ĐCMH American Literature

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

KHOA KHOA HỌC VÀ NGHỆ THUẬT

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

Tên môn học: Văn học Mỹ

Mã môn học: ENAL2211

Số tín chỉ: 03

Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ

Học kỳ: Mùa Xuân 2023

Tên lớp: Văn Học Mỹ (VHCM)

Cách thức tổ chức môn học:


 Trực tiếp (On-site) Tỉ lệ: 79.3% (46/58 giờ)
 Trực tuyến đồng bộ (S-Online) Tỉ lệ: 20.7% (12/58 giờ)
 Trực tuyến không đồng bộ (A-Online) Tỉ lệ: 0%

Phòng học:

Thời gian:

Giảng viên:

Văn phòng: Phòng 103 – Tòa nhà SaigonTech – Công viên Phần mềm Quang Trung, Quận 12, Tp.HCM

• Điện thoại: 84-8-37 155 033 (số nội bộ: 1149)

• Email:

Trợ giảng (nếu có): Không

I. Vị trí, tính chất của môn học:


 Vị trí: Môn học Văn học Mỹ là một trong các môn học bắt buộc thuộc nhóm các môn học chuyên
ngành trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng và dành cho sinh viên khoa Ngôn Ngữ Anh
chuyên ngành Tiếng Anh đã hoàn thành môn Nghe 3, Đọc 3, Nói 3, Ngữ pháp 3, Viết 3
 Tính chất: Môn học này giúp sinh viên phát triển kỹ năng đọc hiểu, phân tích, và đánh giá một số tác
phẩm văn học Mỹ tiêu biểu và xây dựng vốn từ vựng tiếng Anh sử dụng trong các tác phẩm văn học
được lựa chọn. Trọng tâm của các bài học là giúp sinh viên chủ động, tự tin, và độc lập hơn trong hoạt
động đọc hiểu, phân tích, và đánh giá tác phẩm văn học. Trong học phần này, sinh viên sẽ làm việc
độc lập hoặc theo nhóm tùy theo sự sắp xếp của giảng viên.

Trang 1
II. Mục tiêu môn học:
Sau khi học xong chương trình Văn học Mỹ, sinh viên sẽ phát triển các kỹ năng đọc hiểu, phân tích, và
đánh giá một số tác phẩm văn học Mỹ tiêu biểu và xây dựng vốn từ vựng tiếng Anh ở trình độ trung cấp
và có cơ hội cải thiện ngữ pháp và các kỹ năng nghe nói của mình, cụ thể:
 Về kiến thức: Môn học sẽ giúp sinh viên:
- có được vốn từ vựng tiếng Anh sử dụng trong một số tác phẩm văn học Mỹ;
- hiểu và nắm rõ một số biện pháp tu từ được sử dụng trong văn học thông qua phân tích một số tác
phẩm văn học Mỹ được lựa chọn.
 Về kỹ năng: Môn học sẽ giúp sinh viên:
- tóm tắt một số tác phẩm văn học Mỹ;
- đọc hiểu, phân tích, và đánh giá cái hay, cái đẹp của văn học Mỹ và giá trị văn hóa xã hội của một số
tác phẩm được lựa chọn.
 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Môn học sẽ giúp sinh viên:
- nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng;
- chủ động tìm hiểu và nghiên cứu những nội dung bài học;
- chủ động, tự tin và độc lập hơn trong hoạt động đọc hiểu bằng tiếng Anh;
- có thể làm việc độc lập và hợp tác trong môi trường làm việc theo nhóm;
- có trách nhiệm trong việc sử dụng tiếng Anh trong học tập, lao động và các hoạt động khác.

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Tuần Ghi chú/Hình thức tổ


Ngày Tên chương, mục
chức

Course Introduction
Basic elements of Literary Analysis:
Characterization, Plot, the Setting, Point of On-site

1 view, Style and Form

Vocabulary for Literary Analysis On-site


A Day of Sunshine by Henry Wadsworth
Long

A Day of Sunshine by Henry Wadsworth On-site


Long (Cont.)
2
A Day of Sunshine by Henry Wadsworth On-site
Long (Cont.)

3 The Tell-Tale Heart by Edgar Allan Poe On-site

Trang 2
The Tell-Tale Heart by Edgar Allan Poe On-site
(Cont.)

The Tell-Tale Heart by Edgar Allan Poe On-site


(Cont.)
4
Review On-site
Bài Kiểm Tra Thường Xuyên

Jim Baker’s Blue-jay Yarn by Mark Twain S-Online


5
Jim Baker’s Blue-jay Yarn by Mark Twain S-Online
(Cont.)

Jim Baker’s Blue-jay Yarn by Mark Twain On-site


6 (Cont.)

The Gift of the Magi by O. Henry On-site

7 The Gift of the Magi by O. Henry (Cont.) On-site

A Clean, Well-lighted Place by Ernest On-site


Hemingway

A Clean, Well-lighted Place by Ernest On-site


Hemingway (Cont.)
8
A Clean, Well-lighted Place by Ernest On-site
Hemingway (Cont.)
Bài Kiểm Tra Định Kỳ

A Clean, Well-lighted Place by Ernest S-Online


9 Hemingway (Cont.)

I Am Not Yours by Sara Teasdale S-Online

I Am Not Yours by Sara Teasdale (Cont.) On-site


10
I Am Not Yours by Sara Teasdale (Cont.) On-site

Sửa bài thi kết thúc môn mẫu On-site


11
Review On-site

12 (Thông báo sau) Bài thi kết thúc môn

Lưu ý:

- Tuần 1–7: 3 giờ (= 135 phút) / buổi học

Trang 3
- Tuần 8–11: 2 giờ (= 90 phút) / buổi học
- Các lớp học bù phải được hoàn tất trước ngày thi kết thúc môn
- Lịch thi kết thúc môn 2 sẽ được thông báo đến sinh viên trước 01 tuần
2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Basic Elements of Literary Analysis


Mục tiêu: Sinh viên có thể nắm được các yếu tố phân tích tác phẩm văn học bao gồm: nhân vật, cốt
truyện, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, quan điểm, thể loại và chủ đề.
Nội dung: Thời gian: 3 giờ
1. Tìm hiểu các yếu tố phân tích tác phẩm văn học
2. Đọc hiểu bài phân tích tác phẩm văn học
3. Chỉ ra các yếu tố đã được phân tích trong bài

Bài 2: Vocabulary for Literary Analysis


Mục tiêu: Sinh viên có thể hiểu và sử dụng được các từ vựng dùng trong phân tích tác phẩm văn học.
Nội dung: Thời gian: 2 giờ
Một số từ vựng phổ biến dùng trong phân tích tác phẩm văn học bao gồm: nhân vật, cốt truyện, quan
điểm, thể loại và chủ đề.

Bài 3: A Day of Sunshine by Henry Wadsworth Longfellow


Mục tiêu: Sinh viên có thể hiểu và phân tích tác phẩm A Day of Sunshine của Henry Wadsworth
Longfellow.
Nội dung: Thời gian: 7 giờ
1. Đọc về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
2. Đọc hiểu tác phẩm
3. Thảo luận về tác phẩm
4. Viết đoạn văn tóm tắt tác phẩm
5. Phân tích tác phẩm

Bài 4: The Tell-Tale Heart by Edgar Allan Poe


Mục tiêu: Sinh viên có thể hiểu và phân tích tác phẩm The Tell-Tale Heart của Edgar Allan Poe.
Nội dung: Thời gian: 9 giờ
1. Đọc về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
2. Đọc hiểu tác phẩm
3. Thảo luận về tác phẩm
4. Viết đoạn văn tóm tắt tác phẩm
5. Phân tích tác phẩm

Trang 4
Bài 5: Jim Baker’s Blue-jay Yarn by Mark Twain
Mục tiêu: Sinh viên có thể hiểu và phân tích tác phẩm Jim Baker’s Blue-jay Yarn của Mark Twain.
Nội dung: Thời gian: 9 giờ
1. Đọc về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
2. Đọc hiểu tác phẩm
3. Thảo luận về tác phẩm
4. Viết đoạn văn tóm tắt tác phẩm
5. Phân tích tác phẩm

Bài 6: The Gift of the Magi by O. Henry


Mục tiêu: Sinh viên có thể hiểu và và phân tích tác phẩm The Gift of the Magi của O. Henry.
Nội dung: Thời gian: 6 giờ
1. Đọc về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
2. Đọc hiểu tác phẩm
3. Thảo luận về tác phẩm
4. Viết đoạn văn tóm tắt tác phẩm
5. Phân tích tác phẩm

Bài 7: A Cleaned, Well-lighted Place by Ernest Hemingway


Mục tiêu: Sinh viên có thể hiểu và và phân tích tác phẩm A Cleaned, Well-lighted Place của Ernest
Hemingway.
Nội dung: Thời gian: 9 giờ
1. Đọc về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
2. Đọc hiểu tác phẩm
3. Thảo luận về tác phẩm
4. Viết đoạn văn tóm tắt tác phẩm
5. Phân tích tác phẩm

Bài 8: I Am Not Yours by Sara Teasdale


Mục tiêu: Sinh viên có thể hiểu và và phân tích tác phẩm I Am Not Yours của Sara Teasdale.
Nội dung: Thời gian: 6 giờ
1. Đọc về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
2. Đọc hiểu tác phẩm
3. Thảo luận về tác phẩm
4. Viết đoạn văn tóm tắt tác phẩm
5. Phân tích tác phẩm
Trang 5
3. Những yêu cầu khác khi tham dự lớp học:
a. Sinh viên nên tham dự đầy đủ và đúng giờ tất cả các buổi học. Sinh viên chịu trách nhiệm tự học cho
tất cả các bài học trong thời gian vắng mặt.
b. Luôn tôn trọng giảng viên và bạn cùng lớp.
c. Không sử dụng máy tính trong khi giảng viên giảng bài hoặc khi có sinh viên hỏi một câu hỏi liên quan
đến lớp học.
d. Không “lướt web” trong lớp học, trừ khi được giảng viên cho phép.
e. Tắt điện thoại di động và máy nhắn tin.
f. Không mang thức ăn vào lớp học.
g. Sinh viên có thể cùng bạn thảo luận bài tập chung. Tuy nhiên, khi làm bài tập về nhà hoặc bài thi thì
phải tự làm.

IV. Điều kiện thực hiện môn học:


1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học được trang bị hệ thống đèn đủ ánh sáng, bàn và ghế
rời cho từng sinh viên, bàn và ghế giáo viên, máy chiếu, máy vi tính có kết nối Internet, bảng xóa, bút lông
viết bảng, đồ lau bảng
2. Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu, hệ thống âm thanh
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Giảng viên sử dụng giáo trình dùng chung và tham khảo các tài liệu
giảng dạy khác hỗ trợ bài giảng

V. Nội dung và phương pháp đánh giá:


1. Nội dung:
 Kiến thức: Sinh viên nắm được căn bản các kiến thức về chủ đề đã học ở mỗi bài học
 Kỹ năng: Sinh viên có khả năng đọc hiểu, phân tích và tóm tắt một số tác phẩm văn học Mỹ được lựa
chọn
 Thái độ: Sinh viên cần
- chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
- tham gia đầy đủ thời lượng môn học
- chuyên cần, say mê môn học
- làm đầy đủ các bài tập được giao
2. Phương pháp: Đánh giá thông qua các bài tập, bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, và bài thi
kết thúc môn học. Cụ thể như sau:
 KTTX (tối đa 2 cột điểm): Điểm thường xuyên (hệ số 1):
o KTTX : Thi viết, thời gian 15 – 30 phút
 KTĐK (tối đa 2 cột điểm): Điểm định kỳ (hệ số 2):
o KTĐK: Thi viết, thời gian 45 – 60 phút

Trang 6
 Gỉảng viên đứng lớp sẽ chuẩn bị đề kiểm tra thường xuyên và định kỳ
 Điểm kết thúc môn học (TKTMH): được xác định qua một lần thi kết thúc môn học và bài thi
kết thúc môn

Lưu ý: để được tham dự thi cuối kỳ, sinh viên cần phải thỏa được: TBKT ≥5 và tham dự ít nhất 70% thời
gian học.

 Điểm trung bình kiểm tra (TBKT) là trung bình cộng của các điểm kiểm tra thường xuyên
(KTTX), điểm kiểm tra định kỳ (KTĐK) theo hệ số của từng loại điểm. Trong đó, điểm kiểm tra
thường xuyên tính hệ số 1, điểm kiểm tra định kỳ tính hệ số 2.

 Điểm trung bình môn học (TBMH) được tính như sau:
TBMH = (TBKT x 0,4) + (KTM1 x 0,6)

Phân loại đánh giá được căn cứ trên điểm trung bình

Xếp loại Hệ 10 Hệ chữ Hệ 4


8,5 – 10 A 4,0
8,0 – 8,4 B+ 3,5
Đạt 7,0 – 7,9 B 3,0
(được tích lũy) 6,0 – 6,9 C+ 2,5
5,5 – 5,9 C 2,0
5,0 – 5,4 D+ 1,5
4,0 – 4,9 D 1,0
Không đạt 0,0 – 3,9 F 0,0
Yêu cầu đạt đối với môn học là điểm trung bình môn học đạt từ 4/10 trở lên

3. Yêu cầu về bài thi kết thúc môn học

Yêuhạn
cầunội
trong khibài
thi:thi: Bài 1-8
Giới dung
 Được sử dụng tài liệu (giấy)  Không được sử dụng tài liệu
VI. H  Yêu cầu khác: không ướ
n Thời gian thi: 90 phút g
Loại phòng thi:
 Phòng học thường  Phòng máy tính  Phòng thực hành chuyên môn

Dạng bài thi:


 Trắc nghiệm  Tự luận  Vấn đáp/Nói
 Thuyết trình  Thực hành  Báo cáo
 Project  Sản phẩm  Tiểu luận

dẫn thực hiện môn học:


1. Phạm vi áp dụng môn học: Môn học Văn học Mỹ là một trong các môn học bắt buộc thuộc nhóm các
môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng và dành cho sinh viên khoa Ngôn Ngữ

Trang 7
Anh chuyên ngành Tiếng Anh đã hoàn thành môn Ngữ pháp 3, Nghe nâng cao, Nói nâng cao, Đọc nâng cao,
và Viết nâng cao.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:
 Đối với giảng viên: giảng viên vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy học, chú trọng phương
pháp giao tiếp trong giảng dạy, áp dụng đa dạng các kĩ thuật dạy học, lấy sinh viên làm trung tâm, tổ
chức các hoạt động nghe, nói, đọc và viết sinh động nhằm tăng cường sự tham gia của sinh viên, tổ chức
các hoạt động đa dạng với sự hỗ trợ của các học liệu, giáo cụ trực quan sinh động phục vụ mục tiêu bài
học
 Đối với sinh viên: Quan sát, hoạt động nhóm, thao tác theo hướng dẫn của giảng viên và làm bài tập về
nhà
 Khuyến khích việc tổ chức dạy và học trực tuyến môn học, kết hợp với các phần mềm tự học trực tuyến
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
 Bên cạnh việc học 60 giờ trên lớp, giảng viên có thể xây dựng nội dung và mục tiêu tự học thêm cho
sinh viên thông qua hệ thống bài tập bổ sung, phần mềm hoặc ứng dụng tiếng Anh hỗ trợ tự học, tài liệu
tham khảo khác nhằm giúp sinh viên đạt được năng lực ngoại ngữ theo quy định sau khi tốt nghiệp trình
độ cao đẳng.
3. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học đối với các buổi học trực tuyến S-Online:

Đối với giảng viên:


- Thông báo trước cho tất cả sinh viên để sẵn sàng về thiết bị tham gia học trực tuyến theo đúng lịch học.
- Điểm danh sinh viên như buổi học trực tiếp.
- Giảng kết hợp ít nhất 2 trong các yếu tố tương tác sau nhằm thúc đẩy sự tham gia của sinh viên:
• Hỏi đáp
• Practical quiz (trong Moodle)
• Thảo luận nhóm/lớp
• Thảo luận trên diễn đàn trong Moodle
• Tranh luận
- Có đánh giá mức độ hiểu bài của sinh viên trong buổi học, thông qua các hoạt động như làm bài quiz
trong Moodle, các bài tập nhỏ.
- Khuyến khích sử dụng các công cụ chấm điểm tự động để giúp giảm tải khối lượng công việc.
- Lưu video nội dung lý thuyết của buổi học và đưa link video lên Moodle sau buổi học.
Đối với sinh viên:
- Chuẩn bị thiết bị học trực tuyến (máy tính, laptop, điện thoại, …)
- Đọc tài liệu trên hệ thống Moodle trước khi lên lớp
- Cập nhật đường link Google Meet của giảng viên để tham gia đầy đủ và đúng giờ cho các buổi học S-
Online
- Tương tác trả lời câu hỏi của giảng viên, tham gia vào các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm thông qua
các chức năng của phương tiện học tập trực tuyến (Moodle, Google Meet, …)
Trang 8
4. Những trọng tâm cần chú ý:
* Sinh viên phải tham dự đủ thời gian lên lớp theo quy định
* Gian lận và Đạo văn:
Gian lận trong thi cử hoặc trong các bài tập, bài kiểm tra và các bài làm khác bao gồm và không giới hạn
trong các điều sau:
- Sao chép từ bài kiểm tra, bài làm, báo cáo thực hành, các báo cáo khác, từ máy tính, dữ liệu, chương trình
của một sinh viên khác
- Sử dụng các tài liệu hoặc thiết bị điện tử không được người ra đề thi cho phép trong lúc làm bài thi/ kiểm
tra
- Cộng tác với sinh viên khác trong lúc làm bài thi/kiểm tra hoặc trong các bài tập mà không được phép của
giáo viên
- Sử dụng, mua, bán, lấy cắp, phát tán hoặc đi xin một phần hay toàn bộ nội dung của đề thi/ đề kiểm tra
chưa công bố
- Đi thi hộ hoặc nhờ người khác thi hộ mình trong kỳ thi/ kiểm tra hoặc làm giúp hay nhờ người khác làm
bài tập cho mình
- Hối lộ người khác để lấy đề thi chưa công bố
- Tìm cách hối lộ sinh viên, giáo viên hoặc nhân viên nhà trường để thay đổi điểm số
Những trường hợp sau (và không giới hạn trong những liệt kê này) được coi là đạo văn:
- Nộp bài làm của người khác để lấy điểm cho mình
- Sao chép từ hoặc ý tưởng của người khác mà không nêu nguồn tài liệu và tên tác giả được trích dẫn
- Không đặt dấu ngoặc kép trong các trích dẫn nguyên văn
- Đưa thông tin sai về nguồn của một trích dẫn
- Thay đổi từ ngữ nhưng vẫn giữ nguyên cấu trúc câu của một nguồn tài liệu mà không nêu tên tác giả
- Vay mượn từ/ cụm từ của một nguồn tài liệu mà không đặt dấu ngoặc kép hoặc chỉ thay đổi chúng một
cách qua loa
- Sao chép quá nhiều từ ngữ hoặc ý tưởng từ một nguồn tài liệu làm cho các ý tưởng đó chiếm phần lớn
bài làm của mình, bất kể có nêu tên nguồn hoặc tác giả hay không
- Sao chép thông tin từ Internet (thông tin công ty, thông tin thị trường v.v)
- Sử dụng Google Translate để viết bài, bất kể là ý tưởng của bản thân hay vay mượn
- Sử dụng Google Translate để dịch thông tin từ nguồn tài liệu tiếng Việt sang tiếng Anh và đưa vào bài
làm của mình
Các tài liệu không cần trích dẫn:
- Kiến thức phổ thông
- Các sự việc, thông tin được công nhận trên nhiều nguồn tin
- Kết luận của bản thân qua thí nghiệm, hay khảo sát thực tế
- Kinh nghiệm bản thân, ý tưởng, suy nghĩ, phản ứng hay kết luận của bản thân về một vấn đề
Các tài liệu bắt buộc trích dẫn:

Trang 9
- Trích dẫn nguyên văn
- Các thực tế, sự việc không được phổ biến rộng rãi, hoặc các kết luận gây tranh cãi
- Ý kiến, đánh giá hay phán đoán của người khác
- Số liệu, biểu đồ, bảng, hay đồ thị từ bất kỳ nguồn tài liệu nào
- Hình ảnh, biểu đồ, minh họa, tranh vẽ hoặc các tài liệu khác được in lại từ bất kỳ nguồn tài liệu nào
- Cách trích dẫn: nêu tên nguồn tài liệu, tác giả, đường link, website v.v
Cách tránh đạo văn:
- Không sử dụng Google Translate trong mọi tình huống
- Không sao chép thông tin từ bất kì nguồn thông tin nào trên Internet hay tài liệu giấy dù chỉ là một câu
văn
- Luôn luôn viết lại bằng văn và vốn từ của mình nếu muốn sử dụng hay vay mượn ý tưởng và thông tin
của ai đó
- Sử dụng văn và từ ngữ của chính mình để viết bài
- Kiểm tra lại bài làm của mình thật kỹ nếu có nhờ ai đó đóng góp ý kiến

5.Tài liệu tham khảo:


Một số tác phẩm văn học Mỹ tiêu biểu do khoa Ngôn ngữ Anh lựa chọn và tổng hợp qua các nguồn:
Vanspanckeren, K. (n.d). Outline of American Literature. The United States Department of State
https://americanliterature.com/short-stories-for-students
https://poets.org/poem/
https://poemanalysis.com/

Phê duyệt Kiểm tra Soạn thảo

Trưởng Khoa P. Trưởng Bộ môn

Đàng Nguyễn Diên Khánh

Trang 10

You might also like