Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

BÀI TẬP LỚN

MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

ĐỀ TÀI:

TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở ZIMBABWE VÀ


VENEZUELA, QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ VÀ
TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở
VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Đức Quỳnh

Lớp: K25KTG

Nhóm thực hiện: 2

HÀ NỘI-5/2023
Thành viên nhóm 2

Tên thành viên Mã sinh viên


Ngô Phương Anh 25A4022452
Nguyễn Thị Mai Anh 25A4022459
Trịnh Thị Lan Anh 25A4021094
Nguyễn Thị Đào 25A4020495
Trịnh Thị Thanh Huyền 25A4021074
Vũ Ngọc Huyền 25A4021077
Trần Thu Hà 25A4020520
Ngô Hồng Ngọc 25A4021835
Phạm Thị Hồng Ngọc 25A4021843
Nguyễn Thu Trang 25A4021112
MỤC LỤC

I. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở ZIMBABWE VÀ VENEZUELA..........1


1.....Khái niệm lạm phát..............................................................................1
2. Siêu lạm phát ở Zimbabwe.....................................................................1
a,Nguyên nhân.........................................................................................1
b. Thực trạng...........................................................................................3
c. Hậu quả................................................................................................4
3.....Lạm phát ở Venezuela..........................................................................5
a. Nguyên nhân........................................................................................5
b. Thực trạng...........................................................................................5
c. Hậu quả................................................................................................8
II. Quy luật lưu thông tiền tệ........................................................................10
1.....Lưu thông tiền tệ là gì?......................................................................10
2.....Quy luật lưu thông tiền tệ là gì?........................................................11
3.....Nội dung quy luật lưu thông tiền tệ..................................................11
4.....Vai trò của quy luật lưu thông tiền tệ...............................................13
III. Tác động của quy luật lưu thông tiền tệ đến nền kinh tế chính trị của
Việt Nam.................................................................................................................14
1.....Thực trạng lưu thông tiền tệ tại Việt Nam.......................................14
2.....Các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng lạm phát ở Việt Nam hiện
nay ……………………………………………………………………………. 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................18

i
I. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở ZIMBABWE VÀ VENEZUELA
1. Khái niệm lạm phát

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ
theo thời gian và đi kèm là sự mất giá trị của một loại tiền tệ.

2. Siêu lạm phát ở Zimbabwe


a, Nguyên nhân

Zimbabwe là một đất nước nằm ở phía Nam của Châu Phi. Đây là đất nước
của siêu lạm phát.

● Đầu tiên, nguyên nhân chính dẫn đến siêu lạm phát ở Zimbabwe là “
Chương trình Cải cách Ruộng đất”. Trong những năm đầu tiên độc lập, Zimbabwe
đã có những hoạt động sản xuất nông sản với quy mô lớn và khá thành công về
kinh tế. Phần lớn đất canh tác để sản xuất của họ thì vẫn thuộc về người da trắng.
Trong những năm 90 của thế kỷ XX, Chính phủ của Tổng thống Robert Mugabe đã
chuyển giao lại quyền sở hữu. Do đó, Zimbabwe đã chia lại ruộng đất cho người da
đen. Tuy nhiên, người da đen chưa có nhiều kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp,
họ chỉ được quản lý bởi những người có ít kinh nghiệm về chuyên môn. Vì vậy, họ
đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất với quy mô lớn như trước đây nên đã
làm giảm lượng sản xuất nông nghiệp đặc biệt là thuốc lá.
● Thứ hai, Zimbabwe đã tham gia chiến tranh Congo lần thứ hai từ 1998 đến
năm 2002. Chính phủ Mungabe đã in thêm tiền để tài trợ cho chiến tranh. Cùng với
đó thì họ vẫn cử thêm quân đến Congo để hỗ trợ cho Lauren Kabila. Vì vậy, khi họ
tham gia vào chiến tranh đã làm cạn kiệt phần tiền dự trữ của đất nước.
● Thứ ba, là những xung đột giữa người thiểu số Ndebele và những người
Shona đã dẫn đến nhiều cuộc đụng độ. Bên cạnh đó, là những xung đột giữa người
da trắng và người da đen do “Chương trình Cải cách Ruộng đất”. Ngoài ra còn có

1
bạo lực để đàn áp các nhà chính trị gia đối lập, nên họ đã làm mất niềm tin vào
tương lai của chính trị đất nước
● Thứ tư, người dân và các nhà đầu tư nước ngoài thiếu niềm tin vào tương lai
và mất niềm tin vào đồng tiền của đất nước.
● Cuối cùng, chính phủ đã áp đặt kiểm soát giá đối với hàng hoá và dịch vụ
trong nước. Do chi phí sản xuất và giá hàng hoá nhập khẩu tăng làm cho các nhà
cung cấp khó có thể cung cấp cung cấp hàng hoá và dịch vụ với giá trần, trừ khi họ
bán qua thị trường chợ đen.

=> Các nguyên nhân trên đã khiến thâm hụt ngân sách chính phủ tăng lên, chi
tiêu chính phủ cũng ngày một tăng, nguồn thu thuế ngày càng sụt giảm khiến chính
phủ phải in thêm tiền để thanh toán các chi phí và trả nợ => dẫn đến khủng hoảng
siêu lạm phát ở Zimbabwe

2
b. Thực trạng
-Năm 1997, “Chương trình Cải cách Ruộng đất” được chính phủ đưa ra đã làm cho
tình hình kinh tế của đất nước bị xấu đi. Làm cho sụt giảm nghiêm trọng về lương
thực và các lĩnh vực khác, ngành ngân hàng cũng sụp đổ nên người dân không thể
vay vốn để phát triển, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đã từ chối thực hiện cấp vốn và xoá
nợ khi đất nước này đang gặp khó khăn. Khi Zimbabwe tham gia vào cuộc chiến
tranh Congo lần thứ hai, tổng thống đã cần tiền mặt để đầu tư cho quân đội.
-Tính đến tháng 11/2008, tỷ lệ lạm phát ước tính khoảng 79,600,000,000%, giá
tăng gấp đôi sau mỗi ngày, giá cả bắt đầu tăng hàng nghìn phần trăm mỗi tháng.
Chính vì vậy, chính phủ bắt đầu in các tờ tiền mệnh giá 100 nghìn đô la. Đến cuối
năm 2008, máy ATM của ngân hàng lớn đã bị lỗi tràn dữ liệu nên mọi người
không thể rút tiền với quá nhiều số 0. Do đó, đồng đô la Zimbabwe đã bị loại bỏ,
thay vào đó là đồng đô la Mỹ, và các loại tiền tệ hợp pháp để sử dụng.
-Vào tháng 1/2019, chính phủ đã quyết định tăng mạnh giá xăng và dầu đã tạo ra
các cuộc biểu tình phản đối quyết định này gây nên thiệt hại về người và tài sản.
Đến tháng 2/2019, ngân hàng trung ương công bố chính sách tiền tệ mới làm cho
tình hình trở nên trầm trọng hơn, cả hàng hoá và dịch vụ đều tăng vọt chưa từng
thấy trong một thập kỷ qua. Đến năm 2020, tỷ lệ lạm phát đã tăng lên hơn 800%,
nhưng bắt đầu có xu hướng giảm xuống so với cùng kỳ năm ngoái.

3
c. Hậu quả
-Giảm giá trị tiền tiết kiệm và tiền hưu trí: do lạm phát nên giá của hàng hoá và
dịch vụ tăng cao, người dân phải dùng rất nhiều tiền cá nhân để mua hàng hoá,
sản phẩm.
-Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao: do nhiều doanh nghiệp phá sản nên nhiều người đã
mất việc làm
-Khủng hoảng lương thực: giá trị hàng hóa tăng cao nên lương thực trở nên khan
hiếm, những năm 2000 còn xảy ra hạn hán khiến sản xuất kém đi nên lương thực
lại càng trở nên hiếm hơn
-Tuổi thọ trung bình giảm: do tỷ lệ thất nghiệp cao, lương thực khan hiếm, dịch
bệnh lây lan nên quốc gia này có tuổi thọ trung bình thấp nhất thế giới
-Sự dịch chuyển dân số: do cuộc sống khó khăn, nhiều người đã bỏ sang các
nước láng giềng để làm ăn và sinh sống, ước tính có khoảng 3 triệu người sống
bên ngoài đất nước có cuộc sống tốt hơn

4
-Mọi người trở thành tỷ phú nghèo: giá hàng hóa tăng cao và nhanh hơn tiền
lương và tiền công, mặc dù được nhận lương nhưng không đủ để mua các hàng
hoá.
3. Lạm phát ở Venezuela
a. Nguyên nhân
-Nguyên nhân đầu tiên gây ra siêu lạm phat ở Venezuela là do giá dầu giảm.
Venezuela từng là một trong những nền kinh tế đầy hứa hẹn ở Nam Mỹ chủ yếu
nhờ vào ngành công nghiệp dầu mỏ do Venezuela có trữ lượng dầu lớn nhất
trên thế giới. Nền kinh tế suy giảm 30% từ năm 2013 đến năm 2017. Venezuela
gặp khó khăn lớn trong việc giải quyết các nghĩa vụ nợ nước ngoài, điều hành
bộ máy hành chính và thanh toán hàng hóa.
-Thứ hai là do sự thiếu hụt khả năng thanh toán cho hàng nhập khẩu bằng đồng
Bolivares và doanh thu từ dầu mỏ giảm đã dẫn đến tình trạng thiếu hàng hóa và
chính phủ phải phân bổ số lượng sản phẩm hạn chế.
-Thứ ba là do sự can thiệp của chính phủ cũng làm cho tình hình tồi tệ hơn.
Chính phủ Venezuela mong muốn kiểm soát tất cả các khía cạnh của đời sống
kinh tế, không cho phép một nền kinh tế tư nhân phát triển ở Venezuela để có
thể cung cấp hàng hóa và dịch vụ tốt hơn cho người dân. Các biện pháp kiểm
soát giá cả và các quy định khác của chính phủ cũng ảnh hưởng tiêu cực đến
khả năng sản xuất nội địa của đất nước do thiếu sự cạnh tranh trên thị trường tự
do.
-Do chính sách Bolivarian missions là một chính sách thúc đẩy nâng cao mức
sống của người dân nghèo và phân phối lại tài sản của xã hội. Chính sách tỏ ra
có ích khi nó giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm tỉ lệ nghèo đói. Nhưng chinh sách này
lại là con dao hai lưỡi khiến cho mức chi tiêu của chính phủ chiếm 50% tổng
GDP của quốc gia này, buộc chính quyền phải đi vay mượn các quốc gia khác
để trả tiền cho chính sách công của mình. Chính phủ cũng không có bất cứ
5
nguồn ngân quỹ nào để xoay xở trong thời gian suy thoái. Chính phủ cố gắng
giải quyết thâm hụt ngân sách ngày càng tăng bằng cách in tiền, dẫn đến lạm
phát.
b. Thực trạng

6
7
-Theo IMF, từ năm 2016 - 2017, tỷ lệ lạm phát của nước này dự kiến tăng 3,5
lên 1.643%. Từ năm 2017 đến năm 2018, tỷ lệ này tăng khoảng 1,75% chạm
mức 2.881%. Lạm phát của Venezuela có thể chạm mức tệ 3.497% trong năm
2019, tăng 1,2 lần so với năm 2018; và dự báo đạt đỉnh 3.960% trong năm 2020,
tăng 1,1 lần so với năm 2019.
-Trường hợp đất nước Venezuela với tỷ lệ lạm phát năm 2017 là 1.500% đến nỗi
khi mua một đồ dùng cơ bản như bánh mì, kem đánh răng thì phải mang cả bao tải
tiền đi mới đủ đề mua chúng. Theo báo cáo được công bố vào ngày 5/9/2018 của
Quốc Hội Venezuela, lạm phát đã tăng thêm 200% chỉ trong tháng Tám, lạm phát
tăng đến nỗi, lương tối thiểu hàng tháng không đủ mua một ký thịt nguội. 10% dân
số đã bỏ ra nước ngoài để kiếm sống và theo dự phóng của Cao Uỷ Tị Nạn Liên
Hiệp Quốc, đến năm 2019, hơn 5 triệu dân Venezuela sống lưu vong, chủ yếu là tại
các nước láng giềng lân cận như Colombia hay Peru, kế tới là Equador, Achentina
và Brazil. Cuộc sống của người dân ở lại cũng ngày càng khó khăn. Trong một
thời gian ngắn, Venezuela đã rơi xuống vực sâu: từ năm 2016 người dân
Venezuela đã mệt mỏi vì đồng lương không đủ sống, chính phủ tăng lương nhưng
vẫn không bắt kịp thời giá trên thị trường. Tháng 11/2017 công ty thẩm định tài
chính Mỹ, Standard&Poor’s coi Venezuela là một “quốc gia bị phá sản bán phần “.
Tháng 8/2018 lạm phát tăng 800 lần so với một năm trước, mặc dù chính phủ đã
nỗ lực dùng nhiều cách đề cải thiện đời sống của người dân như cho phá giá 95%
đồng tiền quốc gia, tăng lương tối thiểu lên gấp 35 lần cho người dân nhưng vô
phương: lương tháng tăng gấp 35 lần, còn vật giá tăng gấp 800 lần. Sức mua có
được từ lương tháng tối thiểu ở Venezuela giờ đây chỉ còn bằng 1/5 so với đúng 7
năm về trước. Tháng 1/2019 hơn 30% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng;
khoảng 2 triệu dân Venezuela đang đợi được chăm sóc y tế. Theo Ngân Hàng Thế
Giới, thời điểm đó “90% dân Venezuela sống trong cảnh nghèo khó”. Từ trường
hợp điển hình của đất nước Venezuela về tình trạng lạm phát cao có thể thấy tình
8
trạng lạm phát cao gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống kinh tế xã hội
của một quốc gia.
c. Hậu quả
-Trong năm 2018, TTCK Venezuela diễn biến xấu nhất thế giới với mức giảm gần
95% trong bối cảnh tổng thống Nicolas Maduro vật lộn tìm cách giải quyết cuộc
khủng hoảng tài chính tồi tệ: chính phủ thiếu tiền, lạm phát phi mã lên tới hơn 1
triệu phần trăm cho cả năm...

-
Lạm phát tại Venezuela được đánh giá cả triệu phần trăm trong năm 2018.

Hàng loạt phóng sự và clip trên mạng cho thấy, người dân Venezuela đang
trong tình trạng thiếu thốn lương thực, thực phẩm, thuốc men,...Không ít người
phải bới rác tìm đồ ăn và nhiều người đổ xô di tản sang nước khác. Theo số liệu từ
Quốc hội do phe đối lập kiểm soát của Venezuela, tốc độ lạm phát hàng năm ở
nước này lên tới vài chục ngàn phần trăm. Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế

9
(IMF) cho rằng lạm phát tại Venezuela năm 2018 đạt khoảng 1.000.000%, mức
lạm phát kỷ lục mọi thời đại của một quốc gia. Còn theo tính toán của Trading
Economics, lạm phát của Venezuela tính tới tháng 11/2018 tăng 1,3 triệu phần
trăm so với cùng kỳ năm trước đó.

-Ngay từ hồi đầu năm 2018, Venezuela đã tuyên bố tỷ giá hối đoái chính thức mất
hơn 99%. Tỷ giá USD/bolivar tăng vọt trong vài tuần từ mức trợ giá 10 bolivar đổi
1 USD lên 25.000 bolivar đổi 1 USD. Venezuela thậm chí phải phát hành tiền ảo
như một giải pháp để chống lạm phát.
-Tốc độ lạm phát lớn khiến người dân nước này gần như không thể có đủ tiền mặt
để tiêu, doanh nghiệp người dân không có tiền để sản xuất. Hàng hoá thiếu, trong
khi tiền lương tháng của người Venezuela quá thấp. Nhiều người Venezuela đã bỏ
sang các quốc gia láng giềng để kiếm sống.

Người dân Venezuela phải nhặt rác kiếm sống.

10
-Tình trạng bi đát của Venezuela đã kéo dài nhiều năm, nhưng những khó khăn
thực sự của Venezuela bắt đầu từ cuối năm 2017, khi mà nước này vỡ nợ, không
thể thanh toán cho các khoản nợ trái phiếu quốc tế quá hạn và đối mặt với những
hậu quả nghiêm trọng.

II. Quy luật lưu thông tiền tệ


1. Lưu thông tiền tệ là gì?
-Lưu thông tiền tệ là tính chất lưu thông trên thị trường nhằm định giá cho hàng
hóa, dịch vụ. Phản ánh sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế trong quy luật của
nó. Tính chất lưu thông được thực hiện tư do theo nhu cầu của các chủ thể tham
gia trong thị trường.
2. Quy luật lưu thông tiền tệ là gì?

-Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật được xây dựng và thực hiện trong quá trình
kinh tế được lưu thông trên thị trường. Phản ánh quy định lượng tiền cần thiết cho
lưu thông sản phẩm trong một thời kỳ nhất định.

-Tính chất cân đối hay điều tiết được thực hiện dựa trên hoạt động quản lý của Nhà
nước đảm bảo lợi nhuận cho cá nhân, phát triển kinh tế chung giảm tiêu cực từ lạm
phát.
3. Nội dung quy luật lưu thông tiền tệ

11
-Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định lượng tiền cần thiết cho lưu thông
hàng hóa trong một thời kỳ nhất định. Quy luật này được thể hiện như sau: Lượng
tiền cần thiết cho lưu thông hàng hoá trong một thời kỳ nhất định được xác định
bằng tổng giá cả của hàng hóa lưu thông trong thời kỳ đó chia cho tốc độ lưu thông
của đồng tiền.
-Lượng tiền cần thiết cho lưu thông=(Tổng giá cả của hàng hóa lưu thông)/(Tốc độ
lưu thông của đồng tiền)
-Trong đó:
+Tốc độ lưu thông của đồng tiền chính là số vòng quay trung bình của một
đơn vị tiền tệ
+Tổng giá cả của mỗi loại hàng hóa bằng giá cả nhân với khối lượng đưa
vào lưu thông của hàng hóa ấy. Tổng giá cả của hàng hóa lưu thông bằng tổng giá
cả của tất cả các loại hàng hóa lưu thông.
-Lượng tiền cần thiết cho lưu thông này tính cho một thời kỳ nhất định, cho nên
khi ứng dụng công thức này cần lưu ý một số điểm sau:
+Trong tính tổng giá cả phải loại bỏ những hàng hóa không được đưa ra lưu
thông trong thời kỳ đó như: Hàng hóa dự trữ hay tồn kho không được đem ra bán
hoặc để bán trong thời kỳ sau; hàng hóa bán (mua) chịu đến thời kỳ sau mới cần
thanh toán bằng tiền; hàng hóa dùng để trao đổi trực tiếp với hàng hóa khác; hàng
hóa được mua (bán) bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như ký sổ,
chuyển khoản…
+Phải cộng thêm vào lượng tiền cần thiết cho lưu thông lượng tiền dùng để
ứng trước, để đặt hàng trong thời kỳ này nhưng lại chỉ nhận hàng trong thời kỳ sau
và lượng tiền mua (bán) hàng hoá chịu đã đến kỳ thanh toán. Khi vàng và bạc được
dùng làm tiền thì số lượng tiền vàng hay bạc làm phương tiện lưu thông được hình
thành một cách tự phát. Bởi vì, tiền vàng hay tiền bạc (hoặc các của cải bằng vàng,
bạc) thực hiện được chức năng là phương tiện cất trữ. Nếu như số lượng tiền vàng
12
hay tiền bạc lớn hơn số lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa thì việc tích trữ
tiền tăng lên và ngược lại. Chẳng hạn, khi sản xuất giảm sút, số lượng hàng hóa
đem ra lưu thông ít đi, do đó số lượng tiền đang trong lưu thông trở nên lớn hơn số
lượng tiền cần thiết cho lưu thông, khi đó việc tích trữ tiền sẽ tăng lên.
+Khi phát hành tiền giấy thì tình hình sẽ khác. Tiền giấy chỉ là ký hiệu của giá
trị, thay thế tiền vàng hay bạc trong chức năng làm phương tiện lưu thông, bản
thân tiền giấy không có giá trị thực. Trong chế độ tiền giấy bản vị vàng, một đồng
tiền giấy chỉ là ký hiệu của một lượng vàng nhất định dự trữ trong quỹ dự trữ của
nhà nước hoặc ngân hàng. Về nguyên tắc, bất kỳ lúc nào đồng tiền giấy cũng được
đổi sang lượng vàng mà nó ấn định. Trong trường hợp này lượng tiền cần thiết cho
lưu thông cũng tự điều tiết giống như trong chế độ tiền vàng. Tuy nhiên, thực tế
không diễn ra đúng như vậy, nhìn chung lượng vàng dự trữ không đủ bảo đảm cho
lượng tiền giấy đã được phát hành, khi đó lạm phát xảy ra. Hơn nữa, do chế độ bảo
đảm bằng vàng đã không được thực hiện nghiêm túc, cuối cùng đã bị bãi bỏ,
chuyển sang chế độ tiền giấy do nhà nước ấn định giá trị phát hành ban đầu không
có vàng đứng đằng sau bảo đảm. Khi đó, đồng tiền được tung vào lưu thông và giá
trị của nó thường xuyên bị biến đổi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau trong
nền kinh tế, đặc biệt là yếu tố phát hành tiền: lượng tiền phát hành không phù hợp
với lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Đồng thời, lượng tiền cần thiết cho lưu
thông cũng thường xuyên biến đổi do giá trị của một đơn vị tiền tệ thường xuyên
thay đổi.
4. Vai trò của quy luật lưu thông tiền tệ

13
-Quy luật lưu thông tiền tệ sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định đến sự phát
triển của nền kinh tế đánh giá sự phát triển của đất nước.

-Quy luật lưu thông tiền tệ giúp cho chính phủ căn cứ để phát hiện cho việc lưu
thông

-Giúp hệ thống ngân hàng nhà nước và kinh doanh điều hòa tiền tệ có đi không chế
được việc kiểm soát lạm phát, cùng cố sức mua để đồng tiền có thể chuyển đổi.
-Góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế theo hướng ngày càng phát triển
vững mạnh và thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện vật chất.
-Việc quản lý quy luật lưu thông tiền tệ sẽ tránh khỏi những nguy cơ dẫn đến lạm
phát và mất giá trị của đồng tiền.

III. Tác động của quy luật lưu thông tiền tệ đến nền kinh tế chính trị
của Việt Nam
1. Thực trạng lưu thông tiền tệ tại Việt Nam
Hiện nay đồng tiền Việt Nam lưu thông trên thị trường có mệnh giá đa dạng
phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người dân. Cụ thể về chất liệu và mệnh giá tiền
đang lưu thông tương ứng là: tiền mệnh giá 1000đ, 2000đ, 5000đ với chất liệu
giấy, và chất liệu polyme được sử dụng cho các tờ tiền có mệnh giá 10000đ,
20000đ, 50000đ, 100000đ, 200000đ, 500000đ.

14
Nếu trước đây với hệ thống ngân hàng một cấp, NHNN chưa hoàn toàn chủ
động trong lĩnh vực in đúc tiền, điều tiết lượng tiền cung ứng, vận dụng chưa đúng
quy luật lưu thông tiền tệ nên đã phát hành tràn lan, gây nên lạm phát, đồng tiền
mất giá nghiêm trọng. Thì nay, việc hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp và
bước vào quá trình chuyển đổi thì nghiệp vụ phát hành tiền của NHNN bước đầu tỏ
ra có chất lượng hơn, hiệu quả hơn trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ. Việc
thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, mở cửa biên giới đã làm cho lưu thông hàng
hóa trở nên dễ dàng hơn, nền kinh tế bắt đầu đi lên, lạm phát giảm xuống làm sức
mua của tiền dần được ổn định. Bên cạnh đó, trong những năm qua tỷ trọng tiền
mặt lưu thông có chiều hướng suy giảm do sự xuất hiện của phương thức thanh
toán phi tiền mặt. Đây là kết quả của cuộc cách mạng 4.0 trong việc đưa công nghệ
vào đời sống. Điều này là một dấu hiệu tốt trong việc giảm tiềm mặt trên thị trường
và giảm những tác động tiêu cực của vấn đề lạm phát.

Cụ thể tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam qua các năm từ 2010-2022:

15
https://www.dnse.com.vn/hoc/ty-le-lam-phat-cua-viet-nam-qua-cac-nam
Có thể dễ dàng nhận thấy trong giai đoạn 2010-2022, tỷ lệ lạm phát ở nước
ta đạt đỉnh điểm tại năm 2011 (18,58%), đó là do việc chưa phân bổ được luồng
tiền một cách hợp lý, cụ thể:
 Sự chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng
 Chi tiêu chính phủ tăng cao
 Tăng trưởng cung tiền và tín dụng nóng
 Tình trạng nhập siêu
Trong giai đoạn tiếp theo, tỷ lệ lạm phát đã giảm và khá ổn định do nền kinh
tế được điều hành chặt chẽ. Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong số ít những quốc
gia trên thế giới có mức lạm phát trung bình 4-6%.
2. Các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay.

Để giải quyết tình trạng lạm phát thì vai trò của Chính Phủ và các cơ quan
ban ngành là chủ đạo. Chính phủ đã thống nhất xác định nhiệm vụ trọng tâm hiện
nay của đất nước ta là: kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo
đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là mục
tiêu ưu tiên hàng đầu.

16
Về mặt dài hạn, việc kiềm chế lạm phát, giữ gía trị tiền tệ ổn định sẽ tạo điều
kiện tăng sản lượng thực tế và giảm thất nghiệp. Vì thế duy trì sự ổn định tiền tệ là
mục tiêu dài hạn của bất kỳ nền kinh tế nào. Nhưng trong từng thời kỳ, việc lựa
chọn các giải pháp kiềm chế lạm phát cũng như liều lượng tác động của nó phải
phù hợp với yêu cầu tăng trưởng và các áp lực xã hội mà nền kinh tế phải gánh
chịu. Chính phủ các nước có thể chọn chiến lược giảm lạm phát từ từ, ít gây biến
động cho nền kinh tế hoặc chiến lược giảm tỷ lệ lạm phát nhanh chóng tạo nên sự
giảm mạnh về sản lượng trong quá trình điều chỉnh.
Việc đưa ra các giải pháp chống lạm phát thường xuất phát từ sự phân tích
đúng đắn nguyên nhân gây nên lạm phát bao gồm những nguyên nhân sâu xa và
nguyên nhân trực tiếp. Nguyên nhân trực tiếp của bất kỳ cuộc lạm phát nào cũng
xuất phát từ các lý do đẩy tổng cầu tăng quá mức hoặc làm tăng chi phí sản xuất
khiến tổng cung giảm. Tuy nhiên nguồn gốc phát sinh các lý do làm dịch chuyển
đường tổng cầu và đường tổng cung lại rất khác nhau ở các cuộc lạm phát khác
nhau: có thể là do cơ chế quản lý kinh tế không phù hợp, nền kinh tế thiếu tính
cạnh tranh và do đó không hiệu quả, cơ cấu kinh tế mất cân đối, các năng lực sản
xuất không được khai thác, trình độ lao động và công nghệ lạc hậu…
Giải pháp tình thế và tác động tức thời đến cân đối tiền hàng là nhập khẩu
hàng hoá, nhất là các hàng hoá đang khan hiếm, góp phần làm giảm áp lực đối với
giá cả. Tuy nhiên giải pháp này chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng: làm cạn kiệt
nguồn dự trữ quốc tế, tạo thói quen dùng hàng ngoại và đặc biệt làm suy giảm sức
sản xuất trong nước. Tăng khả năng sản xuất hàng hoá trong nước được coi là giải
pháp chiến lược cơ bản nhất, tạo cơ sở ổn định tiền tệ một cách vững chắc. Thực
chất đây là giải pháp nhằm tăng mức sản lượng tiềm năng của xã hội. Đây là chiến
lược dài hạn tập trung vào việc khai thác triệt để năng lực sản xuất của xã hội, nâng
cao trình độ của lực lượng lao động, đổi mới thiết bị, hiện đại hoá dây truyền sản

17
xuất và quan trọng nhất là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, khuyến khích cạnh tranh
và hiệu quả.
Cụ thể, Chính phủ ta đưa ra tám giải pháp:
 Một là thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.
 Hai là kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công
 Ba là tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ,
bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hóa.
 Bốn là đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu.
 Năm là triệt để thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng.
 Sáu là tăng cường công tác quản lý thị trường chống đầu cơ buôn lậu và
gian lận thương mại, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá.
 Bảy là tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của
nhân dân, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội.
 Tám là đẩy mạnh công tác thông tin và tuyên truyền.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Siêu lạm phát ở Zimbabwe từ <https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Si%C3%AAu_ l
%E1%BA%A1m_ph%C3%A1t_%E1%BB%9F_Zimbabwe >
2. Tìm hiểu về siêu lạm phát ở Zimbabwe từ <https://www.studocu.com/vn/
document/truong-dai-hoc-ngoai-thuong/kinh-te-vi-mo/tim-hieu-ve-sieu-lam-phat-
o-zimbabwe/21338276 >
3. Trường Đại học Ngoại thương (2021), “Siêu lạm phát ở Zimbabwe” từ <https://
www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-ngoai-thuong/kinh-te-vi-mo/tim-
hieu-ve-sieu-lam-phat-o-zimbabwe/21338276>
4. Công ty Luật Dương Gia (2023), “Lưu thông tiền tệ là gì? Tìm hiểu quy luật lưu
thông tiền tệ?” từ <https://luatduonggia.vn/luu-thong-tien-te-la-gi-tim-hieu-quy-
luat-luu-thong-tien-te/ >

18
5. Lê Minh Trường (2023), “Các chức năng của tiền tệ và ví dụ về quy luật lưu
thông tiền tệ” từ <https://luatminhkhue.vn/cac-chuc-nang-cua-tien-te-va-vi-du-ve-
quy-luat-luu-thong-tien-te.aspx#2-quy-luat-luu-thong-cua-tien-te>
6. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (2021), “Nội dung
quy luật lưu thông tiền tệ” từ < https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-
hoc-su-pham-ky-thuat-thanh-pho-ho-chi-minh/kinh-te-chinh-tri/noi-dung-quy-luat-
luu-thong-tien-te/25643058 >
7. Phuong Thanh (2023), “Tỷ lệ lạm phát của Việt nam qua các năm đã thay đổi ra
sao?” <https://www.dnse.com.vn/hoc/ty-le-lam-phat-cua-viet-nam-qua-cac-nam>

8. Đại học Điện lực (2022), từ < https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-


dien-luc/dien-luc-university/de-4hay/38048150?fbclid=IwAR1xzsgSpy_
SsBbcPt2SE_3rz9lkrIfCBuJCjh9Ntgh5IvzZ5IadGlJENto >

19

You might also like