Các Thuộc Tính Tâm Lý Điển Hình Của Nhân Cách

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÝ ĐIỂN HÌNH CỦA

NHÂN CÁCH

CÁC THUỘC TÍNH


TÂM LÝ ĐIỂN HÌNH CỦA NHÂN CÁCH
(Dùng cho sinh viên các trường sư phạm)

LÊ THỊ BỪNG (Chủ b iên)

LỜI NÓI ĐẦU

Vấn đề nhân cách là một trong những vấn đề


khó và phức tạp nhất của Tâm lí học. Tập thể tác giả
đã cố gắng biên soạn cuốn giáo trình dùng cho sinh
viên khoa Tâm lí - Giáo dục trường Đại học Sư phạm
Hà Nội: Các thuộc tính tâm lí điển hình của nhân cách.

Cấu trúc cuốn sách bao gồm:

- Chương I: Tình cảm và ý chí

(Th.s. Nguyễn Đức Sơn: Tình cảm, PGS - TS.


Lê Thị Bừng: ý chí và hành động ý chí) Chương II: Xu
hướng nhân cách (PGS - TS. Lê Thị Bừng) Chương III:
Khí chất (PGS - TS. Lê Thị Bừng)

Chương IV: Tính cách (PGS - TS. Lê Thị


Bừng)

Chương V: Năng lực - TS. Nguyễn Thị Huệ

Giáo trình được biên soạn theo khung


chương trình của Hội đồng Khoa học tổ Tâm lí học đại
cương - Khoa Tâm lí Giáo dục học, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội xây dựng, song chắc chắn không tránh
khỏi thiếu sót. Để đáp ứng tốt hơn cho việc giảng dạy,
học tập và nghiên cứu về vấn đề này, các tác giả rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà
khoa học các thầy cô giáo, sinh viên... để giáo trình
ngày càng hoàn thiện hơn.

Tập thể tác giả

Chương 1. TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ


Chương 2. XU HƯỚNG NHÂN CÁCH
Chương 3. KHÍ CHẤT
Chương 4. TÍNH CÁCH
Chương 5. NĂNG LỰC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Created by AM Word CHM


Created by AM Word2CHM
Chương 1. TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ

CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÝ ĐIỂN HÌNH CỦA NHÂN CÁCH

I - TÌNH CẢM
II - Ý CHÍ VÀ HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ
TÓM TẮT CHƯƠNG I
BÀI TẬP THỰC HÀNH

Created by AM Word2CHM
I - TÌNH CẢM

CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÝ ĐIỂN HÌNH CỦA NHÂN CÁCH à Chương 1. TÌNH CẢM VÀ Ý
CHÍ

1. Khái niệm chung về tình cảm

1.1. Định nghĩa tình cảm

Xét ở phương diện chất lượng và ý nghĩa


cuộc sống của con người, không có khía cạnh nào
trong đời sống tinh thần của họ có vai trò quan trọng
hơn xúc cảm, tình cảm. Con người không chỉ nhận
thức các sự vật, hiện tượng, các mối liên hệ, các quy
luật của chúng mà luôn luôn tỏ thái độ của mình với
chúng. Khi hoàn thành một công việc nào đó thường tỏ
thái độ hài lòng hay không hài lòng... Đồng thời, khi tìm
ra cách giải quyết một vấn đề, khi phát hiện ra những
tri thức mới... con người còn tỏ thái độ phấn khởi hay
buồn chán. Vì lẽ đó không có gì đáng ngạc nhiên khi
vấn đề xúc cảm, tình cảm đã được đề cập đến ngay từ
thời Cổ đại trong các quan điểm của Platon (428 - 348
TCN), Arixtốt (Aristote, 384 - 322 TCN), sau này là, Đề
các (1596 - 1650), Spinôza (1632 - 1677) và rất nhiều
những nhà tâm lí học nổi tiếng như James (1842 -

You might also like