LUYỆN TẬP ĐỀ SỐ 7

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

LUYỆN TẬP ĐỀ SỐ 7

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc văn bản:
Mỗi người đều cần có một mục đích sống riêng, tùy từng giai đoạn cuộc sống. Tại sao
lại như vậy?
Theo nhà tâm lý học Chloe Carmichael (Mỹ), tác giả cuốn Nervous Energy, mục đích
sống là động lực giúp kết nối bạn với những giá trị và lý tưởng lớn hơn bản thân bạn. Mỗi
người có một mục đích sống khác nhau, có thể là sự nghiệp hoặc cống hiến cho tôn giáo,
nghệ thuật hoặc cho một mục đích xã hội nào đó... Nghiên cứu cho thấy, người sống có mục
đích có khả năng giữ được hạnh phúc trong công việc. Họ tuân thủ việc kiểm tra sức khỏe
định kỳ tốt hơn, ít bị lo lắng và trầm cảm hơn. Ý thức mạnh mẽ về mục đích cũng có liên
quan đến tuổi thọ cao hơn.
Các chuyên gia cũng chỉ ra, có việc làm mới mục đích sống theo định kỳ trong suốt đời
cũng rất có tác dụng. Điều này giúp bạn nắm bắt được những điều quan trọng tại các thời
điểm khác nhau. Một nghiên cứu trên tạp chí Frontiers in Psychology cho thấy, bạn có
nhiều khả năng cảm thấy hạnh phúc hơn nếu sống có mục đích và có chiến lược cụ thể để
thực hiện mục đích đó.
Michaéla Schippers, giáo sư về quản lý hành vi và hiệu suất tại Trường Quản lý
Rotterdam (Hà Lan) cho biết, mỗi người nên có một quy trình lập mục tiêu cho cuộc sống,
hay còn gọi là "tạo dựng cuộc sống".
(Theo Sống có mục đích quan trọng thế nào?, ThùyLinh, nguồn vnexpress.net)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, mục đích sống là gì?
Câu 3. Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hiểu như thế nào về tác dụng của mục đích sống đối
với con người?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: bạn có nhiều khả năng cảm thấy hạnh phúc hơn
nếu sống có mục đích và có chiến lược cụ thể để thực hiện mục đích đó? Vì sao?
Câu 5. Từ chia sẻ của tác giả về mục đích sống, anh/chị hãy rút ra cho mình một bài học
kinh nghiệm.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)


Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị của việc sống có mục đích đối với mỗi người.
Câu 2 (5,0 điểm). Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, có đoạn:
“Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc. Một hôm, Mị trốn về nhà, hai
tròng mắt còn đỏ hoe. Trông thấy bố, Mị quỳ lạy, úp mặt xuống đất, nức nở. Bố Mị cũng
khóc, đoán biết lòng con gái:
- Mày về lạy chào tao để mày đi chết đấy à? Mày chết nhưng nợ tao vẫn còn, quan
lại bắt tao trả nợ. Mày chết rồi thì không lấy ai làm nương ngô giả được nợ người ta, tao
thì ốm yếu quá rồi. Không được, con ơi!
Mị chỉ bưng mặt khóc. Mị ném nắm lá ngón xuống đất, nắm lá ngón Mị đã tìm hái
trong rừng, Mị vẫn giấu trong áo. Thế là Mị không đành lòng chết. Mị chết thì bố Mị còn
khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ nữa. Mị đành trở lại nhà thống lí.
Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng
đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị
tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa
nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi
mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp
nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi
hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi
hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao
giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn
được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả
ngày.
Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị
nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ
thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái
lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.”
Anh/chị hãy cảm nhận về hình ảnh nhân vật Mị qua đoạn trích trên; Từ đó, nhận xét
về đặc sắc nghệ thuật được Tô Hoài thể hiện qua việc xây dựng đoạn văn.

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

Thực hiện các yêu cầu:


Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
- Các phương thức biểu đạt: Nghị luận, thuyết minh
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2. Theo tác giả, mục đích sống là gì?
- Theo tác giả, mục đích sống là:
+ động lực giúp kết nối bạn với những giá trị và lý tưởng lớn hơn bản thân bạn.
+ sự nghiệp
+ cống hiến cho tôn giáo, nghệ thuật hoặc cho một mục đích xã hội nào đó.
Câu 3. Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hiểu như thế nào về tác dụng của mục đích sống đối
với con người?
- Tác dụng của mục đích sống đối với con người:
+ người sống có mục đích có khả năng giữ được hạnh phúc trong công việc.
+ Họ tuân thủ việc kiểm tra sức khỏe định kỳ tốt hơn, ít bị lo lắng và trầm cảm hơn. Ý
thức mạnh mẽ về mục đích cũng có liên quan đến tuổi thọ cao hơn.
+ có nhiều khả năng cảm thấy hạnh phúc hơn nếu sống có mục đích và có chiến lược cụ
thể để thực hiện mục đích đó.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: bạn có nhiều khả năng cảm thấy hạnh phúc hơn
nếu sống có mục đích và có chiến lược cụ thể để thực hiện mục đích đó? Vì sao?
- Tôi đồng tình với ý kiến “bạn có nhiều khả năng cảm thấy hạnh phúc hơn nếu sống
có mục đích và có chiến lược cụ thể để thực hiện mục đích đó”
- Vì:
+ Khi sống có mục đích, con người thấy rõ ý nghĩa cuộc sống mà họ đang sống, họ sẽ
được thoả mãn với niềm vui về ý nghĩa cuộc đời.
+ Từ đó, họ sẽ tự xây dựng cho mình chiến lược cụ thể để không ngừng nỗ lực và
thực hiện chiến lược đó nhằm đạt được mục đích cho cuộc đời mình.
+ Vì thế, con người sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn nếu sống có mục đích
+ Ý kiến là một chân lí cho những ai biết sống có ý nghĩa, biết tìm đến hạnh phúc và
thành công.
Câu 5. Từ chia sẻ của tác giả về mục đích sống, anh/chị hãy rút ra cho mình một bài học
kinh nghiệm.
- Qua văn bản, tác giả đã chia sẻ về mục đích sống: là động lực giúp kết nối con người
với những giá trị và lý tưởng lớn, biết xây dựng sự nghiệp cho cuộc đời và cống hiến
cho xã hội
- Bài học kinh nghiệm: Phải biết chọn cho mình một mục đích sống đúng đắn và tốt
đẹp, để có thể đến với một tương lai tươi sáng và được cống hiến cho xã hội.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị của việc sống có mục đích đối với mỗi người.
*Cần vận dụng các kiến thức sau để mở đoạn:
“Tôi tin rằng mục đích là thứ mà một người phải chịu trách nhiệm chứ không phải được chỉ định
bởi thần thánh”. (Michael J. Fox)
“Nếu bạn có một mục đích mạnh mẽ trong cuộc sống, bạn không cần phải được thúc đẩy. Niềm
đam mê sẽ đưa bạn đến vạch đích của mình”. (Roy T. Bennett)
“Kiên định với mục đích là một trong những yếu tố cần thiết để thành công trong cuộc sống, không
quan trọng mục tiêu đó có thể là gì”. (John D. Rockefeller)
“Hai ngày quan trọng nhất của cuộc đời là ngày bạn được sinh ra và ngày bạn biết được vì sao
mình có mặt ở trên đời”. (Mark Twain)
“Sống thôi là chưa đủ. Chúng ta phải kiên định để sống vì một điều gì đó”. (Winston S. Churchill)
1. Mở đoạn: Ý nghĩa cuộc sống là nhịp đập trái tim nuôi giữ cho giá trị của cuộc sống mỗi
người. Tuy nhiên, với Winston S. Churchill: “Sống thôi là chưa đủ. Chúng ta phải kiên
định để sống vì một điều gì đó”. Phải chăng Winston S. Churchill đã nhấn mạnh về giá trị
của việc sống có mục đích đối với mỗi người?
2. Thân đoạn:
a. Giải thích:
- Mục đích là gì?-> Mục đích là mục tiêu, nhiệm vụ mà mỗi chúng ta tự đặt ra cho bản thân
và luôn quyết tâm đạt được. Có thể đó là những ước mơ, hoài bão được định hình trước
trong tiềm thức để chúng ta có phương hướng trong tương lai.
- Sống có mục đích là gì? -> Sống có mục đích tức là chúng ta bắt đầu cuộc hành trình với
mục tiêu đã được định sẵn và luôn nỗ lực để đạt được mục tiêu đã đề ra.
b. Bàn luận (phân tích, chứng minh, bình luận): giá trị của việc sống có mục đích đối
với mỗi người.
* Vì sao mỗi người đều cần sống có mục đích?
- Trong đời người, ai cũng có ước mơ và mục tiêu của riêng mình, đó cũng là mục đích
sống chúng ta muốn đạt được trong đời người.
- Để có được động lực mạnh mẽ vượt qua hành trình dài của cuộc đời, mỗi người phải đề ra
mục đích cho từng giai đoạn và cho cả cuộc đời mình. Đặc biệt là những người trẻ tuổi, khi
đang mang sẵn trong mình sức trẻ và trí tuệ thì càng phải có mục đích sống.
- Tuỳ theo mà mỗi người xác định cho mình mục đích trước mắt, có mục đích lâu dài, mục
đích dài hạn hoặc ngắn hạn, mục đích riêng và mục đích chung… tất cả đều tích cực, hướng
tới điều tốt đẹp.
- Những mục đích cần đạt được là: tiếp thu và vận dụng được những kỹ năng có ích, không
ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật, làm chủ cuộc đời mình,
đóng góp được nhiều hơn, tốt hơn cho đất nước.
* Giá trị của việc sống có mục đích đối với mỗi người.
- Sống có mục đích giúp ta có một hướng đi đúng cho cuộc đời mình, có thêm nghị lực để
vượt qua những gian lao thử thách của cuộc sống và có thêm niềm tin vào tương lai.
- Khi sống có mục đích, con người thấy rõ ý nghĩa cuộc sống mà họ đang sống, họ sẽ được
thoả mãn với niềm vui về ý nghĩa cuộc đời. Từ đó, họ sẽ tự xây dựng cho mình chiến lược
cụ thể để không ngừng nỗ lực và thực hiện chiến lược đó nhằm đạt được mục đích cho cuộc
đời mình và sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn trong cuộc đời.
- Mục đích sống tốt đẹp là nguồn động viên ta phấn đấu vượt qua mọi trở ngại để đạt được
kết quả tốt đẹp hơn, sống có ích hơn trong xã hội.
* Vì sao không nên sống thiếu mục đích?
+ Khi một người sống không có mục đích thì sẽ không xác định được hướng đi cho cuộc
đời mình, sẽ không thể tìm thấy niềm vui khi đạt được thành tựu mà mình mong mỏi, cuộc
sống của họ sẽ dần trở nên vô nghĩa.
+ Sống thiếu mục đích, con người thiếu hẳn sức mạnh thôi thúc từ bên trong, không có
động lực thúc đẩy ý chí, không có chí tiến thủ, khó vượt lên hoàn cảnh. Dần dần con người
sẽ trở nên thụ động, bạc nhược và vô dụng, cuộc đời mất hết ý nghĩa.
- Sống không có mục đích là không xác định được mục tiêu, không hình dung ra điều mà
bản thân mong muốn, khiến cho bản thân không có động lực cố gắng và thời gian cứ trôi
qua phung phí.
c. Mở rộng vấn đề
- Mục đích sống phải thực tế, nếu chỉ là những mục đích viển vông, hão huyền thì mục đích
sống cũng không có tác dụng.
- Mục đích sống phải đi kèm với ý chí, nghị lực, sự cố gắng mong muốn đạt được thì mục
đích sống mới có ý nghĩa.
- Phê phán những ai sống phó mặc, đến đâu hay đến đó, không từng đề ra những điều mình
cần đạt tới trong tương lai.
d. Bài học nhận thức và hành động
- Tuổi trẻ phải xác định cho mình một mục đích sống phù hợp lí tưởng xã hội để vươn lên.
- Mục đích sống tốt đẹp là nguồn động viên ta phấn đấu vượt qua mọi trở ngại để đạt được
kết quả tốt đẹp hơn, sống có ích hơn trong xã hội.
3. Kết đoạn: Hãy sống có mục đích tốt đẹp để cống hiến và hạnh phúc, bạn sẽ hiểu được
triết lí sống của Mark Twain: “Hai ngày quan trọng nhất của cuộc đời là ngày bạn được sinh ra
và ngày bạn biết được vì sao mình có mặt ở trên đời”.

Câu 2 (5,0 điểm). Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, có đoạn: …

I. Mở bài: từ vấn đề liên quan… dẫn dắt đoạn trích: “Có đến hàng mấy tháng, đêm nào
Mị cũng khóc. ,… đến bao giờ chết thì thôi.”.”
II. Thân bài:
1. Khái quát vấn đề:

- Tác giả Tô Hoài:…


- Tác phẩm Vợ chồng A Phủ…
- Đoạn trích:
+ Vị trí: Đoạn trích kể nối tiếp câu chuyện cuộc đời Mị trong những ngày đầu về làm dâu
đến những năm sau đó.
+ Nội dung: Đoạn văn kể về nhân vật Mị trong những ngày đầu về làm dâu, dù đã từng
phản kháng bằng ý định tìm cái chết, nhưng vì thương cha phải chấp nhận cam chịu làm
dâu trừ nợ trong sự thống khổ tàn bạo của cha con thống lí Pá Tra.
+ Nghệ thuật: Lời văn kể chuyện giàu sức tạo hình; miêu tả nhân vật rõ nét từ hành động
đến nội tâm trong một hiện thực cuộc sống tối tăm tủi nhục bởi sự áp bức bóc lột của cha
con thống lí Pá Tra.
2. Phân tích đoạn trích:

a. Mị trong những ngày đầu về làm dâu, với sự phản kháng số phận bằng ý định tìm cái
chết :
- Nguyên nhân nảy sinh hành động phản kháng tìm cái chết: Đang là một cô gái xinh đẹp,
sống tự do với tình yêu tuổi trẻ, Mị bị đẩy vào cuộc sống mất tự do, bị đày đoạ như một nô
lệ -> khát vọng tự do càng mãnh liệt khi bị trói buộc trong cuộc sống nô lệ -> càng lúc càng
thất vọng -> tuyệt vọng -> Chỉ muốn chết để được sống như mình mong muốn…

- Hành động phản kháng: “đêm nào cũng khóc” -> đau khổ -> quyết định hành động tìm
cái chết: trốn về nhà cha cùng nắm lá ngón -> muốn chết ở nhà mình.

- Kết quả: trở lại nhà thống lí -> thương cha: “không đành lòng chết, chết thì bố còn khổ
hơn bao nhiêu lần”

=> Cách kể chuyện hấp dẫn, chi tiết giàu kịch tính -> Sự phản kháng của con người
sống có khát vọng nhưng bất lực vì tình thương cha, nguyên nhân Mị phải chấp nhận
cam chịu cuộc sống bị áp bức thống khổ

*So sánh mở rộng nâng cao: Nếu Vũ Thị Thiết tìm cái chết để minh oan và khẳng định
phẩm hạnh, thì Mị tìm cái chết để được sống như mong muốn vì bị mất tự do. Cả hai phản
kháng đều tiêu cực nhưng lại thể hiện khát vọng và giá trị nhân phẩm. Tuy nhiên cái chết
của Vũ Nương được chết và được giải oan, còn Mị không chết đc vì thương cha và món nợ
tiền kiếp. Và chính hành động tìm cái chết của các nhân vật là kịch tính của cốt truyện để
tiếp tục khắc hoạ số phận của nhân vật và thể hiện giá trị của tác phẩm.

b. Mị trong hiện thực cuộc sống tối tăm tủi nhục bởi sự áp bức bóc lột của cha con thống
lí Pá Tra:

- Mị bị đày đoạ trong cuộc sống áp bức đến chai lì cảm giác: “không còn tưởng đến ăn lá
ngón tự tử”, “quen khổ rồi”, “cúi mặt không nghĩ ngợi”
- Mị bị vùi dập trong cuộc sống lao động cực nhọc đến mất hết ý niệm thời gian: “chỉ nhớ
những việc giống nhau…tết xong hái thuốc phiện… giữa năm giặt đay…đến mùa đi
nương”, “vùi vào việc làm cả ngày cả đêm”
- Mị bị chà đạp bóc lột cùng kiệt đến quên thân phận:“tưởng mình là con trâu con ngựa”,
“lùi lũi như con rùa trong xó cửa”
- Mị bị giam hãm cuộc đời trong tù ngục: “cái buồng kín mít…cửa sổ bằng bàn tay…ngồi
trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thi thôi”
=> Khéo léo liệt kê hàng loạt các sự việc cụ thể, chi tiết giàu sức ám ảnh -> khắc hoạ rõ
hình ảnh Mị bị bóc lột sức lao động, bị áp bức, chà đạp thân phận, bị giam hãm cuộc
sống tuổi trẻ đến cam chịu, nhẫn nhục, sống như đã chết -> nạn nhân của các thế lực
tội ác bạo quyền, cường quyền, thần quyền (giá trị hiện thực và nhân đạo)

*So sánh mở rộng nâng cao: Nếu Chị Dậu, người phụ nữ trong xã hội cũ bị áp bức đến
cùng cực phải bán con bán chó để cứu chồng nhưng rồi cũng chỉ biết chạy vào đêm tối để
thoát thân. Thì Mị người phụ nữ Tây Bắc bị áp bức đến cam chịu nhẫn nhục và chỉ biết
“sống như đã chết”. Cả 2 đều bị đẩy vào đường cùng tội nghiệp, đáng thương. Đó là cơ sở
để làm rõ giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

3. Đánh giá chung:

- Đoạn văn khắc hoạ thành công nhân vật Mị từ ngày đầu về làm dâu đến những tháng ngày
cam chịu nhẫn nhục trong sự thống khổ tàn bạo của cha con thống lí Pá Tra. Thể hiện sâu
sắc giá trị hiện thực của tác phẩm: Phản ánh chân thực cuộc sống thống khổ và tủi nhục của
người dân nghèo miền núi Tây Bắc.

- Lời văn kể chuyện giàu sức tạo hình; miêu tả nhân vật rõ nét từ hành động đến nội tâm
trong một hiện thực cuộc sống tối tăm tủi nhục bởi sự áp bức bóc lột của cha con thống lí
Pá Tra.
4. Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật được Tô Hoài thể hiện qua việc xây dựng đoạn văn:
- Lời văn kể chuyện giàu tính tạo hình
- Liệt kê các sự việc, hành động có ý nghĩa lột tả hiện thực cuộc sống và thế giới nội tâm
con người,
- Các sự việc và diễn biến tâm lí được miêu tả theo chiều tăng tiến giàu kịch tính
- Chi tiết được chọn lọc giàu ý nghĩa
- Cách kể chuyện chân thực, xúc động, khơi gợi cảm xúc và tác động sâu sắc vào nhận thức
người đọc
=> Hình ảnh nhân vật Mị hiện lên vừa giàu ấn tượng vừa đầy thương cảm trong chân dung
người phụ nữ với số phận đầy đau khổ tủi nhục. Qua đó thể hiện rõ giá trị hiện thực của tác
phẩm: Phản ánh chân thực cuộc sống tăm tối, tủi nhục của người lao động nghèo miền núi
dưới ách áp bức của giai cấp thống trị trong xã hội cũ.
III. Kết bài:
- Hình ảnh của nhân vật Mị hiện lên trong đoạn văn với số phận tủi nhục dưới sự áp bức của
các thế lực thống trị miền núi xã hội cũ để lại nhiều cảm xúc cho người đọc, đem đến thành
công cho giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. Đồng thời thể hiện sâu sắc tấm lòng
nhà văn tô Hoài đối với người dân Tây Bắc cùng tài hoa trong sáng tạo nghệ thuật.
- Có lẽ, chính hình ảnh và vẻ đẹp phẩm chất của Mị trong ấn tượng sâu sắc của người đọc
đã làm cho thiên truyện ngắn về mảnh đất Hồng Ngài và Phiềng Sa nơi rẻo cao Tây Bắc có
sức sống tiềm tàng, và khẳng định đóng góp giá trị của Tô Hoài cho văn học hiện đại Việt
Nam “Người có công đầu trong khai phá đề tài Tây Bắc”.

You might also like