Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

ĐỀ CƯƠNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC

Chương I: Đại cương về tài nguyên cây thuốc


1. Trình bày khái niệm về TNCT
Tài nguyên cây thuốc là một dạng đặc biệt của tài nguyên sinh vật, thuộc tài
nguyên có thể tái sinh (hồi phục); bao gồm 2 yếu tố cấu thành:
- Cây cỏ: là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài dưới tác động của các
yếu tố tự nhiên, do đó liên quan đến các môn KHTN (…)
- Tri thức sử dụng chúng: là kết quả của quá trình đấu tranh sinh tồn của
loài người, bắt đầu từ khi loài người xuất hiện trên trái đất, được đúc rút,
tích lũy và lưu truyền trải qua nhiều thế hệ, chịu tác động của các quy
luật kinh tế xã hội, quản lý… => liên quan đến các môn KHXH (…)
2. Phân tích các đặc điểm của TNCT
● Đặc điểm liên quan đến cây cỏ
- Một loài có nhiều tên gọi khác nhau, tùy theo dân tộc và địa phg, nhưng
chỉ có 1 tên KH hợp pháp duy nhất được coi là từ khóa để tìm kiếm trong
hệ thống ttin.
- Phần có giá trị sử dụng của cây thuốc có chứa các chất hóa học, đgl hoạt
chất. Hàm lượng hoạt chất chứa trong cây thường chiếm tỉ lệ thấp, thay
đổi theo điều kiện sinh sống (tăng, giảm or mất t.dụng chữa bệnh).
- Bộ phận sử dụng đa dạng. Trong một loài, các bộ phận khác nhau có thể
có tác dụng khác nhau.
● Đặc điểm liên quan đến tri thức sử dụng
- 2 nguồn: + Tri thức bản địa
+ Tri thức khoa học
- Tri thức sử dụng rất đa dạng, cùng một loài có nhiều cách sử dụng khác
nhau tùy theo dân tộc và địa phương.
- Tri thức sử dụng có sự tiến hóa, thông qua kinh nghiệm thực tiễn, bài học
thất bại trong quá trình sử dụng cây thuốc.
- Tri thức sử dụng gắn liền với văn hóa, tập tục của từng vùng miền, địa
phg.
- Tri thức sử dụng gắn liền với thu nhập kinh tế của người nắm giữ nó.
- Có sự khác nhau giữa số lượng và chất lượng tri thức sử dụng giữa những
cá nhân khác nhau trong cộng đồng, dân tộc, nền văn hóa. Yếu tố ảnh
hưởng: tuổi tác, học vấn, kinh nghiệm, tác động ngoại lai, quỹ thời gian,
mức độ tự lập, kiểm soát nguồn tài nguyên.

3. Trình bày giá trị của TNCT


● Giá trị sử dụng: Chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh

● Giá trị kinh tế: buôn bán, xuất – nhập khẩu dược liệu

● Giá trị tiềm năng: sàng lọc, làm chất dẫn đường để nghiên cứu thuốc
chữa ung thư. Ngoài ra, TNCT có tiềm năng lớn trong nghiên cứu và pt
dược phẩm mới.
● Giá trị văn hóa: Sử dụng cây cỏ làm thuốc là một trong những bộ phận
cấu thành các nền văn hóa, tạo nên đặc trưng văn hóa của các dân tộc
khác nhau.
4. Phân tích mối đe dọa với tài nguyên cây thuốc
● Mối đe dọa với cây thuốc
- Tàn phá thảm thực vật
- Khai thác quá mức
- Lãng phí tài nguyên cây thuốc
- Nhu cầu sử dụng tăng
- Thay đổi cơ cấu cây trồng
● Mối đe dọa với tri thức sử dụng
- Tri thức sử dụng cây thuốc không được tư liệu hóa
- Sự phá vỡ các nguồn thông tin khi truyền miệng
- Sự phát triển của các chế phẩm hiện đại và tâm lý coi thường tri thức
truyền thống.
- Xói mòn, đa dạng các nền văn hóa.
Chương II: Tài nguyên cây thuốc trên thế giới
1. Nguồn TNCT trên thế giới
- Có khoảng 35000 – 70000 loài trong tổng số 250000 – 300000 loài cây
cỏ được sử dụng vào mục đích chữa bệnh ở khắp nơi trên thế giới
- Có 12 trung tâm đa dạng sinh học trên thế giới để duy trì đa dạng sinh
học cho các TNCT trong điều kiện môi trường khác nhau.
STT Tên trung tâm Phân bố Số loài Một số đại diện
1 Trung Quốc – Vùng núi miền Trung 88 Thuốc phiện, Nhân sâm,
Nhật Bản và Tây Trung Quốc, Long não, Gai Dầu, Đỗ
Triều Tiên, Nhật Bản Trọng; Đại mạch, Cao
lương, Lê, Táo, …
2 Đông Dương – Đông Dương và quần 41 Đinh hương, Nhục đậu
Indonesia đảo Mã Lai khấu, Ý dĩ; Chuối, Măng
Cụt, Dừa, Mía, …
3 Châu Úc Toàn bộ châu Úc 20 Lúa dại, Bông, Keo, Bạch
Đàn, …
4 Ấn Độ Ấn Độ, Miến Điện 30 Hồ tiêu, Chàm, Quế, Ba
đậu; Đậu đen, Đậu xanh,
Dưa chuột, Xoài, …
5 Trung Á Tây Bắc Ấn Độ, 43 Gai dầu; Vừng, Lanh,
Apganistan, Hành, Tỏi, Cà rốt, …
Uzbekistan, Tây
Thiên Sơn
6 Cận Đông Tiểu Á, Iran, 100 Mạch, Vả, Lê, Táo
Turkmennistan
7 Địa Trung Hải Ven Địa Trung Hải 64 Phòng phong, Bạc hà, Đan
sâm, Húng tây, Hoa bia;
Lúa mì, Cải dầu, Ô liu, …
8 Châu Phi Trung và Nam Phi 38 Kê, Lúa miến, Lanh, Thầu
dầu, Chàm, Vừng, …
9 Châu Âu – Toàn bộ châu Âu đến 35 Dâu tây, Củ cải đường, Húp
Siberi trung Siberi long, Nho, …
10 Mehico Nam Mehico Ngô, Rau dền, Su su, Đu đủ,
Ca cao, Thuốc lá dại, …
11 Nam Mỹ Peru, Ecuado, Bolivia 62 Canh kina; Sắn, Dong giềng,
Khoai tây, Cà chua, Ớt, …
12 Bắc Mỹ Bắc Mehico trở lên Nho, Mận, Thuốc lá, …

2. Tình hình sử dụng tài nguyên cây thuốc trên thế giới
- Xu hướng sử dụng ngày càng nhiều
- Phát triển nhiều dạng thuốc có nguồn gốc tự nhiên
- Nghiên cứu phát triển thuốc mới từ nguyên liệu tự nhiên
- Phát triển trồng cây thuốc và động vật làm thuốc
a) Dược liệu tại châu Âu
● Sambucus nigra L. – Cơm cháy đen
- Là một loài thực vật có hoa thuộc chi Cơm cháy (Sambucus), họ Ngũ
phúc hoa.
- Phân bố, số lượng: phổ biến ở hầu hết lãnh thổ châu Âu. Vùng phân bố tự
nhiên của loài này là từ vỹ tuyến 63° Bắc ở phía Tây Na Uy đến 55° Bắc
ở Lithuania.
- Bộ phận sử dụng: Hoa, quả, lá, vỏ thân, rễ
- Tác dụng, công dụng:
+ Hoa khô: sử dụng để toát mồ hôi, lợi tiểu, long đờm, lợi sữa. Trà làm
từ hoa có thể giải cảm, hạ sốt.
+ Quả: được coi như chất thanh lọc cơ thể, nhuận tràng. Dịch nước từ quả
có tác dụng chống viêm tốt trong các bệnh về mắt.
+ Lá: gây xổ, lợi tiểu, long đờm và cầm máu.
+ Ngoài ra, cơm cháy đen được sử dụng như một loại thuốc đắp để giảm
đau, giảm viêm hoặc xử lý các vết bỏng.
● Malva sylvestris L – Hoa cẩm quỳ
- Là một loài thực vật có hoa trong họ Cẩm quỳ.
- Phân bố, số lượng: Có nguồn gốc từ khu vực ôn đới châu Âu, kéo dài đến
Địa Trung Hải/Bắc Phi. Ngày nay đã được di thực từ phương Tây đến tận
dãy Himalayas và Siberia ở Trung Á, miền đông Australia, Canada, Hoa
kỳ và Mehico.
- Bộ phận dùng: Tất cả các bộ phận của loài cây này đều được dùng làm
thuốc.
- Tác dụng, công dụng:
+ Sử dụng để điều trị các rối loạn các cơ quan trong cơ thể như: tiêu hóa,
hô hấp, tiết niệu, cơ xương, sỏi thận cũng như các bệnh về da và vết
thương.
+ Rễ được sử dụng để điều trị đau răng do nhiễm trùng, viêm bộ phận
sinh dục và viêm da.
+ Cánh hoa được sử dụng để điều trị cảm lạnh, ho, đau họng, viêm
amidan và các bệnh về bàng quang.
+ Lá non để điều trị bỏng, tổn thương da, tiêu chảy, đau ngực và bệnh
thấp khớp.
+ Tính chất giảm đau của lá và hoa giúp chúng được sử dụng làm thuốc
đắp khi bị bầm tím, côn trùng cắn.
b) Dược liệu tại châu Mỹ
● Milabilis jalapa L. – Hoa phấn
- Hoa phấn còn gọi là hoa bốn giờ (vì nó thường nở hoa sau 4 giờ chiều),
là một loại thực vật thân thảo trồng làm cây cảnh.
- Phân bố, số lượng: Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ, nay đã di
thực ra bên ngoài các khu vực có khí hậu ấm áp. Tại các khu vực ôn đới
mát mẻ, nó sẽ chết khi gặp đợt sương giá đầu tiên, sau đó sẽ mọc lại vào
mùa xuân.
- Bộ phận dùng: Rễ, lá.
- Tác dụng, công dụng:
+ Rễ: thuốc cường dương, lợi tiểu và được sử dụng để chữa phù. Nó có
thể sử dụng làm thuốc đắp để điều trị ghẻ, hay các bệnh da dị ứng. Nước
sắc rễ còn sung để điều trị tiêu chảy, khó tiêu, rối loạn kinh nguyệt.
+ Lá: nước sắc lá dùng để làm thuốc lợi tiểu để chữa phù, điều trị mề đay
và được cho là có tác dụng chống viêm, giảm đau. Ngoài ra chúng còn
được sử dụng như một chất kích thích tử cung thúc đẩy sinh nở.
● Canna indica L. – Chuối hoa
- Thực vật có hoa thuộc Họ dong giềng, có hoa lưỡng tính.
- Phân bố, số lượng:
+ Trung, Nam Mỹ và vịnh Caribean. Được thuần hóa rộng rãi ở các
nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.
+ Thường được trồng làm cây lương thực
- Bộ phận dùng: Rễ, hoa.
- Tác dụng, công dụng:
+ Điều trị nhiễm trùng, thấp khớp và viêm gan.
+ Giảm đau, ra mồ hôi, hạ sốt
+ Lợi tiểu, điều trị rối loạn tiêu hóa và một số bệnh phụ nữ
c) Dược liệu tại châu Phi
● Barringtonia racemosa (L). Spreng (Lộc vừng hoa chùm)
- Phân bố, số lượng: Là loại thực vật bản địa của vùng ven biển phía Đông
châu Phi, từ Somalia tới Nam Phi, thông qua Madagascar và các đảo Ấn
Độ Dương khác vào khu vực nhiệt đới châu Á
- Bộ phận dùng: quả, lá, vỏ cây
- Tác dụng, công dụng:
+ Quả dùng để điều trị sốt rét, chữa ho, hen suyễn, bệnh vàng da, đau
đầu, tiêu chảy.
+ Nước sắc vỏ cây dùng điều trị thấp khớp
+ Lá để điều trị cao huyết áp và thanh lọc cơ thể
● Uvaria chamae P. Beauv (thực vật có hoa thuộc họ Na)
- Phân bố, số lượng: vùng nhiệt đới Tây và Trung Phi
- Bộ phận dùng: rễ, thân, lá
- Tác dụng, công dụng:
+ Chiết xuất từ rễ, vỏ cây và lá được dùng để điều trị viêm dạ dày – ruột,
nôn mửa, tiêu chảy, kiết lỵ, đau họng, viêm nướu.
+ Làm se và cầm máu, giảm đau sau khi sinh
d) Dược liệu tại châu Á

● Garcinia atroviridis griffith ex T. Anderson


- Thực vật có hoa thuộc họ Bứa (hình thái gần giống măng cụt)
- Phân bố, số lượng: là loài bản địa của bán đảo Malaysia, Myanma, Thái
Lan và Ấn Độ.
- Bộ phận dùng: quả, vỏ cây.
- Tác dụng, công dụng:
+ Thuốc điều trị trong thời kỳ hậu sản, cũng như điều trị đau tai, rát cổ
họng, ho và đau dày.
+ Quả sấy khô giúp cải thiện lưu thông máu, long đờm và nhuận tràng.
● Panax Ginseng C.A. Meyer (Nhân sâm)
- Phân bố, số lượng: là loài bản địa vùng rừng ôn đới phía bắc của Đông Á.
Nó được trồng rộng rãi ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
- Bộ phận dùng: rễ.
- Tác dụng, công dụng:
+ Được sử dụng như một loại thuốc bổ, tăng cường và cân bằng khả
năng sinh lý của cơ thể
+ Phòng chống lão hóa, mệt mỏi, đau đầu, mất trí nhớ, tiểu đường, bệnh
gan, tim, thận, …
● Curcuma longa L. (nghệ vàng)
- Phân bố, số lượng: một số khu vực ở Đông Nam Á, đặc biểu là được
trồng ở hầu khắp Ấn Độ
- Bộ phận dùng: rễ củ.
- Tác dụng, công dụng:
+ Điều trị một số bệnh liên quan đến hô hấp, rối loạn gan, thấp khớp và
biến chứng do tiểu đường, đau lưng, tiêu chảy, …
+ Kích thích tạo máu, tan cục máu đông, cầm máu
+ Dịch nước phần thân rễ dùng bôi ngoài da, chống mụn nhọt.
e) Dược liệu tại châu Úc
● Acacia longifolia (Andrew) Willd. (keo bờ biển)
- Phân bố, số lượng: là loài bản địa có nguồn gốc từ miền Đông Nam nước
Úc. Hiện nay được trồng rộng rãi tại các khu vực cận nhiệt đới trên toàn
cầu.
- Bộ phận dùng: Hoa, lá.
- Tác dụng, công dụng:
+ Tác dụng kháng khuẩn (giun đũa, E. coli)
+ Ức chế các tế bào ung thư in vitro
+ Có tiềm năng ngăn chặn tiến triển của bệnh thận do tiểu đường.
Chương III: TNCT ở Việt Nam
1. Điều kiện TN, XH dẫn đến sự phong phú về tài nguyên cây thuốc ở Việt
Nam.
- Diện tích đất liền: 331698 km2
- Đường bờ biển dài 3126 km, diện tích vùng biển khoảng 1000000 km2
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa nhiều
- Đa dạng về đia hình, ¾ là đồi núi, thấp dần từ Bắc vào Nam.
- Đa dạng về kiểu đất đai (đất phù sa, đất đỏ, đất badan…), đặc trưng khí
hậu khác nhau giữa các miền (miền Bắc 4 mùa, miền Nam 2 mùa)
⇨ Giới sinh vật phát triển đa dạng về thành phần loài, phong phú về số
lượng
- 7 vùng nông nghiệp
● Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Điều kiện tự nhiên
+ Địa hình: đồi núi cao, cao nguyên
+ Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu
+ Khi hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh.
- Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Mật độ dân số tương đối thấp
+ Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi
+ Ở vùng núi còn nhiều khó khăn
+ Trình độ thâm canh thấp
- Cây trồng phổ biến
+ Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, hồi, thuốc
lá …)
+ Cây ăn quả
+ Cây dược liệu: 16 loài dược liệu 13 loài bản địa (ba kích, đinh
lăng, gấc, giảo cổ lam, ích mẫu, kim tiền thảo, ý dĩ…) và 3 loài nhập
nội (bạch chỉ, bạch truật, địa hoàng...).
● Đồng bằng sông Hồng
- Điều kiện tự nhiên
+ Đồng bằng châu thổ có nhiều chỗ trũng
+ Đất phù sa sông Hồng và sông Thái Bình
+ Có mùa đông lạnh
- Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Mật độ dân số cao nhất cả nước
+ Mạng lưới đô thị dày đặc, quá trình đô thị hóa và CN hóa đang
được đẩy mạnh
+ Trình độ thâm canh cao, kinh nghiệm thâm canh lúa nước
+ Đầu tư nhiều lao động, áp dụng CN tiến bộ
- Cây trồng phổ biến
+ Cây lương thực (lúa cao sản), các loại rau cao cấp
+ Cây ăn quả
+ Cây dược liệu: 12 loài bản địa (hoa cúc, diệp hạ châu đắng, đinh
lăng, hòe, ích mẫu, mã đề…) và 8 loài nhập nội (bạc hà, bạch chỉ…).
● Bắc Trung Bộ
- Điều kiện tự nhiên
+ Đồng bằng hẹp, có đồi núi thấp
+ Đất phù sa, đất feralit (có cả đất badan)
+ Thường xảy ra nhiều thiên tai (lũ lụt, hạn hán, bão …)
- Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Ng dân có kinh nghiệm trong đấu tranh chinh phục tự nhiên.
+ Có một số đô thị vừa và nhỏ, chủ yếu nằm ở ven biển
+ Trình độ thâm canh tương đối thấp
+ Nông nghiệp sử dụng nhiều lao động, phát triển CN chế biến
- Cây trồng phổ biến:
+ Cây CN hằng năm (lạc, mía…); lâu năm (cà phê, cao su…)
+ Cây dược liệu: ập trung hàng trăm loài cây thuốc, trong đó nhiều
loài có giá trị cao như sâm Puxailaleng, sa nhân, hà thủ ô trắng, nấm
linh chi đỏ, giảo cổ lam, thổ phục linh, đông trùng hạ thảo…
● Duyên hải Nam Trung bộ
- Điều kiện tự nhiên
+ Đồng bằng hẹp, khá màu mỡ
+ Có nhiều vùng biển, thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản
+ Dễ bị hạn hán về mùa khô
- Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Có nhiếu phố thị dọc theo ven biển
+ Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi
+ Trình độ thâm canh khá cao
+ Sử dụng nhiều lao động và vật tư nông nghiệp
- Cây trồng phổ biến
+ Cây công nghiệp hằng năm (mía, thuốc lá…); lâu năm (dừa)
+ Cây dược liệu: Diệp hạ châu đắng, dừa cạn, củ mài, nghệ vàng,
quế, sa nhân tím, sâm Ngọc Linh…
● Tây nguyên
- Điều kiện tự nhiên
+ Các cao nguyên badan rộng lớn, với các độ cao khác nhau
+ Khí hậu phân ra 2 mùa khô – mưa rõ rệt. Mùa khô thiếu nước
- Điều kiện kinh tế xã hội
+ Có nhiều dân tộc ít người, tiến hành nông nghiệp theo hướng cổ
truyền
+ Công nghiệp chế biến còn yếu
+ Quảng canh là chính, trình độ thâm canh đang được nâng lên
- Cây trồng phổ biến
+ Cà phê, cao su, hồ tiêu…
+ Cây dược liệu: Gừng, hương nhu trắng, đảng sâm, nghệ vàng, sa
nhân tím, sâm Ngọc Linh, trinh nữ hoàng cung, ý dĩ…
● Đông Nam Bộ
- Điều kiện tự nhiên
+ Các vùng đất badan, đất phù sa cổ rộng lớn, khá bằng phẳng
+ Các vùng trũng có khả năng nuôi trồng thủy sản
+ Thiếu nước về mùa khô
- Điều kiện kinh tế xã hội
+ Có các thành phố lớn, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam
+ Tập trung nhiều cơ sở CN chế biến
+ Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi
+ Trình độ thâm canh cao
+ Sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp
- Cây trồng phổ biến
+ Cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía); lâu năm (cao su, cà
phê, điều…)
+ Cây dược liệu: Gừng, trinh nữ hoàng cung, nghệ vàng, rau đắng
biển, tràm, kim tiền thảo…
● Đồng bằng sông Cửu Long
- Điều kiện tự nhiên
+ Các dải phù sa ngọt, các vùng đất phèn, đất mặn
+ Có các vịnh biển nông, ngư trường rộng
+ Các vùng rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng thủy sản
- Điều kiện kinh tế xã hội
+ Có thị trường rộng lớn
+ Điều kiện gtvt thuận lợi
+ Mạng lưới đô thị vừa và nhỏ, mở rộng các cơ sở CN chế biến
+ Trình độ thâm canh cao, sản xuất hàng hóa sử dụng nhiều máy
móc, vật tư nông nghiệp
- Cây trồng
+ Cây CN ngắn ngày (mía, đay, cói)
+ Cây ăn quả nhiều đới
+ Cây dược liệu: không tìm thấy =.=”
2. Đa dạng sinh học ở Việt Nam
● Đặc trưng của đa dạng sinh học ở Việt Nam:
- Tính phong phú và đa dạng của các kiểu hệ sinh thái: Có diện tích không
rộng nhưng lãnh thổ Việt Nam có đủ các kiểu địa hình, khí hậu, dẫn đến
hình thành nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau. Ở từng vùng địa lý cũng
tồn tại nhiều kiểu hệ sinh thái
- Thành phần các quần xã trong các hệ sinh thái rất giàu có. Cấu trúc quần
xã trong các hệ sinh thái phức tạp, phân nhiều tầng, nhiều nhánh.
- Tính phong phú của các mối quan hệ giữa các yếu tố vật lý và sinh học,
giữa các nhóm sinh học với nhau, giữa các loài, các quần thể trong cùng
một loài sinh vật. Các mối quan hệ năng lượng được thực hiện song song
với các mối quan hệ vật chất phong phú, nhiều tầng, nhiều bậc thông qua
các nhóm thực vật: tự dưỡng, dị dưỡng, hoại sinh.
- Có đặc trưng tính mềm dẻo sinh thái, thể hiện ở sức chịu tải cao, khả
năng tự tái tạo lớn; khả năng trung hòa và hạn chế các tác động có hại;
khả năng tự khắc phục các tổn thương; khả năng tiếp nhận và chuyển hóa
các tác động từ bên ngoài.
- Phần lớn là những hệ sinh thái nhạy cảm.
● Đa dạ sinh học ở Việt Nam bao gồm
- Đa dạng hệ sinh thái: sự phong phú về các kiểu hệ sinh thái khác nhau (ở
trên cạn cũng như ở dưới nước) tại một vùng nào đó.
+ Hệ sinh thái trên cạn
✔ Có sự đa dạng về thành phần loài cao nhất

✔ Thảm thực vật bao phủ đặc trưng cho rừng mưa nhiệt đới ở VN
+ Hệ sinh thái đất ngập nước
✔ Gồm 2 nhóm đất ngập nước (ĐNN): ĐNN nội địa và ĐNN ven
biển.
✔ Rừng ngập mặn ven biển: cung cấp gỗ, củi, thủy sản; là nơi cư trú
của nhiều loài động vật bản địa và di cư; chống tác động của gió và
sóng biển.
✔ Đầm lầy than bùn: đặc trưng của vùng ĐNÁ (rừng U Minh
Thượng, U Minh Hạ)
✔ Đầm phá: thường thấy ở các vùng ven biển Trung bộ. Có hệ thủy
sinh vật rất phong phú, cấu trúc quần xã sinh vật thay đổi theo
mùa.
✔ Rạn san hô, cỏ biển: kiểu hệ sinh thái đặc trưng cho vùng biển ven
bờ, đặc biệt đối với vùng biển nhiệt đới. Là nơi cư trú của nhiều
loại rùa biển và các loại thú biển khác.
✔ Vùng biển quanh các đảo ven bờ: có hệ thống các đảo rất phong
phú, có mức độ đa dạng sinh học rất cao với nhiều hệ sinh thái đặc
thù.
+ Hệ sinh thái biển: Nguồn tài nguyên sinh vật biển khá phong phú, hơn
11.000 loài sv cư trú trong 20 kiểu hệ sinh thái điển hình.
- Đa dạng loài: sự phong phú về các loài được tìm thấy trong các hệ sinh
thái tại một vùng lãnh thổ được xác định thông qua việc điều tra, kiểm kê
+ Đa dạng loài trong HST trên cạn: hệ thực vật và hệ động vật
+ Đa dạng loài trong HST đất ngập nước nội địa: vi tảo, các loại động
vật không xương sống và các loài cá thủy vực nước ngọt
+ Đa dạng loài trong HST biển và ven bờ:
+ Đặc trưng đa dạng loài
✔ Số lượng các loài sinh vật nhiều, sinh khối lớn

✔ Cấu trúc các loài rất đa dạng

✔ Khả năng thích nghi của loài cao


- Đa dạng nguồn gen (đa dạng di truyền): sự phong phú những biến dị
trong cấu trúc di truyền của các cá thể bên trong loài hoặc giữa các loài;
nhữn biến di di truyền bên trong hoặc giữa các quần thể.
+ Nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi
✔ Các giống cây trồng bản địa: sử dụng và lưu truyền lâu năm.

✔ Các giống cây trồng mới: cho năng suất cao và có nhiều đặc tính
tốt.
✔ Các giống cây trồng được nông dân ở các tỉnh biên giới trao đổi
với nhau qua biên giới hoặc qua các đường tiểu ngạch.
✔ Vật nuôi: nhiều giống gia súc, gia cầm …
+ Đặc trưng đa dạng nguồn gen
✔ Biểu hiện kiểu gen rất phong phú

✔ Các kiểu gen ở Việt Nam thường có nhiều biến dị, đột biến => tạo
giống mới.
✔ Các kiểu gen có khả năng chống chịu và tính mềm dẻo cao.

● Tầm quan trọng của đa dạng sinh học ở Việt Nam


- Giá trị sinh thái và môi trường
- Bảo vệ tài nguyên đất và nước
- Điều hòa khí hậu
- Phân hủy các chất thải
- Giá trị kinh tế
- Giá trị xã hội nhân văn
3. Sự suy thoái đa dạng sinh học ở VN và nguyên nhân
- Sự suy giảm và mất đi nơi sinh cư
- Sự khai thác quá mức
- Ô nhiễm môi trường
- Ô nhiễm sinh học
● Nguyên nhân:
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Khai thác, sử dụng không bền vững
+ Cháy rừng
+ Chuyển đổi phương thức sử dụng đất
+ Ô nhiễm môi trường
+ Chiến tranh
+ Sự suy giảm và mất sinh cảnh sống
+ Di nhập các loài ngoại lai
- Nguyên nhân sâu xa
+ Tăng trưởng dân số
+ Sự di dân
+ Sự nghèo đói
+ Chính sách kinh tế vĩ mô
4. Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
- Đa dạng cây thuốc ở VN
+ Hơn 5000 loài thực vật và nấm, 408 khoáng vật và 75 loại khoáng vật
có khả năng làm thuốc.
+ Cung cấp trên 40% nhu cầu sử dụng thuốc của đất nước, giúp giảm giá
thành các loại thuốc dùng cho việc phòng và chữa bệnh, đồng thời tạo ra
việc làm cho một số lượng những người lao động.
+ Được sử dụng chủ yếu trong Y học dân gian và Y học cổ truyền VN.
- Phân bố TNCT ở VN: 8 vùng quy hoạch dược liệu
+ Vùng núi cao có khí hậu á nhiệt đới: Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang. 4
loài bản địa (Bình vôi, Đảng sâm, Hà hủ ô đỏ, Tục đoạn) và 9 loài nhập
nội (Actiso, Đương quy, Hoàng bá, Tam thất…)
+ Vùng núi trung bình có khí hậu á nhiệt đới: Lào Cai, Sơn La, Lâm
Đồng. 5 loài bản địa (như trên + Ý dĩ) và 7 loài nhập nội (Bạch truật, Đỗ
trọng, Actiso, Đương quy…)
+ Vùng trung du miền núi Bắc Bộ: Bắc Giang, Yên Bái, Quảng Ninh,
Lạng Sơn. 13 loài bản địa (Ba Kích, Gấc, Đinh lăng, Ích mẫu, Kim tiền
thảo, Hồi, Quế, Sả…) và 3 loài nhập nội (Địa hoàng, Bạch chỉ, Bạch
truật)
+ Vùng đồng bằng sông Hồng: HN, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Dương,
Nam Định, Thái Bình. 12 loài bản địa (Diệp hạ châu trắng, Đinh lăng,
Gấc, Hòe, Thanh hao hoa vàng, Ích mẫu…) và 8 loài nhập nội (Bạc Hà,
Bạch chỉ, Ngưu tất, Địa hoàng, Đương quy…)
+ Vùng các tỉnh Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Nghệ An. 10 loại bản địa
(Hòe, Đinh lăng, Nghệ vàng, Quế, Sả…)
+ Vùng Nam Trung Bộ: Quảng Nam, Khánh Hòa. 10 loại dược liệu bản
địa (Dừa cạn, Sa nhân tím, Sâm Ngọc Linh, Diệp hạ châu đắng, …)
+ Vùng Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk
Nông. 10 loài bản địa (Gấc, Gừng, Hương Nhu trắng, Đảng sâm, Sâm
Ngọc Linh, Trinh nữ hoàng cung, …)
+ Vùng Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ: An Giang, Đồng Tháp, Hậu
Giang, Tiền Giang, … 10 loại dược liệu bản địa (Tràm, Xuyên tâm liên,
Trinh nữ hoàng cung, Rau đắng biển, Kim tiền thảo …)
- Tri thức sử dụng TNCT ở VN: y học truyền thống và y học nhân dân…
5. Trình bày tình hình khai thác, pt TNCT ở Việt Nam
● Khai thác
- Khai thác để bán cho các cty Dược trong nước và xuất khẩu
- 286 cơ sở sản xuất dược phẩm đang sản xuất hơn 1000 loại dược phẩm từ
thực vật hoặc chiết suất từ thực vật, chiểm 23% tổng số loại dược phẩm
được phép sản xuất.
● Phát triển
- Trồng và phát triển cây thuốc có nguồn gốc bản địa: 40 loài bản địa…
- Trồng và phát triển cây thuốc có nguồn gốc nhập nội: 70 loài nhập nội…
Chương IV: Bảo tồn và phát triển TNCT
1. 2 quy trình VietGAP và GACP
● Tiêu chuẩn VietGAP
- VietGAP là viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices, là các
quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam.
- 4 tiêu chí chính:
+ Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất: quy định cụ thể về kỹ thuật sản xuất
từ khâu chọn đất, giống, phân bón cho đến thu hoạch theo đúng quy định
cụ thể cho từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
+ An toàn thực phẩm: Gồm các biện pháp được dùng để đảm bảo thực
phẩm không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch,
tuyệt đối an toàn khi đến tay người tiêu dùng.
+ Môi trường làm việc: đất canh tác tốt, đầy đủ nguồn nước đảm bảo
đúng tiêu chuẩn nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông
dân.
+ Truy tìm nguồn gốc sản phẩm: Tiêu chuẩn này cho phép người tiêu
dùng dễ dàng xác định được sản phẩm qua quá trình từ nguồn giống đến
khi thành phẩm và đưa ra thị trường. Đồng thời qua truy xuất nguồn gốc,
người dùng sẽ biết đầy đủ thông tin chính xác về doanh nghiệp sản xuất.
- Theo VietGAP, các yếu tố chính trong sản xuất nông nghiệp gồm
1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
2. Giống và gốc ghép
3. Quản lý đất và giá thể
4. Phân bón và chất phụ gia
5. Nước tưới cho cây trồng
6. Hóa chất (gồm phân vô cơ và thuốc BVTV)
7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
8. Quản lý và xử lý chất thải
9. An toàn lao động
10.Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
11.Kiểm tra nội bộ
12.Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
- VD: Trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP
+ Đất:
✔ Tìm vùng đất canh tác có vị trí cao, thoát nước dễ dàng để thích
hợp với sự sinh trưởng và phát triển của rau quả.
✔ Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây ô nhiễm sản phẩm như:
khói bụi, chất thải, hóa chất độc hại từ hoạt động hàng ngày của
con người và khu công nghiệp.
✔ Địa điểm canh tác phải cách ly với khu vực có chất thải công
nghiệp và bệnh viện ít nhất là 2km, đồng thời cách ly ít nhất là
200m đối với chất thải sinh hoạt thành phố.
✔ Đảm bảo đất không bị tồn dư hóa chất độc hại, hàm lượng các kim
loại nặng trong đất, giá thể không vượt quá quy định.
✔ Nếu vùng đất nuôi trồng có chứa kim loại nặng vượt giá trị cho
phép, thì phải có những biện pháp canh tác và nuôi trồng hợp lý.
+ Nước:
✔ Sử dụng nguồn nước tưới từ sông sạch hoặc ao hồ không bị ô
nhiễm, hoặc đã được xử lý cẩn thận và phải đảm bảo an toàn vệ
sinh.
✔ Sử dụng nước giếng khoan để tưới đối với rau xà lách và các loại
rau gia vị.
✔ Phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật phải được pha bằng nước
sạch để tưới.
+ Giống:
✔ Phải biết rõ nguồn gốc nơi sản xuất giống, nếu giống nhập khẩu
phải qua kiểm dịch kỹ lưỡng trước khi đem trồng.
✔ Chỉ gieo trồng các loại giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh,
không mang nguồn sâu bệnh.
✔ Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để
diệt nguồn sâu bệnh, bảo đảm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
+ Phân bón:
✔ Sử dụng phân hoá học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại
rau khác nhau, trước khi thu hoạch từ 15 ngày cần kết thúc bón
phân.
✔ Không được dùng phân chuồng tươi hoặc pha loãng phân chuồng
tươi để tưới rau, nên tăng cường sử dụng phân hữu cơ để bón cho
rau.
✔ Chỉ được phép sử dụng các loại phân bón có tên trong danh mục
phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam
do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và đang có
hiệu lực hiện hành.
+ Thuốc BVTV:
✔ Không sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật cho rau. Chọn các
loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với ký sinh thiên địch.
✔ Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học, các chế phẩm thảo mộc,
các ký sinh thiên địch để phòng bệnh thay cho việc sử dụng các
loại thuốc hóa chất. Nhằm đảm bảo vệ an toàn cho cây trồng, môi
trường đất, nước và không khí xung quanh.
✔ Kết thúc phun thuốc trước khi thu hoạch ít nhất từ 5 – 10 ngày,
nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi người tiêu dùng chọn mua
để sử dụng.
✔ Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để kịp thời phát hiện và có
biện pháp quản lý, khắc phục thích hợp đối với các loại sâu, bệnh.
+ Thu hoạch, đóng gói:
✔ Thu hoạch rau quả theo đúng độ chín, đúng theo yêu cầu của từng,
sau đó loại bỏ lá già héo, trái bị sâu bệnh và dị dạng.
✔ Sau khi thu hoạch rau sẽ được chuyển vào phòng sơ chế, được
phân loại, làm sạch bằng nước sạch, để ráo sau đó dùng túi sạch để
lưu trữ. Trên bao bì ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo
quyền lợi cho người tiêu dùng.
● Tiêu chuẩn GACP
- Chuẩn bị các điều kiện và tiến hành trồng cây thuốc
+ Nhận dạng/xác định các cây thuốc trồng
✔ Chọn cây giống: các loài rõ nguồn gốc, xuất xứ, được xđ trong
Dược điển quốc gia.
✔ Lai lịch thực vật: Tên khoa học của mỗi cây thuốc đều cần được
xác minh và lưu hồ sơ.
✔ Mẫu kiểm nghiệm: mỗi loại cây thuốc khi được đăng ký lần đầu thì
cần gửi mẫu đến một Viện Dược thảo cấp quốc gia để nhận dạng.
+ Hạt giống và các vật liệu nhân giống khác

✔ Cần được khai thác đầy đủ các thông tin liên quan (…). Vật liệu
trồng trọt cần có chất lượng thích hợp và sạch sẽ, nên có tính đề
kháng hoặc dung nạp được các nhân tố sống hoặc không có sự
sống.
✔ Chất lượng vật liệu nhân giống cần theo đúng các quy định, có
dán nhãn thích hợp và có lưu hồ sơ, tài liệu.
✔ Cẩn trọng trong việc loại bỏ các loài, giống thực vật ngoại lai
trong toàn bộ quá trình sản xuất
+ Trồng trọt:

✔ Chọn địa điểm:

✔ Môi trường sinh thái và tác động xã hội:


✔ Khí hậu:

✔ Thổ nhưỡng:

✔ Tưới nước và thoát nước:

✔ Chăm sóc và bảo vệ cây:


- Thu hoạch cây thuốc:
+ Lập kế hoạch thu hái
+ Chọn cây thuốc để thu hái
+ Thu hái
+ Kỹ thuật chung: ktra phân loại => sơ chế => làm khô => đặc chế
- Điều kiện nhà xưởng:
+ Địa điểm
+ Các khu xử lý dl, cung cấp nước, xử lý nước thải
+ Phương tiện rửa tay, khử trùng
+ Thông gió
- Đóng gói và dán nhãn:
+ Đóng gói càng nhanh càng tốt để bảo vệ sản phẩm tránh được sự tấn
công của VK và các nguồn ô nhiễm khác.
+ Bao bì cần được khử khuẩn và sấy khô hoàn toàn.
+ Nhãn: tên, xuất xứ, nơi sx, số lô sx, công dụng …
- Bảo quản và vận chuyển:
- Đảm bảo chất lượng:
2. Tại sao bảo tồn và phát triển phải đi liền với nhau
3. Các biện pháp bảo tồn và pt nguồn TNCT
● Bảo tồn TNCT
- Bảo tồn nguyên vị (in situ):
+ Bảo tồn tại nơi sống tự nhiên của chúng, giữ nguyên trạng các mối
quan hệ sinh thái giữa các loài và mối quan hệ giữa loài với môi trường
sống và các nền văn hóa.
+ Ưu điểm: duy trì sự tiến hóa của các loài, nguồn gen cũng như sự tiến
hóa của tri thức sử dụng.
- Bảo tồn chuyển vị (ex situ):
+ Di chuyển cây ra khỏi nơi sống tự nhiên để chuyển đến nơi có điều
kiện tập trung, quản lý.
+ Các loài cây được bảo tồn chuyển vị chủ yếu nằm ở các vùng có nguy
cơ xói mòn gen và phụ thuộc vào sự chăm sóc, duy trì của con người.
- Bảo tồn trên trang trại (on farm)
+ Trồng trọt và quản lý liên tục dựa trên sự đa dạng của các bộ quần thể
cây thuốc, được người nông dân thực hiện trong các hệ sinh thái nông
nghiệp – nơi cây trồng đã tiến hóa.
+ Yếu tố chính ảnh hưởng: con người
4. Điều kiện bảo tồn và pt nguồn TNCT
Chương V: Nghiên cứu và phát triển thuốc từ TNCT
1. Quá trình nghiên cứu và phát triển thuốc mới
- Nghiên cứu thăm dò: một số hợp chất hứa hẹn và mục tiêu điều trị. Dựa
trên 2 con đường chính
+ Chiết xuất, phân lập, sàng lọc các hợp chất tự nhiên
+ Tổng hợp hoặc bán tổng hợp ra chất mới dựa trên những cấu trúc đã
biết.
- Tối ưu hóa: kiểm tra kỹ lưỡng trong phạm vi rộng hơn bằng kỹ thuật sinh
hóa và nhiều mô hình nghiên cứu để đánh giá tiềm năng trở thành thuốc.
Sau đó được nghiên cứu để tối ưu hóa.
- Sản xuất: Thiết lập quy trình sx và tổng hợp 1 lượng vừa đủ hoạt chất để
các nhà nghiên cứu tiến hành thử nghiệm (tiền ls và ls).
- Pt tiền lâm sàng: nghiên cứu in vitro và in vivo => XĐ dược động học và
dược lực học của thuốc.
- Nộp đơn xin bảo hộ bằng sáng chế
- Nộp hồ sơ đăng ký IND lên FDA
- Nghiên cứu lâm sàng:
+ Phase 1: tìm hiểu tác động của thuốc trên cơ thể người, dự đoán liều
lượng.
+ Phase 2: kiểm tra hiệu quả, tính an toàn và các tác dụng phụ của thuốc.
+ Phase 3: tiến hành trên quy mô lớn để khẳng định tính an toàn và hiệu
quả của thuốc.
- Kế hoạch marketing và kinh doanh: có thể được khởi xướng từ phase 1
khi nghiên cứu ls.
- Đăng ký thuốc mới
- Thử nghiệm phase 4: khảo sát hiệu quả của thuốc trên nhiều nhóm bệnh
nhân đặc trưng, phát hiện các tác dụng phụ hiếm gặp; so sánh hiệu quả
với những liệu pháp hiện có ở cùng điều kiện.
2. Tình hình nghiên cứu và pt thuốc, thực phẩn cn, mỹ phẩm từ Dược liệu
● Trên thế giới
- Nhu cầu về việc sử dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên là rất lớn. Thực vật
là nguồn nguyên liệu chính để phát triển các loại thuốc mới trên thế giới.
- Một số dl được ưa chuộng trên thị trường Mỹ: Sâm, Đương quy, Lô hội,
tỏi, gừng …
- Các thị trường lớn tiêu thụ dl: Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Trung Quốc,
Hàn Quốc, Singapore,
- Những nước xuất khẩu dl: Trung Quốc, Thái Lan
● Trong nước
- Các cty trong nước đã và đang pt sx thuốc từ ng.liệu tự nhiên. VD: Cty
cổ phần Dược phẩm Nam Hà, Cty cổ phần Dược phẩm Traphaco, Cty
Dược liệu Trung ương 3, Cty cổ phần Dược phẩm Tuệ Linh…
- Đáp ứng nhu cầu 20000 – 30000 tấn dl/năm từ cây thuốc cho Y học cổ
truyền và 10000 – 15000 cho CN chế biến thuốc Đông dược.
- SX trong nước, đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh cho cộng đồng mới
chỉ đạt 20 – 30%.
- Tăng nhanh klg sản phẩm xuất khẩu
- Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, các cty trong nước còn
mở rộng đầu tư nghiên cứu mỹ phẩm và thực phẩm c.năng.
- Đã có nhiều thực phẩm chức năng trên thị trg hiện nay như: Giảo cổ lam,
Diệp hạ châu…
- Chính sách kinh tế xã hội và định hướng pt: xây dựng dự án đưa cây dl
tgia chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp.
- Sự cẩn thiết đầu tư: …

You might also like