Phan Tich Mua Xuan Xanh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Thời gian trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển.

Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng
chỉ một lần ra đi mãi mãi về cõi vĩnh hằng. Nhưng những thứ mang tính nghệ thuật nhuw thơ ca, lại
ttrường tồn mãi với thời gian, đến tận bây giờ, ta vẫn còn dư âm với những “ làn điệu xanh” trong
bài thơ “ Mùa xuân xanh” của Nguyễn Bính. Chàng thi sĩ của mùa xuân ấy đã vẽ lên một mùa xuân
hiền hòa, đôn hậu, niềm nở, tươi tắn, lại không kém những trăn trở và nỗi niềm, để rồi neo đậu lại
trong tâm hồn người đọc những ấn tượng khó quên của một bức tranh xuân đậm nét “ chân quê”

“Mùa xuân là cả một mùa xanh


Giời ở trên cao, lá ở cành
Lúa ở đồng tôi và lúa ở
Đồng nàng và lúa ở đồng anh.

Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh


Tôi đợi người yêu đến tự tình
Khỏi luỹ tre làng tôi nhận thấy
Bắt đầu là cái thắt lưng xanh.”

Chúng ta hãy đến với những ấn tượng đậm nét của nhan đề và câu mở đầu bài thơ. Thơ viết về mùa
xuân chắc hẳn là rất nhiều, nhất là trong giai đoạn sôi nổi của phong trào thơ mới lúc bấy giờ. Mỗi
người nghệ sĩ đều có những cách cảm nhận mùa xuân khác nhau: Trong làn nắng ửng khói mơ tan/
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng/ Sột soạt gió trêu tà áo biếc/ Trên giàn thiên lí bóng xuân sang.(Mùa
xuân chín- Hàn Mặc Tử) hay Nằm yên dưới góc cây tơ/Nhìn xuân trải lụa muôn tờ lá non ( Trông
lên-Huy Cận); Đây, pháo đỏ lập lòe trong nắng chói/ Đây, hoa đào mỉm miệng đón xuân tươi.”.
Nhưng Nguyễn Bính lại có định nghĩa về mùa xuân rất khác “ Mùa xuân là cả một mùa xanh”.Với
thủ pháp sử dụng từ gần âm “ xuân” và “ xanh” , mang một sắc thái khơi gợi, sự tương đồng và liên
kết tạo nên một ý nghĩa như sự khởi đầu, niềm hy vọng, sức sống,…

Xuyên suốt bài thơ, ngôn từ được bố trí đẹp đẽ, bài thơ viết theo lối diễn dịch. “ Mùa xuân” được cụ
thể hóa bằng những hệ thống hình ảnh có chọn lọc, trải dọc bài thơ: cây lá, ruộng đồng, lũy tre, bầu
trời,.. và chốt lại bằng hình ảnh “ cái thắt lưng xanh của cô thôn nữ, vừa thơ mộng, lại cuốn hút
không thôi. Nhân sinh quan của tác giả được đưa từ cao đến thấp, từ xa vào gần, mọi thứ cả thiên
nhiên và con người đều trong trạng thái tràn trề sức sống, tươi tắn bừng nở.

Nội chỉ trong hai khổ thơ, tác giả đã mở ra một đồng nội thân thuộc, giản dị. Những về cách thức và
ý niệm thì lại khác thơ trung đại. Trong thơ ca trung đại, thiên nhiên là thứ để con người nương tựa,
cái thú lâm tuyền thấm nhuần trong mỗi tư tưởng văn học dân gian và trung đại, thế nhưng, ở mùa
xuân xanh, thiên nhiên như nhận lấy năng lượng sống tích cực ở con người để tự dưỡng, tự tô điểm
cho bản thân thêm rực rỡ, rõ nhất ở câu thơ “Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh/ Tôi đợi người yêu đến
tự tình”, bằng việc sử dụng khéo léo biện pháp nghệ thuật nhân hóa, tác giả đã để cho ngọn cỏ có
tâm tư tình cảm, cỏ cũng đợi, đợi để tự tình, như lời của một chàng trai đã ngã vào một tình yêu say
đắm, mong chờ và khao khát cô gái của mình đến như ngày xuân.

Tiếp nữa, trong các bài trung đại với quy luật chặt chẽ, sẽ không bắt gặp hiện tượng thơ vắt dòng

“Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy

Bắt đầu là cái thắt lưng xanh”

Ta cảm nhận ở những câu thơ này, nhịp điệu và cấu tứ như nương theo cảm xúc con người, và bỏ
qua việc tuân thủ những quy tắc cứng nhắc. Sự hân hoan, phấn chấn, bao nổi niềm hồi hộp khi gặp
người yêu để tự tình, việc sự dụng những ngôn từ lấp lừng, lưng chừng “ đồng tôi” đồng nàng” thể
hiện sự phấn khích đến độ bối rối của chàng trai. Vừa e ấp ngại ngùng, vừa đưa đẩy, duyên dáng.
Những cảm xúc ấy là những cảm xúc xanh hay ta gọi đó là những điệu mới. Muôn màu muôn vẻ,
vừa vui vừa sầu, vừa mừng vừa lo... Và chỉ ở thời đại thơ mới, cái tôi của Nguyễn Bính nói riêng, và
các nhà thơ trữ tình nói chung được bộc lộ và giải phóng cái tôi cá nhân đang chực chờ tuôn trào và
bùng nổ, đó mới chính là đối tượng biểu đạt thực sự mà thơ ca muốn khai thác và phát triển.

Khép lại bài thơ là câu thơ “ Bắt đầu là cái thắt lưng xanh” , với một nét chấm phá, miêu tả chiếc
thắt lưng, đã tôn lên vẻ mộc mạc, giản dị, nữ tính của cô thôn nữ, lúc này đây, con người không lấy
thiên nhiên làm thước đo nữa mà sử dụng thiên nhiên như hậu cảnh, làm nổi bật những vẻ đẹp của
con người .Một từ “ bắt đầu” cho câu kết thúc, câu thơ như bỏ lửng, khiến cho người đọc cảm thấy
chưng hửng và có chút gì đó luyến lưu.

Bài thơ “ Mùa xuân xanh” thể hiện một tư tưởng lãng mạng đầy tính chân thực. Bài thơ như bức
tranh đồng nội ngày xuân chan hòa,là tạo vật đất trời hòa là một, là những rung động chớm nở, rạo
rực trong trái tim đôi lứa, là những cảm xúc niềm nở, đôn hậu, nao nức mà con người dành cho thiên
nhiên. Mọi giá trị nhân văn và nghệ thuật đếu được Nguyễn Bính chú tâm khắc họa, qua việc sắp
xếp con chữ, cấu tứ, biện pháp nghệ thuật và chủ ý mỗi câu thơ. Để giờ đây, khi đóng lại bài thơ,
tâm hồn đọc giả lâng lâng bồi hồi, vang vọng mãi điệu xanh ấy, như mới vừa gột rửa và tắm mát tâm
hồn.

You might also like