Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 33

CHƯƠNG III: ACID VÀ BASE

Contents
3.1 ĐẠI CƯƠNG BRONSTED –LOWRY ACID VÀ BASE 2
3.2. DỊCH CHUYỂN MẬT ĐỘ ELECTRON, MŨI TÊN CONG 2
3.3 BRONSTED – LOWRY ACID. ĐỊNH LƯỢNG TÍNH ACID 4
3.4 BRONSTED – LOWRY ACID. ĐỊNH TÍNH TÍNH ACID 9
3.5 XÁC ĐỊNH CHIỀU PHẢN ỨNG ACID – BASE 19
3.6 HIỆU ỨNG PHÂN CẤP (LEVELING EFFECT) 22
3.7 HIỆU ỨNG SOLVAT 22
3.8 LEWIS ACID VÀ LEWIS BASE 23

1
3.1 ĐẠI CƯƠNG BRONSTED –LOWRY ACID VÀ BASE

Theo Bronsted – Lowry


Acid – Chất nhường proton (H+)
Base – Chất nhận proton

Ví dụ phản ứng acid base

Acid base

Khi trao đổi proton, hình thành các cặp acid/ base liên hợp

Acid base base Acid


Liên hợp liên hợp

H2O có thể thể hiện tính acid hoặc base

base Acid Acid base


Liên hợp liên hợp

3.2. DỊCH CHUYỂN MẬT ĐỘ ELECTRON, MŨI TÊN CONG

Tất cả các phản ứng đều được biểu diễn bởi sự chuyển dịch mật độ electron. Phản ứng
acid-base cũng không ngoại lệ, và được miêu tả bằng mũi tên cong:

Các mũi tên cong này minh họa cho cơ chế phản ứng (reaction mechnism).
Chú ý rằng: sự trao đổi proton xảy ra bằng cách các electron từ base sẽ tấn công, deproton
hóa acid. (Acid sẽ không cho proton nếu không có sự tác động của base)

base Acid Acid base


Liên hợp liên hợp

2
Vẽ cơ chế trao đổi proton

Bước 1: Nhận biết acid, base


Methoxide nhận proton để tạo thành Metanol, vì vậy methoxide là base, H2O là acid
Bước 2: Vẽ mũi tên cong
Electron dịch chuyển từ base tấn công vào H, mũi tên thứ hai biểu diễn sự bẽ gãy
liên kết H – X để trao đổi pronton

3.1 Vẽ cơ chế các phản ứng acid, base sau và xác định các cặp acid/base liên hợp trong từ
trường hợp

3.2. Vẽ cơ chế trao đổi proton nội phân tử sau

3.3. Vẽ cơ chế tác dụng với HBr của loại thuốc sau

3
3.3 BRONSTED – LOWRY ACID. ĐỊNH LƯỢNG TÍNH ACID

Có 2 cách để dự đoán chiều diễn ra của quá trình trao đổi proton : (1) Dựa vào lượng (so
sánh giá trị pKa); hoặc (2) dựa vào chất (nghiên cứu về cấu trúc của acid và base liên hợp)

SỬ DỤNG pKa ĐỂ SO SÁNH ĐỘ MẠNH TÍNH ACID

Hằng số điện li acid Ka và pKa được xác định như sau:


Ở trạng thái cân bằng

Hằng số cân bằng

Hằng số acid được tính:

Và giá trị pKa

Nhận xét:
- Giá trị pKa càng nhỏ thì tính acid càng mạnh
- Acid càng mạnh thì base liên hợp càng bền, tính base của base liên hợp càng yếu

Giá trị pKa của một số hợp chất được dẫn trong bảng dưới.
Ví dụ: Để so sánh tính acid của acid axetic và axeton

pKa= 4,75 pKa= 19,2


14
Như vậy acid axetic mạnh hơn axeton khoảng 10 lần

SỬ DỤNG pKa ĐỂ SO SÁNH ĐỘ MẠNH TÍNH BASE


Ví dụ : So sánh độ mạnh tính base của 2 ion sau

2 ion trên là base liên hợp của 2 acid với giá trị pKa sau

Giá trị pKa càng lớn thì tính acid càng yếu và base liên hợp càng mạnh. Vậy hợp chất thứ 2
(có 1 nguyên tử O) có tính base mạnh hơn.

4
5
3.4 So sánh độ mạnh tính acid của các cặp chất sau (dựa vào giá trị pKa)

3.5. Propranolol là loại thuốc dùng để chữa bệnh


Huyết áp cao (high blood pressure). Sử dụng bảng giá
trị pKa, xác định H nào trong phân tử propronolol có
tính acid mạnh nhất (linh động nhất)

3.6. L –dopa là loại thuốc chữa Parkinson. Xác định H nào có tính acid mạnh nhất

3.7 So sánh độ mạnh tính base của các cặp chất sau (dựa vào giá trị pKa)

3.8. Hợp chất 1 được chiết xuất từ khuẩn Streptomyces . Trong phòng thí nghiệm, 1 được
tổng hợp dưới dạng acid liên hợp hơn dạng trung tính. Xác định cấu tạo của acid liên hợp
của 1

6
3.9 Nicotine là chất gây nghiện trong thuốc lá. Nghiên cứu về chất này cho rằng, lượng
nicotine có thể hấp thụ trong cơ thể phụ thuộc vào hàm lượng base tự do 1. Xác định cấu
tạo của 2 là hợp chất khi 1 bị mono proton hóa (3 là chất khi 1 bị diproton hóa)

Biết rằng

SỬ DỤNG GIÁ TRỊ pKa ĐỂ XÁC ĐỊNH CHIỀU CHUYỂN DỊCH CÂN BẰNG

Để xác định chiều trong phản ứng acid-base, ta sử dụng giá trị giá trị pKa.
Cân bằng sẽ chuyển theo hướng từ acid mạnh (pKa nhỏ) sang acid yếu (pKa lớn)

Ví dụ sau cho thấy phản ứng chỉ theo một chiều. Chú ý cách biểu diễn mũi tên cong (luôn
luôn từ cặp electron của base tấn công H của acid, và mũi trên thứ 2 tách liên kết H – X
hình thành base liên hợp)

Xác định chiều của các phản sau

Bước 1: So sánh pKa ta thấy phản ứng diễn ra theo chiều nghịch
7
Đối với câu b, ta phản ứng diễn ra theo chiều thuận

3.10. Xác định chiều của các phản sau

3.11 Polyether ether ketone (PEEK) là vật


liệu polimer được sử dụng trong y học.
Base liên hợp của hydroquinone được sử
dụng để tổng hợp PEEK. Hydroxide (OH -)
có phải là base đủ mạnh để dehydro hóa hydroquinone?

8
3.12 Chúng ta sẽ gặp lại amino acid ví dụ
như glycine ở các chương sau, nếu môi
trường có pH = 7.4 (môi trường sinh lí máu)
thì dạng của cấu tạo của amino acid này sẽ
như thế nào?

3.4 BRONSTED – LOWRY ACID. ĐỊNH TÍNH TÍNH ACID

TÍNH BỀN CỦA BASE LIÊN HỢP


Thay vì sư dụng giá trị pKa, ta có thể dự đoán được tính bền của các base liên hợp

Base liên hợp của HA

Nếu A- bền (base yếu) thì HA sẽ là acid mạnh và ngược lại

Ví dụ HCl là acid mạnh vì Cl - bền (Cl có độ âm điện lớn nên làm bền hóa điện tích âm
trong ion Cl−)

Base liên hợp của HA


Xét cấu trúc của butan

Base liên hợp của HA


Khi butan bị deproton hóa, điện tích âm nằm trên nguyên tử C. Cacbon không phải là
nguyên tố có độ âm điện cao nên không có khả năng làm bền hóa điện tích âm (giữ
electron). Vì C− rất không bền nên tính acid của Butan là rất rất yếu.

Để so sánh tính acid của 2 hợp chất HA và HB, chúng ta đơn giản chỉ cần xét các base liên
hợp A− và B− và so sánh độ bền của chúng

9
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TÍNH BỀN CỦA ION ÂM (ARIO)

(1) Atom – nguyên tử mang điện tích


(2) Resonance – Cộng hưởng
(3) Induction – Cảm ứng
(4) Orbital
(1) Atom – nguyên tử mang điện tích

Xét cấu trúc của butan và propanol

Để so sánh tính acid của 2 hợp chất trên, ta chỉ cần deproton hóa và vẽ các base liên hợp

Bây giờ ta so sánh độ bền của các base liên hợp. Điện tích âm nằm trên nguyên tử C và O.

C và O cùng một chu kì (bán kính ít chênh lệch) ta so sánh độ âm điện. Độ âm điện càng
lớn (khả năng giữ e là cao) thì càng làm bền hóa điện tích âm Vì vậy base liên hợp của
propanol bền hơn nên propanol có tính acid mạnh hơn butan

So sánh tính acid của H2O và H2S

Base liên hợp tương ứng là

Vì O và S cùng 1 nhóm, độ chênh lệch bán kính cao, nên yếu tố bán kính ảnh hưởng mạnh
hơn yếu tố độ âm điện. S có bán kính lớn hơn O nên mật độ điện tích giảm, nên ion được
bền hóa. Vì base liên hợp bền hơn nên H2S có tính acid mạnh hơn H2O

Tóm lại: Khi so sánh các nguyên tử mang điện tích để so sánh độ bền của base liên hợp
- Các nguyên tố cùng chu kì : So sánh giải thích bằng độ âm điện
- Các nguyên tố cùng một nhóm: So sánh, giải thích bằng bán kính
10
Nguyên tử H nào dưới đây có tính acid mạnh hơn (Linh động hơn). Giải thích.

Bước 1: Đề proton hóa, thành các base liên hợp

Bước 2: N và O cùng nằm trong 1 chu kì


So sánh bằng độ âm điện. Độ âm điện O lớn hơn N nên base liên hợp có O bền hơn. Vì
vậy H có gắn hơn O sẽ có tính acid cao hơn

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.13 Trong mỗi hợp chất dưới đây đều có mang 2 H (được đánh dấu). So sánh tính acid của
các H đó

3.14 Không sử dụng giá trị pKa, hãy dự đoán H nào trong phân tử hợp chất sau có tính acid
hơn. Giải thích

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

(2) Resonance – Cộng hưởng


So sánh cấu trúc của etanol và acid axetic

Vẽ cấu trúc của các base liên hợp tương ứng

11
Trong trường hợp này, ở cả hai base liên hợp, nguyên tử mang điện tích âm đều là O. Tuy
nhiên ở công thức 1 không có hiện tượng cộng hưởng. Còn ở base 2 thì có hiện tượng cộng
hưởng là giải tỏa mật độ điện tích âm, nên base 2 bền hơn.

Acid cacboxylic (có liên kết C=O cạnh O-H) sẽ có base liên hợp bền hơn ancol.

So sánh tính acid của 2 H trong phân tử dưới đây

Bước 1: Vẽ các base liên hợp tương ứng

Bước 2:So sánh tính bền của base liên hợp bằng hiện tượng cộng hưởng

Không có hiện tượng cộng hưởng

Có hiện tượng cộng hưởng làm giải tỏa mật độ điện tích âm, làm bền hóa cấu trúc
Vậy H được đánh dấu trong công thức có tính acid mạnh hơn (vì base liên hợp bền hơn)

12
3.15.Trong mỗi hợp chất dưới đây có 2 nguyên tử H được đánh dấu, xác định nguyên tử H
có tính acid mạnh hơn

3.16. Ascorbic acid (vitamin C) không chứa nhóm acid cacboxylic (-COOH) như acid
hữu cơ thông thường, nhưng vẫn có tính acid pKa = 4,2. Hãy cho biết H nào trong phân tử
này có tính acid và giải thích

3.17 Trong công thức dưới đây, cả 2 base liên hợp của 2 nhóm chức khi deproton hóa đề có
hiện tượng cộng hưởng. Hãy sử dụng giá trị pKa để xác định H này có tính acid mạnh hơn

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

(3) Induction – Cảm ứng


Hiện tượng cộng hưởng không giải thích được sự khác biệt tính acid của 2 acid sau

Vẽ các base liên hợp tương ứng

13
Nhân tố (1) – Atom (nguyên tử) không giải thích được vì nguyên tử mang
điện tích đều là O. Nhân tố (2) – Resonance (cộng hưởng) thì cả 2 base liên
hợp đều có giống nhau
Sự khác biệt là ở nguyên tử Cl, Cl có độ âm điện lớn, có hiện tượng cảm
ứng hút electron, làm giải tỏa mật độ điện tích nhóm chức –COO - nên base
liên hợp bền hơn.

Base liên hợp bền hơn

Tính acid mạnh hơn

Bằng giá trị pKa, chúng ta sẽ thấy rõ hơn tác dụng hiệu ứng cảm ứng (I) lên độ mạnh của
tính acid đối với acid mono, đi và tri Clo

Xác định H nào có tính acid mạnh hơn


Bước 1: Vẽ công thức cộng hưởng tương ứng

Bước 2: Nếu cả 2 base, sau khi xét các nhân tố (1) – Atom, (2) – Resonance đều không
có sự khác biệt thì xét nhân tố (3) – Induction (cảm ứng)
Vì có hiện tượng cảm ứng có F, nên H đánh dấu dưới đây có tính acid mạnh hơn

14
3.18. Hãy cho biết nguyên tử H nào trong các hợp chất dưới đây có tính acid mạnh nhất.
Giải thích.

3.19. So sánh tính acid của các cặp chất sau

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

(4) – Orbital
So sánh tính acid của 2 nguyên tử H sau
Vẽ công thức cộng hưởng của base liên hợp tương ứng

Trong trường hợp này, cả 3 nhân tố mà ta đã xét đều không sử dụng


được. Ta xét đến nhân tố thứ 4 – Orbital. Cacbon của 2 base liên
hợp có trạng thái lai hóa khác nhau sp 2 và sp. Trạng thái lai hóa sp
có 50% tính chất orbital s nên electron gần hạt nhân hơn, sẽ bền
hơn

Bền hơn
Để minh họa cho vai trò của dạng lai hóa (orbital) ta xét các chất sau và giá trị pKa tương
ứng. Axetilen có tính acid cao nhất trong dãy sau (vì C của base liên hợp có trang thái sp)

Xác định H nào trong công thức sau có tính acid mạnh hơn
15
Bước 1: Vẽ các base liên hợp

Bước 2: Xác định trạng thái lai hóa của nguyên tử C trong các base liên hợp

H được đánh dấu dưới đây có tính acid mạnh hơn vì trạng thái lai hóa sp2, so với H kia có
trạng thái lai hóa sp3

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.20 Xác định H nào trong mỗi hợp chất sau có tính acid mạnh nhất

3.21 Các phương pháp tổng hợp hữu có ngày càng phát triển. Quá trình chuyển đổi proton
dưới đây được sử dụng để tổng hợp các ankin. Dự đoán sản phẩm chính của phản ứng sau

16
Tóm lại: để so sánh tính acid, ta dựa vào độ bền của các base liên hợp bằng cách so sánh
ảnh hưởng của các nhân tố
(1) Atom – nguyên tử mang điện tích

ARIO
(2) Resonance – Cộng hưởng
(3) Induction – Cảm ứng
(4) Orbital

Ví dụ: So sánh tính acid của 2 chất sau

Vẽ công thức base liên hợp của 2 chất này ta có

Dựa vào nhân tố (1) – Atom , base liên hợp có nguyên tử O sẽ bền hơn. Etanol có tính acid
mạnh hơn. Giá trị pKa dưới đây minh họa nhận xét này

Trường hợp đặc biệt (không theo ARIO)

Xét 2 chất sau

Base liên hợp tương ứng là

Như ta đã biết theo nhân tố (1) – Atom, điện tích âm nằm trên nguyên tử N sẽ bền hơn trên
C. Nhưng nhân tố (4) – Orbital là cho thấy trường hợp axetilua, C có trạng thái lai hóa sp,
còn NH2- thì N có trạng thái lai hóa sp 3. Đây là trường hợp đặc biệt không theo ARIO.
Acetilen có tính acid cao hơn amonia, vì base liên hợp bền hơn

Trên thực tế NH2- thường được sử dụng để deproton hóa axetilen!!! (ta sẽ gặp lại phản
ứng này trong các chương sau)

Xác định H nào sau đây có tính acid mạnh hơn


17
Bước 1: Vẽ các base liên hợp tương ứng

Bước 2: So sánh độ bền các base liên hợp theo ARIO


A – giống nhau (đều là O)
R – Chỉ có trường hợp O- liên kết trực tiếp với nhóm C=O mới có hiện tượng cộng hưởng.
Vì vậy H được đánh dấu dưới đây có tính acid mạnh hơn vì base liên hợp bền hơn

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.22 Xác định nguyên tử H nào trong mỗi hợp chất sau có tính acid mạnh hơn

3.23 So sánh độ mạnh tính acid của các cặp chất sau

18
3.24 Hợp chất dưới đây là một trong những aicd mạnh nhất được biết tới

(a) Giải thích vì sao hợp chất này lại có tính acid mạnh như vậy
(b) Hãy đề xuất cách điều chỉnh để làm tăng thêm tính acid của hợp chất này

3.25 Hãy xác định nguyên tử H có tính acid mạnh nhất trong hợp chất sau

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.5 XÁC ĐỊNH CHIỀU PHẢN ỨNG ACID – BASE

Xác định chiều của phản ứng sau

Bước 1: Xác định base của 2 vế phương trình

Bước 2: So sánh độ bền của các base theo ARIO

19
A – atom : cả 2 base đều có điện tích âm ở nguyên tử N
R – resonance: Cả 2 base đều có cộng hưởng
Trong công thức cộng hưởng thì base (vế trái) có điện tích âm trên S, base (vế phải
có điện tích âm trên O).
Theo A (atom) điện tích âm trên S sẽ bền hơn O (vì cùng nhóm, coi lại cách xác
định đã đề cập trước đây). Vì vậy base vế trái sẽ bền hơn (tính base yếu hơn)

Bước 3: Phản ứng sẽ theo chiều sinh ra chất bền hơn ( theo chiều tăng pKa)

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.26. Xác định chiều của phản ứng sau (cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nào)

3.27 Ion xyanua là chất độc. Chất (1) sẽ lên kết với ion xyanua chuyển thành hợp chất phát
quang (3) thông qua (2). Vì (1) không phát quang, mà (3) phát quang nên có thể nhận biết
được sự có mặt của ion xyanua trong nước.

(a) Vẽ mũi tên cong mô tả sự dịch chuyển proton để chuyển (2) thành (3)
(b) Dự đoán cân bằng sẽ chuyển dịch về phía (2) hay (3)

20
Sử dụng hóa chất phù hợp cho phản ứng trao đổi proton

Hãy cho biết, H2O có thể proton hóa ion axetat không?

Bước 1: Vẽ cân bằng phản ứng

Bước 2: So sánh tính bền của 2 base của 2 vế phương trình theo ARIO

Bước 3: Hóa chất sử dụng thích hợp khi đúng theo chiều sinh ra sản phẩm
Trong trường hợp trên ta thấy ion axetat bền hơn hydroxyl (giải thích đã được đề cập ở các
phần trên) nên cân bằng phản ứng theo chiều nghịch. Vậy H 2O không thể dùng đề proton
hóa axetat.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.28 Hãy cho biết các quá trình sau có xảy ra hay không

(a) Proton hóa bằng H2O (d) Proton hóa bằng H2O

(b) Proton hóa bằng (e) Proton hóa bằng H2O

(c) Proton hóa bằng (f) Deproton hóa bằng

3.29 Chúng ta sẽ nghiên cứu các phản ứng sau trong các chương kế tiếp. Trong mỗi phản
ứng, chú ý đến các sản phẩm là ion âm (anion). Để chuyển các anion này thành hợp chất
trung tính, chúng cần được proton hóa. Hãy cho biết có thể dùng H 2O để proton hóa các
anion đó được không? Giải thích.

21
3.6 HIỆU ỨNG PHÂN CẤP (LEVELING EFFECT)
Base mạnh hơn hydroxide (OH-) không thể được sử dụng trong dung môi là H2O. Ví dụ
H2N- sẽ bị nước làm proton hóa theo phản ứng sau

Hiệu ứng phân cấp là hiệu ứng: Base không thể


mạnh hơn base liên hợp của dung môi
Trong môi trường nước, OH- là base mạnh nhất có
thể được sử dụng
Để sử dụng các base mạnh như H 2N- hoặc thậm chí
mạnh hơn, ta sử dụng các chất có pKa cao (base liên hợp sẽ rất mạnh), ví dụ : Hexan và
THF

Trong dung dịch acid, hiệu ứng này cũng được miêu tả qua phản ứng proton hóa H2O

3.7 HIỆU ỨNG SOLVAT

Trong một số trường hợp, dung môi có ảnh hưởng nhỏ đến giá trị pKa. Ví dụ như tert-
butanol và etanol.
Giá trị pKa dẫn ra cho thấy tính acid của tert-butanol yếu hơn etanol 10 2 lần. Điều đó có
nghĩa là base liên hợp của tert-butanol kém bền hơn.
Tert-butoxide cồng kềnh (hiệu ứng che phủ) nên khó tưởng tác với phân tử của dung môi,
vì vậy ethoxide dễ bị solvat hóa hơn nên bền hơn tert-butoxide. Hiệu ứng này yếu hơn các
hiệu ứng ARIO

22
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
3.30 Dự đoán hợp chất nào sau đây có tính acid mạnh hơn. Giải thích

Sử dụng giá trị pKa để xác định tính chính xác của dự đoán vừa lập

3.8 LEWIS ACID VÀ LEWIS BASE

Theo định nghĩa của Lewis


Lewis acid – Chất nhận electron
Lewis base – Chất nhường electron

Base acid
(nhường electron) (nhận electron)

Base acid
(nhường electron)
(nhận electron)

Xác định Lewis acid và Lewis base trong


phản ứng của BH3 và THF

Bước 1: Xác định chiều dịch chuyển của dòng electron


Bước 2: Xác định chất nhường và nhận electron (Lewis base và Lewis acid)

Acid Base

23
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.31 Xác định Lewis acid và Lewis base trong các trường hợp sau

3.32 Phản ứng đóng vòng Nazarov là phương pháp thuận tiện để tổng hợp vòng 5 cạnh –
một trong những hợp chất phổ biết trong tự nhiên. Đây là cách thành công để tổng hợp các
hợp chất phức tạp có đặc tính sinh hóa, bao gồm tính chất kháng sinh và chống ung thư.
Chìa khóa của đóng vòng Nazarov là
Lewis acid, ví dụ là AlCl3. Trong bước
đầu tiên của cơ chế, nhóm cacbonyl
(C=O) trong hợp chất 1 sẽ tương tác
với AlCl3 tạo thành phức Lewis acid –
Lewis base. Vẽ các cấu trúc cộng
hưởng của phức này và cho biết cấu
trúc nào chiếm phần ưu thế.

24
3.33 Vẽ các base liên hợp của các acid sau

3.34 Vẽ các acid liên hợp của các base sau

3.35 Trong mỗi phản ứng sau, xác định Lewis acid và Lewis base. Vẽ mũi trên cong minh
họa sự dịch chuyển electron

3.36 Etanol (C2H5OH) có thể được sử dụng làm dung môi để thực hiện phản ứng sau
không? Giải thích

3.37 H2O có được sử dụng để proton hóa hợp chất sau không?

25
3.38 Viết các phương trình proton hóa H 2O bởi các hợp chất sau. Vẽ mũi tên cong minh
họa cơ chế phản ứng proton hóa này.

3.39 Viết các phương trình phản ứng khi cho các base sau tác dụng với H 2O. Vẽ các mũi
tên cong minh họa cho cơ chế các phản ứng.

3.40 Trong mỗi cặp ion sau, xác định ion nào bền hơn. Giải thích

3.41 Trong mỗi cặp chất sau, xác định chất nào có tính acid mạnh hơn

3.42 Xác định chiều phản ứng (thuận hay nghịch) và vẽ cơ chế phản ứng (mũi tên cong)

26
3.43 Xếp dãy anion sau theo chiều tăng dần tính base

3.44 Xác định H có tính acid mạnh nhất trong mỗi chất sau

3.45 Thực hiện các phản ứng sau, xác định Lewis acid, Lewis base và vẽ cơ chế phản ứng

27
3.46 Với công thức cyclopentadien
(a) Xác định nguyên tử H có tính acid mạnh nhất. Giải thích
(b) Vẽ các cấu trúc cộng hưởng của base liên hợp

3. 47 Một trong những trường hợp ngoại lệ ARIO là ví dụ sau. Hãy giải thích

3.48 Nếu cho lactone (ester vòng) tác dụng với NaOH sẽ sinh ra anion dưới đây

Anion mới sinh ra sẽ lập tức tương tác với nguyên tử H của acid gần đó. Vẽ sản phẩm của
sự tương tác này và xác định chiều của cân bằng phản ứng . Giải thích.

3.49 Sử dụng quy tắc ARIO để giải thích sự khác biệt về tính acid của các chất sau

3. 50 Cho hợp chất có công thức phân tử C4H8O2 với cấu tạo:
(a) Đề xuất đồng phân của hợp chất trên nếu có tính acid mạnh hơn 1012 lần.
(b) Vẽ đồng phân của hợp chất trên nếu có tính acid yếu hơn.
(c) Vẽ đồng phân của hợp chất trên nếu có pKa gần giống.

3.51 Xác định chất nào có tính acid mạnh hơn trong cặp chất sau:

28
3.52 Dưới đây là cấu trúc của rilpivirine, một loại thuốc hứa hẹn chữa HIV. Tính chất của
hợp chất này sẽ được thảo luận trong các chương sau
(a) Xác định 2 nguyên tử H
có tính acid mạnh nhất trong
hợp chất này
(b) Trong 2 nguyên tử H trên,
nguyên tử nào có tính acid
mạnh hơn. Giải thích.
3.53 Hầu hết các amin phổ
biến (RNH2) có giá trị pKa trong khoảng 35 – 45. R thường là gốc hydrocarbon. Tuy nhiên,
nếu R là nhóm xyanua, pKa sẽ thấp hơn rất nhiều

(a) Giải thích sự giảm pKa khi có mặt nhóm xyanua


(b) Hãy đề xuất nhóm R để được acid mạnh hơn (pKa thấp hơn 17)

3.54 Trong 1 bước của quá trình tổng hợp (−)-seimatopolide A, một loại thuốc chống
bệnh tiểu đường (antidiabetic drug), 2 chất sau sẽ tác dụng với nhau theo cơ chế phản ứng
acid – base

(a) Xác định acid và base, vẽ sản phẩm và đề xuất cơ chế của phản ứng này
(b) Sử dụng giá trị pKa, dự đoán chiều phản ứng

3.55 Xác định 4 nguyên tử H trong hợp chất sau có tính acid mạnh nhất và sắp xếp theo thứ
tự tính acid tăng dần

3.56 Asteltoxin được chiết xuất từ khuẩn Aspergillus stellatus, có tác dụng ức chế hoạt
động của enzyme E. coli B F1-ATPase. Trong tổng hợp Asteltoxin của S. L. Schreiber, hợp

29
chất 1 tác dụng với base mạnh để hình thành 2. Vẽ tất cả các cấu trúc cộng hưởng của
anion 2, và xác định cấu trúc cộng hưởng chiếm phần ưu thế.

3.57. Deuterium (D) là đồng vị của H, trong hạt nhân có 1 neutron và 1 proton. Hạt nhân
của D hoạt động giống H dù khác biệt về tốc độ phản ứng. Cho quá trình sau

Liên kết C – Mg trong 3 có thể vẽ như ion. Vẽ 3 dưới dạng ion, với phần tử [BrMg]+ . Vẽ
cơ chế chuyển 3 thành 4.

3.58 Bengamides là dãy các sản phẩm tự nhiên có khả năng ức chế enzyme methionine
aminopeptidase, enzyme có vai trò chính trong phát triển các mạch máu mới nuôi dưỡng
các khối u, ung thư. Trong quá trình tổng hợp bengamides, cần chuyển các nhóm OH thành
các nhóm khác, ít hoạt hóa hơn (bảo vệ nhóm chức), sau đó cho thể chuyển ngược lại thành
nhóm OH khi muốn. Ví dụ, hợp chất 1 được bảo vệ khi cho tác dụng với 2 (với sự có mặt
của 4). Đầu tiên 1 phản ứng với 2 để hình thành 3, sau đó 3 bị deproton hóa bởi 4 để thu
được 5.
(a) Vẽ cấu trúc của 5 và minh họa cơ chế hình thành 5 từ 3.
(b) Sử dụng giá trị pKa (định lượng) để xác nhận rằng 4 là base trong chuyển hóa này.

30
3.59 Base mạnh nhất nào được hình thành khi cho Metyl Magie bromua (CH 3MgBr) tác
dụng với H2O

3.60 Phản ứng dưới đây diễn ra theo chiều nào?

31
3.61 Trong tổng hợp (+)-coronafacic acid, thành phần chính trong chất độc coronnatine,
phản ứng sau được sử dụng, với Keton được chuyển thành axetal (là nhóm chức được đề
cập kỹ ở các chương sau). Trong trường hợp này, p – toluenesulfonic acid (p-TsOH) có
chức năng là xúc tác acid.

(a) Cơ chế được chấp nhận cho quá trình trên bắt đầu bằng bước trao đổi proton (keton bị
proton hóa). Sử dụng mũi tên cong để minh họa cho cơ chế này.
(b) Với bước proton hóa này, dự đoán phản ứng có theo chiều hình thành sản phẩm ketone
bị proton hóa hay ngược lại? Minh chứng bằng giá trị pKa

3.62 Phakellin (3) , một sản phẩm tự nhiên được chiết xuất từ các sinh vật biển, có triển
vọng sử dụng như chất kháng sinh. Trong quá trình tổng hợp phakellin và dẫn xuất, hợp
chất 1 được nghiên cứu như nguyên liệu.

(a) Xác định H có tính acid mạnh nhất trong 1, vẽ base liên hợp 2. Giải thích
(b) Sử dụng giá trị pKa cũng như bằng cách giải thích dựa vào cấu tạo, chứng minh vì sao
Liti diisopropyl amid (LDA) có thể là base được sử dụng để deproton hóa 1
(c) Vẽ cơ chế phản ứng chuyển 1 thành 2

32
3.63 Crude được tách từ cây Ginkgo biloba, được sử dụng trong nhiều thế kỉ qua để trị hen
suyễn. Có 4 hợp chất chính được tác từ Ginkgo gọi là Ginkgo A, B, D và M. Trong tổng
hợp Ginkgo B của E. J. Corey, hợp chất 1 chuyển thành 5.

(a) Vẽ cấu trúc cộng hưởng bền của anion (3) khi cho 1 tác dụng với LDA (là hợp chất 2)
(b) Vẽ cơ chế chuyển 1 thành 3 và giải thích vì sao quá trình này là không thuận nghịch
(c) Khi tác dụng với 4, anion 3 sẽ chuyển thành 5, và sản phẩm kèm theo 6. Giải thích các
nhân tố làm bền hóa 6.

3.64 pKa của acid mạnh nhất (nhóm CH2) trong mỗi hợp chất sau được đo trong dung môi
DMSO

Với các giá trị đã cho, xác định hợp chất nào dưới đây (5 hay 6) có tính acid mạnh hơn
bằng cách so sánh độ bền các base liên hợp tương ứng.

33

You might also like