, Nguyễn Du quan tâm tới
những con người tài hoa mà bạc mệnh. Từ cảnh ngộ, cuộc đời mình – một con người tài hoa,
Nguyễn Du đã đồng cảm, liên tài đối với những người đồng cảnh. Nhà thơ nhận thấy rằng,
cái “tài”, từ trong... bản thể của nó ẩn chứa nguyên nhân tai hoạ, vì người tài khó tránh khỏi
bị đố kỵ, ghen ghét.
Đến thời đại Hồ Chí Minh, nhiều nhà nghiên cứu đều nhận thấy: có lẽ trong lịch sử thế
giới về các danh nhân văn hóa, các nguyên thủ chưa có ai lại đặt ra vấn đề lý luận về Tài và
Đức như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người học trò xuất sắc
và người cộng sự gần gũi với Bác Hồ đã nói: “Ở gần Bác, tôi thấy một nét nổi bật của Bác là

11
rất coi trọng phẩm chất con người, suốt đời chăm lo bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho cán
bộ và nhân dân”.
Hồ Chí Minh là một lãnh tụ bàn nhiều đến đạo đức và vai trò của đạo đức trong đấu tranh
cách mạng. Người nói: “Đạo đức là cái gốc của người cách mạng”. “Người cách mạng phải
có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”. Vì vậy
suốt đời mình Người kiên trì giáo dục phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên, nhấn mạnh
không ngừng “nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, và bản thân
Người là một tấm gương trọn vẹn của đạo đức mới: Suốt đời phấn đấu, hy sinh vì lợi ích của
Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân”. Bác đã nói: “Có Tài mà không có Đức là người vô
dụng, có Đức mà không có Tài thì làm việc gì cũng khó”. Trong bài nói tại lớp học chính trị
của giáo viên, Người lại nói đến mối quan hệ giữa chuyên môn và chính trị bằng sự so sánh
giữa Tài và Đức: “Ta là cán bộ chuyên môn, có chuyên môn mà không có chính trị giỏi thì
dù học giỏi mấy dạy trẻ con cũng hỏng. Chính trị là linh hồn, chuyên môn là cái xác. Có
chuyên môn mà không có chính trị thì chỉ còn cái xác không hồn. Phải có chính trị trước rồi
có chuyên môn. Nếu thầy giáo, cô giáo bàng quan thì lại đúc ra một số công dân không tốt,
cán bộ không tốt. Nói tóm lại, chính trị là Đức, chuyên môn là Tài. Có Tài mà không có Đức
là hỏng. Có Đức mà chỉ i, tờ thì dạy thế nào? Đức phải có trước Tài. Trước hết phải dạy trẻ
yêu Tổ quốc, yêu lao động, yêu đồng bào và yêu chủ nghĩa xã hội”. Người luôn tâm niệm:
Làm bất cứ cái gì có lợi cho dân, có lợi cho cách mạng thì làm. Theo dòng chảy thời gian, từ
Nguyễn Trãi, đến Nguyễn Du và Hồ Chí Minh cả ba danh nhân văn hóa vĩ đại đều đề cao cái
Tâm, cái đạo đức trong sự so sánh với cái Tài. Đó là điểm chung rất quan trọng của ba danh
nhân văn hóa. Thế đấy, có những điều tưởng như bình dị, ai cũng biết đến, nhưng để thực
hiện thật không phải là dễ. Phải có một thực Tâm đối với dân, với nước, và một định hướng
thường trực trong mỗi hành động, việc làm trong suốt cuộc đời. Chính điều đó mới là cái gốc
làm nên nhân cách của ba danh nhân văn hóa vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng nhận định: “Trong con người Hồ Chí Minh có tâm từ
bi của nhà Phật, có sự bao dung của Chúa Giê su, có đầu óc thiết thực của Tôn Trung Sơn, có
trí tuệ của Mac và Lenin, lại có tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du. Trên thực tế,
Hồ Chí Minh là hình ảnh tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam” là hoàn toàn chính xác.

12

You might also like