Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 91

PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỌC PHẦN KINH TẾ

HỌC VĨ MÔ
1.1 Vị trí của học phần
Học phần kinh tế vĩ mô Là môn cơ sở ngành của chương trình đào tạo trình độ
đại học và cao đẳng ngành quản trị kinh doanh và kế toán của khoa Kinh tế -
Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên.
Kinh tế học vĩ mô xem xét tổng thể của nền kinh tế, những biến số then chốt
bao gồm tổng sản lượng của nền kinh tế; mức giá chung, việc làm, thất nghiệp,
tổng cung, tổng cầu và cán cân thương mại trong nền kinh tế. Kinh tế vĩ mô tìm
cách đưa ra lời giải đáp cho các câu hỏi quan trọng như điều gì quyết định các biến
số kinh tế vĩ mô và tại sao chúng lại thay đổi theo thời gian.
1.2 Mục tiêu của học phần
Học xong học phần này, người học có khả năng:
- Kiến thức: Trình bày được các khái niệm cơ bản về các vấn đề kinh tế vĩ mô
như tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp... Phân tích được mối liên hệ mối quan hệ
giữa các biến số kinh tế vĩ mô, sự vận động của tổng cung – tổng cầu, sự cân bằng
của thị trường hàng hóa và tiền tệ trong nền kinh tế và các chính sách điều tiết của
Nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
- Kỹ năng: Vận dụng vào phân tích tình hình kinh tế và các chính sách của
Việt Nam trong điều tiết hoạt động của nền kinh tế.
- Thái độ: Hình thành được óc tư duy khoa học, tính chính xác và khả năng tự
nghiên cứu các vấn đề kinh tế.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Kinh tế vĩ mô nghiên cứu hoạt động tổng thể của nền kinh tế bao gồm: GDP, GNP,
CPI, tổng cung- tổng cầu, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, lạm phát, thất
nghiệp và nền kinh tế mở.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khoa học: Quan sát, lý thuyết và tiếp tục quan sát
+ Quan sát: Mục đích quan sát là phát triển các lý thuyết nên trong quá trình
quan sát, các nhà khoa học thường chú ý:
Thứ nhất, họ định nghĩa các từ ngữ sao cho chúng được hiểu theo một nghĩa
và bao hàm được tất cả các kết quả quan sát. Các từ ngữ này là các khái niệm,
thuật ngữ chuyên môn để phân biệt với từ ngữ thông dụng.
1
Thứ hai, họ thu thập số liệu về hiện tượng quan sát, các nhà kinh tế thu thập
số liệu về cung, cầu, giá cả.
+ Lý thuyết: Thực chất là các quan điểm, nhận định về các hiện tượng quan
sát được trong tự nhiên và xã hội.
+ Tiếp tục quan sát: Đối với các lý thuyết kinh tế, chúng ta buộc phải chấp
nhận cái gọi là quy luật thống kê. Quy luật này nói lên rằng, một lý thuyết chỉ cần
đúng với một số lớn các hiện tượng chứ không nhất thiết phải đúng với các hiện
tượng. Việc kiểm định lý thuyết đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục quan sát. Nếu kết
quả quan sát cho thấy một lý thuyết đúng với mọi hiện tượng hoặc số lớn các hiện
tượng, chúng ta khẳng định rằng nó đúng và ngược lại nếu thấy một lý thuyết nó
không đúng với mọi hiện tượng hoặc chỉ đúng với số nhỏ các hiện tượng chúng ta
nói rằng chúng không đúng và bác bỏ chúng.
- Vai trò của các giả định
Mục đích của các giả định là đơn giản hóa hiện thực nên việc chọn giả định
nào thực sự là một nghệ thuật trong tư duy khoa học. Các nhà khoa học nói chung
và nhà kinh tế nói riêng sử dụng các giả định khác nhau để lý giải các vấn đề khác
nhau. Chằng hạn, các nhà kinh tế muốn nghiên cứu xem điều gì sẽ xảy ra khi
Chính phủ thay đổi khối lượng tiền tê. Nếu giả định giá cả hoàn toàn linh hoạt và
thị trường luôn cân bằng, các nhà kinh tế có thể đưa ra lý thuyết cho rằng khối
lượng tiền tệ và lạm phát tăng theo cùng một tỷ lệ. Nếu không tin ở giả định này và
đưa ra giả định giá cả cứng nhắc, họ có thể đưa ra lý thuyết cho rằng sự gia tăng
khối lượng tiền tệ gây ra lạm phát nhưng cũng làm tăng sản lượng.
- Mô hình
Các nhà kinh tế sử dụng các mô hình bao gồm một hay nhiều đồ thị, phương
trình để chỉ cho sinh viên thấy các bộ phận khác nhau của nền kinh tế gắn kết với
nhau như thế nào và khi một biến cố nào đó tác động vào một bộ phận của nó làm
cho nó thay đổi thì các bộ phận khác sẽ thay đổi ra sao.
+ Biểu đồ vòng chu chuyển: Mô tả phương thức tổ chức của nền kinh tế
dưới dạng khái quát nhất và lý giải cách thức mà các cá nhân tham gia vào nền
kinh tế tương tác với nhau.
+ Đường giới hạn khả năng sản xuất
+ Mô hình cung – cầu
1.5 Tài liệu tham khảo
1.5.1 Học liệu bắt buộc

2
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô, tài liệu lưu hành nội bộ, Khoa Kinh tế -Trường
Đại học SPKT Hưng Yên.

1.5.2 Học liệu tham khảo

(1). Nguyễn Văn Công, Bài giảng và thực hành Lý thuyết kinh tế vĩ mô, NXB
Lao động xã hội, Hà Nội, 2010.
(2). Nguyễn Văn Ngọc, Bài giảng kinh tế vĩ mô, NXB Đại học Kinh tế quốc
dân, Hà Nội, 2010.
(3). Vũ Kim Dũng, Nguyễn Văn Công, giáo trình Kinh tế học tập I và II, NXB
Đại học KTQD, Hà Nội, 2012.
(4). Nguyễn Văn Dần, Kinh tế học vĩ mô, NXB Tài chính, Hà Nội, 2013.
(5). Nguyễn Văn Công, Bài tập kinh tế vĩ mô, NXB lao động, Hà Nội, 2010.
1.6 Cấu trúc môn học:
Học phần kinh tế học vĩ mô được chia thành 8 chương
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
1.1Khái niệm, đặc trưng và phương pháp luận nghiên cứu của kinh tế học
1.1.1 Khái niệm kinh tế học
1.1.2 Đặc trưng của kinh tế học
1.1.3 Phương pháp luận nghiên cứu của kinh tế học
1.2 Khái niệm, đặc trưng và phương pháp nghiên cứu kinh tế học vĩ mô
1.2.1 Khái niệm kinh tế học vĩ mô
1.2.2 Đặc trưng và phương pháp nghiên cứu kinh tế học vĩ mô
1.3Mục tiêu và công cụ trong kinh tế vĩ mô
1.3.1 Các mục tiêu kinh tế vĩ mô
1.3.2 Các chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu
1.4Một số khái niệm và mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
1.4.1 Tổng sản phẩm quốc dân và tăng trưởng kinh tế
1.4.2 Chu kỳ kinh doanh và sự thiếu hụt sản lượng
1.4.3 Tăng trưởng và thất nghiệp
1.4.4 Tăng trưởng và lạm phát
1.4.5 Thất nghiệp và lạm phát
Chương 2. ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ
2.1. Tổng sản phẩm quốc dân và tổng sản phẩm quốc nội
3
2.1.1 Tổng sản phẩm quốc dân GNP
2.1.2. Tổng sản phẩm quốc nội GDP
2.1.3 Ý nghĩa của chỉ tiêu GNP, GDP trong phân tích kinh tế vĩ mô
2.1.4 Chỉ số điều chỉnh GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế
2.2 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
2.2.1 Định nghĩa
2.2.2 Xây dựng chỉ số giá tiêu dùng
2.2.3 Những vấn đề phát sinh khi đo lường chi phí sinh hoạt
2.2.4 So sánh chỉ số điều chỉnh GDP và chỉ số giá tiêu dùng
2.2.5 Vận dụng CPI trong thực tiễn
2.3 Các phương pháp xác định GDP
2.3.1 Sơ đồ luân chuyển kinh tế vĩ mô
2.3.2 Phương pháp xác định GDP theo luồng chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng
2.3.2 Phương pháp xác định GDP theo luồng thu nhập
2.3.4 Phương pháp xác định GDP theo giá trị gia tăng
2.4 Phương pháp xác định và mối quan hệ các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân,
thu nhập quốc dân, thu nhập khả dụng
2..4.1Xác định sản phẩm quốc dân ròng
2.4.2 Xác định thu nhập quốc dân và thu nhập khả dụng
2.4.3 Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu
2.5 Các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô
2.5.1 Đồng nhất thức tiết kiệm và đầu tư
2.5.2 Đồng nhất thức mô tả mối quan hệ giữa các khu vực trong nền kinh tế
Chương 3. MÔ HÌNH TỔNG CUNG – TỔNG CẦU
3.1 Tổng cầu (AD)
3.1.1 Khái niệm tổng cầu
3.1.2 Giải thích độ dốc âm của đường tổng cầu
3.1.2 Các nhân tố làm dịch chuyển đường tổng cầu
3.2. Tổng cung
3.2.1 Các dạng đường tổng cung
3.2. 2 Giái thích độ dốc của đường tổng cung ngắn hạn
3.2.3 Các nhân tố làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn
3.3 Mô hình tổng cung – tổng cầu

4
3.4 Các trạng thái cân bằng của nền kinh tế và sự can thiệp của chính sách kinh tế
vĩ mô
3.4.1 Các cú sốc cầu
3.4.2 Các cú sốc cung
Chương 4.TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
4.1Tổng cầu và sản lượng cân bằng
4.1.1 Tổng cầu trong mô hình đơn giản
4.1.2 Tổng cầu trong nền kinh tế đóng
4.1.3 Tổng cầu trong nền kinh tế mở
4.2Chính sách tài khoá
4.2.1 Chính sách tài khoá chủ động
4.2.2 Cơ chế tự ổn định
4.2.3 Chính sách tài khoá và thâm hụt ngân sách
4.2.4 Các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách
Chương 5. TỔNG CUNG VÀ CÁC CHU KÌ KINH DOANH
5.1Tổng cung và thị trường lao động
5.1.1 Thị trường lao động
5.1.2 Giá cả, tiền công và việc làm
5.2. Chu kỳ kinh doanh
5..2.1Mối quan hệ tổng cung, tổng cầu và quá trình tự điều chỉnh của nền kinh tế
5.2.2 Chu kỳ kinh doanh
Chương 6. TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
6.1 Tiền tệ và các chức năng của tiền
6.1.1 Khái niệm tiền
6.1.2 Chức năng tiền tệ
6.1.3 Các loại tiền
6.2. Hệ thống ngân hàng và cung tiền
6.2.1 Cơ sở tiền tệ và cung tiền
6.2.2 Hoạt động của ngân hàng thương mại và quá trình tạo ra tiền
6.2.3 Mức cung tiền
6.2.4 Ngân hàng trung ương và các công cụ điều tiết cung tiền
6.3 Lý thuyết ưa thích thanh khoản
6.3.1 Cầu về tiền
6.3.2 Cân bằng thị trường tiền tệ
6.3.3 Mô hình IS - LM
5
6.4. Chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ và sự phối hợp hai chính sách trong
điều tiết nền kinh tế
6.4.1 Chính sách tài khoá
6.4.2 Chính sách tiền tệ
6.4.3 Sự phối hợp chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ trong điều tiết nền kinh
tế
Chương 7. THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT
7.1 Thất nghiệp
7.1.1 Thế nào là thất nghiệp
7.1.2 Các loại thất nghiệp
7.1.3 Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
7.1.4 Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp
7.2 Lạm phát
7.2.1 Lạm phát là gì
7.2.2 Quy mô lạm phát
7.2.3 Tác hại của lạm phát
7.2.4 Các lý thuyết về lạm phát
7.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
7.3.1 Đường Philips ban đầu
7.3 2 Đường Philips mở rộng
7.3.3. Đường Philips dài hạn
7.3.4 Khắc phục lạm phát
Chương 8. KINH TẾ VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ
8.1Nguyên tắc lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế
8.2Cán cân thanh toán quốc tế
8.3Thị trường ngoại hối và xác định tỷ giá hối đoái
8.4Tác động của các chính sách vĩ mô chủ yếu trong điều kiện nền kinh tế mở

6
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
1.1. Khái niệm, đặc trưng và phương pháp luận nghiên cứu của kinh tế học
1.1.1. Khái niệm kinh tế học
Thuật ngữ nền kinh tế (economy) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là
“người quản lý gia đình”. Cũng giống như một gia đình, xã hội phải đối mặt với
nhiều quyết định. Một xã hội phải quyết định cái gì cần phải làm gì và ai sẽ làm
việc đó. Việc quản lý nguồn lực xã hội có ý nghĩa quan trọng vì nguồn lực có tính
khan hiếm. Khan hiếm có nghĩa là xã hội có các nguồn lực hạn chế và vì thế không
thể sản xuất mọi hàng hóa và dịch vụ mà mọi người mong muốn. Kinh tế học là
môn học nghiên cứu xã hội quản lý nguồn lực của mình như thế nào? Nguồn lực
được phân bổ không phải bởi người làm kế hoạch duy nhất ở trung ương mà thông
qua sự tác động qua lại giữa hàng triệu hộ gia đình và doanh nghiệp.
“Kinh tế học là môn học nghiên cứu xem xã hội sử dụng như thế nào nguồn
tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra những hàng hóa cần thiết và phân phối cho
các thành viên trong xã hội.”
Kinh tế học là môn học nghiên cứu hoạt động của con người trong sản xuất
và tiêu thụ hàng hóa, nó có mối quan hệ với nhiều môn khoa học khác như triết
học, kinh tế chính trị,…
Kinh tế học thường được chia thành 2 phân ngành:
+ Kinh tế vi mô: Nghiên cứu sự hoạt động của các tế bào trong nền kinh tế
là các doanh nghiệp hoặc gia đình; nghiên cứu những yếu tố quyết định giá cả
trong các thị trường riêng lẻ.
+ Kinh tế vĩ mô: Nghiên cứu toàn bộ tổng thể nền kinh tế, sự biến động của
giá cả và việc làm của cả nước, cán cân thanh toán và tỷ giá hối đoái,…
Theo cách thức sử dụng, kinh tế học được chia thành:
+ Kinh tế học thực chứng: Mô tả và phân tích các sự kiện, những mối quan
hệ trong nền kinh tế: Tỷ lệ lạm phát hiện nay là bao nhiêu? Nếu lạm phát giảm đi 2
% thì thất nghiệp có tăng lên không và tăng lên bao nhiêu?
Kinh tế học thực chứng trả lời các câu hỏi: là bao nhiêu, là gì, là như thế
nào.
+ Kinh tế học chuẩn tắc: Đề cập đến đạo lý được giải quyết bằng sự lựa
chọn: Tỷ lệ lạm phát bao nhiêu là phù hợp? Có nên tăng chi phí cho quốc phòng
không?... Kinh tế học chuẩn tắc trả lời câu hỏi nên làm cái gì?
1.1.2. Đặc trưng của kinh tế học

7
Kinh tế học nghiên cứu sự khan hiếm các nguồn lực một cách khan hiếm đối
với nhu cầu kinh tế xã hội. Thực tế con người sử dụng rất nhiều phương tiện khác
nhau để thỏa mãn nhu cầu của mình. Có những thứ mà con người sử dụng tùy ý mà
không phải trả tiền hay không cần cân nhắc sử dụng bao nhiêu như nước, không
khí. Tuy nhiên, nhiều thứ khác con người sử dụng để thỏa mãn nhu cầu của mình
có tính khan hiếm như quần áo, máy móc, đất đai. Chúng khan hiếm trước hết là vì
số lượng có hạn, và thường nhỏ hơn nhu cầu. Ngoài việc, sử dụng chúng để thỏa
mãn nhu cầu không những không làm giảm mà còn làm tăng nhu cầu. Chẳng hạn,
khi quần áo dùng để thỏa mãn nhu cầu mặc làm nảy sinh nhiều nhu cầu mới như
nhu cầu về xà phòng, tủ đựng, mắc treo.
Đặc trưng thứ hai của kinh tế học là tính hợp lý của nó. Khi phân tích hoặc lý
giải một sự kiện kinh tế nào đó, cần dựa trên những giả thiết nhất định về diễn biến
của sự kiện kinh tế. Khi phân tích xem người tiêu dùng muốn mua thứ gì với số
lượng bao nhiêu, kinh tế học đưa ra giả định là họ tìm cách mua được nhiều hàng
hóa và dịch vụ nhất với thu nhập có hạn của mình.
Đặc trưng thứ ba là kinh tế học là bộ môn nghiên cứu mặt lượng, các kết quả
nghiên cứu bằng những con số có tầm quan trọng đặc biết khi phân tích các kết quả
kinh tế.
Đặc trưng thứ tư là tính tổng hợp và toàn diện tức là khi xem xét các hoạt
động và các sự kiện kinh tế phải đặt nó trong mối liên hệ với các hoạt động và sự
kiện kinh tế khác trên phương diện một nước thậm chí toàn thế giới. Chằng hạn, để
chống lạm phát, Ngân hàng Trung ương của một nước nào đó quyết định giảm
mức cung về tiền tổng cầu giảm, giá cả giảm, sản lượng và việc làm giảm. Mặt
khác, khi cung tiền giảm, đồng tiền nước này tăng giá, hàng xuất khẩu của họ trở
nên đắt tương đối và hàng nhập khẩu của họ lại giảm tương đối xuất khẩu ròng
giảm, sản lượng và việc làm của nước này giảm, các nước có quan hệ buôn bán với
nước này lại tăng được xuất khẩu nên khuyến khích sản lượng và việc làm cảu họ.
Đặc trưng thứ năm là các kết quả nghiên cứu kinh tế chỉ xác định được ở
mức trung bình vì các kết quả này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và không
thể xác định được tất cả các yếu tố.
1.1.3. Phương pháp luận nghiên cứu kinh tế học
- Phương pháp khoa học: Quan sát, lý thuyết và tiếp tục quan sát
+ Quan sát: Mục đích quan sát là phát triển các lý thuyết nên trong quá trình
quan sát, các nhà khoa học thường chú ý:

8
Thứ nhất, họ định nghĩa các từ ngữ sao cho chúng được hiểu theo một nghĩa
và bao hàm được tất cả các kết quả quan sát. Các từ ngữ này là các khái niệm,
thuật ngữ chuyên môn để phân biệt với từ ngữ thông dụng.
Thứ hai, họ thu thập số liệu về hiện tượng quan sát, các nhà kinh tế thu thập
số liệu về cung, cầu, giá cả.
+ Lý thuyết: Thực chất là các quan điểm, nhận định về các hiện tượng quan
sát được trong tự nhiên và xã hội.
+ Tiếp tục quan sát: Đối với các lý thuyết kinh tế, chúng ta buộc phải chấp
nhận cái gọi là quy luật thống kê. Quy luật này nói lên rằng, một lý thuyết chỉ cần
đúng với một số lớn các hiện tượng chứ không nhất thiết phải đúng với các hiện
tượng. Việc kiểm định lý thuyết đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục quan sát. Nếu kết
quả quan sát cho thấy một lý thuyết đúng với mọi hiện tượng hoặc số lớn các hiện
tượng, chúng ta khẳng định rằng nó đúng và ngược lại nếu thấy một lý thuyết nó
không đúng với mọi hiện tượng hoặc chỉ đúng với số nhỏ các hiện tượng chúng ta
nói rằng chúng không đúng và bác bỏ chúng.
- Vai trò của các giả định
Mục đích của các giả định là đơn giản hóa hiện thực nên việc chọn giả định
nào thực sự là một nghệ thuật trong tư duy khoa học. Các nhà khoa học nói chung
và nhà kinh tế nói riêng sử dụng các giả định khác nhau để lý giải các vấn đề khác
nhau. Chằng hạn, các nhà kinh tế muốn nghiên cứu xem điều gì sẽ xảy ra khi
Chính phủ thay đổi khối lượng tiền tê. Nếu giả định giá cả hoàn toàn linh hoạt và
thị trường luôn cân bằng, các nhà kinh tế có thể đưa ra lý thuyết cho rằng khối
lượng tiền tệ và lạm phát tăng theo cùng một tỷ lệ. Nếu không tin ở giả định này và
đưa ra giả định giá cả cứng nhắc, họ có thể đưa ra lý thuyết cho rằng sự gia tăng
khối lượng tiền tệ gây ra lạm phát nhưng cũng làm tăng sản lượng.
- Mô hình
Các nhà kinh tế sử dụng các mô hình bao gồm một hay nhiều đồ thị, phương
trình để chỉ cho sinh viên thấy các bộ phận khác nhau của nền kinh tế gắn kết với
nhau như thế nào và khi một biến cố nào đó tác động vào một bộ phận của nó làm
cho nó thay đổi thì các bộ phận khác sẽ thay đổi ra sao.
+ Biểu đồ vòng chu chuyển: Mô tả phương thức tổ chức của nền kinh tế
dưới dạng khái quát nhất và lý giải cách thức mà các cá nhân tham gia vào nền
kinh tế tương tác với nhau.
+ Đường giới hạn khả năng sản xuất
+ Mô hình cung – cầu
9
1.2.Khái niệm đặc trưng và phương pháp nghiên cứu kinh tế học vĩ mô
1.2.1. Khái niệm kinh tế học vĩ mô
Kinh tế học vĩ mô – một phân ngành của kinh tế học, nghiên cứu sự vận
động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn
bộ nền kinh tế quốc dân.
Nói cách khác kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia
trước những vấn đề kinh tế xã hội như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp,
cán cân thanh toán, sự phân phối nguồn lực và phân phối thu nhập cho các thành
viên trong xã hội.
Đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô được thể hiện như sau:
- Nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước những vấn đề kinh tế xã
hội cơ bản như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp
- Kinh tế học vĩ mô cung cấp những kiến thức và công cụ phân tích kinh tế
một cách khách quan tạo cơ sở để chính phủ của mỗi nước có sự lựa chọn đúng
đắn trong hoạch định các chính sách kinh tế. Những kiến thức, công cụ này được
đúc kết từ nhiều công trình nghiên cứu và tư tưởng của nhiều nhà khoa học kinh tế
thuộc nhiều thế hệ khác nhau.
- giải thích nguyên nhân nền kinh tế đạt được những thành công hay thất bại
và những chính sách có thể nâng cao thành công của nền kinh tế.
1.2.2. Đặc trưng và các phương pháp chủ yếu của kinh tế học vĩ mô
Trong khi phân tích các hiện tượng kinh tế và mối quan hệ kinh tế quốc dân, kinh
tế học vĩ mô sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích cân bằng tổng thể do
L.Walars phát triển từ năm 1874 với tác phẩm “Elements d’economic Politque
Pure”. Theo phương pháp này, kinh tế học vĩ mô khác với kinh tế học vi mô là
xem xét cân bằng đồng thời khả năng cung cấp và sản lượng của nền kinh tế từ đó
xác định đồng thời giá cả và sản lượng cân bằng .
Ngoài ra kinh tế học vĩ mô còn sử dụng phương pháp phổ biến như: tư duy trừu
tượng, phân tích thống kê số lớn, mô hình hóa kinh tế.
1.3. Mục tiêu và các công cụ trong kinh tế vĩ mô
1.3.1 Các mục tiêu kinh tế vĩ mô
- Mục tiêu mang tính định tính:
Mục tiêu ổn định kinh tế: Ổn định kinh tế và kết quả của việc giải quyết tốt
những vấn đề kinh tế cấp bách làm giảm bớt dao động của chu kỳ kinh doanh để
tránh lạm phát cao và thất nghiệp nhiều.

10
Nhược điểm lớn nhất của nền kinh tế thị trường là tạo ra các chu kỳ kinh
doanh, nền kinh tế có xu hướng không ổn định . Khi nền kinh tế ở trạng thái mức
sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tiềm năng thì đi kèm theo là mức thất nghiệp
thấp, lạm phát cao và ngược lại. Khoảng cách giữa mức sản lượng tiềm năng và
sản lượng thực tế được gọi là chênh lệch sản lượng, chênh lệch càng lớn thì hai
thái cực của lạm phát và thất nghiệp ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy, để đạt được
mục tiêu ổn định cần phải phấn đấu sao cho sản lượng duy trì ở mức sản lượng
tiềm năng để tránh được tình trạng lạm phát cao và thất nghiệp nhiều.
Mục tiêu tăng trưởng: là phấn đấu tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đạt
mức cao nhất. Một nền kinh tế phát triển ổn định chưa chắc có tốc độ tăng trưởng
nhanh. Một nước có tốc độ tăng trưởng chậm thì nguy cơ tụt hậu, nước có tốc độ
tăng trưởng nhanh thì có thể đuổi kịp và vượt các nước đi trước. Vì vậy,muốn có
được tăng trưởng thì cần phải có chính sách thúc đẩy quá trình tạo vốn, tăng năng
suất lao động nhằm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế và tăng sản lượng tiềm
năng.
- Mục tiêu mang tính định lượng:
Thứ nhất, mức sản lượng quốc dân cao và không ngừng tăng.
Mục tiêu cuối cùng của hoạt động kinh tế là cung cấp hàng hóa và dịch vụ mà nhân
dân mong muốn. Thước đo toàn diện nhất của tổng sản lượng trong nền kinh tế là
tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Có hai chỉ tiêu GDP:
GDP danh nghĩa được xác định theo giá thị trường;
GDP thực tế được xác định theo giá cố định. GDP thực tế là thước đo tốt nhất hiện
có về quy mô và tăng trưởng của mức sản lượng, nó được coi như là mạch đập
được giám sát chặt chẽ của nền kinh tế quốc dân.Những nền kinh tế nói chung đếu
thể hiện một sự tăng trưởng nhanh của GDP thực tế trong dài hạn và mức sống
được cải thiện.
GDP tiềm năng: là xu hướng dài hạn của GDP thực tế, thể hiện năng lực sản xuất
dài hạn của nền kinh tế.
Thứ hai,việc làm nhiều và thất nghiệp thấp
Mọi người đều mong muốn có khả năng tìm được việc làm ổn định với mức thu
nhập cao mà không phải tìm và chờ đợi quá lâu.
Thực tế ngày nay cho thấy mục tiêu cho thấy đảm bảo việc làm đầy đủ cho tất cả
mọi người lao động thật khó để thực hiện bởi vì tỷ lệ công ăn việc làm cao không
đơn thuần là mục tiêu kinh tế.
11
Thứ ba, ổn định giá cả
Mục tiêu tiếp đến của kinh tế vĩ mô là ổn định giá cả trong điều kiện thị trường tự
do. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả được xác định bởi quy luật cung – cầu
trong một mức độ lớn nhất có thể được và chính phủ tránh không kiểm soát giá cả
của từng mặt hàng. Đồng thời, không cho mức giá chung lên xuống một cách quá
nhanh vì sự thay đổi đột ngột của giá sẽ bóp méo các quyết định kinh tế của các
hãng và cá nhân.Thước đo phổ biến nhất của mức giá chung là chỉ số giá tiêu
dùng. Sự thay đổi trong mức giá gọi là tỷ lệ lạm phát.
1.3.2 Các chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu
- Chính sách tài khóa: Là chính sách mà Chính phủ sử dụng hai công cụ thuế và
chi tiêu chính phủ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô nền kinh tế.
Việc thay đổi thuế một mặt làm thay đổi thu nhập của dân chúng, mặt khác có thể
tác động đến giá cả hàng hóa và dịch vụ.
Thay đổi chi tiêu một mặt làm ảnh hưởng đến tổng chi tiêu toàn xã hội, mặt khác
cũng có thể thay đổi thu nhập của dân chúng thông qua khoản trợ cấp. Thu nhập
của dân chúng thay đổi đến lượt nó cũng làm thay đổi tiêu dùng, từ đó gây ảnh
hưởng giá cả, sản lượng và việc làm.
Mục tiêu chủ yếu của chính sách tài khóa trong ngắn hạn là phấn đấu làm giảm
biên độ dao động của chu kỳ kinh doanh. Do đó, làm cho nền kinh tế ổn định hơn,
tránh tính trạng suy thoái và lạm phát cao.
- Chính sách tiền tệ: là chính sách mà Chỉnh phủ sử dụng mức cung tiền và lãi suất
nhằm tác động trực tiếp đến đầu tư tư nhân, điểu tiết nền kinh tế thông qua hệ
thống ngân hàng. Sự thay đổi của mức cung tiền tác động đến lãi suất, tỷ giá hối
đoái, cán cân thanh toán.Từ đó ảnh hưởng đến đầu tư, tổng cầu và sản lượng của
nền kinh tế.
- Chính sách thu nhập: là chinh sách bao gồm hàng loạt các biện pháp mà chính
phủ sử dụng nhằm tác động trực tiếp tới tiền công, giá cả để kiềm chế lạm phát.
- Chính sách kinh tế đối ngoại: Chính sách này bao gồm chính sách ngoại thương
và quản lý thị trường ngoại hối.
Chính sách ngoại thương nhằm khuyến khích hoặc hạn chế xuất nhập khẩu thông
qua các công cụ như thuế quan, quota.
Chính sách quản lý thị trường ngoại hối bắt đầu từ sự lựa chọn cơ chế tỷ giá hối
của nền kinh tế.
1.4.Một số khái niệm và mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
1.4.1 Tổng sản phẩm quốc dân và tăng trưởng kinh tế
12
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)là giá trị toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
mà một quốc gia sản xuất ra bằng yếu tố sản xuất của mình trong một khoảng thời
gian nhất định thường là một năm. Tổng sản phẩm quốc dân được phản ánh theo 2
chỉ tiêu:
GNP danh nghĩa là GNP tính theo giá thị trường năm hiện hành: chỉ tiêu này
thường tăng nhanh do giá cả hàng hóa và dịch vụ thường có xu hướng tăng.
GNP thực tế là GNP tính theo giá thực tế, theo giá gốc. Sự thay đổi của chỉ tiêu
này do sự thay đổi nguồn lực trong nền kinh tế và hiệu quả khi sử dụng các nguồn
lực đó.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GNP thực tế. Tốc độ tăng của sản phẩm
quốc dân thực tế gọi là tỷ lệ tăng trưởng
1.4.2 Chu kỳ kinh doanh và sự thiếu hụt sản lượng
Chu kỳ kinh doanh là sự giao động của GNP hay GDP thực tế xung quanh xu
hướng tăng lên của sản lượng tiềm năng.
Độ lệch giữa ản lượng tiềm năng và sản lượng thực tế gọi là chênh lệch sản lượng.
Nghiên cứu chênh lệch sản lượng giúp ta tìm ra những giải pháp chống lại chu kỳ
kinh doanh nhằm ổn định nền kinh tế.
1.4.3 Tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp
Mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp được lượng hóa theo quy
luật OKUN.
Quy luật OKUN: Nếu GDP thực tế giảm đi 2% so với GDP tiềm năng thì tỷ lệ thất
nghiệp tăng lên 1%. Chẳng hạn, Nếu GDP bắt đầu ở mức 100% mức tiềm năng của
nó và giảm xuống còn 98% mức tiềm năng thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên 1%.
Một hệ quả quan trọng của quy luật OKUN là GDP thực tế phải tăng nhanh bằng
GDP tiềm năng để giữ cho tỷ lệ thất nghiệp không thay đổi đáng kể.
1.4.4 Tăng trưởng kinh tế và lạm phát
Mối quan hệ này như thế nào, đâu là nguyên nhân và đâu là kết quả. Hiện nay vấn
đề kinh tế vĩ mô này chưa có câu trả lời rõ rang.
Sự kiện lịch sử của nhiều nước cho thấy những thời kỳ kinh tế thịnh vượng, tăng
trưởng kinh tế cao thì lạm phát thường có xu hướng tăng lên và ngược lại. Nhưng
có lẽ không phải như vậy, bởi vì nếu dựa vào mô hình AD-AS ta thấy nếu dịch
chuyển đường AD và đướng AS cùng đi một khoảng cách thì nền kinh tế vẫn tăng
trưởng và không gây ra lạm phát.
1.4.5 Lạm phát và thất nghiệp

13
Lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ với nhau như thế nào là một trong những
chủ đề được bàn đến trong nhiều thập kỷ qua. Giải thích về mối quan hệ này, nhà
kinh tế học nổi tiếng là Philips, trong tác phẩm “Mối liên hệ giữa thất nghiệp và
nhịp độ thay đổi của tiền lương ở liên hiệp Anh giai đoạn 1861-1977” đã mô tả
trên đồ thị gọi là đường cong Phillips, minh họa cho lý thuyết đánh đổi giữa lạm
phát và thất nghiệp. tỷ lệ đánh đổi là độ dốc của đường Phillips. Thực tế khi cơ chế
thị trường thiết lập mối quan hệ giữa lạm phát- thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế
sẽ diễn ra theo quy luật chung vốn có của nó. Vì vậy, các chính sách kinh tế vĩ mô
cần xử lý tốt mối quan hệ này mới đạt được kết quả mong muốn.
THẢO LUẬN:
Tình huống 1
Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2016 đã tăng 0,13% so với tháng
trước và tăng 2,39% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, sau 7 tháng, CPI đã tăng 2,48% - bằng một nửa mục tiêu kế hoạch cả năm so với tháng 12 năm
trước.
Đây là mức tăng khá thấp so với diễn biến giá cả một số tháng gần đây. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản 7 tháng
đầu năm đang ở mức 1,81% rất sát với mức 1,82% CPI bình quân cho thấy yếu tố tiền tệ đang chi phối rất lớn
đến lạm phát năm nay.
Trong tháng 7 này có tới 8/11 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước, trong đó tăng mạnh nhất là nhóm giao
thông với mức tăng 1,19% so với tháng trước.
Chỉ số giá nhóm giao thông tháng 7 tăng chủ yếu do ảnh hưởng của các đợt tăng giá xăng dầu trong thời gian
qua. Mặc dù có tới hai đợt điều chỉnh giảm giá vào ngày 20/6/2016 và ngày 5/7/2016, nhưng tác động khá lớn
của đợt điều chỉnh tăng giá trước đó vào ngày 4/6/2016 khiến giá xăng dầu bình quân tháng 7/2016 vẫn tăng so
với tháng trước.
Do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu các loại, giá dầu hỏa cũng là nguyên nhân chính khiến chỉ
số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,14% so với tháng trước.
Ngoài ra, thời tiết nắng nóng khiến nhu cầu sử dụng điện, nước tăng cao cũng góp phần lớn vào việc tăng giá
của nhóm hàng quan trọng này.
Mặc dù thời tiết nắng nóng kéo dài nhưng do sức mua của người dân chưa phục hồi mạnh mẽ khiến chỉ số giá
các nhóm hàng đồ uống và thuốc lá, nhóm may mặc mũ nón giày dép và nhóm thiết bị đồ dùng gia đình chỉ
tăng nhẹ dưới 0,1% so với tháng trước.
Ở chiều ngược lại, tuy chỉ có một nhóm hàng giảm giá so với tháng trước là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống
và nhóm bưu chính viễn thông nhưng do quyền số lớn nên đã tác động đáng kể kìm bớt mức tăng của chỉ số
chung.
Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã giảm 0,05% so với tháng trước, trong đó lương thực giảm
0,64%, thực phẩm giảm 0,01% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,11% so với tháng trước.
Tiếp đà của tháng trước, giá lương thực bán lẻ trong nước tiếp tục giảm do nguồn cung từ hai vựa lúa lớn của
cả nước dồi dào sau các vụ thu hoạch Đông Xuân ở miền Bắc và Hè Thu ở miền Nam.
Ngoài ra, việc xuất khẩu gạo cũng đang gặp khó khăn khiến nguồn cung lúa gạo trong nước đảm bảo đáp ứng
đủ nhu cầu nội địa cũng như xuất khẩu. Theo dự báo, trong thời gian ngắn, giá lúa gạo còn tiếp tục giảm.
Xét diễn biến giá cả của các vùng kinh tế, vùng đồng bằng sông Hồng tăng thấp nhất ở mức 0,03% trong khi
tăng cao nhất là vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền trung tăng 0,19% so với tháng trước.
14
Trong tháng, hai mặt hàng đặc biệt không được tính vào chỉ số giá là vàng và đô la Mỹ tiếp tục diễn biến trái
chiều khi lần lượt ghi nhận ở các mức tăng 5,36% và giảm 0,21% so với tháng trước.
(Thu Hà-Thời báo kinh tế Việt Nam tháng 7/2016).
Yêu cầu: anh/chị đọc và nhận xét tình hình lạm phát của Việt Nam tháng 7/2016 và
chỉ rõ mục tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam?
TÌNH HUỐNG 2
Ngày 21/7, Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin, chính thức chốt lại con số tăng trưởng tín dụng nửa
đầu năm nay, cao hơn các mức ước tính trước đó.
Cụ thể, mức tăng tín dụng 6 tháng đầu năm nay lên tới 8,16%, cao hơn hẳn mức 6,82% cập nhật đến ngày
24/6.
Cùng với mức tăng trưởng cung tiền trên 8%, đà tăng tín dụng khá mạnh trên làm dẫy lên quan ngại, bắt đầu
xuất hiện gần đây.
Châm ngòi lạm phát?
Trung tuần tháng 10/2015, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội có
bản báo cáo về kinh tế vĩ mô quý 3/2015. Điểm nổi bật mà một số tờ báo dẫn lại là cảnh báo “nguy cơ bùng nổ
lạm phát từ tăng trưởng tín dụng nóng”.
Dữ liệu dẫn ra khi đó, đến tháng 9/2015, tổng dư nợ tín dụng tăng 10,78% so với đầu năm, cao hơn nhiều so
với tốc độ 7% cùng kỳ 2014, là một điểm dẫn tới cảnh báo trên. Cùng đó là quan ngại tình trạng tốc độ huy
động vốn của hệ thống ngân hàng thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng…
Đến nay, khi nhìn lại 6 tháng đầu năm 2016, một lần nữa chuyên gia của VEPR lại tiếp tục có cảnh báo về tình
hình tăng tín dụng gây sức ép lạm phát với nguy cơ mầm mống của sự bất ổn, cùng khuyến nghị Chính phủ
nên thắt chặt bớt chính sách tiền tệ.
Thời gian gần đây, một số chuyên gia cũng đã bắt đầu lên tiếng cảnh báo, với tốc độ tăng trưởng tín dụng và
cung tiền có dấu hiệu nới lỏng, có thể lại châm ngòi cho lạm phát cao quay trở lại. Cảnh báo từ các tổ chức
chuyên môn, các chuyên gia thường là kẻ vạch đối với nhà hoạch định và điều hành chính sách, so sánh, tham
khảo và trong một số tình huống có thể để điều chỉnh hướng/nhịp đi. Với những cảnh báo trên, hiện thực nằm
ở tương lai, yếu tố tiền tệ trong tác động tới lạm phát thường có độ trễ nhất định.
Lạm phát, từ đầu năm đến nay, các phân tích định kỳ của Tổng cục Thống kê tập trung các tác động ngoài yếu
tố tiền tệ, nổi bật như giá các mặt hàng, dịch vụ trọng yếu, các sự cố môi trường và hạn mặn…
Nhưng nay, với những cảnh báo và quan ngại trên, ít nhất về mặt thông tin, yếu tố tiền tệ đối với lạm phát
được chú ý như một điểm nóng.
Trong khi tương lai ở phía trước, thì có thể nhìn lại quá khứ những năm gần đây. Và thấy: chính sách tiền tệ
luôn ở tình thế trở đi mắc núi, trở lại mắc sông, nếu xét theo những cảnh báo song hành. Đại ý, nếu tín dụng
tăng thấp thì vấp nhiều quan ngại, nếu tăng được thì gặp cảnh báo rủi ro. Như chỉ vài năm trước, khi tín dụng
nửa đầu năm thường tăng trưởng thấp, hàng loạt quan ngại, lo lắng từ nhiều tổ chức, chuyên gia từng đặt ra.
Không khó để đọc lại nhiều dẫn giải “thấp thỏm”, “mất niềm tin”, “báo động”… về tín dụng tăng trưởng thấp.
Nay, nửa đầu năm, tín dụng tăng trưởng tốt, lại đến lượt những cảnh báo châm ngòi lạm phát, cảnh báo bùng
nổ lạm phát vì tín dụng nói trên.
Cùng đó, việc Ngân hàng Nhà nước mua vào lượng lớn tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, lại bị xem như tiêu cực
với cung tiền đưa ra mua ngoại tệ, dù có các công cụ trung hòa bớt tác động; rồi tốc độ huy động vốn tăng cao
hơn tín dụng lại bị đặt trong quan ngại tiền chui vào ngân hàng thay vì đi vào sản xuất kinh doanh…
Như trên, cảnh báo là chỉ vạch để nhà hoạch định và điều hành chính sách nhìn vào. Nhưng với các cảnh báo
dường như mâu thuẫn, xoay chiều nhanh như trên, nếu cơ sở và lập trường điều hành chính sách tiền tệ không
vững thì dễ ngả nghiêng, thậm chí lúng túng, hoặc thêm trở ngại nếu có hiệu ứng tâm lý thị trường.
Khi trao đổi với VnEconomy chiều 21/7 về những cảnh báo hiện nay, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch

15
Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), nêu góc nhìn của mình rằng: cần gắn
tốc độ tăng trưởng tín dụng hiện nay với thực tế nhu cầu và tình hình sức khỏe của các doanh nghiệp.
Ông Hưởng cho rằng, sau những năm rất khó khăn từ 2011 đến nay, “lửa đã thử vàng”, sức khỏe nhiều doanh
nghiệp đã khẳng định hơn, đang khá lên khi vượt qua được giai đoạn thử thách. Mặt khác, giai đoạn thử thách
đó cũng đã thanh lọc những cơ thể yếu kém.
“Vậy nên, nhìn chung, khi vượt qua được giai đoạn khó khăn những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh
dần phục hồi, nhu cầu tín dụng và điều kiện đảm bảo tiếp cận tín dụng cũng đã tốt hơn. Theo đó, tín dụng tăng
khá cũng là cơ hội để tiếp sức thêm cho triển vọng phục hồi đó, dù phía trước vẫn còn nhiều khó khăn”, ông
Hưởng nói.
Mặt khác, “lửa thử vàng” cũng được người trong cuộc này nhìn cả về phía các ngân hàng thương mại. Sau
những rủi ro nợ xấu, thậm chí rủi ro pháp lý và thua lỗ hoặc lợi nhuận giảm sút, chính các ngân hàng thương
mại cũng đã rút kinh nghiệm hơn trong quản lý và phát triển tín dụng hiện nay.
Và cả nhà điều hành, mối quan hệ tín dụng, cung tiền với lạm phát những năm trước cũng đã đúc kết thành
những bài học đắt giá. Theo đó, ông Hưởng cho rằng, Ngân hàng Nhà nước đã tính toán thận trọng với chỉ tiêu
dự kiến tăng trưởng tín dụng năm nay khoảng 18-20%, có điều chỉnh tùy tình hình thực tế, và diễn biến nửa
đầu năm nay phù hợp với chỉ tiêu đó.
Còn theo góc nhìn của một chuyên gia VnEconomy tham vấn, tình huống chính sách tiền tệ trở đi mắc núi, trở
lại mắc sông với những cảnh báo trước đây và hiện nay như “nói hướng nào cũng được”, thì vấn đề nằm ở lỗi
cấu trúc của nền kinh tế.
“Bản chất vấn đề nằm ở chỗ, các biện pháp nới lỏng chính sách hoặc kích thích kinh tế của ta có hiệu lực, hiệu
quả thấp, thậm chí bị vô hiệu bởi lỗi cấu trúc của nền kinh tế, khác với xu thế các nước lớn hiện nay là duy trì
và tăng cường các biện pháp kích thích. Kích cầu là câu chuyện ngắn hạn, còn sửa chữa cấu trúc là câu chuyện
trung dài hạn”, chuyên gia trên nói.
Sửa chữa, có cấu phần tham gia của chính sách tiền tệ nói chung và tín dụng nói riêng. Như lái vốn đến các
khu vực, các lĩnh vực nào và như thế nào để hiệu lực, để được sử dụng hiệu quả, ở góc độ nào đó còn quan
trọng hơn là con số tăng trưởng.
(Minh Đức, Thời báo kinh tế Việt Nam tháng 7/2016/)
Yêu cầu: Anh/ chị đọc và thảo luận bài viết trên Chính phủ đang sử dụng chính
sách nào để điều tiết nền kinh tế.

16
CHƯƠNG 2. ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ
2.1. Tổng sản phẩm quốc dân và tổng sản phẩm quốc nội
2.1.1 Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
GNP là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của các hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng mà một quốc gia sản xuất trong một thời kỳ (thường là 1 năm) bằng
các yếu tố sản xuất của mình.
GNP đánh giá kết quả hoạt động do công dân của một nước tiến hành trong
một thời kỳ nhất định
Tổng sản phẩm quốc dân gồm có:
- GNP danh nghĩa (GNPn) đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra
trong một thời kỳ, theo giá cả hiện hành tức là giá cả của cùng thời kỳ đó.
- GNP thực tế (GNPr) đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong
một thời kỳ, theo giá cố định ở một thời kỳ được lấy làm gốc.
Gọi D là chỉ số giá cả (chỉ số lạm phát)
D =GNPn//GNPr*100
2.1.2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross Domestic Product)
Tổng sản phẩm quốc nội đo lường tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, trong một thời kỳ nhất định
(thường là 1 năm).
GDP là kết quả hoạt động do công dân trong nước và người nước ngoài
đang làm việc tại nước đó sản xuất ra tiêu chí để phân biệt GNP và GDP.
GNP = GDP + thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài
Thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài là phần chênh lệch giữa thu nhập của
công dân nước ta ở nước ngoài và công dân nước ngoài ở nước ta, thu nhập ròng
này có thể âm.
2.1.3. Ý nghĩa của chỉ tiêu GNP và GDP trong phân tích kinh tế vĩ mô
- WB, IMF dùng các chỉ tiêu này để so sánh quy mô sản xuất của các nước
khác nhau trên thế giới sau khi tính chuyển số liệu về GNP hay GDP tính bằng tiền
của các nước khác nhau và đồng USD/
- Dùng để phân tích những biến đổi về sản lượng của một đất nước trong
thời gian khác nhau.
- Được sử dụng để phân tích sự thay đổi mức sống dân cư
2.1.4 Chỉ số điều chỉnh GDP và tốc độ tăng trưởng
Chỉ số điều chỉnh GDP là thước đo về mức giá chung, nó được tính như sau:
Chỉ số điều chỉnh GDP = GDP danh nghĩa/GDP thực tế*100
DGDP = GDPn/GDPr * 100%
Công thức trên cho thấy, chỉ số điều chỉnh GDP phản ánh mức giá của một
đơn vị GDP điển hình trong năm nghiên cứu bằng bao nhiêu phần trăm so với mức
giá trong năm cơ sở.
17
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (g):
g = GDPn/GDPn-1*100%
Tỷ lệ lạm phát:
i=[D(GDP)sau-D(GDP)trước]/D(GDP)trước*100%

2.2 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)


2.2.1 Định nghĩa
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là thước đo chi phí sinh hoạt, một chỉ tiêu được công bố
hàng tháng và được các nhà hoạch định chính sách, nhà kinh tế và người dân quan
tâm. Đây là một thước đo tốt để tính lạm phát vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức
sống của người tiêu dùng điển hình.
CPI được tính trên cơ sở giỏ hàng hóa đại diện, dựa trên điều tra về mua hàng hóa
của người tiêu dùng. CPI được tính là số trung bình gia quyền căn cứ vào trọng số
phụ thuộc mức độ quan trọng của mỗi hàng hóa đối với một người tiêu dùng điển
hình
2.2.2 xây dựng chỉ số giá tiêu dùng
Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng người ta tính số bình quân gia quyền theo
công thức Laspeyres của giá cả của kỳ báo cáo (kỳ t) so với kỳ cơ sở. Để làm được
điều đó phải tiến hành như sau:
1. Cố định giỏ hàng hóa: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng
hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.
2. Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại
mỗi thời điểm.
3. Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượng
nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại.
4. Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng công thức sau:
Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ t
CPIt = 100 x
Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở
Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng 5 đến 7 năm tùy ở từng nước.
 CPI được dùng để tính chỉ số lạm phát theo thời kỳ. Chẳng hạn, tính chỉ số lạm phát CPI năm
2011 so với năm 2010 theo công thức sau:
CPI năm 2011 - CPI năm 2010
Chỉ số lạm phát 2011 = 100 x
CPI năm 2010
Trên thực tế người ta có thể xác định quyền số trong tính toán chỉ số giá tiêu dùng
bằng cách điều tra để tính toán tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm hàng hoá, dịch vụ
18
so với tổng giá trị chi tiêu. Sau đó quyền số này được dùng để tính chỉ số giá tiêu
dùng cho các thời kỳ sau. CPI thường được tính hàng tháng và hàng năm. CPI còn
được tính toán cho từng nhóm hàng hóa hoặc một số nhóm hàng hóa tùy theo mục
đích sử dụng. Ngoài CPI người ta cũng tính toán chỉ số giá bán buôn là mức giá
của giỏ hàng hóa do các doanh nghiệp mua vào, khác với CPI là giá do người tiêu
dùng mua vào (giá bán lẻ). Lưu ý chỉ số giá tiêu dùng năm gốc luôn bằng 1
2.2.3 Những vấn đề phát sinh khi đo lường chi phí sinh hoạt
Do sử dụng giỏ hàng hoá cố định nên khi tính toán CPI có ba vấn đề chính
dẫn đến hạn chế của CPI sau đây:
CPI không phản ánh được độ lệch thay thế vì nó sử dụng giỏ hàng hoá cố
định. Khi giá cả một mặt hàng này tăng nhanh hơn so với các mặt hàng khác thì
người tiêu dùng sẽ có xu hướng ít tiêu dùng những mặt hàng đã trở nên quá đắt đỏ
mà tiêu dùng nhiều những hàng hoá đỡ đắt đỏ hơn. Yếu tố này làm CPI đã đánh
giá cao hơn thực tế mức giá.
CPI không phản ánh được sự xuất hiện của những hàng hoá mới vì nó sử
dụng giỏ hàng hoá cố định trong khi nếu có hàng hoá mới xuất hiện thì một đơn vị
tiền tệ có thể mua được các sản phẩm đa dạng hơn. CPI không phản ánh được sự
gia tăng sức mua này của đồng tiền nên vì thế lại đánh giá mức giá cao hơn thực tế.
Không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hoá vì nếu mức giá
của một hàng hoá cụ thể nào đó tăng nhưng chất lượng cũng tăng tương ứng thậm
chí tăng hơn thì trên thực tế mức giá không tăng. Chất lượng hàng hoá dịch vụ nhìn
chung đều có xu hướng được nâng cao nên CPI cũng đã phóng đại mức giá.
2.2.4 So sánh chỉ số điều chỉnh GDP và chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số điều chỉnh GDP và chỉ số giá tiêu dùng có 3 điểm khác nhau then
chốt đó là:
Thứ nhất, chỉ số điều chỉnh GDP phản ánh giá của tất cả hàng hóa và dịch
vụ mà nền kinh tế sản xuất ra, trong khi CPI chỉ phản ánh giá của những hàng hóa
và dịch vụ mà người tiêu dùng mua. Như vậy, sự gia tăng của giả cả hàng hóa mà
doanh nghiệp và Chính phủ mua được phản ánh trong chỉ số điều chỉnh GDP
nhưng không tác động tới CPI.
Thứ hai, chỉ số điều chỉnh GDP chỉ bao gồm các hàng hóa sản xuất trong
nước. Hàng nhập khẩu không phải bộ phận của GDP, giá của chúng không ảnh
hưởng tới chỉ số điều chỉnh GDP.
Thứ ba, CPI gán quyền số cố định cho tất cả hàng hóa và dịch vụ, còn chỉ số
điều chính GDP gán cho chúng quyền số thay đổi.. CPI được tính toán bằng cách
19
sử dụng giỏ hàng hóa cố định, còn trong chỉ số điều chỉnh GDP giỏ hàng hóa thay
đổi theo thời gian.

2.2.5 Vận dụng CPI trong thực tiễn


Mục đích của việc tính mức giá chung CPI là để so sánh giá trị của đồng tiền
đã thay đổi như thế nào qua thời gian khi xem xét một chỉ tiêu được đánh giá bằng
đồng trong quá khứ và ở hiện tại.
- Những con số được tính bằng tiền tại các thời điểm khác nhau: Xem xét
mức lương tối thiểu chính phủ quy định trả cho người lao động tăng lên qua các
năm trong đó có tính tới yếu tố lạm phát.
- Trượt giá là sự hiệu chỉnh tự động của một khoản tiền tính bằng đồng để
loại trừ hiệu ứng của lạm phát trên cơ sở quy định của pháp luật hay hợp đồng.
- Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa
Lãi suất mà ngân hàng trả cho người gửi tiền là lãi suất danh nghĩa và lãi
suất này trừ đi tỷ lệ lạm phát gọi là lãi suất thực tế.
r-i=π
Như vậy, lãi suất thực là khoản chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ
lạm phát. Lãi suất danh nghĩa cho chúng ta biết số đồng tiền tăng lên như thế nào
qua thời gian, trong khi lãi suất thực cho biết sức mua của tài khoản ngân hàng
tăng lên như thế nào qua thời gian.
2.3. Các phương pháp xác định GDP
2.3.1. Sơ đồ luân chuyển kinh tế vĩ mô
Một nền kinh tế hoàn chỉnh bao gồm: các đơn vị kinh tế, các hộ gia đình, các
doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước trung ương và địa phương.
Xét trong mô hình đơn giản chỉ bao gồm các hộ gia đình và các doanh
nghịêp. Các hộ gia đình sở hữu lao động và các yếu tố đầu vào khác của sản xuất
như vốn, đất đai…Các hộ gia đình cung cấp các yếu tố đầu vào sản xuất cho các
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp dùng yếu tố sản xuất này sản xuất ra hàng hóa và
dịch vụ bán cho các hộ gia đình. Các hộ gia đình có thu nhập từ việc cho thuê các
yếu tố sản xuất và dùng thu nhập đó trả cho các hàng hóa mua từ các doanh
nghiệp.

Chi tiêu hàng hoá và dịch vụ


20
Hàng hoá và dịch vụ

Hãng kinh
doanh Hộ gia đình

Dịch vụ yếu tố sản xuất

Thu nhập từ các yếu tố sản xuất

Hình 3.1: Dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô

Dòng bên trong là sự luân chuyển các nguồn lực thật: hàng hóa và dịch vụ từ
các hãng kinh doanh sang hộ gia đình và dịch vụ về yếu tố sản xuất từ hộ gia đình
sang các hãng kinh doanh.
Dòng bên ngoài là các giao dịch thanh toán bằng tiền: các hãng kinh doanh
trả tiền cho các dịch vụ yếu tố sản xuất tạo nên thu nhập của các hộ gia đình; các
hộ gia đình thanh toán các khoản chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ.
Theo cung trên, ta có thể tính tổng giá trị của các hàng hóa và dịch vụ được
sản xuất ra trong nền kinh tế.
Theo cung dưới, ta có thể tính được tổng mức thu nhập từ yếu tố sản xuất.
2.3.2. Phương pháp xác định GDP theo luồng chi tiêu về hàng hóa và
dịch vụ cuối cùng
Theo phương pháp luồng sản phẩm, GDP bao gồm toàn bộ giá trị thị trường
của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, mà các hộ gia đình, các hãng kinh doanh
và Chính phủ mua; và khoản xuất khẩu ròng được thực hiện trong một thời gian
(thường là 1 năm).
Các thành tố cấu thành GDP:
+ Tiêu dùng của các hộ gia đình (Consumption – C)
Tiêu dùng của các hộ gia đình bao gồm tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng của các hộ gia định mua được trên thị trường để chi dùng cho đời sống hàng
ngày.
Như vậy, GDP chỉ bao gồm những sản phẩm được bán và bỏ sót nhiều hàng
hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình tự sản xuất để tiêu dùng mà không phải để đem
bán hoặc những hàng hóa và dịch vụ không được bán trên thị trường nhưng rất cần
thiết cho đời sống của gia đình.
+ Đầu tư (Invesment –I)

21
Hàng hóa đầu tư bao gồm trang thiết bị là các tài sản cố định của doanh
nghiệp như nhà ở, văn phòng mới xây dựng và chênh lệch hàng tồn kho các hãng
kinh doanh.
Phân biệt tổng đầu tư và đầu tư ròng:
* Tổng đầu tư: là giá trị các tư liệu lao động chưa trừ phần đã hao mòn trong
quá trình sản xuất.
* Đầu tư ròng bằng tổng đầu tư trừ đi khấu hao tài sản cố định.
Đầu tư ròng = Tổng đầu tư – Hao mòn tài sản cố định
Trong tính GDP, người ta tính tổng đầu tư chứ không phải đầu tư ròng.
+ Chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ (Govement – G)
Chi tiêu của Chính phủ gồm những khoản tiền rất lớn vào việc xây dựng
đường sá, trường học, bệnh viện, quốc phòng, an ninh và trả lương cho bộ máy
quản lý hành chính của Nhà nước.
+ Xuất và nhâp khẩu (X và IM)
Hàng xuất khẩu là những hàng hóa được sản xuất trong nước nhưng được
bán ở nước ngoài.
Hàng nhập khẩu là những hàng được sản xuất ở nước ngoài nhưng được
mua để phục vụ nhu cầu nội địa.
Công thức tính GDP: GDP = C+I+G+NX (NX = X – IM)
2.3.3. Phương pháp xác định GDP theo luồng thu nhập hoặc chi phí
GDP theo chi phí các yếu tố đầu vào của sản xuất mà các doanh nghiệp phải
thanh toán như tiền công, tiền trả lãi vay do vay vốn, tiền thuê nhà, thuê đất và lợi
nhuận trừ phần thưởng cho sự mạo hiểm trong nền kinh tế.
Gọi chi phí tiền công, tiền lương: w (wage)
Chi phí thuê vốn (Lãi suất): i
Chi phí thuê nhà, thuê đất : r
Lợi nhuận: π
Công thức tính GDP theo các yếu tố chi phí trong trường hợp giản đơn nhất
tức là nền kinh tế chỉ bao gồm các hộ gia đình và các doanh nghiệp chưa tính tới
khấu hao như sau:
 GDP theo chi phí cho các yếu tố sản xuất = w + i + r + π
Tuy nhiên xét trong nền kinh tế có các yếu tố chính phủ và người nước
ngoài thì GDP còn bao gồm:
Thuế gián thu (Te) là thuế đánh vào hàng hoá tiêu dùng thu qua doanh
nghiệp, theo gián thu TC làm giảm chỉ tiêu của các hộ gia đình và chuyển thành
một phần của chỉ tiêu chính phủ.
Hao mòn tài sản cố định (khấu hao - D p) là các chi phí phát sinh trong quá
trình sản xuất mà doanh nghiệp cần phải bù đắp để bảo toàn vốn sản xuất.
22
Như vậy: GDP = w + i + r +  + Te + Dp.
2.3.4. Phương pháp giá trị gia tăng
Giá trị gia tăng là khoản chênh lệch giữa giá trị sản lượng của một doanh
nghiệp với khoản mua vào về vật liệu và dịch vụ từ các doanh nghiệp khác, mà đã
được dùng hết trong việc sản xuất ra các sản lượng đó.
Tổng giá trị gia tăng của mọi đơn vị sản xuất và dịch vụ trong vòng một năm
là tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
GDP = ∑ VAi
2.4. Phương pháp xác định và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tổng sản
phẩm quốc dân, thu nhập quốc dân, thu nhập khả dụng
2.4.1. Xác định sản phẩm quốc dân ròng (Net National Product - NNP)
Sản phẩm quốc dân ròng là phần GNP còn lại sau khi trừ đi khấu hao.
NNP = GNP - Dp
Tuy nhiên, việc xác định tổng mức khấu hao trong nền kinh tế đòi hỏi nhiều
thời gian và rất phức tạp.
2.4.2 Xác định thu nhập quốc dân và thu nhập khả dụng
- Thu nhập quốc dân (National Income – NI hoặc Y)
Thu nhập quốc dân là tổng thu nhập của tất cả các nhân tố từ sản xuất hàng
hóa và dịch vụ hiện tại. Thu nhập quốc dân phản ánh tổng số thu nhập từ các yếu
tố sản xuất như lao động, vốn, đất đai, tài nguyên, khả năng quản lý của nền kinh
tế đồng thời là thu nhập của tất cả các hộ gia đình trong nền kinh tế.
Do đó: Y = w + i + r + π
Thu nhập quốc dân có thể tính bằng các cách sau:
Y = GNP – Khấu hao – Thuế gián thu
Hay Y = NNP – thuế gián thu
- Thu nhập khả dụng (thu nhập có thể sử dụng – YD)
Thu nhập có thể sử dụng là phần thu nhập quốc dân còn lại sau khi các hộ
gia đình nộp các loại thuế trực thu và nhận được các trợ cấp của Chính phủ hoặc
doanh nghiệp.
YD = Y – Td + Tr ( Td: Thuế trực thu; Tr: Trợ cấp)’
Toàn bộ thu nhập có thể sử dụng chi bao gồm thu nhập mà các hộ gia đình
có thể tiêu dùng và để dành hay tiết kiệm.
YD = C + S
2.4.3 Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu
Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu GDP, GNP, Y, YD được thể hiện như sau:
Thu nhập ròng Thu nhập Khấu hao
tài sản ròng tài sản
GNP NX GDP

23
G Thuế gián thu
Thuế trực thu –
I NNP
Y trợ cấp
C
Sơ đồ 3.1:Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tổng sản phẩm và thu nhập
2.5. Các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô
2.5.1. Đồng nhất thức tiết kiệm và đầu tư
Tiết kiệm là phần còn lại của thu nhập sau khi tiêu dùng.
Xét nền kinh tế giản đơn, không có sự tham gia của Chính phủ, không có
thuế và trợ cấp nên:
YD = Y và S = Y – C hay Y = C + S (*)
Vậy có sự “rò rỉ” ở cung dưới của dòng luân chuyển, tiết kiệm tách ra khỏi
luồng thu nhập.
Ở cung trên, hàng hóa và dịch vụ cuối cùng không chỉ bao gồm hàng tiêu
dùng của các hộ gia đình, các doanh nghiệp mua một lượng hàng đầu tư (I). Do đó
có sự bổ sung vào cung trên.
 Y = C + I (**)
Từ (*) và (**) ta có: S=I Đồng nhất thức giữa tiết kiệm và đầu tư.
2.5.2. Đồng nhất thức mô tả mối quan hệ giữa các khu vực trong nền kinh tế
Đồng nhất thức thể hiện mối quan hệ giữa các khu vực hay các tác nhân
trong nền kinh tế: T-G = (I-S) + (X –IM)
BÀI TẬP
Dạng 1: Vận dụng và giải thích
1. Giả sử một phụ nữ lấy một quản gia giúp việc cho gia đình cô. Sau khi cưới anh
ta vẫn tiếp tục làm công việc trước đây. Theo bạn thì cuộc hôn nhân này có tác
động đến GDP không? Nếu có tác động đến GDP như thế nào?

2 Trong một bài diễn văn của thượng nghị sĩ Robert Kennedy khi tranh cử chức
tổng thống năm 1968, ông đã nói: “GDP không tính đến sức khoẻ của con cái
chúng ta, chất lượng giáo dục chúng hoặc niềm vui của chúng khi giải trí. Nó
không bao hàm vẻ đẹp của thơ ca, sự bền vững của gia đình, triết lý sâu xa của các
cuộc tranh luận công khai và phẩm chất trung thực của công chức nhà nước. Nó
cũng không phản ánh lòng dũng cảm, sự thông thái và lòng tận trung của chúng ta
đối với đất nước. Nói tóm lại, nó phản ánh mọi thứ làm cho cuộc sống của chúng
ta có ý nghĩa và nó nói với chúng ta mọi điều về nước Mỹ, trừ niềm tự hào của
chúng ta vì được là người Mỹ”.

3. Mỗi giao dịch sau đây có ảnh hưởng như thế nào (nếu có) đến các thành phần
của GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu? Hãy giải thích:

24
a) Thành phố Hà Nội thay mới hệ thống đèn chiếu sáng phục vụ cho kỷ niệm
đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội;
b) Chính phủ hỗ trợ tiền ăn tết cho các gia đình nghèo năm 2010.
c) Bạn mua một bộ quần áo mới của Công ty may Việt Tiến.
4. Mỗi giao dịch sau đây có ảnh hưởng như thế nào (nếu có) đến các thành
phần của GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu? Hãy giải thích:

a) Gia đình bạn mua thêm một ngôi biệt thự mới tại khu đô thị Times City.
b) Chính phủ tăng trợ cấp cho những người thất nghiệp năm 2012.
c) Hãng Ford Việt Nam bán một chiếc xe hiệu Laser từ hàng tồn kho;
5. Năm 2011, khi bạn còn ở ngoại trú, gia đình bạn mua tặng bạn một chiếc xe máy
nhãn hiệu Honda sản xuất tại Vĩnh Phúc để bạn chủ động về thời gian đi lại đảm
bảo đến lớp đúng giờ. Năm 2012, khi gia đình chuyển đến gần trường nên bạn
không dùng đến chiếc xe đó nữa và bán lại chiếc xe trên cho một người bạn cùng
lớp. Giao dịch trên có ảnh hưởng như thế nào tới GDP? Giải thích?

6. Những hàng hóa đã qua sử dụng và được bán lại, và những hàng hóa và dịch vụ
không được giao dịch công khai trên thị trường (ví dụ lương thực thực phẩm tạo ra
và tiêu dùng ngay tại gia đình) thường không được tính vào GDP. Tại sao lại như
vậy? Điều này ảnh hưởng ra sao đến việc dùng GDP làm thước đo phúc lợi kinh tế
của một nước và so sánh giữa các nước phát triển và kém phát triển?

7. Giả sử một phụ nữ lấy một quản gia giúp việc cho gia đình cô. Sau khi cưới anh
ta vẫn tiếp tục làm công việc trước đây. Theo bạn thì cuộc hôn nhân này có tác
động đến GDP không? Nếu có tác động đến GDP như thế nào?

DẠNG 2: Bài tập tính toán

1. Giả sử có số liệu về tình hình sản xuất gạo, bột, bánh ở ba doanh nghiệp sản
xuất của một công ty thực phẩm như sau:

Doanh nghiệp A mua 30.000 tấn thóc của hộ nông dân với giá 3.000đ/kg sản
xuất được một lượng gạo là 20.000 tấn và bán với giá 6.500 đồng/kg.

Doanh nghiệp B mua một lượng gạo của doanh nghiệp A là 5.000 tấn với
giá 6.500đ/kg và sản xuất được một lượng bột là 11.000 tấn và bán với giá 7000
đ/kg.

Doanh nghiệp C mua của doanh nghiệp B một lượng bột là 3.000 tấn với giá
7.000đ/kg và sản xuất được một lượng bánh là 7.000 tấn và bán với giá 8.500đ/kg..

Yêu cầu: Tính phần đóng góp của công ty thực phẩm này vào GDP?

25
2. Xét một nền kinh tế giả định chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm sau:

Cà phê Thịt lợn

Giá
Năm Giá
Lượng (Tấn) (Triệu đồng/ Lượng (Tấn)
(Triệu đồng/ tấn)
tấn)

2001 30 500 20 1000

2002 35 600 24 1400

2003 40 600 28 1400

Hãy tính:

a) GDP danh nghĩa và GDP thực tế qua các năm 2001, 2002, 2003.
b) Chỉ số điều chỉnh GDP của các năm 2001, 2002, 2003 và tốc độ tăng trưởng
kinh tế của các năm 2002 và 2003.
3. Giả sử rằng mọi người chỉ tiêu dùng ba loại hàng hóa như trình bày trong bảng sau:

Bóng tennis Vợt tennis Mũ chơi tennis

Năm Giá Lượng Giá Lượng Giá Lượng


(1000đ) (Cái) (1000đ) (Cái) (1000đ) (Cái)

2003 20 100 400 10 10 200

2004 20 100 400 10 20 200

Hãy tính:

a) GDP danh nghĩa và GDP thực tế qua các năm 2003, 2004.
b) Chỉ số điều chỉnh GDP của các năm 2003, 2004.
c) Tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm 2004.
4. Giả sử nền kinh tế có 5 doanh nghiệp thực hiện các giao dịch sau:

Giao Người bán Người mua Hàng Giá bán Lượng


dịch hóa bán
(Tr.đồng
)

1 Công ty cao su Nhà máy xăm lốp Cao su 5 1 (Tấn)

2 Nhà máy xăm lốp Nhà máy ô tô Xăm lốp 1 20 (bộ)


26
3 Nhà máy thép Nhà máy công cụ Thép 2 1 (Tấn)

4 Nhà máy thép Nhà máy ô tô Thép 2 4 (Tấn)

5 Nhà máy công cụ Nhà máy ô tô Máy tiện 2 2 (Chiếc)

6 Nhà máy ô tô Người tiêu dùng Ô tô 20 5 (chiếc)

a) Tính GDP theo phương pháp sản phẩm cuối cùng.


b) Tính GDP theo phương pháp giá trị gia tăng.
5. Giả sử nền kinh tế chỉ sản xuất 2 loại hàng hóa: giày và quần áo

Giày Quần áo

Năm Giá Giá


Lượng (Đôi) Lượng (bộ)
(1000 đ/đôi) (1000/ bộ)

2008 100 170.000 150 800.000

2009 150 250.000 270 1000.000

Hãy tính:

a) GDP danh nghĩa và GDP thực tế qua các năm 2008, 2009.
b) Chỉ số điều chỉnh GDP của các năm 2008, 2009.
c) Tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm 2009.
6. Dưới đây là số liệu rút ra từ hệ thống tài khoản quốc gia của một nước:

Chỉ tiêu Giá trị ( tỉ đô la)

1. Tổng sản phẩm quốc dân theo giá thị trường 469,6

2. Thuế đánh vào các khoản chi tiêu 75,0

3. Tiêu hao tư bản 54,8

4. Thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài 5,6

5. Trợ cấp cho sản xuất 5,9

Hãy tính:

a) Tổng sản phẩm trong nước theo giá trị trường?


b) Sản phẩm quốc dân ròng theo giá thị trường?
c) Thu nhập quốc dân?

27
CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH TỔNG CUNG – TỔNG CẦU
3.1 Tổng cầu (AD)
3.1.1 Khái niệm tổng cầu (AD)
Tổng cầu là khối lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước mà các tác
nhân sẵn sàng và có khả năng mua tại mỗi mức giá. Trong một nền kinh tế, mở
tổng cầu bao gồm 4 tác nhân: tiêu dùng của các hộ gia đình về hàng hóa và dịch vụ
( C); đầu tư của các doanh nghiệp (I); mua hàng của Chính phủ (G) và xuất khẩu
ròng (NX).
AD = C+I+G+NX
Trong đó xuất khẩu ròng (NX) chính là chênh lệch giữa lượng hàng sản xuất trong
nước và bán ở nước ngoài (Xuất khẩu) trừ lượng hàng sản xuất ở nước ngoài bán ở
trong nước (nhập nhẩu).
3.1.2 Giải thích độ dốc âm của đường tổng cầu
Đường tổng cầu dốc xuống phản ánh thực tế là sự thay đổi mức giá có ảnh hưởng
đến lượng tổng cầu. Trong 4 thành tố của tổng cầu, chi tiêu Chính phủ là biến
chính sách do Chính phủ quyết định tùy thuộc vào mục tiêu của điều tiết kinh tế vĩ
mô trong mỗi thời kỳ và do đó không phụ thuộc vào mức giá.
Mức giá và tiêu dùng: Hiệu ứng của cải
Khi mức giá chung giảm, tức là mức giá bình quân của tất cả hàng hóa và
dịch vụ giảm thì lượng tiền trong ví hay trong tài khoản ngân hàng của bạn trở nên
có giá trị hơn. Như vậy, một sự cắt giảm trong mức giá chung làm cho các hộ gia
đình trở nên giàu có hơn và do vậy họ sẽ sẵn sàng và có khả năng mua nhiều hàng
hóa và dịch vụ hơn. Sự tăng lên trong mức tiêu dùng có nghĩa là tổng cầu về hàng
hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nước tăng lên. Hiệu ứng này do A.Pigou một
hà kinh tế học cổ điển lần đầu tiên đề xuất.
Mức giá và đầu tư: Hiệu ứng lãi suất
Tại mức giá thấp hơn, công chúng sẽ giữ ít tiền hơn để mua lượng hàng hóa
và dịch vụ theo kế hoạch. Điều này hàm ý một phần trong số đó họ giữ để phục vụ
cho động cơ giao dịch trở nên dư thừa. Nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ tìm
cách cắt giảm lượng tiền nắm giữ bằng cách chuyển một số tiền mặt và tài khoản
28
tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn và kết quả là lãi suất sẽ giảm. Giảm lãi suất có tác
dụng khuyến khích các hãng đầu tư nhiều hơn vào nhà xưởng và thiết bị mới,các
hộ gia đình mua nhiều nhà ở mới hơn. Như vậy, một mức giá thấp hơn làm giảm
lãi suất, khuyến khích chi tiêu vào các hàng hóa đầu tư và do đó làm tăng tổng cầu.
Hiệu ứng này do J.keynes đề xuất nên gọi là hiệu ứng Keynes.
Mức giá và xuất khẩu ròng
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự giảm giá của hàng hóa trong nước làm
cho hàng hóa và dịch vụ của Việt nam trở nên rẻ hơn một cách tương đối so với
hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở nước ngoài. Khi đó người tiêu dùng trong
nước và ở nước ngoài có xu hướng dịch chuyển từ mua hàng của nước khác sang
mua hàng hóa và dịch vụ sản xuất tại Việt Nam.Kết quả là xuất khẩu được khuyến
khích và nhập khẩu bị hạn chế, làm tăng xuất khẩu ròng và làm tăng lượng cầu về
hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tại Việt Nam.
Hiệu ứng này do R.Mundel và M.Fleming đề xuất và do đó còn biết đến với tên
gọi là hiệu ứng Mundell-Fleming.
3.1.3 Các nhân tố làm dịch chuyển đường tổng cầu
- Sự dịch chuyển bắt đầu từ sự thay đổi trong tiêu dùng: Nếu người Việt Nam an
tâm hơn về triển vọng việc làm và thu nhập trong tương lai, hoặc nếu giá cổ phiếu
tăng làm cho nhiều bộ phận gia dình trở nên giàu có hơn, hay chính phủ giảm thuế
thu nhập thì các hộ gia đình sẽ chi tiêu nhiều hơn tại mỗi mức giá cho trước và kết
quả là đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang bên phải và ngược lại.
- Sự dịch chuyển bắt nguồn từ sự thay đổi trong đầu tư; Nếu các doanh nghiệp lạc
quan hơn vào triển vọng thị trường trong tương lai và quyết định xây thêm nhiều
nhà máy mới,mua thêm máy móc thiết bị mới hoặc Chính phủ giảm thuế cho các
dự án đầu tư mới hay ngân hàng trung ương tăng thêm cung ứng tiền tệ làm giảm
lãi suất thì mức đầu tư sẽ tăng và đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang bên phải.
- Sự dịch chuyển bắt nguồn từ sự thay đổi của chi tiêu Chính phủ: Nếu Chính phủ
quyết định tăng chi tiêu nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế thì tổng cầu sẽ dịch
chuyển sang phải.
- Sự dịch chuyển bắt đầu từ những thay đổi trong xuất khẩu ròng
Nếu thế giới bên ngoài tăng trưởng mạnh và mua nhiều hàng hóa của Việt Nam
hơn hoặc đồng Việt Nam giảm giá so với tiền của các đối tác thương mại thì xuất
khẩu ròng của Việt nam sẽ tăng và kết quả là đường tổng cầu dịch chuyển sang bên
phải.
29
3.2 Tổng cung
3.2.1 Các dạng đường tổng cung
Đường tổng cung dài hạn
Dài hạn là khoảng thời gian đủ dài để mọi giá cả và tiền lương hoàn toàn
linh hoạt theo nghĩa của chúng điều chỉnh đủ mạnh để thích ứng với các cú sốc và
đảm bảo trường đều có được thông tin hoàn hảo về mức giá tức là họ biết chính
xác mức giá đang phổ biến trong nền kinh tế.
Đường tổng cung thẳng đứng trong dài hạn thể hiện tính chất của sản lượng
do cung quyết định. Bất kể đường tổng cầu có dịch chuyển như thế nào thì nền
kinh tế sẽ di chuyển dọc trên đường tổng cung thẳng đứng và do đó chỉ có mức giá
thay đổi còn sản lượng vẫn giữ nguyên tại mức sản lượng tiềm năng.
Do đường tổng cung dài hạn là đường thẳng đứng tại mức sản lượng tiềm
năng, bất kỳ nhân tố nào làm thay đổi mức sản lượng tiềm năng sẽ làm dịch
chuyển đường tổng cung dài hạn. Do mức sản lượng tiềm năng phụ thuộc vào cung
lao động, tài nguyên thiên nhiên, tư bản và trình độ công nghệ.
Đường tổng cung ngắn hạn
Đường tổng cung ngắn hạn phản ánh sản lượng thực tế của nền kinh tế. Nhìn cung
các phân tích hiện đại về tổng cung đều có chung kết luận là đường tổng cung ngắn
hạn có độ dốc dương. Phương trình cơ bản của đường tổng cung ngắn hạn:
Y = Y* + a(P-Pe)
Trong đó a là một tham số dương;
Pe là mức giá dự kiến.
Có 3 kết luận về phương trình trên như sau:
Thứ nhất, đường tổng cung có độ dốc dương;
Thứ hai, vị trí của đường tổng cung phụ thuộc vào Pe
Thứ ba, tham số a đo lường mức độ phản ứng của lượng tổng cung với chênh lệch
giữa mức giá thực tế và mức giá dự kiến.
Đường tổng cung ngắn hạn nhìn chung rất thoải ở mức sản lượng thấp và trở nên
rất dốc khi mức sản lượng vượt quá mức sản lượng tự nhiên. Khi sản lượng ở dưới
mức tự nhiên hệ số co giãn của cung theo giá lớn do các doanh nghiệp có thể dễ
dàng tăng sản lượng khi điều kiện trở nên thuận lợi. Khi đó các doanh nghiệp có
nhiều nguồn lực sản xuất chưa được sử dụng như nhà xưởng, máy móc, thiết bị
đang được vận hành dưới công suất thiết kế thậm chí bỏ không, nhiều lao động
đang làm bán thời gian hoặc thậm chí thất nghiệp. Một sự gia tăng nhỏ trong mức
30
giá cũng làm cho doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn và họ sẽ tăng sản
lượng bằng cách tận dụng phần năng lực sản xuất nhàn rỗi. Khi sản lượng tăng
dần, doanh nghiệp tận dụng hết nguồn lực sản xuất. Khi năng lực sản xuất đã được
sử dụng hết thì việc tăng sản xuất thêm nữa đòi hỏi phải xây dựng thêm nhà
xưởng, máy móc và mua sắm thêm trang thiết bị mới mà điều này chỉ có thể thực
hiện trong dài hạn.
Có 4 mô hình khác nhau giải thích về đường tổng cung ngắn hạn:
Mô hình tiền lương cứng nhắc
Mô hình nhận thức sai lầm của công nhân
Mô hình thông tin không hoàn hảo
Mô hình giá cả cứng nhắc.
3.2.2 Gải thích độ dốc của đường tổng cung ngắn hạn
-Mô hình tiền lương cứng nhắc: Mô hình này nhấn mạnh đến quá trình thỏa thuận
tiền lương giữa doanh nghiệp và công nhân. Các quan sát thực tế cho thấy các
ngành công nghiệp có sự hoạt động của công đoàn, tiền lương thường được quy
định trước trong các hợp đồng lao động. Hơn nữa, ngay trong cả các ngành không
có công đoàn cũng có các thỏa thuận ngầm hoàn toàn tương tự. Nhiều công nhân
thỏa thuận ngầm với thân chủ của họ về mức lương được xem xét lại một lần trong
năm ngay cả khi họ không ký các hợp đồng chính thức.Mô hình tiền lương cứng
nhắc giả thiết rằng khi mặc cả tiền lương, cả doanh nghiệp và công nhân đều có
một mục tiêu nhất định về lương thực tế mà họ sẽ thỏa thuận. Mức tiến lương này
phụ thuộc vào sức mạnh mặc cả tương đối giữa doanh nghiệp và công nhân trên cơ
sở cân nhắc về tiền lương hiệu quả.
Giả thiết mức giá hiện tại cao hơn mức dự kiến.Khi đó lương thực tế thấp hơn mức
dự kiến, Thuê lao động trở nên rẻ hơn do đó các doanh nghiệp sẵn sàng thuê nhiều
công nhân hơn, do đó sản lượng tạo ra sẽ nhiều hơn. Hoàn toàn ngược lại, nếu mức
giá thấp hơn mức dự kiến, khi đó các doanh nghiệp sẽ nhận ít thu nhập hơn so với
dự kiến, và doanh nghiệp sẵn sàng cắt giảm mức sản xuất.
- Mô hình nhận thức sai lầm của công nhân
Mô hình này nhấn mạnh đến thị trường lao động. tuy nhiên, nó khác mô hình tiền
lương cứng nhắc ở hai điểm.
Thứ nhất, trong mô hình này tiền lương được giả thiết hoàn toàn linh hoạt và do đó
điều chỉnh đủ mạnh để cân bằng thị trường lao động.

31
Thứ hai, mô hình này giả thiết công nhân không thể nhận thức đúng về mức giá và
do đó cung về lao động phụ thuộc vào lương thực tế dự kiến.
Nếu mức giá cao hơn mức công nhân dự kiến thì họ sẽ sẵn sàng cung ứng nhiều
lao động hơn tại mọi mức lương thực tế. Bởi vì họ lầm rằng lương thực tế của họ
cao hơn mức thực hiện. Do đó nhiều sản phẩm được sản xuất ra hơn. Điều ngược
lại sẽ đúng nếu giá cả thấp hơn mức công nhân dự kiến.
Kết luận đường tổng cung dốc lên.
- Mô hình thông tin không hoàn hảo:
Trong mô hình thông tin không hoàn hảo,mọi người không thể tiếp cận được đầy
đủ và chính xác thông tin. Mô hình do Lucas đưa ra một phần nhằm chính thức hóa
mô hình nhận thức sai lầm của công nhân. Friedman đưa ra mô hình nhận thức sai
lầm của công nhân và Lucas đưa ra mô hình thông tin không hoàn hảo vào đầu
năm 1970. Vì lý do này, đường tổng cung đưa ra dựa trên mô hình này còn gọi là
tổng cung Lucas.
- Mô hình giá cả cứng nhắc:
Mô hình giá cả cứng nhắc đưa ra một quan niệm rất khác về hành vi của các doanh
nghiệp. Cho đến nay, chúng ta luôn giả thiết rằng các doanh nghiệp lựa chọn mức
sản xuất mà họ có thể bán được tại mức giá được coi là cho trước. Tuy nhiên, trong
thực tế các doanh nghiệp thường định giá bán cho các sản phẩm của mình.
3.2.3. Các yếu tố làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn
Sự dịch chuyển của đường tổng cung dài hạn phát sinh từ những thay đổi trong
cung lao động,tư bản,tài nguyên thiên nhiên và tri thức công nghệ. Các biến số này
cũng làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn.
Kỳ vọng của mọi người về mức giá: lượng cung hàng hóa trong ngắn hạn phụ
thuộc vào nhận thức sai lầm của người công nhân, thông tin không hoàn hảo, tiền
lương cứng nhắc và giá cả cứng nhắc. Kỳ vọng thay đổi đường tổng cung ngắn hạn
thay đổi.
Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển do sự thay đổi giá cả của các nhân tố sản
xuất.
3.4. Các trạng thái cân bằng của nền kinh tế và sự can thiệp của chính sách kinh tế
vĩ mô.
3.4.1 Các cú sốc cầu
Khi đường tổng cung có độ dốc dương, các cú sốc ngoại sinh tác động đến tổng
cầu sẽ gây rat hay đổi về sản lượng và mức giá. Sự biến động của sản lượng xung
32
quanh mức tự nhiên được hiểu là chu kỳ kinh doanh. Điều này thường coi là tốn
kém và không mong muốn. Vì Chính phủ có thể tác động đến tổng cầu thông qua
các chính sách kinh tế vĩ mô, do đó chính phủ có thể cân nhắc những chính sách
này nhằm bình ổn kinh tế.
Bây giở chúng ta xét tác động của một cú sốc cầu. Giả sử ban đầu nền kinh tế Việt
Nam ở trạng thái cân bằng tại trạng thái cân bằng tự nhiên. Nếu theo các thông tin
mới được công bố, các nhà đầu tư và các hộ gia đình đột nhiên trở nên bi quan hơn
về triển vọng phát triển nền kinh tế trong tương lai và do đó cắt giảm mức chi tiêu
hiện tại thì điều này sẽ làm giảm tổng cầu.
Sự dịch chuyển của đường tổng cầu đam lại 2 bài học quan trọng:
Trong ngắn hạn,sự dịch chuyển sự dịch chuyển của đường tổng cầu gây ra sự biến
động về sản lượng và việc làm trong nền kinh tế.
Trong dài hạn, sự dịch chuyển của đường tổng cầu ảnh hưởng đến mức giá chung,
không ảnh hưởng đến sản lượng.
3.4.2 Các cú sốc cung
Cú sốc cung xảy ra do sự thay đổi giá các yếu tố đầu vào hay sự thay đổi các
nguồn lực trong nến kinh tế. Các cú sốc làm giảm tổng cung gọi là cú sốc cung bất
lợi, các cú sốc làm tăng tổng cung gộ là cú sốc cung có lợi.
Các ví dụ về cú sốc cung bất lợi như thời tiết xấu làm giảm sản lượng đối
với sản phẩm nông nghiệp; công đoàn gây áp lực làm tăng tiền lương; OPEC hạn
chế sản lượng khai thác dầu làm tăng giá dầu trên thị trường.
Các cú sốc cung bất lợi làm tăng chi phí sản xuất. Với mức giá không thay
đổi, nhiều hãng hoạt động trở nên không hiệu quả buộc phải thu hẹp hoặc đóng
cửa sản xuất và do đó làm giảm tổng cung.
Sự dịch chuyển của đường tổng cung có 2 hàm ý quan trọng:
+ Sự dịch chuyển của đường tổng cung có thể gây ra lạm phát kèm theo suy
thoái;
+Các nhà hoạch định chính sách những người có thể ảnh hưởng đến tổng
cầu không thể đồng thời làm triệt tiêu cả 2 ảnh hưởng bất lợi này.
BÀI TẬP
1. Hãy giải thích những biến cố sau đây làm tăng, giảm hay không có tác động
nào đến tổng cung trong dài hạn.
a.Việt Nam vừa đưa nhiều lao động ra làm việc ở nước ngoài.

33
b. Các bạn hàng thương mại chủ lực của Việt Nam tăng trưởng mạnh và mua nhiều
hàng hóa của Việt Nam hơn.
c. Thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, làm giảm của cải của hộ gia đình.
2. Các trường hợp sau đây ảnh hưởng như thế nào đến đường tổng cung ngắn
hạn, tổng cầu, cả hai hay không đường nào? Vẽ đồ thị minh họa và cho biết
ảnh hưởng ngắn hạn đến sản lượng và mức giá của nền kinh tế:

a. Các hộ gia đình sẽ tiết kiệm một tỷ lệ ít hơn trong thu nhập?
b. Dịch bệnh làm giảm mạnh các sản phẩm của ngành chăn nuôi?
c. Một đợt suy thoái ở nước ngoài làm cho người nước ngoài mua hàng hóa
của Việt Nam ít hơn?
3. Vào đầu năm 2009, giá nhập khẩu các nguyên liệu chủ yếu (dầu, thép, phân
bón, nhựa…) tăng mạnh trên thị trường thế giới.
a. Hãy giải thích và minh họa bằng đồ thị AD-AS trên 3 phương diện mức giá,
sản lượng và việc làm?
b. Nếu các nhà hoạch định chính sách quyết định can thiệp để đưa sản lượng
trở lại mức tiềm năng, họ sẽ cần sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ để điều tiết
tổng cầu như thế nào ? Hãy cho biết ưu, nhược điểm của phương pháp này?
c. Đối phó với cú sốc trên, giải pháp nào mà Chính phủ Việt Nam có thể sử
dụng để góp phần kiềm chế lạm phát đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?
4. Giả sử nền kinh tế Việt Nam ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm
năng. Từ năm 1999, nhiều nước bạn hàng của Việt Nam lâm vào suy thoái và
mua ít hàng của Việt Nam hơn.
a. Hãy giải thích và minh họa bằng đồ thị AD-AS, điều gì xảy ra với mức giá,
sản lượng và việc làm trong ngắn hạn.
b. Trước cú sốc ngoại sinh ở trên, độ dốc của đường tổng cung có ảnh hưởng gì
đến mức độ thay đổi của sản lượng và mức giá.
c. Nếu các nhà hoạch định chính sách can thiệp để đưa sản lượng trở lại mức
tiềm năng, họ sẽ cần thay đổi chính sách tài khóa và tiền tệ như thế nào ? Vẽ
đồ thị minh họa ?
5. Hãy giải thích những biến cố sau đây tác động như thế nào đến sản lượng,
mức giá và việc làm của nền kinh tế, vẽ đồ thị minh họa:
a. Việt Nam vừa đưa được nhiều lao động ra làm việc ở nước ngoài;
b. Quốc hội vừa phê chuẩn tăng tiền lương tối thiểu lên 1050.000 đ/tháng vào
ngày 01.05.2012;
c. VDC mới đưa vào sử dụng một công nghệ mới cho phép tăng đáng kể tốc độ
truy cập internet;
d. Một trận bão đã phá hủy nhiều nhà máy dọc bờ biển phía đông?

CHƯƠNG 4: TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

34
4.1. Tổng cầu và sản lượng cân bằng
4.1.1. Tổng cầu trong mô hình đơn giản
*Một số giả định:
Giả định 1: Giá cả các loại hàng hoá, giá tiền lương và lãi suất là các đại
lượng không đổi, giả định này còn gọi là giả định giá cứng nhắc.
Giả định 2: Nền kinh tế còn các yếu tố sản xuất chưa sử dụng hết, do đó tổng
cung không hạn chế và tổng cầu sẽ quyết định mức sản lượng cân bằng.
Giả định 3: Đầu tư không phụ thuộc vào thu nhập, trong thực tế thì đầu tư
phụ thuộc vào thu nhập nhưng ta giả định là các doanh nghiệp đã dự đoán được sản
lượng trong tương lai và ấn định một mức đầu tư.
Giả định 4: Chi tiêu của chính phủ không phụ thuộc vào sản lượng hoặc thu
nhập, trong thực tế khi chi tiêu của chính phủ cũng phụ thuộc vào thu nhập nhưng
ta giả định là chính phủ đã dự kiến được mức sản lượng và thu nhập và ấn định
mọi mức chi tiêu.
Giả định 5: Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập theo quan hệ tuyến tính IM
= MPM x Y, trong thực tế nhập khẩu còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác
Xét một nền kinh tế, giả định chỉ gồm 2 tác nhân chủ yếu là hộ gia đình và
doanh nghiệp. Đó là nền kinh tế khép kín, chưa có sự tham gia của Chính phủ.
Tổng cầu (Aggregate Demand – AD) là toàn bộ số lượng hàng hóa và dịch
vụ mà các hộ gia đình và các doanh nghiệp dự kiến chi tiêu, tương ứng với mức
thu nhập của họ.
AD = C + I
Trong đó:
AD – Tổng cầu
C - Cầu về hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của các hộ gia đình
I – Cầu về hàng hóa đầu tư của các doanh nghiệp
* Hàm tiêu dùng
Tiêu dùng là toàn bộ chi tiêu của dân cư về hàng hóa và dịch vụ cuối cùng.
Tiêu dùng của dân cư phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Thu nhập từ tiền công hoặc tiền lương;
+ Của cải hay tài sản, bao gồm cả tài sản thực và tài sản tài chính;
+ Những yếu tố xã hội, tâm lý, tập quán sinh hoạt khác.
Hàm tiêu dùng biểu thị mối quan hệ giữa tổng tiêu dùng và tổng thu nhập,
được xây dựng bằng phương pháp thống kê số lớn và phân tích hồi quy tương
quan, ta xây dựng mô hình hàm tiêu dùng có dạng tuyến tính như sau:
35
C = + MPC * Y
C: Mức tiêu dùng
: Mức tiêu dùng tối thiểu (tiêu dùng không phụ thuộc vào thu nhập).
Y : Thu nhập của các hộ gia đình (chính bằng thu nhập khả dụng và sản lượng
của nền kinh tế xét trong mô hình đơn giản).
MPC: Xu hướng tiêu dùng cận biên.

O < MPC < 1. Xu hướng tiêu dùng cận biên biểu thị mối quan hệ giữa sự gia tăng
của tiêu dùng với sự gia tăng của thu nhập. MPC nói lên rằng, nếu thu nhập tăng
lên 1 đơn vị thì tiêu dùng có xu hướng tăng lên là bao nhiêu.
MPC = ∆C/∆Y
Giao điểm giữa đường tiêu dùng và đường 45 o ta được điểm vừa đủ, đường
45o hội tụ tất cả các điểm tại đó tiêu dùng bằng thu nhập.
Trên đồ thị hàm tiêu dùng, đường 450 là đường hội tụ tất cả các điểm thoả
mãn tiêu dùng bằng thu nhập, là đồ thị thể hiện phương án mà người tiêu dùng sử
dụng hết thu nhập của mình để mua các loại hàng hoá và dịch vụ.
Như vậy tại điểm vừa đủ ta có tiêu dùng bằng thu nhập, tại mức thu nhập
thấp hơn, người tiêu dùng phải vay nợ để chi tiêu và tại mức thu nhập cao hơn
người tiêu dùng sẽ sử dụng số tiền để chi cho tiêu dùng ít hơn so với thu nhập, nên
phần dôi ra được sử dụng cho mục đích tiết kiệm.
Vì thu nhập chỉ sử dụng cho tiêu dùng hoặc tiết kiệm nên ta có:
S=Y-C
 S = - + (1-MPC) x Y
 S = - + MPS x Y
Và trong đó MPS: Xu hướng tiết kiệm cận biên và 0<MPS<1.
Xu hướng tiết kiệm cận biên biểu thị dự kiến của các gia đình tăng tiết kiệm
khi thu nhập tăng lên. MPS cho biết, nếu thu nhập tăng lên 1 đơn vị thì các gia
đình dự kiến tăng lên bao nhiêu cho tiết kiệm của mình.
Ta có: MPC + MPS = 1

45o
C

C = C + MPC*Y

a) V

C 36

C YV S = C + MSC*Y
O

* Hàm đầu
Hình tư Đường tiêu dùng và đường tiết kiệm
4.1:

Cầu về đầu tư phụ thuộc vào các yếu tố sau:


- Mức cầu về sản phẩm do đầu tư mới sẽ tạo ra, nếu mức cầu về sản phẩm
càng lớn, thì dự kiến đầu tư của các hãng sẽ càng cao và ngược lại.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đầu tư đặc biệt là lãi suất và thuế. Nếu
lãi suất cao, chi phí đầu tư cao, lợi nhuận sẽ giảm đi, cầu về đầu tư do đó sẽ giảm.
Nếu thuế đánh vào lợi tức mà cao thì sẽ hạn chế số lượng và quy mô các dự án đầu
tư.
- Dự đoán của doanh nghiệp về tình trạng của nền kinh tế dự định bổ sung
vào tài sản cố định và hàng tồn kho để sản xuất và bán trong tương lai.
Chúng ta giả định rằng, đầu tư là một lượng không đổi, không phụ thuộc vào
sản lượng và thu nhập hiện tại. Ta có:
I=I
* Hàm tổng cầu và phương pháp xác định sản lượng cân bằng
Khi nghiên cứu tiêu dùng và hàm tiêu dùng, đầu tư và hàm đầu tư ta có hàm
tổng cầu đơn giản như sau:
Vì AD = C + I
Nên AD = C + MPC * Y + I = (C + I) + MPC *Y
Ở trạng thái cân bằng ngắn hạn, lượng hàng tồn kho không dự kiến sẽ bằng
không, muốn cho thị trường hàng hóa và dịch vụ cân bằng, sản lượng sản xuất ra
trong nền kinh tế phải bằng tổng cầu:
Y = AD
37
Kết hợp ta có: Y = (C + I) + MPC *Y
 Yo = (C +I) *1/(1 –MPC)  Đây chính là biểu thức xác định sản lượng
cân bằng.
* Số nhân
Yo = (C +I) *1/(1 –MPC)
Nếu ta thay: m = 1/(1 –MPC) hay m = 1/MPS ta có: Yo = m (C +I)
m là số nhân chi tiêu, cho biết sản lượng sẽ thay đổi bao nhiêu khi có thay
đổi một đơn vị trong mức chi tiêu không phụ thuộc vào thu nhập.
4.1.2. Tổng cầu trong nền kinh tế đóng
Chi tiêu hàng hoá đầu tư toàn bộ các chi tiêu của doanh nghiệp về các hàng
hoá tư liệu sản xuất và hàng hoá tiêu dùng dự trù cho việc cung ứng trong tương
lai.
Đầu tư là một bộ phận lớn trong tổng cầu, có các đặc điểm sau:
Là bộ phận có sự thay đổi thất thường, tạo lên những biến động lớn trong
tổng cầu.
Đầu tư dẫn đến tích luỹ tư bản, làm tăng sản lượng tiềm năng.
Đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào các nhân tố sau:
Mức cầu về sản phẩm do đầu tư mới trong tương lai, nếu mức cầu về sản
phẩm càng lớn thì dự kiến đầu tư của các hàng càng cao và ngược lại.
Các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí đầu tư bao gồm lãi suất, thuế (thực thu).
Kỳ vọng của các doanh nghiệp và trầm trọng của nền kinh tế.
Tuy nhiên theo giả định thì lãi suất là đại lượng cho trước, không có thuế
suất không có sự tham gia của chính phủ, đầu tư chủ yếu phụ thuộc vào mức cầu
về sản phẩm và kỳ vọng của các doanh nghiệp trong tương lai, giả sử các doanh
nghiệp dự đoán được tình hình trong tương lai và dự kiến chi tiêu cho đầu tư một
khoản là , như vậy đầu tư ta xem xét là một đại lượng không phụ thuộc vào sản
lượng, ta có: I = .
- Hàm tổng cầu và phương pháp xác định sản lượng cân bằng.
+ Trong mô hình đơn giản tổng cầu chính bằng tổng đầu tư và tổng tiêu dùng, ta
có:
AD = C + I

38
- Trong mô hình đơn giản, thị trường hàng hoá dịch vụ đạt cân bằng khi tổng
cầu hoặc tổng chi tiêu dự kiến đúng bằng sản lượng thực tế sản xuất ra hay nói
cách khác tổng cung bằng tổng cầu.
 Y = AD
Y= + MPC x Y

- Biểu diễn trên đồ thị đường tổng cầu AD là đường song song, nằm trên và
cách đường tiêu dùng một khoảng là , đường tổng cầu cắt đường 45 0 tại điểm cân
bằng E ứng với sản lượng Y0.
+ Với sản lượng Y > Y0 chỉ tiêu dự kiến vượt mức sản lượng hoặc thu nhập,
cầu > cung. Các doanh nghiệp sẽ đưa hàng dự trữ ra bán và tăng sản xuất để đáp
ứng nhu cầu.
+ Với sản lượng Y < Y0 chỉ tiêu dự kiến nhỏ hơn mức sản lượng, cung >
cầu, hàng tồn kho không dự kiến tăng lên, các doanh nghiệp sẽ thu hẹp sản xuất để
giảm sản lượng.
+ Với sản lượng Y = Y0 chỉ tiêu dự kiến đúng bằng sản lượng, cung = tổng
cầu, hàng tồn kho không dự kiến bằng 0, như vậy tại điểm cân bằng chi tiêu dự
kiến đúng bằng sản lượng hay thu nhập.
C+I=C+S
S=


Như vậy, sản lượng nền kinh tế đạt cân bằng khi đầu tư của các hàng kinh
doanh đúng bằng tiết kiệm của các hộ gia đình hay nói cách khác toàn bộ số tiết
kiệm được đưa quay trở lại tái đầu tư sản xuất.
GNP = C + I + G
GNP = C - S + T
I - S  T- G
4.1.3. Tổng cầu trong nền kinh tế mở.
Điều kiện cân bằng của nền kinh tế là tổng cung bằng tổng cầu hoặc ta nói
thị trường hàng hoá dịch vụ sẽ cân bằng khi tổng cầu hoặc tổng chi tiêu dự kiến
đúng bằng sản lượng thực tế sản xuất ra của nền kinh tế.

39
Trong nền kinh tế giản đơn ta bỏ qua yếu tố chính phủ và người nước ngoài,
do vậy thu nhập đúng bằng thu nhập khả dụng và bằng tổng sản lượng của nền
kinh tế, do vậy tại điểm cân bằng ta có:
Y = AD

Tại sản lượng Y > Y0 hàng tồn kho không dự kiến tăng lên, các doanh
nghiệp không bán hết hàng hoá, họ sẽ thu hẹp sản xuất.
Tại sản lượng Y < Y0, hàng hoá các doanh nghiệp cung ứng không đủ cho
tiêu dùng, các doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất.
Tại sản lượng Y = Y0 sản lượng sản xuất của nền kinh tế vừa đủ để đáp ứng
nhu cầu của các hộ gia tồn kho không dự kiến của các doanh nghiệp bằng không và
các hãng kinh doanh.
Biểu diễn trên đồ thị ta có đường tổng cầu là đường tiêu dùng tịnh tiến một
khoảng đúng bằng đầu tư dự kiến là , đường tổng cầu giao với đường 450 tại mức
sản lượng cân bằng Y0 mà tại đó chi tiêu dự kiến đúng bằng sản lượng của nền
kinh tế số nhân.
- Ta có mức sản lượng cân bằng:

Nếu thay hay


Ta có:
m là số nhân chi tiêu, cho biết sản lượng cân bằng sẽ thay đổi là bao nhiêu
khi chi tiêu tăng thêm một đơn vị.
- Giả sử hoặc tăng lên 1 đơn vị, các doanh nghiệp sẽ tăng sản
lượng lên 1 đơn vị tể đáp ứng nhu cầu, như vậy thu nhập của các hộ gia đình tăng
lên 1 đơn vị, họ sẽ tăng chi tiêu lên MPC đơn vị, sau đó các doanh nghiệp lại tăng
sản lượng của mình lên MPC đơn vị để đáp ứng cầu, thu nhập của các hộ gia đình
lại tăng lên MPC đơn vị họ lại tăng tiêu dùng lên 1 lượng là (MPC x MPC) đơn vị,
các doanh nghiệp lại tăng sản lượng của mình lên 1 lượng là MPC 2 đơn vị, cứ như
vậy sản lượng của nền kinh tế sẽ tăng lên là:

- Vì MPC < 1 nên m > 1, do vậy khi tiêu dùng , đầu tư hoặc tổng chi tiêu
tăng lên, các doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng của nền kinh tế để đáp ứng nhu
40
cầu, thất nghiệp giảm, sản lượng tăng dần đến mức sản lượng tiềm năng, đến khi
đạt mức sản lượng tiềm năng, các doanh nghiệp sẽ không thể nâng mức sản lượng
lên. Do vậy tổng cầu tăng lên thì trong điều kiện cung hạn chế sẽ làm giá cả tăng
lên nhanh chóng.
- Sản lượng cân bằng Y0 chỉ đơn giản để xem xét sự cân bằng của nền kinh
tế mà không cho biết hiệu quả của nền kinh tế hoặc sản lượng đã đạt mức sản
lượng tiềm năng.
- Tổng cầu trong nền kinh tế:
Chi tiêu của chính phủ:
- Khi xét đến yếu tố chi tiêu của chính phủ ta có AD = C + I + G.
- Giả sử trong nền kinh tế chính phủ đã dự kiến chi tiêu thống qua kế hoạch
chi tiêu của mình và để đơn giản ta xét chi tiêu của chính phủ là cố định.
G=
Do vậy
- Vì ta chỉ xét đến chi tiêu của chính phủ và chưa xét đến các khoản thuế,
thu nhập của các hộ.
4.2. Chính sách tài khóa
4.2.1. Chính sách tài khóa chủ động
* Sản lượng tiềm năng và hiệu quả của nền kinh tế: Sản lượng tiềm năng là
sản lượng của nền kinh tế khi đạt được mức toàn dụng các yếu tố sản xuất.
Như vậy sản lượng tiềm năng này là mức sản lượng lớn nhất của nền kinh
tế, khi đó các yếu tố: Sản xuất lao động, máy móc thiết bị, vốn được sử dụng hết.
Trong thực tế các doanh nghiệp luôn muốn cung ứng sản phẩm trên thị trường ở
mức sản lượng tiềm năng.
Đường tổng cung ngắn hạn là đường cung tương đối ở dưới mức sản lượng
tiềm năng tăng đường tổng cung ngắn hạn sẽ có độ dốc rất lớn.
Đường tổng cầu AD là đường dốc xuống về bên phải và cắt đường tổng
cung ngắn hạn tại mức sản lượng cân bằng Qo và mức giá cân bằng Po với mức Qo
< Q*  Giá cả thị trường thấp, sản lượng sản xuất thấp nền kinh tế suy thái, tỷ lệ
thất nghiệp lớn, giá trị sản suất của nền kinh tế thấp chưa tận dụng hết các yếu tố
sản suất
Với mức Qo > Q* giá cả thị trường tăng nhanh chóng trong khi tiền
lương của người lao động không kịp, điều chỉnh, thu nhập thực tế giảm xuống,
nền kinh tế quá nóng và không ổn định.

41
Trong thực tế nếu không có sự điều tiết của nhà nước, mức giá cả và sản
lượng cân bằng luôn thay đổi làm nền kinh tế dao dộng, không ổn định và tạo ra
những chu kỳ kinh doanh này tác động gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế.
* Chính sách tài khoá:
Chính sách tài khoá là việc chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu công
cộng để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế.
Giả sử nền kinh tế đang suy thoái và thất nghiệp, các doanh nghiệp không
muốn đầu tư thêm và các hộ gia đình không muốn chi tiêu, chính phủ có thể sử
dụng chính sách tài khoá bằng cách tăng chi tiêu của Chính phủ để kích cầu, hoặc
giảm thuế để kích thích các doanh nghiệp đàu tư phát triển sản suất làm tăng mức
tổng cầu, đẩy sản lượng của nền kinh tế lên mức sản lượng tiềm năng.
Tương tự, khi nền kinh tế phát triển quá nóng giá cả và lạm phát cao chính
phủ sẽ giảm chi tiêu và tăng thuế, sản lượng sẽ giảm theo lạm phát sẽ chững lại.
4.2.2. Cơ chế tự ổn định
Hạn chế các chính sách tài khoá:
- Khó tính toán một cách chính xác liều lượng cần thiết trong việc tăng chi
tiêu và giảm thuế để có thể ổn định nền kinh tế;
- Chính sách tài khoá có độ trễ lớn do vậy việc đưa ra quyết định không
đúng lúc có thể làm rối loạn thêm cho nền kinh tế;
- Chính sách tài khoản được thực hiện thông qua các dự án xây dựng cơ sở
hạ tầng, phát triển việc làm và trợ cấp xã hội, các dự án công cộng…Đa số các dự
án công cộng tỏ ra kém hiệu quả kinh tế;
- Chính sách tài khoá phụ thuộc vào các yếu tố chính trị và cơ cấu tổ chức
bộ máy nhà nước có nhiều hạn chế trong việc thực hiện.
4.2.3. Chính sách tài khoá và thâm hụt ngân sách
Ngân sách Nhà nước là tổng các kế hoạch chi tiêu và thu nhập hàng năm của
Chính Phủ bao gồm các khoản thu và các khoản chi ngân sách.
Thu ngân sách chủ yếu là thuế, do vậy ta có
BB = T – G
Nếu B > 0  thăng dư ngân sách
Nếu B = 0  cân bằng ngân sách
Nếu B < 0  thâm hụt ngân sách
Trong thời kỳ suy thoái thì thu ngân sách sẽ giảm đi và chi ngân sách sẽ tăng
lên và ngược lại trong thời kỳ phồn thịnh thu ngân sách sẽ tăng lên và chi tiêu ngân
sách sẽ giảm đi.
42
Với bất kỳ mức thu nhập hay sản lượng nào nhỏ hơn sản lượng tiềm năng,
ngân sách sẽ thâm hụt và ngược lại thì ngân sách sẽ thặng dư. Chỉ tại điểm sản
lượng cân bằng, ngân sách sẽ cân bằng.
Nếu mục tiêu của Chính phủ luôn đạt được ngân sách cân bằng dù sản lượng có thể
thay đổi thế nào chính sách tài khóa cùng chiều. Khi nền kinh tế suy thoái , ngân
sách thâm hụt, Chính phủ phải giảm chi tiêu hoặc tăng thuế, hoặc sử dụng cả 2
biện pháp ngân sách sẽ trở lên cân bằng.
Nếu mục tiêu của Chính phủ là giữ cho nền kinh tế luôn ở mức sản lượng
tiềm năng với mức việc làm đầy đủ thì Chính phủ phải thực hiện chính sách tài
khóa ngược chiều. Khi nền kinh tế suy thoái, Chính phủ cần tăng chi tiêu hoặc
giảm thuế hoặc áp dụng cả 2 biện pháp nhằm giữ cho chi tiêu ở mức cao, sản
lượng tăng lên đến sản lượng tiềm năng, ngân sách thâm hụt.
Giả sử nền kinh tế lâm vào suy thoái và chính phủ sử dụng chính sách tài
khoá bằng cách tăng chi tiêu, như vậy sản lượng của nền kinh tế sẽ tăng lên theo
cấp số nhân so với mức tăng chi tiêu của chính phủ, sản lượng tăng lên làm cầu
tiền tăng trong điều kiện cung tiền không thay đổi sẽ làm lãi suất tăng lên, vấn đề
này dẫn đến tình trạng suy giảm của đầu tư, đến lượt mình sự suy giảm của đầu tư
sẽ làm giảm một phần sản lượng.
Hiện tượng một phần sản lượng tăng lên trong sử dụng chính sách tài khoá
sẽ bị mất đi do lãi suất tăng lên như vậy được gọi là hiện tượng tháo lui đầu tư.
Tháo lui đầu tư tuỳ thuộc vào đặc điểm từng nền kinh tế mà có quy mô khác nhau.
hiện tượng này đòi hỏi phải sử dụng chính sách tài khoá kết hợp với chính sách
tiền tệ để nâng cao hiệu quả trong sử dụng chính sách điều tiết nền kinh tế.
4.2.4. Các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách
Khi thu ngân sách không đủ cho ngân sách chính phủ có thể sử dụng các biện pháp
sau:
+ Vay nợ nước ngoài
+ Vay nợ trong nước (phát hành trái phiếu chính phủ )
+ Sử dụng dự trữ ngoại tệ
+ Vay ngân hàng trung ương (phát hành tiền )
BÀI TẬP
Bài tập tình huống
Tình huống 1. Ngân sách đã thâm hụt trên 4,5 tỷ USD
04/08/2015 08:20 GMT+7

43
- Các khoản thu vẫn giảm trong khi các khoản chi vẫn tiếp tục tăng
lên. Bộ Tài chính cho biết, mức bội chi 7 tháng đầu năm đã lên tới hơn
100.000 tỷ đồng, tương đương hơn 4,5 tỷ USD.
Bộ Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách 7 tháng đầu năm ước đạt 545 nghìn tỷ
đồng, bằng 58,8% dự toán và tăn 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Thu nội địa đạt
trên 404 nghìn tỷ đồng, thu từ dầu thô ước trên 42 nghìn tỷ đồng, giảm gần 34% so
với cùng kỳ 2014.
Trong khi đó, luỹ kế chi 7 tháng đầu năm đạt trên 645 nghìn tỷ đồng, bằng 56,3%
dự toán, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Khoản chi lớn là chi phát triển các
sự nghiệp kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh bằng 58,2% dự toán tăng 5,9% so
với 2014.
Chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn với 69% và chi trả nợ, viện trợ chiếm gần 15% tổng chi ngân
sách. Đồng thời, chi trả lãi nợ cũng đang chiếm gần toàn bộ phần tăng trưởng của thu ngân sách.

Ngân sách đã thâm hụt trên 4,5 tỷ USD


Ước tính bội chi ngân sách Nhà nước đã đạt 106,8 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ 44,5% dự
toán năm.
Một chuyên gia kinh tế hay chi trả lãi chiếm gần 7% thu ngân sách. Nếu kinh tế chỉ
tăng trưởng 6% và lạm phát 1% thì thu ngân sách chỉ tăng 7% thôi. Tức là, hoàn
toàn các khoản tăng lên từ thu ngân sách sẽ phải dùng cho việc chi trả nợ, các
khoản chi khác sẽ bị ảnh hưởng.
Hiện nay, giá dầu thô chỉ ở mức 63 USD/thùng và vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc
từ đầu tháng 7, nhưng dự toán ngân sách của Bộ Tài chính lại ở mức 100
USD/thùng. Nguồn thu từ dầu thô trước đây chiếm 10% thì nay có thể chỉ còn
chiếm có 5%.

44
Báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới đã phân tích, nguồn thu của Việt Nam
không ổn định, bởi ngoài vấn đề giá dầu sụt giảm, Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi
việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo các Hiệp định thương mại. Trong
khi đó, Việt Nam nới lỏng tài khoá nên đã dẫn tới thâm hụt lớn.
Trước đó, VinaCapital cũng đánh giá, năm 2009, thu ngân sách của Việt Nam bằng
26,3% GDP thì năm 2014 đã chỉ còn bằng 20,1% GDP.
Năm 2012, bội chi ngân sách là 5,2% GDP, năm 2013 la 6,6% GDP và năm 2014
là 5,3% và năm nay dự kiến kiểm soát ở mức 5% GDP.
Tình huống 2: Áp thuế tự vệ với phôi thép và thép dài nhập khẩu

Bộ Công Thương công bố sẽ áp dụng biện pháp tự vệ chính thức với mặt hàng
phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam...

Hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm phôi thép hợp kim và không hợp kim, các sản
phẩm thép dài hợp kim và không hợp kim (bao gồm thép cuộn và thép thanh) nhập khẩu vào Việt Nam.
HỒNG VÂN
Sáng 18/7, Bộ Công Thương công bố sẽ áp dụng biện pháp tự vệ chính thức với mặt hàng
phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam, có hiệu lực sau 15 ngày ban hành văn bản
này.

Theo đó, hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm phôi thép hợp
kim và không hợp kim, các sản phẩm thép dài hợp kim và không hợp kim (bao
gồm thép cuộn và thép thanh) nhập khẩu vào Việt Nam.

Đối với mã HS 9811.00.00, biện pháp tự vệ chỉ áp dụng đối với hàng nhập khẩu
được dẫn chiếu đến 3 mã HS gốc là 7224.90.00, 7227.90.00, 7228.30.10 và không
áp dụng với hàng nhập khẩu được dẫn chiếu đến mã HS gốc còn lại.
45
Đối với mặt hàng phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam, Bộ Công Thương sẽ áp dụng
biện pháp tự vệ dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung.

Cụ thể sẽ giữ nguyên mức thuế tự vệ đối với mặt hàng phôi thép trong vòng 1 năm,
từ ngày 22/3/2016 đến ngày 21/3/2017 là 23,3%; từ ngày 22/3/2017 - 21/3/2018
mức thuế còn 21,3%; từ ngày 22/3/2018 - 21/3/2019 mức thuế còn 19,3% và giảm
xuống còn 17,3% trong 1 năm sau đó; từ ngày 22/3/2020 trở đi sẽ về mức 0% nếu
không có gia hạn.

Bên cạnh đó, đối với thép dài nhập khẩu vào Việt Nam, mức thuế áp dụng sẽ vẫn
giữ nguyên mức 14,2% theo quyết định áp dụng biện pháp tạm thời, cho đến ngày
1/8/2016.

Tuy nhiên, từ ngày 2/8/2016 đến ngày 21/3/2017, mức thuế sẽ tăng lên 15,4% áp
dụng cho năm đầu tiên. Trong 1 năm sau đó, tức là đến ngày 21/3/2018 mức thuế
sẽ là 13,9% và giảm xuống còn 12,4% trong 1 năm tiếp theo; giảm tiếp xuống còn
10,9% đến ngày 21/3/2020 và từ ngày 22/3/2020 sẽ về 0% nếu không gia hạn.

Thời gian áp dụng biện pháp tự vệ này trong 4 năm, kể từ ngày Quyết định áp
dụng biện pháp tự vệ tạm thời có hiệu lực.

Sau khi biện pháp tự vệ chính thức có hiệu lực, Tổng cục Hải quan sẽ tiến hành thu
thuế nhập khẩu bổ sung đối với hàng hóa thuộc đối tượng áp thuế
BÀI TẬP TÍNH TOÁN
1. Xét một nền kinh tế đóng có sự tham gia của Chính phủ. Tiêu dùng tự định là
300 và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8. Đầu tư trong nước của khu vực tư nhân
bằng 200 triệu đồng. Chính phủ chi tiêu 300 triệu đồng và thu thuế bằng 25% thu
nhập quốc dân.
a) Xây dựng hàm tiêu dùng.
b) Xây dựng phương trình biểu diễn tổng cầu và xác định sản lượng cân bằng
của nền kinh tế.
Câu 2

46
Xét một nền kinh tế giản đơn không có Chính phủ và thương mại quốc tế.
Tiêu dùng tự định là 400 triệu đồng, xu hướng tiết kiệm cận biên là 0,25. Đầu tư
trong nước của khu vực tư nhân bằng 150 triệu đồng.
a) Xây dựng hàm tiêu dùng
b) Xác định đường tổng cầu.
c) Tính mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế
Câu 3 Xét một nền kinh tế giản đơn không có Chính phủ và thương mại quốc tế.
Tiêu dùng tự định là 300 triệu đồng, xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8. Đầu tư
trong nước của khu vực tư nhân bằng 100 triệu đồng.
a) Xây dựng hàm tiêu dùng
b) Xác định đường tổng cầu.
c) Tính mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế
Câu 4. Xét một nền kinh tế với các thông số sau:
C = 10 + 0,8Yd
I = 5 tỉ đồng
G = 40 tỉ đồng
T = 0,2Y
X = 5 tỉ đồng
IM = 0,14Y
a) Xác định mức chi tiêu tự định của nền kinh tế.
b) Xây dựng hàm tổng cầu
c) Xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế.
Câu 5. Xét một nền kinh tế với các thông số sau:
S = -10 + 0.2*Yd
I = 6 tỉ đồng
G = 55 tỉ đồng
T = 0,25Y
X = 5 tỉ đồng
IM = 0,14Y
a) Xác định xu hướng tiêu dùng cận biên và hàm tiêu dùng của nền kinh tế.
b) Xây dựng hàm tổng cầu và xác định mức sản lượng cân bằng.
Câu 6. Xét một nền kinh tế đóng có sự tham gia của Chính phủ. Tiêu dùng tự định
là 350 và xu hướng tiết kiệm cận biên là 0,2. Đầu tư trong nước của khu vực tư
nhân bằng 180 triệu đồng. Chính phủ chi tiêu 250 triệu đồng và thu thuế bằng 15%
thu nhập quốc dân.
47
a) Xây dựng hàm tiêu dùng.
b) Xây dựng phương trình biểu diễn tổng cầu và xác định sản lượng cân bằng
của nền kinh tế.
Câu 7. Xét một nền kinh tế có các thông số sau:
C = 12 + 0,8 (Y – T) Tỷ đồng
I = 26 Tỷ đồng
Tx = 30 + 0,25Y; chuyển giao thu nhập : Tr = 10 tỷ đồng
X = 20 tỷ đồng
IM = 0,1Y Tỷ đồng
a. Xác định đường tổng chi tiêu và tính sản lượng cân bằng của nền kinh tế.
b. Giả sử Chính phủ tăng chi tiêu thêm 8 tỷ đồng. Tính mức gia tăng sản lượng của
nền kinh tế.
c.Để đạt được mức sản lượng như câu b, Chính phủ cần phải thay đổi thuế suất
biên như thế nào?
d. Vẽ đồ thị minh họa các tình huống trên.
Câu 8 Xét một nền kinh tế với các thông số sau:
C = 10 + 0,85*Yd tỷ đồng
I = 6 tỷ đồng
G = 50 tỷ đồng
T = 0,25Y tỷ đồng
X = 5,5 tỷ đồng
IM = 0,14Y tỷ đồng
a) Xác định xu hướng tiêu dùng cận biên, xu hướng tiết kiệm cận biên và mức
chi tiêu tự định của nền kinh tế?
b) Xây dựng hàm tổng chi tiêu và xác định mức sản lượng cân bằng.
c) Giả sử Chính phủ tăng chi tiêu thêm 50 tỷ đồng. Hãy xác định mức sản
lượng của nền kinh tế?
d) Thay vì tăng chi tiêu Chính phủ, để đạt được mức sản lượng như ở trên thì
chính sách thuế của Chính phủ được điều chỉnh như thế nào ?
Câu 9. Xét một nền kinh tế đóng có sự tham gia của Chính phủ. Tiêu dùng tự định
là 300 triệu đồng và xu hướng tiết kiệm cận biên là 0,2. Đầu tư trong nước của khu
vực tư nhân bằng 150 triệu đồng. Chính phủ chi tiêu 450 triệu đồng và thu thuế
bằng 20% thu nhập quốc dân.
a) Xây dựng phương trình biểu diễn tổng chi tiêu và xác định sản lượng cân
bằng của nền kinh tế.
48
b) Giả sử Chính phủ giảm chi tiêu 100 triệu đồng. Hãy tính số nhân chi tiêu và
sự thay đổi mức sản lượng cân bằng.
c) Để đạt được mức sản lượng như trên, thuế và chi tiêu Chính phủ cùng thay
đổi bao nhiêu để giữ cho cán cân ngân sách không thay đổi.
Câu 10. Xét một nền kinh tế mở xuất khẩu bằng 7,5 tỷ đồng và xu hướng nhập
khẩu cận biên bằng 0,14. Tiêu dùng tự định là 15 tỷ đồng và xu hướng tiêu dùng
cận biên là 0,8. Đầu tư trong nước của khu vực tư nhân bằng 5 tỷ đồng. Chính phủ
chi tiêu 60 tỷ đồng và thu thuế bằng 20% thu nhập quốc dân.
a) Xây dựng hàm tổng chi tiêu và xác định mức sản lượng cân bằng của nền
kinh tế.
b) Giả sử Chính phủ tăng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ thêm 40 tỷ đồng. Hãy
xác định sản lượng cân bằng mới và vẽ đồ thị minh họa?
c) Tính toán sự thay đổi của chi tiêu tự định, phần chi tiêu phụ thuộc vào thu
nhập, tiêu dùng, nhập khẩu và đầu tư?
Câu 11.Xét một nền kinh tế mở xuất khẩu bằng 6 tỷ đồng và xu hướng nhập khẩu
cận biên bằng 0,14. Tiêu dùng tự định là 10 tỷ đồng và xu hướng tiết kiệm cận biên
là 0,2. Đầu tư trong nước của khu vực tư nhân bằng 5 tỷ đồng. Chính phủ chi tiêu
70 tỷ đồng và thu thuế bằng 20% thu nhập quốc dân.
a) Xây dựng hàm tổng chi tiêu và xác định mức sản lượng cân bằng của nền
kinh tế.
b) Giả sử Chính phủ giảm chi tiêu hàng hóa và dịch vụ thêm 20 tỷ đồng. Hãy
xác định sản lượng cân bằng mới?
c) Tính toán sự thay đổi của chi tiêu tự định, phần chi tiêu phụ thuộc vào thu
nhập, tiêu dùng, nhập khẩu và đầu tư?
d) Vẽ đồ thị minh họa.
12. Xét một nền kinh tế mở xuất khẩu bằng 6.5 tỷ đồng và xu hướng nhập khẩu
cận biên bằng 0,15. Tiêu dùng tự định là 12 tỷ đồng và xu hướng tiết kiệm cận biên
là 0,15. Đầu tư trong nước của khu vực tư nhân bằng 5 tỷ đồng. Chính phủ chi tiêu
50 tỷ đồng . Tx= 30 + 0.25Y, trợ cấp Tr = 10 tỷ đồng.
a) Xác định hàm tổng chi tiêu và mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế.
b) Giả sử Chính phủ tăng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ thêm 30 tỷ đồng.
Hãy xác định sản lượng cân bằng mới ?
c) Để đạt được mức sản lượng như trên thì thuế suất biên cần thay đổi như thế
nào?
d) Vẽ đồ thị minh họa các tình huống trên.
49
CHƯƠNG 5. TỔNG CUNG VÀ CÁC CHU KỲ KINH DOANH
5.1. Tổng cung và thị trường lao động
5.1.1. Thị trường lao động
* Đường cầu về lao động (D n) cho biết các hãng kinh doanh cần bao nhiêu
lao động tương ứng với mỗi mức tiền công thực tế trong điều kiện khác nhau về
vốn, tài nguyên…không đổi.
Tiền công thực tế được xác định bằng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà
tiền công danh nghĩa có thể mua được tương ứng với mức giá đã cho.
Tiền công thực tế được xác định: Wr = Wn/P
Trong đó: Wr: Tiền công thực tế
Wn: Tiền công danh nghĩa
P: Mức giá chung W thực tế

SN

Wo
Wo

DN

N
No Lao động, việc làm
Thị trường lao động
Cung và cầu về lao động phụ thuộc vào tiền công thực tế chứ không phục
thuộc vào tiền công danh nghĩa. Đường cầu về lao động có độ dốc âm, tức là khi
tiền công thực tế giảm, cầu về lao động có xu hướng tăng.
Khi lượng cầu lao động thay đổi do sự thay đổi do sự thay đổi tiền công thực
tế, ta có sự di chuyển trên đường cầu. Khi số lượng tài sản cố định của các doanh
nghiệp thay đổi, đường cầu lao động sẽ dịch chuyển sang trái hoặc sang phải.
* Đường cung về lao động (Sn)

50
Đường cung về lao động có xu hướng dốc lên, tức là khi tiền công thực tế
tăng lên có nhiều người sẵn sàng cung ứng sức lao động của mình tương ứng với
mức tiền công đó.
Thị trường lao động sẽ cân bằng tại mức tiền công thực tế W o, tại đó số lao
động mà các doanh nghiệp muốn thuê bằng số lao động mà các hộ gia đình muốn
cung cấp. Khi thị trường lao động cân bằng, mọi người làm việc tại mức tiền công
cân bằng đều có việc làm.
5.1.2. Giá cả, tiền công và việc làm
Về phía cung, giá cả phụ thuộc vào tiền công đặc biệt trong ngắn hạn vì ở
các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, tiền công có tỷ trọng cao trong giá
thành sản phẩm. Tiền công lại phụ thuộc vào thị trường lao động tức tình trạng có
việc làm và thất nghiệp của nền kinh tế. Trong ngắn hạn, sự thay đổi của tiền công
là yếu tố chủ yếu quyết định sự thay đổi của giá cả.
Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng, tiền công danh nghĩa và giá cả hoàn
toàn linh hoạt, tiền công thực tế điều chỉnh và giữ cho thị trường lao động luôn cân
bằng, nền kinh tế không có thất nghiệp tự nguyện.
Các nhà kinh tế theo trường phái Keynes, giá cả và tiền công danh nghĩa là
không linh hoạt, tiền công thực tế không thay đổi, thị trường lao động luôn trong
tình trạng thất nghiệp.
Hai trường hợp đặc biệt của đường tổng cung
* Trường phái cổ điển
Đường tổng cung là một đường thẳng đứng, cắt trục hoành ở mức sản lượng
tiềm năng Y*, dựa vào giả thuyết thị trường lao động hoạt động một cách hoàn hảo.
Khi tiền công điều chỉnh linh hoạt thì thị trường lao động ở trạng thái cân bằng,
không có thất nghiệp, nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng nhân công. Khi toàn bộ
lực lượng lao động được sử dụng hết thì không thể gia tăng sản lượng trên mức
hiện có, vì thế đường tổng cung sẽ cắt trục hoành ở điểm sản lượng tiềm năng.
* Trường phái Keynes
Đường tổng cung là đường nằm ngang, dựa trên giả thuyết các thị trường
trong đó đặc biệt là thị trường lao động không phải lúc nào cũng cân bằng, nền
kinh tế luôn có tình trạng thất nghiệp.

P AS P

P* AS
51

Hai* trường hợp đặc biệt của đường tổng cung


Y Y Y
Đường tổng cung thực tế ngắn hạn
- Đường tổng cung ngắn hạn được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ giữa sản
lượng, việc làm, tiền công và giá cả.
+ Mối quan hệ giữa sản lượng và việc làm:
Hàm sản xuất có dạng:
Y = f(X1, X2, ... Xn)
Trong đó: X1, X2, ... Xn là các yếu tố đầu vào.
Trường hợp đơn giản nhất hàm sản xuất có dạng.
hay
Trong đó: a là số đơn vị lao động để sản xuất ra một đơn vị sản lượng.
a kà một hằng số và phụ thuộc và triìn độ tổ chức sản xuất, trình độ công
nghệ, vốn, tài nguyên thiên nhiên...
Khi công nghệ hiện đại hoặc với sản xuất tăng lên hệ số a sẽ giảm đi.
+ Mối quan hệ giữa việc làm và tiền công.
Trong thực tế tiền công và tỷ lệ thất nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ nghịch, khi
thất nghiệp lớn thì sẽ tạo áp lực làm tiền công giảm và ngược lại theo Philips tiền
công và thất nghiệp có mối quan hệ như sau:
W = W-1 x (1 - u)
Trong đó:
W: Tiền công thời kỳ nghiên cứu
W-1: Tiền công thời kỳ trước.
u: Tỷ lệ thất nghiệp
: hệ số phản ánh độ nhạy của thất nghiệp và tiền công.
Khi  lớn, thất nghiệp tăng làm tiền công tăng lên nhanh chóng (tiền công và
thất nghiệp nhạy cảm).
Theo cách tính tỷ lệ thất nghiệp ta có:P
Trong đó No là lượng lao động ở mức toàn dụng.

Ta có:
Như vậy ta có:
52
W = W-1 x

+ Mối quan hệ giữa tiền công và giá cả xét trên góc độ nền kinh tế các doanh
nghiệp sẽ định giá trên cơ sở bù đắp chi phí và có lãi. Do vậy giá cả sẽ được xác
định như sau:
P = a x W(1+f)
Trong đó: f là tỷ suất lợi nhuận.

Ta có

P = P-1 x [1+(Y-Y*)]
Với

P = P-1 x (1-) + P-1 x xY


+ Như vậy thất nghiệp và tiền công nhạy cảm thì hệ số góc của đường cung
ngắn hạn sẽ tăng lên.
+ Khi sản lượng tiềm năng tăng lên thì độ dốc của đường cung ngắn hạn
giảm đi.
+ Vị trí của đường cung ngắn hạn phụ thuộc vào vị trí của đường cung ngắn
hạn thời kỳ trước.
5.2. Chu kỳ kinh doanh
5.2.1 Mối quan hệ giữa tổng cung, tổng cầu và quá trình tự điều chỉnh của nền
kinh tế
Đường tổng cung ngắn hạn thực tế là một đường dốc lên về phía phải, trong
thực tế đường tổng cung ngắn hạn có độ dốc tăng dần khi sản lượng tăng dần đến
mức sản lượng tiềm năng, vì thực tế khi sản lượng đạt mức tiềm năng thì thất
nghiệp và tiền công rất nhạy cảm.
Giao điểm của đường tổng cung AS và tổng cầu AD xác định vị trí cân bằng
E0 ứng với giá cả P0 và sản lượng Y0, nếu không có các yếu tố bên ngoài tác động
thì vị trí cân bằng tương đối ổn định.
Khi nền kinh tế có những cú sốc từ phía cung hoặc phía cầu thì quá trình tự
điều chỉnh sẽ diễn ra và vị trí cân bằng thay đổi, tuy nhiên sự thay đổi trên phụ
thuộc vào độ dốc và vị trí của đường tổng cung và tổng cầu, ta xét bốn trường hợp
đặc biệt sau:
+ TH1: Đường tổng cung nằm ngang và xảy ra cú sốc, giả sử tổng cầu giảm,
việc suy giảm tổng cầu chỉ dẫn đến sự thay đổi sản lượng.
53
+ TH2: Đường tổng cầu nằm ngang và cú sốc giả sử tổng cung giảm, đối với
sự suy giảm tổng cung chỉ là sự lượng thay đổi.
+ TH3: Đường tổng cầu thẳng đứng và cú sốc suy giảm tổng cung, nền kinh
tế chỉ xảy ra thay đổi về giá.

P P
AD1 AD0
AS

AS P0
P0
AD0
P1
AD1

Y1 Y0 Y Y0 Y

Ảnh hưởng của độ dốc của đường AS đến cân bằng của nền kinh tế
Trong thực tế quá trình điều chỉnh của nền kinh tế diễn ra theo trình tự như sau:
Giả sử nền kinh tế đang đạt cân bằng tại sản lượng toàn dụng nhân công, Y* và xảy
ra cú sốc tăng lên về cầu (chính phủ tăng chi tiêu).
+ Điều chỉnh ngắn hạn:
AD  (dịch lên trên) -> Y, U, P nhưng tiền lương danh nghĩa W n chưa
điều chỉnh.
+ Điều chỉnh trung hạn.
Khi W đạt được cùng tốc độ P, Wr
P -> Wr (chưa cùng tốc độ P)-> Wr -> AS (dịch lên trên) -> Y, U, P.
+ Điều chỉnh dài hạn.
Wr (đạt được cùng tốc độ P ) -> Wr (đạt mức Wr ban đầu) -> Wr, P
không thay đổi, U = U*, Y = Y* nền kinh tế đạt mức cân bằng dài hạn, AS và AD
cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng Y *, giá cả và tiền công danh nghĩa ở mức
cao hơn.
* Giả sử nền kinh tế đang đạt cân bằng tại sản lượng toàn dụng nhân công
Y* và xảy ra cú sốc cung giảm (giả sử giá dầu ).
AS (dịch lên trên) -> Y, U, P nhưng tiền lương danh nghĩa chưa kịp
điều chỉnh.

54
Điều chỉnh trung hạn.
Khi U -> Wr -> Wr -> AS  (dịch chuyển xuống).
Khi AS (dịch xuống dưới) -> P, U, Y.-> Wr.
Dài hạn khi Wr và P đến khi Wr đạt mức ban đầu thì nền kinh tế cân bằng,
AS dịch về vị trí AS1 ban đầu.
P
AS1

P2 AS0

AD1

P1
AD0

Y* Y1 Y

AS2

AS1

AD1

Y1 Y* Y

5.2.2 Chu kỳ kinh doanh


Các lý thuyết nghiên cứu về chu kỳ kinh doanh thường phân chia các nhân tố gây
nên chu kỳ làm 2 loại:
- Các nhân tố bên ngoài hệ thống kinh tế
- Các nhân tố bên trong hệ thống kinh tế

CHƯƠNG 6. TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ


6.1.Tiền tệ và các chức năng tiền tệ
6.1.1. Khái niệm tiền tệ
55
Các nhà kinh tế có sự phân biệt rõ ràng giữa tiền và thu nhập. Theo các nhà
kinh tế, tiền biểu thị khối lượng tài sản được sử dụng để thực hiện các giao dịch.
Thực ra tiền hay hệ thống tiền tệ là một thứ mà cho phép người ta thực hiện
giao dịch với những thứ khác.
6.1.2. Chức năng tiền tệ
Các chức năng cơ bản của tiền tệ:
- Phương tiện thanh toán: Tiền được dùng trong giao dịch mua, bán hàng
hóa và dịch vụ. Tiền được coi là dầu bôi trơn cho mọi hoạt động kinh tế thúc đẩy
phân công lao động và mở rộng chuyên môn hóa sản xuất. Dòng lưu thông tiền tệ
trở thành hệ thống huyết mạch cho toàn bộ nền kinh tế thị trường.
- Thước đo giá trị: Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các
hàng hóa. Giá cả của hàng hóa do các yếu tố sau quyết định như giá trị hàng hóa,
giá trị của tiền, ảnh hưởng của quan hệ cung – cầu hàng hóa.
- Phương tiện lưu thông: Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng
hóa.
Công thức lưu thông hàng hóa: H – T – H, khi tiền làm môi giới trong trao
đổi hàng hóa đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về
thời gian và không gian.
- Phương tiện cất trữ: Tiền là đại biểu cho của cải của xã hội dưới hình thái
giá trị nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để làm chức năng phương
tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị tức là tiền vàng, bạc.
- Tiền tệ thế giới: Khi trao đổi hàng hóa vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền
làm chức năng tiền tệ thế giới, tiền phải có đủ giá trị phải trở lại hình thái ban đầu
của nó là vàng.
6.1.3. Các loại tiền
- Tiền mặt: Có khả năng thanh toán cao nhất và được gọi là Mo.
- Tiền gửi tài khoản ngân hàng không kỳ hạn có thể viết séc, là loại tiền có
khả năng thanh toán cao nhưng mức độ sẵn sàng cho thanh toán có kém tiền mặt.
Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn coi là tiền giao dịch (M 1) –
một trong những đại lượng đo lường cung tiền chủ yếu của một số quốc gia.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (ngắn hạn) tuy tính chuyển đổi kém hơn so
với tiền gửi ngân hàng, có khả năng thanh toán.
M1+ tiền tiết kiệm có kỳ hạn (ngắn hạn) được coi là M 2 Đại lượng đo cung
tiền chủ yếu.

56
- Các loại tiền khác tăng theo khả năng thanh toán mà xếp theo thứ tự M 3,
M4, M5…
6.2. Hệ thống ngân hàng và cung tiền
6.2.1. Cơ sở tiền tệ và cung tiền
Tiền cơ sở là lượng tiền do ngân hàng Trung ương độc quyền phát hành, chủ yếu là
tiền mặt.
Gọi H – Tiền cơ sở
U – Tiền mặt lưu hành
R – Tiền dự trữ trong các ngân hàng
 Khối lượng tiền cơ sở: H = U + R
6.2.2. Hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM) và quá trình tạo tiền
* Ngân hàng thương mại là các đơn vị kinh doanh tiền tệ, nhận tiền gửi của người
này và cho người khác vay để sinh lợi và thu lợi trên cơ sở lãi suất cho vay lớn hơn
lãi suất tiền gửi. Khi ngân hàng thương mại nhận một khoản tiền gửi là D, bắt buộc
phải dự trữ một tỷ lệ % nào đó do ngân hàng trung ương quy định là rb nhận đảm
bảo khả năng chi trả thường xuyên, như vậy tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ là:

rb: tỷ lệ dự trữ bắt buộc


Rb: lượng tiền dự trữ bắt buộc
D: lượng tiền gửi.
Giả sử khi nhận được một khoản tiền gửi là D sẽ dự trữ một lượng bắt buộc
là rb x D và lượng tiền (1-rb) x D sẽ lại được đưa vào chu kỳ gửi tiền tiếp theo,
lượng tiền (1-rb)x D gửi vào ngân hàng thương mại lại được dự trữ một lượng
rb(1-rb)x D và lượng tiền (1-rb)x(1-rb) lại được đưa vào chu kỳ gửi tiền tiếp theo,
như vậy với một lượng tiền gửi D ban đầu sẽ tạo ra lượng tiền gửi tại các ngân
hàng là:

Đó là cách thức tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại, và tỷ số là số
nhân tiền tệ, nếu giả định Ngân hàng thương mại cho vay toàn bộ khoản tiền ngoại
dự trữ bắt buộc và toàn bộ khoá vay lại được gửi lại vào ngân hàng.
6.2.3. Mức cung tiền (MS)

57
Mức cung tiền là tổng số tiền có khả năng thanh toán, nó bao gồm các khoản tiền
mặt đang lưu hành và các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng thương
mại.
Nhân tố nào tác động đến mức cung tiền? Trước hết, được quyết định bởi quy mô
của lượng tiền cơ sở và khả năng tạo ra tiền của ngân hàng thương mại nhờ số
nhân tiền tệ.
Trên góc độ tổng thể nền kinh tế nếu ngân hàng trung ương phát hành một lượng
tiền cơ sở là H thì lượng cung tiền sẽ là:
MS = mM x H (mM là số nhân tiền tệ).

Nếu tỷ lệ dự trữ thực tế là và tỷ lệ giữ tiền mặt trong lưu thông là:

Thì số nhân tiền tệ sẽ là:

Tỷ lệ dự trữ thực tế phụ thuộc vào các nhân tố:


+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHTƯ quy định;
+ Tính không ổn định của nguồn tiền mặt vào, ra của ngân hàng đã bắt buộc các
NHTM muốn dự trữ tiền mặt nhiều hơn;
+ Sự thiệt hại do trả lãi suất nếu phải vay tiền khi thiếu hụt dự trữ.
Mức cung tiền tác động mạnh mẽ đến trạng thái hoạt động của nền kinh tế, khi
hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn thì lượng tiền cần thiết trong lưu
thông sẽ thay đổi.
M. V = P. Q
Trong đó: M – Mức cung tiền
V - Tốc độ lưu thông tiền tệ
P - Mức giá trung bình
Q – Sản lượng thực tế
5.2.4. Ngân hàng Trung ương và vai trò kiểm soát tiền tệ của ngân hàng trung
ương
- Chức năng của Ngân hàng Trung ương:
+ Ngân hàng của các ngân hàng thương mại: Giữ các tài khoản dự trữ cho
các NHTM, thực hiện tiến trình thanh toán cho hệ thống ngân hàng thương mại và
cho vay đối với các ngân hàng thương mại trong trường hợp khẩn cấp;
+ Ngân hàng của Chính phủ;
+ Kiểm soát mức cung tiền để thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định và
phát triển nền kinh tế;
+ Hỗ trợ, giám sát và điều tiết hoạt động của các thị trường tài chính.
58
- Vai trò kiểm soát tiền tệ:
+ Hoạt động thị trường mở
Thị trường mở là thị trường tiền tệ của NHTƯ được sử dụng để mua bán trái
phiếu kho bạc của Nhà nước. Muốn tăng cung tiền thì NHTƯ sẽ mua trái phiếu ở
thị trường mở.
+ Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc
+ Lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu là lãi suất quy định của NHTƯ khi họ cho các ngân hàng
thương mại vay tiền để đảm bảo có đầy đủ hoặc tăng thêm dự trữ của NHTM.
Ngoài ra, còn có một số công cụ khác như kiểm soát tín dụng có lựa chọn,
quy định trực tiếp đối với lãi suất tiền gửi, tiền vay…
6.3 Lý thuyết ưa thích thanh khoản
6.3.1 Cầu về tiền
Khối lượng tiền cần để chi tiêu thường xuyên, đều đặn cho nhu cầu tiêu
dùng cá nhân và kinh doanh sản xuất gọi là mức cầu về tiền.
Mức cầu về tiền phụ thuộc vào hai nhân tố:
+ Thu nhập thực tế
+ Lãi suất
6.3.2 Cân bằng thị trường tiền tệ
Đường cung tiền là đường thẳng đứng, đó là khối lượng tiền đã được xác
định cho mọi mức lãi suất i (giả định giá cả không thay đổi nên lãi suất danh nghĩa
là lãi suất thực tế).
Đường cầu về tiền là đường dốc nghiêng đi xuống biến thiên giảm theo lãi suất.
I
Lãi suất

E
Io

LP

M
Mo
Cân bằng của thị trường tiền tệ

Tại điểm E là điểm cân bằng của thị trường tiền tệ


Tại mức lãi suất cân bằng Io mức cầu về tiền vừa đúng bằng mức cung tiền.
59
Sự dịch chuyển của đường cung hoặc đường cầu sẽ làm thay đổi vị trí cân
bằng của thị trường tiền tệ.
Lãi suất với tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu
Khi mức cung tiền tệ tăng lên, lãi suất sẽ giảm xuống, giá trái phiếu tăng lên
do giá trị hiện tại của thu nhập trong tương lai có giá trị hơn gây ra hiệu ứng của
cải và làm dịch chuyển hàm tiêu dùng lên trên- tiêu dùng sẽ tăng thêm ở mỗi mức
thu nhập.
Ở mức lãi suất thấp sẽ khuyến khích đầu tư hơn ở mức lãi suất cao.
Khi lãi suất tăng đồng nội tệ được định giá cao hơn, đẩy tỷ giá hối đoái lên
sẽ hạn chế xuất khẩu, tăng nhập khẩu, xuất khẩu ròng sẽ giảm xuống.
Lãi suất với tổng cầu
Tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu là những yếu tố của tổng cầu. Khi mức cung
tiền tăng lên, lãi suất sẽ giảm xuống, mở rộng khả năng tiêu dùng, khuyến khích
đầu tư và xuất khẩu làm cho đường tổng chi tiêu dịch chuyển lên trên tạo ra một
thu nhập cao hơn.
6.3.3 Mô hình IS – LM
Đường IS.
Thị trường hàng hoá cân bằng khi tổng cầu bằng thu nhập (đồ thị tổng chi
tiêu) tương ứng với một mức lãi suất cho trước. Khi lãi suất thay đổi đường tổng
cầu sẽ dịch chuyển và cho một mức thu nhập mới. Như vậy, nếu tập hợp các tổ hợp
khác nhau giữa lãi suất và thu nhập phù hợp với sự cân bằng của thị trường hàng
hoá sẽ được một đường gọi là đường IS.
Hình 5.5. Giới thiệu cách dựng đường IS.
Ở mức lãi suất i0 tổng cầu là AD0, sản lượng Y0 và điểm cân bằng E0.
Từ đó có thể xác định được E0 ở đồ thị dưới với tổ hợp (Y0 - i0).
Khi lãi suất giảm từ i0 xuống i1 với cách dựng trên ta có thể xác định được
điểm E1 (Y1- i1).
Đường đi qua E0 và E1 chính là IS.
Cũng có thể xây dựng IS bằng công thức:

60
Trong đó:
Trong đó b là hệ số đo lường quy mô đầu tư và tiêu dùng giảm xuống khi lãi
suất tăng 1% và m là số nhân chỉ tiêu.
Đường IS có độ dốc xuống do lãi suất cao hơn, tổng cầu sẽ giảm dần đến thu
nhập cũng giảm. Độ dốc của đường IS sẽ phụ thuộc vào độ nhạy cảm của tổng cầu
với lãi suất.
Đường LM.
Đường LM biểu thị những tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập phù
hợp với sự cân bằng của thị trường tiền tệ.
Giả định rằng mức cung tiền cố định tại M 0, với mức thu nhập ở Y0, đường
cầu tiền là MD0 và điểm cân bằng của thị trường tiền tệ là E 0 với lãi suất cân bằng
là i0. Từ đó có thể xác định điểm E0 của tổ hợp i0 - Y0 (đồ thị bên phải).
Khi thu nhập tăng đến Y1 đường cầu tiền dịch chuyển lên MD 1 với điểm cân
bằng E1 có lãi suất cân bằng i1. Từ đó có thể xác định điểm E1 của tổ hợp i1 - Y1 (đồ
thị bên phải). Đường qua hai điểm E0, E1 của đồ thị bên phải chính là LM.
Cũng có thể xây dựng hàm LM bằng công thức:

Khi thu nhập tăng lên đòi hỏi một lượng cầu tiền tăng thêm dẫn đến tăng lãi
suất đo cung tiền không đổi.
Đường LM dốc lên bởi khi thu nhập tăng, lãi suất phải tăng theo để giảm bớt
cầu tiền nhằm duy trì sự cân bằng của thị trường tiền tệ khi cung tiền không đổi.
Sự cân bằng đồng thời trên các thị trường hàng hoá và tiền tệ.
Đường IS phản ánh các trạng thái cân bằng của thị trường hàng hoá với tổ
hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập. Đường LM phản ánh các trạng thái cân
bằng của thị trường tiền tệ tác động qua lại giữa hai thị trường ấn định mức thu
nhập và lãi suất cân bằng đồng thời cho cả hai thị trường. Mô hình IS - LM cho
biết trạng thái cân bằng đồng thời đó xảy ra tại giao điểm của hai đường IS và LM.
6.4. Chính sách tài khóa, tiền tệ và sự phối hợp hai chính sách này
6.4.1. Chính sách tài khóa

61
Chính sách tài khóa tác động và làm dịch chuyển đường tổng cầu, do vậy dịch
chuyển IS. LM2
i
LM1
E1
i1
E0 E2
io

i2 E3 IS1
ISo

Yo Y1 Y3 Y2

Sự tác động của chính sách tài khóa và


chính sách tiền tệ

Giả sử nền kinh tế ở trạng thái cân bằng E o (ISo, LMo), Chính phủ tăng chi tiêu để
thực hiện một dự án xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn tiền bán tín phiếu  cung
tiền không thay đổi (LM không dịch chuyển), IS dịch chuyển đến IS 1. Ở mức lãi
suất io đáng lẽ sản lượng cân bằng phải đạt ở E 2, nhưng do cung tiền không đổi mà
cầu tiền lại tăng lên bởi sự gia tăng tổng cầu nên lãi suất tăng lên, hạn chế bớt thu
nhập, giảm bớt mức cầu tiền. Cuối cùng sản lượng cân bằng đạt tại E 1 với lãi suất
i1 lớn hơn io gây ra hiện tượng tháo lui đầu tư.
6.4.2. Chính sách tiền tệ
Nền kinh tế cân bằng tại E o, chính sách tài khóa không thay đổi nhưng có sự
gia tăng mức cung tiền làm dịch chuyển đường LM oLM1. Do thu nhập chưa đủ
thời gian để thay đổi nên lãi suất lúc đầu tụt xuống từ i o đến i2. Do lãi suất thấp
khuyến khích tăng tiêu dùng, đầu tư… dẫn đến tổng cầu và sản lượng tăng dần và
lãi suất cũng tăng lên. Đường IS o dịch đến IS1. Cuối cùng sản lượng cân bằng mới
sẽ đạt tại E2 với mức thu nhập Y2, lãi suất i2 tại đó cả 2 thị trường cùng đạt sự cân
bằng.
6.4.3. Sự phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ trong điều tiết nền kinh tế
Chính sách tài khóa với thuế và chi tiêu của Chính phủ tác động trực tiếp
đến G hoặc gián tiếp đến C, I  tác động đến tổng cầu. Chính sách tiền tệ quyết
định về mức cung tiền tác động trực tiếp đến thị trường tiền, qua đó tác động trở lại
đến tổng cầu.
Khi tổng cầu ở mức quá thấp có thể dùng chính sách tài khóa mở rộng và
nới lỏng tiền tệ, đường IS và LM sẽ dịch chuyển sang phải, tổng cầu và sản lượng
62
sẽ tăng mạnh. Và ngược lại, khi tổng cầu ở mức quá cao có thể dùng chính sách tài
khóa chặt và tiền tệ chặt để giảm tổng cầu. Khi tổng cầu ở mức vừa phải, sản lượng
tương đối ổn định có thể sử dụng chính sách tài khóa mở rộng và tiền tệ thắt chặt
hoặc ngược lại.
BÀI TẬP
Bài tập tình huống
Tình huống 1
"Sốc" vì đầu tư vàng trong mấy ngày qua: Có tiền nên đầu tư vào đâu?
Ngày 7/7 vừa qua đã để lại cơn địa chấn vô cùng kinh hoàng cho không ít nhà
đầu tư khi giá vàng nhảy múa lập lại kỷ lục đỉnh cao nhất trong vòng 2 năm
qua chỉ trong 1 ngày. Cảnh tượng hàng dài người xếp hàng chờ được mua
vàng ở mức giá trên 40 triệu đồng 1 lượng để rồi chỉ sau 1 đêm lượng vàng
đang nắm giữ trong tay chỉ còn hơn 37 triệu đồng 1 lượng. Bên cạnh một số ít
nhà đầu tư vàng từ đầu năm có được một khoản lợi nhuận nhất định thì
không ít người đã mất hàng tới hàng tỷ đồng.
Vậy tại thời điểm này có tiền thì nên đầu tư vào đâu? Đây là câu hỏi đang được
nhiều người mong tìm ra câu trả lời.

Tại một buổi hội nghị về bất động sản diễn ra mới đây, các chuyên gia đưa ra các
phân tích cho rằng, trong bối cảnh hiện nay kênh đầu tư bất động sản, đặc biệt là
bất động sản nghỉ dưỡng đang là kênh hấp dẫn nhất với khả năng sinh lời cao và
chắc chắn.

Phân tích rõ hơn về cơ hội và rủi ro của các kênh đầu tư khác, các chuyên gia cho
rằng, hiện nay, kênh chứng khoán có thể có lợi nhuận cao, nhưng không dễ dàng
đầu tư sinh lời, nhất là với khách hàng lớn tuổi. Trong khi đó, thị trường đô la cũng
đang gặp nhiều khó khăn, tiền gửi tiết kiệm không phải là kênh đầu tư an toàn
nhưng lãi suất thấp.

63
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thì cho
rằng, thời điểm đầu tư vào bất động sản chỗ nào cũng có lợi. Tuy nhiên, ông đặc
biệt nhấn mạnh, Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn cho khả năng phát triển bất
động sản nghỉ dưỡng. Hiện nay, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng có điểm mạnh
nhất là khung pháp lý đã không còn vướng mắc nên phân khúc bất động sản nghỉ
dưỡng đang có cơ hội phát triển mạnh.

Trên thực tế, thị trường thời gian qua cũng chứng kiến sức nóng của các dự án bất
động sản nghỉ dưỡng. Nổi bật có thể kể tới như dự án Movenpick Cam Ranh
Resort đã có buổi ra mắt thành công vào cuối tháng 5 vừa qua tại Hà Nội khi thu
hút hơn 600 nhà đầu tư, trong đó nhiều người xếp hàng đặt mua ngay tại buổi lễ và
ngay tại thời điểm này đã có gần 400 nhà đầu tư đăng ký tham gia buổi Lễ Mở bán
chính thức dự án vào hồi 14h00 ngày 16/7/2016 tại KS Intercontinential Asiana Sài
Gòn.

Theo ông Võ: “Chữ tín gắn với thương hiệu của chủ đầu tư dự án và tính chuyên
nghiệp của đơn vị quản lý khai thác dự án là những yếu tố quan trọng tạo nên
thành công trong quá trình đầu tư cũng như khai thác dự án bất động sản nghỉ
dưỡng. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng phải đa dạng hoá loại hình bất động sản nghỉ
dưỡng với tỷ lệ phù hợp với tiềm năng tài chính của các nhóm người tiêu dùng địa
phương và cần học tập kinh nghiệm phát triển bất động sản nghỉ dưỡng ở các nước
có nền du lịch mạnh như Thái Lan.”
64
Với quy mô 2,4ha, bao gồm 121 biệt thự, 132 căn hộ nghỉ dưỡng và 250 phòng
khách sạn tiêu chuẩn 5 sao quốc tế, cùng hệ thống dịch vụ tiện ích như sân tập
golf, sân tennis, bể bơi, khu spa, chuỗi nhà hàng, khu vui chơi trẻ em, làng Thụy
Sỹ và khu vui chơi ngoài trời phù hợp các hoạt động team building.

Movenpick Cam Ranh Resort được thiết kế với phong cách hiện đại, mang dáng
dấp địa phương, là một công trình kiến trúc mang giá trị văn hóa cao. Tất cả căn
biệt thự Movenpick Villas, căn hộ nghỉ dưỡng Movenpick Condotel và phòng
khách sạn đều có thiết kế hướng biển, nhìn thấy biển và rất gần biển, đáp ứng tiêu
chí quan trọng nhất của bất động sản nghỉ dưỡng ven biển.

Nói về cơ hội đầu tư của dự án này, hiện chủ đầu tư cam kết mức lợi nhuận tối
thiểu 10%/năm trong 10 năm đối với Mövenpick Villas và 10%/năm trong 5 năm
đối với Mövenpick Condotel. Đặc biệt, Mövenpick Cam Ranh Resort là dự án đầu
tiên và duy nhất trên thị trường có bảo lãnh của ngân hàng VPBank về mức cam
kết lợi nhuận tối thiểu 9%/năm trong 10 năm đối với Mövenpick Villas và 9%/năm
trong 5 năm đối với Mövenpick Condotel. Đây là mức cam kết có bảo lãnh cao
nhất trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay.

Vị trí dự án cũng kỳ vọng đem lại những giá trị sinh lời bền vững cho nhà đầu tư.
Mövenpick Cam Ranh Resort có vị trí đắc địa bởi nằm ở trung tâm Bãi Dài, Cam
Ranh, Khánh Hòa – 1 trong những bãi biển tự nhiên đẹp nhất Việt Nam, chỉ cách
65
sân bay quốc tế Cam Ranh 4km, cách thành phố Nha Trang 25km nên việc di
chuyển bằng đường không hay đường bộ đều rất thuận tiện.
Bên cạnh đó, ngoài chủ đầu tư có uy tín lâu năm trên thị trường bất động sản là
Eurowindow Holdings, đây cũng là dự án đầu tiên và duy nhất trên thị trường bất
động sản nghỉ dưỡng Việt Nam cho phép nhà đầu tư được sử dụng, chuyển nhượng
dưới thương hiệu quốc tế Mövenpick Villas và Mövenpick Condotel. Điều này góp
phần làm tăng giá trị cũng như hiệu quả đầu tư nhờ vào việc thu hút lượng lớn du
khách nước ngoài trong hệ thống thành viên của Mövenpick Hotels & Resorts
(Thụy Sỹ) tới nghỉ dưỡng trong cả mùa thấp điểm của du lịch nghỉ dưỡng nội địa.
Theo giới kinh doanh địa ốc, những điểm mạnh của một bất động sản nghỉ dưỡng
cần được phân tích khi quyết định đầu tư bao gồm từ vị trí đẹp, chủ đầu tư đưa ra
cam kết sinh lời tối thiểu, chế độ chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ và quan trọng nhất
là tính đồng bộ của toàn thể dự án. Từ đó, nhận định của các chuyên gia cho rằng,
có thể nói, bất động sản nghỉ dưỡng nói chung và Mövenpick Cam Ranh Resort
nói riêng chính là một trong những kênh đầu tư sinh lời cao nhất nhưng đồng thời
cũng an toàn và bền vững nhất trong năm 2016.
Tình huống 2.
Lãi suất liên ngân hàng tiếp tục giảm ở các kỳ hạn
chủ chốt

Theo thống kê của NHNN Việt Nam, trong tuần từ 11/7 - 15/7/2016, doanh số
giao dịch bằng VND trên thị trường liên ngân hàng tăng khá mạnh trở lại,
song lãi suất giao dịch bình quân tiếp tục giảm ở các kỳ hạn chủ chốt từ 01
tháng trở xuống.

Cụ thể, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng bằng VND trong
tuần đạt xấp xỉ 112.010 tỷ đồng (bình quân 22.402 tỷ đồng/ngày), tăng 17.026 tỷ
đồng so với tuần từ 04/7-08/7/2016; bằng USD quy đổi ra VND đạt 67.668 tỷ đồng
(bình quân khoảng 13.534 tỷ đồng/ngày), tăng 8.014 tỷ đồng so với tuần trước đó.

Các giao dịch VND chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm (chiếm 37% tổng doanh
số giao dịch VND) và 01 tuần (chiếm 33%). Đối với giao dịch USD, các kỳ hạn có
doanh số lớn nhất là kỳ hạn qua đêm và 01 tuần với tỷ trọng lần lượt là 58% và
25% tổng doanh số giao dịch bằng USD.

66
Về lãi suất giao dịch bằng VND, so với tuần từ 4/7-8/7/2016, lãi suất bình quân
trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục giảm ở các kỳ hạn chủ chốt từ 01 tháng trở
xuống. Cụ thể, lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm, 01 tuần và 01
tháng giảm lần lượt còn 1,01%/năm, 1,21%/năm và 2,15%/năm.

Đối với các giao dịch USD, lãi suất bình quân liên ngân hàng giảm ở hầu hết các
kỳ hạn chủ chốt so với tuần từ 04/7-08/7/2016. Lãi suất bình quân qua đêm, 1 tuần
và 1 tháng giảm lần lượt còn 0,43%/năm, 0,46%/năm và 0,61%/năm.

Bài tập tính toán và giải thích


1. Hãy cho biết hiệu quả của chính sách tài khóa và tiền tệ trong các trường hợp
sau:
a. Nếu đầu tư không nhạy cảm với lãi suất, đường IS sẽ thẳng đứng?
b. Nếu cầu tiền không nhạy cảm với lãi suất, đường LM sẽ thẳng đứng?
c. Nếu cầu tiền rất nhạy cảm với lãi suất, đường LM sẽ rất thoải?
2. Theo mô hình IS – LM, điều gì sẽ xảy ra đối với thu nhập, tiêu dùng và đầu tư
khi :

a) Ngân hàng trung ương tăng cung ứng tiền tệ (0.75 điểm)
b) Chính phủ tăng chi tiêu và thuế với quy mô như nhau; (0.75 điểm)
c) Ngân hàng trung ương yêu cầu các ngân hàng thương mại tăng lãi suất tiền
gửi (0.75 điểm)
d) Ngân hàng trung ương bán trái phiếu Chính phủ. (0.75 điểm)
3.Hãy giải thích những hoạt động sau có ảnh hưởng như thế nào đến cung tiền, cầu
tiền và lãi suất? Vẽ đồ thị minh họa

a) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10%
lên 12% đối với tiền gửi VNĐ của các ngân hàng thương mại?
b) Các hộ gia đình quyết định nắm giữ nhiều tiền mặt hơn để đi du lịch trong ngày
30.4.2012?
c) Một làn sóng lạc quan khuyến khích đầu tư và mở rộng tổng cầu?
67
4. Hình vẽ sau đây biểu diễn các trạng thái của thị trường hàng hóa và thị trường
tiền tệ :
r
K LM1
H
G

F L

N
E M
IS1

O
Y1 Y2 Y3 Y4 Y

a. Hãy giải thích trạng thái của các thị trường tại các điểm H, K, L, M và N.
b. Cho biết quá trình điều chỉnh diễn ra như thế nào nếu hiện thời nền kinh tế
đang nằm ở điểm M
5. Sử dụng đồ thị IS – LM để trình bày tác động ngắn hạn và dài hạn đối với thu
nhập quốc dân, mức giá và lãi suất của biện pháp:

a. Tăng cung ứng tiền tệ


b. Tăng mua hàng của Chính phủ
c. Tăng thuế
6. Vào năm 1932 để tăng thu nhập, Chính phủ Mỹ đã đánh thuế 2 xen đối với một
lần viết séc từ các tài khoản ngân hàng (với đồng đô la hiện tại thì chi phí đó tương
đương 25 xen).

a. Quy định này có ảnh hưởng như thế nào đến tỉ lệ tiền mặt so với tiền gửi?
Hãy giải thích?
b. Hãy giải thích quy định này có ảnh hưởng như thế nào đến cung tiền?
c. Sử dụng mô hình IS-LM giải thích tác động của luật thuế này đến nền kinh
tế Mỹ? Phải chăng đây là một chính sách tốt trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ
đang lún sâu vào cuộc đại khủng hoảng?
7. Hãy giải thích những hoạt động sau đây ảnh hưởng như thế nào đến cung tiền,
cầu tiền và lãi suất. Hãy minh họa câu trả lời của bạn bằng đồ thị:

a. Việc lưu hành rộng rãi thẻ tín dụng làm giảm lượng tiền mặt mà mọi người
muốn nắm giữ.

b. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 5%
xuống còn 3% đối với tiền gửi bằng VNĐ tại các ngân hàng thương mại.
68
c. Các doanh nghiệp lạc quan vào triển vọng thị trường trong tương lai nên đầu tư
mở rộng quy mô sản xuất.

8. Hình vẽ sau mô tả tác động của chính sách tiền tệ đến cân bằng thị trường hàng
hóa và thị trường tiền tệ. Sự thay đổi của chính sách tiền tệ được thể hiện ở sự dịch
chuyển đường LM từ LM1 đến LM2

LM1
r
LM2
E1
E2

D IS1

A B Y
C

a. Nguyên nhân nào dẫn đến sự dịch chuyển từ LM1 đến LM2 ?
b. Hãy chỉ ra ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến thu nhập và lãi suất ?
c. Giả sử bây giờ đầu tư trở nên ít nhạy cảm hơn với lãi suất, cho biết độ dốc
của đường IS và ảnh hưởng của chinh sách tiền tệ đến thu nhập ? Minh họa
trên đồ thị ?

9. Thị trường hàng hóa và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như sau :
Tiêu dùng : C = 200 + 0,8 (Y – T) (Triệu đồng)
Đầu tư : I = 225 – 30r (Triệu đồng)
Chi tiêu Chính phủ : G = 75 (Triệu đồng)
Thuế ròng : T = 100 (Triệu đồng)
Cung tiền danh nghĩa : MS = 1600 (Triệu đồng)
Cầu tiền thực tế : MD = Y – 100r (Triệu đồng)
Mức giá : P = 4 (Triệu đồng)
a. Xác định phương trình biểu diễn đường IS, LM và xác định lãi suất, thu
nhập tại trạng thái cân bằng?
b. Giả sử Chính phủ giảm chi tiêu 75 (Triệu đồng)? Lãi suất và thu nhập cân
bằng mới là bao nhiêu?
c. Ngân hàng Trung ương mua trái phiếu trên thị trường với tổng số tiền là 300
triệu đồng. Tính lãi suất và thu nhập cân bằng mới?
69
d. Minh họa các kết quả trên đồ thị?

10. Thị trường hàng hóa và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như sau :
Tiêu dùng : C = 200 + 0,8 (Y – T) (Triệu đồng) ;Đầu tư : I = 225 – 30r (Triệu
đồng)
Chi tiêu Chính phủ : G = 75 (Triệu đồng); Thuế ròng : T = 100 (Triệu đồng)
Cung tiền danh nghĩa : MS = 1200 (Triệu đồng); Cầu tiền thực tế : MD = Y – 100r
(Triệu đồng)
Mức giá : P = 3 (Triệu đồng)
a. Xác định phương trình biểu diễn đường IS, LM và xác định lãi suất, thu
nhập tại trạng thái cân bằng?
b. Giả sử Chính phủ tăng chi tiêu 75 (Triệu đồng). Lãi suất và thu nhập cân
bằng mới là bao nhiêu? Minh họa kết quả trên đồ thị?
c. Thay vì tăng chi tiêu Chính phủ, cung ứng tiền tệ tăng từ 1200 (Triệu đồng)
lên 1500 (Triệu đồng). Tính lãi suất và thu nhập cân bằng mới?
d. Minh họa các kết quả trên đồ thị?

CHƯƠNG 7. THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT


7.1. Thất nghiệp
7.1.1. Thế nào là thất nghiệp
Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và
quyền lợi lao động theo quy định của pháp luật.
Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm
hoặc chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm.
Người có việc làm là những người đang làm việc trong các tổ chức kinh tế,
văn hoá xã hội...

70
Thất nghiệp là người chưa có việc làm nhưng mong muốn là đang tìm việc
làm.
Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ tính bằng phần trăm số người thất nghiệp so với
tổng số người trong lực lượng lao động.
7.1.2. Các loại thất nghiệp
- Căn cứ giới tính nam nữ.
- Căn cứ lứa tuổi 18 - 25, 25 - 35, 35 - 45, 45 - 66.
- Căn cứ ngành nghề Than, Thép, May, Tin học, Điện.
- Căn cứ vùng thành thị, nông thôn.
- Căn cứ lý do thất nghiệp.
+ Thất nghiệp do bỏ việc.
+ Thất nghiệp do bị sa thải.
+ Thất nghiệp do mới vào LLLĐ
+ Thất nghiệp do quay lại LLLĐ.
- Căn cứ nguồn gốc thất nghiệp.
+ Thất nghiệp tạm thời: là loại thất nghiệp do người lao động tạm thời nghỉ
việc để tìm kiếm nơi làm việc tốt hơn, phù hợp hơn (lương cao hơn, gần nhà
hơn…) hoặc người mới gia nhập lực lượng lao động đang tìm việc làm hoặc chờ
việc.
+ Thất nghiệp cơ cấu: là loại thất nghiệp do sự mất cân đối cung cầu giữa
các ngành nghề, khu vực… loại thất nghiệp này gắn liền với những biến động về
cơ cấu kinh tế và sự sai lệch trong cơ cấu đào tạo.
+ Thất nghiệp do thiếu cầu: loại thất nghiệp này do tổng cầu suy giaả dẫn
đến sản lượng giảm xuống, việc làm giảm và thất nghiệp tăng, loại thất nghiệp này
gắn liền với các thời kỳ suy thoái.
+ Thất nghiệp do yếu tố thị trường, do việc ấn định mức tiền lương tối thiểu
dẫn đến việc một bộ phận chấp nhận mức lương thấp hơn lương tối thiểu nhưng
không có việc làm.
+ Thất nghiệp tự nguyện là những người tự nguyện không muốn làm việc do
việc làm và mức lương chưa phù hợp với mong muốn của mình. Như vậy thất
nghiệp tự nguyện bao gồm thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu và thất
nghiệp do yếu tố thị trường.
+ Thất nghiệp do thiếu cầu là thất nghiệp không tự nguyện.
+ Thất nghiệp tự nhiên là thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng.

71
Như vậy số người thất nghiệp tự nhiên = số người thất nghiệp tự nguyện khi
thị trường lao động cân bằng.
Giả sử Nhà nước quy định tiền lương tối thiểu đúng bằng W 0 và giả sử có
biến động kinh tế xảy ra, nền kinh tế suy thoái, sản lượng giảm xuống làm cầu về
lao động giảm xuống và đường cầu lao động dịch chuyển về đường LD'. Như vậy
với mức lương tối thiểu là W0 cung về lao động là N0 lớn hơn cầu về lao động N2.
Tỷ lệ thất nghiệp thực tế sẽ là đoạn N 1 - N2 bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
N1 - N0 cộng với tỷ lệ thất nghiệp do thiếu cầu N0 - N2.
7.1.3. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
- Nền kinh tế không sử dụng hết nguồn lực nên không đạt hiệu quả.
Gây ra nhiều vấn đề xã hội, gây tổn thất về mặt tâm lý, tinh thần và ảnh
hưởng tới chính trị xã hội và sự phát triển chung của nền kinh tế.
- Đường cung lao động danh nghĩa LS là đường cung phản ánh quy mô của
lực lương lao động tương ứng với các mức lương của thị trường lao động.
Đường cung lao động thực tế LS' là đường cung phản ánh bộ phận của lực
lượng lao động chấp nhận việc làm với các mức lương tương ứng của thị trường
khoảng cách giữa hai đường cung phản ánh con số thất nghiệp tự nguyện.

7.1.4. Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp


Đối với thất nghiệp do thiếu cầu, loại thất nghiệp này gắn với thời kỳ suy
thoái của các chu kỳ kinh doanh.

72
Do vậy để giảm thất nghiệp loại này cần truyền đến việc sử dụng các chính
sách tài khoá và tiền tệ làm tăng tổng cầu, phục hồi nền kinh tế và tăng sản lượng
sản xuất.
Đối với thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu nhà nước cần hoàn thiện
thị trường lao động nhằm mở rộng thông tin về việc làm, hỗ trợ thị trường lao động
bằng các dự án phát triển lao động việc làm, hoàn thiện các chương trình dạy nghề
và đào tạo lại, khuyến khích đầu tư, khuyến khích sản xuất phát triển.
Đối với thất nghiệp do các yếu tố thị trường nhà nước không nên can thiệp
bằng cách đặt mức tiền lương tối thiểu nhưng cần sử dụng các biện pháp hỗ trợ thị
trường lao động nhằm tác động đến cung cầu lao động để thị trường lao động cân
bằng ở mức lương đảm bảo cuộc sống thiết yếu của người dân.
7.2. Lạm phát
7.2.1. Lạm phát là gì?
Lạm phát xảy ra khi mức giá chung tăng lên và giảm phát xảy ra khi mức giá
chung giảm đi.
- Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian.
- Chỉ số chung của giá cả là chỉ tiêu phản ánh sự biến động của giá cả hàng
hoá dịch vụ cấu thành nên tổng sản phẩm quốc dân.
Iq =
IP là chỉ số giá cả hàng hoá dịch vụ.
IP là chỉ số giá cả từng loại hàng hoá.
d: Tỷ trọng tiêu dung của từng loại hàng hoá.
- Tỷ lệ lạm phát là chỉ tiêu phản ánh sự biến đổi của chỉ số giá cả của một
thời kỳ so với thời kỳ trước đó.

GP: tỷ lệ lạm phát.


IP: chỉ số giá cả tại thời kỳ P.
IP-1: chỉ số giá cả tại thời kỳ P-1.
Ví dụ: Chỉ số giá cả của năm 1992 so với năm 1982 là 300% (I1992).
Chỉ số giá cả của năm 1991 so với năm 1982 là I1991 = 250%

=> G1992 =

7.2.2. Quy mô lạm phát.

73
Lạm phát vừa phải: là loại lạm phát xảy ra với tỷ lệ lạm phát dưới 10% một
năm.
Lạm phát phi mã: là loại lạm phát xảy ra với tỷ lệ lạm phát từ 10% đến
1000%.
Siêu lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát lớn hơn mức 1000%.
Giá cả tăng gấp 10 lần trở lên.
VD: Lạm phát ở Đức thời kỳ 1922 - 1923 giá cả tăng lên 10 triệu lần.
Ở Việt Nam 1988: 411%.
7.2.3. Tác hại của lạm phát.
- Làm cho giá cả hàng hoá tăng lên, xáo trộn cuộc sống của các thành viên
trong xã hội.
- Phân phối lại thu nhập, tăng khoảng cách giầu nghèo, ảnh hưởng tới các
vấn đề chính trị xã hội, hạn chế sự phát triển của nền kinh tế.
7.2.4. Các lý thuyết về lạm phát.
Lạm phát cầu kéo:
Khi mức sản lượng cân bằng đạt hoặc vượt mức sản lượng tiềm năng, đường
tổng cung có độ dốc rất lớn. Do vậy nếu đường tổng cầu tăng lên thì giá sẽ tăng lên
nhanh chóng gây ra lạm phát trầm trọng.
Lạm phát chi phí đẩy:
Lạm phát này xảy ra khi xuất hiện biến động lớn ở giá cả các yếu tố đầu vào,
sự tăng mạnh của giá cả các yếu tố đầu vào làm giảm đi trong khi đó cung tiền
không kịp điều chỉnh càng làm giá cả tăng lên mạnh gây lên lạm phát trầm trọng.
VD: Giá cả dầu mỏ tăng lên những năm 1970 lạm phát tiền tệ:
Khi chính sách tài khoá thực hiện trong thời kỳ suy thoái có thể dẫn đến
thâm hụt ngân sách, chính phủ sẽ phải phát hành tiền nhiều hơn để đảm bảo khả
năng chi trả làm giá cả hàng hoá tăng lên gây ra lạm phát một biện pháp của chính
phủ có thể làm giảm mức cung tiền là phát hành trái phiếu để giảm lượng cung tiền
là phát hành trái phiếu để giảm lượng cung tiền thực tế, nhưng nếu thâm hụt ngân
sách kéo dài, những khoản tiền vay nợ trong dân cùng với lãi suất sẽ là rất lớn và
nếu không đảm bảo được việc chi trả cho thâm hụt ngân sách thì chính phủ buộc
phải phát haàn tiền nhiều hơn để đảm bảo chi trả, lạm phát diễn ra rất mạnh có thể
là lạm phát phi mã thậm chí khi không kiểm soát được sẽ thaàn sai lạm phát.
Khi xảy ra sự thay đổi của tổng cung và tổng cầu với sự tăng lên ổn định và
đều nhau, sản lượng không thay đổi và giá cả tăng lên nhỏ, vì các tác nhân kinh tế

74
đều có thể dự kiến được mức độ lạm phát nên gọi là lạm phát dự kiến, loại lạm
phát này thường xảy ra và ít gây ảnh hưởng xáo trộn đến nền kinh tế.
Ngày nay khắc phục lạm phát người ta thường sử dụng các chính sách tài
khoá và tiền tệ mềm dẻo, Ngân hàng Trung ương sẽ sử dụng các công cụ của mình
như dự trữ bắt buộc, lãi suất ...
7.3. Mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát.
7.3.1. Đường philips ban đầu.
- Theo Philips khi xem xét mối quan hệ giữa tiền công và việc làm thì:
W = W-1 x (1-  x ru)

: Tỷ lệ thất nghiệp thực tế


: Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
- Như vậy khi = thì GP = 0, biểu diễn trên đồ thị ta thấy:

GP

ru
PC
+ Khi thất nghiệp bằng mức tự nhiên thì lạm phát bằng 0. Do vậy khi sản
lượng đạt mức tiềm năng thì lạm phát bằng 0.
+ Khi thất nghiệp nhỏ hơn mức tự nhiên, sản lượng vượt mức tiềm năng thì
lạm phát xảy ra. Như vậy, sản lượng tiềm năng là mức sản lượng cao nhất đạt được
mà không xảy ra lạm phát.
7.3.2. Đường Philips mở rộng.
- Đường Philips mở rộng khi xét đến tỷ lệ lạm phát dự kiến có dạng như sau:

75
- Đường Philips mở rộng cho thấy khi thất nghiệp đạt mức thất nghiệp tự
nhiên thì lạm phát bằng lạm phát dự kiến, khi thất nghiệp cao hơn thất nghiệp tự
nhiên thì lạm phát thấp hơn lạm phát dự kiến.
- Đường Philips cho thấy sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát, nếu nền
kinh tế được điều tiết làm thất nghiệp thực tế giảm xuống dưới mức tự nhiên thì sẽ
phải đổi lại tỷ lệ lạm phát cao hơn mức dự kiến.
7.3.3. Đường Philips dài hạn.

+ Như vậy sự thay đổi của thất nghiệp lạm phát sẽ di chuyển trên đường
Philips.
+ Khi sự thay đổi của tổng cầu, giả sử tổng cầu tăng lên và nền kinh tế tự
điều tiết, nền kinh tế sẽ trở lại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên nhưng giá cả và tiền lương
danh nghĩa tăng lên, lạm phát dự kiến tăng lên, đường Philips sẽ dịch chuyển lên
phía trên.
7.3.4. Khắc phục lạm phát
- Đối với mọi cuộc siêu lạm phát và lạm phát phi mã, giảm mạnh tốc độ tăng cung
tiền, cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu ngân sách và kiểm soát có hiệu quả việc tăng
lương danh nghĩa.
- Đối với lạm phát vừa phải, kiềm chế và đẩy từ từ xuống mức thấp hơn đòi hỏi áp
dụng chính sách như trên.
 Các quốc gia thường chấp nhận lạm phát ở mức thấp và xử lý ảnh hưởng của nó
bằng việc chỉ số hóa các yếu tố như tiền lương, lãi suất, giá vật tư...
Bài tập

Tình huống 1. Thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp dài khó xin việc trở lại

Thất nghiệp kéo dài trên một năm có thể khiến người lao động gặp khó khăn
trong việc hòa nhập, doanh nghiệp vì thế mà càng ngại tuyển dụng.

 Hơn 72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp / Cử nhân đại học xuất khẩu
lao động làm công nhân thuỷ sản

Tốt nghiệp ngành tài chính - ngân hàng năm 2006, chị Hoa (Cống Vị, Ba Đình, Hà
Nội) từng làm nhân viên môi giới cho một số công ty chứng khoán trong khoảng 4
năm. Từ đầu 2010, do công ty cắt giảm biên chế, chị phải nghỉ việc, về làm quản lý
cho lò bánh của người nhà.
76
Thấy nghề này không có tương lai, chị quyết định về quê nộp hồ sơ cho vài doanh nghiệp gần nhà, đến
nay vẫn không có kết quả. "Đi xin chỗ nào, doanh nghiệp họ cũng yêu cầu kinh nghiệm. Mình lại nghỉ ở
nhà quá lâu rồi, có vẻ họ cũng ái ngại", chị cho hay.

Nhiều người phải chấp nhận công việc trái nghề để có thu nhập. Ảnh: Anh Quân

Sau khi tốt nghiệp quản trị kinh doanh năm 2010, chị Oanh (Nghĩa Tân, Cầu Giấy)
chọn học tiếp lên thạc sĩ vì chưa xin được việc. Trong thời gian học, chị ứng tuyển
và được gọi đi làm tại một số doanh nghiệp nhưng chỉ được nhận mức lương trên
dưới 3 triệu đồng, với công việc không đúng chuyên ngành. Không chấp nhận mức
lương này, chị từ chối với hy vọng có nhiều cơ hội hơn khi học xong.

Nhận bằng thạc sĩ hơn một năm nay, chị Oanh hiện vẫn ngồi nhà chờ việc và đang
có cơ hội duy nhất là làm cộng tác viên kinh doanh cho một công ty viễn
thông. "Mình đi phỏng vấn, những công ty quy mô lớn thì thường chê chưa có kinh
nghiệm làm việc. Một số doanh nghiệp nhỏ lại thẳng thắn trao đổi rằng, nếu nhận
mình họ sợ không đáp ứng được mức lương dành cho thạc sĩ hoặc lo ngại mình sẽ
không gắn bó với công ty lâu dài", chị Oanh thở dài.

Những trưởng hợp như chị Hoa, chị Oanh nêu trên chỉ là số lẻ trong khoảng 72.000
thạc sĩ, cử nhân đang thất nghiệp, theo báo cáo vừa được Bộ Lao động công bố.
Theo đó, đến cuối năm 2013, cả nước có 900.000 người thất nghiệp, chiếm 1,9%
lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng 48.000 người so với cùng kỳ. Trong số này,
có hơn 7 vạn người thất nghiệp có trình độ từ đại học trở lên.

77
Cũng theo thống kê của cơ quan quản lý, số thất nghiệp dài hạn (trên 12 tháng)
chiếm hơn 44%, tăng 2,4 lần so với cùng kỳ 2012. Trong đó, tỷ lệ ở nhóm có trình
độ chuyên môn cao là hơn 54,4%, còn nhóm không có trình độ chỉ là gần 40%.

"Nghe những con số thì thấy có vẻ mâu thuẫn, nhưng lại là một thực tế đáng buồn
vẫn diễn ra hàng ngày. Những người tốt nghiệp đại học, thạc sĩ có thể kén việc hơn
lao động phổ thông hoặc kỳ vọng mức lương quá cao so với năng lực. Ngoài ra còn
do các nguyên nhân ngành nghề đào tạo chưa phù hợp, vấn đề giáo dục trong nhà
trường và thực tế còn xa vời nhau", ông Nguyễn Bá Ngọc, Phó viện trưởng Viện
Khoa học Xã hội nhận định.

Bình luận về thực trạng này, ông Ngọc cũng cho rằng đây là một con số rất đáng
báo động. Theo ông, với những người thất nghiệp trong khoảng ngắn khả năng hòa
nhập sau khi có việc trở lại sẽ dễ dàng hơn.

"Trong khi đó, người thất nghiệp kéo dài sẽ bị mai một những kiến thức, kỹ năng
về nghề nghiệp, khả năng hòa nhập khó khăn hơn nên doanh nghiệp càng ngại
tuyển dụng. Đó là chưa kể tình trạng thất nghiệp dài có thể dẫn đến tâm lý mặc
cảm, tách biệt với xã hội, sa đà vào tệ nạn", ông Ngọc nhận định.

Đồng tình với quan điểm này, bà Tiêu Yến Trinh, Tổng giám đốc công ty Công ty
cổ phần Kết nối nhân tài (Talentnet) cho rằng, thất nghiệp kéo dài khiến người lao
động thiếu môi trường rèn luyện kỹ năng. Do đó, sự nhạy bén, khả năng cập nhật
thông tin và kiến thức của người lao động cũng giảm đi nên càng ảnh hưởng đến
quá trình hòa nhập.

Vị này cũng cho rằng, tình trạng thất nghiệp với những người có bằng cấp gia tăng
một phần còn do thị trường đang ngày càng trở nên chọn lọc hơn. "Ở đó, người ta
đòi hỏi lao động không những chỉ có bằng cấp, mà cần được trang bị cả về năng
lực, kỹ năng, tư duy, độ nhạy bén – những yếu tố mà người lao động Việt Nam
nhìn chung vẫn còn hạn chế so với các nước", lãnh đạo Talentnet cho hay.

Chính tình trạng thất nghiệp kéo dài khiến một số cử nhân, thạc sĩ chấp nhận đi
làm công nhân, xuất khẩu lao động... Tuy nhiên, lãnh đạo Talentnet cho rằng, đây
không phải là vấn đề bi quan như nhiều người vẫn nghĩ.

78
"Làm việc trong môi trường nhà máy sẽ giúp rèn luyện tính kỷ luật, hệ thống, cái
nhìn cẩn thận, tỉ mỉ và kỹ lưỡng… giúp người lao động có cái nhìn bao quát cả một
quy trình. Bằng cấp chỉ là sự chứng nhận cho một quá trình học tập mà thôi", vị
này cho hay.

Ngọc Tuyên

Tình huống 2: Hơn 72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp

Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, con số này gấp 1,7 lần
so với cuối năm 2012.

Đây là một trong những số liệu được đưa ra trong bản tin cập nhật thị trường lao
động Việt Nam số đầu tiên do Bộ Lao động Thương binh xã hội công bố sáng
21/3.
Đến cuối quý IV/2013 cả nước có 900.000 người thất nghiệp, chiếm 1,9% lực
lượng lao động trong độ tuổi, tăng 48.000 người so với cùng kỳ 2012. Báo cáo
cũng nhấn mạnh tỷ lệ thất nghiệp rất cao ở những người có trình độ chuyên môn.
Trong đó nhóm cao đẳng và cao đẳng nghề đều tăng 1,3 lần. Đặc biệt tỷ lệ thất
nghiệp ở lao động có trình độ Đại học trở lên khá cao với 4,25%, tăng 1,7 lần so
với cùng kỳ 2012.
Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng cao ở thanh niên. Trong đó thanh niên từ 20 đến 24
tuổi tốt nghiệp cao đẳng và đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp rất cao với 20,75%.
Đặc biệt, thất nghiệp dài hạn trên 12 tháng chiếm tỷ lệ cao với 44,2%, tăng 2,4 lần
so với cùng kỳ 2012. Trong đó, tỷ lệ ở nhóm có trình độ chuyên môn cao là hơn
54%, còn nhóm không có trình độ chỉ là gần 40%.
Về tình hình thiếu việc làm con số lại có xu hướng giảm so với cùng kỳ. Trong đó,
lao động thiếu việc làm tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.

Ngọc Tuyên

Tình huống 3. Giám đốc doanh nghiệp lận đận tìm việc
Từng đứng đầu các doanh nghiệp hoặc giữ chức trưởng phòng, nhiều người
đang gặp khó khăn khi tìm kiếm công việc mới.
Anh Dương (43 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) từng làm giám đốc một công ty xây dựng.
Cuối năm 2012, bất động sản khủng hoảng, kinh doanh thua lỗ, anh làm thủ tục
giải thể doanh nghiệp. Ba thành viên góp vốn, từng giữ chức giám đốc và phó giám
đốc công ty theo nhau nộp hồ sơ xin việc mới.
79
Giữa lúc kinh tế còn khó khăn, nhờ có mối quen biết nên anh Dương tính xin vào
làm ở một công ty cổ phần. Được một thời gian, doanh nghiệp cơ cấu lại nhân sự
và anh buộc phải xuống làm nhân viên với mức lương 4 triệu đồng. Trước Tết Nguyên đán, công ty nợ
lượng mấy tháng liền nên anh quyết định nghỉ việc và đi nộp hồ sơ nhưng đến nay vẫn ngồi chờ đợi.

Nhiều người từng làm lãnh đạo doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn trong
tìm việc. Ảnh: Bạch Hường
Anh Minh (Gia Lâm) được thuê làm phó giám đốc công ty tư vấn tài chính quy mô
nhỏ từ năm 2004. Hơn một năm qua, công ty thua lỗ và không thể gượng được nữa
nên chủ doanh nghiệp làm thủ tục giải thể. Anh trở thành người thất nghiệp. Hơn 3
tháng nay, anh nộp hồ sơ khắp nơi nhưng chưa tìm được công việc mới.
"Những vị trí mình ứng tuyển chủ yếu từ quản lý cấp phòng, số lượng ứng viên rất
đông. Doanh nghiệp cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng nên đi phỏng vấn khoảng 10 nơi
nhưng vẫn về tay không", anh Minh cho hay.
Bà Nguyễn Thị Vân Anh - Giám đốc điều hành Công ty Tuyển dụng Nhân sự cấp
cao Navigos Search cho biết một số lãnh đạo hoặc nhân sự cao cấp của các doanh
nghiệp tư nhân quy mô nhỏ sau khi phá sản phải đi tìm việc khác và nhưng không
dễ tìm được vị trí phù hợp.
Nguyên nhân của tình trạng này là kinh tế khó khăn nên các cơ hội việc làm tốt
không phải là nhiều. Doanh nghiệp cũng kỹ tính hơn trong tuyển dụng, đặc biệt đối
với những vị trí quản lí.
"Dễ nhất là họ có thể tìm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc tư nhân khác. Tuy
nhiên, các đơn vị này cũng có những khó khăn nhất định. Vào làm cho doanh
80
nghiệp nhà nước cũng không dễ, còn xin tuyển vào khối FDI thì buộc phải đáp ứng
được rất nhiều yêu cầu khác", bà Vân Anh cho hay.
Không phải là lãnh đạo doanh nghiệp nhưng anh Lượng (Hai Bà Trưng) cũng có
tới 6 năm giữ các vị trí trưởng phòng kinh doanh của một số chi nhánh hoặc doanh
nghiệp lớn. Năm 2012, công ty đóng cửa một số đơn vị và muốn chuyển anh
xuống làm nhân viên ở chi nhánh khác với mức lương bằng ba phần tư. Không
đồng ý anh xin nghỉ ở nhà để tìm công việc mới.
Sau đó, anh nộp hồ sơ xin việc nhiều nơi nhưng được một thời gian lại nghỉ.
"Lương thấp không đủ nuôi chính bản thân là lý do tôi xin nghỉ. Từ đó đến nay tôi
đang nộp đơn xin việc lại nhưng đến giờ vẫn chưa được. Thời gian tới, tôi tính mở
mặt hàng gì đó để kinh doanh nếu không có tiến triển. Tuy nhiên, kinh doanh gì
vào lúc này cũng không dễ dàng", anh Lượng chia sẻ.
Theo bà Vân Anh kỳ vọng vào mức lương cao, so sánh với thu nhập trong quá khứ
là một trong những lý do khiến các ứng viên này khó tìm được công việc
mới. Trong khi, đang ở giai đoạn khó khăn nên các doanh nghiệp đều cân nhắc rất
kỹ về các khoản chi phí.
Chuyên gia này cho biết, nhà tuyển dụng thường e ngại với những ứng viên như
vậy. "Họ từng là lãnh đạo nên liệu có sẵn sàng thích nghi với một công việc, một
môi trường mới khi ở đó họ không phải là người đưa ra quyết định cuối cùng. Thay
đổi vị thế từ một doanh nhân sang một người làm thuê, không phải ai cũng làm
được", lãnh đạo Navigos nhận định.
Một lý do nữa, theo bà Vân Anh đó là tuổi tác. Đa số những doanh nhân này không
còn trẻ và có thể đã qua thời kỳ đỉnh cao. "Đây cũng là một e ngại của các nhà
tuyển dụng. Những người này có kinh nghiệm, có trải nghiệm, đặc biệt họ biết vì
sao họ thành công cũng như thất bại. Điều này rất quý. Tuy nhiên, liệu họ còn
nhiệt huyết, đam mê hay không?", chuyên gia này nhận định.
Bài tập vận dụng giải thích
1.Hãy trình bày tác động của các sự kiện sau đối với đường Phillips ngắn hạn và
đường Phillips dài hạn và giải thích:

a. Sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên;


b. Sự sụt giảm của giá dầu nhập khẩu;
c. Sự gia tăng chi tiêu của Chính phủ
2. Giả sử rằng một người đi vay và một người cho vay nhất trí với nhau về mức lãi
suất danh nghĩa phải trả đối với khoản tiền vay. Sau đó lạm phát lạm phát bất ngờ
tăng lên cao hơn mức giá mà cả hai người ban đầu dự kiến.
81
a. Mức lãi suất của khoản tiền vay này là cao hơn hay thấp hơn so với dự kiến;
b. Người cho vay được lợi hay thiệt hại do mức lạm phát

CHƯƠNG 8. KINH TẾ VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ


8.1. Nguyên tắc lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế
- Cơ sở kinh tế của thương mại quốc tế:
Thương mại quốc tế xuất hiện vì các nước có điều kiện sản xuất khác nhau
như đất đai, tài nguyên thiên nhiên, kỹ thuật, điều kiện khí hậu. Vì điều kiện sản
xuất khác nhau mỗi nước sẽ chuyên môn hóa những mặt hàng mà mình có thể sản
xuất được với chi phí thấp, đổi lấy những mặt hàng của những nước khác mà đối
với họ việc sản xuất có lợi hơn.
Khi một nước có thể sản xuất một mặt hàng với chi phí thấp hơn nước khác
thì nước đó có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuấThj mặt hàng đó.
Tuy nhiên, thương mại quốc tế thường diễn ra giữa những nước khá giống
nhau về điều kiện sản xuất. Thương mại vẫn diễn ra khi một nước nào đó sản xuất
82
tất cả những mặt hàng rẻ hơn so với nước khác mà vẫn diễn ra giữa những nước có
năng suất thấp hơn với nước có năng suất cao hơn lợi thế so sánh.
8.2. Cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế là một bản kết toán tổng hợp toàn bộ các luồng
buôn bán hàng hóa và dịch vụ, các luồng chu chuyển vốn và tài sản giữa các công
dân và Chính phủ một nước với các nước còn lại trên thế giới.
Cán cân thanh toán quốc tế có hình thức như một tài khoản gồm bên có và
bên nợ.
Cán cân thanh toán có 2 tài khoản chủ yếu:
- Tài khoản thanh toán vãng lai: Ghi chép các luồng buôn bán hàng hóa và
dịch vụ cũng như các tài khoản thu nhập ròng khác từ nước ngoài. Tài khoản này
gồm 2 khoản mục lớn:
+ Khoản mục hàng hóa (thương mại hữu hình)
+ Khoản mục dịch vụ (Thương mại vô hình) bao gồm các hoạt động sản
xuất và nhập dịch vụ vận tải, du lịch, ngân hàng.
Hai khoản mục này tạo nên cán cân thương mại còn gọi là xuất khẩu ròng.
Ngoài cán cân thương mại còn bao gồm khoản mục nhỏ khác là thu nhập ròng từ
tài sản (lãi suất, lợi nhuận, lợi nhuận cổ phần) của công dân nước đó cũng như các
khoản viện trợ cho nước ngoài hoặc công dân nước ngoài, của các tổ chức quốc tế.
- Tài khoản tư bản ghi chép các giao dịch trong tư nhân hoặc Chính phủ cho
vay và đi vay, phần lớn thực hiện dưới dạng mua hay bán tài sản.
Cán cân thanh toán là tổng các tài khoản vãng lai và tài khoản tư bản. Nếu
một trong hai tài khoản là có và tài khoản kia là nợ thì cán cân thanh toán bằng
không. Nếu cả hai tài khoản vãng lai và tài khoản tư bản là nợ thì cán cân thanh
toán là nợ, ngược lại cán cân thanh toán là thặng dư.
8.3. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằng đơn
vị tiền tệ của nước khác.
Thông thường, tỷ giá hối đoái được ngầm hiểu là số lượng đơn vị tiền nội tệ
cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ.
Ở Việt Nam, tỷ giá hối đoái đồng Việt Nam do ngân hàng ngoại thương
công bố là theo thông lệ quốc tế và được công bố vào 8h30 hàng ngày.
e – tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ tính theo đồng tiền nước ngoài.
E – Tỷ giá hối đoái đồng ngoại tệ tính theo đồng nội tệ.
Các loại tỷ giá hối đoái:
83
+ Tỷ giá hối đoái cố định
+ Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi
+ Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý của Nhà nước.
8.4. Tác động của các chính sách vĩ mô chủ yếu trong điều kiện nền kinh
tế mở
- Tác động của chính sách tài khóa và tiền tệ trong nền kinh tế mở với hệ
thống tỷ giá cố định, tư bản vận động hoàn toàn tự do.
+ Tác động của chính sách tài khóa
+ Tác động của chính sách tiền tệ
+ Tác động của chính sách phá giá đồng tiền.
BÀI TẬP

Bài tập tình huống

Tình huống 1: Bao giờ nước mắm Phú Quốc thôi dán mác 'made in Thailand'

Dẫn lại tình trạng nhầm lẫn khi người dân Mỹ mua nước mắm thương hiệu Phú
Quốc nhưng lại dán mác "made in Thailand", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu
cầu phải chuẩn hóa thương hiệu Việt Nam "đích thực"cho hàng hóa trước khi xuất
ngoại.

 Bia Hà Nội, vải thiều Bắc Giang lên kệ siêu thị châu Âu / Mỗi lô vải thiều
sang Trung Quốc mất 10 phút thông quan

Yêu cầu này được Thủ tướng đặt ra với lãnh đạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long tại diễn đàn “Vì Đồng bằng sông Cửu Long thịnh vượng và thích ứng khí
hậu” tổ chức ngày 27/6.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, không chỉ được nhắc tới là vựa lúa lớn nhất
nhì cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long còn là vùng đất hội tụ của nhiều loại nông
sản, đặc sản trái cây có tiếng.

“Phải xây dựng các loại nông sản của Đồng bằng sông Cửu Long như bưởi da xanh Bến Tre, quýt
hồng Lai Vung (Đồng Tháp), xoài cát Hòa Lộc (Đồng Tháp)… thành thương hiệu trái cây cao cấp, hiện
diện trong hệ thống bán lẻ ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU… và phải mang thương hiệu Việt Nam đích
thực, chứ tuyệt đối không thể vô danh, bị lạm dụng, đóng dưới nhãn mác của các nhà phân phối trung
gian”, Thủ tướng quả quyết.

84
Nông sản, trái cây Việt trước khi xuất ngoại phải được chuẩn hóa về thương hiệu.

Ông cũng lưu ý, cần tránh tình trạng ở Mỹ mọi người mua nước mắm thương hiệu
Phú Quốc của Việt Nam nhưng do Thái Lan sản xuất, hoặc các nước nhập giống
cây của Thái về trồng, trong khi ta hoàn toàn có thể làm được hoặc làm tốt hơn.
“Thực hiện được tầm nhìn này coi như chúng ta đã hoàn thành được một trong
những sứ mệnh khó khăn nhất của sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp”, Thủ
tướng nói.

Không chỉ nhắc nhở Đồng bằng sông Cửu Long phải làm mới cách xây dựng
thương hiệu cho mặt hàng nông sản xuất khẩu, người đứng đầu Chính phủ cũng
nhìn nhận, sự sụt giảm sản lượng nông nghiệp ở vùng này sẽ tác động rõ nét đến
giá lương thực, làm suy yếu an ninh lương thực của toàn cầu, do đây là vựa lúa lớn
nhất của Việt Nam, chiếm 90% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước, một
phần năm lượng gạo thương mại toàn cầu. Ông cho rằng, Đồng bằng sông Cửu
Long được thiên nhiên ưu đãi, được Nhà nước quan tâm hỗ trợ, nhưng kết quả đạt
được chưa xứng với tiềm năng, đời sống người nông dân còn nhiều khó khăn.

Nguyên nhân được Thủ tướng chỉ ra là do thiếu sự liên kết một cách hiệu quả giữa
các tỉnh. “Có tình trạng tỉnh nào biết tỉnh đó, thiếu kế hoạch liên kết vùng để hỗ trợ
nhau cùng phát triển”, ông nói.

Thứ hai là việc kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp gặp khó khăn vì thiếu các
điều kiện như xa nguồn năng lượng, suất đầu tư xây dựng lớn do xa nguồn cung

85
cấp nguyên vật liệu. Các nhà đầu tư chủ yếu khai thác nhân công giá rẻ và hưởng
các ưu đãi.

Thứ ba là chưa có chiến lược phát triển công nghiệp phù hợp, tương xứng với thế
mạnh của vùng. Ngành chế biến thủy hải sản tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn thiếu
những cách làm mới, hiện đại, sáng tạo; chưa biết cách tối ưu hóa chuỗi sản xuất.

Thứ tư, chất lượng và số lượng thủy hải sản không ổn định, hàm lượng khoa học
công nghệ thấp, tư duy thị trường còn manh mún, nên sản phẩm chưa đủ đa dạng
đáp ứng các nhu cầu cao cấp của thị trường để qua đó xác lập uy tín, thương hiệu
quốc tế của sản phẩm.

Thứ năm, là vựa lúa cả nước nhưng chưa tạo dựng được thương hiệu, uy tín, giá trị
gia tăng vẫn thấp, nên giá trị xuất khẩu không cao.

Vì lẽ đó, để thương hiệu trái cây của Đồng bằng sông Cửu Long phát triển hơn
nữa, Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ và các tỉnh phối hợp cùng các cơ
quan chức năng của Chính phủ tập trung chỉ đạo xây dựng liên kết vùng, tạo nên
chuỗi liên kết về sản xuất và dịch vụ. Đồng thời, chú trọng thương hiệu sản phẩm,
lấy chất lượng và giá trị gia tăng làm cốt lõi, thay vì chạy theo số lượng; ưu tiên
phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp gắn với đối phó biến đổi khí
hậu bằng giải pháp công trình và phi công trình.

Tình huống 2

Nông sản xuất khẩu chủ lực tiếp tục giảm sâu

Gạo, cà phê, chè tiếp tục đà giảm mạnh về lượng lẫn giá trị xuất khẩu trong
tháng 10.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 10 giá trị xuất
khẩu của ngành đạt 2,55 tỷ USD, tăng 18,6% so với tháng 9/2015 nhưng giảm
6,94% so với cùng kỳ.

Ngoài số ít mặt hàng tăng cả về lượng và giá trị xuất khẩu gồm: sắn, hạt điều, hầu
hết các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tiếp tục đà giảm sâu cả về lượng
và giá trị, trong đó cà phê, gạo, chè có mức giảm dao động 8,4-31,4% so với cùng
kỳ. Cao su dù tăng nhẹ sản lượng (3,5%), nhưng lại giảm về giá trị (-15,8%).
Ngược lại hạt tiêu giảm về lượng (-19,6%), tăng về giá trị (0,5%).

86
Tính chung 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính đạt
khoảng 11,51 tỷ USD, giảm 6,1% so với cùng kỳ 2014. Đồ gỗ và lâm sản là một
trong số ít mặt hàng có tăng trưởng ở mức 5,74 tỷ USD, tăng 7,5%. Hiện, thặng dư
thương mại toàn ngành đạt gần 5,44 tỷ USD, giảm 31,6%.
Lý giải nguyên nhân xuất khẩu nông, lâm, thủy sản gặp nhiều khó khăn trong 10 tháng qua, theo Bộ
Nông nghiệp, từ đầu năm, đồng đôla Mỹ tăng giá, tỷ giá hối đoái một số ngoại tệ mạnh (đặc biệt là euro)
biến động theo hướng không thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tình huống 3. Sáu tác động của tỷ giá mới đến nền kinh tế

Chuyên gia cho rằng Việt Nam không nên chỉ dựa vào chính sách tỷ giá để duy trì sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Ảnh Thành
Hoa

(TBKTSG Online) - Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường EU
và Mỹ sẽ không có nhiều tác động, lo ngại về nhập siêu gia tăng mạnh trong 5
tháng cuối năm không quá lớn, nhiều khả năng mặt bằng lãi suất huy động tiền
đồng sẽ có xu hướng tăng thêm, dòng vốn vào thị trường cổ phiếu và trái phiếu
trong ngắn hạn có thể sẽ bị ảnh hưởng nhất định… Đó là nhận định của các
chuyên gia tài chính về sự điều chỉnh giá trị tiền đồng vừa qua của NHNN.
“Rất khó để chỉ ra một mức tỷ giá tối ưu cho một nền kinh tế, nhưng nhìn chung sẽ
tốt hơn khi nới lỏng việc gắn tiền đồng với đô la Mỹ và mở rộng biên độ dao động
cho phép,” Dan Svensson, Giám đốc quản lý danh mục Quỹ đầu tư trái phiếu
Vietnam Debt Fund (VDeF) thuộc Dragon Capital, nói với TBKTSG Online trong
cuộc phỏng vấn tuần này.
“Đồng thời phải nói rằng Việt Nam không nên chỉ dựa vào chính sách tỷ giá để duy
trì sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Việt Nam không nên phụ thuộc vào tiền
đồng yếu, mà thay vào đó nên tăng năng lực cạnh tranh thông qua cơ sở hạ tầng tốt
hơn, và tái cấu trúc cả khu vực công và tư nhân,” ông Svensson nói.
Đã sống và làm việc trong môi trường tài chính tại Việt Nam nhiều năm, vị chuyên
gia này cho rằng, ngay việc xác định danh sách các vấn đề cần cải tổ cho nền kinh tế
cũng đã là một câu chuyện dài. Thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc là một vấn
đề với Việt Nam và việc đồng nhân dân tệ yếu đi sẽ không cải thiện tình hình.
Song, một đồng tiền yếu có thể ảnh hưởng không tốt đến tâm lý chung để tái cấu trúc.
Việt Nam cần có một cái nhìn rộng hơn đối với vấn đề này và tìm các giải pháp khác
bên cạnh chính sách tỷ giá để nâng cao sức cạnh tranh trong giao dịch thương mại với
Trung Quốc, ông nói.
Tác động cơ bản
87
Trong một báo cáo nhanh vừa công bố, Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt nhận
định một số tác động cơ bản có thể xảy ra của tỷ giá mới đến nền kinh tế.
Trước hết, về khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, quyết định phá giá tiền đồng
nương theo việc mất giá của nhân dân tệ so với đô la Mỹ của NHNN ngoài mục tiêu
đảm bảo cho Việt Nam không ở vào thế bất lợi thêm trong quan hệ thương mại với
Trung Quốc thì còn nhắm đến bảo toàn sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam
sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản...
Kể từ khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá (ngày 11-8), các đồng tiền khu vực đều giảm
giá mạnh và so với các đồng tiền các nước thì mức giảm giá của đồng Việt Nam ở
mức trung bình. “Chúng tôi cho rằng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các thị
trường EU và Mỹ sẽ không bị tác động nhiều trong khả năng cạnh tranh với các đối
thủ trong khu vực nhờ sự linh hoạt, kịp thời điều chỉnh của NHNN,” nhóm tác giả
báo cáo viết.
Thứ hai, về tác động nhập siêu từ Trung Quốc. Trong cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu
nhiều nhất của Việt Nam 6 tháng đầu năm, nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 16 tỷ đô la
Mỹ chiếm tới 38% tổng kim ngạch nhập khẩu. Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào
nguồn nguyên liệu là đầu vào cho hoạt động sản xuất trong nước bao gồm các mặt
hàng máy móc thiết bị (nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 32%); linh kiện điện tử
(17%); nguyên phụ liệu dệt may da giày (21,5%)…
Với cơ cấu kinh tế như hiện nay, trong ngắn hạn, Việt Nam vẫn phải phụ thuộc vào
nguồn nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc. Do sự mất giá của nhân dân tệ và tiền
đồng so với đô la Mỹ hiện nay là gần tương đương nhau (3% so với 2,7%) nên hiệu
ứng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc rẻ đi khó diễn ra. Do vậy, theo quan điểm của
báo cáo này, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường EU và Mỹ sẽ
không bị tác động nhiều, lo ngại về nhập siêu gia tăng mạnh trong 5 tháng cuối năm
không quá lớn.
Thứ ba, về tác động đến lạm phát. Một tỷ trọng lớn hàng nhập khẩu phục vụ cho sản
xuất của Việt Nam là từ Trung Quốc (mà tương quan tỷ giá giữa tiền đồng và nhân
dân tệ không thay đổi quá nhiều). Một số thị trường nhập khẩu lớn khác của Việt
Nam như Hàn Quốc và các nước ASEAN cũng có đồng nội tệ giảm giá so với đô la
Mỹ thời gian vừa qua nên sẽ không làm cho hàng nhập khẩu vào Việt Nam tăng giá
nhiều. Còn lại các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ phần lớn nhập từ Mỹ, Nhật Bản và EU.
Do vậy, tác động của việc giảm giá tiền đồng đến lạm phát sẽ không đáng kể và chủ
yếu nằm ở phần nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ như ô tô, điện thoại, hàng
điện tử… Hiện các mặt hàng này chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng kim ngạch nhập
88
khẩu của Việt Nam.
Thứ tư, tác động đến mặt bằng lãi suất. Mặt bằng lãi suất huy động tiền đồng trên thị
trường đã có dấu hiệu chạm đáy vào tháng 5 và bắt đầu tăng nhẹ trở lại kể từ tháng 6.
Việc giảm giá dồn dập đồng Vệt Nam sẽ càng củng cố cho xu hướng này. Tuy nhiên,
phản ứng của NHNN sẽ giúp dập tắt tâm lý kỳ vọng tiếp tục phá giá tiền đồng, từ đó
hạn chế các hoạt động đầu cơ. Mặc dù vậy, để giữ vững niềm tin của người người gửi
tiền vào tiền đồng và tạo một khoảng cách đủ hấp dẫn so với lãi suất tiền gửi đô la
Mỹ (đề phòng cả trường hợp FED tăng lãi suất trở lại), nhiều khả năng mặt bằng lãi
suất huy động tiền đồng sẽ có xu hướng tăng thêm quanh mức 0,5% trong thời gian
tới.
Thứ năm, về nợ nước ngoài của Việt Nam sau sự điều chỉnh tỷ giá, ông Dan
Svensson nhận định: “Nợ nước ngoài nhìn chung sẽ trở nên đắt hơn, tuy nhiên vẫn có
thể kiểm soát được.”
Thứ sáu, tác động đến dòng vốn đầu tư nước ngoài. “Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào
thị trường cổ phiếu và trái phiếu trong ngắn hạn có thể sẽ bị ảnh hưởng nhất định do
lo ngại của khối ngoại trước rủi ro biến động tỷ giá. Trên thực tế, nhà đầu tư nước
ngoài đã bán ròng ba tuần liên tiếp gần đây trên thị trường trái phiếu với giá trị bán
ròng đạt hơn 1.200 tỉ đồng”, theo nhóm tác giả báo cáo của Bảo Việt. Song về dài
hạn, họ cho rằng quyết định chủ động giảm giá tiền đồng của NHNN lại có tác dụng
xóa bỏ kỳ vọng tỷ giá còn tiếp tục tăng, hạn chế tình trạng đầu cơ ngoại tệ, giúp nhà
đầu tư nước ngoài yên tâm hơn trong các quyết định đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
Là người theo sát diễn biến trên thị trường trái phiếu chính phủ, ông Dan Svensson
nói: “Điều quan trọng là việc môi trường tiền tệ biến động sẽ ảnh hưởng không tốt lên
tâm lý của các nhà đầu tư khi mua trái phiếu Việt Nam bằng tiền đồng... Đây là một
tình huống không dễ khi lạm phát ở mức thấp và lãi suất ở mức cao. Trái phiếu Chính
phủ giờ phải cạnh tranh với nhiều dạng tài sản khác, nhất là khi nhóm các nhà đầu tư
là không nhiều và mỏng”.
Sự lo ngại của ông có lý do, bởi “ngân hàng là các nhà đầu tư chính thì đang chịu sức
ép gia tăng cho vay đầu ra. Nhưng cùng lúc, biến động của đồng tiền khiến cho ngân
hàng phải tăng lãi suất huy động. Thị trường muốn đẩy lãi suất lên trước rồi sau đó
kéo xuống vào cuối năm nay. Nhìn chung mà nói, lãi suất sẽ chỉ dao động trong biên
độ hẹp”.
Ông nói tiếp: Sẽ có một mức lãi suất nhất định giúp duy trì sự ổn định của tiền đồng.
Lãi suất thực (lãi suất danh nghĩa có điều chỉnh theo lạm phát) hiện là rất cao so với
các nước trong khu vực, và điều này sẽ không tốt cho nền kinh tế Việt Nam nói
89
chung.
Không nên dựa vào tỷ giá để duy trì sức cạnh tranh xuất khẩu
“Còn quá sớm để cho là thương mại của Việt Nam sẽ được khắc phục khi tỷ giá thay
đổi”, đại diện một quỹ đầu tư tại TPHCM nhận định với TBKTSG Online. "Nếu xét
về cơ cấu thâm hụt thương mại của Việt Nam trong dài hạn, tôi cho rằng quan điểm
có lợi cho nền kinh tế là NHNN nên phá giá tiền đồng từ từ, giảm kỳ vọng lạm phát
và tỷ giá của thị trường, không nên phá giá ồ ạt và cao hơn mức Trung Quốc điều
chỉnh trong đợt này.
“Gần đây có chuyên gia cho rằng nên phá giá tiền đồng ngay và nhiều hơn Trung
Quốc, tôi không đồng ý hoàn toàn bởi thứ nhất, Việt Nam nhập nhiều hàng từ Trung
Quốc là vấn đề của cơ cấu kinh tế chứ không hẳn là từ giá cả cạnh tranh nên phá giá
nhiều hơn Trung Quốc không giúp được chuyện hạn chế nhập khẩu”, vị này nói.
Ông phân tích tiếp, nếu phá giá đồng tiền để khuyến khích xuất khẩu, cái này đúng
trong điều kiện các nước xung quanh đều có đồng tiền yếu đi so với đô la Mỹ nhất là
các thị trường mục tiêu ở châu Á và Nhật và một số nước châu Á đóng vai trò trung
chuyển. Nếu tiền đồng vẫn ổn định liên tục thì xuất khẩu sẽ yếu đi vì giá cả kém cạnh
tranh hơn. Vậy nên phá giá một vài điểm phần trăm là cần thiết (và NHNN đã làm).
Điểm cần lưu ý là tỷ giá luôn đi kèm với "kỳ vọng lạm phát" và vấn đề ổn định trạng
thái ngoại tệ của hệ thống ngân hàng. Quyết định tỷ giá thay đổi bao giờ cũng khó
khăn và đây là điểm khác biệt cơ bản giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc có
thặng dư thương mại và dư thừa ngoại tệ lớn trong khi Việt Nam lại yếu hơn rất
nhiều. Nếu phá giá quá mạnh một lúc làm ảnh hưởng yếu tố tâm lý trong dân chúng
(tình trạng đô la hóa trở lại) thì vấn đề còn khó giải quyết hơn.
Gần giống với quan điểm của vị đại diện quỹ nước ngoài trên, ông Dan Svensson nói:
“Tôi không nghĩ Việt Nam cần phải hạ giá tiền đồng nhiều đến vậy (điều chỉnh nhanh
và mạnh hơn Trung Quốc như một số chuyên gia đã phát biểu - PV). Có thể 1 -
4%/năm là đủ (năm nay - PV). Các công cụ như chỉ số tỷ giá hối đoái thực hiệu dụng
(Real effective exchange rate – REER) có thể cho là cần phải hạ giá tiền đồng thêm
nữa, nhưng tôi không cho rằng công cụ này phù hợp với các nền kinh tế cận biên (tức
là các nền kinh tế đang phát triển, khá tốt, nhưng chưa đủ để thành nền kinh tế mới
nổi - PV).
“Tôi cũng cho rằng việc can thiệp vào thị trường ngoại hối cần được thực hiện một
cách thận trọng bởi vì trong trường hợp xấu nó có thể không mang lại hiệu quả, mà
lại rất tốn kém. Xu thế và áp lực của thị trường tài chính đôi khi rất lớn và thậm chí

90
không thể cản được thông qua các biện pháp can thiệp”, theo lời ông Dan Svensson,
“Còn về vấn đề biến động của tỷ giá, chúng ta cũng phải nhớ rằng các quốc gia khác
trong khu vực cũng đã trải qua nhiều đợt tăng giảm mạnh tỷ giá trong năm nay,” ông
nói.

Trịnh Nguyên

Bài tập vận dụng giải thích.

1. Những sự kiện dưới đây tác động như thế nào đến tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam
và đồng nhân dân tệ và vẽ đồ thị minh họa ?

a. Người Việt Nam mua nhiều hàng hóa của Trung Quốc hơn?
b. Người Trung Quốc đi du lịch Việt Nam nhiều hơn?
c. Lạm phát ở Trung Quốc tăng lên trong khi giá cả ở Việt Nam ổn định?

91

You might also like