Gi I Pháp

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Giải pháp để nâng cao địa vị người phụ nữ Việt Nam hiện nay.

Vị thế người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử thường được gắn chặt trong nguyên tắc
“Tam tòng, tứ đức”, “Công, dung, ngôn, hạnh”. Thời xa xưa họ luôn bị xem nhẹ, tước
đoạt đi quyền tự quyết số phận của mình theo những khuôn mẫu o ép, đè nén suốt nhiều
thế kỷ. Họ ít được tiếp cận tri thức hay tham gia vào các vấn đề chính trị vì đó “không
phải chuyện của đàn bà”. Chuyện “nam nữ bình quyền” tưởng chừng chỉ bắt đầu nhen
nhóm rồi nở rộ ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX, hòa cùng với làn sóng đấu tranh cho chủ
nghĩa nữ quyền trên toàn thế giới.
Trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay đã có những thay đổi tích cực về vị thế của
người phụ nữ Việt Nam nhờ những giải pháp để nâng cao địa vị người phụ nữ, hướng đến
mục tiêu phát triển con người toàn diện, phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh và xây dựng
tích cực phụ nữ Việt Nam thời đại mới. Ngày nay, được sự quan tâm của Đảng, Chính
phủ, bằng nhiều chủ trương, chính sách cụ thể bảo vệ quyền lợi nên phụ nữ ngày càng có
điều kiện phát huy khả năng của mình tham gia vào nhiều lĩnh vực của xã hội.
Hoạt động của các cấp hội phụ nữ ở các địa phương rất hiệu quả góp phần tích cực
vào công cuộc phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc. Để
hỗ trợ, khuyến khích người phụ nữ thấy được giá trị cốt lõi của chính mình ,thời gian qua
các cấp hội phụ nữ đã tích cực tranh thủ khai thác các nguồn vốn giúp đỡ, vận động,
hưởng ứng chủ trương về "Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề
nông thôn", thực hiện "dồn điền đổi thửa", xây dựng cánh đồng thu nhập cao, đẩy mạnh
chuyển giao KHKT, dạy nghề, giới thiệu việc làm cho phụ nữ, hỗ trợ phụ nữ vay vốn
ngân hàng phát triển kinh tế hộ... Phong trào phụ nữ giúp nhau trong sản xuất, lúc khó
khăn hoạn nạn, người có kinh tế khá giúp chị em nghèo được các cấp hội quan tâm, nhờ
vậy đã mang lại hiệu quả thiết thực. Nhờ vậy tỷ lệ hộ nghèo trong nông thôn giảm mạnh
từ 30,6% năm 2005 xuống còn 13,7% năm 2009. Kết quả đó đã khẳng định vai trò của
phụ nữ hiện nay rất quan trọng, không chỉ tổ chức tốt cuộc sống gia đình mà còn là trụ đỡ
đưa gia đình thoát nghèo, từng bước đi tới giàu sang.
Có những khuôn mẫu truyền thống có khả năng cản trở phụ nữ. Đó là khi ta tin rằng
người phụ nữ đích thực phải trở thành một người mẹ luôn chu toàn gia đình, đặt chồng
con lên trên ước mơ của bản thân, phải thuỳ mị nết na chiều chuộng thỏa đáp nhu cầu của
kẻ khác, … Đặt mình vào hoàn cảnh thời đại ấy, người phụ nữ không thể oán trách vì bản
thân đã có những hành động đầy tính độc hại. Bởi trên thực tế, đó chính là bản năng của
người phụ nữ và còn có thể được xem là một ưu điểm đặc biệt của họ. Giống như một
loại "thuốc tẩy não", chúng ta truyền bá những áp lực này cho những người xung quanh
và thế hệ sau thông qua giáo dục, nuôi dạy, chỉ trích, tấn công, kiềm chế và chi phối cả
bạn bè và con cái của chúng ta, dưới hình thức mà chúng ta cho là vì lợi ích của nhau.
Chính vì vậy cần truyền bá những tư tưởng tích cực chống lại những quan điểm sai
lệch, những luận điểm cổ hủ, lỗi thời, lạc hậu nhắm vào phụ nữ như phụ nữ chỉ là hậu
phương của đàn ông, việc nhà là việc chỉ có đàn bà con gái làm... Đó chỉ là mục đích do
những nhóm người lợi dụng nữ quyền để đạt được mục đích riêng của họ.
Để tránh tình trạng không may xảy ra nên cân nhắc các biện pháp, điển hình như
tránh áp đặt những hình mẫu độc hại về giới; Không chen ngang, cắt lời người nữ khác
trong môi trường làm việc. Thay vào đó, hãy tỏ thái độ tôn trọng ý kiến của họ; Không
lăng mạ người nữ vì những sở thích của họ; Hãy giao tiếp với nhau trên tinh thần thẳng
thắn, không lảng tránh hoặc nói bóng gió; Tránh cách nói “phái yếu”; Sử dụng phương
tiện truyền thông xã hội hoặc truyền miệng trong một không gian tích cực như gia đình
hay trường học để mọi người có cái nhìn tích cực và biết cách thấu hiểu vấn đề hơn.
Ngoài ra, cần có thêm giải pháp để nâng cao vị thế của phụ nữ trên nhiều lĩnh vực,
nhiều ngành nghề. Nhiều người vẫn có lầm tưởng: Lãnh đạo là công việc của nam giới.
Hiện nay, nam giới vẫn chiếm phần lớn vị trí lãnh đạo trong các doanh nghiệp, điều này
dễ khiến người ta lầm tưởng rằng lãnh đạo là công việc chỉ dành cho một giới. Tuy nhiên,
từ khi lịch sử được ghi lại, đã có rất nhiều phụ nữ đã được biết đến với vai trò lãnh đạo
trong các lĩnh vực kinh doanh và chính phủ. Trong số đó, có thể kể đến Cleopatra VII,
Nữ Hoàng Anh Elizabeth II, Margaret Thatcher, Angela Merkel, Hillary Clinton, Oprah
Winfrey... Khi mọi người nghĩ về một "nhà lãnh đạo", họ thường nghĩ về một người đàn
ông. Giờ đây, người phụ nữ thời hiện đại có năng lực riêng của bản thân, tự phấn đấu cho
sự nghiệp riêng của mình. Vậy nên, phụ nữ cần tích cực học hỏi và trang bị cho mình
những kỹ năng cần thiết để thích nghi với sự thay đổi. Họ cần biết cách tận dụng những
cơ hội và tự mình làm chủ cuộc sống bằng cách áp dụng tư duy toàn diện và khả năng tập
trung cao.
Đặc biệt, phụ nữ cần có hiểu biết sâu rộng và làm chủ khoa học công nghệ để có thể
tận dụng các cơ hội, thử nghiệm, đổi mới và sáng tạo. Người phụ nữ cần phát huy ưu
điểm của mình bằng tư duy cầu tiến, khiêm tốn, ham học hỏi và kiên trì, tư duy tiên
phong, không ngừng trau dồi bản thân để hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn.
Bản thân phụ nữ trước hết phải ý thức được đầy đủ vai trò về giới của mình mới có
thể nắm bắt được những cơ hội, cùng với xã hội, hướng tới cách ứng xử bình đẳng giới.
Để làm được điều đó, phụ nữ cần rèn luyện đức tính tự tin để có bản lĩnh vượt qua định
kiến giới và hướng đến mục tiêu tự khẳng định mình. Phụ nữ phải thể hiện mình thật sự
có vai trò trong cuộc sống gia đình và ngoài xã hội; tự đào tạo, bồi dưỡng để bù đắp
những thiếu hụt của bản thân, để đảm bảo điều kiện cần và đủ sẵn sàng nhận giữ trọng
trách mới. Phụ nữ phải có sự tôn vinh lẫn nhau, tránh tình trạng níu kéo nhau giữa cán bộ
nữ và xem thái độ ứng xử ấy như một cách khẳng định phẩm chất lãnh đạo của mình.
Nên tổ chức diễn đàn, hoạt động tham vấn, thu hút sự tham gia của các tầng lớp phụ
nữ trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hội và phong trào phụ nữ; tổ chức
hoạt động phát hiện, biểu dương, tôn vinh phụ nữ tài năng trên tất cả lĩnh vực.
Đối với phụ nữ làm việc trong lĩnh vực chính trị, khoa học, nghệ thuật, hành chính
thì không nên áp dụng chế độ về hưu trước nam giới khi họ vẫn đảm bảo sức khỏe, tài
năng, trí tuệ. Những trường hợp nào muốn nghỉ hưu sớm thì để cho phụ nữ được quyền
chủ động lựa chọn.
Chủ động, tích cực hỗ trợ phụ nữ Việt Nam hội nhập quốc tế theo hướng phát huy
thế mạnh của các nhóm phụ nữ và kết nối, vận động phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài cùng
giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa, nâng cao tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, hướng về
cội nguồn, quê hương, đất nước; định hướng các cấp hội phát huy thế mạnh của các
nhóm phụ nữ Việt Nam ở trong và ngoài nước, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa Việt
Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; tăng cường quảng bá văn hóa, hình ảnh đất
nước, người phụ nữ Việt Nam ra thế giới.
Ngoài ra, nên có chính sách hỗ trợ nhóm phụ nữ đặc thù, phụ nữ dân tộc thiểu số,
miền núi, biên giới. Nghiên cứu, đề xuất chính sách an sinh, chương trình, đề án hỗ trợ
phụ nữ khuyết tật, cao tuổi, lao động nữ di cư; hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện để phụ nữ
khuyết tật tiếp cận nhiều thông tin hơn từ đó có cơ hội nâng cao vị thế và năng lực, từng
bước hòa nhập với cộng đồng.
Thay đổi phân công lao động theo giới để nam giới chủ động quan tâm làm việc nhà
nhiều hơn, qua đó tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia công việc xã hội nhiều hơn, tạo cơ
hội và khuyến khích phụ nữ học tập, đảm bảo phát triển bình đẳng cho cả nam và nữ,
giúp bản thân mỗi người phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống, tiết kiệm thời gian
làm các công việc khác.
Cuối cùng, Nhà nước cần xem xét, ban hành các văn bản hướng dẫn về bình đẳng
giới bảo đảm tính khả thi trong quá trình thực hiện. Khi xây dựng các văn bản quy phạm
pháp luật về lĩnh vực này cần phân tích kỹ và đa chiều về các phương án chính sách, dự
thảo quy định pháp luật hoặc dự kiến hoạt động trong mối tương quan với những tác
động, ảnh hưởng từ sự khác biệt về giới tính và những bất lợi về giới trên thực tế của phụ
nữ trước khi quyết định ban hành để giảm nguy cơ tạo khoảng cách giới.

TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ HẬU QUẢ KHI ĐỀ CAO NỮ QUYỀN


Nữ quyền tại Việt Nam hiện nay được thể hiện rõ ràng hơn rất nhiều so với quá
trình phát triển hơn 100 năm trước đây, qua đó chúng ta thấy người phụ nữ hiện đại có
thể tham gia mọi mặt trận trong lĩnh vực cuộc sống và khẳng định được vị thế của giới nữ
của mình, từ lĩnh vực văn hóa nghệ thuật cho đến chính trường hay kinh tế xã hội đều có
những gương tiêu biểu xuất hiện. Tuy nhiên, một bộ phận giới trẻ đã có những hiểu sai về
nữ quyền hay bình đẳng giới.
Do đó, việc chủ động trang bị cho bản thân một nền tảng kiến thức chính xác là vô
cùng cần thiết. Từ đó, ta sẽ có sự nhìn nhận đúng đắn và tránh lan truyền những hiểu lầm
tai hại.
1. Việc đánh tráo khái niệm, không nhận ra đúng bản chất của nữ quyền sẽ để lại
hậu quả khôn lường
1.1. Suy nghĩ sai lệch về nữ quyền của nam giới
1.1.1. Nữ quyền là quyền thượng đẳng của phụ nữ

Ví dụ trên là một cách hiểu sai lệch, cho rằng hoạt động của nữ quyền chỉ
nhằm đề cao quyền lợi của phụ nữ, hạ thấp đàn ông:
Nữ quyền không phải chèn ép nam giới hay gán nam giới với những định
kiến xấu như lời đồn. Nữ quyền được định nghĩa là “khái niệm bình đẳng về mặt
chính trị, kinh tế và xã hội giữa các giới,…, niềm tin rằng các giới xứng đáng có
quyền lợi và cơ hội ngang nhau”. Nữ quyền hướng đến bình đẳng cho tất cả các
giới.

1.1.2. Chỉ phụ nữ mới có thể ủng hộ nữ quyền và nữ quyền chỉ mang lại
quyền lợi cho phụ nữ
Thực tế là nữ quyền đấu tranh cho sự bình đẳng giữa tất cả các giới, không
phải là sự thượng đẳng cho nữ giới. Một trong những nhiệm vụ chính là phá bỏ
các hạn chế có trong vai trò giới. Điều này là nhằm mọi người được sống tự do và
không bị bó buộc. Đây là phong trào hướng tới, đã và đang đem đến lợi ích cho
mọi giới. Nó là một phong trào mà ai ai cũng có thể, và nên tham gia.
1.1.3. Nữ quyền là không cần thiết nữa: phụ nữ đã được bầu cử, đã có công
việc,… mục tiêu đã đạt được hết
Mục tiêu của phong trào nữ quyền là sự đối xử và trao cơ hội công bằng
cho các giới, không phải chịu thỏa thuận với bất cứ điều gì vẫn chưa đạt được. Xã
hội vẫn tồn tại vô vàn sự phân biệt dựa trên cơ sở giới. Nữ quyền hướng tới xây
dựng một xã hội mà ở đó không một ai phải chịu đựng áp bức và phải từ bỏ những
sở thích, đam mê và ước muốn của họ vì giới tính hay bản dạng giới của bản thân.
Ngoài ra, quyền lợi khi đã đạt được, thì phải được bảo vệ trên mặt luật pháp
và xã hội.
1.1.4. Phụ nữ muốn được nể trọng thì chỉ cần thành đạt, tự chủ,…
Phụ nữ vượt qua áp bức, phân biệt đối xử để đạt lấy thành công là điều
đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, đây là những thành công trên quy mô cá nhân.
Chúng là ngoại lệ của sự áp bức mang tính hệ thống chứ không phải là minh
chứng cho thấy sự áp bức không tồn tại hay không gây hại. Những vấn đề
mang tính hệ thống không thể được xử lý bằng những giải pháp mang tính cá
nhân. Nhận định này còn bác bỏ giá trị của những phụ nữ đang bị chịu áp bức
và phân biệt. Ví dụ: Nhóm phụ nữ vẫn phấn đấu nhưng chưa đạt được thành
công, phụ nữ có những thành công khác với những gì xã hội công nhận và tán
thưởng.
Ví dụ:
Trong đêm Gala trao giải Rap Việt vào tối 14/11/2020, TLinh và Suboi, hai
nữ rapper duy nhất góp mặt tại vòng chung kết Rap Việt, đã biểu diễn tiết mục
Tèn Tèn Girls. Bài hát nhằm tôn vinh nữ giới trong xã hội nói chung và cộng đồng
nữ rapper nói riêng.
“Phụ nữ mà tự tin, hay ho như thế thì làm gì phải đi đòi nữ quyền”, Trấn
Thành bình luận sau màn biểu diễn của hai nữ rapper.
Lời bình của nam MC nhanh chóng trở thành chủ đề gây tranh cãi. Nhiều ý
kiến cho rằng phát ngôn trên truyền tải quan điểm phiến diện về nữ quyền. Nó ám
chỉ phụ nữ phải “tự tin, hay ho” mới được xã hội công nhận.
Tổ chức Thúc đẩy Bình đẳng giới Việt Nam (VOGE) bình luận: “Câu nói
của Trấn Thành, tuy là một lời khen và ủng hộ hết mình với những nữ rapper, lại
vô tình khiến chúng ta tự hỏi: Vậy nữ quyền chỉ phù hợp, xứng đáng với một số
thành phần nữ nhất định? Với những người nữ có một số tính cách, khả năng khác
thì sao?”.

1.2. Suy nghĩ sai lệch về nữ quyền của nữ giới


1.2.1. Đề cao nữ quyền hiện đại dẫn tới đánh mất vai trò của người phụ nữ
trong gia đình
Trong khi đó, vai trò của người phụ nữ luôn gắn với thiên chức làm vợ, làm
mẹ. Theo đó, người phụ nữ là người thầy đầu tiên của con cái; đảm nhận vai trò
cao cả duy trì, phát triển nòi giống, tái sản xuất sức lao động; nuôi dạy con cái;
giáo dục hình thành nhân cách thế hệ trẻ; trao truyền những giá trị văn hóa, góp
phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc…
Liên hệ với câu hỏi: “Tại sao ngày nay lại xuất hiện “mẹ đơn thân?”
Bàn về “Làm đĩ” của Vũ Trọng Phụng, dù được viết vào năm 1936 nhưng
những vấn đề tác phẩm đặt ra vẫn đang được xã hội ngày nay quan tâm đến. Một
trong số đó là vấn đề nữ quyền, chạy theo trào lưu Tây hóa không phải lối, làm
mất đi phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam. Một bức tranh xã hội biến chất và
đen tối bao trùm dưới góc nhìn của tác giả.
Với những phụ nữ Việt Nam cho rằng, không làm việc nhà mới là lối sống
Tây là quan điểm lệch lạc, hiểu không đúng, thậm chí đánh tráo khái niệm nữ
quyền. Những quan niệm "tứ đức, tam tòng" trong chế độ phong kiến đã có thay
đổi phù hợp với xã hội hiện đại, song không có nghĩa người phụ nữ hiện đại bỏ
quên những giá trị truyền thống về gia phong, gia đạo, gia huấn. Dù ở thời đại nào
công - dung - ngôn - hạnh vẫn nguyên giá trị cho người phụ nữ hiện đại soi mình
để hoàn thiện
1.2.2. Đánh giá thấp và coi nhẹ vai trò của đàn ông
Khi phụ nữ muốn hơn thua với đàn ông, họ có thể cố gắng thật nhiều để đạt
được mục tiêu đó, sau khi phụ nữ có thể làm được tất cả những việc đàn ông có
thể làm và thậm chí là làm tốt hơn họ, phụ nữ sẽ bắt đầu nảy sinh ra những suy
nghĩ hạ thấp vai trò của đàn ông, thậm chí là coi thường.
Nhiều khảo sát đã chỉ ra, khi phụ nữ càng trở nên thăng tiến trong sự
nghiệp, họ càng dễ ly hôn ngay cả khi môi trường bên ngoài hỗ trợ cho người phụ
nữ chăm sóc gia đình khi họ thăng tiến trong sự nghiệp. Lý do của điều này chính
là vì nhiều cặp vợ chồng trở nên "căng thẳng và xích mích" khi có sự thay đổi
trong việc phân chia vai trò kinh tế và xã hội trong gia đình.

1.2.3. Ngộ nhận nữ quyền không ủng hộ các mối quan hệ lãng mạn, căm
ghét đàn ông và phản đối hôn nhân

Một số phụ nữ trẻ tự trao cho mình quyền tự do, không trói buộc hôn nhân,
không sinh con, không vướng bận con cái… Điều này, phụ nữ đã cắt hẳn sợi dây
với truyền thống, thiên chức là điều hết sức nguy hiểm.

1.2.4. Người phụ nữ phải độc lập kinh tế, không phụ thuộc kinh tế vào đàn
ông

Thực tế phụ nữ hiện đại, nhất là phụ nữ trí thức có sự độc lập, quyết đoán,
giải quyết mọi việc theo tư thế hiện có của mình. Trong trường hợp này, nếu phụ
nữ thiếu cách ứng xử văn hóa sẽ dễ tự phụ, coi thường chồng. Người chồng dễ
mắc vào hoàn cảnh tự ti, yếu thế, mất mặt với gia đình, bạn bè… Tùy vào hoàn
cảnh "liệu cơm gắp mắm" ai có lợi thế sẽ phát huy nhưng cần nhất cách ứng xử
văn hóa.

 Tiểu kết: Sự công bằng và bình đẳng chính là sự tiến bộ, văn minh. Cả nam và nữ
đều có quyền bình đẳng, cơ hội tiếp cận quyền như nhau ở mọi lĩnh vực: chính trị,
kinh tế, xã hội, gia đình, cá nhân… Song cần hiểu đúng nội hàm đó không phải là
"cào bằng" theo kiểu cơ học theo tỉ lệ: 1-1 mà cần phải nhìn từ rộng từ góc độ giới.

2. Tác động của nữ quyền cực đoan


2.1. Khái niệm nữ quyền cực đoan
Nữ quyền cực đoan đề cập đến những chuẩn mực xã hội áp đặt lên phụ nữ
bao gồm việc kỳ vọng họ phải luôn hiền dịu, phải tỏ ra biết chấp nhận mọi điều
và chịu đựng mọi khó khăn. Thậm chí còn ép buộc phụ nữ tuân thủ hoàn toàn các
chuẩn mực về giới tính, nhằm đạt đến một hình mẫu “phụ nữ hoàn hảo”. Những
áp lực này có thể dẫn đến việc phụ nữ thường đặt nhu cầu của họ về mặt tình cảm
và thể chất sang một bên để duy trì các mối quan hệ với người xung quanh.

Nữ quyền cực đoan xuất hiện khi một người phụ nữ đưa ra nhiều cống hiến
mà không nhận lại lợi ích thực sự cho bản thân mình, và thậm chí có thể gây hại
cho sức khỏe tinh thần của họ.

Khi xem xét các định nghĩa khác nhau về nữ quyền độc hại ta có thể tổng
hợp như sau: “Tính nữ độc hại thường ám chỉ việc đặt ra những yêu cầu rất cụ thể
cho phụ nữ bao gồm việc phải thể hiện sự dịu dàng, tránh nói nhiều, và tuân theo
một thái độ vâng lời và nhượng bộ đối với sự thống trị của nam giới”.

Tuy nhiên, nên lưu ý rằng định nghĩa này chỉ tập trung vào khía cạnh giới
và không bao gồm những yếu tố quan trọng khác như tầng lớp xã hội, sắc tộc,
hoặc tình dục. Những yếu tố này cùng phối hợp tạo nên sự phức tạp của sự bất
bình đẳng giới.

Vì vậy, “tính nữ độc hại” cũng có thể hiểu là một hình thức giới hạn và áp
đặt cách tiếp cận với sự nữ tính trong xã hội mà thường gặp phải những hạn chế và
sự độc đoán.

2.2. Tác động của nữ quyền cực đoan

Tác động của tính nữ độc hại có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng
cho cá nhân phụ nữ và các mối quan hệ xung quanh họ.

Tính nữ độc hại thường gây ra những tư duy độc hại. Một ví dụ cụ thể, để
được xem xét và chấp nhận phụ nữ thường phải coi việc phục tùng nam giới như
một điều hiển nhiên. Nữ tính độc hại cho rằng bạo lực thể chất là một biểu hiện
của sự thể hiện quyền lực của giới nam và thậm chí còn được dùng để bào chữa sự
áp đặt và “nghĩa vụ” của giới nữ.

Một số người có thể tận dụng “sự yếu ớt” của họ để có lợi ích riêng. Họ
thường sử dụng lý do “Vấn đề chỉ có phụ nữ mới hiểu” để tránh trách nhiệm và
nghĩa vụ cụ thể. Những hành vi như vậy gây hậu quả tiêu cực đến việc phản ánh
và tôn trọng đối với phụ nữ. Kết quả là, phụ nữ thường bị xem là “không phù hợp”
hoặc “không đủ mạnh” cho một số nhiệm vụ và trách nhiệm.

Tất cả những tác động này của nữ quyền độc hại sẽ hạn chế sự phát triển
của từng người đặc biệt là phụ nữ trong nhiều môi trường như gia đình, trường học
và nơi làm việc. Hơn nữa, chúng cũng có thể gây tổn thương cho những người yêu
thương và quan tâm đến họ.

 Tổng kết: Thời nào vấn đề phụ nữ cũng quan trọng, có điều người ta có
hiểu hết hay không tầm quan trọng của vấn đề. Rõ ràng, so với thế hệ trước, phụ
nữ bây giờ đã rất tiến bộ, được hưởng thụ rất nhiều từ phát triển xã hội, công
nghệ... Nhưng thực ra, chưa bao giờ vấn đề phụ nữ được nhìn nhận một cách đúng
mức, thấu đáo như nó đáng phải được nhìn nhận. Dường như đây không phải
chuyện riêng của phụ nữ mà là vấn đề lớn của xã hội. Bởi phụ nữ không phải
“phân nửa nhân loại”, mà họ còn có vai trò quan trọng riêng của phân nửa đó. Khi
hiểu đúng, giải quyết thấu đáo, có tình, có lý, phù hợp với thực tế thì người ta mới
giải quyết được vấn đề lớn ấy.

*Trích nguồn tham khảo:

1.https://vnexpress.net/toi-khong-hanh-phuc-vi-nu-quyen-cuc-doan-
4450435.html?fbclid=IwAR3VM7GfA3jJmWUrO5g0ORl5TUfvb-
ql9NV5JxepAMbZ5fsztt04QoU-l1E

2.https://vnyouthally.org/nu-quyen-lam-sao-de-hieu-cho-dung/?
fbclid=IwAR0hZz5aP9sYQiR2ONCAhkFsHz8F2bzE4XFo_9_ZfFLp8zZt9EwpL
MTkc9s

3.https://www.docosan.com/blog/kien-thuc-y-te/nu-quyen-doc-hai/?
fbclid=IwAR05IfU4opFzNURGm-mE9Y6-
t0Mnk2T0uP8kz_XkCslhgi7jcNcY7ZwuhPw

4.https://tuoitre.vn/phu-nu-lam-khoa-hoc-20220305170116443.htm?
fbclid=IwAR0KRIFksWyuRA2LkXWRvilHX0e_hiZeHEdY3z1C_zeZwSsHG-
sV4hryK8U
5.https://tcnn.vn/news/detail/42661/Nhung-thach-thuc-co-hoi-va-giai-phap-nang-
cao-vi-the-vai-tro-cua-phu-nu-Viet-Nam-khi-buoc-vao-cuoc-cach-mang-cong-
nghiep-lan-thu-tu.html?
fbclid=IwAR0FKRtN2BBBXowMtMRDk9iaYSCRupCr07kqNyq4nXIlzs3qIhs6I
CPg9-c

6.http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/2887-giai-phap-thuc-
hien-binh-dang-gioi-va-trao-quyen-cho-phu-nu-o-viet-nam-hien-nay.html?
fbclid=IwAR3WymZ571U-2EZlWRfWMpvdGOVy59XNyL-
CEN0WA1lkL14UjhomjkgnRcA

7.https://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/14149-hoi-lien-hiep-phu-nu-
viet-nam-tich-cuc-chu-dong-doi-moi-noi-dung-phuong-thuc-xay-dung-nguoi-phu-
nu-viet-nam-thoi-dai-moi.html?fbclid=IwAR3WymZ571U-
2EZlWRfWMpvdGOVy59XNyL-CEN0WA1lkL14UjhomjkgnRcA

8.https://vnyouthally.org/tinh-nu-doc-hai-khi-nhung-kiem-ham-bi-phot-lo/?
fbclid=IwAR0mlsRohGBHRBb-
u742jAKVX4pEfNAbsyODeTxJlpNX_9VkIS6qejp_ks0

You might also like