Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Trong những năm gần đây nạn Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm

đau đầu các nhà


quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang
mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng
này?
Xã hội hiện nay ngày càng phát triển, cùng với đó là sự phát triển vượt bậc của công nghệ
thông tin đã dẫn đến tăng tỷ lệ bạo lực từ phía giới trẻ mà cụ thể là ở môi trường học đường.
Do có mâu thuẫn bốc đồng trên mạng xã hội, những hiểu lầm không đáng kể hoặc muốn thể
hiện bản thân của các em nên đã dẫn đến tình trạng bạo lực học đường. Vậy bạo lực học
đường là gì? Căn cứ vào khoản 5 Điều 2 của Nghị định 80/2017/NĐ-CP, bạo lực học đường
là hành vi ngược đãi, đánh đập, bạo hành; làm tổn hại đến sức khỏe, thân thể; sỉ nhục, lăng
mạ đến danh dự và nhân phẩm; tẩy chay, cô lập, ruồng rẫy và những hành động gây ảnh
hưởng nặng nề tới sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn học trong các tổ chức, cơ sở giáo
dục.
Chỉ cần lên Google đánh cụm từ “Học sinh đánh nhau” thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả
google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ l³iên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết
những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào
Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung
lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục
học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một
thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng. Ngày nay, bạo lực học
đường không chỉ xảy ra ở hình thức đơn giản như chửi nhau, đánh nhau trên lớp nữa mà đáng
lo ngại hơn đó là việc đánh nhau nghiêm trọng có thể nguy hại đến tính mạng.
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực học đường.Nguyên nhân thứ nhất dẫn đến hành vi
bạo lực thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè;
do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong
bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn
con như “thích thì đánh cho nó chừa”, “nhìn đểu”. Những vụ việc trên có thể do học sinh bị
tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn
trong gia đình.Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được
điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ganh
ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung
hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THPT với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và
tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng
và không kiểm soát được hành vi bản thân. Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại
chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …),
game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới
hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở. Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa
tuổi THCS và THPT rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát
triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ
cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo
vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai
lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập

You might also like