Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 62

kế toán hoạt động đầu tư tài chính?

Chương

16
GIỚI THIỆU
ĐẦU TƯ Một doanh nghiệp có thể tiến hành
hoạt động đầu tư tài chính thông

TÀI CHÍNH qua nhiều hình thức và mục đích


khác nhau như mua - bán chứng
khoán kinh doanh; đầu tư trái phiếu,

(Investments) cho vay vốn, gửi tiền có kỳ hạn tại


ngân hàng ... với mục đích nắm giữ
đến ngày đáo hạn; đầu tư vốn dài
hạn vào một doanh nghiệp khác
nhằm chia sẻ lợi ích và trách nhiệm
với doanh nghiệp đó ...
Có nhiều phương pháp khác nhau
để kế toán các khoản đầu tư tài
chính của doanh nghiệp như:
phương pháp giá gốc, phương pháp
vốn chủ sở hữu. Phương pháp giá
gốc sử dụng để ghi sổ kế toán, lập
và trình bày các khoản đầu tư tài
chính trên báo cáo tài chính riêng
của nhà đầu tư. Phương pháp vốn
chủ sở hữu sử dụng khi lập và trình
bày trên báo cáo tài chính hợp nhất
của nhà đầu tư.
TỔNG QUAN
Đầu tư tài chính là hoạt động khai thác, sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp để đầu tư ra
bên ngoài, nhằm tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Một đơn vị có
thể thực hiện đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau, như đầu tư mua chứng khoán
(chứng khoán vốn - cổ phiếu, chứng khoán nợ – trái phiếu), hoặc các công cụ tài chính
khác… Khi phân tích Báo cáo tài chính của các công ty, đặc biệt các công ty niêm yết,
khoản mục đầu tư tài chính là chỉ tiêu được xuất hiện thường xuyên và với một số tập
đoàn thì chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng khá lớn. Bạn có thể đọc Báo cáo tài chính hợp nhất
của Vinamilk năm 2019 và sẽ thấy khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm 50,3%
trong tổng tài sản ngắn hạn.
Như vậy, việc tìm hiểu cách thức ghi nhận, đo lường, trình bày và công bố khoản mục
đầu tư tài chính sẽ giúp cho người sử dụng thông tin có thể hiểu được ý nghĩa chỉ tiêu này
trên Báo cáo tài chính cũng như tầm quan trọng của chỉ tiêu để đưa ra các quyết định kinh
tế phù hợp.
Phần đầu của chương này trình bày các nội dung liên quan đến kế toán hoạt động đầu
tư tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/ IFRS) - là chuẩn mực đang được áp
dụng rộng rãi trên thế giới. Phần tiếp theo đề cập những nội dung liên quan đến kế toán
hoạt động đầu tư tài chính trong khuôn khổ pháp luật tại Việt Nam.
Mục tiêu học tập:
Sau khi nghiên cứu chương này, người học có thể:
1. Biết được Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/ IFRS) chi phối hoạt động đầu tư tài
chính.
2. Hiểu được cách thức phân loại, đo lường và ghi nhận các khoản đầu tư là tài sản tài
chính theo IFRS 9.
3. Biết được môi trường pháp lý tại Việt Nam chi phối hoạt động đầu tư tài chính.
4. Hiểu được cách phân loại hoạt động đầu tư tài chính theo quy định tại Việt Nam
5. Mô tả cách thức xác định và ghi nhận khoản đầu tư tài chính theo quy định tại Việt
Nam.
6. Giải thích những gì cấu thành ảnh hưởng đáng kể của nhà đầu tư đối với những
chính sách tài chính và hoạt động của bên nhận đầu tư.
7. Mô tả cách thức xác định và ghi nhận khoản đầu tư theo phương pháp Giá gốc.
8. Mô tả cách thức xác định và ghi nhận khoản đầu tư theo phương pháp Vốn chủ sở
hữu.
9. Hiểu được cách thức trình bày và công bố thông tin hoạt động đầu tư tài chính trên
Báo cáo tài chính theo VAS.
10. Xác định được điểm khác nhau giữa quy định Quốc tế và quy định Việt Nam về kế
toán hoạt động đầu tư tài chính.
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH THEO THÔNG LỆ QUỐC TẾ
Như đã đề cập ở trên, hoạt động đầu tư được các doanh nghiệp thực hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau như đầu tư góp vốn vào các công ty khác, đầu tư kinh doanh chứng
khoán, cho vay, gửi ngân hàng …
Dựa vào bản chất mối quan hệ khoản đầu tư và mục đích của nhà đầu tư, các khoản
đầu tư được phân loại thành các trường hợp sau:
- Đầu tư vào công ty con
- Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
- Đầu tư vào tài sản tài chính
Tương ứng với từng trường hợp Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) chi phối là:
- IAS 27 "Separate Financial Statements”
- IAS 28 "Investments in Associates and Joint Ventures"
- IFRS 11 "Joint Arrangements"
- IFRS 9 “Financial Instruments"
Bảng mô tả dưới đây sẽ cho thấy bức tranh tổng quát về vấn đề đo lường và phương pháp
kế toán các khoản đầu tư được áp dụng

Đặc điểm khoản đầu tư Báo cáo tài Báo cáo tài
chính riêng chính hợp nhất
Đầu tư vào tài sản Khoản đầu tư được ghi nhận Giá trị phân bổ Tương tự Báo
tài chính theo giá trị phân bổ cáo tài chính
(Nhà đầu tư không Khoản đầu tư được ghi nhận Giá trị hợp lý riêng
có ảnh hưởng đáng theo giá trị hợp lý thông
kể đến chính sách qua thu nhập toàn diện
tài chính và hoạt khác
động của đơn vị Khoản đầu tư được ghi nhận Giá trị hợp lý
nhận vốn) theo giá trị hợp lý thông
qua thu nhập thuần (lãi
hoặc lỗ)
Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh Phương pháp Phương pháp
(Nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách giá gốc hoặc vốn chủ sở hữu
và hoạt động của đơn vị nhận vốn) xử lý như tài
sản tài chính
Đầu tư vào công ty con Phương pháp Phương pháp
(Nhà đầu tư có quyền kiểm soát chính sách tài giá gốc hoặc hợp nhấtc
chính và hoạt động của đơn vị nhận vốn) xử lý như tài
sản tài chính
Cần lưu ý rằng khoản đầu tư vào công ty khác mà nhà đầu tư có “ảnh hưởng đáng kể”
hoặc có “quyền kiểm soát” được đo lường và ghi nhận khác nhau trong Báo cáo tài chính
riêng và Báo cáo tài chính hợp nhất của nhà đầu tư.
Trong đó, trên Báo cáo tài chính hợp nhất
- Phương pháp vốn chủ sở hữu được áp Trường hợp nhà đầu tư là công ty mẹ,
dụng cho khoản đầu tư mà nhà đầu tư bên cạnh trách nhiệm lập Báo cáo tài
có ảnh hưởng đáng kể. chính riêng thì còn phải lập Báo cáo
tài chính hợp nhất. Báo cáo tài chính
hợp nhất là Báo cáo tài chính của tập
- Phương pháp hợp nhất được áp dụng
đoàn, bao gồm công ty mẹ và các
cho khoản đầu tư mà nhà đầu tư có
công ty con.
quyền kiểm soát.
Trong phần đầu của chương này, kế toán đầu tư tài chính theo thông lệ quốc tế tập
trung chủ yếu vào việc phân loại, ghi nhận và đo lường các khoản đầu tư là tài sản tài
chính theo IFRS 9.
Nội dung liên quan đến phương pháp vốn chủ sở hữu và phương pháp hợp nhất sẽ được
trình bày trong chương 28 và 29.

PHÂN LOẠI, GHI NHẬN, ĐO LƯỜNG CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ LÀ TÀI


SẢN TÀI CHÍNH THEO IFRS 9
Phân loại và đo lường
Trước đây, việc phân loại Tài sản tài chính bị chi phối bởi Chuẩn mực kế toán số 39 - Các
công cụ tài chính (IAS 39 “Financial Instruments: Recognition and Measurement”). Sau
đó, vào tháng 07/2014, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) đã ban hành IFRS 9
“Financial Instruments” thay thế cho IAS 39 có hiệu lực bắt đầu hoặc sau ngày
01/01/2018. Trước khi đi vào nội dung của IFRS 9, chúng ta xem lại cách phân loại và đo
lường trước đây của các khoản đầu tư được gọi là Tài sản tài chính theo IAS 39 cụ thể 4
nhóm như sau:

Tài sản tài chính:


- Tiền;
Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (Held-to- - Công cụ vốn của đơn vị
maturity, viết tắt “HTM”): là khoản đầu tư có khoản khác;
thanh toán và ngày đáo hạn cố định; công ty có dự
định là nắm giữ đến ngày đáo hạn. Tài sản tài chính
này được đo lường theo giá trị phân bổ.
Cho vay và phải thu (Loans and receivables, viết tắt - Một quyền hợp đồng được
“L&R”): không phải là tài sản tài chính phái sinh, có nhận tiền hoặc tài sản tài
khoản thanh toán xác định nhưng không niêm yết trên chính khác từ đơn vị khác hoặc
thị trường hoạt động. Bao gồm: chứng khoán nợ chưa trao đổi các công cụ tài chính
niêm yết, các khoản nợ, các khoản phải thu và đặt cọc. với đơn vị khác dưới những
Tương tự như HTM, tài sản tài chính này cũng được đo điều kiện có thể có lợi cho đơn
lường theo giá trị phân bổ. vị;

Chứng khoán kinh doanh (Trading securities, viết tắt - Một hợp đồng sẽ hoặc có thể
“TS”): là các chứng khoán được mua để bán trong được thanh toán bằng chính
tương lai gần; hoặc các công cụ tài chính được quản lý công cụ vốn của đơn vị.
cùng nhau và có bằng chứng về việc thu lợi ngắn hạn;
hoặc công cụ phái sinh (không phải sử dụng để phòng
ngừa rủi ro). Tài sản tài chính này được đo lường theo
giá trị hợp lý, các khoản lãi/ lỗ chưa thực hiện được ghi
nhận vào lợi nhuận kế toán.

Chứng khoán sẵn sàng để bán (Available-for-sale securities, viết tắt “AFS”): là các
trường hợp còn lại. Như là khoản đầu tư thấp hơn 20% vốn chủ sở hữu vào công ty đầu
tư, chúng sẵn sàng để bán nếu xét thấy có lợi, nhưng không phải bán trong tương lai gần.
Tương tự như “TS”, tài sản tài chính này cũng được đo lường theo giá trị hợp lý. Tuy
nhiên, các khoản lãi/lỗ chưa thực hiện không được tính vào lợi nhuận kế toán mà phải ghi
nhận vào thu nhập toàn diện khác.
Khác biệt so với IAS 39, việc phân loại tài sản tài chính theo IFRS 9 dựa trên mô hình
kinh doanh và đặc điểm của dòng tiền theo hợp đồng. Do đó, tài sản tài chính được phân
loại thành ba trường hợp dựa trên cách thức đo lường:
 Giá vốn được phân bổ, hoặc
 Giá trị hợp lý thông qua thu nhập toàn diện khác, hoặc
 Giá trị hợp lý thông qua lãi hoặc lỗ.
 Tài sản tài chính đo lường theo giá vốn được phân bổ nếu đáp ứng cả 2 điều kiện là:
(i) Mục tiêu của mô hình kinh doanh là giữ tài sản tài chính để nhận các dòng tiền
của hợp đồng, và (ii) Các điều khoản trong hợp đồng quy định ngày thanh toán cụ
thể của dòng tiền thu được từ hợp đồng. Dòng tiền này chỉ bao gồm khoản thanh
toán gốc và tiền lãi trên khoản gốc còn lại.
Ví dụ: Khoản đầu tư cho vay, gửi ngân hàng...
Giá vốn được phân bổ là giá trị mà tài sản tài chính được đo lường vào lúc ghi nhận
ban đầu trừ đi các khoản hoàn trả vốn gốc, cộng hoặc trừ khoản phân bổ tích lũy sử
dụng phương pháp tiền lãi thực tế của bất kỳ khoản chênh lệch nào giữa giá trị ban
đầu và giá trị đáo hạn.
 Tài sản tài chính đo lường theo giá trị hợp lý thông qua thu nhập toàn diện khác
nếu đáp ứng cả 2 điều kiện là: (i) Mục tiêu của mô hình kinh doanh là giữ tài sản tài
chính để nhận các dòng tiền của hợp đồng và bán tài sản tài chính; (ii) Các điều
khoản trong hợp đồng quy định ngày thanh toán cụ thể của dòng tiền thu được từ
hợp đồng. Dòng tiền này chỉ bao gồm khoản thanh toán gốc và tiền lãi trên khoản nợ
gốc còn lại.
Ví dụ: Đầu tư vào trái phiếu cho mục đích dài hạn ...
 Tài sản tài chính đo lường theo giá trị hợp lý thông qua lãi hoặc lỗ nếu nó không đáp
ứng điều kiện đo lường theo giá vốn được phân bổ và giá trị hợp lý thông qua thu
nhập toàn diện khác.
Ví dụ: Đầu tư trái phiếu cho mục đích kinh doanh ngắn hạn, đầu tư vào công cụ vốn ...
Như vậy, tại thời điểm ghi nhận ban đầu, tài sản tài chính được đo lường theo giá giao
dịch - là giá trị hợp lý của khoản thanh toán được trả. Sau thời điểm ghi nhận ban đầu,
đơn vị phải đo lường tài sản tài chính theo các trường hợp giá vốn phân bổ, hoặc giá trị
hợp lý thông qua thu nhập toàn diện khác, hoặc giá trị hợp lý thông qua lãi hoặc lỗ.
- Đối với công cụ nợ việc phân loại có thể là một trong ba trường hợp nêu trên, và
việc phân loại theo giá trị hợp lý thông qua thu nhập toàn diện khác là bắt buộc cho
các tài sản đáp ứng tiêu chí, trừ khi lựa chọn giá trị hợp lý thông qua lãi lỗ.

Tài sản tài


chính

Giá vốn được Giá trị hợp lý Giá trị hợp lý


phân bổ thông qua thu thông qua lãi
nhập toàn diện lỗ
khác

Thu các dòng tiền Được chỉ định


theo hợp đồng Thu các dòng tiền (lựa chọn không
(nợ gốc + lãi) theo hợp đồng + bán thể phục hồi)
- Đối với công cụ vốn có thể không được phân loại như là được đo lường theo giá
vốn được phân bổ và phải đo lường theo giá trị hợp lý. Điều này bởi vì các dòng
tiền theo hợp đồng vào một ngày cụ thể không phải là đặc điểm của công cụ vốn.
Tuy nhiên, nếu công cụ vốn không được giữ để kinh doanh, đơn vị có thể thực hiện
lựa chọn không hủy ngang vào lúc ghi nhận ban đầu để đo lường theo giá trị hợp lý
thông qua thu nhập toàn diện khác và chỉ thu nhập từ cổ tức mới được ghi nhận
vào lãi hoặc lỗ.
Tài sản tài chính

Giá trị hợp lý thông qua thu Giá trị hợp lý thông qua
nhập toàn diện khác lãi lỗ (mặc định)

Lựa chọn không thể hủy


ngang

A.2 Ghi nhận


Các giao dịch chủ yếu gắn liền với vòng đời khoản đầu tư gồm:
- Tăng khoản đầu tư (chủ yếu là mua).
- Ghi nhận thu nhập từ khoản đầu tư (như lãi trong trường hợp đầu tư dưới hình thức
công cụ nợ; cổ tức, lợi nhuận được chia trong trường hợp đầu tư dưới hình thức
công cụ vốn).
- Ghi nhận những thay đổi giá trị hợp lý của khoản đầu tư
- Giảm khoản đầu tư (chủ yếu là bán).
Minh họa: Đo lường và ghi nhận các khoản đầu tư công cụ nợ theo từng trường hợp
Ngày 1/1/2018, công ty Hoàng Long đầu tư vào trái phiếu với giá mua $76 triệu, mệnh
giá $80 triệu. Tỷ lệ lãi suất hàng năm là 5%. Biết:
- Tiền lãi được trả tính trên mệnh giá (5% x 80 triệu = $4 triệu)
- Vốn cho vay có thể thu hồi sau 3 năm. Lãi suất thực tế 8,73%
- Giá trị hợp lý khoản vốn tại 31/12/2016 là $78,3 triệu và 31/12/2017 là $83.4 triệu.
- Sau đó, ngày 2/1/2018 công ty sẽ thanh lý vốn vay ở mức giá $82.8 triệu.
Trường hợp đầu tư vào công cụ nợ - giá vốn được phân bổ. Ta có bảng số liệu sau:
Năm Số dư Lãi theo lãi suất thị Khoản được hoàn Giá trị phân
đầu kỳ trường (8,73%) trả của trái phiếu bố
(5%)
31/12/2016 76.0 6.6 (4.0) 78.6
31/12/2017 78.6 6.8 (4.0) 81.4
31/12/2018 81.4 7.1 (4.0) 84.5
31/12/2019 84.5 7.5 (92) -
Ghi nhận như sau:
Mua/Bán Khoản hoàn trả Thu nhập tiền lãi
Chú thích: “Đầu tư”: viết đầy đủ là Đầu tư công cụ nợ; “P/L”: lời/lỗ
2016 Nợ TK Đầu tư 76 Nợ TK Tiền 4 Nợ TK Đầu tư 6.6
Có TK Tiền 76 Có TK Đầu tư 4 Có TK Thu nhập (P/L) 6.6
2017 Nợ TK Tiền 4 Nợ TK Đầu tư 6.8
Có TK Đầu tư 4 Có TK Thu nhập (P/L) 6.8
2018 Nợ TK Tiền 82.8
Có TK Lãi (P/L) 1.4
Có TK Đầu tư 81.4

Trường hợp đầu tư vào công cụ nợ - giá trị hợp lý thông qua thu nhập toàn diện
khác (OCI). Ta có bảng số liệu sau:
Năm Số dư Lãi theo lãi suất Lãi hoàn trả Giá trị Thay đổi Số dư
đầu kỳ thị trường của trái phân bổ giá trị hợp cuối kỳ
(8,73%) phiếu (5%) lý
31/12/2016 76.0 6.6 (4.0) 78.6 (0.3) 78.3
31/12/2017 78.3 6.8 (4.0) 81.1 2.3 83.4
2.0
OCI
Ghi nhận như sau:
Mua/Bán Khoản được hoàn Thu nhập tiền lãi Điều chỉnh theo Giá
trả trị hợp lý
Chú thích:
- “Đầu tư”: viết đầu đủ là Đầu tư công cụ nợ
- “P/L” : Lời/Lỗ
- “OCI” : thu nhập toàn diện khác
2016 Nợ TK Đầu tư 76 Nợ TK Tiền 4 Nợ TK Đầu tư 6.6 Nợ TK OCI 0.3
Có TK Tiền 76 Có TK Đầu tư 4 Có TK Thu nhập (P/L) 6.6 Có TK Đầu tư 0.3
2017 Nợ TK Tiền 4 Nợ TK Đầu tư 6.8 Nợ TK Đầu tư 2.3
Có TK Đầu tư 4 Có TK Thu nhập (P/L) 6.8 Có TK OCI 2.3
2018 Nợ TK Tiền 82.8
Nợ TK Lỗ (P/L) 0.6
Có TK Đầu tư 83.4
Nợ TK OCI 2.0
Có TK Lời (P/L) 2.0

Trường hợp đầu tư vào công cụ nợ - giá trị hợp lý thông qua lời/lỗ (P/L)
Ta có bảng số liệu sau:
Năm Số dư Lãi theo lãi suất Lãi hoàn Giá trị Thay đổi Số dư
đầu kỳ thị trường trả của trái phân bố giá trị cuối kỳ
(8,73%) phiếu (5%) hợp lý
31/12/2016 76.0 6.6 (4.0) 78.6 (0.3) 78.3
31/12/2017 78.3 6.8 (4.0) 81.1 2.3 83.4
2.0
P/L
Ghi nhận như sau:
Mua/Bán Khoản được hoàn Thu nhập tiền lãi Điều chỉnh theo Giá
trả trị hợp lý
Chú thích:
- “Đầu tư”: viết đầu đủ là Đầu tư công cụ nợ
- “P/L” : Lời/Lỗ
- “OCI” : thu nhập khác
2016 Nợ TK Đầu tư 76 Nợ TK Tiền 4 Nợ TK Đầu tư 6.6 Nợ TK P/L 0.3
Có TK Tiền 76 Có TK Đầu tư 4 Có TK Thu nhập (P/L) 6.6 Có TK Đầu tư 0.3
2017 Nợ TK Tiền 4 Nợ TK Đầu tư 6.8 Nợ TK Đầu tư 2.3
Có TK Đầu tư 4 Có TK Thu nhập (P/L) 6.8 Có TK P/L 2.3
2018 Nợ TK Tiền 82.8
Nợ TK Lỗ (P/L) 0.6
Có TK Đầu tư 83.4

Để thấy được sự khác nhau về cách ghi nhận và đo lường các khoản đầu tư ta nhìn bảng
tổng hợp dưới đây:
(1) Đầu tư công cụ nợ theo giá vốn được phân bổ
(2) Đầu tư công cụ nợ theo giá trị hợp lý thông qua thu nhập khác
(3) Đầu tư công cụ nợ theo giá trị hợp lý thông qua lãi/lỗ
Năm Số dư đầu kỳ Lãi / lỗ (P/L) Thu nhập khác Số dư cuối kỳ
(OCI)
(1) (2) (3) (1) (2) (3) (1) (2) (3) (1) (2) (3)
201 76 76 76 6.6 6.6 6.3 - (0.3) - 78.6 78.3 78.3
6
201 78.6 78.3 78.3 6.8 6.8 9.1 - 2.3 - 81.4 83.4 83.4
7
201 81.4 83.4 83.4 1.4 1.4 (0.6) - - - - - -
8

ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH THEO QUY ĐỊNH CỦA VIỆT NAM


16.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
16.1.1 Giới thiệu quy định pháp lý về kế toán
Tại Việt Nam, kế toán các khoản đầu tư tài chính được hướng dẫn bởi các quy định pháp
lý sau:
 Chuẩn mực kế toán:
- VAS 25- Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con;
- VAS 07- Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết;
- VAS 08- Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh
 Chế độ kế toán:
- Thông tư 200/2014/TT-BTC (hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp);
- Thông tư 133/2016/TT-BTC (hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và
vừa).
16.1.2 Khái niệm và phân loại
Các khoản đầu tư tài chính là các khoản tài sản đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nhằm mục
đích sử dụng hợp lý vốn để tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp.
Phân loại các khoản đầu tư tài chính
Căn cứ vào bản chất mối quan hệ và mục đích đầu tư, các khoản đầu tư tài chính được
chia làm 5 trường hợp:
Đặc điểm khoản đầu tư Phương pháp kế toán nhà Phương pháp kế toán nhà
đầu tư sử dụng trên Báo đầu tư sử dụng trên
cáo tài chính riêng BCTC hợp nhất
Chứng khoán kinh doanh Giá gốc. Tương tự Báo cáo tài
Dự phòng tổn thất (nếu có) chính riêng
Đầu tư nắm giữ đến ngày Giá gốc.
đáo hạn Ghi nhận tổn thất (nếu có)
Đầu Đầu tư vào công ty Giá gốc. Phương pháp hợp nhất
tư vốn con Dự phòng tổn thất (nếu có)
vào Đầu tư vào công ty Giá gốc. Phương pháp vốn chủ sở
đơn vị liên kết, liên doanh Dự phòng tổn thất (nếu có) hữu
khác Đầu tư góp vốn dài Giá gốc. Tương tự Báo cáo tài
hạn khác Dự phòng tổn thất (nếu có) chính riêng

Báo cáo tài chính hợp nhất là Báo cáo tài chính của một tập đoàn được trình bày như
Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp lập Báo cáo tài chính hợp nhất
phải hợp nhất Báo cáo tài chính riêng của mình và của tất cả các công ty con ở trong
nước, ngoài nước do công ty mẹ kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp.
Phương pháp giá gốc được sử dụng khi ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính
riêng của nhà đầu tư.
Giá gốc của khoản đầu tư bao gồm giá thực tế mua khoản đầu tư cộng (+) các chi phí liên
quan trực tiếp đến việc đầu tư (nếu có) (như chi phí môi giới, giao dịch, thuế, phí, lệ
phí...). Trường hợp đầu tư bằng tài sản phi tiền tệ, giá gốc khoản đầu tư được ghi nhận
theo giá trị hợp lý của tài sản phi tiền tệ tại thời điểm phát sinh.
Khi thực hiện đầu tư bằng tài sản phi tiền tệ, nhà đầu tư phải căn cứ vào hình thức đầu tư
để áp dụng phương pháp kế toán một cách phù hợp, cụ thể:
- Nếu đầu tư dưới hình thức góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ, nhà đầu tư phải đánh lại tài
sản mang đi góp vốn trên cơ sở thỏa thuận. Phần chênh lệch giữa giá trị ghi số hoặc giá trị
còn lại và giá trị đánh giá lại của tài sản mang đi góp vốn được ghi nhận vào thu nhập
khác hoặc chi phí khác;
- Nếu đầu tư dưới hình thức mua lại phần vốn góp của đơn vị khác và thanh toán cho bên
chuyển nhượng vốn bằng tài sản phi tiền tệ:
 Nếu tài sản phi tiền tệ dùng để thanh toán là hàng tồn kho, nhà đầu tư phải kế toán
như giao dịch bán hàng tồn kho dưới hình thức hàng đổi hàng (ghi nhận doanh thu,
giá vốn của hàng tồn kho mang đi trao đổi lấy phần vốn được mua).
 Nếu tài sản chi tiền tệ dùng để thanh toán là tài sản cố định, bất động sản đầu tư,
nhà đầu tư phải kế toán như giao dịch bán tài sản cố định, bất động sản đầu tư (ghi
nhận doanh thu, thu nhập khác, chi phí khác...).
 Nếu tài sản phi tiền tệ dùng để thanh toán là các công cụ vốn (cổ phiếu) hoặc công
cụ nợ (trái phiếu, các khoản phải thu...), nhà đầu tư phải kế toán như giao dịch
thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư (ghi nhận lãi, lỗ vào doanh thu hoạt động
tài chính hoặc chi phí tài chính).
Theo phương pháp giá gốc, giá trị khoản đầu tư không được thay đổi trong suốt quá trình
đầu tư, trừ trường hợp nhà đầu tư có đầu tư thêm hoặc thanh lý (toàn bộ hoặc một phần)
khoản đầu tư đó hoặc nhận được các khoản lợi ích ngoài lợi nhuận được chia.
Khi thanh lý, nhượng bán khoản góp vốn vào đơn vị khác, giá gốc được xác định theo
phương pháp bình quân gia quyền di động (bình quân gia quyền theo từng lần mua).
Phương pháp vốn chủ sở hữu được sử dụng trên Báo cáo tài chính hợp nhất trường hợp
nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách tài chính và hoạt động của bên nhận vốn.
Nội dung phương pháp sẽ được trình bày ở phần dưới.
Các mục tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu kế toán các khoản đầu tư tài chính gắn liền với
vòng đời của khoản đầu tư gồm những trường hợp sau:

Ghi nhận thu Ghi nhận dự


Tăng khoản Giảm khoản
nhập từ phòng tổn
đầu tư đầu tư thất cuối kỳ
khoản đầu tư

Khi tăng khoản đầu tư, giá trị khoản đầu tư được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình
nắm giữ, các khoản thu nhập từ khoản đầu tư mang lại ghi nhận vào doanh thu hoạt động
tài chính. Khi thanh lý, nhượng bán khoản đầu tư, giá vốn của khoản đầu tư được xác
định theo phương pháp bình quân gia quyền, khoản chênh lệch giữa giá gốc và giá bán
được ghi nhận vào doanh thu tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ), chi phí
phát sinh trong quá trình bán sẽ ghi nhận vào chi phí tài chính trong kỳ. Cuối kỳ, kế toán
ghi nhận dự phòng tổn thất khoản đầu tư theo quy định hiện hành.

16.2 CHỨNG KHOÁN KINH D0ANH


Chứng khoán kinh doanh là các loại chứng khoán và công cụ tài chính khác mà doanh
nghiệp nắm giữ vì mục đích kinh doanh (kể cả chứng khoán có thời gian đáo hạn trên 12
tháng mua vào, bán ra để kiếm lời). Chứng khoán kinh doanh bao gồm:
- Cổ phiếu, trái phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán;
- Các loại chứng khoán và công cụ tài chính khác.
Kế toán sử dụng TK 121- Chứng khoán kinh doanh để phản ánh tình hình mua, bán và
thanh toán các loại chứng khoán theo quy định của pháp luật nắm giữ vì mục đích kinh
doanh mua vào, bán ra để kiếm lời. TK 121 có 3 tài khoản cấp 2:
TK1211- Cổ phiếu phản ánh tình hình mua, bán cổ phiếu với mục đích nắm giữ để bán
kiếm lời.
TK1212- Trái phiếu phản ánh tình hình mua, bán và thanh toán các loại trái phiếu nắm
giữ để bán kiếm lời.
TK1218- Chứng khoán và công cụ tài chính khác phản ánh tình hình mua, bán các loại
chứng khoán và công cụ tài chính khác theo quy định của pháp luật để kiếm lời, như
chứng chỉ quỹ, quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp
đồng tương lai,... Tài khoản này còn phản ánh cả tình hình mua, bán các loại giấy tờ có
giá khác như thương phiếu, hối phiếu để bán kiếm lời.
Ví dụ 16.1 Chứng khoán Nợ - mục đích kinh doanh
Doanh nghiệp (có kỳ kế toán là năm, kết thúc 31/12) quyết định kinh doanh trái phiếu với
mục đích bán lại kiếm lời, thông tin liên quan như sau:
- Ngày 01/01/N, chuyển khoản 150.450.000đ mua 1.000 trái phiếu VIC (kỳ hạn 5
năm, lãi suất 8%/năm, mệnh giá 100.000 đ/trái phiếu, lãnh lãi định kỳ cuối mỗi
quý).
- Ngày 31/3/N, nhận lãi trái phiếu bằng tiền mặt nhập quỹ.
- Ngày 05/4/N, bán hết 1.000 trái phiếu VIC với giá 200.000 đ/trái phiếu thu bằng
chuyển khoản sau khi trừ phí môi giới bán chứng khoán 0,3%.
Kế toán xử lý giao dịch, ghi các bút toán như sau:
Tăng khoản đầu tư (mua) ngày 01/01/N
Giá gốc trái phiếu VIC = 150.450.000đ
Nợ TK 121(1212)- Chứng khoán kinh doanh - Trái phiếu 150.450.000
Có TK 112- TGNH 150.450.000
Ghi nhận thu nhập từ chứng khoán kinh doanh ngày 31/3/N
Lãi trái phiếu quý 1/N= [(1.000 x 100.000) x 8%] / 4 quý = 2.000.000đ
Căn cứ cổ phiếu thu tiền mặt, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 111 - Tiền mặt 2.000.000
Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính 2.000.000
Giảm khoản đầu tư (bán) ngày 05/4/N
Chênh lệch giá bán và giá gốc trái phiếu VIC= 200.000.000-150.450.000 = 49.550.000đ
Phí môi giới bán chứng khoán 0,3% = 0.3% x 200.000.000 = 600.000đ (nếu phí ngân
hàng thì mức phí thông thường là 0,03%)
Căn cứ Giấy báo ngân hàng và chứng từ liên quan, kế toán ghi sổ (*):
Nợ TK 112- Tiền gửi ngân hàng 199.400.000
Nợ TK 635- Chi phí tài chính 600.000
Có TK 121(1212)- CK kinh doanh – trái phiếu 150.450.000
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính 49.550.000
(Ghi chú (*):
Trong thực tế tùy thuộc vào quy trình xử lý thông tin của từng doanh nghiệp mà kế toán
có thể sử dụng thêm TK công nợ (TK 131) làm trung gian trong ghi chép – lúc đó việc ghi
sổ sẽ được tách riêng thành 2 bút toán)
Dự phòng tổn thất chứng khoán kinh doanh
Cuối kỳ lập Báo cáo tài chính, nếu có bằng chứng tin cậy về sự giảm giá của chứng khoán
kinh doanh, doanh nghiệp được lập dự phòng tổn thất cho các khoản đầu tư tài chính
này. Việc lập dự phòng phải theo quy định của chế độ tài chính hiện hành.
Doanh nghiệp được trích lập dự phòng đối với phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra khi có
bằng chứng chắc chắn cho thấy giá trị thị trường của các loại chứng khoán doanh nghiệp
đang nắm giữ vì mục đích kinh doanh bị giảm so với giá trị ghi sổ.
Điều kiện để trích lập các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh là:
i. Chứng khoán của doanh nghiệp được doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy định của
pháp luật;
ii. Được tự do mua, bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài
chính có giá thị trường giảm xuống so với giá gốc ghi trên sổ kế toán.
Thời điểm lập dự phòng
Việc trích lập và hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh được thực
hiện ở thời điểm khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính.
Phương pháp lập dự phòng:
Mức lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh được xác định bằng chênh lệch giữa
giá trị thuần có thể thực hiện được (giá thị trường) và giá gốc của chứng khoán ghi sổ kế
toán. Nếu số dự phòng phải lập kỳ này cao hơn số dư dự phòng đã lập ở cuối kỳ kế toán
trước thì số chênh lệch đó được ghi nhận vào chi phí tài chính trong kỳ. Ngược lại, nếu số
dự phòng phải lập năm nay thấp hơn số dư dự phòng đã lập đang ghi trên sổ kế toán thì số
chênh lệch đó được ghi giảm chi phí tài chính.
Doanh nghiệp phải lập dự phòng cho từng loại chứng khoán kinh doanh khi có biến động
giảm giá tại thời điểm cuối kỳ kế toán theo công thức:
Giá thị trường
Mức dự phòng giảm Số lượng chứng khoán Giá gốc một
của một chứng
giá chứng khoán = kinh doanh bị giảm giá X chứng khoán ghi 2
−¿ π r khoán kinh
kinh doanh tại thời điểm lập BCTC trên sổ kế toán
Mức dự phòng
giảm giá chứng
khoán kinh doanh

doanh

Doanh nghiệp phải xác định số dự phòng cần lập cho từng loại chứng khoán kinh doanh |
bị giảm giá và tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh,
so sánh với số đã lập cuối kỳ kế toán trước để xác định số phải lập thêm hoặc hoàn nhập
ghi giảm chi phí tài chính.
Kế toán sử dụng như:
TK 229 (2291- Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh) để phản ánh tình hình
trích lập và hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh.
Đây là tài khoản điều chỉnh giảm cho tài khoản 121- Chứng khoán kinh doanh, nên có kết
cấu ngược lại tài khoản mà nó điều chỉnh.

Sơ đồ kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh


2291 635
635

Hoàn nhập dự phòng giảm giá Trích thêm dự phòng giảm giá
chứng khoán kinh doanh chứng khoán kinh doanh
(Dự phòng cần lập kỳ này thấp (Dự phòng cần lập kỳ này cao
hơn dự phòng đã lập kỳ trước) hơn dự phòng đã lập kỳ trước)

Ví dụ 16.2 Chứng khoán Vốn - mục đích kinh doanh


Doanh nghiệp (có kỳ kế toán năm, theo năm dương lịch, không lập Báo cáo tài chính giữa
niên độ) quyết định kinh doanh cổ phiếu với mục đích bán lại kiếm lời, thông tin liên
quan như sau:
- 01/01/N, chuyển khoản 29.000.000đ mua 1.000 cổ phiếu HNG mệnh giá 10.000
đ/cổ phiếu.
- 31/12/N, giá thị trường cổ phiếu HNG là 6.200 đ/cổ phiếu.
- 05/4/N+1, bán bớt 200 cổ phiếu HNG với giá bán 12.000 đ/cổ phiếu, thu bằng tiền
mặt.
- 31/12/N+1, giá thị trường cổ phiếu HNG là 9.800 đ/cổ phiếu.
Kế toán xử lý thông tin ghi các bút toán:
Năm tài chính N
01/01/N, Tăng khoản đầu tư (mua).
Nợ TK 121(1211)- Chứng khoán kinh doanh- Cổ phiếu 29.000.000
Có TK 112- TGNH 29.000.000
31/12/N, Dự phòng giảm giá cuối năm
Do giá thị trường cổ phiếu HNG giảm so với giá gốc, doanh nghiệp xác định khoản tổn
thất cổ phiếu HNG cuối năm N là 22.800.000đ [= 1.000 CP x (29.000 – 6.200)] (giả sử
doanh nghiệp chỉ đầu tư mã cổ phiếu HNG và trước năm N không có tổn thất)
Căn cứ vào Bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh được duyệt, kế
toán ghi sổ:
Nợ TK 635- Chi phí tài chính 22.800.000
Có TK 229(2291)- DP giảm giá CK kinh doanh 22.800.000
Năm tài chính N+1
05/4/N+1, Giảm khoản đầu tư (bán)
Chênh lệch giá bán và giá gốc cổ phiếu HNG = 200 x (12.000 – 29.000) = - 3.400.000đ
Căn cứ Giấy phiếu thu và chứng từ liên quan, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 111- Tiền mặt 2.400.000
Nợ TK 635- Chi phí tài chính 3.400.000
Có TK 121(1211)- CK kinh doanh – cổ phiếu 5.800.000
31/12/N+1, Dự phòng giảm giá cuối năm
Do giá thị trường cổ phiếu HNG giảm so với giá gốc, doanh nghiệp xác định khoản tổn
thất cổ phiếu HNG cuối năm N+1 là 15.360.000đ [= 800 CP x (29.000 – 9.800)].
Mức tổn thất này thấp hơn mức tổn thất năm N doanh nghiệp đã lập dự phòng nên kế toán
xử lý hoàn nhập phần dự phòng chênh lệch thừa 7.440.000đ (= 22.800.000 - 15.360.000)
Căn cứ vào Bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh được duyệt, kế
toán ghi sổ:
Nợ TK 229(2291)- DP giảm giá CK kinh doanh 7.440.000
Có TK 635- Chi phí tài chính 7.440.000
Sơ đồ kế toán đầu tư chứng khoán kinh doanh
111, 112, 331, 141, 244 121 111, 112, 131...

Mua chứng khoán kinh doanh Bán chứng khoán KD (lỗ)


635

Bán chứng khoán KD (lãi)


16.3 ĐẦU TƯ NẮM GIỮ ĐẾN NGÀY ĐÁO HẠN
Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là các khoản đầu tư tài chính với hình thức tiền gửi
ngân hàng có kỳ hạn, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, vốn cho vay, cổ phiếu ưu đãi bên
phát hành bắt buộc phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai... mà doanh
nghiệp dự kiến nắm giữ đến ngày đáo hạn với mục đích thu lãi hàng kỳ.
Kế toán sử dụng TK 128- Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn để phản ánh số hiện có và
tình hình biến động tăng, giảm của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (ngoài các
khoản chứng khoán kinh doanh).
TK128 có 4 tài khoản cấp 2:
- TK 1281- Tiền gửi có kỳ hạn phản ánh tình hình tăng giảm và số hiện có của tiền
gửi có kỳ hạn.
- TK1282- Trái phiếu phản ánh tình hình tăng giảm và số hiện có của các loại trái
phiếu mà doanh nghiệp có khả năng và có ý định nắm giữ đến ngày đáo hạn.
- TK 1283 - Cho vay phản ánh tình hình tăng giảm và số hiện có của các khoản cho
vay theo khế ước giữa các bên nhưng không được giao dịch mua, bán trên thị
trường như chứng khoán.
- TK1288- Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn phản ánh tình hình
tăng, giảm và số hiện có của các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn
(ngoài các khoản tiền gửi ngân hàng, trái phiếu và cho vay) như cổ phiếu ưu đãi
bắt buộc bên phát hành phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai.
Đối với khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, trong thời gian nắm giữ, doanh nghiệp
ghi nhận thu nhập từ khoản đầu tư vào doanh thu hoạt động tài chính phù hợp với kỳ phát
sinh. Khoản thu nhập này chủ yếu từ khoản tiền lãi. Tùy theo phương thức thức trả lãi mà
doanh nghiệp ghi nhận phù hợp
Phương thức Bút toán ghi nhận Giải thích
Lãi trả định kỳ Nợ TK 112- Tiền gửi ngân hàng Thu tiền lãi liên quan trong
Có TK 515 - Doanh thu tài chính kỳ kế toán hiện hành

Lãi trả sau Nợ TK 1388- Phải thu khác Cuối kỳ kế toán ghi nhận lãi
Có TK 515 – Doanh thu tài chính phải thu dồn tích

Lãi trả trước Nợ TK 338(3387) - Doanh thu chưa Cuối kỳ kế toán phân bổ tiền
thực hiện lãi nhận trước (nhận trước 1
Có TK 515 - Doanh thu tài chính lần liên quan nhiều kỳ kế
toán)

Cần lưu ý trường hợp lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại
khoản đầu tư đó thì phải phân bổ số tiền lãi này. Phần lãi dồn tích trước khi doanh nghiệp
mua lại khoản đầu tư được ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó, phần lãi của các kỳ
mà doanh nghiệp mua khoản đầu tư mới ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính.
Ví dụ 16.3 Chứng khoán Nợ - nắm giữ đến ngày đáo hạn - trường hợp (mua lại) phát
sinh lãi đầu tư dồn tích
Doanh nghiệp (có kỳ kế toán quý) quyết định kinh doanh chứng khoán với mục đích nắm
giữ đến ngày đáo hạn, thông tin liên quan như sau:
Ngày 01/10/N, mua lại một số kỳ phiếu ngân hàng, giá mua 10.240.000đ đã trả bằng tiền
mặt, mệnh giá 10.000.000đ, lãi 0,8%/tháng, nhận lãi 6 tháng một lần (nhận sau). Biết
ngày phát hành kỳ phiếu là 1/7/N, đáo hạn vào 30/06/N+1. Ngày 31/12/N, nhận lãi 6
tháng đầu của số kỳ phiếu trên bằng tiền mặt.
Kế toán xử lý thông tin ghi các bút toán cụ thể:
01/10/N, Tăng khoản đầu tư (mua)
Căn cứ vào phiếu chi tiền mặt, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 128 (1282)- Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 10.240.000
Có TK 111- Tiền mặt 10.240.000
31/12/N, Ghi nhận thu nhập từ khoản đầu tư
Số tiền lãi 6 tháng đầu của kỳ phiếu là: 10.000.000 x 0,8% x 6 = 480.000. Khoản này
gồm: Lãi đầu tư dồn tích trước khi mua số kỳ phiếu này từ 01/7 đến 30/9/N là 240.000
(lãi 3 tháng) và Lãi của các kỳ (quý 4/N) mà doanh nghiệp đã mua số kỳ phiếu này là
240.000.
Căn cứ phiếu thu, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 111- Tiền mặt 480.000
Có TK 128 (1282)- Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 240.000
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính 240.000
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
Đối với các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, nếu đã quá ngày đáo hạn mà vẫn
chưa thu hồi được, khi đủ điều kiện lập dự phòng phải thu khó đòi thì doanh nghiệp sẽ
tính toán và trích lập dự phòng cho khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khó đòi này.
Kế toán khoản tổn thất do không thu hồi được các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày
đáo hạn (mà chưa được lập dự phòng phải thu khó đòi)
Khi có các bằng chứng cho thấy một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư có thể không thu hồi
được (như bên phát hành công cụ mất khả năng thanh toán, phá sản...), kế toán phải đánh
giá khả năng, xác định giá trị khoản đầu tư có thể thu hồi được. Nếu khoản tổn thất được
xác định một cách đáng tin cậy, kế toán phải ghi nhận phần chênh lệch giữa giá trị có thể
thu hồi nhỏ hơn giá trị ghi sổ khoản đầu tư vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635- Chi phí tài chính
Có TK128 (1281, 1282, 1288)- Tiền gửi có kỳ hạn, trái phiếu, các khoản đầu tư khác
Trường hợp sau khi ghi nhận khoản tổn thất, nếu có bằng chứng chắc chắn cho thấy
khoản tổn thất có thể thu hồi lại được, kế toán ghi nhận phần chênh lệch giữa giá trị có thể
thu hồi cao hơn giá trị ghi sổ khoản đầu tư, ghi:
Nợ TK 128 (1281,1282,1288)- Tiền gửi có kỳ hạn, trái phiếu, các khoản đầu tư khác
Có TK 635- Chi phí tài chính
Sơ đồ kế toán các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

111, 112 128 111, 112

Gửi tiền có kỳ hạn, cho vay, mua Thu hồi các khoản đầu tư nắm giữ
trái phiếu và các khoản đầu tư đến ngày đáo hạn
515 635
515
Nếu lãi Nếu lỗ
Lãi hằng kỳ Nhập gốc
138, 111, 112
Thu tiền hoặc
phải thu

635 635
Thu hồi khoản đầu tư bị tổn thất Giá trị khoản đầu tư bị tổn thất
(chênh lệch giái trị có thể thu hồi > (chênh lệch giái trị có thể thu hồi <
giá trị ghi sổ) giá trị ghi sổ)
413 413
Chênh lệch tỷ giá tăng khi đánh giá lại Chênh lệch tỷ giá giảm khi đánh giá lại
số dư khoản đầu tư được phân loại là số dư khoản đầu tư được phân loại là
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
16.4 ĐẦU TƯ VỐN VÀO ĐƠN VỊ KHÁC
Các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác là khoản vốn đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua
cổ phần với mục đích đầu tư lâu dài nhằm hưởng lãi hoặc nhằm chia sẻ lợi ích và trách
nhiệm với đơn vị khác.
Căn cứ vào tỷ lệ quyền biểu quyết và quyền hạn, ảnh hưởng của doanh nghiệp (Bên đầu
tư) đối với hoạt động của bên nhận đầu tư mà khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác sẽ được
chia làm các trường hợp sau:

Đầu tư vào công ty con


(Quyền kiểm soát)

Đầu tư vào công ty liên doanh (Quyền đồng kiểm soát),


vào công ty liên kết (ảnh hưởng đáng kể)

Đầu tư góp vốn khác


(không có ảnh hưởng đáng kể)

Đầu tư vào công ty con Đầu tư vào công ty liên Đầu tư góp vốn khác
kết, liên doanh
Doanh nghiệp có quyền Doanh nghiệp có ảnh Doanh nghiệp không có
kiểm soát chính sách tài hưởng đáng kể chính sách ảnh hưởng đáng kể chính
chính và hoạt động bên tài chính và hoạt động bên sách tài chính và hoạt động
nhận vốn đầu tư nhận vốn đầu tư bên nhận vốn đầu tư

Doanh nghiệp nắm trực tiếp Doanh nghiệp nắm trực tiếp Doanh nghiệp nắm trực tiếp
hoặc gián tiếp thông qua hoặc gián tiếp thông qua hoặc gián tiếp thông qua
các công ty con trên 50% các công ty con từ 20% đến các công ty con ít hơn 20%
quyền biểu quyết của bên dưới 50% quyền biểu quyết quyền biểu quyết tại bên
nhận đầu tư tại bên nhận đầu tư hoặc nhận đầu tư
doanh nghiệp cùng một
hoặc nhiều bên đầu tư khác
cùng góp vốn thành lập một
công ty liên doanh - được
đồng kiểm soát bởi các bên
góp vốn.
Kế toán sử dụng các tài khoản sau:
TK221- Đầu tư vào công ty con để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng,
giảm khoản đầu tư vốn trực tiếp vào công ty con
TK 222- Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết để phản ánh giá trị khoản đầu tư vào
công ty liên doanh, liên kết và tình hình biến động giá trị khoản đầu tư.
TK 228- Đầu tư khác để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại
đầu tư khác. TK 228 có 2 tài khoản cấp 2:
- TK 2281- Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác; TK 2288 – Đầu tư khác
Tỷ lệ quyền biểu quyết thường được xác định theo tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư so với
tổng vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư. Trường hợp tỷ lệ quyền biểu quyết khác với tỷ
lệ vốn góp do có thỏa thuận khác giữa nhà đầu tư với bên nhận đầu tư thì tỷ lệ quyền biểu
quyết của nhà đầu tư được xác định căn cứ vào biên bản thỏa thuận giữa nhà đầu tư và
bên nhận đầu tư.
Trường hợp tỷ lệ quyền biểu quyết của bên đầu tư nắm giữ tại bên nhận đầu tư không
tương ứng với thỏa thuận về quyền hạn, ảnh hưởng của bên đầu tư đối với hoạt động của
bên nhận đầu tư thì sẽ căn cứ vào tiêu thức quyền hạn, ảnh hưởng để phân loại vốn đầu tư.
Ví dụ như trường hợp bên đầu tư nắm giữ dưới 20% quyền biểu quyết của bên nhận đầu
tư nhưng có sự thỏa thuận giữa bên nhận đầu tư và bên đầu tư về việc bên đầu từ đó có
ảnh hưởng đáng kể thì khoản đầu tư đó vẫn được xem là khoản đầu tư vào công ty liên
kết. Ngược lại, trường hợp bên đầu tư nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết của bên nhận
đầu tư nhưng có thỏa thuận về việc bên đầu tư không nắm giữ quyền kiểm soát đối với
bên nhận đầu tư thì khoản đầu tư đó không được xem là khoản đầu tư vào công ty con mà
vẫn xem là khoản đầu tư vào công ty liên kết.
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu phương pháp giá gốc trên Báo cáo tài chính riêng
của nhà đầu tư và phương pháp vốn chủ sở hữu trên Báo cáo tài chính hợp nhất.
16.4.1 Phương pháp giá gốc
Tương tự như chứng khoán kinh doanh và đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, kế toán
khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác cũng bao gồm các trường hợp

Tăng khoản Ghi nhận thu Ghi nhận dự phòng


Giảm khoản
đầu tư nhập từ tổn thất cuối kỳ
đầu tư
khoản đầu tư
Tăng khoản đầu tư (mua, góp vốn)
Vốn đầu tư có thể tăng do nhiều nguyên nhân như do góp vốn, do nhận chuyển nhượng
vốn góp. Góp vốn có thể thực hiện thông qua mua cổ phiếu đơn vị phát hành hoặc góp
vốn bằng tài sản phi tiền tệ.
- Trường hợp góp vốn thực hiện dưới hình thức mua cổ phiếu xử lý tương tự như
trường hợp chứng khoán kinh doanh.
- Trường hợp góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ (như vật tư, hàng hóa, tài sản cố định,
bất động sản đầu tư...) theo nguyên tắc kế toán vốn góp chỉ được ghi nhận theo giá
thống nhất định giá, trong khi đó ghi giảm giá trị tài sản trên sổ sách phải theo giá
gốc, chênh

TK 228- Đầu tư khác để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại
đầu tư khác. TK 228 có 2 tài khoản cấp 2:

TK 2281- Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác; TK 2288 – Đầu tư khác

Tỷ lệ quyền biểu quyết thường được xác định theo tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư so với
tổng vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư. Trường hợp tỷ lệ quyền biểu quyết khác với tỷ
lệ vốn góp do có thỏa thuận khác giữa nhà đầu tư với bên nhận đầu tư thì tỷ lệ quyên biểu
quyết của nhà đầu tư được xác định căn cứ vào biên bản thỏa thuận giữa nhà đầu tư và
bên nhận đầu tư.

Trường hợp tỷ lệ quyền biểu quyết của bên đầu tư nắm giữ tại bên nhận đầu tư không
tương ứng với thỏa thuận về quyền hạn, ảnh hưởng của bên đầu tư đối với hoạt động của
bên nhận đầu tư thì sẽ căn cứ vào tiêu thức quyền hạn, ảnh hưởng để phân loại vốn đầu tư.
Ví dụ như trường hợp bên đầu tư nắm giữ dưới 20% quyền biểu quyết của bên nhận đầu
tư nhưng có sự thỏa thuận giữa bên nhận đầu tư và bên đầu tư về việc bên đầu từ đó có
ảnh hưởng đáng kể thì khoản đầu tư đó vẫn được xem là khoản đầu tư vào công ty liên
kết. Ngược lại, trường hợp bên đầu tư nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết của bên nhận
đầu tư nhưng có thỏa thuận về việc bên đầu tư không nắm giữ quyền kiểm soát đối với
bên nhận đầu tư thì khoản đầu tư đó không được xem là khoản đầu tư vào công ty con mà
vẫn xem là khoản đầu tư vào công ty liên kết.

Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu phương pháp giá gốc trên Báo cáo tài chính riêng

của nhà đầu tư và phương pháp vốn chủ sở hữu trên Báo cáo tài chính hợp nhất.

16.4.1 Phương pháp giá gốc

Tương tự như chứng khoán kinh doanh và đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, kế toán
khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác cũng bao gồm các trường hợp

T ăng khoản Ghi nhận thu Giảm khoản Ghi nhận dự


đầu tư nhập từ khoản đầu tư phòng tổn thất
đầu tư cuối kỳ
Tăng khoản đầu tư (mua, góp vốn)

Vốn đầu tư có thể tăng do nhiều nguyên nhân như do góp vốn, do nhận chuyển nhượng
vốn góp. Góp vốn có thể thực hiện thông qua mua cổ phiếu đơn vị phát hành hoặc góp
vốn bằng tài sản chi tiền tệ.

- Trường hợp góp vốn thực hiện dưới hình thức mua cổ phiếu xử lý tương tự như
trường hợp chứng khoán kinh doanh.
- Trường hợp góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ (như vật tư, hàng hóa, tài sản cố định,
bất động sản đầu tư...) theo nguyên tắc kế toán vốn góp chỉ được ghi nhận theo giá
thống nhất định giá, trong khi đó ghi giảm giá trị tài sản trên sổ sách phải theo giá
gốc, chênh lệch nếu có xử lý vào thu nhập hoặc chi phí khác.
-

Ví dụ 16.4 Đầu tư góp vốn vào công ty liên kết bằng tài sản phi tiền tệ

Doanh nghiệp góp vốn trực tiếp vào công ty Q bằng tài sản cố định và bất động sản đầu
tư. Số tài sản đem góp vốn này có giá trên sổ kế toán của doanh nghiệp và giá thống nhất
định giá của các bên tham gia góp vốn vào công ty Q như sau:

Loại tài sản Giá sổ sách Giá thống nhất định


giá
1/ TSCĐ hữu hình B
- Nguyên giá 500.000.000

- Giá trị hao mòn 200.000.000

- Giá trị còn lại 300.000.000 280.000.000

2/ Bất động sản đầu tư C


- Nguyên giá 2.000.000.000

- Giá trị hao mòn 800.000.000

- Giá trị còn lại 1.200.000.000 1.300.000.000

Cộng 1.580.000.000
Với tổng số vốn góp là 1.580.000.000đ, doanh nghiệp chiếm 30% vốn điều lệ và có ảnh
hưởng đáng kể hoạt động công ty Q.

Do có ảnh hưởng đáng kể, nên khoản đầu tư này doanh nghiệp phân loại là đầu tư vào
công ty liên kết.

Căn cứ vào Biên bản góp vốn và Biên bản giao nhận các tài sản cố định, kế toán ghi:

Nợ TK 222 (Q)- Đầu tư vào công ty liên kết Q 280.000.000

Nợ TK 214 (2141)- Hao mòn lũy kế 200.000.000

Nợ TK 811- Chi phí khác 20.000.000

Có TK 211- Tài sản cố định hữu hình 500.000.000

Căn cứ vào Biên bản góp vốn và Biên bản giao nhận các bất động sản đầu tư, kế toán ghi:

Nợ TK 222 (Q)- Đầu tư vào công ty liên kết 1.300.000.000


Nợ TK 214 (2147)- Hao mòn lũy kế 800.000.000
Có TK 217- Bất động sản đầu tư 2.000.000.000
Có TK 711- Thu nhập khác 100.000.000

Ghi nhận thu nhập từ khoản đầu tư (cổ tức, lợi nhuận được chia)

Cô tức, lợi nhuận được chia tùy thuộc vào vốn góp hoặc số cổ phần doanh nghiệp nắm
giữ (ở thời điểm chốt danh sách cổ đông hưởng cổ tức) và kết quả hoạt động của bên nhận
vốn đầu tư (công ty con, công ty liên doanh, liên kết,...). Đây chính là khoản lãi từ hoạt
động đầu tư tài chính, nên khi nhận được thông báo chia cổ tức, lợi nhuận từ bên nhận
vốn đầu tư (công ty con, công ty liên doanh, liên kết,...) kế toán ghi nhận vào doanh thu
hoạt động tài chính, đồng thời tùy theo thực nhận khoản lãi đầu tư bằng tiền, hoặc chưa
thu,... mà ghi tăng loại tài sản tương ứng.

Lưu ý:

- Trường hợp cổ tức được phân phối từ lợi nhuận có trước khi doanh nghiệp có
khoản đầu vào công ty con, công ty liên kết, ... thì đây là cổ tức dồn tích, doanh
nghiệp không ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ mà ghi giảm giá
trị của khỏan đầu tư vào công ty con, công ty liên kết đó.
- Trường hợp doanh nghiệp được chia cổ tức bằng cổ phiếu, hoặc trong quá trình
đầu tư vào công ty con, công ty liên kết,... doanh nghiệp được nhận thêm cổ phiếu
mà không phải trả tiền do công ty con, công ty liên kết,... sử dụng thặng dư vốn cổ
phần, các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu để tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu tại công ty
con, công ty liên kết,... thì doanh nghiệp chỉ theo dõi số lượng cổ phiếu tăng
thêm trên số chi tiết và trên Thuyết minh Báo cáo tài chính. Không ghi nhận giá
trị cổ phiếu được nhận, không ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty con,
không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính.

Ví dụ 16.5 Cổ tức được chia bằng tiền / cổ phiếu / chứng quyền

Cuối năm, nhận được thông báo từ công ty con H về cổ tức cả năm được chia là 2.000
đ/cổ phiếu. Doanh nghiệp đang nắm giữ 100.000 cổ phiếu của công ty H với mệnh giá
10.000 đ/cổ phiếu.

Cổ tức được chia = 2.000 x 100.000 = 200.000.000đ

Trường hợp a: Doanh nghiệp nhận ngay được khoản cổ tức trên nhập quỹ tiền mặt.

Căn cứ phiếu thu tiền mặt và thông báo chia cổ tức, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 111- Tiền mặt 200.000.000


Có TK 515- Doanh thu tài chính 200.000.000

Trường hợp b: Doanh nghiệp chỉ nhận được thông báo nhưng chưa thực thu tiền.

Căn cứ thông báo chia cổ tức, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 138 (1388)- Phải thu khác 200.000.000


Có TK 515- Doanh thu tài chính 200.000.000

Trường hợp c: Ngoài cổ tức được thanh toán bằng tiền, doanh nghiệp còn được hưởng cổ
tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10 cổ phiếu đầu tư được trả cổ tức 1 cổ phiếu. Giá phát hành
tại ngày trả cổ tức là 15.000 đ/CP

Số lượng cổ phiếu được trả cổ tức = 100.000 / 10 = 10.000 cổ phiếu.

Kế toán ghi tăng số lượng cổ phiếu trên sổ chi tiết đầu tư vào công ty con và thuyết minh
Báo cáo tài chính, không ghi tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty con, cũng không ghi
tang doanh thu hoạt động tài chính khoản cổ tức được trả bằng cổ phiếu này.

Trường hợp d: Ngoài cổ tức được chia bằng tiền, doanh nghiệp còn được hưởng quyền
mua cổ phiếu công ty H phát hành bổ sung vốn điều lệ với giá bằng mệnh giá, theo tỷ lệ
5: 1 (cứ 5 cổ phiếu nắm giữ được mua 1 cổ phiếu bổ sung). Doanh nghiệp yêu cầu công ty
H chuyển hết tiền cổ tức được chia để mua cổ phiếu bổ sung.
Số lượng cổ phiếu được mua thêm = 100.000 / 5 = 20.000 cổ phiếu.

Giá mua 20.000 cổ phiếu = Mệnh giá = 20.000 x 10.000 = 200.000.000đ

Căn cứ thông báo chia cổ tức, giấy xác nhận sở hữu số cổ phiếu mua thêm, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 221 (H)- Đầu tư vào công ty con 200.000.000


Có TK 515- Doanh thu tài chính 200.000.000

Giảm khoản đầu tư

Ví dụ 16.6 Chuyển nhượng vốn đầu tư – thay đổi hình thức đầu tư

Với sự đồng thuận của Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần E, doanh nghiệp nhượng
bớt 400.000 cổ phiếu đang đầu tư vào công ty con E cho một cổ đông đồng sáng lập khác
với giá chuyển nhượng 12.000 đ/cổ phần đã thu bằng chuyển khoản. Sau khi chuyển
nhượng, doanh nghiệp chỉ còn nắm giữ 40% quyền biểu quyết nên chỉ có ảnh hưởng đáng
kể đến hoạt động của công ty E. Biết tổng vốn đầu tư hiện có vào công ty E là
12.000.000.000đ (tương ứng với 1.200.000 cổ phiếu).

Căn cứ vào Biên bản chuyển nhượng vốn góp và Giấy báo Có NH (hoặc sổ phụ), kế toán
ghi sổ: Giá gốc = 400.000 x 10.000 = 4.000.000.000

Giá chuyển nhượng = 400.000 x 12.000 = 4.800.000.000

Nợ TK 112- Tiền gửi ngân hàng 4.800.000.000


Có TK 515- Doanh thu tài chính 800.000.000
Có TK 221 (E)- Đầu tư vào công ty con 4.000.000.000

Đồng thời với số cổ phần còn lại là 800.000 cổ phần tương ứng với 40% vốn điều lệ của
công ty E, doanh nghiệp chỉ còn có ảnh hưởng đáng kể nên kế toán phải ghi nhận bút toán
chuyển hình thức đầu tư:

Nợ TK 222 (E)- Đầu tư vào công ty liên kết 8.000.000.000


Có TK 221 (E)- Đầu tư vào công ty con 8.000.000.000

Dự phòng tổn thất đầu tư vốn vào đơn vị khác

Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác là khoản dự phòng tổn thất do doanh nghiệp
nhận vốn góp đầu tư (công ty con, liên doanh, liên kết) bị lỗ dẫn đến nhà đầu tư có khả
năng mất vốn hoặc khoản dự phòng do suy giảm giá trị các khoản đầu tư vào công ty con,
công ty liên doanh, liên kết.

Quy định về kế toán dự phòng tổn thất đầu tư vốn vào đơn vị khác

- Đối với khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, nhà đầu tư chỉ trích lập
khoản dự phòng do công ty liên doanh, liên kết bị lỗ nếu Báo cáo tài chính không
áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu đối với khoản đầu tư vào công ty liên doanh,
liên kết.
- Đối với khoản đầu tư mà nhà đầu tư nắm giữ lâu dài (không phân loại là chứng
khoán kinh doanh) và không có ảnh hưởng đáng kể đối với bên được đầu tư, việc
lập dự phòng được thực hiện như sau:

+ Đối với khoản đầu tư vào cổ phiếu niêm yết hoặc giá trị hợp lý khoản đầu tư được xác
định tin cậy, việc lập dự phòng dựa trên giá trị thị trường của cổ phiếu (tương tự như dự
phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh);

+ Đối với khoản đầu tư không xác định được giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo, việc lập
dự phòng được thực hiện căn cứ vào khoản lỗ của bên được đầu tư (dự phòng tổn thất đầu
tư vào đơn vị khác)

- Đối với các đơn vị được đầu tư là công ty mẹ, căn cứ để nhà đầu tư trích lập dự
phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác là Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty
mẹ đó. Đối với các đơn vị được đầu tư là doanh nghiệp độc lập không có công ty
con, căn cứ để nhà đầu tư trích lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác là Báo
cáo tài chính của bên được đầu tư đó.

Thời điểm lập dự phòng

Việc trích lập và hoàn nhập khoản dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác được thực
hiện ở thời điểm khóa sổ kế toán để lập Báo cáo tài chính.

Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK 229 (2292- Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác) để phản
ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng do doanh nghiệp nhận vốn góp
đầu tư bị lỗ dẫn đến nhà đầu tư có khả năng mất vốn.
Sơ đồ kế toán dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác

635 2292 635

Hoàn nhập dự phòng Trích thêm dự phòng

tổn thất đầu tư vào đơn


tổn thất đầu tư vào đơn vị khác vị khác

(Dự phòng cần lập kỳ này thấp


hơn dự phòng đã lập kỳ trước) (Dự phòng cần lập kỳ
này cao hơn dự phòng
đã lập kỳ trước)

221, 222, 228

Bù đắp khi tổn thất thực sự xảy

ra (thiên tai, địch họa, phá sản,...)


được trừ vào số đã dự phòng

Sơ đồ kế toán khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác (công ty con, liên doanh, liên kết,...)
111,112,... 221,222,228 222,228
Đầu tư vốn vào đơn vị khác bằng tiền Chuyển hình thức đầu tư vốn
vào đơn vị khác

152,155,156,...

Góp vốn đầu tư bằng vật tư, hàng hóa

(giá thống nhất đánh giá > giá sổ


sách) ) sách)
(giá thống nhất đánh giá < giá sổ sách)

811 711 111,112,131,…

Thanh lý, nhượng bán khoản


đầu tư vào đơn vị khác

211,213,217 515
(trường hợp giá thống nhất Trường
đánh giá <GTCT sổ sách) hợp lãi

214 635
Góp vốn vào
Trường
công ty con bằng
hợp lỗ
TSCĐ BĐSĐT

(trường hợp giá thống nhất


đánh giá > GTCL sổ sách)

222,228

Chuyển hình thức đầu tư vốn


vào đơn vị khác
111,112
515
16.4.2 Phương pháp vốn chủ sở hữu

Phương pháp vốn chủ sở hữu được sử dụng khi lập và trình bày báo cáo tài chính hợp
nhất của nhà đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách tài
chính và hoạt động của bên nhận vốn.

Theo phương pháp này, khoản đầu tư sẽ được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau đó, giá
trị ghi sổ của khoản đầu tư được điều chỉnh tăng hoặc giảm tương ứng với phần sở hữu
của nhà đầu tư trong lãi hoặc lỗ của bên nhận đầu tư sau ngày đầu tư. Khoản được phân
chia từ bên nhận đầu tư phải hạch toán giảm giá trị ghi sổ của khoản đầu tư. Việc điều
chỉnh giá trị ghi sổ cũng phải được thực hiện khi lợi ích của nhà đầu tư thay đổi do có sự
thay đổi vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư nhưng không được phản ánh trên Báo cáo
kết quả hoạt động (như các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản...)

Ví dụ 16.7 Áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu đối với đầu tư liên kết

Đầu năm, doanh nghiệp đầu tư vào công ty B dưới hình thức mua 100.000 cổ phiếu phổ
thông có quyền biểu quyết với giá 15.000 đ/cổ phiếu (mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu). Phí
môi giới là 0,5% trên giá mua. Doanh nghiệp thanh toán tiền mua cổ phiếu và phí môi
giới bằng chuyển khoản. Với số lượng cổ phiếu nắm giữ, doanh nghiệp nắm giữ 30% vốn
cổ phần và có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách tài chính và hoạt động tại công ty B.

Giá gốc cổ phiếu = (100.000 x 15.000) + (100.000 x 15.000) x 0,5% = 1.507.500.000.

Do có ảnh hưởng đáng kể nên khoản đầu tư này được phân loại là khoản đầu tư vào công
ty liên kết.

Kế toán ghi sổ:

Nợ TK 222 (B)- Đầu tư vào công ty liên kết 1.507.500.000


Có TK 112- TGNH 1.507.500.000

Cuối năm, lợi nhuận thuần của công ty B là 1.000.000.000đ.


Phần sở hữu tương ứng trong lợi nhuận thuần của công ty B = 30% x 1.000.000.000 =
300.000.000đ được ghi nhận tăng khoản đầu tư vào công ty liên kết B và doanh thu hoạt
động tài chính.

Kế toán ghi sổ:

Nợ TK 222 (B)- Đầu tư vào công ty liên kết 300.000.000


Có TK 515- Doanh thu tài chính 300.000.000

Theo chính sách công ty B, cổ tức phân phối cuối năm 500.000.000đ, doanh nghiệp nắm
giữ 30% vốn cổ phần nên số tiền nhận được tương ứng 150.000.0000đ. Phần cổ tức này
sẽ ghi giảm khoản đầu tư tại công ty liên kết B.

Kế toán ghi sổ:

Nợ TK 112- Tiền gửi ngân hàng 150.000.000


Có TK 222 (B)- Đầu tư vào công ty liên kết 150.000.000

16.5 THÔNG TIN TRÌNH BÀY TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trình bày thông tin trên Báo cáo tình hình tài chính

*Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn được trình bày như sau:

- Các khoản đầu tư ngắn hạn có kỳ hạn gốc thu hồi không quá 3 tháng và không có
rủi. ro trong việc chuyển đổi thành tiền được xếp vào các khoản tương đương
tiền được trình bày ở loại A- Tài sản ngắn hạn, nhóm I "Tiền và các khoản
đương tiền".
- Các khoản đầu tư ngắn hạn ngoài các khoản tương đương tiền và vốn cho vay
được trình bày ở loại A – Tài sản ngắn hạn, nhóm II " Đầu tư tài chính ngắn
hạn".

Trong nhóm này, chỉ tiêu Chứng khoán kinh doanh bao gồm toàn bộ giá trị các khoản
chứng khoán kinh doanh doanh nghiệp đang nắm giữ; chỉ tiêu Dự phòng giảm giá chứng
khoán kinh doanh được ghi âm (dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn) để điều chỉnh giá
gốc của các khoản chứng khoán kinh doanh về giá trị thuần có thể thực hiện được; chỉ
tiêu Đầu tư năm giữ đến ngày đáo hạn chỉ bao gồm các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày
đáo hạn có kỳ hạn còn lại không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo, không bao gồm
các khoản đã được trình bày trong chỉ tiêu Các khoản tương đương tiền và chỉ tiêu Phải
thu về cho vay ngắn hạn.

- Các khoản cho vay bằng khế ước, hợp đồng vay giữa 2 bên mà có kỳ hạn thu hồi còn lại
không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo
được trình bày ở loại A- Tài sản ngắn hạn, nhóm III “Các khoản phải thu ngắn hạn”,
chỉ tiêu Phải thu về cho vay ngắn hạn.
- Giá trị trái phiếu Chính phủ của bên Mua khi chưa kết thúc thời hạn của hợp đồng mua,
bán lại tại thời điểm lập báo cáo được trình bày ở loại A- Tài sản ngắn hạn, nhóm VIII
“Tài sản khác”, chỉ tiêu Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ.

Ngược lại, giá trị trái phiếu Chính phủ của bên Bán khi chưa kết thúc thời hạn của hợp
đồng mua, bán lại tại thời điểm lập báo cáo được trình bày ở loại C- Nợ phải trả, nhóm I
“Nợ ngắn hạn”, chỉ tiêu Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ.

*Các khoản đầu tư tài chính dài hạn được trình bày như sau:

- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn ngoài vốn cho vay dài hạn được trình bày ở loại
B – Tài sản dài hạn, nhóm V "Đầu tư tài chính dài hạn". Trong nhóm này, chỉ
tiêu Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn được ghi âm (dưới hình thức ghi trong
ngoặc đơn).
- Các khoản cho vay bằng khế ước, hợp đồng vay giữa 2 bên mà có kỳ hạn thu hồi
còn lại trên 12 tháng tại thời điểm lập báo cáo được trình bày ở loại B- Tài sản dài
hạn, nhóm I “Các khoản phải thu dài hạn”, chỉ tiêu Phải thu về cho vay dài

Trình bày thông tin trên Báo cáo kết quả hoạt động

Doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính được trình bày ở chỉ tiêu 6 và 7 (mã số
21 và 22) của Báo cáo kết quả hoạt động.

Trình bày thông tin trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Các khoản tiền chi ra và thu hồi khi mua hoặc bán cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán và
các công cụ tài chính khác vì mục đích thương mại được trình bày trong phần I - Lưu
chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh.

Các khoản tiền chị ra và thu hồi liên quan đến các khoản đầu tư tài chính khác (không bao
gồm mua hoặc bán các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và chứng
khoán nắm giữ vì mục đích thương mại) và số tiền thu về các khoản tiền lãi cho vay, cổ
tức và lợi nhuận được chia từ những hoạt động đầu tư tài chính này được trình bày trong
phần II – Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư.

Công bố thông tin trên bản thuyết minh báo cáo tài chính

Doanh nghiệp phải trình bày các nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính ở phần
IV – Các chính sách kế toán áp dụng.

Giá trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn doanh nghiệp có vào thời điểm đầu
và cuối niên độ kế toán được trình bày chi tiết ở phần VI-Thông tin bổ sung cho các
khoản mục trình bày trong Báo cáo tình hình tài chính.
Các khoản doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính phát sinh trong niên độ kế
toán này và niên độ kế toán trước liền kề được trình bày chi tiết ở phần VII - Thông tin
bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động.

TÓM TẮT

Các khoản đầu tư tài chính là khoản tài sản đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp nhằm mục
đích sinh lời.

Căn cứ vào thời hạn và mục đích đầu tư, các khoản đầu tư tài chính được chia làm hai
loại: các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản đầu tư tài chính dài hạn.

Trên Báo cáo tình hình tài chính khoản đầu tư tài chính được trình bày ở phần tài sản,
riêng tại hai mục tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn; đồng thời chi tiết theo đầu tư
chứng khoán kinh doanh, đầu tư nắm giữ đến đáo hạn và đầu tư vốn vào đơn vị khác. Cơ
sở để phân loại khoản đầu tư tài chính làm ngắn hạn và dài hạn là căn cứ vào thời gian
và mục đích đầu tư.

Kế toán các khoản đầu tư tài chính phải tuân thủ một số nguyên tắc chung về: xác định
giá gốc, về tổ chức kế toán chi tiết để quản lý chặt chẽ và hiệu qủa các khoản đầu tư, về
quy định lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính, cũng như phải tuân thủ các chuẩn mực
kế toán Việt Nam có liên quan.

Tổ chức kế toán các khoản đầu tư tài chính thường đề cập đến các trường hợp biến động
tăng, giảm của khoản đầu tư và khoản cổ tức, lợi nhuận thu được hoặc ngược lại chi phí
bỏ ra để phục vụ cho hoạt động đầu tư này.

Các khoản doanh thu, chi phí (ngoại trừ các chi phí được tính vào giá gốc của khoản đầu
tư) phát sinh trong qúa trình đầu tư tài chính được hạch toán vào doanh thu hoạt động
tài chính và chi phí tài chính và được thể hiện trên báo cáo kết qủa kinh doanh của doanh
nghiệp.

KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ

Tài sản tài chính (Financial Asset): bao gồm Tiền; Công cụ vốn của đơn vị khác; Một
quyền hợp đồng được nhận tiền hoặc tài sản tài chính khác từ đơn vị khác hoặc trao đổi
các công cụ tài chính với đơn vị khác dưới những điều kiện có thể có lợi cho đơn vị; Một
hợp đồng sẽ hoặc có thể được thanh toán bằng chính công cụ vốn của đơn vị.

Tài sản tài chính đo lường theo giá vốn được phân bổ (Financial Assets are classified
as measured at amortised cost): là các tài sản tài chính mà mục tiêu của mô hình kinh
doanh là giữ để nhận các dòng tiền của hợp đồng (nợ gốc và lãi). Các điều khoản trong
hợp đồng quy định ngày thanh toán cụ thể của dòng tiền thu được trong hợp đồng.

Tài sản tài chính đo lường theo giá trị hợp lý thông qua thu nhập toàn diện khác
(Financial Assets are classified as measured at Fair value through other comprehensive
income): là các tài sản tài chính mà mục tiêu của mô hình kinh doanh là giữ để nhận các
dòng tiền của hợp đồng (nợ gốc và lãi) và bán tài sản tài chính. Các điều khoản trong hợp
đồng quy định ngày thanh toán cụ thể của dòng tiền thu được trong hợp đồng.

Tài sản tài chính đo lường theo giá trị hợp lý thông qua lãi hoặc lỗ (Financial Assets
are classified as measured at Fair value through profit or loss): là các tài sản tài chính
không đáp ứng điều kiện đo lường theo giá vốn được phân bổ và giá trị hợp lý thông qua
thu nhập toàn diện khác.

Các khoản đầu tư tài chính (Financial Investments): là các khoản tài sản đầu tư ra ngoài
doanh nghiệp nhằm mục đích sử dụng hợp lý vốn để tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Short – term investments): là các khoản đầu tư tài
chính được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc cho mục đích ngắn hạn mà
dự kiến thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng, bao gồm: chứng khoán kinh doanh;
các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn, tín phiếu, kỳ
phiếu, trái phiếu, vốn cho vay...) mà có thời gian đến hạn trong vòng 12 tháng.

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (Long - term investments): là các khoản đầu tư tài
chính khác ngoài các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
có thời hạn thu hồi vốn trên 12 tháng.

Chứng khoán (Securities): là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi
ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát
hành, gồm: trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư...

Trái phiếu (Bonds): là một hợp đồng nợ dài hạn được ký kết giữa chủ thể phát hành - là
bên đi vay và người cho vay, đảm bảo một sự chi trả lợi tức định kỳ và hoàn lại vốn gốc
cho người sở hữu trái phiếu (tức trái chủ) vào thời điểm đáo hạn.

Cổ phiếu (Stocks): là chứng chỉ xác nhận phần vốn góp của chủ sở hữu vào công ty cổ
phần.

Chứng khoán kinh doanh (Trading securities): là các loại chứng khoán và công cụ tài
chính khác mà doanh nghiệp nắm giữ vì mục đích kinh doanh (kể cả chứng khoán có thời
gian đáo hạn trên 12 tháng mua vào, bán ra để kiếm lời)

Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (Held to maturity investments): là các khoản đầu tư
tài chính với hình thức tiền gởi ngân hàng có kỳ hạn, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, vốn
cho vay, cổ phiếu ưu đãi bên phát hành bắt buộc phải mua lại tại một thời điểm nhất định
trong tương lai... mà doanh nghiệp dự kiến nắm giữ đến ngày đáo hạn với mục đích thu
lãi hàng kỳ.

Công ty con ( Subsidiaries) là một doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp
khác (gọi là công ty mẹ).
Công ty mẹ (Parent company): là công ty có một hoặc nhiều công ty con.

Kiểm soát (Control): là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh
nghiệp nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động của DN đó.

Khoản đầu tư vào công ty con (Investment in subsidiaries): là khoản vốn doanh nghiệp
đầu tư vào một doanh nghiệp khác dưới hình thức góp vốn hoặc mua cổ phần mà doanh
nghiệp nắm trực tiếp hoặc gián tiếp qua một công ty con khác trên 50% quyền biểu quyết
của bên nhận đầu tư và có quyền kiểm soát đối với bên nhận đầu tư đó.

Công ty liên kết (Associates): là công ty trong đó nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể nhưng
không phải là công ty con hoặc công ty liên doanh của nhà đầu tư.

Ảnh hưởng đáng kể (Significant influence): là quyền tham gia của nhà đầu tư vào việc
đưa ra các quyết định về chính sách tài chính và hoạt động của bên nhận đầu tư nhưng
không kiểm soát các chính sách đó.

Khoản đầu tư vào công ty liên kết (Investments in associates): là khoản vốn doanh
nghiệp đầu tư vào một doanh nghiệp khác dưới hình thức góp vốn hoặc mua cổ phần mà
doanh nghiệp nắm trực tiếp hoặc gián tiếp qua một công ty con khác từ 20% đến dưới
50% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư và có ảnh hưởng đáng kể đối với bên nhận
đầu tư đó.

Liên doanh (Venture): là thỏa thuận bằng hợp đồng của hai hoặc nhiều bên để cùng thực
hiện hoạt động kinh tế, mà hoạt động này được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên
doanh.

Đồng kiểm soát (Co-control): là quyền cùng chi phối của các bên góp vốn liên doanh về
các chính sách tài chính và hoạt động đối với một hoạt động kinh tế trên cơ sở thỏa thuận
bằng hợp đồng.

The investor lacks significant influence over the operating and financial policies of the
investee: Nhà đầu tư không có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách tài chính và hoạt động
của bên nhận vốn

The investor has significant influence over the operating and financial policies of the
investee: Nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách tài chính và hoạt động của bên
nhận vốn

The investor controls the investee: Nhà đầu tư kiểm soát bên nhận vốn.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH

(Business Cooperation Contract - BCC)


Theo quy định tại khoản 9, Điều 3, Luật Đầu tư 2014 thì Hợp đồng hợp tác kinh doanh
(Business Cooperation Contract - BCC) là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư
nhằm hợp tác kinh doanh để phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập
tổ chức kinh tế. Vì vậy, hình thức này tương đối tiện lợi cho các nhà đầu tư.

Đây là hoạt động liên doanh không thành lập một pháp nhân độc lập. Mỗi bên tham gia
liên doanh tự quản lý và sử dụng tài sản của mình và chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài
chính và các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động. Các bên liên doanh có nghĩa vụ
và được hưởng quyền lợi theo thỏa thuận trong hợp đồng.

BCC có thể thực hiện dưới hình thức cùng nhau xây dựng tài sản hoặc hợp tác trong một
số hoạt động kinh doanh. Các bên tham gia BCC có thể thỏa thuận chia doanh thu, chia
sản phẩm hoặc chia lợi nhuận sau thuế. Trong mọi trường hợp, khi nhận tiền, tài sản của
các bên khác đóng góp, bên nhận phải kế toán là nợ phải trả, không được ghi nhận vào
vốn chủ sở hữu. Tổ chức kế toán BCC theo quy định hiện hành, cụ thể là:

- Trường hợp BCC theo hình thức tài sản đồng kiểm soát: xem mục 1.4 và mục 2-
điều 44 – Thông tư 200
- Trường hợp BCC dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát: xem
mục 1.5 và mục 2 – điều 44 – Thông tư 200.
- Các mẫu biểu liên quan của BCC được ban hành theo Thông tư số 161/2007/TT-
BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Tài chính

Minh họa: BCC dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát

Hai công ty: Công ty ABC chuyên ngành dệt và Công ty XYZ chuyên ngành may mặc
cùng ký hợp đồng liên doanh hoạt động đồng kiểm soát với nội dung cùng tổ chức hoạt
động may đồng phục học sinh cấp một, trong đó công ty ABC sản xuất và cung ứng vải,
công ty XYZ phụ trách phụ liệu, khâu cắt may, đóng gói bao bì.

Chi phí chung phân bổ theo tỷ lệ: công ty ABC 60%, công ty XYZ 40%.

Thời hạn hợp đồng: trong quý 2 năm N.

Công ty XYZ (chịu thuế GTGT, tính thuế theo phương pháp khấu trừ) tập hợp chi phí
phát sinh trong quý 2/N cho hoạt động liên doanh này như sau:

(* chưa tính thuế GTGT 10%)

Yếu tố chi phí Chi phí riêng Chi phí


Trực tiếp Phục vụ sản
sản xuất xuất chung
Vật liệu phụ xuất kho 106.000.000 19.700.000
Tiền lương 200.000.000 10.000.000
Các khoản trích trên lương 44.000.000 2.200.000
Khấu hao TSCĐ 30.000.000

Chi TGNH trả thuê mặt bằng* 48.000.000


Chi tiền mặt điện, nước* 8.100.000 2.000.000
Cộng 350.000.000 70.000.000 50.000.000

Công ty ABC (tính thuế theo phương pháp khấu trừ) tập hợp chi phí phát sinh trong quý
2/N cho hoạt động liên doanh này như sau: (Dòng * chưa tính thuế GTGT 10%)

Yếu tố chi phí Chi phí riêng Chi phí chung


Trực tiếp Phục vụ sản
sản xuất xuất
Vật liệu xuất kho 155.600.000 25.610.000
Tiền lương 280.000.000 13.000.000
Các khoản trích trên lương 61.600.000 2.860.000
Khấu hao TSCĐ 40.000.000
Chi TGNH trả tiền sửa mặt bằng* 10.000.000
Cộng 497.200.000 81.470.000 10.000.000

Cuối quý, theo tỷ lệ phân bổ chi phí chung đã thỏa thuận trong hợp đồng liên doanh, các
bên tham gia liên doanh lập bảng phân bổ chi phí chung.

Công ty XYZ lập Bảng phân bổ chi phí chung mà doanh nghiệp mình đã đại diện đứng ra
thanh toán:

BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ CHUNG

(Phát sinh tại bên tham gia hợp đồng HTKD là: Công ty XYZ) .

Đơn vị tính: 1.000đ

S Chứng từ Tổng số tiền Phân chia cho các bên Ghi


T Số Nội dung Thuế Tổng ABC XYZ ... chú
T GTGT chi phí Thuế Chi phí Thuế Chi phí
(nếu có) GTGT GTGT
A B C 1 2 3 4 5 6 ... D
1 ... Thuê MB 4.800 48.000 2.880 28.8000 1.920 19.200
2 điện nước 200 2.000 120 1.200 80 800
Cộng 5.000 50.000 3.000 30.000 2.000 20.000
Bảng phân bố này được lập thành 2 bản chính. Sau khi được đại diện hai bên tham gia
liên doanh ký xác nhận, mỗi bên giữ 1 bản làm cơ sở ghi nhận vào sổ sách.

Tương tự, Công ty ABC cũng lập Bảng phân bổ chi phí chung mà doanh nghiệp mình đã
đại diện đứng ra thanh toán, sau khi 2 bên ký, mỗi bên cũng giữ 1 bản chính để ghi nhận
vào sổ sách

BẢNG PHÂN BỐ CHI PHÍ CHUNG

(Phát sinh tại bên tham gia hợp đồng HTKD là: Công ty ABC)

Đơn vị tính: 1.000đ

Số Chứng từ Tổng số tiền Phân chia cho các bên Ghi


TT Số, Nội Thuế Tổng ABC XYZ ... chú
ngày dung GTGT (nếu chi phí Thuế Chi phí Thuế Chi phí
có) GTGT GTG
T
A B C 1 2 3 4 5 6 ... D
01 .... Sửa 1.000 10.000 600 6.000 400 4.000
MB
Cộng 1.000 10.000 600 6.000 400 4.000

Công ty XYZ Công ty ABC


Căn cứ phiếu xuất kho vật liệu: Căn cứ phiếu xuất kho vật liệu:

106.000.000 155.600.000
Nợ TK 621 Nợ TK 621
Nợ TK 627 19.700.000 Nợ TK 627 25.610.000
Có TK 152 125.700.000 Có TK 152 181.210.000
Căn cứ Bảng thanh toán lương: Căn cứ Bảng thanh toán lương:

200.000.000 280.000.000
Nợ TK 622 Nợ TK 622
Nợ TK 627 10.000.000 Nợ TK 627 13.000.000
Có TK 334 210.000.000 Có TK 334 293.000.000
Lập chứng từ ghi sổ các khoản trích trên Lập chứng từ ghi sổ các khoản trích trên
lương và ghi: lương và ghi:

44.000.000 61.600.000
Nợ TK 622 Nợ TK 622
Nợ TK 627 2.200.000 Nợ TK 627 2.860.000
Có TK 338 46.200.000 Có TK 338 64.460.000
Căn cứ vào Bảng tính và phân bổ khấu hao Căn cứ vào Bảng tính và phân bổ khấu hao
TSCĐ TSCĐ

30.000.000 40.000.000
Nợ TK 627 Nợ TK 627
Có TK 214 30.000.000 Có TK 214 40.000.000
Căn cứ giấy báo Nợ ngân hàng (hoặc sổ Căn cứ giấy báo Nợ ngân hàng (hoặc sổ
phụ) về số tiền chuyển thuê mặt bằng: phụ) về số tiền thanh toán sửa chữa mặt
bằng:
48.000.000
Nợ TK 627 10.000.000
Nợ TK 133 4.800.000 Nợ TK 627
Có TK 112 52.800.000 Nợ TK 133 1.000.000
Căn cứ phiếu chi tiền điện, nước: Có TK 112 11.000.000

10.100.000
Nợ TK 627
Nợ TK 133 1.010.000
Có TK 111 11.110.000
Căn cứ Bảng phân bổ chi phí chung nhận từ
công ty ABC: Căn cứ Bảng phân bổ chi phí chung nhận từ
công ty XYZ:
4.000.000
Nợ TK 627 30.000.000
Nợ TK 133 400.000 Nợ TK 627
Có TK 338 4.400.000 Nợ TK 133 3.000.000
Sau đó ghi vào sổ chi tiết Khoản phải thu Có TK 338 33.000.000
phải trả khác để theo dõi từng đối tượng Sau đó ghi vào sổ chi tiết Khoản phải thu
phải trả - ở đây là phải trả công ty ABC). phải trả khác để theo dõi từng đối tượng
phải trả - ở đây là phải trả công ty XYZ).
Căn cứ Bảng phân bổ chi phí chung doanh
nghiệp lập, khoản chi phí phân bổ cho công Căn cứ Bảng phân bổ chi phí chung doanh
ty ABC thì DN không phải chịu nữa nên ghi nghiệp lập, khoản chi phí phân bổ cho công
giảm CP của doanh nghiệp, kế toán ghi: ty XYZ thì DN không phải chịu nữa nên ghi
giảm CP của doanh nghiệp, kế toán ghi:
33.000.000
Nợ TK 138 4.400.000
Có TK 627 30.000.000 Nợ TK 138
Có TK 133/3331 3.000.000 Có TK 627 4.000.000
Và phải phản ánh vào Sổ chi tiết khoản phải Có TK 133/3331 400.000
thu khác để chi tiết cho từng đối tượng phải Và phải phản ánh vào Sổ chi tiết khoản phải
thu - ở đây là phải thu công ty ABC. thu khác để chi tiết cho từng đối tượng phải
thu - ở đây là phải thu công ty XYZ.
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển các chi phí phát Cuối kỳ, kế toán kết chuyển các chi phí phát

sinh để tổng hợp chi phí sản xuất của hợp sinh để tổng hợp chi phí sản xuất của hợp
đồng liên doanh: đồng liên doanh:

444.000.000 614.670.000
Nợ TK 154 Nợ TK 154
Có TK 621 106.000.000 Có TK 621 155.600.000
Có TK 622 244.000.000 Có TK 622 341.600.000
Có TK 627 94.000.000 Có TK 627 117.470.000

Đồng thời để theo dõi chi tiết chi phí sản xuất của hoạt động bình thường của doanh
nghiệp và từng hoạt động liên doanh, ở mỗi doanh nghiệp, các bút toán trên còn được ghi
nhận vào Số chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí
sản xuất chung, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và chi tiết cho hợp đồng liên doanh
này.

Sơ đồ kế toán chi phí phát sinh trong quá trình tham gia hoạt động liên doanh đồng
kiểm soát

152,334,338,214, 621,622,627 (chi tiết


hợp đồng liên doanh) 154 (chi tiết HĐLĐ)
331,111,..

Cuối kỳ, kết chuyển để tổng hợp


Chi phí chi phí của hợp dồng liên doanh
phát sinh
138 (đối tác trong
133 liên doanh)

Chi phí chung phân bổ


338 (chi tiết đối tác
lại cho các bên khác
trong liên doanh)
641,642 (chi
tiết HĐLĐ)

Chi phí chung


được phân bổ
Trường hợp hợp đồng liên doanh quy định chia sản phẩm: mỗi bên liên doanh nhận sản
Plan và có thể nhập kho chờ bán, có thể chuyển đi bán ngay, cũng có thể dùng sản phẩm
từ liên doanh làm nguyên vật liệu sử dụng cho hoạt động kinh doanh thông thường.

Minh họa: Cuối quý, kết thúc hợp đồng liên doanh ở minh hoa ví dụ trên, kết quả thu
được 20.000 bộ đồng phục học sinh (giả sử cùng kiểu dáng và kích cỡ), hai bên lập bảng
phân chia theo tỷ lệ thỏa thuận trước trong hợp đồng liên doanh là công ty ABC được
nhận 60%, XYZ 40%:

Đơn vị tính: bộ

STT Loại sản phẩm Tổng sản Phân chia cho các bên Ghi chú
phẩm Bên ABC Bên XYZ .........
A B 1 2 3 ......... C
01 Đồng phục học sinh 20.000 12.000 8.000

Hợp đồng liên doanh đã kết thúc, không có sản phẩm dở dang, nên tổng chi phí sản xuất
bỏ ra cho hợp đồng cũng chính là tổng giá thành sản phẩm thu được từ liên doanh.

Công ty XYZ Công ty ABC


Công ty XYZ nhận sản phẩm được chia Công ty ABC nhận sản phẩm được chia
(8.000 bộ), có thể phát sinh trường hợp (12.000 bộ), có thể phát sinh trường hợp
sau: sau:

Trường hợp a: nhập kho 8.000 thành Trường hợp a: nhập kho 12.000 thành
phẩm chờ bán phẩm chờ bán

Căn cứ Bảng phân chia sản phẩm, Phiếu Căn cứ Bảng phân chia sản phẩm, Phiếu
giao nhận sản phẩm từ hợp đồng, phiếu giao nhận sản phẩm từ hợp đồng, phiếu
nhập kho,... kế toán ghi sổ: nhập kho,... kế toán ghi sổ:

444.000.000 614.670.000
Nợ TK 155 Nợ TK 155
Có TK 154 444.000.000 Có TK 154 614.670.000
Trường hợp b: chuyển 8.000 sản phẩm Trường hợp b: chuyển 12.000 sản phẩm
gởi đi bán tại trường tiểu học L. gởi đi bán tại trường tiểu học X.

Căn cứ Bảng phân chia sản phẩm, Phiếu Căn cứ Bảng phân chia sản phẩm, Phiếu
giao nhận sản phẩm từ hợp đồng, lệnh giao nhận sản phẩm từ hợp đồng, lệnh
điều động,..., kế toán ghi sổ: điều động,..., kế toán ghi sổ:

444.000.000 614.670.000
Nợ TK 157 Nợ TK 157
Có TK 154 444.000.000 Có TK 154 614.670.000
Trường hợp c: cung cấp ngay 8.000 sản Trường hợp c: cung cấp ngay 12.000 sản
phẩm cho trường tiểu học L và nhận tiền phẩm cho trường tiểu học X và nhận tiền
mặt theo hợp đồng mua bán đã ký. mặt theo hợp đồng mua bán đã ký.

Căn cứ Bảng phân chia sản phẩm, Phiếu Căn cứ Bảng phân chia sản phẩm, Phiếu
giao nhận sản phẩm từ hợp đồng, hóa đơn giao nhận sản phẩm từ hợp đồng, hóa đơn
GTGT ..., kế toán ghi sổ: GTGT ..., kế toán ghi sổ:

444.000.000 614.670.000
Nợ TK 632 Nợ TK 632
Có TK 154 444.000.000 Có TK 154 614.670.000
Và đồng thời còn ghi doanh thu khi tiêu Và đồng thời còn ghi doanh thu khi tiêu
thụ số sản phẩm này... thụ số sản phẩm này...

Sơ đồ kế toán sản phẩm được chia từ liên doanh


154 (chi tiết hợp đồng liên doanh ) 152,621,…
Sử dụng làm vật tư

Tổng giá thành SP 155


Nhập kho chờ bán
được chia từ hợp
đồng liên doanh
157
Chuyển thẳng gởi đi bán

632
Bán ngay không qua kho

Trường hợp hợp đồng liên doanh quy định chia doanh thu: Thông thường một bên
liên doanh sẽ được giao trách nhiệm bán hộ sản phẩm và chia doanh thu cho các đối tác
khác.

Khi bán sản phẩm theo quy định của hợp đồng, bên đại diện bán sản phẩm phải phát hành
hoá đơn cho toàn bộ sản phẩm bán ra, sau đó các bên liên doanh sẽ lập Bảng phân chia
doanh thu theo tỷ lệ thỏa thuận trước trong hợp đồng. Các bên liên doanh còn lại, căn cứ
vào bảng phân chia doanh thu, phát hành hoá đơn tương ứng phần doanh thu mình được
hưởng.

Trường hợp doanh nghiệp là bên tham gia liên doanh được giao trách nhiệm bán hộ sản
phẩm và chia doanh thu cho các đối tác khác:

Chẳng hạn như Cuối quý, kết thúc hợp đồng liên doanh trong ví dụ trên, kết quả thu được
20.000 bộ quần áo đồng phục học sinh.

Công ty XYZ đại diện giao số sản phẩm này cho trường tiểu học L theo đơn đặt hàng và
hợp đồng mua bán đã ký kết và đã phát hành hóa đơn với đơn giá bán chưa thuế GTGT
80.000 đ/bộ, thuế GTGT 10%.

Trường L đã kiểm nhận hàng và thanh toán bằng chuyển khoản cho công ty XYZ.

Các bên liên doanh lập bảng phân chia doanh thu theo tỷ lệ thỏa thuận công ty ABC 60%,
XYZ 40%.

Đơn vị tính: 1000đ


S Chứng từ Tổng số tiền Phân chia cho các bên Gh
T Số, Nội Thuế Doanh ABC XYZ .. i
T ngà dung GTGT thu Thuế Doanh Thuế Doanh thu . chú
y (nếu có GTG thu GTG
T T
A B C 1 2 3 4 5 6 .. D
.
0 HĐ. Q.áo 160.00 1.600.00 96.00 960.00 64.00 640.000
1 .. đồng 0 0 0 0 0
phục
Cộn 160.00 1.600.00 96.00 960.00 64.00 640.0000
g 0 0 0 0 0

Sau đó, công ty XYZ đã thanh toán lại cho công ty ABC khoản doanh thu họ được hưởng
bằng chuyển khoản.

Công ty XYZ:

Khi đại diện bán sản phẩm, tổng doanh thu trên hóa đơn phát hành là doanh thu chung của
cả hợp đồng liên doanh chứ không phải là doanh thu của riêng doanh nghiệp, vì vậy kế
toán ghi:

Nợ TK 112 1.760.000.000
Có TK 338 (HĐLD) 1.600.000.000
Có TK 333 (33311) 160.000.000

Và phải phản ánh vào sổ chi tiết khoản phải trả khác để chi tiết cho hợp đồng liên doanh
này.

Căn cứ vào bảng phân chia doanh thu, kết chuyển vào tài khoản doanh thu bán hàng phần
doanh thu mình được hưởng:

Nợ TK 338 (HĐLD) 640.000.000


Có TK 511 640.000.000

đồng thời ghi vào sổ chi tiết khoản phải trả khác và sổ chi tiết doanh thu bán hàng để theo
dõi riêng hợp đồng liên doanh này.

Kế toán còn kết chuyển giá vốn hàng bán tương ứng:

Nợ TK 632 444.000.000
Có TK 154 444.000.000
Và chi tiết hợp đồng liên doanh trên sổ chi tiết 2 tài khoản trên.

Khi nhận được hoá đơn của đối tác không bán sản phẩm là công ty ABC phát hành theo
số doanh thu mà họ được hưởng, kế toán kết chuyển khoản doanh thu đó đã xác định là
phải trả cho công ty ABC:

Nợ TK 338 ( HĐLD) 960.000.000


Nợ TK 333 (33311) 96.000.000
Có TK 338 (ABC) 1.056.000.000

đồng thời trên sổ chi tiết khoản phải trả khác, kế toán ghi giảm chi tiết phải trả hợp đồng
liên doanh và tăng khoản phải trả cho công ty ABC.

Khi công ty chuyển khoản thanh toán cho công ty ABC, căn cứ giấy báo Nợ ngân hàng
(hoặc sổ phụ):

Nợ TK 338 (ABC) 1.056.000.000


Có TK 112 1.056.000.000

Sơ đồ bán hộ sản phẩm và chia doanh thu cho đối tác khác trong liên doanh

154 632

Kết chuyển giá vốn

511 (HĐ liên doanh) 338 (HĐLD) 111,112,131...


111,112,... Kết chuyển phần
doanh thu được hưởng

338 (đối tác trong LD) Đại diện


Th/toán cho các đối tác Phải trả cho đtác khác Bán sản
còn lại trong LD phần doanh thu của họ phẩm
3331
Trường hợp doanh nghiệp là bên tham gia liên doanh không bán sản phẩm, chỉ phân chia
doanh thu theo hợp đồng liên doanh quy định:

Tương tự dữ liệu ví dụ trên, hãy ghi nhận doanh thu nếu doanh nghiệp là công ty ABC.

Căn cứ bảng phân chia doanh thu và hóa đơn doanh nghiệp phát hành tương ứng phần
doanh thu mình được hưởng, kế toán ghi nhận:

Nợ TK 138 (XYZ) 1.056.000.000


Có TK 511 960.000.000
Có TK 333 (33311) 96.000.000

Và theo dõi chi tiết phải thu công ty XYZ trên sổ chi tiết khoản phải thu khác.

Đồng thời kết chuyển giá vốn phần chi phí công ty ABC chịu khi thực hiện hợp đồng liên
doanh này:

Nợ TK 632 614.670.000
Có TK 154 614.670.000

Căn cứ giấy báo Có ngân hàng (hoặc sổ phụ) về khoản tiền công ty XYZ thanh toán:

Nợ TK 112 1.056.000.000
Có TK 138 (XYZ) 1.056.000.000

Trường hợp hợp đồng hợp tác kinh doanh chia lợi nhuận sau thuế: xem mục 1.6 và
mục 4 – điều 44 – Thông tư 200.

PHỤ LỤC 2 KẾ TOÁN GIAO DỊCH MUA, BÁN LẠI TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ

Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ là giao dịch trong đó một bên bán và
chuyển giao quyền sở hữu trái phiếu Chính phủ cho một bên khác, đồng thời cam kết sẽ
mua lại và nhân lại quyền sở hữu trái phiếu Chính phủ đó sau một thời gian xác định với
một mức giá xác định. Giao dịch mua bán lại bao gồm Giao dịch bán (Giao dịch lần 1) và
Giao dịch mua lại (Giao dịch lần 2). Trong giao dịch mua bán lại, bên Bán được hiểu là
bên bán trong Giao dịch lần 1, bên Mua được hiểu là bên mua trong Giao dịch lần 1.

Thu nhập từ trái phiếu Chính phủ trong giao dịch mua bán lại: Quyền hưởng lãi
coupon và các thu nhập liên quan (nếu có) từ trái phiếu Chính phủ trong giao dịch mua
bán lại thuộc về bên Bán. Trong trường hợp bên Mua nhận được lãi coupon tại (các) thời
điểm nằm trong thời hạn của giao dịch mua bán lại, bên Mua có trách nhiệm trả lại bên
Bán số lãi coupon đã nhận được đó khi kết thúc giao dịch mua bán lại. Tại thời điểm bắt
đầu thực hiện giao dịch mua bán lại, hai bên tự thỏa thuận với nhau về lãi suất (nếu có)
tính trên phần lãi coupon phát sinh.

Kế toán giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ (tại đơn vị khác công ty chứng
khoán) – hướng dẫn theo Điều 33 – Thông tư 200

Kế toán sử dụng TK 171- Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ để phản ánh
các giao dịch mua, bán trái phiếu Chính phủ phát sinh trong kỳ.

Bên bán trái phiếu chính phủ Bên mua trái phiếu chính phủ

Bên Bán sử dụng TK 171 được xem như Bên Mua sử dụng TK 171 được xem như
là khoản nợ phải trả về vay nợ (thế chấp là khoản đầu tư kinh doanh trái phiếu
bằng trái phiếu Chính phủ) Chính phủ.

Kết cấu và nội dung TK171: Kết cấu và nội dung TK171:

Bên Nợ: Giá trị trái phiếu Chính phủ mua Bên Nợ:. Giá mua trái phiếu Chính phủ
lại khi hết hạn hợp đồng. khi hợp đồng có hiệu lực.

Bên Có: Giá bán trái phiếu Chính phủ khi Phân bổ số chênh lệch giữa giá bán lại và
hợp đồng có hiệu lực. giá mua trái phiếu Chính phủ theo hợp
đồng.
Phân bổ số chênh lệch giữa giá bán và giá
mua lại trái phiếu Chính phủ theo hợp Bên Có: Giá bán lại trái phiếu Chính phủ
đồng. khi hết hạn hợp đồng

Số dư bên Có: Giá trị trái phiếu Chính Số dư bên Nợ: Giá trị trái phiếu Chính
phủ của bên Bán khi chưa kết thúc thời phủ của bên Mua khi chưa kết thúc thời
hạn hợp đồng mua bán lại. hạn hợp đồng mua bán lại.
Ghi nhận các giao dịch liên quan: xem Ghi nhận các giao dịch liên quan: xem
mục 3.1 – điều 33 – Thông tư 200 mục 3.2 – điều 33 – Thông tư 200

Sau đây minh họa ví dụ và xử lý kế toán giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ:

Minh họa: Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ (repo)
Công ty cổ phần A và công ty cổ phần B đều lập báo cáo tài chính giữa niên độ, năm tài
chính theo năm dương lịch. Đầu tháng 9 năm N có tình hình liên quan repo trái phiếu
chính phủ giữa 2 công ty như sau:
Công ty A có một số vốn nhàn rỗi trong tài khoản TGNH là 500 triệu đồng. Công ty B có
nhu cầu vay 500 triệu đồng cho hoạt động kinh doanh trong 6 tháng
Công ty B quyết định sử dụng một "Repo” để vay của Công ty A bằng cách ký hợp đồng
Repo:
- Công ty B: là bên bán và mua lại nghĩa là chuyển giao quyền sở hữu trái phiếu chính
phủ mà Công ty B đang nắm giữ cho Công ty A và cam kết sẽ mua lại cũng như nhận lại
quyền sở hữu trái phiếu chính phủ đó sau một thời gian xác định.
- Công ty A: là bên mua và bán lại trái phiếu chính phủ cho Công ty B sau một thời gian
xác định.
- Thông tin về trái phiếu chính phủ: số lượng 5.200 trái phiếu, mệnh giá 100.000 đ/trái
phiếu, thời hạn 5 năm, đáo hạn 31/12/N+3, lãi suất định kỳ (coupon) 8%/năm, nhận lãi
hằng năm vào ngày 31/12.
- Thời hạn và giá giao dịch hợp đồng Repo:
+ Thời hạn repo: 6 tháng; giao dịch lần 1 (công ty A: mua; công ty B: bán) vào ngày
1/9/N, giao dịch lần 2 (công ty A: bán; công ty B: mua) vào ngày 28/2/N+1. Trong thời
hạn hợp đồng repo vào ngày 31/12/N công ty A có trách nhiệm nhận hộ coupon năm N
của số lượng trái phiếu chính phủ repo và có nghĩa vụ chuyển trả ngay cho Công ty B.
+ Giá giao dịch lần 1 là 500 triệu đồng; Giá giao dịch lần 2 là 522,5 triệu đồng.
Giả sử: Tất cả các giao dịch đều được thực hiện bằng chuyển khoản. Chênh lệch giữa giá
giao dịch lần 1 và lần 2 được phân bổ theo phương pháp đường thẳng.
Như vậy, thông qua hợp đồng mua bán lại “Repo” nói trên: thực chất Công ty A cho
Công ty B vay ngắn hạn (6 tháng) một khoản tiền 500 triệu đồng, lãi Công ty B trả cho
Công ty A chính là khoản chênh lệch giữa giá bán lại trái phiếu chính phủ cho Công ty B
sau đó 6 tháng và giá mua trái phiếu chính phủ lúc đầu là (522,5 - 500 = 22,5 triệu đồng).
Hay nói cách khác Công ty A là đơn vị cho vay và Công ty B là đơn vị đi vay, thời hạn 6
tháng, nợ gốc là 500 triệu đồng và lãi vay là 22,5 triệu đồng.
Các bút toán trong quý 3/N, quý 4/N và quý 1/N+1 ở công ty A và công ty B như sau:
(đơn vị tính: triệu đồng)
Công ty A Công ty B
Quý 3/N: Quý 3/N:
Ngày 1/9: giao dịch lần 1: mua TP Ngày 1/9: giao dịch lần 1: bán TP
Nợ TK 171: 500 Nợ TK 112: 500
Có 112: 500 Có 171: 500
Cuối quý: ghi nhận lãi đầu tư Cuối quý: ghi nhận lãi vay hợp đồng repo
Nợ TK 11: 3,75 Nợ TK 635: 3,73
Có Tk 515: 3,75 (= 22,5/6) Có TK 171: 3,75
Đồng thời ghi nhận lãi phải thu dồn tích
quý này của số trái phiếu chính phủ:
Nợ TK 1388
Như vậy thông tin về giá trị repo trái Có TK 515: (520 x 8%)/4 quý = 10,4
phiếu chính phủ trên bảng cân đối kế Như vậy thông tin về giá trị repo trái
toán – Ngày 30/9/N như sau: phiếu chính phủ trên bảng cân đối kế toán
– Ngày 30/9/N như sau:
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN Số cuối C. NỢ PHẢI TRẢ Số cuối quý
quý
V. Tài sản ngắn hạn I, Nợ ngắn hạn
khác
Giao dịch mua bán lại trái 503,73 Giao dịch mua bán lại trái 503,75
phiếu Chính phủ phiếu Chính phủ

Công ty A Công ty B
Quý 4/N Quý 4/N
Cuối quý: ghi nhận lãi đầu tư Cuối quý: ghi nhận lãi vay hợp đồng
Nợ TK 171: 3,75 x 3 = 11,25 repo
Có TK 515: 11,25 Nợ TK 635: 3,75 x 3 = 11,5
Ngày 31/12/N nhận hộ B coupon năm Có TK 171: 11,5
Nợ TK 112: 520 x 8% = 41,6 Ngày 31/12/N nhận coupon năm N từ
Có TK 3388(B)/Có TK 112: 41,6 công ty A đã nhận hộ
Như vậy thông tin về giá trị repo trái Nợ TK 112: 520 x 8% = 41,6
phiếu chính phỉ trêb báo cáo tình hình tài Có TK 1388: 31,2 9 (lãi quý 1,2,3)
chính – Ngày 31/12/N như sau: Có TK 515: 10,4 (lãi quý 4)
Như vậy thông tin về giá trị repo trái
phiếu chính phỉ trêb báo cáo tình hình tài
chính – Ngày 31/12/N như sau:
A, TÀI SẢN NGẮN HẠN Số cuối C, NỢ PHẢI TRẢ Số cuối
năm năm
V, Tài sản ngắn hạn khác I, Nợ ngắn hạn
Giao dịch mua bán lại trái 515 Giao dịch mua bán lại trái 515
phiếu Chính phủ phiếu Chính phủ

Công ty A Công ty B
Quý 1/N+1 Quý 1/N+1
Ngày 28/2/N+1: Kết thúc hợp đồng repo, Ngày 28/2/N+1: Kết thúc hợp đồng repo,
phân bổ lãi đầu tư kỳ cuối và thu tiền phân bổ lãi vay kỳ cuối và chi tiền mua
bán lại trái phiếu – thực hiện giao dịch lại trái phiếu – thực hiện giao dịch lần 2
lần 2 Nợ TK 171: 3,75 x 2 = 7,5
Nợ TK 171: 3,75 x 2 = 7,5 Có TK 515: 7,5
Có TK 515: 7,5 Nợ TK 112: 522,5
Nợ TK 112: 522,5 Có TK 171: 522,5
Có TK 171: 522,5

CÂU HỎI ÔN TẬP.


1. Theo IFRS 9, tài sản tài chính được chia thành mấy trường hợp? Bạn hãy liệt kê. Tiêu
chí để phân loại tài sản tài chính theo IFRS 9 là gì?
2. Theo IFRS 9 thì trường hợp nào Tài sản tài chính được phân loại: theo giá vốn được
phân bổ? Theo giá trị hợp lý thông qua thập toàn diện khác? Theo giá trị hợp lý thông qua
lãi lỗ?
3. Hãy cho biết sự khác biệt cơ bản giữa IAS/ IFRS và VAS đối với kế toán hoạt động
đầu tư tài chính.
Những câu hỏi tiếp theo được áp dụng trong môi trường pháp luật tại Việt Nam (VAS-
TT200)
4. Văn bản pháp lý nào tại Việt Nam chi phối chủ yếu đến kế toán hoạt động đầu tư tài
chính?
5. Khoản đầu tư vào chứng khoán (gồm chứng khoán nợ và chứng khoán vốn) mà nhà
đầu tư không có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách tài chính và hoạt động của bên nhận
vốn thường được phân loại thành những trường hợp nào?
6. Phân loại Khoản đầu tư vào chứng khoán nợ/ chứng khoán vốn?
7. Khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác được phân loại thành những trường hợp nào?
Cơ sở phân loại là gì?
8. Giá trọ khoản đầu tư được xác định như thế nào tại thời điểm ghi nhận ban đầu và thời
điểm trình bày trên Báo cáo tài chính?
9. Khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản khi đem góp vốn được kế toán ghi nhận như
thế nào? Khoản tiền lãi phát sinh trong quá trình đầu tư sẽ được xử lý như thế nào?
10. Phân biệt lãi đầu tư dồn tích, lãi đầu tư nhận trước và lãi đầu tư phải thu dồn tích.
11. Giao dịch bán khoản đầu tư sẽ ảnh hưởng thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính
như thế nào?
12. Doanh nghiệp lập dự phòng tốn thất chứng khoán kinh doanh/ lập dự phòng tổn thất
khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác trong trường hợp nào? Phương pháp lập?
13. Trường hợp khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn không thu hồi được, kế toán xử
lý như thế nào?
14. Trường hợp nào doanh nghiệp phải áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu để kế toán
cho các khoản đầu tư góp vốn? Nội dung phương pháp vốn chủ sở hữu? So sánh với
phương pháp giá gốc.
15. Chứng khoán kinh doanh; Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn; Đầu tư vốn vào đơn vị
khác được phân loại thuộc khoản mục nào trên Báo cáo tình hình tài chính? Cơ sở phân
loại?
16. Dòng tiền liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính được phân loại như thế nào trên
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ?
Lưu ý: Thông tin cho các Bài tập và Tính huống dưới đây đều cho rằng các doanh nghiệp
theo kế toán Việt Nam, đơn vị tiền tệ kế toán là đồng Việt Nam, áp dụng phương pháp kê
khai thường xuyên hàng tồn kho, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
BÀI TẬP.
BT 16.1 (Phân loại hoạt động đầu tư)
Hãy xác định đặc điểm nào (a,b,c,d) là phù hợp với các khoản đầu tư (1,2,3)

1 Chứng khoán kinh doanh a Tài sản ngắn hạn


2 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn b Tài sản dài hạn
3 Đầu tư vốn vào đơn vị khác c Dòng tiền kinh doanh
d Dòng tiền đầu tư

BT 16.2 (Phân loại hoạt động đầu tư)


Hãy điền số phù hợp (1), (2), (3) tương ứng với mức độ sở hữu vốn vào bảng dưới đây.
Biết (1) 20%-50%; (2) Trên 50%; và (3) Dưới 20%

Nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể, nhưng không kiểm soát chính sách tài
chính và hoạt động bên nhận vốn
Báo cáo tài chính của tập đoàn được kết hợp lại như một thực thể kinh
doanh
Khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó được điều chỉnh
tương ứng sự thay đổi trong vốn của bên nhận vốn
Nhà đầu tư kiểm soát bên nhận vốn
Nhà đầu tư không có ảnh hương đáng kể đến chính sách tài chính và hoạt
động bên nhận vốn
Bên nhận vốn là công ty liên kết của nhà đầu tư
Bên nhận vốn là công ty con của nhà đầu tư
BT 16.3 (Phân loại và xác định giá gốc tài sản đầu tư tài chính)
Công ty M vào đầu tháng 3/N đang nắm giữ một số chứng khoán đầu tư. Thông tin chi
tiết như sau:
Số thứ Nội dung danh mục đầu tư tài chính Mục đích đầu tư
tự
1 4 tờ kỳ phiếu, mệnh giá mỗi tờ 5.000.000đ, mua của Nắm giữ đến
ngân hàng X phát hành theo mệnh giá ngày 1/6/N-1, kỳ đáo hạn
hạn 9 tháng, lãi suất 0,7%/ tháng, lãnh lãi khi đáo hạn.
2 1 tờ trái phiếu kho bạc, kỳ hạn 2 năm, ngày đáo hạn Mục đích
15/3/N, lãi suất 9%/Năm, lãnh lãi trước, mệnh giá thương mại
50.000.000đ, mua lại ngày 10/1/N với giá thanh toán
49.000.000đ
3 5.000 cổ phiếu công ty K, mệnh giá mỗi cổ phiếu Mục đích
10.000đ, mua trực tiếp của công ty K phát hành ngày thương mại
1/3/N-1 với giá phát hành bằng mệnh giá.
4 10 tờ trái phiếu công ty Y, kỳ hạn 2 năm, ngày đáo hạn Nắm giữ đến
20/3/N+1, lãi suất 0,8%/ tháng, lãnh lãi định kỳ hàng đáo hạn
tháng, mệnh giá mỗi tờ 10.000.000đ, do khách hàng trả
nợ ngày 1/5/N-1 với tổng giá thanh toán 99.500.000đ
5 20 tờ trái phiếu công ty T, kỳ hạn 5 năm, ngày đáo hạn Nắm giữ đến
31/5/N+4, lãi suất 10%/Năm, lãnh lãi khi đáo hạn, đáo hạn
mệnh giá mỗi tờ 10.000.000đ, mua trực tiếp của công ty
T phát hành với tổng giá phát hành 199.000.000đ
6 170.000 cổ phiếu công ty H, mệnh giá mỗi cổ phiếu Góp vốn đầu tư
10.000đ, mua trực tiếp của công ty H phát hành ngày (chiến lược)
1/10/N-1 với giá phát hành mỗi cổ phiếu 12.000đ, tổng
số vốn góp của công ty M chiếm 34% tổng số vốn đầu
tư của chủ sở hữu của công ty H
7 540.000 cổ phiếu công ty L, mệnh giá mỗi cổ phiếu Góp vốn đầu tư
10.000đ, chiếm 60% tổng số vốn đầu tư của chủ sở hữu (chiến lược)
của công ty L, mua lại với tổng giá thanh toán là
8.700.000.000đ
Yêu cầu: Căn cứ tình hình trên, hãy xác định số dư đầu tháng 3 của các TK "Đầu tư tài
chính" và chi tiết có liên quan (Số hiệu Tài khoản tổng hợp, Tài khoản/ Số chi tiết - số
tiền tương ứng). Biết tỷ lệ quyền biểu quyết được xác định bằng tỷ lệ vốn góp.
BT 16.4 (Phân loại và ghi nhận đầu tư trái phiếu)
Doanh nghiệp A (có kỷ kế toán quý) - Ngày 01/02/N, chuyển khoản 75.000.000đ mua
trực tiếp trái phiếu theo mệnh giả, thời hạn trái phiếu 2 năm, lãi suất 10%/năm, nhận lãi
sau khi đáo hạn.
Yêu cầu: (1) Thực hiện bút toán ghi số (cho cả kỳ kế toán Quý 1/N) khi mua trái phiếu
tương ứng với các trường hợp sau:
i.Trái phiếu mua để bán lại trong tương lai gần.
ii. Trái phiếu mua để nắm giữ đến ngày đáo hạn.
(2) Lập lại yêu cầu 1 nhưng lãi trái phiếu nhận trước 1 lần ngay khi mua.
BT 16.5 (Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn)
Ngày 01/01/N, Doanh nghiệp (có kỳ kế toán theo năm, kết thúc 31/12) chuyển khoản
50.000.000đ mua trái phiếu theo mệnh giá, kỳ hạn 3 năm, lãi suất 10%/năm, năm giữ đến
ngày đáo hạn. Lãi trái phiếu được thanh toán định kỳ vào ngày 01/01 và 01/07 hàng năm
bằng chuyển khoản. Kỳ lãnh lãi đầu tiên ngày 01/07/N.

Yêu cầu: (1) Thực hiện bút toán ghi số thông tin trên liên quan năm tài chính N
(2) Thực hiện bút toán ghi số khi nhận lãi trái phiếu lần hai (ngày 01/01/N+1]
BT 16.6 (Đầu tư chứng khoán kinh doanh)
Tại một Doanh nghiệp (DN) có tình hình đầu tư chứng khoán kinh doanh như sau: - Số dư
30/11/N: TK 121: 45.000.000₫ (TK 1211: 30,000,000₫ cổ phiếu của công ty cổ phần A:
TK 1212: 15.000.000₫ – 10 tờ kỳ phiếu NH Sao Mai, mệnh giá 1.500.000 đ/tờ, thời hạn 6
tháng. Hải suất 0,75%/ tháng, thu lãi định kỳ hàng tháng);
- TK 2291: 1.000.000đ (dự phòng giảm giá cổ phiếu công ty cổ phần A)
Trong tháng 12/N phát sinh một số nghiệp vụ:
1. Ngày 2/12 chỉ TGNH 5.000.000₫ mua tín phiếu Kho bạc TP, phát hành thời hạn 12
tháng lãi suất 0,8%/tháng, thu lãi một lần khi đáo hạn.
2. Ngày 15/12 chi tiền mặt 9.300.000đ mua lại một số kỳ phiếu mệnh giá 10.000.000₫
thời hạn 12 tháng lãi suất 10%/năm, lãnh lãi trước một lần ngay khi mua kỳ phiếu. Đến
ngày 15 tháng 6 năm sau số kỷ phiếu này đáo hạn. Chi tiền mặt thanh toán cho người môi
giới 50.000đ.
3. Ngày 22/12 bán một số cổ phiếu công ty cổ phần A có giá gốc 10.000.000d với giá bán
12.000.000đ- đồng thời yêu cầu bên mua chuyển khoản số tiền này vào TK tiên gửi của
công ty H để DN trả nợ tiền hàng. Chi tiền mặt thanh toán cho người môi giới 50.0004.
4. Ngày 25/12 hạn thu nợ đối với khách hàng B đã trễ, khách hàng B đề nghị thanh toán
số nợ 70.000.000₫ bằng một số công trái có mệnh giá 50.000.000₫, thời hạn 5 năm, lãi
suất 10%/năm, lãnh lãi một lần khi đáo hạn, cho biết số công trái này đã có hiệu lực 4
năm. DN đã đồng ý thu hồi nợ theo giải pháp trên.
5. Ngày 28/12 NH Sao Mai chuyển tiền lãi tháng này của 10 tờ kỳ phiếu vào TK tiền gửi
ở Ngân hàng.
6. Ngày 31/12 DN xác định mức giảm giá số cổ phiếu công ty cổ phần A mà DN đang
nắm giữ là 800.000₫.
Yêu cầu: Tính toán và ghi số tình hình trên. Riêng nghiệp vụ 4 ghi nhận thông tin ở công
ty B, biết công ty B đã mua số công trái này trực tiếp ở đơn vị phát hành (B nắm giữ đến
đảo hạn) và đã ghi nhận lãi phải thu dồn tích trong 4 năm đầu tư.
BT 16.7 (Đầu tư cổ phiếu)
Doanh nghiệp T tỉnh thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, có tài liệu về tình hình
đầu tư vào công ty A như sau:
- Đầu năm N, bắt đầu đầu tư vào công ty A.
- Trong năm N có phát sinh các nghiệp vụ sau:
1. Chi tiền mặt mua 480.000 cổ phiếu, giá mua 12.000 đ/cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đ/cổ
phiếu; chi phí môi giới, giao dịch bằng tiền tạm ứng 24.960.000₫, (tỷ lệ quyền biểu quyết
của DN trong công ty A tỉnh đến thời điểm này là 24%).
2. Nhượng lại 100.000 cổ phiếu mua ở nghiệp vụ 1 với giá bán 18.000 đ/ cổ phiếu, DN
đã thu đủ bằng tiền mặt. Chi phí môi giới, giao dịch phải trả 0,5% giá bán, (tỷ lệ quyền
biểu quyết của DN trong công ty A tính đến thời điểm này là 19%).
3. Mua thêm 640.000 cổ phiếu công ty A, giá mua 15.000 đ/cổ phiếu, mệnh giá 10.000
đ/cổ phiếu; chi phí môi giới, giao dịch 36.000.0004; tất cả được thanh toán bằng tiền gửi
ngân hàng (tỷ lệ quyền biểu quyết của DN trong công ty A tỉnh đến thời điểm này là
51%).
4. Nhận thông báo của công ty A về cổ tức được chia 30.000.000d.
Yêu cầu: Tính toán, định khoản tình hình trên.
BT 16.8 (Đầu tư cổ phiếu)
Tại công ty cổ phần truyền thông Quốc Tế, trong tháng 12/N có các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính như sau:
1. Ngày 2/12, để đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình, công ty đã mua 2.000 cổ
phiếu của công ty cổ phần Nam Việt (ANV), giá mua 30.000 đ/cp. Mua 1.000 cổ phiếu
của công ty cổ phần Đầu tư – Công nghiệp Tân Tạo (ITA), giá mua 42.000 đ/cp. Chi phí
môi giới 1% cho mỗi giao dịch thành công. Toàn bộ giao dịch đã được thanh toán bằng
tiền gửi ngân hàng. Biết rằng công ty mua số chứng khoán này nhằm mục đích bán lại
trong tương lai gần.
2. Ngày 6/12, mua một số cổ phiếu có tỷ lệ quyền biểu quyết 25% tại công ty cổ
phần Nam Long (số lượng 900.000 cổ phiếu, giá mua 25.000 đ/cp). Đã thanh toán bằng
tiền gửi ngân hàng.
3. Ngày 25/12, bán bớt 200.000 cổ phiếu của công ty Nam Long, giá bán 32.000
đ/cp, thu bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí giao dịch 500.000đ, trả bằng tiền gửi ngân
hàng. Sau khi bán bớt số cổ phiếu này tỷ lệ quyền biểu quyết của công ty giảm còn 18%.
Số cổ phiếu còn lại công ty quyết định đầu tư dài hạn hưởng cổ tức.
4. Vào cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp xem xét lại giá trị của số cổ phiếu mua
ngày 2/12 và quyết định lập dự phòng 2.000 đ/cp. Các cổ phiếu khác có giá trị không đổi.
Yêu cầu:
Tính toán, định khoản tình hình trên.
BT 16.9 (Đầu tư cho vay)
Một doanh nghiệp thương mại có vốn tạm thời nhận rồi cho vay.
Số dư đầu tháng 1/N:
TK 1283 (Hải Hà): 300.000,000đ (cho công ty Hải Hà vay-lãi suất 1%/tháng-thu lãi định
kỳ hàng tháng-Khế ước vay số 03/N-1. Tài sản thế chấp là một xe TOYOTA CAMRY trị
giá 450.000.000₫)
TK 1283 (Lam Sơn): 200,000.000đ (cho công ty Lam Sơn vay – Lãi suất 1,2%/tháng thời
hạn vay 3 tháng thu lại một lần khi đáo hạn - không có tài sản thế chấp- Khế ước vay số
05/N-1).
Trong tháng 1/N có tình hình cho vay vốn và thu hồi vốn cho vay như sau:
1. Ngày 5/1 chuyển khoản cho công ty Thanh Bình vay 20.000 USD. Tỷ giá ghi số kế
toán khi xuất ngoại tệ 22.700 VND/USD. TGGD ngày 5/1 lần lượt tỷ giá mua/ bán là:
22.750/ 23.000VND/USD. Khế ước vay số 01/N, thời hạn thanh toán 6 tháng lãi suất
0,5%/ tháng Tài sản thế chấp gồm một lỗ hàng trị giá 520.000.000đ. DN đã niêm phong
số hàng trên tại kho của công ty Thanh Bình.
2. Ngày 15/1 đến hạn thanh toán khế ước vay số 03/N-1, nhưng công ty Hải Hà không
có khả năng thanh toán nên đồng ý để DN phát mãi xe TOYOTA đã thế chấp với giá
550.000.000đ (giá bán chưa có thuế 500.000.000đ, thuế GTGT 50.000.000đ).
Người mua thanh toán bằng chuyển khoản vào tài khoản của DN tại ngân hàng. DN
đã nhận được số phụ ngân hàng. DN thanh toán số còn lại cho công ty Hải Hà bằng
tiền mặt sau khi thu hồi đủ vốn, tiền lãi kỳ cuối và khoản phạt vi phạm khế ước vay
1.500.000đ.
3. Ngày 25/1 đáo hạn khế ước vay số 05/N-1, công ty Lam Sơn mang tiền mặt đến
làm thủ tục đảo hạn và đề nghị vay lại theo khế ước mới. DN dùng tiền vốn và lãi khế ước
05/N-1 tiếp tục cho công ty Lam Sơn vay theo khế ước mới số 02/N, thời hạn 6 tháng lãi
suất 1,2%/tháng, thu lãi hàng tháng.
Yêu cầu: Tính toán, định khoản tỉnh hình trên
BT 16.10 (Đầu tư tài chính)
Công ty M có số dư đầu tháng 3/N của các TK 1211, 1212, 1282, 221, 222 theo Bài BT
16.3. Trong tháng 3 có tài liệu sau:
1. Ngày 1/3 đáo hạn thanh toán bốn tờ kỳ phiếu ngân hàng X, đã nhận vốn và lãi
chuyển toàn bộ vào tài khoản tiền gửi kỳ hạn 3 tháng lãi suất 0,7%/ tháng.
2. Ngày 2/3 bán lại 10 tờ trái phiếu công ty T đã thu vào tài khoản tiền gửi không kỳ
hạn tổng số thanh toán 110.000.000₫
3. Ngày 2/3 dùng tờ trái phiếu kho bạc để trả nợ người bán A với giá thanh toán
48.500.000d.
4. Ngày 20/3 nhận lãi trái phiếu công ty Y bằng tiền mặt
5. Ngày 28/3 chuyển tiền gửi không kỳ hạn mua thêm 85.000 cổ phiếu công ty H tổng
giá thanh toán 1.300.000.000đ. Tổng số vốn góp của công ty M lúc này chiếm 51% tổng
số vốn đầu tư của chủ sở hữu của công ty H
6. Ngày 30/3 bán 180.000 cổ phiếu công ty L thu tiền mặt 2.700.000.000₫ Tổng số
vốn góp của công ty M lúc này chiếm 40% tổng số vốn đầu tư của chủ sở hữu của công ty
L.
7. Ngày 31/3 nhận thông báo đồng thời nhận cổ tức năm N-1 của công ty H chia bằng
tiền mặt 2.000đ/cổ phiếu.
Yêu cầu: Tính toán, định khoản tình hình trên.
Tài liệu bổ sung
- Công ty M có ghi nhận lại phải thu dồn tích đối với trái phiếu nhận lãi sau mua
trực tiếp ở đơn vị phát hành.
- Trong giá mua cổ phiếu công ty H ở nghiệp vụ 5 có bao gồm lãi dồn tích,
BT 16.11 (Đầu tư tài chính)
Công ty Q (niên độ kế toán là năm dương lịch, không lập báo cáo tài chính giữa niên độ)
tính giá xuất chứng khoản đầu tư theo phương pháp binh quân gia quyền, có tình hình đầu
tư chứng khoán như sau:
Số dư đầu năm N của một số TK:
TK 1211 (T): 242.000.000₫ (10.000 cổ phiếu thường, mệnh giá 10.000 đ/CP)
TK 2291: 8.000.000 ₫
Phát sinh trong năm N:
1. Ngày 1/3/N chi tiền mặt mua trực tiếp 200 trái phiếu của công ty TF phát hành,
mệnh giá 1.000.000 đ/TP, giá phát hành 980.000 đ/TP kỳ hạn 5 năm, lãi suất 12 %/năm,
lãnh lãi khi đáo hạn (năm giữ đến đáo hạn).
2. Ngày 1/7/N nhận thông báo đồng thời nhận cổ tức từ công ty T bằng tiền mặt theo tỷ
lệ 10% mệnh giá và bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 10:1.
3. Bản 6.000 cổ phiếu công ty T giá bán 25.000 đ/cổ phiếu, đã thu bằng chuyển khoản.
Chi phí môi giới bằng tiền tạm ứng 2% giá bán.
4. Cuối năm N
- Ghi nhận lãi đầu tư phải thu dồn tích (trái phiếu TF).
- Xem xét khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, biết thị giá cổ phiếu
T ngày 31/12/N là 20.000 đ/cổ phiếu).
Yêu cầu:
Tính toán, định khoản tình hình trên.
BT 16.12 (Đầu tư tài chính)

Số dư đầu 12/N của TK 228(2281): 700.000.000d (10.000 cổ phần công ty A-


100.000.000₫ 40.000 cổ phần công ty Z - 600.000.0004); TK 121 (1212): 50.000,000₫
(50 tờ kỳ phiếu ngân hàng B, mệnh giá mỗi tờ 1.000.0004, thời hạn 6 tháng, thu lãi định
kỳ hàng tháng lại suất 0,9%/ tháng). TK 229:01
Trong tháng 12/N có một số nghiệp vụ liên quan đến tình hình đầu tư tài chính như sau:
1. Ngày 01/12 doanh nghiệp chuyển khoản mua kỳ phiếu 12 tháng do Ngân hàng Nông
nghiệp phát hành với giá phát hành bằng mệnh giá 10.000.000đ, lãi suất 9%/12 tháng thu
lãi một lần ngay khi mua, mục đích thương mại.
2. Ngày 15/12 doanh nghiệp mua lại một số công trái trong dân nắm giữ đến đáo hạn,
chỉ trả ngay bằng tiền mặt 22.500.000₫ Số công trải này có mệnh giá 25.000.000đ, thời
hạn thanh toán 5 năm, lãi suất 50%/ 5 năm, phát hành tháng 07/N.
3. Ngày 16/12 nhận được thông báo của công ty A về số li được chia 9 tháng đầu năm
N tương ứng với 10.000 cổ phần công ty đang nắm giữ là 12.000.0004. Hai ngày sau DN
đã thực nhận được số lãi trên bằng tiền mặt
4. Ngày 20/12 bán 10.000 cổ phần công ty A cho doanh nghiệp X với giá 102.000.000₫
và yêu cầu DNX chuyển khoản số tiền trên vào Kho bạc Nhà nước để thanh toán tiền DN
mua trái phiếu kho bạc, mục đích thương mại với mệnh giá tương ứng (thời hạn 1 năm lãi
suất 10%/ năm- thu lãi một lần khi đáo hạn- mua và nhận trái phiếu ngày 20/12). Chi phí
trả cho người môi giới để bán có phiếu cho DN.X đã chỉ bằng tiền mặt 1.500.000₫
5. Ngày 22/12 nhận được số phụ ngân hàng B báo đã chuyển lãi định kỳ 12/N của 50 tờ
kỳ phiếu DN đang nắm giữ vào tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại ngân hàng.
6. Ngày 30/12 đến thời hạn thu nợ khách hàng C số tiền 180.000.000đ. Khách hàng C
không có khả năng thanh toán bằng tiền, nên đề nghị thanh toán số tiền trên bằng một số
kỳ phiếu ngân hàng 12 tháng có mệnh giá 200.000.000đ, lãi suất 11,4%/ 12 tháng nhận lãi
trước, số kỳ phiếu này phát hành 01/11/N. DN đồng ý và tiến hành giải pháp thu nợ trên.
Doanh nghiệp năm giữ kỳ phiếu với mục đích thương mại.
7. Thị giá cổ phần công ty 7 đang giảm sút. Ngày 31/12, căn cứ vào các bằng chứng
xác thực, Hội đồng do DN lập thẩm định mức giảm giá chứng khoán đã xác định thị giá
có phần công ty Z là 14.000 đ/CP. DN lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính.
Yêu cầu: - Tính toán và định khoản tình hình trên.
- Định khoản nghiệp vụ 6 ở công ty C, biết công ty C đã mua số kỳ phiếu này trực
tiếp ở đơn vị phát hành và có kỳ kế toán là tháng

BT 16.13 (Đầu tư tài chính)


Tại một công ty cổ phần ABC có tình hình đầu tư tài chính như sau:
1. Ngày 31/12/N căn cứ vào giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán, xác
định mức giảm giá so với giá gốc của các loại cổ phiếu đầu tư (mục đích thương mại)
công ty đang nắm giữ là 28.000.000₫. Kế toán lập dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư
ngắn hạn cuối niên độ năm N. Thời điểm trước khi lập dự phòng, số dư TK 2291: 0.
2. Tháng 7/N+1, chuyển nhượng một số cổ phiếu (mục đích thương mại) đã đầu tư
tháng 10/N. thu bằng tiền mặt 28.000.000đ, giá gốc 30.000.000đ (đã lập dự phòng
3.000.000 ₫).
3. Tháng 9/N+1, công ty chỉ tiền mặt 9.400.000đ mua lại 1 số kỷ phiếu ngân hàng
(mục đích thương mại), có mệnh giá 10.000.000đ, còn 6 tháng nữa đảo hạn, lãi suất
10%/năm; lãnh lại 1 lần khi ngân hàng phát hành.
4. Ngày 1/10/N+1, chuyển khoản mua trái phiếu, thông tin trái phiếu: mệnh giá
50.000.000₫, giá mua 51.000.000₫ (do công ty A đã phát hành ngày 1/7/N-3, thời
hạn 5 năm, lãi 10%/năm, lãnh lãi định kỳ 6 tháng/lần vào ngày 30/6 và 31/12 hằng
năm). Công ty nắm giữ trái phiếu đến đáo hạn.
5. Ngày 31/12/N+1, nhận lãi định kỳ trái phiếu công ty A bằng tiền mặt.
6. Ngày 31/12/N+1, căn cứ thông tin về cổ phiếu thương mại công ty đang nằm giữ như
sau:
Tên cổ Số lượng Đơn giá gốc Đơn giá đóng Mức dự phòng Ghi chú
phiếu (CP) (đ/CP) cửa (HoSE) cần lập
31/12/N+1
X 10.000 20.000 19.000
Y 7.000 30.000 30.200
Cộng
Kế toán so sánh với số liệu trên số để ghi nhận bút toán hợp lý theo quy định.
Yêu cầu: Tính toán và định khoản tình hình trên.
BT 16.14 (Đầu tư vốn vào đơn vị khác – hình thức: góp vốn / mua lại phần vốn góp
từ đơn vị khác)
Công ty Nguyên Sa, kỳ kế toán theo quý, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên, tính thuế GTGT khấu trừ. Trong Quý 4/N có tình hình sau:
Trích số dư ngày 1/10/N của một số tài khoản:
Số tổng Sổ chi tiết Giá trị sổ Nội dung đầu tư
hợp sách
TK 221 TK 221- Công 15 tỷ đồng, Nắm giữ 300.000 cổ phiếu thường trong
ty Mai Lai 50.000 tổng số 400.000 cổ phiếu thường đã phát
đồng/CP hành của công ty Mai Lan, là CP niêm
yết)
TK 222 TK 222- Cty 5 tỷ đồng Đồng kiểm soát, tỷ lệ lợi ích của Cty
Liên doanh Việt Nguyên Sa trong Liên doanh Việt Nhật
Nhật là 25%.
TK 222- Cty 3 tỷ đồng, Nắm giữ 30.000 cổ phiếu thường trơng
Liên kết Khánh 100.000 tổng số 100.000 cổ phiếu thường đã phát
Linh đồng/CP hành của công ty Khánh Linh, lad P
niêm yết
TK 228 TK 2281- Cty 200 triệu Nắm giữ 10.000 cổ phiếu thường trong
Long Nhật đồng, tổng số 200.000 cổ phiếu thường đã phát
20.000 hành của công ty Long Nhật, là CP niêm
đồng/CP yết
TK 229 TK 2292 300 triệu Dự phòng tổn thất cho 300.000 cổ phiếu
đồng của công ty Mai Lan

Trong quý 4/N trích các giao dịch sau:


1. Ngày 5/10, Công ty Nguyên Sa mua trực tiếp 150.000 CP thường (tương ứng 30% số
có phiếu thường) của công ty CP Sơn Nguyễn (công ty niêm yết) và đã góp vốn cho công
ty Sơn Nguyễn băng chuyển khoản: 750 triệu đồng; bằng lô vật liệu xuất kho theo giá
thỏa thuận 500 triệu đồng (Trị giá vật liệu xuất kho là 520 triệu đồng); bằng TSCĐ hữu
hình theo giá thỏa thuận: 1 tỷ đồng (TSCĐ hữu hình có nguyên giá 1,2 tỷ đồng giá trị hao
mòn lũy kế là 300 triệu đồng)
2. Giấy báo Có ngân hàng ngày 7/10 về tiền chuyển nhượng 15.000 CP thường của
công ty Khánh Linh, giá bán mỗi CP là 90.000 đồng/CP, chi phí môi giới bán cổ phiếu 2
triệu đồng đã chi bằng tiền mặt. (Như vậy còn năm giữ 15.000 cổ phiếu thường trong tổng
số 100.000 cổ phiếu thường đã phát hành của công ty Khánh Linh
3. Ngày 2/11, công ty Nguyên Sa mua lại 800.000 CP thường (trong số 1.000.000 số cổ
phiếu thường của công ty Ánh Sao đang lưu hành – công ty niêm yết) từ phía có đông của
công ty Ánh Sao. Các khoản thanh toán cho cổ đông của công ty Ánh Sao như sau: Thanh
toán bằng chuyển khoản ngày 2/11: 30 tỷ đồng.
- TSCĐ hữu hình có nguyên giá 800 triệu đồng giá trị hao mòn lũy kế 100 triệu đồng
- Hàng hóa xuất kho trị giá 410 triệu đồng
Biết: + Giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình chưa thuế GTGT: 600 triệu đồng, thuế GTGT
10%. + Giá trị hợp lý của hàng hóa chưa thuế GTGT 400 triệu đồng thuế GTGT 10%
4. Ngày 25/11, công ty Nguyên Sa mua thêm 30.000 cổ phiếu thường của Công ty
Long Nhật từ phía cổ đông của Công ty Long Nhật (số cổ phiếu đang lưu hành của Công
ty Long Nhật không thay đổi). Các khoản thanh toán cho cổ đông Công ty Long Nhật
gồm:
- Thanh toán bằng chuyển khoản: 370 triệu đồng
- Hàng hóa có trị giá xuất kho 305 triệu đồng
- Giá trị hợp lý của hàng hóa chưa có thuế GTGT 300 triệu đồng, thuế GTGT 10%
5. Xử lý dự phòng tổn thất đầu tư vào công ty Mai Lan biết mức dự phòng tổn thất do
công ty con Mai Lan bị lỗ dẫn đến công ty Nguyên Sa có khả năng mất vốn tính đến ngày
31/12/N là 100 triệu đồng.
Yêu cầu: Tính toán và định khoản tình hình trên.
BT 16.15 (Đầu tư liên doanh)
Doanh nghiệp thương mại kinh doanh hàng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
thuế, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên; Hàng hoá xuất kho
và ngoại tệ, vàng xuất quỹ tính giá theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn.
Số dư đầu tháng 1/N của các tài khoản:
TK 1121: 812.500.000đ
TK 1122: 907.500.000đ (40.000 USD)
TK 222: 254.000.000đ (công ty Nam Hà)
TK 156: 467.500.000đ (85 máy lạnh TOSHIBA THP)
Các TK khác có số dư giả định.
Trong tháng 1/N có tình hình sau:
1. Ngày 15/1 doanh nghiệp góp vốn liên doanh với công ty Bị thành lập cơ sở kinh
doanh XXX đồng kiểm soát với tỷ lệ vốn góp DN 40%, công ty Bị 60%, thời hạn 20 năm,
bằng 40.000 USD (chuyển qua ngân hàng), 50 máy lạnh TOSHIBA 1HP và một miếng
đất Nhà nước cấp cho DN để góp liên doanh. Theo đánh giá của Hội đồng các bên liên
doanh thì tổng số vốn góp của doanh nghiệp là: 1.500.000.000₫ (vốn góp bằng ngoại tệ
910.000.000₫, bằng hàng hoá 300.000.000₫, đất đai: 290.000.000đ). Chi phí vận chuyển
máy lạnh chi trả bằng tiền mặt 200.000₫ DN chịu.
2. Ngày 20/1 nhận được thông báo của công ty Nam Hà về lãi liên doanh được chia
năm N-12 30.000.000₫
3. Ngày 30/1 kết thúc hợp đồng liên doanh 5 năm vào công ty Nam Hà, doanh nghiệp
nhận lại số vốn trước đây đã góp và tiền lãi liên doanh năm N-1 gồm : một dây chuyền 20
máy may công nghiệp Singer (về lắp đặt tại phân xưởng) với giá Hội đồng liên doanh xác
định vào thời điểm hoàn vốn là 203.200.000đ (số máy may này có giá trên số kế toán
trước thời điểm góp vốn: Nguyễn giá 280.000.000₫, GTHM 20.000.000₫ và giá xác định
lúc góp vốn 254.000.000đ), số vốn góp còn lại và tiền lãi liên doanh năm N-1 doanh
nghiệp nhận bằng tiền mặt.
Yêu cầu: Tính toán, định khoản tình hình trên.
BT 16.16 (Đầu tư liên doanh)
Trong tháng 11, phòng kế toán Công ty A có tài liệu về đầu tư tài chính:
1. Theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức tài sản đồng kiếm soát với công
ty H, công ty A mua trả góp một thiết bị sấy với giá chưa thuế trả ngay là 100 triệu đồng
thuế GTGT 10%. Chi tiền mặt trả lần đầu ngay khi nhận tài sản là 10 triệu đồng. số còn
lại trả dần trong 18 tháng bắt đầu từ tháng sau. (cho biết lãi trả góp là 15 triệu đồng - được
phân bố đều theo thời hạn trả góp). Cuối tháng đã đưa thiết bị sấy vào hoạt động liên
doanh.
2. Theo Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm
soát (công ty M), công ty A góp vốn với tỷ lệ 40%, bao gồm:
- Một thiết bị (có nguyên giá 200 triệu đồng khấu hao lũy kế đến thời điểm góp vốn là 20
triệu đồng), vốn góp được tính 190 triệu đồng.
- Xuất kho một lô hàng hoa có giá gốc là 150 triệu đồng và được tính vốn góp là 155 triệu
đồng.
- Chi phí vận chuyển tài sản góp vốn công ty A chịu, đã thành toán bằng tiền tạm ứng là
110.000 đồng (gồm thuế GTGT 10%).
3. Công ty A bán cho công ty M (cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát) một TSCĐ hữu
hình có nguyên giá 300 triệu đồng khấu hao luỹ kế đến thời điểm bán là 50 triệu đồng giá
bán chưa thuế là 260 triệu đồng thuế GTGT 10% chưa thu tiền
4. Công ty A mua vật liệu nhập kho chưa trả tiền tử công ty N (cơ sở kinh doanh đồng
kiểm soát) giá mua chưa thuế 10 triệu đồng thuế GTGT 5%.
Yêu cầu: Tính toán, định khoản tình hình trên
BT 16.17 (Đầu tư liên doanh)
Ba công ty AM, công ty BM và công ty CM tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
thuế, liên doanh thành lập một cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát ABC hoạt động liên
doanh có thời hạn là 5 năm, bắt đầu từ ngày 1/1/N-1
Công ty ABC có số dư đầu tháng 1/N của TK 4111: 900.000.000đ, chi tiết 4111AM:
162.000.0008, 4111.BM: 270.000.0004, 4111. CM: 468.000.0004.
Trong năm N có tài liệu sau:
1. Công ty AM chuyển tiền gửi không kỳ hạn góp vốn bổ sung vào công ty ABC
40.000.000₫ và trả phí ngân hàng 44.000đ (trong đó thuế GTGT 10%).
2. Công ty BM xuất kho hàng hóa góp vốn bổ sung vào công ty ABC, trị giá hàng xuất
kho 19.000.000₫ trị giá hàng hóa do các bên tham gia liên doanh đánh giá 20.000.000đ,
chi phí vận chuyển hàng đem góp bằng tiền tạm ứng công ty BM chịu 210.000đ (trong đó
thuế GTGT 5%). Công ty ABC đã nhập kho số hàng này.
3. Công ty CM chuyển nhượng cho Công ty AM 10% vốn CM đang góp vào ABC,
công ty AM đã vay dài hạn để trả công ty CM theo giá thanh toán 50.000.000d (công ty
CM đã thu được tiền vào TK tiền gửi không kỳ hạn).
4. Công ty CM chuyển nhượng cho Công ty BM 15% vốn CM đang góp vào ABC,
công ty BM đã trả cho công ty CM theo giá thanh toán 75.000.000₫ gồm 10 từ trái phiếu
(kỳ hạn 5 năm, mệnh giá mỗi từ 5.000.000₫, lãi suất 10%/năm nhận lãi khi đáo hạn, công
ty BM đã mua theo mệnh giá, dự tính nằm giữ đến đảo hạn và đã ghi nhận lãi dồn tích
phải thu 1 năm là 5.000.000đ) và tiền mặt là 21.000.000₫. CM nắm giữ 10 tờ trái phiếu
trên đến đáo hạn.
5. Công ty AM góp vốn bổ sung vào công ty ABC một thiết bị sản xuất có nguyên giá
78.000.000đ, đã khấu hao 20.000.000₫, trị giá tài sản này do các bên tham gia liên doanh
đánh giá 62.000.000đ, chí phí vận chuyển tài sản đem góp bằng tiền mặt công ty AM chịu
420,000₫ (trong đó thuế GTGT 5%); công ty ABC dùng thiết bị này làm TSCĐ,
6. Cuối năm, công ty ABC thông báo số lợi nhuận phải chia cho công ty AM
24.000.000₫, công ty BM 29.000.000₫ và công ty CM 28.000.000đ.
Yêu cầu:
1. Xác định tỷ lệ vốn góp của từng công ty AM, BM, CM trong tổng vốn đầu tư của chủ sở
hữu của công ty ABC tỉnh đến ngày 31/12/N-1.
2. Xác định số dư đầu tháng 1/N của TK "Đầu tư tài chính" tương ứng vào công ty ABC
của từng công ty AM, EM, CM.
3. Tính toán, định khoản tình hình trên ở cả 4 công ty AM, BM, CM và ABC.
Tài liệu bổ sung
 Ba công ty AM, BM, CM đều có quyền đăng kiểm soát công ty ABC.
 Tất cả các công ty đều có kỳ kế toán theo năm, kết thúc 31/12.
 Các khoản vốn góp của ba công ty AM, BM, CM tính đến ngày 1/1/N đều góp
bằng tiền trực tiếp vào ABC
TÌNH HUỐNG
TH 16.1 (Đọc hiểu BCTC về hoạt động đầu tư)
Đọc Báo cáo tài chính riêng của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam năm 2019 và cho biết
(1) Giá gốc và giá trị nhóm đầu tư tài chính ngắn hạn trên Báo cáo tình hình tài chính
ngày 31/12/2019 và 31/12/2018.
(2) Giá gốc và giá trị nhóm đầu tư tài chính dài hạn trên Báo cáo tình hình tài chính ngày
31/12/2019 và 31/12/2018
(3) Xác định số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn ngày 31/12/2019
và 31/12/2018 và cho biết công ty đã lập dự phòng cho những khoản đầu tư dài hạn
nào?
(4) Hãy cho biết đặc điểm tài khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn và tài
khoản sử dụng
(5) Trình bày sơ đồ chữ T dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn, xác định những
thay đổi trong năm 2019.
(6) Thực hiện bút toán dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn năm 2019.
TH 162 (Ghi nhận doanh thu tài chính từ nhận cổ tức và tiên lại) Thông tin về chứng
khoán đầu tư (có phiếu thương mại và trái phiếu nắm giữ đến đáo hạn) tại một doanh
nghiệp có kỳ kế toán năm như sau (đơn vị tính: 1.000 đồng)
Tên chứng Mệnh Giá ghi Ngày Ngày nhận Ghi chú
khoán đầu giá sổ kế mua cổ tức/lãi
tư toán chứng
khoán nợ
(bằng TM)
Cổ phiếu 60.000 72.000 1/7/N 1/8/N Ngày thông báo hưởng
thương mại cổ tức: 15/7, lãi suất
X 5%/6 tháng đầu năm
Cổ phiếu 50.000 65.000 1/10/N 25/12/N Ngày thông báo hưởng
thương mại cổ tức: 15/7, lãi suất
Y 6%/6 tháng cuối năm
Trái phiếu A 40.000 44.800 1/7/N 31/12/N Đáo hạn ngày 31/12/N,
kỳ hạn 2 năm, nhận lãi
sau 10%/năm
Trái phiếu B 80.000 87.800 31/12/N 31/12/N Đáo hạn ngày
31/12/N+ 4, kỳ hạn 5
năm, lãi 10%/năm,
nhận hàng năm vào
31/12
Yêu cầu:
- toán cổ tức lái chứng khoán Ng đã thử bằng TM vào ngày nhận.
- Toàn bộ cổ tức và lai thu được kế toán đã ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài
chính cho niên đó N. Bạn hãy đưa ra nhận xét về bút toán ghi số các nghiệp vụ
trên? ảnh hưởng đến thông tin trên Báo cáo tài chính năm N như thế nào?

TH 16.3 (Hợp đồng hợp tác liên doanh - BCC)


Trích Hợp đồng "Hợp tác liên doanh" giữa công ty là Bên A và đối tác là Bên B như sau:
1. Bên A đồng ý cho Bên B sử dụng một phần mặt bằng của Bên A để kinh doanh bán
lẻ sản phẩm.
2. Bên B thanh toán hằng tháng vào khoảng 5 ngày đầu của mỗi tháng cho Bên A số lợi
nhuận do Bên B kinh doanh là 10.000.0004.
Có hai quan điểm xử lý thông tin từ Hợp đồng trên
 Quan điểm 1: cho rằng đây là hợp đồng liên doanh, giá trị mặt bằng được theo TK
222, lợi nhuận hàng tháng sẽ ghi nhận vào TK 515.
 Quan điểm 2: cho rằng đây là trường hợp liên doanh hình thức tài sản đồng kiếm
soát, nên giá trị mặt bằng vẫn được theo dõi ở TK 213, lợi nhuận hàng tháng sẽ ghi
nhận vào TK 515.
Yêu cầu: Anh Chị hãy đưa ra nhận định về xử lý kế toán và trình bày thông tin cho
trường hợp trên. Nếu không đồng tình với 2 quan điểm trên thì hãy như rõ hướng giải
quyết.
TH 16.4 (Lãi đầu tư dồn tích)
Trường hợp nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoán lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoán
đầu tư đó thì phải phân bố số tiền lãi này, chỉ ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính
phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua khoản đầu tư này; khoản tiền lại dồn tích
trước khi doanh nghiệp mua khoản đầu tư được ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư
đó.
Theo bạn, quy định này chỉ áp dụng đối với chứng khoán nợ hay áp dụng cho cả chứng
khoán nợ và chứng khoán vốn. Lý do có phạm vi áp dụng đối
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Bộ môn Kế toán tài chính, Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM (2016).
Chương 1 Kế toán các khoản đầu tư tài chính. Giáo trình kế toán tài chính quyền 3 (pp-
1-56) TP.HCM: NXB Kinh tế TP HCM.
Bộ môn Kế toán tài chính, Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế TP HCM (2017).
Chương 5 Kế toán các khoản đầu tư tài chính. Giáo trình kế toán tài chính (pp-97-103 và
113-116). TP.HCM: NXB Kinh tế TP. HCM.
Bộ Tài chính (2003), Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 07: Kế toán các khoản đầu tư vào
công ty liên kết ban hành theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003.
Bộ Tài chính (2003), Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 08: Thông tin tài chính về những
khoản vốn góp liên doanh ban hành theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày
30/12/2003.
Bộ Tài chính (2003), Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25; Báo cáo tài chính hợp nhất và
kế toán khoản đầu tư vào công ty con ban hành theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC
ngày 30/12/2003.
Bộ Tài chính (2014), Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Thông tư
200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014.
Eunice Chu, Bui Van Trinh (2017), IFRS 09 Các công cụ tài chính [Tài liệu đào tạo của
Bộ Tài chính về Chuẩn mực Kế toán quốc tế), TP.HCM.
Tiếng Anh
IASB (2014), IFRS 09: Finacial Instruments
Spiceland, J. David, James F. Sepe, Mark W. Nelson, Pearl Tan, Bernardine Low và Low
Kin Yew (2013). Chapter 12 Investments. Intermediate Accounting: IFRS Edition. Global
Ed [pp: 642-644). New York: McGraw-Hill.

You might also like