Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Chương trình tổng thể cải cách hành chính 2021-2030 (30 câu)

và Đề án văn hóa công vụ

Câu 1: Mục tiêu cải cách thể chế đến năm 2030 là:
A. Cơ bản hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính nhà nước, trọng tâm
là thể chế về tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo phát triển
B. Tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường; tập
trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống
luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành
mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
C. Hoàn thiện thể chế và các khung khổ pháp lý để thúc đẩy quá trình chuyển
đổi số, phục vụ có hiệu quả việc xây dựng, phát triển Chính phủ số, nền kinh tế số
và xã hội số
D. Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ và vận hành có hiệu quả thể chế của nền hành
chính hiện đại, thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
tạo được bước đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực để thúc đẩy phát triển đất nước
Câu 2: Nội dung nào sau đây không thuộc nhiệm vụ cải cách thể chế hành
chính:
A. Tiếp tục thể chế hóa các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền
công dân, quyền và nghĩa vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính
trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp.
B. Xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
C. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng tổ chức bộ máy hành chính
D. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi pháp luật
Câu 3: Mục tiêu của cải cách thủ tục hành chính đến năm 2030 là:
A. Hoàn thành việc đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong
giải quyết thủ tục hành chính theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, không theo
địa giới hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian đi
lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp
B. Tối thiểu 80% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được luân chuyển trong
nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc các cơ quan có liên quan
được thực hiện bằng phương thức điện tử
C. 90% thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước được công
bố, công khai và cập nhật kịp thời
D. 90% số lượng người dân, doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính phủ điện tử
được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống
thông tin của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương
Câu 4: Một trong những nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính trong năm
2022 là:
A. Hoàn thành kết nối Cổng Thông tin một cửa quốc gia với Cổng Dịch vụ công
quốc gia; đẩy mạnh thực hiện các thủ tục kiểm tra chuyên ngành và thanh toán các
khoản phí liên quan đến kiểm tra chuyên ngành trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
B. Đẩy mạnh nghiên cứu, đề xuất giải pháp tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế,
chính sách, thủ tục hành chính, thông qua tăng cường đối thoại, lấy ý kiến người
dân, doanh nghiệp, phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của Hội đồng tư vấn cải
cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ
C. Hoàn thành đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải
quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27
tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ
D. Đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng cấp nào
sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cho cấp đó giải quyết, đảm bảo nguyên tắc
quản lý ngành, lãnh thổ, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải
quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực, phiền hà cho nhân dân
Câu 5: Đến năm 2030, giảm bình quân chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước
cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2021-2025 là:
A. 10%
B. 15%
C. 20%
D. 25%
Câu 6: Nội dung phát triển dữ liệu số quốc gia xây dựng và phát triển Chính
phủ điện tử, Chính phủ số không bao gồm:
A. Phát triển các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ ứng dụng, dịch vụ Chính
phủ số trong nội bộ của bộ, ngành, địa phương; thực hiện chia sẻ hiệu quả dữ liệu
chuyên ngành của các bộ, ngành với các địa phương; mở dữ liệu của các cơ quan
nhà nước theo quy định của pháp luật.
B. Xây dựng kho dữ liệu để lưu trữ dữ liệu điện tử của các công dân khi thực
hiện các giao dịch trực tuyến với các cơ quan nhà nước trên Cổng Dịch vụ công
quốc gia và hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh
C. Phát triển các hệ thống đặc thù sử dụng trong phạm vi toàn ngành, địa
phương để tiết kiệm thời gian, chi phí triển khai, tạo điều kiện kết nối, chia sẻ dữ
liệu...
D. Xây dựng Hệ thống phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp cấp bộ, cấp tỉnh nhằm
lưu trữ tập trung, tổng hợp, phân tích, xử lý dữ liệu số từ các nguồn khác nhau, từ
đó tạo ra thông tin mới, dịch vụ dữ liệu mới phục vụ Chính phủ điện tử hướng tới
Chính phủ số
Câu 7: Theo quan điểm của Nghị quyết 76/NQ-CP thì Cải cách hành chính
phải xuất phát từ lợi ích của ai?
A. Phải xuất phát từ lợi ích của người dân
B. Phải xuất phát từ lợi ích của người dân, doanh nghiệp
C. Phải xuất phát từ lợi ích của doanh nghiệp
D. Phải xuất phát từ lợi ích của xã hội
Câu 8: Mục tiêu chung về cải cách hành chính theo Nghị quyết 76/NQ-CP là?
A. Tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn,
hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân,
trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn
diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn 2021 – 2030.
B. Tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực,
hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở
những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ
công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn 2021 – 2030.
C. Tiếp tục xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực,
hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở
những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ
công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn 2021 – 2030.
D. Tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn,
hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, trên cơ sở những quan điểm, chủ
trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới,
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân trong giai đoạn 2021 – 2030.
Câu 9. Theo quan điểm của Nghị quyết 76/NQ-CP thì gắn cải cách hành chính
đồng bộ với ?
A. Cải cách lập pháp và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, góp phần xây
dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
B. Cải cách tư pháp và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, góp phần xây
dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
C. Cải cách lập pháp, cải cách tư pháp và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng,
góp phần xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
D. Cải cách lập pháp, cải cách tư pháp và đổi mới phương thức điều hành của
Đảng, góp phần xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
Câu 10: Trọng tâm công tác Cải cách hành chính 2021-2030 là:
A. Cải cách thể chế, trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế
của nền hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển đất nước, trong đó, chú trọng cải cách
chính sách tiền lương;
B. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có năng lực,
phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển đất nước, trong đó, chú trọng
cải cách chính sách tiền lương; xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính
phủ số.
C. Cải cách thể chế, trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế
của nền hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; xây
dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
D. Cải cách thể chế, trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế
của nền hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển đất nước, trong đó, chú trọng cải cách
chính sách tiền lương; xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Câu 11: Mục tiêu cải cách thủ tục hành chính đến năm 2025 cắt giảm tối
thiểu số quy định và chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh
doanh là bao nhiêu %?
A. 10%;
B. 20%;
C. 25%;
1. 30%.
Câu 12: Mục tiêu cải cách thủ tục hành chính đến năm 2025, tối thiểu số hồ
sơ giải quyết thủ tục hành chính được luân chuyển trong nội bộ giữa các cơ quan có
thẩm quyền giải quyết hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương
thức điện tử là bao nhiêu %?
A. 50%;
B. 60%;
C. 70%;
D. 80%.
Câu 13: Mục tiêu đến năm 2025, tối thiểu số thủ tục hành chính có yêu
cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến là bao nhiêu %?
A. 60%;
B. 70%;
C. 80%;
D. 90%.
Câu 14: Mục tiêu của Chính phủ đến năm 2025, số thủ tục hành chính
của các bộ, ngành, địa phương có đủ điều kiện, được cung cấp trực tuyến mức
độ 3 và mức độ 4 cần đạt được tối thiểu là bao nhiêu %?
A. 60%;
B. 70%;
C. 80%;
D. 90%.
Câu 15: Mục tiêu của Chính phủ đến năm 2025 tỷ lệ hồ sơ giải quyết
trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu là bao nhiêu %?
A. 30%;
B. 40%;
C. 50%;
D. 60%.
Câu 16: Mục tiêu của Chính phủ đến năm 2025 mức độ hài lòng của
người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu là bao
nhiêu %?
A. 80%;
B. 85%;
C. 90%;
D. 95%.
Câu 17: Mục tiêu của Chính phủ đến năm 2025 mức độ hài lòng về giải
quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu là bao
nhiêu %?
A. 80%;
B. 85%;
C. 90%;
D. 95%.
Câu 18: Mục tiêu của Chính phủ đến năm 2025 tỉ lệ thủ tục hành chính
nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước được công bố, công khai và cập nhật
kịp thời là bao nhiêu %?
A. 80% ;
B. 85% ;
C. 90% ;
D. 100%
Câu 19: Đề án văn hóa công vụ được xây dựng dựa trên quan điểm nào
sau đây:
A. Kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, đáp ứng yêu cầu hội nhập
quốc tế
B. Kế thừa, phát huy văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời đáp ứng yêu cầu
hội nhập
C. Kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời đáp ứng
yêu cầu hội nhập quốc tế
D. Kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của đất nước, đồng thời đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
Câu 20: Hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong qui định về
chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức “Đối với đồng
nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải có tinh thần …., tương trợ trong
thực hiện nhiệm vụ, công vụ; không bè phái gây mất đoàn kết nội bộ của cơ
quan, tổ chức”
A. phối hợp
B. hợp tác
C. tích cực
D. trách nhiệm
Câu 21: Nội dung nào sau đây là chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công
chức, viên chức đối với lãnh đạo cấp trên
A. Cán bộ, công chức, viên chức phải phục tùng sự chỉ đạo, điều hành, phân
công công việc của cấp trên; không trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ; không nịnh bợ
lấy lòng vì động cơ không trong sáng
B Cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ thứ bậc hành chính, phục tùng sự
chỉ đạo, điều hành, phân công công việc của cấp trên; không trốn tránh, thoái thác
nhiệm vụ; không nịnh bợ lấy lòng vì động cơ không trong sáng
C. Cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ thứ bậc hành chính, phục tùng sự
chỉ đạo, điều hành, phân công công việc của cấp trên; không nịnh bợ lấy lòng vì
động cơ không trong sáng
D. Cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ thứ bậc hành chính, phục tùng sự
chỉ đạo, điều hành, phân công công việc của cấp trên; nghiêm chỉnh chấp hành
mệnh lệnh của cấp trên, không trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ; không nịnh bợ lấy
lòng vì động cơ không trong sáng
Câu 22: Theo Quyết định 1847/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án văn hoá công vụ, nội dung nào sau đây là một trong các chuẩn mực giao
tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức?
A. Tâm huyết, tận tụy, gương mẫu làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao;
không vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”
B. Không được gây khó khăn, phiền hà, vòi vĩnh, kéo dài thời gian xử lý công
việc của cơ quan, tổ chức và người dân; không thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm
trước những khó khăn, bức xúc của người dân
C. Phải sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công;
không kén chọn vị trí công tác, chọn việc dễ, bỏ việc khó.
D. Đối với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải có tinh thần hợp tác,
tương trợ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; không bè phái gây mất đoàn kết nội
bộ của cơ quan, tổ chức
Câu 23: Theo Quyết định 1847/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án văn hoá công vụ, nội dung nào sau đây là một trong các quan điểm của
đề án văn hóa công vụ
A. Cán bộ, công chức, viên chức phải trung thành với Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; tôn trọng và
tận tụy phục vụ Nhân dân.
B. Khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ý thức
rõ về chức trách, bổn phận của bản thân
C. Nâng cao văn hóa công vụ góp phần xây dựng nền hành chính chuyên
nghiệp, trách nhiệm, minh bạch, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ
D. Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện quy định về văn hóa công vụ trong Luật Cán
bộ, công chức, Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành
Câu 24: Theo Quyết định 1847/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án văn hoá công vụ, một trong các giải pháp thực hiện văn hóa công vụ là:
A. Nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, đạo đức nghề nghiệp của
viên chức
B. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong thực hiện văn
hóa công vụ
C. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; phòng, chống tham nhũng.
D. Tổ chức thực hiện các quy định về văn hóa công vụ góp phần tăng cường kỷ
luật kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực hiệu quả của nền công vụ
Câu 25: Theo Quyết định 1847/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án văn hoá công vụ, nội dung của văn hóa công vụ gồm:
A. Tinh thần, thái độ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức; Chuẩn mực
giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; Chuẩn mực về đạo đức, lối
sống của cán bộ, công chức, viên chức;
B. Chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; Chuẩn mực
về đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, viên chức; Trang phục của cán bộ,
công chức, viên chức
C. Phẩm chất, năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức; Chuẩn
mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; Chuẩn mực về đạo đức,
lối sống của cán bộ, công chức, viên chức; Trang phục của cán bộ, công chức, viên
chức
D. Tinh thần, thái độ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức; Chuẩn mực
giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; Chuẩn mực về đạo đức, lối
sống của cán bộ, công chức, viên chức; Trang phục của cán bộ, công chức, viên
chức
Câu 26: Theo Quyết định 1847/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án văn hoá công vụ , trong giao tiếp với người dân, cán bộ, công chức, viên
chức phải thực hiện:
A. “3 xin, 3 luôn”:
B. “4 xin, 4 luôn”:
C. “3 xin, 4 luôn”:
D. “4 xin, 5 luôn”:
Câu 27 Theo Quyết định 1847/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án văn hoá công vụ , trong giao tiếp với người dân, cán bộ, công chức, viên
chức phải thực hiện “4 luôn” là:
A. Luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ.
B. Luôn lịch sự, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ.
C. Luôn mỉm cười, luôn quan tâm, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ.
D. Luôn trách nhiệmi, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ.
Câu 28: Theo Quyết định 1847/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án văn hoá công vụ, nội dung nào sau đây không phải là một trong các giải
pháp thực hiện văn hóa công vụ
A. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tăng cường bồi dưỡng cho cán
bộ, công chức, viên chức về văn hóa công vụ
B. Nâng cao văn hóa công vụ góp phần xây dựng nền hành chính chuyên
nghiệp, trách nhiệm, minh bạch, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ
C. Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo phải công tâm, khách quan trong sử
dụng, đánh giá cán bộ thuộc quyền quản lý; không lợi dụng vị trí công tác
để bổ nhiệm người thân quen; chủ động xin thôi giữ chức vụ khi nhận thấy bản
thân còn hạn chế về năng lực và uy tín.
D. Nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, đạo đức nghề nghiệp của
viên chức; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; phòng, chống tham nhũng
Câu 29: Một trong các nội dung của văn hóa công vụ là:
A. Nề nếp làm việc của cán bộ, công chức, viên chức
B. Chuẩn mực ý thức, văn hóa của cán bộ, công chức, viên chức
C. Chuẩn mực thái độ, tác phong của cán bộ, công chức, viên chức
D. Trang phục của cán bộ, công chức, viên chức
Câu 30: Trong giao tiếp với người dân, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện
“4 luôn” bao gồm:
A. Luôn sẵn sàng
B. Luôn hết mình
C. Luôn giúp đỡ
D. Luôn hỗ trợ

You might also like