3- Nguyễn Thị Minh Tâm

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI


CƠ SỞ II – TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỀ CƯƠNG
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NĂM 2023

NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ RỐI LOẠN TÂM THẦN –


NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CƠ SỞ II, TRƯỜNG ĐẠI HỌC
LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG


Tên đề tài:
Nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm – Nghiên cứu trường hợp tại
khoa công tác xã hội tại cơ sở II, Trường Đại học Lao động - Xã hội.
Cơ quan quản lý đề tài: Khoa Công tác xã hội
Đơn vị chủ trì đề tài: Khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Lao động – Xã
hội (CSII)
Thời gian thực hiện đề tài: Từ 01/2023 đến 08/2023
Ban chủ nhiệm đề tài:
TT Họ và tên Đơn vị công tác Chức danh
1 Trần Phương Dung Đ20CT
Nguyễn Trần Minh Tâm Đ20CT
Tô Bình Thư Đ20CT
Trần Quang Vĩnh Đ20CT

NỘI DUNG THUYẾT MINH


I. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói cuộc sống xã hội ngày nay có những thay đổi và cải tiến rất nhiều, sự
hiện đại về các trang thiết bị, kỹ thuật cùng với nó là phát sinh nhiều mối nguy hiểm
về sức khỏe tâm thần, cũng như những yếu tố đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cá
nhân mỗi người. những ảnh hưởng đó có thể đến từ những áp lực trong cuộc sống như
công việc, học tập hay các mối quan hệ giữa người với người cũng cần được quan tâm.
Có thể nói rối loạn tâm thần đang là một căn bệnh xuất hiện nhiều trong xã hội hiện
nay. Các vấn đề sức khỏe đó có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và ở mọi lứa tuổi đó cũng
có những vấn đề và rủi ro khác nhau, và có những ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng
cuộc sống của tất cả mọi người. Đặc biệt là bệnh thường xảy ra ở sinh viên vì ở tuổi
này sinh viên đang trong quá trình thích nghi và hoàn thiện bản thân mình, bắt đầu với
cuộc sống tự lập với những rắc rối và bỡ ngờ với cuộc sống mới.
Rối loạn tâm thần được xem là một bộ phận không thể tách rời trong định nghĩa
về sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới, trong đó rối loạn tâm thần không chỉ là bị mắc
rối loạn tâm thần mà còn bao hàm trạng thái thoải mái, sự tự tin vào năng lực bản thân,
tính tự chủ và khả năng nhận biết những tiềm năng của bản thân. Cũng như vừa qua,
cả nước vừa trải qua đại dịch covid-19 đã để lại những ảnh hưởng của bệnh rối loạn
tâm thần. Các rối loạn tâm thần trong đại dịch COVID-19 gia tăng đáng kể như tỷ lệ
mắc rối loạn trầm cảm (31,4%), rối loạn lo âu (31,9%) và rối loạn giấc ngủ (41,1%).
Cứ 4 người có 1 người có vấn đề về sức khỏe tâm thần Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y
tế Trần Văn Thuấn cho hay sức khỏe tâm thần là 1 trong 3 cấu phần không thể tách rời
và có mối quan hệ mật thiết với thể chất và xã hội, sức khỏe tâm thần ngày càng có
tầm quan trọng. Thứ trưởng Bộ Y tế cũng thông tin theo Tổ chức Y tế thế giới, tính
trên toàn cầu cứ 4 người có 1 người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, không có gia đình
nào không liên quan đến sức khỏe và có 10 nguyên nhân chủ yếu gây mất khả năng lao
động là do các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Có thể nói thế kỷ 21 là thế kỷ của sức
khỏe tâm thần.
Rối loạn tâm thần đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống của
tất cả mọi người. tuy nhiên không phải ai cũng có những nhận định chính xác về vấn
đề này. Sự hiểu biết không đầy đủ hay nhận thức sai lầm về vấn đề này có thể dẫn đến
tình trạng xuất hiện những dấu hiệu về rối loạn tâm thần từ trước nhưng không nhận
ra. Bên cạnh đó còn cú những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến nhận thức và cách nhìn
nhận vấn đề từ đó đưa ra kết luận sai lệch hay lảng trách đi những biểu hiện đó và có
thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng
Việc tìm hiểu nhận thức về rối loạn tâm thần của sinh viên tại cơ sở 2, Trường
Đại học Lao động – Xã hội, góp phần đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao khả
năng hiểu biết đúng cách và hạn chế rối loạn tâm thần của sinh viên. Từ những lí do
trên, chúng tôi nhận thấy cần thực hiện đề tài: “Nhận thức của sinh viên về rối loạn
trầm cảm – Nghiên cứu trường hợp tại khoa công tác xã hội tại cơ sở II, Trường
Đại học Lao động - Xã hội”.
II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận nhận thức và các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh
viên về rối loạn tâm thần. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về
cách phòng ngừa, hạn chế làm giảm nguy cơ bị rối loạn tâm thần đối với sinh viên.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến nhận thức của sinh viên
về vấn đề rối loạn tâm thần.
- Khảo sát thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến nhận
thức của sinh viên về vấn đề rối loạn tâm thần trong sinh viên.
- Đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao nhận thức để hạn chế làm giảm
nguy cơ về rối loạn tâm thần đối với sinh viên.
III. Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm
III. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đề tài nghiên cứu sẽ trả lời một số
câu hỏi nghiên cứu như sau:
1. Thực trạng nhận thức của sinh viên về rối loạn tâm thần hiện nay như thế nào?
2. Yếu tố nào ảnh hưởng đến nhận thức về rối loạn tâm thần ở sinh viên?
3. Những giải pháp nào sẽ năng cao nhận thức cho sinh viên về rối loạn tâm
thần?
IV. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Trong phạm vi đề tài này tập trung tìm hiểu về
nhận thức của sinh viên về rối loạn tâm thần như: Các dạng RLTT, nhận định chung
về RLTT, biểu hiện của RLTT, các yếu tố ảnh hưởng cũng như đề xuất một số biện
pháp để nâng cao nhận thức về phòng ngừa RLTT ở sinh viên hiện nay.
- Phạm vi khách thể: sinh viên khoa công tác xã hội đang học học ngành tâm lý
và công tác xã hội.
- Phạm vi không gian: tại cơ sở 2, Trường Đại học Lao động – Xã hội.
- Thơig gian nghiên cứu: từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2023.
V. Khả năng và địa chỉ ứng dụng
- Kết quả nghiên cứu được ứng dụng tại cơ sở 2, Trường Đại học Lao động – Xã
hội vào việc nâng cao nhận thức của sinh viên về rối loạn tâm thần.
- Sản phẩm có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa CTXH, cho cán bộ
giảng viên và cho các chuyên gia hoạch định trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm
thần nópi chung và cho sinh viên nói riêng.
VI. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tổng hợp tài liệu trong và ngoài nước giúp
nhóm nghiên cứu thu thập và cập nhật được các thông tin thứ cấp, hiểu rõ hơn về nhận
thức của sinh viên đối với rối loạn tâm thần và các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức
của sinh viên.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thiết kế và xây dựng bộ câu hỏi nhằm
giúp nhóm thu thập được những thông tin, số liệu, hiểu rõ hơn nhận thức của sinh viên
về vấn đề rối loạn tâm thần và các yếu tố nào làm ảnh hưởng đến nhận thức của sinh
viên nhiều nhất
Phương pháp phỏng vấn: Để nghiên cứu cụ thể hơn về các yếu tố ảnh hưởng đó
chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu. Phương pháp này giúp nhóm đi sâu
vào vấn đè nghiên cứu, hiểu sâu hơn về các yếu tố đã có những ảnh hưởng như thế nào
với sinh viên
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp thống kê toán học: Xử lý thông tin thu được từ điều tra bằng bảng
hỏi, đồng thời kiểm định tính khách quan, độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu. Kết
quả điều tra được xử lí bằng phần mềm SPSS 18.0.
Quy trình phân tích dữ liệu:
- Thống kê mô tả.
- Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha.
- Phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu để đưa vào
các thủ tục phân tích đa biến.
- Phân tích phương sai Anova.
- Phân tích hồi quy và kiểm định sự phù hợp của mô hình nhằm đo lường và đánh
giá tác động của các nhân tố.
VII. Nội dung nghiên cứu
I. Mở đầu
II. Nội dung
Chương 1. Cơ sở lý luận nhận thức của sinh viên về rối loạn tâm thần
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.2. Lý luận nhận thức của sinh viên về rối loạn tâm thần
1.3. Một số lý thuyết tiếp cận
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về rối loạn tâm thần ở sinh viên
Tiểu kết
Chương 2. Nhận thức của sinh viên về rối loạn tâm thần
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
2.2. Nhận thức về rối loạn tâm thần tại cơ sở 2, Trường Đại học Lao động – Xã
hội.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về rối loạn tâm thần
2.4. Một số giải pháp nâng cao nhận thức và phòng ngừa các yếu tố ảnh hưởng
đến nhận thức về rối loạn tâm thần ở sinh viên
VIII. Sản phẩm khoa học của đề tài
Sản phẩm của đề tài cho thấy mức độ nhận thức của sinh viên về rối loạn tâm
thần và các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên tại trường Đại học Lao động
– Xã hội (cơ sở II).
Báo cáo tổng kết nghiên cứu của đề tài, một bài viết đăng kỷ yếu hội thảo.
IX. Lợi ích của đề tài và địa chỉ ứng dụng của kết quả nghiên cứu
Lợi ích của đề tài
Thông qua nghiên cứu có thể nhận biết được mức độ độ nhận thức của sinh viên
về rối loạn tâm thần và các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên Từ đó, có
thể đưa ra các giải pháp phòng ngừa để có thể nâng cao nhận thức của sinh viên tại cơ
sở II Trường Đại học Lao động – Xã hội.
Khả năng và địa chỉ ứng dụng của kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu được ứng dụng tại cơ sở 2, Trường Đại học Lao động – Xã
hội vào việc nâng cao nhận thức của sinh viên về rối loạn tâm thần và các yếu tố ảnh
hưởng đến nhận thức của sinh viên
X. Dự kiến tiến độ thực hiện đề tài
TT Nội dung Thời gian Ghi chú
1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài Từ tháng 01 – 02 /2023
2 Soạn thảo công cụ nghiên cứu Từ tháng 03 - 04/2023
3 Khảo sát thực trạng Từ tháng 05 - 06/20223 Kinh phí:
4 Xử lí kết quả khảo sát Tháng 07/2023 5.000.000đ
5 Phân tích kết quả nghiên cứu Tháng 07 /2023
6 Viết báo cáo sơ bộ Tháng 08/2023
7 Hoàn thiện báo cáo kết quả nghiên cứu Tháng 08/2023

Ngày 29 tháng 10 năm Ngày tháng năm ….


2022 Khoa CTXH

Nguyễn Trần Minh Tâm


Ngày tháng năm
Ngày tháng năm ….
…….
Phó Hiệu trưởng/
Phòng KH&HTQT
Giám đốc Cơ sở II

TS. Phạm Ngọc Thành

You might also like