Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 654

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

LUẬT AT-VSLĐ LUẬT 184


Câu 1 Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì người thử việc; người học nghề, tập nghề có
được coi là Người lao động không?
Được coi là Người lao động.
Không được coi là Người lao động vì chưa làm ra sản phẩm nào
Được coi là Người lao động nếu có ký Hợp đồng lao động với NSDLĐ.
Cả 03 đáp àn trên đều sai
B
Câu 2 Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì Người sử dụng lao động có quyền huy động
người lao động làm thêm giờ đột xuất trong trường hợp nào?
Làm thêm giờ khi cơ sở gấp rút hoàn thành kế hoạch theo tiến độ.
Tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động
Bất cứ hoàn cảnh nào mà NSDLĐ yêu cầu
Làm thêm giờ khi có sự thỏa thuận của NSDLĐ và Công đoàn cùng cấp.
C
Câu 3 Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì việc phối hợp giữa NSDLĐ với Công đoàn
cùng cấp về việc xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm VSLĐ như thế
nào?
Không phải xin ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy
trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Sau khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động thì
thông báo với BCHCĐ cùng cấp.
Người sử dụng lao động phải lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch,
nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Người sử dụng lao động phải đưa Ban chấp hành công đoàn cơ sở vào danh sách tham gia xây
dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
C
Câu 4 Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu
người lao động phải chấp hành những quy định gì?
Chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm AT-VSLĐ tại nơi làm việc.
Chấp hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thiết bị, công nghệ tại nơi làm việc.
Chấp hành các nội quy kỷ luật của doanh nghiệp theo thỏa ước lao động tập thể.
Chấp hành các nội quy, quy định về tổ chức sản xuất doanh nghiệp.
A
Câu 5 Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì việc huấn luyện cho người làm công tác AT-
VSLĐ, người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất, kinh doanh được
quy định như thế nào?
Phải tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và được tổ chức huấn luyện an toàn, vệ
sinh lao động cấp giấy chứng nhận sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu.
Tham dự các khóa huấn luyện do NSDLĐ huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận, sau đó tổ chức
huấn luyện lại cho NLĐ.
Tất cả các đáp án đều đúng
Tham dự các khóa huấn luyện do NSDLĐ huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận
A
Câu 6 Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì NSDLĐ huấn luyện cho NLĐ như thế náo?
Người sử dụng lao động tổ chức huấn luyện cho tất cả NLĐ trong doanh nghiệp mình và cấp thẻ
an toàn trước khi bố trí làm công việc này.
Người sử dụng lao động tổ chức huấn luyện cho người lao động làm công việc có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn trước khi bố trí làm công việc này.
Người sử dụng lao động tổ chức huấn luyện cho người lao động làm công việc có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và cấp Chứng nhận đã được huấn luyện về AT-VSLĐ
trước khi bố trí làm công việc này.
Người sử dụng lao động trực tiếp huấn luyện cho người lao động theo quy định của Thông tư sô
27/2013/TT-BLĐTBXH và cấp thẻ an toàn trước khi bố trí làm công việc này.
B
Câu 7 Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì việc khai báo ban đầu khi xảy ra tai nạn lao
động (TNLĐ), sự cố kỹ thuật (SCKT) gây mất AT-VSLĐ thực hiện như thế nào?
Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra TNLĐ, SCKT gây mất AT-VSLĐ tại nơi làm việc thì người
bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải báo ngay cho người người sử dụng lao động, Công an khu
vực biết để kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra
Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra TNLĐ, SCKT gây mất AT-VSLĐ tại nơi làm việc thì người
bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp, Thanh tra ATLĐ
biết để kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra
Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra TNLĐ, SCKT gây mất AT-VSLĐ tại nơi làm việc thì người
bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp, NSDLĐ biết để
kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra
Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra TNLĐ, SCKT gây mất AT-VSLĐ tại nơi làm việc thì người
bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải báo ngay cho người sử dụng lao động, chính quyền địa
phương biết để kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra
C
Câu 8 Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì đối với các vụ tai nạn làm chết người hoặc
làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên thì thực hiện khai báo như thế nào?
Người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về lao động
cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay cho cơ
quan Công an cấp huyện;
Người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về lao động
cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an cấp huyện;
Người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về lao động
cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay cho cơ
quan Công an cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
Người lao động có trách nhiệm khai báo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh
nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay cho cơ quan
Công an cấp huyện;
A
Câu 9 Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì Người sử dụng lao động có trách nhiệm
thành lập Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở để tiến hành điều tra:
Tất cả các vụ tai nạn lao động.
Tai nạn lao động làm bị thương nhẹ, tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động
thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
Tai nạn lao động làm bị thương nhẹ.
Tai nạn lao làm bị thương nặng.
B
Câu 10 Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động
cấp cơ sở gồm:
NSDLĐ làm Trưởng đoàn và các thành viên là đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở, người
làm công tác ATLĐ, người làm công tác y tế và một số thành viên khác.
NSDLĐ hoặc người đại diện được NSDLĐ ủy quyền bằng văn bản làm Trưởng đoàn và các
thành viên là đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở, người làm công tác ATLĐ, người làm
công tác y tế, kỹ thuật, thanh tra.
NSDLĐ hoặc người đại diện được NSDLĐ ủy quyền bằng văn bản làm Trưởng đoàn và các
thành viên là đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở, người làm công tác ATLĐ, người làm
công tác y tế và một số thành viên khác.
NSDLĐ hoặc người đại diện được NSDLĐ ủy quyền bằng văn bản làm Trưởng đoàn và các
thành viên là đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở, người làm công tác ATLĐ, lãnh đạo đơn
vị để xảy ra TNLĐ và một số thành viên khác
C
Câu 11 Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động được
tính từ thời điểm nào?
Tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai nạn lao động đến khi công bố biên bản điều tra tai
nạn lao động.
Tính từ thời điểm nhận được khai báo tai nạn lao động bằng văn bản đến khi kết thúc điều tra tai
nạn lao động.
Tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai nạn lao động đến khi nạn nhân chết hoặc bình phục.
Tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai nạn lao động đến khi hoàn thành biên bản điều tra
tai nạn lao động.
A
Câu 12 Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động nhẹ
được quy định như thế nào?
Không quá 04 ngày
Không quá 05 ngày.
Không quá 03 ngày
Không quá 02 ngày.
A
Câu 13 Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động làm bị
thương nặng 01 người được quy định như thế nào?
Không quá 04 ngày
Không quá 07 ngày
Không quá 03 ngày
Không quá 06 ngày.
B
Câu 14 Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động làm bị
thương nặng từ 02 người trở lên được quy định như thế nào?
Không quá 15 ngày.
Không quá 10 ngày.
Không quá 20 ngày
Không quá 25 ngày
C

Câu 15 Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động chết
người được quy định như thế nào?
Không quá 15 ngày.
Không quá 35 ngày.
Không quá 30 ngày
Không quá 25 ngày.
C
Câu 16 Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động cần
phải giám định kỹ thuật hoặc giám định pháp y được quy định như thế nào?
Không quá 55 ngày.
Không quá 65 ngày
Không quá 50 ngày
Không quá 60 ngày.
D
Câu 17 Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì Người sử dụng lao động phải thống kê, báo
cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động như thế nào?
Định kỳ 06 tháng, hằng năm, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Định kỳ 06 tháng, hằng năm, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động và cơ quan quản lý
nhà nước chuyên ngành cấp tỉnh.
Định kỳ hàng quý, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Định kỳ hằng năm, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
A
Câu 18 Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì Người sử dụng lao động phải bồi thường
cho người lao động bị tai nạn lao động trong trường hợp nào?
Bị TNLĐ do lỗi của chính người này gây ra.
Bị TNLĐ do lỗi của NSDLĐ gây ra.
Bị TNLĐ không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra.
Bị TNLĐ không hoàn toàn do lỗi của NSDLĐ gây ra.
C
Câu 19 Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì Người sử dụng lao động phải bồi thường
cho người lao động trong các trường hợp đặc biệt nào?
Người lao động bị tai nạn lao động khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của
người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức.
Do lỗi của người khác gây ra.
Không xác định được người gây ra tai nạn, thì người sử dụng lao động vẫn phải bồi thường.
Phải hội đủ cả 03 điều kiện trên.
D
Câu 20 Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì Người sử dụng lao động phải trợ cấp cho
người lao động bị tai nạn lao động như thế nào?
Bị TNLĐ mà do lỗi của NSDLĐ gây ra thì được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức
quy định của gái trị bồi thường.
Bị TNLĐ mà do lỗi của chính họ gây ra thì được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức
quy định của gía trị bồi thường.
Tất cả các trường bị TNLĐ đều được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 30% mức quy định của
gái trị bồi thường.
Bị TNLĐ mà do lỗi của chính họ gây ra thì được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 50% mức
quy định của gái trị bồi thường.
B
Câu 21 Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ quy định về mức phụ cấp cho an toàn vệ sinh
viên (ATVSV) trong cơ sở sản xuất như thế nào?
Mức phụ cấp trách nhiệm 10% lương cơ bản do NSDLĐ và Ban chấp hành công đoàn cơ sở
thống nhất thỏa thuận và được ghi trong quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV.
Mức phụ cấp trách nhiệm do NSDLĐ và Ban chấp hành công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận
và được ghi trong quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV.
Không được hưởng phụ cấp trách nhiệm.
Mức phụ cấp trách nhiệm do Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định và chi trả.
B
Câu 22 Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì đối tượng nào không thuộc thành phần của
Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở?
Đại diện NSDLĐ; Đại diện của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao
động nơi chưa có tổ chức công;
Đại diện bộ phận tổ chức lao đông và Đoàn thanh niên cơ sở.
Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở sản xuất, kinh doanh;
Người làm công tác y tế ở cơ sở sản xuất, kinh doanh và các thành viên khác có liên quan.
B
Câu 23 Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì việc lập kế hoạch AT-VSLĐ như thế nào?
Hằng năm, người sử dụng lao động phải được lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở để xây
dựng và tổ chức triển khai kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động.
Định kỳ 6 tháng, người sử dụng lao động phải được lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở
để xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động.
Hằng năm, người sử dụng lao động phải xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch an toàn, vệ
sinh lao động.
Định kỳ hằng quý, người sử dụng lao động phải được lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở
để xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động.
A
Câu 24 Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì NSDLĐ phải thực hiện việc đánh giá rủi ro
như thế nào?
Phải hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về AT-VSLĐ trước khi làm việc,
thường xuyên trong quá trình lao động hoặc khi cần thiết.
Phải tổ chức đánh giá và hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về AT-VSLĐ
trước khi làm việc, thường xuyên trong quá trình lao động hoặc khi cần thiết.
Phải tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về AT-VSLĐ trước khi làm việc, thường xuyên trong quá
trình lao động hoặc khi cần thiết.
Người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về AT-VSLĐ trước khi làm việc, thường xuyên trong
quá trình lao động hoặc khi cần thiết.
B
Câu 25 Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì nội dung nào sau đây không nằm trong kế
hoạch ứng cứu khẩn cấp?
Phương án sơ tán người lao động ra khỏi khu vực nguy hiểm; Biện pháp sơ cứu, cấp cứu người
bị nạn;
Phải tổ chức đánh giá và hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về AT-VSLĐ
trước khi làm việc, thường xuyên trong quá trình lao động hoặc khi cần thiết.
Trang thiết bị phục vụ ứng cứu; Biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả do sự cố gây ra;
Lực lượng ứng cứu tại chỗ; phương án phối hợp với các lực lượng bên ngoài cơ sở; phương án
diễn tập.
B
Câu 26 Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ quy định về tổ chức Thanh tra an toàn, vệ sinh
lao động như thế nào?
Tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh đều thành lập Thanh tra AT-VSLĐ.
Là thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp trung ương.
Là thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về lao động cấp trung
ương và cấp tỉnh.
Là thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp trung ương, cấp tỉnh
và các cơ sở sản xuất kinh doanh có các công việc nguy hiểm, độc hại.
C
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
QUY TRÌNH AN TOÀN THỦY, CƠ, NHIỆT, HÓA
Ban hành kèm theo Quyết định số 881/QĐ-EVN ngày 15/7/2021 của
Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Câu 1 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa thì phạm vi điều chỉnh của Quy trình
này là:
Quy định về an toàn khi thực hiện công việc vận hành, thí nghiệm, sửa chữa, xây dựng và các
công việc khác có xuất hiện mối nguy có nguồn gốc từ thủy, cơ, nhiệt, hóa tại thiết bị, hệ thống,
công trình.
Quy định về an toàn khi thực hiện công việc xây dựng công trình điện có xuất hiện mối nguy có
nguồn gốc từ thủy, cơ, nhiệt, hóa tại thiết bị, hệ thống, công trình
Quy định về an toàn khi thực hiện công việc vận hành, thí nghiệm, sửa chữa, xây dựng và các
công việc khác có xuất hiện mối nguy cơ về điện tại thiết bị, hệ thống, công trình điện
Quy định về an toàn khi thực hiện công việc vận hành, thí nghiệm, sửa chữa, xây dựng và các
công việc khác có xuất hiện mối nguy cơ học tại thiết bị, hệ thống, công trình
A
Câu 2 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định nguyên tắc chung về an toàn
là:
Mọi công việc có kế hoạch đều phải được đánh giá rủi ro ATVSLĐ cho chính công việc đó và đề
ra biện pháp phòng ngừa rủi ro.
Mọi công việc đều phải được đánh giá rủi ro ATVSLĐ cho chính công việc đó và đề ra biện
pháp phòng ngừa rủi ro.
Những công việc có nguy cơ xảy ra TNLĐ cao đều phải được đánh giá rủi ro ATVSLĐ cho
chính công việc đó và đề ra biện pháp phòng ngừa rủi ro.
Những công việc thực hiện theo PCT đều phải được đánh giá rủi ro ATVSLĐ cho chính công
việc đó và đề ra biện pháp phòng ngừa rủi ro.
B
Câu 3 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, những công việc thực hiện theo
PCT/LCT được quy định như thế nào?
Những công việc có rủi ro cao về tai nạn đều phải thực hiện theo PCT, rủi ro thấp thì thực hiện
theo LCT.
Mọi công việc có rủi ro về tai nạn đều phải lập Phương án TCTC và BPAT trừ công việc thường
xuyên, hàng ngày ở nơi cố định như vận chuyển, bốc dỡ, gia công cơ khí.
Mọi công việc có rủi ro về tai nạn đều phải thực hiện theo PCT/LCT trừ công việc thường
xuyên, hàng ngày ở nơi cố định như vận chuyển, bốc dỡ, gia công cơ khí.
Mọi công việc có rủi ro cao về tai nạn điện đều phải thực hiện theo PCT/LCT
C
Câu 4 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, việc huấn luyện người mới tuyển dụng
như thế nào?
Phải được huấn luyện sát hạch để có trình độ kỹ thuật và an toàn theo yêu cầu của công việc, sau
đó phải được kiểm tra bằng cả hai hình thức lý thuyết và thực hành đạt yêu cầu mới được giao
nhiệm vụ.
Những người này phải có trình độ kỹ thuật và an toàn theo yêu cầu của công việc, sau đó phải
được kiểm tra thực hành đạt yêu cầu mới được giao nhiệm vụ.
Phải được huấn luyện, kèm cặp, sau đó phải được kiểm tra lý thuyết kỹ thuật an toàn điện đạt
yêu cầu mới được giao nhiệm vụ.
Phải được huấn luyện, kèm cặp để có trình độ kỹ thuật và an toàn theo yêu cầu của công việc,
sau đó phải được kiểm tra bằng cả hai hình thức lý thuyết và thực hành đạt yêu cầu mới được
giao nhiệm vụ.
D
Câu 5 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định thời hạn huấn luyện quy trình
này như thế nào?
Người tham gia thực hiện công tác thủy, cơ, nhiệt, hóa phải được huấn luyện, kiểm tra Quy trình
này ít nhất mỗi năm 01 lần.
Người tham gia thực hiện công tác thủy, cơ, nhiệt, hóa phải được huấn luyện, kiểm tra Quy trình
này ít nhất mỗi năm 02 lần.
Người tham gia thực hiện công tác thủy, cơ, nhiệt, hóa phải được huấn luyện, kiểm tra Quy trình
này ít nhất hai năm 01 lần.
Người tham gia thực hiện công tác thủy, cơ, nhiệt, hóa phải được huấn luyện, kiểm tra Quy trình
này khi mới tuyển dụng.
A
Câu 6 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, đơn vị cơ sở phải ban hành loại quy
trình nào?
Đơn vị cơ sở phải ban hành quy trình an toàn trong đó có nội dung quy định về an toàn trong thi
công lắp đặt thiết bị.
Đơn vị cơ sở phải ban hành quy trình vận hành thiết bị trong đó có nội dung quy định về an toàn
trong vận hành, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị.
Đơn vị cơ sở phải ban hành quy trình xử lý sự cố thiết bị trong đó có nội dung quy định về an
toàn trong vận hành, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị.
Đơn vị cơ sở phải ban hành kế hoạc phòng chống tai nạn thương tích trong đó có nội dung quy
định về an toàn trong vận hành, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị.
B
Câu 7 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, đơn vị cơ sở phải ban hành danh sách
công việc được đánh giá rủi ro theo nguyên tắc nào?
Danh sách công việc được đánh giá rủi ro theo từng tháng tại Quy định công tác an toàn trong
EVN
Danh sách công việc được đánh giá rủi ro theo từng ngành nghề công việc theo Quy định công
tác an toàn trong EVN
Danh sách công việc được đánh giá rủi ro theo từng vị trí, phạm vi công việc theo Quy định công
tác an toàn trong EVN
Danh sách công việc được đánh giá rủi ro 6 tháng 1 lần theo Quy định công tác an toàn trong
EVN
C
Câu 8 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, việc kiểm tra đánh giá rủi ro ATVSLĐ
khi thực hiện công tác được quy định như thế nào?
ĐVCT phải kiểm tra sự phù hợp của đánh giá rủi ro ATVSLĐ theo danh sách công việc được
đánh giá rủi ro và tổ chức họp thống nhất BPAT trước khi thực hiện công tác nếu có yêu cầu
ĐVQLVH phải kiểm tra sự phù hợp của đánh giá rủi ro ATVSLĐ theo danh sách công việc được
đánh giá rủi ro và tổ chức họp thống nhất BPAT trước khi thực hiện công tác nếu có yêu cầu
ĐVCT và ĐVQLVH kiểm tra sự phù hợp của đánh giá rủi ro ATVSLĐ khi thực hiện các công
việc có nguy hiểm về điện trước khi thực hiện công tác nếu có yêu cầu
ĐVCT và ĐVQLVH kiểm tra sự phù hợp của đánh giá rủi ro ATVSLĐ theo danh sách công việc
được đánh giá rủi ro và tổ chức họp thống nhất BPAT trước khi thực hiện công tác nếu có yêu
cầu
D

Câu 9 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi công tác trên đường giao thông,
phải:
Đặt tín hiệu cảnh báo và bố trí người hướng dẫn nhằm tránh nguy hiểm cho người tham gia giao
thông. Khi hạn chế đi lại phải thực hiện căng dây, lắp đặt rào chắn tạm thời và có biển chỉ dẫn cụ
thể.
Đặt tín hiệu cảnh báo và bố trí người cảnh giới. Khi hạn chế đi lại phải báo cáo và đề nghị cảnh
sát giao thông hỗ trợ điều khiển giao thông.
Đặt tín hiệu cảnh báo và bố trí người hướng dẫn nhằm tránh nguy hiểm cho người tham gia giao
thông. Khi hạn chế đi lại phải phải báo cáo, xin phép ngành giao thông.
Lập rào chắn và bố trí người hướng dẫn nhằm tránh nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Khi hạn chế đi lại phải cắm đèn quay cảnh báo giao thông.
A
Câu 10 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định treo biển báo, tín hiệu tại các
van cách ly, tủ điều khiển tại chỗ như thế nào?
Phải treo biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” tại vị trí thao tác.
Phải treo biển “Cấm thao tác! Có người đang làm việc” tại vị trí thao tác.
Phải treo biển “Cấm mở van! Có người đang làm việc” tại vị trí thao tác.
Phải treo biển “Cấm thao tác! Có người đang làm việc” tại tại các thiết bị điện đã cắt.
B
Câu 11 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định cấm thực hiện công việc trên
thiết bị khi nào?
Khi tthiết bị này đã được cách ly khỏi dây chuyền sản xuất. Trường hợp công việc thực hiện trên
thiết bị đang vận hành phải có quy trình riêng và phải thực hiện theo PCT.
Khi tthiết bị này chưa được cách ly khỏi dây chuyền sản xuất. Trường hợp công việc thực hiện
trên thiết bị đang vận hành phải có Phương án TCTC và BPAT riêng và phải thực hiện theo
PCT.
Khi tthiết bị này chưa được cách ly khỏi dây chuyền sản xuất. Trường hợp công việc thực hiện
trên thiết bị đang vận hành phải có quy trình riêng và phải thực hiện theo PCT.
Khi tthiết bị này chưa được cách ly khỏi dây chuyền sản xuất. Không cho phép thực hiện công
việc trên thiết bị đang vận hành trong mọi trường hợp.
C
Câu 12 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trong trường hợp đã cách ly hoàn
toàn thiết bị cần sửa chữa mà vẫn không đảm bảo an toàn như rò rỉ môi chất có nhiệt độ
cao, áp suất cao hoặc độc hại, để tiến hành công việc thì xử lý như thế nào?
Tạm dừng hệ thống, kiểm tra, tiến hành sửa chữa.
Tiếp tục sửa chữa, theo dõi ghi chép vảo sổ nhật ký vận hành.
Cho phép sửa chữa, tiến hành song song với việc xử lý các nguy cơ gây TNLĐ.
Bắt buộc phải dừng hệ thống, khắc phục các nguy cơ mất an toàn mới được phép tiến hành sửa
chữa.
D
Câu 13 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, phần thiết bị tiến hành công việc phải
được cách ly khỏi hệ thống để đảm bảo an toàn khi làm việc như thế nào?
Phải được cách ly khỏi hệ thống từ mọi phía từ nguồn chính và những nguồn khác bằng cách
đóng các van cách ly, mở các van xả đọng, xả khí; cắt nguồn lực, nguồn điều khiển các van.
Phải được cách ly khỏi hệ thống từ mọi phía từ nguồn điện chính và những nguồn hơi, khí, hóa
chất qua các đường ống, cắt nguồn lực, nguồn điều khiển các van.
Phải được cách ly khỏi hệ thống từ mọi phía từ những nguồn hơi, khí, hóa chất qua các đường
ống, van khác bằng cách cắt nguồn điện, cắt nguồn lực, nguồn điều khiển các van.
Phải được cách ly khỏi hệ thống từ mọi phía từ nguồn chính, những nguồn hơi, khí, hóa chất qua
các đường ống, van khác không cần cắt mà phải giám sát theo dõi.
A
Câu 14 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định cấm trong việc cách ly thiết
bị để sửa chữa như thế nào?
Cấm cách ly thiết bị để sửa chữa chỉ bằng cắt nguồn lực, nguồn điều khiển đóng/mở van.
Cấm cách ly thiết bị để sửa chữa chỉ bằng cách ly các van điện, van khí mà không cắt nguồn lực,
nguồn điều khiển đóng/mở van.
Cấm cách ly thiết bị để sửa chữa chỉ bằng cách ly các van điện, van khí.
Cấm cách ly thiết bị để sửa chữa chỉ bằng cách ly các van khí mà không cắt nguồn lực, nguồn
điều khiển thiết bị điện.
B

Câu 15 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định việc treo biển “Cấm thao
tác! Có người đang làm việc” như thế nào?
Người thao tác phải treo biển: “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” ở các bộ truyền động,
nút ấn, khóa điều khiển thiết bị đóng cắt điện. Chỉ người này hoặc người thay thế mới được tháo
các biển báo này.
Người thao tác phải treo biển: “Cấm thao tác! Có người đang làm việc” ở các van cách ly, tủ
điều khiển tại chỗ của van. Chỉ NCHTT của ĐVCT mới được tháo các biển báo này.
Người thao tác phải treo biển: “Cấm thao tác! Có người đang làm việc” ở các van cách ly, tủ
điều khiển tại chỗ của van. Chỉ người này hoặc người thay thế mới được tháo các biển báo này.
Người thao tác phải treo biển: “Cấm thao tác! Có người đang làm việc” ở các van cách ly, tủ
điều khiển tại chỗ của van. Chỉ Người cho phép mới được tháo các biển báo này.
C
Câu 16 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định cấm khi kiểm tra thiết bị đã
cách ly khỏi vận hành như thế nào?
Cấm căn cứ đồng hồ chỉ thị để xác nhận thiết bị không còn điện nhưng nếu đồng hồ chỉ thị có
điện áp phải xem như thiết bị vẫn còn điện.
Cấm căn cứ đồng hồ chỉ thị để xác nhận thiết bị không còn áp lực nhưng nếu đồng hồ chỉ thị có
áp lực thì phải kiểm tra cụ thể thiết bị áp lực.
Cấm căn cứ đồng hồ chỉ thị để xác nhận thiết bị không còn áp lực mà phải kiểm tra cụ thể thiết
bị áp lực.
Cấm căn cứ đồng hồ chỉ thị để xác nhận thiết bị không còn áp lực nhưng nếu đồng hồ chỉ thị có
áp lực phải xem như thiết bị vẫn còn áp lực.
D

Câu 17 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định trước khi cho Đơn vị công
tác tiến hành công việc, phải khẳng định nội dung gì?
Người cho phép phải đảm bảo thiết bị cần sửa chữa không còn áp lực, môi chất và nhiệt độ phải
ở giá trị cho phép.
NCHTT phải đảm bảo thiết bị cần sửa chữa không còn áp lực, môi chất và nhiệt độ phải ở giá trị
cho phép.
Người cho phép phải đảm bảo thiết bị cần sửa chữa không còn điện, môi chất và nhiệt độ phải ở
giá trị cho phép.
Trưởng ca, kíp vận hành phải đảm bảo thiết bị cần sửa chữa không còn áp lực, môi chất và nhiệt
độ phải ở giá trị cho phép.
A
Câu 18 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung cơ bản về nhận diện mối
nguy khi làm việc với thiết bị quay là:
Người hoặc vật bị cuốn vào bộ phận chuyển động gây tai nạn hoặc sự cố thiết bị; Bộ phận, vật
liệu bị rò điện.
Người hoặc vật bị cuốn vào bộ phận chuyển động gây tai nạn hoặc sự cố thiết bị; Bộ phận, vật
liệu gây va đập hoặc văng bắn vào người.
Người hoặc vật bị chạm vào bộ phận có điện; Bộ phận, vật liệu gây va đập hoặc văng bắn vào
người.
Người hoặc vật bị cuốn vào bộ phận chuyển động gây tai nạn hoặc sự cố thiết bị; Ngã cao.
B
Câu 19 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung nào không đúng (không cần
thiết) trong quy định công tác chuẩn bị sửa chữa các thiết bị quay?
Thiết bị đã dừng, động cơ và các thiết bị điện đã được cắt điện, các van đã được đặt đến vị trí an
toàn cho việc thực hiện công việc sửa chữa.
Các thiết bị liên quan phải được treo biển cấm thao thao tác, khóa an toàn (nếu có). Phải có các
biển báo an toàn cho các động cơ điện đã được cắt điện và thiết bị khởi động để báo hiệu cấm
đóng điện và vận hành các van.
Thiết bị đã được kiểm định đúng quy định pháp luật, còn hạn kiểm định.
Khu vực làm việc phải có biển báo “Khu vực đang làm việc” hoặc các biển báo tương tự theo
quy định hiện hành.
C
Câu 20 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung nào không đúng (không cần
thiết) trong quy định BPAT khi làm việc với các thiết bị quay?
Phải có hàng rào an toàn với khoảng cách quy định. Nơi làm việc phải được vệ sinh sạch sẽ, ánh
sáng phải đầy đủ.
Các khớp nối trục phải có vỏ bảo vệ chắc chắn.
Động cơ phải có dây tiếp địa, điểm đấu nối cáp điện phải có hộp bảo vệ chắc chắn, các gối đỡ
phải được bôi trơn đầy đủ.
Nơi làm việc phải có tường cách âm, chống ồn.
D
Câu 21 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung nào không đúng (không cần
thiết) trong quy định BPAT khi kiểm tra độ rung, nhiệt độ các gối đỡ?
Thực hiện đúng theo quy trình vận hành và xử lý sự cố thiết bị điện và thiết bị quay.
Khi phát hiện độ rung, nhiệt độ của các thiết bị vượt quá trị số tác động bảo vệ mà hệ thống bảo
vệ không làm việc,
Nhân viên vận hành cần thao tác ngừng khẩn cấp thiết bị để bảo vệ thiết bị đồng thời báo cáo cấp
trên xin ý kiến xử lý.
Thực hiện đúng theo quy trình vận hành của từng thiết bị
A
Câu 22 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi phát hiện các thiết bị quay bị cháy
phải:
Kiểm tra thiết bị quay ngay. Cấm dùng cát mà phải dùng bình chữa cháy (CO2, MFZ) để dập lửa.
Lập tức ngừng thiết bị, cắt điện. Cấm dùng cát mà phải dùng bình chữa cháy (CO 2, MFZ) để dập
lửa.
Lập tức ngừng thiết bị, cắt điện. Dùng cát và bình chữa cháy (CO2, MFZ) để dập lửa.
Báo cáo lãnh đạo đợn vị ngay. Dùng bình chữa cháy (CO2, MFZ) để dập lửa.
B
Câu 23 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trong quá trình chạy thử hoặc cân
chỉnh các thiết bị quay, khi nhận được tín hiệu nguy hiểm, cần:
Lập tức ngừng thiết bị, cắt điện. Người tham gia giám sát an toàn cho công tác sửa chữa ấn nút
ngừng khi nhận được tín hiệu nguy hiểm của Người CHTT.
Sử dụng các nút ấn ngừng khẩn cấp. NCHTT ấn nút ngừng khi nhận được tín hiệu nguy hiểm
của nhân viên ĐVCT.
Sử dụng các nút ấn ngừng khẩn cấp. Cơ cấu này sẽ được một người tham gia giám sát an toàn
cho công tác sửa chữa ấn nút ngừng khi nhận được tín hiệu nguy hiểm của Người CHTT.
Sử dụng các nút ấn ngừng khẩn cấp. Cơ cấu này sẽ được Người cho phép ấn nút ngừng khi nhận
được tín hiệu nguy hiểm của Người CHTT.
C
Câu 24 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung cơ bản nhận diện mối nguy
khi sử dụng thiết bị cầm tay là:
Chấn thương do ngã cao, bỏng, điện giật, khí bụi có hại cho sức khỏe.
Chấn thương về cơ khí do bỏng, điện giật, ngã cao.
Chấn thương cơ học bụi có hại cho sức khỏe.
Chấn thương về cơ khí, bỏng, điện giật, khí bụi có hại cho sức khỏe.
D
Câu 25 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, yêu cầu trong việc bảo quản, sử dụng
thiết bị cầm tay như thế nào?
Phải cất giữ thiết bị cầm tay trong các tủ đồ nghề riêng và việc sử dụng chúng phải giao cho các
cá nhân chuyên trách. Chu kỳ kiểm tra ít nhất 06 tháng 01 lần.
Thiết bị cầm tay phải giao cho các cá nhân chuyên trách. Chu kỳ kiểm tra ít nhất 06 tháng 01 lần.
Phải cất giữ thiết bị cầm tay trong các tủ đồ nghề riêng và việc sử dụng chúng phải giao cho
NCHTT quản lý. Chu kỳ kiểm tra ít nhất 01 năm 01 lần.
Phải cất giữ thiết bị cầm tay trong các tủ đồ nghề riêng và việc sử dụng chúng phải giao cho các
cá nhân phụ trách. Chu kỳ kiểm tra ít nhất 03 tháng 01 lần.
A
Câu 26 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trước khi sử dụng thiết bị cầm tay cần
kiểm tra để xác định những nội dung gì?
Thiết bị không bị rò điện ra vỏ; lõi dây điện không có vết gãy, sự hoàn hảo của nút ngắt điện và
nối đất.
Thiết bị không bị rò điện ra vỏ; các vít kẹp chắc các chi tiết, nút, độ hoàn hảo của bộ truyền
động, lớp vỏ bảo vệ, lõi dây điện không có vết gãy, sự hoàn hảo của nút ngắt điện và nối đất.
Các vít kẹp chắc các chi tiết, nút, độ hoàn hảo của bộ truyền động, lớp vỏ bảo vệ, lõi dây điện
không có vết gãy, sự hoàn hảo của nút ngắt điện và nối đất.
Thiết bị không bị rò điện ra vỏ; các vít kẹp chắc các chi tiết, nút, độ hoàn hảo của bộ truyền
động,.
B
Câu 27 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, tại khu vực làm việc phải kiểm tra,
chuẩn bị những gì?
Không có các vật liệu dễ cháy nổ xung quanh khu vực gia công. Sử dụng bạt che chắn nguồn tia
lửa phát sinh trong khi sử dụng. Đảm bảo các phương tiện sẵn sàng sơ cấp cứu người bị nạn.
Không có các vật liệu dễ cháy nổ xung quanh khu vực gia công. Sử dụng bạt che chắn nguồn tia
lửa phát sinh trong khi sử dụng. Đảm bảo các lối thoát thông thoáng.
Không có các vật liệu dễ cháy nổ xung quanh khu vực gia công. Sử dụng bạt che chắn nguồn tia
lửa phát sinh trong khi sử dụng. Đảm bảo các phương tiện sẵn sàng chữa cháy.
Sử dụng bạt che chắn nguồn tia lửa phát sinh trong khi sử dụng. Đảm bảo các phương tiện sẵn
sàng chữa cháy.
C
Câu 28 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung nào không đúng (không cần
thiết) khi sử dụng thiết bị cầm tay?
Nếu thấy hư hỏng dù rất nhỏ như cảm nhận được tác dụng yếu của dòng điện thì phải tức khắc
ngừng ngay việc để kiểm tra, sửa chữa.
Phải cầm chặt máy đúng kỹ thuật bằng cả 2 tay và chọn vị trí đứng chắc chắn; Chú ý chiều quay
sao cho tia lửa và bụi mài, cắt bắn ra xa khỏi cơ thể.
Luôn để dây điện ở phía sau và cách xa thiết bị; Chỉ được cắm phích cắm vào ổ điện khi máy đã
ở chế độ tắt.
Phải kiểm tra thiết bị cầm tay về hạn định thử nghiệm, tem dán.
D
Câu 29 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trong những nội dung quy định
nghiêm cấm khi sử dụng thiết bị cầm tay thì nội dung nào không đúng?
Cấm đứng trên thang mà sử dụng thiết bị cầm tay trong mọi trường hợp.
Cấm để dây dẫn điện tiếp xúc trực tiếp với bề mặt nóng, ẩm hay dính dầu; Đấu điện vào lưới
bằng cách xoắn dây; Làm việc ngoài trời dưới mưa;Vận hành thiết bị cầm tay khi thiếu các thiết
bị bảo vệ.
Cấm dùng tay cầm vào đầu công tác, đầu cắt của nó khi thiết bị đang làm việc; Dùng tay thu dọn
phoi ở vùng dưới đầu mũi khoan đang quay; Sử dụng thiết bị cầm tay đang hoạt động khi di
chuyển trên thang di động;
Cấm lắp hay tháo đầu công tác khi chưa ngừng hoàn toàn chuyển động quay, khi thiết bị chưa
được ngắt khỏi nguồn điện hoặc nguồn năng lượng khác;
A
Câu 30 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi đang sử dụng thiết bị cầm tay mà
bị ngừng làm việc, khi bị cắt điện đột xuất hay kết thúc công việc phải:
Rút khỏi vị trí làm việc, thu dọn dụng cụ.
Cách ly thiết bị cầm tay khỏi nguồn điện để loại bỏ hoàn toàn điện áp.
Cách ly thiết bị cầm tay khỏi nguồn nhiệt.
B
Câu 31 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trước khi làm việc với máy cơ khí
phải:
Kiểm tra điện trở nối đất khu vực đặt máy, kiểm tra rò điện qua vỏ máy.
Kiểm tra tình trạng kiểm định kỹ thuật an toàn của và chất lượng của máy vẫn còn trong tình
trạng sử dụng tốt.
Kiểm tra tình trạng, kỹ thuật an toàn của máy như: các bộ phận che chắn bảo vệ, dây tiếp đất, các
loại dao, đá cắt mài vẫn còn trong tình trạng sử dụng tốt.
Kiểm tra kỹ thuật an toàn của máy theo các quy trình vận hành cho chính máy cơ khí đó.
C
Câu 32 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung nhận diện mối nguy khi làm
việc với thiết bị nâng:
Điện giật, va đập trong quá trình nâng, di chuyển; Đổ, lật, nghiêng thiết bị nâng.
Vật nặng rơi, va đập trong quá trình nâng, di chuyển; Tai nạn giao thông.
Đuối nước, va đập trong quá trình nâng, di chuyển; Đổ, lật, nghiêng thiết bị nâng.
Vật nặng rơi, va đập trong quá trình nâng, di chuyển; Đổ, lật, nghiêng thiết bị nâng.
D
Câu 33 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, giải pháp an toàn khi dùng hai hoặc
nhiều thiết bị nâng để cùng nâng một tải trọng là:
Phải có sơ đồ buộc móc tải, sơ đồ di chuyển tải và chỉ rõ trình tự thực hiện các thao tác, yêu cầu
về kích thước, vật liệu, công nghệ, các thiết bị phụ trợ.
Phải có Phương án di chuyển tải và chỉ rõ trình tự thực hiện các thao tác, yêu cầu về kích thước,
vật liệu, công nghệ, các thiết bị phụ trợ.
Phải có hồ sơ lý lịch thiết bị nâng đầy đủ khi di chuyển tải và chỉ rõ trình tự thực hiện các thao
tác, yêu cầu về kích thước, vật liệu, công nghệ, các thiết bị phụ trợ.
Các thiết bị nang phải còn hạnh định thử nghiệm, lập kế hoạch thi công, chỉ rõ trình tự thực hiện
các thao tác, yêu cầu về kích thước, vật liệu, công nghệ, các thiết bị phụ trợ.
A
Câu 34 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi vận hành thiết bị nâng, quy định
cấm như thế nào?
Cấm người đứng dưới hoặc giữa tải và chướng ngại vật, trừ đứng dưới độ vươn của cần trục,.
Cấm nâng hạ tải trên thùng xe khi có người đang đứng trên thùng xe.
Cấm người đứng dưới hoặc giữa tải và chướng ngại vật, bao gồm cả độ vươn của cần trục, trong
bán kính quay của thiết bị nâng. Cấm nâng hạ tải trên thùng xe khi có người đang đứng trên
thùng xe.
Cấm người đứng dưới độ vươn của cần trục, trong bán kính quay của thiết bị nâng khi dây chằng
bị đứt. Cấm nâng hạ tải trên thùng xe khi có người đang đứng trên thùng xe.
Cấm người đứng dưới hoặc giữa tải và chướng ngại vật, bao gồm cả độ vươn của cần trục,. Cấm
nâng hạ tải trên thùng xe khi không có người đang đứng trên thùng xe.
B
Câu 35 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, thủ tục an toàn trước khi tiến hành
công việc có sử dụng thiết bị nâng là gì?
Tiến hành lập phương án thi công, phương án đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc. Kiểm
tra chất lượng thiết bị nâng.
Tiến hành đánh giá rủi ro các công việc nâng, hạ và lập phương án đảm bảo an toàn trong quá
trình làm việc.
Tiến hành đánh giá rủi ro các công việc nâng, hạ và lập phương án thi công, phương án đảm bảo
an toàn trong quá trình làm việc.
Kiểm tra hồ sơ thiết bị nâng và lập phương án phương án thi công, phương án đảm bảo an toàn
trong quá trình làm việc.
C
Câu 36 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trong quá trình sử dụng xe cẩu, cầu
trục, cần trục bánh lốp, nội dung nào không đúng (không phù hợp) quy định?
Không cho phép người lên, xuống cầu trục, cần trục khi thiết bị đang hoạt động; Vừa dùng người
đẩy hoặc kéo tải vừa cho cơ cấu nâng/hạ tải; Nâng, hạ và chuyển tải khi có người đứng ở trên tải.
Không cho phép nâng tải có khối lượng vượt quá tải trọng cho phép; Để tải treo lơ lửng mà
không có người điều khiển; Nâng tải trong tình trạng tải chưa ổn định hoặc chỉ móc một bên của
móc kép;
Không được nâng tải vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên, bị liên kết bằng bu lông hoặc bê tông
với các vật khác; Cẩu với, kéo lê tải trọng;
Không cho phép thực hiện công việc khi chưa cắt điện các đường dây, thiết bị điện xung quanh
nơi làm việc.
D
Câu 37 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trong quá trình sử dụng xe cẩu, cầu
trục, cần trục bánh lốp, quy định các nội dung cấm như thế nào?
Cấm người không phận sự đi trong hành lang an toàn thiết bị đang hoạt động; Cấm sử dụng thiết
bị nâng tải để nâng người.
Cấm người không phận sự đi trong hành lang an toàn thiết bị đang hoạt động; Cấm sử dụng thiết
bị nâng tải để nâng người quá tải trọng cho phép của thiết bị.
Cấm người không phận sự đi trong hành lang an toàn khi thiết bị ngừng hoạt động; Cấm sử dụng
thiết bị nâng tải để nâng người.
Cấm các phương tiện không phận sự đi trong hành lang an toàn thiết bị đang hoạt động; Cấm sử
dụng thiết bị nâng tải để nâng người.
A
Câu 38 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trước khi hạ tải xuống khoang, hầm,
phải thực hiện BPAT nào?
Phải hạ móc tải xuống vị trí thấp nhất để kiểm tra số vòng cáp còn lại trên tang. Nếu số vòng cáp
còn lại trên tang lớn hơn 2,5 vòng thì mới được phép nâng, hạ tải.
Phải hạ móc không tải xuống vị trí thấp nhất để kiểm tra số vòng cáp còn lại trên tang. Nếu số
vòng cáp còn lại trên tang lớn hơn 1,5 vòng thì mới được phép nâng, hạ tải.
Phải hạ móc không tải xuống vị trí cao nhất để kiểm tra số vòng cáp còn lại trên tang. Nếu số
vòng cáp còn lại trên tang lớn hơn 1,0 vòng thì mới được phép nâng, hạ tải.
Phải hạ cần xuống vị trí thấp nhất để kiểm tra số vòng cáp còn lại trên tang. Nếu số vòng cáp còn
lại trên tang lớn hơn 2,0 vòng thì mới được phép nâng, hạ tải.
B
Câu 39 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, chỉ được phép hạ tải xuống vị trí đã
định với điều kiện nào?
Nơi đó đã tháo bỏ dây treo các kết cấu, bộ phận lắp ráp khỏi móc, khi các kết cấu và bộ phận đó
đã được cố định chắc chắn và ổn định.
Nơi đó đã được loại trừ được khả năng rơi, đổ hoặc trượt khi các kết cấu và bộ phận đó đã được
cố định chắc chắn và ổn định.
Nơi đó đã được loại trừ được khả năng rơi, đổ hoặc trượt; Đã tháo bỏ dây treo các kết cấu, bộ
phận lắp ráp khỏi móc, khi các kết cấu và bộ phận đó đã được cố định chắc chắn và ổn định.
Có phương án loại trừ được khả năng rơi, đổ hoặc trượt; tháo bỏ dây treo các kết cấu, bộ phận
lắp ráp khỏi móc, khi các kết cấu và bộ phận đó đã được cố định chắc chắn và ổn định.
C
Câu 40 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, người buộc móc tải chỉ được phép đến
gần tải khi nào?
Khi tải đã hạ đến độ cao không lớn hơn 0,5 m tính từ mặt sàn chỗ người móc tải đứng.
Khi tải đã hạ đến độ cao không lớn hơn 1,5 m tính từ mặt sàn chỗ người móc tải đứng.
Khi tải đã hạ đến độ cao không lớn hơn 02 m tính từ mặt sàn chỗ người móc tải đứng.
Khi tải đã hạ đến độ cao không lớn hơn 01 m tính từ mặt sàn chỗ người móc tải đứng.
D
Câu 41 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, phải ngừng hoạt động của cầu trục,
cần trục khi nào?
Khi phát hiện các vết nứt ở những chỗ quan trọng của kết cấu kim loại, biến dạng dư của kết cấu
kim loại; Phanh của bất kỳ một cơ cấu nào bị hỏng; Móc, cáp, ròng rọc, tang bị mòn, bị rạn nứt.
Khi phát hiện các vết nứt ở những chỗ quan trọng của kết cấu kim loại, biến dạng dư của kết cấu
kim loại; Phanh của bất kỳ một cơ cấu nào bị hỏng; thiết bị không còn hạnh định thử nghiệm.
Khi không phát hiện các vết nứt ở những chỗ quan trọng của kết cấu kim loại, biến dạng dư của
kết cấu kim loại; Phanh, móc, cáp, ròng rọc, tang bị mòn, bị rạn nứt.
Khi phát hiện các nguy hiểm tại buồng điều khiển thết bị; Phanh của bất kỳ một cơ cấu nào bị
hỏng; Móc, cáp, ròng rọc, tang bị mòn, bị rạn nứt.
A
Câu 42 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, việc quản lý xe cẩu, cầu trục, cần trục
như thế nào?
Cử người theo dõi sửa chữa, thay thế các chi tiết, bộ phận đã bị hư hỏng, mòn quá quy định cho
phép.
Phải có sổ để theo dõi bảo dưỡng định kỳ; theo dõi sửa chữa, thay thế các chi tiết, bộ phận đã bị
hư hỏng, mòn quá quy định cho phép.
Phải có sổ để theo dõi mức tiêu hao nhiên liệu và kiểm tra các chi tiết, bộ phận đã bị hư hỏng,
mòn quá quy định cho phép.
Quản đốc phân xường xe phải theo dõi sửa chữa, thay thế các chi tiết, bộ phận đã bị hư hỏng,
mòn quá quy định cho phép.
B
Câu 43 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định tốc độ vận hành xe nâng
hàng như thế nào?
Trong phạm vi công trường xe phải chạy với tốc độ ≤ 15km/h; Khi chạy trên đường thẳng trong
kho ≤ 12km/h; Qua quãng đường ngoặt hoặc vòng phải chạy với tốc độ ≤ 5km/h.
Trong phạm vi công trường xe phải chạy với tốc độ ≤ 5km/h; Khi chạy trên đường thẳng trong
kho ≤ 3km/h; Qua quãng đường ngoặt hoặc vòng phải chạy với tốc độ ≤ 5km/h.
Trong phạm vi công trường xe phải chạy với tốc độ ≤ 10km/h; Khi chạy trên đường thẳng trong
kho ≤ 6km/h; Qua quãng đường ngoặt hoặc vòng phải chạy với tốc độ ≤ 5km/h.
Trong phạm vi công trường xe phải chạy với tốc độ ≤ 20km/h; Khi chạy trên đường thẳng trong
kho ≤ 10km/h; Qua quãng đường ngoặt hoặc vòng phải chạy với tốc độ ≤15km/h.
C
Câu 44 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trong các điều cấm sau đây, điều cấm
nào không đúng khi sử dụng xe nâng hàng?
Cấm sử dụng xe nâng hàng để nâng người lên cao hoặc chở người.Hạ thấp càng nâng khi di
chuyển; Đứng hoặc làm việc trước hoặc dưới càng nâng khi xe đang vận hành;
Cấm nâng các kiện hàng phía dưới không có kẽ hở cần thiết để đưa càng nâng vào lấy hàng, xếp
hàng lên đống không có tấm kê để rút càng ra.
Cấm nâng hàng đi vào nơi có nền không ổn định; Nâng các kiện hàng phía dưới không có kẽ hở
cần thiết để đưa càng nâng vào lấy hàng; Xếp hàng lên đống không có tấm kê để rút càng ra.
Cấm vận hành xe nâng hàng khi chưa chằng buộc chắc chắn và không có người giữ thăng bằng
cho hàng cần nâng.
D
Câu 45 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về trọng lượng của hàng
nâng như thế nào?
Phải được phân bố đều trên hai càng nâng và phần nhô ra ở phía trước không được vượt quá 1/3
độ dài của càng nâng.
Phải được phân bố đều trên hai càng nâng và phần nhô ra ở phía trước không được vượt quá 1/2
độ dài của càng nâng.
Phải được phân bố đều trên hai càng nâng và phần nhô ra ở phía trước không được vượt quá 1/4
độ dài của càng nâng.
Phải được phân bố đều trên hai càng nâng và phần nhô ra ở phía trước không được vượt quá 2/3
độ dài của càng nâng.
A
Câu 46 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi sử dụng xe nâng hàng có lắp thêm
cần để nâng và di chuyển, phải thực hiện động tác nào?
Không được nhấc bổng hàng lên rồi mới di chuyển. Khi di chuyển phải có biện pháp chống hàng
lắc lư. Cấm kéo hoặc đẩy hàng trên đống xuống.
Phải nhấc bổng hàng lên rồi mới di chuyển. Khi di chuyển phải có biện pháp chống hàng lắc lư.
Cấm kéo hoặc đẩy hàng trên đống xuống.
Phải nhấc bổng hàng lên rồi mới di chuyển. Khi chưa di chuyển phải có biện pháp chống hàng
lắc lư. Cấm kéo hoặc đẩy hàng trên đống xuống.
Khi di chuyển phải có biện pháp chống hàng lắc lư. Cho phép kéo hoặc đẩy hàng trên đống
xuống với điều kiện phải có kê lót đảm bảo an toàn.
B
Câu 47 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, xe nâng chỉ được di chuyển khi nào?
Khung xe nghiêng hết về phía trước và cơ cấu nâng hàng đã được nâng lên cách mặt đất ít nhất
bằng độ lớn của gầm xe với đường.
Khung xe nghiêng hết về phía sau và cơ cấu nâng hàng đã được nâng lên cách mặt đất ít nhất
bằng độ lớn của thành xe với đường.
Khung xe nghiêng hết về phía sau và cơ cấu nâng hàng đã được nâng lên cách mặt đất ít nhất
bằng độ lớn của gầm xe với đường.
Khung xe nghiêng hết về phía sau và cơ cấu nâng hàng đã được nâng lên cách mặt đất ít nhất 01
mét
C
Câu 48 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về quản lý xe nâng hàng như
thế nào?
Mỗi chủng loại xe nâng hàng phải có quy trình vận hành an toàn; Có sổ theo dõi quá trình bảo
trì, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ.
Mỗi xe nâng hàng phải có quy trình vận hành an toàn; cử người theo dõi quá trình bảo trì, bảo
dưỡng, sửa chữa định kỳ.
Mỗi xe nâng hàng phải có quy trình vận hành an toàn; hàng ngày người vận hành xe phải theo
dõi quá trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ.
Mỗi xe nâng hàng phải có quy trình vận hành an toàn; Có sổ theo dõi quá trình bảo trì, bảo
dưỡng, sửa chữa định kỳ.
D Khác với đề thi thử. Đề thi thử là ý A
Câu 49 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi vận hành xen nâng người, điều
cấm nào đúng?
Cấm vận hành nơi có các phương tiện di động khác đang làm việc; Cấm rời khỏi sàn thao tác;
Cấm sử dụng xe nâng người sai mục đích và chở người khi tiến hành di chuyển/tham gia giao
thông.
Cấm vận hành nơi có các phương tiện di động khác đang làm việc; Cấm đứng trên sàn thao tác
khi xe đang nâng; Cấm sử dụng xe nâng người sai mục đích.
Cấm rời khỏi sàn thao tác; Cấm sử dụng xe nâng người sai mục đích và chở người khi tiến hành
di chuyển/tham gia giao thông.
Cấm vận hành nơi có các phương tiện di động khác đang làm việc; Cấm rời khỏi sàn thao tác;
Cấm chở người khi tiến hành di chuyển/tham gia giao thông.
A
Câu 50 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về quản lý xe nâng người
như thế nào?
Đơn vị sử dụng phải lập sổ theo dõi tình trạng của xe, nhật trình sử dụng.
Đơn vị sử dụng phải lập nhật ký theo dõi tình trạng của xe, nhật trình sử dụng.
Đơn vị sử dụng phải cử người theo dõi tình trạng của xe, nhật trình sử dụng.
Đơn vị sử dụng phải lập nhật ký theo dõi tình trạng sự cố của xe.
B
Câu 51 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định những nội dung kiểm tra
trước khi sử dụng pa lăng xích kéo tay thì nội dung nào không đúng (không phù hợp)?
Pa lăng còn đang trong thời hạn kiểm định;
Trục, cóc hãm, dây xích, móc phải đảm bảo an toàn mới cho phép sử dụng;
Vị trí treo pa lăng phải rộng rãi, không gần đường giao thông và đô thị.
Vật cần nâng phù hợp với tải trọng cho phép của pa lăng; Vị trí treo pa lăng phải chắc chắn, chịu
được toàn bộ tải trọng.
C
Câu 52 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định kiểm tra tải trọng khi sử
dụng pa lăng xích kéo tay như thế nào?
1. Khi nâng tải trọng lên vị trí khoảng 10cm phải dừng lại để kiểm tra an toàn mới được nâng
tiếp;
2. Khi nâng tải trọng lên vị trí khoảng 30cm phải dừng lại để kiểm tra an toàn mới được nâng
tiếp;
3. Khi nâng tải trọng lên vị trí khoảng 50cm phải dừng lại để kiểm tra an toàn mới được nâng
tiếp;
4. Khi nâng tải trọng lên vị trí khoảng 20cm phải dừng lại để kiểm tra an toàn mới được nâng
tiếp;
D
Câu 53 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, điều cấm nào không đúng trong quy
định khi sử dụng pa lăng xích kéo tay?
Cấm kiểm tra an toàn khi bắt đầu nâng tait trọng lên.
Cấm để dây xích bị xoắn hay thắt nút, vận hành pa lăng khi chốt móc bị hỏng;
Cấm treo vật nặng lơ lửng trên pa lăng khi không có người giám sát; Cấm dùng xích của pa lăng
để quàng vào vật cần nâng;
Nâng tải trọng lớn hơn giá trị cho phép của pa lăng; Để người đứng dưới tải trọng
A
Câu 54 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định khi sử dụng xích kéo tay như
thế nào?
Khi dây xích khi bị đứt không được nối mà phải thay thế bằng xích mới; Không dùng xích của
pa lăng để quàng vào vật cần nâng;
Không được tự chế, lắp động cơ điện để điều khiển pa lăng xích; Không được kéo quá nhanh vì
sẽ làm cho tải trọng bị lắc trong quá trình nâng hạ.
Ý 1 và ý 2 đúng.
Cả 2 ý đều sai.
C
Câu 55 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung cơ bản nhận diện mối nguy
khi hàn điện, hàn hơi là:
Điện giật do rò, chạm, chập vào các bộ phận dẫn điện; Tai nạn giao thông; Khí, bụi độc hại;
Bỏng do hạt kim loại nóng chảy, kim loại có nhiệt độ cao; Bỏng lạnh
Bức xạ có hại do hồ quang điện; Khí, bụi độc hại; Bỏng do hạt kim loại nóng chảy, kim loại có
nhiệt độ cao; Cháy, nổ; Khói bụi.
Điện giật do chạm mỏ hàn; Bức xạ có hại do hồ quang điện; Khí, bụi độc hại; Bỏng lạnh; Cháy,
nổ.
Điện giật do rò, chạm, chập vào các bộ phận dẫn điện; Bức xạ có hại do hồ quang điện; Khí, bụi
độc hại; Bỏng do hạt kim loại nóng chảy, kim loại có nhiệt độ cao; Cháy, nổ.
D
Câu 56 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, đối với những người được phép tiến
hành công tác hàn, điều kiện nào không đúng (không cần thiết)?
Được đào tạo về chuyên môn về phóng chống thiên tai và cứu nạn cứu hộ.
Được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và được cấp giấy chứng nhận
huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
Sử dụng đầy đủ các PTBVCN: mặt nạ có kính hàn, quần áo, mũ, găng tay bằng vật liệu khó
cháy, cách điện và chịu được các tác động cơ học.
Được đào tạo về chuyên môn, có chứng chỉ hoặc do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp; Được huấn
luyện, kiểm tra sát hạch về quy trình kỹ thuật an toàn - bảo hộ lao động và có thẻ an toàn.
A
Câu 57 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, yêu cầu chung về thực hiện công tác
hàn về khoảng cách an toàn như thế nào?
Bảo đảm khoảng cách an toàn hoặc di chuyển vật tư thiết bị, hàng hóa dễ cháy hoặc che chắn
không để vảy hàn rơi xuống tối thiểu 10m.
Khi hàn ở tầng trên, thì các tầng phía dưới (khi không có sàn chống cháy bảo vệ) phải dọn sạch
các chất dễ cháy nổ trong bán kính không nhỏ hơn 5m.
Ý 1 và ý 2 đúng.
Không được hàn ở chế độ 2 tầng trong mọi trường hợp
C
Câu 58 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa,khi hành điện, hàn hơi, điều cấm nào
không đúng (không phù hợp)?
Không được tiến hành đồng thời cả hàn hơi và hàn điện trong các thùng kín;
Cấm hàn khi có các chất dễ bắt lửa như xăng, axêton, spirit trắng ở gần vị trí hàn.
Cấm hàn ở khoảng cách dưới 5m so với vị trí để các chất dễ cháy nổ.
Cấm hàn ở khoảng cách dưới 10m so với vị trí để các chất dễ cháy nổ.
D
Câu 59 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trước khi hàn ở khu vực có hơi khí
cháy nổ (như hydro ở gian máy phát điện), độc hại phải kiểm tra những gì?
Kiểm tra nồng độ các hơi khí đó, trường hợp cần thiết phải tiến hành thông gió bảo đảm không
còn nguy cơ cháy nổ, độc hại mới bắt đầu công việc.
Kiểm tra hệ thống PCCC, bảo đảm không còn nguy cơ cháy nổ, độc hại mới bắt đầu công việc.
Kiểm tra hệ thống điện cấp cho máy hàn, nếu tốt mới bắt đầu công việc.
Kiểm tra thông gió bảo đảm không còn nguy cơ cháy nổ, độc hại mới bắt đầu công việc.
A
Câu 60 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định BPAT khi hàn trong các
thùng kín (trong không gian hạn chế) như thế nào?
Phải có đèn chiếu sáng đặt ở bên ngoài hoặc dùng đèn di động cầm tay, điện áp không lớn hơn
36V.
Phải dùng biến áp cách ly cho đèn chiếu sáng và đặt máy biến áp ở bên ngoài thùng kín. Cấm
dùng biến áp tự ngẫu để hạ áp.
Phải có đèn chiếu sáng đặt trong thùng, điện áp không lớn hơn 40V.
Ý 1 và ý 2 đúng.
D
Câu 61 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về nối đất thiết bị hàn điện
như thế nào?
Phải nối đất phần kim loại của máy hàn theo quy định trước khi thiết bị được nối vào nguồn.
Phải nối đất phần kim loại của thiết bị, vật được hàn điện cũng như các kết cấu và sản phẩm hàn
theo quy định trước khi thiết bị được nối vào nguồn.
Phải nối đất phần kim loại của thiết bị được hàn điện cũng như các kết cấu và sản phẩm hàn và
máy hàn theo quy định trước khi thiết bị được nối vào nguồn.
Không phải nối đất phần kim loại của thiết bị được hàn điện cũng như các kết cấu và sản phẩm
hàn, chỉ nối đất máy hàn theo quy định trước khi thiết bị được nối vào nguồn.
C
Câu 62 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định BPAT khi hàn trong các
thùng kín bằng kim loại như thế nào?
Máy hàn phải để ngoài, thợ hàn phải được trang bị mũ bảo hộ lao động, giầy hoặc thảm cách
điện và găng tay cao su. mặt nạ phòng độc có dây mềm dẫn không khí.
Máy hàn phải để trong thùng, thợ hàn phải được trang bị mũ bảo hộ lao động, giầy hoặc thảm
cách điện và găng tay cao su. mặt nạ phòng độc có dây mềm dẫn không khí.
Thợ hàn phải được trang bị mũ bảo hộ lao động, giầy hoặc thảm cách điện và găng tay cao su.
mặt nạ phòng độc có dây mềm dẫn không khí.
Máy hàn phải để ngoài, thợ hàn phải được trang bị mũ bảo hộ lao động, giầy bảo hộ lao động.
A
Câu 63 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định BPAT khi hàn điện ở nơi
đông người cùng làm việc và người qua lại như thế nào?
Phải lập rào chắn để ngăn và bảo vệ những người xung quanh.
Phải có tấm chắn bằng vật liệu không cháy để ngăn và bảo vệ những người xung quanh.
Phải đặt biển “Cấm vào” để ngăn và bảo vệ những người xung quanh.
Phải đặt biển “Cấm lại gần” để ngăn và bảo vệ những người xung quanh.
B
Câu 64 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định BPAT khi hàn điện ở trên
cao, nội dung nào không đúng?
Hàn trên giàn giáo bằng gỗ, sàn của nó phải được phủ kín bằng tấm kim loại, các tông amiăng
hay bằng những vật liệu khó cháy khác.
Hàn điện ở tầng trên phải có biện pháp bảo vệ những người làm việc ở tầng dưới khỏi bị các giọt
kim loại, các mẩu que hàn cháy dở văng hoặc rơi trúng vào người hay các vật dễ cháy ở phía
dưới.
Không cho phép hàn điện có bố trí 2 tầng; Phải có biện pháp bảo vệ khỏi bị các giọt kim loại, các
mẩu que hàn cháy dở văng hoặc rơi trúng vào người hay các vật dễ cháy.
Hàn điện trên cao mà không có giàn giáo người thợ hàn nhất thiết phải dùng dây đai an toàn bền
nhiệt, có túi đựng dụng cụ, điện cực và các vật cháy dở.
C
Câu 65 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung cơ bản nhận diện mối nguy
cơ bản khi làm việc trên cao như thế nào?
Điện giật; Rơi thiết bị, dụng cụ, vật liệu xuống; Trượt đổ thang, sập giàn giáo.
Rơi thiết bị, dụng cụ, vật liệu xuống; Trượt đổ thang, sập giàn giáo; Bỏng nhiệt.
Trượt đổ thang, sập giàn giáo; Rơi thiết bị, dụng cụ, vật liệu xuống; Bỏng lạnh.
Ngã cao; Rơi thiết bị, dụng cụ, vật liệu xuống; Trượt đổ thang, sập giàn giáo.
D
Câu 66 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định BPAT khi làm việc trên cao
thì nội dung nào không đúng (không phù hợp)?
Phải đeo dây an toàn, dù thời gian làm việc rất ngắn: Kiểm tra các điểm xung quanh vị trí làm
việc xem có điện không.
Phải xem xét để đảm bảo rằng khoảng không gian bên dưới vị trí đó không có các vật cản có thể
gây ra va chạm người trong tình huống bị rơi.
Quần áo bảo hộ lao động phải gọn gàng, tay áo buông và cài cúc, đội mũ an toàn cài quai, đi giầy
bảo hộ phải buộc dây, đeo dây an toàn, mùa rét phải mặc đủ ấm.
Phải đeo dây an toàn, dù thời gian làm việc rất ngắn (trừ trường hợp làm việc trên mặt bằng, sàn
thao tác có lan can bảo vệ chắc chắn) và móc vào vị trí chắc chắn ngay phía trên vị trí làm việc
A
Câu 67 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, điều kiện sức khỏe của người làm việc
trên cao như thế nào?
Phải có chứng nhận đủ sức khỏe của Cơ quan y tế có thẩm quyền; Tuân thủ Quy định sức khỏe
của người lao động làm việc trên cao của EVN.
Phải có chứng nhận đủ sức khỏe của Cơ quan y tế cấp huyện; Tuân thủ Quy định sức khỏe của
người lao động làm việc trên cao của nhà nước.
Tuân thủ Quy định sức khỏe của người lao động làm việc trên cao của EVN; Phải kiểm tra sức
khỏa ngay trước khi làm việc.
Phải có chứng nhận đủ sức khỏe của Cơ quan y tế cấp tỉnh; Tuân thủ Quy định sức khỏe của
người lao động làm việc trên cao của doanh nghiệp.
B
Câu 68 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định người làm việc trên cao
không được làm việc khi điều kiện sức khỏe như thế nào?
Người đang ốm đau hoặc đã sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn.
Phải kiểm tra sức khỏa ngay trước khi làm việc.
Người làm việc trên cao, nếu thấy sức khỏe không thể tiếp tục công việc thì phải báo cho Người
CHTT biết. nếu không tự xuống được thì Người CHTT phải có phương án trợ giúp.
Ý 1 và ý 3 đúng.
D
Câu 69 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, không làm việc trên cao ngoài trời
trong điều kiện thời tiết nào?
Giông bão có gió từ cấp 5 trở lên hay trời mưa to tạo thành dòng hoặc có giông sét; Trời nắng
nóng với nhiệt độ trên 38OC; Trời tối không đủ ánh sáng.
Giông bão có gió từ cấp 6 trở lên hay trời mưa to tạo thành dòng hoặc có giông sét; Trời nắng
nóng với nhiệt độ trên 40OC; Trời tối không đủ ánh sáng.
Giông bão có gió từ cấp 7 trở lên hay trời mưa to tạo thành dòng hoặc có giông sét; Trời nắng
nóng với nhiệt độ trên 42OC; Trời tối không đủ ánh sáng.
Giông bão có gió từ cấp 4 trở lên hay trời mưa to tạo thành dòng hoặc có giông sét; Trời nắng
nóng với nhiệt độ trên 35OC; Trời tối không đủ ánh sáng.
A
Câu 70 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trong các điều cấm khi làm việc trên
cao thì nội dung cấm nào không đúng (không phù hợp)?
Cấm sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, sử dụng điện thoại di động trong quá trình lên
hoặc xuống.
Cấm sử dụng điện thoại di động trong suốt quá trình làm việc trên cao.
Cấm đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc từ trên cao xuống bằng cách tung, ném; Cấm mang vác,
cho vào túi quần dụng cụ, vật liệu nặng lên cao cùng với người.
Cấm đùa nghịch, nói chuyện riêng, làm việc riêng, làm những việc ngoài nhiệm vụ được phân
công; Cấm leo trèo, đi lại tùy tiện
B
Câu 71 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về chỉ dẫn sử dụng dụng cụ
khi làm viêc trên cao nội dung nào không đúng (không phù hợp)?
Để dụng cụ làm việc vào chỗ chắc chắn hoặc làm móc treo vào vị trí cố định, sao cho khi va đập
mạnh không rơi xuống phía dưới (mặt đất, mặt bằng, sàn thao tác).
Khi đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc hạ xuống phải dùng dây trực tiếp hoặc qua puly để kéo
lên, hạ xuống, người ở dưới phải giữ một đầu dây và không đứng gần sát vị trí làm việc tính theo
phương thẳng đứng.
Chỉ được mang theo người những dụng cụ nhẹ như kìm, tuốc-nơ-vít, cờ-lê, mỏ-lết, búa con
nhưng phải đựng trong túi đựng đồ chuyên dùng.
Đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc từ trên cao xuống bằng cách tung, ném; Mang vác, cho vào
túi quần dụng cụ, vật liệu nặng lên cao cùng với người.
D
Câu 72 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về kết cấu và chất lượng
thang di động thì nội dung nào không đúng (không phù hợp)?
Chiều rộng chân thang ít nhất là 40 cm; Bậc thang phải được đóng bằng đinh, bậc đầu và bậc
cuối phải có chốt.
Thang làm bằng tre, gỗ, kim loại phải chắc chắn và khô; Thang bằng tre phải lấy dây thép buộc,
xoắn chắc chắn ở hai đầu và giữa thang.
Chiều rộng chân thang ít nhất là 50 cm; Khoảng cách giữa các bậc thang đều nhau và không lớn
hơn 45 cm.
Bậc thang không được đóng bằng đinh, bậc đầu và bậc cuối phải có chốt. Thang phải đang được
sử dụng, không bị mọt, oằn, cong khi làm việc trên đó.
A
Câu 73 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định khi nối thang di động như
thế nào?
Phải dùng đai bằng sắt và bắt bu-lông, hoặc dùng nẹp bằng gỗ, tre cứng ốp hai đầu chỗ nối dài ít
nhất 2,0 m và dùng dây thép để néo xoắn thật chặt, đảm bảo không lung lay, xộc xệch.
Phải dùng đai bằng sắt và bắt bu-lông, hoặc dùng nẹp bằng gỗ, tre cứng ốp hai đầu chỗ nối dài ít
nhất 1,0 m và dùng dây thép để néo xoắn thật chặt, đảm bảo không lung lay, xộc xệch.
Phải dùng đai bằng sắt và bắt bu-lông, hoặc dùng nẹp bằng gỗ, tre cứng ốp hai đầu chỗ nối dài ít
nhất 1,5 m và dùng dây thép để néo xoắn thật chặt, đảm bảo không lung lay, xộc xệch.
Phải dùng đai bằng sắt và bắt bu-lông, hoặc dùng nẹp bằng gỗ, tre cứng ốp hai đầu chỗ nối dài ít
nhất 0,5 m và dùng dây thép để néo xoắn thật chặt, đảm bảo không lung lay, xộc xệch.
B
Câu 74 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về kiểm tra thang di động
thì nội dung nào không đúng?
Thang phải đang được sử dụng, không bị mọt, oằn, cong khi làm việc trên đó.
Luôn chú ý lau chùi bùn, dầu mỡ bám dính trên bậc thang; Phải thường xuyên kiểm tra thang,
nếu thấy chưa an toàn thì phải sửa chữa lại ngay hoặc loại bỏ.
Ba tháng một lần cần phải dùng một vật nặng 150kg để treo trên từng bậc thang (kiểu thử tĩnh)
xem thang có chịu được không.
Sáu tháng một lần cần phải dùng một vật nặng 110kg để treo trên từng bậc thang (kiểu thử tĩnh)
xem thang có chịu được không.
C
Câu 75 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định các điều cấm khi làm việc
với thang di động thì điều cấm nào không đúng?
Không sử dụng thang quá dài quá 5m; Không đeo dây an toàn vào thang di động; Không thao tác
vượt quá xa ngoài tầm với; Cấm nắm vào các bậc lên xuống khi trèo.
Cấm đứng làm việc ở ba bậc trên cùng của thang; Cấm mang theo những vật quá nặng lên
thang, trèo lên thang cùng một lúc hai người và đứng trên thang để dịch chuyển từ vị trí này sang
vị trí khác.
Cấm dùng thang kim loại để làm việc trong điều kiện dây dẫn điện có thể chạm vào thang.
Cấm sử dụng thang quá dài quá 3m; Cấm đứng làm việc ở bậc trên cùng của thang;; Thao tác
vượt quá xa ngoài tầm với; Khi trèo lên, xuống nắm vào các bậc lên xuống.
D
Câu 76 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về các thao tác làm việc với
thang di động nội dung nào không đúng?
Dựng thang đúng quy cách theo tỷ lệ 1 – 3 (có nghĩa là chiều rộng ra so với mặt thẳng đứng của
thang là 1 thì chiều cao lên của thang là 4).
Không đeo dây an toàn vào thang di động; Không sử dụng thang quá dài 5m. Phải có biện pháp
cố định chắc chắn. Phải cử một người giữ chân thang nếu không có biện pháp chống trượt.
Khi lên xuống thang phải quay mặt vào thang, khi leo phải nắm hai tay vào thanh dọc, tuyệt đối
không nắm vào các bậc lên xuống và không đứng làm việc ở ba bậc trên cùng của thang.
Dựng thang đúng quy cách theo tỷ lệ 1 – 4 (có nghĩa là chiều rộng ra so với mặt thẳng đứng của
thang là 1 thì chiều cao lên của thang là 4).
A
Câu 77 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định điều kiện, thủ tục sử dụng
giàn giáo như thế nào?
Được lắp dựng theo đúng phương án thi công. Giàn giáo khi lắp dựng xong phải lập biên bản
nghiệm thu.
Được thiết kế và lắp dựng theo đúng bản vẽ hướng dẫn thi công. Giàn giáo khi lắp dựng xong
phải lập biên bản nghiệm thu.
Được thiết kế và lắp dựng theo đúng bản vẽ hướng dẫn thi công. Giàn giáo khi lắp dựng xong
phải tử tải trước khi sử dụng.
Giàn giáo khi lắp dựng xong phải lập biên bản nghiệm thu theo yêu cầu của ĐVCT.
B
Câu 78 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trong các điều cấm khi sử dụng giàn
giáo, giá đỡ thì điều cấm nào không đúng?
Cấm sử dụng giàn giáo không đúng chức năng, không đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật
theo thiết kế và điều kiện ATLĐ; Cấm làm việc ở các cao độ khác nhau trên một phương thẳng
đứng.
Cấm sử dụng giàn giáo khi không đầy đủ các móc neo, dây chằng hoặc chúng được neo vào các
bộ phận kết cấu kém ổn định như lan can, mái đua, ban công.
Cấm làm việc trên giàn giáo ngoài trời trong khi gió từ cấp 4 trở lên; Cấm làm giàn giáo bên
cạnh đường dây có điện,
Cấm làm việc trên giàn giáo ngoài trời trong điều kiện thời tiết xấu; Cấm tự ý dỡ lan can, tay vịn,
di chuyển tấm ván lót sàn giàn giáo; Cấm làm giàn giáo bên dưới đường dây có điện,
C
Câu 79 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về giàn giáo nhiều tầng như
thế nào?
Khi giàn giáo cao hơn 8m phải làm ít nhất 2 sàn công tác, sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ bên
dưới. Không cho phép làm việc đồng thời trên 2 sàn.
Khi giàn giáo cao hơn 4m phải làm ít nhất 2 sàn công tác, sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ bên
dưới. Khi làm việc đồng thời trên 2 sàn thì vị trí giữa 2 sàn phải không trùng phuuwong thẳng
đứng.
Khi giàn giáo cao hơn 10m phải làm ít nhất 3 sàn công tác, sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ bên
dưới. Khi làm việc đồng thời trên 2 sàn thì vị trí giữa 2 sàn này phải có sàn hoặc lưới bảo vệ.
Khi giàn giáo cao hơn 6m phải làm ít nhất 2 sàn công tác, sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ bên
dưới. Khi làm việc đồng thời trên 2 sàn thì vị trí giữa 2 sàn này phải có sàn hoặc lưới bảo vệ.
D
Câu 80 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, hằng ngày, nhân viên công tác trước
khi làm việc trên cao phải tự kiểm tra dây đeo an toàn của mình bằng cách nào?
Đeo vào người rồi buộc dây vào vật chắc chắn ở dưới đất và chụm chân lại ngả người ra phía
sau xem dây có hiện tượng bất thường gì không.
Đeo vào người rồi buộc dây vào vật chắc chắn ở trên cao và chụm chân lại ngả người ra phía sau
xem dây có hiện tượng bất thường gì không.
Đeo vào dây đeo 1 tải trọng 110kg rồi buộc treo dây trên cao xem dây có hiện tượng bất thường
gì không.
Dùng máy thử dây đeo thử tĩnh theo tải trong 225kg trong vòng 5 phút xem dây có hiện tượng
bất thường gì không.
A
Câu 81 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung nào không đúng theo quy
định về kỹ thuật thử nghiệm dây đeo an toàn?
Phải được thử 03 tháng 01 lần, bằng cách treo trọng lượng hoặc thiết bị thử dây an toàn chuyên
dùng. Trọng lượng thử đối với dây cũ là 250 kg, dây mới là 300 kg, thời gian thử 05 phút.
Sau khi thử dây đeo an toàn phải ghi ngày thử, trọng lượng thử và nhận xét tốt, xấu vào sổ theo
dõi thử dây an toàn.
Đánh dấu (dán tem) vào dây đã thử còn đạt tiêu chuẩn, chỉ dây nào đánh dấu mới được sử dụng.
Những dây đeo an toàn không sử dụng được phải được lập biên bản và hủy bỏ.
Phải được thử 06 tháng 01 lần, bằng cách treo trọng lượng hoặc thiết bị thử dây an toàn chuyên
dùng. Trọng lượng thử đối với dây cũ là 225 kg, dây mới là 300 kg, thời gian thử 05 phút.
A
Câu 82 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về quản lý dây đeo an toàn
như thế nào?
Các nhân có trách nhiệm quản lý chặt chẽ dây đeo an toàn và chịu trách nhiệm nếu xảy ra tai nạn
do dây bị đứt, gẫy móc hoặc do không thử đúng kỳ hạn.
ĐVQLVH có trách nhiệm quản lý chặt chẽ dây đeo an toàn và chịu trách nhiệm nếu xảy ra tai
nạn do dây bị đứt, gẫy móc hoặc do không thử đúng kỳ hạn.
Đơn vị công tác có trách nhiệm quản lý chặt chẽ dây đeo an toàn và chịu trách nhiệm nếu xảy ra
tai nạn do dây bị đứt, gẫy móc hoặc do không thử đúng kỳ hạn.
NCHTT của đơn vị công tác có trách nhiệm quản lý chặt chẽ dây đeo an toàn và chịu trách
nhiệm nếu xảy ra tai nạn do dây bị đứt, gẫy móc hoặc do không thử đúng kỳ hạn.
C
Câu 83 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung nhận diện mối nguy cơ bản
khi làm việc trong không gian hạn chế là gì?
Thiếu nước; Thiếu ôxy; Khí, hóa chất độc hại; Cháy nổ; Khói bụi; Thiếu ánh sáng; Tiếng ồn; Bị
chặn mất lối thoát.
Mối nguy do va đập; Vật rơi; Ngã cao; Sạt lở; Ngập nước; Điện giật; Thiếu ôxy; Khí, hóa chất
độc hại; Cháy nổ; Khói bụi; Thiếu ánh sáng; Tiếng ồn; Bị chặn mất lối thoát.
Vật rơi; Ngã cao; Sạt lở; Ngập nước; Điện giật; Thiếu ôxy; Khí, hóa chất độc hại; Cháy nổ;
Khói bụi; Thiếu ánh sáng; Tiếng ồn; Sập hầm; Bị chặn mất lối thoát.
Ngã cao; Sạt lở; Ngập nước; Điện giật; Thiếu ôxy; Khí, hóa chất độc hại; Cháy nổ; Khói bụi;
Thiếu ánh sáng; Tiếng ồn; Ẩm thấp; Bị chặn mất lối thoát.
B
Câu 84 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi vào làm việc với hệ thống ắc quy
phải thực hiện trang phục BHLĐ nào?
Mặc quần áo BHLĐ và đeo găng tay cao su để bảo vệ cơ thể khỏi bị ảnh hưởng do axít hoặc
kiềm.
Đeo kính bảo vệ mắt và găng tay cách điện để bảo vệ cơ thể khỏi bị điện giât.
Mặc quần áo chuyên dụng, đeo kính bảo vệ mắt và găng tay cao su để bảo vệ cơ thể khỏi bị ảnh
hưởng do axít hoặc kiềm.
Mặc quần áo chuyên dụng, đeo kính hàn bảo vệ mắt và găng tay cao su để bảo vệ cơ thể khỏi bị
ảnh hưởng do axít hoặc kiềm.
C
Câu 85 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi vào làm việc với hệ thống ắc quy
phải chuẩn bị những vật liệu, hóa chất nào?
Chuẩn bị a xít phù hợp với hệ thống ắc quy. Trang bị các chai cồn (để phun rửa mắt) để đề
phòng khi bị dung dịch điện phân bắn vào mắt.
Chuẩn bị chất trung hoà phù hợp với hệ thống ắc quy. Trang bị các chai dung dịch (để phun rửa
mắt) để đề phòng khi bị dung dịch điện phân bắn vào mắt.
Chuẩn bị các chất lau rửa hệ hệ thống ắc quy. Trang bị các chai nước sạch (để phun rửa mắt) để
đề phòng khi bị dung dịch điện phân bắn vào mắt.
Chuẩn bị chất trung hoà phù hợp với hệ thống ắc quy. Trang bị các chai nước sạch (để phun rửa
mắt) để đề phòng khi bị dung dịch điện phân bắn vào mắt.
D
Câu 86 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trước khi vào làm việc với hệ thống ắc
quy phải kiểm tra những nội dung gì?
Phải kiểm tra phòng ắc quy đã được thông gió để phòng ngừa bị ngộ độc hoặc cháy nổ do khí
phát sinh từ hệ thống ắc quy.
Kiểm tra a xít phù hợp với hệ thống ắc quy. Trang bị các chai cồn (để phun rửa mắt) để đề phòng
khi bị dung dịch điện phân bắn vào mắt.
Kiểm tra chất trung hoà phù hợp với hệ thống ắc quy. Trang bị các chai dung dịch (để phun rửa
mắt) để đề phòng khi bị dung dịch điện phân bắn vào mắt.
Kiểm tra các chất lau rửa hệ hệ thống ắc quy. Trang bị các chai nước sạch (để phun rửa mắt) để
đề phòng khi bị dung dịch điện phân bắn vào mắt.
A
Câu 87 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về ghi nhãn trên các bình
chứa axít, chứa dung dịch axít, nước cất như thế nào?
Ghi rõ trên thành bình từng loại bằng sơn chống gỉ.
Ghi rõ trên thành bình từng loại bằng sơn chống axít.
Ghi rõ, dán giấy tên trên thành bình từng loại.
Ghi rõ trên thành bình từng loại bằng bút mực không xóa.
B
Câu 88 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về bảo quản axít đậm đặc
như thế nào?
Phải để trong các buồng riêng, ngoài axít ra không được phép để dung dịch trung hoà cùng; axít
phải để trong các bình chuyên dùng bằng nhựa tổng hợp, thủy tinh hay sành sứ có nắp đậy và
quai xách.
Phải để trong các buồng riêng, ngoài axít ra chỉ được phép để dung dịch trung hoà; axít phải để
trong các bình chuyên dùng bằng sắt mạ có nắp đậy và quai xách.
Phải để trong các buồng riêng, ngoài axít ra chỉ được phép để dung dịch trung hoà; axít phải để
trong các bình chuyên dùng bằng nhựa tổng hợp, thủy tinh hay sành sứ có nắp đậy và quai xách.
Phải để trong các buồng riêng, ngoài axít ra chỉ được phép để dung dịch trung hoà; axít phải để
trong các bình chuyên dùng bằng hợp kim nhôm có nắp đậy và quai xách.
C
Câu 89 Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định pha chế a xit như thế nào?
Khi pha chế axít thành dung dịch phải rót từng tia nhỏ nuwóc cất theo đũa thuỷ tinh vào
bình axít và luôn luôn khuấy để toả nhiệt tốt.
Khi pha chế axít thành dung dịch phải dùng 2 vòi, cùng rót axít và nước cất vào bình nước cất và
luôn luôn khuấy để toả nhiệt tốt.
Khi pha chế axít thành dung dịch phải rót từng tia nhỏ axít theo đũa sắt mạ vào bình nước cất và
luôn luôn khuấy để toả nhiệt tốt.
Khi pha chế axít thành dung dịch phải rót từng tia nhỏ axít theo đũa thuỷ tinh vào bình nước cất
và luôn luôn khuấy để toả nhiệt tốt.
D
Câu 90 Theo Quy trình An toàn điện thì điều cấm nào sau đây không đúng khi làm việc, sử
dụng và pha chế ắc quy?
Cấm hút thuốc, sử dụng bật lửa, lò sưởi trong buồng chứa ắc-quy
Cấm để nước cất và dung dịch trung hoà ở chỗ cửa ra vào của buồng ắc-quy.
Cấm đổ nước cất vào axít để pha chế thành dung dịch.
Cấm rót axít vào nước cất để pha chế thành dung dịch.
D
Câu 91: Theo Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định ghi số PCT như thế
nào?
1. Ghi số thứ tự PCT theo năm / năm phát hành / viết tắt đơn vị cấp PCT.
2. Ghi số thứ tự PCT theo tháng / tháng phát hành / viết tắt đơn vị cấp PCT.
3. Ghi số thứ tự PCT theo thiết bị/ năm phát hành / viết tắt đơn vị cấp PCT.
4. Ghi số thứ tự PCT theo thiết bị / tháng phát hành / viết tắt đơn vị cấp PCT.
Câu 92: Theo Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa thì điều cấm nào sau đây không
đúng khi làm việc, sử dụng và pha chế ắc quy?
1. Cấm hút thuốc, sử dụng bật lửa, lò sưởi trong buồng chứa ắc-quy
2. Cấm để nước cất và dung dịch trung hoà ở chỗ cửa ra vào của buồng ắc-quy.
3. Cấm đổ nước cất vào axít để pha chế thành dung dịch.
4. Cấm rót axít vào nước cất để pha chế thành dung dịch.
Câu 18. Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định những nội dung kiểm tra trước
khi sử dụng pa lăng xích kéo tay thì nội dung nào không đúng (không phù hợp)?
Vật cần nâng phù hợp với tải trọng cho phép của pa lăng; Vị trí treo pa lăng phải chắc chắn, chịu
được toàn bộ tải trọng.
Trục, cóc hãm, dây xích, móc phải đảm bảo an toàn mới cho phép sử dụng;
Pa lăng còn đang trong thời hạn kiểm định;
Vị trí treo pa lăng phải rộng rãi, không gần đường giao thông và đô thị. 
Câu 14. Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định kiểm tra tải trọng khi sử dụng pa
lăng xích kéo tay như thế nào?
Khi nâng tải trọng lên vị trí khoảng 20cm phải dừng lại để kiểm tra an toàn mới được nâng tiếp;

Khi nâng tải trọng lên vị trí khoảng 50cm phải dừng lại để kiểm tra an toàn mới được nâng tiếp;
Khi nâng tải trọng lên vị trí khoảng 10cm phải dừng lại để kiểm tra an toàn mới được nâng tiếp;
Khi nâng tải trọng lên vị trí khoảng 30cm phải dừng lại để kiểm tra an toàn mới được nâng tiếp;
Câu 12. Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, tại khu vực làm việc phải kiểm tra, chuẩn
bị những gì?
Sử dụng bạt che chắn nguồn tia lửa phát sinh trong khi sử dụng. Đảm bảo các phương tiện sẵn
sàng chữa cháy.
Không có các vật liệu dễ cháy nổ xung quanh khu vực gia công. Sử dụng bạt che chắn nguồn tia
lửa phát sinh trong khi sử dụng. Đảm bảo các lối thoát thông thoáng.
Không có các vật liệu dễ cháy nổ xung quanh khu vực gia công. Sử dụng bạt che chắn nguồn tia
lửa phát sinh trong khi sử dụng. Đảm bảo các phương tiện sẵn sàng chữa cháy. 
Không có các vật liệu dễ cháy nổ xung quanh khu vực gia công. Sử dụng bạt che chắn nguồn tia
lửa phát sinh trong khi sử dụng. Đảm bảo các phương tiện sẵn sàng sơ cấp cứu người bị nạn.
Câu 13. Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, điều cấm nào không đúng trong quy định
khi sử dụng pa lăng xích kéo tay?
Cấm kiểm tra an toàn khi bắt đầu nâng tait trọng lên. 
Cấm để dây xích bị xoắn hay thắt nút, vận hành pa lăng khi chốt móc bị hỏng;
Nâng tải trọng lớn hơn giá trị cho phép của pa lăng; Để người đứng dưới tải trọng
Cấm treo vật nặng lơ lửng trên pa lăng khi không có người giám sát; Cấm dùng xích của pa lăng
để quàng vào vật cần nâng;
Câu 15. Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trong các điều cấm khi làm việc trên cao
thì nội dung cấm nào không đúng (không phù hợp)?
Cấm sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, sử dụng điện thoại di động trong quá trình lên
hoặc xuống.
Cấm đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc từ trên cao xuống bằng cách tung, ném; Cấm mang vác,
cho vào túi quần dụng cụ, vật liệu nặng lên cao cùng với người.
Cấm sử dụng điện thoại di động trong suốt quá trình làm việc trên cao.
Cấm đùa nghịch, nói chuyện riêng, làm việc riêng, làm những việc ngoài nhiệm vụ được phân
công; Cấm leo trèo, đi lại tùy tiện
Câu 13. Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về quản lý xe nâng hàng như thế
nào?
Mỗi xe nâng hàng phải có quy trình vận hành an toàn; cử người theo dõi quá trình bảo trì, bảo
dưỡng, sửa chữa định kỳ.
Mỗi chủng loại xe nâng hàng phải có quy trình vận hành an toàn; Có sổ theo dõi quá trình bảo
trì, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ. 
Mỗi xe nâng hàng phải có quy trình vận hành an toàn; hàng ngày người vận hành xe phải theo
dõi quá trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ.
Mỗi xe nâng hàng phải có quy trình vận hành an toàn; Có sổ theo dõi quá trình bảo trì, bảo
dưỡng, sửa chữa định kỳ.
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
QUYẾT ĐỊNH -881
Câu 13. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Người cho phép là
người được Đơn vị quản lý vận hành giao nhiệm vụ giao nhận hiện trường với Đơn vị công tác,
bao gồm:
Nhân viên vận hành ca trực có chức danh Trưởng ca, Trưởng kíp hoặc Trực chính
Nhân viên vận hành ca trực có chức danh Trưởng ca/Trưởng kíp/Trực chính hoặc người được
giao nhiệm vụ
Câu 14. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Khi sử dụng thiết
bị cầm tay nghiêm cấm các trường hợp sau:
Dùng tay cầm vào đầu công tác, đầu cắt của nó khi thiết bị đang làm việc;
Lắp hay tháo đầu công tác khi chưa ngừng hoàn toàn chuyển động quay, khi thiết bị chưa được
ngắt khỏi nguồn điện hoặc nguồn năng lượng khác;
Nghiêm cấm cả 2 ý trên (dưới)
Câu 15. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Để đảm bảo An
toàn khi làm việc với xe nâng hàng, Xe nâng chỉ được di chuyển khi
khung xe nghiêng hết về phía sau và cơ cấu nâng hàng đã được nâng lên cách mặt đất ít nhất
bằng độ lớn của gầm xe với đường.
khung xe nghiêng hết về phía sau và cơ cấu nâng hàng đã được nâng lên cách mặt đất ít nhất
bằng 1/2 độ lớn của gầm xe với đường.
khung xe nghiêng hết về phía trước và cơ cấu nâng hàng đã được nâng lên cách mặt đất ít nhất
bằng độ lớn của gầm xe với đường.
Câu 16. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Để đảm bảo An
toàn khi Làm việc với với xe nâng người, đáp án nào sau đây không đúng?
Chỉ vận hành xe nâng người trên một địa hình tương đối vững chắc.
Không vận hành nơi có các phương tiện di động khác đang làm việc.
Được phép rời khỏi sàn thao tác nhưng phải tuân thủ quy định làm việc trên cao khi đang ở vị trí
nâng
Câu 14. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Nhân viên công
tác có nhiệm vụ và tránh nhiệm như thế nào?
Nhân viên công tác đã hiểu rõ công việc, có kinh nghiệm về công việc cần làm và được trang bị
đủ PTBVCN.
Nhân viên công tác được Đơn vị công tác giao nhiệm vụ, chịu sự lãnh đạo của Người CHTT
trong thời gian công tác.
Cả 2 ý đều đúng 
Câu 15. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Trước khi sử dụng
pa lăng xích kéo tay (pa lăng kéo tay) phai kiểm tra:
Kiểm tra vật cần nâng phù hợp với tải trọng cho phép của pa lăng;
Vị trí treo palang phải chắc chắn, chịu được toàn bộ tải trọng.
Các đáp án đều đúng 
Câu 16. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, điều nào không
đúng Để đảm bảo An toàn khi sử dụng pa lăng xích kéo tay,
Không nâng tải trọng lớn hơn giá trị cho phép của pa lăng;
Khi dây xích đứt, phải hàn dây xích bằng máy hàn chuyên dụng; 
Không treo vật nặng lơ lửng trên palang khi không có người giám sát;
Câu 17. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, điều nào không
đúng Để đảm bảo An toàn khi sử dụng pa lăng xích kéo tay,
Không hán dây xích khi bi đư má phái thay thê băng xích mới;
Cho phép dùng xích của pa lăng để quàng vào vật cần nâng, khi vật có tính chất cồng kềnh. 
Không để người đứng dưới tải trọng.
Câu 13. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Trách nhiệm của
Người cảnh giới:
Bao gồm cả 2 ý trên (dưới) 
Nắm vững quá trình thực hiện công việc có thể xảy ra mất an toàn cho cộng đồng.
Cảnh báo kịp thời cho cộng đồng phòng tránh nguy hiểm xảy ra trong quá trình thực hiện công
việc.
Câu 14. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Trách nhiệm của
Người cấp phiếu:
Kiểm tra hoàn thành PCT.
Chuẩn bị PCT với đầy đủ các nội dung, biện pháp an toàn phải thực hiện phù hợp với đăng ký
công tác, ký cấp phiếu và giao phiếu cho NCP, NCHTT.
Bao gồm cả 3 ý trên (dưới) 
Khi giao phiếu cho NCP phải chỉ dẫn những yêu cầu cụ thể và những yếu tố nguy hiểm về an
toàn tại nơi làm việc để NCP hướng dẫn cho ĐVCT khi thực hiện việc cho phép làm việc để đảm
bảo an toàn.
Câu 15. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Trách nhiệm giám
sát: Người CHTT phải có mặt liên tục tại nơi làm việc:
Giám sát an toàn và có biện pháp để Nhân viên công tác không thực hiện những hành vi có thể
gây tai nạn trong quá trình làm việc, chỉ được phép rời hiện trường khi có Người CHTT khác
thay thế. 
Giám sát an toàn và có biện pháp để Nhân viên công tác không thực hiện những hành vi có thể
gây tai nạn trong quá trình làm việc, không được phép rời hiện trường trong bất kỳ trường hợp
nào
Giám sát an toàn và có biện pháp để Nhân viên công tác không thực hiện những hành vi có thể
gây tai nạn trong quá trình làm việc, được phép rời hiện trường ngày sau khi báo NLĐCV.
Câu 16. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, để đảm bảo an
toàn Đối với thiết bị quay. Khi phát hiện độ rung, nhiệt độ của các thiết bị vượt quá trị số tác
động bảo vệ mà hệ thống bảo vệ không làm việc, Nhân viên vận hành cần
Kiểm tra lại khẩn cấp thiết bị bảo vệ sau đó báo cáo cấp trên xin ý kiến xử lý.
Nhanh chóng báo cáo cấp trên xin ý kiến xử lý.
Thao tác ngừng khẩn cấp thiết bị để bảo vệ thiết bị đồng thời báo cáo cấp trên xin ý kiến xử lý. 
Câu 12. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Hình thức giải
quyết công tác khi Cấp PCT theo hình thức?
Giấy hoặc điện tử hoặc lời nói (trực tiếp hoặc qua điện thoại, bộ đàm).
Giấy hoặc điện tử. 
Giấy hoặc lời nói (trực tiếp hoặc qua điện thoại, bộ đàm).
Câu 13. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Người cấp lệnh là
người thuộc Đơn vị quản lý vận hành, nắm vững về thiết bị, công nghệ, dây chuyền sản xuất,
biết được nội dung công việc, điều kiện đảm bảo an toàn khi tiến hành công việc Bao gồm:
Trưởng/Phó đơn vị, Quản đốc/Phó quản đốc phân xưởng vận hành, Kỹ thuật viên hoặc người
được giao nhiệm vụ
Trưởng/Phó đơn vị, Quản đốc/Phó quản đốc phân xưởng vận hành, Kỹ thuật viên, Nhân viên vận
hành ca trực có chức danh Trưởng ca/Trưởng kíp hoặc người được giao nhiệm vụ. 
Kỹ thuật viên, Nhân viên vận hành ca trực có chức danh Trưởng ca/Trưởng kíp hoặc người được
giao nhiệm vụ
Câu 14. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Điều nào không
thuộc Trách nhiệm của Người cấp lệnh:
LCT bằng giấy hoặc điện tử: Chuẩn bị đầy đủ các nội dung LCT, trực tiếp ký và giao LCT cho
Người CHTT.
Ghi thời gian bàn giao hiện trường làm việc, ký tên vào phần Cho phép công tác của PCT. 
Phải chỉ dẫn những điều có liên quan đến công việc và các yếu tố nguy hiểm tại hiện trường cho
Người CHTT để đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc
Câu 16. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Để đảm bảo An
toàn khi làm việc với xe nâng hàng, Trong phạm vi công trường xe phải chạy với tốc độ giới hạn
bao nhiêu?
Trong phạm vi công trường xe phải chạy với tốc độ < 20km/h;
Trong phạm vi công trường xe phải chạy với tốc độ < 15km/h;
Trong phạm vi công trường xe phải chạy với tốc độ < 10km/h; 
Câu 17. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Để đảm bảo An
toàn khi làm việc với xe nâng hàng, Trọng lượng của hàng phải được phân bố đều trên hai càng
nâng và phần nhô ra ở phía trước không được vượt quá
1/2 độ dài của càng nâng.
Độ dài của càng nâng.
1/3 độ dài của càng nâng. 
Câu 13. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, quy định về Hình
thức đăng ký công tác trong Trình tự, thủ tục thực hiện công tác
Đối với công tác có kế hoạch: Giấy hoặc điện tử.
Cả 3 đáp án đều đúng 
Đối với công tác ngoài kế hoạch, xử lý sự cố: Giấy hoặc điện tử hoặc lời nói (trực tiếp hoặc qua
điện thoại, bộ đàm).
Câu 14. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Có cho phép
Người cấp lệnh kiêm nhiệm Người CHTT nếu Đơn vị quản lý vận hành và Đơn vị công tác là
một đơn vị hay không?
Không cho phép Người cấp lệnh kiêm nhiệm Người CHTT
Có cho phép Người cấp lệnh kiêm nhiệm Người CHTT 
Câu 12. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Việc kiểm tra an
toàn trước khi thực hiện công tác Cho phép làm việc và bàn giao tại hiện trường theo PCT thực
hiện như thế nào?
Người cho phép chỉ dẫn cho Người CHTT biết phạm vi được phép làm việc và các cảnh báo, chỉ
dẫn các yếu tố nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho Đơn vị công tác, các biện pháp an toàn đã thực
hiện theo PCT. 
Người cho phép chỉ dẫn cho Người CHTT biết phạm vi được phép làm việc để đảm bảo an toàn
cho Đơn vị công tác, các biện pháp an toàn đã thực hiện theo PCT.
Người cho phép chỉ dẫn cho Người CHTT biết các cảnh báo, chỉ dẫn các yếu tố nguy hiểm để
đảm bảo an toàn cho Đơn vị công tác, các biện pháp an toàn đã thực hiện theo PCT.
Câu 13. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Việc tổ chức Đơn
vị công tác Trách nhiệm của Đơn vị công tác phải thực hiện như thế nào
01 Đơn vị công tác khi làm việc theo 01 PCT/LCT, Người CHTT phải giám sát được tất cả nhân
viên của Đơn vị công tác trong cùng một thời gian, không gian để đảm bảo an toàn. 
01 Đơn vị công tác khi làm việc theo 01 PCT/LCT, Người CHTT phải giám sát và thực hiện
công việc cùng tất cả nhân viên của Đơn vị công tác và phải đảm bảo an toàn.
01 Đơn vị công tác khi làm việc theo 01 PCT/LCT, Người GSATĐ phải giám sát được tất cả
nhân viên của Đơn vị công tác trong cùng một thời gian, không gian để đảm bảo an toàn.
Câu 14. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Kiểm tra sơ bộ
sức khoẻ công nhân: trước khi bắt đầu công việc, Người CHTT phải kiểm tra sơ bộ tình hình sức
khỏe, thể trạng của Nhân viên công tác
Khi xét thấy sức khỏe Nhân viên công tác không đảm bảo thì không được để Nhân viên công tác
đó tham gia vào công việc. 
Khi xét thấy sức khỏe Nhân viên công tác không đảm bảo thì vẫn để nhân viên đó đó tham gia
vào công việc nhưng ở mức đảm bảo với sức khỏe.
Khi xét thấy sức khỏe Nhân viên công tác không đảm bảo thì phải đợi được để Nhân viên công
tác đó tham gia vào công việc.
Câu 15. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, khi làm việc với
thiết bị quay để đảm bảo an toàn Nhân viên vận hành khi theo dõi các thiết bị phải
Giữ đúng khoảng cách quy định, chỉ được tiếp xúc trực tiếp thiết bị đang vận hành. Trang bị bảo
hộ phải gọn gàng, đầy đủ.
Giữ đúng khoảng cách quy định, không tiếp xúc trực tiếp thiết bị đang vận hành. Trang bị bảo hộ
phải gọn gàng, đầy đủ. 
Đứng càng xa càng tốt, không tiếp xúc trực tiếp thiết bị đang vận hành. Trang bị bảo hộ phải gọn
gàng, đầy đủ.
Câu 16. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Để đảm bảo An
toàn khi làm việc với xe nâng hàng, Khi chạy trên Qua quãng đường ngoặt hoặc vòng xe phải
chạy với tốc độ giới hạn bao nhiêu?
Qua quãng đường ngoặt hoặc vòng phải chạy với tốc độ < 15km/h.
Qua quãng đường ngoặt hoặc vòng phải chạy với tốc độ < 5km/h. 
Qua quãng đường ngoặt hoặc vòng phải chạy với tốc độ < 10km/h.
Câu 13. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Quy định về Thời
gian đăng ký đối với công tác có kế hoạch trong trình tự, thủ tục thực hiện công tác
Muộn nhất 04 ngày trước thời điểm bắt đầu thực hiện công tác.
Muộn nhất 14 ngày trước thời điểm bắt đầu thực hiện công tác.
Muộn nhất 07 ngày trước thời điểm bắt đầu thực hiện công tác. 
Câu 14. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Khi sử dụng xe
nâng hàng có lắp thêm cần để nâng và di chuyển, phải thực hiện điều nào sau đây?
Nhấc bổng hàng lên rồi mới di chuyển. Khi di chuyển phải có biện pháp chống hàng lắc lư. Cấm
kéo hoặc đẩy hàng trên đống xuống. 
Đẩy hàng đến vị trí thuận tiện rồi nhấc bổng hàng lên để di chuyển. Khi di chuyển phải có biện
pháp chống hàng lắc lư. Cấm kéo hoặc đẩy hàng trên đống xuống.
Nhấc bổng hàng lên rồi mới di chuyển. Khi di chuyển phải có biện pháp chống hàng lắc lư. Có
thể kéo hoặc đẩy hàng trên đống xuống để nâng hàng.
Câu 15. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, khi Thao tác cách
ly hoặc đưa thiết bị vào vận hành không quá bao nhiêu bước thao tác thì không bắt buộc phải
thực hiện theo PTT nhưng phải ghi các bước thao tác vào sổ nhật ký vận hành hoặc PCT/LCT?
Bắt buộc phải thực hiện theo PTT
Không quá 5 bước thao tác 
Không quá 6 bước thao tác
Không quá 7 bước thao tác
Câu 16. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, khi làm việc với
thiết bị quay để đảm bảo an toàn ta phải tuân thủ những điều gì sau đây?
Đối với động cơ phải có dây tiếp địa, điểm đấu nối cáp điện phải có hộp bảo vệ chắc chắn, các
gối đỡ phải được bôi trơn đầy đủ.
Nơi làm việc phải được vệ sinh sạch sẽ, ánh sáng phải đầy đủ.
Bao gồm cả 3 ý trên (dưới) 
Hàng rào an toàn với khoảng cách quy định, các khớp nối trục phải có vỏ bảo vệ chắc chắn.
Câu 18. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Trong quá trình sử
dụng xe cẩu, cầu trục, cần trục bánh lốp không cho phép:
Vừa dùng người đẩy hoặc kéo tải vừa cho cơ cấu nâng/hạ tải;
Để tải treo lơ lửng mà không có người điều khiển
Không cho phép cả 2 ý trên (dưới) 
Câu 15. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Hình thức giải
quyết công tác trong Trình tự, thủ tục thực hiện công tác gôm?
Tất cả các đáp án đều đúng 
Thông báo hoãn, hủy, thay đổi thời gian công tác theo hình thức giấy hoặc điện tử.
Cấp PCT theo hình thức giấy hoặc điện tử.
Cấp LCT theo hình thức giấy hoặc điện tử hoặc lời nói (trực tiếp hoặc qua điện thoại, bộ đàm).
Câu 16. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, PCT điện tử yêu
cầu như thế nào?
Không xóa được sau khi đã có chữ ký (số/điện tử) của Người cấp phiếu trong thời hạn theo quy
định.
Không hoãn, hủy được công tác sau khi đã có chữ ký (số/điện tử) của Người CHTT.
Cả 3 đáp án đều đúng 
Không sửa được nội dung phần thuộc trách nhiệm hoặc có liên quan sau khi đã có chữ ký
(số/điện tử) của Người tham gia thực hiện PCT.
Câu 13. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, khi làm việc với
động cơ để đảm bảo an toàn động cơ cần phải có?
Dây tiếp địa, các gối đỡ phải được bôi trơn đầy đủ.
Dây tiếp địa, điểm đấu nối cáp điện phải có hộp bảo vệ chắc chắn, các gối đỡ phải được bôi trơn
đầy đủ. 
Dây tiếp địa, điểm đấu nối cáp điện phải có hộp bảo vệ chắc chắn.
Câu 14. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, PCT giấy yêu cầu
như thế nào?
Lập thành 02 bản: Người cấp phiếu ký 02 bản, chuyển đến Người cho phép, Người CHTT mỗi
người giữ 01 bản. Tại hiện trường, sau khi kiểm tra đủ, đúng các biện pháp an
toàn theo PCT, Người cho phép, Người tham gia thực hiện công tác phải ký vào 02 bản, mỗi đơn
vị giữ 01 bản.
Theo đúng mẫu, rõ ràng, đủ và đúng theo yêu cầu công việc; không được để rách nát, nhòe chữ;
cấm tẩy xóa.
Cả 2 đáp án đều đúng 
Câu 15. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Những thiết bị
đưa ra sửa chữa mà không thể dừng hệ thống thì phải tuân thủ các quy định sau?
Dừng hệ thống mới được phép tiến hành sửa chữa.
Không dừng hệ thống
Bao gồm cả 3 ý trên (dưới) 
Trong trường hợp đã cách ly hoàn toàn thiết bị cần sửa chữa mà vẫn không đảm bảo an toàn như
rò rỉ môi chất có nhiệt độ cao, áp suất cao hoặc độc hại để tiến hành công việc thì bắt buộc phải
Câu 16. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Để đảm bảo An
toàn khi làm việc với xe nâng hàng, Khi chạy trên đường thẳng trong kho xe phải chạy với tốc
độ giới hạn bao nhiêu?
Khi chạy trên đường thẳng trong kho < 10km/h;
Khi chạy trên đường thẳng trong kho < 15km/h;
Khi chạy trên đường thẳng trong kho < 6km/h; 
Câu 15. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Quy định về Thời
gian đăng ký công tác trong trình tự, thủ tục thực hiện công tác
Đối với công tác có kế hoạch: Muộn nhất 07 ngày trước thời điểm bắt đầu thực hiện công tác.
Đối với công tác ngoài kế hoạch: Muộn nhất 24 giờ trước thời điểm bắt đầu thực hiện công tác.
Đối với trường hợp xử lý sự cố: Ngay sau khi nhận được thông báo từ Đơn vị quản lý vận hành.
Cả 3 đáp án đều đúng 
Câu 16. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Thời gian giải
quyết: Trình tự, thủ tục thực hiện công tác Đối với trường hợp xử lý sự cố
Không quá 01 giờ sau khi nhận được đăng ký từ Đơn vị công tác. 
Ngay sau khi nhận được đăng ký từ Đơn vị công tác.
Không quá 06 giờ sau khi nhận được đăng ký từ Đơn vị công tác
Câu 18. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Làm rào chắn tạm
thời hoặc căng dây cảnh báo bao gồm?
Hệ thống rào chắn tạm thời không được chặn lối thoát hiểm cho người làm việc khi có nguy
hiểm xảy ra.
Căng dây cảnh báo, tạo ranh giới an toàn cho Đơn vị công tác làm việc do đơn vị quản lý vận
hành thực hiện. Trong quá trình làm việc, Đơn vị công tác chỉ được phép làm việc trong khu vực
này.
Bao gồm cả 3 ý trên (dưới) 
Rào chắn tạm thời hoặc căng dây cảnh báo do Đơn vị công tác thực hiện, tạo ranh giới an toàn
cho Đơn vị công tác nếu xung quanh có các yếu tố nguy hiểm.
Câu 15. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Thực hiện công
tác trong Trình tự, thủ tục thực hiện công tác gồm?
Tất cả các đáp án đều đúng 
Đơn vị công tác chịu trách nhiệm giám sát an toàn trong thời gian làm việc; nghỉ giải lao; nghỉ
hết ngày làm việc và bắt đầu ngày tiếp theo; thay đổi người khi làm việc.
Đơn vị công tác kiểm tra đầy đủ biện pháp an toàn theo PCT/LCT, bắt đầu thực hiện công việc.
Câu 16. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Trách nhiệm phổ
biến và giải thích:
Trước khi bắt đầu làm việc, Người CHTT phải phổ biến và giải thích cho Nhân viên công tác về
nội dung, trình tự để thực hiện công việc và các biện pháp an toàn. 
Sau khi bắt đầu làm việc, Người CHTT phải phổ biến và giải thích cho Nhân viên công tác về
nội dung, trình tự để thực hiện công việc và các biện pháp an toàn.
Cả trước và sau khi bắt đầu làm việc, Người CHTT phải phổ biến và giải thích cho Nhân viên
công tác về nội dung, trình tự để thực hiện công việc và các biện pháp an toàn.
Câu 9. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, LCT giấy yêu cầu
như thế nào?
Tất cả các đáp án đều đúng 
Lập thành 02 bản: Người cấp lệnh ký 02 bản, chuyển đến Người CHTT 02 bản. Tại hiện trường,
sau khi kiểm tra đủ, đúng các biện pháp an toàn theo LCT, Người CHTT và các NVCT phải ký
vào 02 bản. Khi kết thúc công tác, Người CHTT chuyển lại đến Người cấp lệnh 01 bản, mỗi đơn
vị lưu 01 bản.
Theo đúng mẫu, rõ ràng, đủ và đúng theo yêu cầu công việc; không được để rách nát, nhòe chữ;
cấm tẩy xóa.
Câu 10. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Việc thay đổi
Người CHTT của Đơn vị công tác để đảm bảoAn toàn trong thời gian thực hiện công tác
Do người có thẩm quyền của Đơn vị cơ sở thực hiện công tác quyết định, phải được ghi nhận
trong PCT/LCT và xin ý kiến Người cấp phiếu/lệnh. 
Do Người CHTT chịu trách nhiệm, phải được ghi nhận trong PCT/LCT và xin ý kiến Người cho
phép.
Do người có thẩm quyền của Đơn vị cơ sở thực hiện công tác quyết định, phải được ghi nhận
trong PCT/LCT và xin ý kiến Người cho phép.
Câu 10. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Hình thức giải
quyết công tác khi cấp LCT theo hình thức?
Giấy hoặc điện tử hoặc lời nói (trực tiếp hoặc qua điện thoại, bộ đàm). 
Giấy hoặc điện tử
Giấy hoặc lời nói (trực tiếp hoặc qua điện thoại, bộ đàm).
Câu 11. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, LCT điện tử yêu
cầu như thế nào?
Không xóa được sau khi đã có chữ ký (số/điện tử) của Người cấp lệnh trong thời hạn theo đúng
quy định.
Không hoãn, hủy được công tác sau khi đã có chữ ký (số/điện tử) của Người CHTT.
Không sửa được nội dung phần thuộc trách nhiệm hoặc có liên quan sau khi đã có chữ ký
(số/điện tử) của Người tham gia thực hiện LCT.
Tất cả các đáp án đều đúng 
Câu 12. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Để đảm bảo An
toàn khi Làm việc với với xe nâng người, đáp án nào sau đây không đúng?
Hạ thấp độ cao, chở người khi tiến hành di chuyển/tham gia giao thông. 
Không sử dụng xe nâng người sai mục đích (nâng hàng hóa, vật liệu...).
Đơn vị sử dụng phải lập nhật ký theo dõi tình trạng của xe, nhật trình sử dụng
Câu 9. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Điều nào không
thuộc Trách nhiệm của Đơn vị quản lý vận hành
Cử Người cho phép để thực hiện nhiệm vụ giao nhận thiết bị, hiện trường với Đơn vị công tác
theo PCT.
Cử Người CHTT, Nhân viên công tác theo quy định 
Cấp PCT/LCT với đầy đủ các biện pháp an toàn phù hợp với Đăng ký công tác
Câu 11. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Để đảm bảo An
toàn khi sử dụng pa lăng xích kéo tay ta phải thực hiện?
Không được tự chế. lắp động cơ điện để điều khiển pa lăng xích.
Thực hiện cả 2 ý trên (dưới) 
Chỉ được dùng tay kéo xích điều khiển (xích nhỏ) để pa lăng hoạt động,
Câu 9. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Điều nào không
thuộc Trách nhiệm của Người cho phép:
Chỉ dẫn nơi làm việc, phạm vi được phép làm việc, những yếu tố nguy hiểm xung quanh, cảnh
báo những nguy cơ gây ra mất an toàn cho toàn Người CHTT biết và phòng tránh.
Ghi thời gian bàn giao hiện trường làm việc, ký tên vào phần Cho phép công tác của PCT.
Cấp PCT/LCT với đầy đủ các biện pháp an toàn phù hợp với Đăng ký công tác. 
Câu 12. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, điều nào không
đúng Để đảm bảo An toàn khi sử dụng pa lăng xích kéo tay,
Khi nâng tải trọng lên vị trí khoảng 20cm phải dừng lại để kiểm tra an toàn mới được nâng tiếp;
Không được để dây xích bị xoăn hay thắt nút, không hoạt động palăng khi chốt móc bị hỏng;
Cho phép nâng tải trọng lớn hơn giá trị cho phép của pa lăng 10%; 
Câu 13. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Điều gì không
đúng Khi sử dụng thiết bị cầm tay?
Chỉ đưa thiết bị vào vị trí, chi tiết cần gia công sau khi thiết bị vận hành ổn định;
Luôn để dây điện ở phía sau và cách xa thiết bị;
Luôn để dây điện ở phía trước và cách xa thiết bị; 
Câu 8. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, quy định về Hình
thức đăng ký công tác đối với công tác ngoài kế hoạch, xử lý sự cố bằng hình thức nào?
Giấy hoặc điện tử.
Giấy hoặc lời nói
Giấy hoặc điện tử hoặc lời nói (trực tiếp hoặc qua điện thoại, bộ đàm). 
Câu 10. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Để đảm bảo An
toàn khi làm việc với xe nâng hàng, đáp án nào sau đây không đúng?
Cấm nâng các kiện hàng phía dưới không có kẽ hở cần thiết để đưa càng nâng vào lấy hàng, xếp
hàng lên đống không có tấm kê để rút càng ra.
Không đi vào nơi có nền không ổn định.
Được phép đi nơi có nền không ổn định. Nhưng phải đi cẩn thận 
Câu 9. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Thời gian giải
quyết: Trình tự, thủ tục thực hiện công tác Đối với công tác ngoài kế hoạch
Chậm nhất 48 giờ sau thời điểm nhận được đăng ký công tác.
Chậm nhất 12 giờ sau thời điểm nhận được đăng ký công tác. 
Chậm nhất 24 giờ sau thời điểm nhận được đăng ký công tác.
Câu 11. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, để đảm bảo an
toàn Đối với thiết bị quay Khi phát hiện các thiết bị quay bị cháy Nhân viên vận hành cần phải
lập tức
Ngừng thiết bị, cắt điện. dùng bình chữa cháy (CO2, MFZ) để dập lửa.
Ngừng thiết bị, cắt điện. dùng cát và dùng bình chữa cháy (CO2, MFZ) để dập lửa.
Ngừng thiết bị, cắt điện. Cấm dùng cát mà phải dùng bình chữa cháy (CO2, MFZ) để dập lửa. 
Câu 6. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Kiểm tra đánh giá
rủi ro ATVSLĐ khi thực hiện công tác phải?
Tất cả các đáp án đều đúng 
Đơn vị công tác và Đơn vị quản lý vận hành tổ chức họp trước khi thực hiện công tác để thống
nhất biện pháp an toàn nếu có yêu cầu từ Đơn vị công tác hoặc Đơn vị quản lý vận hành.
Đơn vị công tác và Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra sự phù hợp của đánh giá rủi ro ATVSLĐ
đã thực hiện theo Danh sách công việc được đánh giá rủi ro đối với công tác đăng ký tại khoản 1
Điều này.
Câu 9. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Quy định về việc
Người cấp phiếu kiêm nhiệm Người cho phép khi thực hiện PCT đối với công việc có mức độ
rủi ro Cấp 3, Cấp 4 thì?
Không cho phép kiêm nhiệm. 
Cho phép Người cấp phiếu kiêm nhiệm Người cho phép
Câu 10. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Để đảm bảo An
toàn khi làm việc với thiết bị quay, ta phải nhận diện các mối nguy nào sau đây?
Bao gồm cả 2 ý trên (dưới) 
Bộ phận, vật liệu gây va đập hoặc văng bắn vào người.
Người hoặc vật bị cuốn vào bộ phận chuyển động gây tai nạn hoặc sự cố thiết bị;
Câu 9. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Quy định về Thời
gian đăng ký đối với công tác ngoài kế hoạch trong trình tự, thủ tục thực hiện công tác
Muộn nhất 12 giờ trước thời điểm bắt đầu thực hiện công tác.
Muộn nhất 2 ngày trước thời điểm bắt đầu thực hiện công tác.
Muộn nhất 24 giờ trước thời điểm bắt đầu thực hiện công tác. 
Câu 10. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, về việc nghỉ giải
lao đảm bảo an toàn trong thời gian thực hiện công tác thực hiện như thế nào?
Nhân viên công tác không được tự ý trở lại làm việc khi chưa có lệnh của Người CHTT. Người
CHTT chỉ được cho Nhân viên công tác vào làm việc khi đã kiểm tra các biện pháp an toàn còn
đủ và đúng.
Bao gồm cả 2 ý trên (dưới) 
Khi nghỉ giải lao, tất cả Nhân viên công tác phải dừng làm việc, các biện pháp an toàn phải được
giữ nguyên. Các Nhân viên công tác vẫn phải chịu sự giám sát an toàn của Người CHTT.
Câu 12. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Để đảm bảo An
toàn khi làm việc với xe nâng hàng, điều nào sau đây không đúng?
Không đứng hoặc làm việc trước hoặc dưới càng nâng khi xe đang vận hành.
Hạ thấp càng nâng khi di chuyển.
Đưa càng nâng lên điểm cao nhất khi di chuyển. 
Câu 8. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Cho phép Người
CHTT giám sát an toàn từ xa Nhân viên công tác nếu đủ điều kiện nào dưới đây?
Không được phép giám sát từ xa.
NVCT chụp và gửi đủ ảnh lên ECP
Có đủ thiết bị công nghệ hỗ trợ cần thiết đảm bảo như giám sát an toàn tại chỗ. 
Câu 9. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Phải cất giữ thiết bị
cầm tay trong các tủ đồ nghề riêng và việc sử dụng chúng phải giao cho các cá nhân chuyên
trách. Chu kỳ kiểm tra ít nhất
06 tháng 01 lần, không kể kiểm tra đột xuất do các lý do khác hoặc hư hỏng, vừa nhận lại từ
người khác. 
12 tháng 01 lần, không kể kiểm tra đột xuất do các lý do khác hoặc hư hỏng, vừa nhận lại từ
người khác.
18 tháng 01 lần, không kể kiểm tra đột xuất do các lý do khác hoặc hư hỏng, vừa nhận lại từ
người khác
Câu 9. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Hình thức giải
quyết công tác khi Thông báo hoãn, hủy, thay đổi thời gian công tác theo hình thức?
Giấy hoặc điện tử. 
Giấy hoặc điện tử hoặc lời nói (trực tiếp hoặc qua điện thoại, bộ đàm).
Giấy hoặc lời nói (trực tiếp hoặc qua điện thoại, bộ đàm).
Câu 11. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, để đảm bảo an
toàn Đối với điện động cơ khi đưa ra sửa chữa, đại tu ta cần
Phải được cắt điện động cơ, treo biển báo cấm thao tác ở vị trí khoá điều khiển và thiết bị đóng
cắt. 
Phải được cắt điện động cơ, treo biển báo cấm đóng điện ở vị trí khoá điều khiển và thiết bị đóng
cắt.
Phải được cắt điện động cơ, treo biển báo cấm thao tác ở vị trí khoá điều khiển
Câu 10. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Việc thay đổi
người của Đơn vị công tác để đảm bảo An toàn trong thời gian thực hiện công tác phải thực hiện
như thế nào?
Việc thay đổi Người CHTT do người có thẩm quyền của Đơn vị cơ sở thực hiện công tác quyết
định, phải được ghi nhận trong PCT/LCT và xin ý kiến Người cấp phiếu/lệnh.
Việc thay đổi Nhân viên công tác do Người CHTT chịu trách nhiệm, phải được ghi nhận trong
PCT/LCT và xin ý kiến Người cho phép.
Bao gồm cả 2 ý trên (dưới) 
Câu 10. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Quy định về việc
Người cấp phiếu kiêm nhiệm Người cho phép khi thực hiện PCT đối với công việc có mức độ
rủi ro cấp 2 thì?
Không cho phép kiêm nhiệm
Cho phép Người cấp phiếu kiêm nhiệm Người cho phép 
Câu 9. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, khi kết thúc công
tác trong Trình tự, thủ tục thực hiện công tác gồm?
Tất cả các đáp án đều đúng 
Đơn vị công tác rút hết các biện pháp an toàn mà đơn vị tự làm, rút hết người phương tiện ra
khỏi hiện trường, bàn giao hiện trường, thiết bị cho Đơn vị quản lý vận hành.
Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra thiết bị đủ điều kiện đưa trở lại vận hành, thu hồi hết các biện
pháp an toàn, khóa PCT/LCT.
Đơn vị quản lý vận hành thực hiện thao tác đưa thiết bị vào vận hành
Câu 12. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, quy định về Hình
thức đăng ký công tác Đối với công tác có kế hoạch trong Trình tự, thủ tục thực hiện công tác
Giấy hoặc điện tử hoặc lời nói (trực tiếp hoặc qua điện thoại, bộ đàm).
Giấy hoặc lời nói
Giấy hoặc điện tử. 
Câu 11. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Trách nhiệm phối
hợp của Người CHTT
Phối hợp với Người CG để đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn cho cộng đồng.
Phải hợp tác chặt chẽ với Người cấp phiếu/lệnh, Người cho phép, chịu sự chỉ huy về an toàn của
Người LĐCV (nếu có).
Phối hợp với Người GSAT để đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn cho Nhân viên công
tác.
Bao gồm cả 3 ý trên (dưới) 
Câu 10. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Người CHTT là
người thuộc Đơn vị công tác hoặc Đơn vị quản lý vận hành, phải nắm vững:
Thời gian, địa điểm, nội dung công việc được giao và các biện pháp an toàn phù hợp với yêu cầu
của công việc; được giao nhiệm vụ chỉ huy và giám sát an toàn trong thời gian công tác. 
Thời gian, địa điểm và các biện pháp an toàn phù hợp với yêu cầu của công việc; được giao
nhiệm vụ chỉ huy và giám sát an toàn trong thời gian công tác.
Nội dung công việc được giao và các biện pháp an toàn phù hợp với yêu cầu của công việc; được
giao nhiệm vụ chỉ huy và giám sát an toàn trong thời gian công tác.
Câu 10. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, việc thao tác cách
ly hoặc đưa thiết bị vào vận hành phải phối hợp nhiều vị trí phải thực hiện như thế nào?
Phải thực hiện theo PTT, cho phép áp dụng PTT mẫu;
Bao gồm cả 2 ý trên (dưới) 
Các đơn vị tham khảo quy định về lập, duyệt, thực hiện PTT mẫu tại Thông tư quy định quy
trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành để áp dụng PTT mẫu
cho tất cả các thiết bị thủy, cơ, nhiệt, hóa của đơn vị mình.
Câu 10. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Quy định về Thời
gian đăng ký công tác Đối với trường hợp xử lý sự cố trong trình tự, thủ tục thực hiện công tác
Muộn nhất 08 giờ trước khi nhận được thông báo từ Đơn vị quản lý vận hành.
Muộn nhất 12 giờ trước khi nhận được thông báo từ Đơn vị quản lý vận hành.
Ngay sau khi nhận được thông báo từ Đơn vị quản lý vận hành. 
Câu 11. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Có được sử dụng
xe nâng hàng để nâng người lên cao hoặc chở người hay không?
Được phép, nhưng phải được giao nhiệm vụ.
Nghiêm cấm 
Được phép
Câu 9. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Yêu cầu đối với
người tham gia thực hiện LCT là?
Cả 2 ý đều đúng 
Phải được đào tạo, kiểm tra kỹ năng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ được giao và có trách nhiệm
đúng quy định.
Phải có thẻ an toàn, được huấn luyện an toàn theo quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động và
các văn bản hướng dẫn.
Câu 11. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, việc thay đổi
Nhân viên công tác của ĐVCT để đảm bảo An toàn trong thời gian thực hiện công tác phải thực
hiện như thế nào?
Do Người CHTT chịu trách nhiệm, phải được ghi nhận trong PCT/LCT và xin ý kiến Người cấp
phiếu.
Do Người CHTT chịu trách nhiệm, phải được ghi nhận trong PCT/LCT và xin ý kiến Người cho
phép. 
Do người có thẩm quyền của Đơn vị cơ sở thực hiện công tác quyết định, phải được ghi nhận
trong PCT/LCT và xin ý kiến Người cấp phiếu/lệnh.
Câu 10. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Thời gian giải
quyết trình tự, thủ tục thực hiện công tác gồm những điều nào sau?
Đối với trường hợp xử lý sự cố: Không quá 01 giờ sau khi nhận được đăng ký từ Đơn vị công
tác.
Đối với công tác ngoài kế hoạch: Chậm nhất 12 giờ sau thời điểm nhận được đăng ký công tác.
Tất cả các đáp án đều đúng 
Đối với công tác có kế hoạch: Chậm nhất 03 ngày sau thời điểm nhận được đăng ký công tác.
Câu 9. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Thực hiện các biện
pháp an toàn, bàn giao hiện trường tron trình tự, thủ tục thực hiện công tác như thế nào?
Tất cả các đáp án đều đúng 
Đơn vị quản lý vận hành thực hiện thao tác cách ly thiết bị để bảo đảm an toàn theo yêu cầu của
công tác.
Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra, thực hiện các biện pháp an toàn theo PCT/LCT và bàn giao
hiện trường, cho phép công tác, lưu ý Đơn vị công tác chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp
an toàn theo PCT/LCT thuộc nội dung do Đơn vị công tác thực hiện.
Câu 10. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Quy định về việc
kiêm nhiệm khi thực hiện PCT
Đối với công việc có mức độ rủi ro Cấp 2: Cho phép Người cấp phiếu kiêm nhiệm Người cho
phép
Đối với công việc có mức độ rủi ro Cấp 3, Cấp 4: Không cho phép kiêm nhiệm.
Cả 2 ý đều đúng 
Câu 12. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Để đảm bảo An
toàn khi làm việc với thiết bị nâng, cần nhận diện mối nguy nào khi làm việc?
Cả 2 mối nguy trên(dưới) 
Vật nặng rơi, va đập trong quá trình nâng, di chuyển;
Đổ, lật, nghiêng thiết bị nâng.
Câu 8. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Người tham gia
thực hiện LCT bao gồm những những chức danh nào?
Người cấp lệnh, Người CHTT, Nhân viên công tác. 
Người CHTT, Nhân viên công tác.
Người cấp lệnh, Người CHTT
Câu 14. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Trước khi sử dụng
pa lăng xích kéo tay (pa lăng kéo tay) phải kiểm tra:
Trục, cọc hãm, dây xích, móc phải đảm bảo an toàn mới cho phép sử dụng;
Các đáp án đều đúng 
Kiểm tra pa lăng còn đang trong thời hạn kiểm định;
Câu 9. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Thời gian giải
quyết: Trình tự, thủ tục thực hiện công tác Đối với công tác có kế hoạch
Chậm nhất 10 ngày sau thời điểm nhận được đăng ký công tác.
Chậm nhất 06 ngày sau thời điểm nhận được đăng ký công tác.
Chậm nhất 03 ngày sau thời điểm nhận được đăng ký công tác. 
Câu 12. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Trách nhiệm phối
hợp của Người CHTT
Bao gồm cả 3 ý trên (dưới)
Phối hợp với Người GSAT để đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn cho Nhân viên công
tác. Phối hợp với Người CG để đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn cho cộng đồng. Phải
hợp tác chặt chẽ với Người cấp phiếu/lệnh, Người cho phép, chịu sự chỉ huy về an toàn của
Người LĐCV (nếu có).
Câu 11. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Trong quá
trình sử dụng xe cẩu, cầu trục, cần trục bánh lốp không cho phép:
Người lên, xuống cầu trục, cần trục khi thiết bị đang hoạt động;
Không cho phép cả 2 đáp án trên (dưới)
Nâng tải có khối lượng vượt quá tải trọng cho phép;
Câu 12. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Trong quá
trình sử dụng xe cẩu, cầu trục, cần trục bánh lốp không cho phép:
Cẩu với, kéo lê tải trọng;
Nâng tải vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên, bị liên kết bằng bu lông hoặc bê tông với các vật
khác;
Không cho phép cả 2 ý trên (dưới)
Câu 9. Theo Quyết định 881/QĐ-EVN của EVN ban hành ngày 15/07/2021, Hình thức giải
quyết công tác trong Trình tự, thủ tục thực hiện công tác gôm? Cấp PCT theo hình thức giấy
hoặc điện tử.
Tất cả các đáp án đều đúng
Thông báo hoãn, hủy, thay đổi thời gian công tác theo hình thức giấy hoặc điện tử.
Cấp LCT theo hình thức giấy hoặc điện tử hoặc lời nói (trực tiếp hoặc qua điện thoại, bộ đàm).
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TAI NẠN, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Nghị định 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ BNN
Câu 1 Theo Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì điều kiện của NLĐ để được hỗ trợ
khám bệnh nghề nghiệp (BNN) như thế nào?
NLĐ đã được phát hiện có BNN tại cơ sở y tế thẩm quyền, còn nằm trong thời gian bảo đảm
BNN và có thời gian đóng BH TNLĐ từ đủ 12 tháng trở lên (liên tục đến tháng liền kề).
NLĐ đã được phát hiện có BNN tại cơ sở ý tế thẩm quyền và có thời gian làm việc theo hợp
đồng với NSDLĐ ít nhất 12 tháng
NLĐ có thời gian đóng BH TNLĐ từ đủ 12 tháng trở lên (liên tục đến tháng liền kề)
NLĐ đã được phát hiện có BNN tại cơ sở y tế cấp huyện và có thời gian đóng BH TNLĐ từ đủ
24 tháng trở lên (lien tục đến tháng liền kề).
A
Câu 2 Theo Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề
nghiệp (BNN) được quy định như thế nào?
Bằng 25% chi phí khám BNN theo quy định của Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả
nhưng không quá 1/4 mức lương cơ sở / người / 1 lần khám.
Bằng 50% chi phí khám BNN theo quy định của Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả
nhưng không quá 1/3 mức lương cơ sở / người / 1 lần khám.
Bằng 75% chi phí khám BNN theo quy định của Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả
nhưng không quá 1/2 mức lương cơ sở / người / 1 lần khám.
Bằng 100% chi phí khám BNN theo quy định của Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả
nhưng không quá mức lương cơ sở / người / 1 lần khám.
B
Câu 3 Theo Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì hồ sơ hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề
nghiệp (BNN) được gồm những tài liệu gì?
Biên bản điều tra lại TNLĐ; Quyết định thành lập Đoàn Điều tra TNLĐ, BNN.; Chứng từ chứng
thực thanh toán chi phí điều tra lại TNLĐ, BNN.
Văn bản đề nghị hỗ trợ, bản sao có kết quả chứng thực TNLĐ hoặc TNGT, hồ sơ khám nghiệm
của cơ sở ý tế đủ điều kiện.
Văn bản đề nghị hỗ trợ, bản sao có kết quả chứng thực quan trắc môi trường lao động, hồ sơ xác
đinh mắc BNN của cơ sở ý tế đủ điều kiện.
Phải thực hiện cả 03 mục trên.
C
Câu 4 Theo Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì điều kiện của NLĐ để được hỗ trợ chữa
bệnh nghề nghiệp (BNN) như thế nào?
NLĐ đã được phát hiện có BNN tại cơ sở y tế thẩm quyền, còn nằm trong thời gian bảo đảm
BNN và có thời gian đóng BH TNLĐ từ đủ 12 tháng trở lên (liên tục đến tháng liền kề).
NLĐ đã được phát hiện có BNN tại cơ sở ý tế thẩm quyền và có thời gian làm việc theo hợp
đồng với NSDLĐ ít nhất 12 tháng
NLĐ có thời gian đóng BH TNLĐ từ đủ 12 tháng trở lên (liên tục đến tháng liền kề)
NLĐ đã được phát hiện có BNN tại cơ sở y tế cấp huyện và có thời gian đóng BH TNLĐ từ đủ
24 tháng trở lên (lien tục đến tháng liền kề).
A
Câu 5 Theo Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề
nghiệp (BNN) được quy định như thế nào?
Bằng 25% chi phí khám BNN theo quy định của Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả
nhưng không quá 1/4 mức lương cơ sở / người / 1 lần khám.
Bằng 50% chi phí khám BNN theo quy định của Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả
nhưng không quá 1/3 mức lương cơ sở / người / 1 lần khám.
Bằng 75% chi phí khám BNN theo quy định của Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả
nhưng không quá 1/2 mức lương cơ sở / người / 1 lần khám.
Bằng 100% chi phí khám BNN theo quy định của Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả
nhưng không quá mức lương cơ sở / người / 1 lần khám
B
Câu 6 Theo Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì số lần hỗ trợ kinh phí khám BNN và
phục hồi chức năng được quy định như thế nào?
Số lần hỗ trợ tối đa mỗi NLĐ và trong 1 năm chỉ được hỗ trợ 2 lần.
Số lần hỗ trợ tối đa mỗi NLĐ và trong 2 năm chỉ được hỗ trợ 1 lần
Số lần hỗ trợ tối đa mỗi NLĐ và trong 1 năm chỉ được hỗ trợ 1 lần
Số lần hỗ trợ tối đa mỗi NLĐ và trong 1 quý chỉ được hỗ trợ 1 lần
C
Câu 7 Theo Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì điều kiện của NLĐ để được hỗ trợ kinh
phí phục hồi chức năng như thế nào?
Được cơ sở KCB chỉ định phục hồi chức năng và suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do
TNLĐ, BNN gây nên.
Được cơ sở KCB chỉ định phục hồi chức năng và suy giảm khả năng lao động từ 41% trở lên do
TNLĐ, BNN gây nên.
Được cơ sở KCB chỉ định phục hồi chức năng và suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên do
TNLĐ, BNN gây nên.
Được cơ sở KCB chỉ định phục hồi chức năng và suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do
TNLĐ, BNN gây nên.
A
Câu 8 Theo Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì thời hạn Sở LĐTBXH giải quyết (ra
Quyết định hỗ trợ) kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động được quy định như thế nào?
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi NLĐ nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi Người lao động nộp hồ sơ cho Sở LĐTBXH
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi Người lao động nộp hồ sơ cho Sở LĐTBXH
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi Người lao động nộp hồ sơ cho Sở LĐTBXH
B
Câu 9 Theo Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì thời hạn cơ quan bảo hiểm xã hội giải
quyết chi trả chi phí phục hồi chức năng cho người lao động được quy định như thế nào?
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi NLĐ nộp hồ sơ cho Sở LĐTBXH.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được Quyết định hỗ trợ từ Sở LĐTBXH
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được Quyết định hỗ trợ từ Sở LĐTBXH
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi Người lao động nộp hồ sơ cho Sở LĐTBXH
C
Câu 10 Theo Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì hồ sơ hỗ trợ điều tra lại TNLĐ, BNN
theo yêu cầu của cơ quan hảo hiểm gồm:
Biên bản điều tra lại TNLĐ, BNN; Quyết định thành lập Đoàn Điều tra TNLĐ, BNN.; Chứng từ
chứng thực thanh toán chi phí điều tra lại TNLĐ, BNN.
Văn bản đề nghị hỗ trợ, bản sao có kết quả chứng thực TNLĐ hoặc TNGT, hồ sơ khám nghiệm
của cơ sở ý tế đủ điều kiện.
Biên bản điều tra TNLĐ, bản sao có kết quả chứng thực quan trắc môi trường lao động, hồ sơ
xác đinh mắc BNN của cơ sở ý tế đủ điều kiện.
Cả 03 hồ sơ trên.
A
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
NGHỊ ĐỊNH 44
Câu 1 Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ thì đối
tượng huấn luyện được chia thành mấy nhóm?
Bốn nhóm
Năm nhóm
Sáu nhóm
Bảy nhóm
C
Câu 2 Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ thì đối
tượng nào không thuộc Nhóm 1?
Người đứng đầu các đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh
Cấp phó của người đứng đầu được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Chủ tịch, Phó chủ tịch Công đoàn; Người đứng dầu các phòng, ban AT-VSLĐ.
Người đứng dầu các phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách các bộ phận sản xuất, kinh
doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương.
C
Câu 3 Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ thì Nhóm 2
là đối tượng nào
Người làm công tác AT-VSLĐ
Người làm công tác QLKT-VH
Người làm công tác Công đoàn
Người làm công tác Y tế
A
Câu 4 Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ thì Nhóm 3
là đối tượng nào?
Người làm công việc có yêu cầu nghiêm nặt về ATLĐ
An toàn Vệ sinh viên
Người làm công tác Công đoàn
Người làm công tác Y tế
A
Câu 5 Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ thì Nhóm 6
là đối tượng nào?
Người làm công tác AT-VSLĐ
An toàn Vệ sinh viên
Người làm công tác Công đoàn
Người làm công tác Y tế
B
Câu 6 Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ thì Nhóm 5
là đối tượng nào?
Người làm công tác AT-VSLĐ
An toàn Vệ sinh viên
Người làm công tác Công đoàn
Người làm công tác Y tế
D
Câu 7 Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ thì nội dung
nào không thuộc Nội dung huấn luyện AT-VSLĐ nhóm 1?
Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
Văn bản quy phạm pháp luật về AT-VSLĐ, các QTQP chuyên ngành có liên quan đến AT-
VSLĐ, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh
doanh.
Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện
các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về
công tác an toàn, vệ sinh lao động;
Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao
động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
B
Câu 8 Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ thì Nội
dung huấn luyện AT-VSLĐ nhóm 2 là:
Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện
các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về
công tác an toàn, vệ sinh lao động;
Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao
động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh
lao động; Nội dung huấn luyện chuyên ngành:
Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; Quy trình làm việc an toàn với máy,
thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
C
Câu 9 Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ thì Nội
dung huấn luyện chuyên ngành cho nhóm 2 là:
Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; Phân tích,
đánh giá, QLRRvề AT-VSLĐ; QTAT với máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-
VSLĐ.
Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; Biện pháp
phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
Phân tích, đánh giá, QLRRvề AT-VSLĐ; QTAT với máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm
ngặt về AT-VSLĐ; Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
QTAT với máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ; Kiến thức cơ bản về các
yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn
trong sản xuất, kinh doanh.
A
Câu 10 Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ thì nội
dung nào không thuộc Nội dung huấn luyện chuyên ngành cho nhóm 3?
Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại .
Phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt
về AT-VSLĐ mà người được huấn luyện đang làm.
Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh
lao động; Nội dung huấn luyện chuyên ngành:
Quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến
công việc của người lao động.
C
Câu 11 Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ thì tổng
thời gian huấn luyện lần đầu cho Nhóm 1 là:
Mười sáu giờ
Hai mươi tư giờ
Ba mươi hai giờ
Tám giờ
A
Câu 12 Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ thì tổng
thời gian huấn luyện lần đầu cho Nhóm 2 là:
Mười sáu giờ
Hai mươi tư giờ
Ba mươi hai giờ
Bốn mươi tám giờ
D
Câu 13 Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ thì tổng
thời gian huấn luyện lần đầu cho Nhóm 4 là:
Mười sáu giờ
Hai mươi tư giờ
Ba mươi hai giờ
Tám giờ
A
Câu 14 Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ thì tổng
thời gian huấn luyện lần đầu cho Nhóm 5 là:
Mười sáu giờ
Hai mươi tư giờ
Ba mươi hai giờ
Năm mưới sáu giờ
D
Câu 15 Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ thì tổng
thời gian huấn luyện lần đầu cho Nhóm 6 là:
Mười sáu giờ
Hai mươi tư giờ
Bốn giờ
Tám giờ
C
Câu 16 Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ thì “Giấy
chứng nhận đã được huấn luyện về AT-VSLĐ” được cấp cho Nhóm nào?
Nhóm 1, 2, 3, 4
Nhóm 1, 2, 5, 6
Nhóm 3, 4, 5, 6
Nhóm 2, 3, 4, 5
B
Câu 17 Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ thì Thẻ
ATLĐ được cấp cho Nhóm nào?
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
C
Câu 18 Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ thì tổ chức
nào có tư cách pháp nhân cấp “Giấy chứng nhận đã được huấn luyện về AT-VSLĐ”?
Tổ chức huấn luyện
Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện
Doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện.
Các cơ quan tổ chức thuộc ngành LĐTBXH
B
Câu 19 Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ thì tổ chức
nào cấp Thẻ ATLĐ cho Nhóm 3 là:
Tổ chức huấn luyện
Người sử dụng lao động
Doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện.
Các cơ quan tổ chức thuộc ngành LĐTBXH.
B
Câu 20 Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ thì huấn
luyện cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động được quy định như thế nào?
Ít nhất 1 năm một lần kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận, Chúng chỉ Y tế, Thẻ AT-VSLĐ..Thời
gian huấn luyện bằng thời gian huấn luyện lần đầu.
Ít nhất 3 năm một lần kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận, Chúng chỉ Y tế, Thẻ AT-VSLĐ..Thời
gian huấn luyện ít nhất bằng 75% thời gian huấn luyện lần đầu.
Ít nhất 2 năm một lần kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận, Chúng chỉ Y tế, Thẻ AT-VSLĐ..Thời
gian huấn luyện ít nhất bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.
Ít nhất 4 năm một lần kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận, Chúng chỉ Y tế, Thẻ AT-VSLĐ..Thời
gian huấn luyện ít nhất bằng 25% thời gian huấn luyện lần đầu.
C
Câu 21 Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ thì việc
huấn luyện để làm việc trở lại được quy định như thế nào?
Cơ sở ngừng hoạt động hoặc người lao động nghỉ làm việc từ 12 tháng trở lên. Thời gian huấn
luyện lại bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu
Cơ sở ngừng hoạt động hoặc người lao động nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên. Thời gian huấn
luyện lại bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu
Cơ sở ngừng hoạt động hoặc người lao động nghỉ làm việc từ 14 tháng trở lên. Thời gian huấn
luyện lại bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu
Cơ sở ngừng hoạt động hoặc người lao động nghỉ làm việc từ 36 tháng trở lên. Thời gian huấn
luyện lại bằng 25% thời gian huấn luyện lần đầu
B
Câu 22: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ thì tổng
thời gian huấn luyện lần đầu cho Nhóm 3 là:
1. Mười sáu giờ
2. Hai mươi tư giờ
3. Ba mươi hai giờ
4. Tám giờ
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
NGHỊ ĐỊNH 44
Câu 1 Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì khoáng
cách thấp nhất từ dây dẫn (ở trạng thái võng cực đại) đến mặt đất tự nhiên khi đường dây vượt
qua các công trình có tầm quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh, quốc phòng, thông
tin liên lạc, những nới thường xuyên tập trung đông người, các khu di tích lịch sử văn hoá, danh
lam thắng cảnh không thấp hơn:
11 mét đối với điện áp đến 35kV; 12 mét đối với 110kV; 13 mét đối với 220kV
14 mét đối với điện áp đến 35kV; 15 mét đối với 110kV; 18 mét đối với 220kV
11 mét đối với điện áp đến 35kV; 13 mét đối với 110kV; 15 mét đối với 220kV
12 mét đối với điện áp đến 35kV; 13 mét đối với 110kV; 14 mét đối với 220kV
B
Câu 2 Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì khoảng
cách an toàn phóng điện (đối tượng nhà ở, công trình) đối với cấp điện áp đến 22kV là:
1,0 mét đối với dây bọc; 2,0 mét đối với dây trần.
1,5 mét đối với dây bọc; 2,0 mét đối với dây trần.
1,0 mét đối với dây bọc; 1,5 mét đối với dây trần.
1,0 mét đối với dây bọc; 2,5 mét đối với dây trần.
A
Câu 3 Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì khoảng
cách an toàn phóng điện (đối tượng nhà ở, công trình) đối với cấp điện áp 35kV là:
1,0 mét đối với dây bọc; 2,0 mét đối với dây trần.
1,5 mét đối với dây bọc; 3,0 mét đối với dây trần
1,0 mét đối với dây bọc; 1,5 mét đối với dây trần.
1,0 mét đối với dây bọc; 2,5 mét đối với dây trần.
B
Câu 4 Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì khoảng
cách an toàn phóng điện (đối tượng nhà ở, công trình) đối với cấp điện áp 110kV là:
2,0 mét
4,5 mét
5,0 mét
4,0 mét
D
Câu 5 Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì khoảng
cách tối thiểu từ dây dẫn đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc trong
HLBVATLĐCA đối với cấp điện áp 110kV là:
4,0 mét
6,0 mét
5,0 mét
7,0 mét
B
Câu 6 Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì khoảng
cách tối thiểu từ dây dẫn đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc trong
HLBVATLĐCA đối với cấp điện áp 35kV là:
4,0 mét
6,0 mét
5,0 mét
7,0 mét
A
Câu 7 Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì khoáng
cách thấp nhất từ dây dẫn (ở trạng thái võng cực đại) đến điểm cao nhất của phương tiện, công
trình giao thông đường sắt (4,5 mét) đối với cấp điện áp 35kV là:
2,0 mét
2,5 mét
3,0 mét
1,5 mét
C
Câu 8 Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì khoáng
cách thấp nhất từ dây dẫn (ở trạng thái võng cực đại) đến điểm cao nhất của phương tiện giao
thông đường bộ (4,5 mét) đối với cấp điện áp 110kV là:
2,0 mét
2,5 mét
3,0 mét
4,0 mét
B
Câu 9 Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì khoáng
cách thấp nhất từ dây dẫn (ở trạng thái võng cực đại) đến chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật
của đường thuỷ nội địa đối với cấp điện áp 110kV là:
2,0 mét
2,5 mét
1,5 mét
4,0 mét
A
Câu 10 Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì khoáng
cách thấp nhất từ dây dẫn (ở trạng thái võng cực đại) đến điểm cao nhất của phương tiện, công
trình giao thông đường sắt (4,5 mét) đối với cấp điện áp 110kV là:
4,0 mét
2,5 mét
3,0 mét
2,0 mét
C
Câu 11 Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì chiều
rộng HLBVATLĐCA của ĐDK điện áp đến 22kV tính từ dây ngoài cùng về 2 phía là:
1,0 mét đối với dây bọc; 2,0 mét đối với dây trần.
1,5 mét đối với dây bọc; 2,0 mét đối với dây trần..
1,0 mét đối với dây bọc; 1,5 mét đối với dây trần.
1,0 mét đối với dây bọc; 2,5 mét đối với dây trần.
A
Câu 12 Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì chiều
rộng HLBVATLĐCA của ĐDK điện áp đến 35kV tính từ dây ngoài cùng về 2 phía là:
1,0 mét đối với dây bọc; 2,0 mét đối với dây trần.
1,5 mét đối với dây bọc; 3,0 mét đối với dây trần..
1,0 mét đối với dây bọc; 1,5 mét đối với dây trần.
1,0 mét đối với dây bọc; 2,5 mét đối với dây trần.
B
Câu 13 Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì chiều
rộng HLBVATLĐCA của ĐDK điện áp đến 110kV tính từ dây ngoài cùng về 2 phía là:
7,0 mét
6,0 mét
5,0 mét
4,0 mét
D
Câu 14 Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì chiều
cao HLBVATLĐCA của ĐDK điện áp đến 35kV tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của
công trình công thêm với khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng là:
2,0 mét
2,5 mét
3,0 mét
3,5 mét
A
Câu 15 Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì chiều
cao HLBVATLĐCA của ĐDK điện áp 110kV tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công
trình công thêm với khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng là:
2,0 mét
2,5 mét
3,0 mét
3,5 mét
C
Câu 16 Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì đối với
cây trong thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn điện ở
trạng thái võng cực đại của ĐDK điện áp đến 35kV không nhỏ hơn:
1,0 mét đối với dây bọc; 2,0 mét đối với dây trần.
1,5 mét đối với dây bọc; 3,0 mét đối với dây trần..
0,7 mét đối với dây bọc; 1,5 mét đối với dây trần.
1,5 mét đối với dây bọc; 2,0 mét đối với dây trần..
C
Câu 17 Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì đối với
cây trong thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn (ở trạng
thái tĩnh) của ĐDK điện áp 110kV không nhỏ hơn:
1,5 mét
2,5 mét
3,0 mét
2,0 mét
D
Câu 18 Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì đối với
đường dây ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm cao nhất của cây theo chiều
thẳng đứng đến dây dẫn thấp nhất (ở trạng thái tĩnh) của ĐDK điện áp đến 35kV không nhỏ
hơn:
1,0 mét đối với dây bọc; 2,0 mét đối với dây trần.
1,5 mét đối với dây bọc; 3,0 mét đối với dây trần..
0,7 mét đối với dây bọc; 2,0 mét đối với dây trần.
1,0 mét đối với dây bọc; 4,0 mét đối với dây trần.
C
Câu 19 Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì đối với
đường dây ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm cao nhất của cây theo chiều
thẳng đứng đến dây dẫn thấp nhất (ở trạng thái tĩnh) của ĐDK điện áp 110kV không nhỏ hơn:
2,0 mét
2,5 mét
3,0 mét
1,5 mét
C
Câu 20 Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì đối với
đường dây ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây ngoài hành
lang (khi cây đổ) đến bộ phận bất kỳ của đường dây đối với ĐDK điện áp đến 35kV không nhỏ
hơn:
2,0 mét
1,5 mét
1,0 mét
0,7 mét
D
Câu 21 Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì đối với
đường dây ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây ngoài hành
lang (khi cây đổ) đến bộ phận bất kỳ của đường dây đối với ĐDK điện áp 110kV không nhỏ
hơn
1,0 mét
1,5 mét
0,7 mét
2,0 mét
A
Câu 22 Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì khoảng
cách từ điểm bất kỳ của nhà ở, công trình trong HLBVATLĐCA (khi đã thoả mãn những điều
kiện khác) đến dây dẫn gần nhất (ở trạng thái tĩnh) của ĐDK điện áp đến 35kV không nhỏ hơn:
2,0 mét
2,5 mét
3,0 mét
4,0 mét
C
Câu 23 Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì khoảng
cách từ điểm bất kỳ của nhà ở, công trình trong HLBVATLĐCA (khi đã thoả mãn những điều
kiện khác) đến dây dẫn gần nhất (ở trạng thái tĩnh) của ĐDK điện áp 110kV không nhỏ hơn:
2,0 mét
2,5 mét
3,0 mét
4,0 mét
D
Câu 24 Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì chiều
rộng hành lang đường cáp điện ngầm chôn trực tiếp trong đất tính từ mặt ngoài vỏ cáp trở ra là
bao nhiêu mét?
1,0 mét đối với đất ổn định; 2,0 mét đối với đất không ổn định
1,0 mét đối với đất ổn định; 1,5 mét đối với đất không ổn định
1,5 mét đối với đất ổn định; 2,0 mét đối với đất không ổn định
1,5 mét đối với đất ổn định; 3,0 mét đối với đất không ổn định
B
Câu 25 Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì chiều
rộng hành lang đường cáp điện ngầm đặt trực tiếp trong nước tính từ mặt ngoài vỏ cáp trở ra là
bao nhiêu mét?
15 mét đối với nơi không có tàu thuyền qua lại; 100 mét đối với nơi có tàu thuyền qua lại
25 mét đối với nơi không có tàu thuyền qua lại; 75 mét đối với nơi có tàu thuyền qua lại
10 mét đối với nơi không có tàu thuyền qua lại; 50 mét đối với nơi có tàu thuyền qua lại
20 mét đối với nơi không có tàu thuyền qua lại; 100 mét đối với nơi có tàu thuyền qua lại
D
Câu 26 Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì chiều
rộng hành lang trạm điện tính từ các bộ phận mang điện bất kỳ trở ra là bao nhiêu mét đối với
điện áp 35kV?
2,0 mét
2,5 mét
3,0 mét
1,0 mét
C
Câu 27 Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì chiều
rộng hành lang trạm điện tính từ các bộ phận mang điện bất kỳ trở ra là bao nhiêu mét đối với
điện áp 22kV?
2,0 mét
2,5 mét
3,0 mét
1,0 mét
A
Câu 28 Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì đơn vị
quản lý vận hành công trình lưới điện cao áp phải đặt biển cấm, biển báo theo quy định nào?
Ở tất cả các cột điện trong khu tập trung đông người.
Ở các cột điện gần đường đi lại
Ở các cột điện gần khu dân cư.
Ở tất cả các cột điện.
D
Câu 29 Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì các cột
điện phải sơn khoang trắng, đỏ và đặt đèn hiệu trên đỉnh cột theo quy định
Ở các cột điện cao từ 50 mét đến dưới 80 mét ở những vị trí có yêu cầu đặc biệt, sơn từ khoảng
chiều cao 50 mét trở lên
Ở các cột điện có chiều cao từ 80 mét trở lên, sơn từ khoảng chiều cao 50 mét trở lên
Cả hai phương án đều đúng.
C
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
XỬ LÝ SỰ CỐ
THÔNG TƯ SỐ 28/2014/TT-BCT NGÀY 15/9/2014 CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
Câu 1 Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình Xử lý sự cố hệ
thống điện Quốc gia, Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm:
Ban hành quy trình vận hành và xử lý sự cố thiết bị thuộc phạm vi quản lý ;Định kỳ kiểm tra,
bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị và hệ thống điều khiển, bảo vệ của đường dây trên không, đường
dây cáp, trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều khiển.
Ban hành quy trình vận hành và xử lý sự cố thiết bị thuộc phạm vi quản lý.
Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị và hệ thống điều khiển, bảo vệ của đường dây
trên không, đường dây cáp, trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều khiển để đảm bảo vận hành
an toàn và giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố.
Ban hành quy trình vận hành và xử lý sự cố thiết bị thuộc phạm vi quản lý để đảm bảo vận hành
an toàn và giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố
A
Câu 2 Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình Xử lý sự cố hệ
thống điện Quốc gia cho phép MBA được vận hành ngắn hạn (liên tục dưới 06 giờ trong 24 giờ)
như thế nào?
Với điện áp cao hơn không quá 5% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong mọi điều
kiện về tải.
Với điện áp cao hơn không quá 15% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều
kiện máy biến áp không bị quá tải.
Với điện áp cao hơn không quá 10% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều
kiện máy biến áp không bị quá tải.
Với điện áp cao hơn không quá 20% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều
kiện 25% tải định mức của MBA.
C
Câu 3 Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình Xử lý sự cố hệ
thống điện Quốc gia, Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm tổ chức đào tạo, kiểm tra diễn tập
xử lý sự cố cho Nhân viên vận hành:
Ít nhất 01 (một) lần / 1 quý
Ít nhất 02 (hai) lần / 1 năm.
Ít nhất 01 (một) lần / 2 năm.
Ít nhất 01 (một) lần / 1 năm..
D
Câu 4 Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình Xử lý sự cố hệ
thống điện Quốc gia, thì phân cấp xử lý sự cô hệ thông điện quôc gia
Thiết bị thuộc quyền kiểm tra của cấp điều độ nào thì cấp điều độ đó có trách nhiệm chỉ huy xử
lý sự cố trên thiết bị đó.
Thiết bị thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ nào thì cấp điều độ đó có trách nhiệm chỉ huy
xử lý sự cố trên thiết bị đó.
Thiết bị thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ nào thì cấp điều độ đó có trách nhiệm chỉ đạo
điều độ cấp dưới chỉ huy xử lý sự cố trên thiết bị đó.
Thiết bị thuộc quyền nắm thông tin của cấp điều độ nào thì cấp điều độ đó có trách nhiệm chỉ
huy xử lý sự cố trên thiết bị đó.
B
Câu 5 Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014, trong trường hợp khẩn cấp, không
thể trì hoãn được như cháy nổ hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn thiết
bị ở nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển thì Nhân viên vận hành phải:
Báo cáo xin ý kiến cấp Điều độ có quyền điều khiển; Thao tác cô lập phần tử sự cố mà không
cần PTT; Sau khi xử lý xong, phải báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển.
Thao tác cô lập phần tử sự cố mà không phải xin phép; Phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý
sự cố của mình; Sau khi xử lý xong, phải báo cáo ngay cho lãnh đạo trực tiếp ĐVQLVH.
Thao tác cô lập phần tử sự cố mà không phải xin phép; Phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý
sự cố của mình; Sau khi xử lý xong, phải báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển.
Báo cáo ngay cho lãnh đạo trực tiếp ĐVQLVH; Thao tác cô lập phần tử sự cố mà không cần
PTT; Phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình;
C
Câu 6 Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình Xử lý sự cố hệ
thống điện Quốc gia thì Chế độ vận hành bình thường là:
Chế độ vận hành của hệ thống điện có các thông số vận hành bình thường.
Chế độ vận hành của hệ thống điện có các thông số vận hành nằm trong phạm vi cho phép theo
quy định của Điều độ hệ thống điện Quốc gia (Ao) ban hành.
Chế độ vận hành của hệ thống điện có các thông số vận hành nằm trong phạm vi cho phép theo
quy định do Bộ Công Thương ban hành.
Chế độ vận hành của hệ thống điện có các thông số vận hành nằm trong phạm vi cho phép định
mức của các thiết bị điện.
C
Câu 7 Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình Xử lý sự cố hệ
thống điện Quốc gia, thì Sự cố được định nghĩa như thế nào?
Là sự kiện một hoặc nhiều trang thiết bị trong hệ thống điện do tác động dẫn đến hoạt động
không bình thường, gây ngừng cung cấp điện hoặc mất ổn định, mất an toàn hệ thống điện và
không đảm bảo cung cấp điện an toàn lien tục cho hệ thống điện.
Là sự kiện một hoặc nhiều trang thiết bị trong hệ thống điện hoạt động không bình thường, gây
ngừng cung cấp điện hoặc mất ổn định, mất an toàn hệ thống điện và không đảm ổn định hệ
thống điện.
Là sự kiện một hoặc nhiều trang thiết bị trong hệ thống điện bị hư hỏng, gây ngừng cung cấp
điện hoặc mất ổn định, mất an toàn hệ thống điện và không đảm bảo chất lượng điện năng của hệ
thống điện.
Là sự kiện một hoặc nhiều trang thiết bị trong hệ thống điện do nguyên nhân nào đó tác động
dẫn đến hoạt động không bình thường, gây ngừng cung cấp điện hoặc mất ổn định, mất an toàn
hệ thống điện và không đảm bảo chất lượng điện năng của hệ thống điện.
D
Câu 8 Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình Xử lý sự cố hệ
thống điện Quốc gia, thì Sửa chữa nóng là:
Là công tác sửa chữa, bảo dưỡng trên đường dây đang mang điện.
Là công tác sửa chữa, bảo dưỡng trên đường dây, thiết bị đang mang điện.
Là công tác sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị đang mang điện.
Là công tác sửa chữa, bảo dưỡng trên đường dây, thiết bị ở gần phần tử đang mang điện với
khoảng cách cho phép.
B
Câu 9 Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Thông tư số 28/2014/TT-
BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình Xử lý sự cố hệ thống điện Quốc gia, thì Trung tâm
điều khiển là:
Là trung tâm được trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông để có thể
giám sát, điều khiển từ xa một nhóm trạm điện, đường dây hoặc nhà máy điện.
Là cơ sở được trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông để có thể giám
sát, điều khiển tại chỗ một nhóm trạm điện, đường dây hoặc nhà máy điện.
Là cụm các nhà máy điện, trạm điện có thể giám sát, điều khiển được từ xa.
Là Trung tâm điều độ có thể giám sát, điều khiển từ xa một nhóm trạm điện, đường dây hoặc nhà
máy điện.
A
Câu 10 Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình Xử lý sự cố hệ
thống điện Quốc gia thì trong khi xử lý sự cố, các cấp điều độ có quyền gì?
Cấp điều độ có quyền điều khiển được quyền thay đổi chế độ làm việc của các thiết bị thuộc
quyền điều khiển nhưng phải báo cáo cho Cấp điều độ có quyền kiểm tra trước khi ra lệnh.
Cấp điều độ có quyền điều khiển được quyền thay đổi chế độ làm việc của các thiết bị thuộc
quyền điều khiển trước khi báo cáo cho Cấp điều độ có quyền kiểm tra.
Cấp điều độ có quyền kiểm tra được quyền ra lệnh thay đổi chế độ làm việc của các thiết bị
thuộc quyền điều khiển của Điều độ cấp dưới mà không cần phải báo trước.
Cấp điều độ có quyền điều khiển được quyền thay đổi chế độ làm việc của các thiết bị thuộc
quyền điều khiển mà không phải báo cáo cho Cấp điều độ cấp trên.
B
Câu 11 Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình Xử lý sự cố hệ
thống điện Quốc gia, thì khi sự cố đường dây điện áp đến 35kV:
Được phép đóng lại đường dây không quá 01 (một) lần, không kể lần tự động đóng lại không
thành công.
Được phép đóng lại đường dây không quá 02 (hai) lần, kể cả lần tự động đóng lại không thành
công.
Được phép đóng lại đường dây không quá 03 (ba) lần, kể cả lần tự động đóng lại không thành
công.
Được phép đóng lại đường dây không quá 04 (bốn) lần, kể cả lần tự động đóng lại không thành
công.
C
Câu 12 Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014, đối với các đường dây có phân
đoạn, nếu đã đóng điện lần thứ nhất không thành công, Nhân viên vận hành phải báo cáo với Cấp
điều độ có quyền điều khiển để ra lệnh thực hiện những nội dung gì?:
Dựa vào tín hiệu rơ le bảo vệ, thiết bị báo sự cố, dòng ngắn mạch (nếu đo được) để tiến hành
phân đoạn, nhanh chóng cấp điện lại cho khách hàng; Thực hiện các biện pháp an toàn để giao
cho Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra, sửa chữa.
Thực hiện các biện pháp an toàn để giao đoạn đường dây bị sự cố vĩnh cửu cho Đơn vị quản lý
vận hành kiểm tra, sửa chữa.
Tiến hành phân đoạn tại điểm đã được quy định cụ thể, khoanh vùng để phát hiện và cô lập đoạn
đường dây bị sự cố, nhanh chóng cấp điện lại cho khách hàng; Dựa vào tín hiệu rơ le bảo vệ,
thiết bị báo sự cố, dòng ngắn mạch (nếu đo được) để phân đoạn;
Dựa vào tín hiệu rơ le bảo vệ, thiết bị báo sự cố, dòng ngắn mạch (nếu đo được) để tiến hành
phân đoạn, nhanh chóng cấp điện lại cho khách hàng; Thực hiện các biện pháp an toàn để giao
cho Điều độ cấp dưới sau khi đã báo cáo cấp Điều độ có quyền kiểm tra.
A
Câu 13 Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình Xử lý sự cố hệ
thống điện Quốc gia, khi sự cố đối với đường dây hỗn hợp trên không và cáp có cấp điện áp 110
kV:
Được phép đóng lại 01 (một) lần đường dây (kể cả lần tự động đóng lại) theo đề nghị của Đơn vị
quản lý vận hành.
Không được phép đóng lại, phải tách ra, giao Đơn vị quản lý vận hành thí nghiệm các đoạn cáp.
Được phép đóng lại 02 (hai) lần đường dây (kể cả lần tự động đóng lại) theo đề nghị của Đơn vị
quản lý vận hành.
Được phép đóng lại 01 (một) lần đường dây (không kể lần tự động đóng lại không thành công).
A
Câu 14 Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình Xử lý sự cố hệ
thống điện Quốc gia, khi sự cố đối với đường dây hỗn hợp trên không và cáp có cấp điện áp đến
35 kV:
Không được phép đóng lại, phải tách ra, giao Đơn vị quản lý vận hành thí nghiệm các đoạn cáp.
Được phép đóng lại 02 (hai) lần (kể cả lần tự động đóng lại).
Được phép đóng lại 01 (một) lần (kể cả lần tự động đóng lại).
Được phép đóng lại 03 (ba) lần (kể cả lần tự động đóng lại).
C
Câu 15 Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình Xử lý sự cố hệ
thống điện Quốc gia, khi sự cố đối với đường cáp có cấp điện áp đến 35 kV có nhiều trạm đấu
chuyển tiếp trên không thì:
Được phép đóng lại 01 (một) lần (không cho phép tự động đóng lại).
Được phép đóng lại 02 (hai) lần (không cho phép tự động đóng lại).
Được phép đóng lại 01 (một) lần (không kể lần tự động đóng lại không thành công).
Không được phép đóng lại, phải tách ra, thực hiện thí nghiệm kiểm tra cách điện đoạn cáp của
đường dây này.
A
Câu 16 Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình Xử lý sự cố hệ
thống điện Quốc gia, quy định quá tải lâu dài đối với các loại máy biến áp như thế nào?
Được phép cao hơn định mức tới 10% của nấc điện áp tương ứng nếu điện áp ở nấc đó không
cao hơn điện áp định mức.
Được phép cao hơn định mức tới 5% của nấc điện áp tương ứng nếu điện áp ở nấc đó không cao
hơn điện áp định mức.
Được phép cao hơn định mức tới 15% của nấc điện áp tương ứng nếu điện áp ở nấc đó không
cao hơn điện áp định mức.
Được phép cao hơn định mức tới 2,5% của nấc điện áp tương ứng nếu điện áp ở nấc đó không
cao hơn điện áp định mức.
B
Câu 17 Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình Xử lý sự cố hệ
thống điện Quốc gia quy định về vận hành lâu dài khi quá áp máy biến áp như thế nào?
Với điện áp cao hơn không quá 10% điện áp định mức trong điều kiện không bị quá tải; và khi
tải không quá 25% công suất định mức MBA; Vận hành lâu dài theo quy định riêng của nhà chế
tạo (nếu có).
Với điện áp cao hơn không quá 5% điện áp định mức trong điều kiện không bị quá tải; Cao hơn
không quá 10% điện áp định mức khi tải không quá 25% công suất định mức MBA; Vận hành
lâu dài theo quy định riêng của nhà chế tạo (nếu có).
Vận hành lâu dài với điện áp cao hơn không quá 5% điện áp định mức trong điều kiện không bị
quá tải; Cao hơn không quá 10% điện áp định mức khi tải không quá 50% công suất định mức
MBA; Vận hành lâu dài theo quy định riêng của nhà chế tạo (nếu có).. Vận hành lâu dài với điện
áp cao hơn không quá 5% điện áp định mức trong điều kiện không bị quá tải; Cao hơn không
quá 10% điện áp định mức khi tải không quá 75% công suất định mức
B
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
THÔNG TƯ 05
Câu 1 Theo Quy định tại Thông tư 05/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì đối tượng áp dụng của
Thông tư gồm:
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực và sử dụng điện trên
lãnh thổ Việt Nam, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Lực lượng vũ trang, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có
sử dụng điện; các cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có nguồn điện đấu vào
lưới điện Quốc gia.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có lưới điện đấu vào lưới điện Quốc gia.
A
Câu 2 Theo Quy định tại Thông tư 05/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì Người vận hành, sửa chữa
điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo là:
Người lao động của đơn vị QLVH điện lực, phạm vi hoạt động tại khu vực nông thôn, miền núi,
biên giới, hải đảo.
Người lao động của đơn vị cung cấp điện, phạm vi hoạt động tại khu vực nông thôn, miền núi,
biên giới, hải đảo.
Người lao động của đơn vị điện lực hoạt động theo Luật Hợp tác xã, phạm vi hoạt động tại khu
vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
Người lao động của đơn vị truyền tải và phân phối điện, phạm vi hoạt động tại khu vực nông
thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
C
Câu 3 Theo Quy định tại Thông tư 05/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì đối tượng nào không là
(không thuộc) Người vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây điện hoặc thiết bị điện
ở doanh nghiệp?
Người lao động của các đơn vị: Phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp.
Người lao động của các đơn vị xây lắp điện hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Người lao động của đơn vị điện lực hoạt động theo Luật Hợp tác xã, phạm vi hoạt động tại khu
vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
Người lao động của các đơn vị sử dụng điện để sản xuất (có trạm biến áp riêng) hoạt động theo
Luật Doanh nghiệp.
C
Câu 4 Theo Quy định tại Thông tư 05/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì đối tượng nào không phải
(không được) huấn luyện an toàn, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện là:
Người làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây dẫn điện hoặc thiết bị
điện ở doanh nghiệp.
Người làm công việc treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng; điều độ viên ở
doanh nghiệp.
Người làm công việc tại các trụ sở Nhà máy điện, cơ quan truyền tải và phân phối điện.
Người làm công việc vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
C
Câu 5 Theo Quy định tại Thông tư 05/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì nội dung nào không thuộc
Nội dung huấn luyện chung phần lý thuyết?
Sơ đồ hệ thống điện, các yêu cầu bảo đảm an toàn cho hệ thống điện.Biện pháp tổ chức để bảo
đảm an toàn khi tiến hành công việc và Biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc an toàn:
Huấn luyện BPAT khi kiểm tra đường dây dẫn điện, thiết bị điện; an toàn khi làm việc trên
đường dây, thiết bị điện đã cắt điện hoặc đang mang điện;
Cách nhận biết và biện pháp loại trừ nguy cơ gây sự cố, tai nạn tại nơi làm việc và phương pháp
tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, sơ cứu người bị tai nạn điện.
Tính năng, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản, quy định về kiểm tra (thí nghiệm) các trang
thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc.
B
Câu 6 Theo Quy định tại Thông tư 05/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì nội dung nào không thuộc
Nội dung huấn luyện cho người làm công việc QLVH đường dây dẫn điện?
Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố đường dây dẫn điện;
An toàn khi kiểm tra đường dây dẫn điện; an toàn khi làm việc trên đường dây dẫn điện đã cắt
điện hoặc đang mang điện;
An toàn khi chặt, tỉa cây trong và gần hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện; làm việc
trên cao.
An toàn khi kiểm tra thiết bị điện; đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành; làm việc với các
thiết bị điện, hệ thống điện một chiều;
D
Câu 7 Theo Quy định tại Thông tư 05/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì nội dung nào không thuộc
Nội dung huấn luyện cho người làm công việc QLVH thiết bị điện?
Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho thiết bị điện, trạm điện;
An toàn khi kiểm tra đường dây dẫn điện; an toàn khi làm việc trên đường dây dẫn điện đã cắt
điện hoặc đang mang điện;
An toàn khi: Kiểm tra thiết bị điện; đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành; làm việc với các
thiết bị điện, hệ thống điện một chiều;
Phòng cháy, chữa cháy cho thiết bị điện, trạm điện
B
Câu 8 Theo Quy định tại Thông tư 05/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì nội dung huấn luyện cho
người làm công việc xây lắp điện là:
Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho thiết bị điện, trạm điện;
An toàn khi kiểm tra đường dây dẫn điện; an toàn khi làm việc trên đường dây dẫn điện đã cắt
điện hoặc đang mang điện;
An toàn khi đào, đổ móng cột; đào mương cáp ngầm; lắp, dựng cột; rải, căng dây dẫn, dây chống
sét; lắp đặt thiết bị điện.
An toàn khi đào, đổ móng cột; đào mương cáp ngầm; lắp, dựng cột; rải, căng dây dẫn, dây chống
sét; lắp đặt thiết bị điện khi những công việc này được thực hiện ở những vị trí gần khu vực có
điện.
C
Câu 9 Theo Quy định tại Thông tư 05/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì nội dung nào không thuộc
Nội dung huấn luyện cho người làm công việc thí nghiệm điện?
An toàn khi kiểm tra thiết bị điện; đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành; làm việc với các
thiết bị điện, hệ thống điện một chiều;
Biện pháp tổ chức đảm bảo an toàn khi thử nghiệm;
An toàn điện khi tiến hành các loại thử nghiệm riêng biệt như thử nghiệm máy điện, máy biến
điện áp, biến dòng điện; cách điện của cáp điện.
Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho các thiết bị của trạm thử nghiệm,
phòng thí nghiệm;
A
Câu 10 Theo Quy định tại Thông tư 05/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì nội dung huấn luyện cho
người làm công việc sửa chữa đường dây dẫn điện là:
An toàn khi sửa chữa trên đường dây dẫn điện đã cắt điện hoặc đang mang điện đi độc lập hoặc
trong vùng ảnh hưởng của đường dây khác đang vận hành;
An toàn khi kiểm tra đường dây dẫn điện; an toàn khi làm việc trên đường dây dẫn điện đã cắt
điện hoặc đang mang điện;
An toàn khi đào, đổ móng cột; đào mương cáp ngầm; lắp, dựng cột; rải, căng dây dẫn, dây chống
sét; lắp đặt thiết bị điện.
Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho thiết bị điện, trạm điện;
A
Câu 11 Theo Quy định tại Thông tư 05/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì nội dung huấn luyện cho
người làm công việc sửa chữa thiết bị điện là:
Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho thiết bị điện, trạm điện;
An toàn khi: Kiểm tra thiết bị điện; đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành; làm việc với các
thiết bị điện, hệ thống điện một chiều;
Phòng cháy, chữa cháy cho thiết bị điện, trạm điện.
An toàn khi làm việc với từng loại thiết bị điện như máy biến áp, máy cắt, máy phát điện, động
cơ điện cao áp, tụ điện, hệ thống điện một chiều
D
Câu 12 Theo Quy định tại Thông tư 05/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì nội dung huấn luyện cho
người làm công việc treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng là:
An toàn khi treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt và tại
xưởng khi có điện hoặc không có điện.
An toàn khi treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại xưởng khi có điện
hoặc không có điện.
An toàn khi treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt khi có
điện hoặc không có điện.
An toàn khi treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt và tại
xưởng khi có điện.
C
Câu 13 Theo Quy định tại Thông tư 05/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì nội dung nào không thuộc
Nội dung huấn luyện phần thực hành?
Cách sử dụng, bảo quản, kiểm tra, thí nghiệm các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ
làm việc phù hợp với công việc của người lao động.
Phương pháp tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện và sơ cứu người bị tai nạn điện.
Các nội dung xử lý sự cố lưới điện, PCTT và TKCN;.
Những nội dung thao tác liên quan đến việc bảo đảm an toàn phù hợp với công việc của người
lao động.
C
Câu 14 Theo Quy định tại Thông tư 05/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì việc huấn luyện, cấp Thẻ an
toàn điện cho Người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo là:
Chủ nhiệm các Hợp tác xã có tổ chức hoạt động điện lực.
Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Giám đốc Điện lực cấp huyện.
B
Câu 15 Theo Quy định tại Thông tư 05/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì việc huấn luyện, cấp Thẻ
an toàn điện cho Người vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây điện hoặc thiết bị
điện ở doanh nghiệp là:
Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Người sử dụng lao động của doanh nghiệp hoạt động điện lực.
Giám đốc các Công ty phát, truyền tải, phân phối điện.
C
Câu 16 Theo Quy định tại Thông tư 05/TT-BCT ngày 02/8/2021 quy định về các tiêu chuẩn của
Người huấn luyện phần lý thuyết là:
Phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện.
Phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 05 năm kinh
nghiệm công tác trong chuyên ngành đó.
Phải có trình độ cao đẳng trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ítnhất 04 năm kinh
nghiệm công tác trong chuyên ngành đó.
Phải có trình độ cao đẳng trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có chứng chỉ là giảng
viên huấn luyện AT-VSLĐ.
B
Câu 17 Theo Quy định tại Thông tư 05/TT-BCT ngày 02/8/2021 quy định về các tiêu chuẩn của
Người huấn luyện phần thực hành là:
Phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện.
Phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 05 năm kinh
nghiệm công tác trong chuyên ngành đó.
Phải có trình độ cao đẳng trở lên, thông thạo và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm công việc
phù hợp với chuyên ngành huấn luyện.
Phải có trình độ cao đẳng trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có chứng chỉ là giảng
viên huấn luyện AT-VSLĐ
C
Câu 18 Theo Quy định tại Thông tư 05/TT-BCT ngày 02/8/2021 quy định về thời gian huấn
luyện lần đầu đối với người lao động mới tuyển là:
Ít nhất 08 giờ
Ít nhất 12 giờ
Ít nhất 24 giờ
Ít nhất 48 giờ
C
Câu 19 Theo Quy định tại Thông tư 05/TT-BCT ngày 02/8/2021 quy định về thời gian huấn
luyện định kỳ cho người lao động là:
Ít nhất 08 giờ
Ít nhất 12 giờ
Ít nhất 24 giờ
Ít nhất 48 giờ
A
Câu 20 Theo Quy định tại Thông tư 05/TT-BCT ngày 02/8/2021 quy định về thời gian huấn
luyện lại (do chuyển đổi vị trí, thay đổi bậc ATĐ hoặc công nghệ) cho người lao động là:
Ít nhất 08 giờ
Ít nhất 12 giờ
Ít nhất 24 giờ
Ít nhất 48 giờ
B
Câu 21 Theo Quy định tại Thông tư 05/TT-BCT ngày 02/8/2021 quy định về cấp Thẻ an toàn
điện là:
Cấp mới sau khi NLĐ được huấn luyện lần đầu; Khi chuyển đổi công việc; Cấp lại khi NLĐ làm
mất, làm hỏng thẻ; Cấp sửa đổi, bổ sung khi thay đổi vị trí công tác.
Cấp mới sau khi NLĐ được huấn luyện lần đầu; Khi chuyển đổi công việc; Cấp lại định kỳ sau
05 năm; Cấp sửa đổi, bổ sung khi thay đổi bậc an toàn của NLĐ.
Cấp mới sau khi NLĐ được huấn luyện lần đầu; Khi chuyển đổi công việc; Cấp lại khi NLĐ làm
mất, làm hỏng thẻ; Cấp sửa đổi, bổ sung khi thay đổi bậc an toàn của NLĐ.
Cấp mới sau khi bổ nhiệm các vị trí có lien quan đến ATĐ; Khi chuyển đổi công việc; Cấp lại
khi NLĐ làm mất, làm hỏng thẻ; Cấp sửa đổi, bổ sung khi thay đổi bậc an toàn của NLĐ.
C
Câu 22 Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 quy định thời gian cấp
Thẻ an toàn điện cho Người vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây điện hoặc thiết
bị điện ở doanh nghiệp là:
Không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động được huấn luyện lần đầu, huấn luyện
định kỳ, huấn luyện lại, kiểm tra đạt yêu cầu hoặc ngày người lao động báo hỏng, mất thẻ.
Không quá 10 ngày làm việc, kể từ khi kiểm tra đạt yêu cầu.
Không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động được huấn luyện lần đầu, huấn luyện
định kỳ, huấn luyện lại, kiểm tra đạt yêu cầu hoặc ngày người lao động báo hỏng, mất thẻ.
Không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày huấn luyện hoặc ngày người lao động báo hỏng, mất
thẻ.
C
Câu 23 Theo Quy định tại Thông tư 05/TT-BCT ngày 02/8/2021 quy định về thời hạn sử dụng
Thẻ an toàn điện cho Người vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây điện hoặc thiết
bị điện ở doanh nghiệp là:
Từ khi được cấp tới khi thu hồi.
Tròn 05 năm kể từ khi được cấp.
Từ khi được cấp tới khi nghỉ hưu.
Đủ 10 năm kể từ khi được cấp
A
Câu 24 Theo Quy định tại Thông tư 05/TT-BCT ngày 02/8/2021quy định về sử dụng Thẻ an
toàn điện cho Người vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây điện hoặc thiết bị điện ở
doanh nghiệp là:
Người sử dụng lao động quản lý Thẻ ATĐ và xuất trình khi có yêu cầu của các đoàn thanh tra,
kiểm tra về an toàn điện.
Người lao động phải mang theo Thẻ ATĐ trong suốt quá trình làm việc, xuất trình Thẻ theo yêu
cầu của người sử dụng lao động hoặc của các đoàn thanh tra, kiểm tra về an toàn điện.
Người quản lý trực tiếp của người lao động quản lý Thẻ ATĐ và xuất trình khi có yêu cầu của
người sử dụng lao động hoặc của các đoàn thanh tra, kiểm tra về an toàn điện.
Mang theo Thẻ ATĐ trong người trong thời gian làm việc hành chính.
B
Câu 25 Theo Quy định tại Thông tư 05/TT-BCT ngày 02/8/2021 quy định về thu hồi Thẻ an
toàn điện cho Người vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây điện hoặc thiết bị điện ở
doanh nghiệp là:
Do Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện khi người lao động chuyển
làm công việc khác hoặc không tiếp tục làm việc tại tổ chức, đơn vị cũ.
Do tổ chức, đơn vị cấp thẻ thực hiện khi người lao động đã nghỉ hưu.
Do tổ chức, đơn vị cấp thẻ thực hiện khi người lao động chuyển làm công việc khác hoặc không
tiếp tục làm việc tại tổ chức, đơn vị cũ.
Do Sở LĐTBXH thực hiện khi người lao động chuyển ngành.
C
Câu 26 Theo Quy định tại Thông tư 05/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì biển báo an toàn điện được
chia thành mấy loại:
Hai loại: Biển cố định, biển lưu động
Ba loại: Biển cấm, biển cảnh báo và biển chỉ dẫn
Bốn loại: Biển cấm, biển cảnh báo, biển chỉ dẫn, biển nhắc nhở
Hai loại: Biển vận hành và biển an toàn
B
Câu 27 Theo Quy định tại Thông tư 05/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì biển “CẤM TRÈO! ĐIỆN
ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” đặt ở đâu và cách đặt như thế nào?
Trên tất cả các cột của đường dây cao áp ở độ cao từ 1,5 m đến 2,5 m so với mặt đất về phía dễ
nhìn thấy.
Trên tất cả các cột của đường dây hạ áp ở độ cao từ 2,0 m đến 2,5 m so với mặt đất về phía dễ
nhìn thấy.
Trên tất cả các cột của đường dây cao áp ở độ cao từ 2,0 m đến 2,5 m so với mặt đất về phía dễ
nhìn thấy.
Trên tất cả các cột của đường dây ở độ cao từ 2,0 m đến 2,5 m so với mặt đất về phía dễ nhìn
thấy.
D
Câu 28 Theo Quy định tại Thông tư 05/TT-BCT ngày 02/8/2021thì những biển nào có thể được
sơn trực tiếp hoặc lắp đặt biển báo chế tạo rời vào đúng nơi quy định.
“Cẩm đóng điện! Có người đang làm việc”
“Cẩm lại gần! Có điện nguy hiểm chết người; “Cẩm vào! Điện cao áp nguy hiểm chết người”
Cẩm vào! Điện cao áp nguy hiểm chết người” Cấm đóng điện không đồng bộ
Cẩm vào! Điện cao áp nguy hiểm chết người” Cấm đóng điện không đồng bộ`, cấm trèo
B
Câu 29 Theo Quy định tại Thông tư 05/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì những biển nào có thể được
sơn trực tiếp hoặc lắp đặt biển báo chế tạo rời vào đúng nơi quy định.
“Cẩm vào! Điện cao áp nguy hiểm chết người” “Cẩm trèo! Điện cao áp nguy hiểm chết người ;
“Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người”
Cấm đóng điện không đồng bộ, cấm trèo
Cấm trèo.
A
Câu 30 Theo Quy định tại Thông tư 05/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì những biển nào có thể được
sơn trực tiếp hoặc lắp đặt biển báo chế tạo rời vào đúng nơi quy định.
“Buồng ắc quy! Cẩm lửa”
“Cẩm trèo! Điện cao áp nguy hiểm chết người; “Cẩm lại gần! Có điện nguy hiểm chết người
“Buồng ắc quy! Cẩm lửa” Cấm lại gần
“Buồng ắc quy! Cẩm lửa” Cấm lại gần, Cấm đóng điện
C

Câu 31: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì đối tượng áp dụng
của Thông tư gồm:
1. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực và sử dụng điện; sử dụng, vận hành các thiết bị,
dụng cụ điện phải kiểm định an toàn kỹ thuật; tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng
cụ điện.
2. Lực lượng vũ trang, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân
có sử dụng điện; các cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có nguồn điện đấu
vào lưới điện Quốc gia.
4. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có lưới điện đấu vào lưới điện Quốc gia.
Câu 32: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì Kiểm định an toàn kỹ
thuật các thiết bị, dụng cụ điện là:
1. Là việc kiểm tra, thí nghiệm, đánh giá theo quy trình về mức độ an toàn của thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về ATLĐ trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng, vận hành.
2. Là việc kiểm tra, thí nghiệm, đánh giá theo quy trình về mức độ an toàn của thiết bị nâng và
dụng cụ chịu tải trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng, vận hành.
3. Là việc kiểm tra, thí nghiệm định kỳ các thiết bị và dụng cụ điện trước khi đưa vào sử dụng,
trong quá trình sử dụng, vận hành.
4. Là việc kiểm tra, thí nghiệm, đánh giá theo quy trình về mức độ an toàn của thiết bị và dụng
cụ điện trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng, vận hành.
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
THÔNG TƯ 33
Câu 1 Theo Thông tư 33/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương thì nội dung
kiểm định về điện được quy định như thế nào?
Đo điện trở cách điện; Đo điện trở của các cuộn dây; Đo điện trở tiếp xúc; Đo dòng điện rò; Đo
các thông số đóng cắt thiết bị.
Đo điện trở cách điện; Đo điện trở suất của các cuộn dây; Đo điện trở tiếp xúc; Đo dòng điện rò;
Đo các thông số rơ le bảo vệ
Đo điện trở cách điện bằng thiết bị đô điện áp tăng cao; Đo điện trở của các cuộn dây; Đo điện
trở nối đất; Đo dòng điện rò; Đo các thông số đóng cắt thiết bị
Kiểm tra độ bền của điện môi; Kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn, các bộ phận có chức
năng bảo vệ như bộ điều tốc, phanh hãm.
A
Câu 2 Theo Thông tư 33/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương thì kiểm định
ATKT các thiết bị điện được phân loại như thế nào?
Được phân làm 05 loại: Kiểm định lần đầu; kiểm định định kỳ;kiểm định bất thường; kiểm định
trước mùa mưa bão và kiểm định sau sự cố..
Được phân làm 04 loại: Kiểm định lần đầu; kiểm định định kỳ; kiểm định bất thường và kiểm
định sau sự cố..
Được phân làm 03 loại: Kiểm định lần đầu; kiểm định định kỳ và kiểm định bất thường.
Được phân làm 02 loại: Kiểm định lần đầu và kiểm định định kỳ.
C
Câu 3 Theo Thông tư 33/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương thì việc kiểm
định các thiết bị, dụng cụ điện được thực hiện bởi tổ chức nào?
Tổ chức kiểm định thuộc các doanh nghiệp của Bộ Công Thương có đủ điều kiện.
Tổ chức kiểm định đáp ứng yêu cầu quy định tại văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Khoa học
và Công nghệ và đã đăng ký với Bộ Công Thương.
Đơn vị QLVH trực tiếp kiểm định các thiết bi, dụng cụ điện do mình quản lý. Tổ chức kiểm định
của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Đơn vị QLVH trực tiếp kiểm định các thiết bi, dụng cụ điện do mình quản lý. Tổ chức kiểm định
của Bộ Khoa học và Công nghệ.
B
Câu 4 Theo Thông tư 33/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương thì kiểm định
bất thường được thực hiện khi nào?
Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khi đã khắc phục xong sự cố hoặc
theo nhu cầu của các tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện.
Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo nhu cầu của các tổ chức/cá nhân
sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện.
Khi đã khắc phục xong sự cố hoặc theo nhu cầu của các tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành thiết
bị, dụng cụ điện.
A
Câu 5 Theo Thông tư 33/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương thì thời hạn
kiểm định các thiết bị điện sử dụng ở môi trường có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ, với mọi
cấp điện áp là:
Không quá 24 (hai tư) tháng
Không quá 12 (mười hai) tháng
Không quá 06 (sáu) tháng
Không quá 36 (ba sáu) tháng
B
Câu 6 Theo Thông tư 33/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương thì thời hạn
kiểm định các dụng cụ điện và các thiết bị điện sử dụng ở môi trường không có nguy hiểm về khí
cháy và bụi nổ, có cấp điện áp từ 1.000V trở lên là:
Không quá 24 (hai tư) tháng
Không quá 12 (mười hai) tháng
Không quá 06 (sáu) tháng
Không quá 36 (ba sáu) tháng
D
Câu 7 Theo Thông tư 33/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương thì nội dung
kiểm định cơ học các thiết bị điện được quy định như thế nào?
Kiểm tra bên ngoài, kiểm tra độ bền cơ học bằng thiết bị tạo lực.
Đo điện trở cách điện; Đo điện trở của các cuộn dây; Đo điện trở tiếp xúc; Đo dòng điện rò; Đo
các thông số đóng cắt thiết bị
Kiểm tra độ bền của điện môi; Kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn, các bộ phận có chức
năng bảo vệ như bộ điều tốc, phanh hãm.
Kiểm tra độ bền của cuộn dây, sứ; Kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn, các bộ phận có
chức năng bảo vệ như bộ điều tốc, phanh hãm.
C
Câu 8 Theo Thông tư 33/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương thì các dụng cụ
điện và các thiết bị điện sử dụng ở môi trường không có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ, có cấp
điện áp từ 1.000V trở lên phải kiểm định là:
MBA, MC, CD, dao nối đất, CSV, cáp lực, sào cách điện.
MBA, TU, TI, MC, CD cách ly, CD nối đất, CSV, cáp điện, sào cách điện.
MBA, MC, CD, dao nối đất, CSV, cáp lực, sào cách điện, ủng cách điện, găng tay cách điện.
MPĐ, MBA, MC, CD, dao nối đất, CSV, cáp lực, tụ điện, sào cách điện.
A
Câu 9 Theo Thông tư 33/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương thì Thông tư này
áp dụng đối với:
Tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực; Tổ chức, cá nhân sử dụng, vận hành các thiết bị, dụng cụ
điện phải kiểm định an toàn kỹ thuật; Tổ chức kiểm định.
Tổ chức, cá nhân sử dụng, vận hành các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định an toàn kỹ thuật;
ĐVQLVH các thiết bị, dụng cụ điện; Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Tổ chức, cá nhân sử dụng, vận hành các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định an toàn kỹ thuật;
Tổ chức kiểm định; Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
ĐVQLVH các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định an toàn kỹ thuật; Tổ chức kiểm định; Tổ
chức, cá nhân hoạt động điện lực.
C
Câu 10 Theo Thông tư 33/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương thì khái niệm
Kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ là:
Là việc thí nghiệm TBĐ và dụng cụ điện trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng, vận
hành trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Là việc kiểm tra mức độ an toàn của TBĐ và dụng cụ điện trước khi đưa vào sử dụng, trong quá
trình sử dụng, vận hành theo quy phạm trang bị điện.
Là việc đánh giá theo quy trình về mức độ an toàn của TBĐ và dụng cụ điện trước khi đưa vào
sử dụng, trong quá trình sử dụng, vận hành trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương
ứng.
Môi trường tồn tại hỗn hợp giữa không khí với các chất dễ cháy dưới dạng khí, hơi hoặc bụi ở
điều kiện áp suất khí quyển khi có tia lửa sẽ rất dễ cháy, nổ.
C
Câu 11 Theo Thông tư 33/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương định nghĩa Môi
trường có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ là:
Môi trường tồn tại hỗn hợp giữa không khí với các chất dễ cháy dưới dạng khí, hơi hoặc bụi ở
điều kiện áp suất khí quyển khi có tia lửa sẽ cháy, nổ và lan truyền sang toàn bộ môi trường khí
hỗn hợp.
Môi trường tồn tại hỗn hợp giữa không khí với các chất dễ cháy dưới dạng khí, hơi hoặc bụi ở
điều kiện áp suất khí quyển khi có tia lửa sẽ cháy, nổ và lan truyền sang toàn bộ môi trường khí
hỗn hợp.
Môi trường tồn tại hỗn hợp giữa không khí với các chất lỏng dễ cháy ở điều kiện áp suất khí
quyển khi có tia lửa sẽ cháy, nổ và lan truyền sang toàn bộ môi trường khí hỗn hợp.
Môi trường tồn tại hỗn hợp giữa không khí với các chất rắn dễ cháy khi có tia lửa sẽ cháy, nổ và
lan truyền sang toàn bộ môi trường khí hỗn hợp.
B
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Luật 33 PCTT
Câu 1 Theo Luật phòng, chống thiên tai thì nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai gồm:
Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân; Dân quân tự vệ; Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; Tổ
chức, cá nhân tình nguyện tham gia hỗ trợ.
Lãnh đạo UBND các cấp; Dân quân tự vệ; Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; Tổ chức, cá
nhân tình nguyện tham gia hỗ trợ.
Lãnh đạo cấp ủy địa phương; Dân quân tự vệ; Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; Tổ chức,
cá nhân tình nguyện tham gia hỗ trợ.
Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân; Dân quân tự vệ; Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; Tổ
chức nước ngoài tình nguyện tham gia hỗ trợ.
A
Câu 2 Theo Luật phòng, chống thiên tai thì vật tư, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động
phòng, chống thiên tai bao gồm:
Vật tư, phương tiện, trang thiết bị của Nhà nước; huy động của tổ chức, cá nhân trên địa bàn; của
tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự chuẩn bị.
Vật tư, phương tiện, trang thiết bị của lực lượng vũ trang; huy động của tổ chức, cá nhân trên địa
bàn; của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự chuẩn bị.
Vật tư, phương tiện, trang thiết bị của tổ chức, cá nhân trên địa bàn; của tổ chức, cá nhân, hộ gia
đình tự chuẩn bị.
Vật tư, phương tiện, trang thiết bị của các doanh nghiệp; huy động của tổ chức, cá nhân trên địa
bàn; của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự chuẩn bị.
A
Câu 3 Theo Luật phòng, chống thiên tai thì cơ sở hạ tầng thông tin gồm:
Hệ thống thông tin công cộng và trang thiết bị chuyên dùng; Thiết bị quan trắc tự động truyền
tin; hệ thống thông tin cảnh báo sớm;
Cơ sở dữ liệu về khí tượng, thủy văn, hải văn, động đất, sóng thần; cơ sở dữ liệu về thiên tai và
thiệt hại thiên tai;
Cơ sở dữ liệu về hệ thống công trình phòng, chống thiên tai; cơ sở dữ liệu về công trình hạ tầng
có liên quan đến phòng, chống thiên tai;
Số liệu quan trắc và truyền phát tự động tại thời điểm thiên tai đang diễn ra.
A
Câu 4 Theo Luật phòng, chống thiên tai thì nội dung nào không thuộc cơ sở dữ liệu về thông tin
về PCTT:
Hệ thống thông tin công cộng và trang thiết bị chuyên dùng; Thiết bị quan trắc tự động truyền
tin; hệ thống thông tin cảnh báo sớm;
Cơ sở dữ liệu về khí tượng, thủy văn, hải văn, động đất, sóng thần; cơ sở dữ liệu về thiên tai và
thiệt hại thiên tai;
Cơ sở dữ liệu về hệ thống công trình phòng, chống thiên tai; cơ sở dữ liệu về công trình hạ tầng
có liên quan đến phòng, chống thiên tai;
Số liệu quan trắc và truyền phát tự động tại thời điểm thiên tai đang diễn ra.
A
Câu 5 Theo Luật phòng, chống thiên tai, nội dung nào không thuộc vật tư, phương tiện, trang
thiết bị, hệ thống thông tin, nhu yếu phẩm cho hoạt động phòng, chống thiên tai gồm:
Vật tư, phương tiện, trang thiết bị của Nhà nước; huy động của tổ chức, cá nhân trên địa bàn; của
tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự chuẩn bị.
Trang thiết bị, vũ khí khí tài của lực lượng vũ trang.
Hệ thống thông tin phục vụ quản lý nhà nước và hoạt động phòng, chống thiên tai.
Nhu yếu phẩm của tổ chức, cá nhân và hàng hóa, vật tư, thiết bị thuộc dự trữ quốc gia của cơ
quan nhà nước
B
Câu 6 Theo Luật phòng, chống thiên tai thi nguồn tài chính cho phòng, chống thiên tai gồm:
Ngân sách quốc phòng; Quỹ phòng, chống thiên tai; Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá
nhân.
Ngân sách nhà nước; Quỹ phòng, chống thiên tai; Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá
nhân.
Ngân sách địa phương; Quỹ phòng, chống thiên tai; Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá
nhân.
Ngân sách nhà nước; Quỹ phòng, chống thiên tai; Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá
nhân nước ngoài.
B
Câu 7 Theo Luật phòng, chống thiên tai, kế hoạch phòng, chống thiên tai được xây dựng tại cấp
nào và chu kỳ thực hiện bao nhiêu năm?
Các cấp địa phương, cấp bộ và cấp quốc gia theo chu kỳ kế hoạch 10 năm tương ứng với kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và được điều chỉnh hằng năm.
Các cấp địa phương, cấp quốc gia theo chu kỳ kế hoạch 05 năm tương ứng với kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và được điều chỉnh hằng năm.
Các cấp địa phương, cấp bộ và cấp quốc gia theo chu kỳ kế hoạch 05 năm tương ứng với kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và được điều chỉnh hằng năm.
Các cấp doanh nghiệp, cấp địa phương, cấp bộ theo chu kỳ kế hoạch 15 năm tương ứng với kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và được điều chỉnh hằng năm.
C
Câu 8 Theo Luật phòng, chống thiên tai, rủi ro thiên tai được phân thành các cấp độ để làm gì?
Cấp độ rủi ro thiên tai là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai.
Cấp độ rủi ro thiên tai là cơ sở cho việc kế hoạc tài chính phục vụ phòng, chống thiên tai.
Cấp độ rủi ro thiên tai là cơ sở cho việc cảnh báo, chỉ đạo, chỉ huy, ứng phó và khắc phục hậu
quả thiên tai.
Cấp độ rủi ro thiên tai là cơ sở cho việc huy động lực lượng vũ trang khắc phục hậu quả thiên tai.
C
Câu 9 Theo Luật phòng, chống thiên tai, tiêu chí phân cấp độ rủi ro thiên tai bao gồm:
Quan trắc, thống kê khí hậu; Phạm vi ảnh hưởng; Khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản,
công trình hạ tầng và môi trường.
Cường độ hoặc mức độ nguy hiểm của thiên tai; Phạm vi ảnh hưởng; Khả năng huy động lực
lượng ứng phó thiên tai.
Nguồn lực để phòng, chống thiên tai; Phạm vi ảnh hưởng; Khả năng gây thiệt hại đến tính mạng,
tài sản, công trình hạ tầng và môi trường.
Cường độ hoặc mức độ nguy hiểm của thiên tai; Phạm vi ảnh hưởng; Khả năng gây thiệt hại đến
tính mạng, tài sản, công trình hạ tầng và môi trường.
D
Câu 10 Theo Luật phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai được xây dựng dựa trên
các căn cứ nào?
Quan trắc, thống kê khí hậu; Phạm vi ảnh hưởng; Khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản,
công trình hạ tầng và môi trường.
Cường độ hoặc mức độ nguy hiểm của thiên tai; Phạm vi ảnh hưởng; Khả năng huy động lực
lượng ứng phó thiên tai.
Nguồn lực để phòng, chống thiên tai; Phạm vi ảnh hưởng; Khả năng gây thiệt hại đến tính mạng,
tài sản, công trình hạ tầng và môi trường.
Các loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai có khả năng xảy ra; Năng lực ứng phó thiên tai; Khả
năng phối hợp và hỗ trợ của các lực lượng và chính quyền các cấp.
D
Câu 11 Theo Luật phòng, chống thiên tai, Phương án ứng phó thiên tai bao gồm các nội dung
chính nào sau đây?
Bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm; Sơ tán, bảo vệ người, tài sản,
bảo vệ sản xuất; Bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc; Phối hợp chỉ đạo, chỉ huy
phòng tránh, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Nguồn nhân lực ứng phó thiên tai; Dự trữ
vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm.
Nguồn lực để phòng, chống thiên tai; Phạm vi ảnh hưởng; Khả năng gây thiệt hại đến tính mạng,
tài sản, công trình hạ tầng và môi trường.
Bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm; Sơ tán, bảo vệ người, tài sản,
bảo vệ sản xuất;
Nguồn lực để phòng, chống thiên tai; Phạm vi ảnh hưởng; Khả năng gây thiệt hại đến tính mạng,
tài sản,
A
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN
Thông tư 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 của Bộ Công Thương
Câu 1 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Cấp điều độ có quyền điều khiển
là:
Cấp điều độ có quyền chỉ huy, điều độ hệ thống điện theo phân cấp quyền điều khiển.
Cấp điều độ có quyền kiểm tra hệ thống điện theo phân cấp điều độ.
Cấp điều độ có quyền chỉ huy, điều độ hệ thống điện theo phân cấp điều độ.
Cấp điều độ có quyền chỉ huy, điều độ hệ thống điện theo phân cấp của Trung tâm điều độ hệ
thống điện Quốc gia.
C
Câu 2 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Chế độ vận hành bình thường là:
Chế độ vận hành có các thông số vận hành nằm trong phạm vi cho phép theo quy định tại Quy
định hệ thống điện truyền tải phân phối do Bộ Công Thương ban hành.
Chế độ vận hành có các thông số vận hành nằm trong phạm vi định mức theo quy định của Bộ
Công Thương.
Chế độ vận hành có các thông số vận hành nằm trong phạm vi cho phép theo quy định tại Quy
định hệ thống điện truyền tải phân phối do EVN ban hành.
Chế độ vận hành có các thông số vận hành nằm trong phạm vi cho phép theo quy định tại Quy
định hệ thống điện truyền tải phân phối do nhà sản xuất ban hành.
A
Câu 3 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Chứng nhận vận hành là giấy
chứng nhận cấp cho các chức danh nào:
Chức danh của hệ thống điều độ các cấp,
Chức danh vận hành tại các trạm điện, nhà máy điện
Chức danh vận hành của Trung tâm điều khiển tham gia trực tiếp công tác điều độ
Cả 03 chức danh trên.
D
Câu 4 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Điều độ viên là những người
nào?
Là người trực tiếp chỉ huy, điều độ HTĐ thuộc quyền điều khiển, gồm 04 cấp.
Là người trực tiếp chỉ huy, điều độ HTĐ thuộc quyền điều khiển, gồm 03 cấp
Là người trực tiếp kiểm tra điều độ HTĐ thuộc quyền điều khiển, gồm 04 cấp
Là người trực tiếp chỉ huy lưới điện thuộc quyền điều khiển, gồm 04 cấp.
A
Câu 5 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Đơn vị phân phối điện là:
Là đơn vị điện lực hoạt động trong lĩnh vực phân phối và bán điện, bao gồm: Tổng công ty Điện
lực; Công ty Điện lực tỉnh.
Là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối và bán điện,
bao gồm: Tổng công ty Điện lực; Công ty Điện lực tỉnh; Điện lực huyện.
Là đơn vị Điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối và bán điện,
bao gồm: Tổng công ty Điện lực; Công ty Điện lực tỉnh.
Là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực truyền tải, phân phối và
bán điện, bao gồm: Tổng công ty Điện lực; Công ty Điện lực tỉnh.
C
Câu 6 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Đơn vị phân phối và bán lẻ điện

Là đơn vị Điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ
điện mua buôn điện từ Đơn vị phân phối điện và bán lẻ điện cho khách hàng sử dụng điện.
Là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ
Điện hoạt động trong lĩnh vực phân phối điện.
Là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ
điện mua buôn điện từ Đơn vị phát điện và bán lẻ điện cho khách hàng sử dụng điện.
Là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối điện mua
buôn điện từ Đơn vị ĐVQLVH và bán lẻ điện cho khách hàng sử dụng điện.
A
Câu 7 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Khách hàng sử dụng điện là:
Là tổ chức, cá nhân mua điện từ HTĐ quốc gia để sử dụng, không bán lại cho tổ chức, cá nhân
khác.
Là Tổ chức, cá nhân mua điện từ HTĐ để sử dụng, không bán lại cho tổ chức, cá nhân khác.
Là tổ chức, cá nhân mua điện từ lưới điện khu vực để sử dụng, không bán lại cho tổ chức, cá
nhân khác.
Là tổ chức, cá nhân mua điện từ HTĐ để sử dụng và kinh doanh bán lẻ.
B
Câu 8 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Hệ thống điện là:
Là hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện và sử dụng điện được liên kết với nhau.
Là hệ thống các trang thiết bị phát điện, truyền tải điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ
được liên kết với nhau.
Là Hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ được liên kết với
nhau.
Là hệ thống các trang thiết bị lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ được liên kết với nhau.
C
Câu 9 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì HTĐ phân phối là:
Là lưới điện phân phối cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện.
Là HTĐ bao gồm: Lưới điện phân phối và các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện 110kV trở
xuống.
Là HTĐ bao gồm: Lưới điện phân phối và các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện phân phối
cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện.
Là HTĐ bao gồm lưới điện phân phối và các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện 35kV trở
xuống.
C
Câu 10 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Lưới điện là:
Là Hệ thống đường dây tải điện, trạm điện và trang thiết bị phụ trợ để truyền dẫn điện.
Là hệ thống máy phát điện, đường dây tải điện, trạm điện và trang thiết bị phụ trợ để truyền dẫn
điện.
Là hệ thống đường dây tải điện, trạm điện và thiết bị sử dụng điện.
Là hệ thống đường dây tải điện, trạm điện và trang thiết bị phụ trợ để tiêu thụ điện.
A
Câu 11 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Lưới điện trung áp là:
Là lưới điện phân phối có cấp điện áp danh định từ 1000 V đến 22 kV.
Là lưới điện phân phối có cấp điện áp danh định từ 6 kV đến 35 kV.
Là lưới Điện phân phối có cấp điện áp danh định từ 1000 V đến 35 kV.
Là lưới điện phân phối có cấp điện áp danh định từ 10 kV đến 35 kV.
C
Câu 12 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Nhân viên vận hành là:
Là những Người tham gia trực tiếp điều khiển quá trình sản xuất điện, truyền tải điện và phân
phối điện, làm việc theo chế độ ca, kíp.
Là những người tham gia trực tiếp điều khiển quá trình sản xuất điện, truyền tải điện và phân
phối điện.
Là những người tham gia vận hành trực tiếp HTĐ làm việc theo chế độ ca, kíp.
Là những người chỉ huy trực tiếp điều khiển quá trình sản xuất điện, truyền tải điện và phân phối
điện, làm việc theo chế độ ca, kíp.
A
Câu 13 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Nhân viên vận hành gồm:
ĐĐV tại các cấp điều độ; Nhân viên trực vận hành LĐPP; Trưởng ca, Trưởng kíp, Trực chính,
Trực phụ tại NMĐ;Trưởng kíp, Trực chính, Trực phụ tại trạm điện và trạm Diesel.
ĐĐV tại các cấp Điều độ; Nhân viên trực thao tác LĐPP; Trưởng ca, Trưởng kíp, Trực chính,
Trực phụ tại NMĐ; Trưởng kíp, Trực chính, Trực phụ tại trạm điện; Trung tâm điều khiển.
ĐĐV tại các cấp điều độ; Trưởng ca, Trưởng kíp, Trực chính, Trực phụ tại NMĐ:Trưởng kíp,
Trực chính, Trực phụ tại trạm điện; Trung tâm điều khiển .
ĐĐV tại các cấp điều độ; Trưởng nhóm thao tác LĐPP; Trưởng ca, Trưởng kíp, Trực chính, tại
NMĐ:Trưởng kíp, Trực chính tại trạm điện; Trung tâm điều khiển
B
Câu 14 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Sơ đồ kết dây cơ bản được thể
hiện rõ những nội dung gì?
Là sơ đồ HTĐ trong đó thể hiện rõ trạng thái thường đóng, thường mở của các thiết bị đóng/cắt;
Thông số chính của các trạm điện và NMĐ đấu nối vào HTĐ.
Là sơ đồ HTĐ trong đó thể hiện rõ trạng thái thường đóng, thường mở của các thiết bị đóng/cắt:
Chiều dài và loại dây dẫn của các đường dây;.
Thể hiện rõ trạng thái thường đóng, thường mở của các thiết bị đóng/cắt: Chiều dài và loại dây
dẫn của các đường dây; Thông số chính của các trạm điện và NMĐ đấu nối vào HTĐ.
Là sơ đồ HTĐ trong đó thể hiện rõ chiều dài và loại dây dẫn của các đường dây; Thông số chính
của các trạm điện và NMĐ đấu nối vào HTĐ.
C
Câu 15 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Sự cố nghiêm trọng là:
Sự cố gây mất điện trên diện rộng hoặc toàn bộ lưới điện truyền tải.
Sự cố gây mất điện trên diện rộng hoặc toàn bộ Lưới điện truyền tải hoặc gây cháy, nổ làm tổn
hại đến người và tài sản.
Sự cố gây mất điện trên diện rộng hoặc toàn bộ lưới điện truyền tải hoặc các nhà máy điện lớn.
Sự cố gây mất điện trên diện rộng hoặc toàn bộ lưới điện truyền tải, phân phối có gây cháy, nổ
làm tổn hại đến người và tài sản.
B
Câu 16 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Trạm điện là:
Trạm thủy điện, biến áp, trạm cắt hoặc trạm bù.
Trạm biến áp, trạm cắt, Trạm diesel hoặc trạm bù.
Trạm biến áp, trạm cắt hoặc trạm bù.
Trạm đo đếm, TBA, trạm cắt hoặc trạm bù.
C
Câu 17 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì nguyên tắc phân cấp quyền
điều khiển là:
Phân cấp theo cấp điện áp của thiết bị điện, chức năng truyền tải hoặc phân phối của lưới điện,
công suất đặt của nhà máy điện và theo ranh giới quản lý thiết bị điện của ĐVQLVH.
Phân cấp theo chức năng truyền tải hoặc phân phối của lưới điện, công suất đặt của nhà máy
điện. Một thiết bị điện chỉ cho phép một cấp điều độ có quyền điều khiển.
Phân cấp theo cấp điện áp của thiết bị điện, chức năng truyền tải hoặc phân phối của lưới điện,
công suất đặt của nhà máy điện và theo ranh giới quản lý thiết bị điện của ĐVQLVH. Một thiết
bị điện chỉ cho phép một cấp điều độ có quyền điều khiển.
Phân cấp theo ranh giới quản lý thiết bị điện của ĐVQLVH. Một thiết bị điện chỉ cho phép một
cấp điều độ có quyền điều khiển.
C
Câu 18 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì một thiết bị điện chỉ cho phép
điều độ cấp trên thực hiện quyền kiểm tra trong trường hợp nào?
Điều độ cấp trên có quyền kiểm tra tất cả các thiết bị thuộc quyền điều khiển của điều độ cấp
dưới trong mọi thời điểm thuộc ca trực của điều độ cấp trên.
Khi lệnh chỉ huy của điều độ cấp dưới làm thay đổi, ảnh hưởng đến chế độ vận hành của HTĐ
hoặc TBĐ thuộc quyền điều khiển của họ.
Việc thực hiện quyền điều khiển của điều độ cấp dưới hoặc ĐVQLVH làm thay đổi, ảnh hưởng
đến chế độ vận hành của HTĐ hoặc TBĐ thuộc quyền điều khiển của điều độ cấp trên.
Việc thực hiện quyền điều khiển của điều độ cấp dưới có ảnh hưởng đến chế độ vận hành của
HTĐ hoặc TBĐ thuộc quyền điều khiển của điều độ cấp trên
C
Câu 19 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Quyền điều khiển là:
Là quyền thay đổi chế độ vận hành của HTĐ hoặc thiết bị điện thuộc quyền điều khiển.
Là quyền ra lệnh cho điều độ cấp dưới thực hiện thay đổi chế độ vận hành của HTĐ hoặc thiết bị
điện thuộc quyền điều khiển của họ.
Là quyền thay đổi chế độ vận hành của HTĐ hoặc thiết bị điện thuộc quyền kiểm tra của cấp
điều độ đó.
Là quyền ra lệnh cho nhân viên ĐVQLVH các NMĐ, TBA thay đổi chế độ vận hành của thiết bị
điện thuộc quyền điều khiển.
A
Câu 20 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì quyền kiểm tra của điều độ cấp
trên là:
Quyền cho phép điều độ cấp dưới thực hiện quyền điều khiển.
Quyền cho phép điều độ cấp dưới hoặc ĐVQLVH thực hiện quyền điều khiển.
Quyền cho phép ĐVQLVH thực hiện quyền điều khiển.
Quyền cho phép điều độ cấp dưới hoặc ĐVQLVH thực hiện quyền điều khiển của họ trong
trường hợp sự cố.
B
Câu 21 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì hình thức lệnh điều độ của các
cấp điều độ bằng hình thức nào?
Phối hợp bằng cả lời nói (ra lệnh miệng) và chữ viết (lập PTT) hoặc tín hiệu để điều khiển trực
tiếp thiết bị điện thuộc quyền điều khiển.
Một trong các hình thức: Lời nói; Chữ viết.
Một trong các hình thức: Lời nói; Chữ viết; Tín hiệu để điều khiển trực tiếp thiết bị điện thuộc
quyền điều khiển.
Tín hiệu để điều khiển trực tiếp thiết bị điện thuộc quyền điều khiển.
C
Câu 22 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Nhân viên vận hành cấp dưới
phải thực hiện lệnh điều độ của nhân viên vận hành cấp trên như thế nào?
Thực hiện ngay và chính xác lệnh điều độ của nhân viên vận hành cấp trên. Trường hợp việc
thực hiện này có thể gây nguy hại đến con người, thiết bị, thì có quyền chưa thực hiện nhưng
phải báo cáo với nhân viên vận hành cấp trên.
Thực hiện ngay và chính xác lệnh điều độ của nhân viên vận hành cấp trên không trì hoãn trong
mọi trường hợp.
Trường hợp việc thực hiện này có thể gây nguy hại đến con người, thiết bị, thì có quyền chưa
thực hiện nhưng phải báo cáo với nhân viên vận hành cấp trên.
Thực hiện ngay và chính xác lệnh điều độ của nhân viên vận hành cấp trên. Trường hợp việc
thực hiện này có thể gây nguy hại đến con người, thiết bị, thì không thực hiện.
A
Câu 23 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Nhân viên vận hành cấp dưới
có quyền kiến nghị với nhân viên vận hành cấp trên khi nào?
Khi nhận thấy lệnh điều độ chưa hợp lý. Trong trường hợp kiến nghị không được chấp nhận thì
vẫn phải thực hiện đúng lệnh điều độ của nhân viên vận hành cấp trên và phải chịu trách nhiệm
về hậu quả.
Khi nhận thấy lệnh điều độ chưa hợp lý. Trong trường hợp kiến nghị không được chấp nhận thì
vẫn phải thực hiện đúng lệnh điều độ của nhân viên vận hành cấp trên và không phải chịu trách
nhiệm về hậu quả.
Khi nhận thấy lệnh điều độ chưa hợp lý thì kiến nghị và thực hiện theo các quy định trong Quy
trình thao tác HTĐ Quốc gia và phải chịu trách nhiệm về hậu quả.
Khi nhận thấy lệnh điều độ chưa hợp lý. Trong trường hợp kiến nghị không được chấp nhận thì
vẫn phải thực hiện đúng lệnh điều độ của nhân viên vận hành cấp trên.
B
Câu 24 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì quyền điều khiển của cấp Điều
độ lưới điện phân phối tỉnh đối với lưới điện được quy định như thế nào?
Lưới điện trung áp thuộc địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ lưới điện đã phân cấp
cho Cấp điều độ phân phối quận, huyện.
Lưới điện trung áp thuộc địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Lưới điện có điện áp đến 35kV thuộc địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ lưới điện
đã phân cấp cho Cấp điều độ phân phối quận, huyện.
Lưới điện trung áp và lưới 110kV (khi được phân cấp) thuộc địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
A
Câu 25 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì quyền điều khiển của cấp điều
độ phân phối quận, huyện đối với lưới điện được quy định như thế nào?
Lưới điện có cấp điện áp từ 22 kV trở xuống được Tổng công ty Điện lực hoặc Công ty Điện lực
tỉnh phân cấp cho Cấp điều độ phân phối quận, huyện.
Lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống được cấp Điều độ miền phân cấp cho Cấp điều độ
phân phối quận, huyện.
Lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống được Tổng công ty Điện lực hoặc Công ty Điện lực
tỉnh phân cấp cho Cấp điều độ phân phối quận, huyện.
Lưới điện có cấp điện áp từ 110 kV trở xuống được Tổng công ty Điện lực hoặc Công ty Điện
lực tỉnh phân cấp cho Cấp điều độ phân phối quận, huyện.
C
Câu 26 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì ĐVQLVH trạm điện hoặc
trung tâm điều khiển trạm điện có quyền điều khiển các thiết bị sau:
Hệ thống điện tự dùng của trạm điện; Các thiết bị phụ trợ, thiết bị điện của trạm điện không nối
hệ thống điện quốc gia; Lưới điện phân phối trong nội bộ trạm điện của khách hàng.
Hệ thống điện của trạm điện; Các thiết bị phụ trợ, thiết bị điện của trạm điện; Lưới điện phân
phối trong nội bộ trạm điện của khách hàng.
Hệ thống điện tự dùng của trạm điện; Các thiết bị phụ trợ, thiết bị điện của trạm điện; Lưới điện
một chiều trong trạm.
Hệ thống điện tự dùng của trạm điện; Các thiết bị phụ trợ, thiết bị điện của trạm điện không nối
hệ thống điện quốc gia; Lưới điện phân phối đấu ra lưới điện để bán điện.
A
Câu 27 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì ĐVQLVH thiết bị có trách
nhiệm gì trong việc đăng ký tách thiết bị ra khỏi vận hành hoặc đưa vào dự phòng:
ĐVQLVH đăng ký với cấp điều độ có quyền điều khiển, cấp này có trách nhiệm nhận, giải quyết
với ĐVQLVH; Đơn vị thi công đăng ký với cấp điều độ có quyền điều khiển.
ĐVQLVH đăng ký với cấp điều độ có quyền điều khiển, cấp này có trách nhiệm nhận, giải quyết
và giao, nhận thiết bị với ĐVQLVH; Đơn vị thi công khác đăng ký với ĐVQLVH thiết bị.
ĐVQLVH và các đơn vị thi công đăng ký với cấp điều độ có quyền điều khiển, cấp này có trách
nhiệm nhận, giải quyết và giao, nhận thiết bị với ĐVQLVH.
ĐVQLVH đăng ký với cấp điều độ có quyền điều khiển, cấp này có trách nhiệm nhận, giải quyết
và giao, nhận thiết bị với các đơn vị công tác thi công trên lưới điện thuyoocj quyền điều khiển.
B
Câu 28 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì việc đăng ký phương thức đóng
điện nghiệm thu, chương trình thí nghiệm nghiệm thu công trình mới được quy định như thế
nào?
ĐVQLVH có trách nhiệm đăng ký với cấp điều độ có quyền điều khiển tuân thủ theo Quy định
hệ thống điện truyền tải và phân phối do Bộ Công Thương ban hành.
Chủ đầu tư có trách nhiệm đăng ký với cấp điều độ có quyền điều khiển tuân thủ theo Quy định
hệ thống điện truyền tải và phân phối do Bộ Công Thương ban hành.
Chủ đầu tư phối hợp với ĐVQLVH đăng ký với cấp điều độ có quyền điều khiển.
ĐVQLVH yêu cầu chủ đầu tư có trách nhiệm đăng ký với cấp điều độ có quyền điều khiển để
tiến hành thí nghiệm thiết bị và nghiệm thu theo quy định.
B
Câu 29 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì việc triển khai đóng điện
nghiệm thu công trình mới được quy định như thế nào?
Cấp điều độ có quyền điều khiển lập phương thức đóng điện nghiệm thu công trình mới căn cứ
đăng ký của Chủ đầu tư.
Cấp điều độ có quyền điều khiển lập phương thức đóng điện nghiệm thu công trình mới căn cứ
đăng ký của Điều độ cấp dưới.
Căn cứ đăng ký của ĐVQLVH cấp điều độ có quyền điều khiển lập phương thức đóng điện
nghiệm thu công trình mới.
Cấp điều độ có quyền kiểm tra lập phương thức đóng điện nghiệm thu công trình mới căn cứ
đăng ký của ĐVQLVH.
C
Câu 30 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 quy định về thời gian nhận ca như
thế nào?
Nhân viên vận hành phải có mặt trước giờ giao nhận ca ít nhất 15 phút để tìm hiểu những sự việc
xảy ra từ ca hiện tại và ca trước để nắm được rõ tình trạng vận hành.
Nhân viên vận hành phải có mặt trước giờ giao nhận ca ít nhất 30 phút để tìm hiểu những sự việc
xảy ra từ ca trước.
Nhân viên vận hành phải có mặt trước giờ giao nhận ca ít nhất 10 phút để nhận lại trang thiết bị
phục vụ vận hành và tình trạng vận hành.
Nhân viên vận hành phải có mặt trước giờ giao nhận ca ít nhất 25 phút để tìm hiểu rõ tình trạng
vận hành.
A
Câu 31 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì trong trường hợp không có
người đến nhận ca khi hết giờ trực ca hoặc nhân viên vận hành nhận ca không đủ tỉnh táo… thì
xử lý như thế nào?
Nhân viên vận hành phải báo cáo Điều độ cấp trên để cử người khác thay thế.
Nhân viên vận hành phải báo cáo lãnh đạo đơn vị để cử người khác thay thế.
Nhân viên vận hành phải báo cáo lãnh đạo đơn vị và tiếp tục trực ca.
Nhân viên vận hành được phép rời khỏi vị trí trực mà không cần báo cáo.
B
Câu 32 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì biện pháp điều chỉnh điện áp
là:
Thay đổi, huy động thêm các nguồn điện đang dự phòng để phát hoặc nhận Q; Điều chỉnh kích
từ MPĐ; Thay đổi kết lưới hoặc phân bổ lại trào lưu công suất trong HTĐ; Sa thải phụ tải.
Điều chỉnh nấc phân áp MBA; Thay đổi kết lưới hoặc phân bổ lại trào lưu công suất trong HTĐ;
Sa thải phụ tải; Điều chỉnh kích từ MPĐ.
Thay đổi, huy động thêm các nguồn điện đang dự phòng để phát hoặc nhận Q; Điều chỉnh nấc
phân áp MBA; Thay đổi kết lưới hoặc phân bổ lại trào lưu công suất trong HTĐ; Sa thải phụ tải.
Thay đổi, huy động thêm các nguồn điện đang dự phòng để phát hoặc nhận Q; Điều chỉnh nấc
phân áp MBA; Thay đổi kết lưới hoặc phân bổ lại trào lưu công suất phản kháng trong HTĐ.
C
Câu 33 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì nguyên tắc điều chỉnh điện áp
là:
Đảm bảo công suất trong giới hạn cho phép, không gây quá áp hoặc nguy hiểm cho các phần tử
trong HTĐ; Đảm bảo tối thiểu chi phí vận hành và tổn thất; Tối ưu các thao tác điều khiển.
Đảm bảo điện áp trong giới hạn cho phép, không gây quá áp hoặc nguy hiểm cho các phần tử
trong HTĐ; Đảm bảo tối thiểu chi phí vận hành và tổn thất; Các thao tác đơn giản nhất.
Đảm bảo tần số trong giới hạn cho phép, không gây quá áp nội bộ; Đảm bảo tối thiểu chi phí
vận hành và tổn thất; Tối ưu các thao tác điều khiển.
Đảm bảo Điện áp trong giới hạn cho phép, không gây quá áp hoặc nguy hiểm cho các phần tử
trong HTĐ; Đảm bảo tối thiểu chi phí vận hành và tổn thất; Tối ưu các thao tác điều khiển.
D
Câu 34 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì cấp điều độ phân phối tỉnh có
trách nhiệm tổ chức kiểm tra và cấp Chứng nhận vận hành cho những chức danh nào?
Nhà Máy điện, trạm điện thuộc quyền điều khiển, Cấp điều độ phân phối quận, huyện và trạm
điện, nhà máy điện thuộc quyền điều khiển của cấp này theo quy định của Cục Điều tiết điện lực.
Cấp điều độ phân phối quận, huyện, nhà máy điện, trạm điện thuộc quyền điều khiển.
Cấp điều độ phân phối quận, huyện, nhà máy điện, trạm điện thuộc quyền kiểm tra theo quy định
của Cục Điều tiết điện lực.
Cấp điều độ phân phối quận, huyện, nhà máy điện, trạm điện thuộc quyền điều khiển của Cấp
điều độ phân phối quận, huyện theo quy định của Cục Điều tiết điện lực.
A
Câu 35 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 quy định về thời gian đào tạo Điều
độ viên phân phối tỉnh là:
Ít nhất 24 tháng
Ít nhất 12 tháng
Ít nhất 18 tháng
Ít nhất 06 tháng
B
Câu 36 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 quy định về thời gian đào tạo lại
Điều độ viên phân phối tỉnh là:
Đã chuyển đi làm nhiệm vụ khác trong thời gian từ 01 năm trở lên, khi trở lại đảm nhiệm vị trí
Điều độ viên phân phối tỉnh phải được đào tạo lại.
Đã chuyển đi làm nhiệm vụ khác trong thời gian từ 06 tháng trở lên, khi trở lại đảm nhiệm vị trí
Điều độ viên phân phối tỉnh phải được đào tạo lại.
Đã chuyển đi làm nhiệm vụ khác trong thời gian từ 02 năm trở lên, khi trở lại đảm nhiệm vị trí
Điều độ viên phân phối tỉnh phải được đào tạo lại.
Đã chuyển đi làm nhiệm vụ khác trong thời gian từ 12 tháng trở lên, khi trở lại đảm nhiệm vị trí
Điều độ viên phân phối tỉnh n phải được đào tạo lại.
B
Câu 37 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 quy định về thời gian đào tạo Điều
độ viên phân phối quận, huyện là:
Ít nhất 24 tháng
Ít nhất 09 tháng
Ít nhất 18 tháng
Ít nhất 06 tháng
B
Câu 38 Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 quy định về thời gian đào tạo lại
Điều độ viên phân phối quận, huyện là:
Đã chuyển đi làm nhiệm vụ khác trong thời gian từ 01 năm trở lên, khi trở lại đảm nhiệm vị trí
Điều độ viên phân phối quận, huyện phải được đào tạo lại.
Đã chuyển đi làm nhiệm vụ khác trong thời gian từ 06 tháng trở lên, khi trở lại đảm nhiệm vị trí
Điều độ viên phân phối quận, huyện phải được đào tạo lại.
Đã chuyển đi làm nhiệm vụ khác trong thời gian từ 02 năm trở lên, khi trở lại đảm nhiệm vị trí
Điều độ viên phân phối quận, huyện phải được đào tạo lại.
Đã chuyển đi làm nhiệm vụ khác trong thời gian từ 12 tháng trở lên, khi trở lại đảm nhiệm vị trí
Điều độ viên phân phối quận, huyện phải được đào tạo lại.
B
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
THAO TÁC HỆ THỐNG ĐIỆN
Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 của Bộ Công Thượng
Câu 1 Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình Thao tác hệ
thống điện Quốc gia quy định về thao tác hẹn giờ là:
Không cho phép thao tác hẹn giờ trong mọi trường hợp
Trường hợp dự báo có khả năng không liên lạc được với các nhân viên thao tác lưu động, cho
phép ra lệnh thao tác đồng thời nhiều nhiệm vụ và phải thồng nhất hẹn giờ với các nhân viên
thao tác lưu động.
Khuyến khích thao tác hẹn giờ, nhưng phải so chỉnh giờ thống nhất, lấy theo đồng hồ của người
ra lệnh, thao tác xong phải báo về Điều độ.
Cả 03 đáp án đều sai
B
Câu 2 Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình Thao tác hệ
thống điện Quốc gia quy định cho phép thao tác (đóng, cắt) dao cách ly (DCL) trong trường hợp
nào?
Không được phép thao tác khi có điện và có tải
Được phép thao tác khi không điện, khi dòng điện thao tác nhỏ hơn dòng cho phép theo quy
trình vận hành DCL.
Được phép thao tác DCL trên toàn bộ lưới điện khi dòng điện phụ tải £ 10A.
Chỉ được phép thao tác DCL của cuộn tạo trung tính, cuộn dập hồ quang khi MBA không mang
tải
B
Câu 3 Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình Thao tác hệ
thống điện Quốc gia thì động tác thao tác DCL tại chỗ phải:
Nhanh chóng, dứt khoát, không được gây hư hỏng DCL. Khi xuất hiện hồ quang, nghiêm cấm
cắt (đóng) lưỡi dao trở lại
Nhanh chóng, dứt khoát, thao tác mạnh cuối hành trình. Khi xuất hiện hồ quang, phải nhanh
chóng giật ngay lưỡi dao trở lại
Nhanh chóng, dứt khoát, không được đập mạnh cuối hành trình. Khi xuất hiện hồ quang phải
ngừng thao tác, nhanh chóng rời khỏi vị trí thao tác.
Nhanh chóng, dứt khoát, thao tác mạnh cuối hành trình. Khi xuất hiện hồ quang, phải lập tức cắt
ngay máy cắt trước cầu dao đó.
A
Câu 4 Trình tự các thao tác chính để tách đường dây (có máy cắt và DCL 2 phía) ra sửa chữa là:
Cắt DCL phía đường dây - Cắt DCL phía thanh cái – Cắt máy cắt (MC) đường dây – Đóng dao
tiếp đất (DTĐ) đường dây
Cắt máy cắt (MC) đường dây - Cắt DCL phía đường dây - Cắt DCL phía thanh cái – Đóng dao
tiếp đất (DTĐ) đường dây
Cắt DCL phía thanh cái - Cắt DCL phía đường dây – Cắt máy cắt (MC) đường dây – Đóng dao
tiếp đất (DTĐ) đường dây.
Cắt máy cắt (MC) đường dây - Cắt DCL phía thanh cái - Cắt DCL phía đường dây – Đóng dao
tiếp đất (DTĐ) phía máy cắt
B
Câu 5 Trình tự các thao tác chính để đưa đường dây (có máy cắt và DCL 2 phía) vào vận hành
là:
Đóng DCL phía đường dây - Đóng DCL phía thanh cái – Đóng máy cắt (MC) đường dây – Cắt
dao tiếp đất (DTĐ) đường dây
Cắt dao tiếp đất (DTĐ) đường dây - Đóng DCL phía đường dây - Đóng DCL phía thanh cái –
Đóng máy cắt (MC) đường dây
Cắt dao tiếp đất (DTĐ) đường dây - Đóng DCL phía thanh cái – Đóng DCL phía đường dây -
Đóng máy cắt (MC) đường dây.
Đóng DCL phía đường dây - Đóng DCL phía thanh cái – Đóng máy cắt (MC) đường dây – Đóng
dao tiếp đất (DTĐ) đường dây
C
Câu 6 Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình Thao tác hệ
thống điện Quốc gia, quy định về thao tác thiết bị điện nhất thứ phải thực hiện:
Mọi thao tác thiết bị điện nhất thứ đều phải có 02 (hai) người phối họp thực hiện: 01 (một) người
giám sát và 01 (một) người thao tác trực tiếp. Người giám sát thao tác chịu trách nhiệm về thao
tác.
Mọi thao tác thiết bị điện nhất thứ đều phải có 02 (hai) người phối họp thực hiện: 01 (một) người
giám sát và 01 (một) người thao tác trực tiếp. Người thao tác chịu trách nhiệm về thao tác.
Mọi thao tác thiết bị điện nhất thứ đều phải có 02 (hai) người phối họp thực hiện: 01 (một) người
giám sát và 01 (một) người thao tác trực tiếp. Trong mọi trường hợp, 02 (hai) người đều chịu
trách nhiệm như nhau về thao tác.
Mọi thao tác thiết bị điện nhất thứ đều phải có 02 (hai) người phối họp thực hiện: 01 (một) người
giám sát và 01 (một) người thao tác trực tiếp.
C
Câu 7 Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình Thao tác hệ
thống điện Quốc gia, thì sửa chữa nóng là công việc gì?
Là công tác sữa chữa trên đường dây, trạm điện đã cắt điện nhưng đi gần hoặc giao chéo với các
phần tử khác đang mang điện.
Là công tác sữa chữa trên đường dây, trạm điện và các phần tử trên HTĐ quốc gia đang mang
điện
Là công tác sữa chữa thiết bị trong trạm đang mang điện
Là công tác sữa chữa trên đường dây đang mang điện
B
Câu 8 Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình Thao tác hệ
thống điện Quốc gia thì thao tác là hoạt động gì?
Là hoạt động thay đổi thay đổi chế độ vận hành của thiết bị.
Là hoạt động thay đổi tình trạng vận hành của thiết bị.
Là hoạt động thay đổi trạng thái của một hoặc nhiều thiết bị trong HTĐ nhằm mục đích thay đổi
chế độ vận hành của thiết bị đó.
Là tác động của con người làm thay đổi trạng thái vận hành của một thiết bị.
C
Câu 9 Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình Thao tác hệ
thống điện Quốc gia, cấp điều độ có quyền điều khiển là:
Cấp điều độ có quyền chỉ huy, thao tác hệ thống điện theo phân cấp điều độ tại Quy định quy
trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.
Cấp điều độ có quyền chỉ huy, điều độ hệ thống điện theo phân cấp điều độ tại Quy định quy
trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.
Cấp điều độ có quyền ra lệnh đóng cắt thiết bị điện.
Cấp điều độ có quyền chỉ huy, điều độ hệ thống điện theo phân cấp tại quy trình thao tác hệ
thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.
B
Câu 10 Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình Thao tác hệ
thống điện Quốc gia, Đơn vị quản lý vận hành là:
Tồ chức, cá nhân quản lý và vận hành đường dây hoặc thiết bị điện đấu nối với hệ thống điện
miền,
Tồ chức, cá nhân quản lý và vận hành đường dây hoặc thiết bị điện đấu nối với hệ thống điện
quốc gia.
Tồ chức, cá nhân quản lý và vận hành đường dây hoặc thiết bị điện đấu nối với hệ thống điện
khu vực
Tồ chức, cá nhân quản lý và vận hành đường dây hoặc thiết bị điện đấu nối với lưới điện quốc
gia
B
Câu 11 Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình Thao tác hệ
thống điện Quốc gia, Lệnh thao tác là:
Yêu cầu thực hiện thay đổi trạng thái vận hành của hệ thống điện.
Yêu cầu thực hiện thay đổi trạng thái vận hành của lưới điện.
Yêu cầu thực hiện thay đổi trạng thái vận hành của máy điện.
Yêu cầu thực hiện thay đổi trạng thái vận hành của thiết bị điện.
D
Câu 12 Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình Thao tác hệ
thống điện Quốc gia, Người ra lệnh bao gồm:
Điều độ viên tại các cấp điều độ; Trưởng ca nhà máy điện hoặc Trưởng kíp trạm điện của trung
tâm điều khiển.
Điều độ viên tại các cấp điều độ; Trưởng ca nhà máy điện;Trưởng kíp trạm điện; Trưởng ca nhà
máy điện hoặc Trưởng kíp trạm điện của trung tâm điều khiển.
Trưởng ca nhà máy điện;Trưởng kíp trạm điện; Trưởng ca nhà máy điện hoặc Trưởng kíp trạm
điện của trung tâm điều khiển.
Điều độ viên tại các cấp điều độ; Trưởng ca nhà máy điện;Trưởng kíp trạm điện; Trưởng ca nhà
máy điện.
B
Câu 13 Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình Thao tác hệ
thống điện Quốc gia, thì thao tác là:
Hoạt động thay đổi trạng thái của một thiết bị trong hệ thống điện nhằm mục đích thay đổi chế
độ vận hành của thiết bị đó.
Hoạt động thay đổi trạng thái của nhiều thiết bị trong hệ thống điện nhằm mục đích thay đổi chế
độ vận hành của thiết bị đó.
Hoạt động thay đổi trạng thái của một hoặc nhiều thiết bị trong hệ thống điện nhằm mục đích
thay đổi chế độ vận hành của thiết bị đó.
Hoạt động đóng cắt thiết bị điện nhằm thay đổi trạng thái của một hoặc nhiều thiết bị trong hệ
thống điện đó.
C
Câu 14 Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình Thao tác hệ
thống điện Quốc gia, cho phép nhân viên vận hành không cần lập phiếu thao tác nhưng phải ghi
chép đầy đủ các bước thao tác vào sồ nhật ký vận hành trưởc khì thực hiện thao tác trong các
trường hợp sau đây:
Xử lý sự cố; Thao tác đơn giản có số bước thao tác dưới 03 (ba) bước và được thực hiện tại các
câp điêu độ, trung tâm điều khiển hoặc thao tác bằng điều khiển từ xa.
Xử lý sự cố; Thao tác đơn giản có số bước thao tác không quá 03 (ba) bước và được thực hiện tại
các câp điêu độ, trung tâm điều khiển hoặc thao tác bằng điều khiển từ xa.
Xử lý sự cố; Thao tác đơn giản có số bước thao tác không quá 03 (ba) bước và được thực hiện tại
các câp điêu độ miền và điều độ Hệ thống điện.
Xử lý sự cố; Thao tác đơn giản có số bước thao tác không quá 03 (ba) bước và được thực hiện tại
các trung tâm điều khiển hoặc thao tác bằng điều khiển từ xa.
B
Câu 15 Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình Thao tác hệ
thống điện Quốc gia, quy định về việc viết và duyệt PTT của Đơn vị quản lý vận hành:
ĐVQLVH có trách nhiệm viết phiếu, duyệt phiếu và thực hiện phiếu thao tác trong nội bộ phạm
vi 01 (một) trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều khiển.
ĐVQLVH có trách nhiệm viết phiếu và thực hiện phiếu thao tác trong nội bộ phạm vi 01 (một)
trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều khiển. Việc duyệt phiếu thao tác phải được cấp điều độ
có quyền điều khiển duyệt.
ĐVQLVH có trách nhiệm viết phiếu, duyệt phiếu và thực hiện phiếu thao tác trong nội bộ phạm
vi 01 (một) trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều khiển. Trước khi thực hiện phiếu thao tác
phải được cấp điều độ có quyền kiểm tra cho phép.
ĐVQLVH có trách nhiệm viết phiếu, duyệt phiếu và thực hiện phiếu thao tác trong nội bộ phạm
vi 01 (một) trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều khiển. Trước khi thực hiện phiếu thao tác
phải được cấp điều độ có quyền điều khiển cho phép.
D
Câu 16 Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình Thao tác hệ
thống điện Quốc gia, quy định về việc thực hiện Phiếu thao tác thì nội dung nào không phải thực
hiện
PTT phải rõ ràng, không được sửa chữa tẩy xóa và thể hiện rõ phiếu được viết cho sơ đồ kết dây
nào.
Người GSTT và Người thao tác phải ký vào PTT ngay khi nhận phiếu trước khi đi thao tác.
Trước khi tiến hành thao tác, người thao tác phải kiểm tra sự tương ứng của sơ đồ kết dây thực tế
với sơ đồ trong phiếu thao tác.
Nếu sơ đồ trong phiếu thao tác không đúng với sơ đồ kết dây thực tế phải viết lại phiếu thao tác
khác phù hợp với sơ đô kết dây thực tế theo quy định.
B
Câu 17 Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình Thao tác hệ
thống điện Quốc gia, việc đánh số và lưu PTT thực hiện như thế nào?
Các PTT lập ra phải được đánh số; PTT đã thực hiện xong phải được lưu trữ ít nhất 03 tháng,
trường họp thao tác có xảy ra sự cố hoặc tai nạn phải được lưu lại trong hồ sơ điều tra.
Các PTT lập ra phải được đánh số; PTT đã thực hiện xong phải được lưu trữ ít nhất 01 tháng,
trường họp thao tác có xảy ra sự cố hoặc tai nạn phải được lưu lại trong hồ sơ điều tra.
Các PTT lập ra và đã thực hiện xong phải được lưu trữ ít nhất 03 tháng, trường họp thao tác có
xảy ra sự cố hoặc tai nạn phải được lưu lại trong hồ sơ điều tra.
Các PTT lập ra phải được đánh số; PTT đã thực hiện xong phải được lưu trữ ít nhất 06 tháng,
trường họp thao tác có xảy ra sự cố hoặc tai nạn phải được lưu lại trong hồ sơ điều tra.
A
Câu 18 Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình Thao tác hệ
thống điện Quốc gia thì trình tự tiến hành thao tác theo phiếu thao tác được thực hiện như thế
nào tại vị trí thao tác?
Tại vị trí thao tác hoặc điều khiển, Người giám sát đọc lệnh, người thao tác trực tiếp nhắc lại
lệnh; Người thao tác thực hiện từng bước thao tác theo phiếu thao tác.
Tại vị trí thao tác hoặc điều khiển, nhân viên vận hành phải kiểm tra lại xem tên các thiết bị có
tương ứng với tên trong PTT không; Người giám sát đọc lệnh, người thao tác trực tiếp theo PTT.
NVVH phải kiểm tra lại xem tên các thiết bị có tương ứng với tên trong PTT không; Người giám
sát đọc lệnh, người thao tác trực tiếp nhắc lại lệnh và thực hiện từng bước theo PTT.
NVVH phải kiểm tra lại trình tự thao tác; Người giám sát đọc lệnh, người thao tác trực tiếp nhắc
lại lệnh; Người thao tác thực hiện từng bước thao tác theo PTT.
C
Câu 19 Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình Thao tác hệ
thống điện Quốc gia, thiết bị điện hoặc đường dây chỉ được đưa vào vận hành sau sửa chữa khi
ĐVQLVH khẳng định chắc chắn đã thực hiện các nội dung nào sau đây?
Tất cả các ĐVCT (người và phương tiện) và tiếp đât di động đã rút hết; Ghi rõ các nội dung
trong PCT vào sổ nhật ký vận hành; Bàn giao thiết bị bằng lời nói qua điện thoại có ghi âm.
Tất cả các ĐVCT (người và phương tiện) và tiếp đât di động đã rút hết; Ghi rõ các nội dung
trong PTT vào sổ nhật ký vận hành; Bàn giao thiết bị bằng lời nói qua điện thoại có ghi âm.
Tất cả các ĐVCT (người và phương tiện) và tiếp đât di động đã rút hết; Ghi rõ các nội dung
trong LCT vào sổ nhật ký vận hành; Bàn giao thiết bị bằng lời nói qua điện thoại có ghi âm.
Tất cả các ĐVCT (người và phương tiện) và tiếp đât di động đã rút hết; Ghi rõ các nội dung
trong PCT vào sổ nhật ký vận hành; Bàn giao thiết bị trực tiếp qua PCT.
A
Câu 20 Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình Thao tác hệ
thống điện Quốc gia, quy định về đóng cắt đối với MC như thế nào?
Thao tác đóng, cắt máy cắt phải thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc theo Quy trình
thao tác thiết bị điện do Đơn vị quản lý vận hành ban hành.
Cho phép đỏng, cắt phụ tải và ngắn mạch trong phạm vi khả năng cho phép của máy cắt.
Cho phép đỏng, cắt phụ tải và ngắn mạch trong phạm vi khả năng cho phép của MC. Đóng, cắt
MC phải thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc theo QTTT thiết bị điện do ĐVQLVH lập
Cho phép đỏng, cắt dòng điện ngắn mạch trong phạm vi khả năng cho phép của máy cắt. Thao
tác đóng, cắt máy cắt phải thực hiện theo quy định của nhà chế tạo.
C
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆP
QUYẾT ĐỊNH 2675
Câu 1 Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của Tổ trực vận hành lưới điện các Chi nhánh điện
ban hành kèm theo quyết định số 2675/QĐ-PC1 ngày 14/12/2009 thì nhân viên trực vận hành
lưới điện các Điện lực trong thời gian trực ca chịu sự chỉ huy trực tiếp của:
Giám đốc Điện lực
Phó Giám đốc Kỹ thuật Điện lực
Trưởng Phòng KHKTAT Điện lực
Điều độ viên đương ca Công ty Điện lực tỉnh (TP)
D
Câu 2 Theo QĐ 2675 thì tại phòng trực vận hành các Điện lực phải có các phương tiện, tài liệu
nào đề phục vụ công việc?
Phương tiện truyền thông; Sơ đồ 1 sợi; Các QT vận hành thiết bị, QT xử lý sự cố; Sổ sách ghi
chép vận hành.
Phương tiện thông tin liên lạc; Sơ đồ 1 sợi; Các QT vận hành thiết bị, QT xử lý sự cố; Sổ sách
ghi chép vận hành.
Phương tiện thông tin liên lạc; Sơ đồ 1 sợi; Các QT vận hành thiết bị, QT xử lý sự cố; QT điều
độ.
Phương tiện thông tin liên lạc; Sơ đồ trình tự thực hiện công tác trên lưới điện; Các QT vận hành
thiết bị, QT xử lý sự cố; Sổ sách ghi chép vận hành.
B
Câu 3 Theo QĐ 2675 thì về phương diện QLKTVH thì trực vận hành các Điện lực phải thực
hiện nhiệm vụ chỉ huy vận hành như thế nào?
Chấp hành mệnh lênh ĐĐV, chỉ huy vận hành lưới điện thuộc phân cấp quyền điều khiển của
Điều độ Công ty Điện lực.
Chấp hành mệnh lênh ĐĐV, chỉ huy thao tác vận hành và xử lý sự cố theo Lệnh của ĐĐV PC.
Chấp hành mệnh lênh ĐĐV, chỉ huy vận hành lưới điện thuộc phân cấp quyền điều khiển của
Điện lực.
Chấp hành mệnh lênh lãnh đạo đơn vị, chỉ huy vận hành lưới điện thuộc phân cấp quyền điều
khiển của Điện lực.
C
Câu 4 Theo QĐ 2675 thì về phương diện an toàn thì trực vận hành các Điện lực phải thực hiện
những nhiệm vụ nào?
Lập PTT, kiểm soát PTT, KTKS PCT, cấp số phiếu; Giao đường dây, thiết bị cho Người CHTT
và nhận lại. Treo thẻ “Có ĐVCT” trên sơ đồ; Tham gia chữa cháy khu vực.
Lập PTT, kiểm soát PTT, KTKS PCT, cấp số phiếu; Giao đường dây, thiết bị cho người
GSATĐ. Treo thẻ “Có ĐVCT” trên sơ đồ; Tham gia chữa cháy khu vực.
Lập PTT, kiểm soát PTT, KTKS PCT, cấp số phiếu; Giao đường dây, thiết bị cho người cho
phép để người này bàn giao cho ĐVCT và ngược lại. Treo thẻ “Có ĐVCT” trên sơ đồ; Tham gia
diễn tập PCLB cấp Điện lực.
Lập PTT, kiểm soát PTT, KTKS PCT, cấp số PCT; Giao đường dây, thiết bị cho người cho phép
để người này bàn giao cho ĐVCT và nhận lại lưới từ Người cho phép; Treo thẻ “Có ĐVCT” trên
sơ đồ; Tham gia chữa cháy khu vực.
D
Câu 5 Theo QĐ 2675 thì tại phòng trực vận hành các Điện lực phải cần có các loại QTQP cơ
bản nào?
Các loại QTQP về điều độ vận hành; Các loại QTQP về vận hành và bảo dưỡng thiết bị điện;
Các loại QTQP về ATLĐ.
Các loại QTQP về điều độ vận hành; Các loại QTQP về Kinh doanh điện năng và chăm sóc
khách hàng; Các loại QTQP về ATLĐ.
Các loại QTQP về điều độ vận hành; Các Quyết định về chức năng, nhiệm vụ Tổ TVH; Các loại
QTQP về ATLĐ.
Các loại QTQP về điều độ vận hành; Các loại QT, quy định về PCLB và PCCC; Các loại QTQP
về ATLĐ.
A
Câu 6 Theo QĐ 2675 thì Nhân viên trực vận hành chỉ thực hiện mệnh lệnh của lãnh đạo Điện
lực liên quan đến công tác vận hành lưới điện khi:
Lưới điện thuộc phạm vi phân cấp điều khiển của Trực vận hành Điện lực và được sự đồng ý của
Điều độ viên Công ty Điện lực tỉnh.
Lưới điện thuộc quyền kiểm tra của Trực vận hành Điện lực và được sự đồng ý của Điều độ viên
Công ty Điện lực tỉnh.
Lưới điện thuộc phạm vi phân cấp điều khiển của Trực vận hành Điện lực và được sự đồng ý của
lãnh đạo Công ty Điện lực tỉnh.
Lưới điện thuộc phạm vi phân cấp điều khiển của cấp Điều độ Công ty Điện lực và được sự đồng
ý của Điều độ viên Công ty Điện lực tỉnh.
A
Câu 7 Theo QĐ 2675 thì khi có đầy đủ lý do cho thấy nhân viên trực vận hành Chi nhánh điện
không đủ năng lực làm việc, Điều độ viên trực ban có quyền:
Đình chỉ tạm thời nhiệm vụ trực vận hành của nhân viên đó và trực tiếp chỉ huy lưới điện của
Điện lực đó.
Đình chỉ tạm thời nhiệm vụ trực vận hành của nhân viên đó và yêu cẩu Tổ trưởng Tổ trực vận
hành thay thế.
Đình chỉ tạm thời nhiệm vụ trực vận hành của nhân viên đó và yêu cẩu Điện lực cử nhân viên
trực vận hành khác thay thế.
Đình chỉ tạm thời nhiệm vụ trực vận hành của nhân viên đó và yêu cẩu lãnh đạo Điện lực thay
thế.
C
Câu 8 Theo QĐ 2675 thì khi có các ĐVCT trên lưới, Trực vận hành phải:
Nắm chắc được số lượng các nhóm công tác trên lưới, phải treo thẻ hoặc treo dấu hiệu “Có đội
công tác” trên sơ đồ nối điện chính của Điện lực.
Phải treo thẻ đánh dấu các đội công tác đang thực hiện công việc trên lưới điện thuộc Chi nhánh
điện quản lý.
Nắm chắc được số lượng các nhóm công tác trên lưới, báo cáo lãnh đạo Điện lực.
Nắm chắc được số lượng các nhóm công tác trên lưới, báo cáo điều độ cấp trên
A
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
LUẬT PCCC CHUNG
Câu 1 TCVN 3890:2009 có qui định vị trí đặt, bảo quản, kiểm tra và theo dõi bình chữa cháy
xách tay và bình chữa cháy có bánh xe như thế nào?
Bình chữa cháy phải được đặt trên hệ thống giá đỡ chắc chắn, nơi thoáng, mát, tránh mưa, nắng.
Treo thẻ theo dõi kết quả kiểm tra phương tiện PCCC trên cổ bình chữa cháy và kiểm tra định kỳ
bình chữa cháy theo quy định.
Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy có độ bền cao nên để nơi nào phù hợp với mặt
bằng của đơn vị là được, 1 năm kiểm tra định kỳ 1 lần.
Bình chữa cháy xách tay nên để ở vị trí ít người qua lại nhưng phải ở nơi thoáng, mát, tránh mưa,
nắng.
Bình chữa cháy phải được đặt nơi thoáng, mát, tránh mưa, nắng. Dán tem theo dõi kết quả kiểm
tra phương tiện PCCC trên thân bình chữa cháy và kiểm tra định kỳ bình chữa cháy theo quy
định.
A
Câu 2 Luật PC&CC số 27/2001/QH10, qui định trách nhiệm Phòng cháy và chữa cháy như thế
nào?
Là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam;
Lực lượng cảnh sát PCCC, UBND các cấp, tổ chức và hộ gia đình;
Ban điều hành tổ dân phố, bảo vệ cơ quan xí nghiệp, Đội PCCC cơ sở;
Tất cả các ý kiến trên đều đúng.
A
Câu 3 Luật PC&CC số 27/2001/QH10 quy định ai là người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
khắc phục hậu quả vụ cháy ?
Chủ tịch UBND cấp xã trở lên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có cơ sở bị cháy có trách nhiệm
tổ chức thực hiện hiện các quyền theo quy định.
Chỉ huy lực lượng cảnh sát PCCC phối hợp với người đứng đầu cơ sở bị cháy tổ chức thực hiện
hiện các quyền theo quy định.
Công an phường nơi có cơ sở bị cháy có trách nhiệm tổ chức thực hiện hiện các quyền theo quy
định.;
Cả 3 đáp án trên đều sai.
A
Câu 4 Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định Chủ sở hữu, người chỉ huy, người điều khiển các
phương tiện giao thông phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn PCCC với phương tiện của mình
như thế nào?
Đảm bảo an toàn PCCC trong suốt quá trình hoạt động của xe;
Đảm bảo an toàn PCCC khi tham gia giao thông trên đường;
Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường;
Phải trang bị bình chữa cháy theo qui định.
A
Câu 5 Theo quy định của Luật PCCC số 27/2001/QH10, các cơ sở phải thực hiện các yêu cầu gì
về PCCC?
Có phương án, có nội quy, quy định, biển cấm, biển báo; Sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn, có hồ sơ theo
dõi quản lý hoạt động PCCC; có lực lượng, phương tiện.
Có phương án phòng cháy chữa cháy, có nội quy, quy định về an toàn PCCC;
Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy; máy bơm chữa cháy;
Có trang bị xe chữa cháy hệ thống cấp nước chữa cháy vách tường, ngoài nhà và tiêu lệnh
PCCC;
A
Câu 6 Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định mọi hoạt động PCCC trước hết phải thực hiện
bằng lực lượng và phương tiện như thế nào?
Bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ;
Bằng lực lượng và phương tiện của lực lượng Cảnh Sát PC&CC;
Bằng lực lượng và phương tiện của lực lượng dân phòng.
Khi có cháy gọi ngay số 114.
A
Câu 7 Theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP qui định, Cơ sở nào sau đây thuộc diện quản lý về
phòng cháy và chữa cháy?
Trụ sở làm việc;
Nhà máy điện; trạm biến áp từ 35 kV trở lên;
Nhà máy điện; trạm biến áp từ 220 kV trở lên;
Nhà máy điện; trạm biến áp từ 500 kV trở lên;
A
Câu 8 Luật PCCC số 27/2001/QH10, Đội PCCC cơ sở do ai thành lập, quản lý và chỉ đạo?
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở hoạt động;
Người đứng đầu cơ quan cảnh sát PCCC địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
A
Câu 9 Theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP: Cơ sở nào thuộc quản lý của ngành điện dưới đây thuộc
diện phải có văn bản thông báo cam kết đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC trước khi đưa
vào hoạt động ?
Nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, trụ sở cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp cao từ
07 tầng trở lên; Nhà máy nhiệt điện có công suất từ 100 MW trở lên; nhà máy thủy điện có công
suất từ 20 MW trở lên; TBA có điện áp từ 220 kV trở lên;
Nhà chung cư; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối
tích từ 5.000 m3 trở lên;
Nhà máy nhiệt điện và thủy điện có công suất từ 20 MW trở lên; trạm biến áp có điện áp từ 220
kV trở lên;Trụ sở cơ quan, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ từ 05 tầng hoặc có khối tích từ 5.000
m3 trở lên.
Nhà máy nhiệt điện có công suất từ 100 MW trở lên; nhà máy thủy điện có công suất từ 20 MW
trở lên; trạm biến áp có điện áp từ 220 kV trở lên, Trạm biến áp trung gian.
A
Câu 10 Luật PC&CC số 27/2001/QH10 quy định “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy” là
ngày nào ?
Ngày 04/10 hàng năm;
Ngày 10/10 hàng năm;
Ngày 20/10 hàng năm;
Ngày 20/11 hàng năm
A
Câu 11 Theo Nghị định 130/2006/NĐ-CP Cơ sở nào dưới đây thuộc danh mục phải mua bảo
hiểm cháy nổ bắt buộc hàng năm?
Trạm biến áp có điện áp từ 110kV trở lên;
2. Trạm 35 kV trở lên;
C Nhà điều dưỡng và các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh khác có quy mô từ 21 giường trở lên;
4. Cả ba đáp án a, b, c đều sai.
A
Câu 12 Theo Nghị định 130/2006/NĐ-CP: Các cơ sở nào dưới đây không thuộc diện bắt buộc
phải mua bảo hiểm cháy nổ hàng năm?
Trụ sở làm việc; Nhà máy điện, trạm biến áp;
Nhà máy điện; trạm biến áp từ 110 kV trở lên;
Nhà ở tập thể, nhà chung cư, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối
tích từ 5.000 m3 trở lên;
Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển với quy mô khu vực và quốc gia thuộc mọi
lĩnh vực;
A
Câu 13 Quy trình sử dụng bình chữa cháy xách tay bằng bột?
Lắc xóc à rút chốt à hướng loa phun vào gốc lửa à phun chất chữa cháy;
Hướng loa phun vào gốc lửaà lắc xóc à rút chốt à phun chất chữa cháy;
Rút chốt à hướng loa phun vào gốc lửa àlắc xóc à phun chất chữa cháy;
Rút chốtà lắc xóc à hướng loa phun vào gốc lửa à phun chất chữa cháy;
A
Câu 14 Theo Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 thì đối tượng nào có thể tham gia
vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc
khi có yêu cầu?
Công dân từ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực, trách nhiệm và có đủ sức khỏe;
Công dân từ 16 tuổi trở lên, có đủ năng lực, trách nhiệm và có đủ sức khỏe;
Mọi người dân Việt Nam có đủ năng lực, trách nhiệm và có đủ sức khỏe;
Công dân từ 18 tuổi trở lên.
A
Câu 15 Quy trình xử lý sự cố khi có cháy xảy ra được quy định trong tiêu lệnh chữa cháy là gì?
Báo động à ngắt điện à sử dụng phương tiện chữa cháy ban đầu à gọi điện thoại theo số 114;
Sử dụng phương tiện chữa cháy ban đầu à ngắt điện àbáo động à gọi điện thoại theo số 114;
Báo động à sử dụng phương tiện chữa cháy ban đầu à ngắt điện à gọi điện thoại theo số 114;
Gọi điện thoại theo số 114à báo động à sử dụng phương tiện chữa cháy ban đầu à ngắt điện.
A
Câu 16 Luật PCCC số 27/2001/QH-10, qui định Đội PCCC cơ sở là ?
Là tổ chức gồm những người tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy tại nơi làm việc;
Là những người tham gia hoạt động sản xuất tại cơ sở;
Là những người tham gia chỉ đạo công tác PCCC tại cơ sở;
Là tổ chức gồm những người quản đốc, tổ trưởng sản xuất, dân phòng tại cơ quan, xí nghiệp.
A
Câu 17 Luật PCCC số 27/2001/QH10 quy định những đối tượng nào phải thực hiện Bảo hiểm
cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở đó?
Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ;
Tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ;
Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh;
Cơ quan, xí nghiệp có nguy hiểm về cháy nổ.
A
Câu 18 Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định trong lĩnh vực xây dựng hành vi nào dưới đây bị
nghiêm cấm ?
Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy nổ mà chưa có thiết kế được duyệt về PCCC;
nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo
đảm an toàn về PCCC;
Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy nổ mà không có thiết kế về PCCC; sử dụng
công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về PCCC.
Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy nổ gần các nhà và công trình công cộng; sử
dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về PCCC.
Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy nổ mà không có trang bị phương tiện PCCC,
sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về PCCC;
A
Câu 19 Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy nào dưới
đây trong hoạt động PCCC là chính?
Trong hoạt động PCCC lấy phòng ngừa là chính;
Trong hoạt động PCCC lấy phương châm 4 tại chỗ làm chính;
Trong hoạt động PCCC lấy chữa cháy làm chính;
Trong hoạt động PCCC lấy tuyên truyền là chính.
A
Câu 20 Luật PCCC số 27/2001/QH10, đối tượng áp dụng của Luật phòng cháy và chữa cháy
được qui định như thế nào.
Tất cả các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam;
Tất cả các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động sinh sống trong và ngoài nước;
Tất cả các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình trên lãnh thổ Việt Nam;
Tất cả các cơ sở hoạt động, sản xuất, kinh doanh và cá nhân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam;
A
Câu 21 Luật PCCC số 27/2001/QH10, qui định “Chữa cháy” gồm những công việc gì ?
Gồm các công việc huy động triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát
nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác liên quan
đến chữa cháy;
Gồm các công việc tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, huy động triển khai lực lượng,
phương tiện chữa cháy dập tắt đám cháy;
Gồm các công việc huy động triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, chống cháy
lan, cứu người, cứu tài sản;
Câu B và C đúng.
A
Câu 22 Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định ai là người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
khắc phục hậu quả vụ cháy ?
Chủ tịch UBND cấp xã trở lên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có cơ sở bị cháy;
Chỉ huy lực lượng cảnh sát PCCC phối hợp với người đứng đầu cơ sở bị cháy;
Công an phường nơi có cơ sở bị cháy;
Tất cả đều đúng.
A
Câu 23 Luật PCCC số 27/2001/QH10 giải thích cụm từ “Cơ sở” như thế nào là đúng ?
Là nhà máy, xí nghiệp, kho hàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ,
trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác;
Là nhà máy, xí nghiệp, kho hàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ,
trung tâm thương mại và doanh trại lực lượng vũ trang có nguy cơ cháy nổ cao;
Là nhà máy, xí nghiệp, kho hàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ,
trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác có nguy cơ cháy, nổ
cao;
Là nhà máy, xí nghiệp, kho hàng, trụ sở làm việc, bênh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ,
trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang.
A
Câu 24 Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định Chủ sở hữu, người chỉ huy, người điều khiển
các phương tiện giao thông phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn PCCC với phương tiện của
mình như thế nào ?
Đảm bảo an toàn PCCC trong suốt quá trình hoạt động của xe;
Đảm bảo an toàn PCCC khi tham gia giao thông trên đường;
Đảm bảo an toàn PCCC khi tham gia giao thông trên đường, khi sửa chữa;
Đảm bảo an toàn PCCC khi tham gia giao thông trên đường, ở những nơi dễ cháy, nổ khi sửa
chữa.
A
Câu 25 Luật PCCC số 27/2001/QH10, giải thích từ “ Cháy ” được hiểu như thế nào?
Là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh
hưởng môi trường;
Là trường hợp xảy ra cháy ngoài ý muốn của con người có thể gây thiệt hại về tài sản và ảnh
hưởng đến môi trường;
Là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng;
Là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người và tài sản.
A
Câu 26 Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định khi có cháy yêu cầu chất chữa cháy nào được
ưu tiên sử dụng cho chữa cháy?
Mọi nguồn nước và các vật liệu chữa cháy;
Mọi nguồn nước chữa cháy;
Các vật liệu chữa cháy phải được ưu tiên sử dụng cho chữa cháy;
Mọi nguồn nước và các vật dụng khác.
A
Câu 27 Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định Nội dung sau đây thuộc về một trong những
nguyên tắc PCCC?
Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động PCCC;
PCCC là lấy phòng ngừa là chính, đề cao trách nhiệm của toàn dân đối với hoạt động PCCC;
Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động có liên quan đến PCCC phải tuân thủ
các tiêu chuẩn của Việt Nam về PCCC;
PCCC là trách nhiệm của mỗi cơ quan ,tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
A
Câu 28 Theo qui định của Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định việc xây dựng phương án,
chuẩn bị lực lượng, phương tiện thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy. Tham gia chữa cháy
ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu thuộc lực lượng nào sau đây ?
Lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên nghiệp;
Lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên nghiệp;
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên
nghiệp.
A
Câu 29 Luật PCCC số 27/2001/QH10 giải thích “Chất nguy hiểm về cháy, nổ” như thế nào?
Là Chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc vật tư, hàng hoá dễ xảy ra cháy nổ;
Là Chất lỏng, chất khí, chất rắn, hoặc máy móc dễ xảy ra cháy, nổ;
Là chất lỏng, chất khí, máy móc hoặc vật tư, hàng hoá dễ xảy ra cháy nổ;
Các chất có tính chất đặc biệt nguy hiểm về cháy nổ như xăng, dầu, khí đốt, hóa lỏng.
A
Câu 30 Luật PCCC số 27/2001/QH10 giải thích “Cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ” như thế nào?
Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ là cơ sở trong đó có một số lượng nhất định chất nguy hiểm về
cháy, nổ theo quy định của Chính phủ;
Là cơ sở có chứa nhiều chất có nguy hiểm về cháy, nổ, có khả năng xảy ra cháy lớn;
Là cơ sở chứa nhiều chất có nguy hiểm về cháy, nổ, và được sắp xếp, bảo quản không đảm bảo
an toàn về PCCC;
Là cơ sở có nhiều chất lỏng dễ cháy, nổ.
A
Câu 31 Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định cơ quan, đơn vị dưới đây, có trách nhiệm trình
duyệt dự án thiết kế về PCCC ?
Chủ đầu tư;
Cơ quan, đơn vị chủ trì thẩm định;
Đơn vị thiết kế;
Đơn vị thi công;
A
Câu 32 Luật PCCC số 27/2001/QH10, qui định một trong những biện pháp cơ bản đầu tiên trong
công tác phòng cháy là gì?
Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa nguồn nhiệt, thiết bị và
dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt; đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng
cháy;
Quản lý chặt chẽ về sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa nguồn nhiệt; đảm bảo các
điều kiện an toàn trong sản xuất kinh doanh;
Sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh
nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt;
Định kỳ tự tổ chức kiểm tra công tác an toàn PCCC.
A
Câu 33 Luật PCCC số 27/2001/QH10, qui định khi xảy ra cháy tại một cơ sở những người sau
đây có mặt ở đám cháy thì ai là người chỉ huy chữa cháy ?
Người đứng đầu cơ sở;
Đội trưởng đội chữa cháy cơ sở;
Tổ trưởng tổ sản xuất;
Tổ trưởng tổ bảo vệ.
A
Câu 34 Luật PCCC số 27/2001/QH10, qui định khi nhận được lệnh huy động (yêu cầu) của
người chỉ huy chữa cháy. Khi đến nơi đã có mặt của lực lượng PCCC&CNCH chuyên nghiệp.
Bạn sẽ phải thực hiện như thế nào?
Phải nhanh chóng điều động người và phương tiện đến nơi xảy ra cháy để phục vụ chữa cháy và
thực hiện theo sự chỉ dẫn của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp;
Nhanh chóng tiếp cận đám cháy, sử dụng các dụng cụ tham gia chữa cháy.
Nhanh chóng tiếp cận đám cháy, để cứu người;
Nhanh chóng tiếp cận đám cháy và thực hiện theo chỉ dẫn của lực lượng chữa cháy cơ sở;
A
Câu 35 Luật PCCC số 27/2001/QH10, qui định lực lượng dân phòng và lực lượng PCCC cơ sở
được hưởng chế độ chính sách của Chính phủ trong trường hợp nào sau đây ?
Trong thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và khi trực tiếp tham gia chữa cháy theo quy
định của Chính phủ;
Chỉ được hưởng khi trực tiếp tham gia chữa cháy;
Chỉ được hưởng chế độ chính sách trong thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ;
Cả 3 câu trên đều đúng.
A
Câu 1: Theo Quyết định về PCCC số 3440/QĐ-EVNNPC thì đối tượng nào không thuộc
(không phải) huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC?
3. Người làm việc tại các tòa nhà cao từ 7 tầng trở lên và có khối tích từ 7000m3 trở lên.
Câu 2: Theo Quy định về PCCC của NPC ban hành kèm theo Quyết định số 3440/QĐ-
EVNNPC thì thời gian huấn luyện nghiệp vụ PCCC lần đầu là
1. Từ 16 đến 24 giờ.
Câu 3: Theo Theo Quy định về PCCC của NPC ban hành kèm theo Quyết định số
3440/QĐ-EVNNPC thì thời gian huấn luyện lại để được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện
nghiệp vụ sau khi giấy chứng nhận hết thời hạn sử dụng là:
2. Tối thiểu 16 giờ
Câu 4: Theo Quy định về PCCC của NPC ban hành kèm theo Quyết định số 3440/QĐ-
EVNNPC thì nội dung nào sau đây không thuộc Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ
PCCC?
2. Phổ biến huấn luyện các QTQP về QLKT-VH và AT-VSLĐ có liên quan đến công tác PCCC.
Câu 5: Theo Theo Quy định về PCCC của NPC ban hành kèm theo Quyết định số
3440/QĐ-EVNNPC thì thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy của đơn vị cơ sở là:
3. Người đứng đầu Đơn vị, cơ sở phê duyệt
Câu 6: Theo Theo Quy định về PCCC của NPC ban hành kèm theo Quyết định số
3440/QĐ-EVNNPC thì thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy của đơn vị cơ sở đối
với cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ là:
1. Trưởng Phòng cảnh sát PCCC thuộc Sở cảnh sat PCCC.
Câu 7: Theo Theo Quy định về PCCC của NPC ban hành kèm theo Quyết định số
3440/QĐ-EVNNPC thì thời gian và số lần tự kiểm tra định kỳ đối với các TBA: Trung gian
35 kV, 110 kV, 220 kV là:
2. Tự kiểm tra ít nhất 01 tháng/01 lần
Câu 8: Theo Theo Quy định về PCCC của NPC ban hành kèm theo Quyết định số
3440/QĐ-EVNNPC thì thời gian và số lần tự kiểm tra định kỳ đối với các Điện lực, Chi
nhánh Lưới điện cao thế, xí nghiệp quản lý cao thế..:
3. Tự kiểm tra ít nhất 03 tháng/01 lần
Câu 9: Theo Theo Quy định về PCCC của NPC ban hành kèm theo Quyết định số
3440/QĐ-EVNNPC thì Phương án chữa cháy của cơ sở phải được tổ chức thực tập định kỳ
như thế nào?
2. Ít nhất 01 năm/01 lần tự tổ chức thực tập hoặc phối hợp với cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH
địa phương để thực tập.
Câu 10: Theo Theo Quy định về PCCC của NPC ban hành kèm theo Quyết định số
3440/QĐ-EVNNPC thì Phương án chữa cháy được tổ chức thực tập đột xuất khi nào?
3. Khi có yêu cầu bảo đảm về an toàn PCCC đối với các sự kiện đặc biệt về chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội và theo yêu cầu của người có thẩm quyền phê duyệt PA.
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
LUẬT 10 LUẬT LAO ĐỘNG
Câu 1: Theo Bộ Luật lao động khái niệm người lao động như thế nào?
Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao
động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
Người lao động là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng
dịch vụ lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
Người lao động là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng
dịch vụ, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
Người lao động là người từ đủ 17 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao
động ngắn hạn, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
A
Câu 2: Theo Bộ Luật lao động khái niệm người sử dụng lao động (NSDLĐ) như thế nào?
Là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao
động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao
động theo hợp đồng dịch vụ; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Là người chủ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử
dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chứccó thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu
là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
B
Câu 3: Theo Bộ Luật lao động khái niệm tập thể lao động như thế nào?
Là tập hợp có tổ chức của người sử dụng lao động cùng làm một nghề hoặc một sản phẩm.
Là tập hợp có tổ chức của người lao động cùng làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc
trong một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của người sử dụng lao động.
Là tập hợp có tổ chức của người lao động cùng làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc
trong một bộ phận thuộc cơ cấu của tổ chức công đoàn.
Là tập hợp của tổ chức công đoàn cùng làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc trong một
bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của người sử dụng lao động.
B
Câu 4: Theo Bộ Luật lao động khái niệm tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở như thế nào?
Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban lãnh đạo
cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp
hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Hiệp hội
ngành nghề ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp
hành Đảng ủy cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
B
Câu 5: Theo Bộ Luật lao động khái niệm quan hệ lao động là:
Quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện công việc giữa người lao động và người sử
dụng lao động.
Quan hệ về kỷ luật lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động
và người sử dụng lao động.
Quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động
và đại diện người lao động.
C
Câu 6: Theo Bộ Luật lao động khái niệm tranh chấp lao động được hiểu như thế nào?
Là tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện công việc giữa người lao động và người sử
dụng lao động.
Là tranh chấp về k.ỷ luật lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.
Là tranh chấp phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động
và đại diện người lao động.
C
Câu 7: Theo Bộ Luật lao động thì người lao động không có quyền nào trong số các quyền sau
đây?
Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và
không bị phân biệt đối xử; Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; Đình công.
Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện
bảo đảm về an toàn; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và phúc lợi tập thể.
Biểu tình, đình công; tham gia các tổ chức chính trị xã hội do người nước ngoài thành lập;
Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức khác; yêu cầu và tham gia đối thoại với
NSDLĐ, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc; tham gia quản lý theo nội
quy của NSDLĐ;
C
Câu 8: Theo Bộ Luật lao động thì người lao động không phải thực hiện nghĩa vụ sau đây?
Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể.
Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử
dụng lao động;
Phải báo cáo kịp thời, đầy đủ về thu nhập cho NSDLĐ và đóng bảo hiểm xã hội.
Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.
C
Câu 9: Theo Bộ Luật lao động, người sử dụng lao động không có quyền nào trong số các quyền
sau đây?
Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen thưởng và xử lý
vi phạm kỷ luật lao động;
Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của
pháp luật; đóng cửa tạm thời nơi làm việc.
Đề nghị cơ quan nhà nước bắt giữ người lao động vi phạm nghiêm trọng kỷ luật lao động.
Yêu cầu tập thể lao động đối thoại, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể; tham gia giải
quyết tranh chấp lao động, đình công; trao đổi với công đoàn về các vấn đề trong quan hệ lao
động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
C
Câu 10: Theo Bộ Luật lao động người sử dụng lao động không phải thực hiện nghĩa vụ nào
trong số các nghĩa vụ sau đây?
Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận khác với người lao động,
tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động; thực hiện các quy định khác của pháp luật về
lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại với tập thể lao động tại doanh nghiệp và thực hiện nghiêm
chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở; lập sổ quản lý lao động, sổ lương và xuất trình khi cơ quan có
thẩm quyền yêu cầu;
Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định
kỳ báo cáo tình hình lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương;
Khai báo kịp thời với cơ quan nhà nước để bắt giữ người lao động vi phạm nghiêm trọng kỷ luật
lao động.
D
Câu 11: Theo Bộ Luật lao động NSDLĐ căn cứ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy
chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn lao động, vệ sinh lao động để:
Xây dựng kế hoạch bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết
bị, nơi làm việc.
Xây dựng tài liệu huấn luyện bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại
máy, thiết bị, nơi làm việc.
Xây dựng nội quy, quy trình lỷ luật lao động có iên quan đến từng loại máy, thiết bị, nơi làm
việc.
Xây dựng nội quy, quy trình làm việc bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với
từng loại máy, thiết bị, nơi làm việc.
D
Câu 12: Theo Bộ Luật lao động, khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở
để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động thì:
Chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao
động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường.
Chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải xây dựng nội quy, quy trình lỷ luật lao động có iên
quan đến từng loại máy, thiết bị, nơi làm việc.
Chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải xây dựng tài liệu huấn luyện bảo đảm an toàn lao động,
vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, nơi làm việc.
Chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải lập kế hoạch an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với
nơi làm việc của người lao động và môi trường.
A
Câu 13: Theo Bộ Luật lao động, khi sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết
bị, vật tư, năng lượng, điện, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật... phải được thực hiện theo văn bản
quy phạm pháp luật nào?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc tiêu chuẩn về an toàn
lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã công bố, áp dụng.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật chuyên ngành hoặc tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ
sinh lao động tại nơi làm việc đã công bố, áp dụng.
Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật chuyên ngành hoặc tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ
sinh lao động tại nơi làm việc đã công bố, áp dụng.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc tiêu chuẩn về kỹ thuật
chuyên ngành tại nơi làm việc đã công bố, áp dụng.
A
Câu 14: Theo Bộ Luật lao động Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì về AT-VSLĐ?
Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về AT-VSLĐ; Bảo đảm các điều kiện về AT-VSLĐ; Kiểm
tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm
Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng; Phải có bảng chỉ dẫn về AT-
VSLĐ đối với máy, thiết bị, nơi làm việc;
Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và thực hiện các
hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Cả 3 nội dung trên.
D
Câu 15: Theo Bộ Luật lao động, Người lao động có nghĩa vụ gì về AT-VSLĐ?
Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan
đến công việc, nhiệm vụ được giao;
Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị an toàn lao
động, vệ sinh lao động nơi làm việc;
Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm; tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao
động.
Cả 3 nội dung trên.
D
Câu 16: Theo Bộ Luật lao động quy định đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các
lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì bố trí người làm công tác AT-
VSLĐ như thế nào?
Cơ sở sử dụng từ 200 lao động trở lên người sử dụng lao động phải cử người có chuyên môn phù
hợp làm cán bộ chuyên trách về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Cơ sở sử dụng từ 150 lao động trở lên người sử dụng lao động phải cử người có chuyên môn phù
hợp làm cán bộ chuyên trách về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Cơ sở sử dụng từ 10 lao động trở lên người sử dụng lao động phải cử người có chuyên môn phù
hợp làm cán bộ chuyên trách về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Cơ sở sử dụng từ 50 lao động trở lên người sử dụng lao động phải cử người có chuyên môn phù
hợp làm cán bộ chuyên trách về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
C
Câu 17: Theo Bộ Luật lao động, trong xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp, người sử dụng lao động có
trách nhiệm gì?
Xây dựng phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp và định kỳ tổ chức diễn tập; Trang bị
phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, TNLĐ; Thực
hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ra lệnh ngừng ngay hoạt động của máy, thiết bị, nơi
làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm; tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao
động.
Thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ra lệnh ngừng ngay hoạt động của máy, thiết
bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động.
A
BỘ ĐỀ TRẮC NGHIỆM
QTATĐ 2945
Câu 1 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019, đối
với những công việc có liên quan đến việc thực hiện các BPAT của nhiều ĐVQLVH, thì:
ĐVQLVH nào có ĐVLCV làm việc trên thiết bị, đường dây sẽ duyệt PA, các ĐVQLVH khác
thực hiện BPAT (theo GBG) đã thống nhất trong BBKSHT và PA đã duyệt.
Tất cả các ĐVQLVH có liên quan đến việc thực hiện các BPAT trên thiết bị, đường dây đều phải
duyệt PA.
ĐVQLVH nào có ĐVLCV làm việc trên thiết bị, đường dây sẽ duyệt PA, các ĐVQLVH khác
thực hiện BPAT ký vào bản PA của ĐVQLVH để trình duyệt.
ĐVLCV xây dựng PA, trình duyệt tại tất cả các ĐVQLVH có liên quan, mỗi đơn vị 01 bản PA.
A
Câu 2 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019 quy
định về việc lập Phương án như thế nào?
ĐVLCV là đơn vị lập Phương án. Nếu ĐVLCV cũng là ĐVQLVH thì Đội trưởng (phó), trạm
trưởng (phó), tổ trưởng (phó) là người lập Phương án.
ĐVQLVH là đơn vị lập Phương án. Những đối tượng sau đây sẽ là người lập PA: Đội trưởng
(phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó) là người lập Phương án.
ĐVLCV là đơn vị lập Phương án. Nếu ĐVLCV cũng là ĐVQLVH thì lãnh đạo ĐVQLVH,
Phòng KHKTAT, Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó) là người lập PA.
Bộ phận trực vận hành là đơn vị lập Phương án. Nếu ĐVLCV cũng là ĐVQLVH thì Đội trưởng
(phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó) là người lập Phương án.
A
Câu 3 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019 quy
định về số lượng bản Phương án chuyển đến các bộ phận là:
Tùy theo công việc và cách TCTC của ĐVLCV nhưng tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các
bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn của ĐVQLVH.
Tùy theo công việc và cách TCTC của ĐVLCV nhưng tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các
bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn, ĐVLCV và các ĐVQLVH liên quan.
Tùy theo công việc và cách TCTC của ĐVLCV nhưng tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới
ĐVLCV và các ĐVQLVH liên quan.
Tùy theo công việc và cách TCTC của ĐVLCV nhưng tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các
bộ phận Kỹ thuật, Kinh doanh, Điều độ, An toàn, ĐVLCV.
B
Câu 4 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019, quy
định về PA nhanh (PA tại chỗ) như thế nào?
Thực hiện công việc có kế hoạch nhưng kết hợp cắt điện khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố
phải lập PA nhanh
Thực hiện công việc khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, khắc phục ngay hậu quả lụt bão, xử
lý ngay các khiếm khuyết, nguy cơ mất an toàn phải lập PA nhanh
Các công việc khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, khắc phục ngay hậu quả lụt bão, xử lý
ngay các khiếm khuyết, nguy cơ mất an toàn phải lập PA TCTC và BPAT.
Thực hiện công việc khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, khắc phục ngay hậu quả lụt bão
trên các đường dây điện đều phải lập PA nhanh
B
Câu 5 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019 quy
định về các công việc không phải lập Phương án như thế nào?
Tổng công ty quy định và lập danh mục các công việc không phải lập Phương án.
Các đơn vị cơ sở (cấp Điện lực) có quy định và lập danh mục các công việc không phải lập PA.
Các đơn vị (cấp Công ty) có quy định và lập danh mục các công việc không phải lập Phương án.
Không cần xây dựng quy định và lập danh mục các công việc không phải lập Phương án.
C
Câu 6 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019, đối
với những công việc có liên quan đến việc thực hiện các BPAT của nhiều ĐVQLVH thì việc
duyệt Phương án quy định như thế nào?
ĐVQLVH có ĐVLCV làm việc trên thiết bị, đường dây sẽ chủ trì duyệt PA, các ĐVQLVH khác
phối hợp cùng duyệt.
Tất cả các ĐVQLVH sẽ duyệt vào 01 bản Phương án, các ĐVQLVH liên quan thực hiện BPAT
(theo GBG) đã thống nhất trong BBKSHT và Phương án đã duyệt.
ĐVQLVH nào có ĐVLCV làm việc trên thiết bị, đường dây sẽ duyệt PA, các ĐVQLVH khác
thực hiện BPAT (theo GBG) đã thống nhất trong BBKSHT và PA đã duyệt.
Cấp trên của ĐVQLVH nào có ĐVLCV làm việc trên thiết bị, đường dây sẽ duyệt PA, các
ĐVQLVH cùng thực hiện BPAT (theo GBG) đã thống nhất trong BBKSHT và PA đã duyệt.
C
Câu 7 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019 quy
định về việc lập PA khi công tác trên lưới điện khách hàng đối với NPSC, NPCETC như thế
nào?
Các ĐVLCV thuộc NPSC, NPCETC được quyền khảo sát nhưng không được lập PA khi công
tác trên lưới, tuyến, thiết bị của khách hàng trong mọi trường hợp.
Các ĐVLCV thuộc NPSC, NPCETC phải khảo sát kỹ lưới, tuyến, thiết bị của khách hàng để
phục vụ lập, duyệt Phương án nếu được EVNNPC đồng ý
Các ĐVLCV thuộc NPSC, NPCETC phải khảo sát kỹ lưới, tuyến, thiết bị của khách hàng để
khách hàng lập, duyệt Phương án.
Các ĐVLCV thuộc NPSC, NPCETC phải khảo sát kỹ lưới, tuyến, thiết bị của khách hàng để sau
đó lập, duyệt Phương án (khi được ủy quyền QLVH)
D
Câu 8 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019 quy
định nội dung lập và duyệt PA của NPSC và NPCETC:
Chỉ phải đưa vào PA các nội dung BPKT, BPAT về điện để trình các ĐVQLVH duyệt (hoặc tự
duyệt, nếu làm việc trên lưới điện khách hàng có ủy quyền QLVH.
PA phải lập đầy đủ các nội dung BPKT, BPAT về điện và cơ học...để trình các Công ty Điện
lực duyệt (hoặc tự duyệt, nếu làm việc trên lưới điện khách hàng có ủy quyền QLVH.
PA phải lập đầy đủ các nội dung BPKT, BPAT về điện và cơ học...để trình khách hàng duyệt
(hoặc tự duyệt, nếu làm việc trên lưới điện khách hàng có ủy quyền QLVH.
PA phải lập đầy đủ các nội dung BPKT, BPAT về điện và cơ học...để trình các ĐVQLVH
duyệt (hoặc tự duyệt, nếu làm việc trên lưới điện khách hàng có ủy quyền QLVH.
D
Câu 9 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019 quy
định việc pho to Thẻ ATĐ kèm Phương án là:
Đối với nhân viên ĐVCT không thuộc EVNNPC phải pho to Thẻ ATĐ đính kèm.
Tất cả nhân viên ĐVCT thuộc các ĐVQLVH phải pho to Thẻ ATĐ đính kèm.
Tất cả nhân viên ĐVCT thuộc các ĐVLCV phải pho to Thẻ ATĐ đính kèm.
Chỉ có nhân viên ĐVCT thuộc ĐVQLVH không phải pho to Thẻ ATĐ đính kèm.
A
Câu 10 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định đối tương lập PA khi QĐVLCV đồng thời là ĐVQLVH như thế nào?
Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó) là người lập Phương án.
TPHKKTAT, CBAT, Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), là người lập Phương án.
Lãnh đạo đơn vị cơ sở, Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó) là người lập Phương án.
Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó), công nhân bậc cao là người lập Phương án.
A
Câu 11 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019, số
lượng bản Phương án để gửi tới các bộ phận được quy định như thế nào?
Chỉ phải gửi Phương án tới các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn của ĐVQLVH.
Tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn, ĐVLCV và các
ĐVQLVH liên quan.
Tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn, ĐVLCV và các
đơn vị phối hợp thi công.
Tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn, ĐVLCV, người
duyệt Phương án.
B
Câu 12 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
công việc nào sau đây không thuộc (không được coi là) công việc đột xuất?
Công việc sửa chữa, thay thế thiết bị, đường dây khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố.
Công việc khắc phục ngay hậu quả lụt bão, xử lý ngay các khiếm khuyết.
Công việc sửa chữa, thay thế định kỳ thiết bị, đường dây đã có kế hoạch nhưng kết hợp cắt điện
để công tác.
Công việc xử lý nguy cơ mất an toàn vận hành, mất an toàn cộng đồng gọi là công việc đột xuất
C
Câu 13 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định chi tiết, đưa ra danh mục công việc (theo tình huống) được phép lập Phương án tại chỗ
như thế nào?
Tổng Công ty quy định chi tiết, đưa ra danh mục công việc (theo tình huống) được phép lập
Phương án tại chỗ (Phương án nhanh).
Đơn vị cơ sở (cấp Điện lực) phải xây dựng quy định chi tiết, đưa ra danh mục công việc (theo
tình huống) được phép lập Phương án tại chỗ (Phương án nhanh).
Đơn vị (cấp Công ty) phải xây dựng quy định chi tiết, đưa ra danh mục công việc (theo tình
huống) được phép lập Phương án tại chỗ (Phương án nhanh).
ĐVLCV phải xây dựng quy định chi tiết, đưa ra danh mục công việc (theo tình huống) được
phép lập Phương án tại chỗ (Phương án nhanh).
C
Câu 14 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019, ý
nào sau đây không đúng với nguyên tắc phân cấp duyệt Phương án?
Phân cấp theo quyền điều khiển thiết bị;
Theo mức độ nguy hiểm, phức tạp khi thực hiện các BPAT và phối hợp thực hiện các BPAT
giữa các ĐVQLVH.
Phân cấp theo theo khối lượng công việc; Công việc có cắt điện và công việc không cắt điện;
Phân cấp theo chủ đầu tư công trình điện.
D
Câu 15 theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019 quy
định công tác trên đường dây, thiết bị thuộc tài sản và do 01 PC QLVH nhưng có đấu nối (liên
thông) với lưới điện của 01 hoăc nhiều PC khác thì̀:
Tất cả các PC đều duyệt Phương án, các ĐVQLVH liên quan thực hiện các BPAT phối hợp
(theo BBKSHT và GBG).
PC có tài sản sẽ duyệt Phương án, các ĐVQLVH còn lại thực hiện cấp PCT, cho phép làm việc.
PC có tài sản sẽ duyệt phương án, các ĐVQLVH còn lại thực hiện các BPAT phối hợp theo Giấy
phối hợp cho phép.
PC có tài sản sẽ duyệt phương án, các ĐVQLVH còn lại thực hiện các BPAT phối hợp (theo
BBKSHT và GBG).
D
Câu 16 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
công tác trên đường dây, thiết bị thuộc tài sản của EVNNPC nhưng có đấu nối vào lưới điện của
khách hàng (dạng khai thác bán điện qua tài sản khách hàng) thì đơn vị nào duyệt Phương án?
Khách hàng duyệt phương án theo các quy định về hoạt động điện lực.
ĐVQLVH và khách hàng cùng duyệt phương án theo phân cấp của các PC.
Khách hàng duyệt phương án theo Quy chế phối hợp QLVH và ATLĐ với các PC.
ĐVQLVH duyệt phương án theo phân cấp của các PC.
D
Câu 17 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
công tác trên thiết bị thuộc tài sản của khách hàng tại điểm đấu nối (ranh giới) thì đơn vị nào
duyệt Phương án?
Khách hàng duyệt phương án theo các quy định về hoạt động điện lực.
ĐVQLVH và khách hàng cùng duyệt phương án theo phân cấp của các PC.
Khách hàng duyệt phương án theo Quy chế phối hợp QLVH và ATLĐ với các PC.
ĐVQLVH duyệt phương án theo phân cấp của các PC.
D
Câu 18 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
công tác trên đường dây, đường cáp, thiết bị thuộc tài sản của khách hàng nằm trong khu vực
thiết bị của các ĐVQLVH thì đơn vị nào duyệt Phương án?
ĐVQLVH duyệt phương án theo phân cấp của các PC nhưng phải có phối hợp thực hiện các
BPAT giữa ĐVQLVH với khách hàng (đơn vị có tài sản) theo GBG.
ĐVQLVH và khách hàng cùng duyệt phương án theo phân cấp của các PC.
Khách hàng duyệt phương án theo Quy chế phối hợp QLVH và ATLĐ với các PC.
Khách hàng duyệt phương án theo các quy định về hoạt động điện lực.
A
Câu 19 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
các công việc thí nghiệm của NPCETC, công việc sửa chữa, thí nghiệm…của NPSC thực hiện
trên lưới điện của khách hàng không có GPHĐĐL thì trình tự duyệt PA như thế nào?
Sau khi có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây thì Phương án sẽ do NPSC và
NPCETC phê duyệt. NPSC và NPCETC được ủy quyền thay mặt khách hàng làm việc với các
ĐVQLVH.
Phương án sẽ do khách hàng phê duyệt. NPSC và NPCETC được ủy quyền thay mặt khách hàng
làm việc với các ĐVQLVH.
Sau khi có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây thì Phương án sẽ do NPSC và
NPCETC phê duyệt. Khách hàng phải làm thủ tục bàn giao BPAT với các ĐVQLVH.
Sau khi có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây thì ĐVQLVH (cấp Điện lực) phê
duyệt. NPSC và NPCETC được ủy quyền thay mặt khách hàng làm việc với các ĐVQLVH.
A
Câu 20 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định việc tổ chức họp duyệt đối với cấp ĐVCS (Điện lực, Đội QLVH LĐCT...) như thế
nào?
Cấp ĐVCS (được phân cấp phê duyệt Phương án) bắt buộc tổ chức họp duyệt PA.
Cấp ĐVCS (được phân cấp phê duyệt Phương án) không bắt buộc tổ chức họp duyệt.
Cấp ĐVCS (được phân cấp phê duyệt Phương án) phải tổ chức họp duyệt các PA có cắt điện
trung áp.
Cấp ĐVCS (được phân cấp phê duyệt Phương án) phải tổ chức họp duyệt các PA có thi công từ
02 ngày trở lên.
B
Câu 21 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định hiệu lực của Phương án như thế nào?
Phương án có hiệu lực kể từ sau khi họp duyệt. Thời hạn hiệu lực của Phương án là 01 tháng.
Phương án có hiệu lực kể từ khi ký duyệt, ban hành. Thời hạn hiệu lực của Phương án là 02
tháng.
Phương án có hiệu lực kể từ khi ký duyệt, ban hành. Thời hạn hiệu lực của Phương án là 03
tháng.
Phương án có hiệu lực kể từ khi ký duyệt, ban hành. Thời hạn hiệu lực của Phương án là 04
tháng.
C
Câu 22 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định những trường hợp phải xây dựng Phương án mới, duyệt Phương án khi:
Thay đổi những người có tên trong BBKSHT đính kèm Phương án.
Người ký duyệt Phương án không được phân công thực hiện (phụ trách) công việc duyệt Phương
án.
Thay đổi các BPKTAT, kết cấu lưới điện; Thay chủ thể ĐVLCV (thay nhà thầu...); Thay chủ thể
ký duyệt Phương án.
Thay đổi chủ thể ĐVQLVH (VD sáp nhập Điện lực).
C
Câu 24 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
sau khi Phương án được duyệt, ĐVQLVH phải tổ chức phổ biến nội dung Phương án tới những
đối tượng nào?
Người cấp PCT, những NCHTT, NLĐCV, NGSATĐ, NCP.
Người cấp PCT, những NCHTT, NLĐCV,.
Những NCHTT, NLĐCV, NGSATĐ, NCP.
Người cấp PCT, những NCHTT, NLĐCV, NGSATĐ, NCP và những người được giao nhiệm vụ
thực hiện các BPKTAT phối hợp.
D
Câu 25 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
việc phổ biến BPAT trong Phương án đến nhân viên ĐVCT được thực hiện như thế nào?
NCHTT phổ biến. Việc phổ biến này có thể thực hiện trước ngày làm việc hoặc ngay trước khi
tiến hành công việc theo PCT..
NLĐCV phổ biến. Việc phổ biến này có thể thực hiện trước ngày làm việc hoặc ngay trước khi
tiến hành công việc theo PCT..
NCP phổ biến. Việc phổ biến này có thể thực hiện trước ngày làm việc hoặc ngay trước khi tiến
hành công việc theo PCT..
NCHTT phổ biến. Việc phổ biến này có thể thực hiện trước ngày làm việc hoặc ngay sau khi tiến
hành công việc theo PCT..
A
Câu 26 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
việc đăng ký cắt điện để công tác được quy định như thế nào?
Sau khi Phương án đã được phê duyệt, căn cứ vào GĐKCT của ĐVLCV, Đơn vị trực tiếp QLVH
(cấp Điện lực…) gửi GĐKCĐ đến Phòng Điều độ, TTĐK để đăng ký cắt điện phục vụ công tác.
Sau khi Phương án đã được phê duyệt, căn cứ vào GĐKCT, ĐVLCV trực tiếp gửi GĐKCĐ đến
Phòng Điều độ, TTĐK để đăng ký cắt điện phục vụ công tác.
Sau khi Phương án đã được phê duyệt, căn cứ vào GĐKCT của ĐVLCV, Đơn vị trực tiếp QLVH
(Trực vận hành Điện lực…) lập Phương thức cắt điện phục vụ công tác.
Sau khi Phương án đã được phê duyệt, căn cứ vào GĐKCT của ĐVLCV, ĐVCT gửi GĐKCĐ
đến Phòng Điều độ, TTĐK để đăng ký cắt điện phục vụ công tác.
A
Câu 27 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
trong trường hợp có thực hiện các BPKTAT phối hợp giữa các ĐVQLVH thì:
Tất cả các ĐVLCV căn cứ vào các nội dung cần cắt điện trong GĐKCT để trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt phương thức cắt điện để làm việc,
ĐVQLVH đường dây, thiết bị mà ĐVLCV sẽ thực hiện công việc căn cứ vào các nội dung cần
cắt điện trong GĐKCT để phối hợp với các ĐVQLVH liên quan trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt phương thức cắt điện để làm việc.
ĐVQLVH đường dây, thiết bị mà ĐVLCV sẽ thực hiện công việc căn cứ vào các nội dung cần
cắt điện trong GĐKCT để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương thức cắt điện để làm việc,
Các ĐVQLVH liên quan căn cứ vào các nội dung cần cắt điện trong GĐKCT để trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt phương thức cắt điện để làm việc,
B
Câu 28 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
đối với các Điện lực, Đội QLVH LĐCT tự thực hiện sửa chữa đường dây, thiết bị được giao
QLVH thực hiện đăng ký cắt điện để công tác như thế nào?
Trực tiếp gửi GĐKCĐ để công tác về Điều độ (TTĐK) Công ty, TVH (theo quy định phân cấp
quyền điều khiển đường dây, thiết bị).
Báo cáo lãnh đạo đơn vị để gửi GĐKCĐ để công tác về Điều độ (TTĐK) Công ty, TVH (theo
quy định phân cấp quyền điều khiển đường dây, thiết bị).
Gửi GĐKCĐ để công tác về Điều độ (TTĐK) Công ty, TVH (theo quy định phân cấp quyền điều
khiển đường dây, thiết bị).
Báo cáo lãnh đạo đơn vị để gửi GĐKCT về Điều độ (TTĐK) Công ty, TVH (theo quy định phân
cấp quyền điều khiển đường dây, thiết bị).
B
Câu 29 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
nội dung nào không đúng (không phải thực hiện) theo trình tự cắt điện để công tác?
ĐVQLVH khảo sát các vị trí cắt điện theo BBKSNT đã lập với ĐVQLVH.
Phòng Điều độ (TTĐK) tổng hợp, lập phương thức vận hành, lịch cắt điện trình Giám đốc hoặc
PGĐKT Công ty Điện lực phê duyệt;
Các cấp điều độ (TTĐK) và TVH thực hiện chỉ huy cắt điện và thao tác cắt điện theo phương
thức và PTT đã được duyệt.
Các ĐVQLVH thực hiện thao tác theo PTT; Tổ TTLĐ thực hiện thao tác các DNĐ theo PTT
hoặc thao tác xử lý tình huống khi thao tác xa không thực hiện được.
A
Câu 30 heo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019, thủ
tục bàn giao lưới điện thuộc quyền điều khiển của điều độ Công ty Điện lực cho các ĐVQLVH
được quy định như thế nào?
ĐĐV, Trưởng kíp ĐKX bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện cho
lãnh đạo các Điện lực; Đội QLVH khu vực, Tổ TTLĐ, Trạm 110kV, TBATG...
ĐĐV, Trưởng kíp ĐKX bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện cho
Trực chính (đương ca) Tổ TVH các Điện lực; Đội QLVH khu vực, Tổ TTLĐ, Trạm 110kV,
TBATG...
ĐĐV, Trưởng kíp ĐKX bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện cho Đội
trưởng Đội QLVH các Điện lực; Đội QLVH khu vực, Tổ đường dây thuộc Đội QLVH LĐCT,...
ĐĐV, Trưởng kíp ĐKX bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện cho
Trực chính (đương ca) Tổ TVH các Điện lực; Đội QLVH khu vực...
B
Câu 31 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
thủ tục bàn giao lưới điện thuộc quyền điều khiển của TVH Điện lực cho các ĐVQLVH được
quy định như thế nào?
TVH Điện lực làm thủ tục bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện cho
Đội QLVH khu vực, Tổ đường dây thuộc Đội QLVH LĐCT,...
TVH Điện lực làm thủ tục bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện cho
Tổ TTLĐ, Trạm 110kV, TBATG...
TVH Điện lực làm thủ tục bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện cho
Đội QLVH khu vực, TBATG...
TVH Điện lực làm thủ tục bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện cho
Tổ TTLĐ, Tổ QLVH đường dây 110kV...
C
Câu 32 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
nếu việc đóng điện (khôi phục) vào đường dây, thiết bị điện vừa khóa PCT có ảnh hưởng đến
việc giải phóng các BPAT của các ĐVQLVH liên quan thì thực hiện như thế nào?
NCP trả lưới điện cho Đơn vị trực tiếp QLVH, ĐVQLVH phải đợi các ĐVQLVH liên quan giải
phóng xong các BPAT mới trả lưới cho các cấp Điều độ.
NCP trả lưới điện cho Đơn vị trực tiếp QLVH, các cấp Điều độ phải đợi các ĐVQLVH liên
quan giải phóng xong các BPAT mới đóng điện.
NCP phải đợi các ĐVQLVH liên quan giải phóng xong các BPAT đã làm mới trả lưới điện cho
Đơn vị trực tiếp QLVH.
NCP phải đợi các ĐVQLVH liên quan giải phóng xong các BPAT đã làm mới trả lưới điện cho
các cấp Điều độ.
C
Câu 33 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
sau khi nhận lại lưới điện do NCP trả, các ĐVQLVH công việc gì không bắt buộc phải thực hiện
trước khi trả lưới cho các cấp điều độ?
Gọi điện đến NCHTT kiểm tra xem đã rút hết người và các BPAT chưa.
Kiểm tra lại tên đường dây, TBA hoặc thiết bị cùng với số PCT, nội dung của PCT, số nhóm
công tác trên từng lộ phải đúng so với lúc bàn giao.
Rút các dấu hiệu thông báo có ĐVCT làm việc trên sơ đồ lưới điện.
Trả lưới điện cho các cấp Điều độ.
A
Câu 34 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019 thì
trình tự trả lưới điện để khôi phục sau khi đã khóa PCT như thế nào?
NCP trả cho cấp Điều độ giữ quyền điều khiển – Điều độ ra lệnh đóng điện.
NCHTT trả cho ĐVQLVH – ĐVQLVH trả cho cấp Điều độ giữ quyền điều khiển – Điều độ ra
lệnh đóng điện.
ĐVQLVH trả cho cấp Điều độ giữ quyền điều khiển – Điều độ ra lệnh đóng điện.
NCP trả cho ĐVQLVH – ĐVQLVH trả cho cấp Điều độ giữ quyền điều khiển – Điều độ ra lệnh
đóng điện.
D
Câu 35 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
quy định việc công an toàn chức danh cấp PCT cho công nhân bậc cao như thế nào?
Các đơn vị có thể huấn luyện và ra quyết định công nhận chức danh Người cấp PCT cho một số
công nhân lành nghề có bậc thợ từ 6/7 trở lên.
Các đơn vị có thể huấn luyện và ra quyết định công nhận chức danh Người cấp PCT cho một số
công nhân lành nghề có bậ ATĐ từ 4/5 trở lên
Các đơn vị không được phép công nhận chức danh Người cấp PCT cho công nhân không thuộc
các chức danh quản.
Các đơn vị có thể huấn luyện và công nhận chức danh Người cấp PCT cho một số công nhân
lành nghề đủ điều kiện, đối tượng này chỉ được cấp PCT trong trường hợp khắc phục hậu quả sự
cố.
D
Câu 36 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định nhân viên ĐVCT không có chuyên môn về điện (không có Thẻ ATĐ) ghi vào PCT khi
tham gia vào ĐVCT như thế nào?
Phải được phổ biến về an toàn điện phù hợp với công việc được giao trước khi làm việc, và lập
phụ lục danh sách đính kèm PCT.
Phải được phổ biến về an toàn điện phù hợp với công việc được giao trước khi làm việc, và đưa
vào danh sách trong PCT.
Không được vào công tác trong mọi trường hợp .
Phải được phổ biến về an toàn điện phù hợp với công việc được giao trước khi làm việc, và cấp
LCT cho các đối tượng này.
A
Câu 37 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
trường hợp công việc do người của nhiều đơn vị khác nhau cùng thực hiện theo một PCT (phối
hợp, hỗ trợ…) thì thực hiện như thế nào?
Đơn vị đề nghị phối hợp (đơn vị chủ trì) sẽ phải cử ra NCHTT. Các đơn vị phối hợp, hỗ trợ…
phải có Quyết định điều động nhân lực để thực hiện công việc theo quy định.
Các đơn vị phối hợp, hỗ trợ… phải có Quyết định điều động nhân lực để thực hiện công việc
theo quy định và phải cử ra NCHTT.
Đơn vị đề nghị phối hợp (đơn vị chủ trì) sẽ phải cử ra NCHTT. Các đơn vị phối hợp, hỗ trợ…
phải thực hiện theo phân công trong BBKSHT.
Đơn vị đề nghị phối hợp (đơn vị chủ trì) sẽ phải cử ra NCHTT. Các đơn vị phối hợp, hỗ trợ…
phải cử NLĐCV phụ trách chung toàn đơn vị.
A
Câu 38 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
đối với các nhà thầu phụ hoặc đơn vị khác do ĐVLCV thuê thì thủ tục an toàn như thế nào?
ĐVLCV phải đính kèm danh sách nhân viên ĐVCT (pho to thẻ ATĐ của nhà thầu phụ…) vào
Phương án, phổ biến nội dung công việc và BPAT theo quy định.
ĐVLCV phải đính kèm bản Hợp đồng thầu phụ, danh sách nhân viên ĐVCT (pho to thẻ ATĐ
của nhà thầu phụ…) vào Phương án, phổ biến nội dung công việc và BPAT theo quy định.
ĐVLCV phải đính kèm bản Hợp đồng thầu phụ vào Phương án, phổ biến nội dung công việc và
BPAT theo quy định.
ĐVLCV phải pho to thẻ ATĐ của nhà thầu phụ đính kèm vào Phương án, phổ biến nội dung
công việc và BPAT theo quy định.
B
Câu 39 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
đối với những công việc có kế hoạch, việc cấp PCT cho các ĐVCT thực hiện theo Phương án
như thế nào?
Người cấp PCT phải căn cứ vào Phương án quyết định tăng, giảm số lượng ĐVCT để cấp PCT
cho hợp lý với khối lượng công việc.
Người cấp PCT phải căn cứ vào Phương án (việc chia ra số lượng ĐVCT, số người trong một
ĐVCT) để cấp PCT. Không tự ý tăng, giảm số lượng ĐVCT (số lượng PCT).
Người cấp PCT phải căn cứ vào Phương án (việc chia ra số lượng ĐVCT, số người trong một
ĐVCT) để cấp PCT. Có thể tăng, giảm số lượng ĐVCT (số lượng PCT).
Người cấp PCT phải căn cứ vào nhân lực của ĐVQLVH thực hiện các BPAT phục vụ thi công
để cấp PCT. Không tự ý tăng, giảm số lượng ĐVCT (số lượng PCT).
B
Câu 40 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định việc cấp PCT cho các ĐVCT trên lưới điện của khách hàng khi không có Hợp đồng
thuê bao QLVH hoặc thỏa thuận trong quy chế phối hợp QLVH như thế nào?
Các ĐVQLVH trong EVNNPC không được cấp PCT cho các ĐVCT trên lưới điện của khách
hàng trong mọi trường hợp.
Các ĐVQLVH trong EVNNPC được cấp PCT cho các ĐVCT trên lưới điện của khách hàng
không có Hợp đồng thuê bao QLVH hoặc thỏa thuận trong quy chế phối hợp QLVH.
Các ĐVQLVH trong EVNNPC không được cấp PCT cho các ĐVCT trên lưới điện của khách
hàng nếu không có Hợp đồng thuê bao QLVH hoặc thỏa thuận trong quy chế phối hợp QLVH.
Các ĐVQLVH trong EVNNPC chỉ được cấp PCT cho các ĐVCT là người của ĐVQLVH làm
việc trên lưới điện của khách hàng.
C
Câu 41 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
quy định việc cấp PCT đối với NPSC và NPCETC khi sửa chữa, thí nghiệm khác trên lưới điện
của khách hàng (phải cắt điện) như thế nào?
Nếu khách hàng không có GPHĐĐL thì không cấp PCT mà sẽ thực hiện công việc theo BPAT
cho từng công việc.
Nếu khách hàng không có GPHĐĐL thì PCT sẽ do ĐVQLVH địa phương cấp kể cả trường hợp
không có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây sẽ thi công.
Nếu khách hàng không có GPHĐĐL thì PCT sẽ do NPSC, NPCETC cấp sau khi có thỏa thuận
ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây sẽ thi công.
Nếu khách hàng không có GPHĐĐL thì PCT sẽ do NPSC, NPCETC cấp kể các trường hợp
không có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây sẽ thi công.
C
Câu 42 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định cấp số PCT tại các Điện lực như thế nào?
Trực vân hành Điện lực cấp số PCT, quản lý số PCT theo cấp Đội, Phòng thuộc Điện lực.
Đội trưởng, Trưởng phòng cấp số PCT, quản lý số PCT theo Đội, Phòng thuộc Điện lực.
Lãnh đạo Điện lực cấp số PCT, quản lý số PCT theo Điện lực.
Trực vân hành Điện lực cấp số PCT, quản lý số PCT theo Điện lực.
D
Câu 43 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định cấp số PCT tại Đội QLVH LĐCT như thế nào?
Trạm, Tổ QLVH đường dây cấp số PCT, quản lý số PCT theo cấp Đội.
CBKT, CBAT cấp số PCT, quản lý số PCT theo Đội.
Lãnh đạo Đội cấp số PCT, quản lý số PCT theo Đội.
Trạm, Tổ QLVH đường dây cấp số PCT, quản lý số PCT theo Trạm và Tổ đường dây.
D
Câu 44 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định cấp số PCT tại các Xí nghiệp DVĐL thuộc NPSC như thế nào?
Lãnh đạo Xí nghiệp cấp số PCT, quản lý số PCT theo cấp Đội.
Trưởng phòng, CBKT, CBAT cấp Xí nghiệp cấp số PCT, quản lý số PCT theo Xí nghiệp..
Lãnh đạo Đội cấp số PCT, quản lý số PCT theo Đội.
Người viết PCT cấp số PCT, quản lý số PCT theo Đội, Phòng thuộc Xí nghiệp.
D
Câu 45 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định cấp số PCT tại NPCETC như thế nào?
Lãnh đạo Trung tâm cấp số PCT, quản lý số PCT theo cấp Đội.
Trưởng phòng thuộc NPCETCcấp số PCT, quản lý số PCT theo Phòng..
Lãnh đạo Đội công trình cấp số PCT, quản lý số PCT theo Đội.
Người viết PCT cấp số PCT, quản lý số PCT theo Trung tâm, Phòng thuộc Công ty.
D
Câu 46 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định việc chuyển trả PCT cho người cấp phiếu sau khi khóa PCT như thế nào?
TVH có trách nhiệm chuyển trả cho người cấp phiếu 01 bản (bản PCT của NCHTT giữ) chậm
nhất là 24 giờ sau khi thực hiện xong công việc.
NCHTT có trách nhiệm chuyển trả cho người cấp phiếu 01 bản (bản PCT của NCHTT giữ) chậm
nhất là 24 giờ sau khi thực hiện xong công việc.
NCPcó trách nhiệm chuyển trả cho người cấp phiếu 01 bản (bản PCT của NCHTT giữ) chậm
nhất là 24 giờ sau khi thực hiện xong công việc.
TVH có trách nhiệm chuyển trả cho người cấp phiếu 01 bản (bản PCT của NCHTT giữ) chậm
nhất là 8 giờ sau khi thực hiện xong công việc.
A
Câu 47 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định việc kiểm tra hoàn thành PCT của người cấp phiếu như thế nào?
Người cấp phiếu (đã ký tại mục 1) kiểm tra hoàn thành phiếu (thời hạn 01 ngày) và lưu giữ theo
QTATĐ.
Người có chức danh Người cấp PCT kiểm tra hoàn thành phiếu (thời hạn 01 ngày) và lưu giữ
theo QTATĐ.
Lãnh đạo ĐVQLVH kiểm tra hoàn thành phiếu (thời hạn 01 ngày) và lưu giữ theo QTATĐ.
NLĐCV kiểm tra hoàn thành phiếu (thời hạn 01 ngày) và lưu giữ theo QTATĐ.
A
Câu 48 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
NCP tại hiện trường là ai?
ĐĐV, TVH đương ca.
Nhân viên, công nhân ĐVQLVH trực tiếp (Đội, Tổ QLVH đường dây, TBA…) được cử làm
NCT theo PCT.
Lãnh đạo ĐVQLVH có chúc danh NCP.
CBAT có chúc danh NCP.
B
Câu 49 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
quy định trong các ca trực vận hành tại các Trạm điện có người trực thì NCP là ai?
Là Trạm trưởng.
Là trực chính đương ca của Trạm.
Là trực phụ đương ca của Trạm.
Một trong 3 đối tượng trên.
B
Câu 50 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
quy định trong các ca trực vận hành trạm điện không người trực thì NCP là ai?
Là Trạm trưởng.
Là trực chính đương ca của Trạm.
Là trực phụ đương ca của Trạm.
Là trực ca đương nhiệm của Tổ TTLĐ quản lý Trạm.
D
Câu 51 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019, tại
các Tổ (Đội) quản lý đường dây, Đội tổng hợp… không bố trí người trực thường xuyên (dạng
không đi ca kíp) thì NCP là ai?
NCP sẽ do lãnh đạo ĐVQLVH cử ra.
NCP sẽ do TVH đương ca cử ra.
NCP sẽ do TPKHKTAT hoặc CBAT cử ra.
NCP sẽ do người quản lý trực tiếp của ĐVQLVH (Đội trưởng, Đội phó, Tổ trưởng, Tổ phó…)
cử ra.
D
Câu 52 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
NCP phải thực hiện các BPAT gì?
Thực hiện tất cả hoặc một phần công việc (tùy theo phân nhiệm) với trình tự: Cắt điện - Đặt tiếp
đất - Treo biển báo - Đặt rào chắn nhưng sau đó bắt buộc phải Thử (chứng minh) hết điện - Ký
bàn giao.
NCP không được phép Cắt điện - Đặt tiếp đất - Treo biển báo - Đặt rào chắn mà chỉ phải Thử
(chứng minh) hết điện - Ký bàn giao.
Thực hiện tất cả hoặc một phần công việc (theo phân nhiệm). Bao gồm: Cắt điện - Đặt tiếp đất -
Treo biển báo - Đặt rào chắn - Ký bàn giao việc Thử (chứng minh) hết điện giao cho ĐVCT.
NCP chỉ được phép Cắt điện - Thử (chứng minh) hết điện - Ký bàn giao. Việc Đặt tiếp đất - Treo
biển báo - Đặt rào chắn là trách nhiệm của ĐVCT.
A
Câu 53 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
việc kiểm tra (chứng minh) hết điện và đặt tiếp đất lưu động để bàn giao tại các trạm GIS, trạm
hợp bộ…khó thực hiện, do tủ kín, phải pháp thế nào để dễ thực hiện?
Các đơn vị cần khảo sát lắp đặt các bộ tiếp đất đầu chờ tại các tủ trung áp (RMU) và cáp xuất
tuyến hạ áp để thuân lợi cho việc thực hiện các BPAT khi tiến hành cho phép.
Các đơn vị cần khảo sát điểm có thể tháo được thành tủ tại các tủ trung áp (RMU) và cáp xuất
tuyến hạ áp để thuân lợi cho việc thực hiện các BPAT khi tiến hành cho phép.
Các đơn vị cần khảo sát, nếu không có điểm thử (chứng minh) hết điện, đặt tiếp đất thì phải cắt
điện nguồn, thử (chứng minh) hết điện, đặt tiếp đất trước các tủ.
Các đơn vị cần khảo sát lắp thêm các bộ DCL trước các tủ trung áp (RMU) và cáp xuất tuyến hạ
áp để thuân lợi cho việc thực hiện các BPAT khi tiến hành cho phép.
A
Câu 54 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
sau khi thực hiện xong các BPKTAT chuẩn bị nơi làm việc (thuộc trách nhiệm của mình), NCP
thực hiện tiếp động tác nào?
Chuyển 01 bản PCT (bản sẽ giao) cho NCHTT để ghi họ tên, bậc ATĐ vào PCT, sau đó NCP
thực hiện kiểm tra nhân viên ĐVCT (theo Thẻ ATĐ).
Chuyển 02 bản PCT cho NCHTT để ghi họ tên, bậc ATĐ vào PCT, sau đó NCP thực hiện kiểm
tra nhân viên ĐVCT (theo Thẻ ATĐ).
Chuyển 02 bản PCT cho NCHTT để ghi họ tên, bậc ATĐ, giờ vào vị trí làm việc vào PCT, sau
đó NCP thực hiện kiểm tra nhân viên ĐVCT (theo Thẻ ATĐ).
Chuyển 01 bản PCT (bản NCP giữ) cho NCHTT để ghi họ tên, bậc ATĐ vào PCT, sau đó NCP
thực hiện kiểm tra nhân viên ĐVCT (theo Thẻ ATĐ).
B
Câu 55 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
trường hợp NCP kiểm tra trước khi tiến hành cho phép, nếu phát hiện người thừa (quá số lượng
người cấp PCT ghi) nhưng có tên trong danh sách đăng ký theo Phương án thì:
NCP báo cáo người duyệt Phương án để giải quyết (không cho vào làm việc hoặc phải có thủ tục
bổ sung…).
NCP báo cáo người cấp PCT để giải quyết (không cho vào làm việc hoặc phải có thủ tục bổ
sung…).
NCP báo cáo TVH để giải quyết (không cho vào làm việc hoặc phải có thủ tục bổ sung…).
NCP báo cáo lãnh đạo ĐVQLVH để giải quyết (không cho vào làm việc hoặc phải có thủ tục bổ
sung…).
B
Câu 56 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
trường hợp NCP kiểm tra trước khi tiến hành cho phép, nếu phát hiện người thừa (quá số lượng
người cấp PCT ghi) nhưng không có tên trong danh sách đăng ký theo Phương án thì:
NCP báo cáo người cấp PCT, người duyệt Phương án để giải quyết (không cho vào làm việc
hoặc phải có thủ tục bổ sung…).
NCP báo cáo người cấp PCT để giải quyết (không cho vào làm việc hoặc phải có thủ tục bổ
sung…).
NCP báo cáo TVH để giải quyết (không cho vào làm việc hoặc phải có thủ tục bổ sung…).
NCP báo cáo lãnh đạo ĐVQLVH để giải quyết (không cho vào làm việc hoặc phải có thủ tục bổ
sung…).
A
Câu 57 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
NCP nhận PCT để đi cho phép làm việc từ ai?
Từ Người cấp PCT hoặc TVH đương ca của Điện lực để thực hiện thủ tục cho phép vào làm
việc.
Từ Người cấp PCT hoặc lãnh đạo Điện lực để thực hiện thủ tục cho phép vào làm việc.
Từ TVH đương ca của Điện lực để thực hiện thủ tục cho phép vào làm việc.
Từ Người cấp PCT hoặc CBAT của Điện lực để thực hiện thủ tục cho phép vào làm việc.
A
Câu 58 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
NCP ký cho phép ĐVCT vào làm việc sau khi thực hiện hoặc kiểm tra những BPAT nào?
Sau khi đã kiểm tra có đủ, đúng các BPAT của ĐVQLVH, đồng thời đã kiểm tra đủ BPAT của
ĐVCT đã thực hiện.
Sau khi đã kiểm tra có đủ, đúng các BPAT của đơn vị mình, đồng thời đã kiểm tra đủ BPAT của
các ĐVQLVH khác có liên quan đến công việc (đã ký trong GBG).
Sau khi đã kiểm tra có đủ, đúng các BPAT do đơn vị mình thực hiện theo Phương án và PCT.
Sau khi đã kiểm tra có đủ, đúng các BPAT của ĐVCT và các ĐVQLVH khác có liên quan đến
công việc (đã ký trong GBG).
B
Câu 59 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
NPSC và NPCETC thực hiện các công việc sửa chữa, thí nghiệm khác trên lưới điện của khách
hàng không có GPHĐĐL thực hiện như thế nào?
NPSC, NPCETC tiến hành cho phép sau khi có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây
sẽ thi công của Điện lực.
NPSC và NPCETC sẽ làm việc với các ĐVQLVH để các Điện lực phối hợp thực hiện các
BPAT, ghi GBG cho phép ĐVCT vào làm việc.
NPSC, NPCETC tiến hành cho phép sau khi làm việc với các ĐVQLVH để các Điện lực phối
hợp thực hiện các BPAT, ghi GBG cho phép ĐVCT vào làm việc.
NPSC, NPCETC tiến hành cho phép sau khi có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây
sẽ thi công của khách hàng.
D
Câu 60 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
trường hợp vị trí công tác có liên quan đến nhiều ĐVQLVH thì phải thực hiện bàn giao các
BPAT phối hợp như thế nào?
Mối ĐVQLVH liên quan cấp và ghi GBG, bàn giao cho NCP thuộc đơn vị QLVH thiết bị, lưới
điện (đơn vị được phân công cấp PCT).
Người cấp và ghi GBG là NCHTT thuộc ĐVLCV theo PCT
Người cấp và ghi GBG là NCP thuộc đơn vị QLVH thiết bị, lưới điện (đơn vị được phân công
cấp PCT).
NLĐCV của ĐVCT cấp và ghi GBG và bàn giao cho NCP thuộc đơn vị QLVH thiết bị, lưới
điện (đơn vị được phân công cấp PCT).
C
Câu 61 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
trường hợp vị trí công tác có liên quan đến nhiều ĐVQLVH thì trách nhiệm của các ĐVQLVH
liên quan khi thực hiện bàn giao các BPAT phối hợp như thế nào?
Từng ĐVQLVH liên quan phải cử nhân viên vận hành thực hiện các BPAT và chịu trách nhiệm
về việc đã làm đủ, đúng các BPAT theo BBKSHT. Bàn giao, ghi, ký GBG.
Từng ĐVQLVH (không phải Đơn vị cấp PCT) phải cử nhân viên vận hành thực hiện các BPAT
đối với phần thiết bị do đơn vị quản lý
Từng ĐVQLVH (không phải Đơn vị cấp PCT) phải chịu trách nhiệm về việc đã làm đủ, đúng
các BPAT này theo BBKSHT. Bàn giao các BPAT đã thực hiện, ghi, ký GBG.
Từng ĐVQLVH (không phải Đơn vị cấp PCT) phải bàn giao các BPAT đã thực hiện, ghi, ký
GBG.
A
Câu 62 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
việc lưu gữ GBG trong quá trình thực hiện PCT như thế nào?
NCP sau khi nhận và ghi đủ các BPAT của các ĐVQLVH phối hợp thì giữ GBG trong suốt quá
trình ĐVCT thực hiện công việc.
NCP sau khi nhận và ghi đủ các BPAT của các ĐVQLVH phối hợp thì giao GBG cho TVH Điện
lực để lưu giữ GBG trong suốt quá trình ĐVCT thực hiện công việc.
NCP sau khi nhận và ghi đủ các BPAT của các ĐVQLVH phối hợp thì chuyển GBG cho
NCHTT cảu ĐVCT.
NCP sau khi nhận và ghi đủ các BPAT của các ĐVQLVH phối hợp thì giao GBG cho NLĐCV
để lưu giữ GBG trong suốt quá trình ĐVCT thực hiện công việc.
A
Câu 63 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
ngay sau khi nhận 01 bản PCT từ NCP, NCHTT của ĐVCT phải triển khai thực hiện việc gì?
Phân công nhân viên ĐVCT thực hiện công việc theo Phương án và PCT.
Phân công (ra LCT) nhân viên ĐVCT thực hiện các BPAT tại chỗ (đặt tiếp đất, làm rào chắn...)
theo Phương án và PCT.
Trực tiếp thực hiện các BPAT tại chỗ (đặt tiếp đất, làm rào chắn...) theo Phương án và PCT.
Phân công (ra LCT) nhân viên ĐVCT thực hiện các BPAT tại chỗ (đặt tiếp đất, làm rào chắn...)
theo GBG.
B
Câu 64 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
ngay sau khi nhận 01 bản PCT từ NCP, NCHTT của ĐVCT phải triển khai việc gì đối với nhân
viên ĐVCT?
Yêu cầu toàn bộ nhân viên ĐVCT vào làm việc theo Phương án đã duyệt và phân công vị trí làm
việc cho từng nhân viên ĐVCT.
Yêu cầu toàn bộ nhân viên ĐVCT ghi, ký vào làm việc tại mục 4 của cả 02 bản PCT mới được ra
lệnh cho nhân viên ĐVCT vào làm việc theo Phương án đã duyệt.
Kiểm tra Thẻ ATĐ của toàn bộ nhân viên ĐVCT ghi, ký vào làm việc tại mục 4 của cả 02 bản
PCT, ra lệnh cho nhân viên ĐVCT vào làm việc theo Phương án đã duyệt.
Yêu cầu toàn bộ nhân viên ĐVCT ghi, ký vào làm việc tại mục 4 của cả 01 bản PCT (bản do
NCHTT giữ) mới được ra lệnh cho nhân viên ĐVCT vào làm việc.
B
Câu 65 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
sau khi hoàn thành công việc, NCHTT, NLĐCV (nếu có mặt tại hiện trường) của ĐVCT phải
thực hiện tuần tự (trình tự) những việc gì để khóa PCT?
Kiểm tra lại hiện trường lần cuối cùng - Phân công tháo dỡ các BPAT do ĐVCT đã làm - Rút
toàn bộ người ra khỏi nơi làm việc. NCHTT ký trao trả nơi làm việc (vào cả 02 bản PCT).
NCHTT ký trao trả nơi làm việc (vào cả 02 bản PCT), sau đó: Kiểm tra lại hiện trường - Phân
công tháo dỡ các BPAT do ĐVCT đã làm - Rút toàn bộ người ra khỏi nơi làm việc,
Kiểm tra lại hiện trường lần cuối cùng - Rút toàn bộ người ra khỏi nơi làm việc - Phân công tháo
dỡ các BPAT do ĐVCT đã làm. NCHTT ký trao trả nơi làm việc (vào cả 02 bản PCT).
Kiểm tra lại hiện trường lần cuối cùng, rút toàn bộ người ra khỏi nơi làm việc, phân công tháo dỡ
các BPAT do ĐVCT đã làm. NCHTT ký trao trả nơi làm việc vào 01 bản PCT (bản do NCHTT
giữ).
C
Câu 66 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
sau khi NCHTT ký trả nơi làm việc váo PCT, NCP thực hiện những công việc gì?
Tiếp nhận lại nơi làm việc - Kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện, các BPAT của ĐVCT
đã tháo dỡ - Ghi GBG, trả lưới cho các ĐVQLVH phối hợp.
Tiếp nhận lại nơi làm việc - Ghi rõ thời gian và ký vào cả 02 bản PCT để khóa PCT - Kiểm tra
khối lượng công việc đã thực hiện, các BPAT của ĐVCT đã tháo dỡ.
Tiếp nhận lại nơi làm việc - Kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện, các BPAT của ĐVCT
đã tháo dỡ - Ghi rõ thời gian và ký vào cả 02 bản PCT để khóa PCT.
Tiếp nhận lại nơi làm việc - Ghi rõ thời gian và ký vào cả 02 bản PCT để khóa PCT- Ghi GBG,
trả lưới cho các ĐVQLVH phối hợp.
C
Câu 69 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
đối với các trạm điện, nhà máy điện có người trực theo ca kíp, việc kiêm nhiệm các chức danh an
toàn và vận hành được quy định như thế nào?
Nhân viên trực đương ca không được kiêm NGSATĐ
Nhân viên trực đương ca không được kiêm NGSTT khi thao tác đảm bảo an toàn cho ĐVCT.
Nhân viên trực đương ca không được kiêm người thao tác khi thao tác đảm bảo an toàn cho
ĐVCT.
Nhân viên trực đương ca không được kiêm NCP
A
Câu 70 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định chức danh NCP trong các Trạm điện có người trực như thế nào?
NCP là Trực chính đương ca. Khi ĐVCT thực hiện công việc theo PCT mà thời gian vượt sang
ca trực khác thì NCHTT trả nơi làm việc cho NCP mới là Trực chính ca tiếp theo.
NCP là Trực phụ đương ca. Khi ĐVCT thực hiện công việc theo PCT mà thời gian vượt sang ca
trực khác thì NCHTT trả nơi làm việc cho NCP mới là Trực chính ca tiếp theo.
NCP trong các TBA có người trực là Trực chính đương ca. Khi ĐVCT thực hiện công việc theo
PCT mà thời gian vượt sang ca trực khác thì ĐVQLVH Trạm cử NCP mới.
NCP trong các TBA có người trực là Trực chính đương ca. Khi ĐVCT thực hiện công việc theo
PCT mà thời gian vượt sang ca trực khác thì NCHTT trả nơi làm việc cho Trạm trưởng.
A
Câu 71 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
quy định về NCP ở ĐVQLVH không có người trực theo ca (Đội đường dây, Đội quản lý tổng
hợp…) như thế nào?
NCP là người đang trực được lãnh đạo ĐVQLVH cử ra.
NCP là người đang trực được chỉ huy Đội (Tổ) sản xuất cử ra.
NCP là người đang trực được Phòng KHKHAT cử ra.
NCP là người đang trực được NLĐCV cử ra.
B
Câu 72 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
quy định về việc thay đổi NCP ở ĐVQLVH không có người trực theo ca (Đội đường dây, Đội
quản lý tổng hợp…) như thế nào?
NCP đương nhiệm phải báo cáo và xin ý kiến Người cấp PCT, đồng ý cử NCP mới thì hai người
bàn giao nhiệm vụ và PCT cho nhau, ghi sự thay đổi này vào sổ cấp PCT.
NCP đương nhiệm phải báo cáo và xin ý kiến người duyệt PA, lãnh đạo ĐVQLVH, đồng ý cử
NCP mới thì hai người bàn giao nhiệm vụ và PCT cho nhau, ghi sự thay đổi này vào sổ cấp PCT.
NCP đương nhiệm phải báo cáo và xin ý kiến người lãnh đạo của ĐVLCV, đồng ý cử NCP mới
thì hai người bàn giao nhiệm vụ và PCT cho nhau, ghi sự thay đổi này vào sổ cấp PCT.
NCP đương nhiệm phải báo cáo và xin ý kiến cấp Điều độ giữ quyền điều khiển, đồng ý cử NCP
mới thì hai người bàn giao nhiệm vụ và PCT cho nhau, ghi sự thay đổi này vào sổ cấp PCT.
B
Câu 73 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
trong trường hợp bất khả kháng, nếu vì một lý do nào đó mà NCP không thể bàn giao được (ốm,
cảm đột xuất, tai nạn, mất tích…), khi đó có thể sẽ không có bản PCT mà NCP giữ thì xử lý như
thế nào
NLĐCV cử NCP khác, khi đó, người cấp PCT hướng dẫn việc bàn giao giữa NCP (mới) với
NCHTT, ghi, ký khóa PCT, thu về 01 bản PCT (bản của NCHTT giữ).
Người cấp PCT cử NCP khác, khi đó, người cấp PCT hướng dẫn việc bàn giao giữa NCP (mới)
với NCHTT, ghi, ký khóa PCT, thu về 01 bản PCT (bản của NCHTT giữ).
Người duyệt Phương án, lãnh đạo ĐVQLVH sẽ quyết định cử NCP khác, khi đó, người cấp PCT
hướng dẫn việc bàn giao giữa NCP (mới) với NCHTT, ghi, ký khóa PCT, thu về 01 bản PCT
(bản của NCHTT giữ).
TVH đương ca cử NCP khác, khi đó, người cấp PCT hướng dẫn việc bàn giao giữa NCP (mới)
với NCHTT, ghi, ký khóa PCT, thu về 01 bản PCT (bản của NCHTT giữ).
C
Câu 74 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
trường hợp phải thay NCHTT, nội dung nào không đúng (không phải thực hiện)?
ĐVLCV phải báo cáo (trực tiếp hoặc bằng điện thoại) với người ký duyệt PA đồng ý, NCHTT
đương nhiệm báo NCP (trực tiếp hoặc bằng điện thoại) và ghi, ký tên vào mục 4 trong PCT.
NCP phải báo với Người cấp PCT và xin ý kiến của người cấp PCT (trực tiếp hoặc bằng điện
thoại) về sự thay đổi này.
NCHTT (mới) sau khi nhận bàn giao (từ NCHTT đương nhiệm) sẽ ghi, ký PCT.
Người cấp PCT phải báo cáo xin ý kiến Người duyệt Phương án trước khi đồng ý cho thay
NCHTT.
D
Câu 75 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
trường hợp NCHTT không thể trực tiếp bàn giao được (do ốm, cảm đột xuất, tai nạn…), thì xử lý
như thế nào?
ĐVQLVH cử NCHTT mới. Sau khi được chấp thuận thay thế, NCHTT (mới) sẽ ghi giờ rút khỏi
của NCHTT trước và ký (thay) vào PCT, ghi, ký tên mình vào mục 4 PCT.
NLĐCV cử NCHTT mới. Sau khi được chấp thuận thay thế, NCHTT (mới) sẽ ghi giờ rút khỏi
của NCHTT trước và ký (thay) vào PCT, ghi, ký tên mình vào mục 4 PCT.
Người cấp PCT cử NCHTT mới. Sau khi được chấp thuận thay thế, NCHTT (mới) sẽ ghi giờ rút
khỏi của NCHTT trước và ký (thay) vào PCT, ghi, ký tên mình vào mục 4 PCT.
ĐVLCV cử NCHTT mới. Sau khi được chấp thuận thay thế, NCHTT (mới) sẽ ghi giờ rút khỏi
của NCHTT trước và ký (thay) vào PCT, ghi, ký tên mình vào mục 4 PCT.
D
Câu 76 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
khi thay NGSATĐ phải thực hiện thủ tục gì?
Phải có sự phân công thay thế của đơn vị cử NGSATĐ, báo cáo người cấp PCT và NCP. Sau đó,
NGSATĐ đương nhiệm phổ biến nội dung công việc, BPAT của ĐVCT cho NGSTAĐ mới và
bàn giao.
Phải có sự phân công thay thế của ĐVQLVH, báo cáo người cấp PCT và NCP. Sau đó,
NGSATĐ đương nhiệm phổ biến nội dung công việc, BPAT của ĐVCT cho NGSTAĐ mới và
bàn giao.
Phải có sự phân công thay thế của ĐVLCV, báo cáo người cấp PCT và NCP. Sau đó, NGSATĐ
đương nhiệm phổ biến nội dung công việc, BPAT của ĐVCT cho NGSTAĐ mới và bàn giao.
NGSATĐ đương nhiệm báo cáp Người cấp PCT, sau đó phổ biến nội dung công việc, BPAT của
ĐVCT cho NGSTAĐ mới và bàn giao.
A
Câu 77 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
trường hợp những nhân viên ĐVCT được bổ sung (hoặc thay thế) không có tên trong danh sách
và không phải là người của ĐVLCV thì thủ tục như thế nào?
Không cho phép vào làm việc.
Cho phép vào làm việc nhưng phải báo cáo Người duyệt Phương án.
Cho phép vào làm việc nhưng phải báo cáo Người cấp PCT.
Cho phép vào làm việc nhưng phải báo cáo lãnh đạo ĐVQLVH
A
Câu 78 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
cho phép việc ra LCT đối với nhân viên không thuộc đơn vị mình như thế nào?
ĐVQLVH không được phép ra LCT cho ĐVCT không thuộc đơn vị mình.
ĐVQLVH có thể ra LCT cho ĐVCT không thuộc đơn vị mình (B ngoài, phòng Kỹ thuật, Kinh
doanh, KTGSMBĐ của Công ty…) thực hiện một số việc theo quy định của các Công ty.
ĐVQLVH có thể ra LCT cho ĐVCT không thuộc đơn vị mình (B ngoài, phòng Kỹ thuật, Kinh
doanh, KTGSMBĐ của Công ty…) khi có giấy giao nhiệm vụ của các đơn vị đến làm việc.
ĐVQLVH chỉ được phép ra LCT cho ĐVCT không thuộc đơn vị mình nhưng thuộc PC (Phòng
Kỹ thuật, Kinh doanh, KTGSMBĐ của Công ty…) thực hiện công việc theo quy định.
B
Câu 79 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
cho phép việc ra LCT của ĐVLCV thực hiện công việc trên lưới điện của ĐVQLVH như thế
nào?
ĐVLCV không được phép ra LCT cho ĐVCT của mình làm việc trên lưới điện của ĐVQLVH
trong mọi hoàn cảnh.
ĐVLCV ra LCT cho ĐVCT của mình làm việc trên lưới điện của ĐVQLVH với điều kiện đã
thỏa thuận từ khi khảo sát và phải đưa vào Phương án hoặc theo quy định của các Công ty.
ĐVLCV ra LCT cho ĐVCT của mình làm việc trên lưới điện của ĐVQLVH với điều kiện có
NGSATĐ của ĐVQLVH.
ĐVLCV ra LCT cho ĐVCT của mình làm việc trên lưới điện của ĐVQLVH với điều kiện không
được làm việc trên cao từ 2 mét trở lên.
B
Câu 80 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
trình tự ra lệnh, nhận lệnh như thế nào?
Người ra lệnh viết LCT - Chuyển đến NCHTT nhận LCT từ người ra LCT hoặc TVH (tùy theo
quy định) để tổ chức thực hiện công việc.
TVH ra lệnh và cấp số LCT - NCHTT nhận TVH để tổ chức thực hiện công việc.
Người ra lệnh viết LCT - Chuyển đến (hoặc điện thoại) cho TVH để cấp số LCT - NCHTT nhận
LCT từ người ra LCT hoặc TVH (tùy theo quy định) để tổ chức thực hiện công việc.
Người ra lệnh viết LCT - Chuyển đến (hoặc điện thoại) cho lãnh đạo ĐVQLVH và TVH để cấp
số LCT - NCHTT nhận LCT từ người ra LCT hoặc TVH (tùy theo quy định) để tổ chức thực
hiện công việc.
C
Câu 81 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định việc ra lệnh và nhận lệnh tại các tổ/đội chốt khu vực như thế nào?
Người ra lệnh chuyển LCT cho NCHTT đề người này xin số LCT từ TVH. TVH có trách nhiệm
cấp số LCT và ghi chép đầy đủ nội dung LCT vào sổ theo dõi LCT.
Người ra lệnh chuyển trực tiếp LCT cho NCHTT để tổ chức thực hiện công việc theo LCT.
Người ra lệnh thông báo cho TVH để cấp số, sau đó chuyển LCT cho NCHTT. TVH có trách
nhiệm cấp số LCT và ghi chép đầy đủ nội dung LCT vào sổ theo dõi LCT.
TVH cấp LCT và số LCT, ghi sổ, sau đó chuyển LCT cho NCHTT để tổ chức thực hiện công
việc theo LCT.
C
Câu 82 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
trường hợp cấp LCT tại hiện trường hoặc tại Đội/tổ chốt khu vực điều nào không đúng (không
phải thực hiện) ?
Người cấp LCT chuyển LCT và truyền đạt (bằng điện thoại) nội dung LCT trực tiếp với người
nhận lệnh.
Sau khi nhận LCT, NCHTT liên hệ với TVH để báo lại nội dung LCT và nhận số LCT bằng điện
thoại.
Các nội dung cấp số LCT và nội dung LCT phải được ghi chép đầy đủ trong sổ theo dõi LCT và
sổ nhật ký vận hành của Đơn vị cơ sở.
Tất cả các LCT đều phải thực hiện viết (cấp) và giao nhận trực tiếp từ Người ra lệnh và Người
nhận lệnh.
D
Câu 83 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
việc ra lệnh miệng sau đó ghi vào lệnh giấy như thế nào?
Không cho phép NCHTT mang theo mẫu LCT, sau khi nhận LCT miệng, NCHTT báo cáo TVH,
ghi nội dung ra lệnh vào Sổ và thực hiện LCT.
Cho phép NCHTT mang theo mẫu LCT, sau khi nhận LCT miệng, NCHTT ghi vào LCT giấy để
có thể tiếp tục thực hiện một số lệnh khác ghi vào LCT giấy.
Không cho phép NCHTT mang theo mẫu LCT (lệnh khống) để thực hiện công việc qua lệnh
miệng không cần ghi vào LCT giấy.
Cho phép NCHTT mang theo mẫu LCT, sau khi nhận LCT miệng, NCHTT xin số LCT từ TVH,
ghi vào LCT giấy để có thể tiếp tục thực hiện một số lệnh khác ghi vào LCT giấy.
D
Câu 84 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
quy định khi ra lệnh miệng (lệnh tiếp diễn) như thế nào?
Những mệnh lệnh này đều phải thông qua TVH hoặc sau khi ra lệnh Người ra lệnh sẽ báo lại
TVH để ghi sổ, đồng thời NCHTT (Người thi hành lệnh) ghi vào bản LCT đang thực hiện.
Những mệnh lệnh này đều phải thông qua TVH, sau đó TVH sẽ gọi điện trực tiếp cho NCHTT
nội dung ra lệnh cảu Người ra lệnh.
Khi đang thực hiện LCT giấy có thể phải chấp hành lệnh miệng đột xuất (lệnh tiếp diễn) từ nhiều
người khác nhau (Giám đốc, PGĐ, Đội trưởng, TVH…) không phải thông qua TVH khi ra lệnh,
Khi đang làm việc theo LCT giấy, không cho phép thực hiện các công việc theo lệnh miệng từ
nhiều người khác nhau (Giám đốc, PGĐ, Đội trưởng, TVH…).
A
Câu 85 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
việc ra lệnh miệng (lệnh tiếp diễn) khi đang thực hiện công việc theo LCT giấy từ những người
nào?
Khi đang thực hiện LCT giấy có thể phải chấp hành lệnh miệng đột xuất (lệnh tiếp diễn) từ nhiều
người khác nhau (Giám đốc, PGĐ, Đội trưởng, TVH…).
Khi đang thực hiện LCT giấy có thể phải chấp hành lệnh miệng đột xuất (lệnh tiếp diễn) từ TVH
Điện lực,
Khi đang thực hiện LCT giấy có thể phải chấp hành lệnh miệng đột xuất (lệnh tiếp diễn) từ lãnh
đạo Điện lực nhưng tất cả những mệnh lệnh này đều phải thông qua TVH.
Khi đang làm việc theo LCT giấy, không cho phép thực hiện các công việc theo lệnh miệng từ
nhiều người khác nhau (Giám đốc, PGĐ, Đội trưởng, TVH…).
A
Câu 86 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định điều kiện ra lệnh và thực hiện LCT miệng như thế nào?
Quá trình nhận lệnh và truyền lệnh miệng phải ghi âm và chuyển nội dung qua công nghệ điện
tử. Trường hợp chưa hiểu rõ nội dung LCT phải hỏi lại Người ra lệnh.
Quá trình nhận lệnh và truyền lệnh miệng phải ghi âm. Trường hợp chưa hiểu rõ nội dung LCT
phải hỏi lại Người ra lệnh.
Quá trình nhận lệnh và truyền lệnh miệng phải ghi âm. Trường hợp chưa hiểu rõ nội dung LCT
phải hỏi lại TVH.
Quá trình nhận lệnh và truyền lệnh miệng phải ghi âm. Trường hợp chưa hiểu rõ nội dung LCT
phải hỏi lại lãnh đạo Điện lực.
B
Câu 87 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
sau khi thực hiện xong công việc, ĐVCT đã về đến trụ sở của Điện lực, Đội/tổ chốt khu vực thì:
Phải kết thúc và trả LCT ngay cho lãnh đạo Điện lực. Nếu ra lệnh tiếp theo phải cấp LCT mới,
không áp dụng lệnh tiếp diễn với tờ lệnh cũ đã khóa.
Phải kết thúc và trả LCT ngay cho Người ra lệnh và TVH. Nếu ra lệnh tiếp theo phải cấp LCT
mới, không áp dụng lệnh tiếp diễn với tờ lệnh cũ đã khóa.
Phải kết thúc và trả LCT ngay cho Người ra lệnh và TVH. Nếu ra lệnh tiếp theo thì tiếp tục cầm
tờ LCT tiếp tục thực hiện và ghi nối tiếp vào LCT.
Sau mỗi việc giao theo LCT giấy, ĐVCT phải về Điện lực trả LCT ngay cho Người ra lệnh. Nếu
ra lệnh tiếp theo phải cấp LCT mới, không áp dụng lệnh tiếp diễn với tờ lệnh cũ đã khóa.
B
Câu 88 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
quy định các động tác thao tác hạ áp khi thực hiện đóng cắt điện các thiết bị cao áp trong trạm
điện như thế nào?
Phải tách các động tác thao tác thiết bị hạ áp trong tủ phân phối vào PTTHA theo CV 2945 để
thao tác.
Không được phép đưa các động tác thao tác thiết bị hạ áp trong tủ phân phối vào PTT (cao áp)
theo mẫu trong Thông tư 44/2014/TT-BCT.
Phải đưa các động tác thao tác thiết bị hạ áp trong tủ phân phối vào PTT (cao áp) theo mẫu trong
Thông tư 44/2014/TT-BCT.
Phải đưa các động tác thao tác thiết bị cao áp trong trạm vào PTTHA theo CV 2945 để thao tác
C
Câu 89 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
quy định các động tác thao tác liên quan đến an toàn trong thao tác như thế nào?
Không đưa các động tác kiểm tra đóng (cắt) tốt 3 pha, treo (tháo) biển, khóa (mở khóa) tay CD
hạ áp, tủ hạ áp vào bước thao tác trong PTTHA.
Phải đưa các động tác kiểm tra đóng (cắt) tốt 3 pha, treo (tháo) biển, khóa (mở khóa) tay CD hạ
áp, tủ hạ áp vào bước thao tác theo PTT (cao áp) theo TT44.
Phải đưa các động tác kiểm tra đóng (cắt) tốt 3 pha, treo (tháo) biển, khóa (mở khóa) tay CD hạ
áp, tủ hạ áp vào bước thao tác như các động tác thao tác thiết bị chính.
Cho phép đưa các động tác kiểm tra đóng (cắt) tốt 3 pha, treo (tháo) biển, khóa (mở khóa) tay
CD hạ áp, tủ hạ áp vào bước thao tác nhưng phải chép ra Phụ lục.
C
Câu 90 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019 khi
đặt các bộ nối đất lưu động thì:
Không cho phép đưa việc đặt tiếp đất lưu động hạ áp (tại khu vực TBAPP) vào PTT.
Cho phép đưa việc đặt tiếp đất lưu động hạ áp (trên đường dây hạ áp) vào PTTHA như một động
tác thao tác.
Việc đặt tiếp đất lưu động hạ áp (tại khu vực TBAPP) phải thực hiện theo LCT kể cỏ việc có cắt
điện theo PTTHA.
Cho phép đưa việc đặt tiếp đất lưu động hạ áp (tại khu vực TBAPP) vào PTT như một động tác
thao tác.
D
Câu 91 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định thao tác đóng (cắt) các AB, CD đầu cột, hộp chia (phân) dây, CD hòm công tơ, CD và
AB khách hàng...như thế nào?
Các thao tác trên được thực hiện theo PTT (TT44), không thực hiện theo PTTHA.
Các thao tác trên phải đưa vào PTTHA và được thực hiện theo PTTHA.
Các thao tác trên được thực hiện theo PCT, không thực hiện theo PTTHA.
Các thao tác trên được thực hiện theo LCT (Điều 25-QTATĐ), không thực hiện theo PTTHA.
D
Câu 92 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
Tại các Đội QLVH khu vực (xa Điện lực) thì ai là người viết PTTHA? Ai là người ra lệnh thao
tác?
Đội trưởng (phó) là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra lệnh, nhưng phải báo cáo, xin số PTT
và được sự đồng ý của Trực chính Tổ TVH đương ca đồng ý mới được thao tác.
TVH Điện lực là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra lệnh, cấp số PTT.
Đội trưởng (phó) là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra lệnh, nhưng phải báo cáo, xin số PTT
và được sự đồng ý của ĐĐV Công ty đương ca đương ca đồng ý mới được thao tác.
Công nhân được phân công trực thao tác sửa chữa là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra
lệnh, nhưng phải báo cáo, xin số PTT và được sự đồng ý của Trực chính Tổ TVH đương ca đồng
ý mới được thao tác.
A
Câu 93 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019, tại
các TBA 110kV, khi thao tác các thiết bị tự dùng trong trạm, thì ai là người viết PTTHA? Ai là
người ra lệnh thao tác?
Trực chính đương ca là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra lệnh. Nếu chuyển đổi ca mà ca
trước chưa thao tác được thì ca sau tiếp tục thao tác, khi đó người ra lệnh là Trực chính ca sau.
Trực chính đương ca là người trực tiếp viết PTT, trạm trưởng là người ra lệnh. Nếu chuyển đổi
ca mà ca trước chưa thao tác được thì ca sau tiếp tục thao tác, khi đó người ra lệnh là Trực chính
ca sau.
Trực chính đương ca là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra lệnh. Nếu chuyển đổi ca mà ca
trước chưa thao tác được thì ca sau tiếp tục thao tác, khi đó người ra lệnh là Trạm trưởng.
Trạm trưởng là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra lệnh. Nếu chuyển đổi ca mà ca trước
chưa thao tác được thì ca sau tiếp tục thao tác, khi đó người ra lệnh là Trực chính ca sau.
A
Câu 94 Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
việc đánh số, lưu giữ PTTHA như thế nào?
PTT hạ áp được đánh số và ghi riêng vào 1 quyển Sổ theo dõi PTTHA, lưu giữ như PTT cao áp
của đơn vị (Điện lực, Trạm 110kV…).
PTT hạ áp được đánh số, lưu giữ như PTT cao áp và được ghi chung vào Sổ theo dõi PTT của
đơn vị (Điện lực, Trạm 110kV…).
PTT hạ áp được đánh số, lưu giữ như PTT cao áp nhưng phải ghi riêng Sổ theo dõi PTT của đơn
vị (Điện lực, Trạm 110kV…).
PTT hạ áp được đánh số, lưu giữ như PCT và được ghi chung vào Sổ theo dõi PCT của đơn vị
(Điện lực, Trạm 110kV…).
B
Câu 11. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
công tác trên đường dây, thiết bị thuộc tài sản của EVNNPC nhưng có đấu nối vào lưới điện của
khách hàng (dạng khai thác bán điện qua tài sản khách hàng) thì đơn vị nào duyệt Phương án?
ĐVQLVH duyệt phương án theo phân cấp của các PC, 
ĐVQLVH và khách hàng cùng duyệt phương án theo phân cấp của các PC,
Khách hàng duyệt phương án theo các quy định về hoạt động điện lực,
Khách hàng duyệt phương án theo Quy chế phối hợp QLVH và ATLĐ với các PC,
Câu 12. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
quy định việc cấp PCT đối với NPSC và NPCETC khi sửa chữa, thí nghiệm khác trên lưới điện
của khách hàng (phải cắt điện) như thế nào?
Nếu khách hàng không có GPHĐĐL thì PCT sẽ do NPSC, NPCETC cấp kể các trường hợp
không có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây sẽ thi công.
Nếu khách hàng không có GPHĐĐL thì PCT sẽ do NPSC, NPCETC cấp sau khi có thỏa thuận
ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây sẽ thi công. 
Nếu khách hàng không có GPHĐĐL thì không cấp PCT mà sẽ thực hiện công việc theo BPAT
cho từng công việc,
Nếu khách hàng không có GPHĐĐL thì PCT sẽ do ĐVQLVH địa phương cấp kể cả trường hợp
không có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây sẽ thi công.
Câu 13. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
quy định trong các ca trực vận hành trạm điện không người trực thì NCP là ai?
Là trực phụ đương ca của Trạm.
Là trực chính đương ca của Trạm.
Là trực ca đương nhiệm của Tổ TTLĐ quản lý Trạm. 
Là Trạm trưởng.
Câu 14. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
NCP phải thực hiện các BPAT gì?
Thực hiện tất cả hoặc một phần công việc (tùy theo phân nhiệm) với trình tự:Cắt điện - Đặt tiếp
đất - Treo biển báo - Đặt rào chắn nhưng sau đó bắt buộc phải Thử (chứng minh) hết điện - Ký
bàn giao. 
NCP không được phép Cắt điện - Đặt tiếp đất - Treo biển báo - Đặt rào chắn mà chỉ phải Thử
(chứng minh) hết điện - Ký bàn giao.
Thực hiện tất cả hoặc một phần công việc (theo phân nhiệm). Bao gồm:Cắt điện - Đặt tiếp đất -
Treo biển báo - Đặt rào chắn - Ký bàn giao việc Thử (chứng minh) hết điện giao cho ĐVCT.
NCP chỉ được phép Cắt điện - Thử (chứng minh) hết điện - Ký bàn giao. Việc Đặt tiếp đất - Treo
biển báo - Đặt rào chắnlà trách nhiệm của ĐVCT.
Câu 15. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
trường hợp những nhân viên ĐVCT được bổ sung (hoặc thay thế) không có tên trong danh sách
và không phải là người của ĐVLCV thì thủ tục như thế nào?
Cho phép vào làm việc nhưng phải báo cáo Người cấp PCT.
Cho phép vào làm việc nhưng phải báo cáo lãnh đạo ĐVQLVH
Không cho phép vào làm việc, 
Cho phép vào làm việc nhưng phải báo cáo Người duyệt Phương án.
Câu 11. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
thủ tục bàn giao lưới điện thuộc quyền điều khiển của TVH Điện lực cho các ĐVQLVH được
quy định như thế nào?
TVH Điện lực làm thủ tục bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện cho
Đội QLVH khu vực, Tổ đường dây thuộc Đội QLVH LĐCT,...
TVH Điện lực làm thủ tục bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện cho
Tổ TTLĐ, Trạm 110kV, TBATG...
TVH Điện lực làm thủ tục bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện cho
Đội QLVH khu vực, TBATG... 
TVH Điện lực làm thủ tục bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện cho
Tổ TTLĐ, Tổ QLVH đường dây 110kV...
Câu 12. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
tại các Tổ (Đội) quản lý đường dây, Đội tổng hợp… không bố trí người trực thường xuyên (dạng
không đi ca kíp) thì NCP là ai?
NCP sẽ do người quản lý trực tiếp của ĐVQLVH (Đội trưởng, Đội phó, Tổ trưởng, Tổ phó…)
cử ra, 
NCP sẽ do TVH đương ca cử ra,
NCP sẽ do TPKHKTAT hoặc CBAT cử ra,
NCP sẽ do lãnh đạo ĐVQLVH cử ra,
Câu 13. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
trường hợp cấp LCT tại hiện trường hoặc tại Đội/tổ chốt khu vực điều nào không đúng (không
phải thực hiện)?
Các nội dung cấp số LCT và nội dung LCT phải được ghi chép đầy đủ trong sổ theo dõi LCT và
sổ nhật ký vận hành của Đơn vị cơ sở.
Tất cả các LCT đều phải thực hiện viết (cấp) và giao nhận trực tiếp từ Người ra lệnh và Người
nhận lệnh. 
Sau khi nhận LCT, NCHTT liên hệ với TVH để báo lại nội dung LCT và nhận số LCT bằng điện
thoại.
Người cấp LCT chuyển LCT và truyền đạt (bằng điện thoại) nội dung LCT trực tiếp với người
nhận lệnh.
Câu 14. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
quy định khi ra lệnh miệng (lệnh tiếp diễn) như thế nào?
Những mệnh lệnh này đều phải thông qua TVH, sau đó TVH sẽ gọi điện trực tiếp cho NCHTT
nội dung ra lệnh cảu Người ra lệnh.
Những mệnh lệnh này đều phải thông qua TVH hoặc sau khi ra lệnh Người ra lệnh sẽ báo lại
TVH để ghi sổ, đồng thời NCHTT (Người thi hành lệnh) ghi vào bản LCT đang thực hiện. 
Khi đang làm việc theo LCT giấy, không cho phép thực hiện các công việc theo lệnh miệng từ
nhiều người khác nhau (Giám đốc, PGĐ, Đội trưởng, TVH…).
Khi đang thực hiện LCT giấy có thể phải chấp hành lệnh miệng đột xuất (lệnh tiếp diễn) từ nhiều
người khác nhau (Giám đốc, PGĐ, Đội trưởng, TVH…) không phải thông qua TVH khi ra lệnh,
Câu 15. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
việc đánh số, lư giữ PTTHA như thế nào?
PTT hạ áp được đánh số, lưu giữ như PTT cao áp nhưng phải ghi riêng Sổ theo dõi PTT của đơn
vị (Điện lực, Trạm 110kV…).
PTT hạ áp được đánh số và ghi riêng vào 1 quyển Sổ theo dõi PTTHA, lưu giữ như PTT cao áp
của đơn vị (Điện lực, Trạm 110kV…).
PTT hạ áp được đánh số, lưu giữ như PTT cao áp và được ghi chung vào Sổ theo dõi PTT của
đơn vị (Điện lực, Trạm 110kV…). 
PTT hạ áp được đánh số, lưu giữ như PCT và được ghi chung vào Sổ theo dõi PCT của đơn vị
(Điện lực, Trạm 110kV…).
Câu 11. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định cấp số PCT tại Đội QLVH LĐCT như thế nào?
Trạm, Tổ QLVH đường dây cấp số PCT, quản lý số PCT theo Trạm và Tổ đường dây. 
CBKT, CBAT cấp số PCT, quản lý số PCT theo Đội.
Trạm, Tổ QLVH đường dây cấp số PCT, quản lý số PCT theo cấp Đội.
Lãnh đạo Đội cấp số PCT, quản lý số PCT theo Đội.
Câu 12. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
NCP nhận PCT để đi cho phép làm việc từ ai?
Từ TVH đương ca của Điện lực để thực hiện thủ tục cho phép vào làm việc,
Từ Người cấp PCT hoặc CBAT của Điện lực để thực hiện thủ tục cho phép vào làm việc,
Từ Người cấp PCT hoặc TVH đương ca của Điện lực để thực hiện thủ tục cho phép vào làm
việc, 
Từ Người cấp PCT hoặc lãnh đạo Điện lực để thực hiện thủ tục cho phép vào làm việc,
Câu 13. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
ngay sau khi nhận 01 bản PCT từ NCP, NCHTT của ĐVCT phải triển khai thực hiện việc gì?
Phân công nhân viên ĐVCT thực hiện công việc theo Phương án và PCT.
Phân công (ra LCT) nhân viên ĐVCT thực hiện các BPAT tại chỗ (đặt tiếp đất, làm rào chắn...)
theo GBG.
Phân công (ra LCT) nhân viên ĐVCT thực hiện các BPAT tại chỗ (đặt tiếp đất, làm rào chắn...)
theo Phương án và PCT. 
Trực tiếp thực hiện các BPAT tại chỗ (đặt tiếp đất, làm rào chắn...) theo Phương án và PCT.
Câu 14. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
trình tự ra lệnh, nhận lệnh như thế nào?
Người ra lệnh viết LCT - Chuyển đến (hoặc điện thoại) cho lãnh đạo ĐVQLVH và TVH để cấp
số LCT - NCHTT nhận LCT từ người ra LCT hoặc TVH (tùy theo quy định) để tổ chức thực
hiện công việc,
Người ra lệnh viết LCT - Chuyển đến (hoặc điện thoại) cho TVH để cấp số LCT - NCHTT nhận
LCT từ người ra LCT hoặc TVH (tùy theo quy định) để tổ chức thực hiện công việc, 
TVH ra lệnh và cấp số LCT - NCHTT nhận TVH để tổ chức thực hiện công việc, Người ra lệnh
viết LCT - Chuyển đến NCHTT nhận LCT từ người ra LCT hoặc TVH (tùy theo quy định) để tổ
chức thực hiện công việc,
Câu 15. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
tại các TBA 110kV, khi thao tác các thiết bị tự dùng trong trạm, thì ai là người viết PTTHA? Ai
là người ra lệnh thao tác?
Trực chính đương ca là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra lệnh. Nếu chuyển đổi ca mà ca
trước chưa thao tác được thì ca sau tiếp tục thao tác, khi đó người ra lệnh là
Trực chính ca sau. 
Trực chính đương ca là người trực tiếp viết PTT, trạm trưởng là người ra lệnh. Nếu chuyển đổi
ca mà ca trước chưa thao tác được thì ca sau tiếp tục thao tác, khi đó người ra lệnh là Trực chính
ca sau.
Trạm trưởng là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra lệnh. Nếu chuyển đổi ca mà ca trước
chưa thao tác được thì ca sau tiếp tục thao tác, khi đó người ra lệnh là Trực chính ca sau.
Trực chính đương ca là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra lệnh. Nếu chuyển đổi ca mà ca
trước chưa thao tác được thì ca sau tiếp tục thao tác, khi đó người ra lệnh là Trạm trưởng.
Câu 11. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định cấp số PCT tại NPCETC như thế nào?
Trưởng phòng thuộc NPCETCcấp số PCT, quản lý số PCT theo Phòng..
Người viết PCT cấp số PCT, quản lý số PCT theo Trung tâm, Phòng thuộc Công ty. 
Lãnh đạo Trung tâm cấp số PCT, quản lý số PCT theo cấp Đội.
Lãnh đạo Đội công trình cấp số PCT, quản lý số PCTtheo Đội.
Câu 12. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
quy định trong các ca trực vận hành tại các Trạm điện có người trực thì NCP là ai?
Một trong 3 đối tượng trên.
Là Trạm trưởng.
Là trực chính đương ca của Trạm. 
Là trực phụ đương ca của Trạm.
Câu 14. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
sau khi hoàn thành công việc, NCHTT, NLĐCV (nếu có mặt tại hiện trường) của ĐVCT phải
thực hiện tuần tự (trình tự) những việc gì để khóa PCT?
NCHTT ký trao trả nơi làm việc (vào cả 02 bản PCT), sau đó: Kiểm tra lại hiện trường - Phân
công tháo dỡ các BPAT do ĐVCT đã làm - Rút toàn bộ người ra khỏi nơi làm việc,
Kiểm tra lại hiện trường lần cuối cùng, rút toàn bộ người ra khỏi nơi làm việc, phân công tháo dỡ
các BPAT do ĐVCT đã làm. NCHTT ký trao trả nơi làm việc vào 01 bản PCT (bản do NCHTT
giữ).
Kiểm tra lại hiện trường lần cuối cùng - Phân công tháo dỡ các BPAT do ĐVCT đã làm - Rút
toàn bộ người ra khỏi nơi làm việc, NCHTT ký trao trả nơi làm việc (vào cả 02 bản PCT).
Kiểm tra lại hiện trường lần cuối cùng - Rút toàn bộ người ra khỏi nơi làm việc - Phân công tháo
dỡ các BPAT do ĐVCT đã làm. NCHTT ký trao trả nơi làm việc (vào cả 02 bản PCT). 
Câu 15. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
trong trường hợp bất khả kháng, nếu vì một lý do nào đó mà NCP không thể bàn giao được (ốm,
cảm đột xuất, tai nạn, mất tích…), khi đó có thể sẽ không có bản PCT mà NCP giữ thì xử lý như
thế nào?
NLĐCV cử NCP khác, khi đó, người cấp PCT hướng dẫn việc bàn giao giữa NCP (mới) với
NCHTT, ghi, ký khóa PCT, thu về 01 bản PCT (bản của NCHTT giữ).
TVH đương ca cử NCP khác, khi đó, người cấp PCT hướng dẫn việc bàn giao giữa NCP (mới)
với NCHTT, ghi, ký khóa PCT, thu về 01 bản PCT (bản của NCHTT giữ).
Người cấp PCT cử NCP khác, khi đó, người cấp PCT hướng dẫn việc bàn giao giữa NCP (mới)
với NCHTT, ghi, ký khóa PCT, thu về 01 bản PCT (bản của NCHTT giữ).
Người duyệt Phương án, lãnh đạo ĐVQLVH sẽ quyết định cử NCP khác, khi đó, người cấp PCT
hướng dẫn việc bàn giao giữa NCP (mới) với NCHTT, ghi, ký khóa PCT, thu về 01 bản PCT
(bản của NCHTT giữ). 
Câu 11. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định đối tương lập PA khi QĐVLCV đồng thời là ĐVQLVH như thế nào?
Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó) là người lập Phương án. 
TPHKKTAT, CBAT, Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), là người lập Phương án.
Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó), công nhân bậc cao là người lập Phương án.
Lãnh đạo đơn vị cơ sở, Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó) là người lập Phương án.
Câu 12. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
nếu việc đóng điện (khôi phục) vào đường dây, thiết bị điện vừa khóa PCT có ảnh hưởng đến
việc giải phóng các BPAT của các ĐVQLVH liên quan thì thực hiện như thế nào?
NCP phải đợi các ĐVQLVH liên quan giải phóng xong các BPAT đã làm mới trả lưới điện cho
Đơn vị trực tiếp QLVH. 
NCP trả lưới điện cho Đơn vị trực tiếp QLVH, ĐVQLVH phải đợi các ĐVQLVH liên quan giải
phóng xong các BPAT mới trả lưới cho các cấp Điều độ.
NCP trả lưới điện cho Đơn vị trực tiếp QLVH, các cấp Điều độ phải đợi các ĐVQLVH liên quan
giải phóng xong các BPAT mới đóng điện.
NCP phải đợi các ĐVQLVH liên quan giải phóng xong các BPAT đã làm mới trả lưới điện cho
các cấp Điều độ.
Câu 15. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
trường hợp NCP kiểm tra trước khi tiến hành cho phép, nếu phát hiện người thừa (quá số lượng
người cấp PCT ghi) nhưng không có tên trong danh sách đăng ký theo Phương án thì:
NCP báo cáo TVH để giải quyết (không cho vào làm việc hoặc phải có thủ tục bổ sung…).
NCP báo cáo người cấp PCT, người duyệt Phương án để giải quyết (không cho vào làm việc
hoặc phải có thủ tục bổ sung…). 
NCP báo cáo người cấp PCT để giải quyết (không cho vào làm việc hoặc phải có thủ tục bổ
sung…).
NCP báo cáo lãnh đạo ĐVQLVH để giải quyết (không cho vào làm việc hoặc phải có thủ tục bổ
sung…).
Câu 12. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
trường hợp công việc do người của nhiều đơn vị khác nhau cùng thực hiện theo một PCT (phối
hợp, hỗ trợ…) thì thực hiện như thế nào?
Các đơn vị phối hợp, hỗ trợ… phải có Quyết định điều động nhân lực để thực hiện công việc
theo quy định vàphải cử ra NCHTT.
Đơn vị đề nghị phối hợp (đơn vị chủ trì) sẽ phải cử ra NCHTT. Các đơn vị phối hợp, hỗ trợ…
phải thực hiện theo phân công trong BBKSHT.
Đơn vị đề nghị phối hợp (đơn vị chủ trì) sẽ phải cử ra NCHTT. Các đơn vị phối hợp, hỗ trợ…
phải có Quyết định điều động nhân lực để thực hiện công việc theo quy định. 
Đơn vị đề nghị phối hợp (đơn vị chủ trì) sẽ phải cử ra NCHTT. Các đơn vị phối hợp, hỗ trợ…
phải cử NLĐCV phụ trách chung toàn đơn vị.
Câu 14. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định chức danh NCP trong các Trạm điện có người trực như thế nào?
NCP trong các TBA có người trực là Trực chính đương ca, Khi ĐVCT thực hiện công việc theo
PCT mà thời gian vượt sang ca trực khác thì ĐVQLVH Trạm cử NCP mới.
NCP trong các TBA có người trực là Trực chính đương ca, Khi ĐVCT thực hiện công việc theo
PCT mà thời gian vượt sang ca trực khác thì NCHTT trả nơi làm việc cho Trạm trưởng.
NCP là Trực chính đương ca, Khi ĐVCT thực hiện công việc theo PCT mà thời gian vượt sang
ca trực khác thì NCHTT trả nơi làm việc cho NCP mới là Trực chính ca tiếp theo. 
NCP là Trực phụ đương ca, Khi ĐVCT thực hiện công việc theo PCT mà thời gian vượt sang ca
trực khác thì NCHTT trả nơi làm việc cho NCP mới là Trực chính ca tiếp theo.
Câu 15. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
trường hợp phải thay NCHTT, nội dung nào không đúng (không phải thực hiện)?
Người cấp PCT phải báo cáo xin ý kiến Người duyệt Phương án trước khi đồng ý cho thay
NCHTT. 
ĐVLCV phải báo cáo (trực tiếp hoặc bằng điện thoại) với người ký duyệt PA đồng ý,NCHTT
đương nhiệm báo NCP (trực tiếp hoặc bằng điện thoại) và ghi, ký tên vào mục 4 trong PCT.
NCHTT (mới) sau khi nhận bàn giao (từ NCHTT đương nhiệm) sẽ ghi, ký PCT.
NCP phải báo với Người cấp PCT và xin ý kiến của người cấp PCT (trực tiếp hoặc bằng điện
thoại) về sự thay đổi này.
Câu 11. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định công tác trên đường dây, thiết bị thuộc tài sản và do 01 PC QLVH nhưng có đấu nối
(liên thông) với lưới điện của 01 hoăc nhiều PC khác thì̀:
PC có tài sản sẽ duyệt Phương án, các ĐVQLVH còn lại thực hiện cấp PCT, cho phép làm việc,
Tất cả các PC đều duyệt Phương án, các ĐVQLVH liên quan thực hiện các BPAT phối hợp
(theo BBKSHT và GBG).
PC có tài sản sẽ duyệt phương án, các ĐVQLVH còn lại thực hiện các BPAT phối hợp theo Giấy
phối hợp cho phép.
PC có tài sản sẽ duyệt phương án, các ĐVQLVH còn lại thực hiện các BPAT phối hợp (theo
BBKSHT và GBG). 
Câu 14. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định điều kiện ra lệnh và thực hiện LCT miệng như thế nào?
Quá trình nhận lệnh và truyền lệnh miệng phải ghi âm. Trường hợp chưa hiểu rõ nội dung LCT
phải hỏi lại lãnh đạo Điện lực,
Quá trình nhận lệnh và truyền lệnh miệng phải ghi âm. Trường hợp chưa hiểu rõ nội dung LCT
phải hỏi lại TVH.
Quá trình nhận lệnh và truyền lệnh miệng phải ghi âm và chuyển nội dung qua công nghệ điện
tử. Trường hợp chưa hiểu rõ nội dung LCT phải hỏi lại Người ra lệnh.
Quá trình nhận lệnh và truyền lệnh miệng phải ghi âm. Trường hợp chưa hiểu rõ nội dung LCT
phải hỏi lại Người ra lệnh. 
Câu 15. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
quy định các động tác thao tác hạ áp khi thực hiện đóng cắt điện các thiết bị cao áp trong trạm
điện như thế nào?
Phải đưa các động tác thao tác thiết bị cao áp trong trạm vào PTTHA theo CV 2945 để thao tác,
Không được phép đưa các động tác thao tác thiết bị hạ áp trong tủ phân phối vào PTT (cao áp)
theo mẫu trong Thông tư 44/2014/TT-BCT.
Phải đưa các động tác thao tác thiết bị hạ áp trong tủ phân phối vào PTT (cao áp) theo mẫu trong
Thông tư 44/2014/TT-BCT. 
Phải tách các động tác thao tác thiết bị hạ áp trong tủ phân phối vào PTTHA theo CV 2945 để
thao tác,
Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 11. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
nội dung nào không đúng (không phải thực hiện) theo trình tự cắt điện để công tác?
Phòng Điều độ (TTĐK) tổng hợp, lập phương thức vận hành, lịch cắt điện trình Giám đốc hoặc
PGĐKT Công ty Điện lực phê duyệt;
Các cấp điều độ (TTĐK) và TVH thực hiện chỉ huy cắt điện và thao tác cắt điện theo phương
thức và PTT đã được duyệt.
ĐVQLVH khảo sát các vị trí cắt điện theo BBKSNT đã lập với ĐVQLVH. 
Các ĐVQLVH thực hiện thao tác theo PTT; Tổ TTLĐ thực hiện thao tác các DNĐ theo PTT
hoặc thao tác xử lý tình huống khi thao tác xa không thực hiện được,
Câu 13. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định cấp số PCT tại các Điện lực như thế nào?
Trực vân hành Điện lực cấp số PCT, quản lý số PCT theo Điện lực, 
Trực vân hành Điện lực cấp số PCT, quản lý số PCT theo cấp Đội, Phòng thuộc Điện lực,
Đội trưởng, Trưởng phòng cấp số PCT, quản lý số PCT theo Đội, Phòng thuộc Điện lực,
Lãnh đạo Điện lực cấp số PCT, quản lý số PCT theo Điện lực,
Câu 14. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
trường hợp NCP kiểm tra trước khi tiến hành cho phép, nếu phát hiện người thừa (quá số lượng
người cấp PCT ghi) nhưng có tên trong danh sách đăng ký theo Phương án thì:
NCP báo cáo người duyệt Phương án để giải quyết (không cho vào làm việc hoặc phải có thủ tục
bổ sung…).
NCP báo cáo người cấp PCT để giải quyết (không cho vào làm việc hoặc phải có thủ tục bổ
sung…). 
NCP báo cáo TVH để giải quyết (không cho vào làm việc hoặc phải có thủ tục bổ sung…).
NCP báo cáo lãnh đạo ĐVQLVH để giải quyết (không cho vào làm việc hoặc phải có thủ tục bổ
sung…).
Câu 12. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định việc kiểm tra hoàn thành PCT của người cấp phiếu như thế nào?
Người cấp phiếu (đã ký tại mục 1) kiểm tra hoàn thành phiếu (thời hạn 01 ngày) và lưu giữ theo
QTATĐ. 
Lãnh đạo ĐVQLVH kiểm tra hoàn thành phiếu (thời hạn 01 ngày) và lưu giữ theo QTATĐ.
NLĐCV kiểm tra hoàn thành phiếu (thời hạn 01 ngày) và lưu giữ theo QTATĐ.
Người có chức danh Người cấp PCT kiểm tra hoàn thành phiếu (thời hạn 01 ngày) và lưu giữ
theo QTATĐ.
Câu 13. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
sau khi thực hiện xong các BPKTAT chuẩn bị nơi làm việc (thuộc trách nhiệm của mình), NCP
thực hiện tiếp động tác nào?
Chuyển 01 bản PCT (bản NCP giữ) cho NCHTT để ghi họ tên, bậc ATĐ vào PCT, sau đó NCP
thực hiện kiểm tra nhân viên ĐVCT (theo Thẻ ATĐ).
Chuyển 02 bản PCT cho NCHTT để ghi họ tên, bậc ATĐ vào PCT, sau đó NCP thực hiện kiểm
tra nhân viên ĐVCT (theo Thẻ ATĐ). 
Chuyển 02 bản PCT cho NCHTT để ghi họ tên, bậc ATĐ, giờ vào vị trí làm việc vào PCT, sau
đó NCP thực hiện kiểm tra nhân viên ĐVCT (theo Thẻ ATĐ).
Chuyển 01 bản PCT (bản sẽ giao) cho NCHTT để ghi họ tên, bậc ATĐ vào PCT, sau đó NCP
thực hiện kiểm tra nhân viên ĐVCT (theo Thẻ ATĐ).
Câu 15. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
quy định về NCP ở ĐVQLVH không có người trực theo ca (Đội đường dây, Đội quản lý tổng
hợp…) như thế nào?
NCP là người đang trực được chỉ huy Đội (Tổ) sản xuất cử ra, 
NCP là người đang trực được lãnh đạo ĐVQLVH cử ra,
NCP là người đang trực được Phòng KHKHAT cử ra,
NCP là người đang trực được NLĐCV cử ra,
Câu 12. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định hiệu lực của Phương án như thế nào?
Phương án có hiệu lực kể từ sau khi họp duyệt. Thời hạn hiệu lực của Phương án là 01 tháng.
Phương án có hiệu lực kể từ khi ký duyệt, ban hành. Thời hạn hiệu lực của Phương án là 02
tháng.
Phương án có hiệu lực kể từ khi ký duyệt, ban hành. Thời hạn hiệu lực của Phương án là 03
tháng. 
Phương án có hiệu lực kể từ khi ký duyệt, ban hành. Thời hạn hiệu lực của Phương án là 04
tháng.
Câu 13. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
trường hợp vị trí công tác có liên quan đến nhiều ĐVQLVH thì trách nhiệm của các ĐVQLVH
liên quan khi thực hiện bàn giao các BPAT phối hợp như thế nào?
Từng ĐVQLVH (không phải Đơn vị cấp PCT) phải bàn giao các BPAT đã thực hiện, ghi, ký
GBG.
Từng ĐVQLVH liên quan phải cử nhân viên vận hành thực hiện các BPAT và chịu trách nhiệm
về việc đã làm đủ, đúng các BPAT theo BBKSHT. Bàn giao, ghi, ký GBG. 
Từng ĐVQLVH (không phải Đơn vị cấp PCT) phải cử nhân viên vận hành thực hiện các BPAT
đối với phần thiết bị do đơn vị quản lý
Từng ĐVQLVH (không phải Đơn vị cấp PCT) phải chịu trách nhiệm về việc đã làm đủ, đúng
các BPAT này theo BBKSHT. Bàn giao các BPAT đã thực hiện, ghi, ký GBG.
Câu 14. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
cho phép việc ra LCT đối với nhân viên không thuộc đơn vị mình như thế nào?
ĐVQLVH có thể ra LCT cho ĐVCT không thuộc đơn vị mình (B ngoài, phòng Kỹ thuật, Kinh
doanh, KTGSMBĐ của Công ty…) khi có giấy giao nhiệm vụ của các đơn vị đến làm việc,
ĐVQLVH không được phép ra LCT cho ĐVCT không thuộc đơn vị mình.
ĐVQLVH chỉ được phép ra LCT cho ĐVCT không thuộc đơn vị mình nhưng thuộc PC (Phòng
Kỹ thuật, Kinh doanh, KTGSMBĐ của Công ty…) thực hiện công việc theo quy định.
ĐVQLVH có thể ra LCT cho ĐVCT không thuộc đơn vị mình (B ngoài, phòng Kỹ thuật, Kinh
doanh, KTGSMBĐ của Công ty…) thực hiện một số việc theo quy định của các Công ty. 
Câu 15. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định thao tác đóng (cắt) các AB, CD đầu cột, hộp chia (phân) dây, CD hòm công tơ, CD và
AB khách hàng...như thế nào?
Các thao tác trênđược thực hiện theo LCT (Điều 25-QTATĐ), không thực hiện theo PTTHA, 
Các thao tác trên phải đưa vào PTTHA và được thực hiện theo PTTHA,
Các thao tác trên được thực hiện theo PCT, không thực hiện theo PTTHA,
Các thao tác trên được thực hiện theo PTT (TT44), không thực hiện theo PTTHA,
Câu 11. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
NCP tại hiện trường là ai?
CBAT có chúc danh NCP.
ĐĐV, TVH đương ca,
Lãnh đạo ĐVQLVH có chúc danh NCP.
Nhân viên, công nhân ĐVQLVH trực tiếp (Đội, Tổ QLVH đường dây, TBA…) được cử làm
NCT theo PCT. 
Câu 13. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
NCP ký cho phép ĐVCT vào làm việc sau khi thực hiện hoặc kiểm tra những BPAT nào?
Sau khi đãkiểm tra có đủ, đúng các BPAT do đơn vị mình thực hiện theo Phương án và PCT.
Sau khi đãkiểm tra có đủ, đúng các BPAT của đơn vị mình, đồng thời đã kiểm tra đủ BPAT của
các ĐVQLVH khác có liên quan đến công việc (đã ký trong GBG). 
Sau khi đãkiểm tra có đủ, đúng các BPAT của ĐVCT và các ĐVQLVH khác có liên quan đến
công việc (đã ký trong GBG).
Sau khi đãkiểm tra có đủ, đúng các BPAT của ĐVQLVH, đồng thời đã kiểm tra đủ BPAT của
ĐVCT đã thực hiện.
Câu 15. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
quy định các động tác thao tác liên quan đến an toàn trong thao tác như thế nào?
Phải đưa các động tác kiểm tra đóng (cắt) tốt 3 pha, treo (tháo) biển, khóa (mở khóa) tay CD hạ
áp, tủ hạ áp vào bước thao tác như các động tác thao tác thiết bị chính. 
Cho phép đưa các động tác kiểm tra đóng (cắt) tốt 3 pha, treo (tháo) biển, khóa (mở khóa) tay
CD hạ áp, tủ hạ áp vào bước thao tác nhưng phải chép ra Phụ lục,
Phải đưa các động tác kiểm tra đóng (cắt) tốt 3 pha, treo (tháo) biển, khóa (mở khóa) tay CD hạ
áp, tủ hạ áp vào bước thao tác theo PTT (cao áp) theo TT44.
Không đưa các động tác kiểm tra đóng (cắt) tốt 3 pha, treo (tháo) biển, khóa (mở khóa) tay CD
hạ áp, tủ hạ áp vào bước thao tác trong PTTHA,
Câu 12. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
công tác trên thiết bị thuộc tài sản của khách hàng tại điểm đấu nối (ranh giới) thì đơn vị nào
duyệt Phương án?
ĐVQLVH và khách hàng cùng duyệt phương án theo phân cấp của các PC,
Khách hàng duyệt phương án theo các quy định về hoạt động điện lực,
Khách hàng duyệt phương án theo Quy chế phối hợp QLVH và ATLĐ với các PC,
ĐVQLVH duyệt phương án theo phân cấp của các PC, 
Câu 13. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
công tác trên đường dây, đường cáp, thiết bị thuộc tài sản của khách hàng nằm trong khu vực
thiết bị của các ĐVQLVH thì đơn vị nào duyệt Phương án?
ĐVQLVH và khách hàng cùng duyệt phương án theo phân cấp của các PC,
ĐVQLVH duyệt phương án theo phân cấp của các PC nhưng phải có phối hợp thực hiện các
BPAT giữa ĐVQLVH với khách hàng (đơn vị có tài sản) theo GBG. 
Khách hàng duyệt phương án theo Quy chế phối hợp QLVH và ATLĐ với các PC,
Khách hàng duyệt phương án theo các quy định về hoạt động điện lực,
Câu 14. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
sau khi Phương án được duyệt, ĐVLCV phải tổ chức phổ biến nội dung Phương án tới những
đối tượng nào?
NCHTT, NLĐCV, NGSATĐ,. 
NCP và những người được giao nhiệm vụ thực hiện các BPKTAT phối hợp.
Người cấp PCT, những NCHTT, NLĐCV, NGSATĐ, NCP.
Người cấp PCT, NCP và những người được giao nhiệm vụ thực hiện các BPKTAT phối hợp.
Câu 13. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
đối với những công việc có kế hoạch, việc cấp PCT cho các ĐVCT thực hiện theo Phương án
như thế nào?
Người cấp PCT phải căn cứ vào nhân lực của ĐVQLVH thực hiện các BPAT phục vụ thi công
để cấp PCT. Không tự ý tăng, giảm số lượng ĐVCT (số lượng PCT).
Người cấp PCT phải căn cứ vào Phương án (việc chia ra số lượng ĐVCT, số người trong một
ĐVCT) để cấp PCT. Không tự ý tăng, giảm số lượng ĐVCT (số lượng PCT).

Người cấp PCT phải căn cứ vào Phương án (việc chia ra số lượng ĐVCT, số người trong một
ĐVCT) để cấp PCT. Có thể tăng, giảm số lượng ĐVCT (số lượng PCT).
Người cấp PCT phải căn cứ vào Phương án quyết định tăng, giảm số lượng ĐVCT để cấp PCT
cho hợp lý với khối lượng công việc,
Câu 15. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
khi đặt các bộ nối đất lưu động thì:
Việc đặt tiếp đất lưu động hạ áp (tại khu vực TBAPP) phải thực hiện theo LCT kể cỏ việc có cắt
điện theo PTTHA,
Cho phép đưa việc đặt tiếp đất lưu động hạ áp (trên đường dây hạ áp) vào PTTHA như một động
tác thao tác,
Cho phép đưa việc đặt tiếp đất lưu động hạ áp (tại khu vực TBAPP) vào PTT như một động tác
thao tác, 
Không cho phép đưa việc đặt tiếp đất lưu động hạ áp (tại khu vực TBAPP) vào PTT.
Câu 13. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
quy định việc công an toàn chức danh cấp PCT cho công nhân bậc cao như thế nào?
Các đơn vị không được phép công nhận chức danh Người cấp PCT cho công nhân không thuộc
các chức danh quản.
Các đơn vị có thể huấn luyện và ra quyết định công nhận chức danh Người cấp PCT cho một số
công nhân lành nghề có bậ ATĐ từ 4/5 trở lên
Các đơn vị có thể huấn luyện và công nhận chức danh Người cấp PCT cho một số công nhân
lành nghề đủ điều kiện, đối tượng này chỉ được cấp PCT trong trường hợp khắc phục hậu quả sự
cố. 
Câu 11. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
sau khi Phương án được duyệt, ĐVQLVH phải tổ chức phổ biến nội dung Phương án tới những
đối tượng nào?
Người cấp PCT, những NCHTT, NLĐCV, NGSATĐ, NCP và những người được giao nhiệm vụ
thực hiện các BPKTAT phối hợp. 
Người cấp PCT, những NCHTT, NLĐCV,.
Những NCHTT, NLĐCV, NGSATĐ, NCP.
Người cấp PCT, những NCHTT, NLĐCV, NGSATĐ, NCP.
Câu 13. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định việc chuyển trả PCT cho người cấp phiếu sau khi khóa PCT như thế nào?
NCHTT có trách nhiệm chuyển trả cho người cấp phiếu 01 bản (bản PCT của NCHTT giữ) chậm
nhất là 24 giờ sau khi thực hiện xong công việc,
TVH có trách nhiệm chuyển trả cho người cấp phiếu 01 bản (bản PCT của NCHTT giữ) chậm
nhất là 8 giờ sau khi thực hiện xong công việc,
NCPcó trách nhiệm chuyển trả cho người cấp phiếu 01 bản (bản PCT của NCHTT giữ) chậm
nhất là 24 giờ sau khi thực hiện xong công việc,
TVH có trách nhiệm chuyển trả cho người cấp phiếu 01 bản (bản PCT của NCHTT giữ) chậm
nhất là 24 giờ sau khi thực hiện xong công việc, 
Câu 15. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
cho phép việc ra LCT của ĐVLCV thực hiện công việc trên lưới điện của ĐVQLVH như thế
nào?
ĐVLCV ra LCT cho ĐVCT của mình làm việc trên lưới điện của ĐVQLVH với điều kiện đã
thỏa thuận từ khi khảo sát và phải đưa vào Phương án hoặc theo quy định của các Công ty. 
ĐVLCV không được phép ra LCT cho ĐVCT của mình làm việc trên lưới điện của ĐVQLVH
trong mọi hoàn cảnh.
ĐVLCV ra LCT cho ĐVCT của mình làm việc trên lưới điện của ĐVQLVH với điều kiện không
được làm việc trên cao từ 2 mét trở lên.
ĐVLCV ra LCT cho ĐVCT của mình làm việc trên lưới điện của ĐVQLVH với điều kiện có
NGSATĐ của ĐVQLVH.
Câu 12. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
sau khi nhận lại lưới điện do NCP trả, các ĐVQLVH công việc gì không bắt buộc phải thực hiện
trước khi trả lưới cho các cấp điều độ?
Gọi điện đến NCHTT kiểm tra xem đã rút hết người và các BPAT chưa, 
Kiểm tra lại tên đường dây, TBA hoặc thiết bị cùng với số PCT, nội dung của PCT, số nhóm
công tác trên từng lộ phải đúng so với lúc bàn giao.
Rút các dấu hiệu thông báo có ĐVCT làm việc trên sơ đồ lưới điện.
Trả lưới điện cho các cấp Điều độ.
Câu 13. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định việc ra lệnh và nhận lệnh tại các tổ/đội chốt khu vực như thế nào?
Người ra lệnh chuyển trực tiếp LCT cho NCHTT để tổ chức thực hiện công việc theo LCT.
Người ra lệnh thông báo cho TVH để cấp số, sau đó chuyển LCT cho NCHTT. TVH có trách
nhiệm cấp số LCT và ghi chép đầy đủ nội dung LCT vào sổ theo dõi LCT. 
Người ra lệnh chuyển LCT cho NCHTT đề người này xin số LCT từ TVH. TVH có trách nhiệm
cấp số LCT và ghi chép đầy đủ nội dung LCT vào sổ theo dõi LCT.
TVH cấp LCT và số LCT, ghi sổ, sau đó chuyển LCT cho NCHTT để tổ chức thực hiện công
việc theo LCT.
Câu 11. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
quy định về việc lập PA khi công tác trên lưới điện khách hàng đối với NPSC, NPCETC như thế
nào?
Các ĐVLCV thuộc NPSC, NPCETC phải khảo sát kỹ lưới, tuyến, thiết bị của khách hàng để sau
đó lập, duyệt Phương án (khi được ủy quyền QLVH) 
Các ĐVLCV thuộc NPSC, NPCETC phải khảo sát kỹ lưới, tuyến, thiết bị của khách hàng để
khách hàng lập, duyệt Phương án.
Các ĐVLCV thuộc NPSC, NPCETC phải khảo sát kỹ lưới, tuyến, thiết bị của khách hàng để
phục vụ lập, duyệt Phương án nếu được EVNNPC đồng ý
Các ĐVLCV thuộc NPSC, NPCETC được quyền khảo sát nhưng không được lập PA khi công
tác trên lưới, tuyến, thiết bị của khách hàng trong mọi trường hợp.
Câu 15. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
sau khi thực hiện xong công việc, ĐVCT đã về đến trụ sở của Điện lực, Đội/tổ chốt khu vực thì:
Phải kết thúc và trả LCT ngay cho Người ra lệnh và TVH. Nếu ra lệnh tiếp theo thì tiếp tục cầm
tờ LCT tiếp tục thực hiện và ghi nối tiếp vào LCT.
Phải kết thúc và trả LCT ngay cho lãnh đạo Điện lực, Nếu ra lệnh tiếp theo phải cấp LCT mới,
không áp dụng lệnh tiếp diễn với tờ lệnh cũ đã khóa,
Sau mỗi việc giao theo LCT giấy, ĐVCT phải về Điện lực trả LCT ngay cho Người ra lệnh. Nếu
ra lệnh tiếp theo phải cấp LCT mới, không áp dụng lệnh tiếp diễn với tờ lệnh cũ đã khóa,
Phải kết thúc và trả LCT ngay cho Người ra lệnh và TVH. Nếu ra lệnh tiếp theo phải cấp LCT
mới, không áp dụng lệnh tiếp diễn với tờ lệnh cũ đã khóa, 
Câu 11. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
đối với những công việc có liên quan đến việc thực hiện các BPAT của nhiều ĐVQLVH thì việc
duyệt Phương án quy định như thế nào?
ĐVQLVH nào có ĐVLCV làm việc trên thiết bị, đường dây sẽ duyệt PA, các ĐVQLVH khác
thực hiện BPAT (theo GBG) đã thống nhất trong BBKSHT và PA đã duyệt. 
Cấp trên của ĐVQLVH nào có ĐVLCV làm việc trên thiết bị, đường dây sẽ duyệt PA, các
ĐVQLVH cùng thực hiện BPAT (theo GBG) đã thống nhất trong BBKSHT và PA đã duyệt.
Tất cả các ĐVQLVH sẽ duyệt vào 01 bản Phương án, các ĐVQLVH liên quan thực hiện BPAT
(theo GBG) đã thống nhất trong BBKSHT và Phương án đã duyệt.
ĐVQLVH có ĐVLCV làm việc trên thiết bị, đường dây sẽ chủ trì duyệt PA, các ĐVQLVH khác
phối hợp cùng duyệt.
Câu 12. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
đối với các Điện lực, Đội QLVH LĐCT tự thực hiện sửa chữa đường dây, thiết bị được giao
QLVH thực hiện đăng ký cắt điện để công tác như thế nào?
Trực tiếp gửi GĐKCĐ để công tác về Điều độ (TTĐK) Công ty, TVH (theo quy định phân cấp
quyền điều khiển đường dây, thiết bị).
Báo cáo lãnh đạo đơn vị để gửi GĐKCT về Điều độ (TTĐK) Công ty, TVH (theo quy định phân
cấp quyền điều khiển đường dây, thiết bị).
Báo cáo lãnh đạo đơn vị để gửi GĐKCĐ để công tác về Điều độ (TTĐK) Công ty, TVH (theo
quy định phân cấp quyền điều khiển đường dây, thiết bị). 
Gửi GĐKCĐ để công tác về Điều độ (TTĐK) Công ty, TVH (theo quy định phân cấp quyền điều
khiển đường dây, thiết bị).
Câu 13. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
trong một PCT, nghiêm cấm kiêm nhiệm các chứ́c danh nào?
NCHTT kiêm NGSATĐ (nếu có); NCP kiêm NCHTT; NCHTT kiêm NGSATĐ (nếu có). 
NCHTT kiêm NLĐCV; NCP kiêm nhân viên ĐVCT; NCHTT kiêm NGSATĐ (nếu có).
NCHTT kiêm Người cấp PCT; NCP kiêm NLĐCV; NCHTT kiêm nhân viên ĐVCT.
NCHTT kiêm kiêm nhân viên ĐVCT; NCP kiêm NCHTT; NCP kiêm NGSATĐ (nếu có).
Câu 15. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019
việc thao tác đóng cắt các CD hộp công tơ, CD hộp chia dây đầu cột, át tô mát khách hàng được
quy định như thế nào?
Phải sử dụng PCT để đóng cắt các thiết bị này.
Không phải cần đến thủ tục PTT, LCT.
Phải sử dụng PTT (cao áp)như trường hợp đóng cắt các thiết bị điện trong TBAPP.
Thực hiện thao tác theo LCT. 
Câu 1. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
quy điịnh về PA nhanh (PA tại chỗ) như thế nào?
Thực hiện công việc khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, khắc phục ngayhậu quả lụt bão trên
các đường dây điện đều phải lập PA nhanh
Thực hiện công việc khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, khắc phục ngayhậu quả lụt bão, xử
lý ngay các khiếm khuyết, nguy cơ mất an toàn phải lập PA nhanh 
Thực hiện công việc có kế hoạch nhưng kết hợp cắt điện khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố
phải lập PA nhanh
Các công việc khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, khắc phục ngayhậu quả lụt bão, xử lý
ngay các khiếm khuyết, nguy cơ mất an toàn phải lập PA TCTC và BPAT.
Câu 2. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
việc phổ biến BPAT trong Phương án đến nhân viên ĐVCT được thực hiện như thế nào?
NCP phổ biến. Việc phổ biến này có thể thực hiện trước ngày làm việc hoặc ngay trước khi tiến
hành công việc theo PCT..
NCHTT phổ biến. Việc phổ biến này có thể thực hiện trước ngày làm việc hoặc ngay sau khi tiến
hành công việc theo PCT..
NLĐCV phổ biến. Việc phổ biến này có thể thực hiện trước ngày làm việc hoặc ngay trước khi
tiến hành công việc theo PCT..
NCHTT phổ biến. Việc phổ biến này có thể thực hiện trước ngày làm việc hoặc ngay trước khi
tiến hành công việc theo PCT.. 
Câu 5. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
trường hợp NCHTT không thể trực tiếp bàn giao được (do ốm, cảm đột xuất, tai nạn…), thì xử lý
như thế nào?
ĐVLCV cử NCHTT mới. Sau khi được chấp thuận thay thế, NCHTT (mới) sẽ ghi giờ rút khỏi
của NCHTT trước và ký (thay) vào PCT, ghi, ký tên mình vào mục 4 PCT. 
NLĐCV cử NCHTT mới. Sau khi được chấp thuận thay thế, NCHTT (mới) sẽ ghi giờ rút khỏi
của NCHTT trước và ký (thay) vào PCT, ghi, ký tên mình vào mục 4 PCT.
ĐVQLVH cử NCHTT mới. Sau khi được chấp thuận thay thế, NCHTT (mới) sẽ ghi giờ rút khỏi
của NCHTT trước và ký (thay) vào PCT, ghi, ký tên mình vào mục 4 PCT.
Người cấp PCT cử NCHTT mới. Sau khi được chấp thuận thay thế, NCHTT (mới) sẽ ghi giờ rút
khỏi của NCHTT trước và ký (thay) vào PCT, ghi, ký tên mình vào mục 4 PCT.
Câu 2. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
các công việc thí nghiệm của NPCETC, công việc sửa chữa, thí nghiệm…của NPSC thực hiện
trên lưới điện của khách hàng không có GPHĐĐL thì trình tự duyệt PA như thế nào?
Phương án sẽ do khách hàng phê duyệt. NPSC và NPCETC được ủy quyền thay mặt khách hàng
làm việc với các ĐVQLVH.
Sau khi có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây thì Phương án sẽ do NPSC và
NPCETC phê duyệt. Khách hàng phải làm thủ tục bàn giao BPAT với các ĐVQLVH.
Sau khi có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây thì ĐVQLVH (cấp Điện lực) phê
duyệt. NPSC và NPCETC được ủy quyền thay mặt khách hàng làm việc với các ĐVQLVH.
Sau khi có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây thì Phương án sẽ do NPSC và
NPCETC phê duyệt. NPSC và NPCETC được ủy quyền thay mặt khách hàng làm việc với các
ĐVQLVH. 
Câu 3. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019, đối
với các nhà thầu phụ hoặc đơn vị khác do ĐVLCV thuê thì thủ tục an toàn như thế nào?
ĐVLCV phải pho to thẻ ATĐ của nhà thầu phụ đính kèm vào Phương án, phổ biến nội dung
công việc và BPAT theo quy định.
ĐVLCV phải đính kèm bản Hợp đồng thầu phụ, danh sách nhân viên ĐVCT (pho to thẻ ATĐ
của nhà thầu phụ…) vào Phương án, phổ biến nội dung công việc và BPAT theo quy định. 
ĐVLCV phải đính kèm bản Hợp đồng thầu phụ vào Phương án, phổ biến nội dung công việc và
BPAT theo quy định.
ĐVLCV phải đính kèm danh sách nhân viên ĐVCT (pho to thẻ ATĐ của nhà thầu phụ…) vào
Phương án, phổ biến nội dung công việc và BPAT theo quy định.
Câu 1. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019 quy
định việctổ chức họp duyệt đối với cấp ĐVCS (Điện lực, Đội QLVH LĐCT...) như thế nào?
Cấp ĐVCS (được phân cấp phê duyệt Phương án) bắt buộc tổ chức họp duyệt PA,
Cấp ĐVCS (được phân cấp phê duyệt Phương án) không bắt buộc tổ chức họp duyệt. 
Cấp ĐVCS (được phân cấp phê duyệt Phương án) phải tổ chức họp duyệt các PA có cắt điện
trung áp.
Cấp ĐVCS (được phân cấp phê duyệt Phương án) phải tổ chức họp duyệt các PA có thi công từ
02 ngày trở lên.
Câu 1. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019 quy
định việc pho to Thẻ ATĐ kèm Phương án là:
Tất cả nhân viên ĐVCT thuộc các ĐVQLVHphải pho to Thẻ ATĐ đính kèm.
Chỉ có nhân viên ĐVCT thuộc ĐVQLVH không phải pho to Thẻ ATĐ đính kèm.
Đối với nhân viên ĐVCT không thuộc EVNNPC phải pho to Thẻ ATĐ đính kèm. 
Tất cả nhân viên ĐVCT thuộc các ĐVLCV phải pho to Thẻ ATĐ đính kèm.
Câu 2. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019, số
lượng bản Phương án để gửi tới các bộ phận được quy định như thế nào?
Tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn, ĐVLCV và các
đơn vị phối hợp thi công.
Tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn, ĐVLCV, người
duyệt Phương án.
Chỉ phải gửi Phương án tới các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn của ĐVQLVH.
Tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn, ĐVLCV và các
ĐVQLVH liên quan. 
Câu 2. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019 thì
trình tự trả lưới điện để khôi phục sau khi đã khóa PCT như thế nào?
NCP trả cho ĐVQLVH – ĐVQLVH trả cho cấp Điều độ giữ quyền điều khiển – Điều độ ra lệnh
đóng điện. 
NCP trả cho cấp Điều độ giữ quyền điều khiển – Điều độ ra lệnh đóng điện.
NCHTT trả cho ĐVQLVH – ĐVQLVH trả cho cấp Điều độ giữ quyền điều khiển – Điều độ ra
lệnh đóng điện.
ĐVQLVH trả cho cấp Điều độ giữ quyền điều khiển – Điều độ ra lệnh đóng điện.
Câu 3. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019 quy
định cấp số PCT tại các Xí nghiệp DVĐL thuộc NPSC như thế nào?
Lãnh đạo Đội cấp số PCT, quản lý số PCT theo Đội.
Lãnh đạo Xí nghiệp cấp số PCT, quản lý số PCT theo cấp Đội.
Trưởng phòng, CBKT, CBAT cấp Xí nghiệp cấp số PCT, quản lý số PCT theo Xí nghiệp..
Người viết PCT cấp số PCT, quản lý số PCT theo Đội, Phòng thuộc Xí nghiệp. 
Câu 4. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
NPSC và NPCETC thực hiện các công việc sửa chữa, thí nghiệm khác trên lưới điện của khách
hàng không có GPHĐĐL thực hiện như thế nào?
NPSC, NPCETC tiến hành cho phép sau khi có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây
sẽ thi công của khách hàng. 
NPSC, NPCETC tiến hành cho phép sau khi có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây
sẽ thi công của Điện lực,
NPSC, NPCETC tiến hành cho phép sau khi làm việc với các ĐVQLVH để các Điện lực phối
hợp thực hiện các BPAT, ghi GBG cho phép ĐVCT vào làm việc,
NPSC và NPCETC sẽ làm việc với các ĐVQLVH để các Điện lực phối hợp thực hiện các
BPAT, ghi GBG cho phép ĐVCT vào làm việc,
Câu 5. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
quy định về việc thay đổi NCP ở ĐVQLVH không có người trực theo ca (Đội đường dây, Đội
quản lý tổng hợp…) như thế nào?
NCP đương nhiệm phải báo cáo và xin ý kiến Người cấp PCT, đồng ý cử NCP mới thì hai người
bàn giao nhiệm vụ và PCT cho nhau, ghi sự thay đổi này vào sổ cấp PCT.
NCP đương nhiệm phải báo cáo và xin ý kiến cấp Điều độ giữ quyền điều khiển, đồng ý cử NCP
mới thì hai người bàn giao nhiệm vụ và PCT cho nhau, ghi sự thay đổi này vào sổ cấp PCT.
NCP đương nhiệm phải báo cáo và xin ý kiến người duyệt PA, lãnh đạo ĐVQLVH, đồng ý cử
NCP mới thì hai người bàn giao nhiệm vụ và PCT cho nhau, ghi sự thay đổi này vào sổ cấp PCT.

NCP đương nhiệm phải báo cáo và xin ý kiến người lãnh đạo của ĐVLCV, đồng ý cử NCP mới
thì hai người bàn giao nhiệm vụ và PCT cho nhau, ghi sự thay đổi này vào sổ cấp PCT
Câu 5. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019 Tại
các Đội QLVH khu vực (xa Điện lực) thì ai là người viết PTTHA? Ai là người ra lệnh thao tác?
TVH Điện lực là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra lệnh, cấp số PTT.
Công nhân được phân công trực thao tác sửa chữa là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra
lệnh, nhưng phải báo cáo, xin số PTT và được sự đồng ý của Trực chính Tổ TVH đương ca đồng
ý mới được thao tác,
Đội trưởng (phó) là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra lệnh, nhưng phải báo cáo, xin số PTT
và được sự đồng ý của Trực chính Tổ TVH đương ca đồng ý mới được thao tác, 
Đội trưởng (phó) là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra lệnh, nhưng phải báo cáo, xin số PTT
và được sự đồng ý của ĐĐV Công ty đương ca đương ca đồng ý mới được thao tác,
Câu 1. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019 quy
định chi tiết, đưa ra danh mục công việc (theo tình huống) được phép lập Phương án tại chỗ như
thế nào?
Đơn vị cơ sở (cấp Điện lực) phải xây dựng quy định chi tiết, đưa ra danh mục công việc (theo
tình huống) được phép lập Phương án tại chỗ (Phương án nhanh).
Tổng Công ty quy định chi tiết, đưa ra danh mục công việc (theo tình huống) được phép lập
Phương án tại chỗ (Phương án nhanh).
ĐVLCV phải xây dựng quy định chi tiết, đưa ra danh mục công việc (theo tình huống) được
phép lập Phương án tại chỗ (Phương án nhanh).
Đơn vị (cấp Công ty) phải xây dựng quy định chi tiết, đưa ra danh mục công việc (theo tình
huống) được phép lập Phương án tại chỗ (Phương án nhanh). 
Câu 1. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019 quy
định việc cấp PCT cho các ĐVCT trên lưới điện của khách hàng khi không có Hợp đồng thuê
bao QLVH hoặc thỏa thuận trong quy chế phối hợp QLVH như thế nào?
Các ĐVQLVH trong EVNNPC chỉ được cấp PCT cho các ĐVCT là người của ĐVQLVH làm
việc trên lưới điện của khách hàng.
Các ĐVQLVH trong EVNNPC không được cấp PCT cho các ĐVCT trên lưới điện của khách
hàng nếu không có Hợp đồng thuê bao QLVH hoặc thỏa thuận trong quy chế phối hợp QLVH. 
Các ĐVQLVH trong EVNNPC không được cấp PCT cho các ĐVCT trên lưới điện của khách
hàng trong mọi trường hợp.
Các ĐVQLVH trong EVNNPC được cấp PCT cho các ĐVCT trên lưới điện của khách hàng
không có Hợp đồng thuê bao QLVH hoặc thỏa thuận trong quy chế phối hợp QLVH.
Câu 3. Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019,
sau khi NCHTT ký trả nơi làm việc váo PCT, NCP thực hiện những công việc gì?
Tiếp nhận lại nơi làm việc - Kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện, các BPAT của ĐVCT
đã tháo dỡ - Ghi rõ thời gian và ký vào cả 02 bản PCT để khóa PCT. 
Tiếp nhận lại nơi làm việc - Ghi rõ thời gian và ký vào cả 02 bản PCT để khóa PCT- Ghi GBG,
trả lưới cho các ĐVQLVH phối hợp.
Tiếp nhận lại nơi làm việc - Kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện, các BPAT của ĐVCT
đã tháo dỡ - Ghi GBG, trả lưới cho các ĐVQLVH phối hợp.
Tiếp nhận lại nơi làm việc - Ghi rõ thời gian và ký vào cả 02 bản PCT để khóa PCT - Kiểm tra
khối lượng công việc đã thực hiện, các BPAT của ĐVCT đã tháo dỡ.
#Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày 15/7/2019, trong
một PCT, một người được phép đảm nhận nhiều nhất mấy chức danh, đó là các chứ́c danh
nào?
Nhiều nhất 03 chức danh: Người cấp PCT, NCP, NGSATĐ (nếu có); Người cấp PCT, NLĐCV,
NCP; Người cấp PCT, NCP, NCHTT; Người cấp PCT, NLĐCV, NGSATĐ (nếu có).
Nhiều nhất 03 chức danh: Người cấp PCT, NCHTT, NGSATĐ (nếu có); Người cấp PCT,
NLĐCV, NCP; Người cấp PCT, NLĐCV, NCHTT; Người cấp PCT, NLĐCV, NGSATĐ (nếu
có).
Nhiều nhất 03 chức danh: Người cấp PCT, NCP, NGSATĐ (nếu có); Người cấp PCT, NCHTT,
NCP; Người cấp PCT, NLĐCV, NCHTT; Người cấp PCT, NLĐCV, NGSATĐ (nếu có).
*Nhiều nhất 03 chức danh: Người cấp PCT, NCP, NGSATĐ (nếu có); Người cấp PCT, NLĐCV,
NCP; Người cấp PCT, NLĐCV, NCHTT; Người cấp PCT, NLĐCV, NGSATĐ (nếu có).
Câu 23: Theo Công văn hướng dẫn thực hiện QTATĐ số 2945/EVNNPC-AT ngày
15/7/2019, sau khi Phương án được duyệt, ĐVLCV phải tổ chức phổ biến nội dung Phương
án tới những đối tượng nào?
1. Người cấp PCT, những NCHTT, NLĐCV, NGSATĐ, NCP.
2. NCP và những người được giao nhiệm vụ thực hiện các BPKTAT phối hợp.
3. Người cấp PCT, NCP và những người được giao nhiệm vụ thực hiện các BPKTAT phối hợp.
4. NCHTT, NLĐCV, NGSATĐ,.
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
QUYẾT ĐỊNH 1428
Câu 1 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an toàn
của EVN thì khái niệm “An toàn” là gi?
Là tình trạng không gây chấn thương, nguy hiểm đến tính mạng, ảnh hưởng đến sức khỏe người
lao động và hư hỏng máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình công nghệ sản xuất.
Là tình trạng gây chấn thương, nguy hiểm đến tính mạng, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao
động và hư hỏng máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình công nghệ sản xuất.
Là tình trạng không gây bệnh tật nhưng nguy hiểm đến tính mạng, ảnh hưởng đến sức khỏe
người lao động và hư hỏng máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình công nghệ sản xuất.
Là tình trạng không gây tai nạn, nguy hiểm đến tính mạng, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao
động và hư hỏng máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình công nghệ sản xuất.
A
Câu 2 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an toàn
của EVN thì khái niệm “An toàn lao động” là gi?
Là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra bệnh
nghề nghiệp đối với con người trong quá trình lao động.
Là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra
thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
Là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố vệ sinh lao động để không xảy ra thương tật,
tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
Là kế hoạch AT-VSLĐ phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không
xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
B
Câu 3 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an toàn
của EVN thì khái niệm: “Vệ sinh lao động” là gì?
Là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây tai nạn, làm suy giảm sức khỏe cho
con người trong quá trình lao động.
Là kế hoạch phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho
con người trong quá trình lao động.
Là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho
con người trong quá trình lao động.
Là phương tiện phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe
cho con người trong quá trình lao động.
C
Câu 4 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an toàn
của EVN thì khái niệm: “Tai nạn lao động” là gì?
Là tai nạn gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc
thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể đối với người lao động,
xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho
người lao động, xảy ra trong quá trình đi lại, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao
động.
Là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho
người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ
lao động.
D
Câu 5 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an toàn
của EVN thì kahis niệm: “Bệnh nghề nghiệp” là gì?
Là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
Là bệnh phát sinh do tai nạn lao động gây ra đối với người lao động.
Là bệnh phát sinh do điều kiện vệ sinh lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người
lao động.
Là bệnh phát sinh do điều kiện môi trường có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao
động.
A
Câu 6 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an toàn
của EVN thì khái niệm: “Quản lý rủi ro” là gì?
Là việc áp dụng các biện pháp AT-VSLĐ nhằm đảm bảo tất cả các rủi ro tiềm tàng phải được
xác định, phân tích, đánh giá đối với tất cả các công trình, máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình
công nghệ và trong tất cả các giai đoạn hoạt động.
Là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, quản lý nhằm đảm bảo tất cả các rủi ro tiềm tàng phải
được xác định, phân tích, đánh giá đối với tất cả các công trình, máy, thiết bị, dây chuyền, quá
trình công nghệ và trong tất cả các giai đoạn hoạt động.
Là việc áp dụng các biện pháp tổ chức nhằm đảm bảo tất cả các rủi ro tiềm tàng phải được xác
định, phân tích, đánh giá đối với tất cả các công trình, máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình công
nghệ và trong tất cả các giai đoạn hoạt động.
Là quá trình đánh giá rủi ro nhằm đảm bảo tất cả các rủi ro tiềm tàng phải được xác định, phân
tích, đánh giá đối với tất cả các công trình, máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình công nghệ và
trong tất cả các giai đoạn hoạt động.
B
Câu 7 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an toàn
của EVN thì khái niệm: “Ứng cứu khẩn cấp” là gì?
Là BPAT xử lý các tình huống khẩn cấp như CNCH, PCCN, phòng chống thiên tai, sự cố môi
trường theo quy định.
Là tổ chức, ứng phó các tình huống khẩn cấp như sự cố lưới điện, phòng tránh TNLĐ theo quy
định.
Là tổ chức, ứng phó các tình huống khẩn cấp như CNCH, PCCN, phòng chống thiên tai, sự cố
môi trường theo quy định.
Là kế hoạch xử lý các tình huống khẩn cấp như CNCH, PCCN, phòng chống thiên tai, sự cố môi
trường theo quy định.
C
Câu 8 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an toàn
của EVN thìkhái niệm: “Cứu nạn” là gì?
Là hoạt động cứu đồng nghiệp bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ do
sự cố, tai nạn.
Là hoạt động cứu người bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ do ảnh
hưởng của môi trường làm việc gây ra.
Là hoạt động cứu người bị nạn khỏi nơi có điều kiện VSLĐ không tốt, có hại cho sức khỏe.
Là hoạt động cứu người bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ do sự cố,
tai nạn.
D
Câu 9 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an toàn
của EVN thì khái niệm: “Cứu hộ” là gì?
Là hoạt động cứu phương tiện, tài sản khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn.
Là hoạt động cứu người, phương tiện, tài sản khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn,
Là hoạt động cứu phương tiện, tài sản khỏi nguy hiểm do phát hiện đươck mối nguy có thể phá
hoại tài sản.
Là hoạt động cứu phương tiện, tài sản của nhà nước ra khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn,
A
Câu 10 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì khái niệm: “Hệ thống phòng cháy” là gì?
Là tổng hợp tất cả các yêu cầu, các biện pháp an toàn để loại trừ khả năng phát sinh đám cháy.
Là tổng hợp tất cả các yêu cầu, các biện pháp và phương tiện kỹ thuật để loại trừ khả năng phát
sinh đám cháy.
Là tổng hợp tất cả các yêu cầu, các biện pháp và phương tiện kỹ thuật để phát hiện đám cháy.
Là tổng hợp tất cả các yêu cầu, các biện pháp và phương tiện kỹ thuật để loại trừ khả năng sự cố
cháy nổ thiết bị.
B
Câu 11 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì khái niệm: “Hệ thống chữa cháy” là gì?
Là tổng hợp tất cả các yêu cầu, phương pháp, phương tiện và các biện pháp nhằm ngăn ngừa
cháy ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với con người, hạn chế đến mức thấp nhất
thiệt hại về con người và tài sản.
Là tổng hợp tất cả các yêu cầu, phương pháp, phương tiện và các biện pháp nhằm đảm bảo dập
tắt đám cháy, hạn chế chống cháy lan truyền, ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với
con người, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về con người và tài sản.
Là tổng hợp tất cả các yêu cầu, phương pháp, phương tiện và các biện pháp nhằm ngăn ngừa
cháy, đảm bảo dập tắt đám cháy, hạn chế chống cháy lan truyền, ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm
và có hại đối với con người, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về con người và tài sản.
Là tổng hợp tất cả các yêu cầu, phương pháp, phương tiện và các biện pháp nhằm hạn chế chống
cháy lan truyền, ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với con người, hạn chế đến mức
thấp nhất thiệt hại về con người và tài sản.
C
Câu 12 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì khái niệm: “Phương tiện PCCC và CNCH” là gì?
Là các phương tiện cơ giới, máy móc, thiết bị, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ, phương tiện thô
sơ chuyên dùng cho việc PCTT và TKCN, cứu người, cứu tài sản.
Là cách tổ chức vận hành phương tiện cơ giới, máy móc, thiết bị, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ
trợ, phương tiện thô sơ chuyên dùng cho việc PCCC và CNCH, cứu người, cứu tài sản.
Là các phương tiện thô sơ chuyên dùng cho việc PCCC và CNCH, cứu người, cứu tài sản.
Là các phương tiện cơ giới, máy móc, thiết bị, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ, phương tiện thô
sơ chuyên dùng cho việc PCCC và CNCH, cứu người, cứu tài sản.
D
Câu 13 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì khái niệm: “Đội PCCC cơ sở” là gì?
Là tổ chức gồm những người được giao nhiệm vụ PCCC tại cơ sở, hoạt động theo chế độ chuyên
trách hoặc không chuyên trách.
Là tổ chức gồm những người được giao nhiệm vụ PCTT tại cơ sở, hoạt động theo chế độ chuyên
trách hoặc không chuyên trách.
Là tổ chức gồm những người được giao nhiệm vụ PCCC tại cơ sở, hoạt động theo chế độ chuyên
trách.
Là tổ chức gồm những người được giao nhiệm vụ PCCC tại cơ sở, hoạt động theo chế độ bán
chuyên trách.
A
Câu 14 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì khái niệm: “Đội PCCC chuyên ngành” là gì?
Là đội PCTT cơ sở được tổ chức để đáp ứng yêu cầu hoạt động đặc thù của cơ sở do người đứng
đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý.
Là đội PCCC cơ sở được tổ chức để đáp ứng yêu cầu hoạt động đặc thù của cơ sở do người đứng
đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý.
Là đội PCCC cơ sở được do người đứng đầu cơ quan, tổ chức nhà nước quyết định thành lập,
quản lý.
Là đội PCCC cơ sở hưởng lương chuyên trách PCCC được tổ chức để đáp ứng yêu cầu hoạt
động đặc thù của cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý.
B
Câu 15 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì khái niệm: “Người đứng đầu về công tác PCCC và CNCH’’ là gì?
Là người có thẩm quyền hoặc được ủy quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý công tác
PCTT và TKCN của đơn vị, cơ sở.
Là người có thẩm quyền hoặc được ủy quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý công tác
PCCC và CNCH của nhà nước.
Là người có thẩm quyền hoặc được ủy quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý công tác
PCCC và CNCH của đơn vị, cơ sở.
Là lãnh đạo đơn vị cơ sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý công tác PCCC và CNCH của
đơn vị, cơ sở.
C
Câu 16 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì khái niệm: “Bốn tại chỗ” là gì?
Là chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện thông tin liên lạc tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
Là lập kế hoạch ứng cứu tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
Là chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện xe máy tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
Là chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
D
Câu 17 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì khái niệm: “Đội xung kích” là gì?
Là lực lượng xung kích làm nhiệm vụ PCTT&TKCN.
Là lực lượng xung kích làm nhiệm vụ PCCCvà CHCN.
Là lực lượng bán chuyên trách làm nhiệm vụ PCTT&TKCN.
Là lực lượng chuyên nghiệp làm nhiệm vụ PCTT&TKCN.
A
Câu 18 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì khái niệm: “Phòng, chống thiên tai” là gì?
Là quá trình mang tính hệ thống bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả
lụt bão.
Là quá trình mang tính hệ thống bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả
thiên tai.
Là quá trình mang tính hệ thống bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả
do cháy nổ gây ra.
Là quá trình mang tính hệ thống bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả
sự cố.
B
Câu 19 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì khái niệm: “Rủi ro thiên tai” là gì?
Là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về tài sản trong hoạt động kinh tế - xã hội.
Là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.
Là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động
kinh tế - xã hội.
Là thiệt hại mà sự cố có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động
kinh tế - xã hội.
C
Câu 20 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì khái niệm: “Thiên tai” là gì?
Là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về tài sản trong hoạt động kinh tế - xã hội.
Là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.
Là sự cố có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh
tế - xã hội
Là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện
sống và các hoạt động kinh tế - xã hội
D
Câu 21 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì nội dung công tác quản lý an toàn gồm:
Hệ thống quản lý an toàn; Quản lý rủi ro; Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; An toàn khu vực sản xuất.
Hệ thống quản lý an toàn PCCC; Quản lý rủi ro; Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; An toàn khu vực
sản xuất điện.
Hệ thống quản lý thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ Quản lý rủi ro; Kế hoạch ứng cứu
khẩn cấp; An toàn khu vực sản xuất.
Hệ thống quản lý PCTT và TKCN; Quản lý rủi ro; Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; An toàn khu vực
sản xuất.
A
Câu 22 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì những cấp nào phải xây dựng hệ thống quản lý an toàn?
Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Công ty , các Điện lực có trách nhiệm xây dựng hệ thống quản
lý an toàn, bao gồm 08 nội dung.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty TNHH MTV cấp II, cấp III có trách nhiệm xây dựng hệ
thống quản lý an toàn, bao gồm các nội dung
Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Công ty có trách nhiệm xây dựng hệ thống quản lý an toàn,
bao gồm các nội dung
Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Tổng Công ty có trách nhiệm xây dựng hệ thống quản lý an
toàn, bao gồm các nội dung
B
Câu 23 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì nội dung xây dựng đánh giá rủi ro về AT-VSLĐ là:
Xác định mối nguy hiểm; Đánh giá mức độ rủi ro về AT-VSLĐ; Các giải pháp kiểm soát, giảm
thiểu rủi ro về AT-VSLĐ.
Hệ thống quản lý PCTT và TKCN; Đánh giá mức độ rủi ro về AT-VSLĐ; Lập kế hoạch phòng
chống tai nạn thương tích.
Xác định mối nguy hiểm; Đánh giá mức độ rủi ro về AT-VSLĐ; Các giải pháp kiểm soát, giảm
thiểu rủi ro về AT-VSLĐ.
Hệ thống quản lý PCCC và CNCH; Đánh giá mức độ rủi ro về AT-VSLĐ; Các giải pháp kiểm
soát, giảm thiểu rủi ro về AT-VSLĐ.
C
Câu 24 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì việc cập nhật phân tích, đánh giá rủi ro được quy định như thế nào?
Định kỳ hàng quý cập nhật phân tích, đánh giá rủi ro về AT-VSLĐ theo quy định tại Thông tư
số 07/2016/TT-BLĐTBXH.
Định kỳ hàng thángcập nhật phân tích, đánh giá rủi ro về AT-VSLĐ theo quy định tại Thông tư
số 07/2016/TT-BLĐTBXH.
Định kỳ hàng năm cập nhật phân tích, đánh giá rủi ro về AT-VSLĐ theo quy định tại Thông tư
số 08/2016/TT-BLĐTBXH.
Định kỳ hàng năm cập nhật phân tích, đánh giá rủi ro về AT-VSLĐ theo quy định tại Thông tư
số 07/2016/TT-BLĐTBXH.
D
Câu 25 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì nội dung nào không thuộc kế hoạch ứng cứu khẩn cấp?
Sơ đồ tổ chức, phân cấp trách nhiệm, hệ thống báo cáo khi xảy ra tai nạn hoặc xuất hiện các tình
huống nguy hiểm; Sơ đồ liên lạc và báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
Xác định mối nguy hiểm; Đánh giá mức độ rủi ro về AT-VSLĐ; Các giải pháp kiểm soát, giảm
thiểu rủi ro về AT-VSLĐ.
Phương án sơ tán người lao động ra khỏi khu vực nguy hiểm; Phương án và biện pháp sơ cứu,
cấp cứu người bị nạn; Phương án diễn tập, biên bản đánh giá kết quả luyện tập và diễn tập xử lý
các tình huống giả định tại đơn vị.
Nguồn lực bên trong và bên ngoài sẵn có hoặc sẽ huy động để ứng cứu có hiệu quả các tình
huống khẩn cấp; Biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả do sự cố gây ra.
B
Câu 26 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì những thành phần nào của đơn vị phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ năng và
kế hoạch ứng cứu khẩn cấp?
Thành viên BCH, Đội xung kích PCTT&TKCN, Đội PCCC và CNCH
Thành viên ban lãnh đạo đơn vị, Đội xung kích PCTT&TKCN, Đội PCCC và CNCH
Cán bộ an toàn chuyên trách, bán chuyên trách, Đội xung kích PCTT&TKCN, Đội PCCC và
CNCH
Đội trưởng, Đội phó Đội xung kích PCTT&TKCN, Đội PCCC và CNCH
A
Câu 27 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì tại khu vực sản xuất trang thiết bị vật tư gì không bắt buộc phải có?
Hệ thống dò cháy, dò khí cháy ở nơi có nguy cơ cháy cao, trang bị phương tiện chữa cháy tại
chỗ, hệ thống chữa cháy và phải có biển báo phù hợp đối với từng lĩnh vực cụ thể.
Trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị an toàn, thiết bị cứu hộ.
Khu vực sản xuất phải bố trí các còi báo động và đèn tín hiệu báo sự cố.
Khu vực sản xuất phải bố trí sơ đồ thoát hiểm, lối thoát hiểm.
C
Câu 28 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì bộ máy quản lý an toàn các cấp được quy định như thế nào?
Công ty TNHH MTV cấp II, cấp III phải có bộ máy quản lý an toàn theo đó thành lập
Ban/Phòng/Cán bộ/Kỹ sư chuyên trách công tác an toàn.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty TNHH MTV cấp II, phải có bộ máy quản lý an toàn theo
đó thành lập Ban/Phòng/Cán bộ/Kỹ sư chuyên trách công tác an toàn
Công ty TNHH MTV cấp II, cấp III, cấp IV phải có bộ máy quản lý an toàn theo đó thành lập
Ban/Phòng/Cán bộ/Kỹ sư chuyên trách công tác an toàn
Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty TNHH MTV cấp II, cấp III phải có bộ máy quản lý an
toàn theo đó thành lập Ban/Phòng/Cán bộ/Kỹ sư chuyên trách công tác an toàn
D
Câu 29 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì tổ chức an toàn ở Ban/ Phòng/Cán bộ/Kỹ sư chuyên trách công tác an toàn do
ai Quyết định thành lập, phân công?
Tổng Giám đốc/Giám đốc các đơn vị quyết định và chịu trách nhiệm trên cơ sở đảm bảo thực
hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
Tổng Giám đốc/Giám đốc hoặc ủy quyền cho cấp phó các đơn vị quyết định và chịu trách nhiệm
trên cơ sở đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
Tổng Giám đốc/Giám đốc các đơn vị quyết định và chịu trách nhiệm trên cơ sở thống nhất với
BCH Công đoàn cùng cấp .
Tổng Giám đốc/Giám đốc các đơn vị quyết định và chịu trách nhiệm theo Nghị quyết của BCH
Đảng ủy đơn vị.
A
Câu 30 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì mô hình tổ chức công tác quản lý an toàn tại EVN và các Tổng công ty được
thành lập như thế nào?
Thành lập bộ phận chuyên trách công tác an toàn với tên gọi “Ban An toàn” hoặc “Phòng an
toàn”.
Thành lập bộ phận chuyên trách công tác an toàn với tên gọi “Ban An toàn”.
Thành lập bộ phận chuyên trách công tác an toàn với tên gọi “Phòng An toàn”.
Thành lập bộ phận chuyên trách công tác an toàn với tên gọi “Ban An toàn lao động”.
B
Câu 31 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì mô hình tổ chức công tác quản lý an toàn tại các Công ty Truyền tải điện, các
Công ty Điện lực tỉnh..., được thành lập như thế nào?
Thành lập bộ phận chuyên trách công tác an toàn với tên gọi “Ban An toàn” hoặc “Phòng an
toàn”.
Thành lập bộ phận chuyên trách công tác an toàn với tên gọi “Ban An toàn”.
Thành lập bộ phận chuyên trách công tác an toàn với tên gọi “Phòng An toàn”.
Thành lập bộ phận chuyên trách công tác an toàn với tên gọi “Ban An toàn lao động”.
C
Câu 32 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì mô hình tổ chức công tác quản lý an toàn tại các Điện lực huyện, các Trung
tâm Điều độ hệ thống điện, Công ty Mua bán điện được quy định như thế nào?
Phải có Cán bộ/Kỹ sư an toàn chuyên trách;
Thành lập bộ phận chuyên trách công tác an toàn với tên gọi “Tổ An toàn”.
Thành lập bộ phận chuyên trách công tác an toàn với tên gọi “Phòng An toàn”.
Thành lập bộ phận chuyên trách công tác an toàn với tên gọi “Phòng An toàn lao động”.
A
Câu 33 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì bộ máy quản lý an toàn có chức năng gì?
Tham mưu giúp hệ thống an toàn quản lý, điều hành công tác an toàn, tổ chức thực hiện, kiểm
tra, giám sát các hoạt động về công tác an toàn, là đầu mối quản lý tổng hợp nghiệp vụ về an
toàn.
Tham mưu giúp BCH Công đoàn quản lý, điều hành công tác an toàn, tổ chức thực hiện, kiểm
tra, giám sát các hoạt động về công tác an toàn, là đầu mối quản lý tổng hợp nghiệp vụ về an
toàn.
Tham mưu giúp lãnh đạo đơn vị quản lý, điều hành công tác kỹ thuật, tổ chức thực hiện, kiểm
tra, giám sát các hoạt động về công tác an toàn, là đầu mối quản lý tổng hợp nghiệp vụ về an
toàn.
Tham mưu giúp NSDLĐ quản lý, điều hành công tác an toàn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám
sát các hoạt động về công tác an toàn, là đầu mối quản lý tổng hợp nghiệp vụ về an toàn.
D
Câu 34 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì Bộ máy quản lý an toàn có bao nhiêu nhiệm vụ?
Mười nhiệm vụ.
Mười một nhiệm vụ.
Mười hai nhiệm vụ.
Mười ba nhiệm vụ.
B
Câu 35 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì Bộ máy quản lý an toàn có bao nhiêu quyền hạn?
Năm quyền hạn.
Sáu quyền hạn.
Bảy quyền hạn.
Tám quyền hạn.
B
Câu 36 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì khi phát hiện thấy các vi phạm hoặc các nguy cơ xảy ra sự cố gây tai nạn lao
động nội dung nào không thuộc thẩm quyền xử lý của cán bộ an toàn?
Ra lệnh tạm thời đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp hoặc yêu cầu người phụ trách bộ
phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn,
Báo cáo Lãnh đạo đơn vị về tình trạng vi phạm và hình thức xử lý của cán bộ an toàn. Lập biên
bản theo các quy định về kiểm tra, xử lý vi phạm.
Có quyền ra lệnh đình chỉ công việc trong trường hợp chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp an
toàn để họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm ngay tại chỗ.
Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn kiểm định, sử dụng.
C
Câu 37 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì cán bộ an toàn có quyền gì khi kiểm tra kiến thức, quy chuẩn, quy trình, quy
định về an toàn đối với cán bộ, công nhân viên trong đơn vị?
Trường hợp đặc biệt, có quyền kiến nghị với Lãnh đạo đơn vị chuyển khỏi cương vị công tác đối
với những người thiếu trách nhiệm và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao.
Có quyền điều chuyển khỏi cương vị công tác đối với những người thiếu trách nhiệm và không
đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao.
Có quyền kiến nghị với Lãnh đạo đơn vị cách chức hoặc kỷ luật đối với những người thiếu trách
nhiệm và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao.
Có quyền kiến nghị với Lãnh đạo đơn vị buộc thôi việc đối với những người thiếu trách nhiệm
và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao.
A
Câu 38 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì bộ máy an toàn có quyền gì trong công tác khen thưởng?
Tham gia, đề xuất với Lãnh đạo đơn vị thưởng nóng các tập thể, cá nhân làm tốt về công tác an
toàn;
Đề xuất hình thức kỷ luật các cá nhân vi phạm quy trình an toàn, lệnh sản xuất và quy định này.
Tham gia xét thưởng vận hành an toàn cho các đơn vị và các cá nhân, trừ thưởng an toàn điện
các đơn vị vi phạm.
Tham gia, đề xuất với Lãnh đạo đơn vị khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt về công tác an
toàn;
D
Câu 39 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì bộ máy an toàn có quyền gì trong công tác kỷ luật?
Tham gia, đề xuất với Lãnh đạo đơn vị hình thức kỷ luật sa thải các cá nhân vi phạm quy trình an
toàn.
Tham gia, đề xuất với Lãnh đạo đơn vị thưởng nóng các tập thể, cá nhân làm tốt về công tác an
toàn;
Đề xuất hình thức kỷ luật các cá nhân vi phạm quy trình an toàn, lệnh sản xuất và quy định này.
Tham gia xét thưởng vận hành an toàn cho các đơn vị và các cá nhân, trừ thưởng an toàn điện
các đơn vị vi phạm.
C
Câu 40 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì bộ máy an toàn có quyền gì trong công tác xét thưởng an toàn điện?
Tham gia, đề xuất với các cấp an toàn xét thưởng vận hành an toàn cho các đơn vị và các cá
nhân.
Tham gia, đề xuất với Lãnh đạo đơn vị thưởng nóng các tập thể, cá nhân làm tốt về công tác an
toàn;
Đề xuất hình thức kỷ luật các cá nhân vi phạm quy trình an toàn, lệnh sản xuất và quy định này.
Tham gia xét thưởng vận hành an toàn cho các đơn vị và các cá nhân, trừ thưởng an toàn điện
các đơn vị vi phạm.
D
Câu 41 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì cán bộ an toàn có quyền báo cáo vượt cấp lên bộ phận an toàn của cơ quan cấp
trên khi Lãnh đạo đơn vị vi phạm những nội dung gì?
Khi không xử lý các hiện tượng mất an toàn, cố ý sai phạm, cố tình che giấu các vụ việc đã xảy
ra.
Khi không xử lý các hiện tượng mất an toàn, cố ý sai phạm, cố tình che giấu các vụ TNLĐ.
Khi không xử lý các hiện tượng mất an toàn, cố ý sai phạm, cố tình che giấu các vụ sự cố.
Xử lý không triệt để các hiện tượng mất an toàn, cố ý sai phạm, cố tình che giấu các vụ việc đã
xảy ra.
A
Câu 42 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì những tổ chức nào phải thành lập Hội đồng AT-VSLĐ?
Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Tổng công ty, các Công ty Truyền tải điện, các Công ty Điện
lực tỉnh, Công ty TNHH MTV Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Điện lực cấp
huyện phải thành lập Hội đồng AT-VSLĐ.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Tổng công ty, các Công ty Truyền tải điện, các Công ty Điện
lực tỉnh, Công ty TNHH MTV Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Công ty phát
điện phải thành lập Hội đồng AT-VSLĐ.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Tổng công ty, các Công ty Truyền tải điện, các Công ty phát
điện phải thành lập Hội đồng AT-VSLĐ.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Tổng công ty, các Công ty Điện lực tỉnh, phải thành lập Hội
đồng AT-VSLĐ.
B
Câu 43 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì Hội đồng AT-VSLĐ do ai ra quyết định thành lập?
Do Đảng ủy đơn vị ra quyết định thành lập.
Do NSDLĐ của cơ quan cấp trên trực tiếp ra quyết định thành lập.
Do NSDLĐ ra quyết định thành lập.
Do lãnh đạo đơn vị ra quyết định thành lập.
C
Câu 44 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì định nghĩa Hội đồng AT-VSLĐ như thế nào?
Hội đồng AT-VSLĐ là tổ chức chuyên môn của phối hợp, tư vấn các hoạt động AT-VSLĐ ở cơ
sở lao động và để đảm bảo quyền được tham gia và kiểm tra giám sát về công tác an toàn lao
động của tổ chức Công đoàn.
Hội đồng AT-VSLĐ là tổ chức chính trị xã hội phối hợp, tư vấn các hoạt động AT-VSLĐ ở cơ
sở lao động và để đảm bảo quyền được tham gia và kiểm tra giám sát về công tác an toàn lao
động của tổ chức Công đoàn.
Hội đồng AT-VSLĐ là đơn vị sự nghiệp phối hợp, tư vấn các hoạt động AT-VSLĐ ở cơ sở lao
động và để đảm bảo quyền được tham gia và kiểm tra giám sát về công tác an toàn lao động của
tổ chức Công đoàn.
Hội đồng AT-VSLĐ là tổ chức phối hợp, tư vấn các hoạt động AT-VSLĐ ở cơ sở lao động và để
đảm bảo quyền được tham gia và kiểm tra giám sát về công tác an toàn lao động của tổ chức
Công đoàn.
D
Câu 45 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì thành phần bắt buộc của Hội đồng AT-VSLĐ gồm có:
Đại diện NSDLĐ làm Chủ tịch Hội đồng; Đại diện của Ban chấp hành Công đoàn đơn vị làm
Phó Chủ tịch Hội đồng; Trưởng Ban/ Phòng/ Bộ phận hoặc cán bộ an toàn của đơn vị là Ủy viên
thường trực kiêm thư ký Hội đồng; Người làm công tác y tế (nếu có).
Đại diện NSDLĐ làm Chủ tịch Hội đồng; Đại diện của Ban chấp hành Đảng ủy đơn vị làm Phó
Chủ tịch Hội đồng; Trưởng Ban/ Phòng/ Bộ phận hoặc cán bộ an toàn của đơn vị là Ủy viên
thường trực kiêm thư ký Hội đồng; Người làm công tác y tế (nếu có);
Đại diện NSDLĐ làm Chủ tịch Hội đồng; Đại diện của Ban chấp hành Đoàn thanh niên àn đơn
vị làm Phó Chủ tịch Hội đồng; Trưởng Ban/ Phòng/ Bộ phận hoặc cán bộ an toàn của đơn vị là
Ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng; Người làm công tác y tế (nếu có);
Đại diện NSDLĐ làm Chủ tịch Hội đồng; Đại diện của Ban chấp hành Công đoàn đơn vị làm
Phó Chủ tịch Hội đồng; Trưởng Ban/ Phòng/ Bộ phận hoặc cán bộ an toàn của đơn vị là Ủy viên
thường trực kiêm thư ký Hội đồng; Người làm công tác môi trường;
A
Câu 46 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì bộ máy quản lý an toàn phải phối hợp với tổ chức Công đoàn cùng cấp để
tham mưu cho Tổng giám đốc/Giám đốc những nội dung gì?
Xây dựng kế hoạch AT-VSLĐ hàng năm; Thành lập Hội đồng AT-VSLĐ; Tuyên truyền giáo
dục về AT-VSLĐ cho NSDLĐ; Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hoạt động về công tác an
toàn.
Xây dựng kế hoạch AT-VSLĐ hàng năm; Thành lập mạng lưới ATVSV, Hội đồng AT-VSLĐ;
Tuyên truyền giáo dục về AT-VSLĐ cho người lao động; Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hoạt
động về công tác an toàn.
Xây dựng kế hoạch AT-VSLĐ hàng năm; Thành lập mạng lưới ATVSV; Tuyên truyền giáo dục
về AT-VSLĐ cho người lao động; Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hoạt động về công tác
VSLĐ.
Xây dựng kế hoạch AT-VSLĐ hàng năm; Thành lập mạng lưới ATVSV, Hội đồng AT-VSLĐ;
Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hoạt động về công tác an toàn.
B
Câu 47 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN quy định về số lượng ATVSV như thế nào?
Mỗi đơn vị cơ sở phải có ít nhất 01 ATVSV kiêm nhiệm trong giờ làm việc.
Mỗi tổ, đội sản xuất trong các đơn vị phải có ít nhất 01 ATVSV chuyên trách trong giờ làm việc.
Mỗi tổ, đội sản xuất trong các đơn vị phải có ít nhất 01 ATVSV kiêm nhiệm trong giờ làm việc.
Mỗi tổ, đội sản xuất trong các đơn vị phải có ít nhất 02 ATVSV kiêm nhiệm trong giờ làm việc.
C
Câu 48 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì việc ra quyết định thành lập mạng lưới ATVSV như thế nào?
NSDLĐ ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV sau khi
thống nhất ý kiến với Ban chấp hành Đảng ủy cơ sở.
NSDLĐ ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV sau khi
thống nhất ý kiến với Ban chấp hành Đoàn thanh niên cơ sở.
Lãnh đạo đơn vị ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV
sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
NSDLĐ ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV sau khi
thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
D
Câu 49 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì tiêu chuẩn của ATVSV như thế nào?
Phải là người lao động trực tiếp, am hiểu nghiệp vụ (chuyên môn và kỹ thuật AT-VSLĐ), nhiệt
tình và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định AT-VSLĐ và được người lao động trong
tổ, đội bầu ra.
Phải là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn kỹ thuật, nhiệt tình và gương mẫu trong
việc chấp hành các quy định AT-VSLĐ và được người lao động trong tổ, đội bầu ra.
Phải là người lao động gián tiếp, am hiểu nghiệp vụ (chuyên môn và kỹ thuật AT-VSLĐ), nhiệt
tình và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định AT-VSLĐ và được người lao động trong
tổ, đội bầu ra.
Phải là người lao động trực tiếp, am hiểu nghiệp vụ (chuyên môn và kỹ thuật AT-VSLĐ), nhiệt
tình và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định AT-VSLĐ và được NSDLĐ cử ra.
A
Câu 50 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì ATVSV hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của tổ chức nào?
Ban chấp hành Đảng ủy cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV.
Ban chấp hành công đoàn cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV.
Ban lãnh đạo cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV.
Ban chấp hành Đoàn thanh niên cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV.
B
Câu 51 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì việc lập và thực hiện kế hoạch an toàn được quy định như thế nào?
Các đơn vị phải lập, duyệt kế hoạch AT-VSLĐ riêng và triển khai thực hiện. Đối với các công
việc phát sinh trong năm kế hoạch phải xây dựng kế hoạch AT-VSLĐ bổ sung.
Hàng quý, khi lập, duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh phải có nội dung kế hoạch AT-VSLĐ và
triển khai thực hiện. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch phải xây dựng kế hoạch
AT-VSLĐ bổ sung.
Các đơn vị khi lập, duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm phải có nội dung kế hoạch
AT-VSLĐ và triển khai thực hiện. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch phải xây
dựng kế hoạch AT-VSLĐ bổ sung.
Sáu tháng, một năm, các đơn vị phải có nội dung kế hoạch AT-VSLĐ và triển khai thực hiện.
Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch phải xây dựng kế hoạch AT-VSLĐ bổ sung.
C
Câu 52 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì việc lập kế hoạch AT-VSLĐ phải được lấy ý kiến của tổ chức nào?
Ban chấp hành đảng ủy cơ sở.
Ban chấp hành đoàn thanh niên cơ sở.
Đại diện Người lao động cơ sở.
Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
D
Câu 53 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì nội dung nào không là căn cứ để lập kế hoạch AT-VSLĐ?
Đánh giá rủi ro về AT-VSLĐ tại nơi làm việc; việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và
kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;
Kết quả thực hiện công tác AT-VSLĐ năm trước; Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất,
kinh doanh và tình hình lao động của năm kế hoạch;
Căn cứ vào kế hoạch tài chính của đơn vị.
Kiến nghị của người lao động, của tổ chức công đoàn và của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra.
C
Câu 54 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì nội dung nào không nằm trong Kế hoạch AT-VSLĐ?
Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ; Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao
động, phòng, chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động;
Kết quả thực hiện công tác AT-VSLĐ năm trước; Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất,
kinh doanh và tình hình lao động của năm kế hoạch;
Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; Chăm sóc sức khỏe người lao động;
Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về AT-VSLĐ;
Xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro, ứng cứu khẩn cấp; Xây dựng phương án PCTT&TKCN,
PCCC và CNCH.
B
Câu 55 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì đối tượng huấn luyện AT-VSLĐ gồm:
Người làm công tác AT-VSLĐ, người làm công tác y tế, ATVSV, người lao động (kể cả người
học nghề, tập nghề, thử việc) làm việc tại các đơn vị thuộc EVN.
Người quản lý phụ trách đơn vị, người làm công tác y tế, ATVSV, người lao động (kể cả người
học nghề, tập nghề, thử việc) làm việc tại các đơn vị thuộc EVN.
Người quản lý phụ trách, người làm công tác AT-VSLĐ, người làm công tác y tế, ATVSV,
người lao động (kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc) làm việc tại các đơn vị thuộc EVN.
Người quản lý phụ trách, người làm công tác AT-VSLĐ, người lao động (kể cả người học nghề,
tập nghề, thử việc) làm việc tại các đơn vị thuộc EVN.
C
Câu 56 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN trong công tác huấn luyện AT-VSLĐ thì điều cấm nào đúng?
Nghiêm cấm việc sử dụng người lao động chưa được huấn luyện và chưa được cấp Chứng nhận,
Chứng chỉ huấn luyện.
Nghiêm cấm việc sử dụng người lao động chưa được huấn luyện và chưa được cấp Thẻ an toàn
lao động, Thẻ an toàn điện.
Nghiêm cấm việc sử dụng người lao động đã được huấn luyện nhưng chưa được cấp Chứng
nhận, Chứng chỉ huấn luyện, Thẻ an toàn lao động, Thẻ an toàn điện.
Nghiêm cấm việc sử dụng người lao động chưa được huấn luyện và chưa được cấp Chứng nhận,
Chứng chỉ huấn luyện, Thẻ an toàn lao động, Thẻ an toàn điện.
D
Câu 57 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì mục đích kiểm tra công tác quản lý an toàn nhằm:
Phát hiện kịp thời các thiếu sót, tồn tại về an toàn để có biện pháp ngăn ngừa, khắc phục kịp thời.
Phát hiện kịp thời các lỗi vi phạm để xảy ra TNLĐ.
Phát hiện kịp thời các thiếu sót, tồn tại về an toàn để có hình thức xử lý kỷ luật kịp thời.
Phát hiện kịp thời các thiếu sót, tồn tại về an toàn để rút kinh nghiệm kịp thời.
A
Câu 58 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì các hình thức kiểm tra an toàn gồm:
Kiểm tra tổng thể; Kiểm tra chuyên đề từng nội dung kế hoạch SXKD; Kiểm tra trước, sau mùa
mưa, bão; Kiểm tra sau sự cố, tai nạn, sau sửa chữa lớn; Kiểm tra định kỳ; Kiểm tra đột xuất.
Kiểm tra tổng thể; Kiểm tra chuyên đề từng nội dung kế hoạch an toàn; Kiểm tra trước, sau mùa
mưa, bão; Kiểm tra sau sự cố, tai nạn, sau sửa chữa lớn; Kiểm tra định kỳ; Kiểm tra đột xuất.
Kiểm tra tổng thể; Kiểm tra chuyên đề từng nội dung kế hoạch an toàn; Kiểm tra trước, sau mùa
mưa, bão; Kiểm tra sau sự cố, tai nạn, sau sửa chữa lớn; Kiểm tra định kỳ; Kiểm tra theo chỉ đạo
của lãnh đạo đơn vị.
Kiểm tra chéo; Kiểm tra chuyên đề từng nội dung kế hoạch an toàn; Kiểm tra trước, sau mùa
mưa, bão; Kiểm tra sau sự cố, tai nạn, sau sửa chữa lớn; Kiểm tra định kỳ; Kiểm tra đột xuất.
B
Câu 59 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì báo cáo nhanh TNLĐ đối với nạn nhân là người lao động của đơn vị được
thực hiện như thế nào?
TNLĐ làm chết người hoặc làm từ hai người bị tai nạn nặng trở lên thì đơn vị để xảy ra tai nạn
phải khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử,…) với
cấp trên trực tiếp.
Tai nạn làm chết người hoặc làm từ hai người bị tai nạn nặng trở lên của các đơn vị ngoài ngành
đang thi công, xây lắp các công trình của EVN phải báo cáo nhanh (trong vòng 24 giờ) với cấp
trên.
Tai nạn điện xảy ra đối với người dân trên lưới điện do EVN quản lý, đơn vị có tai nạn xảy ra
(trong phạm vi quản lý của đơn vị) phải báo cáo nhanh (trong vòng 24 giờ) với với cấp trên.
Tai nạn giao thông, tai nạn rủi ro làm chết người hoặc làm từ hai người bị tai nạn nặng trở lên
của đơn vị phải báo cáo nhanh (trong vòng 24 giờ) với cấp trên.
A
Câu 60 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì báo cáo nhanh tai nạn lao động của các đơn vị ngoài ngành đang thi công, xây
lắp các công trình của EVN quản lý phải thực hiện như thế nào?
TNLĐ làm chết người hoặc làm từ hai người bị tai nạn nặng trở lên thì đơn vị để xảy ra tai nạn
phải khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử,…) với
cấp trên trực tiếp.
Tai nạn làm chết người hoặc làm từ hai người bị tai nạn nặng trở lên của các đơn vị ngoài ngành
đang thi công, xây lắp các công trình của EVN phải báo cáo nhanh (trong vòng 24 giờ) với cấp
trên.
Tai nạn điện xảy ra đối với người dân trên lưới điện do EVN quản lý, đơn vị có tai nạn xảy ra
(trong phạm vi quản lý của đơn vị) phải báo cáo nhanh (trong vòng 24 giờ) với với cấp trên.
Tai nạn giao thông, tai nạn rủi ro làm chết người hoặc làm từ hai người bị tai nạn nặng trở lên
của đơn vị phải báo cáo nhanh (trong vòng 24 giờ) với cấp trên.
B
Câu 61 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì báo cáo nhanh tai nạn điện xảy ra đối với người dân trên lưới điện do EVN
quản lý phải thực hiện như thế nào?
TNLĐ làm chết người hoặc làm từ hai người bị tai nạn nặng trở lên thì đơn vị để xảy ra tai nạn
phải khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử,…) với
cấp trên trực tiếp.
Tai nạn làm chết người hoặc làm từ hai người bị tai nạn nặng trở lên của các đơn vị ngoài ngành
đang thi công, xây lắp các công trình của EVN phải báo cáo nhanh (trong vòng 24 giờ) với cấp
trên.
Tai nạn điện xảy ra đối với người dân trên lưới điện do EVN quản lý, đơn vị có tai nạn xảy ra
(trong phạm vi quản lý của đơn vị) phải báo cáo nhanh (trong vòng 24 giờ) với với cấp trên.
Tai nạn giao thông, tai nạn rủi ro làm chết người hoặc làm từ hai người bị tai nạn nặng trở lên
của đơn vị phải báo cáo nhanh (trong vòng 24 giờ) với cấp trên.
C
Câu 62 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì báo cáo định kỳ về tai nạn lao động được thực hiện như thế nào?
Báo cáo về Sở Công Thương, cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp trước ngày 05/7 hằng năm đối
với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10/01 năm sau.
Báo cáo về Sở Y tế, cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp trước ngày 05/7 hằng năm đối với báo cáo
6 tháng đầu năm và trước ngày 10/01 năm sau.
Báo cáo về Liên đoàn lao động tỉnh, cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp trước ngày 05/7 hằng năm
đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10/01 năm sau.
Báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp trước ngày
05/7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10/01 năm sau.
D
Câu 63 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì báo cáo hàng quý các vụ tai nạn được thực hiện như thế nào?
Báo cáo tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn của nhà thầu, tai nạn điện trong dân gửi về
cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp trước ngày mùng 05 tháng đầu tiên của quý sau.
Báo cáo tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn của nhà thầu, tai nạn điện trong dân gửi về
Sở LĐTBXH địa phương trước ngày mùng 05 tháng đầu tiên của quý sau.
Báo cáo tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn của nhà thầu, tai nạn điện trong dân gửi về
Sở Công Thương trước ngày mùng 05 tháng đầu tiên của quý sau.
Báo cáo tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn của nhà thầu, tai nạn điện trong dân gửi về
cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp trước ngày mùng 10 tháng đầu tiên của quý sau.
A
Câu 64 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì việc cập nhật thông tin các vụ tai nạn được thực hiện như thế nào?
Hàng tháng các đơn vị trực thuộc EVN phải cập nhật thông tin các vụ tai nạn lên cổng thông tin
điện tử của EVN.
Hàng tuần các đơn vị trực thuộc EVN phải cập nhật thông tin các vụ tai nạn lên cổng thông tin
điện tử của EVN.
Hàng quý các đơn vị trực thuộc EVN phải cập nhật thông tin các vụ tai nạn lên cổng thông tin
điện tử của EVN.
Hàng năm các đơn vị trực thuộc EVN phải cập nhật thông tin các vụ tai nạn lên cổng thông tin
điện tử của EVN.
B
Câu 65 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì việc báo cáo định kỳ về công tác AT-VSLĐ tại các đơn vị cấp III được thực
hiện như thế nào?
Các đơn vị phải báo cáo định kỳ hàng năm với Sở Công Thương, Sở Y tế, cơ quan cấp trên quản
lý trực tiếp trước ngày 10/01 của năm sau.
Các đơn vị phải báo cáo định kỳ hàng năm với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Công
Thương, cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp trước ngày 10/01 của năm sau.
Các đơn vị phải báo cáo định kỳ hàng năm với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, cơ
quan cấp trên quản lý trực tiếp trước ngày 10/01 của năm sau.
Các đơn vị phải báo cáo định kỳ hàng năm với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, cơ
quan cấp trên quản lý trực tiếp trước ngày 05/01 của năm sau.
C
Câu 66 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì các Tổng công ty báo cáo định kỳ về công tác AT-VSLĐ được thực hiện như
thế nào?
Các Tổng công ty, gửi báo cáo về EVN trước ngày 10/01 của năm sau.
Các Tổng công ty, gửi báo cáo về EVN và Bộ LĐTBXH trước ngày 15/01 của năm sau.
Các Tổng công ty, gửi báo cáo về EVN trước ngày 05/01 của năm sau.
Các Tổng công ty, gửi báo cáo về EVN trước ngày 15/01 của năm sau.
D
Câu 67 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN quy định về việc báo cáo Tháng hành động AT-VSLĐ tại các đơn vị cấp III như
thế nào?
Các đơn vị phải báo cáo hàng năm với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, cơ quan cấp trên
quản lý trực tiếp trước ngày 15/7 hàng năm.
Các đơn vị phải báo cáo hàng năm với Sở Y tế, cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp trước ngày
15/7 hàng năm.
Các đơn vị phải báo cáo hàng năm với Sở Công Thương, cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp trước
ngày 15/7 hàng năm.
Các đơn vị phải báo cáo hàng năm với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, cơ quan cấp trên
quản lý trực tiếp trước ngày 05/7 hàng năm.
A
Câu 68 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN quy định về việc báo cáo Tháng hành động AT-VSLĐ tại các Tổng công ty được
thực hiện như thế nào?
Các Tổng công ty, gửi báo cáo về EVN trước ngày 10/01 của năm sau.
Các Tổng công ty, gửi báo cáo về EVN và Bộ LĐTBXH trước ngày 15/01 của năm sau.
Các Tổng công ty, gửi báo cáo về EVN trước ngày 05/01 của năm sau.
Các Tổng công ty, gửi báo cáo về EVN trước ngày 20/7 hàng năm.
D
Câu 69 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì các hình thức báo cáo gồm:
Các đơn vị báo cáo theo các quy định, hướng dẫn của EVN (bản giấy, điện tử, qua EVNportal).
Các đơn vị báo cáo theo các quy định, hướng dẫn của EVN (bản giấy, điện tử,điện thoại, qua
EVNportal).
Các đơn vị báo cáo theo các quy định, hướng dẫn của EVN (bản giấy),.
Các đơn vị báo cáo theo các quy định, hướng dẫn của EVN (bản điện tử, qua EVNportal).
A
Câu 70 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì định kỳ sơ kết, tổng kết công tác quản lý an toàn là:
Định kỳ hàng quý, 6 tháng các đơn vị thực hiện sơ kết, tổng kết công tác an toàn.
Định kỳ 6 tháng và hằng năm các đơn vị thực hiện sơ kết, tổng kết công tác an toàn.
Định kỳ hằng năm các đơn vị thực hiện sơ kết, tổng kết công tác an toàn.
Định kỳ hằng tháng các đơn vị thực hiện sơ kết, tổng kết công tác an toàn.
B
Câu 71 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì tổ chức sơ kết, tổng kết định kỳ công tác quản lý an toàn đối với các cấp như
thế nào?
Việc sơ kết, tổng kết phải được thực hiện từ cấp đơn vị lên đến cấp Công ty, cấp Tổng công ty và
cấp Tập đoàn.
Việc sơ kết, tổng kết phải được thực hiện từ cấp Đội, Trạm, Tổ sản xuất của đơn vị lên đến cấp
Công ty, cấp Tổng công ty.
Việc sơ kết, tổng kết phải được thực hiện từ cấp Đội, Trạm, Tổ sản xuất của đơn vị lên đến cấp
Công ty, cấp Tổng công ty và cấp Tập đoàn.
Việc sơ kết, tổng kết phải được thực hiện từ cấp Đội, Trạm, Tổ sản xuất của đơn vị lên đến cấp
Công ty.
C
Câu 72 Theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN ngày 22/11/2018 ban hành Quy định công tác an
toàn của EVN thì nội dung sơ kết, tổng kết công tác quản lý an toàn bao gồm:
Phân tích các kết quả đạt được, các hạn chế, thiếu sót và các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm;
Kỷ luật các đơn vị, cá nhân vi phạm.
Phân tích các kết quả đạt được, các hạn chế, thiếu sót và các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm;
Khen thưởng đối với các đơn vị và cá nhân làm tốt công tác an toàn tại các đơn vị.
Phân tích các kết quả đạt được, các hạn chế, thiếu sót và các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm.
Phân tích các kết quả đạt được, các hạn chế, thiếu sót và các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm;
Khen thưởng và phát động phong trào thi đua bảo đảm an toàn.
D
Câu 1 Theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH thì việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ
sinh lao động thực hiện vào các thời điểm sau đây?
Lần đầu khi bắt đầu hoạt động SXKD; Định kỳ trong quá trình hoạt động; Bổ sung khi thay đổi
về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất, khi xảy ra TNLĐ, sự cố kỹ thuật.
Lần đầu khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh; Định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất,
kinh doanh ít nhất 01 lần trong một năm;
Định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ít nhất 01 lần trong một năm; Bổ sung
khi thay đổi người làm công việc, khi xảy ra TNLĐ, sự cố kỹ thuật.
Lần đầu khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh; Bổ sung khi thay đổi về nguyên vật liệu,
công nghệ, tổ chức sản xuất, khi xảy ra TNLĐ, sự cố kỹ thuật gây mất AT-VSLĐ nghiêm trọng.
A
Câu 2 Theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH thì việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ
sinh lao động thực hiện theo các bước sau đây?
Lập kế hoạch, triển khai, tổng hợp đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động;
Triển khai, tổng hợp đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động;
Lập kế hoạch, tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, báo cáo các cấp theo quy định
A
Câu 3 Theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH nội dung nào không thuộc việc tổng hợp kết
quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động?
Xếp loại mức độ nghiêm trọng của nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tương ứng với yếu
tố nguy hiểm, yếu tố có hại được nhận diện.
Xác định các nguy cơ rủi ro chấp nhận được và các biện pháp giảm thiểu nguy cơ rủi ro đến mức
hợp lý.
Lập kế hoạch, triển khai, tổng hợp đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động;
Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động; đề xuất các biện pháp
nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động,
C
Câu 4 Theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH thì NSDLĐ hướng dẫn cho NLĐ thực hiện
những nội dung sau đây?
Xác định các nguy cơ rủi ro chấp nhận được; Áp dụng các biện pháp phòng, chống; Phát hiện và
báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm về các nguy cơ.
Nhận biết các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; Áp dụng các biện pháp phòng,
chống; Phát hiện và báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm về các nguy cơ.
Nhận biết các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; Áp dụng các biện pháp phòng,
chống; Triển khai, tổng hợp đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động; đề xuất các biện pháp
nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động.
B
Câu 5 Theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH thì người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm
tra toàn diện như thế nào?
1. Ít nhất 02 lần trong 06 tháng ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 01 tuần ở cấp
phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.
Ít nhất 01 lần trong 06 tháng ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 03 tháng ở cấp
phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.
Ít nhất 01 lần trong 01 năm ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 06 tháng ở cấp phân
xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.
Ít nhất 01 lần trong 06 tháng ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh thì tùy theo NSDLĐ quyết định.
B
Câu 6 Theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định về trách nhiệm thống kê, lưu trữ
trong công tác báo cáo AT-VSLĐ đối với NSDLĐ như thế nào?
Không phải mở sổ thống kê các nội dung cần phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động,
chỉ lưu trữ các báo cáo theo quy định của pháp luật.
Phải mở sổ thống kê các nội dung cần phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động, không
phải lưu trữ.
Phải mở sổ thống kê các nội dung cần phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động, lưu trữ
theo quy định của pháp luật
4. Phải mở sổ thống kê, lưu trữ các nội dung cần phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao
động khi đơn vị có xảy ra TNLĐ
C
Câu 7 Theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH thì NSDLĐ phải báo cáo về công tác AT-
VSLĐ định kỳ hằng năm như thế nào?
Báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế (trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện,
thư điện tử) trước ngày 10 tháng 01 của năm sau.
Báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế bằng văn bản trước ngày 15 tháng
01 của năm sau.
Báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện, thư điện
tử) trước ngày 05 tháng 01 của năm sau.
Báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Công Thương trước ngày 31
tháng 12 của năm đó.
A
Câu 8 Theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH thì việc tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an
toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề Sản
xuất, truyền tải và phân phối điện.
Khuyến khích Người sử dụng lao động đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và
đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc.
Người sử dụng lao động áp dụng bắt buộc việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao
động và đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc.
Cấp quản lý lao động trực tiếp áp dụng bắt buộc việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh
lao động và đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc.
Người lao động áp dụng bắt buộc việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và
đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc.
B
Câu 9 Theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH thì ngành, nghề nào có nguy cơ cao về tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp?
Sửa chữa điện nông thôn.
Phát điện và bán điện.
Sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
Dịch vụ bán lẻ điện năng.
C
Câu 10 Theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH thì việc tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động
được thực hiện như thế nào?
Người sử dụng lao động phải quy định và tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao
động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Người lao động phải quy định và tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động
trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Sở LĐTBXH quy định và yêu cầu cơ sở tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao
động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Cấp trên trực tiếp của cơ sở phải quy định và tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra an toàn, vệ sinh
lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.
A
Câu 11 Theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH nội dung nào không thuộc việc tổng hợp kết
quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động?
Xếp loại mức độ nghiêm trọng của nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tương ứng với yếu
tố nguy hiểm, yếu tố có hại được nhận diện.
Đánh giá bổ sung nguy cơ rủi ro về AT-VSLĐ khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ
chức sản xuất, khi xảy ra TNLĐ, sự cố kỹ thuật gây mất AT-VSLĐ nghiêm trọng.
Xác định các nguy cơ rủi ro chấp nhận được và các biện pháp giảm thiểu nguy cơ rủi ro đến mức
hợp lý.
Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động; đề xuất các biện pháp
nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động,
B
Câu 12 Theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH nội dung nào không thuộc việc tổng hợp kết
quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động?
Phát hiện và báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm về nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất
an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Xác định các nguy cơ rủi ro chấp nhận được và các biện pháp giảm thiểu nguy cơ rủi ro đến mức
hợp lý.
Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động; đề xuất các biện pháp
nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động,
Xếp loại mức độ nghiêm trọng của nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tương ứng với yếu
tố nguy hiểm, yếu tố có hại được nhận diện.
A
Câu 1 Theo Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì trách nhiệm của người sử dụng lao động
về việc báo cáo định kỳ tình hình TNLĐ là:
Báo cáo lên Sở LĐTBXH địa phương định kỳ 6 tháng (trước 05/7) và 01 năm (trước 10/01)
Báo cáo lên Sở LĐTBXH địa phương định kỳ 01 năm / 01 lần .
Báo cáo lên UBND cấp tỉnh định kỳ 6 tháng / 01 lần
Báo cáo lên Thanh tra ATLĐ tỉnh định kỳ 01 quý / 01 lần
A
Câu 2 Theo Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì TNLĐ được phân làm mấy loại?
Năm loại: nhẹ, nặng, chết người, nghiêm trọng và cực kỳ nghiêm trọng
Ba loại: nhẹ, nặng, chết người.
Bốn loại: nhẹ, nặng, chết người, nghiêm trọng.
Hai loại: nặng, chết người.
B
Câu 3 Theo Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì khi xảy ra TNLĐ nặng từ 02 người trở
lên thì cơ sở để xảy ra TNLĐ phải khai báo ngay cho những cơ quan tổ chức nào?:
Thanh tra Sở LĐTBXH tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra TNLĐ
Công an cấp huyện nơi xảy ra TNLĐ;
Cơ quan cấp trên trực tiếp..
Liên đoàn lao động tỉnh nơi xảy ra TNLĐ.
A
Câu 4 Theo Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì khi xảy ra TNLĐ chết người thì cơ sở
để xảy ra TNLĐ phải khai báo ngay cho những cơ quan tổ chức nào?:
Thanh tra Sở LĐTBXH tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra TNLĐ
Thanh tra Sở LĐTBXH tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra TNLĐ và Công an cấp
huyện nơi xảy ra TNLĐ.
Cơ quan cấp trên trực tiếp..
Liên đoàn lao động tỉnh nơi xảy ra TNLĐ.
B
Câu 5 Theo Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì tai nạn lao động làm chết người thuộc
trường hợp sau đây:
Chết tại nơi xảy ra tai nạn; Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
Chết trong thời gian điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo
kết luận tại biên bản giám định pháp y;
Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.
Một trong các trường hợp trên.
D
Câu 6 Theo Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì trường hợp người lao động bị tai nạn
giao thông được công nhận TNLĐ khi:
Đang thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động; đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc đi từ nơi làm
việc về nơi ở.
Đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc đi từ nơi làm việc về nơi ở.
Đii lại khi đang thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Đang thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động; đi từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại theo sự
phân công của Người sử dụng lao động
A
Câu 7 Theo Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 15/5/2016, trường hợp người lao động bị TNGT thì
tiến hành xác minh, lập biên bản điều tra TNLĐ căn cứ vào văn bản, tài liệu nào sau đây:
Hồ sơ giải quyết tai nạn giao thông của cơ quan cảnh sát giao thông;
Văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an cấp xã nơi xảy ra tai nạn;
Văn bản xác nhận bị tai nạn của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn.
Một trong các văn bản trên.
D
Câu 8 Theo Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 15/5/2016, trường hợp vụ tai nạn lao động xảy ra tại
nơi thuộc thẩm quyền quản lý của NSDLĐ, nhưng nạn nhân là người lao động thuộc quyền quản
lý của NSDLĐ khác thì xử lý thế nào?
NSDLĐ tại nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở, đồng thời
mời đại diện Thanh tra Sở LĐTBXH tham gia Đoàn điều tra.
NSDLĐ tại nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở, đồng thời
mời đại diện NSDLĐ của nạn nhân tham gia Đoàn điều tra.
NSDLĐ của nạn nhân có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở, đồng thời mời
đại diện NSDLĐ tại nơi xảy ra tai nạn tham gia Đoàn điều tra.
Đoàn điều tra TNLĐ cấp tỉnh điều tra, đồng thời mời đại diện NSDLĐ của nạn nhân và NSDLĐ
tại nơi xảy ra tai nạn tham gia Đoàn điều tra.
B
Câu 9 Theo Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì nội dung kiểm soát các yếu tố nguy
hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc là:
Nhận diện và đánh giá rủi ro; Xác định mục tiêu và các biện pháp phòng, chống ;Triển khai và
đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống
Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; Xây dựng các biện pháp phòng,
chống ;Đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống
Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; Xác định mục tiêu và các biện pháp
phòng, chống ;Triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống
Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; Xác định mục tiêu phòng,
chống ;Đánh giá hiệu quả các biện pháp loại trừ các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
C
Câu 10 Theo Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì NSDLĐ xác định mục tiêu và các biện
pháp phù hợp để phòng, chống tác hại của các yếu tố nguy hiểm, cỏ hại tại nơi làm việc, theo thứ
tự ưu tiên sau đây:
Loại trừ ngay từ khâu thiết kế nhà xưởng, lựa chọn công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu; - Ngăn
chặn, hạn chế sự tiếp xúc, giảm thiểu tác hại bằng việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật - Áp dụng
các biện pháp tổ chức, hành chính.
Áp dụng các biện pháp tổ chức, hành chính.- Loại trừ ngay từ khâu thiết kế nhà xưởng, lựa chọn
công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu; - Ngăn chặn, hạn chế sự tiếp xúc, giảm thiểu tác hại bằng
việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật.
Ngăn chặn, hạn chế sự tiếp xúc, giảm thiểu tác hại bằng việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật -
Loại trừ ngay từ khâu thiết kế nhà xưởng, lựa chọn công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu; - Áp
dụng các biện pháp tổ chức, hành chính.
Ngăn chặn, hạn chế sự tiếp xúc, giảm thiểu tác hại bằng việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật -
Loại trừ ngay từ khâu thiết kế nhà xưởng, lựa chọn công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu; - Áp
dụng các biện pháp tổ chức, hành chính.
A
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
THÔNG TƯ 08
Câu 1 Theo Thông tư số 08/2016/TT-BLĐTBXH quy định NSDLĐ có trách nhiệm đánh giá,
công bố tình hình TNLĐ xảy ra tại cơ sở như thế nào?
Định kỳ 06 tháng, hằng năm, đánh giá, công bố cho người lao động được biết trước ngày 10
tháng 7 và trước ngày 15 tháng 01 năm sau.
Định kỳ hằng năm, đánh giá, công bố cho người lao động được biết trước ngày 15 tháng 01 năm
sau.
Định kỳ 06 tháng, hằng năm, đánh giá, công bố cho người lao động được biết trước ngày 15
tháng 7 và trước ngày 10 tháng 01 năm sau.
Định kỳ hàng tháng, NSDLĐ đánh giá, công bố cho người lao động được biết tình hình TNLĐ
của đơn vị mình.
A
Câu 2 Theo Thông tư số 08/2016/TT-BLĐTBXH thì thông tin công bố tình hình TNLĐ phải
được thông báo dưới hình thức nào?
Niêm yết công khai tại trụ sở doanh nghiệp và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ sở
(nếu có).
Niêm yết công khai tại trụ sở của cơ sở và cấp tổ đội, phân xưởng (có xảy ra TNLĐ) và đăng tải
trên trang thông tin điện tử của cơ sở (nếu có).
Niêm yết công khai tại trụ sở của cơ sở và cấp tổ đội, phân xưởng (đối với các tổ đội, phân
xưởng.
Ra Thông báo và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ sở (nếu có)
B
Câu 3 Theo Thông tư số 08/2016/TT-BLĐTBXH thì NSDLĐ có trách nhiệm phải công bố tình
hình TNLĐ các thông tin nào?
Số vụ / người bị TNLĐ, số vụ / người bị TNLĐ chết người; Danh sách các nạn nhân từ 10 năm
trở lại; Thiệt hại do TNLĐ; So sánh, phân tích nguyên nhân và hiệu quả so với cùng thời kỳ.
Tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình sự cố kỹ thuât xảy ra tại cơ sở của mình; mở sổ
thống kê theo quy định.
Số vụ / người bị TNLĐ, số vụ / người bị TNLĐ chết người; Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai nạn;
Thiệt hại do TNLĐ; So sánh, phân tích nguyên nhân và hiệu quả so với cùng thời kỳ.
Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai nạn; Thiệt hại do TNLĐ; So sánh, phân tích nguyên nhân và
hiệu quả so với cùng thời kỳ để đưa ra các bài học rút kinh nghiệm qua các vụ TNLĐ
C
Câu 4 Theo Thông tư số 08/2016/TT-BLĐTBXH thì Người sử dụng lao động phải trách nhiệm
thu thập, lưu trữ thông tin TNLĐ được quy định như thế nào?
Tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình sự cố kỹ thuât xảy ra tại cơ sở của mình; mở sổ
thống kê theo quy định.
Tổ chức điều tra tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở của mình; mở sổ thống kê theo quy định.
Tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở của mình; mở sổ
thống kê theo quy định.
Tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở của mình và các
đơn vị khác trong ngành; mở sổ thống kê theo quy định.
C
Câu 5 Theo Thông tư số 08/2016/TT-BLĐTBXH thì NSDLĐ việc báo cáo tình hình tai nạn lao
động theo quy định nào?
Người sử dụng lao động phải định kỳ 06 tháng, hằng năm, báo cáo Sở LĐTBXH, Liên đoàn lao
động, Sơ Y tế tỉnh, .
Theo Luật AT-VSLĐ thì Người sử dụng lao động phải định kỳ 06 tháng, hằng năm, báo cáo cơ
quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Người sử dụng lao động phải định kỳ 06 tháng, hằng năm, báo cáo Sở LĐTBXH tỉnh và cơ quan
quản lý cấp trên trực tiếp.
Người sử dụng lao động phải định kỳ 06 tháng, hằng năm, báo cáo Sở LĐTBXH, Sở Công
Thương tỉnh.
B
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
CBATCT, CBATBCT
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC ngày 26/3/2019

Câu 1: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì khái niệm “Đơn vị cơ sở” là những tổ chức nào?
1. Các Điện lực; Đội Quản lý vận hành lưới điện cao thế; Xí nghiệp dịch vụ Điện lực hoặc cấp
tương đương.
2. Các Điện lực; Phòng / Ban trực thuộc Công ty; Xí nghiệp dịch vụ Điện lực hoặc cấp tương
đương.
3. Các Điện lực; Đội Quản lý vận hành lưới điện cao thế; Đội DVĐL thuộc Xí nghiệp DVĐL
hoặc cấp tương đương.
4. Các Điện lực; Các Đội Quản lý vận hành trực thuộc Điện lực; Xí nghiệp dịch vụ Điện lực
hoặc cấp tương đương.
Câu 2: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì cơ cấu CBATCT tại đơn vị cơ sở như thế nào?
1. Tại mỗi đơn vị cơ sở: Điện lực, Đội QLVH LĐCT, XNDVĐL hoặc cấp tương đương bố trí ít
nhất 01 tổ CBATCT.
2. Tại mỗi đơn vị cơ sở: Điện lực, Đội QLVH LĐCT, XNDVĐL hoặc cấp tương đương bố trí ít
nhất 01 CBATCT.
3. Tại mỗi đơn vị cơ sở: Điện lực, Đội QLVH LĐCT, XNDVĐL hoặc cấp tương đương bố trí ít
nhất 02 CBATCT.
4. Tại mỗi Tổ (Đội) trực thuộc đơn vị cơ sở (Điện lực, Đội QLVH LĐCT, XNDVĐL hoặc cấp
tương đương) bố trí ít nhất 01 CBATCT.
Câu 3: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC quy định trường hợp đơn vị cơ sở có từ 02 CBATCT trở lên
như thế nào?
1. Phải cử người Tổ trưởng hoặc Đội trưởng.
2. PGĐKT đơn vị cơ sở đó làm Tổ trưởng hoặc nhóm trưởng.
3. Phải cử người Tổ trưởng hoặc nhóm trưởng.
4. Trưởng phòng KHKTAT đơn vị cơ sở đó làm Tổ trưởng hoặc nhóm trưởng.
Câu 4: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC, đối với các Điện lực sát nhập nhiều đơn vị hành chính quận
huyện thì bố trí CBATCT như thế nào?
1. Bố trí 01 CBATCT theo từng ĐL.
2. Bố trí đủ CBATCT tương đương số Đội DVĐL trực thuộc ĐL.
3. Bố trí đủ CBATCT tương đương số đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn.
4. Bố trí đủ CBATCT tương đương số đơn vị hành chính trên địa bàn.
Câu 5: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC, đối với XNDVĐL thực hiện nhiệm vụ trên nhiều tỉnh thì bố
trí CBATCT như thế nào?
1. Bố trí đủ CBATCT tương đương số tỉnh mà Xí nghiệp phụ trách.
2. Bố trí đủ CBATCT tương đương số Đội DVĐL trực thuộc XNDVĐL.
3. Bố trí đủ CBATCT tương đương số đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn.
4. Bố trí đủ CBATCT tương đương số đơn vị hành chính trên địa bàn.
Câu 6: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC, đối với Đội QLVH LĐCT có số TBA 110kV và đường dây
110kV cao thì bố trí CBATCT như thế nào?
1. Các tỉnh có từ 25 trạm biến áp trở lên hoặc có trên 500km đường dây 110kV thì bố trí thêm 01
CBATCT)
2. Các tỉnh có từ 15 trạm biến áp trở lên hoặc có trên 500km đường dây 110kV thì bố trí thêm 01
CBATCT)
3. Các tỉnh có từ 15 trạm biến áp trở lên hoặc có trên 250km đường dây 110kV thì bố trí thêm 01
CBATCT)
4. Các tỉnh có từ 5 trạm biến áp trở lên hoặc có trên 1000km đường dây 110kV thì bố trí thêm 01
CBATCT)
Câu 7: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì CBATCT và CBATBCT chịu trách nhiệm thực hiện các
nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ theo cấp nào?
1. Theo chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị, đơn vị cơ sở và hướng dẫn của phòng An toàn hoặc phòng
KT-AT Công ty.
2. Theo chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị, đơn vị cơ sở và hướng dẫn của phòng An toàn hoặc phòng
KT-AT Công ty.
3. Theo chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị, đơn vị cơ sở và hướng dẫn của phòng An toàn hoặc phòng
KT-AT Công ty.
4. Theo chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị, đơn vị cơ sở và hướng dẫn của phòng An toàn hoặc phòng
KT-AT Công ty.
Câu 8: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì CBATCT và CBATBCT chịu sự quản lý trực tiếp và chỉ
đạo trực tiếp của ai?
1. Chịu sự quản lý trực tiếp và chỉ đạo trực tiếp của các ông (bà) TPKHKTAT đơn vị cơ sở hoặc
lãnh đạo đơn vị cấp tương đương.
2. Chịu sự quản lý trực tiếp và chỉ đạo trực tiếp của các ông (bà) Đội trưởng Đội QLVH đơn vị
cơ sở hoặc lãnh đạo đơn vị cấp tương đương.
3. Chịu sự quản lý trực tiếp và chỉ đạo trực tiếp của các ông (bà) Trưởng phòng an toàn Công ty
hoặc lãnh đạo đơn vị cấp tương đương.
4. Chịu sự quản lý trực tiếp và chỉ đạo trực tiếp của các ông (bà) Giám đốc hoặc PGĐ phụ trách
kỹ thuật đơn vị cơ sở hoặc lãnh đạo đơn vị cấp tương đương.
Câu 9: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC CBATCT và CBATBCT được hưởng chế độ gì?
1. Được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiêm tương đương Đội trưởng đơn vị cấp 4 và các quyền
lợi khác theo quy định của Tổng công ty Điện lực miền Bắc.
2. Được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiêm tương đương trưởng phòng đơn vị cấp 4 và các
quyền lợi khác theo quy định của Tổng công ty Điện lực miền Bắc.
3. Được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiêm tương đương Tổ trưởng đơn vị cấp 4 và các quyền
lợi khác theo quy định của Tổng công ty Điện lực miền Bắc.
4. Được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiêm tương đương PTP đơn vị cấp 4 và các quyền lợi
khác theo quy định của Tổng công ty Điện lực miền Bắc.
Câu 10: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC, tiêu chuẩn đối với CBATCT, CBATBCT về trình độ đại học
như thế nào?
1. Có trình độ đại học chuyên ngành kinh tế điện; có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của đơn vị cơ sở;
2. Có trình độ đại học chuyên ngành kỹ thuật điện; có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của đơn vị cơ sở;
3. Có trình độ đại học chuyên ngành kỹ thuật điện; có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của đơn vị cơ sở;
4. Có trình độ đại học chuyên ngành kỹ thuật điện; có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của đơn vị cơ sở;
Câu 11: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC, tiêu chuẩn đối với CBATCT, CBATBCT về trình độ cao đẳng
như thế nào?
1. Có trình độ cao đẳng chuyên ngành kinh tế điện; ít nhất 04 năm kinh nghiệm làm việc trong
lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị cơ sở.
2. Có trình độ cao đẳng chuyên ngành hệ thống điện; ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm việc trong
lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị cơ sở.
3. Có trình độ cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật điện; ít nhất 04 năm kinh nghiệm làm việc trong
lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị cơ sở.
4. Có trình độ cao đẳng chuyên ngành Phát dẫn điện; ít nhất 06 năm kinh nghiệm làm việc trong
lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị cơ sở.
Câu 12: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC, tiêu chuẩn đối với CBATCT, CBATBCT về trình độ trung
cấp như thế nào?
1. Có trình độ trung cấp thuộc các chuyên ngành khối kinh tế điện hoặc hoặc trực tiếp làm công
tác kỹ thuật điện; có 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực SXKD của đơn vị cơ sở.
2. Có trình độ trung cấp thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật điện hoặc hoặc trực tiếp làm công
tác kỹ thuật điện; có 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực SXKD của đơn vị cơ sở.
3. Có trình độ trung cấp thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật điện hoặc hoặc trực tiếp làm công
tác kỹ thuật điện; có 07 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực SXKD của đơn vị cơ sở.
4. Có trình độ trung cấp thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật điện hoặc hoặc trực tiếp làm công
tác kỹ thuật điện; có 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực SXKD của đơn vị cơ sở.
Câu 13: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC, yêu cầu nào về năng lực công tác của CBATCT và
CBATBCT không bắt buộc phải có?
1. Có khả năng nắm bắt những nội dung cơ bản của các quy định về ATVSLĐ và quy trình vận
hành lưới điện, các thiết bị điện, các quy phạm, quy trình an toàn điện.
2. Có khả năng nắm bắt nội dung điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị.
3. Hiểu biết kiến thức chung có liên quan đến mọi công việc trong phạm vi quản lý, điều hành
của đơn vị.
4. Có khả năng truyền đạt, phổ biến tới người lao động những văn bản chỉ đạo của cấp trên về
công tác ATVSLĐ và các quy trình, quy định....
Câu 14: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì chức năng nào của CBATCT và CBATBCT không bắt
buộc phải có?
1. Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị cơ sở lập kế hoạch sản xuất kinh doanh chung theo năm tài
chính.
2. Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị cơ sở quản lý, điều hành công tác ATVSLĐ, PCCC&CNCH,
PCTT&TKCN, HLBVATLĐCA;
3. Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động về công tác ATVSLĐ.
4. Là đầu mối, trực tiếp theo dõi, tổng hợp nghiệp vụ về ATVSLĐ PCCC&CNCH,
PCTT&TKCN, HLBVATLĐCA tại đơn vị cơ sở.
Câu 15: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì quyền của CBAT đình chỉ công việc được quy định như thế
nào?
1. Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất quyết định tạm đình chỉ công việc trong trường hợp
khẩn cấp khi phát hiện các nguy cơ xảy ra TNLĐ, đồng thời phải báo cáo cán bộ quản lý, đại
diện NSDLĐ tại đơn vị cơ sở.
2. Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất hoặc trực tiếp quyết định tạm đình chỉ công việc
trong trường hợp khẩn cấp khi phát hiện các nguy cơ xảy ra TNLĐ, đồng thời phải báo cáo cán
bộ quản lý, đại diện NSDLĐ tại đơn vị cơ sở,
3. Tực tiếp quyết định tạm đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp khi phát hiện các nguy
cơ xảy ra TNLĐ, đồng thời phải báo cáo cán bộ quản lý, đại diện NSDLĐ tại đơn vị cơ sở,
4. Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất hoặc trực tiếp quyết định tạm đình chỉ công việc
trong trường hợp khẩn cấp khi phát hiện các nguy cơ xảy ra TNLĐ, đồng thời phải báo cáo
phòng (ban) an toàn cấp trên,
Câu 16: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì sau khi đình chỉ công việc do phát hiện các nguy cơ xảy ra
TNLĐ, CBAT yêu cầu bộ phận bị đình chỉ giải quyết công việc gì?
1. Yêu cầu thu dọn dụng cụ, rút người ra khỏi vị trí công tác .
2. Tháo dỡ, giải phóng các BPAT đã thực hiện trước đấy.
3. Thực hiện các biện pháp đảm bảo AT-VSLĐ.
4. Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông tại hiện trường, chờ lệnh rút người khỏi
vị trí công tác.
Câu 17: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì quyền đình chỉ hoạt động của các loại máy, thiết bị được
quy định như thế nào?
1. Được phép đình chỉ các loại máy, thiết bị không đảm bảo an toàn.
2. Được phép đình chỉ các loại máy, thiết bị đã hết hạn sử dụng.
3. Được phép đình chỉ các loại máy, thiết bị không có tem dán kiểm định KTAT thiết bị có yêu
cầu nghiêm ngặt về ATLĐ.
4. Được phép đình chỉ các loại máy, thiết bị không đảm bảo an toàn hoặc đã hết hạn sử dụng.
Câu 18: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì quyền kiểm tra kiến thức, quy chuẩn, quy trình, quy định về
an toàn được quy định như thế nào?
1. Được quyền kiểm tra đối với công nhân trực tiếp sản xuất trong đơn vị.
2. Được quyền kiểm tra đối với công nhân trực tiếp sản xuất và lãnh đạo, chỉ huy trong đơn vị.
3. Được quyền kiểm tra đối với ATVSV trong Tổ (Đội).
4. Được quyền kiểm tra đối với lãnh đạo, chỉ huy trong đơn vị.
Câu 19: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC quyền kiến nghị với lãnh đạo đơn vị xử lý về mặt tổ chức lao
động đối với NLD vi phạm như thế nào?
1. Trong trường hợp đặc biệt, có quyền kiến nghị với lãnh đạo đơn vị chấm dứt hợp đồng đối với
những người thiếu trách nhiệm và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao.
2. Trong trường hợp đặc biệt, có quyền kiến nghị với lãnh đạo đơn vị chuyển khỏi cương vị công
tác đối với những người thiếu trách nhiệm và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao.
3. Trong trường hợp đặc biệt, có quyền kiến nghị với lãnh đạo đơn vị cách chức cương vị công
tác đối với những người thiếu trách nhiệm và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao.
4. Trong trường hợp đặc biệt, có quyền kiến nghị với lãnh đạo đơn vị kỷ luật sa thải đối với
những người thiếu trách nhiệm và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao.
Câu 20: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì quyền đề xuất các hình thức kỷ luật lao động đối với những
CBCNV vi phạm như thế nào?
1. Có quyền đề xuất các hình thức kỷ luật lao động đối với những CBCNV vi phạm Quy phạm
kỹ thuật, QTATĐ, các Quy định về ATVSLĐ.
2. Có quyền đề xuất các hình thức kỷ luật lao động đối với những CBCNV vi phạm Quy phạm
kỹ thuật, các Quy định về hành lang, PCTT&TKCN, PCCC&CNCH.
3. Có quyền đề xuất các hình thức kỷ luật lao động đối với những CBCNV vi phạm Quy phạm
kỹ thuật, QTATĐ, các Quy định về ATVSLĐ, hành lang, PCTT&TKCN, PCCC&CNCH.
4. Có quyền đề xuất các hình thức kỷ luật lao động đối với những CBCNV vi phạm Quy phạm
kỹ thuật.
Câu 21: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì quyền đề nghị các hình thức khen thưởng như thế nào?
1. Có quyền đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác.
Trong LĐSX.
2. Có quyền đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác
chuyên môn.
3. Có quyền đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác an
toàn, tiết kiệm điện.
4. Có quyền đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác
ATVSLĐ.
Câu 22: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì CBAT có quyền tham gia các hội đồng gì?
1. Hội đồng xét thành tích lương, xét thưởng vận hành an toàn hàng tháng, nâng bậc lương
CNKT; xét thành tích, danh hiệu thi đua của cá nhân và tập thể bộ phận trực thuộc.
2. Hội đồng xét kỷ luật, xét thưởng vận hành an toàn hàng tháng, nâng bậc lương CNKT; xét
thành tích, danh hiệu thi đua của cá nhân và tập thể bộ phận trực thuộc.
3. Hội đồng xét hoàn thành nhiệm vụ, xét thưởng vận hành an toàn hàng tháng, nâng bậc lương
CNKT; xét thành tích, danh hiệu thi đua của cá nhân và tập thể bộ phận trực thuộc.
4. Hội đồng tuyển dụng, xét thưởng vận hành an toàn hàng tháng, nâng bậc lương CNKT; xét
thành tích, danh hiệu thi đua của cá nhân và tập thể bộ phận trực thuộc.
Câu 23: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì CBAT báo cáo vượt cấp quy định như thế nào?
1. CBAT có quyền báo cáo vượt cấp lên cấp trên khi lãnh đạo Công ty: không xử lý các hiện
tượng mất an toàn, cố ý sai phạm, có tình che giấu các vụ việc đã xảy ra.
2. CBAT có quyền báo cáo vượt cấp lên cấp trên khi lãnh đạo đơn vị cơ sở: không xử lý các hiện
tượng mất an toàn, cố ý sai phạm, có tình che giấu các vụ việc đã xảy ra.
3. CBAT có quyền báo cáo vượt cấp lên cấp trên khi lãnh đạo các Đội thuộc đơn vị cơ sở: không
xử lý các hiện tượng mất an toàn, cố ý sai phạm, có tình che giấu các vụ việc đã xảy ra.
4. CBAT có quyền báo cáo vượt cấp lên cấp trên khi người lao động: không xử lý các hiện tượng
mất an toàn, cố ý sai phạm, có tình che giấu các vụ việc đã xảy ra.
Câu 24: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC quy định việc tham gia xét duyệt phương án đối với CBAT
được quy định như thế nào?
1. CBAT có quyền tham gia xét duyệt các phương án tổ chức thi công trong hồ sơ thầu các công
trình xây dựng mới; công trình sửa chữa, cải tạo lưới điện.
2. CBAT không có quyền tham gia xét duyệt các phương án tổ chức thi công và biện pháp đảm
bảo toàn cho các công trình xây dựng mới; công trình sửa chữa, cải tạo lưới điện.
3. CBAT có quyền tham gia xét duyệt các phương án tổ chức thi công và biện pháp đảm bảo
toàn cho các công trình xây dựng mới; công trình sửa chữa, cải tạo lưới điện.
4. CBAT có quyền tham gia xét duyệt các phương án tổ chức thi công và biện pháp đảm bảo
toàn cho tất cả các công trình thuộc nguồn vốn của ngành điện.
Câu 25: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC quy định việc tham gia xây dựng kế hoạch SXKD, tham dự
các cuộc họp đối với CBAT được quy định như thế nào?
1. CBAT có quyền tham gia xây dựng kế hoạch tài chính và các cuộc họp sơ kết, tổng kết của
Đơn vị cơ sơ.
2. CBAT có quyền tham gia xây dựng kế hoạch giảm tổn thất điện năng và các cuộc họp sơ kết,
tổng kết của Đơn vị cơ sơ.
3. CBAT có quyền tham gia xây dựng kế hoạch cải tạo, sử chữa lớn lưới điện và các cuộc họp sơ
kết, tổng kết của Đơn vị cơ sơ.
4. CBAT có quyền tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và các cuộc họp sơ kết, tổng
kết của Đơn vị cơ sơ.
Câu 26: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì CBAT có chức danh gì trong Hội đồng (Tiểu ban) xét
thưởng ATĐ của đơn vị?
1. Là uỷ viên thường trực xét thưởng vận hành an toàn của Đơn vị cơ sở.
2. Là Phó chủ tịch Hội đồng xét thưởng vận hành an toàn của Đơn vị cơ sở.
3. Là uỷ viên thường trực xét hoàn thành nhiệm vụ của Đơn vị cơ sở.
4. Là uỷ viên thường trực Hội đồng tuyển dụng của Đơn vị cơ sở.
Câu 27: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì CBAT phải chịu trách nhiệm về hành vi nào trong việc
thực hiện các BPAT?
1. Không hướng dẫn hoặc hướng dẫn không đầy đủ các biện pháp kỹ thuật khi thực hiện công
việc theo quy định cho CBCNV trong đơn vị.
2. Không hướng dẫn hoặc hướng dẫn không đầy đủ các biện pháp đảm bảo ATLĐ khi thực hiện
công việc theo quy định cho CBCNV trong đơn vị.
3. Không hướng dẫn hoặc hướng dẫn không đầy đủ các biện pháp thi công khi thực hiện công
việc theo quy định cho CBCNV trong đơn vị.
4. Không hướng dẫn hoặc hướng dẫn không đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông
khi thực hiện công việc theo quy định cho CBCNV trong đơn vị.
Câu 28: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì CBAT phải chịu trách nhiệm về hành vi nào trong việc
thực hiện kiểm tra kiểm soát ATLĐ?
1. Không kiểm tra, kiểm soát ATLĐ; khi phát hiện thấy ĐVCT không thực hiện đúng quy phạm,
QTKTAT mà không có các biện pháp xử lý kịp thời dẫn đến sự số lưới điện.
2. Không kiểm tra, kiểm soát ATLĐ; khi phát hiện thấy ĐVCT không thực hiện đúng quy phạm,
QTKTAT mà không có các biện pháp xử lý kịp thời dẫn đến TNLĐ.
3. Không kiểm tra, kiểm soát ATLĐ; khi phát hiện thấy ĐVCT không thực hiện đúng quy phạm,
QTKTAT mà không có các biện pháp xử lý kịp thời dẫn đến TNLĐ hoặc sự số lưới điện.
4. Không kiểm tra, kiểm soát ATLĐ; khi phát hiện thấy ĐVCT không thực hiện đúng quy phạm,
QTKTAT mà không có báo cáo lên lãnh đạo đơn vị dẫn đến TNLĐ hoặc sự số lưới điện.
Câu 29: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì CBAT phải chịu trách nhiệm về hành vi nào trong trong
quản lý các trang thiết bị, DCLV, DCAT?
1. Không kiểm tra các trang thiết bị, dụng cụ an toàn lao động, hoặc thử nghiệm theo đúng quy
định.
2. Không kiểm tra các trang thiết bị, dụng cụ an toàn lao động, PCCC, PCTT&TKCN hoặc
không dán tem thử nghiệm theo đúng quy định.
3. Không kiểm tra các trang thiết bị PCCC, PCTT&TKCN hoặc thử nghiệm theo đúng quy định.
4. Không kiểm tra các trang thiết bị, dụng cụ an toàn lao động, PCCC, PCTT&TKCN hoặc thử
nghiệm theo đúng quy định.
Câu 30: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì CBAT phải chịu trách nhiệm về hành vi nào trong việc
thực hiện khắc phục các tồn tại, vi phạm?
1. Không đôn đốc khắc phục các tồn tại theo kiến nghị tại biên bản kiểm tra các cấp.
2. Không trực tiếp khắc phục các tồn tại theo kiến nghị tại biên bản kiểm tra các cấp.
3. Không đôn đốc khắc phục các tồn tại theo chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị cơ sở.
4. Không đôn đốc khắc phục các tồn tại theo ý kiến của Phòng an toàn Công ty.
Câu 31: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì CBAT phải chịu trách nhiệm về hành vi nào trong việc phổ
biến văn bản?
1. Không phổ biến hoặc phổ biến chậm các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của các cơ quan quản
lý nhà nước về công tác ATVSLĐ đến toàn CBCNV trong đơn vị dẫn đến NLĐ vi phạm
2. Không phổ biến hoặc phổ biến chậm các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên về công
tác ATVSLĐ đến toàn CBCNV trong đơn vị dẫn đến người lao động vi phạm
3. Không phổ biến hoặc phổ biến chậm các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của hệ thống an toàn
về công tác ATVSLĐ đến toàn CBCNV trong đơn vị dẫn đến người lao động vi phạm
4. Không phổ biến hoặc phổ biến chậm các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của địa phương về
công tác ATVSLĐ đến toàn CBCNV trong đơn vị dẫn đến người lao động vi phạm
Câu 32: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì CBAT phải chịu trách nhiệm về hành vi nào trong việc
quản lý hồ sơ sổ sánh AT-VSLĐ?
1. Không đôn đốc nhắc nhở, quản lý tốt hồ sơ, sổ sách về công tác QLKT-VH.
2. Không đôn đốc nhắc nhở, quản lý tốt hồ sơ, sổ sách về công tác BHLĐ.
3. Không đôn đốc nhắc nhở, quản lý tốt hồ sơ, sổ sách về công ATVSLĐ.
4. Không đôn đốc nhắc nhở, quản lý tốt hồ sơ, sổ sách về công tác kỷ luật sản xuất.
Câu 33: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành kèm theo
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì CBAT phải chịu trách nhiệm về hành vi gian dối nào?
1. Bao che, che dấu các hành vi thực hiện quy phạm, quy trình kỹ thuật an toàn của CBCNV
trong đơn vị.
2. Bao che, che dấu các hành vi vi phạm quy phạm, quy trình kỹ thuật an toàn của lãnh đạo đơn
vị.
3. Bao che, che dấu các hành vi vi phạm quy phạm, quy trình kỹ thuật an toàn của người lao
động trực tiếp trong đơn vị.
4. Bao che, che dấu các hành vi vi phạm quy phạm, quy trình kỹ thuật an toàn của CBCNV trong
đơn vị.
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
QUY TRÌNH AN TOÀN ĐIỆN
Ban hành kèm theo Quyết định số 959/QĐ-EVN ngày 26/7/2021của
Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Câu 1: Theo Quy trình An toàn điện, quy định điện cao áp và hạ áp như thế nào?
1. Điện hạ áp là điện áp đến 1000V, điện cao áp là điện áp trên 1000V trở lên.
2. Điện hạ áp là điện áp dưới 1000V, điện cao áp là điện áp trên 1000V trở lên.
3. Điện hạ áp là điện áp dưới 1000V, điện cao áp là điện áp từ 1000V trở lên.
4. Điện hạ áp là điện áp đến 1000V, điện cao áp là điện áp từ 1000V trở lên.
Câu 2: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi có rào chắn
(tức là khỏng cách từ rào chắn đến đến phần có điện) đối với điện áp từ 1 đến 15kV như
thế nào?
1. Không nhỏ hơn 0,35 mét.
2. Không nhỏ hơn 0,6 mét.
3. Không nhỏ hơn 0,8 mét.
4. Không nhỏ hơn 0,9 mét.
Câu 3: Theo Quy trình An toàn điện quy định việc treo thẻ đánh dấu các ĐVCT trên sơ đồ
vận hành tại những bộ phận nào?
1. Bộ phận Điều độ giữ quyền điều khiển.
2. Bộ phận trực vận hành lưới điện các Điện lực.
3. Bộ phận Điều độ giữ quyền điều khiển, bộ phận trực tiếp vận hành thiết bị nơi csẽ tiến hành
công việc.
4. Bộ phận Điều độ giữ quyền điều khiển, nơi làm việc của lãnh đạo đơn vị cấp Điện lực
Câu 4: Theo Quy trình An toàn điện thì khi làm công việc có cắt điện hoàn toàn việc nối
đất thanh cái phải:
1. Phải nối đất ở thanh cái và mạch đấu trên đó sẽ tiến hành công việc. Nếu chuyển sang làm
việc ở mạch đấu khác thì mạch đấu sẽ làm việc phải nối đất.
2. Không cần đặt tiếp đất vì đã cắt điện hoàn toàn.
3. Phải tiếp đất ở thanh cái và mạch đấu liền kề sẽ làm việc.
4. Cả 03 đáp án đề sai.
Câu 5: Theo Quy trình An toàn điện quy định nối đất khi làm việc trên đường dây hai
nguồn cấp không có nhánh rẽ là:
1. Tại vị trí làm việc phải có 02 bộ tiếp đất dây dẫn chặn về 2 phía, nếu tiếp đất này cản trở đến
công việc thì được phép làm ở vị trí liền kề gần nhất vị trí làm việc.
2. Phải đặt 02 bộ tiếp đât ở 02 vị trí liền kề gần nhất vị trí làm việc.
3. Nếu làm việc trên ĐD, phải làm nối đất ở hai đầu ĐD.
4. Không được phép đặt tiếp đất ại vị trí làm việc trong mọi trường hợp.
Câu 6: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi có rào chắn
(tức là khỏng cách từ rào chắn đến đến phần có điện) đối với điện áp từ trên 15 đến 35kV
như thế nào?
1. Không nhỏ hơn 0,7 mét.
2. Không nhỏ hơn 1,0 mét.
3. Không nhỏ hơn 0,6 mét.
4. Không nhỏ hơn 0,9 mét.
Câu 7: Theo Quy trình An toàn điện quy định nối đất khi làm việc trên đường dây một
nguồn cấp không có nhánh rẽ là:
1. Tại vị trí làm việc phải có 02 bộ tiếp đất dây dẫn chặn về 2 phía, nếu tiếp đất này cản trở đến
công việc thì được phép làm ở vị trí liền kề gần nhất vị trí làm việc.
2. Phải đặt 02 bộ tiếp đât ở 02 vị trí liền kề gần nhất vị trí làm việc.
3. Cho phép đặt nối đất ở đầu ĐD có nguồn cung cấp đến, đầu còn lại phải mở thiết bị đóng cắt.
4. Không được phép đặt tiếp đất ại vị trí làm việc trong mọi trường hợp.
Câu 8: Theo Quy trình An toàn điện quy định nối đất khi làm việc trong ngăn tủ phân phối
như thế nào?
1. Phải nối đất ở thanh cái và xuất tuyến của ngăn này. Không cho phép làm việc trong ngăn tủ
phân phối khi hàm tĩnh trên hoặc dưới ngăn tủ này chưa được nối đất.
2. Phải đặt 02 bộ tiếp đât ở 02 vị trí liền kề gần nhất vị trí làm việc.
3. Cho phép đặt nối đất ở đầu có nguồn cung cấp đến, đầu còn lại phải mở thiết bị đóng cắt.
4. Cho phép làm việc trong ngăn tủ phân phối khi hàm tĩnh trên hoặc dưới ngăn tủ này đã được
cắt điện.
Câu 9: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi có rào chắn
(tức là khỏng cách từ rào chắn đến đến phần có điện) đối với điện áp từ trên 35 đến 110kV
như thế nào?
1. Không nhỏ hơn 2,0 mét.
2. Không nhỏ hơn 0,7 mét.
3. Không nhỏ hơn 1,5 mét.
4. Không nhỏ hơn 1,0 mét.
Câu 10: Theo Quy trình An toàn điện thì khi thực hiện công việc có tháo rời dây dẫn, việc
đặt tiếp đất di động được thực hiện như thế nào?
1. Phải tiếp đất phía nguồn đến chỗ định tháo rời trước khi tháo.
2. Phải quấn gọn dây dẫn về hai phía khi tháo lèo (dây dẫn).
3. Phải tiếp đất ở hai phía chỗ định tháo rời trước khi tháo.
4. Chỉ phải tiếp đất ở hai phía chỗ định tháo rời trước khi tháo. Ngay sau khi tháo xong có thể dỡ
bỏ 02 bộ tiếp đất đó.
Câu 11: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi có rào chắn
(tức là khỏng cách từ rào chắn đến đến phần có điện) đối với điện áp 220kV như thế nào?
1. Không nhỏ hơn 1,5 mét.
2. Không nhỏ hơn 1,0 mét.
3. Không nhỏ hơn 2,0 mét.
4. Không nhỏ hơn 2,5 mét.
Câu 12: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về kiểm tra không còn điện đối với thiết bị
điện tại nhà máy điện, trạm điện, GIS, tủ hợp bộ hoặc thiết bị kiểu kín như thế nào?
1. Cho phép kiểm tra không còn điện thông qua chỉ thị tại chỗ thiết bị đóng cắt (3 pha, tất cả các
phía) và thông số điện áp (nếu có)
2. Không cho phép căn cứ vào tín hiệu , đèn, đồng hồ, rơ le...
3. Dùng sào gõ nhẹ vào đường dây, thanh cái...
4. Cả 03 đáp án đều sai
Câu 13: Theo Quy trình An toàn điện thì sau khi cắt điện xong, cần kiểm tra không còn
điện bằng cách:
1. Dùng bút thử điện phù hợp với điện áp cần thử (bút này phải được kiểm tra trước tại nơi có
điện) sau đó thử cả 3 pha vào và ra của thiết bị
2. Căn cứ vào tín hiệu, đèn, đồng hồ, rơ le...
3. Dùng sào gõ nhẹ vào đường dây, thanh cái...
4. Cả 03 đáp án đều sai
Câu 14: Theo Quy trình An toàn điện quy định nối đất tạo vùng an toàn và nối đất tại nơi
làm việc như thế nào?
1. ĐVCT tổ chức thực hiện nối đất tại tất cả các đầu có nguồn điện đến để tạo vùng làm việc an
toàn, ĐVQLVH chịu trách nhiệm thực hiện nối đất di động tại nơi làm việc.
2. ĐVQLVH tổ chức thực hiện nối đất tại tất cả các đầu có nguồn điện đến để tạo vùng làm việc
an toàn, ĐVCT chịu trách nhiệm thực hiện nối đất di động tại nơi làm việc.
3. ĐVQLVH tổ chức thực hiện nối đất tại tất cả các vị trí phải nối đất di động tại nơi làm việc.
4. ĐVQLVH tổ chức thực hiện nối đất di động tại nơi làm việc, ĐVCT chịu trách nhiệm thực
hiện, nối đất tại tất cả các đầu có nguồn điện đến để tạo vùng làm việc an toàn.
Câu 15: Theo Quy trình An toàn điện quy định nối đất khi làm việc trên ĐDK có nhiều
nguồn cấp đến và có nhánh rẽ như thế nào?
1. Phải làm nối đất ở các đầu ĐDK có nguồn cấp đến, các nhánh không có nguồn cấp đến thì
phải làm một bộ nối đất ở nhánh đó.
2. Phải làm nối đất ở các đầu ĐDK có nguồn cấp đến tại các nhánh rẽ và phải cắt các DCL đầu
nhánh không có nguồn cấp.
3. Phải làm nối đất ở các đầu ĐDK có nguồn cấp đến, các nhánh không có nguồn cấp đến mở
thiết bị đóng cắt, không có thiết bị đóng cắt thì phải làm một bộ nối đất ở nhánh đó.
4. Phải làm nối đất ở các đầu và cuối ĐDK có nguồn cấp đến, các nhánh không có nguồn cấp
đến mở thiết bị đóng cắt.
Câu 16: Theo Quy trình An toàn điện thì những điều kiện quy định cho chức danh người
cho phép trong PCT là:
1. Phải là lãnh đạo đơn vị QLVH, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh người
cho phép.
2. Phải thuộc các cấp chỉ huy điều độ vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ
4/5 trở lên và được công nhận chức danh người cho phép.
3. Được ĐVQLVH giaonhiệm vụ giao nhận hiện trường với ĐVCT, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên
và được công nhận chức danh người cho phép.
4. Phải là nhân viên ĐVCT, có bậc ATĐ từ 3/5 trở lên và được công nhận chức danh người cho
phép.
Câu 17: Theo Quy trình An toàn điện thì những điều kiện quy định cho chức danh người
GSATĐ trong PCT là:
1. Phải là lãnh đạo đơn vị QLVH, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
2. Phải thuộc các cấp chỉ huy điều độ vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ
4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
3. Phải là nhân viên vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và
được công nhận chức danh người GSATĐ.
4. Được ĐVQLVH hoặc ĐVLCV cử, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh
này.
Câu 18: Theo Quy trình An toàn điện thì những điều kiện quy định cho chức danh người
LĐCV trong PCT là:
1. Phải là lãnh đạo đơn vị QLVH, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
2. Phải thuộc các cấp chỉ huy điều độ vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ
4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
3. Phải là nhân viên vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và
được công nhận chức danh này.
4. Phải là người của ĐVCT, có bậc ATĐ 5/5 và được công nhận chức danh người LĐCV.
Câu 19: Theo Quy trình An toàn điện thì những điều kiện quy định cho chức danh người
CHTT trong PCT là:
1. Phải là lãnh đạo đơn vị QLVH, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
2. Phải thuộc các cấp chỉ huy điều độ vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ
4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
3. Phải là nhân viên vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và
được công nhận chức danh này.
4. Phải là người của ĐVCT, có bậc ATĐ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh người CHTT.
Không yêu cầu bậc ATĐ đối với công việc không có chuyên môn về điện
Câu 20: Theo Quy trình An toàn điện thì LCT được cấp bởi người của đơn vị nào?
1. ĐVCT.
2. Đơn vị trực tiếp QLVH
3. Đơn vị phối hợp thực hiện các BPKTAT.
4. Cả 03 mục đều sai.
Câu 21: Theo Quy trình An toàn điện thì khi nghỉ giải lao (hoặc ăn trưa) điều nào không
cần thực hiện?
1. Phải tháo dỡ toàn bộ các biện pháp an toàn (tiếp đất, rào chắn, TIển báo) đã thực hiện trước
đấy và gửi PCT cho nhân viên vận hành.
2. Sau khi nghỉ xong, không ai được vào nơi làm việc nếu chưa có mặt người CHTT (hoặc người
giám sát) để cho phép đơn vị trở lại nơi làm việc. Người CHTT (hoặc người giám sát) chỉ được
cho nhân viên vào làm việc khi đã kiểm tra còn đầy đủ các biện pháp an toàn.
3. Khi người CHTT chưa giao phiếu lại và ghi rõ là đã kết thúc công việc thì nhân viên vận hành
không được đóng, cắt thiết bị, thay đổi sơ đồ làm ảnh hưởng đến điều kiện làm việc.
4. Cả 03 điều đều không cần
Câu 22: Theo Quy trình An toàn điện thì khi làm việc trên cao, điều nào không đúng?
1. Cấm mang bất cứ dụng cụ gì theo người
2. Khi làm việc trên cao từ 2 mét trở lên phải đeo dây lưng an toàn
3. Cấm hút thuốc khi làm việc trên cao
4. Cấm tung, ném dụng cụ, vật liệu lên xuống
Câu 23: Theo Quy trình An toàn điện quy định biện pháp an toàn cụ thể khi thao tác MC
là:
1. Phải có kế hoạch và phương án kỹ thuật thi công
2. Mọi thao tác đóng cắt máy cắt phải điều khiển từ xa. Cấm ấn nút thao tác ở ngay hộp điều
khiển tại máy cắt khi đang có điện (trừ sự cố hoặc tai nạn).
3. Phải có PCT; phải cắt các cầu dao cách ly trước và sau máy ngắt.Treo biển: “Cấm đóng điện!
Có người đang làm việc” vào khoá điều khiển máy ngắt.
4. Phải có PTT và tiếp đất di động hai phía MC.
Câu 24: Theo Quy trình An toàn điện quy định nào không đúng (không phù hợp) trong
biện pháp an toàn khi làm việc ở MC hợp bộ?
1. Cho phép vào làm việc trong khoang ngăn MC khi còn điện hàm trên hoặc hàm dưới nhưng
phải cử người GSATĐ.
2. Không cho phép vào làm việc trong khoang ngăn MC nếu vẫn có điện hàm trên hoặc hàm
dưới.
3. Phải đóng và khóa cánh cửa tủ ngăn MC đó sau khi kéo MC ra ngoài.
4. Treo biển “Cấm vào! Điện cao áp nguy hiểm chết người” cả phía trước và phía sau tủ máy
cắt.
Câu 25: Theo Quy trình An toàn điện thì điều nào sau đây không cấm khi thao tác và vận
hành tụ điện?
1. Cấm dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ điện cao áp và lấy mẫu dầu khi tụ điện đang vận
hành.
2. Khi cắt tụ điện để sửa chữa thì phải phóng điện (xả điện tích) các tụ điện theo quy định, quy
trình của Đơn vị QLVH.
3. Cấm đặt tụ điện chung với TBA trong mọi trường hợp
4. Khi phóng điện tích dư của tụ điện phải có điện trở hạn chế, sau đó mới phóng trực tiếp xuống
đất để tránh hư hỏng tụ.
Câu 26: Theo Quy trình An toàn điện quy định về kiểm tra định kỳ đường dây bằng mắt
là:
1. Được phép làm việc 1 người. Phải xem như đường dây đang có điện, kiểm tra tiến hành trên
mặt đất, ban đêm phải có đèn soi, chú ý dây dẫn bị chùng võng và đứt, rơi.
2. Cho phép đi kiểm tra 01người; nếu có trèo cột thì không được ra chuỗi sứ. Ban đêm phải có
đèn soi; đi cách đường dây 5 mét trước hướng gió và không được trèo cột.
3. Cho phép đi kiểm tra 01 người; không được sờ vào bất cứ vật, phụ kiện của cột điện. Ban đêm
phải có đèn soi; đi cách đường dây 15 mét trước hướng gió và không được trèo cột.
4. Kiểm tra ít nhất phải có 03 người; được phép kiểm tra và lau sứ ở đĩa sứ trên cùng đối với sứ
chuỗi. Ban đêm phải có đèn soi; đi cách đường dây 5 mét trước hướng gió và không được trèo
cột.
Câu 27: Theo Quy trình An toàn điện, khi thấy dây dẫn rơi xuống đất hoặc lơ lửng thì:
1. Phải cử người đứng gác cách vị trí rơi dây ít nhất 15 mét; báo ngay cho Điều độ
2. Phải cử người đứng gác cách vị trí rơi dây ít nhất 10 mét (kể cả bản thân); báo ngay cho Điều
độ
3. Phải báo ngay cho Điều độ đồng thời dùng cây gỗ khô gạt gọn dây dẫn
4. Nhanh chóng dùng dây kim loại ném lên dây dẫn ở khoảng cách thuận lợi nhất để MC đầu
nguồn nhảy, đảm bảo an toàn cho người qua lại
Câu 28: Theo Quy trình An toàn điện quy định (khái niệm) làm việc trên cao là:
1. Làm việc ở độ cao từ 3,0 m trở lên, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm tiếp xúc của
chân người thực hiện công việc.
2. Làm việc ở độ cao từ 2,0 m trở lên, được tính từ trọng tâm của cơ thể.
3. Làm việc ở độ cao từ 2,0 m trở lên, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm tiếp xúc thấp
nhất của người thực hiện công việc.
4. Làm việc ở độ cao từ 2,5 m trở lên, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm tiếp xúc của
chân người thực hiện công việc.
Câu 29: Theo Quy trình An toàn điện thì những nhóm việc nào sau đây được thực hiện khi
có trèo lên cột từ vị trí cách dây dẫn cuối cùng 1,5 mét lên đến đỉnh cột để làm việc khi
đường dây 110kV đang vận hành?
1. Thay xà, sứ, dây dẫn, dây chống sét
2. Sơn xà, gỡ tổ chim, kiểm tra dây dẫn, mối nối, phụ kiện
3. Tháo thanh cột, lắp chụp, dây néo cột, lắp tụ bù, chống sét van đường dây
4. Tháo lắp đèn báo độ cao và phụ kiện.
Câu 30: Theo Quy trình An toàn điện việc đóng và cắt các tụ điện cao áp được quy định
như thế nào?
1. Cấm dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ điện cao áp và lấy mẫu dầu khi tụ điện đang vận
hành.
2. Do hai người thực hiện. Có thể dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ điện cao áp.
3. Do hai người có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên thực hiện. Cấm dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ
điện cao áp và lấy mẫu dầu khi tụ điện đang vận hành.
4. Do hai người thực hiện. Cấm dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ điện cao áp. Cho phép lấy
mẫu dầu khi tụ điện đang vận hành.
Câu 31: Theo Quy trình An toàn điện quy định làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng
giao chéo với với đường dây đang vận hành như thế nào?
1. Cấm lắp đặt dây dẫn và dây chống sét tại đường dây cao áp giao chéo đi dưới đường dây cao
áp khác đang vận hành.
2. Tháo và nối dây trong khoảng cột có giao chéo với đường dây đường dây cao áp khác đang
vận hành thì phải cắt điện các đường dây phía dưới đường dây đang sửa chữa, trừ trường hợp
đặc biệt..
3. Cấm lắp đặt dây dẫn và dây chống sét tại đường dây cao áp giao chéo đi trên đường dây hạ áp
đang vận hành và đi đưới đường dây cao áp khác đang vận hành.
4. Cấm lắp đặt dây dẫn và dây chống sét tại đường dây cao áp song song ngang đi (kẹp) giữa hai
đường dây cao áp khác đang vận hành.
Câu 32: Theo Quy trình An toàn điện quy định điều kiện chung cho phép lắp đặt dây dẫn
và dây chống sét trên đường dây cao áp hai mạch chung cột khi mạch kia vẫn còn điện là:
1. Dây dẫn gần nhất của mạch thứ nhất với mạch thứ 2 là: 2 mét đối với đường dây điện áp đến
35 kV; 4 mét đối với đường dây điện áp 110 kV ; 6 mét đối với đường dây điện áp từ 220 kV
2. Dây dẫn gần nhất của mạch thứ nhất với mạch thứ 2 là: 2 mét đối với đường dây điện áp đến
35 kV; 4 mét đối với đường dây điện áp 110 kV ; 5 mét đối với đường dây điện áp từ 220 kV
3. Dây dẫn gần nhất của mạch thứ nhất với mạch thứ 2 là: 3 mét đối với đường dây điện áp đến
35 kV; 5 mét đối với đường dây điện áp 110 kV; 6 mét đối với đường dây điện áp từ 220 kV
4. Dây dẫn gần nhất của mạch thứ nhất với mạch thứ 2 là: 3 mét đối với đường dây điện áp đến
35 kV; 4 mét đối với đường dây điện áp 110 kV ; 6 mét đối với đường dây điện áp từ 220 kV
Câu 33: Theo Quy trình An toàn điện thì trạm điện không người trực là:
1. Trạm điện mà nơi đó không có người trực vận hành tại chỗ. Việc theo dõi, giám sát các thông
số vận hành, tình trạng thiết bị và thao tác các thiết bị điện được thực hiện tại chỗ qua hệ thống
điều khiển và hệ thống thông tin, viễn thông.
2. Trạm điện mà nơi đó không có người trực vận hành tại chỗ. Việc thao tác các thiết bị điện
được thực hiện từ xa qua hệ thống điều khiển và hệ thống thông tin, viễn thông.
3. Trạm điện mà nơi đó không có người trực vận hành tại chỗ. Việc theo dõi, giám sát các thông
số vận hành, tình trạng thiết bị và thao tác các thiết bị điện được thực hiện từ xa qua Đội TTLĐ.
4. Trạm điện mà nơi đó không có người trực vận hành tại chỗ. Việc theo dõi, giám sát các thông
số vận hành, tình trạng thiết bị và thao tác các thiết bị điện được thực hiện từ xa.
Câu 34: Theo Quy trình An toàn điện thì kiểm tra định kỳ tuần trạm điện không người
trực (ít nhất 01 lần/tuần) bao gồm những nội dung gì?
1. Do Nhân viên trực thao tác lưu động kiểm tra tình trạng vận hành, phát hiện những bất thường
của các hệ thống thiết bị điện, hệ thống chữa cháy, các hệ thống phụ trợ khác.
2. Do Nhân viên kỹ thuật của đơn vị kiểm tra tình trạng vận hành, phát hiện những bất thường
của các hệ thống thiết bị điện, hệ thống chữa cháy, các hệ thống phụ trợ khác
3. Do Trạm trưởng TBA 110kV kiểm tra tình trạng vận hành, phát hiện những bất thường của
các hệ thống thiết bị điện, hệ thống chữa cháy, các hệ thống phụ trợ khác
4. Do Đội trưởng Đội QLVH LĐCT kiểm tra tình trạng vận hành, phát hiện những bất thường
của các hệ thống thiết bị điện, hệ thống chữa cháy, các hệ thống phụ trợ khác
Câu 35: Theo Quy trình An toàn điện thì kiểm tra định kỳ tháng trạm điện không người
trực (ít nhất 01 lần/tháng) bao gồm những nội dung gì?
1. Do Nhân viên kỹ thuật của đơn vị kiểm tra tình trạng vận hành, phát hiện những bất thường
của các hệ thống thiết bị điện, hệ thống chữa cháy, các hệ thống phụ trợ khác
2. Do Nhân viên trực thao tác lưu động kiểm tra phát nhiệt, phóng điện bề mặt cách điện.
3. Do Trạm trưởng TBA 110kV kiểm tra tình trạng vận hành, phát hiện những bất thường của
các hệ thống thiết bị điện, hệ thống chữa cháy, các hệ thống phụ trợ khác
4. Do Đội trưởng Đội QLVH LĐCT kiểm tra tình trạng vận hành, phát hiện những bất thường
của các hệ thống thiết bị điện, hệ thống chữa cháy, các hệ thống phụ trợ khác
Câu 36: Theo Quy trình An toàn điện thì việc đặt rào chắn theo quy định nào khi thí
nghiệm cao áp?
1. Do nhân viên thí nghiệm đặt. Có thể đặt rào chắn tạm thời (kể cả bằng dây thừng) và phải treo
biển “Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người” trên rào chắn.
2. Đặt rào chắn phải do nhân viên vận hành đặt. Rào chắn phải là rào cố định và phải treo biển
“Cấm lại gần ” trên rào chắn..Nếu các dây dẫn điện đi qua hành lang thì phải cử người đứng gác.
3. Đặt rào chắn phải do nhân viên thí nghiệm đặt. Rào chắn tạm thời (kể cả bằng dây thừng) phải
treo biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” trên rào chắn.
4. Không cần đặt rào chắn khi thí nghiệm cao áp lưu động
Câu 37: Theo Quy trình An toàn điện quy định những nơi nào phải đặt rào chắn?
1. Khu vực thí nghiệm có điện cao áp phải được cách ly bằng rào chắn và cử người trông coi.
2. Nơi có điện áp từ 6kV trở lên trong trạm thử nghiệm hoặc phòng thí nghiệm phải được cách ly
bằng rào chắn.
3. Nơi có đặt máy thử điện áp tăng cao từ 10kV trở lên phải được cách ly bằng rào chắn.
4. Nơi có điện áp từ 15kV trở lên trong trạm thử nghiệm hoặc hiện trường phải được cách ly
bằng rào chắn.
Câu 38: Theo Quy trình An toàn điện quy định cấp có thẩm quyền là:
1. Giám đốc, Phó giám đốc Công ty/Trung tâm, Chi nhánh/Khu vực có con dấu pháp nhân hoặc
người được ủy quyền/giao nhiệm vụ (theo phân cấp quản lý vận hành hoặc phân công công
việc).
2. Giám đốc, Phó Giám đốc Công ty QLVH thiết bị.
3. Giám đốc, Phó Giám đốc của đơn vị thao tác thiết bị.
4. Giám đốc, Phó Giám đốc của đơn vị điều độ lưới điện.
Câu 39: Theo Quy trình An toàn điện trong các đối tượng phải huấn luyện, xếp bậc và cấp
thẻ an toàn điện thì đối tượng nào không đúng?
1. Cán bộ quản lý kỹ thuật liên quan trực tiếp đến an toàn điện trong sản xuất, vận hành, sửa
chữa, thí nghiệm.
2. Trưởng, phó phòng (bộ phận) thanh tra, quản lý xây dựng, quản lý dự án có tham gia hiện
trường.
3. Người tham gia thực hiện PCT/LCT, Nhân viên vận hành, Nhân viên lái xe chuyên dùng phục
vụ công tác điện.
4. Người vận hành, thí nghiệm, kiểm định, xây dựng, sửa chữa ĐD hoặc thiết bị điện, bao gồm
cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo đếm điện năng.
Câu 40: Theo Quy trình An toàn điện trong các đối tượng không bắt buộc phải cấp thẻ an
toàn điện nhưng phải được bồi huấn QTATĐ, gồm:
1. Cán bộ quản lý kỹ thuật liên quan trực tiếp đến an toàn điện trong sản xuất, vận hành, sửa
chữa, thí nghiệm.
2. CBCNV quản lý kỹ thuật không liên quan, không sản xuất trực tiếp đến an toàn điện trong
sản xuất, vận hành, sửa chữa, thí nghiệm. CBCNV làm công tác hỗ trợ việc thi công, giám sát,
khảo sát công trình điện lực.
3. Người tham gia thực hiện PCT/LCT, Nhân viên vận hành, Nhân viên lái xe chuyên dùng phục
vụ công tác điện.
4. Người vận hành, thí nghiệm, kiểm định, xây dựng, sửa chữa ĐD hoặc thiết bị điện, bao gồm
cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo đếm điện năng.
Câu 41: Theo Quy trình An toàn điện thì thời gian huấn luyện và kiểm tra QTATĐ cho các
đối tượng phải huấn luyện, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện theo quy định của pháp luật
như thế nào?
1. Phải được huấn luyện, kiểm tra QTATĐ này mỗi năm 02 lần.
2. Phải được huấn luyện, kiểm tra QTATĐ này hai năm 01 lần.
3. Phải được huấn luyện, kiểm tra QTATĐ này mỗi năm 01 lần.
4. Phải được huấn luyện, kiểm tra QTATĐ này mỗi quý 01 lần.
Câu 42: Theo Quy trình An toàn điện thì khi ghi chữ công tơ trong TBA, điều nào sau đây
không đúng quy định:
1. Khi ghi chữ công tơ phải thực hiện theo LCT.
2. Chỉ được đọc bằng mắt và ghi số. Không được đụng chạm đến thiết bị khác và phải ghi sổ
nhật ký.
3. Không được vào TBA ghi chữ công tơ khi trạm đang vận hành trong mọi trường hợp.
4. Được phép vào buồng cao áp và những nơi có bộ phận dẫn điện trên cao hoặc che kín.
Câu 43: Theo Quy trình An toàn điện quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân đối với các
tổ chức, cá nhân khi đến làm việc ở công trình và thiết bị thuộc quyền quản lý của EVN
như thế nào?
1. Phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định của đơn vị thi công
công trình, thiết bị.
2. Phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định của đơn vị quản lý công
trình, thiết bị.
3. Phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định của pháp luật về
ATVSLĐ.
4. Phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định của ĐVCT.
Câu 44: Trong mẫu PCT của EVN tại mục “1.7. Điều kiện an toàn điện để tiến hành công
việc” cách ghi thế nào?
1. Ghi rõ cắt điện một phần hay hoàn toàn thiết bị, đường dây, đoạn đường dây để đảm bảo an
toàn điện khi tiến hành công việc;
2. Ghi rõ đóng, đặt tiếp đất ở đâu? Treo biển gì, chỗ nào?
3. Ghi rõ (số hiệu) các thiết bị đã được cắt điện (mà tại đó có khả năng đưa điện tới nơi làm việc
của ĐVCT);
4. Ghi theo “Biên bản khảo sát hiện trường” hoặc ghi yêu cầu để đảm bảo an toàn điện cho
ĐVCT làm việc: Cắt hết điện khu vực nào? Đóng, đặt tiếp đất ở đâu? Hoặc ghi không cắt điện.
Câu 45: Trong mẫu PCT của EVN tại mục ghi “Cảnh báo, chỉ dẫn cần thiết:” ghi những
nội dung gì?
1. Ghi tất cả những BPAT về điện và cơ học do ĐVQLVH đã thực hiện có liên quan đến khu
vực làm việc của ĐVCT;
2. Ghi những cảnh báo cho ĐVCT biết tại vị trí làm việc còn có những nguy cơ mất an toàn khác
(như các ngăn lộ, má CD, MC…đường dây khác đang mang điện; các cảnh báo giao thông, khu
đông người, các vị trí nguy hiểm cơ học khác…)
3. Ghi những yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ an toàn, BHLĐ cần thiết mà ĐVCT phải có để
thực hiện công việc
4. Không ghi gì ;
Câu 46: Theo Quy trình An toàn điện quy định về phối hợp vận hành đối với trạm điện
không người trực như thế nào?:
1. Cấp điều độ có quyền kiểm tra có trách nhiệm xây dựng và thống nhất quy trình phối hợp vận
hành trạm điện KNT để hướng dẫn nhân viên vận hành trong thao tác và xử lý sự cố.
2. ĐVQLVH có trách nhiệm xây dựng và thống nhất quy trình phối hợp vận hành trạm điện
KNT để hướng dẫn nhân viên vận hành trong thao tác và xử lý sự cố.
3. ĐVQLVH và cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm xây dựng và thống nhất quy
trình phối hợp vận hành trạm điện KNT để hướng dẫn nhân viên vận hành trong thao tác và xử lý
sự cố.
4. ĐVQLVH và cấp điều độ có quyền nắm thông tin có trách nhiệm xây dựng và thống nhất quy
trình phối hợp vận hành trạm điện KNT để hướng dẫn nhân viên vận hành trong thao tác và xử lý
sự cố.
Câu 47: Theo Quy trình An toàn điện thì thao tác trong trường hợp thời tiết xấu điều cấm
nào đúng?
1. Cấm đóng, cắt điện bằng khóa điều khiển máy cắt điện.
2. Không cho phép thao tác tại chỗ thiết bị đóng cắt ngoài trời trong điều kiện thời tiết xấu (mưa
tạo thành dòng chảy trên thiết bị điện, giông sét, ngập lụt, gió từ cấp 06 trở lên).
3. Cấm đóng, cắt điện bằng bằng bất kỳ cách thức nào
4. Cấm đóng, cắt điện bằng nguồn điều khiển thao tác từ xa.
Câu 48: Theo Quy trình An toàn điện, trong chế độ bình thường, các thao tác ở thiết bị
điện cao áp phải thực hiện theo quy định nào?
1. Theo Thông tư Quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công
Thương.
2. Theo Thông tư Quy định quy trình Xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công
Thương.
3. Theo Thông tư Quy định quy trình Điều độ trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công
Thương.
4. Theo Thông tư Quy định quy phạm trang bị điện của Bộ Công Thương.
Câu 49: Theo Quy trình An toàn điện, trong chế độ sự cố, các thao tác khôi phục đường
dây, thiết bị sau sựu cố ở thiết bị điện cao áp phải thực hiện theo quy định nào?
1. Theo Thông tư Quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công
Thương.
2. Theo Thông tư Quy định quy trình Xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công
Thương.
3. Theo Thông tư Quy định quy trình Điều độ trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công
Thương.
4. Theo Thông tư Quy định quy phạm trang bị điện của Bộ Công Thương.
Câu 50: Theo Quy trình An toàn điện, việc đóng, cắt trên cột bằng sào cách điện được phép
thực hiện theo điều kiện nào?
1. Khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất của các thiết bị này đến người thao tác không nhỏ
hơn 2,0m, người thao tác phải mang găng tay cách điện và đi ủng cách điện.
2. Khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất của các thiết bị này đến người thao tác không nhỏ
hơn 3,0m, người thao tác phải mang găng tay cách điện.
3. Khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất của các thiết bị này đến người thao tác không nhỏ
hơn 4,0m, người thao tác phải mang găng tay cách điện và đứng trên sàn thao tác.
4. Khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất của các thiết bị này đến người thao tác không nhỏ
hơn 5,0m, người thao tác phải mang găng tay cách điện và đội mũ BHLĐ.
Câu 51: Theo Quy trình An toàn điện, thao tác tại chỗ, kéo ra/đưa vào vị trí vận hành thiết
bị đóng cắt cao áp phải mang trang bị, DCAT nào?
1. Đi ủng cách điện cao áp hoặc mang găng tay cách điện cao áp và đứng trên ghế/thảm cách
điện phù hợp với cấp điện áp.
2. Găng tay cách điện cao áp và đi ủng cách điện cao áp hoặc mang găng tay cách điện cao áp và
đứng trên ghế gỗ khô.
3. Găng tay cách điện cao áp và đi ủng cách điện cao áp hoặc mang găng tay cách điện cao áp và
đứng trên ghế/thảm cách điện phù hợp với cấp điện áp.
4. Găng tay cách điện cao áp và đi ủng cách điện cao áp hoặc mang găng tay cách điện cao áp và
dùng sào thao tác phù hợp với cấp điện áp.
Câu 52: Theo Quy trình An toàn điện, quy định nguyên tắc khi cắt điện để làm công việc
thì phần thiết bị tiến hành công việc phải được nhìn thấy rõ đã cách ly khỏi các phần có
điện từ mọi phía bằng cách:
1. Cắt máy cắt hợp bộ, kéo máy cắt hợp bộ ra vị trí thí nghiệm/sửa chữa; tháo cầu chì; tháo đầu
cáp; tháo lèo dây dẫn.
2. Phải nhìn thấy được khoảng hở của thiết bị đóng cắt (trừ trạm điện kiểu kín) hoặc tạo khoảng
hở như: kéo máy cắt hợp bộ ra vị trí thí nghiệm/sửa chữa; tháo cầu chì; tháo đầu cáp; tháo lèo
dây dẫn.
3. Cắt DCL có bộ điều khiển từ xa. Phải nhìn thấy được khoảng hở của DCL
4. Cắt cả các máy cắt trước và sau thiết bị sẽ tiến hành công việc
Câu 53: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khi cắt điện để làm công việc thì phần thiết
bị tiến hành công việc, để đảm bảo an toàn khi các nguồn khác xông tới nơi làm việc cần:
1. Đối với những máy phát điện của khách hàng phải cắt điện, không để phát lên lưới.
2. Đối với những máy phát điện khác khi hoạt động phải tách riêng rẽ, hoàn toàn độc lập các pha.
3. Đối với những máy phát điện khác khi hoạt động phải tách riêng rẽ, hoàn toàn độc lập (kể cả
phần trung tính) với phần thiết bị đang có người làm việc.
4. Không cho đấu chung máy phát khách hàng vào lưới kể cả trường hợp có CD đảo chiều.
Câu 54: Theo Quy trình An toàn điện, quy định sau khi cắt điện để xác nhận thiết bị điện
không còn điện phải:
1. Căn cứ tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ để xác nhận thiết bị điện không còn điện.
2. Dùng thiết bị thử điện chuyên dùng phù hợp với điện áp danh định của thiết bị điện cần thử,
như bút thử điện, còi thử điện; phải thử ở tất cả các pha và các phía vào, ra của thiết bị điện.
3. Kiểm tra bằng mắt đầu vào và đầu ra của thiết bị đã cắt.
4. Cả 3 đáp án đều sai.
Câu 54: Theo Quy trình An toàn điện thì điều nào không đúng trong quy định thao tác xa
dao tiếp địa?
1. Mạch khoá liên động của dao tiếp địa (mạch logic giữa dao tiếp địa với dao cách ly và điện
áp) đã được thí nghiệm, nghiệm thu và đưa vào vận hành.
2. Phải xác định được ĐD hoặc thiết bị điện đã mất điện căn cứ thông số điện áp hoặc xác nhận
của Nhân viên vận hành có mặt tại trạm điện, nhà máy điện.
3, Phải xác định được trạng thái tại chỗ máy cắt, dao cách ly liên quan đã mở hoàn toàn và thử
hết điện tại chỗ bằng bút thử điện phù hợp với điện áp
4. Phải xác định được trạng thái tại chỗ máy cắt, dao cách ly liên quan đã mở hoàn toàn thông
qua xác nhận của Nhân viên vận hành tại nơi đặt thiết bị đóng cắt hoặc camera giám sát vận
hành.
Câu 55: Theo Quy trình An toàn điện, quy định việc đặt tiếp đất khi làm việc trên đoạn
đường dây trục có nhánh rẽ mà không cắt được dao cách ly là:
1. Mỗi nhánh phải làm một bộ tiếp đất ở đầu nhánh.
2. Tách lèo đấu dây ở các đầu nhánh.
3. Không phải đặt tiếp đất ở đầu nhánh do đã có tiếp đất trên đường trục.
4. Cả 3 đáp án đều sai.
Câu 56: Theo Quy trình An toàn điện, quy định việc đặt tiếp đất khi làm việc trên đường
dây bọc nếu tại vị trí công tác không có đấu nối hoặc đấu nối bảo đảm kín (cách điện)mà
không tháo rời dây dẫn là:
1. Phải làm tiếp đất ở đầu khoảng dây bọc (áp tô mát hoặc đầu cáp xuất tuyến…).
2. Phải bóc cách điện dây bọc để đấu tiếp đất ở hai đầu khoảng dây theo quy định.
3. Không cần đặt tiếp đất vì là dây bọc.
4. Phải đặt tiếp đất ở các điểm nối dây dẫn liền kề và vị trí tiếp đất phải được xác định ngay từ
khi khảo sát.
Câu 57: Theo Quy trình An toàn điện, quy định nguyên tắc đặt tiếp đất khi làm việc trên
đường dây hạ áp là:
1. Cho phép làm tiếp đất bằng cách chập cả 3 pha với dây trung tính.
2. Cho phép làm tiếp đất 1pha khi chỉ làm việc trên pha đó.
3. Nối đất tại các pha đầu nguồn (aptomat tổng, nhánh).
4. Trong mọi trường hợp, không cho phép làm tiếp đất bằng cách chập cả 3 pha với dây trung
tính và nối với đất mà phải nối đất bằng bộ tiếp đất di động đúng quy cách.
Câu 58: Theo Quy trình An toàn điện, quy định trường hợp thay dây, nối dây hoặc tháo
rời dây dẫn phải nối đất như thế nào?
1. Cho phép làm tiếp đất bằng cách chập cả 3 pha với dây trung tính.
2. Cho phép làm tiếp đất 1pha khi chỉ làm việc trên pha đó.
3. Mọi đoạn ĐD tách rời phải có ít nhất một điểm nối đất các pha
4. Trong mọi trường hợp, không cho phép làm tiếp đất bằng cách chập cả 3 pha với dây trung
tính và nối với đất mà phải nối đất bằng bộ tiếp đất di động đúng quy cách.
Câu 59: Theo Quy trình An toàn điện, quy định quy cách đặt tiếp đất khi làm việc trên
đường dây hạ áp là:
1. Cho phép làm tiếp đất bằng cách chập cả 3 pha với dây trung tính.
2. Cho phép làm tiếp đất 1pha khi chỉ làm việc trên pha đó.
3. Cho phép làm tiếp đất bằng cách chập cả 3 pha với dây trung tính và nối với đất.
4. Trong mọi trường hợp, không cho phép làm tiếp đất bằng cách chập cả 3 pha với dây trung
tính và nối với đất mà phải nối đất bằng bộ tiếp đất di động đúng quy cách.
Câu 60: Theo Quy trình An toàn điện, việc cấp PCT khi làm việc được triển khai từ lúc
viết phiếu như thế nào?
1. PCT được lập thành 02 bản, do Người cấp phiếu trực tiếp ký và giao cho Người cho phép và
Người CHTT mỗi người 1 bản mang đến hiện trường để làm thủ tục cho phép làm việc.
2. PCT được lập thành 02 bản, do Người cấp phiếu trực tiếp ký và giao cho Người CHTT mang
đến hiện trường để làm thủ tục cho phép làm việc.
3. PCT được lập thành 02 bản, do Người cấp phiếu trực tiếp ký và giao cho Người GSATĐ
mang đến hiện trường để làm thủ tục cho phép làm việc.
4. PCT được lập thành 02 bản, do Người cấp phiếu trực tiếp ký và giao cho Người LĐCV mang
đến hiện trường để làm thủ tục cho phép làm việc.
Câu 61: Theo Quy trình An toàn điện thì thủ tục nhận và bắt đầu triển khai PCT từ Người
cấp phiếu là:
1. Người CHTT nhận PCT từ Người cấp phiếu, kiểm tra BPAT và cùng Người cho phép làm thủ
tục cho phép ĐVCT vào làm việc tại hiện trường.
2. Nhân viên Trực vận hành nhận PCT từ Người cấp phiếu, kiểm tra BPAT và làm thủ tục cho
phép ĐVCT vào làm việc tại hiện trường.
3. Người cho phép nhận PCT từ Người cấp phiếu, kiểm tra và thực hiện (nếu được giao) các
BPAT và làm thủ tục cho phép ĐVCT vào làm việc tại hiện trường.
4. Người GSATĐ nhận PCT từ Người cấp phiếu, kiểm tra BPAT và cùng Người cho phép làm
thủ tục cho phép ĐVCT vào làm việc tại hiện trường.
Câu 62: Theo Quy trình An toàn điện, việc tiếp nhận lại PCT và nơi làm việc (sau khi hoàn
thành công việc) được thực hiện như thế nào?
1. Do Người CHTT bàn giao cho Điều độ hoặc Nhân viên Trực vận hành (tùy theo phân cấp
quyền điều khiển) sau khi ĐVCT làm xong công việc; người, dụng cụ, các BPAT đã rút hết.
2. Người CHTT bàn giao nơi làm việc cho Người cho phép sau khi ĐVCT làm xong công việc;
người, dụng cụ, các BPAT đã rút hết.
3. Do Người CHTT bàn giao cho lãnh đạo ĐVQLCH sau khi ĐVCT làm xong công việc; người,
dụng cụ, các BPAT đã rút hết.
4. Do Người CHTT bàn giao cho Người LĐCV để người này kiểm tra và giao cho Người cho
phép sau khi ĐVCT làm xong công việc; người, dụng cụ, các BPAT đã rút hết.
Câu 63: Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiện phối hợp của Người CHTT là:
1. Phối hợp với các cấp điều độ để cắt điện đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn cho
Nhân viên ĐVCT. Phối hợp với Người cảnh giới để đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn
cho cộng đồng.
2. Phối hợp với Người LĐCV, Người cấp phiếu, NCP, Người GSATĐ để đảm bảo công tác an
toàn và gìn giữ an toàn cho Nhân viên ĐVCT.
3. Phối hợp với Người cấp phiếu, NCP, Người GSATĐ để đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ
an toàn cho Nhân viên ĐVCT. Phối hợp với Người cảnh giới để đảm bảo công tác an toàn và gìn
giữ an toàn cho cộng đồng.
4. Phối hợp với Người cấp phiếu, NCP, Người GSATĐ để đảm bảo công tác an toàn an toàn và
gìn giữ an toàn cho cộng đồng.
Câu 64: Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiện kiểm tra của Người CHTT trong việc
1. Kiểm tra, tiếp nhận biện pháp an toàn do ĐVQLVH bàn giao và ĐVCT thực hiện; Kiểm tra
chất lượng của các DCLV, DCAT, thời hạn thử nghiệm cho phép sử dụng.
2. Kiểm tra, tiếp nhận biện pháp an toàn do ĐVCT thực hiện; Kiểm tra chất lượng của các
DCLV, DCAT, thời hạn thử nghiệm cho phép sử dụng.
3. Kiểm tra, tiếp nhận biện pháp an toàn do Người cho phép bàn giao và ĐVCT thực hiện; Kiểm
tra chất lượng Phương án TCTC và BPAT.
4. Kiểm tra, tiếp nhận biện pháp an toàn do Người cho phép bàn giao và ĐVCT thực hiện; Kiểm
tra chất lượng của các DCLV, DCAT, thời hạn thử nghiệm cho phép sử dụng.
Câu 65: Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiện của Người CHTT đối với nhân viên
ĐVCT trong việc chuẩn bị trước khi tiến hành công việc bao gồm những nội dung gì?
1. Kiểm tra biện pháp an toàn trong PCT và trong TIên bản khảo sát hiện trường.
2. Kiểm tra sơ bộ tình hình sức khỏe, thể trạng của Nhân viên ĐVCT. Khi xét thấy sẽ có khó
khăn cho Nhân viên ĐVCT thực hiện công việc một cách bình thường thì không được để Nhân
viên đó tham gia vào công việc.
3. Kiểm tra PTT và dụng cụ, trang bị an toàn phục vụ thao tác.
4. Kiểm tra lại Phương án tổ chức thi công và biện pháp an toàn.
Câu 66: Theo Quy trình An toàn điện thì khoảng cách an toàn đối với lưới điện hạ áp là:
1. Khoảng cách là 0,3 m đối với thiết bị không bọc cách điện hoặc điểm hở.
2. Khoảng cách là 0,5 m đối với thiết bị không bọc cách điện hoặc điểm hở
3. Khoảng cách là 0,4 m đối với thiết bị không bọc cách điện hoặc điểm hở
4. Khoảng cách là 0,2 m đối với thiết bị không bọc cách điện hoặc điểm hở
Câu 67: Theo Quy trình An toàn điện, tại hiện trường phải có mặt những chức danh nào
để thực hiện thủ tục cho phép làm việc?
1. Người cấp PCT, Người CHTT và Người cho phép.
2. Người cho phép, Người CHTT và Người GSATĐ (nếu có).
3. Người cho phép, Người CHTT và Người LĐCV.
4. Người cho phép, Người LĐCV (nếu có), Người CHTT tiếp và Người GSATĐ (nếu có).
Câu 68: Theo Quy trình An toàn điện quy định về nối đất khi thử nghiệm cáp ngầm (thử
cao áp, đo cách điện, thử thông mạch,...) như thế nào?
1. Không cho phép tháo nối đất hai đầu trong quá trình thử nghiệm đầu cáp.
2. Cho phép tháo nối đất hai đầu nhưng phải treo biển “Chú ý! Có điện nguy hiểm”.
3. Cho phép tháo nối đất một đầu nhưng phải cử người giám sát ở đầu cáp còn lại.
4. Cho phép tháo nối đất hai đầu nhưng phải cử người giám sát ở đầu cáp còn lại.
Câu 69: Theo Quy trình An toàn điện quy định nguyên tắc về nối đất khi làm việc trên
đường cáp điện lực như thế nào?
1. Phải đặt nối đất hai đầu của đường cáp tiến hành công việc. Trường hợp làm việc tại một đầu
cáp mà theo yêu cầu công việc không thể nối đất được tại đầu cáp này thì phải có nối đất ở đầu
cáp còn lại.
2. Phải đặt nối đất hai đầu của đường cáp tiến hành công việc. Trường hợp làm việc tại một đầu
cáp mà theo yêu cầu công việc không thể nối đất được tại đầu cáp này thì phải ngừng tiến hành
công việc.
3. Trường hợp làm việc tại một đầu cáp mà theo yêu cầu công việc không thể nối đất được tại
đầu cáp này thì phải có nối đất ở đầu cáp còn lại.
4. Phải đặt nối đất hai đầu của đường cáp tiến hành công việc. Trường hợp làm việc tại một đầu
cáp mà theo yêu cầu công việc không thể nối đất được tại đầu cáp này thì phải tháo đầu cáp còn
lại.
Câu 70: Theo Quy trình An toàn điện quy định trong trường hợp làm việc trên các đường
cáp vặn xoắn hoặc dây bọc hạ áp, vị trí đặt nối đất được quy định như thế nào?
1. Thực hiện nối đất tại điểm hở như hộp aptomat đầu nguồn, hộp phân dây, ghíp nối, đầu chờ
nối đất.
Trong trường hợp không thực hiện được nối đất các đường cáp vặn xoắn thì không thi công nữa.
ĐVQLVH phải tăng cường giám sát tại nơi làm việc.
Phải thực hiện các BPAT của ĐVCT xây dựng theo quy trình đảm bảo an toàn riêng được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
Câu 71: Theo Quy trình An toàn điện quy định trong trường hợp làm việc trên các đường
cáp vặn xoắn nhưng không thực hiện được nối đất thì xử lý như thế nào?
Phải coi những công việc là công tác hotline (ĐVCT phải thực hiện theo quy trình đảm bảo an
toàn riêng được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
Trong trường hợp không thực hiện được nối đất các đường cáp vặn xoắn thì không thi công nữa.
ĐVQLVH phải tăng cường giám sát tại nơi làm việc.
Phải thực hiện các BPAT của ĐVCT xây dựng theo quy trình đảm bảo an toàn riêng được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
Câu 72: Theo Quy trình An toàn điện, trường hợp nào Người CHTT được giữ lại PCT khi
nghỉ hết ngày làm việc?
1. Không cho phép giữ lại PCT trong mọi trường hợp.
2. Làm việc trên đường dây, nơi làm việc ở quá xa nơi trực vận hành và được sự thống nhất từ
trước giữa ĐVLCV với ĐVQLVH.
3. Làm việc trong TBA nhiều ngày liên tục.
4. Làm việc trên máy phát hoặc máy bù đồng bộ nhiều ngày liên tục.
Câu 73: Theo Quy trình An toàn điện, quy định thành phần khảo sát hiện trường để tiến
hành lập phương án là:
1. ĐVLCV; và đơn vị điều độ (khi có yêu cầu của ĐVQLVH).
2. ĐVLCV; các ĐVQLVH có liên quan và đơn vị điều độ (nếu cần).
3. ĐVLCV; và đơn vị điều độ hoặc Trực vận hành lưới điện theo phân cấp quyền điều khiển thiết
bị.
4. Cả 3 đáp án đều sai.
Câu 74: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về người của ĐVCT tham gia khảo sát
hiện trường là:
1. Phải là những người sẽ được cử làm Người cấp PCT, Người CHTT, và người GSATĐ.
2. Phải là những người sẽ được cử làm Người CHTT, Người cho phép và người GSATĐ.
3. Phải là những người sẽ được cử làm Người CHTT hoặc Người GSATĐ (nếu có) của ĐVCT.
4. Phải là những người sẽ được cử làm Người cấp PCT và Người LĐCV.
Câu 75: Theo Quy trình An toàn điện, quy định những công việc phải lập BPAT điện trong
Phương án thi công là:
1. Phải là những người sẽ được cử làm Người cấp PCT, Người CHTT, và người GSATĐ.
2. Phải là những người sẽ được cử làm Người CHTT, Người cho phép và người GSATĐ.
3. Những công việc phải khảo sát hiện trường công tác.
4. Phải là những người sẽ được cử làm Người cấp PCT và Người LĐCV.
Câu 76: Theo Quy trình An toàn điện, quy định những công việc phải khảo sát hiện trường
là:
1. Những công việc đột xuất và hiện trường công tác có yếu tố nguy hiểm, có thể gây tai nạn cho
người tham gia thực hiện công việc hoặc cho cộng đồng.
2. Công việc được thực hiện theo kế hoạch và hiện trường công tác có yếu tố nguy hiểm về điện.
3. Công việc được thực hiện theo kế hoạch và hiện trường công tác có yếu tố nguy hiểm về cơ
học.
4. Công việc được thực hiện theo kế hoạch và hiện trường công tác có yếu tố nguy hiểm, có thể
gây tai nạn cho người tham gia thực hiện công việc hoặc cho cộng đồng.
Câu 77: Theo Quy trình An toàn điện, quy định trường hợp không khảo sát hiện trường và
sử dụng kết quả đánh giá rủi ro là:
1. Công việc đã được khảo sát hiện trường đánh giá rủi ro từ trước, hiện trường không thay đổi,
các yếu tố nguy hiểm về ATĐ của khu vực cần làm việc mà các bên đều biết rõ
2. Công việc đã được khảo sát hiện trường đánh giá rủi ro từ trước, hiện trường hiện trường công
tác có yếu tố nguy hiểm, có thể gây tai nạn
3. Công việc không thay đổi, các yếu tố nguy hiểm về ATĐ ít của khu vực cần làm việc mà các
bên đều biết rõ
4. Công việc đã được khảo sát hiện trường đánh giá rủi ro từ trước, hiện trường không thay đổi,
các yếu tố nguy hiểm về cơ học của khu vực cần làm việc mà các bên đều biết rõ
Câu 78: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về việc ĐVCT gửi Giấy đăng ký công tác
đến ĐVQLVH như thế nào?
1. Phải gửi đến từng ĐVQLVH liên quan để các đơn vị này lập kế hoạch đăng ký cắt điện, viết
PCT, Giấy phối hợp cho phép, LCT.
2. Gửi đến ĐVQLVH cấp PCT để đơn vị này lập kế hoạch đăng ký cắt điện, viết PCT, LCT và
thông báo đến các ĐVQLVH liên quan.
3. Gửi đến đơn vị Điều độ để đơn vị này chỉ huy chung việc thực hiện các BPAT đối với từng
ĐVQLVH liên quan.
4. Phải gửi đến lãnh đạo Công ty Điện lực để chỉ đạo chung việc thực hiện các BPAT đối với
từng ĐVQLVH liên quan.
Câu 79: Theo Quy trình An toàn điện, khi công tác trong TBA, điều kiện (về tổ chức) để
mở cửa lưới vào kiểm tra thiết bị đang vận hành là:
1. Phải có hai người có bậc an toàn điện từ bậc 3 trở lên.
2. Do người có bậc 3 an toàn điện trở lên thực hiện.
3. Bắt buộc phải có hai người có bậc an toàn điện từ bậc 4 trở lên.
4. Phải có hai người, người giám sát phải có bậc an toàn điện từ bậc 3 trở lên, người kiểm tra từ
bậc 2 trở lên.
Câu 80: Theo Quy trình An toàn điện, khi mở cửa lưới vào kiểm tra thiết bị đang vận hành
các TBA cần thực hiện BPKTAT gì?
1. Quan sát kỹ phần mang điện để đảm bảo khoảng cách an toàn. Khi có giông sét không được
kiểm tra các trạm ngoài trời.
2. Quan sát kỹ phần mang điện để đảm bảo khoảng cách an toàn. Khi có giông sét được kiểm tra
các trạm ngoài trời nhưng không được thao tác.
3. Khi có giông sét không được kiểm tra các trạm ngoài trời. Chú ý quan sát kỹ phần mang điện
cao áp.
4. Quan sát kỹ phần mang điện để đảm bảo khoảng cách an toàn. Khi có giông sét không được
kiểm tra các trạm trong nhà.
Câu 81: Theo Quy trình An toàn điện đối với cấp điện áp nào cho phép làm việc sau khi cắt
điện không cần thực hiện việc đặt nối đất khi đã thỏa mãn các điều kiện về cách ly, quan
sát và cảm ứng?
1. Với điện áp từ 10 kV trở xuống.
2. Với điện áp từ 35 kV trở xuống.
3. Với điện áp từ 15 kV trở xuống.
4. Với điện áp từ 22 kV trở xuống.
Câu 82: Theo Quy trình An toàn điện, quy định điều kiện về khoảng cách dây dẫn khi làm
việc trên đường dây đã cắt điện nhưng đi chung cột với đường dây đang vận hành là:
1. Khoảng cách nhỏ nhất giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch không nhỏ hơn 3,0 mét; 4,0
mét; 5,0 mét tương ứng với cấp điện áp: Đến 35kV; 110kV; 220kV.
2. Khoảng cách nhỏ nhất giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch không nhỏ hơn 3,0 mét; 4,0
mét; 6,0 mét tương ứng với cấp điện áp: Đến 35kV; 110kV; 220kV.
3 Khoảng cách nhỏ nhất giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch không nhỏ hơn 2,0 mét; 4,0
mét; 6,0 mét tương ứng với cấp điện áp: Đến 35kV; 110kV; 220kV.
4. Khoảng cách nhỏ nhất giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch không nhỏ hơn 2,0 mét; 3,0
mét; 4,0 mét tương ứng với cấp điện áp: Đến 35kV; 110kV; 220kV.
Câu 83: Theo Quy trình An toàn điện cho phép làm việc sau khi cắt điện không cần thực
hiện việc đặt nối đất phải thỏa mãn đồng thời các yêu cầu sau:
1. Thiết bị có cấu trúc gọn, quan sát toàn bộ dễ dàng; Có thể cách ly hoàn toàn khỏi hệ thống
điện mà đứng tại chỗ nhìn thấy rõ, chắc chắn không có khả năng đóng nhầm điện; Được sự cho
phép của cấp có thẩm quyền.
2. Thiết bị có cấu trúc gọn, quan sát toàn bộ dễ dàng; Có thể cách ly hoàn toàn khỏi hệ thống
điện mà đứng tại chỗ nhìn thấy rõ, chắc chắn không có hiện tượng mưa giông; Được sự cho phép
của cấp có thẩm quyền.
3. Thiết bị có cấu trúc gọn, quan sát toàn bộ dễ dàng; Có thể cách ly hoàn toàn khỏi hệ thống
điện mà đứng tại chỗ nhìn thấy rõ, chắc chắn không có hiện tượng cảm ứng, rò điện; Được sự
cho phép của cấp có thẩm quyền.
4. Thiết bị có cấu trúc gọn, quan sát toàn bộ dễ dàng; Có thể cách ly hoàn toàn khỏi hệ thống
điện bằng các thiết bị đóng cắt, chắc chắn không có hiện tượng cảm ứng, rò điện; Được sự cho
phép của cấp có thẩm quyền.
Câu 84: Theo Quy trình An toàn điện quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân và dụng cụ
an toàn khi lắp/tháo nối đất di động như thế nào?
1. Người lắp/tháo phải dùng sào và ủng cách điện.
2. Người lắp/tháo phải đứng trên thảm cách điện.
3. Người lắp/tháo phải dùng sào và đứng trên ghế cách điện.
4. Người lắp/tháo nối đất cao áp phải dùng sào và găng cách điện. Đặt và tháo nối đất di động tại
lưới hạ áp phải đeo găng tay cách điện hạ áp.
Câu 85: Theo Quy trình An toàn điện thì tổ chức lắp đặt tiếp đất di động là:
1. Phải có 03 người, hai người trên cột, một người dưới đất. Đấu dây tiếp đất lên dây dẫn sau đó
bắt chặt đầu dây còn lại vào thân cột.
2. Phải có 02 người, một người trên cột, một người dưới đất. Dùng kìm đấu dây tiếp đất lên dây
dẫn sau đó bắt chặt đầu dây còn lại vào thân cột.
3. Phải có 02 người, trong đó một người giám stá phải có bâc an toàn điện  4, một người thực
hiện phải có có bậc an toàn điện  3.
4. Cả 03 đáp án đều đúng.
Câu 86: Theo Quy trình An toàn điện thì trình tự lắp đặt bộ tiếp đất di động là:
1. Phải có 03 người, hai người trên cột, một người dưới đất. Đấu dây tiếp đất lên dây dẫn sau đó
bắt chặt đầu dây còn lại vào thân cột.
2. Phải có 02 người, một người trên cột, một người dưới đất. Dùng kìm đấu dây tiếp đất lên dây
dẫn sau đó bắt chặt đầu dây còn lại vào thân cột.
3. Trước hết thử hết điện, sau đó đấu đầu dây tiếp đất với đất trước, sau đó phải dùng sào và
găng cách điện để bắt đầu dây nối đất lên thiết bị, dây dẫn .
4. Cả 03 đáp án đều đúng.
Câu 87: Theo Quy trình An toàn điện quy định về nối đất khi có nhiều ĐVCT trong cùng
một phạm vi có cắt điện như thế nào?
1. Mỗi ĐVCT vẫn phải làm nối đất độc lập cho ĐVCT của mình.
2. Có thể phối hợp việc đặt nnối đất giữa các ĐVCT để tiết kiểm bộ nối đất và giảm thời gian
thực hiện lắp đặt các bộ nối đất.
3. Nếu làm việc trên đường dây thì mỗi ĐVCT phải làm nối đất độc lập cho ĐVCT của mình.
4. Nếu làm việc trong TBA thì mỗi ĐVCT phải làm nối đất độc lập cho ĐVCT của mình.
Câu 88: Theo Quy trình An toàn điện thì những công việc nào sau đây không cần phải tổ
chức khảo sát?
1. Trường hợp công việc đã được khảo sát hiện trường đánh giá rủi ro từ trước, hiện trường
không thay đổi, các yếu tố nguy hiểm về ATĐ, các bên đều biết rõ
2. Công việc đơn giản, thực hiện trong thời gian ngắn do ĐVQLVH thực hiện.
3. Công việc làm trên lưới điện hạ áp.
4. Những công việc chỉ phải thực hiện theo LCT.
Câu 89: Theo Quy trình An toàn điện, những biển nào có thể được sơn trực tiếp trên thiết
bị, trên cột điện?
1. Các biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc”, Cấm vào! Điện cao áp nguy hiểm chết
người” “Cấm lại gần! Có điện nguy hiểm chết người”, “Chú ý! Phía trên có điện”.
2. Các biển “Cấm trèo! Điện cao áp nguy hiểm chết người”, “Cấm vào! Điện cao áp nguy hiểm
chết người”, “Cấm lại gần! Có điện nguy hiểm chết người”, “Có điện nguy hiểm”, “Chú ý! Phía
trên có điện”.
3. Các biển “Cấm trèo! Điện cao áp nguy hiểm chết người”, “Cấm đóng điện không đồng bộ”,
“Cấm lại gần! Có điện nguy hiểm chết người”, “Chú ý! Phía trên có điện”.
4. Các biển “Cấm trèo! Điện cao áp nguy hiểm chết người”, “Cấm vào! Điện cao áp nguy hiểm
chết người”, “ Cáp điện lực”, “Chú ý! Phía trên có điện”.
Câu 90: Theo Quy trình An toàn điện thì ĐVQLVH cấp PCT phải thực hiện nhiệm vụ gì
sau khi đã nhận được Giấy đăng ký công tác của ĐVLCV:
1. Lập kế hoạch đăng ký cắt điện, viết PCT, cấp Giấy phối hợp cho phép, LCT.
2. Lập kế hoạch đăng ký cắt điện, viết PCT, LCT.
3. Viết phương án tổ chức thi công và BPAT, viết PCT, cấp Giấy phối hợp cho phép.
4. Lập kế hoạch đăng ký cắt điện, cấp Giấy phối hợp cho phép, lập PTT.
Câu 91: Theo Quy trình An toàn điện thì trong quá trình kiểm tra chất lượng sau khi kết
thúc công việc (chưa trả PCT), nếu phát hiện thấy có thiếu sót phải sửa chữa lại ngay thì
người CHTT phải:
1. Phân công nhân viên ĐVCT thực hiện sửa sai, không phải cấp Phiếu mới.
2. Phải cấp Phiếu mới và thực hiện theo đúng quy định về “Cho phép làm việc”.
3. Thực hiện theo đúng quy định về “Cho phép làm việc” như đối với một công việc mới, không
phải cấp Phiếu mới nhưng phải ghi thời gian bắt đầu, kết thúc việc làm thêm vào PCT.
4. Thực hiện theo đúng quy định về “Di chuyển nơi làm việc” , ghi thời gian bắt đầu, kết thúc
việc làm thêm vào PCT.
Câu 92: Theo Quy trình An toàn điện quy định về nhân viên mới như thế nào?
1. Trước khi giao nhiệm vụ phải phải kiểm tra thực hành công việc đạt yêu cầu giao nhiệm vụ.
2. Phải qua thời gian kèm cặp mới được giao nhiệm vụ.
3. Phải được huấn luyện, kèm cặp sau đó phải được kiểm tra bằng bài viết và vấn đáp trực tiếp,
đạt yêu cầu mới được giao nhiệm vụ.
4. Được phép làm việc nhưng phải có Người giám sát, quản lý..
Câu 93: Theo Quy trình An toàn điện quy định về chất liệu và quy cách của dây nối đất lưu
động như thế nào?
1. Dây nối đất là dây chuyên dùng, bằng đồng hoặc hợp kim nhiều sợi, mềm và có thể có lớp bọc
bảo vệ bằng nhựa trong.
2. Dây nối đất là dây đồng hoặc hợp kim mềm, nhiều sợi, tiết diện phải chịu được tác dụng lực
điện động và nhiệt..
3. Dây nối đất là dây chuyên dùng, bằng nhôm hoặc hợp kim nhiều sợi, mềm và có lớp bọc bảo
vệ.
4. Dây nối đất là dây chuyên dùng, bằng đồng trần hoặc hợp kim nhiều sợi, mềm. Nếu có lớp bọc
bảo vệ bên ngoài thì tốt.
Câu 94: Theo Quy trình An toàn điện việc công nhận kết quả huấn luyện, xếp bậc và cấp
thẻ an toàn điện thuộc trách nhiệm của ai?
1. Chủ tịch Hội đồng thi cấp Công ty (hoặc đơn vị tương đương)
2. Giám đốc, Phó Giám đốc cấp Điện lực (hoặc đơn vị tương đương)
3. Việc huấn luyện, xếp bậc và cấp thẻ ATĐ theo quy định của pháp luật
4. Trưởng phòng an toàn cấp Công ty (hoặc đơn vị tương đương)
Câu 95: Theo Quy trình An toàn điện khi làm việc trên đường dây hạ áp đang có điện, nếu
trên cột có nhiều đường dây có điện áp khác nhau thì phải:
1. Có biển báo chỉ rõ điện áp từng đường dây. Phải xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc
thuộc TBA nào để làm đủ, đúng các biện pháp an toàn trước khi cho phép làm việc.
2. Có biển báo chỉ rõ điện áp từng đường dây. phải xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc
thuộc TBA nào. Phải coi tất cả các đường dây còn lại đang có điện.
3. Phải có cờ báo chỉ rõ điện áp từng đường dây. phải xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công
việc thuộc TBA nào để làm đủ, đúng các BPAT trước khi cho phép làm việc.
4. Phải kiểm tra bằng bút thử điện để xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc thuộc TBA
nào để làm đủ, đúng các BPAT trước khi cho phép làm việc.
Câu 96: Theo Quy trình An toàn điện quy định về tiết diện của dây nối đất lưu đông như
thế nào?
1. Tiết diện không được nhỏ hơn 16 mm 2 đối với lưới điện phân phối, 25 mm 2 đối với lưới điện
truyền tải.
2. Tiết diện không được nhỏ hơn 25 mm 2 đối với lưới điện phân phối, 35 mm 2 đối với lưới điện
truyền tải.
3. Tiết diện không được nhỏ hơn 16 mm 2 đối với lưới điện phân phối, 35 mm 2 đối với lưới điện
từ 110kV trở lên.
4. Tiết diện không được nhỏ hơn 10 mm 2 đối với lưới điện phân phối, 16 mm 2 đối với lưới điện
truyền tải.
Câu 97: Theo Quy trình An toàn điện quy định về dây nối đất chống điện áp cảm ứng như
thế nào?
1. Dây nối đất phải chịu được dòng điện do điện áp cảm ứng sinh ra, tiết diện không được nhỏ
hơn 16 mm2
2. Dây nối đất phải chịu được dòng điện do điện áp cảm ứng sinh ra, tiết diện không được nhỏ
hơn 25 mm2
3. Dây nối đất phải chịu được dòng điện do điện áp công nghiệp sinh ra, tiết diện không được
nhỏ hơn 10 mm2
4. Dây nối đất phải chịu được dòng điện do điện áp cảm ứng sinh ra, tiết diện không được nhỏ
hơn 10 mm2
Câu 98: Theo Quy trình An toàn điện quy định trách nhiệm đặt rào chắn tạm thời thuộc
bộ phận nào?
1. Rào chắn tạm thời do ĐVQLVH thiết lập.
2. Rào chắn tạm thời do ĐVLCV thiết lập.
3. Rào chắn tạm thời do ĐVCT thiết lập.
4. Rào chắn tạm thời do người CHTT thiết lập.
Câu 99: Theo Quy trình An toàn điện trong trường hợp rào chắn có khả năng chạm vào
phần mang điện được quy định như thế nào?
1. Khi làm việc gần khu vực có điện áp đến 10 kV, nếu rào chắn có khả năng chạm vào phần
mang điện thì phải sử dụng rào chắn bằng vật liệu cách điện phù hợp với cấp điện áp làm việc.
2. Khi làm việc gần khu vực có điện áp đến 22 kV, nếu rào chắn có khả năng chạm vào phần
mang điện thì phải sử dụng rào chắn bằng vật liệu cách điện phù hợp với cấp điện áp làm việc
3. Khi làm việc gần khu vực có điện áp đến 15 kV, nếu rào chắn có khả năng chạm vào phần
mang điện thì phải sử dụng rào chắn bằng vật liệu cách điện phù hợp với cấp điện áp làm việc
4. Khi làm việc gần khu vực có điện áp đến 35 kV, nếu rào chắn có khả năng chạm vào phần
mang điện thì phải sử dụng rào chắn bằng vật liệu cách điện phù hợp với cấp điện áp làm việc
Câu 100: Theo Quy trình An toàn điện khi thực hiện việc đặt rào chắn mà rào chắn có khả
năng chạm vào phần mang điện được quy định như thế nào?
1. Người đặt rào chắn phải đeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên ghế gỗ và thực
hiện dưới sự giám sát trực tiếp của người có bậc 5 an toàn điện.
2. Người đặt rào chắn phải đeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên tấm thảm cách
điện, người thực hiện phải có bậc 5 an toàn điện.
3. Người đặt rào chắn phải đeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên tấm thảm cách
điện và thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của người có bậc 5 an toàn điện.
4. Người đặt rào chắn phải đeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên tấm thảm cách
điện và thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của người có bậc 4 an toàn điện.
Câu 101: Theo Quy trình An toàn điện quy định việc treo cờ khi làm việc trên đường dây
chung cột một mạch còn điện như thế nào?
1. Đối với đường dây đi chung cột có cấp điện áp từ 35 kV trở lên phải đặt cờ báo hiệu “mầu
xanh” tại phía đường dây đã nối đất, cờ báo hiệu “mầu đỏ” phía đường dây có điện.
2. Đối với đường dây đi chung cột có cấp điện áp từ 220 kV trở lên phải đặt cờ báo hiệu “mầu
vàng” tại phía đường dây đã nối đất, cờ báo hiệu “mầu xanh” phía đường dây có điện.
3. Đối với đường dây đi chung cột có cấp điện áp từ 110 kV trở lên phải đặt cờ báo hiệu “mầu
vàng” tại phía đường dây đã cắt điện, cờ báo hiệu “mầu đỏ” phía đường dây đã nối đất,
4. Phải kiểm tra đúng tuyến ĐDK đã được cắt điện, đồng thời phải có đủ các loại biển báo an
toàn, cờ để treo ở các cột hai ĐDK đi chung.
Câu 102: Theo Quy trình An toàn điện quy định về thời gian công tác của PCT như thế
nào?
1. Do người cấp phiếu ghi nhưng không quá 15 ngày.
2. Do người cấp phiếu ghi nhưng không quá 60 ngày.
3. Do người cấp phiếu ghi nhưng không quá 10 ngày.
4. Do ĐVQLVH ghi nhưng không quá 30 ngày.
Câu 103: Theo Quy trình An toàn điện quy định về thời gian hiệu lực của PCT như thế
nào?
1. Thời gian hiệu lực của PCT do người cấp phiếu ghi nhưng không quá 15 ngày.
2. PCT có hiệu lực từ thời điểm Người chỉ huy trực ký tiếp nhận hiện trường nơi làm việc đến
thời điểm Người chỉ huy trực tiếp ký kết thúc công tác..
3. Thời gian hiệu lực của PCT do người cấp phiếu ghi nhưng không quá 60 ngày.
4. Thời gian hiệu lực của PCT do ĐVQLVH ghi nhưng không quá 30 ngày.
Câu 104: Theo Quy trình An toàn điện. đối với PCT thì những chức danh nào hằng năm
phải được huấn luyện, kiểm tra đạt yêu cầu và được phân công nhiệm vụ?
1. Người cấp PCT, người cảnh giới, người GSATĐ, người LĐCV, người CHTT.
2. Người ra LCT, người cho phép, người GSATĐ, người LĐCV, người CHTT.
3. Người cấp PCT, người cho phép, người GSATĐ, người LĐCV, người CHTT.
4. Người ra LCT, người thi hành lệnh, người GSATĐ, người LĐCV, người CHTT.
Câu 105: Theo Quy trình An toàn điện thì chức danh Người thi hành lệnh là;
1. Người thi hành lệnh là người thực hiện công việc theo ĐVCT.
2. Người thi hành lệnh là người thực hiện LCT bằng miệng.
3. Người thi hành lệnh là người thực hiện công việc theo LCT bằng giấy.
4. Người thi hành lệnh là người thực hiện công việc một mình.
Câu 106: Theo Quy trình An toàn điện quy định ngưới cấp PCT đối với công tác có kế
hoạch là:
1. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng kỹ thuật, Kinh doanh; Đội trưởng, Đội phó, Tổ
trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA. Trực ban vận hành (trong một số trường hợp).
2. Giám đốc/Phó giám đốc, Trưởng/Phó đơn vị/đội/tổ, Quản đốc/Phó quản đốc phân xưởng vận
hành hoặc người được giao nhiệm vụ.
3. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng Tổng hợp, Kỹ thuật viên; Đội trưởng, Đội phó, Tổ
trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA. Trực ban vận hành (trong một số trường hợp).
4. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng Tổng hợp, Kỹ thuật viên; Đội trưởng, Đội phó, Tổ
trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA.
Câu 107: Theo Quy trình An toàn điện quy định ngưới cấp PCT đối với công tác ngoài kế
hoạch là:
1. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng kỹ thuật, Kinh doanh; Đội trưởng, Đội phó, Tổ
trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA. Trực ban vận hành (trong một số trường hợp).
2. Giám đốc/Phó giám đốc, Trưởng/Phó đơn vị/đội/tổ, Quản đốc/Phó quản đốc phân xưởng vận
hành, Kỹ thuật viên hoặc người được giao nhiệm vụ, Trưởng ca/Trưởng kíp.
3. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng Tổng hợp, Kỹ thuật viên; Đội trưởng, Đội phó, Tổ
trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA. Trực ban vận hành (trong một số trường hợp).
4. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng Tổng hợp, Kỹ thuật viên; Đội trưởng, Đội phó, Tổ
trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA.
Câu 108: Theo Quy trình An toàn điện quy định ngưới cấp PCT đối với công tác xử lý sự
cố:
1. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng kỹ thuật, Kinh doanh; Đội trưởng, Đội phó, Tổ
trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA. Trực ban vận hành (trong một số trường hợp).
2. Nhân viên vận hành ca trực có chức danh Trưởng ca/Trưởng kíp hoặc người được giao nhiệm
vụ.
3. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng Tổng hợp, Kỹ thuật viên; Đội trưởng, Đội phó, Tổ
trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA. Trực ban vận hành (trong một số trường hợp).
4. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng Tổng hợp, Kỹ thuật viên; Đội trưởng, Đội phó, Tổ
trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA.
Câu 109: Theo Quy trình An toàn điện trách nhiệm của người cấp PCT tại các thời điểm
viết, giao và thu lại để kiểm tra như thế nào?
1. PCT phải viết tay, ngưới cấp PCT ký cấp phiếu và giao phiếu cho người cho phép, kiểm tra
và ký hoàn thành PCT ngay sau khi nhận lại từ người cho phép.
2. PCT có thể soạn thảo trên máy tính, ngưới cấp PCT ký cấp phiếu và giao phiếu cho người
CHTT, kiểm tra và ký hoàn thành PCT ngay sau khi nhận lại từ người cho phép.
3. PCT có thể soạn thảo trên máy tính, ngưới cấp PCT ký cấp phiếu và giao phiếu cho người
GSATĐ, kiểm tra và ký hoàn thành PCT ngay sau khi nhận lại từ người cho phép.
4. PCT có thể soạn thảo trên máy tính, soạn PCT điện tử. Với PCT giấy, ngưới cấp PCT ký cấp
phiếu và giao phiếu cho người cho phép và Người CHTT, ký kiểm tra hoàn thành PCT.
Câu 110: Theo Quy trình An toàn điện quy định nhân viên trực thao tác lưu động phải kịp
thời đến trạm điện, nhà máy điện không người trực để thực hiện những công việc đột xuất
gì?
1. Thao tác tại chỗ, làm các biện pháp an toàn bàn giao hiện trường cho lực lượng chữa cháy
chuyên nghiệp trong trường hợp xảy ra sự cố cháy nổ.
2. Thao tác tại chỗ, làm các biện pháp an toàn bàn giao hiện trường cho ĐVCT trong trường hợp
xảy ra sự cố cháy nổ.
3. Thao tác tại chỗ, làm các biện pháp an toàn bàn giao hiện trường cho ĐVQLVH trong trường
hợp xảy ra sự cố cháy nổ.
4. Vệ sinh công nghiệp, làm các biện pháp an toàn bàn giao hiện trường cho lực lượng chữa cháy
chuyên nghiệp trong trường hợp xảy ra sự cố cháy nổ.
Câu 111: Theo Quy trình An toàn điện quy định trạm điện không có người trực thường
xuyên thì người cho phép phải là:
1. Nhân viên tổ TTLĐ có QLVH trạm điện không người trực đó.
2. Trưởng kíp điều khiển xa vận hành thiết bị đó (hoặc được cấp có thẩm quyền công nhận là
nhân viên vận hành thiết bị đó), nhân viên tổ TTLĐ.
3. Điều độ viên đương ca chỉ huy vận hành thiết bị đó (hoặc được cấp có thẩm quyền công nhận
là nhân viên vận hành thiết bị đó), nhân viên tổ TTLĐ.
4. Lãnh đạo đơn vị trực tiếp vận hành thiết bị đó (hoặc được cấp có thẩm quyền công nhận là
nhân viên vận hành thiết bị đó), nhân viên tổ TTLĐ.
Câu 112: Theo Quy trình An toàn điện, về nội dung BPKTAT điện thì người cho phép phải
thực hiện thủ tục bàn giao (cho phép) ĐVCT vào làm việc sau khi:
1. Thực hiện các BPKTAT (nếu được giao); Chứng minh hết điện; Ký và giao 01 bản PCT cho
người CHTT hoặc người GSATĐ (nếu có) sau khi những người này đã kiểm tra lại các BPAT do
chính ĐVCT làm.
2. Thực hiện các BPKTAT (nếu được giao); Chứng minh hết điện; Ký 02 bản và giao 01 bản
PCT cho NCHTT sau khi NCHTT đã kiểm tra lại các BPAT mà người cho phép giao theo yêu
cầu.
3. Chứng minh hết điện; Ký và giao 01 bản PCT cho người CHTT hoặc người GSATĐ (nếu có)
sau khi những người này đã kiểm tra lại các BPAT mà người cho phép giao theo yêu cầu.
4. Thực hiện các BPKTAT (nếu được giao); Ký và giao 01 bản PCT cho người CHTT hoặc
người GSATĐ (nếu có) sau khi những người này đã kiểm tra lại các BPAT mà người cho phép
giao theo yêu cầu.
Câu 113: Theo Quy trình An toàn điện nội dung nào sau đây không thuộc trách nhiệm của
người CHTT trong việc kiểm tra các biện pháp an toàn phù hợp với công việc?
1. Kiểm tra, tiếp nhận biện pháp an toàn do người cho phép bàn giao và thực hiện đầy đủ các
biện pháp an toàn cần thiết khác; Kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn của nhân viên
ĐVCT.
2. Kiểm tra chất lượng của các dụng cụ, trang bị an toàn, thời hạn thử nghiệm cho phép sử dụng
của máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
3. Đặt, di chuyển, tháo dỡ các biển báo an toàn điện, rào chắn, nối đất di động trong khi làm việc
và phổ biến cho tất cả nhân viên ĐVCT biết.
4. Kiểm tra các PCT, PTT khác có liên quan đến công việc và vị trí làm việc của ĐVCT do
mình làm CHTT.
Câu 114: Theo Quy trình An toàn điện quy định các công việc thực hiện theo LCT bao
gồm:
1. Công việc có độ rủi ro cấp 1; Làm việc ở xa nơi có điện; Làm việc ở thiết bị, đường dây điện
hạ áp trong một số trường hợp; Công việc không cần phải thực hiện các BPKT chuẩn bị vị trí
làm việc.
2. Làm việc ở gần nơi có điện; Xử lý sự cố thiết bị, đường dây; Làm việc ở thiết bị, đường dây
điện hạ áp trong một số trường hợp; Công việc cần phải thực hiện các BPKT chuẩn bị vị trí làm
việc.
3. Làm việc ở xa nơi có điện; Thay thế thiết bị, đường dây; Làm việc ở thiết bị, đường dây điện
hạ áp trong mọi trường hợp; Công việc không cần phải thực hiện các BPKT chuẩn bị vị trí làm
việc.
4. Làm việc ở xa nơi có điện; Xử lý sự cố thiết bị, đường dây; Làm việc ở thiết bị, đường dây
điện hạ áp không cắt điện; Công việc cần phải thực hiện các BPKT chuẩn bị vị trí làm việc.
Câu 115: Theo Quy trình An toàn điện quy định trách nhiệm của nhân viên ĐVCT khi đến
nơi làm việc như thế nào?
1. Sau khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy hiểm
cần phòng tránh,; Ghi họ tên và ký vào PCT hoặc LCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm việc.
2. Sau khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy hiểm
cần phòng tránh,; Ký vào PCT hoặc LCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm việc.
3. Trước khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy
hiểm cần phòng tránh,; Ghi họ tên và ký vào PCT hoặc LCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm
việc.
4. Sau khi nghe người CHTT phân công nhiệm vụ đặt tiếp đất lưu động, chỉ dẫn các yếu tố nguy
hiểm cần phòng tránh,; Ghi họ tên và ký vào PCT hoặc LCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm
việc.
Câu 116: Theo Quy trình An toàn điện quy định trách nhiệm của nhân viên ĐVCT khi
trong quá trình làm việc như thế nào?
1. Sau khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy hiểm
cần phòng tránh,; Ghi họ tên và ký vào PCT hoặc LCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm việc.
2. Phải chấp hành nghiêm nhiệm vụ được phân công, tuân thủ hướng dẫn của Nguời CHTT. Phải
nhận biết được các yếu tố nguy hiểm, có trách nhiệm tự bảo vệ mình.
3. Trước khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy
hiểm cần phòng tránh,; Ghi họ tên và ký vào PCT hoặc LCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm
việc.
4. Sau khi nghe người CHTT phân công nhiệm vụ đặt tiếp đất lưu động, chỉ dẫn các yếu tố nguy
hiểm cần phòng tránh,; Ghi họ tên và ký vào PCT hoặc LCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm
việc.
Câu 117: Theo Quy trình An toàn điện thì sau khi nhận được 01 bản PCT đã có chữ ký của
người cho phép, người CHTT được được phép làm những công việc gì?
1. Chỉ huy điều hành ĐVCT thực hiện các công việc trong phạm vi cho phép làm việc, trực tiếp
thực hiện các thủ tục, BPAT nơi làm việc thuộc trách nhiệm của ĐVCT.
2. Chỉ huy điều hành ĐVCT thực hiện các công việc trong phạm vi cho phép làm việc, bao gồm
việc thực hiện các thủ tục, BPAT nơi làm việc thuộc trách nhiệm của ĐVQLVH.
3. Chỉ huy điều hành ĐVCT thực hiện các công việc trong phạm vi cho phép làm việc, bao gồm
việc thực hiện các thủ tục, BPAT nơi làm việc thuộc trách nhiệm của ĐVCT.
4. Chỉ huy điều hành ĐVCT thực hiện các công việc trong phạm vi cho phép làm việc, bao gồm
việc thực hiện các thủ tục, BPAT nơi làm việc thuộc trách nhiệm của người cho phép.
Câu 118: Theo Quy trình An toàn điện quy định về thủ tục an toàn khi nghỉ hết ngày làm
việc và bắt đầu ngày tiếp theo như thế nào?
1. Sau mỗi ngày làm việc, ĐVCT phải thu dọn nơi làm việc, các BPAT phải được giữ nguyên.
Người CHTT phải giao lại (ký) PCT và những việc liên quan cho ĐVQLVH.
2. Sau mỗi ngày làm việc, ĐVCT phải thu dọn nơi làm việc, các BPAT phải được giữ nguyên.
Người CHTT giữ PCT để ngày hôm sau tiếp tục thực hiện.
3. Sau mỗi ngày làm việc, ĐVCT phải thu dọn nơi làm việc, giải phóng các BPAT đã làm.
Người CHTT phải giao lại (ký) PCT và những việc liên quan cho người cho phép.
4. Sau mỗi ngày làm việc, ĐVCT phải thu dọn nơi làm việc, các BPAT phải được giữ nguyên.
Người CHTT phải giao lại (ký) PCT giấy hoặc xác nhận điện tử và những việc liên quan cho
người cho phép.
Câu 119: Theo Quy trình An toàn điện, trường hợp làm việc trên đường dây hoặc nơi làm
việc ở quá xa nơi trực vận hành thì khi nghỉ hết ngày làm việc thì thủ tục an toàn như thế
nào?
1. Cho phép người CHTT được giữ lại PCT, nhưng phải thông báo những việc đã làm để người
cho phép (hoặc nhân viên vận hành) biết để ghi, ký vào PCT do mình giữ, ghi sổ nhật ký vận
hành.
2. Cho phép người CHTT được giữ lại PCT, nhưng phải thông báo những việc đã làm để người
cho phép (hoặc nhân viên vận hành) biết để ghi, ký vào PCT do mình giữ.
3. Không cho phép người CHTT được giữ lại PCT, trường hợp cần thiết có thể thông báo những
việc đã làm để người cho phép (hoặc nhân viên vận hành).
4. Cho phép người CHTT được giữ lại PCT, nhưng phải thông báo những việc đã làm cho
ĐVQLVH biết để ghi, ký vào sổ nhật ký vận hành.
Câu 120: Theo Quy trình An toàn điện, việc thay đổi người (kể cả người CHTT) hoặc số
lượng nhân viên ĐVCT được quy định như thế nào?
1. Do những người có trách nhiệm của ĐVLCV quyết định và đồng thời phải được người LĐCV,
người cho phép đồng ý.
2. Do những người có trách nhiệm của ĐVCT quyết định và đồng thời phải được người CHTT,
người cho phép đồng ý.
3. Do những người có trách nhiệm của ĐVLCV quyết định và đồng thời phải được người cấp
PCT, người cho phép đồng ý.
4. Do những người có trách nhiệm của ĐVLCV quyết định và đồng thời phải được người
GSATĐ, người cho phép đồng ý.
Câu 121: Theo Quy trình An toàn điện, khi làm xong công việc, điều nào không đúng khi
người CHTT thực hiện những công việc sau?
1. Cho ĐVCT thu dọn, vệ sinh nơi làm việc và kiểm tra, xem xét lại để hoàn thiện tất cả những
việc có liên quan.
2. Cho nhân viên ĐVCT rút khỏi nơi làm việc, chỉ để lại những người tháo nối đất, chỉ huy tháo
nối đất, tháo gỡ những TIện pháp an toàn do ĐVCT làm.
3. Ghi và ký vào Mục 6.1 của PCT (cả bản PCT do người CHTT giữ và bản của người cho phép
giữ), trao trả nơi làm việc và PCT cho người cho phép.
4. Trong trường hợp đã tháo nối đất nhưng chưa ký khóa PCT mà còn có công việc dang dở, cho
phép tiếp tục hoàn thiện công việc đó.
Câu 122: Theo Quy trình An toàn điện quy định trách nhiệm của ĐVQLVH về việc cắt
điện để làm việc như thế nào?
1. Chủ động phối hợp với đơn vị điều độ cắt điện theo đúng kế hoạch, đảm bảo thời gian làm
việc , không kểcác thao tác cắt điện thuộc các ĐVQLVH khác; Cử nhân viên vận hành thực hiện
các BPKT chuẩn bị nơi làm việc.
2. Chủ động phối hợp với đơn vị điều độ cắt điện theo đúng kế hoạch, đảm bảo thời gian làm
việc; Cử nhân viên vận hành thực hiện các BPKT chuẩn bị nơi làm việc.
3. Chủ động phối hợp với ĐVQLVH khác cắt điện theo đúng kế hoạch, đảm bảo thời gian làm
việc; Cử nhân viên vận hành thực hiện các BPKT chuẩn bị nơi làm việc.
4. Chủ động phối hợp với ĐVLCV cắt điện theo đúng kế hoạch, đảm bảo thời gian làm việc (kể
cả các thao tác cắt điện thuộc các ĐVQLVH khác); Cử nhân viên vận hành thực hiện các BPKT
chuẩn bị nơi làm việc.
Câu 123: Theo Quy trình An toàn điện quy định trách nhiệm của ĐVQLVH trong trường
hợp ĐVQLVH là ĐVCT thì thực hiện như thế nào?
1. Khảo sát chi tiết khi triển khai kế hoạch công việc; Phân định rõ trách nhiệm thực hiện của
từng chức danh trong PCT và các bộ phận trong đơn vị.
2. Lập phương án cụ thể, chi tiết khi triển khai kế hoạch công việc; Phân định rõ trách nhiệm
thực hiện của ĐVCT và ĐVQLVH trong phương án.
3. Lập phương án cụ thể, chi tiết khi triển khai kế hoạch công việc; Phân định rõ trách nhiệm
thực hiện của từng chức danh trong PCT và các bộ phận trong đơn vị.
4. Không phải lập phương án khi triển khai kế hoạch công việc; Phân định rõ trách nhiệm thực
hiện của từng chức danh trong PCT và các bộ phận trong đơn vị.
Câu 124: Theo Quy trình An toàn điện điều nào sau đây không thuộc trách nhiệm của đơn
vị điều độ?
1. Lập, duyệt phương thức vận hành, lịch cắt điện công tác tuần (tháng), thông báo và gửi lịch
cắt điện đã được duyệt cho các ĐVQLVH có liên quan đến công việc;
2. Chỉ huy thao tác cắt điện, bàn giao thiết bị cho ĐVQLVH theo đúng quy định và thời gian
được phê duyệt; Treo thẻ đánh dấu ĐVCT trên sơ đồ vận hành theo số lượng ĐVQLVH đăng ký
cắt điện;
3. Khôi phục lại thiết bị khi ĐVQLVH đã khoá hết PCT, giao trả nơi làm việc và phải yêu cầu
ĐVQLVH kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng, đảm bảo tuyệt an toàn.
4. Xây dựng kế hoạch thực hiện các BPAT điện để đưa vào phương thức kết dây lưới điện của
cấp điều độ giữ quyền điều khiển.
Câu 125: Theo Quy trình An toàn điện, việc bảo dưỡng chổi than khi động cơ điện đang
làm việc, nội dung nào không bắt buộc phải thực hiện?
1. Nhân viên được đào tạo cho nhiệm vụ này và sử dụng các công cụ bảo vệ mặt và mắt, quần áo
bảo hộ, đề phòng việc cuốn đi bởi các phần quay của động cơ điện; Sử dụng giày và thảm cách
điện;
2. Sử dụng giày, găng tay và thảm cách điện để làm việc. Không đồng thời tiếp xúc tay tới các
phần mang điện của hai cực hoặc phần mang điện và phần được nối đất.
3. Phải lập Phương án TCTC và BPAT mới được thực hiện
4. Khi mài nhẵn vành của Rotor trong động cơ điện đang quay phải sử dụng các khuôn bằng vật
liệu cách điện.
Câu 126: Theo Quy trình An toàn điện quy định cấm chặt cây trong những trường hợp
nào?
1. Khi có gió cấp 6 trở lên; Cưa cây sẵn hàng loạt rồi làm đổ cây bằng cách cho cây này làm đổ
cây kia; Đứng ở phía cây đổ và phía đối diện.
2. Khi có gió cấp 4 trở lên; Cưa cây sẵn hàng loạt rồi làm đổ cây bằng cách cho cây này làm đổ
cây kia; Đứng ở phía cây đổ và phía đối diện.
3. Khi có gió cấp 4 trở lên; Cưa cây sẵn hàng loạt rồi làm đổ cây bằng cách cho cây này làm đổ
cây kia; Buộc chuôi giao vào cổ tay để chặt cây.
4. Khi có gió cấp 8 trở lên; Dùng dây thừng đẻ kéo dây về phía đối diện; Đứng ở phía cây đổ và
phía đối diện.
Câu 127: Theo Quy trình An toàn điện quy định làm việc trên cột có đường dây đang vận
hành một người trong trường hợp nào?
1. Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 3,0 m, không tháo dỡ cấu kiện cột được phép làm
việc 01 người có bậc 3 an toàn điện trở lên.
2. Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 2,0 m, không tháo dỡ cấu kiện cột được phép làm
việc 01 người có bậc 4 an toàn điện trở lên.
3. Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 2,0 m, không tháo dỡ cấu kiện cột được phép làm
việc 01 người có bậc 3 an toàn điện trở lên.
4. Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 3,0 m, không tháo dỡ cấu kiện cột được phép làm
việc 01 người có bậc 5 an toàn điện trở lên.
Câu 128: Theo Quy trình An toàn điện quy định về tổ chức khi sơn xà và phần trên của
cột, gỡ tổ chim, kiểm tra dây dẫn, dây chống sét, mối nối, sứ và các phụ kiện khác trên
đường dây đang vận hành thì:
1. Cho phép nhân viên ĐVCT thực hiện công việc có điện một mình. Trong trường hợp khẩn
cấp, phải báo cáo với người có trách nhiệm và chờ lệnh của người CHTT.
2. Nhân viên ĐVCT không được thực hiện công việc có điện một mình. Trong trường hợp khẩn
cấp, phải báo cáo với người của ĐVQLVH và chờ lệnh của người cho phép.
3. Có thể thực hiện công việc có điện một mình. Trong trường hợp khẩn cấp, phải báo cáo với
Điều độ viên và chờ lệnh của người CHTT.
4. Nhân viên ĐVCT không được thực hiện công việc có điện một mình. Trong trường hợp khẩn
cấp, phải báo cáo với người có trách nhiệm và chờ lệnh của người CHTT.
Câu 129: Theo Quy trình An toàn điện những công việc nào được phép làm trên đường
dây đang vận hành trong phạm vi từ vị trí cách dây dẫn cuối cùng theo chiều thẳng đứng
bằng khoảng cách an toàn lên đến đỉnh cột?
1. Sơn xà và phần trên của cột, gỡ tổ chim, kiểm tra dây dẫn, dây chống sét, mối nối, sứ và các
phụ kiện khác.
2. Thay xà và phần trên của cột, gỡ tổ chim, kiểm tra dây dẫn, dây chống sét, mối nối, sứ và các
phụ kiện khác.
3. Sơn xà và phần trên của cột, thay sứ, kiểm tra dây dẫn, dây chống sét, mối nối, sứ và các phụ
kiện khác.
4. Sơn xà và phần trên của cột, gỡ tổ chim, thay chống sét van đường dây, kiểm tra dây chống
sét, mối nối, sứ và các phụ kiện khác.
Câu 130: Theo Quy trình An toàn điện quy định về điều kiện nhân lực khi làm trên đường
dây đang vận hành từ vị trí cách dây dẫn cuối cùng theo chiều thẳng đứng bằng khoảng
cách an toàn lên đến đỉnh cột như thế nào?
1. Phải được đào tạo, huấn luyện, qua thao diễn thực hành thông thạo, kiểm tra bằng bài viết, vấn
đáp trực tiếp đạt yêu cầu. Phải có bậc 4 an toàn điện trở lên.
2. Phải được đào tạo, huấn luyện, qua thao diễn thực hành thông thạo, kiểm tra bằng bài viết, vấn
đáp trực tiếp đạt yêu cầu. Phải có bậc 3 an toàn điện trở lên.
3. Phải được đào tạo, huấn luyện, qua thao diễn thực hành thông thạo, kiểm tra bằng bài viết, vấn
đáp trực tiếp ngay trước khi thực thi công việc đạt yêu cầu. Phải có bậc 3 an toàn điện trở lên.
4. Phải được đào tạo, huấn luyện, qua thao diễn thực hành thông thạo, kiểm tra bằng bài viết, vấn
đáp trực tiếp đạt yêu cầu. Phải có bậc 5 an toàn điện trở lên.
Câu 131: Theo Quy trình An toàn điện, khi sơn xà và phần trên của cột ngoài những quy
định an toàn khác thì phải thực hiện những BPKTAT gì?
1. Phải đứng thẳng để di chuyển người dọc theo xà; Đảm bảo khoảng cách an toàn điện; Tránh
để sơn rơi lên dây dẫn và sứ; Chổi sơn phải làm bằng cán gỗ hoặc vật liệu cách điện không dài
quá 10 cm.
2. Cấm đứng thẳng để di chuyển người dọc theo xà; Đảm bảo khoảng cách an toàn điện; Tránh
để sơn rơi lên dây dẫn và sứ; Chổi sơn phải làm bằng cán gỗ hoặc vật liệu cách điện không dài
quá 20 cm.
3. Cấm đứng thẳng để di chuyển người dọc theo xà; Đảm bảo khoảng cách an toàn điện; Tránh
để sơn rơi lên dây dẫn và sứ; Chổi sơn phải làm bằng cán gỗ hoặc vật liệu cách điện không dài
quá 10 cm.
4. Cần đứng thẳng để di chuyển người dọc theo xà; Đảm bảo khoảng cách an toàn điện; Tránh để
sơn rơi lên dây dẫn và sứ; Chổi sơn phải làm bằng cán gỗ hoặc vật liệu cách điện không dài quá
15 cm.
Câu 132: Theo Quy trình An toàn điện, khi tháo hoặc nối dây trong khoảng cột giao chéo
với đường dây đang vận hành phải thực hiện những quy định nào sau đây?
1. Phải cắt điện các đường dây ở phía dưới đường dây sửa chữa. Trường hợp không thể cắt điện
đường dây ở phía dưới thì cho phép bọc cách điện đường dây có điện.
2. Phải cắt điện đường dây đang sửa chữa. Trường hợp không thể cắt điện đường dây ở phía dưới
thì cho phép làm giàn giáo để cách ly với đường dây có điện.
3. Phải cắt điện các đường dây ở phía trên đường dây sửa chữa. Trường hợp không thể cắt điện
đường dây ở phía dưới thì cho phép làm giàn giáo để cách ly với đường dây có điện.
4. Phải cắt điện các đường dây ở phía dưới đường dây sửa chữa. Trường hợp không thể cắt điện
đường dây ở phía dưới thì cho phép làm giàn giáo để cách ly với đường dây có điện.
Câu 133: Theo Quy trình An toàn điện quy định để đảm bảo an toàn khi làm giàn giáo để
tháo hoặc nối dây trong khoảng cột giao chéo với đường dây đang vận hành như thế nào?
1. Trong thời gian làm giàn giáo phải cắt điện đường dây phía dưới và phải được lập thành
phương án cụ thể, được cấp có thẩm quyền của ĐVLCV phê duyệt.
2. Trong thời gian làm giàn giáo không được cắt điện đường dây phía dưới nhưng phải lập thành
phương án cụ thể, được cấp có thẩm quyền của ĐVLCV phê duyệt.
3. Đối với đường dây hạ áp khi làm giàn giáo không phải cắt điện đường dây phía dưới và phải
được lập thành phương án cụ thể, được cấp có thẩm quyền của ĐVLCV phê duyệt.
4. Trong thời gian làm giàn giáo phải cắt điện đường dây sẽ làm việc và phải được lập thành
phương án cụ thể, được cấp có thẩm quyền của ĐVLCV phê duyệt.
Câu 134: Theo Quy trình An toàn điện, khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng đi
chung cột với đường dây đang vận hành điện áp đến 35 kV quy định về khoảng cách dây
dẫn như thế nào?
1. Khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch có thể nhỏ hơn 3,0 m nhưng phải lớn
hơn từ 1,5 m trở lên thì cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đã cắt điện.
2. Khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch có thể nhỏ hơn 3,0 m nhưng phải lớn
hơn từ 2,5 m trở lên thì cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đã cắt điện.
3. Khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch có thể nhỏ hơn 3,0 m nhưng phải lớn
hơn từ 2,0 m trở lên thì cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đã cắt điện.
4. Khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch có thể nhỏ hơn 3,0 m nhưng phải lớn
hơn từ 1,0 m trở lên thì cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đã cắt điện.
Câu 135: Theo Quy trình An toàn điện, khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng đi
chung cột với đường dây đang vận hành điện áp đến 35 kV quy định về thời tiết như thế
nào?
1. Cấm làm việc khi có gió cấp 5 trở lên, sương mù dày và ban đêm; cấm ra dây dẫn trên cột,
cuộn dây dẫn thành cuộn trên cột, dùng thước đo bằng nhựa.
2. Cấm làm việc khi có gió cấp 6 trở lên, sương mù dày và ban đêm; cấm lắp xà trên cột, cuộn
dây dẫn thành cuộn trên cột, dùng thước đo bằng kim loại.
3. Cấm làm việc khi có gió cấp 3 trở lên, sương mù dày và ban đêm; cấm thay sứ trên cột, cuộn
dây dẫn thành cuộn trên cột, dùng thước đo bằng kim loại.
4. Cấm làm việc khi có gió cấp 4 trở lên, sương mù dày và ban đêm; cấm ra dây dẫn trên cột,
cuộn dây dẫn thành cuộn trên cột, dùng thước đo bằng kim loại.
Câu 136: Theo Quy trình An toàn điện, trường hợp làm việc trên đường dây cao áp đến 35
kV đã cắt điện nhưng phía dưới có đường dây hạ áp đi chung cột đang vận hành thì quy
định như thế nào?
1. Bắt buộc phải cắt điện đường dây hạ áp ở phía dưới để căng, kéo dây đường dây phía và
không phải lập phương án.
2. Nếu không thể cắt điện đường dây hạ áp ở phía dưới để căng, kéo dây đường dây phía trên thì
phải làm giàn giáo để tiến hành công việc.
3. Nếu không thể cắt điện đường dây hạ áp ở phía dưới để căng, kéo dây đường dây phía trên thì
phải có biện pháp không để dây dẫn của đường dây phía trên trùng xuống đường dây hạ áp.
4. Nếu không thể cắt điện đường dây hạ áp ở phía dưới để căng, kéo dây đường dây phía trên thì
phải được lập thành phương án cụ thể, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Câu 137: Theo Quy trình An toàn điện, lắp đặt trên đường dây nhiều mạch khi các mạch
còn lại đang vận hành, quy định về khoảng cách như thế nào?
1. Khoảng cách nhỏ nhất từ người (kể cả dụng cụ khi cầm, mang) đến dây dẫn có điện là: 0,6 m;
1,0 m; 2,0 m tương ứng với cấp điện áp: Đến 35kV; 110kV; 220kV.
2. Khoảng cách nhỏ nhất từ người (kể cả dụng cụ khi cầm, mang) đến dây dẫn có điện là: 0,7 m;
1,0 m; 2,0 m tương ứng với cấp điện áp: Đến 35kV; 110kV; 220kV.
3. Khoảng cách nhỏ nhất từ người (kể cả dụng cụ khi cầm, mang) đến dây dẫn có điện là: 0,6 m;
1,5 m; 2,0 m tương ứng với cấp điện áp: Đến 35kV; 110kV; 220kV.
4. Khoảng cách nhỏ nhất từ người (kể cả dụng cụ khi cầm, mang) đến dây dẫn có điện là: 0,6 m;
1,0 m; 2,5 m tương ứng với cấp điện áp: Đến 35kV; 110kV; 220kV.
Câu 138: Theo Quy trình An toàn điện lắp đặt trên đường dây nhiều mạch khi các mạch
còn lại đang vận hành, để tránh nhầm lẫn, quy ước về nhận dạng mạch điện như thế nào?
1. ĐVCT phải biết rõ tên và số hiệu mạch đường dây trên đó sẽ tiến hành công việc. Quy ước với
chữ “phải” hoặc “trái” là nhìn theo dọc đường dây về phía số thứ tự cột giảm dần.
2. ĐVCT phải biết rõ tên và số hiệu mạch đường dây trên đó sẽ tiến hành công việc. Quy ước với
chữ “phải” hoặc “trái” là nhìn theo dọc đường dây về phía số thứ tự cột tăng dần.
3. ĐVCT phải biết rõ tên và số hiệu mạch đường dây trên đó sẽ tiến hành công việc. Quy ước với
chữ “đỏ” hoặc “vàng” là nhìn theo dọc đường dây về phía số thứ tự cột tăng dần.
4. ĐVCT phải biết rõ tên và số hiệu mạch đường dây trên đó sẽ tiến hành công việc. Quy ước với
chữ “Đường dây đang có điện” hoặc “Đường dây đã cắt điện” là nhìn theo dọc đường dây về
phía số thứ tự cột tăng dần.
Câu 139: Theo Quy trình An toàn điện lắp đặt trên đường dây nhiều mạch khi các mạch
còn lại đang vận hành quy định về nối đất dây dẫn trong khi lấy độ võng như thế nào?
1. Phải nối đất dây dẫn đang lắp đặt tại cột đỡ trong khoảng tiến hành kéo dây. Ở cột kim loại,
dây dẫn được coi như đã được nối đất qua ròng rọc, còn ở cột phi kim loại, chưa có hệ thống nối
đất thì ròng rọc phải được nối đất riêng.
2. Phải nối đất dây dẫn đang lắp đặt tại cột néo tiến hành kéo dây. Ở cột kim loại, dây dẫn được
coi như đã được nối đất qua ròng rọc, còn ở cột phi kim loại, chưa có hệ thống nối đất dây dẫn
riêng.
3. Phải nối đất dây dẫn đang lắp đặt tại cột néo tiến hành kéo dây. Ở cột kim loại, dây dẫn được
coi như đã được nối đất qua ròng rọc, còn ở cột phi kim loại phải được nối đất riêng.
4. Phải nối đất dây dẫn trên tất cả các cột đang tiến hành kéo dây. Ở cột kim loại, dây dẫn được
coi như đã được nối đất qua ròng rọc, còn ở cột phi kim loại, chưa có hệ thống nối đất thì ròng
rọc phải được nối đất riêng.
Câu 140: Theo Quy trình An toàn điện quy định vè trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
khi làm việc trên đường dây hạ áp đang có điện như thế nào?
1. Khi làm việc với điện hạ áp đã cắt điện phải mang găng tay cách điện hạ áp
2. Khi làm việc với điện hạ áp trong TBA phải mang găng tay cách điện hạ áp
3. Khi làm việc với điện hạ áp trên đường dây hạ áp phải mang găng tay cách điện hạ áp
4. Làm việc với điện hạ áp đang có điện, chân phải đi giày, tay phải đeo găng cách điện hạ áp,
quần áo bảo hộ phải khô ráo.
Câu 141: Theo Quy trình An toàn điện, khi làm việc trên đường dây hạ áp có điện hoặc
tiếp xúc trực tiếp với phần có điện hạ áp trong trạm điện phải thực hiện những quy định
nào về PTBVCN?
1. Phải đeo găng tay cách điện hạ áp; đi giày hoặc ủng cách điện hoặc đứng trên thảm cách điện.
2. Phải dùng dụng cụ cách điện có tay cầm chắc chắn và đảm bảo an toàn; đi giày hoặc ủng cách
điện hoặc đứng trên thảm cách điện.
3. Phải dùng dụng cụ cách điện có tay cầm chắc chắn và đảm bảo an toàn; đi giày hoặc ủng cách
điện và đứng trên thảm cách điện.
4. Phải dùng dụng cụ cách điện có tay cầm chắc chắn và đảm bảo an toàn; đi giày hoặc ủng cách
điện hoặc đứng trên ghế cách điện.
Câu 142: Theo Quy trình An toàn điện, khi thay sứ, căng lại dây, hạ dây, nâng dây trên
những nhánh dây hạ áp đi vào các hộ phụ tải phải thực hiện các BPKTAT gì?
1. Phải cắt điện cả đường dây hạ áp đó và cắt cầu dao ở cuối nhánh rẽ đi vào các hộ.
2. Không phải cắt điện cả đường dây hạ áp đó, không phải tháo đầu dây đấu vào đường dây
chính mà cắt cầu dao ở cuối nhánh rẽ đi vào các hộ.
3. Không phải cắt điện cả đường dây hạ áp đó mà chỉ phải cắt cầu dao ở cuối nhánh rẽ đi vào các
hộ.
4. Không phải cắt điện cả đường dây hạ áp đó mà chỉ phải tháo đầu dây đấu vào đường dây
chính và cắt cầu dao ở cuối nhánh rẽ đi vào các hộ.
Câu 143: Theo Quy trình An toàn điện, quy định được phép làm việc trên đường dây hạ áp
đi chung cột với đường dây cao áp có điện áp đến bao nhiêu?
1. Làm việc trên đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp đến 35 kV
2. Làm việc trên đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp đến 10 kV
3. Làm việc trên đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp đến 15 kV
4. Làm việc trên đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp đến 22 kV
Câu 144: Theo Quy trình An toàn điện, quy định được phép làm việc trên đường dây hạ áp
đi chung cột với đường dây cao áp đến 35 kV như thế nào?
1. Phải kiểm tra khoảng cách từ chỗ làm việc trên ĐDK hạ áp đến ĐDK cao áp đi chung cột đó
đảm bảo an toàn mới tiến hành công việc.
2. Kiểm tra khoảng cách từ chỗ làm việc trên ĐDK hạ áp đến ĐDK cao áp đi chung cột đó đảm
bảo an toàn; Khi căng lại dây, thay dây trên ĐDK chính dọc theo tuyến chỉ cần cắt điện ĐDK hạ
áp.
3. Khi căng lại dây, thay dây trên ĐDK chính dọc theo tuyến chỉ cần cắt điện ĐDK hạ áp.
4. Phải kiểm tra khoảng cách từ chỗ làm việc trên ĐDK hạ áp đến ĐDK cao áp đi chung cột đó
đảm bảo an toàn (cách nhau ít nhất 4,0 mét) mới tiến hành công việc.
Câu 145: Theo Quy trình An toàn điện, quy định nào không đúng khi trèo lên hoặc xuống
cột có đường dây hạ áp hoặc thông tin đi chung cột với đường dây hạ áp?
1. Phải coi như các ĐD hạ áp hoặc thông tin này đang có điện,
2. Chân phải đi giày, tay phải đeo găng cách điện hạ áp, quần áo bảo hộ phải khô ráo, sử dụng
dây an toàn 02 móc.
3. Khi vượt qua hoặc làm việc phải chú ý tránh va chạm phần hở của người vào ĐD hạ áp hoặc
thông tin.
4. Trường hợp quần áo bị ẩm và có thể va chạm người với ĐD hạ áp hoặc thông tin thì phải dừng
công việc, xuống cột ngay.
Câu 146: Theo Quy trình An toàn điện, việc đặt rào chắn tại khu vực thí nghiệm có điện áp
cao điều nào không đúng quy định?
1. Phải có rào chắn và người trông coi, người không có nhiệm vụ không được vào. Nếu các dây
dẫn điện đi qua hành lang, cầu thang, sàn nhà,... thì phải cử người đứng gác tại các vị trí đặc
TIệt.
2. Việc đặt rào chắn do người cho phép của ĐVQLVH thực hiện.
3. Nếu dùng dây căng thay rào chắn thì trên dây phải treo TIển cảnh báo “Dừng lại! Có điện
nguy hiểm chết người”.
4. Việc đặt rào chắn do người tiến hành thí nghiệm chịu trách nhiệm.
Câu 147: Theo Quy trình An toàn điện quy định việc đưa điện vào thử nghiệm do ai đảm
nhận?
1. Việc đưa điện vào thử nghiệm do người CHTT đảm nhận hoặc ra lệnh cho nhân viên trong
ĐVCT thực hiện.
2. Việc đưa điện vào thử nghiệm do người cho phép của ĐVQLVH đảm nhận hoặc ra lệnh cho
nhân viên trong ĐVCT thực hiện.
3. Việc đưa điện vào thử nghiệm do những người được phân công thí nghiệm trực tiếp thiết bị đó
đảm nhận.
4. Việc đưa điện vào thử nghiệm do người LĐCV đảm nhận hoặc ra lệnh cho nhân viên trong
ĐVCT thực hiện.
Câu 148: Theo Quy trình An toàn điện, trước khi đóng điện vào để thử nghiệm, người
CHTT ĐVCT làm công việc thí nghiệm phải làm những động tác gì?
1. Tự mình đóng điện hoặc ra lệnh đóng điện. Cấm đấu thêm gì trong mạch thí nghiệm khi đã
đóng điện phía hạ áp.
2. Tự mình kiểm tra mạch đấu dây thí nghiệm và BPAT, sau đó nói “Tôi đóng điện!” rồi mới
đóng điện hoặc ra lệnh đóng điện. Cấm đấu thêm gì trong mạch thí nghiệm khi đã đóng điện phía
hạ áp.
3. Tự mình kiểm tra mạch đấu dây thí nghiệm và BPAT, sau đó nói “Tôi đóng điện!” rồi mới
đóng điện hoặc ra lệnh đóng điện. Có thể đấu thêm một số trong mạch thí nghiệm khi đã đóng
điện phía hạ áp (nếu cần).
4. Tự mình kiểm tra mạch đấu dây thí nghiệm và BPAT, đóng điện hoặc ra lệnh đóng điện rồi
nói “Tôi đóng điện!”. Cấm đấu thêm gì trong mạch thí nghiệm khi đã đóng điện phía hạ áp.
Câu 149: Theo Quy trình An toàn điện, khi thí nghiệm xong, người CHTT của ĐVCT làm
công việc thí nghiệm phải làm những động tác gì?
1. Cắt điện, làm nối đất và báo cho mọi người biết “đã cắt điện”, cấm mọi người đấu dây lại để
tiếp tục thử nghiệm hoặc tháo dỡ các rào chắn và kết thúc công việc.
2. Cắt điện, làm nối đất và báo cho mọi người biết “đã cắt điện”, sau đó tháo dỡ các rào chắn và
kết thúc công việc, không cho phép đấu dây lại để tiếp tục thử nghiệm hoặc.
3. Cắt điện, làm nối đất và báo cho mọi người biết “đã cắt điện”, sau đó ra lệnh đấu dây lại để
tiếp tục thử nghiệm hoặc tháo dỡ các rào chắn và kết thúc công việc.
4. Cắt điện, nhưng không làm nối đất và báo cho mọi người biết “đã cắt điện”, sau đó ra lệnh đấu
dây lại để tiếp tục thử nghiệm hoặc tháo dỡ các rào chắn và kết thúc công việc.
Câu 150: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về nối đất trong công tác thí nghiệm điện
như thế nào?
1. Khi đã đấu xong các thiết bị cần thử mới được tháo nối đất. Nếu thiết bị phải thí nghiệm đã cắt
ra bằng DCL thì trên các đoạn còn tiếp tục công tác khác không phải đặt nối đất ở chỗ mạch hở.
2. Khi đã đấu xong các thiết bị cần thử cấm tháo nối đất. Nếu thiết bị phải thí nghiệm đã cắt ra
bằng DCL thì trên các đoạn còn tiếp tục công tác khác phải đặt nối đất ở chỗ mạch hở. Phần vỏ
của các thiết bị thí nghiệm cao áp phải được nối đất.
3. Khi chưa đấu xong các thiết bị cần thử có thể được tháo nối đất. Nếu thiết bị phải thí nghiệm
đã cắt ra bằng DCL thì trên các đoạn còn tiếp tục công tác khác phải đặt nối đất ở chỗ mạch hở.
4. Khi đã đấu xong các thiết bị cần thử mới được tháo nối đất. Nếu thiết bị phải thí nghiệm đã cắt
ra bằng DCL thì trên các đoạn còn tiếp tục công tác khác phải đặt nối đất ở chỗ mạch hở.
Câu 151: Theo Quy trình An toàn điện quy định về DCL phía hạ áp để cấp điện thí nghiệm
như thế nào?
1. Phải sử dụng dao 2 cực, phần cắt mạch điện phải được trông thấy rõ. DCL ở vị trí cắt phải có
đệm lót cách điện đặt ở giữa lưỡi dao và hàm tĩnh của dao.
2. Phải sử dụng dao 1 cực, phần cắt mạch điện phải được trông thấy rõ. DCL ở vị trí cắt phải có
đệm lót cách điện đặt ở giữa lưỡi dao và hàm tĩnh của dao.
3. Phải sử dụng dao 3 cực, phần cắt mạch điện phải được trông thấy rõ. DCL ở vị trí cắt phải có
đệm lót cách điện đặt ở giữa lưỡi dao và hàm tĩnh của dao.
4. Phải sử dụng dao đa cực, phần cắt mạch điện phải được trông thấy rõ. DCL ở vị trí đóng phải
có đệm lót cách điện đặt ở giữa lưỡi dao và hàm tĩnh của dao.
Câu 152: Theo Quy trình An toàn điện, nội dung nào không đúng (không phù hợp) quy
định khi dùng thiết bị thí nghiệm lưu động?
1. Các bộ phận cao áp phải che kín.
2. Các thiết bị thí nghiệm để hở có thể bố trí chung thiết bị hạ áp và cao áp nhưng giữa hai bên
phải có ngăn cách.
3. Nếu thiết bị thí nghiệm để hở thì phải bố trí riêng một bên đặt thiết bị hạ áp, một bên đặt thiết
bị cao áp và giữa hai bên phải có ngăn cách.
4. Dao cách ly, cầu chì và các thiết bị điện hạ áp phải để ở nơi thuận tiện, dễ kiểm tra, điều
khiển.
Câu 153: Theo Quy trình An toàn điện phải áp dụng BPAT nào sau khi thí nghiệm bằng
điện áp cao xong?
1. Phải thử điện áp và khi đã khẳng định không còn điện nữa mới được báo là “đã cắt điện”.
2. Phải khử điện dung và khi đã khẳng định không còn điện dung dư nữa mới được báo là “đã cắt
điện”.
3. Phải khử điện tích và khi đã khẳng định không còn điện tích nữa mới được báo là “đã cắt
điện”.
4. Báo là “đã cắt điện” sau đó khử điện tích và kiểm tra khẳng định không còn điện tích nữa.
Câu 154: Theo Quy trình An toàn điện, điều nào không đúng trong quy định về rào chắn
trong trạm thử nghiệm?
1. Nơi có điện áp từ 1.000 V trở lên trong trạm thử nghiệm hoặc phòng thí nghiệm phải được
cách ly bằng rào chắn.
2. Rào chắn cố định phải có chiều cao không nhỏ hơn 1,7 m; rào chắn tạm thời có chiều cao
không nhỏ hơn 1,2 m.
3. Nếu vỏ kim loại của dụng cụ đo không thể nối đất do điều kiện nào đó thì phải có rào chắn.
4. Nơi có điện áp từ 220/380V trở lên trong trạm thử nghiệm hoặc phòng thí nghiệm phải được
cách ly bằng rào chắn.
Câu 155: Theo Quy trình An toàn điện quy định cửa của rào chắn như thế nào?
1. Cửa phải mở về phía ngoài hoặc đẩy sang bên cạnh. Khoá cửa phải là loại tự khoá và từ phía
bên trong rào chắn có thể mở cửa không cần chìa khoá.
2. Cửa phải mở về phía trong hoặc đẩy sang bên cạnh. Khoá cửa phải là loại tự khoá và từ phía
bên trong rào chắn có thể mở cửa không cần chìa khoá.
3. Cửa phải mở về phía ngoài hoặc đẩy sang bên cạnh. Khoá cửa phải là loại tự khoá và từ phía
bên ngoài rào chắn có thể mở cửa không cần chìa khoá.
4. Cửa phải lạ cửa sắt chắc chắn. Khoá cửa phải là loại tự khoá và từ phía bên trong rào chắn có
thể mở cửa không cần chìa khoá.
Câu 156: Theo Quy trình An toàn điện, MBA dùng để thử nghiệm cách điện phải có yêu
cầu gì?
1. Phải có DCL tự động cắt điện khi cách điện bị chọc thủng và phải có điện trở để hạn chế dòng
điện ngắn mạch.
2. Phải có máy cắt tự động cắt điện khi cách điện bị chọc thủng và phải có điện trở để hạn chế
dòng điện ngắn mạch.
3. Phải có máy cắt tự động cắt điện khi cách điện bị chọc thủng và phải có điện dung để hạn chế
dòng điện từ hóa.
4. Phải có cầu chì tự động cắt điện khi cách điện bị chọc thủng và phải có điện trở để hạn chế
dòng điện ngắn mạch.
Câu 157: Theo Quy trình An toàn điện quy định yêu cầu về an toàn gì khi dùng tụ điện và
máy biến điện đo lường dùng trong sơ đồ thử nghiệm?
1. Tụ điện và máy biến điện đo lường dùng trong sơ đồ thử nghiệm đặt ở trong mặt bằng (khu
vực) thử nghiệm đều phải có rào chắn.
2. Tụ điện dùng trong sơ đồ thử nghiệm đặt ở ngoài mặt bằng thử nghiệm đều phải có rào chắn.
Máy biến điện đo lường không cần đặt rào chắn.
3. Tụ điện và máy biến điện đo lường dùng trong sơ đồ thử nghiệm đặt ở ngoài mặt bằng thử
nghiệm đều phải có rào chắn.
4. Máy biến điện đo lường dùng trong sơ đồ thử nghiệm đặt ở ngoài mặt bằng thử nghiệm đều
phải có rào chắn. Tụ điện không cần đặt rào chắn.
Câu 158: Theo Quy trình An toàn điện, điều nào không đúng theo quy định về thiết bị có
điện dung lớn trong công việc thử nghiệm như thế nào?
1. Các thiết bị có điện dung lớn nếu không tham gia vào sơ đồ thử nghiệm nhưng đặt trong mặt
bằng thử nghiệm, phải được nối tắt và nối đất.
2. Khi thử nghiệm đối tượng có điện dung lớn như tụ điện, cáp, mặt bằng thử nghiệm phải có
thiết bị nối tắt và chập mạch sản phẩm cần thử với đất.
3. Khi kết thúc thử nghiệm, các tụ điện được đấu vào sơ đồ thử nghiệm phải được phóng điện và
nối đất.
4. Các thiết bị có điện dung lớn nếu không tham gia vào sơ đồ thử nghiệm có đặt trong mặt bằng
thử nghiệm, không cần nối tắt và nối đất, nhưng phải cử người trông coi.
Câu 159: Theo Quy trình An toàn điện quy định về kiểm định trang, thiết bị, dụng cụ thí
nghiệm như thế nào?
1. ĐVQLVH trạm thử nghiệm, phòng thí nghiệm phải thực hiện kiểm định định kỳ các trang
thiết bị, dụng cụ thí nghiệm.
2. ĐVLCV phải thực hiện kiểm định định kỳ các trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm.
3. ĐVCT phải thực hiện kiểm định định kỳ các trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm.
4. ĐVQLVH lưới điện phải thực hiện kiểm định định kỳ các trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm.
Câu 160: Theo Quy trình An toàn điện, việc khẳng định mạch kiểm tra trong công tác thí
nghiệm điên, nội dung nào không đúng quy định?
1. Trước khi đấu sơ đồ thử nghiệm phải kiểm tra để ngăn ngừa điện áp ngược qua MBA.
2. Trước khi bắt đầu thí nghiệm, mạch thí nghiệm kết nối các dụng cụ thí nghiệm phải được
kiểm tra khẳng định tính chính xác của sơ đồ thí nghiệm.
3. Không được đặt và tháo các đối tượng cần thử nghiệm trong mọi trường hợp. 
4. Chỉ được đặt và tháo các đối tượng cần thử nghiệm khi người CHTT cho phép.
Câu 161: Theo Quy trình An toàn điện, trước khi thực hiện thí nghiệm có phóng điện, hoặc
các thử nghiệm hay thí nghiệm khác có nguy cơ rủi ro, phải thực hiện những biện pháp gì?
1. Phải có quy định không cho người không nhiệm vụ vào trong vùng làm việc; Đặt tín hiệu cảnh
báo và khoá hàng rào để ngăn chặn người không có nhiệm vụ xâm nhập.
2. Làm rào chắn tạm thời để khoanh vùng làm việc; Đặt tín hiệu cảnh báo và khoá hàng rào để
ngăn chặn người không có nhiệm vụ xâm nhập.
3. Phải chắc chắn không có người trong vùng nguy hiểm, người không có nhiệm vụ trong vùng
làm việc; Đặt tín hiệu cảnh báo và khoá hàng rào để ngăn chặn người không có nhiệm vụ xâm
nhập. 
4. Phải chắc chắn không có người trong vùng nguy hiểm, người không có nhiệm vụ trong vùng
làm việc; Cử người cảnh giới để ngăn chặn người không có nhiệm vụ xâm nhập.
Câu 162: Theo Quy trình An toàn điện, trong thí nghiệm tụ đấu mạch quy định biện pháp
an toàn nào?
1. Phải có sơ đồ mạch cung cấp cho tụ đấu; Chỉ được đặt và tháo đối tượng cần thử khi người
CHTT cho phép và sau khi đã cắt điện vào tụ đấu mạch.
2. Mạch cung cấp cho tụ đấu mạch phải có khí cụ đóng cắt, có chỗ hở mạch nhìn thấy được và
đặt ở mạch sơ cấp của MBA thử nghiệm; Không được phép tháo đối tượng cần thử khi đã cắt
điện vào tụ đấu mạch.
3. Mạch cung cấp cho tụ đấu mạch phải có khí cụ đóng cắt, có chỗ hở mạch nhìn thấy được và
đặt ở mạch sơ cấp của MBA thử nghiệm; Chỉ được đặt và tháo đối tượng cần thử khi người
CHTT cho phép và sau khi đã cắt điện vào tụ đấu mạch. 
4. Mạch cung cấp cho tụ đấu mạch phải có khí cụ đóng cắt. Chỉ được đặt và tháo đối tượng cần
thử khi người của ĐVQLVH thiết bị cần thử cho phép và sau khi đã cắt điện vào tụ đấu mạch.
Câu 163: Theo Quy trình An toàn điện, BPAT khi thử nghiệm độ bền cơ của vật cách điện
như thế nào?
1. Cho phép người đứng ở gần nơi thử nghiệm nhưng phải có biện pháp đề phòng tai nạn cho
nhân viên ĐVCT do các mảnh vụn bắn ra.
2. Cấm người đứng ở gần nơi thử nghiệm. Phải có biện pháp đề phòng tai nạn cho cộng đồng.
3. Cấm người đứng ở gần nơi thử nghiệm. Phải có biện pháp đề phòng tai nạn cho nhân viên
ĐVCT do các mảnh vụn bắn ra.
4. Phải có quy trình thử nghiệm độ bền cơ do cấp có thẩm quyền quyết định ban hành. Phải có
biện pháp đề phòng tai nạn cho nhân viên ĐVCT do các mảnh vụn bắn ra.
Câu 164: Theo Quy trình An toàn điện, khi làm việc ở những mạch đo lường, điều khiển,
bảo vệ đang có điện phải áp dụng biện pháp an toàn nào?
1. Tất cả các cuộn dây sơ và thứ cấp của máy biến dòng điện (TI) và máy biến điện áp (TU) phải
có dây nối đất cố định; Cấm để hở mạch cuộn thứ cấp của TI và để ngắn mạch cuộn thứ cấp của
TU.
2. Tất cả các cuộn dây thứ cấp của máy biến dòng điện (TI) và máy biến điện áp (TU) phải có
dây nối đất cố định; Cấm để hở mạch cuộn thứ cấp của TI và để ngắn mạch cuộn thứ cấp của
TU. 
3. Tất cả các cuộn dây sơ cấp của máy biến dòng điện (TI) và máy biến điện áp (TU) phải có dây
nối đất cố định; Cấm để hở mạch cuộn thứ cấp của TI và để ngắn mạch cuộn thứ cấp của TU.
4. Tất cả các cuộn dây thứ cấp của máy biến dòng điện (TI) và máy biến điện áp (TU) phải có
dây nối đất cố định; Cấm để hở mạch cuộn thứ cấp của TU và để ngắn mạch cuộn thứ cấp của
TI.
Câu 165: Theo Quy trình An toàn điện, khi lắp đặt mới hoặc thay thế công tơ, hộp công tơ
ở cấp điện áp 220/380 V (công tơ bán lẻ) phải thực hiện thủ tục an toàn nào?
1. Phải có đầy đủ BPAT trong phương án treo, tháo, lắp đặt công tơ được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
2. Phải có đầy đủ BPAT trong phương án tổ cức thi công và BPAT riêng trong việc treo, tháo,
lắp đặt công tơ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phải có đầy đủ BPAT trong phương án treo, tháo, lắp đặt công tơ được cấp Công ty Điện lực
phê duyệt.
4. Phải có đầy đủ BPAT trong phương án treo, tháo, lắp đặt công tơ được Phòng kinh doanh cấp
Điện lực phê duyệt.
Câu 166: Theo Quy trình An toàn điện, khi treo tháo công tơ, trường hợp nào sau đây
không phải cắt điện?
1. Không thể che chắn, chống chạm chập cho các phần mang điện hở; Các vị trí trên ruộng nước,
vùng ngập úng, bùn lầy;
2. Tại vị trí làm việc có nhiều chướng ngại vật; Không gian nhỏ, khó thực hiện: Vị trí làm việc
có khả năng ngã đổ hoặc công trình khác xung quanh không ổn định.
3. Khi hiện trường không thể thực hiện đủ, đúng các biện pháp an toàn đã được duyệt.
4. Vị trí làm việc thuận lợi về cơ học và điện, đã được cấp thẩm quyền phê duyệt các BPAT theo
Phương án.
Câu 167: Theo Quy trình An toàn điện, khi trèo lên cột điện để ghi chỉ số công tơ phải thực
hiện những BPAT nào?
1. Dùng bút thử điện hạ áp để kiểm tra rò điện xà, các cấu kiện bằng kim loại trên cột, dây thông
tin, vỏ hộp kim loại; Tránh va chạm vào những dây điện, các đầu hở của dây thông tin xung
quanh.
2. Dùng bút thử điện cao áp để kiểm tra xà, các cấu kiện bằng kim loại trên cột, dây thông tin, vỏ
hộp kim loại của công tơ xem có điện không; Chú ý các đầu hở của dây thông tin xung quanh
hòm đặt công tơ.
3. Dùng bút thử điện hạ áp để kiểm tra các điểm hở trên cột điện; Tránh va chạm vào những dây
điện, các đầu hở của dây thông tin xung quanh hòm đặt công tơ.
4. Dùng bút thử điện trung áp để kiểm tra xà, các cấu kiện bằng kim loại trên cột, dây thông tin,
vỏ hộp kim loại của công tơ xem có điện không; Không dẫm hoặc sờ vào những dây điện, các
đầu hở của dây thông tin xung quanh hòm đặt công tơ.
Câu 168: Theo Quy trình An toàn điện quy định về an toàn điện khi vào trạm ghi chỉ số
công tơ tổng như thế nào?
1. Chỉ ghi chỉ số bằng mắt. Trường hợp đặc biệt có thể mở nắp hộp công tơ để kiểm tra mạch
đấu.
2. Chỉ ghi chỉ số bằng mắt không được tiếp xúc hoặc đến gần điểm mang điện mà có thể vi phạm
khoảng cách an toàn theo quy định.
3. Không được tiếp xúc hoặc đến gần điểm mang điện mà có thể vi phạm khoảng cách an toàn
theo quy định. Có thể mở nắp bóp công tơ để kiểm tra mạch đấu.
4. Không được tiếp xúc hoặc đến gần điểm mang điện mà có thể vi phạm khoảng cách an toàn
theo quy định. Trường hợp đặc biệt có thể mở nắp hộp công tơ để đấu lại mạch đấu cho chính
xác.
Câu 169: Theo Quy trình An toàn điện, điều nào không đúng trong quy định khi vận hành
xe chuyên dùng ?
1. Chỉ những người đã được đào tạo kỹ năng đầy đủ và có chứng chỉ liên quan theo quy định của
pháp luật mới được vận hành xe chuyên dùng.
2. Người vận hành phải kiểm tra xe chuyên dùng trước khi xuất phát.
3. Xe chuyên dùng phải được kiểm tra định kỳ theo quy định hoặc theo yêu cầu của nhà sản xuất.
4. Những người đã được đào tạo kỹ năng đầy đủ và được huấn luyện về QTATĐ về nội dung
được phép làm việc mới được vận hành xe chuyên dùng.
Câu 170: Theo Quy trình An toàn điện, khi di chuyển, vận hành xe chuyên dùng trong khu
vực trạm phải đảm bảo khoảng cách an toàn như thế nào ?
1. Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ
hơn khoảng cách an toàn điện không rào chắn.
2. Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ
hơn khoảng cách an toàn điện có rào chắn.
3. Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ
hơn khoảng cách an toàn điện theo quy định về hành lang lưới điện cao áp.
4. Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ
hơn 02 mét.
Câu 171: Theo Quy trình An toàn điện quy định về nối đất xe chuyên dùng trong trường
hợp nào?
1. Khi làm việc có cắt điện một phần hoặc ở gần nơi có điện, bệ xe cần cẩu, xe thang và xe nâng
di động phải được nối đất.
2. Khi làm việc có cắt điện toàn bộ, bệ xe cần cẩu, xe thang và xe nâng di động phải được nối
đất.
3. Khi làm việc không cắt điện, bệ xe cần cẩu, xe thang và xe nâng di động phải được nối đất.
4. Không cần nối đất các bộ phận của xe chuyên dùng trong mọi trường hợp.
Câu 172: Theo Quy trình An toàn điện, điều nào không đúng trong quy định về xử lý sự cố
xe chuyên dùng?
1. Khi có hiện tượng phóng điện vào xe, cấm người chạm vào xe, rời khỏi xe hoặc bước lên xe
trước khi cắt nguồn điện gây phóng điện.
2. Nếu xe bị cháy khi chưa kịp cắt điện, người lái xe phải nhảy ra khỏi xe.
3. Khi nhảy phải nhảy cả hai chân và đứng yên tại chỗ, nếu cần chạy ra xa phải nhảy cả hai chân
một lúc.
4. Khi có hiện tượng phóng điện vào xe, nhanh chóng nhảy xuống xe và chạy nhanh ra xa xe.
Câu 173: Theo Quy trình An toàn điện, trường hợp người làm việc trên lưới điện hạ áp
đang mang điện cách phần có điện dưới 0,3 m phải thực hiện các BPKTAT gì?
1. Phải dùng dụng cụ cách điện có tay cầm chắc chắn và đảm bảo an toàn.
2. Phải đi giày hoặc ủng cách điện hoặc đứng trên ghế cách điện.
3. Dùng các tấm cách điện bằng bìa cách điện mi-ca, ni-lông hoặc ba-kê-lít để che, chắn.
4. Dùng vải bạt hoặc ni lông khô để che, chắn.
Câu 174: Theo Quy trình An toàn điện, trong trường hợp không đảm bảo khoảng cách an
toàn cho phép giữa đường dây cao áp và đường dây hạ áp sẽ thi công thì phải thực hiện
BPKTAT gì?
1. Cắt điện đường dây hạ áp. Đường dây cao áp đi phía trên đường dây hạ áp không phải cắt
điện.
2. Cắt điện cả 02 đường dây cao áp và hạ áp. Đường dây cao áp đã được cắt điện phải đặt dây
nối đất để đảm bảo an toàn.
3. Cắt điện cả 02 đường dây cao áp và hạ áp. Đường dây hạ áp đã được cắt điện phải đặt dây nối
đất để đảm bảo an toàn.
4. Cắt điện đường dây cao áp. Đường dây cao áp đã được cắt điện phải đặt dây nối đất để đảm
bảo an toàn.
Câu 175: Theo Quy trình An toàn điện thì ĐVQLVH là đơn vị nào?
1. Là đơn vị có quyền và trách nhiệm cử ra đơn vị công tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí
nghiệm, xây lắp,...
2. Là đơn vị trực tiếp thực hiện công việc quản lý, vận hành công trình điện lực (bao gồm từ cấp
tổ, đội, phân xưởng, chi nhánh, khu vực đến cấp Công ty, Trung tâm).
3. Là đơn vị thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp,... Mỗi đơn vị này phải có ít nhất
02 người, trong đó phải có 01 người chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm chung.
4. Là các doanh nghiệp hoạt động điện lực không QLVH thiết bị có trách nhiệm cử ra đơn vị
công tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp,...
Câu 176: Theo Quy trình An toàn điện thì ĐVCT là đơn vị nào?
1. Là đơn vị có quyền và trách nhiệm cử ra đơn vị công tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí
nghiệm, xây lắp,...
2. Là đơn vị trực tiếp thực hiện công việc quản lý, vận hành các thiết bị.
3. Là đơn vị thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, kiểm định, xây lắp, kinh doanh và các
công việc khác liên quan đến công trình điện lực
4. Là các doanh nghiệp hoạt động điện lực không QLVH thiết bị có trách nhiệm cử ra đơn vị
công tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp,...
Câu 177: Theo Quy trình An toàn điện, thiết bị GIS (Gas Insulated System) là hiết bị gì?
1. Là thiết bị điện cách điện bằng khí SF6 áp lực cao, đặt trong buồng kim loại được nối đất.
2. Là TBA thu gọn đặt trong buồng kim loại được cách điện với đất, cách điện cho các thiết bị
chính của trạm bằng chất khí trơ.
3. Là trạm thu gọn đặt trong buồng kim loại được nối đất, cách điện cho các thiết bị chính của
trạm bằng chất khí không cháy.
4. Là trạm thu gọn đặt trong ống cách điện, cách điện cho các thiết bị chính của trạm bằng không
khí.
Câu 178: Theo Quy trình An toàn điện, khi nhận những mệnh lệnh không đúng Quy trình
này, có nguy cơ mất an toàn cho người hoặc thiết bị thì người nhận lệnh xử lý như thế nào?
1. Có quyền không chấp hành, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì người nhận lệnh được
quyền báo cáo với các cấp cán bộ an toàn.
2. Có quyền không chấp hành, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì người nhận lệnh được
quyền báo cáo với cấp trên trực tiếp của người ra lệnh và/hoặc Cấp có thẩm quyền.
3. Phải chấp hành, nhưng sau khi thực hiện xong phải báo cáo với cấp trên trực tiếp của người ra
lệnh và/hoặc cấp có thẩm quyền.
4. Tuyệt đối không chấp hành, báo cáo ngay với Giám đốc Công ty hoặc Trường phòng an toàn
Công ty.
Câu 179: Theo Quy trình An toàn điện, quy định trong chế độ bình thường, các thao tác ở
thiết bị điện cao áp phải thực hiện theo văn bản nào?
1. Thông tư Quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
2. Thông tư Quy định quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
3. Thông tư Quy định quy trình điều đô trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
4. Quy trình thao tác trong hệ thống điện khu vực lưới điện phân phối.
Câu 180: Theo Quy trình An toàn điện, quy định trong chế độ sự cố, các thao tác ở thiết bị
điện cao áp phải thực hiện theo văn bản nào?
1. Thông tư Quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
2. Thông tư Quy định quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
3. Thông tư Quy định quy trình điều đô trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
4. Quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện khu vực lưới điện phân phối.
Câu 181: Theo Quy trình An toàn điện, trường hợp công tác có liên quan đến sự cố, tai nạn
thì việc lưu các PCT, LCT được quy định như thế nào?
1. Các PCT, LCT phiếu thao tác có liên quan phải được lưu trong hồ sơ thiết bị của đơn vị.
2. Các PCT, phiếu thao tác có liên quan phải được lưu trong hồ sơ vận hành của đơn vị.
3. Các hồ sơ có liên quan phải được lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của cơ quan
điều tra.
4. PCT có liên quan, các tài liệu khác nếu có theo quy định (PTT, đánh giá rủi ro, BBKSHT, PA
TCTC và BPAT) phải được lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, TNLĐ của đơn vị. 
Câu 182: Theo Quy trình An toàn điện, cắt điện để làm công việc trong những trường hợp
nào?
1. Những phần có điện mà tại đó sẽ tiến hành công việc; khi làm việc không thể tránh được va
chạm hoặc vi phạm khoảng cách đến phần mang điện. 
2. Những phần có điện mà tại đó sẽ tiến hành công việc; khi làm việc Hotline.
3. Những phần có điện mà tại đó sẽ tiến hành công việc; khi làm việc không thể tránh được va
chạm hoặc vi phạm khoảng cách đến phần đã cắt điện.
4. Những phần có điện mà tại đó sẽ tiến hành công việc; khi làm việc không thể tránh được va
chạm hoặc vi phạm khoảng cách đến phần không mang điện.
Câu 183: Theo Quy trình An toàn điện thì điều kiện để trở thành nhân viên ĐVCT là:
1. Nhân viên đơn vị công tác phải được huấn luyện về an toàn phù hợp với công việc được giao.
2. Nhân viên đơn vị công tác phải được huấn luyện về an toàn điện, có Thẻ ATĐ.
3. Nhân viên đơn vị công tác phải được huấn luyện về an toàn điện có bậc ATĐ.
4. Nhân viên đơn vị công tác phải được huấn luyện về chuyên môn phù hợp với công việc được
giao.
Câu 184: Theo Quy trình An toàn điện, điều nào không đúng (không thuộc trách nhiệm)
của nhân viên đơn vị công tác khi đến nơi làm việc như thế nào?
1. Nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy hiểm cần
phòng tránh.
2. Hỏi lại người chỉ huy trực tiếp về những nội dung chưa rõ.
3. Kiểm tra trang thiết bị, dụng cụ an toàn của ĐVCT.
4. Khi thấy các điều kiện đảm bảo an toàn để làm việc chưa đủ và đúng phải báo cáo ngay với
người chỉ huy trực tiếp để xem xét giải quyết.
Câu 185: Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiệm của đơn vị điều độ trong việc triển
khai thực hiện phương thức vận hành khi có ĐVCT thực hiện công việc là:
1. Lập, duyệt phương thức vận hành ngày, lịch cắt điện công tác tuần (tháng), thông báo và gửi
lịch cắt điện đã được duyệt cho các đơn vị quản lý vận hành có liên quan đến công việc;
2. Lập, duyệt phương thức vận hành tuần, lịch cắt điện công tác tuần (tháng), thông báo và gửi
lịch cắt điện đã được duyệt cho các đơn vị quản lý vận hành có liên quan đến công việc;
3. Lập, duyệt phương thức vận hành tháng, lịch cắt điện công tác tuần (tháng), thông báo và gửi
lịch cắt điện đã được duyệt cho các đơn vị quản lý vận hành có liên quan đến công việc;
4. Quy trình An toàn điện biển “CẤM VÀO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” đặt.
Câu 186: Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiệm của đơn vị điều độ trong việc chỉ
huy thao tác khi có ĐVCT thực hiện công việc là:
1. Chỉ huy thao tác cắt điện, bàn giao thiết bị cho đơn vị quản lý vận hành theo đúng quy định và
thời gian được phê duyệt;
2. Chỉ huy thao tác đóng điện, bàn giao thiết bị cho đơn vị quản lý vận hành theo đúng quy định
và thời gian được phê duyệt;
3. Chỉ huy thao tác cắt điện, bàn giao thiết bị cho ĐVLCV theo đúng quy định và thời gian được
phê duyệt;
4. Chỉ huy thao tác cắt điện, bàn giao thiết bị cho ĐVCT theo đúng quy định và thời gian được
phê duyệt;
Câu 187: Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiệm của đơn vị điều độ trong việc treo
thẻ khi có ĐVCT thực hiện công việc là:
1. Treo thẻ đánh dấu đơn vị công tác trên sơ đồ vận hành theo số lượng ĐVLCV đăng ký cắt
điện;
2. Treo thẻ đánh dấu đơn vị công tác trên sơ đồ vận hành theo số lượng đơn vị quản lý vận hành
đăng ký cắt điện;
3. Treo thẻ đánh dấu ĐVLCV trên sơ đồ vận hành theo số lượng đơn vị quản lý vận hành đăng
ký cắt điện;
4. Treo thẻ đánh dấu ĐVQLVH trên sơ đồ vận hành theo số lượng ĐVQLVH đăng ký cắt điện;
Câu 188: Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiệm của đơn vị điều độ trong việc khôi
phục thiết bị, đường dây khi ĐVCT đã thực hiện xong công việc là:
1. Khôi phục lại thiết bị khi các ĐVLCV đã khoá hết PCT, giao trả nơi làm việc và phải yêu cầu
đơn vị quản lý vận hành kiểm tra, đảm bảo tuyệt đối an toàn.
2. Khôi phục lại thiết bị khi các ĐVCT đã khoá hết PCT, giao trả nơi làm việc và phải yêu cầu
đơn vị quản lý vận hành kiểm tra, đảm bảo tuyệt đối an toàn.
3. Khôi phục lại thiết bị khi đơn vị quản lý vận hành đã khoá hết PCT, giao trả nơi làm việc và
phải yêu cầu đơn vị quản lý vận hành kiểm tra, đảm bảo tuyệt đối an toàn.
4. Khôi phục lại thiết bị khi đơn vị quản lý vận hành đã khoá hết PCT, giao trả nơi làm việc và
phải yêu cầu các ĐVCT kiểm tra, đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Câu 189: Theo Quy trình An toàn điện, biển “CẤM TRÈO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM
CHẾT NGƯỜI” đặt ở đâu?
1. Trên tất cả các cột của đường dây dẫn điện cao, hạ áp ở độ cao từ 2,0 m đến 2,5 m so với mặt
đất về phía dễ nhìn thấy.
2. Trên tất cả các cột của đường dây dẫn điện cao áp ở độ cao từ 2,0 m đến 2,5 m so với mặt đất
về phía dễ nhìn thấy.
3. Trên tất cả các cột của đường dây dẫn điện hạ áp ở độ cao từ 2,0 m đến 2,5 m so với mặt đất
về phía dễ nhìn thấy.
4. Trên tất cả các cột của đường dây dẫn điện cao áp ở độ cao từ 1,0 m đến 1,5 m so với mặt đất
về phía dễ nhìn thấy.
Câu 190: Theo Quy trình An toàn điện biển báo "CÁP ĐIỆN LỰC" đặt như thế nào?
1. Trong lòng đất hoặc trên cột mốc, ở vị trí tim rãnh cáp, dễ nhìn thấy và xác định được đường
cáp ở mọi vị trí; tại các vị trí chuyển hướng.
2. Trên mặt đất ở vị trí tim rãnh cáp, dễ nhìn thấy và xác định được đường cáp ở mọi vị trí; tại
các vị trí chuyển hướng.
3. Trên mặt đất hoặc trên cột mốc, ở vị trí tim rãnh cáp, dễ nhìn thấy và xác định được đường
cáp ở mọi vị trí; tại các vị trí chuyển hướng, khoảng cách giữa 2 biển báo liền kề không quá 30
mét.
4. Trên cột mốc, ở vị trí tim rãnh cáp, dễ nhìn thấy và xác định được đường cáp ở mọi vị trí; tại
các vị trí chuyển hướng.
Câu 191: Theo Quy trình An toàn điện biển “CẤM VÀO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM
CHẾT NGƯỜI” đặt ở đâu?
1. Trên thang trèo của TBA treo trên cột,
2. Trên cửa hoặc cổng ra vào trạm rạm điện có người trực,
3. Trên cửa hoặc cổng ra vào trạm rạm điện không người trực,
4. Trên cửa hoặc cổng ra vào trạm rạm điện có tường rào bao quanh,
Câu 192: Theo Quy trình An toàn điện biển “CẤM LẠI GẦN! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM
CHẾT NGƯỜI” được đặt như thế nào?
1. Trên vỏ trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm đóng cắt hợp bộ ngoài trời, tủ phân dây (Tủ Pillar)
về phía dễ nhìn thấy.
2. Trên vỏ trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm đóng cắt hợp bộ ngoài trời, trạm GIS về phía dễ
nhìn thấy.
3. Trên vỏ trạm biến áp treo, trạm đóng cắt hợp bộ ngoài trời, tủ phân dây (Tủ Pillar) về phía dễ
nhìn thấy.
4. Trên vỏ trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm cắt, trạm đô đếm ngoài trời, tủ phân dây (Tủ
Pillar) về phía dễ nhìn thấy.
Câu 193: Theo Quy trình An toàn điện, biển “CẤM ĐÓNG ĐIỆN! CÓ NGƯỜI ĐANG
LÀM VIỆC” được đặt như thế nào?.
1. Trên bộ phận điều khiển, truyền động thiết bị đóng cắt đã cắt điện theo PTT của các cấp điều
độ.
2. Trên bộ phận điều khiển, truyền động thiết bị đóng cắt đã cắt điện cho đơn vị công tác làm
việc.
3. Trên bộ phận điều khiển, cánh tủ phân phối đã cắt điện cho đơn vị công tác làm việc.
4. Trên bộ phận điều khiển, truyền động thiết bị đóng cắt đã cắt điện khi chuyển đổi kết dây cơ
bản.
Câu 194: Theo Quy trình An toàn điện, biển “DỪNG LẠI! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT
NGƯỜI” được đặt như thế nào?
1. Trên cửa hoặc cổng ra vào trạm rạm điện có người trực,
2. Trên vỏ trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm đóng cắt hợp bộ ngoài trời, trạm GIS về phía dễ
nhìn thấy.
3. Đặt trên rào chắn về phía dễ nhìn thấy.
4. Trên vỏ trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm cắt, trạm đô đếm ngoài trời, tủ phân dây (Tủ
Pillar) về phía dễ nhìn thấy.
Câu 195: Theo Quy trình An toàn điện, biển “LÀM VIỆC TẠI ĐÂY” được đặt như thế
nào?.
1. Đặt tại đầu lối vào khu vực làm việc của ĐVCT.
2. Đặt tại khu vực đã đóng DNĐ hoặc đã đặt nối đất lưu động.
3. Đặt tại nơi làm việc đã cho phép; tại khu vực làm việc đã đặt nối đất.
4. Đặt tại nơi làm việc đã được khoanh vùng; tại khu vực làm việc của ĐVCT.
Câu 196: Theo Quy trình An toàn điện, biển “VÀO HƯỚNG NÀY” được đặt như thế nào?
1. Đặt tại đầu lối vào khu vực làm việc của ĐVCT.
2. Đặt tại khu vực đã đóng DNĐ hoặc đã đặt nối đất lưu động.
3. Đặt tại nơi làm việc đã cho phép; tại khu vực làm việc đã đặt nối đất.
4. Đặt tại đầu lối vào khu vực thao tác của ĐVQLVH.
Câu 197: Theo Quy trình An toàn điện, biển “ĐÃ NỐI ĐẤT” được đặt như thế nào?
1. Đặt tại khu vực đã cắt điện và đặt nối đất lưu động.
2. Đặt tại khu vực đã đóng DNĐ hoặc đã đặt nối đất lưu động.
3. Đặt tại khu vực đã đặt nối đất lưu động trong TBA.
4. Đặt tại khu vực đã đóng DNĐ trên .đường dât
Câu 198: Theo Quy trình An toàn điện, biển “CHÚ Ý! PHÍA TRÊN CÓ ĐIỆN” treo ở vị
trí nào?
1. Treo ở vị trí dễ quan sát trên cột điện mà ở phía trên có điện.
2. Treo ở vị trí dễ quan sát trên các trụ thiết bị trong TBA mà ở phía trên có điện.
3. Treo ở vị trí dễ quan sát tại khu vực làm việc mà ở phía trên có điện.
4. Treo ở tất cả các vị trí mà ở phía trên có điện.
Câu 199: Theo Quy trình An toàn điện, các cờ báo hiệu “màu vàng” và “màu đỏ” treo tại
tại đâu?
1. Cờ báo hiệu “màu đỏ” treo tại phía đường dây đã nối đất. Cờ báo hiệu “màu vàng” treo tại
phía đường dây có điện.
2. Cờ báo hiệu “màu xanh” treo tại phía đường dây đã nối đất. Cờ báo hiệu “màu đỏ” treo tại
phía đường dây có điện.
3. Cờ báo hiệu “màu vàng” treo tại phía đường dây đã nối đất. Cờ báo hiệu “màu xanh” treo tại
phía đường dây có điện.
4. Cờ báo hiệu “màu vàng” treo tại phía đường dây đã nối đất. Cờ báo hiệu “màu đỏ” treo tại
phía đường dây có điện.
Câu 200: Theo Quy trình An toàn điện cho phép thay đổi kích thước các biển cho phù hợp
với thực tế để treo tại đâu?
1. Tại các vị trí trên tủ điều khiển, ở các thiết bị hạ áp, aptomat hạ áp tại các tủ bảng điện.
2. Tại các vị trí trên các cột điện cao áp.
3. Tại các vị trí trong các TBA từ 110kV trở lên
4. Tại các vị trí trên các thiết bị đô lường, điều khiển, tín hiệu.
Câu 201: Theo Quy trình An toàn điện quy định về trang phục khi làm việc ở máy phát
điện và máy bù đồng bộ như thế nào?
1. Người làm việc phải mặc trang phục BHLĐ, đội mũ nhựa.
2. Người làm việc phải mặc gọn gàng, nữ giới phải đội mũ, tóc cuốn gọn
3. Người làm việc phải mặc gọn gàng, đi ủng cách điện, nữ giới phải đội mũ, tóc cuốn gọn
4. Người làm việc phải mang găng tay cách điện, nữ giới phải đội mũ, tóc cuốn gọn
Câu 202: Theo Quy trình An toàn điện khi làm việc ở máy phát điện và máy bù đồng bộ
cần kiểm tra nơi làm việc như thế nào?
1. Phải kiểm tra nhiệt độ nơi làm việc và các thiết bị phụ theo đúng quy trình. Xung quanh máy
phát hoặc máy bù không để quần, áo và bất cứ loại vật liệu nào có thể cuốn vào máy.
2. Phải kiểm tra độ ồn nơi làm việc và các thiết bị phụ theo đúng quy trình. Xung quanh máy
phát hoặc máy bù không được để bất cứ loại vật liệu nào.
3. Phải kiểm tra ánh sáng nơi làm việc và các thiết bị phụ theo đúng quy trình. Xung quanh máy
phát hoặc máy bù không để quần, áo và bất cứ loại vật liệu nào có thể cuốn vào máy.
4. Phải kiểm tra sơ đồ nối điện các thiết bị phụ theo đúng quy trình. Xung quanh máy phát hoặc
máy bù không để quần, áo và bất cứ loại vật liệu nào có thể cuốn vào máy.
Câu 203: Theo Quy trình An toàn điện khi kiểm tra chổi than khi máy đang chạy phải thực
hiện như thế nào?
1. Mang găng cách điện và đi ủng cách điện. Cấm dùng tay tiếp xúc đồng thời với hai cực tính
khác nhau của máy. nếu không có dòng điện kích từ thì vẫn được xem như đang có điện.
2. Đi ủng cách cách điện. Cấm dùng tay tiếp xúc đồng thời với hai cực tính khác nhau của máy.
nếu không có dòng điện kích từ thì vẫn được xem như đang có điện.
3. Phải dùng sào cách điện để thực hiện công việc. Cấm dùng tay tiếp xúc đồng thời với hai cực
tính khác nhau của máy. nếu không có dòng điện kích từ thì vẫn được xem như đang có điện.
4. Mang găng cách điện và cài chặt vào cổ tay. Cấm dùng tay tiếp xúc đồng thời với hai cực tính
khác nhau của máy. nếu không có dòng điện kích từ thì vẫn được xem như đang có điện.
Câu 204: Theo Quy trình An toàn điện, nếu máy phát, máy bù có điểm trung tính nối với
điểm trung tính của máy phát, máy bù khác (hoặc của hệ thống) thì khi sửa chữa ở mạch
Stator phải thực hiện như thế nào?
1. Phải tách điểm trung tính ra khỏi hệ thống, làm việc này phải đeo găng tay cách điện cao áp.
2. Phải tách điểm trung tính ra khỏi hệ thống, làm việc này phải đeo găng tay cách điện hạ áp.
3. Không cần tách điểm trung tính ra khỏi hệ thống nhưng khi làm việc này phải đeo găng tay
cách điện cao áp.
4. Phải tách điểm trung tính ra khỏi hệ thống, làm việc này phải đeo găng tay, đi ủng cách điện
cao áp.
Câu 205: Theo Quy trình An toàn điện, quy định trong việc đo giá trị của điện áp dư và xác
định thứ tự các pha các mạch Stator của máy phát quay không kích từ có thiết bị dập từ
như thế nào?
1. Không cho phép đo giá trị của điện áp dư và xác định thứ tự các pha.
2. Các công việc này cần thực hiện bởi cán bộ kỹ thuật của đơn vị thí nghiệm điện.
3. Các công việc này cần thực hiện bởi công nhân QLVH máy phát này.
4. Các công việc này cần thực hiện bởi cán bộ kỹ thuật của nhà máy thủy điện.
Câu 206: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khi đo điện áp trên trục và trở kháng
cách điện Rotor to của máy phát như thế nào?
1. Cho phép tiến hành đo khi máy phát đang làm việc với yêu cầu có 02 người trình độ an toàn
điện bậc 5.
2. Không cho phép tiến hành đo điện áp trên trục và trở kháng cách điện Rotor to của máy phát
đang làm việc.
3. Cho phép tiến hành đo khi máy phát đang làm việc với yêu cầu có 02 người trình độ an toàn
điện bậc 4 và bậc 5.
4. Cho phép tiến hành đo khi máy phát đang làm việc với yêu cầu có 02 người trình độ an toàn
điện bậc 3 và bậc 4.
Câu 207: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khi sửa chữa vành tiếp xúc của Rotor,
vành góp của bộ kích từ máy phát như thế nào?
1. Cho phép tiến hành tiện và mài các vành tiếp xúc của Rotor, mài vành góp của bộ kích từ máy
phát khi sửa chữa theo PTT. Phải sử dụng các công cụ bảo vệ mặt và mắt khỏi các tác động cơ
khí.
2. Cho phép tiến hành tiện và mài các vành tiếp xúc của Rotor, mài vành góp của bộ kích từ máy
phát khi sửa chữa theo mệnh lệnh. Phải xây dựng Phương án an toàn.
3. Cho phép tiến hành tiện và mài các vành tiếp xúc của Rotor, mài vành góp của bộ kích từ máy
phát khi sửa chữa theo mệnh lệnh. Phải sử dụng phương tiện cách điện cho người làm việc.
4. Cho phép tiến hành tiện và mài các vành tiếp xúc của Rotor, mài vành góp của bộ kích từ máy
phát khi sửa chữa theo mệnh lệnh. Phải sử dụng các công cụ bảo vệ mặt và mắt khỏi các tác
động cơ khí.
Câu 208: Theo Quy trình An toàn điện, biện pháp an toàn nào không đúng khi bảo dưỡng
các thiết bị chổi than khi máy phát đang làm việc.
1. Khi làm việc phải đội mũ bảo vệ và sử dụng các công cụ bảo vệ mặt và mắt, quần áo được
đóng cúc để tránh việc bị cuốn đi bởi các phần quay của máy móc;
2. Sử dụng ủng cách điện, thảm cách điện và găng tay cách điện tránh tiếp xúc ngẫu nhiên các
phần cơ thể với các phần được nối đất;
3. Không đồng thời chạm tay đến các phần mang điện của hai cực hoặc các phần mang điện và
phần được nối đất.
4. Phải cắt tải của máy phát, để máy phát chạy ở chế độ bù.
Câu 209: Theo Quy trình An toàn điện khi làm việc ở động cơ điện cao áp điều cấm nào
đúng?
1. Cấm làm bất cứ công việc gì trong mạch của động cơ đang quay, trừ công việc thí nghiệm
thực hiện theo phương án được phê duyệt.
2. Cấm làm bất cứ công việc gì trong mạch của động cơ đang quay, kể cả công việc thí nghiệm
thực hiện theo phương án được phê duyệt.
3. Được phép thí nghiệm mạch của động cơ đang quay nhưng phải thực hiện theo PCT.
4. Cấm thí nghiệm mạch của động cơ đang quay trong mọi trường hợp.
Câu 210: Theo Quy trình An toàn điện, khi sửa chữa động cơ điện cao áp, BPAT nào
không đúng (không phải áp dụng)?
1. Cắt điện, khoá bộ phận truyền động của máy cắt và dao cách ly; treo biển cảnh báo “Cấm
đóng điện! Có người đang làm việc” tại MC và DCL cấp điện cho động cơ;
2. Không phải cắt điện động cơ để sửa chữa nếu khảo sát kỹ, thực hiện theo Phương án đã duyệt.
3. Nếu động cơ có đặt chung điểm trung tính thì phải tách điểm trung tính ra khỏi hệ thống;
4. Nếu đầu cáp của động cơ điện đã tháo rời thì các công việc tiến hành trên động cơ phải theo
phương án được phê duyệt.
Câu 211: Theo Quy trình An toàn điện, trước khi cho phép làm việc trên động cơ điện
quay có các cơ cấu nối với chúng (máy hút khói, quạt, máy bơm,…) thì phải thực hiện các
BPAT nào?
1. Chốt, cánh quạt, tấm chắn phải được bắt chặt. Có biện pháp để hãm Rotor động cơ điện hoặc
tháo các khớp li hợp.
2. Có biện pháp để hãm Rotor động cơ điện hoặc tháo các khớp li hợp. Chốt, cánh quạt, tấm chắn
phải được bắt chặt.
3. Tay lái của van chặn (chốt, cánh quạt, tấm chắn) phải được khóa. Có biện pháp để hãm Rotor
động cơ điện hoặc tháo các khớp li hợp.
4. Tay lái của van chặn (chốt, cánh quạt, tấm chắn) phải được khóa. Có biện pháp để chốt, cánh
quạt, tấm chắn phải được bắt chặt.
Câu 212: Theo Quy trình An toàn điện, việc cắt điện để đảm bảo an toàn khi sửa chữa
động cơ điện cao áp, quy định nào không bắt buộc phải áp dụng?
1. Cắt điện nguồn điều khiển từ xa bằng tay và điều khiển tự động các động cơ điện của van
chặn, máy điều hướng.
2. Trên tay lái của chốt, tấm chắn, cánh quạt phải treo biển báo an toàn.
3. Trên khóa, các nút ấn điều khiển động cơ điện của van chặn thì treo “Cấm đóng điện! Có
người đang làm việc”.
4. Đặt rào chắn, khoanh vùng công tác khi sửa chữa động cơ điện.
Câu 213: Theo Quy trình An toàn điện, điều kiện để thực hiện công việc trên động cơ điện
đang quay là gì?
1. Cho phép thực hiện công việc theo mệnh lệnh trên động cơ điện đang quay mà không tiếp xúc
với các phần mang điện và quay.
2. Không cho phép thực hiện công việc trên động cơ điện đang quay trong mọi trường hợp.
3. Cho phép thực hiện công việc theo mệnh lệnh trên động cơ điện đang quay mà không tiếp xúc
với các phần mang điện và vỏ động cơ.
4. Cho phép thực hiện công việc theo mệnh lệnh trên động cơ điện đang quay khi tiếp xúc với
các phần mang điện và quay.
Câu 214: Theo Quy trình An toàn điện, việc bảo dưỡng chổi than khi động cơ điện đang
làm việc, nội dung nào không bắt buộc phải thực hiện?
1. Nhân viên được đào tạo cho nhiệm vụ này và sử dụng các công cụ bảo vệ mặt và mắt, quần áo
bảo hộ, đề phòng việc cuốn đi bởi các phần quay của động cơ điện; Sử dụng giày và thảm cách
điện;
2. Sử dụng găng và ủng cách điện để làm việc.
3. Không đồng thời tiếp xúc tay tới các phần mang điện của hai cực hoặc phần mang điện và
phần được nối đất.
4. Khi mài nhẵn vành của Rotor trong động cơ điện đang quay phải sử dụng các khuôn bằng vật
liệu cách điện.
Câu 215: Theo Quy trình An toàn điện thì khoảng cách cho phép nhỏ nhất đến phần có
điện cao áp xoay chiều được quy định như thế nào?
1. Từ 1-35kV là 0,5 mét; Từ trên 35kV-110kV là 1,5 mét.
2. Từ 1-35kV là 0,7 mét; Từ trên 35kV-110kV là 2,0 mét
3. Từ 1-35kV là 0,6 mét; Từ trên 35kV-110kV là 1,0 mét
4. Từ 1-35kV là 0,8 mét; Từ trên 35kV-110kV là 2,5 mét
Câu 216: Theo Quy trình An toàn điện thì khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện
áp đối với thiết bị, dụng cụ, phương tiện (trừ xe chuyên dùng cho công tác sửa chữa điện)
là:
1. Từ 1-35kV là 3,0 mét; Từ trên 35kV-110kV là 5,0 mét
2. Từ 1-35kV là 4,0 mét; Từ trên 35kV-110kV là 6,0 mét
4. Từ 1-35kV là 5,0 mét; Từ trên 35kV-110kV là 5,5 mét
4. Từ 1-35kV là 6,0 mét; Từ trên 35kV-110kV là 7,5 mét
Câu 217: Theo Quy trình An toàn điện, trong những quy định điều kiện khi làm việc có
điện thì nội dung nào không đúng (không phù hợp)?
1. Danh mục những công việc làm việc có điện phải được Cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Những người làm việc với công việc có điện phải được đào tạo, huấn luyện phù hợp với thiết
bị, quy trình, công nghệ được trang bị.
3. Phương án thi công và biện pháp an toàn phải được phê duyệt trước khi thực hiện. Có các quy
trình thực hiện công việc theo công nghệ áp dụng.
4. Phải có xe Hotline chuyên dùng và các dụng cụ sửa chữa có chất lượng tốt, còn hạn kiểm định
Câu 218: Theo Quy trình An toàn điện, trong các BPAT khi làm việc có điện thì nội dung
nào không đúng (không phù hợp)?
1. Phải có xe Hotline chuyên dùng và các dụng cụ sửa chữa có chất lượng tốt, còn hạn kiểm
định
2. Kiểm tra các kết cấu kim loại tại nơi làm việc có khả năng tiếp xúc phải đảm bảo không có
điện.
3. Khi làm việc trên hoặc gần phần có điện cao áp, Nhân viên đơn vị công tác không được mang
theo đồ trang sức hoặc vật dụng cá nhân bằng kim loại.
4. Phải sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện bảo vệ thích hợp. Khi làm việc có điện, tại vị
trí làm việc Nhân viên đơn vị công tác phải xác định phần có điện gần nhất.
Câu 219: Theo Quy trình An toàn điện, nhân viên đơn vị công tác sử dụng các trang bị,
dụng cụ cho làm việc có điện cao áp hoặc di chuyển các dụng cụ hoặc chi tiết bằng kim loại
lên cột thì:
1. Phải đảm bảo khoảng cách an toàn điện không rào chắn đối với các phần có điện xung quanh
khác (nếu chưa được bọc cách điện) phải bảo đảm theo quy định đối với điện áp đến 35kV là 1,0
mét, 110kV là 1,5 mét.
2. Phải đảm bảo khoảng cách cho phép nhỏ nhất đối với các phần có điện xung quanh khác (nếu
chưa được bọc cách điện) phải bảo đảm theo quy định đối với điện áp đến 35kV là 0,6 mét,
110kV là 1,0 mét.
3. Phải đảm bảo khoảng cách an toàn phóng điện đối với các phần có điện xung quanh khác (nếu
chưa được bọc cách điện) phải bảo đảm theo quy định đối với điện áp đến 35kV là 4,0 mét,
110kV là 6,0 mét.
4. Phải đảm bảo khoảng cách an toàn điện có rào chắn đối với các phần có điện xung quanh khác
(nếu chưa được bọc cách điện) phải bảo đảm theo quy định đối với điện áp đến 35kV là 0,6 mét,
110kV là 1,5 mét.
Câu 220: Theo Quy trình An toàn điện , khi đứng trên các trang bị cách điện đã đẳng thế
với dây dẫn, điều cấm nào sau đây không đúng (không phù hợp)?
1. Cấm chạm vào đầu sứ hoặc các chi tiết khác có điện áp khác với điện áp của dây dẫn.
2. Cấm chạm vào nhau hoặc trao cho nhau bất cứ vật gì có thể làm mất đẳng thế.
3. Cấm di chuyển trên các trang bị cách điện sau khi người đó đã đẳng thế với dây dẫn.
4. Cấm đứng lên, ngồi xuống trên trang bị cách điện đã đẳng thế với dây dẫn.
Câu 221: Theo Quy trình An toàn điện, chỉ được phép vào và ra khỏi phần làm việc của
trang bị cách điện trong trường hợp nào?
1. Sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn và Nhân viên đơn vị công tác đã cách xa
dây dẫn ở khoảng cách 0,5 mét đối với điện áp 110kV
2. Sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn và Nhân viên đơn vị công tác đã cách xa
dây dẫn ở khoảng cách 0,5 mét đối với điện áp 35kV
3. Sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn và Nhân viên đơn vị công tác đã cách xa
dây dẫn ở khoảng cách 1,5 mét đối với điện áp 110kV
4. Sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn và Nhân viên đơn vị công tác đã cách xa
dây dẫn ở khoảng cách 1,5 mét đối với điện áp 22kV
Câu 222: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về thao tác thết bị GIS trong trường hợp
vận hành bình thường như thế nào?
1. Mọi thao tác phải thực hiện bằng điều khiển từ xa thông qua giao diện người máy hoặc hệ
thống giám sát điều khiển. Thao tác tại chỗ chỉ được phép thực hiện khi GIS không có điện.
2. Mọi thao tác phải thực hiện bằng điều khiển tại chỗ khi GIS không có điện.
3. Mọi thao tác phải thực hiện bằng điều khiển từ xa thông qua trung tâm điều khiển. Thao tác tại
chỗ chỉ được phép thực hiện khi GIS không có điện.
4. Mọi thao tác phải thực hiện bằng điều khiển từ xa thông qua giao diện người máy hoặc hệ
thống giám sát điều khiển.
Câu 223: Theo Quy trình An toàn điện, quy định BPAT khi làm việc với thiết bị GIS, nọi
dung nào không đúng (không phù hợp)?
1. Phải kiểm tra áp lực khí SF6, tình trạng rò SF6 trong quá trình vận hành hoặc sửa chữa. Khi
phát hiện rò rỉ phải có biện pháp ngăn chặn và xử lý.
2. Phải có Phương án TCTC và BPAT được cấp có thẩm quyền phê duyệt
3. Khi cách ly thiết bị theo từng phân đoạn, tại mỗi điểm cách ly đều phải khóa và treo biển cảnh
báo.
4. Xác định GIS đã được cách ly phải thông qua chỉ thị tại chỗ 3 pha của thiết bị đóng cắt, thông
số điện áp của thiết bị.
Câu 224: Theo Quy trình An toàn điện, quy định điều kiện về nước khi vệ sinh cách điện
ĐDK cao áp khi đang vận hành như thế nào?
1. Nghiêm cấm sử dụng nước chưa đạt tiêu chuẩn về cách điện để vệ sinh cách điện hotline.
2. Chất lượng nước, áp lực nước phải đảm bảo theo quy trình. Nghiêm cấm sử dụng nước thường
lấy từ các vòi nước công cộng để sử dụng.
3. Chất lượng nước, áp lực nước phải đảm bảo theo quy trình. Nghiêm cấm sử dụng nước chưa
đạt tiêu chuẩn về cách điện để vệ sinh cách điện hotline.
4. Chất lượng nước, áp lực nước phải đảm bảo theo quy trình và phải đo kiểm tra ngay khibắt
đầu thi công.
Câu 225: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về thời tiết khi vệ sinh cách điện ĐDK cao
áp khi đang vận hành, nội dung nào không đúng (không phù hợp)?
1. Chỉ được phép thực hiện công việc trong điều kiện thời tiết bình thường;
2. Cấm thực hiện công việc khi có gió cấp 4 trở lên, khi có mưa phùn, mưa giông, sấm sét, sương
mù hoặc độ ẩm không khí không đảm bảo an toàn theo quy trình.
3. Khi đang công tác mà nhận thấy có khả năng mưa giông, sấm sét thì phải dừng ngay công việc
và rút khỏi hiện trường.
4. Cấm thực hiện công việc khi có gió cấp 6 trở lên, khi có mưa phùn, mưa giông, sấm sét, sương
mù tùy theo điều kiện thực tế, Người CHTT quyết định dừng công việc.
Câu 226: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về thời tiết khi làm việc với ĐDK cao áp
đang có điện (sửa chữa nóng) trên ĐDK điện áp đến 35kV như thế nào?
1. Cấm thực hiện công tác khi trời mưa hoặc khi thời tiết ẩm ướt hoặc có sương mù hoặc có
giông sét hoặc có gió từ cấp 5 trở lên; khi trời tối, nơi làm việc không đủ ánh sáng.
2. Cấm thực hiện công việc khi có gió cấp 4 trở lên, khi có mưa phùn, mưa giông, sấm sét, sương
mù hoặc độ ẩm không khí không đảm bảo an toàn theo quy trình.
3. Khi đang công tác mà nhận thấy có khả năng mưa giông, sấm sét thì phải dừng ngay công việc
và rút khỏi hiện trường.
4. Cấm thực hiện công việc khi có gió cấp 6 trở lên, khi có mưa phùn, mưa giông, sấm sét, sương
mù tùy theo điều kiện thực tế, Người CHTT quyết định dừng công việc.
Câu 227: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi không có
rào chắn đối với điện áp 220kV như thế nào?
1. Không nhỏ hơn 1,5 mét.
2. Không nhỏ hơn 1,0 mét.
3. Không nhỏ hơn 2,0 mét.
4. Không nhỏ hơn 2,5 mét.
Câu 228: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về biện pháp tổ chức khi làm việc với
ĐDK cao áp đang có điện (sửa chữa nóng) trên ĐDK điện áp 110kV như thế nào?
1. Tất cả công tác thi công sửa chữa, bảo trì ĐDK đang có điện đều phải được khảo sát, lập
phương án thi công, đăng ký công tác với cấp Điều độ giữ quyền điều khiển và phải được cấp
phiếu công tác.
2. Tất cả công tác thi công sửa chữa, bảo trì ĐDK đang có điện không phải được khảo sát, lập
phương án thi công, chỉ đăng ký công tác với Đơn vị QLVH và phải được cấp phiếu công tác.
3. Tất cả công tác thi công sửa chữa, bảo trì ĐDK đang có điện đều phải được khảo sát, lập
phương án thi công, đăng ký công tác với Đơn vị QLVH và phải được cấp phiếu công tác.
4. Tất cả công tác thi công sửa chữa, bảo trì ĐDK đang có điện đều phải được khảo sát, lập
phương án thi công, đăng ký cắt điện để công tác với Đơn vị QLVH và phải được cấp phiếu
công tác.
Câu 229: Theo Quy trình An toàn điện, BPAT nào để bảo vệ nhân viên ĐVCT không bị
phóng điện khi làm việc với ĐDK cao áp đang có điện (sửa chữa nóng)
1. Trước khi bắt đầu công việc phải thực hiện khóa các thiết bị rơ le bảo vệ và không được đóng
lại bằng tay.
2. Trước khi bắt đầu công việc phải thực hiện khóa các thiết bị tự động đóng lại và không được
đóng lại bằng tay.
3. Trước khi bắt đầu công việc phải thực hiện khóa các thiết bị tự động đóng lại và chỉ được
đóng lại bằng tay khi MC nhảy.
4. Trước khi bắt đầu công việc phải thực hiện cắt nguồn điều khiển các MC và không được đóng
lại.
Câu 230: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về sức khỏe khi làm việc với ĐDK cao áp
đang có điện (sửa chữa nóng) trên ĐDK điện áp 110kV như thế nào?
1. Tổ chức khám sức khỏe cho Nhân viên đơn vị công tác tại hiện trường trước khi tiến hành
công việc.
2. Nhân viên đơn vị công tác phải có đủ sức khỏe làm việc trn cao khi tiến hành công việc.
3. Tổ chức kiểm tra sức khỏe (thân nhiệt, huyết áp, thị lực, thính lực) cho Nhân viên đơn vị công
tác tại hiện trường trước khi tiến hành công việc.
4. Tổ chức túi cứu thương cá nhân phát cho cho Nhân viên đơn vị công tác tại hiện trường trước
khi tiến hành công việc.
Câu 231: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi không có
rào chắn đối với điện áp từ trên 35 đến 110kV như thế nào?
1. Không nhỏ hơn 2,0 mét.
2. Không nhỏ hơn 0,7 mét.
3. Không nhỏ hơn 1,5 mét.
4. Không nhỏ hơn 1,0 mét.
Câu 232: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về BPAT khi làm việc với ĐDK cao áp
đang có điện (sửa chữa nóng) trên ĐDK điện áp 110kV như thế nào?
1. Không mang theo đồ trang sức, vật dụng cá nhân bằng kim loại khi làm việc.
2. Trong một thời điểm, Nhân viên đơn vị công tác chỉ được phép làm việc trên 01 pha.
3. Không được làm việc vượt quá tải trọng và quá điện áp làm việc của thiết bị, dụng cụ thi công.
4. Cá 3 nội dung 1, 2, 3 đều đúng.
Câu 233: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về điều kiện làm việc với ĐDK cao áp
đang có điện (sửa chữa nóng) trên ĐDK điện áp 110kV, nội dung nào không đúng (không
phù hợp)?
1. Trời tối hoặc ban đêm; nơi làm việc không đủ ánh sáng (tại vị trí làm việc Nhân viên đơn vị
công tác phải nhìn rõ phần có điện gần nhất).
2. Điều kiện làm việc không an toàn hoặc không đủ nhân lực hoặc không có Người chỉ huy trực
tiếp, Người giám sát ATĐ.
3. Phương tiện bảo vệ cá nhân, trang thiết bị an toàn, dụng cụ thi công không đầy đủ, không đảm
bảo chất lượng, không phù hợp vời quy trình công nghệ.
4. Cấm thực hiện công việc khi có gió cấp 6 trở lên, khi có mưa phùn, mưa giông, sấm sét, sương
mù tùy theo điều kiện thực tế, Người CHTT quyết định dừng công việc.
Câu 234: Theo Quy trình An toàn điện, việc xác nhận đường cáp điện lực không còn điện
để tiến hành làm việc được quy định như thế nào?
1. Phải được xác nhận tại chỗ không còn điện bằng cách sử dụng thiết bị thử chuyên dụng.
2. Phải được xác nhận tại chỗ không còn điện bằng cách thí nghiệm hoặc sử dụng mạch đèn để
thử.
3. Phải được xác nhận tại chỗ không còn điện bằng cách thí nghiệm hoặc sử dụng thiết bị thử
chuyên dụng.
4. Phải được xác nhận tại chỗ không còn điện bằng các thông số điệp áp, công suất đường cáp.
Câu 235: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi không có
rào chắn đối với điện áp từ trên 15 đến 35kV như thế nào?
1. Không nhỏ hơn 0,7 mét.
2. Không nhỏ hơn 1,0 mét.
3. Không nhỏ hơn 0,6 mét.
4. Không nhỏ hơn 0,9 mét.
Câu 236: Theo Quy trình An toàn điện, việc mở tiếp địa cố định (DTĐ) đường cáp điện lực
để tiến hành làm việc được quy định như thế nào?
1. Nếu công việc trên đường cáp điện cao áp cần phải mở tiếp địa cố định, phải được thông báo
trước và được sự cho phép thực hiện của ĐVQLVH.
2. Nếu công việc trên đường cáp điện cao áp cần phải mở tiếp địa cố định, Cấp điều độ có quyền
điều khiển phải được thông báo trước và cho phép thực hiện.
3. Nếu công việc trên đường cáp điện cao áp cần phải mở tiếp địa cố định, Cấp điều độ có quyền
điều khiển phải ra lệnh cho ĐVCT thao tác.
4. Nếu công việc trên đường cáp điện cao áp cần phải mở tiếp địa cố định, ĐVCT phải được
thông báo trước và xin phép Người chophép thực hiện thao tác cắt các DTĐ.
Câu 237: Theo Quy trình An toàn điện, quy định làm việc trên đường cáp cũ đã bị loại bỏ
như thế nào?
1. Công việc thực hiện đối với đường cáp điện cũ đã không còn được sử dụng hoặc bị loại bỏ
không phải thông báo cho Đơn vị QLVH.
2. Mọi công việc thực hiện đối với đường cáp điện cũ đã không còn được sử dụng hoặc bị loại bỏ
vẫn phải được thông báo cho Đơn vị điều độ lưới điện cấp Công ty Điện lực.
3. Mọi công việc thực hiện đối với đường cáp điện cũ đã không còn được sử dụng hoặc bị loại bỏ
vẫn phải được thông báo cho Đơn vị QLVH.
4. Mọi công việc thực hiện đối với đường cáp điện cũ đã không còn được sử dụng hoặc bị loại bỏ
vẫn phải được thông báo cho Đơn vị quản lý nhà nước về giao thông.
Câu 238: Theo Quy trình An toàn điện, biện pháp được phê duyệt để xác định đúng đường
cáp điện lực bao gồm:
1. Dựa trên bản đồ định tuyến đường cáp hoặc dựa trên nhãn định tuyến gắn trên đường cáp.
2. Theo dõi đường cáp bằng mắt trên toàn bộ chiều dài từ một điểm cách ly mà có thể được
chứng minh là không có điện đến điểm mà công việc sẽ được thực hiện.
3. Sử dụng thiết bị phân biệt đường cáp điện lực (phát và thu tín hiệu tại hai đầu. Sử dụng thiết bị
định vị điểm sự cố từ đó xác định được địa điểm nơi công việc sẽ được thực hiện.Thí nghiệm tại
điểm sự cố của đường cáp điện lực bị hư hỏng theo phương pháp đã được phê duyệt.
4. Cá 3 nội dung 1, 2, 3 đều là biện pháp xác định đúng đường cáp.
Câu 239: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi không có
rào chắn đối với điện áp từ 1 đến 15kV như thế nào?
1. Không nhỏ hơn 0,7 mét.
2. Không nhỏ hơn 0,6 mét.
3. Không nhỏ hơn 0,8 mét.
4. Không nhỏ hơn 0,9 mét.
Câu 240: Theo Quy trình An toàn điện, quy định điều kiện để xác định đúng đường cáp sẽ
làm việc là:
1. Phải sử dụng ít nhất ba biện pháp xác định đường cáp tại ba vị trí khác nhau. Nếu thực hiện tại
một vị trí thì phải có ba người thực hiện với kết quả giống nhau.
2. Phải sử dụng ít nhất hai biện pháp xác định đường cáp tại hai vị trí khác nhau. Nếu thực hiện
tại một vị trí thì phải có hai người thực hiện với kết quả giống nhau.
3. Phải sử dụng ít nhất hai biện pháp xác định đường cáp tại hai vị trí khác nhau. Nếu thực hiện
tại một vị trí thì phải thực hiện 2 lần với kết quả giống nhau.
4. Phải sử dụng ít nhất ba biện pháp xác định đường cáp tại ba vị trí khác nhau. Nếu thực hiện tại
một vị trí thì phải có hai người thực hiện với kết quả giống nhau.
Câu 241: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về khoảng cách khi đào đất bằng các
phương tiện thi công như xe ôtô, máy xúc là:
1. Phương tiện phải cách đường cáp điện ít nhất 01 (một) m; các phương tiện đào đất bằng
phương pháp rung phải cách đường cáp ít nhất 05 (năm) m.
2. Phương tiện phải cách đường cáp điện ít nhất 02 (hai) m; các phương tiện đào đất bằng
phương pháp rung phải cách đường cáp ít nhất 05 (năm) m.
3. Phương tiện phải cách đường cáp điện ít nhất 01 (một) m; các phương tiện đào đất bằng
phương pháp rung phải cách đường cáp ít nhất 02 (hai) m.
4. Phương tiện phải cách đường cáp điện ít nhất 01 (một) m; các phương tiện đào đất bằng
phương pháp rung phải cách đường cáp ít nhất (mười) m.
Câu 242: Theo Quy trình An toàn điện, quy định, khi đào đất ngay trên đường cáp điện thì
BPAT như thế nào?
1. Đầu tiên phải đào thử đường cáp để xác định vị trí đặt, độ sâu của cáp dưới sự giám sát của
Nhân viên vận hành. Khi đào tới độ sâu còn cách đường cáp 0,50 m phải dùng xẻng để tiếp tục
đào.
2. Đầu tiên phải đào thử đường cáp để xác định vị trí đặt, độ sâu của cáp dưới sự giám sát của
Nhân viên vận hành. Khi đào tới độ sâu còn cách đường cáp 0,40 m phải dùng xẻng để tiếp tục
đào.
3. Đầu tiên phải đào thử đường cáp để xác định vị trí đặt, độ sâu của cáp dưới sự giám sát của
Nhân viên vận hành. Khi đào tới độ sâu còn cách đường cáp 0,70 m phải dùng xẻng để tiếp tục
đào.
4. Đầu tiên phải đào thử đường cáp để xác định vị trí đặt, độ sâu của cáp dưới sự giám sát của
Nhân viên vận hành. Khi đào tới độ sâu còn cách đường cáp 0,30 m phải dùng xẻng để tiếp tục
đào.
Câu 1. Theo Quy trình An toàn điện, Thời gian đơn vị QLVH giải quyết đăng ký công tác đối
với công tác ngoài kế hoạch là như thế nào?
Chậm nhất 1 ngày sau thời điểm nhận được đăng ký công tác.
Chậm nhất 12 giờ sau thời điểm nhận được đăng ký công tác. 
Chậm nhất 3 ngày sau thời điểm nhận được đăng ký công tác.
Câu 2. Theo Quy trình An toàn điện, Đơn vị QLVH giải quyết đăng ký công tác theo LCT bằng
hình thức cấp nào?
Cấp LCT theo hình thức giấy hoặc điện tử hoặc lời nói (trực tiếp hoặc qua điện thoại, bộ đàm). 
Cấp LCT theo hình thức giấy hoặc lời nói (trực tiếp hoặc qua điện thoại, bộ đàm).
Cấp LCT theo hình thức giấy hoặc điện tử.
Câu 3. Theo Quy trình An toàn điện, Công việc làm ở thiết bị điện ngoài trời hoặc trong nhà chỉ
có một phần được cắt điện để làm việc hoặc thiết bị điện được cắt điện hoàn toàn nhưng các lối
đi ra phần phân phối ngoài trời hoặc thông sang phòng bên cạch có điện vẫn mở cửa là:
Làm việc có cắt điện một phần. 
Làm việc có điện.
Làm việc có cắt điện hoàn toàn
Câu 4. Theo Quy trình An toàn điện, Phương tiện bảo vệ cá nhân là gì:
Là các tràn thiết bị kỹ thuật an toàn.
Là trang bị mà đơn vị công tać phải sử dụng để phong ngừa tai nạn đơn vị công tác.
Cả 3 ý trên(dưới) đều đúng.
Là trang bị mà nhân viên đơn vị công tác phải sử dụng để phong ngừa tai nạn cho chính mình. 
Câu 5. Theo Quy trình An toàn điện, Để đảm bảo an toàn điện, cấm ra mệnh lệnh hoặc giao
công việc cho những người:
Ý 2. Chưa biết rõ những việc sẽ phải làm.
Ý 1. Chưa được huấn luyện, kiểm tra đạt yêu cầu Quy trình an toàn điện và các quy trình có liên
quan.
Cả ý 1 và ý 2 
Cả ý 1 và ý 2 đều sai
Câu 6. Theo Quy trình An toàn điện thì khi thực hiện công việc có tháo rời dây dẫn, việc đặt tiếp
đất di động được thực hiện như thế nào?
Phải quấn gọn dây dẫn về hai phía khi tháo lèo (dây dẫn).
Phải tiếp đất phía nguồn đến chỗ định tháo rời trước khi tháo.
Phải tiếp đất ở hai phía chỗ định tháo rời trước khi tháo. 
Chỉ phải tiếp đất ở hai phía chỗ định tháo rời trước khi tháo. Ngay sau khi tháo xong có thể dỡ
bỏ 02 bộ tiếp đất đó.
Câu 7. Theo Quy trình An toàn điện thì khi làm việc tại khoảng cột vượt lớn qua các sông, hồ,
kênh, vịnh có tàu thuyền qua lại phải tiếp đất như thế nào?
Phải đặt tiếp đất di động tại 02 cột vượt ở hai phíA.
Phải đặt tiếp đất di động tại cột vượt phía nguồn điện đến.
Phải đặt tiếp đất di động tại cột vượt và cột hãm liền kề ở cả hai phía. 
Phải đặt tiếp đất di động tại 02 cột hãm liền kề ở hai phíA.
Câu 8. Theo Quy trình An toàn điện, Để đảm bảo an toàn điện, người trực tiếp làm công tác
quản lý vận hành, kinh doanh, thí nghiệm, sửa chữa, xây lắp điện phải:
Có giấy chứng nhận sức khỏe đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu công việc do cơ quan y tế có thẩm
quyền cấp
Có giấy chứng nhận sức khỏe đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu công việc
Có giấy chứng nhận sức khỏe đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu công việc do cơ quan y tế có thẩm
quyền cấp theo quy định hiện hành 
Có giấy chứng nhận sức khỏe đủ tiêu chuẩn do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp
Câu 9. Theo Quy trình An toàn điện, Cắt điện để làm công việc phải thực hiện như thế nào cho
đúng quy trình an toàn điện:
Cắt điện từng phần để làm việc phải giao cho nhân viên vận hành nắm vững sơ đồ và vị trí thực
tế của thiết bị để ngăn ngừa khả năng nhầm lẫn, gây nguy hiểm cho đơn vị công tác
Cắt điện do nhân viên vận hành đảm nhiệm
Cấm uỷ nhiệm việc thao tác cắt, đóng cho người của đơn vị công tác, trừ trường hợp người thực
hiện thao tác đã được huấn luyện, kiểm tra công nhận chức danh vận hành và
được phép của đơn vị vận hành
Bao gồm cả 3 ý trên (dưới) 
Câu 10. Theo Quy trình An toàn điện, Khi kiểm tra thiết bị còn điện áp hay không:
Phải thử ở tất cả các pha và các phía vào, ra của thiết bị điện bằng bút thử điện có cấp điện áp
phù hợp. 
Chỉ thử ở các pha đầu ra bằng bút thử điện có cấp điện áp phù hợp.
Có thể căn cứ vào tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ để xác nhận thiết bị điện không còn điện.
Câu 21. Theo Quy trình An toàn điện, khi nhận những mệnh lệnh không đúng Quy trình này, có
nguy cơ mất an toàn cho người hoặc thiết bị thì người nhận lệnh xử lý như thế nào?
Tuyệt đối không chấp hành, báo cáo ngay với Giám đốc Công ty hoặc Trường phòng an toàn
Công ty.
Phải chấp hành, nhưng sau khi thực hiện xong phải báo cáo với cấp trên trực tiếp của người ra
lệnh và/hoặc cấp có thẩm quyền.
Có quyền không chấp hành, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì người nhận lệnh được quyền
báo cáo với các cấp cán bộ an toàn.
Có quyền không chấp hành, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì người nhận lệnh được quyền
báo cáo với cấp trên trực tiếp của người ra lệnh và/hoặc cấp có thẩm quyền.

Câu 22. Theo Quy trình An toàn điện, quy định về sức khỏe để làm việc của những người trực
tiếp làm công tác quản lý vận hành, kinh doanh, thí nghiệm, sửa chữa, xây lắp điện như thế nào?
Phải có sức khỏe đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.
Phải được khám sức khỏe định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần.
Phải có sức khỏe đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về lao động. 
Phải có sức khỏe đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về làm việc trên cao.
Câu 23. Theo Quy trình An toàn điện quy định việc thao tác đóng, cắt điện ở thiết bị điện cao áp,
được thực hiện như thế nào?
Phải do ít nhất 02 người thực hiện, phải hiểu rõ sơ đồ và vị trí của thiết bị tại hiện trường, người
thao tác phải có bậc 3 an toàn điện trở lên, người giám sát thao tác phải có bậc 4 an toàn điện trở
lên. 
Có thể cho phép 01 người thực hiện các thao tác từ xa, người này phải hiểu rõ sơ đồ và vị trí của
thiết bị tại hiện trường,
Phải do ít nhất 02 người thực hiện, phải hiểu rõ sơ đồ và vị trí của thiết bị tại hiện trường, người
thao tác phải có bậc 4 an toàn điện trở lên, người giám sát thao tác phải có bậc 5 an toàn điện.
Phải do ít nhất 02 người thực hiện, phải hiểu rõ sơ đồ và vị trí của thiết bị tại hiện trường, người
thao tác phải có bậc 4 an toàn điện trở lên, người giám sát thao tác phải có bậc 3 an toàn điện trở
lên.
Câu 24. Theo Quy trình An toàn điện, người nhận lệnh thao tác là:
Là người giám sát thao tác, 
Là người thao tác,
Là người vận hành cấp dưới của người ra lệnh.
Là người thi hành lệnh thao tác,
Câu 25. Theo Quy trình An toàn điện, khi tới vị trí thao tác người giám sát thao tác và người
thao tác phải thực hiện những quy định gì?
Phải đối chiếu vị trí thiết bị trên thực tế đúng với nội dung ghi trong phiếu thao tác, đồng thời
kiểm tra xung quanh hay trên thiết bị còn gì trở ngại không, sau đó mới được phép thao tác;
Phải kiểm tra lại một lần nữa theo sơ đồ thực tế và đối chiếu vị trí thiết bị trên thực tế đúng với
nội dung ghi trong PTT, đồng thời kiểm tra xung quanh hay trên thiết bị còn gì trở ngại không,
sau đó mới được phép thao tác; 
Phải kiểm tra lại một lần nữa theo sơ đồ thực tế và đối chiếu vị trí thiết bị trên thực tế đúng với
nội dung ghi trong phiếu thao tác, đồng thời kiểm tra xung quanh còn gì trở ngại không, sau đó
mới được phép thao tác;
Phải kiểm tra lại một lần nữa theo sơ đồ thực tế và đối chiếu vị trí thiết bị trên thực tế đúng với
nội dung ghi trong phiếu thao tác, đồng thời kiểm tra trên thiết bị còn gì trở ngại không, sau đó
mới được phép thao tác;
Câu 26. Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiệm của đơn vị điều độ trong việc chỉ huy thao
tác khi có ĐVCT thực hiện công việc là:
Chỉ huy thao tác đóng điện, bàn giao thiết bị cho đơn vị quản lý vận hành theo đúng quy định và
thời gian được phê duyệt;
Chỉ huy thao tác cắt điện, bàn giao thiết bị cho ĐVCT theo đúng quy định và thời gian được phê
duyệt;
Chỉ huy thao tác cắt điện, bàn giao thiết bị cho đơn vị quản lý vận hành theo đúng quy định và
thời gian được phê duyệt; 
Chỉ huy thao tác cắt điện, bàn giao thiết bị cho ĐVLCV theo đúng quy định và thời gian được
phê duyệt;
Câu 27. Theo Quy trình An toàn điện quy định về làm việc trên cao đối với Người lao động tạm
tuyển, hợp đồng ngắn hạn, học sinh các trường và các trung tâm đào tạo nghề điện như thế nào?
Trong quá trình thực tập chỉ được làm việc trên cao trong trường hợp có điện.
Trong quá trình thực tập chỉ được làm việc trên cao trong trường hợp không có điện. 
Trong quá trình thực tập chỉ được làm việc trên cao từ 3 mét trở uống trong trường hợp không có
điện.
Trong quá trình thực tập chỉ được làm việc trên cao trong trường hợp không cắt điện.
Câu 28. Theo Quy trình An toàn điện quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân của Người làm
việc trên cao như thế nào?
Người làm việc trên cao từ 50 mét trở lên, quần áo phải gọn gàng, tay áo buông và cài cúc, đội
mũ an toàn cài quai, đi giầy bảo hộ phải buộc dây, đeo dây an toàn, mùa rét phải mặc đủ ấm.
Người làm việc trên cao, quần áo phải gọn gàng, tay áo buông và cài cúc, đội mũ an toàn cài
quai, đi giầy bảo hộ phải buộc dây, đeo dây an toàn, mùa rét phải mặc đủ ấm. 
Người làm việc trên cao phải đeo dây an toàn, các dụng cụ cầm tay phải đựng trong túi bạt.
Người làm việc trên cao từ 3 mét trở lên, quần áo phải gọn gàng, tay áo buông và cài cúc, đội mũ
an toàn cài quai, đi giầy bảo hộ buộc dây, đeo dây an toàn, mùa rét phải mặc đủ ấm.
Câu 33. Theo Quy trình An toàn điện lắp đặt trên đường dây nhiều mạch khi các mạch còn lại
đang vận hành quy định về nối đất dây dẫn trong khi lấy độ võng như thế nào?
Phải nối đất dây dẫn đang lắp đặt tại cột đỡ trong khoảng tiến hành kéo dây. Ở cột kim loại, dây
dẫn được coi như đã được nối đất qua ròng rọc, còn ở cột phi kim loại, chưa có hệ thống nối đất
thì ròng rọc phải được nối đất riêng.
Phải nối đất dây dẫn đang lắp đặt tại cột néo tiến hành kéo dây. Ở cột kim loại, dây dẫn được coi
như đã được nối đất qua ròng rọc, còn ở cột phi kim loại, chưa có hệ thống nối đất dây dẫn riêng.
Phải nối đất dây dẫn đang lắp đặt tại cột néo tiến hành kéo dây. Ở cột kim loại, dây dẫn được coi
như đã được nối đất qua ròng rọc, còn ở cột phi kim loại, chưa có hệ thống nối đất thì ròng rọc
phải được nối đất riêng. 
Phải nối đất dây dẫn trên tất cả các cột đang tiến hành kéo dây. Ở cột kim loại, dây dẫn được coi
như đã được nối đất qua ròng rọc, còn ở cột phi kim loại, chưa có hệ thống nối đất thì ròng rọc
phải được nối đất riêng.
Câu 34. Theo Quy trình An toàn điện, khi làm việc trên đường dây hạ áp có điện hoặc tiếp xúc
trực tiếp với phần có điện hạ áp trong trạm điện phải thực hiện những quy định nào về
PTBVCN?
Phải dùng dụng cụ cách điện có tay cầm chắc chắn và đảm bảo an toàn; đi giày hoặc ủng cách
điện và đứng trên thảm cách điện.
Phải đeo găng tay cách điện hạ áp; đi giày hoặc ủng cách điện hoặc đứng trên thảm cách điện.
Phải dùng dụng cụ cách điện có tay cầm chắc chắn và đảm bảo an toàn; đi giày hoặc ủng cách
điện hoặc đứng trên thảm cách điện. 
Phải dùng dụng cụ cách điện có tay cầm chắc chắn và đảm bảo an toàn; đi giày hoặc ủng cách
điện hoặc đứng trên ghế cách điện.
Câu 35. Theo Quy trình An toàn điện, khi thay sứ, căng lại dây, hạ dây, nâng dây trên những
nhánh dây hạ áp đi vào các hộ phụ tải phải thực hiện các BPKTAT gì?
Phải cắt điện cả đường dây hạ áp đó và cắt cầu dao ở cuối nhánh rẽ đi vào các hộ.
Không phải cắt điện cả đường dây hạ áp đó mà chỉ phải cắt cầu dao ở cuối nhánh rẽ đi vào các
hộ.
Không phải cắt điện cả đường dây hạ áp đó mà chỉ phải tháo đầu dây đấu vào đường dây chính
và cắt cầu dao ở cuối nhánh rẽ đi vào các hộ. 
Không phải cắt điện cả đường dây hạ áp đó, không phải tháo đầu dây đấu vào đường dây chính
mà cắt cầu dao ở cuối nhánh rẽ đi vào các hộ.
Câu 36. Theo Quy trình An toàn điện quy định yêu cầu về an toàn gì khi dùng tụ điện và máy
biến điện đo lường dùng trong sơ đồ thử nghiệm?
Máy biến điện đo lường dùng trong sơ đồ thử nghiệm đặt ở ngoài mặt bằng thử nghiệm đều phải
có rào chắn. Tụ điện không cần đặt rào chắn.
Tụ điện và máy biến điện đo lường dùng trong sơ đồ thử nghiệm đặt ở ngoài mặt bằng thử
nghiệm đều phải có rào chắn. 
Tụ điện và máy biến điện đo lường dùng trong sơ đồ thử nghiệm đặt ở trong mặt bằng (khu vực)
thử nghiệm đều phải có rào chắn.
Tụ điện dùng trong sơ đồ thử nghiệm đặt ở ngoài mặt bằng thử nghiệm đều phải có rào chắn.
Máy biến điện đo lường không cần đặt rào chắn.
Câu 37. Theo Quy trình An toàn điện quy định về kiểm định trang, thiết bị, dụng cụ thí nghiệm
như thế nào?
ĐVQLVH lưới điện phải thực hiện kiểm định định kỳ các trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm.
ĐVCT phải thực hiện kiểm định định kỳ các trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm.
ĐVLCV phải thực hiện kiểm định định kỳ các trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm.
ĐVQLVH trạm thử nghiệm, phòng thí nghiệm phải thực hiện kiểm định định kỳ các trang thiết
bị, dụng cụ thí nghiệm. 
Câu 40. Theo Quy trình An toàn điện quy định về tổ chức thaotác là:
Phải có 02 người, một giám sát có bậc an toàn điện>= 3, người thao tác có bậc an toàn điện>= 4,
người trực tiếp thao tác hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Phải có 02 người, một giám sát có bậc an toàn điện>= 4, người thao tác có bậc an toàn điện>= 3,
cả 2 đều chịu trách nhiệm như nhau. 
Phải có 02 người, một giám sát, một thao tác, người giám sát chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Phải có 02 người, một giám sát có bậc an toàn điện>= 5, người thao tác có bậc an toàn điện>= 4,
cả 2 đều chịu trách nhiệm như nhau.
Câu 41. Theo Quy trình An toàn điện, trong trường hợp không đảm bảo khoảng cách an toàn
cho phép giữa đường dây cao áp và đường dây hạ áp sẽ thi công thì phải thực hiện BPKTAT gì?
Cắt điện cả 02 đường dây cao áp và hạ áp. Đường dây hạ áp đã được cắt điện phải đặt dây nối
đất để đảm bảo an toàn.
Cắt điện cả 02 đường dây cao áp và hạ áp. Đường dây cao áp đã được cắt điện phải đặt dây nối
đất để đảm bảo an toàn. 
Cắt điện đường dây cao áp. Đường dây cao áp đã được cắt điện phải đặt dây nối đất để đảm bảo
an toàn.
Cắt điện đường dây hạ áp. Đường dây cao áp đi phía trên đường dây hạ áp không phải cắt điện.
Câu 42. Theo Quy trình An toàn điện quy định bảo quản dây đeo an toàn của người lao động
như thế nào?
Làm xong phải cuộn lại gọn gàng, không để chỗ ẩm thấp mà phải treo lên hoặc để chỗ cao, khô
ráo, sạch sẽ. 
Làm xong phải cuộn lại gọn gàng, không để chỗ ẩm thấp mà phải để trong tủ hoặc để chỗ cao,
khô ráo, sạch sẽ.
Làm xong phải cuộn lại gọn gàng, khi về đơn vị phải cân thử để chuẩn bị cho đợt làm việc trên
cao tiếp theo.
Làm xong phải cuộn lại gọn gàng, không để chỗ ẩm thấp mà phải để trong hộp khô ráo, sạch sẽ.
Câu 43. Theo Quy trình An toàn điện biển báo "CÁP ĐIỆN LỰC" đặt như thế nào?
Trong lòng đất hoặc trên cột mốc, ở vị trí tim rãnh cáp, dễ nhìn thấy và xác định được đường cáp
ở mọi vị trí; tại các vị trí chuyển hướng.
Trên cột mốc, ở vị trí tim rãnh cáp, dễ nhìn thấy và xác định được đường cáp ở mọi vị trí; tại các
vị trí chuyển hướng.
Trên mặt đất ở vị trí tim rãnh cáp, dễ nhìn thấy và xác định được đường cáp ở mọi vị trí; tại các
vị trí chuyển hướng.
Trên mặt đất hoặc trên cột mốc, ở vị trí tim rãnh cáp, dễ nhìn thấy và xác định được đường cáp ở
mọi vị trí; tại các vị trí chuyển hướng. 
Câu 44. Theo Quy trình An toàn điện, biển “CẤM ĐÓNG ĐIỆN! CÓ NGƯỜI ĐANG LÀM
VIỆC” được đặt như thế nào?.
Trên bộ phận điều khiển, truyền động thiết bị đóng cắt đã cắt điện theo PTT của các cấp điều độ.
Trên bộ phận điều khiển, truyền động thiết bị đóng cắt đã cắt điện khi chuyển đổi kết dây cơ bản.
Trên bộ phận điều khiển, truyền động thiết bị đóng cắt đã cắt điện cho đơn vị công tác làm việc,

Trên bộ phận điều khiển, cánh tủ phân phối đã cắt điện cho đơn vị công tác làm việc,
Câu 45. Theo Quy trình An toàn điện, biển “VÀO HƯỚNG NÀY” được đặt như thế nào?
Đặt tại khu vực đã đóng DNĐ hoặc đã đặt nối đất lưu động.
Đặt tại nơi làm việc đã cho phép; tại khu vực làm việc đã đặt nối đất.
Đặt tại đầu lối vào khu vực làm việc của ĐVCT. 
Đặt tại đầu lối vào khu vực thao tác của ĐVQLVH.
Câu 46. Theo Quy trình An toàn điện, biển “ĐÃ NỐI ĐẤT” được đặt như thế nào?
Đặt tại khu vực đã đóng DNĐ trên.đường dât
Đặt tại khu vực đã đặt nối đất lưu động trong TBA.
Đặt tại khu vực đã đóng DNĐ hoặc đã đặt nối đất lưu động. 
Đặt tại khu vực đã cắt điện và đặt nối đất lưu động.
Câu 47. Theo Quy Trình an toàn điện, Việc đưa điện vào thử thiết bị, cáp... Do ai thực hiện?
Việc đưa điện vào thử nghiệm do Người chỉ huy trực tiếp và người cho phép đảm nhận thực
hiện.
Việc đưa điện vào thử nghiệm do Người chỉ huy trực tiếp đảm nhận hoặc ra lệnh cho Nhân viên
đơn vị công tác thực hiện. 
Việc đưa điện vào thử nghiệm do Người cho phép đảm nhận hoặc ra lệnh cho Nhân viên đơn vị
công tác thực hiện.
Câu 48. Theo Quy Trình an toàn điện, Sau khi thí nghiệm xong người chỉ huy trực tiếp thực hiện
công việc gì?
Người chỉ huy trực tiếp công việc thí nghiệm báo cho mọi người biết “đã cắt điện”, sau đó ra
lệnh đấu dây lại để tiếp tục thử nghiệm hoặc tháo dỡ các rào chắn và kết thúc công việc.
Người chỉ huy trực tiếp công việc thí nghiệm phải cắt điện, làm nối đất và báo cho mọi người
biết “đã cắt điện”, sau đó ra lệnh đấu dây lại để tiếp tục thử nghiệm hoặc tháo dỡ các rào chắn và
kết thúc công việc. 
Khi thí nghiệm xong, Người chỉ huy trực tiếp báo cho mọi người biết “đã cắt điện”, sau đó ra
lệnh đấu dây lại để tiếp tục thử nghiệm hoặc tháo dỡ các rào chắn và kết thúc công việc.
Câu 49. Theo Quy Trình an toàn điện, Khi cắt tụ điện để sửa chữa thì phải phóng điện (xả điện
tích) các tụ điện theo quy định, quy trình của Đơn vị nào?
Khi cắt tụ điện để sửa chữa thì phải phóng điện (xả điện tích) các tụ điện theo quy định, quy trình
của Đơn vị QLVH 
Khi cắt tụ điện để sửa chữa thì phải phóng điện (xả điện tích) các tụ điện theo quy định, quy trình
của Đơn vị Sữa chữa thiết bị.
Khi cắt tụ điện để sửa chữa thì phải phóng điện (xả điện tích) các tụ điện theo quy định, quy trình
của Đơn vị Điều độ
Câu 50. Theo Quy Trình an toàn điện, Để đề phòng điện áp thử ảnh hưởng đến điện áp công tác,
phải đảm bảo khoảng cách giữa hai phần có điện áp đó như thế nào?
10kV = 30 cm, 15kV = 40 cm, 35kV = 50 cm
10kV = 15 cm, 15kV = 20 cm, 35kV = 50 cm 
10kV = 10 cm, 15kV = 20 cm, 35kV = 30 cm
Câu 1. Theo Quy trình An toàn điện, Trường hợp trời mưa hoặc sương mù nước chảy thành
dòng,
Đơn vị QLVH hoặc Đơn vị công tác xem xét hủy hoặc điều chỉnh thời gian thực hiện công việc
tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể.
Được thực hiện công việc ngoài trời gần nơi có điện. Nhưng phải có biện pháp che chắn
Cấm thực hiện công việc ngoài trời gần nơi có điện. 
Câu 2. Theo Quy trình An toàn điện, Người có kiến thức về an toàn điện, được huấn luyện, chỉ
định và thực hiện việc giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác là:
Người chỉ huy trực tiếp.
Người giám sát an toàn điện 
Người cho phép.
Người cấp phiếu.
Câu 3. Theo Quy trình An toàn điện, Đơn vị làm công việc được quy định như thế nào là đúng:
Mỗi đơn vị làm công việc phải có tối thiểu 2 người, trong đó phải có 1 người chỉ huy trực tiếp
chịu trách nhiệm chung.
Là đơn vị có quyền và trách nhiệm cử ra đơn vị công tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí
nghiệm, xây lắp v.v. 
Là đơn vị quản lý vận hành. b.Là đơn vị ngoài
Câu 4. Theo Quy trình An toàn điện, Để đảm bảo an toàn điện thì mọi công việc khi tiến hành
trên thiết bị và vật liệu điện, ở gần hoặc liên quan đến thiết bị điện và vật liệu điện đang mang
điện đều phải:
Thực hiện theo ý 1 và ý 2 đều đúng
Thực hiện ý 1 hoặc ý 2 
Ý 2. Thực hiện theo lệnh công tác
Ý 1. Thực hiện theo phiếu công tác
Câu 7. Theo Quy trình An toàn điện, Trong điều kiện vận hành bình thường người giám sát thao
tác và người thao tác phải thực hiện những qui định nào?
Bao gồm cả 2 ý trên (dưới)
Tới vị trí thao tác phải kiểm tra lại một lần nữa theo sơ đồ (nếu có) và đối chiếu vị trí thiết bị trên
thực tế đúng với nội dung ghi trong phiếu, đồng thời kiểm tra xung quanh hay trên thiết bị còn gì
trở ngại không, sau đó mới được phép thao tác 
Người giám sát thao tác hoặc người thao tác, sau khi xem xét không còn thắc mắc cùng ký vào
phiếu, mang phiếu đến địa điểm thao tác
Cả 2 ý trên (dưới) đều sai
Câu 8. Theo Quy trình An toàn điện, Cắt điện để làm công việc phải thực hiện như thế nào cho
đúng quy trình an toàn điện:
Cả 2 ý trên (dưới) đều sai
Bao gồm cả 2 ý trên (dưới) 
Đối với những máy phát điện diesel hoặc những máy phát điện bằng nguồn năng lượng sơ cấp
khác khi hoạt động phải tách riêng rẽ, hoàn toàn độc lập (kể cả phần trung tính) với phần thiết bị
đang có người làm việc
Phải ngăn chặn được những nguồn điện cao, hạ áp qua các máy biến áp lực, máy biến áp đo
lường, máy phát điện khác có điện ngược trở lại gây nguy hiểm cho người làm việc
Câu 9. Theo Quy trình An toàn điện, Cắt điện để làm công việc phải thực hiện như thế nào cho
đúng quy trình an toàn điện:
Ý 3.Đối với dao cách ly thao tác trực tiếp bằng tay, sau khi cắt điện phải kiểm tra lưỡi dao đã ở
vị trí cắt, ở các bộ phận truyền động của dao cách ly phải treo biển “Cấm đóng điện! Có người
đang làm việc”
Ý 1. Nếu cắt điện bằng máy cắt và dao cách ly có bộ truyền động điều khiển từ xa thì không phải
khóa mạch điều khiển các thiết bị này, bao gồm: cắt aptomat, gỡ cầu chì...
Ý 2. Cắt điện để làm việc bằng máy cắt, dao phụ tải và dao cách ly có bộ truyền động tự động
Thực hiện theo ý 1 và phải có thêm các biện pháp tăng cường (khóa tay truyền động, đặt tấm lót,
cử người canh gác…) để không thể đóng dao đưa điện vào thiết bị có người đang làm việc 
Câu 10. Theo Quy trình An toàn điện, Khi kiểm tra không còn điện thì phải thực hiện như thế
nào cho đúng quy trình an toàn điện:
Phải kiểm tra thiết bị thử ở nơi có điện trước, sau đó mới thử ở nơi không còn điện. Nếu ở nơi
làm việc không có điện để thử thì cho phép chỉ cần kiểm tra- thử thử bằng chính tín hiệu đèn,
còi… của thiết bị đó
Thực hiện theo b và phải thử ở tất cả các pha và các phía vào, ra của thiết bị điện 
Có thể căn cứ tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ để xác nhận thiết bị điện không còn điện; nhưng nếu
đèn, rơ le, đồng hồ báo tín hiệu có điện thì phải xem như thiết bị vẫn có điện
Kiểm tra không còn điện bằng thiết bị thử điện chuyên dùng phù hợp với điện áp danh định của
thiết bị điện cần thử, như bút thử điện, còi thử điện
Câu 21. Theo Quy trình An toàn điện quy định việc đưa điện vào thử nghiệm do ai đảm nhận?
Việc đưa điện vào thử nghiệm do người LĐCV đảm nhận hoặc ra lệnh cho nhân viên trong
ĐVCT thực hiện.
Việc đưa điện vào thử nghiệm do người cho phép của ĐVQLVH đảm nhận hoặc ra lệnh cho
nhân viên trong ĐVCT thực hiện.
Việc đưa điện vào thử nghiệm do những người được phân công thí nghiệm trực tiếp thiết bị đó
đảm nhận.
Việc đưa điện vào thử nghiệm do người CHTT đảm nhận hoặc ra lệnh cho nhân viên trong
ĐVCT thực hiện. 
Câu 22. Theo Quy trình An toàn điện quy định về DCL phía hạ áp để cấp điện thí nghiệm như
thế nào?
Phải sử dụng dao 1 cực, phần cắt mạch điện phải được trông thấy rõ. DCL ở vị trí cắt phải có
đệm lót cách điện đặt ở giữa lưỡi dao và hàm tĩnh của dao.
Phải sử dụng dao 3 cực, phần cắt mạch điện phải được trông thấy rõ. DCL ở vị trí cắt phải có
đệm lót cách điện đặt ở giữa lưỡi dao và hàm tĩnh của dao.
Phải sử dụng dao 2 cực, phần cắt mạch điện phải được trông thấy rõ. DCL ở vị trí cắt phải có
đệm lót cách điện đặt ở giữa lưỡi dao và hàm tĩnh của dao. 
Phải sử dụng dao đa cực, phần cắt mạch điện phải được trông thấy rõ. DCL ở vị trí đóng phải có
đệm lót cách điện đặt ở giữa lưỡi dao và hàm tĩnh của dao.
Câu 23. Theo Quy trình An toàn điện, nội dung nào không đúng (không phù hợp) quy định khi
dùng thiết bị thí nghiệm lưu động?
Các bộ phận cao áp phải che kín.
Nếu thiết bị thí nghiệm để hở thì phải bố trí riêng một bên đặt thiết bị hạ áp, một bên đặt thiết bị
cao áp và giữa hai bên phải có ngăn cách.
Dao cách ly, cầu chì và các thiết bị điện hạ áp phải để ở nơi thuận tiện, dễ kiểm tra, điều khiển.
Các thiết bị thí nghiệm để hở có thể bố trí chung thiết bị hạ áp và cao áp nhưng giữa hai bên phải
có ngăn cách. 
Câu 24. Theo Quy trình An toàn điện phải áp dụng BPAT nào sau khi thí nghiệm bằng điện áp
cao xong?
Phải thử điện áp và khi đã khẳng định không còn điện nữa mới được báo là “đã cắt điện”.
Phải khử điện tích và khi đã khẳng định không còn điện tích nữa mới được báo là “đã cắt điện”.

Phải khử điện dung và khi đã khẳng định không còn điện dung dư nữa mới được báo là “đã cắt
điện”.
Báo là “đã cắt điện” sau đó khử điện tích và kiểm tra khẳng định không còn điện tích nữA.
Câu 26. Theo Quy trình An toàn điện, quy định trong chế độ bình thường, các thao tác ở thiết bị
điện cao áp phải thực hiện theo văn bản nào?
Thông tư Quy định quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
Quy trình thao tác trong hệ thống điện khu vực lưới điện phân phối.
Thông tư Quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương. 
Thông tư Quy định quy trình điều đô trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
Câu 27. Theo Quy trình An toàn điện, quy định trong chế độ sự cố, các thao tác ở thiết bị điện
cao áp phải thực hiện theo văn bản nào?
Thông tư Quy định quy trình điều đô trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
Quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện khu vực lưới điện phân phối.
Thông tư Quy định quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương. 
Thông tư Quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
Câu 28. Theo Quy trình An toàn điện, nếu nhận lệnh thao tác bằng điện thoại thì người giám sát
thao tác phải thực hiện những nội dung gì?
Phải kiểm tra xem các đông tác thao tác có đúng quy trình thao tác không, ghi tên người ra lệnh,
nhận lệnh, ngày, giờ truyền lệnh vào phiếu thao tác, sổ nhật ký vận hành;
Phải ghi âm lại (nếu có), sau đó lập PTT và ghi tên người ra lệnh, nhận lệnh, ngày, giờ truyền
lệnh vào phiếu thao tác, sổ nhật ký vận hành;
Phải ghi đầy đủ lệnh đó và nhắc lại từng động tác trong điện thoại, ghi âm lại (nếu có), ghi tên
người ra lệnh, nhận lệnh, ngày, giờ truyền lệnh vào phiếu thao tác, sổ nhật ký vận hành; 
Phải ghi đầy đủ lệnh đó và nhắc lại từng động tác trong điện thoại, ghi âm lại (nếu có), ghi tên
người nhận lệnh, ngày, giờ truyền lệnh vào sổ nhật ký vận hành;
Câu 29. Theo Quy trình An toàn điện, trường hợp người nhận lệnh thao tác không phải là người
giám sát thao tác thì chuyển lệnh thao tác như thế nào?
Người nhận chuyển lệnh thao tác phải ghi đầy đủ lệnh đó vào sổ nhật ký vận hành, có trách
nhiệm chuyển trực tiếp ngay lệnh thao tác đến đúng người giám sát thao tác,
Người nhận chuyển lệnh thao tác phải ghi âm (nếu có) và có trách nhiệm chuyển trực tiếp ngay
lệnh thao tác đến đúng người giám sát thao tác,
Người nhận chuyển lệnh thao tác phải ghi đầy đủ lệnh đó vào sổ nhật ký vận hành, ghi âm (nếu
có) và có trách nhiệm chuyển ngay lệnh thao tác đến đúng người thao tác,
Người nhận chuyển lệnh thao tác phải ghi đầy đủ lệnh đó vào sổ nhật ký vận hành, ghi âm (nếu
có) và có trách nhiệm chuyển ngay lệnh thao tác đến đúng người giám sát thao tác, 
Câu 32. Theo Quy trình An toàn điện, điều nào không đúng (không thuộc trách nhiệm) của nhân
viên đơn vị công tác khi đến nơi làm việc như thế nào?
Kiểm tra trang thiết bị, dụng cụ an toàn của ĐVCT. 
Hỏi lại người chỉ huy trực tiếp về những nội dung chưa rõ.
Nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy hiểm cần
phòng tránh.
Khi thấy các điều kiện đảm bảo an toàn để làm việc chưa đủ và đúng phải báo cáo ngay với
người chỉ huy trực tiếp để xem xét giải quyết.
Câu 33. Theo Quy trình An toàn điện quy định khi đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc hạ xuống
như thế nào?
Phải dùng dây trực tiếp hoặc qua puly để kéo lên, hạ xuống, người ở dưới phải đứng gần sát vị trí
làm việc tính theo phương thẳng đứng;
Phải dùng dây trực tiếp hoặc qua puly để kéo lên, hạ xuống, người ở dưới phải chú ý giám sát
việc nâng hạ này;
Phải dùng dây trực tiếp hoặc qua puly để kéo lên, hạ xuống, người ở dưới phải giữ một đầu dây
và không đứng gần sát vị trí làm việc tính theo phương thẳng đứng; 
Phải dùng dây trực tiếp hoặc qua puly để kéo lên, hạ xuống, người ở dưới phải buộc đầu dây
chắc chắn mới kéo lên;
Câu 34. Theo Quy trình An toàn điện quy định cách dựng thang điều nào sau đây không đúng?
Đối với thang di động không đeo dây an toàn vào thang;
Phải dựng với mặt phẳng thẳng đứng sao cho khoảng cách từ chân thang đến mặt phẳng đứng
dựng thang bằng 1/4chiều dài thang.
Khi dựng thang vào các xà dài, ống tròn phải dùng dây để buộc đầu thang vào vật đó;
Sử dụng thang nối phải buộc ngọn thang vào vật chắc chắn trên cao. 
Câu 38. Theo Quy trình An toàn điện, BPAT khi thử nghiệm độ bền cơ của vật cách điện như
thế nào?
Cho phép người đứng ở gần nơi thử nghiệm nhưng phải có biện pháp đề phòng tai nạn cho nhân
viên ĐVCT do các mảnh vụn bắn rA.
Cấm người đứng ở gần nơi thử nghiệm. Phải có biện pháp đề phòng tai nạn cho cộng đồng.
Cấm người đứng ở gần nơi thử nghiệm. Phải có biện pháp đề phòng tai nạn cho nhân viên
ĐVCT do các mảnh vụn bắn ra. 
Phải có quy trình thử nghiệm độ bền cơ do cấp có thẩm quyền quyết định ban hành. Phải có biện
pháp đề phòng tai nạn cho nhân viên ĐVCT do các mảnh vụn bắn rA.
Câu 41. Theo Quy trình An toàn điện thì các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân khác khi đến làm
việc ở công trình, thiết bị điện, hệ thống điện do EVN QLVH sẽ áp dụng QTATĐ này như thế
nào?
Là đối tượng phải áp dụng QTATĐ này của EVN. 
Không phải áp dụng QTATĐ này mà chỉ áp dung Quy chuẩn KTQG về ATĐ của Bộ Công
Thương.
Nếu là doanh nghiệp điện lực nông thôn thì hông phải áp dụng quy trình này.
Không phải áp dụng do các đơn vị đó không thuộc EVN.
Câu 42. Theo Quy trình An toàn điện quy định trách nhiệm quản lý dây đeo an toàn như thế
nào?
ĐVQLVH có trách nhiệm quản lý chặt chẽ dây đeo an toàn.
ĐVCT có trách nhiệm quản lý chặt chẽ dây đeo an toàn.
Tổ, đội sản xuất có trách nhiệm quản lý chặt chẽ dây đeo an toàn. 
ĐVLCV có trách nhiệm quản lý chặt chẽ dây đeo an toàn.
Câu 44. Theo Quy trình An toàn điện biển “CẤM VÀO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT
NGƯỜI” đặt ở đâu?
Trên thang trèo của TBA treo trên cột,
Trên cửa hoặc cổng ra vào trạm rạm điện không người trực,
Trên cửa hoặc cổng ra vào trạm rạm điện có tường rào bao quanh, 
Trên cửa hoặc cổng ra vào trạm rạm điện có người trực,
Câu 46. Theo Quy trình An toàn điện, biển “LÀM VIỆC TẠI ĐÂY” được đặt như thế nào?.
Đặt tại nơi làm việc đã được khoanh vùng; tại khu vực làm việc của ĐVCT. 
Đặt tại nơi làm việc đã cho phép; tại khu vực làm việc đã đặt nối đất.
Đặt tại khu vực đã đóng DNĐ hoặc đã đặt nối đất lưu động.
Đặt tại đầu lối vào khu vực làm việc của ĐVCT.
Câu 48. Theo Quy Trình an toàn điện, Khu vực thí nghiệm có điện cao áp phải có rào chắn phải
thực hiện như thế nào?
Khu vực thí nghiệm có điện cao áp phải có rào chắn và người trông coi, người không có nhiệm
vụ không được vào. Người trông coi, có thể là người đấu các thiết bị thí nghiệm và thử mạch. 
Thí nghiệm có điện cao áp phải có rào chắn và người trông coi, người không có nhiệm vụ không
được vào. Người trông coi, có thể là người đấu các thiết bị thí nghiệm và thử mạch.
Thí nghiệm có điện cao áp phải có rào chắn và người trông coi, có thể là người đấu các thiết bị
thí nghiệm và thử mạch.người trông coi, người không có nhiệm vụ không được vào.
Câu 49. Theo Quy Trình an toàn điện, KTrước khi thực hiện thí nghiệm có phóng điện, hoặc các
thử nghiệm hay thí nghiệm khác có nguy cơ rủi ro, nhân viên phải thực hiện các biện pháp sau:
Phải chắc chắn không có người trong vùng nguy hiểm. 
Phải chắc chắn không có người trong vùng làm việc.
Phải chắc chắn không có người trong vùng làm công việc thí nghiệm.
Câu 50. Theo Quy Trình an toàn điện, Mạch cung cấp cho tụ đấu mạch phải có điều kiện như thế
nào?
Khi thử nghiệm độ bền cơ của vật cách điện (bằng gốm, thuỷ tinh, nhựa tổng hợp…) cấm người
đứng ở gần nơi thiết bị đóng cắt.
Mạch cung cấp cho tụ đấu mạch phải có khí cụ đóng cắt đặt ở mạch sơ cấp của máy biến áp thử
nghiệm và chỗ hở mạch nhìn thấy được.
Khi thử nghiệm độ bền cơ của vật cách điện (bằng gốm, thuỷ tinh, nhựa tổng hợp…) cấm như
thế nào?
Khi thử nghiệm độ bền cơ của vật cách điện (bằng gốm, thuỷ tinh, nhựa tổng hợp…) cấm người
đứng ở gần nơi thử nghiệm. 
Khi thử nghiệm độ bền cơ của vật cách điện (bằng gốm, thuỷ tinh, nhựa tổng hợp…) cấm người
đứng ở gần nơi mất an toàn.
Mạch cung cấp cho tụ đấu mạch phải có khí cụ đóng cắt, có chỗ hở mạch nhìn thấy được và đặt
ở mạch sơ cấp của máy biến áp thử nghiệm.
Mạch cung cấp cho tụ đấu mạch phải có chỗ hở mạch nhìn thấy được và đặt ở mạch sơ cấp của
máy biến áp thử nghiệm.
Câu 1. Theo Quy trình An toàn điện, ĐVQLVH được phép?
Không được phép dừng công việc trong bất kỳ hình thức nào
Được phép dừng công việc trong bất kỳ hình thức nào 
Được phép dừng công việc của ĐVCT nếu có nguy cơ gây mất an toàn hoặc vi phạm quy trình,
quy định về an toàn.
Câu 2. Theo Quy trình An toàn điện quy định việc treo thẻ đánh dấu các ĐVCT trên sơ đồ vận
hành tại những bộ phận nào?
Bộ phận Điều độ giữ quyền điều khiển.
Bộ phận trực tiếp vận hành thiết bị (nơi) tiến hành công việc, bộ phận Điều độ giữ quyền điều
khiển. 
Bộ phận trực vận hành lưới điện các Điện lực,
Bộ phận Điều độ giữ quyền điều khiển, nơi làm việc của lãnh đạo đơn vị cấp Điện lực
Câu 3. Theo Quy trình An toàn điện thì khi làm công việc có cắt điện hoàn toàn việc tiếp đất
thanh cái phải:
Không cần đặt tiếp đất vì đã cắt điện hoàn toàn.
Cả 03 đáp án đề sai.
Phải tiếp đất ở thanh cái và mạch đấu liền kề sẽ làm việc,
Phải nối đất ở thanh cái và mạch đấu trên đó sẽ tiến hành công việc, Nếu chuyển sang làm việc ở
mạch đấu khác thì mạch đấu sẽ làm việc phải nối đất. 
Câu 4. Theo Quy trình An toàn điện thì khi nghỉ giải lao (hoặc ăn trưa) điều nào không cần thực
hiện?
Cả 03 điều đều không cần
Phải tháo dỡ toàn bộ các biện pháp an toàn (tiếp đất, rào chắn, TIển báo) đã thực hiện trước đấy
và gửi PCT cho nhân viên vận hành. 
Sau khi nghỉ xong, không ai được vào nơi làm việc nếu chưa có mặt người CHTT (hoặc người
giám sát) để cho phép đơn vị trở lại nơi làm việc, Người CHTT (hoặc người giám sát) chỉ được
cho nhân viên vào làm việc khi đã kiểm tra còn đầy đủ các biện pháp an toàn.
Khi người CHTT chưa giao phiếu lại và ghi rõ là đã kết thúc công việc thì nhân viên vận hành
không được đóng, cắt thiết bị, thay đổi sơ đồ làm ảnh hưởng đến điều kiện làm việc,
Câu 5. Theo Quy trình An toàn điện thì điều cấm nào sau đây không đúng khi làm việc, sử dụng
và pha chế ắc quy?
Cấm đổ nước cất vào axít để pha chế thành dung dịch.
Cấm rót axít vào nước cấtđể pha chế thành dung dịch. 
Cấm để nước cất và dung dịch trung hoà ở chỗ cửa ra vào của buồng ắc-quy.
Cấm hút thuốc, sử dụng bật lửa, lò sưởi trong buồng chứa ắc-quy
Câu 8. Theo Quy trình An toàn điện, Để đảm bảo an toàn điện, những mệnh lệnh không đúng
Quy trình an toàn điện và các quy trình có liên quan khác, có nguy cơ mất an toàn cho người
hoặc thiết bị thì người nhận lệnh có quyền:
Không chấp hành, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì người nhận lệnh vẫn phải chấp hành,
sau đó được quyền báo cáo với cấp trên
Không chấp hành
Không chấp hành và báo cáo với cấp trên
Không chấp hành, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì người nhận lệnh được quyền báo cáo
với cấp trên 
Câu 9. Theo Quy trình An toàn điện, Để đảm bảo an toàn điện thì những quy định chung nào sau
đây là đúng:
Khi phát hiện có người bị điện giật, trong bất kỳ trường hợp nào người phát hiện cũng phải tìm
biện pháp nhanh nhất để tách nạn nhân ra khỏi mạch điện và cứu chữa người bị nạn
Người trực tiếp làm công tác quản lý vận hành, kinh doanh, thí nghiệm, sửa chữa, xây lắp điện
phải có giấy chứng nhận sức khỏe đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu công việc do cơ quan y tế có thẩm
quyền cấp theo quy định hiện hành
Nhân viên mới phải qua thời gian kèm cặp của nhân viên có kinh nghiệm để có trình độ kỹ thuật
và an toàn theo yêu cầu của công việc, sau đó phải được kiểm tra bằng bài viết và vấn đáp trực
tiếp, đạt yêu cầu mới được giao nhiệm vụ
Cả 3 ý trên (dưới) đều đúng 
Câu 21. Theo Quy trình An toàn điện, quy định về nối đất trong công tác thí nghiệm điện như
thế nào?
Khi đã đấu xong các thiết bị cần thử mới được tháo nối đất. Nếu thiết bị phải thí nghiệm đã cắt ra
bằng DCL thì trên các đoạn còn tiếp tục công tác khác không phải đặt nối đất ở chỗ mạch hở.
Khi đã đấu xong các thiết bị cần thử mới được tháo nối đất. Nếu thiết bị phải thí nghiệm đã cắt ra
bằng DCL thì trên các đoạn còn tiếp tục công tác khác phải đặt nối đất ở chỗ mạch hở. 
Khi chưa đấu xong các thiết bị cần thử có thể được tháo nối đất. Nếu thiết bị phải thí nghiệm đã
cắt ra bằng DCL thì trên các đoạn còn tiếp tục công tác khác phải đặt nối đất ở chỗ mạch hở.
Khi đã đấu xong các thiết bị cần thử cấm tháo nối đất. Nếu thiết bị phải thí nghiệm đã cắt ra bằng
DCL thì trên các đoạn còn tiếp tục công tác khác phải đặt nối đất ở chỗ mạch hở. Phần vỏ của
các thiết bị thí nghiệm cao áp phải được nối đất.
Câu 23. Theo Quy trình An toàn điện, đơn vị nàocó trách nhiệm xây dựng và thống nhất quy
trình phối hợp vận hành trạm điện KNT để hướng dẫn nhân viên vận hành trong thao tác và xử lý
sự cố.
Đơn vị quản lý vận hành và cấp điều độ có quyền điều khiển 
Đơn vị quản lý vận hành và cấp điều độ có quyền kiểm tra
Trung tâm điều khiển xa và cấp điều độ có quyền điều khiển
Cấp điều độ có quyền kiểm tra và cấp điều độ có quyền điều khiển
Câu 24. Theo Quy trình An toàn điện. đối với thao tác xa liên quan đến giao nhận thiết bị, Đơn
vị quản lý vận hành có trách nhiệm cử nhân viên tổ thao tác lưu động đến trạm điện KNT để làm
những việc gì?
Kiểm tra tại chỗ thiết bị, thực hiện biện pháp an toàn, giao nhận hiện trường cho đơn vị công tác,

Kiểm tra tại chỗ thiết bị, thực hiện các thao tác theo lệnh của trưởng kíp điều khiển xa, giao nhận
hiện trường cho đơn vị công tác,
Kiểm tra tại chỗ thiết bị, thực hiện biện pháp an toàn, giám sát an toàn cho đơn vị công tác,
Thao tác tại chỗ các thiết bị, thực hiện biện pháp an toàn, giao nhận hiện trường cho đơn vị công
tác,
Câu 27. Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiệm của đơn vị điều độ trong việc triển khai
thực hiện phương thức vận hành khi có ĐVCT thực hiện công việc là:
Lập, duyệt phương thức vận hành ngày, lịch cắt điện công tác tuần (tháng), thông báo và gửi lịch
cắt điện đã được duyệt cho các đơn vị quản lý vận hành có liên quan đến công việc;
Lập, duyệt phương thức vận hành, lịch cắt điện công tác tuần (tháng), thông báo và gửi lịch cắt
điện đã được duyệt cho các đơn vị quản lý vận hành có liên quan đến công việc, 
Lập, duyệt phương thức vận hành tuần, lịch cắt điện công tác tuần (tháng), thông báo và gửi lịch
cắt điện đã được duyệt cho các đơn vị quản lý vận hành có liên quan đến công việc;
Lập, duyệt phương thức vận hành tháng, lịch cắt điện công tác tuần (tháng), thông báo và gửi
lịch cắt điện đã được duyệt cho các đơn vị quản lý vận hành có liên quan đến công việc;
Câu 28. Theo Quy trình An toàn điện quy định về sức khỏe của Người làm việc trên cao như thế
nào?
Người làm việc trên cao phải có đầy đủ sức khỏe, không bị các bệnh về tim mạch, đau thần kinh,
động kinh,... theo quy định của Cơ quan y tế có thẩm quyền. Làm việc ở độ cao so với mặt đất
trên 100 m thì trước khi làm việc phải kiểm tra lại sức khoẻ
Người làm việc trên cao phải có đầy đủ sức khỏe, không bị các bệnh về tim mạch, đau thần kinh,
động kinh,... theo quy định của Cơ quan y tế có thẩm quyền. Làm việc ở độ cao so với mặt đất
trên 50 m thì trước khi làm việc phải kiểm tra lại sức khoẻ 
Người làm việc trên cao phải có đầy đủ sức khỏe, không bị các bệnh về tim mạch, đau thần kinh,
động kinh,... theo quy định của Cơ quan y tế có thẩm quyền. Làm việc ở độ cao so với mặt đất
trên 25 m thì trước khi làm việc phải kiểm tra lại sức khoẻ
Người làm việc trên cao phải có đầy đủ sức khỏe, không bị các bệnh về da liễu,... theo quy định
của Cơ quan y tế có thẩm quyền. Làm việc ở độ cao so với mặt đất trên 50 m thì trước khi làm
việc phải kiểm tra lại sức khoẻ
Câu 29. Theo Quy trình An toàn điện, điều cấm nào không đúng khi làm việc ở trên thang di
động?
Cấm làm việc ở trên dàn thao tác khi bên dưới có thiết bị, đường dây có điện hạ áp (mặc dù đã
đảm bảo khoảng cách an toàn).
Cấm làm việc ở trên thang di động khi bên dưới có thiết bị, đường dây có điện hạ áp (mặc dù đã
đảm bảo khoảng cách an toàn).
Cho phép làm việc ở trên thang di động khi bên dưới có thiết bị, đường dây có điện cao áp
nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn.
Cấm làm việc ở trên thang di động khi bên dưới có thiết bị, đường dây có điện cao áp (mặc dù đã
đảm bảo khoảng cách an toàn). 
Câu 30. Theo Quy trình An toàn điện quy định về việc trèo lên cột điện mới đổ móng như thế
nào?
Cột đổ móng bê tông trực tiếp, cho phép trèo lên làm việc nếu các dây chằng vẫn còn buộc chắc
chắn trên ngọn cột;
Cột đổ móng bê tông trực tiếp, sau khi bê tông đủ thời gian liên kết theo quy định về xây dựng
mới được trèo lên làm việc; 
Cột đổ móng bê tông đúc sẵn, sau khi bê tông đủ thời gian liên kết theo quy định về xây dựng
mới được trèo lên làm việc;
Cột đổ móng bê tông trực tiếp, sau khi bê tông đủ 24 giờ mới được trèo lên làm việc;
Câu 34. Theo Quy trình An toàn điện, MBA dùng để thử nghiệm cách điện phải có yêu cầu gì?
Phải có cầu chì tự động cắt điện khi cách điện bị chọc thủng và phải có điện trở để hạn chế dòng
điện ngắn mạch.
Phải có DCL tự động cắt điện khi cách điện bị chọc thủng và phải có điện trở để hạn chế dòng
điện ngắn mạch.
Phải có máy cắt tự động cắt điện khi cách điện bị chọc thủng và phải có điện trở để hạn chế dòng
điện ngắn mạch. 
Phải có máy cắt tự động cắt điện khi cách điện bị chọc thủng và phải có điện dung để hạn chế
dòng điện từ hóA.
Câu 35. Theo Quy trình An toàn điện, việc khẳng định mạch kiểm tra trong công tác thí nghiệm
điên, nội dung nào không đúng quy định?
Trước khi đấu sơ đồ thử nghiệm phải kiểm tra để ngăn ngừa điện áp ngược qua MBA.
Trước khi bắt đầu thí nghiệm, mạch thí nghiệm kết nối các dụng cụ thí nghiệm phải được kiểm
tra khẳng định tính chính xác của sơ đồ thí nghiệm.
Không được đặt và tháo các đối tượng cần thử nghiệm trong mọi trường hợp. 
Chỉ được đặt và tháo các đối tượng cần thử nghiệm khi người CHTT cho phép.
Câu 42. Theo Quy trình An toàn điện biển “CẤM LẠI GẦN! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT
NGƯỜI” được đặt như thế nào?
Trên vỏ trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm cắt, trạm đô đếm ngoài trời, tủ phân dây (Tủ Pillar)
về phía dễ nhìn thấy.
Trên vỏ trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm đóng cắt hợp bộ ngoài trời, tủ phân dây (Tủ Pillar) về
phía dễ nhìn thấy. 
Trên vỏ trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm đóng cắt hợp bộ ngoài trời, trạm GIS về phía dễ nhìn
thấy.
Trên vỏ trạm biến áp treo, trạm đóng cắt hợp bộ ngoài trời, tủ phân dây (Tủ Pillar) về phía dễ
nhìn thấy.
Câu 43. Theo Quy trình An toàn điện, biển “DỪNG LẠI! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT
NGƯỜI” được đặt như thế nào?
Trên vỏ trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm đóng cắt hợp bộ ngoài trời, trạm GIS về phía dễ nhìn
thấy.
Đặt trên rào chắn về phía dễ nhìn thấy. 
Trên vỏ trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm cắt, trạm đô đếm ngoài trời, tủ phân dây (Tủ Pillar)
về phía dễ nhìn thấy.
Trên cửa hoặc cổng ra vào trạm rạm điện có người trực,
Câu 46. Theo Quy Trình an toàn điện, Việc đặt dào chắn do ai chịu trách nhiệm thực hiện?
Việc đặt rào chắn do người Cho phép chịu trách nhiệm.
Việc đặt rào chắn do người Chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm.
Việc đặt rào chắn do người tiến hành thí nghiệm chịu trách nhiệm. 
Câu 48. Theo Quy Trình an toàn điện, Dao cách ly phía hạ áp để cấp điện thí nghiệm phải sử
dụng loại nào?
Dao cách ly phía hạ áp để cấp điện thí nghiệm phải sử dụng dao 1 cực, phần cắt mạch điện phải
được trông thấy rõ.
Dao cách ly phía hạ áp để cấp điện thí nghiệm phải sử dụng dao 1 cực kiểu ngang, phần cắt mạch
điện phải được trông thấy rõ.
Dao cách ly phía hạ áp để cấp điện thí nghiệm phải sử dụng dao 2 cực, phần cắt mạch điện phải
được trông thấy rõ. 
Câu 49. Theo Quy Trình an toàn điện, Cấm dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ điện cao áp và
lấy mẫu dầu khi tụ điện như thế nào?
Cấm dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ điện cao áp và lấy mẫu dầu khi tụ điện đang vận hành.

Cấm dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ điện cao áp và lấy mẫu dầu khi tụ điện đang không có
điện .
Cấm dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ điện cao áp và lấy mẫu dầu khi tụ điện đang không vận
hành.
Câu 1. Theo Quy trình An toàn điện, đơn vị, tổ chức nào phải tổ chức quản lý, đánh giá rủi ro an
toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật, Quy định công tác an toàn trong EVN?
Lãnh đạo đơn vị cùng nhóm công tác.
Cấp có thẩm quyền 
Nhóm công tác
Câu 2. Theo Quy trình An toàn điện, thời gian đăng ký công tác đối với công tác ngoài kế hoạch
quy định như thế nào?
muộn nhất 03 ngày trước thời điểm bắt đầu thực hiện công tác.
muộn nhất 01 ngày trước thời điểm bắt đầu thực hiện công tác.
muộn nhất 24 giờ trước thời điểm bắt đầu thực hiện công tác. 
Câu 8. Theo Quy trình An toàn điện, Để đảm bảo an toàn điện thì những quy định chung nào sau
đây là đúng:
Cấm ra mệnh lệnh hoặc giao công việc cho những người chưa được huấn luyện, kiểm tra đạt yêu
cầu Quy trình an toàn điện, chưa biết rõ những việc sẽ phải làm
Nhân viên mới phải qua thời gian kèm cặp của nhân viên có kinh nghiệm để có trình độ theo yêu
cầu của công việc, sau đó phải được kiểm tra đạt yêu cầu mới được giao
nhiệm vụ
Cả 3 ý trên (dưới) đều đúng
Khi phát hiện cán bộ, công nhân vi phạm Quy trình an toàn điện và các quy trình có liên quan
khác, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn thiết bị, người phát hiện phải lập
tức ngăn chặn và báo cáo với cấp có thẩm quyền 
Câu 9. Theo Quy trình An toàn điện, Cắt điện để làm công việc phải thực hiện như thế nào cho
đúng quy trình an toàn điện:
Khi làm việc trên đường dây thì ở dao cách ly đường dây treo biển “Cấm đóng điện! Có người
đang làm việc trên dây dẫn”
Với các dao cách ly một pha phải treo biển báo ở từng pha, chỉ có người treo biển hoặc người
được chỉ định thay thế mới được tháo các biển báo này
Bao gồm cả 3 ý trên (dưới) 
Người thực hiện thao tác cắt điện phải treo biển: “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” ở
các bộ phận truyền động của các máy cắt, dao cách ly… mà từ đó có thể đóng điện đến nơi làm
việc
Câu 10. Theo Quy trình An toàn điện, Khi kiểm tra không còn điện thì phải thực hiện như thế
nào cho đúng quy trình an toàn điện:
Kiểm tra không còn điện bằng thiết bị thử điện chuyên dùng phù hợp với điện áp danh định của
thiết bị điện cần thử, như bút thử điện, còi thử điện; phải thử ở tất cả các pha và các phía vào, ra
của thiết bị điện
Cấm căn cứ tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ để xác nhận thiết bị điện không còn điện; nhưng nếu
đèn, rơ le, đồng hồ báo tín hiệu có điện thì phải xem như thiết bị vẫn có điện
Người thực hiện thao tác cắt điện đồng thời phải tiến hành kiểm tra không còn điện ở các thiết bị
đã cắt điện
Bao gồm cả 3 ý trên (dưới) 
Câu 22. Theo Quy trình An toàn điện, khi thí nghiệm xong, người CHTT của ĐVCT làm công
việc thí nghiệm phải làm những động tác gì?
Cắt điện, làm nối đất và báo cho mọi người biết “đã cắt điện”, sau đó ra lệnh đấu dây lại để tiếp
tục thử nghiệm hoặc tháo dỡ các rào chắn và kết thúc công việc, 
Cắt điện, làm nối đất và báo cho mọi người biết “đã cắt điện”, sau đó tháo dỡ các rào chắn và kết
thúc công việc, không cho phép đấu dây lại để tiếp tục thử nghiệm hoặc,
Cắt điện, làm nối đất và báo cho mọi người biết “đã cắt điện”, cấm mọi người đấu dây lại để tiếp
tục thử nghiệm hoặc tháo dỡ các rào chắn và kết thúc công việc,
Cắt điện, nhưng không làm nối đất và báo cho mọi người biết “đã cắt điện”, sau đó ra lệnh đấu
dây lại để tiếp tục thử nghiệm hoặc tháo dỡ các rào chắn và kết thúc công việc,
Câu 27. Theo Quy trình An toàn điện quy định trong khi thao tác, nếu nghi ngờ động tác vừa
thực hiện phải thực hiện xử lý như thế nào?
Ngừng ngay thao tác để kiểm tra lại toàn bộ, nếu có bất thường thì tiếp tục tiến hành.
Ngừng ngay thao tác để kiểm tra lại toàn bộ, nếu không có bất thường thì mới tiếp tục tiến hành.

Ngừng ngay thao tác để kiểm tra lại toàn bộ, nếu tiếp tục thao tác phải lập PTT mới.
Ngừng ngay thao tác để kiểm tra lại toàn bộ, nếu thấy sự cố thì thực hiện theo Quy trình xử lý sự
cố.
Câu 28. Theo Quy trình An toàn điện thì điều kiện để trở thành nhân viên ĐVCT là:
Nhân viên đơn vị công tác phải được huấn luyện về an toàn điện, có Thẻ ATĐ.
Nhân viên đơn vị công tác phải được huấn luyện về an toàn điện có bậc ATĐ.
Nhân viên đơn vị công tác phải được huấn luyện về chuyên môn phù hợp với công việc được
giao.
Nhân viên đơn vị công tác phải được huấn luyện về an toàn điện phù hợp với công việc được
giao. 
Câu 30. Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiệm của đơn vị điều độ trong việc khôi phục
thiết bị, đường dây khi ĐVCT đã thực hiện xong công việc là:
Khôi phục lại thiết bị khi đơn vị quản lý vận hành đã khoá hết PCT, giao trả nơi làm việc và phải
yêu cầu các ĐVCT kiểm tra, đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Khôi phục lại thiết bị khi các ĐVLCV đã khoá hết PCT, giao trả nơi làm việc và phải yêu cầu
đơn vị quản lý vận hành kiểm tra, đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Khôi phục lại thiết bị khi các ĐVCT đã khoá hết PCT, giao trả nơi làm việc và phải yêu cầu đơn
vị quản lý vận hành kiểm tra, đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Khôi phục lại thiết bị khi đơn vị quản lý vận hành đã khoá hết PCT, giao trả nơi làm việc và phải
yêu cầu đơn vị quản lý vận hành kiểm tra, đảm bảo tuyệt đối an toàn. 
Câu 31. Theo Quy trình An toàn điện quy đinh đeo dây an toàn khi làm việc trên cao như thế
nào?
Không bắt buộc phải đeo dây an toàn nếu thời gian làm việc ngắn. Phải mắc vào những vật cố
định chắc chắn.
Bắt buộc phải đeo dây an toàn, dù thời gian làm việc rất ngắn (trừ trường hợp làm việc trên sàn
thao tác có lan can bảo vệ chắc chắn). Khi làm việc trên thang di động phải mắc vào thang.
Bắt buộc phải đeo dây an toàn, dù thời gian làm việc rất ngắn (trừ trường hợp làm việc trên sàn
thao tác có lan can bảo vệ chắc chắn). Phải mắc vào những vật cố định chắc chắn. 
Bắt buộc phải đeo dây an toàn, dù thời gian làm việc rất ngắn (trừ trường hợp làm việc trên thang
di động). Phải mắc vào những vật cố định chắc chắn.
Câu 33. Theo Quy trình An toàn điện quy định mang theo người những dụng cụ gì khi làm việc
trên cao?
Chỉ được mang theo người những dụng cụ nhẹ như kìm, tuốc-nơ-vít, cờ-lê, mỏ-lết, búa con,...,
nhưng phải đựng trong bao chuyên dùng. 
Được mang theo người những dụng cụ như paland, ty pho,..., nhưng phải đựng trong bao chuyên
dùng.
Chỉ được mang theo người những dụng cụ an toàn như bộ nối đất, sào thao tác,..., nhưng phải
đựng trong bao chuyên dùng.
Chỉ được mang theo người những dụng cụ nhẹ từ 10kg trở xuống,..., nhưng phải đựng trong bao
chuyên dùng.
Câu 34. Theo Quy trình An toàn điện quy định khi trèo lên cột bê-tông ly tâm như thế nào?
Nếu cột không có bậc trèo phải dùng thang rút chuyên dùng và phải có quy trình sử dụng riêng
cho các loại phương tiện này. Cấm trèo cột bằng đường “dây néo cột”.
Nếu cột không có bậc trèo phải dùng thang một dóng, hai dóng, guốc trèo, ty leo chuyên dùng và
phải có quy trình sử dụng riêng cho các loại phương tiện này. Cấm trèo cột bằng đường “dây néo
cột”. 
Nếu cột không có bậc trèo phải dùng thang một dóng, hai dóng, guốc trèo, ty leo chuyên dùng và
phải có quy trình sử dụng riêng cho các loại phương tiện này. Cấm trèo cột bằng đường thang
trèo cột thép.
Nếu cột có bậc trèo phải dùng thang một dóng, hai dóng, guốc trèo, ty leo chuyên dùng và phải
có quy trình sử dụng riêng cho các loại phương tiện này. Cấm trèo cột bằng đường “dây néo
cột”.
Câu 37. Theo Quy trình An toàn điện quy định những điều cấm khi làm việc trên thang di động
là:
Cho phép mang theo những vật nặng không quá 10kg lên thang nhưng chỉ trèo lên thang cùng
một lúc không quá hai người.
Cấm mang theo những vật quá nặng lên thang, trèo lên thang cùng một lúc hai người và đứng
trên thang để dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, 
Cấm mang theo những vật quá nặng lên thang, trèo lên thang cùng một lúc ba người và đứng
trên thang để dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí khác,
Cấm mang theo những vật nặng không quá 10kg lên thang, cấm trèo lên thang cùng một lúc hai
người và đứng trên thang để dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí khác,
Câu 44. Theo Quy trình An toàn điện, khi di chuyển, vận hành xe chuyên dùng trong khu vực
trạm phải đảm bảo khoảng cách an toàn như thế nào ?
Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ
hơn khoảng cách an toàn điện có rào chắn.
Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ
hơn 02 mét.
Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ
hơn khoảng cách an toàn điện theo quy định về hành lang lưới điện cao áp.
Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ
hơn khoảng cách an toàn điện không rào chắn. 
Câu 45. Theo Quy trình An toàn điện quy định về nối đất xe chuyên dùng trong trường hợp nào?
Khi làm việc không cắt điện, bệ xe cần cẩu, xe thang và xe nâng di động phải được nối đất.
Khi làm việc có cắt điện một phần hoặc ở gần nơi có điện, bệ xe cần cẩu, xe thang và xe nâng di
động phải được nối đất. 
Khi làm việc có cắt điện toàn bộ, bệ xe cần cẩu, xe thang và xe nâng di động phải được nối đất.
Không cần nối đất các bộ phận của xe chuyên dùng trong mọi trường hợp.
Câu 1. Theo Quy trình An toàn điện, Trường hợp thay dây, nối dây hoặc tháo rời dây dẫn hạ áp
phải nối đất theo nguyên tắc mọi đoạn đường dây tách rời phải có ít nhất
Một điểm nối đất các pha 
Ba điểm nối đất các pha
Hai điểm nối đất các pha
Câu 2. Theo Quy trình An toàn điện, Thời gian công tác do Người cấp phiếu ghi trong PCT
nhưng không quá bao nhiêu lâu?
02 tháng
60 ngày 
03 tháng
Câu 3. Theo Quy trình An toàn điện, Người chỉ đạo chung khi công việc do nhiều đơn vị công
tác của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện là:
Người cho phép.
Người lãnh đạo công việc. 
Người cấp phiếu.
Tất cả đều sai.
Câu 5. Theo Quy trình An toàn điện, Đơn vị công tác được quy định như thế nào:
Là đơn vị thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp v.v.
Cả 2 ý trên (dưới) 
Mỗi đơn vị công tác phải có tối thiểu 2 người, trong đó phải có 1 người chỉ huy trực tiếp chịu
trách nhiệm chung.
Câu 8. Theo Quy trình An toàn điện, Cắt điện để làm công việc phải thực hiện như thế nào cho
đúng quy trình an toàn điện:
Cấm cắt điện để làm việc chỉ bằng máy cắt, dao phụ tải và dao cách ly có bộ truyền động tự động
Phần thiết bị tiến hành công việc phải được nhìn thấy rõ đã cách ly khỏi các phần có điện từ mọi
phía bằng cách cắt dao cách ly, tháo cầu chì, tháo đầu cáp, tháo thanh cái (trừ trạm GIS)
Phải ngăn chặn được những nguồn điện cao, hạ áp qua các máy biến áp lực, máy biến áp đo
lường, máy phát điện khác có điện ngược trở lại gây nguy hiểm cho người làm việc
Thực hiện cả 3 ý trên (dưới) 
Câu 21. Theo Quy trình An toàn điện, việc đặt rào chắn tại khu vực thí nghiệm có điện áp cao
điều nào không đúng quy định?
Nếu dùng dây căng thay rào chắn thì trên dây phải treo TIển cảnh báo “Dừng lại! Có điện nguy
hiểm chết người”.
Phải có rào chắn và người trông coi, người không có nhiệm vụ không được vào. Nếu các dây dẫn
điện đi qua hành lang, cầu thang, sàn nhà,... thì phải cử người đứng gác tại các vị trí đặc TIệt.
Việc đặt rào chắn do người cho phép của ĐVQLVH thực hiện. 
Việc đặt rào chắn do người tiến hành thí nghiệm chịu trách nhiệm.
Câu 25. Theo Quy trình An toàn điện, trường hợp thao tác có liên quan đến sự cố, tai nạn thì
việc lưu các PTT được quy định như thế nào?
Các phiếu thao tác có liên quan phải được lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của cơ
quan điều trA.
Các phiếu thao tác có liên quan phải được lưu trong hồ sơ thiết bị của đơn vị.
Các phiếu thao tác có liên quan phải được lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của
đơn vị. 
Các phiếu thao tác có liên quan phải được lưu trong hồ sơ vận hành của đơn vị.
Câu 36. Theo Quy trình An toàn điện quy định vè trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm
việc trên đường dây hạ áp đang có điện như thế nào?
Khi làm việc với điện hạ áp trong TBA phải mang găng tay cách điện hạ áp
Khi làm việc với điện hạ áp đang có điện phải mang găng tay cách điện hạ áp 
Khi làm việc với điện hạ áp đã cắt điện phải mang găng tay cách điện hạ áp
Khi làm việc với điện hạ áp trên đường dây hạ áp phải mang găng tay cách điện hạ áp
Câu 42. Theo Quy trình An toàn điện, khi sử dụng xe chuyên dùng, điều nào không đúng khi lập
và phổ biến phương án vận hành?
Xe chuyên dùng phải được kiểm tra định kỳ theo quy định hoặc theo yêu cầu của nhà sản xuất. 
Có đủ nhân viên vận hành theo đúng kế hoạch đã được lập ra, NSDLĐ phải phổ biến phương án
vận hành xe chuyên dùng cho các nhân viên ĐVCT có liên quan.
Phương án vận hành phải mô tả chi tiết lộ trình vận hành và phương pháp vận hành của xe
chuyên dùng liên quan.
Phương án phải phù hợp với không gian và mặt bằng nơi diễn ra công việc, chủng loại và khả
năng của xe, loại và hình dáng của hàng hoá được chuyên chở.
Câu 44. Theo Quy trình An toàn điện, biển “CẤM TRÈO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT
NGƯỜI” đặt ở đâu?
Trên tất cả các cột của đường dây dẫn điện hạ áp ở độ cao từ 2,0 m đến 2,5 m so với mặt đất về
phía dễ nhìn thấy.
Trên tất cả các cột của đường dây dẫn điện cao áp ở độ cao từ 2,0 m đến 2,5 m so với mặt đất về
phía dễ nhìn thấy. 
Trên tất cả các cột của đường dây dẫn điện cao, hạ áp ở độ cao từ 2,0 m đến 2,5 m so với mặt đất
về phía dễ nhìn thấy.
Trên tất cả các cột của đường dây dẫn điện cao áp ở độ cao từ 1,0 m đến 1,5 m so với mặt đất về
phía dễ nhìn thấy.
Câu 1. Theo Quy trình An toàn điện, Đơn vị QLVH giải quyết đăng ký công tác theo PCT bằng
hình thức cấp nào?
Cấp PCT theo hình thức: Điện tử hoặc lời nói (trực tiếp hoặc qua điện thoại, bộ đàm).
Cấp PCT theo hình thức: Giấy hoặc hoặc lời nói (trực tiếp hoặc qua điện thoại, bộ đàm).
Cấp PCT theo hình thức: Giấy hoặc điện tử. 
Câu 4. Theo Quy trình An toàn điện thì tiếp đất tại nơi (vị trí) làm việc trên dây dẫn (đường dây)
là:
Không được phép đặt tiếp đất ại vị trí làm việc trong mọi trường hợp.
Tại vị trí làm việc phải có 02 bộ tiếp đất dây dẫn chặn về 2 phía, nếu tiếp đất này cản trở đến
công việc thì được phép làm ở vị trí liền kề gần nhất vị trí làm việc,
Phải đặt 02 bộ tiếp đât ở 02 vị trí liền kề gần nhất vị trí làm việc,
Tại vị trí làm việc phải có nối đất dây dẫn, nếu nối đất này cản trở đến công việc hoặc khó thực
hiện thì được phép làm ở vị trí liền kề gần nhất vị trí làm việc, 
Câu 7. Theo Quy trình An toàn điện, Để đảm bảo an toàn điện, khi phát hiện cán bộ, công nhân
vi phạm Quy trình an toàn điện và các quy trình có liên quan khác, có nguy cơ đe dọa đến tính
mạng con người và an toàn thiết bị, người phát hiện phải:
Lập tức ngăn chặn và báo cáo với cấp trên
Ý 1. Lập tức ngăn chặn
Ý 2. Báo cáo với cấp có thẩm quyền
Cả ý 1 và ý 2 
Câu 8. Theo Quy trình An toàn điện, Để nhiệm vụ: đảm bảo an toàn; Bộ phận hoặc cá nhân trực
tiếp thực hiện
Trong trường hợp vi phạm biện pháp an toàn bị phát hiện, lập biên bản, đình chỉ công việc thì
phải ngay lập tức thực hiện đủ, đúng các biện pháp an toàn đã đề ra hoặc được yêu cầu.
Chỉ được tiến hành công việc khi đã thực hiện đủ và đúng các biện pháp an toàn đã đề ra.
Bao gồm cả 3 ý trên (dưới) 
Chỉ được tiếp tục tiến hành công việc sau khi đã làm đủ, đúng các quy định về an toàn và được
cán bộ an toàn chấp thuận.
Câu 9. Theo Quy trình An toàn điện, Trong điều kiện vận hành bình thường người giám sát thao
tác và người thao tác phải thực hiện những quy định nào?
Khi nhận phiếu thao tác phải đọc kỹ và kiểm tra lại nội dung thao tác theo sơ đồ, nếu chưa rõ thì
phải hỏi lại người ra lệnh
Nếu nhận lệnh bằng điện thoại thì người giám sát thao tác phải ghi đầy đủ lệnh đó và nhắc lại
từng động tác trong điện thoại, ghi tên người ra lệnh, nhận lệnh, ngày, giờ truyền lệnh vào phiếu
thao tác, sổ nhật ký vận hành
Bao gồm cả 3 ý trên (dưới) 
Người giám sát thao tác và người thao tác, sau khi xem xét không còn thắc mắc cùng ký vào
phiếu, mang phiếu đến địa điểm thao tác
Câu 10. Theo Quy trình An toàn điện, Cắt điện để làm công việc phải thực hiện như thế nào cho
đúng quy trình an toàn điện:
Ý 1. Đối với dao cách ly thao tác trực tiếp bằng tay, sau khi cắt điện phải kiểm tra lưỡi dao đã ở
vị trí cắt, ở các bộ phận truyền động của dao cách ly phải treo biển “Cấm đóng điện! Có người
đang làm việc”
Bao gồm cả 3 ý trên (dưới)
Thực hiện theo ý 1 và phải có thêm các biện pháp tăng cường (khóa tay truyền động, đặt tấm lót,
cử người canh gác…) để không thể đóng dao đưa điện vào thiết bị có người đang làm việc 
Ý 2. Nếu cắt điện bằng máy cắt và dao cách ly có bộ truyền động điều khiển từ xa thì không phải
khóa mạch điều khiển các thiết bị này, bao gồm: cắt aptomat, gỡ cầu chì...
Câu 22. Theo Quy trình An toàn điện, trước khi đóng điện vào để thử nghiệm, người CHTT
ĐVCT làm công việc thí nghiệm phải làm những động tác gì?
Tự mình kiểm tra mạch đấu dây thí nghiệm và BPAT, sau đó nói “Tôi đóng điện!” rồi mới đóng
điện hoặc ra lệnh đóng điện. Có thể đấu thêm một số trong mạch thí nghiệm khi đã đóng điện
phía hạ áp (nếu cần).
Tự mình đóng điện hoặc ra lệnh đóng điện. Cấm đấu thêm gì trong mạch thí nghiệm khi đã đóng
điện phía hạ áp.
Tự mình kiểm tra mạch đấu dây thí nghiệm và BPAT, sau đó nói “Tôi đóng điện!” rồi mới đóng
điện hoặc ra lệnh đóng điện. Cấm đấu thêm gì trong mạch thí nghiệm khi đã đóng điện phía hạ
áp. 
Tự mình kiểm tra mạch đấu dây thí nghiệm và BPAT, đóng điện hoặc ra lệnh đóng điện rồi nói
“Tôi đóng điện!”. Cấm đấu thêm gì trong mạch thí nghiệm khi đã đóng điện phía hạ áp.
Câu 25. Theo Quy trình An toàn điện, điều nào không đúng trong quy định về rào chắn trong
trạm thử nghiệm?
Nơi có điện áp từ 1.000 V trở lên trong trạm thử nghiệm hoặc phòng thí nghiệm phải được cách
ly bằng rào chắn.
Nơi có điện áp từ 220/380V trở lên trong trạm thử nghiệm hoặc phòng thí nghiệm phải được
cách ly bằng rào chắn. 
Rào chắn cố định phải có chiều cao không nhỏ hơn 1,7 m; rào chắn tạm thời có chiều cao không
nhỏ hơn 1,2 m.
Nếu vỏ kim loại của dụng cụ đo không thể nối đất do điều kiện nào đó thì phải có rào chắn.
Câu 30. Theo Quy trình An toàn điện quy định trong khi thao tác, nếu xuất hiện cảnh báo hoặc
có những trục trặc về thiết bị và những hiện tượng bất thường thì phải:
Ngừng ngay thao tác để kiểm tra và tìm nguyên nhân trước khi thực hiện các thao tác tiếp theo; 
Ngừng ngay thao tác để kiểm tra lại toàn bộ, nếu tiếp tục thao tác phải lập PTT mới.
Ngừng ngay thao tác để kiểm tra lại toàn bộ, nếu thấy sự cố thì thực hiện theo Quy trình xử lý sự
cố.
Ngừng ngay thao tác để kiểm tra lại toàn bộ, nếu có bất thường thì tiếp tục tiến hành.
Câu 36. Theo Quy trình An toàn điện, quy định được phép làm việc trên đường dây hạ áp đi
chung cột với đường dây cao áp đến điện áp bao nhiêu?
Làm việc trên đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp đến 35 kV 
Làm việc trên đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp đến 15 kV
Làm việc trên đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp đến 10 kV
Làm việc trên đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp đến 22 kV
Câu 39. Theo Quy trình An toàn điện, điều nào không đúng theo quy định về thiết bị có điện
dung lớn trong công việc thử nghiệm như thế nào?
Các thiết bị có điện dung lớn nếu không tham gia vào sơ đồ thử nghiệm có đặt trong mặt bằng
thử nghiệm, không cần nối tắt và nối đất, nhưng phải cử người trông coi. 
Khi thử nghiệm đối tượng có điện dung lớn như tụ điện, cáp, mặt bằng thử nghiệm phải có thiết
bị nối tắt và chập mạch sản phẩm cần thử với đất.
Các thiết bị có điện dung lớn nếu không tham gia vào sơ đồ thử nghiệm nhưng đặt trong mặt
bằng thử nghiệm, phải được nối tắt và nối đất.
Khi kết thúc thử nghiệm, các tụ điện được đấu vào sơ đồ thử nghiệm phải được phóng điện và
nối đất.
Câu 44. Theo Quy Trình an toàn điện, Trước khi đưa điện vào thử thiết bị, cáp... Cần thực hiện
như thế nào?
Trước khi đưa điện vào thử, tất cả mọi người phải đi ra ngoài và đảm bảo an toàn theo sự hướng
dẫn của Người Giám sát làm công việc thí nghiệm.
Trước khi đưa điện vào thử, tất cả mọi người phải đi ra ngoài và đảm bảo an toàn theo sự hướng
dẫn của Người chỉ huy trực tiếp làm công việc thí nghiệm. 
Trước khi đưa điện vào thử, tất cả mọi người phải đi ra ngoài và đảm bảo an toàn theo sự hướng
dẫn của Người làm công việc thí nghiệm.
Câu 46. Theo Quy Trình an toàn điện, Trước khi đóng điện ai là người kiểm tra thiết bị và biện
pháp an toàn?
Trước khi đóng điện, Người cho phép công việc thí nghiệm phải tự mình kiểm tra mạch đấu dây
thí nghiệm và biện pháp an toàn.
Trước khi đóng điện, Người chỉ huy trực tiếp công việc thí nghiệm phải tự mình kiểm tra mạch
đấu dây thí nghiệm và biện pháp an toàn. 
Trước khi đóng điện, Người trực tiếp làm công việc thí nghiệm phải tự mình kiểm tra mạch đấu
dây thí nghiệm và biện pháp an toàn.
Câu 47. Theo Quy Trình an toàn điện, Trong trường hợp dưới đây phải đặt nối đất ở chỗ nào?
Nếu thiết bị phải thí nghiệm đã cắt ra bằng dao cách ly thì trên các đoạn còn tiếp tục công tác
khác phải đặt nối đất ở chỗ gần thiết bị có điện.
Nếu thiết bị phải thí nghiệm đã cắt ra bằng dao cách ly thì trên các đoạn còn tiếp tục công tác
khác phải đặt nối đất ở chỗ mạch kép.
Nếu thiết bị phải thí nghiệm đã cắt ra bằng dao cách ly thì trên các đoạn còn tiếp tục công tác
khác phải đặt nối đất ở chỗ mạch hở. 
Câu 50. Theo Quy Trình an toàn điện, Sau khi thí nghiệm bằng điện cao áp phải thực hiện như
thế nào?
Sau khi thí nghiệm bằng điện cao áp phải cắt điện.
Sau khi thí nghiệm bằng điện cao áp phải khử điện tích và khi đã khẳng định không còn điện tích
nữa mới được báo là “đã cắt điện” 
Sau khi thí nghiệm bằng điện cao áp phải khử điện tích và báo là “đã cắt điện”
Câu 1. Theo Quy trình An toàn điện, Công việc thực hiện theo PCT là những công việc có mức
độ rủi ro từ cấp mấy trở lên?
Mức độ rủi ro từ cấp 3 trở lên.
Mức độ rủi ro từ cấp 1 trở lên.
Mức độ rủi ro từ cấp 2 trở lên. 
Câu 3. Theo Quy trình An toàn điện, quy định điện cao áp và hạ áp như thế nào?
Điện hạ áp là điện áp đến 1000V, điện cao áp là điện áp trên 1000V trở lên.
Điện hạ áp là điện áp dưới 1000V, điện cao áp là điện áp trên 1000V trở lên.
Điện hạ áp là điện áp đến 1000V, điện cao áp là điện áp từ 1000V trở lên.
Điện hạ áp là điện áp dưới 1000V, điện cao áp là điện áp từ 1000V trở lên. 
Câu 4. Theo Quy trình An toàn điện quy định nhân viên ngành điện khi đến làm việc ở công
trình, thiết bị điện, hệ thống điện do khách hàng quản lý vận hành phải thực hiện điều gì?
Tuân thủ Quy trình này và các quy định, quy trình liên quan của khách hàng. 
Tuân thủ Quy định của ĐVQLVH quản lý đường dây, thiết bị điện mà khách hàng đấu nối cấp
điện.
Tuân thủ Quy trình quy định của khách hàng.
Chỉ tuân thủ Quy trình an toàn điện của EVN..
Câu 6. Theo Quy trình An toàn điện thì sau khi cắt điện xong, cần kiểm tra không còn điện bằng
cách:
Căn cứ vào tín hiệu, đèn, đồng hồ, rơ le...
Dùng bút thử điện phù hợp với điện áp cần thử (bút này phải được kiểm tra trước tại nơi có điện)
sau đó thử cả 3 pha vào và ra của thiết bị 
Dùng sào gõ nhẹ vào đường dây, thanh cái...
Cả 03 đáp án đều sai
Câu 7. Theo Quy trình An toàn điện thì LCT được cấp bởi người của đơn vị nào?
Đơn vị phối hợp thực hiện các BPKTAT.
ĐVCT.
Cả 03 mục đều sai.
Đơn vị trực tiếp QLVH hoặc ĐVLCV (một số trường hợp). 
Câu 9. Theo Quy trình An toàn điện, Để đảm bảo an toàn nhiệm vụ nhiệm vụ: của cán bộ an
toàn các cấp có
d.Cả a, b đều đúng. 
Cả a, b đều sai.
a.Kiểm tra, giám sát các biện pháp an toàn đã đề ra và ghi thông báo an toàn để nhắc nhở khi
phát hiện những vi phạm có thể dẫn đến mất an toàn.
b.Trong trường hợp phát hiện vi phạm các biện pháp an toàn có thể dẫn đến tai nạn, sự cố thì
được quyền lập biên bản và đình chỉ công việc để thực hiện đủ, đúng các biện pháp an toàn,
đồng thời phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình.
Câu 24. Theo Quy trình An toàn điện thì ĐVQLVH là đơn vị nào?
Là đơn vị có quyền và trách nhiệm cử ra đơn vị công tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí
nghiệm, xây lắp,...
Là đơn vị trực tiếp thực hiện công việc quản lý, vận hành các thiết bị. 
Là các doanh nghiệp hoạt động điện lực không QLVH thiết bị có trách nhiệm cử ra đơn vị công
tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp,...
Là đơn vị thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp,... Mỗi đơn vị này phải có ít nhất 02
người, trong đó phải có 01 người chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm chung.
Câu 25. Theo Quy trình An toàn điện thì ĐVCT là đơn vị nào?
Là đơn vị trực tiếp thực hiện công việc quản lý, vận hành các thiết bị.
Là các doanh nghiệp hoạt động điện lực không QLVH thiết bị có trách nhiệm cử ra đơn vị công
tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp,...
Là đơn vị thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp,... 
Là đơn vị có quyền và trách nhiệm cử ra đơn vị công tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí
nghiệm, xây lắp,...
Câu 26. Theo Quy trình An toàn điện, người ra lệnh thao tác phải nắm được những nội dung gì?
Phải nắm được các trang thiết bị, dụng cụ thao tác đã dự kiến, điều kiện cho phép thực hiện theo
đúng sơ đồ thực tế và chế độ vận hành thiết bị.
Phải hiểu rõ trình tự tiến hành tất cả các bước thao tác đã dự kiến, điều kiện cho phép thao tác
trong chế độ vận hành thiết bị.
Phải hiểu rõ trình tự tiến hành tất cả các bước công tác đã dự kiến, điều kiện cho phép thực hiện
theo đúng chế độ vận hành thiết bị.
Phải hiểu rõ trình tự tiến hành tất cả các bước thao tác đã dự kiến, điều kiện cho phép thực hiện
theo đúng sơ đồ thực tế và chế độ vận hành thiết bị. 
Câu 27. Theo Quy trình An toàn điện điều nào không đúng (không phải thực hiện) nếu thao tác
sai hoặc sự cố?
Việc thực hiện tiếp thao tác phải tiến hành theo một PTT mới hoặc theo Quy trình xử lý sự cố;
Nhanh chóng thao tác cắt các máy cắt đưa điện đến điểm sự cố. 
Ngừng ngay việc thực hiện theo phiếu thao tác,
Báo cáo cho người ra lệnh biết.
Câu 29. Theo Quy trình An toàn điện, những trường hợp không được phép làm việc trên cao sau
đây thì điều nào không đúng?
Người không đảm bảo sức khỏe theo quy định của cơ quan y tế, đang ốm đau.
Đã sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn trước khi làm việc;
Đã thực hiện công việc trên cao liên tục được 2 giờ đồng hồ. 
Khi có gió tới cấp 6 hay trời mưa to nặng hạt hoặc có giông sét, trừ những trường hợp đặc biệt
do cấp có thẩm quyền yêu cầu.
Câu 40. Theo Quy trình An toàn điện, trường hợp người làm việc trên lưới điện hạ áp đang
mang điện cách phần có điện dưới 0,3 m phải thực hiện các BPKTAT gì?
Dùng vải bạt hoặc ni lông khô để che, chắn.
Phải đi giày hoặc ủng cách điện hoặc đứng trên ghế cách điện.
Phải dùng dụng cụ cách điện có tay cầm chắc chắn và đảm bảo an toàn.
Dùng các tấm cách điện bằng bìa cách điện mi-ca, ni-lông hoặc ba-kê-lít để che, chắn. 
Câu 45. Theo Quy Trình an toàn điện, Khi làm việc với máy biến áp đo lường phải chú ý những
gì?
Không làm ảnh hưởng đến bộ phận nối đất phía thứ cấp của các máy biến điện áp, biến dòng
điện. Riêng máy biến dòng điện không để hở mạch phía thứ cấp. 
Riêng máy biến dòng điện không để hở mạch phía thứ cấp. Không làm ảnh hưởng đến bộ phận
nối đất phía thứ cấp của các máy biến điện áp, biến dòng điện.
Không làm ảnh hưởng đến bộ phận nối đất phía thứ cấp của các máy biến điện áp, biến dòng
điện. Riêng máy biến dòng điện không để hở mạch phía thứ cấp.
Câu 47. Theo Quy Trình an toàn điện, Chỉ được tháo nối đất khi nào?
Khi đã thí nghiệm xong hết thiết bị cần thử mới được tháo nối đất.
Khi đã đấu xong các thiết bị cần thử mới được tháo nối đất. 
Khi đã thí nghiệm xong thiết bị cần thử mới được tháo nối đất.
Câu 1. Theo Quy trình An toàn điện, thời gian đăng ký công tác đối với trường hợp xử lý sự cố
quy định như thế nào?
Ngay sau khi nhận được thông báo từ Đơn vị QLVH. 
muộn nhất 24 giờ sau khi nhận được thông báo từ Đơn vị QLVH.
muộn nhất 01 ngày sau khi nhận được thông báo từ Đơn vị QLVH.
Câu 2. Theo Quy trình An toàn điện, Thời gian đơn vị QLVH giải quyết đăng ký công tác đối
với trường hợp xử lý sự cố là như thế nào?
Không quá 12 giờ sau khi nhận được đăng ký từ Đơn vị công tác.
Không quá 3 ngày sau khi nhận được đăng ký từ Đơn vị công tác.
Không quá 01 giờ sau khi nhận được đăng ký từ Đơn vị công tác. 
Câu 3. Theo Quy trình An toàn điện, Công việc thực hiện theo LCT là những công việc có mức
độ rủi ro từ cấp mấy trở lên?
Mức độ rủi ro từ cấp 3 trở lên.
Mức độ rủi ro từ cấp 2 trở lên.
Mức độ rủi ro từ cấp 1 trở lên. 
Câu 4. Theo Quy trình An toàn điện, Để đảm bảo an toàn điện thì mọi công việc khi tiến hành
trên thiết bị và vật liệu điện, ở gần hoặc liên quan đến thiết bị điện và vật liệu điện đang mang
điện đều phải:
Thực hiện theo phiếu thao tác và phiếu công tác
Thực hiện theo phiếu giao nhiệm vụ.
cấm ra mệnh lệnh hoặc giao công việc cho
Thực hiện theo phiếu công tác hoặc lệnh công tác 
Thực hiện theo phiếu thao tác và lệnh công tác
Câu 6. Theo Quy trình An toàn điện thì những điều kiện quy định cho chức danh người GSATĐ
trong PCT là:
Phải thuộc các cấp chỉ huy điều độ vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ
4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
Phải là nhân viên được ĐVQLVH hoặc ĐVLCV cử, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công
nhận chức danh này. 
Phải là nhân viên vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được
công nhận chức danh người GSATĐ.
Phải là lãnh đạo đơn vị QLVH, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
Câu 7. Theo Quy trình An toàn điện thì những điều kiện quy định cho chức danh người LĐCV
trong PCT là:
Phải thuộc các cấp chỉ huy điều độ vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ
4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
Phải là lãnh đạo đơn vị QLVH, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
Phải là nhân viên vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được
công nhận chức danh này.
Phải là người của ĐVLCV, có bậc ATĐ 5/5 và được công nhận chức danh người LĐCV. 
Câu 10. Theo Quy trình An toàn điện, Khi kiểm tra không còn điện thì phải thực hiện như thế
nào cho đúng quy trình an toàn điện:
Có thể căn cứ tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ để xác nhận thiết bị điện không còn điện; và nếu đèn,
rơ le, đồng hồ báo tín hiệu có điện thì phải xem như thiết bị vẫn có điện
Người thực hiện giám sát thao tác cắt điện đồng thời phải tiến hành kiểm tra không còn điện ở
các thiết bị đã cắt điện
Kiểm tra không còn điện bằng thiết bị thử điện chuyên dùng phù hợp với điện áp danh định của
thiết bị điện cần thử, như bút thử điện, còi thử điện; phải thử ở tất cả các pha và các phía vào, ra
của thiết bị điện 
Câu 29. Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiệm của đơn vị điều độ trong việc treo thẻ khi
có ĐVCT thực hiện công việc là:
Treo thẻ đánh dấu đơn vị công tác trên sơ đồ vận hành theo số lượng đơn vị quản lý vận hành
đăng ký cắt điện;
Treo thẻ đánh dấu đơn vị công tác trên sơ đồ vận hành theo số lượng đơn vị quản lý vận hành
đăng ký cắt điện; 
Treo thẻ đánh dấu đơn vị công tác trên sơ đồ vận hành theo số lượng ĐVLCV đăng ký cắt điện;
Treo thẻ đánh dấu đơn vị công tác trên sơ đồ vận hành theo số lượng đơn vị quản lý vận hành
đăng ký cắt điện;
Câu 2. Theo Quy trình An toàn điện, Thời gian đơn vị QLVH giải quyết đăng ký công tác đối
với công tác có kế hoạch như thế nào?
Chậm nhất 12 giờ sau thời điểm nhận được đăng ký công tác.
Chậm nhất 5 ngày sau thời điểm nhận được đăng ký công tác.
Chậm nhất 3 ngày sau thời điểm nhận được đăng ký công tác. 
Câu 3. Theo Quy trình An toàn điện, PCT phải lưu giữ ít nhất bao nhiêu lâu (kể cả những phiếu
đã cấp nhưng không thực hiện)?
02 tháng
03 tháng 
01 tháng
Câu 10. Theo Quy trình An toàn điện, Để đảm bảo an toàn điện thì những quy định chung nào
sau đây là đúng:
Khi phát hiện cán bộ, công nhân vi phạm Quy trình an toàn điện, có nguy cơ đe dọa đến tính
mạng con người và an toàn thiết bị, người phát hiện phải lập tức ngăn chặn và báo cáo với cấp có
thẩm quyền
Nhân viên mới phải qua thời gian kèm cặp của nhân viên có kinh nghiệm để có trình độ theo yêu
cầu của công việc, sau đó phải được kiểm tra đạt yêu cầu mới được giao nhiệm vụ
Cấm ra mệnh lệnh hoặc giao công việc cho những người chưa được huấn luyện, kiểm tra đạt yêu
cầu Quy trình an toàn điện và các quy trình có liên quan, chưa biết rõ những việc sẽ phải làm 
Cả 3 ý trên (dưới) đều đúng
Câu 24. Theo Quy trình An toàn điện, trong điều kiện vận hành bình thường người giám sát thao
tác và người thao tác phải thực hiện những quy định gì khi nhận phiếu thao tác?
Phải kiểm tra lại trình tự thao tác theo sơ đồ, nếu chưa rõ thì không được thao tác,
Phải đọc kỹ và kiểm tra lại nội dung thao tác theo sơ đồ, nếu chưa rõ thì phải hỏi lại người ra
lệnh. 
Phải xem xét các thao tác có đúng với quy trình thao tác do ĐVQLVH biên soạn không, nếu
chưa rõ thì phải hỏi lại người ra lệnh.
Phải đọc kỹ và kiểm tra lại nội dung công tác theo các PCT, nếu chưa rõ thì phải hỏi lại người ra
lệnh.
Câu 45. Theo Quy trình An toàn điện quy định tự kiểm tra dây đeo an toàn của người lao động
hằng ngày trước khi làm việc trên cao bằng cách nào?
Đeo vào người rồi trèo lên khoảng 2 mét và chụm chân lại ngả người ra phía sau xem dây có
hiện tượng bất thường gì không.
Đeo vào người rồi buộc dây vào vật chắc chắn ở dưới đất và chụm chân lại ngả người ra phía sau
xem dây có hiện tượng bất thường gì không. 
Đeo vào người rồi buộc dây vào vật chắc chắn ở dưới đất và chụm chân lại ngả người ra phía sau
giật 3 lần.
Đeo vào người rồi trèo lên khoảng 3 mét và chụm chân lại ngả người ra phía sau xem dây có
hiện tượng bất thường gì không.
Câu 1. Theo Quy trình An toàn điện, Nếu không có quy định riêng, khoảng cách ATĐ đối với
điện một chiều áp dụng như thế nào?
Như đối với điện xoay chiều. 
như đối với điện xoay chiều tăng thêm 1kv
Như đối với điện xoay chiều giảm thêm 1kv
Câu 8. Theo Quy trình An toàn điện quy định biện pháp an toàn cụ thể khi làm việc trên MC có
bộ điều khiển từ xa là:
Phải có PCT; phải cắt các cầu dao cách ly trước và sau máy ngắt.Treo biển: “Cấm đóng điện! Có
người đang làm việc” vào khoá điều khiển máy ngắt.
Phải có PTT và tiếp đất di động hai phía MC,
Phải có kế hoạch và phương án kỹ thuật thi công
Phải có lệnh cho phép máy ngắt tách khỏi vận hành và PCT. Phải cắt nguồn điều khiển máy ngắt.
Phải cắt các cầu DCL trước và sau máy ngắt. Treo biển: “Cấm đóng điện! Có
người đang làm việc” vào khoá điều khiển máy ngắt. 
Câu 33. Theo Quy trình An toàn điện quy định khi làm việc trên thamg di động điều nào sau đây
không đúng?
Phải có một người giữ chân thang,
Đứng làm việc trên thang ít nhất phải cách ngọn thang 1,0 m và phải đứng bậc trên bậc dưới;
Thang đặt trên nền đá hoa, xi măng, gạch trơn, nhẵn phải lót chân thang bằng cao su hoặc bao tải
ướt để khỏi trượt. Trên nền đất phải khoét lõm đất dưới chân thang.
Sử dụng thang nối phải buộc ngọn thang vào vật chắc chắn trên cao. 
Câu 4. Theo Quy trình An toàn điện thì những điều kiện quy định cho chức danh người CHTT
trong PCT là:
Phải là lãnh đạo đơn vị QLVH, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
Phải là nhân viên vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được
công nhận chức danh này.
Phải thuộc các cấp chỉ huy điều độ vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ
4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
Phải là người của ĐVLCV, có bậc ATĐ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh người CHTT.

Câu 7. Theo Quy trình An toàn điện, Những biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc phải cắt
điện bao gồm:
(1)Cắt điện; (2) Kiểm tra không còn điện; (3)Đặt tiếp đất; (4) Đặt rào chắn; treo biển báo, tín
hiệu
(1) Cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc; (2) Kiểm tra không còn điện; (3) Đặt tiếp
đất; (4) Đặt rào chắn; treo biển báo, tín hiệu; Nếu cắt điện hoàn toàn thì không phải làm rào
chắn. Biển báo an toàn về điện quy định tại Phụ lục 3 của Quy trình an toàn điện. 
(1) Cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc; (2) Kiểm tra không còn điện; (3) Đặt tiếp
đất; (4) Đặt rào chắn; treo biển báo, tín hiệu; Nếu cắt điện hoàn toàn thì không phải làm rào
chắn.
(1)Cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc; (2) Đặt rào chắn; treo biển báo, tín hiệu;
(3) Kiểm tra không còn điện; (4) Đặt tiếp đất.
Câu 8. Theo Quy trình An toàn điện, Thực hiện biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc phải
cắt điện, trình tự nào sau đây đúng: 1.Cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc; 2.Cắt
điện; 3.Kiểm tra không còn điện; 4.Đặt (làm) tiếp đất; 5.Đặt (làm) rào chắn; treo biển báo, tín
hiệu.
2-5-3-4
1-5-3-4
1-3-4-5 
2-3-4-5
Câu 25. Theo Quy trình An toàn điện, điều nào không phải thực hiện khi tiến hành thao tác?
Người giám sát thao tác hô to “đóng” hoặc “cắt” thì người thao tác mới được làm động tác đó. 
Người thao tác phải nhắc lại mới được làm động tác,
Người giám sát thao tác đọc to từng động tác theo thứ tự đã ghi trong phiếu thao tác,
Mỗi động tác đã thực hiện xong, người giám sát đều phải đánh dấu (x) vào mục tương ứng trong
phiếu thao tác;
Câu 39. Theo Quy trình An toàn điện quy định cửa của rào chắn như thế nào?
Cửa phải mở về phía trong hoặc đẩy sang bên cạnh. Khoá cửa phải là loại tự khoá và từ phía bên
trong rào chắn có thể mở cửa không cần chìa khoá.
Cửa phải mở về phía ngoài hoặc đẩy sang bên cạnh. Khoá cửa phải là loại tự khoá và từ phía bên
trong rào chắn có thể mở cửa không cần chìa khoá. 
Cửa phải lạ cửa sắt chắc chắn. Khoá cửa phải là loại tự khoá và từ phía bên trong rào chắn có thể
mở cửa không cần chìa khoá.
Cửa phải mở về phía ngoài hoặc đẩy sang bên cạnh. Khoá cửa phải là loại tự khoá và từ phía bên
ngoài rào chắn có thể mở cửa không cần chìa khoá.
Câu 43. Theo Quy trình An toàn điện, sau khi thử dây đeo an toàn phải thực hiện những thủ tục
gì?
Ghi ngày thử, trọng lượng thử và nhận xét tốt, xấu vào sổ theo dõi, đánh dấu (dán tem) vào dây
không sử dụng được và hủy bỏ.
Ghi ngày thử, trọng lượng thử và nhận xét tốt, xấu vào sổ theo dõi, đánh dấu (dán tem) vào dây
đã thử còn đạt tiêu chuẩn. Những dây đeo an toàn không sử dụng được phải được cắt bỏ.
Ghi ngày thử, trọng lượng thử và nhận xét tốt, xấu vào sổ theo dõi, đánh dấu (dán tem) vào dây
đã thử còn đạt tiêu chuẩn.
Ghi ngày thử, trọng lượng thử và nhận xét tốt, xấu vào sổ theo dõi, đánh dấu (dán tem) vào dây
đã thử còn đạt tiêu chuẩn. Những dây đeo an toàn không sử dụng được phải được lập biên bản và
hủy bỏ. 
Câu 3. Theo Quy trình An toàn điện, Đơn vị QLVH giải quyết việc Thông báo hủy, hoãn hoặc
thay đổi thời gian công tác bằng hình thức bằng hình thức nào?
Thông báo hủy, hoãn hoặc thay đổi thời gian công tác bằng hình thức giấy hoặc điện tử. 
Thông báo hủy, hoãn hoặc thay đổi thời gian công tác bằng hình thức điện tử hoặc lời nói (trực
tiếp hoặc qua điện thoại, bộ đàm).
Thông báo hủy, hoãn hoặc thay đổi thời gian công tác bằng hình thức giấy hoặc lời nói (trực tiếp
hoặc qua điện thoại, bộ đàm).
Câu 10. Theo Quy trình An toàn điện, Cắt điện để làm công việc phải thực hiện như thế nào cho
đúng quy trình an toàn điện:
Cắt điện từng phần để làm việc phải giao cho nhân viên vận hành nắm vững sơ đồ và vị trí thực
tế của thiết bị để ngăn ngừa khả năng nhầm lẫn, gây nguy hiểm cho đơn vị công tác 
Có thể uỷ nhiệm việc thao tác cắt, đóng cho người của đơn vị công tác
Bao gồm cả 2 ý trên (dưới)
Câu 50. Theo Quy Trình an toàn điện, Chỉ được đặt và tháo đối tượng cần thử khi nào?
Chỉ được đặt và tháo đối tượng cần thử khi Người Lãnh đạo công việc cho phép và sau khi đã cắt
điện vào tụ đấu mạch.
Chỉ được đặt và tháo đối tượng cần thử khi Người Giám sát cho phép và sau khi đã cắt điện vào
tụ đấu mạch.
Chỉ được đặt và tháo đối tượng cần thử khi Người chỉ huy trực tiếp cho phép và sau khi đã cắt
điện vào tụ đấu mạch. 
Câu 4. Theo Quy trình An toàn điện thì những điều kiện quy định cho chức danh người cho
phép trong PCT là:
Phải là lãnh đạo đơn vị QLVH, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh người
cho phép.
Phải thuộc các cấp chỉ huy điều độ vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ
4/5 trở lên và được công nhận chức danh người cho phép.
Phải là nhân viên vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được
công nhận chức danh người cho phép. 
Phải là nhân viên ĐVCT, có bậc ATĐ từ 3/5 trở lên và được công nhận chức danh người cho
phép.
Câu 7. Theo Quy trình An toàn điện, Để đảm bảo an toàn điện thì những quy định chung nào sau
đây là đúng:
Những mệnh lệnh không đúng Quy trình an toàn điện, có nguy cơ mất an toàn cho người hoặc
thiết bị thì người nhận lệnh có quyền không chấp hành, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì
người nhận lệnh được quyền báo cáo với cấp trên
Cả 3 ý trên (dưới) đều đúng
Mọi công việc khi tiến hành trên thiết bị và vật liệu điện, ở gần hoặc liên quan đến thiết bị điện
và vật liệu điện đang mang điện đều phải thực hiện theo phiếu công tác hoặc lệnh công tác 
Cấm ra mệnh lệnh hoặc giao công việc cho những người chưa được huấn luyện, kiểm tra đạt yêu
cầu Quy trình an toàn điện, chưa biết rõ những việc sẽ phải làm
Câu 9. Theo Quy trình An toàn điện, Tiếp đất nơi làm việc có cắt điện thì phải thực hiện như thế
nào?
Đảm bảo khoảng cách an toàn đối với phần còn mang điện và đảm bảo cho toàn bộ đơn vị công
tác nằm trọn trong vùng bảo vệ của nối đất
Cả 3 đáp án trên (dưới) 
Tiếp đất ở tất cả các pha của thiết bị về phía có khả năng dẫn điện đến
Thử hết điện ngay trước khi tiếp đất
Câu 10. Theo Quy trình An toàn điện, Tiếp đất nơi làm việc có cắt điện thì phải thực hiện như
thế nào?
Đảm bảo khoảng cách an toàn đối với phần không còn mang điện và đảm bảo cho toàn bộ đơn vị
công tác nằm trọn trong vùng bảo vệ của nối đất
Bao gồm cả 3 ý trên (dưới)
Thử hết điện ngay sau khi tiếp đất
Tiếp đất ở tất cả các pha của thiết bị về phía có khả năng dẫn điện đến 
Câu 41. Theo Quy trình An toàn điện quy định trách nhiệm khi xảy ra tai nạn do dây đeo an toàn
như thế nào?
Nếu xảy ra tai nạn do dây bị đứt, gẫy móc hoặc do không thử đúng kỳ hạn thì tổ trưởng, đội
trưởng, quản đốc phân xưởng (hoặc cấp tương đương) và cán bộ lãnh đạo của đơn vị phải chịu
trách nhiệm.
Nếu xảy ra tai nạn do dây bị đứt, gẫy móc hoặc do không thử đúng kỳ hạn thì tổđội trưởng, quản
đốc phân xưởng (hoặc cấp tương đương) và cán bộ phụ trách an toàn của đơn vị phải chịu trách
nhiệm. 
Nếu xảy ra tai nạn do dây bị đứt, gẫy móc hoặc do không thử đúng kỳ hạn thì cá nhân được
giaovà cán bộ phụ trách an toàn của đơn vị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Nếu xảy ra tai nạn do dây bị đứt, gẫy móc hoặc do không thử đúng kỳ hạn thì Giám đốc Điện lực
(hoặc cấp tương đương) và cán bộ phụ trách an toàn của đơn vị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Câu 5. Theo Quy trình An toàn điện thì khi làm việc trên cao, điều nào không đúng?
Cấm mang bất cứ dụng cụ gì theo người 
Khi làm việc trên cao từ 2 mét trở lên phải đeo dây lưng an toàn
Cấm tung, ném dụng cụ, vật liệu lên xuống
Cấm hút thuốc khi làm việc trên cao
Câu 10. Theo Quy trình An toàn điện, Khi kiểm tra không còn điện thì phải thực hiện như thế
nào cho đúng quy trình an toàn điện:
Phải kiểm tra thiết bị thử ở nơi có điện trước, sau đó mới thử ở nơi không còn điện. Nếu ở nơi
làm việc không có điện để thử thì cho phép chỉ cần kiểm tra- thử bằng chính tín hiệu đèn, còi…
của thiết bị đó
Cấm căn cứ tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ để xác nhận thiết bị điện không còn điện; nhưng nếu
đèn, rơ le, đồng hồ báo tín hiệu có điện thì phải xem như thiết bị vẫn có điện 
Người thực hiện giám sát thao tác cắt điện đồng thời phải tiến hành kiểm tra không còn điện ở
các thiết bị đã cắt điện
Kiểm tra không còn điện bằng thiết bị thử điện chuyên dùng phù hợp với điện áp danh định của
thiết bị điện cần thử, như bút thử điện, còi thử điện; không cần thiết phải thử ở tất cả các pha và
các phía vào, ra của thiết bị điện
Các đơn vị có thể huấn luyện và ra quyết định công nhận chức danh Người cấp PCT cho một số
công nhân lành nghề có bậc thợ từ 6/7 trở lên.
Câu 43. Theo Quy trình An toàn điện, thì Đơn vị công tác là đơn vị nào?
Là đơn vị trực tiếp thực hiện công việc quản lý, vận hành các thiết bị.
Là đơn vị có quyền và trách nhiệm cử ra đơn vị công tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí
nghiệm, xây lắp,... 
Là các doanh nghiệp hoạt động điện lực không QLVH thiết bị có trách nhiệm cử ra đơn vị công
tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp,...
Là đơn vị thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp,...
Câu 10. Theo Quy trình An toàn điện, Tiếp đất nơi làm việc có cắt điện thì phải thực hiện như
thế nào?
Thử hết điện ngay trước khi tiếp đất, tiếp đất ở tất cả các pha của thiết bị về phía có khả năng dẫn
điện đến
Cả 3 đáp án trên (dưới) 
Đảm bảo cho toàn bộ đơn vị công tác nằm trọn trong vùng bảo vệ của nối đất
Đảm bảo khoảng cách an toàn đối với phần còn mang điện
Câu 4. Theo Quy trình An toàn điện, Trường hợp mưa to, gió mạnh, sấm chớp, sét hoặc sương
mù dày đặc, đối với các công việc tiến hành với các thiết bị ngoài trời thì?
Đơn vị QLVH hoặc Đơn vị công tác xem xét hủy hoặc điều chỉnh thời gian thực hiện công việc
tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể. 
Đơn vị công tác xem xét hủy hoặc điều chỉnh thời gian thực hiện công việc tuỳ thuộc vào tình
hình cụ thể.
Đơn vị QLVH xem xét hủy hoặc điều chỉnh thời gian thực hiện công việc tuỳ thuộc vào tình
hình cụ thể.
Câu 6. Theo Quy trình An toàn điện, Nhân viên đơn vị công tác được quy định như thế nào là
đúng:
Là người của đơn vị công việc trực tiếp thực hiện công việc do người chỉ huy trực tiếp phân
công.
Là người của đơn vị công tác trực tiếp thực hiện công việc do người chỉ huy trực tiếp phân công.

Là người của đơn vị ngoài trực tiếp thực hiện công việc do người chỉ huy trực tiếp phân công.
Là người của đơn vị quản lý vận hành trực tiếp thực hiện công việc do người chỉ huy trực tiếp
phân công.
Câu 7. Theo Quy trình An toàn điện thì điều nào sau đây không cấm khi thao tác và vận hành tụ
điện?
Cấm đặt tụ điện chung với TBA trong mọi trường hợp 
Nghiêm cấm dùng DCL thường để đóng và cắt các tụ điện cao áp.
Cấm lấy mẫu dầu khi tụ điện đang vận hành.
Cấm đóng lại MC hoặc thiết bị bảo vệ tụ điện khi chưa tìm và xử lý sự cố của tụ
Câu 10. Theo Quy trình An toàn điện, Tiếp đất nơi làm việc có cắt điện thì phải thực hiện như
thế nào?
Thử hết điện ngay sau khi tiếp đất, tiếp đất ở tất cả các pha của thiết bị về phía có khả năng dẫn
điện đến
Bao gồm cả 3 ý trên (dưới)
Đảm bảo khoảng cách an toàn đối với phần không còn mang điện
Đảm bảo cho toàn bộ đơn vị công tác nằm trọn trong vùng bảo vệ của nối đất 
Câu 47. Theo Quy Trình an toàn điện, Thí nghiệm đường dây, thiết bị điện thực hiện như thế
nào?
Mọi thí nghiệm phải được cấp PCT riêng, trong quá trình thí nghiệm, người lãnh đạo công việc
chịu trách nhiệm phối hợp an toàn giữa các đơn vị .
Người lãnh đạo công việc chịu trách nhiệm phối hợp an toàn giữa các đơn vị trong quá trình thí
nghiệm. Mọi thí nghiệm phải được cấp PCT riêng.
Mọi thí nghiệm phải được cấp PCT riêng, có Người lãnh đạo công việc chịu trách nhiệm phối
hợp an toàn giữa các đơn vị trong quá trình thí nghiệm. 
Câu 2. Theo Quy trình An toàn điện, Người có trách nhiệm phân công công việc, chỉ huy và
giám sát nhân viên đơn vị công tác trong suốt quá trình thực hiện công việc là:
Người lãnh đạo công việc.
Người cho phép.
Người chỉ huy trực tiếp. 
Người cấp phiếu.
Câu 4. Theo Quy trình An toàn điện, Công việc làm ở thiết bị đang mang điện, có sử dụng các
trang bị, dụng cụ chuyên dùng là:
Làm việc có cắt điện một phần.
Làm việc có cắt điện hoàn toàn
Làm việc có điện. 
Câu 6. Theo Quy trình An toàn điện quy định về kiểm tra định kỳ đường dây bằng mắt là:
Được phép làm việc 1 người. Phải xem như đường dây đang có điện, kiểm tra tiến hành trên mặt
đất, ban đêm phải có đèn soi, chú ý dây dẫn bị chùng võng và đứt, rơi. 
Cho phép đi kiểm tra 01người; nếu có trèo cột thì không được ra chuỗi sứ. Ban đêm phải có đèn
soi; đi cách đường dây 5 mét trước hướng gió và không được trèo cột.
Cho phép đi kiểm tra 01 người; không được sờ vào bất cứ vật, phụ kiện của cột điện. Ban đêm
phải có đèn soi; đi cách đường dây 15 mét trước hướng gió và không được trèo cột.
Kiểm tra ít nhất phải có 03 người; được phép kiểm tra và lau sứ ở đĩa sứ trên cùng đối với sứ
chuỗi. Ban đêm phải có đèn soi; đi cách đường dây 5 mét trước hướng gió và không được trèo
cột.
Câu 21. Theo Quy trình An toàn điện những công việc nào được phép làm trên đường dây đang
vận hành trong phạm vi từ vị trí cách dây dẫn cuối cùng theo chiều thẳng đứng bằng khoảng
cách an toàn lên đến đỉnh cột?
Sơn xà và phần trên của cột, gỡ tổ chim, kiểm tra dây dẫn, dây chống sét, mối nối, sứ và các phụ
kiện khác.
Thay xà và phần trên của cột, gỡ tổ chim, kiểm tra dây dẫn, dây chống sét, mối nối, sứ và các
phụ kiện khác. 
Sơn xà và phần trên của cột, thay sứ, kiểm tra dây dẫn, dây chống sét, mối nối, sứ và các phụ
kiện khác.
Sơn xà và phần trên của cột, gỡ tổ chim, thay chống sét van đường dây, kiểm tra dây chống sét,
mối nối, sứ và các phụ kiện khác.
Câu 22. Theo Quy trình An toàn điện quy định về điều kiện nhân lực khi làm trên đường dây
đang vận hành từ vị trí cách dây dẫn cuối cùng theo chiều thẳng đứng bằng khoảng cách an toàn
lên đến đỉnh cột như thế nào?
Phải được đào tạo, huấn luyện, qua thao diễn thực hành thông thạo, kiểm tra bằng bài viết, vấn
đáp trực tiếp ngay trước khi thực thi công việc đạt yêu cầu. Phải có bậc 3 an toàn điện trở lên.
Phải được đào tạo, huấn luyện, qua thao diễn thực hành thông thạo, kiểm tra bằng bài viết, vấn
đáp trực tiếp đạt yêu cầu. Phải có bậc 5 an toàn điện trở lên.
Phải được đào tạo, huấn luyện, qua thao diễn thực hành thông thạo, kiểm tra bằng bài viết, vấn
đáp trực tiếp đạt yêu cầu. Phải có bậc 4 an toàn điện trở lên.
Phải được đào tạo, huấn luyện, qua thao diễn thực hành thông thạo, kiểm tra bằng bài viết, vấn
đáp trực tiếp đạt yêu cầu. Phải có bậc 3 an toàn điện trở lên. 
Câu 23. Theo Quy trình An toàn điện quy định để đảm bảo an toàn khi làm giàn giáo để tháo
hoặc nối dây trong khoảng cột giao chéo với đường dây đang vận hành như thế nào?
Đối với đường dây hạ áp khi làm giàn giáo không phải cắt điện đường dây phía dưới và phải
được lập thành phương án cụ thể, được cấp có thẩm quyền của ĐVLCV phê duyệt.
Trong thời gian làm giàn giáo phải cắt điện đường dây sẽ làm việc và phải được lập thành
phương án cụ thể, được cấp có thẩm quyền của ĐVLCV phê duyệt.
Trong thời gian làm giàn giáo không được cắt điện đường dây phía dưới nhưng phải lập thành
phương án cụ thể, được cấp có thẩm quyền của ĐVLCV phê duyệt.
Trong thời gian làm giàn giáo phải cắt điện đường dây phía dưới và phải được lập thành phương
án cụ thể, được cấp có thẩm quyền của ĐVLCV phê duyệt. 
Câu 24. Theo Quy trình An toàn điện lắp đặt trên đường dây nhiều mạch khi các mạch còn lại
đang vận hành quy định về nối đất dây dẫn trong khi lấy độ võng như thế nào?
Phải nối đất dây dẫn đang lắp đặt tại cột néo tiến hành kéo dây. Ở cột kim loại, dây dẫn được coi
như đã được nối đất qua ròng rọc, còn ở cột phi kim loại phải được nối đất riêng. 
Phải nối đất dây dẫn trên tất cả các cột đang tiến hành kéo dây. Ở cột kim loại, dây dẫn được coi
như đã được nối đất qua ròng rọc, còn ở cột phi kim loại, chưa có hệ thống nối đất thì ròng rọc
phải được nối đất riêng.
Phải nối đất dây dẫn đang lắp đặt tại cột đỡ trong khoảng tiến hành kéo dây. Ở cột kim loại, dây
dẫn được coi như đã được nối đất qua ròng rọc, còn ở cột phi kim loại, chưa có hệ thống nối đất
thì ròng rọc phải được nối đất riêng.
Phải nối đất dây dẫn đang lắp đặt tại cột néo tiến hành kéo dây. Ở cột kim loại, dây dẫn được coi
như đã được nối đất qua ròng rọc, còn ở cột phi kim loại, chưa có hệ thống nối đất dây dẫn riêng.
Câu 25. Theo Quy trình An toàn điện, quy định được phép làm việc trên đường dây hạ áp đi
chung cột với đường dây cao áp đến 35 kV như thế nào?
Khi căng lại dây, thay dây trên ĐDK chính dọc theo tuyến chỉ cần cắt điện ĐDK hạ áp.
Kiểm tra khoảng cách từ chỗ làm việc trên ĐDK hạ áp đến ĐDK cao áp đi chung cột đó đảm bảo
an toàn; Khi căng lại dây, thay dây trên ĐDK chính dọc theo tuyến chỉ cần cắt điện ĐDK hạ áp.

Phải kiểm tra khoảng cách từ chỗ làm việc trên ĐDK hạ áp đến ĐDK cao áp đi chung cột đó
đảm bảo an toàn (cách nhau ít nhất 4,0 mét) mới tiến hành công việc.
Phải kiểm tra khoảng cách từ chỗ làm việc trên ĐDK hạ áp đến ĐDK cao áp đi chung cột đó
đảm bảo an toàn mới tiến hành công việc.
Câu 28. Theo Quy trình An toàn điện, quy định về nối đất trong công tác thí nghiệm điện như
thế nào?
Khi đã đấu xong các thiết bị cần thử mới được tháo nối đất. Nếu thiết bị phải thí nghiệm đã cắt ra
bằng DCL thì trên các đoạn còn tiếp tục công tác khác phải đặt nối đất ở chỗ mạch hở.Khi đã
đấu xong các thiết bị cần thử mới được tháo nối đất. Nếu thiết bị phải thí nghiệm đã cắt ra bằng
DCL thì trên các đoạn còn tiếp tục công tác khác không phải đặt nối đất ở chỗ mạch hở. 
Khi đã đấu xong các thiết bị cần thử cấm tháo nối đất. Nếu thiết bị phải thí nghiệm đã cắt ra bằng
DCL thì trên các đoạn còn tiếp tục công tác khác phải đặt nối đất ở chỗ mạch hở. Phần vỏ của
các thiết bị thí nghiệm cao áp phải được nối đất.
Khi chưa đấu xong các thiết bị cần thử có thể được tháo nối đất. Nếu thiết bị phải thí nghiệm đã
cắt ra bằng DCL thì trên các đoạn còn tiếp tục công tác khác phải đặt nối đất ở chỗ mạch hở.
Câu 32. Theo Quy trình An toàn điện thì ĐVCT là đơn vị nào?
Là đơn vị trực tiếp thực hiện công việc quản lý, vận hành các thiết bị.
Là các doanh nghiệp hoạt động điện lực không QLVH thiết bị có trách nhiệm cử ra đơn vị công
tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp,...
Là đơn vị có quyền và trách nhiệm cử ra đơn vị công tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí
nghiệm, xây lắp,...
Là đơn vị thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, kiểm định, xây lắp, kinh doanh và các công
việc khác liên quan đến công trình điện lực 
Câu 34. Theo Quy trình An toàn điện thì điều kiện để trở thành nhân viên ĐVCT là
Nhân viên đơn vị công tác phải được huấn luyện về an toàn điện, có Thẻ ATĐ.
Nhân viên đơn vị công tác phải được huấn luyện về an toàn điện có bậc ATĐ.
Nhân viên đơn vị công tác phải được huấn luyện về an toàn phù hợp với công việc được giao. 
Nhân viên đơn vị công tác phải được huấn luyện về chuyên môn phù hợp với công việc được
giao.
Câu 35. Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiệm của đơn vị điều độ trong việc triển khai
thực hiện phương thức vận hành khi có ĐVCT thực hiện công việc là
Lập, duyệt phương thức vận hành tuần, lịch cắt điện công tác tuần (tháng), thông báo và gửi lịch
cắt điện đã được duyệt cho các đơn vị quản lý vận hành có liên quan đến công việc;
Lập, duyệt phương thức vận hành, lịch cắt điện công tác tuần (tháng), thông báo và gửi lịch cắt
điện đã được duyệt cho các đơn vị quản lý vận hành có liên quan đến công việc. 
Lập, duyệt phương thức vận hành ngày, lịch cắt điện công tác tuần (tháng), thông báo và gửi lịch
cắt điện đã được duyệt cho các đơn vị quản lý vận hành có liên quan đến công việc;
Lập, duyệt phương thức vận hành tháng, lịch cắt điện công tác tuần (tháng), thông báo và gửi
lịch cắt điện đã được duyệt cho các đơn vị quản lý vận hành có liên quan đến công việc;
Câu 37. Theo Quy trình An toàn điện biển báo "CÁP ĐIỆN LỰC" đặt như thế nào?
Trên mặt đất ở vị trí tim rãnh cáp, dễ nhìn thấy và xác định được đường cáp ở mọi vị trí; tại các
vị trí chuyển hướng.
Trong lòng đất hoặc trên cột mốc, ở vị trí tim rãnh cáp, dễ nhìn thấy và xác định được đường cáp
ở mọi vị trí; tại các vị trí chuyển hướng.
Trên cột mốc, ở vị trí tim rãnh cáp, dễ nhìn thấy và xác định được đường cáp ở mọi vị trí; tại các
vị trí chuyển hướng.
Trên mặt đất hoặc trên cột mốc, ở vị trí tim rãnh cáp, dễ nhìn thấy và xác định được đường cáp ở
mọi vị trí; tại các vị trí chuyển hướng, khoảng cách giữa 2 biển báo liền kề không quá 30 mét. 
Câu 41. Theo Quy trình An toàn điện quy định về trang phục khi làm việc ở máy phát điện và
máy bù đồng bộ như thế nào?
Người làm việc phải mang găng tay cách điện, nữ giới phải đội mũ, tóc cuốn gọn
Người làm việc phải mặc trang phục BHLĐ, đội mũ nhựa.
Người làm việc phải mặc gọn gàng, nữ giới phải đội mũ, tóc cuốn gọn 
Người làm việc phải mặc gọn gàng, đi ủng cách điện, nữ giới phải đội mũ, tóc cuốn gọn
Câu 42. Theo Quy trình An toàn điện, quy định điều kiện về nước khi vệ sinh cách điện ĐDK
cao áp khi đang vận hành như thế nào?
Chất lượng nước, áp lực nước phải đảm bảo theo quy trình và phải đo kiểm tra ngay khibắt đầu
thi công.
Chất lượng nước, áp lực nước phải đảm bảo theo quy trình. Nghiêm cấm sử dụng nước chưa đạt
tiêu chuẩn về cách điện để vệ sinh cách điện hotline. 
Nghiêm cấm sử dụng nước chưa đạt tiêu chuẩn về cách điện để vệ sinh cách điện hotline.
Chất lượng nước, áp lực nước phải đảm bảo theo quy trình. Nghiêm cấm sử dụng nước thường
lấy từ các vòi nước công cộng để sử dụng.
Câu 43. Theo Quy trình An toàn điện, quy định về thời tiết khi vệ sinh cách điện ĐDK cao áp
khi đang vận hành, nội dung nào không đúng (không phù hợp)?
Cấm thực hiện công việc khi có gió cấp 4 trở lên, khi có mưa phùn, mưa giông, sấm sét, sương
mù hoặc độ ẩm không khí không đảm bảo an toàn theo quy trình.
Khi đang công tác mà nhận thấy có khả năng mưa giông, sấm sét thì phải dừng ngay công việc
và rút khỏi hiện trường.
Cấm thực hiện công tác khi trời mưa hoặc khi thời tiết ẩm ướt hoặc có sương mù hoặc có giông
sét hoặc có gió từ cấp 5 trở lên; khi trời tối, nơi làm việc không đủ ánh sáng.
Chỉ được phép thực hiện công việc trong điều kiện thời tiết bình thường;
Cấm thực hiện công việc khi có gió cấp 6 trở lên, khi có mưa phùn, mưa giông, sấm sét, sương
mù tùy theo điều kiện thực tế, Người CHTT quyết định dừng công việc. 
Câu 44. Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi không có rào chắn
đối với điện áp 220kV như thế nào?
Không nhỏ hơn 1,0 mét.
Không nhỏ hơn 2,5 mét. 
Không nhỏ hơn 2,0 mét.
Tất cả công tác thi công sửa chữa, bảo trì ĐDK đang có điện đều phải được khảo sát, lập phương
án thi công, đăng ký công tác với cấp Điều độ giữ quyền điều khiển và phải được cấp phiếu công
tác.
Tất cả công tác thi công sửa chữa, bảo trì ĐDK đang có điện đều phải được khảo sát, lập phương
án thi công, đăng ký công tác với Đơn vị QLVH và phải được cấp phiếu công tác.
Câu 45. Theo Quy trình An toàn điện, quy định về điều kiện làm việc với ĐDK cao áp đang có
điện (sửa chữa nóng) trên ĐDK điện áp 110kV, nội dung nào không đúng (không phù hợp)?
Cấm thực hiện công việc khi có gió cấp 6 trở lên, khi có mưa phùn, mưa giông, sấm sét, sương
mù tùy theo điều kiện thực tế, Người CHTT quyết định dừng công việc. 
Phương tiện bảo vệ cá nhân, trang thiết bị an toàn, dụng cụ thi công không đầy đủ, không đảm
bảo chất lượng, không phù hợp vời quy trình công nghệ.
Điều kiện làm việc không an toàn hoặc không đủ nhân lực hoặc không có Người chỉ huy trực
tiếp, Người giám sát ATĐ.
Trời tối hoặc ban đêm; nơi làm việc không đủ ánh sáng (tại vị trí làm việc Nhân viên đơn vị công
tác phải nhìn rõ phần có điện gần nhất).
Câu 46. Theo Quy trình An toàn điện, việc xác nhận đường cáp điện lực không còn điện để tiến
hành làm việc được quy định như thế nào?
Phải được xác nhận tại chỗ không còn điện bằng cách thí nghiệm hoặc sử dụng thiết bị thử
chuyên dụng. 
Phải được xác nhận tại chỗ không còn điện bằng cách thí nghiệm hoặc sử dụng mạch đèn để thử.
Phải được xác nhận tại chỗ không còn điện bằng các thông số điệp áp, công suất đường cáp.
Phải được xác nhận tại chỗ không còn điện bằng cách sử dụng thiết bị thử chuyên dụng.
Câu 47. Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi không có rào chắn
đối với điện áp từ trên 15 đến 35kV như thế nào?
Không nhỏ hơn 0,7 mét.
Không nhỏ hơn 0,6 mét.
Không nhỏ hơn 0,9 mét.
Không nhỏ hơn 1,0 mét. 
Câu 48. Theo Quy trình An toàn điện, việc mở tiếp địa cố định (DTĐ) đường cáp điện lực để
tiến hành làm việc được quy định như thế nào?
Nếu công việc trên đường cáp điện cao áp cần phải mở tiếp địa cố định, Cấp điều độ có quyền
điều khiển phải được thông báo trước và cho phép thực hiện. 
Nếu công việc trên đường cáp điện cao áp cần phải mở tiếp địa cố định, ĐVCT phải được thông
báo trước và xin phép Người chophép thực hiện thao tác cắt các DTĐ.
Nếu công việc trên đường cáp điện cao áp cần phải mở tiếp địa cố định, Cấp điều độ có quyền
điều khiển phải ra lệnh cho ĐVCT thao tác.
Nếu công việc trên đường cáp điện cao áp cần phải mở tiếp địa cố định, phải được thông báo
trước và được sự cho phép thực hiện của ĐVQLVH.
Câu 49. Theo Quy trình An toàn điện, biện pháp được phê duyệt để xác định đúng đường cáp
điện lực bao gồm
Theo dõi đường cáp bằng mắt trên toàn bộ chiều dài từ một điểm cách ly mà có thể được chứng
minh là không có điện đến điểm mà công việc sẽ được thực hiện.
Dựa trên bản đồ định tuyến đường cáp hoặc dựa trên nhãn định tuyến gắn trên đường cáp.
Cá 3 nội dung còn lại đều là biện pháp xác định đúng đường cáp. 
Sử dụng thiết bị phân biệt đường cáp điện lực (phát và thu tín hiệu tại hai đầu. Sử dụng thiết bị
định vị điểm sự cố từ đó xác định được địa điểm nơi công việc sẽ được thực hiện.Thí nghiệm tại
điểm sự cố của đường cáp điện lực bị hư hỏng theo phương pháp đã được phê duyệt.
Câu 50. Theo Quy trình An toàn điện, quy định điều kiện để xác định đúng đường cáp sẽ làm
việc là
Phải sử dụng ít nhất hai biện pháp xác định đường cáp tại hai vị trí khác nhau. Nếu thực hiện tại
một vị trí thì phải thực hiện 2 lần với kết quả giống nhau.
Phải sử dụng ít nhất hai biện pháp xác định đường cáp tại hai vị trí khác nhau. Nếu thực hiện tại
một vị trí thì phải có hai người thực hiện với kết quả giống nhau. 
Phải sử dụng ít nhất ba biện pháp xác định đường cáp tại ba vị trí khác nhau. Nếu thực hiện tại
một vị trí thì phải có hai người thực hiện với kết quả giống nhau.
Phải sử dụng ít nhất ba biện pháp xác định đường cáp tại ba vị trí khác nhau. Nếu thực hiện tại
một vị trí thì phải có ba người thực hiện với kết quả giống nhau.
Câu 13. Theo Quy trình An toàn điện, Khi kết thúc công việc, nếu đã có lệnh tháo tiếp đất thì:
Cả 3 ý trên (dưới) đều sai
Nhân viên đơn vị công tác có thể tự vào nơi làm việc và tiếp xúc với thiết bị để lấy dụng cụ,
phương tiện bỏ quên rồi ra ngay.
Nhân viên đơn vị công tác có thể tự vào nơi làm việc và tiếp xúc với thiết bị nếu phát hiện thấy
thiếu sót phải sửa chữa lại ngay.
Cấm mọi người trong đơn vị công tác tự ý vào nơi làm việc và tiếp xúc với thiết bị để làm bất cư
việc gì. 
Câu 21. Theo Quy trình An toàn điện điều nào sau đây không thuộc trách nhiệm của đơn vị điều
độ?
Khôi phục lại thiết bị khi ĐVQLVH đã khoá hết PCT, giao trả nơi làm việc và phải yêu cầu
ĐVQLVH kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng, đảm bảo tuyệt an toàn.
Xây dựng kế hoạch thực hiện các BPAT điện để đưa vào phương thức kết dây lưới điện của cấp
điều độ giữ quyền điều khiển. 
Lập, duyệt phương thức vận hành, lịch cắt điện công tác tuần (tháng), thông báo và gửi lịch cắt
điện đã được duyệt cho các ĐVQLVH có liên quan đến công việc;
Chỉ huy thao tác cắt điện, bàn giao thiết bị cho ĐVQLVH theo đúng quy định và thời gian được
phê duyệt; Treo thẻ đánh dấu ĐVCT trên sơ đồ vận hành theo số lượng
ĐVQLVH đăng ký cắt điện;
Câu 23. Theo Quy trình An toàn điện, khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng đi chung
cột với đường dây đang vận hành điện áp đến 35 kV quy định về khoảng cách dây dẫn như thế
nào?
Khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch có thể nhỏ hơn 3,0 m nhưng phải lớn hơn
từ 2,5 m trở lên thì cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đã cắt điện.
Khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch có thể nhỏ hơn 3,0 m nhưng phải lớn hơn
từ 1,5 m trở lên thì cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đã cắt điện.
Khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch có thể nhỏ hơn 3,0 m nhưng phải lớn hơn
từ 1,0 m trở lên thì cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đã cắt điện.
Khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch có thể nhỏ hơn 3,0 m nhưng phải lớn hơn
từ 2,0 m trở lên thì cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đã cắt điện. 
Câu 24. Theo Quy trình An toàn điện, trường hợp làm việc trên đường dây cao áp đến 35 kV đã
cắt điện nhưng phía dưới có đường dây hạ áp đi chung cột đang vận hành thì quy định như thế
nào?
Nếu không thể cắt điện đường dây hạ áp ở phía dưới để căng, kéo dây đường dây phía trên thì
phải làm giàn giáo để tiến hành công việc.
Nếu không thể cắt điện đường dây hạ áp ở phía dưới để căng, kéo dây đường dây phía trên thì
phải có biện pháp không để dây dẫn của đường dây phía trên trùng xuống đường dây hạ áp.
Bắt buộc phải cắt điện đường dây hạ áp ở phía dưới để căng, kéo dây đường dây phía và không
phải lập phương án.
Nếu không thể cắt điện đường dây hạ áp ở phía dưới để căng, kéo dây đường dây phía trên thì
phải được lập thành phương án cụ thể, được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 
Câu 46. Theo Quy trình An toàn điện, nhân viên đơn vị công tác sử dụng các trang bị, dụng cụ
cho làm việc có điện cao áp hoặc di chuyển các dụng cụ hoặc chi tiết bằng kim loại lên cột thì
Phải đảm bảo khoảng cách an toàn điện không rào chắn đối với các phần có điện xung quanh
khác (nếu chưa được bọc cách điện) phải bảo đảm theo quy định đối với điện áp đến 35kV là 1,0
mét, 110kV là 1,5 mét.
Phải đảm bảo khoảng cách an toàn phóng điện đối với các phần có điện xung quanh khác (nếu
chưa được bọc cách điện) phải bảo đảm theo quy định đối với điện áp đến 35kV là 4,0 mét,
110kV là 6,0 mét.
Phải đảm bảo khoảng cách an toàn điện có rào chắn đối với các phần có điện xung quanh khác
(nếu chưa được bọc cách điện) phải bảo đảm theo quy định đối với điện áp đến 35kV là 0,6 mét,
110kV là 1,5 mét.
Phải đảm bảo khoảng cách cho phép nhỏ nhất đối với các phần có điện xung quanh khác (nếu
chưa được bọc cách điện) phải bảo đảm theo quy định đối với điện áp đến 35kV là 0,6 mét,
110kV là 1,0 mét. 
Câu 47. Theo Quy trình An toàn điện, chỉ được phép vào và ra khỏi phần làm việc của trang bị
cách điện trong trường hợp nào?
Sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn và Nhân viên đơn vị công tác đã cách xa dây
dẫn ở khoảng cách 0,5 mét đối với điện áp 35kV
Sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn và Nhân viên đơn vị công tác đã cách xa dây
dẫn ở khoảng cách 0,5 mét đối với điện áp 110kV 
Sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn và Nhân viên đơn vị công tác đã cách xa dây
dẫn ở khoảng cách 1,5 mét đối với điện áp 110kV
Sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn và Nhân viên đơn vị công tác đã cách xa dây
dẫn ở khoảng cách 1,5 mét đối với điện áp 22kV
Câu 50. Theo Quy trình An toàn điện quy định trách nhiệm của nhân viên ĐVCT khi đến nơi
làm việc như thế nào?
Sau khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy hiểm
cần phòng tránh,; Ghi họ tên và ký vào PCT hoặc LCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm việc.
Sau khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy hiểm
cần phòng tránh,; Ký vào PCT hoặc LCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm việc. 
Sau khi nghe người CHTT phân công nhiệm vụ đặt tiếp đất lưu động, chỉ dẫn các yếu tố nguy
hiểm cần phòng tránh,; Ghi họ tên và ký vào PCT hoặc LCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm
việc.
Trước khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy hiểm
cần phòng tránh,; Ghi họ tên và ký vào PCT hoặc LCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm việc.
Câu 21. Theo Quy trình An toàn điện, việc bảo dưỡng chổi than khi động cơ điện đang làm việc,
nội dung nào không bắt buộc phải thực hiện?
Khi mài nhẵn vành của Rotor trong động cơ điện đang quay phải sử dụng các khuôn bằng vật
liệu cách điện.
Phải lập Phương án TCTC và BPAT mới được thực hiện 
Sử dụng giày, găng tay và thảm cách điện để làm việc. Không đồng thời tiếp xúc tay tới các phần
mang điện của hai cực hoặc phần mang điện và phần được nối đất.
Nhân viên được đào tạo cho nhiệm vụ này và sử dụng các công cụ bảo vệ mặt và mắt, quần áo
bảo hộ, đề phòng việc cuốn đi bởi các phần quay của động cơ điện; Sử dụng giày và thảm cách
điện;
Câu 24. Theo Quy trình An toàn điện, lắp đặt trên đường dây nhiều mạch khi các mạch còn lại
đang vận hành, quy định về khoảng cách như thế nào?
Khoảng cách nhỏ nhất từ người (kể cả dụng cụ khi cầm, mang) đến dây dẫn có điện là 0,6 m; 1,0
m; 2,5 m tương ứng với cấp điện áp Đến 35kV; 110kV; 220kV.
Khoảng cách nhỏ nhất từ người (kể cả dụng cụ khi cầm, mang) đến dây dẫn có điện là 0,7 m; 1,0
m; 2,0 m tương ứng với cấp điện áp Đến 35kV; 110kV; 220kV.
Khoảng cách nhỏ nhất từ người (kể cả dụng cụ khi cầm, mang) đến dây dẫn có điện là 0,6 m; 1,0
m; 2,0 m tương ứng với cấp điện áp Đến 35kV; 110kV; 220kV. 
Khoảng cách nhỏ nhất từ người (kể cả dụng cụ khi cầm, mang) đến dây dẫn có điện là 0,6 m; 1,5
m; 2,0 m tương ứng với cấp điện áp Đến 35kV; 110kV; 220kV.
Câu 25. Theo Quy trình An toàn điện lắp đặt trên đường dây nhiều mạch khi các mạch còn lại
đang vận hành, để tránh nhầm lẫn, quy ước về nhận dạng mạch điện như thế nào?
ĐVCT phải biết rõ tên và số hiệu mạch đường dây trên đó sẽ tiến hành công việc. Quy ước với
chữ “Đường dây đang có điện” hoặc “Đường dây đã cắt điện” là nhìn theo dọc đường dây về
phía số thứ tự cột tăng dần.
ĐVCT phải biết rõ tên và số hiệu mạch đường dây trên đó sẽ tiến hành công việc. Quy ước với
chữ “phải” hoặc “trái” là nhìn theo dọc đường dây về phía số thứ tự cột giảm dần.
ĐVCT phải biết rõ tên và số hiệu mạch đường dây trên đó sẽ tiến hành công việc. Quy ước với
chữ “phải” hoặc “trái” là nhìn theo dọc đường dây về phía số thứ tự cột tăng dần. 
ĐVCT phải biết rõ tên và số hiệu mạch đường dây trên đó sẽ tiến hành công việc. Quy ước với
chữ “đỏ” hoặc “vàng” là nhìn theo dọc đường dây về phía số thứ tự cột tăng dần
Câu 43. Theo Quy trình An toàn điện, nếu máy phát, máy bù có điểm trung tính nối với điểm
trung tính của máy phát, máy bù khác (hoặc của hệ thống) thì khi sửa chữa ở mạch Stator phải
thực hiện như thế nào?
Phải tách điểm trung tính ra khỏi hệ thống, làm việc này phải đeo găng tay, đi ủng cách điện cao
áp.
Phải tách điểm trung tính ra khỏi hệ thống, làm việc này phải đeo găng tay cách điện cao áp. 
Phải tách điểm trung tính ra khỏi hệ thống, làm việc này phải đeo găng tay cách điện hạ áp.
Không cần tách điểm trung tính ra khỏi hệ thống nhưng khi làm việc này phải đeo găng tay cách
điện cao áp.
Câu 44. Theo Quy trình An toàn điện, trong các BPAT khi làm việc có điện thì nội dung nào
không đúng (không phù hợp)?
Phải có xe Hotline chuyên dùng và các dụng cụ sửa chữa có chất lượng tốt, còn hạn kiểm định 
Kiểm tra các kết cấu kim loại tại nơi làm việc có khả năng tiếp xúc phải đảm bảo không có điện.
Phải sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện bảo vệ thích hợp. Khi làm việc có điện, tại vị
trí làm việc Nhân viên đơn vị công tác phải xác định phần có điện gần nhất.
Khi làm việc trên hoặc gần phần có điện cao áp, Nhân viên đơn vị công tác không được mang
theo đồ trang sức hoặc vật dụng cá nhân bằng kim loại.
Câu 46. Theo Quy trình An toàn điện , khi đứng trên các trang bị cách điện đã đẳng thế với dây
dẫn, điều cấm nào sau đây không đúng (không phù hợp)?
Cấm đứng lên, ngồi xuống trên trang bị cách điện đã đẳng thế với dây dẫn. 
Cấm di chuyển trên các trang bị cách điện sau khi người đó đã đẳng thế với dây dẫn.
Cấm chạm vào nhau hoặc trao cho nhau bất cứ vật gì có thể làm mất đẳng thế.
Cấm chạm vào đầu sứ hoặc các chi tiết khác có điện áp khác với điện áp của dây dẫn
Câu 21. Theo Quy trình An toàn điện, khi làm xong công việc, điều nào không đúng khi người
CHTT thực hiện những công việc sau?
Trong trường hợp đã tháo nối đất nhưng chưa ký khóa PCT mà còn có công việc dang dở, cho
phép tiếp tục hoàn thiện công việc đó. 
Ghi và ký vào Mục 6.1 của PCT (cả bản PCT do người CHTT giữ và bản của người cho phép
giữ), trao trả nơi làm việc và PCT cho người cho phép.
Cho nhân viên ĐVCT rút khỏi nơi làm việc, chỉ để lại những người tháo nối đất, chỉ huy tháo nối
đất, tháo gỡ những TIện pháp an toàn do ĐVCT làm.
Cho ĐVCT thu dọn, vệ sinh nơi làm việc và kiểm tra, xem xét lại để hoàn thiện tất cả những việc
có liên quan.
Câu 22. Theo Quy trình An toàn điện quy định trách nhiệm của ĐVQLVH về việc cắt điện để
làm việc như thế nào?
Chủ động phối hợp với ĐVLCV cắt điện theo đúng kế hoạch, đảm bảo thời gian làm việc (kể cả
các thao tác cắt điện thuộc các ĐVQLVH khác); Cử nhân viên vận hành thực hiện các BPKT
chuẩn bị nơi làm việc.
Chủ động phối hợp với ĐVQLVH khác cắt điện theo đúng kế hoạch, đảm bảo thời gian làm
việc; Cử nhân viên vận hành thực hiện các BPKT chuẩn bị nơi làm việc.
Chủ động phối hợp với đơn vị điều độ cắt điện theo đúng kế hoạch, đảm bảo thời gian làm việc,
không kểcác thao tác cắt điện thuộc các ĐVQLVH khác; Cử nhân viên vận hành thực hiện các
BPKT chuẩn bị nơi làm việc.
Chủ động phối hợp với đơn vị điều độ cắt điện theo đúng kế hoạch, đảm bảo thời gian làm việc;
Cử nhân viên vận hành thực hiện các BPKT chuẩn bị nơi làm việc. 
Câu 24. Theo Quy trình An toàn điện quy định làm việc trên cột có đường dây đang vận hành
một người trong trường hợp nào?
Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 3,0 m, không tháo dỡ cấu kiện cột được phép làm việc
01 người có bậc 5 an toàn điện trở lên.
Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 2,0 m, không tháo dỡ cấu kiện cột được phép làm việc
01 người có bậc 3 an toàn điện trở lên. 
Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 3,0 m, không tháo dỡ cấu kiện cột được phép làm việc
01 người có bậc 3 an toàn điện trở lên.
Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 2,0 m, không tháo dỡ cấu kiện cột được phép làm việc
01 người có bậc 4 an toàn điện trở lên.
Câu 24. Theo Quy trình An toàn điện quy định làm việc trên cột có đường dây đang vận hành
một người trong trường hợp nào?
Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 3,0 m, không tháo dỡ cấu kiện cột được phép làm việc
01 người có bậc 5 an toàn điện trở lên.
Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 2,0 m, không tháo dỡ cấu kiện cột được phép làm việc
01 người có bậc 3 an toàn điện trở lên. 
Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 3,0 m, không tháo dỡ cấu kiện cột được phép làm việc
01 người có bậc 3 an toàn điện trở lên.
Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 2,0 m, không tháo dỡ cấu kiện cột được phép làm việc
01 người có bậc 4 an toàn điện trở lên.
Câu 44. Theo Quy trình An toàn điện khi kiểm tra chổi than khi máy đang chạy phải thực hiện
như thế nào?
Mang găng cách điện và đi ủng cách điện. Cấm dùng tay tiếp xúc đồng thời với hai cực tính khác
nhau của máy. nếu không có dòng điện kích từ thì vẫn được xem như đang có điện.
Mang găng cách điện và cài chặt vào cổ tay. Cấm dùng tay tiếp xúc đồng thời với hai cực tính
khác nhau của máy. nếu không có dòng điện kích từ thì vẫn được xem như đang có điện. 
Phải dùng sào cách điện để thực hiện công việc. Cấm dùng tay tiếp xúc đồng thời với hai cực
tính khác nhau của máy. nếu không có dòng điện kích từ thì vẫn được xem như đang có điện.
Đi ủng cách cách điện. Cấm dùng tay tiếp xúc đồng thời với hai cực tính khác nhau của máy. nếu
không có dòng điện kích từ thì vẫn được xem như đang có điện.
Câu 46. Theo Quy trình An toàn điện, trong những quy định điều kiện khi làm việc có điện thì
nội dung nào không đúng (không phù hợp)?
Phải có xe Hotline chuyên dùng và các dụng cụ sửa chữa có chất lượng tốt, còn hạn kiểm định 
Phương án thi công và biện pháp an toàn phải được phê duyệt trước khi thực hiện. Có các quy
trình thực hiện công việc theo công nghệ áp dụng.
Danh mục những công việc làm việc có điện phải được Cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Những người làm việc với công việc có điện phải được đào tạo, huấn luyện phù hợp với thiết bị,
quy trình, công nghệ được trang bị
Câu 11. Theo Quy trình An toàn điện, Yêu cầu đối với nhân viên đơn vị công tác trong PCT:
Bao gồm cả 3 ý trên (dưới)
Nếu phương tiện bảo vệ cá nhân (ví dụ: dây đeo an toàn) quá hạn kiểm tra định kỳ , vẫn được
phép sử dụng nếu thấy không có hiện tượng bất thường.
Trường hợp thiếu trang bị bảo vệ cá nhân (ví dụ: dây đeo an toàn, mũ bảo hộ,...) nếu người
CHTT không có ý kiến thì vẫn được phép làm việc.
Phải tự kiểm tra và bảo đảm đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.
Câu 24. Theo Quy trình An toàn điện, khi sơn xà và phần trên của cột ngoài những quy định an
toàn khác thì phải thực hiện những BPKTAT gì?
Cấm đứng thẳng để di chuyển người dọc theo xà; Đảm bảo khoảng cách an toàn điện; Tránh để
sơn rơi lên dây dẫn và sứ; Chổi sơn phải làm bằng cán gỗ hoặc vật liệu cách điện không dài quá
20 cm.
Cấm đứng thẳng để di chuyển người dọc theo xà; Đảm bảo khoảng cách an toàn điện; Tránh để
sơn rơi lên dây dẫn và sứ; Chổi sơn phải làm bằng cán gỗ hoặc vật liệu cách điện không dài quá
10 cm. 
Cần đứng thẳng để di chuyển người dọc theo xà; Đảm bảo khoảng cách an toàn điện; Tránh để
sơn rơi lên dây dẫn và sứ; Chổi sơn phải làm bằng cán gỗ hoặc vật liệu cách điện không dài quá
15 cm.
Phải đứng thẳng để di chuyển người dọc theo xà; Đảm bảo khoảng cách an toàn điện; Tránh để
sơn rơi lên dây dẫn và sứ; Chổi sơn phải làm bằng cán gỗ hoặc vật liệu cách điện không dài quá
10 cm.
Câu 25. Theo Quy trình An toàn điện, khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng đi chung
cột với đường dây đang vận hành điện áp đến 35 kV quy định về thời tiết như thế nào?
Cấm làm việc khi có gió cấp 5 trở lên, sương mù dày và ban đêm; cấm ra dây dẫn trên cột, cuộn
dây dẫn thành cuộn trên cột, dùng thước đo bằng nhựa.
Cấm làm việc khi có gió cấp 3 trở lên, sương mù dày và ban đêm; cấm thay sứ trên cột, cuộn dây
dẫn thành cuộn trên cột, dùng thước đo bằng kim loại.
Cấm làm việc khi có gió cấp 6 trở lên, sương mù dày và ban đêm; cấm lắp xà trên cột, cuộn dây
dẫn thành cuộn trên cột, dùng thước đo bằng kim loại.
Cấm làm việc khi có gió cấp 4 trở lên, sương mù dày và ban đêm; cấm ra dây dẫn trên cột, cuộn
dây dẫn thành cuộn trên cột, dùng thước đo bằng kim loại. 
Câu 28. Theo Quy trình An toàn điện, quy định nào không đúng khi trèo lên hoặc xuống cột có
đường dây hạ áp hoặc thông tin đi chung cột với đường dây hạ áp?
Chân phải đi giày, tay phải đeo găng cách điện hạ áp, quần áo bảo hộ phải khô ráo, sử dụng dây
an toàn 02 móc.
Phải coi như các ĐD hạ áp hoặc thông tin này đang có điện,
Trường hợp quần áo bị ẩm và có thể va chạm người với ĐD hạ áp hoặc thông tin thì phải dừng
công việc, xuống cột ngay. 
Khi vượt qua hoặc làm việc phải chú ý tránh va chạm phần hở của người vào ĐD hạ áp hoặc
thông tin.
Câu 42. Theo Quy trình An toàn điện thì khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp đối
với thiết bị, dụng cụ, phương tiện (trừ xe chuyên dùng cho công tác sửa chữa điện) là
Từ 1-35kV là 5,0 mét; Từ trên 35kV-110kV là 5,5 mét
Từ 1-35kV là 4,0 mét; Từ trên 35kV-110kV là 6,0 mét 
Từ 1-35kV là 6,0 mét; Từ trên 35kV-110kV là 7,5 mét
Từ 1-35kV là 3,0 mét; Từ trên 35kV-110kV là 5,0 mét
Câu 46. Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi không có rào chắn
đối với điện áp từ trên 35 đến 110kV như thế nào?
Không nhỏ hơn 2,0 mét.
Không nhỏ hơn 0,7 mét.
Không nhỏ hơn 1,5 mét. 
Không nhỏ hơn 1,0 mét.
Câu 47. Theo Quy trình An toàn điện, quy định về BPAT khi làm việc với ĐDK cao áp đang có
điện (sửa chữa nóng) trên ĐDK điện áp 110kV như thế nào?
Không mang theo đồ trang sức, vật dụng cá nhân bằng kim loại khi làm việc.
Trong một thời điểm, Nhân viên đơn vị công tác chỉ được phép làm việc trên 01 pha.
Cả 3 nội dung còn lại đều đúng. 
Không được làm việc vượt quá tải trọng và quá điện áp làm việc của thiết bị, dụng cụ thi công
Câu 50. Theo Quy trình An toàn điện, quy định việc đặt tiếp đất khi làm việc trên đoạn đường
dây trục có nhánh rẽ mà không cắt được dao cách ly là
Tách lèo đấu dây ở các đầu nhánh.
Cả 3 đáp án đều sai
Không phải đặt tiếp đất ở đầu nhánh do đã có tiếp đất trên đường trục.
Mỗi nhánh phải làm một bộ tiếp đất ở đầu nhánh. 
Câu 37. Theo Quy trình An toàn điện thì ĐVQLVH là đơn vị nào?
Là đơn vị thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp,... Mỗi đơn vị này phải có ít nhất 02
người, trong đó phải có 01 người chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm chung.
Là đơn vị trực tiếp thực hiện công việc quản lý, vận hành công trình điện lực (bao gồm từ cấp tổ,
đội, phân xưởng, chi nhánh, khu vực đến cấp Công ty, Trung tâm). 
Là các doanh nghiệp hoạt động điện lực không QLVH thiết bị có trách nhiệm cử ra đơn vị công
tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp,...
Là đơn vị có quyền và trách nhiệm cử ra đơn vị công tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí
nghiệm, xây lắp,...
Câu 44. Theo Quy trình An toàn điện, BPAT nào để bảo vệ nhân viên ĐVCT không bị phóng
điện khi làm việc với ĐDK cao áp đang có điện (sửa chữa nóng)
Trước khi bắt đầu công việc phải thực hiện khóa các thiết bị rơ le bảo vệ và không được đóng lại
bằng tay.
Trước khi bắt đầu công việc phải thực hiện khóa các thiết bị tự động đóng lại và chỉ được đóng
lại bằng tay khi MC nhảy.
Trước khi bắt đầu công việc phải thực hiện khóa các thiết bị tự động đóng lại và không được
đóng lại bằng tay. 
Trước khi bắt đầu công việc phải thực hiện cắt nguồn điều khiển các MC và không được đóng
lại.
Câu 45. Theo Quy trình An toàn điện, quy định về sức khỏe khi làm việc với ĐDK cao áp đang
có điện (sửa chữa nóng) trên ĐDK điện áp 110kV như thế nào?
Tổ chức khám sức khỏe cho Nhân viên đơn vị công tác tại hiện trường trước khi tiến hành công
việc.
Tổ chức kiểm tra sức khỏe (thân nhiệt, huyết áp, thị lực, thính lực) cho Nhân viên đơn vị công
tác tại hiện trường trước khi tiến hành công việc. 
Tổ chức túi cứu thương cá nhân phát cho cho Nhân viên đơn vị công tác tại hiện trường trước
khi tiến hành công việc.
Nhân viên đơn vị công tác phải có đủ sức khỏe làm việc trn cao khi tiến hành công việc
Câu 48. Theo Quy trình An toàn điện, quy định về khoảng cách khi đào đất bằng các phương
tiện thi công như xe ôtô, máy xúc là
Phương tiện phải cách đường cáp điện ít nhất 01 (một) m; các phương tiện đào đất bằng phương
pháp rung phải cách đường cáp ít nhất 02 (hai) m.
Phương tiện phải cách đường cáp điện ít nhất 01 (một) m; các phương tiện đào đất bằng phương
pháp rung phải cách đường cáp ít nhất 05 (năm) m. 
Phương tiện phải cách đường cáp điện ít nhất 01 (một) m; các phương tiện đào đất bằng phương
pháp rung phải cách đường cáp ít nhất (mười) m.
Phương tiện phải cách đường cáp điện ít nhất 02 (hai) m; các phương tiện đào đất bằng phương
pháp rung phải cách đường cáp ít nhất 05 (năm) m.
Câu 11. Theo Quy trình An toàn điện, Trách nhiệm của nhân viên đơn vị công tác trong PCT:
Không được vào các vùng mà người CHTT cấm vào hoặc các vùng có nguy cơ xảy ra tai nạn.
CHTT chấp thuận nếu phát hiện tồn tại cần xử lý ngay (ví dụ: sứ vỡ).
Có thể ra ngoài phạm vi được phép làm việc nếu người CHTT yêu cầu. Có thể ra ngoài phạm vi
được phép làm việc mà không cần người
Bao gồm cả 3 ý trên (dưới)
Câu 12. Theo Quy trình An toàn điện, Khi sử dụng thang di động để làm việc trên cao, phải thực
hiện:
Ý 2. Chiều dài của thang phải thích hợp với độ cao cần làm việc.
Bao gồm cả Ý 1 và Ý 2 
Ý 3. Nếu chiều dài của thang không đủ độ cao cần làm việc thì có thể đứng trên thang và dịch
chuyển tới vị trí cần thiết..
Ý 1. Phải có một người giữ chân thang, trên nền đá hoa, xi măng, gạch trơn nhẵn phải lót chân
thang bằng cao su hoặc bao tải ướt để khỏi trượt. Trên nền đất phải khoét lõm đẩt dưới chân
thang.
Câu 47. Theo Quy trình An toàn điện, quy định làm việc trên đường cáp cũ đã bị loại bỏ như thế
nào?
Mọi công việc thực hiện đối với đường cáp điện cũ đã không còn được sử dụng hoặc bị loại bỏ
vẫn phải được thông báo cho Đơn vị quản lý nhà nước về giao thông.
Mọi công việc thực hiện đối với đường cáp điện cũ đã không còn được sử dụng hoặc bị loại bỏ
vẫn phải được thông báo cho Đơn vị điều độ lưới điện cấp Công ty Điện lực.
Mọi công việc thực hiện đối với đường cáp điện cũ đã không còn được sử dụng hoặc bị loại bỏ
vẫn phải được thông báo cho Đơn vị QLVH. 
Công việc thực hiện đối với đường cáp điện cũ đã không còn được sử dụng hoặc bị loại bỏ
không phải thông báo cho Đơn vị QLVH.
Câu 48. Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi không có rào chắn
đối với điện áp từ 1 đến 15kV như thế nào?
Không nhỏ hơn 0,6 mét.
Không nhỏ hơn 0,8 mét.
Không nhỏ hơn 0,7 mét. 
Không nhỏ hơn 0,9 mét.
Câu 11. Theo Quy trình An toàn điện, Người thực hiện thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm
việc khi hiện trường công tác đã đảm bảo an toàn về điện là:
Người chỉ huy trực tiếp.
Người cấp phiếu.
Người lãnh đạo công việc.
Người cho phép. 
Câu 22. Theo Quy trình An toàn điện quy định cấm chặt cây trong những trường hợp nào?
Khi có gió cấp 6 trở lên; Cưa cây sẵn hàng loạt rồi làm đổ cây bằng cách cho cây này làm đổ cây
kia; Đứng ở phía cây đổ và phía đối diện.
Khi có gió cấp 4 trở lên; Cưa cây sẵn hàng loạt rồi làm đổ cây bằng cách cho cây này làm đổ cây
kia; Buộc chuôi giao vào cổ tay để chặt cây.
Khi có gió cấp 8 trở lên; Dùng dây thừng đẻ kéo dây về phía đối diện; Đứng ở phía cây đổ và
phía đối diện.
Khi có gió cấp 4 trở lên; Cưa cây sẵn hàng loạt rồi làm đổ cây bằng cách cho cây này làm đổ cây
kia; Đứng ở phía cây đổ và phía đối diện. 
Câu 24. Theo Quy trình An toàn điện, khi tháo hoặc nối dây trong khoảng cột giao chéo với
đường dây đang vận hành phải thực hiện những quy định nào sau đây?
Phải cắt điện các đường dây ở phía dưới đường dây sửa chữa. Trường hợp không thể cắt điện
đường dây ở phía dưới thì cho phép bọc cách điện đường dây có điện.
Phải cắt điện các đường dây ở phía dưới đường dây sửa chữa. Trường hợp không thể cắt điện
đường dây ở phía dưới thì cho phép làm giàn giáo để cách ly với đường dây có điện. 
Phải cắt điện các đường dây ở phía trên đường dây sửa chữa. Trường hợp không thể cắt điện
đường dây ở phía dưới thì cho phép làm giàn giáo để cách ly với đường dây có điện.
Phải cắt điện đường dây đang sửa chữa. Trường hợp không thể cắt điện đường dây ở phía dưới
thì cho phép làm giàn giáo để cách ly với đường dây có điện.
Câu 32. Theo Quy trình An toàn điện, thiết bị GIS (Gas Insulated System) là hiết bị gì?
Là trạm thu gọn đặt trong buồng kim loại được nối đất, cách điện cho các thiết bị chính của trạm
bằng chất khí không cháy.
Là trạm thu gọn đặt trong ống cách điện, cách điện cho các thiết bị chính của trạm bằng không
khí.
Là TBA thu gọn đặt trong buồng kim loại được cách điện với đất, cách điện cho các thiết bị
chính của trạm bằng chất khí trơ.
Là thiết bị điện cách điện bằng khí SF6 áp lực cao, đặt trong buồng kim loại được nối đất. 
Câu 50. Theo Quy trình An toàn điện, quy định, khi đào đất ngay trên đường cáp điện thì BPAT
như thế nào?
Đầu tiên phải đào thử đường cáp để xác định vị trí đặt, độ sâu của cáp dưới sự giám sát của Nhân
viên vận hành. Khi đào tới độ sâu còn cách đường cáp 0,40 m phải dùng xẻng để tiếp tục đào. 
Đầu tiên phải đào thử đường cáp để xác định vị trí đặt, độ sâu của cáp dưới sự giám sát của Nhân
viên vận hành. Khi đào tới độ sâu còn cách đường cáp 0,70 m phải dùng xẻng để tiếp tục đào.
Đầu tiên phải đào thử đường cáp để xác định vị trí đặt, độ sâu của cáp dưới sự giám sát của Nhân
viên vận hành. Khi đào tới độ sâu còn cách đường cáp 0,30 m phải dùng xẻng để tiếp tục đào.
Đầu tiên phải đào thử đường cáp để xác định vị trí đặt, độ sâu của cáp dưới sự giám sát của Nhân
viên vận hành. Khi đào tới độ sâu còn cách đường cáp 0,50 m phải dùng xẻng để tiếp tục đào.
Câu 13. Theo Quy trình An toàn điện, Khi kiểm tra không còn điện thì phải thực hiện như thế
nào cho đúng quy trình an toàn điện:
Người thực hiện thao tác cắt điện đồng thời phải tiến hành kiểm tra không còn điện ở các thiết bị
đã cắt điện 
Có thể căn cứ tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ để xác nhận thiết bị điện không còn điện; và nếu đèn,
rơ le, đồng hồ báo tín hiệu có điện thì phải xem như thiết bị vẫn có điện
Kiểm tra không còn điện bằng thiết bị thử điện chuyên dùng phù hợp với điện áp danh định của
thiết bị điện cần thử, như bút thử điện, còi thử điện; phải thử ở tất cả các pha và các phía vào của
thiết bị điện
Câu 14. Theo Quy trình An toàn điện, Thời hạn thử tải trọng định kỳ của dây an toàn là bao
nhiêu?
01 năm một lần
01 tháng một lần
06 tháng một lần 
03 tháng một lần
Câu 15. Theo Quy trình An toàn điện, Khi chặt cây ở gần đường dây phải thực hiện theo những
quy định nào sau đây là đúng?
Chặt cây trong hành lang an toàn đường dây cao áp phải có phiếu công tác hoặc lệnh công tác
Phải cắt điện đường dây nếu khi chặt cây, chặt cành có khả năng đổ, rơi vào đường dây. Nếu
không cắt điện thì phải có biện pháp để hạ cây, cành an toàn
Khi chặt cây phải dùng dây để buộc chuôi dao với cổ tay tránh rơi vào người khác, Dây an toàn
phải được buộc vào cành cây hoặc thân cây chắc chắn
Thực hiện cả 3 ý trên (dưới) 
Câu 22. Theo Quy trình An toàn điện quy định trách nhiệm của ĐVQLVH trong trường hợp
ĐVQLVH là ĐVCT thì thực hiện như thế nào?
Lập phương án cụ thể, chi tiết khi triển khai kế hoạch công việc; Phân định rõ trách nhiệm thực
hiện của ĐVCT và ĐVQLVH trong phương án.
Không phải lập phương án khi triển khai kế hoạch công việc; Phân định rõ trách nhiệm thực hiện
của từng chức danh trong PCT và các bộ phận trong đơn vị.
Lập phương án cụ thể, chi tiết khi triển khai kế hoạch công việc; Phân định rõ trách nhiệm thực
hiện của từng chức danh trong PCT và các bộ phận trong đơn vị. 
Khảo sát chi tiết khi triển khai kế hoạch công việc; Phân định rõ trách nhiệm thực hiện của từng
chức danh trong PCT và các bộ phận trong đơn vị.
Câu 42. Theo Quy trình An toàn điện thì khoảng cách cho phép nhỏ nhất đến phần có điện cao
áp xoay chiều được quy định như thế nào?
Từ 1-35kV là 0,7 mét; Từ trên 35kV-110kV là 2,0 mét
Từ 1-35kV là 0,8 mét; Từ trên 35kV-110kV là 2,5 mét
Từ 1-35kV là 0,6 mét; Từ trên 35kV-110kV là 1,0 mét 
Từ 1-35kV là 0,5 mét; Từ trên 35kV-110kV là 1,5 mét.
Câu 13. Theo Quy trình An toàn điện, Làm công việc trên đường dây đã cắt điện, quy định nào
sau đây đúng?
Phải có tiếp đất tại nơi làm việc theo quy định của Quy trình an toàn điện. 
Thực hiện theo cả 3 ý trên (dưới)
Nếu máy cắt đầu xuất tuyến đã cô lập thì không cần tiếp đất nơi làm việc
Nếu đường dây đã mất điện do sự cố thì không cần tiếp đất nơi làm việc
Câu 14. Theo Quy trình An toàn điện, Khi sử dụng thang di động để làm việc trên cao, phải thực
hiện:
Khi dựng thang vào các xà dài, ống tròn phải dùng dây để buộc đầu thang vào vật đó. 
Bao gồm cả 3 ý trên (dưới)
Khi dựng thang vào các xà dài, ống tròn, nếu người phụ trách không yêu cầu thì không phải dùng
dây để buộc thang vào vật đó.
Không được dựng thang vào các xà dài, ống tròn.
Câu 36. Theo Quy trình An toàn điện khi làm việc ở máy phát điện và máy bù đồng bộ cần kiểm
tra nơi làm việc như thế nào?
Phải kiểm tra ánh sáng nơi làm việc và các thiết bị phụ theo đúng quy trình. Xung quanh máy
phát hoặc máy bù không để quần, áo và bất cứ loại vật liệu nào có thể cuốn vào máy. 
Phải kiểm tra sơ đồ nối điện các thiết bị phụ theo đúng quy trình. Xung quanh máy phát hoặc
máy bù không để quần, áo và bất cứ loại vật liệu nào có thể cuốn vào máy.
Phải kiểm tra nhiệt độ nơi làm việc và các thiết bị phụ theo đúng quy trình. Xung quanh máy
phát hoặc máy bù không để quần, áo và bất cứ loại vật liệu nào có thể cuốn vào máy.
Phải kiểm tra độ ồn nơi làm việc và các thiết bị phụ theo đúng quy trình. Xung quanh máy phát
hoặc máy bù không được để bất cứ loại vật liệu nào
Câu 7. Theo Quy trình An toàn điện, Khi sử dụng thang di động để làm việc trên cao, phải thực
hiện:
Thực hiện cả 3 ý trên (dưới)
Nếu thang chắc chắn thì có thể trèo lên thang cùng một lúc hai người để làm việc.
Trường hợp cần thiết cho phép đứng trên thang để dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí khác.
Cấm mang theo những vật quá nặng lên thang, trèo lên thang cùng một lúc hai người và đứng
trên thang để dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. 
Câu 8. Theo Quy trình An toàn điện, Khi tiến hành thử dây đeo an toàn thì thì trọng lượng và
thời gian thử là:
Dây cũ 225kg, dâu mới 300kg- thời gian 5 phút. 
Dây cũ 75kg, dâu mới 225kg- thời gian 10 phút.
Dây cũ 225kg, dâu mới 300kg- thời gian 10 phút.
Dây cũ 200kg, dâu mới 250kg- thời gian 5 phút.
Câu 9. Theo Quy trình An toàn điện, Chỉ được phép lắp đặt dây dẫn ở chỗ giao chéo với đường
dây cao áp đang vận hành trong trường hợp nào sau đây?
Dây lắp đặt đi dưới dây vận hành 
Cả hai trường hợp trên đều được
Dây lắp đặt đi trên dây vận hành
Cả 3 ý trên (dưới) đều không được phép
Câu 7. Theo Quy trình An toàn điện, Đối với nhân viên trong đơn vị công tác trong PCT, quy
đinh nào sau đây đúng:
Có thể là người lao động tự do chưa được huấn luyện về an toàn điện, được đơn vị công tác thuê
mướn làm việc trên thiết bị điện.
Nếu là người của đơn vị quản lý vận hành trong trường hợp cần thiết vẫn được phép làm việc
trên thiết bị điện ngay cả khi chưa qua huấn luyện về AT điện phù hợp với công việc được giao.
Phải là những người được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và huấn luyện về an toàn điện phù
hợp với công việc được giao. 
Bao gồm cả 3 ý trên (dưới)
Câu 6. Theo Quy trình An toàn điện, Để đảm bảo an toàn; Giám đốc, Phó Giám đốc, Thủ trưởng
đơn vị trực tiếp sử dụng lao động; Người quản lý, điều hành trực tiếp các công trường, phân
xưởng hoặc các bộ phận tương đương có nhiệm vụ:
Kiểm tra và giám sát thực hiện các biện pháp an toàn đó trong đơn vị mình
Bao gồm cả 3 ý trên (dưới) 
Phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những biện pháp an toàn mà mình đã đề ra.
Đề ra các biện pháp an toàn lao động,
Câu 11. Theo Quy trình An toàn điện, Khi làm việc ở trên cột của đường dây cao áp có điện phải
thực hiện những quy định sau đây:
Không buông thõng tự do các đầu dây thừng.
Cấm dùng thước làm bằng thép (kim loại) để đo.
Dây thừng phải làm bằng sợi (bông, đay, dù) có đủ chiều dài theo yêu cầu công việc và không có
chỗ dễ bị đứt. Hệ số an toàn của dây thừng không nhỏ hơn 4,0.
Bao gồm cả 3 ý trên (dưới) 
Câu 6. Theo Quy trình An toàn điện, Người chỉ huy trực tiếp trong Lệnh công tác có trách
nhiệm:
Bao gồm cả 3 ý trên (dưới)
Phải có mặt liên tục tại nơi làm việc để chỉ huy. 
Có thể vắng mặt trong thời gian ngắn, nhưng phải uỷ quyền cho người có chức danh CHTT
trong LCT hoặc công nhân bậc 4 AT điện trở lên thay thế.
Nếu nhân viên trong đơn vị công tác có dấu hiệu vi phạm dẫn đến mất an toàn thì phải báo ngay
cho người ra lệnh để họ nhắc nhở hoặc đình chỉ công việc của người đó
Câu 7. Theo Quy trình An toàn điện, Thao tác đóng điện vào thiết bị đã cắt điện khi làm việc
được thực hiện khi:
Đảm bảo thiết bị sẽ đóng điện tuyệt đối an toàn
Bao gồm cả 3 ý trên (dưới) 
Phiếu công tác đã được khóa
Tất cả các phiếu công tác đã được khóa- nếu thiết bị đóng điện có liên quan đến nhiều đơn vị
công tác
Câu 6. Theo Quy trình An toàn điện, Để đảm bảo an toàn điện thì những quy định chung nào sau
đây là đúng:
Khi phát hiện có người bị điện giật, nếu trong trường hợp là điện hạ áp thì người phát hiện cũng
phải tìm biện pháp nhanh nhất để tách nạn nhân ra khỏi mạch điện và cứu chữa người bị nạn
Người trực tiếp làm công tác quản lý vận hành, kinh doanh, thí nghiệm, sửa chữa, xây lắp điện
phải có giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp theo quy định hiện hành
Cả 3 ý trên (dưới) đều đúng
Nhân viên mới phải qua thời gian kèm cặp của nhân viên có kinh nghiệm để có trình độ kỹ thuật
và an toàn theo yêu cầu của công việc, sau đó phải được kiểm tra bằng bài viết và vấn đáp trực
tiếp, đạt yêu cầu mới được giao nhiệm vụ 
Câu 8. Theo Quy trình An toàn điện, Trách nhiệm của người chỉ huy trực tiếp trong PCT:
Bao gồm cả 3 ý trên (dưới)
Được phép vắng mặt tại nơi làm việc trong thời gian ngắn.
Được phép giao lại nhiệm vụ chỉ huy nhóm công tác cho người có bậc an toàn điện bậc 4 trở lên
khi cần thiết.
Phải có mặt liên tục tại nơi làm việc để chỉ huy, phối hợp, kiểm tra, giám sát tất cả các nhân viên
của đơn vị công tác trong suốt quá trình làm việc để đảm bảo an toàn 
Câu 9. Theo Quy trình An toàn điện, Với thiết bị điện đã cắt điện để làm việc, được thao tác
đóng điện lại với điều kiện gì?
Ý 1. Tất cả các phiếu công tác có liên quan đã được khoá
Ý 2. Thiết bị sẽ đóng điện đã tuyệt đối an toàn
Ý 1 và 2 đều sai
Cả ý 1 và ý 2 
Câu 8. Theo Quy trình An toàn điện, Biện pháp an toàn khi làm việc ở động cơ điện cao áp, quy
đinh nào sau đây đúng?
Cấm làm bất cứ công việc gì trong mạch của động cơ đang quay, trừ công việc thí nghiệm thực
hiện theo chương trình đặc biệt được phòng kỹ thuật của đơn vị phê duyệt.
Đóng, cắt động cơ do những nhân viên chuyên nghiệp đảm nhiệm.
Nếu tiếp xúc với thiết bị khởi động của động cơ điều khiển bằng tay thì phải đeo găng tay cách
điện.
Thực hiện cả 3 ý trên (dưới) 
Câu 9. Theo Quy trình An toàn điện, Hàng ngày, trước khi làm việc trên cao người sử dụng phải
kiểm tra dây đeo an toàn bằng cách nào?
Ý 1. Kiểm tra khoá, móc, đường chỉ... xem có bị rỉ hoặc đứt không
Thực hiện cả 2 ý trên (dưới)
Theo ý 1 và ý 2 
Ý 2. Đeo vào người rồi mắc vào vật chắc chắn ở dưới đất và ngả người xem dây có bất thường gì
không
Câu 8. Theo Quy trình An toàn điện, Trách nhiệm của nhân viên đơn vị công tác trong PCT:
Tự ghi họ, tên, thời gian và ký vào Mục 4 của Phiếu công tác khi đến làm việc và rút khỏi nơi
làm việc (nếu có trong trường hợp đơn vị công tác chưa hoàn thành công việc). 
Nếu rút khỏi nơi làm việc để làm việc khác sau đó sẽ quay trở lại thì không cần tự ghi và ký vào
Mục 4 của PCT khi rút khỏi nơi làm việc.
Không phải tự ghi họ, tên, thời gian và ký vào Mục 4 của Phiếu công tác khi đến làm việc và rút
khỏi nơi làm việc (nếu có trong trường hợp đơn vị công tác chưa hoàn thành công việc) vì đây là
nhiệm vụ của người CHTT.
Bao gồm cả 2 ý trên (dưới)
Câu 10. Theo Quy trình An toàn điện, Thử tải trọng định kỳ cho dây an toàn đang sử dụng quy
định như thế nào?
Thử chịu tải trọng 300kg trong 5 phút
Thử chịu tải trọng 225kg trong 5 phút 
Theo ý 1 và ý 2
Đeo vào người rồi mắc vào vật chắc chắn và ngả người xem dây có hỏng không
Câu 8. Theo Quy trình An toàn điện, Khi dùng dao để chặt cây, quy trình ATĐ lưu ý người chặt
cây điều nào?
Bao gồm cả 2 ý trên (dưới)
Dùng dao có cán dài, chắc chắn Chú ý cầm nắm chuôi dao sao cho thật chắc
Dùng dây buộc chuôi dao với cổ tay 
Câu 9. Theo Quy trình An toàn điện, Khi làm công việc theo Lệnh công tác, quy định nào sau
đây đúng:
Bao gồm cả 3 ý trên (dưới)
Mọi biện pháp an toàn chuẩn bị nơi làm việc đều do người cho phép đơn vị công tác vào làm
việc thực hiện.
Không phải thực hiện các biện pháp an toàn nơi làm việc.
Mọi biện pháp an toàn nơi làm việc đều do đơn vị công tác thực hiện. 
Câu 8. Theo Quy trình An toàn điện, Khi dựng cột ở gần đường dây điện cao áp đang vận hành
thì phải đặt các phương tiện trục kéo đảm bảo yêu cầu gì?
Cấm đặt các phương tiện trục kéo phía dưới dây dẫn của đường dây đang vận hành 
Không chằng néo trục kéo vào cột đường dây vận hành
Bao gồm cả 3 ý trên (dưới)
Không vi phạm khoảng cách nguy hiểm với đường dây vận hành
Câu 7. Theo Quy trình An toàn điện, Thử tải trọng cho dây an toàn mới được quy định như thế
nào?
Thử chịu tải trọng 225kg trong 5 phút
Đeo vào người rồi mắc vào vật chắc chắn và ngả người xem dây có hỏng
Thử chịu tải trọng 300kg trong 5 phút 
Thực hiện cả 3 ý trên (dưới)
Câu 8. Theo Quy trình An toàn điện, Kiểm tra định kỳ đường dây, khi trèo lên cột phải:
Trường hợp cần thiết, cho phép trèo lên cột trên 2,0m không có dây đeo an toàn.
Kiểm tra sơ bộ tình trạng của móng cột và cột. Nếu trèo lên cột trên 2,0m thì phải thực hiện đúng
các quy định về an toàn điện và làm việc trên cao. Cấm trèo và làm việc ở phía đặt tay xà có sứ
đỡ dây dẫn trên cột đơn. 
Trường hợp cần thiết, khi làm việc trên cao, cho phép trèo lên cột bê-tông ly tâm không sử dụng
ty leo chuyên dùng
Câu 9. Theo Quy trình An toàn điện, Trách nhiệm của nhân viên đơn vị công tác trong PCT:
Bao gồm cả 3 ý trên (dưới)
Chấp hành nghiêm nhiệm vụ được phân công và có trách nhiệm tự bảo vệ để đảm bảo an toàn
khi làm việTừ chối thực hiện công việc khi thấy không đảm bảo an toàn, nếu người chỉ huy trực
tiếp không chấp thuận thì báo cáo lên cấp trên để giải quyết. 
Khi thực hiện công việc, nếu thấy không đảm bảo an toàn thì yêu cầu người CHTT phân công
việc khác có chỗ làm việc an toàn.
Khi thực hiện công việc, nếu thấy không đảm bảo an toàn thì vẫn phải tiếp tục thực hiện công
việc, sau đó báo lại cho người CHTT biết để rút kinh nghiệm.
Câu 6. Theo Quy trình An toàn điện, Khi chặt cây sắp đổ, cành sắp gẫy thì phải có hành động
gì?
Bao gồm cả 3 ý trên (dưới)
Phải tránh xa khu vực cây sắp đổ, cành sắp rơi gẫy
Phải báo cho người xung quanh biết 
Hạ cây, hạ cành thật từ từ
Câu 9. Theo Quy trình An toàn điện, Khi dựng cột ở gần đường dây điện cao áp đang vận hành,
dây cáp kéo và cáp hãm được quy định như thế nào?
Dùng thừng buộc gìm từng đoạn xuống
Bố trí cách thật xa đường dây đang vận hành
Phải bố trí sao cho khi bị bật, đứt không thể văng lên đường dây vận hành 
Câu 16. Theo Quy trình An toàn điện, phân loại theo mức độ rủi ro (theo Quy định công tác an
toàn trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam), rủi ro cấp 1 là?
Là rủi ro có mức độ rủi ro thấp. 
Là rủi ro có mức độ rủi ro cực cao.
Là rủi ro có mức độ rủi ro trung bình.
Là rủi ro có mức độ rủi ro cao.
Câu 17. Theo Quy trình An toàn điện, Vùng làm việc an toàn là vùng?
Đã được thiết lập các biện pháp an toàn cho người khi thực hiện công việc.
Đã được thiết lập các biện pháp an toàn cho thiết bị khi thực hiện công việc.
Đã được thiết lập các biện pháp an toàn cho người, thiết bị khi thực hiện công việc. 
Câu 21. Theo Quy trình An toàn điện, Quy định NCHTT có bậc ATĐ như thế nào?
Có bậc 4 ATĐ trở lên
Có bậc 4 ATĐ trở lên khi thực hiện PCT, bậc 3 ATĐ trở lên khi thực hiện LCT đối với công việc
về điện; 
Có bậc 3 ATĐ trở lên
Câu 25. Trong mẫu PCT của EVN tại mục ghi “Cảnh báo, chỉ dẫn cần thiết” ghi những nội dung
gì?
Ghi những cảnh báo cho ĐVCT biết tại vị trí làm việc còn có những nguy cơ mất an toàn khác
(như các ngăn lộ, má CD, MC…đường dây khác đang mang điện; các cảnh báo giao thông, khu
đông người, các vị trí nguy hiểm cơ học khác…) 
Ghi những yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ an toàn, BHLĐ cần thiết mà ĐVCT phải có để thực
hiện công việc
Không ghi gì ;
Ghi tất cả những BPAT về điện và cơ học do ĐVQLVH đã thực hiện có liên quan đến khu vực
làm việc của ĐVCT;
Câu 42. Theo Quy trình An toàn điện, Khi kiểm tra không còn điện thì phải thực hiện như thế
nào cho đúng quy trình an toàn điện:
Cấm căn cứ tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ để xác nhận thiết bị điện không còn điện; nhưng nếu
đèn, rơ le, đồng hồ báo tín hiệu có điện thì phải xem như thiết bị vẫn có điện 
Kiểm tra không còn điện bằng thiết bị thử điện chuyên dùng phù hợp với điện áp danh định của
thiết bị điện cần thử, như bút thử điện, còi thử điện; không cần thiết phải thử ở tất cả các pha và
các phía vào, ra của thiết bị điện
Phải kiểm tra thiết bị thử ở nơi có điện trước, sau đó mới thử ở nơi không còn điện. Nếu ở nơi
làm việc không có điện để thử thì cho phép chỉ cần kiểm tra- thử bằng chính tín hiệu đèn, còi…
của thiết bị đó
Người thực hiện giám sát thao tác cắt điện đồng thời phải tiến hành kiểm tra không còn điện ở
các thiết bị đã cắt điện
Câu 16. Theo Quy trình An toàn điện, phân loại theo mức độ rủi ro (theo Quy định công tác an
toàn trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam), rủi ro cấp 3 là?
Là rủi ro có mức độ rủi ro cao. 
Là rủi ro có mức độ rủi ro cực cao.
Là rủi ro có mức độ rủi ro thấp.
Là rủi ro có mức độ rủi ro trung bình.
Câu 17. Theo Quy trình An toàn điện, Không cho phép làm việc trong ngăn tủ phân phối khi
nào?
Hàm tĩnh trên ngăn tủ này chưa được nối đất.
Hàm tĩnh dưới ngăn tủ này chưa được nối đất.
Hàm tĩnh trên hoặc dưới ngăn tủ này chưa được nối đất. 
Câu 21. Theo Quy trình An toàn điện, Nếu xảy ra tai nạn hoặc sự cố, NCHTT và NVĐVCT phải
ngừng ngay công việc và tuân thủ các nguyên tắc nào sau đây?
Bao gồm tất cả các đáp án trên (dưới). 
Phải sơ cấp cứu người bị nạn và liên hệ ngay với các cơ sở y tế gần nhất.
Phải áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa các tai họa khác và không được đến gần thiết
bị hư hỏng nếu có nguy hiểm.
Câu 22. Theo Quy trình An toàn điện, Đơn vị công tác phải tạm dừng làm việc khi thuộc trường
hợp nào sau đây?
Bao gồm tất cả các đáp án trên (dưới). 
Xuất hiện yếu tố nguy hiểm mới (chưa kịp chuẩn bị biện pháp phòng) tại hiện trường công tác.
Thay đổi thời tiết không bảo đảm an toàn để tiếp tục làm việc.
Nghỉ giải lao
Câu 16. Theo Quy trình An toàn điện, việc đánh giá rủi ro là gì?
Quá trình tìm hiểu, xác định những rủi ro có thể xảy ra liên quan tới công việc chuẩn bị thực hiện
và đưa ra biện pháp phòng ngừa hợp lý. 
Quá trình tìm hiểu, xác định những mối nguy có thể xảy ra liên quan tới công việc chuẩn bị thực
hiện và đưa ra biện pháp phòng ngừa hợp lý.
Quá trình tìm hiểu, xác định những rủi ro xảy ra tới công việc đang thực hiện và đưa ra biện pháp
phòng ngừa hợp lý.
Câu 18. Theo Quy trình An toàn điện, PCT hết hiệu lực khi nào?
PCT hết hiệu lực khi đã khóa PCT 
PCT hết hiệu lực khi quá 30 ngày kể từ ngày ký cấp
PCT hết hiệu lực khi quá 60 ngày kể từ ngày ký cấp
Câu 20. Theo Quy trình An toàn điện, Đối với tủ máy cắt hợp bộ, không cho phép vào làm việc
trong khoang ngăn MC nếu?
Vẫn có điện hàm trên hoặc hàm dưới. 
Vẫn có điện hàm dưới.
Vẫn có điện hàm trên
Câu 21. Theo Quy trình An toàn điện, Khi đào đất, các phương tiện thi công đối với đường cáp
ngầm như xe ôtô, máy xúc phải cách đường cáp điện ít nhất bao nhiêu m?
Ít nhất 01 m. 
Ít nhất 02 m.
Ít nhất 05 m.
Câu 16. Theo Quy trình An toàn điện, phân loại theo mức độ rủi ro (theo Quy định công tác an
toàn trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam), rủi ro cấp 2 là?
Là rủi ro có mức độ rủi ro thấp.
Là rủi ro có mức độ rủi ro cao.
Là rủi ro có mức độ rủi ro cực cao.
Là rủi ro có mức độ rủi ro trung bình. 
Câu 21. Theo Quy trình An toàn điện, quy định trách nhiệm của Người cảnh giới như thế nào?
Bao gồm tất cả các đáp án trên (dưới). 
Phối hợp với Người chỉ huy trực tiếp để thực hiện công việc bảo đảm an toàn cho cộng đồng.
Cùng với Người chỉ huy trực tiếp tiếp nhận và phải luôn có mặt tại vị trí cần cảnh giới để bảo
đảm an toàn cho cộng đồng.
Câu 18. Theo Quy trình An toàn điện, phân loại theo mức độ rủi ro (theo Quy định công tác an
toàn trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam), rủi ro cấp 4 là?
Là rủi ro có mức độ rủi ro trung bình.
Là rủi ro có mức độ rủi ro thấp.
Là rủi ro có mức độ rủi ro cực cao. 
Là rủi ro có mức độ rủi ro cao.
Câu 17. Theo Quy trình An toàn điện, thời gian đăng ký công tác đối với công tác có kế hoạch
quy định như thế nào?
Muộn nhất 24 giờ trước thời điểm bắt đầu thực hiện công tác.
Muộn nhất 01 ngày trước thời điểm bắt đầu thực hiện công tác.
Muộn nhất 07 ngày trước thời điểm bắt đầu thực hiện công tác. 
Câu 25. Theo Quy trình An toàn điện, Các phương tiện đào đất bằng phương pháp rung đối với
đường cáp ngầm phải cách đường cáp ít nhất bao nhiêu m?
Ít nhất 02 m.
Ít nhất 01 m.
Ít nhất 05 m. 
Câu 23. Theo Quy trình An toàn điện quy định nào không đúng (không phù hợp) trong biện
pháp an toàn khi làm việc ở MC hợp bộ?
Không cho phép vào làm việc trong khoang ngăn MC nếu vẫn có điện hàm trên hoặc hàm dưới.
Phải đóng và khóa cánh cửa tủ ngăn MC đó sau khi kéo MC ra ngoài.
Treo biển “Cấm vào! Điện cao áp nguy hiểm chết người” cả phía trước và phía sau tủ máy cắt.
Cho phép vào làm việc trong khoang ngăn MC khi còn điện hàm trên hoặc hàm dưới nhưng phải
cử người GSATĐ. 
Câu 24. Theo Quy trình An toàn điện thì những nhóm việc nào sau đây được thực hiện khi có
trèo lên cột từ vị trí cách dây dẫn cuối cùng 1,5 mét lên đến đỉnh cột để làm việc khi đường dây
110kV đang vận hành?
Thay xà, sứ, dây dẫn, dây chống sét
Sơn xà, gỡ tổ chim, kiểm tra dây dẫn, mối nối, phụ kiện 
Tháo lắp đèn báo độ cao và phụ kiện.
Tháo thanh cột, lắp chụp, dây néo cột, lắp tụ bù, chống sét van đường dây
Câu 9. Theo Quy trình An toàn điện, Chặt cây gần đường dây phải làm thế nào để bảo đảm an
toàn điện?
Nếu không có biện pháp hạ cây, cành an toàn thì phải cắt điện 
Phải buộc thừng kéo cây về phía xa đường dây Cả b và c
Chặt cây ở phía đối diện với đường dây
Câu 26. Theo Quy trình An toàn điện thì ĐVQLVH cấp PCT phải thực hiện nhiệm vụ gì sau khi
đã nhận được Giấy đăng ký công tác của ĐVLCV
Lập kế hoạch đăng ký cắt điện, viết PCT, LCT.
Lập kế hoạch đăng ký cắt điện, cấp Giấy phối hợp cho phép, lập PTT.
Lập kế hoạch đăng ký cắt điện, viết PCT, cấp Giấy phối hợp cho phép, LCT. Viết phương án tổ
chức thi công và BPAT, viết PCT, cấp Giấy phối hợp cho phép.
#Theo Quy trình An toàn điện, Để đảm bảo an toàn điện thì mọi công việc khi tiến hành
trên thiết bị và vật liệu điện, ở gần hoặc liên quan đến thiết bị điện và vật liệu điện đang
mang điện đều phải:
* Thực hiện theo phiếu công tác hoặc lệnh công tác
Thực hiện theo phiếu công tác
Thực hiện theo lệnh công tác
Thực hiện theo phiếu công tác và lệnh công tác
#Theo Quy trình An toàn điện, Cắt điện để làm công việc phải thực hiện như thế nào cho
đúng quy trình an toàn điện:
*Bao gồm cả 3 ý trên (dưới)
Cắt điện do nhân viên vận hành đảm nhiệm
Cấm uỷ nhiệm việc thao tác cắt, đóng cho người của đơn vị công tác, trừ trường hợp người thực
hiện thao tác đã được huấn luyện, kiểm tra công nhận chức danh vận hành và được phép của đơn
vị vận hành
Cắt điện từng phần để làm việc phải giao cho nhân viên vận hành nắm vững sơ đồ và vị trí thực
tế của thiết bị để ngăn ngừa khả năng nhầm lẫn, gây nguy hiểm cho đơn vị công tác
#Theo Quy trình An toàn điện, Khi kiểm tra không còn điện thì phải thực hiện như thế nào
cho đúng quy trình an toàn điện:
* Thực hiện theo b và phải thử ở tất cả các pha và các phía vào, ra của thiết bị điện
Có thể căn cứ tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ để xác nhận thiết bị điện không còn điện; nhưng nếu
đèn, rơ le, đồng hồ báo tín hiệu có điện thì phải xem như thiết bị vẫn có điện
Kiểm tra không còn điện bằng thiết bị thử điện chuyên dùng phù hợp với điện áp danh định của
thiết bị điện cần thử, như bút thử điện, còi thử điện
Phải kiểm tra thiết bị thử ở nơi có điện trước, sau đó mới thử ở nơi không còn điện. Nếu ở nơi
làm việc không có điện để thử thì cho phép chỉ cần kiểm tra- thử thử bằng chính tín hiệu đèn,
còi… của thiết bị đó
#Theo Quy trình An toàn điện, Tiếp đất nơi làm việc có cắt điện thì phải thực hiện như thế
nào?
*Thử hết điện ngay trước khi tiếp đất, tiếp đất ở tất cả các pha của thiết bị về phía có khả năng
dẫn điện đến
Đảm bảo khoảng cách an toàn đối với phần không còn mang điện và đảm bảo cho toàn bộ đơn vị
công tác nằm trọn trong vùng bảo vệ của nối đất
Bao gồm cả 2 ý trên (dưới)
Tất cả đều sai
#Theo Quy trình An toàn điện, Yêu cầu đối với nhân viên đơn vị công tác trong PCT:
* Phải nắm vững những yêu cầu về an toàn có liên quan đến công việc.
Không cần nắm vững những yêu cầu về an toàn có liên quan đến công việc vì đây là trách nhiệm
của người chỉ huy trực tiếp.
Không cần nắm vững những yêu cầu về an toàn có liên quan đến công việc, chỉ cần làm việc
trong phạm vi được phép.
Bao gồm cả 3 ý trên (dưới)
#Theo Quy trình An toàn điện, Khi chặt cây ở gần đường dây phải thực hiện theo những
quy định nào sau đây là đúng?
* Thực hiện cả 3 ý trên (dưới)
Người chưa huấn luyện và kiểm tra, chưa có kinh nghiệm không trực tiếp chặt cây
Người chỉ huy trực tiếp phải thông báo cho nhân viên đơn vị công tác biết về
nguy hiểm khi trèo lên cây, khi cây và dây thừng tiếp xúc hoặc vi phạm khoảng cách an toàn với
dây dẫn
Khi chặt cây phải chặt cành mục, cây mục trước, khi cây sắp đổ, cành sắp gẫy phải báo cho
người xung quanh biết
Câu 33. Theo Quy trình An toàn điện, quy định điều kiện về khoảng cách dây dẫn khi làm việc
trên đường dây đã cắt điện nhưng đi chung cột với đường dây đang vận hành là
Khoảng cách nhỏ nhất giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch không nhỏ hơn 3,0 mét; 4,0 mét;
6,0 mét tương ứng với cấp điện áp Đến 35kV; 110kV; 220kV.
Khoảng cách nhỏ nhất giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch không nhỏ hơn 3,0 mét; 4,0 mét;
5,0 mét tương ứng với cấp điện áp Đến 35kV; 110kV; 220kV.
Khoảng cách nhỏ nhất giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch không nhỏ hơn 2,0 mét; 3,0 mét;
4,0 mét tương ứng với cấp điện áp Đến 35kV; 110kV; 220kV.
Khoảng cách nhỏ nhất giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch không nhỏ hơn 2,0 mét; 4,0 mét;
6,0 mét tương ứng với cấp điện áp Đến 35kV; 110kV; 220kV.
Câu 23. Theo Quy trình An toàn điện, Mọi công việc thí nghiệm phải thực hiện như thế nào?
Phải được cấp PCT riêng, có NLĐCV chịu trách nhiệm phối hợp an toàn giữa các đơn vị trong
quá trình thí nghiệm. 
Phải được cấp LCT riêng, có NLĐCV chịu trách nhiệm phối hợp an toàn giữa các đơn vị trong
quá trình thí nghiệm.
Phải được cấp PCT riêng, có NCHTT chịu trách nhiệm phối hợp an toàn giữa các đơn vị trong
quá trình thí nghiệm.
Câu 17. Theo Quy trình An toàn điện, Trường hợp nào cần có Người cảnh giới?
Công việc thực hiện có thể gây nguy hiểm cho cộng đồng.
Bao gồm tất cả các đáp án trên (dưới).
Biển báo, rào chắn, căng dây hoặc các biện pháp khác chưa đủ đảm bảo an toàn cho cộng đồng.
Người chỉ huy trực tiếp không đủ khả năng kiêm nhiệm vai trò Người cảnh giới.
Câu 29. Theo Quy trình An toàn điện thì tổ chức lắp đặt tiếp đất di động là
Phải có 03 người, hai người trên cột, một người dưới đất. Đấu dây tiếp đất lên dây dẫn sau đó bắt
chặt đầu dây còn lại vào thân cột.
Cả 03 đáp án đều đúng. Phải có 02 người, trong đó một người giám sát phải có bâc an toàn điện ³
4, một người thực hiện phải có có bậc an toàn điện ³ 3
Phải có 02 người, một người trên cột, một người dưới đất. Dùng kìm đấu dây tiếp đất lên dây dẫn
sau đó bắt chặt đầu dây còn lại vào thân cột.
Câu 21. Theo Quy trình An toàn điện thì sau khi cắt điện xong, cần kiểm tra không còn điện
bằng cách
Dùng sào gõ nhẹ vào đường dây, thanh cái...
Căn cứ vào tín hiệu, đèn, đồng hồ, rơ le...
Dùng bút thử điện phù hợp với điện áp cần thử (bút này phải được kiểm tra trước tại nơi có điện)
sau đó thử cả 3 pha vào và ra của thiết bị
Cả 03 đáp án đều sai
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
ECP
Câu 16. Trong phần mềm kiểm soát an toàn ECP, để thực hiện thao tác tạo công việc dài ngày ta
làm như thế nào?
Nhập trực tiếp như bình thường; Sau khi công việc được tạo thành công ta chọn biểu tượng 2
quyển sách, sẽ xuất hiện bảng ngày để chọn thời gian công việc kéo dài đến ngày nào. Khi chọn
ngày xong công việc được thêm vào các ngày đã chọn với cùng 1 công việc và có thời gian dài
ngày.
Tạo công việc bằng Excel và nhập trực tiếp như bình thường; Sau khi công việc được tạo thành
công ta chọn biểu tượng 2 quyển sách, sẽ xuất hiện bảng ngày để chọn thời gian công việc kéo
dài đến ngày nào. Khi chọn ngày xong công việc được thêm vào các ngày đã chọn với cùng 1
công việc và có thời gian dài ngày. 
Đăng nhập với tài khoản kỹ thuật viên an toàn hoặc tài khoản đội trưởng, Trên thanh menu các
bạn chọn phiên làm việc ==> lập lịch làm việc, Chọn lập lịch, Tiến hành lập lịch, Thêm kế hoạch
thành công
Câu 17. Trong phần mềm kiểm soát an toàn ECP, để thực hiện thao tác lập lịch công việc qua
đêm ta làm như thế nào?
Đăng nhập với tài khoản kỹ thuật viên an toàn hoặc tài khoản đội trưởng, Trên thanh menu các
bạn chọn phiên làm việc ==> lập lịch làm việc, Chọn lập lịch, Tiến hành lập lịch, Thêm kế hoạch
thành công 
Chọn công việc đăng ký bổ sung; Điền thông tin kế hoạch bổ sung; Lưu kế hoạch bổ sung; Công
việc bổ sung thêm thành công
Tạo công việc bằng Excel và nhập trực tiếp như bình thường; Sau khi công việc được tạo thành
công ta chọn biểu tượng 2 quyển sách, sẽ xuất hiện bảng ngày để chọn thời gian công việc kéo
dài đến ngày nào. Khi chọn ngày xong công việc được thêm vào các ngày đã chọn với cùng 1
công việc và có thời gian dài ngày.
Câu 18. Đường dẫn nào đúng nhất để vào phần mềm kiểm soát ECP ?
Ý 1: http://at.npc.com.vn:8033/
https://at.npc.com.vn:8033/
Ý 2: http://10.21.48.1:8033/
Ý 1 và 2 
Câu 19. Đường dẫn nào đúng nhất để vào phần mềm kiểm soát ECP ?
https://at.npc.com.vn:8033/
Ý 1 và 2
Ý 1: http://at.npc.com.vn:8033/ 
Ý 2: https://10.21.48.1:8033/
Câu 20. Giới hạn tải số lượng ảnh lên ứng dụng ECP trên ứng dụng IOS là bao nhiêu?
12 ảnh 
15 ảnh
Không giới hạn
Câu 16. Thực hiện chụp ảnh bước 2 trên thiết bị di động và gửi ảnh lên phần mềm ECP như thế
nào?
Sau khi bấm gửi ảnh bước 1 xong, chọn nhóm ảnh đang thực hiện công việc (bước 2), chụp ảnh
nhân viên đơn vị công tác đang thực hiện công việc và bấm gửi ảnh lên phần mềm ECP. 
Chụp ảnh đang thực hiện công việc và bấm gửi ảnh lên phần mềm ECP.
Chọn phiên làm việc theo PCT, LCT được cấp, chọn nhóm ảnh đang thực hiện (bước 2) chụp
ảnh vị trí công tác, BPAT đã thực hiện, PCT, LCT và bấm gửi ảnh lên phần mềm ECP.
Sau khi bấm gửi ảnh bước 1 xong, tiếp tục chụp ảnh nhân viên đơn vị công tác đang thực hiện
công việc và bấm gửi ảnh lên phần mềm ECP.
Câu 17. Thực hiện gửi nhóm ảnh trên thiết bị di động lên phần mềm ECP như thế nào ?
Sau khi chụp ảnh xong mỗi nhóm ảnh (từng bước), ấn gửi lên phần mềm ECP 1 lần. 
Sau khi chụp ảnh xong 3 nhóm ảnh (các bước) mới ấn gửi lên phần mềm ECP.
Sau khi chụp ảnh xong 2 nhóm ảnh (bước 1 và bước 2) rồi ấn gửi lên phần mềm ECP.
Sau khi chụp ảnh xong 3 nhóm ảnh (các bước) ấn gửi lên phần mềm ECP rồi mới tiến hành công
việc.
Câu 19. Giới hạn tải số lượng ảnh lên ứng dụng ECP trên ứng dụng WEB là bao nhiêu?
12 ảnh
Không giới hạn 
15 ảnh
Câu 20. Ứng dụng nào được phép tải ảnh chụp hiện trường lên hệ thống ECP?
Ứng dụng web
Ứng dụng Android
Cả 3 ứng dụng trên 
Ứng dụng IOS
Câu 18. Trong phần mềm kiểm soát an toàn ECP, để thực hiện công việc lập kế hoạch bổ sung
trực tiếp trên phần mềm ta làm như thế nào?
Chọn công việc đăng ký bổ sung; Tải file mẫu Excel về, Chỉnh sửa file Excel đúng với kế hoạch
bạn muốn thêm xong ta tải file Excel lên,Chọn ngày cho công việc bổ sung.
Chọn công việc đăng ký bổ sung; Điền thông tin kế hoạch bổ sung; Lưu kế hoạch bổ sung; Công
việc bổ sung thêm thành công 
Chọn công việc đăng ký bổ sung; Điền thông tin kế hoạch bổ sung; Lưu kế hoạch bổ sung; Công
việc bổ sung thêm thành công
Câu 20. Các ứng dụng trong hệ thống ECP hoạt động trên các nền tảng nào dưới đây?
Nền tảng ứng dụng DESKTOP và Mobile(Android, IOS)
Nên tảng ứng dụng Web và Mobile(Android, IOS) 
Nền tảng WEB và DESKTOP
Câu 16. Thực hiện chụp ảnh bước 1 trên thiết bị di động và gửi ảnh lên phần mềm ECP như thế
nào?
Chọn phiên làm việc theo PCT, LCT được cấp, chọn nhóm ảnh chuẩn bị, BPAT hiện trường
(bước 1) thực hiện chụp ảnh PCT, LCT và bấm gửi ảnh lên phần mềm ECP.
Chọn phiên làm việc theo PCT, LCT được cấp, chọn nhóm ảnh chuẩn bị, BPAT hiện trường
(bước 1) thực hiện chụp ảnh và bấm gửi ảnh lên phần mềm ECP.
Chọn phiên làm việc theo PCT, LCT được cấp, chọn nhóm ảnh chuẩn bị, BPAT hiện trường
(bước 1), thực hiện chụp ảnh vị trí công tác, BPAT đã thực hiện, PCT, LCT sau khi người cho
phép và CHTT ký giao nhận điểm công tác và bấm gửi ảnh lên phần mềm ECP. 
Chọn phiên làm việc theo PCT, LCT được cấp, thực hiện chụp ảnh PCT, LCT, BPAT hiện
trường đã thực hiện và bấm gửi ảnh lên phần mềm ECP.
Câu 18. Trong phần mềm kiểm soát an toàn ECP, Khi hoàn thành công việc mà quên không up
ảnh lên thì làm thế nào?
Có thể tải ảnh của phiên làm việc đó bằng cách vào tài khoản admin update trạng thái công việc
đã hoàn thành về vừa tạo để có thể tải được ảnh.
Có thể tải ảnh của phiên làm việc đó theo 2 cách: Cách 1 vào tài khoản KTVATCT up ảnh lên
cho phiên làm việc, cách 2 là vào tài khoản admin update trạng thái công việc đã hoàn thành về
vừa tạo để có thể tải được ảnh. 
Không thể tải ảnh thêm khi quên
Câu 19. Trong hệ thống phần mềm Quản lý an toàn lao động (ECP) được phân theo các cấp hoạt
động như thế nào?
Cấp Tổng công ty điện lực miền bắc (NPC)->Cấp Đơn vị->Cấp Tổ đội thực hiện
Cấp Tổng công ty điện lực miền bắc (NPC)->Cấp Công ty điện lực ->Cấp Tổ đội thực hiện
Cấp Tổng công ty điện lực miền bắc (NPC)->Cấp Công ty điện lực ->Cấp Đơn vị->Cấp Tổ đội
thực hiện 
Câu 20. Theo văn bản số 3378/EVNNPC – AT. Việc chấn chỉnh công tác giao ban an toàn tuần,
KTKS ATLĐ đầu ngày, KTKS ATLĐ trước khi ra hiện trường cần thực hiện bổ sung ảnh lên
ECP như thế nào?
Yêu cầu hình ảnh KTKS ATLĐ đầu ngày, KTKS ATLĐ trước khi ra hiện trường phải được
chụp ảnh và gửi lên phần mềm ECP trước khi đi thực hiện công việc.
Yêu cầu hình ảnh giao ban an toàn tuần, KTKS ATLĐ đầu ngày, KTKS ATLĐ trước khi ra hiện
trường phải được chụp ảnh và gửi lên phần mềm ECP trước khi đi thực hiện công việc. 
Yêu cầu hình ảnh giao ban an toàn tuần, KTKS ATLĐ trước khi ra hiện trường phải được chụp
ảnh và gửi lên phần mềm ECP trước khi đi thực hiện công việc.
Câu 17. Trong phần mềm kiểm soát an toàn ECP, để thực hiện thao tác báo cáo đầu giờ ta làm
như thế nào?
Chọn báo cáo -> báo cáo cuối ngày. Chọn thêm báo cáo cuối ngày.Điền thông tin báo cáo và ấn
cập nhật.Báo cáo cuối ngày được thêm thành công.
Chọn để vào phần báo cáo đầu giờ.Click chọn thêm báo cáo đầu giờ.Điền thông tin cho báo cáo
đầu giờ.Báo cáo được thêm thành công 
Cả 2 đáp án đều đúng
Câu 19. Trong hệ thống phần mềm Quản lý an toàn lao động (ECP) Để xem vị trí của ảnh ta
thực hiện như sau?
Người chụp phải sử dụng điện thoại, và người xem chọn Xem bản đồ vị trí -> chuyển link đến
định vị vị trí chụp ảnh.
Người chụp phải up ảnh lên bằng máy tính, và người xem chọn Xem bản đồ vị trí -> chuyển link
đến định vị vị trí chụp ảnh.
Người chụp phải sử dụng điện thoại có bật định vị, và người xem chọn Xem bản đồ vị trí ->
chuyển link đến định vị vị trí chụp ảnh. 
Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 19. Người quản lý thực hiện lập lịch làm việc trên ECP thông qua ứng dụng nào sau đây?
Cả 3 ứng dụng trên
Trên ứng dụng Mobile
Trên ứng dụng DESKTOP
Trên ứng dụng WEB 
Câu 16. Cách đăng nhập vào tài khoản trên phần mềm ECP để chụp ảnh phiên làm việc từ thiết
bị di động của người cho phép ?
Nhập tên và mật khẩu của người cho phép vào giao diện phần mềm ECP, chọn nhóm ảnh, thực
hiện chụp ảnh theo quy định.
Nhập tên và mật khẩu của người cho phép vào giao diện phần mềm ECP trên thiết bị di động,
chọn phiên làm việc theo PCT, LCT được cấp, chọn nhóm ảnh, thực hiện chụp ảnh theo quy
định. 
Đăng nhập tài khoản của người CHTT vào giao diện phần mềm ECP, chọn nhóm ảnh, thực hiện
chụp ảnh theo quy định.
Đăng nhập vào giao diện phần mềm ECP trên thiết bị di động, chọn phiên làm việc theo PCT,
LCT được cấp, chọn nhóm ảnh, thực hiện chụp ảnh theo quy định.
Câu 17. Trong phần mềm kiểm soát an toàn ECP, để thực hiện thao tác xuất báo cáo ta làm theo
các bước
Đăng nhập tài khoản có quyền xuất báo cáo. Trên menu chọn Báo cáo ==> chọn Kết xuất báo
cáo. Chọn điều kiện để xuất báo cáo. Chọn xuất theo mẫu của công ty hoạch xuất hoặc xuất theo
mẫu gửi NPC 
Đăng nhập tài khoản có quyền xuất báo cáo. Trên menu chọn Báo cáo ==> chọn Kết xuất báo
cáo. Chọn xuất theo mẫu của công ty hoạch xuất hoặc xuất theo mẫu gửi NPC
Đăng nhập tài khoản có quyền xuất báo cáo. Chọn điều kiện để xuất báo cáo. Chọn xuất theo
mẫu của công ty hoạch xuất hoặc xuất theo mẫu gửi NPC
Câu 18. Khi đăng nhập vào hệ thống kiểm soát an toàn ECP bằng tên đăng nhập của CHTT thì
người CHTT có thể xem được ảnh và thao thác trên các đơn vị nào?
Xem được tất cả các đơn vị trong hệ thống
Có thể xem được đơn công tác và đơn vị phối hợp
Chỉ xem và thao tác được trên đơn vị đang công tác 
Câu 17. Trong phần mềm kiểm soát an toàn ECP, để thực hiện thao tác báo cáo cuối ngày ta làm
như thế nào?
Cả 2 đáp án đều đúng
Chọn báo cáo -> báo cáo cuối ngày. Chọn thêm báo cáo cuối ngày.Điền thông tin báo cáo và ấn
cập nhật.Báo cáo cuối ngày được thêm thành công. 
Chọn để vào phần báo cáo đầu giờ.Click chọn thêm báo cáo đầu giờ.Điền thông tin cho báo cáo
đầu giờ.Báo cáo được thêm thành công
Câu 20. Trong phần mềm kiểm soát an toàn ECP, Tải ảnh lên hệ thống rồi có thể xóa ảnh
không?
Về nguyên tắc khi đã tải ảnh lên hệ thống là không được phép xóa. 
Có thể xóa
Không thể xóa
Câu 17. Trong phần mềm kiểm soát an toàn ECP, để thực hiện công việc lập công việc bổ sung
bằng Excel ta làm như thế nào?
Chọn nhập từ Excel lịch bổ sung, Chọn công việc đăng ký bổ sung; Điền thông tin kế hoạch bổ
sung; Lưu kế hoạch bổ sung; Công việc bổ sung thêm thành công
Chọn nhập từ Excel lịch bổ sung, Tải file mẫu Excel về, Chỉnh sửa file Excel đúng với kế hoạch
bạn muốn thêm xong ta tải file Excel lên.
Chọn nhập từ Excel lịch bổ sung, Tải file mẫu Excel về, Chỉnh sửa file Excel đúng với kế hoạch
bạn muốn thêm xong ta tải file Excel lên,Chọn ngày cho công việc bổ sung. 
Câu 17. Trong phần mềm kiểm soát an toàn ECP, Những tài khoản nào có quyền để thực hiện
thao tác xuất báo cáo
Tài khoản Lãnh đạo, tài khoản của Kỹ thuật viên an toàn chuyên trách và tài khoản Admin. 
Tài khoản Lãnh đạo, tài khoản Admin và tài khoản của Chỉ huy trực tiếp.
Tài khoản Lãnh đạo, tài khoản của Kỹ thuật viên an toàn chuyên trách, tài khoản Admin và tài
khoản của Chỉ huy trực tiếp.
Câu 8. Trong hệ thống phần mềm Quản lý an toàn lao động (ECP), để thêm mới tài khoản ta
thực hiện như thế nào?
Để thêm mới tài khoản ta chỉ cần bấm vào thêm mới tài khoản, rối sau đó Bấm Đồng ý để tạo tài
khoản, hoặc Hủy bỏ để không tạo tài khoản
Để thêm mới tài khoản đầu tiên ta bấm vào thêm mới tài khoản, chuyển sang màn hình thêm mới
tài khoản; Tại đây cần nhập đúng và đủ thông tin các trường: Bấm Đồng ý để tạo tài khoản, hoặc
Hủy bỏ để không tạo tài khoản
Để thêm mới tài khoản ta chỉ cần bấm vào thêm mới tài khoản, tài khoản mới tự động sẽ được
tạo theo số thứ tự trọng hệ thống.
#Để lập kế hoạch công việc trực tiếp trên phần mềm kiểm soát an toàn ECP, Chọn Thêm
công việc theo đăng ký kế hoạch rồi làm theo từng bước nào sau đây?
*Bước 1: Chọn thêm công việc -> Bước 2: Điền thông tin vào kế hoạch.->Bước 3: Lưu kế hoạch
vừa tạo->Bước 4: Kế hoạch vừa tạo thành công.(có thể 1. Xem chi tiêt kế hoạch, Sửa kế hoạch
vừa tạo, Xóa kế hoạch)
Bước 1: Chọn thêm công việc -> Bước 2: Điền thông tin vào kế hoạch.->Bước 3: Lưu kế hoạch
vừa tạo->Bước 4: Kế hoạch vừa tạo thành công.(không thể 1. Xem chi tiêt kế hoạch, Sửa kế
hoạch vừa tạo, Xóa kế hoạch)
Bước 1: Chọn thêm công việc ->Bước 2: Lưu kế hoạch vừa tạo->Bước 3: Kế hoạch vừa tạo
thành công.(có thể 1. Xem chi tiết kế hoạch, Sửa kế hoạch vừa tạo, Xóa kế hoạch)
#Cách phân quyền tài khoản trên phần mềm kiểm soát an toàn ECP thực hiện theo các
bước sau?
*Bước 1: Đăng nhập hệ thống bằng quyền Admin; Bước 2: Chọn quản lý hệ thống => chọn phân
quyền tài khoản; Bước 3: Phân quyền hệ thống
Bước 1: Đăng nhập hệ thống bằng quyền Admin; Bước 2: chọn phân quyền tài khoản; Bước 3:
Phân quyền hệ thống
Bước 1: Đăng nhập hệ thống bằng quyền Admin; Bước 2: Chọn đơn vị; Bước 3: Chọn tài khoản
để thêm cho quyền
#Khi thực hiện phân quyền tài khoản trên phần mềm kiểm soát an toàn ECP ta sẽ thực
hiện theo các bước sau: Bước 1: Đăng nhập hệ thống bằng quyền Admin; Bước 2: Chọn
quản lý hệ thống => chọn phân quyền tài khoản; Bước 3: Phân quyền hệ thống. Trong
Bước 3 ta thực hiện thế nào?
*Đầu tiên cần chọn đơn vị; Chọn loại quyền hệ thống; Tích chọn các quyền cần thêm; Click vào
nút thêm tài khoản; Chọn tài khoản để thêm cho quyền
Đầu tiên cần chọn đơn vị; Tích chọn các quyền cần thêm; Chọn loại quyền hệ thống; Click vào
nút thêm tài khoản; Chọn tài khoản để thêm cho quyền
Đầu tiên cần chọn đơn vị; Click vào nút thêm tài khoản; Chọn loại quyền hệ thống; Tích chọn
các quyền cần thêm; Chọn tài khoản để thêm cho quyền
#Khi thực hiện phân quyền tài khoản trên phần mềm kiểm soát an toàn ECP ta sẽ thực
hiện theo các bước sau: Bước 1: Đăng nhập hệ thống bằng quyền Admin; Bước 2: Chọn
quản lý hệ thống => chọn phân quyền tài khoản; Bước 3: Phân quyền chức năng. Trong
Bước 3 ta thực hiện thế nào?
*Chọn đơn vị; Chọn nhóm quyền chức năng; Tích chọn quyền cần phân quyền; Click vào thêm
tài khoản; Chọn tài khoản cho quyền; Ấn cập nhật để thêm tài khoản cho quyền
Chọn đơn vị; Chọn nhóm quyền chức năng; Chọn tài khoản cho quyền; Tích chọn quyền cần
phân quyền; Click vào thêm tài khoản; Ấn cập nhật để thêm tài khoản cho quyền
Chọn nhóm quyền chức năng; Chọn đơn vị; Tích chọn quyền cần phân quyền; Click vào thêm tài
khoản; Chọn tài khoản cho quyền; Ấn cập nhật để thêm tài khoản cho quyền
#Khi thực hiện phân quyền tài khoản trên phần mềm kiểm soát an toàn ECP ta sẽ thực
hiện theo các bước sau: Bước 1: Đăng nhập hệ thống bằng quyền Admin; Bước 2: Chọn
quản lý hệ thống => chọn phân quyền tài khoản; Bước 3: Phân quyền điều hành. Tại Bước
3 ta thực hiện tiếp như thế nào?
*Chọn đơn vị; Chọn loại quyền điều hành; Tích chọn quyền; Chọn thêm tài khoản; Chọn các tài
khoản cần phân quyền; Ấn cập nhật để thêm tài khoản cho quyền
Chọn đơn vị; Chọn loại quyền điều hành; Chọn thêm tài khoản; Chọn các tài khoản cần phân
quyền; Tích chọn quyền; Ấn cập nhật để thêm tài khoản cho quyền
Chọn loại quyền điều hành; Chọn đơn vị; Tích chọn quyền; Chọn thêm tài khoản; Chọn các tài
khoản cần phân quyền; Ấn cập nhật để thêm tài khoản cho quyền
#Trong phần mềm kiểm soát an toàn ECP, để thực hiện công việc lập kế hoạch bằng Excel
ta làm như thế nào?
*Đăng nhập bằng tài khoản kỹ thuật viên an toàn; Chọn để vào phần lập lịch (trên menu chọn
phiên làm việc => chọn lập lịch làm việc); Tiến hành lập kế hoạch (Chọn nhập từ Excel lập lịch
kế hoạch)
Đăng nhập bằng tài khoản Chỉ huy trực tiếp; Chọn để vào phần lập lịch (trên menu chọn phiên
làm việc => chọn lập lịch làm việc); Tiến hành lập kế hoạch (Chọn nhập từ Excel lập lịch kế
hoạch)
Đăng nhập bằng tài khoản kỹ thuật viên an toàn; trên menu chọn phiên làm việc => chọn lập lịch
làm việc)
#Khi đăng nhập vào hệ thống kiểm soát an toàn ECP mà hệ thống báo lỗi “Server Error in
'/' Application; The provided anti-forgery token was meant for a different claims-based
user than the current user.” thì người đăng nhập phải làm như thế nào?
*Thay đường dẫn http://at.npc.com.vn:8033/Account/Login bằng đường dẫn
http://at.npc.com.vn:8033 (xóa đoạn văn bản /Account/Login ở cuối đường dẫn).
Bấm nút F5 để refresh lại trình duyệt
Bấm Enter và đợi đến khi vào được
#Cách đăng nhập vào tài khoản trên phần mềm ECP để chụp ảnh phiên làm việc từ thiết bị
di động của người CHTT?
*Nhập tên và mật khẩu của người CHTT vào giao diện phần mềm ECP trên thiết bị di động,
chọn phiên làm việc theo PCT, LCT được giao, chọn nhóm ảnh, thực hiện chụp ảnh theo quy
định.
Đăng nhập vào giao diện phần mềm ECP trên thiết bị di động, chọn phiên làm việc theo PCT,
LCT được cấp, chọn nhóm ảnh, thực hiện chụp ảnh theo quy định.
Nhập tên và mật khẩu của người CHTT vào giao diện phần mềm ECP trên thiết bị di động, chọn
nhóm ảnh, thực hiện chụp ảnh theo quy định.
#Công việc đã được duyệt nhưng người CHTT vào trên thiết bị di động không thấy được
danh sách phiên làm việc, lỗi do đâu?
*Do thông tin (họ và tên, số điện thoại của người CHTT) bị sai. Hệ thống không thể tìm được địa
chỉ để thông báo phiên làm việc đúng địa chỉ mà người CHTT đã được cấp.
Do thông tin (nội dung, địa điểm thực hiện công việc) bị sai. Hệ thống không thể tìm được địa
chỉ để thông báo phiên làm việc đúng địa chỉ mà người CHTT đã được cấp.
Do thông tin (nội dung, thời gian thực hiện công việc) bị sai. Hệ thống không thể thông báo
phiên làm việc đúng địa chỉ mà người CHTT đã được cấp.
Do thông tin (địa điểm, thời gian thực hiện công việc) bị sai. Hệ thống không thể thông báo
phiên làm việc đúng địa chỉ mà người CHTT đã được cấp.
#Thực hiện chụp ảnh bước 3 trên thiết bị di động và gửi ảnh lên phần mềm ECP như thế
nào?
*Sau khi bấm gửi ảnh bước 2 xong, chọn nhóm ảnh kết thúc công việc (bước 3) thực hiện chụp
ảnh PCT, LCT đã khóa và bấm gửi ảnh lên phần mềm ECP, kiểm tra ảnh đã gửi đủ lên phần
mềm ECP chưa rồi bấm hoàn thành.
Thực hiện chụp ảnh PCT, LCT đã khóa và bấm gửi ảnh lên phần mềm ECP, kiểm tra ảnh đã gửi
đủ lên phần mềm ECP chưa rồi bấm hoàn thành.
Chọn phiên làm việc theo PCT, LCT được cấp, chọn nhóm ảnh kết thúc công việc (bước 3) thực
hiện chụp ảnh PCT, LCT đã khóa và bấm gửi ảnh lên phần mềm ECP, kiểm tra ảnh đã gửi đủ lên
phần mềm ECP chưa rồi bấm hoàn thành.
#Trong quá trình gửi ảnh từ thiết bị di động lên phần mềm ECP bằng thiết bị di động có
thể xóa ảnh không ?
*Trong quá trình chụp ảnh nếu chọn sai ảnh hoặc chụp nhầm ảnh có thể xóa ảnh. Việc xóa ảnh
chỉ được thực hiện khi ảnh chưa được ấn Gửi lên phần mềm ECP, tức là khi chụp hoặc chọn ảnh
bị nhầm cần xóa ảnh luôn bằng cách ấn nút (X) ở góc trái của ảnh. Nếu đã ấn nút Gửi phần mềm
ECP thì sẽ không xóa được ảnh nữa.
Trong quá trình gửi ảnh lên hệ thống nếu chọn sai ảnh hoặc chụp nhầm ảnh không thể xóa ảnh.
Việc xóa ảnh chỉ tài khoản của KTVAT mới có chức năng xóa ảnh.
Trong quá trình gửi ảnh lên hệ thống nếu chọn sai ảnh hoặc chụp nhầm ảnh không thể xóa ảnh.
Việc xóa ảnh chỉ tài khoản của PGĐ kỹ thuật mới có chức năng xóa ảnh.
#Chức năng gửi ảnh trong phần mềm ECP không theo phiên trên thiết bị di động thực hiện
nhiệm vụ gì ?
*Chụp, gửi ảnh của buổi họp đầu giờ tại đơn vị, phương án TCTC&BPAT, Quyết định phê duyệt
phương án lên hệ thống phần mềm ECP.
Gửi ảnh của buổi họp đầu giờ tại đơn vị, khi thấy sự cố nào đó trên đường di chuyển hoặc hư
hỏng thiết bị đường dây, trạm biến áp nguy cơ mất an toàn cao thì có thể chụp lại ảnh và gửi lên
hệ thống để thông tin, báo cáo về đơn vị.
Chụp và gửi ảnh phiên làm việc khi không thấy phiên làm việc theo PCT, LCT trên phần mềm
ECP.
Chụp và gửi ảnh phiên làm việc khi không kết nối được mạng trên thiết bị di động.
#Công việc đã kết thúc có xem lại ảnh đã gửi lên phần mềm ECP được không ?
*Công việc đã kết thúc vẫn xem được lại ảnh của phiên làm việc, để xem lại ảnh vào phần lịch
sử trong tải khoản của KTVAT → hiển thị lên lịch sử các công việc đã hoàn thành và xem lại
được ảnh đã gửi lên.
Công việc đã kết thúc vẫn xem được lại ảnh của phiên làm việc, để xem lại ảnh vào phần lịch sử
trong tài khoản CHTT → hiển thị lên lịch sử các công việc đã hoàn thành và xem lại được ảnh đã
gửi lên.
Công việc đã kết thúc không xem được lại ảnh của phiên làm việc, vì khi bấm hoàn thành công
việc phần mềm đã khóa hết các chức năng của phiên làm việc đó.
#Có mấy cách để lập lịch công việc kế hoạch tuần trên hệ thống phần mềm ECP ?
*Có 2 cách lập lịch công việc, lập lịch trực tiếp trên hệ thống hoặc lập lịch từ file excel đẩy vào
hệ thống.
Có 1 cách lập lịch công việc là lập lịch trực tiếp trên hệ thống.
Có 1 cách lập lịch công việc là lập lịch từ file excel đẩy vào hệ thống.
Lập lịch công việc bằng cả 2 cách rồi đẩy vào hệ thống.
#Cần vào bổ sung ảnh và bấm hoàn thành công việc chưa kết thúc của ngày hôm trước
nhưng vào phần mềm ECP không thấy danh sách công việc đó thì phải làm thế nào?
*Do trên thiết bị di động khi đăng nhập vào hệ thống mặc định cho hiển thị công việc của ngày
hiện tại. Muốn xem công việc của ngày hôm trước cần vào tài khoản của người CHTT, chọn
ngày cần xem rồi ấn Tìm kiếm. Hệ thống sẽ hiển thị ra danh sách công việc của ngày đã chọn,
thực hiện gửi ảnh lên và ấn hoàn thành công việc.
Tài khoản của CHTT không thể vào phiên làm việc của ngày hôm trước do đã qua ngày. Muốn
xem công việc của ngày hôm trước phải vào tài khoản của KTVATCT tìm kiếm. Hệ thống sẽ
hiển thị ra danh sách công việc của ngày đã chọn, thực hiện gửi ảnh lên và ấn hoàn thành công
việc.
Do trên thiết bị di động khi đăng nhập vào hệ thống mặc định cho hiển thị công việc của ngày
hiện tại. Muốn xem công việc của ngày hôm trước phải vào tài khoản của PGĐ đơn vị tìm kiếm.
Hệ thống sẽ hiển thị ra danh sách công việc của ngày đã chọn, thực hiện gửi ảnh lên và ấn hoàn
thành công việc.
#Có bao nhiêu bước gửi ảnh phiên làm việc từ thiết bị di động lên phần mềm ECP?
*Có 3 bước gửi ảnh phiên làm việc lên phần mềm ECP.
Có 1 bước gửi ảnh phiên làm việc lên phần mềm ECP.
Có 2 bước gửi ảnh phiên làm việc lên phần mềm ECP.
Có 4 bước gửi ảnh phiên làm việc lên phần mềm ECP.
#Khi công việc bị hủy, hoãn không thực hiện do điều kiện thời tiết hoặc một lý do nào đó,
thì thao tác trên phần mềm ECP thế nào?
*CHTT báo cáo Lãnh đạo đơn vị và Kỹ thuật viên an toàn truyên trách. Kỹ thuật viên an toàn
truyên trách vào phần lập lịch làm việc chọn hủy bỏ công việYêu cầu nhập rõ lý do hủy, hoãn
công việc.
CHTT báo với Kỹ thuật viên an toàn truyên trách. Kỹ thuật viên an toàn truyên trách vào phần
lập lịch làm việc chọn hủy bỏ công việYêu cầu nhập rõ lý do hủy, hoãn công việc.
CHTT báo cáo lãnh đạo đơn vị. Đội (tổ) trưởng vào phần lập lịch làm việc chọn hủy bỏ công
việYêu cầu nhập rõ lý do hủy, hoãn công việc.
CHTT báo cáo Đội (tổ) trưởng. Đội (tổ) trưởng vào phần sửa công việc chọn hủy bỏ, hoãn. Rồi
ấn nút hoàn thành trên thiết bị di động.
#Cách nào đúng khi gửi ảnh lên hệ thống từ trên phần mềm ECP ?
*Chọn nhóm ảnh → Chọn ảnh gửi lên → Ấn nút gửi lên phần mềm → Hệ thống thông báo gửi
ảnh thành công → Done.
Vào danh sách phiên làm việc chọn nút Gửi ảnh cho phiên làm việc cần tải → Chọn nhóm ảnh
→ Chọn ảnh gửi lên → Ấn nút gửi lên → Hệ thống thông báo gửi ảnh thành công → Done.
Vào danh sách phiên làm việc chọn nút Gửi ảnh cho phiên làm việc cần tải → Chọn ảnh gửi lên
→ Ấn nút Gửi lên → Hệ thống thông báo gửi ảnh thành công → Done.
Vào danh sách phiên làm việc chọn nút Gửi ảnh cho phiên làm việc cần gửi → Chọn nhóm ảnh
→ Ấn nút Gửi lên → Hệ thống thông báo gửi ảnh thành công.
#Theo văn bản số 3378/EVNNPC – AT. Việc chấn chỉnh công tác giao ban an toàn tuần,
KTKS ATLĐ đầu ngày, KTKS ATLĐ trước khi ra hiện trường cần thực hiện bổ sung ảnh
lên ECP như thế nào?
*Yêu cầu hình ảnh giao ban an toàn tuần, KTKS ATLĐ đầu ngày, KTKS ATLĐ trước khi ra
hiện trường phải được chụp ảnh và gửi lên phần mềm ECP trước khi đi thực hiện công việc.
Yêu cầu hình ảnh giao ban an toàn tuần, KTKS ATLĐ trước khi ra hiện trường phải được chụp
ảnh và gửi lên phần mềm ECP trước khi đi thực hiện công việc.
Yêu cầu hình ảnh KTKS ATLĐ đầu ngày, KTKS ATLĐ trước khi ra hiện trường phải được
chụp ảnh và gửi lên phần mềm ECP trước khi đi thực hiện công việc
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRÊN CAO
Quyết định số 1079/QĐ-EVN ngày 15/9/2017
Câu 32. Theo Quy định sức khỏe cho người làm việc trên cao ban hành kèm theo Quyết định số
1079/QĐ-EVN thì yêu cầu về cân nặng đối với người làm việc trên cao được quy định như thế
nào?
Phải đạt trên 55kg trở lên đối với người nhóm A (mới tuyển dụng) và trên 52kg trở lên đối với
người nhóm B (đang làm việc. 
Phải đạt trên 60kg trở lên đối với người nhóm A (mới tuyển dụng) và trên 55kg trở lên đối với
người nhóm B (đang làm việc.
Phải đạt trên 52kg trở lên đối với người nhóm A (mới tuyển dụng) và trên 50kg trở lên đối với
người nhóm B (đang làm việc.
Phải đạt từ 55kg trở lên đối với người nhóm A (mới tuyển dụng) và từ 52kg trở lên đối với người
nhóm B (đang làm việc.
Câu 35. Theo Quy định sức khỏe cho người làm việc trên cao ban hành kèm theo Quyết định số
1079/QĐ-EVN thì yêu cầu về chiều cao đối với người làm việc trên cao được quy định như thế
nào?
Chiều cao đứng từ trên 160cm đối với người nhóm A (mới tuyển dụng) và từ trên 155cm đối với
người nhóm B (đang làm việc).
Chiều cao đứng từ trên 165cm đối với người nhóm A (mới tuyển dụng) và từ trên 158cm đối với
người nhóm B (đang làm việc). 
Chiều cao đứng từ 170cm trở lên đối với người nhóm A (mới tuyển dụng) và từ 160cm trở lên
đối với người nhóm B (đang làm việc).
Chiều cao đứng từ 165cm trở lên đối với người nhóm A (mới tuyển dụng) và từ từ 158cm trở lên
đối với người nhóm B (đang làm việc).
Câu 31. Theo Quy định sức khỏe cho người làm việc trên cao ban hành kèm theo Quyết định số
1079/QĐ-EVN thì yêu cầu về huyết áp tâm thu đối với người lao động từ trên 40 tuổi làm việc
trên cao được quy định như thế nào?
Phải đạt trong khoảng giới hạn từ 100-125mmHg đối với người nhóm A (mới tuyển dụng) và
trong khoảng giới hạn từ 100-130mmHg đối với người nhóm B (đang làm việc)
Phải đạt trong khoảng giới hạn từ 100-135mmHg đối với người nhóm A (mới tuyển dụng) và
trong khoảng giới hạn từ 100-140mmHg đối với người nhóm B (đang làm việc).
Phải đạt trong khoảng giới hạn từ 100-120mmHg đối với người nhóm A (mới tuyển dụng) và
trong khoảng giới hạn từ 100-130mmHg đối với người nhóm B (đang làm việc).
Phải đạt trong khoảng giới hạn từ 100-130mmHg đối với người nhóm A (mới tuyển dụng) và
trong khoảng giới hạn từ 100-139mmHg đối với người nhóm B (đang làm việc). 
Câu 41. Theo Quy định sức khỏe cho người làm việc trên cao ban hành kèm theo Quyết định số
1079/QĐ-EVN thì đối tượng đủ sức khỏe làm việc trên cao phải đảm bảo các điều kiện sức khỏe
nào?
Có kết luận sức khỏe thấp nhất là loại 3 đối với lao động tuyển dụng mới và có kết luận sức khỏe
thấp nhất là loại 4 đối với người lao động đang làm việc.
Có kết luận sức khỏe thấp nhất là loại 1 đối với lao động tuyển dụng mới và có kết luận sức khỏe
thấp nhất là loại 2 đối với người lao động đang làm việc.
Có kết luận sức khỏe thấp nhất là loại 2 đối với lao động tuyển dụng mới và có kết luận sức khỏe
thấp nhất là loại 4 đối với người lao động đang làm việc.
Có kết luận sức khỏe thấp nhất là loại 2 đối với lao động tuyển dụng mới và có kết luận sức khỏe
thấp nhất là loại 3 đối với người lao động đang làm việc. 
Câu 34. Theo Quy định sức khỏe cho người làm việc trên cao ban hành kèm theo Quyết định số
1079/QĐ-EVN thì khái niệm làm việc trên cao như thế nào?
Là làm việc ở độ cao từ 2,5 mét trở lên, được tính từ mặt đất (mặt sàn) đến điểm tiếp xúc của
chân người thực hiện công việc.
Là làm việc ở độ cao từ 3,0 mét trở lên, được tính từ mặt đất (mặt sàn) đến điểm tiếp xúc của
chân người thực hiện công việc.
Là làm việc ở độ cao từ 2,0 mét trở lên, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm trọng tâm của
người thực hiện công việc.
Là làm việc ở độ cao từ 2,0 mét trở lên, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm tiếp xúc của
chân người thực hiện công việc. 
Câu 2: Theo Quy định sức khỏe cho người làm việc trên cao ban hành kèm theo Quyết
định số 1079/QĐ-EVN thì khái niệm làm việc trên cao trên 50 mét như thế nào?
2. Là làm việc ở độ cao trên 50 mét, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm tiếp xúc của chân
người thực hiện công việc.
Câu 3: Theo Quy định sức khỏe cho người làm việc trên cao ban hành kèm theo Quyết
định số 1079/QĐ-EVN thì khám sức khỏe trước khi làm việc được quy định như thế nào?
3. Trước khi làm việc ở độ cao trên 50 mét;
Câu 4: Theo Quy định sức khỏe cho người làm việc trên cao ban hành kèm theo Quyết định số
1079/QĐ-EVN thì đối tượng đủ sức khỏe làm việc trên cao phải đảm bảo các điều kiện sức khỏe
nào?
1. Có kết luận sức khỏe thấp nhất là loại 2 đối với lao động tuyển dụng mới và có kết luận sức
khỏe thấp nhất là loại 3 đối với người lao động đang làm việc.
Câu 5: Theo Quy định sức khỏe cho người làm việc trên cao ban hành kèm theo Quyết định số
1079/QĐ-EVN thì yêu cầu về chiều cao đối với người làm việc trên cao được quy định như thế
nào?
4. Chiều cao đứng từ trên 165cm đối với người nhóm A (mới tuyển dụng) và từ trên 158cm đối
với người nhóm B (đang làm việc).
Câu 6: Theo Quy định sức khỏe cho người làm việc trên cao ban hành kèm theo Quyết định số
1079/QĐ-EVN thì yêu cầu về cân nặng đối với người làm việc trên cao được quy định như thế
nào?
1. Phải đạt trên 55kg trở lên đối với người nhóm A (mới tuyển dụng) và trên 52kg trở lên đối với
người nhóm B (đang làm việc.
Câu 7: Theo Quy định sức khỏe cho người làm việc trên cao ban hành kèm theo Quyết định số
1079/QĐ-EVN thì yêu cầu về huyết áp tâm thu đối với người lao động từ trên 40 tuổi làm việc
trên cao được quy định như thế nào?
2. Phải đạt trong khoảng giới hạn từ 100-130mmHg đối với người nhóm A (mới tuyển dụng) và
trong khoảng giới hạn từ 100-139mmHg đối với người nhóm B (đang làm việc).
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
SỬA CHỮA THIẾT BỊ-TIẾP ĐỊA TRẠM
Câu 29. Dây nối đất của chống sét van để nối với hệ thống nối đất cột điện đường dây trung áp
được dùng là dây:
Thép nhiều sợi.
Đồng dạng thanh.
Đồng mềm nhiều sợi 
Nhôm nhiều sợi.
Câu 30. Tiếp địa chống sét van của trạm biến áp tự dùng khi lắp đặt phải được nối vào:
Hệ thống nối đất an toàn
Hệ thống nối đất chống sét, 
Hệ thống nối đất làm việc
Hệ thống nối đất làm việc và nối đất an toàn
Câu 31. Theo tiêu chuẩn kết quả đo điện trở nối đất của trạm biến áp phân phối bằng bao nhiêu
thì đạt yêu cầu
Rnđ ≤ 6 Ω
Rnđ ≤ 4Ω 
Rnđ ≤ 5 Ω
Rnđ ≤ 7 Ω
Câu 39. Trong trạm biến áp phân phối, chống sét van được dùng để:
Bảo vệ cho hệ thống đo lường và tự động hóa.
Bảo vệ cho máy biến áp khi sét đánh truyền từ đường dây vào trạm . 
Ngăn không cho sét đánh vào trạm.
Bảo vệ cho tủ điện phân phối khi sét đánh vào trạm.
Câu 40. Sau khi thực hiện hiệu chỉnh xong dao cách ly thì dao cách ly phải thao tác:
Linh hoạt, nhẹ nhàng, các bộ phận chịu lực không bị biến dạng, 
Không nhẹ nhàng
Các bộ phận chịu lực bị biến dạng
Không trơn tru
Câu 32. Tiết diện dây nối đất của chống sét van phải là:
≥ 25mm 
≥ 30 mm
< 25 mm
≥ 35 mm
Câu 33. Nếu lưỡi dao của dao cách ly bị cong vênh ít sẽ bị va chạm vào đâu trong khi đóng dao
cách ly:
Cạnh tiếp điểm tĩnh, 
Sứ cách điện
Tiếp điểm
Cạnh tiếp điểm động
Câu 32. Đầu cực phía trên của chống sét van được nối với:
Dây nối đất.
Máy cắt.
Thanh dẫn . 
Trung tính của máy biến áp.
Câu 33. Hệ thống nối đất của dao cách ly 35kV được nối vào:
Hệ thống nối đất làm việc của trạm.
Hệ thống nối đất của trạm . 
Hệ thống nối đất làm việc và nối đất chống sét của trạm.
Hệ thống nối đất chống sét của trạm.
Câu 34. Nếu lưỡi dao cách ly bị cong vênh nhiều sẽ va đập vào đâu khi đóng dao cách ly:
Sứ đỡ tiếp điểm dao cách ly
Giá đỡ dao cách ly
Đầu sứ đỡ tiếp điểm động
Đầu sứ đỡ tiếp điểm tĩnh, 
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
HƯỚNG DẪN QTAT 2021 CỦA NPC

Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định về số lượng bản Phương án
chuyển đến các bộ phận là:
Tùy theo công việc và cách TCTC của ĐVLCV nhưng tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các
bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn, ĐVLCV và các ĐVQLVH liên quan.

Tùy theo công việc và cách TCTC của ĐVLCV nhưng tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các
bộ phận Kỹ thuật, Kinh doanh, Điều độ, An toàn, ĐVLCV.
Tùy theo công việc và cách TCTC của ĐVLCV nhưng tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các
bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn của ĐVQLVH.
Tùy theo công việc và cách TCTC của ĐVLCV nhưng tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới
ĐVLCV và các ĐVQLVH liên quan.
Câu 47. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, số lượng bản Phương án để gửi tới các
bộ phận được quy định như thế nào?
Chỉ phải gửi Phương án tới các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn của ĐVQLVH.
Tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn, ĐVLCV và các
ĐVQLVH liên quan. 
Tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn, ĐVLCV, người
duyệt Phương án.
Tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn, ĐVLCV và các
đơn vị phối hợp thi công.
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, đối với những công việc có kế hoạch,
việc cấp PCT cho các ĐVCT thực hiện theo Phương án như thế nào?
Người cấp PCT phải căn cứ vào nhân lực của ĐVQLVH thực hiện các BPAT phục vụ thi công
để cấp PCT. Không tự ý tăng, giảm số lượng ĐVCT (số lượng PCT).
Người cấp PCT phải căn cứ vào Phương án (việc chia ra số lượng ĐVCT, số người trong một
ĐVCT) để cấp PCT. Không tự ý tăng, giảm số lượng ĐVCT (số lượng PCT). 
Người cấp PCT phải căn cứ vào Phương án quyết định tăng, giảm số lượng ĐVCT để cấp PCT
cho hợp lý với khối lượng công việc,
Người cấp PCT phải căn cứ vào Phương án (việc chia ra số lượng ĐVCT, số người trong một
ĐVCT) để cấp PCT. Có thể tăng, giảm số lượng ĐVCT (số lượng PCT).
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, sau khi NCHTT ký trả nơi làm việc váo
PCT, NCP thực hiện những công việc gì?
Tiếp nhận lại nơi làm việc - Kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện, các BPAT của ĐVCT
đã tháo dỡ - Ghi rõ thời gian và ký vào cả 02 bản PCT để khóa PCT. 
Tiếp nhận lại nơi làm việc - Ghi rõ thời gian và ký vào cả 02 bản PCT để khóa PCT - Kiểm tra
khối lượng công việc đã thực hiện, các BPAT của ĐVCT đã tháo dỡ.
Tiếp nhận lại nơi làm việc - Ghi rõ thời gian và ký vào cả 02 bản PCT để khóa PCT- Ghi GBG,
trả lưới cho các ĐVQLVH phối hợp.
Tiếp nhận lại nơi làm việc - Kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện, các BPAT của ĐVCT
đã tháo dỡ - Ghi GBG, trả lưới cho các ĐVQLVH phối hợp.
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, Trong trường hợp Phương án quá thời
hạn hiệu lực phê duyệt nhưng các BPAT, kết cấu lưới điện không thay đổi, các đơn vị có thể gia
hạn nhưng không quá bao nhiêu tháng?
1
3
không được phép gia hạn, phải làm lại phương án
2
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, việc đăng ký cắt điện để công tác được
quy định như thế nào?
Sau khi Phương án đã được phê duyệt, căn cứ vào GĐKCT của ĐVLCV, ĐVCT gửi GĐKCĐ
đến Phòng Điều độ, TTĐK để đăng ký cắt điện phục vụ công tác,
Sau khi Phương án đã được phê duyệt, căn cứ vào GĐKCT của ĐVLCV, Đơn vị trực tiếp QLVH
(Trực vận hành Điện lực…) lập Phương thức cắt điện phục vụ công tác,
Sau khi Phương án đã được phê duyệt, căn cứ vào GĐKCT, ĐVLCV trực tiếp gửi GĐKCĐ đến
Phòng Điều độ, TTĐK để đăng ký cắt điện phục vụ công tác,
Sau khi Phương án đã được phê duyệt, căn cứ vào GĐKCT của ĐVLCV, Đơn vị trực tiếp QLVH
(cấp Điện lực…) gửi GĐKCĐ đến Phòng Điều độ, TTĐK để đăng ký cắt điện phục vụ công tác,

Câu 47. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, nếu việc đóng điện (khôi phục) vào
đường dây, thiết bị điện vừa khóa PCT có ảnh hưởng đến việc giải phóng các BPAT của các
ĐVQLVH liên quan thì thực hiện như thế nào?
NCP trả lưới điện cho Đơn vị trực tiếp QLVH, các cấp Điều độ phải đợi các ĐVQLVH liên quan
giải phóng xong các BPAT mới đóng điện.
NCP trả lưới điện cho Đơn vị trực tiếp QLVH, ĐVQLVH phải đợi các ĐVQLVH liên quan giải
phóng xong các BPAT mới trả lưới cho các cấp Điều độ.
NCP phải đợi các ĐVQLVH liên quan giải phóng xong các BPAT đã làm mới trả lưới điện cho
các cấp Điều độ.
NCP phải đợi các ĐVQLVH liên quan giải phóng xong các BPAT đã làm mới trả lưới điện cho
Đơn vị trực tiếp QLVH. 
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định cấp số PCT tại Đội QLVH
LĐCT như thế nào?
Trạm, Tổ QLVH đường dây cấp số PCT, quản lý số PCT theo cấp Đội.
Lãnh đạo Đội cấp số PCT, quản lý số PCT theo Đội.
CBKT, CBAT cấp số PCT, quản lý số PCT theo Đội.
Trạm, Tổ QLVH đường dây cấp số PCT, quản lý số PCT theo Trạm và Tổ đường dây. 
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, NPSC và NPCETC thực hiện các công
việc sửa chữa, thí nghiệm khác trên lưới điện của khách hàng không có GPHĐĐL thực hiện như
thế nào?
NPSC, NPCETC tiến hành cho phép sau khi có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây
sẽ thi công của khách hàng. 
NPSC, NPCETC tiến hành cho phép sau khi có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây
sẽ thi công của Điện lực,
NPSC và NPCETC sẽ làm việc với các ĐVQLVH để các Điện lực phối hợp thực hiện các
BPAT, ghi GBG cho phép ĐVCT vào làm việc,
NPSC, NPCETC tiến hành cho phép sau khi làm việc với các ĐVQLVH để các Điện lực phối
hợp thực hiện các BPAT, ghi GBG cho phép ĐVCT vào làm việc,
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, quy định các động tác thao tác hạ áp
khi thực hiện đóng cắt điện các thiết bị cao áp trong trạm điện như thế nào?
Phải tách các động tác thao tác thiết bị hạ áp trong tủ phân phối vào PTTHA theo CV 2945 để
thao tác,
Phải đưa các động tác thao tác thiết bị hạ áp trong tủ phân phối vào PTT (cao áp) theo mẫu trong
Thông tư 44/2014/TT-BCT. 
Phải đưa các động tác thao tác thiết bị cao áp trong trạm vào PTTHA theo CV 2945 để thao tác,
Không được phép đưa các động tác thao tác thiết bị hạ áp trong tủ phân phối vào PTT (cao áp)
theo mẫu trong Thông tư 44/2014/TT-BCT
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định việctổ chức họp duyệt đối với
cấp ĐVCS (Điện lực, Đội QLVH LĐCT...) như thế nào?
Cấp ĐVCS (được phân cấp phê duyệt Phương án) không bắt buộc tổ chức họp duyệt. 
Cấp ĐVCS (được phân cấp phê duyệt Phương án) phải tổ chức họp duyệt các PA có cắt điện
trung áp.
Cấp ĐVCS (được phân cấp phê duyệt Phương án) bắt buộc tổ chức họp duyệt PA,
Cấp ĐVCS (được phân cấp phê duyệt Phương án) phải tổ chức họp duyệt các PA có thi công từ
02 ngày trở lên.
Câu 47. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định những trường hợp phải xây
dựng Phương án mới, duyệt Phương án lkhi:
Thay đổi những người có tên trong BBKSHT đính kèm Phương án.
Người ký duyệt Phương án không được phân công thực hiện (phụ trách) công việc duyệt Phương
án.
Thay đổi các BPKTAT, kết cấu lưới điện; Thay chủ thể ĐVLCV (thay nhà thầu...); Thay chủ thể
ký duyệt Phương án. 
Thay đổi chủ thể ĐVQLVH (VD sáp nhập Điện lực).
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, sau khi Phương án được duyệt,
ĐVLCV phải tổ chức phổ biến nội dung Phương án tới những đối tượng nào?
NCHTT, NLĐCV, NGSATĐ,. 
NCP và những người được giao nhiệm vụ thực hiện các BPKTAT phối hợp.
Người cấp PCT, NCP và những người được giao nhiệm vụ thực hiện các BPKTAT phối hợp.
Người cấp PCT, những NCHTT, NLĐCV, NGSATĐ, NCP.
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, việc ra lệnh miệng sau đó ghi vào lệnh
giấy như thế nào?
Không cho phép NCHTT mang theo mẫu LCT (lệnh khống) để thực hiện công việc qua lệnh
miệng không cần ghi vào LCT giấy.
Cho phép NCHTT mang theo mẫu LCT, sau khi nhận LCT miệng, NCHTT ghi vào LCT giấy để
có thể tiếp tục thực hiện một số lệnh khác ghi vào LCT giấy.
Cho phép NCHTT mang theo mẫu LCT, sau khi nhận LCT miệng, NCHTT xin số LCT từ TVH,
ghi vào LCT giấy để có thể tiếp tục thực hiện một số lệnh khác ghi vào LCT giấy. 
Không cho phép NCHTT mang theo mẫu LCT, sau khi nhận LCT miệng, NCHTT báo cáo TVH,
ghi nội dung ra lệnh vào Sổ và thực hiện LCT.
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, Trong Phương án nhanh có yêu cầu bắt
buộc phải đính kèm BBKSHT hay không?
Không
Có 
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, công tác trên thiết bị thuộc tài sản của
khách hàng tại điểm đấu nối (ranh giới) thì đơn vị nào duyệt Phương án?
Khách hàng duyệt phương án theo các quy định về hoạt động điện lực,
Khách hàng duyệt phương án theo Quy chế phối hợp QLVH và ATLĐ với các PC,
ĐVQLVH và khách hàng cùng duyệt phương án theo phân cấp của các PC,
ĐVQLVH duyệt phương án theo phân cấp của các PC, 
Câu 47. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định hiệu lực của Phương án như
thế nào?
Phương án có hiệu lực kể từ sau khi họp duyệt. Thời hạn hiệu lực của Phương án là 01 tháng.
Phương án có hiệu lực kể từ khi ký duyệt, ban hành. Thời hạn hiệu lực của Phương án là 03
tháng. 
Phương án có hiệu lực kể từ khi ký duyệt, ban hành. Thời hạn hiệu lực của Phương án là 04
tháng.
Phương án có hiệu lực kể từ khi ký duyệt, ban hành. Thời hạn hiệu lực của Phương án là 02
tháng.
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định nhân viên ĐVCT không có
chuyên môn về điện (không có Thẻ ATĐ) ghi vào PCT khi tham gia vào ĐVCT như thế nào?
Phải được phổ biến về an toàn điện phù hợp với công việc được giao trước khi làm việc, và lập
phụ lục danh sách đính kèm PCT. 
Không được vào công tác trong mọi trường hợp.
Phải được phổ biến về an toàn điện phù hợp với công việc được giao trước khi làm việc, và đưa
vào danh sách trong PCT.
Phải được phổ biến về an toàn điện phù hợp với công việc được giao trước khi làm việc, và cấp
LCT cho các đối tượng này
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, Có mấy nhóm nghề có liên quan và
phải thực hiện các QTAT trong EVNNPC
6
5
8
7
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, đối với những công việc có liên quan
đến việc thực hiện các BPAT của nhiều ĐVQLVH thì việc duyệt Phương án quy định như thế
nào?
ĐVQLVH có ĐVLCV làm việc trên thiết bị, đường dây sẽ chủ trì duyệt PA, các ĐVQLVH khác
phối hợp cùng duyệt.
Cấp trên của ĐVQLVH nào có ĐVLCV làm việc trên thiết bị, đường dây sẽ duyệt PA, các
ĐVQLVH cùng thực hiện BPAT (theo GBG) đã thống nhất trong BBKSHT và PA đã duyệt.
ĐVQLVH nào có ĐVLCV làm việc trên thiết bị, đường dây sẽ duyệt PA, các ĐVQLVH khác
thực hiện BPAT (theo GBG) đã thống nhất trong BBKSHT và PA đã duyệt. 
Tất cả các ĐVQLVH sẽ duyệt vào 01 bản Phương án, các ĐVQLVH liên quan thực hiện BPAT
(theo GBG) đã thống nhất trong BBKSHT và Phương án đã duyệt.
Câu 47. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, việc đăng ký cắt điện để công tác được
quy định như thế nào?
Sau khi Phương án đã được phê duyệt, căn cứ vào GĐKCT của ĐVLCV, ĐVCT gửi GĐKCĐ
đến Phòng Điều độ, TTĐK để đăng ký cắt điện phục vụ công tác,
Sau khi Phương án đã được phê duyệt, căn cứ vào GĐKCT, ĐVLCV trực tiếp gửi GĐKCĐ đến
Phòng Điều độ, TTĐK để đăng ký cắt điện phục vụ công tác,
Sau khi Phương án đã được phê duyệt, căn cứ vào GĐKCT của ĐVLCV, Đơn vị trực tiếp QLVH
(cấp Điện lực…) gửi GĐKCĐ đến Phòng Điều độ, TTĐK để đăng ký cắt điện phục vụ công tác,

Sau khi Phương án đã được phê duyệt, căn cứ vào GĐKCT của ĐVLCV, Đơn vị trực tiếp QLVH
(Trực vận hành Điện lực…) lập Phương thức cắt điện phục vụ công tác,
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, quy định việc cấp PCT đối với NPSC
và NPCETC khi sửa chữa, thí nghiệm khác trên lưới điện của khách hàng (phải cắt điện) như thế
nào?
Nếu khách hàng không có GPHĐĐL thì PCT sẽ do ĐVQLVH địa phương cấp kể cả trường hợp
không có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây sẽ thi công.
Nếu khách hàng không có GPHĐĐL thì không cấp PCT mà sẽ thực hiện công việc theo BPAT
cho từng công việc,
Nếu khách hàng không có GPHĐĐL thì PCT sẽ do NPSC, NPCETC cấp kể các trường hợp
không có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây sẽ thi công.
Nếu khách hàng không có GPHĐĐL thì PCT sẽ do NPSC, NPCETC cấp sau khi có thỏa thuận
ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây sẽ thi công. 
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, quy định về NCP ở ĐVQLVH không
có người trực theo ca (Đội đường dây, Đội quản lý tổng hợp…) như thế nào?
NCP là người đang trực được chỉ huy Đội (Tổ) sản xuất cử ra, 
NCP là người đang trực được NLĐCV cử ra,
NCP là người đang trực được Phòng KHKHAT cử ra,
NCP là người đang trực được lãnh đạo ĐVQLVH cử ra,
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC Tại các Đội QLVH khu vực (xa Điện
lực) thì ai là người viết PTTHA? Ai là người ra lệnh thao tác?
Công nhân được phân công trực thao tác sửa chữa là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra
lệnh, nhưng phải báo cáo, xin số PTT và được sự đồng ý của Trực chính Tổ TVH đương ca đồng
ý mới được thao tác,
Đội trưởng (phó) là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra lệnh, nhưng phải báo cáo, xin số PTT
và được sự đồng ý của ĐĐV Công ty đương ca đương ca đồng ý mới được thao tác,
TVH Điện lực là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra lệnh, cấp số PTT.
Đội trưởng (phó) là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra lệnh, nhưng phải báo cáo, xin số PTT
và được sự đồng ý của Trực chính Tổ TVH đương ca đồng ý mới được thao tác, 
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định nội dung lập và duyệt PA của
NPSC và NPCETC:
PA phải lập đầy đủ các nội dung BPKT,BPATvề điện và cơ học,..để trình các Công ty Điện lực
duyệt (hoặc tự duyệt, nếu làm việc trên lưới điện khách hàng có ủy quyền QLVH.
PA phải lập đầy đủ các nội dung BPKT,BPATvề điện và cơ học,..để trình các ĐVQLVH duyệt
(hoặc tự duyệt, nếu làm việc trên lưới điện khách hàng có ủy quyền QLVH. 
Chỉ phải đưa vào PA các nội dung BPKT,BPATvề điện để trình các ĐVQLVH duyệt (hoặc tự
duyệt, nếu làm việc trên lưới điện khách hàng có ủy quyền QLVH.
PA phải lập đầy đủ các nội dung BPKT,BPATvề điện và cơ học,..để trình khách hàng duyệt
(hoặc tự duyệt, nếu làm việc trên lưới điện khách hàng có ủy quyền QLVH.
Câu 47. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, công tác trên đường dây, đường cáp,
thiết bị thuộc tài sản của khách hàng nằm trong khu vực thiết bị của các ĐVQLVH thì đơn vị nào
duyệt Phương án?
Khách hàng duyệt phương án theo các quy định về hoạt động điện lực,
ĐVQLVH duyệt phương án theo phân cấp của các PC nhưng phải có phối hợp thực hiện các
BPAT giữa ĐVQLVH với khách hàng (đơn vị có tài sản) theo GBG. 
Khách hàng duyệt phương án theo Quy chế phối hợp QLVH và ATLĐ với các PC,
ĐVQLVH và khách hàng cùng duyệt phương án theo phân cấp của các PC,
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, đối với các Điện lực, Đội QLVH
LĐCT tự thực hiện sửa chữa đường dây, thiết bị được giao QLVH thực hiện đăng ký cắt điện để
công tác như thế nào?
Trực tiếp gửi GĐKCĐ để công tác về Điều độ (TTĐK) Công ty, TVH (theo quy định phân cấp
quyền điều khiển đường dây, thiết bị).
Báo cáo lãnh đạo đơn vị để gửi GĐKCĐ để công tác về Điều độ (TTĐK) Công ty, TVH (theo
quy định phân cấp quyền điều khiển đường dây, thiết bị). 
Báo cáo lãnh đạo đơn vị để gửi GĐKCT về Điều độ (TTĐK) Công ty, TVH (theo quy định phân
cấp quyền điều khiển đường dây, thiết bị).
Gửi GĐKCĐ để công tác về Điều độ (TTĐK) Công ty, TVH (theo quy định phân cấp quyền điều
khiển đường dây, thiết bị)
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, NCP tại hiện trường là ai?
ĐĐV, TVH đương ca,
Lãnh đạo ĐVQLVH có chúc danh NCP.
CBAT có chúc danh NCP.
Nhân viên, công nhân ĐVQLVH trực tiếp (Đội, Tổ QLVH đường dây, TBA…) được cử làm
NCT theo PCT. 
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định về việc lập Phương án như thế
nào?
ĐVLCV là đơn vị lập Phương án. Nếu ĐVLCV cũng là ĐVQLVH thì Đội trưởng (phó), trạm
trưởng (phó), tổ trưởng (phó) là người lập Phương án. 
ĐVLCV là đơn vị lập Phương án. Nếu ĐVLCV cũng là ĐVQLVH thì lãnh đạo ĐVQLVH,
Phòng KHKTAT, Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó) là người lập PA,
ĐVQLVH là đơn vị lập Phương án. Những đối tượng sau đây sẽ là người lập PA: Đội trưởng
(phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó) là người lập Phương án.
Bộ phận trực vận hànhlà đơn vị lập Phương án. Nếu ĐVLCV cũng là ĐVQLVH thì Đội trưởng
(phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó) là người lập Phương án.
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định chức danh NCP trong các
Trạm điện có người trực như thế nào?
NCP trong các TBA có người trực là Trực chính đương ca, Khi ĐVCT thực hiện công việc theo
PCT mà thời gian vượt sang ca trực khác thì NCHTT trả nơi làm việc cho
Trạm trưởng.
NCP là Trực chính đương ca, Khi ĐVCT thực hiện công việc theo PCT mà thời gian vượt sang
ca trực khác thì NCHTT trả nơi làm việc cho NCP mới là Trực chính ca tiếp theo. 
NCP trong các TBA có người trực là Trực chính đương ca, Khi ĐVCT thực hiện công việc theo
PCT mà thời gian vượt sang ca trực khác thì ĐVQLVH Trạm cử NCP mới.
NCP là Trực phụ đương ca, Khi ĐVCT thực hiện công việc theo PCT mà thời gian vượt sang ca
trực khác thì NCHTT trả nơi làm việc cho NCP mới là Trực chính ca tiếp theo.
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, trường hợp những nhân viên ĐVCT
được bổ sung (hoặc thay thế) không có tên trong danh sách và không phải là người của ĐVLCV
thì thủ tục như thế nào?
Cho phép vào làm việc nhưng phải báo cáo Người duyệt Phương án.
Không cho phép vào làm việc, 
Cho phép vào làm việc nhưng phải báo cáo lãnh đạo ĐVQLVH
Cho phép vào làm việc nhưng phải báo cáo Người cấp PCT.
Câu 45. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định cấp số PCT tại các Điện lực
như thế nào?
Trực vân hành Điện lực cấp số PCT, quản lý số PCT theo cấp Đội, Phòng thuộc Điện lực,
Lãnh đạo Điện lực cấp số PCT, quản lý số PCT theo Điện lực,
Trực vân hành Điện lực cấp số PCT, quản lý số PCT theo Điện lực, 
Đội trưởng, Trưởng phòng cấp số PCT, quản lý số PCT theo Đội, Phòng thuộc Điện lực
Câu 47. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, trình tự ra lệnh, nhận lệnh như thế nào?
TVH ra lệnh và cấp số LCT - NCHTT nhận TVH để tổ chức thực hiện công việc,
Người ra lệnh viết LCT - Chuyển đến (hoặc điện thoại) cho TVH để cấp số LCT - NCHTT nhận
LCT từ người ra LCT hoặc TVH (tùy theo quy định) để tổ chức thực hiện công việc, 
Người ra lệnh viết LCT - Chuyển đến NCHTT nhận LCT từ người ra LCT hoặc TVH (tùy theo
quy định) để tổ chức thực hiện công việc,
Người ra lệnh viết LCT - Chuyển đến (hoặc điện thoại) cho lãnh đạo ĐVQLVH và TVH để cấp
số LCT - NCHTT nhận LCT từ người ra LCT hoặc TVH (tùy theo quy định) để tổ chức thực
hiện công việc,
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, trường hợp cấp LCT tại hiện trường
hoặc tại Đội/tổ chốt khu vực điều nào không đúng (không phải thực hiện)?
Tất cả các LCT đều phải thực hiện viết (cấp) và giao nhận trực tiếp từ Người ra lệnh và Người
nhận lệnh. 
Người cấp LCT chuyển LCT và truyền đạt (bằng điện thoại) nội dung LCT trực tiếp với người
nhận lệnh.
Sau khi nhận LCT, NCHTT liên hệ với TVH để báo lại nội dung LCT và nhận số LCT bằng điện
thoại.
Các nội dung cấp số LCT và nội dung LCT phải được ghi chép đầy đủ trong sổ theo dõi LCT và
sổ nhật ký vận hành của Đơn vị cơ sở.
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT năm 2021, Thực hiện đặt nối đất lưu động (hoặc đầu
chờ) hạ áp sau aptomat nào khi làm việc trên đường dây hạ áp để đảm bảo an toàn
và không mất điện các lộ còn lại?
aptomat nhánh
aptomat Tổng 
aptomat tổng và aptomat nhánh
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, Việc thực hiện bất kỳ công việc trên
lưới điện theo kế hoạch có từ mức độ rủi ro cấp mấy trở lên đều phải được bắt đầu từ việc khảo
sát, lập Phương án?
3
1
4
2
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC thì trình tự trả lưới điện để khôi phục
sau khi đã khóa PCT như thế nào?
ĐVQLVH trả cho cấp Điều độ giữ quyền điều khiển – Điều độ ra lệnh đóng điện.
NCP trả cho cấp Điều độ giữ quyền điều khiển – Điều độ ra lệnh đóng điện.
NCP trả cho ĐVQLVH – ĐVQLVH trả cho cấp Điều độ giữ quyền điều khiển – Điều độ ra lệnh
đóng điện. 
NCHTT trả cho ĐVQLVH – ĐVQLVH trả cho cấp Điều độ giữ quyền điều khiển – Điều độ ra
lệnh đóng điện.
Câu 47. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, quy định về việc thay đổi NCP ở
ĐVQLVH không có người trực theo ca (Đội đường dây, Đội quản lý tổng hợp…) như thế nào?
NCP đương nhiệm phải báo cáo và xin ý kiến Người cấp PCT, đồng ý cử NCP mới thì hai người
bàn giao nhiệm vụ và PCT cho nhau, ghi sự thay đổi này vào sổ cấp PCT.
NCP đương nhiệm phải báo cáo và xin ý kiến cấp Điều độ giữ quyền điều khiển, đồng ý cử NCP
mới thì hai người bàn giao nhiệm vụ và PCT cho nhau, ghi sự thay đổi này vào sổ cấp PCT.
NCP đương nhiệm phải báo cáo và xin ý kiến người lãnh đạo của ĐVLCV, đồng ý cử NCP mới
thì hai người bàn giao nhiệm vụ và PCT cho nhau, ghi sự thay đổi này vào sổ cấp PCT.
NCP đương nhiệm phải báo cáo và xin ý kiến người duyệt PA, lãnh đạo ĐVQLVH, đồng ý cử
NCP mới thì hai người bàn giao nhiệm vụ và PCT cho nhau, ghi sự thay đổi này vào sổ cấp PCT.

Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định thao tác đóng (cắt) các AB,
CD đầu cột, hộp chia (phân) dây, CD hòm công tơ, CD và AB khách hàng...như thế
nào?
Các thao tác trên được thực hiện theo PCT, không thực hiện theo PTTHA,
Các thao tác trên được thực hiện theo PTT (TT44), không thực hiện theo PTTHA,
Các thao tác trên phải đưa vào PTTHA và được thực hiện theo PTTHA,
Các thao tác trênđược thực hiện theo LCT (Điều 25-QTATĐ), không thực hiện theo PTTHA, 
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT năm 2021, hướng dẫn về QT881 thì các nhóm nghề nào
phù hợp để thực hiện Điều 24. Yêu cầu đối với thang di động:
Nhóm nghề QLVH, sửa chữa nhà máy thủy điện; Nhóm nghề Thí nghiệm điện;
Nhóm nghề QLVH, sửa chữa Nhà máy thủy điện;
Nhóm nghề QLVH, sửa chữa đường dây và TBA; Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA; 
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định việc kiểm tra hoàn thành PCT
của người cấp phiếu như thế nào?
Người cấp phiếu (đã ký tại mục 1) kiểm tra hoàn thành phiếu (thời hạn 01 ngày) và lưu giữ theo
QTATĐ. 
Người có chức danh Người cấp PCT kiểm tra hoàn thành phiếu (thời hạn 01 ngày) và lưu giữ
theo QTATĐ.
Lãnh đạo ĐVQLVH kiểm tra hoàn thành phiếu (thời hạn 01 ngày) và lưu giữ theo QTATĐ.
NLĐCV kiểm tra hoàn thành phiếu (thời hạn 01 ngày) và lưu giữ theo QTATĐ.
Câu 47. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, quy định trong các ca trực vận hành tại
các Trạm điện có người trực thì NCP là ai?
Là Trạm trưởng.
Là trực phụ đương ca của Trạm.
Là trực chính đương ca của Trạm. 
Một trong 3 đối tượng trên.
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT năm 2021, hướng dẫn về QT881 thì các nhóm nghề nào
phù hợp để thực hiện Điều 27. Quy định an toàn khi làm việc trong không gian hạn chế:
Nhóm nghề Quản lý Kinh doanh điện năng; Nhóm nghề Thí nghiệm điện; Nhóm nghề Xây lắp
đường dây và TBA; Nhóm nghề QLVH, sửa chữa Nhà máy thủy điện; 
Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA; Nhóm nghề QLVH, sửa chữa nhà máy thủy điện.
Tất cả các nhóm nghề
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT năm 2021, hướng dẫn về QT881 thì các nhóm nghề nào
phù hợp để thực hiện Điều 28. An toàn khi làm việc trong hành lang tiêu cạn, buồng xoắn, ống
xả, bánh xe công tác hoặc tuyến năng lượng tuabin tổ máy:
Tất cả các nhóm nghề
Nhóm nghề QLVH, sửa chữa Nhà máy thủy điện; 
Nhóm nghề Thí nghiệm điện;
Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA;
Câu 47. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định đối tương lập PA khi
QĐVLCV đồng thời là ĐVQLVH như thế nào?
TPHKKTAT, CBAT, Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), là người lập Phương án.
Lãnh đạo đơn vị cơ sở, Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó) là người lập Phương án.
Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó) là người lập Phương án. 
Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó), công nhân bậc cao là người lập Phương án.
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, Nhóm nghề Thí nghiệm điện , sửa chữa
đường dây và TBA được quy định là nhóm mấy?
IV
III
I
II 
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, tại lưu đồ 9: Trình tự các bước thực
hiện sửa chữa lưới điện hạ áp đang mang điện gồm bao nhiêu bước thực hiện
7
8
6
5
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT năm 2021, hướng dẫn về QT881 thì các nhóm nghề nào
phù hợp để thực hiện Điều 23. Yêu cầu khi làm việc trên cao:
Nhóm nghề QLVH, sửa chữa nhà máy thủy điện; Nhóm nghề Thí nghiệm điện;
Tất cả các nhóm nghề 
Nhóm nghề QLVH, sửa chữa đường dây và TBA; Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA;
Nhóm nghề QLVH, sửa chữa Nhà máy thủy điện;
Câu 47. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định cấp số PCT tại các Xí nghiệp
DVĐL thuộc NPSC như thế nào?
Trưởng phòng, CBKT, CBAT cấp Xí nghiệp cấp số PCT, quản lý số PCT theo Xí nghiệp..
Lãnh đạo Xí nghiệp cấp số PCT, quản lý số PCT theo cấp Đội.
Người viết PCT cấp số PCT, quản lý số PCT theo Đội, Phòng thuộc Xí nghiệp. 
Lãnh đạo Đội cấp số PCT, quản lý số PCT theo Đội.
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, việc kiểm tra (chứng minh) hết điện và
đặt tiếp đất lưu động để bàn giao tại các trạm GIS, trạm hợp bộ…khó thực hiện, do tủ kín, phải
pháp thế nào để dễ thực hiện?
Các đơn vị cần khảo sát, nếu không có điểm thử (chứng minh) hết điện, đặt tiếp đất thì phải cắt
điện nguồn, thử (chứng minh) hết điện, đặt tiếp đất trước các tủ.
Các đơn vị cần khảo sát điểm có thể tháo được thành tủ tại các tủ trung áp (RMU) và cáp xuất
tuyến hạ áp để thuân lợi cho việcthực hiện các BPAT khi tiến hành cho phép.
Các đơn vị cần khảo sát lắp thêm các bộ DCL trước các tủ trung áp (RMU) và cáp xuất tuyến hạ
áp để thuân lợi cho việcthực hiện các BPAT khi tiến hành cho phép.
Các đơn vị cần khảo sát lắp đặt các bộ tiếp đất đầu chờ tại các tủ trung áp (RMU) và cáp xuất
tuyến hạ áp để thuân lợi cho việcthực hiện các BPAT khi tiến hành cho phép. 
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, quy định các động tác thao tác liên
quan đến an toàn trong thao tác như thế nào?
Phải đưa các động tác kiểm tra đóng (cắt) tốt 3 pha, treo (tháo) biển, khóa (mở khóa) tay CD hạ
áp, tủ hạ áp vào bước thao tác theo PTT (cao áp) theo TT44.
Không đưa các động tác kiểm tra đóng (cắt) tốt 3 pha, treo (tháo) biển, khóa (mở khóa) tay CD
hạ áp, tủ hạ áp vào bước thao tác trong PTTHA,
Cho phép đưa các động tác kiểm tra đóng (cắt) tốt 3 pha, treo (tháo) biển, khóa (mở khóa) tay
CD hạ áp, tủ hạ áp vào bước thao tác nhưng phải chép ra Phụ lục,
Phải đưa các động tác kiểm tra đóng (cắt) tốt 3 pha, treo (tháo) biển, khóa (mở khóa) tay CD hạ
áp, tủ hạ áp vào bước thao tác như các động tác thao tác thiết bị chính. 
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định việc pho to Thẻ ATĐ kèm
Phương án là:
Chỉ có nhân viên ĐVCT thuộc ĐVQLVH không phải pho to Thẻ ATĐ đính kèm.
Tất cả nhân viên ĐVCT thuộc các ĐVLCV phải pho to Thẻ ATĐ đính kèm.
Đối với nhân viên ĐVCT không thuộc EVNNPC phải pho to Thẻ ATĐ đính kèm. 
Tất cả nhân viên ĐVCT thuộc các ĐVQLVHphải pho to Thẻ ATĐ đính kèm.
Câu 47. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, khi thay NGSATĐ phải thực hiện thủ
tục gì?
Phải có sự phân công thay thế của ĐVQLVH, báo cáo người cấp PCT và NCP. Sau đó,
NGSATĐ đương nhiệm phổ biến nội dung công việc, BPAT của ĐVCT cho NGSTAĐ mới và
bàn giao.
Phải có sự phân công thay thế của đơn vị cử NGSATĐ, báo cáo người cấp PCT và NCP. Sau đó,
NGSATĐ đương nhiệm phổ biến (bàn giao) nội dung công việc, BPAT của ĐVCT cho
NGSTAĐ mới. 
Phải có sự phân công thay thế của ĐVLCV, báo cáo người cấp PCT và NCP. Sau đó, NGSATĐ
đương nhiệm phổ biến nội dung công việc, BPAT của ĐVCT cho NGSTAĐ mới và bàn giao.
NGSATĐ đương nhiệm báo cáp Người cấp PCT, sau đó phổ biến nội dung công việc, BPAT của
ĐVCT cho NGSTAĐ mới và bàn giao.
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC việc thao tác đóng cắt các CD hộp công
tơ, CD hộp chia dây đầu cột, át tô mát khách hàng được quy định như thế nào?
Phải sử dụng PTT (cao áp)như trường hợp đóng cắt các thiết bị điện trong TBAPP.
Không phải cần đến thủ tục PTT, LCT.
Thực hiện thao tác theo LCT. 
Phải sử dụng PCT để đóng cắt các thiết bị này.
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT năm 2021, hướng dẫn về QT881 thì các nhóm nghề nào
phù hợp để thực hiện Điều 30. An toàn làm việc trong các ổ và rotor tổ máy:
Nhóm nghề Thí nghiệm điện; Nhóm nghề QLVH, sửa chữa Nhà máy thủy điện; 
Tất cả các nhóm nghề
Nhóm nghề QLVH, sửa chữa đường dây và TBA; Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA;
Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA; Nhóm nghề QLVH, sửa chữa nhà máy thủy điện.
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, Có được sử dụng kết quả đánh giá rủi
ro để thay việc khảo sát hiện trường hay không?

Không 
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT năm 2021, Trường hợp thay dây, nối dây hoặc tháo rời
dây dẫn hạ áp phải nối đất theo nguyên tắc mọi đoạn đường dây tách rời phải có ít nhất mấy
điểm nối đất các pha?
4
3
2
1
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, ý nào sau đây không đúng với nguyên
tắc phân cấp duyệt Phương án?
Theo mức độ nguy hiểm, phức tạp khi thực hiện các BPAT và phối hợp thực hiện các BPAT
giữa các ĐVQLVH.
Phân cấp theo theo khối lượng công việc; Công việc có cắt điện và công việc không cắt điện;
Phân cấp theo chủ đầu tư công trình điện. 
Phân cấp theo quyền điều khiển thiết bị;
Câu 47. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, quy định việc công an toàn chức danh
cấp PCT cho công nhân bậc cao như thế nào?
Các đơn vị có thể huấn luyện và ra quyết định công nhận chức danh Người cấp PCT cho một số
công nhân lành nghề có bậ ATĐ từ 4/5 trở lên
Các đơn vị có thể huấn luyện và ra quyết định công nhận chức danh Người cấp PCT cho một số
công nhân lành nghề có bậc thợ từ 6/7 trở lên.
Các đơn vị có thể huấn luyện và công nhận chức danh Người cấp PCT cho một số công nhân
lành nghề đủ điều kiện, đối tượng này chỉ được cấp PCT trong trường hợp khắc phục hậu quả sự
cố. 
Các đơn vị không được phép công nhận chức danh Người cấp PCT cho công nhân không thuộc
các chức danh quản.
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, Nhóm nghề Xây lắp đường dây và
TBA, được quy định là nhóm mấy?
V
III
I
II
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, Nhóm nghề phụ trợ gồm mấy chức
danh nghề?
3
5
2
6
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, trường hợp NCP kiểm tra trước khi tiến
hành cho phép, nếu phát hiện người thừa (quá số lượng người cấp PCT ghi) nhưng có tên trong
danh sách đăng ký theo Phương án thì:
NCP báo cáo lãnh đạo ĐVQLVH để giải quyết (không cho vào làm việc hoặc phải có thủ tục bổ
sung…).
NCP báo cáo người cấp PCT để giải quyết (không cho vào làm việc hoặc phải có thủ tục bổ
sung…). 
NCP báo cáo người duyệt Phương án để giải quyết (không cho vào làm việc hoặc phải có thủ tục
bổ sung…).
NCP báo cáo TVH để giải quyết (không cho vào làm việc hoặc phải có thủ tục bổ sung…).
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT năm 2021, hướng dẫn về QT881 thì các nhóm nghề nào
phù hợp để thực hiện Điều 51. An toàn khi làm việc liên quan đến nước:
Nhóm nghề QLVH, sửa chữa đường dây và TBA; Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA;
Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA; Nhóm nghề QLVH, sửa chữa nhà máy thủy điện.
Tất cả các nhóm nghề
Nhóm nghề QLVH, sửa chữa Nhà máy thủy điện; 
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định công tác trên đường dây, thiết
bị thuộc tài sản và do 01 PC QLVH nhưng có đấu nối (liên thông) với lưới điện của 01 hoăc
nhiều PC khác thì̀:
PC có tài sản sẽ duyệt phương án, các ĐVQLVH còn lại thực hiện các BPAT phối hợp theo Giấy
phối hợp cho phép.
PC có tài sản sẽ duyệt Phương án, các ĐVQLVH còn lại thực hiện cấp PCT, cho phép làm việc,
Tất cả các PC đều duyệt Phương án, các ĐVQLVH liên quan thực hiện các BPAT phối hợp
(theo BBKSHT và GBG).
PC có tài sản sẽ duyệt phương án, các ĐVQLVH còn lại thực hiện các BPAT phối hợp (theo
BBKSHT và GBG). 
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, đối với các nhà thầu phụ hoặc đơn vị
khác do ĐVLCV thuê thì thủ tục an toàn như thế nào?
ĐVLCV phải đính kèm danh sách nhân viên ĐVCT (pho to thẻ ATĐ của nhà thầu phụ…) vào
Phương án, phổ biến nội dung công việc và BPAT theo quy định.
ĐVLCV phải đính kèm bản Hợp đồng thầu phụ, danh sách nhân viên ĐVCT (pho to thẻ ATĐ
của nhà thầu phụ…) vào Phương án, phổ biến nội dung công việc và BPAT theo quy định. 
ĐVLCV phải đính kèm bản Hợp đồng thầu phụ vào Phương án, phổ biến nội dung công việc và
BPAT theo quy định.
ĐVLCV phải pho to thẻ ATĐ của nhà thầu phụ đính kèm vào Phương án, phổ biến nội dung
công việc và BPAT theo quy định.
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, trong một PCT, một người được phép
đảm nhận nhiều nhất mấy chức danh, đó là các chứ́c danh nào?
Nhiều nhất 03 chức danh: Người cấp PCT, NCP, NGSATĐ (nếu có); Người cấp PCT, NCHTT,
NCP; Người cấp PCT, NLĐCV, NCHTT; Người cấp PCT, NLĐCV, NGSATĐ (nếu có).
Nhiều nhất 03 chức danh: Người cấp PCT, NCP, NGSATĐ (nếu có); Người cấp PCT, NLĐCV,
NCP; Người cấp PCT, NCP, NCHTT; Người cấp PCT, NLĐCV, NGSATĐ (nếu có).
Nhiều nhất 03 chức danh: Người cấp PCT, NCP, NGSATĐ (nếu có); Người cấp PCT, NLĐCV,
NCP; Người cấp PCT, NLĐCV, NCHTT; Người cấp PCT, NLĐCV, NGSATĐ (nếu có). 
Nhiều nhất 03 chức danh: Người cấp PCT, NCHTT, NGSATĐ (nếu có); Người cấp PCT,
NLĐCV, NCP; Người cấp PCT, NLĐCV, NCHTT; Người cấp PCT, NLĐCV, NGSATĐ (nếu
có)
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC khi đặt các bộ nối đất lưu động thì:
Cho phép đưa việc đặt tiếp đất lưu động hạ áp (tại khu vực TBAPP) vào PTT như một động tác
thao tác, 
Cho phép đưa việc đặt tiếp đất lưu động hạ áp (trên đường dây hạ áp) vào PTTHA như một động
tác thao tác,
Việc đặt tiếp đất lưu động hạ áp (tại khu vực TBAPP) phải thực hiện theo LCT kể cỏ việc có cắt
điện theo PTTHA, Không cho phép đưa việc đặt tiếp đất lưu động hạ áp (tại khu vực TBAPP)
vào PTT
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, sau khi thực hiện xong công việc,
ĐVCT đã về đến trụ sở của Điện lực, Đội/tổ chốt khu vực thì:
Phải kết thúc và trả LCT ngay cho Người ra lệnh và TVH. Nếu ra lệnh tiếp theo thì tiếp tục cầm
tờ LCT tiếp tục thực hiện và ghi nối tiếp vào LCT.
Phải kết thúc và trả LCT ngay cho lãnh đạo Điện lực, Nếu ra lệnh tiếp theo phải cấp LCT mới,
không áp dụng lệnh tiếp diễn với tờ lệnh cũ đã khóa,
Sau mỗi việc giao theo LCT giấy, ĐVCT phải về Điện lực trả LCT ngay cho Người ra lệnh. Nếu
ra lệnh tiếp theo phải cấp LCT mới, không áp dụng lệnh tiếp diễn với tờ lệnh cũ đã khóa,
Phải kết thúc và trả LCT ngay cho Người ra lệnh và TVH. Nếu ra lệnh tiếp theo phải cấp LCT
mới, không áp dụng lệnh tiếp diễn với tờ lệnh cũ đã khóa, 
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT năm 2021, hướng dẫn về QT881 thì các nhóm nghề nào
phù hợp để thực hiện Điều 48. An toàn khi làm việc ở hệ thống hơi, nước áp lực cao:
Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA; Nhóm nghề QLVH, sửa chữa nhà máy thủy điện.
Nhóm nghề QLVH, sửa chữa Nhà máy thủy điện; 
Nhóm nghề QLVH, sửa chữa đường dây và TBA; Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA;
Tất cả các nhóm nghề
Câu 47. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, trường hợp vị trí công tác có liên quan
đến nhiều ĐVQLVH thì phải thực hiện bàn giao các BPAT phối hợp như thế nào?
Người cấp và ghi GBG là NCP thuộc đơn vị QLVH thiết bị, lưới điện (đơn vị được phân công
cấp PCT). 
NLĐCV của ĐVCT cấp và ghi GBG và bàn giao cho NCP thuộc đơn vị QLVH thiết bị, lưới
điện (đơn vị được phân công cấp PCT).
Mối ĐVQLVH liên quan cấp và ghi GBG, bàn giao cho NCP thuộc đơn vị QLVH thiết bị, lưới
điện (đơn vị được phân công cấp PCT).
Người cấp và ghi GBG là NCHTT thuộc ĐVLCV theo PCT
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT năm 2021, hướng dẫn về QT881 thì các nhóm nghề nào
phù hợp để thực hiện Điều 42. An toàn khi làm việc tại khu vực máy phát làm mát bằng khí
hydro:
Nhóm nghề QLVH, sửa chữa đường dây và TBA; Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA;
Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA; Nhóm nghề QLVH, sửa chữa nhà máy thủy điện.
Tất cả các nhóm nghề
Nhóm nghề QLVH, sửa chữa Nhà máy thủy điện; 
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định việc cấp PCT cho các ĐVCT
trên lưới điện của khách hàng khi không có Hợp đồng thuê bao QLVH hoặc thỏa thuận trong
quy chế phối hợp QLVH như thế nào?
Các ĐVQLVH trong EVNNPC chỉ được cấp PCT cho các ĐVCT là người của ĐVQLVH làm
việc trên lưới điện của khách hàng.
Các ĐVQLVH trong EVNNPC không được cấp PCT cho các ĐVCT trên lưới điện của khách
hàng trong mọi trường hợp.
Các ĐVQLVH trong EVNNPC không được cấp PCT cho các ĐVCT trên lưới điện của khách
hàng nếu không có Hợp đồng thuê bao QLVH hoặc thỏa thuận trong quy chế phối hợp QLVH. 
Các ĐVQLVH trong EVNNPC được cấp PCT cho các ĐVCT trên lưới điện của khách hàng
không có Hợp đồng thuê bao QLVH hoặc thỏa thuận trong quy chế phối hợp QLVH.
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, sau khi thực hiện xong các BPKTAT
chuẩn bị nơi làm việc (thuộc trách nhiệm của mình), NCP thực hiện tiếp động tác
nào?
Chuyển 01 bản PCT (bản sẽ giao) cho NCHTT để ghi họ tên, bậc ATĐ vào PCT, sau đó NCP
thực hiện kiểm tra nhân viên ĐVCT (theo Thẻ ATĐ).
Chuyển 02 bản PCT cho NCHTT để ghi họ tên, bậc ATĐ, giờ vào vị trí làm việc vào PCT, sau
đó NCP thực hiện kiểm tra nhân viên ĐVCT (theo Thẻ ATĐ).
Chuyển 01 bản PCT (bản NCP giữ) cho NCHTT để ghi họ tên, bậc ATĐ vào PCT, sau đó NCP
thực hiện kiểm tra nhân viên ĐVCT (theo Thẻ ATĐ).
Chuyển 02 bản PCT cho NCHTT để ghi họ tên, bậc ATĐ vào PCT, sau đó NCP thực hiện kiểm
tra nhân viên ĐVCT (theo Thẻ ATĐ). 
Câu 47. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, ngay sau khi nhận 01 bản PCT từ NCP,
NCHTT của ĐVCT phải triển khai thực hiện việc gì?
Phân công (ra LCT) nhân viên ĐVCT thực hiện các BPAT tại chỗ (đặt tiếp đất, làm rào chắn...)
theo Phương án và PCT. 
Phân công nhân viên ĐVCT thực hiện công việc theo Phương án và PCT.
Phân công (ra LCT) nhân viên ĐVCT thực hiện các BPAT tại chỗ (đặt tiếp đất, làm rào chắn...)
theo GBG.
Trực tiếp thực hiện các BPAT tại chỗ (đặt tiếp đất, làm rào chắn...) theo Phương án và PCT.
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, sau khi hoàn thành công việc, NCHTT,
NLĐCV (nếu có mặt tại hiện trường) của ĐVCT phải thực hiện tuần tự (trình tự) những việc gì
để khóa PCT?
Kiểm tra lại hiện trường lần cuối cùng, rút toàn bộ người ra khỏi nơi làm việc, phân công tháo dỡ
các BPAT do ĐVCT đã làm. NCHTT ký trao trả nơi làm việc vào 01 bản PCT (bản do NCHTT
giữ)
NCHTT ký trao trả nơi làm việc (vào cả 02 bản PCT), sau đó: Kiểm tra lại hiện trường - Phân
công tháo dỡ các BPAT do ĐVCT đã làm - Rút toàn bộ người ra khỏi nơi làm việc,
Kiểm tra lại hiện trường lần cuối cùng - Phân công tháo dỡ các BPAT do ĐVCT đã làm - Rút
toàn bộ người ra khỏi nơi làm việc, NCHTT ký trao trả nơi làm việc (vào cả 02 bản PCT).
Kiểm tra lại hiện trường lần cuối cùng - Rút toàn bộ người ra khỏi nơi làm việc - Phân công tháo
dỡ các BPAT do ĐVCT đã làm. NCHTT ký trao trả nơi làm việc (vào cả 02 bản PCT). 
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT năm 2021, hướng dẫn về QT881 thì các nhóm nghề nào
phù hợp để thực hiện Điều 21. An toàn khi làm việc với thiết bị nâng:
Nhóm nghề Thí nghiệm điện; Nhóm nghề QLVH, sửa chữa nhà máy thủy điện.
Tất cả các nhóm nghề 
Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA; Nhóm nghề Quản lý Kinh doanh điện năng
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, quy định trong các ca trực vận hành
trạm điện không người trực thì NCP là ai?
Là trực phụ đương ca của Trạm.
Là trực ca đương nhiệm của Tổ TTLĐ quản lý Trạm. 
Là Trạm trưởng.
Là trực chính đương ca của Trạm.
Câu 47. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, trong một PCT, nghiêm cấm kiêm
nhiệm các chứ́c danh nào?
NCHTT kiêm NLĐCV; NCP kiêm nhân viên ĐVCT; NCHTT kiêm NGSATĐ (nếu có).
NCHTT kiêm Người cấp PCT; NCP kiêm NLĐCV; NCHTT kiêm nhân viên ĐVCT.
NCHTT kiêm kiêm nhân viên ĐVCT; NCP kiêm NCHTT; NCP kiêm NGSATĐ (nếu có).
NCHTT kiêm NGSATĐ (nếu có); NCP kiêm NCHTT; NCHTT kiêm NGSATĐ (nếu có). 
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, sau khi thực hiện xong công việc,
ĐVCT đã về đến trụ sở của Điện lực, Đội/tổ chốt khu vực thì:
Phải kết thúc và trả LCT ngay cho Người ra lệnh và TVH. Nếu ra lệnh tiếp theo phải cấp LCT
mới, không áp dụng lệnh tiếp diễn với tờ lệnh cũ đã khóa, 
Sau mỗi việc giao theo LCT giấy, ĐVCT phải về Điện lực trả LCT ngay cho Người ra lệnh. Nếu
ra lệnh tiếp theo phải cấp LCT mới, không áp dụng lệnh tiếp diễn với tờ lệnh cũ đã khóa,
Phải kết thúc và trả LCT ngay cho lãnh đạo Điện lực, Nếu ra lệnh tiếp theo phải cấp LCT mới,
không áp dụng lệnh tiếp diễn với tờ lệnh cũ đã khóa,
Phải kết thúc và trả LCT ngay cho Người ra lệnh và TVH. Nếu ra lệnh tiếp theo thì tiếp tục cầm
tờ LCT tiếp tục thực hiện và ghi nối tiếp vào LCT
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT năm 2021, hướng dẫn về QT881 thì các nhóm nghề nào
phù hợp để thực hiện Điều 19. An toàn khi làm việc với thiết bị quay:
Nhóm nghề Thí nghiệm điện; ; Nhóm nghề QLVH, sửa chữa nhà máy thủy điện.
Nhóm nghề Thí nghiệm điện; Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA
Tất cả các nhóm nghề
Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA; Nhóm nghề QLVH, sửa chữa nhà máy thủy điện. 
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT năm 2021, hướng dẫn về QT881 thì các nhóm nghề nào
phù hợp để thực hiện Điều 29. An toàn khi làm việc trong hầm tuabin:
Nhóm nghề QLVH, sửa chữa Nhà máy thủy điện; 
Nhóm nghề Thí nghiệm điện;
Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA;
Tất cả các nhóm nghề
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, đối với những công việc có liên quan
đến việc thực hiện các BPAT của nhiều ĐVQLVH, thì:
ĐVLCV xây dựng PA, trình duyệt tại tất cả các ĐVQLVH có liên quan, mỗi đơn vị 01 bản PA,
ĐVQLVH nào có ĐVLCV làm việc trên thiết bị, đường dây sẽ duyệt PA, các ĐVQLVH khác
thực hiện BPAT (theo GBG) đã thống nhất trong BBKSHT và PA đã duyệt. 
ĐVQLVH nào có ĐVLCV làm việc trên thiết bị, đường dây sẽ duyệt PA, các ĐVQLVH khác
thực hiện BPAT ký vào bản PA của ĐVQLVH để trình duyệt.
Tất cả các ĐVQLVH có liên quan đến việc thực hiện các BPAT trên thiết bị, đường dây đều phải
duyệt PA,
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT năm 2021, hướng dẫn về QT881 thì các nhóm nghề nào
phù hợp để thực hiện Điều 26. Yêu cầu đối với dây đeo an toàn:
Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA; Nhóm nghề QLVH, sửa chữa nhà máy thủy điện.
Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA;
Tất cả các nhóm nghề 
Nhóm nghề Thí nghiệm điện;
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, công việc nào sau đây không
thuộc(không được coi là) công việc đột xuất?
Công việc sửa chữa, thay thế định kỳ thiết bị, đường dây đã có kế hoạch nhưng kết hợp cắt điện
để công tác, 
Công việc sửa chữa, thay thế thiết bị, đường dây khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố.
Công việcxử lý nguy cơ mất an toàn vận hành, mất an toàn cộng đồng gọi là công việc đột xuất
Công việc khắc phục ngay hậu quả lụt bão, xử lý ngay các khiếm khuyết.
Câu 47. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, trường hợp công việc do người của
nhiều đơn vị khác nhau cùng thực hiện theo một PCT (phối hợp, hỗ trợ…) thì thực hiện như thế
nào?
Đơn vị đề nghị phối hợp (đơn vị chủ trì) sẽ phải cử ra NCHTT. Các đơn vị phối hợp, hỗ trợ…
phải thực hiện theo phân công trong BBKSHT.
Các đơn vị phối hợp, hỗ trợ… phải có Quyết định điều động nhân lực để thực hiện công việc
theo quy định vàphải cử ra NCHTT.
Đơn vị đề nghị phối hợp (đơn vị chủ trì) sẽ phải cử ra NCHTT. Các đơn vị phối hợp, hỗ trợ…
phải có Quyết định điều động nhân lực để thực hiện công việc theo quy định. 
Đơn vị đề nghị phối hợp (đơn vị chủ trì) sẽ phải cử ra NCHTT. Các đơn vị phối hợp, hỗ trợ…
phải cử NLĐCV phụ trách chung toàn đơn vị.
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, NCP phải thực hiện các BPAT gì?
Thực hiện tất cả hoặc một phần công việc (theo phân nhiệm). Bao gồm:Cắt điện - Đặt tiếp đất -
Treo biển báo - Đặt rào chắn - Ký bàn giao việc Thử (chứng minh) hết điện giao cho ĐVCT.
NCP không được phép Cắt điện - Đặt tiếp đất - Treo biển báo - Đặt rào chắn mà chỉ phải Thử
(chứng minh) hết điện - Ký bàn giao.
NCP chỉ được phép Cắt điện - Thử (chứng minh) hết điện - Ký bàn giao. Việc Đặt tiếp đất - Treo
biển báo - Đặt rào chắnlà trách nhiệm của ĐVCT.
Thực hiện tất cả hoặc một phần công việc (tùy theo phân nhiệm) với trình tự:Cắt điện - Đặt tiếp
đất - Treo biển báo - Đặt rào chắn nhưng sau đó bắt buộc phải Thử (chứng minh) hết điện - Ký
bàn giao. 
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, Nhóm nghề phụ trợ, được quy định là
nhóm mấy?
VIII 
III
I
II
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT năm 2021, hướng dẫn về QT881 thì các nhóm nghề nào
phù hợp để thực hiện Điều 22. An toàn khi làm việc thiết bị hàn điện, hàn hơi:
Nhóm nghề Thí nghiệm điện; Nhóm nghề QLVH, sửa chữa nhà máy thủy điện.
Nhóm nghề QLVH, sửa chữa đường dây và TBA; Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA; 
Tất cả các nhóm nghề
Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA; Nhóm nghề Quản lý Kinh doanh điện năng
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC cho phép việc ra LCT của ĐVLCV thực
hiện công việc trên lưới điện của ĐVQLVH như thế nào?
ĐVLCV ra LCT cho ĐVCT của mình làm việc trên lưới điện của ĐVQLVH với điều kiện đã
thỏa thuận từ khi khảo sát và phải đưa vào Phương án hoặc theo quy định của các Công ty. 
ĐVLCV không được phép ra LCT cho ĐVCT của mình làm việc trên lưới điện của ĐVQLVH
trong mọi hoàn cảnh.
ĐVLCV ra LCT cho ĐVCT của mình làm việc trên lưới điện của ĐVQLVH với điều kiện có
NGSATĐ của ĐVQLVH.
ĐVLCV ra LCT cho ĐVCT của mình làm việc trên lưới điện của ĐVQLVH với điều kiện không
được làm việc trên cao từ 2 mét trở lên.
Câu 47. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, tại các TBA 110kV, khi thao tác các
thiết bị tự dùng trong trạm, thì ai là người viết PTTHA? Ai là người ra lệnh thao tác?
Trạm trưởng là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra lệnh. Nếu chuyển đổi ca mà ca trước
chưa thao tác được thì ca sau tiếp tục thao tác, khi đó người ra lệnh là Trực chính ca sau.
Trực chính đương ca là người trực tiếp viết PTT, trạm trưởng là người ra lệnh. Nếu chuyển đổi
ca mà ca trước chưa thao tác được thì ca sau tiếp tục thao tác, khi đó người ra lệnh là Trực chính
ca sau.
Trực chính đương ca là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra lệnh. Nếu chuyển đổi ca mà ca
trước chưa thao tác được thì ca sau tiếp tục thao tác, khi đó người ra lệnh là
Trực chính ca sau. 
Trực chính đương ca là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra lệnh. Nếu chuyển đổi ca mà ca
trước chưa thao tác được thì ca sau tiếp tục thao tác, khi đó người ra lệnh là Trạm trưởng.
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, Nhóm nghề QLVH, sửa chữa đường
dây và TBA được quy định là nhóm mấy?
II
I
IV
III
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT năm 2021, Dây nối đất ngắn mạch (chống đóng điện
nhầm từ nguồn điện đến) ...có tiết diện không được nhỏ hơn bao nhiêu mm2 đối với lưới điện
cấp điện áp từ 110kV trở lên?
35mm2
10mm2
16mm2 
Câu 47. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, NCP ký cho phép ĐVCT vào làm việc
sau khi thực hiện hoặc kiểm tra những BPAT nào?
Sau khi đãkiểm tra có đủ, đúng các BPAT của ĐVQLVH, đồng thời đã kiểm tra đủ BPAT của
ĐVCT đã thực hiện.
Sau khi đãkiểm tra có đủ, đúng các BPAT của đơn vị mình, đồng thời đã kiểm tra đủ BPAT của
các ĐVQLVH khác có liên quan đến công việc (đã ký trong GBG). 
Sau khi đãkiểm tra có đủ, đúng các BPAT của ĐVCT và các ĐVQLVH khác có liên quan đến
công việc (đã ký trong GBG).
Sau khi đãkiểm tra có đủ, đúng các BPAT do đơn vị mình thực hiện theo Phương án và PCT.
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, tại các Tổ (Đội) quản lý đường dây,
Đội tổng hợp… không bố trí người trực thường xuyên (dạng không đi ca kíp) thì NCP là ai?
NCP sẽ do người quản lý trực tiếp của ĐVQLVH (Đội trưởng, Đội phó, Tổ trưởng, Tổ phó…)
cử ra, 
NCP sẽ do TPKHKTAT hoặc CBAT cử ra,
NCP sẽ do lãnh đạo ĐVQLVH cử ra,
NCP sẽ do TVH đương ca cử ra
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, trường hợp NCHTT không thể trực tiếp
bàn giao được (do ốm, cảm đột xuất, tai nạn…), thì xử lý như thế nào?
ĐVQLVH cử NCHTT mới. Sau khi được chấp thuận thay thế, NCHTT (mới) sẽ ghi giờ rút khỏi
của NCHTT trước và ký (thay) vào PCT, ghi, ký tên mình vào mục 4 PCT.
NLĐCV cử NCHTT mới. Sau khi được chấp thuận thay thế, NCHTT (mới) sẽ ghi giờ rút khỏi
của NCHTT trước và ký (thay) vào PCT, ghi, ký tên mình vào mục 4 PCT.
ĐVLCV cử NCHTT mới. Sau khi được chấp thuận thay thế, NCHTT (mới) sẽ ghi giờ rút khỏi
của NCHTT trước và ký (thay) vào PCT, ghi, ký tên mình vào mục 4 PCT. 
Người cấp PCT cử NCHTT mới. Sau khi được chấp thuận thay thế, NCHTT (mới) sẽ ghi giờ rút
khỏi của NCHTT trước và ký (thay) vào PCT, ghi, ký tên mình vào mục 4 PCT.
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT năm 2021, hướng dẫn về QT881 thì các nhóm nghề nào
phù hợp để thực hiện Điều 41. An toàn khi làm việc với tấm pin mặt trời:
Nhóm nghề QLVH, sửa chữa đường dây và TBA; Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA;
Tất cả các nhóm nghề
Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA; Nhóm nghề QLVH, sửa chữa nhà máy thủy điện.
Nhóm nghề Xây lắp và sửa chữa thiết bị, đường dây điện; 
Câu 47. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, nội dung nào không đúng (không phải
thực hiện) theo trình tự cắt điện để công tác?
Các cấp điều độ (TTĐK) và TVH thực hiện chỉ huy cắt điện và thao tác cắt điện theo phương
thức và PTT đã được duyệt.
Phòng Điều độ (TTĐK) tổng hợp, lập phương thức vận hành, lịch cắt điện trình Giám đốc hoặc
PGĐKT Công ty Điện lực phê duyệt;
ĐVQLVH khảo sát các vị trí cắt điện theo BBKSNT đã lập với ĐVQLVH. 
Các ĐVQLVH thực hiện thao tác theo PTT; Tổ TTLĐ thực hiện thao tác các DNĐ theo PTT
hoặc thao tác xử lý tình huống khi thao tác xa không thực hiện được,
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, Nhóm nghề Thí nghiệm điện gồm mấy
chức danh nghề?
6
4
5
7
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT năm 2021, hướng dẫn về QT881 thì các nhóm nghề nào
phù hợp để thực hiện Điều 20. An toàn khi sử dụng thiết bị cầm tay, máy gia công cơ khí:
Tất cả các nhóm nghề 
Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA; Nhóm nghề Quản lý Kinh doanh điện năng
Nhóm nghề Thí nghiệm điện; Nhóm nghề QLVH, sửa chữa nhà máy thủy điện.
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, thủ tục bàn giao lưới điện thuộc quyền
điều khiển của điều độ Công ty Điện lực cho các ĐVQLVH được quy định như thế nào?
ĐĐV, Trưởng kíp ĐKX bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện cho
Trực chính (đương ca) Tổ TVH các Điện lực; Đội QLVH khu vực, Tổ TTLĐ, Trạm 110kV,
TBATG... 
ĐĐV, Trưởng kíp ĐKX bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện cho
lãnh đạo các Điện lực; Đội QLVH khu vực, Tổ TTLĐ, Trạm 110kV, TBATG...
ĐĐV, Trưởng kíp ĐKX bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện cho Đội
trưởng Đội QLVH các Điện lực; Đội QLVH khu vực, Tổ đường dây thuộc
Đội QLVH LĐCT,...
ĐĐV, Trưởng kíp ĐKX bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện cho
Trực chính (đương ca) Tổ TVH các Điện lực; Đội QLVH khu vực,..
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, trong trường hợp bất khả kháng, nếu vì
một lý do nào đó mà NCP không thể bàn giao được (ốm, cảm đột xuất, tai nạn, mất tích…), khi
đó có thể sẽ không có bản PCT mà NCP giữ thì xử lý như thế nào?
Người cấp PCT cử NCP khác, khi đó, người cấp PCT hướng dẫn việc bàn giao giữa NCP (mới)
với NCHTT, ghi, ký khóa PCT, thu về 01 bản PCT (bản của NCHTT giữ).
TVH đương ca cử NCP khác, khi đó, người cấp PCT hướng dẫn việc bàn giao giữa NCP (mới)
với NCHTT, ghi, ký khóa PCT, thu về 01 bản PCT (bản của NCHTT giữ).
NLĐCV cử NCP khác, khi đó, người cấp PCT hướng dẫn việc bàn giao giữa NCP (mới) với
NCHTT, ghi, ký khóa PCT, thu về 01 bản PCT (bản của NCHTT giữ).
Người duyệt Phương án, lãnh đạo ĐVQLVH sẽ quyết định cử NCP khác, khi đó, người cấp PCT
hướng dẫn việc bàn giao giữa NCP (mới) với NCHTT, ghi, ký khóa PCT, thu về 01 bản PCT
(bản của NCHTT giữ). 
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, NCP nhận PCT để đi cho phép làm
việc từ ai?
Từ TVH đương ca của Điện lực để thực hiện thủ tục cho phép vào làm việc,
Từ Người cấp PCT hoặc TVH đương ca của Điện lực để thực hiện thủ tục cho phép vào làm
việc, 
Từ Người cấp PCT hoặc lãnh đạo Điện lực để thực hiện thủ tục cho phép vào làm việc,
Từ Người cấp PCT hoặc CBAT của Điện lực để thực hiện thủ tục cho phép vào làm việc,
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định cấp số PCT tại NPCETC như
thế nào?
Lãnh đạo Trung tâm cấp số PCT, quản lý số PCT theo cấp Đội.
Trưởng phòng thuộc NPCETCcấp số PCT, quản lý số PCT theo Phòng..
Người viết PCT cấp số PCT, quản lý số PCT theo Trung tâm, Phòng thuộc Công ty. 
Lãnh đạo Đội công trình cấp số PCT, quản lý số PCTtheo Đội.
Câu 47. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC việc đánh số, lư giữ PTTHA như thế
nào?
PTT hạ áp được đánh số, lưu giữ như PTT cao áp và được ghi chung vào Sổ theo dõi PTT của
đơn vị (Điện lực, Trạm 110kV…). 
PTT hạ áp được đánh số và ghi riêng vào 1 quyển Sổ theo dõi PTTHA, lưu giữ như PTT cao áp
của đơn vị (Điện lực, Trạm 110kV…).
PTT hạ áp được đánh số, lưu giữ như PCT và được ghi chung vào Sổ theo dõi PCT của đơn vị
(Điện lực, Trạm 110kV…).
PTT hạ áp được đánh số, lưu giữ như PTT cao áp nhưng phải ghi riêng Sổ theo dõi PTT của đơn
vị (Điện lực, Trạm 110kV…).
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT năm 2021, Các đơn vị căn cứ vào phụ lục số mấy để
Quyết định số 1221/QĐ-EVN ngày 09/9/2021 của EVN để tổ chức đánh giá rủi ro
Phụ lục 4. Hướng dẫn về nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro
Phụ lục 3. Hướng dẫn về nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro 
Phụ lục 2. Hướng dẫn về nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT năm 2021, Thực hiện đặt nối đất lưu động (hoặc đầu
chờ) hạ áp sau aptomat nhánh khi làm công việc nào sau đây?
khi làm công việc trên đường dây hạ áp để đảm bảo an toàn và không mất điện các lộ còn lại 
khi làm công việc thí nghiệm
khi làm công việc xây lắp
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT năm 2021, hướng dẫn về QT881 thì các nhóm nghề nào
phù hợp để thực hiện Điều 46. An toàn khi làm việc ở hệ thống khí nén:
Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA; Nhóm nghề QLVH, sửa chữa nhà máy thủy điện.
Tất cả các nhóm nghề
Nhóm nghề QLVH, sửa chữa đường dây và TBA; Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA;
Nhóm nghề QLVH, sửa chữa Nhà máy thủy điện; 
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, quy điịnh về PA nhanh (PA tại chỗ)
như thế nào?
Thực hiện công việc khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, khắc phục ngayhậu quả lụt bão, xử
lý ngay các khiếm khuyết, nguy cơ mất an toàn phải lập PA nhanh 
Thực hiện công việc có kế hoạch nhưng kết hợp cắt điện khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố
phải lập PA nhanh
Thực hiện công việc khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, khắc phục ngayhậu quả lụt bão trên
các đường dây điện đều phải lập PA nhanh
Các công việc khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, khắc phục ngayhậu quả lụt bão, xử lý
ngay các khiếm khuyết, nguy cơ mất an toàn phải lập PA TCTC và BPAT.
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, đối với các trạm điện, nhà máy điện có
người trực theo ca kíp, việc kiêm nhiệm các chức danh an toàn và vận hành được quy định như
thế nào? Nhân viên trực đương ca không được kiêm NGSTT khi thao tác đảm bảo an toàn cho
ĐVCT.
Nhân viên trực đương ca không được kiêm người thao tác khi thao tác đảm bảo an toàn cho
ĐVCT.
Nhân viên trực đương ca không được kiêm NCP
Nhân viên trực đương ca không được kiêm NGSATĐ 
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT năm 2021, hướng dẫn về QT881 thì các nhóm nghề nào
phù hợp để thực hiện Điều 50. An toàn khi làm việc trên phương tiện giao thông thủy:
Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA; Nhóm nghề QLVH, sửa chữa nhà máy thủy điện.
Nhóm nghề QLVH, sửa chữa đường dây và TBA; Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA;
Nhóm nghề QLVH, sửa chữa Nhà máy thủy điện;
Tất cả các nhóm nghề 
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, trường hợp phải thay NCHTT, nội
dung nào không đúng (không phải thực hiện)?
Người cấp PCT phải báo cáo xin ý kiến Người duyệt Phương án trước khi đồng ý cho thay
NCHTT. 
NCP phải báo với Người cấp PCT và xin ý kiến của người cấp PCT (trực tiếp hoặc bằng điện
thoại) về sự thay đổi này.
ĐVLCV phải báo cáo (trực tiếp hoặc bằng điện thoại) với người ký duyệt PA đồng ý,NCHTT
đương nhiệm báo NCP (trực tiếp hoặc bằng điện thoại) và ghi, ký tên vào mục 4 trong PCT.
NCHTT (mới) sau khi nhận bàn giao (từ NCHTT đương nhiệm) sẽ ghi, ký PCT.
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC cho phép việc ra LCT đối với nhân viên
không thuộc đơn vị mình như thế nào?
ĐVQLVH có thể ra LCT cho ĐVCT không thuộc đơn vị mình (B ngoài, phòng Kỹ thuật, Kinh
doanh, KTGSMBĐ của Công ty…) khi có giấy giao nhiệm vụ của các đơn vị đến làm việc,
ĐVQLVH chỉ được phép ra LCT cho ĐVCT không thuộc đơn vị mình nhưng thuộc PC (Phòng
Kỹ thuật, Kinh doanh, KTGSMBĐ của Công ty…) thực hiện công việc theo quy định.
ĐVQLVH không được phép ra LCT cho ĐVCT không thuộc đơn vị mình.
ĐVQLVH có thể ra LCT cho ĐVCT không thuộc đơn vị mình (B ngoài, phòng Kỹ thuật, Kinh
doanh, KTGSMBĐ của Công ty…) thực hiện một số việc theo quy định của các Công ty. 
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT năm 2021, hướng dẫn về QT881 thì các nhóm nghề nào
phù hợp để thực hiện Điều 39. An toàn khi làm việc với hệ thống ắc quy sử dụng axít hoặc kiềm:
Nhóm nghề QLVH TBA 110kV (Thao tác lưu động); Nhóm nghề Thí nghiệm điện; Nhóm nghề
QLVH, sửa chữa Nhà máy thủy điện; 
Nhóm nghề QLVH, sửa chữa đường dây và TBA; Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA;
Nhóm nghề Thí nghiệm điện; Nhóm nghề QLVH, sửa chữa Nhà máy thủy điện;
Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA; Nhóm nghề QLVH, sửa chữa nhà máy thủy điện.
Tất cả các nhóm nghề
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT năm 2021, hướng dẫn về QT881 thì các nhóm nghề nào
phù hợp để thực hiện Điều 47. An toàn khi làm việc ở hệ thống dầu áp lực tổ máy:
Nhóm nghề QLVH, sửa chữa đường dây và TBA; Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA;
Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA; Nhóm nghề QLVH, sửa chữa nhà máy thủy điện.
Nhóm nghề QLVH, sửa chữa Nhà máy thủy điện; 
Tất cả các nhóm nghề
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT năm 2021, hướng dẫn về QT881 thì các nhóm nghề nào
phù hợp để thực hiện Điều 25. Yêu cầu khi làm việc trên giàn giáo:
Nhóm nghề QLVH, sửa chữa đường dây và TBA; Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA; 
Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA; Nhóm nghề QLVH, sửa chữa nhà máy thủy điện.
Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA;
Tất cả các nhóm nghề
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT năm 2021, hướng dẫn về QT881 thì các nhóm nghề nào
phù hợp để thực hiện Điều 56. An toàn khi làm việc ở công trình lấy nước và xả nước:
Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA; Nhóm nghề QLVH, sửa chữa nhà máy thủy điện.
Nhóm nghề QLVH, sửa chữa đường dây và TBA; Nhóm nghề Xây lắp đường dây và TBA;
Nhóm nghề QLVH, sửa chữa Nhà máy thủy điện. 
Tất cả các nhóm nghề
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, trong trường hợp có thực hiện các
BPKTAT phối hợp giữa các ĐVQLVH thì:
Các ĐVQLVH liên quan căn cứ vào các nội dung cần cắt điện trong GĐKCT để trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt phương thức cắt điện để làm việc,
ĐVQLVH đường dây, thiết bị mà ĐVLCV sẽ thực hiện công việc căn cứ vào các nội dung cần
cắt điện trong GĐKCT để phối hợp với các ĐVQLVH liên quan trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt phương thức cắt điện để làm việc, 
ĐVQLVH đường dây, thiết bị mà ĐVLCV sẽ thực hiện công việc căn cứ vào các nội dung cần
cắt điện trong GĐKCT để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương thức cắt điện để làm việc,
Tất cả các ĐVLCV căn cứ vào các nội dung cần cắt điện trong GĐKCT để trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt phương thức cắt điện để làm việc,
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định việc ra lệnh và nhận lệnh tại
các tổ/đội chốt khu vực như thế nào?
Người ra lệnh chuyển trực tiếp LCT cho NCHTT để tổ chức thực hiện công việc theo LCT.
TVH cấp LCT và số LCT, ghi sổ, sau đó chuyển LCT cho NCHTT để tổ chức thực hiện công
việc theo LCT.
Người ra lệnh chuyển LCT cho NCHTT đề người này xin số LCT từ TVH. TVH có trách nhiệm
cấp số LCT và ghi chép đầy đủ nội dung LCT vào sổ theo dõi LCT.
Người ra lệnh thông báo cho TVH để cấp số, sau đó chuyển LCT cho NCHTT. TVH có trách
nhiệm cấp số LCT và ghi chép đầy đủ nội dung LCT vào sổ theo dõi LCT. 
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, sau khi Phương án được duyệt,
ĐVQLVH phải tổ chức phổ biến nội dung Phương án tới những đối tượng nào?
Những NCHTT, NLĐCV, NGSATĐ, NCP.
Người cấp PCT, những NCHTT, NLĐCV, NGSATĐ, NCP và những người được giao nhiệm vụ
thực hiện các BPKTAT phối hợp. 
Người cấp PCT, những NCHTT, NLĐCV, NGSATĐ, NCP.
Người cấp PCT, những NCHTT, NLĐCV,.
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định điều kiện ra lệnh và thực hiện
LCT miệng như thế nào?
Quá trình nhận lệnh và truyền lệnh miệng phải ghi âm. Trường hợp chưa hiểu rõ nội dung LCT
phải hỏi lại Người ra lệnh. 
Quá trình nhận lệnh và truyền lệnh miệng phải ghi âm. Trường hợp chưa hiểu rõ nội dung LCT
phải hỏi lại lãnh đạo Điện lực,
Quá trình nhận lệnh và truyền lệnh miệng phải ghi âm và chuyển nội dung qua công nghệ điện
tử. Trường hợp chưa hiểu rõ nội dung LCT phải hỏi lại Người ra lệnh.
Quá trình nhận lệnh và truyền lệnh miệng phải ghi âm. Trường hợp chưa hiểu rõ nội dung LCT
phải hỏi lại TVH.
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021,công tác trên đường dây, thiết bị thuộc tài sản của
EVNNPC nhưng có đấu nối vào lưới điện khách hàng (dạng khai thác bán điện qua tài sản khách
hàng) thì đơn vị nào duyệt Phương án?
Khách hàng duyệt phương án theo Quy chế phối hợp QLVH và ATLĐ với các PC,
ĐVQLVH và khách hàng cùng duyệt phương án theo phân cấp của các PC,
Khách hàng duyệt phương án theo các quy định về hoạt động điện lực,
ĐVQLVH duyệt phương án theo phân cấp của các PC, 
Câu 47. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định về việc lập PA khi công tác
trên lưới điện khách hàng đối với NPSC, NPCETC như thế nào?
Các ĐVLCV thuộc NPSC, NPCETC phải khảo sát kỹ lưới, tuyến, thiết bị của khách hàng để sau
đó lập, duyệt Phương án (khi được ủy quyền QLVH) 
Các ĐVLCV thuộc NPSC, NPCETC được quyền khảo sát nhưng không được lập PA khi công
tác trên lưới, tuyến, thiết bị của khách hàng trong mọi trường hợp.
Các ĐVLCV thuộc NPSC, NPCETC phải khảo sát kỹ lưới, tuyến, thiết bị của khách hàng để
phục vụ lập, duyệt Phương án nếu được EVNNPC đồng ý
Các ĐVLCV thuộc NPSC, NPCETC phải khảo sát kỹ lưới, tuyến, thiết bị của khách hàng để
khách hàng lập, duyệt Phương án.
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, thủ tục bàn giao lưới điện thuộc quyền
điều khiển của TVH Điện lực cho các ĐVQLVH được quy định như thế nào?
TVH Điện lực làm thủ tục bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện cho
Đội QLVH khu vực, TBATG... 
TVH Điện lực làm thủ tục bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện cho
Tổ TTLĐ, Trạm 110kV, TBATG...
TVH Điện lực làm thủ tục bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện cho
Đội QLVH khu vực, Tổ đường dây thuộc Đội QLVH LĐCT,...
TVH Điện lực làm thủ tục bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện cho
Tổ TTLĐ, Tổ QLVH đường dây 110kV...
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, quy định khi ra lệnh miệng (lệnh tiếp
diễn) như thế nào?
Những mệnh lệnh này đều phải thông qua TVH hoặc sau khi ra lệnh Người ra lệnh sẽ báo lại
TVH để ghi sổ, đồng thời NCHTT (Người thi hành lệnh) ghi vào bản LCT đang thực hiện. 
Khi đang làm việc theo LCT giấy, không cho phép thực hiện các công việc theo lệnh miệng từ
nhiều người khác nhau (Giám đốc, PGĐ, Đội trưởng, TVH…).
Những mệnh lệnh này đều phải thông qua TVH, sau đó TVH sẽ gọi điện trực tiếp cho NCHTT
nội dung ra lệnh cảu Người ra lệnh.
Khi đang thực hiện LCT giấy có thể phải chấp hành lệnh miệng đột xuất (lệnh tiếp diễn) từ nhiều
người khác nhau (Giám đốc, PGĐ, Đội trưởng, TVH…) không phải thông qua TVH khi ra lệnh,
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định việc chuyển trả PCT cho
người cấp phiếu sau khi khóa PCT như thế nào?
NCPcó trách nhiệm chuyển trả cho người cấp phiếu 01 bản (bản PCT của NCHTT giữ) chậm
nhất là 24 giờ sau khi thực hiện xong công việc,
TVH có trách nhiệm chuyển trả cho người cấp phiếu 01 bản (bản PCT của NCHTT giữ) chậm
nhất là 8 giờ sau khi thực hiện xong công việc,
NCHTT có trách nhiệm chuyển trả cho người cấp phiếu 01 bản (bản PCT của NCHTT giữ) chậm
nhất là 24 giờ sau khi thực hiện xong công việc,
TVH có trách nhiệm chuyển trả cho người cấp phiếu 01 bản (bản PCT của NCHTT giữ) chậm
nhất là 24 giờ sau khi thực hiện xong công việc, 
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, ngay sau khi nhận 01 bản PCT từ NCP,
NCHTT của ĐVCT phải triển khai việc gì đối với nhân viên ĐVCT?
Yêu cầu toàn bộ nhân viên ĐVCT ghi, ký vào làm việc tại mục 4 của cả 02 bản PCT mới được ra
lệnh cho nhân viên ĐVCT vào làm việc theo Phương án đã duyệt. 
Yêu cầu toàn bộ nhân viên ĐVCT ghi, ký vào làm việc tại mục 4 của cả 01 bản PCT (bản do
NCHTT giữ) mới được ra lệnh cho nhân viên ĐVCT vào làm việc,
Yêu cầu toàn bộ nhân viên ĐVCT vào làm việc theo Phương án đã duyệt và phân công vị trí làm
việc cho từng nhân viên ĐVCT.
Kiểm tra Thẻ ATĐ của toàn bộ nhân viên ĐVCT ghi, ký vào làm việc tại mục 4 của cả 02 bản
PCT, ra lệnh cho nhân viên ĐVCT vào làm việc theo Phương án đã duyệt.
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT năm 2021, Các đơn vị phải xây dựng lập danh mục các
công việc thực hiện theo LCT (rủi ro cấp 1) gửi về đâu để đánh giá, công nhận?
Gửi về Tổng công ty đánh giá, công nhận. 
Gửi về lãnh đạo đơn vị đánh giá, công nhận.
Gửi về công ty đánh giá, công nhận.
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định về các công việc không phải
lập Phương án như thế nào?
Tổng công ty quy định và lập danh mục các công việc không phải lập Phương án.
Không cần xây dựngquy định và lập danh mục các công việc không phải lập Phương án.
Các đơn vị (cấp Công ty) có quy định và lập danh mục các công việc không phải lập Phương án.

Các đơn vị cơ sở (cấp Điện lực) có quy định và lập danh mục các công việc không phải lập PA
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, Nhóm nghề Xây lắp đường dây và
TBA gồm mấy chức danh nghề?
5
3
2
6
Câu 47. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, việc phổ biến BPAT trong Phương án
đến nhân viên ĐVCT được thực hiện như thế nào?
NCP phổ biến. Việc phổ biến này có thể thực hiện trước ngày làm việc hoặc ngay trước khi tiến
hành công việc theo PCT..
NCHTT phổ biến. Việc phổ biến này có thể thực hiện trước ngày làm việc hoặc ngay sau khi tiến
hành công việc theo PCT..
NCHTT phổ biến. Việc phổ biến này có thể thực hiện trước ngày làm việc hoặc ngay trước khi
tiến hành công việc theo PCT.. 
NLĐCV phổ biến. Việc phổ biến này có thể thực hiện trước ngày làm việc hoặc ngay trước khi
tiến hành công việc theo PCT..
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, trường hợp vị trí công tác có liên quan
đến nhiều ĐVQLVH thì trách nhiệm của các ĐVQLVH liên quan khi thực hiện bàn giao các
BPAT phối hợp như thế nào?
Từng ĐVQLVH (không phải Đơn vị cấp PCT) phải chịu trách nhiệm về việc đã làm đủ, đúng
các BPAT này theo BBKSHT. Bàn giao các BPAT đã thực hiện, ghi, ký GBG.
Từng ĐVQLVH (không phải Đơn vị cấp PCT) phải bàn giao các BPAT đã thực hiện, ghi, ký
GBG.
Từng ĐVQLVH (không phải Đơn vị cấp PCT) phải cử nhân viên vận hành thực hiện các BPAT
đối với phần thiết bị do đơn vị quản lý
Từng ĐVQLVH liên quan phải cử nhân viên vận hành thực hiện các BPAT và chịu trách nhiệm
về việc đã làm đủ, đúng các BPAT theo BBKSHT. Bàn giao, ghi, ký GBG. 
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, sau khi nhận lại lưới điện do NCP trả,
các ĐVQLVH công việc gì không bắt buộc phải thực hiện trước khi trả lưới cho các cấp điều độ?
Rút các dấu hiệu thông báo có ĐVCT làm việc trên sơ đồ lưới điện.
Trả lưới điện cho các cấp Điều độ.
Kiểm tra lại tên đường dây, TBA hoặc thiết bị cùng với số PCT, nội dung của PCT, số nhóm
công tác trên từng lộ phải đúng so với lúc bàn giao.
Gọi điện đến NCHTT kiểm tra xem đã rút hết người và các BPAT chưa, 
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định việctổ chức họp duyệt đối với
cấp ĐVCS (Điện lực, Đội QLVH LĐCT...) như thế nào?
Cấp ĐVCS (được phân cấp phê duyệt Phương án) bắt buộc tổ chức họp duyệt PA,
Cấp ĐVCS (được phân cấp phê duyệt Phương án) phải tổ chức họp duyệt các PA có thi công từ
02 ngày trở lên.
Cấp ĐVCS (được phân cấp phê duyệt Phương án) phải tổ chức họp duyệt các PA có cắt điện
trung áp.
Câu 47. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, sau khi Phương án được duyệt,
ĐVLCV phải tổ chức phổ biến nội dung Phương án tới những đối tượng nào?
NCP và những người được giao nhiệm vụ thực hiện các BPKTAT phối hợp.
Người cấp PCT, những NCHTT, NLĐCV, NGSATĐ, NCP.
Người cấp PCT, NCP và những người được giao nhiệm vụ thực hiện các BPKTAT phối hợp.
NCHTT, NLĐCV, NGSATĐ,
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, khi thay NGSATĐ phải thực hiện thủ
tục gì?
Phải có sự phân công thay thế của đơn vị cử NGSATĐ, báo cáo người cấp PCT và NCP. Sau đó,
NGSATĐ đương nhiệm phổ biến (bàn giao) nội dung công việc, BPAT của ĐVCT cho
NGSTAĐ mới.
Phải có sự phân công thay thế của ĐVQLVH, báo cáo người cấp PCT và NCP. Sau đó,
NGSATĐ đương nhiệm phổ biến nội dung công việc, BPAT của ĐVCT cho NGSTAĐ mới và
bàn giao.
NGSATĐ đương nhiệm báo cáp Người cấp PCT, sau đó phổ biến nội dung công việc, BPAT của
ĐVCT cho NGSTAĐ mới và bàn giao.
Phải có sự phân công thay thế của ĐVLCV, báo cáo người cấp PCT và NCP. Sau đó, NGSATĐ
đương nhiệm phổ biến nội dung công việc, BPAT của ĐVCT cho NGSTAĐ mới và bàn giao.
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, việc ra lệnh miệng sau đó ghi vào lệnh
giấy như thế nào?
Cho phép NCHTT mang theo mẫu LCT, sau khi nhận LCT miệng, NCHTT ghi vào LCT giấy để
có thể tiếp tục thực hiện một số lệnh khác ghi vào LCT giấy.
Không cho phép NCHTT mang theo mẫu LCT (lệnh khống) để thực hiện công việc qua lệnh
miệng không cần ghi vào LCT giấy.
Không cho phép NCHTT mang theo mẫu LCT, sau khi nhận LCT miệng, NCHTT báo cáo TVH,
ghi nội dung ra lệnh vào Sổ và thực hiện LCT.
Cho phép NCHTT mang theo mẫu LCT, sau khi nhận LCT miệng, NCHTT xin số LCT từ TVH,
ghi vào LCT giấy để có thể tiếp tục thực hiện một số lệnh khác ghi vào LCT giấy.
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, quy định các động tác thao tác hạ áp
khi thực hiện đóng cắt điện các thiết bị cao áp trong trạm điện như thế nào?
Phải đưa các động tác thao tác thiết bị cao áp trong trạm vào PTTHA theo CV 2945 để thao tác,
Phải đưa các động tác thao tác thiết bị hạ áp trong tủ phân phối vào PTT (cao áp) theo mẫu trong
Thông tư 44/2014/TTBCT.
Phải tách các động tác thao tác thiết bị hạ áp trong tủ phân phối vào PTTHA theo CV 2945 để
thao tác,
Không được phép đưa các động tác thao tác thiết bị hạ áp trong tủ phân phối vào PTT (cao áp)
theo mẫu trong Thông tư 44/2014/TT-BCT.
Câu 46: Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định về các công việc không phải
lập Phương án như thế nào?
Không cần xây dựngquy định và lập danh mục các công việc không phải lập Phương án.
Tổng công ty quy định và lập danh mục các công việc không phải lập Phương án.
Các đơn vị (cấp Công ty) có quy định và lập danh mục các công việc không phải lập Phương án.
Các đơn vị cơ sở (cấp Điện lực) có quy định và lập danh mục các công việc không phải lập PA,
Câu 47. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, quy định việc cấp PCT đối với NPSC
và NPCETC khi sửa chữa, thí nghiệm khác trên lưới điện của khách hàng (phải cắt điện) như thế
nào?
Nếu khách hàng không có GPHĐĐL thì không cấp PCT mà sẽ thực hiện công việc theo BPAT
cho từng công việc,
Nếu khách hàng không có GPHĐĐL thì PCT sẽ do NPSC, NPCETC cấp kể các trường hợp
không có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây sẽ thi công.
Nếu khách hàng không có GPHĐĐL thì PCT sẽ do ĐVQLVH địa phương cấp kể cả trường hợp
không có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây sẽ thi công.
Nếu khách hàng không có GPHĐĐL thì PCT sẽ do NPSC, NPCETC cấp sau khi có thỏa thuận
ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây sẽ thi công.
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, sau khi thực hiện xong các BPKTAT
chuẩn bị nơi làm việc (thuộc trách nhiệm của mình), NCP thực hiện tiếp động tác nào?
Chuyển 02 bản PCT cho NCHTT để ghi họ tên, bậc ATĐ, giờ vào vị trí làm việc vào PCT, sau
đó NCP thực hiện kiểm tra nhân viên ĐVCT (theo Thẻ ATĐ).
Chuyển 01 bản PCT (bản NCP giữ) cho NCHTT để ghi họ tên, bậc ATĐ vào PCT, sau đó NCP
thực hiện kiểm tra nhân viên ĐVCT (theo Thẻ ATĐ).
Chuyển 01 bản PCT (bản sẽ giao) cho NCHTT để ghi họ tên, bậc ATĐ vào PCT, sau đó NCP
thực hiện kiểm tra nhân viên ĐVCT (theo Thẻ ATĐ).
Chuyển 02 bản PCT cho NCHTT để ghi họ tên, bậc ATĐ vào PCT, sau đó NCP thực hiện kiểm
tra nhân viên ĐVCT (theo Thẻ ATĐ).
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, sau khi thực hiện xong công việc,
ĐVCT đã về đến trụ sở của Điện lực, Đội/tổ chốt khu vực thì:
Sau mỗi việc giao theo LCT giấy, ĐVCT phải về Điện lực trả LCT ngay cho Người ra lệnh. Nếu
ra lệnh tiếp theo phải cấp LCT mới, không áp dụng lệnh tiếp diễn với tờ lệnh cũ đã khóa,
Phải kết thúc và trả LCT ngay cho Người ra lệnh và TVH. Nếu ra lệnh tiếp theo phải cấp LCT
mới, không áp dụng lệnh tiếp diễn với tờ lệnh cũ đã khóa,
Phải kết thúc và trả LCT ngay cho Người ra lệnh và TVH. Nếu ra lệnh tiếp theo thì tiếp tục cầm
tờ LCT tiếp tục thực hiện và ghi nối tiếp vào LCT.
Phải kết thúc và trả LCT ngay cho lãnh đạo Điện lực, Nếu ra lệnh tiếp theo phải cấp LCT mới,
không áp dụng lệnh tiếp diễn với tờ lệnh cũ đã khóa,
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định đối tương lập PA khi
QĐVLCV đồng thời là ĐVQLVH như thế nào?
Lãnh đạo đơn vị cơ sở, Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó) là người lập Phương án.
Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó), công nhân bậc cao là người lập Phương án.
Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó) là người lập Phương án.
TPHKKTAT, CBAT, Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), là người lập Phương án.
Câu 47. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, nội dung nào không đúng (không phải
thực hiện) theo trình tự cắt điện để công tác?
Các cấp điều độ (TTĐK) và TVH thực hiện chỉ huy cắt điện và thao tác cắt điện theo phương
thức và PTT đã được duyệt.
Phòng Điều độ (TTĐK) tổng hợp, lập phương thức vận hành, lịch cắt điện trình Giám đốc hoặc
PGĐKT Công ty Điện lực phê duyệt;
Các ĐVQLVH thực hiện thao tác theo PTT; Tổ TTLĐ thực hiện thao tác các DNĐ theo PTT
hoặc thao tác xử lý tình huống khi thao tác xa không thực hiện được,
ĐVQLVH khảo sát các vị trí cắt điện theo BBKSNT đã lập với ĐVQLVH.
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, quy định việc công an toàn chức danh
cấp PCT cho công nhân bậc cao như thế nào?
Các đơn vị có thể huấn luyện và công nhận chức danh Người cấp PCT cho một số công nhân
lành nghề đủ điều kiện, đối tượng này chỉ được cấp PCT trong trường hợp khắc phục hậu quả sự
cố.
Các đơn vị không được phép công nhận chức danh Người cấp PCT cho công nhân không thuộc
các chức danh quản.
Các đơn vị có thể huấn luyện và ra quyết định công nhận chức danh Người cấp PCT cho một số
công nhân lành nghề có bậc thợ từ 6/7 trở lên.
Các đơn vị có thể huấn luyện và ra quyết định công nhận chức danh Người cấp PCT cho một số
công nhân lành nghề có bậ ATĐ từ 4/5 trở lên
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, đối với các trạm điện, nhà máy điện có
người trực theo ca kíp, việc kiêm nhiệm các chức danh an toàn và vận hành được quy định như
thế nào?
Nhân viên trực đương ca không được kiêm NGSTT khi thao tác đảm bảo an toàn cho ĐVCT.
Nhân viên trực đương ca không được kiêm NGSATĐ
Nhân viên trực đương ca không được kiêm người thao tác khi thao tác đảm bảo an toàn cho
ĐVCT.
Nhân viên trực đương ca không được kiêm NCP
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, trường hợp phải thay NCHTT, nội
dung nào không đúng (không phải thực hiện)?
NCHTT (mới) sau khi nhận bàn giao (từ NCHTT đương nhiệm) sẽ ghi, ký PCT.
ĐVLCV phải báo cáo (trực tiếp hoặc bằng điện thoại) với người ký duyệt PA đồng ý,NCHTT
đương nhiệm báo NCP (trực tiếp hoặc bằng điện thoại) và ghi, ký tên vào mục 4 trong PCT.
Người cấp PCT phải báo cáo xin ý kiến Người duyệt Phương án trước khi đồng ý cho thay
NCHTT.
NCP phải báo với Người cấp PCT và xin ý kiến của người cấp PCT (trực tiếp hoặc bằng điện
thoại) về sự thay đổi này.
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định nội dung lập và duyệt PA của
NPSC và NPCETC:
PA phải lập đầy đủ các nội dung BPKT,BPATvề điện và cơ học,..để trình các ĐVQLVH duyệt
(hoặc tự duyệt, nếu làm việc trên lưới điện khách hàng có ủy quyền QLVH.
Chỉ phải đưa vào PA các nội dung BPKT,BPATvề điện để trình các ĐVQLVH duyệt (hoặc tự
duyệt, nếu làm việc trên lưới điện khách hàng có ủy quyền QLVH.
PA phải lập đầy đủ các nội dung BPKT,BPATvề điện và cơ học,..để trình khách hàng duyệt
(hoặc tự duyệt, nếu làm việc trên lưới điện khách hàng có ủy quyền QLVH.
PA phải lập đầy đủ các nội dung BPKT,BPATvề điện và cơ học,..để trình các Công ty Điện lực
duyệt (hoặc tự duyệt, nếu làm việc trên lưới điện khách hàng có ủy quyền QLVH.
Câu 47. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định những trường hợp phải xây
dựng Phương án mới, duyệt Phương án lkhi:
Thay đổi những người có tên trong BBKSHT đính kèm Phương án.
Thay đổi các BPKTAT, kết cấu lưới điện; Thay chủ thể ĐVLCV (thay nhà thầu...); Thay chủ thể
ký duyệt Phương án.
Người ký duyệt Phương án không được phân công thực hiện (phụ trách) công việc duyệt Phương
án.
Thay đổi chủ thể ĐVQLVH (VD sáp nhập Điện lực).
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC thì trình tự trả lưới điện để khôi phục
sau khi đã khóa PCT như thế nào?
NCHTT trả cho ĐVQLVH – ĐVQLVH trả cho cấp Điều độ giữ quyền điều khiển – Điều độ ra
lệnh đóng điện.
NCP trả cho ĐVQLVH – ĐVQLVH trả cho cấp Điều độ giữ quyền điều khiển – Điều độ ra lệnh
đóng điện.
NCP trả cho cấp Điều độ giữ quyền điều khiển – Điều độ ra lệnh đóng điện.
ĐVQLVH trả cho cấp Điều độ giữ quyền điều khiển – Điều độ ra lệnh đóng điện.
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, việc ra lệnh miệng (lệnh tiếp diễn) khi
đang thực hiện công việc theo LCT giấy từ những người nào?
Khi đang thực hiện LCT giấy có thể phải chấp hành lệnh miệng đột xuất (lệnh tiếp diễn) từ nhiều
người khác nhau (Giám đốc, PGĐ, Đội trưởng, TVH…).
Khi đang làm việc theo LCT giấy, không cho phép thực hiện các công việc theo lệnh miệng từ
nhiều người khác nhau (Giám đốc, PGĐ, Đội trưởng, TVH…).
Khi đang thực hiện LCT giấy có thể phải chấp hành lệnh miệng đột xuất (lệnh tiếp diễn) từ TVH
Điện lực,
Khi đang thực hiện LCT giấy có thể phải chấp hành lệnh miệng đột xuất (lệnh tiếp diễn) từ lãnh
đạo Điện lực nhưng tất cả những mệnh lệnh này đều phải thông qua TVH.
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, ý nào sau đây không đúng với nguyên
tắc phân cấp duyệt Phương án?
Phân cấp theo quyền điều khiển thiết bị;
Theo mức độ nguy hiểm, phức tạp khi thực hiện các BPAT và phối hợp thực hiện các BPAT
giữa các ĐVQLVH.
Phân cấp theo theo khối lượng công việc; Công việc có cắt điện và công việc không cắt điện;
Phân cấp theo chủ đầu tư công trình điện.
Câu 47. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, sau khi Phương án được duyệt,
ĐVLCV phải tổ chức phổ biến nội dung Phương án tới những đối tượng nào?
Người cấp PCT, những NCHTT, NLĐCV, NGSATĐ, NCP.
Người cấp PCT, NCP và những người được giao nhiệm vụ thực hiện các BPKTAT phối hợp.
NCHTT, NLĐCV, NGSATĐ,.
NCP và những người được giao nhiệm vụ thực hiện các BPKTAT phối hợp.
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, trường hợp vị trí công tác có liên quan
đến nhiều ĐVQLVH thì trách nhiệm của các ĐVQLVH liên quan khi thực hiện bàn giao các
BPAT phối hợp như thế nào?
Từng ĐVQLVH (không phải Đơn vị cấp PCT) phải bàn giao các BPAT đã thực hiện, ghi, ký
GBG.
Từng ĐVQLVH (không phải Đơn vị cấp PCT) phải chịu trách nhiệm về việc đã làm đủ, đúng
các BPAT này theo BBKSHT. Bàn giao các BPAT đã thực hiện, ghi, ký GBG.
Từng ĐVQLVH (không phải Đơn vị cấp PCT) phải cử nhân viên vận hành thực hiện các BPAT
đối với phần thiết bị do đơn vị quản lý
Từng ĐVQLVH liên quan phải cử nhân viên vận hành thực hiện các BPAT và chịu trách nhiệm
về việc đã làm đủ, đúng các BPAT theo BBKSHT. Bàn giao, ghi, ký GBG.
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, đối với những công việc có liên
quan đến việc thực hiện các BPAT của nhiều ĐVQLVH thì việc duyệt Phương án quy định
như thế nào?
ĐVQLVH có ĐVLCV làm việc trên thiết bị, đường dây sẽ chủ trì duyệt PA, các ĐVQLVH khác
phối hợp cùng duyệt.
Cấp trên của ĐVQLVH nào có ĐVLCV làm việc trên thiết bị, đường dây sẽ duyệt PA, các
ĐVQLVH cùng thực hiện BPAT (theo GBG) đã thống nhất trong BBKSHT và PA đã duyệt.
Tất cả các ĐVQLVH sẽ duyệt vào 01 bản Phương án, các ĐVQLVH liên quan thực hiện BPAT
(theo GBG) đã thống nhất trong BBKSHT và Phương án đã duyệt.
ĐVQLVH nào có ĐVLCV làm việc trên thiết bị, đường dây sẽ duyệt PA, các ĐVQLVH khác
thực hiện BPAT (theo GBG) đã thống nhất trong BBKSHT và PA đã duyệt.
Câu 47. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC, NCP ký cho phép ĐVCT vào làm
việc sau khi thực hiện hoặc kiểm tra những BPAT nào?
Sau khi đãkiểm tra có đủ, đúng các BPAT của ĐVQLVH, đồng thời đã kiểm tra đủ BPAT của
ĐVCT đã thực hiện.
Sau khi đãkiểm tra có đủ, đúng các BPAT của đơn vị mình, đồng thời đã kiểm tra đủ BPAT của
các ĐVQLVH khác có liên quan đến công việc (đã ký trong GBG).
Sau khi đãkiểm tra có đủ, đúng các BPAT của ĐVCT và các ĐVQLVH khác có liên quan đến
công việc (đã ký trong GBG).
Sau khi đãkiểm tra có đủ, đúng các BPAT do đơn vị mình thực hiện theo Phương án và PCT.
Câu 46. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định về việc lập Phương án
như thế nào?
ĐVQLVH là đơn vị lập Phương án. Những đối tượng sau đây sẽ là người lập PA: Đội trưởng
(phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó) là người lập Phương án.
ĐVLCV là đơn vị lập Phương án. Nếu ĐVLCV cũng là ĐVQLVH thì Đội trưởng (phó), trạm
trưởng (phó), tổ trưởng (phó) là người lập Phương án.
Bộ phận trực vận hànhlà đơn vị lập Phương án. Nếu ĐVLCV cũng là ĐVQLVH thì Đội trưởng
(phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó) là người lập Phương án.
ĐVLCV là đơn vị lập Phương án. Nếu ĐVLCV cũng là ĐVQLVH thì lãnh đạo ĐVQLVH,
Phòng KHKTAT, Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó) là người lập PA,
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC quy định cấp số PCT tại NPCETC
như thế nào?
Lãnh đạo Đội công trình cấp số PCT, quản lý số PCTtheo Đội.
Trưởng phòng thuộc NPCETCcấp số PCT, quản lý số PCT theo Phòng..
Người viết PCT cấp số PCT, quản lý số PCT theo Trung tâm, Phòng thuộc Công ty.
Lãnh đạo Trung tâm cấp số PCT, quản lý số PCT theo cấp Đội.
Câu 48. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC việc thao tác đóng cắt các CD hộp
công tơ, CD hộp chia dây đầu cột, át tô mát khách hàng được quy định như thế nào?
Thực hiện thao tác theo LCT.
Phải sử dụng PCT để đóng cắt các thiết bị này.
Không phải cần đến thủ tục PTT, LCT.
Phải sử dụng PTT (cao áp)như trường hợp đóng cắt các thiết bị điện trong TBAPP.
Câu 49. Theo văn bản hướng dẫn QTAT 2021 của NPC cho phép việc ra LCT đối với nhân viên
không thuộc đơn vị mình như thế nào?
ĐVQLVH chỉ được phép ra LCT cho ĐVCT không thuộc đơn vị mình nhưng thuộc PC (Phòng
Kỹ thuật, Kinh doanh, KTGSMBĐ của Công ty…) thực hiện công việc theo quy định.
ĐVQLVH có thể ra LCT cho ĐVCT không thuộc đơn vị mình (B ngoài, phòng Kỹ thuật, Kinh
doanh, KTGSMBĐ của Công ty…) thực hiện một số việc theo quy định của các Công ty.
ĐVQLVH có thể ra LCT cho ĐVCT không thuộc đơn vị mình (B ngoài, phòng Kỹ thuật, Kinh
doanh, KTGSMBĐ của Công ty…) khi có giấy giao nhiệm vụ của các đơn vị đến làm việc,
ĐVQLVH không được phép ra LCT cho ĐVCT không thuộc đơn vị mình.
Câu 50. Theo văn bản hướng dẫn QTAT năm 2021, Các đơn vị căn cứ vào quy định nào để tổ
chức đánh giá rủi ro?
Quy định công tác an toàn ban hành kèm theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN của NPC
Quy định công tác an toàn ban hành kèm theo Quyết định số 1221/QĐ-EVN của NPC
Quy định công tác an toàn ban hành kèm theo Quyết định số 1221/QĐ-EVN của EVN
Quy định công tác an toàn ban hành kèm theo Quyết định số 1428/QĐ-EVN của EVN
THÔNG TƯ 30, 31
#Theo Thông tư 30/2019/TT-BCT thì các cấp điện áp danh định trong hệ thống điện phân
phối bao gồm:
* Điện áp 110 kV, 35 kV, 22 kV, 15 kV, 10 kV, 06 kV và 0,38 kV.
Điện áp 110 kV, 35 kV, 22 kV, 15 kV, 10 kV, 06 kV và 0,4 kV.
Điện áp 35 kV, 22 kV, 15 kV, 10 kV, 06 kV, 03 kV và 0,38 kV.
Điện áp 66 kV, 35 kV, 22 kV, 15 kV, 10 kV, 06 kV và 0,4 kV.
#Theo Thông tư 30/2019/TT-BCT quy định về độ lệch điện áp vận hành cho phép tại thanh
cái trên lưới điện phân phối của Đơn vị phân phối điện so với điện áp danh định:
* Là + 10% và - 05%;
Là + 05% và - 10%;
Là + 10% và - 15%;
Là + 05% và - 155%;
#Theo Thông tư 30/2019/TT-BCT quy định độ lệch điện áp vận hành cho phép tại điểm
đấu nối so với điện áp danh định như thế nào?
* Tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện là ± 05%; Tại điểm đấu nối với nhà máy điện là
+ 10% và - 05%;
Tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện và với nhà máy điện là + 10% và - 05%;
Tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện là ± 10%; Tại điểm đấu nối với nhà máy điện là +
10% và - 05%;
Tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện là ± 05%; Tại điểm đấu nối với nhà máy điện là +
05% và - 10%.
# Theo Thông tư 30/2019/TT-BCT thì dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép trên lưới
điện phân phối (điện áp 110kV) và thời gian tối đa loại trừ sự cố của bảo vệ chính được quy
định như thế nào
*Dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép là 31,5kA và thời gian tối đa loại trừ sự cố của bảo vệ
chính là 150 ms
Dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép là 25kA và thời gian tối đa loại trừ sự cố của bảo vệ
chính là 100 ms
Dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép là 35kA và thời gian tối đa loại trừ sự cố của bảo vệ
chính là 200 ms
Dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép là 15kA và thời gian tối đa loại trừ sự cố của bảo vệ
chính là 150 ms
#Theo Thông tư 30/2019/TT-BCT thì dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép trên lưới
điện phân phối (điện áp trung áp) và thời gian tối đa loại trừ sự cố của bảo vệ chính được
quy định như thế nào?
* Dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép là 25kA và thời gian tối đa loại trừ sự cố của bảo vệ
chính là 500 ms
Dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép là 35kA và thời gian tối đa loại trừ sự cố của bảo vệ
chính là 200 ms
Dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép là 15kA và thời gian tối đa loại trừ sự cố của bảo vệ
chính là 300 ms
Dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép là 31,5kA và thời gian tối đa loại trừ sự cố của bảo vệ
chính là 400 ms
# Theo Thông tư 30/2019/TT-BCT thì điều khiển phụ tải điện trong hệ thống điện bao gồm
các biện pháp nào?
* Ngừng, giảm mức cung cấp điện; Sa thải phụ tải điện; Điều chỉnh phụ tải điện của khách hàng
sử dụng điện khi tham gia vào các chương trình quản lý nhu cầu điện.
Ngừng, giảm mức cung cấp điện; Sa thải phụ tải điện; cắt giảm phụ tải điện của khách hàng sử
dụng điện khi tham gia vào các chương trình quản lý nhu cầu điện.
Điều chỉnh phụ tải điện của khách hàng sử dụng điện khi tham gia vào các chương trình quản lý
nhu cầu điện; Ngừng, giảm mức phát điện tại các nhà máy điện; Sa thải phụ tải điện;.
Ngừng, giảm mức cung cấp điện; Đóng thêm phụ tải điện; Điều chỉnh phụ tải điện của khách
hàng sử dụng điện khi tham gia vào các chương trình quản lý nhu cầu điện.
# Theo Thông tư 30/2019/TT-BCT, trong thời gian sự cố, điện áp tại nơi xảy ra sự cố và
vùng lân cận, quy định về giá trị điện áp cho phép như thế nào?
* Có thể giảm quá độ đến giá trị bằng 0 ở pha bị sự cố hoặc tăng quá 110% điện áp danh định ở
các pha không bị sự cố cho đến khi sự cố được loại trừ.
Có thể giảm quá độ đến giá trị bằng 0 ở pha bị sự cố hoặc tăng quá 150% điện áp danh định ở
các pha không bị sự cố cho đến khi sự cố được loại trừ.
Có thể giảm quá độ đến giá trị bằng 0 ở pha bị sự cố hoặc tăng quá 200% điện áp danh định ở
các pha không bị sự cố cho đến khi sự cố được loại trừ.
Có thể giảm quá độ đến giá trị bằng 10% ở pha bị sự cố hoặc tăng quá 110% điện áp danh định ở
các pha không bị sự cố cho đến khi sự cố được loại trừ.
# Theo Thông tư 30/2019/TT-BCT, dao động điện áp tại điểm đấu nối trên lưới điện phân
phối được quy định như thế nào?
* Dao động do phụ tải của khách hàng sử dụng điện hoặc do thao tác thiết bị đóng cắt trong nội
bộ nhà máy điện gây ra không được vượt quá 2,5% điện áp danh định và phải nằm trong phạm vi
giá trị điện áp vận hành cho phép
Dao động do thao tác thiết bị đóng cắt trong nội bộ nhà máy điện gây ra không được vượt quá
1,5% điện áp danh định và phải nằm trong phạm vi giá trị điện áp vận hành cho phép
Dao động do phụ tải của khách hàng sử dụng điện hoặc do thao tác thiết bị đóng cắt trên lưới
điện của ĐVQLVH gây ra được phép vượt quá 2,5% điện áp danh định và phải nằm trong phạm
vi giá trị điện áp vận hành cho phép
Dao động do phụ tải của khách hàng sử dụng điện hoặc do quá điệp áp nội bộ gây ra không được
vượt quá 7,5% điện áp danh định và phải nằm trong phạm vi giá trị điện áp vận hành cho phép
#Theo Thông tư 30/2019/TT-BCT, trường hợp Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có
yêu cầu chất lượng điện áp cao hơn so với quy định thì:
* Khách hàng có thể thỏa thuận với Đơn vị phân phối điện hoặc Đơn vị phân phối và bán lẻ điện.
để các đơn vị này có trách nhiệm lấy ý kiến của cấp điều độ có quyền điều khiển trước khi thỏa
thuận thống nhất với khách hàng
Khách hàng có thể thỏa thuận với cấp điều độ có quyền điều khiển để đơn vị này quyết định
nâng cao chất lượng điện áp khách hàng.
Qua thống kê theo dõi vận hành, Đơn vị phân phối điện hoặc Đơn vị phân phối và bán lẻ điện
kiến nghị cấp điều độ có quyền điều khiển trước khi thỏa thuận thống nhất với khách hàng
Khách hàng có thể kiến nghị với cấp điều độ có quyền điều khiển trước khi thỏa thuận thống
nhất với ĐVQLVH
#Theo Thông tư 30/2019/TT-BCT, trong chế độ làm việc bình thường, thành phần thứ tự
nghịch của điện áp pha được quy định như thế nào?
* Không vượt quá 03 % điện áp danh định đối với cấp điện áp 110 kV hoặc 05 % điện áp danh
định đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp.
Không vượt quá 05 % điện áp danh định đối với cấp điện áp 110 kV hoặc 10 % điện áp danh
định đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp.
Không vượt quá 10 % điện áp danh định đối với cấp điện áp 110 kV hoặc 05 % điện áp danh
định đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp.
Không vượt quá 03 % điện áp danh định đối với cấp điện áp 110 kV hoặc 10 % điện áp danh
định đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp.
# Theo Thông tư 30/2019/TT-BCT quy định về độ lệch điện áp đối với lưới điện chưa ổn
định sau sự cố như thế nào?
* Cho phép độ lệch điện áp tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng trực tiếp
do sự cố trong khoảng + 5% và - 10% so với điện áp danh định.
Cho phép độ lệch điện áp tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng trực tiếp
do sự cố trong khoảng + 10% và - 5% so với điện áp danh định.
Cho phép độ lệch điện áp tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng trực tiếp
do sự cố trong khoảng + 5% và - 15% so với điện áp danh định.
Cho phép độ lệch điện áp tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng trực tiếp
do sự cố trong khoảng + 15% và - 10% so với điện áp danh định.
#Theo Thông tư 30/2019/TT-BCT, trong chế độ sự cố hệ thống điện hoặc khôi phục sự
cố,mức dao động điện áp được quy định như thế nào?
* Cho phép mức dao động điện áp trên lưới điện phân phối trong khoảng ± 10% so với điện áp
danh định.
Cho phép mức dao động điện áp trên lưới điện phân phối trong khoảng ± 5% so với điện áp danh
định.
Cho phép mức dao động điện áp trên lưới điện phân phối trong khoảng ± 15% so với điện áp
danh định.
Không cho phép dao động điện áp trên lưới điện phân phối so với điện áp danh định.
#Theo Thông tư 31/2019/TT-BCT khái niệm (định nghĩa) Sự cố như thế nào?
* Là sự kiện một hoặc nhiều trang thiết bị trong HTĐ do một hoặc nhiều nguyên nhân dẫn đến
HTĐ hoạt động không bình thường, gây ngừng cung cấp điện hoặc ảnh hưởng đến việc đảm bảo
cung cấp điện và chất lượng điện năng cho HTĐ quốc gia.”.
Là sự kiện nhiều trang thiết bị trong HTĐ do một hoặc nhiều nguyên nhân dẫn đến HTĐ hoạt
động không bình thường ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục và
đảm bảo chất lượng điện năng cho HTĐ quốc gia.”.
Là sự kiện một hoặc nhiều trang thiết bị trong HTĐ do một hoặc nhiều nguyên nhân dẫn đến
thiết bị điện bị hư hỏng trầm trọng, không đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục và
đảm bảo chất lượng điện năng cho HTĐ quốc gia.”.
Là sự kiện một trang thiết bị trong HTĐ do một hoặc nhiều nguyên nhân dẫn đến HTĐ hoạt
động không bình thường, gây cháy nổ thiết bị điện hoặc ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp
điện an toàn, ổn định, liên tục và đảm bảo chất lượng điện năng cho HTĐ quốc gia.”.
#Theo Thông tư 31/2019/TT-BCT quy định về kết lưới vận hành ở chế độ mạch vòng như
thế nào?
*Không kết lưới vận hành ở chế độ mạch vòng trên lưới điện có cấp điện áp dưới 110 kV, trừ các
trường hợp phải khép mạch vòng để chuyển phụ tải điện hoặc đổi nguồn cung cấp nhằm nâng
cao độ tin cậy cung cấp điện nhưng phải đảm bảo không gây mở rộng sự cố.”.
Không kết lưới vận hành ở chế độ mạch vòng trên lưới điện có cấp điện áp dưới 220 kV, trừ các
trường hợp phải khép mạch vòng để chuyển phụ tải điện hoặc đổi nguồn cung cấp điện.
Cho phép kết lưới vận hành ở chế độ mạch vòng trên lưới điện có cấp điện áp dưới 110 kV
nhưng phải đảm bảo không gây mở rộng sự cố.”.
Không kết lưới vận hành ở chế độ mạch vòng trên lưới điện có cấp điện áp dưới 35 kV, trừ các
trường hợp phải khép mạch vòng để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện nhưng phải đảm bảo
không gây mở rộng sự cố.”.
#Theo Thông tư 31/2019/TT-BCT, trường hợp MBA bị cắt sự cố do bảo vệ khác ngoài so
lệch, hơi, dòng dầu, áp lực dầu, Điều độ viên chỉ huy đưa MBA vào vận hành trở lại khi:
* Có một trong các điều kiện sau: Nhân viên vận hành khẳng định mạch bảo vệ không tác động
nhầm hoặc kiểm tra phát hiện mạch bảo vệ tác động nhầm do hư hỏng mạch bảo vệ và hư hỏng
đó đã được khắc phục.
Có một trong các điều kiện sau: Nhân viên vận hành khẳng định mạch bảo vệ không tác động
nhầm hoặc kiểm tra bằng mắt thường không tháy hư hỏng MBA.
Phải hội đủ các điều kiện sau: Nhân viên vận hành khẳng định mạch bảo vệ không tác động
nhầm hoặc kiểm tra phát hiện mạch bảo vệ tác động nhầm do hư hỏng mạch bảo vệ và hư hỏng
đó đã được khắc phục.
Không được đưa MBA vào vận hành trong mọi hoàn cảnh.
#Theo Thông tư 31/2019/TT-BCT, trường hợp không khắc phục được tình trạng hư hỏng
của mạch bảo vệ, Điều độ viên tiến hành động tác gì?
*Cho phép cô lập mạch bảo vệ đó theo đề nghị của ĐVQLVH và đưa MBA vận hành trở lại với
điều kiện các rơ le bảo vệ còn lại phải bảo đảm bảo vệ đầy đủ chống mọi dạng sự cố, đảm bảo
thời gian loại trừ sự cố.
Đưa MBA vận hành trở lại với điều kiện các rơ le bảo vệ còn lại phải bảo đảm bảo vệ đầy đủ
chống mọi dạng sự cố, đảm bảo thời gian loại trừ sự cố.
Tách MBA khỏi vận hành, giao MBA cho ĐVQLVH để thí nghiệm lại MBA.
Cho phép cô lập mạch bảo vệ đó theo đề nghị của ĐVQLVH và đưa MBA vào chế độ vận hành
dự phòng.
#Theo Thông tư 31/2019/TT-BCT, MBA bị cắt sự cố do bảo vệ so lệch và hơi (hoặc dòng
dầu, áp lực dầu), Điều độ viên chỉ huy đưa MBA vào vận hành trở lại khi đủ các điều kiện
nào?
* ĐVQLVH đã tiến hành thí nghiệm, kiểm tra thử nghiệm các thông số, phân tích mẫu khí, mẫu
dầu, khắc phục những nhược điểm bất thường đã phát hiện và có văn bản xác nhận MBA đủ điều
kiện vận hành gửi cấp điều độ có quyền điều khiển.
ĐVQLVH đã tiến hành thí nghiệm, kiểm tra thử nghiệm các thông số, phân tích mẫu khí, mẫu
dầu, khắc phục những nhược điểm bất thường đã phát hiện.
ĐVQLVH đã khắc phục những nhược điểm bất thường đã phát hiện và có văn bản xác nhận
MBA đủ điều kiện vận hành gửi cấp điều độ có quyền điều khiển.
ĐVQLVH đã tiến hành thí nghiệm, kiểm tra thử nghiệm các thông số, phân tích mẫu khí, mẫu
dầu, khắc phục những nhược điểm bất thường đã phát hiện và có văn bản đề nghị cấp điều độ có
quyền điều khiển cho đưa MBA vào vận hành.
#Theo Thông tư 31/2019/TT-BCT, khi xảy ra mất điện toàn trạm điện, nội dung nào không
đúng (không nhất thiết phải thực hiện) theo trình tự xử lý của nhân viên vận hành?
* Báo cáo lãnh đạo ĐVQLVH xin ý kiến về việc cô lập hay đưa trạm điện vào vận hành.
Thực hiện xử lý sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố do Đơn vị quản lý vận hành ban
hành, chuyển đổi sang nguồn điện dự phòng cấp lại điện tự dùng cần thiết cho trạm điện.
Tiến hành cắt toàn bộ các máy cắt trong trạm điện; Kiểm tra tình trạng các thiết bị trong trạm
điện;
Báo cáo ngay về cấp điều độ có quyền điều khiển trạng thái của các máy cắt; Kiểm tra toàn bộ
trạm điện để quyết định cô lập hay đưa trạm điện vào vận hành.
#Theo Thông tư 31/2019/TT-BCT, trường hợp việc điều khiển, thao tác xa không thực hiện
được, Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm thực hiện công việc gì?
* Cử nhân viên trực thao tác lưu động đến trực tiếp thao tác theo lệnh của cấp Điều độ có quyền
điều khiển. Trường hợp cần thiết, tái lập ca trực vận hành tại trạm điện hoặc nhà máy điện
Cử nhân viên trực thao tác lưu động đến trực tiếp thao tác theo PTT của ĐVQLVH lập. Trường
hợp cần thiết, tái lập ca trực vận hành tại trạm điện hoặc nhà máy điện không người trực.
Tái lập ca trực vận hành tại trạm điện hoặc nhà máy điện không người trực.
Cử nhân viên kỹ thuật đến trực tiếp xử lý theo lệnh của cấp Điều độ có quyền điều khiển. Trường
hợp cần thiết, tái lập ca trực vận hành tại trạm điện hoặc nhà máy điện không người trực.
#Theo Thông tư 31/2019/TT-BCT, trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn được (cháy
hoặc có nguy cơ đe doạ đến tính mạng con người hoặc an toàn thiết bị) ở nhà máy điện
hoặc trạm điện, cho phép Nhân viên vận hành thực hiện những công việc gì?
*Tiến hành thao tác thiết bị theo các quy trình liên quan và phải chịu trách nhiệm về thao tác xử
lý sự cố của mình. Sau khi xử lý xong, phải báo cáo ngay cho nhân viên vận hành cấp trên có
quyền điều khiển các thiết bị bị sự cố.
Tiến hành thao tác thiết bị theo các quy trình thao tác hệ thống điện quốc gai và phải chịu trách
nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình.
Tiến hành thao tác thiết bị theo các quy trình thao tác do ĐVQLVH ban hành. Sau khi xử lý
xong, phải báo cáo ngay cho nhân viên vận hành cấp trên có quyền điều khiển các thiết bị bị sự
cố.
Tiến hành thao tác thiết bị theo các quy trình liên quan và phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý
sự cố của mình. Sau khi xử lý xong, phải báo cáo ngay cho lãnh đạo ĐVQLVH.
# Theo Thông tư 31/2019/TT-BCT, trưởng hợp nào không đúng khi cho phép nhân viên
vận hành không cần lập phiếu thao tác:
*Thao tác có số bước thao tác không quá 04 (bốn) bước và được thực hiện tại các đơn vị thao tác
khi thao tác thiết bị ở cấp điện áp 110kV trở lên;
Xử lý sự cố;
Thao tác có số bước thao tác không quá 03 (ba) bước và được thực hiện tại trung tâm điều khiển
hoặc thao tác bằng điều khiển từ xa;
Thao tác có số bước thao tác không quá 05 (năm) bước và được thực hiện tại các cấp điều độ có
quyền điều khiển.”.
#Theo Thông tư 31/2019/TT-BCT quy định trường hợp trang bị hệ thống công nghệ thông
tin, giám sát từ xa cho phép thực hiện thao tác tự động từ xa như thế nào?
* Cấp điều độ có quyền điều khiển, ĐVQLVH có thể xây dựng mẫu PTT điện tử (trong đó chữ
ký lập, duyệt và thực hiện phiếu được quản lý bằng hệ thống phân cấp tài khoản người dùng)
Đơn vị quản lý vận hành có thể xây dựng mẫu phiếu thao tác điện tử (trong đó chữ ký lập, duyệt
và thực hiện phiếu được quản lý bằng hệ thống phân cấp tài khoản người dùng)
Cấp điều độ có quyền điều khiển có thể xây dựng mẫu phiếu thao tác điện tử (trong đó chữ ký
lập, duyệt và thực hiện phiếu được quản lý bằng hệ thống phân cấp tài khoản người dùng)
Cấp điều độ có quyền điều khiển, ĐVQLVH có thể xây dựng PTT mẫu (trong đó chữ ký lập,
duyệt và thực hiện phiếu được quản lý bằng hệ thống phân cấp tài khoản người dùng)
#Theo Thông tư 31/2019/TT-BCT, thiết bị điện hoặc đường dây chỉ được đưa vào vận hành
sau sửa chữa khi Đơn vị quản lý vận hành khẳng định chắc chắn đã thực hiện các nội dung
nào?
* Tất cả các đơn vị công tác (người và phương tiện) đã rút hết; Đã tháo hết tiếp địa di động; Ghi
rõ các nội dung trong PCT vào sổ nhật ký vận hành; Bàn giao thiết bị bằng lời nói qua điện thoại
có ghi âm.
Tất cả các đơn vị công tác (người và phương tiện) đã rút hết; Đã tháo hết tiếp địa di động; Ghi rõ
các nội dung trong PCT vào sổ nhật ký vận hành; Bàn giao thiết bị bằng Giấy bàn giao.
Tất cả các đơn vị công tác (người và phương tiện) đã rút hết; Đã tháo hết tiếp địa di động; Đã
khóa PCT; Bàn giao thiết bị bằng lời nói qua điện thoại có ghi âm.
Tất cả các đơn vị công tác (người và phương tiện) đã rút hết chỉ còn người tháo tiếp địa di động;
Ghi rõ các nội dung trong PCT vào sổ nhật ký vận hành; Bàn giao thiết bị bằng lời nói qua điện
thoại có ghi âm.
# Theo Thông tư 31/2019/TT-BCT, nếu mất điều khiển thao tác xa, Đơn vị quản lý vận
hành phải thực hiện những công việc gì?
*Cử ngay nhân viên vận hành trực thao tác lưu động tại trạm điện, nhà máy điện.
Tái lập ca trực vận hành tại trạm điện hoặc nhà máy điện không người trực.
Cử ngay nhân viên kỹ thuật đến xử lý tại trạm điện, nhà máy điện.
Phân công lãnh đạo của ĐVQLVH đến trạm điện, nhà máy điện xử lý vụ việc
Câu 1: Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 thì đối tượng áp
dụng của Thông tư gồm:
1. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực và sử dụng điện trên
lãnh thổ Việt Nam, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Câu 2: Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 thì Người vận hành,
sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo là:
3. Người lao động của đơn vị điện lực hoạt động theo Luật Hợp tác xã, phạm vi hoạt động tại
khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
Câu 3: Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 thì đối tượng nào
không là (không thuộc) Người vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây điện hoặc
thiết bị điện ở doanh nghiệp?
3. Người lao động của đơn vị điện lực hoạt động theo Luật Hợp tác xã, phạm vi hoạt động tại
khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
Câu 4: Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 thì đối tượng nào
không phải (không được) huấn luyện an toàn, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện là:
3. Người làm công việc tại các trụ sở Nhà máy điện, cơ quan truyền tải và phân phối điện.
Câu 5: Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 thì nội dung nào
không thuộc Nội dung huấn luyện chung phần lý thuyết?
2. Huấn luyện BPAT khi kiểm tra đường dây dẫn điện, thiết bị điện; an toàn khi làm việc trên
đường dây, thiết bị điện đã cắt điện hoặc đang mang điện;
Câu 6: Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 thì nội dung nào
không thuộc Nội dung huấn luyện cho người làm công việc QLVH đường dây dẫn điện?
4. An toàn khi kiểm tra thiết bị điện; đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành; làm việc với các
thiết bị điện, hệ thống điện một chiều;
Câu 7: Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 thì nội dung nào
không thuộc Nội dung huấn luyện cho người làm công việc QLVH thiết bị điện?
2. An toàn khi kiểm tra đường dây dẫn điện; an toàn khi làm việc trên đường dây dẫn điện đã cắt
điện hoặc đang mang điện;
Câu 8: Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 thì nội dung huấn
luyện cho người làm công việc xây lắp điện là:
3. An toàn khi đào, đổ móng cột; đào mương cáp ngầm; lắp, dựng cột; rải, căng dây dẫn, dây
chống sét; lắp đặt thiết bị điện.
Câu 9: Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 thì nội dung nào
không thuộc Nội dung huấn luyện cho người làm công việc thí nghiệm điện?
1. An toàn khi kiểm tra thiết bị điện; đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành; làm việc với các
thiết bị điện, hệ thống điện một chiều;
Câu 10: Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 thì nội dung huấn
luyện cho người làm công việc sửa chữa đường dây dẫn điện là:
1. An toàn khi sửa chữa trên đường dây dẫn điện đã cắt điện hoặc đang mang điện đi độc lập
hoặc trong vùng ảnh hưởng của đường dây khác đang vận hành;
Câu 11: Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 thì nội dung huấn
luyện cho người làm công việc sửa chữa thiết bị điện là:
4. An toàn khi làm việc với từng loại thiết bị điện như máy biến áp, máy cắt, máy phát điện,
động cơ điện cao áp, tụ điện, hệ thống điện một chiều.
Câu 12: Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 thì nội dung huấn
luyện cho người làm công việc treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng
là:
3. An toàn khi treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt khi có
điện hoặc không có điện.
Câu 13: Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 thì nội dung nào
không thuộc Nội dung huấn luyện phần thực hành?
3. Các nội dung xử lý sự cố lưới điện, PCTT và TKCN;.
Câu 14: Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 thì việc huấn luyện,
cấp Thẻ an toàn điện cho Người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải
đảo là:
2. Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Câu 15: Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 thì việc huấn luyện,
cấp Thẻ an toàn điện cho Người vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây điện
hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp là:
3. Người sử dụng lao động của doanh nghiệp hoạt động điện lực.
Câu 16: Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 quy định về các
tiêu chuẩn của Người huấn luyện phần lý thuyết là:
2. Phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 05 năm
kinh nghiệm công tác trong chuyên ngành đó.
Câu 17: Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 quy định về các
tiêu chuẩn của Người huấn luyện phần thực hành là:
3. Phải có trình độ cao đẳng trở lên, thông thạo và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm công việc
phù hợp với chuyên ngành huấn luyện.
Câu 18: Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 quy định về thời
gian huấn luyện lần đầu đối với người lao động mới tuyển là:
a. Ít nhất 24 giờ
Câu 19: Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 quy định về thời
gian huấn luyện định kỳ cho người lao động là:
1. Ít nhất 08 giờ
Câu 20: Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 quy định về thời
gian huấn luyện lại (do chuyển đổi vị trí, thay đổi bậc ATĐ hoặc công nghệ) cho người lao
động là:
2. Ít nhất 12 giờ
Câu 21: Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 quy định về cấp
Thẻ an toàn điện là:
3. Cấp mới sau khi NLĐ được huấn luyện lần đầu; Khi chuyển đổi công việc; Cấp lại khi NLĐ
làm mất, làm hỏng thẻ; Cấp sửa đổi, bổ sung khi thay đổi bậc an toàn của NLĐ.
Câu 23: Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 quy định về thời
hạn sử dụng Thẻ an toàn điện cho Người vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường
dây điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp là:
1. Từ khi được cấp tới khi thu hồi.
Câu 24: Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 quy định về sử
dụng Thẻ an toàn điện cho Người vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây điện
hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp là:
2. Người lao động phải mang theo Thẻ ATĐ trong suốt quá trình làm việc, xuất trình Thẻ theo
yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc của các đoàn thanh tra, kiểm tra về an toàn điện.
Câu 25: Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 quy định về thu hồi
Thẻ an toàn điện cho Người vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây điện hoặc
thiết bị điện ở doanh nghiệp là:
3. Do tổ chức, đơn vị cấp thẻ thực hiện khi người lao động chuyển làm công việc khác hoặc
không tiếp tục làm việc tại tổ chức, đơn vị cũ.
Câu 28: Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 thì những biển nào
có thể được sơn trực tiếp hoặc lắp đặt biển báo chế tạo rời vào đúng nơi quy định.
4. Đáp áp 1 và 3 đúng
Câu 29: Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 thì những biển nào
có thể được sơn trực tiếp hoặc lắp đặt biển báo chế tạo rời vào đúng nơi quy định.
4. Đáp áp 1 và 2 đúng
Câu 30: Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 thì những biển nào
có thể được sơn trực tiếp hoặc lắp đặt biển báo chế tạo rời vào đúng nơi quy định.
4. Đáp áp 2 và 3 đúng
Câu 1: Theo Quyết định số 606/QĐ-EVN ngày 05/9/2014 ban hành Quy chế công tác an
toàn của EVN thì việc tự kiểm tra ở tổ phải được tiến hành như thế nào?
1. Thực hiện nhanh, gọn vào đầu giờ làm việc hàng ngày và trước khi bắt đầu vào một công việc
mới.
Câu 2: Theo Quyết định số 606/QĐ-EVN ngày 05/9/2014 ban hành Quy chế công tác an
toàn của EVN thì Ban/ Phòng An toàn phải được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của:
2. Tổng Giám đốc/ Giám đốc (hoặc Phó Tổng Giám đốc/ phó Giám đốc kỹ thuật); đồng thời
cũng phải chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ theo ngành dọc.
Câu 3: Theo Quyết định số 606/QĐ-EVN ngày 05/9/2014 ban hành Quy chế công tác an
toàn của EVN thì điều nào không đúng (không cần thiết) trong các điều kiện cảu cán bộ an
toàn?
2. Phải có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp với thiết bị điện hoặc đường dây dẫn điện.
Câu 4: Theo Quyết định số 606/QĐ-EVN ngày 05/9/2014 ban hành Quy chế công tác an
toàn của EVN thì chức năng của Ban An toàn /Phòng An toàn là:
2. Tham mưu, giúp việc cho NSDLĐ trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt
động về công tác AT- VSLĐ - Quản lý rủi ro - Ứng cứu khẩn cấp.
Câu 5: Theo Quyết định số 606/QĐ-EVN ngày 05/9/2014 ban hành Quy chế công tác an
toàn của EVN thì khi phát hiện thấy các vi phạm hoặc các nguy cơ xảy ra sự cố gây TNLĐ
cán bộ an toàn có quyền:
3. Ra lệnh tạm thời đình chỉ công việc (trường hợp khẩn cấp); Yêu cầu người phụ trách ra lệnh
đình chỉ công việc để thi hành các BPAT; Báo cáo Lãnh đạo đơn vị; Lập biên bản theo quy định.
Câu 6: Theo Quyết định số 606/QĐ-EVN ngày 05/9/2014 ban hành Quy chế công tác an
toàn của EVN thì cán bộ an toàn cơ sở có quyền báo cáo vượt cấp lên ngành dọc cấp trên
khi Lãnh đạo đơn vị:
4. Có quyền báo cáo vượt cấp khi ĐV cơ sở vi phạm ý 1, ý 2 hoặc vi phạm cả 2 ý 1 và 2.
Câu 7: Theo Quyết định số 606/QĐ-EVN ngày 05/9/2014 ban hành Quy chế công tác an
toàn của EVN thì viêc xây dựng kế hoạch AT-VSLĐ-QLRR-UCKC được thực hiện như thế
náo?.
1. Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh của đơn vị phải đồng thời lập kế
hoạch AT-VSLĐ-QLRR-UCKC.
Câu 8: Theo Quyết định số 606/QĐ-EVN ngày 05/9/2014 ban hành Quy chế công tác an
toàn của EVN thì nhiệm vụ của NSDLĐ trong công tác VSLĐ là:
2. Tổ chức bộ phận y tế, trang bị đầy đủ các phương tiện y tế; Chăm sóc, KSK định kỳ cho NLĐ,
phòng ngừa và bố trí lại công việc hợp lý cho những người mắc BNN hoặc bị TNLĐ.
Câu 9: Theo Quyết định số 606/QĐ-EVN ngày 05/9/2014 ban hành Quy chế công tác an
toàn của EVN thì Người lao động có quyền yêu cầu gì đối với NSDLĐ để bảo đảm điều kiện
lao động:
3. Yêu cầu trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân; Huấn luyện, thực hiện biện pháp AT-
VSLĐ-QLRR-UCKC theo các quy trình, quy định hiện hành; Cải thiện điều kiện làm việc.
Câu 10: Theo Quyết định số 606/QĐ-EVN ngày 05/9/2014 ban hành Quy chế công tác an
toàn của EVN thì Người lao động có quyền từ chối thực hiện công việc hoặc rời bỏ nơi làm
việc khi:
3. Thấy rõ có nguy cơ xảy ra TNLĐ, đe doạ nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình, và phải
báo ngay với người phụ trách trực tiếp; từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ
đó chưa được khắc phục.
Câu 11: Theo Quyết định số 606/QĐ-EVN ngày 05/9/2014 ban hành Quy chế công tác an
toàn của EVN thì đối tượng phải huấn luyện AT-VSLĐ là:
3. Người sử dụng lao động, người lao động (kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc) làm việc
tại các đơn vị trực thuộc EVN.
Câu 12: Theo Quyết định số 606/QĐ-EVN ngày 05/9/2014 ban hành Quy chế công tác an
toàn của EVN thì đối tượng và thời hạn huấn luyện và sát hạch AT-VSLĐ được quy định
như thế nào?
2. Công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư trực tiếp sản xuất; các đối tượng là người quản lý, điều hành
trực tiếp các công trường, phân xưởng, đội, TBA... 01 năm một lần.
Câu 13: Theo Quyết định số 606/QĐ-EVN ngày 05/9/2014 ban hành Quy chế công tác an
toàn của EVN thì hình thức kiểm tra nào không thuộc Hình thức kiểm tra, chấm điểm chéo
về AT-VSLĐ?
3. Là hình thức cấp trên thực hiện kiểm tra, chấm điểm cho 1 (hoặc nhiều) đơn vị trực thuộc và
báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan cấp trên.
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
ĐIỀU TRA SỰ CỐ HỆ THỐNG ĐIỆN
Quyết định số: 185QĐ-EVN ngày 17/3/2014
Câu 1: Theo Quyết định số: 185QĐ-EVN ngày 17/3/2014 ban hành Quy trình điều tra sự cố
của EVN thì trình tự điều tra sự cố gồm:
3. Hai bước: Chuẩn bị điều tra; tiến hành điều tra
Câu 2: Theo Quyết định số: 185QĐ-EVN ngày 17/3/2014 ban hành Quy trình điều tra sự cố
của EVN thì sự cố được phân làm mấy loại?
2. Sự cố được chia ra làm 3 loại sau: Sự cố nhà máy điện; Sự cố lưới điện; Sự cố hệ thống điện.
Câu 3: Theo Quyết định số: 185QĐ-EVN ngày 17/3/2014 ban hành Quy trình điều tra sự cố
của EVN thì tùy theo mức độ hư hỏng thiết bị và hậu quả gây ra, sự cố được phân làm mấy
cấp độ?
3. Ba cấp: I, II, III.
Câu 4: Theo Quyết định số: 185QĐ-EVN ngày 17/3/2014 ban hành Quy trình điều tra sự cố
của EVN thì sự cố cấp II đối với lưới điện được quy định như thế nào?
1. Hư hỏng các đường dây điện áp từ 66 kV phải ngừng vận hành để sửa chữa với thời gian trên 8
giờ, các đường dây nhánh rẽ điện áp l10 kV trên l giờ, đường trục điện áp 110 kV đến 1 giờ.
Câu 5: Theo Quyết định số: 185QĐ-EVN ngày 17/3/2014 ban hành Quy trình điều tra sự cố
của EVN thì sự cố cấp II đối với các TBA là:
3. Các MBA lực ở các TBA 22 kV, 35 kV, 66 kV có công suất máy từ 1.800 kVA trở lên đang ở
trạng thái dự phòng khi cần huy động mà không huy động đựơc vì bị hư hỏng phải loại ra để sửa
chữa lâu dài; tương tự với các MBA lực 110 kV phải loại ra để sửa chữa với thời gian đến 8 giờ.
Câu 6: Theo Quyết định số: 185QĐ-EVN ngày 17/3/2014 ban hành Quy trình điều tra sự cố
của EVN quy định sự cố cấp II về PCCC như thế nào?
2. Hỏa hoạn trong các TBA 66-110 kV làm ngừng vận hành trạm với thời gian đến 1 giờ, TBATG
22kV, 35 kV trên 24 giờ, TBA từ 6 kV đến dưới 35 kV làm hư hỏng toàn bộ trạm.
Câu 7: Theo Quyết định số: 185QĐ-EVN ngày 17/3/2014 ban hành Quy trình điều tra sự cố
của EVN thì trách nhiệm của các Điều độ lưới điện phân phối về báo cáo sự cố được quy
định như thế nào?
1. Lập và gửi báo cáo sự cố tới Điều độ miền kèm theo báo cáo sự cố của đơn vị quản lý vận
hành (nếu có) không chậm hơn 48 giờ kể từ khi xảy ra sự cố (không phụ thuộc báo cáo của đơn
vị quản lý vận hành).
Câu 8: Theo Quyết định số: 185QĐ-EVN ngày 17/3/2014 ban hành Quy trình điều tra sự cố
của EVN thì các Công ty Điện lực phải thực hiện báo cáo nhanh về Tổng công ty cấp trên
của mình những trường hợp sự cố nào?
3. Sự cố cấp I trong các nhà máy điện, lưới điện; sự cố hệ thống điện.
Câu 9: Theo Quyết định số: 185QĐ-EVN ngày 17/3/2014 ban hành Quy trình điều tra sự cố
của EVN thì việc phân cấp điều tra sự cố được quy định như thế nào?
2. EVN tổ chức điều tra các sự cố nghiêm trong; các Tổng công ty tổ chức điều tra sự cố cấp I
của đơn vị trực thuộc; các Công ty tổ chức điều tra sự cố của đơn vị mình. Đơn vị cấp trên có
quyền tham gia hoặc tổ chức điều tra bất cứ sự cố nào của cấp dưới.
Câu 10: Theo Quyết định số: 185QĐ-EVN ngày 17/3/2014 ban hành Quy trình điều tra sự
cố của EVN thì Trưởng đoàn Đoàn điều tra các cấp được quy định như thế nào?
3. Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) phụ trách sản xuất (kỹ thuật) - Trưởng đoàn (Trưởng
Ban/Phòng An toàn hoặcTrưởng Ban/Phòng Kỹ thuật khi được uỷ quyền).
Câu 11: Theo Quyết định số: 185QĐ-EVN ngày 17/3/2014 ban hành Quy trình điều tra sự
cố của EVN thì thành phần Đoàn điều tra các cấp được quy định như thế nào?
1. Phó TGĐ (PGĐ) phụ trách sản xuất (KT), Trưởng (Phó) Ban/ Phòng An toàn; Kỹ thuật; Kỹ sư
(cán bộ) An toàn và Kỹ thuật, ĐVQLVH, Điều độ và một số thành viên khác.
Câu 12: Theo Quyết định số: 185QĐ-EVN ngày 17/3/2014 ban hành Quy trình điều tra sự
cố của EVN thì thời hạn điều tra sự cố được quy định như thế nào?
1. Việc điều tra được bắt đầu ngay sau khi sự cố xảy ra và kết thúc trong thời hạn không quá 10
ngày làm việc đối với các sự cố cấp I, II; 5 ngày làm việc đối với các sự cố cấp III.
Câu 13: Theo Quyết định số: 185QĐ-EVN ngày 17/3/2014 ban hành Quy trình điều tra sự
cố của EVN thì trình tự các bước tiến hành điều tra sự cố gồm:
2. Nghe đơn vị bị điều tra báo cáo; điều tra hiện trường; lập biên bản điều tra; công bố biên bản
điều tra; xử lý kết quả điều tra.
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
XỬ LÝ VI PHẠM AT-VSLĐ
Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC ngày 29/6/2016
Câu 1: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì đối tượng áp dụng đối với cấp Công ty là:
1. Giám đốc, PGĐ phụ trách kỹ thuật, an toàn, kinh doanh, đầu tư xây dựng; Trưởng phòng, Phó
trưởng phòng các phòng: TC&NS/TCLĐ, KT, AT, ĐĐ, VH, KH, ĐTXD, KD, KTGSMBĐ;
Thành viên của Hội đồng AT-VSLĐ, Ban chỉ huy PCCC, Ban chỉ huy PCTT & TKCN.
Câu 2: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì đối tượng áp dụng đối với cấp Điện lực là:
2. Giám đốc, PGĐ, các chức danh tương đương Trưởng, Phó đơn vị; Kỹ thuật viên An toàn
chuyên trách, bán chuyên trách; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng các phòng: KT, KD.
Câu 3: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì đối tượng áp dụng đối với cấp Tổ, Đội là:
1. Trưởng, Phó các Tổ, Đội, Trạm và các chức danh tương đương.
Câu 4: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì khi chưa xảy ra TNLĐ mà kiểm tra phát
hiện được sẽ xử lý theo:
2. Quy trình an toàn điện của EVN, các quy định về AT-VSLĐ của Tổng công ty và Công ty.
Câu 5: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì khi để xảy ra TNLĐ sẽ xử lý theo:
2. Trình tự, thủ tục xem xét xử lý kỷ luật: thực hiện theo Nội quy lao động và Quy chế Xử lý
trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu trong Tổng công ty.
Câu 6: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Khiển trách” đối với Nhân viên
ĐVCT là không đúng khi họ vi phạm:
2. Không tham gia kiểm tra thực tế tại hiện trường làm việc và không nắm vững các BPAT phù
hợp trước khi tiến hành công việc.
Câu 7: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Kéo dài thời hạn nâng lương
không quá 6 tháng” đối với Nhân viên ĐVCT khi họ vi phạm điều nào?
1. Không tham gia kiểm tra thực tế tại hiện trường làm việc; Không nắm vững các BPAT; Không
báo cáo (từ chối) các nguy cơ gây TNLĐ; Khi xảy ra tai nạn không cứu chữa người bị nạn.
Câu 8: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Sa thải” đối với Nhân viên
ĐVCT khi họ vi phạm điều nào?
1. Tự ý đi làm việc khi chưa có sự phân công; Làm việc không có LCT, PCT, PTT. Vào hiện
trường làm việc khi chưa đảm bảo an toàn về điện.
Câu 9: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Khiển trách” đối với Người
CHTT là không đúng khi họ vi phạm:
1. Tự ý đi làm việc khi chưa có sự phân công; Làm việc không có LCT, PCT, PTT. Vào hiện
trường làm việc khi chưa đảm bảo an toàn về điện.
Câu 10: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Kéo dài thời hạn nâng lương
không quá 6 tháng” đối với Người CHTT là không đúng khi họ vi phạm:
1. Không tham gia giao ban an toàn tuần tại Tổ, Đội sản xuất. Không tổ chức sinh hoạt với công
nhân trong ĐVCT trước khi ra hiện trường làm việc và ngay tại hiện trường làm việc.
Câu 11: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Sa thải” đối với Người CHTT
là không đúng khi họ vi phạm:
2. Khi nhận thông tin về tình trạng mất an toàn, mà không kiểm tra lại các tồn tại, không hướng
dẫn hoặc bàn bạc với Nhân viên ĐVCT thực hiện các biện pháp loại trừ để tránh xảy ra TNLĐ.
Câu 12: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Khiển trách” đối với chức danh
Người cho phép khi họ vi phạm điều nào?
2. Không kiểm tra, để nhân viên ĐVCT, người GSAT điện không thực hiện đầy đủ BHLĐ,
không mang thẻ ATĐ.
Câu 13: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Kéo dài thời hạn nâng lương
không quá 6 tháng” đối với chức danh Người cho phép khi họ vi phạm điều nào?
3. Không thử (chứng minh) hết điện và chỉ dẫn cho ĐVCT phạm vi được phép làm việc, các thiết
bị đã được cắt điện, những phần thiết bị còn điện và các biện pháp đặc biệt chú ý.
Câu 14: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Sa thải” đối với chức danh
Người cho phép là không đúng khi họ vi phạm:
1. Không có PATCTC& BPAT hoặc phương án chưa phê duyệt của đơn vị đối với công việc yêu
cầu phải có phương án; Không có PCT, LCT, PTT và giấy phối hợp cho phép làm việc.
Câu 15: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Khiển trách” đối với chức danh
Người LĐCV khi họ vi phạm điều nào?
1. Không chỉ đạo phối hợp hoặc phối hợp không tốt hoạt động của các ĐVCT khi công việc do
nhiều đơn vị công tác thực hiện theo các PCT để đảm bảo an toàn.
Câu 16: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Kéo dài thời hạn nâng lương
không quá 6 tháng” đối với chức danh Người LĐCV khi họ vi phạm điều nào?
2. Không kiểm tra các BPAT của các ĐVCT khi công việc do nhiều ĐVCT làm việc đồng thời
trên diện rộng theo các PCT mà mình là Người LĐCV để đảm bảo an toàn.
Câu 17: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Khiển trách” đối với chức danh
Người GSATĐ khi họ vi phạm điều nào?
1. Không nắm vững các quy định và những yêu cầu về an toàn điện tại nơi làm việc để giám sát
đơn vị công tác đảm bảo an toàn về điện;
Câu 18: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Kéo dài thời hạn nâng lương
không quá 6 tháng” đối với chức danh Người GSATĐ khi họ vi phạm điều nào?
2. Không kiểm tra và thực hiện (nếu có) các biện pháp an toàn đã đủ và đúng. Không ký tên vào
PCT theo quy định;
Câu 19: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Sa thải” đối với chức danh
Người GSATĐ khi họ vi phạm điều nào?
3. Không có mặt tại nơi làm việc (từ khi người cho phép thực hiện việc cho phép làm việc) để
GSAT theo quy định.
Câu 20: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Khiển trách” đối với chức danh
Người cấp PCT khi họ vi phạm điều nào?
1. Không cử Người cho phép (ghi vào PCT) để thực hiện việc cho phép làm việc tại hiện trường
theo quy định.
Câu 21: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Kéo dài thời hạn nâng lương
không quá 6 tháng” đối với chức danh Người cấp PCT khi họ vi phạm điều nào?
2. Không ghi và ký cấp PCT; không giao phiếu cho người cho phép mà giao cho thành phần
khác; không tiếp nhận lại PCT; không ký kiểm tra hoàn thành PCT.
Câu 22: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Sa thải” đối với chức danh
Người cho phép là không đúng khi họ vi phạm:
3. Người CHTT không có mặt liên tục tại nơi làm việc, bổ vị trí làm việc mà không rút toàn bộ
ĐVCT ra khỏi nơi làm việc
Câu 23: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Khiển trách” đối với chức danh
Điều độ viên, Nhân viên Trực vận hành lưới điện khi họ vi phạm điều nào?
1. Không kiểm soát chặt chẽ số lượng các ĐVCT đang làm việc trên lưới điện, không treo biển
(dấu hiệu) có ĐVCT trên sơ đồ lưới điện theo quy định.
Câu 24: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Kéo dài thời hạn nâng lương
không quá 6 tháng” đối với chức danh Điều độ viên, Nhân viên Trực vận hành lưới điện khi họ
vi phạm điều nào?
2. Bàn giao lưới điện và các BPAT đã thực hiện cho ĐVQLVH chưa đúng thực tế, không đủ điều
kiện an toàn để nhóm thao tác, các ĐVCT thực hiện công việc.
Câu 25: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Sa thải” đối với chức danh Điều
độ viên, Nhân viên Trực vận hành lưới điện khi họ vi phạm điều nào?
3. Viết (lập) PTT sai. Thao tác sai hoặc ra lệnh đóng điện (hoặc cho phép đóng điện) khi còn
ĐVCT đang làm việc trên lưới điện.
Câu 26: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Khiển trách” đối với Nhân viên
ĐVCT là không đúng khi họ vi phạm:
4. Không báo cáo (từ chối) với Người CHTT, Tổ trưởng, Đội trưởng sản xuất những thiếu sót
hoặc các nguy cơ gây TNLĐ hoặc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cá nhân (nếu có).
Câu 27: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Khiển trách” đối với Nhân viên
ĐVCT là không đúng khi họ vi phạm:
1. Khi xảy ra tai nạn không cứu chữa người bị nạn.
Câu 28: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Khiển trách” đối với Người
CHTT là không đúng khi họ vi phạm:
4. Không tham gia kiểm tra thực tế tại hiện trường làm việc; Không nắm vững các BPAT; Không
báo cáo (từ chối) các nguy cơ gây TNLĐ; Khi xảy ra tai nạn không cứu chữa người bị nạn.
Câu 29: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Khiển trách” đối với Người
CHTT là không đúng khi họ vi phạm:
3. Không sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp. Không sử dụng và bảo
quản các dụng cụ an toàn đúng quy định.
Câu 30: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Kéo dài thời hạn nâng lương
không quá 6 tháng” đối với Người CHTT là không đúng khi họ vi phạm:
2. Không thực hiện đúng quy định việc quản lý dụng cụ, trang thiết bị an toàn, để nhân viên
trong đơn vị công tác sử dụng các dụng cụ, trang thiết bị an toàn không đảm bảo chất lượng.
Câu 31: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Kéo dài thời hạn nâng lương
không quá 6 tháng” đối với Người CHTT là không đúng khi họ vi phạm:
3. Cho nhân viên ĐVCT thực hiện công việc khi bản thân người đó có mùi rượu, bia, chất kích
thích mà pháp luật nghiêm cấm.
Câu 32: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Sa thải” đối với Người CHTT
là không đúng khi họ vi phạm:
3. Đối với các nguy cơ mà Tổ/Đội/ĐVCT không tự giải quyết được mà không ngừng ngay công
việc và không báo cáo kịp thời với cấp trên.
Câu 33: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Sa thải” đối với Người CHTT
là không đúng khi họ vi phạm:
4. Không kiểm tra, để nhân viên ĐVCT, người GSAT điện không thực hiện đầy đủ BHLĐ,
không mang thẻ ATĐ.
Câu 34: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Sa thải” đối với chức danh
Người cho phép là không đúng khi họ vi phạm:
2. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, chưa đầy đủ các BPAT nêu so với BBKSHT,
PATCTC và BPAT, PCT, LCT, GPHCP đảm bảo điều kiện thực hiện công việc an toàn.
Câu 35: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ của NPC ban
hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-EVNNPC thì hình thức “Sa thải” đối với chức danh
Người cho phép là không đúng khi họ vi phạm:
3. Người CHTT không có mặt liên tục tại nơi làm việc, bổ vị trí làm việc mà không rút toàn bộ
ĐVCT ra khỏi nơi làm việc
Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ngày 01/11/2016

Câu 1: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện thì việc thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn chuẩn bị nơi làm việc là:
1. Cắt điện, thử hết điện, đặt tiếp đất, lập rào chắn, treo biển
Câu 2: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện quy định việc khảo sát để lập Phương án như thế nào?
1. ĐVLCV (chủ trì) phối hợp với đơn vị trực tiếp quản lý vận hành và các ĐVQLVH có liên
quan khảo sát
Câu 3: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện quy định thành phần tham gia khảo sát của ĐVLCV gồm:
1. Những người sẽ được cử làm Người CHTT, LĐCV, Người lập Phương án.
Câu 4: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện quy định thành phần tham gia khảo sát của ĐVQLVH gồm:
1. Lãnh đạo Điện lực (Chi nhánh...), TPKHKTAT, CBAT chuyên trách, Đội trưởng (hoặc Trạm
trưởng).
Câu 5: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện quy định thành phần tham gia khảo sát hiện trường gồm:
1. ĐVLCV, ĐVQLVH, các ĐVQLVH liên quan (nếu có), ĐV Điều độ (nếu có).
Câu 6: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện quy định Nguyên tắc chung để phân định việc lập Phương án như thế nào?
1. Tất cả những công việc phải cấp PCT đều phải lập Phương án.
Câu 7: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện quy định ĐVLCV cũng là ĐVQLVH thì ai là người lập Phương án?
1. Đội trưởng hoặc trạm trưởng là người lập Phương án.
Câu 8: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện quy định số lượng bản Phương án để gửi tới những bộ phận nào?
1. Kỹ thuật, Điều độ, An toàn, ĐVLCV và các ĐVQLVH liên quan.
Câu 9: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện quy định nguyên tắc duyệt các Phương án?
1. Theo phân cấp quyền điều khiển thiết bị.
Câu 10: Theo Quy định trình tự các bước công tác trên lưới điện quy định việc duyệt Phương án
các công việc có sự phối hợp (hỗ trợ) của các đơn vị khác như thế nào?
1. Phương án phải do cấp trên ký duyệt.
Câu 11: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện quy định thành phần thẩm duyệt Phương án tại cấp Điện lực là:
1. TPKHKTAT, CBAT chuyên trách, Tổ trưởng Tổ TVH.
Câu 12: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện quy định thành phần thẩm duyệt Phương án tại cấp Công ty là:
1. TPKT, TPĐĐ (TPVH), TPAT.
Câu 13: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện quy định thì sau khi Phương án được duyệt, ĐVLCV phải tổ chức phổ biến nội
dung Phương án tới các cá nhân, bộ phận nào?
1. CHTT, LĐCV, người GSATĐ của ĐVLCV.
Câu 14: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện quy định thì sau khi Phương án được duyệt, ĐVQLVH phải tổ chức phổ biến nội
dung Phương án tới các cá nhân, bộ phận nào?
1. Người cấp PCT, những người được giao nhiệm vụ cho phép, phối hợp cho phép, Người
GSATĐ.
Câu 15: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện quy định việc phổ biến Phương án đến nhân viên ĐVCT như thế nào?
1. Người CHTT phổ biến Phương án và phân công công việc cụ thể cho nhân viên ĐVCT trước
khi tiến hành công việc.
Câu 16: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện quy định ĐVLCV (B ngoài) gửi “Giấy đăng ký công tác” đến bộ phận nào?
1. Đến ĐVQLVH trực tiếp (Điện lực, Chi nhánh...).
Câu 17: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện quy định ĐVLCV đồng thời là ĐVQLVH thì “Giấy đăng ký cắt điện” đến bộ phận
nào?
1. Đến Phòng Điều độ Công ty Điện lực.
Câu 18: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện quy định thì Người cho phép có được thay trong quá trình đang thực hiện PCT
không?
1. Được phép thay nhưng phải đảm bảo đủ điều kiện và có thủ tục xin phép.
Câu 19: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện quy định thì Người GSATĐ có được thay trong quá trình đang thực hiện PCT
không?
1. Được phép thay nhưng phải đảm bảo đủ điều kiện và có thủ tục xin phép.
Câu 20: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện quy định thì Người CHTT có được thay trong quá trình đang thực hiện PCT
không?
1. Được phép thay nhưng phải đảm bảo đủ điều kiện và có thủ tục xin phép.
Câu 21: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện quy định thì nhân viên ĐVCT có được thay trong quá trình đang thực hiện PCT
không?
1. Được phép thay nhưng phải đảm bảo đủ điều kiện và có thủ tục xin phép.
Câu 22: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện quy định trường hợp thay đổi Người cho phép ở ĐVQLVH không có người trực
theo ca (Đội đường dây, Đội quản lý tổng hợp…) được thực hiện như thế nào?
1. NCP đương nhiệm phải báo cáo và xin ý kiến Người cấp PCT, cử NCP mới thì hai người bàn
giao nhiệm vụ và PCT cho nhau.
Câu 23: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện thì quy định nào không đúng khi thay đổi CHTT?
1. Phải báo cáo lãnh đạo của ĐVQLVH, lãnh đạo của ĐVLCV và cấp Điều độ giữ quyền điều
khiển.
Câu 24: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện quy định bổ sung người (vượt số lượng người cấp PCT ghi) mà những người bổ
sung này có tên trong Phương án thì:
2. Người CHTT báo với người cho phép để xin ý kiến của người cấp PCT; Nhân viên ĐVC nghe
phổ biến nội dung công việc, BPAT; Ghi (ký) các thủ tục bổ sung trong PCT theo quy định.
Câu 25: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện quy định thay (bổ sung) nhân viên ĐVCT không có tên trong Phương án (nhưng
vẫn là người của ĐVLCV) thì:
3. ĐVLCV làm đăng ký bổ sung với người duyệt Phương án; CHTT báo với người cho phép để
xin ý kiến của người cấp PCT; Nhân viên ĐVC nghe phổ biến nội dung công việc, BPAT và
thực hiện ghi (ký)các thủ tục bổ sung trong PCT theo quy định.
Câu 26: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện quy định việc kiêm nhiệm chức danh trong PCT là:
1. Trong một PCT, một người được phép đảm nhận nhiều nhất 3 chức danh.
Câu 27: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện quy định việc cấm kiêm nhiệm chức danh trong PCT là:
1. Không cho phép một người kiêm nhiệm 2 chức danh NCHTT kiêm Người cho phép, hoặc
NCHTT kiêm NGSATĐ.
Câu 28: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện thì công việc nào phải lập Phương án tổ chức thi công và biện pháp an toàn?
2. Các công việc trên lưới điện theo kế hoạch có thực hiện BPKTAT chuẩn bị nơi làm việc (theo
QTATĐ là: cắt điện, thử hết điện, đặt tiếp đất, lập rào chắn, treo biển ...) đều phải lập phương án
Câu 29: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện quy định về việc lập phương án như thế nào:
4. Các đơn vị (cấp Công ty) có quy định và lập danh mục các công việc phải lập Phương án, các
công việc không phải lập Phương án.
Câu 30: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện thì việc khảo sát và lập “Biên bản khảo sát hiện trường” được tiến hành như thế
nào?
1. ĐVLCV(chủ trì) phối hợp với ĐVQLVH trực tiếp và các ĐVQLVH có liên quan khảo sát và
lập “Biên bản khảo sát hiện trường” để đưa vào Phương án.
Câu 31: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện thì thành phần tham gia khảo sát của ĐVLCV gồm:
2. Những người sẽ được cử làm Người CHTT, LĐCV, Người lập Phương án.
Câu 32: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện thì thành phần tham gia khảo sát của ĐVQLVH gồm:
2. Lãnh đạo Điện lực, Chi nhánh...(nếu công việc có phối hợp cho phép làm việc), TPKHKTAT,
CBAT chuyên trách, Đội trưởng (hoặc Trạm trưởng).
Câu 33: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện thì thành phần tham gia khảo sát của đơn vị chỉ huy vận hành gồm:
3. Lãnh đạo phòng Điều độ (nếu có), Tổ trưởng Tổ TVH theo phân cấp quyền điều khiển thiết bị
(nếu có).
Câu 34: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện thì nội dung cơ bản của Phương án gồm:
4. Đặc điểm lưới điện, địa hình nơi công tác; Nội dung, khối lượng công việc; Vật tư, thiết bị cần
thiết; Trang bị DCLV và DCAT; Kỹ thuật thi công; BPAT; Nhu cầu nhân lực, danh sách ĐVCT;
Kế hoạch về thời gian, tiến độ thực hiện;
Câu 35: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện thì nguyên tắc chung để lập Phương án là:
2. Những công việc phải cấp PCT đều phải lập Phương án.
Câu 36: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện quy định về đơn vị và người lập Phương án như thế nào?
3. ĐVLCV là đơn vị lập Phương án. Nếu ĐVLCV cũng là ĐVQLVH thì Đội trưởng hoặc trạm
trưởng là người lập Phương án.
Câu 33: Theo Quyết định số 3422/QĐ-EVNNPC ban hành Quy định trình tự các bước công tác
trên lưới điện quy định trường hợp những người bổ sung (hoặc thay thế) không có tên có tên
trong trong Phương án và không phải là người của ĐVLCV thì:
1. Không cho phép vào làm việc.
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
QUY TRÌNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH LANG LƯỚI ĐIỆN
Quyết định số 3423/QĐ-EVNNPC ngày 01/11/2016
Câu 1: Theo Quy trình xử lý vi phạm HLBVCTLĐCA của NPC ban hành kèm theo Quyết định
số 3423/QĐ-EVNNPC thì khi phát hiện hành vi vi phạm, cần thực hiện:
1. Phải yêu cầu đối tượng vi phạm dừng ngay các hành vi vi phạm; Báo cáo và phối hợp với cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương; Lập biên bản xử lý các hành vi vi phạm.
Câu 2: Theo Quy trình xử lý vi phạm HLBVCTLĐCA của NPC ban hành kèm theo Quyết định
số 3423/QĐ-EVNNPC thì trường hợp vi phạm gây sự cố cho lưới điện đồng thời gây tai nạn cho
người phải tiến hành thực hiện:
1. Khẩn trương cấp cứu người bị nạn và xử lý sự cố, khôi phục lại lưới điện theo quy định;
Câu 3: Theo Quy trình xử lý vi phạm HLBVCTLĐCA của NPC ban hành kèm theo Quyết định
số 3423/QĐ-EVNNPC thì trường hợp vi phạm gây tai nạn cho người phải báo cáo như thế nào ?
2. Trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn điện, ĐVQLVH lưới điện cao áp làm báo cáo nhanh
gửi về Công ty Điện lực và cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động điện lực tại địa phương
Câu 4: Theo Quy trình xử lý vi phạm HLBVCTLĐCA của NPC ban hành kèm theo Quyết định
số 3423/QĐ-EVNNPC thì trường hợp phát hiện vi phạm HLBVATCTLĐCA phải thực hiện nội
dung gì?
3. Trong vòng 01 ngày kể từ khi phát hiện các hành vi vi phạm, ĐVQLVH lưới điện cao áp lập
biên bản hiện trạng tại hiện trường.
CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN
Quyết định số 1140/QĐ-EVNNPC ngày 21/4/2015
Câu 1: Theo Quy định công tác PCTT và TKCN ban hành kèm theo Quyết định số
1140/QĐ-EVNNPC quy định việc thành lập BCH PCTT& gồm các thành phần chính như
nào?
1. Lãnh đạo Đơn vị làm Trưởng ban;Trưởng bộ phận an toàn làm Ủy viên thường trực; Các ủy
viên gồm Lãnh đạo các bộ phận liên quan,Công đoàn...
Câu 2: Theo Quy định công tác PCTT và TKCN ban hành kèm theo Quyết định số 1140/QĐ-
EVNNPC quy định việc tổ chức huấn luyện như thế nào?:
2. Đơn vị tổ chức bồi huấn kiến thức về công tác PCTT cho các đối tượng cho các thành viên
thuộc đội xung kích PCTT&TKCN
Câu 3: Theo Quy định công tác PCTT và TKCN ban hành kèm theo Quyết định số 1140/QĐ-
EVNNPC thì nội dung huấn luyện như thế nào?
3. Văn bản pháp quy liên quan công tác PCTT; Kiến thức cơ bản và cách theo dõi các hiện tượng
bất thường của thời tiết; Huấn luyện bơi lội thành thạo.
Câu 4: Theo Quy định công tác PCTT và TKCN ban hành kèm theo Quyết định số 1140/QĐ-
EVNNPC thì chương trình huấn luyện như thế nào?
3. Chương trình bồi huấn kiến thức về công tác PCTT có thể được kết hợp trong các đợt huấn
luyện định kỳ công tác AT-VSLĐ hàng năm.
Câu 5: Theo Quy định công tác PCTT và TKCN ban hành kèm theo Quyết định số
1140/QĐ-EVNNPC thì thời hạn phải lập xong Phương án PCTT và TKCN là:
1. Đơn vị lập phương án PCTT&TKCN xong trước ngày 05/4 hàng năm
Câu 6: Theo Quy định công tác PCTT và TKCN ban hành kèm theo Quyết định số 1140/QĐ-
EVNNPC thì các nội dung chính trong phương án vận hành nguồn, lưới điện, đảm bảo hoạt động
sản xuất, kinh doanh khi xảy ra thiên tai là gì?:
2. Phương án cấp điện nội bộ tại văn phòng Đơn vị phục vụ công tác chỉ huy PCTT; PA sa thải
phụ tải chi tiết; PA cấp điện cho các phụ tải quan trọng; PA tìm kiếm, cứu nạn.
Câu 7: Theo Quy định công tác PCTT và TKCN ban hành kèm theo Quyết định số
1140/QĐ-EVNNPC thì Phương án sa thải phụ tải chi tiết theo mực nước sông khi nào?
3. Khi mực nước các sông thuộc địa bàn quản lý lên cao (mức nước sông có khả năng lên cấp
báo động II, III)
Câu 8: Theo Quy định công tác PCTT và TKCN ban hành kèm theo Quyết định số
1140/QĐ-EVNNPC thì danh sách phụ tải quan trọng phải được người (tổ chức) nào duyệt?
2. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
Câu 9: Theo Quy định công tác PCTT và TKCN ban hành kèm theo Quyết định số
1140/QĐ-EVNNPC thì đối tượng nào không đúng trong phương án cấp điện ưu tiên cho
các phụ tải quan trọng tại địa bàn quản lý khi xảy ra thiên tai?
2. Trụ sở các ĐVQLVH Điện lực, truyền tải, Nhà máy điện
Câu 10: Theo Quy định công tác PCTT và TKCN ban hành kèm theo Quyết định số
1140/QĐ-EVNNPC thì danh sách liên lạc và số điện thoại trong Phương án PCTT và TKCN
gồm những đối tượng nào?
3. BCH PCTT&TKCN (Tiểu ban) và Đội xung kích của đơn vị (đơn vị cơ sở).
Câu 11: Theo Quy định công tác PCTT và TKCN ban hành kèm theo Quyết định số
1140/QĐ-EVNNPC thì Phương án sa thải phụ tải chi tiết khi xuất hiện mưa như thế nào?:
1. Khu vực xuất hiện mưa to, rất to có thể gây lũ bất thường, ngập lụt cục bộ ảnh hưởng đến tình
hình vận hành an toàn lưới điện.
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
XỬ LÝ VI PHẠM AT-VSLĐ
Quyết định số 337/QĐ-EVNNPC ngày 22/02/2022

Câu 1: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý
ATLĐ của EVNNPC thì việc xem xét xử lý vi phạm trường hợp chưa xảy ra TNLĐ khi
KTKS hiện trường như thế nào?
1. Các Đoàn kiểm tra hiện trường, KTKS ECP tại EVNNPC, đơn vị phát hiện được các lỗi vi
phạm sẽ xử lý đối tượng theo các QTAT của EVN và quy định của Tổng công ty/Công ty.
2. Các Đoàn kiểm tra hiện trường, KTKS ECP tại EVNNPC, đơn vị phát hiện được các lỗi vi
phạm sẽ xử lý đối tượng theo các văn bản quy phạm phapsluaatj của Nhà nước về ATVSLĐ.
3. Các Đoàn kiểm tra hiện trường, KTKS ECP tại EVNNPC, đơn vị phát hiện được các lỗi vi
phạm sẽ xử lý đối tượng theo các quy định của Tổng công ty/Công ty.
4. Các Đoàn kiểm tra hiện trường, KTKS ECP tại EVNNPC, đơn vị phát hiện được các lỗi vi
phạm sẽ xử lý đối tượng theo các QTAT của EVN và Bộ Công Thương.
Câu 2: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý
ATLĐ của EVNNPC thì việc xem xét xử lý vi phạm trường hợp chưa xảy ra TNLĐ (hoặc
xảy ra tai nạn nhưng không được công nhận TNLĐ) như thế nào?
1. Nếu lỗi vi phạm nghiêm trọng, nguy cơ mất an toàn cao, Ban/Phòng An toàn có thể đề xuất
lãnh đạo đơn vị xem xét xử lý kỷ luật theo Nội quy kỷ luật của EVNNPC.
2. Nếu lỗi vi phạm nghiêm trọng, nguy cơ mất an toàn cao, Ban/Phòng An toàn có thể đề xuất
lãnh đạo đơn vị xem xét xử lý kỷ luật theo như đối với trường hợp để xảy ra TNLĐ.
3. Nếu lỗi vi phạm nghiêm trọng, nguy cơ mất an toàn cao, Ban/Phòng An toàn có thể đề xuất
lãnh đạo đơn vị xem xét xử lý theo các QTAT của EVN và Bộ Công Thương.
4. Nếu lỗi vi phạm nghiêm trọng, nguy cơ mất an toàn cao, Ban/Phòng An toàn có thể đề xuất
lãnh đạo đơn vị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của đơn vị.
Câu 3: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý
ATLĐ của EVNNPC thì xử lý các cá nhân vi phạm các QTAT như thế nào?
1. Tất cả các cá nhân vi phạm các QTAT đều phải học và sát hạch lại quy trình tại cấp Tổng
công ty theo quy định.
2. Tất cả các cá nhân vi phạm các QTAT đều phải học và sát hạch lại quy trình tại cấp Đội và
Công ty.
3. Tất cả các cá nhân vi phạm các QTAT đều phải học và sát hạch lại quy trình tại cấp Công ty
hoặc Tổng công ty theo quy định.
4. Tất cả các cá nhân vi phạm các QTAT đều phải học và sát hạch lại quy trình tại Ban an oàn
Tổng công ty theo quy định.
Câu 4: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý
ATLĐ của EVNNPC thì trách nhiệm, trình tự báo cáo, khai báo khi có TNLĐ xảy ra đối
với Công đoàn đơn vị như thế nào?
1. Chủ tịch Công đoàn Công ty báo cáo Chủ tịch HĐTV Tổng công ty;
2. Chủ tịch Công đoàn Công ty báo cáo Tổng giám đốc Tổng công ty;
3. Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty báo cáo Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty;
4. Chủ tịch Công đoàn Công ty báo cáo Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty;
Câu 5: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý
ATLĐ của EVNNPC thì trách nhiệm, trình tự báo cáo, khai báo khi có TNLĐ xảy ra đối
với Giám đốc đơn vị như thế nào?
1. Giám đốc Công ty báo cáo Chủ tịch HĐTV và Tổng giám đốc Tổng công ty;
2. Giám đốc Công ty báo cáo Tổng giám đốc Tổng công ty;
3. Giám đốc Công ty báo cáo Chủ tịch HĐTV Tổng công ty;
4. Giám đốc Công ty báo cáo Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty;
Câu 6: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý
ATLĐ của EVNNPC thì trách nhiệm, trình tự báo cáo, khai báo khi có TNLĐ xảy ra đối
với Phó Giám đốc đơn vị như thế nào?
1. Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, an toàn Công ty báo cáo Tổng giám đốc Tổng công ty;
2. Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, an toàn Công ty báo cáo Phó tổng giám đốc phụ trách KTAT
Tổng công ty;
3. Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, an toàn Công ty báo cáo Trưởng ban an toàn Tổng công ty;
4. Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, an toàn Công ty báo cáo Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty;
Câu 7: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý
ATLĐ của EVNNPC thì trách nhiệm, trình tự báo cáo, khai báo khi có TNLĐ xảy ra đối
với Trưởng phòng an toàn đơn vị như thế nào?
1. Trưởng phòng an toàn Công ty báo cáo Phó tổng giám đốc phụ trách KTAT Tổng công ty;
2. Trưởng phòng an toàn Công ty báo cáo Phó Trưởng Ban an toàn Tổng công ty;
3. Trưởng phòng an toàn Công ty báo cáo Trưởng Ban an toàn Tổng công ty;
4. Cán bộ an toàn Công ty phụ trách khai báo điều tra TNLĐ báo cáo Trưởng Ban an toàn Tổng
công ty;
Câu 8: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý
ATLĐ của EVNNPC thì trách nhiệm, trình tự báo cáo, khai báo khi có TNLĐ xảy ra đối
với Trưởng ban an toàn như thế nào?
1. Trưởng Ban an toàn Tổng Công ty báo cáo Chủ tịch Công đoàn, Tổng giám đốc và Phó tổng
giám đốc phụ trách KTAT Tổng công ty.
2. Trưởng Ban an toàn Tổng Công ty báo cáo Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc phụ trách
KTAT Tổng công ty.
3. Trưởng Ban an toàn Tổng Công ty báo cáo Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc
Tổng công ty.
4. Trưởng Ban an toàn Tổng Công ty báo cáo Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và
Phó tổng giám đốc phụ trách KTAT Tổng công ty.
Câu 9: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý
ATLĐ của EVNNPC thì trình tự kiểm tra, điều tra cấp Tổng công ty ngay sau khi nhận
được tin báo cáo TNLĐ như thế nào?
1. Ban an toàn làm đầu mối, báo cáo lãnh đạo Tổng công ty tổ chức Đoàn công tác, phối hợp với
Công đoàn và các Ban liên quan kiểm tra làm rõ nguyên nhân vụ TNLĐ.
2. Ban thanh tra kiểm tra làm đầu mối, báo cáo lãnh đạo Tổng công ty tổ chức Đoàn công tác,
phối hợp với Công đoàn và đơn vị để xảy ra TNLĐ.
3. Ban kỹ thuật làm đầu mối, báo cáo lãnh đạo Tổng công ty tổ chức Đoàn công tác, phối hợp
với Công đoàn và các Ban liên quan kiểm tra làm rõ nguyên nhân vụ TNLĐ.
4. Ban an toàn làm đầu mối, báo cáo lãnh đạo Tổng công ty tổ chức Đoàn công tác, phối hợp với
đơn vị để xảy ra TNLĐ và các Ban liên quan kiểm tra làm rõ nguyên nhân vụ TNLĐ.
Câu 10: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì kết thúc kiểm tra, Đoàn công tác của EVNNPC phải:
1. Thu thập hồ sơ tài liệu liên quan đến vụ TNLĐ, báo cáo lãnh đạo Tổng công ty.
2. Tổ chức họp rút kinh nghiệm với đơn vị, lập và thống nhất “Biên bản kiểm tra làm rõ nguyên
nhân vụ tai nạn”.
3. Thống nhất “Biên bản kiểm tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn”, báo cáo lãnh đạo Tổng công
ty.
4. Tổ chức họp rút kinh nghiệm với đơn vị, không lập “Biên bản kiểm tra làm rõ nguyên nhân vụ
tai nạn”.
Câu 11: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì sau khi có TNLĐ, các đơn vị phải:
1. Tổ chức họp phổ biến vụ TNLĐ, kiểm điểm, rút kinh nghiệm, quy kết trách nhiệm cá nhân (có
lập biên bản) tại cấp Điện lực (và tương đương).
2. Tổ chức họp phổ biến vụ TNLĐ, kiểm điểm, rút kinh nghiệm, quy kết trách nhiệm cá nhân (có
lập biên bản) tại 2 cấp: Đội và Điện lực (và tương đương).
3. Tổ chức họp phổ biến vụ TNLĐ, kiểm điểm, rút kinh nghiệm, quy kết trách nhiệm cá nhân (có
lập biên bản) tại 2 cấp: Điện lực (và tương đương) và Công ty
4. Tổ chức họp phổ biến vụ TNLĐ, kiểm điểm, rút kinh nghiệm, quy kết trách nhiệm cá nhân (có
lập biên bản) tại cấp Công ty
Câu 12: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì những người có trách nhiệm trực tiếp, liên đới, liên quan đến vụ
TNLĐ phải:
1. Làm bản tường trình, trả lời chất vấn của đơn vị, phải học và sát hạch lại QTAT tại đơn vị
theo “Biên bản họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm vụ TNLĐ” của đơn vị;
2. Làm bản tường trình, trả lời chất vấn của đơn vị, phải học và sát hạch lại QTAT tại đơn vị
theo kết luận của Đoàn công tác EVNNPC;
3. Làm bản tường trình, trả lời chất vấn của đơn vị, phải học và sát hạch lại QTAT tại đơn vị và
Tổng công ty
4. Làm bản tường trình, trả lời chất vấn của đơn vị, phải học và sát hạch lại QTAT tại đơn vị
theo kết luận của Đoàn công tác EVNNPC và “Biên bản họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm vụ
TNLĐ” của đơn vị;
Câu 13: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC nếu để xảy ra TNLĐ đến mức cần xem xét, xử lý kỷ luật thì:
1. Lãnh đạo đơn vị (Giám đốc, Phó giám đốc Công ty có liên quan) phải làm bản tường trình, gửi
về Tổng công ty sau khi có “Biên bản điều tra TNLĐ” của Đoàn điều tra TNLĐ.
2. Phó giám đốc Công ty có liên quan phải làm bản tường trình, gửi về Tổng công ty sau khi có
“Biên bản điều tra TNLĐ” của Đoàn điều tra TNLĐ.
3. Giám đốc Công ty phải làm bản tường trình, gửi về Tổng công ty sau khi có “Biên bản điều tra
TNLĐ” của Đoàn điều tra TNLĐ.
4. Giám đốc, Chủ tich Công đoàn Phó giám đốc Công ty (có liên quan) phải làm bản tường trình,
gửi về Tổng công ty sau khi có “Biên bản điều tra TNLĐ” của Đoàn điều tra TNLĐ.
Câu 14: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì trình tự họp rút kinh nghiệm, xử lý kỷ luật vụ TNLĐ ở cấp
Công ty như thế nào?
1. Tổ chức họp xem xét, rút kinh nghiệm, đánh giá mức độ vi phạm, xem xét trách nhiệm tập thể
và từng cá nhân.
2. Thành lập Hội đồng kỷ luật, họp Hội đồng kỷ luật, gửi hồ sơ báo cáo Tổng công ty.
3. Không phải họp rút kinh nghiệm, họp Hội đồng kỷ luật, gửi hồ sơ báo cáo Tổng công ty.
4. Phải thực hiện tuần tự ý 1 và ý 2.
Câu 15: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì hình thức “Khiển trách” hoặc “Kéo dài thời hạn nâng lương
không quá 6 tháng” đối với Nhân viên ĐVCT, nội dung nào là không đúng?
1. Không ký tên trong danh sách ĐVCT trong PCT, LCT.
2. Không tham gia giao ban an toàn hàng tuần tại Tổ, Đội sản xuất, không tham gia họp phổ biến
BPAT của ĐVCT trước khi ra hiện trường làm việc và ngay tại hiện trường.
3. Không sử dụng đúng và đầy đủ các PTBVCN, DCAT được trang bị, cấp phát.
4. Không tham gia kiểm tra thực tế tại hiện trường làm việc và không nắm vững các BPAT phù
hợp trước khi tiến hành công việc.
Câu 16: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì hình thức “Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng”
hoặc “Cách chức” (nếu có chức vụ) đối với Nhân viên ĐVCT, nội dung nào không đúng?
1. Không ký tên trong danh sách ĐVCT trong PCT, LCT.
2. Khi xảy ra tai nạn không cứu chữa người bị nạn.
3. Không tham gia kiểm tra hiện trường nơi làm việc (vị trí mà mình được phân công) và không
hiểu, biết rõ được các BPAT bắt buộc và phù hợp với công việc trước khi tiến hành công việc.
4. Không từ chối và báo cáo với người CHTT, TT, ĐT sản xuất hoặc lãnh đạo cấp cao hơn
những thiếu sót hoặc các nguy cơ gây TNLĐ hoặc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cá nhân (nếu có).
Câu 17: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì hình thức “Cách chức” (nếu có) hoặc “Sa thải” đối với Nhân
viên ĐVCT khi họ vi phạm điều nào?
1. Vào hiện trường làm việc khi chưa đảm bảo an toàn về điện (như: cắt điện; kiểm tra không
còn điện; đặt tiếp đất; đặt rào chắn; treo biển báo, tín hiệu) và an toàn cơ học.
2. Tự ý đi làm việc khi chưa có sự phân công; Làm việc ngoài phạm vi LCT, PCT; Làm việc
không có LCT, PCT, PTT.
3. Ý 1 và ý 2 đúng
4. Không tham gia giao ban an toàn hàng tuần tại Tổ, Đội sản xuất, không tham gia họp phổ biến
BPAT của ĐVCT trước khi ra hiện trường làm việc và ngay tại hiện trường.
Câu 18: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì hình thức “Khiển trách” hoặc “Kéo dài thời hạn nâng lương
không quá 6 tháng” đối với Người CHTT, nội dung nào là không đúng khi họ vi phạm:
1. Tự ý đi làm việc khi chưa có sự phân công; Làm việc không có LCT, PCT, PTT. Vào hiện
trường làm việc khi chưa đảm bảo an toàn về điện.
2. Không tham gia GBAT tuần tại Tổ, Đội sản xuất. Không phổ biến nội dung công việc và
BPAT theo PATCTC và BPAT, PCT cho nhân viên ĐVCT trước khi làm việc và ngay tại hiện
trường làm việc.
3. Không thực hiện đúng quy định trong việc kiểm tra, quản lý DCLV, trang thiết bị, DCAT tại
chỗ, để nhân viên trong ĐVCT sử dụng các dụng cụ, trang thiết bị không đảm bảo chất lượng.
4. Khi đến làm việc mà không kiểm tra, hướng dẫn, trao đổi với nhân viên ĐVCT các biện pháp,
điều kiện an toàn đã đủ và đúng quy định. Cho nhân viên ĐVCT thực hiện công việc khi bản
thân người đó không đảm bảo điều kiện sức khỏe, có mùi rượu, bia, chất kích thích.
Câu 19: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì hình thức “Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng”
hoặc “Cách chức” (nếu có) đối với Người CHTT, nội dung nào là không đúng?
1. Không tham gia giao ban an toàn tuần tại Tổ, Đội sản xuất. Không tổ chức sinh hoạt với công
nhân trong ĐVCT trước khi ra hiện trường làm việc và ngay tại hiện trường làm việc.
2. Không hiểu rõ nội dung công việc được giao, các BPAT cho công việc. Nhận nơi làm việc mà
không kiểm tra hiện trường, kiểm tra BPAT mà NCP giao, khi NCP chưa ký vào PCT để bàn
giao đã phân công nhân viên ĐVCT vào làm việc.
3. Khi nhận thông tin về tình trạng mất an toàn, không kiểm tra lại các tồn tại, không hướng dẫn
hoặc bàn bạc với công nhân trong ĐVCT thực hiện các biện pháp loại trừ để tránh xảy ra TNLĐ.
4. Đối với các nguy cơ mà ĐVCT không tự giải quyết được mà không ngừng ngay công việc và
không báo cáo kịp thời với cấp trên.
Câu 20: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì hình thức “Cách chức” (nếu có) hoặc “Sa thải” đối với Người
CHTT, nội dung nào là không đúng?
1. Không có mặt liên tục tại nơi làm việc (tự ý rời khỏi vị trí công tác); Không bố trí, phân công
giám sát (trường hợp phải phân công giám sát an toàn) để cho ĐVCT tiến hành công việc một
cách an toàn.
2. Không tham gia giao ban an toàn tuần tại Tổ, Đội sản xuất. Không tổ chức sinh hoạt với công
nhân trong ĐVCT trước khi ra hiện trường làm việc và ngay tại hiện trường làm việc.
3. Cho ĐVCT làm việc mà không có PATCTC& BPAT hoặc phương án chưa được phê duyệt
của đơn vị đối với công việc yêu cầu phải có phương án; Không có PCT, LCT, PTT; Cho phép
ĐVCT làm ngoài phạm vi PCT, LCT…
4. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các BPKTAT nêu trong với
BBKSHT, PATCTC&BPAT, PCT, LCT…đảm bảo điều kiện thực hiện nội dung công việc một
cách an toàn.
Câu 21: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì hình thức “Khiển trách” hoặc “Kéo dài thời hạn nâng lương
không quá 6 tháng”đối với chức danh Người cho phép khi họ vi phạm điều nào?
1. Không kiểm tra nhân lực của ĐVCT (đủ và đúng số người đã đăng ký và được phê duyệt trong
PATCTC&BPAT, PCT).
2. Không hiểu rõ nội dung công việc được giao, các BPAT cho công việc. Nhận nơi làm việc mà
không kiểm tra hiện trường, kiểm tra BPAT mà NCP giao, khi NCP chưa ký vào PCT để bàn
giao đã phân công nhân viên ĐVCT vào làm việc.
3. Khi nhận thông tin về tình trạng mất an toàn, không kiểm tra lại các tồn tại, không hướng dẫn
hoặc bàn bạc với công nhân trong ĐVCT thực hiện các biện pháp loại trừ để tránh xảy ra TNLĐ.
4. Đối với các nguy cơ mà ĐVCT không tự giải quyết được mà không ngừng ngay công việc và
không báo cáo kịp thời với cấp trên.
Câu 22: Theo Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý ATLĐ
của NPC thì hình thức “Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng” hoặc “Cách chức”
(nếu có) đối với chức danh Người cho phép khi họ vi phạm điều nào?
1. Không thử (chứng minh) hết điện và chỉ dẫn cho ĐVCT phạm vi được phép làm việc, các
thiết bị đã được cắt điện, những phần thiết bị còn điện và các biện pháp đặc biệt chú ý.
2. Không hiểu rõ nội dung công việc được giao, các BPAT cho công việc. Nhận nơi làm việc mà
không kiểm tra hiện trường, kiểm tra BPAT mà NCP giao, khi NCP chưa ký vào PCT để bàn
giao đã phân công nhân viên ĐVCT vào làm việc.
3. Khi nhận thông tin về tình trạng mất an toàn, không kiểm tra lại các tồn tại, không hướng dẫn
hoặc bàn bạc với công nhân trong ĐVCT thực hiện các biện pháp loại trừ để tránh xảy ra TNLĐ.
4. Đối với các nguy cơ mà ĐVCT không tự giải quyết được mà không ngừng ngay công việc và
không báo cáo kịp thời với cấp trên.
Câu 23: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì hình thức “Cách chức” (nếu có) hoặc “Sa thải” đối với chức
danh Người cho phép, nội dung nào là không đúng?
1. Không có PATCTC & BPAT hoặc phương án chưa được phê duyệt vẫn cho ĐVCT vào
làm việc.
2. Không thử (chứng minh) hết điện và chỉ dẫn cho ĐVCT phạm vi được phép làm việc, các
thiết bị đã được cắt điện, còn điện và các biện pháp đặc biệt chú ý.
3. Không thực hiện các BPKTAT (nếu được người cấp PCT giao); Không kiểm tra các BPAT
của các ĐVQLVH (Điều độ, Trực vận hành…) giao lại để chuẩn bị chỗ làm việc cho ĐVCT.
4. Cho phép ĐVCT vào làm việc khi các BPAT thuộc trách nhiệm của đơn vị QLVH nêu
trong PATCTC&BPAT và PCT chưa được làm đúng và đủ, chưa đảm bảo an toàn.
Câu 24: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì hình thức “Khiển trách” hoặc “Kéo dài thời hạn nâng lương
không quá 6 tháng” đối với chức danh Người LĐCV khi họ vi phạm điều nào?
1. Không chỉ đạo phối hợp hoặc phối hợp không tốt hoạt động của các ĐVCT khi công việc do
nhiều đơn vị công tác thực hiện theo các PCT để đảm bảo an toàn.
2. Không hiểu rõ nội dung công việc được giao, các BPAT cho công việc. Nhận nơi làm việc mà
không kiểm tra hiện trường, kiểm tra BPAT mà NCP giao, khi NCP chưa ký vào PCT để bàn
giao đã phân công nhân viên ĐVCT vào làm việc.
3. Khi nhận thông tin về tình trạng mất an toàn, không kiểm tra lại các tồn tại, không hướng dẫn
hoặc bàn bạc với công nhân trong ĐVCT thực hiện các biện pháp loại trừ để tránh xảy ra TNLĐ.
4. Đối với các nguy cơ mà ĐVCT không tự giải quyết được mà không ngừng ngay công việc và
không báo cáo kịp thời với cấp trên.
Câu 25: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì hình thức “Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng”,
“Cách chức” hoặc “Sa thải” đối với chức danh Người LĐCV khi họ vi phạm điều nào?
1. Không kiểm tra các BPAT của các ĐVCT khi công việc do nhiều ĐVCT làm việc đồng thời
trên diện rộng theo các PCT mà mình là Người LĐCV để đảm bảo an toàn.
2. Không hiểu rõ nội dung công việc được giao, các BPAT cho công việc. Nhận nơi làm việc mà
không kiểm tra hiện trường, kiểm tra BPAT mà NCP giao, khi NCP chưa ký vào PCT để bàn
giao đã phân công nhân viên ĐVCT vào làm việc.
3. Khi nhận thông tin về tình trạng mất an toàn, không kiểm tra lại các tồn tại, không hướng dẫn
hoặc bàn bạc với công nhân trong ĐVCT thực hiện các biện pháp loại trừ để tránh xảy ra TNLĐ.
4. Đối với các nguy cơ mà ĐVCT không tự giải quyết được mà không ngừng ngay công việc và
không báo cáo kịp thời với cấp trên.
Câu 26: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì hình thức “Khiển trách” hoặc “Kéo dài thời hạn nâng lương
không quá 6 tháng”đối với chức danh Người GSATĐ, NCG khi họ vi phạm điều nào?
1. Không nắm vững các quy định và những yêu cầu về an toàn điện tại nơi làm việc để giám sát
đơn vị công tác đảm bảo an toàn về điện. Không ký tên vào PCT theo quy định;
2. Không hiểu rõ nội dung công việc được giao, các BPAT cho công việc. Nhận nơi làm việc mà
không kiểm tra hiện trường, kiểm tra BPAT mà NCP giao, khi NCP chưa ký vào PCT để bàn
giao đã phân công nhân viên ĐVCT vào làm việc.
3. Khi nhận thông tin về tình trạng mất an toàn, không kiểm tra lại các tồn tại, không hướng dẫn
hoặc bàn bạc với công nhân trong ĐVCT thực hiện các biện pháp loại trừ để tránh xảy ra TNLĐ.
4. Đối với các nguy cơ mà ĐVCT không tự giải quyết được mà không ngừng ngay công việc và
không báo cáo kịp thời với cấp trên.
Câu 27: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì hình thức “Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng”
hoặc “Cách chức” (nếu có) đối với chức danh Người GSATĐ, NCG khi họ vi phạm điều
nào?
1. Không kiểm tra và thực hiện (nếu có) các biện pháp an toàn đã đủ và đúng theo PATCTC &
BPAT, PCT đã được phê duyệt.
2. Không hiểu rõ nội dung công việc được giao, các BPAT cho công việc. Nhận nơi làm việc mà
không kiểm tra hiện trường, kiểm tra BPAT mà NCP giao, khi NCP chưa ký vào PCT để bàn
giao đã phân công nhân viên ĐVCT vào làm việc.
3. Khi nhận thông tin về tình trạng mất an toàn, không kiểm tra lại các tồn tại, không hướng dẫn
hoặc bàn bạc với công nhân trong ĐVCT thực hiện các biện pháp loại trừ để tránh xảy ra TNLĐ.
4. Đối với các nguy cơ mà ĐVCT không tự giải quyết được mà không ngừng ngay công việc và
không báo cáo kịp thời với cấp trên.
Câu 28: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì hình thức “Cách chức” (nếu có) hoặc “Sa thải” đối với chức
danh Người GSATĐ, NCG khi họ vi phạm điều nào?
1. Không có mặt tại nơi làm việc (từ khi người cho phép thực hiện việc cho phép làm việc) để
GSAT theo quy định.
2. Không hiểu rõ nội dung công việc được giao, các BPAT cho công việc. Nhận nơi làm việc mà
không kiểm tra hiện trường, kiểm tra BPAT mà NCP giao, khi NCP chưa ký vào PCT để bàn
giao đã phân công nhân viên ĐVCT vào làm việc.
3. Khi nhận thông tin về tình trạng mất an toàn, không kiểm tra lại các tồn tại, không hướng dẫn
hoặc bàn bạc với công nhân trong ĐVCT thực hiện các biện pháp loại trừ để tránh xảy ra TNLĐ.
4. Đối với các nguy cơ mà ĐVCT không tự giải quyết được mà không ngừng ngay công việc và
không báo cáo kịp thời với cấp trên.
Câu 29: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì hình thức “Khiển trách” hoặc “Kéo dài thời hạn nâng lương
không quá 6 tháng” đối với chức danh Người cấp PCT khi họ vi phạm điều nào?
1. Không ghi và ký cấp PCT, LCT.
2. Không giao phiếu cho NCP mà giao cho thành phần khác (Người CHTT, Người LĐCV…);
3. Không tiếp nhận lại PCT, LCT; không ký kiểm tra xác nhận khóa PCT, LCT sau khi ĐVCT
hoàn thành công việc.
4. Không cử Người cho phép để thực hiện việc cho phép làm việc tại hiện trường theo quy định.
Câu 30: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì hình thức “Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng”
hoặc “Cách chức” (nếu có) đối với chức danh Người cấp PCT khi họ vi phạm điều nào?
1. Không ghi và ký cấp PCT, LCT.
2. Không giao phiếu cho NCP mà giao cho thành phần khác (Người CHTT, Người LĐCV…);
3. Không tiếp nhận lại PCT, LCT; không ký kiểm tra xác nhận khóa PCT, LCT sau khi ĐVCT
hoàn thành công việc.
4. Cả 3 ý còn lại
Câu 31: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của thì hình thức “Cách chức” (nếu có) hoặc “Sa thải” không đúng đối với chức
danh Người cấp PCT khi họ vi phạm điều nào?
1. Không cử Người cho phép để thực hiện việc cho phép làm việc tại hiện trường theo quy định.
2. Không chỉ dẫn những yêu cầu cụ thể và những yếu tố nguy hiểm về an toàn điện tại nơi làm
việc cho Người cho phép để Người cho phép hướng dẫn cho ĐVCT.
3. Cấp PCT sai phạm vi làm việc/ nội dung công việc, sai BPAT và danh sách nhân viên ĐVCT
theo PATCTC và BPAT đã được phê duyệt.
4. Không có PATCTC&BPAT được cấp có thẩm quyền phê duyệt vẫn cấp PCT (trong trường
hợp công việc bắt buộc phải xây dựng Phương án).
Câu 32: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì hình thức “Khiển trách” hoặc “Kéo dài thời hạn nâng lương
không quá 6 tháng” đối với chức danh CBATCT, CBATBCT, nội dung nào không đúng?
1. Không đôn đốc nhắc nhở các Tổ / Đội quản lý tốt hồ sơ, sổ sách về công ATVSLĐ. Không tổ
chức (hoặc trực tiếp) kiểm tra định kỳ, đột xuất theo quy định.
2. Ký thẩm tra, tham gia duyệt PATCTC & BPAT không đúng, đủ nội dung công việc và các
biện pháp đảm bảo an toàn lao động.
3. Không phổ biến, huấn luyện hoặc phổ biến không kịp thời các QTQP, các văn bản chỉ đạo và
hướng dẫn của cấp trên về công tác ATVSLĐ. Không phổ biến, thông báo rút kinh nghiệm sau
các vụ TNLĐ.
4. Không thực hiện trách nhiệm về kiến nghị và xử lý về ATLĐ, HLBVATLĐCA. Không đôn
đốc khắc phục các tồn tại theo kiến nghị tại biên bản kiểm tra các cấp.
Câu 33: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý hành kèm theo Quyết định số 337/QĐ-EVNNPC ngày 22/02/2022 thì hình thức “Kéo dài
thời hạn nâng lương không quá 6 tháng” hoặc “Cách chức” đối với chức danh CBATCT,
CBATBCT, nội dung nào không đúng?
1. Không kiểm tra hoặc đôn đốc kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định các trang thiết bị, dụng cụ an
toàn lao động, PCCC, PCTT&TKCN hoặc thử nghiệm, kiểm định không đúng theo quy định.
2. Không thực hiện trách nhiệm về quản lý TBCYCNN về ATLĐ, thiết bị PCCC, các trang thiết
bị, DCAT, chìa khóa ngăn tủ lộ theo quy định.
3. Không cử Người cho phép để thực hiện việc cho phép làm việc tại hiện trường theo quy định.
4. Không hướng dẫn hoặc hướng dẫn không đầy đủ các biện pháp đảm bảo ATLĐ khi thực hiện
công việc theo quy định cho CBCNV trong đơn vị.
Câu 34: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì hình thức “Cách chức” hoặc “Sa thải” đối với chức danh
CBATCT, CBATBCT, nội dung nào không đúng?
1. Khi phát hiện thấy ĐVCT không thực hiện đúng các BPAT, có hành vi vi phạm các quy trình,
quy định về an toàn mà không có các biện pháp xử lý kịp thời.
2. Bao che, che dấu các hành vi vi phạm quy phạm, quy trình kỹ thuật an toàn của CBCNV trong
đơn vị.
3. Ký thẩm tra, tham gia duyệt PATCTC & BPAT không đúng, đủ nội dung công việc và các
biện pháp đảm bảo an toàn lao động.
4. Không đôn đốc nhắc nhở các Tổ / Đội quản lý tốt hồ sơ, sổ sách về công ATVSLĐ.
Câu 35: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì hình thức “Khiển trách” hoặc “Kéo dài thời hạn nâng lương
không quá 6 tháng” đối với chức danh ĐĐV, Trưởng kíp ĐKX, Nhân viên TVH lưới điện
khi họ vi phạm điều nào?
1. Không kiểm soát chặt chẽ số lượng các ĐVCT đang làm việc trên lưới điện, không treo
biển (dấu hiệu) có ĐVCT trên sơ đồ lưới điện theo quy định.
2. Bàn giao lưới điện và các BPAT đã thực hiện cho ĐVQLVH chưa đúng thực tế, không đảm
bảo đủ điều kiện an toàn để nhóm thao tác, các ĐVCT thực hiện công việc.
3. Không nắm được sơ đồ kết dây lưới điện, phương thức vận hành…dẫn tới viết (lập) PTT
sai.
4. Thao tác sai hoặc ra lệnh đóng điện (hoặc cho phép đóng điện) khi còn ĐVCT đang làm
việc trên lưới điện. Ra lệnh đóng/cắt điện mà không có PTT (trừ các trường hợp sự cố, tai
nạn).
Câu 36: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì hình thức “Cách chức” (nếu có) hoặc “Sa thải” đối với chức
danh ĐĐV, Trưởng kíp ĐKX, Nhân viên TVH lưới điện khi họ vi phạm điều nào?
1. Không kiểm soát chặt chẽ số lượng các ĐVCT đang làm việc trên lưới điện, không treo
biển (dấu hiệu) có ĐVCT trên sơ đồ lưới điện theo quy định.
2. Bàn giao lưới điện và các BPAT đã thực hiện cho ĐVQLVH chưa đúng thực tế, không đảm
bảo đủ điều kiện an toàn để nhóm thao tác, các ĐVCT thực hiện công việc.
3. Không nắm được sơ đồ kết dây lưới điện, phương thức vận hành…dẫn tới viết (lập) PTT
sai. Thao tác sai hoặc ra lệnh đóng điện (hoặc cho phép đóng điện) khi còn ĐVCT đang làm
việc trên lưới điện. Ra lệnh đóng/cắt điện mà không có PTT (trừ các trường hợp sự cố, tai
nạn).
4. Ý 2 và ý 3 đúng
Câu 37: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì hình thức “Khiển trách” hoặc “Kéo dài thời hạn nâng lương
không quá 6 tháng” đối với chức danh Trưởng phòng, Đội trưởng và tương đương trực
thuộc đơn vị ý cấp 4, nội dung nào không đúng?
1. Không tổ chức kiểm điểm, đánh giá công tác KTAT hàng tuần, hàng ngày đầy đủ theo các
nội dung quy định.
2. Không phổ biến, huấn luyện cho CBCNV các văn bản liên quan đến công tác AT-VSLĐ,
quy trình, quy định của Tập đoàn, Tổng công ty và Công ty. Không tuyên truyền, phổ biến,
thông báo rút kinh nghiệm sau các vụ TNLĐ của Tập đoàn, Tổng công ty.
3. Không kiểm tra, giám sát các cá nhân trong đơn vị việc thực hiện các quy trình, quy định,
các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, ngành và Tổng công ty về công tác ATLĐ. Không kiểm
tra ATLĐ hiện trường hoặc kiểm tra không phát hiện được các lỗi vi phạm của cấp dưới.
h. Tổ chức triển khai các công việc mà không có PATCTC& BPAT, PCT, LCT, PTT, GBG,
hoặc thực hiện không đúng, đủ các BPAT trong PATCTC&BPAT, PCT, LCT theo qui định.
Câu 38: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì hình thức “Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng”
hoặc “Cách chức” (nếu có) hoặc “Sa thải” đối với chức danh Trưởng phòng, Đội trưởng và
tương đương trực thuộc đơn vị cấp 4 khi họ vi phạm điều nào?
1. Không tổ chức kiểm điểm, đánh giá công tác KTAT hàng tuần, hàng ngày đầy đủ theo các
nội dung quy định.
2. Không thực hiện theo chức trách về quản lý TBCYCNN về ATLĐ, các trang thiết bị,
DCAT, chìa khóa ngăn tủ lộ theo quy định.
3. Không thực hiện các biện pháp tạm thời để phòng tránh xảy ra TNLĐ đối với các nguy cơ
mà Tổ, Đội, đơn vị công tác không tự giải quyết được. Không ghi vào sổ kiến nghị và không
báo cáo ngay với cấp trên.
4. Ý 2 và ý 3 đúng
Câu 39: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì hình thức “Cách chức” (nếu có) hoặc “Sa thải” đối với chức
danh Trưởng phòng, Đội trưởng và tương đương trực thuộc đơn vị cấp 4 nội dung nào
không đúng?
1. Không tổ chức kiểm điểm, đánh giá công tác KTAT hàng tuần, hàng ngày đầy đủ theo các nội
dung quy định.
2. Lập (hoặc ký trình duyệt) PATCTC v& BPAT không cụ thể, chi tiết nội dung công việc,
không đúng thực tế, không đảm bảo an toàn lao động. Không phổ biến, hướng dẫn ĐVCT các
PATCTC và BPAT sau khi được duyệt.
3. Tổ chức triển khai các công việc mà không có PATCTC& BPAT, PCT, LCT, PTT, GBG,
hoặc thực hiện không đúng, đủ các BPAT trong PATCTC&BPAT, PCT, LCT theo qui định.
4. Khi xảy ra sự cố, TNLĐ không báo cáo, báo cáo không trung thực, che giấu và làm sai lệch
hiện trường. Không điều tra sự cố và tham gia điều tra TNLĐ theo phân cấp.
Câu 40: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì hình thức “Khiển trách” hoặc “Kéo dài thời hạn nâng lương
không quá 6 tháng” “đối với lãnh đạo đơn vị cấp 4 nội, dung nào không đúng?
1. Không tổ chức lập kế hoạch AT - VSLĐ hoặc lập nhưng không đạt yêu cầu, không tổ chức
thực hiện theo đúng kế hoạch đã được duyệt.
2. Không thành lập các Hội đồng, Ban Chỉ huy… về công tác AT-VSLĐ theo quy định.
Không phân công cụ thể, rõ ràng trách nhiệm về công tác AT-VSLĐ trong Ban lãnh đạo và
các bộ phận trong đơn vị mình phụ trách.
3. Không tổ chức kiểm điểm, đánh giá công tác KTAT định kỳ đầy đủ và đảm bảo chất lượng
theo quy định. Không họp GBAT, không ra thông báo, không lập lịch tuần theo quy định.
4. Chỉ đạo đơn vị thi công làm việc khi không có phương án, PCT, LCT, chỉ đạo thao tác không
có PTT…
Câu 41: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì hình thức “Cách chức” hoặc “Sa thải” đối với lãnh đạo đơn vị
cấp 4 đối với hành vi nào?
1. Không tổ chức lập kế hoạch AT - VSLĐ hoặc lập nhưng không đạt yêu cầu, không tổ chức
thực hiện theo đúng kế hoạch đã được duyệt.
2. Ký sơ duyệt PATCTC và BPAT (để trình Công ty duyệt) hoặc duyệt phương án (của các Tổ,
Đội lập) không đúng, đủ nội dung công việc, không đảm bảo các biện pháp an toàn.
3. Chỉ đạo đơn vị thi công làm việc khi không có phương án, PCT, LCT, chỉ đạo thao tác không
có PTT…
4. Ý 2 và ý 3 đúng
Câu 42: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì hình thức “Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng”
hoặc “Cách chức” đối với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc cấp Công ty nội dung
nào không đúng?
1. Không thực hiện theo chức trách về quản lý, sử dụng và thử nghiệm, kiểm định các
TBCYCNN về ATLĐ; trang thiết bị, DCAT theo quy định.
2. Không đề nghị thành lập và phân công nhiệm vụ cho các thành viên các Hội đồng, các Ban
chuyên môn trong công tác AT-VSLĐ
3. Không cử người tham gia khảo sát hiện trường theo quy định (nếu có).
4. Không tổ chức thực hiện hoặc triển khai chậm việc biên soạn, ban hành và tổ chức huấn
luyện, kiểm tra định kỳ quy trình vận hành thiết bị, quy trình điều độ hệ thống điện, quy trình
thao tác, quy trình xử lý sự cố, sát hạch các chức danh QLVH…
Câu 43: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì trong 01 năm (12 tháng) kể từ vụ TNLĐ gần nhất thì các hình
thức kỷ luật các nhân Giám đốc, PGĐ Công ty sẽ là:
1. Xảy ra TNLĐ nhẹ: Khiển trách
2. Xảy ra 1 vụ TNLĐ nặng: Cách chức
3. Xảy ra 2 vụ TNLĐ nặng hoặc 1 TNLĐ chết người trở lên: Cách chức
4. Xảy ra 2 vụ TNLĐ chết người trở lên: Sa thải
Câu 44: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì trong 01 năm (12 tháng) kể từ vụ TNLĐ gần nhất thì các hình
thức kỷ luật các nhân Giám đốc, PGĐ Công ty sẽ là
1. Xảy ra TNLĐ nhẹ: Phê bình
2. Xảy ra 1 vụ TNLĐ nặng: kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng
3. Xảy ra 2 vụ TNLĐ nặng hoặc 1 TNLĐ chết người trở lên: Cách chức
4. Xảy ra 2 vụ TNLĐ chết người trở lên: Sa thải
Câu 45: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì trong 01 năm (12 tháng) kể từ vụ TNLĐ gần nhất thì các hình
thức kỷ luật các nhân Giám đốc, PGĐ Công ty sẽ là
1. Xảy ra TNLĐ nhẹ: Phê bình
2. Xảy ra 1 vụ TNLĐ nặng: Không bổ nhiệm lại
3. Xảy ra 2 vụ TNLĐ nặng hoặc 1 TNLĐ chết người trở lên: Không bổ nhiệm lại
4. Xảy ra 2 vụ TNLĐ chết người trở lên: Giáng chức
Câu 46: Theo Quy định hướng dẫn xử lý trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý ATLĐ của EVNNPC thì trong 01 năm (12 tháng) kể từ vụ TNLĐ gần nhất thì các hình
thức kỷ luật các nhân Giám đốc, PGĐ Công ty sẽ là:
1. Xảy ra TNLĐ nhẹ: Phê bình
2. Xảy ra 1 vụ TNLĐ nặng: Giáng chức
3. Xảy ra 2 vụ TNLĐ nặng hoặc 1 TNLĐ chết người trở lên: Cách chức
4. Xảy ra 2 vụ TNLĐ chết người trở lên: Cách chức

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC QUY TRÌNH AN TOÀN
Công văn số 6829/EVN-AT ngày 06/12/2021 của
Tổng công ty Điện lực Việt Nam

Câu 1: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 trách nhiệm tổ chức
đánh giá rủi do tại các đơn vị thành viên EVNNPC được quy định như thế nào?
1. Căn cứ theo Quyết định số 1221/QĐ-EVN của EVN, tổ chức đánh giá rủi ro và ban hành danh
sách công việc được đánh giá rủi ro tại từng vị trí, phạm vi công việc có liên quan đến an toàn.
2. Tổ chức đánh giá rủi ro và ban hành danh sách công việc được đánh giá rủi ro tại từng đường
dây và từng TBA có liên quan đến an toàn điện theo Quyết định số 1221/QĐ-EVN của EVN.
3. Tổ chức đánh giá rủi ro và ban hành danh sách công việc được đánh giá rủi ro tại từng vị trí,
phạm vi công việc có liên quan đến an toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa theo Quyết định số 1221/QĐ-
EVN của EVN.
4. Ban hành danh sách công việc được đánh giá rủi ro cấp 1 tại từng vị trí, phạm vi công việc
theo Quyết định số 1221/QĐ-EVN của EVN.
Câu 2: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định về việc
lập Phương án như thế nào?
1. ĐVLCV là đơn vị lập Phương án. Nếu ĐVLCV cũng là ĐVQLVH thì Đội trưởng (phó),
trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó) là người lập Phương án.
2. ĐVQLVH là đơn vị lập Phương án. Những đối tượng sau đây sẽ là người lập PA: Đội
trưởng (phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó) là người lập Phương án.
3. ĐVLCV là đơn vị lập Phương án. Nếu ĐVLCV cũng là ĐVQLVH thì lãnh đạo ĐVQLVH,
Phòng KHKTAT, Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó) là người lập PA.
4. Bộ phận trực vận hành là đơn vị lập Phương án. Nếu ĐVLCV cũng là ĐVQLVH thì Đội
trưởng (phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó) là người lập Phương án.
Câu 3: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định về số
lượng bản Phương án chuyển đến các bộ phận là:
1. Tùy theo công việc và cách TCTC của ĐVLCV nhưng tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới
các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn của ĐVQLVH.
2. Tùy theo công việc và cách TCTC của ĐVLCV nhưng tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới
các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn, ĐVLCV và các ĐVQLVH liên quan.
3. Tùy theo công việc và cách TCTC của ĐVLCV nhưng tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới
ĐVLCV và các ĐVQLVH liên quan.
4. Tùy theo công việc và cách TCTC của ĐVLCV nhưng tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới
các bộ phận Kỹ thuật, Kinh doanh, Điều độ, An toàn, ĐVLCV.
Câu 4: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, quy định về PA
nhanh (PA tại chỗ) như thế nào?
1. Thực hiện công việc có kế hoạch nhưng kết hợp cắt điện khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự
cố phải lập PA nhanh
2. Thực hiện công việc khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, khắc phục ngay hậu quả lụt bão,
xử lý ngay các khiếm khuyết, nguy cơ mất an toàn phải lập PA nhanh
3. Các công việc khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, khắc phục ngay hậu quả lụt bão, xử lý
ngay các khiếm khuyết, nguy cơ mất an toàn phải lập PA TCTC và BPAT.
4. Thực hiện công việc khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, khắc phục ngay hậu quả lụt bão
trên các đường dây điện đều phải lập PA nhanh
Câu 5: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định về các công
việc không phải lập Phương án như thế nào?
1. Tổng công ty quy định và lập danh mục các công việc không phải lập Phương án.
2. Các đơn vị cơ sở (cấp Điện lực) có quy định và lập danh mục các công việc không phải lập
PA.
3. Các đơn vị (cấp Công ty) có quy định và lập danh mục các công việc không phải lập Phương
án.
4. Không cần xây dựng quy định và lập danh mục các công việc không phải lập Phương án.
Câu 6: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, đối với những công
việc có liên quan đến việc thực hiện các BPAT của nhiều ĐVQLVH thì việc duyệt Phương
án quy định như thế nào?
1. ĐVQLVH có ĐVLCV làm việc trên thiết bị, đường dây sẽ chủ trì duyệt PA, các ĐVQLVH
khác phối hợp cùng duyệt.
2. Tất cả các ĐVQLVH sẽ duyệt vào 01 bản Phương án, các ĐVQLVH liên quan thực hiện
BPAT (theo GBG) đã thống nhất trong BBKSHT và Phương án đã duyệt.
3. ĐVQLVH nào có ĐVLCV làm việc trên thiết bị, đường dây sẽ duyệt PA, các ĐVQLVH khác
thực hiện BPAT (theo GBGPH) đã thống nhất trong BBKSHT và PA đã duyệt.
4. Cấp trên của ĐVQLVH nào có ĐVLCV làm việc trên thiết bị, đường dây sẽ duyệt PA, các
ĐVQLVH cùng thực hiện BPAT (theo GBG) đã thống nhất trong BBKSHT và PA đã duyệt.
Câu 7: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định về việc lập
PA khi công tác trên lưới điện khách hàng như thế nào?
1. Các ĐVLCV thuộc NPSC, NPCETC được quyền khảo sát nhưng không được lập PA khi công
tác trên lưới, tuyến, thiết bị của khách hàng trong mọi trường hợp.
2. Các ĐVLCV thuộc NPSC, NPCETC phải khảo sát kỹ lưới, tuyến, thiết bị của khách hàng để
phục vụ lập, duyệt Phương án nếu được EVNNPC đồng ý
3. Các ĐVLCV thuộc NPSC, NPCETC phải khảo sát kỹ lưới, tuyến, thiết bị của khách hàng để
khách hàng lập, duyệt Phương án.
4. Các ĐVLCV thuộc EVNNPC phải khảo sát kỹ lưới, tuyến, thiết bị của khách hàng để sau đó
lập, duyệt Phương án (khi được ủy quyền QLVH)
Câu 8: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định nội dung lập
và duyệt PA của NPSC và NPCETC:
1. Chỉ phải đưa vào PA các nội dung BPKT, BPAT về điện để trình các ĐVQLVH duyệt (hoặc
tự duyệt, nếu làm việc trên lưới điện khách hàng có ủy quyền QLVH).
2. PA phải lập đầy đủ các nội dung BPKT, BPAT về điện và cơ học...để trình các Công ty Điện
lực duyệt (hoặc tự duyệt, nếu làm việc trên lưới điện khách hàng có ủy quyền QLVH.
3. PA phải lập đầy đủ các nội dung BPKT, BPAT về điện và cơ học...để trình khách hàng duyệt
(hoặc tự duyệt, nếu làm việc trên lưới điện khách hàng có ủy quyền QLVH.
4. PA phải lập đầy đủ các nội dung BPKT, BPAT về điện và cơ học...để trình các ĐVQLVH
duyệt toàn bộ PA (hoặc tự duyệt, nếu làm việc trên lưới điện khách hàng có ủy quyền QLVH).
Câu 9: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định việc pho
to Thẻ ATĐ kèm Phương án là:
1. Đối với nhân viên ĐVCT không thuộc EVNNPC phải pho to Thẻ ATĐ đính kèm.
2. Tất cả nhân viên ĐVCT thuộc các ĐVQLVH phải pho to Thẻ ATĐ đính kèm.
3. Tất cả nhân viên ĐVCT thuộc các ĐVLCV phải pho to Thẻ ATĐ đính kèm.
4. Chỉ có nhân viên ĐVCT thuộc ĐVQLVH không phải pho to Thẻ ATĐ đính kèm.
Câu 10: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định đối
tượng lập PA khi ĐVLCV đồng thời là ĐVQLVH như thế nào?
1. Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó) là người lập Phương án.
2. TPHKKTAT, CBAT, Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), là người lập Phương án.
3. Lãnh đạo đơn vị cơ sở, Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó) là người lập Phương án.
4. Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó), công nhân bậc cao là người lập
Phương án.
Câu 11: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, số lượng bản
Phương án để gửi tới các bộ phận được quy định như thế nào?
1. Chỉ phải gửi Phương án tới các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn của ĐVQLVH.
2. Tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn, ĐVLCV và
các ĐVQLVH liên quan.
3. Tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn, ĐVLCV và
các đơn vị phối hợp thi công.
4. Tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn, ĐVLCV,
người duyệt Phương án.
Câu 12: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, công việc nào sau
đây không thuộc (không được coi là) công việc đột xuất?
1. Công việc sửa chữa, thay thế thiết bị, đường dây khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố.
2. Công việc khắc phục ngay hậu quả lụt bão, xử lý ngay các khiếm khuyết.
3. Công việc sửa chữa, thay thế định kỳ thiết bị, đường dây đã có kế hoạch nhưng kết hợp cắt
điện để công tác.
4. Công việc xử lý nguy cơ mất an toàn vận hành, mất an toàn cộng đồng gọi là công việc đột
xuất
Câu 13: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định chi tiết,
đưa ra danh mục công việc (theo tình huống) được phép lập Phương án tại chỗ như thế
nào?
1. Tổng Công ty quy định chi tiết, đưa ra danh mục công việc (theo tình huống) được phép lập
Phương án tại chỗ (Phương án nhanh).
2. Đơn vị cơ sở (cấp Điện lực) phải xây dựng quy định chi tiết, đưa ra danh mục công việc
(theo tình huống) được phép lập Phương án tại chỗ (Phương án nhanh).
3. Đơn vị (cấp Công ty) phải xây dựng quy định chi tiết, đưa ra danh mục công việc (theo tình
huống) được phép lập Phương án tại chỗ (Phương án nhanh).
4. ĐVLCV phải xây dựng quy định chi tiết, đưa ra danh mục công việc (theo tình huống)
được phép lập Phương án tại chỗ (Phương án nhanh).
Câu 14: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, ý nào sau đây
không đúng với nguyên tắc phân cấp duyệt Phương án?
1. Phân cấp theo quyền điều khiển thiết bị;
2. Theo mức độ nguy hiểm, phức tạp khi thực hiện các BPAT và phối hợp thực hiện các
BPAT giữa các ĐVQLVH.
3. Phân cấp theo theo khối lượng công việc; Công việc có cắt điện và công việc không cắt
điện;
4. Phân cấp theo chủ đầu tư công trình điện.
Câu 15: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định công tác
trên đường dây, thiết bị thuộc tài sản và do 01 PC QLVH nhưng có đấu nối (liên thông) với
lưới điện của 01 hoăc nhiều PC khác thì̀:
1. Tất cả các PC đều duyệt Phương án, các ĐVQLVH liên quan thực hiện các BPAT phối hợp
(theo BBKSHT và GBG).
2. PC có tài sản sẽ duyệt Phương án, các ĐVQLVH còn lại thực hiện cấp PCT, cho phép làm
việc.
3. PC có tài sản sẽ duyệt phương án, các ĐVQLVH còn lại thực hiện các BPAT phối hợp theo
Giấy phối hợp cho phép.
4. PC có tài sản sẽ duyệt phương án, các ĐVQLVH còn lại thực hiện các BPAT phối hợp (theo
BBKSHT và GBGPH).
Câu 16: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, công tác trên
đường dây, thiết bị thuộc tài sản của EVNNPC nhưng có đấu nối vào lưới điện của
khách hàng (dạng khai thác bán điện qua tài sản khách hàng) thì đơn vị nào duyệt
Phương án?
1. Khách hàng duyệt phương án theo các quy định về hoạt động điện lực.
2. ĐVQLVH và khách hàng cùng duyệt phương án theo phân cấp của các PC.
3. Khách hàng duyệt phương án theo Quy chế phối hợp QLVH và ATLĐ với các PC.
4. ĐVQLVH duyệt phương án theo phân cấp của các PC.
Câu 17: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, công tác trên
thiết bị thuộc tài sản của khách hàng tại điểm đấu nối (ranh giới) thì đơn vị nào duyệt
Phương án?
1. Khách hàng duyệt phương án theo các quy định về hoạt động điện lực.
2. ĐVQLVH và khách hàng cùng duyệt phương án theo phân cấp của các PC.
3. Khách hàng duyệt phương án theo Quy chế phối hợp QLVH và ATLĐ với các PC.
4. ĐVQLVH duyệt phương án theo phân cấp của các PC.
Câu 18: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, công tác trên
đường dây, đường cáp, thiết bị thuộc tài sản của khách hàng nằm trong khu vực thiết bị
của các ĐVQLVH thì đơn vị nào duyệt Phương án?
1. ĐVQLVH duyệt phương án theo phân cấp của các PC nhưng phải có phối hợp thực hiện
các BPAT giữa ĐVQLVH với khách hàng (đơn vị có tài sản) theo GBGPH.
2. ĐVQLVH và khách hàng cùng duyệt phương án theo phân cấp của các PC.
3. Khách hàng duyệt phương án theo Quy chế phối hợp QLVH và ATLĐ với các PC.
4. Khách hàng duyệt phương án theo các quy định về hoạt động điện lực.
Câu 19: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, các công việc thí
nghiệm của NPCETC, công việc sửa chữa, thí nghiệm…của NPSC thực hiện trên lưới điện
của khách hàng không có GPHĐĐL thì trình tự duyệt PA như thế nào?
1. Sau khi có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây thì Phương án sẽ do NPSC và
NPCETC phê duyệt. NPSC và NPCETC được ủy quyền thay mặt khách hàng làm việc với các
ĐVQLVH.
2. Phương án sẽ do khách hàng phê duyệt. NPSC và NPCETC được ủy quyền thay mặt khách
hàng làm việc với các ĐVQLVH.
3. Sau khi có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây thì Phương án sẽ do NPSC và
NPCETC phê duyệt. Khách hàng phải làm thủ tục bàn giao BPAT với các ĐVQLVH.
4. Sau khi có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây thì ĐVQLVH (cấp Điện lực) phê
duyệt. NPSC và NPCETC được ủy quyền thay mặt khách hàng làm việc với các ĐVQLVH.
Câu 20: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định việc tổ
chức họp duyệt đối với cấp ĐVCS (Điện lực, Đội QLVH LĐCT...) như thế nào?
1. Cấp ĐVCS (được phân cấp phê duyệt Phương án) bắt buộc tổ chức họp duyệt PA.
2. Cấp ĐVCS (được phân cấp phê duyệt Phương án) không bắt buộc tổ chức họp duyệt.
3. Cấp ĐVCS (được phân cấp phê duyệt Phương án) phải tổ chức họp duyệt các PA có cắt
điện trung áp.
4. Cấp ĐVCS (được phân cấp phê duyệt Phương án) phải tổ chức họp duyệt các PA có thi
công từ 02 ngày trở lên.
Câu 21: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định hiệu lực
của Phương án như thế nào?
1. Phương án có hiệu lực kể từ sau khi họp duyệt. Thời hạn hiệu lực của Phương án là 01
tháng.
2. Phương án có hiệu lực kể từ khi ký duyệt, ban hành. Thời hạn hiệu lực của Phương án là 02
tháng.
3. Phương án có hiệu lực kể từ khi ký duyệt, ban hành. Thời hạn hiệu lực của Phương án là 03
tháng.
4. Phương án có hiệu lực kể từ khi ký duyệt, ban hành. Thời hạn hiệu lực của Phương án là 04
tháng.
Câu 22: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định những
trường hợp phải xây dựng Phương án mới, duyệt Phương án khi:
1. Thay đổi những người có tên trong BBKSHT đính kèm Phương án.
2. Người ký duyệt Phương án không được phân công thực hiện (phụ trách) công việc duyệt
Phương án.
3. Thay đổi các BPKTAT, kết cấu lưới điện; Thay chủ thể ĐVLCV (thay nhà thầu...); Thay
chủ thể ký duyệt Phương án.
4. Thay đổi chủ thể ĐVQLVH (VD sáp nhập Điện lực).
Câu 23: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, sau khi Phương án
được duyệt, ĐVLCV phải tổ chức phổ biến nội dung Phương án tới những đối tượng
nào?
1. Người cấp PCT, những NCHTT, NLĐCV, NGSATĐ, NCP.
2. NCP và những người được giao nhiệm vụ thực hiện các BPKTAT phối hợp.
3. Người cấp PCT, NCP và những người được giao nhiệm vụ thực hiện các BPKTAT phối
hợp.
4. NCHTT, NLĐCV, NGSATĐ,.
Câu 24: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, sau khi Phương
án được duyệt, ĐVQLVH phải tổ chức phổ biến nội dung Phương án tới những đối
tượng nào?
1. Người cấp PCT, những NCHTT, NLĐCV, NGSATĐ, NCP.
2. Người cấp PCT, những NCHTT, NLĐCV,.
3. Những NCHTT, NLĐCV, NGSATĐ, NCP.
4. Người cấp PCT, những NCHTT, NLĐCV, NGSATĐ, NCP và những người được giao
nhiệm vụ thực hiện các BPKTAT phối hợp.
Câu 25: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, việc phổ biến BPAT
trong Phương án đến nhân viên ĐVCT được thực hiện như thế nào?
1. NCHTT phổ biến. Việc phổ biến này có thể thực hiện trước ngày làm việc hoặc ngay trước khi
tiến hành công việc theo PCT..
2. NLĐCV phổ biến. Việc phổ biến này có thể thực hiện trước ngày làm việc hoặc ngay trước
khi tiến hành công việc theo PCT..
3. NCP phổ biến. Việc phổ biến này có thể thực hiện trước ngày làm việc hoặc ngay trước khi
tiến hành công việc theo PCT..
4. NCHTT phổ biến. Việc phổ biến này có thể thực hiện trước ngày làm việc hoặc ngay sau khi
tiến hành công việc theo PCT..
Câu 26: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, việc đăng ký cắt
điện để công tác được quy định như thế nào?
1. Sau khi Phương án đã được phê duyệt, căn cứ vào GĐKCT của ĐVLCV, Đơn vị trực tiếp
QLVH (cấp Điện lực…) gửi GĐKCĐ đến Phòng Điều độ, TTĐK để đăng ký cắt điện phục vụ
công tác.
2. Sau khi Phương án đã được phê duyệt, căn cứ vào GĐKCT, ĐVLCV trực tiếp gửi GĐKCĐ
đến Phòng Điều độ, TTĐK để đăng ký cắt điện phục vụ công tác.
3. Sau khi Phương án đã được phê duyệt, căn cứ vào GĐKCT của ĐVLCV, Đơn vị trực tiếp
QLVH (Trực vận hành Điện lực…) lập Phương thức cắt điện phục vụ công tác.
4. Sau khi Phương án đã được phê duyệt, căn cứ vào GĐKCT của ĐVLCV, ĐVCT gửi GĐKCĐ
đến Phòng Điều độ, TTĐK để đăng ký cắt điện phục vụ công tác.
Câu 27: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, trong trường hợp
có thực hiện các BPKTAT phối hợp giữa các ĐVQLVH thì việc đăng ký cắt điện được
thực hiện như thế nào?
1. Tất cả các ĐVLCV căn cứ vào các nội dung cần cắt điện trong GĐKCT để trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt phương thức cắt điện để làm việc,
2. ĐVQLVH đường dây, thiết bị (mà ĐVLCV sẽ thực hiện công việc) căn cứ vào GĐKCT để
phối hợp với các ĐVQLVH liên quan trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương thức cắt
điện để làm việc.
3. ĐVQLVH đường dây, thiết bị mà ĐVLCV sẽ thực hiện công việc căn cứ vào các nội dung
cần cắt điện trong GĐKCT để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương thức cắt điện để làm
việc,
4. Các ĐVQLVH liên quan căn cứ vào các nội dung cần cắt điện trong GĐKCT để trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt phương thức cắt điện để làm việc,
Câu 28: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, đối với các Điện
lực, Đội QLVH LĐCT tự thực hiện sửa chữa đường dây, thiết bị được giao QLVH thực
hiện đăng ký cắt điện để công tác như thế nào?
1. Trực tiếp gửi GĐKCĐ để công tác về Điều độ (TTĐK) Công ty, TVH (theo quy định phân
cấp quyền điều khiển đường dây, thiết bị).
2. Báo cáo lãnh đạo đơn vị để gửi GĐKCĐ để công tác về Điều độ (TTĐK) Công ty, TVH
(theo quy định phân cấp quyền điều khiển đường dây, thiết bị).
3. Gửi GĐKCĐ để công tác về Điều độ (TTĐK) Công ty, TVH (theo quy định phân cấp
quyền điều khiển đường dây, thiết bị).
4. Báo cáo lãnh đạo đơn vị để gửi GĐKCT về Điều độ (TTĐK) Công ty, TVH (theo quy định
phân cấp quyền điều khiển đường dây, thiết bị).
Câu 29: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, nội dung nào
không đúng (không phải thực hiện) theo trình tự cắt điện để công tác?
1. ĐVLCV khảo sát các vị trí cắt điện theo BBKSHT đã lập với ĐVQLVH.
2. Phòng Điều độ (TTĐK) tổng hợp, lập phương thức vận hành, lịch cắt điện trình Giám đốc
hoặc PGĐKT Công ty Điện lực phê duyệt;
3. Các cấp điều độ (TTĐK) và TVH thực hiện chỉ huy cắt điện và thao tác cắt điện theo
phương thức và PTT đã được duyệt.
4. Các ĐVQLVH thực hiện thao tác theo PTT; Tổ TTLĐ thực hiện thao tác các DNĐ theo
PTT hoặc thao tác xử lý tình huống khi thao tác xa không thực hiện được.
Câu 30: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, thủ tục bàn giao
lưới điện thuộc quyền điều khiển của điều độ Công ty Điện lực cho các ĐVQLVH được quy
định như thế nào?
1. ĐĐV, Trưởng kíp ĐKX bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện cho
lãnh đạo các Điện lực; Đội QLVH khu vực, Tổ TTLĐ, Trạm 110kV, TBATG...
2. ĐĐV, Trưởng kíp ĐKX bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện cho
Trực chính (đương ca) Tổ TVH các Điện lực; Đội QLVH khu vực, Tổ TTLĐ, Trạm 110kV,
TBATG...
3. ĐĐV, Trưởng kíp ĐKX bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện cho
Đội trưởng Đội QLVH các Điện lực; Đội QLVH khu vực, Tổ đường dây thuộc Đội QLVH
LĐCT,...
4. ĐĐV, Trưởng kíp ĐKX bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện cho
Trực chính (đương ca) Tổ TVH các Điện lực; Đội QLVH khu vực...
Câu 31: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, thủ tục bàn giao
lưới điện thuộc quyền điều khiển của TVH Điện lực cho các ĐVQLVH được quy định như
thế nào?
1. TVH Điện lực làm thủ tục bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện
cho Đội QLVH khu vực, Tổ đường dây thuộc Đội QLVH LĐCT,...
2. TVH Điện lực làm thủ tục bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện
cho Tổ TTLĐ, Trạm 110kV, TBATG...
3. TVH Điện lực làm thủ tục bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện
cho Đội QLVH khu vực, TBATG...
4. TVH Điện lực làm thủ tục bàn giao đường dây, thiết bị đã cắt điện, các BPAT đã thực hiện
cho Tổ TTLĐ, Tổ QLVH đường dây 110kV...
Câu 32: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, nếu việc đóng điện
(khôi phục) vào đường dây, thiết bị điện vừa khóa PCT có ảnh hưởng đến việc giải phóng
các BPAT của các ĐVQLVH liên quan thì thực hiện như thế nào?
1. NCP trả lưới điện cho Đơn vị trực tiếp QLVH, ĐVQLVH phải đợi các ĐVQLVH liên quan
giải phóng xong các BPAT mới trả lưới cho các cấp Điều độ.
1. NCP trả lưới điện cho Đơn vị trực tiếp QLVH, các cấp Điều độ phải đợi các ĐVQLVH liên
quan giải phóng xong các BPAT mới đóng điện.
3. NCP phải đợi các ĐVQLVH liên quan giải phóng xong các BPAT đã làm mới trả lưới điện
cho Đơn vị trực tiếp QLVH.
4. NCP phải đợi các ĐVQLVH liên quan giải phóng xong các BPAT đã làm mới trả lưới điện
cho các cấp Điều độ.
Câu 33: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, sau khi nhận lại
lưới điện do NCP trả, đối với các ĐVQLVH thì công việc gì không bắt buộc phải thực
hiện trước khi trả lưới cho các cấp điều độ?
1. Gọi điện đến NCHTT kiểm tra xem đã rút hết người và các BPAT chưa.
2. Kiểm tra lại tên đường dây, TBA hoặc thiết bị cùng với số PCT, nội dung của PCT, số
nhóm công tác trên từng lộ phải đúng so với lúc bàn giao.
3. Rút các dấu hiệu thông báo có ĐVCT làm việc trên sơ đồ lưới điện.
4. Trả lưới điện cho các cấp Điều độ.
Câu 34: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 thì trình tự trả lưới
điện để khôi phục sau khi đã khóa PCT như thế nào?
1. NCP trả cho cấp Điều độ giữ quyền điều khiển – Điều độ ra lệnh đóng điện.
2. NCHTT trả cho ĐVQLVH – ĐVQLVH trả cho cấp Điều độ giữ quyền điều khiển – Điều độ
ra lệnh đóng điện.
3. ĐVQLVH trả cho cấp Điều độ giữ quyền điều khiển – Điều độ ra lệnh đóng điện.
4. NCP trả cho ĐVQLVH – ĐVQLVH trả cho cấp Điều độ giữ quyền điều khiển – Điều độ ra
lệnh đóng điện.
Câu 35: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, quy định việc công
nhận chức danh cấp PCT cho công nhân bậc cao như thế nào?
1. Các đơn vị có thể huấn luyện và ra quyết định công nhận chức danh Người cấp PCT cho một
số công nhân lành nghề có bậc thợ từ 6/7 trở lên.
2. Các đơn vị có thể huấn luyện và ra quyết định công nhận chức danh Người cấp PCT cho một
số công nhân lành nghề có bậ ATĐ từ 4/5 trở lên
3. Các đơn vị không được phép công nhận chức danh Người cấp PCT cho công nhân không
thuộc các chức danh quản.
4. Các đơn vị có thể huấn luyện và công nhận chức danh Người cấp PCT cho một số công nhân
lành nghề đủ điều kiện, đối tượng này chỉ được cấp PCT trong trường hợp khắc phục hậu quả sự
cố.
Câu 36: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định nhân viên
ĐVCT không có chuyên môn về điện (không có Thẻ ATĐ) ghi vào PCT khi tham gia vào
ĐVCT như thế nào?
1. Phải được phổ biến về an toàn điện phù hợp với công việc được giao trước khi làm việc, và
không được phép làm các công việc có liên quan đến điện.
2. Phải được phổ biến về an toàn điện phù hợp với công việc được giao trước khi làm việc, và
đưa vào danh sách trong PCT.
3. Không được vào công tác trong mọi trường hợp .
4. Phải được phổ biến về an toàn điện phù hợp với công việc được giao trước khi làm việc, và
cấp LCT cho các đối tượng này.
Câu 37: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, trường hợp công
việc do người của nhiều đơn vị khác nhau cùng thực hiện theo một PCT (phối hợp, hỗ
trợ…) thì thực hiện như thế nào?
1. Đơn vị đề nghị phối hợp (đơn vị chủ trì) sẽ phải cử ra NCHTT. Các đơn vị phối hợp, hỗ trợ…
phải có Quyết định điều động nhân lực để thực hiện công việc theo quy định.
2. Các đơn vị phối hợp, hỗ trợ… phải có Quyết định điều động nhân lực để thực hiện công việc
theo quy định và phải cử ra NCHTT.
3. Đơn vị đề nghị phối hợp (đơn vị chủ trì) sẽ phải cử ra NCHTT. Các đơn vị phối hợp, hỗ trợ…
phải thực hiện theo phân công trong BBKSHT.
4. Đơn vị đề nghị phối hợp (đơn vị chủ trì) sẽ phải cử ra NCHTT. Các đơn vị phối hợp, hỗ trợ…
phải cử NLĐCV phụ trách chung toàn đơn vị.
Câu 38: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, đối với các nhà thầu
phụ hoặc đơn vị khác do ĐVLCV thuê thì thủ tục an toàn như thế nào?
1. ĐVLCV phải đính kèm danh sách nhân viên ĐVCT (pho to thẻ ATĐ của nhà thầu phụ…) vào
Phương án, phổ biến nội dung công việc và BPAT theo quy định.
2. ĐVLCV phải đính kèm bản Hợp đồng thầu phụ, danh sách nhân viên ĐVCT (pho to thẻ ATĐ
của nhà thầu phụ…) vào Phương án, phổ biến nội dung công việc và BPAT theo quy định.
3. ĐVLCV phải đính kèm bản Hợp đồng thầu phụ vào Phương án, phổ biến nội dung công việc
và BPAT theo quy định.
4. ĐVLCV phải pho to thẻ ATĐ của nhà thầu phụ đính kèm vào Phương án, phổ biến nội dung
công việc và BPAT theo quy định.
Câu 39: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, đối với những
công việc có kế hoạch, việc cấp PCT cho các ĐVCT thực hiện theo Phương án như thế
nào?
1. Người cấp PCT phải căn cứ vào Phương án quyết định tăng, giảm số lượng ĐVCT để cấp
PCT cho hợp lý với khối lượng công việc.
2. Người cấp PCT phải căn cứ vào Phương án (việc chia ra số lượng ĐVCT, số người trong
một ĐVCT) để cấp PCT. Không tự ý tăng, giảm số lượng ĐVCT (số lượng PCT).
3. Người cấp PCT phải căn cứ vào Phương án (việc chia ra số lượng ĐVCT, số người trong
một ĐVCT) để cấp PCT. Có thể tăng, giảm số lượng ĐVCT (số lượng PCT).
4. Người cấp PCT phải căn cứ vào nhân lực của ĐVQLVH thực hiện các BPAT phục vụ thi
công để cấp PCT. Không tự ý tăng, giảm số lượng ĐVCT (số lượng PCT).
Câu 40: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định việc cấp
PCT cho các ĐVCT trên lưới điện của khách hàng khi không có Hợp đồng thuê bao QLVH
hoặc thỏa thuận trong quy chế phối hợp QLVH như thế nào?
1. Các ĐVQLVH trong EVNNPC không được cấp PCT cho các ĐVCT trên lưới điện của khách
hàng trong mọi trường hợp.
2. Các ĐVQLVH trong EVNNPC được cấp PCT cho các ĐVCT trên lưới điện của khách hàng
không có Hợp đồng thuê bao QLVH hoặc thỏa thuận trong quy chế phối hợp QLVH.
3. Các ĐVQLVH trong EVNNPC không được cấp PCT cho các ĐVCT trên lưới điện của khách
hàng nếu không có Hợp đồng thuê bao QLVH hoặc thỏa thuận trong Quy chế phối hợp QLVH.
Được phép cấp PCT khi thay thế công tơ tổng bán điện cho khách hàng
4. Các ĐVQLVH trong EVNNPC chỉ được cấp PCT cho các ĐVCT là người của ĐVQLVH làm
việc trên lưới điện của khách hàng.
Câu 41: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, quy định việc cấp
PCT đối với NPSC và NPCETC khi sửa chữa, thí nghiệm trên lưới điện của khách hàng
(phải cắt điện) như thế nào?
1. Nếu khách hàng không có GPHĐĐL thì không cấp PCT mà sẽ thực hiện công việc theo BPAT
cho từng công việc.
2. Nếu khách hàng không có GPHĐĐL thì PCT sẽ do ĐVQLVH địa phương cấp kể cả trường
hợp không có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây sẽ thi công.
3. Nếu khách hàng không có GPHĐĐL thì PCT sẽ do NPSC, NPCETC cấp sau khi có thỏa thuận
ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây sẽ thi công.
4. Nếu khách hàng không có GPHĐĐL thì PCT sẽ do NPSC, NPCETC cấp kể các trường hợp
không có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường dây sẽ thi công.
Câu 42: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định cấp số PCT
tại các Điện lực như thế nào?
1. Trực vân hành Điện lực cấp số PCT, quản lý số PCT theo cấp Đội, Phòng thuộc Điện lực.
2. Đội trưởng, Trưởng phòng cấp số PCT, quản lý số PCT theo Đội, Phòng thuộc Điện lực.
3. Lãnh đạo Điện lực cấp số PCT, quản lý số PCT theo Điện lực.
4. Trực vân hành Điện lực cấp số PCT, quản lý số PCT theo Điện lực.
Câu 43: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định cấp số PCT
tại Đội QLVH LĐCT như thế nào?
1. Trạm, Tổ QLVH đường dây cấp số PCT, quản lý số PCT theo cấp Đội.
2. CBKT, CBAT cấp số PCT, quản lý số PCT theo Đội.
3. Lãnh đạo Đội cấp số PCT, quản lý số PCT theo Đội.
4. Trạm, Tổ TTLĐ, Tổ QLVH đường dây cấp số PCT, quản lý số PCT theo Trạm và Tổ đường
dây.
Câu 44: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định cấp số PCT
tại các Xí nghiệp DVĐL thuộc NPSC như thế nào?
1. Lãnh đạo Xí nghiệp cấp số PCT, quản lý số PCT theo cấp Đội.
2. Trưởng phòng, CBKT, CBAT cấp Xí nghiệp cấp số PCT, quản lý số PCT theo Xí nghiệp..
3. Lãnh đạo Đội cấp số PCT, quản lý số PCT theo Đội.
4. Người viết PCT cấp số PCT, quản lý số PCT theo Đội, Phòng thuộc Xí nghiệp.
Câu 45: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định cấp số PCT
tại NPCETC như thế nào?
1. Lãnh đạo Trung tâm cấp số PCT, quản lý số PCT theo cấp Đội.
2. Trưởng phòng thuộc NPCETCcấp số PCT, quản lý số PCT theo Phòng..
3. Lãnh đạo Đội công trình cấp số PCT, quản lý số PCT theo Đội.
4. Người viết PCT cấp số PCT, quản lý số PCT theo Trung tâm, Phòng thuộc Công ty.
Câu 46: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định việc
chuyển trả PCT cho người cấp phiếu sau khi khóa PCT như thế nào?
1. Chuyển trả cho người cấp phiếu 01 bản (bản PCT của NCHTT giữ) chậm nhất là 24 giờ sau
khi thực hiện xong công việc.
2. NCHTT có trách nhiệm chuyển trả cho người cấp phiếu 01 bản (bản PCT của NCHTT giữ)
chậm nhất là 24 giờ sau khi thực hiện xong công việc.
3. NCPcó trách nhiệm chuyển trả cho người cấp phiếu 01 bản (bản PCT của NCHTT giữ) chậm
nhất là 24 giờ sau khi thực hiện xong công việc.
4. TVH có trách nhiệm chuyển trả cho người cấp phiếu 01 bản (bản PCT của NCHTT giữ) chậm
nhất là 8 giờ sau khi thực hiện xong công việc.
Câu 47: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định việc kiểm
tra hoàn thành PCT của người cấp phiếu như thế nào?
1. Người cấp phiếu (người đã ký tại mục 1) kiểm tra hoàn thành phiếu (thời hạn 01 ngày) và lưu
giữ theo QTATĐ.
2. Người có chức danh Người cấp PCT kiểm tra hoàn thành phiếu (thời hạn 01 ngày) và lưu giữ
theo QTATĐ.
3. Lãnh đạo ĐVQLVH kiểm tra hoàn thành phiếu (thời hạn 01 ngày) và lưu giữ theo QTATĐ.
4. NLĐCV kiểm tra hoàn thành phiếu (thời hạn 01 ngày) và lưu giữ theo QTATĐ.
Câu 48: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, NCP tại hiện
trường là ai?
1. ĐĐV, TVH đương ca.
2. Nhân viên, công nhân ĐVQLVH trực tiếp (Đội, Tổ QLVH đường dây, TBA…) được cử làm
NCP theo PCT.
3. Lãnh đạo ĐVQLVH có chúc danh NCP.
4. CBAT có chúc danh NCP.
Câu 49: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, quy định trong các
ca trực vận hành tại các Trạm điện có người trực thì NCP là ai?
1. Là Trạm trưởng.
2. Là trực chính đương ca của Trạm.
3. Là trực phụ đương ca của Trạm.
4. Một trong 3 đối tượng trên.
Câu 50: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, quy định trong các
ca trực vận hành trạm điện không người trực thì NCP là ai?
1. Là Trạm trưởng.
2. Là trực chính đương ca của Trạm.
3. Là trực phụ đương ca của Trạm.
4. Là trực ca đương nhiệm của Tổ TTLĐ quản lý Trạm.
Câu 51: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, tại các Tổ (Đội)
quản lý đường dây, Đội tổng hợp… không bố trí người trực thường xuyên (dạng không đi
ca kíp) thì NCP là ai?
1. NCP sẽ do lãnh đạo ĐVQLVH cử ra.
2. NCP sẽ do TVH đương ca cử ra.
3. NCP sẽ do TPKHKTAT hoặc CBAT cử ra.
4. NCP sẽ do người quản lý trực tiếp của ĐVQLVH (Đội trưởng, Đội phó, Tổ trưởng, Tổ phó…)
cử ra.
Câu 52: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, NCP phải thực hiện
các BPAT gì?
1. Thực hiện tất cả hoặc một phần công việc (được giao) với trình tự: Cắt điện - Đặt tiếp đất -
Treo biển báo - Đặt rào chắn - Thử (chứng minh) hết điện - Ký bàn giao.
2. NCP không được phép Cắt điện - Đặt tiếp đất - Treo biển báo - Đặt rào chắn mà chỉ phải Thử
(chứng minh) hết điện - Ký bàn giao.
3. Thực hiện tất cả hoặc một phần công việc (theo phân nhiệm). Bao gồm: Cắt điện - Đặt tiếp
đất - Treo biển báo - Đặt rào chắn - Ký bàn giao việc Thử (chứng minh) hết điện giao cho
ĐVCT.
4. NCP chỉ được phép Cắt điện - Thử (chứng minh) hết điện - Ký bàn giao. Việc Đặt tiếp đất -
Treo biển báo - Đặt rào chắn là trách nhiệm của ĐVCT.
Câu 53: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, việc kiểm tra
(chứng minh) hết điện và đặt tiếp đất lưu động để bàn giao tại các trạm GIS, trạm hợp
bộ…khó thực hiện, do tủ kín, phải pháp thế nào để dễ thực hiện?
1. Các đơn vị cần khảo sát lắp đặt các bộ tiếp đất đầu chờ tại các tủ trung áp (RMU) và cáp xuất
tuyến hạ áp để thuân lợi cho việc thực hiện các BPAT khi tiến hành cho phép.
2. Các đơn vị cần khảo sát điểm có thể tháo được thành tủ tại các tủ trung áp (RMU) và cáp xuất
tuyến hạ áp để thuân lợi cho việc thực hiện các BPAT khi tiến hành cho phép.
3. Các đơn vị cần khảo sát, nếu không có điểm thử (chứng minh) hết điện, đặt tiếp đất thì phải
cắt điện nguồn, thử (chứng minh) hết điện, đặt tiếp đất trước các tủ.
4. Các đơn vị cần khảo sát lắp thêm các bộ DCL trước các tủ trung áp (RMU) và cáp xuất tuyến
hạ áp để thuân lợi cho việc thực hiện các BPAT khi tiến hành cho phép.
Câu 54: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, sau khi thực hiện
xong các BPKTAT chuẩn bị nơi làm việc (thuộc trách nhiệm của mình), NCP thực hiện
tiếp động tác nào?
1. Chuyển 01 bản PCT (bản sẽ giao) cho NCHTT để ghi họ tên, bậc ATĐ vào PCT, sau đó NCP
thực hiện kiểm tra nhân viên ĐVCT (theo Thẻ ATĐ).
2. Chuyển 02 bản PCT cho NCHTT để ghi họ tên, bậc ATĐ vào PCT, sau đó NCP thực hiện
kiểm tra nhân viên ĐVCT (theo Thẻ ATĐ).
3. Chuyển 02 bản PCT cho NCHTT để ghi họ tên, bậc ATĐ, giờ vào vị trí làm việc vào PCT, sau
đó NCP thực hiện kiểm tra nhân viên ĐVCT (theo Thẻ ATĐ).
4. Chuyển 01 bản PCT (bản NCP giữ) cho NCHTT để ghi họ tên, bậc ATĐ vào PCT, sau đó
NCP thực hiện kiểm tra nhân viên ĐVCT (theo Thẻ ATĐ).
Câu 55: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, trường hợp NCP
kiểm tra trước khi tiến hành cho phép, nếu phát hiện người thừa (quá số lượng người cấp
PCT ghi) nhưng có tên trong danh sách đăng ký theo Phương án thì:
1. NCP báo cáo người duyệt Phương án để giải quyết (không cho vào làm việc hoặc phải có thủ
tục bổ sung…).
2. NCP báo cáo người cấp PCT để giải quyết (không cho vào làm việc hoặc phải có thủ tục bổ
sung…).
3. NCP báo cáo TVH để giải quyết (không cho vào làm việc hoặc phải có thủ tục bổ sung…).
4. NCP báo cáo lãnh đạo ĐVQLVH để giải quyết (không cho vào làm việc hoặc phải có thủ tục
bổ sung…).
Câu 56: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, trường hợp NCP
kiểm tra trước khi tiến hành cho phép, nếu phát hiện người thừa (quá số lượng người cấp
PCT ghi) nhưng không có tên trong danh sách đăng ký theo Phương án thì:
1. NCP báo cáo người cấp PCT, người duyệt Phương án để giải quyết (không cho vào làm việc
hoặc phải có thủ tục bổ sung…).
2. NCP báo cáo người cấp PCT để giải quyết (không cho vào làm việc hoặc phải có thủ tục bổ
sung…).
3. NCP báo cáo TVH để giải quyết (không cho vào làm việc hoặc phải có thủ tục bổ sung…).
4. NCP báo cáo lãnh đạo ĐVQLVH để giải quyết (không cho vào làm việc hoặc phải có thủ tục
bổ sung…).
Câu 57: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, NCP nhận PCT để
đi cho phép làm việc từ ai?
1. Từ Người cấp PCT hoặc TVH đương ca của Điện lực để thực hiện thủ tục cho phép vào làm
việc.
2. Từ Người cấp PCT hoặc lãnh đạo Điện lực để thực hiện thủ tục cho phép vào làm việc.
3. Từ TVH đương ca của Điện lực để thực hiện thủ tục cho phép vào làm việc.
4. Từ Người cấp PCT hoặc CBAT của Điện lực để thực hiện thủ tục cho phép vào làm việc.
Câu 58: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, NCP ký cho phép
ĐVCT vào làm việc sau khi thực hiện hoặc kiểm tra những BPAT nào?
1. Sau khi đã kiểm tra có đủ, đúng các BPAT của ĐVQLVH, đồng thời đã kiểm tra đủ BPAT
của ĐVCT đã thực hiện.
2. Sau khi đã kiểm tra có đủ, đúng các BPAT của đơn vị mình, đồng thời đã kiểm tra đủ
BPAT của các ĐVQLVH khác có liên quan đến công việc (đã ký trong GBGPH).
3. Sau khi đã kiểm tra có đủ, đúng các BPAT do đơn vị mình thực hiện theo Phương án và
PCT.
4. Sau khi đã kiểm tra có đủ, đúng các BPAT của ĐVCT và các ĐVQLVH khác có liên quan
đến công việc (đã ký trong GBG).
Câu 59: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, NPSC và NPCETC
thực hiện các công việc sửa chữa, thí nghiệm khác trên lưới điện của khách hàng không có
GPHĐĐL thực hiện như thế nào?
1. NPSC, NPCETC tiến hành cho phép sau khi có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường
dây sẽ thi công của Điện lực.
2. NPSC và NPCETC sẽ làm việc với các ĐVQLVH để các Điện lực phối hợp thực hiện các
BPAT, ghi GBG cho phép ĐVCT vào làm việc.
3. NPSC, NPCETC tiến hành cho phép sau khi làm việc với các ĐVQLVH để các Điện lực phối
hợp thực hiện các BPAT, ghi GBG cho phép ĐVCT vào làm việc.
4. NPSC, NPCETC tiến hành cho phép sau khi có thỏa thuận ủy quyền QLVH thiết bị, đường
dây sẽ thi công của khách hàng.
Câu 60: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, trường hợp vị trí
công tác có liên quan đến nhiều ĐVQLVH thì việc ghi GBGPH như thế nào?
1. Mối ĐVQLVH liên quan cấp và ghi GBG, bàn giao cho NCP thuộc đơn vị QLVH thiết bị,
lưới điện (đơn vị được phân công cấp PCT).
2. Người cấp và ghi GBG là NCHTT thuộc ĐVLCV theo PCT
3. Người cấp và ghi GBGPH là NCP thuộc đơn vị QLVH thiết bị, lưới điện (đơn vị được phân
công cấp PCT).
4. NLĐCV của ĐVCT cấp và ghi GBG và bàn giao cho NCP thuộc đơn vị QLVH thiết bị, lưới
điện (đơn vị được phân công cấp PCT).
Câu 61: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, trường hợp vị trí
công tác có liên quan đến nhiều ĐVQLVH thì trách nhiệm của các ĐVQLVH liên quan khi
thực hiện bàn giao các BPAT phối hợp như thế nào?
1. Từng ĐVQLVH liên quan phải cử nhân viên vận hành thực hiện các BPAT và chịu trách
nhiệm về việc đã làm đủ, đúng các BPAT theo BBKSHT. Bàn giao, ghi, ký GBGPH với NCP.
2. Từng ĐVQLVH (không phải Đơn vị cấp PCT) phải cử nhân viên vận hành thực hiện các
BPAT đối với phần thiết bị do đơn vị quản lý
3. Từng ĐVQLVH (không phải Đơn vị cấp PCT) phải chịu trách nhiệm về việc đã làm đủ, đúng
các BPAT này theo BBKSHT. Bàn giao các BPAT đã thực hiện, ghi, ký GBG.
4. Từng ĐVQLVH (không phải Đơn vị cấp PCT) phải bàn giao các BPAT đã thực hiện, ghi, ký
GBG.
Câu 62: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, việc lưu giữ
GBGPH trong quá trình thực hiện PCT như thế nào?
1. NCP sau khi nhận và ghi đủ các BPAT của các ĐVQLVH phối hợp thì giữ GBGPH trong suốt
quá trình ĐVCT thực hiện công việc.
2. NCP sau khi nhận và ghi đủ các BPAT của các ĐVQLVH phối hợp thì giao GBG cho TVH
Điện lực để lưu giữ GBG trong suốt quá trình ĐVCT thực hiện công việc.
3. NCP sau khi nhận và ghi đủ các BPAT của các ĐVQLVH phối hợp thì chuyển GBG cho
NCHTT cảu ĐVCT.
4. NCP sau khi nhận và ghi đủ các BPAT của các ĐVQLVH phối hợp thì giao GBG cho
NLĐCV để lưu giữ GBG trong suốt quá trình ĐVCT thực hiện công việc.
Câu 63: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, ngay sau khi nhận
01 bản PCT từ NCP, NCHTT của ĐVCT phải triển khai thực hiện việc gì?
1. Phân công nhân viên ĐVCT thực hiện công việc theo Phương án và PCT.
2. Phân công nhân viên ĐVCT thực hiện các BPAT tại chỗ (đặt tiếp đất, làm rào chắn...) theo
Phương án và PCT.
3. Trực tiếp thực hiện các BPAT tại chỗ (đặt tiếp đất, làm rào chắn...) theo Phương án và PCT.
4. Phân công (ra LCT) nhân viên ĐVCT thực hiện các BPAT tại chỗ (đặt tiếp đất, làm rào
chắn...) theo GBGPH.
Câu 64: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, ngay sau khi nhận
01 bản PCT từ NCP, NCHTT của ĐVCT phải triển khai việc gì đối với nhân viên ĐVCT?
1. Yêu cầu toàn bộ nhân viên ĐVCT vào làm việc theo Phương án đã duyệt và phân công vị trí
làm việc cho từng nhân viên ĐVCT.
2. Yêu cầu toàn bộ nhân viên ĐVCT ký vào làm việc tại mục 4 của cả 02 bản PCT mới được ra
lệnh cho nhân viên ĐVCT vào làm việc theo Phương án đã duyệt.
3. Kiểm tra Thẻ ATĐ của toàn bộ nhân viên ĐVCT ghi, ký vào làm việc tại mục 4 của cả 02 bản
PCT, ra lệnh cho nhân viên ĐVCT vào làm việc theo Phương án đã duyệt.
4. Yêu cầu toàn bộ nhân viên ĐVCT ghi, ký vào làm việc tại mục 4 của cả 01 bản PCT (bản do
NCHTT giữ) mới được ra lệnh cho nhân viên ĐVCT vào làm việc.
Câu 65: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, sau khi hoàn
thành công việc, NCHTT, NLĐCV (nếu có mặt tại hiện trường) của ĐVCT phải thực
hiện tuần tự (trình tự) những việc gì để khóa PCT?
1. Kiểm tra lại hiện trường lần cuối cùng - Phân công tháo dỡ các BPAT do ĐVCT đã làm -
Rút toàn bộ người ra khỏi nơi làm việc. NCHTT ký trao trả nơi làm việc (vào cả 02 bản PCT).
2. NCHTT ký trao trả nơi làm việc (vào cả 02 bản PCT), sau đó: Kiểm tra lại hiện trường -
Phân công tháo dỡ các BPAT do ĐVCT đã làm - Rút toàn bộ người ra khỏi nơi làm việc,
3. Kiểm tra lại hiện trường lần cuối cùng - Rút toàn bộ người ra khỏi nơi làm việc - Phân công
tháo dỡ các BPAT do ĐVCT đã làm - NCHTT ký trao trả nơi làm việc (vào cả 02 bản PCT).
4. Kiểm tra lại hiện trường lần cuối cùng, rút toàn bộ người ra khỏi nơi làm việc, phân công
tháo dỡ các BPAT do ĐVCT đã làm. NCHTT ký trao trả nơi làm việc vào 01 bản PCT (bản
do NCHTT giữ).
Câu 66: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, sau khi NCHTT ký
trả nơi làm việc váo PCT, NCP thực hiện những công việc gì?
1. Tiếp nhận lại nơi làm việc - Kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện, các BPAT của
ĐVCT đã tháo dỡ - Ghi GBG, trả lưới cho các ĐVQLVH phối hợp.
2. Tiếp nhận lại nơi làm việc - Ghi rõ thời gian và ký vào cả 02 bản PCT để khóa PCT - Kiểm tra
khối lượng công việc đã thực hiện, các BPAT của ĐVCT đã tháo dỡ.
3. Tiếp nhận lại nơi làm việc - Kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện, các BPAT của
ĐVCT đã tháo dỡ - Ghi rõ thời gian và ký vào cả 02 bản PCT - Ký khóa PCT.
4. Tiếp nhận lại nơi làm việc - Ghi rõ thời gian và ký vào cả 02 bản PCT để khóa PCT- Ghi
GBG, trả lưới cho các ĐVQLVH phối hợp.
Câu 67: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, trong một PCT, quy
định kiêm nhiệm các chức danh an toàn được quy định như thế nào các chứ́c danh nào?
1. NCHTT không kiêm NCP; NCHTT không kiêm NGSATĐ; NCHTT không kiêm NCG.
2. NLĐCV không kiêm NGSATĐ; NLĐCV không kiêm NCG.; NGSATĐ không kiêm NCG.
3. Không cấm kiêm bất cứ chức danh an toàn nào.
4. Ý 1 và ý 2 đúng.
Câu 68: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 việc thực hiện công
việc theo LCT căn cứ vào đâu?
1. Căn cứ vào kết quả đánh mức độ an toàn lưới điện của các đơn vị để lập danh mục các công
việc thực hiện theo LCT.
2. Căn cứ vào kết quả đánh giá rủi do của các đơn vị để lập danh mục các công việc thực hiện
theo LCT (rủi ro cấp 1).
3. Căn cứ vào kết quả đánh giá rủi do của các đơn vị để lập danh mục các công việc thực hiện
theo PCT (rủi ro từ cấp 2 trở lên).
4. Căn cứ vào danh mục các công việc thực hiện theo LCT với các mối nguy khi làm việc có liên
quan đến điện .
Câu 69: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, đối với các trạm
điện, nhà máy điện có người trực theo ca kíp, việc kiêm nhiệm các chức danh an toàn và
vận hành được quy định như thế nào?
1. Nhân viên trực đương ca không được kiêm NGSATĐ
2. Nhân viên trực đương ca không được kiêm NGSTT khi thao tác đảm bảo an toàn cho ĐVCT.
3. Nhân viên trực đương ca không được kiêm người thao tác khi thao tác đảm bảo an toàn cho
ĐVCT.
4. Nhân viên trực đương ca không được kiêm NCP
Câu 70: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định chức danh
NCP trong các Trạm điện có người trực như thế nào?
1. NCP là Trực chính đương ca. Khi ĐVCT thực hiện công việc theo PCT mà thời gian vượt
sang ca trực khác thì NCHTT trả nơi làm việc cho NCP mới là Trực chính ca tiếp theo.
2. NCP là Trực phụ đương ca. Khi ĐVCT thực hiện công việc theo PCT mà thời gian vượt sang
ca trực khác thì NCHTT trả nơi làm việc cho NCP mới là Trực chính ca tiếp theo.
3. NCP trong các TBA có người trực là Trực chính đương ca. Khi ĐVCT thực hiện công việc
theo PCT mà thời gian vượt sang ca trực khác thì ĐVQLVH Trạm cử NCP mới.
4. NCP trong các TBA có người trực là Trực chính đương ca. Khi ĐVCT thực hiện công việc
theo PCT mà thời gian vượt sang ca trực khác thì NCHTT trả nơi làm việc cho Trạm trưởng.
Câu 71: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, quy định về NCP ở
ĐVQLVH không có người trực theo ca (Đội đường dây, Đội quản lý tổng hợp…) như thế
nào?
1. NCP là người đang trực được lãnh đạo ĐVQLVH cử ra.
2. NCP là người đang trực được chỉ huy Đội (Tổ) sản xuất cử ra.
3. NCP là người đang trực được Phòng KHKHAT cử ra.
4. NCP là người đang trực được NLĐCV cử ra.
Câu 72: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, quy định về việc
thay đổi NCP ở ĐVQLVH không có người trực theo ca (Đội đường dây, Đội quản lý tổng
hợp…) như thế nào?
1. NCP đương nhiệm phải báo cáo và xin ý kiến Người cấp PCT, đồng ý cử NCP mới thì hai
người bàn giao nhiệm vụ và PCT cho nhau, ghi sự thay đổi này vào sổ cấp PCT.
2. NCP đương nhiệm phải báo cáo và xin ý kiến người duyệt PA, lãnh đạo ĐVQLVH, đồng ý cử
NCP mới thì hai người bàn giao nhiệm vụ và PCT cho nhau, ghi sự thay đổi này vào sổ cấp PCT.
3. NCP đương nhiệm phải báo cáo và xin ý kiến người lãnh đạo của ĐVLCV, đồng ý cử NCP
mới thì hai người bàn giao nhiệm vụ và PCT cho nhau, ghi sự thay đổi này vào sổ cấp PCT.
4. NCP đương nhiệm phải báo cáo và xin ý kiến cấp Điều độ giữ quyền điều khiển, đồng ý cử
NCP mới thì hai người bàn giao nhiệm vụ và PCT cho nhau, ghi sự thay đổi này vào sổ cấp PCT.
Câu 73: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, trong trường hợp
bất khả kháng, nếu vì một lý do nào đó mà NCP không thể bàn giao được (ốm, cảm đột
xuất, tai nạn, mất tích…), khi đó có thể sẽ không có bản PCT mà NCP giữ thì xử lý như thế
nào?
1. NLĐCV cử NCP khác, khi đó, người cấp PCT hướng dẫn việc bàn giao giữa NCP (mới) với
NCHTT, ghi, ký khóa PCT, thu về 01 bản PCT (bản của NCHTT giữ).
2. Người cấp PCT cử NCP khác, khi đó, người cấp PCT hướng dẫn việc bàn giao giữa NCP
(mới) với NCHTT, ghi, ký khóa PCT, thu về 01 bản PCT (bản của NCHTT giữ).
3. Lãnh đạo ĐVQLVH sẽ quyết định cử NCP khác, khi đó, người cấp PCT hướng dẫn việc bàn
giao giữa NCP (mới) với NCHTT, ghi, ký khóa PCT, thu về 01 bản PCT (bản của NCHTT giữ).
4. TVH đương ca cử NCP khác, khi đó, người cấp PCT hướng dẫn việc bàn giao giữa NCP (mới)
với NCHTT, ghi, ký khóa PCT, thu về 01 bản PCT (bản của NCHTT giữ).
Câu 74: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, trường hợp phải
thay NCHTT, nội dung nào không đúng (không phải thực hiện)?
1. ĐVLCV phải báo cáo (trực tiếp hoặc bằng điện thoại) với người ký duyệt PA đồng ý,
NCHTT đương nhiệm báo NCP (trực tiếp hoặc bằng điện thoại) và ghi, ký tên vào mục 4
trong PCT.
2. NCP phải báo với Người cấp PCT và xin ý kiến của người cấp PCT (trực tiếp hoặc bằng
điện thoại) về sự thay đổi này.
3. NCHTT (mới) sau khi nhận bàn giao (từ NCHTT đương nhiệm) sẽ ghi, ký PCT.
4. Người cấp PCT phải báo cáo xin ý kiến Người duyệt Phương án trước khi đồng ý cho thay
NCHTT.
Câu 75: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, trường hợp
NCHTT không thể trực tiếp bàn giao được (do ốm, cảm đột xuất, tai nạn…), thì xử lý
như thế nào?
1. ĐVQLVH cử NCHTT mới. Sau khi được chấp thuận thay thế, NCHTT (mới) sẽ ghi giờ rút
khỏi của NCHTT trước và ký (thay) vào PCT, ghi, ký tên mình vào mục 4 PCT.
2. NLĐCV cử NCHTT mới. Sau khi được chấp thuận thay thế, NCHTT (mới) sẽ ghi giờ rút
khỏi của NCHTT trước và ký (thay) vào PCT, ghi, ký tên mình vào mục 4 PCT.
3. Người cấp PCT cử NCHTT mới. Sau khi được chấp thuận thay thế, NCHTT (mới) sẽ ghi
giờ rút khỏi của NCHTT trước và ký (thay) vào PCT, ghi, ký tên mình vào mục 4 PCT.
4. ĐVLCV cử NCHTT mới. Sau khi được chấp thuận thay thế, NCHTT (mới) sẽ ghi giờ rút
khỏi của NCHTT trước và ký (thay) vào PCT, ghi, ký tên mình vào mục 4 PCT.
Câu 76: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, khi thay
NGSATĐ phải thực hiện thủ tục gì?
1. Phải có sự phân công thay thế của đơn vị cử NGSATĐ, báo cáo người cấp PCT và NCP.
Sau đó, NGSATĐ đương nhiệm phổ biến (bàn giao) nội dung công việc, BPAT của ĐVCT
cho NGSTAĐ mới.
2. Phải có sự phân công thay thế của ĐVQLVH, báo cáo người cấp PCT và NCP. Sau đó,
NGSATĐ đương nhiệm phổ biến nội dung công việc, BPAT của ĐVCT cho NGSTAĐ mới
và bàn giao.
3. Phải có sự phân công thay thế của ĐVLCV, báo cáo người cấp PCT và NCP. Sau đó,
NGSATĐ đương nhiệm phổ biến nội dung công việc, BPAT của ĐVCT cho NGSTAĐ mới
và bàn giao.
4. NGSATĐ đương nhiệm báo cáp Người cấp PCT, sau đó phổ biến nội dung công việc,
BPAT của ĐVCT cho NGSTAĐ mới và bàn giao.
Câu 77: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, trường hợp những
nhân viên ĐVCT được bổ sung (hoặc thay thế) không có tên trong danh sách và không
phải là người của ĐVLCV thì thủ tục như thế nào?
1. Không cho phép vào làm việc.
2. Cho phép vào làm việc nhưng phải báo cáo Người duyệt Phương án.
3. Cho phép vào làm việc nhưng phải báo cáo Người cấp PCT.
4. Cho phép vào làm việc nhưng phải báo cáo lãnh đạo ĐVQLVH
Câu 78: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 cho phép việc ra
LCT đối với nhân viên không thuộc đơn vị mình như thế nào?
1. ĐVQLVH không được phép ra LCT cho ĐVCT không thuộc đơn vị mình.
2. ĐVQLVH có thể ra LCT cho ĐVCT không thuộc đơn vị mình (B ngoài, phòng Kỹ thuật, Kinh
doanh, KTGSMBĐ của Công ty…) thực hiện một số việc theo quy định của các Công ty.
3. ĐVQLVH có thể ra LCT cho ĐVCT không thuộc đơn vị mình (B ngoài, phòng Kỹ thuật, Kinh
doanh, KTGSMBĐ của Công ty…) khi có giấy giao nhiệm vụ của các đơn vị đến làm việc.
4. ĐVQLVH chỉ được phép ra LCT cho ĐVCT không thuộc đơn vị mình nhưng thuộc PC
(Phòng Kỹ thuật, Kinh doanh, KTGSMBĐ của Công ty…) thực hiện công việc theo quy định.
Câu 79: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 cho phép việc ra
LCT của ĐVLCV thực hiện công việc trên lưới điện của ĐVQLVH như thế nào?
1. ĐVLCV không được phép ra LCT cho ĐVCT của mình làm việc trên lưới điện của ĐVQLVH
trong mọi hoàn cảnh.
2. ĐVLCV ra LCT cho ĐVCT của mình làm việc trên lưới điện của ĐVQLVH với điều kiện đã
thỏa thuận từ khi khảo sát và phải đưa vào Phương án hoặc theo quy định của các Công ty.
3. ĐVLCV ra LCT cho ĐVCT của mình làm việc trên lưới điện của ĐVQLVH với điều kiện có
NGSATĐ của ĐVQLVH.
4. ĐVLCV ra LCT cho ĐVCT của mình làm việc trên lưới điện của ĐVQLVH với điều kiện
không được làm việc trên cao từ 2 mét trở lên.
Câu 80: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, trình tự ra lệnh, nhận
lệnh như thế nào?
1. Người ra lệnh viết LCT - Chuyển đến NCHTT nhận LCT từ người ra LCT hoặc TVH (tùy
theo quy định) để tổ chức thực hiện công việc.
2. TVH ra lệnh và cấp số LCT - NCHTT nhận TVH để tổ chức thực hiện công việc.
3. Người ra lệnh viết LCT - Chuyển đến (hoặc điện thoại) cho TVH để cấp số LCT - NCHTT
nhận LCT từ người ra LCT hoặc TVH (tùy theo quy định) để tổ chức thực hiện công việc.
4. Người ra lệnh viết LCT - Chuyển đến (hoặc điện thoại) cho lãnh đạo ĐVQLVH và TVH để
cấp số LCT - NCHTT nhận LCT từ người ra LCT hoặc TVH (tùy theo quy định) để tổ chức thực
hiện công việc.
Câu 81: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định việc ra lệnh
và nhận lệnh tại các tổ/đội chốt khu vực như thế nào?
1. Người ra lệnh chuyển LCT cho NCHTT đề người này xin số LCT từ TVH. TVH có trách
nhiệm cấp số LCT và ghi chép đầy đủ nội dung LCT vào sổ theo dõi LCT.
2. Người ra lệnh chuyển trực tiếp LCT cho NCHTT để tổ chức thực hiện công việc theo LCT.
3. Người ra lệnh thông báo cho TVH để cấp số, sau đó chuyển LCT cho NCHTT. TVH có trách
nhiệm cấp số LCT và ghi chép đầy đủ nội dung LCT vào sổ theo dõi LCT.
4. TVH cấp LCT và số LCT, ghi sổ, sau đó chuyển LCT cho NCHTT để tổ chức thực hiện công
việc theo LCT.
Câu 82: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, trường hợp cấp
LCT tại hiện trường hoặc tại Đội/tổ chốt khu vực điều nào không đúng (không phải thực
hiện) ?
1. Người cấp LCT chuyển LCT và truyền đạt (bằng điện thoại) nội dung LCT trực tiếp với người
nhận lệnh.
2. Sau khi nhận LCT, NCHTT liên hệ với TVH để báo lại nội dung LCT và nhận số LCT bằng
điện thoại.
3. Các nội dung cấp số LCT và nội dung LCT phải được ghi chép đầy đủ trong sổ theo dõi LCT
và sổ nhật ký vận hành của Đơn vị cơ sở.
4. Tất cả các LCT đều phải thực hiện viết (cấp) và giao nhận trực tiếp từ Người ra lệnh và Người
nhận lệnh.
Câu 83: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, việc ra lệnh miệng
sau đó ghi vào lệnh giấy như thế nào?
1. Không cho phép NCHTT mang theo mẫu LCT, sau khi nhận LCT miệng, NCHTT báo cáo
TVH, ghi nội dung ra lệnh vào Sổ và thực hiện LCT.
2. Cho phép NCHTT mang theo mẫu LCT, sau khi nhận LCT miệng, NCHTT ghi vào LCT giấy
để có thể tiếp tục thực hiện một số lệnh khác ghi vào LCT giấy.
3. Không cho phép NCHTT mang theo mẫu LCT (lệnh khống) để thực hiện công việc qua lệnh
miệng không cần ghi vào LCT giấy.
4. Cho phép NCHTT mang theo mẫu LCT, sau khi nhận LCT miệng, NCHTT xin số LCT từ
TVH, ghi vào LCT giấy để có thể tiếp tục thực hiện một số lệnh khác ghi vào LCT giấy.
Câu 84: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, quy định khi ra lệnh
miệng (lệnh tiếp diễn) như thế nào?
1. Những mệnh lệnh này đều phải thông qua TVH hoặc sau khi ra lệnh Người ra lệnh sẽ báo lại
TVH để ghi sổ, đồng thời NCHTT (Người thi hành lệnh) ghi vào bản LCT đang thực hiện.
2. Những mệnh lệnh này đều phải thông qua TVH, sau đó TVH sẽ gọi điện trực tiếp cho NCHTT
nội dung ra lệnh cảu Người ra lệnh.
3. Khi đang thực hiện LCT giấy có thể phải chấp hành lệnh miệng đột xuất (lệnh tiếp diễn) từ
nhiều người khác nhau (Giám đốc, PGĐ, Đội trưởng, TVH…) không phải thông qua TVH khi ra
lệnh,
4. Khi đang làm việc theo LCT giấy, không cho phép thực hiện các công việc theo lệnh miệng từ
nhiều người khác nhau (Giám đốc, PGĐ, Đội trưởng, TVH…).
Câu 85: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, việc ra lệnh miệng
(lệnh tiếp diễn) khi đang thực hiện công việc theo LCT giấy từ những người nào?
1. Khi đang thực hiện LCT giấy có thể phải chấp hành lệnh miệng đột xuất (lệnh tiếp diễn) từ
nhiều người khác nhau (Giám đốc, PGĐ, Đội trưởng, TVH…).
2. Khi đang thực hiện LCT giấy có thể phải chấp hành lệnh miệng đột xuất (lệnh tiếp diễn) từ
TVH Điện lực,
3. Khi đang thực hiện LCT giấy có thể phải chấp hành lệnh miệng đột xuất (lệnh tiếp diễn) từ
lãnh đạo Điện lực nhưng tất cả những mệnh lệnh này đều phải thông qua TVH.
4. Khi đang làm việc theo LCT giấy, không cho phép thực hiện các công việc theo lệnh miệng từ
nhiều người khác nhau (Giám đốc, PGĐ, Đội trưởng, TVH…).
Câu 86: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định điều kiện ra
lệnh và thực hiện LCT miệng như thế nào?
1. Quá trình nhận lệnh và truyền lệnh miệng phải ghi âm và chuyển nội dung qua công nghệ điện
tử. Trường hợp chưa hiểu rõ nội dung LCT phải hỏi lại Người ra lệnh.
2. Quá trình nhận lệnh và truyền lệnh miệng phải ghi âm. Trường hợp chưa hiểu rõ nội dung
LCT phải hỏi lại Người ra lệnh.
3. Quá trình nhận lệnh và truyền lệnh miệng phải ghi âm. Trường hợp chưa hiểu rõ nội dung
LCT phải hỏi lại TVH.
4. Quá trình nhận lệnh và truyền lệnh miệng phải ghi âm. Trường hợp chưa hiểu rõ nội dung
LCT phải hỏi lại lãnh đạo Điện lực.
Câu 87: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, sau khi thực hiện
xong công việc, ĐVCT đã về đến trụ sở của Điện lực, Đội/tổ chốt khu vực thì:
1. Phải kết thúc và trả LCT ngay cho lãnh đạo Điện lực. Nếu ra lệnh tiếp theo phải cấp LCT mới,
không áp dụng lệnh tiếp diễn với tờ lệnh cũ đã khóa.
2. Phải kết thúc và trả LCT ngay cho Người ra lệnh và TVH. Nếu ra lệnh tiếp theo phải cấp LCT
mới, không áp dụng lệnh tiếp diễn với tờ lệnh cũ đã khóa.
3. Phải kết thúc và trả LCT ngay cho Người ra lệnh và TVH. Nếu ra lệnh tiếp theo thì tiếp tục
cầm tờ LCT tiếp tục thực hiện và ghi nối tiếp vào LCT.
4. Sau mỗi việc giao theo LCT giấy, ĐVCT phải về Điện lực trả LCT ngay cho Người ra lệnh.
Nếu ra lệnh tiếp theo phải cấp LCT mới, không áp dụng lệnh tiếp diễn với tờ lệnh cũ đã khóa.
Câu 88: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, quy định các động
tác thao tác hạ áp khi thực hiện đóng cắt điện các thiết bị cao áp trong trạm điện như thế nào?
1. Phải tách các động tác thao tác thiết bị hạ áp trong tủ phân phối vào PTTHA theo CV 2945 để
thao tác.
2. Không được phép đưa các động tác thao tác thiết bị hạ áp trong tủ phân phối vào PTT (cao áp)
theo mẫu trong Thông tư 44/2014/TT-BCT.
3. Phải đưa các động tác thao tác thiết bị hạ áp trong tủ phân phối vào PTT (cao áp) theo mẫu
trong Thông tư 44/2014/TT-BCT.
4. Phải đưa các động tác thao tác thiết bị cao áp trong trạm vào PTTHA theo CV 2945 để thao
tác.
Câu 89: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, quy định các động
tác thao tác liên quan đến an toàn trong thao tác như thế nào?
1. Không đưa các động tác kiểm tra đóng (cắt) tốt 3 pha, treo (tháo) biển, khóa (mở khóa) tay CD
hạ áp, tủ hạ áp vào bước thao tác trong PTTHA.
2. Phải đưa các động tác kiểm tra đóng (cắt) tốt 3 pha, treo (tháo) biển, khóa (mở khóa) tay CD
hạ áp, tủ hạ áp vào bước thao tác theo PTT (cao áp) theo TT44.
3. Phải đưa các động tác kiểm tra đóng (cắt) tốt 3 pha, treo (tháo) biển, khóa (mở khóa) tay CD
hạ áp, tủ hạ áp vào bước thao tác như các động tác thao tác thiết bị chính.
4. Cho phép đưa các động tác kiểm tra đóng (cắt) tốt 3 pha, treo (tháo) biển, khóa (mở khóa) tay
CD hạ áp, tủ hạ áp vào bước thao tác nhưng phải chép ra Phụ lục.
Câu 90: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 khi đặt các bộ nối
đất lưu động thì:
1. Không cho phép đưa việc đặt tiếp đất lưu động hạ áp (tại khu vực TBAPP) vào PTT.
2. Cho phép đưa việc đặt tiếp đất lưu động hạ áp (trên đường dây hạ áp) vào PTTHA như một
động tác thao tác.
3. Việc đặt tiếp đất lưu động hạ áp (tại khu vực TBAPP) phải thực hiện theo LCT kể cỏ việc có
cắt điện theo PTTHA.
4. Cho phép đưa việc đặt tiếp đất lưu động hạ áp (tại khu vực TBAPP) vào PTT như một động
tác thao tác.
Câu 91: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định thao tác
đóng (cắt) các AB, CD đầu cột, hộp chia (phân) dây, CD hòm công tơ, CD và AB khách
hàng...như thế nào?
1. Các thao tác trên được thực hiện theo PTT (TT44), không thực hiện theo PTTHA.
2. Các thao tác trên phải đưa vào PTTHA và được thực hiện theo PTTHA.
3. Các thao tác trên được thực hiện theo PCT, không thực hiện theo PTTHA.
4. Các thao tác trên được thực hiện theo LCT, không thực hiện theo PTTHA.
Câu 92: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, tại các Đội QLVH
khu vực (xa Điện lực) thì ai là người viết PTTHA? Ai là người ra lệnh thao tác?
1. Đội trưởng (phó) là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra lệnh, nhưng phải báo cáo, xin số
PTT và được sự đồng ý của Trực chính Tổ TVH đương ca đồng ý mới được thao tác.
1. TVH Điện lực là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra lệnh, cấp số PTT.
1. Đội trưởng (phó) là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra lệnh, nhưng phải báo cáo, xin số
PTT và được sự đồng ý của ĐĐV Công ty đương ca đương ca đồng ý mới được thao tác.
1. Công nhân được phân công trực thao tác sửa chữa là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra
lệnh, nhưng phải báo cáo, xin số PTT và được sự đồng ý của Trực chính Tổ TVH đương ca đồng
ý mới được thao tác.
Câu 93: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, tại các TBA 110kV,
khi thao tác các thiết bị tự dùng trong trạm, thì ai là người viết PTTHA? Ai là người ra
lệnh thao tác?
1. Trực chính đương ca là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra lệnh. Nếu chuyển đổi ca mà ca
trước chưa thao tác được thì ca sau tiếp tục thao tác, khi đó người ra lệnh là Trực chính ca sau.
2. Trực chính đương ca là người trực tiếp viết PTT, trạm trưởng là người ra lệnh. Nếu chuyển đổi
ca mà ca trước chưa thao tác được thì ca sau tiếp tục thao tác, khi đó người ra lệnh là Trực chính
ca sau.
3. Trực chính đương ca là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra lệnh. Nếu chuyển đổi ca mà ca
trước chưa thao tác được thì ca sau tiếp tục thao tác, khi đó người ra lệnh là Trạm trưởng.
4. Trạm trưởng là người trực tiếp viết PTT kiêm người ra lệnh. Nếu chuyển đổi ca mà ca trước
chưa thao tác được thì ca sau tiếp tục thao tác, khi đó người ra lệnh là Trực chính ca sau.
Câu 94: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 việc đánh số, lưu giữ
PTTHA như thế nào?
1. PTT hạ áp được đánh số và ghi riêng vào 1 quyển Sổ theo dõi PTTHA, lưu giữ như PTT cao
áp của đơn vị (Điện lực, Trạm 110kV…).
2. PTT hạ áp được đánh số, lưu giữ như PTT cao áp và được ghi chung vào Sổ theo dõi PTT của
đơn vị (Điện lực, Trạm 110kV…).
3. PTT hạ áp được đánh số, lưu giữ như PTT cao áp nhưng phải ghi riêng Sổ theo dõi PTT của
đơn vị (Điện lực, Trạm 110kV…).
4. PTT hạ áp được đánh số, lưu giữ như PCT và được ghi chung vào Sổ theo dõi PCT của đơn vị
(Điện lực, Trạm 110kV…).
Câu 95: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 việc thao tác đóng
cắt các CD hộp công tơ, CD hộp chia dây đầu cột, át tô mát khách hàng được quy định theo
thủ tục nào nào?
1. Phải sử dụng PTT (cao áp) như trường hợp đóng cắt các thiết bị điện trong TBAPP.
2. Thực hiện thao tác theo LCT (miệng).
3. Không phải cần đến thủ tục PTT, LCT.
4. Phải sử dụng PCT để đóng cắt các thiết bị này.
Câu 96: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 thì đơn vị nào chủ
trì thực hiện lập BBKSHT?
1. Đơn vị làm công việc.
2. Đơn vị quản lý vận hành.
3. Đơn vị công tác.
4. Đơn vị chi huy vận hành.
Câu 97: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 thì Phương án
nhanh do cấp nào lập, cấp nào duyệt?
1. Cấp chỉ huy Đội quản lý lập, lãnh đạo cấp Công ty Điện lực duyệt.
2. Cấp chỉ huy Đội quản lý lập, lãnh đạo cấp Điện lực duyệt.
3. Cấp Điện lực lập, lãnh đạo cấp Công ty duyệt.
4. Cấp chỉ huy Đội quản lý lập, Phòng an toàn Công ty Điện lực duyệt.
Câu 98: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 trong trường hợp
công tác trên thiết bị của 1 ĐVQLVH nhưng có liên quan đến các ĐVQLVH khác thì việc
cấp PCT như thế nào?
1. Các ĐVQLVH liên quan sẽ cấp PCT, các ĐVQLVH có thiết bị, đường dây thực hiện các
BPAT và bản giao cho NCP theo GBG.
2. ĐVQLVH nào quản lý vận hành thiết bị sẽ cấp PCT, các ĐVQLVH khác thực hiện các BPAT
và bản giao cho NCHTT theo GPHCP.
3. ĐVQLVH nào quản lý vận hành thiết bị sẽ cấp PCT, các ĐVQLVH khác thực hiện các BPAT
và bản giao cho NCP theo GBGPH.
4. ĐVQLVH nào quản lý vận hành thiết bị sẽ cấp PCT, ĐVCT thực hiện các BPAT tại khu vực
của các ĐVQLVH khác và bản giao cho NCP theo GBG.
Câu 99: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, chủ thể giao và
nhận BPAT đã thực hiện trên lưới điện theo GBGPH được thực hiện như thế nào?
1. Các ĐVQLVH liên quan bàn giao cho cấp điều độ giữ quyền điều khiển của ĐVQLVH thiết
bị có ĐVCT làm việc (đơn vị cấp PCT).
2. Các ĐVQLVH liên quan bàn giao cho NCHTT của ĐVLCV.
3. Các ĐVQLVH liên quan bàn giao cho NCP của ĐVQLVH thiết bị có ĐVCT làm việc (đơn vị
cấp PCT).
3. ĐVQLVH thiết bị có ĐVCT làm việc (đơn vị cấp PCT) bàn giao cho các ĐVQLVH liên quan
theo GBG.
Câu 100: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, GBGPH được lập
và ghi như thế nào?
1. NCP của ĐVQLVH thiết bị có ĐVCT làm việc (đơn vị cấp PCT) ghi 02 bản GBG (ghi cả
phần nhận và phần trả các BPAT) với các ĐVQLVVH liên quan. Giao 01 bản cho NCHTT
2. NCP của ĐVQLVH thiết bị có ĐVCT làm việc (đơn vị cấp PCT) ghi đủ số bản bản GBG (ghi
cả phần nhận và phần trả các BPAT) và giao cho mỗi ĐVQLVVH liên quan 01 bản.
3. NCHTT của ĐVLCV ghi 01 bản GBG (ghi cả phần nhận và phần trả các BPAT) với các
ĐVQLVVH liên quan
4. NCP của ĐVQLVH thiết bị có ĐVCT làm việc (đơn vị cấp PCT) ghi 01 bản GBGPH (ghi cả
phần nhận và phần trả các BPAT) với các ĐVQLVVH liên quan
Câu 101: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, việc huấn luyện an
toàn, cho người lao động được quy định như thế nào?
1. Các đơn vị lập kế hoạch và tổ chức huấn luyện QTATĐ định kỳ 01 năm/01 lần (có chia ra quý
4 năm trước và quý 1 năm sau).
2. Các đơn vị lập kế hoạch và tổ chức huấn luyện QT881, QT959 định kỳ 02 năm/01 lần (vào
quý 1).
3. Các đơn vị lập kế hoạch và tổ chức huấn luyện QT881, QT959 định kỳ 01 năm/01 lần (có chia
ra quý 4 năm trước và quý 1 năm sau).
4. Các đơn vị lập kế hoạch và tổ chức huấn luyện công tác QLKT-VH định kỳ 01 năm/01 lần (có
chia ra quý 4 năm trước và quý 1 năm sau).
Câu 102: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, việc cấp các thẻ an
toàn cho người lao động theo các QTAT được quy định như thế nào?
1. Cấp Thẻ kiểm tra viên Điện lực theo quy định pháp luật, Thẻ ATĐ theo QT959.
2. Cấp Thẻ an toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa (theo mẫu tại Phụ lục 15 CV6829).
3. Cấp Thẻ an toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa (theo mẫu tại Phụ lục 15), Thẻ chức danh theo quy định
của EVN.
4. Cấp Thẻ an toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa (theo mẫu tại Phụ lục 15), Thẻ ATĐ theo QT959.
Câu 103: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, những chức danh
an toàn nào phải có Quyết định công nhận?
1. Người cấp PCT, NCP, NGSAT, NLĐCV, NCHTT, NCG.
2. Nhân viên ĐVCT, NCP, NGSAT, NLĐCV, NCHTT, NCG.
3. Người GSTT, NCP, NGSAT, NLĐCV, NCHTT, NCG.
4. Người thao tác, NCP, NGSAT, NLĐCV, NCHTT, NCG
Câu 104: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, việc lập, duyệt,
thực hiện Phương án TCTC và BPAT bổ sung những nội dung gì?
1. Yêu cầu đánh giá rủi ro; Cho phép gia hạn Phương án không quá 01 tháng.
2. Không bổ sung gì.
3. Yêu cầu đánh giá chỉ số độ tin cậy cung cấp điện khi thực hiện Phương án.
4. Cho phép thay đổi nhà thâu nhưng không phải ký duyệt lại Phương án.
Câu 105: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, việc thực hiện cấp
PCT theo QT881 được quy định như thế nào?
1. Khi sửa chữa, cải tạo trụ sở, kiến trúc, kho tàng…thì đơn vị quản lý công trình phải cấp
PCT959, LCT959 cho nhà thầu.
2. Khi sửa chữa, cải tạo trụ sở, kiến trúc, kho tàng…thì đơn vị quản lý công trình phải cấp
PCT881, LCT881 cho nhà thầu.
3. Khi sửa chữa, cải tạo trụ sở, kiến trúc, kho tàng…thì đơn vị thi công công trình phải cấp
PCT881, LCT881 cho ĐVCT của mình.
4. Khi sửa chữa, cải tạo trụ sở, kiến trúc, kho tàng…thì không phải cấp bất cứ PCT hay LCT nào
cho nhà thầu.
Câu 106: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, trường hợp thực
hiện công tác vừa có yếu tố an toàn điện vừa có yếu tố an toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa thì sử
dụng mẫu PCT nào?
1. Thực hiện mẫu PCT, LCT theo QT881 và theo CV6829,
2. Thực hiện mẫu PCT, LCT theo Thông tư 05/2021/TT-BCT.
3. Thực hiện mẫu PCT, LCT theo QT959 và theo CV6829
4. Không thực hiện PCT, LCT nào mà triển khai thi công theo Phuiwng án TCTC và BPAT đã
duyệt.
Câu 107: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 thì hiệu lực của
PCT được tính như thế nào?
1. Tính bắt đầu từ khi NCP ký bàn giao nới làm việc đến khi NCP ký khóa PCT.
2. Tính bắt đầu từ khi NCHTT ký tiếp nhận nơi làm việc đến khi NCP ký khóa PCT.
3. Tính bắt đầu từ khi ĐVCT vào làm việc đến khi NCHTT ký tar nơi làm việc.
4. Tính bắt đầu từ khi Người cấp ký cấp PCT đến khi NCP ký khóa PCT.
Câu 108: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, NCP phải kiểm tra
những loại thẻ nào của nhân viên ĐVCT?
1. Kiểm tra Thẻ ATĐ, Thẻ an toàn thủy cơ nhiệt hóa, Thẻ ATLĐ của nhân viên ĐVCT (những
đối tượng thuộc diện phải cấp Thẻ).
2. Kiểm tra Thẻ Kiểm tra viên Điện lực, Thẻ an toàn thủy cơ nhiệt hóa, Thẻ ATLĐ nhân viên
ĐVCT (những đối tượng thuộc diện phải cấp Thẻ).
3. Kiểm tra Thẻ chức danh nhân viên, Thẻ an toàn thủy cơ nhiệt hóa, Thẻ ATLĐ nhân viên
ĐVCT (những đối tượng thuộc diện phải cấp Thẻ).
4. Kiểm tra Thẻ ATĐ, Thẻ an toàn thủy cơ nhiệt hóa, Căn cước công dân (những đối tượng thuộc
diện phải cấp Thẻ).
Câu 109: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 Lưu đồ 01 là Lưu
đồ gì?
1. Trỉnh tự các bước KSHT, lập, duyệt, thực hiện PA TCTC và BPAT.
2. Trỉnh tự các bước thực hiện PCT.
3. Trỉnh tự các bước thực hiện LCT.
4. Trỉnh tự các bước thực hiện GBGPH.
Câu 110: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 Lưu đồ 02 là Lưu
đồ gì?
1. Trỉnh tự các bước KSHT, lập, duyệt, thực hiện PA TCTC và BPAT.
2. Trỉnh tự các bước thực hiện PCT.
3. Trỉnh tự các bước thực hiện LCT.
4. Trỉnh tự các bước thực hiện GBGPH.
Câu 111: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 Lưu đồ 03 là Lưu
đồ gì?
1. Trỉnh tự các bước KSHT, lập, duyệt, thực hiện PA TCTC và BPAT.
2. Trỉnh tự các bước thực hiện PCT.
3. Trỉnh tự các bước thực hiện LCT.
4. Trỉnh tự các bước thực hiện GBGPH.
Câu 112: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 Lưu đồ 04 là Lưu
đồ gì?
1. Trỉnh tự các bước KSHT, lập, duyệt, thực hiện PA TCTC và BPAT.
2. Trỉnh tự các bước thực hiện PCT.
3. Trỉnh tự các bước thực hiện LCT.
4. Trỉnh tự các bước thực hiện GBGPH.
Câu 113: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 Lưu đồ 05 là Lưu
đồ gì?
1. Trỉnh tự các bước thực hiện vệ sinh cách điện bằng nước áp lực cao không cắt điện.
2. Trỉnh tự các bước thực hiện sửa chữa Hotline theo kế hoạch.
3. Trỉnh tự các bước thực hiện sửa chữa Hotline đột xuất.
4. Trỉnh tự các bước thực hiện công tác trong TBA KNT.
Câu 1: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 Lưu đồ 07 là Lưu đồ gì?
1. Trỉnh tự các bước thực hiện vệ sinh cách điện bằng nước áp lực cao không cắt điện.
2. Trỉnh tự các bước thực hiện sửa chữa Hotline theo kế hoạch.
3. Trỉnh tự các bước thực hiện sửa chữa Hotline đột xuất.
4. Trỉnh tự các bước thực hiện công tác trong TBA KNT.
Câu 114: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 Lưu đồ 6A là Lưu
đồ gì?
1. Trỉnh tự các bước thực hiện vệ sinh cách điện bằng nước áp lực cao không cắt điện.
2. Trỉnh tự các bước thực hiện sửa chữa Hotline theo kế hoạch.
3. Trỉnh tự các bước thực hiện sửa chữa Hotline đột xuất.
4. Trỉnh tự các bước thực hiện công tác trong TBA KNT.
Câu 115: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 Lưu đồ 6B là Lưu
đồ gì?
1. Trỉnh tự các bước thực hiện vệ sinh cách điện bằng nước áp lực cao không cắt điện.
2. Trỉnh tự các bước thực hiện sửa chữa Hotline theo kế hoạch.
3. Trỉnh tự các bước thực hiện sửa chữa Hotline đột xuất.
4. Trỉnh tự các bước thực hiện công tác trong TBA KNT.
Câu 116: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 Lưu đồ 08 là Lưu
đồ gì?
1. Trỉnh tự các bước thực hiện vệ sinh cách điện bằng nước áp lực cao không cắt điện.
2. Trỉnh tự các bước thực hiện sửa chữa Hotline theo kế hoạch.
3. Trỉnh tự các bước thực hiện xử lý khắc phục hậu quả sự cố.
4. Trỉnh tự các bước thực hiện sửa chữa lưới điện hạ áp đang mang điện.
Câu 117: Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 Lưu đồ 09 là Lưu
đồ gì?
1. Trỉnh tự các bước thực hiện vệ sinh cách điện bằng nước áp lực cao không cắt điện.
2. Trỉnh tự các bước thực hiện sửa chữa Hotline theo kế hoạch.
3. Trỉnh tự các bước thực hiện xử lý khắc phục hậu quả sự cố.
4. Trỉnh tự các bước thực hiện sửa chữa lưới điện hạ áp đang mang điện.

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


QUY TRÌNH AN TOÀN VỆ SINH CÁCH ĐIỆN BẰNG NƯỚC ÁP LỰC
CAO KHÔNG CẮT ĐIỆN (RỬA SỨ)

Câu 1: Quy định về điều kiện thời tiết, ánh sáng khi tiến hành vệ sinh hotline:
1. Nếu có khả năng mưa giông sấm sét thì vẫn tiến hành công việc vệ sinh hotline.
2. Thời tiết bình thường, gió nhẹ dưới cấp 4, không có: mưa phùn, mưa giông, sấm sét, sương
mù.
3. Có ánh sáng để nhìn thấy phần cách điện và phần mang điện.
4. Đáp án b và c đúng
Câu 2: Quy định về nối đất khi thực hiện vệ sinh hot-line:
1. Tất cả thiết bị, phụ kiện, vật dụng bằng kim loại tham gia vào quá trình vệ sinh hot-line trạm
biến áp 110 kV, đường dây 110 kV và đường dây 35 kV đều phải nối đất.
2. Tất cả thiết bị, phụ kiện, vật dụng bằng kim loại tham gia vào quá trình vệ sinh hot-line đường
dây 110 kV và trạm biến áp 22, 35, 110kV phải nối đất.
3. Đối với lưới điện có trung tính trực tiếp nối đất thì tất cả thiết bị, phụ kiện, vật dụng bằng kim
loại tham gia vào quá trình vệ sinh hot-line phải nối đất.
4. Đáp án b và c đúng.
Câu 3: Trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân của người thực hiện vệ sinh hot-line
bao gồm:
1. Bộ quần áo bảo hộ lao động; Dây đeo an toàn; Mũ bảo hộ, găng tay vải, giày vải, kính bảo hộ;
Găng và ủng cách điện - 1000 V;
2. Bộ quần áo bảo hộ lao động; Mũ bảo hộ, găng tay vải, giày vải, kính bảo hộ; Găng cách điện -
1000 V;
3. Bộ quần áo bảo hộ lao động; Dây đeo an toàn; Mũ bảo hộ, găng tay vải, giày vải, kính bảo hộ;
Găng tay cách điện - 1000 V; Ủng cách điện - 22 kV.
4. Tất cả đáp án trên đều sai.
Câu 4: Quy định về việc đo điện trở suất và điện dẫn suất nước cách điện trước khi
vệ sinh hot-line:
1. Việc đo điện trở suất nước cách điện phải làm ngay trước khi tiến hành vệ sinh cách điện hot-
line. Có thể dùng một máy đo điện dẫn suất đo 02 lần rồi quy đổi ra điện trở suất theo công thức
quy định.
2. Việc đo điện trở suất hoặc điện dẫn suất nước cách điện phải làm ngay trước khi tiến hành vệ
sinh cách điện hot-line. Phải dùng 02 máy đo để kiểm chứng độc lập, giá trị đo nằm trong quy
định mới được tiến hành công việc.
3. Việc đo điện trở suất và điện dẫn suất phải được tiến hành bằng 02 máy đo kiểm chứng độc
lập, giá trị đo vẫn đảm bảo tính chính xác sau 24h kể từ khi đo.
4. Trong khi đo điện trở suất và điện dẫn suất, nếu một giá trị đo không đúng quy định thì nước
cách điện vẫn đảm bảo điều kiện để vệ sinh hot-line.
Câu 5: Quy định về giá trị dòng điện rò qua nước đảm bảo an toàn thực hiện vệ sinh
hot-line trên lưới điện đến cấp 110 kV:
1. ≥ 01mA và ≤ 02mA .
2. ≤ 08m1.
3. ≤ 02m1.
4. ≤ 01m1.
Câu 6: Quy định về trách nhiệm của người chỉ huy trực tiếp khi tiến hành vệ sinh
hot-line:
1. Trường hợp nhóm công tác vệ sinh hot-line làm việc dưới sự giám sát của đơn vị quản lý vận
hành thì không cần có người chỉ huy trực tiếp.
2. Người chỉ huy trực tiếp phải giám sát đảm bảo an toàn cho những nhân viên làm việc trên cao
và có thể phụ trách phần động lực trong quá trình tiến hành công việc.
3. Khi phát sinh các vấn đề làm cản trở hoặc có khả năng mất an toàn thì người chỉ huy trực tiếp
phải ra lệnh ngừng ngay công việc sau khi được sự cho phép của cấp có thẩm quyền.
4. Người chỉ huy trực tiếp kiểm tra chuẩn bị nơi làm việc, kiểm tra các trang thiết bị, nguồn
nước,...bảo đảm đủ các điều kiện an toàn, hướng dẫn đơn vị công tác những điều kiện cần thiết,
chịu trách nhiệm về độ chính xác và đầy đủ khi tiến hành các biện pháp an toàn cần thiết phù hợp
với đặc điểm của vị trí công tác.
Câu 7: Theo quy trình vệ sinh hot-line được các loại công việc sau:
1. Vệ sinh cách điện đứng, vệ sinh chuỗi cách điện đỡ (chuỗi cách điện treo), vệ sinh chuỗi cách
điện néo.
2. Vệ sinh cách điện thiết bị trong trạm biến áp (trừ tủ hợp bộ, các loại tủ bảng khác).
3. Vệ sinh cách điện thiết bị treo trên cột điện.
4. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 8: Người thực hiện vệ sinh hot-line cần phải:
1. Bảo đảm sức khỏe theo quy định.
2. Huấn luyện chuyên môn và cấp giấy chứng nhận cho người thực hiện công việc vệ sinh hot-
line
3. Cả 2 ý trên đều đúng.
4. Cả 2 ý trên đều sai.
Câu 9: Người thực hiện vệ sinh hot-line phải đeo găng tay cách điện tối thiểu là:
1. 1000V.
2. 10000V.
3. 100000V.
4. 1000000V.
Câu 10: Người thực hiện vệ sinh hot-line phải đi ủng cách điện tối thiểu là:
1. 10kV.
2. 22kV.
3. 35kV.
4. 110kV.
Câu 11: Tất cả vật dụng làm việc trên cao đều được di chuyển lên bằng:
1. Hệ dây thừng và puly.
2. Dây thừng.
3. Người phụ trèo đưa lên.
4. Người vệ sinh hot-line trèo cột câm theo lên.
Câu 12: Với cấp điện áp 110kV các phần thiết bị kim loại (như xe ôtô, máy bơm,
động cơ ...) phải được:
1. Nối đất.
2. Không cần nối đất.
3. Đặt cách xa các thiết bị mang điện.
4. Đặt cách 3,0m với các thiết bị mang điện.
Câu 13: Những người chịu trách nhiệm an toàn vệ sinh hot-line bao gồm:
1. Các chức danh trong Phiếu công tác.
2. Người phê duyệt phương án công tác.
3. Người chỉ huy trực tiếp có thể kiêm nhiệm vụ người giám sát’
4. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 14: Giá trị dòng điện rò phụ thuộc váo yếu tố nào sau đây:
1. Cấp điện áp vận hành.
2. Khoảng cách từ phần tử mang điện đến đầu vòi phun.
3. Chất lượng cách điện của nước vệ sinh hotline.
4. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 15: Khi bảo đảm tiêu chuẩn điện trở suất của nước và khoảng cách tối thiểu
theo từng cấp điện áp thì dòng điện rò qua dòng nước không được vượt quá:
1. 1m1.
2. 2m1.
3. 0,1m1.
4. 0,2m1.
Câu 16: Áp lực nước tại máy bơm và điện trở suất của nước khi tiến hành vệ sinh
hotline có cấp điện áp đến 35kV:
1. Áp lực nước tối thiểu 45 bar và điện trở suất tối thiểu 20 kΩ.cm.
2. Áp lực nước tối thiểu 45 bar và điện trở suất tối thiểu 20 kΩ.cm.
3. Áp lực nước tối thiểu 35 bar và điện trở suất tối thiểu 20 kΩ.cm.
4. Áp lực nước tối thiểu 35 bar và điện trở suất tối thiểu 25 kΩ.cm.
Câu 17: Không được thực hiện vệ sinh cách điện hotline khi gặp trường hợp nào sau
đây:
1. Khi có gió cấp 4 trở lên.
2. Khi có mưa phùn, mưa giông, sấm sét, sương mù.
3. Khi môi trường có độ ẩm không khí lớn hơn 90%.
4. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 18: Khi tiến hành vệ sinh cách điện hotline mà thấy xuất hiện các tia lửa điện
vầng quang trên cách điện thì phải xử lý như thế nào:
1. Hướng tia nước vào điểm xuất hiện tia lửa để làm sạch và dập tắt vầng quang.
2. Ngừng ngay công việc vệ sinh cách điện và báo cho người chỉ huy trực tiếp.
3. Cả 2 ý trên đều đúng.
4. Cả 2 ý trên đều sai.
Câu 19: Khi tiến hành vệ sinh cách điện hotline mà cách điện loại Polymer,
Composite cần lưu ý:
1. Tăng áp lực vòi phun so với khi vệ sinh cách điện thủy tinh hoặc sứ gốm.
2. Giảm áp lực vòi phun khoảng 5 bar so với khi vệ sinh cách điện thủy tinh hoặc sứ gốm.
3. Để áp lực vòi phun bằng với khi vệ sinh cách điện thủy tinh hoặc sứ gốm.
4. Có thể thực hiện cả 3 cách trên.
Câu 20: Khi vệ sinh dao cách ly bắn nước trực tiếp vào vùng có má tiếp điểm dao
cách ly:
1. Không được bắn.
2. Được bắn.
3. Được bắn nhưng với áp lực nước nhỏ hơn 30 bar.
4. Được bắn nhưng với áp lực nước lớn hơn 30 bar nhỏ hơn 35 bar.
Câu 21: Khi vệ sinh cầu chì tự rơi (FCO) bắn nước trực tiếp vào ống chì tự rơi:
1. Không được bắn.
2. Được bắn.
3. Được bắn nhưng với áp lực nước nhỏ hơn 20 bar.
4. Được bắn nhưng với áp lực nước lớn hơn 20 bar nhỏ hơn 30 bar.
Câu 22: Khi cách điện bị nhiễm bẩn nặng (đóng rêu, bám bụi xi măng, bụi than, bụi
hóa chất,…) cần bắn nước :
1. Ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau khoảng 5 đến 10 phút.
2. Ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 phút.
3. Ít nhất một lần.
4. Ít nhất ba lần, mỗi lần cách nhau khoảng 5 đến 10 phút.
Câu 23: Một đội công tác vệ sinh cách điện hot-line tối thiểu phải có bao nhiêu
người?
1. Ba
2. Bốn
3. Năm
4. Sâu
Câu 24: Máy đo điện trở suất hoặc điện dẫn suất của nước phải được định kỳ kiểm
chuẩn tại cơ quan có chức năng có thởi hạn:
1. 14 tháng
2. 16 tháng
3. 12 tháng
4. 18 tháng
Câu 25: Khoảng cách nhỏ nhất khi di chuyển các dụng cụ hoặc các chi tiết kim loại
lên cột đối với phần mang điện cấp điện áp đến 35kV là:
1. 2,0 m
2. 3,0 m
3. 4,0 m
4. 2,5 m
Câu 26: Khoảng cách cho phép nhỏ nhất tại vùng làm việc với cấp điện áp đến 35
kV là:
1. 2,5 m
2. 3,0 m
3. 2,0 m
4. 3,5 m
TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


QUY TRÌNH AN TOÀN HOTLỈNE

Câu 1: Những công nhân nào được phép thi công hotline?
1. Đã được huấn luyện, thực hành về kỹ thuật hotline.
2. Đã được huấn luyện, thực tấp về kỹ thuật hotline và thi sát hạch đạt yêu cầu được thực hiện
công tác hotline.
3. Đã huấn luyện thực tế trên đường dây đang có điện.
4. Được ban huấn luyện cho phép.
Câu 2: Công nhân hotline cần trang bị an toàn cá nhân như thế nào?
1. Phải trang bị an toàn cá nhân đầy đủ: Quần áo BHLĐ, mũ an toàn, mang giầy, găng tay, vai
áo, dây lưng an toàn.
2. Phải trang bị an toàn cá nhân đầy đủ: Quần áo BHLĐ, mũ an toàn, mang giầy, găng tay, vai
áo.
3. Phải trang bị an toàn cá nhân đầy đủ: Quần áo BHLĐ, mũ an toàn, mang giầy, găng tay, dây
lưng an toàn.
4. Đươc trang bị như công nhân ngành điện bình thường.
Câu 3: Điều kiện thời tiết nào không được phép thi công hotline?
1. Khi trời u ám, thời tiết khô hanh hoặc có sương mù hoặc có dông hoặc có gió từ cấp 4 trở lên.
2. Khi trời mưa hoặc khi thời tiết ẩm ướt hoặc có sương mù hoặc có giông hoặc có gió từ cấp 5
trở lên.
3. Khi trời u ám.
4. Khi có sương mù hoặc có dông hoặc có gió từ cấp 6 trở lên.
Câu 4: Công tác hotline được thi công khi nào trong ngày?
1. Được thi công vào bất cứ thời gian nào.
2. Được thi công cả vào ban đêm khi có đèn chiếu sáng đảm bảo ánh sáng làm việc.
3. Cấm thực hiện công tác hotline khi trời tối hoặc ban đêm, nơi làm việc không đủ ánh sáng.
4. Chỉ được thi công từ 6h00 đến 16h00.
Câu 5: Khi công tác hotline trên đường dây đang mang điện, cần phải đăng ký gì?
1. Tất cả các công việc đều phải đăng ký công tác trên đường dây đang mang điện và phải có
phiếu công tác.
2. Chỉ cần thông báo bằng điện thoại cho điện lực khu vực.
3. Tất cả các công việc đều phải có đăng ký công tác trên đường dây và phải có phiếu thao tác.
4. Tất cả các công việc đều phải có đăng ký công tác trên đường dây bằng thư điện tử.
Câu 6: Khi công tác hotline cần bao nhiêu người?
1. Nhóm công tác phải có từ hai người trở lên.
2. Nhóm công tác phải có 1 nhóm trưởng và từ hai tổ viên trở lên.
3. Có thể đi thi công một mình khi có tình huống quan trọng.
4. Nhóm công tác phải có từ 6 người trở lên. Chỉ được làm việc khi có người giám sát an toàn.
Câu 7: Công nhân Live- line tại công trường làm theo mệnh lệnh của ai?
1. Công nhân live- line phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh sản xuất của Đội trưởng.
2. Công nhân live- line phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh sản xuất của Đội phó trực tiếp theo
dõi về công tác Live- line.
3. Công nhân live- line phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh sản xuất của người trưởng nhóm,
giám sát an toàn.
4. Công nhân live- line phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh sản xuất của người giám sát an toàn.
Câu 8: Trưởng nhóm công tác tối thiểu phải có kiến thức và trình độ an toàn như
thế nào?
1. Phải có trình độ an toàn bậc 4 trở lên, và đã qua làm việc thực tế trên đường dây ít nhất 3 năm.
2. Phải có kiến thức tay nghề cao, có trình độ an toàn bậc 4 trở lên và đã qua làm việc thực tế
trên đường dây ít nhất 3 năm.
3. Phải có kiến thức tay nghề cao, và đã qua làm việc thực tế trên đường dây ít nhất 3 năm.
4. Phải có kiến thức tay nghề cao, có trình độ an toàn bậc 4 trở lên.
Câu 9: Điều kiện sức khỏe trước khi thực hiện công tác hotline?
1. Trước khi thực hiện công tác, công nhân phải có sức khỏe tốt, tâm lý ổn định.
2. Trước khi thực hiện công tác, công nhân phải có sức khỏe tốt.
3. Trước khi thực hiện công tác, công nhân phải có tâm lý ổn định.
4. Không cần điều kiện về sức khỏe, chỉ cần thao tác tốt.
Câu 10: Trước khi tiến hành công tác hotline, quá trình tiến hành công việc nhóm
công tác phải thống nhất và xử lý những nội dung gì?
1. phương pháp và trình tự tiến hành công việc.
2. Mọi sự thay đổi phương pháp hoặc thay đổi về trình tự tiến hành công việc phải được thông
qua cho mọi người trong nhóm biết và được sự nhất trí trong toàn nhóm công tác.
3. Khi gặp trở ngại trong công tác, người trưởng nhóm công tác phải báo cáo lên người lãnh đạo
công việc để xin ý kiến chỉ đạo.
4. Cả 03 ý trên
Câu 11: Biện pháp cảnh giới không cho người lạ mặt xe cộ vào khu vực công trường
thi công hotline.
1. Trước khi làm việc, nhóm công tác phải lập rào chắn hai đầu công tác và cử người cảnh giới
không cho người lạ mặt xe cộ vào khu vực công trường.
2. Trước khi làm việc, nhóm công tác phải cử người cảnh giới không cho người lạ mặt xe cộ vào
khu vực công trường.
3. Trước khi làm việc, nhóm công tác phải lập rào chắn xung quanh nơi công tác và cử người
cảnh giới không cho người lạ mặt xe cộ vào khu vực công trường.
4. Trước khi làm việc, nhóm công tác phải lập rào chắn xung quanh nơi công tác.
Câu 12: Trước khi bắt đầu công việc hotline, đơn vị vận hành lưới những gì?
1. Phải khóa các thiết bị tự đóng lại và không đóng lại bằng tay.
2. Phải nắm bắt các biện pháp thi công.
3. Phải khóa các máy cắt đầu nguồn.
4. Phải khóa các thiết bị bảo vệ trên lưới điện.
Câu 13: Công nhân hotline không được mang những vật dụng cá nhân nào khi công
tác?
1. Công nhân không được mang đồng hồ, nhẫn.
2. Công nhân không được mang đồng hồ, dây chuyền, nhẫn.
3. Công nhân không được mang dây chuyền, nhẫn.
4. Công nhân không được mang đồng hồ, dây chuyền.
Câu 14: Công nhân hotline được phép dùng tay chạm trực tiếp vào phần mang điện
khi nào?
1. Khi đang đứng trên xe gàu cách điện hoặc bệ đỡ cách điện.
2. Khi mang găng cao su cách điện.
3. Chỉ được phép chạm vào một pha.
4. Nghiêm cấm công nhân dùng tay chạm trực tiếp vào phần mang điện mặc dù đang đứng trên
xe gàu cách điện hoặc bệ đỡ cách điện.
Câu 15: Công nhân hotline phải kiểm tra găng tay cao su và vai áo cao su cách điện
như thế nào?
1. Trước khi thi công.
2. Định kỳ mỗi tuần kiểm tra một lần.
3. Kiểm tra găng tay cao su và vai áo cao su cách điện trong ngày và trước khi làm việc. Lưu ý
các trang bị, dụng cụ cách điện phải có cấp cách điện phù hợp với điện áp lưới điện.
4. Kiểm tra găng tay cao su và vai áo cao su cách điện 2 lần trong ngày.
Câu 16: Trang bị cách điện hotline phải được bảo quản, thử nghiệm như thế nào?
1. Trang bị cách điện phải được bảo quản trong phòng khô ráo và phải được bảo vệ chống hư
hỏng cơ học, chống bụi ẩm, hóa chất. Trước khi sử dụng công nhân hot line phải kiểm tra và làm
sạch các trang bị cách điện và các dụng cụ cách điện khá3.
2. Việc thử nghiệm trang bị cách điện được tiến hành theo các quy trình quy phạm KTAT hiện
hành.
3. Nếu trang bị cách điện bị ẩm nặng thì sau khi sấy cẩn thận phải tiến hành thử nghiệm ngoài
hạn định.
4. Thực hiện cả 3 nội dung trên.
Câu 17: Khi vận chuyển các dụng cụ hotline phải lưu ý việc gì?
1. Khi vận chuyển các dụng cụ phải được đặt đúng vị trí của nó trên rơ – móc và đảm bảo những
phần kim loại không va chạm vào cách điện của các sào cách điện, găng ủng, vai áo cao su.
2. Khi vận chuyển các dụng cụ phải đảm bảo những phần kim loại không va chạm vào cách điện
của các sào cách điện, găng ủng, vai áo cao su.
3. Khi vận chuyển các dụng cụ phải được đặt đúng vị trí của nó trên rơ – móc.
4. Khi vận chuyển các dụng cụ phải được ràng buôc chặt chẽ đảm bảo không bị xê dịch khi di
chuyển.
Câu 18: Cách bảo quản dụng cụ cao su cách điện trong công tác hotline?
1. Các dụng cụ cao su cách điện trong công tác không được để gần các sản phẩm dầu hỏa, hóa
chất có ảnh hưởng tới vật liệu cách điện.
2. Các dụng cụ cao su cách điện trong công tác không được gấp lại hoặc để gần các sản phẩm
dầu hỏa, hóa chất có ảnh hưởng tới vật liệu cách điện hoặc những vật nhọn, sắc… và phải được
tránh xa nguồn nhiệt.
3. Các dụng cụ cao su cách điện trong công tác không được gấp lại hoặc để gần những vật nhọn,
sắc... và phải được tránh xa nguồn nhiệt.
4. Các dụng cụ cao su cách điện trong công tác không được để gần nguồn nhiệt.
Câu 19: Khi sử dụng xe gàu cách điện, công nhân live- line phải kiểm tra những gì?
1. Khi sử dụng xe gàu cách điện, công nhân phải kiểm tra hệ thống thủy lực sau khi hạ chân
chống của xe gàu, phải chắc rằng không có sự rò rỉ ở các van.
2. Khi sử dụng xe gàu cách điện, công nhân phải kiểm tra chắc rằng không có sự rò rỉ ở các van.
3. Khi sử dụng xe gàu cách điện, công nhân phải kiểm tra hệ thống thủy lực sau khi hạ chân
chống của xe gàu.
4. Khi sử dụng xe gàu cách điện, công nhân phải kiểm tra hệ thống phanh và khởi động của xe
gàu.
Câu 20: Các lưu ý khi đang thi công hotline bằng xe gàu cách điện?
1. Cấm người đứng dưới phạm vi di chuyển của cần cẩu xe gàu khi cần cẩu, xe gàu đang hoạt
động.
2. Khi làm việc, công nhân hotline phải tập trung tư tưởng, không đùa nghịch, làm cẩn thận,
chính xác đúng quy trình, đúng kỹ thuật
3. Nghiêm cấm công nhân hotline làm bừa làm ẩu, làm không đúng quy trình, làm không đúng
kỹ thuật.
4. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 21: Theo Quy trình An toàn điện, trong những quy định điều kiện khi làm việc
có điện thì nội dung nào không đúng (không phù hợp)?
1. Danh mục những công việc làm việc có điện phải được Cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Những người làm việc với công việc có điện phải được đào tạo, huấn luyện phù hợp với thiết
bị, quy trình, công nghệ được trang bị.
3. Phương án thi công và biện pháp an toàn phải được phê duyệt trước khi thực hiện. Có các quy
trình thực hiện công việc theo công nghệ áp dụng.
4. Phải có xe Hotline chuyên dùng và các dụng cụ sửa chữa có chất lượng tốt, còn hạn kiểm
định
Câu 22: Theo Quy trình An toàn điện, trong các BPAT khi làm việc có điện thì nội
dung nào không đúng (không phù hợp)?
1. Phải có xe Hotline chuyên dùng và các dụng cụ sửa chữa có chất lượng tốt, còn hạn kiểm định
2. Kiểm tra các kết cấu kim loại tại nơi làm việc có khả năng tiếp xúc phải đảm bảo không có
điện.
3. Khi làm việc trên hoặc gần phần có điện cao áp, Nhân viên đơn vị công tác không được mang
theo đồ trang sức hoặc vật dụng cá nhân bằng kim loại.
4. Phải sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện bảo vệ thích hợp. Khi làm việc có điện, tại vị
trí làm việc Nhân viên đơn vị công tác phải xác định phần có điện gần nhất.
Câu 23: Theo Quy trình An toàn điện, nhân viên đơn vị công tác sử dụng các trang
bị, dụng cụ cho làm việc có điện cao áp hoặc di chuyển các dụng cụ hoặc chi tiết bằng kim
loại lên cột thì:
1. Phải đảm bảo khoảng cách an toàn điện không rào chắn đối với các phần có điện xung quanh
khác (nếu chưa được bọc cách điện) phải bảo đảm theo quy định đối với điện áp đến 35kV là 1,0
mét, 110kV là 1,5 mét.
2. Phải đảm bảo khoảng cách cho phép nhỏ nhất đối với các phần có điện xung quanh khác (nếu
chưa được bọc cách điện) phải bảo đảm theo quy định đối với điện áp đến 35kV là 0,6 mét,
110kV là 1,0 mét.
3. Phải đảm bảo khoảng cách an toàn phóng điện đối với các phần có điện xung quanh khác (nếu
chưa được bọc cách điện) phải bảo đảm theo quy định đối với điện áp đến 35kV là 4,0 mét,
110kV là 6,0 mét.
4. Phải đảm bảo khoảng cách an toàn điện có rào chắn đối với các phần có điện xung quanh khác
(nếu chưa được bọc cách điện) phải bảo đảm theo quy định đối với điện áp đến 35kV là 0,6 mét,
110kV là 1,5 mét.
Câu 24: Theo Quy trình An toàn điện, khi đứng trên các trang bị cách điện đã đẳng
thế với dây dẫn, điều cấm nào sau đây không đúng (không phù hợp)?
1. Cấm chạm vào đầu sứ hoặc các chi tiết khác có điện áp khác với điện áp của dây dẫn.
2. Cấm chạm vào nhau hoặc trao cho nhau bất cứ vật gì có thể làm mất đẳng thế.
3. Cấm di chuyển trên các trang bị cách điện sau khi người đó đã đẳng thế với dây dẫn.
4. Cấm đứng lên, ngồi xuống trên trang bị cách điện đã đẳng thế với dây dẫn.
Câu 25: Theo Quy trình An toàn điện, chỉ được phép vào và ra khỏi phần làm việc
của trang bị cách điện trong trường hợp nào?
1. Sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn và Nhân viên đơn vị công tác đã cách xa
dây dẫn ở khoảng cách 0,5 mét đối với điện áp 110kV
2. Sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn và Nhân viên đơn vị công tác đã cách xa
dây dẫn ở khoảng cách 0,5 mét đối với điện áp 35kV
3. Sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn và Nhân viên đơn vị công tác đã cách xa
dây dẫn ở khoảng cách 1,5 mét đối với điện áp 110kV
4. Sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn và Nhân viên đơn vị công tác đã cách xa
dây dẫn ở khoảng cách 1,5 mét đối với điện áp 22kV
Câu 26: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về thời tiết khi làm việc với ĐDK
cao áp đang có điện (sửa chữa nóng) trên ĐDK điện áp đến 35kV như thế nào?
1. Cấm thực hiện công tác khi trời mưa hoặc khi thời tiết ẩm ướt hoặc
có sương mù hoặc có giông sét hoặc có gió từ cấp 5 trở lên; khi
trời tối, nơi làm việc không đủ ánh sáng.
2. Cấm thực hiện công việc khi có gió cấp 4 trở lên, khi có mưa phùn,
mưa giông, sấm sét, sương mù hoặc độ ẩm không khí không đảm
bảo an toàn theo quy trình.
3. Khi đang công tác mà nhận thấy có khả năng mưa giông, sấm sét
thì phải dừng ngay công việc và rút khỏi hiện trường.
4. Cấm thực hiện công việc khi có gió cấp 6 trở lên, khi có mưa phùn,
mưa giông, sấm sét, sương mù tùy theo điều kiện thực tế, Người
CHTT quyết định dừng công việc.
Câu 27: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về điều
kiện làm việc với ĐDK cao áp đang có điện (sửa chữa nóng)
trên ĐDK điện áp 110kV, nội dung nào không đúng (không
phù hợp)?
1. Trời tối hoặc ban đêm; nơi làm việc không đủ ánh sáng (tại vị trí
làm việc Nhân viên đơn vị công tác phải nhìn rõ phần có điện gần
nhất).
2. Điều kiện làm việc không an toàn hoặc không đủ nhân lực hoặc
không có Người chỉ huy trực tiếp, Người giám sát ATĐ.
3. Phương tiện bảo vệ cá nhân, trang thiết bị an toàn, dụng cụ thi công
không đầy đủ, không đảm bảo chất lượng, không phù hợp vời quy
trình công nghệ.
4. Cấm thực hiện công việc khi có gió cấp 6 trở lên, khi có mưa phùn,
mưa giông, sấm sét, sương mù tùy theo điều kiện thực tế, Người
CHTT quyết định dừng công việc.
Câu 28: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về biện pháp tổ chức khi làm việc
với ĐDK cao áp đang có điện (sửa chữa nóng) trên ĐDK điện áp 110kV như thế nào?
1. Tất cả công tác thi công sửa chữa, bảo trì ĐDK đang có điện đều
phải được khảo sát, lập phương án thi công, đăng ký công tác với
cấp Điều độ giữ quyền điều khiển và phải được cấp phiếu công tác.
2. Tất cả công tác thi công sửa chữa, bảo trì ĐDK đang có điện không
phải được khảo sát, lập phương án thi công, chỉ đăng ký công tác
với Đơn vị QLVH và phải được cấp phiếu công tác.
3. Tất cả công tác thi công sửa chữa, bảo trì ĐDK đang có điện đều
phải được khảo sát, lập phương án thi công, đăng ký công tác với
Đơn vị QLVH và phải được cấp phiếu công tác.
4. Tất cả công tác thi công sửa chữa, bảo trì ĐDK đang có điện đều
phải được khảo sát, lập phương án thi công, đăng ký cắt điện để
công tác với Đơn vị QLVH và phải được cấp phiếu công tác.
Câu 29: Theo Quy trình An toàn điện, BPAT nào để bảo vệ nhân viên ĐVCT không
bị phóng điện khi làm việc với ĐDK cao áp đang có điện (sửa chữa nóng)
1. Trước khi bắt đầu công việc phải thực hiện khóa các thiết bị rơ le
bảo vệ và không được đóng lại bằng tay.
2. Trước khi bắt đầu công việc phải thực hiện khóa các thiết bị tự
động đóng lại và không được đóng lại bằng tay.
3. Trước khi bắt đầu công việc phải thực hiện khóa các thiết bị tự
động đóng lại và chỉ được đóng lại bằng tay khi MC nhảy.
4. Trước khi bắt đầu công việc phải thực hiện cắt nguồn điều khiển
các MC và không được đóng lại.
Câu 30: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về sức khỏe khi làm việc với ĐDK
cao áp đang có điện (sửa chữa nóng) trên ĐDK điện áp 110kV như thế nào?
1. Tổ chức khám sức khỏe cho Nhân viên đơn vị công tác tại hiện trường trước khi tiến hành
công việc.
2. Nhân viên đơn vị công tác phải có đủ sức khỏe làm việc trn cao khi tiến hành công việc.
3. Tổ chức kiểm tra sức khỏe (thân nhiệt, huyết áp, thị lực, thính lực) cho Nhân viên đơn vị công
tác tại hiện trường trước khi tiến hành công việc.
4. Tổ chức túi cứu thương cá nhân phát cho cho Nhân viên đơn vị công tác tại hiện trường trước
khi tiến hành công việc.
Câu 31: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng
cách an toàn điện khi không có rào chắn đối với điện áp từ trên
35 đến 110kV như thế nào?
1. Không nhỏ hơn 2,0 mét.
2. Không nhỏ hơn 0,7 mét.
3. Không nhỏ hơn 1,5 mét.
4. Không nhỏ hơn 1,0 mét.
Câu 32: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi có rào
chắn (tức là khỏng cách từ rào chắn đến đến phần có điện) đối với điện áp từ 1 đến 15kV
như thế nào?
1. Không nhỏ hơn 0,35 mét.
2. Không nhỏ hơn 0,6 mét.
3. Không nhỏ hơn 0,8 mét.
4. Không nhỏ hơn 0,9 mét.
Câu 33: Theo Quy trình An toàn điện quy định việc treo thẻ đánh dấu các ĐVCT
trên sơ đồ vận hành tại những bộ phận nào?
1. Bộ phận 2. Bộ phận trực 3. Bộ phận Điều độ giữ 4. Bộ phận Điều độ giữ
Điều độ giữ vận hành lưới quyền điều khiển, bộ phận quyền điều khiển, nơi
quyền điều điện các Điện trực tiếp vận hành thiết bị làm việc của lãnh đạo
khiển. lực. nơi csẽ tiến hành công đơn vị cấp Điện lực
việc.
Câu 34: Theo Quy trình An toàn điện, quy định điện cao áp và hạ áp như thế nào?
1. Điện hạ áp là điện áp đến 1000V, điện cao áp là điện áp trên 1000V trở lên.
2. Điện hạ áp là điện áp dưới 1000V, điện cao áp là điện áp trên 1000V trở lên.
3. Điện hạ áp là điện áp dưới 1000V, điện cao áp là điện áp từ 1000V trở lên.
4. Điện hạ áp là điện áp đến 1000V, điện cao áp là điện áp từ 1000V trở lên.
Câu 35: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi có rào
chắn (tức là khỏng cách từ rào chắn đến đến phần có điện) đối với điện áp từ trên 15 đến
35kV như thế nào?
1. Không nhỏ hơn 0,7 mét.
2. Không nhỏ hơn 1,0 mét.
3. Không nhỏ hơn 0,6 mét.
4. Không nhỏ hơn 0,9 mét.
Câu 36: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi có
rào chắn (tức là khỏng cách từ rào chắn đến đến phần có điện) đối với điện áp từ trên 35
đến 110kV như thế nào?
1. Không nhỏ hơn 2,0 mét.
2. Không nhỏ hơn 0,7 mét.
3. Không nhỏ hơn 1,5 mét.
4. Không nhỏ hơn 1,0 mét.
Câu 37: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi có
rào chắn (tức là khỏng cách từ rào chắn đến đến phần có điện) đối với điện áp 220kV như
thế nào?
1. Không nhỏ hơn 1,5 mét.
2. Không nhỏ hơn 1,0 mét.
3. Không nhỏ hơn 2,0 mét.
4. Không nhỏ hơn 2,5 mét.
Câu 38: Theo Quy trình An toàn điện thì những điều kiện quy định cho chức danh
người cho phép trong PCT là:
1. Phải là lãnh đạo đơn vị QLVH, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh người
cho phép.
2. Phải thuộc các cấp chỉ huy điều độ vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ
4/5 trở lên và được công nhận chức danh người cho phép.
3. Được ĐVQLVH giaonhiệm vụ giao nhận hiện trường với ĐVCT, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên
và được công nhận chức danh người cho phép.
4. Phải là nhân viên ĐVCT, có bậc ATĐ từ 3/5 trở lên và được công nhận chức danh người cho
phép.
Câu 39: Theo Quy trình An toàn điện thì những điều kiện quy định cho chức danh
người GSATĐ trong PCT là:
1. Phải là lãnh đạo đơn vị QLVH, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
2. Phải thuộc các cấp chỉ huy điều độ vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ
4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
3. Phải là nhân viên vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và
được công nhận chức danh người GSATĐ.
4. Được ĐVQLVH hoặc ĐVLCV cử, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh
này.
Câu 40: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi
không có rào chắn đối với điện áp 220kV như thế nào?
1. Không nhỏ hơn 1,5 mét.
2. Không nhỏ hơn 1,0 mét.
3. Không nhỏ hơn 2,0 mét.
4. Không nhỏ hơn 2,5 mét.
Câu 41: Theo Quy trình An toàn điện thì những điều kiện quy định cho chức danh
người LĐCV trong PCT là:
1. Phải là lãnh đạo đơn vị QLVH, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
2. Phải thuộc các cấp chỉ huy điều độ vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ
4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
3. Phải là nhân viên vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và
được công nhận chức danh này.
4. Phải là người của ĐVCT, có bậc ATĐ 5/5 và được công nhận chức danh người LĐCV.
Câu 42: Theo Quy trình An toàn điện thì những điều kiện quy định cho chức danh
người CHTT trong PCT là:
1. Phải là lãnh đạo đơn vị QLVH, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
2. Phải thuộc các cấp chỉ huy điều độ vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ
4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
3. Phải là nhân viên vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và
được công nhận chức danh này.
4. Phải là người của ĐVCT, có bậc ATĐ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh người CHTT.
Không yêu cầu bậc ATĐ đối với công việc không có chuyên môn về điện
Câu 43: Theo Quy trình An toàn điện thì LCT được cấp bởi người của đơn vị
nào?
1. ĐVCT. 2. Đơn vị trực tiếp QLVH 3. Đơn vị phối hợp thực hiện các 4. Cả 03 mục
BPKTAT. đều sai.
Câu 44: Theo Quy trình An toàn điện thì khi nghỉ giải lao (hoặc ăn trưa) điều nào
không cần thực hiện?
1. Phải tháo dỡ toàn bộ các biện pháp an toàn (tiếp đất, rào chắn, TIển báo) đã thực hiện trước
đấy và gửi PCT cho nhân viên vận hành.
2. Sau khi nghỉ xong, không ai được vào nơi làm việc nếu chưa có mặt người CHTT (hoặc người
giám sát) để cho phép đơn vị trở lại nơi làm việc. Người CHTT (hoặc người giám sát) chỉ được
cho nhân viên vào làm việc khi đã kiểm tra còn đầy đủ các biện pháp an toàn.
3. Khi người CHTT chưa giao phiếu lại và ghi rõ là đã kết thúc công việc thì nhân viên vận hành
không được đóng, cắt thiết bị, thay đổi sơ đồ làm ảnh hưởng đến điều kiện làm việc.
4. Cả 03 điều đều không cần
Câu 45: Theo Quy trình An toàn điện thì khi làm việc trên cao, điều nào không
đúng?
1. Cấm mang bất cứ 2. Khi làm việc trên 3. Cấm hút thuốc 4. Cấm tung, ném
dụng cụ gì theo cao từ 2 mét trở lên khi làm việc trên dụng cụ, vật liệu lên
người phải đeo dây lưng an cao xuống
toàn
Câu 46: Theo Quy trình An toàn điện, khi thấy dây dẫn rơi xuống đất hoặc lơ
lửng thì:
1. Phải cử người đứng 2. Phải cử người đứng 3. Phải báo ngay 4. Nhanh chóng dùng dây kim
gác cách vị trí rơi dây gác cách vị trí rơi dây ít cho Điều độ đồng loại ném lên dây dẫn ở
ít nhất 15 mét; báo nhất 10 mét (kể cả bản thời dùng cây gỗ khoảng cách thuận lợi nhất để
ngay cho Điều độ thân); báo ngay cho khô gạt gọn dây MC đầu nguồn nhảy, đảm bảo
Điều độ dẫn an toàn cho người qua lại
Câu 47: Theo Quy trình An toàn điện quy định (khái niệm) làm việc trên cao là:
1. Làm việc ở độ cao từ 3,0 m trở lên, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm tiếp xúc của
chân người thực hiện công việc.
2. Làm việc ở độ cao từ 2,0 m trở lên, được tính từ trọng tâm của cơ thể.
3. Làm việc ở độ cao từ 2,0 m trở lên, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm tiếp xúc thấp
nhất của người thực hiện công việc.
4. Làm việc ở độ cao từ 2,5 m trở lên, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm tiếp xúc của
chân người thực hiện công việc.
Câu 48: Theo Quy trình An toàn điện quy định cấp có thẩm quyền là:
1. Giám đốc, Phó giám đốc Công ty/Trung tâm, Chi nhánh/Khu vực có con dấu pháp nhân hoặc
người được ủy quyền/giao nhiệm vụ (theo phân cấp quản lý vận hành hoặc phân công công
việc).
2. Giám đốc, Phó Giám đốc Công ty QLVH thiết bị.
3. Giám đốc, Phó Giám đốc của đơn vị thao tác thiết bị.
4. Giám đốc, Phó Giám đốc của đơn vị điều độ lưới điện.
Câu 49: Theo Quy trình An toàn điện trong các đối tượng phải huấn luyện, xếp
bậc và cấp thẻ an toàn điện thì đối tượng nào không đúng?
1. Cán bộ quản lý kỹ thuật liên quan trực tiếp đến an toàn điện trong sản xuất, vận hành, sửa
chữa, thí nghiệm.
2. Trưởng, phó phòng (bộ phận) thanh tra, quản lý xây dựng, quản lý dự án có tham gia hiện
trường.
3. Người tham gia thực hiện PCT/LCT, Nhân viên vận hành, Nhân viên lái xe chuyên dùng phục
vụ công tác điện.
4. Người vận hành, thí nghiệm, kiểm định, xây dựng, sửa chữa ĐD hoặc thiết bị điện, bao gồm
cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo đếm điện năng.
Câu 50: Theo Quy trình An toàn điện trong các đối tượng không bắt buộc phải cấp
thẻ an toàn điện nhưng phải được bồi huấn QTATĐ, gồm:
1. Cán bộ quản lý kỹ thuật liên quan trực tiếp đến an toàn điện trong sản xuất, vận hành, sửa
chữa, thí nghiệm.
2. CBCNV quản lý kỹ thuật không liên quan, không sản xuất trực tiếp đến an toàn điện trong
sản xuất, vận hành, sửa chữa, thí nghiệm. CBCNV làm công tác hỗ trợ việc thi công, giám sát,
khảo sát công trình điện lực.
3. Người tham gia thực hiện PCT/LCT, Nhân viên vận hành, Nhân viên lái xe chuyên dùng phục
vụ công tác điện.
4. Người vận hành, thí nghiệm, kiểm định, xây dựng, sửa chữa ĐD hoặc thiết bị điện, bao gồm
cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo đếm điện năng.
Câu 51: Theo Quy trình An toàn điện thì thời gian huấn luyện và kiểm tra QTATĐ
cho các đối tượng phải huấn luyện, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện theo quy định của pháp
luật như thế nào?
1. Phải được huấn luyện, kiểm tra QTATĐ này mỗi năm 02 lần.
2. Phải được huấn luyện, kiểm tra QTATĐ này hai năm 01 lần.
3. Phải được huấn luyện, kiểm tra QTATĐ này mỗi năm 01 lần.
4. Phải được huấn luyện, kiểm tra QTATĐ này mỗi quý 01 lần.
Câu 52: Theo Quy trình An toàn điện thì thủ tục nhận và bắt đầu triển khai PCT từ
Người cấp phiếu là:
1. Người CHTT nhận PCT từ Người cấp phiếu, kiểm tra BPAT và cùng Người cho phép làm thủ
tục cho phép ĐVCT vào làm việc tại hiện trường.
2. Nhân viên Trực vận hành nhận PCT từ Người cấp phiếu, kiểm tra BPAT và làm thủ tục cho
phép ĐVCT vào làm việc tại hiện trường.
3. Người cho phép nhận PCT từ Người cấp phiếu, kiểm tra và thực hiện (nếu được giao) các
BPAT và làm thủ tục cho phép ĐVCT vào làm việc tại hiện trường.
4. Người GSATĐ nhận PCT từ Người cấp phiếu, kiểm tra BPAT và cùng Người cho phép làm
thủ tục cho phép ĐVCT vào làm việc tại hiện trường.
Câu 53: Theo Quy trình An toàn điện quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân đối
với các tổ chức, cá nhân khi đến làm việc ở công trình và thiết bị thuộc quyền quản lý của
EVN như thế nào?
1. Phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định của đơn vị thi công
công trình, thiết bị.
2. Phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định của đơn vị quản lý công
trình, thiết bị.
3. Phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định của pháp luật về
ATVSLĐ.
4. Phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định của ĐVCT.
Câu 54: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi
không có rào chắn đối với điện áp từ 1 đến 15kV như thế nào?
1. Không nhỏ hơn 0,7 mét.
2. Không nhỏ hơn 0,6 mét.
3. Không nhỏ hơn 0,8 mét.
4. Không nhỏ hơn 0,9 mét.
Câu 55: Trong mẫu PCT của EVN tại mục ghi “Cảnh báo, chỉ dẫn cần thiết:” ghi
những nội dung gì?
1. Ghi tất cả những BPAT về điện và cơ học do ĐVQLVH đã thực hiện có liên quan đến khu vực
làm việc của ĐVCT;
2. Ghi những cảnh báo cho ĐVCT biết tại vị trí làm việc còn có những nguy cơ mất an toàn khác
(như các ngăn lộ, má CD, MC…đường dây khác đang mang điện; các cảnh báo giao thông, khu
đông người, các vị trí nguy hiểm cơ học khác…)
3. Ghi những yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ an toàn, BHLĐ cần thiết mà ĐVCT phải có để
thực hiện công việc
4. Không ghi gì ;
Câu 56: Theo Quy trình An toàn điện, việc tiếp nhận lại PCT và nơi làm việc (sau
khi hoàn thành công việc) được thực hiện như thế nào?
1. Do Người CHTT bàn giao cho Điều độ hoặc Nhân viên Trực vận hành (tùy theo phân cấp
quyền điều khiển) sau khi ĐVCT làm xong công việc; người, dụng cụ, các BPAT đã rút hết.
2. Người CHTT bàn giao nơi làm việc cho Người cho phép sau khi ĐVCT làm xong công việc;
người, dụng cụ, các BPAT đã rút hết.
3. Do Người CHTT bàn giao cho lãnh đạo ĐVQLCH sau khi ĐVCT làm xong công việc; người,
dụng cụ, các BPAT đã rút hết.
4. Do Người CHTT bàn giao cho Người LĐCV để người này kiểm tra và giao cho Người cho
phép sau khi ĐVCT làm xong công việc; người, dụng cụ, các BPAT đã rút hết.
Câu 57: Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiện phối hợp của Người CHTT
là:
1. Phối hợp với các cấp điều độ để cắt điện đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn cho
Nhân viên ĐVCT. Phối hợp với Người cảnh giới để đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn
cho cộng đồng.
2. Phối hợp với Người LĐCV, Người cấp phiếu, NCP, Người GSATĐ để đảm bảo công tác an
toàn và gìn giữ an toàn cho Nhân viên ĐVCT.
3. Phối hợp với Người cấp phiếu, NCP, Người GSATĐ để đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ
an toàn cho Nhân viên ĐVCT. Phối hợp với Người cảnh giới để đảm bảo công tác an toàn và gìn
giữ an toàn cho cộng đồng.
4. Phối hợp với Người cấp phiếu, NCP, Người GSATĐ để đảm bảo công tác an toàn an toàn và
gìn giữ an toàn cho cộng đồng.
Câu 58: Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiện kiểm tra của Người CHTT
trong việc kiểm tra trước khi tiến hành công việc là:
1. Kiểm tra, tiếp nhận biện pháp an toàn do ĐVQLVH bàn giao và ĐVCT thực hiện; Kiểm tra
chất lượng của các DCLV, DCAT, thời hạn thử nghiệm cho phép sử dụng.
2. Kiểm tra, tiếp nhận biện pháp an toàn do ĐVCT thực hiện; Kiểm tra chất lượng của các
DCLV, DCAT, thời hạn thử nghiệm cho phép sử dụng.
3. Kiểm tra, tiếp nhận biện pháp an toàn do Người cho phép bàn giao và ĐVCT thực hiện; Kiểm
tra chất lượng Phương án TCTC và BPAT.
4. Kiểm tra, tiếp nhận biện pháp an toàn do Người cho phép bàn giao và ĐVCT thực hiện; Kiểm
tra chất lượng của các DCLV, DCAT, thời hạn thử nghiệm cho phép sử dụng.
Câu 59: Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiện của Người CHTT đối với nhân
viên ĐVCT trong việc chuẩn bị trước khi tiến hành công việc bao gồm những nội dung gì?
1. Kiểm tra biện 2. Kiểm tra sơ bộ tình hình sức khỏe, thể trạng 3. Kiểm tra 4. Kiểm tra
pháp an toàn trong của Nhân viên ĐVCT. Khi xét thấy sẽ có khó PTT và dụng lại Phương án
PCT và trong TIên khăn cho Nhân viên ĐVCT thực hiện công việc cụ, trang bị tổ chức thi
bản khảo sát hiện một cách bình thường thì không được để Nhân an toàn phục công và biện
trường. viên đó tham gia vào công việc. vụ thao tác. pháp an toàn.
Câu 60: Theo Quy trình An toàn điện, tại hiện trường phải có mặt những chức danh
nào để thực hiện thủ tục cho phép làm việc?
1. Người cấp PCT, 2. Người cho phép, 3. Người cho phép, 4. Người cho phép, Người
Người CHTT và Người CHTT và Người Người CHTT và LĐCV (nếu có), Người
Người cho phép. GSATĐ (nếu có). Người LĐCV. CHTT tiếp và Người
GSATĐ (nếu có).
Câu 61: Theo Quy trình An toàn điện, trường hợp nào Người CHTT được giữ lại
PCT khi nghỉ hết ngày làm việc?
1. Không cho 2. Làm việc trên đường dây, nơi làm việc 3. Làm việc 4. Làm việc trên máy
phép giữ lại PCT ở quá xa nơi trực vận hành và được sự trong TBA phát hoặc máy bù
trong mọi trường thống nhất từ trước giữa ĐVLCV với nhiều ngày đồng bộ nhiều ngày
hợp. ĐVQLVH. liên tục. liên tục.
Câu 62: Theo Quy trình An toàn điện, quy định thành phần khảo sát hiện trường để
tiến hành lập phương án là:
1. ĐVLCV; và đơn vị 2. ĐVLCV; các ĐVQLVH 3. ĐVLCV; và đơn vị điều độ hoặc 4. Cả 3
điều độ (khi có yêu có liên quan và đơn vị điều Trực vận hành lưới điện theo phân đáp án
cầu của ĐVQLVH). độ (nếu cần). cấp quyền điều khiển thiết bị. đều sai.
Câu 63: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về người của ĐVCT tham gia khảo
sát hiện trường là:
1. Phải là những người sẽ được cử làm Người cấp PCT, Người CHTT, và người GSATĐ.
2. Phải là những người sẽ được cử làm Người CHTT, Người cho phép và người GSATĐ.
3. Phải là những người sẽ được cử làm Người CHTT hoặc Người GSATĐ (nếu có) của ĐVCT.
4. Phải là những người sẽ được cử làm Người cấp PCT và Người LĐCV.
Câu 64: Theo Quy trình An toàn điện, quy định những công việc phải lập BPAT
điện trong Phương án thi công là:
1. Phải là những người sẽ được cử làm Người cấp PCT, Người CHTT, và người GSATĐ.
2. Phải là những người sẽ được cử làm Người CHTT, Người cho phép và người GSATĐ.
3. Những công việc phải khảo sát hiện trường công tác.
4. Phải là những người sẽ được cử làm Người cấp PCT và Người LĐCV.
Câu 65: Theo Quy trình An toàn điện, quy định những công việc phải khảo sát hiện
trường là:
1. Những công việc đột xuất và hiện trường công tác có yếu tố nguy hiểm, có thể gây tai nạn cho
người tham gia thực hiện công việc hoặc cho cộng đồng.
2. Công việc được thực hiện theo kế hoạch và hiện trường công tác có yếu tố nguy hiểm về điện.
3. Công việc được thực hiện theo kế hoạch và hiện trường công tác có yếu tố nguy hiểm về cơ
học.
4. Công việc được thực hiện theo kế hoạch và hiện trường công tác có yếu tố nguy hiểm, có thể
gây tai nạn cho người tham gia thực hiện công việc hoặc cho cộng đồng.
Câu 66: Theo Quy trình An toàn điện, quy định trường hợp không khảo sát hiện
trường và sử dụng kết quả đánh giá rủi ro là:
1. Công việc đã được khảo sát hiện trường đánh giá rủi ro từ trước, hiện trường không thay đổi,
các yếu tố nguy hiểm về ATĐ của khu vực cần làm việc mà các bên đều biết rõ
2. Công việc đã được khảo sát hiện trường đánh giá rủi ro từ trước, hiện trường hiện trường công
tác có yếu tố nguy hiểm, có thể gây tai nạn
3. Công việc không thay đổi, các yếu tố nguy hiểm về ATĐ ít của khu vực cần làm việc mà các
bên đều biết rõ
4. Công việc đã được khảo sát hiện trường đánh giá rủi ro từ trước, hiện trường không thay đổi,
các yếu tố nguy hiểm về cơ học của khu vực cần làm việc mà các bên đều biết rõ
Câu 67: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về việc ĐVCT gửi Giấy đăng ký
công tác đến ĐVQLVH như thế nào?
1. Phải gửi đến từng ĐVQLVH liên quan để các đơn vị này lập kế hoạch đăng ký cắt điện, viết
PCT, Giấy phối hợp cho phép, LCT.
2. Gửi đến ĐVQLVH cấp PCT để đơn vị này lập kế hoạch đăng ký cắt điện, viết PCT, LCT và
thông báo đến các ĐVQLVH liên quan.
3. Gửi đến đơn vị Điều độ để đơn vị này chỉ huy chung việc thực hiện các BPAT đối với từng
ĐVQLVH liên quan.
4. Phải gửi đến lãnh đạo Công ty Điện lực để chỉ đạo chung việc thực hiện các BPAT đối với
từng ĐVQLVH liên quan.
Câu 68: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi không
có rào chắn đối với điện áp từ trên 15 đến 35kV như thế nào?
1. Không nhỏ hơn 0,7 mét.
2. Không nhỏ hơn 1,0 mét.
3. Không nhỏ hơn 0,6 mét.
4. Không nhỏ hơn 0,9 mét.
Câu 69: Theo Quy trình An toàn điện thì những công việc nào sau đây không cần
phải tổ chức khảo sát?
1. Trường hợp công việc đã được 2. Công việc đơn giản, 3. Công 4. Những
khảo sát hiện trường đánh giá rủi ro thực hiện trong thời việc làm công việc
từ trước, hiện trường không thay đổi, gian ngắn do ĐVQLVH trên lưới chỉ phải
các yếu tố nguy hiểm về ATĐ, các thực hiện. điện hạ thực hiện
bên đều biết rõ áp. theo LCT.
Câu 70: Theo Quy trình An toàn điện thì ĐVQLVH cấp PCT phải thực hiện nhiệm
vụ gì sau khi đã nhận được Giấy đăng ký công tác của ĐVLCV:
1. Lập kế hoạch đăng ký 2. Lập kế hoạch 3. Viết phương án tổ chức 4. Lập kế hoạch đăng
cắt điện, viết PCT, cấp đăng ký cắt điện, thi công và BPAT, viết ký cắt điện, cấp Giấy
Giấy phối hợp cho phép, viết PCT, LCT. PCT, cấp Giấy phối hợp phối hợp cho phép,
LCT. cho phép. lập PTT.
Câu 71: Theo Quy trình An toàn điện thì trong quá trình kiểm tra chất lượng sau
khi kết thúc công việc (chưa trả PCT), nếu phát hiện thấy có thiếu sót phải sửa chữa lại
ngay thì người CHTT phải:
1. Phân công nhân viên ĐVCT thực hiện sửa sai, không phải cấp Phiếu mới.
2. Phải cấp Phiếu mới và thực hiện theo đúng quy định về “Cho phép làm việc”.
3. Thực hiện theo đúng quy định về “Cho phép làm việc” như đối với một công việc mới, không
phải cấp Phiếu mới nhưng phải ghi thời gian bắt đầu, kết thúc việc làm thêm vào PCT.
4. Thực hiện theo đúng quy định về “Di chuyển nơi làm việc” , ghi thời gian bắt đầu, kết thúc
việc làm thêm vào PCT.
Câu 72: Theo Quy trình An toàn điện quy định về nhân viên mới như thế nào?
1. Trước khi giao 2. Phải qua 3. Phải được huấn luyện, kèm 4. Được phép
nhiệm vụ phải phải thời gian cặp sau đó phải được kiểm tra làm việc nhưng
kiểm tra thực hành kèm cặp bằng bài viết và vấn đáp trực phải có Người
công việc đạt yêu cầu mới được tiếp, đạt yêu cầu mới được giao giám sát, quản
giao nhiệm vụ. giao nhiệm nhiệm vụ. lý..
vụ.
Câu 73: Theo Quy trình An toàn điện việc công nhận kết quả huấn luyện, xếp bậc
và cấp thẻ an toàn điện thuộc trách nhiệm của ai?
Chủ tịch Hội đồng Giám đốc, Phó 3. Việc huấn luyện, xếp Trưởng phòng an
thi cấp Công ty Giám đốc cấp Điện bậc và cấp thẻ ATĐ theo toàn cấp Công ty
(hoặc đơn vị tương lực (hoặc đơn vị quy định của pháp luật (hoặc đơn vị tương
đương) tương đương) đương)
Câu 74: Theo Quy trình An toàn điện quy định trách nhiệm đặt rào chắn tạm thời
thuộc bộ phận nào?
1. Rào chắn tạm thời do ĐVQLVH thiết lập.
2. Rào chắn tạm thời do ĐVLCV thiết lập.
3. Rào chắn tạm thời do ĐVCT thiết lập.
4. Rào chắn tạm thời do người CHTT thiết lập.
Câu 75: Theo Quy trình An toàn điện quy định ngưới cấp PCT đối với công tác có
kế hoạch là:
1. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng kỹ thuật, Kinh doanh; Đội trưởng, Đội phó, Tổ
trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA. Trực ban vận hành (trong một số trường hợp).
2. Giám đốc/Phó giám đốc, Trưởng/Phó đơn vị/đội/tổ, Quản đốc/Phó quản đốc phân xưởng vận
hành hoặc người được giao nhiệm vụ.
3. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng Tổng hợp, Kỹ thuật viên; Đội trưởng, Đội phó, Tổ
trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA. Trực ban vận hành (trong một số trường hợp).
4. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng Tổng hợp, Kỹ thuật viên; Đội trưởng, Đội phó, Tổ
trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA.
Câu 76: Theo Quy trình An toàn điện quy định ngưới cấp PCT đối với công tác
ngoài kế hoạch là:
1. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng kỹ thuật, Kinh doanh; Đội trưởng, Đội phó, Tổ
trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA. Trực ban vận hành (trong một số trường hợp).
2. Giám đốc/Phó giám đốc, Trưởng/Phó đơn vị/đội/tổ, Quản đốc/Phó quản đốc phân xưởng vận
hành, Kỹ thuật viên hoặc người được giao nhiệm vụ, Trưởng ca/Trưởng kíp.
3. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng Tổng hợp, Kỹ thuật viên; Đội trưởng, Đội phó, Tổ
trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA. Trực ban vận hành (trong một số trường hợp).
4. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng Tổng hợp, Kỹ thuật viên; Đội trưởng, Đội phó, Tổ
trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA.
Câu 77: Theo Quy trình An toàn điện quy định ngưới cấp PCT đối với công tác xử
lý sự cố:
1. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng kỹ thuật, Kinh doanh; Đội trưởng, Đội phó, Tổ
trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA. Trực ban vận hành (trong một số trường hợp).
2. Nhân viên vận hành ca trực có chức danh Trưởng ca/Trưởng kíp hoặc người được giao nhiệm
vụ.
3. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng Tổng hợp, Kỹ thuật viên; Đội trưởng, Đội phó, Tổ
trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA. Trực ban vận hành (trong một số trường hợp).
4. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng Tổng hợp, Kỹ thuật viên; Đội trưởng, Đội phó, Tổ
trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA.
Câu 78: Theo Quy trình An toàn điện trách nhiệm của người cấp PCT tại các thời
điểm viết, giao và thu lại để kiểm tra như thế nào?
1. PCT phải viết tay, ngưới cấp PCT ký cấp phiếu và giao phiếu cho người cho phép, kiểm tra
và ký hoàn thành PCT ngay sau khi nhận lại từ người cho phép.
2. PCT có thể soạn thảo trên máy tính, ngưới cấp PCT ký cấp phiếu và giao phiếu cho người
CHTT, kiểm tra và ký hoàn thành PCT ngay sau khi nhận lại từ người cho phép.
3. PCT có thể soạn thảo trên máy tính, ngưới cấp PCT ký cấp phiếu và giao phiếu cho người
GSATĐ, kiểm tra và ký hoàn thành PCT ngay sau khi nhận lại từ người cho phép.
4. PCT có thể soạn thảo trên máy tính, soạn PCT điện tử. Với PCT giấy, ngưới cấp PCT ký cấp
phiếu và giao phiếu cho người cho phép và Người CHTT, ký kiểm tra hoàn thành PCT.
Câu 79: Theo Quy trình An toàn điện, về nội dung BPKTAT điện thì người cho
phép phải thực hiện thủ tục bàn giao (cho phép) ĐVCT vào làm việc sau khi:
1. Thực hiện các BPKTAT (nếu được giao); Chứng minh hết điện; Ký và giao 01 bản PCT cho
người CHTT hoặc người GSATĐ (nếu có) sau khi những người này đã kiểm tra lại các BPAT do
chính ĐVCT làm.
2. Thực hiện các BPKTAT (nếu được giao); Chứng minh hết điện; Ký 02 bản và giao 01 bản
PCT cho NCHTT sau khi NCHTT đã kiểm tra lại các BPAT mà người cho phép giao theo yêu
cầu.
3. Chứng minh hết điện; Ký và giao 01 bản PCT cho người CHTT hoặc người GSATĐ (nếu có)
sau khi những người này đã kiểm tra lại các BPAT mà người cho phép giao theo yêu cầu.
4. Thực hiện các BPKTAT (nếu được giao); Ký và giao 01 bản PCT cho người CHTT hoặc
người GSATĐ (nếu có) sau khi những người này đã kiểm tra lại các BPAT mà người cho phép
giao theo yêu cầu.
Câu 80: Theo Quy trình An toàn điện nội dung nào sau đây không thuộc trách
nhiệm của người CHTT trong việc kiểm tra các biện pháp an toàn phù hợp với công việc?
1. Kiểm tra, tiếp nhận biện pháp an toàn do người cho phép bàn giao và thực hiện đầy đủ các
biện pháp an toàn cần thiết khác; Kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn của nhân viên
ĐVCT.
2. Kiểm tra chất lượng của các dụng cụ, trang bị an toàn, thời hạn thử nghiệm cho phép sử dụng
của máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
3. Đặt, di chuyển, tháo dỡ các biển báo an toàn điện, rào chắn, nối đất di động trong khi làm việc
và phổ biến cho tất cả nhân viên ĐVCT biết.
4. Kiểm tra các PCT, PTT khác có liên quan đến công việc và vị trí làm việc của ĐVCT do mình
làm CHTT.
Câu 81: Theo Quy trình An toàn điện quy định trách nhiệm của nhân viên ĐVCT
khi đến nơi làm việc như thế nào?
1. Sau khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy hiểm
cần phòng tránh,; Ghi họ tên và ký vào PCT hoặc LCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm việc.
2. Sau khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy hiểm
cần phòng tránh,; Ký vào PCT hoặc LCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm việc.
3. Trước khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy
hiểm cần phòng tránh,; Ghi họ tên và ký vào PCT hoặc LCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm
việc.
4. Sau khi nghe người CHTT phân công nhiệm vụ đặt tiếp đất lưu động, chỉ dẫn các yếu tố nguy
hiểm cần phòng tránh,; Ghi họ tên và ký vào PCT hoặc LCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm
việc.
Câu 82: Theo Quy trình An toàn điện quy định trách nhiệm của nhân viên ĐVCT
trong quá trình làm việc như thế nào?
1. Sau khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy hiểm
cần phòng tránh,; Ghi họ tên và ký vào PCT hoặc LCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm việc.
2. Phải chấp hành nghiêm nhiệm vụ được phân công, tuân thủ hướng dẫn của Nguời CHTT. Phải
nhận biết được các yếu tố nguy hiểm, có trách nhiệm tự bảo vệ mình.
3. Trước khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy
hiểm cần phòng tránh,; Ghi họ tên và ký vào PCT hoặc LCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm
việc.
4. Sau khi nghe người CHTT phân công nhiệm vụ đặt tiếp đất lưu động, chỉ dẫn các yếu tố nguy
hiểm cần phòng tránh,; Ghi họ tên và ký vào PCT hoặc LCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm
việc.
Câu 83: Theo Quy trình An toàn điện thì sau khi nhận được 01 bản PCT đã có chữ
ký của người cho phép, người CHTT được được phép làm những công việc gì?
1. Chỉ huy điều hành ĐVCT thực hiện các công việc trong phạm vi cho phép làm việc, trực tiếp
thực hiện các thủ tục, BPAT nơi làm việc thuộc trách nhiệm của ĐVCT.
2. Chỉ huy điều hành ĐVCT thực hiện các công việc trong phạm vi cho phép làm việc, bao gồm
việc thực hiện các thủ tục, BPAT nơi làm việc thuộc trách nhiệm của ĐVQLVH.
3. Chỉ huy điều hành ĐVCT thực hiện các công việc trong phạm vi cho phép làm việc, bao gồm
việc thực hiện các thủ tục, BPAT nơi làm việc thuộc trách nhiệm của ĐVCT.
4. Chỉ huy điều hành ĐVCT thực hiện các công việc trong phạm vi cho phép làm việc, bao gồm
việc thực hiện các thủ tục, BPAT nơi làm việc thuộc trách nhiệm của người cho phép.
Câu 84: Theo Quy trình An toàn điện quy định về thủ tục an toàn khi nghỉ hết
ngày làm việc và bắt đầu ngày tiếp theo như thế nào?
1. Sau mỗi ngày làm việc, ĐVCT phải thu dọn nơi làm việc, các BPAT phải được giữ nguyên.
Người CHTT phải giao lại (ký) PCT và những việc liên quan cho ĐVQLVH.
2. Sau mỗi ngày làm việc, ĐVCT phải thu dọn nơi làm việc, các BPAT phải được giữ nguyên.
Người CHTT giữ PCT để ngày hôm sau tiếp tục thực hiện.
3. Sau mỗi ngày làm việc, ĐVCT phải thu dọn nơi làm việc, giải phóng các BPAT đã làm.
Người CHTT phải giao lại (ký) PCT và những việc liên quan cho người cho phép.
4. Sau mỗi ngày làm việc, ĐVCT phải thu dọn nơi làm việc, các BPAT phải được giữ nguyên.
Người CHTT phải giao lại (ký) PCT giấy hoặc xác nhận điện tử và những việc liên quan cho
người cho phép.
Câu 85: Theo Quy trình An toàn điện, trường hợp làm việc trên đường dây hoặc nơi
làm việc ở quá xa nơi trực vận hành thì khi nghỉ hết ngày làm việc thì thủ tục an toàn như
thế nào?
1. Cho phép người CHTT được giữ lại PCT, nhưng phải thông báo những việc đã làm để người
cho phép (hoặc nhân viên vận hành) biết để ghi, ký vào PCT do mình giữ, ghi sổ nhật ký vận
hành.
2. Cho phép người CHTT được giữ lại PCT, nhưng phải thông báo những việc đã làm để người
cho phép (hoặc nhân viên vận hành) biết để ghi, ký vào PCT do mình giữ.
3. Không cho phép người CHTT được giữ lại PCT, trường hợp cần thiết có thể thông báo những
việc đã làm để người cho phép (hoặc nhân viên vận hành).
4. Cho phép người CHTT được giữ lại PCT, nhưng phải thông báo những việc đã làm cho
ĐVQLVH biết để ghi, ký vào sổ nhật ký vận hành.
Câu 86: Theo Quy trình An toàn điện, việc thay đổi người (kể cả người CHTT) hoặc
số lượng nhân viên ĐVCT được quy định như thế nào?
1. Do những người có trách nhiệm của ĐVLCV quyết định và đồng thời phải được người LĐCV,
người cho phép đồng ý.
2. Do những người có trách nhiệm của ĐVCT quyết định và đồng thời phải được người CHTT,
người cho phép đồng ý.
3. Do những người có trách nhiệm của ĐVLCV quyết định và đồng thời phải được người cấp
PCT, người cho phép đồng ý.
4. Do những người có trách nhiệm của ĐVLCV quyết định và đồng thời phải được người
GSATĐ, người cho phép đồng ý.
Câu 87: Theo Quy trình An toàn điện, khi làm xong công việc, điều nào không đúng
khi người CHTT thực hiện những công việc sau?
1. Cho ĐVCT thu dọn, vệ sinh nơi làm việc và kiểm tra, xem xét lại để hoàn thiện tất cả những
việc có liên quan.
2. Cho nhân viên ĐVCT rút khỏi nơi làm việc, chỉ để lại những người tháo nối đất, chỉ huy tháo
nối đất, tháo gỡ những TIện pháp an toàn do ĐVCT làm.
3. Ghi và ký vào Mục 6.1 của PCT (cả bản PCT do người CHTT giữ và bản của người cho phép
giữ), trao trả nơi làm việc và PCT cho người cho phép.
4. Trong trường hợp đã tháo nối đất nhưng chưa ký khóa PCT mà còn có công việc dang dở, cho
phép tiếp tục hoàn thiện công việc đó.
Câu 88: Theo Quy trình An toàn điện quy định trách nhiệm của ĐVQLVH trong
trường hợp ĐVQLVH là ĐVCT thì thực hiện như thế nào?
1. Khảo sát chi tiết khi triển khai kế hoạch công việc; Phân định rõ trách nhiệm thực hiện của
từng chức danh trong PCT và các bộ phận trong đơn vị.
2. Lập phương án cụ thể, chi tiết khi triển khai kế hoạch công việc; Phân định rõ trách nhiệm
thực hiện của ĐVCT và ĐVQLVH trong phương án.
3. Lập phương án cụ thể, chi tiết khi triển khai kế hoạch công việc; Phân định rõ trách nhiệm
thực hiện của từng chức danh trong PCT và các bộ phận trong đơn vị.
4. Không phải lập phương án khi triển khai kế hoạch công việc; Phân định rõ trách nhiệm thực
hiện của từng chức danh trong PCT và các bộ phận trong đơn vị.
Câu 89: Theo Quy trình An toàn điện, điều nào không đúng trong quy định khi vận
hành xe chuyên dùng ?
1. Chỉ những người đã được đào tạo kỹ năng đầy đủ và có chứng chỉ liên quan theo quy định của
pháp luật mới được vận hành xe chuyên dùng.
2. Người vận hành phải kiểm tra xe chuyên dùng trước khi xuất phát.
3. Xe chuyên dùng phải được kiểm tra định kỳ theo quy định hoặc theo yêu cầu của nhà sản xuất.
4. Những người đã được đào tạo kỹ năng đầy đủ và được huấn luyện về QTATĐ về nội dung
được phép làm việc mới được vận hành xe chuyên dùng.
Câu 90: Theo Quy trình An toàn điện, khi di chuyển, vận hành xe chuyên dùng
trong khu vực trạm phải đảm bảo khoảng cách an toàn như thế nào ?
1. Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ
hơn khoảng cách an toàn điện không rào chắn.
2. Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ
hơn khoảng cách an toàn điện có rào chắn.
3. Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ
hơn khoảng cách an toàn điện theo quy định về hành lang lưới điện cao áp.
4. Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ
hơn 02 mét.
Câu 91: Theo Quy trình An toàn điện quy định về nối đất xe chuyên dùng trong
trường hợp nào?
1. Khi làm việc có cắt điện một phần hoặc ở gần nơi có điện, bệ xe cần cẩu, xe thang và xe nâng
di động phải được nối đất.
2. Khi làm việc có cắt điện toàn bộ, bệ xe cần cẩu, xe thang và xe nâng di động phải được nối
đất.
3. Khi làm việc không cắt điện, bệ xe cần cẩu, xe thang và xe nâng di động phải được nối đất.
4. Không cần nối đất các bộ phận của xe chuyên dùng trong mọi trường hợp.
Câu 92: Theo Quy trình An toàn điện, điều nào không đúng trong quy định về xử
lý sự cố xe chuyên dùng?
1. Khi có hiện tượng phóng điện vào xe, cấm người chạm vào xe, rời khỏi xe hoặc bước lên xe
trước khi cắt nguồn điện gây phóng điện.
2. Nếu xe bị cháy khi chưa kịp cắt điện, người lái xe phải nhảy ra khỏi xe.
3. Khi nhảy phải nhảy cả hai chân và đứng yên tại chỗ, nếu cần chạy ra xa phải nhảy cả hai chân
một lúc.
4. Khi có hiện tượng phóng điện vào xe, nhanh chóng nhảy xuống xe và chạy nhanh ra xa xe.
Câu 93: Theo Quy trình An toàn điện thì ĐVQLVH là đơn vị nào?
1. Là đơn vị có quyền và trách nhiệm cử ra đơn vị công tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí
nghiệm, xây lắp,...
2. Là đơn vị trực tiếp thực hiện công việc quản lý, vận hành công trình điện lực (bao gồm từ cấp
tổ, đội, phân xưởng, chi nhánh, khu vực đến cấp Công ty, Trung tâm).
3. Là đơn vị thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp,... Mỗi đơn vị này phải có ít nhất
02 người, trong đó phải có 01 người chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm chung.
4. Là các doanh nghiệp hoạt động điện lực không QLVH thiết bị có trách nhiệm cử ra đơn vị
công tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp,...
Câu 94: Theo Quy trình An toàn điện thì ĐVCT là đơn vị nào?
1. Là đơn vị có quyền và trách nhiệm cử ra đơn vị công tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí
nghiệm, xây lắp,...
2. Là đơn vị trực tiếp thực hiện công việc quản lý, vận hành các thiết bị.
3. Là đơn vị thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, kiểm định, xây lắp, kinh doanh và các
công việc khác liên quan đến công trình điện lực
4. Là các doanh nghiệp hoạt động điện lực không QLVH thiết bị có trách nhiệm cử ra đơn vị
công tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp,...
Câu 95: Theo Quy trình An toàn điện, khi nhận những mệnh lệnh không đúng
Quy trình này, có nguy cơ mất an toàn cho người hoặc thiết bị thì người nhận lệnh xử lý
như thế nào?
1. Có quyền không chấp hành, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì người nhận lệnh được
quyền báo cáo với các cấp cán bộ an toàn.
2. Có quyền không chấp hành, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì người nhận lệnh được
quyền báo cáo với cấp trên trực tiếp của người ra lệnh và/hoặc Cấp có thẩm quyền.
3. Phải chấp hành, nhưng sau khi thực hiện xong phải báo cáo với cấp trên trực tiếp của người ra
lệnh và/hoặc cấp có thẩm quyền.
4. Tuyệt đối không chấp hành, báo cáo ngay với Giám đốc Công ty hoặc Trường phòng an toàn
Công ty.
Câu 96: Theo Quy trình An toàn điện, trường hợp công tác có liên quan đến sự cố,
tai nạn thì việc lưu các PCT, LCT được quy định như thế nào?
1. Các PCT, phiếu thao tác có liên quan phải được lưu trong hồ sơ vận hành của đơn vị.
2. PCT có liên quan, các tài liệu khác nếu có theo quy định (PTT, đánh giá rủi ro, BBKSHT, PA
TCTC và BPAT) phải được lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, TNLĐ của đơn vị.
3. Các PCT, LCT phiếu thao tác có liên quan phải được lưu trong hồ sơ thiết bị của đơn vị.
4. Các hồ sơ có liên quan phải được lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của cơ quan
điều tra.
Câu 97: Theo Quy trình An toàn điện thì điều kiện để trở thành nhân viên ĐVCT
là:
1. Nhân viên đơn vị công tác phải được huấn luyện về an toàn phù hợp với công việc được giao.
2. Nhân viên đơn vị công tác phải được huấn luyện về an toàn điện, có Thẻ ATĐ.
3. Nhân viên đơn vị công tác phải được huấn luyện về an toàn điện có bậc ATĐ.
4. Nhân viên đơn vị công tác phải được huấn luyện về chuyên môn phù hợp với công việc được
giao.
Câu 98: Theo Quy trình An toàn điện, điều nào không đúng (không thuộc trách
nhiệm) của nhân viên đơn vị công tác khi đến nơi làm việc như thế nào?
1. Nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy hiểm cần
phòng tránh.
2. Hỏi lại người chỉ huy trực tiếp về những nội dung chưa rõ.
3. Kiểm tra trang thiết bị, dụng cụ an toàn của ĐVCT.
4. Khi thấy các điều kiện đảm bảo an toàn để làm việc chưa đủ và đúng phải báo cáo ngay với
người chỉ huy trực tiếp để xem xét giải quyết.
Câu 99: Theo Quy trình An toàn điện thì khoảng cách cho phép nhỏ nhất đến phần
có điện cao áp xoay chiều được quy định như thế nào?
1. Từ 1-35kV là 0,5 mét; Từ trên 35kV-110kV là 1,5 mét.
2. Từ 1-35kV là 0,7 mét; Từ trên 35kV-110kV là 2,0 mét
3. Từ 1-35kV là 0,6 mét; Từ trên 35kV-110kV là 1,0 mét
4. Từ 1-35kV là 0,8 mét; Từ trên 35kV-110kV là 2,5 mét
Câu 100: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, trách nhiệm của NLĐ trong việc
sử dụng TBYCNN nào sau đây là đúng?
1. Nắm vững và chấp hành nghiêm túc các quy định, nội quy về quản lý, sử dụng, bảo quản các
TBYCNN. Luôn có ý thức cất giữ, bảo quản, bảo trì theo hướng dẫn của nhà sản xuất và của đơn
vị, phát hiện kịp thời các yếu tố không bình thường và báo cáo cho người quản lý trực tiếp để
biết và xử lý.
2. Khi làm mất hoặc làm hư hỏng TBYCNN mà không có lý do chính đáng thì phải bồi thường.
Những TBYCNN hư hỏng hoặc thử nhiệm không đạt yêu cầu không phải phản ánh ngay với cấp
quản lý.
3. Mỗi lần thay đổi hoặc luân chuyển công tác, tất cả TBYCNN đã được giao quản lý, sử dụng
được mang theo đến đơn vị mới.
4. Trước khi sử dụng TBYCNN phải luôn ý thức phát hiện kịp thời các yếu tố không an toàn để
báo cho người quản lý trực tiếp biết xử lý. Phải kiểm tra lại chất lượng TBYCNN đề phòng
những trường hợp hư hỏng bất thường, bao gồm: Kiểm tra xem xét các chức năng, cấu kiện bên
trong, kiểm tra thời hạn cho phép sử dụng (nếu có).
Câu 101: Theo quy định hiện tại, công nhân hotline phải đáp ứng những tiêu chuẩn
nào?
1. Chiều cao tối thiểu: 1 mét 60, chỉ số trọng lượng cơ thể: trọng lượng/ (chiều cao)2 ≤30, có
kinh nghiệm ít nhất 3 năm công tác thi công, xây lắp, hoặc sửa chữa, vận hành lưới điện trung
thế (không mang điện).
2. Chiều cao tối thiểu: 1 mét 65, chỉ số trọng lượng cơ thể: trọng lượng/ (chiều cao)2 ≤30, có
kinh nghiệm ít nhất 3 năm công tác thi công, xây lắp, hoặc sửa chữa, vận hành lưới điện trung
thế (không mang điện).
3. Chiều cao tối thiểu: 1 mét 65, chỉ số trọng lượng cơ thể: trọng lượng/ (chiều cao)2 ≤30, có
kinh nghiệm ít nhất 2 năm công tác thi công, xây lắp, hoặc sửa chữa, vận hành lưới điện trung
thế (không mang điện).
4. Chiều cao tối thiểu: 1 mét 60, chỉ số trọng lượng cơ thể: trọng lượng/ (chiều cao)2 ≤30, có
kinh nghiệm ít nhất 2 năm công tác thi công, xây lắp, hoặc sửa chữa, vận hành lưới điện trung
thế (không mang điện).
Câu 102: Theo Quy trình an toàn điện thì thi công hotline được phân loại cấp độ mấy
về rủi ro?
1. Cấp 1
2. Cấp 2
3. Cấp 3
4. Cấp 4
Câu 103: Đối với công tác thi công bằng phương pháp hotline có phải cử chức danh
người GSAT không?
1. Không
2. Có
3. Tùy theo tính chất công việc.
4. Phải có ít nhất 2 người GSAT
Câu 104: Đối với công tác thi công hotline người CHTT có được kiêm nhiệm chức
danh người GSAT không?
1. Có
2. Không
3. Tùy theo tính chất công việc.
4. Có, trong trường hợp làm công việc đơn giản
Câu 105: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, trách nhiệm của đơn vị sử dụng
TBYCNN nào sau đây là đúng:
1. Quản lý, sử dụng các TBYCNN tuân thủ theo các quy định của đơn vị sở tại.
2. Lập danh mục các TBYCNN của đơn vị trong đó có các thông tin cơ bản về kỹ thuật, vị trí,
ngày kiểm định lần đầu, đợt kiểm định gần nhất và dự kiến đợt kiểm định tiếp theo.
3. Khai báo với Sở Công thương tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau
khi đưa vào sử dụng các TBYCNN, trừ pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
4. Khai báo với Sở Công thương tại địa phương khi không còn sử dụng, thải bỏ các TBYCNN,
trừ pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
Câu 106: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, trách nhiệm của đơn vị sử
dụng TBYCNN nào sau đây là đúng:
1. Lưu giữ lý lịch và các biên bản, giấy chứng nhận kết quả kiểm định, phiếu khai báo sử dụng
TBYCNN trong vòng 12 tháng.
2. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các kiến nghị của tổ chức kiểm định trong việc đảm bảo an toàn
trong quá trình sử dụng TBYCNN nếu kinh phí tại đơn vị cho phép.
3. Nghiêm cấm sử dụng TBYCNN chưa được kiểm định đạt yêu cầu, kết quả kiểm định không
đạt, quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong quá trình sử dụng, trừ trường hợp cấp
bách phải sử dụng để khắc phục sự cố, thiên tai…
4. Phải có quy trình vận hành (sử dụng) cho từng loại TBYCNN. Những người quản lý trực tiếp
có liên quan đến việc quản lý, sử dụng phải nắm vững quy trình này và phải được giao nhiệm vụ
theo yêu cầu của pháp luật.
Câu 107: Chu kỳ điểm định các thiết bị có YCNN về ATVSLĐ là bao lâu:
1. 1 năm/lần
2. 2 năm/lần
3. Tùy theo nhu cầu
4. Từng loại thiết bị có quy trình kiểm định và chu kỳ kiểm định riêng
Câu 108: Thiết bị có YCNN về ATVSLĐ có phải dán tem sau khi kiểm định không?
1. Không phải dán vì dán xong rất dễ bong tróc
2. Không phải dán vì không có quy định bắt buộc
3. Có phải dán và dán nơi dễ nhìn
4. Căn cứ theo từng loại thiết bị, quy trình kiểm định sẽ có quy định về việc dán tem
Câu 109: Khi đưa Thiết bị có YCNN về ATVSLĐ vào sử dụng lần đầu có phải kiểm
định không?
1. Không cần vì nhà sản xuất đã kiểm định chất lượng trước khi giao hàng
2. Không cần vì không có quy định
3. Bắt buộc phải kiểm định lần đầu trước khi sử dụng
4. Do nhu cầu thực tế
Câu 110: Trong quá trình sử dụng Thiết bị có YCNN về ATVSLĐ nếu phát hiện có
bất thường thì cần phải làm gì?
1. Dừng sử dụng ngay lập tức, tiến hành sửa chữa sau đó sử dụng tiếp
2. Dừng sử dụng ngay lập tức, tiến hành sửa chữa, tổ chức kiểm định đột xuất, sau khi kiểm định
đạt mới được sử dụng
3. Dừng sử dụng ngay lập tức, tiến hành sửa chữa, chờ đến đợt tổ chức kiểm định theo chu kỳ,
sau khi kiểm định đạt mới được sử dụng
4. Tiếp tục sử dụng nốt công việc đang dở, sau đó tiến hành sửa chữa, tổ chức kiểm định đột
xuất, sau khi kiểm định đạt mới được sử dụng tiếp
Câu 111: Yêu cầu bắt buộc đối với Người vận hành xe nâng hàng là:
1. Chứng chỉ vận hành thiết bị nâng, được huấn luyện, cấp thẻ ATLĐ, có quyết định giao việc
bằng văn bản của NSDLĐ
2. Chứng chỉ lái xe, bằng lái xe, được huấn luyện, cấp thẻ ATLĐ, có quyết định giao việc bằng
văn bản của NSDLĐ
3. Tất cả đều sai
4. Chỉ cần được huấn luyện, cấp thẻ ATLĐ, có quyết định giao việc bằng văn bản của NSDLĐ
Câu 112: Yêu cầu bắt buộc đối với Người vận hành cẩu trục theo QCVN
07:2012/BLĐTBXH là:
1. Từ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe
2. Được đào tạo về chuyên môn, được cấp thẻ ATLĐ
3. Có quyết định giao việc bằng văn bản của NSDLĐ
4. Tất cả ý trên
Câu 113: Yêu cầu bắt buộc đối với Người vận hành cẩu trục, cổng trục theo QCVN
30:2016/BLĐTBXH là:
1. Có chứng chỉ vận hành xe nâng hàng
2. Được đào tạo về chuyên môn, được cấp thẻ ATLĐ
3. Có quyết định giao việc bằng văn bản của NSDLĐ
4. Tất cả ý trên
Câu 114: Yêu cầu về chuyên môn đối với phục vụ, vận hành bình chịu áp lực theo
QCVN 01:2008/BLĐTBXH là:
1. Việc cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề phải do cơ sở có chức năng nêu tại Mục 5.1.8 QCVN
01:2008/BLĐTBXH thực hiện và phải tuân thủ theo quy định hiện hành của Nhà nước về dạy
nghề.
2. Người vận hành chính nồi hơi sản xuất điện- nhiệt phải có bằng nghề, các nồi hơi khác phải có
chứng chỉ nghề
3. Người theo dõi phục vụ, không vận hành trực tiếp nồi hơi nêu trong điều 5.2.5 QCVN
01:2008/BLĐTBXH và người vận hành bình chịu áp lực tối thiểu phải có chứng nhận huấn luyện
an toàn về nghiệp vụ
4. Tất cả ý trên
Câu 115: Xe cẩu nâng hàng có gắn biển số, được lưu thông trên đường cần kiểm
định những nội dung nào theo chu kỳ?
1. Kiểm định định kỳ chức năng cẩu, nâng hàng
2. Kiểm định định kỳ xe cơ giới
3. Ý 1 và 2 đúng
4. Không ý nào đúng
Câu 116: Xe sửa chữa điện hotline cần thí nghiệm, kiểm định những nội dung nào
theo chu kỳ?
1. Thí nghiệm cách điện xe
2. Kiểm định thiết bị nâng người
3. Kiểm định định kỳ xe cơ giới
4. Tất cả ý trên
Câu 117: Xe gầu sửa chữa điện hotline có phải là TBYCNN về ATVSLĐ không?
1. Là TBYCNN về ATVSLĐ căn cứ theo TT36/2019/BLĐTBXH
2. Tùy theo quy định của người sử dụng
3. Tùy theo quy định của nhà sản xuất
4. Không phải là TBYCNN
Câu 118: Các công cụ dụng cụ thi công hotline có thuộc danh mục TBYCNN về
ATVSLĐ không?
1. Đúng vì các dụng cụ hotline có tính nghiêm ngặt cao về ATVSLĐ
2. Tùy theo quy định của người sử dụng
3. Tùy theo quy định của nhà sản xuất
4. Chỉ những thiết bị nằm trong danh mục căn cứ theo TT36/2019/BLĐTBXH như xe gầu, sàn
platform…
TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỔ TRỰC VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN
Quyết định số 2675/QĐ-PC1 ngày 14/12/2009

Câu 1: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của Tổ trực vận hành lưới điện các Chi
nhánh điện ban hành kèm theo quyết định số 2675/QĐ-PC1 ngày 14/12/2009 thì nhân viên
trực vận hành lưới điện các Điện lực trong thời gian trực ca chịu sự chỉ huy trực tiếp của:
1. Giám đốc 2. Phó Giám đốc 3. Trưởng Phòng 4. Điều độ viên đương ca Công
Điện lực Kỹ thuật Điện lực KHKTAT Điện lực ty Điện lực tỉnh (TP)
Câu 2: Theo QĐ 2675 thì tại phòng trực vận hành các Điện lực phải có các phương tiện,
tài liệu nào đề phục vụ công việc?
1. Phương tiện truyền thông; Sơ đồ 1 sợi; Các QT vận hành thiết bị, QT xử lý sự cố; Sổ sách
ghi chép vận hành.
2. Phương tiện thông tin liên lạc; Sơ đồ 1 sợi; Các QT vận hành thiết bị, QT xử lý sự cố; Sổ
sách ghi chép vận hành.
3. Phương tiện thông tin liên lạc; Sơ đồ 1 sợi; Các QT vận hành thiết bị, QT xử lý sự cố; QT
điều độ.
4. Phương tiện thông tin liên lạc; Sơ đồ trình tự thực hiện công tác trên lưới điện; Các QT
vận hành thiết bị, QT xử lý sự cố; Sổ sách ghi chép vận hành.
Câu 3: Theo QĐ 2675 thì về phương diện QLKTVH thì trực vận hành các Điện lực phải
thực hiện nhiệm vụ chỉ huy vận hành như thế nào?
1. Chấp hành mệnh lênh ĐĐV, chỉ huy vận hành lưới điện thuộc phân cấp quyền điều khiển
của Điều độ Công ty Điện lực.
2. Chấp hành mệnh lênh ĐĐV, chỉ huy thao tác vận hành và xử lý sự cố theo Lệnh của ĐĐV
PC.
3. Chấp hành mệnh lênh ĐĐV, chỉ huy vận hành lưới điện thuộc phân cấp quyền điều khiển
của Điện lực.
4. Chấp hành mệnh lênh lãnh đạo đơn vị, chỉ huy vận hành lưới điện thuộc phân cấp quyền
điều khiển của Điện lực.
Câu 4: Theo QĐ 2675 thì về phương diện an toàn thì trực vận hành các Điện lực phải
thực hiện những nhiệm vụ nào?
1. Lập PTT, kiểm soát PTT, KTKS PCT, cấp số phiếu; Giao đường dây, thiết bị cho Người
CHTT và nhận lại. Treo thẻ “Có ĐVCT” trên sơ đồ; Tham gia chữa cháy khu vực.
2. Lập PTT, kiểm soát PTT, KTKS PCT, cấp số phiếu; Giao đường dây, thiết bị cho người
GSATĐ. Treo thẻ “Có ĐVCT” trên sơ đồ; Tham gia chữa cháy khu vực.
3. Lập PTT, kiểm soát PTT, KTKS PCT, cấp số phiếu; Giao đường dây, thiết bị cho người
cho phép để người này bàn giao cho ĐVCT và ngược lại. Treo thẻ “Có ĐVCT” trên sơ đồ; Tham
gia diễn tập PCLB cấp Điện lực.
4. Lập PTT, kiểm soát PTT, KTKS PCT, cấp số PCT; Giao đường dây, thiết bị cho người
cho phép để người này bàn giao cho ĐVCT và nhận lại lưới từ Người cho phép; Treo thẻ “ Có
ĐVCT” trên sơ đồ; Tham gia chữa cháy khu vực.
Câu 5: Theo QĐ 2675 thì tại phòng trực vận hành các Điện lực phải cần có các loại
QTQP cơ bản nào?
1. Các loại QTQP về điều độ vận hành; Các loại QTQP về vận hành và bảo dưỡng thiết bị
điện; Các loại QTQP về ATLĐ.
2. Các loại QTQP về điều độ vận hành; Các loại QTQP về Kinh doanh điện năng và chăm
sóc khách hàng; Các loại QTQP về ATLĐ.
3. Các loại QTQP về điều độ vận hành; Các Quyết định về chức năng, nhiệm vụ Tổ TVH;
Các loại QTQP về ATLĐ.
4. Các loại QTQP về điều độ vận hành; Các loại QT, quy địn về PCLB và PCCC; Các loại
QTQP về ATLĐ.
Câu 6: Theo QĐ 2675 thì Nhân viên trực vận hành chỉ thực hiện mệnh lệnh của
lãnh đạo Điện lực liên quan đến công tác vận hành lưới điện khi:
1. Lưới điện thuộc phạm vi phân cấp điều khiển của Trực vận hành Điện lực và được sự đồng ý
của Điều độ viên Công ty Điện lực tỉnh.
2. Lưới điện thuộc quyền kiểm tra của Trực vận hành Điện lực và được sự đồng ý của Điều độ
viên Công ty Điện lực tỉnh.
3. Lưới điện thuộc phạm vi phân cấp điều khiển của Trực vận hành Điện lực và được sự đồng ý
của lãnh đạo Công ty Điện lực tỉnh.
4. Lưới điện thuộc phạm vi phân cấp điều khiển của cấp Điều độ Công ty Điện lực và được sự
đồng ý của Điều độ viên Công ty Điện lực tỉnh.
Câu 7: Theo QĐ 2675 thì khi có đầy đủ lý do cho thấy nhân viên trực vận hành Chi
nhánh điện không đủ năng lực làm việc, Điều độ viên trực ban có quyền:
1. Đình chỉ tạm thời nhiệm vụ trực vận hành của nhân viên đó và trực tiếp chỉ huy lưới điện của
Điện lực đó.
2. Đình chỉ tạm thời nhiệm vụ trực vận hành của nhân viên đó và yêu cẩu Tổ trưởng Tổ trực vận
hành thay thế.
3. Đình chỉ tạm thời nhiệm vụ trực vận hành của nhân viên đó và yêu cẩu Điện lực cử nhân viên
trực vận hành khác thay thế.
4. Đình chỉ tạm thời nhiệm vụ trực vận hành của nhân viên đó và yêu cẩu lãnh đạo Điện lực thay
thế.
Câu 8: Theo QĐ 2675 thì khi có các ĐVCT trên lưới, Trực vận hành phải:
1. Nắm chắc được số lượng các nhóm công tác trên lưới, phải treo thẻ hoặc treo dấu hiệu “ Có
đội công tác” trên sơ đồ nối điện chính của Điện lực.
2. Phải treo thẻ đánh dấu các đội công tác đang thực hiện công việc trên lưới điện thuộc Chi
nhánh điện quản lý.
3. Nắm chắc được số lượng các nhóm công tác trên lưới, báo cáo lãnh đạo Điện lực.
4. Nắm chắc được số lượng các nhóm công tác trên lưới, báo cáo điều độ cấp trên.

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


QUY TRÌNH AN TOÀN THỦY, CƠ, NHIỆT, HÓA
Ban hành kèm theo Quyết định số 881/QĐ-EVN ngày 15/7/2021 của
Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Câu 1: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa thì phạm vi điều chỉnh của Quy
trình này là:
1. Quy định về an toàn khi thực hiện công việc vận hành, thí nghiệm, sửa chữa, xây dựng và các
công việc khác có xuất hiện mối nguy có nguồn gốc từ thủy, cơ, nhiệt, hóa tại thiết bị, hệ thống,
công trình.
2. Quy định về an toàn khi thực hiện công việc xây dựng công trình điện có xuất hiện mối nguy
có nguồn gốc từ thủy, cơ, nhiệt, hóa tại thiết bị, hệ thống, công trình
3. Quy định về an toàn khi thực hiện công việc vận hành, thí nghiệm, sửa chữa, xây dựng và các
công việc khác có xuất hiện mối nguy cơ về điện tại thiết bị, hệ thống, công trình điện
4. Quy định về an toàn khi thực hiện công việc vận hành, thí nghiệm, sửa chữa, xây dựng và các
công việc khác có xuất hiện mối nguy cơ học tại thiết bị, hệ thống, công trình
Câu 2: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định nguyên tắc chung về
an toàn là:
1. Mọi công việc có kế hoạch đều phải được đánh giá rủi ro ATVSLĐ cho chính công việc đó và
đề ra biện pháp phòng ngừa rủi ro.
2. Mọi công việc đều phải được đánh giá rủi ro ATVSLĐ cho chính công việc đó và đề ra biện
pháp phòng ngừa rủi ro.
3. Những công việc có nguy cơ xảy ra TNLĐ cao đều phải được đánh giá rủi ro ATVSLĐ cho
chính công việc đó và đề ra biện pháp phòng ngừa rủi ro.
4. Những công việc thực hiện theo PCT đều phải được đánh giá rủi ro ATVSLĐ cho chính công
việc đó và đề ra biện pháp phòng ngừa rủi ro.
Câu 3: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, những công việc thực hiện theo
PCT/LCT được quy định như thế nào?
1. Những công việc có rủi ro cao về tai nạn đều phải thực hiện theo PCT, rủi ro thấp thì thực hiện
theo LCT.
2. Mọi công việc có rủi ro về tai nạn đều phải lập Phương án TCTC và BPAT trừ công việc
thường xuyên, hàng ngày ở nơi cố định như vận chuyển, bốc dỡ, gia công cơ khí.
3. Mọi công việc có rủi ro về tai nạn đều phải thực hiện theo PCT/LCT trừ công việc thường
xuyên, hàng ngày ở nơi cố định như vận chuyển, bốc dỡ, gia công cơ khí.
4. Mọi công việc có rủi ro cao về tai nạn điện đều phải thực hiện theo PCT/LCT
Câu 4: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, việc huấn luyện người mới
tuyển dụng như thế nào?
1. Phải được huấn luyện sát hạch để có trình độ kỹ thuật và an toàn theo yêu cầu của công việc,
sau đó phải được kiểm tra bằng cả hai hình thức lý thuyết và thực hành đạt yêu cầu mới được
giao nhiệm vụ.
2. Những người này phải có trình độ kỹ thuật và an toàn theo yêu cầu của công việc, sau đó phải
được kiểm tra thực hành đạt yêu cầu mới được giao nhiệm vụ.
3. Phải được huấn luyện, kèm cặp, sau đó phải được kiểm tra lý thuyết kỹ thuật an toàn điện đạt
yêu cầu mới được giao nhiệm vụ.
4. Phải được huấn luyện, kèm cặp để có trình độ kỹ thuật và an toàn theo yêu cầu của công việc,
sau đó phải được kiểm tra bằng cả hai hình thức lý thuyết và thực hành đạt yêu cầu mới được
giao nhiệm vụ.
Câu 5: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định thời hạn huấn luyện
quy trình này như thế nào?
1. Người tham gia thực hiện công tác thủy, cơ, nhiệt, hóa phải được huấn luyện, kiểm tra Quy
trình này ít nhất mỗi năm 01 lần.
2. Người tham gia thực hiện công tác thủy, cơ, nhiệt, hóa phải được huấn luyện, kiểm tra Quy
trình này ít nhất mỗi năm 02 lần.
3. Người tham gia thực hiện công tác thủy, cơ, nhiệt, hóa phải được huấn luyện, kiểm tra Quy
trình này ít nhất hai năm 01 lần.
4. Người tham gia thực hiện công tác thủy, cơ, nhiệt, hóa phải được huấn luyện, kiểm tra Quy
trình này khi mới tuyển dụng.
Câu 6: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, đơn vị cơ sở phải ban hành loại
quy trình nào?
1. Đơn vị cơ sở phải ban hành quy trình an toàn trong đó có nội dung quy định về an toàn trong
thi công lắp đặt thiết bị.
2. Đơn vị cơ sở phải ban hành quy trình vận hành thiết bị trong đó có nội dung quy định về an
toàn trong vận hành, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị.
3. Đơn vị cơ sở phải ban hành quy trình xử lý sự cố thiết bị trong đó có nội dung quy định về an
toàn trong vận hành, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị.
4. Đơn vị cơ sở phải ban hành kế hoạc phòng chống tai nạn thương tích trong đó có nội dung quy
định về an toàn trong vận hành, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị.
Câu 7: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, đơn vị cơ sở phải ban hành
danh sách công việc được đánh giá rủi ro theo nguyên tắc nào?
1. Danh sách công việc được đánh giá rủi ro theo từng tháng tại Quy định công tác an toàn trong
EVN
2. Danh sách công việc được đánh giá rủi ro theo từng ngành nghề công việc theo Quy định công
tác an toàn trong EVN
3. Danh sách công việc được đánh giá rủi ro theo từng vị trí, phạm vi công việc theo Quy định
công tác an toàn trong EVN
4. Danh sách công việc được đánh giá rủi ro 6 tháng 1 lần theo Quy định công tác an toàn trong
EVN
Câu 8: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, việc kiểm tra đánh giá rủi ro
ATVSLĐ khi thực hiện công tác được quy định như thế nào?
1. ĐVCT phải kiểm tra sự phù hợp của đánh giá rủi ro ATVSLĐ theo danh sách công việc được
đánh giá rủi ro và tổ chức họp thống nhất BPAT trước khi thực hiện công tác nếu có yêu cầu
2. ĐVQLVH phải kiểm tra sự phù hợp của đánh giá rủi ro ATVSLĐ theo danh sách công việc
được đánh giá rủi ro và tổ chức họp thống nhất BPAT trước khi thực hiện công tác nếu có yêu
cầu
3. ĐVCT và ĐVQLVH kiểm tra sự phù hợp của đánh giá rủi ro ATVSLĐ khi thực hiện các công
việc có nguy hiểm về điện trước khi thực hiện công tác nếu có yêu cầu
4. ĐVCT và ĐVQLVH kiểm tra sự phù hợp của đánh giá rủi ro ATVSLĐ theo danh sách công
việc được đánh giá rủi ro và tổ chức họp thống nhất BPAT trước khi thực hiện công tác nếu có
yêu cầu
Câu 9: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi công tác trên đường giao
thông, phải:
1. Đặt tín hiệu cảnh báo và bố trí người hướng dẫn nhằm tránh nguy hiểm cho người tham gia
giao thông. Khi hạn chế đi lại phải thực hiện căng dây, lắp đặt rào chắn tạm thời và có biển chỉ
dẫn cụ thể.
2. Đặt tín hiệu cảnh báo và bố trí người cảnh giới. Khi hạn chế đi lại phải báo cáo và đề nghị
cảnh sát giao thông hỗ trợ điều khiển giao thông.
3. Đặt tín hiệu cảnh báo và bố trí người hướng dẫn nhằm tránh nguy hiểm cho người tham gia
giao thông. Khi hạn chế đi lại phải phải báo cáo, xin phép ngành giao thông.
4. Lập rào chắn và bố trí người hướng dẫn nhằm tránh nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Khi hạn chế đi lại phải cắm đèn quay cảnh báo giao thông.
Câu 10: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định treo biển báo, tín
hiệu tại các van cách ly, tủ điều khiển tại chỗ như thế nào?
1. Phải treo biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” tại vị trí thao tác.
2. Phải treo biển “Cấm thao tác! Có người đang làm việc” tại vị trí thao tác.
3. Phải treo biển “Cấm mở van! Có người đang làm việc” tại vị trí thao tác.
4. Phải treo biển “Cấm thao tác! Có người đang làm việc” tại tại các thiết bị điện đã cắt.
Câu 11: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định cấm thực hiện công
việc trên thiết bị khi nào?
1. Khi tthiết bị này đã được cách ly khỏi dây chuyền sản xuất. Trường hợp công việc thực hiện
trên thiết bị đang vận hành phải có quy trình riêng và phải thực hiện theo PCT.
2. Khi tthiết bị này chưa được cách ly khỏi dây chuyền sản xuất. Trường hợp công việc thực hiện
trên thiết bị đang vận hành phải có Phương án TCTC và BPAT riêng và phải thực hiện theo PCT.
3. Khi tthiết bị này chưa được cách ly khỏi dây chuyền sản xuất. Trường hợp công việc thực hiện
trên thiết bị đang vận hành phải có quy trình riêng và phải thực hiện theo PCT.
4. Khi tthiết bị này chưa được cách ly khỏi dây chuyền sản xuất. Không cho phép thực hiện công
việc trên thiết bị đang vận hành trong mọi trường hợp.
Câu 12: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trong trường hợp đã cách ly
hoàn toàn thiết bị cần sửa chữa mà vẫn không đảm bảo an toàn như rò rỉ môi chất có nhiệt
độ cao, áp suất cao hoặc độc hại, để tiến hành công việc thì xử lý như thế nào?
1. Tạm dừng hệ thống, kiểm tra, tiến hành sửa chữa.
2. Tiếp tục sửa chữa, theo dõi ghi chép vảo sổ nhật ký vận hành.
3. Cho phép sửa chữa, tiến hành song song với việc xử lý các nguy cơ gây TNLĐ.
4. Bắt buộc phải dừng hệ thống, khắc phục các nguy cơ mất an toàn mới được phép tiến hành sửa
chữa.
Câu 13: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, phần thiết bị tiến hành công
việc phải được cách ly khỏi hệ thống để đảm bảo an toàn khi làm việc như thế nào?
1. Phải được cách ly khỏi hệ thống từ mọi phía từ nguồn chính và những nguồn khác bằng cách
đóng các van cách ly, mở các van xả đọng, xả khí; cắt nguồn lực, nguồn điều khiển các van.
2. Phải được cách ly khỏi hệ thống từ mọi phía từ nguồn điện chính và những nguồn hơi, khí,
hóa chất qua các đường ống, cắt nguồn lực, nguồn điều khiển các van.
3. Phải được cách ly khỏi hệ thống từ mọi phía từ những nguồn hơi, khí, hóa chất qua các đường
ống, van khác bằng cách cắt nguồn điện, cắt nguồn lực, nguồn điều khiển các van.
4. Phải được cách ly khỏi hệ thống từ mọi phía từ nguồn chính, những nguồn hơi, khí, hóa chất
qua các đường ống, van khác không cần cắt mà phải giám sát theo dõi.
Câu 14: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định cấm trong việc cách
ly thiết bị để sửa chữa như thế nào?
1. Cấm cách ly thiết bị để sửa chữa chỉ bằng cắt nguồn lực, nguồn điều khiển đóng/mở van.
2. Cấm cách ly thiết bị để sửa chữa chỉ bằng cách ly các van điện, van khí mà không cắt nguồn
lực, nguồn điều khiển đóng/mở van.
3. Cấm cách ly thiết bị để sửa chữa chỉ bằng cách ly các van điện, van khí.
4. Cấm cách ly thiết bị để sửa chữa chỉ bằng cách ly các van khí mà không cắt nguồn lực, nguồn
điều khiển thiết bị điện.
Câu 15: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định việc treo biển “Cấm
thao tác! Có người đang làm việc” như thế nào?
1. Người thao tác phải treo biển: “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” ở các bộ truyền
động, nút ấn, khóa điều khiển thiết bị đóng cắt điện. Chỉ người này hoặc người thay thế mới
được tháo các biển báo này.
2. Người thao tác phải treo biển: “Cấm thao tác! Có người đang làm việc” ở các van cách ly, tủ
điều khiển tại chỗ của van. Chỉ NCHTT của ĐVCT mới được tháo các biển báo này.
3. Người thao tác phải treo biển: “Cấm thao tác! Có người đang làm việc” ở các van cách ly, tủ
điều khiển tại chỗ của van. Chỉ người này hoặc người thay thế mới được tháo các biển báo này.
4. Người thao tác phải treo biển: “Cấm thao tác! Có người đang làm việc” ở các van cách ly, tủ
điều khiển tại chỗ của van. Chỉ Người cho phép mới được tháo các biển báo này.
Câu 16: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định cấm khi kiểm tra
thiết bị đã cách ly khỏi vận hành như thế nào?
1. Cấm căn cứ đồng hồ chỉ thị để xác nhận thiết bị không còn điện nhưng nếu đồng hồ chỉ thị có
điện áp phải xem như thiết bị vẫn còn điện.
2. Cấm căn cứ đồng hồ chỉ thị để xác nhận thiết bị không còn áp lực nhưng nếu đồng hồ chỉ thị
có áp lực thì phải kiểm tra cụ thể thiết bị áp lực.
3. Cấm căn cứ đồng hồ chỉ thị để xác nhận thiết bị không còn áp lực mà phải kiểm tra cụ thể thiết
bị áp lực.
4. Cấm căn cứ đồng hồ chỉ thị để xác nhận thiết bị không còn áp lực nhưng nếu đồng hồ chỉ thị
có áp lực phải xem như thiết bị vẫn còn áp lực.
Câu 17: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định trước khi cho Đơn
vị công tác tiến hành công việc, phải khẳng định nội dung gì?
1. Người cho phép phải đảm bảo thiết bị cần sửa chữa không còn áp lực, môi chất và nhiệt độ
phải ở giá trị cho phép.
2. NCHTT phải đảm bảo thiết bị cần sửa chữa không còn áp lực, môi chất và nhiệt độ phải ở giá
trị cho phép.
thiết bị cần sửa chữa không còn áp lực, môi chất và nhiệt độ phải ở giá trị cho phép.
3. Người cho phép phải đảm bảo thiết bị cần sửa chữa không còn điện, môi chất và nhiệt độ phải
ở giá trị cho phép.
4. Trưởng ca, kíp vận hành phải đảm bảo thiết bị cần sửa chữa không còn áp lực, môi chất và
nhiệt độ phải ở giá trị cho phép.
Câu 18: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung cơ bản về nhận diện
mối nguy khi làm việc với thiết bị quay là:
1. Người hoặc vật bị cuốn vào bộ phận chuyển động gây tai nạn hoặc sự cố thiết bị; Bộ phận, vật
liệu bị rò điện.
2. Người hoặc vật bị cuốn vào bộ phận chuyển động gây tai nạn hoặc sự cố thiết bị; Bộ phận, vật
liệu gây va đập hoặc văng bắn vào người.
3. Người hoặc vật bị chạm vào bộ phận có điện; Bộ phận, vật liệu gây va đập hoặc văng bắn vào
người.
4. Người hoặc vật bị cuốn vào bộ phận chuyển động gây tai nạn hoặc sự cố thiết bị; Ngã cao.
Câu 19: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung nào không đúng
(không cần thiết) trong quy định công tác chuẩn bị sửa chữa các thiết bị quay?
1. Thiết bị đã dừng, động cơ và các thiết bị điện đã được cắt điện, các van đã được đặt đến vị trí
an toàn cho việc thực hiện công việc sửa chữa.
2. Các thiết bị liên quan phải được treo biển cấm thao thao tác, khóa an toàn (nếu có). Phải có
các biển báo an toàn cho các động cơ điện đã được cắt điện và thiết bị khởi động để báo hiệu
cấm đóng điện và vận hành các van.
3. Thiết bị đã được kiểm định đúng quy định pháp luật, còn hạn kiểm định.
4. Khu vực làm việc phải có biển báo “Khu vực đang làm việc” hoặc các biển báo tương tự theo
quy định hiện hành.
Câu 20: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung nào không đúng
(không cần thiết) trong quy định BPAT khi làm việc với các thiết bị quay?
1. Phải có hàng rào an toàn với khoảng cách quy định. Nơi làm việc phải được vệ sinh sạch sẽ,
ánh sáng phải đầy đủ.
2. Các khớp nối trục phải có vỏ bảo vệ chắc chắn.
3. Động cơ phải có dây tiếp địa, điểm đấu nối cáp điện phải có hộp bảo vệ chắc chắn, các gối đỡ
phải được bôi trơn đầy đủ.
4. Nơi làm việc phải có tường cách âm, chống ồn.
Câu 21: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung nào không đúng
(không cần thiết) trong quy định BPAT khi kiểm tra độ rung, nhiệt độ các gối đỡ?
1. Thực hiện đúng theo quy trình vận hành và xử lý sự cố thiết bị điện và thiết bị quay.
2. Khi phát hiện độ rung, nhiệt độ của các thiết bị vượt quá trị số tác động bảo vệ mà hệ thống
bảo vệ không làm việc,
3. Nhân viên vận hành cần thao tác ngừng khẩn cấp thiết bị để bảo vệ thiết bị đồng thời báo cáo
cấp trên xin ý kiến xử lý.
4. Thực hiện đúng theo quy trình vận hành của từng thiết bị
Câu 22: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi phát hiện các thiết bị
quay bị cháy phải:
1. Kiểm tra thiết bị quay ngay. Cấm dùng cát mà phải dùng bình chữa cháy (CO 2, MFZ) để dập
lửa.
2. Lập tức ngừng thiết bị, cắt điện. Cấm dùng cát mà phải dùng bình chữa cháy (CO 2, MFZ) để
dập lửa.
3. Lập tức ngừng thiết bị, cắt điện. Dùng cát và bình chữa cháy (CO2, MFZ) để dập lửa.
4. Báo cáo lãnh đạo đợn vị ngay. Dùng bình chữa cháy (CO2, MFZ) để dập lửa.
Câu 23: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trong quá trình chạy thử
hoặc cân chỉnh các thiết bị quay, khi nhận được tín hiệu nguy hiểm, cần:
1. Lập tức ngừng thiết bị, cắt điện. Người tham gia giám sát an toàn cho công tác sửa chữa ấn nút
ngừng khi nhận được tín hiệu nguy hiểm của Người CHTT.
2. Sử dụng các nút ấn ngừng khẩn cấp. NCHTT ấn nút ngừng khi nhận được tín hiệu nguy hiểm
của nhân viên ĐVCT.
3. Sử dụng các nút ấn ngừng khẩn cấp. Cơ cấu này sẽ được một người tham gia giám sát an toàn
cho công tác sửa chữa ấn nút ngừng khi nhận được tín hiệu nguy hiểm của Người CHTT.
4. Sử dụng các nút ấn ngừng khẩn cấp. Cơ cấu này sẽ được Người cho phép ấn nút ngừng khi
nhận được tín hiệu nguy hiểm của Người CHTT.
Câu 24: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung cơ bản nhận diện
mối nguy khi sử dụng thiết bị cầm tay là:
1. Chấn thương do ngã cao, bỏng, điện giật, khí bụi có hại cho sức khỏe.
2. Chấn thương về cơ khí do bỏng, điện giật, ngã cao.
3. Chấn thương cơ học bụi có hại cho sức khỏe.
4. Chấn thương về cơ khí, bỏng, điện giật, khí bụi có hại cho sức khỏe.
Câu 25: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, yêu cầu trong việc bảo quản,
sử dụng thiết bị cầm tay như thế nào?
1. Phải cất giữ thiết bị cầm tay trong các tủ đồ nghề riêng và việc sử dụng chúng phải giao cho
các cá nhân chuyên trách. Chu kỳ kiểm tra ít nhất 06 tháng 01 lần.
2. Thiết bị cầm tay phải giao cho các cá nhân chuyên trách. Chu kỳ kiểm tra ít nhất 06 tháng 01
lần.
3. Phải cất giữ thiết bị cầm tay trong các tủ đồ nghề riêng và việc sử dụng chúng phải giao cho
NCHTT quản lý. Chu kỳ kiểm tra ít nhất 01 năm 01 lần.
4. Phải cất giữ thiết bị cầm tay trong các tủ đồ nghề riêng và việc sử dụng chúng phải giao cho
các cá nhân phụ trách. Chu kỳ kiểm tra ít nhất 03 tháng 01 lần.
Câu 26: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trước khi sử dụng thiết bị cầm
tay cần kiểm tra để xác định những nội dung gì?
1. Thiết bị không bị rò điện ra vỏ; lõi dây điện không có vết gãy, sự hoàn hảo của nút ngắt điện
và nối đất.
2. Thiết bị không bị rò điện ra vỏ; các vít kẹp chắc các chi tiết, nút, độ hoàn hảo của bộ truyền
động, lớp vỏ bảo vệ, lõi dây điện không có vết gãy, sự hoàn hảo của nút ngắt điện và nối đất.
3. Các vít kẹp chắc các chi tiết, nút, độ hoàn hảo của bộ truyền động, lớp vỏ bảo vệ, lõi dây điện
không có vết gãy, sự hoàn hảo của nút ngắt điện và nối đất.
4. Thiết bị không bị rò điện ra vỏ; các vít kẹp chắc các chi tiết, nút, độ hoàn hảo của bộ truyền
động,.
Câu 27: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, tại khu vực làm việc phải kiểm
tra, chuẩn bị những gì?
1. Không có các vật liệu dễ cháy nổ xung quanh khu vực gia công. Sử dụng bạt che chắn nguồn
tia lửa phát sinh trong khi sử dụng. Đảm bảo các phương tiện sẵn sàng sơ cấp cứu người bị nạn.
2. Không có các vật liệu dễ cháy nổ xung quanh khu vực gia công. Sử dụng bạt che chắn nguồn
tia lửa phát sinh trong khi sử dụng. Đảm bảo các lối thoát thông thoáng.
3. Không có các vật liệu dễ cháy nổ xung quanh khu vực gia công. Sử dụng bạt che chắn nguồn
tia lửa phát sinh trong khi sử dụng. Đảm bảo các phương tiện sẵn sàng chữa cháy.
4. Sử dụng bạt che chắn nguồn tia lửa phát sinh trong khi sử dụng. Đảm bảo các phương tiện sẵn
sàng chữa cháy.
Câu 28: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung nào không đúng
(không cần thiết) khi sử dụng thiết bị cầm tay?
1. Nếu thấy hư hỏng dù rất nhỏ như cảm nhận được tác dụng yếu của dòng điện thì phải tức khắc
ngừng ngay việc để kiểm tra, sửa chữa.
2. Phải cầm chặt máy đúng kỹ thuật bằng cả 2 tay và chọn vị trí đứng chắc chắn; Chú ý chiều
quay sao cho tia lửa và bụi mài, cắt bắn ra xa khỏi cơ thể.
3. Luôn để dây điện ở phía sau và cách xa thiết bị; Chỉ được cắm phích cắm vào ổ điện khi máy
đã ở chế độ tắt.
4. Phải kiểm tra thiết bị cầm tay về hạn định thử nghiệm, tem dán.
Câu 29: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trong những nội dung quy
định nghiêm cấm khi sử dụng thiết bị cầm tay thì nội dung nào không đúng?
1. Cấm đứng trên thang mà sử dụng thiết bị cầm tay trong mọi trường hợp.
2. Cấm để dây dẫn điện tiếp xúc trực tiếp với bề mặt nóng, ẩm hay dính dầu; Đấu điện vào lưới
bằng cách xoắn dây; Làm việc ngoài trời dưới mưa;Vận hành thiết bị cầm tay khi thiếu các thiết
bị bảo vệ.
3. Cấm dùng tay cầm vào đầu công tác, đầu cắt của nó khi thiết bị đang làm việc; Dùng tay thu
dọn phoi ở vùng dưới đầu mũi khoan đang quay; Sử dụng thiết bị cầm tay đang hoạt động khi di
chuyển trên thang di động;
4. Cấm lắp hay tháo đầu công tác khi chưa ngừng hoàn toàn chuyển động quay, khi thiết bị chưa
được ngắt khỏi nguồn điện hoặc nguồn năng lượng khác;
Câu 30: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi đang sử dụng thiết bị cầm
tay mà bị ngừng làm việc, khi bị cắt điện đột xuất hay kết thúc công việc phải:
1. Rút khỏi vị trí làm việc, thu dọn dụng cụ.
2. Cách ly thiết bị cầm tay khỏi nguồn điện để loại bỏ hoàn toàn điện áp.
3. Yêu cầu NCHTT kiểm tra lại và tiếp tục làm việc.
4. Cách ly thiết bị cầm tay khỏi nguồn nhiệt.
Câu 31: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trước khi làm việc với máy cơ
khí phải:
1. Kiểm tra điện trở nối đất khu vực đặt máy, kiểm tra rò điện qua vỏ máy.
2. Kiểm tra tình trạng kiểm định kỹ thuật an toàn của và chất lượng của máy vẫn còn trong tình
trạng sử dụng tốt.
3. Kiểm tra tình trạng, kỹ thuật an toàn của máy như: các bộ phận che chắn bảo vệ, dây tiếp đất,
các loại dao, đá cắt mài vẫn còn trong tình trạng sử dụng tốt.
4. Kiểm tra kỹ thuật an toàn của máy theo các quy trình vận hành cho chính máy cơ khí đó.
Câu 32: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung nhận diện mối nguy
khi làm việc với thiết bị nâng:
1. Điện giật, va đập trong quá trình nâng, di chuyển; Đổ, lật, nghiêng thiết bị nâng.
2. Vật nặng rơi, va đập trong quá trình nâng, di chuyển; Tai nạn giao thông.
3. Đuối nước, va đập trong quá trình nâng, di chuyển; Đổ, lật, nghiêng thiết bị nâng.
4. Vật nặng rơi, va đập trong quá trình nâng, di chuyển; Đổ, lật, nghiêng thiết bị nâng.
Câu 33: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, giải pháp an toàn khi dùng hai
hoặc nhiều thiết bị nâng để cùng nâng một tải trọng là:
1. Phải có sơ đồ buộc móc tải, sơ đồ di chuyển tải và chỉ rõ trình tự thực hiện các thao tác, yêu
cầu về kích thước, vật liệu, công nghệ, các thiết bị phụ trợ.
2. Phải có Phương án di chuyển tải và chỉ rõ trình tự thực hiện các thao tác, yêu cầu về kích
thước, vật liệu, công nghệ, các thiết bị phụ trợ.
3. Phải có hồ sơ lý lịch thiết bị nâng đầy đủ khi di chuyển tải và chỉ rõ trình tự thực hiện các thao
tác, yêu cầu về kích thước, vật liệu, công nghệ, các thiết bị phụ trợ.
4. Các thiết bị nang phải còn hạnh định thử nghiệm, lập kế hoạch thi công, chỉ rõ trình tự thực
hiện các thao tác, yêu cầu về kích thước, vật liệu, công nghệ, các thiết bị phụ trợ.
Câu 34: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi vận hành thiết bị nâng,
quy định cấm như thế nào?
1. Cấm người đứng dưới hoặc giữa tải và chướng ngại vật, trừ đứng dưới độ vươn của cần trục,.
Cấm nâng hạ tải trên thùng xe khi có người đang đứng trên thùng xe.
2. Cấm người đứng dưới hoặc giữa tải và chướng ngại vật, bao gồm cả độ vươn của cần trục,
trong bán kính quay của thiết bị nâng. Cấm nâng hạ tải trên thùng xe khi có người đang đứng
trên thùng xe.
3. Cấm người đứng dưới độ vươn của cần trục, trong bán kính quay của thiết bị nâng khi dây
chằng bị đứt. Cấm nâng hạ tải trên thùng xe khi có người đang đứng trên thùng xe.
4. Cấm người đứng dưới hoặc giữa tải và chướng ngại vật, bao gồm cả độ vươn của cần trục,.
Cấm nâng hạ tải trên thùng xe khi không có người đang đứng trên thùng xe.
Câu 35: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, thủ tục an toàn trước khi tiến
hành công việc có sử dụng thiết bị nâng là gì?
1. Tiến hành lập phương án thi công, phương án đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc. Kiểm
tra chất lượng thiết bị nâng.
2. Tiến hành đánh giá rủi ro các công việc nâng, hạ và lập phương án đảm bảo an toàn trong quá
trình làm việc.
3. Tiến hành đánh giá rủi ro các công việc nâng, hạ và lập phương án thi công, phương án đảm
bảo an toàn trong quá trình làm việc.
4. Kiểm tra hồ sơ thiết bị nâng và lập phương án phương án thi công, phương án đảm bảo an toàn
trong quá trình làm việc.
Câu 36: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trong quá trình sử dụng xe
cẩu, cầu trục, cần trục bánh lốp, nội dung nào không đúng (không phù hợp) quy định?
1. Không cho phép người lên, xuống cầu trục, cần trục khi thiết bị đang hoạt động; Vừa dùng
người đẩy hoặc kéo tải vừa cho cơ cấu nâng/hạ tải; Nâng, hạ và chuyển tải khi có người đứng ở
trên tải.
2. Không cho phép nâng tải có khối lượng vượt quá tải trọng cho phép; Để tải treo lơ lửng mà
không có người điều khiển; Nâng tải trong tình trạng tải chưa ổn định hoặc chỉ móc một bên của
móc kép;
3. Không được nâng tải vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên, bị liên kết bằng bu lông hoặc bê tông
với các vật khác; Cẩu với, kéo lê tải trọng;
4. Không cho phép thực hiện công việc khi chưa cắt điện các đường dây, thiết bị điện xung
quanh nơi làm việc.
Câu 37: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trong quá trình sử dụng xe
cẩu, cầu trục, cần trục bánh lốp, quy định các nội dung cấm như thế nào?
1. Cấm người không phận sự đi trong hành lang an toàn thiết bị đang hoạt động; Cấm sử dụng
thiết bị nâng tải để nâng người.
2. Cấm người không phận sự đi trong hành lang an toàn thiết bị đang hoạt động; Cấm sử dụng
thiết bị nâng tải để nâng người quá tải trọng cho phép của thiết bị.
3. Cấm người không phận sự đi trong hành lang an toàn khi thiết bị ngừng hoạt động; Cấm sử
dụng thiết bị nâng tải để nâng người.
4. Cấm các phương tiện không phận sự đi trong hành lang an toàn thiết bị đang hoạt động; Cấm
sử dụng thiết bị nâng tải để nâng người.
Câu 38: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trước khi hạ tải xuống
khoang, hầm, phải thực hiện BPAT nào?
1. Phải hạ móc tải xuống vị trí thấp nhất để kiểm tra số vòng cáp còn lại trên tang. Nếu số vòng
cáp còn lại trên tang lớn hơn 2,5 vòng thì mới được phép nâng, hạ tải.
2. Phải hạ móc không tải xuống vị trí thấp nhất để kiểm tra số vòng cáp còn lại trên tang. Nếu số
vòng cáp còn lại trên tang lớn hơn 1,5 vòng thì mới được phép nâng, hạ tải.
3. Phải hạ móc không tải xuống vị trí cao nhất để kiểm tra số vòng cáp còn lại trên tang. Nếu số
vòng cáp còn lại trên tang lớn hơn 1,0 vòng thì mới được phép nâng, hạ tải.
4. Phải hạ cần xuống vị trí thấp nhất để kiểm tra số vòng cáp còn lại trên tang. Nếu số vòng cáp
còn lại trên tang lớn hơn 2,0 vòng thì mới được phép nâng, hạ tải.
Câu 39: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, chỉ được phép hạ tải xuống vị
trí đã định với điều kiện nào?
1. Nơi đó đã tháo bỏ dây treo các kết cấu, bộ phận lắp ráp khỏi móc, khi các kết cấu và bộ phận
đó đã được cố định chắc chắn và ổn định.
2. Nơi đó đã được loại trừ được khả năng rơi, đổ hoặc trượt khi các kết cấu và bộ phận đó đã
được cố định chắc chắn và ổn định.
3. Nơi đó đã được loại trừ được khả năng rơi, đổ hoặc trượt; Đã tháo bỏ dây treo các kết cấu, bộ
phận lắp ráp khỏi móc, khi các kết cấu và bộ phận đó đã được cố định chắc chắn và ổn định.
4. Có phương án loại trừ được khả năng rơi, đổ hoặc trượt; tháo bỏ dây treo các kết cấu, bộ phận
lắp ráp khỏi móc, khi các kết cấu và bộ phận đó đã được cố định chắc chắn và ổn định.
Câu 40: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, người buộc móc tải chỉ được
phép đến gần tải khi nào?
1. Khi tải đã hạ đến độ cao không lớn hơn 0,5 m tính từ mặt sàn chỗ người móc tải đứng.
2. Khi tải đã hạ đến độ cao không lớn hơn 1,5 m tính từ mặt sàn chỗ người móc tải đứng.
3. Khi tải đã hạ đến độ cao không lớn hơn 02 m tính từ mặt sàn chỗ người móc tải đứng.
4. Khi tải đã hạ đến độ cao không lớn hơn 01 m tính từ mặt sàn chỗ người móc tải đứng.
Câu 41: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, phải ngừng hoạt động của cầu
trục, cần trục khi nào?
1. Khi phát hiện các vết nứt ở những chỗ quan trọng của kết cấu kim loại, biến dạng dư của kết
cấu kim loại; Phanh của bất kỳ một cơ cấu nào bị hỏng; Móc, cáp, ròng rọc, tang bị mòn, bị rạn
nứt.
2. Khi phát hiện các vết nứt ở những chỗ quan trọng của kết cấu kim loại, biến dạng dư của kết
cấu kim loại; Phanh của bất kỳ một cơ cấu nào bị hỏng; thiết bị không còn hạnh định thử
nghiệm.
3. Khi không phát hiện các vết nứt ở những chỗ quan trọng của kết cấu kim loại, biến dạng dư
của kết cấu kim loại; Phanh, móc, cáp, ròng rọc, tang bị mòn, bị rạn nứt.
4. Khi phát hiện các nguy hiểm tại buồng điều khiển thết bị; Phanh của bất kỳ một cơ cấu nào bị
hỏng; Móc, cáp, ròng rọc, tang bị mòn, bị rạn nứt.
Câu 42: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, việc quản lý xe cẩu, cầu trục,
cần trục như thế nào?
1. Cử người theo dõi sửa chữa, thay thế các chi tiết, bộ phận đã bị hư hỏng, mòn quá quy định
cho phép.
2. Phải có sổ để theo dõi bảo dưỡng định kỳ; theo dõi sửa chữa, thay thế các chi tiết, bộ phận đã
bị hư hỏng, mòn quá quy định cho phép.
3. Phải có sổ để theo dõi mức tiêu hao nhiên liệu và kiểm tra các chi tiết, bộ phận đã bị hư hỏng,
mòn quá quy định cho phép.
4. Qyản đốc phân xường xe phải theo dõi sửa chữa, thay thế các chi tiết, bộ phận đã bị hư hỏng,
mòn quá quy định cho phép.
Câu 43: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định tốc độ vận hành xe
nâng hàng như thế nào?
1. Trong phạm vi công trường xe phải chạy với tốc độ ≤ 15km/h; Khi chạy trên đường thẳng
trong kho ≤ 12km/h; Qua quãng đường ngoặt hoặc vòng phải chạy với tốc độ ≤ 5km/h.
2. Trong phạm vi công trường xe phải chạy với tốc độ ≤ 5km/h; Khi chạy trên đường thẳng trong
kho ≤ 3km/h; Qua quãng đường ngoặt hoặc vòng phải chạy với tốc độ ≤ 5km/h.
3. Trong phạm vi công trường xe phải chạy với tốc độ ≤ 10km/h; Khi chạy trên đường thẳng
trong kho ≤ 6km/h; Qua quãng đường ngoặt hoặc vòng phải chạy với tốc độ ≤ 5km/h.
4. Trong phạm vi công trường xe phải chạy với tốc độ ≤ 20km/h; Khi chạy trên đường thẳng
trong kho ≤ 10km/h; Qua quãng đường ngoặt hoặc vòng phải chạy với tốc độ ≤15km/h.
Câu 44: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trong các điều cấm sau đây,
điều cấm nào không đúng khi sử dụng xe nâng hàng?
1. Cấm sử dụng xe nâng hàng để nâng người lên cao hoặc chở người.Hạ thấp càng nâng khi di
chuyển; Đứng hoặc làm việc trước hoặc dưới càng nâng khi xe đang vận hành;
3. Cấm nâng các kiện hàng phía dưới không có kẽ hở cần thiết để đưa càng nâng vào lấy hàng,
xếp hàng lên đống không có tấm kê để rút càng ra.
3. Cấm nâng hàng đi vào nơi có nền không ổn định; Nâng các kiện hàng phía dưới không có kẽ
hở cần thiết để đưa càng nâng vào lấy hàng; Xếp hàng lên đống không có tấm kê để rút càng ra.
4. Cấm vận hành xe nâng hàng khi chưa chằng buộc chắc chắn và không có người giữ thăng
bằng cho hàng cần nâng.
Câu 45: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về trọng lượng của
hàng nâng như thế nào?
1. Phải được phân bố đều trên hai càng nâng và phần nhô ra ở phía trước không được vượt quá
1/3 độ dài của càng nâng.
2. Phải được phân bố đều trên hai càng nâng và phần nhô ra ở phía trước không được vượt quá
1/2 độ dài của càng nâng.
3. Phải được phân bố đều trên hai càng nâng và phần nhô ra ở phía trước không được vượt quá
1/4 độ dài của càng nâng.
4. Phải được phân bố đều trên hai càng nâng và phần nhô ra ở phía trước không được vượt quá
2/3 độ dài của càng nâng.
Câu 46: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi sử dụng xe nâng hàng có
lắp thêm cần để nâng và di chuyển, phải thực hiện động tác nào?
1. Không được nhấc bổng hàng lên rồi mới di chuyển. Khi di chuyển phải có biện pháp chống
hàng lắc lư. Cấm kéo hoặc đẩy hàng trên đống xuống.
2. Phải nhấc bổng hàng lên rồi mới di chuyển. Khi di chuyển phải có biện pháp chống hàng lắc
lư. Cấm kéo hoặc đẩy hàng trên đống xuống.
3. Phải nhấc bổng hàng lên rồi mới di chuyển. Khi chưa di chuyển phải có biện pháp chống hàng
lắc lư. Cấm kéo hoặc đẩy hàng trên đống xuống.
4. Khi di chuyển phải có biện pháp chống hàng lắc lư. Cho phép kéo hoặc đẩy hàng trên đống
xuống với điều kiện phải có kê lót đảm bảo an toàn.
Câu 47: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, xe nâng chỉ được di chuyển
khi nào?
1. Khung xe nghiêng hết về phía trước và cơ cấu nâng hàng đã được nâng lên cách mặt đất ít
nhất bằng độ lớn của gầm xe với đường.
2. Khung xe nghiêng hết về phía sau và cơ cấu nâng hàng đã được nâng lên cách mặt đất ít nhất
bằng độ lớn của thành xe với đường.
3. Khung xe nghiêng hết về phía sau và cơ cấu nâng hàng đã được nâng lên cách mặt đất ít nhất
bằng độ lớn của gầm xe với đường.
4. Khung xe nghiêng hết về phía sau và cơ cấu nâng hàng đã được nâng lên cách mặt đất ít nhất
01 mét
Câu 48: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về quản lý xe nâng
hàng như thế nào?
1. Mỗi chủng loại xe nâng hàng phải có quy trình vận hành an toàn; Có sổ theo dõi quá trình bảo
trì, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ.
2. Mỗi xe nâng hàng phải có quy trình vận hành an toàn; cử người theo dõi quá trình bảo trì, bảo
dưỡng, sửa chữa định kỳ.
3. Mỗi xe nâng hàng phải có quy trình vận hành an toàn; hàng ngày người vận hành xe phải theo
dõi quá trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ.
4. Mỗi xe nâng hàng phải có quy trình vận hành an toàn; Có sổ theo dõi quá trình bảo trì, bảo
dưỡng, sửa chữa định kỳ.
Câu 49: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi vận hành xen nâng người,
điều cấm nào đúng?
1. Cấm vận hành nơi có các phương tiện di động khác đang làm việc; Cấm rời khỏi sàn thao tác;
Cấm sử dụng xe nâng người sai mục đích và chở người khi tiến hành di chuyển/tham gia giao
thông.
2. Cấm vận hành nơi có các phương tiện di động khác đang làm việc; Cấm đứng trên sàn thao tác
khi xe đang nâng; Cấm sử dụng xe nâng người sai mục đích.
3. Cấm rời khỏi sàn thao tác; Cấm sử dụng xe nâng người sai mục đích và chở người khi tiến
hành di chuyển/tham gia giao thông.
4. Cấm vận hành nơi có các phương tiện di động khác đang làm việc; Cấm rời khỏi sàn thao tác;
Cấm chở người khi tiến hành di chuyển/tham gia giao thông.
Câu 50: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về quản lý xe nâng
người như thế nào?
1. Đơn vị sử dụng phải lập sổ theo dõi tình trạng của xe, nhật trình sử dụng.
2. Đơn vị sử dụng phải lập nhật ký theo dõi tình trạng của xe, nhật trình sử dụng.
3. Đơn vị sử dụng phải cử người theo dõi tình trạng của xe, nhật trình sử dụng.
4. Đơn vị sử dụng phải lập nhật ký theo dõi tình trạng sự cố của xe.
Câu 51: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định những nội dung
kiểm tra trước khi sử dụng pa lăng xích kéo tay thì nội dung nào không đúng (không phù
hợp)?
1. Pa lăng còn đang trong thời hạn kiểm định;
2. Trục, cóc hãm, dây xích, móc phải đảm bảo an toàn mới cho phép sử dụng;
3. Vị trí treo pa lăng phải rộng rãi, không gần đường giao thông và đô thị.
4. Vật cần nâng phù hợp với tải trọng cho phép của pa lăng; Vị trí treo pa lăng phải chắc chắn,
chịu được toàn bộ tải trọng.
Câu 52: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định kiểm tra tải trọng
khi sử dụng pa lăng xích kéo tay như thế nào?
1. Khi nâng tải trọng lên vị trí khoảng 10cm phải dừng lại để kiểm tra an toàn mới được nâng
tiếp;
2. Khi nâng tải trọng lên vị trí khoảng 30cm phải dừng lại để kiểm tra an toàn mới được nâng
tiếp;
3. Khi nâng tải trọng lên vị trí khoảng 50cm phải dừng lại để kiểm tra an toàn mới được nâng
tiếp;
4. Khi nâng tải trọng lên vị trí khoảng 20cm phải dừng lại để kiểm tra an toàn mới được nâng
tiếp;
Câu 53: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, điều cấm nào không đúng
trong quy định khi sử dụng pa lăng xích kéo tay?
1. Cấm kiểm tra an toàn khi bắt đầu nâng tait trọng lên.
2. Cấm để dây xích bị xoắn hay thắt nút, vận hành pa lăng khi chốt móc bị hỏng;
3. Cấm treo vật nặng lơ lửng trên pa lăng khi không có người giám sát; Cấm dùng xích của pa
lăng để quàng vào vật cần nâng;
4. Nâng tải trọng lớn hơn giá trị cho phép của pa lăng; Để người đứng dưới tải trọng
Câu 54: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định khi sử dụng xích
kéo tay như thế nào?
1. Khi dây xích khi bị đứt không được nối mà phải thay thế bằng xích mới; Không dùng xích của
pa lăng để quàng vào vật cần nâng;
2. Không được tự chế, lắp động cơ điện để điều khiển pa lăng xích; Không được kéo quá nhanh
vì sẽ làm cho tải trọng bị lắc trong quá trình nâng hạ.
3. Ý 1 và ý 2 đúng.
4. Cả 2 ý đều sai.
Câu 55: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung cơ bản nhận diện
mối nguy khi hàn điện, hàn hơi là:
1. Điện giật do rò, chạm, chập vào các bộ phận dẫn điện; Tai nạn giao thông; Khí, bụi độc hại;
Bỏng do hạt kim loại nóng chảy, kim loại có nhiệt độ cao; Bỏng lạnh
2. Bức xạ có hại do hồ quang điện; Khí, bụi độc hại; Bỏng do hạt kim loại nóng chảy, kim loại
có nhiệt độ cao; Cháy, nổ; Khói bụi.
3. Điện giật do chạm mỏ hàn; Bức xạ có hại do hồ quang điện; Khí, bụi độc hại; Bỏng lạnh;
Cháy, nổ.
4. Điện giật do rò, chạm, chập vào các bộ phận dẫn điện; Bức xạ có hại do hồ quang điện; Khí,
bụi độc hại; Bỏng do hạt kim loại nóng chảy, kim loại có nhiệt độ cao; Cháy, nổ.
Câu 56: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, đối với những người được
phép tiến hành công tác hàn, điều kiện nào không đúng (không cần thiết)?
1. Được đào tạo về chuyên môn về phóng chống thiên tai và cứu nạn cứu hộ.
2. Được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và được cấp giấy chứng nhận
huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
3. Sử dụng đầy đủ các PTBVCN: mặt nạ có kính hàn, quần áo, mũ, găng tay bằng vật liệu khó
cháy, cách điện và chịu được các tác động cơ học.
4. Được đào tạo về chuyên môn, có chứng chỉ hoặc do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp; Được huấn
luyện, kiểm tra sát hạch về quy trình kỹ thuật an toàn - bảo hộ lao động và có thẻ an toàn.
Câu 57: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, yêu cầu chung về thực hiện
công tác hàn về khoảng cách an toàn như thế nào?
1. Bảo đảm khoảng cách an toàn hoặc di chuyển vật tư thiết bị, hàng hóa dễ cháy hoặc che chắn
không để vảy hàn rơi xuống tối thiểu 10m.
2. Khi hàn ở tầng trên, thì các tầng phía dưới (khi không có sàn chống cháy bảo vệ) phải dọn
sạch các chất dễ cháy nổ trong bán kính không nhỏ hơn 5m.
3. Ý 1 và ý 2 đúng.
2. Không được hàn ở chế độ 2 tầng trong mọi trường hợp
Câu 58: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa,khi hành điện, hàn hơi, điều
cấm nào không đúng (không phù hợp)?
1. Không được tiến hành đồng thời cả hàn hơi và hàn điện trong các thùng kín;
2. Cấm hàn khi có các chất dễ bắt lửa như xăng, axêton, spirit trắng ở gần vị trí hàn.
3. Cấm hàn ở khoảng cách dưới 5m so với vị trí để các chất dễ cháy nổ.
4. Cấm hàn ở khoảng cách dưới 10m so với vị trí để các chất dễ cháy nổ.
Câu 59: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định BPAT khi hàn trong
các thùng kín (trong không gian hạn chế) như thế nào?
1. Phải có đèn chiếu sáng đặt ở bên ngoài hoặc dùng đèn di động cầm tay, điện áp không lớn
hơn 36V.
2. Phải dùng biến áp cách ly cho đèn chiếu sáng và đặt máy biến áp ở bên ngoài thùng kín. Cấm
dùng biến áp tự ngẫu để hạ áp.
3. Phải có đèn chiếu sáng đặt trong thùng, điện áp không lớn hơn 40V.
4. Ý 1 và ý 2 đúng.
Câu 60: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về nối đất thiết bị
hàn điện như thế nào?
1. Phải nối đất phần kim loại của máy hàn theo quy định trước khi thiết bị được nối vào nguồn.
2. Phải nối đất phần kim loại của thiết bị, vật được hàn điện cũng như các kết cấu và sản phẩm
hàn theo quy định trước khi thiết bị được nối vào nguồn.
3. Phải nối đất phần kim loại của thiết bị được hàn điện cũng như các kết cấu và sản phẩm hàn và
máy hàn theo quy định trước khi thiết bị được nối vào nguồn.
4. Không phải nối đất phần kim loại của thiết bị được hàn điện cũng như các kết cấu và sản phẩm
hàn, chỉ nối đất máy hàn theo quy định trước khi thiết bị được nối vào nguồn.
Câu 61: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định BPAT khi hàn trong
các thùng kín bằng kim loại như thế nào?
1. Máy hàn phải để ngoài, thợ hàn phải được trang bị mũ bảo hộ lao động, giầy hoặc thảm cách
điện và găng tay cao su. mặt nạ phòng độc có dây mềm dẫn không khí.
2. Máy hàn phải để trong thùng, thợ hàn phải được trang bị mũ bảo hộ lao động, giầy hoặc thảm
cách điện và găng tay cao su. mặt nạ phòng độc có dây mềm dẫn không khí.
3. Thợ hàn phải được trang bị mũ bảo hộ lao động, giầy hoặc thảm cách điện và găng tay cao su.
mặt nạ phòng độc có dây mềm dẫn không khí.
4. Máy hàn phải để ngoài, thợ hàn phải được trang bị mũ bảo hộ lao động, giầy bảo hộ lao động.
Câu 62: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định BPAT khi hàn điện ở
nơi đông người cùng làm việc và người qua lại như thế nào?
1. Phải lập rào chắn để ngăn và bảo vệ những người xung quanh.
2. Phải có tấm chắn bằng vật liệu không cháy để ngăn và bảo vệ những người xung quanh.
3. Phải đặt biển “Cấm vào” để ngăn và bảo vệ những người xung quanh.
4. Phải đặt biển “Cấm lại gần” để ngăn và bảo vệ những người xung quanh.
Câu 63: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định BPAT khi hàn điện ở
trên cao, nội dung nào không đúng?
1. Hàn trên giàn giáo bằng gỗ, sàn của nó phải được phủ kín bằng tấm kim loại, các tông amiăng
hay bằng những vật liệu khó cháy khác.
2. Hàn điện ở tầng trên phải có biện pháp bảo vệ những người làm việc ở tầng dưới khỏi bị các
giọt kim loại, các mẩu que hàn cháy dở văng hoặc rơi trúng vào người hay các vật dễ cháy ở phía
dưới.
3. Không cho phép hàn điện có bố trí 2 tầng; Phải có biện pháp bảo vệ khỏi bị các giọt kim loại,
các mẩu que hàn cháy dở văng hoặc rơi trúng vào người hay các vật dễ cháy.
4. Hàn điện trên cao mà không có giàn giáo người thợ hàn nhất thiết phải dùng dây đai an toàn
bền nhiệt, có túi đựng dụng cụ, điện cực và các vật cháy dở.
Câu 64: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung cơ bản nhận diện
mối nguy cơ bản khi làm việc trên cao như thế nào?
1. Điện giật; Rơi thiết bị, dụng cụ, vật liệu xuống; Trượt đổ thang, sập giàn giáo.
2. Rơi thiết bị, dụng cụ, vật liệu xuống; Trượt đổ thang, sập giàn giáo; Bỏng nhiệt.
3. Trượt đổ thang, sập giàn giáo; Rơi thiết bị, dụng cụ, vật liệu xuống; Bỏng lạnh.
4. Ngã cao; Rơi thiết bị, dụng cụ, vật liệu xuống; Trượt đổ thang, sập giàn giáo.
Câu 65: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định BPAT khi làm việc
trên cao thì nội dung nào không đúng (không phù hợp)?
1. Phải đeo dây an toàn, dù thời gian làm việc rất ngắn: Kiểm tra các điểm xung quanh vị trí làm
việc xem có điện không.
2. Phải xem xét để đảm bảo rằng khoảng không gian bên dưới vị trí đó không có các vật cản có
thể gây ra va chạm người trong tình huống bị rơi.
3. Quần áo bảo hộ lao động phải gọn gàng, tay áo buông và cài cúc, đội mũ an toàn cài quai, đi
giầy bảo hộ phải buộc dây, đeo dây an toàn, mùa rét phải mặc đủ ấm.
4. Phải đeo dây an toàn, dù thời gian làm việc rất ngắn (trừ trường hợp làm việc trên mặt bằng,
sàn thao tác có lan can bảo vệ chắc chắn) và móc vào vị trí chắc chắn ngay phía trên vị trí làm
việc
Câu 66: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, điều kiện sức khỏe của người
làm việc trên cao như thế nào?
1. Phải có chứng nhận đủ sức khỏe của Cơ quan y tế có thẩm quyền; Tuân thủ Quy định sức
khỏe của người lao động làm việc trên cao của EVN.
2. Phải có chứng nhận đủ sức khỏe của Cơ quan y tế cấp huyện; Tuân thủ Quy định sức khỏe của
người lao động làm việc trên cao của nhà nước.
3. Tuân thủ Quy định sức khỏe của người lao động làm việc trên cao của EVN; Phải kiểm tra sức
khỏa ngay trước khi làm việc.
4. Phải có chứng nhận đủ sức khỏe của Cơ quan y tế cấp tỉnh; Tuân thủ Quy định sức khỏe của
người lao động làm việc trên cao của doanh nghiệp.
Câu 67: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định người làm việc trên
cao không được làm việc khi điều kiện sức khỏe như thế nào?
1. Người đang ốm đau hoặc đã sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn.
2. Phải kiểm tra sức khỏa ngay trước khi làm việc.
3. Người làm việc trên cao, nếu thấy sức khỏe không thể tiếp tục công việc thì phải báo cho
Người CHTT biết. nếu không tự xuống được thì Người CHTT phải có phương án trợ giúp.
4. Ý 1 và ý 3 đúng.
Câu 68: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, không làm việc trên cao
ngoài trời trong điều kiện thời tiết nào?
1. Giông bão có gió từ cấp 5 trở lên hay trời mưa to tạo thành dòng hoặc có giông sét; Trời nắng
nóng với nhiệt độ trên 38OC; Trời tối không đủ ánh sáng.
2. Giông bão có gió từ cấp 6 trở lên hay trời mưa to tạo thành dòng hoặc có giông sét; Trời nắng
nóng với nhiệt độ trên 40OC; Trời tối không đủ ánh sáng.
3. Giông bão có gió từ cấp 7 trở lên hay trời mưa to tạo thành dòng hoặc có giông sét; Trời nắng
nóng với nhiệt độ trên 42OC; Trời tối không đủ ánh sáng.
4. Giông bão có gió từ cấp 4 trở lên hay trời mưa to tạo thành dòng hoặc có giông sét; Trời nắng
nóng với nhiệt độ trên 35OC; Trời tối không đủ ánh sáng.
Câu 69. Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trong các điều cấm khi làm
việc trên cao thì nội dung cấm nào không đúng (không phù hợp)?
1. Cấm sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, sử dụng điện thoại di động trong quá trình
lên hoặc xuống.
2. Cấm sử dụng điện thoại di động trong suốt quá trình làm việc trên cao.
3. Cấm đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc từ trên cao xuống bằng cách tung, ném; Cấm mang
vác, cho vào túi quần dụng cụ, vật liệu nặng lên cao cùng với người.
4. Cấm đùa nghịch, nói chuyện riêng, làm việc riêng, làm những việc ngoài nhiệm vụ được phân
công; Cấm leo trèo, đi lại tùy tiện
Câu 70: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về chỉ dẫn sử dụng
dụng cụ khi làm viêc trên cao nội dung nào không đúng (không phù hợp)?
1. Để dụng cụ làm việc vào chỗ chắc chắn hoặc làm móc treo vào vị trí cố định, sao cho khi va
đập mạnh không rơi xuống phía dưới (mặt đất, mặt bằng, sàn thao tác).
2. Khi đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc hạ xuống phải dùng dây trực tiếp hoặc qua puly để kéo
lên, hạ xuống, người ở dưới phải giữ một đầu dây và không đứng gần sát vị trí làm việc tính theo
phương thẳng đứng.
3. Chỉ được mang theo người những dụng cụ nhẹ như kìm, tuốc-nơ-vít, cờ-lê, mỏ-lết, búa con
nhưng phải đựng trong túi đựng đồ chuyên dùng.
4. Đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc từ trên cao xuống bằng cách tung, ném; Mang vác, cho vào
túi quần dụng cụ, vật liệu nặng lên cao cùng với người.
Câu 71: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về kết cấu và chất
lượng thang di động thì nội dung nào không đúng (không phù hợp)?
1. Chiều rộng chân thang ít nhất là 40 cm; Bậc thang phải được đóng bằng đinh, bậc đầu và bậc
cuối phải có chốt.
2. Thang làm bằng tre, gỗ, kim loại phải chắc chắn và khô; Thang bằng tre phải lấy dây thép
buộc, xoắn chắc chắn ở hai đầu và giữa thang.
3. Chiều rộng chân thang ít nhất là 50 cm; Khoảng cách giữa các bậc thang đều nhau và không
lớn hơn 45 cm.
4. Bậc thang không được đóng bằng đinh, bậc đầu và bậc cuối phải có chốt. Thang phải đang
được sử dụng, không bị mọt, oằn, cong khi làm việc trên đó.
Câu 72: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định khi nối thang di
động như thế nào?
1. Phải dùng đai bằng sắt và bắt bu-lông, hoặc dùng nẹp bằng gỗ, tre cứng ốp hai đầu chỗ nối dài
ít nhất 2,0 m và dùng dây thép để néo xoắn thật chặt, đảm bảo không lung lay, xộc xệch.
2. Phải dùng đai bằng sắt và bắt bu-lông, hoặc dùng nẹp bằng gỗ, tre cứng ốp hai đầu chỗ nối dài
ít nhất 1,0 m và dùng dây thép để néo xoắn thật chặt, đảm bảo không lung lay, xộc xệch.
3. Phải dùng đai bằng sắt và bắt bu-lông, hoặc dùng nẹp bằng gỗ, tre cứng ốp hai đầu chỗ nối dài
ít nhất 1,5 m và dùng dây thép để néo xoắn thật chặt, đảm bảo không lung lay, xộc xệch.
4. Phải dùng đai bằng sắt và bắt bu-lông, hoặc dùng nẹp bằng gỗ, tre cứng ốp hai đầu chỗ nối dài
ít nhất 0,5 m và dùng dây thép để néo xoắn thật chặt, đảm bảo không lung lay, xộc xệch.
Câu 73: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về kiểm tra thang
di động thì nội dung nào không đúng?
1. Thang phải đang được sử dụng, không bị mọt, oằn, cong khi làm việc trên đó.
2. Luôn chú ý lau chùi bùn, dầu mỡ bám dính trên bậc thang; Phải thường xuyên kiểm tra thang,
nếu thấy chưa an toàn thì phải sửa chữa lại ngay hoặc loại bỏ.
3. Ba tháng một lần cần phải dùng một vật nặng 150kg để treo trên từng bậc thang (kiểu thử tĩnh)
xem thang có chịu được không.
4. Sáu tháng một lần cần phải dùng một vật nặng 110kg để treo trên từng bậc thang (kiểu thử
tĩnh) xem thang có chịu được không.
Câu 74: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định các điều cấm khi
làm việc với thang di động thì điều cấm nào không đúng?
1. Không sử dụng thang quá dài quá 5m; Không đeo dây an toàn vào thang di động; Không thao
tác vượt quá xa ngoài tầm với; Cấm nắm vào các bậc lên xuống khi trèo.
2. Cấm đứng làm việc ở ba bậc trên cùng của thang; Cấm mang theo những vật quá nặng lên
thang, trèo lên thang cùng một lúc hai người và đứng trên thang để dịch chuyển từ vị trí này sang
vị trí khác.
3. Cấm dùng thang kim loại để làm việc trong điều kiện dây dẫn điện có thể chạm vào thang.
4. Cấm sử dụng thang quá dài quá 3m; Cấm đứng làm việc ở bậc trên cùng của thang;; Thao tác
vượt quá xa ngoài tầm với; Khi trèo lên, xuống nắm vào các bậc lên xuống.
Câu 75: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về các thao tác
làm việc với thang di động nội dung nào không đúng?
1. Dựng thang đúng quy cách theo tỷ lệ 1 – 3 (có nghĩa là chiều rộng ra so với mặt thẳng đứng
của thang là 1 thì chiều cao lên của thang là 4).
2. Không đeo dây an toàn vào thang di động; Không sử dụng thang quá dài 5m. Phải có biện
pháp cố định chắc chắn. Phải cử một người giữ chân thang nếu không có biện pháp chống trượt.
3. Khi lên xuống thang phải quay mặt vào thang, khi leo phải nắm hai tay vào thanh dọc, tuyệt
đối không nắm vào các bậc lên xuống và không đứng làm việc ở ba bậc trên cùng của thang.
4. Dựng thang đúng quy cách theo tỷ lệ 1 – 4 (có nghĩa là chiều rộng ra so với mặt thẳng đứng
của thang là 1 thì chiều cao lên của thang là 4).
Câu 76: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định điều kiện, thủ tục
sử dụng giàn giáo như thế nào?
1. Được lắp dựng theo đúng phương án thi công. Giàn giáo khi lắp dựng xong phải lập biên bản
nghiệm thu.
2. Được thiết kế và lắp dựng theo đúng bản vẽ hướng dẫn thi công. Giàn giáo khi lắp dựng xong
phải lập biên bản nghiệm thu.
3. Được thiết kế và lắp dựng theo đúng bản vẽ hướng dẫn thi công. Giàn giáo khi lắp dựng xong
phải tử tải trước khi sử dụng.
4. Giàn giáo khi lắp dựng xong phải lập biên bản nghiệm thu theo yêu cầu của ĐVCT.
Câu 77: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trong các điều cấm khi sử
dụng giàn giáo, giá đỡ thì điều cấm nào không đúng?
1. Cấm sử dụng giàn giáo không đúng chức năng, không đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật
theo thiết kế và điều kiện ATLĐ; Cấm làm việc ở các cao độ khác nhau trên một phương thẳng
đứng.
2. Cấm sử dụng giàn giáo khi không đầy đủ các móc neo, dây chằng hoặc chúng được neo vào
các bộ phận kết cấu kém ổn định như lan can, mái đua, ban công.
3. Cấm làm việc trên giàn giáo ngoài trời trong khi gió từ cấp 4 trở lên; Cấm làm giàn giáo bên
cạnh đường dây có điện,
4. Cấm làm việc trên giàn giáo ngoài trời trong điều kiện thời tiết xấu; Cấm tự ý dỡ lan can, tay
vịn, di chuyển tấm ván lót sàn giàn giáo; Cấm làm giàn giáo bên dưới đường dây có điện,
Câu 78: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về giàn giáo nhiều
tầng như thế nào?
1. Khi giàn giáo cao hơn 8m phải làm ít nhất 2 sàn công tác, sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ
bên dưới. Không cho phép làm việc đồng thời trên 2 sàn.
2. Khi giàn giáo cao hơn 4m phải làm ít nhất 2 sàn công tác, sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ
bên dưới. Khi làm việc đồng thời trên 2 sàn thì vị trí giữa 2 sàn phải không trùng phuuwong
thẳng đứng.
3. Khi giàn giáo cao hơn 10m phải làm ít nhất 3 sàn công tác, sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ
bên dưới. Khi làm việc đồng thời trên 2 sàn thì vị trí giữa 2 sàn này phải có sàn hoặc lưới bảo vệ.
4. Khi giàn giáo cao hơn 6m phải làm ít nhất 2 sàn công tác, sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ
bên dưới. Khi làm việc đồng thời trên 2 sàn thì vị trí giữa 2 sàn này phải có sàn hoặc lưới bảo vệ.
Câu 79: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, hằng ngày, nhân viên công tác
trước khi làm việc trên cao phải tự kiểm tra dây đeo an toàn của mình bằng cách nào?
1. Đeo vào người rồi buộc dây vào vật chắc chắn ở dưới đất và chụm chân lại ngả người ra phía
sau xem dây có hiện tượng bất thường gì không.
2. Đeo vào người rồi buộc dây vào vật chắc chắn ở trên cao và chụm chân lại ngả người ra phía
sau xem dây có hiện tượng bất thường gì không.
3. Đeo vào dây đeo 1 tải trọng 110kg rồi buộc treo dây trên cao xem dây có hiện tượng bất
thường gì không.
4. Dùng máy thử dây đeo thử tĩnh theo tải trong 225kg trong vòng 5 phút xem dây có hiện tượng
bất thường gì không.
Câu 80: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung nào không đúng
theo quy định về kỹ thuật thử nghiệm dây đeo an toàn?
1. Phải được thử 03 tháng 01 lần, bằng cách treo trọng lượng hoặc thiết bị thử dây an toàn
chuyên dùng. Trọng lượng thử đối với dây cũ là 250 kg, dây mới là 300 kg, thời gian thử 05
phút.
2. Sau khi thử dây đeo an toàn phải ghi ngày thử, trọng lượng thử và nhận xét tốt, xấu vào sổ
theo dõi thử dây an toàn.
3. Đánh dấu (dán tem) vào dây đã thử còn đạt tiêu chuẩn, chỉ dây nào đánh dấu mới được sử
dụng. Những dây đeo an toàn không sử dụng được phải được lập biên bản và hủy bỏ.
4. Phải được thử 06 tháng 01 lần, bằng cách treo trọng lượng hoặc thiết bị thử dây an toàn
chuyên dùng. Trọng lượng thử đối với dây cũ là 225 kg, dây mới là 300 kg, thời gian thử 05
phút.
Câu 81: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về quản lý dây đeo
an toàn như thế nào?
1. Các nhân có trách nhiệm quản lý chặt chẽ dây đeo an toàn và chịu trách nhiệm nếu xảy ra tai
nạn do dây bị đứt, gẫy móc hoặc do không thử đúng kỳ hạn.
2. ĐVQLVH có trách nhiệm quản lý chặt chẽ dây đeo an toàn và chịu trách nhiệm nếu xảy ra tai
nạn do dây bị đứt, gẫy móc hoặc do không thử đúng kỳ hạn.
3. Đơn vị công tác có trách nhiệm quản lý chặt chẽ dây đeo an toàn và chịu trách nhiệm nếu xảy
ra tai nạn do dây bị đứt, gẫy móc hoặc do không thử đúng kỳ hạn.
4. NCHTT của đơn vị công tác có trách nhiệm quản lý chặt chẽ dây đeo an toàn và chịu trách
nhiệm nếu xảy ra tai nạn do dây bị đứt, gẫy móc hoặc do không thử đúng kỳ hạn.
Câu 82: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung nhận diện mối nguy
cơ bản khi làm việc trong không gian hạn chế là gì?
1. Thiếu nước; Thiếu ôxy; Khí, hóa chất độc hại; Cháy nổ; Khói bụi; Thiếu ánh sáng; Tiếng ồn;
Bị chặn mất lối thoát.
2. Mối nguy do va đập; Vật rơi; Ngã cao; Sạt lở; Ngập nước; Điện giật; Thiếu ôxy; Khí, hóa
chất độc hại; Cháy nổ; Khói bụi; Thiếu ánh sáng; Tiếng ồn; Bị chặn mất lối thoát.
3. Vật rơi; Ngã cao; Sạt lở; Ngập nước; Điện giật; Thiếu ôxy; Khí, hóa chất độc hại; Cháy nổ;
Khói bụi; Thiếu ánh sáng; Tiếng ồn; Sập hầm; Bị chặn mất lối thoát.
4. Ngã cao; Sạt lở; Ngập nước; Điện giật; Thiếu ôxy; Khí, hóa chất độc hại; Cháy nổ; Khói bụi;
Thiếu ánh sáng; Tiếng ồn; Ẩm thấp; Bị chặn mất lối thoát.
Câu 83: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi vào làm việc với hệ thống
ắc quy phải thực hiện trang phục BHLĐ nào?
1. Mặc quần áo BHLĐ và đeo găng tay cao su để bảo vệ cơ thể khỏi bị ảnh hưởng do axít hoặc
kiềm.
2. Đeo kính bảo vệ mắt và găng tay cách điện để bảo vệ cơ thể khỏi bị điện giât.
3. Mặc quần áo chuyên dụng, đeo kính bảo vệ mắt và găng tay cao su để bảo vệ cơ thể khỏi bị
ảnh hưởng do axít hoặc kiềm.
4. Mặc quần áo chuyên dụng, đeo kính hàn bảo vệ mắt và găng tay cao su để bảo vệ cơ thể khỏi
bị ảnh hưởng do axít hoặc kiềm.
Câu 84: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi vào làm việc với hệ thống
ắc quy phải chuẩn bị những vật liệu, hóa chất nào?
1. Chuẩn bị a xít phù hợp với hệ thống ắc quy. Trang bị các chai cồn (để phun rửa mắt) để đề
phòng khi bị dung dịch điện phân bắn vào mắt.
2. Chuẩn bị chất trung hoà phù hợp với hệ thống ắc quy. Trang bị các chai dung dịch (để phun
rửa mắt) để đề phòng khi bị dung dịch điện phân bắn vào mắt.
3. Chuẩn bị các chất lau rửa hệ hệ thống ắc quy. Trang bị các chai nước sạch (để phun rửa mắt)
để đề phòng khi bị dung dịch điện phân bắn vào mắt.
4. Chuẩn bị chất trung hoà phù hợp với hệ thống ắc quy. Trang bị các chai nước sạch (để phun
rửa mắt) để đề phòng khi bị dung dịch điện phân bắn vào mắt.
Câu 85: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trước khi vào làm việc với hệ
thống ắc quy phải kiểm tra những nội dung gì?
1. Phải kiểm tra phòng ắc quy đã được thông gió để phòng ngừa bị ngộ độc hoặc cháy nổ do khí
phát sinh từ hệ thống ắc quy.
2. Kiểm tra a xít phù hợp với hệ thống ắc quy. Trang bị các chai cồn (để phun rửa mắt) để đề
phòng khi bị dung dịch điện phân bắn vào mắt.
3. Kiểm tra chất trung hoà phù hợp với hệ thống ắc quy. Trang bị các chai dung dịch (để phun
rửa mắt) để đề phòng khi bị dung dịch điện phân bắn vào mắt.
4. Kiểm tra các chất lau rửa hệ hệ thống ắc quy. Trang bị các chai nước sạch (để phun rửa mắt)
để đề phòng khi bị dung dịch điện phân bắn vào mắt.
Câu 86: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về ghi nhãn trên các
bình chứa axít, chứa dung dịch axít, nước cất như thế nào?
1. Ghi rõ trên thành bình từng loại bằng sơn chống gỉ.
2. Ghi rõ trên thành bình từng loại bằng sơn chống axít.
3. Ghi rõ, dán giấy tên trên thành bình từng loại.
4. Ghi rõ trên thành bình từng loại bằng bút mực không xóa.
Câu 87: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về bảo quản axít
đậm đặc như thế nào?
1. Phải để trong các buồng riêng, ngoài axít ra không được phép để dung dịch trung hoà cùng;
axít phải để trong các bình chuyên dùng bằng nhựa tổng hợp, thủy tinh hay sành sứ có nắp đậy
và quai xách.
2. Phải để trong các buồng riêng, ngoài axít ra chỉ được phép để dung dịch trung hoà; axít phải
để trong các bình chuyên dùng bằng sắt mạ có nắp đậy và quai xách.
3. Phải để trong các buồng riêng, ngoài axít ra chỉ được phép để dung dịch trung hoà; axít phải
để trong các bình chuyên dùng bằng nhựa tổng hợp, thủy tinh hay sành sứ có nắp đậy và quai
xách.
4. Phải để trong các buồng riêng, ngoài axít ra chỉ được phép để dung dịch trung hoà; axít phải
để trong các bình chuyên dùng bằng hợp kim nhôm có nắp đậy và quai xách.
Câu 88: Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định pha chế a xit như thế
nào?
1. Khi pha chế axít thành dung dịch phải rót từng tia nhỏ nuwóc cất theo đũa thuỷ tinh vào bình
axít và luôn luôn khuấy để toả nhiệt tốt.
2. Khi pha chế axít thành dung dịch phải dùng 2 vòi, cùng rót axít và nước cất vào bình nước cất
và luôn luôn khuấy để toả nhiệt tốt.
3. Khi pha chế axít thành dung dịch phải rót từng tia nhỏ axít theo đũa sắt mạ vào bình nước cất
và luôn luôn khuấy để toả nhiệt tốt.
4. Khi pha chế axít thành dung dịch phải rót từng tia nhỏ axít theo đũa thuỷ tinh vào bình nước
cất và luôn luôn khuấy để toả nhiệt tốt.
Câu 89: Theo Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa thì điều cấm nào sau
đây không đúng khi làm việc, sử dụng và pha chế ắc quy?
1. Cấm hút thuốc, sử 2. Cấm để nước cất và dung 3. Cấm đổ nước cất 4. Cấm rót axít vào
dụng bật lửa, lò sưởi dịch trung hoà ở chỗ cửa ra vào axít để pha chế nước cất để pha chế
trong buồng chứa ắc-quy vào của buồng ắc-quy. thành dung dịch. thành dung dịch.
Câu 90: Theo Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định ghi số PCT
như thế nào?
1. Ghi số thứ tự PCT theo năm / năm phát hành / viết tắt đơn vị cấp PCT.
2. Ghi số thứ tự PCT theo tháng / tháng phát hành / viết tắt đơn vị cấp PCT.
3. Ghi số thứ tự PCT theo thiết bị/ năm phát hành / viết tắt đơn vị cấp PCT.
4. Ghi số thứ tự PCT theo thiết bị / tháng phát hành / viết tắt đơn vị cấp PCT.

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


QUY TRÌNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH LANG LƯỚI ĐIỆN
Quyết định số 3423/QĐ-EVNNPC ngày 01/11/2016

Câu 1: Theo Quy trình xử lý vi phạm HLBVCTLĐCA của NPC ban hành kèm theo
Quyết định số 3423/QĐ-EVNNPC thì khi phát hiện hành vi vi phạm, cần thực hiện:
1. Phải yêu cầu đối tượng vi phạm dừng ngay các hành vi vi phạm; Báo cáo và phối hợp với
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương; Lập biên bản xử lý các hành vi vi phạm.
2. Báo cáo Công an nơi gần nhất và cấp trên trực tiếp, khôi phục lại lưới điện theo quy định;
3. Trong vòng 01 ngày kể từ khi phát hiện các hành vi vi phạm, ĐVQLVH lưới điện cao áp
lập biên bản hiện trạng tại hiện trường.
4. Lập biên bản xử lý các hành vi vi phạm. Cắt điện đường dây, thiết bị cấp điện đến khu vực
đó;; Báo cáo và phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương.
Câu 2: Theo Quy trình xử lý vi phạm HLBVCTLĐCA của NPC ban hành kèm theo
Quyết định số 3423/QĐ-EVNNPC thì trường hợp vi phạm gây sự cố cho lưới điện đồng
thời gây tai nạn cho người phải tiến hành thực hiện:
1. Khẩn trương cấp cứu người bị nạn và xử lý sự cố, khôi phục lại lưới điện theo quy định;
2. Báo cáo Công an nơi gần nhất và cấp trên trực tiếp, khôi phục lại lưới điện theo quy định;
3. Báo cáo cơ quan y tế gần nhất để cấp cứu người bị nạn.
4. Khẩn trương xử lý sự cố, khôi phục lại lưới điện theo quy định;
Câu 3: Theo Quy trình xử lý vi phạm HLBVCTLĐCA của NPC ban hành kèm
theo Quyết định số 3423/QĐ-EVNNPC thì trường hợp vi phạm gây tai nạn cho người
phải báo cáo như thế nào ?
1. Trong vòng 12 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn điện, Đơn vị quản lý lưới điện cao áp làm báo cáo
nhanh gửi về cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động điện lực tại địa phương
2. Trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn điện, ĐVQLVH lưới điện cao áp làm báo cáo
nhanh gửi về Công ty Điện lực và cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động điện lực tại địa
phương
3. Trong vòng 48 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn điện, Đơn vị quản lý lưới điện cao áp làm báo cáo
nhanh gửi về Công ty Điện lực
4. Trong vòng 32 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn điện, Đơn vị quản lý lưới điện cao áp làm báo cáo
nhanh gửi về Sở LĐTBXH địa phương
Câu 4: Theo Quy trình xử lý vi phạm HLBVCTLĐCA của NPC ban hành kèm
theo Quyết định số 3423/QĐ-EVNNPC thì trường hợp phát hiện vi phạm
HLBVATCTLĐCA phải thực hiện nội dung gì?
1. Trong vòng 01 tuần kể từ khi phát hiện các hành vi vi phạm, ĐVQLVH lưới điện cao áp
lập biên bản hiện trạng tại hiện trường.
2. Trong vòng 10 ngày kể từ khi phát hiện các hành vi vi phạm, ĐVQLVH lưới điện cao áp
lập biên bản hiện trạng tại hiện trường.
3. Trong vòng 01 ngày kể từ khi phát hiện các hành vi vi phạm, ĐVQLVH lưới điện cao áp
lập biên bản hiện trạng tại hiện trường.
4. Trong vòng 01 tháng kể từ khi phát hiện các hành vi vi phạm, ĐVQLVH lưới điện cao áp
lập biên bản hiện trạng tại hiện trường.
TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


NỘI QUY LAO ĐỘNG
Quyết định số 2062/QĐ-EVNNPC ngày 11/8/2020

Câu 1: Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-
EVNNPC ngày 11/8/2020 thì quyền của NSDLĐ về bảo hộ lao động là:
1. Trang bị đầy đủ quần áo BHLĐ, phương tiện dụng cụ bảo vệ cá nhân trong lao động hợp cách,
đủ tiêu chuẩn chất lượng; Đầu tư để cải thiện điều kiện làm việc và VSLĐ cho NLĐ.
2. Trang bị đầy đủ quần áo BHLĐ, phương tiện, máy thi công đủ tiêu chuẩn chất lượng cho
người lao động; Có trách nhiệm đầu tư để cải thiện điều kiện làm việc và VSLĐ cho NLĐ.
3. Có trách nhiệm đầu tư để cải thiện điều kiện làm việc và vệ sinh lao động cho người lao động.
4. Trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ lao động, phương tiện dụng cụ bảo vệ cá nhân trong lao động
hợp cách, đủ tiêu chuẩn chất lượng cho người lao động;
Câu 2: Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-EVNNPC
ngày 11/8/2020, việc tổ chức huấn luyện, bồi huấn các nội dung, quy định về an toàn lao
động, vệ sinh lao động định kỳ cho người lao động như thế nào?
1. Tổ chức huấn luyện cho tất cả mọi người nắm vững, thực hiện. Người lao động được triệu tập
về huấn luyện được hưởng mọi chế độ, quyền lợi lương cơ bản theo quy định của Nhà nước.
2. Tổ chức huấn luyện cho tất cả mọi người nắm vững, thực hiện. Người lao động được triệu tập
về huấn luyện được hưởng mọi chế độ, quyền lợi như thời gian làm việc bình thường.
3. Tổ chức huấn luyện cho NSDLĐ về AT-VSLĐ. NSDLĐ được triệu tập về huấn luyện được
hưởng mọi chế độ, quyền lợi như thời gian làm việc bình thường.
4. Tổ chức huấn luyện cho tất cả mọi người nắm vững, thực hiện. NLĐ được triệu tập về huấn
luyện không được hưởng mọi chế độ, quyền lợi như thời gian làm việc bình thường.
Câu 3: Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-EVNNPC
ngày 11/8/2020, việc tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động được quy đinh như
thế nào?
1. Mỗi năm hai lần cho toàn bộ số lao động hiện có của đơn vị. Đối với người làm công việc
nặng nhọc, độc hại hoặc thường xuyên phải làm việc trên cao thì ít nhất 6 tháng 1 lần.
2. Mỗi năm một lần cho toàn bộ số lao động hiện có của đơn vị. Đối với người làm công việc
nặng nhọc, độc hại hoặc thường xuyên phải làm việc trên cao thì ít nhất 3 tháng 1 lần.
3. Mỗi năm một lần cho toàn bộ số lao động hiện có của đơn vị. Đối với người làm công việc
nặng nhọc, độc hại hoặc thường xuyên phải làm việc trên cao thì ít nhất 6 tháng 1 lần.
4. Mỗi năm một lần cho số lao động hiện có của đơn vị. Người làm công việc nặng nhọc, độc hại
hoặc thường xuyên phải làm việc trên cao thì trước khi làm việc khải được khám sức khỏe.
. Câu 4: Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-EVNNPC
ngày 11/8/2020 thì quyền cuáNDLĐ trong ứng phó khẩn cấp như thế nào?
1. Huy động NLĐ tham gia làm thêm giờ.
2. Không có quyền huy động NLĐ tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao
động.
3. Trong trường hợp thiên tai xảy ra, được phép huy động NLĐ tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc
phục sự cố.
4. Được quyền huy động NLĐ tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động;
Câu 5: Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-EVNNPC
ngày 11/8/2020 trách nhiệm tổ chức huấn luyện về AT-VSLĐ như thế nào?
1. Huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm AT-VSLĐ; Trang
bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm AT-VSLĐ.
2. Huấn luyện, hướng dẫn các kiến thức và các quy định AT-VSLĐ.
3. Huấn luyện, hướng dẫn các quy định về chính sách xã hội bảo đảm AT-VSLĐ cho NLĐ.
4. Huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm AT-VSLĐ; Trang
bị đầy đủ dụng cụ an toàn cho NLĐ.
Câu 6: Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-EVNNPC
ngày 11/8/2020, trách nhiệm của NSDLĐ về gáim sát an toàn như thế nào?
1. Cử người giám sát an toàn tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
2. Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ
tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
3. Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, quy phạm về QLKT-VH tại nơi
làm việc theo quy định của pháp luật.
4. Trực tiếp giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ tại
nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
Câu 7: Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-EVNNPC
ngày 11/8/2020, nhiệm vụ nào không đúng ttheo trách nhiệm của NSDLĐ về công tác AT-
VSLĐ?
1. Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác ATVSLĐ.
2. Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
3. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tang cường kiểm tra PCTT và TKCN theo quy định pháp luật.
4. Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác ATVSLĐ;
Câu 8: Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-EVNNPC
ngày 11/8/2020 thì nội dung nào không thuộc trách nhiệm của NSDLĐ về tai nạn?
1. Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố
kỹ thuật gây mất AT-VSLĐ.
2. Thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.
3. Chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động;
4. Báo cáo lên Bộ LĐTBXH và Bộ Công Thương tất cả các vụ tai nạn điện trong dân.
Câu 9: Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-EVNNPC
ngày 11/8/2020 thì khi xây dựng kế hoach AT-VSLĐ< NSDLĐ phải:
1. Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện
pháp bảo đảm ATVSLĐ.
2. Lấy ý kiến Ban chấp hành Đảng ủy cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp
bảo đảm ATVSLĐ.
3. Lấy ý kiến Ban chấp hành Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở khi xây dựng kế
hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ.
4. Lấy ý kiến các đơn vị cơ sở trực thuộc khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp
bảo đảm ATVSLĐ.
Câu 10 Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-
EVNNPC ngày 11/8/2020 thì trách nhiệm của NSDLĐ về công tác huấn luyện AT-VSLĐ
như thế nào?
1. Tổ chức huấn luyện định kỳ đầy đủ theo quy định đối với NLĐđể đảm bảo an toàn trong lao
độ ng, sản xuất hoặc đáp ứng tốt với công việc được giao.
2. Tổ chức huấn luyện đầy đủ theo quy định đối với những lao động mới được tuyển dụng để
đảm bảo an toàn trong lao động, sản xuất hoặc đáp ứng tốt với công việc được giao.
3. Tổ chức huấn luyện đầy đủ theo quy định đối với những lao động mới được tuyển dụng để
NLĐ thực hiện đúng nội quy kỷ luật của đơn vị.
4. Tổ chức huấn luyện đầy đủ theo quy định về công tác QLKT-VH đối với những lao động mới
được tuyển dụng để đảm bảosản xuất hoặc đáp ứng tốt với công việc được giao.
Câu 11: Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-
EVNNPC ngày 11/8/2020 thì NLĐ có quyền yêu cầu được bảo đảm các điều kiện làm việc
như thế nào?
1. Yêu cầu NSDLĐ có trách nhiệm bảo đảm điều kiện lvề môi trường àm việc trong quá trình lao
động, tại nơi làm việc.
2. Yêu cầu NSDLĐ có trách nhiệm bảo đảm điều kiện vật chất đầy đủ để làm việc trong quá
trình lao động, tại nơi làm việc.
3. Yêu cầu NSDLĐ có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc ATVSLĐ trong quá trình lao
động, tại nơi làm việc.
4. Yêu cầu NSDLĐ có trách nhiệm bảo đảm phương tiện làm việc ATVSLĐ trong quá trình lao
động, tại nơi làm việc.
Câu 12: Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-
EVNNPC ngày 11/8/2020 thì NLĐ cso quyền gì trong công tác cung cấp thông tin AT-
VSLĐ?
1. Yêu cầu được cung cấp thông tin đầy đủ về các thông tin, hồ sơ lý lịch thiết bị mà NLĐ sẽ làm
việc.
2. Yêu cầu được cung cấp thông tin đầy đủ thông tin về đào tạo, huấn luyện về ATVSLĐ.
3. Không có quyền yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại
nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo.
4. Yêu cầu được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm
việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về ATVSLĐ.
Câu 13: Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-
EVNNPC ngày 11/8/2020 thì NLĐ không có quyền (không được quyền) gì trong chế độ bảo
hộ lao động, y tế?
1. Yêu cầu được chăm sóc sức khỏe khi có bênh mãn tính, bệnh hiểm nghèo trong quá trình công
tác; được đóng bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp;
2. Được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí
khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám
giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp.
4. Được chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; bố trí công việc phù hợp sau khi
điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được đóng bảo hiểm tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp;
Câu 14: Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-
EVNNPC ngày 11/8/2020 thì NLĐ có quyền gì trong khiếu nại AT-VSLĐ?
1. Không có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
2. Có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
3. Có quyền khiếu nại, tố cáo hành vi sai phạm của cơ quan quản lý nhà nước về AT-VSLĐ theo
quy định của pháp luật.
4. Có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện cơ quan bảo vệ pháp luật khi bị xử lý hình sự.
Câu 15: Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-
EVNNPC ngày 11/8/2020 thì NLĐ có nghĩa vụ tuân thủ các quy định về an toàn lao động,
vệ sinh lao động theo:
1. Theo quy định tại Bộ luật dân sự hiện hành và các quy định của EVN hoặc của EVN NPC, của
Đơn vị.
2. Theo quy định của Bộ LĐTBXH và các quy định của EVN hoặc của EVNNPC, của Đơn vị.
3. Theo quy định tại Bộ luật lao động hiện hành và các quy định của EVN hoặc của EVN NPC,
của Đơn vị.
4. Theo quy định tại tại Bộ luật lao động hiện hành và các quy định của Bộ LĐTBXH.
Câu 16: Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-
EVNNPC ngày 11/8/2020 thì điều nào không thuộc trách nhiệm phải tuân thủ?
1. Sử dụng và bảo quản đúng chế độ, thực hiện đúng quy định, quy trình đối với các thiết bị điện
trên lưới do đơn vị QLVH.
2. Sử dụng và bảo quản đúng chế độ, thực hiện đúng quy định, quy trình đối với các trang thiết bị
bảo hộ lao động,
3. Sử dụng và bảo quản đúng chế độ, thực hiện đúng quy định, quy trình đối với phương tiện
phòng cháy chữa cháy,
4. Sử dụng và bảo quản đúng chế độ, thực hiện đúng quy định, quy trình đối với các thiết bị điện,
máy tính, máy văn phòng và các thiết bị điện tử khác được cơ quan trang bị.
Câu 17: Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-
EVNNPC ngày 11/8/2020 thì NLĐ có trách nhiệm tuân thủ ttuyệt đối các quy phạm, quy
chuẩn, quy trình, quy định đối với những nội dung nào?
1. Sử dụng và bảo quản đúng chế độ, thực hiện đúng quy định, quy trình đối với các trang thiết bị
bảo hộ lao động,
2. Máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ khi làm việc; Khi thực hiện công việc; Liên quan đến
công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.
3. Sử dụng và bảo quản đúng chế độ, thực hiện đúng quy định, quy trình đối với phương tiện
phòng cháy chữa cháy,
4. Sử dụng và bảo quản đúng chế độ, thực hiện đúng quy định, quy trình đối với các thiết bị điện,
máy tính, máy văn phòng và các thiết bị điện tử khác được cơ quan trang bị.
Câu 18: Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-
EVNNPC ngày 11/8/2020 thì NLĐ có trách nhiệm gì trong công tác huấn luyện AT-VSLĐ?
1. Tham gia đầy đủ và nghiêm túc các khóa huấn luyện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh
lao động do cơ quan, tổ chức có pháp nhận theo Luật AT-VSLĐ tổ chức.
2. Tham gia đầy đủ và nghiêm túc các khóa huấn luyện các quy định về hành chính và lao động
do Người sử dụng lao động hoặc Người được ủy quyền tổ chức.
3. Tham gia đầy đủ và nghiêm túc các khóa huấn luyện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh
lao động do Người sử dụng lao động hoặc Người được ủy quyền tổ chức.
4. Tham gia đầy đủ và nghiêm túc các khóa huấn luyện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh
lao động do các cơ quan thuộc Bộ LĐTBXH tổ chức.
Câu 19: Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-
EVNNPC ngày 11/8/2020, trong thời gian làm việc, NLĐ phải mang theo những thứ gì?
1. Mang đầy đủ, đúng và sử dụng và bảo quản các phương tiện PCTT và TKCN..
2. Sử dụng và bảo quản đúng chế độ, thực hiện đúng quy định, quy trình đối với các trang thiết bị
bảo hộ lao động,
3. Sử dụng và bảo quản đúng chế độ, thực hiện đúng quy định, quy trình đối với phương tiện
phòng cháy chữa cháy,
4. Mang đầy đủ, đúng và sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang
cấp; các thiết bị bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc.
Câu 20: Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-
EVNNPC ngày 11/8/2020, trong rường hợp tại nơi làm việc, máy móc, thiết bị có nguy cơ
gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, NLĐ có trách nhiệm gì?
1. Báo cáo kịp thời cho người có trách nhiệm để có biện pháp khắc phục.
2. Báo cáo kịp thời cho cán bộ an toàn đơn vị để có biện pháp khắc phục.
3. Báo cáo kịp thời cho lãnh đạo đơn vị để có biện pháp khắc phục.
4. Báo cáo kịp thời cho người quản lý trực tiếp để có biện pháp khắc phục.
Câu 21: Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-
EVNNPC ngày 11/8/2020, NLĐ được quyền từ chối làm việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà
vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động trong trường hợp
nào?
1. Khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe
của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý;
2. Chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác ATVSLĐ đã
khắc phục các nguy cơ để bảo đảm ATVSLĐ.
3. Ý 1 đúng.
4. Cả ý 1 và ý 2.
Câu 22: Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-
EVNNPC ngày 11/8/2020, NLĐ được quyền gì khi có bệnh, mệt mỏi?
1. Sau khi đã được cơ quan Y tế khám và có giấy cho nghỉ thì được phép nghỉ không hưởng
lương sau khi đã báo cáo với người phụ trách trực tiếp.
2. Sau khi đã được cơ quan Y tế khám và có giấy cho nghỉ thì được phép nghỉ sau khi đã báo cáo
với người phụ trách trực tiếp.
3. Sau khi đã được cơ quan Y tế khám và có giấy cho nghỉ thì được phép vào bệnh viện chữa trị.
4. Nếu thấy mệt mỏi thì báo cáo với người phụ trách trực tiếp và nghỉ việc.
Câu 23: Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-
EVNNPC ngày 11/8/2020, NLĐ có trách nhiệm gì về vệ sinh môi trường?
1. Khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, môi trường lao động kém phải báo ngay cho
người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý;
2. Chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác ATVSLĐ đã
khắc phục các nguy cơ để bảo đảm ATVSLĐ.
3. Thường xuyên thực hiện và giữ gìn vệ sinh môi trường, không làm bừa, làm ẩu, làm mất vệ
sinh nơi làm việc, khu vực cơ quan nhà xưởng.
4. Thường xuyên thực hiện đo, kiểm tra môi sinh, môi trường, không làm bừa, làm ẩu, làm mất
vệ sinh nơi làm việc, khu vực cơ quan nhà xưởng.
Câu 24: Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-
EVNNPC ngày 11/8/2020, NLĐ phải có trách nhiệm gị đối với dụng cụ, trang thiết bị, …
làm việc?
1. Mang đầy đủ, đúng và sử dụng và bảo quản các phương tiện PCTT và TKCN..
2. Sử dụng và bảo quản đúng chế độ, thực hiện đúng quy định, quy trình đối với các trang thiết bị
bảo hộ lao động,
3. Sử dụng và bảo quản đúng chế độ, thực hiện đúng quy định, quy trình đối với phương tiện
phòng cháy chữa cháy,
4. Giữ gìn và bảo quản dụng cụ, trang thiết bị… làm việc được giao, sắp xếp tài liệu, dụng cụ,
công cụ, nguyên vật liệu gọn gàng, khoa học theo tiêu chuẩn 5S.
Câu 25: Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-
EVNNPC ngày 11/8/2020, NLĐ có trách nhiệm gì trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân?
1. Phải chủ động giữ gìn, chăm sóc và tự bảo vệ sức khỏe của mình để đáp ứng tốt công việc
được giao để đảm bảo an toàn cho chính mình và đồng nghiệp.
2. Phải báo cáo kịp thời cho cán bộ an toàn đơn vị để có biện pháp khắc phục khi sức khỏe yếu.
3. Phải báo cáo kịp thời cho lãnh đạo đơn vị để có biện pháp khắc phục khi sức khỏe yếu.
4. Phải báo cáo kịp thời cho người quản lý trực tiếp để có biện pháp khắc phục khi mệt mỏi.
Câu 26: Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-
EVNNPC ngày 11/8/2020, NLĐ phải chấp hành và tuân thủ những quy định gì về AT-
VSLĐ tại nơi làm việc?
1. Nội quy, quy trình và biện pháp kỹ thuật tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về ATVSLĐ
trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;
2. Nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về
ATVSLĐ trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;
3. Biện pháp bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về ATVSLĐ trong hợp
đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;
4. Tuân thủ các giao kết về ATVSLĐ trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và nội
quy kỷ luật lao động của đơn vị.
Câu 27: Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-
EVNNPC ngày 11/8/2020 thi, trường hợp nơi làm việc có nguy cơ gây tại nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, trách nhiệm của NLĐ phải:
1. Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm để có các biện pháp khắc phục hoặc phải lệnh
ngừng hoạt động tại nơi làm việc cho tời khi nguy cơ được khắc phục.
2. Chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố,
ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của NSDLĐ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Cả ý 1 và ý 2.
4. Không ý nào đúng.
Câu 28: Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-
EVNNPC ngày 11/8/2020, khi thấy có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng
đến tính mạng hoặc sức khỏe của bản thân hoặc đồng nghiệp, NLĐ có quyền và trách
nhiệm gì?
1. Có trách nhiệm phải báo cáo ngay với người phụ trách trực tiếp hoặc lên cấp có thẩm quyền
giải quyết.
2. Có quyền từ chối làm việc hoặc rời bỏ nơi làm việc, tìm cách khắc phục, giải quyết để đảm
bảo an toàn cho bản thân.
3. Có quyền từ chối làm việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà không phải báo cáo ai.
4. Có quyền từ chối làm việc hoặc rời bỏ nơi làm việc, đồng thời NLĐ có trách nhiệm phải báo
cáo ngay với người phụ trách trực tiếp hoặc lên cấp có thẩm quyền giải quyết.
Câu 29: Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-
EVNNPC ngày 11/8/2020, đối với NLĐ trong giờ làm việc để xảy ra sự cố chủ quan do vi
phạm quy trình thì:
1. Bắt buộc phải học tập và kiểm tra lại quy trình. Khi kiểm tra lại đạt yêu cầu mới được bố trí
trở lại làm việc.
2. Bắt buộc phải bồi thường vật chất do sự cố gây ra.
3. Bắt buộc phải nghỉ làm việc, viết bản kiểm điểm cá nhân.
4. Phải học tập và kiểm tra lại quy trình. Khi kiểm tra lại 3 lần, đạt yêu cầu mới được bố trí trở
lại làm việc.
Câu 30: Theo Nội quy lao động ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-
EVNNPC ngày 11/8/2020 thì NLĐ phải có nghĩa vụ gì trong công tác PCCC và PCTT?
1. Không bắt buộc phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy,
phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
2. Phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy, phòng chống thiên
tai và tìm kiếm cứu nạn.
3. Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm để có các biện pháp khắc phục hoặc phải lệnh
ngừng hoạt động tại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra cháy nổ.
4. Chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố,
ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của NSDLĐ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐIỆN LỰC
Quyết định số 268/QĐ-EVNNPC ngày 29/10/2020

Câu 1: Theo Quy định về tổ chức và hoạt động của Điện lực ban hành kèm theo Quyết
định số 268/QĐ-EVNNPC ngày 29/10/2020 thì ĐL phải lập các kế hoạch gì trong công tác quản
lý AT-VSLĐ?

1. Kế hoạch AT-VSLĐ, bảo vệ môi trường, PCCC&CNCH, PCTT&TKCN, quản lý


HLBVATLĐ …. của ĐL trình CTĐL phê duyệt hàng năm.

2. Kế hoạch QLKT-VH, bảo vệ môi trường, PCCC&CNCH, PCTT&TKCN, quản lý


HLBVATLĐ …. của ĐL trình Tổng công ty Điện lực miền Bắc phê duyệt hàng năm.

3. Định kỳ 6 tháng, ĐL pahỉ lập kế hoạch AT-VSLĐ, QLKT-VH, PCCC&CNCH,


PCTT&TKCN, quản lý HLBVATLĐ …. của ĐL trình CTĐL phê duyệt.

4. Kế hoạch AT-VSLĐ, bảo vệ môi trường, PCCC&CNCH, PCTT&TKCN, quản lý


HLBVATLĐ …. của ĐL sau đó tiến hành thực hiện kế hoạch đã lập.

Câu 2: Theo Quy định về tổ chức và hoạt động của Điện lực ban hành kèm theo Quyết
định số 268/QĐ-EVNNPC ngày 29/10/2020 , ĐL phải tổ chức thực hiện các biện pháp nào trong
công tác an toàn?

1. Các biện pháp nhằm phòng ngừa sự cố và TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ môi trường;
PCCC&CNCH, PCTT&TKCN và quản lý HLBVATLĐ,...

2. Các biện pháp nhằm đảm bảo AT-VSLĐ, phòng ngừa sự cố và TNLĐ, bệnh nghề
nghiệp, bảo vệ môi trường; PCCC&CNCH, PCTT&TKCN và quản lý HLBVATLĐ,...

3. Các biện pháp nhằm đảm bảo AT-VSLĐ, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ môi trường;
PCCC&CNCH, PCTT&TKCN và quản lý HLBVATLĐ,...

4. Các biện pháp nhằm đảm bảo AT-VSLĐ, phòng ngừa sự cố và TNLĐ, bệnh nghề
nghiệp, bảo vệ tài sản và quản lý lao động...
Câu 3: Theo Quy định về tổ chức và hoạt động của Điện lực ban hành kèm theo Quyết
định số 268/QĐ-EVNNPC ngày 29/10/2020, các ĐL phải tổ chức thực hiện công tác thí nghiệm,
kiểm định an toàn đối với các trang thiết bị nào?

1. Các trang thiết bị kỹ thuật an toàn, các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ; quản
lý, sử dụng đúng chức năng và vận hành an toàn đối với các trang thiết bị nêu trên theo
quy định.

2. Các trang thiết bị điện trên lưới, phòng chống cháy nổ và các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt
về ATLĐ; quản lý, sử dụng đúng chức năng và vận hành.
3. Các trang thiết bị kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ và các thiết bị có yêu cầu nghiêm
ngặt về ATLĐ; quản lý, sử dụng đúng chức năng và vận hành an toàn đối với các trang thiết bị
nêu trên theo quy định.
4. Các trang thiết bị kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ, quản lý, sử dụng đúng chức năng và
vận hành
Câu 4: Theo Quy định về tổ chức và hoạt động của Điện lực ban hành kèm theo Quyết
định số 268/QĐ-EVNNPC ngày 29/10/2020, các ĐL phải tổ chức thực hiện công tác huấn luyện,
tuyên truyền như thế nào?

1. Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, hướng dẫn và kiểm tra CBCNV trong ĐL thực hiện
các biện pháp y tế đảm bảo sức khỏe cho NLĐ.

2. Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, hướng dẫn và kiểm tra CBCNV trong ĐL thực hiện
các biện pháp kỹ thuật vận hành.

3. Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, hướng dẫn và kiểm tra CBCNV trong ĐL thực hiện
các biện pháp kỷ luật sản xuất.

4. Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, hướng dẫn và kiểm tra CBCNV trong ĐL thực hiện
các biện pháp ATLĐ.

Câu 5: Theo Quy định về tổ chức và hoạt động của Điện lực ban hành kèm theo Quyết
định số 268/QĐ-EVNNPC ngày 29/10/2020, các ĐL phải tổ chức thực hiện công tác cải thiện
điều kiện làm việc cho NLĐ như thế nào?

1. Đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn cho người lao động.

2. Đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm thu nhập ổn định cho người lao động.
3. Đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện sinh hoạt, bảo đảm an toàn cho người lao động.
4. Đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm môi trường, môi sinh cho người lao
động.
Câu 6: Theo Quy định về tổ chức và hoạt động của Điện lực ban hành kèm theo Quyết
định số 268/QĐ-EVNNPC ngày 29/10/2020, nội dung nào sau đây không thuộc trách nhiệm của
ĐL trong việc tổ chức huấn luyện AT-VSLĐ là:

1. Thành lập Tiểu Ban huấn luyện AT-VSLĐ.

2. Triển khai phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ở tất cả mọi lĩnh vực
liên quan.

3. Tham gia, tổ chức huấn luyện, sát hạch công tác AT-VSLĐ cho CBNCV của ĐL.
4. Bố trí CBCNV làm việc phù hợp và đúng với ngành nghề được đào tạo, đã được huấn
luyện và đạt yêu cầu kiểm tra kiến thức về AT-VSLĐ.

Câu 7: Theo Quy định về tổ chức và hoạt động của Điện lực ban hành kèm theo Quyết
định số 268/QĐ-EVNNPC ngày 29/10/2020, trách nhiệm của ĐL trong xử lý các vụ TNLĐ, sự
cố như thế nào?

1. Thực hiện việc khai báo, chủ trì điều tra, thống kê các vụ sự cố tai nạn lao động; Tổ chức phổ
biến rút kinh nghiệm trong ĐL.
2. Thực hiện việc khai báo, tham gia điều tra, thống kê các vụ sự cố, các vụ tai nạn lao động
nhẹ, nặng 1 người; Tổ chức phổ biến rút kinh nghiệm trong ĐL.
3. Thực hiện việc khai báo, tham gia điều tra, thống kê các vụ sự cố, tai nạn lao động; Tổ chức
phổ biến rút kinh nghiệm trong ĐL.
4. Thực hiện việc khai báo, tham gia điều tra, thống kê các vụ tai nạn lao động chất người; Tổ
chức phổ biến rút kinh nghiệm trong ĐL.
Câu 8: Theo Quy định về tổ chức và hoạt động của Điện lực ban hành kèm theo Quyết
định số 268/QĐ-EVNNPC ngày 29/10/2020, trách nhiệm nào của ĐL trong công tác hành lang
không phải thực hiện?

1. Chủ động phối hợp với các phòng chức năng của CTĐL, các ban, ngành chức năng tại
địa phương xử lý, ngăn chặn vi phạm HLBVATLĐ.

2. Phối hợp với các phòng chức năng của CTĐL, các ban, ngành chức năng tại địa phương
tuyên truyền tong cộng đồng về bảo vệ HLBVATLĐ.

3. Thực hiện kiểm tra, thống kê, quản lý, phối hợp xử lý các trường hợp vi phạm
HLBVATLĐ theo quy định.

4. Thực hiện việc khai báo, tham gia điều tra, thống kê các vụ sự cố, tai nạn lao động do nhà
thầu gây ra; Tổ chức phổ biến rút kinh nghiệm trong ĐL.
Câu 9: Theo Quy định về tổ chức và hoạt động của Điện lực ban hành kèm theo Quyết
định số 268/QĐ-EVNNPC ngày 29/10/2020, trách nhiệm nào của ĐL trong công tác PCCC
không phải thực hiện?

1. Lập, duyệt phương án tổ chức thi công và biện pháp an toàn, phương án cứu nạn, cứu hộ
khi thi công các công trình điện có liên quan đến PCCC.

2. Định kỳ thực tập phương án chữa cháy theo qui định; Tham gia thực tập, chữa cháy,
huấn luyện kỹ năng PCCC khi có yêu cầu.

3. Chấp hành và chịu sự hướng dẫn của CTĐL và của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH
địa phương (PC07) về công tác PCCC.

4. Lập, duyệt phương án chữa cháy cơ sở (đối với danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về
phòng cháy và chữa cháy của đơn vị cơ sở), phương án cứu nạn, cứu hộ; Duy trì sự hoạt
động và kiện toàn đội PCCC cơ sở.

Câu 10: Theo Quy định về tổ chức và hoạt động của Điện lực ban hành kèm theo
Quyết định số 268/QĐ-EVNNPC ngày 29/10/2020, trách nhiệm nào của ĐL trong công tác bố trí
lao động có lien quan đến huấn luyện an toàn như thế nào?
1. Bố trí CBCNV làm việc phù hợp và đúng với ngành nghề được đào tạo, đã được huấn
luyện và đạt yêu cầu kiểm tra kiến thức về kỹ thuật và tay nghề.

2. Bố trí CBCNV làm việc phù hợp và đúng với ngành nghề được đào tạo, đã được huấn
luyện và đạt yêu cầu kiểm tra kiến thức về AT-VSLĐ.

3. Bố trí CBCNV làm việc phù hợp và đúng với ngành nghề được đào tạo, cưe người kèm
cặp nhân viên mới tuyển.

4. Bố trí CBCNV làm việc phù hợp và đúng với ngành nghề được huấn luyện và đạt yêu
cầu kiểm tra kiến thức về QLKT-VH.

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


QUY TRÌNH QUẢN LÝ VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG TRẠM BIÊN ÁP
PHÂN PHỐI (TBAPP)
Ban hành kèm theo Quyết định số 269/QĐ-EVN ngày 04/3/2019 của
Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Câu 1: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP thì khái niệm (định nghĩa)
Trạm biến áp phân phối (TBAPP) là gì?
1. Là trạm có MBA lực biến đổi điện áp sơ cấp từ >1kV đến 35kV sang điện áp thứ cấp có điện
áp ≤1kV và cấp điện trực tiếp cho phụ tải.
2. Là trạm biến áp có điện áp sơ cấp từ ≥6kV đến 35kV và thứ cấp dứi 1kV.
3. Là TBA có điện áp thứ cấp và sơ cấp từ ≥1kV đến 35kV có từ 4 lộ xuất tuyến 0,4kV.
4. Là trạm biến áp có điện áp sơ cấp từ ≥10kV đến 110kV được thiết kế, lắp đặt cung cấp cho
các phụ thải 0,4kV.
Câu 2: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP quy định nhiệt độ dầu khi
MBA vận hành bình thường như thế nào?
1. Ở phụ tải định mức, theo nhà chế tạo quy định nhưng nhiệt độ dầu thì nhiệt độ dầu ở lớp trên
cùng không được vượt quá 80°C đối với những MBA làm mát tự nhiên bằng dầu.
2. Ở phụ tải định mức, nếu nhà chế tạo không quy định nhiệt độ dầu thì nhiệt độ dầu ở lớp trên
cùng không được vượt quá 90°C đối với những MBA làm mát tự nhiên bằng dầu.
3. Ở phụ tải định mức, nếu nhà chế tạo không quy định nhiệt độ dầu thì nhiệt độ dầu ở lớp trên
cùng không được vượt quá 100°C đối với những MBA làm mát tự nhiên bằng dầu.
4. Tuân thủ tuyệt đối quy định của nhà chế tạo đối với những MBA làm mát tự nhiên bằng dầu.
Câu 3: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, cho phép MBA được vận
hành với điện áp cao hơn định mức ở nấc biến áp đang vận hành bao nhiêu phần trăm?
1. Lâu dài 15% khi phụ tải định mức và 20% khi phụ tải không quá 0,25 phụ tải định mức; Ngắn
hạn 5% (dưới 06 giờ một ngày) với phụ tải không quá định mức.
2. Lâu dài 5% khi phụ tải định mức và 15% khi phụ tải không quá 0,25 phụ tải định mức; Ngắn
hạn 15% (dưới 06 giờ một ngày) với phụ tải không quá định mức.
3. Lâu dài 5% khi phụ tải định mức và 10% khi phụ tải không quá 0,25 phụ tải định mức; Ngắn
hạn 10% (dưới 06 giờ một ngày) với phụ tải không quá định mức.
4. Lâu dài 10% khi phụ tải định mức và 5% khi phụ tải không quá 0,5 phụ tải định mức; Ngắn
hạn 10% (dưới 06 giờ một ngày) với phụ tải không quá định mức.
Câu 4: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, trong trường hợp đặc biệt,
MBA được phép vận hành quá tải theo dòng điện (%) cao hơn dòng điện định mức MBA
khô theo quy định như thế nào?
1. Quá tải 20% trong 60 phút; 30% trong 45 phút; 40% trong 32 phút; 50% trong 18 phút; 60%
trong 5 phút.
2. Quá tải 50% trong 120 phút; 60% trong 80 phút; 75% trong 45 phút; 100% trong 20 phút;
200% trong 10 phút.
3. Quá tải 10% trong 120 phút; 20% trong 80 phút; 30% trong 45 phút; 40% trong 20 phút; 50%
trong 10 phút.
4. Quá tải 30% trong 120 phút; 45% trong 80 phút; 60% trong 45 phút; 75% trong 20 phút; 100%
trong 10 phút.
Câu 5: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, trong trường hợp đặc biệt,
MBA được phép vận hành quá tải theo dòng điện (%) cao hơn dòng điện định mức MBA
dầu theo quy định như thế nào?
1. Quá tải 20% trong 60 phút; 30% trong 45 phút; 40% trong 32 phút; 50% trong 18 phút; 60%
trong 5 phút.
2. Quá tải 50% trong 120 phút; 60% trong 80 phút; 75% trong 45 phút; 100% trong 20 phút;
200% trong 10 phút.
3. Quá tải 10% trong 120 phút; 20% trong 80 phút; 30% trong 45 phút; 40% trong 20 phút; 50%
trong 10 phút.
4. Quá tải 30% trong 120 phút; 45% trong 80 phút; 60% trong 45 phút; 75% trong 20 phút; 100%
trong 10 phút.
Câu 6: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, các MBA đều được phép quá
tải cao hơn định mức tới 40% với điều kiện gì?
1. Tổng số thời gian không quá 12 giờ trong một ngày đêm trong 6 ngày liên tiếp, với điều kiện
hệ số phụ tải ban đầu không quá 0,93 (phải tận dụng hết khả năng làm mát MBA)
2. Tổng số thời gian không quá 6 giờ trong một ngày đêm trong 5 ngày liên tiếp, với điều kiện hệ
số phụ tải ban đầu không quá 0,93 (phải tận dụng hết khả năng làm mát MBA)
3. Tổng số thời gian không quá 3 giờ trong một ngày đêm trong 2 ngày liên tiếp, với điều kiện hệ
số phụ tải ban đầu không quá 0,93 (phải tận dụng hết khả năng làm mát MBA)
4. Tổng số thời gian không quá 9 giờ trong một ngày đêm trong 6 ngày liên tiếp, với điều kiện hệ
số phụ tải ban đầu không quá 1,0 (phải tận dụng hết khả năng làm mát MBA)
Câu 7: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, đối với những MBA có cuộn
dây đấu theo sơ đồ sao- sao, phía hạ áp có điểm trung tính kéo ra ngoài, quy định về dòng
điện qua điểm trung tính như thế nào?
1. Không vượt quá 5% dòng điện phụ tải pha cao nhất.
2. Không vượt quá 10% trung bình cộng dòng điện các pha.
3. Không vượt quá 15% trung bình cộng dòng điện các pha.
4. Không vượt quá 25% trung bình cộng dòng điện các pha.
Câu 8: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, máy biến áp không phải đưa
ra khỏi vận hành trong trường hợp nào?
1. Có tiếng kêu mạnh, không đều hoặc tiếng phóng điện; Sự phát nóng của máy tăng lên bất
thường và liên tục trong điều kiện làm mát bình thường, phụ tải định mức.
2. Dầu tràn ra ngoài máy qua bình dầu phụ, vỡ kính phòng nổ hoặc dầu phun ra qua van an toàn;
Mức dầu thấp dưới mức quy định và còn tiếp tục hạ thấp; Mầu sắc của dầu thay đổi đột ngột.
3. Dòng điện trung tính MBA đo được bằng 10% trung bình cộng dòng điện các pha.
4. Các sứ bị rạn, vỡ, bị phóng điện bề mặt, đầu cốt bị nóng đỏ; Kết quả thí nghiệm không đạt tiêu
chuẩn quy định.
Câu 9: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, khi nhiệt độ dầu trong MBA
tăng lên quá mức giới hạn, phải có biện pháp gì để giảm bớt nhiệt độ MBA?
1. Kiểm tra điện áp của MBA, nhiệt độ môi trường làm mát, thiết bị làm mát, tình hình thông gió
của buồng đặt máy; Tăng cường hệ thống làm mát cưỡng bức hoặc giảm tải.
2. Kiểm tra phụ tải của MBA, nhiệt độ môi trường làm mát, thiết bị làm mát, tình hình thông gió
của buồng đặt máy; Cân tải hoặc giảm tải.
3. Kiểm tra phụ tải của MBA, nhiệt độ môi trường làm mát, thiết bị làm mát, tình hình thông gió
của buồng đặt máy; Tăng cường hệ thống tiếp địa TBA.
4. Kiểm tra phụ tải của MBA, nhiệt độ môi trường làm mát, thiết bị làm mát, tình hình thông gió
của buồng đặt máy; Tăng cường hệ thống làm mát hoặc giảm tải.
Câu 10: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, trường hợp nhảy MC, FCO,
LBFCO phía cao áp mà áp tô mát, cầu chì phía hạ áp không tác động, người vận hành
phải:
1. Kiểm tra các thiết bị trong trạm như MC, LBFCO, FCO, MBA, AB, CS, rơle… nếu không
phát hiện cháy, phát nóng hay hiện tượng bất thường khác thì đưa MBA vào vận hành, báo cáo
theo quy định.
2. Kiểm tra dòng điện và điện áp MBA, nếu không phát hiện cháy, phát nóng hay hiện tượng bất
thường khác thì đưa MBA vào vận hành, báo cáo theo quy định.
3. Kiểm tra các thiết bị trong trạm như MC, LBFCO, FCO, MBA, AB, CS, rơle… nếu không có
cháy nổ thì đưa MBA vào vận hành, báo cáo theo quy định.
4. Kiểm tra kết cấu cơ học TBAPP, nếu không phát hiện cháy, phát nóng hay hiện tượng bất
thường khác thì đưa MBA vào vận hành, báo cáo theo quy định.
Câu 11: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, trường hợp khi nổ 2, 3 pha
chì thì xử lý như thế nào?
1. Kiểm tra theo quy định, nếu không có gì bất thường thao tác đưa vào vận hành trở lại.
2. Ngoài việc kiểm tra theo quy định, nếu không có gì bất thường vẫn phải dùng thiết bị đo MBA
trước khi đưa vào vận hành trở lại.
3. Ngoài việc kiểm tra theo quy định, nếu không có gì bất thường vẫn phải thí nghiệm lại toàn bộ
MBA (như đóng mới) trước khi đưa vào vận hành trở lại.
4. Ngoài việc kiểm tra theo quy định, nếu không có gì bất thường vẫn phải dùng thiết bị đo dòng
điện MBA trước khi đưa vào vận hành trở lại.
Câu 12: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, trường hợp áp tô mát, hoặc cầu
chì của dao cắt tải phía hạ áp tác động mà MC, LBFCO, FCO phía cao áp không tác động thì:
1. Phải tách MBA, thí nghiệm lại để xác định nguyên nhân tác động phía hạ áp và xử lý.
2. Người vận hành phải kiểm tra xác định nguyên nhân tác động phía cao áp và xử lý
3. Người vận hành phải kiểm tra xác định nguyên nhân tác động phía hạ áp và xử lý
4. Phải kiểm tra xác định nguyên nhân tác động phía hạ áp và cắt toàn bộ các nhánh hạ áp xuất
tuyến từ MBA.
Câu 13: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, rường hợp có cả thiết bị bảo
vệ cao áp và hạ áp tác động thì:
1. Phải kiểm tra xác định nguyên nhân tác động phía hạ áp và xử lý tốt mới đưa máy vào vận
hành.
2. Phải kiểm tra các đường dây hạ áp sau MBA và xử lý tốt mới đưa máy vào vận hành.
3. Phải kiểm tra các thiết bị trong trạm như MC, LBFCO, FCO, MBA, AB, CS, rơle…xử lý tốt
mới đưa máy vào vận hành.
4. Phải kiểm tra các thiết bị trong trạm như MC, LBFCO, FCO, MBA, AB, CS, rơle…; Kiểm tra
xác định nguyên nhân tác động phía hạ áp và xử lý tốt mới đưa máy vào vận hành.
Câu 14: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP quy định về các loại kiểm tra
vận hành TBAPP như thế nào?
1. Có 5 hình thức: Kiểm tra định kỳ ngày; Kiểm tra định kỳ đêm; Kiểm tra bất thường; Kiểm tra
sự cố; Kiểm tra thí nghiệm.
2. Có 4 hình thức: Kiểm tra định kỳ ngày; Kiểm tra định kỳ đêm; Kiểm tra bất thường; Kiểm tra
sự cố.
3. Có 5 hình thức: Kiểm tra định kỳ ngày; Kiểm tra định kỳ đêm; Kiểm tra bất thường; Kiểm tra
sự cố; Kiểm tra dự phòng.
4. Có 6 hình thức: Kiểm tra định kỳ ngày; Kiểm tra định kỳ đêm; Kiểm tra bất thường; Kiểm tra
sự cố; Kiểm tra dự phòng; Kiểm tra kỹ thuật.
Câu 15: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, tần suất kiểm tra định kỳ
ngày đối với MBA có công suất từ 1000kVA trở lên là:
1. Kiểm tra 10 ngày/01lần.
2. Kiểm tra 15 ngày/01lần.
3. Kiểm tra 20 ngày/01lần.
4. Kiểm tra 30 ngày/01lần.
Câu 16: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, tần suất kiểm tra định kỳ ngày đối
với TBA mang tải từ 80% trở lên hoặc có công suất 1000kVA Sđm ≥ 250kVA là:
1. Kiểm tra 02 tháng/01 lần
2. Kiểm tra 15 ngày/01lần.
3. Kiểm tra 01 tháng/01 lần.
4. Kiểm tra 45 ngày/01lần.
Câu 17: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, tần suất kiểm tra định kỳ
ngày đối với TBA có công suất nhỏ hơn 250kVA là:
1. Kiểm tra 02 tháng/01 lần
2. Kiểm tra 15 ngày/01lần.
3. Kiểm tra 01 tháng/01 lần.
4. Kiểm tra 03 tháng/01lần tùy theo yêu cầu cụ thể.
Câu 18: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP quy định về thời hạn kiểm
tra định kỳ đêm TBAPP như thế nào?
1. Kiểm tra 03 tháng 1 lần vào giờ cao điểm tối.
2. Kiểm tra 06 tháng 1 lần vào giờ cao điểm tối.
3. Kiểm tra 09 tháng 1 lần vào giờ cao điểm tối.
4. Kiểm tra 03 tháng 1 lần vào giờ cao điểm ngày.
Câu 19: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP Kiểm tra bất thường TBAPP
được quy định như thế nào?:
1. Kiểm tra khi MBA quá tải, TBA có dấu hiệu bất thường (mỗi ngày 01 lần); Kiểm tra tra theo
chuyên đề riêng.
2. Kiểm tra trước và sau khi có lụt, bão, trước các dịp lễ, Tết; Kiểm tra khi MBA quá tải, TBA có
dấu hiệu bất thường (mỗi ngày 01 lần); Kiểm tra tra theo chuyên đề riêng.
3. Kiểm tra trước và sau khi có lụt, bão, trước các dịp lễ, Tết; Kiểm tra khi MBA quá tải, TBA có
dấu hiệu bất thường (mỗi ngày 01 lần);
4. Kiểm tra trước và sau khi có lụt, bão, trước các dịp lễ, Tết; Kiểm tra theo yêu cầu cuaẻ lãnh
đạo đơn vị; Kiểm tra tra theo chuyên đề riêng.
Câu 20: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP quy định về kiểm tra tổng thể
TBAPP là:
1. Định kỳ 6 tháng cán bộ kỹ thuật của Điện lực kết hợp kiểm tra tất cả các TBA đã phát hiện tồn
tại nhưng chưa xử lý.
2. Định kỳ 12 tháng cán bộ kỹ thuật của Công ty Điện lực và cán bộ lãnh đạo kỹ thuật của Điện
lực kết hợp kiểm tra tất cả các TBA đã phát hiện tồn tại nhưng chưa xử lý.
3. Định kỳ 6 tháng cán bộ kỹ thuật của Công ty Điện lực và cán bộ lãnh đạo kỹ thuật của Điện
lực kết hợp kiểm tra tất cả các TBA đã phát hiện tồn tại nhưng chưa xử lý.
4. Định kỳ 3 tháng cán bộ kỹ thuật của Công ty Điện lực và cán bộ lãnh đạo của Điện lực kết hợp
kiểm tra tất cả các TBA đã phát hiện tồn tại nhưng chưa xử lý.
Câu 21: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP nội dung kiểm tra định kỳ
MBAPP là:
1. Tiếng kêu của MBA; Bề mặt cách điện;Vỏ MBA; Hệ thống nối đất của MBA; Màu sắc của
hạt hút ẩm trong bình thở.;Tình trạng buồng MBA ; Các thông số vận hành của MBA.
2. Tiếng kêu của MBA; Mức dầu trong bình dầu phụ;Tình trạng phát nhiệt các đầu tiếp xúc; Hệ
thống nối đất của MBA; Màu sắc của hạt hút ẩm trong bình thở.;Tình trạng buồng MBA ; Các
thông số vận hành của MBA.
3. Bề mặt cách điện;Vỏ MBA; Mức dầu trong bình dầu phụ;Tình trạng phát nhiệt các đầu tiếp
xúc; Hệ thống nối đất của MBA; Màu sắc của hạt hút ẩm trong bình thở.;Tình trạng buồng MBA
; Các thông số vận hành của MBA.
4. Tiếng kêu của MBA; Bề mặt cách điện;Vỏ MBA; Mức dầu trong bình dầu phụ;Tình trạng
phát nhiệt các đầu tiếp xúc; Hệ thống nối đất của MBA; Màu sắc của hạt hút ẩm trong bình
thở.;Tình trạng buồng MBA ; Các thông số vận hành của MBA.
Câu 22: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, nội dung kiểm tra tình trạng
bên ngoài tủ hạ áp là:
1. Tủ có còn nguyên vẹn hay rỉ, thủng; Kiểm tra nêm cửa có hiện tượng bị phá hay không; Kiểm
tra khoảng hở giữa ống luồn cáp và đáy tủ hạ áp, tránh để chuột, chim,… vào làm tổ.
2. Kiểm tra nêm cửa có hiện tượng bị phá hay không; Kiểm tra khoảng hở giữa ống luồn cáp và
đáy tủ hạ áp, tránh để chuột, chim,… vào làm tổ.
3. Tủ có còn nguyên vẹn hay rỉ, thủng; Kiểm tra khoảng hở giữa ống luồn cáp và đáy tủ hạ áp,
tránh để chuột, chim,… vào làm tổ.
4. Tủ có còn nguyên vẹn hay rỉ, thủng; Kiểm tra nêm cửa có hiện tượng bị phá hay không.
Câu 23: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, nội dung kiểm tra tình trạng
bên trong tủ hạ áp là:
1. Kiểm tra bề mặt tiếp xúc giữa đầu cốt cáp hạ áp và đầu cực các thiết bị đóng cắt hạ áp (áp tô
mát, cầu dao…); Kẹp cố định giữa các dây dẫn hạ áp; Hệ thống đo đếm, điện áp, nối đất vỏ tủ.
2. Kiểm tra thiết bị đóng cắt (áp tô mát, cầu dao…); Bề mặt tiếp xúc giữa đầu cốt cáp hạ áp và
đầu cực các thiết bị đóng cắt hạ áp (áp tô mát, cầu dao…); Kẹp cố định giữa các dây dẫn hạ áp;
Hệ thống đo đếm, điện áp, nối đất vỏ tủ.
3. Thiết bị đóng cắt (áp tô mát, cầu dao…); Bề mặt tiếp xúc giữa đầu cốt cáp hạ áp và đầu cực
các thiết bị đóng cắt hạ áp (áp tô mát, cầu dao…).
4. Thiết bị đóng cắt (áp tô mát, cầu dao…); Bề mặt tiếp xúc giữa đầu cốt cáp hạ áp và đầu cực
các thiết bị đóng cắt hạ áp (áp tô mát, cầu dao…); Kẹp cố định giữa các dây dẫn hạ áp;
Câu 24: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, nội dung kiểm tra TI, TU và
các cách điện TBAPP là:
1. Kiểm tra điện trở trong các thiết bị; Kiểm tra tiếp xúc tại các đầu nối có chuyển mầu do tiếp
xúc xấu; Kiểm tra tiếng kêu bất thường do phóng điện.
2. Kiểm tra cách điện có bị nứt, vỡ; Kiểm tra công suất các thiết bị; Kiểm tra tiếng kêu bất
thường do phóng điện.
3. Kiểm tra cách điện có bị nứt, vỡ; Kiểm tra tiếp xúc tại các đầu nối có chuyển mầu do tiếp xúc
xấu; Kiểm tra tiếng kêu bất thường do phóng điện.
4. Kiểm tra tiếp xúc tại các đầu nối có chuyển mầu do tiếp xúc xấu; Kiểm tra tiếng kêu bất
thường do phóng điện.
Câu 25: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, nội dung nào khi kiểm tra
DCL, FCO, LBFCO không phải thực hiện?
1. Kiểm tra cấu trúc truyền động đóng, cắt; Kiểm tra cách điện có bị nứt, vỡ…; Kiểm tra cầu giữ
chì có bị cháy nám, có vết phóng điện; Kiểm tra tiếp xúc tại lưỡi dao và ngàm.
2. Kiểm tra lưỡi dao có bị cong vênh, hay hư hỏng; Kiểm tra lò xo ép tiếp điểm; Kiểm tra các bu
long; Kiểm tra có tiếng kêu khác thường do phóng điện bề mặt.
3. Kiểm tra cách điện tất cả các thiết bị TBAPP; Kiểm tra thử tải các thiết bị TBAPP.
4. Kiểm tra các mối nối; Kiểm tra nối đất của dao cách ly có bị tưa, đứt; Kiểm tra khóa thao tác
của cần thao tác DCL, FCO, LBFCO.
Câu 26: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, nội dung nào khi kiểm tra
MC không phải thực hiện?
1. Tình trạng bên ngoài của các tủ, bảng, hộp đấu dâu và các thiết bị; Thông số vận hành (nếu
có). Tiếng kêu khác thường do phóng điện bề mặt; Trạng thái, cấu trúc truyền động đóng, cắt.
2. Kiểm tra khí SF6, rơle báo sự cố cáp và điện trở sấy; Bề mặt cách điện (rạn nứt, bẩn, phóng
điện...); Đo phóng điện cục bộ (PD) và phát nóng đỏ thiết bị; Các đầu cốt, đầu tiếp xúc (có dấu
hiệu phát nhiệt).
3. Kiểm tra tiếp xúc tại lưỡi dao và ngàm; Kiểm tra lò xo ép tiếp điểm; Kiểm tra các bu lông;
Kiêm rtra nối đất của thiết bị.
4. Kiểm tra cách điện MC; Kiểm tra thử quá tải MC.
Câu 27: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, nội dung kiểm tra chống sét
TBAPP là:
1. Kiểm tra cách điện có bị nứt, vỡ…; Kiểm tra tiếng kêu khác thường do phóng điện bề mặt;
Kiểm tra nối đất.
2. Kiểm tra cách điện MC; Kiểm tra tiếng kêu khác thường do phóng điện bề mặt; Kiểm tra nối
đất.
3. Kiểm tra cách điện có bị nứt, vỡ…; Kiểm tra cách điện MC; Kiểm tra thử quá tải MC 4. Kiểm
tra thử quá tải MC; Kiểm tra tiếng kêu khác thường do phóng điện bề mặt; Kiểm tra nối đấ
Câu 28: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, nội dung nào khi kiểm tra
cách điện trung áp không phải thực hiện?
1. Kiểm tra các loại cách điện xem có bị vỡ, nứt, gãy và nghiêng. Mặt ngoài cách điện bị nám,
tróc men hoặc cháy sém.
2. Kiểm tra tiếng kêu khác thường do phóng điện bề mặt, các phụ kiện bằng kim loại của cách
điện bị rỉ, bị rơi chốt…
3. Đo điện trở cách điện tất cả các thiết bị cao áp trong TBAPP; Kiểm tra thử tải các thiết bị
TBAPP
4. Kiểm tra nhiễm bẩn bề mặt cách điện (nhất là nơi gần nhà máy hóa chất, luyện kim và nơi có
nhiều bụi…).
Câu 29: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, nội dung nào khi kiểm tra hệ
thống tụ bù hạ áp không phải thực hiện?
1. Đo điện trở cách điện tất cả các quả tụ 0,4kV; Kiểm tra thử tải các thiết bị đóng cắt
trongTBAPP.
2. Kiểm tra các đầu nối, các vị trí tiếp xúc được thực hiện bằng mắt thường kết hợp với chụp ảnh
nhiệt, tiếng kêu, bên ngoài có bị phồng rộp, chảy dầu…
3. Kiểm tra tiếp địa tụ; Kiểm tra hệ thống bảo vệ và tự động đóng tụ bù.
4. Kiểm tra bộ hiển thị và cài đặt tụ bù; Kiểm tra cáp lực hạ áp, cáp lực tụ bù (như có rạn nứt,
dấu hiệu bất thường).
Câu 30: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, nội dung kiểm tra các trang
bị nối đất trong TBAPP là:
1. Đo kiểm tra điện trở nối đất các dây tiếp địa; Kiểm tra vị trí tiếp xúc của tiếp địa.
2. Kiểm tra các dây tiếp địa còn nguyên vẹn, chắc chắn; Kiểm tra vị trí tiếp xúc của tiếp địa.
3. Kiểm tra các dây tiếp địa còn nguyên vẹn, chắc chắn; Đo kiểm tra điện trở tiếp xúc của tiếp
địa.
4. Kiểm tra màu sơn các dây tiếp địa; Kiểm tra vị trí tiếp xúc của tiếp địa.
Câu 31: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, nội dung nào khi kiểm tra
kết cấu xây dựng trong TBAPP không phải thực hiện?
1. Kiểm tra hành lang an toàn; Kiểm tra chiếu sáng, thông gió, tình trạng ẩm ướt; Vệ sinh công
nghiệp; Kiểm tra hệ thống xà có bị rỉ, gãy…
2. Kiểm tra tình trạng chân cột và móng cột: móng có bị lún, chân móng phần bê tông có bị vỡ
hoặc nứt rạn trơ lõi sắt…; Kiểm tra cột có bị nghiêng, rỉ sét, gãy. Các bộ phận khác như đà (xà),
giá đỡ… có bị rỉ, gãy, cong, biến dạng…
3. Đo điện trở cách điện tất cả các thiết bị cao áp trong TBAPP; Kiểm tra điện trở suất đất
TBAPP.
4. Kiểm tra các dây néo có bị rỉ, chùng hoặc đứt; Kiểm tra tình trạng các bu lông, mối hàn, đinh
tán (trụ Pylone); Kiểm tra biển báo an toàn, số cột có đầy đủ và đặt đúng vị trí không.
Câu 32: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP quy định về lưu giữ Phiếu
kiểm tra TBAPP như thế nào?
1. Sau khi kiểm tra, ghi kết quả vào phiếu kiểm tra và vào sổ các tồn tại hoặc vào Hệ thống phần
mềm quản lý kỹ. Phiếu kiểm tra được lưu giữ trong thời hạn 12 tháng.
2. Sau khi kiểm tra, ghi kết quả vào phiếu kiểm tra và vào sổ các tồn tại hoặc vào Hệ thống phần
mềm quản lý kỹ. Phiếu kiểm tra được lưu giữ trong thời hạn 06 tháng.
3. Sau khi kiểm tra, ghi kết quả vào phiếu kiểm tra và vào sổ các tồn tại hoặc vào Hệ thống phần
mềm quản lý kỹ. Phiếu kiểm tra được lưu giữ trong thời hạn 24 tháng.
4. Sau khi kiểm tra, ghi kết quả vào phiếu kiểm tra và vào sổ các tồn tại hoặc vào Hệ thống phần
mềm quản lý kỹ. Phiếu kiểm tra được lưu giữ trong thời hạn 18 tháng.
Câu 33: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, tài liệu nào không cần có
trong hồ sơ kỹ thuật TBAPP?
1. Thiết kế kỹ thuật thi công, bản vẽ hoàn công; Lý lịch TBA, quy trình vận hành các thiết bị có
trong trạm;Sổ theo dõi sự cố trạm.
2. Hồ sơ kỹ thuật đướng dây trung áp cấp điện cho TBAPP; Hồ sơ kỹ thuật đướng dây hạ áp xuất
tuyến sau TBAPP.
3. Các biên bản kiểm tra, biên bản thí nghiệm của MBA và các thiết bị khác kể từ khi đưa vào
vận hành và trong suốt quá trình khai thác
4. Các bản vẽ của phần kiến trúc; Các văn bản pháp lý liên quan tới việc xây lắp trạm.
Câu 34: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, nội dung bảo dưỡng MBAPP
là:
1. Vệ sinh sứ cách điện, vỏ MBA, cạo làm sạch và sơn lại chỗ bị rỉ; Làm sạch và xiết lại các đầu
cốt; Xiết lại các mối nối giữa vỏ MBA với hệ thống tiếp địa; Thí nghiệm các phần có nghi ngờ
và xử lý; Bổ sung dầu nếu không đủ.
2. Làm sạch và xiết lại các đầu cốt; Xiết lại các mối nối giữa vỏ MBA với hệ thống tiếp địa; Thí
nghiệm các phần có nghi ngờ và xử lý; Bổ sung dầu nếu không đủ.
3. Vệ sinh sứ cách điện, vỏ MBA, cạo làm sạch và sơn lại chỗ bị rỉ; Làm sạch và xiết lại các đầu
cốt; Xiết lại các mối nối giữa vỏ MBA với hệ thống tiếp địa.
4. Vệ sinh sứ cách điện, vỏ MBA, cạo làm sạch và sơn lại chỗ bị rỉ; Làm sạch và xiết lại các đầu
cốt; Xiết lại các mối nối giữa vỏ MBA với hệ thống tiếp địa.
Câu 35: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, bảo dưỡng tủ hạ áp là làm
những việc gì?
1. Sơn lại khi tình trạng bên ngoài và trong tủ bị han rỉ; Xiết chặt lại các vị trí nối dây dẫn; Vệ
sinh sứ cách điện, vỏ MBA.
2. Cạo, làm sạch các vết han rỉ và sơn lại khi tình trạng bên ngoài và trong tủ bị han rỉ; Xiết chặt
lại các vị trí nối dây dẫn; Lau chùi các mặt kính của các đồng hồ đo đếm bằng khăn khô.
3. Vệ sinh sứ cách điện, vỏ MBA, cạo làm sạch và sơn lại chỗ bị rỉ; Làm sạch và xiết lại các đầu
cốt; Xiết lại các mối nối giữa vỏ MBA với hệ thống tiếp địa.
4. Vệ sinh sứ cách điện, vỏ MBA, cạo làm sạch và sơn lại chỗ bị rỉ; Làm sạch và xiết lại các đầu
cốt; Xiết lại các mối nối giữa vỏ MBA với hệ thống tiếp địa.
Câu 36: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, bảo dưỡng FCO, LBFCO,
DCL, TU, TI phải làm những việc gì?
1. Xiết chặt các vị trí, điểm tiếp xúc tại các vị trí đấu nối; Ép chặt các tiếp điểm; Khắc phục các
khiếm khuyết trong vận hành.
2. Lau chùi cách điện, sửa chữa hoặc thay các chi tiết cơ khí không đạt yêu cầu; Xiết chặt các vị
trí, điểm tiếp xúc tại các vị trí đấu nối; Ép chặt các tiếp điểm; Khắc phục các khiếm khuyết trong
vận hành
3. Vệ sinh sứ cách điện, vỏ MBA, cạo làm sạch và sơn lại chỗ bị rỉ; Làm sạch và xiết lại các đầu
cốt; Xiết lại các mối nối giữa vỏ MBA với hệ thống tiếp địa.
4. Vệ sinh sứ cách điện, vỏ MBA, cạo làm sạch và sơn lại chỗ bị rỉ; Làm sạch và xiết lại các đầu
cốt; Xiết lại các mối nối giữa vỏ MBA với hệ thống tiếp địa.
Câu 37: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, nội dung bảo dưỡng chống
sét trong TBAPP là:
1. Vệ sinh toàn bộ chống sét; Đo điện trở cách điện các chống sét; Làm sạch, xiết chặt các bu
lông bắt chống sét vào xà và vị trí nối với dây (thanh) dẫn pha, dây tiếp địa.
2. Vệ sinh toàn bộ chống sét; Đo điện trở nối đất các chống sét; Làm sạch, xiết chặt các bu lông
bắt chống sét vào xà và vị trí nối với dây (thanh) dẫn pha, dây tiếp.
3. Vệ sinh toàn bộ chống sét; Chỉnh sửa lại vị trí của các chống sét; Làm sạch, xiết chặt các bu
lông bắt chống sét vào xà và vị trí nối với dây (thanh) dẫn pha, dây tiếp.
4. Kiểm tra màu dây nối đất của các chống sét; Chỉnh sửa lại vị trí của các chống sét; Làm sạch,
xiết chặt các bu lông bắt chống sét vào xà và vị trí nối với dây (thanh) dẫn pha, dây tiếp
Câu 38: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, nội dung thực hiện bảo
dưỡng cách điện TBAPP là:
1. Lau chùi cách điện và chỉnh sửa các cách điện bị nghiêng lệch vị trí. Thay thế các cách điện
không đảm bảo vận hành như mặt ngoài bị nám, tróc men hoặc cháy sém.
2. Dùng hóa chất hoặc nước để lau chùi đối với cách điện bị bẩn (nhất là nơi gần nhà máy hóa
chất, luyện kim và nơi có nhiều bụi…).
3. Phương án 1 đúng.
4. Cá 2 phương án 1 và 2.
Câu 39: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, bảo dưỡng hệ thống tụ bù hạ
áp là làm những việc gì?:
1. Cạo rỉ, làm sạch và sơn lại tủ đựng tụ bù khi thấy tủ bị rỉ; Kiểm tra thiết bị đóng cắt tự động tại
tủ, xiết chặt các vị trí đấu nối; Thay thế các tụ hỏng nếu có
2. Làm sạch và xiết lại các đầu cốt; Kiểm tra thiết bị đóng cắt tự động tại tủ, xiết chặt các vị trí
đấu nối; Thay thế các tụ hỏng nếu có.
3. Vệ sinh sứ cách điện, vỏ MBA, cạo làm sạch và sơn lại chỗ bị rỉ; Làm sạch và xiết lại các đầu
cốt; Xiết lại các mối nối giữa vỏ MBA với hệ thống tiếp địa.
4. Vệ sinh sứ cách điện, vỏ MBA, cạo làm sạch và sơn lại chỗ bị rỉ; Làm sạch và xiết lại các đầu
cốt; Xiết lại các mối nối giữa vỏ MBA với hệ thống tiếp địa.
Câu 40: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, nội dung nào trong công việc
bảo dưỡng các kết cấu xây dựng TBA treo ngoài trời không phải thực hiện?
1. Sơn lại hệ thống đà (xà) nếu có hiện tượng bị rỉ (loại thép không mạ kẽm), bị ăn mòn quá 20%
tiết diện ngang, Xiết chặt hoặc thêm mới các bu lông bắt xà khi hư hỏng và mất mát.
2. Đắp và đầm chặt đất chân cột và móng cột trong trường hợp bị sạt lở; Chống đỡ hoặc hiệu
chỉnh lại cột bị nghiêng, các xà, giá đỡ… có bị cong, bị biến dạng.
3. Gia cố móng khi bị lún, chân móng bị vỡ hoặc nứt rạn để trơ lõi sắt; Căng lại dây néo hoặc
thay thế khi bị chùng, han rỉ nhiều hoặc bị đứt; Treo hoặc sơn lại biển báo an toàn, số cột.
4. Vệ sinh sứ cách điện, vỏ MBA, cạo làm sạch và sơn lại chỗ bị rỉ; Làm sạch và xiết lại các đầu
cốt; Thí nghiệm các phần có nghi ngờ và xử lý; Bổ sung dầu nếu không đủ.
Câu 41: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, nội dung công việc nào khi
bảo dưỡng các kết cấu xây dựng TBA trong nhà không phải thực hiện?
1. Xiết lại hoặc thay thế, bổ sung các bu lông bị lỏng, rỉ sét; Bảo dưỡng các trang bị phòng cháy,
chữa cháy.
2. Vệ sinh sứ cách điện, vỏ MBA, cạo làm sạch và sơn lại chỗ bị rỉ; Làm sạch và xiết lại các đầu
cốt; Thí nghiệm các phần có nghi ngờ và xử lý; Bổ sung dầu nếu không đủ.
3. Xử lý các tồn tại của cửa sổ, cửa ra vào, lỗ thông hơi, đèn chiếu sáng, lưới chắn, hệ thống mái
che, kết cấu của nhà, tủ chứa MBA...
4. Vệ sinh nhà trạm, tủ hợp bộ; Vệ sinh và xử lý tồn tại của các sứ xuyên.
Câu 42: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, công tác sửa chữa TBA được
chia làm mấy loại?
1. Ba loại : Sửa chữa lớn (đại tu), trung tu và Sửa chữa khắc phục sự cố.
2. Hai loại : Sửa chữa lớn (đại tu) và Sửa chữa vừa (trung tu).
3. Hai loại : Sửa chữa lớn (đại tu) và Sửa chữa khắc phục sự cố.
4. Ba loại : Sửa chữa lớn (đại tu), Sửa chữa nhỏ (tiểu tu) và Sửa chữa khắc phục sự cố.
Câu 43: Theo Quy trình QLVH và bảo dưỡng TBAPP, nội dung công việc nào
không nằm trong hạng mục sửa chữa lớn MBA?
1. Đo và bổ sung hệ thống tiếp địa TBA ; Thay xà, sứ, CSV trung áp TBA.
2. Rút dầu, mở nắp máy, rút ruột máy và gông từ, kể cả các bộ điều chỉnh điện áp (nếu cần) ; Sửa
chữa vỏ máy, bình dầu phụ, các van, sứ đầu ra ; Sửa chữa các thiết bị làm mát (nếu cần).
3. Kiểm tra các đồng hồ đo lường, trang bị báo hiệu ; Lọc dầu hoặc thay dầu mới ; Sấy lại ruột
máy (nếu cần) ; Lắp lại MBA.
4. Vệ sinh và sơn lại vỏ máy; Thí nghiệm MBA; Sửa chữa giấy cách điện.

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


QUY TRÌNH QUẢN LÝ VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG TRẠM BIÊN ÁP
TRUNG GIAN KHÔNG NGƯỜI TRỰC (TGK)
Ban hành kèm theo Quyết định số 268/QĐ-EVN ngày 04/3/2019 của
Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Câu 1: Theo Quy trình QLVH, bảo dưỡng TBA trung gian không người trực (TGK)
thì định nghĩa Trạm biến áp trung gian không người trực là gì ?
1. Là trạm biến áp có điện áp thứ cấp và sơ cấp từ ≥1kV đến 35kV được thiết kế, lắp đặt đảm bảo
theo chế độ làm việc không có người trực.
2. Là trạm biến áp có điện áp thứ cấp và sơ cấp từ ≥6kV đến 35kV được thiết kế, lắp đặt đảm bảo
theo chế độ làm việc không có người trực.
3. Là TBA có điện áp thứ cấp và sơ cấp từ ≥1kV đến 35kV có từ 4 lộ xuất tuyến trung áp trở lên
được thiết kế, lắp đặt đảm bảo theo chế độ làm việc không có người trực.
4. Là trạm biến áp có điện áp thứ cấp và sơ cấp từ ≥10kV đến 110kV được thiết kế, lắp đặt đảm
bảo theo chế độ làm việc không có người trực.
Câu 2: Theo Quy trình QLVH, bảo dưỡng TBA trung gian không người trực (TGK)
thiết bị bảo vệ MBA đối với MBA được quy định như thế nào?
1. MBA có dung lượng ≥6300kVA phải được trang bị máy cắt hai đầu;
2. MBA có dung lượng ≥3200kVA phải được trang bị máy cắt hai đầu.
3. MBA có dung lượng ≥4000kVA phải được trang bị máy cắt hai đầu.
4. MBA có dung lượng ≥3200kVA phải được trang bị máy cắt phía sơ cấp.
Câu 3: Theo Quy trình QLVH, bảo dưỡng TBA trung gian không người trực (TGK)
quy định về thiết bị bảo vệ đầu nguồn đường dây xuất tuyến phân phối như thế nào?
1. Phải được bảo vệ và đóng cắt bằng máy cắt. Các máy cắt này được trang bị bảo vệ tần số thấp.
2. Phải được bảo vệ và đóng cắt bằng máy cắt. Trên đường dây phải lắp các Reclowser hoặc LBS
tại các phân đoạn.
3. Phải được bảo vệ và đóng cắt bằng máy cắt. Các máy cắt này được trang bị đóng lặp lại để
nhanh chóng cung cấp điện cho khách hàng khi có sự cố thoáng qua.
4. Có thể đặt máy cắt (khi có điều kiện). Các máy cắt này được trang bị đóng lặp lại để nhanh
chóng cung cấp điện cho khách hàng khi có sự cố thoáng qua.
Câu 4: Theo Quy trình QLVH, bảo dưỡng TBA trung gian không người trực (TGK)
quy định về đo lường đối với MBA trong TGK như thế nào?
1. Phải bố trí đo dòng điện 3 pha và điện áp 2 phía (sơ và thứ cấp) MBA.
2. Phải bố trí đo điện áp và công suất phía thứ cấp MBA.
3. Phải bố trí đo dòng điện 3 pha và điện áp 1 pha phía thứ cấp MBA.
4. Phải bố trí đo dòng điện 3 pha và điện áp phía thứ cấp MBA.
Câu 5: Theo Quy trình QLVH, bảo dưỡng TBA trung gian không người trực (TGK)
quy định về các loại kiểm tra vận hành TGK như thế nào?
1. Có 7 hình thức: Kiểm tra định kỳ ngày; Kiểm tra định kỳ đêm; Kiểm tra bất thường; Kiểm tra
sự cố; Kiểm tra dự phòng; Kiểm tra kỹ thuật; Kiểm tra phát nhiệt.
2. Có 4 hình thức: Kiểm tra định kỳ ngày; Kiểm tra định kỳ đêm; Kiểm tra bất thường; Kiểm tra
sự cố.
3. Có 5 hình thức: Kiểm tra định kỳ ngày; Kiểm tra định kỳ đêm; Kiểm tra bất thường; Kiểm tra
sự cố; Kiểm tra dự phòng.
4. Có 6 hình thức: Kiểm tra định kỳ ngày; Kiểm tra định kỳ đêm; Kiểm tra bất thường; Kiểm tra
sự cố; Kiểm tra dự phòng; Kiểm tra kỹ thuật.
Câu 6: Theo Quy trình QLVH, bảo dưỡng TBA trung gian không người trực (TGK)
quy định về thời hạn kiểm tra định kỳ ngày TGK như thế nào?
1. Tối thiểu 3 ngày một lần phải kiểm tra TGK vào giờ cao điểm ngày. TGK đã được trang bị hệ
thống SCADA phân phối hoặc hệ thống thu thập dữ liệu từ xa thì cho phép 7 ngày một lần kiểm
tra.
2. Tối thiểu 1 ngày một lần phải kiểm tra TGK vào giờ cao điểm ngày. TGK đã được trang bị hệ
thống SCADA phân phối hoặc hệ thống thu thập dữ liệu từ xa thì cho phép 3 ngày một lần kiểm
tra.
3. Tối thiểu 3 ngày một lần phải kiểm tra TGK vào giờ thấp điểm ngày. TGK đã được trang bị hệ
thống SCADA phân phối hoặc hệ thống thu thập dữ liệu từ xa thì cho phép 5 ngày một lần kiểm
tra.
4. Tối thiểu 3 ngày một lần phải kiểm tra TGK vào giờ cao điểm ngày. TGK đã được trang bị hệ
thống SCADA phân phối hoặc hệ thống thu thập dữ liệu từ xa thì cho phép 9 ngày một lần kiểm
tra.
Câu 7: Theo Quy trình QLVH, bảo dưỡng TBA trung gian không người trực (TGK)
quy định những việc kết hợp làm khi kiểm tra định kỳ ngày là:
1. Được kết hợp với vệ sinh công nghiệp và sửa chữa thường xuyên TGK.
2. Phải kết hợp với vệ sinh công nghiệp TGK.
3. Kết hợp với sửa chữa thường xuyên và thí nghiệm thiết bị nhị thứ TGK.
4. Phải kết hợp vệ sinh công nghiệp và kiểm tra, sử dụng thử các thiết bị PCCC trong TGK.
Câu 8: Theo Quy trình QLVH, bảo dưỡng TBA trung gian không người trực (TGK)
quy định về thời hạn kiểm tra định kỳ đêm TGK như thế nào?
1. Tối thiểu 7 ngày một lần phải kiểm tra TGK vào giờ cao điểm ngày. TGK đã được trang bị hệ
thống SCADA phân phối hoặc hệ thống thu thập dữ liệu từ xa thì cho phép 10 ngày một lần kiểm
tra.
2. Tối thiểu 5 ngày một lần phải kiểm tra TGK vào giờ cao điểm tối. TGK đã được trang bị hệ
thống SCADA phân phối hoặc hệ thống thu thập dữ liệu từ xa thì cho phép 10 ngày một lần kiểm
tra.
3. Tối thiểu 7 ngày một lần phải kiểm tra TGK vào giờ cao điểm tối. TGK đã được trang bị hệ
thống SCADA phân phối hoặc hệ thống thu thập dữ liệu từ xa thì cho phép 14 ngày một lần kiểm
tra.
4. Tối thiểu 6 ngày một lần phải kiểm tra TGK vào giờ cao điểm tối. TGK đã được trang bị hệ
thống SCADA phân phối hoặc hệ thống thu thập dữ liệu từ xa thì cho phép 12 ngày một lần kiểm
tra.
Câu 9: Theo Quy trình QLVH, bảo dưỡng TBA trung gian không người trực (TGK)
thì kiểm tra bất thường TGK được quy định thực hiện khi nào?
1. Trước và sau khi sự cố bất thường, trước các dịp Lễ, Tết để kịp thời nắm vững tình trạng vận
hành TGK nhằm khắc phục những chỗ thiếu sót.
2. Trước các dịp Lễ, Tết để kịp thời nắm vững tình trạng vận hành TGK nhằm khắc phục những
chỗ thiếu sót.
3. Trước và sau khi có mưa bão, thời tiết bất thường, trước khi đóng điện nghiệm thu TGK để
kịp thời nắm vững tình trạng vận hành TGK nhằm khắc phục những chỗ thiếu sót.
4. Trước và sau khi có mưa bão, thời tiết bất thường, trước các dịp Lễ, Tết để kịp thời nắm vững
tình trạng vận hành TGK nhằm khắc phục những chỗ thiếu sót.
Câu 10: Theo Quy trình QLVH, bảo dưỡng TBA trung gian không người trực
(TGK) thì kiểm tra sự cố vào thời điểm nào?
1. Ngay sau khi xảy ra sự cố, để xác định nguyên nhân gây ra sự cố và khắc phục kịp thời.
2. Ngay sau khi có mưa bão, thời tiết bất thường, để xác định nguyên nhân gây ra sự cố và khắc
phục kịp thời.
3. Ngay đóng điện nghiệm thu TGK, để xác định nguyên nhân gây ra sự cố và khắc phục kịp
thời.
4. Ngay sau khi xảy ra cháy ổ thiết bị, để xác định nguyên nhân gây ra sự cố và khắc phục kịp
thời.
Câu 11: Theo Quy trình QLVH, bảo dưỡng TBA trung gian không người trực
(TGK) thì kiểm tra dự phòng được thực hiện khi nào?
1. Trước mùa mưa bão, thực hiện bằng những dụng cụ đo lường, thời điểm kiểm tra dự phòng có
thể kết hợp khi TGK được cắt điện công tác.
2. Khi có nghi ngờ chất lượng thiết bị trong TGK, thực hiện bằng những dụng cụ đo lường, thời
điểm kiểm tra dự phòng có thể kết hợp khi TGK được cắt điện công tác.
3. Khi có sự cố thiết bị trong TGK, thực hiện bằng những dụng cụ đo lường, thời điểm kiểm tra
dự phòng có thể kết hợp khi TGK được cắt điện công tác.
4. Khi mất điện không tìm ra nguyên nhân, thực hiện bằng những dụng cụ đo lường, thời điểm
kiểm tra dự phòng có thể kết hợp khi TGK được cắt điện công tác.
Câu 12: Theo Quy trình QLVH, bảo dưỡng TBA trung gian không người trực
(TGK) thì thời hạn kiểm tra kỹ thuật được quy định như thế nào?
1. Thời hạn kiểm tra 3 tháng một lần.
2. Thời hạn kiểm tra 9 tháng một lần
3. Thời hạn kiểm tra 6 tháng một lần.
4. Thời hạn kiểm tra 12 tháng một lần.
Câu 13: Theo Quy trình QLVH, bảo dưỡng TBA trung gian không người trực
(TGK) thì nội dung mục đích nào khi kiểm tra kỹ thuật không đúng?
1. Để nắm bắt tình hình vận hành TGK.
2. Để chỉ đạo và khắc phục thiếu sót trong quá trình vận hành và lập kế hoạch đại tu, bảo dưỡng
và sửa chữa.
3. Để đánh giá chất lượng kiểm tra TGK của công nhân.
4. Để thống kê theo dõi thiết bị trong vận hành.
Câu 14: Theo Quy trình QLVH, bảo dưỡng TBA trung gian không người trực
(TGK) thì kiểm tra phát nhiệt các mối nối được quy định như thế nào?
1. Tối thiểu 3 tháng/lần và trước các dịp Lễ, Tết, những sự kiện đặc biệt,… bằng các thiết bị đo
phát nhiệt, camera nhiệt.
2. Tối thiểu 6 tháng/lần và trước các dịp Lễ, Tết, những sự kiện đặc biệt,… bằng nhiệt kế.
3. Tối thiểu 9 tháng/lần và trước các dịp Lễ, Tết, những sự kiện đặc biệt,… bằng các thiết bị đo
phát nhiệt, camera nhiệt.
4. Tối thiểu 12 tháng/lần và trước các dịp Lễ, Tết, những sự kiện đặc biệt,… bằng nhiệt ngẫu.
Câu 15: Theo Quy trình QLVH, bảo dưỡng TBA trung gian không người trực
(TGK) phải bố trí công nhân vận hành tại TGK, khi nào?
1. Khi quá tải đối với MBA≥ 3200kVA hoặc đối với MBA 3200kVA có quá tải trên 15%
(trực trong thời gian quá tải).
2. Khi có dấu hiệu hư hỏng hoặc hững ngày hoặc những thời điểm quan trọng có yêu cầu đặc
biệt đảm bảo điện cho các lễ hội, sự kiện chính trị quan trọng của địa phương.
3. Ý 1 và ý 2 đúng.
4. Khi có đủ cả ý 1 và ý 2.
Câu 16: Theo Quy trình QLVH, bảo dưỡng TBA trung gian không người trực
(TGK) thì nội dung bảo dưỡng dao cách ly (DCL) gồm:
1. Vệ sinh toàn bộ máy; Xử lý các hạng mục như phần kiểm tra sự cố; Khắc phục các khuyết
điểm trong vận hành; Đóng điện xung kích vào DCL.
2. Vệ sinh toàn bộ máy; Xử lý các hạng mục như phần kiểm tra định kỳ; Khắc phục các khuyết
điểm trong vận hành; Thí nghiệm DCL.
3. Vệ sinh toàn bộ máy; Xử lý các hạng mục như phần kiểm tra kỹ thuật; Khắc phục các khuyết
điểm trong vận hành; Thí nghiệm cao áp DCL.
4. Vệ sinh toàn bộ máy; Xử lý các hạng mục như phần kiểm tra an toàn; Khắc phục các khuyết
điểm trong vận hành; Đóng điện không tải DCL.
Câu 17: Theo Quy trình QLVH, bảo dưỡng TBA trung gian không người trực
(TGK) thì nội dung bảo dưỡng cầu chì tự rơi (FCO) gồm:
1. Vệ sinh toàn bộ máy; Xử lý các hạng mục như phần kiểm tra sự cố; Khắc phục các khuyết
điểm trong vận hành; Đóng điện xung kích vào FCO.
2. Vệ sinh toàn bộ máy; Xử lý các hạng mục như phần kiểm tra kỹ thuật; Khắc phục các khuyết
điểm trong vận hành; Thí nghiệm cao áp FCO.
3. Vệ sinh toàn bộ máy; Xử lý các hạng mục như phần kiểm tra định kỳ; Khắc phục các khuyết
điểm trong vận hành; Thí nghiệm FCO.
4. Vệ sinh toàn bộ máy; Xử lý các hạng mục như phần kiểm tra an toàn; Khắc phục các khuyết
điểm trong vận hành; Đóng điện không tải FCO.
Câu 18: Theo Quy trình QLVH, bảo dưỡng TBA trung gian không người trực
(TGK) thì nội dung bảo dưỡng chống sét (CS) gồm:
1. Vệ sinh toàn bộ máy; Xử lý các hạng mục như phần kiểm tra sự cố; Khắc phục các khuyết
điểm trong vận hành; Đóng điện xung kích vào CS.
2. Vệ sinh toàn bộ máy; Xử lý các hạng mục như phần kiểm tra kỹ thuật; Khắc phục các khuyết
điểm trong vận hành; Thí nghiệm cao áp CS.
3. Vệ sinh toàn bộ máy; Xử lý các hạng mục như phần kiểm tra định kỳ; Khắc phục các khuyết
điểm trong vận hành; Củng cố các mối nối trung áp; Siết chặt các bu lông giữ chống sét; Củng cố
nối đất..
4. Vệ sinh toàn bộ máy; Xử lý các hạng mục như phần kiểm tra an toàn; Khắc phục các khuyết
điểm trong vận hành; Đóng điện không tải CS.
Câu 19: Theo Quy trình QLVH, bảo dưỡng TBA trung gian không người trực
(TGK) thì nội dung bảo dưỡng dao cắt có tải (LBS) gồm:
1. Vệ sinh toàn bộ máy; Xử lý các hạng mục như phần kiểm tra định kỳ; Khắc phục các khuyết
điểm trong vận hành; Thí nghiệm dao cắt có tải.
2. Vệ sinh toàn bộ máy; Xử lý các hạng mục như phần kiểm tra sự cố; Khắc phục các khuyết
điểm trong vận hành; Đóng điện xung kích vào dao cắt có tải.
3. Vệ sinh toàn bộ máy; Xử lý các hạng mục như phần kiểm tra kỹ thuật; Khắc phục các khuyết
điểm trong vận hành; Thí nghiệm cao áp dao cắt có tải.
4. Vệ sinh toàn bộ máy; Xử lý các hạng mục như phần kiểm tra an toàn; Khắc phục các khuyết
điểm trong vận hành; Đóng điện không tải dao cắt có tải.

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


QUY TRÌNH QUẢN LÝ VẬN HÀNH, KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG, SỬA
CHỮA ĐƯỜNG DÂY TRUNG ÁP
Ban hành kèm theo Quyết định số 267/QĐ-EVN ngày 04/3/2019 của
Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Câu 1: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp thì phạm vi điều chỉnh kỹ thuật của Quy trình này là:
1. Quy định các yêu cầu và trình tự thực hiện công tác quản lý vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và
nghiệm thu đường dây tải điện trên không, có điện áp trên 1kV đến 35kV dùng dây trần.
2. Quy định các yêu cầu và trình tự thực hiện công tác quản lý vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và
nghiệm thu đường cáp điện lực, có điện áp trên 6kV đến 35kV.
3. Quy định các yêu cầu và trình tự thực hiện công tác quản lý vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và
nghiệm thu đường dây tải điện trên không, có điện áp trên 10kV đến 35kV dùng dây bọc.
4. Quy định các yêu cầu và trình tự thực hiện công tác quản lý vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa
đường dây tải điện trên không, có điện áp trên 1kV đến 110kV dùng dây trần.
Câu 2: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp thì các tài liệu kỹ thuật phải được quản lý ở những cấp nào?
1. Phải được quản lý ở ít nhất ở 3 cấp bao gồm Đội QLVH, đơn vị quản lý trực tiếp và đơn vị
quản lý cấp trên.
2. Phải được quản lý ở ít nhất ở 2 cấp bao gồm đơn vị quản lý trực tiếp và đơn vị quản lý cấp
trên.
3. Phải được quản lý ở ít nhất ở 1 cấp là Công ty Điện lực.
4. Phải được quản lý ở ít nhất ở 1 cấp là đơn vị quản lý trực tiếp.
Câu 3: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp thời hạn lưu các phiếu kiểm tra định kỳ đường dây được quy định như thế nào?
1. Các phiếu kiểm tra định kỳ liên quan đến đường dây phải lưu tối thiểu 03 tháng.
2. Các phiếu kiểm tra định kỳ liên quan đến đường dây phải lưu tối thiểu 06 tháng.
3. Các phiếu kiểm tra định kỳ liên quan đến đường dây phải lưu tối thiểu 12 tháng.
4. Các phiếu kiểm tra định kỳ liên quan đến đường dây phải lưu tối thiểu 18 tháng.
Câu 4: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp thì biên bản kiểm tra định kỳ đường dây cần lưu giữ bao nhiêu lâu?
1. Biên bản kiểm tra định kỳ đường dây phải lưu giữ ít nhất 03 tháng.
2. Biên bản kiểm tra định kỳ đường dây chỉ cần lưu giữ 06 tháng.
3. Biên bản kiểm tra định kỳ đường dây phải lưu giữ ít nhất 01 tháng.
4. Biên bản kiểm tra định kỳ đường dây chỉ cần lưu giữ 12 tháng.
Câu 5: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp, nội dung nào sau đây không phải thực hiện trong công tác quản lý vật tư?
1. Vật tư thiết bị dự phòng phải được quản lý tập trung tại cấp Công ty Điện lực.
2. Dự phòng vật tư sẵn sàng để xử lý sự cố và sửa chữa đường dây. Việc quản lý dự phòng phải
có sổ theo dõi thường xuyên và được cập nhật theo quy định.
3. Vật tư dự phòng phải đúng chủng loại và quy cách, được bảo quản tốt theo quy định kỹ thuật.
Sau khi sử dụng vật tư dự phòng phải được bổ sung ngay cho đủ số lượng theo quy định.
4. Không được để lẫn các vật tư kỹ thuật dự phòng còn tốt với thiết bị hư hỏng và phế liệu.
Câu 6: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp thì việc dự phòng vật tư đường dây như thế nào?
1. Kho của Điện lực cần phải dự phòng một số vật tư chủ yếu để xử lý đủ cho một khoảng néo
dài nhất ứng với mỗi chủng loại dây dẫn đang vận hành
2. Kho của Công ty Điện lực cần phải dự phòng một số vật tư chủ yếu để hỗ trợ cho các đơn vị
quản lý đường dây đủ cho một khoảng néo dài nhất ứng với mỗi chủng loại dây dẫn đang vận
hành
3. Kho của Công ty Điện lực cần phải dự phòng một số vật tư chủ yếu để hỗ trợ cho các đơn vị
quản lý đường dây đủ cho một khoảng dây dẫn đến 10km ứng với mỗi chủng loại dây dẫn đang
vận hành
4. Kho của Công ty Điện lực cần phải dự phòng một số vật tư chủ yếu để hỗ trợ cho các đơn vị
quản lý đường dây đủ cho một khoảng néo dài tới 5km ứng với mỗi chủng loại dây dẫn đang vận
hành
Câu 7: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp thì tiêu chuẩn kỹ thuật đường dây bao gồm những đại lượng nào?
1. Có 3 đại lượng: Dòng điện, Điện áp, Công suất cho phép trên đường dây.
2. Có 2 đại lượng: Dòng điện, Công suất cho phép trên đường dây.
3. Có 2 đại lượng: Dòng điện, Điện áp cho phép trên đường dây.
4. Có 2 đại lượng: Điện áp, Công suất cho phép trên đường dây.
Câu 8: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp trong chế độ vận hành bình thường điện áp vận hành cho phép tại điểm đấu nối được
phép dao động so với điện áp danh định được quy định như thế nào?
1. Tại điểm đấu nối với khách hàng sử dụng điện là ±5%; Tại điểm đấu nối với nhà máy điện là
+5% và -5%.
2. Tại điểm đấu nối với khách hàng sử dụng điện là ±5%; Tại điểm đấu nối với nhà máy điện là
+10% và -10%;
3. Tại điểm đấu nối với khách hàng sử dụng điện là ±15%; Tại điểm đấu nối với nhà máy điện là
+10% và -5%;
4. Tại điểm đấu nối với khách hàng sử dụng điện là ±5%; Tại điểm đấu nối với nhà máy điện là
+10% và -5%;
Câu 9: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp quy định mức cho phép giao động điện áp trong chế độ sự cố đơn lẻ hoặc trong quá
trình khôi phục vận hành ổn định sau sự cố là:
1. Cho phép mức giao động điện áp tại điểm đấu nối với khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng
trực tiếp bởi sự cố trong khoảng +5% và -10% so với điện áp danh định
2. Cho phép mức giao động điện áp tại điểm đấu nối với khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng
trực tiếp bởi sự cố trong khoảng +10% và -5% so với điện áp danh định
3. Cho phép mức giao động điện áp tại điểm đấu nối với khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng
trực tiếp bởi sự cố trong khoảng +5% và -5% so với điện áp danh định
4. Cho phép mức giao động điện áp tại điểm đấu nối với khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng
trực tiếp bởi sự cố trong khoảng +10% và -10% so với điện áp danh định
Câu 10: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp quy định mức cho phép giao động điện áp trong chế độ sự cố nghiêm trọng hệ thống
điện truyền tải là:
1. Cho phép mức giao động điện áp trong khoảng +5% và -10% so với điện áp danh định
2. Cho phép mức giao động điện áp trong khoảng ±10% so với điện áp danh định
3. Cho phép mức giao động điện áp trong khoảng +5% và -5% so với điện áp danh định
4. Cho phép mức giao động điện áp trong khoảng +10% và -10% so với điện áp danh định
Câu 11: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp thì quy định kết cấu cột điện như thế nào?
1. Cột phải là cột thép hoặc bê tông cốt thép, cột gỗ nhóm 4; hệ số an toàn của cột, xà và móng
cột không nhỏ hơn 1,2.
2. Cột phải là cột bê tông cốt thép; hệ số an toàn của cột, xà và móng cột không nhỏ hơn 1,0.
3. Cột phải là cột thép hoặc bê tông cốt thép; hệ số an toàn của cột, xà và móng cột không nhỏ
hơn 1,2.
4. Cột phải là cột thép hoặc bê tông cốt thép; hệ số an toàn của cột, xà và móng cột không nhỏ
hơn 1,5.

Câu 12: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp quy định về độ nghiêng của cột điện và xà như thế nào?
1. Cột không được nghiêng quá 1/100 chiều cao của cột; Xà không được nghiêng quá 1/100
chiều dài của xà.
2. Cột không được nghiêng quá 1/200 chiều cao của cột; Xà không được nghiêng quá 1/200
chiều dài của xà.
3. Cột không được nghiêng quá 1/200 chiều cao của cột; Xà không được nghiêng quá 1/200
chiều dài của xà.
4. Cột không được nghiêng quá 1/200 chiều cao của cột; Xà không được nghiêng quá 1/100
chiều dài của xà.
Câu 13: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp trên cột đường dây phải có những dấu hiệu gì?
1. Số thứ tự trên cột; Ký hiệu hoặc số hiệu tuyến dây, ký hiệu số mạch và vị trí từng mạch theo
thực tế.
2. Số thứ tự trên cột; Ký hiệu hoặc số hiệu tuyến dây, sơ đồ tuyến dây.
3. Biển “Cấm trèo! Điện cao áp nguy hiểm chết người”; Ký hiệu hoặc số hiệu tuyến dây, ký hiệu
số mạch và vị trí từng mạch theo thực tế.
4. Số thứ tự trên cột; Ký hiệu số mạch và cờ treo vị trí từng mạch theo thực tế.
Câu 14: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp quy định về độ lệch cách điện đường dây như thế nào?
1. Độ lệch chuỗi cách điện đỡ hoặc sứ đứng, so với phương thẳng đứng không quá 100.
2. Độ lệch chuỗi cách điện đỡ hoặc sứ đứng, so với phương thẳng đứng không quá 150.
3. Độ lệch chuỗi cách điện đỡ hoặc sứ đứng, so với phương thẳng đứng không quá 250.
4. Độ lệch chuỗi cách điện đỡ hoặc sứ đứng, so với phương thẳng đứng không quá 50.
Câu 15: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp quy định phải thay cách điện chuỗi như thế nào?
1. Phải thay ngay chuỗi cách điện khi số bát sứ vỡ quá 1/2 số bát. Bát cách điện bị sứt mẻ 1cm2
trở xuống đến vỡ ≤ 1/2 số bát và không có vết nứt không cho tiếp tục vận hành.
2. Phải thay ngay chuỗi cách điện khi số bát sứ vỡ quá 1/2 số bát. Bát cách điện bị sứt mẻ 1cm2
trở xuống đến vỡ ≤ 1/3 số bát và không có vết nứt có thể tiếp tục vận hành.
3. Phải thay ngay chuỗi cách điện khi số bát sứ vỡ quá 1/2 số bát. Bát cách điện bị sứt mẻ 1cm2
trở xuống đến vỡ ≤ 1/2 số bát và không có vết nứt có thể tiếp tục vận hành.
4. Phải thay ngay chuỗi cách điện khi số bát sứ vỡ quá 1/3 số bát. Bát cách điện bị sứt mẻ 1cm2
trở xuống đến vỡ ≤ 1/2 số bát và không có vết nứt có thể tiếp tục vận hành.
Câu 16: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp quy định về bảo dưỡng dây dẫn, dây chống sét như thế nào?
1. Khi dây dẫn hoặc dây chống sét bị đứt ≤ 10% tổng số sợi thì có thể quấn bảo dưỡng. Nếu vượt
quá 10% thì phải cắt đi và dùng ống nối để nối lại.
2. Khi dây dẫn hoặc dây chống sét bị đứt ≤ 25% tổng số sợi thì có thể quấn bảo dưỡng. Nếu vượt
quá 25% thì phải cắt đi và dùng ống nối để nối lại.
3. Khi dây dẫn hoặc dây chống sét bị đứt ≤ 15% tổng số sợi thì có thể quấn bảo dưỡng. Nếu vượt
quá 15% thì phải cắt đi và dùng ống nối để nối lại.
4. Khi dây dẫn hoặc dây chống sét bị đứt ≤ 17% tổng số sợi thì có thể quấn bảo dưỡng. Nếu vượt
quá 17% thì phải cắt đi và dùng ống nối để nối lại.
Câu 17: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp quy định về mối nối dây dẫn điện như thế nào?
1. Trong một khoảng cột cho phép tối đa một mối nối trên một dây dẫn, nhưng khoảng cách nhỏ
nhất từ mối nối đến khóa đỡ kiểu trượt phải không nhỏ hơn 25m.
2. Trong một khoảng cột cho phép tối đa hai mối nối trên một dây dẫn, nhưng khoảng cách nhỏ
nhất từ mối nối đến khóa đỡ kiểu trượt phải không nhỏ hơn 15m.
3. Trong một khoảng cột cho phép tối đa một mối nối trên một dây dẫn, nhưng khoảng cách nhỏ
nhất từ mối nối đến khóa đỡ kiểu trượt phải không nhỏ hơn 5m.
4. Trong một khoảng cột cho phép tối đa một mối nối trên một dây dẫn, nhưng khoảng cách nhỏ
nhất từ mối nối đến khóa đỡ kiểu trượt phải không nhỏ hơn 10m.
Câu 18: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp quy định về nối dây trên những khoảng vượt đường ô tô, đường sắt, đường phố, vượt
sông, vượt các đường dây khác hoặc qua nơi đông người tụ tập là:
1. Không được có mối nối trên cho các loại dây dẫn có tiết diện nhỏ hơn 120mm², đối với dây
dẫn có tiết diện từ 120mm² trở lên cho phép có một mối nối cho một dây.
2. Không được có mối nối trên cho các loại dây dẫn có tiết diện nhỏ hơn 240mm², đối với dây
dẫn có tiết diện từ 240mm² trở lên cho phép có một mối nối cho một dây.
3. Không được có mối nối trên cho các loại dây dẫn có tiết diện nhỏ hơn 300mm², đối với dây
dẫn có tiết diện từ 300mm² trở lên cho phép có một mối nối cho một dây.
4. Không được có mối nối trên cho các loại dây dẫn có tiết diện nhỏ hơn 185mm², đối với dây
dẫn có tiết diện từ 185mm² trở lên cho phép có một mối nối cho một dây.
Câu 19: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp quy định khi nghiệm thu đưa vào vận hành: các mối nối phải đảm bảo:
1. Trị số điện trở của đoạn dây có mối nối không được lớn hơn 1,2 lần và độ bền cơ học chịu kéo
đứt không nhỏ hơn 50% độ bền của đoạn dây không nối có cùng chiều dài và tiết diện.
2. Trị số điện trở của đoạn dây có mối nối không được lớn hơn 1,5 lần và độ bền cơ học chịu kéo
đứt không nhỏ hơn 90% độ bền của đoạn dây không nối có cùng chiều dài và tiết diện.
3. Trị số điện trở của đoạn dây có mối nối không được lớn hơn 1,2 lần và độ bền cơ học chịu kéo
đứt không nhỏ hơn 90% độ bền của đoạn dây không nối có cùng chiều dài và tiết diện.
4. Trị số điện trở của đoạn dây có mối nối không được lớn hơn 1,0 lần và độ bền cơ học chịu kéo
đứt không nhỏ hơn 60% độ bền của đoạn dây không nối có cùng chiều dài và tiết diện.
Câu 20: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp Trong vận hành quy định về độ chênh lệch nhiệt độ mối nối hay tiếp xúc lèo với dây dẫn
như thế nào?
1. Lớn hơn 50C thì phải đo 3 tháng/lần và có kế hoạch bảo dưỡng nhưng nếu đường dây đang quá
tải thì phải sửa chữa ngay không cho phép kéo dài, lớn hơn từ 50ºC thì phải thay thế/sửa chữa
ngay.
2. Lớn hơn 250C thì phải đo 3 tháng/lần và có kế hoạch bảo dưỡng nhưng nếu đường dây đang
quá tải thì phải sửa chữa ngay không cho phép kéo dài, lớn hơn từ 75ºC thì phải thay thế/sửa
chữa ngay.
3. Lớn hơn 350C thì phải đo 3 tháng/lần và có kế hoạch bảo dưỡng nhưng nếu đường dây đang
quá tải thì phải sửa chữa ngay không cho phép kéo dài, lớn hơn từ 60ºC thì phải thay thế/sửa
chữa ngay.
4. Lớn hơn 150C thì phải đo 3 tháng/lần và có kế hoạch bảo dưỡng nhưng nếu đường dây đang
quá tải thì phải sửa chữa ngay. Lớn hơn từ 60ºC đến lớn hơn 75ºC thì phải thay thế/sửa chữa
ngay.
Câu 21: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp quy định về dây tiếp địa, điều nào sau đây không phải thực hiện?
1. Dây tiếp địa phải chôn đúng thiết kế và được bắt chặt vào cột bằng bu lông,
2. Chỗ bắt bu lông phải được mạ kẽm và không được sơn tại chỗ tiếp xúc.
3. Phần ngầm của dây tiếp địa (bao gồm cả cọc tiếp địa) nằm trong đất phải mạ kẽm và nối bằng
phương pháp hàn; không được sơn hoặc quét bitum.
4. Dây tiếp địa phải bằng dây đồng mền hoặc hợp kim.
Câu 22: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp quy định điện trở tiếp địa của cột khi điện trở suất của đất đến 100 .m, thì:
1. Điện trở tiếp địa không được lớn hơn 10
2. Điện trở tiếp địa không được lớn hơn 20
3. Điện trở tiếp địa không được lớn hơn 30
4. Điện trở tiếp địa không được lớn hơn 40
Câu 23: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp quy định điện trở tiếp địa của cột khi điện trở suất của đất trên 1000 đến 5000 .m, thì:
1. Điện trở tiếp địa không được lớn hơn 10
2. Điện trở tiếp địa không được lớn hơn 20
3. Điện trở tiếp địa không được lớn hơn 30
4. Điện trở tiếp địa không được lớn hơn 40
Câu 24: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp quy định điện trở tiếp địa của cột khi điện trở suất của đất trên 100 đến 500 .m, thì:
1. Điện trở tiếp địa không được lớn hơn 10
2. Điện trở tiếp địa không được lớn hơn 15
3. Điện trở tiếp địa không được lớn hơn 30
4. Điện trở tiếp địa không được lớn hơn 40
Câu 25: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp quy định điện trở tiếp địa của cột khi điện trở suất của đất trên 500 đến 1000 .m, thì
1. Điện trở tiếp địa không được lớn hơn 10
2. Điện trở tiếp địa không được lớn hơn 20
3. Điện trở tiếp địa không được lớn hơn 30
4. Điện trở tiếp địa không được lớn hơn 40
Câu 26: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp thi điện trở nối đất các cột đoạn dây gần trạm phải đảm bảo:
1. Đoạn đầu đường dây, trong khoảng 1km tới trạm biến áp trung gian, TBA của nhà máy thủy
điện điện trở tiếp địa của cột phải nhỏ hơn 10.
2. Đoạn đầu đường dây, trong khoảng 2km tới trạm biến áp trung gian, TBA của nhà máy thủy
điện điện trở tiếp địa của cột phải nhỏ hơn 02.
3. Đoạn đầu đường dây, trong khoảng 2km tới trạm biến áp trung gian, TBA của nhà máy thủy
điện điện trở tiếp địa của cột phải nhỏ hơn 10.
4. Đoạn đầu đường dây, trong khoảng 1km tới trạm biến áp trung gian, TBA của nhà máy thủy
điện điện trở tiếp địa của cột phải nhỏ hơn 20.
Câu 27: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp quy định về các loại kiểm tra đường dây như thế nào?
1. Có 7 hình thức: Kiểm tra định kỳ ngày; Kiểm tra định kỳ đêm; Kiểm tra bất thường; Kiểm tra
sự cố; Kiểm tra dự phòng; Kiểm tra kỹ thuật; Kiểm tra phát nhiệt.
2. Có 4 hình thức: Kiểm tra định kỳ ngày; Kiểm tra định kỳ đêm; Kiểm tra bất thường; Kiểm tra
sự cố.
3. Có 5 hình thức: Kiểm tra định kỳ ngày; Kiểm tra định kỳ đêm; Kiểm tra bất thường; Kiểm tra
sự cố; Kiểm tra dự phòng.
4. Có 6 hình thức: Kiểm tra định kỳ ngày; Kiểm tra định kỳ đêm; Kiểm tra bất thường; Kiểm tra
sự cố; Kiểm tra dự phòng; Kiểm tra kỹ thuật.
Câu 28: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp quy định về thời hạn kiểm tra định kỳ ngày TGK như thế nào?
1. Tối thiểu 1 tháng một lần phải kiểm tra TGK vào giờ cao điểm ngày.
2. Tối thiểu 2 tháng một lần phải kiểm tra TGK vào giờ cao điểm ngày.
3. Tối thiểu 3 tháng một lần phải kiểm tra TGK vào giờ thấp điểm ngày.
4. Tối thiểu 15 ngày một lần phải kiểm tra TGK vào giờ cao điểm ngày.
Câu 29: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp quy định về thời hạn kiểm tra định kỳ ngày đường dây như thế nào?
1. Tối thiểu 1 tháng một lần phải kiểm tra vào giờ cao điểm ngày.
2. Tối thiểu 2 tháng một lần phải kiểm tra vào giờ cao điểm ngày.
3. Tối thiểu 3 tháng một lần phải kiểm tra vào giờ thấp điểm ngày.
4. Tối thiểu 15 ngày một lần phải kiểm tra vào giờ cao điểm ngày.
Câu 30: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp
quy định về thời hạn kiểm tra định kỳ đêm đường dây như thế nào?
1. Tối thiểu 1 tháng một lần phải kiểm tra vào giờ cao điểm ngày.
2. Tối thiểu 2 tháng một lần phải kiểm tra vào giờ cao điểm tối.
3. Tối thiểu 3 tháng một lần phải kiểm tra vào giờ cao điểm tối.
4. Tối thiểu 15 ngày một lần phải kiểm tra vào giờ cao điểm tối.
Câu 31: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp quy định về thời hạn kiểm tra định kỳ kỹ thuật như thế nào?
1. Tối thiểu 6 tháng một lần.
2. Tối thiểu 5 tháng một lần.
3. Tối thiểu 3 tháng một lần .
4. Tối thiểu 4 tháng một lần.
Câu 32: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp quy định các hạng mục kiểm tra định kỳ đêm là:
1. Kiểm tra sự phát nóng đỏ của các mối nối; Độ lẹch than cột và chuỗi cách điện đường dây;
Âm thanh bất thường của đường dây; Ánh sáng trên các cột vượt (nếu có).
2. Kiểm tra sự phát nóng đỏ của các mối nối; Hiện tượng phóng điện bất thường ở đường dây,
chuỗi cách điện; Âm thanh bất thường của đường dây; Ánh sáng trên các cột vượt (nếu có).
3. Kiểm tra sự phát nóng đỏ của các mối nối; Đo điện trở tiếp địa cột đường dây, chuỗi cách
điện; Âm thanh bất thường của đường dây; Ánh sáng trên các cột vượt (nếu có).
4. Kiểm tra sự phát nóng đỏ của các mối nối; Hiện tượng phóng điện bất thường ở đường dây,
chuỗi cách điện; Đô độ võng và kiểm tra hành lang tuyên dây.
Câu 33: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp thì công tác sửa chữa đường dây được chia ra làm mấy loại?
1. Hai loại: Sửa chữa thường xuyên và Sửa chữa lớn.
2. Ba loại: Sửa chữa thường xuyên; Sửa chữa định kỳ; Sửa chữa lớn.
3. Ba loại: Sửa chữa thường xuyên; Xử lý sự cố đường dây đang vận hành; Sửa chữa lớn.
4. Bốn loại: Sửa chữa thường xuyên; Sửa chữa định kỳ; Xử lý sự cố đường dây đang vận hành;
Sửa chữa lớn.
Câu 34: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp, khi xử lý sự cố đường dây, ĐVQLVH đường dây nội dung nào không phải thực hiện?
1. Phải lập phương án xử lý sự cố và được phê duyệt theo phân cấp.
2. Quá trình xử lý phải được tuân theo quy trình xử lý sự cố của Điều độ và các phương án kỹ
thuật đã phê duyệt.
3. Việc thực hiện cần phải nhanh chóng dựa theo tình huống, địa hình cụ thể, đảm bảo thời gian
xử lý sự cố là ngắn nhất, an toàn và chất lượng.
4. Trong quá trình thực hiện cần phải xác nhận số khách hàng, sản lượng đã mất khi xử lý sự cố.
Câu 35: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp thì sửa chữa lơns đường dây được phân loại như thế nào?
1. Hai hạng mục: Đại tu định kỳ và trung tu đường dây
2. Ba hạng mục: Đại tu định kỳ, trung tu và tiểu kỳ đường dây
3. Ba hạng mục: Đại tu định kỳ, trung tu và tiểu kỳ đường dây
4. Hai hạng mục: Đại tu định kỳ và tiểu tu đường dây
Câu 36: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp thì chu kỳ đại tu đường dây là:
1. Sáu năm, riêng đối với các đường dây ven biển là 5 năm.
2. Sáu năm, riêng đối với các đường dây ven biển là 4 năm
3. Năm năm, riêng đối với các đường dây ven biển là 4 năm
4. Bốn năm, riêng đối với các đường dây ven biển là 2 năm
Câu 37: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp những cột thép bị nghiêng quá tiêu chuẩn cho phép phải được điều chỉnh lại cho thẳng
bằng cách đặt tấm đệm như thế nào?
1. Tấm đệm bằng nhôm dưới bản đế chân cột, chiều dày tổng cộng của toàn bộ tấm đệm không
quá 20mm.
2. Tấm đệm bằng gỗ hoặc nhựa cứng dưới bản đế chân cột, chiều dày tổng cộng của toàn bộ tấm
đệm không quá 40mm.
3. Tấm đệm bằng thép dưới bản đế chân cột, chiều dày tổng cộng của toàn bộ tấm đệm không
quá 40mm.
4. Tấm đệm bằng thép dưới bản đế chân cột, chiều dày tổng cộng của toàn bộ tấm đệm không
quá 50mm.
Câu 38: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp khi sơn (cột và xà) chống rỉ và sơn phủ, phải:
1. Dùng loại sơn chịu được mưa nắng, không bị ảnh hưởng do tác động hóa học trong khí quyển
và có tuổi thọ từ 5 năm trở lên. Không được dùng loại sơn trong nhà để sơn cột và xà
2. Dùng loại sơn chịu được mưa nắng, không bị ảnh hưởng do tác động hóa học trong khí quyển
và có tuổi thọ từ 3 năm trở lên. Có thể dùng loại sơn trong nhà để sơn cột và xà
3. Dùng loại sơn bền vững và có tuổi thọ từ 1 năm trở lên. Không được dùng loại sơn trong nhà
để sơn cột và xà
4. Dùng loại sơn chịu được mưa nắng, không bị ảnh hưởng do tác động hóa học trong khí quyển
và có tuổi thọ từ 3 năm trở lên. Không được dùng loại sơn trong nhà để sơn cột và xà
Câu 39: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp quy định việc quyết định quét lại bitum hoặc hắc ín các móng cột như thế nào?
1. Dựa vào kết quả các kỳ kiểm tra chọn lọc có đào để xác định tình trạng bị xâm thực. Móng cột
đã đào lên để quét lại bitum hoặc hắc ín không được phép để trơ quá 3 ngày.
2. Dựa vào kết quả kiểm tra định kỳ ngày. Móng cột đã đào lên để quét lại bitum hoặc hắc ín
không được phép để trơ quá 1 ngày.
3. Dựa vào kết quả kiểm tra định kỳ đêm. Móng cột đã đào lên để quét lại bitum hoặc hắc ín
không được phép để trơ quá 2 ngày.
4. Dựa vào kết quả các kỳ kiểm tra kỹ thuật đường dây. Móng cột đã đào lên để quét lại bitum
hoặc hắc ín không được phép để trơ quá 4 ngày.
Câu 40: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
trình tự quét lại bitum hoặc hắc ín (nhựa) các móng cột là:
1. Cạo, đánh sạch bằng bàn chải sắt và làm cho khô mặt bê tông - Cột đã khô hẳn thì quét nhựa
từ dưới lên - Nhựa khô (khoảng 14-20) thì lấp lại mặt bằng - San bằng phẳng.
2. Cạo, đánh sạch bằng bàn chải sắt và làm cho khô mặt bê tông - Cột đã khô hẳn thì quét nhựa
từ dưới lên - Nhựa khô (khoảng 14-20) thì lấp lại mặt bằng - Đắp đất từng lớp 20cm, đầm chặt,
san bằng phẳng.
3. Quét nhựa từ dưới lên - Nhựa khô (khoảng 14-20) thì lấp lại mặt bằng - Đắp đất từng lớp
20cm, đầm chặt, san bằng phẳng.
4. Cạo, đánh sạch bằng bàn chải sắt và làm cho khô mặt bê tông - Cột đã khô hẳn thì quét nhựa
từ dưới lên - Đắp đất từng lớp 20cm, đầm chặt, san bằng phẳng.
Câu 41: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp, nếu cột bị ngập nước phải quét bitum như thế nào?
1. Phải quét bitum toàn bộ phần ngập nước và phía dưới phần thường xuyên ngập nước 0,25m.
2. Phải quét bitum toàn bộ phần ngập nước và phía trên phần thường xuyên ngập nước 0,5m.
3. Phải quét bitum toàn bộ phần không ngập nước và phía trên phần thường xuyên ngập nước
0,75m.
4. Phải quét bitum toàn bộ phần ngập nước và phía trên phần thường xuyên ngập nước 1,5m.
Câu 42: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp, sơn cột thép phối hợp quét nhựa móng cột phải thực hiện như thế nào?
1. Phải tiến hành đồng thời. Không cho phép sơn và quét nhựa các bộ phận cột khô cũng như
nhiệt độ môi trường dưới +250C.
2. Phải tiến hành tại 2 thời điểm khác nhau. Không cho phép sơn và quét nhựa các bộ phận cột
còn ướt cũng như nhiệt độ môi trường dưới +150C
3. Phải tiến hành đồng thời. Không cho phép sơn và quét nhựa các bộ phận cột còn ướt cũng như
nhiệt độ môi trường dưới +50C
4. Phải tiến hành đồng thời. Không cho phép sơn và quét nhựa các bộ phận cột còn ướt cũng như
nhiệt độ môi trường dưới +100C
Câu 43: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp, để phát hiện các thiếu sót khi kiểm tra cột và móng, phải:
1. Tiến hành kiểm tra toàn bộ chiều cao của cột, cũng như đào điển hình ở một số móng cột sâu
1.5÷1.7m.
2. Tiến hành kiểm tra toàn bộ sức bền của cột, cũng như đào điển hình ở một số móng cột sâu
0.7÷1.7m.
3. Tiến hành kiểm tra toàn bộ chiều cao của cột, đào tất cả số móng cột sâu 1.0÷1.7m.
4. Tiến hành kiểm tra toàn bộ chiều cao của cột, cũng như đào điển hình ở một số móng cột sâu
0.5÷0.7m.
Câu 44: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp, đối với dây dẫn khi quấn bảo dưỡng và ép vá, phải:
1. Trước khi quấn bảo dưỡng, ép ống vá, phải vuốt các đầu dây bị đứt đặt vào rãnh bị khuyết của
sợi dây đó và làm vệ sinh sạch sẽ.
2. Trước khi quấn bảo dưỡng, ép ống vá, phải cắt bỏ các đầu dây bị đứt và làm vệ sinh sạch sẽ.
3. Trước khi quấn bảo dưỡng, ép ống vá, phải vuốt các đầu dây bị đứt đặt vào rãnh bị khuyết của
sợi dây đó và bôi mỡ công nghiệp vào đoạn dây dẫn đó.
4. Trước khi quấn bảo dưỡng, ép ống vá, phải vuốt các đầu dây bị đứt đặt vào rãnh bị khuyết của
sợi dây đó và sơn chống rỉ đoạn dây đó.
Câu 45: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp, khi các dây dẫn và dây chống sét bị hư hỏng tại các chỗ bắt khóa đỡ thì phải xê dịch
điểm bị tổn thương (sau khi đã được sửa chữa, bảo dưỡng) ra khỏi khóa đỡ bằng cách:
1. Thay một đoạn dây dẫn hoặc dây chống sét trong khoảng néo để tránh hai mối nối trên cùng
một khoảng cột. Chú ý mối nối phải cách khóa đỡ tối thiểu 1,2m.
2. Thay một đoạn dây dẫn hoặc dây chống sét từ khoảng cột này qua khoảng cột khác chạy qua
khóa đỡ tránh hai mối nối trên cùng một khoảng cột. Chú ý mối nối phải cách khóa đỡ tối thiểu
1,2m.
3. Thay một đoạn dây dẫn hoặc dây chống sét từ cột trước đến cột sau chạy qua khóa đỡ tránh
hai mối nối trên cùng một khoảng cột. Chú ý mối nối phải cách khóa đỡ tối thiểu 1,5m.
4. Thay một đoạn dây dẫn hoặc dây chống sét từ khoảng cột này qua khoảng cột khác chạy qua
khóa đỡ tránh hai mối nối trên cùng một khoảng cột. Chú ý mối nối phải cách khóa đỡ tối thiểu
12m
Câu 46: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp, trường hợp phải thay khóa néo do sự cố đứt dây tại khóa néo, nếu dây bị ngắn. phải:
1. Cắt bỏ đoạn dây và nối lại để giữ độ võng của khoảng néo không thay đổi.
2. Dùng thanh nối trung gian và điều chỉnh độ dài của thanh này để giữ chiều dài của khoảng néo
không thay đổi.
3. Dùng thanh nối trung gian và điều chỉnh độ dài của thanh này để giữ độ võng của khoảng néo
không thay đổi.
4. Thay khóa néo khác có chiều dài phù hợp và điều chỉnh độ dài của thanh này để giữ độ võng
của khoảng néo không thay đổi.
Câu 47: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp, khi căng lại dây dẫn và dây chống sét trên một khoảng néo, phải:
1. Dịch chuyển dây dẫn hoặc dây chống sét trên các cột néo lên các puli, các rãnh puli phải phù
hợp với đường kính của dây.
2. Dịch chuyển dây dẫn hoặc dây chống sét trên các cột trung gian lên các puli, các rãnh puli
phải đủ rộng để có thể chạy qua .được ống nối hoặc ống vá.
3. Dịch chuyển dây dẫn hoặc dây chống sét trên các cột trung gian lên các puli, các rãnh puli
phải phù hợp với tải trọng của dây.
4. Dịch chuyển dây dẫn hoặc dây chống sét trên các cột trung gian lên các puli, các rãnh puli
phải phù hợp với đường kính của dây.
Câu 48: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp, khi dây dẫn và dây chống sét bị rỉ, bị ăn mòn nghiêm trọng, cần:
1. Phải thay dây mới. Giám đốc Công ty Điện lực quyết định việc thay này.
2. Phải thay dây mới. Giám đốc Điện lực quyết định việc thay này.
3. Phải táp hoặc nối, vá dây. Giám đốc Công ty Điện lực quyết định việc này.
4. Phải thay dây mới. Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực quyết định việc thay này.
Câu 49: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp, việc cắt nối dây dẫn và dây chống sét, bảo dưỡng ép nối, sửa chữa thay thế khóa néo
thủ tục kỹ thuật như thế nào?
1. Phải có biên bản khảo sát hiện trường, các nội dung sửa chữa phải ghi chép đầy đủ vào lý lịch
của đường dây.
2. Phải có biên bản nghiệm thu kỹ thuật, các nội dung sửa chữa phải ghi chép đầy đủ vào lý lịch
của đường dây.
3. Phải có biên bản nghiệm thu kỹ thuật, các nội dung sửa chữa phải cập nhật vào kết dây cơ bản
của đường dây.
4. Phải thành lập Hội đồng kỹ thuật để quyết định, các nội dung sửa chữa phải ghi chép đầy đủ
vào lý lịch của đường dây.
Câu 50: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp, sau khíuwả chữa xong, Hội đồng nghiệm thu cấp Công ty Điện lực sẽ quyết định đóng
điện. phải thực hiện những nội dung trình tự nào?
1. Đo cách điện đường dây; Đóng điện nghiệm thu không tải với điện áp định mức; Đóng điện
mang tải với điện áp định mức.
2. Đóng điện nghiệm thu không tải với điện áp định mức; Thử đồng vị pha đối với đóng điện
đường dây có mạch vòng; Đóng điện mang tải với điện áp định mức.
3. Đo cách điện đường dây; Đóng điện nghiệm thu không tải với điện áp định mức; Thử đồng vị
pha đối với đóng điện đường dây có mạch vòng; Đóng điện mang tải với điện áp định mức.
4. Đo cách điện đường dây; Thử đồng vị pha đối với đóng điện đường dây có mạch vòng; Đóng
điện mang tải với điện áp định mức.
Câu 51: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung
áp quy định về thời gian đống điện mạng tài như thế nào?
1. Đóng điện mang tải trong vòng 12 tiếng với điện áp định mức, nếu đường dây không có hiện
tượng bất thường thì chính thức bàn giao đưa vào vận hành.
2. Đóng điện mang tải trong vòng 48 tiếng với điện áp định mức, nếu đường dây không có hiện
tượng bất thường thì chính thức bàn giao đưa vào vận hành.
3. Đóng điện mang tải trong vòng 72 tiếng với điện áp định mức, nếu đường dây không có hiện
tượng bất thường thì chính thức bàn giao đưa vào vận hành.
4. Đóng điện mang tải trong vòng 24 tiếng với điện áp định mức, nếu đường dây không có hiện
tượng bất thường thì chính thức bàn giao đưa vào vận hành.

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


QUY TRÌNH AN TOÀN ĐIỆN
Ban hành kèm theo Quyết định số 959/QĐ-EVN ngày 26/7/2021của
Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Câu 1: Theo Quy trình An toàn điện, quy định điện cao áp và hạ áp như thế nào?
1. Điện hạ áp là điện áp đến 1000V, điện cao áp là điện áp trên 1000V trở lên.
2. Điện hạ áp là điện áp dưới 1000V, điện cao áp là điện áp trên 1000V trở lên.
3. Điện hạ áp là điện áp dưới 1000V, điện cao áp là điện áp từ 1000V trở lên.
4. Điện hạ áp là điện áp đến 1000V, điện cao áp là điện áp từ 1000V trở lên.
Câu 2: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi có rào
chắn (tức là khỏng cách từ rào chắn đến đến phần có điện) đối với điện áp từ 1 đến 15kV
như thế nào?
1. Không nhỏ hơn 0,35 mét.
2. Không nhỏ hơn 0,6 mét.
3. Không nhỏ hơn 0,8 mét.
4. Không nhỏ hơn 0,9 mét.
Câu 3: Theo Quy trình An toàn điện quy định việc treo thẻ đánh dấu các ĐVCT
trên sơ đồ vận hành tại những bộ phận nào?
1. Bộ phận 2. Bộ phận trực 3. Bộ phận Điều độ giữ 4. Bộ phận Điều độ giữ
Điều độ giữ vận hành lưới quyền điều khiển, bộ phận quyền điều khiển, nơi
quyền điều điện các Điện trực tiếp vận hành thiết bị làm việc của lãnh đạo
khiển. lực. nơi csẽ tiến hành công đơn vị cấp Điện lực
việc.
Câu 4: Theo Quy trình An toàn điện thì khi làm công việc có cắt điện hoàn toàn việc
nối đất thanh cái phải:
1. Phải nối đất ở thanh cái và mạch đấu trên 2. Không cần đặt 3. Phải tiếp đất ở 4. Cả 03
đó sẽ tiến hành công việc. Nếu chuyển sang tiếp đất vì đã cắt thanh cái và mạch đấu đáp án đề
làm việc ở mạch đấu khác thì mạch đấu sẽ điện hoàn toàn. liền kề sẽ làm việc. sai.
làm việc phải nối đất.
Câu 5: Theo Quy trình An toàn điện quy định nối đất khi làm việc trên đường dây
hai nguồn cấp không có nhánh rẽ là:
1. Tại vị trí làm việc phải có 02 bộ tiếp đất dây dẫn chặn về 2 phía, nếu tiếp đất này cản trở đến
công việc thì được phép làm ở vị trí liền kề gần nhất vị trí làm việc.
2. Phải đặt 02 bộ tiếp đât ở 02 vị trí liền kề gần nhất vị trí làm việc.
3. Nếu làm việc trên ĐD, phải làm nối đất ở hai đầu ĐD.
4. Không được phép đặt tiếp đất ại vị trí làm việc trong mọi trường hợp.
Câu 6: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi có rào
chắn (tức là khỏng cách từ rào chắn đến đến phần có điện) đối với điện áp từ trên 15 đến
35kV như thế nào?
1. Không nhỏ hơn 0,7 mét.
2. Không nhỏ hơn 1,0 mét.
3. Không nhỏ hơn 0,6 mét.
4. Không nhỏ hơn 0,9 mét.
Câu 7: Theo Quy trình An toàn điện quy định nối đất khi làm việc trên đường dây
một nguồn cấp không có nhánh rẽ là:
1. Tại vị trí làm việc phải có 02 bộ tiếp đất dây dẫn chặn về 2 phía, nếu tiếp đất này cản trở đến
công việc thì được phép làm ở vị trí liền kề gần nhất vị trí làm việc.
2. Phải đặt 02 bộ tiếp đât ở 02 vị trí liền kề gần nhất vị trí làm việc.
3. Cho phép đặt nối đất ở đầu ĐD có nguồn cung cấp đến, đầu còn lại phải mở thiết bị đóng cắt.
4. Không được phép đặt tiếp đất ại vị trí làm việc trong mọi trường hợp.
Câu 8: Theo Quy trình An toàn điện quy định nối đất khi làm việc trong ngăn tủ
phân phối như thế nào?
1. Phải nối đất ở thanh cái và xuất tuyến của ngăn này. Không cho phép làm việc trong ngăn tủ
phân phối khi hàm tĩnh trên hoặc dưới ngăn tủ này chưa được nối đất.
2. Phải đặt 02 bộ tiếp đât ở 02 vị trí liền kề gần nhất vị trí làm việc.
3. Cho phép đặt nối đất ở đầu có nguồn cung cấp đến, đầu còn lại phải mở thiết bị đóng cắt.
4. Cho phép làm việc trong ngăn tủ phân phối khi hàm tĩnh trên hoặc dưới ngăn tủ này đã được
cắt điện.
Câu 9: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi có rào
chắn (tức là khỏng cách từ rào chắn đến đến phần có điện) đối với điện áp từ trên 35 đến
110kV như thế nào?
1. Không nhỏ hơn 2,0 mét.
2. Không nhỏ hơn 0,7 mét.
3. Không nhỏ hơn 1,5 mét.
4. Không nhỏ hơn 1,0 mét.
Câu 10: Theo Quy trình An toàn điện thì khi thực hiện công việc có tháo rời dây
dẫn, việc đặt tiếp đất di động được thực hiện như thế nào?
1. Phải tiếp đất 2. Phải quấn gọn 3. Phải tiếp đất ở 4. Chỉ phải tiếp đất ở hai phía chỗ
phía nguồn đến chỗ dây dẫn về hai phía hai phía chỗ định định tháo rời trước khi tháo. Ngay
định tháo rời trước khi tháo lèo (dây tháo rời trước khi sau khi tháo xong có thể dỡ bỏ 02
khi tháo. dẫn). tháo. bộ tiếp đất đó.
Câu 11: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi có
rào chắn (tức là khỏng cách từ rào chắn đến đến phần có điện) đối với điện áp 220kV như
thế nào?
1. Không nhỏ hơn 1,5 mét.
2. Không nhỏ hơn 1,0 mét.
3. Không nhỏ hơn 2,0 mét.
4. Không nhỏ hơn 2,5 mét.
Câu 12: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về kiểm tra không còn điện đối
với thiết bị điện tại nhà máy điện, trạm điện, GIS, tủ hợp bộ hoặc thiết bị kiểu kín như
thế nào?
1. Cho phép kiểm tra không còn điện 2. Không cho 3. Dùng sào 4. Cả
thông qua chỉ thị tại chỗ thiết bị đóng cắt phép căn cứ vào gõ nhẹ vào 03
(3 pha, tất cả các phía) và thông số điện tín hiệu , đèn, đường dây, đáp
áp (nếu có) đồng hồ, rơ le... thanh cái... án
đều
sai
Câu 13: Theo Quy trình An toàn điện thì sau khi cắt điện xong, cần kiểm tra
không còn điện bằng cách:
1. Dùng bút thử điện phù hợp với điện áp 2. Căn cứ vào 3. Dùng sào 4. Cả
cần thử (bút này phải được kiểm tra trước tại tín hiệu, đèn, gõ nhẹ vào 03
nơi có điện) sau đó thử cả 3 pha vào và ra đồng hồ, rơ le... đường dây, đáp
của thiết bị thanh cái... án
đều
sai
Câu 14: Theo Quy trình An toàn điện quy định nối đất tạo vùng an toàn và nối đất
tại nơi làm việc như thế nào?
1. ĐVCT tổ chức thực hiện nối đất tại tất cả các đầu có nguồn điện đến để tạo vùng làm việc an
toàn, ĐVQLVH chịu trách nhiệm thực hiện nối đất di động tại nơi làm việc.
2. ĐVQLVH tổ chức thực hiện nối đất tại tất cả các đầu có nguồn điện đến để tạo vùng làm việc
an toàn, ĐVCT chịu trách nhiệm thực hiện nối đất di động tại nơi làm việc.
3. ĐVQLVH tổ chức thực hiện nối đất tại tất cả các vị trí phải nối đất di động tại nơi làm việc.
4. ĐVQLVH tổ chức thực hiện nối đất di động tại nơi làm việc, ĐVCT chịu trách nhiệm thực
hiện, nối đất tại tất cả các đầu có nguồn điện đến để tạo vùng làm việc an toàn.
Câu 15: Theo Quy trình An toàn điện quy định nối đất khi làm việc trên ĐDK có
nhiều nguồn cấp đến và có nhánh rẽ như thế nào?
1. Phải làm nối đất ở các đầu ĐDK có nguồn cấp đến, các nhánh không có nguồn cấp đến thì
phải làm một bộ nối đất ở nhánh đó.
2. Phải làm nối đất ở các đầu ĐDK có nguồn cấp đến tại các nhánh rẽ và phải cắt các DCL đầu
nhánh không có nguồn cấp.
3. Phải làm nối đất ở các đầu ĐDK có nguồn cấp đến, các nhánh không có nguồn cấp đến mở
thiết bị đóng cắt, không có thiết bị đóng cắt thì phải làm một bộ nối đất ở nhánh đó.
4. Phải làm nối đất ở các đầu và cuối ĐDK có nguồn cấp đến, các nhánh không có nguồn cấp đến
mở thiết bị đóng cắt.
Câu 16: Theo Quy trình An toàn điện thì những điều kiện quy định cho chức danh
người cho phép trong PCT là:
1. Phải là lãnh đạo đơn vị QLVH, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh người
cho phép.
2. Phải thuộc các cấp chỉ huy điều độ vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ
4/5 trở lên và được công nhận chức danh người cho phép.
3. Được ĐVQLVH giaonhiệm vụ giao nhận hiện trường với ĐVCT, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên
và được công nhận chức danh người cho phép.
4. Phải là nhân viên ĐVCT, có bậc ATĐ từ 3/5 trở lên và được công nhận chức danh người cho
phép.
Câu 17: Theo Quy trình An toàn điện thì những điều kiện quy định cho chức danh
người GSATĐ trong PCT là:
1. Phải là lãnh đạo đơn vị QLVH, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
2. Phải thuộc các cấp chỉ huy điều độ vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ
4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
3. Phải là nhân viên vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và
được công nhận chức danh người GSATĐ.
4. Được ĐVQLVH hoặc ĐVLCV cử, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh
này.
Câu 18: Theo Quy trình An toàn điện thì những điều kiện quy định cho chức danh
người LĐCV trong PCT là:
1. Phải là lãnh đạo đơn vị QLVH, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
2. Phải thuộc các cấp chỉ huy điều độ vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ
4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
3. Phải là nhân viên vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và
được công nhận chức danh này.
4. Phải là người của ĐVCT, có bậc ATĐ 5/5 và được công nhận chức danh người LĐCV.
Câu 19: Theo Quy trình An toàn điện thì những điều kiện quy định cho chức danh
người CHTT trong PCT là:
1. Phải là lãnh đạo đơn vị QLVH, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
2. Phải thuộc các cấp chỉ huy điều độ vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ
4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
3. Phải là nhân viên vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và
được công nhận chức danh này.
4. Phải là người của ĐVCT, có bậc ATĐ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh người CHTT.
Không yêu cầu bậc ATĐ đối với công việc không có chuyên môn về điện
Câu 20: Theo Quy trình An toàn điện thì LCT được cấp bởi người của đơn vị
nào?
1. ĐVCT. 2. Đơn vị trực tiếp QLVH 3. Đơn vị phối hợp thực hiện các 4. Cả 03 mục
BPKTAT. đều sai.
Câu 21: Theo Quy trình An toàn điện thì khi nghỉ giải lao (hoặc ăn trưa) điều nào
không cần thực hiện?
1. Phải tháo dỡ toàn bộ các biện pháp an toàn (tiếp đất, rào chắn, TIển báo) đã thực hiện trước
đấy và gửi PCT cho nhân viên vận hành.
2. Sau khi nghỉ xong, không ai được vào nơi làm việc nếu chưa có mặt người CHTT (hoặc người
giám sát) để cho phép đơn vị trở lại nơi làm việc. Người CHTT (hoặc người giám sát) chỉ được
cho nhân viên vào làm việc khi đã kiểm tra còn đầy đủ các biện pháp an toàn.
3. Khi người CHTT chưa giao phiếu lại và ghi rõ là đã kết thúc công việc thì nhân viên vận hành
không được đóng, cắt thiết bị, thay đổi sơ đồ làm ảnh hưởng đến điều kiện làm việc.
4. Cả 03 điều đều không cần
Câu 22: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về khoảng cách khi đào đất bằng các
phương tiện thi công như xe ôtô, máy xúc là:
1. Phương tiện phải cách đường cáp điện ít nhất 01 (một) m; các phương tiện đào đất bằng
phương pháp rung phải cách đường cáp ít nhất 05 (năm) m.
2. Phương tiện phải cách đường cáp điện ít nhất 02 (hai) m; các phương tiện đào đất bằng
phương pháp rung phải cách đường cáp ít nhất 05 (năm) m.
3. Phương tiện phải cách đường cáp điện ít nhất 01 (một) m; các phương tiện đào đất bằng
phương pháp rung phải cách đường cáp ít nhất 02 (hai) m.
4. Phương tiện phải cách đường cáp điện ít nhất 01 (một) m; các phương tiện đào đất bằng
phương pháp rung phải cách đường cáp ít nhất (mười) m.
Câu 23: Theo Quy trình An toàn điện quy định biện pháp an toàn cụ thể khi thao
tác MC là:
1. Phải có kế hoạch và phương án kỹ thuật thi công
2. Mọi thao tác đóng cắt máy cắt phải điều khiển từ xa. Cấm ấn nút
thao tác ở ngay hộp điều khiển tại máy cắt khi đang có điện (trừ sự
cố hoặc tai nạn).
3. Phải có PCT; phải cắt các cầu dao cách ly trước và sau máy
ngắt.Treo biển: “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” vào
khoá điều khiển máy ngắt.
4. Phải có PTT và tiếp đất di động hai phía MC.
Câu 24: Theo Quy trình An toàn điện quy định nào không đúng (không phù hợp)
trong biện pháp an toàn khi làm việc ở MC hợp bộ?
1. Cho phép vào làm việc trong khoang ngăn MC khi còn điện hàm trên hoặc hàm dưới nhưng
phải cử người GSATĐ.
2. Không cho phép vào làm việc trong khoang ngăn MC nếu vẫn có điện hàm trên hoặc hàm
dưới.
3. Phải đóng và khóa cánh cửa tủ ngăn MC đó sau khi kéo MC ra ngoài.
4. Treo biển “Cấm vào! Điện cao áp nguy hiểm chết người” cả phía trước và phía sau tủ máy
cắt.
Câu 25: Theo Quy trình An toàn điện thì điều nào sau đây không cấm khi thao
tác và vận hành tụ điện?
1. Cấm dùng dao 2. Khi cắt tụ điện để sửa 3. Cấm đặt tụ 4. Khi phóng điện tích dư của
cách ly để đóng, cắt chữa thì phải phóng điện điện chung với tụ điện phải có điện trở hạn
các tụ điện cao áp và (xả điện tích) các tụ điện TBA trong mọi chế, sau đó mới phóng trực
lấy mẫu dầu khi tụ theo quy định, quy trình trường hợp tiếp xuống đất để tránh hư
điện đang vận hành. của Đơn vị QLVH. hỏng tụ.
Câu 26: Theo Quy trình An toàn điện quy định về kiểm tra định kỳ đường dây bằng
mắt là:
1. Được phép làm việc 1 người. Phải xem như đường dây đang có điện, kiểm tra tiến hành trên
mặt đất, ban đêm phải có đèn soi, chú ý dây dẫn bị chùng võng và đứt, rơi.
2. Cho phép đi kiểm tra 01người; nếu có trèo cột thì không được ra chuỗi sứ. Ban đêm phải có
đèn soi; đi cách đường dây 5 mét trước hướng gió và không được trèo cột.
3. Cho phép đi kiểm tra 01 người; không được sờ vào bất cứ vật, phụ kiện của cột điện. Ban đêm
phải có đèn soi; đi cách đường dây 15 mét trước hướng gió và không được trèo cột.
4. Kiểm tra ít nhất phải có 03 người; được phép kiểm tra và lau sứ ở đĩa sứ trên cùng đối với
sứ chuỗi. Ban đêm phải có đèn soi; đi cách đường dây 5 mét trước hướng gió và không được
trèo cột.
Câu 27: Theo Quy trình An toàn điện, khi thấy dây dẫn rơi xuống đất hoặc lơ
lửng thì:
1. Phải cử người đứng 2. Phải cử người đứng 3. Phải báo ngay 4. Nhanh chóng dùng dây kim
gác cách vị trí rơi dây gác cách vị trí rơi dây ít cho Điều độ đồng loại ném lên dây dẫn ở
ít nhất 15 mét; báo nhất 10 mét (kể cả bản thời dùng cây gỗ khoảng cách thuận lợi nhất để
ngay cho Điều độ thân); báo ngay cho khô gạt gọn dây MC đầu nguồn nhảy, đảm bảo
Điều độ dẫn an toàn cho người qua lại
Câu 28: Theo Quy trình An toàn điện, quy định, khi đào
đất ngay trên đường cáp điện thì BPAT như thế nào?
1. Đầu tiên phải đào thử đường cáp để xác định vị trí đặt, độ sâu của
cáp dưới sự giám sát của Nhân viên vận hành. Khi đào tới độ sâu
còn cách đường cáp 0,50 m phải dùng xẻng để tiếp tục đào.
2. Đầu tiên phải đào thử đường cáp để xác định vị trí đặt, độ sâu của
cáp dưới sự giám sát của Nhân viên vận hành. Khi đào tới độ sâu
còn cách đường cáp 0,40 m phải dùng xẻng để tiếp tục đào.
3. Đầu tiên phải đào thử đường cáp để xác định vị trí đặt, độ sâu của
cáp dưới sự giám sát của Nhân viên vận hành. Khi đào tới độ sâu
còn cách đường cáp 0,70 m phải dùng xẻng để tiếp tục đào.
4. Đầu tiên phải đào thử đường cáp để xác định vị trí đặt, độ sâu của cáp dưới sự giám sát của
Nhân viên vận hành. Khi đào tới độ sâu còn cách đường cáp 0,30 m phải dùng xẻng để tiếp tục
đào.
Câu 29: Theo Quy trình An toàn điện thì những nhóm việc nào sau đây được thực
hiện khi có trèo lên cột từ vị trí cách dây dẫn cuối cùng 1,5 mét lên đến đỉnh cột để làm
việc khi đường dây 110kV đang vận hành?
1. Thay xà, sứ, 2. Sơn xà, gỡ tổ chim, 3. Tháo thanh cột, lắp 4. Tháo lắp đèn
dây dẫn, dây kiểm tra dây dẫn, mối chụp, dây néo cột, lắp tụ báo độ cao và phụ
chống sét nối, phụ kiện bù, chống sét van đường kiện.
dây
Câu 30: Theo Quy trình An toàn điện việc đóng và cắt các tụ điện cao áp được quy
định như thế nào?
1. Cấm dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ điện cao áp và lấy mẫu dầu khi tụ điện đang vận
hành.
2. Do hai người thực hiện. Có thể dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ điện cao áp.
3. Do hai người có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên thực hiện. Cấm dùng dao cách ly để đóng, cắt các
tụ điện cao áp và lấy mẫu dầu khi tụ điện đang vận hành.
4. Do hai người thực hiện. Cấm dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ điện cao áp. Cho phép
lấy mẫu dầu khi tụ điện đang vận hành.
Câu 31: Theo Quy trình An toàn điện quy định làm việc trên đường dây đã cắt
điện nhưng giao chéo với với đường dây đang vận hành như thế nào?
1. Cấm lắp đặt dây dẫn và dây chống sét tại đường dây cao áp giao chéo đi dưới đường dây
cao áp khác đang vận hành.
2. Tháo và nối dây trong khoảng cột có giao chéo với đường dây đường dây cao áp khác đang
vận hành thì phải cắt điện các đường dây phía dưới đường dây đang sửa chữa, trừ trường hợp đặc
biệt..
3. Cấm lắp đặt dây dẫn và dây chống sét tại đường dây cao áp giao chéo đi trên đường dây hạ áp
đang vận hành và đi đưới đường dây cao áp khác đang vận hành.
4. Cấm lắp đặt dây dẫn và dây chống sét tại đường dây cao áp song song ngang đi (kẹp) giữa hai
đường dây cao áp khác đang vận hành.
Câu 32: Theo Quy trình An toàn điện quy định điều kiện chung cho phép lắp đặt
dây dẫn và dây chống sét trên đường dây cao áp hai mạch chung cột khi mạch kia vẫn
còn điện là:
1. Dây dẫn gần nhất của mạch thứ nhất với mạch thứ 2 là: 2 mét đối với đường dây điện áp
đến 35 kV; 4 mét đối với đường dây điện áp 110 kV ; 6 mét đối với đường dây điện áp từ 220
kV
2. Dây dẫn gần nhất của mạch thứ nhất với mạch thứ 2 là: 2 mét đối với đường dây điện áp
đến 35 kV; 4 mét đối với đường dây điện áp 110 kV ; 5 mét đối với đường dây điện áp từ 220
kV
3. Dây dẫn gần nhất của mạch thứ nhất với mạch thứ 2 là: 3 mét đối với đường dây điện áp
đến 35 kV; 5 mét đối với đường dây điện áp 110 kV; 6 mét đối với đường dây điện áp từ 220
kV
4. Dây dẫn gần nhất của mạch thứ nhất với mạch thứ 2 là: 3 mét đối với đường dây điện áp
đến 35 kV; 4 mét đối với đường dây điện áp 110 kV ; 6 mét đối với đường dây điện áp từ 220
kV
Câu 33: Theo Quy trình An toàn điện thì trạm điện không người trực là:
1. Trạm điện mà nơi đó không có người trực vận hành tại chỗ. Việc theo dõi, giám sát các thông
số vận hành, tình trạng thiết bị và thao tác các thiết bị điện được thực hiện tại chỗ qua hệ thống
điều khiển và hệ thống thông tin, viễn thông.
2. Trạm điện mà nơi đó không có người trực vận hành tại chỗ. Việc thao tác các thiết bị điện
được thực hiện từ xa qua hệ thống điều khiển và hệ thống thông tin, viễn thông.
3. Trạm điện mà nơi đó không có người trực vận hành tại chỗ. Việc theo dõi, giám sát các thông
số vận hành, tình trạng thiết bị và thao tác các thiết bị điện được thực hiện từ xa qua Đội TTLĐ.
4. Trạm điện mà nơi đó không có người trực vận hành tại chỗ. Việc theo dõi, giám sát các thông
số vận hành, tình trạng thiết bị và thao tác các thiết bị điện được thực hiện từ xa.
Câu 34: Theo Quy trình An toàn điện thì kiểm tra định kỳ tuần trạm điện không
người trực (ít nhất 01 lần/tuần) bao gồm những nội dung gì?
1. Do Nhân viên trực thao tác lưu động kiểm tra tình trạng vận hành, phát hiện những bất thường
của các hệ thống thiết bị điện, hệ thống chữa cháy, các hệ thống phụ trợ khác.
2. Do Nhân viên kỹ thuật của đơn vị kiểm tra tình trạng vận hành, phát hiện những bất thường
của các hệ thống thiết bị điện, hệ thống chữa cháy, các hệ thống phụ trợ khác
3. Do Trạm trưởng TBA 110kV kiểm tra tình trạng vận hành, phát hiện những bất thường của
các hệ thống thiết bị điện, hệ thống chữa cháy, các hệ thống phụ trợ khác
4. Do Đội trưởng Đội QLVH LĐCT kiểm tra tình trạng vận hành, phát hiện những bất thường
của các hệ thống thiết bị điện, hệ thống chữa cháy, các hệ thống phụ trợ khác
Câu 35: Theo Quy trình An toàn điện thì kiểm tra định kỳ tháng trạm điện không
người trực (ít nhất 01 lần/tháng) bao gồm những nội dung gì?
1. Do Nhân viên kỹ thuật của đơn vị kiểm tra tình trạng vận hành, phát hiện những bất thường
của các hệ thống thiết bị điện, hệ thống chữa cháy, các hệ thống phụ trợ khác
2. Do Nhân viên trực thao tác lưu động kiểm tra phát nhiệt, phóng điện bề mặt cách điện.
3. Do Trạm trưởng TBA 110kV kiểm tra tình trạng vận hành, phát hiện những bất thường của
các hệ thống thiết bị điện, hệ thống chữa cháy, các hệ thống phụ trợ khác
4. Do Đội trưởng Đội QLVH LĐCT kiểm tra tình trạng vận hành, phát hiện những bất thường
của các hệ thống thiết bị điện, hệ thống chữa cháy, các hệ thống phụ trợ khác
Câu 36: Theo Quy trình An toàn điện thì việc đặt rào chắn theo quy định nào khi
thí nghiệm cao áp?
1. Do nhân viên thí nghiệm đặt. Có thể đặt rào chắn tạm thời (kể cả bằng dây thừng) và phải treo
biển “Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người” trên rào chắn.
2. Đặt rào chắn phải do nhân viên vận hành đặt. Rào chắn phải là rào cố định và phải treo biển
“Cấm lại gần ” trên rào chắn..Nếu các dây dẫn điện đi qua hành lang thì phải cử người đứng gác.
3. Đặt rào chắn phải do nhân viên thí nghiệm đặt. Rào chắn tạm thời (kể cả bằng dây thừng) phải
treo biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” trên rào chắn.
4. Không cần đặt rào chắn khi thí nghiệm cao áp lưu động
Câu 37: Theo Quy trình An toàn điện quy định những nơi nào phải đặt rào
chắn?
1. Khu vực thí nghiệm 2. Nơi có điện áp từ 3. Nơi có đặt máy thử 4. Nơi có điện áp từ
có điện cao áp phải 6kV trở lên trong trạm điện áp tăng cao từ 15kV trở lên trong trạm
được cách ly bằng rào thử nghiệm hoặc phòng 10kV trở lên phải thử nghiệm hoặc hiện
chắn và cử người trông thí nghiệm phải được được cách ly bằng rào trường phải được cách
coi. cách ly bằng rào chắn. chắn. ly bằng rào chắn.
Câu 38: Theo Quy trình An toàn điện quy định cấp có thẩm quyền là:
1. Giám đốc, Phó giám đốc Công ty/Trung tâm, Chi nhánh/Khu vực có con dấu pháp nhân hoặc
người được ủy quyền/giao nhiệm vụ (theo phân cấp quản lý vận hành hoặc phân công công
việc).
2. Giám đốc, Phó Giám đốc Công ty QLVH thiết bị.
3. Giám đốc, Phó Giám đốc của đơn vị thao tác thiết bị.
4. Giám đốc, Phó Giám đốc của đơn vị điều độ lưới điện.
Câu 39: Theo Quy trình An toàn điện trong các đối tượng phải huấn luyện, xếp
bậc và cấp thẻ an toàn điện thì đối tượng nào không đúng?
1. Cán bộ quản lý kỹ thuật liên quan trực tiếp đến an toàn điện trong sản xuất, vận hành, sửa
chữa, thí nghiệm.
2. Trưởng, phó phòng (bộ phận) thanh tra, quản lý xây dựng, quản lý dự án có tham gia hiện
trường.
3. Người tham gia thực hiện PCT/LCT, Nhân viên vận hành, Nhân viên lái xe chuyên dùng phục
vụ công tác điện.
4. Người vận hành, thí nghiệm, kiểm định, xây dựng, sửa chữa ĐD hoặc thiết bị điện, bao gồm
cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo đếm điện năng.
Câu 40: Theo Quy trình An toàn điện trong các đối tượng không bắt buộc phải cấp
thẻ an toàn điện nhưng phải được bồi huấn QTATĐ, gồm:
1. Cán bộ quản lý kỹ thuật liên quan trực tiếp đến an toàn điện trong sản xuất, vận hành, sửa
chữa, thí nghiệm.
2. CBCNV quản lý kỹ thuật không liên quan, không sản xuất trực tiếp đến an toàn điện trong
sản xuất, vận hành, sửa chữa, thí nghiệm. CBCNV làm công tác hỗ trợ việc thi công, giám sát,
khảo sát công trình điện lực.
3. Người tham gia thực hiện PCT/LCT, Nhân viên vận hành, Nhân viên lái xe chuyên dùng phục
vụ công tác điện.
4. Người vận hành, thí nghiệm, kiểm định, xây dựng, sửa chữa ĐD hoặc thiết bị điện, bao gồm
cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo đếm điện năng.
Câu 41: Theo Quy trình An toàn điện thì thời gian huấn luyện và kiểm tra QTATĐ
cho các đối tượng phải huấn luyện, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện theo quy định của pháp
luật như thế nào?
1. Phải được huấn luyện, kiểm tra QTATĐ này mỗi năm 02 lần.
2. Phải được huấn luyện, kiểm tra QTATĐ này hai năm 01 lần.
3. Phải được huấn luyện, kiểm tra QTATĐ này mỗi năm 01 lần.
4. Phải được huấn luyện, kiểm tra QTATĐ này mỗi quý 01 lần.
Câu 42: Theo Quy trình An toàn điện thì khi ghi chữ công tơ trong TBA, điều
nào sau đây không đúng quy định:
1. Khi ghi chữ 2. Chỉ được đọc bằng mắt 3. Không được vào 4. Được phép vào buồng
công tơ phải và ghi số. Không được đụng TBA ghi chữ công tơ cao áp và những nơi có
thực hiện theo chạm đến thiết bị khác và khi trạm đang vận hành bộ phận dẫn điện trên cao
LCT. phải ghi sổ nhật ký. trong mọi trường hợp. hoặc che kín.
Câu 43: Theo Quy trình An toàn điện quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân đối
với các tổ chức, cá nhân khi đến làm việc ở công trình và thiết bị thuộc quyền quản lý của
EVN như thế nào?
1. Phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định của đơn vị thi công
công trình, thiết bị.
2. Phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định của đơn vị quản lý công
trình, thiết bị.
3. Phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định của pháp luật về
ATVSLĐ.
4. Phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định của ĐVCT.
Câu 44: Trong mẫu PCT của EVN tại mục “1.7. Điều kiện an toàn điện để tiến hành
công việc” cách ghi thế nào?
1. Ghi rõ cắt điện một phần hay hoàn toàn thiết bị, đường dây, đoạn đường dây để đảm bảo an
toàn điện khi tiến hành công việc;
2. Ghi rõ đóng, đặt tiếp đất ở đâu? Treo biển gì, chỗ nào?
3. Ghi rõ (số hiệu) các thiết bị đã được cắt điện (mà tại đó có khả năng đưa điện tới nơi làm việc
của ĐVCT);
4. Ghi theo “Biên bản khảo sát hiện trường” hoặc ghi yêu cầu để đảm bảo an toàn điện cho
ĐVCT làm việc: Cắt hết điện khu vực nào? Đóng, đặt tiếp đất ở đâu? Hoặc ghi không cắt điện.
Câu 45: Trong mẫu PCT của EVN tại mục ghi “Cảnh báo, chỉ dẫn cần thiết:” ghi
những nội dung gì?
1. Ghi tất cả những BPAT về điện và cơ học do ĐVQLVH đã thực hiện có liên quan đến khu vực
làm việc của ĐVCT;
2. Ghi những cảnh báo cho ĐVCT biết tại vị trí làm việc còn có những nguy cơ mất an toàn khác
(như các ngăn lộ, má CD, MC…đường dây khác đang mang điện; các cảnh báo giao thông, khu
đông người, các vị trí nguy hiểm cơ học khác…)
3. Ghi những yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ an toàn, BHLĐ cần thiết mà ĐVCT phải có để
thực hiện công việc
4. Không ghi gì ;
Câu 46: Theo Quy trình An toàn điện quy định về phối hợp vận hành đối với trạm
điện không người trực như thế nào?:
1. Cấp điều độ có quyền kiểm tra có trách nhiệm xây dựng và thống nhất quy trình phối hợp vận
hành trạm điện KNT để hướng dẫn nhân viên vận hành trong thao tác và xử lý sự cố.
2. ĐVQLVH có trách nhiệm xây dựng và thống nhất quy trình phối hợp vận hành trạm điện
KNT để hướng dẫn nhân viên vận hành trong thao tác và xử lý sự cố.
3. ĐVQLVH và cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm xây dựng và thống nhất quy
trình phối hợp vận hành trạm điện KNT để hướng dẫn nhân viên vận hành trong thao tác và xử lý
sự cố.
4. ĐVQLVH và cấp điều độ có quyền nắm thông tin có trách nhiệm xây dựng và thống nhất quy
trình phối hợp vận hành trạm điện KNT để hướng dẫn nhân viên vận hành trong thao tác và xử lý
sự cố.
Câu 47: Theo Quy trình An toàn điện thì thao tác trong trường hợp thời tiết xấu
điều cấm nào đúng?
1. Cấm đóng, cắt 2. Không cho phép thao tác tại 3. Cấm đóng, cắt 4. Cấm đóng, cắt
điện bằng khóa điều chỗ thiết bị đóng cắt ngoài trời điện bằng bằng bất điện bằng nguồn điều
khiển máy cắt điện. trong điều kiện thời tiết xấu kỳ cách thức nào khiển thao tác từ xa.
(mưa tạo thành dòng chảy trên
thiết bị điện, giông sét, ngập lụt,
gió từ cấp 06 trở lên).
Câu 48: Theo Quy trình An toàn điện, trong chế độ bình thường, các thao tác ở thiết
bị điện cao áp phải thực hiện theo quy định nào?
1. Theo Thông tư Quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công
Thương.
2. Theo Thông tư Quy định quy trình Xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công
Thương.
3. Theo Thông tư Quy định quy trình Điều độ trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công
Thương.
4. Theo Thông tư Quy định quy phạm trang bị điện của Bộ Công Thương.
Câu 49: Theo Quy trình An toàn điện, trong chế độ sự cố, các thao tác khôi phục
đường dây, thiết bị sau sựu cố ở thiết bị điện cao áp phải thực hiện theo quy định nào?
1. Theo Thông tư Quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công
Thương.
2. Theo Thông tư Quy định quy trình Xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công
Thương.
3. Theo Thông tư Quy định quy trình Điều độ trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công
Thương.
4. Theo Thông tư Quy định quy phạm trang bị điện của Bộ Công Thương.
Câu 50: Theo Quy trình An toàn điện, việc đóng, cắt trên cột bằng sào cách điện
được phép thực hiện theo điều kiện nào?
1. Khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất của các thiết bị này đến người thao tác không nhỏ
hơn 2,0m, người thao tác phải mang găng tay cách điện và đi ủng cách điện.
2. Khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất của các thiết bị này đến người thao tác không nhỏ
hơn 3,0m, người thao tác phải mang găng tay cách điện.
3. Khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất của các thiết bị này đến người thao tác không nhỏ
hơn 4,0m, người thao tác phải mang găng tay cách điện và đứng trên sàn thao tác.
4. Khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất của các thiết bị này đến người thao tác không nhỏ
hơn 5,0m, người thao tác phải mang găng tay cách điện và đội mũ BHLĐ.
Câu 51: Theo Quy trình An toàn điện, thao tác tại chỗ, kéo ra/đưa vào vị trí vận
hành thiết bị đóng cắt cao áp phải mang trang bị, DCAT nào?
1. Đi ủng cách điện cao áp hoặc mang găng tay cách điện cao áp và đứng trên ghế/thảm cách
điện phù hợp với cấp điện áp.
2. Găng tay cách điện cao áp và đi ủng cách điện cao áp hoặc mang găng tay cách điện cao áp và
đứng trên ghế gỗ khô.
3. Găng tay cách điện cao áp và đi ủng cách điện cao áp hoặc mang găng tay cách điện cao áp và
đứng trên ghế/thảm cách điện phù hợp với cấp điện áp.
4. Găng tay cách điện cao áp và đi ủng cách điện cao áp hoặc mang găng tay cách điện cao áp và
dùng sào thao tác phù hợp với cấp điện áp.
Câu 52: Theo Quy trình An toàn điện, quy định nguyên tắc khi cắt điện để làm công
việc thì phần thiết bị tiến hành công việc phải được nhìn thấy rõ đã cách ly khỏi các phần
có điện từ mọi phía bằng cách:
1. Cắt máy cắt hợp bộ, 2. Phải nhìn thấy được khoảng hở 3. Cắt DCL có bộ 4. Cắt cả các
kéo máy cắt hợp bộ ra của thiết bị đóng cắt (trừ trạm điện điều khiển từ xa. máy cắt trước và
vị trí thí nghiệm/sửa kiểu kín) hoặc tạo khoảng hở như: Phải nhìn thấy sau thiết bị sẽ
chữa; tháo cầu chì; kéo máy cắt hợp bộ ra vị trí thí được khoảng hở tiến hành công
tháo đầu cáp; tháo lèo nghiệm/sửa chữa; tháo cầu chì; tháo của DCL việc
dây dẫn. đầu cáp; tháo lèo dây dẫn.
Câu 53: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khi cắt điện để làm công việc thì
phần thiết bị tiến hành công việc, để đảm bảo an toàn khi các nguồn khác xông tới nơi làm
việc cần:
1. Đối với những 2. Đối với những 3. Đối với những máy phát điện 4. Không cho đấu
máy phát điện của máy phát điện khác khác khi hoạt động phải tách riêng chung máy phát
khách hàng phải khi hoạt động phải rẽ, hoàn toàn độc lập (kể cả phần khách hàng vào lưới
cắt điện, không để tách riêng rẽ, hoàn trung tính) với phần thiết bị đang kể cả trường hợp có
phát lên lưới. toàn độc lập các pha. có người làm việc. CD đảo chiều.
Câu 54: Theo Quy trình An toàn điện, quy định sau khi cắt điện để xác nhận thiết bị
điện không còn điện phải:
1. Căn cứ tín hiệu 2. Dùng thiết bị thử điện chuyên dùng phù hợp 3. Kiểm tra bằng 4. Cả 3
đèn, rơ le, đồng hồ với điện áp danh định của thiết bị điện cần thử, mắt đầu vào và đáp án
để xác nhận thiết bị như bút thử điện, còi thử điện; phải thử ở tất cả đầu ra của thiết đều sai.
điện không còn điện. các pha và các phía vào, ra của thiết bị điện. bị đã cắt.
Câu 54: Theo Quy trình An toàn điện thì điều nào không đúng trong quy định thao
tác xa dao tiếp địa?
1. Mạch khoá liên động của dao tiếp địa (mạch logic giữa dao tiếp địa với dao cách ly và điện áp)
đã được thí nghiệm, nghiệm thu và đưa vào vận hành.
2. Phải xác định được ĐD hoặc thiết bị điện đã mất điện căn cứ thông số điện áp hoặc xác nhận
của Nhân viên vận hành có mặt tại trạm điện, nhà máy điện.
3, Phải xác định được trạng thái tại chỗ máy cắt, dao cách ly liên quan đã mở hoàn toàn và thử
hết điện tại chỗ bằng bút thử điện phù hợp với điện áp
4. Phải xác định được trạng thái tại chỗ máy cắt, dao cách ly liên quan đã mở hoàn toàn thông
qua xác nhận của Nhân viên vận hành tại nơi đặt thiết bị đóng cắt hoặc camera giám sát vận
hành.
Câu 55: Theo Quy trình An toàn điện, quy định việc đặt tiếp đất khi làm việc trên
đoạn đường dây trục có nhánh rẽ mà không cắt được dao cách ly là:
1. Mỗi nhánh phải làm 2. Tách lèo đấu dây 3. Không phải đặt tiếp đất ở đầu 4. Cả 3 đáp
một bộ tiếp đất ở đầu ở các đầu nhánh. nhánh do đã có tiếp đất trên đường án đều sai.
nhánh. trục.
Câu 56: Theo Quy trình An toàn điện, quy định việc đặt tiếp đất khi làm việc trên
đường dây bọc nếu tại vị trí công tác không có đấu nối hoặc đấu nối bảo đảm kín (cách
điện)mà không tháo rời dây dẫn là:
1. Phải làm tiếp đất ở 2. Phải bóc cách điện 3. Không 4. Phải đặt tiếp đất ở các điểm
đầu khoảng dây bọc (áp dây bọc để đấu tiếp đất cần đặt tiếp nối dây dẫn liền kề và vị trí tiếp
tô mát hoặc đầu cáp ở hai đầu khoảng dây đất vì là dây đất phải được xác định ngay từ
xuất tuyến…). theo quy định. bọc. khi khảo sát.
Câu 57: Theo Quy trình An toàn điện, quy định nguyên tắc đặt tiếp đất khi làm việc
trên đường dây hạ áp là:
1. Cho phép làm 2. Cho phép làm 3. Nối đất tại 4. Trong mọi trường hợp, không cho phép
tiếp đất bằng cách tiếp đất 1pha khi các pha đầu làm tiếp đất bằng cách chập cả 3 pha với
chập cả 3 pha với chỉ làm việc trên nguồn (aptomat dây trung tính và nối với đất mà phải nối
dây trung tính. pha đó. tổng, nhánh). đất bằng bộ tiếp đất di động đúng quy cách.
Câu 58: Theo Quy trình An toàn điện, quy định trường hợp thay dây, nối dây hoặc
tháo rời dây dẫn phải nối đất như thế nào?
1. Cho phép làm 2. Cho phép làm 3. Mọi đoạn ĐD 4. Trong mọi trường hợp, không cho
tiếp đất bằng cách tiếp đất 1pha khi tách rời phải có ít phép làm tiếp đất bằng cách chập cả 3
chập cả 3 pha với chỉ làm việc trên nhất một điểm nối pha với dây trung tính và nối với đất mà
dây trung tính. pha đó. đất các pha phải nối đất bằng bộ tiếp đất di động
đúng quy cách.
Câu 59: Theo Quy trình An toàn điện, quy định quy cách đặt tiếp đất khi làm việc
trên đường dây hạ áp là:
1. Cho phép làm 2. Cho phép làm 3. Cho phép làm tiếp 4. Trong mọi trường hợp, không cho
tiếp đất bằng cách tiếp đất 1pha khi đất bằng cách chập cả phép làm tiếp đất bằng cách chập cả
chập cả 3 pha với chỉ làm việc trên 3 pha với dây trung 3 pha với dây trung tính và nối với
dây trung tính. pha đó. tính và nối với đất. đất mà phải nối đất bằng bộ tiếp đất
di động đúng quy cách.
Câu 60: Theo Quy trình An toàn điện, việc cấp PCT khi làm việc được triển khai từ
lúc viết phiếu như thế nào?
1. PCT được lập thành 02 bản, do Người cấp phiếu trực tiếp ký và giao cho Người cho phép và
Người CHTT mỗi người 1 bản mang đến hiện trường để làm thủ tục cho phép làm việc.
2. PCT được lập thành 02 bản, do Người cấp phiếu trực tiếp ký và giao cho Người CHTT mang
đến hiện trường để làm thủ tục cho phép làm việc.
3. PCT được lập thành 02 bản, do Người cấp phiếu trực tiếp ký và giao cho Người GSATĐ mang
đến hiện trường để làm thủ tục cho phép làm việc.
4. PCT được lập thành 02 bản, do Người cấp phiếu trực tiếp ký và giao cho Người LĐCV mang
đến hiện trường để làm thủ tục cho phép làm việc.
Câu 61: Theo Quy trình An toàn điện thì thủ tục nhận và bắt đầu triển khai PCT từ
Người cấp phiếu là:
1. Người CHTT nhận PCT từ Người cấp phiếu, kiểm tra BPAT và cùng Người cho phép làm thủ
tục cho phép ĐVCT vào làm việc tại hiện trường.
2. Nhân viên Trực vận hành nhận PCT từ Người cấp phiếu, kiểm tra BPAT và làm thủ tục cho
phép ĐVCT vào làm việc tại hiện trường.
3. Người cho phép nhận PCT từ Người cấp phiếu, kiểm tra và thực hiện (nếu được giao) các
BPAT và làm thủ tục cho phép ĐVCT vào làm việc tại hiện trường.
4. Người GSATĐ nhận PCT từ Người cấp phiếu, kiểm tra BPAT và cùng Người cho phép làm
thủ tục cho phép ĐVCT vào làm việc tại hiện trường.
Câu 62: Theo Quy trình An toàn điện, việc tiếp nhận lại PCT và nơi làm việc (sau
khi hoàn thành công việc) được thực hiện như thế nào?
1. Do Người CHTT bàn giao cho Điều độ hoặc Nhân viên Trực vận hành (tùy theo phân cấp
quyền điều khiển) sau khi ĐVCT làm xong công việc; người, dụng cụ, các BPAT đã rút hết.
2. Người CHTT bàn giao nơi làm việc cho Người cho phép sau khi ĐVCT làm xong công việc;
người, dụng cụ, các BPAT đã rút hết.
3. Do Người CHTT bàn giao cho lãnh đạo ĐVQLCH sau khi ĐVCT làm xong công việc; người,
dụng cụ, các BPAT đã rút hết.
4. Do Người CHTT bàn giao cho Người LĐCV để người này kiểm tra và giao cho Người cho
phép sau khi ĐVCT làm xong công việc; người, dụng cụ, các BPAT đã rút hết.
Câu 63: Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiện phối hợp của Người CHTT
là:
1. Phối hợp với các cấp điều độ để cắt điện đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn cho
Nhân viên ĐVCT. Phối hợp với Người cảnh giới để đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn
cho cộng đồng.
2. Phối hợp với Người LĐCV, Người cấp phiếu, NCP, Người GSATĐ để đảm bảo công tác an
toàn và gìn giữ an toàn cho Nhân viên ĐVCT.
3. Phối hợp với Người cấp phiếu, NCP, Người GSATĐ để đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ
an toàn cho Nhân viên ĐVCT. Phối hợp với Người cảnh giới để đảm bảo công tác an toàn và gìn
giữ an toàn cho cộng đồng.
4. Phối hợp với Người cấp phiếu, NCP, Người GSATĐ để đảm bảo công tác an toàn an toàn và
gìn giữ an toàn cho cộng đồng.
Câu 64: Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiện kiểm tra của Người CHTT
trong việc
1. Kiểm tra, tiếp nhận biện pháp an toàn do ĐVQLVH bàn giao và ĐVCT thực hiện; Kiểm tra
chất lượng của các DCLV, DCAT, thời hạn thử nghiệm cho phép sử dụng.
2. Kiểm tra, tiếp nhận biện pháp an toàn do ĐVCT thực hiện; Kiểm tra chất lượng của các
DCLV, DCAT, thời hạn thử nghiệm cho phép sử dụng.
3. Kiểm tra, tiếp nhận biện pháp an toàn do Người cho phép bàn giao và ĐVCT thực hiện; Kiểm
tra chất lượng Phương án TCTC và BPAT.
4. Kiểm tra, tiếp nhận biện pháp an toàn do Người cho phép bàn giao và ĐVCT thực hiện; Kiểm
tra chất lượng của các DCLV, DCAT, thời hạn thử nghiệm cho phép sử dụng.
Câu 65: Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiện của Người CHTT đối với nhân
viên ĐVCT trong việc chuẩn bị trước khi tiến hành công việc bao gồm những nội dung gì?
1. Kiểm tra biện 2. Kiểm tra sơ bộ tình hình sức khỏe, thể trạng 3. Kiểm tra 4. Kiểm tra
pháp an toàn trong của Nhân viên ĐVCT. Khi xét thấy sẽ có khó PTT và dụng lại Phương án
PCT và trong TIên khăn cho Nhân viên ĐVCT thực hiện công việc cụ, trang bị tổ chức thi
bản khảo sát hiện một cách bình thường thì không được để Nhân an toàn phục công và biện
trường. viên đó tham gia vào công việc. vụ thao tác. pháp an toàn.
Câu 66: Theo Quy trình An toàn điện thì khoảng cách an toàn đối với lưới điện hạ
áp là:
1. Khoảng cách là 0,3 m đối với thiết bị không bọc cách điện hoặc điểm hở.
2. Khoảng cách là 0,5 m đối với thiết bị không bọc cách điện hoặc điểm hở
3. Khoảng cách là 0,4 m đối với thiết bị không bọc cách điện hoặc điểm hở
4. Khoảng cách là 0,2 m đối với thiết bị không bọc cách điện hoặc điểm hở
Câu 67: Theo Quy trình An toàn điện, tại hiện trường phải có mặt những chức danh
nào để thực hiện thủ tục cho phép làm việc?
1. Người cấp PCT, 2. Người cho phép, 3. Người cho phép, 4. Người cho phép, Người
Người CHTT và Người CHTT và Người Người CHTT và LĐCV (nếu có), Người
Người cho phép. GSATĐ (nếu có). Người LĐCV. CHTT tiếp và Người
GSATĐ (nếu có).
Câu 68: Theo Quy trình An toàn điện quy định về nối đất khi thử nghiệm cáp
ngầm (thử cao áp, đo cách điện, thử thông mạch,...) như thế nào?
1. Không cho phép tháo nối đất hai đầu trong quá trình thử nghiệm đầu cáp.
2. Cho phép tháo nối đất hai đầu nhưng phải treo biển “Chú ý! Có điện nguy hiểm”.
3. Cho phép tháo nối đất một đầu nhưng phải cử người giám sát ở đầu cáp còn lại.
4. Cho phép tháo nối đất hai đầu nhưng phải cử người giám sát ở đầu cáp còn lại.
Câu 69: Theo Quy trình An toàn điện quy định nguyên tắc về nối đất khi làm việc
trên đường cáp điện lực như thế nào?
1. Phải đặt nối đất hai đầu của đường cáp tiến hành công việc. Trường hợp làm việc tại một đầu
cáp mà theo yêu cầu công việc không thể nối đất được tại đầu cáp này thì phải có nối đất ở đầu
cáp còn lại.
2. Phải đặt nối đất hai đầu của đường cáp tiến hành công việc. Trường hợp làm việc tại một đầu
cáp mà theo yêu cầu công việc không thể nối đất được tại đầu cáp này thì phải ngừng tiến hành
công việc.
3. Trường hợp làm việc tại một đầu cáp mà theo yêu cầu công việc không thể nối đất được tại
đầu cáp này thì phải có nối đất ở đầu cáp còn lại.
4. Phải đặt nối đất hai đầu của đường cáp tiến hành công việc. Trường hợp làm việc tại một đầu
cáp mà theo yêu cầu công việc không thể nối đất được tại đầu cáp này thì phải tháo đầu cáp còn
lại.
Câu 70: Theo Quy trình An toàn điện quy định trong trường hợp làm việc trên các
đường cáp vặn xoắn hoặc dây bọc hạ áp, vị trí đặt nối đất được quy định như thế nào?
1. Thực hiện nối đất tại điểm hở như hộp aptomat đầu nguồn, hộp phân dây, ghíp nối, đầu chờ
nối đất.
1. Trong trường hợp không thực hiện được nối đất các đường cáp vặn xoắn thì không thi công
nữa.
2. ĐVQLVH phải tăng cường giám sát tại nơi làm việc.
3. Phải thực hiện các BPAT của ĐVCT xây dựng theo quy trình đảm bảo an toàn riêng được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
Câu 71: Theo Quy trình An toàn điện quy định trong trường hợp làm việc trên các
đường cáp vặn xoắn nhưng không thực hiện được nối đất thì xử lý như thế nào?
4. Phải coi những công việc là công tác hotline (ĐVCT phải thực hiện theo quy trình đảm bảo an
toàn riêng được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
5. Trong trường hợp không thực hiện được nối đất các đường cáp vặn xoắn thì không thi công
nữa.
6. ĐVQLVH phải tăng cường giám sát tại nơi làm việc.
7. Phải thực hiện các BPAT của ĐVCT xây dựng theo quy trình đảm bảo an toàn riêng được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
Câu 72: Theo Quy trình An toàn điện, trường hợp nào Người CHTT được giữ lại
PCT khi nghỉ hết ngày làm việc?
1. Không cho 2. Làm việc trên đường dây, nơi làm việc 3. Làm việc 4. Làm việc trên máy
phép giữ lại PCT ở quá xa nơi trực vận hành và được sự trong TBA phát hoặc máy bù
trong mọi trường thống nhất từ trước giữa ĐVLCV với nhiều ngày đồng bộ nhiều ngày
hợp. ĐVQLVH. liên tục. liên tục.
Câu 73: Theo Quy trình An toàn điện, quy định thành phần khảo sát hiện trường để
tiến hành lập phương án là:
1. ĐVLCV; và đơn vị 2. ĐVLCV; các ĐVQLVH 3. ĐVLCV; và đơn vị điều độ hoặc 4. Cả 3
điều độ (khi có yêu có liên quan và đơn vị điều Trực vận hành lưới điện theo phân đáp án
cầu của ĐVQLVH). độ (nếu cần). cấp quyền điều khiển thiết bị. đều sai.
Câu 74: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về người của ĐVCT tham gia khảo
sát hiện trường là:
1. Phải là những người sẽ được cử làm Người cấp PCT, Người CHTT, và người GSATĐ.
2. Phải là những người sẽ được cử làm Người CHTT, Người cho phép và người GSATĐ.
3. Phải là những người sẽ được cử làm Người CHTT hoặc Người GSATĐ (nếu có) của ĐVCT.
4. Phải là những người sẽ được cử làm Người cấp PCT và Người LĐCV.
Câu 75: Theo Quy trình An toàn điện, quy định những công việc phải lập BPAT
điện trong Phương án thi công là:
1. Phải là những người sẽ được cử làm Người cấp PCT, Người CHTT, và người GSATĐ.
2. Phải là những người sẽ được cử làm Người CHTT, Người cho phép và người GSATĐ.
3. Những công việc phải khảo sát hiện trường công tác.
4. Phải là những người sẽ được cử làm Người cấp PCT và Người LĐCV.
Câu 76: Theo Quy trình An toàn điện, quy định những công việc phải khảo sát hiện
trường là:
1. Những công việc đột xuất và hiện trường công tác có yếu tố nguy hiểm, có thể gây tai nạn cho
người tham gia thực hiện công việc hoặc cho cộng đồng.
2. Công việc được thực hiện theo kế hoạch và hiện trường công tác có yếu tố nguy hiểm về điện.
3. Công việc được thực hiện theo kế hoạch và hiện trường công tác có yếu tố nguy hiểm về cơ
học.
4. Công việc được thực hiện theo kế hoạch và hiện trường công tác có yếu tố nguy hiểm, có thể
gây tai nạn cho người tham gia thực hiện công việc hoặc cho cộng đồng.
Câu 77: Theo Quy trình An toàn điện, quy định trường hợp không khảo sát hiện
trường và sử dụng kết quả đánh giá rủi ro là:
1. Công việc đã được khảo sát hiện trường đánh giá rủi ro từ trước, hiện trường không thay đổi,
các yếu tố nguy hiểm về ATĐ của khu vực cần làm việc mà các bên đều biết rõ
2. Công việc đã được khảo sát hiện trường đánh giá rủi ro từ trước, hiện trường hiện trường công
tác có yếu tố nguy hiểm, có thể gây tai nạn
3. Công việc không thay đổi, các yếu tố nguy hiểm về ATĐ ít của khu vực cần làm việc mà các
bên đều biết rõ
4. Công việc đã được khảo sát hiện trường đánh giá rủi ro từ trước, hiện trường không thay đổi,
các yếu tố nguy hiểm về cơ học của khu vực cần làm việc mà các bên đều biết rõ
Câu 78: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về việc ĐVCT gửi Giấy đăng ký
công tác đến ĐVQLVH như thế nào?
1. Phải gửi đến từng ĐVQLVH liên quan để các đơn vị này lập kế hoạch đăng ký cắt điện, viết
PCT, Giấy phối hợp cho phép, LCT.
2. Gửi đến ĐVQLVH cấp PCT để đơn vị này lập kế hoạch đăng ký cắt điện, viết PCT, LCT và
thông báo đến các ĐVQLVH liên quan.
3. Gửi đến đơn vị Điều độ để đơn vị này chỉ huy chung việc thực hiện các BPAT đối với từng
ĐVQLVH liên quan.
4. Phải gửi đến lãnh đạo Công ty Điện lực để chỉ đạo chung việc thực hiện các BPAT đối với
từng ĐVQLVH liên quan.
Câu 79: Theo Quy trình An toàn điện, khi công tác trong TBA, điều kiện (về tổ
chức) để mở cửa lưới vào kiểm tra thiết bị đang vận hành là:
1. Phải có hai người có bậc an toàn điện từ bậc 3 trở lên.
2. Do người có bậc 3 an toàn điện trở lên thực hiện.
3. Bắt buộc phải có hai người có bậc an toàn điện từ bậc 4 trở lên.
4. Phải có hai người, người giám sát phải có bậc an toàn điện từ bậc 3 trở lên, người kiểm tra từ
bậc 2 trở lên.
Câu 80: Theo Quy trình An toàn điện, khi mở cửa lưới vào kiểm tra thiết bị đang
vận hành các TBA cần thực hiện BPKTAT gì?
1. Quan sát kỹ phần mang điện để đảm bảo khoảng cách an toàn. Khi có giông sét không được
kiểm tra các trạm ngoài trời.
2. Quan sát kỹ phần mang điện để đảm bảo khoảng cách an toàn. Khi có giông sét được kiểm tra
các trạm ngoài trời nhưng không được thao tác.
3. Khi có giông sét không được kiểm tra các trạm ngoài trời. Chú ý quan sát kỹ phần mang điện
cao áp.
4. Quan sát kỹ phần mang điện để đảm bảo khoảng cách an toàn. Khi có giông sét không được
kiểm tra các trạm trong nhà.
Câu 81: Theo Quy trình An toàn điện đối với cấp điện áp nào cho phép làm việc
sau khi cắt điện không cần thực hiện việc đặt nối đất khi đã thỏa mãn các điều kiện về cách
ly, quan sát và cảm ứng?
1. Với điện áp từ 10 kV trở xuống.
2. Với điện áp từ 35 kV trở xuống.
3. Với điện áp từ 15 kV trở xuống.
4. Với điện áp từ 22 kV trở xuống.
Câu 82: Theo Quy trình An toàn điện, quy định điều kiện về khoảng cách dây dẫn
khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng đi chung cột với đường dây đang vận hành
là:
1. Khoảng cách nhỏ nhất giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch không nhỏ hơn 3,0 mét; 4,0
mét; 5,0 mét tương ứng với cấp điện áp: Đến 35kV; 110kV; 220kV.
2. Khoảng cách nhỏ nhất giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch không nhỏ hơn 3,0 mét; 4,0
mét; 6,0 mét tương ứng với cấp điện áp: Đến 35kV; 110kV; 220kV.
3 Khoảng cách nhỏ nhất giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch không nhỏ hơn 2,0 mét; 4,0
mét; 6,0 mét tương ứng với cấp điện áp: Đến 35kV; 110kV; 220kV.
4. Khoảng cách nhỏ nhất giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch không nhỏ hơn 2,0 mét; 3,0
mét; 4,0 mét tương ứng với cấp điện áp: Đến 35kV; 110kV; 220kV.
Câu 83: Theo Quy trình An toàn điện cho phép làm việc sau khi cắt điện không
cần thực hiện việc đặt nối đất phải thỏa mãn đồng thời các yêu cầu sau:
1. Thiết bị có cấu trúc gọn, quan sát toàn bộ dễ dàng; Có thể cách ly hoàn toàn khỏi hệ thống
điện mà đứng tại chỗ nhìn thấy rõ, chắc chắn không có khả năng đóng nhầm điện; Được sự cho
phép của cấp có thẩm quyền.
2. Thiết bị có cấu trúc gọn, quan sát toàn bộ dễ dàng; Có thể cách ly hoàn toàn khỏi hệ thống
điện mà đứng tại chỗ nhìn thấy rõ, chắc chắn không có hiện tượng mưa giông; Được sự cho phép
của cấp có thẩm quyền.
3. Thiết bị có cấu trúc gọn, quan sát toàn bộ dễ dàng; Có thể cách ly hoàn toàn khỏi hệ thống
điện mà đứng tại chỗ nhìn thấy rõ, chắc chắn không có hiện tượng cảm ứng, rò điện; Được sự
cho phép của cấp có thẩm quyền.
4. Thiết bị có cấu trúc gọn, quan sát toàn bộ dễ dàng; Có thể cách ly hoàn toàn khỏi hệ thống
điện bằng các thiết bị đóng cắt, chắc chắn không có hiện tượng cảm ứng, rò điện; Được sự cho
phép của cấp có thẩm quyền.
Câu 84: Theo Quy trình An toàn điện quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân và
dụng cụ an toàn khi lắp/tháo nối đất di động như thế nào?
1. Người lắp/tháo phải dùng sào và ủng cách điện.
2. Người lắp/tháo phải đứng trên thảm cách điện.
3. Người lắp/tháo phải dùng sào và đứng trên ghế cách điện.
4. Người lắp/tháo nối đất cao áp phải dùng sào và găng cách điện. Đặt và tháo nối đất di động tại
lưới hạ áp phải đeo găng tay cách điện hạ áp.
Câu 85: Theo Quy trình An toàn điện thì tổ chức lắp đặt tiếp đất di động là:
1. Phải có 03 người, hai người trên cột, một người dưới đất. Đấu dây tiếp đất lên dây dẫn sau đó
bắt chặt đầu dây còn lại vào thân cột.
2. Phải có 02 người, một người trên cột, một người dưới đất. Dùng kìm đấu dây tiếp đất lên dây
dẫn sau đó bắt chặt đầu dây còn lại vào thân cột.
3. Phải có 02 người, trong đó một người giám stá phải có bâc an toàn điện  4, một người thực
hiện phải có có bậc an toàn điện  3.
4. Cả 03 đáp án đều đúng.
Câu 86: Theo Quy trình An toàn điện thì trình tự lắp đặt bộ tiếp đất di động là:
1. Phải có 03 người, hai người trên cột, một người dưới đất. Đấu dây tiếp đất lên dây dẫn sau đó
bắt chặt đầu dây còn lại vào thân cột.
2. Phải có 02 người, một người trên cột, một người dưới đất. Dùng kìm đấu dây tiếp đất lên dây
dẫn sau đó bắt chặt đầu dây còn lại vào thân cột.
3. Trước hết thử hết điện, sau đó đấu đầu dây tiếp đất với đất trước, sau đó phải dùng sào và
găng cách điện để bắt đầu dây nối đất lên thiết bị, dây dẫn .
4. Cả 03 đáp án đều đúng.
Câu 87: Theo Quy trình An toàn điện quy định về nối đất khi có nhiều ĐVCT
trong cùng một phạm vi có cắt điện như thế nào?
1. Mỗi ĐVCT vẫn phải làm nối đất độc lập cho ĐVCT của mình.
2. Có thể phối hợp việc đặt nnối đất giữa các ĐVCT để tiết kiểm bộ nối đất và giảm thời gian
thực hiện lắp đặt các bộ nối đất.
3. Nếu làm việc trên đường dây thì mỗi ĐVCT phải làm nối đất độc lập cho ĐVCT của mình.
4. Nếu làm việc trong TBA thì mỗi ĐVCT phải làm nối đất độc lập cho ĐVCT của mình.
Câu 88: Theo Quy trình An toàn điện thì những công việc nào sau đây không cần
phải tổ chức khảo sát?
1. Trường hợp công việc đã được 2. Công việc đơn giản, 3. Công 4. Những
khảo sát hiện trường đánh giá rủi ro thực hiện trong thời việc làm công việc
từ trước, hiện trường không thay đổi, gian ngắn do ĐVQLVH trên lưới chỉ phải
các yếu tố nguy hiểm về ATĐ, các thực hiện. điện hạ thực hiện
bên đều biết rõ áp. theo LCT.
Câu 89: Theo Quy trình An toàn điện, những biển nào có thể được sơn trực tiếp
trên thiết bị, trên cột điện?
1. Các biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc”, Cấm vào! Điện cao áp nguy hiểm chết
người” “Cấm lại gần! Có điện nguy hiểm chết người”, “Chú ý! Phía trên có điện”.
2. Các biển “Cấm trèo! Điện cao áp nguy hiểm chết người”, “Cấm vào! Điện cao áp nguy hiểm
chết người”, “Cấm lại gần! Có điện nguy hiểm chết người”, “Có điện nguy hiểm”, “Chú ý! Phía
trên có điện”.
3. Các biển “Cấm trèo! Điện cao áp nguy hiểm chết người”, “Cấm đóng điện không đồng bộ”,
“Cấm lại gần! Có điện nguy hiểm chết người”, “Chú ý! Phía trên có điện”.
4. Các biển “Cấm trèo! Điện cao áp nguy hiểm chết người”, “Cấm vào! Điện cao áp nguy hiểm
chết người”, “ Cáp điện lực”, “Chú ý! Phía trên có điện”.
Câu 90: Theo Quy trình An toàn điện thì ĐVQLVH cấp PCT phải thực hiện nhiệm
vụ gì sau khi đã nhận được Giấy đăng ký công tác của ĐVLCV:
1. Lập kế hoạch đăng ký 2. Lập kế hoạch 3. Viết phương án tổ chức 4. Lập kế hoạch đăng
cắt điện, viết PCT, cấp đăng ký cắt điện, thi công và BPAT, viết ký cắt điện, cấp Giấy
Giấy phối hợp cho phép, viết PCT, LCT. PCT, cấp Giấy phối hợp phối hợp cho phép,
LCT. cho phép. lập PTT.
Câu 91: Theo Quy trình An toàn điện thì trong quá trình kiểm tra chất lượng sau
khi kết thúc công việc (chưa trả PCT), nếu phát hiện thấy có thiếu sót phải sửa chữa lại
ngay thì người CHTT phải:
1. Phân công nhân viên ĐVCT thực hiện sửa sai, không phải cấp Phiếu mới.
2. Phải cấp Phiếu mới và thực hiện theo đúng quy định về “Cho phép làm việc”.
3. Thực hiện theo đúng quy định về “Cho phép làm việc” như đối với một công việc mới, không
phải cấp Phiếu mới nhưng phải ghi thời gian bắt đầu, kết thúc việc làm thêm vào PCT.
4. Thực hiện theo đúng quy định về “Di chuyển nơi làm việc” , ghi thời gian bắt đầu, kết thúc
việc làm thêm vào PCT.
Câu 92: Theo Quy trình An toàn điện quy định về nhân viên mới như thế nào?
1. Trước khi giao 2. Phải qua 3. Phải được huấn luyện, kèm 4. Được phép
nhiệm vụ phải phải thời gian cặp sau đó phải được kiểm tra làm việc nhưng
kiểm tra thực hành kèm cặp bằng bài viết và vấn đáp trực phải có Người
công việc đạt yêu cầu mới được tiếp, đạt yêu cầu mới được giao giám sát, quản
giao nhiệm vụ. giao nhiệm nhiệm vụ. lý..
vụ.
Câu 93: Theo Quy trình An toàn điện quy định về chất liệu và quy cách của dây
nối đất lưu động như thế nào?
1. Dây nối đất là dây chuyên dùng, bằng đồng hoặc hợp kim nhiều sợi, mềm và có thể có lớp bọc
bảo vệ bằng nhựa trong.
2. Dây nối đất là dây đồng hoặc hợp kim mềm, nhiều sợi, tiết diện phải chịu được tác dụng lực
điện động và nhiệt..
3. Dây nối đất là dây chuyên dùng, bằng nhôm hoặc hợp kim nhiều sợi, mềm và có lớp bọc bảo
vệ.
4. Dây nối đất là dây chuyên dùng, bằng đồng trần hoặc hợp kim nhiều sợi, mềm. Nếu có lớp bọc
bảo vệ bên ngoài thì tốt.
Câu 94: Theo Quy trình An toàn điện việc công nhận kết quả huấn luyện, xếp bậc
và cấp thẻ an toàn điện thuộc trách nhiệm của ai?
Chủ tịch Hội đồng Giám đốc, Phó 3. Việc huấn luyện, xếp Trưởng phòng an
thi cấp Công ty Giám đốc cấp Điện bậc và cấp thẻ ATĐ theo toàn cấp Công ty
(hoặc đơn vị tương lực (hoặc đơn vị quy định của pháp luật (hoặc đơn vị tương
đương) tương đương) đương)
Câu 95: Theo Quy trình An toàn điện khi làm việc trên đường dây hạ áp đang có
điện, nếu trên cột có nhiều đường dây có điện áp khác nhau thì phải:
1. Có biển báo chỉ rõ điện áp từng đường dây. Phải xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc
thuộc TBA nào để làm đủ, đúng các biện pháp an toàn trước khi cho phép làm việc.
2. Có biển báo chỉ rõ điện áp từng đường dây. phải xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc
thuộc TBA nào. Phải coi tất cả các đường dây còn lại đang có điện.
3. Phải có cờ báo chỉ rõ điện áp từng đường dây. phải xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công
việc thuộc TBA nào để làm đủ, đúng các BPAT trước khi cho phép làm việc.
4. Phải kiểm tra bằng bút thử điện để xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc thuộc TBA
nào để làm đủ, đúng các BPAT trước khi cho phép làm việc.
Câu 96: Theo Quy trình An toàn điện quy định về tiết diện của dây nối đất lưu đông
như thế nào?
1. Tiết diện không được nhỏ hơn 16 mm2 đối với lưới điện phân phối, 25 mm2 đối với lưới điện
truyền tải.
2. Tiết diện không được nhỏ hơn 25 mm2 đối với lưới điện phân phối, 35 mm2 đối với lưới điện
truyền tải.
3. Tiết diện không được nhỏ hơn 16 mm2 đối với lưới điện phân phối, 35 mm2 đối với lưới điện
từ 110kV trở lên.
4. Tiết diện không được nhỏ hơn 10 mm2 đối với lưới điện phân phối, 16 mm2 đối với lưới điện
truyền tải.
Câu 97: Theo Quy trình An toàn điện quy định về dây nối đất chống điện áp cảm
ứng như thế nào?
1. Dây nối đất phải chịu được dòng điện do điện áp cảm ứng sinh ra, tiết diện không được nhỏ
hơn 16 mm2
2. Dây nối đất phải chịu được dòng điện do điện áp cảm ứng sinh ra, tiết diện không được nhỏ
hơn 25 mm2
3. Dây nối đất phải chịu được dòng điện do điện áp công nghiệp sinh ra, tiết diện không được
nhỏ hơn 10 mm2
4. Dây nối đất phải chịu được dòng điện do điện áp cảm ứng sinh ra, tiết diện không được nhỏ
hơn 10 mm2
Câu 98: Theo Quy trình An toàn điện quy định trách nhiệm đặt rào chắn tạm thời
thuộc bộ phận nào?
1. Rào chắn tạm thời do ĐVQLVH thiết lập.
2. Rào chắn tạm thời do ĐVLCV thiết lập.
3. Rào chắn tạm thời do ĐVCT thiết lập.
4. Rào chắn tạm thời do người CHTT thiết lập.
Câu 99: Theo Quy trình An toàn điện trong trường hợp rào chắn có khả năng chạm
vào phần mang điện được quy định như thế nào?
1. Khi làm việc gần khu vực có điện áp đến 10 kV, nếu rào chắn có khả năng chạm vào phần
mang điện thì phải sử dụng rào chắn bằng vật liệu cách điện phù hợp với cấp điện áp làm việc.
2. Khi làm việc gần khu vực có điện áp đến 22 kV, nếu rào chắn có khả năng chạm vào phần
mang điện thì phải sử dụng rào chắn bằng vật liệu cách điện phù hợp với cấp điện áp làm việc
3. Khi làm việc gần khu vực có điện áp đến 15 kV, nếu rào chắn có khả năng chạm vào phần
mang điện thì phải sử dụng rào chắn bằng vật liệu cách điện phù hợp với cấp điện áp làm việc
4. Khi làm việc gần khu vực có điện áp đến 35 kV, nếu rào chắn có khả năng chạm vào phần
mang điện thì phải sử dụng rào chắn bằng vật liệu cách điện phù hợp với cấp điện áp làm việc
Câu 100: Theo Quy trình An toàn điện khi thực hiện việc đặt rào chắn mà rào chắn
có khả năng chạm vào phần mang điện được quy định như thế nào?
1. Người đặt rào chắn phải đeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên ghế gỗ và thực
hiện dưới sự giám sát trực tiếp của người có bậc 5 an toàn điện.
2. Người đặt rào chắn phải đeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên tấm thảm cách
điện, người thực hiện phải có bậc 5 an toàn điện.
3. Người đặt rào chắn phải đeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên tấm thảm cách
điện và thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của người có bậc 5 an toàn điện.
4. Người đặt rào chắn phải đeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên tấm thảm cách
điện và thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của người có bậc 4 an toàn điện.
Câu 101: Theo Quy trình An toàn điện quy định việc treo cờ khi làm việc trên
đường dây chung cột một mạch còn điện như thế nào?
1. Đối với đường dây đi chung cột có cấp điện áp từ 35 kV trở lên phải đặt cờ báo hiệu “mầu
xanh” tại phía đường dây đã nối đất, cờ báo hiệu “mầu đỏ” phía đường dây có điện.
2. Đối với đường dây đi chung cột có cấp điện áp từ 220 kV trở lên phải đặt cờ báo hiệu “mầu
vàng” tại phía đường dây đã nối đất, cờ báo hiệu “mầu xanh” phía đường dây có điện.
3. Đối với đường dây đi chung cột có cấp điện áp từ 110 kV trở lên phải đặt cờ báo hiệu “mầu
vàng” tại phía đường dây đã cắt điện, cờ báo hiệu “mầu đỏ” phía đường dây đã nối đất,
4. Phải kiểm tra đúng tuyến ĐDK đã được cắt điện, đồng thời phải có đủ các loại biển báo an
toàn, cờ để treo ở các cột hai ĐDK đi chung.
Câu 102: Theo Quy trình An toàn điện quy định về thời gian công tác của PCT như
thế nào?
1. Do người cấp phiếu ghi nhưng không quá 15 ngày.
2. Do người cấp phiếu ghi nhưng không quá 60 ngày.
3. Do người cấp phiếu ghi nhưng không quá 10 ngày.
4. Do ĐVQLVH ghi nhưng không quá 30 ngày.
Câu 103: Theo Quy trình An toàn điện quy định về thời gian hiệu lực của PCT như
thế nào?
1. Thời gian hiệu lực của PCT do người cấp phiếu ghi nhưng không quá 15 ngày.
2. PCT có hiệu lực từ thời điểm Người chỉ huy trực ký tiếp nhận hiện trường nơi làm việc đến
thời điểm Người chỉ huy trực tiếp ký kết thúc công tác..
3. Thời gian hiệu lực của PCT do người cấp phiếu ghi nhưng không quá 60 ngày.
4. Thời gian hiệu lực của PCT do ĐVQLVH ghi nhưng không quá 30 ngày.
Câu 104: Theo Quy trình An toàn điện. đối với PCT thì những chức danh nào hằng
năm phải được huấn luyện, kiểm tra đạt yêu cầu và được phân công nhiệm vụ?
1. Người cấp PCT, người cảnh giới, người GSATĐ, người LĐCV, người CHTT.
2. Người ra LCT, người cho phép, người GSATĐ, người LĐCV, người CHTT.
3. Người cấp PCT, người cho phép, người GSATĐ, người LĐCV, người CHTT.
4. Người ra LCT, người thi hành lệnh, người GSATĐ, người LĐCV, người CHTT.
Câu 105: Theo Quy trình An toàn điện thì chức danh Người thi hành lệnh là;
1. Người thi hành lệnh là người thực hiện công việc theo ĐVCT.
2. Người thi hành lệnh là người thực hiện LCT bằng miệng.
3. Người thi hành lệnh là người thực hiện công việc theo LCT bằng giấy.
4. Người thi hành lệnh là người thực hiện công việc một mình.
Câu 106: Theo Quy trình An toàn điện quy định ngưới cấp PCT đối với công tác có
kế hoạch là:
1. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng kỹ thuật, Kinh doanh; Đội trưởng, Đội phó, Tổ
trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA. Trực ban vận hành (trong một số trường hợp).
2. Giám đốc/Phó giám đốc, Trưởng/Phó đơn vị/đội/tổ, Quản đốc/Phó quản đốc phân xưởng vận
hành hoặc người được giao nhiệm vụ.
3. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng Tổng hợp, Kỹ thuật viên; Đội trưởng, Đội phó, Tổ
trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA. Trực ban vận hành (trong một số trường hợp).
4. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng Tổng hợp, Kỹ thuật viên; Đội trưởng, Đội phó, Tổ
trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA.
Câu 107: Theo Quy trình An toàn điện quy định ngưới cấp PCT đối với công tác
ngoài kế hoạch là:
1. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng kỹ thuật, Kinh doanh; Đội trưởng, Đội phó, Tổ
trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA. Trực ban vận hành (trong một số trường hợp).
2. Giám đốc/Phó giám đốc, Trưởng/Phó đơn vị/đội/tổ, Quản đốc/Phó quản đốc phân xưởng vận
hành, Kỹ thuật viên hoặc người được giao nhiệm vụ, Trưởng ca/Trưởng kíp.
3. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng Tổng hợp, Kỹ thuật viên; Đội trưởng, Đội phó, Tổ
trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA. Trực ban vận hành (trong một số trường hợp).
4. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng Tổng hợp, Kỹ thuật viên; Đội trưởng, Đội phó, Tổ
trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA.
Câu 108: Theo Quy trình An toàn điện quy định ngưới cấp PCT đối với công tác xử
lý sự cố:
1. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng kỹ thuật, Kinh doanh; Đội trưởng, Đội phó, Tổ
trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA. Trực ban vận hành (trong một số trường hợp).
2. Nhân viên vận hành ca trực có chức danh Trưởng ca/Trưởng kíp hoặc người được giao nhiệm
vụ.
3. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng Tổng hợp, Kỹ thuật viên; Đội trưởng, Đội phó, Tổ
trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA. Trực ban vận hành (trong một số trường hợp).
4. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng Tổng hợp, Kỹ thuật viên; Đội trưởng, Đội phó, Tổ
trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA.
Câu 109: Theo Quy trình An toàn điện trách nhiệm của người cấp PCT tại các thời
điểm viết, giao và thu lại để kiểm tra như thế nào?
1. PCT phải viết tay, ngưới cấp PCT ký cấp phiếu và giao phiếu cho người cho phép, kiểm tra
và ký hoàn thành PCT ngay sau khi nhận lại từ người cho phép.
2. PCT có thể soạn thảo trên máy tính, ngưới cấp PCT ký cấp phiếu và giao phiếu cho người
CHTT, kiểm tra và ký hoàn thành PCT ngay sau khi nhận lại từ người cho phép.
3. PCT có thể soạn thảo trên máy tính, ngưới cấp PCT ký cấp phiếu và giao phiếu cho người
GSATĐ, kiểm tra và ký hoàn thành PCT ngay sau khi nhận lại từ người cho phép.
4. PCT có thể soạn thảo trên máy tính, soạn PCT điện tử. Với PCT giấy, ngưới cấp PCT ký cấp
phiếu và giao phiếu cho người cho phép và Người CHTT, ký kiểm tra hoàn thành PCT.
Câu 110: Theo Quy trình An toàn điện quy định nhân viên trực thao tác lưu động
phải kịp thời đến trạm điện, nhà máy điện không người trực để thực hiện những công việc
đột xuất gì?
1. Thao tác tại chỗ, làm các biện pháp an toàn bàn giao hiện trường cho lực lượng chữa cháy
chuyên nghiệp trong trường hợp xảy ra sự cố cháy nổ.
2. Thao tác tại chỗ, làm các biện pháp an toàn bàn giao hiện trường cho ĐVCT trong trường hợp
xảy ra sự cố cháy nổ.
3. Thao tác tại chỗ, làm các biện pháp an toàn bàn giao hiện trường cho ĐVQLVH trong trường
hợp xảy ra sự cố cháy nổ.
4. Vệ sinh công nghiệp, làm các biện pháp an toàn bàn giao hiện trường cho lực lượng chữa cháy
chuyên nghiệp trong trường hợp xảy ra sự cố cháy nổ.
Câu 111: Theo Quy trình An toàn điện quy định trạm điện không có người trực
thường xuyên thì người cho phép phải là:
1. Nhân viên tổ TTLĐ có QLVH trạm điện không người trực đó.
2. Trưởng kíp điều khiển xa vận hành thiết bị đó (hoặc được cấp có thẩm quyền công nhận là
nhân viên vận hành thiết bị đó), nhân viên tổ TTLĐ.
3. Điều độ viên đương ca chỉ huy vận hành thiết bị đó (hoặc được cấp có thẩm quyền công nhận
là nhân viên vận hành thiết bị đó), nhân viên tổ TTLĐ.
4. Lãnh đạo đơn vị trực tiếp vận hành thiết bị đó (hoặc được cấp có thẩm quyền công nhận là
nhân viên vận hành thiết bị đó), nhân viên tổ TTLĐ.
Câu 112: Theo Quy trình An toàn điện, về nội dung BPKTAT điện thì người cho
phép phải thực hiện thủ tục bàn giao (cho phép) ĐVCT vào làm việc sau khi:
1. Thực hiện các BPKTAT (nếu được giao); Chứng minh hết điện; Ký và giao 01 bản PCT cho
người CHTT hoặc người GSATĐ (nếu có) sau khi những người này đã kiểm tra lại các BPAT do
chính ĐVCT làm.
2. Thực hiện các BPKTAT (nếu được giao); Chứng minh hết điện; Ký 02 bản và giao 01 bản
PCT cho NCHTT sau khi NCHTT đã kiểm tra lại các BPAT mà người cho phép giao theo yêu
cầu.
3. Chứng minh hết điện; Ký và giao 01 bản PCT cho người CHTT hoặc người GSATĐ (nếu có)
sau khi những người này đã kiểm tra lại các BPAT mà người cho phép giao theo yêu cầu.
4. Thực hiện các BPKTAT (nếu được giao); Ký và giao 01 bản PCT cho người CHTT hoặc
người GSATĐ (nếu có) sau khi những người này đã kiểm tra lại các BPAT mà người cho phép
giao theo yêu cầu.
Câu 113: Theo Quy trình An toàn điện nội dung nào sau đây không thuộc trách
nhiệm của người CHTT trong việc kiểm tra các biện pháp an toàn phù hợp với công việc?
1. Kiểm tra, tiếp nhận biện pháp an toàn do người cho phép bàn giao và thực hiện đầy đủ các
biện pháp an toàn cần thiết khác; Kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn của nhân viên
ĐVCT.
2. Kiểm tra chất lượng của các dụng cụ, trang bị an toàn, thời hạn thử nghiệm cho phép sử dụng
của máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
3. Đặt, di chuyển, tháo dỡ các biển báo an toàn điện, rào chắn, nối đất di động trong khi làm việc
và phổ biến cho tất cả nhân viên ĐVCT biết.
4. Kiểm tra các PCT, PTT khác có liên quan đến công việc và vị trí làm việc của ĐVCT do mình
làm CHTT.
Câu 114: Theo Quy trình An toàn điện quy định các công việc thực hiện theo LCT
bao gồm:
1. Công việc có độ rủi ro cấp 1; Làm việc ở xa nơi có điện; Làm việc ở thiết bị, đường dây điện
hạ áp trong một số trường hợp; Công việc không cần phải thực hiện các BPKT chuẩn bị vị trí
làm việc.
2. Làm việc ở gần nơi có điện; Xử lý sự cố thiết bị, đường dây; Làm việc ở thiết bị, đường dây
điện hạ áp trong một số trường hợp; Công việc cần phải thực hiện các BPKT chuẩn bị vị trí làm
việc.
3. Làm việc ở xa nơi có điện; Thay thế thiết bị, đường dây; Làm việc ở thiết bị, đường dây điện
hạ áp trong mọi trường hợp; Công việc không cần phải thực hiện các BPKT chuẩn bị vị trí làm
việc.
4. Làm việc ở xa nơi có điện; Xử lý sự cố thiết bị, đường dây; Làm việc ở thiết bị, đường dây
điện hạ áp không cắt điện; Công việc cần phải thực hiện các BPKT chuẩn bị vị trí làm việc.
Câu 115: Theo Quy trình An toàn điện quy định trách nhiệm của nhân viên ĐVCT
khi đến nơi làm việc như thế nào?
1. Sau khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy hiểm
cần phòng tránh,; Ghi họ tên và ký vào PCT hoặc LCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm việc.
2. Sau khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy hiểm
cần phòng tránh,; Ký vào PCT hoặc LCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm việc.
3. Trước khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy
hiểm cần phòng tránh,; Ghi họ tên và ký vào PCT hoặc LCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm
việc.
4. Sau khi nghe người CHTT phân công nhiệm vụ đặt tiếp đất lưu động, chỉ dẫn các yếu tố nguy
hiểm cần phòng tránh,; Ghi họ tên và ký vào PCT hoặc LCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm
việc.
Câu 116: Theo Quy trình An toàn điện quy định trách nhiệm của nhân viên ĐVCT
khi trong quá trình làm việc như thế nào?
1. Sau khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy hiểm
cần phòng tránh,; Ghi họ tên và ký vào PCT hoặc LCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm việc.
2. Phải chấp hành nghiêm nhiệm vụ được phân công, tuân thủ hướng dẫn của Nguời CHTT. Phải
nhận biết được các yếu tố nguy hiểm, có trách nhiệm tự bảo vệ mình.
3. Trước khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy
hiểm cần phòng tránh,; Ghi họ tên và ký vào PCT hoặc LCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm
việc.
4. Sau khi nghe người CHTT phân công nhiệm vụ đặt tiếp đất lưu động, chỉ dẫn các yếu tố nguy
hiểm cần phòng tránh,; Ghi họ tên và ký vào PCT hoặc LCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm
việc.
Câu 117: Theo Quy trình An toàn điện thì sau khi nhận được 01 bản PCT đã có
chữ ký của người cho phép, người CHTT được được phép làm những công việc gì?
1. Chỉ huy điều hành ĐVCT thực hiện các công việc trong phạm vi cho phép làm việc, trực tiếp
thực hiện các thủ tục, BPAT nơi làm việc thuộc trách nhiệm của ĐVCT.
2. Chỉ huy điều hành ĐVCT thực hiện các công việc trong phạm vi cho phép làm việc, bao gồm
việc thực hiện các thủ tục, BPAT nơi làm việc thuộc trách nhiệm của ĐVQLVH.
3. Chỉ huy điều hành ĐVCT thực hiện các công việc trong phạm vi cho phép làm việc, bao gồm
việc thực hiện các thủ tục, BPAT nơi làm việc thuộc trách nhiệm của ĐVCT.
4. Chỉ huy điều hành ĐVCT thực hiện các công việc trong phạm vi cho phép làm việc, bao gồm
việc thực hiện các thủ tục, BPAT nơi làm việc thuộc trách nhiệm của người cho phép.
Câu 118: Theo Quy trình An toàn điện quy định về thủ tục an toàn khi nghỉ hết
ngày làm việc và bắt đầu ngày tiếp theo như thế nào?
1. Sau mỗi ngày làm việc, ĐVCT phải thu dọn nơi làm việc, các BPAT phải được giữ nguyên.
Người CHTT phải giao lại (ký) PCT và những việc liên quan cho ĐVQLVH.
2. Sau mỗi ngày làm việc, ĐVCT phải thu dọn nơi làm việc, các BPAT phải được giữ nguyên.
Người CHTT giữ PCT để ngày hôm sau tiếp tục thực hiện.
3. Sau mỗi ngày làm việc, ĐVCT phải thu dọn nơi làm việc, giải phóng các BPAT đã làm.
Người CHTT phải giao lại (ký) PCT và những việc liên quan cho người cho phép.
4. Sau mỗi ngày làm việc, ĐVCT phải thu dọn nơi làm việc, các BPAT phải được giữ nguyên.
Người CHTT phải giao lại (ký) PCT giấy hoặc xác nhận điện tử và những việc liên quan cho
người cho phép.
Câu 119: Theo Quy trình An toàn điện, trường hợp làm việc trên đường dây hoặc
nơi làm việc ở quá xa nơi trực vận hành thì khi nghỉ hết ngày làm việc thì thủ tục an toàn
như thế nào?
1. Cho phép người CHTT được giữ lại PCT, nhưng phải thông báo những việc đã làm để người
cho phép (hoặc nhân viên vận hành) biết để ghi, ký vào PCT do mình giữ, ghi sổ nhật ký vận
hành.
2. Cho phép người CHTT được giữ lại PCT, nhưng phải thông báo những việc đã làm để người
cho phép (hoặc nhân viên vận hành) biết để ghi, ký vào PCT do mình giữ.
3. Không cho phép người CHTT được giữ lại PCT, trường hợp cần thiết có thể thông báo những
việc đã làm để người cho phép (hoặc nhân viên vận hành).
4. Cho phép người CHTT được giữ lại PCT, nhưng phải thông báo những việc đã làm cho
ĐVQLVH biết để ghi, ký vào sổ nhật ký vận hành.
Câu 120: Theo Quy trình An toàn điện, việc thay đổi người (kể cả người CHTT)
hoặc số lượng nhân viên ĐVCT được quy định như thế nào?
1. Do những người có trách nhiệm của ĐVLCV quyết định và đồng thời phải được người LĐCV,
người cho phép đồng ý.
2. Do những người có trách nhiệm của ĐVCT quyết định và đồng thời phải được người CHTT,
người cho phép đồng ý.
3. Do những người có trách nhiệm của ĐVLCV quyết định và đồng thời phải được người cấp
PCT, người cho phép đồng ý.
4. Do những người có trách nhiệm của ĐVLCV quyết định và đồng thời phải được người
GSATĐ, người cho phép đồng ý.
Câu 121: Theo Quy trình An toàn điện, khi làm xong công việc, điều nào không
đúng khi người CHTT thực hiện những công việc sau?
1. Cho ĐVCT thu dọn, vệ sinh nơi làm việc và kiểm tra, xem xét lại để hoàn thiện tất cả những
việc có liên quan.
2. Cho nhân viên ĐVCT rút khỏi nơi làm việc, chỉ để lại những người tháo nối đất, chỉ huy tháo
nối đất, tháo gỡ những TIện pháp an toàn do ĐVCT làm.
3. Ghi và ký vào Mục 6.1 của PCT (cả bản PCT do người CHTT giữ và bản của người cho phép
giữ), trao trả nơi làm việc và PCT cho người cho phép.
4. Trong trường hợp đã tháo nối đất nhưng chưa ký khóa PCT mà còn có công việc dang dở, cho
phép tiếp tục hoàn thiện công việc đó.
Câu 122: Theo Quy trình An toàn điện quy định trách nhiệm của ĐVQLVH về việc
cắt điện để làm việc như thế nào?
1. Chủ động phối hợp với đơn vị điều độ cắt điện theo đúng kế hoạch, đảm bảo thời gian làm
việc , không kểcác thao tác cắt điện thuộc các ĐVQLVH khác; Cử nhân viên vận hành thực hiện
các BPKT chuẩn bị nơi làm việc.
2. Chủ động phối hợp với đơn vị điều độ cắt điện theo đúng kế hoạch, đảm bảo thời gian làm
việc; Cử nhân viên vận hành thực hiện các BPKT chuẩn bị nơi làm việc.
3. Chủ động phối hợp với ĐVQLVH khác cắt điện theo đúng kế hoạch, đảm bảo thời gian làm
việc; Cử nhân viên vận hành thực hiện các BPKT chuẩn bị nơi làm việc.
4. Chủ động phối hợp với ĐVLCV cắt điện theo đúng kế hoạch, đảm bảo thời gian làm việc (kể
cả các thao tác cắt điện thuộc các ĐVQLVH khác); Cử nhân viên vận hành thực hiện các BPKT
chuẩn bị nơi làm việc.
Câu 123: Theo Quy trình An toàn điện quy định trách nhiệm của ĐVQLVH trong
trường hợp ĐVQLVH là ĐVCT thì thực hiện như thế nào?
1. Khảo sát chi tiết khi triển khai kế hoạch công việc; Phân định rõ trách nhiệm thực hiện của
từng chức danh trong PCT và các bộ phận trong đơn vị.
2. Lập phương án cụ thể, chi tiết khi triển khai kế hoạch công việc; Phân định rõ trách nhiệm
thực hiện của ĐVCT và ĐVQLVH trong phương án.
3. Lập phương án cụ thể, chi tiết khi triển khai kế hoạch công việc; Phân định rõ trách nhiệm
thực hiện của từng chức danh trong PCT và các bộ phận trong đơn vị.
4. Không phải lập phương án khi triển khai kế hoạch công việc; Phân định rõ trách nhiệm thực
hiện của từng chức danh trong PCT và các bộ phận trong đơn vị.
Câu 124: Theo Quy trình An toàn điện điều nào sau đây không thuộc trách nhiệm
của đơn vị điều độ?
1. Lập, duyệt phương thức vận hành, lịch cắt điện công tác tuần (tháng), thông báo và gửi lịch
cắt điện đã được duyệt cho các ĐVQLVH có liên quan đến công việc;
2. Chỉ huy thao tác cắt điện, bàn giao thiết bị cho ĐVQLVH theo đúng quy định và thời gian
được phê duyệt; Treo thẻ đánh dấu ĐVCT trên sơ đồ vận hành theo số lượng ĐVQLVH đăng ký
cắt điện;
3. Khôi phục lại thiết bị khi ĐVQLVH đã khoá hết PCT, giao trả nơi làm việc và phải yêu cầu
ĐVQLVH kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng, đảm bảo tuyệt an toàn.
4. Xây dựng kế hoạch thực hiện các BPAT điện để đưa vào phương thức kết dây lưới điện của
cấp điều độ giữ quyền điều khiển.
Câu 125: Theo Quy trình An toàn điện, việc bảo dưỡng chổi than khi động cơ điện
đang làm việc, nội dung nào không bắt buộc phải thực hiện?
1. Nhân viên được đào tạo cho nhiệm vụ này và sử dụng các công cụ bảo vệ mặt và mắt, quần áo
bảo hộ, đề phòng việc cuốn đi bởi các phần quay của động cơ điện; Sử dụng giày và thảm cách
điện;
2. Sử dụng giày, găng tay và thảm cách điện để làm việc. Không đồng thời tiếp xúc tay tới các
phần mang điện của hai cực hoặc phần mang điện và phần được nối đất.
3. Phải lập Phương án TCTC và BPAT mới được thực hiện
4. Khi mài nhẵn vành của Rotor trong động cơ điện đang quay phải sử dụng các khuôn bằng vật
liệu cách điện.
Câu 126: Theo Quy trình An toàn điện quy định cấm chặt cây trong những trường
hợp nào?
1. Khi có gió cấp 6 trở lên; Cưa cây sẵn hàng loạt rồi làm đổ cây bằng cách cho cây này làm đổ
cây kia; Đứng ở phía cây đổ và phía đối diện.
2. Khi có gió cấp 4 trở lên; Cưa cây sẵn hàng loạt rồi làm đổ cây bằng cách cho cây này làm đổ
cây kia; Đứng ở phía cây đổ và phía đối diện.
3. Khi có gió cấp 4 trở lên; Cưa cây sẵn hàng loạt rồi làm đổ cây bằng cách cho cây này làm đổ
cây kia; Buộc chuôi giao vào cổ tay để chặt cây.
4. Khi có gió cấp 8 trở lên; Dùng dây thừng đẻ kéo dây về phía đối diện; Đứng ở phía cây đổ và
phía đối diện.
Câu 127: Theo Quy trình An toàn điện quy định làm việc trên cột có đường dây
đang vận hành một người trong trường hợp nào?
1. Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 3,0 m, không tháo dỡ cấu kiện cột được phép làm
việc 01 người có bậc 3 an toàn điện trở lên.
2. Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 2,0 m, không tháo dỡ cấu kiện cột được phép làm
việc 01 người có bậc 4 an toàn điện trở lên.
3. Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 2,0 m, không tháo dỡ cấu kiện cột được phép làm
việc 01 người có bậc 3 an toàn điện trở lên.
4. Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 3,0 m, không tháo dỡ cấu kiện cột được phép làm
việc 01 người có bậc 5 an toàn điện trở lên.
Câu 128: Theo Quy trình An toàn điện quy định về tổ chức khi sơn xà và phần trên
của cột, gỡ tổ chim, kiểm tra dây dẫn, dây chống sét, mối nối, sứ và các phụ kiện khác trên
đường dây đang vận hành thì:
1. Cho phép nhân viên ĐVCT thực hiện công việc có điện một mình. Trong trường hợp khẩn
cấp, phải báo cáo với người có trách nhiệm và chờ lệnh của người CHTT.
2. Nhân viên ĐVCT không được thực hiện công việc có điện một mình. Trong trường hợp khẩn
cấp, phải báo cáo với người của ĐVQLVH và chờ lệnh của người cho phép.
3. Có thể thực hiện công việc có điện một mình. Trong trường hợp khẩn cấp, phải báo cáo với
Điều độ viên và chờ lệnh của người CHTT.
4. Nhân viên ĐVCT không được thực hiện công việc có điện một mình. Trong trường hợp khẩn
cấp, phải báo cáo với người có trách nhiệm và chờ lệnh của người CHTT.
Câu 129: Theo Quy trình An toàn điện những công việc nào được phép làm trên
đường dây đang vận hành trong phạm vi từ vị trí cách dây dẫn cuối cùng theo chiều thẳng
đứng bằng khoảng cách an toàn lên đến đỉnh cột?
1. Sơn xà và phần trên của cột, gỡ tổ chim, kiểm tra dây dẫn, dây chống sét, mối nối, sứ và các
phụ kiện khác.
2. Thay xà và phần trên của cột, gỡ tổ chim, kiểm tra dây dẫn, dây chống sét, mối nối, sứ và các
phụ kiện khác.
3. Sơn xà và phần trên của cột, thay sứ, kiểm tra dây dẫn, dây chống sét, mối nối, sứ và các phụ
kiện khác.
4. Sơn xà và phần trên của cột, gỡ tổ chim, thay chống sét van đường dây, kiểm tra dây chống
sét, mối nối, sứ và các phụ kiện khác.
Câu 130: Theo Quy trình An toàn điện quy định về điều kiện nhân lực khi làm trên
đường dây đang vận hành từ vị trí cách dây dẫn cuối cùng theo chiều thẳng đứng bằng
khoảng cách an toàn lên đến đỉnh cột như thế nào?
1. Phải được đào tạo, huấn luyện, qua thao diễn thực hành thông thạo, kiểm tra bằng bài viết, vấn
đáp trực tiếp đạt yêu cầu. Phải có bậc 4 an toàn điện trở lên.
2. Phải được đào tạo, huấn luyện, qua thao diễn thực hành thông thạo, kiểm tra bằng bài viết, vấn
đáp trực tiếp đạt yêu cầu. Phải có bậc 3 an toàn điện trở lên.
3. Phải được đào tạo, huấn luyện, qua thao diễn thực hành thông thạo, kiểm tra bằng bài viết, vấn
đáp trực tiếp ngay trước khi thực thi công việc đạt yêu cầu. Phải có bậc 3 an toàn điện trở lên.
4. Phải được đào tạo, huấn luyện, qua thao diễn thực hành thông thạo, kiểm tra bằng bài viết, vấn
đáp trực tiếp đạt yêu cầu. Phải có bậc 5 an toàn điện trở lên.
Câu 131: Theo Quy trình An toàn điện, khi sơn xà và phần trên của cột ngoài
những quy định an toàn khác thì phải thực hiện những BPKTAT gì?
1. Phải đứng thẳng để di chuyển người dọc theo xà; Đảm bảo khoảng
cách an toàn điện; Tránh để sơn rơi lên dây dẫn và sứ; Chổi sơn
phải làm bằng cán gỗ hoặc vật liệu cách điện không dài quá 10 cm.
2. Cấm đứng thẳng để di chuyển người dọc theo xà; Đảm bảo khoảng
cách an toàn điện; Tránh để sơn rơi lên dây dẫn và sứ; Chổi sơn
phải làm bằng cán gỗ hoặc vật liệu cách điện không dài quá 20 cm.
3. Cấm đứng thẳng để di chuyển người dọc theo xà; Đảm bảo khoảng
cách an toàn điện; Tránh để sơn rơi lên dây dẫn và sứ; Chổi sơn
phải làm bằng cán gỗ hoặc vật liệu cách điện không dài quá 10 cm.
4. Cần đứng thẳng để di chuyển người dọc theo xà; Đảm bảo khoảng
cách an toàn điện; Tránh để sơn rơi lên dây dẫn và sứ; Chổi sơn
phải làm bằng cán gỗ hoặc vật liệu cách điện không dài quá 15 cm.
Câu 132: Theo Quy trình An toàn điện, khi tháo hoặc nối dây trong khoảng cột giao
chéo với đường dây đang vận hành phải thực hiện những quy định nào sau đây?
1. Phải cắt điện các đường dây ở phía dưới đường dây sửa chữa. Trường hợp không thể cắt điện
đường dây ở phía dưới thì cho phép bọc cách điện đường dây có điện.
2. Phải cắt điện đường dây đang sửa chữa. Trường hợp không thể cắt điện đường dây ở phía dưới
thì cho phép làm giàn giáo để cách ly với đường dây có điện.
3. Phải cắt điện các đường dây ở phía trên đường dây sửa chữa. Trường hợp không thể cắt điện
đường dây ở phía dưới thì cho phép làm giàn giáo để cách ly với đường dây có điện.
4. Phải cắt điện các đường dây ở phía dưới đường dây sửa chữa. Trường hợp không thể cắt điện
đường dây ở phía dưới thì cho phép làm giàn giáo để cách ly với đường dây có điện.
Câu 133: Theo Quy trình An toàn điện quy định để đảm bảo an toàn khi làm giàn
giáo để tháo hoặc nối dây trong khoảng cột giao chéo với đường dây đang vận hành như
thế nào?
1. Trong thời gian làm giàn giáo phải cắt điện đường dây phía dưới và phải được lập thành
phương án cụ thể, được cấp có thẩm quyền của ĐVLCV phê duyệt.
2. Trong thời gian làm giàn giáo không được cắt điện đường dây phía dưới nhưng phải lập thành
phương án cụ thể, được cấp có thẩm quyền của ĐVLCV phê duyệt.
3. Đối với đường dây hạ áp khi làm giàn giáo không phải cắt điện đường dây phía dưới và phải
được lập thành phương án cụ thể, được cấp có thẩm quyền của ĐVLCV phê duyệt.
4. Trong thời gian làm giàn giáo phải cắt điện đường dây sẽ làm việc và phải được lập thành
phương án cụ thể, được cấp có thẩm quyền của ĐVLCV phê duyệt.
Câu 134: Theo Quy trình An toàn điện, khi làm việc trên đường dây đã cắt điện
nhưng đi chung cột với đường dây đang vận hành điện áp đến 35 kV quy định về khoảng
cách dây dẫn như thế nào?
1. Khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch có thể nhỏ hơn 3,0 m nhưng phải lớn
hơn từ 1,5 m trở lên thì cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đã cắt điện.
2. Khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch có thể nhỏ hơn 3,0 m nhưng phải lớn
hơn từ 2,5 m trở lên thì cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đã cắt điện.
3. Khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch có thể nhỏ hơn 3,0 m nhưng phải lớn
hơn từ 2,0 m trở lên thì cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đã cắt điện.
4. Khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch có thể nhỏ hơn 3,0 m nhưng phải lớn
hơn từ 1,0 m trở lên thì cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đã cắt điện.
Câu 135: Theo Quy trình An toàn điện, khi làm việc trên đường dây đã cắt điện
nhưng đi chung cột với đường dây đang vận hành điện áp đến 35 kV quy định về thời tiết
như thế nào?
1. Cấm làm việc khi có gió cấp 5 trở lên, sương mù dày và ban đêm; cấm ra dây dẫn trên cột,
cuộn dây dẫn thành cuộn trên cột, dùng thước đo bằng nhựa.
2. Cấm làm việc khi có gió cấp 6 trở lên, sương mù dày và ban đêm; cấm lắp xà trên cột, cuộn
dây dẫn thành cuộn trên cột, dùng thước đo bằng kim loại.
3. Cấm làm việc khi có gió cấp 3 trở lên, sương mù dày và ban đêm; cấm thay sứ trên cột, cuộn
dây dẫn thành cuộn trên cột, dùng thước đo bằng kim loại.
4. Cấm làm việc khi có gió cấp 4 trở lên, sương mù dày và ban đêm; cấm ra dây dẫn trên cột,
cuộn dây dẫn thành cuộn trên cột, dùng thước đo bằng kim loại.
Câu 136: Theo Quy trình An toàn điện, trường hợp làm việc trên đường dây cao áp
đến 35 kV đã cắt điện nhưng phía dưới có đường dây hạ áp đi chung cột đang vận hành thì
quy định như thế nào?
1. Bắt buộc phải cắt điện đường dây hạ áp ở phía dưới để căng, kéo dây đường dây phía và
không phải lập phương án.
2. Nếu không thể cắt điện đường dây hạ áp ở phía dưới để căng, kéo dây đường dây phía trên thì
phải làm giàn giáo để tiến hành công việc.
3. Nếu không thể cắt điện đường dây hạ áp ở phía dưới để căng, kéo dây đường dây phía trên thì
phải có biện pháp không để dây dẫn của đường dây phía trên trùng xuống đường dây hạ áp.
4. Nếu không thể cắt điện đường dây hạ áp ở phía dưới để căng, kéo dây đường dây phía trên thì
phải được lập thành phương án cụ thể, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Câu 137: Theo Quy trình An toàn điện, lắp đặt trên đường dây nhiều mạch khi các
mạch còn lại đang vận hành, quy định về khoảng cách như thế nào?
1. Khoảng cách nhỏ nhất từ người (kể cả dụng cụ khi cầm, mang) đến dây dẫn có điện là: 0,6 m;
1,0 m; 2,0 m tương ứng với cấp điện áp: Đến 35kV; 110kV; 220kV.
2. Khoảng cách nhỏ nhất từ người (kể cả dụng cụ khi cầm, mang) đến dây dẫn có điện là: 0,7 m;
1,0 m; 2,0 m tương ứng với cấp điện áp: Đến 35kV; 110kV; 220kV.
3. Khoảng cách nhỏ nhất từ người (kể cả dụng cụ khi cầm, mang) đến dây dẫn có điện là: 0,6 m;
1,5 m; 2,0 m tương ứng với cấp điện áp: Đến 35kV; 110kV; 220kV.
4. Khoảng cách nhỏ nhất từ người (kể cả dụng cụ khi cầm, mang) đến dây dẫn có điện là: 0,6 m;
1,0 m; 2,5 m tương ứng với cấp điện áp: Đến 35kV; 110kV; 220kV.
Câu 138: Theo Quy trình An toàn điện lắp đặt trên đường dây nhiều mạch khi các
mạch còn lại đang vận hành, để tránh nhầm lẫn, quy ước về nhận dạng mạch điện như thế
nào?
1. ĐVCT phải biết rõ tên và số hiệu mạch đường dây trên đó sẽ tiến hành công việc. Quy ước với
chữ “phải” hoặc “trái” là nhìn theo dọc đường dây về phía số thứ tự cột giảm dần.
2. ĐVCT phải biết rõ tên và số hiệu mạch đường dây trên đó sẽ tiến hành công việc. Quy ước với
chữ “phải” hoặc “trái” là nhìn theo dọc đường dây về phía số thứ tự cột tăng dần.
3. ĐVCT phải biết rõ tên và số hiệu mạch đường dây trên đó sẽ tiến hành công việc. Quy ước với
chữ “đỏ” hoặc “vàng” là nhìn theo dọc đường dây về phía số thứ tự cột tăng dần.
4. ĐVCT phải biết rõ tên và số hiệu mạch đường dây trên đó sẽ tiến hành công việc. Quy ước với
chữ “Đường dây đang có điện” hoặc “Đường dây đã cắt điện” là nhìn theo dọc đường dây về
phía số thứ tự cột tăng dần.
Câu 139: Theo Quy trình An toàn điện lắp đặt trên đường dây nhiều mạch khi các
mạch còn lại đang vận hành quy định về nối đất dây dẫn trong khi lấy độ võng như thế
nào?
1. Phải nối đất dây dẫn đang lắp đặt tại cột đỡ trong khoảng tiến hành kéo dây. Ở cột kim loại,
dây dẫn được coi như đã được nối đất qua ròng rọc, còn ở cột phi kim loại, chưa có hệ thống nối
đất thì ròng rọc phải được nối đất riêng.
2. Phải nối đất dây dẫn đang lắp đặt tại cột néo tiến hành kéo dây. Ở cột kim loại, dây dẫn được
coi như đã được nối đất qua ròng rọc, còn ở cột phi kim loại, chưa có hệ thống nối đất dây dẫn
riêng.
3. Phải nối đất dây dẫn đang lắp đặt tại cột néo tiến hành kéo dây. Ở cột kim loại, dây dẫn được
coi như đã được nối đất qua ròng rọc, còn ở cột phi kim loại phải được nối đất riêng.
4. Phải nối đất dây dẫn trên tất cả các cột đang tiến hành kéo dây. Ở cột kim loại, dây dẫn được
coi như đã được nối đất qua ròng rọc, còn ở cột phi kim loại, chưa có hệ thống nối đất thì ròng
rọc phải được nối đất riêng.
Câu 140: Theo Quy trình An toàn điện quy định vè trang bị phương tiện bảo vệ
cá nhân khi làm việc trên đường dây hạ áp đang có điện như thế nào?
1. Khi làm việc với điện hạ áp đã cắt điện phải mang găng tay cách điện hạ áp
2. Khi làm việc với điện hạ áp trong TBA phải mang găng tay cách điện hạ áp
3. Khi làm việc với điện hạ áp trên đường dây hạ áp phải mang găng tay cách điện hạ áp
4. Làm việc với điện hạ áp đang có điện, chân phải đi giày, tay phải đeo găng cách điện hạ áp,
quần áo bảo hộ phải khô ráo.
Câu 141: Theo Quy trình An toàn điện, khi làm việc trên đường dây hạ áp có điện
hoặc tiếp xúc trực tiếp với phần có điện hạ áp trong trạm điện phải thực hiện những quy
định nào về PTBVCN?
1. Phải đeo găng tay cách điện hạ áp; đi giày hoặc ủng cách điện hoặc đứng trên thảm cách điện.
2. Phải dùng dụng cụ cách điện có tay cầm chắc chắn và đảm bảo an toàn; đi giày hoặc ủng cách
điện hoặc đứng trên thảm cách điện.
3. Phải dùng dụng cụ cách điện có tay cầm chắc chắn và đảm bảo an toàn; đi giày hoặc ủng cách
điện và đứng trên thảm cách điện.
4. Phải dùng dụng cụ cách điện có tay cầm chắc chắn và đảm bảo an toàn; đi giày hoặc ủng cách
điện hoặc đứng trên ghế cách điện.
Câu 142: Theo Quy trình An toàn điện, khi thay sứ, căng lại dây, hạ dây, nâng dây
trên những nhánh dây hạ áp đi vào các hộ phụ tải phải thực hiện các BPKTAT gì?
1. Phải cắt điện cả đường dây hạ áp đó và cắt cầu dao ở cuối nhánh rẽ đi vào các hộ.
2. Không phải cắt điện cả đường dây hạ áp đó, không phải tháo đầu dây đấu vào đường dây
chính mà cắt cầu dao ở cuối nhánh rẽ đi vào các hộ.
3. Không phải cắt điện cả đường dây hạ áp đó mà chỉ phải cắt cầu dao ở cuối nhánh rẽ đi vào các
hộ.
4. Không phải cắt điện cả đường dây hạ áp đó mà chỉ phải tháo đầu dây đấu vào đường dây
chính và cắt cầu dao ở cuối nhánh rẽ đi vào các hộ.
Câu 143: Theo Quy trình An toàn điện, quy định được phép làm việc trên đường
dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp có điện áp đến bao nhiêu?
1. Làm việc trên đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp đến 35 kV
2. Làm việc trên đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp đến 10 kV
3. Làm việc trên đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp đến 15 kV
4. Làm việc trên đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp đến 22 kV
Câu 144: Theo Quy trình An toàn điện, quy định được phép làm việc trên đường
dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp đến 35 kV như thế nào?
1. Phải kiểm tra khoảng cách từ chỗ làm việc trên ĐDK hạ áp đến ĐDK cao áp đi chung cột đó
đảm bảo an toàn mới tiến hành công việc.
2. Kiểm tra khoảng cách từ chỗ làm việc trên ĐDK hạ áp đến ĐDK cao áp đi chung cột đó đảm
bảo an toàn; Khi căng lại dây, thay dây trên ĐDK chính dọc theo tuyến chỉ cần cắt điện ĐDK hạ
áp.
3. Khi căng lại dây, thay dây trên ĐDK chính dọc theo tuyến chỉ cần cắt điện ĐDK hạ áp.
4. Phải kiểm tra khoảng cách từ chỗ làm việc trên ĐDK hạ áp đến ĐDK cao áp đi chung cột đó
đảm bảo an toàn (cách nhau ít nhất 4,0 mét) mới tiến hành công việc.
Câu 145: Theo Quy trình An toàn điện, quy định nào không đúng khi trèo lên hoặc
xuống cột có đường dây hạ áp hoặc thông tin đi chung cột với đường dây hạ áp?
1. Phải coi như các ĐD hạ áp hoặc thông tin này đang có điện,
2. Chân phải đi giày, tay phải đeo găng cách điện hạ áp, quần áo bảo hộ phải khô ráo, sử dụng
dây an toàn 02 móc.
3. Khi vượt qua hoặc làm việc phải chú ý tránh va chạm phần hở của người vào ĐD hạ áp hoặc
thông tin.
4. Trường hợp quần áo bị ẩm và có thể va chạm người với ĐD hạ áp hoặc thông tin thì phải dừng
công việc, xuống cột ngay.
Câu 146: Theo Quy trình An toàn điện, việc đặt rào chắn tại khu vực thí nghiệm có
điện áp cao điều nào không đúng quy định?
1. Phải có rào chắn và người trông coi, người không có nhiệm vụ không được vào. Nếu các dây
dẫn điện đi qua hành lang, cầu thang, sàn nhà,... thì phải cử người đứng gác tại các vị trí đặc
TIệt.
2. Việc đặt rào chắn do người cho phép của ĐVQLVH thực hiện.
3. Nếu dùng dây căng thay rào chắn thì trên dây phải treo TIển cảnh báo “Dừng lại! Có điện
nguy hiểm chết người”.
4. Việc đặt rào chắn do người tiến hành thí nghiệm chịu trách nhiệm.
Câu 147: Theo Quy trình An toàn điện quy định việc đưa điện vào thử nghiệm do
ai đảm nhận?
1. Việc đưa điện vào thử nghiệm do người CHTT đảm nhận hoặc ra lệnh cho nhân viên trong
ĐVCT thực hiện.
2. Việc đưa điện vào thử nghiệm do người cho phép của ĐVQLVH đảm nhận hoặc ra lệnh cho
nhân viên trong ĐVCT thực hiện.
3. Việc đưa điện vào thử nghiệm do những người được phân công thí nghiệm trực tiếp thiết bị đó
đảm nhận.
4. Việc đưa điện vào thử nghiệm do người LĐCV đảm nhận hoặc ra lệnh cho nhân viên trong
ĐVCT thực hiện.
Câu 148: Theo Quy trình An toàn điện, trước khi đóng điện vào để thử nghiệm,
người CHTT ĐVCT làm công việc thí nghiệm phải làm những động tác gì?
1. Tự mình đóng điện hoặc ra lệnh đóng điện. Cấm đấu thêm gì trong mạch thí nghiệm khi đã
đóng điện phía hạ áp.
2. Tự mình kiểm tra mạch đấu dây thí nghiệm và BPAT, sau đó nói “Tôi đóng điện!” rồi mới
đóng điện hoặc ra lệnh đóng điện. Cấm đấu thêm gì trong mạch thí nghiệm khi đã đóng điện phía
hạ áp.
3. Tự mình kiểm tra mạch đấu dây thí nghiệm và BPAT, sau đó nói “Tôi đóng điện!” rồi mới
đóng điện hoặc ra lệnh đóng điện. Có thể đấu thêm một số trong mạch thí nghiệm khi đã đóng
điện phía hạ áp (nếu cần).
4. Tự mình kiểm tra mạch đấu dây thí nghiệm và BPAT, đóng điện hoặc ra lệnh đóng điện rồi
nói “Tôi đóng điện!”. Cấm đấu thêm gì trong mạch thí nghiệm khi đã đóng điện phía hạ áp.
Câu 149: Theo Quy trình An toàn điện, khi thí nghiệm xong, người CHTT của
ĐVCT làm công việc thí nghiệm phải làm những động tác gì?
1. Cắt điện, làm nối đất và báo cho mọi người biết “đã cắt điện”, cấm mọi người đấu dây lại để
tiếp tục thử nghiệm hoặc tháo dỡ các rào chắn và kết thúc công việc.
2. Cắt điện, làm nối đất và báo cho mọi người biết “đã cắt điện”, sau đó tháo dỡ các rào chắn và
kết thúc công việc, không cho phép đấu dây lại để tiếp tục thử nghiệm hoặc.
3. Cắt điện, làm nối đất và báo cho mọi người biết “đã cắt điện”, sau đó ra lệnh đấu dây lại để
tiếp tục thử nghiệm hoặc tháo dỡ các rào chắn và kết thúc công việc.
4. Cắt điện, nhưng không làm nối đất và báo cho mọi người biết “đã cắt điện”, sau đó ra lệnh đấu
dây lại để tiếp tục thử nghiệm hoặc tháo dỡ các rào chắn và kết thúc công việc.
Câu 150: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về nối đất trong công tác thí
nghiệm điện như thế nào?
1. Khi đã đấu xong các thiết bị cần thử mới được tháo nối đất. Nếu thiết bị phải thí nghiệm đã cắt
ra bằng DCL thì trên các đoạn còn tiếp tục công tác khác không phải đặt nối đất ở chỗ mạch hở.
2. Khi đã đấu xong các thiết bị cần thử cấm tháo nối đất. Nếu thiết bị phải thí nghiệm đã cắt ra
bằng DCL thì trên các đoạn còn tiếp tục công tác khác phải đặt nối đất ở chỗ mạch hở. Phần vỏ
của các thiết bị thí nghiệm cao áp phải được nối đất.
3. Khi chưa đấu xong các thiết bị cần thử có thể được tháo nối đất. Nếu thiết bị phải thí nghiệm
đã cắt ra bằng DCL thì trên các đoạn còn tiếp tục công tác khác phải đặt nối đất ở chỗ mạch hở.
4. Khi đã đấu xong các thiết bị cần thử mới được tháo nối đất. Nếu thiết bị phải thí nghiệm đã cắt
ra bằng DCL thì trên các đoạn còn tiếp tục công tác khác phải đặt nối đất ở chỗ mạch hở.
Câu 151: Theo Quy trình An toàn điện quy định về DCL phía hạ áp để cấp điện thí
nghiệm như thế nào?
1. Phải sử dụng dao 2 cực, phần cắt mạch điện phải được trông thấy rõ. DCL ở vị trí cắt phải có
đệm lót cách điện đặt ở giữa lưỡi dao và hàm tĩnh của dao.
2. Phải sử dụng dao 1 cực, phần cắt mạch điện phải được trông thấy rõ. DCL ở vị trí cắt phải có
đệm lót cách điện đặt ở giữa lưỡi dao và hàm tĩnh của dao.
3. Phải sử dụng dao 3 cực, phần cắt mạch điện phải được trông thấy rõ. DCL ở vị trí cắt phải có
đệm lót cách điện đặt ở giữa lưỡi dao và hàm tĩnh của dao.
4. Phải sử dụng dao đa cực, phần cắt mạch điện phải được trông thấy rõ. DCL ở vị trí đóng phải
có đệm lót cách điện đặt ở giữa lưỡi dao và hàm tĩnh của dao.
Câu 152: Theo Quy trình An toàn điện, nội dung nào không đúng (không phù hợp)
quy định khi dùng thiết bị thí nghiệm lưu động?
1. Các bộ phận cao áp phải che kín.
2. Các thiết bị thí nghiệm để hở có thể bố trí chung thiết bị hạ áp và cao áp nhưng giữa hai bên
phải có ngăn cách.
3. Nếu thiết bị thí nghiệm để hở thì phải bố trí riêng một bên đặt thiết bị hạ áp, một bên đặt thiết
bị cao áp và giữa hai bên phải có ngăn cách.
4. Dao cách ly, cầu chì và các thiết bị điện hạ áp phải để ở nơi thuận tiện, dễ kiểm tra, điều khiển.
Câu 153: Theo Quy trình An toàn điện phải áp dụng BPAT nào sau khi thí nghiệm
bằng điện áp cao xong?
1. Phải thử điện áp và khi đã khẳng định không còn điện nữa mới được báo là “đã cắt điện”.
2. Phải khử điện dung và khi đã khẳng định không còn điện dung dư nữa mới được báo là “đã cắt
điện”.
3. Phải khử điện tích và khi đã khẳng định không còn điện tích nữa mới được báo là “đã cắt
điện”.
4. Báo là “đã cắt điện” sau đó khử điện tích và kiểm tra khẳng định không còn điện tích nữa.
Câu 154: Theo Quy trình An toàn điện, điều nào không đúng trong quy định về rào
chắn trong trạm thử nghiệm?
1. Nơi có điện áp từ 1.000 V trở lên trong trạm thử nghiệm hoặc phòng thí nghiệm phải được
cách ly bằng rào chắn.
2. Rào chắn cố định phải có chiều cao không nhỏ hơn 1,7 m; rào chắn tạm thời có chiều cao
không nhỏ hơn 1,2 m.
3. Nếu vỏ kim loại của dụng cụ đo không thể nối đất do điều kiện nào đó thì phải có rào chắn.
4. Nơi có điện áp từ 220/380V trở lên trong trạm thử nghiệm hoặc phòng thí nghiệm phải được
cách ly bằng rào chắn.
Câu 155: Theo Quy trình An toàn điện quy định cửa của rào chắn như thế nào?
1. Cửa phải mở về phía ngoài hoặc đẩy sang bên cạnh. Khoá cửa phải là loại tự khoá và từ phía
bên trong rào chắn có thể mở cửa không cần chìa khoá.
2. Cửa phải mở về phía trong hoặc đẩy sang bên cạnh. Khoá cửa phải là loại tự khoá và từ phía
bên trong rào chắn có thể mở cửa không cần chìa khoá.
3. Cửa phải mở về phía ngoài hoặc đẩy sang bên cạnh. Khoá cửa phải là loại tự khoá và từ phía
bên ngoài rào chắn có thể mở cửa không cần chìa khoá.
4. Cửa phải lạ cửa sắt chắc chắn. Khoá cửa phải là loại tự khoá và từ phía bên trong rào chắn có
thể mở cửa không cần chìa khoá.
Câu 156: Theo Quy trình An toàn điện, MBA dùng để thử nghiệm cách điện phải có
yêu cầu gì?
1. Phải có DCL tự động cắt điện khi cách điện bị chọc thủng và phải có điện trở để hạn chế dòng
điện ngắn mạch.
2. Phải có máy cắt tự động cắt điện khi cách điện bị chọc thủng và phải có điện trở để hạn chế
dòng điện ngắn mạch.
3. Phải có máy cắt tự động cắt điện khi cách điện bị chọc thủng và phải có điện dung để hạn chế
dòng điện từ hóa.
4. Phải có cầu chì tự động cắt điện khi cách điện bị chọc thủng và phải có điện trở để hạn chế
dòng điện ngắn mạch.
Câu 157: Theo Quy trình An toàn điện quy định yêu cầu về an toàn gì khi dùng tụ
điện và máy biến điện đo lường dùng trong sơ đồ thử nghiệm?
1. Tụ điện và máy biến điện đo lường dùng trong sơ đồ thử nghiệm đặt ở trong mặt bằng (khu
vực) thử nghiệm đều phải có rào chắn.
2. Tụ điện dùng trong sơ đồ thử nghiệm đặt ở ngoài mặt bằng thử nghiệm đều phải có rào chắn.
Máy biến điện đo lường không cần đặt rào chắn.
3. Tụ điện và máy biến điện đo lường dùng trong sơ đồ thử nghiệm đặt ở ngoài mặt bằng thử
nghiệm đều phải có rào chắn.
4. Máy biến điện đo lường dùng trong sơ đồ thử nghiệm đặt ở ngoài mặt bằng thử nghiệm đều
phải có rào chắn. Tụ điện không cần đặt rào chắn.
Câu 158: Theo Quy trình An toàn điện, điều nào không đúng theo quy định về thiết
bị có điện dung lớn trong công việc thử nghiệm như thế nào?
1. Các thiết bị có điện dung lớn nếu không tham gia vào sơ đồ thử nghiệm nhưng đặt trong mặt
bằng thử nghiệm, phải được nối tắt và nối đất.
2. Khi thử nghiệm đối tượng có điện dung lớn như tụ điện, cáp, mặt bằng thử nghiệm phải có
thiết bị nối tắt và chập mạch sản phẩm cần thử với đất.
3. Khi kết thúc thử nghiệm, các tụ điện được đấu vào sơ đồ thử nghiệm phải được phóng điện và
nối đất.
4. Các thiết bị có điện dung lớn nếu không tham gia vào sơ đồ thử nghiệm có đặt trong mặt bằng
thử nghiệm, không cần nối tắt và nối đất, nhưng phải cử người trông coi.
Câu 159: Theo Quy trình An toàn điện quy định về kiểm định trang, thiết bị, dụng
cụ thí nghiệm như thế nào?
1. ĐVQLVH trạm thử nghiệm, phòng thí nghiệm phải thực hiện kiểm định định kỳ các trang
thiết bị, dụng cụ thí nghiệm.
2. ĐVLCV phải thực hiện kiểm định định kỳ các trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm.
3. ĐVCT phải thực hiện kiểm định định kỳ các trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm.
4. ĐVQLVH lưới điện phải thực hiện kiểm định định kỳ các trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm.
Câu 160: Theo Quy trình An toàn điện, việc khẳng định mạch kiểm tra trong công
tác thí nghiệm điên, nội dung nào không đúng quy định?
1. Trước khi bắt đầu thí nghiệm, mạch thí nghiệm kết nối các dụng cụ thí nghiệm phải được kiểm
tra khẳng định tính chính xác của sơ đồ thí nghiệm.
2. Chỉ được đặt và tháo các đối tượng cần thử nghiệm khi người CHTT cho phép.
3. Trước khi đấu sơ đồ thử nghiệm phải kiểm tra để ngăn ngừa điện áp ngược qua MBA.
4. Không được đặt và tháo các đối tượng cần thử nghiệm trong mọi trường hợp.
Câu 161: Theo Quy trình An toàn điện, trước khi thực hiện thí nghiệm có phóng
điện, hoặc các thử nghiệm hay thí nghiệm khác có nguy cơ rủi ro, phải thực hiện những
biện pháp gì?
1. Phải chắc chắn không có người trong vùng nguy hiểm, người không có nhiệm vụ trong vùng
làm việc; Đặt tín hiệu cảnh báo và khoá hàng rào để ngăn chặn người không có nhiệm vụ xâm
nhập.
2. Phải chắc chắn không có người trong vùng nguy hiểm, người không có nhiệm vụ trong vùng
làm việc; Cử người cảnh giới để ngăn chặn người không có nhiệm vụ xâm nhập.
3. Làm rào chắn tạm thời để khoanh vùng làm việc; Đặt tín hiệu cảnh báo và khoá hàng rào để
ngăn chặn người không có nhiệm vụ xâm nhập.
4. Phải có quy định không cho người không nhiệm vụ vào trong vùng làm việc; Đặt tín hiệu cảnh
báo và khoá hàng rào để ngăn chặn người không có nhiệm vụ xâm nhập.
Câu 162: Theo Quy trình An toàn điện, trong thí nghiệm tụ đấu mạch quy định biện
pháp an toàn nào?
1. Mạch cung cấp cho tụ đấu mạch phải có khí cụ đóng cắt. Chỉ được đặt và tháo đối tượng cần
thử khi người của ĐVQLVH thiết bị cần thử cho phép và sau khi đã cắt điện vào tụ đấu mạch.
2. Mạch cung cấp cho tụ đấu mạch phải có khí cụ đóng cắt, có chỗ hở mạch nhìn thấy được và
đặt ở mạch sơ cấp của MBA thử nghiệm; Chỉ được đặt và tháo đối tượng cần thử khi người
CHTT cho phép và sau khi đã cắt điện vào tụ đấu mạch.
3. Phải có sơ đồ mạch cung cấp cho tụ đấu; Chỉ được đặt và tháo đối tượng cần thử khi người
CHTT cho phép và sau khi đã cắt điện vào tụ đấu mạch.
4. Mạch cung cấp cho tụ đấu mạch phải có khí cụ đóng cắt, có chỗ hở mạch nhìn thấy được và
đặt ở mạch sơ cấp của MBA thử nghiệm; Không được phép tháo đối tượng cần thử khi đã cắt
điện vào tụ đấu mạch.
Câu 163: Theo Quy trình An toàn điện, BPAT khi thử nghiệm độ bền cơ của vật
cách điện như thế nào?
1. Cho phép người đứng ở gần nơi thử nghiệm nhưng phải có biện pháp đề phòng tai nạn cho
nhân viên ĐVCT do các mảnh vụn bắn ra.
2. Cấm người đứng ở gần nơi thử nghiệm. Phải có biện pháp đề phòng tai nạn cho cộng đồng.
3. Cấm người đứng ở gần nơi thử nghiệm. Phải có biện pháp đề phòng tai nạn cho nhân viên
ĐVCT do các mảnh vụn bắn ra.
4. Phải có quy trình thử nghiệm độ bền cơ do cấp có thẩm quyền quyết định ban hành. Phải có
biện pháp đề phòng tai nạn cho nhân viên ĐVCT do các mảnh vụn bắn ra.
Câu 164: Theo Quy trình An toàn điện, khi làm việc ở những mạch đo lường, điều
khiển, bảo vệ đang có điện phải áp dụng biện pháp an toàn nào?
1. Tất cả các cuộn dây sơ cấp của máy biến dòng điện (TI) và máy biến điện áp (TU) phải có dây
nối đất cố định; Cấm để hở mạch cuộn thứ cấp của TI và để ngắn mạch cuộn thứ cấp của TU.
2. Tất cả các cuộn dây thứ cấp của máy biến dòng điện (TI) và máy biến điện áp (TU) phải có
dây nối đất cố định; Cấm để hở mạch cuộn thứ cấp của TU và để ngắn mạch cuộn thứ cấp của
TI.
3. Tất cả các cuộn dây sơ và thứ cấp của máy biến dòng điện (TI) và máy biến điện áp (TU) phải
có dây nối đất cố định; Cấm để hở mạch cuộn thứ cấp của TI và để ngắn mạch cuộn thứ cấp của
TU.
4. Tất cả các cuộn dây thứ cấp của máy biến dòng điện (TI) và máy biến điện áp (TU) phải có
dây nối đất cố định; Cấm để hở mạch cuộn thứ cấp của TI và để ngắn mạch cuộn thứ cấp của
TU.
Câu 165: Theo Quy trình An toàn điện, khi lắp đặt mới hoặc thay thế công tơ, hộp
công tơ ở cấp điện áp 220/380 V (công tơ bán lẻ) phải thực hiện thủ tục an toàn nào?
1. Phải có đầy đủ BPAT trong phương án treo, tháo, lắp đặt công tơ được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
2. Phải có đầy đủ BPAT trong phương án tổ cức thi công và BPAT riêng trong việc treo, tháo,
lắp đặt công tơ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phải có đầy đủ BPAT trong phương án treo, tháo, lắp đặt công tơ được cấp Công ty Điện lực
phê duyệt.
4. Phải có đầy đủ BPAT trong phương án treo, tháo, lắp đặt công tơ được Phòng kinh doanh cấp
Điện lực phê duyệt.
Câu 166: Theo Quy trình An toàn điện, khi treo tháo công tơ, trường hợp nào sau
đây không phải cắt điện?
1. Không thể che chắn, chống chạm chập cho các phần mang điện hở; Các vị trí trên ruộng nước,
vùng ngập úng, bùn lầy;
2. Tại vị trí làm việc có nhiều chướng ngại vật; Không gian nhỏ, khó thực hiện: Vị trí làm việc
có khả năng ngã đổ hoặc công trình khác xung quanh không ổn định.
3. Khi hiện trường không thể thực hiện đủ, đúng các biện pháp an toàn đã được duyệt.
4. Vị trí làm việc thuận lợi về cơ học và điện, đã được cấp thẩm quyền phê duyệt các BPAT theo
Phương án.
Câu 167: Theo Quy trình An toàn điện, khi trèo lên cột điện để ghi chỉ số công tơ
phải thực hiện những BPAT nào?
1. Dùng bút thử điện hạ áp để kiểm tra rò điện xà, các cấu kiện bằng kim loại trên cột, dây thông
tin, vỏ hộp kim loại; Tránh va chạm vào những dây điện, các đầu hở của dây thông tin xung
quanh.
2. Dùng bút thử điện cao áp để kiểm tra xà, các cấu kiện bằng kim loại trên cột, dây thông tin, vỏ
hộp kim loại của công tơ xem có điện không; Chú ý các đầu hở của dây thông tin xung quanh
hòm đặt công tơ.
3. Dùng bút thử điện hạ áp để kiểm tra các điểm hở trên cột điện; Tránh va chạm vào những dây
điện, các đầu hở của dây thông tin xung quanh hòm đặt công tơ.
4. Dùng bút thử điện trung áp để kiểm tra xà, các cấu kiện bằng kim loại trên cột, dây thông tin,
vỏ hộp kim loại của công tơ xem có điện không; Không dẫm hoặc sờ vào những dây điện, các
đầu hở của dây thông tin xung quanh hòm đặt công tơ.
Câu 168: Theo Quy trình An toàn điện quy định về an toàn điện khi vào trạm ghi
chỉ số công tơ tổng như thế nào?
1. Chỉ ghi chỉ số bằng mắt. Trường hợp đặc biệt có thể mở nắp hộp công tơ để kiểm tra mạch
đấu.
2. Chỉ ghi chỉ số bằng mắt không được tiếp xúc hoặc đến gần điểm mang điện mà có thể vi phạm
khoảng cách an toàn theo quy định.
3. Không được tiếp xúc hoặc đến gần điểm mang điện mà có thể vi phạm khoảng cách an toàn
theo quy định. Có thể mở nắp bóp công tơ để kiểm tra mạch đấu.
4. Không được tiếp xúc hoặc đến gần điểm mang điện mà có thể vi phạm khoảng cách an toàn
theo quy định. Trường hợp đặc biệt có thể mở nắp hộp công tơ để đấu lại mạch đấu cho chính
xác.
Câu 169: Theo Quy trình An toàn điện, điều nào không đúng trong quy định khi
vận hành xe chuyên dùng ?
1. Chỉ những người đã được đào tạo kỹ năng đầy đủ và có chứng chỉ liên quan theo quy định của
pháp luật mới được vận hành xe chuyên dùng.
2. Người vận hành phải kiểm tra xe chuyên dùng trước khi xuất phát.
3. Xe chuyên dùng phải được kiểm tra định kỳ theo quy định hoặc theo yêu cầu của nhà sản xuất.
4. Những người đã được đào tạo kỹ năng đầy đủ và được huấn luyện về QTATĐ về nội dung
được phép làm việc mới được vận hành xe chuyên dùng.
Câu 170: Theo Quy trình An toàn điện, khi di chuyển, vận hành xe chuyên dùng
trong khu vực trạm phải đảm bảo khoảng cách an toàn như thế nào ?
1. Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ
hơn khoảng cách an toàn điện không rào chắn.
2. Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ
hơn khoảng cách an toàn điện có rào chắn.
3. Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ
hơn khoảng cách an toàn điện theo quy định về hành lang lưới điện cao áp.
4. Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ
hơn 02 mét.
Câu 171: Theo Quy trình An toàn điện quy định về nối đất xe chuyên dùng trong
trường hợp nào?
1. Khi làm việc có cắt điện một phần hoặc ở gần nơi có điện, bệ xe cần cẩu, xe thang và xe nâng
di động phải được nối đất.
2. Khi làm việc có cắt điện toàn bộ, bệ xe cần cẩu, xe thang và xe nâng di động phải được nối
đất.
3. Khi làm việc không cắt điện, bệ xe cần cẩu, xe thang và xe nâng di động phải được nối đất.
4. Không cần nối đất các bộ phận của xe chuyên dùng trong mọi trường hợp.
Câu 172: Theo Quy trình An toàn điện, điều nào không đúng trong quy định về
xử lý sự cố xe chuyên dùng?
1. Khi có hiện tượng phóng điện vào xe, cấm người chạm vào xe, rời khỏi xe hoặc bước lên xe
trước khi cắt nguồn điện gây phóng điện.
2. Nếu xe bị cháy khi chưa kịp cắt điện, người lái xe phải nhảy ra khỏi xe.
3. Khi nhảy phải nhảy cả hai chân và đứng yên tại chỗ, nếu cần chạy ra xa phải nhảy cả hai chân
một lúc.
4. Khi có hiện tượng phóng điện vào xe, nhanh chóng nhảy xuống xe và chạy nhanh ra xa xe.
Câu 173: Theo Quy trình An toàn điện, trường hợp người
làm việc trên lưới điện hạ áp đang mang điện cách phần có
điện dưới 0,3 m phải thực hiện các BPKTAT gì?
1. Phải dùng dụng cụ cách điện có tay cầm chắc chắn và đảm bảo an
toàn.
2. Phải đi giày hoặc ủng cách điện hoặc đứng trên ghế cách điện.
3. Dùng các tấm cách điện bằng bìa cách điện mi-ca, ni-lông hoặc ba-
kê-lít để che, chắn.
4. Dùng vải bạt hoặc ni lông khô để che, chắn.
Câu 174: Theo Quy trình An toàn điện, trong trường hợp không đảm bảo khoảng
cách an toàn cho phép giữa đường dây cao áp và đường dây hạ áp sẽ thi công thì phải thực
hiện BPKTAT gì?
1. Cắt điện đường dây hạ áp. Đường dây cao áp đi phía trên đường dây hạ áp không phải cắt
điện.
2. Cắt điện cả 02 đường dây cao áp và hạ áp. Đường dây cao áp đã được cắt điện phải đặt dây nối
đất để đảm bảo an toàn.
3. Cắt điện cả 02 đường dây cao áp và hạ áp. Đường dây hạ áp đã được cắt điện phải đặt dây nối
đất để đảm bảo an toàn.
4. Cắt điện đường dây cao áp. Đường dây cao áp đã được cắt điện phải đặt dây nối đất để đảm
bảo an toàn.
Câu 175: Theo Quy trình An toàn điện thì ĐVQLVH là đơn vị nào?
1. Là đơn vị có quyền và trách nhiệm cử ra đơn vị công tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí
nghiệm, xây lắp,...
2. Là đơn vị trực tiếp thực hiện công việc quản lý, vận hành công trình điện lực (bao gồm từ cấp
tổ, đội, phân xưởng, chi nhánh, khu vực đến cấp Công ty, Trung tâm).
3. Là đơn vị thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp,... Mỗi đơn vị này phải có ít nhất
02 người, trong đó phải có 01 người chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm chung.
4. Là các doanh nghiệp hoạt động điện lực không QLVH thiết bị có trách nhiệm cử ra đơn vị
công tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp,...
Câu 176: Theo Quy trình An toàn điện thì ĐVCT là đơn vị nào?
1. Là đơn vị có quyền và trách nhiệm cử ra đơn vị công tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí
nghiệm, xây lắp,...
2. Là đơn vị trực tiếp thực hiện công việc quản lý, vận hành các thiết bị.
3. Là đơn vị thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, kiểm định, xây lắp, kinh doanh và các
công việc khác liên quan đến công trình điện lực
4. Là các doanh nghiệp hoạt động điện lực không QLVH thiết bị có trách nhiệm cử ra đơn vị
công tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp,...
Câu 177: Theo Quy trình An toàn điện, thiết bị GIS (Gas Insulated System) là hiết
bị gì?
1. Là thiết bị điện cách điện bằng khí SF6 áp lực cao, đặt trong buồng kim loại được nối đất.
2. Là TBA thu gọn đặt trong buồng kim loại được cách điện với đất, cách điện cho các thiết bị
chính của trạm bằng chất khí trơ.
3. Là trạm thu gọn đặt trong buồng kim loại được nối đất, cách điện cho các thiết bị chính của
trạm bằng chất khí không cháy.
4. Là trạm thu gọn đặt trong ống cách điện, cách điện cho các thiết bị chính của trạm bằng không
khí.
Câu 178: Theo Quy trình An toàn điện, khi nhận những mệnh lệnh không đúng
Quy trình này, có nguy cơ mất an toàn cho người hoặc thiết bị thì người nhận lệnh xử lý
như thế nào?
1. Có quyền không chấp hành, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì người nhận lệnh được
quyền báo cáo với các cấp cán bộ an toàn.
2. Có quyền không chấp hành, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì người nhận lệnh được
quyền báo cáo với cấp trên trực tiếp của người ra lệnh và/hoặc Cấp có thẩm quyền.
3. Phải chấp hành, nhưng sau khi thực hiện xong phải báo cáo với cấp trên trực tiếp của người ra
lệnh và/hoặc cấp có thẩm quyền.
4. Tuyệt đối không chấp hành, báo cáo ngay với Giám đốc Công ty hoặc Trường phòng an toàn
Công ty.
Câu 179: Theo Quy trình An toàn điện, quy định trong chế độ bình thường, các thao
tác ở thiết bị điện cao áp phải thực hiện theo văn bản nào?
1. Thông tư Quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
2. Thông tư Quy định quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
3. Thông tư Quy định quy trình điều đô trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
4. Quy trình thao tác trong hệ thống điện khu vực lưới điện phân phối.
Câu 180: Theo Quy trình An toàn điện, quy định trong chế độ sự cố, các thao tác ở
thiết bị điện cao áp phải thực hiện theo văn bản nào?
1. Thông tư Quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
2. Thông tư Quy định quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
3. Thông tư Quy định quy trình điều đô trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
4. Quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện khu vực lưới điện phân phối.
Câu 181: Theo Quy trình An toàn điện, trường hợp công tác có liên quan đến sự cố,
tai nạn thì việc lưu các PCT, LCT được quy định như thế nào?
1. Các PCT, phiếu thao tác có liên quan phải được lưu trong hồ sơ vận hành của đơn vị.
2. PCT có liên quan, các tài liệu khác nếu có theo quy định (PTT, đánh giá rủi ro, BBKSHT, PA
TCTC và BPAT) phải được lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, TNLĐ của đơn vị.
3. Các PCT, LCT phiếu thao tác có liên quan phải được lưu trong hồ sơ thiết bị của đơn vị.
4. Các hồ sơ có liên quan phải được lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của cơ quan
điều tra.
Câu 182: Theo Quy trình An toàn điện, cắt điện để làm công việc trong những
trường hợp nào?
1. Những phần có điện mà tại đó sẽ tiến hành công việc; khi làm việc Hotline.
2. Những phần có điện mà tại đó sẽ tiến hành công việc; khi làm việc không thể tránh được va
chạm hoặc vi phạm khoảng cách đến phần đã cắt điện.
3. Những phần có điện mà tại đó sẽ tiến hành công việc; khi làm việc không thể tránh được va
chạm hoặc vi phạm khoảng cách đến phần không mang điện.
4. Những phần có điện mà tại đó sẽ tiến hành công việc; khi làm việc không thể tránh được va
chạm hoặc vi phạm khoảng cách đến phần mang điện.
Câu 183: Theo Quy trình An toàn điện thì điều kiện để trở thành nhân viên ĐVCT
là:
1. Nhân viên đơn vị công tác phải được huấn luyện về an toàn phù hợp với công việc được giao.
2. Nhân viên đơn vị công tác phải được huấn luyện về an toàn điện, có Thẻ ATĐ.
3. Nhân viên đơn vị công tác phải được huấn luyện về an toàn điện có bậc ATĐ.
4. Nhân viên đơn vị công tác phải được huấn luyện về chuyên môn phù hợp với công việc được
giao.
Câu 184: Theo Quy trình An toàn điện, điều nào không đúng (không thuộc trách
nhiệm) của nhân viên đơn vị công tác khi đến nơi làm việc như thế nào?
1. Nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy hiểm cần
phòng tránh.
2. Hỏi lại người chỉ huy trực tiếp về những nội dung chưa rõ.
3. Kiểm tra trang thiết bị, dụng cụ an toàn của ĐVCT.
4. Khi thấy các điều kiện đảm bảo an toàn để làm việc chưa đủ và đúng phải báo cáo ngay với
người chỉ huy trực tiếp để xem xét giải quyết.
Câu 185: Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiệm của đơn vị điều độ trong việc
triển khai thực hiện phương thức vận hành khi có ĐVCT thực hiện công việc là:
1. Lập, duyệt phương thức vận hành ngày, lịch cắt điện công tác tuần (tháng), thông báo và gửi
lịch cắt điện đã được duyệt cho các đơn vị quản lý vận hành có liên quan đến công việc;
2. Lập, duyệt phương thức vận hành tuần, lịch cắt điện công tác tuần (tháng), thông báo và gửi
lịch cắt điện đã được duyệt cho các đơn vị quản lý vận hành có liên quan đến công việc;
3. Lập, duyệt phương thức vận hành tháng, lịch cắt điện công tác tuần (tháng), thông báo và gửi
lịch cắt điện đã được duyệt cho các đơn vị quản lý vận hành có liên quan đến công việc;
4. Lập, duyệt phương thức vận hành, lịch cắt điện công tác tuần (tháng), thông báo và gửi lịch
cắt điện đã được duyệt cho các đơn vị quản lý vận hành có liên quan đến công việc.
Câu 186: Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiệm của đơn vị điều độ trong việc
chỉ huy thao tác khi có ĐVCT thực hiện công việc là:
1. Chỉ huy thao tác cắt điện, bàn giao thiết bị cho đơn vị quản lý vận hành theo đúng quy định và
thời gian được phê duyệt;
2. Chỉ huy thao tác đóng điện, bàn giao thiết bị cho đơn vị quản lý vận hành theo đúng quy định
và thời gian được phê duyệt;
3. Chỉ huy thao tác cắt điện, bàn giao thiết bị cho ĐVLCV theo đúng quy định và thời gian được
phê duyệt;
4. Chỉ huy thao tác cắt điện, bàn giao thiết bị cho ĐVCT theo đúng quy định và thời gian được
phê duyệt;
Câu 187: Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiệm của đơn vị điều độ trong việc
treo thẻ khi có ĐVCT thực hiện công việc là:
1. Treo thẻ đánh dấu đơn vị công tác trên sơ đồ vận hành theo số lượng ĐVLCV đăng ký cắt
điện;
2. Treo thẻ đánh dấu đơn vị công tác trên sơ đồ vận hành theo số lượng đơn vị quản lý vận hành
đăng ký cắt điện;
3. Treo thẻ đánh dấu ĐVLCV trên sơ đồ vận hành theo số lượng đơn vị quản lý vận hành đăng
ký cắt điện;
4. Treo thẻ đánh dấu ĐVQLVH trên sơ đồ vận hành theo số lượng ĐVQLVH đăng ký cắt điện;
Câu 188: Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiệm của đơn vị điều độ trong việc
khôi phục thiết bị, đường dây khi ĐVCT đã thực hiện xong công việc là:
1. Khôi phục lại thiết bị khi các ĐVLCV đã khoá hết PCT, giao trả nơi làm việc và phải yêu cầu
đơn vị quản lý vận hành kiểm tra, đảm bảo tuyệt đối an toàn.
2. Khôi phục lại thiết bị khi các ĐVCT đã khoá hết PCT, giao trả nơi làm việc và phải yêu cầu
đơn vị quản lý vận hành kiểm tra, đảm bảo tuyệt đối an toàn.
3. Khôi phục lại thiết bị khi đơn vị quản lý vận hành đã khoá hết PCT, giao trả nơi làm việc và
phải yêu cầu đơn vị quản lý vận hành kiểm tra, đảm bảo tuyệt đối an toàn.
4. Khôi phục lại thiết bị khi đơn vị quản lý vận hành đã khoá hết PCT, giao trả nơi làm việc và
phải yêu cầu các ĐVCT kiểm tra, đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Câu 189: Theo Quy trình An toàn điện, biển “CẤM TRÈO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY
HIỂM CHẾT NGƯỜI” đặt ở đâu?
1. Trên tất cả các cột của đường dây dẫn điện cao, hạ áp ở độ cao từ 2,0 m đến 2,5 m so với
mặt đất về phía dễ nhìn thấy.
2. Trên tất cả các cột của đường dây dẫn điện cao áp ở độ cao từ 2,0 m đến 2,5 m so với mặt
đất về phía dễ nhìn thấy.
3. Trên tất cả các cột của đường dây dẫn điện hạ áp ở độ cao từ 2,0 m đến 2,5 m so với mặt
đất về phía dễ nhìn thấy.
4. Trên tất cả các cột của đường dây dẫn điện cao áp ở độ cao từ 1,0 m đến 1,5 m so với mặt
đất về phía dễ nhìn thấy.
Câu 190: Theo Quy trình An toàn điện biển báo "CÁP ĐIỆN LỰC" đặt như thế
nào?
1. Trong lòng đất hoặc trên cột mốc, ở vị trí tim rãnh cáp, dễ nhìn thấy và xác định được
đường cáp ở mọi vị trí; tại các vị trí chuyển hướng.
2. Trên mặt đất ở vị trí tim rãnh cáp, dễ nhìn thấy và xác định được đường cáp ở mọi vị trí; tại
các vị trí chuyển hướng.
3. Trên mặt đất hoặc trên cột mốc, ở vị trí tim rãnh cáp, dễ nhìn thấy và xác định được đường
cáp ở mọi vị trí; tại các vị trí chuyển hướng, khoảng cách giữa 2 biển báo liền kề không quá
30 mét.
4. Trên cột mốc, ở vị trí tim rãnh cáp, dễ nhìn thấy và xác định được đường cáp ở mọi vị trí;
tại các vị trí chuyển hướng.
Câu 191: Theo Quy trình An toàn điện biển “CẤM VÀO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY
HIỂM CHẾT NGƯỜI” đặt ở đâu?
1. Trên thang trèo của TBA treo trên cột,
2. Trên cửa hoặc cổng ra vào trạm rạm điện có người trực,
3. Trên cửa hoặc cổng ra vào trạm rạm điện không người trực,
4. Trên cửa hoặc cổng ra vào trạm rạm điện có tường rào bao quanh,
Câu 192: Theo Quy trình An toàn điện biển “CẤM LẠI GẦN! CÓ ĐIỆN NGUY
HIỂM CHẾT NGƯỜI” được đặt như thế nào?
1. Trên vỏ trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm đóng cắt hợp bộ ngoài trời, tủ phân dây (Tủ
Pillar) về phía dễ nhìn thấy.
2. Trên vỏ trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm đóng cắt hợp bộ ngoài trời, trạm GIS về phía dễ
nhìn thấy.
3. Trên vỏ trạm biến áp treo, trạm đóng cắt hợp bộ ngoài trời, tủ phân dây (Tủ Pillar) về phía
dễ nhìn thấy.
4. Trên vỏ trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm cắt, trạm đô đếm ngoài trời, tủ phân dây (Tủ
Pillar) về phía dễ nhìn thấy.
Câu 193: Theo Quy trình An toàn điện, biển “CẤM ĐÓNG ĐIỆN! CÓ NGƯỜI
ĐANG LÀM VIỆC” được đặt như thế nào?.
1. Trên bộ phận điều khiển, truyền động thiết bị đóng cắt đã cắt điện theo PTT của các cấp
điều độ.
2. Trên bộ phận điều khiển, truyền động thiết bị đóng cắt đã cắt điện cho đơn vị công tác làm
việc.
3. Trên bộ phận điều khiển, cánh tủ phân phối đã cắt điện cho đơn vị công tác làm việc.
4. Trên bộ phận điều khiển, truyền động thiết bị đóng cắt đã cắt điện khi chuyển đổi kết dây
cơ bản.
Câu 194: Theo Quy trình An toàn điện, biển “DỪNG LẠI! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM
CHẾT NGƯỜI” được đặt như thế nào?
1. Trên cửa hoặc cổng ra vào trạm rạm điện có người trực,
2. Trên vỏ trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm đóng cắt hợp bộ ngoài trời, trạm GIS về phía dễ
nhìn thấy.
3. Đặt trên rào chắn về phía dễ nhìn thấy.
4. Trên vỏ trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm cắt, trạm đô đếm ngoài trời, tủ phân dây (Tủ
Pillar) về phía dễ nhìn thấy.
Câu 195: Theo Quy trình An toàn điện, biển “LÀM VIỆC TẠI ĐÂY” được đặt như
thế nào?.
1. Đặt tại đầu lối vào khu vực làm việc của ĐVCT.
2. Đặt tại khu vực đã đóng DNĐ hoặc đã đặt nối đất lưu động.
3. Đặt tại nơi làm việc đã cho phép; tại khu vực làm việc đã đặt nối đất.
4. Đặt tại nơi làm việc đã được khoanh vùng; tại khu vực làm việc của ĐVCT.
Câu 196: Theo Quy trình An toàn điện, biển “VÀO HƯỚNG NÀY” được đặt như
thế nào?
1. Đặt tại đầu lối vào khu vực làm việc của ĐVCT.
2. Đặt tại khu vực đã đóng DNĐ hoặc đã đặt nối đất lưu động.
3. Đặt tại nơi làm việc đã cho phép; tại khu vực làm việc đã đặt nối đất.
4. Đặt tại đầu lối vào khu vực thao tác của ĐVQLVH.
Câu 197: Theo Quy trình An toàn điện, biển “ĐÃ NỐI ĐẤT” được đặt như thế nào?
1. Đặt tại khu vực đã cắt điện và đặt nối đất lưu động.
2. Đặt tại khu vực đã đóng DNĐ hoặc đã đặt nối đất lưu động.
3. Đặt tại khu vực đã đặt nối đất lưu động trong TBA.
4. Đặt tại khu vực đã đóng DNĐ trên .đường dât
Câu 198: Theo Quy trình An toàn điện, biển “CHÚ Ý! PHÍA TRÊN CÓ ĐIỆN” treo
ở vị trí nào?
1. Treo ở vị trí dễ quan sát trên cột điện mà ở phía trên có điện.
2. Treo ở vị trí dễ quan sát trên các trụ thiết bị trong TBA mà ở phía trên có điện.
3. Treo ở vị trí dễ quan sát tại khu vực làm việc mà ở phía trên có điện.
4. Treo ở tất cả các vị trí mà ở phía trên có điện.
Câu 199: Theo Quy trình An toàn điện, các cờ báo hiệu “màu vàng” và “màu đỏ”
treo tại tại đâu?
1. Cờ báo hiệu “màu đỏ” treo tại phía đường dây đã nối đất. Cờ báo hiệu “màu vàng” treo tại
phía đường dây có điện.
2. Cờ báo hiệu “màu xanh” treo tại phía đường dây đã nối đất. Cờ báo hiệu “màu đỏ” treo tại
phía đường dây có điện.
3. Cờ báo hiệu “màu vàng” treo tại phía đường dây đã nối đất. Cờ báo hiệu “màu xanh” treo
tại phía đường dây có điện.
4. Cờ báo hiệu “màu vàng” treo tại phía đường dây đã nối đất. Cờ báo hiệu “màu đỏ” treo tại
phía đường dây có điện.
Câu 200: Theo Quy trình An toàn điện cho phép thay đổi kích thước các biển cho
phù hợp với thực tế để treo tại đâu?
1. Tại các vị trí trên tủ điều khiển, ở các thiết bị hạ áp, aptomat hạ áp tại các tủ bảng điện.
2. Tại các vị trí trên các cột điện cao áp.
3. Tại các vị trí trong các TBA từ 110kV trở lên
4. Tại các vị trí trên các thiết bị đô lường, điều khiển, tín hiệu.
Câu 201: Theo Quy trình An toàn điện quy định về trang phục khi làm việc ở máy
phát điện và máy bù đồng bộ như thế nào?
1. Người làm việc phải mặc trang phục BHLĐ, đội mũ nhựa.
2. Người làm việc phải mặc gọn gàng, nữ giới phải đội mũ, tóc cuốn gọn
3. Người làm việc phải mặc gọn gàng, đi ủng cách điện, nữ giới phải đội mũ, tóc cuốn gọn
4. Người làm việc phải mang găng tay cách điện, nữ giới phải đội mũ, tóc cuốn gọn
Câu 202: Theo Quy trình An toàn điện khi làm việc ở máy phát điện và máy bù đồng
bộ cần kiểm tra nơi làm việc như thế nào?
1. Phải kiểm tra nhiệt độ nơi làm việc và các thiết bị phụ theo đúng quy trình. Xung quanh máy
phát hoặc máy bù không để quần, áo và bất cứ loại vật liệu nào có thể cuốn vào máy.
2. Phải kiểm tra độ ồn nơi làm việc và các thiết bị phụ theo đúng quy trình. Xung quanh máy
phát hoặc máy bù không được để bất cứ loại vật liệu nào.
3. Phải kiểm tra ánh sáng nơi làm việc và các thiết bị phụ theo đúng quy trình. Xung quanh máy
phát hoặc máy bù không để quần, áo và bất cứ loại vật liệu nào có thể cuốn vào máy.
4. Phải kiểm tra sơ đồ nối điện các thiết bị phụ theo đúng quy trình. Xung quanh máy phát hoặc
máy bù không để quần, áo và bất cứ loại vật liệu nào có thể cuốn vào máy.
Câu 203: Theo Quy trình An toàn điện khi kiểm tra chổi than khi máy đang chạy
phải thực hiện như thế nào?
1. Mang găng cách điện và đi ủng cách điện. Cấm dùng tay tiếp xúc đồng thời với hai cực tính
khác nhau của máy. nếu không có dòng điện kích từ thì vẫn được xem như đang có điện.
2. Đi ủng cách cách điện. Cấm dùng tay tiếp xúc đồng thời với hai cực tính khác nhau của máy.
nếu không có dòng điện kích từ thì vẫn được xem như đang có điện.
3. Phải dùng sào cách điện để thực hiện công việc. Cấm dùng tay tiếp xúc đồng thời với hai cực
tính khác nhau của máy. nếu không có dòng điện kích từ thì vẫn được xem như đang có điện.
4. Mang găng cách điện và cài chặt vào cổ tay. Cấm dùng tay tiếp xúc đồng thời với hai cực tính
khác nhau của máy. nếu không có dòng điện kích từ thì vẫn được xem như đang có điện.
Câu 204: Theo Quy trình An toàn điện, nếu máy phát, máy bù có điểm trung tính nối
với điểm trung tính của máy phát, máy bù khác (hoặc của hệ thống) thì khi sửa chữa ở
mạch Stator phải thực hiện như thế nào?
1. Phải tách điểm trung tính ra khỏi hệ thống, làm việc này phải đeo găng tay cách điện cao áp.
2. Phải tách điểm trung tính ra khỏi hệ thống, làm việc này phải đeo găng tay cách điện hạ áp.
3. Không cần tách điểm trung tính ra khỏi hệ thống nhưng khi làm việc này phải đeo găng tay
cách điện cao áp.
4. Phải tách điểm trung tính ra khỏi hệ thống, làm việc này phải đeo găng tay, đi ủng cách điện
cao áp.
Câu 205: Theo Quy trình An toàn điện, quy định trong việc đo giá trị của điện áp dư
và xác định thứ tự các pha các mạch Stator của máy phát quay không kích từ có thiết bị
dập từ như thế nào?
1. Không cho phép đo giá trị của điện áp dư và xác định thứ tự các pha.
2. Các công việc này cần thực hiện bởi cán bộ kỹ thuật của đơn vị thí nghiệm điện.
3. Các công việc này cần thực hiện bởi công nhân QLVH máy phát này.
4. Các công việc này cần thực hiện bởi cán bộ kỹ thuật của nhà máy thủy điện.
Câu 206: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khi đo điện áp trên trục và trở
kháng cách điện Rotor to của máy phát như thế nào?
1. Cho phép tiến hành đo khi máy phát đang làm việc với yêu cầu có 02 người trình độ an toàn
điện bậc 5.
2. Không cho phép tiến hành đo điện áp trên trục và trở kháng cách điện Rotor to của máy phát
đang làm việc.
3. Cho phép tiến hành đo khi máy phát đang làm việc với yêu cầu có 02 người trình độ an toàn
điện bậc 4 và bậc 5.
4. Cho phép tiến hành đo khi máy phát đang làm việc với yêu cầu có 02 người trình độ an toàn
điện bậc 3 và bậc 4.
Câu 207: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khi sửa chữa vành tiếp xúc của
Rotor, vành góp của bộ kích từ máy phát như thế nào?
1. Cho phép tiến hành tiện và mài các vành tiếp xúc của Rotor, mài vành góp của bộ kích từ máy
phát khi sửa chữa theo PTT. Phải sử dụng các công cụ bảo vệ mặt và mắt khỏi các tác động cơ
khí.
2. Cho phép tiến hành tiện và mài các vành tiếp xúc của Rotor, mài vành góp của bộ kích từ máy
phát khi sửa chữa theo mệnh lệnh. Phải xây dựng Phương án an toàn.
3. Cho phép tiến hành tiện và mài các vành tiếp xúc của Rotor, mài vành góp của bộ kích từ máy
phát khi sửa chữa theo mệnh lệnh. Phải sử dụng phương tiện cách điện cho người làm việc.
4. Cho phép tiến hành tiện và mài các vành tiếp xúc của Rotor, mài vành góp của bộ kích từ máy
phát khi sửa chữa theo mệnh lệnh. Phải sử dụng các công cụ bảo vệ mặt và mắt khỏi các tác động
cơ khí.
Câu 208: Theo Quy trình An toàn điện, biện pháp an toàn nào không đúng khi bảo
dưỡng các thiết bị chổi than khi máy phát đang làm việc.
1. Khi làm việc phải đội mũ bảo vệ và sử dụng các công cụ bảo vệ mặt và mắt, quần áo được
đóng cúc để tránh việc bị cuốn đi bởi các phần quay của máy móc;
2. Sử dụng ủng cách điện, thảm cách điện và găng tay cách điện tránh tiếp xúc ngẫu nhiên các
phần cơ thể với các phần được nối đất;
3. Không đồng thời chạm tay đến các phần mang điện của hai cực hoặc các phần mang điện và
phần được nối đất.
4. Phải cắt tải của máy phát, để máy phát chạy ở chế độ bù.
Câu 209: Theo Quy trình An toàn điện khi làm việc ở động cơ điện cao áp điều cấm
nào đúng?
1. Cấm làm bất cứ công việc gì trong mạch của động cơ đang quay, trừ công việc thí nghiệm
thực hiện theo phương án được phê duyệt.
2. Cấm làm bất cứ công việc gì trong mạch của động cơ đang quay, kể cả công việc thí nghiệm
thực hiện theo phương án được phê duyệt.
3. Được phép thí nghiệm mạch của động cơ đang quay nhưng phải thực hiện theo PCT.
4. Cấm thí nghiệm mạch của động cơ đang quay trong mọi trường hợp.
Câu 210: Theo Quy trình An toàn điện, khi sửa chữa động cơ điện cao áp, BPAT nào
không đúng (không phải áp dụng)?
1. Cắt điện, khoá bộ phận truyền động của máy cắt và dao cách ly; treo biển cảnh báo “Cấm
đóng điện! Có người đang làm việc” tại MC và DCL cấp điện cho động cơ;
2. Không phải cắt điện động cơ để sửa chữa nếu khảo sát kỹ, thực hiện theo Phương án đã duyệt.
3. Nếu động cơ có đặt chung điểm trung tính thì phải tách điểm trung tính ra khỏi hệ thống;
4. Nếu đầu cáp của động cơ điện đã tháo rời thì các công việc tiến hành trên động cơ phải theo
phương án được phê duyệt.
Câu 211: Theo Quy trình An toàn điện, trước khi cho phép làm việc trên động cơ
điện quay có các cơ cấu nối với chúng (máy hút khói, quạt, máy bơm,…) thì phải thực hiện
các BPAT nào?
1. Chốt, cánh quạt, tấm chắn phải được bắt chặt. Có biện pháp để hãm Rotor động cơ điện hoặc
tháo các khớp li hợp.
2. Có biện pháp để hãm Rotor động cơ điện hoặc tháo các khớp li hợp. Chốt, cánh quạt, tấm chắn
phải được bắt chặt.
3. Tay lái của van chặn (chốt, cánh quạt, tấm chắn) phải được khóa. Có biện pháp để hãm Rotor
động cơ điện hoặc tháo các khớp li hợp.
4. Tay lái của van chặn (chốt, cánh quạt, tấm chắn) phải được khóa. Có biện pháp để chốt, cánh
quạt, tấm chắn phải được bắt chặt.
Câu 212: Theo Quy trình An toàn điện, việc cắt điện để đảm bảo an toàn khi sửa
chữa động cơ điện cao áp, quy định nào không bắt buộc phải áp dụng?
1. Cắt điện nguồn điều khiển từ xa bằng tay và điều khiển tự động các động cơ điện của van
chặn, máy điều hướng.
2. Trên tay lái của chốt, tấm chắn, cánh quạt phải treo biển báo an toàn.
3. Trên khóa, các nút ấn điều khiển động cơ điện của van chặn thì treo “Cấm đóng điện! Có
người đang làm việc”.
4. Đặt rào chắn, khoanh vùng công tác khi sửa chữa động cơ điện.
Câu 213: Theo Quy trình An toàn điện, điều kiện để thực hiện công việc trên động cơ
điện đang quay là gì?
1. Cho phép thực hiện công việc theo mệnh lệnh trên động cơ điện đang quay mà không tiếp xúc
với các phần mang điện và quay.
2. Không cho phép thực hiện công việc trên động cơ điện đang quay trong mọi trường hợp.
3. Cho phép thực hiện công việc theo mệnh lệnh trên động cơ điện đang quay mà không tiếp xúc
với các phần mang điện và vỏ động cơ.
4. Cho phép thực hiện công việc theo mệnh lệnh trên động cơ điện đang quay khi tiếp xúc với
các phần mang điện và quay.
Câu 214: Theo Quy trình An toàn điện, việc bảo dưỡng chổi than khi động cơ điện
đang làm việc, nội dung nào không bắt buộc phải thực hiện?
1. Nhân viên được đào tạo cho nhiệm vụ này và sử dụng các công cụ bảo vệ mặt và mắt, quần áo
bảo hộ, đề phòng việc cuốn đi bởi các phần quay của động cơ điện; Sử dụng giày và thảm cách
điện;
2. Sử dụng găng và ủng cách điện để làm việc.
3. Không đồng thời tiếp xúc tay tới các phần mang điện của hai cực hoặc phần mang điện và
phần được nối đất.
4. Khi mài nhẵn vành của Rotor trong động cơ điện đang quay phải sử dụng các khuôn bằng vật
liệu cách điện.
Câu 215: Theo Quy trình An toàn điện thì khoảng cách cho phép nhỏ nhất đến phần
có điện cao áp xoay chiều được quy định như thế nào?
1. Từ 1-35kV là 0,5 mét; Từ trên 35kV-110kV là 1,5 mét.
2. Từ 1-35kV là 0,7 mét; Từ trên 35kV-110kV là 2,0 mét
3. Từ 1-35kV là 0,6 mét; Từ trên 35kV-110kV là 1,0 mét
4. Từ 1-35kV là 0,8 mét; Từ trên 35kV-110kV là 2,5 mét
Câu 216: Theo Quy trình An toàn điện thì khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp
điện áp đối với thiết bị, dụng cụ, phương tiện (trừ xe chuyên dùng cho công tác sửa chữa
điện) là:
1. Từ 1-35kV là 3,0 mét; Từ trên 35kV-110kV là 5,0 mét
2. Từ 1-35kV là 4,0 mét; Từ trên 35kV-110kV là 6,0 mét
4. Từ 1-35kV là 5,0 mét; Từ trên 35kV-110kV là 5,5 mét
4. Từ 1-35kV là 6,0 mét; Từ trên 35kV-110kV là 7,5 mét
Câu 217: Theo Quy trình An toàn điện, trong những quy định điều kiện khi làm
việc có điện thì nội dung nào không đúng (không phù hợp)?
1. Danh mục những công việc làm việc có điện phải được Cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Những người làm việc với công việc có điện phải được đào tạo, huấn luyện phù hợp với thiết
bị, quy trình, công nghệ được trang bị.
3. Phương án thi công và biện pháp an toàn phải được phê duyệt trước khi thực hiện. Có các quy
trình thực hiện công việc theo công nghệ áp dụng.
4. Phải có xe Hotline chuyên dùng và các dụng cụ sửa chữa có chất lượng tốt, còn hạn kiểm
định
Câu 218: Theo Quy trình An toàn điện, trong các BPAT khi làm việc có điện thì nội
dung nào không đúng (không phù hợp)?
1. Phải có xe Hotline chuyên dùng và các dụng cụ sửa chữa có chất lượng tốt, còn hạn kiểm
định
2. Kiểm tra các kết cấu kim loại tại nơi làm việc có khả năng tiếp xúc phải đảm bảo không có
điện.
3. Khi làm việc trên hoặc gần phần có điện cao áp, Nhân viên đơn vị công tác không được mang
theo đồ trang sức hoặc vật dụng cá nhân bằng kim loại.
4. Phải sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện bảo vệ thích hợp. Khi làm việc có điện, tại vị
trí làm việc Nhân viên đơn vị công tác phải xác định phần có điện gần nhất.
Câu 219: Theo Quy trình An toàn điện, nhân viên đơn vị công tác sử dụng các trang
bị, dụng cụ cho làm việc có điện cao áp hoặc di chuyển các dụng cụ hoặc chi tiết bằng kim
loại lên cột thì:
1. Phải đảm bảo khoảng cách an toàn điện không rào chắn đối với các phần có điện xung quanh
khác (nếu chưa được bọc cách điện) phải bảo đảm theo quy định đối với điện áp đến 35kV là 1,0
mét, 110kV là 1,5 mét.
2. Phải đảm bảo khoảng cách cho phép nhỏ nhất đối với các phần có điện xung quanh khác (nếu
chưa được bọc cách điện) phải bảo đảm theo quy định đối với điện áp đến 35kV là 0,6 mét,
110kV là 1,0 mét.
3. Phải đảm bảo khoảng cách an toàn phóng điện đối với các phần có điện xung quanh khác (nếu
chưa được bọc cách điện) phải bảo đảm theo quy định đối với điện áp đến 35kV là 4,0 mét,
110kV là 6,0 mét.
4. Phải đảm bảo khoảng cách an toàn điện có rào chắn đối với các phần có điện xung quanh khác
(nếu chưa được bọc cách điện) phải bảo đảm theo quy định đối với điện áp đến 35kV là 0,6 mét,
110kV là 1,5 mét.
Câu 220: Theo Quy trình An toàn điện , khi đứng trên các trang bị cách điện đã
đẳng thế với dây dẫn, điều cấm nào sau đây không đúng (không phù hợp)?
1. Cấm chạm vào đầu sứ hoặc các chi tiết khác có điện áp khác với điện áp của dây dẫn.
2. Cấm chạm vào nhau hoặc trao cho nhau bất cứ vật gì có thể làm mất đẳng thế.
3. Cấm di chuyển trên các trang bị cách điện sau khi người đó đã đẳng thế với dây dẫn.
4. Cấm đứng lên, ngồi xuống trên trang bị cách điện đã đẳng thế với dây dẫn.
Câu 221: Theo Quy trình An toàn điện, chỉ được phép vào và ra khỏi phần làm việc
của trang bị cách điện trong trường hợp nào?
1. Sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn và Nhân viên đơn vị công tác đã cách xa
dây dẫn ở khoảng cách 0,5 mét đối với điện áp 110kV
2. Sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn và Nhân viên đơn vị công tác đã cách xa
dây dẫn ở khoảng cách 0,5 mét đối với điện áp 35kV
3. Sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn và Nhân viên đơn vị công tác đã cách xa
dây dẫn ở khoảng cách 1,5 mét đối với điện áp 110kV
4. Sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn và Nhân viên đơn vị công tác đã cách xa
dây dẫn ở khoảng cách 1,5 mét đối với điện áp 22kV
Câu 222: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về thao tác thết bị GIS trong
trường hợp vận hành bình thường như thế nào?
1. Mọi thao tác phải thực hiện bằng điều khiển từ xa thông qua giao diện người máy hoặc hệ
thống giám sát điều khiển. Thao tác tại chỗ chỉ được phép thực hiện khi GIS không có điện.
2. Mọi thao tác phải thực hiện bằng điều khiển tại chỗ khi GIS không có điện.
3. Mọi thao tác phải thực hiện bằng điều khiển từ xa thông qua trung tâm điều khiển. Thao tác tại
chỗ chỉ được phép thực hiện khi GIS không có điện.
4. Mọi thao tác phải thực hiện bằng điều khiển từ xa thông qua giao diện người máy hoặc hệ
thống giám sát điều khiển.
Câu 223: Theo Quy trình An toàn điện, quy định BPAT khi làm việc với thiết bị
GIS, nọi dung nào không đúng (không phù hợp)?
1. Phải kiểm tra áp lực khí SF6, tình trạng rò SF6 trong quá trình vận hành hoặc sửa chữa. Khi
phát hiện rò rỉ phải có biện pháp ngăn chặn và xử lý.
2. Phải có Phương án TCTC và BPAT được cấp có thẩm quyền phê duyệt
3. Khi cách ly thiết bị theo từng phân đoạn, tại mỗi điểm cách ly đều phải khóa và treo biển cảnh
báo.
4. Xác định GIS đã được cách ly phải thông qua chỉ thị tại chỗ 3 pha của thiết bị đóng cắt, thông
số điện áp của thiết bị.
Câu 224: Theo Quy trình An toàn điện, quy định điều kiện về nước khi vệ sinh cách
điện ĐDK cao áp khi đang vận hành như thế nào?
1. Nghiêm cấm sử dụng nước chưa đạt tiêu chuẩn về cách điện để vệ
sinh cách điện hotline.
2. Chất lượng nước, áp lực nước phải đảm bảo theo quy trình.
Nghiêm cấm sử dụng nước thường lấy từ các vòi nước công cộng
để sử dụng.
3. Chất lượng nước, áp lực nước phải đảm bảo theo quy trình.
Nghiêm cấm sử dụng nước chưa đạt tiêu chuẩn về cách điện để vệ
sinh cách điện hotline.
4. Chất lượng nước, áp lực nước phải đảm bảo theo quy trình và phải
đo kiểm tra ngay khibắt đầu thi công.
Câu 225: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về thời tiết khi vệ sinh cách điện
ĐDK cao áp khi đang vận hành, nội dung nào không đúng (không phù hợp)?
1. Chỉ được phép thực hiện công việc trong điều kiện thời tiết bình
thường;
2. Cấm thực hiện công việc khi có gió cấp 4 trở lên, khi có mưa phùn,
mưa giông, sấm sét, sương mù hoặc độ ẩm không khí không đảm
bảo an toàn theo quy trình.
3. Khi đang công tác mà nhận thấy có khả năng mưa giông, sấm sét
thì phải dừng ngay công việc và rút khỏi hiện trường.
4. Cấm thực hiện công việc khi có gió cấp 6 trở lên, khi có mưa phùn,
mưa giông, sấm sét, sương mù tùy theo điều kiện thực tế, Người
CHTT quyết định dừng công việc.
Câu 226: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về thời tiết khi làm việc với ĐDK
cao áp đang có điện (sửa chữa nóng) trên ĐDK điện áp đến 35kV như thế nào?
1. Cấm thực hiện công tác khi trời mưa hoặc khi thời tiết ẩm ướt hoặc
có sương mù hoặc có giông sét hoặc có gió từ cấp 5 trở lên; khi
trời tối, nơi làm việc không đủ ánh sáng.
2. Cấm thực hiện công việc khi có gió cấp 4 trở lên, khi có mưa phùn,
mưa giông, sấm sét, sương mù hoặc độ ẩm không khí không đảm
bảo an toàn theo quy trình.
3. Khi đang công tác mà nhận thấy có khả năng mưa giông, sấm sét
thì phải dừng ngay công việc và rút khỏi hiện trường.
4. Cấm thực hiện công việc khi có gió cấp 6 trở lên, khi có mưa phùn,
mưa giông, sấm sét, sương mù tùy theo điều kiện thực tế, Người
CHTT quyết định dừng công việc.
Câu 227: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi
không có rào chắn đối với điện áp 220kV như thế nào?
1. Không nhỏ hơn 1,5 mét.
2. Không nhỏ hơn 1,0 mét.
3. Không nhỏ hơn 2,0 mét.
4. Không nhỏ hơn 2,5 mét.
Câu 228: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về biện pháp tổ chức khi làm việc
với ĐDK cao áp đang có điện (sửa chữa nóng) trên ĐDK điện áp 110kV như thế nào?
1. Tất cả công tác thi công sửa chữa, bảo trì ĐDK đang có điện đều
phải được khảo sát, lập phương án thi công, đăng ký công tác với
cấp Điều độ giữ quyền điều khiển và phải được cấp phiếu công tác.
2. Tất cả công tác thi công sửa chữa, bảo trì ĐDK đang có điện không
phải được khảo sát, lập phương án thi công, chỉ đăng ký công tác
với Đơn vị QLVH và phải được cấp phiếu công tác.
3. Tất cả công tác thi công sửa chữa, bảo trì ĐDK đang có điện đều
phải được khảo sát, lập phương án thi công, đăng ký công tác với
Đơn vị QLVH và phải được cấp phiếu công tác.
4. Tất cả công tác thi công sửa chữa, bảo trì ĐDK đang có điện đều
phải được khảo sát, lập phương án thi công, đăng ký cắt điện để
công tác với Đơn vị QLVH và phải được cấp phiếu công tác.
Câu 229: Theo Quy trình An toàn điện, BPAT nào để bảo vệ nhân viên ĐVCT
không bị phóng điện khi làm việc với ĐDK cao áp đang có điện (sửa chữa nóng)
1. Trước khi bắt đầu công việc phải thực hiện khóa các thiết bị rơ le
bảo vệ và không được đóng lại bằng tay.
2. Trước khi bắt đầu công việc phải thực hiện khóa các thiết bị tự
động đóng lại và không được đóng lại bằng tay.
3. Trước khi bắt đầu công việc phải thực hiện khóa các thiết bị tự
động đóng lại và chỉ được đóng lại bằng tay khi MC nhảy.
4. Trước khi bắt đầu công việc phải thực hiện cắt nguồn điều khiển
các MC và không được đóng lại.
Câu 230: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về sức khỏe khi làm việc với ĐDK
cao áp đang có điện (sửa chữa nóng) trên ĐDK điện áp 110kV như thế nào?
1. Tổ chức khám sức khỏe cho Nhân viên đơn vị công tác tại hiện trường trước khi tiến hành
công việc.
2. Nhân viên đơn vị công tác phải có đủ sức khỏe làm việc trn cao khi tiến hành công việc.
3. Tổ chức kiểm tra sức khỏe (thân nhiệt, huyết áp, thị lực, thính lực) cho Nhân viên đơn vị công
tác tại hiện trường trước khi tiến hành công việc.
4. Tổ chức túi cứu thương cá nhân phát cho cho Nhân viên đơn vị công tác tại hiện trường trước
khi tiến hành công việc.
Câu 231: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi
không có rào chắn đối với điện áp từ trên 35 đến 110kV như thế nào?
1. Không nhỏ hơn 2,0 mét.
2. Không nhỏ hơn 0,7 mét.
3. Không nhỏ hơn 1,5 mét.
4. Không nhỏ hơn 1,0 mét.
Câu 232: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về BPAT khi làm việc với ĐDK
cao áp đang có điện (sửa chữa nóng) trên ĐDK điện áp 110kV như thế nào?
1. Không mang theo đồ trang sức, vật dụng cá nhân bằng kim loại khi
làm việc.
2. Trong một thời điểm, Nhân viên đơn vị công tác chỉ được phép làm
việc trên 01 pha.
3. Không được làm việc vượt quá tải trọng và quá điện áp làm việc
của thiết bị, dụng cụ thi công.
4. Cá 3 nội dung 1, 2, 3 đều đúng.
Câu 233: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về điều
kiện làm việc với ĐDK cao áp đang có điện (sửa chữa nóng)
trên ĐDK điện áp 110kV, nội dung nào không đúng (không
phù hợp)?
1. Trời tối hoặc ban đêm; nơi làm việc không đủ ánh sáng (tại vị trí
làm việc Nhân viên đơn vị công tác phải nhìn rõ phần có điện gần
nhất).
2. Điều kiện làm việc không an toàn hoặc không đủ nhân lực hoặc
không có Người chỉ huy trực tiếp, Người giám sát ATĐ.
3. Phương tiện bảo vệ cá nhân, trang thiết bị an toàn, dụng cụ thi công
không đầy đủ, không đảm bảo chất lượng, không phù hợp vời quy
trình công nghệ.
4. Cấm thực hiện công việc khi có gió cấp 6 trở lên, khi có mưa phùn,
mưa giông, sấm sét, sương mù tùy theo điều kiện thực tế, Người
CHTT quyết định dừng công việc.
Câu 234: Theo Quy trình An toàn điện, việc xác nhận đường cáp điện lực không còn
điện để tiến hành làm việc được quy định như thế nào?
1. Phải được xác nhận tại chỗ không còn điện bằng cách sử dụng thiết bị thử chuyên dụng.
2. Phải được xác nhận tại chỗ không còn điện bằng cách thí nghiệm hoặc sử dụng mạch đèn để
thử.
3. Phải được xác nhận tại chỗ không còn điện bằng cách thí nghiệm hoặc sử dụng thiết bị thử
chuyên dụng.
4. Phải được xác nhận tại chỗ không còn điện bằng các thông số điệp áp, công suất đường cáp.
Câu 235: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi
không có rào chắn đối với điện áp từ trên 15 đến 35kV như thế nào?
1. Không nhỏ hơn 0,7 mét.
2. Không nhỏ hơn 1,0 mét.
3. Không nhỏ hơn 0,6 mét.
4. Không nhỏ hơn 0,9 mét.
Câu 236: Theo Quy trình An toàn điện, việc mở tiếp địa cố định (DTĐ) đường cáp
điện lực để tiến hành làm việc được quy định như thế nào?
1. Nếu công việc trên đường cáp điện cao áp cần phải mở tiếp địa cố
định, phải được thông báo trước và được sự cho phép thực hiện
của ĐVQLVH.
2. Nếu công việc trên đường cáp điện cao áp cần phải mở tiếp địa cố định, Cấp điều độ có quyền
điều khiển phải được thông báo trước và cho phép thực hiện.
3. Nếu công việc trên đường cáp điện cao áp cần phải mở tiếp địa cố định, Cấp điều độ có quyền
điều khiển phải ra lệnh cho ĐVCT thao tác.
4. Nếu công việc trên đường cáp điện cao áp cần phải mở tiếp địa cố định, ĐVCT phải được
thông báo trước và xin phép Người chophép thực hiện thao tác cắt các DTĐ.
Câu 237: Theo Quy trình An toàn điện, quy định làm việc trên đường cáp cũ đã bị
loại bỏ như thế nào?
1. Công việc thực hiện đối với đường cáp điện cũ đã không còn được
sử dụng hoặc bị loại bỏ không phải thông báo cho Đơn vị QLVH.
2. Mọi công việc thực hiện đối với đường cáp điện cũ đã không còn
được sử dụng hoặc bị loại bỏ vẫn phải được thông báo cho Đơn vị
điều độ lưới điện cấp Công ty Điện lực.
3. Mọi công việc thực hiện đối với đường cáp điện cũ đã không còn
được sử dụng hoặc bị loại bỏ vẫn phải được thông báo cho Đơn vị
QLVH.
4. Mọi công việc thực hiện đối với đường cáp điện cũ đã không còn
được sử dụng hoặc bị loại bỏ vẫn phải được thông báo cho Đơn vị
quản lý nhà nước về giao thông.
Câu 238: Theo Quy trình An toàn điện, biện pháp được phê duyệt để xác định đúng
đường cáp điện lực bao gồm:
1. Dựa trên bản đồ định tuyến đường cáp hoặc dựa trên nhãn định
tuyến gắn trên đường cáp.
2. Theo dõi đường cáp bằng mắt trên toàn bộ chiều dài từ một điểm
cách ly mà có thể được chứng minh là không có điện đến điểm mà
công việc sẽ được thực hiện.
3. Sử dụng thiết bị phân biệt đường cáp điện lực (phát và thu tín hiệu
tại hai đầu. Sử dụng thiết bị định vị điểm sự cố từ đó xác định được
địa điểm nơi công việc sẽ được thực hiện.Thí nghiệm tại điểm sự
cố của đường cáp điện lực bị hư hỏng theo phương pháp đã được
phê duyệt.
4. Cá 3 nội dung 1, 2, 3 đều là biện pháp xác định đúng đường cáp.
Câu 239: Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi
không có rào chắn đối với điện áp từ 1 đến 15kV như thế nào?
1. Không nhỏ hơn 0,7 mét.
2. Không nhỏ hơn 0,6 mét.
3. Không nhỏ hơn 0,8 mét.
4. Không nhỏ hơn 0,9 mét.
Câu 240: Theo Quy trình An toàn điện, quy định điều kiện để xác định đúng đường
cáp sẽ làm việc là:
1. Phải sử dụng ít nhất ba biện pháp xác định đường cáp tại ba vị trí khác nhau. Nếu thực hiện tại
một vị trí thì phải có ba người thực hiện với kết quả giống nhau.
2. Phải sử dụng ít nhất hai biện pháp xác định đường cáp tại hai vị trí khác nhau. Nếu thực hiện
tại một vị trí thì phải có hai người thực hiện với kết quả giống nhau.
3. Phải sử dụng ít nhất hai biện pháp xác định đường cáp tại hai vị trí khác nhau. Nếu thực hiện
tại một vị trí thì phải thực hiện 2 lần với kết quả giống nhau.
4. Phải sử dụng ít nhất ba biện pháp xác định đường cáp tại ba vị trí khác nhau. Nếu thực hiện tại
một vị trí thì phải có hai người thực hiện với kết quả giống nhau.

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
CBATCT, CBATBCT
Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC ngày 26/3/2019

Câu 1: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì khái niệm “Đơn vị cơ sở” là những tổ chức
nào?
1. Các Điện lực; Đội Quản lý vận hành lưới điện cao thế; Xí nghiệp dịch vụ Điện lực hoặc cấp
tương đương.
2. Các Điện lực; Phòng / Ban trực thuộc Công ty; Xí nghiệp dịch vụ Điện lực hoặc cấp tương
đương.
3. Các Điện lực; Đội Quản lý vận hành lưới điện cao thế; Đội DVĐL thuộc Xí nghiệp DVĐL
hoặc cấp tương đương.
4. Các Điện lực; Các Đội Quản lý vận hành trực thuộc Điện lực; Xí nghiệp dịch vụ Điện lực
hoặc cấp tương đương.
Câu 2: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì cơ cấu CBATCT tại đơn vị cơ sở như thế
nào?
1. Tại mỗi đơn vị cơ sở: Điện lực, Đội QLVH LĐCT, XNDVĐL hoặc cấp tương đương bố trí ít
nhất 01 tổ CBATCT.
2. Tại mỗi đơn vị cơ sở: Điện lực, Đội QLVH LĐCT, XNDVĐL hoặc cấp tương đương bố trí ít
nhất 01 CBATCT.
3. Tại mỗi đơn vị cơ sở: Điện lực, Đội QLVH LĐCT, XNDVĐL hoặc cấp tương đương bố trí ít
nhất 02 CBATCT.
4. Tại mỗi Tổ (Đội) trực thuộc đơn vị cơ sở (Điện lực, Đội QLVH LĐCT, XNDVĐL hoặc cấp
tương đương) bố trí ít nhất 01 CBATCT.
Câu 3: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC quy định trường hợp đơn vị cơ sở có từ 02
CBATCT trở lên như thế nào?
1. Phải cử người Tổ trưởng hoặc Đội trưởng.
2. PGĐKT đơn vị cơ sở đó làm Tổ trưởng hoặc nhóm trưởng.
3. Phải cử người Tổ trưởng hoặc nhóm trưởng.
4. Trưởng phòng KHKTAT đơn vị cơ sở đó làm Tổ trưởng hoặc nhóm trưởng.
Câu 4: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC, đối với các Điện lực sát nhập nhiều đơn vị hành
chính quận huyện thì bố trí CBATCT như thế nào?
1. Bố trí 01 CBATCT theo từng ĐL.
2. Bố trí đủ CBATCT tương đương số Đội DVĐL trực thuộc ĐL.
3. Bố trí đủ CBATCT tương đương số đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn.
4. Bố trí đủ CBATCT tương đương số đơn vị hành chính trên địa bàn.
Câu 5: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC, đối với XNDVĐL thực hiện nhiệm vụ trên nhiều
tỉnh thì bố trí CBATCT như thế nào?
1. Bố trí đủ CBATCT tương đương số tỉnh mà Xí nghiệp phụ trách.
2. Bố trí đủ CBATCT tương đương số Đội DVĐL trực thuộc XNDVĐL.
3. Bố trí đủ CBATCT tương đương số đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn.
4. Bố trí đủ CBATCT tương đương số đơn vị hành chính trên địa bàn.
Câu 6: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC, đối với Đội QLVH LĐCT có số TBA 110kV và
đường dây 110kV cao thì bố trí CBATCT như thế nào?
1. Các tỉnh có từ 25 trạm biến áp trở lên hoặc có trên 500km đường dây 110kV thì bố trí thêm 01
CBATCT)
2. Các tỉnh có từ 15 trạm biến áp trở lên hoặc có trên 500km đường dây 110kV thì bố trí thêm 01
CBATCT)
3. Các tỉnh có từ 15 trạm biến áp trở lên hoặc có trên 250km đường dây 110kV thì bố trí thêm 01
CBATCT)
4. Các tỉnh có từ 5 trạm biến áp trở lên hoặc có trên 1000km đường dây 110kV thì bố trí thêm 01
CBATCT)
Câu 7: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì CBATCT và CBATBCT chịu trách nhiệm
thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ theo cấp nào?
1. Theo chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị, đơn vị cơ sở và hướng dẫn của phòng An toàn hoặc phòng
KT-AT Điện lực.
2. Theo chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị, đơn vị cơ sở và hướng dẫn của Ban an toàn Tổng Công ty.
3. Theo chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị, đơn vị cơ sở và hướng dẫn của phòng An toàn hoặc phòng
KT-AT Công ty.
4. Theo chỉ đạo của lãnh đạo phòng An toàn hoặc phòng KT-AT Công ty.
Câu 8: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì CBATCT và CBATBCT chịu sự quản lý
trực tiếp và chỉ đạo trực tiếp của ai?
1. Chịu sự quản lý trực tiếp và chỉ đạo trực tiếp của các ông (bà) TPKHKTAT đơn vị cơ sở hoặc
lãnh đạo đơn vị cấp tương đương.
2. Chịu sự quản lý trực tiếp và chỉ đạo trực tiếp của các ông (bà) Đội trưởng Đội QLVH đơn vị
cơ sở hoặc lãnh đạo đơn vị cấp tương đương.
3. Chịu sự quản lý trực tiếp và chỉ đạo trực tiếp của các ông (bà) Trưởng phòng an toàn Công ty
hoặc lãnh đạo đơn vị cấp tương đương.
4. Chịu sự quản lý trực tiếp và chỉ đạo trực tiếp của các ông (bà) Giám đốc hoặc PGĐ phụ trách
kỹ thuật đơn vị cơ sở hoặc lãnh đạo đơn vị cấp tương đương.
Câu 9: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC CBATCT và CBATBCT được hưởng chế độ gì?
1. Được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiêm tương đương Đội trưởng đơn vị cấp 4 và các quyền
lợi khác theo quy định của Tổng công ty Điện lực miền Bắc.
2. Được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiêm tương đương trưởng phòng đơn vị cấp 4 và các
quyền lợi khác theo quy định của Tổng công ty Điện lực miền Bắc.
3. Được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiêm tương đương Tổ trưởng đơn vị cấp 4 và các quyền
lợi khác theo quy định của Tổng công ty Điện lực miền Bắc.
4. Được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiêm tương đương PTP đơn vị cấp 4 và các quyền lợi
khác theo quy định của Tổng công ty Điện lực miền Bắc.
Câu 10: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC, tiêu chuẩn đối với CBATCT, CBATBCT về
trình độ đại học như thế nào?
1. Có trình độ đại học chuyên ngành kinh tế điện; có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của đơn vị cơ sở;
2. Có trình độ đại học chuyên ngành kỹ thuật điện; có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của đơn vị cơ sở;
3. Có trình độ đại học chuyên ngành kỹ thuật điện; có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của đơn vị cơ sở;
4. Có trình độ đại học chuyên ngành kỹ thuật điện; có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của đơn vị cơ sở;

Câu 11: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC, tiêu chuẩn đối với CBATCT, CBATBCT về
trình độ cao đẳng như thế nào?
1. Có trình độ cao đẳng chuyên ngành kinh tế điện; ít nhất 04 năm kinh nghiệm làm việc trong
lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị cơ sở.
2. Có trình độ cao đẳng chuyên ngành hệ thống điện; ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm việc trong
lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị cơ sở.
3. Có trình độ cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật điện; ít nhất 04 năm kinh nghiệm làm việc trong
lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị cơ sở.
4. Có trình độ cao đẳng chuyên ngành Phát dẫn điện; ít nhất 06 năm kinh nghiệm làm việc trong
lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị cơ sở.
Câu 12: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC, tiêu chuẩn đối với CBATCT, CBATBCT về
trình độ trung cấp như thế nào?
1. Có trình độ trung cấp thuộc các chuyên ngành khối kinh tế điện hoặc hoặc trực tiếp làm công
tác kỹ thuật điện; có 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực SXKD của đơn vị cơ sở.
2. Có trình độ trung cấp thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật điện hoặc hoặc trực tiếp làm công
tác kỹ thuật điện; có 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực SXKD của đơn vị cơ sở.
3. Có trình độ trung cấp thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật điện hoặc hoặc trực tiếp làm công
tác kỹ thuật điện; có 07 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực SXKD của đơn vị cơ sở.
4. Có trình độ trung cấp thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật điện hoặc hoặc trực tiếp làm công
tác kỹ thuật điện; có 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực SXKD của đơn vị cơ sở.
Câu 13: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC, yêu cầu nào về năng lực công tác của CBATCT
và CBATBCT không bắt buộc phải có?
1. Có khả năng nắm bắt những nội dung cơ bản của các quy định về ATVSLĐ và quy trình vận
hành lưới điện, các thiết bị điện, các quy phạm, quy trình an toàn điện.
2. Có khả năng nắm bắt nội dung điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị.
3. Hiểu biết kiến thức chung có liên quan đến mọi công việc trong phạm vi quản lý, điều hành
của đơn vị.
4. Có khả năng truyền đạt, phổ biến tới người lao động những văn bản chỉ đạo của cấp trên về
công tác ATVSLĐ và các quy trình, quy định....
Câu 14: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì chức năng nào của CBATCT và CBATBCT
không bắt buộc phải có?
1. Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị cơ sở lập kế hoạch sản xuất kinh doanh chung theo năm tài
chính.
2. Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị cơ sở quản lý, điều hành công tác ATVSLĐ, PCCC&CNCH,
PCTT&TKCN, HLBVATLĐCA;
3. Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động về công tác ATVSLĐ.
4. Là đầu mối, trực tiếp theo dõi, tổng hợp nghiệp vụ về ATVSLĐ PCCC&CNCH,
PCTT&TKCN, HLBVATLĐCA tại đơn vị cơ sở.
Câu 15: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì quyền của CBAT đình chỉ công việc được
quy định như thế nào?
1. Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất quyết định tạm đình chỉ công việc trong trường hợp
khẩn cấp khi phát hiện các nguy cơ xảy ra TNLĐ, đồng thời phải báo cáo cán bộ quản lý, đại
diện NSDLĐ tại đơn vị cơ sở.
2. Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất hoặc trực tiếp quyết định tạm đình chỉ công việc
trong trường hợp khẩn cấp khi phát hiện các nguy cơ xảy ra TNLĐ, đồng thời phải báo cáo cán
bộ quản lý, đại diện NSDLĐ tại đơn vị cơ sở,
3. Tực tiếp quyết định tạm đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp khi phát hiện các nguy
cơ xảy ra TNLĐ, đồng thời phải báo cáo cán bộ quản lý, đại diện NSDLĐ tại đơn vị cơ sở,
4. Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất hoặc trực tiếp quyết định tạm đình chỉ công việc
trong trường hợp khẩn cấp khi phát hiện các nguy cơ xảy ra TNLĐ, đồng thời phải báo cáo
phòng (ban) an toàn cấp trên,
Câu 16: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì sau khi đình chỉ công việc do phát hiện các
nguy cơ xảy ra TNLĐ, CBAT yêu cầu bộ phận bị đình chỉ giải quyết công việc gì?
1. Yêu cầu thu dọn dụng cụ, rút người ra khỏi vị trí công tác .
2. Tháo dỡ, giải phóng các BPAT đã thực hiện trước đấy.
3. Thực hiện các biện pháp đảm bảo AT-VSLĐ.
4. Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông tại hiện trường, chờ lệnh rút người khỏi
vị trí công tác.
Câu 17: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì quyền đình chỉ hoạt động của các loại máy,
thiết bị được quy định như thế nào?
1. Được phép đình chỉ các loại máy, thiết bị không đảm bảo an toàn.
2. Được phép đình chỉ các loại máy, thiết bị đã hết hạn sử dụng.
3. Được phép đình chỉ các loại máy, thiết bị không có tem dán kiểm định KTAT thiết bị có yêu
cầu nghiêm ngặt về ATLĐ.
4. Được phép đình chỉ các loại máy, thiết bị không đảm bảo an toàn hoặc đã hết hạn sử dụng.
Câu 18: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì quyền kiểm tra kiến thức, quy chuẩn, quy
trình, quy định về an toàn được quy định như thế nào?
1. Được quyền kiểm tra đối với công nhân trực tiếp sản xuất trong đơn vị.
2. Được quyền kiểm tra đối với công nhân trực tiếp sản xuất và lãnh đạo, chỉ huy trong đơn vị.
3. Được quyền kiểm tra đối với ATVSV trong Tổ (Đội).
4. Được quyền kiểm tra đối với lãnh đạo, chỉ huy trong đơn vị.
Câu 19: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC quyền kiến nghị với lãnh đạo đơn vị xử lý về
mặt tổ chức lao động đối với NLD vi phạm như thế nào?
1. Trong trường hợp đặc biệt, có quyền kiến nghị với lãnh đạo đơn vị chấm dứt hợp đồng đối với
những người thiếu trách nhiệm và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao.
2. Trong trường hợp đặc biệt, có quyền kiến nghị với lãnh đạo đơn vị chuyển khỏi cương vị công
tác đối với những người thiếu trách nhiệm và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao.
3. Trong trường hợp đặc biệt, có quyền kiến nghị với lãnh đạo đơn vị cách chức cương vị công
tác đối với những người thiếu trách nhiệm và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao.
4. Trong trường hợp đặc biệt, có quyền kiến nghị với lãnh đạo đơn vị kỷ luật sa thải đối với
những người thiếu trách nhiệm và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao.
Câu 20: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì quyền đề xuất các hình thức kỷ luật lao động
đối với những CBCNV vi phạm như thế nào?
1. Có quyền đề xuất các hình thức kỷ luật lao động đối với những CBCNV vi phạm Quy phạm
kỹ thuật, QTATĐ, các Quy định về ATVSLĐ.
2. Có quyền đề xuất các hình thức kỷ luật lao động đối với những CBCNV vi phạm Quy phạm
kỹ thuật, các Quy định về hành lang, PCTT&TKCN, PCCC&CNCH.
3. Có quyền đề xuất các hình thức kỷ luật lao động đối với những CBCNV vi phạm Quy phạm
kỹ thuật, QTATĐ, các Quy định về ATVSLĐ, hành lang, PCTT&TKCN, PCCC&CNCH.
4. Có quyền đề xuất các hình thức kỷ luật lao động đối với những CBCNV vi phạm Quy phạm
kỹ thuật.
Câu 21: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì quyền đề nghị các hình thức khen thưởng
như thế nào?
1. Có quyền đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác.
Trong LĐSX.
2. Có quyền đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác
chuyên môn.
3. Có quyền đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác an
toàn, tiết kiệm điện.
4. Có quyền đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác
ATVSLĐ.
Câu 22: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì CBAT có quyền tham gia các hội đồng gì?
1. Hội đồng xét thành tích lương, xét thưởng vận hành an toàn hàng tháng, nâng bậc lương
CNKT; xét thành tích, danh hiệu thi đua của cá nhân và tập thể bộ phận trực thuộc.
2. Hội đồng xét kỷ luật, xét thưởng vận hành an toàn hàng tháng, nâng bậc lương CNKT; xét
thành tích, danh hiệu thi đua của cá nhân và tập thể bộ phận trực thuộc.
3. Hội đồng xét hoàn thành nhiệm vụ, xét thưởng vận hành an toàn hàng tháng, nâng bậc lương
CNKT; xét thành tích, danh hiệu thi đua của cá nhân và tập thể bộ phận trực thuộc.
4. Hội đồng tuyển dụng, xét thưởng vận hành an toàn hàng tháng, nâng bậc lương CNKT; xét
thành tích, danh hiệu thi đua của cá nhân và tập thể bộ phận trực thuộc.
Câu 23: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì CBAT báo cáo vượt cấp quy định như thế
nào?
1. CBAT có quyền báo cáo vượt cấp lên cấp trên khi lãnh đạo Công ty: không xử lý các hiện
tượng mất an toàn, cố ý sai phạm, có tình che giấu các vụ việc đã xảy ra.
2. CBAT có quyền báo cáo vượt cấp lên cấp trên khi lãnh đạo đơn vị cơ sở: không xử lý các hiện
tượng mất an toàn, cố ý sai phạm, có tình che giấu các vụ việc đã xảy ra.
3. CBAT có quyền báo cáo vượt cấp lên cấp trên khi lãnh đạo các Đội thuộc đơn vị cơ sở: không
xử lý các hiện tượng mất an toàn, cố ý sai phạm, có tình che giấu các vụ việc đã xảy ra.
4. CBAT có quyền báo cáo vượt cấp lên cấp trên khi người lao động: không xử lý các hiện tượng
mất an toàn, cố ý sai phạm, có tình che giấu các vụ việc đã xảy ra.
Câu 24: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC quy định việc tham gia xét duyệt phương án đối
với CBAT được quy định như thế nào?
1. CBAT có quyền tham gia xét duyệt các phương án tổ chức thi công trong hồ sơ thầu các công
trình xây dựng mới; công trình sửa chữa, cải tạo lưới điện.
2. CBAT không có quyền tham gia xét duyệt các phương án tổ chức thi công và biện pháp đảm
bảo toàn cho các công trình xây dựng mới; công trình sửa chữa, cải tạo lưới điện.
3. CBAT có quyền tham gia xét duyệt các phương án tổ chức thi công và biện pháp đảm bảo
toàn cho các công trình xây dựng mới; công trình sửa chữa, cải tạo lưới điện.
4. CBAT có quyền tham gia xét duyệt các phương án tổ chức thi công và biện pháp đảm bảo
toàn cho tất cả các công trình thuộc nguồn vốn của ngành điện.
Câu 25: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC quy định việc tham gia xây dựng kế hoạch
SXKD, tham dự các cuộc họp đối với CBAT được quy định như thế nào?
1. CBAT có quyền tham gia xây dựng kế hoạch tài chính và các cuộc họp sơ kết, tổng kết của
Đơn vị cơ sơ.
2. CBAT có quyền tham gia xây dựng kế hoạch giảm tổn thất điện năng và các cuộc họp sơ kết,
tổng kết của Đơn vị cơ sơ.
3. CBAT có quyền tham gia xây dựng kế hoạch cải tạo, sử chữa lớn lưới điện và các cuộc họp sơ
kết, tổng kết của Đơn vị cơ sơ.
4. CBAT có quyền tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và các cuộc họp sơ kết, tổng
kết của Đơn vị cơ sơ.
Câu 26: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì CBAT có chức danh gì trong Hội đồng (Tiểu
ban) xét thưởng ATĐ của đơn vị?
1. Là uỷ viên thường trực xét thưởng vận hành an toàn của Đơn vị cơ sở.
2. Là Phó chủ tịch Hội đồng xét thưởng vận hành an toàn của Đơn vị cơ sở.
3. Là uỷ viên thường trực xét hoàn thành nhiệm vụ của Đơn vị cơ sở.
4. Là uỷ viên thường trực Hội đồng tuyển dụng của Đơn vị cơ sở.
Câu 27: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì CBAT phải chịu trách nhiệm về hành vi nào
trong việc thực hiện các BPAT?
1. Không hướng dẫn hoặc hướng dẫn không đầy đủ các biện pháp kỹ thuật khi thực hiện công
việc theo quy định cho CBCNV trong đơn vị.
2. Không hướng dẫn hoặc hướng dẫn không đầy đủ các biện pháp đảm bảo ATLĐ khi thực hiện
công việc theo quy định cho CBCNV trong đơn vị.
3. Không hướng dẫn hoặc hướng dẫn không đầy đủ các biện pháp thi công khi thực hiện công
việc theo quy định cho CBCNV trong đơn vị.
4. Không hướng dẫn hoặc hướng dẫn không đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông
khi thực hiện công việc theo quy định cho CBCNV trong đơn vị.
Câu 28: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì CBAT phải chịu trách nhiệm về hành vi nào
trong việc thực hiện kiểm tra kiểm soát ATLĐ?
1. Không kiểm tra, kiểm soát ATLĐ; khi phát hiện thấy ĐVCT không thực hiện đúng quy phạm,
QTKTAT mà không có các biện pháp xử lý kịp thời dẫn đến sự số lưới điện.
2. Không kiểm tra, kiểm soát ATLĐ; khi phát hiện thấy ĐVCT không thực hiện đúng quy phạm,
QTKTAT mà không có các biện pháp xử lý kịp thời dẫn đến TNLĐ.
3. Không kiểm tra, kiểm soát ATLĐ; khi phát hiện thấy ĐVCT không thực hiện đúng quy phạm,
QTKTAT mà không có các biện pháp xử lý kịp thời dẫn đến TNLĐ hoặc sự số lưới điện.
4. Không kiểm tra, kiểm soát ATLĐ; khi phát hiện thấy ĐVCT không thực hiện đúng quy phạm,
QTKTAT mà không có báo cáo lên lãnh đạo đơn vị dẫn đến TNLĐ hoặc sự số lưới điện.
Câu 29: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì CBAT phải chịu trách nhiệm về hành vi nào
trong trong quản lý các trang thiết bị, DCLV, DCAT?
1. Không kiểm tra các trang thiết bị, dụng cụ an toàn lao động, hoặc thử nghiệm theo đúng quy
định.
2. Không kiểm tra các trang thiết bị, dụng cụ an toàn lao động, PCCC, PCTT&TKCN hoặc
không dán tem thử nghiệm theo đúng quy định.
3. Không kiểm tra các trang thiết bị PCCC, PCTT&TKCN hoặc thử nghiệm theo đúng quy định.
4. Không kiểm tra các trang thiết bị, dụng cụ an toàn lao động, PCCC, PCTT&TKCN hoặc thử
nghiệm theo đúng quy định.
Câu 30: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì CBAT phải chịu trách nhiệm về hành vi nào
trong việc thực hiện khắc phục các tồn tại, vi phạm?
1. Không đôn đốc khắc phục các tồn tại theo kiến nghị tại biên bản kiểm tra các cấp.
2. Không trực tiếp khắc phục các tồn tại theo kiến nghị tại biên bản kiểm tra các cấp.
3. Không đôn đốc khắc phục các tồn tại theo chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị cơ sở.
4. Không đôn đốc khắc phục các tồn tại theo ý kiến của Phòng an toàn Công ty.
Câu 31: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì CBAT phải chịu trách nhiệm về hành vi nào
trong việc phổ biến văn bản?
1. Không phổ biến hoặc phổ biến chậm các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của các cơ quan quản
lý nhà nước về công tác ATVSLĐ đến toàn CBCNV trong đơn vị dẫn đến NLĐ vi phạm
2. Không phổ biến hoặc phổ biến chậm các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên về công
tác ATVSLĐ đến toàn CBCNV trong đơn vị dẫn đến người lao động vi phạm
3. Không phổ biến hoặc phổ biến chậm các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của hệ thống an toàn
về công tác ATVSLĐ đến toàn CBCNV trong đơn vị dẫn đến người lao động vi phạm
4. Không phổ biến hoặc phổ biến chậm các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của địa phương về
công tác ATVSLĐ đến toàn CBCNV trong đơn vị dẫn đến người lao động vi phạm
Câu 32: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì CBAT phải chịu trách nhiệm về hành vi nào
trong việc quản lý hồ sơ sổ sánh AT-VSLĐ?
1. Không đôn đốc nhắc nhở, quản lý tốt hồ sơ, sổ sách về công tác QLKT-VH.
2. Không đôn đốc nhắc nhở, quản lý tốt hồ sơ, sổ sách về công tác BHLĐ.
3. Không đôn đốc nhắc nhở, quản lý tốt hồ sơ, sổ sách về công ATVSLĐ.
4. Không đôn đốc nhắc nhở, quản lý tốt hồ sơ, sổ sách về công tác kỷ luật sản xuất.
Câu 33: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT ban hành
kèm theo Quyết định số 780/QĐ-EVNNPC thì CBAT phải chịu trách nhiệm về hành vi gian
dối nào?
1. Bao che, che dấu các hành vi thực hiện quy phạm, quy trình kỹ thuật an toàn của CBCNV
trong đơn vị.
2. Bao che, che dấu các hành vi vi phạm quy phạm, quy trình kỹ thuật an toàn của lãnh đạo đơn
vị.
3. Bao che, che dấu các hành vi vi phạm quy phạm, quy trình kỹ thuật an toàn của người lao
động trực tiếp trong đơn vị.
4. Bao che, che dấu các hành vi vi phạm quy phạm, quy trình kỹ thuật an toàn của CBCNV trong
đơn vị.

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


ĐIỀU TRA SỰ CỐ NHÀ MÁY ĐIỆN, LƯỚI ĐIỆN VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN
Quyết định số: 736 QĐ-EVN ngày 09/6/2021 của TGĐ EVN

Câu 1: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện thì
cấp điều độ có quyền điều khiển là:
1. Cấp điều độ có quyền chỉ huy, điều độ hệ thống điện theo phân cấp điều độ tại Thông tư quy
định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia.
2. Cấp điều độ có quyền nắm thông tin, điều độ hệ thống điện theo phân cấp điều độ tại Thông tư
quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia.
3. Cấp điều độ có quyền kiểm tra, điều độ hệ thống điện theo phân cấp điều độ tại Thông tư quy
định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia.
4. Cấp điều độ có quyền chỉ huy, điều độ hệ thống điện theo phân cấp điều độ tại quy trình điều
độ hệ thống điện đại phương.
Câu 2: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện thì
nội dung nào không nằm trong khái niệm “Sụ cố”?
1. Một hoặc nhiều trang thiết bị trong hệ thống điện do một hoặc nhiều nguyên nhân dẫn đến hệ
thống điện hoạt động không bình thường.
2. Gây ngừng cung cấp điện hoặc ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định,
liên tục.
3. Không đảm bảo chất lượng điện năng cho hệ thống điện quốc gia.
4. Không cung cấp đủ sản lượng cho khách hàng sự dụng điện theo các Hợp đồng.
Câu 3: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện thì
khái niệm “Trạm điện” là:
1. Là trạm biến áp, trạm cắt hoặc trạm bù (các trạm này lắp trên đường dây điện).
2. Là trạm biến áp, trạm cắt hoặc trạm bù (khu vực lắp đặt các thiết bị đóng cắt, điều khiển,
MBA, các thiết bị bù, các thiết bị bảo vệ).
3. Là trạm phát điện, trạm điesel (khu vực lắp đặt các thiết bị đóng cắt, điều khiển, MBA, các
thiết bị bù, các thiết bị bảo vệ).
4. Là các thiết bị điện cao áp (khu vực lắp đặt các thiết bị đóng cắt, điều khiển, MBA, các thiết bị
bù, các thiết bị bảo vệ).
Câu 4: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện thì
nội dung nào sau đây không phải (không thuộc) nguyên tắc xác định là sự cố hoặc bất
thường?
1. Xác định là sự cố hoặc bất thường được xét đối với đường dây, đoạn đường dây nhánh rẽ,
TBA đang vận hành;
2. Đường dây, thiết bị đang dự phòng nhưng huy động không được và dẫn đến ngừng, giảm mức
cung cấp điện cho khách hàng cũng xét là sự cố.
3. Đường dây, thiết bị tách ra khỏi vận hành để sửa chữa nhưng đưa vào muộn so với kế hoạch,
dẫn đến ngừng, giảm mức cung cấp điện cho khách hàng mà không có lý do khách quan cũng xét
là sự cố.
4. Xác định là sự cố hoặc bất thường được xét đối với đường dây, thiết bị đang vận hành.
Câu 5: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện thì
quy trách nhiệm sự cố do lỗi của ĐVQLVH trong trường hợp thuê quản lý vận hành như
thế nào?
1. Trách nhiệm của đơn vị có thiết bị cho thuê quản lý vận hành khi xảy ra sự cố thực hiện theo
quy định của hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành đã được ký kết.
2. Trách nhiệm của đơn vị được thuê quản lý vận hành khi xảy ra sự cố thực hiện theo quy định
của hợp đồng mua bán điện đã được ký kết.
3. Trách nhiệm của đơn vị được thuê quản lý vận hành khi xảy ra sự cố thực hiện theo quy định
của hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành đã được ký kết.
4. Trách nhiệm của đơn vị chỉ huy điều độ vận hành khi xảy ra sự cố thực hiện theo quy định
của hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành đã được ký kết.
Câu 6: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện thì
trong trường hợp sự cố xảy ra do nguyên nhân ban đầu của ĐVQLVH này, dẫn đến mở
rộng sự cố ra các ĐVQLVH khác thì quy trách nhiệm như thế nào?
1. Được tính là sự cố của Đơn vị quản lý vận hành bị sự cố do ĐVQLVH khác gây ra.
2. Được tính là sự cố của tất cả các Đơn vị quản lý vận hành có sự cố.
3. Không tính là sự cố của Đơn vị quản lý vận hành nào cả.
4. Được tính là sự cố của Đơn vị quản lý vận hành gây ra sự cố ban đầu.
Câu 7: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện,
trong trường hợp điểm sự cố chưa xác định được thì xử lý thế nào?
1. Cho phép các Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra chéo lẫn nhau để thống nhất sự cố thuộc đơn
vị nào tuân thủ theo Quy trình phối hợp vận hành.
2. Đơn vị quản lý vận hành cấp trên của 2 ĐVQLVH kiểm tra để thống nhất sự cố thuộc đơn vị
nào.
3. Đơn vị quản lý vận hành đầu nguồn kiểm tra để quyết định sự cố thuộc đơn vị nào.
4. Đơn vị điều độ kiểm tra xác định sự cố thuộc đơn vị nào theo Quy trình vận hành.
Câu 8: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện thì
phân loại sự cố theo quy mô gồm:
1. Hai loại: Sự cố HTĐ, Sự cố lưới điện.
2. Ba loại: Sự cố HTĐ, Sự cố NMĐ, Sự cố lưới điện.
3. Bốn loại: Sự cố HTĐ, Sự cố NMĐ, Sự cố lưới điện truyền tải; Sự cố lưới điện phân phối.
4. Năm loại: Sự cố HTĐ, Sự cố NMĐ, Sự cố lưới điện truyền tải; Sự cố lưới điện phân phối; Sự
cố lưới điện khách hàng.
Câu 9: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện thì
phân loại theo mức độ hư hỏng thiết bị, thời gian khắc phục và hậu quả gây ra, gồm:
1. Hai cấp: Sự cố cấp 1, sự cố cấp 2.
2. Bốn cấp: Sự cố nghiêm trọng; Sự cố cấp 1, sự cố cấp 2, sự cố cấp 3.
3. Ba cấp: Sự cố cấp 1, sự cố cấp 2, sự cố cấp 3.
4. Năm cấp: Sự cố nghiêm trọng; Sự cố cấp 1, sự cố cấp 2, sự cố cấp 3; Bất thường.
Câu 10: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện thì
phân loại sự cố theo nguyên nhân, gồm:
1. Ba loại: Sự cố chủ quan, sự cố khách quan, sự cố khác.
2. Bốn loại: Sự cố chủ quan, sự cố khách quan, sự cố khác, không rõ nguyên nhân.
3. Hại loại: Sự cố rõ nguyên nhân, sự cố không rõ nguyên nhân.
4. Hại loại: Sự cố chủ quan, sự cố khách quan.
Câu 11: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện thì
nội dung nào không thuộc quy định sự cố cấp I đối lưới điện?
1. Sự cố gây hư hỏng (rã lưới) toàn bộ đường dây điện áp từ 110kV trở lên
2. Sự cố gây cháy hoặc hư hỏng phải thay mới MBA cấp điện áp từ 110kV trở lên; Cháy nội bộ
trạm điện cấp điện áp 110 kV có từ 02 MBA trở lên dẫn đến phải cô lập toàn trạm điện này;
3. Sự cố cháy nội bộ trạm điện dẫn đến phải cô lập MBA cấp điện áp từ 220 kV trở lên; Sự cố
liên quan đến tai nạn lao động chết người hoặc tai nạn lao động nặng.
4. Sự cố lưới điện gây mất điện trên 30% phụ tải của thành phố Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí
Minh tại thời điểm đó hoặc gây mất điện từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Câu 12: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện thì
nội dung nào không thuộc quy định sự cố cấp II đối với lưới lưới điện phân phối, gồm:
1. Sự cố dẫn đến nhảy (bật) nhiều MBA gây mất liên kết giữa các cấp điện áp tại một trạm điện
cấp điện áp từ 110kV trở lên;
2. Sự cố cháy nổ thiết bị đóng cắt, đo lường cấp điện áp từ 110kV trở lên;
3. Sự cố liên quan đến tai nạn lao động nặng.
4. Sự cố liên quan đến tai nạn lao động nhẹ.
Câu 13: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện thì
nội dung nào không thuộc quy định sự cố cấp III đối với lưới điện:
1. Sự cố đường dây 110 kV với thời gian khắc phục đến 48 giờ; Sự cố lưới điện trung, hạ áp gây
mất điện khách hàng;
2. Sự cố một MBA cấp điện áp từ 110 kV trở lên tại trạm điện, các MBA còn lại vận hành bình
thường; Sự cố nội bộ dẫn đến ngừng vận hành trạm điện có 01 MBA 110kV;
3. Sự cố thiết bị đóng cắt, thiết bị đo lường gây mất điện thanh cái hoặc đường dây hoặc MBA.
4. Sự cố một MBA cấp điện áp từ 220 kV trở lên tại trạm điện, các MBA còn lại vận hành bình
thường;
Câu 14: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện thì
khái niệm “Bất thường” đối với đường dây điện:
1. Đường dây, thiết bị điện bị phát nhiệt hoặc nguyên nhân khác dẫn đến phải giảm công suất so
với định mức;
2. Đường dây, thiết bị điện có hiện tượng hư hỏng nhưng vẫn còn duy trì vận hành được cho đến
khi Cấp điều độ có quyền điều khiển cho phép sửa chữa theo kế hoạch;
3. Đường dây, thiết bị điện bị sự cố, trước đó đã đăng ký kế hoạch tách sửa chữa để ngăn ngừa
sự cố nhưng chưa được Cấp điều độ có quyền điều khiển phê duyệt;
4. Khi khắc phục hậu quả gây tai nạn lao động nhẹ
Câu 15: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện thì
khái niệm “Bất thường” đối với thiết bị điện:
1. Các vi phạm chế độ vận hành bình thường của thiết bị nhưng chưa dẫn đến sự cố;
2. Sự cố hệ thống tự dùng (điện xoay chiều, điện một chiều), hệ thống điều khiển, bảo vệ nhưng
chưa gây sự cố thiết bị nhất thứ;
3. Hư hỏng hệ thống tín hiệu trung tâm, hệ thống thông tin liên lạc nhưng chưa gây sự cố thiết bị
nhất thứ.
4. Khi khắc phục hậu quả gây tai nạn lao động nhẹ
Câu 16: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện thì
khái niệm “Sự cố khách quan” do thiên tai, địch họa gây ra là:
1. Do thiên tai gây ra: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do
mưa lũ và các loại thiên tai khác; Do địch họa: NMĐ, lưới điện bị phá hoại.
2. Do mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ và các loại thiên tai khác; Do lưới điện
bị phá hoại.
3. Do bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét gây ra; Do địch họa: NMĐ, lưới điện bị phá hoại.
4. Do các loại hình thái thiên tai gây ra; Do địch họa: NMĐ, Trạm điện bị phá hoại.
Câu 17: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện,
trường hợp nào không thuộc khái niệm “Sự cố khách quan” do cá nhân, tổ chức bên ngoài
gây nên?
1. Do lỗi của đơn vị thiết kế hoặc chế tạo, do lỗi trong quá trình xây dựng, vận chuyển, lắp đặt,
chỉnh định, sửa chữa.
2. Do lỗi của ĐVQLVH trong quá trình quản lý, vận hành, lắp đặt, sửa chữa gây ra.
3. Do vi phạm các điều cấm đối với hành lang an toàn lưới điện cao áp gây ra sự cố.
4. Do sự cố đường dây, thiết bị của Đơn vị quản lý vận hành khác gây ra.
Câu 18: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện thì
là sự cố chủ quan:
1. Do nhân viên vận hành gây ra do không thực hiện đúng các quy trình, quy định; Do nhân viên
sửa chữa và thí nghiệm gây ra.
2. Do lãnh đạo đơn vị chỉ đạo, điều hành trong sản xuất gây ra; Do nhân viên sửa chữa và thí
nghiệm gây ra.
3. Do lãnh đạo đơn vị chỉ đạo, điều hành trong sản xuất gây ra; Do nhân viên vận hành gây ra do
không thực hiện đúng các quy trình, quy định; Do nhân viên sửa chữa và thí nghiệm gây ra
4. Do lãnh đạo đơn vị chỉ đạo, điều hành trong sản xuất gây ra; Do nhân viên vận hành gây ra do
không thực hiện đúng các quy trình, quy định;
Câu 19: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện thì
phân cấp (trách nhiệm) điều tra sự cố cấp Tổng công ty Điện lực miền gồm:
1. Điều tra sự cố cấp 1 của các Công ty Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc; Điều tra sự cố cấp 1,
cấp 2 của các NMĐ nhỏ trực thuộc.
2. Điều tra sự cố cấp 3 của các Công ty Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc; Điều tra sự cố cấp 1,
cấp 2 của các NMĐ nhỏ trực thuộc.
3. Điều tra sự cố cấp 2 của các Công ty Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc; Điều tra sự cố cấp 1,
cấp 2 của các NMĐ lớn trực thuộc.
4. Điều tra sự cố cấp 2 của các Công ty Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc; Điều tra sự cố cấp 1,
cấp 2 của các NMĐ nhỏ trực thuộc.
Câu 20: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện thì
phân cấp (trách nhiệm) điều tra sự cố cấp Công ty Điện lực tỉnh, thành phố, gồm:
1. Điều tra sự cố cấp 3, bất thường đối với lưới điện 110kV, lưới điện trung áp thuộc phạm vi
quản lý vận hành.
2. Điều tra sự cố cấp 2, bất thường đối với lưới điện 110kV, lưới điện trung áp thuộc phạm vi
quản lý vận hành.
3. Điều tra hiện tượng bất thường đối với lưới điện trung áp thuộc phạm vi quản lý vận hành.
4. Điều tra sự cố cấp 3, bất thường đối với lưới điện trung áp thuộc phạm vi quản lý vận hành.
Câu 21: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện thì
phân cấp (trách nhiệm) điều tra sự cố cấp Điện lực quận, huyện, gồm:
1. Điều tra sự cố cấp 2, bất thường đối với lưới điện trung áp, hạ áp thuộc phạm vi quản lý vận
hành.
2. Điều tra sự cố cấp 3, bất thường đối với lưới điện trung áp, hạ áp thuộc phạm vi quản lý vận
hành.
3. Điều tra hiện tượng bất thường đối với lưới điện trung áp, hạ áp thuộc phạm vi quản lý vận
hành.
4. Điều tra sự cố cấp 3, bất thường đối với lưới điện 110kV, trung áp, hạ áp thuộc phạm vi quản
lý vận hành.
Câu 22: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện thì
thời hạn điều tra sự cố được quy định như thế nào?
1. Không quá 30 ngày làm việc đối với sự cố cấp một, 15 ngày làm việc đối với sự cố cấp hai, 05
ngày làm việc đối với các sự cố cấp 3, bất thường.
2. Không quá 25 ngày làm việc đối với sự cố cấp một, 15 ngày làm việc đối với sự cố cấp hai, 05
ngày làm việc đối với các sự cố cấp 3, bất thường.
3. Không quá 20 ngày làm việc đối với sự cố cấp một, 15 ngày làm việc đối với sự cố cấp hai, 05
ngày làm việc đối với các sự cố cấp 3, bất thường.
4. Không quá 30 ngày làm việc đối với sự cố cấp một, 20 ngày làm việc đối với sự cố cấp hai, 10
ngày làm việc đối với các sự cố cấp 3, bất thường.
Câu 23: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện
quy định cho phép không tổ chức điều tra sự cố nếu:
1. Qua kiểm tra sự cố đã làm rõ về nguồn gốc nguyên nhân và đề ra giải pháp phòng ngừa sự cố
lặp lại.
2. Báo cáo của các cấp điều độ đã làm rõ về nguồn gốc nguyên nhân và đề ra giải pháp phòng
ngừa sự cố lặp lại.
3. Báo cáo cảu ĐVQLVH đã làm rõ về nguồn gốc nguyên nhân và hậu quả của sự cố không lớn.
4. Báo cáo phân tích sự cố đã làm rõ về nguồn gốc nguyên nhân và đề ra giải pháp phòng ngừa
sự cố lặp lại.
Câu 24: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện thì
thành phần đoàn điều tra sự cố cấp Công ty, gồm:
1. Giám đốc hoặc PGĐ Công ty làm Trưởng đoàn; Lãnh đạo và Cán bộ/Kỹ sư Phòng chức năng;
Đại diện Cấp điều độ có quyền điều khiển; Đại diện đơn vị cấp trên trực tiếp; Thành viên khác;
2. Đại diện đơn vị cấp trên trực tiếp làm Trưởng đoàn; Lãnh đạo và Cán bộ/Kỹ sư Phòng chức
năng; Đại diện Cấp điều độ có quyền điều khiển; Thành viên khác;
3. Giám đốc hoặc PGĐ Công ty làm Trưởng đoàn; Lãnh đạo và Cán bộ/Kỹ sư Phòng chức năng;
Đại diện đơn vị cấp trên trực tiếp; Thành viên khác;
4. Giám đốc hoặc PGĐ Công ty làm Trưởng đoàn; Lãnh đạo và Cán bộ/Kỹ sư Phòng chức năng;
Đại diện Cấp điều độ có quyền điều khiển; Thành viên khác;
Câu 25: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện thì
Thành phần đoàn điều tra sự cố cấp Truyền tải điện khu vực, Điện lực quận, huyện:
1. Đại diện đơn vị cấp trên trực tiếp làm Trưởng đoàn; Lãnh đạo và Cán bộ/Kỹ sư Phòng chức
năng; Đại diện Cấp điều độ có quyền điều khiển; Thành viên khác;
2. Giám đốc hoặc PGĐ làm Trưởng đoàn; Lãnh đạo và Cán bộ/Kỹ sư Phòng chức năng; Đại diện
Cấp điều độ có quyền điều khiển; Đại diện đơn vị cấp trên trực tiếp.
3. Giám đốc hoặc PGĐ làm Trưởng đoàn; Lãnh đạo và Cán bộ/Kỹ sư Phòng chức năng; Đại diện
đơn vị cấp trên trực tiếp; Thành viên khác;
4. Giám đốc hoặc PGĐ làm Trưởng đoàn; Lãnh đạo và Cán bộ/Kỹ sư Phòng chức năng; Đại diện
Cấp điều độ có quyền điều khiển; Thành viên khác;
Câu 26: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện thì
quy định về thời điểm bắt điều tra sự cố như thế nào?
1. Bắt đầu ngay sau khi cơ quan điều tra nhà nước cho phép tiếp cận hồ sơ và hiện trường.
2. Bắt đầu ngay sau khi sự cố xảy hoặc sau khi cơ quan cấp trên cho phép tiếp cận hồ sơ và hiện
trường,
3. Bắt đầu ngay sau khi sự cố xảy hoặc sau khi cơ quan điều tra nhà nước cho phép tiếp cận hồ
sơ và hiện trường
4. Bắt đầu ngay sau khi sự cố xảy hoặc sau khi cơ quan điều độ các cấp cho phép tiếp cận hồ sơ
và hiện trường
Câu 27: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện thì
nội dung nào không thuộc nguyên nhân gây ra sự cố do nhân viên sửa chữa và thí nghiệm
gây ra?
1. Không thực hiện đủ các biện pháp an toàn theo quy định; Kết thúc công việc không kiểm tra
để quên tiếp địa, dụng cụ, vật liệu, nhiên liệu trong thiết bị gây ra sự cố.
2. Bỏ qua hạng mục sửa chữa, thí nghiệm hoặc làm không đảm bảo chất lượng, không phát hiện
hết các hư hỏng của thiết bị;
3. Đấu sai mạch, sai quy cách kỹ thuật, đọc nhầm thông số thí nghiệm; Chỉnh định, cài đặt chế
độ hoạt động của thiết bị sai so với phiếu chỉnh định.
4. Không thực hiện đủ các biện pháp kỹ thuật theo quy định; Không có Phướng án tổ chức thi
công và biện pháp an toàn.
Câu 28: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ
thống điện thì các bước điều tra sự cố, gồm:
1. Chuẩn bị điều tra - Chuẩn bị hồ sơ tài liệu - Tiến hành điều tra - Kết thúc điều tra - Điều tra lại
(nếu phải) - Phổ biến về sự cố, biện pháp khắc phục phòng ngừa.
2. Chuẩn bị điều tra - Tiến hành điều tra - Kết thúc điều tra - Điều tra lại (nếu phải) - Phổ biến về
sự cố, biện pháp khắc phục phòng ngừa.
3. Chuẩn bị hồ sơ tài liệu - Tiến hành điều tra - Kết thúc điều tra - Điều tra lại (nếu phải) - Phổ
biến về sự cố, biện pháp khắc phục phòng ngừa.
4. Chuẩn bị điều tra - Chuẩn bị hồ sơ tài liệu - Tiến hành điều tra - Kết thúc điều tra - Phổ biến
về sự cố, biện pháp khắc phục phòng ngừa.
Câu 29: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện thì
mọi hình thức che giấu, không cung cấp đủ thông tin, cung cấp thông tin sai, khai báo
không đúng sự thật hoặc cản trở công tác điều tra thì xử lý như thế nào?
1. Sẽ bị xử lý vi phạm theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện của
EVN.
2. Sẽ bị xử lý vi phạm theo quy chế quản lý nội bộ của EVN.
3. Sẽ bị xử lý vi phạm theo QTATĐ của EVN.
4. Sẽ bị xử lý vi phạm theo Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện của Bộ Công Thương.
Câu 30: Theo Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện, sự
cố xảy ra do ảnh hưởng sự cố của đơn vị ngoài EVN thì xử lý như thế nào?
1. Các đơn vị thuộc EVN khi tổ chức điều tra và đề nghị đơn vị điều độ giữ quyền điều khiển
phối hợp điều tra, kết luận.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước về điện lực (Sỏ Công Thương, Bộ Công Thương) tổ chức điều
tra, đề nghị đơn vị ngoài để xảy ra sự cố phối hợp điều tra, kết luận.
3. Các đơn vị thuộc EVN khi tổ chức điều tra và đề nghị đơn vị ngoài để xảy ra sự cố phối hợp
điều tra, kết luận.
4. Các đơn vị thuộc EVN khi tổ chức điều tra và đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về điện lực
(Sỏ Công Thương, Bộ Công Thương) phối hợp điều tra, kết luận.

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


QUY ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ
ATLĐ

Câu 1: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP thì trách nhiệm của tổ chức, cá
nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
trong việc lựa chọn tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ như thế nào?
1. Để kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng hoặc
2. Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
3. Chỉ được đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao
động được kiểm định đạt yêu cầu.
4. Cả 03 ý trên.
Câu 2: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP thì trách nhiệm của tổ chức, cá
nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
trong việc khai báo các loại này như thế nào?
1. Khai báo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương trong khoảng thời gian 30
ngày trước hoặc sau khi đưa vào sử dụng.
2. Định kỳ hằng năm, báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương nơi sử dụng
các đối tượng kiểm định khi được yêu cầu
3. Báo cáo Sở Công Thương tại địa phương nơi sử dụng các đối tượng kiểm định khi được yêu
cầu.
4. Báo cáo Cục an toàn Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương nơi sử dụng các
đối tượng kiểm định khi được yêu cầu
Câu 3: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP thì trách nhiệm của tổ chức, cá
nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
trong việc báo cáo tình hình kiểm định các loại này như thế nào?
1. Định kỳ hằng năm, báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương nơi sử dụng
các đối tượng kiểm định khi được yêu cầu.
2. Báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương nơi sử dụng các đối tượng kiểm
định khi được yêu cầu.
3. Báo cáo Sở Công Thương tại địa phương nơi sử dụng các đối tượng kiểm định khi được yêu
cầu.
4. Báo cáo Cục an toàn Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương nơi sử dụng các
đối tượng kiểm định khi được yêu cầu.
Câu 4: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP thì trách nhiệm của tổ chức, cá
nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
trong việc lưu giữ hồ sơ kỹ thuật an toàn của đối tượng kiểm định như thế nào?
1. Lưu giữ 05 năm theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
2. Lưu giữ theo quy định tại tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia.
3. Lưu giữ theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
4. Lưu giữ 10 năm theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Câu 5: Theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH thì các loại sau đây, cái nào là thiết
bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ?
1. Cần trục. cầu trục, Xe nâng người: Xe nâng người tự hành; Xe bán tải; Thang máy các loại.
2. Xe nâng người tự hành, xe nâng người sử dụng cơ cấu truyền động thủy lực Thang máy các
loại; Thang sắt các loại
3. Xe nâng người: Xe khách gường năm 2 tầng;Thang máy các loại
4. Cần trục. cầu trục, Xe nâng người: Xe nâng người tự hành, xe nâng người sử dụng cơ cấu
truyền động thủy lực Thang máy các loại
Câu 6: Theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH thì các dụng cụ sau đây, cái nào là
thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ?
1. Pa lăng điện; Palăng kéo tay có tải trọng nâng từ 500kg trở lên; Tời tay có tải trọng nâng từ
500kg trở lên.
2. Pa lăng điện; Palăng kéo tay có tải trọng nâng từ 1.500kg trở lên; Tời tay có tải trọng nâng từ
1.500kg trở lên.
3. Dây thừng, dây cáp, dây xích tải kéo tay có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên; Tời máy có tải
trọng nâng từ 1.000kg trở lên.
4. Pa lăng điện; Palăng kéo tay có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên; Tời tay có tải trọng nâng từ
1.000kg trở lên
Câu 7: Theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH thì các dụng cụ sau đây, cái nào là
thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ?
1. MBA phòng nổ, động cơ điện phòng nổ, thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ (khởi động từ,
khởi động mềm, Aptomat, máy cắt điện tự động, biến tần, rơ le dòng điện rò).
2. MBA, TU, TI, động cơ điện, thiết bị phân phối, đóng cắt (khởi động từ, khởi động mềm,
Aptomat, máy cắt điện tự động, biến tần, rơ le dòng điện rò).
3. MBA tự ngẫu, động cơ điện, thiết bị phân phối, thiết bị đóng cắt (khởi động từ, khởi động
mềm, Aptomat, máy cắt điện tự động, biến tần, rơ le dòng điện rò).
4. Tua bin, máy phát điện phòng nổ, động cơ điện phòng nổ, thiết bị phân phối, đóng cắt phòng
nổ (khởi động từ, khởi động mềm, Aptomat, máy cắt điện tự động, biến tần, rơ le dòng điện rò).
Câu 8: Chu kỳ điểm định các thiết bị có YCNN về ATVSLĐ là bao lâu? Theo quy
định nào?
1. 1 năm/lần Theo thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH
2. 2 năm/lần Theo thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH
3. Tùy theo nhu cầu
4. Từng loại thiết bị có quy trình kiểm định và chu kỳ kiểm định riêng Theo thông tư 54/2016/
TT-BLĐTBXH
Câu 9: Thiết bị có YCNN về ATVSLĐ có phải dán tem sau khi kiểm định không?
Theo quy định nào?
1. Không phải dán vì dán xong rất dễ bong tróc Theo thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH
2. Không phải dán vì không có quy định bắt buộc
3. Có phải dán và dán nơi dễ nhìn Theo thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH
4. Căn cứ theo từng loại thiết bị, quy trình kiểm định sẽ có quy định về việc dán tem Theo thông
tư 54/2016/ TT-BLĐTBXH
Câu 10: Khi đưa Thiết bị có YCNN về ATVSLĐ vào sử dụng lần đầu có phải kiểm
định không?
1. Không cần vì nhà sản xuất đã kiểm định chất lượng trước khi giao hàng
2. Không cần vì không có quy định
3. Bắt buộc phải kiểm định lần đầu trước khi sử dụng theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP
4. Do nhu cầu thực tế
Câu 11: Trong quá trình sử dụng Thiết bị có YCNN về ATVSLĐ nếu phát hiện có
bất thường thì cần phải làm gì?
1. Dừng sử dụng ngay lập tức, tiến hành sửa chữa sau đó sử dụng tiếp
2. Dừng sử dụng ngay lập tức, tiến hành sửa chữa, tổ chức kiểm định đột xuất, sau khi kiểm định
đạt mới được sử dụng
3. Dừng sử dụng ngay lập tức, tiến hành sửa chữa, chờ đến đợt tổ chức kiểm định theo chu kỳ,
sau khi kiểm định đạt mới được sử dụng
4. Tiếp tục sử dụng nốt công việc đang dở, sau đó tiến hành sửa chữa, tổ chức kiểm định đột
xuất, sau khi kiểm định đạt mới được sử dụng tiếp
Câu 12: Yêu cầu bắt buộc đối với Người vận hành xe nâng hàng theo QCVN
25:2015/BLĐTBXH là:
1. Là người đã được đào tạo, huấn luyện và cấp chứng chỉ về ATVSLĐ; được cấp chứng chỉ vận
hành xe nâng hàng và phải chịu trách nhiệm đối với việc chuyển động và nâng hạ tải của xe nâng
hàng, việc bố trí công nhân điều khiển xe nâng hàng phải có quyết định bằng văn bản của
NSDLĐ.
2. Chứng chỉ lái xe, bằng lái xe, được huấn luyện, cấp thẻ ATLĐ, có quyết định giao việc bằng
văn bản của NSDLĐ
3. Tất cả đều sai
4. Chỉ cần được huấn luyện, cấp thẻ ATLĐ, có quyết định giao việc bằng văn bản của NSDLĐ
Câu 13: Yêu cầu bắt buộc đối với Người vận hành cẩu trục theo QCVN
07:2012/BLĐTBXH là:
1. Từ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe
2. Được đào tạo về chuyên môn, được cấp thẻ ATLĐ
3. Có quyết định giao việc bằng văn bản của NSDLĐ
4. Tất cả ý trên
Câu 14: Yêu cầu bắt buộc đối với Người vận hành cẩu trục, cổng trục theo QCVN
30:2016/BLĐTBXH là:
1. Có chứng chỉ vận hành xe nâng hàng
2. Được đào tạo về chuyên môn, được cấp thẻ ATLĐ
3. Có quyết định giao việc bằng văn bản của NSDLĐ
4. Tất cả ý trên
Câu 15: Yêu cầu về chuyên môn đối với phục vụ, vận hành bình chịu áp lực theo
QCVN 01:2008/BLĐTBXH là:
1. Việc cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề phải do cơ sở có chức năng nêu tại Mục 5.1.8 QCVN
01:2008/BLĐTBXH thực hiện và phải tuân thủ theo quy định hiện hành của Nhà nước về dạy
nghề.
2. Người vận hành chính nồi hơi sản xuất điện- nhiệt phải có bằng nghề, các nồi hơi khác phải có
chứng chỉ nghề
3. Người theo dõi phục vụ, không vận hành trực tiếp nồi hơi nêu trong điều 5.2.5 QCVN
01:2008/BLĐTBXH và người vận hành bình chịu áp lực tối thiểu phải có chứng nhận huấn luyện
an toàn về nghiệp vụ
4. Tất cả ý trên
Câu 16: Xe cẩu nâng hàng có gắn biển số, được lưu thông trên đường cần kiểm định
những nội dung nào theo chu kỳ?
1. Kiểm định định kỳ chức năng cẩu, nâng hàng
2. Kiểm định định kỳ xe cơ giới
3. Ý 1 và 2 đúng
4. Không ý nào đúng
Câu 17: Xe sửa chữa điện hotline cần thí nghiệm, kiểm định những nội dung nào
theo chu kỳ?
1. Thí nghiệm cách điện xe
2. Kiểm định thiết bị nâng người
3. Kiểm định định kỳ xe cơ giới
4. Tất cả ý trên
Câu 18: Xe gầu sửa chữa điện hotline có phải là TBYCNN về ATVSLĐ không?
1. Là TBYCNN về ATVSLĐ căn cứ theo TT36/2019/BLĐTBXH
2. Tùy theo quy định của người sử dụng
3. Tùy theo quy định của nhà sản xuất
4. Không phải là TBYCNN
Câu 19: Các công cụ dụng cụ thi công hotline có thuộc danh mục TBYCNN về
ATVSLĐ không?
1. Đúng vì các dụng cụ hotline có tính nghiêm ngặt cao về ATVSLĐ
2. Tùy theo quy định của người sử dụng
3. Tùy theo quy định của nhà sản xuất
4. Chỉ những thiết bị nằm trong danh mục căn cứ theo TT36/2019/BLĐTBXH như xe gầu, sàn
platform…
Câu 20: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, trách nhiệm của đơn vị sử dụng
TBYCNN nào sau đây là đúng?
5. Quản lý, sử dụng các TBYCNN tuân thủ theo các quy định của đơn vị sở tại.
6. Lập danh mục các TBYCNN của đơn vị trong đó có các thông tin cơ bản về kỹ thuật, vị trí,
ngày kiểm định lần đầu, đợt kiểm định gần nhất và dự kiến đợt kiểm định tiếp theo.
7. Khai báo với Sở Công thương tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau
khi đưa vào sử dụng các TBYCNN, trừ pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
8. Khai báo với Sở Công thương tại địa phương khi không còn sử dụng, thải bỏ các TBYCNN,
trừ pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
Câu 21: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, trách nhiệm của đơn vị sử dụng
TBYCNN nào sau đây là đúng?
5. Lưu giữ lý lịch và các biên bản, giấy chứng nhận kết quả kiểm định, phiếu khai báo sử dụng
TBYCNN trong vòng 12 tháng.
6. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các kiến nghị của tổ chức kiểm định trong việc đảm bảo an toàn
trong quá trình sử dụng TBYCNN nếu kinh phí tại đơn vị cho phép.
7. Nghiêm cấm sử dụng TBYCNN chưa được kiểm định đạt yêu cầu, kết quả kiểm định không
đạt, quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong quá trình sử dụng, trừ trường hợp cấp
bách phải sử dụng để khắc phục sự cố, thiên tai…
8. Phải có quy trình vận hành (sử dụng) cho từng loại TBYCNN. Những người quản lý trực tiếp
có liên quan đến việc quản lý, sử dụng phải nắm vững quy trình này và phải được giao nhiệm vụ
theo yêu cầu của pháp luật.
Câu 22: Chu kỳ điểm định các thiết bị có YCNN về ATVSLĐ là bao lâu?
1. 1 năm/lần
2. 2 năm/lần
3. Tùy theo nhu cầu
4. Từng loại thiết bị có quy trình kiểm định và chu kỳ kiểm định riêng
Câu 23: Thiết bị có YCNN về ATVSLĐ có phải dán tem sau khi kiểm định không?
1. Không phải dán vì dán xong rất dễ bong tróc
2. Không phải dán vì không có quy định bắt buộc
3. Có phải dán và dán nơi dễ nhìn
4. Căn cứ theo từng loại thiết bị, quy trình kiểm định sẽ có quy định về việc dán tem
Câu 24: Khi đưa Thiết bị có YCNN về ATVSLĐ vào sử dụng lần đầu có phải kiểm
định không?
1. Không cần vì nhà sản xuất đã kiểm định chất lượng trước khi giao hàng
2. Không cần vì không có quy định
3. Bắt buộc phải kiểm định lần đầu trước khi sử dụng
4. Do nhu cầu thực tế
Câu 25: Trong quá trình sử dụng Thiết bị có YCNN về ATVSLĐ nếu phát hiện có
bất thường thì cần phải làm gì?
1. Dừng sử dụng ngay lập tức, tiến hành sửa chữa sau đó sử dụng tiếp
2. Dừng sử dụng ngay lập tức, tiến hành sửa chữa, tổ chức kiểm định đột xuất, sau khi kiểm định
đạt mới được sử dụng
3. Dừng sử dụng ngay lập tức, tiến hành sửa chữa, chờ đến đợt tổ chức kiểm định theo chu kỳ,
sau khi kiểm định đạt mới được sử dụng
4. Tiếp tục sử dụng nốt công việc đang dở, sau đó tiến hành sửa chữa, tổ chức kiểm định đột
xuất, sau khi kiểm định đạt mới được sử dụng tiếp
Câu 26: Yêu cầu bắt buộc đối với Người vận hành xe nâng hàng là:
1. Chứng chỉ vận hành thiết bị nâng, được huấn luyện, cấp thẻ ATLĐ, có quyết định giao việc
bằng văn bản của NSDLĐ
2. Chứng chỉ lái xe, bằng lái xe, được huấn luyện, cấp thẻ ATLĐ, có quyết định giao việc bằng
văn bản của NSDLĐ
3. Tất cả đều sai
4. Chỉ cần được huấn luyện, cấp thẻ ATLĐ, có quyết định giao việc bằng văn bản của NSDLĐ
Câu 27: Yêu cầu bắt buộc đối với Người vận hành cẩu trục theo QCVN
07:2012/BLĐTBXH là:
1. Từ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe
2. Được đào tạo về chuyên môn, được cấp thẻ ATLĐ
3. Có quyết định giao việc bằng văn bản của NSDLĐ
4. Tất cả ý trên
Câu 28: Yêu cầu bắt buộc đối với Người vận hành cẩu trục, cổng trục theo QCVN
30:2016/BLĐTBXH là:
1. Có chứng chỉ vận hành xe nâng hàng
2. Được đào tạo về chuyên môn, được cấp thẻ ATLĐ
3. Có quyết định giao việc bằng văn bản của NSDLĐ
4. Tất cả ý trên
Câu 29: Yêu cầu về chuyên môn đối với phục vụ, vận hành bình chịu áp lực theo
QCVN 01:2008/BLĐTBXH là:
1. Việc cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề phải do cơ sở có chức năng nêu tại Mục 5.1.8 QCVN
01:2008/BLĐTBXH thực hiện và phải tuân thủ theo quy định hiện hành của Nhà nước về dạy
nghề.
2. Người vận hành chính nồi hơi sản xuất điện- nhiệt phải có bằng nghề, các nồi hơi khác phải có
chứng chỉ nghề
3. Người theo dõi phục vụ, không vận hành trực tiếp nồi hơi nêu trong điều 5.2.5 QCVN
01:2008/BLĐTBXH và người vận hành bình chịu áp lực tối thiểu phải có chứng nhận huấn luyện
an toàn về nghiệp vụ
4. Tất cả ý trên

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


QUY ĐỊNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN
Quyết định số 1221/QĐ-EVN ngày 09/9/2021

Câu 1: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì khái niệm “An toàn” là gi?
1. Là tình trạng không gây chấn thương, nguy hiểm đến tính mạng, ảnh hưởng đến sức khỏe
người lao động và hư hỏng máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình công nghệ sản xuất.
2. Là tình trạng gây chấn thương, nguy hiểm đến tính mạng, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao
động và hư hỏng máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình công nghệ sản xuất.
3. Là tình trạng không gây bệnh tật nhưng nguy hiểm đến tính mạng, ảnh hưởng đến sức khỏe
người lao động và hư hỏng máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình công nghệ sản xuất.
4. Là tình trạng không gây tai nạn, nguy hiểm đến tính mạng, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao
động và hư hỏng máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình công nghệ sản xuất.
Câu 2: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì khái niệm “An toàn lao
động” là gi?
1. Là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra
bệnh nghề nghiệp đối với con người trong quá trình lao động.
2. Là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra
thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
3. Là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố vệ sinh lao động để không xảy ra thương
tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
4. Là kế hoạch ATVSLĐ phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không
xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
Câu 3: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì khái niệm: “Vệ sinh lao
động” là gì?
1. Là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây tai nạn, làm suy giảm sức khỏe cho
con người trong quá trình lao động.
2. Là kế hoạch phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho
con người trong quá trình lao động.
3. Là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho
con người trong quá trình lao động.
4. Là phương tiện phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe
cho con người trong quá trình lao động.
Câu 4: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì khái niệm: “Tai nạn lao
động” là gì?
1. Là tai nạn gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc
thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
2. Là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể đối với người lao
động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
3. Là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho
người lao động, xảy ra trong quá trình đi lại, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao
động.
4. Là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho
người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ
lao động.
Câu 5: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì khái niệm: “Bệnh nghề
nghiệp” là gì?
1. Là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao
động.
2. Là bệnh phát sinh do tai nạn lao động gây ra đối với người lao động.
3. Là bệnh phát sinh do điều kiện vệ sinh lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người
lao động.
4. Là bệnh phát sinh do điều kiện môi trường có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao
động.
Câu 6: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì khái niệm: “Cận nguy” là
gì?
1. Trường hợp đã xảy ra TNLĐ nhẹ hoặc xảy ra tai nạn nhưng không có thương tích, chấn
thương cho con người.
2. Trường hợp suýt xảy ra tai nạn hoặc xảy ra tai nạn nhưng không có thương tích, chấn thương
cho con người.
3. Trường hợp suýt xảy ra sự cố nhưng không có khả năng xảy ra tai nạn.
4. Trường hợp suýt xảy ra tai nạn nhưng sau đó chỉ xảy ra sự cố, không có tai nạn về người.
Câu 6: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì khái niệm: “Đánh giá rủi
ro” là gì?
1. Là khả năng của một tình huống có thể trở thành nguy hiểm hay có hậu quả tồi tệ ở một thời
điểm nào đó trong tương lai.
2. Là sự kết hợp của xác suất xảy ra tổn hại với tính nghiêm trọng của tổn hại này.
3. Quá trình tìm hiểu, xác định những rủi ro có thể xảy ra liên quan tới công việc chuẩn bị thực
hiện và đưa ra biện pháp phòng ngừa hợp lý.
4. Là nguồn hay tình trạng có sự tiềm ẩn sự nguy hại về chấn thương hay bệnh tật, thiệt hại tài
sản, môi trường làm việc, hay là sự kết hợp các dạng nguy hại trên.
Câu 7: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì khái niệm: “Mối nguy” là
gì?
1. Là nguồn hay tình trạng có sự tiềm ẩn sự nguy hại về chấn thương hay bệnh tật, thiệt hại tài
sản, môi trường làm việc, hay là sự kết hợp các dạng nguy hại trên.
2. Là khả năng của một tình huống có thể trở thành nguy hiểm hay có hậu quả tồi tệ ở một thời
điểm nào đó trong tương lai.
3. Là sự kết hợp của xác suất xảy ra tổn hại với tính nghiêm trọng của tổn hại này.
4. Cả 3 ý đều sai.
Câu 8: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì khái niệm: “Nhận diện mối
nguy” là gì?
1. Là khả năng của một tình huống có thể trở thành nguy hiểm hay có hậu quả tồi tệ ở một thời
điểm nào đó trong tương lai.
2. Là sự kết hợp của xác suất xảy ra tổn hại với tính nghiêm trọng của tổn hại này.
3. Ý 1 và ý 2 đúng
4. Là quá trình chủ động nhằm nhận ra sự tồn tại và tiềm ẩn của một hoặc nhiều mối nguy và xác
định những đặc tính của nó.
Câu 9: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì khái niệm: “Rủi ro” là gì?
1. Là khả năng của một tình huống có thể trở thành nguy hiểm hay có hậu quả tồi tệ ở một thời
điểm nào đó trong tương lai.
2. Là sự kết hợp của xác suất xảy ra tổn hại với tính nghiêm trọng của tổn hại này.
3. Ý 1 và ý 2 đúng
4. Là quá trình chủ động nhằm nhận ra sự tồn tại và tiềm ẩn của một hoặc nhiều mối nguy và xác
định những đặc tính của nó.
Câu 10: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì khái niệm: “Quản lý rủi
ro” là gì?
1. Là việc áp dụng các biện pháp ATVSLĐ nhằm đảm bảo tất cả các rủi ro tiềm tàng phải được
xác định, phân tích, đánh giá đối với tất cả các công trình, máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình
công nghệ và trong tất cả các giai đoạn hoạt động.
2. Là việc áp dụng các BPKT, quản lý nhằm đảm bảo tất cả các rủi ro tiềm tàng phải được xác
định, phân tích, đánh giá đối với tất cả các công trình, máy, thiết bị, dây chuyền.
3. Là việc áp dụng các biện pháp tổ chức nhằm đảm bảo tất cả các rủi ro tiềm tàng phải được xác
định, phân tích, đánh giá đối với tất cả các công trình, máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình công
nghệ và trong tất cả các giai đoạn hoạt động.
4. Là quá trình đánh giá rủi ro nhằm đảm bảo tất cả các rủi ro tiềm tàng phải được xác định, phân
tích, đánh giá đối với tất cả các công trình, máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình công nghệ và
trong tất cả các giai đoạn hoạt động.
Câu 11: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì khái niệm: “Ứng cứu khẩn
cấp” là gì?
1. Là BPAT xử lý các tình huống khẩn cấp như CNCH, PCCN, phòng chống thiên tai, sự cố môi
trường theo quy định.
2. Là tổ chức, ứng phó các tình huống khẩn cấp như sự cố lưới điện, phòng tránh TNLĐ theo quy
định.
3. Là tổ chức, ứng phó các tình huống khẩn cấp như CNCH, PCCN, phòng chống thiên tai, sự cố
môi trường theo quy định.
4. Là kế hoạch xử lý các tình huống khẩn cấp như CNCH, PCCN, phòng chống thiên tai, sự cố
môi trường theo quy định.
Câu 12: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì khái niệm: “Cứu nạn” là
gì?
1. Là hoạt động cứu đồng nghiệp bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ
do sự cố, tai nạn.
2. Là hoạt động cứu người bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ do ảnh
hưởng của môi trường làm việc gây ra.
3. Là hoạt động cứu người bị nạn khỏi nơi có điều kiện VSLĐ không tốt, có hại cho sức khỏe.
4. Là hoạt động cứu người bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ do sự
cố, tai nạn.
Câu 13: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì khái niệm: “Cứu hộ” là gì?
1. Là hoạt động cứu phương tiện, tài sản khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn.
2. Là hoạt động cứu người, phương tiện, tài sản khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn,
3. Là hoạt động cứu phương tiện, tài sản khỏi nguy hiểm do phát hiện đươck mối nguy có thể
phá hoại tài sản.
4. Là hoạt động cứu phương tiện, tài sản của nhà nước ra khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn,
Câu 14: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì khái niệm: “Hệ thống
phòng cháy” là gì?
1. Là tổng hợp tất cả các yêu cầu, các biện pháp an toàn để loại trừ khả năng phát sinh đám cháy.
2. Là tổng hợp tất cả các yêu cầu, các biện pháp và phương tiện kỹ thuật để loại trừ khả năng
phát sinh đám cháy.
3. Là tổng hợp tất cả các yêu cầu, các biện pháp và phương tiện kỹ thuật để phát hiện đám cháy.
4. Là tổng hợp tất cả các yêu cầu, các biện pháp và phương tiện kỹ thuật để loại trừ khả năng sự
cố cháy nổ thiết bị.
Câu 15: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì khái niệm: “Hệ thống chữa
cháy” là gì?
1. Là tổng hợp tất cả các yêu cầu, phương pháp, phương tiện và các biện pháp nhằm ngăn ngừa
cháy ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với con người, hạn chế đến mức thấp nhất
thiệt hại về con người và tài sản.
2. Là tổng hợp tất cả các yêu cầu, phương pháp, phương tiện và các biện pháp nhằm đảm bảo
dập tắt đám cháy, hạn chế chống cháy lan truyền, ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm và có hại đối
với con người, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về con người và tài sản.
3. Là tổng hợp tất cả các yêu cầu, phương pháp, phương tiện và các biện pháp nhằm ngăn ngừa
cháy, đảm bảo dập tắt đám cháy, hạn chế chống cháy lan truyền, ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm
và có hại đối với con người, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về con người và tài sản.
4. Là tổng hợp tất cả các yêu cầu, phương pháp, phương tiện và các biện pháp nhằm hạn chế
chống cháy lan truyền, ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với con người, hạn chế đến
mức thấp nhất thiệt hại về con người và tài sản.
Câu 16: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì khái niệm: “Phương tiện
PCCC và CNCH” là gì?
1. Là các phương tiện cơ giới, máy móc, thiết bị, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ, phương tiện
thô sơ chuyên dùng cho việc PCTT và TKCN, cứu người, cứu tài sản.
2. Là cách tổ chức vận hành phương tiện cơ giới, máy móc, thiết bị, dụng cụ, hóa chất, công cụ
hỗ trợ, phương tiện thô sơ chuyên dùng cho việc PCCC và CNCH, cứu người, cứu tài sản.
3. Là các phương tiện thô sơ chuyên dùng cho việc PCCC và CNCH, cứu người, cứu tài sản.
4. Là các phương tiện cơ giới, máy móc, thiết bị, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ, phương tiện
thô sơ chuyên dùng cho việc PCCC và CNCH, cứu người, cứu tài sản.
Câu 17: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì khái niệm: “Đội PCCC cơ
sở” là gì?
1. Là tổ chức gồm những người được giao nhiệm vụ PCCC tại cơ sở, hoạt động theo chế độ
chuyên trách hoặc không chuyên trách.
2. Là tổ chức gồm những người được giao nhiệm vụ PCTT tại cơ sở, hoạt động theo chế độ
chuyên trách hoặc không chuyên trách.
3. Là tổ chức gồm những người được giao nhiệm vụ PCCC tại cơ sở, hoạt động theo chế độ
chuyên trách.
4. Là tổ chức gồm những người được giao nhiệm vụ PCCC tại cơ sở, hoạt động theo chế độ bán
chuyên trách.
Câu 18: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì khái niệm: “Đội PCCC
chuyên ngành” là gì?
1. Là đội PCTT cơ sở được tổ chức để đáp ứng yêu cầu hoạt động đặc thù của cơ sở do người
đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý.
2. Là đội PCCC cơ sở được tổ chức để đáp ứng yêu cầu hoạt động đặc thù của cơ sở do người
đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý.
3. Là đội PCCC cơ sở được do người đứng đầu cơ quan, tổ chức nhà nước quyết định thành lập,
quản lý.
4. Là đội PCCC cơ sở hưởng lương chuyên trách PCCC được tổ chức để đáp ứng yêu cầu hoạt
động đặc thù của cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý.
Câu 15: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì khái niệm: “Người đứng
đầu về công tác PCCC và CNCH’’ là ai?
1. Là người có thẩm quyền hoặc được ủy quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý công tác
PCTT và TKCN của đơn vị, cơ sở.
2. Là người có thẩm quyền hoặc được ủy quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý công tác
PCCC và CNCH của nhà nước.
3. Là Tổng giám đốc / Giám đóc hoặc người được ủy quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản
lý công tác PCCC và CNCH của đơn vị, cơ sở.
4. Là lãnh đạo đơn vị cơ sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý công tác PCCC và CNCH
của đơn vị, cơ sở.
Câu 16: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì khái niệm: “Bốn tại chỗ” là
gì?
1. Là chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện thông tin liên lạc tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
2. Là lập kế hoạch ứng cứu tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ và hậu cần tại
chỗ.
3. Là chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện xe máy tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
4. Là chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
Câu 17: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì khái niệm: “Đội xung kích”
là gì?
1. Là lực lượng xung kích làm nhiệm vụ PCTT&TKCN.
2. Là lực lượng xung kích làm nhiệm vụ PCCCvà CHCN.
3. Là lực lượng bán chuyên trách làm nhiệm vụ PCTT&TKCN.
4. Là lực lượng chuyên nghiệp làm nhiệm vụ PCTT&TKCN.
Câu 18: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì khái niệm: “Phòng, chống
thiên tai” là gì?
1. Là quá trình mang tính hệ thống bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu
quả luttj bão.
2. Là quá trình mang tính hệ thống bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu
quả thiên tai.
3. Là quá trình mang tính hệ thống bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu
quả do cháy nổ gây ra.
4. Là quá trình mang tính hệ thống bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu
quả sự cố.
Câu 19: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì khái niệm: “Rủi ro thiên
tai” là gì?
1. Là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về tài sản trong hoạt động kinh tế - xã hội.
2. Là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.
3. Là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt
động kinh tế - xã hội.
4. Là thiệt hại mà sự cố có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động
kinh tế - xã hội.
Câu 20: Quy định công tác an toàn của EVN thì khái niệm: “Thiên tai” là gì?
1. Là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về tài sản trong hoạt động kinh tế - xã hội.
2. Là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.
3. Là sự cố có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động
kinh tế - xã hội
4. Là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện
sống và các hoạt động kinh tế - xã hội
Câu 21: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì nội dung xây dựng đánh
giá rủi ro về ATVSLĐ là:
1. Xác định mối nguy hiểm; Đánh giá mức độ an toàn trong khi làm việc; Các giải pháp kiểm
soát, giảm thiểu rủi ro về ATVSLĐ.
2. Hệ thống quản lý PCTT và TKCN; Đánh giá mức độ rủi ro về ATVSLĐ; Lập kế hoạch phòng
chống tai nạn thương tích.
3. Xác định mối nguy hiểm; Đánh giá tần suất, mức độ rủi ro về ATVSLĐ; Các giải pháp kiểm
soát, giảm thiểu rủi ro về ATVSLĐ.
4. Hệ thống quản lý PCCC và CNCH; Đánh giá mức độ rủi ro về ATVSLĐ; Các giải pháp kiểm
soát, giảm thiểu rủi ro về ATVSLĐ.
Câu 22: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì việc cập nhật phân tích,
đánh giá rủi ro được quy định như thế nào?
1. Định kỳ hàng quý cập nhật phân tích, đánh giá rủi ro về ATVSLĐ theo quy định tại Thông tư
số 07/2016/TT-BLĐTBXH.
2. Định kỳ hàng thángcập nhật phân tích, đánh giá rủi ro về ATVSLĐ theo quy định tại Thông tư
số 07/2016/TT-BLĐTBXH.
3. Định kỳ hàng năm cập nhật phân tích, đánh giá rủi ro về ATVSLĐ theo quy định tại Thông tư
số 08/2016/TT-BLĐTBXH.
4. Định kỳ hàng năm cập nhật phân tích, đánh giá rủi ro về ATVSLĐ theo quy định pháp luật.
Câu 23: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì nội dung nào không thuộc
kế hoạch ứng cứu khẩn cấp?
1. Sơ đồ tổ chức, phân cấp trách nhiệm, hệ thống báo cáo khi xảy ra tai nạn hoặc xuất hiện các
tình huống nguy hiểm; Sơ đồ liên lạc và báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
2. Xác định mối nguy hiểm; Đánh giá mức độ rủi ro về ATVSLĐ; Các giải pháp kiểm soát, giảm
thiểu rủi ro về ATVSLĐ.
3. Phương án sơ tán người lao động ra khỏi khu vực nguy hiểm; Phương án và biện pháp sơ cứu,
cấp cứu người bị nạn; Phương án diễn tập, biên bản đánh giá kết quả luyện tập và diễn tập xử lý
các tình huống giả định tại đơn vị.
4. Nguồn lực bên trong và bên ngoài sẵn có hoặc sẽ huy động để ứng cứu có hiệu quả các tình
huống khẩn cấp; Biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả do sự cố gây ra.
Câu 24: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì những thành phần nào của
đơn vị phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ năng và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp?
1. Thành viên BCH, Đội xung kích PCTT&TKCN, Đội PCCC và CNCH
2. Thành viên ban lãnh đạo đơn vị, Đội xung kích PCTT&TKCN, Đội PCCC và CNCH
3. Cán bộ an toàn chuyên trách, bán chuyên trách, Đội xung kích PCTT&TKCN, Đội PCCC và
CNCH
4. Đội trưởng, Đội phó Đội xung kích PCTT&TKCN, Đội PCCC và CNCH
Câu 25: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì tại khu vực sản xuất trang
thiết bị vật tư gì không bắt buộc phải có?
1. Hệ thống dò cháy, dò khí cháy ở nơi có nguy cơ cháy cao, trang bị phương tiện chữa cháy tại
chỗ, hệ thống chữa cháy và phải có biển báo phù hợp đối với từng lĩnh vực cụ thể.
2. Trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị an toàn, thiết bị cứu hộ.
3. Khu vực sản xuất phải bố trí các còi báo động và đèn tín hiệu báo sự cố.
4. Khu vực sản xuất phải bố trí sơ đồ thoát hiểm, lối thoát hiểm.
Câu 26: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì việc tổ chức quan trắc môi
trường lao động hằng năm được quy định như thế nào?
1. Khi có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ
sở lao động có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe NLĐ.
2. Hằng quý hoặc khi có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, khi thực hiện cải
tạo, nâng cấp cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe NLĐ.
3. Hằng tháng khi có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, khi thực hiện cải tạo,
nâng cấp cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe NLĐ.
4. Hằng năm hoặc khi có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, khi thực hiện cải
tạo, nâng cấp cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe NLĐ.
Câu 27: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì mô hình tổ chức công tác
quản lý an toàn tại EVN và các Tổng công ty được thành lập như thế nào?
1. Thành lập bộ phận chuyên trách công tác an toàn với tên gọi “Ban An toàn” hoặc “Phòng an
toàn”.
2. Thành lập bộ phận chuyên trách công tác an toàn với tên gọi “Ban An toàn”.
3. Thành lập bộ phận chuyên trách công tác an toàn với tên gọi “Phòng An toàn”.
4. Thành lập bộ phận chuyên trách công tác an toàn với tên gọi “Ban An toàn lao động”.
Câu 28: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì mô hình tổ chức công tác
quản lý an toàn tại các Công ty Truyền tải điện, các Công ty Điện lực tỉnh..., được thành
lập như thế nào?
1. Thành lập bộ phận chuyên trách công tác an toàn với tên gọi “Ban An toàn” hoặc “Phòng an
toàn”.
2. Thành lập bộ phận chuyên trách công tác an toàn với tên gọi “Ban An toàn”.
3. Thành lập bộ phận chuyên trách công tác an toàn với tên gọi “Phòng An toàn”.
4. Thành lập bộ phận chuyên trách công tác an toàn với tên gọi “Ban An toàn lao động”.
Câu 29: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì mô hình tổ chức công tác
quản lý an toàn tại các Điện lực huyện hoặc tương đương được quy định như thế nào?
1. Phải có Cán bộ an toàn chuyên trách;
2. Thành lập bộ phận chuyên trách công tác an toàn với tên gọi “Tổ An toàn”.
3. Thành lập bộ phận chuyên trách công tác an toàn với tên gọi “Phòng An toàn”.
4. Thành lập bộ phận chuyên trách công tác an toàn với tên gọi “Phòng An toàn lao động”.
Câu 30: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì mô hình tổ chức công tác
quản lý an toàn tại các Công ty Dịch vụ Điện lực được quy định như thế nào?
1. Phải có Cán bộ an toàn chuyên trách thuộc Phòng Kế hoạch kỹ thuật;
2. Thành lập bộ phận chuyên trách công tác an toàn với tên gọi “Tổ An toàn”.
3. Thành lập bộ phận chuyên trách công tác an toàn với tên gọi “Phòng An toàn”.
4. Thành lập bộ phận chuyên trách công tác an toàn với tên gọi “Phòng An toàn lao động”.
Câu 31: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì bộ máy quản lý Công tác an
toàn có chức năng gì?
1. Tham mưu giúp hệ thống an toàn quản lý, điều hành công tác an toàn, tổ chức thực hiện, kiểm
tra, giám sát các hoạt động về công tác an toàn, là đầu mối quản lý tổng hợp nghiệp vụ về an
toàn.
2. Tham mưu giúp BCH Công đoàn quản lý, điều hành công tác an toàn, tổ chức thực hiện, kiểm
tra, giám sát các hoạt động về công tác an toàn, là đầu mối quản lý tổng hợp nghiệp vụ về an
toàn.
3. Tham mưu giúp lãnh đạo đơn vị quản lý, điều hành công tác kỹ thuật, tổ chức thực hiện, kiểm
tra, giám sát các hoạt động về công tác an toàn, là đầu mối quản lý tổng hợp nghiệp vụ về an
toàn.
4. Tham mưu giúp HĐTV/HĐQT, Tổng giám đốc/Giám đốc/Đơn vị quản lý điều hành công tác
an toàn.
Câu 32: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì khi phát hiện thấy các vi
phạm hoặc các nguy cơ xảy ra sự cố gây tai nạn lao động nội dung nào không thuộc thẩm
quyền xử lý của cán bộ an toàn?
1. Ra lệnh tạm thời đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp hoặc yêu cầu người phụ trách
bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn,
2. Thông tin/báo cáo Lãnh đạo đơn vị về tình trạng vi phạm và hình thức xử lý của cán bộ an
toàn.
3. Có quyền ra lệnh đình chỉ công việc và người lao đông trong trường hợp chưa thực hiện đầy
đủ các biện pháp an toàn để hcj lại quy trình ngay tại chỗ.
4. Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn kiểm định, sử
dụng.
Câu 33: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì cán bộ an toàn có quyền gì
khi kiểm tra kiến thức, quy chuẩn, quy trình, quy định về an toàn đối với cán bộ, công
nhân viên trong đơn vị?
1. Qua kiểm tra kiến thức, trường hợp đặc biệt, có quyền kiến nghị với Lãnh đạo đơn vị chuyển
khỏi cương vị công tác đối với những người thiếu trách nhiệm và không đủ trình độ.
2. Có quyền điều chuyển khỏi cương vị công tác đối với những người thiếu trách nhiệm và
không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao.
3. Có quyền kiến nghị với Lãnh đạo đơn vị cách chức hoặc kỷ luật đối với những người thiếu
trách nhiệm và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao.
4. Có quyền kiến nghị với Lãnh đạo đơn vị buộc thôi việc đối với những người thiếu trách nhiệm
và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao.
Câu 34: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì bộ máy an toàn có quyền gì
trong công tác khen thưởng, kỷ luật?
1. Tham gia, đề xuất với Lãnh đạo đơn vị thưởng nóng các tập thể, cá nhân làm tốt về công tác
an toàn;
2. Đề xuất hình thức kỷ luật các cá nhân vi phạm quy trình an toàn, lệnh sản xuất và quy định
này.
3. Tham gia xét thưởng vận hành an toàn cho các đơn vị và các cá nhân, trừ thưởng an toàn điện
các đơn vị vi phạm.
4. Đề xuất với Lãnh đạo đơn vị khen thưởng, kỷ luật trong công tác an toàn;
Câu 35: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì bộ máy an toàn có quyền gì
trong công tác xét thưởng an toàn điện?
1. Tham gia, đề xuất với các cấp an toàn xét thưởng vận hành an toàn cho các đơn vị và các cá
nhân.
2. Tham gia, đề xuất với Lãnh đạo đơn vị thưởng nóng các tập thể, cá nhân làm tốt về công tác
an toàn;
3. Đề xuất hình thức kỷ luật các cá nhân vi phạm quy trình an toàn, lệnh sản xuất và quy định
này.
4. Tham gia xét thưởng vận hành an toàn điện cho các đơn vị và các cá nhân, chủ trì chấm chỉ
tiêu về ATLĐ.
Câu 36: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì cán bộ an toàn có quyền báo
cáo vượt cấp lên bộ phận an toàn của cơ quan cấp trên khi Lãnh đạo đơn vị vi phạm những
nội dung gì?
1. Khi không xử lý các hiện tượng mất an toàn, cố ý sai phạm, cố tình che giấu các vụ việc đã
xảy ra.
2. Khi không xử lý các hiện tượng mất an toàn, cố ý sai phạm, cố tình che giấu các vụ TNLĐ.
3. Khi không xử lý các hiện tượng mất an toàn, cố ý sai phạm, cố tình che giấu các vụ sự cố.
4. Xử lý không triệt để các hiện tượng mất an toàn, cố ý sai phạm, cố tình che giấu các vụ việc đã
xảy ra.
Câu 37: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì những tổ chức nào phải
thành lập Hội đồng ATVSLĐ?
1. EVN, các Tổng công ty, các Công ty Truyền tải điện, các Công ty Điện lực tỉnh, các Điện lực
cấp huyện phải thành lập Hội đồng ATVSLĐ.
2. EVN, các Tổng công ty; Các đơn vị sản xuất, truyền tải, phân phối điện có từ 300 lao đông trở
lên; Các đơn vị khác nếu thấy cần thiết.
3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Tổng công ty, các Công ty Truyền tải điện, các Công ty phát
điện phải thành lập Hội đồng ATVSLĐ.
4. Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Tổng công ty, các Công ty Điện lực tỉnh, phải thành lập Hội
đồng ATVSLĐ.
Câu 38: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì thành phần bắt buộc của
Hội đồng ATVSLĐ cấp Công ty gồm có:
1. Đại diện NSDLĐ làm Chủ tịch Hội đồng; Đại diện của Ban chấp hành Công đoàn đơn vị làm
Phó Chủ tịch Hội đồng; Trưởng Phòng/ Bộ phận hoặc cán bộ an toàn của đơn vị là Ủy viên
thường trực kiêm thư ký Hội đồng; Người làm công tác y tế (nếu có).
2. Đại diện NSDLĐ làm Chủ tịch Hội đồng; Đại diện của Ban chấp hành Đảng ủy đơn vị làm
Phó Chủ tịch Hội đồng; Trưởng Ban/ Phòng/ Bộ phận hoặc cán bộ an toàn của đơn vị là Ủy viên
thường trực kiêm thư ký Hội đồng; Người làm công tác y tế (nếu có);
3. Đại diện NSDLĐ làm Chủ tịch Hội đồng; Đại diện của Ban chấp hành Đoàn thanh niên àn
đơn vị làm Phó Chủ tịch Hội đồng; Trưởng Ban/ Phòng/ Bộ phận hoặc cán bộ an toàn của đơn vị
là Ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng; Người làm công tác y tế (nếu có);
4. Đại diện NSDLĐ làm Chủ tịch Hội đồng; Đại diện của Ban chấp hành Công đoàn đơn vị làm
Phó Chủ tịch Hội đồng; Trưởng Ban/ Phòng/ Bộ phận hoặc cán bộ an toàn của đơn vị là Ủy viên
thường trực kiêm thư ký Hội đồng; Người làm công tác môi trường;
Câu 39: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì bộ máy quản lý an toàn phải
phối hợp với tổ chức Công đoàn cùng cấp, nội dung nào không đúng quy định?
1. Xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch Công tác an toàn, quy định, nội quy, quy trình,
biện pháp bảo đảm an toàn.Tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, huấn luyện về Công tác an toàn
cho NLĐ.
2. Thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV; Phân tích, điều tra tai nạn
lao động.
3. Tổ chức, phát động, khuến khích các phong trào thi đua, phong trào quần chúng trong Công
tác an toàn; Xây dựng và thực thi văn hóa an toàn; Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hoạt động
về Công tác an toàn.
4. Hướng dẫn CBCNV thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong cơ sở theo quy định pháp luật.
Câu 40: Theo Quy định công tác an toàn của EVN quy định về số lượng ATVSV
như thế nào?
1. Mỗi đơn vị cơ sở phải có ít nhất 01 ATVSV kiêm nhiệm trong giờ làm việc.
2. Mỗi tổ, đội sản xuất trong các đơn vị phải có ít nhất 01 ATVSV chuyên trách trong giờ làm
việc.
3. Mỗi tổ, đội sản xuất trong các đơn vị phải có ít nhất 01 ATVSV kiêm nhiệm trong giờ làm
việc.
4. Mỗi tổ, đội sản xuất trong các đơn vị phải có ít nhất 02 ATVSV kiêm nhiệm trong giờ làm
việc.
Câu 41: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì việc ra quyết định thành lập
mạng lưới ATVSV như thế nào?
1. NSDLĐ ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV sau
khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành Đảng ủy cơ sở.
2. NSDLĐ ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV sau
khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành Đoàn thanh niên cơ sở.
3. Lãnh đạo đơn vị ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới
ATVSV sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
4. NSDLĐ ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV sau
khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
Câu 42: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì tiêu chuẩn của ATVSV như
thế nào?
1. Phải là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật ATVSLĐ, nhiệt tình và
gương mẫu trong việc chấp hành các quy định ATVSLĐ và được người lao động trong tổ, đội
bầu ra.
2. Phải là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn kỹ thuật, nhiệt tình và gương mẫu trong
việc chấp hành các quy định ATVSLĐ và được người lao động trong tổ, đội bầu ra.
3. Phải là người lao động gián tiếp, am hiểu nghiệp vụ (chuyên môn và kỹ thuật ATVSLĐ), nhiệt
tình và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định ATVSLĐ và được người lao động trong
tổ, đội bầu ra.
4. Phải là người lao động trực tiếp, am hiểu nghiệp vụ (chuyên môn và kỹ thuật ATVSLĐ), nhiệt
tình và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định ATVSLĐ và được NSDLĐ cử ra.
Câu 43: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì ATVSV hoạt động dưới sự
quản lý và hướng dẫn của tổ chức nào?
1. Ban chấp hành Đảng ủy cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV.
2. Ban chấp hành công đoàn cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV.
3. Ban lãnh đạo cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV.
4. Ban chấp hành Đoàn thanh niên cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV.
Câu 44: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì việc lập và thực hiện kế
hoạch Công tác an toàn được quy định như thế nào?
1. Các đơn vị phải lập, duyệt kế hoạch ATVSLĐ riêng và triển khai thực hiện. Đối với các công
việc phát sinh trong năm kế hoạch phải xây dựng kế hoạch ATVSLĐ bổ sung.
2. Hàng quý, khi lập, duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh phải có nội dung kế hoạch ATVSLĐ
và triển khai thực hiện. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch phải xây dựng kế
hoạch ATVSLĐ bổ sung.
3. Khi lập, duyệt kế hoạch SXKD hàng năm phải có nội dung kế hoạch Công tác an toàn và triển
khai thực hiện. Đối với các công việc phát sinh trong năm phải xây dựng kế hoạch bổ sung.
4. Sáu tháng, một năm, các đơn vị phải có nội dung kế hoạch ATVSLĐ và triển khai thực hiện.
Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch phải xây dựng kế hoạch ATVSLĐ bổ sung.
Câu 45: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì việc lập kế hoạch Công tác an
toàn phải được lấy ý kiến của tổ chức nào?
1. Ban chấp hành đảng ủy cơ sở.
2. Ban chấp hành đoàn thanh niên cơ sở.
3. Đại diện Người lao động cơ sở.
4. Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
Câu 46: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì nội dung nào không là căn cứ
để lập kế hoạch Công tác an toàn?
1. Đánh giá rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc; việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;
2. Kết quả thực hiện công tác ATVSLĐ năm trước; Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất,
kinh doanh và tình hình lao động của năm kế hoạch;
3. Căn cứ vào kế hoạch tài chính của đơn vị.
4. Kiến nghị của người lao động, của tổ chức công đoàn và của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra.
Câu 47: Theo Quy định công tác an toàn của EVN nội dung nào không đúng (không
phải thực hiện) trong công tác chuyển đổi số an toàn?
1. Huấn luyện, đào tạo; tuyên truyền, phổ biến; quản lý, đánh giá rủi ro; Phiếu công tác/ Lệnh
công tác.
2. Quản lý PTBVCN, TBYCNN; vi phạm HLAT, phương tiện hệ thống PCCC, vật tư phương
tiện PCTT;
3. Khảo sát, đánh giá; kiểm tra, giám sát; thông tin, trao đổi.
4. Khảo sát thiết kế lưới điện an toàn thông minh.
Câu 48: Theo Quy định công tác an toàn của EVN quy định về tổ chức bồi dưỡng
định kỳ nghiệp vụ Công tác an toàn cho các đối tượng thuộc đơn vị cấp III như thế nào?
1. Ít nhất 01 năm một lần, các Tổng công ty tổ chức bồi dưỡng cho các đối tượng là Giám đốc/
PGĐ phụ trách an toàn; Trưởng/Phó các Phòng an toàn của đơn vị cấp III.
2. Ít nhất 03 năm một lần, các Tổng công ty tổ chức bồi dưỡng cho các đối tượng là PGĐ phụ
trách an toàn; Trưởng/Phó các Phòng an toàn; cán bộ/KSATCT của đơn vị cấp III.
3. Ít nhất 02 năm một lần, các Tổng công ty tổ chức bồi dưỡng cho các đối tượng là Giám đốc/
PGĐ phụ trách an toàn; Trưởng/Phó các Phòng an toàn; cán bộ/KSATCT của đơn vị cấp III.
4. Ít nhất 04 năm một lần, các Tổng công ty tổ chức bồi dưỡng cho các đối tượng là Trưởng/Phó
các Phòng an toàn; cán bộ/KSATCT của đơn vị cấp III.
Câu 49: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì đối tượng huấn luyện
ATVSLĐ gồm:
1. Người làm công tác ATVSLĐ, người làm công tác y tế, ATVSV, người lao động (kể cả người
học nghề, tập nghề, thử việc) làm việc tại các đơn vị thuộc EVN.
2. Người quản lý phụ trách đơn vị, người làm công tác y tế, ATVSV, người lao động (kể cả
người học nghề, tập nghề, thử việc) làm việc tại các đơn vị thuộc EVN.
3. Người quản lý phụ trách, người làm công tác ATVSLĐ, người làm công tác y tế, ATVSV,
người lao động (kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc) làm việc tại các đơn vị thuộc EVN.
4. Người quản lý phụ trách, người làm công tác ATVSLĐ, người lao động (kể cả người học
nghề, tập nghề, thử việc) làm việc tại các đơn vị thuộc EVN.
Câu 50: Theo Quy định công tác an toàn của EVN trong công tác huấn luyện
ATVSLĐ thì điều cấm nào đúng?
1. Nghiêm cấm việc sử dụng người lao động chưa được huấn luyện và chưa được cấp Chứng
nhận, Chứng chỉ huấn luyện.
2. Nghiêm cấm việc sử dụng người lao động chưa được huấn luyện và chưa được cấp Thẻ an
toàn lao động, Thẻ an toàn điện.
3. Nghiêm cấm việc sử dụng người lao động đã được huấn luyện nhưng chưa được cấp Chứng
nhận, Chứng chỉ huấn luyện, Thẻ an toàn lao động, Thẻ an toàn điện.
4. Nghiêm cấm việc sử dụng người lao động chưa được huấn luyện và chưa được cấp Chứng
nhận, Chứng chỉ huấn luyện, Thẻ an toàn lao động, Thẻ an toàn điện.
Câu 51: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì mục đích kiểm tra công tác
quản lý an toàn nhằm:
1. Phát hiện kịp thời các thiếu sót, tồn tại về an toàn để có biện pháp ngăn ngừa, khắc phục kịp
thời.
2. Phát hiện kịp thời các lỗi vi phạm để xảy ra TNLĐ.
3. Phát hiện kịp thời các thiếu sót, tồn tại về an toàn để có hình thức xử lý kỷ luật kịp thời.
4. Phát hiện kịp thời các thiếu sót, tồn tại về an toàn để rút kinh nghiệm kịp thời.
Câu 52: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì các hình thức kiểm tra công
tác ATVSLĐ gồm:
1. Kiểm tra tổng thể; Kiểm tra trước, sau mùa mưa, bão; Kiểm tra sau sự cố, tai nạn, sau sửa
chữa lớn; Kiểm tra định kỳ; Kiểm tra đột xuất.
2. Kiểm tra thường xuyên Kiểm tra định kỳ; Kiểm tra đột xuất.
3. Kiểm tra tổng thể; Kiểm tra chuyên đề từng nội dung kế hoạch an toàn; Kiểm tra trước, sau
mùa mưa, bão;.
4. Kiểm tra chéo; Kiểm tra chuyên đề từng nội dung kế hoạch an toàn; Kiểm tra trước, sau mùa
mưa, bão; Kiểm tra sau sự cố, tai nạn, sau sửa chữa lớn; Kiểm tra định kỳ; Kiểm tra đột xuất.
Câu 53: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì thời hạn kiểm tra định kỳ
ATVSLĐ là:
1. Cấp Điện lực hoặc tương đương: ít nhất 01 tháng/1 lần; Cấp Công ty: ít nhất 03 tháng/1 lần;
Đối với cấp TCT: Theo chương trình kiểm tra hàng năm.
2. Cấp phân xưởng, truyền tải điện khu vực, Điện lực hoặc tương đương: ít nhất 03 tháng/1 lần;
Cấp Công ty: ít nhất 01 năm/1 lần; Đối với cấp TCT: Không quy định.
3. Cấp phân xưởng, truyền tải điện khu vực, Điện lực hoặc tương đương: ít nhất 03 tháng/1 lần;
Cấp Công ty: ít nhất 06 tháng/1 lần; Đối với cấp TCT: Theo chương trình kiểm tra hàng năm.
4. Cấp phân xưởng, truyền tải điện khu vực, Điện lực hoặc tương đương: ít nhất 06 tháng/1 lần;
Cấp Công ty: ít nhất 12 tháng/1 lần; Đối với cấp TCT: Theo chương trình kiểm tra hàng năm.
Câu 54: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì kiểm tra đột xuất là:
1. Kiểm tra sau sự cố, tai nạn, sau sửa chữa lớn các tuyến đường dây và TBA phù hợp với tình
hình thực tế của đơn vị.
2. Kiểm tra đột xuất phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị khi có tin báo về sự cố hoặc TNLĐ.
3. Kiểm tra sau sửa chữa lớn; kiểm tra đột xuất phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
4. Kiểm tra sau sự cố, tai nạn, sau sửa chữa lớn; kiểm tra đột xuất phù hợp với tình hình thực tế
của đơn vị.
Câu 55: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì nội dung tập hợp các hồ sơ
liên quan đến vụ TNGT, gửi cấp trên, bao gồm:
1. Hồ sơ vụ tai nạn theo quy định pháp luật (nếu có); Hồ sơ tổ chức thực hiện công việc (phân
công nhiệm vụ, PCT/LCT, tài liệu liên quan khác).
2. Hồ sơ vụ tai nạn theo quy định pháp luật (nếu có); Hồ sơ sức khỏe của nạn nhân và các tài
liệu liên quan khác.
3. Hồ sơ tổ chức thực hiện công việc (phân công nhiệm vụ, PCT/LCT, tài liệu liên quan khác).
4. Hồ sơ vụ tai nạn theo quy định pháp luật (nếu có); Hồ sơ, lý lịch nạn nhân và các tài liệu liên
quan khác.
Câu 56: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, đối với những vụ TNGT chết
người hoặc bị thương từ 02 người trở lên, các Tổng công ty phải:
1. Báo cáo về Ban An toàn EVN (qua phần mềm/email) chậm nhất trong vòng 01 giờ ngay sau
khi có thông tin sơ bộ và có báo cáo nhanh trong vòng 12 giờ về EVN.
2. Thông tin về Ban An toàn EVN (qua phần mềm/email) chậm nhất trong vòng 02 giờ ngay sau
khi có thông tin sơ bộ và có báo cáo nhanh trong vòng 24 giờ về EVN.
3. Thông tin về Ban An toàn EVN (qua phần mềm/email) chậm nhất trong vòng 06 giờ ngay sau
khi có thông tin sơ bộ và có báo cáo bằng văn bản trong vòng 24 giờ về EVN.
4. Báo cáo về Ban An toàn EVN (qua phần mềm/email) chậm nhất trong vòng 06 giờ ngay sau
khi có thông tin sơ bộ và có báo cáo nhanh trong vòng 72 giờ về EVN.
Câu 57: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, đối với các vụ TNGT làm
NLĐ của đơn vị bị thương phải nghỉ để điều trị trở lên, các đơn vị có trách nhiệm:
1. Báo cáo bằng văn bản với đơn vị cấp trên quản lý hoặc trực tiếp (trực tiếp, điện thoại, fax, thư
điện tử, hình thức khác).
2. Thông tin sơ bộ trước 24 giờ với đơn vị cấp trên quản lý trực tiếp (trực tiếp, điện thoại, fax,
thư điện tử, hình thức khác).
3. Thông tin sơ bộ bằng cách nhanh nhất với đơn vị cấp trên quản lý trực tiếp (trực tiếp, điện
thoại, fax, thư điện tử, hình thức khác).
4. Báo cáo sơ bộ trước 72 với đơn vị cấp trên quản lý trực tiếp (trực tiếp, điện thoại, fax, thư điện
tử, hình thức khác).
Câu 58: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, sau khi có kết quả phân tích/
biên bản điều tra TNGT, biên bản công bố, các Tổng công ty phải báo cáo về EVN những
nội dung gì?
1. Các giải pháp khắc phục và phòng tránh tai nạn tương tự; hình thức xử lý kỷ luật các tập thể,
cá nhân có liên quan, hồ sơ vụ TNGT.
2. Thông tin về Ban An toàn EVN (qua phần mềm/email) chậm nhất trong vòng 06 giờ ngay sau
khi có thông tin sơ bộ và có báo cáo bằng văn bản trong vòng 24 giờ về EVN.
3. Báo cáo về Ban An toàn EVN (qua phần mềm/email) chậm nhất trong vòng 06 giờ ngay sau
khi có thông tin sơ bộ và có báo cáo nhanh trong vòng 72 giờ về EVN.
4. Kết quả phân tích/ điều tra vụ TNGT; các giải pháp khắc phục và phòng tránh tai nạn tương
tự; hình thức xử lý kỷ luật các tập thể, cá nhân có liên quan
Câu 59: Theo Quy định công tác an toàn của EVN việc tổng kết công tác ATGT
được quy định như thế nào?
1. Hằng năm các đơn vị thực hiện tổng kết công tác ATGT. Việc tổng kết phải được thực hiện từ
các đơn vị cấp dưới đến cấp Công ty, TCT và Tập đoàn.
2. Định kỳ 6 tháng các đơn vị thực hiện tổng kết công tác ATGT. Việc tổng kết phải được thực hiện
từ các đơn vị cấp dưới đến cấp Công ty.
3. Hằng quý các đơn vị thực hiện tổng kết công tác ATGT. Việc tổng kết phải được thực hiện từ các
đơn vị cấp dưới đến cấp Công ty, TCT và Tập đoàn.
4. Hằng tháng các đơn vị thực hiện tổng kết công tác ATGT. Việc tổng kết phải được thực hiện từ
các đơn vị cấp dưới đến cấp Công ty.
Câu 60: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì báo cáo định kỳ về tổng hợp
tai nạn lao động được thực hiện như thế nào?
1. Báo cáo về Sở Công Thương, cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp trước ngày 05/7 hằng năm đối
với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10/01 năm sau.
2. Báo cáo về Sở Y tế, cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp trước ngày 05/7 hằng năm đối với báo
cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10/01 năm sau.
3. Báo cáo về Liên đoàn lao động tỉnh, cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp trước ngày 05/7 hằng
năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10/01 năm sau.
4. Báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp trước
ngày 05/7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10/01 năm sau.
Câu 62: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì việc báo cáo định kỳ về công
tác ATVSLĐ tại các đơn vị cấp III được thực hiện như thế nào?
1. Các đơn vị phải báo cáo định kỳ hàng năm với Sở Công Thương, Sở Y tế, cơ quan cấp trên
quản lý trực tiếp trước ngày 10/01 của năm sau.
2. Các đơn vị phải báo cáo định kỳ hàng năm với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Công
Thương, cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp trước ngày 10/01 của năm sau.
3. Các đơn vị phải báo cáo định kỳ hàng năm với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Y tế,
cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp trước ngày 10/01 của năm sau.
4. Các đơn vị phải báo cáo định kỳ hàng năm với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Y tế,
cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp trước ngày 05/01 của năm sau.
Câu 63: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì các Tổng công ty báo cáo
định kỳ về công tác ATVSLĐ được thực hiện như thế nào?
1. Các Tổng công ty, gửi báo cáo về EVN trước ngày 15/01 của năm sau.
2. Các Tổng công ty, gửi báo cáo về EVN và Bộ LĐTBXH trước ngày 15/01 của năm sau.
3. Các Tổng công ty, gửi báo cáo về EVN trước ngày 05/01 của năm sau.
4. Các Tổng công ty gửi báo cáo hàng năm về EVN trước ngày 10/01 của năm sau.
Câu 64: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì các Công ty báo cáo định kỳ
về công tác ATVSLĐ được thực hiện như thế nào?
1. Các Tổng công ty, gửi báo cáo về EVN trước ngày 15/01 của năm sau.
2. Các Tổng công ty, gửi báo cáo về EVN và Bộ LĐTBXH trước ngày 15/01 của năm sau.
3. Các Tổng công ty, gửi báo cáo về EVN trước ngày 05/01 của năm sau.
4. Các đơn vị trực thuộc Tổng công ty gửi báo cáo hàng năm với Sở Lao động-Thương binh và
Xã hội trước ngày 10/01 của năm sau.
Câu 65: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì các Tổng công ty báo cáo
định kỳ về tháng hành động ATVSLĐ được thực hiện như thế nào?
1. Các Tổng công ty, gửi báo cáo về EVN trước ngày 15/01 của năm sau.
2. Các Tổng công ty, gửi báo cáo về EVN và Bộ LĐTBXH trước ngày 15/01 của năm sau.
3. Các Tổng công ty, gửi báo cáo về EVN trước ngày 05/01 của năm sau.
4. Các Tổng công ty gửi báo cáo hàng năm về EVN trước ngày 20/7.
Câu 66: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì các Công ty báo cáo định kỳ
về tháng hành động ATVSLĐ được thực hiện như thế nào?
1. Các Tổng công ty, gửi báo cáo về EVN trước ngày 15/01 của năm sau.
2. Các Tổng công ty, gửi báo cáo về EVN và Bộ LĐTBXH trước ngày 15/01 của năm sau.
3. Các Tổng công ty, gửi báo cáo về EVN trước ngày 05/01 của năm sau.
4. Các đơn vị trực thuộc Tổng công ty gửi báo cáo hàng năm với Sở Lao động-Thương binh và
Xã hội trước ngày 10/7..
Câu 67: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì các báo cáo gồm:
1. Báo cáo định kỳ trên EVNportal/phần mềm và báo cáo định kỳ theo quy định pháp luật.
2. Các đơn vị báo cáo theo các quy định, hướng dẫn của EVN (bản giấy, điện tử,điện thoại, qua
EVNportal).
3. Các đơn vị báo cáo theo các quy định, hướng dẫn của EVN (bản giấy),.
4. Các đơn vị báo cáo theo các quy định, hướng dẫn của EVN (bản điện tử, qua EVNportal).
Câu 68: Theo Quy định công tác an toàn của EVN thì yêu cầu về hệ thống quản lý
an toàn thi công xây dựng công trình được xử lý như thế nào?
1. Được nhà thầu xác định, đưa vào hồ sơ dự thầu để cam kết đáp ứng trong hồ sơ dự thầu và là
cơ sở lập kế hoạch, triển khai thực hiện.
2. Được chủ đầu tư xác định, đưa vào hồ sơ mời thầu để nhà thầu cam kết đáp ứng trong hồ sơ
dự thầu và là cơ sở lập kế hoạch, triển khai thực hiện.
3. Được chủ đầu tư lập kế hoạch, triển khai thực hiện.
4. Được nhà thầu lập kế hoạch, triển khai thực hiện.
Câu 69: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, người thực hiện công tác an
toàn phải có những tiêu chuẩn gì?
1. Phải có ít nhất 5 năm trong ngành an toàn và đáp ứng theo quy định của pháp luật và của
EVN.
2. Phải được đào tạo, huấn luyện về chuyên ngành phù hợp và có ít nhất 5 năm làm công tác
ATVSLĐ.
3. Phải được đào tạo, huấn luyện về chuyên ngành phù hợp và đáp ứng theo quy định của pháp
luật và của EVN.
4. Phải là kỹ sư chuyên ngành phù hợp và đáp ứng theo quy định của pháp luật và của EVN.
Câu 70: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, nhà thầu đáp ứng các yêu cầu
cơ bản về ATVSLĐ, PCCC&CNCH của dự án do chủ đầu tư đưa ra như thế nào?
1. Phải được thể hiện trong Phương án TCTC và BPAT do nhà thầu lập và được Ban QLDA
thông qua trước khi thi công.
2. Phải được thể hiện trong hồ sơ thầu do nhà thầu lập và được Ban QLDA thông qua trước khi
thi công.
3. Phải được thể hiện trong Kế hoạch tổng hợp về an toàn do Nhà thầu lập và được các
ĐVQLVH thông qua trước khi thi công.
4. Phải được thể hiện trong Kế hoạch tổng hợp về an toàn do Nhà thầu lập và được Ban QLDA
thông qua trước khi thi công.
Câu 71: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, quy định về công tác kiểm tra
an toàn nhà thầu nhưu thế nào?
1. Các đơn vị kiểm tra từng nội dung hoặc kết hợp nhiều nội dung trong Công tác an toàn. Kết
quả kiểm tra phải được ghi chép, lưu hồ sơ đầy đủ; có lập biên bản kiểm tra.
2. Các đơn vị kiểm tra từng nội dung riêng biệt. Kết quả kiểm tra phải được ghi chép, lưu hồ sơ
đầy đủ; có lập biên bản kiểm tra.
3. Các đơn vị kiểm tra từng nội dung hoặc kết hợp nhiều nội dung trong Công tác an toàn. Kết
quả kiểm tra phải được ghi chép, lưu hồ sơ đầy đủ, không lập biên bản kiểm tra.
4. Các đơn vị kiểm tra từng nội dung hoặc kết hợp nhiều nội dung trong Công tác an toàn. Phải
lập biên bản kiểm tra.
Câu 72: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, các hình thức kiểm tra an toàn
nhà thầu ,gồm:
1. Kiểm tra sau sự cố, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất:
2. Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất:
3. Kiểm tra sau tai nạn, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất:
4. Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra trước mùa mưa bão:
Câu 73: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, quy định về sơ kết, tổng kết
Công tác an toàn như thế nào
1. Định kỳ 3 tháng và hằng năm các đơn vị thực hiện sơ kết, tổng kết Công tác an toàn.
2. Định kỳ hằng năm các đơn vị thực hiện sơ kết, tổng kết Công tác an toàn.
3. Định kỳ 6 tháng và hằng năm các đơn vị thực hiện sơ kết, tổng kết Công tác an toàn.
4. Định kỳ 1 tháng các đơn vị thực hiện sơ kết, tổng kết Công tác an toàn.
Câu 74: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, việc sơ kết, tổng kết phải được
thực hiện từ cấp nào?
1. Từ đơn vị cấp Công ty, cấp TCT và cấp Tập đoàn.
2. Từ đơn vị cấp Điện lực/Truyền tải điện/Xí nghiệp/Phân xưởng và tương đương lên đến cấp
Công ty.
3. Tại đơn vị cấp Điện lực/Truyền tải điện/Xí nghiệp/Phân xưởng và tương đương
4. Từ đơn vị cấp Điện lực/Truyền tải điện/Xí nghiệp/Phân xưởng và tương đương lên đến cấp
Công ty, cấp TCT và cấp Tập đoàn.
Câu 75: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, nguyên tắc cơ bản quản lý
HLAT là gì?
1. Phòng ngừa chủ động, giải quyết khẩn trương và hiệu quả các hành vi vi phạm HLAT.
2. Nội dung quản lý HLAT không bắt buộc phải có trong công tác quản lý kỹ thuật, quản lý an
toàn và trong chương trình/ kế hoạch của đơn vị.
3. Giảm thiểu các vụ, việc vi phạm HLAT, cho phép phát sinh mới.
4. Công tác quản lý HLAT được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa
các lực lượng của ngành Điện.
Câu 76: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, nội dung công tác quản lý HLAT
1. Thường xuyên kiểm tra hành lang lưới điện cao áp do đơn vị quản lý, kịp thời phát hiện và xử
lý các trường hợp vi phạm HLAT hoặc các trường hợp nguy hiểm có nguy cơ vi phạm gây sự cố
lưới điện.
2. Quản lý, xử lý nhà ở công trình, cây và các hành vi vi phạm HLAT tuy nhiên không nhất thiết
phải thống kê, theo dõi và lập kế hoạch ngăn chặn giải quyết giảm thiểu các vụ vi phạm HLAT.
3. Không nhất thiết phải Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước xử lý các trường hợp vi
phạm
4. Thống kê theo dõi các tai nạn điện trong dân có liên quan đến vi phạm HLAT là trách nhiệm
của sở công thương.
Câu 77: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, nguyên tắc xử lý vi phạm HLAT
1. Tùy hành vi vi phạm quy định về HLAT mới phải được đơn vị quản lý vận hành và các bên
liên quan kiểm tra, xác định mức độ vi phạm, xử lý và khắc phục kịp thời theo đúng quy định
của pháp luật nhằm đảm bảo vận hành an toàn, ổn định lưới điện.
2. Khi phát hiện các hành vi vi phạm HLAT, các hoạt động nguy hiểm có nguy cơ gây sự cố Hệ
thống lưới điện cao áp, các đơn vị quản lý, vận hành có trách nhiệm khẩn trương khắc phục, tiến
hành kiểm tra, ngăn chặn và trình báo thông tin bằng văn bản tới Chính quyền địa phương/ Công
an, đồng thời thông báo cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, chủ phương tiện vi phạm, phối hợp
với chính quyền địa phương xử lý kịp thời, không để phát sinh mới
3. Đối với các nguy cơ đe dọa đến HLAT, đơn vị quản lý vận hành phải chủ động tuyên truyền,
thuyết phục, phối hợp với người dân, hộ gia đình và tổ chức thực hiện ngay các biện pháp bảo vệ
HLAT. Yêu cầu đối tượng có nguy cơ vi phạm HLAT ký cam kết bảo vệ hoặc biên bản làm việc
để làm cơ sở xử lý vi phạm sau này.
4. Đối với những trường hợp phức tạp, nghiêm trọng cần phối hợp với cơ quan công an để có các
thông tin chính xác, khách quan tới các ban ngành quản lý và người dân.
Câu 78: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, đơn vị quản lý vận hành lưới
điện có trách nhiệm gì đối với việc bảo vệ HLAT:
1. Thi thoảng kiểm tra hành lang lưới điện cao áp, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm
HLAT, cũng như các vụ việc có khả năng gây mất an toàn điện.
2. Lập kế hoạch cụ thể bao gồm phương án, tiến độ thực hiện đảm bảo mục tiêu ngăn chặn, giải
quyết tiến tới xóa 90% các điểm vi phạm HLAT.
3. Xử lý vi phạm theo quy định; lập và lưu giữ hồ sơ vụ việc bao gồm: Biên bản kiểm tra hiện
trường, Biên bản làm việc và các Biên bản do Cơ quan có thẩm quyền lập, phim, ảnh, dữ liệu
điện tử ghi nhận… giấy tờ và hiện vật khác có liên quan.
4. Các cán bộ công nhân viên khối vận hành có trách nhiệm phát hiện hành vi, vụ việc vi phạm
HLAT hoặc có nguy cơ gây sự cố lưới điện cao áp để kịp thời ngăn chặn, thông báo đến đơn vị
chức năng xử lý.
Câu 79: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, việc phối hợp bảo vệ HLAT cần
phải:
1. Các đơn vị phối hợp và đề nghị Mặt trận tổ quốc các tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo nhằm giải
quyết các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ HLAT các cấp.
2. Các đơn vị thông báo bằng miệng, chi tiết các dự án công trình, công trình hạ tầng, công trình
dân sinh, vị trí các hộ dân có vi phạm hoặc có nguy cơ vi phạm HLAT trên thực địa hành chính
và địa chỉ trên lưới điện thuộc quản lý của mình đến các chủ công trình, chủ hộ này (kể cả các
đơn vị ngành điện).
3. Đảm bảo xử lý trên 90% tồn tại về HLAT trước khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.
4. Các đơn vị phối hợp và đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo nhằm giải
quyết các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ HLAT các cấp.
Câu 80: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, Công tác tuyên truyền HLAT
cần phải:
1. Các đơn vị tăng cường tuyên truyền về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp bằng các
phương tiện thông tin đại chúng. Phối hợp với cơ quan an ninh để có các thông tin chính xác khi
có các vụ việc phát sinh liên quan đến HLAT (sự cố, cháy nổ hoặc tai nạn …).
2. Các đơn vị phối hợp với Chính quyền địa phương tuyên truyền về an toàn điện, các quy định
của Nhà nước về bảo vệ hành lang an toàn công trình lưới điện cao áp bao gồm cả tuyên truyền
về an toàn điện trong dân và phòng cháy chữa cháy liên quan đến điện, xăng dầu...
3. Đơn vị quản lý vận hành cần khuyến khích cán bộ công nhân viên áp dụng các biện pháp
tuyên truyền trực tiếp thông qua các hoạt động dịch vụ thường xuyên như thu ngân (hóa đơn tiền
điện), sửa chữa điện, quản lý điện khu vực và các hình thức khác tới các hộ dân, các cơ quan và
tổ chức ở trong hoặc gần với khu vực HLAT.
4. Các đơn vị không nhất thiết phải soạn thảo nội dung tuyên truyền an toàn điện mà có thể sao
chép giữa các đơn vị với nhau. Các đơn vị được phép thực hiện các nội dung tuyên truyền của
đơn vị, nhưng không trái với các quy định của Nhà nước và của EVN.
Câu 81: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, việc kiểm tra công tác quản lý
HLAT cần phải:
1. Kiểm tra thường xuyên: Kiểm tra thường xuyên là trách nhiệm của bộ phận, cá nhân được
giao nhiệm vụ. Nội dung kiểm tra thường xuyên do các đơn vị xây dựng phù hợp với đặc điểm
sản xuất, kinh doanh và tuân thủ theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định hiện hành về Công
tác an toàn.
2. Kiểm tra định kỳ HLAT: Theo quy định về kiểm tra định kỳ TBA.
3. Kiểm tra đột xuất: Kiểm tra khi có sự cố, tai nạn do vi phạm HLAT; Khi có kiến nghị về vi
phạm HLAT chỉ cần kiểm tra theo chu kỳ định kỳ
4. Tất cả các ý trên đều sai
Câu 82: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, nội dung kiểm tra công tác quản
lý HLAT cần:
1. Hồ sơ quản lý công tác HLAT: theo dõi các vị trí vi phạm HLAT; các trường hợp có nguy cơ
gây mất an toàn lưới điện (cây ngã đổ, công trình đang thi công, xây dựng, …) kế hoạch, phương
án giảm thiểu vụ vi phạm HLAT theo chỉ tiêu được giao; lịch tuần tra, kiểm tra tuyến theo quy
định của đơn vị.
2. Công tác tuyên truyền bảo vệ HLAT tuyến dây: các hình thức tuyên truyền tại địa phương,
không bắt buộc nhưng khuyến khích xây dựng phương án phối hợp với chính quyền địa phương
và kết quả thực hiện.
3. Hồ sơ theo dõi, xử lý các vụ tai nạn điện trong dân (chết người) tại đơn vị.
4. Hồ sơ theo dõi, xử lý các sự cố nghiêm trọng liên quan đến HLAT.
Câu 83: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, nội dung kiểm tra công tác quản
lý HLAT yêu cầu:
1. Tình trạng vận hành thiết bị trong và ngoài phạm vi quản lý.
2. Hoạt động tự kiểm tra của nhân viên trên tinh thần tự nguyện.
3. Công tác sơ kết, tổng kết, báo cáo theo các quy định do đơn vị tự ban hành.
4. Kiểm tra thực địa các vị trí điển hình hoặc các vị trí vi phạm tồn tại kéo dài thuộc đơn vị được
kiểm tra quản lý
Câu 84: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, trường hợp cần thiết cắm biển
cảnh báo nguy hiểm như nào là đúng:
1. Trường hợp cần thiết cắm biển cảnh báo nguy hiểm về khoảng cách an toàn ngay tại khu vực
đang diễn ra các hoạt động xây dựng hoặc các hoạt động khác có nguy cơ vi phạm khoảng cách
an toàn với lưới điện cao áp. Biển cảnh báo cần ghi rõ tên hiệu nơi phát hành của biển báo (địa
phương, đơn vị). Nội dung cảnh báo của biển báo được viết theo từng trường hợp cụ thể.
2. Trường hợp cần thiết cắm biển cảnh báo nguy hiểm về khoảng cách an toàn ngay tại khu vực
đang diễn ra các hoạt động xây dựng hoặc các hoạt động khác có nguy cơ vi phạm khoảng cách
an toàn với lưới điện cao áp. Biển cảnh báo không cần ghi rõ tên hiệu nơi phát hành của biển báo
(địa phương, đơn vị). Nội dung cảnh báo của biển báo được viết theo quy định về biển báo của
thông tư hướng dẫn.
3. Trường hợp cần thiết cắm biển cảnh báo nguy hiểm về khoảng cách an toàn ngay tại khu vực
đang diễn ra các hoạt động xây dựng hoặc các hoạt động khác đã vi phạm khoảng cách an toàn
với lưới điện cao áp. Biển cảnh báo cần ghi rõ tên hiệu nơi phát hành của biển báo (địa phương,
đơn vị). Nội dung cảnh báo của biển báo được viết theo từng trường hợp cụ thể.
4. Trường hợp cần thiết cắm biển cảnh báo nguy hiểm về khoảng cách an toàn ngay tại khu vực
đang diễn ra các hoạt động xây dựng hoặc các hoạt động khác có nguy cơ vi phạm khoảng cách
an toàn với lưới điện cao áp và hạ áp. Biển cảnh báo cần ghi rõ tên hiệu nơi phát hành của biển
báo (địa phương, đơn vị). Nội dung cảnh báo của biển báo được viết theo từng trường hợp cụ thể.
Câu 85: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, đối với các nguy cơ đe dọa đến
HLAT cần phải làm gì?
1. Đối với các nguy cơ đe dọa đến HLAT, đơn vị quản lý vận hành phải tự chủ động tuyên
truyền, thuyết phục, phối hợp với người dân, hộ gia đình và tổ chức thực hiện ngay các biện pháp
bảo vệ HLAT. Yêu cầu đối tượng có nguy cơ vi phạm HLAT ký cam kết bảo vệ hoặc biên bản
làm việc để làm cơ sở xử lý vi phạm sau này.
2. Đối với các nguy cơ đe dọa đến HLAT, đơn vị quản lý vận hành phải phối hợp với chính
quyền địa phương, tuyên truyền, thuyết phục, phối hợp với người dân, hộ gia đình và tổ chức
thực hiện ngay các biện pháp bảo vệ HLAT. Thuyết phục đối tượng có nguy cơ vi phạm HLAT
ký cam kết bảo vệ hoặc biên bản làm việc để làm cơ sở xử lý vi phạm sau này.
3. Đối với các nguy cơ đe dọa đến HLAT, đơn vị quản lý vận hành phải phối hợp với chính
quyền địa phương, tuyên truyền, thuyết phục, phối hợp với người dân, hộ gia đình và tổ chức tự
thực hiện ngay các biện pháp bảo vệ HLAT. Yêu cầu đối tượng có nguy cơ vi phạm HLAT ký
cam kết bảo vệ hoặc biên bản làm việc để làm cơ sở xử lý vi phạm sau này.
4. Đối với các nguy cơ đe dọa đến HLAT, đơn vị quản lý vận hành phải phối hợp với chính
quyền địa phương, tuyên truyền, thuyết phục, phối hợp với người dân, hộ gia đình và tổ chức
thực hiện ngay các biện pháp bảo vệ HLAT. Yêu cầu đối tượng có nguy cơ vi phạm HLAT ký
cam kết bảo vệ hoặc biên bản làm việc để làm cơ sở xử lý vi phạm sau này.
Câu 86: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, trách nhiệm của đơn vị sử dụng
TBYCNN nào sau đây là đúng:
9. Quản lý, sử dụng các TBYCNN tuân thủ theo các quy định của đơn vị sở tại.
10. Lập danh mục các TBYCNN của đơn vị trong đó có các thông tin cơ bản về kỹ thuật, vị trí,
ngày kiểm định lần đầu, đợt kiểm định gần nhất và dự kiến đợt kiểm định tiếp theo.
11. Khai báo với Sở Công thương tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau
khi đưa vào sử dụng các TBYCNN, trừ pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
12. Khai báo với Sở Công thương tại địa phương khi không còn sử dụng, thải bỏ các TBYCNN,
trừ pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
Câu 87: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, trách nhiệm của đơn vị sử dụng
TBYCNN nào sau đây là đúng:
9. Lưu giữ lý lịch và các biên bản, giấy chứng nhận kết quả kiểm định, phiếu khai báo sử dụng
TBYCNN trong vòng 12 tháng.
10. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các kiến nghị của tổ chức kiểm định trong việc đảm bảo an
toàn trong quá trình sử dụng TBYCNN nếu kinh phí tại đơn vị cho phép.
11. Nghiêm cấm sử dụng TBYCNN chưa được kiểm định đạt yêu cầu, kết quả kiểm định không
đạt, quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong quá trình sử dụng, trừ trường hợp cấp
bách phải sử dụng để khắc phục sự cố, thiên tai…
12. Phải có quy trình vận hành (sử dụng) cho từng loại TBYCNN. Những người quản lý trực tiếp
có liên quan đến việc quản lý, sử dụng phải nắm vững quy trình này và phải được giao nhiệm vụ
theo yêu cầu của pháp luật.
Câu 88: Theo Quy định công tác an toàn của EVN, trách nhiệm của NLĐ trong việc
sử dụng TBYCNN nào sau đây là đúng:
1. Nắm vững và chấp hành nghiêm túc các quy định, nội quy về quản lý, sử dụng, bảo quản các
TBYCNN. Luôn có ý thức cất giữ, bảo quản, bảo trì theo hướng dẫn của nhà sản xuất và của đơn
vị, phát hiện kịp thời các yếu tố không bình thường và báo cáo cho người quản lý trực tiếp để
biết và xử lý.
2. Khi làm mất hoặc làm hư hỏng TBYCNN mà không có lý do chính đáng thì phải bồi thường.
Những TBYCNN hư hỏng hoặc thử nhiệm không đạt yêu cầu không phải phản ánh ngay với cấp
quản lý.
3. Mỗi lần thay đổi hoặc luân chuyển công tác, tất cả TBYCNN đã được giao quản lý, sử dụng
được mang theo đến đơn vị mới.
4. Trước khi sử dụng TBYCNN phải luôn ý thức phát hiện kịp thời các yếu tố không an toàn để
báo cho người quản lý trực tiếp biết xử lý. Phải kiểm tra lại chất lượng TBYCNN đề phòng
những trường hợp hư hỏng bất thường, bao gồm: Kiểm tra xem xét các chức năng, cấu kiện bên
trong, kiểm tra thời hạn cho phép sử dụng (nếu có).
Câu 89: Chu kỳ điểm định các thiết bị có YCNN về ATVSLĐ là bao lâu:
1. 1 năm/lần
2. 2 năm/lần
3. Tùy theo nhu cầu
4. Từng loại thiết bị có quy trình kiểm định và chu kỳ kiểm định riêng
Câu 90: Thiết bị có YCNN về ATVSLĐ có phải dán tem sau khi kiểm định không?
1. Không phải dán vì dán xong rất dễ bong tróc
2. Không phải dán vì không có quy định bắt buộc
3. Có phải dán và dán nơi dễ nhìn
4. Căn cứ theo từng loại thiết bị, quy trình kiểm định sẽ có quy định về việc dán tem
Câu 91: Khi đưa Thiết bị có YCNN về ATVSLĐ vào sử dụng lần đầu có phải kiểm
định không?
1. Không cần vì nhà sản xuất đã kiểm định chất lượng trước khi giao hàng
2. Không cần vì không có quy định
3. Bắt buộc phải kiểm định lần đầu trước khi sử dụng
4. Do nhu cầu thực tế
Câu 92: Trong quá trình sử dụng Thiết bị có YCNN về ATVSLĐ nếu phát hiện có
bất thường thì cần phải làm gì?
1. Dừng sử dụng ngay lập tức, tiến hành sửa chữa sau đó sử dụng tiếp
2. Dừng sử dụng ngay lập tức, tiến hành sửa chữa, tổ chức kiểm định đột xuất, sau khi kiểm định
đạt mới được sử dụng
3. Dừng sử dụng ngay lập tức, tiến hành sửa chữa, chờ đến đợt tổ chức kiểm định theo chu kỳ,
sau khi kiểm định đạt mới được sử dụng
4. Tiếp tục sử dụng nốt công việc đang dở, sau đó tiến hành sửa chữa, tổ chức kiểm định đột
xuất, sau khi kiểm định đạt mới được sử dụng tiếp
Câu 93: Yêu cầu bắt buộc đối với Người vận hành xe nâng hàng là:
1. Chứng chỉ vận hành thiết bị nâng, được huấn luyện, cấp thẻ ATLĐ, có quyết định giao việc
bằng văn bản của NSDLĐ
2. Chứng chỉ lái xe, bằng lái xe, được huấn luyện, cấp thẻ ATLĐ, có quyết định giao việc bằng
văn bản của NSDLĐ
3. Tất cả đều sai
4. Chỉ cần được huấn luyện, cấp thẻ ATLĐ, có quyết định giao việc bằng văn bản của NSDLĐ
Câu 94: Yêu cầu bắt buộc đối với Người vận hành cẩu trục theo QCVN
07:2012/BLĐTBXH là:
1. Từ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe
2. Được đào tạo về chuyên môn, được cấp thẻ ATLĐ
3. Có quyết định giao việc bằng văn bản của NSDLĐ
4. Tất cả ý trên
Câu 95: Yêu cầu bắt buộc đối với Người vận hành cẩu trục, cổng trục theo QCVN
30:2016/BLĐTBXH là:
1. Có chứng chỉ vận hành xe nâng hàng
2. Được đào tạo về chuyên môn, được cấp thẻ ATLĐ
3. Có quyết định giao việc bằng văn bản của NSDLĐ
4. Tất cả ý trên
Câu 96: Yêu cầu về chuyên môn đối với phục vụ, vận hành bình chịu áp lực theo
QCVN 01:2008/BLĐTBXH là:
1. Việc cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề phải do cơ sở có chức năng nêu tại Mục 5.1.8 QCVN
01:2008/BLĐTBXH thực hiện và phải tuân thủ theo quy định hiện hành của Nhà nước về dạy
nghề.
2. Người vận hành chính nồi hơi sản xuất điện- nhiệt phải có bằng nghề, các nồi hơi khác phải có
chứng chỉ nghề
3. Người theo dõi phục vụ, không vận hành trực tiếp nồi hơi nêu trong điều 5.2.5 QCVN
01:2008/BLĐTBXH và người vận hành bình chịu áp lực tối thiểu phải có chứng nhận huấn luyện
an toàn về nghiệp vụ
4. Tất cả ý trên
Câu 97: Xe cẩu nâng hàng có gắn biển số, được lưu thông trên đường cần kiểm định
những nội dung nào theo chu kỳ?
1. Kiểm định định kỳ chức năng cẩu, nâng hàng
2. Kiểm định định kỳ xe cơ giới
3. Ý 1 và 2 đúng
4. Không ý nào đúng
Câu 98: Xe sửa chữa điện hotline cần thí nghiệm, kiểm định những nội dung nào
theo chu kỳ?
1. Thí nghiệm cách điện xe
2. Kiểm định thiết bị nâng người
3. Kiểm định định kỳ xe cơ giới
4. Tất cả ý trên
Câu 99: Xe gầu sửa chữa điện hotline có phải là TBYCNN về ATVSLĐ không?
1. Là TBYCNN về ATVSLĐ căn cứ theo TT36/2019/BLĐTBXH
2. Tùy theo quy định của người sử dụng
3. Tùy theo quy định của nhà sản xuất
4. Không phải là TBYCNN
Câu 100: Các công cụ dụng cụ thi công hotline có thuộc danh mục TBYCNN về
ATVSLĐ không?
1. Đúng vì các dụng cụ hotline có tính nghiêm ngặt cao về ATVSLĐ
2. Tùy theo quy định của người sử dụng
3. Tùy theo quy định của nhà sản xuất
4. Chỉ những thiết bị nằm trong danh mục căn cứ theo TT36/2019/BLĐTBXH như xe gầu, sàn
platform…
Câu 101:Anh (chị) hãy cho biết, theo qui định của Pháp luật chức danh nào tại
đơn vị, cơ sở có trách nhiệm thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở ?
1. Đội trưởng đội PCCC cơ sở;
2. Trưởng phòng Tổ chức và nhân sự;
3. Phó Giám đốc phụ trách;
4. Người đứng đầu cơ sở và người đứng đầu cơ quan.
Câu 102: Anh (chị) hãy cho biết, đối với những TBA 110kV không người trực
(KNT) phải thuê lực lượng Bảo vệ chuyên nghiệp thì bố trí lực lượng phòng cháy và chữa
cháy tại cơ sở đó (TB1. như thế nào để đáp ứng được yêu cầu của pháp luật ?
1. Phải thành lập Đội PCCC cơ sở bao gồm lực lượng của Đội thao tác lưu động và lực lượng
bảo vệ của các TBA KNT đó là thành viên của đội PCCC cơ sở và do người đứng đầu cơ sở chỉ
huy, chỉ đạo;
2. Phải thành lập Đội PCCC cơ sở gồm lực lượng của Đội thao tác lưu động của các TBA KNT
đó là thành viên của đội PCCC cơ sở và do người đứng đầu cơ sở chỉ huy, chỉ đạo;
3. Phải thành lập Đội PCCC cơ sở gồm lực lượng bảo vệ của các TBA KNT đó là thành viên của
đội PCCC cơ sở và do người đứng đầu cơ sở chỉ huy, chỉ đạo;
4. Phải thành lập Đội PCCC cơ sở gồm lực lượng bảo vệ của các TBA KNT đó là thành viên của
đội PCCC cơ sở và do Tổ trưởng tổ bảo vệ chỉ huy, chỉ đạo.
Câu 103. Anh (chị) hãy cho biết, tại Trụ sở (tòa nhà) làm việc của anh/chị có nhiều cơ
quan, tổ chức làm việc độc lập thì phải thành lập Đội PCCC và biên chế đội PCCC cơ sở như
thế nào cho đúng qui định của pháp luật ?
1. Thành lập 01 Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở; Mỗi đơn vị làm việc độc lập có 01 Đội (tổ)
phòng cháy và chữa cháy cơ sở; biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở theo quy định
của pháp luật.
2. Mỗi đơn vị làm việc độc lập có 01 Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở; biên chế của đội phòng
cháy và chữa cháy cơ sở theo quy định của pháp luật.
3. Đơn vị nào có nhiều CBCNV phải Thành lập 01 Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở chung
cho cả tòa nhà; biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở theo quy định của pháp luật.
4. Đơn vị nào có nhiều CBCNV phải Thành lập 01 Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở chung
cho cả tòa nhà; biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở ít nhất 25 người, trong đó có 01
đội trưởng và 02 đội phó.
Câu 104. Anh (chị) hãy cho biết trong trường hợp đơn vị của anh/chị cho thuê một
phần diện tích nơi làm việc, thì bên cho thuê và bên thuê phải thực hiện như thế nào cho
đúng qui định công tác an toàn số 1221/QĐ-EVN của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về
PCCC.
1. Bên cho thuê chủ trì, phối hợp với bên thuê Lập phương án chữa cháy và phương án cứu nạn,
cứu hộ chung cho cả khu vực thuộc quyền quản lý phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và
được thực tập theo quy định.
2. Bên cho thuê, yêu cầu bên thuê có biện pháp, nội quy phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu
hộ, tự trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho đội PCCC của mình
theo quy định trong phạm vi bên thuê được quyền sử dụng.
3. Hai bên thuê phải thống nhất bằng văn bản về việc phối hợp thực tập định kỳ chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ, có phân định trách nhiệm cụ thể trong phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
trong phạm vi cơ sở cho thuê ...; yêu cầu bên được thuê phải thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm
của mình như một cơ sở về công tác PCCC theo quy định của Pháp luật.
4. Cả ba phương án trên
Cau 105. Anh (chị) hãy cho biết người phát hiện thấy cháy ngoài việc có trách
nhiệm báo cháy ngay cho người xung quanh biết và báo cho một hoặc tất cả các đơn vị sau
đây còn phải làm gì đúng với qui định của pháp luật ?
1. Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tại nơi xảy ra cháy;
2. Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất;
3. Chính quyền địa phương nơi xảy ra cháy.
4. Cứu người, ngăn cháy lan và tham gia chữa cháy
Câu 106. Anh (chị) hãy cho biết, theo qui định Nội qui cứu nạn, cứu hộ gồm những
nội dung nào sau đây ?
1. Các hành vi bị nghiêm cấm;
2. Những việc phải làm khi xảy ra sự cố, tai nạn;
3. Việc bảo quản, sử dụng trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ CNCH.
4. Cả ba đáp án trên
Câu 107. Anh (chị) hãy cho biết, theo qui định mỗi đội PCCC cơ sở phải có tối
thiểu bao nhiêu bộ quần áo chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ ?
1. Mỗi đội viên đội PCCC cơ sở 01 bộ;
2. Trang bị cho 50% đội viên đội PCCC cơ sở;
3. Trang bị 05 bộ/Đội PCCC cơ sở.
4. Chỉ trang bị cho Đội PCCC chuyên ngành
Câu 108. Anh (chị) hãy cho biết, nội dung huy động nào của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức sau đây không đúng với qui định của Pháp luật ?
1. Được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và
cá nhân trong phạm vi quản lý của mình;
2. Được quyền huy động lực lượng, phương tiện, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi
quản lý của mình;
3. Được quyền huy động lực lượng và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong
phạm vi quản lý của mình;
4. Được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình khi
cần thiết.
Câu 109. Anh (chị) hãy cho biết những điều kiện nào sau đây cho phép TBA vận
hành tự động không phải thành lập và duy trì lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở ?
1. Có hệ thống phòng cháy và chữa cháy tự động được liên kết, hiển thị, cảnh báo cháy về cơ
quan chủ quản;
2. Có hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy;
3. Được truyền tin báo sự cố đến cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
4. Cả ba yêu cầu trên.
Câu 110. Anh (chị) hãy cho biết đơn vị, bộ phận, tổ chức trực tiếp vận hành, quản
lý nào dưới đây phải chịu trách nhiệm duy trì và đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy,
chữa cháy đối với trạm biến áp 110kV theo qui định của pháp luật ?
1. Đội quản lý Lưới điện cao thế;
2. Trung tâm điều khiển xa (phòng điều độ);
3. Phòng kỹ thuật vận hành;
4. Người đứng đầu cơ sở.
Câu 111: Theo quy định công tác an toàn của EVN quy định việc thành lập BCH
PCTT&TKCN gồm các thành phần chính như nào?
1. Lãnh đạo Đơn vị làm Trưởng ban;Trưởng bộ phận an toàn làm Ủy viên thường trực; Các ủy
viên gồm Lãnh đạo các bộ phận liên quan,Công đoàn...
2. Giám đốc Đơn vị làm Trưởng ban;Trưởng bộ phận an toàn làm Ủy viên thường trực; Các ủy
viên gồm Lãnh đạo các bộ phận liên quan,Công đoàn...
3. Lãnh đạo Đơn vị làm Trưởng ban;Trưởng bộ phận kỹ thuật làm Ủy viên thường trực; Các ủy
viên gồm Lãnh đạo các bộ phận liên quan,Công đoàn...
4. PGĐKT Đơn vị làm Trưởng ban;Trưởng bộ phận an toàn làm phó trưởng ban; Các ủy viên
gồm Lãnh đạo các bộ phận liên quan,Công đoàn...
Câu 112: Theo quy định công tác an toàn của EVN quy định việc tổ chức huấn
luyện như thế nào?:
1. Đơn vị quản lý cấp trên tổ chức bồi huấn kiến thức về công tác PCTT cho các đối tượng cho
các thành viên thuộc đội xung kích PCTT&TKCN
2. Đơn vị tổ chức bồi huấn kiến thức về công tác PCTT cho các đối tượng cho các thành viên
thuộc đội xung kích PCTT&TKCN
3. Ban chỉ huy PCTT&TKCN cấp tỉnh tổ chức bồi huấn kiến thức về công tác PCTT cho các đối
tượng cho các thành viên thuộc đội xung kích PCTT&TKCN
4. Ban chỉ huy PCTT&TKCN cấp trên trực tiếp tổ chức bồi huấn kiến thức về công tác PCTT
cho các đối tượng cho các thành viên thuộc đội xung kích PCTT&TKCN
Câu 113: Theo quy định công tác an toàn của EVN thì chương trình huấn luyện như
thế nào?
1. Phải huấn luyện riêng, không được kết hợp trong các đợt huấn luyện định kỳ công tác AT-
VSLĐ hàng năm.
2. Chương trình bồi huấn kiến thức về công tác PCTT có thể được kết hợp trong các đợt huấn
luyện định kỳ công tác vận hành, xử lý sự cố hàng năm.
3. Chương trình bồi huấn kiến thức về công tác PCTT có thể được kết hợp trong các đợt huấn
luyện định kỳ công tác AT-VSLĐ hàng năm.
4. Chương trình bồi huấn kiến thức về công tác PCTT có thể được kết hợp trong các đợt huấn
luyện định kỳ công tác PCCC hàng năm.
Câu 114: Theo quy định công tác an toàn của EVN thì danh sách phụ tải quan trọng
phải được người (tổ chứ3. nào duyệt?
1. Cấp điều độ miền phê duyệt, có thống nhất với ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh.
2. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
3. Lãnh đạo Tổng Công ty phê duyệt.
4. Trưởng ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh phê duyệt hàng năm như:
Câu 115: Trong công tác Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phương châm
4 tại chỗ là gì
1. Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ
2. Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
3. Chỉ huy tại chỗ; khắc phục tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ
4. Huy động lực lượng tại chỗ; phương tiện; vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ.
Câu 116: Theo quy định công tác an toàn của EVN thì danh sách liên lạc, số điện
thoại, địa chỉ email trong Phương án PCTT và TKCN gồm những đối tượng nào?
1. Lãnh đạo đơn vị và BCH PCTT&TKCN (Tiểu ban).
2. Trưởng ban BCH PCTT&TKCN (Tiểu ban) và Đội xung kích.
3. Cơ quan, đơn vị và những người có liên quan đến công tác PCTT&TKCN.
4. BCH PCTT&TKCN cấp trên và Đội trưởng Đội xung kích.
Câu 117: Theo quy định công tác an toàn của EVN quy định thời gian diễn tập
PCTT và TKCN cấp Công ty khu vực phía Bắc:
1. Diễn tập 01 năm 01 lần, hoàn thành trước 15/5 hàng năm.
2. Diễn tập 01 năm 01 lần, hoàn thành trước 01/6 hàng năm.
3. Diễn tập 02 năm 01 lần, hoàn thành trước 30/4 năm đến kỳ diễn tập.
4. Diễn tập 02 năm 01 lần, hoàn thành trước 15/5 năm đến kỳ diễn tập.
Câu 118. Theo quy định công tác an toàn của EVN thì trách nhiệm và phối hợp ứng
phó thiên tai đối với rủi ro thiên tai cấp độ 1 thuộc trách nhiệm của ai:
1. Giám đốc, BCH PCTT&TKCN các Điện lực;
2. Giám đốc, BCH PCTT&TKCN cấp Công ty;
3. Tổng Giám đốc, BCH PCTT&TKCN các Tổng công ty;
4. Tổng Giám đốc, BCH PCTT&TKCN Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Câu 119: Theo quy định công tác an toàn của EVN công tác phòng ngừa, ứng phó
giảm nhẹ thiên tai được quy định thế nào?
1. Không phải lập cho công tác phòng ngừa, ứng phó giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai;
2. Đưa công tác phòng ngừa, ứng phó giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai vào kế hoạch sản xuất kinh
doanh hàng năm của đơn vị;
3. Lập kế hoạch riêng cho công tác phòng ngừa, ứng phó giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai vào kế
hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của đơn vị.
Câu 120: Theo quy định công tác an toàn của EVN công tác xây dựng, cập nhật
phương án PCTT được quy định thời gian thế nào?
1. Hàng năm;
2. 02 năm/lần;
3. 03 năm/lần;
4. Khi có thay đổi về tài sản, lưới điện.
Câu 121: Theo quy định công tác an toàn của EVN công tác báo cáo định kỳ về
kiểm kê phương tiện, trang thiết bị TKCN được quy định thời gian thế nào?
1. 01 lần/năm (báo cáo năm);
2. 02 lần/năm (báo cáo 6 tháng và báo cáo năm);
3. Không phải báo cáo;
4. Báo cáo khi có yêu cầu.
Câu 122: Theo quy định công tác an toàn của EVN phòng chống thiên tai thuộc
trách nhiệm của ai?
1. Nhà nước;
2. Nhà nước, tập thể;
3. Tập thể;
4. Tập thể, cá nhân.
Câu 123. Theo quy định công tác an toàn của EVN công tác Phòng, chống thiên tai
phải dựa trên cơ sở nào?
1. Dựa trên cơ sở kinh nghiệm;
2. Dựa trên cơ sở khoa học;
3. Dựa trên cơ sở khoa học, kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học,
công nghệ.
Câu 124: Theo quy định công tác an toàn của EVN nguồn lực chủ đạo trong công
tác PCTT&TKCN là?
1. Nguồn lực của địa phương;
2. Nguồn lực của đơn vị thuê ngoài;
3. Nguồn lực tại chỗ và địa phương.
4. Nguồn lực tại chỗ;
Câu 125. Theo quy định công tác an toàn của EVN thì trách nhiệm và phối hợp ứng
phó thiên tai đối với rủi ro thiên tai cấp độ 2 thuộc trách nhiệm của ai:
1. Giám đốc, BCH PCTT&TKCN các Điện lực;
2. Giám đốc, BCH PCTT&TKCN cấp Công ty;
3. Tổng Giám đốc, BCH PCTT&TKCN các Tổng công ty;
4. Tổng Giám đốc, BCH PCTT&TKCN Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Câu 126. Theo quy định công tác an toàn của EVN thì trách nhiệm và phối hợp ứng
phó thiên tai đối với rủi ro thiên tai cấp độ 3 trở lên thuộc trách nhiệm của ai:
1. Giám đốc, BCH PCTT&TKCN các Điện lực;
2. Giám đốc, BCH PCTT&TKCN cấp Công ty;
3. Tổng Giám đốc, BCH PCTT&TKCN các Tổng công ty;
4. Tổng Giám đốc, BCH PCTT&TKCN Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRÊN CAO
Quyết định số 479/QĐ-EVN ngày 12/4/2021

Câu 1: Theo Quy định sức khỏe cho người làm việc trên cao ban hành kèm theo
Quyết định số 479/QĐ-EVN thì khái niệm làm việc trên cao như thế nào?
1. Là làm việc ở độ cao từ 2,0 mét trở lên, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm tiếp xúc của
chân người thực hiện công việc.
2. Là làm việc ở độ cao từ 3,0 mét trở lên, được tính từ mặt đất (mặt sàn) đến điểm tiếp xúc của
chân người thực hiện công việc.
3. Là làm việc ở độ cao từ 2,0 mét trở lên, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm trọng tâm
của người thực hiện công việc.
4. Là làm việc ở độ cao từ 2,5 mét trở lên, được tính từ mặt đất (mặt sàn) đến điểm tiếp xúc của
chân người thực hiện công việc.
Câu 2: Theo Quy định sức khỏe cho người làm việc trên cao ban hành kèm theo
Quyết định số 479/QĐ-EVN thì khái niệm làm việc trên cao trên 50 mét như thế nào?
1. Là làm việc ở độ cao từ 50 mét trở lên, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm tiếp xúc của
chân người thực hiện công việc.
2. Là làm việc ở độ cao trên 50 mét, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm tiếp xúc của chân
người thực hiện công việc.
3. Là làm việc ở độ cao trên 50 mét, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm trọng tâm của
người thực hiện công việc.
4. Là làm việc ở độ cao trên 50 mét, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến ngang thắt lưng của chân
người thực hiện công việc.
Câu 3: Theo Quy định sức khỏe cho người làm việc trên cao ban hành kèm theo
Quyết định số 479/QĐ-EVN thì khám sức khỏe trước khi làm việc được quy định như thế
nào?
1. Trước khi làm việc ở độ cao từ 50 mét trở lên phải được khám sức khỏe và có xác nhận cơ
quan y tế cấp huyện;
2. Trước khi làm việc ở độ cao trên 60 mét phải được khám sức khỏe và có xác nhận cơ quan y
tế cấp huyện;
3. Trước khi làm việc ở độ cao trên 50 mét, người lao động phải được kiểm tra sơ bộ sức khỏe;
4. Trước khi làm việc ở độ cao từ 40 mét trở lên phải được khám sức khỏe và có giấy xác nhận
cơ quan y tế cấp huyện;
Câu 4: Theo Quy định sức khỏe cho người làm việc trên cao ban hành kèm theo
Quyết định số 479/QĐ-EVN thì điều kiện của người được phép làm việc trên cao từ trên 50
mét là gì?
1. Trước khi làm việc trên cao trên 50 mét, người lao động phải được khám sức khỏe và có xác
nhận cơ quan y tế cấp huyện;
2. Ngay trước khi làm việc ở độ cao trên 60 mét phải được khám sức khỏe và có xác nhận cơ
quan y tế cấp huyện;
3. Được cơ quan y tế có thẩm quyền khám định kỳ và công nhận đủ sức khỏe làm việc trên cao ở
kỳ khám gần nhất. Trước khi làm việc ở độ cao trên 50 mét, người lao động phải được kiểm tra
sơ bộ sức khỏe;
4. Trước khi làm việc ở độ cao từ 40 mét trở lên phải được khám sức khỏe và có giấy xác nhận
cơ quan y tế cấp huyện;

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


THÔNG TƯ 31/2019/TT-BCT

Câu 1: Theo Thông tư 31/2019/TT-BCT khái niệm (định nghĩa) Sự cố như thế nào?
1. Là sự kiện một hoặc nhiều trang thiết bị trong HTĐ do một hoặc nhiều nguyên nhân dẫn đến
HTĐ hoạt động không bình thường, gây ngừng cung cấp điện hoặc ảnh hưởng đến việc đảm bảo
cung cấp điện và chất lượng điện năng cho HTĐ quốc gia.”.
2. Là sự kiện nhiều trang thiết bị trong HTĐ do một hoặc nhiều nguyên nhân dẫn đến HTĐ hoạt
động không bình thường ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục và
đảm bảo chất lượng điện năng cho HTĐ quốc gia.”.
3. Là sự kiện một hoặc nhiều trang thiết bị trong HTĐ do một hoặc nhiều nguyên nhân dẫn đến
thiết bị điện bị hư hỏng trầm trọng, không đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục và
đảm bảo chất lượng điện năng cho HTĐ quốc gia.”.
4. Là sự kiện một trang thiết bị trong HTĐ do một hoặc nhiều nguyên nhân dẫn đến HTĐ hoạt
động không bình thường, gây cháy nổ thiết bị điện hoặc ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp
điện an toàn, ổn định, liên tục và đảm bảo chất lượng điện năng cho HTĐ quốc gia.”.
Câu 2: Theo Thông tư 31/2019/TT-BCT quy định về kết lưới vận hành ở chế độ
mạch vòng như thế nào?
1. Không kết lưới vận hành ở chế độ mạch vòng trên lưới điện có cấp điện áp dưới 220 kV, trừ
các trường hợp phải khép mạch vòng để chuyển phụ tải điện hoặc đổi nguồn cung cấp điện.
2. Không kết lưới vận hành ở chế độ mạch vòng trên lưới điện có cấp điện áp dưới 110 kV, trừ
các trường hợp phải khép mạch vòng để chuyển phụ tải điện hoặc đổi nguồn cung cấp nhằm
nâng cao độ tin cậy cung cấp điện nhưng phải đảm bảo không gây mở rộng sự cố.”.
3. Cho phép kết lưới vận hành ở chế độ mạch vòng trên lưới điện có cấp điện áp dưới 110 kV
nhưng phải đảm bảo không gây mở rộng sự cố.”.
4. Không kết lưới vận hành ở chế độ mạch vòng trên lưới điện có cấp điện áp dưới 35 kV, trừ các
trường hợp phải khép mạch vòng để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện nhưng phải đảm bảo
không gây mở rộng sự cố.”.
Câu 3: Theo Thông tư 31/2019/TT-BCT, trường hợp MBA bị cắt sự cố do bảo vệ
khác ngoài so lệch, hơi, dòng dầu, áp lực dầu, Điều độ viên chỉ huy đưa MBA vào vận hành
trở lại khi:
1. Có một trong các điều kiện sau: Nhân viên vận hành khẳng định mạch bảo vệ không tác động
nhầm hoặc kiểm tra bằng mắt thường không tháy hư hỏng MBA.
2. Phải hội đủ các điều kiện sau: Nhân viên vận hành khẳng định mạch bảo vệ không tác động
nhầm hoặc kiểm tra phát hiện mạch bảo vệ tác động nhầm do hư hỏng mạch bảo vệ và hư hỏng
đó đã được khắc phục.
3. Có một trong các điều kiện sau: Nhân viên vận hành khẳng định mạch bảo vệ không tác động
nhầm hoặc kiểm tra phát hiện mạch bảo vệ tác động nhầm do hư hỏng mạch bảo vệ và hư hỏng
đó đã được khắc phục.
4. Không được đưa MBAvaof vận hành trong mọi hoàn cảnh.
Câu 4: Theo Thông tư 31/2019/TT-BCT, trường hợp không khắc phục được tình
trạng hư hỏng của mạch bảo vệ, Điều độ viên tiến hành động tác gì?
1. Đưa MBA vận hành trở lại với điều kiện các rơ le bảo vệ còn lại phải bảo đảm bảo vệ đầy đủ
chống mọi dạng sự cố, đảm bảo thời gian loại trừ sự cố.
2. Tách MBA khỏi vận hành, giao MBA cho ĐVQLVH để thí nghiệm lại MBA.
3. Cho phép cô lập mạch bảo vệ đó theo đề nghị của ĐVQLVH và đưa MBA vào chế độ vận
hành dự phòng.
4. Cho phép cô lập mạch bảo vệ đó theo đề nghị của ĐVQLVH và đưa MBA vận hành trở lại với
điều kiện các rơ le bảo vệ còn lại phải bảo đảm bảo vệ đầy đủ chống mọi dạng sự cố, đảm bảo
thời gian loại trừ sự cố.
Câu 5: Theo Thông tư 31/2019/TT-BCT, MBA bị cắt sự cố do bảo vệ so lệch và hơi
(hoặc dòng dầu, áp lực dầu), Điều độ viên chỉ huy đưa MBA vào vận hành trở lại khi đủ
các điều kiện nào?
1. ĐVQLVH đã tiến hành thí nghiệm, kiểm tra thử nghiệm các thông số, phân tích mẫu khí, mẫu
dầu, khắc phục những nhược điểm bất thường đã phát hiện và có văn bản xác nhận MBA đủ điều
kiện vận hành gửi cấp điều độ có quyền điều khiển.
2. ĐVQLVH đã tiến hành thí nghiệm, kiểm tra thử nghiệm các thông số, phân tích mẫu khí, mẫu
dầu, khắc phục những nhược điểm bất thường đã phát hiện.
3. ĐVQLVH đã khắc phục những nhược điểm bất thường đã phát hiện và có văn bản xác nhận
MBA đủ điều kiện vận hành gửi cấp điều độ có quyền điều khiển.
4. ĐVQLVH đã tiến hành thí nghiệm, kiểm tra thử nghiệm các thông số, phân tích mẫu khí, mẫu
dầu, khắc phục những nhược điểm bất thường đã phát hiện và có văn bản đề nghị cấp điều độ có
quyền điều khiển cho đưa MBA vào vận hành.
Câu 6: Theo Thông tư 31/2019/TT-BCT, khi xảy ra mất điện toàn trạm điện, nội
dung nào không đúng (không nhất thiết phải thực hiện) theo trình tự xử lý của nhân viên
vận hành?
1. Thực hiện xử lý sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố do Đơn vị quản lý vận hành ban
hành, chuyển đổi sang nguồn điện dự phòng cấp lại điện tự dùng cần thiết cho trạm điện.
2. Tiến hành cắt toàn bộ các máy cắt trong trạm điện; Kiểm tra tình trạng các thiết bị trong trạm
điện;
3. Báo cáo ngay về cấp điều độ có quyền điều khiển trạng thái của các máy cắt; Kiểm tra toàn bộ
trạm điện để quyết định cô lập hay đưa trạm điện vào vận hành.
4. Báo cáo lãnh đạo ĐVQLVH xin ý kiến về việc cô lập hay đưa trạm điện vào vận hành.
Câu 7: Theo Thông tư 31/2019/TT-BCT, trường hợp việc điều khiển, thao tác xa
không thực hiện được, Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm thực hiện công việc gì?
1. Cử nhân viên trực thao tác lưu động đến trực tiếp thao tác theo lệnh của cấp Điều độ có quyền
điều khiển. Trường hợp cần thiết, tái lập ca trực vận hành tại trạm điện hoặc nhà máy điện
2. Cử nhân viên trực thao tác lưu động đến trực tiếp thao tác theo PTT của ĐVQLVH lập.
Trường hợp cần thiết, tái lập ca trực vận hành tại trạm điện hoặc nhà máy điện không người trực.
3. Tái lập ca trực vận hành tại trạm điện hoặc nhà máy điện không người trực.
4. Cử nhân viên kỹ thuật đến trực tiếp xử lý theo lệnh của cấp Điều độ có quyền điều khiển.
Trường hợp cần thiết, tái lập ca trực vận hành tại trạm điện hoặc nhà máy điện không người trực.
Câu 8: Theo Thông tư 31/2019/TT-BCT, trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn
được (cháy hoặc có nguy cơ đe doạ đến tính mạng con người hoặc an toàn thiết bị) ở nhà
máy điện hoặc trạm điện, cho phép Nhân viên vận hành thực hiện những công việc gì?
1. Tiến hành thao tác thiết bị theo các quy trình thao tác hệ thống điện quốc gai và phải chịu
trách nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình.
2. Tiến hành thao tác thiết bị theo các quy trình liên quan và phải chịu trách nhiệm về thao tác xử
lý sự cố của mình. Sau khi xử lý xong, phải báo cáo ngay cho nhân viên vận hành cấp trên có
quyền điều khiển các thiết bị bị sự cố.
3. Tiến hành thao tác thiết bị theo các quy trình thao tác do ĐVQLVH ban hành. Sau khi xử lý
xong, phải báo cáo ngay cho nhân viên vận hành cấp trên có quyền điều khiển các thiết bị bị sự
cố.
4. Tiến hành thao tác thiết bị theo các quy trình liên quan và phải chịu trách nhiệm về thao tác xử
lý sự cố của mình. Sau khi xử lý xong, phải báo cáo ngay cho lãnh đạo ĐVQLVH.
Câu 9: Theo Thông tư 31/2019/TT-BCT, trưởng hợp nào không đúng khi cho phép
nhân viên vận hành không cần lập phiếu thao tác:
1. Xử lý sự cố;
2. Thao tác có số bước thao tác không quá 03 (ba) bước và được thực hiện tại trung tâm điều
khiển hoặc thao tác bằng điều khiển từ xa;
3. Thao tác có số bước thao tác không quá 04 (bốn) bước và được thực hiện tại các đơn vị thao
tác khi thao tác thiết bị ở cấp điện áp 110kV trở lên;
4. Thao tác có số bước thao tác không quá 05 (năm) bước và được thực hiện tại các cấp điều độ
có quyền điều khiển.”.
Câu 10: Theo Thông tư 31/2019/TT-BCT quy định trường hợp trang bị hệ thống
công nghệ thông tin, giám sát từ xa cho phép thực hiện thao tác tự động từ xa như thế nào?
1. Đơn vị quản lý vận hành có thể xây dựng mẫu phiếu thao tác điện tử (trong đó chữ ký lập,
duyệt và thực hiện phiếu được quản lý bằng hệ thống phân cấp tài khoản người dùng)
2. Cấp điều độ có quyền điều khiển có thể xây dựng mẫu phiếu thao tác điện tử (trong đó chữ ký
lập, duyệt và thực hiện phiếu được quản lý bằng hệ thống phân cấp tài khoản người dùng)
3. Cấp điều độ có quyền điều khiển, ĐVQLVH có thể xây dựng PTT mẫu (trong đó chữ ký lập,
duyệt và thực hiện phiếu được quản lý bằng hệ thống phân cấp tài khoản người dùng)
4. Cấp điều độ có quyền điều khiển, ĐVQLVH có thể xây dựng mẫu PTT điện tử (trong đó chữ
ký lập, duyệt và thực hiện phiếu được quản lý bằng hệ thống phân cấp tài khoản người dùng)
Câu 11: Theo Thông tư 31/2019/TT-BCT, thiết bị điện hoặc đường dây chỉ được đưa
vào vận hành sau sửa chữa khi Đơn vị quản lý vận hành khẳng định chắc chắn đã thực
hiện các nội dung nào?
1. Tất cả các đơn vị công tác (người và phương tiện) đã rút hết; Đã tháo hết tiếp địa di động; Ghi
rõ các nội dung trong PCT vào sổ nhật ký vận hành; Bàn giao thiết bị bằng lời nói qua điện thoại
có ghi âm.
2. Tất cả các đơn vị công tác (người và phương tiện) đã rút hết; Đã tháo hết tiếp địa di động; Ghi
rõ các nội dung trong PCT vào sổ nhật ký vận hành; Bàn giao thiết bị bằng Giấy bàn giao.
3. Tất cả các đơn vị công tác (người và phương tiện) đã rút hết; Đã tháo hết tiếp địa di động; Đã
khóa PCT; Bàn giao thiết bị bằng lời nói qua điện thoại có ghi âm.
4. Tất cả các đơn vị công tác (người và phương tiện) đã rút hết chỉ còn người tháo tiếp địa di
động; Ghi rõ các nội dung trong PCT vào sổ nhật ký vận hành; Bàn giao thiết bị bằng lời nói qua
điện thoại có ghi âm.
Câu 12: Theo Thông tư 31/2019/TT-BCT, nếu mất điều khiển thao tác xa, Đơn vị
quản lý vận hành phải thực hiện những công việc gì?
1. Tái lập ca trực vận hành tại trạm điện hoặc nhà máy điện không người trực.
2. Cử ngay nhân viên vận hành trực thao tác lưu động tại trạm điện, nhà máy điện.
3. Cử ngay nhân viên kỹ thuật đến xử lý tại trạm điện, nhà máy điện.
4. Phân công lãnh đạo của ĐVQLVH đến trạm điện, nhà máy điện xử lý vụ việc.

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


THAO TÁC HỆ THỐNG ĐIỆN
Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 của Bộ Công Thương

Câu 1: Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình
Thao tác hệ thống điện Quốc gia quy định về thao tác hẹn giờ là:
1. Không cho phép thao tác hẹn giờ trong mọi trường hợp
2. Trường hợp dự báo có khả năng không liên lạc được với các nhân viên thao tác lưu động, cho
phép ra lệnh thao tác đồng thời nhiều nhiệm vụ và phải thồng nhất hẹn giờ với các nhân viên
thao tác lưu động.
3. Khuyến khích thao tác hẹn giờ, nhưng phải so chỉnh giờ thống nhất, lấy theo đồng hồ của
người ra lệnh, thao tác xong phải báo về Điều độ.
4. Cả 03 đáp án đều sai
Câu 2: Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình
Thao tác hệ thống điện Quốc gia quy định cho phép thao tác (đóng, cắt) dao cách ly (DCL)
trong trường hợp nào?
1. Không được phép thao tác khi có điện và có tải
2. Được phép thao tác khi không điện, khi dòng điện thao tác nhỏ hơn dòng cho phép theo quy
trình vận hành DCL.
3. Được phép thao tác DCL trên toàn bộ lưới điện khi dòng điện phụ tải  10A.
4. Chỉ được phép thao tác DCL của cuộn tạo trung tính, cuộn dập hồ quang khi MBA không
mang tải
Câu 3: Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình
Thao tác hệ thống điện Quốc gia thì động tác thao tác DCL tại chỗ phải:
1. Nhanh chóng, dứt khoát, không được gây hư hỏng DCL. Khi xuất hiện hồ quang, nghiêm cấm
cắt (đóng) lưỡi dao trở lại
2. Nhanh chóng, dứt khoát, thao tác mạnh cuối hành trình. Khi xuất hiện hồ quang, phải nhanh
chóng giật ngay lưỡi dao trở lại
3. Nhanh chóng, dứt khoát, không được đập mạnh cuối hành trình. Khi xuất hiện hồ quang phải
ngừng thao tác, nhanh chóng rời khỏi vị trí thao tác.
4. Nhanh chóng, dứt khoát, thao tác mạnh cuối hành trình. Khi xuất hiện hồ quang, phải lập tức
cắt ngay máy cắt trước cầu dao đó.
Câu 4: Trình tự các thao tác chính để tách đường dây (có máy cắt và DCL 2 phía)
ra sửa chữa là:
1. Cắt DCL phía đường dây - Cắt DCL phía thanh cái – Cắt máy cắt (MC) đường dây – Đóng
dao tiếp đất (DTĐ) đường dây
2. Cắt máy cắt (MC) đường dây - Cắt DCL phía đường dây - Cắt DCL phía thanh cái – Đóng dao
tiếp đất (DTĐ) đường dây
3. Cắt DCL phía thanh cái - Cắt DCL phía đường dây – Cắt máy cắt (MC) đường dây – Đóng
dao tiếp đất (DTĐ) đường dây.
4. Cắt máy cắt (MC) đường dây - Cắt DCL phía thanh cái - Cắt DCL phía đường dây – Đóng dao
tiếp đất (DTĐ) phía máy cắt
Câu 5: Trình tự các thao tác chính để đưa đường dây (có máy cắt và DCL 2 phía)
vào vận hành là:
1. Đóng DCL phía đường dây - Đóng DCL phía thanh cái – Đóng máy cắt (MC) đường dây –
Cắt dao tiếp đất (DTĐ) đường dây
2. Cắt dao tiếp đất (DTĐ) đường dây - Đóng DCL phía đường dây - Đóng DCL phía thanh cái –
Đóng máy cắt (MC) đường dây
3. Cắt dao tiếp đất (DTĐ) đường dây - Đóng DCL phía thanh cái – Đóng DCL phía đường dây -
Đóng máy cắt (MC) đường dây.
4. Đóng DCL phía đường dây - Đóng DCL phía thanh cái – Đóng máy cắt (MC) đường dây –
Đóng dao tiếp đất (DTĐ) đường dây
Câu 6: Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình
Thao tác hệ thống điện Quốc gia, quy định về thao tác thiết bị điện nhất thứ phải thực
hiện:
1. Mọi thao tác thiết bị điện nhất thứ đều phải có 02 (hai) người phối họp thực hiện: 01 (một)
người giám sát và 01 (một) người thao tác trực tiếp. Người giám sát thao tác chịu trách nhiệm về
thao tác.
2. Mọi thao tác thiết bị điện nhất thứ đều phải có 02 (hai) người phối họp thực hiện: 01 (một)
người giám sát và 01 (một) người thao tác trực tiếp. Người thao tác chịu trách nhiệm về thao tác.
3. Mọi thao tác thiết bị điện nhất thứ đều phải có 02 (hai) người phối họp thực hiện: 01 (một)
người giám sát và 01 (một) người thao tác trực tiếp. Trong mọi trường hợp, 02 (hai) người đều
chịu trách nhiệm như nhau về thao tác.
4. Mọi thao tác thiết bị điện nhất thứ đều phải có 02 (hai) người phối họp thực hiện: 01 (một)
người giám sát và 01 (một) người thao tác trực tiếp.
Câu 7: Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình
Thao tác hệ thống điện Quốc gia, thì sửa chữa nóng là công việc gì?
1. Là công tác sữa chữa trên đường dây, trạm điện đã cắt điện nhưng đi gần hoặc giao chéo với
các phần tử khác đang mang điện.
2. Là công tác sữa chữa trên đường dây, trạm điện và các phần tử trên HTĐ quốc gia đang mang
điện
3. Là công tác sữa chữa thiết bị trong trạm đang mang điện
4. Là công tác sữa chữa trên đường dây đang mang điện
Câu 8: Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình
Thao tác hệ thống điện Quốc gia thì thao tác là hoạt động gì?
1. Là hoạt động thay đổi thay đổi chế độ vận hành của thiết bị.
2. Là hoạt động thay đổi tình trạng vận hành của thiết bị.
3. Là hoạt động thay đổi trạng thái của một hoặc nhiều thiết bị trong HTĐ nhằm mục đích thay
đổi chế độ vận hành của thiết bị đó.
4. Là tác động của con người làm thay đổi trạng thái vận hành của một thiết bị.
Câu 9: Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình
Thao tác hệ thống điện Quốc gia, cấp điều độ có quyền điều khiển là:
1. Cấp điều độ có quyền chỉ huy, thao tác hệ thống điện theo phân cấp điều độ tại Quy định quy
trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.
2. Cấp điều độ có quyền chỉ huy, điều độ hệ thống điện theo phân cấp điều độ tại Quy định quy
trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.
3. Cấp điều độ có quyền ra lệnh đóng cắt thiết bị điện.
4. Cấp điều độ có quyền chỉ huy, điều độ hệ thống điện theo phân cấp tại quy trình thao tác hệ
thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.
Câu 10: Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình
Thao tác hệ thống điện Quốc gia, Đơn vị quản lý vận hành là:
1. Tồ chức, cá nhân quản lý và vận hành đường dây hoặc thiết bị điện đấu nối với hệ thống điện
miền,
2. Tồ chức, cá nhân quản lý và vận hành đường dây hoặc thiết bị điện đấu nối với hệ thống điện
quốc gia.
3. Tồ chức, cá nhân quản lý và vận hành đường dây hoặc thiết bị điện đấu nối với hệ thống điện
khu vực
4. Tồ chức, cá nhân quản lý và vận hành đường dây hoặc thiết bị điện đấu nối với lưới điện quốc
gia
Câu 11: Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình
Thao tác hệ thống điện Quốc gia, Lệnh thao tác là:
1. Yêu cầu thực hiện thay đổi trạng thái vận hành của hệ thống điện.
2. Yêu cầu thực hiện thay đổi trạng thái vận hành của lưới điện.
3. Yêu cầu thực hiện thay đổi trạng thái vận hành của máy điện.
4. Yêu cầu thực hiện thay đổi trạng thái vận hành của thiết bị điện.
Câu 12: Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình
Thao tác hệ thống điện Quốc gia, Người ra lệnh bao gồm:
1. Điều độ viên tại các cấp điều độ; Trưởng ca nhà máy điện hoặc Trưởng kíp trạm điện của
trung tâm điều khiển.
2. Điều độ viên tại các cấp điều độ; Trưởng ca nhà máy điện;Trưởng kíp trạm điện; Trưởng ca
nhà máy điện hoặc Trưởng kíp trạm điện của trung tâm điều khiển.
3. Trưởng ca nhà máy điện;Trưởng kíp trạm điện; Trưởng ca nhà máy điện hoặc Trưởng kíp trạm
điện của trung tâm điều khiển.
4. Điều độ viên tại các cấp điều độ; Trưởng ca nhà máy điện;Trưởng kíp trạm điện; Trưởng ca
nhà máy điện.
Câu 13: Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình
Thao tác hệ thống điện Quốc gia, thì thao tác là:
1. Hoạt động thay đổi trạng thái của một thiết bị trong hệ thống điện nhằm mục đích thay đổi chế
độ vận hành của thiết bị đó.
2. Hoạt động thay đổi trạng thái của nhiều thiết bị trong hệ thống điện nhằm mục đích thay đổi
chế độ vận hành của thiết bị đó.
3. Hoạt động thay đổi trạng thái của một hoặc nhiều thiết bị trong hệ thống điện nhằm mục đích
thay đổi chế độ vận hành của thiết bị đó.
4. Hoạt động đóng cắt thiết bị điện nhằm thay đổi trạng thái của một hoặc nhiều thiết bị trong hệ
thống điện đó.
Câu 14: Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình
Thao tác hệ thống điện Quốc gia, cho phép nhân viên vận hành không cần lập phiếu thao
tác nhưng phải ghi chép đầy đủ các bước thao tác vào sồ nhật ký vận hành trưởc khì thực
hiện thao tác trong các trường hợp sau đây:
1. Xử lý sự cố; Thao tác đơn giản có số bước thao tác dưới 03 (ba) bước và được thực hiện tại
các câp điêu độ, trung tâm điều khiển hoặc thao tác bằng điều khiển từ xa.
2. Xử lý sự cố; Thao tác đơn giản có số bước thao tác không quá 03 (ba) bước và được thực hiện
tại các câp điêu độ, trung tâm điều khiển hoặc thao tác bằng điều khiển từ xa.
3. Xử lý sự cố; Thao tác đơn giản có số bước thao tác không quá 03 (ba) bước và được thực hiện
tại các câp điêu độ miền và điều độ Hệ thống điện.
4. Xử lý sự cố; Thao tác đơn giản có số bước thao tác không quá 03 (ba) bước và được thực hiện
tại các trung tâm điều khiển hoặc thao tác bằng điều khiển từ xa.
Câu 15: Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình
Thao tác hệ thống điện Quốc gia, quy định về việc viết và duyệt PTT của Đơn vị quản lý
vận hành:
1. ĐVQLVH có trách nhiệm viết phiếu, duyệt phiếu và thực hiện phiếu thao tác trong nội bộ
phạm vi 01 (một) trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều khiển.
2. ĐVQLVH có trách nhiệm viết phiếu và thực hiện phiếu thao tác trong nội bộ phạm vi 01
(một) trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều khiển. Việc duyệt phiếu thao tác phải được cấp
điều độ có quyền điều khiển duyệt.
3. ĐVQLVH có trách nhiệm viết phiếu, duyệt phiếu và thực hiện phiếu thao tác trong nội bộ
phạm vi 01 (một) trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều khiển. Trước khi thực hiện phiếu thao
tác phải được cấp điều độ có quyền kiểm tra cho phép.
4. ĐVQLVH có trách nhiệm viết phiếu, duyệt phiếu và thực hiện phiếu thao tác trong nội bộ
phạm vi 01 (một) trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều khiển. Trước khi thực hiện phiếu thao
tác phải được cấp điều độ có quyền điều khiển cho phép.
Câu 16: Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình
Thao tác hệ thống điện Quốc gia, quy định về việc thực hiện Phiếu thao tác thì nội dung
nào không phải thực hiện?
1. PTT phải rõ ràng, không được sửa chữa tẩy xóa và thể hiện rõ phiếu được viết cho sơ đồ kết
dây nào.
2. Người GSTT và Người thao tác phải ký vào PTT ngay khi nhận phiếu trước khi đi thao tác.
3. Trước khi tiến hành thao tác, người thao tác phải kiểm tra sự tương ứng của sơ đồ kết dây thực
tế với sơ đồ trong phiếu thao tác.
4. Nếu sơ đồ trong phiếu thao tác không đúng với sơ đồ kết dây thực tế phải viết lại phiếu thao
tác khác phù hợp với sơ đô kết dây thực tế theo quy định.
Câu 17: Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình
Thao tác hệ thống điện Quốc gia, việc đánh số và lưu PTT thực hiện như thế nào?
1. Các PTT lập ra phải được đánh số; PTT đã thực hiện xong phải được lưu trữ ít nhất 03 tháng,
trường họp thao tác có xảy ra sự cố hoặc tai nạn phải được lưu lại trong hồ sơ điều tra.
2. Các PTT lập ra phải được đánh số; PTT đã thực hiện xong phải được lưu trữ ít nhất 01 tháng,
trường họp thao tác có xảy ra sự cố hoặc tai nạn phải được lưu lại trong hồ sơ điều tra.
3. Các PTT lập ra và đã thực hiện xong phải được lưu trữ ít nhất 03 tháng, trường họp thao tác có
xảy ra sự cố hoặc tai nạn phải được lưu lại trong hồ sơ điều tra.
4. Các PTT lập ra phải được đánh số; PTT đã thực hiện xong phải được lưu trữ ít nhất 06 tháng,
trường họp thao tác có xảy ra sự cố hoặc tai nạn phải được lưu lại trong hồ sơ điều tra.
Câu 18: Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình
Thao tác hệ thống điện Quốc gia thì trình tự tiến hành thao tác theo phiếu thao tác được
thực hiện như thế nào tại vị trí thao tác?
1. Tại vị trí thao tác hoặc điều khiển, Người giám sát đọc lệnh, người thao tác trực tiếp nhắc lại
lệnh; Người thao tác thực hiện từng bước thao tác theo phiếu thao tác.
2. Tại vị trí thao tác hoặc điều khiển, nhân viên vận hành phải kiểm tra lại xem tên các thiết bị có
tương ứng với tên trong PTT không; Người giám sát đọc lệnh, người thao tác trực tiếp theo PTT.
3. NVVH phải kiểm tra lại xem tên các thiết bị có tương ứng với tên trong PTT không; Người
giám sát đọc lệnh, người thao tác trực tiếp nhắc lại lệnh và thực hiện từng bước theo PTT.
4. NVVH phải kiểm tra lại trình tự thao tác; Người giám sát đọc lệnh, người thao tác trực tiếp
nhắc lại lệnh; Người thao tác thực hiện từng bước thao tác theo PTT.
Câu 19: Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình
Thao tác hệ thống điện Quốc gia, thiết bị điện hoặc đường dây chỉ được đưa vào vận hành
sau sửa chữa khi ĐVQLVH khẳng định chắc chắn đã thực hiện các nội dung nào sau đây?
1. Tất cả các ĐVCT (người và phương tiện) và tiếp đât di động đã rút hết; Ghi rõ các nội dung
trong PCT vào sổ nhật ký vận hành; Bàn giao thiết bị bằng lời nói qua điện thoại có ghi âm.
2. Tất cả các ĐVCT (người và phương tiện) và tiếp đât di động đã rút hết; Ghi rõ các nội dung
trong PTT vào sổ nhật ký vận hành; Bàn giao thiết bị bằng lời nói qua điện thoại có ghi âm.
3. Tất cả các ĐVCT (người và phương tiện) và tiếp đât di động đã rút hết; Ghi rõ các nội dung
trong LCT vào sổ nhật ký vận hành; Bàn giao thiết bị bằng lời nói qua điện thoại có ghi âm.
4. Tất cả các ĐVCT (người và phương tiện) và tiếp đât di động đã rút hết; Ghi rõ các nội dung
trong PCT vào sổ nhật ký vận hành; Bàn giao thiết bị trực tiếp qua PCT.
Câu 20: Theo Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 ban hành Quy trình
Thao tác hệ thống điện Quốc gia, quy định về đóng cắt đối với MC như thế nào?
1. Thao tác đóng, cắt máy cắt phải thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc theo Quy trình
thao tác thiết bị điện do Đơn vị quản lý vận hành ban hành.
2. Cho phép đỏng, cắt phụ tải và ngắn mạch trong phạm vi khả năng cho phép của máy cắt.
3. Cho phép đỏng, cắt phụ tải và ngắn mạch trong phạm vi khả năng cho phép của MC. Đóng,
cắt MC phải thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc theo QTTT thiết bị điện do ĐVQLVH
lập
4. Cho phép đỏng, cắt dòng điện ngắn mạch trong phạm vi khả năng cho phép của máy cắt. Thao
tác đóng, cắt máy cắt phải thực hiện theo quy định của nhà chế tạo.

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


THÔNG TƯ 30/2019/TT-BCT

Câu 1: Theo Thông tư 30/2019/TT-BCT thì các cấp điện áp danh định trong hệ
thống điện phân phối bao gồm:
1. Điện áp 110 kV, 35 kV, 22 kV, 15 kV, 10 kV, 06 kV và 0,38 kV.
2. Điện áp 110 kV, 35 kV, 22 kV, 15 kV, 10 kV, 06 kV và 0,4 kV.
3. Điện áp 35 kV, 22 kV, 15 kV, 10 kV, 06 kV, 03 kV và 0,38 kV.
4. Điện áp 66 kV, 35 kV, 22 kV, 15 kV, 10 kV, 06 kV và 0,4 kV.
Câu 2: Theo Thông tư 30/2019/TT-BCT quy định về độ lệch điện áp vận hành cho
phép tại thanh cái trên lưới điện phân phối của Đơn vị phân phối điện so với điện áp danh
định:
1. Là + 05% và - 10%;
2. Là + 10% và - 05%;
3. Là + 10% và - 15%;
4. Là + 05% và - 155%;
Câu 3: Theo Thông tư 30/2019/TT-BCT quy định độ lệch điện áp vận hành cho
phép tại điểm đấu nối so với điện áp danh định như thế nào?
1. Tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện và với nhà máy điện là + 10% và - 05%;
2. Tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện là ± 10%; Tại điểm đấu nối với nhà máy điện
là + 10% và - 05%;
3. Tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện là ± 05%; Tại điểm đấu nối với nhà máy điện
là + 10% và - 05%;
4. Tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện là ± 05%; Tại điểm đấu nối với nhà máy điện
là + 05% và - 10%.
Câu 4: Theo Thông tư 30/2019/TT-BCT thì dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép
trên lưới điện phân phối (điện áp 110kV) và thời gian tối đa loại trừ sự cố của bảo vệ chính
được quy định như thế nào
1. Dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép là 25kA và thời gian tối đa loại trừ sự cố của bảo vệ
chính là 100 ms
2. Dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép là 35kA và thời gian tối đa loại trừ sự cố của bảo vệ
chính là 200 ms
3. Dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép là 15kA và thời gian tối đa loại trừ sự cố của bảo vệ
chính là 150 ms
4. Dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép là 31,5kA và thời gian tối đa loại trừ sự cố của bảo vệ
chính là 150 ms
Câu 5: Theo Thông tư 30/2019/TT-BCT thì dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép
trên lưới điện phân phối (điện áp trung áp) và thời gian tối đa loại trừ sự cố của bảo vệ
chính được quy định như thế nào?
1. Dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép là 25kA và thời gian tối đa loại trừ sự cố của bảo vệ
chính là 500 ms
2. Dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép là 35kA và thời gian tối đa loại trừ sự cố của bảo vệ
chính là 200 ms
3. Dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép là 15kA và thời gian tối đa loại trừ sự cố của bảo vệ
chính là 300 ms
4. Dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép là 31,5kA và thời gian tối đa loại trừ sự cố của bảo vệ
chính là 400 ms
Câu 6: Theo Thông tư 30/2019/TT-BCT thì điều khiển phụ tải điện trong hệ thống
điện bao gồm các biện pháp nào?
1. Ngừng, giảm mức cung cấp điện; Sa thải phụ tải điện; cắt giảm phụ tải điện của khách hàng sử
dụng điện khi tham gia vào các chương trình quản lý nhu cầu điện.
2. Ngừng, giảm mức cung cấp điện; Sa thải phụ tải điện; Điều chỉnh phụ tải điện của khách hàng
sử dụng điện khi tham gia vào các chương trình quản lý nhu cầu điện.
3. Điều chỉnh phụ tải điện của khách hàng sử dụng điện khi tham gia vào các chương trình quản
lý nhu cầu điện; Ngừng, giảm mức phát điện tại các nhà máy điện; Sa thải phụ tải điện;.
4. Ngừng, giảm mức cung cấp điện; Đóng thêm phụ tải điện; Điều chỉnh phụ tải điện của khách
hàng sử dụng điện khi tham gia vào các chương trình quản lý nhu cầu điện.
Câu 7: Theo Thông tư 30/2019/TT-BCT, trong thời gian sự cố, điện áp tại nơi xảy ra
sự cố và vùng lân cận, quy định về giá trị điện áp cho phép như thế nào?
1. Có thể giảm quá độ đến giá trị bằng 0 ở pha bị sự cố hoặc tăng quá 150% điện áp danh định ở
các pha không bị sự cố cho đến khi sự cố được loại trừ.
2. Có thể giảm quá độ đến giá trị bằng 0 ở pha bị sự cố hoặc tăng quá 110% điện áp danh định ở
các pha không bị sự cố cho đến khi sự cố được loại trừ.
3. Có thể giảm quá độ đến giá trị bằng 0 ở pha bị sự cố hoặc tăng quá 200% điện áp danh định ở
các pha không bị sự cố cho đến khi sự cố được loại trừ.
4. Có thể giảm quá độ đến giá trị bằng 10% ở pha bị sự cố hoặc tăng quá 110% điện áp danh
định ở các pha không bị sự cố cho đến khi sự cố được loại trừ.
Câu 8: Theo Thông tư 30/2019/TT-BCT, dao động điện áp tại điểm đấu nối trên lưới
điện phân phối được quy định như thế nào?
1. Dao động do thao tác thiết bị đóng cắt trong nội bộ nhà máy điện gây ra không được vượt quá
1,5% điện áp danh định và phải nằm trong phạm vi giá trị điện áp vận hành cho phép
2. Dao động do phụ tải của khách hàng sử dụng điện hoặc do thao tác thiết bị đóng cắt trên lưới
điện của ĐVQLVH gây ra được phép vượt quá 2,5% điện áp danh định và phải nằm trong phạm
vi giá trị điện áp vận hành cho phép
3. Dao động do phụ tải của khách hàng sử dụng điện hoặc do thao tác thiết bị đóng cắt trong nội
bộ nhà máy điện gây ra không được vượt quá 2,5% điện áp danh định và phải nằm trong phạm vi
giá trị điện áp vận hành cho phép
4. Dao động do phụ tải của khách hàng sử dụng điện hoặc do quá điệp áp nội bộ gây ra không
được vượt quá 7,5% điện áp danh định và phải nằm trong phạm vi giá trị điện áp vận hành cho
phép
Câu 9: Theo Thông tư 30/2019/TT-BCT, trường hợp Khách hàng sử dụng lưới điện
phân phối có yêu cầu chất lượng điện áp cao hơn so với quy định thì:
1. Khách hàng có thể thỏa thuận với cấp điều độ có quyền điều khiển để đơn vị này quyết định
nâng cao chất lượng điện áp khách hàng.
2. Qua thống kê theo dõi vận hành, Đơn vị phân phối điện hoặc Đơn vị phân phối và bán lẻ điện
kiến nghị cấp điều độ có quyền điều khiển trước khi thỏa thuận thống nhất với khách hàng
3. Khách hàng có thể kiến nghị với cấp điều độ có quyền điều khiển trước khi thỏa thuận thống
nhất với ĐVQLVH
4. Khách hàng có thể thỏa thuận với Đơn vị phân phối điện hoặc Đơn vị phân phối và bán lẻ
điện. để các đơn vị này có trách nhiệm lấy ý kiến của cấp điều độ có quyền điều khiển trước khi
thỏa thuận thống nhất với khách hàng
Câu 10: Theo Thông tư 30/2019/TT-BCT, trong chế độ làm việc bình thường, thành
phần thứ tự nghịch của điện áp pha được quy định như thế nào?
1. Không vượt quá 03 % điện áp danh định đối với cấp điện áp 110 kV hoặc 05 % điện áp danh
định đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp.
2. Không vượt quá 05 % điện áp danh định đối với cấp điện áp 110 kV hoặc 10 % điện áp danh
định đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp.
3. Không vượt quá 10 % điện áp danh định đối với cấp điện áp 110 kV hoặc 05 % điện áp danh
định đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp.
4. Không vượt quá 03 % điện áp danh định đối với cấp điện áp 110 kV hoặc 10 % điện áp danh
định đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp.
Câu 11: Theo Thông tư 30/2019/TT-BCT quy định về độ lệch điện áp đối với lưới
điện chưa ổn định sau sự cố như thế nào?
1. Cho phép độ lệch điện áp tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng trực
tiếp do sự cố trong khoảng + 10% và - 5% so với điện áp danh định.
2. Cho phép độ lệch điện áp tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng trực
tiếp do sự cố trong khoảng + 5% và - 15% so với điện áp danh định.
3. Cho phép độ lệch điện áp tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng trực
tiếp do sự cố trong khoảng + 15% và - 10% so với điện áp danh định.
4. Cho phép độ lệch điện áp tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng trực
tiếp do sự cố trong khoảng + 5% và - 10% so với điện áp danh định.
Câu 12: Theo Thông tư 30/2019/TT-BCT, trong chế độ sự cố hệ thống điện hoặc
khôi phục sự cố,mức dao động điện áp được quy định như thế nào?
1. Cho phép mức dao động điện áp trên lưới điện phân phối trong khoảng ± 10% so với điện áp
danh định.
2. Cho phép mức dao động điện áp trên lưới điện phân phối trong khoảng ± 5% so với điện áp
danh định.
3. Cho phép mức dao động điện áp trên lưới điện phân phối trong khoảng ± 15% so với điện áp
danh định.
4. Không cho phép dao động điện áp trên lưới điện phân phối so với điện áp danh định.

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


THU THẬP, CÔNG BỐ TAI NẠN LAO ĐỘNG, SỰ CỐ KỸ THUẬT
Thông tư số 08/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016

Câu 1: Theo Thông tư số 08/2016/TT-BLĐTBXH quy định NSDLĐ có trách nhiệm


đánh giá, công bố tình hình TNLĐ xảy ra tại cơ sở như thế nào?
1. Định kỳ 06 tháng, hằng năm, đánh giá, công bố cho người lao động được biết trước ngày 10
tháng 7 và trước ngày 15 tháng 01 năm sau.
2. Định kỳ hằng năm, đánh giá, công bố cho người lao động được biết trước ngày 15 tháng 01
năm sau.
3. Định kỳ 06 tháng, hằng năm, đánh giá, công bố cho người lao động được biết trước ngày 15
tháng 7 và trước ngày 10 tháng 01 năm sau.
4. Định kỳ hàng tháng, NSDLĐ đánh giá, công bố cho người lao động được biết tình hình TNLĐ
của đơn vị mình.
Câu 2: Theo Thông tư số 08/2016/TT-BLĐTBXH thì thông tin công bố tình hình
TNLĐ phải được thông báo dưới hình thức nào?
1. Niêm yết công khai tại trụ sở doanh nghiệp và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ sở
(nếu có).
2. Niêm yết công khai tại trụ sở của cơ sở và cấp tổ đội, phân xưởng (có xảy ra TNLĐ) và đăng
tải trên trang thông tin điện tử của cơ sở (nếu có).
3. Niêm yết công khai tại trụ sở của cơ sở và cấp tổ đội, phân xưởng (đối với các tổ đội, phân
xưởng.
4. Ra Thông báo và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ sở (nếu có)
Câu 3: Theo Thông tư số 08/2016/TT-BLĐTBXH thì NSDLĐ có trách nhiệm phải
công bố tình hình TNLĐ các thông tin nào?
1. Số vụ / người bị TNLĐ, số vụ / người bị TNLĐ chết người; Danh sách các nạn nhân từ 10
năm trở lại; Thiệt hại do TNLĐ; So sánh, phân tích nguyên nhân và hiệu quả so với cùng thời kỳ.
2. Tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình sự cố kỹ thuât xảy ra tại cơ sở của mình; mở
sổ thống kê theo quy định.
3. Số vụ / người bị TNLĐ, số vụ / người bị TNLĐ chết người; Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai
nạn; Thiệt hại do TNLĐ; So sánh, phân tích nguyên nhân và hiệu quả so với cùng thời kỳ.
4. Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai nạn; Thiệt hại do TNLĐ; So sánh, phân tích nguyên nhân và
hiệu quả so với cùng thời kỳ để đưa ra các bài học rút kinh nghiệm qua các vụ TNLĐ
Câu 4: Theo Thông tư số 08/2016/TT-BLĐTBXH thì Người sử dụng lao động phải
trách nhiệm thu thập, lưu trữ thông tin TNLĐ được quy định như thế nào?
1. Tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình sự cố kỹ thuât xảy ra tại cơ sở của mình; mở
sổ thống kê theo quy định.
2. Tổ chức điều tra tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở của mình; mở sổ thống kê theo quy định.
3. Tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở của mình; mở
sổ thống kê theo quy định.
4. Tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở của mình và
các đơn vị khác trong ngành; mở sổ thống kê theo quy định.
Câu 5: Theo Thông tư 30/2019/TT-BCT thì dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép trên
lưới điện phân phối (điện áp trung áp) và thời gian tối đa loại trừ sự cố của bảo vệ chính được
quy định như thế nào?
1. Người sử dụng lao động phải định kỳ 06 tháng, hằng năm, báo cáo Sở LĐTBXH, Liên đoàn
lao động, Sơ Y tế tỉnh, .
2. Theo Luật AT-VSLĐ thì Người sử dụng lao động phải định kỳ 06 tháng, hằng năm, báo cáo
cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
3. Người sử dụng lao động phải định kỳ 06 tháng, hằng năm, báo cáo Sở LĐTBXH tỉnh và cơ
quan quản lý cấp trên trực tiếp.
4. Người sử dụng lao động phải định kỳ 06 tháng, hằng năm, báo cáo Sở LĐTBXH, Sở Công
Thương tỉnh.

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


CÔNG TÁC AT-VSLĐ TRONG DOANH NGHIỆP
Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016

Câu 1: Theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH thì việc đánh giá nguy cơ rủi ro về
an toàn, vệ sinh lao động thực hiện vào các thời điểm sau đây?
1. Lần đầu khi bắt đầu hoạt động SXKD; Định kỳ trong quá trình hoạt động; Bổ sung khi thay
đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất, khi xảy ra TNLĐ, sự cố kỹ thuật.
2. Lần đầu khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh; Định kỳ trong quá trình hoạt động sản
xuất, kinh doanh ít nhất 01 lần trong một năm;
3. Định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ít nhất 01 lần trong một năm; Bổ sung
khi thay đổi người làm công việc, khi xảy ra TNLĐ, sự cố kỹ thuật.
4. Lần đầu khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh; Bổ sung khi thay đổi về nguyên vật liệu,
công nghệ, tổ chức sản xuất, khi xảy ra TNLĐ, sự cố kỹ thuật gây mất AT-VSLĐ nghiêm trọng.
Câu 2: Theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH thì việc đánh giá nguy cơ rủi ro về
an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo các bước sau đây?
1. Lập kế hoạch, triển khai, tổng hợp đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động;
2. Triển khai, tổng hợp đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động;
3. Lập kế hoạch, tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
4. Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, báo cáo các cấp theo quy định
Câu 3: Theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH nội dung nào không thuộc việc
tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động?
1. Xếp loại mức độ nghiêm trọng của nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tương ứng với
yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được nhận diện.
2. Xác định các nguy cơ rủi ro chấp nhận được và các biện pháp giảm thiểu nguy cơ rủi ro đến
mức hợp lý.
3. Lập kế hoạch, triển khai, tổng hợp đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động;
4. Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động; đề xuất các biện pháp
nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động,

Câu 4: Theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH thì NSDLĐ hướng dẫn cho NLĐ
thực hiện những nội dung sau đây?
1. Xác định các nguy cơ rủi ro chấp nhận được; Áp dụng các biện pháp phòng, chống; Phát hiện
và báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm về các nguy cơ.
2. Nhận biết các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; Áp dụng các biện pháp phòng,
chống; Phát hiện và báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm về các nguy cơ.
3. Nhận biết các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; Áp dụng các biện pháp phòng,
chống; Triển khai, tổng hợp đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
4. Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động; đề xuất các biện pháp
nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động.
Câu 5: Theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH thì người sử dụng lao động phải tổ
chức kiểm tra toàn diện như thế nào?
1. Ít nhất 02 lần trong 06 tháng ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 01 tuần ở cấp
phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.
2. Ít nhất 01 lần trong 06 tháng ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 03 tháng ở cấp
phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.
3. Ít nhất 01 lần trong 01 năm ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 06 tháng ở cấp
phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.
4. Ít nhất 01 lần trong 06 tháng ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh thì tùy theo NSDLĐ quyết định.
Câu 6: Theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định về trách nhiệm thống kê,
lưu trữ trong công tác báo cáo AT-VSLĐ đối với NSDLĐ như thế nào?
1. Không phải mở sổ thống kê các nội dung cần phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao
động, chỉ lưu trữ các báo cáo theo quy định của pháp luật.
2. Phải mở sổ thống kê các nội dung cần phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động,
không phải lưu trữ.
3. Phải mở sổ thống kê các nội dung cần phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động, lưu
trữ theo quy định của pháp luật
4. Phải mở sổ thống kê, lưu trữ các nội dung cần phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao
động khi đơn vị có xảy ra TNLĐ
Câu 7: Theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH thì NSDLĐ phải báo cáo về công
tác AT-VSLĐ định kỳ hằng năm như thế nào?
1. Báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế (trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện,
thư điện tử) trước ngày 10 tháng 01 của năm sau.
2. Báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế bằng văn bản trước ngày 15 tháng
01 của năm sau.
3. Báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện, thư điện
tử) trước ngày 05 tháng 01 của năm sau.
4. Báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Công Thương trước ngày 31
tháng 12 của năm đó.
Câu 8: Theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH thì việc tổ chức đánh giá nguy cơ
rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các
ngành nghề Sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
1. Khuyến khích Người sử dụng lao động đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và
đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc.
2. Người sử dụng lao động áp dụng bắt buộc việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao
động và đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc.
3. Cấp quản lý lao động trực tiếp áp dụng bắt buộc việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ
sinh lao động và đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc.
4. Người lao động áp dụng bắt buộc việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và
đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc.
Câu 9: Theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH thì ngành, nghề nào có nguy cơ
cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?
1. Sửa chữa điện nông thôn.
2. Phát điện và bán điện.
3. Sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
4. Dịch vụ bán lẻ điện năng.
Câu 10: Theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH thì việc tự kiểm tra an toàn, vệ
sinh lao động được thực hiện như thế nào?
1. Người sử dụng lao động phải quy định và tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra an toàn, vệ sinh
lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.
2. Người lao động phải quy định và tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động
trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.
3. Sở LĐTBXH quy định và yêu cầu cơ sở tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao
động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.
4. Cấp trên trực tiếp của cơ sở phải quy định và tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra an toàn, vệ
sinh lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Câu 11: Theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH nội dung nào không thuộc việc
tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động?
1. Xếp loại mức độ nghiêm trọng của nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tương ứng với
yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được nhận diện.
2. Đánh giá bổ sung nguy cơ rủi ro về AT-VSLĐ khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ
chức sản xuất, khi xảy ra TNLĐ, sự cố kỹ thuật gây mất AT-VSLĐ nghiêm trọng.
3. Xác định các nguy cơ rủi ro chấp nhận được và các biện pháp giảm thiểu nguy cơ rủi ro đến
mức hợp lý.
4. Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động; đề xuất các biện pháp
nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động,
Câu 12: Theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH nội dung nào không thuộc việc
tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động?
1. Phát hiện và báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm về nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây
mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Xác định các nguy cơ rủi ro chấp nhận được và các biện pháp giảm thiểu nguy cơ rủi ro đến
mức hợp lý.
3. Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động; đề xuất các biện pháp
nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động,
4. Xếp loại mức độ nghiêm trọng của nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tương ứng với
yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được nhận diện.

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN ĐIỆN
Ban hành bởi Thông tư 39/2020/TT-BCT ngày 30/11/2020
của Bộ Công Thương
Câu 1: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT thì Đơn vị quản lý vận hành là:
1. Đơn vị trực tiếp thực hiện quản lý, vận hành các công trình điện lực.
2. Đơn vị trực tiếp chỉ huy vận hành các công trình điện lực.
3. Đơn vị cấp Công ty trực tiếp thực hiện quản lý, vận hành lưới điện.
4. Đơn vị cấp Điện lực trực tiếp thực hiện quản lý, vận hành các thiết bị điện.
Câu 2: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT thì Đơn vị công tác là:
1. Đơn vị thực hiện công việc vận hành và các công việc khác liên quan đến công trình điện lực.
2. Đơn vị thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, kiểm định, xây dựng, kinh doanh và các
công việc khác liên quan đến công trình điện lực.
3. Đơn vị thực hiện công việc chỉ huy vận hành các công trình điện lực.
4. Đơn vị thực hiện công việc khảo sát, tư vấn thiết kế và các công việc khác liên quan đến công
trình điện lực.
Câu 3: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT thì vùng làm việc an toàn là:
1. Vùng đã được thao tác cách ly thiết bị khi thực hiện công việc.
2. Vùng đã được thiết lập khoanh vùng công tác cho người, thiết bị khi thực hiện công việc.

3. Vùng đã được thiết lập các biện pháp an toàn cho người, thiết bị khi thực hiện công việc.

4. Vùng đã được ngăn chặn bởi các rào chắn nhằm đảm bảo an toàn cho người, thiết bị khi
thực hiện công việc.

Câu 4: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT thì Người cấp phiếu công tác/ lệnh công
tác là:

1. Là người viết phiếu thao tác/ lệnh công tác cho đơn vị công tác và phải nắm rõ nội dung
công việc, các điều kiện để đảm bảo an toàn về điện khi tiến hành công việc.

2. Là người viết các biện pháp an toàn trong phiếu công tác/ lệnh công tác cho đơn vị công
tác và phải nắm rõ nội dung công việc, các điều kiện để đảm bảo an toàn về điện khi tiến
hành công việc.

3. Là người viết phiếu công tác/ lệnh công tác cho đơn vị công tác và phải nắm rõ thiết bị
điện khi tiến hành công việc.

4. Là người viết phiếu công tác/ lệnh công tác cho đơn vị công tác và phải nắm rõ nội dung
công việc, các điều kiện để đảm bảo an toàn về điện khi tiến hành công việc.

Câu 5: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, Người lãnh đạo công việc là:

1. Người chỉ đạo chung khi công việc do nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt
động điện lực thực hiện.

2. Người chỉ đạo chung khi công việc do nhiều đơn vị công tác của các tổ chức hoạt động
điện lực khác nhau thực hiện.

3. Người chỉ đạo chung khi công việc do một đơn vị công tác của tổ chức hoạt động điện lực
thực hiện.

4. Người chỉ đạo, đôn đốc an toàn cho đơn vị công tác của tổ chức hoạt động điện lực thực
hiện.
Câu 6: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, Người chỉ huy trực tiếp là:

1. Người có trách nhiệm giám sát nhân viên đơn vị công tác trong suốt quá trình thực hiện
công việc.

2. Người có trách nhiệm phân công công việc, chỉ huy và giám sát nhân viên đơn vị công
tác trong suốt quá trình thực hiện công việc.

3. Người có trách nhiệm phân công công việc, chỉ huy nhân viên đơn vị công tác trong suốt
quá trình thực hiện công việc.

4. Người có trách nhiệm chỉ đạo chung khi công việc do một đơn vị công tác của tổ chức
hoạt động điện lực thực hiện.

Câu 7: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, Người giám sát an toàn điện là:
1. Người có trách nhiệm giám sát nhân viên đơn vị công tác trong suốt quá trình thực hiện công
việc.
2. Người thực hiện thao tác và bàn giao hiện trường công tác khi đã đảm bảo an toàn về điện.
3. Là người có kiến thức về an toàn điện được chỉ định và thực hiện việc giám sát an toàn điện
cho đơn vị công tác.
4. Là người có kiến thức về an toàn điện do đơn vị quản lý vận hành chỉ định và thực hiện việc
giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác.
Câu 8: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, Người cho phép là:
1. Người có trách nhiệm giám sát nhân viên đơn vị công tác trong suốt quá trình thực hiện công
việc.
2. Người thực hiện thao tác và bàn giao hiện trường công tác khi đã đảm bảo an toàn về điện.
3. Người thực hiện thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc khi hiện trường công tác đã
đảm bảo an toàn về điện.
4. Người chỉ đạo, đôn đốc an toàn cho đơn vị công tác của tổ chức hoạt động điện lực
Câu 9: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, Người cảnh giới là:
1. Người có trách nhiệm giám sát nhân viên đơn vị công tác trong suốt quá trình thực hiện công
việc.
2. Người thực hiện thao tác và bàn giao hiện trường công tác khi đã đảm bảo an toàn về điện.
3. Người được chỉ định và thực hiện giám sát an toàn điện liên quan đến nơi làm việc đối với
cộng đồng.
4. Người được chỉ định và thực hiện việc theo dõi và cảnh báo an toàn liên quan đến nơi làm việc
đối với cộng đồng.
Câu 10: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, Nhân viên đơn vị công tác là :
1. Người của đơn vị công tác trực tiếp thực hiện công việc do Người chỉ huy trực tiếp phân công.
2. Người của đơn vị quản lý vận hành trực tiếp thực hiện công việc do Người chỉ huy trực tiếp
phân công.
3. Người của đơn vị chỉ huy vận hành trực tiếp thực hiện công việc do Người chỉ huy trực tiếp
phân công.
4. Người của đơn vị công tác trực tiếp thực hiện công việc do Người cho phép phân công.
Câu 11: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT Người thi hành lệnh là :
1. Người làm việc một mình theo Phiếu công tác.
2. Là nhân viên trong đơn vị công tác theo Lệnh công tác.

3. Người làm việc một mình theo Lệnh công tác.

4. Người làm việc một mình theo Lệnh thao tác


Câu 12: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, làm việc có điện là :
1. Công việc làm ở phần đã cắt điện, có sử dụng các trang bị, dụng cụ chuyên dùng.
2. Công việc làm ở phần đang có điện, có sử dụng găng, sào cách điện.

3. Công việc làm ở phần không có điện, không sử dụng các trang bị, dụng cụ chuyên dùng.

4. Công việc làm ở phần đang có điện, có sử dụng các trang bị, dụng cụ chuyên dùng.

Câu 13: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, làm việc không có điện là :

1. Công việc làm ở phần đã được cắt điện từ mọi phía.

2. Công việc làm ở phần đã được cắt điện từ xa.

3. Công việc làm ở phần chưa được cắt điện.

4. Công việc làm ở phần đã được cắt điện từ phía nguồn đến.

Câu 14: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, làm việc trên cao là:

1. Làm việc ở độ cao từ 03 (hai) mét trở lên, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm tiếp
xúc thấp nhất của người thực hiện công việc.

2. Làm việc ở độ cao từ 02 (hai) mét trở lên, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm tiếp
xúc thấp nhất của người thực hiện công việc.

3. Làm việc ở độ cao từ 02 (hai) mét trở lên, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến chân
người thực hiện công việc.

4. Làm việc ở độ cao từ 02 (hai) mét trở lên, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến dây đeo
an toàn của người thực hiện công việc.

Câu 15: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, nội dung nào không thuộc công trình điện
lực ?

1. Tổ hợp các phương tiện, máy móc, thiết bị, kết cấu xây dựng phục vụ trực tiếp cho hoạt động
điều độ hệ thống điện, mua bán điện; hệ thống bảo vệ công trình điện lực.
2. Tổ hợp các phương tiện, máy móc, thiết bị, kết cấu xây dựng phục vụ trực tiếp cho hoạt
động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện.

3. Tổ hợp các phương tiện, máy móc, thiết bị, kết cấu xây dựng phục vụ trực tiếp cho hoạt
động tư vấn thiết kế điện, xây lắp điện.

4. Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện; đất sử dụng cho công trình điện lực và công trình
phụ trợ khác.
Câu 16: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, quy định về điện cao áp và hạ áp như thế
nào ?
1. Điện cao áp là điện áp từ 1.000 (một nghìn) V trở lên ; Điện hạ áp là điện áp 380/220 V.
2. Điện cao áp là điện áp 110kV và 220kV ; Điện hạ áp là điện áp dưới 1.000 (một nghìn) V.
3. Điện cao áp là điện áp từ trên 1.000 (một nghìn) V trở lên ; Điện hạ áp là điện áp đến 1.000
(một nghìn) V.
4. Điện cao áp là điện áp từ 1.000 (một nghìn) V trở lên ; Điện hạ áp là điện áp dưới 1.000 (một
nghìn) V.
Câu 17: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, trình tự thực hiện các biện pháp an toàn
trước khi thực hiện công việc là:
1. Cắt điện và thực hiện các biện pháp ngăn chặn có điện trở lại - Kiểm tra xác định không còn
điện - Thực hiện nối đất (tiếp địa) - Đặt rào chắn và treo biển báo an toàn.
2. Cắt điện - Kiểm tra xác định không còn điện - Đặt rào chắn và treo biển báo an toàn - Thực
hiện nối đất (tiếp địa).
3. Cắt điện và thực hiện các biện pháp ngăn chặn có điện trở lại - Khoanh vùng công tác - Thực
hiện nối đất (tiếp địa)- Đặt rào chắn và treo biển báo an toàn.
4. Cắt điện và thực hiện các biện pháp ngăn chặn có điện trở lại - Kiểm tra xác định không còn
điện - Khoanh vùng công tác - Đặt rào chắn và treo biển báo an toàn.
Câu 18: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, quy định thực hiện nối đất (tiếp địa) khi
làm việc là:
1. Đơn vị công tác thực hiện nối đất tạo vùng làm việc an toàn trước khi bàn giao hiện
trường; Đơn vị quản lý vận hành thực hiện bổ sung nối đất di động tại nơi làm việc nếu cần
thiết.
2. Đơn vị quản lý vận hành thực hiện nối đất tạo vùng làm việc an toàn trước khi bàn giao
hiện trường; Đơn vị công tác thực hiện bổ sung nối đất di động tại nơi làm việc nếu cần thiết.
3. Đơn vị quản lý vận hành thực hiện tất cả các bộ nối đất tạo vùng làm việc an toàn và tại
nơi làm việc.
4. Đơn vị công tác thực hiện nối đất tạo vùng làm việc an toàn và bổ sung nối đất di động tại
nơi làm việc nếu cần thiết.
Câu 19: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, sau khi thực hiện cắt các thiết bị đóng cắt,
người thao tác phải:
1. Cắt các Át tô mát cấp nguồn điều khiển - Treo biển báo an toàn - Bố trí Người cảnh giới (nếu
cần thiết).
2. Khoá bộ truyền động và mạch điều khiển, mạch liên động của thiết bị đóng cắt – Đặt rào
chắn tạm thời - Bố trí Người cảnh giới (nếu cần thiết).

3. Khoá bộ truyền động và mạch điều khiển, mạch liên động của thiết bị đóng cắt - Treo
biển báo an toàn - Bố trí Người cảnh giới (nếu cần thiết).

4. Khoá bộ truyền động và mạch điều khiển, mạch liên động của thiết bị đóng cắt – kiểm
tra các thiết bị cắt tốt - Bố trí Người cảnh giới (nếu cần thiết).

Câu 20: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT Khi tiến hành công việc đã được cắt điện
phải kiểm tra xác định nơi làm việc không còn điện như thế nào?

1. Trong trường hợp mạch điện đã được cắt điện nằm gần hoặc giao chéo với mạch điện
cao áp có điện phải kiểm tra điện áp cảm ứng bằng thiết bị kiểm tra điện áp.

2. Khi phát hiện điện áp cảm ứng, nhân viên đơn vị công tác phải báo cáo với Người chỉ
huy trực tiếp.
3. Người chỉ huy trực tiếp phải đưa ra các BPAT bổ sung, các chỉ dẫn thích hợp để đảm
bảo an toàn cho nhân viên đơn vị công tác như nối đất làm việc.

4. Dùng thiết bị để kiểm tra các thiết bị do đơn vị quản lý vận hành đã cắt trước đấy đảm
bảo đã cắt điện.

Câu 21: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT quy định việc chống điện cấp ngược như
thế nào?
1. Phải đặt nối đất di động để chống điện cấp ngược đến nơi làm việc từ phía thứ cấp của máy
biến áp hoặc các nguồn điện hạ áp khác.
2. Khi cắt điện đường dây hạ áp, phải có biện pháp chống điện cấp ngược lên đường dây từ các
nguồn điện độc lập khác.
3. Ý một đúng.
4. Cả 2 ý 1 và 2 đều đúng.
Câu 22: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT quy định về đặt và tháo nối đất di động tại
nơi làm việc, nội dung nào không đúng?
1. Việc dỡ bỏ tạm thời nối đất di động để thực hiện các công việc cần thiết của đơn vị công tác
thuộc trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành và phải được thực hiện nối đất lại ngay sau khi
kết thúc công việc đó.
2. Đơn vị công tác thực hiện đặt và tháo nối đất di động theo chỉ đạo của Người chỉ huy trực tiếp.
3. Khi có nhiều đơn vị công tác cùng thực hiện công việc liên quan trực tiếp đến nhau thì mỗi
đơn vị phải thực hiện nối đất di động độc lập.
4. Việc dỡ bỏ tạm thời nối đất di động để thực hiện các công việc cần thiết của đơn vị công tác
chỉ được thực hiện theo lệnh của Người chỉ huy trực tiếp và phải được thực hiện nối đất lại ngay
sau khi kết thúc công việc đó.
Câu 23: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, khi đặt và tháo nối đất di động nhân viên
đơn vị công tác phải:
1. Đối với lưới điện cao áp, dùng sào và găng cách điện phù hợp; đặt và tháo nối đất di động tại
lưới hạ áp phải sung sào và đeo găng tay cách điện hạ áp.
2. Đối với lưới điện cao áp, dùng sào và găng cách điện phù hợp; đặt và tháo nối đất di động tại
lưới hạ áp phải đeo găng tay cách điện hạ áp.
3. Đối với lưới điện hạ áp, dùng sào và găng cách điện phù hợp; đặt và tháo nối đất di động tại
lưới cao áp phải đeo găng tay cách điện.
4. Đối với lưới điện cao áp, dùng sào và găng cách điện phù hợp; đặt và tháo nối đất di động tại
lưới hạ áp phải đứng trên thảm cách điện hạ áp.
Câu 24: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT , quy định các biện pháp kỹ thuật an toàn
khi nhiều đơn vị công tác cùng làm việc trên một công trình điện lực như thế nào?
1. Mỗi đơn vị công tác phải thực hiện các riêng biệt. Giữa các đơn vị công tác phải có dấu hiệu
nhận biết để phân biệt người của từng đơn vị theo phạm vi làm việc.
2. Cho phép các đơn vị công tác thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn chung hỗ trợ cho nhau.
Giữa các đơn vị công tác phải có dấu hiệu nhận biết để phân biệt người của từng đơn vị theo
phạm vi làm việc.
3. Mỗi đơn vị công tác phải thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn riêng biệt. Giữa các đơn vị công
tác phải có dấu hiệu nhận biết để phân biệt người của từng đơn vị theo phạm vi làm việc.
4. Mỗi đơn vị công tác phải thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn riêng biệt. Giữa các đơn vị công
tác phải có cờ, biển tên để phân biệt người của từng đơn vị theo phạm vi làm việc.
Câu 25: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, nội dung nào không đúng khi thực hiện
đặt rào chắn tạm thời?
1. Việc đặt rào chắn tạm thời phải được quyết định trước khi thực hiện công việc.
2. Rào chắn tạm thời phải làm bằng vật liệu chắc chắn, không được đổ về phía phần có điện,
phải bảo đảm khoảng cách theo quy định.
3.Không cản trở người tham gia thực hiện công việc rời khỏi vị trí làm việc khi xảy ra tai nạn,
sự cố.
4. Việc đặt rào chắn tạm thời thực hiện trong quá trình làm việc
Câu 26: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, trước khi làm việc gần phần có điện, nội
dung nào không đúng trong quy định tạo vùng làm việc cho đơn vị công tác?
1. Việc đặt rào chắn tạm thời thực hiện trong quá trình làm việc.
2. Không được ảnh hưởng đến vận hành của các phần có điện gần vùng làm việc an toàn,
không cản trở hoặc gây khó khăn cho đơn vị công tác trong việc thoát nạn khi xảy ra tai nạn,
sự cố.
3. Đơn vị quản lý vận hành và đơn vị công tác phối hợp xác định ranh giới vùng làm việc an
toàn.
4. Đơn vị quản lý vận hành lập rào chắn tạm thời hoặc áp dụng biện pháp phù hợp để đơn vị
công tác xác định được ranh giới vùng làm việc an toàn bằng trực quan, bàn giao vùng làm
việc cho đơn vị công tác.
Câu 27: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, trong quá trình làm việc đơn vị công tác
không được làm những việc gì?
1. Thay đổi người trong mọi trường hợp.
2. Vượt qua ranh giới vùng làm việc an toàn do ĐVQLVH lập và bàn giao. Dịch chuyển, dỡ
bỏ rào chắn, biển báo, tín hiệu xác định vùng làm việc an toàn và các biện pháp an toàn do
ĐVQLVH lập.
3. Dịch chuyển, dỡ bỏ rào chắn, biển báo, tín hiệu xác định vùng làm việc an toàn và các biện
pháp an toàn do đơn vị quản lý vận hành lập.
4. Vượt qua ranh giới vùng làm việc an toàn do đơn vị quản lý vận hành lập và bàn giao.
Câu 28: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, đối với thiết bị điện cao áp lắp đặt ngoài
trời phải thực hiện các biện pháp gì để những người không có nhiệm vụ không được vào
vùng đã giới hạn ?
1. Cắt điện và lắp đặt biển báo, tín hiệu cảnh báo “cấm vào” được đặt ở lối vào, ra. Khóa cửa
hoặc các biện pháp ngăn chặn khác được bố trí ở cửa vào, ra.
2. Cử người đứng cảnh giứo không cho người không có nhiệm vụ vào khu vức thi công. Lắp đặt
biển báo, tín hiệu cảnh báo “cấm vào” được đặt ở lối vào, ra.
3. Đặt rào chắn, khoanh vùng hoặc các biện pháp an toàn khác. Lắp đặt biển báo, tín hiệu cảnh
báo “cấm vào” được đặt ở lối vào, ra. Khóa cửa hoặc các biện pháp ngăn chặn khác được bố trí ở
cửa vào, ra.
4. Rào chắn, khoanh vùng hoặc các biện pháp an toàn khác. Lắp đặt biển báo, tín hiệu cảnh báo
“cấm vào” được đặt ở lối vào, ra.
Câu 29: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, việc cảnh báo tại nơi làm việc được quy
định như thế nào?
1. Đơn vị quản lý vận hành phải đặt các tín hiệu cảnh báo an toàn tại những vùng nguy hiểm
trong quá trình thực hiện công việc để đảm bảo an toàn cho nhân viên đơn vị công tác và cộng
đồng.
2. Đơn vị điều độ phải đặt các tín hiệu cảnh báo an toàn tại những vùng nguy hiểm trong quá
trình thực hiện công việc để đảm bảo an toàn cho nhân viên đơn vị công tác và cộng đồng.
3. Đơn vị công tác phải cắt điện và đặt các tín hiệu cảnh báo an toàn tại những vùng nguy hiểm
trong quá trình thực hiện công việc để đảm bảo an toàn cho nhân viên đơn vị công tác và cộng
đồng.
4. Đơn vị công tác phải đặt các tín hiệu cảnh báo an toàn tại những vùng nguy hiểm trong quá
trình thực hiện công việc để đảm bảo an toàn cho nhân viên đơn vị công tác và cộng đồng.
Câu 30: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, nội dung nào không đúng so với quy định
điều kiện khi làm việc có điện?
1. Phải được người có thẩm quyền phê duyệt;
2. Những người làm việc với công việc có điện phải được đào tạo, huấn luyện phù hợp với thiết
bị, quy trình, công nghệ được trang bị.
3. Có Phương án thi công và biện pháp an toàn phải được phê duyệt trước khi thực hiện. Có các
quy trình thực hiện công việc theo công nghệ áp dụng.
4. Đơn vị quản lý vận hành phải có Chứng chỉ về chuyên ngành sửa chữa điện nóng để xét
duyệt Phương án.

Câu 31: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, nội dung nào không phải thực hiện trong
quy định các biện pháp an toàn khi làm việc có điện?

1. Khi làm việc trên hoặc gần phần có điện, nhân viên đơn vị công tác không được mang
theo điện thoại và không được sử dụng điện thoại.

2. Khi làm việc với phần có điện, phải sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện bảo vệ
thích hợp.

3. Phải kiểm tra các kết cấu kim loại tại nơi làm việc có khả năng tiếp xúc phải đảm bảo
không có điện và phải xác định phần có điện gần nhất.

4. Khi làm việc trên hoặc gần phần có điện, nhân viên đơn vị công tác không được mang
theo đồ trang sức hoặc vật dụng cá nhân bằng kim loại.

Câu 32: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, yêu cầu nhân viên đơn vị công tác: phải thực hiện
các biện pháp làm việc với điện hạ áp như thế nào?
1. Phải cắt điện trước khi thực hiện công việc. Che phủ các phần có điện khác để loại bỏ nguy cơ
dẫn đến nguy hiểm (nếu cần thiết).
2. Sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện bảo vệ thích hợp khi thực hiện công việc. Che
phủ các phần có điện để loại bỏ nguy cơ dẫn đến nguy hiểm (nếu cần thiết).
3. Sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện bảo vệ thích hợp khi thực hiện công việc. Phải cắt
điện trước khi thực hiện công việc.
4. Đứng trên thảm cách điện và đeo gang tay cách điện hạ áp. Che phủ các phần có điện để loại
bỏ nguy cơ dẫn đến nguy hiểm (nếu cần thiết).
Câu 33: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, khi làm việc với điện cao áp như kiểm tra,
sửa chữa và vệ sinh phần có điện hoặc sứ cách điện (vật liệu cách điện khác), nhân viên đơn
vị công tác phải:
1. Phải cắt điện trước khi thực hiện công việc. Che phủ các phần có điện khác để loại bỏ nguy cơ
dẫn đến nguy hiểm (nếu cần thiết).
2. Sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện bảo vệ thích hợp khi thực hiện công việc. Che
phủ các phần có điện để loại bỏ nguy cơ dẫn đến nguy hiểm (nếu cần thiết).
3. Sử dụng các trang bị, dụng cụ cho làm việc có điện đảm bảo khoảng cách cho phép đối với
các phần có điện xung quanh khác.
4. Đứng trên thảm cách điện và đeo gang tay cách điện hạ áp. Che phủ các phần có điện để loại
bỏ nguy cơ dẫn đến nguy hiểm (nếu cần thiết).
Câu 34: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, khi làm việc với điện cao áp thì khoảng
cách cho phép nhỏ nhất đối với các phần có điện xung quanh khác (nếu chưa được bọc cách
điện) phải bảo đảm như thế nào?
1. Từ 1 – 35kV là 0,7 mét; Từ trên 35kV – 110kV là 1,5 mét; 220kV là 2,0 mét; 500kV là 4,0
mét
2. Từ 1 – 35kV là 1,0 mét; Từ trên 35kV – 110kV là 2,0 mét; 220kV là 2,0 mét; 500kV là 4,0
mét
3. Từ 1 – 35kV là 0,5 mét; Từ trên 35kV – 110kV là 1,0 mét; 220kV là 2,0 mét; 500kV là 6,0
mét
4. Từ 1 – 35kV là 0,6 mét; Từ trên 35kV – 110kV là 1,0 mét; 220kV là 2,0 mét; 500kV là 4,0
mét.
Câu 35: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, quy định việc sử dụng tấm che cách điện
như thế nào?
1. Trên đường dây điện áp đến 35 kV, khi khoảng cách giữa dây dẫn và cột điện nhỏ hơn
theo quy định tại khoản 25.1, cho phép tiến hành các công việc ở trên thân cột nhưng phải
dùng các tấm che bằng vật liệu cách điện.

2. Trên đường dây điện áp đến 110 kV, khi khoảng cách giữa dây dẫn và cột điện nhỏ hơn
theo quy định khoảng cách an toàn có rào chắn, cho phép tiến hành các công việc ở trên
thân cột nhưng phải dùng các tấm che bằng vật liệu cách điện.

3. Tại các TBA đến 35 kV, khi khoảng cách giữa dây dẫn và cột điện nhỏ hơn theo quy
định tại khoản 25.1, cho phép tiến hành các công việc ở trên thân cột nhưng phải dùng các
tấm che bằng vật liệu cách điện.

4. Trên đường dây hạ áp 0,4 kV, khi khoảng cách giữa dây dẫn và cột điện nhỏ hơn theo
quy định tại khoản 25.1, cho phép tiến hành các công việc ở trên thân cột nhưng phải dùng
các tấm che bằng vật liệu cách điện.

Câu 36: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, làm việc đẳng thế, khi đứng trên các trang
bị cách điện đã đẳng thế với dây dẫn, điều gì không cấm?
1. Cấm chạm vào đầu sứ hoặc các chi tiết khác có điện áp khác với điện áp của dây dẫn.

2. Cấm sử dụng điện thoại di động.

3. Cấm trao cho nhau bất cứ vật gì có thể làm mất đẳng thế

4. Cấm di chuyển trên các trang bị cách điện sau khi người đó đã đẳng thế với dây dẫn.

Câu 37: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, làm việc đẳng thế, khi đứng trên các trang
bị cách điện được phép:

1. Chỉ được phép vào và ra khỏi phần làm việc của trang bị cách điện sau khi đã làm mất
đẳng thế người đó với dây dẫn.

2. Chỉ được phép vào và ra khỏi phần làm việc của trang bị cách điện sau khi nhân viên
đơn vị công tác đã cách xa dây dẫn ở khoảng cách nhỏ nhất.

3. Chỉ được phép vào và ra khỏi phần làm việc của trang bị cách điện sau khi nhân viên
đơn vị công tác đã cách xa dây dẫn ở khoảng cách nhỏ nhất cho phép và sau khi đã làm
mất đẳng thế người đó với dây dẫn.

4. Chỉ được phép vào và ra khỏi phần làm việc của trang bị cách điện sau khi nhân viên
đơn vị công tác đã ở gần dây dẫn ở khoảng cách nhỏ nhất ghi trong bảng cho phép và sau
khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn.

Câu 38: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, quyền hạn, trách nhiệm của đơn vị quản lý vận
hành là:

1. Quản lý và vận hành an toàn công trình điện lực theo quy định; Kiểm tra, giám sát phát
hiện các hiện tượng mất an toàn để kịp thời xử lý; Được phép dừng công việc của đơn vị
công tác nếu có nguy cơ gây mất an toàn.

2. Cho phép đơn vị công tác vào làm việc; Kiểm tra, giám sát phát hiện các hiện tượng mất
an toàn để kịp thời xử lý; Được phép dừng công việc của đơn vị công tác nếu có nguy cơ
gây mất an toàn.
3. Quản lý và vận hành an toàn công trình điện lực theo quy định; Cho phép đơn vị công tác vào
làm việc; Kiểm tra, giám sát phát hiện các hiện tượng mất an toàn để kịp thời xử lý.
4. Quản lý và vận hành an toàn công trình điện lực theo quy định; Cho phép đơn vị công tác vào
làm việc; Kiểm tra, giám sát phát hiện các hiện tượng mất an toàn để kịp thời xử lý; Được phép
dừng công việc của đơn vị công tác nếu có nguy cơ gây mất an toàn.
Câu 39: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, điều gì không đúng trong quy định quyền
hạn, trách nhiệm của tổ chức đơn vị công tác?
1. Một đơn vị công tác phải có tối thiểu hai người, trong đó phải có một Người chỉ huy trực tiếp
chịu trách nhiệm chung, trừ công việc quy định tại khoản 30.3.
2. Người của đơn vị công tác có thể thuộc nhiều tổ chức khác nhau nhưng phải có một tổ chức,
cá nhân chịu trách nhiệm chính và có thỏa thuận giữa các bên.
3. Những công việc đơn giản và không phải chuẩn bị biện pháp an toàn thì được phép thực hiện
một người.
4. Quản lý và vận hành an toàn công trình điện lực theo quy định; Cho phép đơn vị công tác vào
làm việc; Kiểm tra, giám sát phát hiện các hiện tượng mất an toàn để kịp thời xử lý.
Câu 40: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, nội dung nào không đúng trong quy định
cử Người giám sát an toàn điện?
1. Đơn vị quản lý vận hành chịu trách nhiệm cử Người giám sát an toàn điện trong mọi trường
hợp.
2. Đơn vị quản lý vận hành chịu trách nhiệm cử Người giám sát an toàn điện khi đơn vị công tác
không có chuyên môn về điện, không đủ trình độ về an toàn điện.
3. Đơn vị công tác chịu trách nhiệm cử Người giám sát an toàn điện đối với công việc đặc biệt
nguy hiểm về điện (công việc sửa chữa điện nóng).
4. Các trường hợp khác, đơn vị công tác thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành cử Người giám
sát an toàn điện.
Câu 41: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT quy định những công việc phải khảo sát
hiện trường công tác khi:
1. Công việc đột xuất nhưng hiện trường công tác có yếu tố nguy hiểm, có thể gây tai nạn
cho người tham gia thực hiện công việc hoặc cho cộng đồng.
2. Công việc thực hiện theo kế hoạch; Hiện trường công tác có yếu tố nguy hiểm, có thể gây
tai nạn cho người tham gia thực hiện công việc hoặc cho cộng đồng.
3. Công việc có cắt điện trung cao áp; Hiện trường công tác có yếu tố nguy hiểm, có thể gây
tai nạn cho người tham gia thực hiện công việc hoặc cho cộng đồng.
4. Công việc thực hiện theo kế hoạch; Hiện trường phức tạp về lưới điện.
Câu 42: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT quy định trách nhiệm, nội dung, kết quả
khảo sát hiện trường công tác như thế nào?
1. Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các đơn vị quản lý vận hành
khác thực hiện.
2. Đơn vị công tác có trách nhiệm phối hợp, đơn vị quản lý vận hành chủ trì thực hiện.
3. Đơn vị công tác có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với đơn vị quản lý vận hành thực hiện.
4. Đơn vị điều độ có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với đơn vị quản lý vận hành thực hiện.
Câu 43: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT quy định trách nhiệm lập biện pháp an
toàn điện trong phương án thi công như thế nào?
1. Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các đơn vị quản lý vận hành
khác thực hiện.
2. Đơn vị công tác có trách nhiệm phối hợp, đơn vị quản lý vận hành chủ trì thực hiện
3. Đơn vị điều độ có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với đơn vị quản lý vận hành thực hiện việc
lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công.
4. Đơn vị công tác có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với đơn vị quản lý vận hành thực hiện việc
lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công.
Câu 44: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, nội dung chính của biện pháp an toàn
điện trong phương án thi công là:
1. Tên công việc; Phạm vi được phép làm việc; Các yếu tố nguy hiểm tại hiện trường công tác,
biện pháp phòng tránh; Bố trí nguồn nhân lực thực hiện; Trách nhiệm của các bên.
2. Tên công việc; Phạm vi được phép làm việc; Lịch cắt điện; Bố trí nguồn nhân lực thực hiện;
Trách nhiệm của các bên.
3. Phạm vi được phép làm việc; Các yếu tố nguy hiểm tại hiện trường công tác, biện pháp phòng
tránh; Bố trí nguồn nhân lực thực hiện; Trách nhiệm của các bên.
4. Tên công việc; Tiến độ công việc; Các yếu tố nguy hiểm tại hiện trường công tác, biện pháp
phòng tránh; Bố trí nguồn nhân lực thực hiện; Trách nhiệm của các bên.
Câu 45: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT quy định việc phê duyệt biện pháp an toàn
điện trong phương án thi công như thế nào?
1. Đơn vị điều độ phê duyệt trước khi thi công.
2. Đơn vị quản lý vận hành phê duyệt trước khi thi công.
3. Đơn vị công tác phối hợp với Đơn vị quản lý vận hành phê duyệt trước khi thi công.
4. Đơn vị làm công việc phê duyệt trước khi thi công.
Câu 46: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT quy định về sửa đổi, bổ sung biện pháp an
toàn điện trong phương án thi công như thế nào?
1. Sửa đổi, bổ sung biện pháp an toàn điện trong phương án thi công thuộc trách nhiệm của Đơn
vị công tác.
2. Sửa đổi, bổ sung biện pháp an toàn điện trong phương án thi công (nhưng không thay đổi nội
dung chính) phải được Đơn vị quản lý vận hành cho phép.
3. Sửa đổi, bổ sung biện pháp an toàn điện trong phương án thi công (nhưng không thay đổi nội
dung chính) phải được hai bên thỏa thuận, thông báo đến các đơn vị liên quan.
4. Sửa đổi, bổ sung biện pháp an toàn điện trong phương án thi công thuộc trách nhiệm của Đơn
vị quản lý vận hành.
Câu 47: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT quy định việc lập kế hoạch công tác và
đăng ký công tác như thế nào?
1. Đơn vị công tác phải phối hợp với các đơn vị liên quan (đơn vị quản lý vận hành, đơn vị công
tác khác) lập kế hoạch công tác phù hợp với nội dung và trình tự công việc.
2. Đơn vị công tác phải đăng ký kế hoạch công tác với đơn vị quản lý vận hành theo quy định.
3. Ý 2 đúng.
4. Cả ý 1 lẫn ý 2 đều đúng.
Câu 48: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT việc hủy hoặc điều chỉnh thời gian thực
hiện công việc do thời tiết được quy định như thế nào?
1. Trường hợp mưa to, gió mạnh, sấm chớp, sét hoặc sương mù dày đặc, các công việc tiến hành
với các thiết bị ngoài trời có thể hủy hoặc điều chỉnh thời gian thực hiện công việc tuỳ thuộc vào
tình hình cụ thể.
2. Qua dự báo thời tiết thấy có mưa to, gió mạnh, sấm chớp, sét hoặc sương mù dày đặc, các
công việc tiến hành với các thiết bị ngoài trời thì hủy thực hiện công việc.
3. Trường hợp mưa to, gió mạnh, sấm chớp, sét hoặc sương mù dày đặc, các công việc tiến hành
với các thiết bị ngoài trời có thể hủy thực hiện công việc.
4. Trường hợp có lũ ống, lũ quét, các công việc tiến hành với các thiết bị ngoài trời có thể hủy
hoặc điều chỉnh thời gian thực hiện công việc tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể.
Câu 49: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT việc cấm thực hiện công việc do thời tiết
được quy định như thế nào?1. Trường hợp gió mạnh, sấm chớp, cấm thực hiện công việc ngoài
trời.
2. Trường hợp trời mưa hoặc sương mù nước chảy thành dòng, cấm thực hiện công việc ngoài
trời.
3. Trường hợp có lũ ống, lũ quét, cấm thực hiện công việc ngoài trời.
4. Trường hợp trời mưa nhỏ nhưng kết hợp với sương mù, cấm thực hiện công việc ngoài trời.
Câu 50: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT thì khái niệm và quy định về Phiếu công
tác như thế nào?
1. Là phiếu cho phép làm việc với thiết bị điện, đường dây điện. Làm việc theo PCT, mỗi đơn vị
công tác phải được cấp một PCT cho một công việc.
2. Là phiếu cho phép làm việc với thiết bị điện, đường dây điện. PCT viết ra giấy hoặc qua các
phần mềm điện tử.
3. Là phiếu cho phép làm việc với thiết bị điện, đường dây điện. Làm việc theo PCT, mỗi ĐVCT
phải được cấp một PCT cho một công việc. PCT viết ra giấy hoặc qua các phần mềm điện tử.
4. Là phiếu cho phép làm việc với thiết bị điện, đường dây điện. Làm việc theo PCT, mỗi đơn vị
công tác phải được cấp một PCT cho một công việc. PCT viết ra giấy, không cấp PCT điện tử.
Câu 51: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, Lệnh công tác là:
1. Là lệnh viết ra giấy hoặc qua các phần mềm điện tử hoặc bằng lời nói để thực hiện công việc
không phải cắt điện.
2. Là lệnh viết ra giấy hoặc bằng lời nói để thực hiện công việc ở thiết bị điện, đường dây điện.
Không cho phép cấp LCT điện tử
3. Là lệnh bằng lời nói để thực hiện công việc ở thiết bị điện, đường dây điện.
4. Là lệnh viết ra giấy hoặc qua các phần mềm điện tử hoặc bằng lời nói để thực hiện công việc ở
thiết bị điện, đường dây điện.
Câu 52: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, quy định trước khi thực hiện công việc
theo Lệnh công tác phải thực hiện thủ tục gì?
1. Trước khi thực hiện công việc, lệnh công tác phải được xác nhận giữa các bên và được lưu lại
nội dung lệnh.
2. Trước khi thực hiện công việc, lệnh công tác phải được cấp có thẩm quyềm phê duyệt và
được lưu lại nội dung lệnh.

3. Trước khi thực hiện công việc, lệnh công tác phải được xác nhận của Đơn vị quản lý vận
hành và được lưu lại nội dung lệnh.

4. Trước khi thực hiện công việc, lệnh công tác phải được xác nhận giữa các bên và không
cần lưu lại nội dung lệnh.

Câu 53: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT quy định hiệu lực của Phiếu công tác, lệnh
công tác là:

1. Có hiệu lực từ thời điểm Ngưới cấp PCT?LCT ký cấp trong phiếu công tác, lệnh công
tác đến thời điểm Người chỉ huy trực tiếp ký kết thúc công tác.

2. Có hiệu lực từ thời điểm Người chỉ huy trực tiếp nhận và thống nhất nội dung phiếu
công tác, lệnh công tác với Người cho phép đến thời điểm Người chỉ huy trực tiếp ký kết
thúc công tác.

3. Có hiệu lực từ thời điểm Người chỉ huy trực tiếp nhận và thống nhất nội dung PCT/LCT
với Người cho phép đến thời điểm Người Người cho phép ký nhận bàn giao lại hiện trường.

4. Có hiệu lực 01 tháng kể từ khi Ngưới cấp PCT?LCT ký cấp trong phiếu công tác, lệnh
công tác

Câu 54: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT quy định lưu Phiếu công tác, lệnh công tác
là:
1. Phiếu công tác, lệnh công tác phải được lưu ít nhất 10 ngày, kể từ ngày kết thúc công tác.

2. Phiếu công tác, lệnh công tác phải được lưu ít nhất 20 ngày, kể từ ngày kết thúc công tác.

3. Phiếu công tác, lệnh công tác phải được lưu ít nhất 15 ngày, kể từ ngày kết thúc công tác.

4. Phiếu công tác, lệnh công tác phải được lưu ít nhất 30 ngày, kể từ ngày kết thúc công tác.

Câu 55: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT trong các điều kiện để cho phép cấp 01
PCT làm việc nhiều ngày là:

1. Công tác trên một đường dây dẫn điện cắt điện theo phương thức sáng cắt chiều đóng.
Trước mỗi ngày làm việc phải thực hiện thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc.

2. Công tác trên một đường dây dẫn điện hoặc một thiết bị điện đã được cắt điện liên tục
để làm việc.Trước mỗi ngày làm việc phải thực hiện thủ tục đóng cắt điện để làm việc.

3. Công tác trên một đường dây dẫn điện hoặc một thiết bị điện đã được cắt điện liên tục
để làm việc.Trước mỗi ngày làm việc phải kiểm tra các BPAT đã thực hiện từ hôm trước.

4. Công tác trên một đường dây dẫn điện hoặc một thiết bị điện đã được cắt điện liên tục
để làm việc.Trước mỗi ngày làm việc phải thực hiện thủ tục cho phép đơn vị công tác vào
làm việc.

Câu 56: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT quy định công việc thực hiện theo phiếu
công tác là:

1. Khi phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn chuẩn bị chỗ làm việc; Làm việc
không có điện; Làm việc ở gần phần có điện; Làm việc có điện.

2. Khi phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn chuẩn bị chỗ làm việc; Làm việc
không có điện; Làm việc ở xa nơi có điện; Làm việc có điện.

3. Khi không phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn chuẩn bị chỗ làm việc; Làm
việc không có điện; Làm việc ở gần phần có điện; Làm việc có điện.

4. Khi phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật thi công công trình điện; Làm việc không có
điện; Làm việc ở gần phần có điện; Làm việc có điện.
Câu 57: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, trong quy định công việc thực hiện theo
lệnh công tác thì nội dung nào không đúng?
1. Công việc không cần phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn chuẩn bị chỗ làm việc.
2. Các công việc phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn chuẩn bị chỗ làm việc.
3. Làm việc ở xa nơi có điện. Các công việc với điện hạ áp do lãnh đạo đơn vị quyết định.
4. Các công việc để xử lý sự cố dưới sự giám sát của nhân viên vận hành trong ca trực.
Câu 58: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, nội dung nào không thuộc trách nhiệm
của Người cấp phiếu công tác/ lệnh công tác?
1. Ghi các đầy đủ các nội dung theo mẫu quy định và ký cấp phiếu công tác/ lệnh công tác.
2. Giao phiếu, chỉ dẫn những yêu cầu cụ thể và những yếu tố nguy hiểm để thực hiện công việc.
3. Cắt điện và thực hiện các biện pháp an toàn cho đơn vị công tác.
4. Kiểm tra và ký hoàn thành phiếu công tác/ lệnh công tác sau khi nhận lại.
Câu 59: Theo Thông tư 39/2020/TT-BCT, trách nhiệm của Người lãnh đạo công việc
là:
1. Chịu trách nhiệm phối hợp hoạt động của các đơn vị quản lý vận hành trong quá trình thực
hiện công việc.
2. Chịu trách nhiệm chỉ huy nhân viên đơn vị công tác trong quá trình thực hiện công việc.
3. Chịu trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo các đơn vị công tác trong quá trình thực hiện các biện
pháp an toàn thi công.
4. Chịu trách nhiệm phối hợp hoạt động của các đơn vị công tác trong quá trình thực hiện công
việc.

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN
Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 của Bộ Công Thương

Câu 1: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Cấp điều độ


có quyền điều khiển là:
1. Cấp điều độ có quyền chỉ huy, điều độ hệ thống điện theo phân cấp quyền điều
khiển.
2. Cấp điều độ có quyền kiểm tra hệ thống điện theo phân cấp điều độ.
3. Cấp điều độ có quyền chỉ huy, điều độ hệ thống điện theo phân cấp điều độ.
4. Cấp điều độ có quyền chỉ huy, điều độ hệ thống điện theo phân cấp của Trung tâm
điều độ hệ thống điện Quốc gia.
Câu 2: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Chế độ vận
hành bình thường là:
1. Chế độ vận hành có các thông số vận hành nằm trong phạm vi cho phép theo quy
định tại Quy định hệ thống điện truyền tải phân phối do Bộ Công Thương ban hành.
2. Chế độ vận hành có các thông số vận hành nằm trong phạm vi định mức theo quy
định của Bộ Công Thương.
3. Chế độ vận hành có các thông số vận hành nằm trong phạm vi cho phép theo quy
định tại Quy định hệ thống điện truyền tải phân phối do EVN ban hành.
4. Chế độ vận hành có các thông số vận hành nằm trong phạm vi cho phép theo quy
định tại Quy định hệ thống điện truyền tải phân phối do nhà sản xuất ban hành.
Câu 3: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Chứng nhận
vận hành là giấy chứng nhận cấp cho các chức danh nào:
1. Chức danh của 2. Chức danh vận 3. Chức danh vận hành của 4. Cả 03
hệ thống điều độ hành tại các trạm Trung tâm điều khiển tham gia chức danh
các cấp, điện, nhà máy điện trực tiếp công tác điều độ trên.

Câu 4: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Điều độ viên


là những người nào?
1. Là người trực 1. Là người trực 1. Là người trực 1. Là người trực
tiếp chỉ huy, điều tiếp chỉ huy, điều tiếp kiểm tra điều tiếp chỉ huy lưới
độ HTĐ thuộc độ HTĐ thuộc độ HTĐ thuộc điện thuộc quyền
quyền điều khiển, quyền điều khiển, quyền điều khiển, điều khiển, gồm 04
gồm 04 cấp. gồm 03 cấp. gồm 04 cấp. cấp.

Câu 5: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Đơn vị phân


phối điện là:
1. Là đơn vị điện lực hoạt động trong lĩnh vực phân phối và bán điện, bao gồm: Tổng
công ty Điện lực; Công ty Điện lực tỉnh.
2. Là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối
và bán điện, bao gồm: Tổng công ty Điện lực; Công ty Điện lực tỉnh; Điện lực huyện.
3. Là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối
và bán điện, bao gồm: Tổng công ty Điện lực; Công ty Điện lực tỉnh.
4. Là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực truyền tải,
phân phối và bán điện, bao gồm: Tổng công ty Điện lực; Công ty Điện lực tỉnh.
Câu 6: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Đơn vị phân
phối và bán lẻ điện là:
1. Là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối
và bán lẻ điện mua buôn điện từ Đơn vị phân phối điện và bán lẻ điện cho khách hàng
sử dụng điện.
2. Là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối
và bán lẻ điện hoạt động trong lĩnh vực phân phối điện.
3. Là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối
và bán lẻ điện mua buôn điện từ Đơn vị phát điện và bán lẻ điện cho khách hàng sử
dụng điện.
4. Là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối
điện mua buôn điện từ Đơn vị ĐVQLVH và bán lẻ điện cho khách hàng sử dụng điện.
Câu 7: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Đơn vị quản
lý vận hành là:
1. Đơn vị truyền tải điện; Đơn vị phân phối điện; Đơn vị phân phối và bán lẻ điện; Khách
hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải; Khách hàng sử dụng lưới
điện phân phối có trạm riêng.
2. Đơn vị phát điện; Đơn vị truyền tải điện; Đơn vị phân phối điện; Đơn vị phân phối và
bán lẻ điện; Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải; Khách
hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng.
3. Đơn vị phát điện; Đơn vị phân phối điện; Đơn vị phân phối và bán lẻ điện; Khách
hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải; Khách hàng sử dụng lưới
điện phân phối có trạm riêng.
4. Đơn vị phân phối điện; Đơn vị phân phối và bán lẻ điện; Khách hàng sử dụng điện
nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải; Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có
trạm riêng có công suất từ 1000kVA trở lên.
Câu 8: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Khách hàng
sử dụng điện là:
1. Là tổ chức, cá nhân mua điện từ HTĐ quốc gia để sử dụng, không bán lại cho tổ
chức, cá nhân khác.
2. Là tổ chức, cá nhân mua điện từ HTĐ để sử dụng, không bán lại cho tổ chức, cá
nhân khác.
3. Là tổ chức, cá nhân mua điện từ lưới điện khu vực để sử dụng, không bán lại cho tổ
chức, cá nhân khác.
4. Là tổ chức, cá nhân mua điện từ HTĐ để sử dụng và kinh doanh bán lẻ.
Câu 9: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Hệ thống
điện là:
1. Là hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện và sử dụng điện được liên kết với
nhau.
2. Là hệ thống các trang thiết bị phát điện, truyền tải điện, lưới điện và các trang thiết bị
phụ trợ được liên kết với nhau.
3. Là hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ được
liên kết với nhau.
4. Là hệ thống các trang thiết bị lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ được liên kết với
nhau.
Câu 10: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì HTĐ phân
phối là:
1. Là lưới điện phân phối cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện.
2. Là HTĐ bao gồm lưới điện phân phối và các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện
110kV trở xuống.
3. Là HTĐ bao gồm lưới điện phân phối và các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện
phân phối cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện.
4. Là HTĐ bao gồm lưới điện phân phối và các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện
35kV trở xuống.
Câu 11: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Lưới điện
là:
1. Là hệ thống đường dây tải điện, trạm điện và trang thiết bị phụ trợ để truyền dẫn
điện.
2. Là hệ thống máy phát điện, đường dây tải điện, trạm điện và trang thiết bị phụ trợ để
truyền dẫn điện.
3. Là hệ thống đường dây tải điện, trạm điện và thiết bị sử dụng điện.
4. Là hệ thống đường dây tải điện, trạm điện và trang thiết bị phụ trợ để tiêu thụ điện.
Câu 12: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Lưới điện
trung áp là:
1. Là lưới điện phân phối có cấp điện áp danh định từ 1000 V đến 22 kV.
2. Là lưới điện phân phối có cấp điện áp danh định từ 6 kV đến 35 kV.
3. Là lưới điện phân phối có cấp điện áp danh định từ 1000 V đến 35 kV.
4. Là lưới điện phân phối có cấp điện áp danh định từ 10 kV đến 35 kV.
Câu 13: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Nhân viên
vận hành là:
1. Là những người tham gia trực tiếp điều khiển quá trình sản xuất điện, truyền tải điện
và phân phối điện, làm việc theo chế độ ca, kíp.
2. Là những người tham gia trực tiếp điều khiển quá trình sản xuất điện, truyền tải điện
và phân phối điện.
3. Là những người tham gia vận hành trực tiếp HTĐ làm việc theo chế độ ca, kíp.
4. Là những người chỉ huy trực tiếp điều khiển quá trình sản xuất điện, truyền tải điện
và phân phối điện, làm việc theo chế độ ca, kíp.
Câu 14: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Nhân viên
vận hành gồm:
1. ĐĐV tại các cấp điều độ; Nhân viên trực vận hành LĐPP; Trưởng ca, Trưởng kíp,
Trực chính, Trực phụ tại NMĐ;Trưởng kíp, Trực chính, Trực phụ tại trạm điện và trạm
Diesel.
2. ĐĐV tại các cấp điều độ; Nhân viên trực thao tác LĐPP; Trưởng ca, Trưởng kíp,
Trực chính, Trực phụ tại NMĐ; Trưởng kíp, Trực chính, Trực phụ tại trạm điện; Trung
tâm điều khiển.
3. ĐĐV tại các cấp điều độ; Trưởng ca, Trưởng kíp, Trực chính, Trực phụ tại
NMĐ:Trưởng kíp, Trực chính, Trực phụ tại trạm điện; Trung tâm điều khiển .
4. ĐĐV tại các cấp điều độ; Trưởng nhóm thao tác LĐPP; Trưởng ca, Trưởng kíp, Trực
chính, tại NMĐ:Trưởng kíp, Trực chính tại trạm điện; Trung tâm điều khiển.
Câu 15: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Sơ đồ kết
dây cơ bản được thể hiện rõ những nội dung gì?
1. Là sơ đồ HTĐ trong đó thể hiện rõ trạng thái thường đóng, thường mở của các thiết
bị đóng/cắt; Thông số chính của các trạm điện và NMĐ đấu nối vào HTĐ.
2. Là sơ đồ HTĐ trong đó thể hiện rõ trạng thái thường đóng, thường mở của các thiết
bị đóng/cắt: Chiều dài và loại dây dẫn của các đường dây;.
3. Thể hiện rõ trạng thái thường đóng, thường mở của các thiết bị đóng/cắt: Chiều dài
và loại dây dẫn của các đường dây; Thông số chính của các trạm điện và NMĐ đấu nối
vào HTĐ.
4. Là sơ đồ HTĐ trong đó thể hiện rõ chiều dài và loại dây dẫn của các đường dây;
Thông số chính của các trạm điện và NMĐ đấu nối vào HTĐ.
Câu 16: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Sự cố
nghiêm trọng là:
1. Sự cố gây mất điện trên diện rộng hoặc toàn bộ lưới điện truyền tải.
2. Sự cố gây mất điện trên diện rộng hoặc toàn bộ lưới điện truyền tải hoặc gây cháy,
nổ làm tổn hại đến người và tài sản.
3. Sự cố gây mất điện trên diện rộng hoặc toàn bộ lưới điện truyền tải hoặc các nhà
máy điện lớn.
4. Sự cố gây mất điện trên diện rộng hoặc toàn bộ lưới điện truyền tải, phân phối có
gây cháy, nổ làm tổn hại đến người và tài sản.
Câu 17: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Trạm điện
là:
1. Trạm thủy điện, 2. Trạm biến áp, 3. Trạm biến áp, 4. Trạm đo đếm,
biến áp, trạm cắt trạm cắt, Trạm trạm cắt hoặc trạm TBA, trạm cắt hoặc
hoặc trạm bù. diesel hoặc trạm bù. trạm bù.
bù.
Câu 18: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì nguyên
tắc phân cấp quyền điều khiển là:
1. Phân cấp theo cấp điện áp của thiết bị điện, chức năng truyền tải hoặc phân phối của
lưới điện, công suất đặt của nhà máy điện và theo ranh giới quản lý thiết bị điện của
ĐVQLVH.
2. Phân cấp theo chức năng truyền tải hoặc phân phối của lưới điện, công suất đặt của
nhà máy điện. Một thiết bị điện chỉ cho phép một cấp điều độ có quyền điều khiển.
3. Phân cấp theo cấp điện áp của thiết bị điện, chức năng truyền tải hoặc phân phối của
lưới điện, công suất đặt của nhà máy điện và theo ranh giới quản lý thiết bị điện của
ĐVQLVH. Một thiết bị điện chỉ cho phép một cấp điều độ có quyền điều khiển.
4. Phân cấp theo ranh giới quản lý thiết bị điện của ĐVQLVH. Một thiết bị điện chỉ cho
phép một cấp điều độ có quyền điều khiển.
Câu 19: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì một thiết
bị điện chỉ cho phép điều độ cấp trên thực hiện quyền kiểm tra trong trường hợp
nào?
1. Điều độ cấp trên có quyền kiểm tra tất cả các thiết bị thuộc quyền điều khiển của
điều độ cấp dưới trong mọi thời điểm thuộc ca trực của điều độ cấp trên.
2. Khi lệnh chỉ huy của điều độ cấp dưới làm thay đổi, ảnh hưởng đến chế độ vận hành
của HTĐ hoặc TBĐ thuộc quyền điều khiển của họ.
3. Việc thực hiện quyền điều khiển của điều độ cấp dưới hoặc ĐVQLVH làm thay đổi,
ảnh hưởng đến chế độ vận hành của HTĐ hoặc TBĐ thuộc quyền điều khiển của điều
độ cấp trên.
4. Việc thực hiện quyền điều khiển của điều độ cấp dưới có ảnh hưởng đến chế độ vận
hành của HTĐ hoặc TBĐ thuộc quyền điều khiển của điều độ cấp trên
Câu 20: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Quyền
điều khiển là:
1. Là quyền thay đổi chế độ vận hành của HTĐ hoặc thiết bị điện thuộc quyền điều
khiển.
2. Là quyền ra lệnh cho điều độ cấp dưới thực hiện thay đổi chế độ vận hành của HTĐ
hoặc thiết bị điện thuộc quyền điều khiển của họ.
3. Là quyền thay đổi chế độ vận hành của HTĐ hoặc thiết bị điện thuộc quyền kiểm tra
của cấp điều độ đó.
4. Là quyền ra lệnh cho nhân viên ĐVQLVH các NMĐ, TBA thay đổi chế độ vận hành
của thiết bị điện thuộc quyền điều khiển.
Câu 21: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì quyền kiểm
tra của điều độ cấp trên là:
1. Quyền cho phép điều độ cấp dưới thực hiện quyền điều khiển.
2. Quyền cho phép điều độ cấp dưới hoặc ĐVQLVH thực hiện quyền điều khiển.
3. Quyền cho phép ĐVQLVH thực hiện quyền điều khiển.
4. Quyền cho phép điều độ cấp dưới hoặc ĐVQLVH thực hiện quyền điều khiển của họ
trong trường hợp sự cố.
Câu 22: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì hình thức lệnh điều
độ của các cấp điều độ bằng hình thức nào?

1. Phối hợp bằng cả lời nói (ra lệnh miệng) và chữ viết (lập PTT) hoặc tín hiệu để điều
khiển trực tiếp thiết bị điện thuộc quyền điều khiển.
2. Một trong các hình thức: Lời nói; Chữ viết.
3. Một trong các hình thức: Lời nói; Chữ viết; Tín hiệu để điều khiển trực tiếp thiết bị
điện thuộc quyền điều khiển.
4. Tín hiệu để điều khiển trực tiếp thiết bị điện thuộc quyền điều khiển.
Câu 23: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Nhân viên
vận hành cấp dưới phải thực hiện lệnh điều độ của nhân viên vận hành cấp trên
như thế nào?
1. Thực hiện ngay và chính xác lệnh điều độ của nhân viên vận hành cấp trên. Trường
hợp việc thực hiện này có thể gây nguy hại đến con người, thiết bị, thì có quyền chưa
thực hiện nhưng phải báo cáo với nhân viên vận hành cấp trên.
2. Thực hiện ngay và chính xác lệnh điều độ của nhân viên vận hành cấp trên không trì
hoãn trong mọi trường hợp.
3. Trường hợp việc thực hiện này có thể gây nguy hại đến con người, thiết bị, thì có
quyền chưa thực hiện nhưng phải báo cáo với nhân viên vận hành cấp trên.
4. Thực hiện ngay và chính xác lệnh điều độ của nhân viên vận hành cấp trên. Trường
hợp việc thực hiện này có thể gây nguy hại đến con người, thiết bị, thì không thực hiện.
Câu 24: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì Nhân viên
vận hành cấp dưới có quyền kiến nghị với nhân viên vận hành cấp trên khi nào?
1. Khi nhận thấy lệnh điều độ chưa hợp lý. Trong trường hợp kiến nghị không được
chấp nhận thì vẫn phải thực hiện đúng lệnh điều độ của nhân viên vận hành cấp trên và
phải chịu trách nhiệm về hậu quả.
2. Khi nhận thấy lệnh điều độ chưa hợp lý. Trong trường hợp kiến nghị không được
chấp nhận thì vẫn phải thực hiện đúng lệnh điều độ của nhân viên vận hành cấp trên và
không phải chịu trách nhiệm về hậu quả.
3. Khi nhận thấy lệnh điều độ chưa hợp lý thì kiến nghị và thực hiện theo các quy định
trong Quy trình thao tác HTĐ Quốc gia và phải chịu trách nhiệm về hậu quả.
4. Khi nhận thấy lệnh điều độ chưa hợp lý. Trong trường hợp kiến nghị không được
chấp nhận thì vẫn phải thực hiện đúng lệnh điều độ của nhân viên vận hành cấp trên.
Câu 25: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì quyền điều
khiển của cấp Điều độ lưới điện phân phối tỉnh đối với lưới điện được quy định
như thế nào?
1. Lưới điện trung áp thuộc địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ lưới điện
đã phân cấp cho Cấp điều độ phân phối quận, huyện.
2. Lưới điện trung áp thuộc địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Lưới điện có điện áp đến 35kV thuộc địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
trừ lưới điện đã phân cấp cho Cấp điều độ phân phối quận, huyện.
4. Lưới điện trung áp và lưới 110kV (khi được phân cấp) thuộc địa bàn tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương.
Câu 26: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì quyền điều
khiển của cấp điều độ phân phối quận, huyện đối với lưới điện được quy định
như thế nào?
1. Lưới điện có cấp điện áp từ 22 kV trở xuống được Tổng công ty Điện lực hoặc Công
ty Điện lực tỉnh phân cấp cho Cấp điều độ phân phối quận, huyện.
2. Lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống được cấp Điều độ miền phân cấp cho
Cấp điều độ phân phối quận, huyện.
3. Lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống được Tổng công ty Điện lực hoặc Công
ty Điện lực tỉnh phân cấp cho Cấp điều độ phân phối quận, huyện.
4. Lưới điện có cấp điện áp từ 110 kV trở xuống được Tổng công ty Điện lực hoặc
Công ty Điện lực tỉnh phân cấp cho Cấp điều độ phân phối quận, huyện.
Câu 27: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì ĐVQLVH
trạm điện hoặc trung tâm điều khiển trạm điện có quyền điều khiển các thiết bị
sau:
1. Hệ thống điện tự dùng của trạm điện; Các thiết bị phụ trợ, thiết bị điện của trạm điện
không nối hệ thống điện quốc gia; Lưới điện phân phối trong nội bộ trạm điện của
khách hàng.
2. Hệ thống điện của trạm điện; Các thiết bị phụ trợ, thiết bị điện của trạm điện; Lưới
điện phân phối trong nội bộ trạm điện của khách hàng.
3. Hệ thống điện tự dùng của trạm điện; Các thiết bị phụ trợ, thiết bị điện của trạm điện;
Lưới điện một chiều trong trạm.
4. Hệ thống điện tự dùng của trạm điện; Các thiết bị phụ trợ, thiết bị điện của trạm điện
không nối hệ thống điện quốc gia; Lưới điện phân phối đấu ra lưới điện để bán điện.
Câu 28: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì ĐVQLVH
thiết bị có trách nhiệm gì trong việc đăng ký tách thiết bị ra khỏi vận hành hoặc
đưa vào dự phòng:
1. ĐVQLVH đăng ký với cấp điều độ có quyền điều khiển, cấp này có trách nhiệm nhận,
giải quyết với ĐVQLVH; Đơn vị thi công đăng ký với cấp điều độ có quyền điều khiển.
2. ĐVQLVH đăng ký với cấp điều độ có quyền điều khiển, cấp này có trách nhiệm nhận,
giải quyết và giao, nhận thiết bị với ĐVQLVH; Đơn vị thi công khác đăng ký với
ĐVQLVH thiết bị.
3. ĐVQLVH và các đơn vị thi công đăng ký với cấp điều độ có quyền điều khiển, cấp
này có trách nhiệm nhận, giải quyết và giao, nhận thiết bị với ĐVQLVH.
4. ĐVQLVH đăng ký với cấp điều độ có quyền điều khiển, cấp này có trách nhiệm nhận,
giải quyết và giao, nhận thiết bị với các đơn vị công tác thi công trên lưới điện thuyoocj
quyền điều khiển.
Câu 29: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì việc đăng
ký phương thức đóng điện nghiệm thu, chương trình thí nghiệm nghiệm thu
công trình mới được quy định như thế nào?
1. ĐVQLVH có trách nhiệm đăng ký với cấp điều độ có quyền điều khiển tuân thủ theo
Quy định hệ thống điện truyền tải và phân phối do Bộ Công Thương ban hành.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm đăng ký với cấp điều độ có quyền điều khiển tuân thủ
theo Quy định hệ thống điện truyền tải và phân phối do Bộ Công Thương ban hành.
3. Chủ đầu tư phối hợp với ĐVQLVH đăng ký với cấp điều độ có quyền điều khiển.
4. ĐVQLVH yêu cầu chủ đầu tư có trách nhiệm đăng ký với cấp điều độ có quyền điều
khiển để tiến hành thí nghiệm thiết bị và nghiệm thu theo quy định.
Câu 30: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì việc triển
khai đóng điện nghiệm thu công trình mới được quy định như thế nào?
1. Cấp điều độ có quyền điều khiển lập phương thức đóng điện nghiệm thu công trình
mới căn cứ đăng ký của Chủ đầu tư.
2. Cấp điều độ có quyền điều khiển lập phương thức đóng điện nghiệm thu công trình
mới căn cứ đăng ký của Điều độ cấp dưới.
3. Căn cứ đăng ký của ĐVQLVH cấp điều độ có quyền điều khiển lập phương thức
đóng điện nghiệm thu công trình mới.
4. Cấp điều độ có quyền kiểm tra lập phương thức đóng điện nghiệm thu công trình
mới căn cứ đăng ký của ĐVQLVH.
Câu 31: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 quy định về
thời gian nhận ca như thế nào?
1. Nhân viên vận hành phải có mặt trước giờ giao nhận ca ít nhất 15 phút để tìm hiểu
những sự việc xảy ra từ ca hiện tại và ca trước để nắm được rõ tình trạng vận hành.
2. Nhân viên vận hành phải có mặt trước giờ giao nhận ca ít nhất 30 phút để tìm hiểu
những sự việc xảy ra từ ca trước.
3. Nhân viên vận hành phải có mặt trước giờ giao nhận ca ít nhất 10 phút để nhận lại
trang thiết bị phục vụ vận hành và tình trạng vận hành.
4. Nhân viên vận hành phải có mặt trước giờ giao nhận ca ít nhất 25 phút để tìm hiểu rõ
tình trạng vận hành.
Câu 32: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì trong
trường hợp không có người đến nhận ca khi hết giờ trực ca hoặc nhân viên vận
hành nhận ca không đủ tỉnh táo… thì xử lý như thế nào?
1. Nhân viên vận hành phải báo cáo Điều độ cấp trên để cử người khác thay thế.
2. Nhân viên vận hành phải báo cáo lãnh đạo đơn vị để cử người khác thay thế.
3. Nhân viên vận hành phải báo cáo lãnh đạo đơn vị và tiếp tục trực ca.
4. Nhân viên vận hành được phép rời khỏi vị trí trực mà không cần báo cáo.
Câu 33: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì biện pháp điều
chỉnh điện áp là:
1. Thay đổi, huy động thêm các nguồn điện đang dự phòng để phát hoặc nhận Q; Điều
chỉnh kích từ MPĐ; Thay đổi kết lưới hoặc phân bổ lại trào lưu công suất trong HTĐ; Sa
thải phụ tải.
2. Điều chỉnh nấc phân áp MBA; Thay đổi kết lưới hoặc phân bổ lại trào lưu công suất
trong HTĐ; Sa thải phụ tải; Điều chỉnh kích từ MPĐ.
3. Thay đổi, huy động thêm các nguồn điện đang dự phòng để phát hoặc nhận Q; Điều
chỉnh nấc phân áp MBA; Thay đổi kết lưới hoặc phân bổ lại trào lưu công suất trong
HTĐ; Sa thải phụ tải.
4. Thay đổi, huy động thêm các nguồn điện đang dự phòng để phát hoặc nhận Q; Điều
chỉnh nấc phân áp MBA; Thay đổi kết lưới hoặc phân bổ lại trào lưu công suất phản
kháng trong HTĐ.
Câu 34: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì nguyên tắc điều
chỉnh điện áp là:

1. Đảm bảo công suất trong giới hạn cho phép, không gây quá áp hoặc nguy hiểm cho
các phần tử trong HTĐ; Đảm bảo tối thiểu chi phí vận hành và tổn thất; Tối ưu các thao
tác điều khiển.
2. Đảm bảo điện áp trong giới hạn cho phép, không gây quá áp hoặc nguy hiểm cho
các phần tử trong HTĐ; Đảm bảo tối thiểu chi phí vận hành và tổn thất; Các thao tác
đơn giản nhất.
3. Đảm bảo tần số trong giới hạn cho phép, không gây quá áp nội bộ; Đảm bảo tối
thiểu chi phí vận hành và tổn thất; Tối ưu các thao tác điều khiển.
4. Đảm bảo điện áp trong giới hạn cho phép, không gây quá áp hoặc nguy hiểm cho
các phần tử trong HTĐ; Đảm bảo tối thiểu chi phí vận hành và tổn thất; Tối ưu các thao
tác điều khiển.
Câu 35: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 thì cấp điều
độ phân phối tỉnh có trách nhiệm tổ chức kiểm tra và cấp Chứng nhận vận hành
cho những chức danh nào?
1. Nhà máy điện, trạm điện thuộc quyền điều khiển, Cấp điều độ phân phối quận, huyện
và trạm điện, nhà máy điện thuộc quyền điều khiển của cấp này theo quy định của Cục
Điều tiết điện lực.
2. Cấp điều độ phân phối quận, huyện, nhà máy điện, trạm điện thuộc quyền điều
khiển.
3. Cấp điều độ phân phối quận, huyện, nhà máy điện, trạm điện thuộc quyền kiểm tra
theo quy định của Cục Điều tiết điện lực.
4. Cấp điều độ phân phối quận, huyện, nhà máy điện, trạm điện thuộc quyền điều khiển
của Cấp điều độ phân phối quận, huyện theo quy định của Cục Điều tiết điện lực.
Câu 36: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 quy định về
thời gian đào tạo Điều độ viên phân phối tỉnh là:
1. Ít nhất 24 tháng 2. Ít nhất 12 tháng 3. Ít nhất 18 tháng 4. Ít nhất 06 tháng
Câu 37: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 quy định về
thời gian đào tạo lại Điều độ viên phân phối tỉnh là:
1. Đã chuyển đi làm nhiệm vụ khác trong thời gian từ 01 năm trở lên, khi trở lại đảm
nhiệm vị trí Điều độ viên phân phối tỉnh phải được đào tạo lại.
2. Đã chuyển đi làm nhiệm vụ khác trong thời gian từ 06 tháng trở lên, khi trở lại đảm
nhiệm vị trí Điều độ viên phân phối tỉnh phải được đào tạo lại.
3. Đã chuyển đi làm nhiệm vụ khác trong thời gian từ 02 năm trở lên, khi trở lại đảm
nhiệm vị trí Điều độ viên phân phối tỉnh phải được đào tạo lại.
4. Đã chuyển đi làm nhiệm vụ khác trong thời gian từ 12 tháng trở lên, khi trở lại đảm
nhiệm vị trí Điều độ viên phân phối tỉnh n phải được đào tạo lại.
Câu 38: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 quy định về
thời gian đào tạo Điều độ viên phân phối quận, huyện là:
1. Ít nhất 24 tháng 2. Ít nhất 09 tháng 3. Ít nhất 18 tháng 4. Ít nhất 06 tháng
Câu 39: Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 quy định về
thời gian đào tạo lại Điều độ viên phân phối quận, huyện là:
1. Đã chuyển đi làm nhiệm vụ khác trong thời gian từ 01 năm trở lên, khi trở lại đảm
nhiệm vị trí Điều độ viên phân phối quận, huyện phải được đào tạo lại.
2. Đã chuyển đi làm nhiệm vụ khác trong thời gian từ 06 tháng trở lên, khi trở lại đảm
nhiệm vị trí Điều độ viên phân phối quận, huyện phải được đào tạo lại.
3. Đã chuyển đi làm nhiệm vụ khác trong thời gian từ 02 năm trở lên, khi trở lại đảm
nhiệm vị trí Điều độ viên phân phối quận, huyện phải được đào tạo lại.
4. Đã chuyển đi làm nhiệm vụ khác trong thời gian từ 12 tháng trở lên, khi trở lại đảm
nhiệm vị trí Điều độ viên phân phối quận, huyện phải được đào tạo lại.

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN
Thông tư 33/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương

Câu 1: Theo Thông tư 33/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương thì nội
dung kiểm định về điện được quy định như thế nào?
1. Đo điện trở cách điện; Đo điện trở của các cuộn dây; Đo điện trở tiếp xúc; Đo dòng điện rò;
Đo các thông số đóng cắt thiết bị.
2. Đo điện trở cách điện; Đo điện trở suất của các cuộn dây; Đo điện trở tiếp xúc; Đo dòng điện
rò; Đo các thông số rơ le bảo vệ
3. Đo điện trở cách điện bằng thiết bị đô điện áp tăng cao; Đo điện trở của các cuộn dây; Đo điện
trở nối đất; Đo dòng điện rò; Đo các thông số đóng cắt thiết bị
4. Kiểm tra độ bền của điện môi; Kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn, các bộ phận có
chức năng bảo vệ như bộ điều tốc, phanh hãm.
Câu 2: Theo Thông tư 33/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương thì
kiểm định ATKT các thiết bị điện được phân loại như thế nào?
1. Được phân làm 05 loại: Kiểm định lần đầu; kiểm định định kỳ;kiểm định bất thường; kiểm
định trước mùa mưa bão và kiểm định sau sự cố..
2. Được phân làm 04 loại: Kiểm định lần đầu; kiểm định định kỳ; kiểm định bất thường và kiểm
định sau sự cố..
3. Được phân làm 03 loại: Kiểm định lần đầu; kiểm định định kỳ và kiểm định bất thường.
4. Được phân làm 02 loại: Kiểm định lần đầu và kiểm định định kỳ.
Câu 3: Theo Thông tư 33/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương thì
việc kiểm định các thiết bị, dụng cụ điện được thực hiện bởi tổ chức nào?
1. Tổ chức kiểm định thuộc các doanh nghiệp của Bộ Công Thương có đủ điều kiện.
2. Tổ chức kiểm định đáp ứng yêu cầu quy định tại văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Khoa
học và Công nghệ và đã đăng ký với Bộ Công Thương.
3. Đơn vị QLVH trực tiếp kiểm định các thiết bi, dụng cụ điện do mình quản lý.
4. Tổ chức kiểm định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Câu 4: Theo Thông tư 33/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương thì
kiểm định bất thường được thực hiện khi nào?
1. Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khi đã khắc phục xong sự cố hoặc
theo nhu cầu của các tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện.
2. Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo nhu cầu của các tổ chức/cá
nhân sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện.
3. Khi đã khắc phục xong sự cố hoặc theo nhu cầu của các tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành
thiết bị, dụng cụ điện.
4. Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trước mùa mưa bão.
Câu 5: Theo Thông tư 33/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương thì
thời hạn kiểm định các thiết bị điện sử dụng ở môi trường có nguy hiểm về khí cháy và bụi
nổ, với mọi cấp điện áp là:
1. Không quá 24 (hai 2. Không quá 12 3. Không quá 06 (sáu) 4. Không quá 36 (ba
tư) tháng (mười hai) tháng tháng sáu) tháng
Câu 6: Theo Thông tư 33/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương thì
thời hạn kiểm định các dụng cụ điện và các thiết bị điện sử dụng ở môi trường không có
nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ, có cấp điện áp từ 1.000V trở lên là:
1. Không quá 24 (hai 2. Không quá 12 3. Không quá 06 (sáu) 4. Không quá 36 (ba
tư) tháng (mười hai) tháng tháng sáu) tháng
Câu 7: Theo Thông tư 33/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương thì nội
dung kiểm định cơ học các thiết bị điện được quy định như thế nào?
1. Kiểm tra bên ngoài, kiểm tra độ bền cơ học bằng thiết bị tạo lực.
2. Đo điện trở cách điện; Đo điện trở của các cuộn dây; Đo điện trở tiếp xúc; Đo dòng điện rò;
Đo các thông số đóng cắt thiết bị
3. Kiểm tra độ bền của điện môi; Kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn, các bộ phận có
chức năng bảo vệ như bộ điều tốc, phanh hãm.
4. Kiểm tra độ bền của cuộn dây, sứ; Kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn, các bộ phận có
chức năng bảo vệ như bộ điều tốc, phanh hãm.
Câu 8: Theo Thông tư 33/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương thì
các dụng cụ điện và các thiết bị điện sử dụng ở môi trường không có nguy hiểm về khí cháy
và bụi nổ, có cấp điện áp từ 1.000V trở lên phải kiểm định là:
1. MBA, MC, CD, dao nối đất, CSV, cáp lực, sào cách điện.
2. MBA, TU, TI, MC, CD cách ly, CD nối đất, CSV, cáp điện, sào cách điện.
3. MBA, MC, CD, dao nối đất, CSV, cáp lực, sào cách điện, ủng cách điện, găng tay cách điện.
4. MPĐ, MBA, MC, CD, dao nối đất, CSV, cáp lực, tụ điện, sào cách điện.
Câu 9: Theo Thông tư 33/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương thì
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực; Tổ chức, cá nhân sử dụng, vận hành các thiết bị, dụng cụ
điện phải kiểm định an toàn kỹ thuật; Tổ chức kiểm định.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng, vận hành các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định an toàn kỹ thuật;
ĐVQLVH các thiết bị, dụng cụ điện; Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng, vận hành các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định an toàn kỹ thuật;
Tổ chức kiểm định; Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
4. ĐVQLVH các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định an toàn kỹ thuật; Tổ chức kiểm định; Tổ
chức, cá nhân hoạt động điện lực.
Câu 10: Theo Thông tư 33/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương thì
khái niệm Kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ là:
1. Là việc thí nghiệm TBĐ và dụng cụ điện trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng,
vận hành trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Là việc kiểm tra mức độ an toàn của TBĐ và dụng cụ điện trước khi đưa vào sử dụng, trong
quá trình sử dụng, vận hành theo quy phạm trang bị điện.
3. Là việc đánh giá theo quy trình về mức độ an toàn của TBĐ và dụng cụ điện trước khi đưa vào
sử dụng, trong quá trình sử dụng, vận hành trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương
ứng.
4. Là việc đánh giá điều kiện an toàn cháy nổ của TBĐ và dụng cụ điện theo các quy định về
PCCC của Nhà nước.
Câu 11: Theo Thông tư 33/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương
định nghĩa Môi trường có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ là:
1. Môi trường tồn tại hỗn hợp giữa không khí với các chất dễ cháy dưới dạng khí, hơi hoặc bụi ở
điều kiện áp suất khí quyển khi có tia lửa sẽ rất dễ cháy, nổ.
2. Môi trường tồn tại hỗn hợp giữa không khí với các chất dễ cháy dưới dạng khí, hơi hoặc bụi ở
điều kiện áp suất khí quyển khi có tia lửa sẽ cháy, nổ và lan truyền sang toàn bộ môi trường khí
hỗn hợp.
3. Môi trường tồn tại hỗn hợp giữa không khí với các chất lỏng dễ cháy ở điều kiện áp suất khí
quyển khi có tia lửa sẽ cháy, nổ và lan truyền sang toàn bộ môi trường khí hỗn hợp.
4. Môi trường tồn tại hỗn hợp giữa không khí với các chất rắn dễ cháy khi có tia lửa sẽ cháy, nổ
và lan truyền sang toàn bộ môi trường khí hỗn hợp.

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


HUẤN LUYỆN AN TOÀN ĐIỆN
Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021của Bộ Công Thương

Câu 1: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì đối tượng
áp dụng của Thông tư gồm:
1. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực và sử dụng điện; sử dụng, vận hành các thiết bị,
dụng cụ điện phải kiểm định an toàn kỹ thuật; tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng
cụ điện.
2. Lực lượng vũ trang, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá
nhân có sử dụng điện; các cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên
quan.
3. Doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có nguồn điện đấu
vào lưới điện Quốc gia.
4. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có lưới điện đấu vào lưới điện Quốc gia.
Câu 2: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì Người vận
hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo là:
1. Người lao động của đơn vị QLVH điện lực, phạm vi hoạt động tại khu vực nông thôn, miền
núi, biên giới, hải đảo.
2. Người lao động của đơn vị cung cấp điện, phạm vi hoạt động tại khu vực nông thôn, miền
núi, biên giới, hải đảo.
3. Người lao động của đơn vị điện lực hoạt động theo Luật Hợp tác xã, phạm vi hoạt động tại
khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
4. Người lao động của đơn vị truyền tải và phân phối điện, phạm vi hoạt động tại khu vực
nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
Câu 3: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì đối tượng
nào không là (không thuộc) Người vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây điện
hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp?
1. Người lao động của các đơn vị: Phát điện, truyền tải điện, phân phối điện.
2. Người lao động của các đơn vị xây lắp điện.
3. Người lao động của đơn vị điện lực hoạt động theo Luật Hợp tác xã, phạm vi hoạt động tại
khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
4. Người lao động của các đơn vị sử dụng điện để sản xuất (có trạm biến áp riêng).
Câu 4: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì Kiểm định
an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện là:
1. Là việc kiểm tra, thí nghiệm, đánh giá theo quy trình về mức độ an toàn của thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về ATLĐ trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng, vận hành.
2. Là việc kiểm tra, thí nghiệm, đánh giá theo quy trình về mức độ an toàn của thiết bị nâng và
dụng cụ chịu tải trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng, vận hành.
3. Là việc kiểm tra, thí nghiệm định kỳ các thiết bị và dụng cụ điện trước khi đưa vào sử dụng,
trong quá trình sử dụng, vận hành.
4. Là việc kiểm tra, thí nghiệm, đánh giá theo quy trình về mức độ an toàn của thiết bị và dụng
cụ điện trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng, vận hành.
Câu 5: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì đối tượng
nào không phải huấn luyện, sát hạch, xếp bậc ATĐ và cấp Thẻ ATĐ?
1. Người làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây dẫn điện hoặc thiết bị
điện ở doanh nghiệp, bao gồm cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng;
điều độ.
2. Người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo thuộc tổ chức hoạt
động theo Luật Điện lực và các luật khác có liên quan, phạm vi hoạt động tại khu vực nông thôn,
miền núi, biên giới, hải đảo.
3. Người lao động làm nghề vận hành, sửa chữa, dịch vụ điện cho các tổ chức, doanh nghiệp.
4. Người làm công việc hành chính tại các trụ sở Nhà máy điện, cơ quan truyền tải và phân
phối điện.
Câu 6: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì nội dung
nào không thuộc Nội dung huấn luyện chung phần lý thuyết?
1. Sơ đồ hệ thống điện, các yêu cầu bảo đảm an toàn cho hệ thống điện.Biện pháp tổ chức để bảo
đảm an toàn khi tiến hành công việc và Biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc an toàn:
2. Huấn luyện BPAT khi kiểm tra đường dây dẫn điện, thiết bị điện; an toàn khi làm việc trên
đường dây, thiết bị điện đã cắt điện hoặc đang mang điện;
3. Cách nhận biết và biện pháp loại trừ nguy cơ gây sự cố, tai nạn tại nơi làm việc và phương
pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, sơ cứu người bị tai nạn điện.
4. Tính năng, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản, quy định về kiểm tra (thí nghiệm) các trang
thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc.
Câu 7: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì những
biển nào có thể được sơn trực tiếp hoặc lắp đặt biển báo chế tạo rời vào đúng nơi quy
định.
1. “Buồng ắc quy! Cẩm 2. “Cẩm trèo! Điện cao 3. “Cẩm lại gần! Có 4. Đáp áp 2 và
lửa” áp nguy hiểm chết điện nguy hiểm chết 3 đúng
người” người”
Câu 8: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì nội dung
nào không thuộc Nội dung huấn luyện cho người làm công việc QLVH đường dây dẫn
điện?
1. Đánh giá rủi ro; Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố đường dây dẫn điện;
2. An toàn khi kiểm tra đường dây dẫn điện; an toàn khi làm việc trên đường dây dẫn điện đã cắt
điện hoặc đang mang điện;
3. An toàn khi chặt, tỉa cây trong và gần hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện; làm việc
trên cao.
4. An toàn khi kiểm tra thiết bị điện; đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành; làm việc với các
thiết bị điện, hệ thống điện một chiều;
Câu 9: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 014 thì nội
dung nào không thuộc Nội dung huấn luyện cho người làm công việc QLVH thiết bị điện?
1. Đánh giá rủi ro; Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho thiết bị điện,
trạm điện;
2. An toàn khi kiểm tra đường dây dẫn điện; an toàn khi làm việc trên đường dây dẫn điện đã cắt
điện hoặc đang mang điện;
3. An toàn khi: Kiểm tra thiết bị điện; đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành; làm việc với
các thiết bị điện, hệ thống điện một chiều;
4. Phòng cháy, chữa cháy cho thiết bị điện, trạm điện.
Câu 10: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì nội
dung huấn luyện cho người làm công việc xây lắp điện là:
1. Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho thiết bị điện, trạm điện;
2. An toàn khi kiểm tra đường dây dẫn điện; an toàn khi làm việc trên đường dây dẫn điện đã cắt
điện hoặc đang mang điện;
3. An toàn khi đào, đổ móng cột; đào mương cáp ngầm; lắp, dựng cột; rải, căng dây dẫn, dây
chống sét; lắp đặt thiết bị điện.
4. An toàn khi đào, đổ móng cột; đào mương cáp ngầm; lắp, dựng cột; rải, căng dây dẫn, dây
chống sét; lắp đặt thiết bị điện khi những công việc này được thực hiện ở những vị trí gần khu
vực có điện.
Câu 11: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì nội
dung nào không thuộc Nội dung huấn luyện cho người làm công việc thí nghiệm điện?
1. An toàn khi kiểm tra thiết bị điện; đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành; làm việc với
các thiết bị điện, hệ thống điện một chiều;
2. Quy trình vận hành, quy trình thí nghiệm, quy định an toàn cho các thiết bị của trạm kiểm
định, phòng thí nghiệm.
3. Biện pháp tổ chức đảm bảo an toàn khi thử nghiệm, kiểm định.
4. An toàn điện trong việc tiến hành thử nghiệm, kiểm định các thiết bị, dụng cụ điện, vật liệu
điện.
Câu 12: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì nội
dung huấn luyện cho người làm công việc sửa chữa đường dây dẫn điện là:
1. An toàn khi sửa chữa trên đường dây dẫn điện đã cắt điện hoặc đang mang điện đi độc lập
hoặc trong vùng ảnh hưởng của đường dây khác đang vận hành;
2. An toàn khi kiểm tra đường dây dẫn điện; an toàn khi làm việc trên đường dây dẫn điện đã cắt
điện hoặc đang mang điện;
3. An toàn khi đào, đổ móng cột; đào mương cáp ngầm; lắp, dựng cột; rải, căng dây dẫn, dây
chống sét; lắp đặt thiết bị điện.
4. Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho thiết bị điện, trạm điện;
Câu 13: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì nội
dung huấn luyện cho người làm công việc sửa chữa thiết bị điện là:
1. Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho thiết bị điện, trạm điện;
2. An toàn khi: Kiểm tra thiết bị điện; đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành; làm việc với
các thiết bị điện, hệ thống điện một chiều;
3. Phòng cháy, chữa cháy cho thiết bị điện, trạm điện.
4. An toàn trong khi làm việc với từng loại thiết bị điện.
Câu 14: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì nội dung
huấn luyện cho người làm công việc treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện
năng là:
1. An toàn khi treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt và
tại xưởng khi có điện hoặc không có điện.
2. An toàn khi treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại xưởng khi có
điện hoặc không có điện.
3. An toàn khi treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt khi
có điện hoặc không có điện.
4. An toàn khi treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt và
tại xưởng khi có điện.
Câu 15: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì Nội dung
huấn luyện cho điều độ viên hệ thống điện là:
1. Các quy trình quy định liên quan đến công tác điều độ, thao tác, xử lý sự cố, giao nhận đường
dây, thiết bị điện thuộc quyền điều khiển giữa điều độ viên với trực ban ĐVQLVH.
2. Các quy trình an toàn khi thao tác, xử lý sự cố, giao nhận đường dây, thiết bị điện thuộc quyền
điều khiển giữa điều độ viên với trực ban ĐVQLVH.
3. Các quy trình quy định liên quan đến QLKT thiết bị điện thuộc các ĐVQLVH.
4. Các quy trình quy định liên quan đến an toàn và điều độ, thao tác, xử lý sự cố, giao nhận
đường dây, thiết bị điện thuộc quyền điều khiển giữa điều độ viên với trực ban ĐVQLVH.
Câu 16: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì nội
dung nào không thuộc Nội dung huấn luyện phần thực hành?
1. Cách sử dụng, bảo quản, kiểm tra, thí nghiệm các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ
làm việc phù hợp với công việc của người lao động.
2. Phương pháp tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện và sơ cứu người bị tai nạn điện.
3. Các nội dung xử lý sự cố lưới điện, PCTT và TKCN.
4. Những nội dung thao tác liên quan đến việc bảo đảm an toàn phù hợp với công việc của
người lao động.
Câu 17: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì việc
huấn luyện, cấp Thẻ an toàn điện cho Người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền
núi, biên giới, hải đảo thuộc tổ chức là:
1. Chủ nhiệm các Hợp tác xã có tổ chức hoạt động điện lực.
2. Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Giám đốc Điện lực cấp huyện.
Câu 18: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì việc huấn
luyện, cấp Thẻ an toàn điện cho Người vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây
điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp là:
1. Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Người sử dụng lao động của doanh nghiệp hoạt động điện lực.
4. Giám đốc các Công ty phát, truyền tải, phân phối điện.
Câu 19: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 quy định về
các tiêu chuẩn của Người huấn luyện phần lý thuyết là:
1. Phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện.
2. Phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 05 năm
kinh nghiệm công tác trong chuyên ngành đó.
3. Phải có trình độ cao đẳng trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 04 năm
kinh nghiệm công tác trong chuyên ngành đó.
4. Phải có trình độ cao đẳng trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có chứng chỉ là
giảng viên huấn luyện AT-VSLĐ.
Câu 20: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 quy định về
các tiêu chuẩn của Người huấn luyện phần thực hành là:
1. Phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện.
2. Phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 05 năm
kinh nghiệm công tác trong chuyên ngành đó.
3. Phải có trình độ cao đẳng trở lên, thông thạo và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm công việc
phù hợp với chuyên ngành huấn luyện.
4. Phải có trình độ cao đẳng trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có chứng chỉ là
giảng viên huấn luyện AT-VSLĐ.
Câu 21: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 quy định về
thời gian huấn luyện lần đầu đối với người lao động mới tuyển là:
a. Ít nhất 08 giờ b. Ít nhất 12 giờ c. Ít nhất 24 giờ d. Ít nhất 48 giờ
Câu 22: Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 quy định về
thời gian huấn luyện định kỳ cho người lao động là:
1. Ít nhất 08 giờ 2. Ít nhất 12 giờ 3. Ít nhất 24 giờ 4. Ít nhất 48 giờ
Câu 23: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 quy định về
thời gian huấn luyện lại (do chuyển đổi vị trí, thay đổi bậc ATĐ hoặc công nghệ) cho người
lao động là:
1. Ít nhất 08 giờ 2. Ít nhất 12 giờ 3. Ít nhất 24 giờ 4. Ít nhất 48 giờ
Câu 24: Theo Quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 quy định về
cấp Thẻ an toàn điện là:
1. Cấp mới sau khi NLĐ được huấn luyện lần đầu; Khi chuyển đổi công việc; Cấp lại khi NLĐ
làm mất, làm hỏng thẻ; Cấp sửa đổi, bổ sung khi thay đổi vị trí công tác.
2. Cấp mới sau khi NLĐ được huấn luyện lần đầu; Khi chuyển đổi công việc; Cấp lại định kỳ
sau 05 năm; Cấp sửa đổi, bổ sung khi thay đổi bậc an toàn của NLĐ.
3. Cấp mới sau khi NLĐ được huấn luyện lần đầu; Khi chuyển đổi công việc; Cấp lại khi NLĐ
làm mất, làm hỏng thẻ; Cấp sửa đổi, bổ sung khi thay đổi bậc an toàn của NLĐ; Bị thu hồi thẻ
4. Cấp mới sau khi bổ nhiệm các vị trí có lien quan đến ATĐ; Khi chuyển đổi công việc; Cấp lại
khi NLĐ làm mất, làm hỏng thẻ; Cấp sửa đổi, bổ sung khi thay đổi bậc an toàn của NLĐ.
Câu 25: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021, nội dung nào
không đúng trong quy định các trường hợp thu hồi thẻ
1. Khi người lao động chuyển làm công việc khác hoặc không tiếp tục làm việc tại tổ chức, đơn
vị cũ;
2. Thẻ cũ, nát hoặc mờ ảnh hoặc các ký tự ghi trên thẻ; Vi phạm quy trình, quy định về an toàn
điện; Khi được cấp thẻ mới.
3. Thẻ ATĐ được cấp vĩnh viễn, không quy định thu hồi thẻ.
4. Khi người lao động vi phạm quy trình, quy định về an toàn điện; Khi được cấp thẻ mới.
Câu 26: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 quy định về
sử dụng Thẻ an toàn điện như thế nào?
1. Người sử dụng lao động quản lý Thẻ ATĐ và xuất trình khi có yêu cầu của các đoàn thanh
tra, kiểm tra về an toàn điện.
2. Người lao động phải mang theo Thẻ ATĐ trong suốt quá trình làm việc, xuất trình Thẻ theo
yêu cầu của người cho phép, người sử dụng lao động và những người có thẩm quyền.
3. Người quản lý trực tiếp của người lao động quản lý Thẻ ATĐ và xuất trình khi có yêu c ầu của
người sử dụng lao động hoặc của các đoàn thanh tra, kiểm tra về an toàn điện.
4. Mang theo Thẻ ATĐ trong người trong thời gian làm việc hành chính.
Câu 27: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021, nội dung nào
không đúng trong quy định thu hồi Thẻ an toàn điện cho Người vận hành, thí nghiệm, xây
lắp, sửa chữa đường dây điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp là:
1. Do Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện khi người lao động
chuyển làm công việc khác hoặc không tiếp tục làm việc tại tổ chức, đơn vị cũ.
2. Do Người SDLĐ thực hiện khi người lao động chuyển làm công việc khác hoặc không tiếp tục
làm việc tại tổ chức, đơn vị cũ;
3. Do Người SDLĐ thực hiện khi thẻ cũ, nát hoặc mờ ảnh hoặc các ký tự ghi trên thẻ;
4. Do Người SDLĐ thực hiện khi người lao động vi phạm quy trình, quy định về an toàn điện;
Khi được cấp thẻ mới.
Câu 28: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì biển
báo an toàn điện được chia thành mấy loại:
1. Hai loại: Biển cố 2. Ba loại: Biển cấm, 3. Bốn loại: Biển 4. Hai loại: Biển vận
định, biển lưu động biển cảnh báo và biển cấm, biển cảnh báo, hành và biển an toàn
chỉ dẫn biển chỉ dẫn, biển
nhắc nhở
Câu 29: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì biển
“CẤM TRÈO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” đặt ở đâu và cách đặt
như thế nào?
1. Trên tất cả các cột của đường dây cao áp ở độ cao từ 1,5 m đến 2,5 m so với mặt đất về
phía dễ nhìn thấy.
2. Trên tất cả các cột của đường dây hạ áp ở độ cao từ 2,0 m đến 2,5 m so với mặt đất về phía
dễ nhìn thấy.
3. Trên tất cả các cột của đường dây cao áp ở độ cao từ 2,0 m trở lên so với mặt đất về phía dễ
nhìn thấy.
4. Trên tất cả các cột của đường dây ở độ cao từ 2,0 m đến 2,5 m so với mặt đất về phía dễ
nhìn thấy.
Câu 30: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 quy định việc
chế tao, đặt, sơn các biển “CẤM TRÈO! …”, “CẤM VÀO! …”, “CẤM LẠI GẦN! …”
như thế nào?
1. Phải sơn trực tiếp (đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, xã, ấp thuộc các tỉnh, thành phố).
2. Phải lắp đặt biển báo chế tạo rời (đối với khu vực thị trấn, thị tứ và các thị xã, thành phố) vào
đúng nơi quy định.
3. Có thể được sơn trực tiếp hoặc lắp đặt biển báo chế tạo rời vào đúng nơi quy định.
4. Ý 1 và ý 2 đúng
Câu 31: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì những
biển nào có thể được sơn trực tiếp hoặc lắp đặt biển báo chế tạo rời vào đúng nơi quy
định.
1. “Cẩm vào! Điện cao 2. “Cẩm đóng điện! Có 3. “Cẩm lại gần! Có 4. Đáp áp 1 và
áp nguy hiểm chết người đang làm việc” điện nguy hiểm chết 3 đúng
người” người”
Câu 32: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì những
biển nào có thể được sơn trực tiếp hoặc lắp đặt biển báo chế tạo rời vào đúng nơi quy
định.
1. “Cẩm vào! Điện cao 2. “Cẩm trèo! Điện cao 3. “Dừng lại! Có điện 4. Đáp áp 1 và
áp nguy hiểm chết áp nguy hiểm chết nguy hiểm chết người” 2 đúng
người” người”
TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


QUY TRÌNH XỬ LÝ SỰ CỐ
Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 của Bộ Công Thương

Câu 1: Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình Xử
lý sự cố hệ thống điện Quốc gia, Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm:

1. Ban hành quy trình vận hành và xử lý sự cố thiết bị thuộc phạm vi quản lý ;Định kỳ kiểm tra,
bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị và hệ thống điều khiển, bảo vệ của đường dây trên không, đường
dây cáp, trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều khiển.

2. Ban hành quy trình vận hành và xử lý sự cố thiết bị thuộc phạm vi quản lý.

3. Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị và hệ thống điều khiển, bảo vệ của đường dây
trên không, đường dây cáp, trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều khiển để đảm bảo vận hành
an toàn và giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố.

4. Ban hành quy trình vận hành và xử lý sự cố thiết bị thuộc phạm vi quản lý để đảm bảo vận
hành an toàn và giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố.

Câu 2: Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình Xử
lý sự cố hệ thống điện Quốc gia cho phép MBA được vận hành ngắn hạn (liên tục dưới 06
giờ trong 24 giờ) như thế nào?

1. Với điện áp cao hơn không quá 5% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong mọi
điều kiện về tải.

2. Với điện áp cao hơn không quá 15% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều
kiện máy biến áp không bị quá tải.

3. Với điện áp cao hơn không quá 10% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều
kiện máy biến áp không bị quá tải.
4. Với điện áp cao hơn không quá 20% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều
kiện 25% tải định mức của MBA.

Câu 3: Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình Xử
lý sự cố hệ thống điện Quốc gia, Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm tổ chức đào tạo,
kiểm tra diễn tập xử lý sự cố cho Nhân viên vận hành:

1. Ít nhất 01 (một) lần 2. Ít nhất 02 (hai) 3. Ít nhất 01 (một) lần 4. Ít nhất 01 (một) lần /
/ 1 quý lần / 1 năm. / 2 năm. 1 năm..

Câu 4: Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình Xử
lý sự cố hệ thống điện Quốc gia, thì phân cấp xử lý sự cô hệ thông điện quôc gia

1. Thiết bị thuộc quyền kiểm tra của cấp điều độ nào thì cấp điều độ đó có trách nhiệm chỉ huy
xử lý sự cố trên thiết bị đó.

2. Thiết bị thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ nào thì cấp điều độ đó có trách nhiệm chỉ huy
xử lý sự cố trên thiết bị đó.

3. Thiết bị thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ nào thì cấp điều độ đó có trách nhiệm chỉ đạo
điều độ cấp dưới chỉ huy xử lý sự cố trên thiết bị đó.

4. Thiết bị thuộc quyền nắm thông tin của cấp điều độ nào thì cấp điều độ đó có trách nhiệm chỉ
huy xử lý sự cố trên thiết bị đó.

Câu 5: Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014, trong trường hợp khẩn
cấp, không thể trì hoãn được như cháy nổ hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người
và an toàn thiết bị ở nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển thì Nhân viên vận
hành phải:

1. Báo cáo xin ý kiến cấp Điều độ có quyền điều khiển; Thao tác cô lập phần tử sự cố mà không
cần PTT; Sau khi xử lý xong, phải báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển.

2. Thao tác cô lập phần tử sự cố mà không phải xin phép; Phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý
sự cố của mình; Sau khi xử lý xong, phải báo cáo ngay cho lãnh đạo trực tiếp ĐVQLVH.

3. Thao tác cô lập phần tử sự cố mà không phải xin phép; Phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý
sự cố của mình; Sau khi xử lý xong, phải báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển.

4. Báo cáo ngay cho lãnh đạo trực tiếp ĐVQLVH; Thao tác cô lập phần tử sự cố mà không cần
PTT; Phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình;

Câu 6: Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình Xử
lý sự cố hệ thống điện Quốc gia thì Chế độ vận hành bình thường là:

1. Chế độ vận hành của hệ thống điện có các thông số vận hành bình thường.

2. Chế độ vận hành của hệ thống điện có các thông số vận hành nằm trong phạm vi cho phép
theo quy định của Điều độ hệ thống điện Quốc gia (Ao) ban hành.

3. Chế độ vận hành của hệ thống điện có các thông số vận hành nằm trong phạm vi cho phép
theo quy định do Bộ Công Thương ban hành.
4. Chế độ vận hành của hệ thống điện có các thông số vận hành nằm trong phạm vi cho phép
định mức của các thiết bị điện.

Câu 7: Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình Xử
lý sự cố hệ thống điện Quốc gia, thì Sự cố được định nghĩa như thế nào?

1. Là sự kiện một hoặc nhiều trang thiết bị trong hệ thống điện do tác động dẫn đến hoạt động
không bình thường, gây ngừng cung cấp điện hoặc mất ổn định, mất an toàn hệ thống điện và
không đảm bảo cung cấp điện an toàn lien tục cho hệ thống điện.

2. Là sự kiện một hoặc nhiều trang thiết bị trong hệ thống điện hoạt động không bình thường,
gây ngừng cung cấp điện hoặc mất ổn định, mất an toàn hệ thống điện và không đảm ổn định hệ
thống điện.

3. Là sự kiện một hoặc nhiều trang thiết bị trong hệ thống điện bị hư hỏng, gây ngừng cung cấp
điện hoặc mất ổn định, mất an toàn hệ thống điện và không đảm bảo chất lượng điện năng của hệ
thống điện.

4. Là sự kiện một hoặc nhiều trang thiết bị trong hệ thống điện do nguyên nhân nào đó tác động
dẫn đến hoạt động không bình thường, gây ngừng cung cấp điện hoặc mất ổn định, mất an toàn
hệ thống điện và không đảm bảo chất lượng điện năng của hệ thống điện.

Câu 8: Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình
Xử lý sự cố hệ thống điện Quốc gia, thì Sửa chữa nóng là:

1. Là công tác sửa chữa, bảo dưỡng trên đường dây đang mang điện.

2. Là công tác sửa chữa, bảo dưỡng trên đường dây, thiết bị đang mang điện.

3. Là công tác sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị đang mang điện.

4. Là công tác sửa chữa, bảo dưỡng trên đường dây, thiết bị ở gần phần tử đang mang điện với
khoảng cách cho phép.

Câu 9: Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Thông tư số


28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình Xử lý sự cố hệ thống điện Quốc gia,
thì Trung tâm điều khiển là:

1. Là trung tâm được trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông để có thể
giám sát, điều khiển từ xa một nhóm trạm điện, đường dây hoặc nhà máy điện.

2. Là cơ sở được trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông để có thể giám
sát, điều khiển tại chỗ một nhóm trạm điện, đường dây hoặc nhà máy điện.

3. Là cụm các nhà máy điện, trạm điện có thể giám sát, điều khiển được từ xa.

4. Là Trung tâm điều độ có thể giám sát, điều khiển từ xa một nhóm trạm điện, đường dây hoặc
nhà máy điện.

Câu 10: Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình
Xử lý sự cố hệ thống điện Quốc gia thì trong khi xử lý sự cố, các cấp điều độ có quyền gì?
1. Cấp điều độ có quyền điều khiển được quyền thay đổi chế độ làm việc của các thiết bị thuộc
quyền điều khiển nhưng phải báo cáo cho Cấp điều độ có quyền kiểm tra trước khi ra lệnh.

2. Cấp điều độ có quyền điều khiển được quyền thay đổi chế độ làm việc của các thiết bị thuộc
quyền điều khiển trước khi báo cáo cho Cấp điều độ có quyền kiểm tra.

3. Cấp điều độ có quyền kiểm tra được quyền ra lệnh thay đổi chế độ làm việc của các thiết bị
thuộc quyền điều khiển của Điều độ cấp dưới mà không cần phải báo trước.

4. Cấp điều độ có quyền điều khiển được quyền thay đổi chế độ làm việc của các thiết bị thuộc
quyền điều khiển mà không phải báo cáo cho Cấp điều độ cấp trên.
Câu 11: Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình Xử
lý sự cố hệ thống điện Quốc gia, thì khi sự cố đường dây điện áp đến 35kV:
1. Được phép đóng lại đường dây không quá 01 (một) lần, không kể lần tự động đóng lại không
thành công.
2. Được phép đóng lại đường dây không quá 02 (hai) lần, kể cả lần tự động đóng lại không thành
công.
3. Được phép đóng lại đường dây không quá 03 (ba) lần, kể cả lần tự động đóng lại không thành
công.
4. Được phép đóng lại đường dây không quá 04 (bốn) lần, kể cả lần tự động đóng lại không
thành công.
Câu 12: Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014, đối với các đường dây
có phân đoạn, nếu đã đóng điện lần thứ nhất không thành công, Nhân viên vận hành phải
báo cáo với Cấp điều độ có quyền điều khiển để ra lệnh thực hiện những nội dung gì?:

1. Dựa vào tín hiệu rơ le bảo vệ, thiết bị báo sự cố, dòng ngắn mạch (nếu đo được) để tiến hành
phân đoạn, nhanh chóng cấp điện lại cho khách hàng; Thực hiện các biện pháp an toàn để giao
cho Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra, sửa chữa.

2. Thực hiện các biện pháp an toàn để giao đoạn đường dây bị sự cố vĩnh cửu cho Đơn vị quản lý
vận hành kiểm tra, sửa chữa.

3. Tiến hành phân đoạn tại điểm đã được quy định cụ thể, khoanh vùng để phát hiện và cô lập
đoạn đường dây bị sự cố, nhanh chóng cấp điện lại cho khách hàng; Dựa vào tín hiệu rơ le bảo
vệ, thiết bị báo sự cố, dòng ngắn mạch (nếu đo được) để phân đoạn;

4. Dựa vào tín hiệu rơ le bảo vệ, thiết bị báo sự cố, dòng ngắn mạch (nếu đo được) để tiến hành
phân đoạn, nhanh chóng cấp điện lại cho khách hàng; Thực hiện các biện pháp an toàn để giao
cho Điều độ cấp dưới sau khi đã báo cáo cấp Điều độ có quyền kiểm tra.

Câu 13: Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình
Xử lý sự cố hệ thống điện Quốc gia, khi sự cố đối với đường dây hỗn hợp trên không và cáp
có cấp điện áp 110 kV:

1. Được phép đóng lại 01 (một) lần đường dây (kể cả lần tự động đóng lại) theo đề nghị của Đơn
vị quản lý vận hành.

2. Không được phép đóng lại, phải tách ra, giao Đơn vị quản lý vận hành thí nghiệm các đoạn
cáp.

3. Được phép đóng lại 02 (hai) lần đường dây (kể cả lần tự động đóng lại) theo đề nghị của Đơn
vị quản lý vận hành.

4. Được phép đóng lại 01 (một) lần đường dây (không kể lần tự động đóng lại không thành
công).

Câu 14: Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình
Xử lý sự cố hệ thống điện Quốc gia, khi sự cố đối với đường dây hỗn hợp trên không và cáp
có cấp điện áp đến 35 kV:

1. Không được phép đóng lại, phải tách ra, giao Đơn vị quản lý vận hành thí nghiệm các đoạn
cáp.

2. Được phép đóng lại 02 (hai) lần (kể cả lần tự động đóng lại).

3. Được phép đóng lại 01 (một) lần (kể cả lần tự động đóng lại).

4. Được phép đóng lại 03 (ba) lần (kể cả lần tự động đóng lại).

Câu 15: Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình
Xử lý sự cố hệ thống điện Quốc gia, khi sự cố đối với đường cáp có cấp điện áp đến 35 kV
có nhiều trạm đấu chuyển tiếp trên không thì:

1. Được phép đóng lại 01 (một) lần (không cho phép tự động đóng lại).

2. Được phép đóng lại 02 (hai) lần (không cho phép tự động đóng lại).

3. Được phép đóng lại 01 (một) lần (không kể lần tự động đóng lại không thành công).

4. Không được phép đóng lại, phải tách ra, thực hiện thí nghiệm kiểm tra cách điện đoạn cáp của
đường dây này.
Câu 16: Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình Xử
lý sự cố hệ thống điện Quốc gia, quy định quá tải lâu dài đối với các loại máy biến áp như
thế nào?
1. Được phép cao hơn định mức tới 10% của nấc điện áp tương ứng nếu điện áp ở nấc đó không
cao hơn điện áp định mức.
2. Được phép cao hơn định mức tới 5% của nấc điện áp tương ứng nếu điện áp ở nấc đó không
cao hơn điện áp định mức.
3. Được phép cao hơn định mức tới 15% của nấc điện áp tương ứng nếu điện áp ở nấc đó không
cao hơn điện áp định mức.
4. Được phép cao hơn định mức tới 2,5% của nấc điện áp tương ứng nếu điện áp ở nấc đó không
cao hơn điện áp định mức.

Câu 17: Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 ban hành Quy trình Xử
lý sự cố hệ thống điện Quốc gia quy định về vận hành lâu dài khi quá áp máy biến áp như
thế nào?

1. Với điện áp cao hơn không quá 10% điện áp định mức trong điều kiện không bị quá tải; và
khi tải không quá 25% công suất định mức MBA; Vận hành lâu dài theo quy định riêng của nhà
chế tạo (nếu có).

2. Với điện áp cao hơn không quá 5% điện áp định mức trong điều kiện không bị quá tải; Cao
hơn không quá 10% điện áp định mức khi tải không quá 25% công suất định mức MBA; Vận
hành lâu dài theo quy định riêng của nhà chế tạo (nếu có).

3. Vận hành lâu dài với điện áp cao hơn không quá 5% điện áp định mức trong điều kiện không
bị quá tải; Cao hơn không quá 10% điện áp định mức khi tải không quá 50% công suất định mức

MBA; Vận hành lâu dài theo quy định riêng của nhà chế tạo (nếu có).

4. Vận hành lâu dài với điện áp cao hơn không quá 5% điện áp định mức trong điều kiện không
bị quá tải; Cao hơn không quá 10% điện áp định mức khi tải không quá 75% công suất định mức

MBA; Vận hành lâu dài theo quy định riêng của nhà chế tạo (nếu có).

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TAI NẠN, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Nghị định 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ BNN

Câu 1: Theo Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì điều kiện của NLĐ để được
hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp (BNN) như thế nào?
1. NLĐ đã được phát hiện có BNN tại cơ sở y tế thẩm quyền, còn nằm trong thời gian bảo đảm
BNN và có thời gian đóng BH TNLĐ từ đủ 12 tháng trở lên (liên tục đến tháng liền kề).
2. NLĐ đã được phát hiện có BNN tại cơ sở ý tế thẩm quyền và có thời gian làm việc theo hợp
đồng với NSDLĐ ít nhất 12 tháng
3. NLĐ có thời gian đóng BH TNLĐ từ đủ 12 tháng trở lên (liên tục đến tháng liền kề)
4. NLĐ đã được phát hiện có BNN tại cơ sở y tế cấp huyện và có thời gian đóng BH TNLĐ từ
đủ 24 tháng trở lên (lien tục đến tháng liền kề).
Câu 2: Theo Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì mức hỗ trợ kinh phí khám
bệnh nghề nghiệp (BNN) được quy định như thế nào?
1. Bằng 25% chi phí khám BNN theo quy định của Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả
nhưng không quá 1/4 mức lương cơ sở / người / 1 lần khám.
2. Bằng 50% chi phí khám BNN theo quy định của Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả
nhưng không quá 1/3 mức lương cơ sở / người / 1 lần khám.
3. Bằng 75% chi phí khám BNN theo quy định của Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả
nhưng không quá 1/2 mức lương cơ sở / người / 1 lần khám.
4. Bằng 100% chi phí khám BNN theo quy định của Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi
trả nhưng không quá mức lương cơ sở / người / 1 lần khám.
Câu 3: Theo Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì hồ sơ hỗ trợ kinh phí khám
bệnh nghề nghiệp (BNN) được gồm những tài liệu gì?
1. Biên bản điều tra lại TNLĐ; Quyết định thành lập Đoàn Điều tra TNLĐ, BNN.; Chứng từ
chứng thực thanh toán chi phí điều tra lại TNLĐ, BNN.
2. Văn bản đề nghị hỗ trợ, bản sao có kết quả chứng thực TNLĐ hoặc TNGT, hồ sơ khám
nghiệm của cơ sở ý tế đủ điều kiện.
3. Văn bản đề nghị hỗ trợ, bản sao có kết quả chứng thực quan trắc môi trường lao động, hồ sơ
xác đinh mắc BNN của cơ sở ý tế đủ điều kiện.
4. Phải thực hiện cả 03 mục trên.
Câu 4: Theo Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì điều kiện của NLĐ để được
hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp (BNN) như thế nào?
1. NLĐ đã được phát hiện có BNN tại cơ sở y tế thẩm quyền, còn nằm trong thời gian bảo đảm
BNN và có thời gian đóng BH TNLĐ từ đủ 12 tháng trở lên (liên tục đến tháng liền kề).
2. NLĐ đã được phát hiện có BNN tại cơ sở ý tế thẩm quyền và có thời gian làm việc theo hợp
đồng với NSDLĐ ít nhất 12 tháng
3. NLĐ có thời gian đóng BH TNLĐ từ đủ 12 tháng trở lên (liên tục đến tháng liền kề)
4. NLĐ đã được phát hiện có BNN tại cơ sở y tế cấp huyện và có thời gian đóng BH TNLĐ từ
đủ 24 tháng trở lên (lien tục đến tháng liền kề).
Câu 5: Theo Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì mức hỗ trợ kinh phí chữa
bệnh nghề nghiệp (BNN) được quy định như thế nào?
1. Bằng 25% chi phí khám BNN theo quy định của Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả
nhưng không quá 1/4 mức lương cơ sở / người / 1 lần khám.
2. Bằng 50% chi phí khám BNN theo quy định của Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả
nhưng không quá 1/3 mức lương cơ sở / người / 1 lần khám.
3. Bằng 75% chi phí khám BNN theo quy định của Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả
nhưng không quá 1/2 mức lương cơ sở / người / 1 lần khám.
4. Bằng 100% chi phí khám BNN theo quy định của Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi
trả nhưng không quá mức lương cơ sở / người / 1 lần khám.
Câu 6: Theo Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì số lần hỗ trợ kinh phí khám
BNN và phục hồi chức năng được quy định như thế nào?
1. Số lần hỗ trợ tối đa mỗi NLĐ và trong 1 năm chỉ được hỗ trợ 2 lần.
2. Số lần hỗ trợ tối đa mỗi NLĐ và trong 2 năm chỉ được hỗ trợ 1 lần
3. Số lần hỗ trợ tối đa mỗi NLĐ và trong 1 năm chỉ được hỗ trợ 1 lần
4. Số lần hỗ trợ tối đa mỗi NLĐ và trong 1 quý chỉ được hỗ trợ 1 lần
Câu 7: Theo Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì điều kiện của NLĐ để được
hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng như thế nào?
1. Được cơ sở KCB chỉ định phục hồi chức năng và suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên
do TNLĐ, BNN gây nên.
2. Được cơ sở KCB chỉ định phục hồi chức năng và suy giảm khả năng lao động từ 41% trở lên
do TNLĐ, BNN gây nên.
3. Được cơ sở KCB chỉ định phục hồi chức năng và suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên
do TNLĐ, BNN gây nên.
4. Được cơ sở KCB chỉ định phục hồi chức năng và suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên
do TNLĐ, BNN gây nên.
Câu 8: Theo Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì thời hạn Sở LĐTBXH giải
quyết (ra Quyết định hỗ trợ) kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động được quy
định như thế nào?
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi NLĐ nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm.
2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi Người lao động nộp hồ sơ cho Sở LĐTBXH
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi Người lao động nộp hồ sơ cho Sở LĐTBXH
4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi Người lao động nộp hồ sơ cho Sở LĐTBXH
Câu 9: Theo Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì thời hạn cơ quan bảo hiểm
xã hội giải quyết chi trả chi phí phục hồi chức năng cho người lao động được quy định như
thế nào?
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi NLĐ nộp hồ sơ cho Sở LĐTBXH.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được Quyết định hỗ trợ từ Sở LĐTBXH
3. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được Quyết định hỗ trợ từ Sở LĐTBXH
4. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi Người lao động nộp hồ sơ cho Sở LĐTBXH
Câu 10: Theo Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì hồ sơ hỗ trợ điều tra lại
TNLĐ, BNN theo yêu cầu của cơ quan hảo hiểm gồm:
1. Biên bản điều tra lại TNLĐ, BNN; Quyết định thành lập Đoàn Điều tra TNLĐ, BNN.; Chứng
từ chứng thực thanh toán chi phí điều tra lại TNLĐ, BNN.
2. Văn bản đề nghị hỗ trợ, bản sao có kết quả chứng thực TNLĐ hoặc TNGT, hồ sơ khám
nghiệm của cơ sở ý tế đủ điều kiện.
3. Biên bản điều tra TNLĐ, bản sao có kết quả chứng thực quan trắc môi trường lao động, hồ sơ
xác đinh mắc BNN của cơ sở ý tế đủ điều kiện.
4. Cả 03 hồ sơ trên.

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
AN TOÀN TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Nghị định sô 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ

Câu 1: Theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP thì khái niệm An toàn trong thi công xây
dựng công trình là:
1. Là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm đảm bảo
không gây thương tật, tử vong, không làm suy giảm sức khỏe đối với con người, ngăn ngừa sự cố
gây mất ATLĐ.
2. Là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố khí hậu nhằm đảm bảo không gây thương
tật, tử vong, không làm suy giảm sức khỏe đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất ATLĐ.
3. Là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm đảm bảo
không gây thương tật, tử vong, không gây sự cố thiết bị.
4. Là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia xây dựng công trình theo quy định của Nghị
định này và pháp luật khác có liên quan nhằm đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công
trình
Câu 2: Theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP thì khái niệm Quản lý an toàn trong thi
công xây dựng là:
1. Là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia xây dựng công trình theo quy định pháp luật về
ATVSLĐ có liên quan nhằm đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình.
2. Là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia xây dựng công trình theo quy định của Nghị
định này và pháp luật khác có liên quan nhằm đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công
trình.
3. Là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm đảm bảo
không gây thương tật, tử vong, không gây sự cố thiết bị.
4. Là hoạt động quản lý của các chủ đầu tư công trình theo quy định pháp luật có liên quan nhằm
đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình.
Câu 3: Theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, nội dung quản lý thi công xây dựng công
trình bao gồm:
1. Quản lý khối lượng, chất lượng, tiến độ thi công; Quản lý các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt
về ATLĐ; Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng.
2. Quản lý các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ; Quản lý an toàn lao động, môi trường
xây dựng trong thi công; Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng.
3. Quản lý khối lượng, chất lượng, tiến độ thi công; Quản lý an toàn lao động, môi trường xây
dựng trong thi công; Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng.
4. Quản lý khối lượng, chất lượng, tiến độ thi công; Quản lý an toàn lao động, môi trường xây
dựng trong thi công; Quản lý các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ.
Câu 4: Theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định hệ thống quản lý thi công xây
dựng gồm những thành phần nào?
1. Chỉ huy trưởng công trường hoặc giám đốc dự án của nhà thầu; các cá nhân phụ trách kỹ thuật
thi công trực tiếp và thực hiện công tác quản lý chất lượng, an toàn trong thi công xây dựng.
2. Chỉ huy trưởng công trường hoặc giám đốc dự án của nhà thầu; các cá nhân phụ quản lý khối
lượng, tiến độ thi công xây dựng, quản lý hồ sơ thi công xây dựng công trình.
3. Chỉ huy trưởng công trường hoặc giám đốc dự án của nhà thầu; các cá nhân phụ trách kỹ thuật
thi công trực tiếp và thực hiện công tác quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công xây
dựng.
4. Chỉ huy trưởng công trường hoặc giám đốc dự án của nhà thầu; các cá nhân phụ trách quản lý
khối lượng, tiến độ thi công xây dựng, quản lý hồ sơ thi công xây dựng công trình.
Câu 5: Theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, nhà thầu phải trình chủ đầu tư chấp
thuận các nội dung gì về công tác ATLĐ?
1. Kế hoạch tổng hợp về an toàn; các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc
có nguy cơ gây sự cố trong thi công công trình..
2. Kế hoạch tài chính chi tiêu cho các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc
có nguy cơ mất ATLĐ cao đã được xác định trong kế hoạch tổng hợp về an toàn;
3. Kế hoạch tổng hợp về thiết bi có ywwu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ đối với những công việc có
nguy cơ mất ATLĐ cao đã được xác định trong kế hoạch tổng hợp về an toàn;
4. Kế hoạch tổng hợp về an toàn; các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc
có nguy cơ mất ATLĐ cao đã được xác định trong kế hoạch tổng hợp về an toàn.
Câu 6: Theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, Người thực hiện công tác quản lý an toàn
lao động của nhà thầu có trách nhiệm gì?
1. Tổ chức thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động đối với phần việc do mình thực hiện.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động đối với phần việc do chủ đầu tư thực
hiện.
3. Tổ chức thực hiện kế hoạch tổng hợp về kỹ thuật thi công đối với phần việc do mình thực
hiện.
4. Tổ chức thực hiện quản lý nhân sự an toàn lao động đối với phần việc do mình thực hiện.
Câu 7: Theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn của Người thực hiện
công tác quản lý an toàn lao động của nhà thầu và chủ đầu tư là:
1. Phải được đào tạo về chuyên ngành chuyên ngành kỹ thuật xây dựng và đáp ứng quy định
khác của pháp luật về xây dựng.
2. Phải được đào tạo về chuyên ngành an toàn lao động hoặc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng và
đáp ứng quy định khác của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
3. Phải được đào tạo về chuyên ngành điện lực và đáp ứng quy định khác của pháp luật về an
toàn, vệ sinh lao động.
4. Phải được đào tạo về chuyên ngành an toàn lao động hoặc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng và
đáp ứng quy định khác của pháp luật về an toàn thông tin mạng.
Câu 8: Theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, nhà thầu phải dừng thi công xây dựng
khi nào?:
1. Phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố gây mất an toàn lao động.
2. Phát hiện ra tai nạn lao động, vi phạm các quy trình quản lý thiết bị, gây sự cố.
3. Phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động.
4. Phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố gây mất an toàn lao động hoặc vi phạm quy trình thi công xây
dựng.
Câu 9: Theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, nhà thầu sau khi dừng thi công do sự cố,
tai nạn phải tiếp tục thực hiện các nội dung gì?
1. Phải có biện pháp khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra
trong quá trình thi công xây dựng công trình.
2. Phải có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công.
3. Phải có biện pháp khắc phục để đảm bảo không gây sự cố trước khi tiếp tục thi công; khắc
phục hậu quả sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công
trình.
4. Phải có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công; khắc phục hậu
quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng
công trình.
Câu 10: Theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, trách nhiệm của nhà thầu trong việc
báo cáo chủ đầu tư về những nội dung gì?
1. Tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường theo hợp đồng xây
dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của chủ
đầu tư.
2. Khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường theo hợp đồng xây dựng và quy định của
pháp luật khác có liên quan hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của chủ đầu tư.
3. Tiến độ, chất lượng, khối lượng, vệ sinh môi trường theo hợp đồng xây dựng và quy định của
pháp luật khác có liên quan hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của chủ đầu tư.
4. Tiến độ, chất lượng, khối lượng theo hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật khác có
liên quan hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Câu 11: Theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Người thực
hiện công tác quản lý ATLĐ của nhà thầu trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch tổng
hợp về an toàn lao động như thế nào?
1. Phối hợp với các bên liên quan thường xuyên rà soát kế hoạch tổng hợp về tiến độ thi công và
đề xuất điều chỉnh kịp thời, phù hợp với thực tế thi công xây dựng.
2. Phối hợp với các bên liên quan thường xuyên rà soát kế hoạch tổng hợp về an toàn, biện pháp
đảm bảo an toàn và đề xuất điều chỉnh kịp thời, phù hợp với thực tế thi công xây dựng.
3. Phối hợp với các bên liên quan thường xuyên rà soát kế hoạch tổng hợp về biện pháp kỹ thuật
thi côngvà đề xuất điều chỉnh kịp thời, phù hợp với thực tế thi công xây dựng.
4. Thường xuyên rà soát kế hoạch tổng hợp về an toàn, biện pháp đảm bảo an toàn và đề xuất
điều chỉnh kịp thời, phù hợp với thực tế thi công xây dựng.
Câu 12: Theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Người thực
hiện công tác quản lý an toàn lao động của nhà thầu trong việc hướng dẫn an toàn như thế
nào?
1. Hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn và các biện
pháp kỹ thuật thi công công trình.
2. Hướng dẫn người lao động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường.
3. Hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn và các biện
pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường.
4. Hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn và các biện
pháp ngăn ngừa sự cố thiết bị thi công công trường..
Câu 13: Theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, Người thực hiện công tác quản lý an
toàn lao động của nhà thầu phải kiểm tra, giám sát và yêu cầu người lao động thực hiện
những nội dung gì?
1. Thực hiện sử dụng đúng và đủ dụng cụ làm việc; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu
về ATLĐ; quản lý số lượng người lao động làm việc trên công trường.
2. Thực hiện sử dụng đúng và đủ dụng cụ thi công; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu
về ATLĐ; quản lý số lượng thiết bị làm việc trên công trường.
3. Thực hiện sử dụng đúng và đủ dụng cụ, PTBVCN trong quá trình làm việc; kiểm tra, giám sát
việc tuân thủ các yêu cầu về ATLĐ.
4. Thực hiện sử dụng đúng và đủ dụng cụ, PTBVCN trong quá trình làm việc; kiểm tra, giám sát
việc tuân thủ các yêu cầu về ATLĐ; quản lý số lượng người lao động làm việc trên công trường.
Câu 14: Theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, Người thực hiện công tác quản lý an
toàn lao động của nhà thầu phát hiện vi phạm các quy định về quản lý ATLĐ hoặc các
nguy cơ xảy ra TNLĐ, sự cố gây mất ATLĐ thì xử lý như thế nào?
1. Quyết định việc tạm dừng thi công xây dựng đối với công việc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao
động, sự cố gây mất an toàn lao động;
2. Đình chỉ tham gia lao động đối với người lao động không tuân thủ biện pháp kỹ thuật an toàn
hoặc vi phạm các quy định về sử dụng dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong thi công xây
dựng và
3. Phải có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời và báo cáo cho chỉ huy trưởng công trường hoặc
giám đốc dự án.
4. Cả 03 ý trên đều đúng.
Câu 15: Theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, Người thực hiện công tác quản lý an
toàn lao động của nhà thầu phát hiện người lao động vi phạm các quy định về an toàn phải:
1. Đình chỉ tham gia lao động đối với người lao động không tuân thủ biện pháp kỹ thuật an toàn
hoặc vi phạm các quy định về sử dụng dụng cụ, PTBVCN.
2. Đình chỉ tham gia lao động đối với người lao động không tuân thủ BPKTAT hoặc vi phạm các
quy định về sử dụng dụng cụ, PTBVCN và báo cáo cho chỉ huy trưởng công trường hoặc giám
đốc dự án.
3. Đình chỉ thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ và báo cáo cho chỉ huy trưởng công trường
hoặc giám đốc dự án.
4. Đình chỉ tham gia lao động đối với người lao động không tuân thủ biện pháp kỹ thuật an toàn
và báo cáo cho chỉ huy trưởng công trường hoặc giám đốc dự án.
Câu 16: Theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc
kiểm tra các điều kiện về an toàn khi khởi công công trình xây dựng như thế nào?
1. Phải đủ điều kiện có biện pháp đảm bảo an toàn khi thi công.
2. Phải đủ điều kiện có biện pháp kỹ thuât khi thi công.
3. Phải đủ điều kiện có biện pháp đảm bảo an toàn và môi trường khi thi công.
4. Phải đủ điều kiện có biện pháp đảm bảo đủ phương tiện và môi trường khi thi công.
Câu 17: Theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc
giám sát công trình xây dựng như thế nào?
1. Bố trí đủ nhân lực phù hợp để thực hiện giám sát thi công xây dựng, quản lý tiên độ trong thi
công xây dựng.
2. Bố trí đủ nhân lực phù hợp để thực hiện giám sát thi công xây dựng, quản lý khối lượng trong
thi công xây dựng.
3. Bố trí đủ nhân lực phù hợp để thực hiện giám sát thi công xây dựng, quản lý chất lượng trong
thi công xây dựng.
4. Bố trí đủ nhân lực phù hợp để thực hiện giám sát thi công xây dựng, quản lý an toàn trong thi
công xây dựng.
Câu 18: Theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định việc tạm dừng hoặc đình chỉ
thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy không đảm bảo các điều kiện an
toàn nào?
1. Biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động
làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động.
2. Biện pháp thi công không đảm bảo kỹ thuật, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động
làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố.
3. Biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về tiến độ công trính hoặc
có nguy cơ không hoàn thành công trình theo hợp đồng.
4. Biện pháp thi công không đảm bảo kỹ thuật làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao
động, sự cố gây mất an toàn lao động.
Câu 19: Theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, trong quy định trách nhiệm của Người
thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của chủ đầu tư thì nội dung nào không đúng?
1. Tổ chức giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn trong thi công xây dựng của các nhà
thầu.
2. Tổ chức giám sát việc thực hiện các quy định về chất lượng thi công xây dựng của các nhà
thầu.
3. Tổ chức phối hợp giữa các nhà thầu để thực hiện quản lý an toàn và giải quyết các vấn đề phát
sinh về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;
4. Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn trong thi
công xây dựng công trình.
Câu 20: Theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, đánh giá về khối lượng, tiến độ công
việc đã hoàn thành trong kỳ báo cáo, công tác tổ chức thi công và đảm bảo an toàn lao
động trong thi công xây dựng công trình gồm những nội dung gì?
1. Khối lượng công việc đã hoàn thành trong kỳ báo cáo. Khối lượng công việc đã được nghiệm
thu. So sánh với tiến độ thi công tổng thể và nguyên nhân gây chậm tiến độ (nếu có);
2. Đánh giá công tác tổ chức thi công so với biện pháp thi công được phê duyệt. Các thay đổi về
biện pháp thi công (nếu có);
3. Đánh giá việc thực hiện các nội dung của kế hoạch đảm bảo an toàn được phê duyệt.
4. Cả 03 nội dung trên.

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


HÀNH LANG LƯỚI ĐIỆN
Nghị định 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 của Chính phủ

Câu 1: Theo Quy định tại Nghị định 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 của Chính phủ
thì Nghị định này quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ như thế nào?
1. Bồi thường, hỗ trợ khi xây dựng, cải tạo, sửa chữa, quản lý vận hành lưới điện cao áp.
2. Bồi thường, hỗ trợ nhà ở, công trình, đất và cây trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn
điện trên không khi xây dựng các công trình lưới điện cao áp.
.3. Bồi thường, hỗ trợ đất và cây ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
khi xây dựng, cải tạo, sửa chữa, quản lý vận hành lưới điện cao áp.
4. Bồi thường, hỗ trợ nhà ở, công trình khi xây dựng, cải tạo, sửa chữa, quản lý vận hành lưới
điện cao áp.
Câu 2: Theo Quy định tại Nghị định 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 của Chính phủ
thì quy định (khái niệm) “Công trình lưới điện cao áp” như thế nào?
1. Bao gồm lưới điện cao áp và hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, áp dụng cho lưới điện
có điện áp danh định từ 6 kV trở lên.
2. Lưới điện cao áp là lưới điện có điện áp danh định từ 1.000 V trở lên.
3. Bao gồm lưới điện cao áp và hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, áp dụng cho lưới điện
có điện áp danh định từ 10 kV trở lên
4. Bao gồm lưới điện cao áp, áp dụng cho lưới điện có điện áp danh định từ 6 kV trở lên
Câu 3: Theo Quy định tại Nghị định 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 của Chính phủ
thì khía niệm (định nghĩa) dây bọc như thế nào?
1. Dây bọc là dây dẫn điện được bọc lớp cách điện có mức cách điện tối thiểu bằng điện áp dây
của đường dây.
2. Dây bọc là dây dẫn điện được bọc lớp cách điện có mức cách điện tối thiểu chịu được điện áp
2kV trở lên.
3. Dây bọc là dây dẫn điện được bọc lớp cách điện có mức cách điện tối thiểu bằng điện áp pha
của đường dây.
4. Dây bọc là dây dẫn điện được bọc lớp cách điện để giảm khoảng cách hành lang đường dây.
Câu 4: Theo Quy định tại Nghị định 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 của Chính phủ
thì Nghị định này quy định chi tiết về dây dẫn, dây chông sét như thế nào?
1. Trong một khoảng cột, dây chống sét không được phép có mối nối, trừ dây dẫn điện có tiết
diện từ 50 mm2 trở lên cho phép có một mối nối cho một dây.
2. Trong một khoảng cột, dây dẫn điện và dây chống sét không được phép có mối nối, trừ dây
dẫn điện có tiết diện từ 120 mm2 trở lên cho phép có một mối nối cho một dây.
3. Trong một khoảng cột, dây dẫn điện không được phép có mối nối, trừ dây dẫn điện có tiết diện
từ 240 mm2 trở lên cho phép có một mối nối cho một dây.
4. Trong một khoảng cột, dây dẫn điện và dây chống sét không được phép có mối nối, trừ dây
dẫn điện có tiết diện từ 240 mm2 trở lên cho phép có một mối nối cho một dây.
Câu 5: Theo Quy định tại Nghị định 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 của Chính phủ,
đối với đoạn đường dây dẫn điện trên không vượt qua nhà ở, công trình có người sinh
sống, làm việc bên trong và nơi thường xuyên tập trung đông người thì:
1. Các chế độ vận hành của đường dây không được vượt quá tiêu chuẩn, định mức quy định.
2. Các chế độ vận hành của đường dây có thể vượt quá tiêu chuẩn, định mức quy định nhưng
trong giới hạn cho phép.
3. Các chế độ vận hành của đường dây không được vượt quá tiêu chuẩn, định mức quy định về
điện áp .
4. Các chế độ vận hành của đường dây không được vượt quá tiêu chuẩn, định mức quy định về
công suất
Câu 6: Theo Quy định tại Nghị định 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 của Chính phủ,
quy định về thống kê báo cáo tai nạn điện, vi phạm hành lang như thế nào?
1. Chủ đầu tư công trình điện phải thực hiện việc thống kê, báo cáo tai nạn điện, vi phạm hành
lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
2. ĐVQLVH phải thực hiện việc thống kê, báo cáo tai nạn điện, vi phạm hành lang bảo vệ an
toàn lưới điện cao áp.
3. ĐQLVH phải thực hiện việc thống kê, báo cáo sự cố, tai nạn điện, vi phạm hành lang bảo vệ
an toàn lưới điện cao áp.
4. ĐQLVH phải thực hiện việc thống kê, báo cáo tai nạn điện, vi phạm hành lang bảo vệ an toàn
lưới điện cao hạ áp.
Câu 7: Theo Quy định tại Nghị định 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 của Chính phủ,
quy định về huấn luyện về an toàn điện như thế nào?
1. Người lao động làm công việc xây dựng, vận hành, kiểm định và sửa chữa đường dây dẫn
điện, thiết bị điện phải được huấn luyện, cấp Thẻ an toàn điện.
2. Người lao động làm công việc xây dựng, vận hành, kiểm định và sửa chữa đường dây dẫn
điện, thiết bị điện phải được huấn luyện, cấp Thẻ ATLĐ.
3. Người lao động làm công việc xây dựng, vận hành, kiểm định và sửa chữa đường dây dẫn
điện, thiết bị điện phải được huấn luyện, sát hạch về an toàn điện.
4. Người lao động không làm công việc xây dựng, vận hành, kiểm định và sửa chữa đường dây
dẫn điện, thiết bị điện phải được huấn luyện, sát hạch về an toàn điện.
Câu 8: Theo Quy định tại Nghị định 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 của Chính phủ,
quy định về đo vẽ bản đồ điện trường như thế nào?
1. Đơn vị quản lý vận hành trạm điện phối hợp với Sở Công Thương có trách nhiệm thực hiện
việc đo, vẽ bản đồ cường độ điện trường.
2. Sở Công Thương hoặc đơn vị quản lý vận hành đường dây điện có trách nhiệm thực hiện việc
đo, vẽ bản đồ cường độ điện trường
3. Chủ đầu tư hoặc Sở Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thực hiện việc đo, vẽ
bản đồ cường độ điện trường
4. Chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý vận hành trạm điện có trách nhiệm thực hiện việc đo, vẽ bản
đồ cường độ điện trường
Câu 9: Theo Quy định tại Nghị định 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 của Chính phủ,
quy định về chặt tỉa, bồi thường cây trong hành lang như thế nào?
1. Cây có trước khi có thông báo thu hồi đất để xây dựng lưới điện nếu không phải chặt bỏ và
cấm trồng thì ĐVQLVH có trách nhiệm kiểm tra, chặt, tỉa cây và bồi thường theo quy định.
2. Cây có trước khi có thông báo thu hồi đất để xây dựng lưới điện nếu không phải chặt bỏ và
cấm trồng thì chính quyền địa phương có trách nhiệm kiểm tra, chặt, tỉa cây và bồi thường theo
quy định.
3. Cây trồng sau khi có thông báo thu hồi đất để xây dựng lưới điện nếu không phải chặt bỏ và
cấm trồng thì ĐVQLVH có trách nhiệm kiểm tra, chặt, tỉa cây và bồi thường theo quy định.
4. Cây có trước khi có thông báo thu hồi đất để xây dựng lưới điện nếu không phải chặt bỏ và
cấm trồng thì ĐVQLVH có trách nhiệm kiểm tra, chặt, tỉa cây và không phải bồi thường.
Câu 10: Theo Quy định tại Nghị định 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 của Chính
phủ, quy định về chặt tỉa, bồi thường cây ngoài hành lang như thế nào?
1. Cây không thể vi phạm khoảng cách an toàn thì ĐVQLVH có trách nhiệm kiểm tra, chặt, tỉa
cây và thực hiện bồi thường như đối với cây trong hành lang.
2. Cây có thể vi phạm khoảng cách an toàn thì địa phương có trách nhiệm kiểm tra, chặt, tỉa cây
và thực hiện bồi thường như đối với cây trong hành lang
3. Cây có thể vi phạm khoảng cách an toàn thì ĐVQLVH có trách nhiệm kiểm tra, chặt, tỉa cây
và thực hiện bồi thường như đối với cây trong hành lang
4. Cây có thể vi phạm khoảng cách an toàn thì ĐVQLVH có trách nhiệm kiểm tra, chặt, tỉa cây
và không phải bồi thường.

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


HUẤN LUYỆN AT-VSLĐ
Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ

Câu 1: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ
thì đối tượng huấn luyện được chia thành mấy nhóm?
1. Bốn nhóm 2. Năm nhóm 3. Sáu nhóm 7. Bảy nhóm
Câu 2: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ
thì đối tượng nào không thuộc Nhóm 1?
1. Người đứng đầu các đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh
2. Cấp phó của người đứng đầu được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
3. Chủ tịch, Phó chủ tịch Công đoàn; Người đứng dầu các phòng, ban AT-VSLĐ.
4. Người đứng dầu các phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách các bộ phận sản xuất, kinh
doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương.
Câu 3: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ
thì Nhóm 2 là đối tượng nào?
1. Người làm công tác 2. Người làm công tác 3. Người làm công tác 4. Người làm công
AT-VSLĐ QLKT-VH Công đoàn tác Y tế
Câu 4: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ
thì Nhóm 3 là đối tượng nào?
1. Người làm công 2. An toàn Vệ sinh 3. Người làm công tác 4. Người làm công
việc có yêu cầu viên Công đoàn tác Y tế
nghiêm nặt về ATLĐ
Câu 5: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ
thì Nhóm 6 là đối tượng nào?
1. Người làm công tác 2. An toàn Vệ sinh 3. Người làm công tác 4. Người làm công
AT-VSLĐ viên Công đoàn tác Y tế
Câu 6: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ
thì Nhóm 5 là đối tượng nào?
1. Người làm công tác 2. An toàn Vệ sinh 3. Người làm công tác 4. Người làm công
AT-VSLĐ viên Công đoàn tác Y tế
Câu 7: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ
thì nội dung nào không thuộc Nội dung huấn luyện AT-VSLĐ nhóm 1?
1. Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
2. Văn bản quy phạm pháp luật về AT-VSLĐ, các QTQP chuyên ngành có liên quan đến AT-
VSLĐ, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh
doanh.
3. Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện
các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về
công tác an toàn, vệ sinh lao động;
4. Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện
lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
Câu 8: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ
thì Nội dung huấn luyện AT-VSLĐ nhóm 2 là:
1. Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện
các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về
công tác an toàn, vệ sinh lao động;
2. Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện
lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
3. Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ
sinh lao động; Nội dung huấn luyện chuyên ngành:
4. Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; Quy trình làm việc an toàn với
máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Câu 9: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ
thì Nội dung huấn luyện chuyên ngành cho nhóm 2 là:
1. Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; Phân
tích, đánh giá, QLRRvề AT-VSLĐ; QTAT với máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về
AT-VSLĐ.
2. Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; Biện
pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
3. Phân tích, đánh giá, QLRRvề AT-VSLĐ; QTAT với máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm
ngặt về AT-VSLĐ; Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
4. QTAT với máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ; Kiến thức cơ bản về
các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an
toàn trong sản xuất, kinh doanh.
Câu 10: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ
thì nội dung nào không thuộc Nội dung huấn luyện chuyên ngành cho nhóm 3?
1. Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại .
2. Phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm
ngặt về AT-VSLĐ mà người được huấn luyện đang làm.
3. Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ
sinh lao động; Nội dung huấn luyện chuyên ngành:
4. Quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến
công việc của người lao động.
Câu 11: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ
thì tổng thời gian huấn luyện lần đầu cho Nhóm 1 là:
1. Mười sáu giờ 2. Hai mươi tư giờ 3. Ba mươi hai giờ 4. Tám giờ
Câu 12: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ
thì tổng thời gian huấn luyện lần đầu cho Nhóm 2 là:
1. Mười sáu giờ 2. Hai mươi tư giờ 3. Ba mươi hai giờ 4. Bốn mươi tám giờ
Câu 13: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ
thì tổng thời gian huấn luyện lần đầu cho Nhóm 3 là:
1. Mười sáu giờ 2. Hai mươi tư giờ 3. Ba mươi hai giờ 4. Tám giờ
Câu 14: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ
thì tổng thời gian huấn luyện lần đầu cho Nhóm 4 là:
1. Mười sáu giờ 2. Hai mươi tư giờ 3. Ba mươi hai giờ 4. Tám giờ
Câu 15: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ
thì tổng thời gian huấn luyện lần đầu cho Nhóm 5 là:
1. Mười sáu giờ 2. Hai mươi tư giờ 3. Ba mươi hai giờ 4. Năm mưới sáu giờ
Câu 16: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ
thì tổng thời gian huấn luyện lần đầu cho Nhóm 6 là:
1. Mười sáu giờ 2. Hai mươi tư giờ 3. Bốn giờ 4. Tám giờ
Câu 17: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ
thì “Giấy chứng nhận đã được huấn luyện về AT-VSLĐ” được cấp cho Nhóm nào?
1. Nhóm 1, 2, 3, 4 2. Nhóm 1, 2, 5, 6 3. Nhóm 3, 4, 5, 6 4. Nhóm 2, 3, 4, 5
Câu 18: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ
thì Thẻ ATLĐ được cấp cho Nhóm nào?
1. Nhóm 1 2. Nhóm 2 3. Nhóm 3 4. Nhóm 4
Câu 19: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ
thì tổ chức nào có tư cách pháp nhân cấp “Giấy chứng nhận đã được huấn luyện về AT-
VSLĐ”?
1. Tổ chức huấn luyện
2. Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện
3. Doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện.
4. Các cơ quan tổ chức thuộc ngành LĐTBXH.
Câu 20: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ
thì tổ chức nào cấp Thẻ ATLĐ cho Nhóm 3 là:
1. Tổ chức huấn luyện
2. Người sử dụng lao động
3. Doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện.
4. Các cơ quan tổ chức thuộc ngành LĐTBXH.
Câu 21: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính
phủ thì huấn luyện cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động được quy định
như thế nào?
1. Ít nhất 1 năm một lần kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận, Chúng chỉ Y tế, Thẻ AT-VSLĐ..Thời
gian huấn luyện bằng thời gian huấn luyện lần đầu.
2. Ít nhất 3 năm một lần kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận, Chúng chỉ Y tế, Thẻ AT-VSLĐ..Thời
gian huấn luyện ít nhất bằng 75% thời gian huấn luyện lần đầu.
3. Ít nhất 2 năm một lần kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận, Chúng chỉ Y tế, Thẻ AT-VSLĐ..Thời
gian huấn luyện ít nhất bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.
4. Ít nhất 4 năm một lần kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận, Chúng chỉ Y tế, Thẻ AT-VSLĐ..Thời
gian huấn luyện ít nhất bằng 25% thời gian huấn luyện lần đầu.
Câu 22: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính
phủ thì việc huấn luyện để làm việc trở lại được quy định như thế nào?
1. Cơ sở ngừng hoạt động hoặc người lao động nghỉ làm việc từ 12 tháng trở lên. Thời gian huấn
luyện lại bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu
2. Cơ sở ngừng hoạt động hoặc người lao động nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên. Thời gian huấn
luyện lại bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu
3. Cơ sở ngừng hoạt động hoặc người lao động nghỉ làm việc từ 14 tháng trở lên. Thời gian huấn
luyện lại bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu
4. Cơ sở ngừng hoạt động hoặc người lao động nghỉ làm việc từ 36 tháng trở lên. Thời gian huấn
luyện lại bằng 25% thời gian huấn luyện lần đầu

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


KHAI BÁO, ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ

Câu 1: Theo Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì trách nhiệm của người sử
dụng lao động về việc báo cáo định kỳ tình hình TNLĐ là:
1. Báo cáo lên Sở LĐTBXH địa phương định kỳ 6 tháng (trước 05/7) và 01 năm (trước 10/01)
2. Báo cáo lên Sở LĐTBXH địa phương định kỳ 01 năm / 01 lần .
3. Báo cáo lên UBND cấp tỉnh định kỳ 6 tháng / 01 lần
4. Báo cáo lên Thanh tra ATLĐ tỉnh định kỳ 01 quý / 01 lần
Câu 2: Theo Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì TNLĐ được phân làm mấy
loại?
1. Năm loại: nhẹ, nặng, chết người, nghiêm trọng và cực kỳ nghiêm trọng
2. Ba loại: nhẹ, nặng, chết người.
3. Bốn loại: nhẹ, nặng, chết người, nghiêm trọng.
4. Hai loại: nặng, chết người.
Câu 3: Theo Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì khi xảy ra TNLĐ nặng từ 02
người trở lên thì cơ sở để xảy ra TNLĐ phải khai báo ngay cho những cơ quan tổ chức
nào?:
1. Thanh tra Sở LĐTBXH tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra TNLĐ
2. Công an cấp huyện nơi xảy ra TNLĐ;
3. Cơ quan cấp trên trực tiếp..
4. Liên đoàn lao động tỉnh nơi xảy ra TNLĐ.
Câu 4: Theo Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì khi xảy ra TNLĐ chết người
thì cơ sở để xảy ra TNLĐ phải khai báo ngay cho những cơ quan tổ chức nào?:
1. Thanh tra Sở LĐTBXH tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra TNLĐ
2. Thanh tra Sở LĐTBXH tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra TNLĐ và Công an
cấp huyện nơi xảy ra TNLĐ.
3. Cơ quan cấp trên trực tiếp..
4. Liên đoàn lao động tỉnh nơi xảy ra TNLĐ.
Câu 5: Theo Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì tai nạn lao động làm chết
người thuộc trường hợp sau đây:
1. Chết tại nơi xảy ra tai nạn; Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
2. Chết trong thời gian điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra
theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
3. Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.
4. Một trong các trường hợp trên.
Câu 6: Theo Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì trường hợp người lao động
bị tai nạn giao thông được công nhận TNLĐ khi:
1. Đang thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động; đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc đi từ nơi làm
việc về nơi ở.
2. Đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc đi từ nơi làm việc về nơi ở.
3. Đii lại khi đang thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
4. Đang thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động; đi từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại theo
sự phân công của Người sử dụng lao động
Câu 7: Theo Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 15/5/2016, trường hợp người lao động bị
TNGT thì tiến hành xác minh, lập biên bản điều tra TNLĐ căn cứ vào văn bản, tài liệu nào
sau đây:
1. Hồ sơ giải quyết tai nạn giao thông của cơ quan cảnh sát giao thông;
2. Văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an cấp xã nơi xảy ra tai nạn;
3. Văn bản xác nhận bị tai nạn của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn.
4. Một trong các văn bản trên.
Câu 8: Theo Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 15/5/2016, trường hợp vụ tai nạn lao
động xảy ra tại nơi thuộc thẩm quyền quản lý của NSDLĐ, nhưng nạn nhân là người lao
động thuộc quyền quản lý của NSDLĐ khác thì xử lý thế nào?
1. NSDLĐ tại nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở, đồng
thời mời đại diện Thanh tra Sở LĐTBXH tham gia Đoàn điều tra.
2. NSDLĐ tại nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở, đồng
thời mời đại diện NSDLĐ của nạn nhân tham gia Đoàn điều tra.
3. NSDLĐ của nạn nhân có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở, đồng thời mời
đại diện NSDLĐ tại nơi xảy ra tai nạn tham gia Đoàn điều tra.
4. Đoàn điều tra TNLĐ cấp tỉnh điều tra, đồng thời mời đại diện NSDLĐ của nạn nhân và
NSDLĐ tại nơi xảy ra tai nạn tham gia Đoàn điều tra.
Câu 9: Theo Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì nội dung kiểm soát các yếu
tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc là:

1. Nhận diện và đánh giá rủi ro; Xác định mục tiêu và các biện pháp phòng, chống ;Triển khai và
đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống
2. Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; Xây dựng các biện pháp phòng,
chống ;Đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống
3. Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; Xác định mục tiêu và các biện
pháp phòng, chống ;Triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống
4. Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; Xác định mục tiêu phòng,
chống ;Đánh giá hiệu quả các biện pháp loại trừ các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
Câu 10: Theo Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì NSDLĐ xác định mục
tiêu và các biện pháp phù hợp để phòng, chống tác hại của các yếu tố nguy hiểm, cỏ hại tại
nơi làm việc, theo thứ tự ưu tiên sau đây:
1. Loại trừ ngay từ khâu thiết kế nhà xưởng, lựa chọn công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu; -
Ngăn chặn, hạn chế sự tiếp xúc, giảm thiểu tác hại bằng việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật - Áp
dụng các biện pháp tổ chức, hành chính.
2. Áp dụng các biện pháp tổ chức, hành chính.- Loại trừ ngay từ khâu thiết kế nhà xưởng, lựa
chọn công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu; - Ngăn chặn, hạn chế sự tiếp xúc, giảm thiểu tác hại
bằng việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật.
3. Loại trừ ngay từ khâu thiết kế nhà xưởng, lựa chọn công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu; - Áp
dụng các biện pháp tổ chức, hành chính.
4. Ngăn chặn, hạn chế sự tiếp xúc, giảm thiểu tác hại bằng việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật -
Loại trừ ngay từ khâu thiết kế nhà xưởng, lựa chọn công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu; - Áp
dụng các biện pháp tổ chức, hành chính.
TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


HÀNH LANG LƯỚI ĐIỆN
Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ

Câu 1: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ
thì khoáng cách thấp nhất từ dây dẫn (ở trạng thái võng cực đại) đến mặt đất tự nhiên khi
đường dây vượt qua các công trình có tầm quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá, an
ninh, quốc phòng, thông tin liên lạc, những nới thường xuyên tập trung đông người, các
khu di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh không thấp hơn:
1. 11 mét đối với điện áp đến 35kV; 12 mét đối với 110kV; 13 mét đối với 220kV
2. 14 mét đối với điện áp đến 35kV; 15 mét đối với 110kV; 18 mét đối với 220kV
3. 11 mét đối với điện áp đến 35kV; 13 mét đối với 110kV; 15 mét đối với 220kV
4. 12 mét đối với điện áp đến 35kV; 13 mét đối với 110kV; 14 mét đối với 220kV
Câu 2: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ
thì khoảng cách an toàn phóng điện (đối tượng nhà ở, công trình) đối với cấp điện áp đến
22kV là:
1. 1,0 mét đối với 2. 1,5 mét đối với 3. 1,0 mét đối với 4. 1,0 mét đối
dây bọc; 2,0 mét đối dây bọc; 2,0 mét đối dây bọc; 1,5 mét đối với dây bọc; 2,5 mét
với dây trần. với dây trần. với dây trần. đối với dây trần.
Câu 3: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ
thì khoảng cách an toàn phóng điện (đối tượng nhà ở, công trình) đối với cấp điện áp 35kV
là:
1. 1,0 mét đối với 2. 1,5 mét đối với 3. 1,0 mét đối với 4. 1,0 mét đối
dây bọc; 2,0 mét đối dây bọc; 3,0 mét đối dây bọc; 1,5 mét đối với dây bọc; 2,5 mét
với dây trần. với dây trần.. với dây trần. đối với dây trần.
Câu 4: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ
thì khoảng cách an toàn phóng điện (đối tượng nhà ở, công trình) đối với cấp điện áp
110kV là:
1. 2,0 mét 2. 4,5 mét 3. 5,0 mét 4. 4,0 mét
Câu 5: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ
thì khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, phương tiện
làm việc trong HLBVATLĐCA đối với cấp điện áp 110kV là:
1. 4,0 mét 2. 6,0 mét 3. 5,0 mét 4. 7,0 mét
Câu 6: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ
thì khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, phương tiện
làm việc trong HLBVATLĐCA đối với cấp điện áp 35kV là:
1. 4,0 mét 2. 6,0 mét 3. 5,0 mét 4. 7,0 mét
Câu 10: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính
phủ thì khoáng cách thấp nhất từ dây dẫn (ở trạng thái võng cực đại) đến điểm cao nhất
của phương tiện, công trình giao thông đường sắt (4,5 mét) đối với cấp điện áp 35kV là:
1. 2,0 mét 2. 2,5 mét 3. 3,0 mét 4. 1,5 mét
Câu 11: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính
phủ thì khoáng cách thấp nhất từ dây dẫn (ở trạng thái võng cực đại) đến điểm cao nhất
của phương tiện giao thông đường bộ (4,5 mét) đối với cấp điện áp 110kV là:
1. 2,0 mét 2. 2,5 mét 3. 3,0 mét 4. 4,0 mét
Câu 12: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính
phủ thì khoáng cách thấp nhất từ dây dẫn (ở trạng thái võng cực đại) đến chiều cao tĩnh
không theo cấp kỹ thuật của đường thuỷ nội địa đối với cấp điện áp 110kV là:
1. 2,0 mét 2. 2,5 mét 3. 1,5 mét 4. 4,0 mét
Câu 13: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính
phủ thì khoáng cách thấp nhất từ dây dẫn (ở trạng thái võng cực đại) đến điểm cao nhất
của phương tiện, công trình giao thông đường sắt (4,5 mét) đối với cấp điện áp 110kV là:
1. 4,0 mét 2. 2,5 mét 3. 3,0 mét 4. 2,0 mét
Câu 14: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính
phủ thì chiều rộng HLBVATLĐCA của ĐDK điện áp đến 22kV tính từ dây ngoài cùng về 2
phía là:
1. 1,0 mét đối với 2. 1,5 mét đối với 3. 1,0 mét đối với 4. 1,0 mét đối
dây bọc; 2,0 mét đối dây bọc; 2,0 mét đối dây bọc; 1,5 mét đối với dây bọc; 2,5 mét
với dây trần. với dây trần.. với dây trần. đối với dây trần.
Câu 15: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính
phủ thì chiều rộng HLBVATLĐCA của ĐDK điện áp đến 35kV tính từ dây ngoài cùng về 2
phía là:
1. 1,0 mét đối với 2. 1,5 mét đối với 3. 1,0 mét đối với 4. 1,0 mét đối
dây bọc; 2,0 mét đối dây bọc; 3,0 mét đối dây bọc; 1,5 mét đối với dây bọc; 2,5 mét
với dây trần. với dây trần.. với dây trần. đối với dây trần.
Câu 16: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính
phủ thì chiều rộng HLBVATLĐCA của ĐDK điện áp đến 110kV tính từ dây ngoài cùng về
2 phía là:
1. 7,0 mét 2. 6,0 mét 3. 5,0 mét 4. 4,0 mét
Câu 17: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính
phủ thì chiều cao HLBVATLĐCA của ĐDK điện áp đến 35kV tính từ đáy móng cột đến
điểm cao nhất của công trình công thêm với khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng là:
1. 2,0 mét 2. 2,5 mét 3. 3,0 mét 4. 3,5 mét
Câu 18: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính
phủ thì chiều cao HLBVATLĐCA của ĐDK điện áp 110kV tính từ đáy móng cột đến điểm
cao nhất của công trình công thêm với khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng là:
1. 2,0 mét 2. 2,5 mét 3. 3,0 mét 4. 3,5 mét
Câu 19: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính
phủ thì đối với cây trong thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây
đến dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại của ĐDK điện áp đến 35kV không nhỏ hơn:
1. 1,0 mét đối với 2. 1,5 mét đối với 3. 0,7 mét đối với 4. 1,5 mét đối
dây bọc; 2,0 mét đối dây bọc; 3,0 mét đối dây bọc; 1,5 mét đối với dây bọc; 2,0 mét
với dây trần. với dây trần.. với dây trần. đối với dây trần..
Câu 20: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính
phủ thì đối với cây trong thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây
đến dây dẫn (ở trạng thái tĩnh) của ĐDK điện áp 110kV không nhỏ hơn:
1. 1,5 mét 2. 2,5 mét 3. 3,0 mét 4. 2,0 mét
Câu 21: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính
phủ thì đối với đường dây ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm cao
nhất của cây theo chiều thẳng đứng đến dây dẫn thấp nhất (ở trạng thái tĩnh) của ĐDK
điện áp đến 35kV không nhior hơn:
1. 1,0 mét đối với 2. 1,5 mét đối với 3. 0,7 mét đối với 4. 1,0 mét đối
dây bọc; 2,0 mét đối dây bọc; 3,0 mét đối dây bọc; 2,0 mét đối với dây bọc; 4,0 mét
với dây trần. với dây trần.. với dây trần. đối với dây trần.
Câu 22: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính
phủ thì đối với đường dây ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm cao
nhất của cây theo chiều thẳng đứng đến dây dẫn thấp nhất (ở trạng thái tĩnh) của ĐDK
điện áp 110kV không nhỏ hơn:
1. 2,0 mét 2. 2,5 mét 3. 3,0 mét 4. 1,5 mét
Câu 23: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính
phủ thì đối với đường dây ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm bất kỳ
của cây ngoài hành lang (khi cây đổ) đến bộ phận bất kỳ của đường dây đối với ĐDK điện
áp đến 35kV không nhỏ hơn:
1. 2,0 mét 2. 1,5 mét 3. 1,0 mét 4. 0,7 mét
Câu 24: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ thì
đối với đường dây ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây
ngoài hành lang (khi cây đổ) đến bộ phận bất kỳ của đường dây đối với ĐDK điện áp
110kV không nhỏ hơn:
1. 1,0 mét 2. 1,5 mét 3. 0,7 mét 4. 2,0 mét
Câu 25: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính
phủ thì khoảng cách từ điểm bất kỳ của nhà ở, công trình trong HLBVATLĐCA (khi đã
thoả mãn những điều kiện khác) đến dây dẫn gần nhất (ở trạng thái tĩnh) của ĐDK điện áp
đến 35kV không nhỏ hơn:
1. 2,0 mét 2. 2,5 mét 3. 3,0 mét 4. 4,0 mét
Câu 26: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính
phủ thì khoảng cách từ điểm bất kỳ của nhà ở, công trình trong HLBVATLĐCA (khi đã
thoả mãn những điều kiện khác) đến dây dẫn gần nhất (ở trạng thái tĩnh) của ĐDK điện áp
110kV không nhỏ hơn:
1. 2,0 mét 2. 2,5 mét 3. 3,0 mét 4. 4,0 mét
Câu 27: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính
phủ thì chiều rộng hành lang đường cáp điện ngầm chôn trực tiếp trong đất tính từ mặt
ngoài vỏ cáp trở ra là bao nhiêu mét?
1. 1,0 mét đối với 2. 1,0 mét đối với 3. 1,5 mét đối với 4. 1,5 mét đối
đất ổn định; 2,0 mét đất ổn định; 1,5 mét đất ổn định; 2,0 mét với đất ổn định; 3,0
đối với đất không ổn đối với đất không ổn đối với đất không ổn mét đối với đất
định định định không ổn định
Câu 28: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính
phủ thì chiều rộng hành lang đường cáp điện ngầm đặt trực tiếp trong nước tính từ mặt
ngoài vỏ cáp trở ra là bao nhiêu mét?
1. 15 mét đối với nơi không có tàu thuyền qua lại; 100 mét đối với nơi có tàu thuyền qua lại
2. 25 mét đối với nơi không có tàu thuyền qua lại; 75 mét đối với nơi có tàu thuyền qua lại
3. 10 mét đối với nơi không có tàu thuyền qua lại; 50 mét đối với nơi có tàu thuyền qua lại
4. 20 mét đối với nơi không có tàu thuyền qua lại; 100 mét đối với nơi có tàu thuyền qua lại
Câu 29: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính
phủ thì chiều rộng hành lang trạm điện tính từ các bộ phận mang điện bất kỳ trở ra là bao
nhiêu mét đối với điện áp 35kV?
1. 2,0 mét 2. 2,5 mét 3. 3,0 mét 4. 1,0 mét
Câu 30: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính
phủ thì chiều rộng hành lang trạm điện tính từ các bộ phận mang điện bất kỳ trở ra là bao
nhiêu mét đối với điện áp 22kV?
1. 2,0 mét 2. 2,5 mét 3. 3,0 mét 4. 1,0 mét
Câu 31: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính
phủ thì đơn vị quản lý vận hành công trình lưới điện cao áp phải đặt biển cấm, biển báo
theo quy định nào?
1. Ở tất cả các cột 2. Ở các cột điện 3. Ở các cột điện 4. Ở tất cả các
điện trong khu tập gần đường đi lại gần khu dân cư. cột điện.
trung đông người.
Câu 32: Theo Quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính
phủ thì các cột điện phải sơn khoang trắng, đỏ và đặt đèn hiệu trên đỉnh cột theo quy định
nào?
1. Ở các cột điện cao từ 50 2. Ở các cột điện có 3. 4. Cả 3
mét đến dưới 80 mét ở những vị chiều cao từ 80 mét trở lên, Phương án 1 phương án
trí có yêu cầu đặc biệt, sơn từ sơn từ khoảng chiều cao 50 và 2. đều sai.
khoảng chiều cao 50 mét trở lên. mét trở lên

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Câu hỏi 1: TCVN 3890:2009 có qui định vị trí đặt, bảo quản, kiểm tra và theo dõi
bình chữa cháy xách tay và bình chữa cháy có bánh xe như thế nào?
1. Bình chữa cháy phải được đặt trên hệ thống giá đỡ chắc chắn, nơi thoáng, mát, tránh mưa,
nắng. Treo thẻ theo dõi kết quả kiểm tra phương tiện PCCC trên cổ bình chữa cháy và kiểm tra
định kỳ bình chữa cháy theo quy định.
2. Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy có độ bền cao nên để nơi nào phù hợp với mặt
bằng của đơn vị là được, 1 năm kiểm tra định kỳ 1 lần.
3. Bình chữa cháy xách tay nên để ở vị trí ít người qua lại nhưng phải ở nơi thoáng, mát, tránh
mưa, nắng.
4. Bình chữa cháy phải được đặt nơi thoáng, mát, tránh mưa, nắng. Dán tem theo dõi kết quả
kiểm tra phương tiện PCCC trên thân bình chữa cháy và kiểm tra định kỳ bình chữa cháy theo
quy định.
Câu hỏi 2: Luật PC&CC số 27/2001/QH10, qui định trách nhiệm Phòng cháy và
chữa cháy như thế nào?
1. Là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam;
2. Lực lượng cảnh sát PCCC, UBND các cấp, tổ chức và hộ gia đình;
3. Ban điều hành tổ dân phố, bảo vệ cơ quan xí nghiệp, Đội PCCC cơ sở;
4. Tất cả các ý kiến trên đều đúng.
Câu hỏi 3: Luật PC&CC số 27/2001/QH10 quy định ai là người chịu trách nhiệm
tổ chức thực hiện khắc phục hậu quả vụ cháy ?
1. Chủ tịch UBND cấp xã trở lên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có cơ sở bị cháy có trách
nhiệm tổ chức thực hiện hiện các quyền theo quy định.
2. Chỉ huy lực lượng cảnh sát PCCC phối hợp với người đứng đầu cơ sở bị cháy tổ chức thực
hiện hiện các quyền theo quy định.
3. Công an phường nơi có cơ sở bị cháy có trách nhiệm tổ chức thực hiện hiện các quyền theo
quy định.;
4. Cả 3 đáp án trên đều sai.
Câu hỏi 4: Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định Chủ sở hữu, người chỉ huy,
người điều khiển các phương tiện giao thông phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn PCCC
với phương tiện của mình như thế nào?
1. Đảm bảo an toàn PCCC trong suốt quá trình hoạt động của xe;
2. Đảm bảo an toàn PCCC khi tham gia giao thông trên đường;
3. Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường;
4. Phải trang bị bình chữa cháy theo qui định.
Câu hỏi 5: Theo quy định của Luật PCCC số 27/2001/QH10, các cơ sở phải thực
hiện các yêu cầu gì về PCCC?
1. Có phương án, có nội quy, quy định, biển cấm, biển báo; Sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn, có hồ sơ
theo dõi quản lý hoạt động PCCC; có lực lượng, phương tiện.
2. Có phương án phòng cháy chữa cháy, có nội quy, quy định về an toàn PCCC;
3. Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy; máy bơm chữa cháy;
4. Có trang bị xe chữa cháy hệ thống cấp nước chữa cháy vách tường, ngoài nhà và tiêu lệnh
PCCC;
Câu hỏi 6: Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định mọi hoạt động PCCC trước hết
phải thực hiện bằng lực lượng và phương tiện như thế nào?
1. Bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ;
2. Bằng lực lượng và phương tiện của lực lượng Cảnh Sát PC&CC;
3. Bằng lực lượng và phương tiện của lực lượng dân phòng.
4. Khi có cháy gọi ngay số 114.
Câu hỏi 7: Theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP qui định, Cơ sở nào sau đây thuộc
diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy?
1. Trụ sở làm việc;
2. Nhà máy điện; trạm biến áp từ 35 kV trở lên;
3. Nhà máy điện; trạm biến áp từ 220 kV trở lên;
4. Nhà máy điện; trạm biến áp từ 500 kV trở lên;
Câu hỏi 8: Luật PCCC số 27/2001/QH10, Đội PCCC cơ sở do ai thành lập, quản lý
và chỉ đạo?
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở;
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở hoạt động;
3. Người đứng đầu cơ quan cảnh sát PCCC địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động;
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Câu hỏi 9: Theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP: Cơ sở nào thuộc quản lý của ngành điện
dưới đây thuộc diện phải có văn bản thông báo cam kết đảm bảo các điều kiện an toàn về
PCCC trước khi đưa vào hoạt động ?
1. Nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, trụ sở cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp cao
từ 07 tầng trở lên; Nhà máy nhiệt điện có công suất từ 100 MW trở lên; nhà máy thủy điện có
công suất từ 20 MW trở lên; TBA có điện áp từ 220 kV trở lên;
2. Nhà chung cư; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có
khối tích từ 5.000 m3 trở lên;
3. Nhà máy nhiệt điện và thủy điện có công suất từ 20 MW trở lên; trạm biến áp có điện áp từ
220 kV trở lên;Trụ sở cơ quan, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ từ 05 tầng hoặc có khối tích từ
5.000 m3 trở lên.
4. Nhà máy nhiệt điện có công suất từ 100 MW trở lên; nhà máy thủy điện có công suất từ 20
MW trở lên; trạm biến áp có điện áp từ 220 kV trở lên, Trạm biến áp trung gian.
Câu hỏi 10: Luật PC&CC số 27/2001/QH10 quy định “Ngày toàn dân phòng cháy
và chữa cháy” là ngày nào ?
1. Ngày 04/10 hàng năm;
2. Ngày 10/10 hàng năm;
3. Ngày 20/10 hàng năm;
4. Ngày 20/11 hàng năm
Câu hỏi 11: Theo Nghị định 130/2006/NĐ-CP Cơ sở nào dưới đây thuộc danh mục
phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc hàng năm?
1. Trạm biến áp có điện áp từ 110kV trở lên;
2. Trạm 35 kV trở lên;
C Nhà điều dưỡng và các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh khác có quy mô từ 21 giường trở lên;
4. Cả ba đáp án a, b, c đều sai.
Câu hỏi 12: Theo Nghị định 130/2006/NĐ-CP: Các cơ sở nào dưới đây không thuộc
diện bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ hàng năm?
1. Trụ sở làm việc; Nhà máy điện, trạm biến áp;
2. Nhà máy điện; trạm biến áp từ 110 kV trở lên;
3. Nhà ở tập thể, nhà chung cư, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có
khối tích từ 5.000 m3 trở lên;
4. Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển với quy mô khu vực và quốc gia thuộc mọi
lĩnh vực;
Câu hỏi 13: Quy trình sử dụng bình chữa cháy xách tay bằng bột?
1. Lắc xóc  rút chốt  hướng loa phun vào gốc lửa  phun chất chữa cháy;
2. Hướng loa phun vào gốc lửa lắc xóc  rút chốt  phun chất chữa cháy;
3. Rút chốt  hướng loa phun vào gốc lửa lắc xóc  phun chất chữa cháy;
4. Rút chốt lắc xóc  hướng loa phun vào gốc lửa  phun chất chữa cháy;
Câu hỏi 14: Theo Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 thì đối tượng nào
có thể tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư
trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu?
1. Công dân từ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực, trách nhiệm và có đủ sức khỏe;
2. Công dân từ 16 tuổi trở lên, có đủ năng lực, trách nhiệm và có đủ sức khỏe;
3. Mọi người dân Việt Nam có đủ năng lực, trách nhiệm và có đủ sức khỏe;
4. Công dân từ 18 tuổi trở lên.
Câu hỏi 15: Quy trình xử lý sự cố khi có cháy xảy ra được quy định trong tiêu lệnh
chữa cháy là gì?
1. Báo động  ngắt điện  sử dụng phương tiện chữa cháy ban đầu  gọi điện thoại theo số
114;
2. Sử dụng phương tiện chữa cháy ban đầu  ngắt điện báo động  gọi điện thoại theo số
114;
3. Báo động  sử dụng phương tiện chữa cháy ban đầu  ngắt điện  gọi điện thoại theo số
114;
4. Gọi điện thoại theo số 114 báo động  sử dụng phương tiện chữa cháy ban đầu  ngắt
điện.
Câu hỏi 16: Luật PCCC số 27/2001/QH-10, qui định Đội PCCC cơ sở là ?
1. Là tổ chức gồm những người tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy tại nơi làm việc;
2. Là những người tham gia hoạt động sản xuất tại cơ sở;
3. Là những người tham gia chỉ đạo công tác PCCC tại cơ sở;
4. Là tổ chức gồm những người quản đốc, tổ trưởng sản xuất, dân phòng tại cơ quan, xí nghiệp.
Câu hỏi 17: Luật PCCC số 27/2001/QH10 quy định những đối tượng nào phải thực
hiện Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở đó?
1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ;
2. Tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ;
3. Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh;
4. Cơ quan, xí nghiệp có nguy hiểm về cháy nổ.
Câu hỏi 18: Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định trong lĩnh vực xây dựng hành
vi nào dưới đây bị nghiêm cấm ?
1. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy nổ mà chưa có thiết kế được duyệt về
PCCC; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều
kiện bảo đảm an toàn về PCCC;
2. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy nổ mà không có thiết kế về PCCC; sử dụng
công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về PCCC.
3. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy nổ gần các nhà và công trình công cộng; sử
dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về PCCC.
4. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy nổ mà không có trang bị phương tiện PCCC,
sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về PCCC;
Câu hỏi 19: Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định nguyên tắc phòng cháy và chữa
cháy nào dưới đây trong hoạt động PCCC là chính?
1. Trong hoạt động PCCC lấy phòng ngừa là chính;
2. Trong hoạt động PCCC lấy phương châm 4 tại chỗ làm chính;
3. Trong hoạt động PCCC lấy chữa cháy làm chính;
4. Trong hoạt động PCCC lấy tuyên truyền là chính.
Câu hỏi 20: Luật PCCC số 27/2001/QH10, đối tượng áp dụng của Luật phòng cháy
và chữa cháy được qui định như thế nào.
1. Tất cả các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động sinh sống trên lãnh thổ
Việt Nam;
2. Tất cả các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động sinh sống trong và ngoài nước;
3. Tất cả các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình trên lãnh thổ Việt Nam;
4. Tất cả các cơ sở hoạt động, sản xuất, kinh doanh và cá nhân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam;
Câu hỏi 21: Luật PCCC số 27/2001/QH10, qui định “Chữa cháy” gồm những công
việc gì ?
1. Gồm các công việc huy động triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức
thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác liên
quan đến chữa cháy;
2. Gồm các công việc tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, huy động triển khai lực lượng,
phương tiện chữa cháy dập tắt đám cháy;
3. Gồm các công việc huy động triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, chống
cháy lan, cứu người, cứu tài sản;
4. Câu B và C đúng.
Câu hỏi 22: Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định ai là người chịu trách nhiệm tổ
chức thực hiện khắc phục hậu quả vụ cháy ?
1. Chủ tịch UBND cấp xã trở lên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có cơ sở bị cháy;
2. Chỉ huy lực lượng cảnh sát PCCC phối hợp với người đứng đầu cơ sở bị cháy;
3. Công an phường nơi có cơ sở bị cháy;
4. Tất cả đều đúng.
Câu hỏi 23: Luật PCCC số 27/2001/QH10 giải thích cụm từ “Cơ sở” như thế nào là
đúng ?
1. Là nhà máy, xí nghiệp, kho hàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn,
chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác;
2. Là nhà máy, xí nghiệp, kho hàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn,
chợ, trung tâm thương mại và doanh trại lực lượng vũ trang có nguy cơ cháy nổ cao;
3. Là nhà máy, xí nghiệp, kho hàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn,
chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác có nguy cơ
cháy, nổ cao;
4. Là nhà máy, xí nghiệp, kho hàng, trụ sở làm việc, bênh viện, trường học, rạp hát, khách sạn,
chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang.
Câu hỏi 24: Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định Chủ sở hữu, người chỉ huy,
người điều khiển các phương tiện giao thông phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn PCCC
với phương tiện của mình như thế nào ?
1. Đảm bảo an toàn PCCC trong suốt quá trình hoạt động của xe;
2. Đảm bảo an toàn PCCC khi tham gia giao thông trên đường;
3. Đảm bảo an toàn PCCC khi tham gia giao thông trên đường, khi sửa chữa;
4. Đảm bảo an toàn PCCC khi tham gia giao thông trên đường, ở những nơi dễ cháy, nổ khi sửa
chữa.
Câu hỏi 25: Luật PCCC số 27/2001/QH10, giải thích từ “ Cháy ” được hiểu như thế
nào?
1. Là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh
hưởng môi trường;
2. Là trường hợp xảy ra cháy ngoài ý muốn của con người có thể gây thiệt hại về tài sản và ảnh
hưởng đến môi trường;
3. Là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng;
4. Là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người và tài sản.
Câu hỏi 26: Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định khi có cháy yêu cầu chất chữa
cháy nào được ưu tiên sử dụng cho chữa cháy?
1. Mọi nguồn nước và các vật liệu chữa cháy;
2. Mọi nguồn nước chữa cháy;
3. Các vật liệu chữa cháy phải được ưu tiên sử dụng cho chữa cháy;
4. Mọi nguồn nước và các vật dụng khác.
Câu hỏi 27: Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định Nội dung sau đây thuộc về một
trong những nguyên tắc PCCC?
1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động PCCC;
2. PCCC là lấy phòng ngừa là chính, đề cao trách nhiệm của toàn dân đối với hoạt động PCCC;
3. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động có liên quan đến PCCC phải tuân
thủ các tiêu chuẩn của Việt Nam về PCCC;
4. PCCC là trách nhiệm của mỗi cơ quan ,tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
Câu hỏi 28: Theo qui định của Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định việc xây
dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có
cháy. Tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu thuộc lực lượng nào sau
đây ?
1. Lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên nghiệp;
3. Lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên nghiệp;
4. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và lực lượng phòng cháy và chữa cháy
chuyên nghiệp.
Câu hỏi 29: Luật PCCC số 27/2001/QH10 giải thích “Chất nguy hiểm về cháy, nổ”
như thế nào?
1. Là Chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc vật tư, hàng hoá dễ xảy ra cháy nổ;
2. Là Chất lỏng, chất khí, chất rắn, hoặc máy móc dễ xảy ra cháy, nổ;
3. Là chất lỏng, chất khí, máy móc hoặc vật tư, hàng hoá dễ xảy ra cháy nổ;
4. Các chất có tính chất đặc biệt nguy hiểm về cháy nổ như xăng, dầu, khí đốt, hóa lỏng.
Câu hỏi 30: Luật PCCC số 27/2001/QH10 giải thích “Cơ sở có nguy hiểm về cháy
nổ” như thế nào?
1. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ là cơ sở trong đó có một số lượng nhất định chất nguy
hiểm về cháy, nổ theo quy định của Chính phủ;
2. Là cơ sở có chứa nhiều chất có nguy hiểm về cháy, nổ, có khả năng xảy ra cháy lớn;
3. Là cơ sở chứa nhiều chất có nguy hiểm về cháy, nổ, và được sắp xếp, bảo quản không đảm
bảo an toàn về PCCC;
4. Là cơ sở có nhiều chất lỏng dễ cháy, nổ.
Câu hỏi 31: Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định cơ quan, đơn vị dưới đây, có
trách nhiệm trình duyệt dự án thiết kế về PCCC ?
1. Chủ đầu tư;
2. Cơ quan, đơn vị chủ trì thẩm định;
3. Đơn vị thiết kế;
4. Đơn vị thi công;
Câu hỏi 32: Luật PCCC số 27/2001/QH10, qui định một trong những biện pháp cơ
bản đầu tiên trong công tác phòng cháy là gì?
1. Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa nguồn nhiệt, thiết bị và
dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt; đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng
cháy;
2. Quản lý chặt chẽ về sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa nguồn nhiệt; đảm bảo
các điều kiện an toàn trong sản xuất kinh doanh;
3. Sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa,
sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt;
4. Định kỳ tự tổ chức kiểm tra công tác an toàn PCCC.
Câu hỏi 33: Luật PCCC số 27/2001/QH10, qui định khi xảy ra cháy tại một cơ sở
những người sau đây có mặt ở đám cháy thì ai là người chỉ huy chữa cháy ?
1. Người đứng đầu cơ sở;
2. Đội trưởng đội chữa cháy cơ sở;
3. Tổ trưởng tổ sản xuất;
4. Tổ trưởng tổ bảo vệ.
Câu hỏi 34: Luật PCCC số 27/2001/QH10, qui định khi nhận được lệnh huy động
(yêu cầu) của người chỉ huy chữa cháy. Khi đến nơi đã có mặt của lực lượng
PCCC&CNCH chuyên nghiệp. Bạn sẽ phải thực hiện như thế nào?
1. Phải nhanh chóng điều động người và phương tiện đến nơi xảy ra cháy để phục vụ chữa cháy
và thực hiện theo sự chỉ dẫn của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp;
2. Nhanh chóng tiếp cận đám cháy, sử dụng các dụng cụ tham gia chữa cháy.
3. Nhanh chóng tiếp cận đám cháy, để cứu người;
4. Nhanh chóng tiếp cận đám cháy và thực hiện theo chỉ dẫn của lực lượng chữa cháy cơ sở;
Câu hỏi 35: Luật PCCC số 27/2001/QH10, qui định lực lượng dân phòng và lực
lượng PCCC cơ sở được hưởng chế độ chính sách của Chính phủ trong trường hợp nào sau
đây ?
1. Trong thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và khi trực tiếp tham gia chữa cháy theo
quy định của Chính phủ;
2. Chỉ được hưởng khi trực tiếp tham gia chữa cháy;
3. Chỉ được hưởng chế độ chính sách trong thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ;
4. Cả 3 câu trên đều đúng.

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


LUẬT PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

Câu 1: Theo Luật phòng, chống thiên tai thì nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên
tai gồm:
1. Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân; Dân quân tự vệ; Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; Tổ
chức, cá nhân tình nguyện tham gia hỗ trợ.
2. Lãnh đạo UBND các cấp; Dân quân tự vệ; Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; Tổ chức, cá
nhân tình nguyện tham gia hỗ trợ.
3. Lãnh đạo cấp ủy địa phương; Dân quân tự vệ; Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; Tổ chức,
cá nhân tình nguyện tham gia hỗ trợ.
4. Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân; Dân quân tự vệ; Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; Tổ
chức nước ngoài tình nguyện tham gia hỗ trợ.
Câu 2: Theo Luật phòng, chống thiên tai thì vật tư, phương tiện, trang thiết bị cho
hoạt động phòng, chống thiên tai bao gồm:
1. Vật tư, phương tiện, trang thiết bị của Nhà nước; huy động của tổ chức, cá nhân trên địa bàn;
của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự chuẩn bị.
2. Vật tư, phương tiện, trang thiết bị của lực lượng vũ trang; huy động của tổ chức, cá nhân trên
địa bàn; của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự chuẩn bị.
3. Vật tư, phương tiện, trang thiết bị của tổ chức, cá nhân trên địa bàn; của tổ chức, cá nhân, hộ
gia đình tự chuẩn bị.
4. Vật tư, phương tiện, trang thiết bị của các doanh nghiệp; huy động của tổ chức, cá nhân trên
địa bàn; của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự chuẩn bị.
Câu 3: Theo Luật phòng, chống thiên tai thì cơ sở hạ tầng thông tin gồm:
1. Hệ thống thông tin công cộng và trang thiết bị chuyên dùng; Thiết bị quan trắc tự động truyền
tin; hệ thống thông tin cảnh báo sớm;
2. Cơ sở dữ liệu về khí tượng, thủy văn, hải văn, động đất, sóng thần; cơ sở dữ liệu về thiên tai và
thiệt hại thiên tai;
3. Cơ sở dữ liệu về hệ thống công trình phòng, chống thiên tai; cơ sở dữ liệu về công trình hạ
tầng có liên quan đến phòng, chống thiên tai;
4. Số liệu quan trắc và truyền phát tự động tại thời điểm thiên tai đang diễn ra.
Câu 4: Theo Luật phòng, chống thiên tai thì nội dung nào không thuộc cơ sở dữ liệu
về thông tin về PCTT:
1. Hệ thống thông tin công cộng và trang thiết bị chuyên dùng; Thiết bị quan trắc tự động truyền
tin; hệ thống thông tin cảnh báo sớm;
2. Cơ sở dữ liệu về khí tượng, thủy văn, hải văn, động đất, sóng thần; cơ sở dữ liệu về thiên tai và
thiệt hại thiên tai;
3. Cơ sở dữ liệu về hệ thống công trình phòng, chống thiên tai; cơ sở dữ liệu về công trình hạ
tầng có liên quan đến phòng, chống thiên tai;
4. Số liệu quan trắc và truyền phát tự động tại thời điểm thiên tai đang diễn ra.
Câu 5: Theo Luật phòng, chống thiên tai, nội dung nào không thuộc vật tư, phương
tiện, trang thiết bị, hệ thống thông tin, nhu yếu phẩm cho hoạt động phòng, chống thiên tai
gồm:
1. Vật tư, phương tiện, trang thiết bị của Nhà nước; huy động của tổ chức, cá nhân trên địa bàn;
của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự chuẩn bị.
2. Trang thiết bị, vũ khí khí tài của lực lượng vũ trang.
3. Hệ thống thông tin phục vụ quản lý nhà nước và hoạt động phòng, chống thiên tai.
4. Nhu yếu phẩm của tổ chức, cá nhân và hàng hóa, vật tư, thiết bị thuộc dự trữ quốc gia của cơ
quan nhà nước
Câu 6: Theo Luật phòng, chống thiên tai thi nguồn tài chính cho phòng, chống thiên
tai gồm:
1. Ngân sách quốc phòng; Quỹ phòng, chống thiên tai; Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức,
cá nhân.
2. Ngân sách nhà nước; Quỹ phòng, chống thiên tai; Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá
nhân.
3. Ngân sách địa phương; Quỹ phòng, chống thiên tai; Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức,
cá nhân.
4. Ngân sách nhà nước; Quỹ phòng, chống thiên tai; Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá
nhân nước ngoài.
Câu 7: Theo Luật phòng, chống thiên tai, kế hoạch phòng, chống thiên tai được xây
dựng tại cấp nào và chu kỳ thực hiện bao nhiêu năm?
1. Các cấp địa phương, cấp bộ và cấp quốc gia theo chu kỳ kế hoạch 10 năm tương ứng với kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và được điều chỉnh hằng năm.
2. Các cấp địa phương, cấp quốc gia theo chu kỳ kế hoạch 05 năm tương ứng với kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và được điều chỉnh hằng năm.
3. Các cấp địa phương, cấp bộ và cấp quốc gia theo chu kỳ kế hoạch 05 năm tương ứng với kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và được điều chỉnh hằng năm.
4. Các cấp doanh nghiệp, cấp địa phương, cấp bộ theo chu kỳ kế hoạch 15 năm tương ứng với kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và được điều chỉnh hằng năm.
Câu 8: Theo Luật phòng, chống thiên tai, rủi ro thiên tai được phân thành các cấp
độ để làm gì?
1. Cấp độ rủi ro thiên tai là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai.
2. Cấp độ rủi ro thiên tai là cơ sở cho việc kế hoạc tài chính phục vụ phòng, chống thiên tai.
3. Cấp độ rủi ro thiên tai là cơ sở cho việc cảnh báo, chỉ đạo, chỉ huy, ứng phó và khắc phục hậu
quả thiên tai.
4. Cấp độ rủi ro thiên tai là cơ sở cho việc huy động lực lượng vũ trang khắc phục hậu quả thiên
tai.
Câu 9: Theo Luật phòng, chống thiên tai, tiêu chí phân cấp độ rủi ro thiên tai bao
gồm:
1. Quan trắc, thống kê khí hậu; Phạm vi ảnh hưởng; Khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, tài
sản, công trình hạ tầng và môi trường.
2. Cường độ hoặc mức độ nguy hiểm của thiên tai; Phạm vi ảnh hưởng; Khả năng huy động lực
lượng ứng phó thiên tai.
3. Nguồn lực để phòng, chống thiên tai; Phạm vi ảnh hưởng; Khả năng gây thiệt hại đến tính
mạng, tài sản, công trình hạ tầng và môi trường.
4. Cường độ hoặc mức độ nguy hiểm của thiên tai; Phạm vi ảnh hưởng; Khả năng gây thiệt hại
đến tính mạng, tài sản, công trình hạ tầng và môi trường.
Câu 10: Theo Luật phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai được xây
dựng dựa trên các căn cứ nào?
1. Quan trắc, thống kê khí hậu; Phạm vi ảnh hưởng; Khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, tài
sản, công trình hạ tầng và môi trường.
2. Cường độ hoặc mức độ nguy hiểm của thiên tai; Phạm vi ảnh hưởng; Khả năng huy động lực
lượng ứng phó thiên tai.
3. Nguồn lực để phòng, chống thiên tai; Phạm vi ảnh hưởng; Khả năng gây thiệt hại đến tính
mạng, tài sản, công trình hạ tầng và môi trường.
4. Các loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai có khả năng xảy ra; Năng lực ứng phó thiên tai; Khả
năng phối hợp và hỗ trợ của các lực lượng và chính quyền các cấp.
Câu 11: Theo Luật phòng, chống thiên tai, Phương án ứng phó thiên tai bao gồm
các nội dung chính nào sau đây?
1. Bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm; Sơ tán, bảo vệ người, tài
sản, bảo vệ sản xuất; Bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc;
2. Nguồn lực để phòng, chống thiên tai; Phạm vi ảnh hưởng; Khả năng gây thiệt hại đến tính
mạng, tài sản, công trình hạ tầng và môi trường.
3. Phối hợp chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Nguồn nhân lực
ứng phó thiên tai; Dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm.
4. Nội dung 1 và 3.

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN AN TOÀN
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


BỘ LUẬT LAO ĐỘNG

Câu 1: Theo Bộ Luật lao động khái niệm người lao động như thế nào?
1. Là người làm việc cho NSDLĐ theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành,
giám sát của NSDLĐ.Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi,.
2. Người lao động là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng dịch
vụ lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
3. Người lao động là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng dịch
vụ, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
4. Người lao động là người từ đủ 17 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao
động ngắn hạn, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
Câu 2: Theo Bộ Luật lao động khái niệm người sử dụng lao động (NSDLĐ) như thế
nào?
1. Là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng
người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận, trường hợp NSDLĐ là cá nhân thì phải có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Là người chủ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn,
sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
4. Là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chứccó thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Câu 3: Theo Bộ Luật lao động khái niệm tập thể lao động như thế nào?
1. Là tập hợp có tổ chức của người sử dụng lao động cùng làm một nghề hoặc một sản phẩm.
2. Là tập hợp có tổ chức của người lao động cùng làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc
trong một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của người sử dụng lao động.
3. Là tập hợp có tổ chức của người lao động cùng làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc
trong một bộ phận thuộc cơ cấu của tổ chức công đoàn.
4. Là tập hợp của tổ chức công đoàn cùng làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc trong
một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của người sử dụng lao động.
Câu 4: Theo Bộ Luật lao động khái niệm tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
bao gồm những bộ phận nào?
1. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban lãnh đạo
cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
2. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao
động tại doanh nghiệp.
3. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Hiệp hội
ngành nghề ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
4. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp
hành Đảng ủy cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
Câu 5: Theo Bộ Luật lao động khái niệm quan hệ lao động là:
1. Quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện công việc giữa người lao động và người sử
dụng lao động.
2. Quan hệ về kỷ luật lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động.
3. Là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao
động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
4. Quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao
động và đại diện người lao động.
Câu 6: Theo Bộ Luật lao động khái niệm tranh chấp lao động được hiểu như thế
nào?
1. Là tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện công việc giữa người lao động và người sử
dụng lao động.
2. Là tranh chấp về k.ỷ luật lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động.
3. Là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.
4. Là tranh chấp phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao
động và đại diện người lao động.
Câu 7: Theo Bộ Luật lao động thì người lao động không có quyền nào trong số các
quyền sau đây?
1. Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và
không bị phân biệt đối xử; Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; Đình công.
2. Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện
bảo đảm về an toàn; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và phúc lợi tập thể.
3. Biểu tình, đình công; tham gia các tổ chức chính trị xã hội do người nước ngoài thành lập;
4. Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức khác; yêu cầu và tham gia đối thoại với
NSDLĐ, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc; tham gia quản lý theo nội
quy của NSDLĐ;
Câu 8: Theo Bộ Luật lao động thì người lao động không phải thực hiện nghĩa vụ sau
đây?
1. Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể.
2. Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử
dụng lao động;
3. Phải báo cáo kịp thời, đầy đủ về thu nhập cho NSDLĐ và đóng bảo hiểm xã hội.
4. Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.
Câu 9: Theo Bộ Luật lao động, người sử dụng lao động không có quyền nào trong số
các quyền sau đây?
1. Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen thưởng và xử
lý vi phạm kỷ luật lao động;
2. Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của
pháp luật; đóng cửa tạm thời nơi làm việc.
3. Đề nghị cơ quan nhà nước bắt giữ người lao động vi phạm nghiêm trọng kỷ luật lao động.
4. Yêu cầu tập thể lao động đối thoại, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể; tham gia
giải quyết tranh chấp lao động, đình công; trao đổi với công đoàn về các vấn đề trong quan hệ lao
động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
Câu 10: Theo Bộ Luật lao động người sử dụng lao động không phải thực hiện nghĩa
vụ nào trong số các nghĩa vụ sau đây?
1. Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận khác với người lao
động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động; thực hiện các quy định khác của pháp
luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
2. Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại với tập thể lao động tại doanh nghiệp và thực hiện
nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở; lập sổ quản lý lao động, sổ lương và xuất trình khi cơ
quan có thẩm quyền yêu cầu;
3. Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định
kỳ báo cáo tình hình lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương;
4. Khai báo kịp thời với cơ quan nhà nước để bắt giữ người lao động vi phạm nghiêm trọng kỷ
luật lao động.
Câu 11: Theo Bộ Luật lao động khái niệm tổ chức đại diện người sử dụng lao động
là:
1. Tổ chức đại diện tập thể NSDLĐ tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban lãnh đạo
cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
2. Là tổ chức được thành lập hợp pháp, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử
dụng lao động trong quan hệ lao động.
3. Tổ chức đại diện tập thể NSDLĐ tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Hiệp hội
ngành nghề ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
4. Tổ chức đại diện tập thể NSDLĐ tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp
hành Đảng ủy cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
Câu 12: Theo Bộ Luật lao động thì quyền nào của người lao động về an toàn lao
động?
1. Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và
không bị phân biệt đối xử; Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; Đình công.
2. Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện
bảo đảm về an toàn; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và phúc lợi tập thể.
3. Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá
trình thực hiện công việc;
4. Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức khác; yêu cầu và tham gia đối thoại với
NSDLĐ, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc; tham gia quản lý theo nội
quy của NSDLĐ;
Câu 13: Theo Bộ Luật lao động khái niệm cưỡng bức lao động là:
1. Dùng chế độ tăng lương, thưởng để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ.
2. Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm
việc trái ý muốn của họ.
3. Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm
việc theo ý muốn của NSDLĐ.
4. Dùng lời nói và các thủ sđoạn xuyên tạc, vu khống để ép buộc người lao động phải làm việc
trái ý muốn của họ.
Câu 14: Theo Bộ Luật lao động Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì về AT-
VSLĐ?
1. Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về AT-VSLĐ; Bảo đảm các điều kiện về AT-VSLĐ; Kiểm
tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm
2. Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng; Phải có bảng chỉ dẫn về AT-
VSLĐ đối với máy, thiết bị, nơi làm việc;
3. Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và thực hiện các
hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn,
vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Câu 15: Theo Bộ Luật lao động, Người lao động có trách nhiệm gì về AT-VSLĐ?
1. Không chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có
liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao;
2. Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị an toàn
lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc và nơi ở;
3. Báo cáo kịp thời với cơ quan công an khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm; tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao
động.
4. Người lao động có trách nhiệm chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về an toàn, vệ
sinh lao động; tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm an
toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


CÔNG TÁC AT-VSLD CHUNG
Luật An toàn – Vệ sinh lao động số 84/2015-QH13
Câu 1: Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì người thử việc; người học nghề,
tập nghề có được coi là Người lao động không?
1. Được coi là Người lao động.
2. Không được coi là Người lao động vì chưa làm ra sản phẩm nào.
3. Được coi là Người lao động nếu có ký Hợp đồng lao động với NSDLĐ.
4. Cả 03 đáp àn trên đều sai
Câu 2: Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì Người sử dụng lao động có quyền
huy động người lao động làm thêm giờ đột xuất trong trường hợp nào?
1. Làm thêm giờ khi cơ sở gấp rút hoàn thành kế hoạch theo tiến độ.
2. Tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động.
3. Bất cứ hoàn cảnh nào mà NSDLĐ yêu cầu.
4. Làm thêm giờ khi có sự thỏa thuận của NSDLĐ và Công đoàn cùng cấp.
Câu 3: Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì việc phối hợp giữa NSDLĐ với Công
đoàn cùng cấp về việc xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm VSLĐ
như thế nào?
1. Không phải xin ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy
trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
2. Sau khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
thì thông báo với BCHCĐ cùng cấp.
3. Người sử dụng lao động phải lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế
hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
4. Người sử dụng lao động phải đưa Ban chấp hành công đoàn cơ sở vào danh sách tham gia xây
dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Câu 4: Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì Người sử dụng lao động có quyền
yêu cầu người lao động phải chấp hành những quy định gì?
1. Chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm AT-VSLĐ tại nơi làm việc.
2. Chấp hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thiết bị, công nghệ tại nơi làm việc.
3. Chấp hành các nội quy kỷ luật của doanh nghiệp theo thỏa ước lao động tập thể.
4. Chấp hành các nội quy, quy định về tổ chức sản xuất doanh nghiệp.
Câu 5: Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì việc huấn luyện cho người làm
công tác AT-VSLĐ, người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất,
kinh doanh được quy định như thế nào?
1. Phải tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và được tổ chức huấn luyện an toàn,
vệ sinh lao động cấp giấy chứng nhận sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu.
2. Trường hợp có thay đổi về chính sách, pháp luật hoặc khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh
lao động thì phải được huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh
lao động.
3. Tham dự các khóa huấn luyện do NSDLĐ huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận, sau đó tổ chức
huấn luyện lại cho NLĐ.
4. Ý 1 và ý 2 đúng
Câu 6: Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì NSDLĐ huấn luyện cho NLĐ như thế
náo?
1. Người sử dụng lao động tổ chức huấn luyện cho tất cả NLĐ trong doanh nghiệp mình và cấp
thẻ an toàn trước khi bố trí làm công việc này.
2. Người sử dụng lao động tổ chức huấn luyện cho người lao động làm công việc có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn trước khi bố trí làm công việc này.
3. Người sử dụng lao động tổ chức huấn luyện cho người lao động làm công việc có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và cấp Chứng nhận đã được huấn luyện về AT-VSLĐ
trước khi bố trí làm công việc này.
4. Người sử dụng lao động trực tiếp huấn luyện cho người lao động theo quy định của Thông tư
sô 27/2013/TT-BLĐTBXH và cấp thẻ an toàn trước khi bố trí làm công việc này.
Câu 7: Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì việc khai báo ban đầu khi xảy ra tai
nạn lao động (TNLĐ), sự cố kỹ thuật (SCKT) gây mất AT-VSLĐ thực hiện như thế nào?

1. Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra TNLĐ, SCKT gây mất AT-VSLĐ tại nơi làm việc thì
người bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải báo ngay cho người người sử dụng lao động, Công
an khu vực biết để kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra

2. Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra TNLĐ, SCKT gây mất AT-VSLĐ tại nơi làm việc thì
người bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp, Thanh tra
ATLĐ biết để kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra

3. Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra TNLĐ, SCKT gây mất AT-VSLĐ tại nơi làm việc thì
người bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp, NSDLĐ
biết để kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra

4. Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra TNLĐ, SCKT gây mất AT-VSLĐ tại nơi làm việc thì
người bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải báo ngay cho người sử dụng lao động, chính quyền
địa phương biết để kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra

Câu 8: Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì đối với các vụ tai nạn làm chết người
hoặc làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên thì thực hiện khai báo như thế nào?

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về lao
động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay
cho cơ quan Công an cấp huyện;

2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về lao
động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an cấp huyện;

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về lao
động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay
cho cơ quan Công an cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;

4. Người lao động có trách nhiệm khai báo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp
tỉnh nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay cho cơ
quan Công an cấp huyện;

Câu 9: Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì Người sử dụng lao động có trách
nhiệm thành lập Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở để tiến hành điều tra:
1. Tất cả các vụ tai nạn lao động.
2. Tai nạn lao động làm bị thương nhẹ, tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động
thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
3. Tai nạn lao động làm bị thương nhẹ.
4. Tai nạn lao làm bị thương nặng.
Câu 10: Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì Thành phần Đoàn điều tra tai nạn
lao động cấp cơ sở gồm:
1. NSDLĐ làm Trưởng đoàn và các thành viên là đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở, người
làm công tác ATLĐ, người làm công tác y tế và một số thành viên khác.
2.. NSDLĐ hoặc người đại diện được NSDLĐ ủy quyền bằng văn bản làm Trưởng đoàn và các
thành viên là đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở, người làm công tác ATLĐ, người làm
công tác y tế, kỹ thuật, thanh tra.
3. NSDLĐ hoặc người đại diện được NSDLĐ ủy quyền bằng văn bản làm Trưởng đoàn và các
thành viên là đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở, người làm công tác ATLĐ, người làm
công tác y tế và một số thành viên khác.
4. NSDLĐ hoặc người đại diện được NSDLĐ ủy quyền bằng văn bản làm Trưởng đoàn và các
thành viên là đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở, người làm công tác ATLĐ, lãnh đạo đơn
vị để xảy ra TNLĐ và một số thành viên khác
Câu 11: Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì thời hạn điều tra vụ tai nạn lao
động được tính từ thời điểm nào?
1. Tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai nạn lao động đến khi công bố biên bản điều tra tai
nạn lao động.
2. Tính từ thời điểm nhận được khai báo tai nạn lao động bằng văn bản đến khi kết thúc điều tra
tai nạn lao động.
3. Tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai nạn lao động đến khi nạn nhân chết hoặc bình
phục.
4. Tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai nạn lao động đến khi hoàn thành biên bản điều tra
tai nạn lao động.
Câu 12: Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì thời hạn điều tra vụ tai nạn lao
động nhẹ được quy định như thế nào?
1. Không quá 04 2. Không quá 05 3. Không quá 03 ngày 4. Không quá 02 ngày.
ngày. ngày.
Câu 13: Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì thời hạn điều tra vụ tai nạn lao
động làm bị thương nặng 01 người được quy định như thế nào?
1. Không quá 04 2. Không quá 07 3. Không quá 03 ngày 4. Không quá 06 ngày.
ngày. ngày.
Câu 14: Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì thời hạn điều tra vụ tai nạn lao
động làm bị thương nặng từ 02 người trở lên được quy định như thế nào?
1. Không quá 15 2. Không quá 10 3. Không quá 20 ngày 4. Không quá 25 ngày.
ngày. ngày.
Câu 15: Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì thời hạn điều tra vụ tai nạn lao
động chết người được quy định như thế nào?
1. Không quá 15 2. Không quá 35 3. Không quá 30 ngày 4. Không quá 25 ngày.
ngày. ngày.
Câu 16: Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì thời hạn điều tra vụ tai nạn lao
động cần phải giám định kỹ thuật hoặc giám định pháp y được quy định như thế nào?
1. Không quá 55 2. Không quá 65 3. Không quá 50 ngày 4. Không quá 60 ngày.
ngày. ngày.
Câu 17: Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì Người sử dụng lao động phải thống
kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động như thế nào?
1. Định kỳ 06 tháng, hằng năm, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
2. Định kỳ 06 tháng, hằng năm, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động và cơ quan quản
lý nhà nước chuyên ngành cấp tỉnh.
3. Định kỳ hàng quý, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
4. Định kỳ hằng năm, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Câu 18: Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì Người sử dụng lao động phải bồi
thường cho người lao động bị tai nạn lao động trong trường hợp nào?
1. Bị TNLĐ do lỗi của chính người này gây ra.
2. Bị TNLĐ do lỗi của NSDLĐ gây ra.
3. Bị TNLĐ không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra.
4. Bị TNLĐ không hoàn toàn do lỗi của NSDLĐ gây ra.
Câu 19: Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì Người sử dụng lao động phải bồi
thường cho người lao động trong các trường hợp đặc biệt nào?
1. Người lao động bị tai nạn lao động khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của
người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức.
2. Do lỗi của người khác gây ra.
3. Không xác định được người gây ra tai nạn, thì người sử dụng lao động vẫn phải bồi thường.
4. Phải hội đủ cả 03 điều kiện trên.
Câu 20: Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì Người sử dụng lao động phải trợ
cấp cho người lao động bị tai nạn lao động như thế nào?
1. Bị TNLĐ mà do lỗi của NSDLĐ gây ra thì được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức
quy định của gái trị bồi thường.
2. Bị TNLĐ mà do lỗi của chính họ gây ra thì được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức
quy định của gái trị bồi thường.
3. Tất cả các trường bị TNLĐ đều được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 30% mức quy định
của gái trị bồi thường.
4. Bị TNLĐ mà do lỗi của chính họ gây ra thì được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 50% mức
quy định của gái trị bồi thường.
Câu 21: Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ quy định về mức phụ cấp cho an toàn
vệ sinh viên (ATVSV) trong cơ sở sản xuất như thế nào?

1. Mức phụ cấp trách nhiệm 10% lương cơ bản do NSDLĐ và Ban chấp hành công đoàn cơ sở
thống nhất thỏa thuận và được ghi trong quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV.
2. Mức phụ cấp trách nhiệm do NSDLĐ và Ban chấp hành công đoàn cơ sở thống nhất thỏa
thuận và được ghi trong quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV.
3. Không được hưởng phụ cấp trách nhiệm.
4. Mức phụ cấp trách nhiệm do Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định và chi trả.
Câu 22: Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì đối tượng nào không thuộc thành
phần của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở?

1. Đại diện NSDLĐ; Đại diện của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người
lao động nơi chưa có tổ chức công;

2. Đại diện bộ phận tổ chức lao đông và Đoàn thanh niên cơ sở.

3. Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở sản xuất, kinh doanh;

4. Người làm công tác y tế ở cơ sở sản xuất, kinh doanh và các thành viên khác có liên quan.

Câu 23: Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì việc lập kế hoạch AT-VSLĐ như thế
nào?

1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải được lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở để
xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động.
2. Định kỳ 6 tháng, người sử dụng lao động phải được lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở
để xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động.
3. Hằng năm, người sử dụng lao động phải xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch an toàn, vệ
sinh lao động.
4. Định kỳ hằng quý, người sử dụng lao động phải được lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ
sở để xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động.
Câu 24: Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì NSDLĐ phải thực hiện việc đánh
giá rủi ro như thế nào?

1. Phải hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về AT-VSLĐ trước khi làm việc,
thường xuyên trong quá trình lao động hoặc khi cần thiết.

2. Phải tổ chức đánh giá và hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về AT-VSLĐ
trước khi làm việc, thường xuyên trong quá trình lao động hoặc khi cần thiết.

3. Phải tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về AT-VSLĐ trước khi làm việc, thường xuyên trong quá
trình lao động hoặc khi cần thiết.

4. Người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về AT-VSLĐ trước khi làm việc, thường xuyên
trong quá trình lao động hoặc khi cần thiết.

Câu 25: Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì nội dung nào sau đây không nằm
trong kế hoạch ứng cứu khẩn cấp?

1. Phương án sơ tán người lao động ra khỏi khu vực nguy hiểm; Biện pháp sơ cứu, cấp cứu
người bị nạn;

2. Phải tổ chức đánh giá và hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về AT-VSLĐ
trước khi làm việc, thường xuyên trong quá trình lao động hoặc khi cần thiết.

3. Trang thiết bị phục vụ ứng cứu; Biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả do sự cố gây ra;

4. Lực lượng ứng cứu tại chỗ; phương án phối hợp với các lực lượng bên ngoài cơ sở; phương án
diễn tập.
Câu 26: Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ quy định về tổ chức Thanh tra an toàn,
vệ sinh lao động như thế nào?

1. Tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh đều thành lập Thanh tra AT-VSLĐ.

2. Là thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp trung ương.

3. Là thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về lao động cấp trung
ương và cấp tỉnh.

4. Là thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp trung ương, cấp
tỉnh và các cơ sở sản xuất kinh doanh có các công việc nguy hiểm, độc hại.

You might also like