Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định...

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

1.

Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của cơ quan khác
có thẩm quyền của nước ngoài đương nhiên được công nhận tại Việt Nam (không
cần phải thực hiện thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định đó tại Việt
Nam):
+ Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của cơ quan khác có thẩm
quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu
không công nhận tại Việt Nam được quy định tại điều ước quốc tê mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (miễn là không trái với các điều kiện công nhận
được quy định tại Điều ước).
+ Bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài, quyết định về hôn
nhân và gia đình của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài mà nước đó và Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế không có
yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam
(với điều kiện không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật VN hoặc xâm
phạm trật tự công cộng của VN theo quy định tại khoản 8 Điều 439 BLTTDS 2015).
=> Điểm chung: đều không được thi hành tại Việt Nam.

2. Trường hợp bản án, quyết định nước ngoài không thuộc trường hợp được đương
nhiên công nhận tại Việt Nam:
2.1 Về thủ tục, trình tự và điều kiện công nhận và cho thi hành:
- Để được công nhận tại Việt Nam các bản án, quyết định này phải đảm bảo các điều
kiện để được thụ lý sau đây:
+ Bản án, quyết định thuộc các trường hợp sau đây:
a) Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động,
quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài
được quy định tại điều ước quốc tế mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên (mặc dù được ghi nhận trong Điều ước nhưng loại bản án, quyết định
này không thuộc trường hợp được đương nhiên công nhận tại Việt Nam vì có yêu
cầu thi hành tại Việt Nam);
b) Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động;
quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài
mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều
ước quốc tế có quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án
nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại (pháp luật Việt Nam không quy định rõ
trường hợp nào Tòa án VN được công nhận và cho thi hành bản án, quyết định
nước ngoài mà chỉ quy định về những trường hợp bản án, quyết định nước ngoài
không được công nhận tại Việt Nam. Do đó, nếu bản án, quyết định nước ngoài
(không được pháp luật Vn quy định, đồng thời, cũng không được ghi nhận trong
Điều ước) không thuộc trường hợp không được công nhận tại Việt Nam thì Tòa án
VN hoàn toàn có thể công nhận hoặc không công nhận những bản án, quyết định
ngước ngoài này dựa trên nguyên tắc ngoại giao “có đi có lại”) ;
c) Bản án, quyết định dân sự khác của Tòa án nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy
định công nhận và cho thi hành (có thể được quy định trong các luật chuyên ngành).
+ Chỉ người được thi hành hoặc người đại diện của họ mới có quyền yêu cầu TAVN công
nhận và cho thi hành bản án, quyết định này.
+ Người phải thi hành theo bản án, quyết định nước ngoài có nơi cư trú hoặc trụ sở tại
VN; hoặc họ không có nơi cư trú hoặc trụ sở tại VN nhưng tài sản phải thi hành hiện có ở
Việt Nam.
+ Có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Điều ước nếu BA, QĐ nước ngoài được yêu cầu
công nhận tại VN được quy định trong Điều ước đó; trường hơp BA, QĐ nước ngoài
không được quy định trong điều ước thì phải có đủ các loại giấy tờ:
a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực bản án, quyết định do Tòa án nước ngoài cấp;
b) Văn bản của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài xác
nhận bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật, chưa hết thời hiệu thi hành và cần được
thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp trong bản án, quyết định đó đã thể hiện rõ những
nội dung này (tức bản án, quyết định nước ngoài phải được kèm theo YÊU CẦU THI
HÀNH TẠI VIỆT NAM; đã có hiệu lực pháp luật và còn thời hiện thi hành);
c) Văn bản của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận
kết quả tống đạt hợp lệ bản án, quyết định đó cho người phải thi hành (đảm bảo quyền lợi
bị đơn);
d) Văn bản của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận
người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã được triệu tập hợp lệ
trong trường hợp Tòa án nước ngoài ra bản án vắng mặt họ (đảm bảo quyền lợi của bị
đơn)
- Khi giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định nước ngoài,
Tòa án chỉ ra quyết định công nhận và cho thi hành bản án, quyết định tại Việt Nam
khi chúng có đủ các điều kiện sau:
+ Không thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 437 (áp dụng cho cả trường hợp
bản án, quyết định nước ngoài cần được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam được
quy định ở trong Điều ước);
+ Không thuộc các trường hợp sau đây:
1. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không đáp ứng được một trong các
điều kiện để được công nhận quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên.
2. Bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật của
nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định đó.
3. Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng mặt tại phiên
tòa của Tòa án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ hoặc văn bản của Tòa án nước
ngoài không được tống đạt cho họ trong một thời hạn hợp lý theo quy định của pháp luật
của nước có Tòa án nước ngoài đó để họ thực hiện quyền tự bảo vệ.
4. Tòa án nước đã ra bản án, quyết định không có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự
đó theo quy định tại Điều 440 của Bộ luật này (tức những vụ việc dân sự không thuộc
thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam; thuộc thẩm quyền giải quyết
chung nhưng Tòa án nước ngoài đã thụ lý và giải quyết trước Tòa án Việt Nam, vụ
việc chưa có bản án, quyết định của nước thứ ba được Tòa án VN công nhận và thi
hành hoặc bị đơn tranh tụng không có ý kiến phản đối; hoặc thuộc những trường
hợp còn lại).
5. Vụ việc dân sự này đã có bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa
án Việt Nam hoặc trước khi cơ quan xét xử của nước ngoài thụ lý vụ việc, Tòa án Việt
Nam đã thụ lý và đang giải quyết vụ việc hoặc đã có bản án, quyết định dân sự của Tòa
án nước thứ ba đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành.
6. Đã hết thời hiệu thi hành án theo pháp luật của nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định
dân sự đó hoặc theo pháp luật thi hành án dân sự của Việt Nam.
7. Việc thi hành bản án, quyết định đã bị hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành tại nước có Tòa
án đã ra bản án, quyết định đó.
8. Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại
Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
2.2. Trình tự, thủ tục và điều kiện không công nhận:
2.2.1. Đối với bản án, quyết định có yêu cầu thi hành tại Việt Nam:
- Bản án, quyết định thuộc các trường hợp sau:
a) Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động,
quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài
được quy định tại điều ước quốc tế mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên (mặc dù được ghi nhận trong Điều ước nhưng loại bản án, quyết định
này không thuộc trường hợp được đương nhiên công nhận tại Việt Nam vì đã có yêu
cầu thi hành tại Việt Nam và có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam);
b) Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động;
quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài
mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều
ước quốc tế có quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án
nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại (pháp luật Việt Nam không quy định rõ
trường hợp nào Tòa án VN được công nhận và cho thi hành bản án, quyết định
nước ngoài mà chỉ quy định về những trường hợp bản án, quyết định nước ngoài
không được công nhận tại Việt Nam. Do đó, nếu bản án, quyết định nước ngoài
(không được pháp luật Vn quy định, đồng thời, cũng không được ghi nhận trong
Điều ước) không thuộc trường hợp không được công nhận tại Việt Nam thì Tòa án
VN hoàn toàn có thể công nhận hoặc không công nhận những bản án, quyết định
ngước ngoài này dựa trên nguyên tắc ngoại giao “có đi có lại”) ;
c) Bản án, quyết định dân sự khác của Tòa án nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy
định công nhận và cho thi hành (có thể được quy định trong các luật chuyên ngành).
- Chỉ người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Tòa án
Việt Nam không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài (người
phải thi hành theo bản án, quyết định nước ngoài có nơi cư trú hoặc trụ sở tại VN;
hoặc họ không có nơi cư trú hoặc trụ sở tại VN nhưng tài sản phải thi hành hiện có
ở Việt Nam).
- Có đơn yêu cầu không công nhận và giấy tờ, tài liệu kèm theo theo quy định của Điều
ước; nếu Điều ước không quy định thì phải gửi kèm theo bản án, quyết định nước ngoài
(có thể là bản sao chứng thực) và các giấy tờ, tài liệu chứng minh bản án, quyết định
không thuộc trường hợp được công nhận (trái với các điều kiện nêu ở mục 2.1).
2.2.2 Đối với bản án, quyết định không có yêu cầu (không thuộc trường hợp được
đương nhiên công nhận vì có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam):
+ Bản án, quyết định không có yêu cầu thi hành tại VN (không ràng buộc về nơi cư trú,
nơi có trụ sở của người phải thi hành hoặc nơi có tài sản phải thi hành, tức chỉ mang tính
hình thức và không được thi hành ở Việt Nam – đối lập với các bản án, quyết định được
đương nhiên công nhận).
+ Trình tự, thủ tục và điều kiện tương tự mục 2.2.1.
+ Đương sự (người phải thi hành và người được thi hành) hoặc người đại diện hợp pháp
của họ có thẩm quyền yêu cầu.

You might also like