Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Câu 1.

Hãy giải thích rõ sự ảnh hưởng của người khởi tạo doanh nghiệp đến văn hóa
của doanh nghiệp đó. Cho ví dụ minh họa.
- Giải thích :Người khởi tạo DN là người có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa của một
doanh nghiệp.Bởi vì người khởi tạo doanh nghiệp không chỉ là người quyết định cơ
cấu tổ chức và công nghệ được áp dụng trong doanh nghiệp đó, mà còn là người sáng
tạo ra các biểu tượng, các ý thức hệ, các hệ thống giá trị áp dụng trong doanh nghiệp,
sáng tạo ra niềm tin,giá trị cốt lõi hay các giai thoại, nghi lễ, nguyên tắc, mục
tiêu,chiến lược... DN đó. Qua đó quá trình vận hành xây dựng và quản lý doanh
nghiệp , suy nghĩ, quan điểm và tính cách của người khởi tạo sẽ phản chiếu trong quá
trình hoạt động kinh doanh, góp phần quan trọng trong quá trình hình thành văn hóa
của DN đó
- Ví dụ: Mark Zuckerberg, người sáng lập Facebook, đã tạo ra một văn hóa làm việc
đặc trưng của công ty thông qua việc khuyến khích sự đổi mới liên tục và một môi
trường làm việc mở cửa đối với ý kiến đóng góp từ mọi người. Điều này đã giúp
Facebook trở thành một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới với văn hóa
đặc biệt và sức ảnh hưởng lớn.
- Giải thích :

Câu 2. Vì sao doanh nghiệp phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Doanh
nghiệp cần làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
- Vì doanh nghiệp phải có trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ pháp lý về bảo vệ môi trường
và tài nguyên thiên nhiên. Điêu này không chỉ phản ánh về đạo đức kinh doanh của 1
DN mà là giá trị phát triển bền vững cho DN đó. Thông qua các quy tắc, chuẩn mực,
điều luật về nghĩa vụ pháp lý mà mỗi cá nhân hay doanh nghiệp phải tự điều chỉnh
hành vi của mình đối với môi trường để cân bằng có lợi cho DN cũng như sự phát
triển chung của xã hội và sự cân bằng giữa kinh tế và phục lợi của xã hội và môi
trường
+ Tạo dựng thương hiệu :Đầu tư vào bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
tạo niềm tin cho xã hội và người tiêu dùng, nâng cao hình ảnh thương hiệu và thức
đẩy sự bền vững của thị trường tiêu thụ sản phẩm.
+ Lợi ích kinh tế : mặc dù đầu tư vào công nghệ bảo vệ môi trường ban đầu tăng chi
phí, nhưng để về lâu dài sẽ giảm chi phí nhờ tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu,
giảm chi phí pháp lý và khắc phục sự cố , đồng thời tạo ra không gia làm việc hiểu
quả cho người lao động.
+Trách nhiệm với cộng đồng xã hội: việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên cũng chính là bảo vệ lợi ích và sức khỏe cho chính người lao động làm việc cho
doanh nghiệp cũng như mọi người xung quanh
- Doanh nghiệp cần làm để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
+Tối ưu hóa quá trình sản xuất và vận chuyển để giảm thiểu lượng chất thải,xử lí chất
thải ô nhiễm và tiết kiệm nguyên nhiên liệu
+Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như: nước, năng lượng gió, trời... và các
nguyên liệu sạch
+Cải tiến công nghệ và áp dụng công nghệ xanh vào quá trính sản xuất
+Tăng cường tái sử dụng và tái chế nguyên vật liệu giảm thiểu chất thải
+Tuân thủ quy định và tiêu chuẩn môi trường , chấp hành nghiêm các điều luật pháp
lý hay các chuẩn mực, qui tắc về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên thiên
+ Tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho đội ngũ công, nhân viên trong DN và trong
cộng đồng

Câu 3. Có nhận định cho rằng: “Thông qua cách ứng xử giao tiếp của nhân viên,
người ta có thể phần nào đánh giá văn hóa của doanh nghiệp đó”.
Theo anh/chị, nhận định trên là đúng hay sai? Vận dụng kiến thức đã học về các
biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệp, anh/chị hãy giải thích để làm rõ nhận
định trên.
- Nhận định trên là đúng. Cách nhân viên giao tiếp và ứng xử trong môi trường làm
việc có thể phản ánh văn hóa tổ chức của doanh nghiệp đó
Câu 4. Cho ví dụ về cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. Tại sao
doanh nghiệp phải cạnh tranh lành mạnh?
- Ví dụ cạnh tranh không lành mạnh: Công ty A là công ty sản xuất điện thoại mới
được ra đời. Do đó sản phẩm điện thoại của công ty A chưa được nhiều người biết
đến.
Đặc điểm của sản phẩm mà công ty muốn khách hàng nhận thức được: tính năng của điện
thoại hơn hẳn tính năng của hàng điện thoại khác nhưng giá thành lại rẻ hơn. Bởi vậy công ty
A đã tổ chức 1 buổi ra mắt sự kiện điện thoại và trong quá trình giới thiệu sản phẩm điện
thoại.
Công ty A đã mang điện thoại của công ty khác ra so sánh trực tiếp. Các đặc điểm so sánh
nhằm nâng lên các giá trị về chất lượng, tính năng đối với thiết bị của mình. Các đặc điểm nổi
bật hơn được phân tích kỹ, trong khi các đặc điểm khác không được nhắc đến. Các nội dung
truyền tải cho thấy nhận thức về chất lượng, giá cả cạnh tranh của hàng hóa.
Tuy nhiên trên thị trường có rất nhiều hãng, nhiều loại điện thoại. Công ty A làm như vậy là
đang xâm phạm trực tiếp đến các quyền lợi, hiệu quả quảng bá và tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp có điện thoại bị so sánh kia.
- Ví dụ cạnh tranh lành mạnh: Công A là công ty sản xuất điện thoại mới được ra đời.
Do đó thương hiệu chưa được khách hàng trên thị trường biết đến rộng rãi. Trên thị
trường có rất nhiều doanh nghiệp đang thành công trong lĩnh vực này.
Bởi vì sản phẩm điện thoại của công ty A chưa được nhiều người biết đến. Do đó, để làm cho
điện thoại của mình được phổ biến rộng rãi công ty A đã đề ra kế hoạch giới thiệu sản phẩm
cho phép khách hàng sử dụng phiên bản trải nghiệm.
Thông qua hoạt động này, các tính năng của điện thoại được nhiều người trải nghiệm, biết
đến và so sánh hơn. Họ có thể góp ý để công ty nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là
nhấn mạnh vào các chức năng, tiện ích mà khách hàng quan tâm. Nhờ đó, sản phẩm được biết
đến, các nhu cầu về phân khúc điện thoại được nhiều hơn.
- Doanh nghiệp cần phải cạnh tranh lành mạnh vì
+ Thúc đẩy sự sáng tạo và cải tiến, tìm ra cách để cải thiện sản phẩm, dịch vụ và quy
trình làm việc để thu hút khách hàng
+ thúc đẩy doanh nghiệp cải thiện hiệu suất và hiệu quả ,cần phải tối ưu hóa quy trình
sản xuất, tăng cường chất lượng và giảm chi phí.
+ thúc đẩy sự phát triển kinh tế bằng cách tạo ra sự đa dạng và sự tiến bộ trong nền
kinh tế,giúp có sự đổi mới và sự tiến bộ trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau.
+ tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, nơi các doanh nghiệp phải tuân thủ
quy tắc và luật lệ cạnh tranh,điều này thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm xã hội và
tạo ra điều kiện công bằng cho tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường.
+ khuyến khích sự đa dạng và sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, giúp
tạo ra một môi trường kinh doanh mà mọi người có cơ hội thành công và phát triển.
+ Giúp các doanh nghiệp phải liên tục thích ứng và đổi mới để đối phó với thị trường
thay đổi, có sự đổi mới và khả năng thích ứng nhanh chóng với các yêu cầu mới và xu
hướng thị trường.
+Giúp các doanh nghiệp hỗ trợ và hợp tác với nhau để tạo ra giá trị chung
Câu 5. Tại sao doanh nghiệp phải thực hiện tốt trách nhiệm xã hội?
*Vì
- Sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín
của doanh nghiệp
- Góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Xây dựng một hình ảnh tích cực trong mắt khách hàng, nhà đầu tư và
cộng đồng, giúp tăng cường lòng tin và trung thực.
- Thu hút và giữ chân được các nhân tài xuất sắc người ủng hộ và chia sẻ
giá trị của tổ chức
- Giúp giảm thiểu các rủi ro liên quan đến quản lý môi trường, vấn đề đạo
đức, và bảo vệ danh tiếng của doanh nghiệp.
- Góp phần nâng cao hình ảnh của quốc gia
- Thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên
- Giúp doanh nghiệp điều chỉnh hành vi kinh doanh
- Thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài
- Tạo ra sự nổi bật trong mắt khách hàng, đặc biệt là người tiêu dùng ngày
càng quan tâm đến các vấn đề môi trường và xã hội
- Thực hiện các biện pháp trách nhiệm xã hội như tiết kiệm năng lượng, tái
chế và giảm chất thải không chỉ bảo vệ môi trường còn giúp doanh
nghiệp giảm chi phí vận hành
- Giúp các DN tìm kiếm các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề xã hội
và môi trường thúc đẩy sự đổi mới trong sản phẩm và dịch vụ
- Giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và bền vững cộng đồng
- Giúp các nhà DN đảm bảo khả năng tồn tại và phát triển lâu dài
Câu 6. Có nhận định cho rằng: “Thông qua cách ứng xử giao tiếp của nhân viên,
người ta có thể phần nào đánh giá văn hóa của doanh nghiệp đó”.
Theo anh/chị, nhận định trên là đúng hay sai? Vận dụng kiến thức đã học về các
biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệp, anh/chị hãy giải thích để làm rõ nhận
định trên.

Câu 9. Tại sao phải xây dựng phong trào, nghi lễ, nghi thức khi xây dựng văn hóa
doanh nghiệp? Cho ví dụ minh họa.
*Vì
- Sẽ giúp Ban lãnh đạo thấu hiểu nhu cầu của nhân viên, tìm ra giải pháp
để nâng cao năng suất đội ngũ, giảm sự nghi ngờ và xung đột trong tổ
chức.
- Một khi mỗi cá nhân có được sự gắn kết, tổ chức sẽ trở thành một cộng
đồng kết nối và vững mạnh, từ đó không ngừng tạo ra những giá trị tuyệt
vời và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
- Tạo điều kiện cho sự giao tiếp và tương tác giữa các thành viên trong tổ
chức, tạo ra một tinh thần đồng đội mạnh mẽ và khích lệ sự hỗ trợ và
cộng tác.
- Doanh nghiệp có thể xây dựng 1 hình ảnh thương hiệu tích cực thu hút
nhân tài và khách hàng.
- Có thể có các cơ hội cho sự phát triển cá nhân và chuyên môn của nhân
viên thông qua việc tham gia vào các hoạt động đào tạo và phát triển.
- Tạo ra một môi trường làm việc tích cực bằng cách tạo ra các hoạt động
và sự kiện thú vị và bổ ích
- Tăng cường hệ thống kiểm tra và giám sát quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm

You might also like