Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Câu 11: Đặc trưng của Thuyết độc đoán?

Lịch sử hình thành:

● Thuyết Độc đoán, ra đời trong khoảng thế kỷ XVI - XVII ở nước Anh, được chấp nhận rộng rãi và ngày
nay vẫn được áp dụng ở nhiều nơi
● Là thuyết cổ điển nhất và được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trong quá khứ và cả ngày nay

Nền tảng lý luận: Triết lý cơ bản về quyền lực tuyệt đối của nhà vua, chính phủ hoặc cả hai

Nguyên lý cơ bản:

● Nguyên lý cơ bản của thuyết này bắt nguồn từ quan niệm con người độc lập không nhà nước là hoang dã
mông muội, còn con người khi có tổ chức nhà nước thì văn minh, tiến bộ, có khả năng vô hạn đạt được mục
tiêu cá nhân. Vậy nên nhà nước quan trọng hơn mọi cá nhân và mọi cá nhân đều phải phụ thuộc vào nhà
nước.
● Thuyết này cũng quan niệm rằng có khác biệt về khả năng tư duy giữa con người trong xã hội. (Một số ít
tinh hoa sẽ toàn quyền ra quyết định, phần còn lại được cho là “thiếu hiểu biết” thì cứ nghiêm chỉnh chấp
hành, không được đưa ra ý kiến khác).

Mục đích chính: ủng hộ và xúc tiến các chính sách của chính phủ về quyền lực và phục vụ nhà nước

Người có quyền sử dụng phương tiện truyền thông: người có chứng nhận của hoàng gia hoặc các giấy phép
tương tự

Phương pháp quản lý phương tiện truyền thông:

+ Trong điều kiện của thế kỷ 16, 17, một số phương án quản lý phương tiện truyền thông sau đây được thực thi:
● Sử dụng hệ thống cấp giấy phép, Cấp phép cho tổ chức truyền thông để các tổ chức truyền thông này được
độc quyền phát hành ấn phẩm. Đổi lại họ phải phục vụ chính phủ, thực chất là NN đồng nhất lợi ích của
người tham gia ngành truyền thông với lợi ích của Nhà nước;
● Sử dụng hệ thống kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản, đặc biệt là các tác phẩm liên quan đến tôn giáo,
chính trị.
● Khởi tố người truyền thông điệp chống đối chính phủ. Hai tội lớn nhất: mưu phản và nổi loạn.
+ Hiện nay, một số phương pháp quản lý phương tiện truyền thông sau đây được thực thi:
● Kiểm soát cấp phép hoạt động truyền thông.
● Kiểm duyệt nội dung thông tin, gỡ bỏ các bài báo, video "nhạy cảm".
● Hạn chế quyền truy cập internet, cấm các trang web, mạng xã hội nước ngoài.
● Sử dụng truyền thông để tuyên truyền, cổ vũ cho chính sách của nhà nước.
● Đàn áp các nhà báo, blogger bất đồng chính kiến.

Chủ đề bị cấm:
- Phê bình bộ máy chính trị và công chức đương nhiệm.
- Thông tin về các vấn đề chính phủ, trừ những quyết định cuối cùng

Chủ sở hữu: Tư nhân hoặc Nhà nước

Điểm đặc trưng: Công cụ xúc tiến các chính sách của chính phủ, mặc dù không nhất thiết được sở hữu bởi Nhà
nước.
Đánh giá:

Ưu điểm: là hệ thống nền tảng giúp hình thành nên nền báo chí truyền thông hiện đại. Mọi sự phát triển sau này
của nền báo chí truyền thông đều bắt nguồn từ các nền truyền thông độc đoán xưa kia

Nhược: Hạn chế tự do ngôn luận; Thiếu thông tin dẫn tới thiếu kiến thức; Kiểm soát dư luận: Chính phủ có thể sử
dụng truyền thông để định hướng dư luận và củng cố quyền lực của mình.

VD:

Ngải Vị Vị là một nghệ sĩ, nhà hoạt động và kiến trúc sư nổi tiếng người Trung Quốc. Ông được biết đến với
những tác phẩm nghệ thuật mang tính phê bình chính trị và việc sử dụng mạng xã hội để lên tiếng về các vấn đề
nhạy cảm ở Trung Quốc. Trước khi bị bắt giữ, NVV đã sử dụng blog và Twitter của mình để lên tiếng về nhiều vấn
đề nhạy cảm ở Trung Quốc, bao gồm tham nhũng, đàn áp chính trị và thảm họa động đất Tứ Xuyên năm 2008.

Năm 2011, NVV bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ và giam giữ trong 81 ngày mà không bị buộc tội chính thức.
Sau khi được trả tự do, ông bị quản thúc tại gia và bị cấm rời khỏi Trung Quốc.

Vụ việc của NVV là một ví dụ điển hình về cách chính phủ Trung Quốc sử dụng hệ thống kiểm soát truyền thông
để đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến.

You might also like