Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Nhắc đến Hồ Chí Minh, bất kì ai cũng dành cho Người sự biết ơn và kính trọng.

Tuy
Bác đã ra đi nhưng hình ảnh Người mãi tồn tại trong trái tim người Việt với tất cả những gì
đẹp nhất, sáng ngời và cao quý nhất. Bác không chỉ là nhà lãnh tụ tài ba mà còn là một nhà
thơ nổi tiếng với những vần thơ thật đẹp nói về tình yêu Tổ quốc và tình yêu thiên nhiên dào
dạt. Nhà văn Hoài Thanh có nói: “Thơ Bác đầy trăng”. Thật vậy, Bác đã viết nhiều bài thơ
trăng. Suốt cuộc đời CM gian truân và vẻ vang, trăng với Bác đã trở thành tri ki, là chiến hữu
suốt mỗi chặng đường.Thơ đối với Bác, thành nỗi giải khuây nhưng với người đọc, bắt gặp
bất cứ một bài thơ nào cũng thấy hiện lên trong đó tâm hồn của một thi sĩ, một chiến sĩ, người
luôn hướng ra ánh sáng. “Ngắm trăng” là một bài thơ như thế.
Tập thơ Nhật kí trong tù được sáng tác trong thời gian Bác bị bắt giam tại Quảng Tây,
Trung Quốc từ ngày 29/8/1942 đến 10/9/1943. Gồm 133 bài thơ tiếng Hán. Bài thơ “Ngắm
trăng” là bài thơ thứ 20 trong tập thơ trên. Tập thơ ấy không chỉ ghi lại những gian khổ
Người trải qua mà còn ghi lại cả hình ảnh một thi nhân với tấm lòng yêu thiên nhiên đầy
mãnh liệt nữa.Và "Vọng nguyệt - Ngắm trăng" chính là một minh chứng rõ ràng nhất cho
điều đó. Nó vừa là bức tranh hiện thực chốn lao tù, vừa là tình yêu thiên nhiên, vừa chứa
đựng tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác ở trong đó
Tình yêu thiên nhiên của Bác được thể hiện ngay trong cả nhan đề của bài thơ “Vọng
Nguyệt”. Vọng vừa là ngắm vừa thể hiện nỗi lòng của người thi sĩ, đó là sự mong ngóng, chờ
đợi. Đó là khát vọng được tự do, còn chờ đợi vầng trăng ghé thăm để thể hiện tình yêu thiên
nhiên của Bác
Uống rượu ngắm trăng vốn là thú vui tao nhã của các tao nhân, mặc khách. Nguyễn
Trãi đã từng viết: “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” để nói lên thú vui trong lúc thanh
nhàn này. Còn Hồ Chí Minh trong một hoàn cảnh trái ngược hoàn toàn, bằng tâm hồn rộng
mở và tình yêu thiên nhiên tha thiết đã viết:
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà? ”
Câu thơ mở đầu tả thực cảnh lao tù khắc nghiệt “không rượu cũng không hoa”. Trong tù thì
làm gì có rượu và hoa, những thứ vốn để tạo nên thi hứng cho tâm hồn thi sĩ?. Xửa nay trong
hoàn cảnh tù đày, cái “không rượu” luôn chồng lên cái “không hoa”…Hiện thực xám ngắt và
lạnh lẽo đã phủ định tất cả. Âý thế nhưng trong tâm hồn của Bác vẫn bị lay động trước vẻ đẹp
hữu tình của thiên nhiên, cảm hững vẫn dạt dào và nồng đượm, khiến Người phải thốt lên:
“Đối thử lương tiêu nại nhược hà? ” Câu hỏi tu từ đã diễn tả tâm trạng nôn nao, bối rối, khó
xử, xúc động,.. đây là cảm xúc của 1 tâm hồn nghệ sĩ trong hoàn cảnh đặc biệt. Bởi lẽ trăng
đêm nay quá đẹp, quá rực rỡ, thanh tao nhưng người lại không có điều kiện để tiếp trăng, đãi
trăng thật long trọng và nồng hậu nên người thấy mình có lỗi với trăng. Phải chăng đây chính
là tâm hồn nghệ sĩ, là bản lĩnh cách mạng của Hồ Chí Minh ? Ánh trăng thanh khiết vời vợi
kia như thúc giục, như mời gọi thi nhân hãy ra giữa chốn tự do mà giao hòa, chia sẻ. Thế
nhưng, nghiệt nỗi hoàn cảnh trói buộc con người. Con người đang bị giam hãm cho nên việc
thưởng ngoạn chỉ thu gọn trong một cử chỉ âm thầm, lặng lẽ
Bước sang hai câu thơ sau, vẫn với cái phong thái ung dung như một nhà hiền triết,
Người tả lại việc ngắm trăng của mình thật chân thực đến khó tin:
"Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng,
với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh
thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt”
Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái.
Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu
và bạo lực không thể nào dìm được chân lí, người tù hay người thi sĩ tay bị xích, chân bị
cùng, thân thể đọa đày nơi ngục lạnh mà tâm hồn vẫn lưng lưng, thanh thản, say mê chiêm
ngưỡng vẻ đẹp của đêm trăng sáng vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân
thể ở trong lao” nhưng “tinh thần ở ngoài lao”.
Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được
nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỉ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác.
Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm
tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân
xứng hài hòa giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
Ta thấy được rằng hai câu thơ trên đối rất chỉnh: nhân- nguyệt; nguyệt - thi gia. Trăng và
người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Phía bên ngoài thì trong sáng,
đẹp đẽ còn sau khung cửa sổ lại là 1 thế giời tăm tối, tù túng. Khoảnh khắc giao cảm giữa
thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kì diệu, tạo nên sự gần gũi, tri ân, tri kỉ
giữa trăng và người. Hai người bạn tri ki của nhau nhưng lại cách nhau một cái sắt song
nhà tù. Ngoài kia là ánh trăng rực rỡ đang mời gọi người thi nhân, vậy mà thi nhân chỉ có thể
lặng im đứng ngắm nhìn. Thế nhưng ngẫm lại mới thấy cái nhìn lặng im ấy thật tha thiết,
nồng nàn biết bao. Với một phép nhân hóa tài tình, Hồ Chí Minh đã biến vầng trăng kia trở
thành một con người thực thụ. Con người "trăng" ấy cũng đang đối diện ngắm lại thi nhân
của chúng ta. Ở đây cái đẹp, chủ thể trong câu thơ đã bị đảo ngược lại. Thi nhân giờ đây mới
là chủ thể, là cái đẹp đang tỏa sáng trong ngục tù khiến vầng trăng phải ngước nhìn. Cả người
và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa với nhau, ngắm nhau say đắm ( song phương ). Câu
thơ này, Hồ Chí Minh đặc biệt sử dụng từ "tòng - nhòm" để gợi tả lên cái nhìn của vầng
trăng. Cái nhìn ấy có vẻ như còn đang nghi ngại, xót xa cho hoàn cảnh của người thi nhân
trong ngục. Ánh trăng ấy hay chính là ánh sáng hi vọng mãnh liệt của một người hiến sĩ cách
mạng một lòng muốn giải phóng dân tộc.
Hai câu thơ cuối, chúng ta thấy hòa quyện trong đó chất lãng mạn cùng với chất hiện
thực và cả chất chiến sĩ hòa quyện cùng thì nhân. Một thi nhân, một chiến sĩ Cách mạng ở lao
tù mà vẫn điềm tĩnh ngắm nhìn vâng trăng qua khe cửa số, đó là biểu hiện của một tâm hồn
lạc quan, một ý chí mạnh mẽ trước cuộc đời. Mở đầu bằng "ngục trung" nhưng kết lại lại là
"thi gia", ở đây chẳng có một tù nhân trong ngục nào cả. Vậy mới thấy tuy thân xác Bác có
rơi vào tăm tối, nơi lao tù chật hẹp thì tâm hồn Người vẫn tự do yêu đời, yêu thiên nhiên, bay
bổng cùng thiên nhiên.
Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng thức một thi phẩm mang vẻ
đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao nói về trăng làng quê
thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi; trăng thề nguyền, trăng chia li, trăng đoàn
tụ, trăng Truyện Kiều; “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ…
Bài thơ khép lại nhưng đọng lại trong chúng ta vẫn là hình ảnh đẹp để vô cùng của
người tù Cách mạng Hồ Chí Minh. Dù trong chốn ngục tù tối tăm, Người vẫn luôn có cách để
ánh sáng chiếu rọi vào đó, để khẳng định một tâm hồn tràn ngập tình yêu cuộc đời, thiên
nhiên. Hồ Chí Minh qua "Vọng Nguyệt" đã cho chúng ta một bài học về nhân sinh trong cuộc
sống. Đó là dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn lạc quan, yêu đời, vượt lên trên hoàn cảnh. Hồ
Chí Minh qua "Vọng Nguyệt" đã cho chúng ta một bài học về nhân sinh trong cuộc sống. Đó
là dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn lạc quan, yêu đời, vượt lên trên hoàn cảnh.Thể thơ tứ
tuyệt hàm súc, cô đọng nhưng giàu ý nghĩa đã giúp Bác truyền tải, thể hiện những thông điệp
ý nghĩa. Đó chính là tình yêu thiên nhiên đắm say, phong thái ung dung, lạc quan trong hoàn
cảnh tù đày. Bài thơ không gân guốc mà nhẹ nhàng nhưng ngời lên chất thép của người tù
cộng sản Hồ Chí Minh!

You might also like