Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Họ và tên : Nguyễn Quốc Trường

Lớp: 63KTH
MSV : 2151181431

CÁC NGUYÊN TẮC CỦA HÓA HỌC XANH

I. 12 Nguyên tắc do Paul Anastas và John Warner đề nghị


Nguyên tắc 1 - phòng ngừa chất thải (waste prevention): tích cực hạn chế tối đa việc hình
thành chất thải độc hại trong một quy trình sẽ có hiệu quả đáng kể hơn so với việc nghiên cứu
tìm ra các giải pháp để xử lý lượng chất thải đã được sinh ra.
Ví dụ: Thiết kế một chất tẩy rửa mạnh mẽ mà không gây hại cho da hoặc môi trường
Nguyên tắc 2 - tiết kiệm nguyên từ (atom economy): các quy trình tổng hợp phải được thiết
kế sao cho lượng nguyên liệu sử dụng phải được chuyển hóa đến mức tối đa thành sản phẩm
mong muốn
Ví dụ: Trong quá trình sản xuất ibuprofen, một công ty sử dụng quy trình xúc tác để đảm bảo
hầu hết các nguyên tử từ nguyên liệu ban đầu được đưa vào sản phẩm cuối cùng, giảm chất
thải và nâng cao hiệu quả.
Nguyên tắc 3 - sử dụng quá trình tổng hợp ít độc hại nhất (less hazardous chemical
synthesis): bất cứ lúc nào có thể, các quá trình tổng hợp phải được thiết kế sao cho các hoá
chất hoặc được sử dụng, hoặc được sinh ra trong quá trình đó phải ít hoặc không độc hại cho
con người cũng như cho môi trường sống.
Ví dụ: Một xưởng phát triển 1 quy trình sản xuất hóa học không sử dụng các chất xúc tác
độc hại ra ngoài môi trường để hạn chế tác hại ra ngoài môi trường
Nguyên tắc 4 - thiết kế các hóa chất an toàn hơn (designing safer chemicals): các sản phẩm
hóa chất phải được thiết kế sao cho bảo đảm được các tính năng cần thiết ở mức tốt nhất đồng
thời độc tính của chúng phải được hạn chế đến mức thấp nhất có thể được.
Ví dụ: Các công ty sản xuất sản phẩm làm sạch đã phát triển các công thức không chứa các
hợp chất hóa học độc hại như các chất tẩy trắng clo và ammonium. Thay vào đó, họ sử dụng
các thành phần tự nhiên như enzym và vi khuẩn để loại bỏ bẩn và mùi khó chịu mà không
gây hại cho môi trường.
Nguyên tắc 5- sử dụng dung môi và chất trợ an toàn hơn (safer solvents and auxiliaries): việc
sử dụng các chất trợ cho quá trình như dung môi hoặc chất trợ phân riêng ... phải được hạn
chế đến mức thấp nhất có thể được. Khi không thật sự cần thiết, không nên sử dụng chất trợ
cho quá trình. Trong trường hợp bất khả kháng phải sử dụng chất trợ, chúng phải là những
chất không độc hại.
Ví dụ: Quy trình sản xuất thuốc nhuộm sử dụng dung môi hữu cơ thân thiện với môi trường
và sức khỏe con người.
Nguyên tắc 6 - thiết kế quá trình để đạt hiệu quả năng lượng (design for energy efficiency):
năng lượng sử dụng cho các quá trình hóa học phải được giảm đến mức thấp nhất có thể
được, và khi sử dụng năng lượng cần phải lưu ý tác động của nó đến các vấn đề kinh tế và
môi trường. Nếu có thể được, các quá trình hóa học nên được tiến hành ở nhiệt độ thường và
áp suất thường để tiết kiệm năng lượng.
Ví dụ: Một công ty sản xuất mực in chuyển sang sử dụng dung môi không hòa tan hữu cơ
(VOCs) để giảm lượng chất thải độc hại và cải thiện chất lượng không khí tại nhà máy.
Nguyên tắc 7 - sử dụng nguyên liệu có khả năng tái tạo (use of renewable feedstocks): khi có
thể thực hiện được cả về mặt kỹ thuật lẫn kinh tế, nên sử dụng các nguyên vật liệu có thể tái
tạo được thay vì sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc dầu mỏ đang có nguy cơ cạn kiệt dần.
Ví dụ: Các công ty đóng gói đã chuyển sang sử dụng vật liệu đóng gói sinh học như bột gỗ,
tinh bột và nhựa PLA (Polylactic Acid) được làm từ nguồn nguyên liệu tái tạo hoặc sinh học.
Điều này giúp giảm lượng chất thải nhựa và lượng khí thải carbon dioxide từ quá trình sản
xuất.
Nguyên tắc 8 - hạn chế quá trình tạo dẫn xuất (reduce derivatives): các giai đoạn tạo dẫn xuất
trong các quá trình tổng hợp như giai đoạn bảo vệ nhóm chức, khóa nhóm chức, biến đổi tạm
thời của các quá trình vật lý hay hóa học ... phải được hạn chế sử dụng hoặc tránh sử dụng
nếu có thể được. Việc sử dụng các giai đoạn này sẽ tiêu tốn thêm hóa chất, năng lượng, và có
khả năng tạo ra nhiều chất thải độc hại.
Ví dụ: Trong quá trình tổng hợp một hợp chất hữu cơ, nhóm nghiên cứu phát triển một
phương pháp tránh sự cần thiết của các nhóm bảo vệ, giúp giảm số bước trong quá trình tổng
hợp và tạo ra các sản phẩm phụ không cần thiết.
Nguyên tắc 9 - sử dụng xúc tác (catalysis): trong các quá trình hóa học, nên sử dụng xúc tác
có độ chọn lọc cao nhất có thể được thay vì sử dụng phương pháp hóa chất tỷ lượng. Sự có
mặt của xúc tác sẽ giảm lượng hóa chất sử dụng và nâng cao hiệu quả của quá trình một cách
đáng kể.
Ví dụ: Một công ty hóa chất áp dụng việc sử dụng chất xúc tác trong quy trình sản xuất để
tăng tốc độ phản ứng và độ chọn lọc, cho phép giảm nhiệt độ và áp suất phản ứng, từ đó tiết
kiệm năng lượng và giảm chất thải.
Nguyên tắc 10 - thiết kế sản phẩm phân hủy được (design for degradation): các sản phẩm hóa
học phải được thiết kế sao cho sau khi sử dụng xong và thải ra môi trường, chúng không tồn
tại lâu dài trong mội trường mà phải có khả năng tự phân hủy dễ dàng thành những hợp chất
không độc hại.
Ví dụ: Một nhà sản xuất thiết kế một loại polyme mới có khả năng phân hủy thành các chất
không độc hại, xuất hiện tự nhiên khi hết thời gian sử dụng, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
lâu dài.
Nguyên tắc 11 - phân tích sản phẩm ngay trong quy trình (on-line analysis, real-time
analysis): các phương pháp phân tích lấy số liệu từ các quá trình hóa học phải được phát triển
và cải tiến để cho phép thực hiện khả năng phân tích on-line, từ đó có thể giám sát và điều
khiển quá trình trực tiếp và hiệu quả hơn, hạn chế việc hình thành các hóa chất độc hại trong
quá trình phân tích lấy số liệu bằng thực nghiệm.
Ví dụ: Một nhà máy hóa chất cài đặt hệ thống giám sát trực tuyến liên tục phân tích khí thải
và nước thải, cho phép điều chỉnh ngay lập tức quy trình để ngăn chặn việc thải ra các chất ô
nhiễm
Nguyên tắc 12 - hóa học an toàn và phòng ngừa tai nạn (safer chemistry for acciedent
prevention): bản chất của hóa chất, và cả trạng thái vật lý của hóa chất được sử dụng trong
các quá trình hóa học phải được lựa chọn sao cho khả năng gây ra tai nạn như cháy nổ hay
khả năng phóng thích ra môi trường phải được hạn chế đến mức thấp nhất có thể được.
Nguyên tắc này được lưu ý đối với các hóa chất có độ hoạt động cũng như có độc tính cao.
Ví dụ: Công ty phát triển một quy trình hóa học sử dụng các chất phản ứng ít gây nguy hiểm
trong sản xuất để giảm thiểu nguy cơ nổ và các chất độc hại, nâng cao sự an toàn tại nơi làm
việc.
II. Mười hai nguyên tắc do Neil Winterton đề nghị
Nguyên tắc 1 - nhận dạng các sản phẩm phụ và, nếu có thể, hãy định lượng chúng (identify
by-products and, if possible, quantify them): việc phân riêng hay xử lý các sản phẩm phụ từ
một quá trình hóa học đôi khi đòi hỏi chi phí cao cũng như tiêu tốn nhiều vật liệu hay năng
lượng. Trong một số trường hợp, việc giải quyết các sản phẩm phụ lại quyết định đến tính
kinh tế của một quá trình. Điều này có thể đúng ngay khi lượng sản phẩm phụ sinh ra rất ít.
Hiếm khi các quá trình hóa học có thể cung cấp thông tin một cách hoàn hảo về các sản phẩm
mong muốn. Do ở quy mô công nghiệp, các sản phẩm phụ có thể được thu hồi, việc nghiên
cứu ảnh hưởng của sản phẩm phụ lên hiệu quả của quá trình cũng sẽ mang lại nhiều thông tin
cho các kỹ sư hay chuyên gia công nghệ của quá trình.
Ví dụ: Một công ty sản xuất chất tẩy rửa thiết kế quy trình sản xuất để giảm thiểu và định
lượng chất tạo bọt độc hại, một loại sản phẩm phụ thường được tạo ra trong quá trình sản
xuất chất tẩy rửa.
Nguyên tắc 2 - báo cáo cá độ chuyển hóa, độ chọn lọc và hiệu quả của quá trình (report
conversions, selectivities and productivities): Một phản ứng có độ chuyển hóa cao đôi khi lại
không thật sự có hiệu quả và có thể đi kèm với một quy trình tỉnh chế phức tạp tốn kém một
cách không cần ha thiết.
Ví dụ: Một nhà máy sản xuất áp dụng các công nghệ tiên tiến để giảm thiểu nguy cơ tai nạn
và tối ưu hóa sử dụng năng lượng, chẳng hạn như sử dụng các hệ thống kiểm soát tự động và
thiết bị bảo vệ tiên tiến.
Nguyên tắc 3 - thiết lập một cân bằng vật chất hoàn chỉnh cho quá trình (establish a full mass
balance for th the process): Tất cả liệu, tác chất nguyên vật sử dụng trong quá trình điều chế
ra các sản phẩm mong muốn cân phải được nhận danh, định lượng và tính toán một cách chi
tiết và chính xác. Ngoài ra, các vật liệu khác, kể cả dung môi, được sử dụng trong quá trình
thu hồi sản phẩm ở dạng tinh khiết cũng phải được định lượng và tính toán chi tiết.
Nguyên tắc 4 - định lượng sự mất mát xúc tác và dung môi (quantify catalyst and solvent
losses): Dung môi hay xúc tác thường bị mất đi một phần trong quá trình phản ứng, do đó ảnh
hưởng đến hiệu quả chung của toàn bộ quá trình. Để đánh giá sự tổn thất về xúc tác hay dung
môi, nên xác định hàm lượng của chúng có mặt trong dòng chất thải (kể cả chất thải rắn, lỏng
và khí), thay vì chỉ xác định khối lượng còn lại của chúng sau quá trình.
Ví dụ: Một công ty sản xuất giấy áp dụng các biện pháp tái chế nước và chất thải giấy trong
quá trình sản xuất, giảm lượng nước và nguyên liệu mới cần sử dụng..
Nguyên tắc 5 - nghiên cứu các nguyên tắc nhiệt hóa học cơ bản để nhận ra các nguy cơ phát
nhiệt nguy hiểm (investigate basic thermochemistry to identify potentially hazardous
exotherms): Khi thực hiện một phản ứng ở quy mô nhỏ trong phòng thí nghiệm, vấn đề an
toàn đôi khi không có ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên khi khuếch đại (scale up) lên quy
mô lớn hơn, tỷ lệ diện tích bề mặt trên thể tích sẽ giảm mạnh, và quá trình truyền nhiệt bị ảnh
hưởng đáng kể. Kéo theo đó là các nguy cơ về cháy nổ có thể xảy ra. Các kỹ sư thiết kế quá
trình ở quy mô công nghiệp cần phải nắm các thông tin như vậy trước khi xây dựng quá trình
ở quy mô sản xuất thử nghiệm hay bản công nghiệp.
Ví dụ: Một nhà máy điện chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng
mặt trời hoặc gió, và cài đặt các hệ thống lưu trữ năng lượng để tối ưu hóa việc sử dụng năng
lượng.
Nguyên tắc 6 - dự đoán các giới hạn về truyền khối hay truyền năng lượng (anticipate other
potential mass and energy transfer limitations): Nghiên cứu các yếu tố khác ảnh hưởng lên
vấn đề truyền khối, truyền nhiệt cũng như ảnh hưởng của chúng lên hiệu quả phản ứng. Ví dụ
ảnh hưởng của tốc độ khuấy trộn, sự khuếch tán của pha khí trong pha lỏng, hay sự tiếp xúc
các pha lông - rắn. Cần dự đoán khả năng khống che các vấn đề này nếu quá trình được tiến
hành ở quy mô công nghiệp.
Ví dụ: Một nhà sản xuất thiết bị điện tử thiết kế sản phẩm có khả năng sửa chữa dễ dàng và
nâng cấp, kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.
Nguyên tắc 7 - tham khảo ý kiến của kỹ sư quá trình hóa học (consult a chemical or process
engineer): Bàn bạc, tham khảo ý kiến của những người liên quan đến việc khuếch đại quá
trình từ quy mô phòng thí nghiệm ra quy mô công nghiệp. Nghiên cứu các công trình công bố
trước đây, xác định cũng như hiểu rõ hơn các vấn đề về quá trình thiết bị và có tỉnh đến các
vấn đề này khi nghiên cứu phản ứng trong phòng thí nghiệm.
Nguyên tắc thứ 8 - tính toán cân nhắc ảnh hưởng của toàn bộ quá trình lên sự lựa chọn
phương diện hóa học (consider the effect of the overall process on choice of chemistry): Trên
quy mô công nghiệp, sự lựa chọn các điều kiện vận hành cho một quá trình được quyết định
bởi sự lựa chọn nguồn nguyên liệu thô, nhập liệu, thiết bị, sự phân riêng sản phẩm phụ, độ
tinh khiết của sản phẩm và quá trình tỉnh chế, nguồn năng lượng, khả năng thu hồi dung môi
và xúc tác, khả năng xử lý chất thải. Điều này phải được nghiên cứu kỹ để có thể xác định
được ảnh hưởng của phương diện hóa học lên sự lựa chọn các điều kiện vận hành.
Nguyên tắc 9 - tạo điều kiện cho sự phát triển và áp dụng các biện pháp đánh giá có tính bền
vững (help develop and apply sustainability measures): Cố gắng đánh giá tính bền vững của
quá trình theo nhiều cách khác nhau.
Ví dụ, có thể sử dụng phương pháp Dewulf nhằm mục đích định lượng tỉnh bền vững của
một quá trình. Đầu tiên, phương pháp này dựa trên các yếu tố nhiệt động có đóng góp đến
tính bền vững cho quá trình. Sau đó một hệ số bền vững được đưa ra, và tính bền vững của
một quá trình được đánh giá dựa trên hệ số này.
Nguyên tắc 10 - định lượng và hạn chế tối đa việc sử dụng điện, nước, khí trơ ,... cho quá
trình (quantify and minimize use of utilities and other inputs): Khi nghiên cứu các quá trình
hóa học trên quy mô phòng thí nghiệm, các yếu tố như điện, nước.... sử dụng thường bị các
nhà hóa học bỏ qua. Tuy nhiên trên thực tế, các yếu tố này có thể có ảnh hưởng rất lớn đến
quá trình cũng như tỉnh bền vững của nó.
Ví dụ: Nhà máy này đã áp dụng các biện pháp như tái sử dụng nước làm mát từ quá trình
lạnh, tái sử dụng nước từ hệ thống làm mát và xử lý nước thải để tái sử dụng trong quá trình
sản xuất. Họ cũng đã tối ưu hóa quá trình làm mát để giảm lượng nước cần thiết.
Nguyên tắc 11 - nhận ra điểm không tương thích giữa sự an toàn cho người vận hành và việc
giảm đến mức tối đa lượng chất thải (recognize where operator safety and waste
minimization may be incompatable): Đôi khi, yếu tố giảm lượng chất thải không tương thích
với việc bảo đảm an toàn cho người vận hành quá trình.
Ví dụ: Một công ty sản xuất thuốc tẩy đểviệc giảm lượng chất thải có thể gây ra nguy cơ cho
sức khỏe của nhân viên sản xuất. Thay vào đó, họ sử dụng các công nghệ mới để tối ưu hóa
quy trình sản xuất, giảm lượng chất thải một cách an toàn. Đồng thời, họ đầu tư vào trang
thiết bị bảo hộ cá nhân và đào tạo nhân viên về an toàn lao động, đảm bảo rằng mọi biện pháp
đều tuân thủ các quy định an toàn.
Nguyên tắc 12 - giám sát, hạn chế đến mức tối đa và báo cáo lại tất cả lượng chất thải được
phóng thích vào không khí, vào nước thải hay các chất thải rắn từ tất cả từng thí nghiệm riêng
lẻ hay từ phòng thí nghiệm nói chung (monitor, report, and minimize all waste emitted to air.
water, and as solids, from individual experiments or from laboratory overall): điều này chứng
minh một cách trực tiếp và thật sự khả năng giải quyết các vấn đề về hóa học xanh của người
làm nghiên cứu. Thực tế khi nghiên cứu các quá trình hóa học trong quy mô phòng thí
nghiệm, lượng chất thải từ quá trình thường bị bỏ qua hoặc chưa được quan tâm giải quyết
đúng mức.
Ví dụ: Một phòng thí nghiệm hóa học hàng ngày đều giám sát lượng chất thải sinh ra từ các
thí nghiệm của họ. Họ sử dụng thiết bị đo lường để đánh giá lượng chất thải được phóng
thích vào không khí, nước thải và chất thải rắn. Khi phát hiện ra bất kỳ vấn đề nào, họ áp
dụng các biện pháp để hạn chế lượng chất thải và bảo vệ môi trường
III. Mười hai nguyên tắc do Samantha Tang, Richard Smith và Martyn Poliakoff đề
nghị
 P - prevent wastes: ngăn ngừa sự hình thành chất thải.
 R- renewable materials: sử dụng các vật liệu có khả năng tái tạo.
 O- omit derivatization steps: hạn chế hay loại trừ các giai đoạn trung gian tạo dẫn xuất
không cần thiết.
 D - degradable chemical products: sản phẩm hóa học có khả năng tự phân hủy được.
 U - use safe synthetic methods: sử dụng các phương pháp tổng hợp hữu cơ an toàn.
 C - catalytic reagents: sử dụng xúc tác cho quá trình.
 T - temperature, pressure ambient: thực hiện các quá trình ở nhiệt độ thường và áp
suất thường.
 I - in-process monitoring: giám sát quá trình online.
 V - very few auxiliary substances: sử dụng ít chất trợ cho quá trình.
 E - E-fator, maximize feed in product: chuyển hóa tối đa nguyên liệu thành sản phẩm.
 L - low toxicity of chemical products: sản phẩm hóa học có độc tính thấp
 Y - yes, it is safe: an toàn.

You might also like