ND ÔN HKI ĐỊA LÍ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

SỞ GD&ĐT BÀ RỊA – VŨNG TÀU

TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN QUAN

NỘI DUNG ÔN TẬP HKI MÔN ĐỊA LÍ 11


NĂM HỌC 2021 – 2022
I. Cấu trúc đề: Trắc nghiệm 32 câu (10đ)
II. Nội dung ôn tập:
1. HOA KÌ
– Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội.
– Phân tích được tác động của quy mô và sự gia tăng dân số, sự đa dạng về chủng tộc,
nhập cư, sự phân bố dân cư tới phát triển kinh tế - xã hội.
– Giải thích được đặc điểm của nền kinh tế hàng đầu thế giới; trình bày được sự phát
triển, phân bố của các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ), sự chuyển
dịch cơ cấu ngành và sự phân hoá lãnh thổ của nền kinh tế Hoa Kì.
– Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.
– Vẽ được biểu đồ, nhận xét và giải thích.
– Khai thác được thông tin từ các nguồn khác nhau về địa lí Hoa Kì.
2. LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
– Xác định được quy mô, mục tiêu, thể chế hoạt động của EU.
– Phân tích được vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới và một số biểu hiện của hợp
tác và liên kết trong khu vực.
– Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.
– Vẽ được biểu đồ, nhận xét.
– Khai thác được thông tin từ các nguồn khác nhau về địa lí của EU, hệ thống hoá và
trình bày theo chủ đề.
3. LIÊN BANG NGA
– Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên và
tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội.
– Phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế -
xã hội.
– Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế, đặc điểm nổi bật của một số
vùng kinh tế.
– Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu, tháp tuổi; vẽ được
biểu đồ.
– Hệ thống hoá được các thông tin, hình ảnh về địa lí Liên bang Nga từ các nguồn
khác nhau. Vẽ được biểu đồ, rút ra được các nhận xét về phát triển công nghiệp khai
thác dầu khí.
4. CÂU HỎI THAM KHẢO
* HOA KÌ
Câu 1: Phát biểu nào sau dây đúng với ngành công nghiệp của Hoa Kì?
A. Tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP ngày càng tăng nhanh.
B. Công nghiệp khai khoáng chiếm hầu hết giá trị hàng hóa xuất khẩu.
C. Công nghiệp tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì.
D. Hiện nay, các trung tâm công nghiệp tập trung chủ yếu ở ven Thái Bình Dương.
Câu 2: Ngành công nghiệp Hoa Kì hiện nay có đặc điểm chủ yếu:
A. là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu.
B.là ngành tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế Hoa Kì.
C. tỉ trọng trong GDP có xu hướng tăng lên.
Câu 3: Đặc điểm nào không thể hiện tính chất siêu cường về kinh tế của Hoa Kỳ:
A. Tổng GDP lớn nhất thế giới
B.Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới
C. Tốc độ tăng trưởng ổn định, trừ những năm bị khủng hoảng
D. Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP.
Câu 4: Ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì là:
A. Nông nghiệp C. Tiểu thủ công nghiệp
B.Ngư nghiệp D. Công nghiệp
Câu 5: Ở Hoa Kỳ, dầu khí tập trung nhiều nhất ở khu vực:
A. Vùng phía Tây C. Vùng phía Đông
B.Vùng Trung Tâm D. Bang Alaxca
Câu 6: Ngành công nghiệp chiếm phần lớn giá trị hàng hóa xuất khẩu của cả nước ở
Hoa Kì là
A. Chế biến. C. Khai khoáng.
B. Điện lực. D. Cung cấp nước, ga, khí, …
Câu 7: Trong cơ cấu ngành công nghiệp hiện nay của Hoa Kì, các ngành nào sau đây
có tỉ trọng ngày càng tăng?
A. Luyện kim, hàng không – vũ trụ. C. Hàng không - vũ trụ, điện tử.
B. Dệt, điện tử. D. Gia công đồ nhựa, điện tử.
Câu 8: Hoạt động điện lực nào sau đây ở Hoa Kì không sử dụng nguồn năng lượng
sạch, tái tạo?
A. Nhiệt điện B. Điện địa nhiệt.
C. Điện gió. D. Điện mặt trời.
Câu 9: Các ngành sản xuất chủ yếu ở vùng Đông Bắc Hoa Kì là
A. Luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tàu, điện tử.
B. Đóng tàu, dệt, chế tạo ô tô, hàng không – vũ trụ.
C. Hóa dầu, hàng không – vũ trụ, dệt, luyện kim.
D. Luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tàu, dệt, hóa chất
Câu 10: Yếu tô" giúp cho Hoa Kì dưa tài nguyên của lãnh thổ vào được guồng máy sản
xuất chính là
A. hệ thống giao thông vận tải rộng lớn với phương tiện hiện đại.
B. sự mở rộng các vành đai nông nghiệp và các vùng công nghiệp,
C. do quá trình định cư của dân cư Hoa Kì trên lãnh thổ.
D. nhờ nguồn tài nguyên bố trí đều trên lãnh thổ.
Câu 11: Sản lượng một số sản phẩm ngành công nghiệp của Hoa Kì dẫn đẩu thế giới
năm 2004 là
A. dầu thô, nhôm. C. hoá chất, chế biến thưc phẩm
B. than đá, khí tự nhiên. D. điện, ôtô.
Câu 12: Ngành công nghiệp thu hút 40 triệu lao động và chiếm 84,2% giá trị hàng xuất
khẩu ở Hoa Kì là
A. luyện kim. C. công nghiệp điện lực.
B. công nghiệp chế biến. D. công nghiệp thực phẩm.
Câu 13: Loại hình giao thông vận tải nào của Hoa Kỳ có tốc độ phát triển nhanh nhất?
A. Đường bộ. C. Đường biển.
B.Đường hàng không. D. Đường sông.
Câu 14: Ngành tạo nguồn hàng xuất khổu chủ yếu của Hoa Kì là
A. chế biến lương thực thực phẩm. C. giày da, may mặc.
B. công nghiệp chế tạo máy. D. hoá dược.
* LIÊN MINH CHÂU ÂU
Câu 1: Trong những quy định của WTO, quy định EU không tuân thủ là
A. không trợ cấp hàng nông sản.
B. nhận dầu tư của nước ngoài.
C. mở cửa thị trường cho các nước thành viên.
D. chuyển giao khoa học kĩ thuật cho các nước khác.
Câu 2: Nhận xét không đúng về GDP của EU so với Hoa Kỳ và Nhật Bản vào năm
2004 là
A. Lớn hơn Hoa Kỳ. C. Lớn hơn Hoa Kỳ và Nhật Bản cộng lại.
B. Lớn hơn Nhật Bản. D. Nhỏ hơn Hoa Kỳ và Nhật Bản cộng lại.
Câu 3: Vào năm 2004, so với Hoa Kì, EU có
A. Số dân nhỏ hơn. D. Tỉ trọng xuất khẩu của thế giới nhỏ
B. GDP lớn hơn. hơn.
C. Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP nhỏ hơn.
Câu 4: Biểu hiện nào chứng tỏ EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới?
A. Số dân lớn gấp 1,6 lần Hoa Kì.
B. GDP vượt Hoa Kì và chiếm tới 33,5% trong giá trị xuất khẩu thế giới.
C. Số dân đạt 507,9 triệu người.
D. Số dân gấp 4,0 lần Nhật Bản.
Câu 5: Kinh tế của EU phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A Tài nguyên của các nước thành viên EU.
B. Các nước có nền kinh tế vượt trội,
C. Sự đầu tư của các khối kinh tế thế giới.
D. Hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước và bên ngoài tể chức.
Câu 6: Đồng tiền chung châu Âu EURO bắt đầu sử dụng ở châu Âu vào
A. năm 1997 B. năm 2000 C. năm 1999 D. năm 2001
Câu 7: Đồng Euro so với đồng Đôla Mĩ có ưu thế và hạn chế là
A. có khả năng lưu hành mạnh trên thế giới hơn đồng Đôla.
B. có giá trị hơn đồng Đôla, nhưng khả năng lưu hành yếu hơn đồng Đôla.
C. có giá trị thấp hơn đồng Đôla, lưu thông yếu hơn đồng Đôla.
D. chỉ có giá trị lưu hành trong các nước EU, không có khả năng trao đổi quốc tế.
Câu 8: 6 nước nào sau đây có vai trò sáng lập EU?
A. Anh, Pháp, Bỉ, Đức, Thuỵ Sĩ, I-ta-li-a.
B. Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, I-ta-li-a.
C. Bồ Đào Nha, Ba Lan, Anh, I-ta-li-a, Pháp, Đức.
D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Đức, Bỉ.
* LIÊN BANG NGA
Câu 1: Cơ cấu công nghiệp của Liên Bang Nga gồm
A. ngành công nghiệp truyền thống và ngành công nghiệp nhẹ.
B. ngành công nghiệp truyền thống và ngành công nghiệp nặng.
C. ngành công nghiệp nặng và ngành công nghiệp nhẹ.
Câu 2: Vùng U-ran có đặc điểm nổi bật là
A. Công nghiệp phát triển, nông nghiệp còn hạn chế.
B. Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ.
C. Các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp phát triển.
D. Công nghiệp và nông nghiệp đều phát triển mạnh.
Câu 3: Vùng Viễn Đông có đặc điểm nổi bật là
A. Vùng kinh tế có sản lượng lương thực, thực phẩm lớn.
B. Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
C. Phát triển đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản.
D. Các ngành luyện kim, cơ khí, khai thác và chế biến dầu khí phát triển.
Câu 4: Ngành công nghiệp nào là mũi nhọn của nền kinh tế Liên Bang Nga?
A. Công nghiệp khai thác dầu khí. C. Công nghiệp năng lượng.
B. Công nghiệp luyện kim. D. Công nghiệp điện tử.
Câu 5: Ngành công nghiệp nào là thế mạnh của Liên Bang Nga?
A. Công nghiệp năng lượng. C. Công nghiệp khai thác dầu khí.
B. Công nghiệp quốc phòng. D. Công nghiệp luyện kim.
Câu 6: Vùng nào có kinh tế lâu đời, phát triển mạnh nhất Liên Bang Nga?
A. Vùng Trung tâm đất đen. C. Vùng Viễn Đông.
B. Vùng U – ran. D. Vùng Trung ương.
Câu 7: Vùng kinh tế sẽ hội nhập vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là
A. Vùng Trung tâm đất đen. C. Vùng Viễn Đông.
B. Vùng U – ran. D. Vùng Trung ương.
Câu 8: Trung tâm dịch vụ lớn nhất của Liên Bang Nga là
A. Vlađivôxtốc , Magadan. C. Mát-xcơ-va, Magadan.
B. Mát-xcơ-va , Xanh Pê -téc-bua. D. Vlađivôxtốc, Xanh Pê -téc-bua.
Câu 9: Vùng Viễn Đông có đặc điểm nổi bật là
A. Vùng kinh tế có sản lượng lương thực, thực phẩm lớn.
B. Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
C. Phát triển đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản.
D. Các ngành luyện kim, cơ khí, khai thác và chế biến dầu khí phát triển.
Câu 10: Nội dung nào không phải chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga?
A. Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.
B. Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường.
C. Khôi phục lại vị trí cường quốc.
D. Nằm trong nhóm nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới.
Câu 11: Nguyên nhân nào đưa nền kinh tế Liên Bang Nga vượt qua khủng hoảng?
A. Chính sách, biện pháp đúng đắn.
B. Sự giúp đỡ của các nước khác.
C. Tách ra khỏi Liên Bang Xô Viết.
D. Liên kết kinh tế khu vực.
Câu 12: Biểu hiện cơ bản nhất chứng tỏ LB Nga từng là trụ cột của Liên bang Xô viết

A. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về diện tích trong Liên Xô.
B. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về dân số trong Liên Xô.
C. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về sản lượng các ngành kinh tế trong Liên Xô.
D. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về số vốn đầu tư trong toàn Liên Xô.
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tình hình của LB Nga sau khi Liên bang
Xô viết tan rã?
A. Tình hình chính trị, xã hội ổn định. D. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó
B. Tốc độ tăng trưởng GDP âm. khăn.
C. Sản lượng các ngành kinh tế giảm.
Câu 14: Một trong những nội dùng cơ bản của chiến lược kinh tế mới của LB Nga từ
năm 2000 là
A. Sản lượng các ngành kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.
B. Tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp.
C. Hạn chế mở rộng ngoại giao.
D. Coi trọng châu Âu và châu Mĩ.
Câu 15: Một trong những thành tựu quan trọng đạt được về kinh tế của LB Nga sau
năm 2000 là
A. Sản lượng các ngành kinh tế tăng, dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới.
B. Thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài, giá trị xuất siêu tăng.
C. Đứng hàng đầu thế giới về sản lượng nông nghiệp.
D. Khôi phục lại được vị thế siêu cường về kinh tế.
Câu 16: Một trong những thành tựu quan trọng đạt được về xã hội của LB Nga sau năm
2000 là
A. Số người di cư đến nước Nga ngày càng đông.
B. Gia tăng dân số nhanh.
C. Đời sống nhân dân đã được cải thiện.
D. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.
Câu 17: Các ngành công nghiệp truyền thống của LB Nga là:
A. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, điện tử - tin học.
B. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, luyện kim màu.
C. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, hàng không.
D. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, vũ trụ.
Câu 18: Điều kiện nào giúp Liên Bang Nga phát triển trồng trọt, chăn nuôi?
A. Khí hậu nóng ẩm. C. Ít chịu thiên tai.
B. Quỹ đất nông nghiệp lớn. D. Sông ngòi dày đặc.
Câu 19: Đất và khí hậu ở Đồng bằng Đông Âu cho phép phát triển loại cây trồng nào?
A. Lúa gạo, củ cải đường. C. Lúa mì, củ cải đường.
B. Ngô, mía. D. Lúa gạo, mía.
Câu 20: Muốn phát triển vùng Đông Xi-bia, Liên Bang Nga cần đầu tư cho
A. Hệ thống xe điện ngầm. C. Hệ thống đường sông.
B. Hệ thống cảng biển. D. Hệ thống đường sắt.
Câu 21: Để trở thành một nước xuất siêu, Liên Bang Nga cần đẩy mạnh phát triển
A. Nông nghiệp. C. Nội thương.
B. Công nghiệp. D. Ngoại thương.
Câu 22: Chức năng gắn kết Âu – Á thể hiện nội dung nào trong chiến lược kinh tế mới
của Liên Bang Nga?
A. Nâng cao vị thế của Liên Bang Nga trên trường quốc tế.
B. Mở rộng ngoại giao, coi trong châu Á.
C. Tăng cường liên kết kinh tế khu vực.
D. Tăng khả năng ảnh hưởng với các nước châu Á.
Câu 23: Ý nào sau đây là điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất nông nghiệp của LB
Nga?
A. Quỹ đất nông nghiệp lớn. C. Giáp nhiều biển và đại dương.
B. Khí hậu phân hoá đa dạng. D. Có nhiều sông, hồ lớn.

You might also like