Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Chương 1: Đại cương về tiền tệ và tài chính

I. Tài chính
1. Bản chất
Tài chính là sự vận động tương đối của các dòng tiền trong nội bộ một chủ thể
hoặc giữa các chủ thể với nhau
Phân biệt tài chính với tiền tệ:
Tiền tệ là bất cứ thứ gì được xã hội chấp nhận chung, để làm phương tiện thanh
toán với hàng hoá, dịch vụ hoặc các khoản phải trả khác.
Tài chính là sự vận động tương đối của các dòng tiền trong nội bộ một chủ thể
hoặc giữa các chủ thể với nhau (gồm có Chính phủ, các trung gian tài chính,
doanh nghiệp, hộ gia đình, các tổ chức quốc tế) nhằm tạo lập và sử dụng các
quỹ tiền tệ một cách tối ưu nhất.
Tóm lại: tiền tệ là một vật cụ thể, còn tài chính là sự vận động của tiền, nên hai
phạm trù này hoàn toàn khác nhau.
2. Chức năng
a. Phân phối
Là sự phân phối tổng sp xã hội dưới hình thức giá trị, thông qua chức năng này
các hình thức tập trung và phi tập trung được hình thành và sử dụng vào những
mục đích nhất định
Phân phối lần đầu: Là sự phân phối tổng spxh cho các chủ thể tham gia vào
qtrinh sx vật chẩ và dịch vụ.
Hình thành các quỹ tiền tệ:
- Quỹ bù đắp các chi phí vật chất đã bỏ ra
- Quỹ khấu hao cơ bản
- Quỹ khấu hao sửa chữa tư sản cố định
- Quỹ bù đắp vốn lưu động
b. Giám sát
Khả năng khách quan của phạm trù tài chính, đối tượng giám sát là các quá
trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế .

II. Tiền tệ
1. Nguồn gốc và bản chất
a. Là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn liền với sự ra đời và phát triển của
nền kinh tế hàng hóa
b. Là vật ngang giá chung, làm phương tiện để trao đổi hàng hóa, dịch vụ và
thanh toán các khoản nợ
c. C.Mác: Bản chất tiền tệ là thứ hàng hóa đặc biệt, độc quyền làm vật ngang
giá chung, vật chung trong trao đổi hàng hóa. Vật biểu hiện quan hệ kinh tế,
quan hệ xã hội của con người trong XHHH
d. Nhà kte thị trường: Tiền tệ là bất cứ thứ gì được chấp nhận chung trong việc
thanh toán để nhận hàng hóa, dịch vụ trong việc trả nợ
2. Chức năng
- Theo quan điểm của C.Mác:
 Thước đo giá trị: tiền sử dụng để đo lượng giá trị hàng hóa và biểu hiện
giá trị của hh thành giá cả
 Phương tiện lưu thông: khi tiền làm trung gian trong quá trình trao đổi
hàng hóa (H-T-H)
 Phương tiện thanh toán: khi tiền thanh toán các khoản nợ
 Phương tiện cất trữ: khi tiền rút ra khỏi lưu thông với tư cách để dành
 Tiền tệ thế giới: phương tiện mua chung, di chuyển giữa các quốc gia
- Theo quan điểm của các nhà KT học hiện đại
 Đo lường giá trị: đo lường giá trị các hàng hóa và dịch vụ trước khi thực
hiện trao đổi
 Phương tiện trao đổi: dùng để mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc thanh toán
các khoản nợ trong và ngoài nước
 Dự trữ về mặt giá trị: Chỉ sức mua hàng hóa trong 1 thời gian nhất định
- Để có thể thực hiện đầy đủ các chức năng trên, tiền tệ phải có các thuộc tính
cơ bản:
 Chấp nhận rộng rãi  Dễ vận chuyển
 Dễ nhận biết  Khan hiếm
 Có thể chia nhỏ được  Đồng nhất
 Lâu bền

3. Sự phát triển của hình thái kinh tế


a. Tiền tệ bằng hàng hóa
Thường là các hàng hóa quan trọng sau chuyển thành kim loại và cố định ở
vàng sau khi có nhiều đặc tính ưu việt hơn
ví dụ:
Hàng hóa không phải kim loại (vỏ sò, da thú, răng cá voi, gỗ đàn hương…)
Kim loại (kẽm, nhôm, bạc vàng…)
b. Tiền phù hiệu
Tờ giấy bạc, tiền đúc bằng kim loại
c. Tiền ghi sổ
Khoản tiền gửi không kì hạn ở ngân hàng, bút toán nợ và có trên tài khoản tiền
gửi không kì hạn ở NH
So sánh ưu/nhược điểm các loại tiền:

Ưu điểm Nhược điểm


Tiền bằng hàng hóa Không có lạm phát Tính không đồng nhất
(không phải kim loại) Khó bảo quản
Khó chia nhỏ
Khó vận chuyển
Phạm vi trao đổi hẹp
Tiền bằng hàng hóa Tính đồng nhất Khả năng khai thác có
(Tiền là kim loại) Dễ bảo quản hạn
Dễ chia nhỏ Giá trị của vàng quá lớn
Dễ vận chuyển để thành vật ngang giá
Phạm vi trao đổi rộng chung
Tiền giấy Đáp ứng quy mô vô hạn Lạm phát
của nền kinh tế Chi phí (in ấn, vận
chuyển, lưu thông, bảo
quản, tiêu hủy…)
Khó khăn trong việc
quản lý của Nhà nước
Không đảm bảo tính kịp
thời trong trao đổi
Tiền ghi sổ Giảm bớt chi phí Lưu giữ chứng từ sổ
(được sử dụng bằng các Giảm rủi ro sách
bút toán ghi nợ - có trên Thuận tiện trong quản lý Thời gian luân chuyển,
tài khoản ngân hàng) Nhà nước xử lý chứng từ
Thời hạn và phạm vi
hạn chế
Tiền điện tử (Được sử Nhanh chóng thuận tiện Yêu cầu công nghệ hiện
dụng qua các bút toán Giảm chi phí đại và đồng bộ
trên tài khoản ảo được Thời hạn dài, phạm vi Trình độ của người sử
lưu trữ bởi hệ thống rộng dụng
mạng)

4. Khối tiền tệ hay đo lượng tiền cung ứng


a. M1:
Có tính thanh khoản cao nhất và nó chỉ bao gồm những phương tiện được chấp
nhận ngay trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ mà kp trải qua 1 bước chuyển đổi
nào
Tổng lượng tiền bao gồm:
Tiền đang lưu hành (gồm toàn bộ tiền mặt do NHTW phát hành đang lưu hành
ngoài hệ thống NH)
Tiền gửi không kì hạn ở NHTM (tiền gửi có thể phát hành séc để thanh toán)
b. M2:
Lượng tiền theo M1 (tiền lưu hành+ tiền gửi có thể phát séc)
Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn tại các ngân hàng TM (người gửi có thể gửi vào
và rút ra bất kì lúc nào) --> có thể trở thành tiền lưu hành bất cứ lúc nào
c. M3:
Lượng tiền theo M2
Tiền gửi TK có kì hạn tại các NHTM hoặc các định chế tài chính khác (ng gửi
có thể rút theo kì nhất định)
d. M4(L):
Lượng tiền theo M3
Chứng từ có giá có tính "lỏng" cao (dễ chuyển thành tiền mặt như chứng chỉ
tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu, trái phiếu,...)
5. Chế độ tiền tệ
a. Khái niệm:
là hình thức tổ chức quản lý, lưu thông và sử dụng tiền tệ của một quốc gia
được quy định bằng luật pháp
Bao gồm 3 yếu tố sau:
 Công cụ trao đổi
 Đơn vị tiền tệ
 Bản vị tiền tệ
b. Chế độ song bản vị
Được xác định bằng 1 trọng lượng cố đình của 2 kim loại thường là vàng và
bạc. Ví dụ: $1 = 1,603gr vàng.
Hiện tượng tiền có giá trị thấp đuổi giá trị cao ra khỏi lưu thông
c. Chế độ bản vị tiền vàng
Đồng tiền của 1 nước được đảm bảo bằng 1 trọng lượng vàng nhất định theo
pháp luật.
Nhân tố cần thiết của bản vị vàng gồm:
 NN k hạn chế đúc tiền vàng
 Tiền giấy QG được NN xác định bằng 1 trọng lượng vàng nhất định và
được tư do chuyển đooi ra vàng theo tỷ lệ đã được PL quy định
 Tiền vàng được lưu thông không hạn chế

d. Chế độ bản vị vàng thỏi


Đơn vị tiền tệ quốc gia được quy định với lượng vàng cố định, vàng được đúc
thành thỏi chứ không phải thành tiền
Vàng không lưu thông trong nên KT mà chỉ dự trữ để làm pt thanh toán QT

e. Chế độ bản vị vàng hối đoái


Tiền giấy không được chuyển đổi trực tiếp sang vàng mà phải thông qua ngoại
tệ

f. Chế độ bản vị ngoại tệ


 Đơn vị tiền tệ quốc gia được xác định bằng ngoại tệ
 Phải là ngoại tệ mạnh
 Dùng cho các nước thiếu vàng, lệ thuộc chính trị

g. Chế độ bản vị tiền giấy không chuyển đổi ra vàng


Đơn vị tiền tệ quốc gia không được chuyển đổi sang kim loại quý
Vàng chỉ dùng trong thanh toán các khoản nợ quốc tế, không được đổi tiền
thành vàng
Giá trị thực tế của đồng tiền phụ thuộc vào sức mua của nó

You might also like