Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

ĐỀ ÔN SỐ 3

Bài 1.
Tan giờ học, hai bạn Trần Chuyên (A) và Tiến Hùng (B) cùng
rời trường và đi về nhà. A đi bộ với tốc độ không đổi 𝑣0 , B đi xe
với tốc độ 𝑣1 . Sau khi đi được một lúc, A cảm thấy hơi mệt nên
dừng nghỉ giải lao. Nghỉ được một lát thấy mình vẫn chưa ổn, A
gọi điện cho B nhờ B đến đưa mình về nhà. Nghe điện xong, B
ngay lập tức quay xe đến đón A với tốc độ mới 𝑣2 (𝑣2 > 𝑣1 ), còn
A tiếp tục đi về nhà với tốc độ như cũ.
Hình 2 là đô thị biểu diễn sự phụ thuộc của khoảng cách 𝐿 giữa
hai bạn theo quãng đường mà A đã đi được. Khoảng thời gian từ
lúc rời trường đến khi B gặp lại A là 𝑇 = 24 phút . Biết rằng, nhà
A, nhà B và trường học nằm ven một con đường thẳng.
1. Tính tốc độ trung bình của A và B trong thời gian 𝑇.
2. Thời gian gọi điện giữa A và B là 1,5 phút, trong thời gian đó, cả A và B đều dừng chuyển động.
Tính 𝑣0 , 𝑣1 , 𝑣2 và tổng thời gian A dừng để nghỉ ngơi và nói chuyện điện thoại.
Bài 2:
Hình 3 là sơ đồ của một mạch điện với: 𝑅1 = 10Ω; 𝑅2 = 𝑅3 = 𝑅4 = 20Ω; hiệu điện thế của nguồn là
𝑈 = 18 V không đổi; ampe kế lý tường.
1 Xác định số chỉ của ampe kế.
2 Thay ampe kế bởi một thiết bị điện D. Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện chạy qua D vào hiệu
điện thế đặt vào hai đầu của D được cho trên Hình 4. Xác định cường độ dòng điện chạy qua D.

Bài 3: Việc tìm kiếm những vật liệu mới nhằm ứng dụng cho đời sống hiện đại được nhiều nhà khoa học
quan tâm. Với đam mê nghiên cứu, Tùng Linh đã tiến hành thí nghiệm để
kiểm tra khả năng dẫn nhiệt của hai tấm vật liệu 𝐴 và 𝐵. Thí nghiệm được
bố trí như Hình 5 : ba bình chứa (1) , (2), (3) giống nhau có dạng hình
hộp chữ nhật với chiều rộng 𝑎 = 5 cm, chiều dài 𝑏 = 10 cm, chiều cao
ℎ = 10 cm và giữa chúng là hai tấm 𝐴 và 𝐵.
Đầu tiên, cho nước đá ở nhiệt độ 0∘ C vào đầy bình 1 và bình 3 , đổ nước
ở 90∘ C vào đầy bình 2 . Cấp nhiệt cho bình 2 với công suất phù hợp để
duy trì nhiệt độ ổn định cho bình này. Nước đá trong bình 1 tan hết sau
thời gian 𝑡1 = 20 phút. Trong thời gian này, công suất cấp nhiệt cho bình
2 không đổi và có giá trị là 𝑃0 = 255 W.
Giả thiết rằng, xung quanh cả hệ này có lớp bọc cách nhiệt tốt để sự trao đổi nhiệt chỉ xảy ra giữa ba bình
với nhau nhờ việc truyền nhiệt qua các tấm A và B. Nhiệt độ các chất trong mỗi bình là đồng đều. Trạng
thái truyền nhiệt của A và B nhanh chóng được thiết lập ổn định. Ở trạng thái này thì công suất truyền
nhiệt qua mỗi tấm ti lệ thuận với độ chênh lệch nhiệt độ giữa 2 mặt tấm đó. Cho nhiệt nóng chảy và khối
lượng riêng nước đá lần lượt là 𝜆 = 333 kJ/kg và 𝐷 = 900 kg/m3 ; nhiệt dung riêng của nước là 𝑐 =
4200 J/(kg ⋅ K).
1. Tính nhiệt lượng 𝑄 cần truyền cho bình 1 để nước đá trong bình đó tan hết; công suất truyền nhiệt
𝑃1 từ bình 2 sang bình 1 và 𝑃2 từ bình 2 sang bình 3 trong khoảng thời gian 𝑡1 . Từ đó tính thời gian 𝑡2 từ
lúc đầu đến khi nước đá trong bình 3 tan hết.
2. Linh tiếp tục tiến hành thí nghiệm thứ 2: cho nước đá ở 0∘ C vào đầy bình 2 và bình 3 , đổ nước ở
90∘ C vào đầy bình 1 . Cấp nhiệt cho bình 1 với công suất phù hợp để duy trì nhiệt độ bình 1 ổn định ở
90∘ C. Trạng thái của hệ trải qua các giai đoạn sau. Giai đoạn 1 : trong thời gian 𝑡3 , công suất cấp nhiệt
cho bình 1 là 𝑃3 không đổi. Giai đoạn 2: trong thời gian 𝑡4 , công suất cấp nhiệt cho bình 1 giảm dần, nhiệt
độ của bình 2 tăng dần. Giai đoạn 3: trong thời gian 𝑡5 , công suất cấp nhiệt cho bình 1 là 𝑃5 không đổi,
nhiệt độ của ba bình có giá trị ổn định tương ứng là 90∘ C, 𝑇, 0∘ C. Giai đoạn 4: nhiệt độ trong bình 2 và
bình 3 tăng dần. Tính 𝑡3 ; 𝑃3 ; 𝑃5 ; 𝑇.
3. Hãy chỉ ra rằng 𝑡4 > 17 phút và 𝑡5 < 45 phút.
Bài 4:
Một người đi xe đạp trên đoạn đường thẳng từ A đến B. Một phần ba đoạn đường đầu xe đi với tốc độ 𝑣1 .
Trong đoạn đường còn lại, nửa thời gian đầu tốc
độ là 𝑣2 và nửa thời gian còn lại tốc độ là 𝑣3 .
1. Tính tốc độ trung bình của xe trên
đoạn đường AB.
2. Một người đứng yên bên đường, quan
sát chuyển động của xe trên đoạn đường thẳng,
bánh xe lăn không trượt. Đối với người quan sát,
van xe đạp chuyển động như thế nào? Vẽ dạng
quỹ đạo chuyển động của nó.
Hình 1 mô tả một số bộ phận chuyển động của
xe đạp. Đĩa có bán kính 𝑅1 = 10 cm gắn với bàn
đạp, líp có bán kính 𝑅2 = 4 cm gắn với bánh sau bán kính 𝑅3 = 30 cm. Khi xe chuyển động với tốc độ
không đổi (bánh xe lăn không trượt), bàn đạp quay quanh trục của đĩa theo vòng tròn bán kính 𝑅4 =
16 cm. Hỏi tốc độ của xe đôi với đất gấp bao nhiêu lần tốc độ của bàn đạp đối với trục quay của đĩa.
Bài 5: Hãy giải một số bài toán về ứng dụng của Lazer trong thực tiễn:
1. Dùng Lazer công suất 𝑃 = 10 W để làm hóa hơi một lượng nước ở nhiệt độ ban đầu 30∘ C. Biết
nhiệt dung riêng, khối lượng riêng của nước lần lượt là 𝐶 = 4,18 kJ/kg. K, 𝐷 = 1000 kg/m3 và nhiệt
lượng cần để 1 kg nước hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi là 2260 kJ. Tìm thể tích nước hóa hơi trong thời
gian 1 s. Bỏ qua mọi sự mất mát nhiệt.
2. Sử dụng chùm Lazer có đường kính 𝑑 = 1 mm, công suất 𝑃 = 10 W chiếu liên tục để khoan một
tấm thép dày 𝑒 = 2 mm ở nhiệt độ ban đầu 𝑡1 = 30∘ C. Khối lượng riêng, nhiệt dung riêng, nhiệt độ nóng
chảy của thép lần lượt là 𝐷1 = 7800 kg/m3 , 𝐶1 = 448 kJ/kg ⋅ K, 𝑡𝐶 = 1535∘ C và nhiệt lượng cần thiết
để 1 kg thép nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ 𝑡𝐶 là 270 kJ. Bỏ qua mọi sự mất mát nhiệt. Tính thời gian
khoan thủng tấm thép.

Bài 6: 1. Cho mạch điện như hình 2 , vôn kế và ampe kế lý tưởng, 𝑅0 = 6Ω. Đóng khóa K, điều chỉnh
con chạy biến trở. Từ kết quả đo, vẽ được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc số chỉ 𝑈𝑉 của vôn kế V và số chỉ
𝐼 của ampe kế A như hình 3 .
a) Tính điện trở 𝑅1 và hiệu điện thế 𝑈 của nguồn.
b) Điều chỉnh biến trở đến giá trị 𝑅𝑋 và 4𝑅𝑋 thì công suất tiêu thụ trên biến trở có cùng giá trị.
Tìm 𝑅𝑋 .
c) Xác định tọa độ điểm M trên đồ thị hình 3 ứng với công suất tiêu thụ của biến trở đạt giá trị cực
đại.

2. Người ta sử dụng ba đèn LED xanh, vàng, đỏ đề làm đèn tín hiệu giao thông. Mỗi đèn tạo bởi
60 bóng nhỏ, các bóng nhỏ đều có cùng cường độ định mức 𝐼0 = 20 mA nhưng hiệu điện thế định mức
khác nhau, lớn nhất với bóng đỏ và nhỏ nhất với bóng xanh. Trong mỗi đèn các bóng nhỏ được mắc thành
𝑚 dãy giống nhau, mỗi dãy 𝑛 bóng (đèn màu khác nhau thì 𝑚, 𝑛 khác nhau). Các đèn được mắc vào cùng
hiệu điện thế 𝑈 = 12 V, khi đó các bóng nhỏ sáng đúng định mức. Cường độ dòng điện qua đèn tín hiệu
theo thời gian như đồ thị hình 4 .

a) Trong khoảng thời gian 40 s ≤ 𝑡 ≤ 76 s đèn tín hiệu màu gì sáng? Giải thích.
b) Biết điện năng tối đa và tối thiểu mà đèn tín hiệu tiêu thụ trong 1 phút là 240 J và 192 J. Tìm
giá trị 𝑚, 𝑛 của mỗi đèn tín hiệu.
c) Dùng tấm pin năng lượng mặt trời để cung cấp điện năng cho đèn tín hiệu trên. Trung bình mỗi
ngày tấm pin hoạt động 10 giờ, công suất sản xuất điện trung bình của 1 m2 tấm pin là 20 W Tính diện
tích tối thiểu của tấm pin để đèn tín hiệu hoạt động bình thường trong 1 ngày đêm. Biết điện năng mà tấm
pin sinh ra một phần được cung cấp cho đèn tín hiệu, phần còn lại được dự trữ ở bộ lưu điện để sử dụng
khi pin không cấp điện. Bỏ qua hao phí của bộ lưu điện.

You might also like