Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

- Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng tâm niệm :” văn học và đời sống là hai đường tròn

òn đồng
tâm mà tâm điểm là con người”. Một nhà văn chân chính, dù là viết về điều gì và thể hiện như
thế nào thì điểm xuất phát và đích đến cuối cùng đều là cõi nhân sinh, mục đích cao cả nhất vẫn
là viết “ một áng văn trung thực và giản dị về con người”. Với mỗi một tác phẩm, người đọc lại có
dịp chiêm nghiệm về những con người khác nhau. Với “làng”, nhà văn kim lân đã tạc nên những
trang viết neo đậu trong lòng chúng ta về nhân vật ông hai – một trái tim yêu làng tha thiết và
một tâm hồn yêu nước nồng nàn cùng tinh thần kháng chiến. Vẻ đẹp đó cũng được thể hiện rõ
qua đoạn trích “ Ông lão náo nức … mỗi đứa một nhát “
- Nhắc đến Kim Lân là nhắc đến một trong những cây bút truyện ngắn tiêu biểu của nền văn học
hiện đại Việt Nam. Dù các tác phẩm ông để lại k nhiều nhưng vẫn luôn để lại trong lòng người
đọc những ấn tượng khó phai. Nhà văn Nguyên Hồng cũng đã từng nhận xét :”Kim Lân là nhà
văn một lòng đi với với “đất” với “người” với “thuần huận nguyên thủy” của cuộc sống nông
thôn. Vốn am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân thường viết nhiều, viết
hay về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân với giọng văn chân thực, giản dị.
Trong số đó, ta chắc chắn phải kể đến truyện ngắn “Làng”. Tác phẩm ra đời vào những năm đầu
kháng chiến chống pháp, được in lần đầu trên tạp chí văn năm 1948. Câu chuyện kể về ông Hai –
một người nông dân ở làng chợ dầu. Do hoàn cảnh kháng chiến mà gia đình ông phải đi tản cư.
ở nơi tản cư, ông luôn nhớ và tự hào kể về làng. Nhưng bỗng một ngày, ông nghe tin làng chợ
dầu theo giặc. Điều đó khiến ông đau đớn, tủi hổ vô cùng đến mức ông không dám ra khỏi nhà
mà chỉ có thể tâm sự với đứa con út với một niềm tin tuyệt đối với cách mạng và Bác Hồ. Sau đó,
tin làng chợ dầu theo giặc được cải chỉnh. Ông hai lại hân hoan đi khoe khắp nơi dù nhà ông bị
Tây đốt nhẵn. Đoạn trích trên nằm ở phần đầu truyện, kể về diễn biến tâm trạng của ông Hai khi
nghe tin làng chợ dầu theo giặc. Qua đó, ta thấy được tình yêu làng, yêu nước và tinh thần
kháng chiến của ông Hai.
- Trước hết, tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông hai được thể hiện qua
tâm trạng vui sướng, tự hào của ông khi nghe tin thắng lợi của quân và dân ta ở phòng thông
tin và qua tâm lòng luôn hướng về làng chợ dầu yêu dấu. khi nghe quân ta “đánh thắng được
một trận, giết được một tốp quân địch, thu được vài khẩu súng”, ông vô cùng vui sướng và hân
hoan. Niềm hp đó được thể hiện qua những cử chỉ và hành động rất đời thường của ông “hút
một điếu thuốc lào … bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc”. Không chỉ bằng hành
động mà nhà văn còn khiến người đọc cảm nhận được niềm vui râm ran trong lòng ông hai bằng
những suy nghĩ, tâm tư của ông. Đặc biệt, ông đã sử dụng từ láy “chen chúc” để đặc tả tâm trạng
của người nông dân ấy lúc này. Đó là một niềm vui, niềm hp ngập tràn, đầy ắp cả tâm trí chúng ta
có thể thấy rõ chỉ qua cách hành xử của ông Hai.
- Khi người ta vui thì mọi vật xung quanh cũng trở nên đáng yêu hơn. Với ông Hai cũng vậy, những
âm thanh hỗn độn “ tiếng quạt, tiếng cười … cánh đi phá đường “ cũng trở thành những tiếng
râm ran, náo nức. Cảnh vật ở nơi tản cư cũng trở nên đẹp hơn, thơ mộng hơn “ dưới chân đồi …
lấp loáng như một khúc sông “. Nét tài hoa của Kim Lân là bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật
vừa qua những cử chỉ, suy nghĩ, lời nói của họ, lại vừa qua những âm thanh và hình ảnh xung
quanh nhân vật. Với ngòi bút tả thực tài tình kết hợp với một số nét nghệ thuật như liệt kê, so
sánh, nhà văn đã tái hiện thật ấn tượng khung cảnh nơi tản cư dưới cái nhìn của ông Hai. Qủa
thật, khi con người mang tâm trạng phơi phới thì dù là nhìn cảnh vật bình thường, nhàm chán
nhất cũng sẽ thấy đẹp. Nhưng một khi lòng đã trầm xuống thì ta sẽ khó mà phát hiện những nét
đẹp từ những điều giản dị, gần gũi với ta nhất. Bởi vậy, có thể nói, miêu tả vẻ đẹp bình dị, quen
thuộc ở nơi tản cư chính là một chi tiết tinh tế trong phân đoạn này để ta có cơ hội bước sâu
hơn vào thế giới tâm hồn của nhân vật Ông Hai.
- Tin tức thắng lợi của quân ta đã khiến cho tinh thần của ông Hai phấn chấn hẳn lên “ rít một hơi
thuốc lào nữa, gật gù cái đầu” rồi nhận định “hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy,
tản cư cứ tản cư … hay đáo để”. Lời độc thoại đã giúp ta thấy rõ tinh thần kháng chiến của ông
Hai. Giờ đây, người nông dân đã hòa nhập trong bầu không khí kháng chiến của đất nước, họ đã
biết mong, biết mừng cho chiến thắng của quân dân ta.
- Không chỉ vậy, tấm lòng của ông Hai còn luôn hướng về làng chợ Dầu. Yêu làng nên lúc nào ông
cũng dành mối quan tâm đặc biệt đến làng mình. Khi nghe người đàn bà tản cư nhắc đến cái tên
“Chợ Dầu”, ông lập tức “quay phắt lại, lắp bắp hỏi”. Nếu trước đó, ông vui vẻ, hồ hởi, nghe tin
kháng chiến với sự bình thản, đủng đỉnh “rít một hơi thuốc lào” thì giờ đây, chỉ nghe tin làng Chợ
Dầu bị khủng bố, ông đã trở nên lắp bắp, luốn cuống. Điều đó cho thấy sự lo lắng, bối rối của
ông. Có thể nói, trong tâm trí của ông Hai, k lúc nào ông thôi nhớ, thôi yêu, thôi tin tưởng đến
mức tuyệt đối với ngôi làng kháng chiến. Vì vậy, ông vô cùng choáng váng khi hay tin giặc về qua
làng mình “Nó… giết được bao nhiêu thằng?”
 Như vậy, qua những hình ảnh giản dị mà chân thực về cuộc sống của Ông Hai, nhà văn đã thể
hiện tâm trạng vui sướng, hp của ông khi nghe tin thắng lợi và tấm lòng với làng chợ dầu của
ông. Qua đó, ta đã cảm nhận được tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông.

- Tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông hai còn được thể hiện qua tâm trạng
bàng hoàng, sững sờ, tủi hổ của ông khi nghe tin làng chợ dầu theo giặc. Yêu làng bao nhiêu thì
ông Hai lại đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Lúc mới nghe tin, ông
vô cùng bàng hoàng, sững sờ. “Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng
đến k thở được”. Tác giả đã liệt kê hàng loạt các phản ứng của ông Hai khi nghe tin dữ ấy. Đồng
thời, Kim Lân đã miêu tả gián tiếp tâm trạng của nhân vật của nét mặt và giọng nói. Giọng nói
“lạc hẳn đi”, “da mặt tê rân rân” – đây đều là những từ ngữ miêu tả đậm nét tâm trạng bàng
hoàng, chua chát, đang sụp đổ của ông Hai. Những phản ứng ấy cho thấy sự xúc động mạnh
trong lòng nhân vật. Nó khiến ta cảm tưởng như trái tim của ông đang bị bóp nghẹt bởi tin dữ.
Nỗi bàng hoàng, hụt hẫng đó là phản ứng rất tự nhiên với một người quá yêu làng. Nếu không
yêu làng, tin làng chợ dầu theo giặc đã k thể gây chấn động mạnh tựa như một cú sốc tinh thần
với ông Hai. Bởi tin tức ấy cũng có nghĩa là mất danh dự, danh dự công dân, danh dự với Tổ
quốc. Nhà văn Kim Lân đã khẳng định : người nông dân có thể ngàn đời thiếu cơm, rách áo
nhưng k thể mất đi danh dự. ở họ, lòng tự trọng, sự trong sạch luôn được giữ gìn. Đó cũng chính
là cơ sở cho tình yêu nước.
- Phải mất một lúc lâu ông Hai mới trấn tĩnh được. Ông vẫn cố chưa tin mà quyết tâm hỏi lại :”
liệu có thật k hả bác ? hay chỉ lại …”. Ông thấp thỏm, cố níu giữ một chút tia hy vọng còn sót lại.
Ông dường như đang tự nhủ với lòng mình đó chỉ là sự nhầm lẫn, là lời miệng đời đàm tán. Sự
cố chấp và thấp thỏm k yên đó có thể được lý giải bởi tình yêu tha thiết dành cho làng của ông.
Mới vừa rồi thôi, người nông dân ấy vẫn còn hân hoan, đủng đỉnh vì tin thắng lợi của quân ta.
Niềm tự hào vì làng mình là làng kháng chiến, niềm vui sướng vì mình đang tiến gần hơn đến
ngày được trở về làng vẫn còn đó. Bởi vậy, dễ hiểu tất cả tình cảm đó k thể bị sụp đổ trước một
lời đàm tiếu mới nghe qua như vậy. Thế nhưng, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của
những người tản cư đã đưa ông trở về với hiện thực tàn nhẫn “Thì chúng tôi vừa ở dưới ấy lên
đây mà lại”. K khó để tưởng tượng những gì ông Hai phải trải qua lúc này. Nó khiến bạn đọc k
khỏi thương xót, đồng cảm với một người đã luôn tin yêu làng mình như ông.
- Đặc biệt, nghe những lời bàn tán xôn xao của những người tản cư “sao bảo làng chợ dầu tinh
thần lắm cơ mà?... ấy thế mà bây h đổ đốn ra thế đấy!.” Phải đặt mình vào vị trí của ông Hai mới
thấu hiểu sự đau đớn, tủi hổ tột cùng của ông vào giờ phút ấy. Mỗi một lời nói, mỗi tiếng mỉa
mai lại như những nhát dao cứa vào trái tim ông. Bởi làng chợ Dầu chính là một phần ruột thịt
của ông. Như vậy, đàm tếu về làng chợ dầu thì khác nào là nói về chính ông ? Nó khiến ông đã
đau đớn càng đau đớn, đã tủi nhục càng thêm tủi nhục. Huống chi, với một người vừa trải qua
cú sốc chuyển biến từ tin thắng lợi sang tin làng mình theo giặc, sự bàng hoàng, chua chát đã
không còn có thể diễn tả thành lời.
- Tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông hai tiếp tục được thể hiện qua sự xấu
hổ, lảng tránh và nỗi ám ảnh của ông Hai về lời nguyền rủa những kẻ việt gian của người đàn bà
tản cư. Nỗi đau đớn, tủi hổ đạt đến đỉnh điểm đã hóa thành nỗi ám ảnh trong lòng ông. Cái tin
dữ từ lời người đàn bà tản cư cứ đeo bám mãi, xâm chiếm cả tâm trí ông. Nó khiến ông mất khả
năng phản bác, k thể chối cãi, cũng k thể tiếp tục cố chấp. Cuối cùng, ông chỉ có thể tìm cách
lảng tránh những lời bàn tán và cúi gằm mặt xuống ra về “Hà, nắng gớm về nào”. Câu nói vang
lên tưởng chừng như chỉ là một lời cảm thán bình thường trước một ngày nóng nực. Nhưng thật
ra, thốt lên câu nói ấy, ông Hai cũng biết cuộc sống của mình sẽ phải trải qua nhiều biến động.
Liệu sau tin tức ấy, còn có ai đón nhận gia đình ông – những người con làng chợ dầu không ? Bởi
vậy, có thể nói, lời độc thoại cũng chính là chi tiết thể hiện rõ tâm trạng tủi hổ, nhục nhã của ông
Hai nhất.
- Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái :”Cha mẹ tiên sư nhà chúng
nó! Đói khổ … mỗi đứa một nhát”. Mấy chữ “ cả làng chúng nó Việt gian theo Tây” như găm vào
trái tim ông, như tạt thẳng tay một xô nước lạnh vào trái tim cháy bỏng của ông dành cho ngôi
làng thân thương. Tất cả những gì ông trân trọng, giữ gìn giờ đây đều sụp đổ tan tành. Ông “cúi
gằm mặt xuống mà đi”, có lẽ cũng là để thoát khỏi những tổn thương đang ngày càng chồng chất
từ những lời bàn tán đó. ẩn chứa trong dáng vẻ ấy chính là biết bao nỗi tủi hổ, xót xa.
 Như vậy, nhà văn đã khắc họa tâm trạng của Ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc vô cùng
sắc sảo và ấn tượng. Mọi diễn biến tâm lý của người nông dân, có vui, có buồn, có tủi, … đã làm
ngời sáng vẻ đẹp tâm hồn của Ông Hai. Đó chính là biểu hiện sâu sắc của tình yêu làng, yêu nước
và tinh thần kháng chiến. Đặc biệt, không chỉ ông Hai mà đó cũng chính là vẻ đẹp của những
người nông dân mới.
- Với lối kể chuyện giản dị, tự nhiên ; ngòi bút phân tích tâm lý sắc sảo ; ngôn ngữ mang đậm tính
khẩu ngữ từ những lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân Bắc Bộ thì Kim Lân đã thành
công thể hiện vẻ đẹp con người ông Hai : đó là tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến.
Đặc biệt, nổi bật trong thiên truyện này chính là cách xây dựng tình huống truyện. Nhà văn đã
thật khéo léo khi đặt ông Hai vào một tình huống truyện gay cấn, kịch tính để thử thách nhân
vật. Qua đó, chúng ta mới cảm nhận được sâu sắc những phẩm chất đáng quý của người nông
dân và tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Chính tình yêu làng của ông Hai đã trở thành cơ sở, biểu
hiện cho tình yêu nước nồng nàn. Đúng như I-li-a Ê-ren-bua đã từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng
xóm, yêu miền quê làm nên lòng yêu Tổ quốc”. Nếu so với lão Hạc của Nam Cao trong tác phẩm
cùng tên hay chị Dậu của Ngô Tất Tố trong “Tắt đèn” thì dễ thấy ở nhân vật ông Hai đã có sự
nhận thức rõ ràng về cách mạng : Nước còn thì làng còn, nước mất thì làng cũng mất. giống như
bao người nông dân khác, ông Hai dưới ánh sáng của cách mạng đã hy sinh những tình cảm
riêng để góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước. Họ đã biến tình yêu làng, yêu nước thành
động lực để chiến đấu, bảo vệ dân tộc.
- Nguyễn Đình Thi từng viết rằng “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu
mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì
mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình
góp vào đời sống chung quanh”. Truyện ngắn “Làng” cũng đã được Kim Lân viết nên như vậy.
Qua câu chuyện, nhà văn đã gieo vào trong lòng chúng ta những dấu ấn khó phai mờ về vẻ đẹp
của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Lòng yêu làng, yêu nước của họ đã
thôi thúc bạn đọc, đặc biệt là những người trẻ tuổi như tôi cần phấn đấu học tập, rèn luyện bản
thân để cũng được đóng góp vào tương lai của đất nước.

You might also like