Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

sinh biết thương yêu cha em và có trách nhiệm với tương lai đời mình của mình mới

trăn trở và dằn vặt bản thân nhiều như thế.


5. Cán bộ tham vấn hài hước: Lúc này giá được biến thành con gì đó để không phải lo
nghĩ, không phải đối đầu thì hay quá nhỉ.
Tình huống 2
Học sinh: Cô ơi, em đã quyết tâm không chơi game trong giờ học, nhưng em không
khỏi dừng suy nghĩ đến game. Cán bộ tham vấn chỉ ra sự không thống nhất, mâu thuẫn
theo các cách khác nhau để học sinh phải đối đầu với chúng:
1. Cán bộ tham vấn phản hồi mâu thuẫn: Một mặt em nói rằng em quyết tâm không
chơi game trong giờ học, nhưng mặt khác, em vẫn luôn suy nghĩ đến game.
Chương 4
2. Cán bộ tham vấn yêu cầu học sinh giải thích sự không thống nhất trong lời nói
của học sinh: Hãy giải thích cho cô hiểu ý em là gì khi em nói rằng em quyết tâm không
chơi game trong giờ học nhưng em không thể dừng suy nghĩ đến game.
3. Cán bộ tham vấn tóm lược làm rõ điều không thống nhất: Em nói rằng em quyết
tâm không chơi game trong giờ học, nhưng em vẫn không thể dừng suy nghĩ đến game.
Phải chăng ý em là em không thể dừng việc chơi game được.

QUY TRÌNH THAM VẤN


4. Cán bộ tham vấn thấu cảm mâu thuẫn: Em vốn thích chơi game nhưng em biết
rằng chơi game sẽ ảnh hưởng đến học tập và làm phiền lòng cha mẹ, vì vậy em muốn
dừng việc chơi game. Tuy nhiên, em không thể không suy nghĩ đến game. Một số học

HỌC ĐƯỜNG
sinh khi bắt đầu từ bỏ một thói quen xấu nào đó đôi khi cũng rơi vào tâm trạng như em.
5. Cán bộ tham vấn sử dụng hài hước, giễu cợt: 1/ Giá cả đời chỉ chơi game thôi,
không cần học mà vẫn trở thành người được mọi người ngưỡng mộ thì hay biết mấy,
hoăc: 2/ Giá nhà trường đưa trò chơi này thành môn game cho học sinh học thì hay biết
mấy, sẽ có một số bạn vừa học giỏi lại vừa chơi game hay!

104
Quá trình hỗ trợ học sinh dù xảy ra nhiều buổi hoặc chỉ trong một buổi thì cán bộ tham
vấn vẫn cần thiết tôn trọng các bước/các giai đoạn của quy trình tham vấn và thời gian
cho mỗi giai đoạn là rất khác nhau, có thể là vài buổi hoặc vài chục phút. Các giai đoạn của GỢI Ý GIỚI THIỆU VỀ CÔNG VIỆC CỦA CÁN BỘ THAM VẤN
quá trình tham vấn đó là: 1/ Xây dựng quan hệ giữa cán bộ tham vấn và thân chủ; 2/ Thu (Sau khi đã chào hỏi làm quen...)
thập thông tin và xác định vấn đề; 3/ Lựa chọn giải pháp và xây dựng kế hoạch thực hiện;
4/ Thực hiện giải quyết vấn đề; 5/ Đánh giá kết thúc tham vấn và theo dõi sau khi kết thúc. Trước khi chúng ta bắt đầu vào câu chuyện của em, cô xin nói qua về cô và
Trong công việc thực tế, tùy vào mục tiêu tham vấn của thân chủ mà cán bộ tham vấn sử công việc ở phòng tham vấn này. Cô tên là X, công việc của cô là giúp đõ các em
dụng các giai đoạn của quá trình tham vấn. vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống. Cô chỉ có thể giúp được
em khi biết rõ về câu chuyện của em. Vì vậy em sẽ nói về vấn đề của mình và cô
XX Các giai đoạn của quá trình tham vấn là người lắng nghe. Trong khi em nói có chỗ nào chưa rõ cô sẽ hỏi lại, hoặc làm
1. Xây dựng mối quan hệ tin tưởng giữa cán bộ tham vấn và học sinh rõ thông tin. Sau khi cô và em hiểu được vấn đề gì đang thực sự xảy ra với em,
• Chào hỏi, tạo thoải mái cho học sinh, hoan nghênh học sinh đến (có thể nói chuyện chúng ta cùng nhau thảo luận phương án giải quyết. Cô sẽ giúp em làm sáng
ngoài lề nhưng không được làm chệch mục tiêu tham vấn). tỏ vấn đề và chúng ta sẽ cùng cân nhắc các cách giải quyết sao cho có hiệu quả
nhất, còn em sẽ thực hiện chúng, nếu cần. Có những vấn đề phải mất vài buổi
Cán bộ tham vấn: Chào em, mời em ngồi (chỉ một chỗ ngồi), hoặc chỉ các chỗ ngồi, trò chuyện, có những vấn đề chỉ cần một buổi. Kết quả tham vấn phụ thuộc rất
nói: Em có thể ngồi chỗ nào trong mấy chỗ này cũng được; Em có thể ngồi chỗ nào mà nhiều từ chính sự cố gắng của em.
em cảm thấy thoải mái). Đưa nước: Em uống nước đi; mời em uống nước...
Trong quá trình làm việc, có thể cô cần thêm một số thông tin từ những người
Cán bộ tham vấn: Cám ơn em đã đến đây nói chuyện với cô...Em vừa tan lớp à? (Hôm khác để xem xét vấn đề của em tốt hơn. Nếu cần gặp ai, về vấn đề gì trong số
nay học thế nào? Hôm qua có phim, bóng đá, thi hoa hậu em có xem?... bất kể hoạt người thân của em cô sẽ nói để em biết.
động nào, chương trình nào đang là mối quan tâm của giới trẻ).
Những thông tin em chia sẻ với cô chỉ có cô và em biết mà thôi, trừ khi vấn đề
• Giới thiệu qua về bản thân, công việc của bản thân liên quan đến công việc giúp đỡ
của em liên quan đến vi phạm pháp luật hoặc vi phạm kỉ cương học đường, lúc
(nếu học sinh lần đầu tiên đến phòng tham vấn).
đó chúng ta khó có thể giữ được bí mật.
• Làm rõ cho học sinh hiểu tính chất của hoạt động trợ giúp tâm lý và nói về một số
Bây giờ em giới thiệu qua về bản thân sau đó nói về vấn đề của mình nhé.
nguyên tắc tham vấn (nguyên tắc giữ bí mật, nguyên tắc học sinh tự quyết định về
hành vi của mình).
• Hỏi về lí do đến tham vấn để xác định rõ mục tiêu tham vấn của học sinh (Xem trong
khung gợi ý).
Trước khi hỏi về thông tin cá nhân, mục tiêu học sinh đến tham vấn, cán bộ tham vấn có
thể đưa ra các câu nói “mào đầu” tùy theo các tình huống như sau:
1/ Học sinh lần đầu tiên đến phòng tham vấn.
Cán bộ tham vấn: Chào em, lần đầu tiên gặp cô, chắc em cũng ít nhiều bỡ ngỡ khi chia
sẻ những khó khăn của mình. Một số bạn khi lần đầu tiên đến gặp cán bộ tham vấn học
đường cũng thường cảm thấy bỡ ngỡ và e ngại.
2/ Học sinh đã vài lần gặp cán bộ tham vấn trong trạng thái miễn cưỡng.
Cán bộ tham vấn: Chào em, có thể em đang cảm thấy ái ngại, sợ cô đánh giá vì em đã
gặp cô vài lần và lần này lại gặp nữa.

106 107
3/ Học sinh đã gặp cán bộ tham vấn vài lần và vẫn muốn gặp • Cán bộ tham vấn cố gắng thu thập một cách khái quát những trải nghiệm cảm xúc,
Cán bộ tham vấn: Chào em, hẳn là những cuộc nói chuyện giữa cô trò mình cũng ít niềm tin của học sinh về những điều xảy ra và về bản thân để xác định các hành vi
nhiều đem lại cho em những thông tin bổ ích, vì vậy em lại muốn gặp cô. Cô rất vui vì có vấn đề.
gặp lại em ở đây. • Cán bộ tham vấn thảo luận cùng học sinh những suy nghĩ, những lo lắng xung
2. Thu thập thông tin, xác định vấn đề của học sinh quanh vấn đề của học sinh.

Thu thập thông tin • Cung cấp cho học sinh những thông tin bổ xung, giải thích các vấn đề của học sinh
theo các cách nhìn khác nhau.
Những thông tin học sinh liên quan đến nhu cầu giúp đỡ
• Giúp học sinh xác định rõ vấn đề của mình (đôi khi vấn đề các em nêu ra chỉ là triệu
• Vấn đề hiện tại/ Tình trạng vấn đề chứng; cán bộ tham vấn phải lắng nghe và hỏi cụ thể, đôi khi tốn nhiều thời gian,
Tình trạng vấn đề là sự kiện xảy ra làm ảnh hưởng tới học sinh khiến học sinh xin mới xác định được đúng vấn đề của các em).
tham vấn. Sự kiện xảy ra là gì? Học sinh cảm thấy thế nào? Sự kiện ảnh hưởng đến Trong giai đoạn thu thập thông tin và xác định vấn đề, cán bộ tham vấn cần ghi lại một số
sinh viên như thế nào? thông tin để xem xét:
• Lịch sử vấn đề (1)  Những thông tin từ quan sát trực tiếp (Ấn tượng chung về học sinh; những lưu ý liên
Những thông tin về học sinh trong quá khứ, tiểu sử bản thân học sinh trong quá quan đến vấn đề của học sinh, những quan sát khi vãng gia (nếu có);
trình phát triển, mối quan hệ của học sinh với gia đình, bạn bè, v.v... Tập trung vào (2) Các kết quả thăm khám y khoa (nếu có);
những thông tin liên quan đến vấn đề học sinh muốn giúp đỡ.
(3) Các kết quả đánh giá tâm lí (nếu có), như kết quả của các chuẩn đoán ban đầu qua
• Hoàn cảnh gia đình trắc nghiệm hay phiếu đánh giá, v.v...
Điều kiện kinh tế gia đình; những thông tin liên quan đến các thành viên trong gia 3. Lựa chọn giải pháp và xây dựng kế hoạch thực hiện
đình; xu hướng dạy dỗ con cái của cha mẹ; các sự kiện xảy ra trong gia đình có ảnh
hưởng tới học sinh và người thân... có liên quan đến vấn đề của học sinh. Lựa chọn giải pháp

• Sức khỏe học sinh Cán bộ tham vấn hướng dẫn học sinh liệt kê những vấn đề/hành vi các em muốn thay đổi
(dựa vào xác định mục tiêu tham vấn).
Tình trạng sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm lí hiện tại của học sinh.
• Liệt kê vấn đề/ những vấn đề của học sinh
• Điều kiện văn hóa xã hội cộng đồng
Vấn đề 1 :………………………………………………………
Tiểu môi trường văn hoá nơi học sinh sống; những nguồn hỗ trợ từ cộng đồng hay
chính sách xã hội mà học sinh có thể được hưởng...(nếu liên quan đến vấn đề cần Vấn đề 2 : ………………………………………………………
giúp đỡ). Cán bộ tham vấn hướng dẫn học sinh liệt kê các giải pháp cho từng vấn đề, thảo luận cùng
Xác định vấn đề học sinh các giả pháp các em đưa ra về tính hiện thực của từng giải pháp.

• Cán bộ tham vấn hướng dẫn học sinh hoàn thành một bản liệt kê những sự kiện liên • Liệt kê các giải pháp có thể thực hiện
quan và những lo lắng mà học sinh thấy cần được giúp đỡ trước khi đến gặp Cán bộ Vấn đề 1:
tham vấn.
Giải pháp a1 :………………………………………………
• Cán bộ tham vấn giúp học sinh sắp xếp những thông tin thu được vào một số nhóm
Giải pháp b1 : ………………………………………………
- gọi là “nhóm có cùng chủ đề”.
Vấn đề :
• Cán bộ tham vấn hỏi đầy đủ, tỉ mỉ sự việc liên quan đến hành vi, suy nghĩ, niềm tin,
cảm xúc, tâm trạng và tình trạng cơ thể của học sinh. Giải pháp a2 :…………………………………………….…
Giải pháp b2: …………………………………………….…

108 109
Khi học sinh xác định một giải pháp nào đó, cán bộ tham vấn cùng học sinh phân tích thế giải pháp/ mục tiêu đạt được, công việc, thời gian thực hiện và nguồn lực hỗ trợ. Hướng
mạnh và mặt hạn chế của giải pháp. Cán bộ tham vấn tôn trọng giải pháp mà học sinh lựa dẫn lập bảng đánh giá tâm trạng khi thực hiện các hoạt động. Ví dụ về tình huống về xây
chọn. Việc giúp học sinh phân tích được những thuận lợi và khó khăn của mỗi giải pháp dựng kế hoạch thực hiện:
học sinh lựa chọn mới là trách nhiệm quan trọng của cán bộ tham vấn.
Học sinh nữ bị học lại lớp 12 và chuyển trường mới (do kết quả học bị đuối và em bị ốm nên
• Phân tích thuận lợi/bất lợi trong mỗi giải pháp nghỉ nhiều). Khi vào trường mới, em chán nản lại nghỉ học, nhà trưởng nhắc nhở nếu không
đi học đều sẽ bị dừng học. Cán bộ tham vấn tháng trước đã có một buổi làm việc với học
1/ Thuận lợi : Giải pháp a1 là…. , Giải pháp b1….
sinh và người bố (em sống với bố) về trường hợp của em. Mục tiêu tham vấn lần 2: Giúp học
2/ Bất lợi : Giải pháp a1 là…. , Giải pháp b1…. sinh lựa chọn giải pháp và xây dựng kế hoạch thực hiện giải pháp (trích đoạn):
Cán bộ tham vấn không đưa ra các giải pháp cho học sinh. Trong trường hợp học sinh Cán bộ tham vấn: Chúng ta đã nói chuyện về việc tăng cường kiến thức và sự hòa
không đủ khả năng đưa ra giải pháp thực hiện, cán bộ tham vấn gợi ý cho họ lựa chọn giải nhập của em vào môi trường mới. Bây giờ mình sẽ liệt kê các giải pháp cụ cho hai vấn
pháp qua việc sử dụng kỹ năng cung cấp thông tin, giúp học sinh xác định các nguồn hỗ đề đó. Điều này sẽ giúp em hoạch định được một kế hoạch cụ thể, giúp em rõ mình
trợ và những giới hạn để có được giải pháp phù hợp. Cán bộ tham vấn có thể gợi ý giải cần làm gì để thích nghi với lớp mới và nâng cao kết quả học tập. Lần trước cô có
pháp như sau: hướng dẫn em về nhà lập một kế hoạch hành động Vậy em đã phác thảo thế nào về
các hoạt động này?
Cán bộ tham vấn: Một số người trong hoàn cảnh của em họ đã sử dụng giải pháp A, B,
C.(hay, họ đã liên hệ với M, N để .....). Tuy nhiên đấy là giải pháp của họ. Là người trong Học sinh: Em và bố đã liệt kê một số đầu việc như cô dặn (học sinh đưa ra một bảng kế
cuộc em biết rõ vấn đề của mình. Vì vậy chỉ có em mới biết giải pháp nào là phù hợp với hoạch).
mình. Bây giờ chúng ta sẽ xem từng giải pháp của em. Cán bộ tham vấn: Bây giờ chúng ta cùng xem bảng các hoạt động hai bố con xây
Học sinh: Về vấn đề X..., em định... Còn vấn đề Y... em có nghĩ tới 2 giải pháp là... dựng nhé.
Cán bộ tham vấn: Cô sẽ cùng em phân tích những mặt mạnh, mặt yếu của từng giải Kế hoạch thực hiện các hoạt động của học sinh
pháp em đưa ra, còn lựa chọn giải pháp nào và thực hiện nó như thế nào là quyết định
của em. Cô sẽ đồng hành cùng em trong suốt thời gian này để việc học tập của em được Thời gian, địa
thực hiện tốt nhất trong khả năng cho phép. Về vấn đề X giải pháp em định đưa ra là P, Mục tiêu Các hoạt động Nguồn lực
điểm
Z... Chúng ta sẽ lần lượt xem xét những điểm lợi và bất bợi đối với 2 giải pháp nhé. Về giải
pháp Y..., theo em điểm lợi và bất lợi của nó là gì?... Nâng cao kiến Tìm gia sư Bố và con
Trong trường hợp học sinh không thể nghĩ ra giải pháp mà chờ đợi vào sự gợi ý, lời khuyên thức
bên ngoài, Cán bộ tham vấn có thể nói (vẫn trường hợp trên): Toán , Anh: Giáo viên dạy Chiều thứ 2, Bố và bà nội cấp:
Thi đỗ đại học thêm + Tự làm bài 4, 6, tiền học thêm, xe
Cán bộ tham vấn: Cô hiểu, thật khó khăn để đưa ra được quyết định đúng đắn trong máy, các phụ phí
Văn: Tự học theo sách Các buổi còn
hoàn cảnh có quá nhiều sự kiện như thế này. Tuy nhiên không ai có thể đưa ra quyết khác
hướng dẫn lại
định thay cho em được. Chỉ có em mới là người hiểu rõ mình thực sự mong muốn điều
gì. Cô tin tưởng vào khả năng quyết định. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét cụ thể từng khía Hòa nhập bạn bè, Cùng lớp: Dự sinh nhật bạn, Thời gian còn Tự thu xếp thời gian
cạnh nhé...
trường học vệ sinh môi trường, các HĐ lại
Sau khi phân tích thận lợi /bất lợi của từng giải pháp đối với từng vấn đề, học sinh cùng nhân đạo; văn nghệ trường
cán bộ tham vấn lựa chọn giải pháp tối ưu cho việc thay đổi (cả về nhận thức, xúc cảm và
hành vi – tập trung chính vào thay đổi hành vi).
Thư giãn, tăng Tập yoga Các tối thứ từ Bà nội cấp tiền
yyXây dựng kế hoạch thực hiện cường sức khỏe 6-7 h
Sau khi đã cùng học sinh xem xét các giải pháp và lựa chọn được giải pháp tối ưu, cán bộ
tham vấn giúp học sinh xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện giải pháp được lựa
chọn. Cán bộ tham vấn hướng dẫn học sinh lập một bảng các công việc cần làm cho mỗi

110 111
Cán bộ tham vấn dựa theo “Kế hoạch thực hiện các hoạt động” của học sinh để thảo luận học sinh có thể gọi điện khi cần hỗ trợ thêm (ví dụ, khi em có cảm xúc, tâm trạng không
về động cơ lựa chọn các hoạt động, tính khả thi của từng hoạt động, thời gian dành cho tốt, khi em rơi vào tình huống chưa biết nên làm thế nào) và hẹn thời gian gặp buổi sau.
các hoạt động, sự nỗ lực thực hiện, các chi phí tài chính, v.v... . Ví dụ trong bản kế hoạch
Bảng đánh giá tâm trạng của học sinh
thực hiện các hoạt động, cán bộ tham vấn cần hỏi rõ “Thời gian còn lại” là như thế nào
khi học sinh ghi cho “Hoạt động hòa nhập bạn bè”. Hoặc, cũng với hoạt động này, ở mục Điểm 1: Rất tồi – điểm 5: Bình thường – điểm 9: Rất tốt
“Nguồn lực”, học sinh ghi là “Tự thu xếp thời gian” thì điều đó có nghĩa là gì? Trong khi trò
chuyện, cán bộ tham vấn luôn khích lệ sự cố gắng của học sinh và tin tưởng vào sự cố Ngày
Đánh
gắng của học sinh. Chủ
2 3 4 5 6 7 giá
nhật
4. Thực hiện giải quyết vấn đề tuần
Hoạt động
Đây là giai đoạn học sinh phải hành động để thay đổi thực trạng bằng cách thực hiện kế Học tập ở lớp 4 4 5 5 5 7 Không Dưới BT
hoạch đặt ra. Cán bộ tham vấn kiểm tra tiến trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh. Cán
bộ tham vấn quan tâm tới khía cạnh tâm lí trong việc thực hiện các hoạt động (học sinh Học tập ở nhà 5 5 5 5 6 6 6 BT
suy nghĩ thế nào khi thực hiện hoạt động đó, tâm trạng, cảm xúc khi thực hiện các hoạt Tham gia trong lớp 1 1 2 3 7 2 Không Tồi tệ
động). Cán bộ tham vấn trao đổi với học sinh về tầm quan trọng của việc thực hành tại
nhà, hướng dẫn em ghi chép việc thực hiện các hoạt động và đánh dấu vào bảng kiểm Tập yoga chưa chưa chưa 7 7 8 8 Tốt
soát tâm trạng hàng ngày thông qua các hoạt động theo mục tiêu tham vấn đề ra). Ở mỗi Đánh giá các HĐ Dưới
buổi tham vấn, cán bộ tham vấn cùng học sinh rà soát kế hoạch thực hiện các bài tập về Tồi Tồi BT BT BT Tốt
theo ngày BT
nhà. Khen ngợi sự cố gắng của học sinh và yêu cầu học sinh cam kết thực hiện các hoạt
động mà học sinh đã đưa ra. Vẫn ví dụ về trường hợp trên (trích đoạn):
5. Lượng giá kết thúc tham vấn và theo dõi sau khi kết thúc
Cán bộ tham vấn: Em đã vào học được hơn một tháng, nhưng em lại thấy chán nản
muốn nghỉ học nhưng bố không cho nghỉ, một số bạn khi phải thích nghi lại môi trường Trước khi lượng giá kết thúc đợt tham vấn, cán bộ tham vấn khuyến khích học sinh phản
học tập sau một thời gian dài nghỉ học cũng có tâm trạng giống em. Buổi trước chúng hồi những suy nghĩ, tâm trạng của mình trong quá trình làm việc với cán bộ tham vấn.
ta đã bàn về kế hoạch thực hiện các hoạt động mà em và bố đưa ra và em cũng đã hứa Sau đó, cán bộ tham vấn đánh giá những tiến bộ học sinh đã đạt được để củng cố và tăng
là sẽ về thực hiện các hoạt động và đánh dấu tâm trạng của mình tương ứng với cac cường niềm tin nơi học sinh bằng cách chỉ ra các hoạt động học sinh đã đạt được. Những
hoạt động. Cô muốn trao đổi với em về cái bảng đánh giá tâm trạng của em. nguồn lực nào giúp cho học sinh đạt được như vậy. Cán bộ tham vấn bày tỏ cảm giác tích
cực khi được làm việc với học sinh. Ví dụ, trong buổi lượng giá kết thúc, cán bộ tham vấn
Học sinh: Tâm trạng em tệ lắm cô ạ. Thực sự là em quá nản khi quay lại học. Bây giờ em
sau khi chào hỏi, có thể mở đầu như sau:
chỉ thích ở nhà cắm hoa, nghe nhạc, nấu ăn và đợi bố đi làm về. Nhắc đến chuyện học
em lại như bị ốm. (Lấy trong cặp sách bảng đánh giá tâm trạng đưa cho Cán bộ tham Cán bộ tham vấn: Cô trò mình đã có 5 buổi làm việc với nhau. Buổi đầu em đến cùng
vấn xem). với bố, sự chán nản lộ trên khuôn mặt và trong lời nói của em. Em cảm thấy đi học
là một sự thách thức khó vượt qua. Còn bây giờ em nói là “niềm vui đã quay trở lại”.
Giai đoạn kiểm tra, giám sát việc học sinh thực hiện các giải pháp đòi hỏi Cán bộ tham vấn
Cô vui khi nghe em nói như vậy. Hôm nay chúng ta sẽ tổng kết quá trình cô trò mình
thường xuyên sử dụng kỹ năng hỏi, kỹ năng thấu cảm, kỹ năng cung cấp thông tin và kỹ làm việc cùng nhau, tập trung chính vào việc em cảm thấy thế nào về chuyện học tập
năng đương đầu thách thức. Cán bộ tham vấn chú ý đến những kết quả khác biệt trong và thích ứng với môi trường học mới của em; xem xét những điều kiện chủ quan và
các hoạt động của học sinh để hỏi về chúng. Ví dụ, trong “Bảng đánh giá tâm trạng” của khách quan đã giúp em hòa nhập; cô trò mình cũng sẽ bàn về những cách thức mình
học sinh, cán bộ tham vấn nhận thấy học sinh cho 7 điểm vào hoạt động “tham gia trong để duy trì tâm trạng tích cực đối với trường học và những nguy cơ có thể làm ảnh
lớp” ngày thứ 6 và cho 7 điểm tâm trạng vào “học tập ở lớp”, hoặc các ngày học sinh tham hưởng tới kết quả học của em... Đầu tiên cô muốn hỏi em: Em cảm thấy thế nào về 5
gia tập Yoga thì điểm tâm trạng của học sinh đều cao hơn khi không tập. Cán bộ tham vấn buổi làm việc vừa qua?
cần đặt câu hỏi cho học sinh về những lý do khiến tâm trạng của em thay đổi theo hướng
tốt. Cán bộ tham vấn sử dụng kỹ năng thấu cảm để khen ngợi những nỗ lực của học sinh. Để chắc chắn rằng vấn đề của học sinh đã ổn định, cán bộ tham vấn cần liên hệ lại với học
Kết thúc buổi, Cán bộ tham vấn tổng kết theo hướng khích lệ động viên học sinh, hướng sinh để gặp trực tiếp, hoặc qua điện thoại, email, sau một tháng, 3 tháng, 6 tháng và việc
dẫn học sinh tiếp tục thực hiện các bài về nhà theo bảng kế hoạch hoạt động đã đề ra, dặn này cần được báo cho học sinh trước khi kết thúc tham vấn.

112 113
QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CỦA HỌC SINH TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Luôn có những học sinh cố gắng để thay đổi hoàn cảnh/ vấn đề của mình,
nhưng cũng có những học sinh không làm gì cả. Các em muốn thay đổi nhưng
không hành động gì. Đó là quyết định của các em. Đạo đức nghề trợ giúp
không cho phép cán bộ tham vấn quyết định vấn để của học sinh, đặt biệt yêu
cầu học sinh làm điều các em không muốn. Cán bộ tham vấn có thể thuyết
phục học sinh, nhưng không thể làm thay các em. Nhiệm vụ của cán bộ tham
vấn là thảo luận cùng các em những điều có thể xảy ra và hỗ trợ, nâng đỡ để
các em thực hiện. Nếu học sinh từ chối thay đổi thì đó là việc của các em. Điều
này không có nghĩa là cán bộ tham vấn thất bại hay kém cỏi. Đây chính là bản Chương 5
chất của mối quan hệ trợ giúp: Giúp học sinh tự giúp chính mình!

THAM VẤN nhóm

114

You might also like